25
SỨC KHỎE TÀI CHÍNH SỨC KHỎE TÀI CHÍNH Hướng dẫn QUẢN LÝ TIỀN BẠC & HOẠCH ĐỊNH TƯƠNG LAI TÀI CHÍNH CỦA BẠN

FINANCIAL FITNESS

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Tài liệu hướng dẫn quản lý tiền bạc và hoạch định tương lai tài chính. Chia sẻ bởi Công ty cổ phần Quản lý quỹ VinaWealth (www.vinawealth.vn), thuộc tập đoàn đầu tư VinaCapital.

Citation preview

Page 1: FINANCIAL FITNESS

SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 1

SỨC KHỎE TÀI CHÍNHSỨC KHỎE TÀI CHÍNHHướng dẫn QUẢN LÝ TIỀN BẠC & HOẠCH ĐỊNH TƯƠNG LAITÀI CHÍNH CỦA BẠN

Page 2: FINANCIAL FITNESS

SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 2

NỘI DUNG CHÍNH:12345678

KHỞI ĐỘNG

MONG MUỐN CÓ ĐƯỢC CƠ THỂ TÀI CHÍNH KHỎE MẠNH

PHÒNG TRÁNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE TÀI CHÍNH

TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ HOÀN THIỆN KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

TỐI ĐA HÓA KHẢ NĂNG LUYỆN TẬP CỦA BẠN

CHU TRÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI CHÍNH

BÀI LUYỆN TẬP HỮU ÍCH

CÔNG CỤ BẢNG TÍNH TRỢ GIÚP

Page 3: FINANCIAL FITNESS

SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 3

KHỞI ĐỘNGHầu hết mọi người đều nghĩ rằng việc biết cách để dành tiền để mua những món đồ đắt tiền như một chiếc TV, xe hơi hoặc căn nhà mới, là những người khéo léo. Mặc dù vậy, có thể Bạn không chú ý rằng, một trong những thứ đắt tiền nhất mà BẠN cần phải mua trong đời chính là HƯU TRÍ.

Có lẽ, Bạn chưa từng bao giờ nghĩ đến việc “mua” cuộc sống hưu trí của Bạn. Tuy vậy, chính xác là Bạn đang mua nó khi Bạn đều đặn để dành tiền vào các (sản phẩm) quỹ hưu trí. Bạn đang trả cho hôm nay chi phí cuộc sống hưu trí của Bạn ngày mai.

Chi phí cho cuôc sống hưu trí tương lai này ngày càng trở nên đắt đỏ đối với hầu hết người dân vì hai lý do. Thứ nhất, chúng ta sống lâu hơn sau khi nghỉ hưu – nhiều người sống thêm 15, 25 và thậm chí 30 năm sau khi nghỉ hưu – và chúng ta cũng sống năng động hơn trước. Thứ hai, chúng ta cũng phải tự mình gồng gánh nhiều hơn chi phí cuộc sống hưu trí vì rằng ngày càng ít các công ty có chính sách hưu trí truyền thống cho người lao động. Có nhiều sản phẩm hưu trí, ví dụ như 401(k) rất phổ biến của Mỹ, chủ yếu do người lao động đóng góp, không phải do người sử dụng lao động mua cho. Còn ở Việt Nam, ngoài bảo hiểm xã hội bắt buộc dành cho người lao động ăn lương, những sản phẩm tương tự như trên chưa phổ biến. Có thể Bạn không có bảo hiểm hưu trí trong thời gian còn làm việc hoặc Bạn là người tự doanh. Điều này có nghĩa là trách nhiệm lựa chọn đầu tư cho cuộc sống hưu trí tương lai như thế nào hoàn toàn là do Bạn.

Thật không may, ở Việt Nam, tỷ lệ người có lương hưu khi hết tuổi lao động là rất ít. Trong khi đó, rất nhiều lao động người hy vọng rằng BHXH sẽ đủ để có thể chi trả gần như tất cả mọi nhu cầu cho cuộc sống hưu trí của họ. Thực tế không phải vậy! Ngay cả chính sách An Sinh Xã Hội của Mỹ một đất nước phát triển cũng chỉ đủ đảm bảo những nhu cầu cơ bản nhất. Để có cuộc sống thoải mái khi nghỉ hưu đòi hỏi phải có ngoài BHXH, quyền lợi hưu trí bổ sung do doanh nghiệp và người lao động cùng đóng góp, nguồn tiền tiết kiệm và đầu tư của cá nhân mình.

Nói tóm lại, để trang trải cho cuộc sống hưu trí theo ý muốn suy cho cùng là trách nhiệm của chính bản thân mỗi người. Bạn phải là người chịu trách nhiệm ấy. Bạn là kiến trúc sư cho chính tương lai tài chính của mình.

Điều đó nghe có vẻ như khó có thể thực hiện được. Nhiều người trong số chúng ta thường sống theo kiểu “có bao nhiêu sài bấy nhiêu”, miễn là có đủ các nhu cầu tối thiểu là được. Có thể Bạn phải đối diện với áp lực còn lớn hơn của các nhu cầu và mục tiêu tài chính trong tương lai. Hoặc có khi chúng ta trông chờ vào điều gì đó cho đến khi nghỉ hưu mà vẫn chưa tiết kiệm được đồng nào cả. Mặc dù vậy, Bạn vẫn có thể xoay sở tiết kiệm ở một mức độ nào đó cho cuộc sống hưu trí mà Bạn mong muốn. Dù Bạn 18 hay 58 tuổi, Bạn có thể làm từng bước để có cuộc sống tương lai tốt đẹp, chắc chắn hơn.

Tài liệu này giới thiệu với Bạn một công cụ quan trọng giúp Bạn có cuộc sống hưu trí ổn định: hoạch định tài chính cá nhân. Nó giúp Bạn làm rõ mục tiêu cuộc sống của Bạn khi nghỉ hưu là gì cũng như các mục tiêu tài chính khác mà Bạn muốn đạt được. Công cụ này cũng hướng dẫn Bạn cách quản lý tiền bạc, nhờ đó, Bạn có đủ tiền trang trải chi phí cho cuộc sống hiện tại mà vẫn có dư ra để tiết kiệm cho tương lai. Nó cũng giúp Bạn hình thành thói quen tiết kiệm cho hưu trí và các mục tiêu tài chính khác. Bạn sẽ hiểu được rằng, không có khái niệm như là tiết kiệm quá sớm hay quá trễ - chỉ có chẳng tiết kiệm gì cả mới là vấn đề! Bạn sẽ học được cách tiết kiệm tiền và để tiền sinh thêm ra tiền cho mình và biết cách bảo toàn số tiền đó, để khi cần tiền lúc về hưu thì nó vẫn còn đó. Nó cũng hướng dẫn Bạn làm cách nào để tận dụng các chương trình hưu trí mà Bạn đủ điều kiện tham gia/được hưởng trong thời gian còn đi làm việc, hay Bạn nên làm gì nếu Bạn tự kinh doanh.

Công cụ Bảng tính ở phần cuối tài liệu giúp Bạn bắt đầu kế hoạch luyện tập sức khỏe tài chính.

Thực vậy, hưu trí là một món hàng lớn mà chúng ta cần mua. Một món hàng lớn nhất mà Bạn từng mua. Mặc dù vậy, Bạn có thể mua được nó – với quyết tâm, làm việc chăm chỉ, thói quen tiết kiệm tốt, kiến thức đúng đắn và một kế hoạch tài chính được thiết lập tỉ mỉ.

1.

Page 4: FINANCIAL FITNESS

SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 4

Nó khởi đầu bằng một ước mơ, ước mơ có được cuộc sống ổn định khi nghỉ hưu. Tuy vậy, như bao người khác, Bạn tự hỏi làm sao tôi có thể thực hiện được ước mơ đó khi mà còn bao nhiêu lo toan tài chính khác cũng cần thực hiện. Bên cạnh việc cố gắng trang trải các chi phí cho cuộc sống thường ngày, Bạn cũng có nhu cầu mua xe ô tô, cần trả hết nợ vay, để dành tiền cho con đi học, đi du lịch nghỉ dưỡng hoặc mua nhà. Bạn cũng có cha mẹ già cần được chăm sóc. Bạn cũng trải qua các giai đoạn quan trọng trong cuộc đời như khởi nghiệp, lập gia đình, nuôi dạy con cái hay đương đầu với khó khăn, thay đổi khi có thành viên trong gia đình tử vong.

Làm thế nào Bạn có thể quản lý được tất cả các thách thức này và đồng thời có thể “mua” được cuộc sống hưu trí an toàn trong tương lai? Làm sao có thể biến ước mơ ấy thành hiện thực?

Hãy bắt đầu bằng việc viết xuống các mục tiêu, bằng cách điền vào Bảng 1-Mục tiêu và kế hoạch ưu tiên ở phần cuối tài liệu này. Bạn cũng nên có ý kiến đóng góp của các thành viên trong gia đình. Ở bước này, đừng loại ra điều gì hết vì nghĩ rằng Bạn không đủ tiền “mua” nó. Đây là “Danh sách những ước muốn” của Bạn.

Nhóm chúng lại thành những nhóm mục tiêu Bạn muốn đạt được trong vòng 5 năm tới hoặc ngắn hơn và những nhóm mục tiêu dài hạn hơn trên 5 năm. Việc phân biệt ra như vậy là rất quan trọng, như Bạn sẽ hiểu rõ hơn ở phần sau, vì cách thức tiết kiệm cho các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn là khác nhau.

Tiếp theo, sắp xếp các mục tiêu theo thứ tự về mức độ ưu tiên (thực hiện).

Hưu trí là một mục tiêu ưu tiên! Hưu trí cần phải là một trong những mục tiêu quan trọng bất kể hiện tại Bạn đang ở độ tuổi nào. Một số mục tiêu, Bạn có thể vay mượn tiền để thực hiện, như chi phí học đại học, nhưng Bạn không thể vay tiền “mua” cuộc sống hưu trí được.

Hãy viết vào Bảng 1 những điều Bạn cần làm để đạt được từng mục tiêu: khi nào Bạn cần đạt được nó, cần chi phí bao nhiêu tiền (chúng tôi sẽ giải thích thêm ở phần sau), Bạn đã để dành được bao nhiêu tiền rồi và Bạn sẵn sàng làm gì để đạt được mục tiêu đó.

Luyện tập để có sức khỏe…Quản lý “cuộc sống tài chính” của Bạn

Page 5: FINANCIAL FITNESS

SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 5

MONG MUỐN CÓ MỘT CƠ THỂ TÀI CHÍNH KHỎE MẠNH

2.

Hãy xem lại một lần nữa thứ tự ưu tiên của các mục tiêu. Bạn sẵn sàng làm việc chăm chỉ và quyết tâm tiết kiệm như thế nào để đạt được môt mục tiêu cụ thể nào đó? Bạn sẵn sàng làm thêm giờ chẳng hạn? Mức độ hiện thực của mục tiêu này so với các mục tiêu khác ra sao? Sắp xếp lại thứ tự ưu tiên nếu thấy cần thiết. Xếp những mục tiêu không thực tế vào “danh sách các ước muốn”. Có thể sau này nó cũng sẽ trở nên thực tế hơn với Bạn.

Bây giờ, hãy xem xét nguồn lực tài chính hiện tại của Bạn. Điều này là quan trọng bởi lẽ, Bạn sẽ hiểu rõ hơn ở phần sau, nguồn lực tài chính của Bạn ảnh hưởng không chỉ đến khả năng đạt được mục tiêu, mà còn khả năng bảo vệ các mục tiêu đó khỏi những tác động của khủng hoảng tài chính có thể xảy ra trong tương lai. Đây cũng là nguồn lực đáp ứng nhu cầu tài chính các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống của Bạn. Bảng 2 - Bảng kiểm kê các tài liệu tài chính ở phần cuối tài liệu giúp Bạn sắp xếp công việc.

