6

Click here to load reader

Táo bón ở trẻ nguyên nhân và cách xử lý

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Physiolac sữa mát cho bé! Physiolac sữa tốt nhất cho bé, sữa công thức gần với sữa mẹ http://physiolac.com.vn/

Citation preview

Page 1: Táo bón ở trẻ nguyên nhân và cách xử lý

Physiolac sưu tầm

Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 1

Táo bón ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý

Táo bón là một trong những chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ, là bệnh dễ mắc nhưng không

phải bậc cha mẹ nào cũng biết cách xử lý đúng phương pháp, giúp trẻ loại trừ táo bón một

cách nhanh nhất, tránh để lại hậu quả cho trẻ.

Nguyên nhân táo bón ở trẻ

Nguyên nhân của việc táo bón này rất nhiều. Tuy nhiên, những nguyên nhân có thể hay mắc phải

như:Trẻ nhỏ thường xuyên ăn sữa ngoài. Thông thường ở trẻ nhỏ đang bú mẹ thì ít khi táo bón,

nhưng vì lý do nào đó như mẹ mất sữa, mẹ đi làm, trẻ phải ăn sữa ngoài thì thường gây táo bón

hơn. Trong đường tiêu hóa (ruột già) của bé có một hệ vi sinh vật có ích giúp tiêu hóa một số

thành phần khó tiêu có trong sữa mẹ như: chất đường, chất đạm và chất béo. Kết quả là phân của

bé là nhẹ nhàng hơn, do vậy thải ra ngoài dễ dàng hơn. Thứ nữa trẻ táo bón phần nhiều là do ít ăn

rau và hoa quả nên không có chất xơ để tiêu hóa thức ăn. Có thể do cha mẹ chế biến không hợp

khẩu vị của trẻ khiến ngày nay rất nhiều trẻ chán ăn rau.

Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần chọn những loại rau nhiều chất xơ mà lại có nhiều giá

trị dinh dưỡng như súp lơ, cà rốt, bí đỏ, khoai lang… Khi chế biến nên nấu vừa phải không quá

mềm, cũng không quá cứng, và có thể cắt thành các hình khiến trẻ thích thú sẽ ăn ngon hơn. Mặt

khác, nước lọc là yếu tố cơ cần thiết của cơ thể. Khi trẻ uống không đủ lượng nước sẽ có nguy cơ

táo bón. Vì vậy, nếu trẻ đang bú mẹ cần được bú nhiều, trẻ ăn dặm đổ lên thì cần bổ sung các

loại nước

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Làm sao để ngăn ngừa cũng như xử lý tình trạng táo

bón của bé tại nhà? Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 1

TP.HCM sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn những thắc mắc xung quanh vấn đề trên.

Trẻ đi tiêu như thế nào gọi là táo bón?

Thông thường, trong tuần lễ đầu sau sinh, trẻ thường đi cầu khoảng 4 lần/ngày, phân của trẻ

mềm hoặc lỏng (thường gặp ở trẻ bú mẹ nhiều hơn trẻ bú bình).

Ba tháng đầu sau sinh, trẻ bú mẹ thường đi cầu phân mềm khoảng 3 lần/ngày; một số trẻ bú mẹ

đi cầu sau mỗi lần bú; đặc biệt một số trẻ chỉ đi cầu một lần trong suốt cả tuần, thậm chí cả 12

ngày. Hầu hết các trẻ bú mẹ hiếm khi bị táo bón. Trong khi đó, ở lứa tuổi này, trẻ bú bình thường

đi cầu từ 2-3 lần/ngày, dù điều này còn tùy thuộc vào loại sữa công thức bé uống. 2 tuổi trở lên,

trẻ chỉ còn đi cầu từ 1-2 lần mỗi ngày.

Trong khi đó, trẻ bị táo bón có số lần đi cầu ít hơn bình thường, đi cầu phân cứng hay phân to,

Page 2: Táo bón ở trẻ nguyên nhân và cách xử lý

Physiolac sưu tầm

Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 2

bài tiết khó khăn và đau. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 2 tuần được gọi là táo bón mạn (tính),

trước thời gian này được gọi là táo bón cấp (tính).

