112

Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Tạp chí Văn hiến Việt nam - Số Xuân 2014. Đăng trên vanhien.vn

Citation preview

Page 1: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Page 2: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Taïp chí xuaát baûn 02 kyø/thaùngGiaáy pheùp hoaït ñoäng baùo chí soá 397/GP- BVHTTVaø soá 41/GP - SÑBSGiaáy pheùp Quaûng caùo soá 1187/BC

TOØA SOAÏN TRÒ SÖÏ27 Höông Vieân, Q. Hai Baø Tröng, Haø NoäiÑT & Fax: (84.4)39.764.693

CHUÛ NHIEÄMGS. Hoaøng Chöông

TOÅNG BIEÂN TAÄPNhaø baùo Nguyeãn Theá Khoa

PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP THÖÔØNG TRÖÏCNhaø baùo Traàn Ñöùc Trung

PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄPTs. Nguyeãn Minh San

TRÖÔÛNG BAN TRÒ SÖÏNhaø baùo Nguyeãn Hoaøng Mai

THÖ KYÙ TOØA SOAÏNNhaø baùo Traàn Thu HieànNhaø baùo Töø My Sôn

GIAÙM ÑOÁC ÑIEÀU HAØNHNhaø baùo Voõ Thaønh TaânPGÑ: Nhaø baùo Leâ Haûi Chaâu

GIAÙM ÑOÁC VPPT VAÊN HIEÁN VIEÄT NAMPhan Toân Tònh Haûi

HOÄI ÑOÀNG BIEÂN TAÄPGS. Vuõ Khieâu - GS. Traàn Baûng - GSTS. Traàn Vaên Kheâ - Nhaø thô Nguyeãn Khoa Ñieàm - NS. Vuõ Maõo - GSVS. Hoà Só Vònh - GS. Tröôøng Löu - GSTS. Thaùi Kim Lan - TS.NSND Phaïm Thò Thaønh - NSND Ñaëng Nhaät Minh - TS. Ñoaøn Thò Tình - GSTS. Nguyeãn Thuyeát Phong - NB. Phaïm Ñöùc Löôïng - NB. Trung Ñoâng

BAN CHUYEÂN ÑEÀVAÊN PHOØNG BAN BIEÂN TAÄPSoá 64 Trung Hoøa (Soá 06 - Loâ 12B cuõ) Khu ÑTM Trung Yeân - Trung Hoøa - Caàu Giaáy - Haø NoäiÑT: (84.4)37.83.1961 - 37.83.1962Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn

VAÊN PHOØNG QUAÛNG CAÙO VAØ PHAÙT HAØNHSoá 404 Ñöôøng Böôûi, Q. Ba Ñình - TP. Haø NoäiÑT: 04. 3 7717665 * Fax: 04. 3 7718875; Mobile: (+84)989.186661Email: [email protected]: www.vanhien.net; www.tinnhanh24.vn

VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI TP. HCM288B An Döông Vöông - Q. 5 - TP. HCMÑT: (84.8)38.353.878

VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI ÑAØ NAÜNGTaàng 5 Khaùch saïn Eiffel -117 Leâ Ñoä - TP. Ñaø NaüngÑT: (84.511)647.529 - Fax: (84.511)811.972Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn

Trình baøy - De. Quang Anh

TAØI TRÔÏ PHAÙT HAØNHDoanh nghieäp saùch Thaønh nghóa - TP. HCM

In Taïi - Coâng ty TNHH MTV in Quaân ñoäi I

GIAÙ: 50.000VNÑ

nội dungSỐ 1+2 (248)-2014

CULTURE OF VIETNAM

CHÀO XUÂN GIÁP NGỌ 20144. Câu đối

Hoàng Chí Linh 5. Bạch Mã - vị thần bảo hộ Quốc đô Thăng Long

Nguyễn Minh Hoàng 8. Ngựa trong đời sống và văn hóa

Đặng Minh Phương 12. Thăm quê hương Nguyễn Bính

GS. Hoàng Chương14. Xuân về; Mùa Xuân xanh

Thơ - Nguyễn Bính15. Hình tượng ngựa trong sân khấu Tuồng

Châu Giang19. Quảng Ngãi sắc Xuân

Thơ - Vũ Mão20. Hội phết trên đất Tổ... Vui ra phết

Hoàng Paris23. Tục trồng cây nêu ngày tết ở Bình Định

Hoàng Linh25. Xuân từ biển Đông về

Thơ - Nguyễn Thế KỷSỰ KIỆN - BÌNH LUẬN26. Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam - Ấn tượng 2013

Văn hiến29. Nghệ thuật Bài chòi hướng tới là Di sản văn hóa Thế giới

Văn hiến32. Trung tâm NCBT&PH VHDT Việt Nam - 13 mùa Xuân đồng hành cùng văn hóa dân tộc

Văn hiến35. Câu đối

Trần Ninh Tịnh36. Tiến tới Hội thảo “Phạm Văn Đồng với văn hóa dân tộc”

Văn hiến38. Phạm Văn Đồng ngôi sao sáng

Thơ - Hoàng Bích Ngọc39. Chuyện Nguyễn Huệ thu phục đàn ngựa

Hoàng Hiếu Nghĩa

Ảnh bìa 1: Trần Đức Anh - tài năng nghệ thuật trẻ của Việt Nam trên đất Hungaria.

Giáp Ngọ

Xuân

41. Đô đốc Bùi Thị Xuân - Người chỉ huy đội tượng binh - lực lượng đột kích đại phá quân xâm lược nhà Thanh mùa Xuân 1789

Trương Nguyễn45. Bác Hồ múa nón

Khắc Tuế 47. Qua đền Phù Đổng

Thơ - Đặng Minh PhươngHIỀN TÀI ĐẤT VIỆT48. Thân Nhân Trung - bậc danh Nho trùm đời - TS. Nguyễn Minh San 51. Chuyện tình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Trương Nguyễn Hà Bình 56. Vũ Tuyên Hoàng - Giáo sư, Viện sĩ luôn luôn… “mắc nợ”

San San59. GS Hoàng Chương với “100 năm nghệ thuật Cải lương Việt Nam”

Trung Đông61. Kazik - Một tình yêu di sản văn hóa Việt Nam

NySanTỪ TRONG DI SẢN66. Sủng Đức Đại vương - Vị thần oai linh hộ quốc, an dân

Hồng Ny VĂN HÓA GIAO THÔNG70. Bác Hồ căn dặn lái xe không uống rượu

Mạc Hạ72. Văn hóa giao thông với an toàn giao thông

Bích NgọcVÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG75. Công ty Bảo hiểm đại chúng Lanexang - Doanh nghiệp và Doanh nhân trẻ

Trúc Lam77. Công ty CP Vinacommodies chuyên sâu và chuyên nghiệp

Thanh Xuân79. Công ty CP May sơn Việt - vừa nâng cao chất lượng vừa mở rộng thị trường

Mộng HuệDOANH NHÂN TÂM - TÀI81. Công ty CP Thép Toàn thắng - Chân dung một doanh nhân

Trúc Lam

Page 3: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

WELCOME SPRING OF HORSE YEAR 20144. Parallel Sentences

Chi Linh Hoang5. White Horse - A God protects Thang Long Capital

Nguyen Minh Hoang8. Horses in cultural life

Dang Minh Phuong12. Visit homeland of Nguyen Binh

Prof. Hoang Chuong14. Incoming Spring; Green Spring

Verse of Nguyen Binh15. Symbols of horse in / on Tuong stage

Châu Giang19. Spring of Quang Ngai

Verse of Vu Mao

83. Công ty TNHH Lưới thép Song Hàn Hợp lực - một nhà quản lý xuất sắc

Đại Nam85. Công ty CP XNK Quảng Bình - Nữ Doanh nhân “Một tay xây dựng cơ đồ”

Thu Thu87. Amakông - con người và thương hiệu một bài thuốc

Quang Hòa 89. Đi lên nhờ tận tâm phát huy nghề truyền thống của quê hương

Thu ThuĐỜI SỐNG QUANH TA91. Nghệ thuật Hát bội, Bài chòi với người Bình Định

Hà Bình 94. Nghệ thuật điêu khắc đá Đà Nẵng

Nguyễn Thùy Linh97. Dương Phú Hiến - nhà sưu tầm cổ vật lớn

Thu Thu 100. Tùng Dương - ca sĩ phát huy hiệu quả giá trị âm nhạc dân gian dân tộc

Nguyễn Thu101. Trần Đức Anh - tài năng nghệ thuật Việt Nam trên đất Hungaria

Thu Thu104. Trao tặng Giải thưởng Đào Tấn

Văn Hiến105. Danh sách cá nhân, đơn vị đạt giải thưởng

Văn Hiến

Contentsnumber 1+2 (248) - 2014

TRAFFIC CULTURE70. Uncle Ho recommended drivers not to drink on work

Mac Ha72. Traffic Culture with Traffic Safety

Bich NgocFOR THE COMMUNITY DEVELOPMENT75. Lanexang Public Insurance Company - Business and Young Entrepreneur

Truc Lam77. Vinacommodies Corporation, Specialized and professional

Thanh Xuan79. Viet Paint Garment Joint Stock Company - Improving the quality while expanding market

Mong HueBUSINESSMAN HEART - TALENT81. Toan Thang Steel JS Corporation - Portrait of a businessman

Truc Lam83. Song Han Hop Luc Steel Net Co., Ltd. - An excellent manager

Dai Nam85. Quang Binh Import Export Joint Stock Company - Businesswomen “One hand creates career”

Thu Thu87. AmaKong - A story on a traditional drug brand

Quang Hoa89. Go up by development of traditional profession of homeland

Thu ThuLIFE AROUND US91. Boi - Bai Choi Singing Art with Binh Dinh people

Ha Binh94. Sculpture Art of Da Nang

Nguyen Thuy Linh97. Duong Phu Hien - A big collector of antiques

Thu Thu100. Tung Duong - A singer who promote effectively the values of folk music

Nguyen Thu101. Tran Duc Anh - Vietnamese artistic talent in Hungary

Thu Thu104. Dao Tan Award

Van Hien105. List of Awards-winning individuals & units

Van Hien

20. Phet Festival in the homeland...Hoang Paris

23. The custom of planting trees in the New Year in Binh Dinh

Hoang Linh25. Spring from the Eastern Sea

Nguyen The KyEVENTS & COMMENTS26. To preserve and promote Vietnam’s culture - Impression 2013

Van Hien29. Bai Choi Art Singing towards the World Cultural Heritage

Van Hien32. Center for Research & Promote Vietnam’s culture - 13 Springs accompany with national culture

Van Hien35. Parallel Sentences

Ninh Tinh Tran36. Towards Workshop on “Pham Van Dong with ethnic culture”

Van Hien38. Pham Van Dong, a bright star - Poetry

Verse of Hoang Bich Ngoc 39. Nguyen Hue’s story on horses

Hoang Hieu Nghia41. Bui Thi Xuan Admiral - Commander of elephants army - Defeated 20.000 soldiers of Thanh Dynasty in Spring 1789

Truong Nguyen45. Uncle Ho dance with hat

Khac Tue 47. Through the Phu Dong’s Temple - Poetry

Verse of Dang Minh PhuongTALENTS OF VIETNAMESE LAND48. Than Nhan Trung - A Bright Confucianist

Dr. Nguyen Minh San51. Love Story of General Nguyen Chi Thanh

Ha Binh Truong Nguyen56. Prof. Acad. Vu Tuyen Hoang always... “in debt”

San San59. Prof. Hoang Chuong with “100 years of Vietnam’s Cai luong Art “

Trung Dong61. Kazik - A love for Vietnam’s Heritage

NySanINSIDE HERITAGE66. Sung Duc Great King - National god for security of people

Linh Ny

Page 4: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Hoàng Chí Linh

Chầuvănt ruyềnthống,nghệthuậtcồngchiêng…bẩy bộ mônnhândânưathích,gắngpháthuy

Vui Xuân,QuanhọBắcNinh,điệuXoanPhúThọ,

Nhãnhạccungđình,Đàncatàitử…baoDisảnThếgiớingợica,cầnbảovệ

MừngXuânGiápNgọ2014

ĐónTết,CảilươngNamBộ,HátbộimiềnTrung,

Page 5: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

NGUYỄN MINH HOÀNG

Bạch mã

Truyền thuyết kể rằng, thời nước ta bị nhà Đường ở phương Bắc đô hộ, vào năm 866, Cao Biền sai quân lính đắp thành Đại La

(nay thuộc Thăng Long - Hà Nội). Song, khi công việc mới bắt đầu thì thấy đất trời tối tăm mù mịt, một vị thần cưỡi con rồng đỏ, ngồi trên đám mây ngũ sắc, bay lượn trên mặt thành. Thấy vậy, Cao Biền vô cùng khiếp sợ, định dùng bùa phép trấn yểm. Việc chưa làm thì đêm ấy, Biền chiêm bao thấy vị thần

đó hiện lên, bảo rằng: “Ta là tinh anh đất Long Đỗ, nghe nói ông sai đắp thành, cớ sao lại định dùng bùa phép trấn yểm?”. Tỉnh dậy, Cao Biền vô cùng sợ hãi. Nhưng, do quá kiêu ngạo, xem thường câu “Đất có Thổ công, sông có Hà Bá” của người Việt, quá xem thường vị Thành hoàng của thành Đại La - thần Long Đỗ, quá tin vào tài của mình, Biền vẫn đem đồng và sắt chôn xuống các chỗ long mạch để trấn yểm. Tức thì đêm đó mưa to gió lớn, sấm sét nổ

TRÊN HAI BỜ CON SÔNG HỒNG - SÔNG MẸ, ĐOẠN CHẢY QUA HÀ NỘI HIỆN NAY, NGƯỜI VIỆT ĐÃ XÂY DỰNG HAI KINH ĐÔ CỦA NƯỚC ĐẠI VIỆT, LÀ: KINH ĐÔ CỔ LOA CỦA AN DƯƠNG VƯƠNG, SAU ĐÓ ĐƯỢC TÁI LẬP DƯỚI THỜI NGÔ QUYỀN, VÀ THĂNG LONG DƯỚI THỜI LÝ CÔNG UẨN (TỪ NĂM 1010). CẢ HAI KINH ĐÔ NÀY ĐỀU ĐƯỢC XÂY DỰNG TRÊN THỀM BÌNH ĐỊA MỀM VEN SÔNG, LẠI CÁCH CỬA BIỂN KHÔNG XA LẮM, THƯỜNG XUYÊN PHẢI CHỊU NHỮNG TRẬN LŨ LỤT, BÃO GIÓ, VÌ VẬY VIỆC ĐẮP THÀNH BẰNG ĐẤT, LẠI BẰNG SỨC NGƯỜI, VỚI TRÌNH ĐỘ THỦ CÔNG CÁCH ĐÂY TRÊN NGHÌN NĂM LÀ VÔ CÙNG KHÓ KHĂN. VÌ VẬY, VIỆC NGƯỜI VIỆT THỦA ĐÓ ĐÃ PHẢI VIỆN ĐẾN MỘT CỨU CÁNH LÀ THẦN LINH MỚI THÀNH CÔNG LÀ ĐIỀU KHÔNG TRÁNH KHỎI. NẾU NHƯ THÀNH CỔ LOA, VỊ THẦN ẤY LÀ THẦN KIM QUY - RÙA VÀNG, THÌ Ở THÀNH ĐẠI LA (TỪ NĂM 1010, THỜI LÝ THÁI TỔ, LÀ KINH ĐÔ THĂNG LONG), LÀ THẦN LONG ĐỖ HIỆN RA TRONG DUNG MẠO NGỰA TRẮNG - BẠCH MÃ.

VỊ THẦN BẢO HỘQUỐC ĐÔ THĂNG LONG

5

CHAØO XUAÂN

Xuân Giáp Ngọ

Page 6: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

đùng đùng. Sáng dậy, Cao Biền đi xem các nơi trấn yểm, kinh hoàng trước sức mạnh của thần Long Đỗ. Thần đã phá tan “pháp thuật” của Cao Biền, đồng và sắt đã bị đánh vụn tan nát. Biết đó là vị thần thiêng của nước Nam, không làm gì nổi, Biền thốt lên: “Ta phải về đất Bắc thôi!”. Quả nhiên, 10 năm sau, vào năm 875, Cao Biền phải cuốn gói về Bắc.

Nhớ ơn thần Long Đỗ, nhân dân ta đã lập đền thờ thần ở nhiều nơi. Điển hình là đền thờ thần Long Đỗ tọa lạc trên núi Nùng/Sơn. Núi hình tròn, đỉnh bằng phẳng, cây cổ thụ xum xuê, nằm ở chính giữa Phượng thành. Ngọn núi Nùng là nơi tiếp nhận khí thiêng của sông núi kinh thành Thăng Long. Sau khi có đền thờ thần Long Đỗ, núi này còn có tên nữa gọi là núi Long Đỗ. Trong khu vực thành Đại La còn có một số ngôi đền thờ thần Long Đỗ nữa, trong đó có ngôi đền ở phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, nơi cửa sông Tô Lịch đổ ra sông Hồng. Sau sự kiện trên, trong sử sách thường gọi Thăng Long là đất Long Đỗ.

Vào năm 1010, sau khi lên ngôi, để mưu việc lớn, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, một nơi “… đô cũ của Cao Vương (Cao Biền), ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn, hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Tây Đông, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sử mãi muôn đời” (Chiếu dời đô - Lý Công Uẩn). Song, việc xây thành Đại La trầy trật mãi không xong. Nhiều đoạn, cứ ngày xây xong, sau một đêm, sáng hôm sau lại không còn mô đất nào nhô lên. Lý Công Uẩn bèn sai người đến đền

thần Long Đỗ ở phường Hà Khẩu cầu thần, thì thấy một con ngựa trắng từ trong đền đi ra, chạy một vòng từ Đông sang Tây, đi đến đâu để lại dấu chân đến đó, rồi trở lại đền và biến mất. Biết là thần linh chỉ bảo, phù hộ, nhà vua sai quân lính cứ theo vết chân ngựa mà đắp thành. Quả nhiên, thành được xây xong. Nhớ ơn, nhà vua cho sửa lại đền thờ thần, phong cho thần Long Đỗ là Quảng Lợi Bạch Mã tối linh thượng đẳng thần, trấn yểm mạn phía Đông của Thăng Long, cùng với đền Voi Phục ở phía Tây, đền Trấn Võ ở phía Bắc, đền Cao Sơn (nay là đình Kim Liên) ở phía Nam, làm nên “Thăng Long Tứ Trấn.”

Như vậy, lần này, thần Long Đỗ không hiện ra với dung mạo không rõ ràng “cưỡi con rồng đỏ, ngồi trên đám mây ngũ sắc, bay lượn trên mặt thành”, mà hiện ra trong dung mạo rõ ràng - Ngựa Trắng - Bạch Mã. Từ đó đền Long Đỗ được đổi gọi là đền Bạch Mã.

Đền Bạch Mã, hiện nay là nhà số 76, phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tương truyền, đền Bạch Mã xây dựng từ thế kỷ thứ IX. Dưới thời Trần, quân Nguyên ba lần sang xâm lược, đã đốt phá thiêu hủy nhiều công trình mỹ lệ trong kinh thành Thăng Long, nhưng mỗi khi ngọn lửa lan đến đền, thì chúng bị những ngọn gió vô tình đẩy ngược, dập tắt. Vì vậy, ngôi đền vẫn uy nghiêm trấn yểm mạn phía Đông kinh thành. Lúc khải hoàn trở về Thăng Long, Thái sư Trần Quang Khải đã cảm xúc đề thơ ở đền:

Hỏa tức tam diên thiêu bất cậpPhong lôi nhất trận triển nan khuynhDịch:Lửa bốc ba lần không cháy đến,Gió bừng một trận chẳng hề nghiêng.Ông còn có thơ vịnh:

Đền Bạch Mã

CHAØO XUAÂN

6 Xuân Giáp Ngọ

Page 7: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Nhờ chút oai thừa trừ giặc BắcGiữ cho non nước hưởng yên vui.Trải qua thời gian, đền Bạch Mã luôn là hạng

mục được các triều đại phong kiến đầu tư trùng tu nhiều lần. Đền Bạch Mã quay về hướng Nam, nằm trong khuôn viên có diện tích 500 m2. Đền đã được sửa chữa nhiều lần. Cuối thế kỷ 17 đền được tôn thêm nền cũ và mở rộng thêm. Năm 1781, Chúa Trịnh chuẩn y cho 3 giáp là Mật Thái, Bắc Thượng, Bắc Hạ của phường Hà Khẩu xung quanh đền Bạch Mã được làm dân tạo lệ (sắm lễ vật tế lễ, không phải sưu sai, tạp dịch khác). Năm 1829, đền lại được sửa chữa thêm, rất tráng lệ. Năm 1839, dựng thêm văn chỉ ở bên trái đền, dựng phương đình (đình hình vuông) để làm nơi cúng lễ các tuần tiết.

Hiện nay, đền Bạch Mã là một công trình đồ sộ còn được giữ gìn, bảo quản khá tốt. Trong đền có bức hoành phi 4 chữ: “Đông trấn chính từ”(đền trấn giữ phía Đông). Tòa đại bái có bộ khung gỗ 4 hàng chân, có bộ vì kèo được kết cấu theo lối “chồng giường, giá chiêng”, mái phân theo kiểu “thượng tam, hạ tứ”. Trên các cốn gỗ, xà nách, các vì chồng giường, có nhiều mảng chạm khắc. Đề tài trang trí là mây lửa, hoa lá. Nối đại bái với nhà thiêu hương là mái vòm “vỏ cua” hình bán nguyệt, trang trí hoa lá. Các cửa võng, các mảng điêu khắc trong đền mang tính nghệ thuật cao. Những con nghê trên xà ngang và những lồng đèn hình hoa sen trên đầu 4 xà nách gần gũi với kiến trúc phương đình ở Hội An. Từ phương đình vào đại bái có mái vòm hình “vỏ cua”. “Vỏ cua” nối liền các nhà, tạo ra một không gian rộng rãi. Trong đền còn giữ được 15 tấm bia ghi chép về: sự tích đền và vị thần được thờ, nghi lễ cúng bái, các lần trùng tu tôn tạo… Tấm bia cổ nhất có niên đại đời Chính Hòa thứ 8 (năm 1687). Đền còn các đồ thờ như đồ lỗ bộ gồm các vũ khí thời cổ

như xích, đao, thương, câu liêm,…được sơn son thếp vàng, chạm khắc tinh xảo. Trong đền, ngoài các lư hương đồng, bình đồng, tượng người, lại có cả tượng Phật. Chi tiết này thể hiện quan niệm dân gian là “tam giáo đồng tôn”. Đền còn có một đôi hạc chân cao, cổ cao và đôi phỗng trong tư thế đứng nghiêm trang. Trong đền có nhiều câu đối, đơn cử một đôi câu đối sau:

Phù quốc tộ ư La Thành vạn cổ uy thanh truyền mã tích

Ngật tôn từ vu giang tứ, thiên thu vượng khí trấn Long Biên

Nghĩa là:Giúp nước thịnh ở La Thành muôn thuở uy danhBên sông nước nghìn năm vượng khí giữ Long Biên.Hoàng giáp Trần Bá Lãm (1757-1815) có thơ đề

đền Bạch Mã như sau:Mạch dẫn bàn long truyền thắng địaTích lưu bạch mã trấn danh châuCao vương vãng sự câu thần thổVật hoán tinh di kỉ độ thu.Dịch:Mạch dẫn rồng nằm kia đất đẹpDấu xưa ngựa trắng giữ danh đôCao Vương việc cũ không đâu hếtVật đổi sao dời độ mấy thu.Lễ hội đền Bạch Mã hàng năm vào tháng 2 âm

lịch, trước đây có tổ chức lễ đánh trâu rước xuân.Đền Bạch Mã đã được Bộ VHTT xếp hạng Di tích

lịch sử, nghệ thuật cấp quốc gia, năm 1986.Cách nay nghìn năm, thần Bạch Mã - Ngựa Trắng

đã chạy, dựng nên “Đường tròn ma thuật” vốn là một tín ngưỡng từ cổ xưa, để Lý Thái Tổ tổ chức cho dân binh Đại Việt với niềm tin vào linh khí Đất Trời và không biết bao công sức của hàng vạn con người Đại La, sau này là Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã dựng nên một Kinh thành - Kinh đô và Non sông một thủa vững âu Vàng.

Di tích đền Bạch Mã, một trong Tứ trấn của Thăng Long, một công trình kiến trúc cổ, đẹp, thiêng nhất của Thăng Long, thể hiện ý chí chống xâm lược phương Bắc của cha ông ta, rất cần được bảo tồn, trùng tu tôn tạo thường xuyên để Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là đế đô thịnh trị của muôn đời.n

Kiến trúc bên trong đền Bạch Mã

7

CHAØO XUAÂN

Xuân Giáp Ngọ

Page 8: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Khi xe cơ giới chưa ra đời thì con ngựa là phương tiện hành quân nhanh nhất. Rất nhiều đội kỵ binh đã vượt hàng vạn dặm đất

đai mênh mông, núi non hiểm trở, sông rộng, suối sâu từ nước này sang nước khác như các đội kỵ binh của các nước Nam Á, Ả Rập, La Mã, Mông Cổ lừng danh trong lịch sử. Trong ngôn ngữ xuất hiện danh từ “thiên lý mã” để chỉ những con ngựa chạy như bay, có cả danh từ lạm phát phi mã để chỉ nạn lạm phát tiền bạc không kìm chế nổi. Ngày nay máy móc đã phát triển đến trình độ cao, người ta vẫn lấy sức ngựa (mã lực) làm tiêu chuẩn sức mạnh của động cơ (theo tiêu chuẩn Pháp thì cái sức trong một giây có thể

nâng một kilogam lên cao 75 mét là một mã lực).Rất nhiều nhà điêu khắc tài hoa, họa sĩ nổi tiếng

đã tạc tượng, vẽ tranh ngựa in trên sách báo, trưng bày ở các viện bảo tàng, đền đài, lăng tẩm… Hầu hết các thành phố lớn trên thế giới đều có tượng danh nhân cưỡi trên lưng ngựa đặt trang trọng ở các quảng trường, công viên hay trong những lâu đài đồ sộ như : tượng Pie Đại đế ở Xanh Pêtecbua (Nga), tượng đài vua Quang Trung ở TP Qui Nhơn, tượng Phù Đổng Thiên Vương ở Sóc Sơn (Hà Nội)…

Họa sĩ Từ Bi Hồng (Trung Quốc) vẽ ngựa nổi tiếng vào bậc nhất thế giới, đã vẽ hàng trăm bức tranh ngựa với đủ mọi tư thế khác nhau, cực kỳ sinh

TRONG ĐỜI SỐNGVÀ VĂN HÓA

l ĐẶNG MINH PHƯƠNG

TỪ XƯA ĐẾN NAY, HẦU HẾT CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI ĐỀU DÙNG NGỰA ĐỂ CƯỠI, ĐI CHƠI, LÀM VIỆC, RA TRẬN, KÉO XE, KÉO CÀY, CHỞ THƯ, THI THỂ THAO, BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT, TRANG TRÍ LỄ HỘI. TỪ THẾ KỶ 16 Ở TÂY ÂU ĐÃ CÓ BIỂU DIỄN BA LÊ NGỰA. HÀNG MẤY TRĂM CON NGỰA CHUYỂN ĐỘI HÌNH ĐẸP MẮT THEO NHỊP ĐIỆU VÀ TIẾT TẤU CỦA ÂM NHẠC.

‘ ‘Ngựa

CHAØO XUAÂN

8 Xuân Giáp Ngọ

Page 9: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

động. Kiệt tác tranh ngựa của ông đã có mặt ở khắp Trung Quốc và hàng trăm nước khác.

Biết bao câu thơ, bài văn nói đến con ngựa một cách sinh động tùy theo hoàn cảnh, tư thế, trạng thái, phẩm chất của người cưỡi. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du tả Kim Trọng xuất hiện lần đầu với “Tuyết in sắc ngựa câu giòn” rất thanh lịch, tao nhã. Còn Sở Khanh thì lộ ngay tính cách xỏ xiên “Rằng ta có ngựa truy phong”. Chàng chinh phu của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm có “chí làm trai dặm nghìn da ngựa”. Huy Cận nhìn nét “Đẹp xưa” khi “dừng chân nghỉ ngựa non cao, dặm xa lữ thứ kẻ nào héo hon đi rồi khuất ngựa sau non, nhỏ thưa trăng đạc tiếng còn tịch liêu”. Nguyễn Huy Tưởng nhắc đến tên bại tướng Tôn Sĩ Nghị trong trận quân ta đại phá quây Thanh đầu Xuân Kỷ Dậu (1789): “Vó ngựa gấp,

doanh Bồ Đề nhốn nháo”. Thanh Tịnh buồn rười rượi thấy “ngựa hồng đã đến bên hiên, chị ơi trên ngựa chiếc yên vắng người”. Nguyễn Bính tả đám tang người trinh nữ : “một chiếc xe tang mầu trắng đục, hai con ngựa trắng bước hàng đôi”.

Ở chiến khu Việt Bắc, Tố Hữu thấy Bác Hồ cưỡi ngựa đi giữa núi rừng như một ông tiên: “Nhớ người những sớm tinh sương, ung dung yên ngựa trên đường suối reo…” Đồng chí Trường Chinh “Đi họp” “Vút ngựa vượt qua đèo, rì rầm tiếng suối reo… Ngựa mỏi đi bước một, người suy nghĩ vấn vương…”

Trong lịch sử, có nhiều con ngựa nổi tiếng được ghi công nhờ giúp chủ hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn, chiến thắng kẻ thù, như Con ngựa “Xích thố” của Quan Vân Trường thời Tam Quốc; Con ngựa của Nhạc Phi, vị anh hùng dân tộc lừng danh nhà Tống, đưa chủ chạy nhanh như gió truy đuổi quân Kim. Tượng của nó đã được dựng trước mộ Nhạc Phi ở Hàng Châu tồn tại đến ngày nay. Võ Tắc Thiên, Hoàng đế Trung Hoa đời Đường, thời trẻ là cung nữ đã nổi tiếng nhờ trị được con ngựa hung dữ của Đường Thái Tông mà nhiều chàng trai lực lưỡng đã không trị được. Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, cách đây hơn 25 thế kỷ, vua Thành Công nước Đường có đôi ngựa Túc Sương quý giá, chạy nhanh mà êm, quan Lệnh doãn nước Sở là Nang Ngõa rất thích, ngỏ ý muốn Đường Thành Công tặng ngựa nhân

Tượng đài vua Quang Trung ở TP. Qui Nhơn,

Tượng Phù Đổng Thiên Vương ở Sóc Sơn (Hà Nội)

Bác Hồ chăm sóc ngựa trên đường đi công tác

9

CHAØO XUAÂN

Xuân Giáp Ngọ

Page 10: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

một cuộc họp mặt ở nước Sở, nhưng không được, đã xui vua Sở bắt Đường Thành Công giam đến ba năm. Bộ hạ của Đường Thành Công đem ngựa Túc Sương dâng cho Nang Ngõa, vua Đường mới được thả. Cũng thời Xuân Thu, nước Tần có ngựa Khuất Sơn rất nổi tiếng. Biết vua nước Ngu rất mê loại ngựa này, vua Tần Hiếu Công bèn đem ngựa Khuất Sơn tặng cho vua Ngu để mượn đường nước Ngu đi qua đánh nước Quắc.

Ở nước ta, có giống ngựa Nước Hai ở Cao Bằng to cao, chạy nhanh, kéo khỏe, được nhiều người ưa thích. Nhiều người ở tận Nam Bộ ra Cao Bằng để mua ngựa Nước Hai. Năm 1902, khi khánh thành cầu Đu me (Long Biên) người Pháp đã chọn ngựa Nước Hai dùng vào buổi lễ.

Trong kháng chiến chống Pháp, tỉnh Phú Yên có thành tích xuất sắc dùng ngựa thồ lương thực phục vụ chiến trường Tây Nguyên. Tiêu biểu là chị Nguyễn Thị Cam, mỗi lần chở gạo ra tiền tuyến, chị đã điều khiển ba con ngựa vượt qua bao gian nguy. Chị đã được bầu là Chiến sĩ thi đua toàn quốc.

Từ xa xưa, trong số ngựa có nhiều màu sắc khác nhau, con ngựa trắng (bạch mã) được cả người Á lẫn Âu xem trọng hơn cả. Cưỡi ngựa trắng được coi là sang trọng, sáng sủa. Sinh thời vị Hoàng đế Pháp lẫy lừng trong lịch sử là NaPôLêông BônaPac rất thích cưỡi ngựa trắng. Mặc dù ngựa trắng rất dễ bị địch

phát hiện, ông vẫn cưỡi ngựa trắng ra trận. Trong trận Bô Rô đi nô nổi tiếng ở Nga (1812) con ngựa trắng của Na Pô Lê ông nổi bật giữa hàng quân pháp được ghi lại trong rất nhiều bức tranh lịch sử. Ở Liên Xô, tại buổi lễ mừng chiến thắng phát xít Đức tổ chức ở Quảng Trường Đỏ, Mát cơ va năm 1945, Nguyên soái Giu cốp, Phó Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô đã cưỡi ngựa trắng đi duyệt binh trước các quân, binh chủng trang bị xe tăng, thiết giáp và nhiều vũ khí hiện đại.

Đầu thế kỷ 13, Hoàng tử Lý Long Tường, con vua Lý Anh Tông của nước ta, vì hoàn cảnh lịch sử, đã chạy sang nước Cao Ly ( Triều Tiên) cư trú. Đến đây, Lý Long Tường đã làm nên nhiều việc lớn giúp nhân dân Cao Ly như xây Đài Vọng quốc, mở trường dạy học. Đặc biệt là ông đã tổ chức quân đội và góp phần đánh thắng quân xâm lược, được vua Cao Ly là Cô Dông rất khen ngợi, phong làm tướng, lập cho

một làng riêng có đền thờ, thưởng cho một con vật quý giá là con ngựa trắng và tặng danh hiệu “Bạch mã tướng quân”.

Có truyền thuyết cho rằng ăn thề bằng máu ngựa trắng thì lời thề sẽ được tôn trọng chắc nịch như đinh đóng cột. Đầu đời nhà Tây Hán ở Trung Quốc, cách đây 2200 năm , trước mối họa “ngoại thích” tiếm quyền, vua Hán Cao Tổ Lưu Bang lâm bệnh nặng, đã triệu tập các đại thần trung thành với mình đến ra lệnh giết một con ngựa trắng, bắt mọi người quệt máu ngựa thề trước nhà vua: “Từ nay về sau, nếu không phải họ Lưu thì không được phong Vương, không phải công thần thì không được phong hầu. Ai làm trái lời thề thì sẽ bị mọi người trừng phạt.”

Tượng đài Pie Đại đế ở Xanh Pêtecbua (Nga)

Tranh vẽ Hoàng đế Pháp, Na-Pô-Lê-ông Bô-na-Pac

10 Xuân Giáp Ngọ

Page 11: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Đến nhà Đông Hán, vua Hán Minh Đế nằm mơ thấy có một người vàng trên đầu có một đạo hào quang sáng chói, bay vòng xung quanh điện rồi bay thẳng lên không về phía Tây. Hôm sau, vua kể lại giấc mơ đó cho ác đại thần nghe. Không ai nói rõ được người vàng có tạo hào quang ấy là ai. Đại thần Phó Nghị nói: “Hạ thần được biết ở Thiên Trúc có một vị thần gọi là Phật, Người Vàng mà bệ hạ nằm mơ thấy sáng là Phật ở Thiên Trúc”.

Thiên Trúc mà Phó Nghị nói đó là tên gọi nước Ấn Độ thời cổ, nay thuộc Nê Pan, nơi sinh Thích Ca Mâu Ni, người sáng lập đạo Phật. Ngài vốn là một Thái tử quyền quí cao sang, đã xuất gia tu đạo, tuyên truyền giáo lý Phật khắp nơi, được mọi người tôn xưng là Phật Đà. Sau khi ngài mất, các đệ tử ghi chép lại học thuyết của ngài, soạn thành Kinh, đó là kinh Phật. Vua Minh Đế nghe chuyện rất thích thú, bèn sai hai viên quan là Thái Âm và Thái Cảnh lặn lội đến Thiên Trúc xin kinh Phật.

Năm 67 Công nguyên, Thái Âm và Thái Cảnh dẫn hai sa môn Thiên Trúc, dùng ngựa trắng thồ một tượng Phật và 42 chương Kinh Phật về Lạc Dương, Kinh đô nhà Đông Hán. Hán Minh Đế không rõ Kinh Phật và cũng không hiểu đạo lý Phật giáo nhưng vẫn hết sức tôn kính hai sa môn đưa Kinh Phật về giảng. Năm sau, nhà vua hạ lệnh xây một ngôi chùa ở phía tây thành Lạc Dương theo đúng kiểu cách ở Thiên Trúc và nuôi con ngựa trắng (bạch mã) đã thồ Kinh ở đó. Ngôi chùa ấy có tên là Bạch Mã Tự (chùa Ngựa trắng).

Từ đó về sau, nhiều đền, chùa tạc ngựa trắng và thờ ngựa trắng - con vật có công thồ tượng Phật và Kinh Phật từ Tây Á sang Đông Á.n

Đua ngựa truyền thống Bắc Hà -

2013. Ảnh: Dukutu

Ngựa giấy dùng làm vàng mã, trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt. Ảnh: TS. Nguyễn Minh San

11

CHAØO XUAÂN

Xuân Giáp Ngọ

Page 12: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Đầu tháng 12 năm 2013 tôi được UBND tỉnh Nam Định mời về dự kỷ niệm 95 năm ngày sinh của thi nhân Nguyễn Bính. Đây là dịp

may để tôi có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về một thiên tài thơ, một ngôi sao sáng trong làng thơ hiện đại Việt Nam, được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu. Tôi không có may mắn làm quen với thi sĩ lừng danh Nguyễn Bính, nhưng lại rất thân với anh trai của ông là nhà thơ, nhà viết kịch lịch sử Trúc Đường (tên thật là Nguyễn Mạnh Phác). Sau khi tôi đi nghiên cứu sinh từ Rumani về nước, thì được Bộ Văn hóa phân công về làm đạo diễn cho Đoàn Tuồng Liên khu 5 (Nay là Nhà hát Tuồng Đào Tấn - Bình Định). Trưởng đoàn Hồ Đắc Bích giao nhiệm vụ cho tôi đi gặp nhà viết kịch Trúc Đường để đặt ông viết vở tuồng Quang Trung đại phá quân Thanh và tôi làm đạo diễn Vở Quang Trung đại phá quân Thanh được diễn tại Hội trường Ba Đình phục vụ Hội nghị TƯ 5 đầu năm 1980. Riêng Thủ tướng Phạm Văn Đồng về tại Quy Nhơn xem vở này và sau đó mời tác giả và đạo diễn đến nhà riêng để biểu dương và trao đổi ý kiến về vở tuồng này.. Từ đó, tôi quen thân với nhà viết kịch Trúc Đường và được nghe ông kể chuyện về Nguyễn Bính nhà thơ kỳ tài nhưng sống khổ cực và chết cũng bi thương (chết vào đêm 30 Tết trên đất thôn Mạc Hạ, xã Công Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Từ đó tôi càng kính phục Nguyễn Bính và càng mê thơ ông. Thời kỳ làm Viện trưởng Viện Sân khấu Việt Nam tôi còn mời

nhà nghiên cứu Thành Nam, Đỗ Đình Thọ, chuyên gia về Nguyễn Bính đến nói chuyện về con người và sự nghiệp thơ Nguyễn Bính cho đông đảo văn nghệ sĩ nghe. Càng nghe, càng tìm hiểu sâu về Nguyễn Bính càng thấy ông là một nhà thơ tài năng, kết kinh từ văn nghệ dân gian: “Trong bụng mẹ đã từng mê hát và:Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị, tiếng đàn kêu tích tịch tình tang … Quê hương tôi có hát Xòe, hát Xẩm, có hội Xuân liên tiếp những đêm Chèo”. Có thể nói văn nghệ dân gian đã thấm rất sâu vào tâm hồn Nguyễn Bính để rồi biến thành những câu thơ cực hay, đậm đặc chất trữ tình, đặc biệt là thơ nói về đồng quê Việt Nam. Thơ của ông chỗ nào cũng như vẽ lên những cảnh đẹp của đất nước, con người, đặc sắc nhất là về những bức tranh quê Việt Nam từ cảnh vật, cây đa, bến nước, con đò, đến con người vừa thơ mộng, vừa đậm đặc chất trữ tình, như bài Chân Quê, hay là bài Trăng sáng vườn chè mà nghệ sĩ hát Xẩm Mai Tuyết Hoa đã dựng thành tiết mục chính để biểu diễn trong và ngoài nước.

Có điều rất lạ là các giáo sư và sinh viên ở các trường đại học Mỹ cũng rất thích nghe thơ Nguyễn Bính qua tiếng đàn và giọng hát Xẩm của nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, nhất là khi họ được nghe tôi giải thích nội dung của những câu thơ đậm đặc tính nhân văn và tính trữ tình ở miền quê Việt Nam:

Sáng trăng sáng cả vườn chèMột ngôi nhà nhỏ đi về có nhauVì tằm, tôi phải chạy dâu

l GS. HOÀNG CHƯƠNG

Thăm quê hươngNguyễn Bính

Triền đê. Ảnh: Venphoto

CHAØO XUAÂN

12 Xuân Giáp Ngọ

Page 13: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Vì chồng tôi phải dầu hao bấc gầyChồng tôi thi đỗ khoa nàyBõ công đèn sách từ ngày lấy tôi …..(Trăng sáng vườn chè)Hoặc phê phán lối học đòi, đô thị hóa của những

cô gái ở đồng quê:Hôm qua em đi tỉnh vềĐợi em ở mãi con đê đầu làngKhăn nhung quần đũi rộn ràngÁo cài khuy bấm em làm khổ tôi…....Khuyên em giữ lấy chân quêCứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh(Chân Quê)Về Nam Định lần này, chúng tôi đi thẳng đến thôn

Thiên Vị, xã Cộng Hòa, huyện Vũ Bản, quê hương của nhà thơ Nguyễn Bính để viếng ông. Nhà lưu niệm của thi nhân rất đơn sơ, chỉ một gian nhà nhỏ nhưng bài trí long trọng. Một bước chân dung nhà thơ rõ nét và quen thuộc như chúng ta thường thấy trên các trang sách, mặt báo. Tôi cùng các nhà thơ Hữu Thỉnh, Hồng Vinh, Nguyễn Đức Mậu … thắp nén nhang thơm lên ban thờ Nguyễn Bính để tưởng nhớ tới một tài năng thơ kiệt xuất đã để lại cho đời những tác phẩm thơ tuyệt đẹp như những bức tranh đồng quê Việt Nam vô cùng chân thực và sống động.

Một cuộc tọa đàm nhỏ về nhà thơ Nguyễn BÍnh do nghệ sĩ ưu tú Đào Quang - Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Nam Định tổ chức tại trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản. Hầu hết diễn giả đều thể hiện tấm lòng yêu thương và kính phục đối với danh nhân Nguyễn Bính. Riêng tôi còn nói thêm về cặp đôi anh em tài năng Trúc Đường - Nguyễn Bính, một hiện tượng văn nghệ hiếm thấy trong làng văn hóa dân tộc Việt Nam. Nếu Nguyễn Bính để lại cho đời một di sản thơ ca và kịch thơ đồ sộ, kể cả bài thơ “Tiểu

đoàn 307” đã trở thành bài ca bất tử thì, Trúc Đường cũng để lại cho ngành sân khấu Việt Nam những vở kịch lịch sử sống mãi với thời gian như Quang Trung đại phá quân Thanh, Đô đốc Bùi Thị Xuân, Thái hậu Dương Vân Nga …

Tài năng và sự cống hiến của Nguyễn Bính cho văn nghệ Việt Nam đã được tôn vinh, đánh giá đúng mức tại buổi lễ kỷ niệm 95 năm ngày sinh của nhà thơ với sự hiện diện của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Hồng Hà cùng hàng trăm văn nghệ sĩ ở trung ương và địa phương tham dự. Qua những bài phát biểu của Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Trần Đức Long và Chủ tịch Liên hiệp VHVT Việt Nam nhà thơ Hữu Thỉnh, cùng chương trình thơ và kịch của Nguyễn Bính một lần nữa mọi người được thấy thêm một tài năng và sự cống hiến của Nguyễn Bính. Rất tiếc là có một vài bài thơ hay của Nguyễn Bính mà dàn dựng thành tiết mục “hát Xẩm tập thể” nên hiệu ứng chưa cao, bởi hát Xẩm là nghệ thuật độc diễn như nghệ nhân Hà Thị Cầu với cây đàn Cò (Nhị) vừa đàn vừa hát với giọng tha thiết, nỉ non như rót vào tai người nghe từng câu từng từ trong thơ của Nguyễn Bính nói về thế thái nhân tình, về tình yêu lứa đôi, hoặc ngợi ca quê hương đất nước …Thơ Nguyễn Bính hầu hết chuyển tải nội dung ấy, bằng thể thơ lục bát nên rất thích hợp với các làn điệu Xẩm. Điều này còn thấy rất rõ ở những bài Xẩm của nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải cũng là một tài năng nổi tiếng người cùng quê với Nguyễn Bính, mà có dịp chúng tôi sẽ bàn sâu về nhân vật này.

Về thăm quê hương Nguyễn Bính, miền địa linh nhân kiệt, trung tâm văn hóa của vùng châu thổ sông Hồng, đâu đâu cũng có chùa chiền, miếu mạo, có hát Chèo, hát Xẩm, hát Chầu Văn và Múa rối nước. Đặc biệt là danh nhân văn hóa thì rất nhiều, tiêu biểu trong số đó là GSAHLĐ Vũ Khiêu quê làng Hành Thiện đang bước vào tuổi bách niên mà vẫn minh mẫn, uyên thâm, vẫn không rời cây bút viết ra những công trình văn hóa đồ sộ và viết lên những bài phú, câu đối để tặng cho đời. Nhà thơ Hồng Vinh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận văn học nghệ thuật Trung ương quê Nam Chấn, Nam Trực đi cùng tôi về Nam Định lần này cứ khen động viên tôi là người đất Bình Định mà sao lại hiểu và yêu đất Nam Định là vậy? Tôi trả lời: “Đất lành chim đậu. Ở đâu có truyền thống cách mạng, có truyền thống văn hóa là ở đó tôi đến và tôi yêu …”

Hà Nội, ngày đầu năm 2014

Chân quê. Ảnh: Thảo Râu

13

CHAØO XUAÂN

Xuân Giáp Ngọ

Page 14: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Mùa xuân là cả một mùa xanhGiời ở trên cao, lá ở cànhLúa ở đồng tôi và lúa ởĐồng nàng và lúa ở đồng quanh.

Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minhTôi đợi người yêu đến tự tìnhKhỏi lũy tre làng tôi nhận thấyBắt đầu là cái thắt lưng xanh.

Đã thấy xuân về với gió đôngVới trên màu má gái chưa chồngBên hiên hàng xóm cô hàng xómNgước mắt nhìn giời đôi mắt trong.

Từng đàn con trẻ chạy xun xoeMưa tạnh giời quang nắng mới hoeLá nõn nhành non ai tráng bạcGió về từng trận gió bay đi

Thong thả dân gian nghỉ việc đồngLúa thì con gái mượt như nhungĐầy vườn hoa bưởi hoa cam rụngNgào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.

Trên đường cát mịn một đôi côYếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùaGậy trúc dắt bà già tóc bạcTay lần tràng hạt miệng nam mô.

Mùa xuân xanh

Xuân về

NGUYỄN BÍNHthơ

Page 15: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

l CHÂU GIANG

TUỒNG LÀ MỘT LOẠI HÌNH SÂN KHẤU KỊCH HÁT TRUYỀN THỐNG ĐỘC ĐÁO VÀ ĐẶC SẮC BẬC NHẤT CỦA VIỆT NAM. MỘT TRONG NHỮNG YẾU TỐ LÀM NÊN CÁI RIÊNG VÀ SỰ ĐẶC SẮC ẤY LÀ NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MANG TÍNH CÁCH ĐIỆU, ƯỚC LỆ, TƯỢNG TRƯNG RẤT CAO, VỚI NHỮNG QUI PHẠM CHẶT CHẼ TRONG CÁC LỐI NÓI, HÁT VÀ MÚA / VŨ ĐẠO. VIỆC THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG (CON) NGỰA TRÊN SÂN KHẤU LÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐỈNH CAO NHẤT CỦA NGHỆ THUẬT ƯỚC LỆ, TƯỢNG TRƯNG ĐẶC SẮC ẤY CỦA NGHỆ THUẬT TUỒNG TRUYỀN THỐNG.

TuồngNgựa

Hình tượng trong nghệ thuaät

Hình tượng (con) ngựa xuất hiện trong nhiều vở tuồng cổ, mang tính kinh điển của nghệ thuật Tuồng, như: Sơn Hậu, Diễn Võ Đình,

Hộ Sanh Đàn,... Trong những vở này, (con) ngựa xuất hiện với / trong tư cách là vật cưỡi của nhân vật Tuồng. Nhân vật trong Tuồng được phân biệt một cách rõ rệt nhờ vào/thông qua cách hóa trang và tư thế diễn xuất. Diễn xuất của diễn viên Tuồng không phải là sự mô phỏng (giống như thực) mà là sự cách điệu theo những “trình thức” nhất định. Trên một sân khấu không có phông màn trang trí,

không định sẵn không gian và thời gian của nghệ thuật Tuồng, diễn viên phải bằng động tác biểu diễn cách điệu của mình để thể hiện/ tạo ra không gian và thời gian thích hợp, qua đó người xem nhận ra (đúng hơn là cùng tưởng tượng ra) được thời gian và không gian trên sân khấu, khi thì đang đêm bỗng chốc lại chuyển sang ngày, đang là dòng sông, bỗng thay đổi là đồi núi, mới đây lại triều đình liền chuyển ngay thành trận địa,…

Đào Tấn - vị Hậu Tổ của Tuồng đã khái quát :Thốn thổ thị triều đình châu quận

15Xuân Giáp Ngọ

Page 16: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Nhất nhân kim phụ, tử quân thầnDịch:Một tấc đất khi là triều đình, châu quậnMột con người (diễn viên) khi thì là vua, quan lúc

là cha con).Do những qui ước ngặt nghèo đó, cho nên khi

diễn lớp tuồng có sự xuất hiện của (con) ngựa (nhân vật trong kịch cưỡi/phi ngựa chiến đấu,…), nghệ thuật Tuồng không cho phép đưa một con ngựa thật lên sân khấu. Do đó, những người sáng tạo ra loại hình nghệ thuật này, đã sáng tạo ra một “con ngựa” đó là một chiếc roi ngựa được cách điệu, tượng trưng. Với người thường, trong một không gian ngoài đời thực chiếc roi chỉ là một chiếc roi vật chất đơn thuần. Song, trong/trên sân khấu Tuồng, chiếc roi là một đạo cụ để thể hiện con ngựa. Cả diễn viên và người xem (qua qui ước không lời) đều công nhận cái roi mây chính là con ngựa thật để nhân vật/diễn viên cưỡi. Con ngựa này, có thể là một con chiến mã, có thể là con ngựa của một chàng thư sinh,… Thông qua/bằng diễn xuất - sự điều khiển ngựa (cưỡi ngựa, phi ngựa, dắt ngựa, ghì cương ngựa, vuốt ve, vỗ về, âu yếm ngựa,… ) của diễn viên, người xem biết là “con ngựa” đang phi nước đại tung bờm kiêu hãnh, đang nhịp bước nhong nhong, hay đang phi nước kiệu thì bị ghì cương, dừng khựng lại, tung hai vó trước lên dũng mãnh, oai phong…Những trình thức động tác diễn đi ngựa, được qui ước tả cách đi ngựa bằng chiếc roi cách điệu thể hiện bằng những động tác ước lệ, cách điệu hóa trên cơ sở những động tác thật của người điều khiển (con) ngựa ngoài đời, song có giá trị thẩm mỹ cao, làm cho người xem khi thấy diễn viên múa một động tác nào là có thể hiểu ngay nội dung của động tác đó đã được cách điệu hóa, mỹ lệ hóa.

Nguyên tắc ước lệ trong thể hiện hình tượng (con) ngựa được khái quát trong một câu ca truyền nghề từ bao đời:

Đường dài muôn dặm đi ba bướcNgựa chạy hai chân quất một roi.Điều đó có nghĩa là, trên sân khấu diễn viên đi 3

vòng, hát hết 3 câu hát Nam là thay đổi một không gian, có thể từ miền Nam ra miền Bắc, hoặc từ Hà Nội sang Mỹ,.. Đôi /hai chân người diễn viên bước mấy bước trên sân khấu là không gian thay đổi và chiếc roi ngựa tượng trưng cho con ngựa để thể hiện cuộc đi ngựa.

Nói về tính ước lệ trong thể hiện hình tượng (con)

ngựa, lại có câu:Vạn lý trường thành tam tứ bộThiên binh vạn mã ngũ lục quânDịch: Thành dài muôn dặm 3, 4 bướcTrăm quân, nghìn ngựa 5, 6 ngườiBằng tính ước lệ vô cùng cao siêu, nghệ thuật

Tuồng chỉ cần có 5, 6 người trên sân khấu đã diễn tả được cả một trận đánh lớn trong cuộc chiến đấu giữa hai phe chính nghĩa và phi nghĩa trong vở tuồng Sơn Hậu nổi tiếng.

Chỉ với duy nhất một cái roi cách điệu con ngựa, với tài vũ đạo của mình, người diễn viên thể hiện được tất cả các động tác khi bắt ngựa, lên ngựa, ngã ngựa, ghì cương ngựa, …như sau: tay phải dắt ngựa, chân trái làm động tác xỏ bàn chân vào bàn đạp, chân phải lên ngựa qua động tác nhảy phóc lên lưng ngựa. Với động tác người diễn viên tay phải giơ cao chiếc roi, chân trái cầu bảng, tay trái làm động tác dục cương, người xem biết là người đó đang phi ngựa nước đại. Với động tác hai chân nhảy qua phía bên phải, người xem biết là diễn viên xuống ngụa. Những động tác trên là những trình thức /qui ước có sẵn của nghệ thuật Tuồng truyền thống khi thể hiện hình tượng (con) ngựa trên sân khấu.

Để làm rõ thêm tính ước lệ trong thể hiện hình tượng (con) ngựa trên sân khấu Tuồng truyền thống, xin nêu một số “lớp” Tuồng sau:

Lớp “Mạnh Lương bắt trộm ngựa và đốt thơ lầu của Bát Vương”. Trên sân khấu chỉ có tấm màn thùng bên trong, người đóng vai Mạnh Lương phải tự phân định sân khấu làm hai hướng. Bên “cửa Sinh” (bên phải) là chuồng ngựa, bên “cửa Tử” (bên trái) là thơ lầu của Bát Vương. Mạnh Lương muốn bắt được ngựa thì phải đốt lầu thơ, để cho quân canh giữ ngựa bỏ vị trí, chạy về dập lửa ở thơ lầu. Mạnh Lương phải vào “Cửa Tử”, ra “Cửa Sinh”, sau đó làm động tác (ước lệ) rút tranh trên mái thơ lầu, hai tay xẹt đá lửa châm vào tranh và túi lửa quăng lên mái thơ lầu. Lửa bùng cháy, Mạnh Lương nhảy thành ra và chạy về phía chuồng ngựa. Mạnh Lương ra “Cửa Tử”, rón rén dò lần xuống chuồng ngựa, mở chuồng dắt ngựa ra, bị ngựa dữ nghe hơi người lạ đá, Mạnh Lương ngã. Cứ vậy, Mạnh Lương sau ba lần lên lưng ngựa, rồi lại bị ngựa đá ngã xuống, cuối cùng Mạnh Lương đã ngồi được trên lưng ngựa, thúc ngựa chạy thoát. Bát Vương và quân gia phát hiện mất ngựa lập tức đuổi theo. Do trời tối, Mạnh Lương đã bắt nhầm

CHAØO XUAÂN

16 Xuân Giáp Ngọ

Page 17: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Diễn viên thể hiện động tác gò ngựa.Ảnh: baovephapluat.vn

Cảnh trong một vở tuồng

con ngựa “Thiên lý phong”, để lại con “Vạn lý vân” - con ngựa chạy nhanh nhất. Bát Vương đã dùng con ngựa này đuổi theo Mạnh Lương. Biết Bát Vương truy đuổi gấp phía sau, Mạnh Lương thúc ngựa chạy nhanh hơn. Đang chạy, Mạnh Lương bỗng thấy trước mặt có vũng lầy, chàng nhanh ý xô con “Thiên lý phong” xuống lầy rồi núp kín bên đường. Bát Vương phi ngựa đến, nhìn thấy con ngựa “Thiên Lý phong” ở dưới đầm lầy, nóng ruột bèn cột con “Vạn Lý vân” bên đường, mon men xuống dắt con “Thiên lý phong” lên. Chỉ chờ có vậy, Mạnh Lương trong bụi cây nhảy ra xô Bát Vương ngã xuống hố lầy, sau đó chàng ung dung phóc lên lưng con “Vạn Lý vân” chạy thoát về Ngũ Đài Sơn. Bát Vương lóp ngóp dưới bùn lầy, nhìn theo nuối tiếc. Như vậy, trên sân khấu truyền thống không có cảnh thơ lầu, không có chuồng ngựa và cũng không có ngựa thật. Giữa sân khấu là tường

thành và vũng lầy trong tưởng tượng. Đạo cụ chỉ có 2 chiếc roi ngựa giả làm 2 con ngựa. Thế mà người đóng vai Mạnh Lương tự dựng lên tất cả không gian trên sân khấu: đốt thơ lầu, bắt trộm ngựa,… làm cho người xem tin là thật và cũng cảm khoái với hành động sân khấu do tài nghệ của người diễn viên.

Trong lớp Tuồng “Đổng Kim Lân thượng thành”, tòa thành của Tạ Ôn Đình được thể hiện chỉ bằng 2 cái ghế đặt trên chiếc hòm gỗ, 1 cái cho Tạ Ôn Đình, 1 cái cho Tạ Lôi Nhược ngồi. Đổng Mẫu vác cây gâỵ trên hai vai đứng tướng giặc, tượng trưng đang bị trói. Đổng Mẫu gọi con và hát. Đổng Kim Lân, con trai Đổng Mẫu là một viên tướng trẻ, dũng mãnh, được hóa trang mặt đỏ, giáp trụ lộng lẫy, mang đôi hia cong lướt, tay cầm cây thương bằng gỗ hoặc bằng mây, với chiếc roi ngựa móc trên ngón tay, giả như con ngựa và làm động tác cưỡi ngựa. Động tác múa may rất khỏe, âm thanh phát ra cũng rất to, tướng mạo hùng dũng. Đổng Kim Lân cùng đoàn binh mã đến, thấy cửa thành họ Tạ đóng chặt. Chàng ngạc nhiên, ghì cương, con ngựa dừng khựng lại. Đổng Kim Lân nín thở lắng nghe xem có phải tiếng nói của mẹ mình không. Khi nhận ra tiếng của mẹ, Kim Lân vội vàng giục ngựa chạy vào sát chân thành. Nhìn thấy mẹ đang bị trói trên thành, chàng thương mẹ quá, ngã ngựa.

Trong vở Hộ Sanh Đàn của Đào Tấn, có “lớp” Kỷ Lan Anh, vợ Tiết Cương, một nữ tướng lục lâm đang bụng mang dạ chửa, nhưng khi được tin chồng bị giặc truy bắt, đã cầm cương lên ngựa phóng ra chiến trường để giải vây cho chồng. Tiết Cương bị thương nặng, Lan

17Xuân Giáp Ngọ

Page 18: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Anh phải dìu chồng và khuyên hãy gắng sức vượt qua cơn hiểm nghèo bằng những lời lẽ rất đẹp:

Lao xao sóng vỗ ngọn tùngGian nan là nợ anh hùng phải vay.Đúng lúc vợ chồng Lan Anh lạc nhau trong rừng,

Kỷ Lan Anh trở dạ đẻ giữa đường. Sau khi vượt cạn xong, Lan Anh vừa bế con còn đỏ hỏn, vừa ẵm cháu là Tiết Giao, cùng cô hầu là Hồ Nô giục ngựa đi tìm chồng. Vậy là, diễn viên nữ (Kỷ Lan Anh) phải thể hiện hình tượng (con) ngựa trong lớp tuồng rất nhiều trạng thái cảm xúc này.

Trong việc thể hiện hình tượng (con) ngựa, diễn viên phải xuất phát từ nhân vật cưỡi ngựa trong kịch thuộc loại nào, tính cách ra sao, lúc cưỡi ngựa đang trong tâm trạng gì để diễn cho phù hợp. Ví dụ: cùng một điệu bộ cầm thương lên ngựa, nhưng ở mỗi nhân vật (như: cấp bậc tướng to hay nhỏ, kép đỏ, kép trắng hay kép xéo, kép rằng, đào bi hay đào chiến,…), người diễn viên phải diễn / điệu bộ khác nhau. Ví như: nhân vật Ôn Đình trong chiến đấu khi phần thắng đã nắm chắc trong tay thì điệu bộ cầm thương lên ngựa của anh ta phải chậm rãi, chững chạc, không vội vàng hấp tấp, bước đi khoan thai, dõng dạc, trông rất oai vệ, nghiêm nghị. Trái lại, với hai tướng em là Tạ Lôi Phòng và Tạ Lôi Nhược, do tâm lý sợ chết, võ nghệ lại không cao, chỉ có tài “hùn gió bẻ măng”, nên khi cầm thương lên ngựa một cách vụng về, bước đi lấc xấc, cặp cây thương trong nách trông có vẻ thô kệch. Một ví dụ khác, nhân vật Khương Linh Tá là một kép võ, tự nguyện hy sinh để cản giặc tạo điều kiện cho Đổng Kim Lân cứu Hoàng tử thoát nạn, vì vậy, thể hiện động tác lên ngựa của anh ta phải nhanh, mạnh, dứt khoát - nhảy phóc lên,

tay trái cầm thương, tay phải vung roi, trông khí thế hùng dũng, nhanh nhẹn. Còn Đổng Kim Lân, trong một tình huống vô cùng cấp bách (“lớp” Kim Lân biệt mẹ) khi kẻ địch truy gấp, anh ta phải nhanh chóng ra đi, vì vậy, anh ta cầm thương lên ngựa rất nhanh (qua động tác không kịp gỡ cương, mà phóc ngay lên lưng ngựa, tay trái cắp cây trường thương sau lưng, tay phải vung roi), đôi chân đi hia bước thẳng gối đều đều theo nhịp hát Nam chạy:

Lướt dặm phăng phăng đường nhạnDễ ngại gì tên đạn xông pha…Chỉ với một số “lớp” tuồng có sự xuất hiện của

(con) ngựa và người điều khiển ngựa trên sân khấu, cũng cho ta thấy sự tinh vi, phức tạp trong các thủ pháp để thể hiện nhân vật đặc biệt này. Đã hàng trăm năm nay, chỉ với một cái roi bình thường, song thông qua các động tác thể hiện/diễn xuất tài tình của các thế hệ nghệ sĩ Tuồng, chiếc roi đã được lớp lớp người xem tin/chấp nhận đó là hình tượng (con) ngựa thật, với nhiều tư thế khác nhau cực kỳ sinh động, như thật trong cuộc sống. Thể hiện hình tượng (con) ngựa trong/trên sân khấu Tuồng là một “quái chiêu”, tuyệt đỉnh nghệ thuật cách điệu ước lệ rất cao, cần phải trao truyền và phát huy để nghệ thuật Tuồng truyền thống mãi mãi là viên ngọc sáng trong của văn hóa Việt Nam.n

Triệu Khánh Sanh - vai chính trong vở “Diễn võ đình” đang cưỡi ngựa. Ảnh: baophuyen.vn

18 Xuân Giáp Ngọ

Page 19: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Thiên Ấn danh sơn lộng gió ngàn

Trà Bồng, Trà Khúc vượt quan san

Trà Câu, Sông Vệ gương soi bóng

Đập nước Thạch Nham dâng sóng tràn

Chí sĩ kiên cường Huỳnh Thúc Kháng

Tấm gương trọn nghĩa Phạm Văn Đồng

Địa linh nhân kiệt tam nguyên thủ

Ngọn đuốc Ba Tơ rạng núi sông

Giặc đã một thời đời khốn khó

Nỗi đau Sơn Mỹ quặn thiên thu

La Hà thạch trận xây nguyền ước

Khí phách quân dân quyết thắng thù

Bừng nắng trời cao chào Quảng Ngãi

Vạn Tường thành phố sánh thiên thanh

Lọc dầu – Bến cảng ngời xuân sắc

Dung Quất dấu yêu tạc sử xanh.

Quảng Ngãi sắc xuân

VŨ MÃOThơ

Page 20: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Đánh phết là trò chơi truyền thống mang tính cộng đồng cao, diễn ra trong các hội làng trên vùng đất Tổ Phú Thọ, mỗi khi Tết đến, Xuân về. Phết

là tên gọi một quả cầu (quả phết), tròn to như quả bưởi, làm bằng gỗ (thường là gỗ xoan, gỗ lim), gốc tre già, hoặc làm bằng da ngoài sơn son, trong nhồi bông. Trò đánh phết, không đánh trực tiếp bằng tay, hay đá bằng chân, đánh bằng đầu, mà bằng một cái gậy bằng tre dài. Chiếc gậy đánh phết có phần gốc vát cong bẹt như hình chiếc thìa, khá giống hình chiếc gậy đánh khúc côn cầu ở một số nước phương Tây.

Trò đánh phết diễn ra trên một bãi /sân đất bằng phẳng, giữa sân/bãi chơi đào một cái hố, chia sân/bãi làm hai phần, ở phía cuối mỗi phần sân, đào một cái hố đủ cho quả phết chui lọt. Các hố này gọi là “lồ” hay “lò doanh”. Người tham gia chơi đánh phết chia làm 2 phe. Mỗi đấu

thủ cầm một chiếc gậy phết. Chủ tế thả quả phết xuống hố ở giữa sân. Các phe đấu dùng gậy phết móc phết lên rồi chơi. Đội nào dùng gậy đưa được quả phết vào lò doanh của đối phương là thắng cuộc. Cũng có thể chơi theo cách chủ tế đứng giữa sân, tung quả phết lên, các đối thủ múa gậy đón đánh làm sao trúng vào quả phết, để quả phết bật sang thành “bên kia” là được. Ngoài chạy bộ đánh phết, cũng có thể cưỡi ngựa đánh phết nữa.

Chơi phết có thể chơi theo 3 thể thức chính sau đây:- Các bên đấu cố giành quả phết về bên mình, đưa

vào một cái hố. Bên nào đưa phết xuống hố trước là thắng. Đây là hình thức phổ biến trong hội phết ở nhiều làng xã.

- Mỗi bên đấu tìm cách đưa phết vào hố đối phương, là thắng.

- Sau cùng là hình thức đưa phết vào một điểm quy định, phe nào đến trước là phe ấy thắng.

l HOÀNG PARIS

Hội Phếttrên đât Tổ . . .

Vui ra phết

20 Xuân Giáp Ngọ

Page 21: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Là một trò chơi tập thể, diễn ra trong hội làng, luôn thu hút đông người và có tính thắng, thua nên hội phết bao giờ cũng diễn ra rất hào hùng, sôi nổi. Từ đó, đã làm ra đời câu thành ngữ quen thuộc trong dân gian “Vui ra phết”.

Tương truyền, trò đánh phết xuất hiện từ thời Ha Bà Trưng, do bà Thiều Hoa - một nữ tướng của Hai Bà Trưng sáng tạo nên để rèn luyện sức khỏe cho binh sĩ của mình. Song, cũng có ý kiến cho rằng, trò đánh phết là trò chơi nghi lễ cầu mùa chống hạn, là tín ngưỡng cầu mong mùa màng bội thu. Sở dĩ như vậy, bởi người ta cho rằng, quả cầu là biểu tượng của củ cây, việc đưa quả cầu xuống lỗ/đất chính là nghi lễ trồng củ, gieo hạt. Tương tự như vậy, có ý kiến cho rằng đó là nghi thức của tín ngưỡng thờ mặt trời. Bởi, quả cầu/phết/lốc trong trò đánh phết chính là hình tượng mặt Trời. Việc đưa / đánh quả phết hình cầu (như mặt trời) từ bên sân/bãi nọ sang sân/bãi kia chính là sự chuyển động, đường đi của mặt Trời. Vì tính thiêng như vậy, nên ở nhiều nơi quả cầu / quả phết / quả lốc thường được giữ gìn cẩn thận, trân trọng để trên bàn thờ trong đình làng. Từ trò chơi vui khỏe trong hội làng, dần dần, trò chơi đánh phết trở thành một tiết mục không thể thiếu được trong các trò diễn nghi lễ của triều đình của các triều đại Lý, Trần. Trong các ngày hội lớn, triều đình tổ chức đánh phết, múa khiên, cùng với nhiều trò thể thao quốc phòng khác. Sử cũ chép rằng, năm 1069, sau khi chiến thắng quân Chiêm Thành trở về, ở đại yến mừng công, vua Lý Thánh Tông thân hành múa khiên, đánh phết trước bệ rồng.

Trên đất Tổ Phú Thọ, từ xưa đã hình thành một số làng có hội phết to, sôi động, cuốn hút, tiêu biểu là một số hội sau:

HỘI PHẾT LÀNG HIỀN QUANHiền Quan là một vùng đất cổ, thuộc huyện Tam

Nông, tỉnh Phú Thọ. Hội phết của làng tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng. Đây là lễ hội thu hút được sự ngưỡng mộ không chỉ của dân địa phương mà cả khách thập phương đều kéo về tụ hội. Lễ hội của làng Hiền Quan được truyền tụng qua câu ca:

Mười một là hội Hương Nha

Hội cướp phết Hiền Quan. Ảnh: Khi Vang

Quả Phết được làm bằng gốc tre có sơn son màu đỏ. Ảnh: vnexpress.net

Bảo vệ tiên chỉ (hội phết Hiền Quan), người mang quả phết ra cho trai tráng tranh cướp, ông đang trở về đình trong vòng vây bảo vệ. Ảnh: Lê Thăng

21Xuân Giáp Ngọ

Page 22: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Mười hai Gia Dụ, mười ba hội Hiền.Hội phết Hiền Quan được tổ chức gắn với huyền tích

về bà Thiều Hoa, người ở bản quán, sáng tạo ra trò phết và dạy cho dân làng trình tự hội, diễn ra như sau: Khi tuần tế lễ và đọc tiểu sử của bà Thiều Hoa xong thì tiến hành rước quả phết. Quả phết được đẽo gọt từ củ tre. Lễ rước quả phết được tổ chức rất long trọng. Người giữ quả phết phải là người khỏe mạnh, trong sạch, gia đình năm ấy không có tang, con cái đuề huề. Chiều ngày 12 tháng Giêng, tổ chức “sơ tập đả quần” dân làng, già trẻ, trai gái kéo quân ra tụ tập ngoài bãi phết. Sáng ngày 13, chính hội, làm lễ “Điểm kỳ binh pháp”. Ông thủ phết đọc bài hò từ 5 đến 7 phút, khi hò xong, thủ phết tung quả phết trên tay vài lần rồi thả xuống “hố phết”. Hố phết sâu khoảng 60-70cm, đường kính rộng 60cm. Khi quả phết đã nằm trong hố, ấy là lúc cuộc chơi bắt đầu. Các cầu thủ cầm gậy phết thi nhau chen vào moi quả phết dưới hố lên, còn mọi người đứng vây quanh hố phết đông như nêm cối, hò reo vang dội. Cùng với tiếng chiêng, trống là những tiếng “cốp”, “cốp” của các dùi phết va vào nhau. Khi quả phết đã được moi dưới hố lên thì mọi người đua nhau dùng sức lực của mình vào cướp quả phết ném về phía phe mình đang đứng. Vui nhất là quả phết đã gần về tới đích của một phe nào đó trong làng, thì cả biển người cùng đổ xô về hướng đó. Theo lệ chơi, lúc nào cũng phải giữ cho quả phết sệt đất, không được hất tung lên. Và nếu ai cướp được quả phết mà không có người nào đuổi theo hoặc có đuổi theo nhưng không chạm vào người cầm quả phết thì người đó coi như thắng cuộc. Người nào hoặc phe nào giành được quả phết thì sẽ được may mắn trong suốt năm đó. Hội phết được tiến hành theo sự chỉ huy chung thống nhất và đã tạo ra những hình ảnh đẹp, sinh động của văn hóa truyền thống.

Hội phết làng Hiền Quan thực sự là một trò diễn diễn lại thế trận xưa mang đầy đủ ý nghĩa cổ truyền. Đặc biệt, bài Hò phết có một ý nghĩa giáo dục sâu sắc tinh thần

chiến đấu của các tướng quân khi xưa đối với các thế hệ hôm nay trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Đánh phết còn là môn thể thao có tính văn hóa cao (cộng đồng), có tác dụng rèn luyện sức khỏe con người.

HỘI PHẾT LÀNG SƠN VYXã Sơn Vi, huyện Lâm Thao mở hội làng, có chơi đánh

phết từ mồng 3 tới mồng 5 tháng Giêng. Quả phết Sơn Vi to bằng chiếc giành tích, làm bằng gỗ lim nên rất nặng. Làng có 8 giáp, chia làm 2 phe. Địa phương qui định: ngày thứ nhất, Chủ tế làm nhiệm vụ giao cầu. Ngày thứ hai là ông Đông xướng. Ngày thứ ba là ông Tây xướng. Giữa bãi đào một cái hố sâu lút đầu người và rộng bằng cái nong (đường kính miệng hố khoàng 1,5 - 1,7m). Dưới hố có 2 người của 2 phe phục sẵn để đón quả phết. Ông Chủ tế thả quả phết xuống. Những người này ôm quả phết nhảy lên khỏi miệng hố và cuộc chơi diễn ra quyết liệt. Ngày cuối là mồng 5 Tết, chơi ba ván, 2 ván đầu tranh cướp quả phết bằng tay, ván thứ 3 mới là đánh phết bằng gậy.

HỘI PHẾT LÀNG DỮU LÂU (TP. VIỆT TRÌ)Làng Dữu Lâu thờ Tản Viên sơn thánh. Dân làng Dữu

Lâu gọi quả phết là quả lốc; trò đánh phết là đánh lốc. Quả lốc được dân làng trân trọng đặt trên bàn thờ trong đình làng. Ngoài quả phết/ lốc sẽ dùng để đánh trò trên bàn thờ còn có 5 quả cầu nhỏ sơn son thếp vàng, mỗi quả có một chiếc que cũng sơn son thếp vàng, đặt ngang, tượng trưng các cây gậy phết. Trò đánh lốc Dữu Lâu thường chơi vào ngày mồng 7 tháng Giêng. Trò đánh lốc của làng Dữu Lâu không chơi với 1 quả mà chơi với 2 quả lốc. Trước khi đưa quả lốc ra bãi chơi, người ta phải làm lễ tắm cho lốc. Hai phe đấu, mỗi phe cử một người bưng chiếc mâm sơn son, trên đặt bát rượu. Ông từ rót rượu lên 2 quả lốc, rồi tung cho các bên đấu thủ cướp.

Dù là trò chơi vui khỏe, hay trò chơi nghi lễ tín ngưỡng cầu mùa, thì đánh phết luôn là trò chơi lành mạnh, mang tính cố kết cộng đồng cao, rất cần được giữ gìn và phát huy trong cuộc sống hôm nay và mai saun

Hội cướp phết Hiền Quan 2010. Ảnh: Nguyễn Phúc Hiếu Người thắng trận - hội phết Hiền Quan. Ảnh: Richie

22 Xuân Giáp Ngọ

Page 23: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Người Việt/Kinh ở Bình Định có gốc gác ở một số tỉnh ngoài Bắc Bộ, trong đó nhiều nhất là các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh. Hành trang

của lớp cha ông họ trên đường Nam tiến, có tục dựng cây nêu trong dịp Tết Nguyễn Đán. Tục này, từ lâu đã đi vào câu ca ở Bình Định còn lưu truyền đến ngày nay:

Cú kêu ba tiếng cú kêuCho mau tới Tết dựng nêu ăn chèChán xôi thì đã có chèĐể đòn bánh tét ta về hạ nêuTục trồng cây nêu ngày Tết của người Việt/Kinh ở

miền Bắc xuất phát từ tín ngưỡng dân gian, cho rằng vào dịp Tết ma quỷ thường về quấy phá, hãm hại con

người, trồng/dựng cây nêu trước nhà, trong sân nhà mình để xua đổi, trừ tà ma quỉ quái không cho chúng vào nhà. Cây nêu được làm bằng cây tre tươi, cao, tróc bỏ hết các nhánh/tay, chỉ thừa lại phần đọt/ngọn, có lá, trên ấy treo một số vật tượng trưng, gọi là bùa nêu (cũng có quan niệm cho rằng tờ giấy treo trên ngọn nêu là tượng trưng của tấm áo cà xa của Phật, hễ bóng áo trùm tới đâu thì quỷ quái phải lùi tới đó). Cây nêu đã đi vào câu ca:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏNêu cao, tràng pháo, bánh chưng xanh.Tuy nhiên, khi dừng chân định cư ở Bình Định,

những lưu dân Việt đã giao lưu văn hóa với các tộc người bản địa nơi đây, như: người Chăm và các dân

l HOÀNG LINH

Tục dựngcây nêu ngày Tếtở Bình Định

Ảnh minh hoạ. Nguồn: vietnamairlinesflights.net

23Xuân Giáp Ngọ

Page 24: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

tộc thiểu số khác, tạo dựng đời sống văn hóa gốc Việt thích ứng với địa bàn cư trú mới, nên tục trồng cây nêu ngày Tết ở Bình Định mang những ý nghĩa và sắc thái mới. Người Bình Định vẫn giữ lệ, hàng năm, vào khoảng 28, 29 Tết, bắt đầu trồng/dựng cây nêu. Nếu là cây nêu của làng, thường được trồng/dựng ở một khu bãi rộng, bằng phẳng, ở trung tâm, nơi tổ chức hội vui xuân của làng. Phần lớn các gia đình đều trồng cây nêu trước cửa nhà. Cây nêu của làng, hay cây nêu của các gia đình cũng làm bằng tre tươi như ngoài Bắc. Chỉ khác ở lá bùa, người Bình Định gọi là bùa “tứ tung ngũ hành” gồm 4 sọc đứng (tứ tung) và 5 sọc ngang ( ngũ hành) mang ý niệm dùng phù phép đuổi trừ ma quỷ. Dựng/trồng cây nêu phải xoay chiều cây tre cho ngọn day vào phía mái nhà của gia đình thì sang năm mới lộc trời cho vào nhà. Nếu để ngọn nêu day ra phía ngoài thì lộc trời cho sẽ đi mất. Dưới gốc cây nêu để 5 miếng trầu con têm sẵn và một gói vôi. Cũng có nơi trầu cau và vôi lại buộc thành gói treo lên ngọn nêu.

Người Bình Định không có quan niệm chung chung về ma quỉ mà đó là con vật, hoặc người thành ma quỷ. Ví dụ mà đó là con vật ở các làng quê ở Tây Sơn, An Nhơn, người ta cho lũ quỷ ma ấy là con Thiên Cẩu (con chó nhà Trời) trốn Ngọc Hoàng Thượng đế xuống hạ giới vào dịp Tết. Nó thường hóa thân vào người quấy phá trần gian, dụ dỗ đàn bà con gái để sinh ra đàn bà quái thai đầu chó, mình người. Gia đình phải mời thầy phù thủy dùng con dao Vĩnh Chì dài 9 khúc chém chết quái thai thì máu nó lại chảy ra đọng thành cục rồi biến thành con Phục Thi để báo thù con người, làm cho nhiều gia đình ốm đau, làm ăn lụi bại. Dân làng lại phải mời thầy phù thủy về cầu cúng, yểm trừ buộc hắn phải trở lại kiếp xưa về thiên đình chịu tội. Thiên Cẩu vốn là con chó đã tu luyện hàng vạn năm trong rừng sâu để có phép biến hóa thành người. Nhưng vì gây nhiều thảm họa cho con

người nên bị Ngọc Hoàng Thượng Đế sai thiên thần bắt về cõi trần, giam trong cũi sắt. Mỗi lần trốn thoát nó lại về hạ giới phá. Trầu cau đặt ở gốc cây nêu là dụ hắn lại ăn, lá bùa “tứ tung ngũ hành” treo trên ngọn nêu là nhắc cho hắn biết phép trừ tà của thầy phù thủy để hắn sợ hãi bay đi. Còn, người dân các làng ở Hòa Nhơn, lại cho tà ma chính là Phạm Nham, một tên tướng có tài phù thủy trong đội quân Nguyên Mông xâm lược nước ta đã bị Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn giết chết, hay hiện về quấy phá xóm làng. Trồng cây nêu ngày Tết để xua đuổi, yểm trừ Phạm Nhan, không cho nó vào nhà, vào làng trong dịp đầu năm. Trước kia, ngoài tục trồng cây nêu ngày Tết, ở Hòa Nhơn còn có tục đàn bà phơi quần áo phải cất vào nhà trước khi mặt trời lặn để đề phòng Phạm Nhan đi tìm huyết người đàn bà vào ban đêm.

Như vậy, ở Bình Định thì lá bùa treo trên ngọn nêu có phép thuật để đuổi con Thiên Cẩu về trời, hay đuổi Phạm Nhan ra khỏi làng xóm.

Sáng mồng 1 Tết, người ta thắp nhang dưới gốc cây nêu, khói tỏa hương bay cả vùng trước ngõ. Gia chủ mặc áo dài, đội khăn đứng khấn vái dưới gốc nêu cầu cho năm mới làm ăn thịnh vượng, nhờ cậy phép màu của thần tiên xua đuổi ma quỷ, xua đuổi những điều không may đến với gia đình. Đối với cây nêu, người Bình Định có một số kiêng kỵ, như: mồng 1 Tết, quét nhà thì rác phải hất vào gốc cây nêu chứ không được đổ đi nơi khác. Tới ngày hạ nêu là mồng 7 tháng giêng âm lịch mới thôi lệ này. Để nhắc nhở ngày hạ nêu, ngày xưa dân gian truyền lại cho nhau câu tục ngữ “mùng bảy gãy nêu”.

Xưa, khi trình độ hiểu biết của con người về tự nhiên còn thấp kém, thần thánh ma quỷ còn ám ảnh nặng nề trong cuộc sống thường ngày thì tục trồng cây nêu ngày Tết có giá trị đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh của người dân quê, giúp cho họ yên tâm, vui vẻ bước vào một năm mới với biết bao mong ước, không sợ ma quỷ tới quấy rầy. Ngày nay, sự hiểu biết của con người được nâng lên, thì tục trồng cây nêu ngày Tết mang một ý niệm mới, là sự kiện mở đầu cho một năm mới tốt lành, mở đầu cho hội vui xuân, dưới gốc cây nêu của làng với bao trò chơi dân gian diễn ra: đánh đu, võ thuật, thi vật, chọi gà, chơi cờ, thả thơ vv… Đây là tục lệ mang vẻ đẹp của truyền thống văn hóa làng xã có từ lâu đời, rất cần được giữ gìn trong xây dựng nông thôn mới hiện nay.n

Chợ Gò ở Trường Úc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định họp vào mồng một Tết và mồng hai tết Nguyên đán hằng năm.Ảnh: Hằng Nguyên

24 Xuân Giáp Ngọ

Page 25: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Có một vị tướng lĩnhThay mặt Bộ Quốc phòngXuân về từ biển ĐôngVọng lời, hay tiếng hátLướt trên đầu sóng bạcBay bổng tựa gió mâyRa Trường Sa xuân nàyNghe bà con sống đượcTôi nhìn trong mặt nướcSoi thấy rõ mặt mình…

Đêm Trường Sa lung linhĐiện, trăng giành nhau sángĐêm Trường Sa nghe sóngQuên nhớ đầu pha sươngMỗi bước mấy yêu thươngĐến từng người chiến sĩĐền Bác Hồ dung dịBát ngát quyện khói hươngVạn lạy vạn lần ơnMuôn dân muôn nghĩa Bác…

từ biển Đông về

Trường Sa Lớn tượng PhậtSong Tử Tây tượng PhậtTừ Thủ tướng dung nghinhNgọc quý với tâm linhBiển khơi nhìn vô giáỞ Trường Sa gạch đáĐều khắc dấu quốc huy…

“Ra thăm rồi về vộiĐược tặng một quả bàngTôi đặt quả bàng vuôngLên bàn thờ Tổ quốcMột quả bàng tâm đứcBa bữa Tết ở nhàThêm một quả Trường SaĐơm vào mâm ngũ quả…”

Nhìn lên mâm ngũ quảĐầy đủ cả vuông trònVị tướng lĩnh thấy lòngMênh mông tình biển cả…

NGUYỄN THẾ KỶ

Xuân

Page 26: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUYVĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM

Ấn tượng 2013

NGUYÊN TỔNG BÍ THƯ LÊ KHẢ PHIÊU:

“Nghệ thuật dân tộc của chúng ta như tuồng, chèo, cải lương và các loại hình dân ca đã có tuổi đời hàng mấy trăm năm, thậm chí cả ngàn năm… Đó là sản phẩm văn hóa của nhân dân ta sáng tạo ra và đó là món ăn tinh thần không thể thiếu được của đại đa số nhân dân lao động đó cũng chính là nhân tố tạo nên cái chất, góp phần xây dựng nền văn hóa dân tộc bền vững, cùng với các nhân tố kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội. Ví dụ như ca Huế, hò Huế, ở Thanh Hóa quê tôi có hát tuồng từ thời Đào Duy Từ cho đến hôm nay vẫn là môn nghệ thuật yêu thích nhất xứ Thanh. Ngoài ra, Thanh Hóa còn có hát chèo, có múa

hát Xuân Phả, có hò sông Mã và nhiều làn điệu dân ca đặc sắc mà từ nhỏ tôi đã biết, đã xem và rất thích, thậm chí trong những năm tháng ở chiến trường chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, tôi và các chiến sĩ cùng chiến hào đã coi hát tuồng, chèo, cải lương và dân ca thông qua Đài Tiếng nói Việt Nam hoặc qua sân khấu dã chiến là nguồn động viên, cổ vũ lớn. Có thể nói sống ở chiến trường không thể thiếu được văn nghệ, nhất là văn nghệ dân tộc vì vậy mà đã có câu “tiếng hát át tiếng bom”. Chiếc ra-di-ô nhỏ đeo bên mình cũng là để sau những cơn bom ác liệt được nghe những khúc hát dân ca mượt mà, sâu lắng, hoặc chèo, tuồng, cải lương , bài chòi…Tiếng hát ấy làm cho tinh thần người chiến sỹ thêm phong phú hơn, nắm chắc tay súng mà chiến đấu cho đến ngày thắng lợi cuối cùng.

Tôi đã đến thăm những người lính ở Trường Sa và tôi cũng đã đi thăm nhiều đơn vị bộ đội cho nên thấy được rằng, đời sống của người lính hôm nay tốt lên nhiều, nhưng đời sống tinh thần thì hãy còn nghèo, đơn điệu hơn thời kháng chiến, bởi nguồn giải trí bây giờ chủ yếu là ở màn ảnh nhỏ còn hát dân ca, biểu diễn tuồng chèo, cải lương thì quá ít, trong khi tuổi trẻ trong quân đội cũng

phải là lực lượng bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, bởi còn nền văn hóa là còn tất cả mà mất nền văn hóa là mất nước, trong bối cảnh các thế lực thù địch muốn làm cho thế hệ trẻ chúng ta lãng quên quá khứ, lãng quên lịch sử, lãng quên bản sắc văn hóa dân tộc. Điều đó chúng ta có thể thấy nghệ thuật dân tộc ngày càng thưa vắng khán giả, trong khi đó thì nghệ thuật hiện đại lại chiếm lĩnh trận địa và lên ngôi. Ví dụ rạp Hồng Hà ở gần nhà tôi chuyên diễn tuồng, ngày xưa khán giả rất đông nhưng bây giờ người xem lại thưa thớt, thậm chí mời xem miễn phí cũng không đi, trong khi mới đây lại có hàng nghìn người xếp hàng mua mỗi đôi vé có giá lên đến hàng triệu đồng để xem chương trình của Bằng Kiều (ca sỹ Việt kiều Mỹ) tại sân khấu Mỹ Đình, Hà Nội. Ta nghĩ gì về hiện tượng này?

Vì vậy tôi đến thăm gặp các đồng chí là để chia sẻ cùng các nghệ sỹ đàn hát dân ca, đàn hát tuồng, chèo,cải lương, bài chòi…những người rất yêu nghề và hết lòng học tập, phát huy vốn nghệ thuật quý giá của cha ông, nhưng cuộc sống thật quá chật vật. Tiêu biểu như nghệ sỹ trẻ Mai Tuyết Hoa đã mất 17 năm học âm nhạc dân tộc nay lại lĩnh trách nhiệm Giám đốc Trung tâm

l VĂN HIẾN

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

26 Xuân Giáp Ngọ

Page 27: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Bảo tồn và Phát huy Âm nhạc dân tộc để tập hợp lực lượng nghệ nhân, nghệ sỹ âm nhạc dân tộc cùng bảo tồn và phát huy, quảng bá vốn âm nhạc quý báu của cha ông.

Tôi nhiệt liệt chúc mừng các nghệ sỹ, các nhạc sỹ, các nhà nghiên cứu tài năng và tâm huyết với nền văn nghệ dân tộc nói chung và âm nhạc dân tộc nói riêng cùng thực hiện tốt sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) đã nêu”.GS. AHLĐ VŨ KHIÊU:

“Khi nào đầu óc tôi căng thẳng, huyết áp lên cao là tôi mở đĩa ra để nghe hát Xẩm” vì mỗi lần nghe hát Xẩm gợi nhớ lại những kỷ niệm đẹp ngày xưa ở miền quê Bắc Bộ, đồng thời nó cũng làm thư giãn

đầu óc, bởi âm điệu êm ái, cùng với lời ca đậm đà chất trữ tình sâu lắng như:

Sáng trăng chia nửa vườn chèMột gian nhà nhỏ đi về có nhauVì tằm tôi phải chạy dâuVì chồng tôi phải dầu hao bấc gầyChồng tôi thi đỗ khoa nàyBõ công đèn sách từ ngày lấy tôi…Và…Tôi hằng khuyên sớm, khuyên trưa

Anh chưa thi đỗ, thì chưa động phòng…

(Thơ Nguyễn Bính)GS. HOÀNG CHƯƠNG:

“Âm nhạc dân gian truyền thống là cái hồn của dân tộc, nó không bao giờ xa lìa trong ký ức của con người Việt Nam. Tôi và có lẽ những người Việt Nam khác cũng vậy. Trong những năm khi đi học tập, công tác

xa ở Liên Xô (cũ), trong những lúc nhớ nhà da diết mà được nghe một giai điệu dân ca Việt Nam (thường là dân ca Quan họ) phát trên Đài tiếng nói Matxcơva thì, cảm thấy sung sướng vô cùng.

Ca khúc “Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh” của nhạc sĩ Trần Hoàn viết theo lời thơ của Đỗ Quý Doãn, đã cho ta thấy sức mạnh của dân ca Việt Nam như thế nào? Nếu tác phẩm âm nhạc này không mang hơi hướng dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh thì làm sao đi vào lòng người đến tận cùng và sống mãi với thời gian? Còn biết bao ca khúc khác đều dựa theo giai điệu của dân ca rất thành công như của Đỗ Nhuận, Văn Cao, Nguyễn Văn Tý, Phạm Tuyên, Hoàng Hiệp, Xuân Hồng, Thuận Yến, Phan Huỳnh Điểu, Trần Long Ẩn, Trương Quang Lục… Tôi đã nhiều lần đưa các đoàn nghệ thuật dân tộc đi biểu diễn các nước XHCN, các nước

Châu Âu, Châu Á. Ở đâu, tiết mục độc tấu trống tuồng, hòa tấu nhạc cụ dân tộc và hát dân ca Việt Nam cũng được người xem nhiệt liệt hoan nghênh, rõ nhất ở Festival Quốc tế Rumani 1994. Và mấy năm gần đây, tôi đưa hai nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa (hát Xẩm) và nghệ sĩ Kiều Oanh (hát tuồng) cùng sang Mỹ giới thiệu, quảng bá nghệ thuật truyền thống Việt Nam trong các trường Đại học với sự hỗ trợ của GS, nhạc sĩ Nguyễn Thuyết Phong. Ở đâu người Mỹ cũng thích xem tuồng, thích nghe hát dân ca Việt Nam, thậm chí khi chúng tôi về nước, họ vẫn theo sang để tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam (chỉ trong tháng 8 và 10- 2012 tại Hà Nội, chúng tôi đã thực hiện 3 buổi giới thiệu tuồng và ca nhạc dân gian cho người Mỹ. Đại sứ Rumani Valeriu Arteni cùng xem và đánh giá rất cao chương trình nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam và khẳng định với Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh là mời sang biểu diễn Rumani.

Trong khi đó thì các trường đại học Việt Nam rất ít quan tâm tới nghệ thuật dân tộc của nước mình, mà hướng vào dòng nhạc đương đại, dòng nhạc thương mại. Các loại hình âm nhạc đặc sắc như Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ, Ca trù, Hát xoan đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, nhưng hiện vẫn sống lay lắt vì rất ít người xem, hoặc muốn có người xem thì phải “ Sân khấu hóa” như Quan họ đang làm, tức là hát có micro và có âm nhạc đệm, thậm chí cả đàn organ hiện đại. Như vậy, có nghĩa là đã phá vỡ luật lệ, quy tắc hát Quan họ cổ truyền và vi phạm tiêu chí quy định của UNESCO. Và như vậy, cũng có nghĩa là bản sắc,

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

27Xuân Giáp Ngọ

Page 28: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

căn cước của Quan họ gốc không còn nữa. Chuyện ba ngàn người đồng ca Quan họ ở sân vận động Bắc Ninh đã cho chúng ta thấy thực trạng bảo tồn di sản quốc gia và quốc tế như thế nào! Và gần đây là gói 65 tỷ đồng cho bảo tồn và đào tạo đại trà Quan họ cũng là một việc đáng suy nghĩ mà tôi đã trả lời tuần báo Văn nghệ trẻ ngày 21 tháng 7 vừa qua.”

Xu hướng cách tân, cải tiến âm nhạc dân tộc dẫn đến làm mờ bản sắc đang ngày càng bộc lộ rõ nét trong nhiều loại hình âm nhạc dân tộc. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc làm biến chất, biến dạng các loại hình ca nhạc dân gian đặc sắc do hàng trăm thế hệ nghệ nhân đồng sáng tạo trong nhiều thế kỷ qua.Thứ trưởng Bộ VHTT&DL - NSƯT VƯƠNG DUY BIÊN:

“Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật đặc biệt, gần gũi nhất với đời sống con người. Âm nhạc với đủ cung bậc buồn - vui - sướng - khổ, luôn bên mỗi chúng ta trong suốt một vòng đời. Ngay từ khi sinh ra, ta đã đắm mình trong lời ru của mẹ và sống trọn một đời người cho tới khi mất đi, âm nhạc cũng là người bạn đồng hành, là một liều thuốc an thần cho tâm hồn ta thêm tươi mát, cho cuộc đời ta thêm ý nghĩa.

Từ bao đời nay, cha ông ta đã biết sử dụng âm nhạc, khai thác sự kỳ diệu của thế giới âm thanh để đáp ứng nhu cầu về tinh thần và lao động sản xuất. Trước đây, trên khắp đồng bằng Bắc Bộ vào những đêm trăng thanh gió mát, vào những dịp nông nhàn các chàng trai cô gái thường tổ chức những cuộc hát đối đáp giao duyên. Mỗi một vùng lại có một thể loại âm nhạc riêng hoặc có những điểm khác biệt nhưng phổ biến nhất vẫn là hát Trống quân, Cò

lả, hát Đúm, hát Quan họ… Đủ bức tranh sắc màu âm nhạc và trong đó nổi bật nhất là tình yêu đôi lứa gắn với ruộng đồng, với quê hương. Những câu hát Trống quân, Cò lả dí dỏm, hóm hỉnh: “Anh còn cái cối đâm bèo/ Anh đem bán quách để theo cô mình” đã giúp các chàng trai, cô gái có những giây phút sảng khoái, quên đi những tháng ngày lao động mệt nhọc để rồi như được tiếp thêm sức mạnh tinh thần, thêm tình yêu với quê hương, với lứa đôi. Những câu Hát Xẩm chợ chộn rộn mà hài hước: “Chúng anh đây mục hạ vô nhân nghe em nhan sắc lòng xuân dạt dào. “Mục hạ vô nhân” có nghĩa là người mù ở thời kỳ phong kiến có thân phận hèn kém không được coi là con người ấy thế mà chỉ “nghe” thôi - vì mù không thể nhìn thấy được, vậy mà lòng xuân đã dạt dào. Mới thấy, những câu hát ấy tưởng tếu táo mà lại tràn đầy lạc quan nó như góp thêm sức mạnh giúp những người Hát Xẩm vượt qua mọi khó khăn gian khổ.

Sự kỳ diệu của âm nhạc có tác động trực tiếp tới thế giới quan, tới tâm tư, tình cảm của con người còn được thể hiện trong nghệ thuật Hát Văn. Hát Văn với tiết tấu nhanh, nhộn nhịp và dồn dập cùng với bối cảnh của một buổi hầu đồng tác động trực tiếp đến trí não người

nghe đưa họ tới trạng thái thăng hoa cao nhất. Loại trừ sự lợi dụng đưa yếu tố mê tín dị đoan cần được bài trừ khỏi nghệ thuật này. Có một thực tế, nghệ thuật Hát Văn - hầu đồng với những bản văn ca ngợi những bậc thánh hiền đã có công giúp dân, giúp nước khai lập làng ấp, nghề nghiệp, người hầu đồng chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán quanh năm tất bật với công việc. Việc họ được hóa thân vào những nhân vật thánh hiền và thăng hoa cùng âm nhạc đã góp phần giải tỏa tâm lý, xóa tan những mệt nhọc, vất vả để rồi sau phút thăng hoa ấy, họ lại trở về với đời sống thường nhật thêm hăng say làm việc.

Trải qua những thay đổi của lịch sử, âm nhạc truyền thống dân tộc vẫn giữ vị trí quan trọng, như một người bạn tinh thần vô giá luôn đồng hành trên những bước đường của dân tộc. Trong công cuộc mở đất khai phá phương Nam vĩ đại của cha ông ta từ hàng trăm năm trước, trên hành trình dài bất tận ấy luôn có âm nhạc sát cánh. Âm nhạc chính là nơi để cha ông ta giãi bày những tình cảm nhớ thương da diết đất Bắc nơi “chôn nhau cắt rốn”, để rồi từ đó vực dậy tinh thần tiếp tục mở đất cho một Việt Nam tươi đẹp với những cánh đồng thẳng cánh cò bay từ Bắc chí Nam ngày hôm nay. Lắng nghe những giai điệu của Đờn ca tài tử Nam bộ sẽ dễ dàng cảm nhận được điều đó.

Về những giá trị của âm nhạc dân tộc cần tiếp tục nghiên cứu và bàn luận, ví như về tác dụng chữa bệnh của âm nhạc. Song, muốn làm được điều đó thì cần phải giữ gìn, bảo tồn và phát huy được kho tàng di sản âm nhạc dân tộc vô cùng phong phú và đặc sắc của các dân tộc sinh sống trên đất nước ta.”n

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

28 Xuân Giáp Ngọ

Page 29: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

GS. TRẦN VĂN KHÊ:“Bài chòi là một thú chơi tiêu

khiển trong mấy ngày Xuân, một trò chơi mang tính cách nghệ thuật đã tồn tại lâu đời ở miền đất Quảng. Trước khi hát Bài chòi “từ đất lên giàn”, trở thành một nghệ thuật sân khấu, Bài chòi từ trò chơi đã trở thành một bộ môn nghệ thuật rất độc đáo: Chỉ một diễn viên, không cần dặm mặt, xiêm áo lộng lẫy, động tác ước lệ, một mình đóng cả các vai trong tích truyện “Thoại Khanh - Châu Tuấn” và chỉ có một cây đàn nhị và sanh sứa phụ họa. Nét nhạc chuyển từ điệu cổ bản tươi vui qua Xuân nữ buồn thảm, với nhịp ba bỏ một tiếng sanh sứa đặc biệt, như tiếng ve gọi hè... Trên thế giới, người hâm mộ kịch nghệ đang say mê Pansori của Triều Tiên. Mà Pansori là một loại hình kịch nghệ sân khấu mà người

phương Tây gọi là “Opera à un seul acteur” (Đại ca kịch mà chỉ có 1 diễn viên). Nữ hay nam cũng được, nhưng thường là nữ. Một diễn viên đóng nhiều vai mà chỉ có trên tay 1 cây quạt, hát nhiều điệu, nhiều hơi khác nhau và tiết tấu thay đổi chuyển từ chậm sang mau, mà người Triều Tiên gọi là “Chang dan” (Trường đoạn bằng dài, ngắn). Nhạc cụ phụ họa chỉ có 1 cái trống Puk, người cầm trống dùng một dùi khi đánh vào mặt trống, khi gõ vào tang trống, khúc hát nào hát hay có thể vừa đánh trống vừa la lên “Hay quá!”. Trước kia, chỉ ở trong nước Triều Tiên mới có người thưởng thức Pansori. Ngày nay, sau khi Pansori được đem trình diễn bên Pháp, Đức, Mỹ, Pansori có sức hấp dẫn thính giả, mặc dầu, những người này không hiểu tiếng Triều Tiên.

Quảng Ngãi một trong những cái nôi của hát Bài chòi, nơi sinh ra NSND Lệ Thi nổi tiếng đang sống ở Tp. Hồ Chí Minh, một số nghệ nhân xuất sắc về hát Bài chòi gốc Quảng Ngãi nhưng đang hành nghề ở nơi khác, như NSUT Hữu ích đang ở Ninh Thuận, nghệ sĩ Văn Mùi đang ở Hà Nội, các nghệ sĩ Công Sơn, Mỹ Lệ còn lên tận Lâm Đồng... Rất mong Quảng Ngãi tạo điều kiện cho nghệ thuật Bài chòi sống lại và phát triển tại đây, để một ngày trong tương lai,

nghệ thuật Bài chòi Quảng Ngãi có thể được người Việt trong và ngoài nước biết và cả người nước ngoài thưởng thức như nghệ thuật Pansori của Triều Tiên”.Nhà thơ THANH THẢO:

“Trong nhiều loại hình nghệ thuật dân gian, Bài chòi và hô Bài chòi là nghệ thuật hồn nhiên bậc nhất. Bởi, đó là một trò chơi, một trò chơi văn nghệ nhằm giúp gây hưng phấn, vui thú, giải tỏa cho cả người trực tiếp chơi lẫn người xem. Trò chơi Bài chòi được tổ chức vào những ngày đầu Xuân nên lại càng phơi phới những tươi vui. Đó là trò chơi có thưởng, có dùng những quân bài, nhưng không phải trò đánh bạc. Không có chuyện sát phạt, ăn thua nhau về tiền hay vật thưởng qui ra tiền, mà ở đây, chơi là chính, vui là chính, thưởng thức nghệ thuật là chính, thông qua những điệu hô chòi trầm bổng, nhịp nhàng, du dương mà người lĩnh xướng có tên là

Hội đánh bài chòi cổ dân gian Bình Định.Ảnh: Internet

NGHỆ THUẬT BÀI CHÒIHƯỚNG TỚI LÀ DI SẢN VĂN HOÁ THẾ GIỚI

l VĂN HIẾN

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

29Xuân Giáp Ngọ

Page 30: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

anh Hiệu thể hiện. Anh Hiệu - nghệ sĩ ẩn danh - chính là nhân vật trung tâm của Bài chòi. Đó là một nghệ sĩ dân gian diễn xướng những bài bản có sẵn lẫn những sáng tạo tức thời mang tính ngẫu hứng, những bài thơ ứng tác đậm dấu ấn cá nhân. Có thể nói, anh Hiệu chính là một nhà thơ dân gian, một người ngày xưa ít nhiều có học trong làng, dù dở dang. Và nhất là có năng khiếu đặt vè, hát thơ, sáng tác và nhất là ứng tác rất linh hoạt những bài vè hay thơ lục bát, lục bát biến thể một cách trực tiếp, hài hước, tươi vui, nhuần nhị. Có thể ngày xưa, mỗi tổng hay mỗi làng đều có những anh Hiệu như thế, họ vừa là nghệ sĩ bình dân vừa là tinh hoa văn nghệ của làng. Tôi nghĩ, có thể họ cũng được miễn những công việc tạp dịch trong làng, nhất là những khi làng có việc. Vì việc lớn nhất của họ mỗi độ Xuân về là làm anh Hiệu, là hô Bài chòi, phục vụ dân làng, bá tánh. Thế cũng là đủ. Sự hồn nhiên của nghệ thuật Bài chòi bắt đầu từ anh Hiệu, còn sự hồn nhiên dí dỏm thông minh của anh Hiệu lại bắt đầu từ nhân dân... Cùng với sự hồn nhiên, điểm thu hút đặc biệt của Bài chòi là tính hài hước. Cái này là “độc quyền” của các anh Hiệu. Những anh Hiệu nào càng có những câu

hô thai hài hước, thậm chí có những câu thơ ứng tác chọc cười có duyên, nhất là những anh Hiệu “ăn khách” nhất, được bà con hưởng ứng nhiều nhất, ủng hộ nhiều nhất. Và những câu hô thai ấy, dù không được ghi ra giấy, vẫn lưu lại lâu bền trong trí nhớ của những người dân chơi hay nghe Bài chòi. ở đây, có thể coi Bài chòi là một dòng văn học dân gian truyền miệng, một kiểu “trình diễn thơ” độc đáo mà bây giờ khó có nhà thơ “mô đéc” nào theo kịp trong khả năng thu hút công chúng.

Hồn nhiên và hài hước, đó không chỉ là bí quyết trường thọ của Bài chòi, mà còn là bí quyết trường thọ của văn học, của thơ ca. Sự tương tác của Bài chòi đã đạt tới đỉnh cao, và nó tạo ra một từ trường đồng sáng tạo mà văn học nghệ thuật hiện đại luôn ước ao. Mãi mãi Bài chòi thuộc về Nhân dân - Nhân loại”TS. NGUYỄN MINH SAN:

“Trung Lương - một ngôi làng nhỏ nằm ven sông Lại Giang, thuộc huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Người Trung Lương giàu cảm xúc văn nghệ, đặc biệt là hát/hô Bài chòi. Vào những ngày đầu Xuân, cao điểm nhất là trong mấy ngày Tết Nguyên đán, dưới bóng rợp mái xanh làng dừa, nam phụ, lão ấu trong làng tập trung

tại một khoảnh đất độ 20m2 ngay trên bến đò, thuận tiện cho người Lại Khánh, Bình Chương bên kia sông sang dự hội. Thường lệ, vào khoảng 25 tháng Chạp, làng Trung Lương đã rạo rực:

Vợ lo nếp, lá, đỗ mè.Chồng lo mài rựa, chặt tre

dựng chòi.Phải dựng đủ 9 chòi, mỗi chòi

cao khoảng 3m, nửa chừng làm một sàn, trên mặt sàn có đặt vỉ, đủ cho từ 3 đến 6 người ngồi. Trong 9 chòi, nhất thiết phải dành 1 chòi về hướng Tây, ở đầu khoảnh đất, gọi là Chòi Trung ương để làm nơi đèn nhang khấn thổ thần. Trong chòi này, có đặt một chiếc khay đựng tiền góp của người chơi làm quỹ trích trả cho những ai được cuộc (tới bộ). 8 chòi còn lại chia 2 bên, mỗi bên 4 chòi, đứng cách nhau từ 2 - 3m theo đường học hơi bán nguyệt. Khoảng trống giữa hai dãy chòi trồng một cây nêu là một cây tre xanh, trên cây có treo cờ và 1 ống đựng bộ “bài nọc” (Bài gốc). Sát chân cây nêu đặt trống chầu để đại diện bô lão nổi hồi “khai chòi” và cũng là vùng hoạt động của các anh “Hiệu” (người trao tín hiệu mỗi con bài).

Điểm đặc sắc của hô Bài chòi ở Trung Lương là có hơi hướng của

Lễ hội Bài chòi Bình Định trên đất Thăng Long. Ảnh: TS. Nguyễn Minh San

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

30 Xuân Giáp Ngọ

Page 31: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

hát ru con. Người Trung Lương thường nói vui: “Câu Bài chòi, Bài chòi câu”. Ngoài cái êm ả trong hát ru con được pha chế và sự linh động về tiết tấu thì câu bài chòi lúc này còn biết “câu khách” bằng đưa mâu thuẫn người đời vào nội dung: “Một hai bậu nói rằng không / Hỏi dấu chân, chân ai đứng, đứng bờ sông người hai người” (4 dấu chân). Những người chơi khoái chí đáp thay ông Hiệu: “Hô là con tứ cẳng”. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng và sáng tạo hát ru con, ông Hiệu còn học cách đặt câu và cả hát kết, hò mài dừa bổ sung cho bài chòi. Với cách đố bài và sáng tạo hát ru con trong hô Bài chòi, người Trung Lương đã tạo đất diễn và khoe giọng xướng cho “Cái” trên sân khấu Bài chòi. Người Trung Lương đi dự hội hát/hô Bài chòi đầu xuân ngoài mục đích chơi /đánh bài mà chủ yếu là đến để nghe anh “Hiệu” thuật chuyện đời với nhiều nhân vật, mỗi người mỗi tính khí khác nhau mà chỉ có anh “Hiệu” giỏi cải biên để suy ngẫm. Người Trung Lương mê anh “Hiệu” đến mức, xem/nghe anh ta suốt 3 ngày xuân, bà con còn mời các anh “Hiệu”

đến sân nhà, rủ hàng xóm góp nông phẩm hoặc chút tiền thưởng khích lệ để nghe anh “ Hiệu” hô bài chòi kể nhiều chuyện cần giải toả những vướng mắc trong quan niệm sống hàng ngày, như các bài: “Mẹ chồng nàng dâu” (khuyên người ta ăn ở sao cho phải đạo mẹ chồng và nàng dâu), hoặc bài “Giữ gìn khi thai nghén” (những lời khuyên dành cho những cô gái sắp lấy chồng biết cách sau này ăn ở kiêng cữ khi có thai),... Lớp trung niên trở lên ở Trung Lương thích những tích chuyện, lớp diễn thấm điều nhân ái, đạo nghĩa trong những câu chuyện ngày xưa. Còn các bà, các chị lại thích những câu chuyện có chút bi thảm. Cứ mỗi lần người xem yêu thích, khoái giọng ca nào, họ liền thưởng tiền, dù chỉ là 5 xu cho anh “Hiệu”. Nhiều người xem còn thuộc các tích chuyện, những khi anh “Hiệu”, nhất là “Hiệu” mới vào nghề bị quên, họ liền nhắc hộ. Bọn trẻ Trung lương “nhiễm” Bài chòi của các bậc cha anh, thường bám sát gánh Bài chòi mỗi khi di dời. Đứa ôm giúp trống, đàn, đứa cuốn chiếu vác theo đến từng xóm, từng ngã ba đường làng, rồi ngồi chổm hổm

xung quanh chống cằm giương mắt chờ cái thú vui trong anh chàng “bá nghệ” mà chúng thường buộc các chú phải cho nghe trước khi kể chuyện dài với người lớn, thế là chú “Hiệu” hát kể đến đâu, chúng nhíp nhíp môi theo đến đó rồi ôm nhau cười lăn ra, nhất là đoạn cắt tóc cho trẻ con. ở Trung Lương, các anh “Hiệu” đã tập hợp thành bộ sậu, thành nhóm, thành “gánh”, với những trống chiến, đàn nhị, mõ tre,…quanh năm đi hát/hô Bài chòi khi làng có đám cưới, khánh thành tân gia hoặc lễ mừng thọ. Tại những đám này, ngoài những bài ứng khẩu chúc tụng, các anh “Hiệu” lại hô/hát những bài quen thuộc, như kể các tích “Quan Công phục Hoa Dung”, “Tề Thiên Đại Thánh chiếm quạt Ba Tiêu của La Sát”, các chuyện dân gian Việt Nam như: Thoại Khanh - Châu Tuấn, Lâm Sanh Xuân Nương, Phạm Công - Cúc Hoa,…

Bài chòi có vị trí rất lớn, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống người Trung Lương:

Ngủ trễ ắt việc phải bêKhông chừa cái tật ham mê Bài

chòi. n

Nhạc công nghệ thuật Bài chòi Bình Định trên đất Thăng Long. Ảnh: TS. Nguyễn Minh San

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

31Xuân Giáp Ngọ

Page 32: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

ĐỒNG HÀNHCÙNG VĂN HOÁ DÂN TỘC

ĐÔI DÒNG NHÌN LẠIRa đời vào ngày 01 tháng 6 năm 2000, Trung tâm

Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hoá dân tộc Việt Nam (sau đây gọi là Trung tâm) là một tổ chức thành viên thuộc Liên hiệp các Hội KH & KT Việt Nam và là tổ chức văn hoá nghệ thuật duy nhất trong Liên hiệp Hội. Tổ chức của Trung tâm gồm có: Văn phòng, Hội đồng khoa học, các ban chuyên môn: Sân khấu, Mỹ thuật, Điện ảnh, Văn hoá học, Văn hoá nông thôn. Trung tâm có cơ quan ngôn luận là Tạp chí Văn hiến Việt Nam (Báo viết và Văn hiến điện tử). Tạp chí có Ban Biên tập và có Hội đồng Biên tập gồm các Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ khoa học, các nhà nghiên cứu, nhà báo có kinh nghiệm và uy tín trên các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, khoa học xã hội nhân văn. Trung tâm có các đơn vị trực thuộc gồm: Công ty Văn hoá Hà Nội, Hội Thơ đường Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Âm nhạc Dân tộc, Trung tâm còn có Trung tâm Nghệ thuật Quan họ truyền thống, Đoàn Múa rối nước thực nghiệm, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hoá Dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hoá Xứ Nghệ, Đoàn Nghệ thuật Dân gian Việt Nam, các Cơ quan đại diện của Trung tâm tại TP Hồ Chí Minh,

TP Đà Nẵng, TP Vinh - Nghệ An, Tp Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

1. Hội thảo và nghiên cứu, khoa học: Năm 2013 Trung tâm chủ động phối hợp với

các cơ quan ở Trung ương và các địa phương, tổ chức nhiều Hội thảo trên các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật sân khấu, điện ảnh, âm nhạc… thu hút hàng trăm Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu tên tuổi như nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, GSVS Đặng Vũ Minh, GSAHLĐ Vũ Khiêu, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng, nguyên Chủ nhiệm UB đối ngoại Quốc hội Vũ Mão, PGS.TS Hồng Vinh, Chủ tịch Hội đồng lý luận văn học nghệ thuật TƯ…

2. Những hoạt động tiêu biểu trong năm 2013:- Họp văn nghệ sĩ và báo chí phát động sáng tác

về đề tài Văn hóa giao thông 2013 (tại Hà Nội);- Hội thảo khoa học Nghiên cứu Bảo tồn và Phát

huy Nghệ thuật Bài chòi hướng tới là di sản của nhân loại (tại Tp. Quy Nhơn);

- Toạ đàm, kỷ niệm 98 năm sinh Giáo sư Anh hùng Lao độngVũ Khiêu;

- Tạo đàm về Di sản cấp quốc gia Đền Cây Quế ở Nam Định;

- Chỉ đạo tổ chức thành công Hội thảo khoa học về Âm nhạc dân tộc với đời sống hôm nay tại Tp. Hồ Chí Minh;

l VĂN HIẾN

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN & PHÁT HUY VHDT VIỆT NAM

năm13

32 Xuân Giáp Ngọ

Page 33: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

- Mít tinh, toạ đàm về Văn hoá nông thôn với 500 người tham gia;

- Chỉ đạo tổ chức trao giải thưởng và Cúp vàng cho các doanh nghiệp VN và Lào tại Thủ đô Viêng Chăn Lào và tặng 300 triệu đồng (tiền vận động tài trợ) cho người nghèo của Lào, góp phần tăng cường đoàn kết hữu nghị giữa hai nước Lào-Việt Nam;

- Tổ chức Hội thảo về Danh nhân Lê Đại Cang tại Bình Định;

- Tổ chức ra mắt cơ quan đại diện của Trung tâm tại Quy Nhơn ra công bố;

- Tổ chức toạ đàm và trao Bằng khen của Thủ tướng cho nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ về Văn hoá giao thông (tại Hà Nội và Quảng Ngãi).

2. Năm 2013 Trung tâm đã tổ chức sôi nổi hoạt động Văn hóa giao thông (VHGT) đưa Đề án Văn hóa Giao thông vào cộng đồng qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thứcVHNT, đã góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông. Cụ thể: đã tổ chức tọa đàm nhiều lần trên sóng truyền hình do GS Hoàng Chương chủ trì; tổ chức dàn dựng một vở kịch hài “Đoạn kết một cuộc tình” sau đó ghi hình và phát hai lần trên VTV1, ANTV, VOV được Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và đông đảo người xem đánh giá cao. Ngoài ra còn dàn dựng 10 vở kịch ngắn về VHGT đạt kết quả tốt, in hàng ngàn đĩa hình về vở diễn và ca nhạc về Văn hoá giao thông gửi cho các địa phương và tặng đại biểu Quốc hội kỳ họp thứ 6 hơn 500 đĩa. Tổ chức biểu diễn Múa rối nước và ca nhạc dân tộc ở một số trường tại Hà Nội, tuyên truyền sâu rộng về VHGT trong thế hệ trẻ.

3. Xuất bản cuốn sách 100 năm nghệ thuật Cải lương do GS Hoàng Chương làm chủ biên.

4. Thực hiện có hiệu quả giai đoạn 1 công trình cấp Bộ, đề tài Bảo tồn và Phát huy giá trị nghệ thuật Bài Chòi trong đời sống hôm nay, hướng tới đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

5. Tạp chí Văn Hiến Việt Nam - diễn đàn của Trung tâm ngày càng được khẳng định vị trí và bản sắc riêng Tạp chí vẫn giữ mỗi tháng ra 3 kỳ và Tạp chí Văn hiến điện tử. Chất lượng nội dung và hình thức thể hiện ngày càng được nâng cao, được bạn đọc trong và ngoài nước hoan nghênh. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về kinh phí, phải tự bươn trải với thị trường hiện nay như phát hành, in ấn và tiền nhuận bút của tác giả nhưng với tinh thần yêu nghề, khắc phục mọi khó khăn, đảm bảo báo ra đúng kỳ, kịp thời đưa thông tin và kiến thức văn hoá dân tộc tới người đọc trong cả nước.

TRONG NĂM GIÁP NGỌ - 2014 Phát huy những thành tích đã đạt được năm

2013, sang năm 2014 còn nhiều thách thức khó khăn, đòi hỏi mọi thành viên Trung tâm phải suy nghĩ, sáng tạo tìm đối tác, tìm đề tài, đổi mới phong cách làm việc và năng động hơn trong công tác để hoàn thành nhiệm vụ sau đây:

1. Hội thảo khoa học “Phạm Văn Đồng với văn hoá dân tộc” tại tỉnh Quảng Ngãi vào cuối tháng 2/2014;

2. Hội thảo Về sự ra đời chữ Quốc ngữ (phối hợp với tỉnh Bình Định) tháng 8/2014;

3. Hội thảo Văn hiến Hà Nam truyền thống và hiện đại (dự kiến);

4. Hội thảo Văn học nghệ thuật với đề tài Điện Biên Phủ (liên kết với Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật, Báo Người cao tuổi);

Hội thảo khoa học Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy nghệ thuật Bài chòi hướng tới là di sản của nhân loại (tại TP. Quy Nhơn)

Lễ ra mắt cơ quan đại diện của Trung tâm tại Quy Nhơn

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

33Xuân Giáp Ngọ

Page 34: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

5. Hội thảo Văn hoá y đức Việt Nam (liên kết với Báo Sức khỏe & Đời sống);

6. Tiếp tục thực hiện tốt dự án Văn hoá giao thông với nhiều hình thức sáng tạo nghệ thuật phong phú, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng đến với cộng đồng;

7. Hội thảo Nguyễn Chí Thanh với Văn hoá dân tộc (dự kiến);

8. Hội thảo Văn hoá Nam Trực, Nam Định (dự kiến);9. Tiếp tục triển khai tốt Dự án Sân khấu học đường; 10. Hội thảo “Văn nghệ sĩ cựu chiến binh với văn

hoá dân tộc” liên kết với báo Người cao tuổi (dự kiến);11. Dự kiến liên kết với Bình Định tổ chức Hội thảo

Văn hoá trong võ thuật dân tộc (tháng 8/2013);12. Tiếp tục quy tụ tổ chức đội ngũ cộng tác viên

văn nghệ sĩ trí thức để thực hiện sự nghiệp Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hoá dân tộc.

13. Tổ chức các chương trình nghệ thuật kịch, rối nước, dân ca về VHGT đến với một số địa phương trong cả nước;

14. Hỗ trợ Trung tâm nghiên cứu Âm nhạc dân tộc trong việc tổ chức một số cuộc Hội thảo Âm nhạc dân tộc và một số chương trình nghệ thuật;

15. Hỗ trợ các cơ quan đại diện ở Đà Nẵng, Quy Nhơn tổ chức Hội thảo về danh nhân, di sản ở địa phương;

16. Hỗ trợ Hội Thơ đường tổ chức Ngày Hội thơ lần thứ 9 tại Phú Thọ

17. Hỗ trợ Ban Văn hoá nông thôn, thực hiện Đề án “Văn hóa nông thôn” góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới;

18. Tạp chí Văn hiến VN (Tạp chí viết và Tạp chí Điện tử) khắc phục mọi khó khăn, xuất bản đúng kỳ, giữ vững thương hiệu;

19. Các đơn vị thành viên các cơ quan đại diện cần chủ động tổ chức những chương trình, sự kiện văn hóa nghệ thuật.

Các thành viên của Trung tâm như Võ Thành Tân ở Tp.Hồ Chí Minh, Quang Tuấn ở Đà Nẵng, Vũ Văn Đông ở Quảng Ninh, Ngô Ngọc Tuân ở Hà Nội, Kim Quốc Hoa đã hết lòng ủng hộ Trung tâm (mẹ) bằng tinh thần vật chất , riêng Võ Thành Tân đã tài trợ hàng trăm triệu đồng để tổ chức Hội thảo...

Những con người nhiệt tình và vô tư đó đã giúp cho Trung tâm vượt qua khó khăn để làm được nhiều việc cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc của đất nước.

Từ kinh nghiệm và thực tiễn công tác nhiều năm qua phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo và đoàn kết cán bộ Trung tâm NCBT & PH Văn hóa dân tộc Việt Nam chắc chắn sẽ vượt qua khó khăn, đặc biệt là về kinh phí để con Ngựa 2014 chở đầy hoa thơm, trái ngọt.n

Tổ chức trao Giải thưởng và Cúp vàng cho các doanh nghiệp Việt Nam và Lào tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào

Ảnh minh hoạ. Tác giả Quang Quý

34 Xuân Giáp Ngọ

Page 35: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

“Đờisốngnângcao”,“nghèo đóigiảmdần”,đạttốt.

“Bảoangópsức”,“nhânquyềngìngiữ”làmhay.

Trần Ninh Tịnh

Sảnxuấttăng,mấychỉtiêuQuốctếđềra:

MừngXuânGiápNgọ2014

Ngoạigiaotiến,hainhiệmvụtoàncầugánhvác:

Page 36: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

a Đồng chí Thủ tướng Phạm Văn Đồng đặc biệt quan tâm đến các vấn đề giáo dục, dành nhiều thời gian đi thăm các trường phổ thông ở nội, ngoại thành Hà Nội. Thấy nhiều trường sở dột nát, bàn ghế siêu vẹo, có lớp học sinh phải đứng học, đồng chí rất xót xa, nhắc nhở các cấp lãnh đạo địa phương phải chăm lo thay đổi tình hình này, “phải phấn đấu sao cho con em chúng ta được học trong những ngôi trường xứng đáng với tên gọi là những ngôi trường”. Đồng chí đã vào dự một số giờ dạy của giáo viên các bộ môn Văn, Sử. Đã từng là nhà giáo giàu kinh nghiệm, ở tầm nhìn của người đứng đầu Nhà nước, đồng chí sớm phát hiện ra những lệch lạc về nội dung và phương pháp giảng dạy trong nhà trường phổ thông, là dạy theo điệu “sáo”, học theo điệu “sáo”,

nghĩa là cho học sinh học nhiều, yêu cầu học sinh nhớ nhiều để bắt chước, rồi “làm văn”. Theo đồng chí, “dạy như thế khác nào dạy học sinh “múa chữ”, vì học sinh không phải suy nghĩ nhiều, chỉ cần nhớ nhiều, rồi lặp lại”. Đồng chí tỏ ra vô cùng ngạc nhiên chỉ thấy thầy giáo nói, trò chép trong gần 1 tiếng đồng hồ, mà không nghe thầy giảng, không nghe đối thoại giữa thầy và trò. Đồng chí đặt vấn đề: vậy chúng ta luyện bộ óc hay luyện trí nhớ? Và, đồng chí trả lời: Chúng ta phải nhắc đi nhắc lại một trăm lần rằng: “cái quan trọng nhất trong giảng dạy nói chung và trong giảng dạy văn học nói riêng là rèn luyện bộ óc, là rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tìm tòi, phương pháp vận dụng kiến thức.” (GS. Song Thành)

TIẾN TỚI HỘI THẢO

(HỘI THẢO DO TỈNH ỦY, UBND TỈNH QUẢNG NGÃI PHỐI HỢP VỚI

TRUNG TÂM NCBT&PH VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM TỔ CHỨC

TẠI QUẢNG NGÃI NHÂN KỶ NIỆM 108 NĂM SINH CỦA CỐ THỦ

TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG (1/3/1906 -1/3/2014).

“PHẠM VĂN ĐỒNGVỚI VĂN HÓA DÂN TỘC”

l VĂN HIẾN

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

36 Xuân Giáp Ngọ

Page 37: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

a “Phạm Văn Đồng thiết tha khuyên những người cầm bút, “Các đồng chí hãy yêu nghề, say sưa với nghề, trau dồi nghề nghiệp của mình, coi đó là sự nghiệp của cả đời mình và đem nhiệt tình để làm nên những tác phẩm có giá trị”. Ông khuyên anh chị em nên nghiên cứu đường lối của Đảng, để thì giờ đọc các tác phẩm kinh điển Mác - Lê nin. Ông là người hiểu biết rộng, có thể nói kiến thức bách khoa, nhờ miệt mài đọc sách nghiên cứu suy ngẫm suốt đời, từ khi ở trong nhà tù, lúc đảm đương trọng trách, cho đến lúc tuổi thật cao. Đối với ông, nâng cao trình độ văn hóa (văn hóa chứ không đơn thuần học vấn) của mình là công việc của cả đời người. Tài năng là công phu. Thiên tài chẳng qua là dày công. Ông nói thẳng: “Một số đồng chí trẻ vì ít học cho nên không biết trời cao đất rộng là thế nào.... do đó chủ quan, có khi thiếu khiêm tốn, đòi hỏi người ta nhiều, đòi hỏi mình ít, làm nên chút đỉnh kiêu ngạo, lúc gặp khó khăn thì chán nản”. Nghiên cứu đọc sách không có nghĩa là tách mình khỏi thực tế. Ông không đồng ý nói “đi thực tế”. Nói “đi vào đời sống” thì đúng hơn. “Đi” cũng không đúng nữa. Không phải “đi” mà phải “sống” , ông nhấn mạnh”. (Nhà báo Phan Quang)

a “Mối quan tâm và sự đóng góp của Phạm Văn Đồng đối với vấn đề giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là to lớn và có nhiều sáng tạo. Năm 1966, giữa lúc đế quốc Mỹ leo thang đánh phá Thủ đô Hà Nội, ông đã có bài phát biểu trong cuộc gặp gỡ bàn về sự giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt tại trụ sở báo Nhân dân, với sự khẳng định: “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở

chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa, đồng thời nó còn là ngôn ngữ của văn học mà những nhà văn, nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,... và những nhà văn , nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam đã nâng lên ở trình độ rất cao về ngôn ngữ dân tộc. Không lạm dụng từ nước ngoài, không lai căng trong cách diễn đạt, nhưng không vì vậy mà nệ cổ, ngược lại phải hết sức chú ý xu thế phát triển “Một mặt giữ gìn bản sắc phong cách của tiếng ta, một mặt biết cách dùng tiếng ta trong những thể văn khá mới”. Tôi nhớ ông nhắc đi nhắc lại mấy lần “phát triển”.... Ông nói thẳng “Nhà văn, nhà báo những người đáng lẽ phải làm mẫu mực trong việc viết và nói tiếng ta thì lại chưa phát huy được đầy đủ tác dụng đó”...” Các đồng chí làm việc thế nào tôi không biết nhưng đọc các tác phẩm của các đồng chí nói thực tôi thấy các đồng chí chưa coi trọng văn lắm... Hiện nay người ta viết rất ẩu và dùng nhiều chữ nước ngoài quá. Điều đó rất dở và rất bực.... Bác Hồ thường phê bình: Đã dốt chữ lại hay nói chữ! Đúng quá, chính vì dốt mà hay nói chữ”. (Nhà báo Phan Quang)

a “Một nét đặc trưng trong nhân cách Phạm Văn Đồng, là ông luôn tôn trọng và khuyến khích dấu ấn cá nhân trong văn chương, nghệ thuật, báo chí. Từ năm 1962, kết thúc bài nói với văn nghệ sĩ, trí thức tại buổi nghiên cứu Nghị quyết Trung ương, ông nhấn mạnh: “Hãy suy nghĩ lời khuyên của Gorki: Bạn hãy giữ cái gì là riêng mình, hãy chăm sóc nó làm sao cho nó phát triển tự do. Lúc một con người không có cái gì là riêng mình, thì phải thấy ở người đó chẳng biết gì hết”. (Nhà báo Phan Quang).

a “Thủ tướng Phạm Văn Đồng có một định nghĩa về bộ phim hay, như sau: “Một bộ phim hay là một bộ phim có cốt truyện giản dị, không cầu kì, nhưng khi xem, người xem cảm động và khi xem xong suy nghĩ ít nhiều”. Thiết nghĩ, không thể có định nghĩa nào ngắn gọn và chính xác hơn.... Trong nhiều lần tiếp xúc với giới điện ảnh, Người luôn nhắc nhở: “Phương tiện kỹ thuật, tiền bạc không thể thay thế được vốn sống, cảm xúc của người nghệ sĩ. Đừng nghĩ rằng hễ có nhiều tiền, nhiều máy móc hiện đại là có phim hay....Người nghệ sĩ phải học tập nhiều, quan sát nhiều, tìm tòi nhiều. Nghệ thuật là lâu dài và thời gian là ngắn ngủi”. (Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh) n

Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm đồng bào xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hoá. Ảnh: thanhhoa.gov.vn

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

37Xuân Giáp Ngọ

Page 38: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Quảng Ngãi có núi Ấn, sông TràĐịa linh nhân kiệt sinh ra nhân tàiPhạm Văn Đồng có một không hai32 năm làm Thủ tướng khó ai sánh bằngTrải qua hai cuộc chiến tranhNoi gương Chủ Tịch Hồ Chí Minh sáng ngờiĐôi chân Bác lội khắp nơiVì tự do, độc lập không rời mục tiêu (1)

Thua không nản thắng không kiêuNăm châu nể phục dân yêu Bác Đồng70 năm theo ngọn cờ hồngNhớ về Quảng Ngãi, nặng lòng Đức TânTên làng, tên ngõ quen thânNhư tên gọi Bác Phạm Văn Đồng yêu thươngXóm làng đồng ruộng kênh nươngĐâu đâu (cũng) in dấu con đường Bác điCỏ cây hoa lá thầm thìMừng vui chào đó mỗi khi Bác vềBài chòi, hát bội chân quêMà sao Bác vẫn ham mê xem hoàiBác Đồng là một nhân tàiVăn hóa, chính trị, ngoại giao nước mìnhBác là học trò Hồ Chí MinhRạng danh đất Việt, quê mình Việt Nam.

Hoàng Bích Ngọc

Phạm Văn Đồngngôi sao sáng

(1). Mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa

Page 39: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Sau cuộc khởi nghĩa năm 1771, nghĩa quân Tây Sơn kéo lên An Khê (Gia Lai) để xây dựng và mở rộng căn cứ địa. An Khê có núi

rừng bạt ngàn hiểm trở, nơi hai bộ tộc Ba Na và Sê Đăng sinh sống. Nếu thu phục được cả hai bộ tộc này thì lực lượng của nghĩa quân sẽ được tăng lên về lượng và chất. Kẻ thù sẽ vô cùng khiếp sợ trước hàng chục vạn mũi tên tẩm thuốc độc được phóng đi từ những cánh tay thiện xạ của người Tây Nguyên. Vì vậy việc thu phục hai bộ tộc này là nhiệm vụ cấp bách mang tầm chiến lượcđược các lãnh tụ khởi nghĩa tiến hành. Trước hết. Tại đây, Nguyễn Nhạc cho người thân tín phao tin: “Thủ lĩnh Tây Sơn là con trời”. Tiếp theo Nguyễn Nhạc đã cưới nữ tù trưởng Ba Na làm vợ

thứ nên cả bộ lạc Ba Na đã đứng dưới lá cờ đại nghĩa. Còn bộ lạc Sê Đăng do tù trưởng Bok Kiơm lãnh đạo lại tự cho mình là con của thần linh nên vẫn “hiên ngang một cõi biên thùy”. Nguyễn Nhạc cho sứ giả mang nhiều lễ vật, châu báu đến cầu thân, thì ông ta cười ngạo nghễ nói:

- Mày hãy cút ngay về báo với chủ mày rằng: “Nếu nó thu phục được đàn ngựa thần hàng ngàn con ở núi Hánh Hót thì ta mới tin chúng nó là con Trời và sẽ hợp tác với nó. Nếu không làm được thì đừng vác mặt tới đây”.

Được thủ hạ báo lên, Nguyễn Nhạc tỏ vẻ lo lắng. Bỗng Nguyễn Huệ vụt đứng dậy nói một cách đầy tự tin: “Xin anh hãy giao việc đó cho em”.

l HOÀNG HIẾU NGHĨA

Chuyện

KỶ NIỆM 225 NĂM ĐẠI PHÁ QUÂN XÂM LƯỢC NHÀ THANH (1789-2014)

NGUYỄN HUỆChinh phụcđàn ngựa hoang

39Xuân Giáp Ngọ

Page 40: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Sau khi nắm bắt tình hình đàn ngựa Nguyễn Huệ mua ngay một con ngựa cái đẹp mởn mởn. Hằng ngày ông cho chúng ăn cỏ non, tắm rửa vuốt ve âu yếm tạo nên sự tin cậy và quyến luyến giữa ngựa và chủ. Tiếp theo mỗi lần ông mang cỏ đến thì dùng tay làm loa hú dài để gọi ngựa về ăn. Từ đó trở đi hễ nghe tiếng hú của ông là hai con ngựa cái ở xa lật đật chạy về, chúng được ông cho ăn cỏ ngon, tắm rửa âu yếm. Sau khi dạy dỗ thuần thục, ông đem ngựa thả vào núi Hánh Hót. Đàn ngựa hoang thấy hai con ngựa cái đẹp đẽ vội vàng chạy đến mơn trớn ve vãn. Bỗng nghe tiếng hú dài vang vọng, hai con ngựa cái tức tốc chạy về, kéo theo sau hàng ngàn con ngựa hoang rầm rầm lao tới.

Khi thấy bóng người, cả đàn nhớn nhác đứng nhìn hai con ngựa cái đang ăn cỏ ngon lành và được người vuốt ve âu yếm. Nguyễn Huệ nhẹ nhàng mang cỏ đến trước đàn ngựa rồi lặng lẽ ra về. Cả đàn chạy lại cùng ăn và đùa giỡn với hai con ngựa cái. Việc làm này được lặp đi lặp lại khiến cho đàn ngựa quen dần và chúng đã để ông âu yếm chúng như ông đã chăm sóc hai con ngựa cái.

Riêng con Bạch Mã - đầu đàn của đàn ngựa đứng xa canh chừng, cảnh giác lần từng bước một nhặt các ngọn cỏ rơi vãi mà ăn. Khi thấy ông tới gần thì nó lập từng tung hai vó lên trời hý ầm ĩ. Nguyễn Huệ đem cỏ lại cho nó ăn rồi lặng lẽ bỏ ra về. Một tháng trôi qua đã

tạo nên độ tin cậy và quyến luyến giữa ông và Bạch Mã. Đến nay Bạch Mã đã để cho Nguyễn Huệ cưỡi lên lưng mình, tung vó phi giữa tiếng hí reo mừng của đàn ngựa công việc chinh phục đàn ngựa hoang đã thành công. Nguyễn Huệ mời Bok Kiơm đến để chứng kiến việc ông đã làm.

Sáng mùa thu năm ấy, khi mặt trời đã vắt trên ngọn cây, tù trưởng Bok Kiơm cùng thuộc hạ của mình bí mật nép mình trong các bụi cây và hốc đá trên cao ngắm nhìn Nguyễn Huệ như một thiên thần, hùng dũng oai nghiêm đứng ở tảng đá trên cao chót vót của núi Ông Bình,dùng hai bàn tay làm loa rồi cất tiếng hú kéo dài. Tiếng vọng truyền đi và được lặp lại rung chuyển cả núi rừng. Tiếp theo là tiếng rầm rập như trời rung đất chuyển, dẫn đầu là con Bạch Mã lao về quây quần dưới chân hòn đá nơi đứng của chủ soái, tung hai vó lên trời chào mừng.

Nguyễn Huệ nhảy lên lưng Bạch Mã, khoát tay thành một vòng tròn. Đàn ngựa hiểu ý của chủ, giãn đội hình thành một vòng tròn, rồi tung vó theo sau Bạch Mã.

Ngẩn ngơ người trước tài trí của người tướng trẻ, Bok Kiơm xúc động nói với Nguyễn Huệ:

- Mày quả thật là con trời.Từ đó trở đi bộ tộc Sê Đăng đã tự nguyện đứng

dưới lá cờ đại nghĩa của ba anh em nhà Tây Sơn.n

Ngựa đàn trên cao nguyên Đà Lạt. Ảnh: nguyenquangnpt

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

40 Xuân Giáp Ngọ

Page 41: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Bùi Thị Xuân là con ông Bùi Đắc Kế, cháu Bùi Đắc Tuyên (sau này là Thái úy dưới triều Tây Sơn), người ấp Tây Sơn Hạ, huyện Tuy

Viễn, nay là thôn Phú Xuân, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Bùi Thị Xuân nổi tiếng xinh đẹp, thông minh ham mê luyện tập võ nghệ nên chẳng bao lâu, bà trở thành người giỏi võ, côn quyền tinh luyện, đặc biệt là tài dùng song kiếm và đoản đao. Cho đến nay, người dân Tây Sơn vẫn còn truyền

nhau với đầy vẻ thán phục về sức khỏe đánh cọp dữ của Bùi Thị Xuân. Kể rằng, bữa ấy, như thường lệ Xuân vào rừng săn bắn. Nhân mải theo dấu con thú trong rừng sâu, tình cờ bà gặp một tráng sĩ khôi ngô, tuấn tú đang quần nhau với một con cọp dữ bằng tay không. Tráng sĩ bị cọp vồ nhiều lần, quần áo tả tơi thấm máu đỏ, mình đầy thương tích. Ngược lại, con cọp còn sung sức, tráng sĩ xem chừng đã mệt có thể lâm nguy. Thấy vậy, Xuân thét lên một tiếng rồi

l TRƯƠNG NGUYỄN

Người chỉ huy đội Tượng binhLực lượng đột kíchđại phá quân xâm lược nhà Thanhmùa Xuân năm 1789

CÁCH NAY 225 NĂM, VÀO MÙA XUÂN NĂM 1789, DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO TÀI TÌNH CỦA HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG, QUÂN ĐỘI TÂY SƠN CÙNG VỚI NHÂN DÂN TA ĐÃ LÀM NÊN MỘT CHIẾN THẮNG LẪY LỪNG, ĐÁNH TAN 20 VẠN QUÂN XÂM LƯỢC NHÀ THÀNH (TRUNG QUỐC), GIẢI PHÓNG THĂNG LONG, ĐUỔI QUÂN XÂM LƯỢC RA KHỎI BỜ CÕI. GÓP PHẦN VÀO CHIẾN CÔNG VANG DỘI ĐÓ, CÓ ĐỘI TƯỢNG BINH OAI HÙNG DƯỚI SỰ CHỈ HUY CỦA MỘT VỊ NỮ TƯỚNG TÀI BA, QUẢ CẢM ĐÔ ĐỐC BÙI THỊ XUÂN.

Đô đốcBÙI THỊ XUÂN

41Xuân Giáp Ngọ

Page 42: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

nhanh như cắt rút đoản đao xông vào. Thú dữ đang hăng máu sợ bị cướp mất mồi, liền xoay mình tránh lưỡi đao sắc đang lao tới, rồi vọt ra ngoài đập đuôi xuống đất lao tới vồ Xuân. Bà bình tĩnh né tránh để tìm thế kết liễu đời cọp dữ. Bao lần vồ trượt, cọp dữ gầm lên, mắt nẩy lửa lao vào hết đợt này đến đợt khác muốn xé nát bà. Bà và cọp quần nhau một hồi lâu, khu bãi trống giữa rừng bị chân người, chân cọp xéo nát. Bà đang sung sức, con cọp bắt đầu thấm mệt, động tác tát đã yếu dần. Nhằm lúc cọp dữ sơ hở, Xuân vung dao lia một nhát vào vai, cọp bị thương gầm lên dữ dội rồi nhảy vào rừng thoát thân để lại một vết máu chạy dài trên cỏ. Xuân không rượt theo cọp, bình tĩnh tra cán đao vào vỏ rồi ân cần tới băng bó vết thương cho tráng sĩ và dẫn chàng về nhà chăm sóc. Ít ngày sau, vết thương đỡ dần, sức khỏe hồi phục, tráng sĩ cảm tạ ơn cứu mạng của cô gái, ra đi. Tráng sĩ được Xuân cứu khỏi bị cọp ăn thịt ấy chính là Trần Quang Diệu, sau đó ít lâu trở thành chồng của Bùi Thị Xuân.

Biết tin ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ phất cờ khởi nghĩa chống quan quân chúa Nguyễn, hai vợ chồng Bùi Thị Xuân ứng nghĩa, đưa tất cả thủ hạ của mình xuống núi tình nguyện gia nhập nghĩa quân chiến đấu vì đại nghĩa. Biết tài nghệ của Bùi Thị Xuân, Nguyễn Huệ giao cho bà luyện quân và chỉ huy đoàn voi chiến. Ngày ấy, trong nghĩa quân Tây Sơn có nhiều người Chăm, Bana, Hre, Xedăng,.. Để làm tốt trọng trách của

mình, bà chuyên tâm học tiếng dân tộc, học thuật luyện voi của các quản tượng người Chăm, người Thượng. Với trí thông minh và lòng dũng cảm, bà tìm ra cách luyện voi nhanh chóng, hướng dẫn nghĩa quân cùng bà thuần hóa được nhiều con voi dữ mà người Thượng đưa từ miền núi Tây Nguyên về để thành lập đội tượng binh.

Hàng ngày, khi mặt trời ửng hồng phía cửa Giã thì đoàn voi cùng quản tượng đã đứng đợi trên gò. Chưa tới giờ luyện tập, những chú Tượng binh, chú gầm, chú thét, chú lấy vòi quật vào lưng nhau thình thịch, chú đọ ngà khua lắc lắc, chú lồng lên đùa giỡn. Có một chú chỉ còn 1 ngà to khỏe nhất được bà Xuân mặc áo chẽn lưng đeo song kiếm, tay cầm cờ lệnh đỏ cưỡi ra bãi tập. Dứt một hồi tù và rúc lên, bà lên bành voi chỉ huy, thì cả đoàn voi thôi đùa giỡn đi về vị trí qui định, đứng xếp hàng quay đầu về phía chủ tướng lặng im chờ lệnh. Bà dùng cờ lệnh, trống, chiêng, tù và để chỉ huy đoàn voi luyện tập. Theo bóng cờ phất trên bành voi chỉ huy, đoàn voi được các quản tượng điều khiển tỏa ra làm hai, làm bốn, làm tám tốp. Cũng theo bóng cờ, chúng chạy tới, bước lùi, rẽ phải, ngoặt trái, khi quì xuống lặng lẽ im lìm, khi chồm dậy xốc tới gầm thét rung động cả vùng trời Tây Sơn. Trên bãi tập, đàn voi chiến khi tan ra như trăm ngọn sóng thần đuổi nhau lao vào đồn địch, khi tụ lại đứng xếp hàng thành khối vững chắc sừng sững như bức thành không sức mạnh nào lay chuyển nổi. Nghe nhịp trống, đàn voi nhất tề xông lên tấn công xéo nát những hình nộm bện bằng rơm, tay cầm giáo giả làm quân địch. Nghe tiếng chiêng, đàn voi nhanh chóng thu về đứng yên, mắt nhìn, tai nghe chờ lệnh mới. Bùi Thị Xuân đã bố trí như trận địa thật, Bà cho nghĩa binh đốt pháo lớn, nổi trống mõ, thúc thanh la não bạt, reo hò, la hét để đàn voi làm quen với chiến trận, mắt quen dõi bóng quân kỳ, tai quen nghe tiếng pháo lệnh. Sau buổi tập, bà cùng nghĩa binh chăm sóc từng chú tượng binh, tắm rửa, cho ăn cỏ, xoa bóp chỗ đau, vỗ về và cảm hóa chúng. Bà và quân sĩ đã luyện tập thành thạo đoàn voi chiến, xây dựng đội tượng binh hùng mạnh cho Tây Sơn.

Đầu năm 1789, nhà Thanh sau khi lật đổ nhà Minh lên trị vì Trung Quốc (năm 1616), đã xua 20 vạn quân viễn chinh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy sang xâm lược Việt Nam. Chúng chiếm kinh thành Thăng Long và một phần Bắc Hà. Trong lúc quân Thanh đang tự đắc, tự mãn với những thắng lợi bước đầu

Quân Tây Sơn đại phá quân Thanh tại Thăng Long - Tranh minh họa tại Bảo tàng Quang Trung. Ảnh: www.thanhnien.com.vn

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

42 Xuân Giáp Ngọ

Page 43: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

và mải mê chuẩn bị ăn Tết thì quân đội Tây Sơn đã chuẩn bị để tấn công tiêu diệt chúng. Tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ lập đàn tế trời đất, thần sông, thần núi tại núi Bân Sơn, lên ngôi Hoàng đế, đặt hiệu Quang Trung, thống lĩnh đại quân ra Bắc. Mấy ngày sau, hàng vạn quân tướng đã tập trung ở Nghệ An, với đủ loại binh chủng (thuyền chiến, voi chiến, bộ binh) mà loại nào cũng thông thạo. Đội tượng binh với hàng trăm con voi trận dưới sự chỉ huy của Đô đốc Bùi Thị Xuân cũng có mặt sẵn sàng chờ lệnh.

Ngày 15/1/1789, quân Tây Sơn tập kết ở Tam Điệp (thuộc Ninh Bình nay). Trước ba quân, Quang Trung tuyên bố đanh thép thề sẽ đánh tan quân giặc ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc:

… “Đánh cho để dài tóc,Đánh cho để đen răng.Đánh cho nó chích luân bất phản,Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn.Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.Từ đây, quân Tây Sơn chia làm 5 đạo, theo 5

hướng bí mật tiến về Thăng Long. Quang Trung trực tiếp chỉ huy đội quân chủ lực, trong đó có Đội Tượng binh của Đô đốc Bùi Thị Xuân. Đêm 25/1, tức 30 Tết, đạo quân chủ lực vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt đồn tiền tiêu trên hệ thống phòng ngự của địch, mở đầu cuộc tiến công quân Thanh. Đêm 28, tức đêm mồng 3 Tết Kỷ Dậu, quân Tây Sơn bí mật vây chặt đồn Hà Hồi (thuộc Thường Tín, Hà Tây cũ), cách Thăng Long khoảng 20 km, uy hiếp buộc địch đầu hàng.

Mờ sáng ngày 30/1, tức ngày mồng 5 Tết, quân

Tây Sơn bước vào trận quyết chiến chiến lược với giặc ở đồn Ngọc Hồi. Đây là một đồn lũy kiên cố giữ vị trí then chốt trong hệ thống phòng ngự của địch, bảo vệ trực tiếp cửa ngõ phía Nam Thăng Long. Đồn Ngọc Hồi cách Thăng Long khoảng 14km, án ngữ con đường thiên lý trong Nam ra. Quanh đồn có chiến lũy bảo vệ. Phía ngoài lũy có bãi chướng ngại vật dày đặc, gồm chông sắt, cạm bẫy, địa lôi. Lực lượng giặc Thanh ở đây có khoảng 3 vạn tên tinh nhuệ, đặt dưới quyền chỉ huy của Đề đốc Hứa Thế Hanh là Phó tướng của Tôn Sĩ Nghị và là tướng chỉ huy toàn bộ hệ thống phòng ngự phía Nam Thăng Long. Sau khi đồn Hà Hồi thất thủ, Tôn Sĩ Nghị cho tăng thêm quân cho đồn Ngọc Hồi. Quang Trung trực tiếp chỉ huy trận công đồn ác liệt này. Mở đầu trận đánh, đội Tượng binh gồm hơn 100 thớt voi chiến được huấn luyện kỹ càng dưới sự chỉ huy của Đô đốc Bùi Thị Xuân, làm lực lượng đột kích xông thẳng vào đồn địch. Đội kỵ binh thiện chiến của quân Thanh ra nghênh chiến. Song, trước những Tượng binh to kềnh càng, gầm thét, hùng dũng nhất loạt xông lên của Tây Sơn, những chú ngựa phương Bắc vô cùng hoảng sợ, không dám xông lên, quay đầu tháo lui, mặc cho lính kỵ binh Mãn Thanh gắng sức điều khiển chúng cũng không tuân lệnh. Quân giặc dựa vào chiến lũy kiên cố của đồn Ngọc Hồi, điên cuồng chống trả. Chúng từ trên chiến lũy bắn đại bác và cung tên ra rất dữ dội để cản đường quân ta. Một đội xung kích đã chuẩn bị trước, gồm những chiến sĩ cảm tử, dùng những lá chắn lớn (ván gỗ quấn rơm ướt) che mình xông thẳng lên chiến lũy địch. Quân ta đột nhập vào chiến lũy, đánh giáp lá cà với giặc. Đại quân Tây Sơn ào ạt như nước triều dâng, xông lên vào trận địa giặc làm cho chúng không tài nào cản nổi. Trước sức công phá như vũ bão và tinh thần chiến đấu quả cảm của quân ta, đồn Ngọc Hồi bị san phẳng, Hứa Thế Hanh chết tại trận, phần lớn quân giặc bị tiêu diệt tại trận, số sống sót sau cơn bão lửa khủng khiếp đã bỏ chạy về Thăng Long. Đội Tượng binh của Bùi Thị Xuân cùng các lực lượng khác dũng mãnh truy sát, chặn đánh, buộc chúng phải dồn lại ở khu vực đầm Mực (thuộc Thanh Trì) rộng lớn và lầy lội. Hàng vạn tên giặc đã bị đàn Tượng binh giày xéo, hoặc vùi xác dưới cánh đầm lầy này.

Ngọc Hồi cứ điểm then chốt nhất bị phá vỡ, đã mở toang cửa ngõ phía Nam cho đại quân Tây Sơn tiến vào giải phóng thành Thăng Long. Cũng vào

Nghi thức đọc sớ tại Lễ Kỷ niệm 206 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 - 2008). Nguồn: binhdinhffc.com

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

43Xuân Giáp Ngọ

Page 44: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

mờ sáng 30/1, một cánh quân khác của Tây Sơn do Đô đốc Long chỉ huy bất ngờ bao vậy tiêu diệt đồn Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội) ở phía Tây Nam thành Thăng Long. Trước tình hình ấy, tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải tự tử, Tôn Sĩ Nghị phải vứt bỏ cả ấn tín chạy tháo thân về nước. Trưa ngày 30 tháng 1, Quang Trung dẫn đầu Đội Tượng binh tiến vào giải phóng hoàn toàn Thăng Long giữa tiếng reo vui, chào đón của nhân dân.

Cho đến nay, một câu hỏi vẫn chưa có lời giải thỏa đáng, rằng làm thế nào mà chỉ trong một thời gian ngắn, Đội Tượng binh của Bùi Thị Xuân với những chú voi chiến khổng lồ, có thể có đến hai ba trăm con, đã vượt qua nhiều sông, mà sông Mã ở Thanh Hoá là con sông khá lớn, để hội quân nhanh đến như vậy ở Tam Điệp. Đây chính là một trong những minh chứng cho tài chỉ huy của Quang Trung, rất cần được khám phá, làm rõ.

Sau khi Quang Trung nửa đường đứt gánh, con là Quang Toản lên thay (vua Cảnh Thịnh), tình hình đất nước rối ren, tướng lĩnh bất đồng trước sự lộng hành, thao túng với nhiều sai lầm của chính người chú ruột là Thái sư Bùi Đắc Tuyên, quân của Nguyễn Ánh được sự giúp sức của ngoại bang từng bước lấn lướt nhà Tây Sơn, Bùi Thị Xuân cùng chồng là Đô đốc Trần Quang Diệu và một số tướng tâm phúc của Quang Trung ra sức bảo vệ thành quả của nghĩa quân Tây Sơn, tỏ rõ tài năng, khí phách con nhà võ đến hơi thở cuối cùng. Tháng 6 năm Nhâm Tuất 1802, Nguyễn Ánh đánh chiếm Nghệ An, hai vợ chồng Bùi Thị Xuân bị bắt. Nguyễn Ánh trực tiếp chỉ huy cuộc tàn sát tướng lĩnh nhà Tây Sơn, giết Thiếu phó Trần Quang Diệu. Biết Bùi Thị Xuân là người huấn luyện và chỉ huy Đội Tượng binh, Nguyễn Ánh

đã đê hèn dùng voi để giết hại bà. Nguyễn Ánh truyền đem mấy con bà hành quyết trước mặt bà. Ánh sai đao phủ bỏ các cháu nhỏ vào bao đánh nát thây, người con gái lớn thì cho voi xé xác. Khi voi bước tới, cô gái hoảng hốt kêu lên:

- Mẹ ơi! Cứu con với!Bà nén đau thương thét lên:- Con nhà tướng không bao giờ được khiếp nhược.Vâng lời mẹ, cô điềm tĩnh nhìn thẳng vào kẻ thù

nhận lấy cái chết không một tiếng kêu rên. Đến lượt bà, Ánh sai quân lính trói bà để nằm trên cỏ. Ba hồi trống dứt, một con voi lớn hung hăng chạy tới giơ chân toan chà xéo. Bà trợn mắt hét lên một tiếng như sấm vang. Con voi thất kinh co chân lùi bước. Bị quản tượng nện búa vào đầu thúc ép nhưng con voi vùng vằng nhất quyết không chịu tiến, rồi tháo lui dầu búa liên hồi nện vào đầu nó. Dân chúng kinh thành xì xào nguyền rủa hình phạt trả thù hèn hạ, tàn ác của Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh ra lệnh dùng “điểm thiên đăng” vô cùng tàn khốc đối với bà. Bọn đao phủ lấy vải nhúng vào nồi sáp đun nóng chảy cuốn quanh mình bà rồi trói chặt vào cột dựng giữa pháp trường, châm lửa đốt. Bùi Thị Xuân không hề kêu rên, vẫn ngẩng cao đầu, sắc mặt điềm nhiên nhìn dân chúng thành Phú Xuân lần cuối. Lửa cháy ngần ngật giữa pháp trường. Nguyễn Ánh đắc chí, còn những người chứng kiến cảnh tượng đó vô cùng đau xót, rơi lệ.

Theo người dân truyền lại, khi ngọc thể bà cháy lụi dần, bỗng nhiên một tiếng nổ vang trời từ trong đống lửa bung ra, tro bụi bốc lên cao, một làn thanh quang từ trong đám tro bụi vút lên không như một lưỡi kiếm khổng lồ mang linh hồn nữ kiệt tỏa xanh cùng da trời và sắc nước Hương Giang.n

Tranh minh hoạ về khí tiết của nữ tướng Bùi Thị Xuân trước cái chết. Nguồn: kienthuc.net.vn

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

44 Xuân Giáp Ngọ

Page 45: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị đang thâm nhập thực tế và biểu diễn tại Sư đoàn 305 đóng quân ở khu vực Đền Hùng - Phú Thọ,

thì nhận được lệnh của cấp trên, về Hà Nội ngay để biểu diễn phục vụ khách nước ngoài. Ai nấy trong Đoàn lại đoán già, đoán non: dịp này chắc lại được gặp Bác đây. Cứ nghĩ đến được gặp Bác thì ai cũng như ai, lòng dạ cứ bồn chồn. Trong đoàn chúng tôi, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau: người thì đã được trực tiếp gặp Bác đôi lần, người thì chỉ đứng đằng xa trông thấy Bác, còn phần đông thì nghe đồng đội kể lại mà thôi. Nhưng tựu chung lại, ai ai cũng muốn được gặp Bác.

Vào một chiều hè oi ả, chúng tôi đến nhận sân khấu ngoài trời được đặt tại sân sau của Phủ Chủ

l KHẮC TUẾ

BÁC HỒMúa nón

Bác Hồ vui múa hát với đồng bào dân tộc thiểu số Ảnh: Tư liệu

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

45Xuân Giáp Ngọ

Page 46: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

tịch. Theo các đồng chí trong Ban tổ chức nói lại thì Bác muốn biểu diễn ở ngoài trời cho thân mật, lại mát mẻ.

Vì trời oi bức nên chúng tôi tùy nghi, ngồi, đứng hóa trang ở khắp nơi trong khuôn viên rợp bóng cây quanh sân. Các đồng chí bảo vệ đến “can thiệp”, yêu cầu gom gọn lại và phục trang, đạo cụ cũng phải tập trung để tiện cho công tác bảo vệ. Đồng chí bảo vệ đang làm nhiệm vụ thì có tiếng hô nhỏ truyền nhau: “Bác, Bác đến!”. Mọi người còn chưa định thần đã nghe tiếng Bác hỏi luôn: “Nào hôm nay các cháu có cái “Tủ” nào đem ra phô đấy?”. Nói đoạn, Bác bước đến chỗ để đạo cụ, cầm một chiếc nón. Hai tay Bác nâng chiếc nón để phía sau gáy, ưỡn ngực rất điệu đà, khuỵu chân nghiêng bên phải, nghiêng bên trái và nói: “Thế này chứ gì?”. Mọi người cười thích thú và cũng hết sức ngạc nhiên về tài bắt chước của Bác! Có thể nói động tác của Bác rất thành thạo, như diễn viên múa chuyên nghiệp. Cả đoàn chúng tôi đang định xán vào Bác thì đồng chí cận vệ đã ngăn lại và thưa với Bác: “Xin mời Bác lên tiếp khách”. Bác nhẹ nhàng “phục tùng” đồng chí cận vệ, song không quên quay lại vẫy tay: “Biểu diễn cho tốt đấy nhé!”.

Trong buổi biểu diễn đêm nay, với chúng tôi, thật không còn sung sướng nào bằng, khi đứng trên sân khấu nhìn thấy Bác, vẫn bộ quần áo ka ki bạc mầu, vẫn đôi dép cao su giản dị. Đôi mắt Bác sáng ngời với chòm râu và mái tóc bạc phơ, ôi, đẹp quá, đẹp như một ông tiên. Bác nhìn chúng tôi rất chăm chú và say sưa, hiền từ và cởi mở, làm chúng tôi lại càng tự tin diễn càng bốc hơn.

Thỉnh thoảng Bác lại quay sang ngài Tổng thống Ấn Độ giải thích về nội dung và người biểu diễn.

Khi cuộc biểu diễn kết thúc, Bác và khách lên tặng cho đoàn lẵng hoa lớn. Nhận thấy đây là một thời cơ hiếm có, anh chị em đã tranh thủ từng tốp thay nhau đứng cạnh Bác để chụp ảnh. Thấu hiểu sự khao khát của chúng tôi, Bác hiền từ độ lượng cho chúng tôi chen lấn thoải mái. Tuy nhiên, Bác cũng nhắc : “Đừng có chen dữ quá làm ngã khách và Bác đấy!”. Cũng vì đông quá nên Bác hô: “Thôi, chụp chung một kiểu rồi giải tán để khách còn nghỉ!”. Rồi Bác quay sang mời Tổng thống bạn đi cùng Bác.

Giữ nghiêm kỷ luật, chúng tôi không ai dám chạy theo Bác, chỉ l ưu luyến nhìn theo Bác bước vào trong nhà Phủ Chủ tịch.n

Bác Hồ cùng các cán bộ xem thiếu nhi múa hát lúc giải lao giữa giờ, trong Đại hội Anh hùng Chiến sỹ thi đua Toàn quốc Lần thứ 1 tại Việt Bắc. Ảnh: Tư liệu

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

46 Xuân Giáp Ngọ

Page 47: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Mới lọt lòng đã đi đánh giặcThắng giặc rồi, bay vút trời cao“Lên chín tầng mây e còn thấp” (1)

Để lại mai sauPho thần thoại sáng ngờiThiên vương Phù ĐổngNgười con làng GióngHóa thánh giữa lòng dân.Đồng Sóc Sơn, mấy mươi thế kỷDấu chân ngựa sắt còn in.Giữa làng quêMột ngôi đền nhỏTượng Thiên Vương thánh thiện uy nghi“Khách đến thăm, mỗi người xin chỉThắp một nén hương (2)

Lời nhắc nhở đơn sơGợi bao điều suy nghĩBuổi kinh tế thị trườngLắm kẻ mượn đèn hươngVái thần khấn thánhHọ đốt hương tưởng niệmMà cầu xin được lợi lộc nhiều hơnBiến chốn trang nghiêmThành nơi “ô nhiễm”

Thần thánh thiêng liêng ắt hẳn rất buồnĐức Phù Đổng lại càng nhức nhốiMột tấm gương sáng chóiCông lao biển rộng non caoKhông mong đáp nghĩaChẳng đợi đền ơnĐứng trước NgườiSao lại cầu lợi lộc?

Qua đền Phù Đổng

(1) Lời thơ Cao Bá Quát về Phù Đổng Thiên Vương: “Đằng vân do hận cửu thiên đế”(2) Trong đền thờ Phù Đổng ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội có tấm biển lưu ý khách đến thăm chỉ thắp một nén hương.

ĐẶNG MINH PHƯƠNG

Page 48: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Thân Nhân Trung tự là Hậu Phủ, người làng Yên Ninh (tục gọi là làng Nếnh), huyện Yên Dũng, trấn Kinh Bắc (nay thuộc xã Hoàng

Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Cho đến nay, vẫn không rõ Thân Nhân Trung đích thực sinh và mất năm nào, chỉ biết ông sinh khoảng năm 1418 và mất khoảng năm 1499. Quê hương Thân Nhân Trung nằm ngay trên đường từ Lạng Sơn về Thăng Long, cách không xa thành Xương Giang, nơi đã từng là một căn cứ quân sự trọng yếu của tướng Vương Thông trong thời kỳ nhà Minh (Trung Quốc) đô hộ nước ta (thế kỷ XV).

Vì gia phả họ Thân không còn, sử sách cũng không ghi lại được, nên không rõ Thân Nhân Trung bắt đầu được đi thi Hội từ khi nào, chỉ biết rằng, đến khoa thi Kỷ Sửu, niên hiệu Quang Thuận thứ 10 (1469), ông mới đi thi, đỗ Hội nguyên, khi đã trên dưới 50 tuổi - cái tuổi thủa ấy cho là đã lên lão. Điều này cho thấy Thân Nhân Trung là một tấm gương hiếu học. Nhưng khi vào thi Đình để xếp hạng cao thấp, Thân Nhân Trung chỉ đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. Khoa thi này có 22 người đỗ, không có Đệ nhất giáp Tiến sĩ, chỉ có 2 người đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân là Phan Phiên và Nguyễn Như Uyên. Khi

l TS. NGUYỄN MINH SAN

Trên năm trăm năm qua, trải không biết bao nhiêu biến thiên của lịch sử và dâu bể cuộc đời, nhưng có một câu văn mà hầu hết những đấng minh quân, những nhà chính trị, những người lãnh đạo đất nước Tâm Tài, những nhà giáo dục tâm huyết đều trích dẫn, lấy đó làm Kim Chỉ Nam để tu thân và hoạt động của mình. Hơn thế nữa, câu văn này cũng khiến cho triệu triệu du khách khắp mọi miền thế giới tìm đến chiêm bái các “Cụ” Rùa đội bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Câu văn có sức sống mạnh mẽ, có ảnh hưởng to lớn đến sự hưng thịnh của cả một đất nước ấy là: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, Nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”. Câu văn trong bài văn khắc trên bia Tiễn sĩ đặt ở Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) có tiêu đề “Đề tên tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại bảo thứ 3 (1442)”.

Tác giả câu văn khắc vào bia ký trên được đánh giá là bậc Danh Nho trùm đời. Ông là Thân Nhân Trung - Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân thời Hậu Lê.

KỶ NIỆM 530 NĂM BÀI VĂN KHẮC TRÊN TẤM BIA TIẾN SĨ ĐẦU TIÊNỞ VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM (1484 - 2014)

THÂN NHÂN TRUNG

Bậc Danh Nhot rùm đời

48 Xuân Giáp Ngọ

Page 49: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

THÂN NHÂN TRUNG

đã chính danh, Thân Nhân Trung mới thực sự bước sang bước ngoặt mới của cuộc đời, đem hết sở học của mình thi thố với đời.

Song, nếu như chỉ có thực tài không thôi mà không gặp thời - thế, thì tài năng ấy cũng khó có cơ hội để được trọng dụng. May mắn cho Thân Nhân Trung, đương thời, ông sống trong chế độ minh quân, với vị Vua Sáng Lê Thánh Tông, đời thịnh trị 38 năm (từ năm 1460-1497), đưa nước ta trở thành một nước hùng cường vào bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á bấy giờ, cũng như lịch sử phong kiến Việt Nam. Con mắt xanh của Lê Thánh Tông đã thấu dọi tài năng của Thân Nhân Trung. Ông đánh giá rất cao tài năng Thân Nhân Trung, trao cho ông nhiều chức vụ quan trọng, trong đó nhiều lần cử Thân Nhân Trung làm độc quyển cho các kỳ thi Đình. Năm Hồng Đức thứ 24 (1483), Lê Thánh Tông sai Thân Nhân Trung lúc đó làm Hàn lâm viện thừa chỉ Đông các đại học sĩ, cùng với Ngự sử đài phó đô ngự sử kiêm Tả xuân phường, Tả trung doãn Quách Đình Bảo, Đông các hiệu thư Đỗ Nhuận, Hàn lâm viện thị thư Đàm Văn Lễ, bắt đầu soạn sách: Thiên Nam dự hạ và Thân Chinh ký sự. Thân Nhân Trung còn được giao làm Phó nguyên soái Hội thơ Tao Đàn mà Lê Thánh Tông trực tiếp làm Đô nguyên soái. Không phụ sự ủy thác của nhà vua, Thân Nhân Trung rất cần mẫn trong công việc, góp công làm nên đời thịnh trị Lê Thánh Tông.

Năm Hồng Đức thứ 15 (1484), lịch sử giáo dục Việt Nam ghi dấu một sự kiện vô cùng quan trọng và có ý nghĩa lớn. Vua Lê Thánh Tông đã đưa ra một chế định là khắc tên các Tiến sĩ vào bia đá đặt trên lưng rùa đá đặt ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với một đất nước có nghề điêu khắc đá phát triển, có nhiều nghệ nhân tài ba thì công việc tạo tác Cụ Rùa, bia đá và khắc chữ trên đá không khó khăn lắm. Điều khó nhất của công việc này là soạn bài văn để khắc trên bia đá. Bởi, lời văn đó phải lột tả hết ý tưởng của vị Minh Quân Lê Thánh Tông không chỉ để răn dạy quan lại và người dân đương thời, mà còn là thông điệp của thời đại và cá nhân Lê Thánh Tông gửi gắm cho muôn đời sau. Trong một thời kỳ đất nước có rất nhiều người tài, có cả Hội thơ Tao Đàn mà chính Lê Thánh Tông là Chủ soái có nhiều người hay chữ, chọn được người để phó thác công việc này, cũng là việc khó khăn. Và, Lê Thánh Tông đã trao trọn trọng trách này cho Thân Nhân Trung. Đây là vinh dự , song cũng là thách thức lớn. Thân Nhân Trung đã dũng cảm nhận trách nhiệm và đã không phụ sự tin tưởng ủy thác của Lê Thánh Tông.

Công việc dựng bia Tiến sĩ đặt ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám được quyết định tiến hành năm 1484, song không chỉ dựng bia cho riêng và bắt đầu từ khoa này trở thành tiền lệ cho các khoa thi sau, mà sẽ dựng bia cho các khoa thi trước đó, từ khoa thi tuyển Tiến sĩ Nho học diễn ra vào năm Nhâm Tuất (năm 1442), niên hiệu Đại Bảo thứ 3, triều Lê Thái Tông. Chọn khoa thi này, bởi năm 1442 diễn ra hai sự kiện đáng nhớ trong lịch sử Việt Nam, là: Vụ án oan Lệ Chi Viên dẫn đến Nguyễn Trãi bị chu di tam tộc, và là năm sinh của vua Lê Thánh Tông.

Bài văn bia này có tiêu đề: “Đề tên Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba (1442)”. Văn bia có đoạn: “Hiền tài là tinh túy của quốc gia, tinh túy thịnh thì thế nước mạnh và càng lớn lao, tinh túy suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy các bậc vua tài giỏi đời xưa chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài, bồi đắp thêm tinh túy”. Lần đầu tiên trong lịch sử Nho Giáo, Thân Nhân Trung khẳng định vai trò của kẻ sĩ tạc trên bia đá và lý do dựng bia đá đề tên Tiến sĩ: “Kẻ sĩ có mối quan hệ thật là quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Vì thế, cái ý tôn trọng họ thật là vô cùng, nên đã ban ân sủng bằng khoa danh, lại gia thêm bằng tước trật, ơn ban cho đã lớn, vẫn còn cho là chưa đủ. Lại cho đề tên ở Tháp Phạn,

49

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Xuân Giáp Ngọ

Page 50: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

ban tự hiệu ở bảng Long Hổ, mở tiệc vui triều đình mừng được người tài, không cái gì không ở mức cao nhất. Ngày nay Thánh Thượng cho rằng việc lớn lao đẹp đẽ tuy lừng lẫy vang dội một thời, song lời khen tiếng thơm chưa đủ để truyền lại vạn đời. Cho nên dựng đá đề tên đặt ở cửa Quốc Tử Giám, khiến kẻ sĩ trông lên thấy hâm mộ, phấn khởi, cố gắng rèn luyện danh tiết, dốc sức giúp rập Hoàng gia. Há chỉ là chuộng hư danh ham văn suông mà thôi đâu. Ôi! kẻ sĩ chốn trường ốc, lều tranh, số phận thật nhỏ bé mà được triều đình đề cao như vậy thì cái chí của họ vì tự trọng bản thân mà phải lo báo đáp. Hãy đem tên họ những người đỗ trong khoa này mà kê lại”. cũng chính Thân Nhân Trung đã nhìn ra những điểm yếu, hạn chế của kẻ sĩ và đưa ra lời cảnh báo cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của bia tiến sĩ: “Những người đưa vào văn học chính sự tô điểm cho cảnh thịnh trị, thanh bình, vài chục năm trở lại đây, được quốc gia tin dùng, kể cũng nhiều vậy. Nhưng trong số đó cũng có kẻ vì hối lộ mà hư hỏng, hoặc sa ngã vào cùng loại với bọn gian ác, là bởi vì lúc ấy họ sống chưa được nhìn thấy tấm đá trinh bạch này thôi. Giả sử hồi đó họ kịp nhìn thấy thì ắt hẳn lòng thiện sẽ tràn đầy, ý ác được ngăn chặn, đâu dám làm chuyện càn bậy. Thế thì việc dựng tấm bia đá này, ích lợi biết chừng nào. Kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà cố gắng. Làm sáng tỏ những điều đã qua, mở rộng dậy bảo cho hậu thế. Một là để dài mãi tư chất danh tiết cho kẻ sĩ, hai là củng cố sự bền vững của quốc gia. Thánh thần làm như vậy, đâu phải chuyện vô ích. Vậy ai nhìn thấy cũng nên hiểu rõ ý này.”

Bài văn bia của Thân Nhân Trung được khắc lên bia đá khoa thi năm 1442 dưới thời Lê Thái Tông, là tấm bia đầu tiên ở Văn Miếu, dựng ngày 15 tháng 8, năm Hồng Đức thứ 15 (1484).

Đối với quê hương - làng Nếnh, Thân Nhân Trung là người khai khoa, xây nên truyền thống thi thư của làng. Kể từ Thân Nhân Trung (đỗ năm 1469) đến khoa thi Kỷ Mùi, niên hiệu Hoằng Định thứ hai mươi (năm 1619), Hoàng Công Phụ đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, trong khoảng 150 năm Yên Ninh có 10 người đỗ đại khoa, trong đó họ Thân có 4 người.

Tiếp bước người cha, người ông hiếu học, tài năng, đức độ và là bậc lương đống của triều đình như vậy, con cháu Thân Nhân Trung cũng làm minh triết câu “Hổ phụ sinh hổ tử”. Tiếp nối Cha, là người con thứ của Thân Nhân Trung là Thân Nhân Vũ, thi đỗ Tiến sĩ khoa Tân Sửu, Hồng Đức 12 (năm 1481).

Tiếp theo người chú ruột Thân Cảnh Vân, con trai Thân Nhân Tín, cháu đích tôn Thân Nhân Trung, vào năm 25 tuổi đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ tam danh (Thám hoa) khoa Đinh Mùi, Hồng Đức 18 (năm 1487). Và người thứ ba là Thân Nhân Tín, con đầu của Thân Nhân Trung, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuất, Hồng Đức 21 (1490) khi đã 52 tuổi. Ông đỗ sau con trai 3 năm (1 khoa), và chỉ đỗ Tiến sĩ. Như vậy cả cha con, ông cháu Thân Nhân Trung trước sau có 4 người đỗ đại khoa và làm quan cùng triều, nêu cao tấm gương về gia đình hiếu học của làng Nếnh nói riêng đất nước Việt Nam ta nói chung.

Trước cảnh thịnh đạt ấy của gia đình Thân Nhân Trung, vua Lê Thánh Tông đã làm thơ ca ngợi:

Thập Trịnh đệ huynh liên quý hiểnNhị Thân phụ tử mộc ân vinh Dịch: Mười anh em nhà họ Trịnh nối nhau quý hiểnHai cha con nhà họ Thân tắm gội ân vinhThân Nhân Trung được Thái tử Tăng (sau làm

vua là Lê Hiến Tông) làm thơ tiễn và ca ngợi lòng hiếu thảo khi ông về quê bái yết tổ tông, tảo mộ:

Cố lư tình vọng Bắc Giang vânHương tâm vô hạn tam bôi cửu…Tu tín hiển dương chân thị hiếu…Dịch:Lòng nhớ về quê cũ nơi đám mây phía Bắc

GiangDạ nhớ quê vô hạn, đành gửi vào ba chén rượu…Nên tin vào lòng hiếu này hiển nhiên, chân thực. Sau khi vua Lê Hiến Tông nối ngôi, ông vẫn tin

dùng, yêu mến Thân Nhân Trung. Bạn bè cũng rất ca ngợi ông:

“Riêng một mình đứng tên thứ nhất của Tao ĐànVăn chương trùm đời, thực là tay đại bút” (Hà Nhậm Đại)Cuộc đời và sự nghiệp của một Thân Nhân Trung

tài năng, đức độ, chính là một trong những minh chứng hùng hồn cho chính sách bồi dưỡng, sử dụng hiền tài của Lê Thánh Tông, nhờ đó đã đưa đất nước trở nên thịnh trị. Thật xứng là một bài học cho muôn đời. “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, Nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”. Chân lý ấy đã được khẳng định qua thời gian, còn nguyên giá trị Kim Chỉ Nam trong đời sống hôm nay và muôn sau. n

50

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Xuân Giáp Ngọ

Page 51: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Nguyễn Vịnh sinh trưởng trong gia đình trung nông. Hồi nhỏ, anh được đi học. Song, vào năm 14 tuổi, cái tuổi để một cậu con trai như

cái hạt đang cựa mầm, đang tích những tố chất để không ít lâu sau trở thành một chàng trai, thì một bất hạnh đã ập đến. Người cha thân yêu của anh qua đời, gia đình sa sút, nghèo khó. Anh phải bỏ học, đi làm tá điền giúp mẹ nuôi các em. Con tim của con người có sức sống quá mạnh mẽ và có những qui luật riêng của nó. Nghèo khổ, không cấm được con tim yêu. Năm Nguyễn Vịnh lên 16 tuổi, anh yêu một cô gái xinh đẹp trong làng. Trái tim bé bỏng, trong sáng của cô gái đã bị chinh phục bởi vóc dáng khỏe mạnh, khuôn mặt rắn rỏi rất đàn ông của anh. Khi trái tim đã lên tiếng thì mặc dù biết rõ anh chỉ là một tá điền song đâu có là gì với cô gái trẻ là con gái viên lý trưởng trong làng. Nhưng rồi, sống trong xã hội

mà nam nữ đâu có được tự do yêu nhau, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy lúc đó, tình yêu của hai người đã không thể đến bến cuối cùng. Chê nhà anh nghèo, gia đình viên Lý trưởng bắt con gái lấy người khác. Trước ngày cô lên xe hoa, gặp nhau lần cuối hai người chia tay nhau trong nước mắt của cô gái. Trái tim bị tổn thương và xót xa nước mắt người yêu, cũng là lúc thi ca lên tiếng. Chàng trai 16 tuổi Nguyễn Vịnh làm mấy vần thơ tặng cô:

Thời buổi này phong ba bão chướngBiển bữa ni sóng lượn ba đàoBởi vì thiếp tham nơi cửa lớn nhà caoBỏ tấm thân chàng ni chìm, mai nổi…Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng chàng trai Nguyễn Vịnh

đã nuôi chí lớn. Nỗi đau tình yêu đầu nhanh qua đi, Nguyễn Vịnh tiếp tục đi làm thuê, và bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng. Năm 20 tuổi, anh gặp

l TRƯƠNG NGUYỄN HÀ BÌNH

Chuyện tìnhĐẠI TƯỚNGNGUYỄN CHÍ THANH

Từ ngàn đời nay, đã tồn tại một thực tế là, hầu hết những mối tình đầu đã không đến được bến bờ viên mãn hôn nhân. Nhiều người cho đó là một qui luật. Rồi, như một minh chứng cho cái qui luật nghiệt ngã ấy, mối tình đầu của Ông với một cô gái xinh đẹp trong làng bị gia đình cô gái ngăn cản, chia rẽ. Họ chê Ông nghèo, “đũa mốc lại chòi mâm son”, bắt cô gái đi lấy chồng. Sau lần thất tình ấy, Ông tiếp tục đi làm thuê và bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng. Và “con tim đã yêu trở lại” (lời một ca khúc của nhạc sĩ Đức Huy), Ông đã tìm được một nửa của đời mình. Có lẽ Đời muốn đền bù cho ông, nên mới sinh ra người con gái ấy để dành tặng cho Ông, giúp Ông sinh ra và nuôi dưỡng những người con Tài Đức, để ông yên tâm công tác cống hiến đến hơi thở cuối cùng cho Đảng, cho Tổ quốc. Đó là chuyện tình của chàng trai Nguyễn Vịnh, sau này là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - vị Đại tướng Nông dân.

51Xuân Giáp Ngọ

Page 52: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

chị Nguyễn Thị Cúc, người xã Nam Dương. Khác hẳn với những cô gái cùng lứa trong vùng thường không đẹp, và ít người biết chữ, Nguyễn Thị Cúc là cô gái đẹp, với gương mặt trái xoan chuẩn mực của quan niệm gái đẹp đương thời (“người ta yêu khuôn mặt trái xoan”), đôi mắt đen thông minh, lại có học, con nhà khá giả. Nguyễn Vịnh để ý và thầm yêu cô ngay từ lần đầu tiên hai người gặp nhau. Chàng trai Nguyễn Vịnh 20 tuổi đã tìm được lý tưởng cuộc đời là hoạt động cách mạng đánh đuổi ngoại xâm, lật đổ ách thống trị mang lại độc lập cho đất nước, tự do hạnh phúc cho người dân. Như chắp cánh cho tình yêu của Nguyễn Vịnh khi anh biết gia đình Nguyễn Thị Cúc là cơ sở cách mạng thời kỳ những năm 1924 - 1925, bố chị là một trong những người thường lui tới đàm đạo thế cuộc với nhà yêu nước Phan Bội Châu. Còn Nguyễn Thị Cúc cũng đã tham gia hoạt động cách mạng rất sớm. Bằng linh cảm của trái tim thanh nữ, Nguyễn Thị Cúc cảm nhận được tình cảm của người tá điền có nước da ngăm đen, đôi mắt ngời sáng, tính tình nhân hậu, thẳng thắn. Chị đã thầm yêu anh. Nhưng Nguyễn Vịnh chưa kịp ngỏ lời yêu, thì bị địch bắt. Lúc này, anh là Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên. Dù không tìm được chứng cớ, tòa án vẫn tuyên án Nguyễn Vịnh hai năm tù cầm cố. Anh bị đưa về nhà lao Thừa Phủ cùng với các đồng chí Hoàng Anh, Tố Hữu, Nguyễn Sơn. Nhà thơ Tố Hữu rất hiểu nỗi nhớ đồng quê của người tá điền Nguyễn Vịnh. Trong ấy, có cả nỗi nhớ người con gái Nam Dương mà anh chưa kịp ngỏ lời. Anh Tố Hữu đã làm bài thơ Nhớ đồng ở lao Thừa Phủ đề tặng Nguyễn Vịnh, trong đó có câu: “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ / Hiu quạnh bên trong một tiếng hò”.

Không cam chịu tù đày, không lâu sau khi bị đày

lên nhà tù Buôn Mê Thuột, Nguyễn Vịnh đã vượt ngục. Trong những ngày chuẩn bị Tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945, Nguyễn Vịnh là Bí thư Khu ủy Khu Bốn, được tham gia Đại hội Tân Trào. Và tại Đại hội này, một kỷ niệm anh không thể nào quên là được Bác Hồ đặt tên, mà anh không hề hay biết. Chuyện kể rằng, ở Đại hội Tân Trào, trong danh sách lãnh đạo công bố trước Đại hội, có tên Nguyễn Chí Thanh. Tất cả những người khác Nguyễn Vịnh đều biết, chỉ riêng có Nguyễn Chí Thanh, thì anh không biết là ai. Nguyễn Vịnh bèn hỏi đồng chí Phạm Văn Đồng. Đồng chí Phạm Văn Đồng cười lớn: “Chính anh chứ còn ai. Bác Hồ đặt tên cho anh đó”. Nghe nói thế, Nguyễn Vịnh vô cùng bất ngờ, sau đó thì biểu lộ sự thích thú và cảm động trước sự quan tâm của Bác Hồ. Từ đó, cái tên Nguyễn Chí Thanh đã gắn với nhiều mốc son chói lọi của lịch sử cách mạng Việt Nam.

Trong công tác, Nguyễn Chí Thanh rất quan tâm đến cán bộ nữ. Có lần, chỉ vì nhiệt tình chữa xe đạp cho một cán bộ phụ nữ mà anh bị hiểu nhầm là có tình cảm đặc biệt với cô. Tiếng đồn lan rộng làm anh phải thanh minh mãi. Bởi, trong tim anh đã in đậm hình ảnh của Nguyễn Thị Cúc. Trong khi đó, ở quê hương, gia đình chị Cúc định gả chị cho người cùng làng, vì chị đã đến tuổi. Song, Nguyễn Thị Cúc đã đành chịu tiếng không nghe lời cha mẹ. Bởi chị có ý đợi Nguyễn Vịnh. Và, dường như Trời đã xe duyên hai người. Giữa năm 1946, Nguyễn Chí Thanh về công tác Nam Dương quê Cúc. Anh chị gặp lại nhau, và sau đó không lâu là một đám cưới theo đời sống mới. Hòa trong không khí độc lập, tự do sau Cách mạng tháng Tám của dân làng, đám cưới của hai người càng tăng thêm niềm vui, bà con chòm xóm

Gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh năm 1967. Ảnh: qdnd.vn

52 Xuân Giáp Ngọ

Page 53: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

đến chia vui với đôi uyên ương rất đông. Có rạp bắc giữa sân. Người tổ chức đọc nghị sự, tuyên bố lý do, đứng chào cờ.

Chả có tuần trăng mật, ngay sau đám cưới, anh chị đã lao ngay vào cuộc chiến đấu trên chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa. Trong một lần đi công tác, đúng lúc địch càn quét địa bàn, anh chị chia nhau mỗi người chạy một ngả. Anh vọt khỏi vòng vây, bơi qua con sông nhỏ trốn thoát. Chiều tối, khi giặc rút, anh quay lại, đi dọc bờ sông tìm chị. Tìm mãi, tìm mãi, cuối cùng anh chỉ thấy cái khăn quàng của chị trôi vật vờ bên sông. Vớt chiếc khăn lên, lòng anh quặn đau khi nghĩ chị đã bị giặc giết. Trong lúc đó, phía bờ bên kia, chị Cúc cũng đang tìm anh. Hai người gặp nhau, mừng vui khôn tả. Con đầu lòng của anh chị, Trường Sơn sinh ở chiến khu Hòa Mỹ. Song do hoàn cảnh kháng chiến khó khăn, Trường Sơn đau ốm luôn. Để khỏi trở ngại công tác và làm phiền các đồng chí chăm sóc gia đình mình, anh chị gửi cháu về làng nhờ bà con nuôi giúp. Nhưng rồi cũng không nuôi được. Sau này, khi Đại tướng Nguyễn Chí Thanh vào miền Nam, đồng chí đã lấy tên con trai đầu lòng nhưng yểu mệnh Trường Sơn làm bút hiệu cho những bài bình luận nảy lửa về chiến tranh chống Mỹ.

Rồi người con thứ hai của vợ chồng Nguyễn Chí Thanh ra đời. Lần này, bà Cúc vượt cạn một mình, bởi thời gian này, Nguyễn Chí Thanh đã được Trung ương điều lên công tác trên Việt Bắc. Cô bé Thanh Hà cất tiếng khóc chào đời khi bà Cúc đang sơ tán ở Đức Thọ, Hà Tĩnh. Chị sống trong một căn nhà lá sâu trong xóm Ao Sen, bên bờ đê La Giang. Thời

gian xa nhau, Nguyễn Chí Thanh rất chăm viết thư cho vợ. Bức thư viết cho vợ sau khi sinh con gái của ông thật nồng thắm và đầy thương cảm: “Cúc này, anh vừa bị sốt hai hôm. Anh nằm cứ trông thư Cúc. Anh đã gửi ít nhất bảy, tám cái thư rồi. Lần này, chỉ nhận được mấy hàng chữ của Cúc, đang đau mà hết. Nghĩ mãi, đêm nay không ngủ được. Cúc sợ anh biết Cúc đau sẽ lo hay sao mà không viết thư? Phải viết cho anh biết sức khỏe sau khi sinh đẻ chứ. Em cũng biết, hay nhớ nhung nhiều, hay sinh ra nghĩ thế này, thế khác. Tuy anh hiểu tính Cúc cũng ít viết thư. Cúc ơi, năng gửi thư cho anh. Chắc Cúc cũng muốn cho anh yên tâm. Nói thế nào cho hết tâm trạng của Thanh. Hôn Cúc và con”.

Năm 1950, Nguyễn Chí Thanh được cử vào quân đội, làm Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị. Bà Cúc cũng theo ông vào quân đội. Hai ông bà sống trong một lán nhỏ trong rừng Việt Bắc. Hai cô con gái sau lần lượt ra đời. Máy bay đánh phá nhiều nên các cháu thường phải xuống hầm. Cả gia đình hàng tháng sống dựa vào số gạo nhà nước cấp theo tiêu chuẩn cho cán bộ. Thấy cháu yếu và ông cũng gầy, cơ quan mua cho một con bò cái để vắt sữa nuôi cháu và cũng để bồi dưỡng sức khỏe cho ông. Hôm nào đồng chí Chắt, cần vụ của ông, ra suối câu được một ít cá mang về kho với ớt và măng vòi, hôm ấy là bữa ăn tươi. Khi cháu lớn, ông bảo các đồng chí phục vụ dắt bò sang trả cơ quan. Chiến tranh ngày càng ác liệt, cuộc sống khó khăn, gian khổ, vì làm việc quá sức, Nguyễn Chí Thanh đã bị bệnh phổi. Mặc dù Bộ Chính trị ra quyết định ông phải đi nghỉ dưỡng bệnh, song ông viện lý do bận công việc, khất lần. Chỉ đến khi Bác Hồ đến tận nơi, bảo: “Bộ chính trị đã quyết định rồi, chú sắp xếp đi nghỉ thôi. Ngày xưa Bác cũng bị bệnh phổi. Nhưng kiên trì chữa thì khỏi”, ông mới chấp hành.

Sau kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Chí Thanh được phong quân hàm Đại tướng. Được trên phân một ngôi biệt thự rất đẹp có hai chóp mái nhọn trên đường Thanh Niên, cạnh hồ Trúc Bạch lộng gió, song ông bàn với vợ xin chuyển về ngôi nhà cấp bốn giản dị ở đường Lý Nam Đế. Mất đứa con trai đầu trong chiến tranh, bà Cúc muốn sinh cho ông thêm một đứa con trai. Hiểu lòng bà, nhưng thấy vợ yếu, ông không muốn. Song vì quá yêu chồng, mặc dù sức khỏe không tốt, năm 1957, bà đã sinh hạ một bé trai. Không quên cái tên “cúng cơm”, Nguyễn Chí Thanh đã đặt tên con trai là Nguyễn Chí Vịnh (nay là

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (ngoài cùng bên phải), ra đồng cấy với bà con xã viên Hợp tác xã Chiến Thắng (Quảng Bình) trong chuyến đi kiểm tra tình hình sản xuất 1962. Ảnh: Hữu Thoan.

53

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Xuân Giáp Ngọ

Page 54: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng).Cuối năm 1960, tình hình nông nghiệp gặp nhiều

khó khăn, ông Thanh được Trung ương chuyển sang làm Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương. Những tưởng hòa bình rồi, vợ chồng được ở gần nhau, nhưng bà Cúc lại phải xa chồng. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đi khắp nơi: Quảng Bình, Vĩnh Linh, Lạng Sơn, Yên Bái, Hải Phòng, Lào Cai…để tìm hiểu, nghiên cứu cách quản lý và rút kinh nghiệm nhằm phát động phong trào thi đua trong nông nghiệp. Sau khi xây dựng thành công điển hình Hợp tác xã Đại Phong, mùa xuân năm 1961, phong trào thi đua “Gió Đại Phong” do ông chỉ đạo, phát động đã làm cho không khí hoạt động sản xuất nông nghiệp sôi nổi hẳn lên.

Tuy chồng làm Đại tướng nhưng bà Cúc sống rất giản dị. Bà luôn có ý thức giữ uy tín cho chồng. Bà có một lòng tin tuyệt đối với ông: Ông ấy làm gì cũng đúng! Cho đến bây giờ, trong ký ức sâu thẳm của tất cả bạn bè, đồng chí vẫn còn nhớ, những sinh hoạt của ông bà và gia đình Đại tướng không cách biệt với những cán bộ bình thường. Con trai mặc quần mua ở cửa hàng mậu dịch. Con gái mặc sơ mi nhuộm màu gụ như hồi còn ở nông thôn. Nhà có mảnh vườn, mọi người, kể cả các đồng chí phục vụ và các cháu cùng trồng rau. Khi nào có thời gian, ông Thanh cũng tham gia. Suốt bao mùa đông ở Hà Nội ông vẫn mặc chiếc áo khoác bằng dạ nâu đã cũ được cấp hồi ở Việt Bắc. Hôm nào rét quá, ông khoác thêm chiếc áo choàng cấp tướng. Trong nhà chẳng có thứ gì đáng giá, bàn cũ, ghế thô. Buồng ngủ hẹp, chiếc giường cổ lỗ choán gần hết chiều rộng. Nhà không có hiên, về mùa hè, buồng ngủ rất nóng. Tổng Cục Chính trị đề nghị lắp máy lạnh, ông không chịu. Ông nói, để dành cho những đồng chí yếu hơn. Hồi ấy, máy lạnh còn rất hiếm. Ông Thanh nghiện thuốc lá, mỗi ngày hút mấy bao thuốc. Sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của ông, bà Cúc chỉ phát cho ông mỗi ngày 10 điếu. Nhưng nhiều lúc thương chồng, bà lại giúi thêm cho 1 điếu. Nhiều khi thèm quá ông Thanh trốn vợ, hút thêm. Bị bắt gặp, ông phải nói dối: Đây là thuốc Bác Hồ cho. Biết tỏng là ông Thanh không biết nói dối bao giờ, bà Cúc cười, không nói gì.

Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ở miền Nam, tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng máy bay, tầu chiến, Trung ương lại điều Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trở lại quân đội. Ông tình nguyện vào Nam chiến đấu. Nhà thơ đồng hương Tố Hữu

làm thơ tiễn ông Thanh vào Nam: Tôi tiễn anh đi một quãng đường / Nặng tình đồng chí, lại đồng hương / Đã hay đâu cũng say tiền tuyến / Mà vẫn bâng khuâng mộng chiến trường.

Khi ông đi, bà Cúc không được khỏe, không thể cùng chồng vào Nam, phải ở lại Hà Nội công tác, chăm nuôi mẹ già và các con. Cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam căng thẳng, ác liệt, ông phải di chuyển nhiều để nắm tình hình và chỉ đạo kháng chiến các địa phương, song hình ảnh mẹ, vợ và các con luôn trong ông. Ông chia sẻ nỗi vất vả việc gia đình với vợ qua những bức thư. Thư gửi theo đường giao liên, đi rất lâu. Do lý do bí mật, hai người phải lấy tên khác; ông có khi tên là Nam, khi là Thao; còn bà tên là Lý. Thư thường viết ngắn, không tâm sự được nhiều. Tình yêu của ông bà, những nỗi lo lắng về nhau, về các con phải ngụy trang bằng những quy ước, những dòng chữ khô khan. Việc chỉ huy đánh Mỹ của ông trên chiến trường phải chuyển tên gọi thành “công việc làm ăn”...

Bức thư ngày 10 tháng 10 năm 1964, ông viết: “Cúc chú ý lo sức khỏe, an ủi và giải thích cho bà, dặn dò các con. Mấy lời Cúc dặn anh chú ý, nhất là hết sức giữ gìn sức khỏe. Ba dặn các con phải ngoan hơn nữa, phải chịu khó lao động, ra sức học tập. Đối với bạn bè cho thật tốt. Thật thà, ngay thẳng, lễ độ, khiêm tốn, người khác sao thì mình vậy. Hôn Cúc và các con, bà”.

Bức thư tháng 9 năm 1965, ông viết: “Lý yêu mến. Vừa nhận được thư và ảnh của gia đình. Mừng lắm. Chắc Lý đã nghe anh bạn kể chuyện nhiều và rõ. Nghe nói Lý khá hơn trước nhiều, và nhìn trong ảnh thấy Lý có mập hơn trước. Bà phương phi, các con trông khá, nhất là Bé. Mừng lắm. Sức khỏe của anh vẫn tốt. Cách đây một tuần có cân, đúng 58 cân. Tuy làm ăn lao động vất vả nhưng không đến nỗi như trước đây. Gởi lời hỏi thăm ông bà ngoại. Ba có được thư của Bé, Bé cố gắng học nhé. Hà thì khá, đừng chủ quan, tự mãn. Tý cố học văn hóa, cả nhạc cho khá. Cu Vịnh ngoan nhé. Bé, Tý ở nhà với bà ngoại, ông ngoại thì tốt quá, còn Hà và Vịnh ở với mẹ và bà nội, như thế là vui vẻ. Anh hôn Lý yêu mến. Ba hôn các con và chúc các con ngoan, khỏe”.

Bức thư tháng 9 năm 1965, bà viết: “Anh Thao. Đã lâu không được thư anh, nóng ruột quá. Anh có khỏe không. Bà nội, các con đều khỏe. Các con cuối năm học tổng kết vào loại giỏi và khá. Hà A1. Bé tiến bộ rõ rệt. Hà, Tý rất ngoan. Vịnh lớn nhiều, láu cá

54

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Xuân Giáp Ngọ

Page 55: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

lắm. Nay Vịnh đang cố học để viết thư cho ba. Anh Thao ơi, Cúc dặn nhé: Công việc làm ăn của anh nặng nhọc nhiều, anh cố gắng bồi dưỡng đủ sức làm ăn lâu dài anh nhé. Cúc chỉ mong anh đừng ốm đau, làm ăn ngày càng phát tài hơn nữa, thu nhập ngày càng cao hơn. Rứa là Cúc và tất cả gia đình mừng rồi. Còn mọi việc ăn ở của gia đình đã có Cúc và bà con giúp đỡ, anh yên tâm. Lần nữa mong anh khỏe - nhớ anh nhiều. Anh năng viết thư cho Cúc với. Vợ anh”.

Bức thư tháng 10 năm 1965, bà viết: “Anh Thao. Ở nhà bà nội, ông bà ngoại, Cúc, các con đều khỏe - tất cả các con đã vào năm học mới. Bé Tý đã được ông bà ngoại lo cho chu đáo, còn Hà đi theo trường, chủ nhật mới vào thăm. Cu Vịnh mẹ phụ trách. Mỗi ngày học một chữ và tập viết hai bài. Lần này Vịnh gửi ảnh cho ba, tự tay viết lấy, không cho mẹ cầm tay như trước nữa. Mong anh khỏe, giữ được sức, làm việc lâu dài. Mọi việc nhà anh yên tâm. Lần nữa mong anh khỏe - anh nhớ năng viết thư cho Cúc. Nhớ anh nhiều. Vợ anh”.

Sau ba năm xa cách, năm 1967, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ra Bắc mấy tháng. Nhưng ông bà cũng không có nhiều thời gian cho nhau. Ngày nào ông cũng đi làm việc tới khuya để chuẩn bị cho chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968. Vào buổi chiều ngày mồng 5 tháng 7 năm 1967, Bác Hồ mời ông đến ăn cơm chia tay để sáng hôm sau ông lên đường vào Nam. Bác cháu vừa ăn, vừa bàn công việc rất lâu. Sau đó, ông còn làm việc đến khuya với các đồng chí Song Hào, Lê Quang Đạo. Trong lúc làm việc căng thẳng, bệnh cũ lại hành hạ, song ông dấu không để Bác và các đồng chí biết. Đêm đó, tuy tạm lắng tiếng còi báo động máy bay Mỹ, song khí trời Hà Nội vô cùng oi bức, ngột ngạt. Về đến nhà trời đã khuya, sáng sớm hôm sau ông đã phải lên đường, song ký ức về Bác Hồ buổi chiều cứ đi về trong tâm trí. Ông thương Bác quá. Hồi này, trông Bác không được khỏe. Ông cứ tần ngần, không muốn rời ngôi nhà Bác ở. Linh cảm của cuộc chia tay cuối cùng, ông nói với đồng chí Vũ Kỳ, thư ký riêng của Bác: “Tôi thấy Bác tóc bạc phơ mà thương quá. Tôi vào Nam chuyến này không biết lúc trở ra có còn được gặp Bác không”. Thời gian lên đường không còn bao lâu, mà ông bà chẳng nói chuyện được với nhau nhiều. Mất điện, ngôi nhà 34 phố Lý Nam Đế chìm trong bóng tối của khu vườn. Bà Cúc đang ốm. Ông lo lắng nhìn dáng gầy yếu của vợ. Từ ngày mai, lại

một mình bà vừa nuôi bốn con, vừa công tác. Đế quốc Mỹ bắt đầu ném bom trở lại miền Bắc. Gánh nặng gia đình thời chiến đè nặng lên đôi vai gầy yếu của bà. Ông đi chuyến này để thực hiện Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về cách mạng Việt Nam. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đang rất ác liệt và kéo dài, chưa biết đến khi nào ông trở ra Bắc. Ông trằn trọc không ngủ được. Nằm cạnh ông, bà Cúc cũng thao thức, trong đầu mông lung với ý nghĩ, lần chia tay này, không biết khi nào ông bà mới gặp nhau. Bỗng nhiên, bà thấy ông ôm ngực, choàng vùng dậy, nói với bà: “Anh thấy trong người khó chịu lắm. Có cảm giác như nước chảy ào ào trong người. Cúc gọi xe đưa anh đi bệnh viện”. Đồng chí bảo vệ chạy vào, đưa vai bảo ông bám cõng ra xe. Ông không cho cõng, tự ra đến cổng để lên xe. Xe vừa đến bệnh viện thì ông ngất lịm đi. Bà Cúc không được đi theo xe. Bác sĩ bảo ông bị bệnh tim. Bà ngơ ngác, thẫn thờ đi lại trong sân nhà. Khi mọi người chở bà đến bệnh viện, ông còn thở thoi thóp, mạch đập rất yếu nên không hay biết gì nữa.

Buổi sáng ngày mùng 6 tháng 7 năm 1967 là buổi sáng định mệnh, trái tim của nhà chiến lược cách mạng Tài Đức của Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ngừng đập. Ông mới tròn năm mươi ba tuổi. Nhưng vị tướng ấy đã kịp trang bị cho những người ở lại niềm tin và quyết tâm thắng Mỹ. Ông và đồng đội đã làm cho bao thế hệ các tướng lĩnh Mỹ đau đầu đi tìm câu trả lời: Tại sao Mỹ thua Việt Nam?

Ngày tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng, Bác Hồ tràn lệ bên linh cữu ông. Bác không ngờ người học trò của mình, người mà mình đặt nhiều hy vọng lại ra đi trước Bác. Bà Cúc ngất lịm khi ông ra đi. Nỗi đau mất ông quá bất ngờ, quá lớn. Nhiều năm sau khi ông mất, thỉnh thoảng, ngồi một mình, con cháu bắt gặp bà nói chuyện với ông. Bà dặn các con để phần cơm cho bố: “Bố đi công tác sắp về”.

Bà Cúc vẫn đinh ninh ông còn sống!Vâng! thưa bà, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

vẫn sống mãi cùng gia đình và non sông đất nước. Bởi ông là Đại tướng Nông dân, cả cuộc đời sáng trong như ngọc, là một tấm gương sáng cho muôn đời noi theo.n

(Dựa theo Chuyện tình chính khách Việt Nam - Nguyệt Tú

- Nguyệt Tĩnh, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2011)

55

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Xuân Giáp Ngọ

Page 56: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Giáo sư - Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng là nhà khoa học của Tam Nông: Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân. Quá nửa đời người, từ những

năm 1960 đến khi qua đời, ông là tác giả lý thuyết hai hệ thống Gen trong cây lúa và hơn 50 công trình được công nhận cấp quốc gia, bao gồm các giống lúa mới thâm canh (Xuân số 2, NN 75-6,…); các giống lúa chịu hạn (CH5, CHI33,…); các giống lúa chịu ngập úng đầu tiên trên thế giới (Ui4, Ui7,…); qui trình kỹ thuật trồng khoai tây bằng hạt; chọn tạo các giống rau

quả mới bằng phương pháp sử dụng ưu thế lai: dưa chuột, cà chua, các giống táo mới, như Hi2, H32, Má Hồng,… Ngoài ra, ông còn xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, gieo thẳng lúa ở phía Bắc Việt Nam, thâm canh lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Cùng với hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật, Vũ Tuyên Hoàng còn là một nghệ sĩ đa tài, với những tác phẩm văn học nghệ thuật mang phong cách rất riêng. Chỉ kê cứu số lượng thế này, ông có 20 tập thơ in chung; có tập thơ in riêng, là: Thời gian (in năm

l SANSAN

Giáo sư, Viện sĩ luôn luôn...

“Thứ nhất vợ dại trong nhà, Thứ hai nhà dột, Thứ ba nợ đòi”. Thế nên, chả ai tự nhận mình là con nợ. Đã là con nợ thì chả bao giờ lấy được thiện cảm, mà chỉ nhận được sự khinh khi, dè bỉu, xem thường của người đời. Vậy mà, có một Con Người - đàn ông/đàn ang, trí thức tầm bác học thế giới hẳn hoi lại tự nhận mình là “con nợ” mà, lại là nợ thuộc diện “nợ định kỳ”. Thật là kỳ lạ, khi nghe ông tâm sự rất …. “nổ” vậy, không ai ghét ông, trái lại càng yêu ông, quí trọng, nể phục ông hơn.“Con nợ” ấy là GS.VS thế giới Vũ Tuyên Hoàng. Ông nợ… viết, nợ tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học công nghệ cho nông dân. Còn nợ tiền, nợ bạc, thì chỉ người khác nợ ông, còn ông lại không bao giờ đòi, không bao giờ nhớ.

mắc nợ”“

Vũ Tuyên Hoàng

56

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Xuân Giáp Ngọ

Page 57: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

2001); Khoảng 400 bài tản văn đăng trên Tạp chí Thế Giới Mới từ năm 1996 đến 2004, được tập hợp trong Tản mạn đường dài (Tập đầu in năm 2003), cũng đủ khiến dân nhà báo, văn nghệ sĩ chuyên nghiệp phải xấu hổ. Ấy là chưa nói đến Vũ Tuyên Hoàng còn có tài vẽ chân dung, tranh phong cảnh. Tranh của ông đã bày tại một số triển lãm mỹ thuật và được không ít tạp chí giành đăng.

Song, tất cả đấy mới là phần nổi của Tảng băng Vũ Tuyên Hoàng. Còn phần chìm của Tảng băng đó, cũng đồ sộ không kém, và còn nhiều điều kỳ bí, rất cần khám phá. Số này nằm trong hơn 800 hồ sơ bản viết tay các công trình nghiên cứu, các bài phát biểu, sáng tác thơ, họa hiện đang được gia đình gửi lưu trữ tại Kho Lưu trữ Quốc gia III, sau khi ông qua đời đột ngột. Trong số này, có hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng phục vụ cho nền nông nghiệp nước nhà, cùng nhiều bản ký họa phong

cảnh và nhân vật nổi tiếng mà ông từng gặp gỡ. Nếu ta biết rằng, trong thời kỳ từ năm 1960 đến 2007, trên 40 năm, GS.VS Vũ Tuyên Hoàng được Đảng, Nhà nước tin tưởng trao nhiều cương vị, giữ nhiều trọng trách, có nhiều thân phận, như: Ủy viên BCH TƯ Đảng Khóa V (Dự khuyết), khóa VI, VII, VIII; đại biểu Quốc hội khóa 8, 11 và 12; Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam

khóa 4 và 5; Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học nông nghiệp Liên Xô, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học thế giới thứ ba… Còn nhiều, nhiều kinh khủng các chức trách ông phải làm do các cơ quan, tổ chức bố trí người kiểu “chọn mặt gửi vàng”, khi nhìn vào năng lực thực sự ông có, nhất là cái Tâm của ông. Nếu kê cứu những chức trách ông phải đảm nhiệm dưới tên gọi những chức danh để “khoe” trên Cacverit như không ít kẻ hám danh vẫn “khoe mẽ” thì tấm các của Vũ Tuyên Hoàng phải to bằng một phần tư trang báo Nhân dân mới chứa hết được…thì ta mới cảm nhận được cái Tầm, cái Tâm lớn đến mức nào của Vũ Tuyên Hoàng.

Trải 70 Xuân Xanh, có đến gần non nửa cuộc đời Vũ Tuyên Hoàng làm quan, mà là quan to song, với một khối/chất lượng đồ sộ sản phẩm khoa học, văn học nghệ thuật vô giá như vậy, cho thấy Vũ Tuyên Hoàng không quên nghề, cái nghề mà mình được đào tạo, được học là nhà khoa học, là người cầm bút để Vũ Tuyên Hoàng làm Người và ở Đời. Vì thế, ông có một Sự nghiệp, là người có Ích cho hôm qua, hôm nay và mai sau.

Vậy mà Vũ Tuyên Hoàng vẫn cho mình còn nợ nhiều lắm….Ông có hẳn một bài viết “Con nợ báo chí”. Sinh thời, Vũ Tuyên Hoàng là “con nợ” của Tạp chí Thế giới mới, mặc dù, đối với Tạp chí này, từ năm 1996 đến 2004, Vũ Tuyên Hoàng đã ưu ái cho đăng khoảng 400 bài tản văn, phần lớn là viết về Tam Nông. “Con nợ” Vũ Tuyên Hoàng chả bao giờ nghĩ quỵt mà,

Bức tranh “Xóm nhỏ” do GS.VS Vũ Tuyên Hoàng vẽ. Ảnh: hovuvovietnam.com

Chân dung “Xẩm đỏ Thủ đô” Mai Tuyết Hoa do Vũ Tuyên Hoàng kí hoạ

57

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Xuân Giáp Ngọ

Page 58: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

lúc nào cũng đau đáu trả nợ. Ông từng tâm sự: “tuy bộn bề công việc, tôi phải cố dành được thời gian khi này, khi khác, ngày nghỉ, để mà nghĩ, viết. Mình đã trở thành một con nợ, mà nợ định kỳ, tháng phải có 4 bài. Lại còn nợ nhiều báo và tạp chí khác nữa chứ, các đồng chí ấy đặt bài, tôi đồng ý. Tôi thật sự là con nợ trong một cuộc nợ hầu như vô hạn. Tôi tranh thủ viết các bài tổng kết khoa học, bài báo, bài cho Thế giới mới.... Tranh thủ trên ô tô, trên máy bay, những lúc ở nhà, những lúc đi công tác, vì ngày tháng không đợi chờ. Có khi ngồi viết trên ô tô, chạy từ Hà Nội đến Viện Cây lương thực và cây thực phẩm (Hải Dương) dài 68km, tôi viết xong được một bài cho Thế giới mới. Ngồi viết khi xe đang chạy không dễ, phải dừng lại khi gặp ổ gà trên đường, còn thì dựa lưng vào tựa ghế, đặt cặp và giấy trên đùi, lựa thế nào để người và tay cầm bút viết chịu sự đu đưa hay lúc lắc cùng một nhịp, mới viết được ra chữ. Cách viết ấy, tôi tập đã lâu” (Vũ Tuyên Hoàng - Tản mạn đường dài - Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003, tr 227-228).

Viết nhiều, viết khỏe vậy mà Vũ Tuyên Hoàng khiêm tốn bảo mình chỉ “gặp đâu viết đấy, hoặc xúc cảm hoặc suy nghĩ tản mạn, được gì thì viết thế”. Đức khiêm tốn luôn là phẩm chất chung của các bậc Hiền tài, thật đúng với Vũ Tuyên Hoàng.

Trước hiện - tượng Vũ Tuyên Hoàng, nhiều người đã tìm cách cắt nghĩa, tìm động cơ này khác. Song, với Vũ Tuyên Hoàng…. chỉ đơn giản là ông đã dành cả đời yêu và gắn bó, tâm huyết với những hoạt động khoa học cho Tam Nông, cho nền chính trị, văn hóa xã hội, văn học nghệ thuật sôi động của nước nhà. GS.VS Vũ Tuyên Hoàng là tấm gương sáng về sự tận tâm, nghiêm túc, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu

khoa học, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp Việt Nam và thế giới.

Đa số những người dù chỉ gặp Vũ Tuyên Hoàng một lần, cùng có chung một nỗi ai hoài là, sao có nhiều người cũng học vị, học hàm đủ cả, chả giống, chả học (gần đèn thì rạng) Vũ Tuyên Hoàng được điều gì cả. Nẩy nòi, lại có người cha là bậc lão thành cách mạng, khi đất nước chiến tranh, nghèo, khổ, để giữ hạt giống Đỏ cho mùa sau, Đảng đã gửi họ đi đào tạo ở Trời Tây hàng 5 - 7 năm, cá biệt có người đến cả… nửa đời, song khi về nước, họ chỉ muốn làm “Quan Cách mạng”. Các “công trình khoa học” mà những loại người này dày công “ngâm cứu” phần nhiều chỉ nhằm để làm sao ăn được nhiều bổng, lộc của nhà nước; thậm chí còn “đục nước thả câu”, cài cắm, gửi gắm kinh phí bao nhiêu phần trăm để chấm mút. Không ít người có học hàm, học vị cao song “Tóc ánh kim, Tim không ánh thép”, lười viết, thậm chí còn mang hết sức bình sinh, trút tâm sức, trí tuệ vào những văn bản, thư từ tuyên truyền cho những tư tưởng không có lợi cho sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Vì thế, tính sổ với số người này, chả thấy một bài viết, một công trình khoa học thực tiễn có giá trị nào để lại cho đời.

Uổng thay! Tiếc thay!Trước cảnh đời ấy, càng kính trọng, yêu quí, tiếc

thương “Con nợ” Vũ Tuyên Hoàng! n

GS .Vũ Tuyên Hoàng (người thứ hai từ trái sang) hướng dẫn cán bộ khoa học Viện Cây lương thực, cây thực phẩm tại ruộng thí nghiệm.

58 Xuân Giáp Ngọ

Page 59: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Cải lương là một trong ba thể loại ca kịch truyền thống mạnh nhất trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam, tuy ra đời có chậm hơn so

với tuồng, chèo nhưng đã có tuổi đời tròn 100 năm. Từ cái nôi Nam Bộ, bộ môn nghệ thuật đặc sắc mang bản sắc phương Nam nhanh chóng lan tỏa ra cả nước và trở thành một bộ môn nghệ thuật được khán giả ưa chuộng vào bậc nhất trong suốt thế kỷ XX cho đến ngày nay. Tuy có nhiều sách báo nói về cải lương nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào phân tích thật đầy đủ, có hệ thống về lịch sử bản sắc nghệ thuật cải lương. Với công trình nghiên cứu này, GS Hoàng Chương muốn giới thiệu và một cách toàn diện về nghệ thuật cải lương ở đủ các khâu: Âm nhạc, kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật sân khấu từ đó tìm ra những đặc trưng riêng biệt của cải lương so với các bộ môn nghệ thuật dân tộc khác. Với những tư liệu dày dặn, phong phú được sưu tầm công phu kỹ lưỡng và chuẩn xác qua sách báo, qua phỏng vấn hàng loạt các nghệ sĩ gạo cội, tìm hiểu những yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội để tìm ra sự hình thành sân khấu cải lương, tác giả đưa ra kết luận: Cải lương hình thành, ra đời trên cái nền của dân ca Nam Bộ, và của nghệ thuật Đàn ca tài tử, đồng thời tiếp thu các tinh hoa nghệ thuật khác trên con đường phát triển như hát bội (tuồng), ca nhạc Cung đình Huế, tân nhạc...Cuốn sách đã mang đến một cái nhìn toàn

cảnh, tổng thể về lịch sử phát triển 100 năm của nghệ thuật cải lương trên khắp các vùng miền của cả nước với những vở diễn nổi tiếng, những nghệ sĩ tài năng, với việc hình thành phong cách cải lương của hai miền Nam, Bắc. Đi sâu vào nguồn cội của cải lương cùng với quá trình lịch sử phát triển của nó là cơ sở khoa học rất quan trọng để tìm ra đặc trưng của cải lương ở các bình diện khác nhau. Nghiên cứu về góc độ âm nhạc trong nghệ thuật cải lương đòi hỏi sự quán triệt về mặt lịch sử hình thành và tiến trình phát triển vì có liên quan đến nguồn nhạc đã tạo ra cơ sở của nó khi thể loại nghệ thuật đa dạng như cải lương luôn luôn làm mới trên nền tảng cái cũ vấn đề âm nhạc trong sân khấu cải lương mang tích chủ yếu hơn bất cứ loại sân khấu nào khác vì đặc trưng của cải lương là giọng ca, tiếng đàn, bài bản… Khi nói đến cải lương người ta nghĩ ngay đến tên tuổi một nghệ sĩ nào đó, họ trưởng thành trong nghệ thuật là nhờ vào giọng ca bài bản. Từ đó tác giả đã đi sâu nghiên cứu bài bản cải lương nhất là Bản Dạ cổ hoài lang đã được ký âm để phân tích đến chi tiết tận cùng tìm ra quy luật phát triển của bản Vọng cổ không thể thiếu trong nghệ thuật cải lương. Việc nghiên cứu dàn nhạc cải lương tập trung vào vai trò của các nhạc công trong từng cây đàn cụ thể. Về nghệ thuật biên kịch cải lương, tác giả đã đi sâu phân tích hai vở diễn cải lương đầu tiên của soạn giả Trương Duy Toản, phân tích những điều đáng chú

l TRUNG ĐÔNG

Đúng vào dịp nghệ thuật Đàn ca tài tử Nam Bộ, loại hình nghệ thuật dân gian ra đời vào cuối thế kỷ XIX ở Nam Bộ là cơ sở để sau này phát triển thành nghệ thuật cải lương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (2013). Nhà xuất bản Văn hóa- Thông tin cho ra mắt công trình nghiên cứu “100 trăm năm nghệ thuật cải lương Việt Nam”. Công trình do GS. Hoàng Chương Chủ biên với sự tham gia của: GS. TS Nguyễn Thuyết Phong, NSƯT Hoàng Đạt, NNC Nguyễn Thế Khoa, TS - NSND Bạch Tuyết, PGS. TS Đoàn Thị Tình, Nhà báo Ngọc Anh.

Giáo sư Hoàng ChươngVỚI “100 NĂM NGHỆ THUẬT

CẢI LƯƠNG VIỆT NAM”

59

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Xuân Giáp Ngọ

Page 60: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

ý về nội dung và nghệ thuật viết kịch bản. Tiếp theo đó tác giả đi sâu phân tích kịch bản cải lương các thời kỳ từ 1920 đến trước Cách mạng Tháng Tám 1945 rồi sau đó là thời kỳ 1945 -1975 và 1975 đến nay đưa ra đặc điểm nội dung kịch bản cải lương nói chung là: Cải lương - sản phẩm của lòng ái quốc, tinh thần dân tộc và trách nhiệm xã hội; có khả năng thể hiện mọi đề tài, mọi loại nhân vật nhưng ưu thế vượt trội là thể hiện đề tài tâm lý xã hội đương đại và các nhân vật đương đại, tính kỳ và tính thương cảm trong nội dung kịch bản tác giả đã nêu bật được đặc điểm nghệ thuật của kịch bản cải lương là kịch bản của sân khấu tổng thể, với hai mô hình kết cấu: Kịch pha ca và kịch hát truyền thống của dân tộc.

Vai trò của nghệ sĩ biểu diễn cũng được đề cập khá đầy đủ, các vở diễn đã gắn với tên tuổi của nghệ sĩ cùng với số đông khán giả mến mộ. Một đặc trưng, nghệ thuật biểu diễn được thể hiện rõ nét trên sân khấu cải lương là mối quan hệ chặt chẽ nhịp nhàng giữa diễn, ca và nói. Không như một số sân khấu truyền thống khác, sự xung đột của các nhân vật không chỉ giải quyết trong những lớp đối thoại, đến khi vào bài ca thì xung đột ngừng lại nhường chỗ cho ca. Còn ở cải lương thì hoàn toàn khác, xung đột vẫn tiếp tục ngay trong lòng bài ca diễn hoặc là lớp tự sự, độc diễn. Phần mỹ thuật sân khấu cải lương được phân tích khá tường tận trong những vở diễn xưa kia và các vở diễn được giải cao qua các kỳ hội diễn nghệ thuật sân khấu toàn quốc. Phân tích,

và chứng minh khá cụ thể từng vở diễn tiêu biểu qua nhiều giai đoạn phát triển cải lương. Như vậy bám sát lịch sử sân khấu cải lương tác giả công trình nghiên cứu đã đi sâu vào từng khâu cụ thể và chia nhỏ từng thời kỳ cụ thể để vừa thấy được đặc trưng của từng khâu đồng thời cũng diễn tả được những bước cải tiến của bộ môn nghệ thuật vốn luôn luôn đi tìm cái mới, bổ xung cái mới.

Trong khi phân tích những giá trị tinh túy của nghệ thuật

cải lương, công trình nghiên cứu cũng chỉ ra mặt yếu kém, hạn chế của nó trong bối cảnh hiện nay đặc biệt là việc xa rời, hoặc làm sai lệch cái nền truyền thống sân khấu cải lương ngày càng thiếu những tác giả cải lương dẫn đến hiện tượng thiếu vắng kịch bản cải lương, buộc các đơn vị nghệ thuật phải tìm cách lấy những kịch bản kịch nói sang chuyển thể thành kịch bản cải lương. Do vậy phần âm nhạc sẽ phần nào bị giảm sút không ăn với đặc trưng của loại hình. Không ít đạo diễn dàn dựng cho sân khấu cải lương là đạo diễn kịch nói do đó nhiều khi đã làm lệch lạc đặc trưng nghệ thuật cải lương. Diễn viên trẻ tuy được đào tạo chính quy ở nhà trường nhưng phần lớn khi ra trường chưa được thuần thục các bài bản cải lương. Mỹ thuật sân khấu cải lương cũng không phát triển ổn định đôi khi còn lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia làm cho tính lịch sử và bản sắc dân tộc cải lương bị mờ dần.

Công trình nghiên cứu “100 năm nghệ thuật cải lương Việt Nam” đã bám sát quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật cải lương tròn một thế kỷ qua vừa tổng kết thực tiễn một cách khoa học, vừa lấy lý luận soi dọi cho thực tiễn đã mang tính ứng dụng cao. Công trình không chỉ giúp ích cho những nhà hoạt động thực tiễn sáng tác, đạo diễn, biểu diễn mà còn giúp cho việc đào tạo bộ môn cải lương ở các trường nghệ thuật sân khấu trong cả nước cũng như phục vụ cho đông đảo công chúng muốn tìm hiểu về bộ môn đặc sắc này.n

NSƯT Vũ Linh và NS Tài Linh (trái). Ảnh: Minh Hoàng

60

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Xuân Giáp Ngọ

Page 61: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Một ông Tây “chính hiệu Con Nai Vàng”, là kiến trúc sư tài ba, mới 35 tuổi, đã bỏ trời Tây tự /tình nguyện sang đất nước Việt

Nam xa xôi nghèo khó lại vừa trải qua cuộc chiến tranh chống Mỹ tàn khốc, với sứ mạng cứu vớt các di sản văn hóa đã bị thời gian và chiến tranh tàn phá. Nhưng rồi, Ông đã … phải lòng mảnh đất và con người nơi đây, ngay từ cái nhìn đầu tiên. Và, không chỉ có mười bẩy năm gắn bó tâm huyết đến máu thịt với mảnh đất này, chủ yếu là trong những vùng rừng núi xa xôi, nghèo đói, để cùng các đồng nghiệp Việt Nam khám phá, đánh thức, làm sống lại và tôn vinh những Mỹ Sơn, Hội An,… đưa những di sản này được Thế giới công nhận là Di sản Văn hóa nhân loại, mà ông còn vĩnh viễn ở lại với mảnh đất này.

Con người ấy được người Việt Nam gọi thân mật là Kazik, còn tên đầy đủ của ông là Kazimierz Kwiatkowsy, người Ba Lan.

Kazik, sinh ngày 02/7/1944 tại nước Cộng hòa Ba Lan.

Kazik đến Việt Nam từ những năm của thập niên

1980, tham gia chương trình hợp tác về bảo tồn các di sản văn hóa giữa Việt Nam và Ba Lan. Vào một ngày tháng 6/1981, khi đang là Trưởng Tiểu ban hợp tác Ba Lan - Việt Nam tu bổ di tích Mỹ Sơn, Kazik đến Hội An. Như một định mệnh, một cái duyên tiền kiếp, cái thị xã nhỏ bé ven biển miền Trung này đã hút hồn Kazik. Hội An hình như đã có ý chờ Kazik, để từ thời điểm Kazik đến, quần thể di tích khu phố cổ Hội An bắt đầu sang trang lịch sử mới. Bằng con mắt và kinh nghiệm của mình, không mất quá nhiều thời gian để Kazik nhận ra dưới vẻ cổ kính, trầm mặc của những ngôi nhà phố cổ một Hội An đã từng sống thời kỳ hoàng kim của mình trong quá khứ với các hoạt động thương mại sôi nổi - nhân tố này là thành phần cơ bản tạo dựng nên thành phố. Các khu phố hình thành trên ngã tư của giao lưu buôn bán: đường bộ và đường thủy, đã mang lại sự phồn vinh giầu có cho cư dân ở đây và từ đó, làm tăng thêm vẻ đẹp kiến trúc và sự phong phú về nội thất của khu phố. Sau khi mất đi vị trí của mình trong thương mại quốc tế, sự phát triển của thành phố đã dừng lại, bắt

l NYSAN

KỶ NIỆM 70 NĂM SINH KIẾN TRÚC SƯ KAZIMIERZ KWIATKOWSY (1944 - 2014)

Một tình yêu di sản văn hóa Việt Nam

KAZIK

61Xuân Giáp Ngọ

Page 62: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

đầu thời kỳ suy thoái và tiếp sau nữa là sự hủy hoại, sự hủy hoại đó ngày nay vẫn đang diễn ra. Nhiều lần, Kazik trình bày suy nghĩ của mình với lãnh đạo Trung tâm Thiết kế tu bổ di tích Trung ương và lãnh đạo Hội An những điều đó, và đã nhận được sự ủng hộ, cùng vào cuộc khám phá giá trị của Hội An.

Với kinh nghiệm vốn có, lòng đam mê di tích, di sản nhân loại và cả bằng uy tín cá nhân, Kazik đã quyết định tình nguyện, ngoài kế hoạch, cùng các cán bộ Trung tâm Thiết kế tu bổ di tích Trung ương, Phòng Văn hóa - Thông tin Hội An, Phòng Bảo tồn - Bảo tàng, Ty Văn hóa Quảng Nam - Đà Nẵng, nghiên cứu, khảo sát và đạc họa khu nhà cổ trong suốt mấy mùa liên tục, chuẩn bị hồ sơ trình Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích Quốc gia Khu phố cổ Hội An. Để hoàn thiện hồ sơ vẽ kiến trúc tổng thể khu phố cổ Hội An, với nhiều yêu cầu chi tiết các hoa văn, họa tiết phức tạp, theo đề nghị của Kazik, Trung tâm Thiết kế tu bổ di tích Trung ương đã cử đoàn kiến trúc sư giỏi của Trung tâm vào Hội An. Chương trình triển khai làm hai đợt, đợt 1 từ tháng 9 đến tháng 11/1983, đợt hai từ tháng 4 đến tháng 6/1984.

Trong những tháng ngày đó, người dân Hội An thường xuyên bắt gặp một Ông Tây cao lớn, nặng

gần 1 tạ, có bộ râu quai nón bù xù và vàng hoe, mắt xanh…. lang thang trên các khu phố cổ. Ông Tây tha thẩn khắp phố, ngắm nhìn, sờ nắn từng cánh cửa, viên ngói, từng viên gạch như thôi miên. Gặp ai ông cũng sà vào hỏi chuyện. Ông đặc biệt chú ý đến những dãy phố cổ, những chiếc võng kẽo kẹt, những chiếc lồng đèn, quạt kéo, đèn cổ, giếng nước từ thời Chăm pa cổ đại…Sau những tháng ngày rong chơi, la cà ấy, Kazik đã phát hiện ra giá trị Hội An. Kazik hướng dẫn, giám sát, chỉ đạo tận tình các kiến trúc sư Việt Nam đi đo vẽ hiện trạng. Tối về, Ka zik lại chỉ đạo, hướng dẫn anh em tranh thủ thể hiện bản vẽ. Kazik được Văn phòng UBND Thị xã Hội An chăm sóc đầy đủ về vật chất theo khẩu vị, lại còn cử riêng một đầu bếp giỏi phục vụ. Riêng giường ngủ, vì thân hình quá khổ của Kazik, nên đã phải cưa bớt một đầu giường, để kê thêm ghế, mới nằm được. Thật là điều thú vị, nghiễm nhiên Kazik trở thành người nước ngoài đầu tiên ngủ đêm ở Hội An. Cuối đợt công tác, mỗi kiến trúc sư được thị xã Hội An tặng cho một món quà là một bộ vải quần xanh, áo trắng kate. Riêng Kazik phần vải quần xanh, áo trắng bằng ba phần người Việt Nam. Nhận món quà nhