20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1025 ngày 23/5/2013 - Hợp tác du lịch Việt Nam - Liên bang Nga (Tr.2) - Triển khai nghiêm túc hiệu quả Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam (Tr.7) - Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động biểu diễn nghệ thuật (Tr.16) trong số nàY Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh dự tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII tại TP Cần Thơ Ngày 13/5/2013, Thành ủy thành phố Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII tại TP Cần Thơ, đồng thời nhấn mạnh Thành phố cần xem việc xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hoá là một quá trình lâu dài của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; trong đó, đội ngũ trí thức đóng vai trò quan trọng. (Xem tiếp trang 2) Sản xuất các chương trình băng hình phục vụ đồng bào miền núi, dân tộc Tại Quyết định số 1776/QĐ-BVHTTDL ngày 14/5/2013, Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch sản xuất các chương trình băng hình phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa năm 2013 gồm các chuyên đề: “Kỷ niệm 38 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; Kỷ niệm 123 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5; “Chào mừng Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013”; “Kỷ niệm 68 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 02/9”; “Biển và Hải đảo Việt Nam”; “Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá Việt Nam”; “Kỷ niệm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12”... Mỗi chuyên đề gồm 01 băng gốc và in 360 bộ đĩa hình DVD. M.H Bộ VHTTDL vừa có Công văn số 1704/BVHTTDL-DSVH trả lời tỉnh Phú Thọ về hòn đá lạ tại Đền Thượng, Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Nội dung công văn khẳng định, hòn đá không có trong danh mục hiện vật và nội dung tu bổ Đền Thượng đã được Bộ VHTTDL phê duyệt. Việc đưa viên đá vào Đền Thượng không được dư luận xã hội đồng thuận. Bộ VHTTDL đề nghị tỉnh Phú Thọ chỉ đạo cơ quan chức năng đưa hòn đá ra khỏi Đền Hùng và rút kinh nghiệm trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị của di tích. (Xem tiếp trang 8) Ảnh: c.t.v Yêu cầu chuyển “hòn đá lạ” khỏi Đền Hùng Hòn đá kỳ lạ ở đền Hùng

Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn)

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Tuần tn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đăng trên vanhien.vn

Citation preview

Page 1: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn)

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1025 ngày 23/5/2013

- Hợp tác du lịch Việt Nam -Liên bang Nga

(Tr.2)- Triển khai nghiêm túc hiệu quả Chiến lược phát triển

bóng đá Việt Nam(Tr.7)

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động biểu diễnnghệ thuật

(Tr.16)

trong số này

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh dự tổng kết 15 nămthực hiện Nghị quyếtTrung ương 5 Khóa VIIItại TP Cần Thơ

Ngày 13/5/2013, Thành ủy thànhphố Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị tổngkết 15 năm thực hiện Nghị quyếtTrung ương 5 khóa VIII về “Xây dựngvà phát triển nền văn hóa việt Namtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đánh giá cao kết quảtriển khai thực hiện Nghị quyết Trungương 5 khoá VIII tại TP Cần Thơ,đồng thời nhấn mạnh Thành phố cầnxem việc xây dựng, phát triển sựnghiệp văn hoá là một quá trình lâudài của toàn dân dưới sự lãnh đạo củaĐảng; trong đó, đội ngũ trí thức đóngvai trò quan trọng.

(Xem tiếp trang 2)

Sản xuất các chương trình băng hình phục vụ đồng bào miền núi, dân tộc

Tại Quyết định số 1776/QĐ-BVHTTDL ngày 14/5/2013, Bộ VHTTDLban hành Kế hoạch sản xuất các chương trình băng hình phục vụ đồng bàomiền núi, vùng sâu, vùng xa năm 2013 gồm các chuyên đề: “Kỷ niệm 38năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; Kỷ niệm 123 nămNgày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5; “Chào mừng Năm Du lịch quốc giaĐồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013”; “Kỷ niệm 68 năm Cách mạngtháng Tám và Quốc khánh 02/9”; “Biển và Hải đảo Việt Nam”; “Bảo tồn vàphát huy các giá trị di sản văn hoá Việt Nam”; “Kỷ niệm Ngày Thành lậpQuân đội nhân dân Việt Nam 22/12”... Mỗi chuyên đề gồm 01 băng gốc vàin 360 bộ đĩa hình DVD. M.H

Bộ VHTTDL vừa có Công văn số 1704/BVHTTDL-DSVH trả lời tỉnh PhúThọ về hòn đá lạ tại Đền Thượng, Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Nội dung côngvăn khẳng định, hòn đá không có trong danh mục hiện vật và nội dung tu bổ ĐềnThượng đã được Bộ VHTTDL phê duyệt. Việc đưa viên đá vào Đền Thượngkhông được dư luận xã hội đồng thuận. Bộ VHTTDL đề nghị tỉnh Phú Thọ chỉđạo cơ quan chức năng đưa hòn đá ra khỏi Đền Hùng và rút kinh nghiệm trongcông tác bảo vệ, phát huy giá trị của di tích.

(Xem tiếp trang 8) Ản

h: c

.t.v

Yêu cầu chuyển “hòn đá lạ” khỏi Đền Hùng

Hòn đá kỳ lạ ở đền Hùng

Page 2: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn)

quản lý nhà nước

2 số 1025 l 23.5.2013

Tham gia đoàn đại biểu cấp cao ViệtNam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngdẫn đầu thăm chính thức Liên bang Ngamới đây, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cùngđại diện lãnh đạo Cơ quan Liên bang vềDu lịch Nga đã ký Kế hoạch hợp tácgiữa Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịchvới Cơ quan Liên bang về Du lịch Ngatrong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2013 –2015. Theo Kế hoạch được ký kết: CácBên thường xuyên trao đổi thông tin cậpnhật về tình hình phát triển du lịch, sốliệu thống kê và các thông tin khác liênquan đến du lịch, việc thực hiện chiếnlược marketing du lịch của mỗi nước;chủ trương tăng cường thu hút lượngkhách du lịch từ Việt Nam và Liên bangNga, hỗ trợ các công ty du lịch của ViệtNam và Liên bang Nga tham gia cáctriển lãm du lịch quốc tế cũng như cácsự kiện chuyên ngành được tổ chức trênlãnh thổ hai nước, trong đó bao gồmviệc tham gia triển lãm du lịch quốc tếhàng năm “Intourmarket” tại thành phốMoscow và “International Travel Expo”tại thành phố Hồ Chí Minh; thúc đẩy

trao đổi đoàn chuyên gia, báo chíchuyên ngành du lịch và phát triển hợptác giữa các công ty du lịch của ViệtNam và Liên bang Nga đang đầu tư vàongành du lịch; trao đổi thông tin vàchuyên gia giữa các cơ sở đào tạochuyên ngành và các cơ quan hữu quankhác trong lĩnh vực du lịch nhằm mụcđích học tập, đào tạo, nâng cao trình độchuyên môn đội ngũ cán bộ, nhân viêncho ngành du lịch. Mỗi bên chủ trươngtích cực tham gia vào các hội thảo, hộinghị du lịch do Bên kia tổ chức; trao đổithông tin về pháp luật trong lĩnh vực dulịch của mỗi nước, trong đó bao gồmcác thông tin về hệ thống phân loạikhách sạn và kiểm tra chất lượng dịchvụ du lịch và dịch vụ khách sạn.

Nhằm đảm bảo an toàn cho côngdân hai nước khi đi du lịch tại lãnh thổViệt Nam và Liên bang Nga, các Bên sẽ:Thường xuyên trao đổi thông tin về tìnhhình các vấn đề liên quan đến việc đảmbảo an toàn cho khách du lịch tại lãnh

thổ quốc gia mình, nâng cao chất lượngphục vụ du khách, các biện pháp của cáccơ quan có thẩm quyền của hai nướcứng phó với những hành động bất hợppháp chống lại khách du lịch, nhữngtình huống cấp bách đối với du kháchtrong đó có trường hợp thiếu khả năngthanh toán của các công ty du lịch;thường xuyên tiến hành kiểm tra cáctình huống liên quan đến việc đảm bảoan toàn cho du khách, trình tự và thờihạn cung cấp các dịch vụ cấp cứu y tếcho du khách, chất lượng phục vụ củacác công ty bảo hiểm và các trung tâmy tế; đề nghị các công ty du lịch ViệtNam và Liên bang Nga cần có đội ngũnhân viên có trình độ, không ngừngnâng cao trình độ chuyên môn cho nhânviên ngành du lịch, đặc biệt là trình độngoại ngữ và khả năng sơ cứu y tế chodu khách.

Kế hoạch Hợp tác này có hiệu lực kểtừ ngày ký đến 31/12/2015.

tHtt

Báo cáo đánh giá của Thành uỷ CầnThơ tại Hội nghị đã khẳng định, 15năm thực hiện Nghị quyết Trung ương5 khoá VIII về “Xây dựng và phát triểnnền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc” đã tác động tích cựcđến mục tiêu phát triển kinh tế, chínhtrị, xã hội, an ninh, quốc phòng củathành phố, qua đó, góp phần nâng caonhận thức chính trị, tư tưởng, rèn luyệnđạo đức, lối sống; khơi dậy truyềnthống yêu nước trong cán bộ, đảngviên, quần chúng nhân dân. Việc xâydựng và ban hành các chính sách cóliên quan đến hoạt động văn hoá, vấnđề đầu tư nguồn lực, xây dựng cơ sởcác thiết chế văn hóa được quan tâm.Nhiệm vụ xây dựng con người ViệtNam trong giai đoạn mới được chútrọng, nổi bật là việc triển khai xây

dựng đạo đức lối sống con người ViệtNam gắn với xây dựng các chuẩn mựcđạo đức của từng tổ chức Đảng, cơquan, đoàn thể, cán bộ, đảng viên; xâydựng môi trường văn hóa lành mạnh,gắn phong trào toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa khu dân cư...Qua phong trào này, đến nay thành phốđã công nhận và tái công nhận trên 3,6triệu lượt gia đình văn hoá; xây dựng22 mô hình văn minh đô thị.

Việc sưu tầm, phục dựng, bảo tồnvà phổ biến các hình thức sinh hoạt vănhóa, thể thao dân gian truyền thống,các giá trị văn hóa và văn học nghệthuật các dân tộc thiểu số cũng đượcquan tâm đúng mức. Nhiều dự án vàcác đề tài nhằm phát triển và bảo tồnvăn hóa, đồng thời khuyến khích cáccông trình nguyên cứu văn hóa dân

gian, làng nghề truyền thống, giữ gìnvà phát huy vốn văn hóa vật thể, phi vậtthể cũng được quan tâm đầu tư. Cácngành chức năng thành phố đã tiếnhành sưu tầm hơn 6.300 hiện vật, baogồm các cổ vật, hiện vật về lịch sửkháng chiến, văn hóa dân tộc; thực hiện12 hồ sơ xếp hạng di tích, nghiên cứubảo tồn và phát huy được 14 di sản vănhoá phi vật thể các dân tộc Việt, Hoa,Khmer và khoảng 220 công trình tínngưỡng, tôn giáo khác…

Nhân dịp này, Thành uỷ Cần Thơđã trao tặng bằng khen cho 43 tập thểvà cá nhân xuất sắc trong thực hiệnNghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về“Xây dựng và phát triển nền văn hoáViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc”.

tHttЉ

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh… (Tiếp theo trang 1)

Hợp tác du lịch Việt Nam - Liên bang Nga

Page 3: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn)

quản lý nhà nước

3số 1025 l 23.5.2013

Sáng 15/5, tại trụ sở Bộ VHTTDL,Thứ trưởng Vương Duy Biên đã cóbuổi tiếp và làm việc với Đoàn nhà báoHy Lạp do ông Kouroupis Spyridon -Phó Chủ tịch Đài Truyền hình SBC TVSA làm Trưởng đoàn đang thực hiệntin, bài, ảnh phóng sự về Việt Nam,trong đó có lĩnh vực văn hoá, thể thaovà du lịch.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởngVương Duy Biên trả lời các câu hỏi củaphóng viên Hy Lạp xung quanh cácvấn đề thuộc lĩnh vực do Bộ VHTTDLquản lý, trong đó đặc biệt tập trung vàocác vấn đề khai thác các giá trị văn hoá,

phục vụ du lịch, công tác quảng báhình ảnh đất nước, con người Việt Namđến với bạn bè quốc tế.

Theo Thứ trưởng, để thúc đẩy việcquảng bá hình ảnh đất nước, con ngườiViệt Nam mạnh mẽ hơn nữa đến vớibạn bè quốc tế nói chung, Châu Âu vàHy Lạp nói riêng, Việt Nam đang có kếhoạch xây dựng một số Trung tâm Vănhoá Việt Nam ở nước ngoài. Trong khichưa thực hiện được điều này, Trungtâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp cónhiệm vụ phối hợp với các Đại sứ quánViệt Nam ở các nước Châu Âu thựchiện quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất

nước, con người Việt Nam. Thứ trưởng Vương Duy Biên cho

biết, con số gần 7 triệu lượt khách quốctế đến Việt Nam vẫn còn khiêm tốn vàChính phủ Việt Nam, Bộ VHTTDLđang nỗ lực để con số này tăng lênthông qua việc phát huy những thếmạnh tự nhiên và các giá trị văn hoáđộc đáo của Việt Nam. Thứ trưởngmong muốn các cơ quan báo chí HyLạp tăng cường quảng bá, giới thiệuViệt Nam đến người dân Hy Lạp để cónhiều hơn nữa du khách Hy Lạp đếnvới Việt Nam trong tương lai.

H.H

Thứ trưởng Vương Duy Biên tiếp Đoàn nhà báo Hy Lạp

Đó là chủ đề của Hội thảo khoahọc được Bộ VHttDL tổ chứcngày 15/5 với sự tham gia củanhiều chuyên gia trong các lĩnhvực văn hóa văn nghệ, bảo tồn,bảo tàng…

Phát biểu tại Hội thảo, Thứtrưởng Đặng Thị Bích Liên cho biết,Hội thảo được tổ chức nhằm tổnghợp tình hình xây dựng và phát triểnvăn hoá Việt Nam ở các lĩnh vực chủyếu của văn hoá theo tinh thần Nghịquyết Trung ương 5 khoá VIII về“Xây dựng và phát triển nền văn hoáViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc” từ sau khi có Nghị quyếtđến nay, đồng thời phân tích bốicảnh kinh tế-xã hội tác động đến quátrình xây dựng và phát triển văn hoáViệt Nam, từ đó rút ra những bài họckinh nghiệm.

Báo cáo của Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch cho thấy: Sau 15năm thực hiện Nghị quyết Trungương 5 khóa VIII đã đạt được nhữngthành tựu đáng kể: Vai trò của văn

hóa truyền thống được đề cao, thiếtchế văn hóa được củng cố, tăngcường về số lượng, từng bước nângcao chất lượng; vai trò của văn hóatrong phát triển kinh tế ngày càngđược chú trọng; xã hội hóa hoạt độngvăn hóa được đẩy mạnh nhất là trongcông tác bảo tồn di sản văn hóa, hoạtđộng sân khấu, văn nghệ quầnchúng, giao lưu văn hóa quốc tế, mởrộng hợp tác đào tạo nguồn nhân lực;xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.Phong trào “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa” có tác độngto lớn đối với việc xóa đói giảmnghèo, tương thân tương ái, gópphần ổn định chính trị, giữ gìn, bảovệ trật tự, an toàn xã hội, xây dựngnếp sống văn hóa, môi trường vănhóa lành mạnh ở cơ sở. Việc banhành luật pháp, chính sách về vănhóa được quan tâm và có tác độngtích cực tới đời sống văn hóa- xã hội,tăng cường hiệu lực quản lý nhànước trên lĩnh vực văn hóa.

Tuy nhiên, bên cạnh những thànhtích đạt được, quá trình thực hiện

Nghị quyết qua ba kỳ Đại hội Đảngvẫn còn bộc lộ những hạn chế. Cácgiải pháp lớn đã đi vào đời sốngnhưng vẫn còn có nhiều giải phápchưa được thực hiện một cách triệtđể và hiệu quả…

Theo các đại biểu, để thực hiệncó hiệu quả sự nghiệp xây dựng vănhóa ở nước ta, cần tiếp tục thực hiệnChiến lược phát triển văn hóa đếnnăm 2020; xây dựng và tổ chức thựchiện các kế hoạch văn hóa 5 năm vàhàng năm phù hợp với Chiến lượcphát triển văn hóa và kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội. Trong đó, cầnđặc biệt tập trung tới: Hệ thống vănbản pháp quy nhằm tăng cường cáchoạt động quản lý Nhà nước trongcác lĩnh vực hoạt động văn hóa; nângcao vai trò của các đơn vị quản lýchuyên ngành; tăng cường đầu tưcho các hoạt động văn hóa nghệthuật; nâng cao năng lực của đội ngũcán bộ; đẩy mạnh các hình thức xãhội hóa các hoạt động văn hóa; tăngcường hợp tác quốc tế.

H.P

Thực trạng và giải pháp xây dựng nền văn hóa Việt Namtrong thời kỳ mới

Page 4: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn)

quản lý nhà nước

4 số 1025 l 23.5.2013

Cuộc thi Nghệ thuật Sân khấuTuồng và Dân ca kịch chuyên nghiệptoàn quốc - 2013 chính thức khai mạcvào tối ngày 18/5, tại Trung tâm Vănhóa-Thông tin tỉnh Quảng Nam. Cuộcthi do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchphối hợp với Hội Nghệ sỹ Sân khấuViệt Nam và tỉnh Quảng Nam tổ chức.Tới dự Lễ khai mạc có Uỷ viên BanChấp hành Trung ương Đảng, Bộtrưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch Hoàng Tuấn Anh, đồng chíNguyễn Đức Hải - Uỷ viên Ban Chấphành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnhủy Quảng Nam; lãnh đạo các Sở, Banngành tỉnh Quảng Nam, cùng đôngđảo nhân dân TP.Tam Kỳ cũng có mặtvà cổ vũ cho diễn viên các đoàn Dânca kịch, Nhà hát.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứtrưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biêncho biết, Cuộc thi được tổ chức nhằmtổng kết, đánh giá chất lượng nghệ

thuật, hiệu quả hoạt động nghệ thuậtsân khấu Tuồng, Dân ca kịch chuyênnghiệp toàn quốc trong thời gian qua,trên cơ sở đó xây dựng định hướngphát triển những năm tiếp theo. Đây làdịp để các đơn vị tập trung đầu tư xâydựng vở diễn mới vừa đáp ứng nhucầu thưởng thức nghệ thuật của nhândân vừa thiết thực phục vụ các ngày Lễlớn của đất nước trong hai năm 2014-2015. Đồng thời, đẩy mạnh giao lưu,trao đổi kinh nghiệm, phát hiện sự tìmtòi, sáng tạo mới của các nghệ sỹ, diễnviên và các đơn vị nghệ thuật, từ đó rútra những bài học kinh nghiệm về côngtác quản lý, phương thức hoạt động đểtìm ra các giải pháp bảo tồn và pháttriển nghệ thuật Tuồng và Dân ca kịchchuyên nghiệp trong giai đoạn mới.

Cuộc thi thu hút khoảng 700 nghệsỹ, diễn viên đến từ 11 đơn vị nghệthuật trong cả nước, với 15 vở diễn dựthi, trong đó 09 vở Tuồng và 06 vở

Dân ca kịch. Hội đồng Giám khảo sẽchấm theo thang điểm 10 cho vởdiễn/diễn viên. Theo đó vở diễn/diễnviên đạt từ 9-10 điểm sẽ đạt Huychương Vàng; từ 8,0 đến 8,9 điểm đạtHuy chương Bạc. Số lượng giảithưởng cho vở diễn/diễn viên khôngvượt quá 35% tổng số vở diễn/diễnviên được phân vai trong các vở diễntham gia Cuộc thi, trong đó số lượngHuy chương Vàng cho cho vởdiễn/diễn viên không vượt quá 35%tổng số cơ cấu giải thưởng. Ngoài ra,Hội đồng Giám khảo sẽ đề cử, bìnhchọn và bỏ phiếu kín để tặng giải Xuấtsắc nhất cho tác giả, đạo diễn, nhạc sĩ,họa sĩ có nhiều tìm tòi, sáng tạo manglại hiệu quả cao cho vở diễn.

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thiNghệ thuật Sân khấu Tuồng và Dân cakịch chuyên nghiệp toàn quốc - 2013diễn ra vào ngày 26/5. H.H

Khai mạc Cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu Tuồng và Dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc - 2013

Sáng 15/5, tại Hà Nội, Thứ trưởngLê Khánh Hải đã làm việc với lãnh đạoUBND tỉnh An Giang về Đề án đăng caiĐại hội Thể dục thể thao toàn quốc lầnthứ VIII, năm 2018.

Tại buổi làm việc, Giám đốc SởVHTTDL tỉnh An Giang Nguyễn VănLên đã báo cáo một số nội dung liênquan đến Đề án đăng cai Đại hội Thể dụcthể thao toàn quốc lần thứ VIII, năm2018. Trước đó, theo tinh thần chỉ đạocủa Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại buổilàm việc của lãnh đạo UBND tỉnh AnGiang ngày 24/8/2012, nhân kỷ niệm130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn ĐứcThắng vào năm 2018, tỉnh An Giang đềnghị được chủ trì đăng cai Đại hội Thểdục thể thao toàn quốc diễn ra trong nămnày. Lãnh đạo UBND tỉnh An Giang đãphối hợp với Tổng cục Thể dục thể thaoxây dựng và hoàn thiện Dự thảo Đề án

đăng cai Đại hội Thể dục thể thao toànquốc lần thứ VIII, năm 2018.

Về quy mô của Đại hội, sẽ có 36-38môn thể thao được tổ chức, trong đó có10 môn trọng điểm loại I, 22 môn trọngđiểm loại II, 02 môn thể thao dân tộc, 2-4 môn thể thao cần khuyến khích pháttriển. Thời gian tổ chức Đại hội từ 10-25/8/2018. Lễ khai mạc dự kiến diễn rangày 16/8/2018 tại SVĐ TP LongXuyên. Đại hội sẽ có sự tham gia của 63tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngvà 02 ngành Quân đội, Công an, với lựclượng khoảng 8000-9000 vận động viên,huấn luyện viên, cán bộ chỉ đạo…

Sau khi nghe ý kiến đóng góp củacác đại biểu tham dự buổi làm việc, Thứtrưởng Lê Khánh Hải khẳng định lại việcAn Giang đăng cai tổ chức Đại hội Thểdục thể thao toàn quốc lần thứ VIII theotinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Hoàng

Tuấn Anh tại buổi làm việc trước đó,đồng thời đề nghị, các hoạt động của Đạihội phải có lồng ghép cả văn hoá, du lịchđể tỉnh tăng cường sự quan tâm, đầu tưnguồn lực, cơ sở vật chất, củng cố cácthiết chế văn hoá, thể thao, du lịch nhằmtổ chức thành công Đại hội.

Thứ trưởng Lê Khánh Hải đề nghịAn Giang tiếp tục tiếp thu ý kiến đónggóp của các đại biểu cũng như kinhnghiệm tổ chức trước đó của các địaphương khác để hoàn thiện Đề án; Tổngcục Thể dục thể thao phối hợp với AnGiang hoàn thiện Đề án báo cáo BộVHTTDL trình Chính phủ. Về nguồnvồn đầu tư một số công trình, thiết chếthể thao, văn hoá, Thứ trưởng Lê KhánhHải yêu cầu phía An Giang cần tính toánphù hợp, tiết kiệm, thể hiện trách nhiệmtrước nhân dân, đồng thời tận dụng tốiđa nguồn vốn xã hội hoá. M.H

Thứ trưởng Lê Khánh Hải làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang

Page 5: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn)

quản lý nhà nước

5số 1025 l 23.5.2013

* Ngày 15/5/2013, Bộ VHTTDLcó Quyết định số 1802/QĐ-BVHTTDL thành lập Ban Tổ chứcCuộc thi sáng tác kịch bản tiểu phẩmsân khấu tuyên truyền phòng, chốngbạo lực gia đình do Vụ trưởng VụGia đình Trần Tuyết Ánh làm Trưởngban; ông Hoa Hữu Vân - Phó Vụtrưởng Vụ Gia đình là Phó Trưởngban thường trực; ông Ngô HoàngQuân - Phó Cục trưởng Cục Nghệthuật biểu diễn: Phó Trưởng ban; và07 Ủy viên.

* Ngày 15/5/2013, Bộ VHTTDLcó Quyết định số 1782/QĐ-BVHTTDL cho phép Công tyTNHH Một thành viên Hãng phimTài liệu và Khoa học Trung ươngphối hợp với Hiệp hội các tổ chứcvăn hóa Châu Âu (EUNIC) tổ chứcTuần lễ Phim tài liệu quốc tế 2013,thời gian từ 05-14/6/2013 tại HàNội; tại Trường Đại học Hoa Sen,TP. Hồ Chí Minh từ ngày 10-29/6/2013. Cục Điện ảnh có tráchnhiệm duyệt phim và phim chỉ

được phép trình chiếu khi đã đượcthẩm định.

* Bộ VHTTDL có Quyết định số1771/QĐ-BVHTTDL ngày 14/5/2013giao Nhà hát Ca, Múa, Nhạc nhẹViệt Nam chủ trì, phối hợp với Họcviện Âm nhạc quốc gia Việt Nam,Nhà hát Nhạc, Vũ, Kịch Việt Nam,Công ty TNHH MTV Hãng phimTài liệu và Khoa học Trung ương tổchức thực hiện chương trình nghệthuật trong Lễ trao giải thưởng sángtác, quảng bá tác phẩm văn học,nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Họctập và làm theo tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh” tại Nhà hát Ca, Múa,Nhạc Quân đội.

* Tại Quyết định số 1774/QĐ-BVHTTDL ngày 14/5 của BộVHTTDL về việc thành lập Ban Tổchức biên soạn và in sách xanh về giađình Việt Nam năm 2013 gồm 8thành viên do bà Trần Tuyết Ánh -Vụ trưởng Vụ Gia đình làm TrưởngBan tổ chức; ông Trần HướngDương, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình,

Bộ VHTTDL: Phó Trưởng ban.* Ngày 14/5/2013, Bộ VHTTDL

có Quyết định số 1775/QĐ-BVHTTDL giao Bảo tàng Hồ ChíMinh thực hiện làm 02 phiên bản bứctượng Chủ tịch Hồ Chí Minh của nhàđiêu khắc Trần Văn Lắm đặt tại Côngviên Montreau thành phố Marseilles,ngoại ô Paris, Pháp và gửi sang Phápđể thay thế và dự phòng. Thời gian:trước ngày 19/5/2013. Bảo tàng HồChí Minh chịu trách nhiệm về chấtlượng và mỹ thuật các tượng Chủtịch Hồ Chí Minh.

* Bộ VHTTDL có Quyết định số1855/QĐ-BVHTTDL ngày 16/5/2013giao Vụ Kế hoạch, Tài chính phốihợp với các Tổng cục, Cục, Vụ, Việncó liên quan tổ chức Hội thảo “Đánhgiá hệ thống chính sách đầu tư, tàichính ngành VHTTDL và gia đìnhtrong giai đoạn hiện nay. Thực trạngvà giải pháp” tại Hà Nội vào tháng6/2013 với sự tham dự của khoảng100 đại biểu.

tHtt

VăN BảN mớI

Ngày 16/5, Thứ trưởng Lê KhánhHải đã chủ trì buổi làm việc vớiTổng cục Thể dục thể thao (TDTT)nhằm rà soát lại các công tác chuẩnbị tổ chức hai sự kiện quan trọng củangành. Đó là “Hội nghị trực tuyến vềchia sẻ kinh nghiệm quản lý, khaithác và sử dụng các công trình vănhóa, thể thao cơ sở trên toàn quốc”và “Hội nghị phổ biến và tuyêntruyền về đề án tổng thể phát triểnthể lực, tầm vóc người Việt Nam giaiđoạn 2011-2030” (gọi tắt là Đề án 641).

Tại buổi làm việc, Phó Tổng cụctrưởng Tổng cục TDTT Lâm QuangThành và ông Vũ Trọng Lợi - Vụ

trưởng Vụ Thể thao quần chúng,Tổng cục TDTT đã báo cáo chi tiếtkịch bản tổ chức cũng như công tácliên quan hai Hội nghị này.

“Hội nghị trực tuyến về chia sẻkinh nghiệm quản lý, khai thác và sửdụng các công trình văn hóa, thể thaocơ sở toàn quốc” diễn ra vào ngày23/5 tại 3 điểm cầu: Hà Nội, ĐàNẵng, TP.HCM với số lượng kháchdự kiến gần 200 đại biểu đến từ cáccơ sở hoạt động trong lĩnh vực vănhóa, thể thao trên toàn quốc. Dự kiến,Hội nghị có 9 tham luận của các đơnvị điển hình trong công tác quản lýkhai thác và sử dụng các công trìnhvăn hóa, thể thao. Qua đó, giúp các

đơn vị khác trên toàn quốc cùng hoạtđộng trong lĩnh vực này học tập vàrút ra những bài học kinh nghiệm đểáp dụng vào thực tiễn tại đơn vị mìnhđang quản lý.

Đối với Hội nghị trực tuyến vềphổ biến và tuyên truyền Đề án 641,theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cụcTDTT Lâm Quang Thành, Hội nghịđược coi là bước khởi động quantrọng, ý nghĩa trong thực hiện vàtriển khai Đề án tổng thể phát triểnthể lực, tầm vóc người Việt Nam giaiđoạn 2011-2030. Hiện công tácchuẩn bị phục vụ Hội nghị về cơ bảnđã hoàn tất.

Q.C

Chuẩn bị cho các hội nghị trực tuyến về thể dục thể thao

Page 6: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn)

quản lý nhà nước

6 số 1025 l 23.5.2013

Ngày 14/5, Tỉnh ủy Quảng Nam đãtổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thựchiện Nghị quyết Trung ương 5 KhóaVIII về “Xây dựng và phát triển nềnvăn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc”.

Trong những năm qua, Đảng bộtỉnh Quảng Nam luôn xác định Nghịquyết Trung ương 5 khóa VIII là chủtrương có tầm quan trọng đặc biệttrong đời sống xã hội. Để tạo sự nhậnthức sâu sắc, Tỉnh ủy đã tổ chức triểnkhai Nghị quyết đến cán bộ, đảng viênvà nhân dân. Đồng thời, ban hànhChương trình hành động chỉ đạo cả hệthống chính trị triển khai thực hiệnNghị quyết. Qua đó đã tạo sự chuyểnbiến căn bản trong nhận thức và hànhđộng của cán bộ, đảng viên và các tầnglớp nhân dân về vị trí, vai trò của vănhóa đối với sự nghiệp xây dựng và bảovệ Tổ quốc.

Việc bảo tồn và phát huy các giá trị

văn hóa, xây dựng các thiết chế, phongtrào văn hóa ngày càng được củng cốvà phát triển rộng khắp, được nhân dânnhiệt tình ủng hộ và tích cực tham gia.Trong đó, công tác xây dựng conngười Việt Nam được chú trọng;phong trào “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa” đã tạo ra khởisắc mới; cảnh quan môi trường, kiếntrúc đô thị ngày càng khang trang, tìnhlàng nghĩa xóm được khơi dậy; côngtác bảo tồn và phát huy các giá trị vănhóa truyền thống của các dân tộc ngàycàng được chú trọng; việc sưu tầm,nghiên cứu, phổ biến các giá trị vănhóa, các hoạt động văn học - nghệthuật, sự nghiệp giáo dục - đào tạo,khoa học - công nghệ đã có nhữngbước tiến vượt bậc…

Tại Hội nghị, các đại biểu đã báocáo tham luận đánh giá, nhìn nhận việcxây dựng, bảo vệ và phát huy các giátrị văn hóa của các cấp ủy, chính

quyền, các ngành chức năng trên địabàn tỉnh, trong đó, các vấn đề như:Nâng cao vai trò, trách nhiệm của hệthống chính trị trong công tác bảo tồnvà phát huy các giá trị văn hóa địaphương; tăng doanh thu thương mại,du lịch mà vẫn phát huy giá trị văn hóabản địa một cách cao nhất; bảo tồn,phát huy tính dân tộc trong văn học,nghệ thuật đương đại; nâng cao chấtlượng, hiệu quả của công tác bảo tồnvà phát triển văn hóa Quảng Nam thờikỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa… được các đại biểu quan tâm,thảo luận.

Nhân dịp này, UBND tỉnh QuảngNam đã trao tặng Bằng khen cho 147tập thể và cá nhân có thành tích xuấtsắc, tiêu biểu trong 15 năm thực hiệnNghị quyết Trung ương 5 Khóa VIIIvề “Xây dựng và phát triển nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc” trên địa bàn tỉnh. tHtt

Quảng Nam: Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết TW 5 Khóa VIII

Trong các ngày 9 và 10/5, Thứtrưởng Lê Khánh Hải cùng đoàn cánbộ ngành tới khảo sát điều kiện cơ sởvật chất tại 07 cơ sở thể thao gồm:Trung tâm đào tạo VĐV cấp cao HàNội, Trung tâm văn hóa thể thaohuyện Từ Liêm, Thanh Trì, quận TâyHồ, quận Cầu Giấy, Nhà thi đấu GiaLâm, Cung thể thao Quần Ngựa đểnắm rõ thực trạng điều kiện cơ sở vậtchất tại các cơ sở đang hoạt độngtrong lĩnh vực TDTT, từ đó có đánhgiá tổng quát và đưa ra những địnhhướng đầu tư phù hợp nhằm phục vụcho ASIAD 18 năm 2019.

Theo đánh giá bước đầu của đoànkhảo sát, về cơ bản hầu hết 7 cơ sởthể thao kể trên đều có cơ sở vật chấtkhá tốt, có thể đảm bảo yêu cầu tổ

chức thành công các giải thể thaotrong nước. Đặc biệt, trong đó có nhàthi đấu TDTT nằm trong Trung tâmvăn hóa thể thao của một số quận,huyện đều có thể đăng cai tổ chức tốtcác giải thể thao quốc tế.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạngmục tại các cơ sở còn chưa đạt yêucầu như hệ thống điều hòa hay hệthống phòng tại các nhà thi đấuTDTT kể trên hầu hết còn thiếu hayđã xuống cấp. Do vậy, để phục vụcho những mục tiêu lớn hơn củangành TDTT nước nhà, đặc biệt làASIAD 18 vào năm 2019, thì cầnphải có kế hoạch nâng cấp, sửa chữa,bổ sung kịp thời.

Trong đợt khảo sát lần này, Thứtrưởng Lê Khánh Hải đã đánh giá

cao công tác tổ chức, quản lý của cáccơ sở thể thao đồng thời cho rằngđây chính là một thuận lợi lớn trongquá trình Việt Nam chuẩn bị hướngđến ASIAD 18. Thứ trưởng đề nghị07 cơ sở thể thao này cần tăng cườnghơn nữa việc khai thác các hạng mụccông trình thể thao phục vụ nhu cầutập luyện TDTT của đông đảo quầnchúng nhân dân nằm trên địa bàn,đồng thời cũng cần lưu tâm tới côngtác vệ sinh môi trường.

Sau đợt khảo sát này, trong tháng6 tới đoàn sẽ tới thăm thực tế cáctỉnh phía Bắc, nơi dự kiến tổ chứcmột số môn thể thao nằm trong hệthống thi đấu của ASIAD 18 năm2019 được tổ chức tại Việt Nam.

t.Hiếu

Thứ trưởng Lê Khánh Hải khảo sát các cơ sở thể thao tại Hà Nội

Page 7: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn)

7số 1025 l 23.5.2013

quản lý nhà nước

Ngày 13/5, Bộ trưởng BộVHTTDL đã ban hành Chỉ thị yêu cầucác cơ quan, đơn vị trong toàn ngànhthực hiện nghiêm túc, khẩn trương vàcó hiệu quả “Chiến lược phát triểnbóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầmnhìn đến năm 2030” được Thủ tướngChính phủ phê duyệt tại Quyết định số419/QĐ-TTg ngày 08/3/2013.

Cụ thể, trong Quý II/2013, cácđơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL, SởVHTTDL các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương và Liên đoàn Bóngđá Việt Nam tổ chức nghiên cứu,quán triệt toàn diện, sâu sắc nội dungcủa Chiến lược; đặc biệt chú trọngquan điểm phát triển, mục tiêu, nhiệmvụ và các giải pháp chủ yếu nêu trongChiến lược.

Các đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDLvà Liên đoàn Bóng đá Việt Nam chủđộng phối hợp với các đơn vị có liênquan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo,Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính,Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các

Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, Uỷban Olympic Việt Nam và các liênđoàn, hiệp hội thể thao quốc gia xâydựng các chương trình, đề án, dự ántrọng điểm theo chỉ đạo của Thủ tướngChính phủ về các nội dung:

Phát triển bóng đá phong trào: Xâydựng, triển khai dự án phát triển bóngđá học đường, bóng đá Futsal, bóng đábãi biển, bóng đá đường phố, bóng đácơ sở ở phường, xã, làng, bản, thôn, ấp,khu dân cư, doanh nghiệp, đơn vị vũtrang, tổ chức đoàn thể; đổi mới, hoànthiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo vậnđộng viên bóng đá, hình thành hệ thốngtổ chức, đào tạo vận động viên bóng đátại các câu lạc bộ bóng đá chuyênnghiệp; nâng cao chất lượng và thànhtích của các đội tuyển bóng đá quốcgia; phát triển bóng đá chuyên nghiệp;hoàn thiện và nâng cao chất lượng cácgiải thi đấu bóng đá chuyên nghiệp;phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹthuật phục vụ hoạt động bóng đá; pháttriển nguồn nhân lực quản lý, điều hành

bóng đá; đẩy mạnh ứng dụng khoa họccông nghệ, y học thể thao trong quảnlý, huấn luyện bóng đá; đổi mới cơ chếvà nâng cao năng lực, hiệu quả quản lýhoạt động bóng đá; mở rộng hoạt độnghợp tác quốc tế về bóng đá…

Các đơn vị trực thuộc BộVHTTDL, Sở VHTTDL các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương vàLiên đoàn Bóng đá Việt Nam có tráchnhiệm thường xuyên báo cáo BộVHTTDL tình hình thực hiện Chiếnlược và định kỳ báo cáo tại Hội nghịtriển khai công tác văn hóa, thể thao vàdu lịch hàng năm.

Tổng cục Thể dục thể thao chủ trì,phối hợp với Văn phòng và các đơn vịcó liên quan trực thuộc Bộ hướng dẫn,kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hìnhthực hiện Chiến lược báo cáo Bộtrưởng; xây dựng kế hoạch tổ chức sơkết việc thực hiện Chiến lược vào năm2016, kế hoạch tổ chức tổng kết vàonăm 2020.

tHtt

Triển khai nghiêm túc, hiệu quả Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam

Ngày 15/5, tại Hà Nội, BộVHTTDL đã tổ chức Lễ phát độngcuộc thi sáng tác Logo Gia đình. Thôngqua hình tượng nghệ thuật, logo giớithiệu, tuyên truyền, giáo dục ý nghĩa,thể hiện khái quát giá trị của gia đìnhViệt Nam truyền thống và hiện đạitrong bối cảnh hội nhập.

Logo Gia đình Việt Nam phải đơngiản, hiện đại, dễ nhớ, mang tính nghệthuật và khái quát cao; thể hiện đượccác đặc trưng tiêu biểu về ý nghĩa, giátrị và tầm quan trọng của gia đình ViệtNam trong đời sống kinh tế, văn hoá,chính trị, xã hội.

Theo thể lệ của Ban Tổ chức, đốitượng dự thi là các họa sĩ, nhà điêu

khắc, nhà thiết kế, cá nhân, tổ chức,hoạt động thiết kế chuyên và khôngchuyên là công dân Việt Nam trongnước và nước ngoài trên 18 tuổi.

Mẫu Logo được thiết kế lớn cóchiều rộng là 15cm, mẫu thiết kế nhỏcó chiều lớn nhất không quá 3cm. Cácthiết kế dự thi phải gửi kèm theo bảnthuyết minh ý tưởng sáng tác, ý nghĩatác phẩm (không quá 150 từ) và gửi vềVụ Gia đình Bộ VHTTDL, chậm nhấtvào ngày 15/7/2013.

Lễ trao giải cuộc thi dự kiến đượctổ chức vào tháng 8/2013. Logo đượcchọn sẽ được Bộ Văn hoá, Thể thao vàDu lịch sử dụng làm biểu tượng chínhthức trong các hoạt động liên quan đến

lĩnh vực Gia đình; đặc biệt phục vụcho việc công bố sách Xanh Gia đìnhhàng năm.

Phát biểu tại Lễ phát động, Thứtrưởng Huỳnh Vĩnh Ái khẳng định:Gia đình là vấn đề lớn, hệ trọng, cầncó sự quan tâm của các cấp, các ngànhcũng như toàn xã hội chung tay xâydựng gia đình hạnh phúc, ngăn chặnhành vi bạo lực gia đình. Thứ trưởngHuỳnh Vĩnh Ái đề nghị các tác giảtham dự cuộc thi sáng tác Logo giađình thiết kế mẫu logo đơn giản, dễ sửdụng, tạo được dấu ấn và đặc biệt tránhtuyệt đối việc tranh chấp bản quyềnkhi công bố.

tHtt

Thi sáng tác Logo Gia đình

Page 8: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn)

8 số 1025 l 23.5.2013

Bộ VHTTDL vừa giao Văn phòngBan Điều phối Đề án chủ trì, phối hợpvới các đơn vị có liên quan tổ chức Hộinghị trực tuyến phổ biến và triển khaiĐề án tổng thể phát triển thể lực, tầmvóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 tại ba điểm cầu: Hà Nội, Đà Nẵngvà Thành phố Hồ chí Minh.

Thời gian tổ chức dự kiến vào ngày24/5/2013, Bộ trưởng Bộ VHTTDL sẽchủ trì điểm cầu Hà Nội, Thứ trưởng LêKhánh Hải (điểm cầu TP Hồ Chí Minh)và lãnh đạo Tổng cục Thể dục thể thao(điểm cầu Đà Nẵng).

Hội nghị sẽ có sự tham gia của hơn200 đại biểu là lãnh đạo các Bộ, Ngành

Trung ương; thành viên Ban Điều phối,Ban Chỉ đạo Đề án tổng thể phát triểnthể lực, tầm vóc người Việt Nam giaiđoạn 2011-2030; đại diện các trườngđại học, Cao đẳng (lãnh đạo và khoaGiáo dục thể chất); các cơ quan Báochí, Truyền hình Trung ương và địaphương có điểm cầu hội nghị.

Với mục tiêu nâng cao chất lượngnguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;từng bước nâng cao chất lượng giốngnòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh củangười Việt Nam. Đề án tổng thể pháttriển thể lực, tầm vóc người Việt Namgiai đoạn 2011-2030 được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt ngày 28/4/2011.Đề án bao gồm 4 Chương trình:Chương trình 1 - nghiên cứu triển khai,ứng dụng những yếu tố chủ yếu tácđộng đến thể lực, tầm vóc người ViệtNam; Chương trình 2 - chăm sóc dinhdưỡng kết hợp với các chương trìnhchăm sóc sức khỏe, chất lượng dân sốcó liên quan; Chương trình 3 - phát triểnthể lực, tầm vóc bằng giải pháp tăngcường giáo dục thể chất đối với họcsinh từ 03 tuổi đến 18 tuổi và Chươngtrình 4 - tuyên truyền, giáo dục, nângcao nhận thức và thay đổi hành vi xãhội về phát triển thể lực, tầm vóc ngườiViệt Nam. tHtt

Triển khai Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam

Bộ VHTTDL vừa có văn bản thôngbáo kết luận của Thứ trưởng Đặng ThịBích Liên tại buổi làm việc với 03Trung tâm về công nghệ thông tinthuộc Bộ VHTTDL (Trung tâm Côngnghệ thông tin, Trung tâm Thông tin dulịch, Trung tâm Thông tin Thể dục thểthao). Sau khi nghe đại diện của cácTrung tâm báo cáo tóm tắt về nhữngnhiệm vụ công nghệ thông tin đã vàđang triển khai, một số khó khăn, tồntại, hướng đề xuất cho thời gian tới vàý kiến góp ý của các thành viên dự họp,Thứ trưởng đã kết luận: Các Trung tâmđều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Đối với các dự án còn vướng mắc về

kinh phí, các Trung tâm chủ động ràsoát về tính khả thi của dự án, nguồnkinh phí; với các dự án không có tínhkhả thi cao cần phải chủ động xin dừnglại, chỉ tập trung vào dự án trọng điểmcó tính khả thi.

Thứ trưởng giao Vụ Khoa họcCông nghệ và Môi trường là đầu mốitham mưu lãnh đạo Bộ về công táccông nghệ thông tin trong lĩnh vực vănhóa, thể thao và du lịch. Các Trung tâmphối hợp với Vụ Khoa học, Công nghệvà Môi trường và Văn phòng để triểnkhai thực hiện.

Các Trung tâm rà soát lại cơ sở hạtầng, nguồn nhân lực, nguồn kinh phí

và báo cáo lãnh đạo Bộ để kịp thời tháogỡ khó khăn, phục vụ tốt các nhiệm vụquan trọng của ngành (Cổng thông tinđiện tử của Bộ, các Đại hội Thể dục thểthao quốc gia và quốc tế… ).

Thứ trưởng nhất trí với đề xuấtcủa các Trung tâm về việc có một đầumối chủ trì, chịu trách nhiệm triểnkhai các nhiệm vụ về công nghệthông tin của Bộ VHTTDL. GiaoTrung tâm Công nghệ thông tin phốihợp với Trung tâm Thông tin Thể dụcThể thao và Trung tâm Thông tin Dulịch xây dựng phương án trình lãnh đạoBộ xem xét.

H.P

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm công nghệ thông tin thuộc Bộ

Trước đó, trong dịp lễ hội Đền Hùng,nhiều du khách phát hiện hòn đá có kýtự cổ, dấu ấn vuông, họa tiết phức tạpkhó hiểu được đặt ở Đền Thượng (nằmtrong khu di tích Đền Hùng). Một sốchuyên gia cho rằng hình thức bên ngoàicho thấy hòn đá là đạo bùa cát, cầu giải

tai ương, thỉnh cầu phúc đức. Tuy nhiên,các chi tiết chưa được biết có thể phảnlại ý nghĩa trên. Vì vậy cần di dời hòn đára khỏi khu vực Đền Hùng để tránhnhững tác dụng xấu tới khu di tích linhthiêng này.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ

Hà Kế San cho biết, hòn đá nói trênkhông phải lạ mà đã được đặt trong đềntừ năm 2009, đến nay đã trên 3 năm.Hòn đá không phải do người nước ngoàiđặt mà do những người có trách nhiệmvới khu di tích thời điểm đó quyết định.

H.P

Yêu cầu chuyển “hòn đá lạ”… (Tiếp theo trang 1)

quản lý nhà nước

Page 9: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn)

9số 1025 l 23.5.2013

Bộ VHTTDL vừa có văn bản yêucầu các cơ sở đào tạo du lịch trên toànquốc báo cáo tình hình ứng dụng khoahọc công nghệ trong đào tạo Du lịchtrước ngày 31/5/2013. Theo đó, nhằmđánh giá thực trạng việc ứng dụng khoahọc công nghệ trong đào tạo du lịch vàthúc đẩy việc đổi mới trang thiết bị dạyhọc, đổi mới phương pháp giảng dạy,nâng cao chất lượng đào tạo để cungcấp nguồn nhân lực du lịch dần đápứng nhu cầu xã hội, Bộ VHTTDL tổ

chức Hội nghị - Hội thảo “Ứng dụngkhoa học công nghệ mới trong đào tạodu lịch” tại Cần Thơ, thời gian dự kiếnvào ngày 20/6/2013.

Bộ VHTTDL yêu cầu các cơ sở đàotạo du lịch báo cáo tình hình ứng dụngkhoa học công nghệ trong đào tạo tạicơ cở đào tạo, nội dung báo cáo tậptrung vào những vấn đề như: Đánh giáthực trạng về điều kiện cơ sở vật chất,trang thiết bị để có ứng dụng khoa họccông nghệ mới trong đào tạo du lịch và

về năng lực của đội ngũ cán bộ, giáoviên với việc ứng dụng khoa học côngnghệ hiện đại trong đào tạo du lịch;đánh giá hiệu quả, thuật lợi và khókhăn của việc áp dụng khoa học côngnghệ mới trong công tác nhân lực dulịch tại các cơ sở đào tạo ở nước ta hiệnnay. Đồng thời đề xuất giải pháp vàkiến nghị nhằm đẩy mạnh việc ứngdụng khoa học công nghệ mới trongđào tạo du lịch.

Đ.n

Ứng dụng khoa học công nghệ trong đào tạo Du lịch

Bộ VHTTDL và Công đoàn Viênchức Việt Nam vừa ban hành Kế hoạchliên ngành số 1770/KH-BVHTTDL-CĐVCVN ngày 15/5/2013 phối hợp,triển khai công tác gia đình giữa BộVHTTDL và Công đoàn Viên chứcViệt Nam năm 2013.

Kế hoạch này nhằm thực hiệnChương trình phối hợp số 196/CTPH-BVHTTDL-CĐVCVN ngày 27/6/2011giữa Bộ VHTTDL và Công đoàn Viênchức Việt Nam về đẩy mạnh các hoạtđộng tuyên truyền, giáo dục đạo đức,lối sống trong gia đình và phòng,chống bạo lực gia đình cho cán bộ,công chức, viên chức, lao động thuộcCông đoàn Viên chức Việt Nam giai

đoạn 2011-2015; đẩy mạnh công táctuyên truyền sâu rộng các văn bản quyphạm pháp luật về gia đình và công tácgia đình, nâng cao nhận thức, tráchnhiệm của cán bộ, công chức, viênchức lao động trong việc thực hiệntuyên truyền, giáo dục đạo đức, lốisống trong gia đình và phòng, chốngbạo lực gia đình cho cán bộ, công chức,viên chức lao động giai đoạn 2011-2015, góp phần xây dựng đội ngũ cánbộ, công chức, viên chức lao độngvững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước, xây dựng gia đình Việt Namấm no, tiến bộ, hạnh phúc.

Nội dung phối hợp sẽ được triển

khai thông qua việc tổ chức Hội nghịtập huấn và Toạ đàm về hạnh phúc giađình. Cụ thể, sẽ tổ chức 02 Hội nghị tậphuấn (mỗi hội nghị diễn ra trong 02ngày) vào quý III và quý IV năm 2013tại khu vực phía Bắc và khu vực phíaNam với sự tham dự của gần 200người. Hội nghị sẽ phổ biến, tuyêntruyền các chủ trương, đường lối, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhànước về công tác xây dựng gia đìnhtrong thời kỳ Công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước; Toạ đàm về hạnhphúc gia đình trong cán bộ, công chứcdự kiến diễn ra vào tháng 10 năm 2013tại Hà Nội với sự tham gia của 50 giađình cán bộ, công chức, viên chức, laođộng các cấp thuộc Công đoàn Viênchức Việt Nam.

n.H

Tại Kế hoạch số 1721/KH-BVHTTDL ngày 13/5, Bộ VHTTDLtổ chức Mít tinh ra quân hưởng ứng“Tháng hành động phòng, chống matúy” năm 2013, tại Trường Đại họcVăn hóa Hà Nội vào ngày 11/6/2013.

Theo Kế hoạch, chương trình gồm02 nội dung chính: Mít tinh hưởng ứng“Tháng hành động phòng, chống matúy” và Triển lãm tranh cổ động phòng,chống ma túy. Chương trình có sự thamgia của lãnh đạo Ủy ban Quốc giaPhòng, chống AIDS và Phòng, chống

tệ nạn ma túy; lãnh đạo Bộ VHTTDL;đại diện Văn phòng thường trực phòng,chống ma túy Bộ Công an, các Bộ,ngành là thành viên Ủy ban Quốc giaPhòng, chống AIDS và Phòng, chốngtệ nạn ma túy; lãnh đạo, sinh viên cáctrường Đại học thuộc Bộ.

Việc tổ chức Mít tinh nhằm tiếptục làm chuyển biến nhận thức vàhành động của các cấp, các ngành, cáctổ chức xã hội, của cộng đồng và giađình nhằm huy động toàn dân thamgia phòng, chống ma túy; tạo phong

trào quần chúng sâu rộng, sự đồngtâm hợp lực của cả hệ thống chính trịvà toàn dân tham gia vào công cuộcphòng, chống ma túy. Mít tinh sẽ đượctổ chức trang trọng; các hoạt độngbiểu diễn nghệ thuật, thể thao thu hútđược nhiều người dân quan tâm nhằmtuyên truyền để người dân hiểu biếthơn về tác hại của ma túy, từ đó thamgia phòng, chống ma túy nhằm giảmtới đa người nghiện ma túy trongnhững năm tới.

Dung Hòa

Bộ VHTTDL và Công đoàn Viên chức VN phối hợp, triển khai công tác gia đình

Hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy” 2013

quản lý nhà nước

Page 10: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn)

Sự kiện vấn đề

10 số 1025 l 23.5.2013

Triển lãm “Học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh” và “Chủtịch Hồ Chí Minh với phong trào thiđua yêu nước” đã khai mạc chiều 16/5,tại Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Thủ đô HàNội. Đây là một trong những hoạt độngthiết thực kỷ niệm 123 năm Ngày sinhChủ tịch Hồ Chí Minh, 65 năm NgàyBác Hồ ra lời kêu gọi Thi đua ái quốcvà sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị số 03của Bộ Chính trị về việc “Tiếp tục đẩymạnh việc học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh".

Với hơn 500 ảnh, tài liệu, hiện vật,

bài báo, phóng sự truyền hình, trong đócó nhiều tài liệu, hiện vật quý lần đầutiên được công bố, triển lãm giới thiệutới người xem hai nội dung chính.

Phần thứ nhất “Chủ tịch Hồ ChíMinh với các phong trào thi đua yêunước” do Ban Tuyên giáo Trung ương,Ban Thi đua - Khen thưởng Trungương và Thông tấn xã Việt Nam xâydựng gồm gần 200 tài liệu, ảnh, hiệnvật, giới thiệu vai trò và công lao to lớncủa Chủ tịch Hồ Chí Minh – Ngườikhởi xướng, tổ chức và chỉ đạo phongtrào Thi đua ái quốc.

Phần thứ hai “Những tấm gươngbình dị mà cao quý” do Ban Tuyêngiáo Trung ương, Báo Nhân Dân, Bảotàng Hồ Chí Minh, Báo Quân đội nhândân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dânxây dựng với hơn 300 ảnh, tài liệu,hiện vật, bài báo, phóng sự truyền hìnhgiới thiệu về một số tấm gương tiêubiểu của các tập thể, cá nhân trong họctập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh.

Triển lãm diễn ra đến hết ngày15/6/2013.

Đ.n

Tối 16/5, Lễ trao Giải thưởng đợt Isáng tác, quảng bá tác phẩm văn họcnghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tậpvà làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh" đã diễn ra tại Hà Nội.

Theo kế hoạch, Ban Chỉ đạo Giảithưởng tiến hành xét 2 đợt xét chọn vàtrao giải thưởng, đợt I trao thưởng chocác tác giả, tập thể, cá nhân có thànhtích nổi bật trong sáng tác, quảng bá từtháng 5/2011 đến tháng 3/2013; đợt IItừ tháng 4/2013 đến hết tháng 3/2015.

Đã có hàng ngàn tác phẩm, côngtrình của hàng trăm, hàng ngàn tập thể,cá nhân tham gia sáng tác và quảng bávề chủ đề này trên các phương tiện,các loại hình báo chí, xuất bản, vănhọc nghệ thuật.

Nhiều tác phẩm xuất sắc ca ngợi tưtưởng, tấm gương đạo đức của Bác.Bám sát thực tiễn cuộc sống, chủ đềcủa giải thưởng, các tác giả, nhóm tácgiả, các tập thể đã sáng tác, quảng báthành công mảng đề tài “Học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh”. Nhiều tác phẩm viết về cácđiển hình tiêu biểu, các mô hình hay

trong học tập và làm theo tấm gươngđạo đức của Bác. Nhiều tác giả quantâm thể hiện mảng đề tài mang đậmtính thời sự, tính chính luận bảo vệ chủquyền thiêng liêng của Tổ quốc gắnvới học tập và làm theo gương Bác.

Hội đồng Giải thưởng đã trao 13giải A, 45 giải B, 41 giải C và 37 giảikhuyến khích tặng thưởng các tập thể,cá nhân đã có thành tích trong sángtác, quảng bá tác phẩm văn học nghệthuật, báo chí về chủ đề "Học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh" các năm 2011-2013. 9 Giải A vềsáng tác được trao tặng: tác phẩm kịchmúa “Những người con của núi” củanhóm tác giả Đoàn ca múa nhạc dântộc tỉnh Đắk Nông; tác phẩm “Hồ ChíMinh - Chân dung một tâm hồn và trítuệ vĩ đại" của Giáo sư Trần Văn Giàu,NXB tổng hợp Thành phố Hồ ChíMinh ấn hành; Công trình tượng đài“Bác Hồ với dân tộc Tây Nguyên" docác đơn vị của tỉnh Gia Lai sáng tác vàxây dựng; Tác phẩm kiến trúc “Trườnghọc Bình Dương" của tác giả VõTrọng Nghĩa và các cộng sự (TP Hồ

Chí Minh); Cụm tác phẩm báo in“Thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị- kinh nghiệm ở Lào Cai” của nhómtác giả Báo Quân đội Nhân dân; Kịchbản phim truyện “ Thầu Chín ở Xiêm”của tác giả Đinh Thiên Phúc, Hãngphim truyện Việt Nam; Loạt bài “Cácmô hình Học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh tại ĐồngNai” của tác giả Hà Thị Thanh Thúy,Báo Đồng Nai; Bút ký, Tiểu luận “Thơvăn Hồ Chí Minh- Những giá trị vĩnhcửu” của tác giả Phong Lê, NXB Vănhóa Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minhấn hành; Sưu tầm truyện dân gian“Tây Nguyên với Bác Hồ” của tác giảTrương Bi, Hội Văn nghệ Dân gianViệt Nam.

4 giải A về quảng bá được trao choBáo Nhân dân, Nhà hát Ca, Múa, Nhạcnhẹ Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trịQuốc gia Sự thật, Chương trình camúa nhạc “Bác Hồ với Đại đoàn kếtdân tộc”- Tổng đạo diễn Nhà văn,Trung tướng Hữu Ước (Tổng cục Xâydựng lực lượng Công an nhân dân).

K.Hoàn

Trao Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh"

Triển lãm “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh”

Page 11: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn)

Sự kiện vấn đề

11số 1025 l 23.5.2013

Kỷ niệm 123 năm Ngày sinh Chủtịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2013), Sở VHTTDL Nghệ An vàUBND huyện Nam Đàn phối hợp tổchức Lễ hội Làng Sen năm 2013 trongthời gian 3 ngày (từ ngày 17-19/5). TạiLễ hội Làng Sen năm nay, phần Lễ sẽdiễn ra long trọng với những hoạt độngnhư: Lễ dâng hoa trước Tượng đài BácHồ tại Quảng trường Hồ Chí Minh;Diễu hành từ Quảng trường Hồ ChíMinh và thị trấn Nam Đàn về quê LàngSen (Kim Liên); Lễ dâng hoa, dâng

hương tại nhà tưởng niệm Bác; Lễ rướcảnh Bác từ nhà Tưởng niệm Bác tạiKhu di tích Kim Liên ra sân vận độngLàng Sen; Khai mạc Lễ hội Làng Sentại sân vận động Làng Sen; Tổng kết lễhội tại Quảng trường Hồ Chí Minh.

Phần Hội sẽ diễn ra sôi nổi vớinhiều hoạt động như: Liên hoan Tiếnghát Làng Sen tỉnh Nghệ An lần thứ 32;chiếu phim về đề tài Bác Hồ tại thànhphố Vinh và Kim Liên; trưng bày triểnlãm về đề tài Đảng, Bác Hồ và Lễ hộilàng Sen tại Kim Liên; biểu diễn nghệ

thuật tại Quảng trường Hồ Chí Minh,Kim Liên; tham quan các di tích Chủtịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên và khumộ bà Hoàng Thị Loan tại Nam Giang;giải bóng chuyền đội tuyển các huyện,thành, thị tại Kim Liên; các hoạt độngthể thao và hội trại của các xã, thị trấnhuyện Nam Đàn. Đặc biệt, lần đầu tiêntrong khuôn khổ lễ hội Làng Sen sẽ cócác trò chơi dân gia như thả diều, đutiên… nhằm tạo không gian vui chơicho nhân dân.

H.an

Ngày 15/5, tại TP Huế, Bảo tàngHồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên - Huế đãtổ chức tiếp nhận tư liệu, hình ảnh, hiệnvật về Chủ tịch Hồ Chí Minh do các tổchức và cá nhân trao tặng nhân kỷ niệm123 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ ChíMinh, 65 năm Ngày Bác Hồ ra lời Kêugọi thi đua ái quốc.

Tại buổi lễ, 11 cá nhân đang sinhsống tại thành phố Huế đã trao tặngBảo tàng 205 tư vật và hiện vật về Chủtịch Hồ Chí Minh. Nhiều hiện vật cógiá trị và ý nghĩa giáo dục sâu sắc đượccác ông Nguyễn Văn Nguyên, ThânVăn Huy, Mai Bá Thiện, Nguyễn Thủy

Triều, Mai Duy Hối... góp tặng như:Bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minhbằng vải thêu do Trường Đại học Mỹthuật Việt Nam dệt thử nghiệm; gần150 con tem có hình ảnh Chủ tịch HồChí Minh qua các giai đoạn, bức chândung Chủ tịch Hồ Chí Minh được ghépbằng dăm gỗ, những đồng tiền ViệtNam được phát hành từ năm 1946 inhình Bác Hồ lần đầu tiên…

Bên cạnh đó, còn có tác phẩm nghệthuật về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại mặttrận trong Chiến dịch Biên giới 1950,các Huân chương, Huy chương của cáccá nhân tiêu biểu trong cuộc chiến

tranh. Đây là những hiện vật, thể hiệnlòng thành kính, tri ân đối với Bác Hồ,đồng thời làm phong phú nội dungtrưng bày tại bảo tàng và giữ gìn pháthuy giá trị hiện vật, giới thiệu rộng rãiđến các tầng lớp nhân dân.

Trong những năm qua, Bảo tàngHồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế đãtiếp nhận hơn 12.000 tư liệu, hiện vậtquý phục vụ trưng bày, góp phần tuyêntruyền, giáo dục về cuộc đời và sựnghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ ChíMinh, cuộc đấu tranh và bảo vệ Tổquốc của dân tộc Việt Nam...

Q.Việt�

Thừa Thiên - Huế: Tiếp nhận 205 tư liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí minh

Ngày 18/5, Bảo tàng Hồ Chí Minhphối hợp với Trường THPT chuyênQuốc Học, Huế tổ chức lễ tổng kết cuộcthi viết tìm hiểu tác phẩm “Nhật ký trongtù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ; đồngthời khai mạc triển lãm thư pháp về“Nhật ký trong tù”.

Cuộc thi viết tìm hiểu tác phẩm“Nhật ký trong tù” được phát động tronghọc sinh Trường THPT chuyên QuốcHọc, Huế từ ngày 26/3 đến 01/5. Họcsinh tham gia dự thi trả lời các câu hỏivề tác phẩm “Nhật ký trong tù” do Ban

Tổ chức đặt ra dưới hình thức bài viết tựluận, đã có 133 bài dự thi của các cánhân, các nhóm thuộc 2 khối 11 và 12gửi dự thi.

Theo Ban Tổ chức, cuộc thi đã thuhút đông đảo các em nhiệt tình tham gia.Các em đã tìm hiểu kỹ về thân thế, sựnghiệp của Bác Hồ cũng như tác phẩm“Nhật ký trong tù”. Nhiều bài dự thiđược trình bày đẹp, sưu tầm tư liệu, hìnhảnh công phu, liên hệ thực tế có chiềusâu, chân thành và xúc động. Cuộc thi đãgiúp các em học sinh tìm hiểu sâu thêm

về cuộc đời hoạt động cách mạng vôcùng gian khổ của Chủ tịch Hồ Chí Minhvà các di sản văn hóa của Người, đặc biệtlà tác phẩm “Nhật ký trong tù” - cuốnnhật ký viết bằng thơ, chứa đựng nhiềugiá trị nghệ thuật, giá trị hiện thực vàthấm đẫm tính nhân văn. Ban Tổ chức đãtrao giải nhất cho em Lê Ngọc Trâm (lớp11 chuyên Văn của trường Quốc Học).

Cùng ngày, Bảo tàng Hồ Chí Minhtại Huế trưng bày 31 bức thư pháp viếtvề tác phẩm “Nhật ký trong tù”ù".

Q.Việt

Cuộc thi tìm hiểu tác phẩm "Nhật ký trong tù"

Lần đầu tiên đưa trò chơi dân gian vào Lễ hội Làng Sen

Page 12: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn)

Sự kiện vấn đề

12 số 1025 l 23.5.2013

Thiết thực chào mừng 123 nămNgày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỷniệm 67 năm Ngày đồng bào Pakô vàVân Kiều mang họ Bác, sáng 17/5, tạithị trấn Krông Klang, UBND huyệnĐakrông (Quảng Trị) tổ chức Lễ khởicông xây dựng công trình “Nhà Văn hóatruyền thống các dân tộc Vân Kiều vàPakô huyện Đakrông”. Đây là món qùacủa Chủ tịch nước Trương Tấn Sangdành tặng bà con 2 dân tộc Vân Kiều vàPakô của huyện. Công trình do Công ty

Cổ phần tư vấn chất lượng công trìnhKiến Trúc Xanh thiết kế bản vẽ thi côngvà dự toán. Địa điểm xây dựng tại Thịtrấn Krông Klang, huyện Đakrông vớidiện tích đất 8.368m2. Công trình gồm:nhà sàn 2 tầng, sân lễ hội, sân khấungoài trời, sân bê tông và đường dạo, hệthống bậc cấp và lối đi cho người tàn tật;hệ thống sân vườn, bãi đỗ xe...

Nhà trưng bày được thiết kế theophong cách kiến trúc ngôi nhà sàn củadân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị với hệ

thống cột tròn, mái xiên có độ dốc lớn,uốn cong ở 2 đầu hồi. Sau khi hoànthành, tầng 1 sẽ đặt bàn thờ Bác Hồ,trưng bày các kỉ vật liên quan đến BácHồ; tầng 2 trưng bày hiện vật các dântộc anh em qua các thời kì... Việc đầutư xây dựng Nhà văn hoá truyền thốngcác dân tộc Vân Kiều - Pakô có ýnghĩa quan trọng trong việc bảo tồn,kế thừa và phát huy các giá trị văn hoátruyền thống.

n.tHanH

Xây dựng nhà văn hóa truyền thống các dân tộc Vân Kiều và Pakô tại Quảng Trị

Văn phòng UBND TP Hà Nội vừacó văn bản thông báo kết luận của Chủtịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo vềthực trạng công tác quản lý và phát huygiá trị di tích làng cổ Đường Lâm (SơnTây). Theo đó, Chủ tịch UBND TP HàNội Nguyễn Thế Thảo vừa yêu cầu cácđơn vị liên quan đẩy nhanh việc thẩmđịnh Quy hoạch bảo tồn làng cổ ĐườngLâm, Quy hoạch xây dựng khu dãn dânvà Điều lệ quản lý quy hoạch, trìnhUBND Thành phố phê duyệt trongtháng 6/2013.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội,công tác quản lý, bảo tồn di tích làngcổ Đường Lâm tuy có cố gắng nhưngcòn nhiều hạn chế. Cụ thể là, chưa

hoàn thiện Quy hoạch và các chínhsách cho việc bảo tồn; mâu thuẫn giữabảo tồn và phát triển, nhất là việc xâydựng, sửa chữa các hạng mục côngtrình nhà ở bị xuống cấp… Nguyênnhân của những tồn tại trên là do nguồnlực đầu tư hạn hẹp, đây là mô hình bảotồn làng cổ đầu tiên, chưa có tiền lệ nênrất khó khăn; đồng thời công tác chỉđạo của UBND thị xã Sơn Tây, UBNDxã Đường Lâm còn thiếu tập trung,chưa quyết liệt; chưa có sự phối hợpthường xuyên giữa các sở, ban, ngànhthành phố; ý thức trách nhiệm trongviệc bảo tồn và phát huy giá trị của ditích của một số ít người dân chưa cao.

Do vậy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội

yêu cầu lãnh đạo UBND thị xã SơnTây cùng lãnh đạo Sở VHTTDL tổchức đối thoại, gặp gỡ, lắng nghe cácý kiến, kiến nghị của nhân dân về côngtác bảo tồn di tích; giải quyết ngaynhững vấn đề nhân dân đang bức xúctrong phạm vi thẩm quyền. Trên cơ sởđó đề xuất UBND Thành phố xem xétgiải quyết những vấn đề khó khăn. SởQuy hoạch Kiến trúc chủ trì cùng cácđơn vị liên quan đẩy nhanh việc thẩmđịnh Quy hoạch bảo tồn, Quy hoạchxây dựng khu dãn dân và Điều lệ quảnlý quy hoạch làng cổ Đường Lâm, trìnhUBND Thành phố phê duyệt trongtháng 6/2013.

Đ.n

Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch làng cổ Đường Lâm

Hội chợ Du lịch biển đảo Nha Trang-Việt Nam (ISTE 2013) và Festival Biển2013 do Tổng cục Du lịch và UBNDtỉnh Khánh Hòa phối hợp tổ chức sẽ diễnra từ ngày 07 đến 10/6/2013 tại CungHoa hậu Hoàn vũ Diamond Bay, thànhphố Nha Trang, Khánh Hòa. Hội chợquy tụ các cơ quan xúc tiến du lịch quốcgia có biển đảo trong khu vực và quốctế, hàng trăm doanh nghiệp lữ hành,

khách sạn du lịch trong và ngoài nước,các đơn vị quản lý điểm đến, các nhà đầutư và các cơ quan truyền thông.

Ông Lê Xuân Thân, Phó Chủ tịchUBND tỉnh Khánh Hòa cho biết: Đây làcơ hội lớn để các quốc gia có biển đảogiới thiệu về tiềm năng du lịch biển đảo.Các doanh nghiệp trong và ngoài nướccũng có cơ hội gặp gỡ, trao đổi khách,giới thiệu dịch vụ và sản phẩm du lịch

của mình; đồng thời tham dự các hộithảo nhằm trao đổi kinh nghiệm xâydựng, quảng bá và phát triển các dịch vụ,sản phẩm du lịch biển đảo.

Hội chợ Du lịch biển đảo quốc tếNha Trang – Việt Nam 2013 có chủ đề“Biển đảo và sự phát triển du lịch”.Chương trình Người mua và báo chíquốc tế là hoạt động trọng tâm của Hội

(Xem tiếp trang 15)

Hội chợ Du lịch biển đảo quốc tế Nha Trang- Việt Nam 2013

Page 13: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn)

Sự kiện vấn đề

13số 1025 l 23.5.2013

Kỷ niệm 123 năm Ngày sinh củaChủ tịch Hồ Chí Minh và 54 nămngày mở đường Trường Sơn - đườngHồ Chí Minh (19/5/1959-19/5/2013), tại Bảo tàng tỉnh BắcNinh, Bảo tàng Bắc Ninh đã tổ chứctriển lãm, trưng bày hơn 500 hiệnvật, tài liệu chiến tranh với chủ đề“Kỷ vật Trường Sơn - con đườnghuyền thoại”.

Triển lãm được chia theo 4 phần:“Con đường bí mật” (giai đoạn 1954-1964 ); “Đánh địch mà đi, mở đườngmà tiến” (giai đoạn 1965-1972 );

“Hoàn thiện thế trận Trường Sơn thamgia tổng tiến công trong chiến dịch Hồchí Minh” (giai đoạn 1973-1975);“Vinh quang người lính Trường Sơn”(từ 1975 đến nay).

Nội dung trưng bày gồm hơn 500hình ảnh, tài liệu, hiện vật là kỷ vậtquý giá của các hội viên Hội truyềnthống Trường Sơn - đường Hồ ChíMinh như quân trang, quân dụng, đồdùng cá nhân, chiến lợi phẩm thuđược của kẻ thù… đã gắn bó sâu sắcvới các đồng chí cựu chiến binh trongcuộc kháng chiến chống Mỹ hơn nửa

thế kỷ qua. Thông qua cuộc trưng bàynhằm tái hiện quá trình chiến đấu vàphát triển tuyến chi viện chiến lượcđường Trường Sơn huyền thoại,những đóng góp to lớn của những thếhệ bộ đội Trường Sơn trong cuộckháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩđại; đồng thời góp phần quan trọngvào công tác giáo dục truyền thống,tinh thần tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.Triển lãm trưng bày từ nay đến cuốinăm 2013 để phục vụ khách thamquan, du lịch.

tHu PHương

Trưng bày hiện vật, tài liệu “Kỷ vật Trường Sơn -Con đường huyền thoại”

Ngày 16/5, Hiệp hội du lịch Đồngbằng sông Cửu Long phối hợp với Trungtâm xúc tiến đầu tư - thương mại - dulịch thành phố Cần Thơ đã tổ chức hộithảo giới thiệu sản phẩm mới và chươngtrình kích cầu du lịch Đồng bằng sôngCửu Long năm 2013 tại Hà Nội.

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiênthuận lợi, vùng đồng bằng sông CửuLong có nhiều lợi thế phát triển du lịch.Du lịch đồng bằng sông Cửu Long đặcbiệt được biết đến là du lịch sinh thái gắnvới các khu bảo tồn tự nhiên, du lịch lễhội văn hóa truyền thống... như: du lịchmiệt vườn (Tiền Giang, Bến Tre, VĩnhLong, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu

Giang); du lịch mùa nước nổi (LongXuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá,Đồng Tháp Mười); du lịch rừng ngậpmặn và biển đảo (Bạc Liêu, Cà Mau,Phú Quốc); du lịch tâm linh; văn hóaKhmer… ĐBSCL ngày càng thu hútnhiều du khách trong nước và quốc tế.Lượng khách du lịch đến Đồng bằngsông Cửu Long đạt gần 20 triệu lượtkhách/năm, trong đó hơn 1,6 triệu lượtkhách quốc tế, doanh thu 4.344 tỷ đồng.Thị trường khách du lịch quốc tế đếnvùng Đồng bằng sông Cửu Long chủyếu là các nước Đông Bắc Á, Tây Âu,Bắc Mỹ và các nước ASEAN.

Tại buổi quảng bá du lịch đồng bằng

sông Cửu Long, Hiệp hội cũng giới thiệuchương trình kích cầu du lịch, giới thiệusản phẩm mới, kết nối với các doanhnghiệp du lịch Hà Nội cùng khai tháctuyến du lịch Đồng bằng sông Cửu Longmột cách hiệu quả. Để kích cầu du lịchtrong năm 2013 đã có nhiều đơn vị tạiĐồng bằng sông Cửu Long đăng kýgiảm giá cho khách du lịch, trong đó có16 đơn vị kinh doanh lữ hành giảm giá 5– 10%, 24 khách sạn giảm giá từ 5 –58%; 10 nhà hàng giảm giá 5 – 10%.Đặc biệt, Vietnam Airlines dự kiến sẽgiảm giá 38 – 58% cho đường bay HàNội – Cần Thơ.

n.tHanH

Hãng hàng không Asiana Airlines(Hàn Quốc) phối hợp với Văn phòngUNESCO tại Hà Nội vừa xuất bản5.000 cuốn sách quảng bá di sản miềnTrung. Cuốn sách cung cấp thông tin côđọng về những giá trị văn hóa, lịch sửcủa Di tích Mỹ Sơn, Di sản phố cổ HộiAn, quần thể Di tích Cố đô Huế và Disản thiên nhiên Phong Nha-Kẻ Bàng.

Cuốn sách được in với ngôn ngữAnh, Việt, phát hành trên những chuyến

bay của Asiana Airlines. Đây là mộtphần của dự án “Quảng bá các di sảnthế giới tại khu vực miền Trung” đượckhởi động từ tháng 5/2012.

Bà Katherine Muller, Trưởng đạidiện UNESCO tại Việt Nam, cho biếtdự án này góp phần thực cam kết củaUNESCO về hỗ trợ quảng bá các di sảnvà phát triển bền vững tại Việt Nam.

Ông Trần Minh Cả, Phó Chủ tịchUBND tỉnh Quảng Nam, cho rằng, dự

án đã giúp quảng bá một cách sáng tạo,ấn tượng về cụm di sản miền Trung hấpdẫn và rất giàu giá trị văn hóa, lịch sử.

Thời gian qua, các tỉnh miền Trungđã hợp tác tốt với Asiana Airlines trongvệc quảng bá và xúc tiến đường bayIncheon-Đà Nẵng, góp phần kết nốitrực tiếp thị trường du lịch Hàn Quốcvới các điểm đến tại miền Trung, ViệtNam.

t.P

Hàng không Hàn Quốc quảng bá di sản miền Trung

Quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Hà Nội

Page 14: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn)

Sự kiện vấn đề

14 số 1025 l 23.5.2013

Giải Cúp Bắn súng toàn quốc 2013đã khởi tranh sáng ngày 16/5 tại Trườngbắn quốc gia Trung tâm Huấn luyện thểthao quốc gia Hà Nội. Giải quy tụ 195tay súng xuất sắc đến từ 13 đơn vị mạnhtrên cả nước là: Hải Phòng, Quân đội,Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Dương,Bộ Công an, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, ĐăkLắk, Đội tuyển trẻ quốc gia, QuảngNam, thành phố Hồ Chí Minh và đoànHà Nội.

Tại Cúp Bắn súng toàn quốc 2013,các xạ thủ thi đấu nội dung cá nhân vàđồng đội dành cho cả nam và nữ. Ở nộidung dành cho nam có 14 cự ly, gồm:50m súng trường tự chọn nằm bắn 60

viên, 50m súng trường tự chọn 3 tư thế3x40, 10m súng trường hơi 60 viên, 50msúng ngắn tự chọn 60 viên, 10m súngngắn hơi 60 viên, 25m súng ngắn bắnnhanh 2x30, 25m súng ngắn tiêu chuẩnnam 3x20, 25m súng ngắn ổ quay 30+30,25m súng ngắn thể thao 30+30, 10msúng trường hơi di động tiêu chuẩn30+30, 10m súng trường hơi di động hỗnhợp 40 viên, bắn đĩa bay Trap, bắn đĩabay Double Trap và bắn đĩa bay Skeet.

Nội dung dành cho nữ gồm: 50msúng trường thể thao nằm bắn 60 viên,50m súng trường thể thao 3 tư thế 3x20,10m súng trường hơi 40 viên, 25m súngngắn thể thao 30+30, 10m súng ngắn hơi

40 viên, 10m súng trường hơi di độngtiêu chuẩn 20+20, 10m súng trường hơidi động hỗn hợp 40 viên, bắn đĩa bayTrap, bắn đĩa bay Double Trap và bắnđĩa bay Skeet.

Theo Ban Tổ chức, qua 19 mùa giảiđã diễn ra, chất lượng chuyên môn cũngnhư quy mô của giải ngày càng được mởrộng và chuyên nghiệp hơn. Đây là cơhội để các vận động viên tăng cường cọxát, tích lũy kinh nghiệm thi đấu nhằmchuẩn bị cho các giải đấu trong nước vàquốc tế trong thời gian tới, đồng thời làdịp giúp các nhà chuyên môn tuyển chọnnhững gương mặt xuất sắc bổ sung vàođội tuyển quốc gia. Hải PHong

Ông Hoàng Văn Phúc chính thứctrở thành huấn luyện viên trưởng Độituyển bóng nam đá quốc gia Việt Namvà Đội tuyển U23 quốc gia từ tháng5/2013. Thông tin trên được Liênđoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) côngbố ngày 16/5, tại Hà Nội.

Các nhiệm vụ quan trọng của ôngHoàng Văn Phúc trên cương vị huấnluyện viên (HLV) trưởng trong thờigian 2 năm là: Tiếp tục cùng Độituyển bóng đá nam quốc gia Việt Nam(ĐTQG) thi đấu tại vòng loại AsianCup 2015, dẫn dắt Đội tuyển U23quốc gia tham dự SEA Games 27 và

ĐTQG tham dự AFF Cup 2014. Bêncạnh đó, HLV Hoàng Văn Phúc cũngđảm nhiệm vai trò hỗ trợ chuyên môncho VFF trong công tác tuyển chọn,đào tạo trẻ. VFF cũng công khai tiêuchí quan trọng của Bản hợp đồng vớiHLV Hoàng Văn Phúc là Đội tuyểnU23 Việt Nam phải vào chung kếtSEA Games 27.

Theo ông Ngô Lê Bằng, Tổng Thưký VFF: Thời điểm này, HLV HoàngVăn Phúc là sự lựa chọn phù hợp,Liên đoàn hoàn toàn tin tưởng và sẽtạo điều kiện tốt nhất để HLV trưởngvà Ban Huấn luyện thi đấu tốt ở các

giải châu lục và quốc tế. Trước mắt,HLV Phúc có thử thách đầu tiên làtrận giao hữu của Đội tuyển U23quốc gia gặp Câu lạc bộ KashimaAntlers (Nhật Bản) vào 04/6 tại Sânvận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội)và trận gặp Đội tuyển U23 Myanmartại Sân vận động Thống Nhất (thànhphố Hồ Chí Minh) vào 11/6 tới. Đểchuẩn bị cho hai trận giao hữu này,Đội tuyển U23 dưới sự dẫn dắt củaHLV trưởng Hoàng Văn Phúc sẽ tậptrung từ ngày 28/5 tại Hà Nội vớikhoảng 26 tuyển thủ.

a.tùng

Đội tuyển quốc gia Việt Nam chính thức có HLV trưởng

195 xạ thủ dự Cúp Bắn súng toàn quốc 2013

Chiều 12/5, vận động viên điềnkinh Đỗ Thị Thảo đã đoạt HCB tạichặng 3 giải điền kinh Grand Prix ChâuÁ 2013 diễn ra tại Colombo (SriLanka), qua đó hoàn thành “hat-trickBạc” ở giải đấu này.

Trước khi bước vào chặng 3, ĐỗThị Thảo đã giành 2 HCB cự ly 800mở chặng 1 và chặng 2 diễn ra lần lượttại Bangkok, Chonburi (Thái Lan) vớithành tích được cải thiện liên tục:

chặng 1, Thảo về đích với thành tích 2phút 07 giây 60; chặng 2 cô đạt 2 phút07 giây 10.

Tới chặng 3, cô gái người Sơn La lạitiếp tục thể hiện được những bước tiếnvề chuyên môn, xứng đáng là người thaythế “cô gái vàng” Trương Thanh Hằng ởđường chạy 800m trên đấu trường khuvực và châu lục. Với thành tích 2 phút06 giây 38, Thảo về đích thứ 2, sauNimali (Sri Lanka, 2 phút 05 giây 90).

Phía trước, nếu được Bộ môn điềnkinh Tổng cục Thể dục thể thao vàLiên đoàn Điền kinh Việt Nam tậptrung đầu tư, chắc chắn Thảo sẽ là niềmhy vọng vàng tại SEA Games 2013(Myanmar), trong trường hợp TrươngThanh Hằng không thể đạt phong độtốt nhất. Tại SEA Games 2009, 2011,Thảo từng lần lượt giành HCĐ, HCBcự ly 800m nữ.

V.MinH

Đỗ Thị Thảo giành 3 Huy chương bạc tại Grand Prix Châu Á

Page 15: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn)

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

15số 1025 l 23.5.2013

Ngày 15/5, tại khu di tích lịch sửđền Lảnh Giang, xã Mộc Nam, huyệnDuy Tiên (Hà Nam), Câu lạc bộ(CLB) bảo tồn và phát huy Di sản vănhóa Chầu Văn tỉnh Hà Nam đã côngbố Quyết định thành lập CLB và tổchức Đại hội CLB lần thứ nhất,nhiệm kỳ 2013 – 2018.

Hiện tỉnh Hà Nam có duy nhất 1CLB bảo tồn và phát huy di sản vănhóa Chầu Văn với 82 hội viên thamgia. Với chủ đề bảo tồn, tôn vinh vàphát huy giá trị nghệ thuật văn hóadân gian, mang đậm màu sắc tínngưỡng trong kho tàng di sản văn hóaphi vật thể Việt Nam, góp phần làmphong phú đậm đà bản sắc văn hóadân tộc, nhiệm kỳ 2013 - 2018, CLBsẽ tích cực tuyên truyền, quảng bá về

sự thành lập và tổ chức hoạt động củaCLB với người dân trong tỉnh và cáctỉnh bạn, cũng như việc phát triển hộiviên mới. Đồng thời xây dựng các kếhoạch và đề án trình các cấp cho phépmở các lớp ngắn hạn mời các nghệnhân, nghệ sĩ và các hội viên có kinhnghiệm truyền dạy Hát Văn, Hát Dânca Hà Nam, Ca Trù… cho các em họcsinh, thanh niên có chung một mốiquan tâm là bảo tồn, giữ gìn và pháthuy giá trị của nghệ thuật Hát Văn, hátcác làn điệu dân ca của quê hương.

Hát Chầu văn là tín ngưỡng dângian phổ biến và đặc sắc của ViệtNam, gắn liền với đạo Mẫu, cộngđồng, coi tự nhiên là một người mẹmang cho con người sự sống. Tronghầu đồng có các lối hát văn, diễn

xướng, các giá đồng như: Quan TamPhủ, Quan Tuần Tranh, Chầu ĐệNhất, Chầu Đệ Nhị, Chầu Bé Bắc Lệ,Chầu Bát, Ông Hoàng Bơ, ÔngHoàng Bảy, Ông Hoàng Mười… Vịgiáng là người Tày thì ăn mặc theokiểu Tày, người Nùng thì ăn mặc theokiểu Nùng, người Khmer thì ăn mặctheo kiểu Khmer… Âm nhạc, độngtác múa của người hầu theo cũng nhưvậy… Qua đó cho thấy người Việt xaxưa đã hòa nhập văn hóa, không phânbiệt dân tộc, đa số cũng như thiểu số,rất bình đẳng và mở cửa để tiếp nhậnđa văn hóa. Chầu Văn đang trong lộtrình được xây dựng hồ sơ đệ trình lênUNESCO công nhận là Di sản vănhóa phi vật thể của nhân loại.

t.PHương

Ngày 17/5, Bảo tàng tỉnh TháiNguyên tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Quốctế bảo tàng 18/5 với chủ đề “Bảo tàng(Ký ức + Sáng tạo) = Biến đổi xã hội”và tiếp nhận hiện vật của các tập thể, cánhân trong và ngoài tỉnh trao tặng.

Các thành viên Câu lạc bộ sưu tầmnghiên cứu cổ vật Việt Bắc, nhóm cựuthanh niên xung phong Đại đội 915 BắcThái và một số cá nhân đã trao tặng 61hiện vật cho Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên.Hầu hết các hiện vật trao tặng đều có giátrị lịch sử văn hoá, mang tính giáo dụctruyền thống yêu nước cho thế hệ trẻnhư: hòm đựng quân tư trang, xe thồ

dân công hoả tuyến, tấm khăn dù dùngđể ngụy trang... Các đại biểu đã ôn lạitruyền thống Ngày Quốc tế bảo tàng,đánh giá các kết quả mà Bảo tàng tỉnhThái Nguyên đạt được trong thực hiệnbảo tồn và phát huy giá trị di sản vănhoá trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là côngtác nghiên cứu sưu tầm, bổ sung hiệnvật tại địa phương. Gần 2 năm qua, Bảotàng tỉnh đã tổ chức hàng chục cuộc điềndã ở nhiều địa phương, qua đó sưu tầmbổ sung hơn 150 mẫu sản phẩm về vănhoá trà, 40 hiện vật về gốm sứ, trên 120bức ảnh tư liệu, hiện vật phục vụ triểnlãm tuyên truyền về Chủ tịch Hồ Chí

Minh... Ngoài ra, Bảo tàng tỉnh TháiNguyên cũng tổ chức khảo sát sưu tầmhiện vật về khảo cổ học với trên 220 đơnvị hiện vật, 18 kg xương động vật tạihang Dơi thuộc xã Kim Phượng, huyệnĐịnh Hoá; sưu tầm nhóm hiện vật vềtiền giấy Đông Dương; nhóm hiện vậtvề thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứunước; hiện vật về dân tộc học...

Sau Lễ kỷ niệm, các đại biểu thamquan phòng trưng bày chuyên đề “Disản văn hoá Thần Sa và tiềm năng thiênnhiên Thái Nguyên” và chuyên đề“Bác Hồ với Thái Nguyên”.

ĐứC Kiên

Thái Nguyên: Tiếp nhận hơn 60 hiện vật có giá trị

Phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Chầu văn

chợ, với sự tham dự của khoảng 80người mua quốc tế đến từ các quốc giaNga, Tây Âu, Ôtxtrâylia và NewZealand, Đông Bắc Á, ASEAN vàTrung Đông. Hoạt động quảng bá điểmđến sẽ giới thiệu với các công ty du lịch,du khách những địa điểm du lịch biển

đảo chất lượng và tiềm năng của ViệtNam...

Tại Festival Biển 2013 diễn ra trongthời gian này, nhiều hoạt động phongphú, hấp dẫn sẽ được tổ chức, cuốn hútdu khách tham gia như: Giải Golf dulịch Nha Trang, Chương trình Tour

“câu cá biển đêm”, Tuần lễ phimFestival Biển 2013, Lễ hội ẩm thực, Lễhội Yến sào Khánh Hòa, Thi pháo hoa,Lễ hội rượu vang, Chung kết nữ hoàngBiển Việt Nam 2013, Lễ hội đườngphố, Hội thi bơi thúng, Liên hoan thơ…

Hồ tHanH

Hội chợ Du lịch biển đảo... (Tiếp theo trang 12)

Page 16: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn)

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

16 số 1025 l 23.5.2013

Sau 3 ngày tranh tài sôi nổi (17-19/5), Hội thi Văn hóa - Thể thao cácdân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai lần thứ I -2013 đã kết thúc thành công, để lạinhiều ấn tượng sâu sắc. Kết quả: Vềhội thi thể thao, nhất toàn đoàn thuộcvề TP Pleiku; giải nhì thuộc về huyệnIa Grai; giải 3 thuộc về huyện ĐắcĐoa. Về hội thi văn nghệ, nhất toànđoàn thuộc về huyện Kông Chro; giảinhì thuộc về hai huyện Chư Păh, ChưPrông; huyện Phú Thiện, Ia Grai vàhuyện Đức Cơ đồng giải 3.

Hội thi Văn hóa- Thể thao các dân

tộc thiểu số tỉnh Gia Lai lần thứ I-2013 là một sự kiện văn hóa, thể thaolớn được tổ chức kỷ niệm 123 ngàysinh Chủ tịch Hồ Chí Minh(19/5/1890-19/5/2013). Hội thi đãquy tụ trên 1.000 nghệ nhân, vậnđộng viên của 17 huyện, thị xã trongtoàn tỉnh Gia Lai. Các nghệ nhân,vận động viên đã tham gia trình diễncồng chiêng, các tiết mục văn nghệđộc đáo như dân ca, dân vũ, độc tấu,hòa tấu nhạc cụ dân tộc bản địa đặcsắc. Tham gia thi đấu ở 7 môn thểthao: bóng đá nam, bóng chuyền, việt

dã, đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ và chạycà kheo.

Thông qua Hội thi, các dân tộc anhem sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai códịp được giao lưu, học hỏi, tăng thêmsự đoàn kết, gắn bó nghĩa tình, đẩymạnh phong trào tập luyện thể thao,nâng cao sức khỏe, đời sống tinh thầntrong quần chúng nhân dân. Hội thicũng nhằm lưu truyền những nét tinhhoa của văn hóa, thể thao các dân tộc,bảo tồn những giá trị nghệ thuật đặc sắcđối với thế hệ trẻ.

M.MinH

Tối ngày 16/5, tại huyện miền núi ALưới, đã diễn ra ngày hội văn hóa, thểthao và du lịch các dân tộc miền núi tỉnhThừa Thiên – Huế lần thứ X, năm 2013.

Ông Cao Chí Hải, Phó Giám đốc SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh -Trưởng Ban Tổ chức ngày hội cho biết:Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịchcác dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên-Huế lần thứ X, năm 2013 là hoạt độngtruyền thống có ý nghĩa quan trọng, gópphần bảo tồn, phát huy và giới thiệucác giá trị văn hóa truyền thống đặcsắc, các trò chơi dân gian, các môn thểthao dân tộc phong phú, để thắt chặthơn nữa tình đoàn kết cộng đồng cácdân tộc, khơi dậy niềm tự hào và lòngbiết ơn của đồng bào miền núi đối vớiBác Hồ kính yêu.

Diễn ra từ ngày 15-17/5, ngày hội

quy tụ hơn 700 diễn viên, vận động viênkhông chuyên đến từ các huyện, thị xãcó bản dân tộc và Bộ chỉ huy Bộ độiBiên phòng tỉnh. Nhiều nội dung phongphú và hấp dẫn diễn ra như: Trình diễndân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc, cồngchiêng, trang phục truyền thống củađồng bào các dân tộc thiểu số, sân khấuhóa các lễ hội truyền thống miền núiThừa Thiên-Huế, thi bắn nỏ, đẩy gậy,kéo co và các trò chơi dân gian khác.Đặc biệt, ngày hội lần này còn có cáchoạt động mới như liên hoan ẩm thựcvới các món ăn dân tộc đặc trưng củacủa đồng bào Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu: cơmlam, tà lèng, lạp cá; giới thiệu các tourdu lịch cộng đồng A Ka - A Chi xã ARoàng; A Hưa xã Nhâm và các điểm dulịch Anôr thuộc xa Hồng Kim, huyện ALưới.

Ngoài ra, trong khuôn khổ Ngày hộicòn diễn ra nhiều hoạt động Triển lãm“Biên giới, Biển đảo và sắc màu văn hóacác dân tộc miền núi”; trưng bày sảnphẩm văn hóa vật thể và phi vật thể ởhuyện A lưới; Lễ dâng hương, dâng hoatại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh;trưng bày các tác phẩm điêu khắc gỗ củađồng bào dân tộc miền núi Thừa ThiênHuế; trưng bày sách, chiếu bóng lưuđộng...

Được tổ chức định kỳ hai năm mộtlần tại 2 huyện Nam Đông và A Lưới,ngày hội văn hóa năm nay mang đếncho du khách những màn trình diễn vănhóa, những sân thi đấu thể thao sôiđộng, hấp dẫn cùng với liên hoan ẩmthực mang đậm bản sắc văn hóa các dântộc Thừa Thiên- Huế.

ĐứC MinH

Ngày hội VHTTDL các dân tộc tỉnh Thừa Thiên - Huế

Hội thi Văn hóa - Thể thao các dân tộc tỉnh Gia Lai lần I/2013

Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động biểu diễn nghệ thuậtBộ VHTTDL vừa có Công văn số

31/TTr gửi Thanh tra Sở VHTTDL cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngvề tăng cường công tác thanh tra, kiểmtra các hoạt động biểu diễn nghệ thuậttrên địa bàn. Theo đó, Thanh tra Bộ đềnghị Thanh tra Sở VHTTDL các tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương thựchiện nghiêm túc các nội dung: Tăngcường công tác kiểm tra, giám sát đốivới các hoạt động biểu diễn nghệ thuật,trình diễn thời trang trên địa bàn. Chútrọng phối hợp với cơ quan chức năngcủa Sở kiểm tra việc thực hiện các quy

định tại Nghị định 79/2012/NĐ-CPngày 05/10/2012, Thông tư số03/2013/TT-BVHTTDL ngày 28/01/2013,quy định của pháp luật về Quyền tácgiả, quyền liên quan và các văn bảnliên quan.

Tăng cường công tác thanh tra,

Page 17: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn)

17số 1025 l 23.5.2013

Để khắc phục phần nào những tồntại giữa bài toán bảo tồn di sản và pháttriển kinh tế, xã hội cần sự kết hợp tốthơn giữa ngành văn hóa và chínhquyền. Trao đổi với phóng viên về vấnđề này, nhà nghiên cứu Trần Lâm Biềnkhẳng định: “Những tồn tại này đòi hỏibức thiết phải có sự kết hợp tốt giữangành văn hóa với các cấp chính quyềnliên quan”

Ngay giữa Thủ đô lại bộc lộ nhữngvấn đề bức xúc về bảo tồn di sản hayphát triển kinh tế-xã hội như vấn đềĐàn Xã Tắc, làng cổ Đường Lâm. Ôngcó nhận định gì về vấn đề này?

- Vấn đề Đàn Xã Tắc còn nhiều ýkiến khác nhau. Tuy nhiên, những ý kiếnấy đưa lên lãnh đạo Hà Nội, quyết địnhnhư thế nào thì phải chờ. Còn bàn đi bànlại thì cũng thế thôi, làm cầu vượt trênĐàn Xã Tắc là không thích hợp với tâmlinh mà bỏ con đường đi thì tốn kémnhiều. Giải quyết như thế nào khôngphải là việc người dân hay nhà khoa họccó thể làm được mà là ở các cấp lãnhđạo. Hiện nay vấn đề di tích văn hóa lịchsử đang rất được người dân quan tâm,không nên động vào những di tích vănhóa của dân tộc.

Còn với “tối hậu thư” của sư trụ trìvề việc sẽ tự hạ giải chùa Diên Hựu-Một Cột?

- Với chuyện chùa Diên Hựu-MộtCột, theo tôi, là công dân Việt Nam thìtrước hết phải tôn trọng và tuân thủ phápluật. Với đơn thư của Đại đức ThíchTâm Kiên, tôi cho rằng đó là một hànhvi coi thường pháp luật. Chùa Diên Hựu-Một Cột là kiến trúc được xếp hạng cấp

quốc gia nên không phải ai muốn làm gìcũng được. Chùa Một Cột là vấn đề gắnvới lịch sử văn hóa, nghệ thuật của dântộc chứ không chỉ là lịch sử tôn giáo.Bảo vệ ngôi chùa này không phải chỉ làý thức của người theo Phật giáo màthuộc ý thức của toàn dân. Ông trụ trìchùa Một Cột cũng là một công dân,ngôi chùa là di sản của toàn dân, ôngđược giao để ở đó tu và hành, việc ôngra một “tối hậu thư” như thế là khôngchấp nhận được. Không ai được tự đặtmình cao hơn pháp luật.

Khác với hai di tích trên, làng cổĐường Lâm là một di tích sống. Nhưngdường như danh hiệu không phải làthứ người dân cần khi mà họ gặp phảinhiều khó khăn, bất tiện trong cuộcsống hàng ngày?

- Đúng vậy! Danh hiệu không để làmgì nếu người dân sống khổ giữa làng códanh hiệu. Vấn đề ở Đường Lâm là dodân số tăng nhanh, chỗ ở không tươngứng tạo ra bức xúc trong người dân. Tôinhớ, vấn đề di dân ra khỏi làng cổ đãđược đặt ra ngay từ thời điểm công nhậndanh hiệu nhưng không được ai quantâm, hay là chỉ đặt ra rồi để đó, khôngđược thực hiện. Tôi đi nhiều nước ChâuÂu, có những thành phố khi người ta mởrộng, họ cũng giữ nguyên những khunhà cũ, xây khu nhà mới. Khu cũ và khumới cách nhau một con đường thôi. Làmnhư thế, họ giữ được văn hóa gốc và làmdu lịch, tạo sự đối sánh giữa hai khu.Khu cũ thì giữ nguyên nhà cửa, nghềtruyền thống, khu mới toàn hàng hóahiện đại. Khách tham quan ở khu mới vàtham quan cả khu cũ. Đó là những quy

hoạch thông minh, ứng xử có trước sauvới di sản, với văn hóa của tổ tiên. Cònở Đường Lâm, không có khu mới, nhàcũ nhà mới đan xen. Người dân đòi trảdanh hiệu là vấn đề tất yếu để cảnh báo,để các cấp quản lý tích cực hơn, nhanhhơn trong việc bố trí khu mới giãn dân.Mục đích người dân nộp đơn là mongmuốn được giãn dân để có đời sống hợplý, để duy trì làng cổ chứ không phải làxóa danh hiệu của làng.

Qua những sự việc này, theo ông,phải chăng hoạt động của các cấpquản lý văn hóa không hiệu quả?

- Không phải các cấp quản lý vănhóa làm việc không hiệu quả mà là sứccủa văn hóa chưa mạnh. Các cấp quảnlý văn hóa biết giá trị của làng cổ để côngnhận nhưng giữa văn hóa và chínhquyền không phối hợp được chặt chẽ,đồng bộ nên văn hóa công nhận xongchính quyền không quan tâm. Cần sựphối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quảnlý văn hóa và các cấp chính quyền.Ngành văn hóa cần có tiếng nói mạnhhơn. Như Đường Lâm, sau gần 10 nămvẫn chưa có quy hoạch. Còn Đàn Xã Tắcquy hoạch lại động đến việc mất di sản.Những hiện tượng này cho thấy, ngànhvăn hóa quy hoạch không theo các cấpchính quyền, các cấp chính quyền quyhoạch không theo văn hóa. Mỗi anh mộtkiểu, không hài hòa với nhau. Trong khiđó, tôi muốn nhấn mạnh rằng, sự pháttriển phải trên nền tảng truyền thống:giữ được cái gốc, cái bản sắc văn hóacủa mình.

Xin cảm ơn ông!Hà an (Thực hiện)

“Ngành văn hóa và chính quyền phải kết hợp tốt hơn”thônG tin trao đổi

kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vivi phạm trong các hoạt động tổ chứcbiểu diễn, hoạt động biểu diễn nghệthuật, trình diễn thời trang theo quyđịnh của pháp luật. Thông qua đườngdây nóng, phối hợp với các địa phương

xử lý triệt để các hành vi vi phạm đốivới đơn vị tổ chức biểu diễn, nơi tổchức biểu diễn, ca sĩ, diễn viên, ngườimẫu; không để sót, để lọt các đốitượng vi phạm ở địa phương nàychuyển sang địa phương khác tiếp tục

tái diễn. Đồng thời, thực hiện thườngxuyên công tác báo cáo kết quả thanhtra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạtđộng biểu diễn nghệ thuật về Thanh traBộ theo quy định.

n.H

Page 18: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn)

thônG tin trao đổi

18 số 1025 l 23.5.2013

Theo đánh giá của Bộ VHTTDL,công tác quản lý và tổ chức lễ hội ởnhiều địa phương đã có chuyển biếntích cực, thu hút đông đảo nhân dân, dukhách trong và ngoài nước. Bên cạnhđó, tạo điều kiện cho các hoạt động dulịch, dịch vụ, nâng cao các giá trị sảnvật ở địa phương, tạo nguồn tài chínhđể bổ sung vào ngân sách nhà nước, táitạo trùng, tôn tạo di tích và các hoạtđộng lễ hội, thúc đẩy tăng trưởng kinhtế của địa phương.

Hiệu quả của công tác quản lý và tổchức lễ hội năm nay gồm công táctuyên truyền đã được chú trọng đổimới; Công tác đảm bảo an ninh trật tự,an toàn giao thông, phòng, chống cháynổ và vệ sinh môi trường đã có nhiềuchuyển biến tích cực; Chất lượng dịchvụ phục vụ du khách được nâng cao;Việc quản lý thu-chi tiền công đức, tiềngiọt dầu, tiền lễ tại một số lễ hội dầndần công khai, minh bạch hóa; Côngtác thanh tra, kiểm tra được tăng cườngthường xuyên, xử lý kịp thời các tiêucực phát sinh trong lễ hội…

Tuy nhiên, Bộ VHTTDL cũng thừanhận, công tác quản lý và tổ chức lễ hộiở một số địa phương còn mang nặngtính hành chính, dịch vụ hàng quán lộnxộn, hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầngchật chội so với lượng khách hànhhương ngày một tăng… Điển hình là lễhội đền Trần (Nam Định) vào đêm 14tháng Giêng với cảnh tượng chen lấn,xô đẩy kinh hoàng, đạp đổ hàng ràobảo vệ để giành giật, tranh cướp đồ lễ

trên ban thờ, ném tiền lẻ lên kiệurước… Lễ hội đền Bà Chúa Kho (BắcNinh), vẫn còn cảnh chen lấn, xô đẩy,khấn thuê, đốt đồ mã; lễ hội đền ĐồngBằng, Tiên La (Thái Bình), đền Mẫu(Hưng Yên), chùa Bồ Đà, Thổ Hà (BắcGiang), chùa Non núi Thần Linh(Quảng Bình)… vẫn còn tình trạngchèo kéo khách, trò chơi cờ bạc tráhình, khấn thuê, bày bán sách tử vi,xem bói, rút thẻ, nâng giá dịch vụ…Những tồn tại của lễ hội, được cho làphần lớn xuất phát từ ý thức chưa tốtcủa người tham gia lễ hội.

Để hạn chế những vấn đề còn tồn tạitrong công tác quản lý, tổ chức lễ hội,PGS-TS Lương Hồng Quang - PhóViện trưởng Viện nghiên cứu văn hoánghệ thuật Việt Nam cho rằng: “Các lễhội hiện nay đang có xu hướng mở rộngphạm vi do lượng du khách ngày mộtđông. Đối với các lễ hội đang có hiệntượng mở rộng phạm vi như vậy, cầnphải đưa tư duy công nghệ về tổ chứcsự kiện vào tổ chức lễ hội truyền thống.Việc này thực ra chúng ta đang làmnhưng vẫn mang tính tự phát. Cần phảicó những tổng kết, có những lớp tậphuấn, hướng dẫn từ các cơ quan quảnlý nhà nước để các đơn vị ở phía dướithay đổi về tư duy và có công nghệ đểtổ chức lễ hội”.

Chưa có năm nào công tác tổ chứcvà quản lý lễ hội được ngành văn hóaquan tâm như mùa lễ hội năm 2013.Trước mùa lễ hội diễn ra, Bộ VHTTDLđã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai

phương hướng, nhiệm vụ năm 2013;thành lập 6 đoàn kiểm tra do Bộ trưởngvà các Thứ trưởng Bộ VHTTDL làmtrưởng đoàn, thực hiện kiểm tra 46điểm di tích diễn ra các lễ hội lớn tại 17tỉnh, thành phố. Các địa phương cũngđã thành lập ban chỉ đạo, ban quản lý lễhội, phối hợp với các cơ quan chứcnăng giữ gìn an ninh trật tự, xây dựngnếp sống văn minh trong lễ hội… Phảithừa nhận, nhiều mặt hạn chế của lễ hộiđã giảm khi có sự vào cuộc kiểm tra củacác cơ quan trung ương.

Tuy nhiên, để giải quyết những tồntại của lễ hội không phải chỉ bằng biệnpháp kiểm tra của các cơ quan trungương, càng không phải chỉ giải quyếttrong một, hai mùa lễ hội vì đây là vấnđề liên quan đến ý thức của người thamgia. Một tổng thể các biện pháp như sựquan tâm của các cấp chính quyền,sớm ban hành kế hoạch chi tiết tổ chứclễ hội, tăng cường tập huấn cho cán bộquản lý di tích và tổ chức lễ hội đãđược chỉ ra nhằm khắc phục những tồntại của lễ hội. Đặc biệt, biện pháp tăngcường công tác tuyên truyền để ngườidân địa phương và du khách hiểu đượcvề giá trị của di tích, từ đó có thêmnhận thức, ý thức văn hóa ứng xử vớithần linh, có trách nhiệm khi tham gialễ hội được đặt lên hàng đầu. Chỉ khi ýthức người dân tham gia lễ hội đượcnâng cao thì mới mong những hạn chếcủa lễ hội được khắc phục, bởi ngườidân chính là chủ thể của lễ hội.

H.Hà

Lễ hội lộn xộn do ý thức của người tham gia lễ hội chưa cao

Ngày 13/5/2013, Bộ VHTTDL cóQuyết định số 1746/QĐ-BVHTTDLcho phép Trung tâm Văn hóa Việt Namtại Pháp phối hợp với Hội Mỹ thuật ViệtNam, Hội các nhà thơ tỉnh Val de Marne(Pháp) và các cá nhân tổ chức các hoạtđộng văn hóa Việt Nam tại Pháp năm2013.

Các hoạt động tổ chức gồm: Đêmbảo tàng Châu Âu gồm Triển lãm mỹthuật “Mùa xuân quê hương”, tại đâytrưng bày các tác phẩm mỹ thuật và điêukhắc của 05 họa sỹ, nhà điêu khắc HộiMỹ thuật Việt Nam. Thời gian từ ngày18/5 đến 11/6 năm 2013, kết hợp biểudiễn chương trình nghệ thuật “Một thời

nhớ mãi” vào ngày 18/5/2013. Đêm giaolưu các nhà thơ quốc tế và Việt NamPháp diễn ra ngày 24/5 với nội dung:Trình bày các tác phẩm thơ chọn lọc đãđược phát hành tại Việt Nam với sự thamgia của Hội thơ tỉnh Val de Marne và nhàthơ Trần Đăng Khoa, nhà thơ NguyễnBảo Chân. n.H

Hoạt động văn hóa Việt Nam tại Pháp năm 2013

Page 19: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn)

thônG tin trao đổi

19số 10245 l 23.5.2013

Ngày/tháng Tên v di n a i m

01/6 Báo hi V àhN u n hóa t nh Tuyên Quang

02/6 Báo hi V àhN u n hóa t nh Yên Bái

03/6 Báo hi V àhN u n hóa TP Vi t Trì

07/6 i tìm i u không m t Nhà V n hóa t nh B c Giang

21/6 Hàng xóm chung c Nhà hát K ch VN - s 1 Tràng Ti n, HN

ch VN - s 1 Tràng Ti n, HN 22/6 Hàng xóm chung c Nhà hát K

25/6 Nhân danh công lý Nhà V n hóa t nh Thái Nguyên

26/6 Ng i thi hành án t Nhà hát K ch Vi t Nam - s 1 Tràng Ti n, HN

28/6 Nhân danh công lý HNN1 (Gia Lâm, Hà N

30/6 Nhân danh công lý Nhà hát K ch Vi t Nam - s 1 Tràng Ti n, HN

Ngày/tháng Tên v di n a i m

02/5 Nhân danh công lý Nhà V n hóa huy n Chí Linh (H i D ng)

09/5 Báo hi H u c Vi n C nh sát (T Liêm, Hà N i)

10/5 Báo hi V àhN u n hóa huy n ông Anh

11/5 Báo hi V àhN u n hóa huy n Mê Linh

12/5 Báo hi V àhN u n hóa TP Uông Bí (Qu ng Ninh)

23/5 Báo hi V àhN u n hóa t nh Thái Nguyên

27/5 (02 su t)

Nhân danh công lý Ng i thi hành án t

TTDVQLB Hàng không, Long Biên Nhà hát k ch VN, s 1 Tràng Ti n, HN

28/5 Ng i thi hành án t Nhà V n hóa t nh L ng S n

30/5 Chia tay hoàng hôn Nhà V n hóa t nh B c Ninh

31/5 i tìm i u không m t Nhà V n hóa qu n C u Gi y, Hà N i

LỊCH BIỂU DIỄN CỦA NHÀ HÁT KỊCH VIỆT NAmTháng 5/2013

Tháng 6/2013

Page 20: Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn)

Sự kiện vấn đề

20 số 1025 l 23.5.2013

chịu trách nhiệmxuất bản

phan Đình tân

Biên tậptrung kIên, thế hùng

kIều anh

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

Đt: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gp - XBBt

cấp ngày 18/9/2012

In tạicông ty tnhh một thành vIên

In và văn hóa phẩm

Dự án Trạm vệ tinh Ngân hàngdữ liệu di sản văn hóa phi vậtthể tại Kon Tum đi vào sử

dụng đã góp phần đưa văn hóa KonTum nói riêng và văn hóa Tây Nguyêngiới thiệu rộng rãi đến công chúng củacả nước. Trạm vệ tinh được đặt tạiBảo tàng tỉnh Kon Tum với 3 phònggồm: Phòng biên tập, phòng xemchung và phòng truy cập chuyên sâucùng với các trang thiết bị phục vụ chongười dân và du khách đến tìm hiểu.Ông Nguyễn Xuân Hóa, Giám đốcBảo tàng tỉnh Kon Tum cho biết: Hiệnnay, Bảo tàng đang khẩn trương cùngvới ngành văn hóa thu thập tư liệu,hình ảnh về các lễ hội văn hóa, phongtục, tập quán đặc sắc của đồng bàodân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh KonTum nhằm kết nối với cả nước. Dùmới đi vào hoạt động, nhưng lựclượng cán bộ của Bảo tàng đã sưu tầmđược 33 phim ngắn các loại về lễ hộitrên địa bàn như: lễ hội ăn trâu của dântộc Giẻ Triêng, lễ hội mừng Nhà Rôngmới của dân tộc Gia Rai, lễ cúngmáng nước của dân tộc Xê Đăng, lễcầu an của dân tộc Ba Na (nhánh RơNgao)… Ngoài ra, Bảo tàng cũng

đang xúc tiến làm phim tư liệu về tụccúng truyền thống tại đình Lương Khế(thành phố Kon Tum), nghề làm bầuđựng nước và nghề dệt thổ cẩm củadân tộc Ba Na…

Anh Mai Văn Nhưng, cán bộ Bảotàng tỉnh Kon Tum, người trực tiếp phụtrách Trạm vệ tinh tại Kon Tum chobiết: Các hoạt động văn hóa hay cuộcsống đời thường của đồng bào dân tộcthiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum lànhững hoạt động diễn ra thường xuyênnhưng từ trước đến nay ít được cơ quanchức năng quảng bá, giới thiệu chongười dân và du khách trong cả nướcbiết và tìm hiểu. Thông qua dự án, mọimặt cuộc sống của người dân TâyNguyên sẽ được bảo tồn và lưu trữ lại,đồng thời kết nối với cả nước.

Dự án Trạm vệ tinh Ngân hàng dữliệu di sản văn hóa phi vật thể tại KonTum do Viện Văn hóa nghệ thuật ViệtNam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch) đầu tư với tổng giá trị 3,5 tỷ đồng.Theo đó, cán bộ của dự án thu thập tưliệu, ghi chép hình ảnh những di sảnvăn hóa phi vật thể tại địa phương, sauđó sẽ làm thành chương trình giới thiệucho công chúng, khách du lịch đồng

thời nhập vào “kho” Ngân hàng dữ liệucủa Bộ VHTTDL. Bên cạnh đó, Trạmtiếp nhận các sản phẩm của Ngân hàngdữ liệu phục vụ lại tại địa phương.

Là 1 trong số ít tỉnh được BộVHTTDL chọn triển khai dự án, KonTum là địa phương nằm trong Khônggian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên,một di sản văn hóa phi vật thể của nhânloại do UNESCO công nhận; đồng thờiKon Tum có nền di sản văn hóa phi vậtthể khá phong phú với 6 dân tộc bảnđịa sinh sống. Kon Tum được xem nhưmột miền đất của lễ hội. Đó là nhữnglễ hội xung quanh vòng đời người nhưlễ thổi tai, lễ cúng đau ốm, lễ cưới, lễtang, lễ bỏ mả… đến những lễ hội vềsản xuất, trồng trọt như lễ chọn đất rẫy,lễ phát rẫy, lễ tỉa lúa, lễ ăn lúa giốngthừa, lễ ăn lá lúa, lễ rước hồn lúa, lễ thuhoạch lúa, lễ mừng lúa mới, lễ mở cửakho lúa… và lễ hội về sự tồn tại và pháttriển của cộng đồng như lễ cúng bếnnước, lễ mừng nước giọt, lễ bắc mángnước, lễ mừng nhà Rông mới, lễ mừngnăm mới… Bên cạnh đó, cộng đồngdân tộc thiểu số ở Kon Tum còn cónhững tập quán, tập tục và cả nhữngnhạc cụ, những làn điệu dân ca mượtmà, những bài sử thi hào hùng mangđậm chất Tây Nguyên.

Kho tàng dữ liệu di sản văn hóa phivật thể tại Kon Tum được hòa vào vănhóa chung của cả nước trong Ngânhàng dữ liệu để mọi người dân và dukhách dễ dàng tìm hiểu; góp phần đưaKhông gian văn hóa cồng chiêng TâyNguyên lên tầm cao mới. Các di sảnvăn hóa giá trị khác như: Nhã nhạccung đình Huế, Hát Then, Quan HọBắc Ninh… cũng được người dân KonTum đón nhận và tìm hiểu thông quaTrạm vệ tinh. Đây sẽ là món ăn tinhthần không thể thiếu đối với những aiyêu mến văn hóa Việt Nam.

t.t.n

Kết nối văn hóa Tây Nguyên với cả nước

Thông qua Trạm vệ tinh Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể tại Kon Tum sẽ góp phần quảng bá văn hóa Tây Nguyên đến đồng bào cả nước