Dấu hiệu nhận biết:

Trẻ nhỏ hơn 12 tháng: Trẻ bị táo bón thường đi cầu có phân trông cứng và giống như các viên

bi tròn nhỏ (còn gọi là phân dê). Trẻ có thể khóc khi cố gắng rặn hay đi cầu ít lần hơn trước đó,

nghĩa là trẻ đi cầu 1 lần/ 1-2 ngày so với thói quen trước đó là 3-4 lần/ ngày. Cần lưu ý ở lứa tuổi

này, các cơ thành bụng còn yếu nên bé thường rặn khi đi cầu, làm cho mặt bé đỏ lên. Do đó nếu

bé đi phân mềm sau vài phút rặn thì không phải bị táo bón.

Trẻ nhỏ có thể uốn cong lưng, khép chặt mông và khóc.

Trẻ mới biết đi sẽ lắc lư tới lui trong khi gồng chân và mông, uốn cong lưng, nhón gót, vặn vẹo,

bồn chồn, có thể ngồi chồm hổm, hoặc có tư thế bất thường.

Trẻ lớn hơn: Nếu trẻ đi cầu ít lần hơn bình thường hoặc than đau khi đi cầu, có thể trẻ đang bị

táo bón. Ví dụ: bình thường bé đi cầu 1-2 lần mỗi ngày, nếu đến 2 ngày mà trẻ vẫn chưa đi thì có

thể trẻ bị táo bón.

Nhiều bé bị táo bón đã hình thành “thói quen” bất thường là nín nhịn để giữ phân lại khi chúng

cảm thấy mắc đi cầu.

Trẻ em lớn có thể trốn ở một góc hoặc một nơi nào khác trong khi thực hiện việc này.

Hậu quả của táo bón

Dù những động tác trên nhìn giống như trẻ đang cố gắng để đi cầu, nhưng sự thật trẻ cố để không

đi cầu vì một số lý do: chúng không có một nơi cảm thấy “thoải mái”, hoặc trẻ “bận bịu” và bỏ

qua nhu cầu đi vệ sinh. Khi đi cầu, việc này có thể làm trẻ đau nên trẻ nín luôn để tránh bị đau

hơn. Đôi khi, trẻ có thể bị rách hậu môn (giới y khoa gọi là nứt hậu môn) sau khi đi phân to và

cứng. Đau do rách hậu môn có thể dẫn đến sự nín đi cầu.

Thậm chí, trẻ có thể học cách nín luôn vì sợ đau. Cần lưu ý phát hiện hành vi này để phòng ngừa

hoặc điều trị sớm táo bón cho trẻ. Nếu trẻ bị “bỏ quên” hay “thoát” khỏi sự kiểm soát, sẽ dễ bị

rơi vào vòng luẩn quẩn của táo bón: nhịn để khỏi đi cầu, khiến phân ở lâu trong cơ thể càng lớn

và càng khô cứng, đến khi đi cầu phải rặn nhiều và làm rách hậu môn gây đau, chảy máu. Do đó,

trẻ càng sợ lại càng nín nhiều hơn.

Cuối cùng, khối phân đóng cứng trong trực tràng (phần cuối cùng của ống tiêu hóa nối với lỗ hậu

môn) lớn dần khiến trẻ không thể giữ được phân nữa nên làm són phân ra quần (dân gian thường

gọi là ị đùn). Theo thời gian, phần phân lỏng (mới hình thành sau các bữa ăn) hoặc phân kích

thích trực tràng len ra ngoài khiến trẻ thực sự xấu hổ và sợ hãi nên sẽ thu mình lại không tham

gia các hoạt động trường lớp như các bạn cùng lứa.

Sau một tuổi, trẻ bị táo bón phần lớn đều do nguyên nhân chức năng, nghĩa là không do bệnh lý

Page 3: Táo bón ở trẻ nguyên nhân và cách xử lý

Physiolac sưu tầm

Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 3

gì cả mà chỉ do “hậu quả” của hành vi nín giữ ở trên. Khoảng 5% trẻ bị táo bón là do các bệnh lý

thực thể. Táo bón do bệnh lý thường không tự hết, hay kèm theo các biểu hiện bất thường khác

và trẻ thường suy dinh dưỡng. Có rất nhiều nguyên nhân như ruột già của trẻ quá to, hẹp hậu

môn, rối loạn vận động ruột do bất thường thần kinh, bệnh nội tiết chuyển hóa, bệnh thần kinh,

cơ… Đối với nhóm nguyên nhân này cần điều trị bệnh tận gốc mới hết táo bón.

Táo bón thường xảy ra vào 3 thời điểm sau: khi trẻ bắt đầu ăn bột ngũ cốc và trái cây nghiền;

suốt thời gian tập ngồi bô/bàn cầu và sau khi bắt đầu đi học.

Khi nào đưa trẻ đến bệnh viện?

Khi trẻ bị táo bón, biện pháp tốt nhất là nên đưa bé đi khám và nghe theo ý kiến bác sĩ về việc

điều trị táo bón. Ngoài ra, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau:

* Đi ngay: khi bé đau bụng dữ dội

• Bé nhỏ hơn 4 tháng chưa đi tiêu sau hơn 24 giờ so với bình thường (ví dụ bình thường bé đi

tiêu 2 ngày/lần, nhưng đã 3 ngày vẫn chưa đi tiêu)

• Bé nhỏ hơn 4 tháng đi tiêu phân cứng thay vì mềm hoặc sệt.

• Bé đi tiêu phân có máu.

• Bé đau khi đi tiêu.

• Bé đã bị nhiều đợt táo bón.

• Hoặc khi phụ huynh cảm thấy bất an.

Điều trị táo bón tại nhà

Đa số các trường hợp táo bón có thể điều trị tại nhà. Dù những biện pháp này khá đơn giản

nhưng chúng thường có hiệu quả trong vòng 24 giờ.

Trẻ từ 6- 12 tháng tuổi:

• Nước trái cây: có thể cho trẻ uống một số loại nước trái cây nguyên chất có tác dụng điều trị táo

bón như mận, táo, lê. Những loại nước trái cây khác không có hiệu quả bằng các loại trên.

Trẻ từ 6-8 tháng tuổi: có thể cho uống nước trái cây từ 60 -120ml/ngày.

Trẻ từ 8-12 tháng tuổi: uống nước trái cây tối đa 180ml/ngày.

• Các loại thức ăn nhiều chất xơ: nếu trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc, phụ huynh có thể dùng bột ngũ

cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo. Ngoài ra, cũng có thể thử các loại trái cây có nhiều chất

xơ và rau (đã nghiền nát) như mơ, khoai lang, lê, mận, đào, đậu, đậu Hà Lan, bông cải hoặc cải

Page 4: Táo bón ở trẻ nguyên nhân và cách xử lý

Physiolac sưu tầm

Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 4

bó xôi. Bạn có thể trộn nước trái cây (táo, mận, lê) với bột ngũ cốc, hoặc trái cây/ rau cải nghiền

nát.

• Các loại sữa công thức có chất sắt: hàm lượng chất sắt trong sữa công thức dành cho trẻ nhỏ rất

ít nên sẽ không gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng táo bón. Vì vậy, phụ huynh không cần đổi

sữa có nồng độ sắt thấp. Nếu trẻ có tình trạng dị ứng đạm sữa bò, bác sĩ có thể đề nghị cho trẻ

uống loại sữa công thức. Do đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đổi bất kỳ loại sữa công

thức nào.

• Siro sắt chứa nồng độ sắt cao hơn và đôi khi có thể gây táo bón. Vì vậy, đối với những trẻ nhỏ

cần uống giọt sắt, có thể cần thay đổi chế độ ăn hoặc chế độ điều trị khác để đảm bảo trẻ không

bị táo bón.

Trẻ lớn:

• Nước trái cây: tương tự như ở trẻ nhỏ, nước trái cây mận, táo, lê nguyên chất có thể giúp làm

mềm phân ở trẻ lớn.

Trẻ từ 1-6 tuổi: không cho uống quá 180ml/ngày.

Trẻ > 7 tuổi có thể uống tối đa 1- 2 ly 120ml/ngày.

• Thức ăn: cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm, gồm thức ăn nguyên hạt (không chà bóng), trái cây

và rau.

• Khi áp dụng các biện pháp trên vẫn không cải thiện tình trạng táo bón của trẻ, có thể trẻ không

dung nạp được với đạm sữa bò. Phụ huynh có thể phải ngưng không cho trẻ dùng sữa bò và các

sản phẩm từ sữa bò như ya-ua, phomai và kem trong 1-2 tuần, dù với số lượng rất nhỏ. Nếu vẫn

không cải thiện có thể cho bé dùng sữa bò trở lại và đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Dấu hiệu khi trẻ bị táo bón

Táo bón rất dễ phát hiện ra nếu như người mẹ biết cách quan tâm, theo dõi tới việc đi đại tiện của

trẻ. Trẻ có thể bị táo bón là khi trẻ đại tiện dưới 2 lần đại tiện/ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần

đại tiện/tuần (trên 2 ngày/lần) với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần đại tiện/tuần (trên 3 ngày/lần) với

trẻ lớn.

Trong trường hợp thấy trẻ đi ngoài phân rắn, có khi thành viên như phân dê, trẻ phải rặn thì lúc

đó bạn nên nghĩ ngay đến việc trẻ đã bị táo bón. Táo bón nếu không được điều trị sẽ dẫn đến

nhiều hậu quả như trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn

khó tiêu, nôn trớ. Những chất độc trong phân cần được thải ra ngoài hàng ngày bị tích lại trong

ruột có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khoẻ của trẻ.

Trẻ có thể bị táo bón trong vài ngày hoặc vài tuần và thường được gọi là táo bón cấp tính nhưng

trẻ cũng có thể bị táo bón kéo dài, lâu hơn đến vài tháng.

Page 5: Táo bón ở trẻ nguyên nhân và cách xử lý

Physiolac sưu tầm

Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 5

Bổ sung men vi sinh phòng ngừa táo bón ở trẻ

Men vi sinh còn gọi là probiotic, là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Trong đường ruột của

chúng ta bình thường khỏe mạnh có chứa những loại vi khuẩn thường trú ở đây và tạo hệ sinh

thái cân bằng, tham gia vào giai đoạn cuối của quá trình tiêu hóa thức ăn và bảo vệ đường ruột.

Các vi khuẩn này lên men thức ăn, sản xuất acid lactic, acid hóa đường ruột và ngăn ngừa sự

phát triển của các vi khuẩn có hại, hạn chế nhiễm trùng tiêu hóa, khắc phục tình trạng loạn khuẩn

ruột, giúp cho hệ miễn dịch tại đường ruột tăng cường hoạt động. Nhờ đó, hệ tiêu hoá khoẻ mạnh

để thực hiện tốt chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Giúp phòng tránh rối loạn tiêu hoá từ nhẹ

đến nặng như táo bón, kích thích ruột, trào ngược, ợ hơi, khó tiêu cho đến các bệnh viêm loét dạ

dày, tiêu chảy....

Việc bổ sung các men vi sinh, nhằm nâng cao sức khoẻ là cần thiết.

Bio-acimin Gold – chế phẩm men vi sinh được nhiều mẹ tin tưởng

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại men vi sinh trong đó có cốm vi sinh Bio-acimin Gold là

sản phẩm đã có uy tín từ lâu trên thị trường và được nhiều mẹ tin tưởng. Ngoài men vi sinh, Bio-

acimin Gold còn được bổ sung nhiều thành phần khác giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ

nhỏ: acidamin, vitamin nhóm B giúp hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Bổ sung kẽm, taurin,

lysine sẽ giúp con ăn ngon và tăng cảm giác them ăn ở trẻ. Ngoài ra, Bio-acimin Gold còn bổ

Page 6: Táo bón ở trẻ nguyên nhân và cách xử lý

Physiolac sưu tầm

Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 6

sung thêm một số thành phần giúp tăng cường miễn dich… và acid béo chưa no DHA giúp trí

não con phát triển.

Đối với trẻ bị táo bón, phụ huynh nên cho con sử dụng trong thời gian khoảng 1-2 tháng để có

hiệu quả tốt nhất. Sản phẩm được bào chế để sử dụng hàng ngày cho trẻ nên mẹ có thể cho con

dùng thường xuyên mà không lo tác dụng phụ. Sản phẩm không phải là thuốc và không có chức

năng thay thế thuốc chữa bệnh.