9

Click here to load reader

Thông tư số 29/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện lương tối thiểu 2013

Embed Size (px)

DESCRIPTION

tt29/2012/TT-BLĐTBXH, hướng dẫn thực hiện lương tối thiểu 2013, lương tối thiểu 2013, luong toi thieu 2013

Citation preview

Page 1: Thông tư số 29/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện lương tối thiểu 2013

Thông tư số 29/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện lương tối thiểu 2013

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ

gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chứ có thuê mướn lao động.

Căn cứ Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định mức lương tối

thiếu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá

nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động; Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng

12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương; Bộ trưởng Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 12

năm 2012 của Chính phủ quy định mức lương tối thiếu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh

nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao

động,

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không đăng ký lại theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 170 Luật

Doanh nghiệp).

2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt

Nam có thuê mướn lao động.

3. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao

động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định

khác). Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này sau đây gọi

chung là doanh nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

2. Viên chức quản lý do doanh nghiệp trả lương, bao gồm: thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội

đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế

toán trưởng, Kiểm soát viên và những người làm công tác quản lý khác.

Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

1. Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là mức

lương tối thiểu vùng) như sau:

Page 2: Thông tư số 29/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện lương tối thiểu 2013

a) Mức 2.350.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 2.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 1.800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 1.650.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV.

2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số

103/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ.

3. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:

a) Địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời thực hiện theo mức lương tối thiểu vùng đối với địa

bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách; trường hợp địa bàn được thành lập mới từ các địa bàn có mức

lương tối thiểu vùng khác nhau thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu

vùng cao nhất; trường hợp thành lập thành phố trực thuộc tỉnh từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc

vùng IV thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với địa bàn thuộc vùng III.

b) Doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn liền nhau có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì thực hiện

mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất; doanh nghiệp có đơn vị, chi

nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở

địa bàn nào, thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó.

c) Khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì doanh

nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất đó thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn

có mức lương tối thiểu vùng cao nhất; trường hợp khu công nghiệp, khu chế xuất có các phân khu nằm trên

các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì doanh nghiệp hoạt động trong phân khu nằm trên

địa bàn nào, thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó.

Điều 4. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

1. Mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và

người lao động thỏa thuận tiền lương trả cho người lao động, nhưng phải bảo đảm mức lương tính theo

tháng trả cho người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình

thường, bảo đảm đủ số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công

việc đã thỏa thuận, không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

2. Mức lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy

nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Người lao động đã

qua học nghề bao gồm: - Những người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học nghề theo

quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục

quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo; - Những người đã được cấp chứng chỉ nghề,

bằng nghề theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005; - Những người đã được

cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp

nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề

Page 3: Thông tư số 29/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện lương tối thiểu 2013

quy định tại Luật Dạy nghề; - Những người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ nghề của cơ sở đào tạo nước

ngoài; - Những người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra,

bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

3. Mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định dùng làm căn cứ để xác định và điều chỉnh các mức

lương của người lao động làm việc trong doanh nghiệp xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương theo

quy định của pháp luật lao động như sau:

a) Đối với doanh nghiệp đã xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương thì căn cứ vào mức lương tối

thiểu vùng do Chính phủ quy định để xem xét, điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương

nhưng phải bảo đảm các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương theo đúng quy định của pháp luật

lao động; xác định, điều chỉnh các mức lương, phụ cấp lương trong hợp đồng lao động và các chế độ khác

đối với người lao động cho phù hợp.

b) Đối với doanh nghiệp chưa xây dựng thang lương, bảng lương thì căn cứ mức lương tối thiểu vùng do

Chính phủ quy định để xác định các mức lương khi xây dựng thang lương, bảng lương của doanh nghiệp và

phải bảo đảm các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương theo đúng quy định của pháp luật lao động;

xác định, điều chỉnh các mức lương, phụ cấp lương trong hợp đồng lao động và các chế độ khác đối với

người lao động cho phù hợp.

c) Việc điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương hoặc xác định các mức lương khi xây dựng

thang lương, bảng lương, mức lương, phụ cấp lương trong hợp đồng lao động và các chế độ khác đối với

người lao động theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này, do doanh nghiệp, Ban chấp hành

công đoàn cơ sở và người lao động thỏa thuận, nhưng phải bảo đảm cân đối hợp lý về tiền lương giữa lao

động chưa qua đào tạo với lao động đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao; giữa

lao động mới được tuyển dụng với lao động có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.

4. Khi áp dụng các quy định tại Thông tư này, doanh nghiệp không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ

tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong

điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng

nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền

thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao

động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

5. Khuyến khích các doanh nghiệp thỏa thuận áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu

vùng do Chính phủ quy định để làm căn cứ thực hiện các chế độ quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này;

trả lương cho người lao động cao hơn so với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 01 năm 2013. Mức lương tối thiểu vùng tại Điều 3

và các chế độ quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 23/2011/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 9 năm 2011 của Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở

Page 4: Thông tư số 29/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện lương tối thiểu 2013

công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có

thuê mướn lao động.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, công ty nhà nước chưa

chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, các tổ chức, đơn vị đang áp dụng chế

độ tiền lương như công ty nhà nước trước đây hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà

nước làm chủ sở hữu (sau đây gọi chung là công ty) khi xác định đơn giá tiền lương của người lao động và

quỹ tiền lương của viên chức quản lý theo Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004;

Nghị định số 207/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004; Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng

5 năm 2007; Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ thì được lựa chọn,

áp dụng mức lương tối thiểu như sau:

a) Đối với công ty bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH, Thông

tư số 08/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 và Thông tư số 27/2010/TT-BLĐTBXH ngày 14

tháng 9 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì được lựa chọn mức lương tối thiểu cao hơn

mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ để xác định đơn giá tiền lương của

người lao động và áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm quỹ tiền lương để xác định quỹ tiền lương kế hoạch

của viên chức quản lý, nhưng phải bảo đảm mức tăng (theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân kế hoạch so với

thực hiện năm trước liền kề (từ quỹ tiền lương được chủ sở hữu phê duyệt) của viên chức quản lý chuyên

trách không vượt quá mức tăng (theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân kế hoạch so với thực hiện năm trước liền

kề của người lao động.

b) Đối với công ty không bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH,

Thông tư số 08/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 và Thông tư số 27/2010/TT-BLĐTBXH

ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, không xây dựng và báo cáo đơn giá

tiền lương hoặc kế hoạch sản xuất, kinh doanh lỗ hoặc không có lợi nhuận thì áp dụng mức lương tối thiểu

chung do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ để xác định đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương chế độ của

người lao động, quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện và quỹ tiền lương chế độ của viên chức

quản lý. Trường hợp khi xác định quỹ tiền lương thực hiện của người lao động, đối với người lao động có

mức tiền lương chế độ (hệ số lương hiện hưởng theo thang lương, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định

số 205/2004/NĐ-CP, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ nhân với mức lương tối thiểu chung)

thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì được tính thêm chênh lệch giữa mức tiền lương chế độ và mức lương

tối thiểu vùng để bổ sung vào quỹ tiền lương thực hiện và trả lương cho người lao động.

c) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc công ty được lựa chọn áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn mức

lương tối thiểu chung, nhưng không được vượt quá mức tiền lương tối thiểu do công ty lựa chọn để tính đơn

giá tiền lương và phải bảo đảm không làm tăng thêm chi phí quản lý của Ban quản lý dự án để làm cơ sở lập

quỹ tiền lương để trả lương cho người lao động.

d) Khi Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012 có hiệu lực thi hành, các văn bản quy định về tiền lương

tối thiểu chung, thang lương, bảng lương được thay thế bằng các văn bản khác thì các quy định về tiền lương

tối thiểu chung, thang lương, bảng lương tại điểm a, b, c nêu trên được thực hiện theo quy định của văn bản

thay thế.

Page 5: Thông tư số 29/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện lương tối thiểu 2013

4. Kinh phí thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Thông tư này được hạch toán vào giá

thành hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,

Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có

trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp phản ánh về Bộ

Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn bổ sung kịp thời.

Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Hướng dẫn về gia hạn thuế năm 2013 theo Nghị quyết số 02/NQ-CP

Nhằm triển khai Nghị quyết số 02 của Chính phủ, tạo điều kiện giảm bớt khó khăn cho các

doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, ngày 8/2/2013 Bộ Tài chính đã ban

hành Thông tư số 16/2013/TT-BTC hướng dẫn việc thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP về một

số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu..

Chúng tôi xin tóm lược một số nội dung chính của Thông tư 16/2013/TT-BTC như sau:

Gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Gia hạn 06 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phát

sinh phải nộp quý I và 03 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế thu nhập doanh

nghiệp phát sinh phải nộp quý II và quý III năm 2013 cho các đối tượng sau:

+ Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, bao gồm cả chi nhánh, đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán độc lập,

hợp tác xã (sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian năm và có doanh thu năm không quá 20

tỷ đồng). Không áp dụng gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các đối tượng doanh nghiệp hoạt

động trong các lĩnh vực: Tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; chứng khoán; xổ số; trò chơi có thưởng; kinh

doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và tổ chức kinh tế là đơn vị sự nghiệp.

+ Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động (sử dụng trên 300 lao động) trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế

biến: Nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng công trình hạ tầng kinh tế –

xã hội

+ Doanh nghiệp đầu tư – kinh doanh (bán, cho thuê, cho thuê mua) nhà ở.

Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn

♦ Số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải nộp quý I, quý II và quý III năm 2013 của doanh nghiệp

thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế là số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý I, quý II và quý III

năm 2013.

♦ Số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế được xác định theo kết quả hạch toán kinh doanh

của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động kinh doanh được gia hạn

nộp thuế.

Page 6: Thông tư số 29/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện lương tối thiểu 2013

♦ Trường hợp doanh nghiệp vừa có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được gia hạn nộp thuế vừa

có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh không được gia hạn nộp thuế thì phải hạch toán riêng thu

nhập từ hoạt động kinh doanh được gia hạn nộp thuế và hoạt động kinh doanh không được gia hạn nộp

thuế để kê khai nộp thuế riêng. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế thu nhập doanh nghiệp

tạm tính quý I, quý II, quý III của các hoạt động sản xuất, kinh doanh được gia hạn xác định theo tỷ lệ giữa

tổng doanh thu của các hoạt động sản xuất, kinh doanh được gia hạn với tổng doanh thu thực hiện của

doanh nghiệp.

Thời gian gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp thực hiện kê khai số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý năm 2013 theo quy định

của Luật Quản lý thuế. Thời gian gia hạn nộp thuế là 06 tháng kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế thu nhập

doanh nghiệp đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải nộp quý I năm 2013 và 03 tháng kể từ

ngày hết thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải

nộp quý II năm 2013 và quý III năm 2013 theo quy định của Luật Quản lý thuế như sau:

Kỳ thuế Thời gian nộp chậm nhất

Quý I-2013 30-10-2013

Quý II-2013 30-10-2013

Quý III-2013 30-01-2014

- Trường hợp ngày nộp thuế quy định tại các khoản trên là các ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì

thời gian gia hạn nộp thuế được tính vào ngày làm việc tiếp theo.

Điều kiện, trình tự và thủ tục gia hạn nộp thuế

+ Doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định là doanh nghiệp được thành

lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của

pháp luật và nộp thuế theo kê khai.

+ Doanh nghiệp thuộc đối tượng được gia hạn theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 16/2013/TT-BTC phải

lập Phụ lục số 1 (ban hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TT-BTC) và gửi đến cơ quan thuế quản

lý trực tiếp kèm theo tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý được gia hạn, trong đó xác

định rõ: Trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và số

thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế.

+ Trong thời gian được gia hạn nộp thuế, doanh nghiệp không bị coi là vi phạm chậm nộp thuế và không bị

phạt về hành vi chậm nộp tiền thuế đối với số thuế được gia hạn.

Gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng

Gia hạn 06 tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với số thuế GTGT phát sinh phải nộp của

tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2013 (không bao gồm thuế GTGT ở khâu nhập khẩu) đối với các doanh

nghiệp đang thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuộc các đối tượng sau đây:

Page 7: Thông tư số 29/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện lương tối thiểu 2013

+ Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Không áp dụng gia hạn 06 tháng thời hạn nộp thuế GTGT đối với

các đối tượng sau đây: Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng

khoán, xổ số, trò chơi có thưởng, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt v à tổ

chức kinh tế là đơn vị sự nghiệp.

+ Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm sản, thuỷ

sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế – xã hội.

+ Doanh nghiệp đầu tư – kinh doanh (bán, cho thuê, cho thuê mua) nhà ở và doanh nghiệp sản xuất các

mặt hàng: sắt, thép, xi măng, gạch, ngói.

Một số hướng dẫn khác

Các doanh nghiệp thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế GTGT thực hiện kê khai, nộp Tờ khai thuế GTGT

tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2013 theo quy định nhưng chưa phải nộp ngay số thuế GTGT phải nộp phát

sinh trên Tờ khai thuế GTGT đã kê khai.

Kỳ thuế Thời gian nộp chậm nhất

Tháng 01-2013 20-08-2013

Tháng 02-2013 20-09-2013

Tháng 03-2013 21-10-2013

Doanh nghiệp tự xác định thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế GTGT, số thuế GTGT được gia

hạn, kê khai vào Phụ lục 2 (ban hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TT-BTC) và gửi cùng

Tờ khai thuế GTGT của tháng được gia hạn.

Trường hợp doanh nghiệp đã nộp Tờ khai thuế GTGT tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2013 nhưng chưa lập

Phụ lục 2 nêu trên thì lập và gửi bổ sung cho cơ quan thuế. Trong thời gian được gia hạn nộp thuế, đơn vị

không bị xử phạt chậm nộp tiền thuế.

Doanh nghiệp thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế GTGT nếu đã kê khai, nộp thuế đối với số

thuế GTGT phát sinh phải nộp của tháng 1 năm 2013 thì thực hiện kê khai bổ sung điều chỉnh. Sau

khi kê khai điều chỉnh nếu có số thuế nộp thừa được bù trừ vào số thuế GTGT phải nộp của hoạt

động khác hoặc số thuế GTGT phải nộp của kỳ tính thuế tiếp theo hoặc đề nghị hoàn thuế theo quy

định.

Thông tư 123/2012/TT-BTC

Một số qui định mới về thuế TNDN 2012

Page 8: Thông tư số 29/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện lương tối thiểu 2013

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNDN

Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ

cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần.Trường hợp doanh nghiệp

đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xác định doanh thu

để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền thuê bên thuê trả trước cho nhiều năm thì việc xác định số

thuế thu nhập doanh nghiệp từng năm miễn thuế, giảm thuế căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh

nghiệp của số năm trả tiền trước chia (:) số năm bên thuê trả tiền trước.

Quy định rõ doanh thu tính thuế đối với hoạt động kinh doanh sân gôn là tiền bán thẻ hội viên, bán vé chơi

gôn và các khoản thu khác

Các khoản chi được trừ và không được trừ

Về hồ sơ đối với tài sản, hàng hoá bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn được tính vào chi phí được

trừ đối với doanh nghiệp thuộc Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế thì Văn bản xác nhận Ban quản

lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế nơi xảy ra sự việc thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn là trong thời

gian đó có xảy ra thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn.

Hàng hoá bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hoá tự nhiên không được

bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế (bỏ quy định phải nằm trong

định mức do doanh nghiệp xây dựng)

Chi phí khấu hao TSCĐ: Bổ sung Các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định trong nhà nghỉ giữa ca,

nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy

nghề được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố

định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh

doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 2 năm.

Về xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào

sản xuất, kinh doanh: Trường hợp doanh nghiệp không thông báo định mức cho cơ quan thuế đúng thời

hạn quy định thì cơ quan thuế khi thanh tra, kiểm tra có quyền ấn định chi phí nguyên liệu, vật liệu, hàng

hoá. Việc ấn định chi phí nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá được căn cứ theo pháp luật về quản lý thuế.

Chi phí tiền lương bổ sung: Tiền mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động

Chuyển đổi kỳ tính thuế TNDN

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm cả chuyển

đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại) thì kỳ tính thuế thu nhập doanh

nghiệp của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng. Doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu

đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà có thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thì doanh nghiệp được lựa chọn:

Page 9: Thông tư số 29/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện lương tối thiểu 2013

Ưu đãi trong năm chuyển đổi kỳ tính thuế hoặc nộp thuế theo mức thuế suất phổ thông của năm chuyển

đổi kỳ tính thuế và hưởng ưu đãi thuế sang năm tiếp theo.

Xác định thu nhập tính thuế TNDN

Tại Thông tư 123/2012/TT-BTC đã hướng dẫn bổ sung: Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động

sản; chuyển nhượng dự án (không gắn liền với chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất); chuyển

nhượng quyền thực hiện dự án, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy

định của pháp luật phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 25%,

không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, không được bù trừ với thu nhập hoặc lỗ của các hoạt

động sản xuất kinh doanh khác. Trường hợp doanh nghiệp có các hoạt động chuyển nhượng bất động sản;

chuyển nhượng dự án (không gắn liền với chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất); chuyển

nhượng quyền thực hiện dự án, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy

định của pháp luật thì được bù trừ lãi, lỗ của các hoạt động này với nhau.

Xác định lỗ và chuyển lỗ

Thông tư 123/2012/TT-BTC có quy định cụ thể việc chuyển lỗ như sau: Doanh nghiệp sau khi quyết toán

thuế mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo.

Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập chịu thuế của các quý của năm sau khi lập tờ khai

tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.

Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý

trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp,

doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế

của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên.