54

Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks
Page 2: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Đề tài: Hãy đánh giá chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks, các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được gì từ chính sách này?

Page 3: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Danh sách thành viên: 1. Đào Thanh Quý (L)2. Tạ Văn Giang3. Phạm Thị Yến Thanh4. Phạm Minh Đông5. Phan Nhựt Thanh6. Bùi Phước Hoài Thương7. Nguyễn Văn Ba8. Nguyễn Thạnh Huy9. Nguyễn Đức Thuận10. Ngô Thanh Thuý Vy

Kimochi team

Page 4: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

1.Giới thiệu về Starbucks

2.Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

3.Doanh nghiệp VN học hỏi được gì từ những chính sách này

Page 5: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Năm 1971, một quán cà phê đã được mở tại Seattle, lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Moby-Dick, cái tên Starbucks đã ra đời. Và chính quán cà phê nhỏ này đã trở thành thương hiệu cà phê lớn nhất thế giới dưới sự dẫn dắt của CEO – Howard Schultz.

Page 6: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Với hơn 21.000 cửa hàng đặt tại 65 quốc gia, Starbucks trở thành chuỗi cà phê số một thế giới và là một trong những công ty phát triển nhanh nhất tại Mỹ.

Page 7: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

CEO – Howard Schultz

Page 8: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Tầm nhìn

Cà phê của chúng tôiChúng tôi đã, đang và sẽ luôn chú trọng vào chất lượng. Chúng tôi say mê tìm nguồn cung ứng cà phê hạt ngon nhất theo cách có đạo đức, rang chúng một cách cực kỳ cẩn thận và cải thiện cuộc sống của những người trồng cà phê. Chúng tôi quan tâm sâu sắc đến tất cả các hoạt động này; công việc của chúng tôi không bao giờ kết thúc.

Page 9: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Cộng sự của chúng tôiChúng tôi đã kêu gọi các đối tác vì đó không chỉ là công việc mà còn là niềm đam mê của chúng tôi. Đồng thời, chúng tôi nắm lấy sự đa dạng để tạo ra một nơi mà mỗi chúng ta có thể là chính mình. Chúng tôi luôn đối xử với nhau một cách tôn trọng và đường hoàng. Và chúng tôi giữ cho nhau ở trong chuẩn mực đó.

Page 10: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Khách hàng của chúng tôiKhi chúng tôi tham gia hoàn toàn, chúng tôi giao thiệp, tươi cười và nâng cao cuộc sống của khách hàng – ngay cả khi chỉ là một vài khoảnh khắc. Chắc chắn là thế, điều này bắt đầu bằng lời hứa về đồ uống được pha hoàn hảo. Tuy nhiên, công việc của chúng tôi vượt xa điều đó. Đó thực sự là về kết nối nhân văn.

Page 11: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Cửa hàng của chúng tôiKhi khách hàng của chúng tôi cảm nhận được cảm giác gần gũi, các cửa hàng của chúng tôi trở thành nơi trú ẩn, nghỉ ngơi cho những lo lắng bên ngoài, một nơi bạn có thể gặp gỡ bạn bè. Đó là về sự tận hưởng tốc độ của cuộc sống – đôi khi chậm và đậm đà hương vị, đôi khi lại nhanh hơn.

Page 12: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Khơi nguồn cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con

người – một người, một cốc cà phê và một tình hàng xóm

vào một thời điểm.

Sứ mệnh

Page 13: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Phân khúc thị trường của Starbucks là nhắm vào tầng lớp trung lưu, văn phòng. Công ty đã thành công trong việc định vị

thương hiệu trong đầu khách hàng là một loại cà phê cao cấp, “đắt giá nhưng đáng giá”.

Page 14: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Các sản phẩm chủ yếu của Starbucks

Page 15: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Các cửa hàng của Starbucks kinh doanh chủ yếu:- Cà phê- Các thức uống khác (nước ép, trà, sữa…)- Bánh ngọt, chocolate, kẹo…- Thức ăn nhẹ

Page 16: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Tuỳ theo hàm lượng sữa mà từng cốc cà phê có tên gọi khác nhau

Page 17: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

2. Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks ở Việt Nam

Page 18: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Tuỳ từng thị trường mà Starbucks lựa chọn phương án đầu tư thích hợp, thệm vào đó là sử dụng các sản phẩm địa phương để chinh phục chính nơi đó

Page 19: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Khi xâm nhập vào Trung Quốc, Starbucks bán các thức uống có vị trà xanh, hay bán bánh Trung thu nhân dịp Trung thu.

Page 20: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Hay khi xâm nhập Việt Nam đã thu mua cà phê Arabica vì khẩu vị người Việt vốn thân quen với hương vị đó.

Starbucks phải thích nghi với môt thị trường không xem cà phê là fastfood mà là thứ để nhâm nhi với gu “đậm, đặc,

đắng” đặc trưng, khác xa với những gì Starbucks đã nghĩ.

Page 21: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Không lựa chọn đầu tư trực tiếp, mà bắt tay với đối tác có tên tuổi là Coffee Concepts Việt Nam thuộc Tập đoàn Maxim Hồng Kông, Starbucks cho biết sẽ xây dựng mô hình kinh doanh kết

hợp giữa tính toàn cầu và văn hóa bản địa tại Việt Nam.

Page 22: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

VN vốn là một quốc gia có truyền thống uống cà phê lâu đời, chính vị vậy thông qua Coffee Concepts mà Starbucks có thể

dễ dàng xâm nhập vào VN.Coffee Concepts có rất nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý rất

nhiều cửa hàng ở miền nam Trung Quốc và VN.

Page 23: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Tuy nhiên Starbucks phải cạnh tranh với những đối thủ như Highlands Coffee và Trung Nguyên Coffee.

Page 24: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Marketing mẫu mựcTại sao lại có 2 cửa hàng Starbucks trong cùng một tòa nhà

hay 3 cái trên cùng một con phố?

Page 25: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Vì cái nhỏ hơn sẽ thay cho tấm biển quảng cáo hay cả triệu đô cho vài giây ngắn ngủi trên màn hình lớn giữa giờ nghỉ trong một trận đấu thể thao. Và cho dù tính trung bình một cái mới mở sẽ ăn vào 30% doanh thu của cái ngay cạnh đó, thì thà tự cấu bớt lợi nhuận của mình còn hơn để rơi vào tay đối thủ.

Page 26: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Chi phí quảng cáo của Starbucks chỉ chiếm 1% trái ngược với những chiến lược thông minh khác mà chi phí lên đến 10%.

Page 27: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Starbucks còn sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter… không phải để quảng cáo 1 cách tràn lan mà để kể những câu chuyện về thương hiệu của mình, hay

khuyến khích khách hàng chia sẻ những khoảnh khắc tuyệt vời cùng Starbucks.

Page 28: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Starbucks có riêng một studio chuyên để thiết kế và sản xuất âm nhạc riêng cho công ty.

Page 29: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Third place (nơi chốn thứ ba)Đúng với tên gọi của nó, Starbucks đang tạo ra một nơi chốn

thân thuộc cho mọi người sau gia đình và nơi làm việc. Để làm được điều đó, Starbucks đã tạo ra 1 không gian ấm cúng bằng

nội thất gỗ cao cấp kèm gam màu nâu ấm cúng, thân thuộc.

Page 30: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Nhân viên sẽ gọi tên bạn theo đúng tên mà họ ghi trên cốc cà phê, điều đó tạo cho bạn một cảm giác thân quen và cũng là

một điểm đặc biệt thu hút khách hàng.

Page 31: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks
Page 32: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Chọn đúng đối tácTrong những năm qua Starbucks liên tiếp hợp tác với nhiều đối tác để mở rộng kinh doanh của mình. Công ty này hợp tác với Barnes & Noble vào năm 1993. Còn điều gì thú vị hơn là vừa

đọc một cuốn sách vừa thưởng thức một tách cà phê?

Page 33: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Năm 2006, Starbucks đã hợp tác với Apple, cho phép mọi người mua

những bài hát trên iTunes mà họ đã nghe ở

Starbucks.

Page 34: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Bạn có thể thanh toán tiền cà phê với những chiếc điện thoại iPhone hay Blackberry.

Page 35: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Starbucks cũng tạo mối quan hệ đối tác với Pepsi-Cola vào năm 1996, ra đời phiên bản đồ uống đóng chai Starbucks Frappuccino.

Trong năm đó, Công ty cũng hợp tác với Dreyer’s Grand Ice Cream để cho ra đời Starbucks Ice Cream và quán bar có tên Starbucks Ice Cream.

Page 36: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Công ty cũng phối hợp với một số tổ chức như Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ, tổ chức Global Green USA và Save the Children để

giúp phục vụ và phát triển cộng đồng.Dù bạn hợp tác với các doanh nghiệp hỗ trợ hoặc các tổ chức phi lợi nhuận, hãy làm một cách tuyệt vời để quảng bá thương hiệu của bạn với những thị trường mới một cách hiệu quả và

nhanh chóng.

Page 37: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Dám thay đổi

Page 38: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Ít có một thương hiệu nào dám thay đổi thương hiệu của mình trên thế giới, nhất là khi nó đã thành công. Starbucks đã làm điều đó và tạo ra biểu tượng Starbucks giản đơn nhất, nữ thần tự do Siren được giải phóng khỏi vòng tròn gò bó, để thoả sức được sáng tạo.

Page 39: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

3.Doanh nghiệp VN học hỏi được gì từ những chính sách này

Page 40: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

#1 Bắt đầu với một ý tưởng kinh doanh tốt

Page 41: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Trước đây, quán cà phê được hiểu như một điểm tụ tập. Nó không chỉ là một nơi để có được một tách cà phê ngon mà còn là trung tâm xã giao và tranh luận trí tuệ, đặc biệt là các sinh viên và các chuyên gia đô thị trẻ.Starbucks đã tạo ra một trào lưu rất khác. Nó biến một sản phẩm thông thường và khiêm tốn thành một trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng để họ sẵn sàng mang nó theo bên mình khi ra ngoài.

Page 42: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Những doanh nghiệp nhỏ muốn kinh doanh thành công quan trọng phải có ý tưởng độc đáo. Phần đông người tiêu dùng lựa chọn bạn đơn giản vì họ thấy sự khác biệt với những hàng quán xung quanh.

Page 43: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

#2 Suy nghĩ ra ngoài tầm với của bạn

Page 44: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Sức mạnh của Starbucks nằm ở chỗ khả năng đột phá trên cơ hội ngay cả khi đó mới chỉ là những ý tưởng vạch ra trên giấy. Khả năng của Starbucks suy nghĩ rộng, ra bên ngoài những gì họ đang sở hữu, tuy nhiên, họ cũng phải tin mình làm được chứ không chỉ là ý nghĩ viển vông.

Page 45: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Điểm chung của những doanh nghiệp nhỏ là có tầm nhìn hạn

chế, bởi họ luôn lo sợ khả năng của mình. Chính vì thể chẳng bao giờ họ có đủ động lực để

bứt phá.

Page 46: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

#3 Đào sâu vào ví tiền của khách hàng

Page 47: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Chẳng hạn như, khi thấy một khách hàng mua một cốc cà phê nóng, những nhân viên Starbucks ngay lập tức gợi ý thêm món bánh mì nóng hoặc bánh ngọt đi cùng với cà phê. Thậm chí, trong năm nay, tại một số cửa hàng Starbucks, họ còn có kế hoạch giới thiệu đĩa CD từ hãng âm nhạc Hear Music của họ trong khi khách hàng đang thưởng thức cà phê.

Page 48: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Đây là một cách thông minh để thu hút khách hàng, tăng giá sản phẩm từ đó buộc khách hàng phải bỏ ra nhiều tiền hơn nhưng vẫn cảm thấy thực sự hài lòng. Những khách hàng ở lại lâu hơn tại cửa hàng sẽ càng có khả năng tiêu nhiều tiền hơn thay vì là họ chỉ đến và mua một cốc cà phê take-away.

Page 49: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

#4 Nguồn thu nhập đa dạng

Page 50: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Theo Datamonitor, Starbucks triển khai hình thức bán lẻ của mình bằng cách trộn nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Trong năm tài chính 2003, danh mục kinh doanh của Starbucks có khoảng 78% là đồ uống, 12% là các mặt hàng thực phẩm, cà phê nguyên hạt chiếm 5% và 5% còn lại là thiết bị pha cà phê và phụ kiện.

Page 51: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Đối với những doanh nghiệp nhỏ, khả năng thành công vào thời điểm ban đầu là khá khó. Họ cần chuẩn bị cho mình ít nhất một phương án dự phòng để có thể ứng phó với những tình huống xấu nhất đồng thời nguồn doanh thu này có thể sử dụng để bù đắp phần thiếu hụt bên kia. Tuy nhiên, cũng được phủ quá rộng mặt bằng kinh doanh của mình bởi việc kiểm soát và quản lý nó thực sự không dễ dàng như việc “xếp trứng” vào mỗi giỏ đâu.

Page 52: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

#5 Tận dụng nguồn nhân lực

Page 53: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks

Một trong những kinh nghiệm tuyển dụng được Howard Schultz chia sẻ khá thú vị, có lẽ nó trái ngược với những quan niệm về nhân sự đang rất phổ biến ở nước ta: “Chúng tôi không cần tuyển những người có nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi cũng không cần tuyển những người phải được đào tạo chính quy. Chúng tôi tuyển những người yêu thích công việc, yêu cà phê, thể hiện niêm đam mê với càm phê.

Page 54: Chính sách đầu tư vào Marketing của Starbucks