Tính toán tài sản thuần. Nghe thì có vẻ khó, nhưng không phải vậy. Tài sản thuần của Bạn đơn giản là lấy tổng giá trị những gì mà Bạn có/sở hữu (tài sản có) trừ đi những thứ Bạn nợ (nợ phải trả). Nó là một bức tranh tổng thể về tình hình tài chính của Bạn. Sử dụng Bảng 3 - Bảng cân đối tài sản để tính giá trị tài sản thuần, để ghi nhận thông tin và tính toán.

Đầu tiên, tính tổng giá trị ước tính của tất cả các tài sản có của Bạn. Bao gồm nhà (nếu có), tài khoản tiết kiệm và thanh toán, giá trị hiện tại của các khoản đầu tư như cổ phiếu, bất động sản, chứng chỉ tiền gửi, tài khoản hưu trí, BHXH và những quyền lợi hưu trí khác mà Bạn được hưởng.

Tiếp theo, tính tổng các khoản nợ phải trả: dư nợ vay mua nhà, dư nợ thẻ tín dụng, vay mua ô tô, vay (cho con) học đại học, thuế thu nhập phải trả và các thuế khác và các hóa đơn đến hạn chưa thanh toán.

Lấy tổng tài sản trừ đi tổng nợ phải trả. Tài sản của Bạn có lớn hơn nợ phải trả không? hay ngược lại?

Bắt đầu kế hoạch tập luyện sức khỏe tài chính của Bạn.Mục tiêu của Bạn là có tài sản thực dương và Bạn muốn nó phải tăng trưởng mỗi năm. Tài sản thuần là một phần Bạn sẽ sử dụng để trang trải cho những mục tiêu tài chính và kế hoạch hưu trí. Nó cũng giúp Bạn vượt qua những lúc khó khăn về tài chính.

Hãy đánh giá lại tài sản thuần của Bạn hàng năm. Tính toán lại tài sản thuần của Bạn mỗi năm một lần. Đó cũng là một cách giám sát sức khỏe tài chính của Bạn.

Xác định các nguồn lực tài chính khác. Có thể Bạn có những nguồn lực tài chính khác, không bao gồm trong tài sản thuần của Bạn, nhưng có thể giúp Bạn vượt qua những lúc khó khăn về tài chính. Bao gồm giá trị quyền lợi bảo hiểm tử vong của Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (BHNT), trợ cấp tử tuất của BHXH, của bảo hiểm y tế và chăm sóc sức khỏe, BH thương tật, BH trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới (ô tô), bảo hiểm nhà. Mặc dù Bạn phải trả một khoản phí cho những hợp đồng bảo hiểm này, nhưng chúng bảo vệ Bạn về mặt tài chính trong những trường hợp rủi ro bệnh tật, tai nạn và các thảm họa khác có thể xảy ra.

Nghỉ hưu là một trạng thái tinh thần đồng thời cũng là một vấn đề tài chính đáng quan tâm. Có thể Bạn không nghỉ hưu và hoàn toàn rời khỏi công việc khi Bạn chuyển sang một giai đoạn tiếp theo của cuộc đời. Đối với một số người, nghỉ hưu là (chuyển sang) “một sự nghiệp mới”.

Bạn muốn làm gì trong giai đoạn này? Đi du lịch? Nghỉ ngơi? Chuyển đến sống chung với cộng đồng hưu trí hay gần con cháu? Theo đuổi sở

Hãy hình dung về cuộc sống hưu trí của Bạn.thích cá nhân? Đi câu cá hay tham gia câu lạc bộ nông thôn? Làm việc bán thời gian hay làm tình nguyện viên? Quay trở lại trường học? Triển vọng sức khỏe của Bạn thế nào? Bạn có kỳ vọng con cháu sẽ chăm sóc Bạn khi tuổi già sức yếu không thể tự làm? Bạn có muốn nghỉ hưu sớm hay muộn hơn tuổi nghỉ hưu thông thường?

Page 6: FINANCIAL FITNESS

SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 6

Câu trả lời cho những câu hỏi này là rất quan trọng để có thể xác định Bạn cần có bao nhiêu tiền khi nghỉ hưu để có cuộc sống như Bạn mong muốn – và Bạn cần

tiết kiệm bao nhiêu tiền từ nay cho đến đó. Giả sử Bạn muốn nghỉ hưu sớm và không có ý định làm việc kể cả làm bán thời gian. Bạn cần phải để dành được một số tiền (quỹ) lớn hơn so với nếu Bạn định nghỉ hưu trễ, bởi vì Bạn cần sống dựa vào đó trong một thời gian dài hơn nhiều.

Ở giai đoạn này, nghỉ hưu có lẽ là một khái niệm mơ hồ và xa xôi đối với Bạn. Bên cạnh đó, Bạn cũng có nhiều thứ khác nữa cần mua. Mặc dù vậy, có một số lý do quan trọng mà Bạn cần bắt đầu chuẩn bị ngay từ bây giờ cho cuộc sống hưu trí sau này.

Bạn có thể phải chi trả cho nhiều thứ hơn khi nghỉ hưu so với các thế hệ trước. Hãy bắt đầu tiết kiệm, càng sớm càng tốt.

Bạn có người Bạn đồng minh lớn – THỜI GIAN. Giả sử rằng, Bạn dành ra 24 triệu đồng mỗi đầu năm để tham gia một kế hoạch hưu trí cá nhân từ năm 20 đến năm 30 tuổi (11 năm) và sau đó không góp thêm một đồng nào nữa. Giả sử, tài khoản này tăng trưởng 8% một năm. Khi về hưu ở tuổi

Hoạch định kế hoạch hưu trí khi bạn vẫn còn trẻ65, Bạn sẽ có số tiền 5.906.623.000 đồng trong tài khoản. Một người Bạn đến năm 30 tuổi mới bắt đầu tiết kiệm, với cùng số tiền hàng năm liên tục 35 năm. Cho dù đã bỏ ra số tiền nhiều hơn gấp 3 lần, tài khoản của người Bạn này khi nghỉ hưu chỉ là 4.466.452.000 đồng.

Bạn có thể bắt đầu bằng số tiền nhỏ và (tài sản) sẽ tăng. Thậm chí, để dành ra một phần nhỏ thu nhập của Bạn hàng tháng sẽ mang lại cho Bạn một số tiền lớn sau này. Một số quỹ mở ở Việt Nam có đưa ra chương trình đầu tư định kỳ tạo điều kiện cho nhiều người có thể tham gia đầu tư đều đặn, có kỷ luật. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các chương trình này tại các công ty quản lý quỹ để tham gia!

Bạn có điều kiện để đầu tư một cách mạo hiểm quyết liệt hơn. Bạn còn có đủ thời gian để vượt qua những biến động thăng trầm không thể tránh khỏi của thị trường chứng khoán.

Việc hình thành thói quen tiết kiệm cho hưu trí dễ dàng hơn khi ta còn trẻ.

Ước tính bạn cần tiết kiệm bao nhiêu tiền cho hưu trí ?TÔI CẦN BAO NHIÊU TIỀN KHI NGHỈ HƯU?Đến đây thì Bạn đã có một bức tranh rõ

ràng hơn về mục tiêu nghỉ hưu của mình, cũng là lúc cần ước tính xem quỹ hưu trí của Bạn lớn như thế nào và cần phải tiết kiệm bao nhiêu mỗi tháng để đạt được mục tiêu đó. Đây là bước hết sức quan trọng! Phần lớn mọi người thường bỏ qua bước này, do vậy đã gặp khó khăn trong việc tích lũy đủ số tiền cần thiết khi nghỉ hưu nếu Bạn không có một ý tưởng sơ khai nhất là cần tiết kiệm bao nhiêu mỗi tháng.

Có rất nhiều công cụ bảng tính và phần mềm có thể giúp Bạn ước tính được Bạn cần tiết kiệm bao nhiêu tiền cho hưu trí. Các chuyên viên tư vấn tài chính chuyên nghiệp cũng có thể giúp Bạn. ở phần cuối tài liệu này, chúng tôi cũng giới thiệu Bảng 4 -Tiết kiệm cho hưu trí giúp Bạn có thể bắt đầu ngay.

Đây là một số câu hỏi và giả thiết các Bạn cần nhớ:

Một quy tắc đơn giản là Bạn cần một mức thu nhập thay thế tương đương 80% thu nhập của Bạn trước khi nghỉ hưu. Nếu thu nhập hiện tại của Bạn là 300.000 đồng một năm (trước thuế), thì khi nghỉ hưu, Bạn cần khoảng 240,000 đồng một năm để trang trải chi phí duy trì mức sống tương đương mức trước khi về hưu.Hãy xem đây là “chi phí” hưu trí thường niên.Tuy nhiên, không có quy tắc nào phù hợp cho tất cả mọi người.

Chi phí thường có xu hướng giảm đi đối với người nghỉ hưu: thuế thấp hơn (có khi không phải vậy) và các chi phí liên quan đến công việc cũng không còn. Tuy nhiên, các chi phí tổng quát khác thì không giảm nhiều nếu Bạn vẫn có nhà cửa và nợ vay chưa trả xong. Các hóa đơn khám chữa bệnh có thể khiến chi phí hưu trí cao hơn nhiều. Chi phí nhiều nhất sẽ tùy vào Bạn muốn có một cuộc sống như thế nào sau khi nghỉ hưu. Một số người muốn có một cuộc yên bình, đạm bạc khi nghỉ hưu ở một vùng nông thôn chi phí thấp sẽ cần ít tiền hơn rất nhiều so với những người muốn có một cuộc sống tích cực năng động hơn, đi du lịch đến những nơi sang trọng và sống trong một khu vực cao cấp thượng lưu.

Đối với những Bạn trẻ mới bắt đầu lập nghiệp, việc ước tính thu nhập mong muốn khi nghỉ hưu trong vòng 30 đến 40 năm tới là một công việc không dễ. Bảng 4 có thể giúp Bạn một cách ước tính đơn giản. Mỗi một hoặc hai năm, hãy xem lại kế hoạch hưu trí xem có cần điều chỉnh mục tiêu tiết kiệm này không khi thu nhập của Bạn tăng lên và Bạn dần có cái nhìn hiện thực hơn về hưu trí.

Page 7: FINANCIAL FITNESS

SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 7

TÔI SẼ SỐNG BAO NHIÊU NĂM KHI NGHỈ HƯU?

Theo những dự báo gần đây, đàn ông nghỉ hưu ở tuổi 65 kỳ vọng sẽ sống thêm khoảng 18 năm nữa. Với phụ nữ nghỉ hưu ở tuổi 65 kỳ vọng sống thọ thêm 20 năm.

Đây là những con số ước tính bình quân và tuổi thọ của mỗi người tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe và tiền sử gia đình. Tuy nhiên, sử dụng những ước tính bình quân hiện tại hay số liệu quá khứ có thể không cho Bạn bức tranh rõ ràng để hình dung. Hiện nay, con người sống thọ hơn trước đây và hầu hết các ý kiến chuyên gia đều cho rằng xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục duy trì.

Làm thế nào để chuẩn bị cho hưu trí khi không còn lại nhiều thời gian?

Không bao giờ là quá trễ để bắt đầu. Chỉ có quá trễ nếu Bạn không bắt đầu (tiết kiệm cho hưu trí)

Để dành tiền trước. Bỏ nhiều tiền nhất có thể vào các chương trình hưu trí được ưu đãi (miễn) thuế mà Bạn đủ điều kiện tham gia và các tài khoản tiết kiệm cá nhân. Hãy dành ra ít nhất 20% thu nhập của Bạn để tiết kiệm.

Cắt giảm chi phí. Đưa tất cả số tiền tiết kiệm được vào quỹ hưu trí.

Tìm việc làm thêm hay làm thêm giờ.

Cần đảm bảo rằng đầu tư là một phần của giải pháp, chứ không phải là vấn đề gây ra khó khăn. Để cải thiện mức sinh lời, cần đa dạng hóa danh mục đầu tư và chú ý đến phí dịch vụ. Đừng quá mạo hiểm không cần thiết và đừng giao dịch quá thường xuyên.

Nghỉ hưu muộn hơn. Bạn không cần thiết phải làm việc toàn thời gian sau tuổi nghỉ hưu như đã dự định, nhưng làm bán thời gian cũng ổn rồi.

Đánh giá lại mục tiêu. Bạn có thể phải thay đổi phong cách sống ít xa hoa hơn khi nghỉ hưu.

Trì hoãn việc nhận trợ cấp xã hội. Phúc lợi Bạn bắt đầu nhận được sau này sẽ cao hơn.

Tận dụng ngôi nhà của Bạn. Thuê một căn phòng hay chuyển đến sống trong một căn nhà có chi phí thấp hơn, để có thể tiết kiệm và tăng thu nhập.

Hãy bán đi các tài sản không còn cho thu nhập tốt hay tăng giá trị như là các lô đất chưa được khai thác hay nhà nghỉ hè và tái đầu tư vào tài sản có mức sinh lời ổn định.

Điều gì sẽ xảy ra khi đã gần đến tuổi nghỉ hưu mà Bạn vẫn chưa tiết kiệm được đủ tiền cần thiết? Dưới đây là một số mách nhỏ. Một số việc thì khó thực hiện, nhưng nó sẽ giúp Bạn đạt được mục tiêu.

Page 8: FINANCIAL FITNESS

SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 8

PHÒNG TRÁNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE TÀI CHÍNH

3.

Bạn có khoản thu nhập nào khác không trong tương lai?Chẳng hạn, Bạn có nhận được khoản tiền hưu trí nào hàng tháng không? Khoản tiền đó có được điều chỉnh theo lạm phát không?

Bạn đã để dành được bao nhiêu cho hưu trí rồi?Bạn cần tích lũy đủ số tiền cần thiết để bù đắp khoản chênh lệch giữa mức thu nhập kỳ vọng khi nghỉ hưu và các khoản hưu trí được nhận hàng năm từ chính sách an sinh xã hội, hưu trí của nhà nước. Số tiền tích lũy này đến từ các chương trình hưu trí tự nguyện của Bạn khi còn làm việc, bảo hiểm niên kim và các sản phẩm đầu tư cá nhân.

Cần phải điều chỉnh gì liên quan đến yếu tố lạm phát?Chi phí cho cuộc sống hiện tại và hưu trí sẽ tăng hàng năm do lạm phát, trong khi nếu thu nhập không tăng tương ứng hoặc thậm chí giảm tương đối, thì sự chênh lệch giữa thu nhập và chi phí ngày càng mở rộng và nghiêm trọng hơn. Giả sử, với mức lạm phát bình quân là 5% một năm, số tiền 20 triệu đồng chi phí hiện tại sẽ tương đương 53 triệu trong vòng 20 năm tới, trong khi, “sức mua” của 20 triệu thu nhập chỉ tương đương 7 triệu đồng mà thôi. Khi hoạch định kế hoạch hưu trí, để an toàn hơn, nên giả định tỷ lệ lạm phát này ở mức hợp lý. Khi đó, Bạn có thể có nhiều tiền hơn dự tính ban đầu.

Lợi nhuận đầu tư dự kiến là bao nhiêu?Trong bất kỳ tính toán nào Bạn cũng cần xem xét tỷ suất sinh lời mà Bạn kỳ vọng nhận được từ các khoản tiền đã tiết kiệm được và từ những khoản khác Bạn sẽ tích lũy trong tương lai. Bạn cũng cần xác định tỷ suất sinh lời của các khoản tiết kiệm sau khi nghỉ hưu. Tỷ suất sinh lời này tùy thuộc một phần vào nguồn gốc số tiền đó từ tài khoản được ưu đãi (hoãn) thuế hay không.

Một điều quan trọng khi tính toán là tỷ suất sinh lời kỳ vọng đó phải thực tế. Các chuyên gia thì khuyên rằng Bạn nên dựa vào số liệu trong quá khứ của loại tài sản mà Bạn đã chọn để đầu tư hoặc thậm chí, hạ thấp dự báo sinh lời thấp hơn một chút.

Còn bao nhiêu năm nữa tôi đến tuổi nghỉ hưu ?Càng có nhiều thời gian, số tiền Bạn cần tiết kiệm hàng tháng để đạt mục tiêu càng nhỏ.

Mỗi tháng tôi nên tiết kiệm bao nhiêu tiền?Khi đã xác định được bao nhiêu năm nữa Bạn sẽ nghỉ hưu và Bạn mong muốn có bao nhiêu tiền cho mục tiêu này mà không hỗ trợ từ nguồn nào khác, Bạn có thể ước tính được mỗi tháng phải tiết kiệm bao nhiêu.

Tốt nhất là Bạn nên xem lại Bảng thông tin số liệu này mỗi 1 hoặc 2 năm. Suy nghĩ của Bạn về cuộc sống hưu trí, thu nhập của Bạn và tình hình tài chính của Bạn có thể thay đổi. Bạn luôn cần định kỳ kiểm tra lại nhằm đảm bảo rằng Bạn đang tiến triển trên con đường đạt được mục tiêu.

“Tận hưởng” cuộc sống hưu tríBây giờ bắt đầu đến phần khó đây. Bạn đã có một hình dung cơ bản là cần tiết kiệm hàng tháng bao nhiêu tiền để đạt được mục tiêu hưu trí như mong muốn. Tuy nhiên, Bạn tìm (lấy) số tiền đó ở đâu ra? Lấy nó bằng cách nào?

Có một số mẹo đơn giản giúp Bạn tiết kiệm cho bất kỳ mục đích gì: tiêu xài ít hơn số tiền Bạn kiếm được. Điều này không hề dễ nếu Bạn gặp khó khăn làm chỉ đủ sống hoặc Bạn thấy khó vượt qua được cám dỗ mua sắm mỗi khi cầm tiền trong tay. Thậm chí nhiều người có thu nhập cao nhưng lại để dành rất ít. Chúng tôi có một vài ý tưởng có thể giúp Bạn.

Page 9: FINANCIAL FITNESS

SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 9

Hãy bắt đầu với “kế hoạch chi tiêu” – hướng dẫn cách thức chi tiêu. Một vài người gọi đây là Bảng ngân sách, tuy nhiên, vì chúng ta xem kế hoạch hưu trí như là một thứ gì đó cần phải mua, do vậy nó nên nằm trong kế hoạch chi tiêu là hợp lý.

Lập một Kế hoạch chi tiêu rất đơn giản. Hãy xem các bước hướng dẫn sau đây để điền thông tin vào Bảng 5 - Kế hoạch chi tiêu trong phần sau của tài liệu này.

THU NHẬP - Cộng dồn các khoản thu nhập hàng tháng: tiền lương, tiền thưởng, cấp dưỡng, lợi nhuận đầu tư và thu nhập khác. Không bao gồm bất kỳ thu nhập nào không chắc chắn như tiền hy vọng trúng xổ số hay tiền thưởng chưa được xác định.

CHI PHÍ. Tính tổng chi phí hàng tháng: trả góp hay tiền thuê, tiền trả góp mua ô tô, chi phí ăn uống bình quân, y tế, giải trí và chi phí khác. Xác định mức chi phí bình quân cho các khoản chi thay đổi hàng tháng như chi phí quần áo, hoặc chi phí không xảy ra mỗi tháng, như mua bảo hiểm xe ô tô hay thuế đối với người tự doanh. Xem lại các số liệu tài khoản thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, séc và các hóa đơn, biên nhận để ước tính chi phí. Có thể Bạn cũng cần theo dõi cách Bạn đã tiêu tiền ra sao trong một hoặc hai tháng. Hầu hết chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy được tiền của chúng ta đã “biến mất” đi đâu và bao nhiêu mỗi tháng.

BAO GỒM KHOẢN TIỀN TIẾT KIỆM NHƯ LÀ MỘT THỨ CHI PHÍ. Tốt hơn, tiết kiệm là khoản chi đầu tiên trong danh sách chi tiêu. Đến đây Bạn có thể thêm vào tổng số tiền Bạn cần tiết kiệm hàng tháng để đạt được mục tiêu đã viết ra trong Bảng 1.

LẤY THU NHẬP TRỪ CHI PHÍ. Điều gì xảy ra nếu Bạn chi phí (bao gồm tiền dành ra để tiết kiệm) cao hơn thu nhập? Điều này không hiếm khi xảy ra. Bạn có 3 lựa chọn: cắt giảm chi phí, tăng thu nhập hoặc cả hai.

GIẢM CHI PHÍ. Có hàng trăm cách để cắt giảm chi phí, từ việc sử dụng phiếu mua hàng (thực phẩm) khuyến mãi và săn lùng hàng giảm giá, cho đến việc làm so sánh khi mua bảo hiểm hoặc không đổi xe mới quá thường xuyên. Mục tiếp theo liên quan đến các vấn đề thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng có thể hữu ích. Bạn cũng có thể có thêm rất nhiều ý tưởng có thể giúp cắt giảm chi phí từ sách vở, tạp chí và bản tin tài chính chuyên ngành.

TĂNG THU NHẬP. Làm thêm việc, hoàn thiện kỹ năng làm việc hoặc nâng cao trình độ học vấn để được tăng lương hay có được công việc lương cao hơn, kiếm tiền từ một sở thích cá nhân hoặc cùng quyết định để một thành viên khác trong gia đình làm việc.

Page 10: FINANCIAL FITNESS

SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 10

MẸO NHỎ. Có thể Bạn vẫn gặp khó khăn trong việc tiết kiệm đủ tiền khi nghỉ hưu và cho các mục tiêu khác cho dù Bạn đã cố gắng cắt giảm chi phí và tăng thu nhập. Dưới đây là một số mẹo nhỏ có thể giúp Bạn.

Hãy trả lương cho mình trước. Hãy để dành ra trước số tiền mà Bạn cần cho các mục tiêu đã đặt ra. Lệnh cho ngân hàng tự động trích tiền từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm hay một sản phẩm đầu tư (như là Quỹ Mở). Tham gia chương trình hưu trí tự nguyện do công ty tài trợ, tự động khấu trừ tiền lương để đóng phí. Hoặc tự mình gửi tiết kiệm cho quỹ hưu trí trước hết. Điều gì Bạn không thấy, Bạn sẽ không nhớ.

Dành tất cả các khoản tiền thưởng và tăng lương để tiết kiệm

Làm sao tiết kiệm trở thành là thói quen. Khi đã bắt đầu, mọi việc trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Xem lại kế hoạch chi tiêu sau vài tháng để đảm bảo vẫn trong tầm kiểm soát. Thu nhập và chi phí thay đổi theo thời gian.

TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ HOÀN THIỆN KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

4.

Tiết kiệm cho hưu tríKhi Bạn đã cắt giảm được các khoản nợ không cần thiết và tạo ra được một Bảng kế hoạch chi tiêu hợp lý mang lại một khoản tiền dôi ra, giờ thị Bạn có thể bắt đầu kế hoạch tiết kiệm cho hưu trí.

Tài khoản tiết kiệm, Quỹ mở đầu tư vào công cụ thị trường tiền tệ, chứng chỉ tiền gửi và tín phiếu kho bạc nhà nước. Những sản phẩm này đôi khi được xem như tiền hoặc tương đương tiền bởi vì Bạn có thể rút tiền ra dễ dàng và nhanh chóng và rủi ro mất vốn là rất thấp.

Trái phiếu nội địa. Bạn cho các công ty hay Chính phủ, tổ chức chính phủ bảo lãnh vay tiền với lời hứa họ sẽ hoàn trả lại vốn gốc cộng với tiền lãi.

Cổ phiếu trong nước. Bạn sở hữu một phần công ty Bạn đã đầu tư vào.

Quỹ đầu tư dạng Quỹ mở. Thay vì đầu tư trực tiếp vào cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản chẳng hạn, Bạn có thể đầu tư qua Quỹ mở. Các quỹ này huy động tiền của Bạn cùng với rất nhiều nhà đầu tư khác, rồi đầu tư sinh lời cho Bạn. Một Quỹ mở về cổ phiếu chẳng hạn, công ty quản lý quỹ sẽ thay mặt cho nhà đầu tư, thực hiện đầu tư vào danh mục cổ phiếu lựa chọn trên thị trường. Quỹ mở giúp cho việc đầu tư và đa dạng hóa danh mục đầu tư của Bạn trở nên dễ dàng hơn.

Lựa chọn đầu tư vào đâu? Làm thế nào để quyết định nên bỏ tiền vào đâu? Hãy xem lại một số mục tiêu ngắn hạn Bạn đã viết ra trước đây – như: kỳ nghỉ hè của gia đình hay tiền trả ban đầu để vay tiền mua nhà trả góp. Luôn nhớ rằng, Bạn cần tiết kiệm cho hưu trí. Tuy nhiên, đối với các mục tiêu Bạn muốn thực hiện trong thời gian ngắn sắp tới – giả sử trong vòng một năm – tốt nhất là nên bỏ tiền vào một hoặc hai công cụ đầu tư tương đương tiền – như gửi ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi. Bạn sẽ được hưởng một mức lãi suất thấp, nhưng khi Bạn cần tiền thì có ngay được.

Tuy nhiên, đối với các mục tiêu dài hạn hơn trên 5 năm, như kế hoạch hưu trí, Bạn có thể phân bổ một phần tiền đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, Quỹ mở và các tài sản khác. Không giống như tài khoản tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, các sản phẩm đầu tư nêu trên không được bảo hiểm tiền gửi. Bạn có thể gặp rủi ro thua lỗ một phần tiền đầu tư. Mức độ rủi ro như thế nào tùy

thuộc vào loại hình đầu tư. Nhìn chung, càng có nhiều thời gian cho đến khi nghỉ hưu và thu nhập từ các nguồn khác càng lớn, thì Bạn càng có thể chấp nhận mức rủi ro (biến động, mạo hiểm) lớn hơn. Với những người sắp về hưu và những người chỉ có thể sống dựa vào nguồn thu nhập này để trang trải chi phí khi nghỉ hưu thì chiến lược đầu tư của họ cũng thận trọng hơn và rủi ro thấp. Chính Bạn là người quyết định mức độ chấp nhận rủi ro của mình.

Vì sao lại phải chấp nhận rủi ro? Bởi vì rủi ro càng cao thì kỳ vọng lợi nhuận càng cao. Chẳng hạn, nếu biết đầu tư một cách cẩn thận vào các tài sản như cổ phiếu và trái phiếu, Bạn có thể đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn nhiều so với giữ tiền trong tài khoản ngân hàng.

Sự khác nhau về tỷ suất sinh lời bình quân hàng năm giữa các công cụ đầu tư khác nhau theo thời gian là rất lớn. Ở Mỹ, trong vòng 50 năm qua, tỷ suất sinh lời gộp hàng năm của tín phiếu kho bạc nhà nước ngắn hạn (tương đương mức lãi suất các công cụ tương đương tiền như tài khoản tiền gửi) là 5,2%; của trái phiếu chính phủ dài hạn là 7,1%; của các cổ phiếu vốn hóa lớn, mặc dù rủi ro hơn, là 9,8%.

Hãy thử tính tỷ lệ đó thành tiền. Nếu Bạn đầu tư $1 vào tín phiếu kho bạc nhà nước của Mỹ cách đây 50 năm, số tiền này tăng lên thành khoảng $13 hôm nay. Tuy nhiên, lạm phát bình quân của Mỹ là 4,1% một năm, đã ăn mòn khoảng $11 tiền lời, vậy lãi thực còn lại đâu đó khoảng $1,75. Nếu bỏ $1 đó vào trái

Page 11: FINANCIAL FITNESS

SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 11

phiếu chính phủ dài hạn, nó tăng lên thành $31 hôm nay, sau khi điều chỉnh lạm phát, lãi thực sự còn lại là $4,16. Nếu $1 đó đầu tư vào cổ phiếu vốn hóa lớn, nó tăng lên thành $105, sau khi điều chỉnh lạm phát còn lại $14,22. Tất cả các tỷ suất sinh lời này là không đảm bảo trong tương lai, nhưng nó cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận.

Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng cần thiết phải phân bổ một phần tiền tiết kiệm cho hưu trí để đầu tư vào tài sản có độ rủi ro cao hơn – nhưng triển vọng lợi nhuận cao hơn. Các tài sản này có thể giúp Bạn có được mức thu nhập cao hơn lạm phát, là thứ sẽ ăn vào ngân quỹ tiết kiệm hưu trí của Bạn theo thời gian.

Dĩ nhiên, lựa chọn đầu tư vào tài sản nào là quyết định của chính Bạn. Đừng bao giờ đầu tư vào đâu mà Bạn không thực sự hiểu rõ hoặc không cảm thấy thoải mái.

GIẢM RỦI RO ĐẦU TƯ. Có hai cách chủ yếu để giảm rủi ro. Đầu tiên, đa dạng hóa trong mỗi loại tài sản đầu tư. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách đầu tư thông qua các công cụ như Quỹ mở, quỹ đầu tư chỉ số và một số sản phẩm đầu tư của ngân hàng. Các sản phẩm này giúp Bạn có thể phân tán số tiền của mình ra đầu tư vào nhiều loại cổ phiếu, trái phiếu và công cụ đầu tư tài chính khác dù với số tiền không lớn. Rủi ro thua lỗ vốn của Bạn cũng được giảm đi so với Bạn chỉ mua một vài loại cổ phiếu đơn lẻ. Cách thức phân bổ đầu tư như vậy gọi là đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Hai là, Bạn có thể giảm rủi ro bằng cách đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau. Nói chung, Bạn nên bỏ một phần tiền vào cổ phiếu, một phần vào trái phiếu, tiền và tương đương và các loại tài sản đầu tư khác. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi Bạn đã đa dạng hóa danh mục đầu tư trong từng loại tài sản, thì việc lựa chọn phân bổ như thế nào vào mỗi loại tài sản chính là quyết định quan trọng nhất tiếp theo và nó sẽ định hình chiến lược đầu tư của Bạn.

Tại sao cần đa dạng hóa? Bởi vì tại một thời điểm, một khoản đầu tư hay một loại tài sản đầu tư có thể mang lại hiệu quả tốt hơn khoản đầu tư khác. Đa dạng hóa giúp Bạn quản lý được rủi ro của một khoản hay loại tài sản đầu tư và làm giảm nguy cơ thua lỗ. Trong thực tế, các yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của khoản đầu tư này lại có thể làm cho khoản đầu tư khác mang lại kết quả tốt hơn. Giá trái phiếu chẳng hạn, thường đi xuống khi thị trường cổ phiếu tăng điểm. Khi thị trường cổ phiếu giảm điểm, giá phiếu có thể đi lên. Trong dài hạn – thời gian Bạn cần để tiết kiệm cho hưu trí – rủi ro lỗ vốn hoặc thu nhập thấp hơn so với lãi suất tiền gửi ngân hàng có khuynh hướng giảm đi.

Bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau, Bạn có thể giảm thiểu được rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận hơn là bỏ hết tiền vào chỉ một khoản đầu tư hay một loại tài sản đầu tư. Có một câu nói rất quen thuộc “đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ” là hoàn toàn đúng trong đầu tư tài chính.

QUYẾT ĐỊNH CẤU TRÚC DANH MỤC ĐẦU TƯ. Bạn đa dạng hóa như thế nào – nghĩa là, Bạn quyết định phân bổ bao nhiêu đầu tư vào mỗi loại tài sản đầu tư – được gọi là chiến lược phân bổ tài sản. Ví dụ, nếu Bạn quyết định đầu tư vào cổ phiếu, bao nhiêu tiền của quỹ hưu trí của Bạn sẽ được bỏ vào mua cổ phiếu: 10%, 30% hay 75%? Bao nhiêu cho trái phiếu và tiền gửi? Quyết định của Bạn dựa vào nhiều yếu tố: thời gian từ giờ đến khi nghỉ hưu còn bao nhiêu năm, kỳ vọng tuổi thọ, quy mô của quỹ hưu trí hiện tại, các nguồn thu nhập khác dành cho hưu trí, mức độ rủi ro mà Bạn sẵn sàng chấp nhận, tình hình tài chính hiện tại của Bạn và các vấn đề khác.

Phân bổ tài sản cũng có thể thay đổi theo thời gian. Khi Bạn còn trẻ, Bạn có thể phân bổ nhiều hơn đầu tư vào cổ phiếu hơn là trái phiếu và tiền gửi ngân hang. Khi Bạn lớn tuổi hơn và khi bắt đầu nghỉ hưu, Bạn có thể giảm tỷ trọng các khoản đầu tư vào cổ phiếu và nắm giữ nhiều trái phiếu và tiền gửi ngân hàng hơn. Bạn cũng có thể thay đổi cách phân bổ tài sản do mục tiêu đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro hay điều kiện tài chính của Bạn có sự thay đổi.

TÁI CÂN BẰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ. Khi Bạn đã có quyết định về cấu trúc danh mục đầu tư và đầu tư tiền của mình vào đó, theo thời gian, giá trị của một số khoản đầu tư sẽ tăng lên và một số khác lại giảm xuống. Nếu điều này tiếp tục kéo dài, kết cục Bạn có thể có một cơ cấu tài sản không đúng với dự định của Bạn. Việc đánh giá lại cấu trúc danh mục đầu tư, hay còn gọi là tái cân bằng danh mục đầu tư, như cách gọi thông thường, sẽ làm cho danh mục của Bạn trở lại cân bằng giống như kế hoạch ban đầu. Tái cân bằng danh mục cũng giúp cho Bạn ra quyết định đầu tư một cách hợp lý có cơ sở hơn, không dựa vào cảm tính.

Chẳng hạn, thay vì quyết định bán đi các khoản đầu tư vào một ngành đang có xu hướng giảm, Bạn có thể bán đi khoản đầu tư đang tăng giá (và Bạn đã có lợi nhuận) và với số tiền thu được, hãy lại mua thêm vào các lĩnh vực đầu tư đang giảm giá khác. Bằng cách này, Bạn tái cân bằng lại cấu trúc danh mục đầu tư, giảm rủi ro thua lỗ và tăng cơ hội đạt được mức lợi nhuận cao hơn trong dài hạn.

Hãy xem tái cân bằng danh mục có thể mang lại gì cho Bạn. Giả sử Bạn có một khoản đầu tư tương đương 10% vào cổ phiếu công ty vốn hóa nhỏ. Do thị trường cổ phiếu giảm, giá trị các khoản đầu tư này giờ chỉ còn 6% trong danh mục. Bạn có thể bán đi khoản đầu tư đã tăng giá và mua lại cổ phiếu vốn hóa nhỏ để cho khoản đầu tư này trở lại mức 10% tỷ trọng danh mục.

Làm thế nào biết được khi nào cần tái cân bằng danh mục. Có hai phương pháp tái cân bằng danh mục: theo lịch định kỳ và theo điều kiện. Định kỳ theo lịch nghĩa là mỗi quý hoặc hàng năm, Bạn sẽ bán ra bớt các khoản đầu tư đã tăng lên và bổ sung mua vào các khoản đã sụt giảm tỷ trọng. Tái cân bằng theo điều kiện sẽ được áp dụng bất kỳ khi nào giá trị đầu tư vào một loại tài sản tăng lên hay giảm xuống tới một mức giới hạn, ví dụ 25%. Theo phương pháp này, thị trường sẽ nói cho Bạn biết khi nào cần phải tái cân bằng danh mục.

Page 12: FINANCIAL FITNESS

SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 12

Bắt đầu ngay từ bây giờ. Đừng chờ đợi. Thời gian rất quan trọng.

Bắt đầu với số tiền nhỏ, nếu cần thiết. Tiền bạc có thể eo hẹp, nhưng dù với số tiền nhỏ cũng có thể làm nên chuyện lớn nếu có thời gian, đầu tư đúng đắn và các công cụ đầu tư được hưởng các ưu đãi về thuế như chương trình hưu trí tự nguyện.

Sử dụng cách thức tự động khấu trừ lương hay trích từ tài khoản thanh toán để đầu tư vào Quỹ Mở hay các công

Một vài lời khuyên hữu ích về cách thức tiết kiệm hiệu quả cho hưu trícụ đầu tư khác mà Bạn chọn.

Tiết kiệm định kỳ. Luyện tập thành thói quen tiết kiệm cho hưu trí

Hãy thực tế về kỳ vọng lợi nhuận đầu tư. Đừng bao giờ cho rằng tỷ suất sinh lời trên thị trường cao trong một hai năm nào đó sẽ tiếp tục kéo dài mãi mãi. Tương tự như vậy, thị trường suy giảm, rồi cũng sẽ có lúc phục hồi lại.

Đừng đụng vào khoản tiền tiết kiệm cho hưu trí này.

Page 13: FINANCIAL FITNESS

SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 13

TỐI ĐA HÓA KHẢ NĂNG LUYỆN TẬP CỦA BẠN5.

Giá trị của 1.000 VNĐ theo thời gian được tính lãi lũy kế theo các mức sinh lời khác nhau như bảng dưới đây:

Bảng trên cho ta thấy ví dụ một khoản đầu tư sẽ tăng trưởng như thế nào với các mức sinh lời khác nhau, qua các thời hạn đầu tư khác nhau. Để ý làm thế nào số tiền lời ngày càng nhiều hơn sau mỗi giai đoạn 10 năm. Bởi lẽ, tiền lãi được hưởng trên số tiền cộng dồn ngày lớn hơn.

Cũng lưu ý rằng khi tỷ suất sinh lời tăng lên gấp đôi từ 4% lên 8%, kết quả cuối cùng sau 30 năm cao hơn gấp 3 lần số tiền mà Bạn đã tích lũy được với mức sinh lời là 4%. Đó chính là sức mạnh của lãi kép.

Sức mạnh thực sự của lãi kép là thời gian. Bắt đầu càng sớm, Bạn càng tích lũy được nhiều tài sản hơn. Hãy xem xét nó ở một khía cạnh khác. Mỗi 10 năm nếu Bạn trì hoãn việc tiết kiệm cho hưu trí, Bạn cần phải tiết kiệm nhiều hơn gấp 3 lần mỗi tháng để có thể theo kịp kế hoạch nghỉ hưu mong muốn. Đó là lý do vì sao bất kể Bạn đang ở độ tuổi nào, nên bắt đầu tiết kiệm cho hưu trí càng sớm thì càng tốt.

Sức mạnh của lãi képCho dù Bạn quyết định đầu tư vào đâu – tiền gửi, cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc kết hợp các tài sản trên – điều quan trọng nhất khi tiết kiệm cho hưu trí là làm sao để đồng tiền sinh lợi tốt nhất cho Bạn. Điều này được thực hiện dựa trên sức mạnh của lãi kép. Tỷ suất sinh lời gộp chính là chìa khóa làm cho những khoản đầu tư dù nhỏ, nhưng nếu có đủ thời gian sẽ tăng trưởng cao hơn nhiều.

Có lẽ Bạn cũng đã quen với nguyên tắc tính lãi kép. Tiền Bạn gửi trong tài khoản tiết kiệm ngân hàng được hưởng tiền lãi. Vậy thì, Bạn sẽ được nhận lãi trên số tiền gốc Bạn gửi vào cộng với lãi suất Bạn đã tích lũy. Khi quy mô quỹ tiết kiệm này ngày một tăng lên, Bạn được nhận tiền lãi trên số tiền ngày càng lớn.

Năm

10

20

30

4%

1.481

2.191

3.243

6%

1.791

3.207

5.743

8%

2.159

4.661

10.063

10%

2.594

6.728

17.449

Page 14: FINANCIAL FITNESS

SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 14

CHU TRÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI CHÍNH6.Quản trị chu trình biến động tài chính

Như đã đề cập trước đây, có thể Bạn sẽ trải qua một vài biến cố hay sự kiện quan trọng trong cuộc đời làm cho Bạn gặp khó khăn hơn trong việc bắt đầu tiết kiệm hay duy trì việc tiết kiệm cho hưu trí hoặc cho các mục tiêu khác. Quan trọng là phải có một kế hoạch rõ ràng, luôn giữ tập trung vào mục tiêu đã thiết lập, quản lý dòng tiền để khi sự kiện đó có xảy ra cũng không ảnh hưởng đến mục tiêu của Bạn.

Dưới đây là một vài gợi ý cho việc tiết kiệm cho hưu trí mà vẫn xoay sở quản lý được về mặt tài chính khi các sự kiện quan trọng trong cuộc sống xảy ra.

LẬP GIA ĐÌNH. Việc lập gia đình kéo theo nhu cầu tài chính tăng lên sẽ cạnh tranh số tiền dành cho tiết kiệm hưu trí, như là thay đổi nhu cầu về BHNT và tiết kiệm để mua nhà. Tuy nhiên, một số chi phí được giảm đi khi hai người dọn về sống chung với nhau, nhờ đó cũng tiết kiệm được một số tiền. Bên cạnh đó, Bạn vẫn còn một người Bạn đồng hành đó là thời gian. Một Bảng kế hoạch chi tiêu là rất quan trọng. Nhớ rằng, tích tiểu thành đại.

NUÔI DẠY CON CÁI. Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ, chi phí bình quân mà một gia đình trung lưu ở Mỹ bỏ ra để nuôi dạy một đứa con đến năm 17 tuổi là vào khoảng 295.560 USD. Hơn nữa, trong một số trường hợp, người chồng hoặc vợ có thể phải nghỉ làm để nuôi con, do đó cắt mất một phần thu nhập của gia đình và khả năng tích lũy cho hưu trí. Khi có con có thể làm thay đổi các mục tiêu chính của Bạn, nhưng không phải là loại trừ nhau. Hãy nỗ lực hết sức có thể. Thêm nữa, một số chuyên gia tư vấn tài chính còn nhấn mạnh rằng tiết kiệm cho hưu trí cần được ưu tiên hơn cả tiết kiệm cho con cái học đại học. Có một

vài chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên học đại học, nhưng không có chương trình như vậy cho chương trình hưu trí.

THAY ĐỔI CÔNG VIỆC. Người ta ước tính rằng, một người công nhân bình thường có thể thay đổi công việc làm trên 10 lần trong suốt thời gian làm việc (sự nghiệp) của họ. Khi thay đổi công việc, Bạn phải chịu rủi ro không được nhận các phúc lợi cam kết dành cho người có thâm niên làm việc và trung thành từ doanh nghiệp hiện tại, hoặc là nơi làm việc mới không có chương trình hưu trí tự nguyện cho Bạn. Hãy cân nhắc bảo lưu số dư tài khoản hưu trí tại doanh nghiệp cũ hoặc làm thủ tục chuyển sang sở làm mới để tiếp tục đóng góp phí hoặc chuyển sang chương trình hưu trí tự nguyện của cá nhân. Đừng rút hết tiền ra và tiêu sài hết, dù số tiền không nhiều.

THƯƠNG TẬT. Thương tật nghiêm trọng và kéo dài có thể làm xói mòn những nỗ lực tiết kiệm cho hưu trí. Mặc dù những khoản trợ cấp thương tật từ chính sách An sinh xã hội có thể giúp đỡ một phần cho gia đình nếu bị thương tật nghiêm trọng, Bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các loại sản phẩm thương tật và tai nạn, phí bảo hiểm để cân nhắc tham gia.

TỬ VONG. Việc ra đi sớm của người chồng hoặc vợ có thể làm suy yếu đi nỗ lực của người còn lại trong việc tiết kiệm cho hưu trí, đặc biệt nếu họ còn có những đứa con phụ thuộc. Chính vì vậy, cần tìm hiểu rõ chính sách An sinh xã hội để biết rằng (các) con của Bạn có thể được trợ cấp như thế nào (bao nhiêu tiền) nếu người cha hoặc mẹ chúng không may tử vong. Việc có tham gia bảo hiểm nhân thọ đầy đủ cũng rất quan trọng. Đảm bảo rằng Bạn đã chỉ định người thụ hưởng rõ ràng trong các Hợp đồng BHNT, BH hưu trí tự nguyện và các sản phẩm tiết kiệm cho hưu trí khác.

Page 15: FINANCIAL FITNESS

SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 15

Cuộc sống là sự trải nghiệm thưc tế trên một con đường tài chính cũng gặp phải rất nhiều tình huống không mong đợi xảy đến như rào chắn, ngã rẽ và ổ gà. Những biến cố này có thể là một hóa đơn viện phí đắt đỏ, chi phí sửa chữa nhà hoặc ô tô, tử vong của một thành viên gia đình, mất việc làm hay chi phí kiện tụng quá đắt. Các tình huống tài chính khẩn cấp như vậy có thể làm chệch hướng những nỗ lực tiết kiệm hưu trí của Bạn hoặc cho các mục tiêu khác. Dưới đây là một vài chiến lược để quản lý khủng hoảng tài chính.

Lập một quỹ khẩn cấp. Điều này có thể giúp giảm bớt khả năng phải đụng vào quỹ dành cho hưu trí trong trường hợp khẩn cấp. Xây dựng một quỹ khẩn cấp cũng không dễ dàng khi thu nhập gia đình eo hẹp, nhưng từng đồng góp nhặt được đều rất quý. Dùng tiền lương từ làm thêm giờ hay việc làm thêm, tiền hoàn thuế hay tiền tăng lương để tích lũy cho quỹ khẩn cấp này. Gửi số tiền này vào tài khoản đầu tư rủi ro thấp và có thể rút ra khi cần thiết như tiền gửi ngân hàng hoặc quỹ mở về công cụ thị trường tiền tệ.

Mua bảo hiểm cho chính mình. Bảo hiểm bảo vệ tài sản tài chính của Bạn, như quỹ dành cho hưu trí, bằng cách bảo hiểm sẽ chi trả bồi thường khi có rủi ro xảy ra gây tổn hại lớn về tài chính. Dưới đây là một số loại bảo hiểm Bạn nên cân nhắc tham gia:

Bảo hiểm y tế & chăm sóc sức khỏe. Nếu Bạn và gia đình không có bảo hiểm theo chương trình phúc lợi nhân viên của công ty, chí ít thì Bạn cũng nên tự mua BH cho những trường hợp bệnh lý nghiêm trọng.

Bảo hiểm thương tật. Bạn có biết, trước tuổi 65, khả năng Bạn phải nghỉ làm việc ít nhất 3 tháng do thương tật có thể xảy ra còn cao hơn khả năng bị tử vong? Bảo

Đương đầu với khủng hoảng tài chínhhiểm thương tật theo chính sách an sinh xã hội hiện hành có thể chi trả quyền lợi cho Bạn và gia đình nếu không may Bạn bị thương tật nghiêm trọng và liên tục trong vòng 12 tháng. (Việc bồi thường cho người lao động chỉ hiệu lực với những thương tật có liên quan đến công việc). Bên cạnh đó, công ty của Bạn có thể mua bảo hiểm thương tật và tai nạn cho nhân viên, nhưng Bạn cũng cần mua BH bổ sung nếu thấy cần thiết từ chi phí riêng của mình.

Bảo hiểm ô tô. Đừng lái xe khi không có bảo hiểm. Như thế là vi phạm pháp luật về giao thông và bị xử phạt rất nặng nếu xảy ra tai nạn.

Bảo hiểm nhân thọ (BHNT). BHNT có thể giúp Bạn hay người Bạn đời tiếp tục tiếp kiệm cho hưu trí cho dù không may một trong hai người bị tử vong trước khi nghỉ hưu. An sinh xã hội có thể chi trả quyền lợi cho người vợ/chồng và/hoặc con trẻ vị thành niên. Mặt khác, có thể Bạn không cần đến BHNT nếu Bạn không có ai là người phụ thuộc về mặt tài chính. Có rất nhiều loại sản phẩm BHNT, đa dạng về mức phí tham gia và hoa hồng trả cho đại lý phục vụ.

Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện. Loại bảo hiểm này giúp chi trả cho các khoản chăm sóc ý tế sức khỏe dài hạn rất tốn kém, tại nhà hoặc tại các cơ sở khám chữa bệnh hoặc các nhà hưu dưỡng. Nó bảo vệ Bạn không phải tiêu tốn tiền bạc và tài sản để dành cho quỹ hưu trí.

Vay mượn. Nếu Bạn phải vay tiền vì mục đích khẩn cấp, hãy cân nhắc so sánh chi phí phải trả giữa các lựa chọn có thể.

Thoái vốn đầu tư. Khuyên rằng nên bán khoản đầu tư thông thường có phải nộp thuế trước. Cố gắng đừng đụng đến tài khoản hưu trí đang thực hiện tốt. Nếu rút tiền từ tài khoản hưu trí có thể bị phạt và truy thu thuế thu nhập cá nhân.

Page 16: FINANCIAL FITNESS

SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 16

BÀI LUYỆN TẬP HỮU ÍCH7.Theo dõi sự tiến bộ Từ đây sẽ đi đâu?Hoạch định tài chính không phải là một tiến trình làm một lần là xong. Cuộc sống, mục tiêu của Bạn, luật về thuế và thế giới tài chính của Bạn luôn luôn thay đổi, đôi khi thay đổi rất nhanh. Hãy xem lại Bảng 5 - Kế hoạch chi tiêu và hoàn thành hai cột cuối cùng giúp Bạn nắm được sự tiến triển.

- Thường xuyên đánh giá lại kế hoạch chi tiêu của Bạn

- Theo dõi kết quả đầu tư. Quyết định điều chỉnh nếu cần thiết

- Đảm bảo Bạn đóng góp nhiều hơn vào quỹ dành cho hưu trí khi Bạn thu nhập nhiều hơn

- Cập nhật thông tin về các hợp đồng bảo hiểm, phản ánh những thay đổi về thu nhập hay tình hình tài chính cá nhân.

- Quản lý chặt chẽ và có hệ thống các số liệu thông tin tài sản tài chính của Bạn.

Đến đây thì Bạn đã nhận ra rằng việc tiết kiệm cho hưu trí của chính mình là rất quan trọng và là trách nhiệm của Bạn. Trong suốt hành trình đó, Bạn có thể nhận được sự hỗ trợ, nhưng hầu hết mọi công việc và trách nhiệm liên quan, Bạn phải tự gánh vác. Không ai làm việc chăm chỉ hay quan tâm đến cuộc sống hưu trí và các mục tiêu tài chính của Bạn hơn chính Bạn cả.

Hãy nhìn lại các mục tiêu tài chính phác thảo trong Bảng 1. Giờ ta có thể thấy các mục tiêu này thực tế hơn. Thậm chí Bạn không làm được nhiều như mong muốn ngay lúc này, nhưng ít nhất là cũng làm được điều gì đó.

Hãy xem đây là bước khởi đầu. Hãy tiếp tục trau dồi thêm kiến thức về quản lý tiền bạc và đầu tư. Đánh giá các thông tin từ các cá nhân, tổ chức chuyên nghiệp như bộ phận chính sách phúc lợi, chuyên viên tư vấn tài chính hoặc các chuyên gia khác trong lĩnh vực tài chính những người có thể giúp Bạn không chỉ giải đáp các câu hỏi liên quan đến tài chính mà còn động viên giúp Bạn có quyết định phù hợp.

Sau cùng, chỉ có một điểm mấu chốt trong việc thực hiện kế hoạch hưu trí mà Bạn mong muốn. Dù Bạn vẫn còn trẻ hay đã gần đến tuổi nghỉ hưu không quan trọng. Không thành vấn đề gì dù Bạn chỉ mới bắt đầu đi làm công việc đầu tiên, đang nỗ lực tiết kiệm để mua nhà, hay dành tiền cho con đi học đại học.

Điều quan trọng nhất là Bạn hãy bắt đầu tiết kiệm NGAY TỪ BÂY GIỜ!

Page 17: FINANCIAL FITNESS

SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 17

CÔNG CỤ BẢNG TÍNH8.Hãy sử dụng các công cụ bảng tính sau đây để giúp Bạn quản trị cuộc sống tài chính của mình và bắt đầu kế hoạch luyện tập tiết kiệm. Không cần vội vàng. Bạn có thể điền thông tin vào một hoặc hai Bảng tính, rồi sau đó, dành thêm thời gian thu thập thông tin cần thiết để hoàn tất các Bảng tính còn lại. Đừng quá quan trọng vào các chi tiết. Phỏng đoán cũng được và bất kỳ khi nào Bạn cũng có thể xem lại và điều chỉnh, cập nhật các

thông tin, số liệu chính xác hơn. Nếu Bạn đã có gia đình, hãy tích hợp thông tin của vợ/chồng Bạn khi điền vào các Bảng tính này.

Bạn có thể copy mẫu ra để sử dụng hoặc in ra từ trang thông tin điện tử (website) của VinaWealth. Bằng cách đó, sau một khoảng thời gian 6 tháng hay 1 năm, Bạn có thể xem lại và cập nhật các thông tin này và theo dõi tiến độ thực hiện. Các mẫu này giúp Bạn bắt đầu tiết kiệm cho hưu trí và các mục tiêu tài chính khác.

TIÊU ĐỀ BẢNG TÍNH1. Mục tiêu và kế hoạch ưu tiên

2. Bảng cân đối tài sản (tính tài sản thuần)

3. Kế hoạch (tiết kiệm) hưu trí

4. Kế hoạch chi tiêu – 2 cột đầu tiên

– 2 cột sau cùng

5. Kế hoạch giảm nợ vay

NGÀY HOÀN THÀNH

Bảng 1 - Mục tiêu và kế hoạch ưu tiên

Bảng 2 - Bảng kiểm kê các tài liệu tài chính

Viết ra mục tiêu của Bạn, liệt kê cả các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Sau đó, đánh số theo thứ tự ưu tiên. Suy nghĩ về các công việc cần làm để đạt được từng mục tiêu, bao gồm chi phí, số tiền Bạn đã để dành được và những việc khác Bạn sẵn sàng thực hiện để đạt được mục tiêu. Nhớ rằng, tiết kiệm cho hưu trí là một mục tiêu ưu tiên!

Kế hoạch ưu tiên

Mục tiêu của Bạn? Khi nào đạt được?

Chi phí bao nhiêu?

~ 6 tháng chi phí

% tiền lương (xem Bảng 4)

Một số tiền tiết kiệm trong tài khoản hưu

trí cá nhân (IRA)

Đăng ký chương trình hưu trí tự nguyện tại công ty

3 tháng chi phí Điền thông tin vào các Bảng tính để xem có thể tiết kiệm được nhiều hơn không, mang theo đồ ăn trưa đi làm

Bạn đã để dành được bao nhiêu cho mục tiêu này?

Bạn sẵn sàng làm gì để đạt mục tiêu?

MỤC TIÊU NGẮN HẠN (dưới 5 năm)

Ví dụ: Quỹ dự phòng khẩn cấp

Ví dụ:Kế hoạch hưu trí an nhàn

1 năm

Khi đến tuổi nghỉ hưu

1

1

MỤC TIÊU DÀI HẠN (trên 5 năm)

Page 18: FINANCIAL FITNESS

SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 18

Bảng 3 - Bảng cân đối tài sản (tính tài sản thuần)Hãy sử dụng Bảng này để tính giá trị tài sản thuần của Bạn, bằng cách lấy tổng tài sản trừ đi tổng nợ phải trả. Mục tiêu của Bạn là có tài sản thực dương và tăng trưởng hàng năm.

Trước hết, ước tính tổng giá trị tài sản, bao gồm số dư các tài khoản thanh toán và tiết kiệm, các khoản đầu tư và bất động sản như nhà riêng (nếu Bạn sở hữu nó). Sau đó, tính tổng các khoản nợ phải trả, bao gồm bất kỳ khoản tiền nào Bạn còn đang nợ như vay mua nhà trả góp, vay mua ô tô hay để học đại học, dư nợ thẻ tín dụng và các khoản dư nợ khác. Sau cùng, lấy tổng tài sản trừ đi tổng nợ phải trả để ra được giá trị tài sản thuần của Bạn.

TÀI SẢN CÓ

Dự phòng tiền mặt

Tiền mặt

TK thanh toán

TK tiết kiệm

TK công cụ TT tiền tệ

Chứng chỉ tiền gửi

Khác

Subtotal

Nhà riêng hay căn hộ

Subtotal

Tài khoản hưu trí

BHXH

IRA

BH niên kim

TK hưu trí khác

Subtotal

Đầu tư

Quỹ Mở

Cổ phiếu

Trái phiếu

Bất động sản

Khác

Subtotal

Tài sản khác

Subtotal

TỔNG TÀI SẢN

TÀI SẢN THUẦN

NỢ PHẢI TRẢ

Vay thế chấp mua nhà

Vay cho con học ĐH

Vay mua Ô tô

Dư nợ thẻ tín dụng

Nợ khác

TỔNG NỢ

GIÁ TRỊ GIÁ TRỊ

Page 19: FINANCIAL FITNESS

SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 19

Bảng 4 - Tiết kiệm hưu trí

BƯỚC 1 :Ước tính tiền lương hàng năm của Bạn là bao nhiêu khi nghỉ hưu có tính đến yếu tố lạm phát và Bạn cần tiết kiệm bao nhiêu bên cạnh lương hưu từ BHXH được nhận cho năm đầu tiên khi nghỉ hưu (3 bước kế tiếp sẽ giúp Bạn xác định mức tiết kiệm cần thiết để có đủ tiền sống hết quãng đời hưu trí)

Bắt đầu, nhập số năm hiện tại cho đến khi nghỉ hưu vào dòng 1. Kế tiếp, nhập mức lương năm hiện tại – đây là lương gộp trước thuế hoặc các khoản khấu trừ khác. Bạn lấy số liệu này từ bảng lương định kỳ nhân sự gửi cho Bạn. Nhân thu nhập năm với hệ số tăng lương giả định trong ô phía dưới Bảng tính và nhập kết quả vào dòng 4. Lựa chọn hệ số tương ứng gần nhất với số năm mà Bạn dự định sẽ nghỉ hưu. Nhân số tiền ở dòng 4 với 40% để ước tính thu nhập năm Bạn sẽ cần cho năm đầu tiên khi bắt đầu nghỉ hưu.

Con số 40% này ở đâu ra? Tính bình quân, một người cần có nguồn thu nhập thay thế tương đương 80% thu nhập trước khi nghỉ hưu cho cuộc sống hưu trí. Giả định các khoản lương hưu và trợ cấp từ Bảo hiểm xã hội có thể thay thế được 40% thu nhập của người có mức lương trung bình khi họ nghỉ hưu. Do vậy, khoảng 40% còn lại sẽ cần phải được bổ sung từ tiết kiệm của cá nhân. Tuy nhiên, cần nhớ rằng đây chỉ là con số ước tính và Bạn có thể cần nhiều hoặc ít hơn tùy thuộc vào tình hình tài chính cá nhân của Bạn.

Bảng 4 này có thể giúp Bạn hình dung mỗi năm Bạn cần tiết kiệm bao nhiêu để đạt được mục tiêu hưu trí an nhàn. Bảng này ước tính Bạn cần tiết kiệm bao nhiêu % thu nhập hiện tại hàng năm để đạt được mục tiêu. Bạn có thể tiết kiệm thông qua chương trình hưu trí tự nguyện tại công ty hoặc tự tham gia một sản phẩm dành cho cá nhân hoặc cả hai. Mặc dù Bảng tính này không bao gồm các dữ liệu tình hình tài chính cá nhân cụ thể của Bạn, tuy nhiên nó cho Bạn một ý tưởng mỗi năm cần tiết kiệm bao nhiêu tiền và một bức tranh rõ ràng hơn về mục tiêu về cuộc sống hưu trí của Bạn. Càng bắt đầu sớm, tiền tiết kiệm của Bạn càng có nhiều thời gian hơn để đầu tư sinh lời.

Khi điền thông tin vào Bảng tính, hãy nghĩ đến kế hoạch của mình bao gồm khi nào Bạn dự định nghỉ hưu, Bạn có những khoản tiết kiệm nào rồi và Bạn hy vọng được tận hưởng cuộc sống hưu trí an nhàn trong bao nhiêu năm. Dĩ nhiên, kế hoạch và tình hình tài chính của Bạn có thể thay đổi, vì vậy, hãy thường xuyên cập nhật thông tin trong bảng này để phản ánh những thay đổi này.

Các tính toán trong Bảng này được chia làm bốn bước. Để đơn giản hóa cách tính toán, tỷ suất sinh lời giả định là 7%. Cần nhớ rằng đầu tư chứa đựng rủi ro, vì vậy lợi nhuận đầu tư của danh mục cho dù cũng đã được đa dạng hóa gồm cổ phiếu, trái phiếu, cũng sẽ biến động lên xuống và không đảm bảo. Trong Bảng tính này có tính đến yếu tố lạm phát 3%, lương của Bạn giả định sẽ tăng 3% một năm nhưng không bao gồm sự tăng lên của bất kỳ khoản nào khác.

Bước 1

20

1,8061

25

2,0938

30

2,4273

35

2,8139

40

3,2620

45

3,7816

HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH TĂNG LƯƠNG(theo số năm đến tuổi nghỉ hưu)

1. Số năm chuẩn bị nghỉ hưu (tuổi hưu – tuổi hiện tại)

2. Thu nhập năm hiện tại

3. Hệ số điều chỉnh tăng lương

4. Giá trị tiền lương khi nghỉ hưu (2. * 3.)

5. Tỷ lệ thu nhập thay thế x 40%

6. Thu nhập mục tiêu năm đầu tiên nghỉ hưu (4. * 5.)

Ví dụ, hiện nay Bạn 30 tuổi, dự định nghỉ hưu sau 35 năm nữa ở tuổi 65, thu nhập 500.000.000 đồng một năm, tính toán theo Bước 1 như sau:

Ví dụ cho Bước 1

Số năm chuẩn bị nghỉ hưu (tuổi hưu – tuổi hiện tại)

Thu nhập năm hiện tại

Hệ số tăng lương giả định

Giá trị tiền lương khi nghỉ hưu (2. * 3.)

Tỷ lệ thu nhập thay thế

Thu nhập mục tiêu năm đầu tiên nghỉ hưu (4. * 5.)

35

500.000.000

2,8139

1.406.950.000

40%

562.780.000

Page 20: FINANCIAL FITNESS

SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 20

Bước 3

1. Tiết kiệm hiện tại

2. Số năm đến khi nghỉ hưu (từ Bước 1, dòng 1)

3. Hệ số điều chỉnh giá trị

4. Giá trị Số tiền tiết kiệm tại thời điểm nghỉ hưu (dòng 1 x dòng 3)

20

14,2649

25

16,4305

30

18,2204

35

16,6999

40

20,9228

BƯỚC 2: Lấy kết quả tính toán của Bước 1, thu nhập Bạn cần cho năm đầu tiên khi nghỉ hưu, và ước tính số tiền thu nhập Bạn cần để sống hết quãng đời hưu trí còn lại. Khi nghỉ hưu, mặc dù các khoản đầu tư vẫn tiếp tục sinh lời, nhưng chi phí cũng có thể tăng lên hàng năm do lạm phát – nghĩa là cùng số tiền hôm nay sẽ mua được ít thứ hơn đi mỗi năm do chi phí sinh hoạt tăng. Bước 2 ước tính Bạn cần tiết kiệm bao nhiêu, có tính đến khả năng sinh lời của khoản đầu tư và lạm phát trong suốt những năm nghỉ hưu. Con người ngày càng sống thọ hơn, điều đó cũng có nghĩa là Bạn cần có nguồn thu nhập đủ cho 30 năm hoặc hơn nữa. Để chắc chắn, hãy lập kế hoạch sống thọ cho đến khi trên 90 tuổi, để tránh trường hợp không còn đủ thu nhập để sinh sống.

Nhập kết quả của Bước 1 vào dòng 1. Sau đó, nhập số năm nghỉ hưu dự kiến. Lựa chọn hệ số thu nhập dự kiến từ ô bên dưới ở Bước 2 tương ứng gần nhất với số năm Bạn kỳ vọng tận hưởng cuộc sống hưu trí và nhập số vào dòng 3. Nhân dòng 1 với dòng 3 và nhập kết quả vào dòng 4. Đây là số tiền tiết kiệm cần thiết để Bạn sống trọn giai đoạn hưu trí như mong muốn.

Bước 2

1. Thu nhập mục tiêu cho năm đầu tiên khi nghỉ hưu (bước 1)

2. Số năm nghỉ hưu

3. Hệ số điều chỉnh thu nhập

4. Số tiền tiết kiệm cần thiết cho hưu trí (dòng 1 x dòng 3)

Chẳng hạn, Bạn đang lập kế hoạch để có 30 năm nghỉ hưu an nhàn, nhân kết quả của Bước 1 với hệ số điều chỉnh thu nhập tương ứng với 30 năm hưu trí.

Ví dụ, Bạn có số tiền tiết kiệm dành cho hưu trí là 200.000.000 đồng và có kế hoạch nghỉ hưu trong vòng 35 năm tới, cách tính toán như sau:

562.780.000

30

18,2204

10.254.076.000

Ví dụ cho Bước 2

Thu nhập mục tiêu cho năm đầu tiên khi nghỉ hưu (Bước 1)

Số năm nghỉ hưu

Hệ số điều chỉnh thu nhập

Số tiền tiết kiệm cần thiết cho hưu trí (dòng 1 x dòng 3)

200.000.000

35

10,6766

2.135.320.000

Ví dụ cho Bước 3

Tiết kiệm hiện tại (VNĐ)

Số năm đến khi nghỉ hưu

Hệ số điều chỉnh giá trị

Giá trị Số tiền tiết kiệm tại thời điểm nghỉ hưu (VNĐ)

HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH THU NHẬP(theo số năm nghỉ hưu)

BƯỚC 3:Nếu Bạn đã bắt đầu quá trình tích lũy cho hưu trí, xin chúc mừng! Bước 3 ước tính khoản tiền tiết kiệm cho hưu trí của Bạn sẽ tăng lên bao nhiêu vào thời điểm Bạn dự kiến nghỉ hưu.

Dòng 1, nhâp số tiền hiện tại Bạn đã tiết kiệm được. Đảm bảo rằng số này bao gồm tất cả các khoản tiết kiệm và tài sản khác dành cho mục đích hưu trí. Kế tiếp, nhập số năm đến tuổi nghỉ hưu dự kiến – sử dụng cùng con số ở Bước 1. Nhân số tiền tiết kiệm hiện tại với hệ số điều chỉnh giá trị ước tính (tra các ô bên dưới bảng tính ở Bước 3) thích hợp dựa trên số năm đến tuổi nghỉ hưu. Kết quả chính là khoản tiết kiệm hiện tại của Bạn có giá trị bao nhiêu khi Bạn nghỉ hưu

20

3,8697

25

5,4274

30

7,6123

35

10,6766

40

14,9745

45

21,0025

HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH GIÁ TRỊ(theo số năm đến tuổi nghỉ hưu)

Page 21: FINANCIAL FITNESS

SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 21

BƯỚC 4:Gộp chung các số liệu tính toán trên lại với nhau để thấy hiện tại Bạn đang ở đâu và tiết kiệm mỗi năm bao nhiêu phần trăm thu nhập (lương) hiện tại. Tỷ lệ này gọi là “tỷ lệ tiết kiệm mục tiêu”. Tiết kiệm số tiền này hàng năm sẽ giúp Bạn đạt được mục tiêu hưu trí.

Bắt đầu bằng việc nhập số năm đến khi nghỉ hưu trong Bước 1 dòng 1. Kế tiếp, nhập số tiền tiết kiệm ước tính cần thiết lúc nghỉ hưu từ Bước 2. Từ Bước 3, nhập giá trị khoản tiết kiệm vào thời điểm nghỉ hưu vào dòng 3. Lấy dòng 2 trừ dòng 3, nhập số liệu kết quả vào dòng 4 – đây là khoản tiết kiệm hưu trí bổ sung cần thiết.

Nhập mức lương hàng năm hiện tại vào dòng 5. Nhân nó với hệ số điều chỉnh tỷ lệ tiết kiệm (tra các ô bên dưới Bảng tính ở Bước 4) tương ứng với số năm đến tuổi nghỉ hưu và nhập số liệu vào dòng 7. Đây là số tiền tối đa Bạn có thể có nếu Bạn để dành toàn bộ lương từ nay cho đến khi nghỉ hưu bao gồm cả lạm phát và lợi nhuận đầu tư, hoặc số tiền tối đa có thể tiết kiệm được dựa vào tiền lương cho đến khi nghỉ hưu. Thông thường thì chúng ta không tiết kiệm nhiều tới mức như vậy. Con số này chỉ giúp chúng ta hình dung dành bao nhiêu lương để tiết kiệm cho hưu trí. Lấy số ở dòng 4 chia cho dòng 7. Đây là tỷ lệ tiết kiệm mục tiêu của Bạn hoặc tỷ lệ tiền lương dành ra để tiết kiệm (cho hưu trí).

Tỷ lệ mục tiêu bao gồm các khoản đóng góp của người sử dụng lao động vào chương trình hưu trí tự nguyện có sự tài trợ của công ty, do công ty và nhân viên cùng đóng góp. Ví dụ, Bạn là thành viên của một chương trình hưu trí tự nguyện do công ty tài trợ với mức đóng góp của Bạn là 4% và công ty cũng đóng góp 4%, vậy tỷ lệ tiết kiệm của Bạn là 8% lương.

Nên nhớ rằng, Bảng tính này chỉ cho Bạn một ý tưởng rất cơ bản, mục tiêu tiết kiệm. Một số người thì bị chi phí cao khi nghỉ hưu do hoàn cảnh cá nhân, nên quyết định để dành nhiều tiền hơn. Một số người khác lại có nguồn thu nhập bổ sung khác khi nghỉ

hưu như tiền lương hưu và phúc lợi từ chương trình hưu trí truyền thống hoặc từ nguồn khác, nên có thể giảm tỷ lệ tiết kiệm xuống thấp hơn.

Bạn có thể so sánh kết quả với cái mà Bạn đang tiết kiệm sau khi Bạn hoàn thành Bảng 5. Nếu hiện tại Bạn đang tiết kiệm ít hơn (chưa đủ nhiều), thì cũng đừng quá thất vọng. điều quan trọng là hãy bắt đầu tiết kiệm, thậm chí với số tiền nhỏ, và tăng dần số tiền này lên khi có thể. Thường xuyên xem lại các Bảng tính này để cập nhật những thay đổi và theo dõi sự tiến bộ.

Bước 4

1. Thời gian tới khi nghỉ hưu theo năm (từ Bước 1, dòng 1)

2. Số tiền tiết kiệm cần khi nghỉ hưu (từ Bước 2, dòng 4)

3. Giá trị tài sản tiết kiệm hiện có (từ Bước 3, dòng 4)

4. Số tiền cần thêm để nghỉ hưu (dòng 2 trừ dòng 3)

5. Lương hàng năm vào thời điểm hiện tại (từ Bước 1, dòng 2)

6. Dự đoán tỉ lệ tăng trưởng của khác khoản tiết kiệm

7. Giá trị tối đa của các khoản tiết kiệm từ lương khi nghỉ hưu (dòng 5 nhân dòng 6)

8. Tỉ lệ tiết kiệm cần nhắm tới (dòng 4 chia dòng 7

Bước này lấy kết quả từ Bước trước để cho Bạn thấy tỉ lệ tiết kiệm Bạn cần đạt tới.

35

10.254.076.712

2.135.320.000

8.118.756.712

500.000.000

210,3277

105.163.850.000

7,7%

Ví dụ cho Bước 4

Thời gian tới khi nghỉ hưu theo năm

Số tiền tiết kiệm cần khi nghỉ hưu (VNĐ)

Giá trị tài sản tiết kiệm hiện có (VNĐ)

Số tiền cần thêm để nghỉ hưu (VNĐ)

Lương hàng năm vào thời điểm hiện tại (VNĐ)

Dự đoán tỉ lệ tăng trưởng của các khoản tiết kiệm

Giá trị tối đa của các khoản tiết kiệm từ lương khi nghỉ hưu

Tỉ lệ tiết kiệm cần nhắm tới

20

55,2006

25

89,1753

30

138,6986

35

210,3277

40

313,3072

45

460,6579

DỰ ĐOÁN TỈ LỆ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC KHOẢN TIẾT KIỆM(theo thời gian đến khi nghỉ hưu)

Page 22: FINANCIAL FITNESS

SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 22

Sử dụng hai cột đầu tiên trong Bảng tính 5 để lập một ngân sách, đôi khi còn gọi là kế hoạch thu chi hay Bảng hướng dẫn về việc chi tiêu của bản thân. Đừng lo nếu Bạn chưa có tất cả những thông tin trong đó. Bạn có thể ước lượng và điền thông tin chi tiết sau.

Bắt đầu với thu nhập hàng tháng của Bạn. Nếu Bạn biết tổng thu nhập trước thuế hàng năm, lấy số đó chia cho 12 để có thu nhập hàng tháng.

Sau đó, ghi tất cả các khoản chi tiêu hàng tháng của Bạn. Bạn có thể dùng con số trung bình cho những khoản thay đổi hàng tháng, như phí bảo hiểm xe, bằng cách tính tổng những khoản đó trong cả năm rồi chia cho 12. Một khi Bạn biết thu nhập và chi tiêu hàng tháng, lấy con số đó nhân với 12 để có một bảng thu chi cả năm. Nếu Bạn chi nhiều hơn thu, trang mười của tài liệu này giới thiệu một vài cách giảm chi tiêu, tăng thu nhập hay cả hai.

Bảng 5 - Kế hoạch thu chiXem lại bảng tính này mỗi năm để xem Bạn đã thực hiện kế hoạch của mình ra sao. Sử dụng hai cột cuối để theo dõi thu chi thực của bản thân và xem chúng khác với kế hoạch thế nào. Nếu Bạn tiêu hơn dự tính, đánh một dấu cộng, và nếu tiêu ít hơn, đánh một dấu trừ. Làm như vậy sẽ giúp Bạn trong việc tính tổng chênh lệch dự định – thực tế trong năm và tìm cách giảm chi tiêu nếu cần. Mỗi năm, Bạn có thể xem lại kế hoạch thu chi này và thay đổi ngân sách năm sau để giúp thực hiện mục tiêu tài chính của mình.

Cộng tất cả các khoản tiết kiệm hưu trí của Bạn. Chia tổng số tiền tiết kiệm hưu trí cho thu nhập trước thuế của Bạn (dòng đầu tiên trong Bảng) để xác định tỉ lệ tiết kiệm cho hưu trí hiện tại. Bạn có thể so sánh con số này với kết quả từ Bảng tính 4: Tỷ lệ tiết kiệm cần nhắm tới.

1 - Ngân sách

Hàng tháng Hàng năm Chi tiêu thực Nhiều hơn (+) hay ít hơn (-) kế hoạch

2 - Theo dõi sự khác biệt chi tiêu giữa thực tế và ngân sách

THU NHẬP:Tổng thu nhập (trước thuế và các khoản trừ khác)

Các khoản giảm trừ: - Đóng góp vào quỹ hưu trí

- Bảo hiểm y tế, mắt và nha khoa

- Bảo hiểm y tế dài hạn và phòng

ngừa rủi ro mất khả năng lao động

- Bảo hiểm nhân thọ

- Thuế

- Các khoản giảm trừ khác

Thu nhập còn lại cho chi tiêu (tổng thu nhập trừ các khoản giảm trừ)

Thu nhập khác

TỔNG THU NHẬP CÒN LẠI CHO CHI TIÊU

CHI TIÊU - Tiết kiệm và đầu tư

- Cho hưu trí (ngoài đóng góp quỹ hưu trí ở cơ quan)

- Dự trữ tiền mặt

- Trả góp mua nhà

- Giáo dục

- Khác

Page 23: FINANCIAL FITNESS

SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 23

1 - Ngân sách

Hàng tháng Hàng năm Chi tiêu thực Nhiều hơn (+) hay ít hơn (-)

kế hoạch

2 - Theo dõi sự khác biệt chi tiêu giữa thực tế và ngân sách

Nhà ở - Trả góp mua nhà (bao gồm cả phí vận hành)

- Thuê nhà

- Duy tu bảo dưỡng

Thực phẩm (tại nhà)Các tiện ích cơ bản - Điện

- Internet + Cáp

- Điện thoại

- Nước

Quần áoBảo hiểm - Bảo hiểm xe

- Bảo hiểm nhân thọ

- Bảo hiểm y tế dài hạn và phòng ngừa rủi ro mất khả năng lao động

Trả vay - Vay mua xe

- Vay từ thẻ tín dụng

- Vay đi học

- Vay khác

Phí chăm sóc trẻ em và người già - Chăm sóc trẻ em

- Chăm sóc người già

Chi phí cá nhân - Cắt tóc/Spa

- Giặt ủi

- Tập thể dục

- Khác

Đi lại - Sửa chữa và bảo dưỡng xe

- Xăng dầu

- Chỗ đậu xe

- Phương tiện công cộng

Page 24: FINANCIAL FITNESS

SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 24

1 - Ngân sách

Hàng tháng Hàng năm Chi tiêu thực Nhiều hơn (+) hay ít hơn (-)

kế hoạch

2 - Theo dõi sự khác biệt chi tiêu giữa thực tế và ngân sách

Dịch vụ y tế - tự trả - Bảo hiểm y tế, mắt và nha khoa (nếu không mua theo chương trình của cơ quan)

- Khám bệnh tại nhà

- Viện phí

- Thuốc men

- Thuốc tự mua

- Những chi phí khác

Du lịch, nghỉ dưỡngGiải trí - Ăn ngoài

- Theo đuổi sở thích

- Xem phim, ca nhạc, kịch

Từ thiệnKhác - Quà tặng

- Phí thành viên

- Các chi tiêu cho thú nuôi

Tổng chi tiêuChênh lệch tổng thu chi

- Cộng các khoản tiết kiệm(Đóng góp hưu trí ở cơ quan + tiết kiệm cá nhân)

- Đóng góp của công ty

Tổng tiết kiệm cho hưu tríTỉ lệ tiết kiệm cho hưu trí hiện tại

Tỉ lệ tiết kiệm cần nhắm tới (ở Bảng 4)

Page 25: FINANCIAL FITNESS

SỨC KHỎE TÀI CHÍNH 25

Bảng này sẽ giúp Bạn sắp xếp các khoản nợ để lên kế hoạch trả mỗi khoản và theo dõi tiến độ thực hiện của bản thân. Bạn có thể tiết kiệm được tiền trả lãi, phí phạt chậm trả, và trả những hóa đơn cũ để đầu tư cho hưu trí và các mục tiêu khác của mình.

Trong Bảng 6, hãy liệt kê khoản vay mua nhà trước, nếu có, sau đó ghi các khoản vay mua xe, vay cho giáo dục, vay thẻ tín dụng, và các khoản nợ khác. Ở cột cuối cùng, ghi lại thứ tự ưu tiên trả nợ của Bạn. Thông thường, Bạn nên trả khoản vay có lãi suất cao nhất trước. Tuy nhiên, nếu Bạn có một khoản nợ nhỏ, Bạn có thể trả để loại nó khỏi danh sách. Có nhiều website và ấn phẩm hữu ích giúp Bạn có thể lập một bảng báo cáo tài chính của bản thân, làm thế nào để nâng mức tín nhiệm tín dụng, tính toán thời gian trả nợ thẻ tín dụng và các thông tin khác.

Bảng 6 - Giảm nợ

%

%

%

%

%

Chủ nợ Lãi suất Dư nợ

(VNĐ)

Mức dự định trả

(VNĐ)

Ưu tiên (#)Mức trả tối thiểu hàng tháng

(VNĐ)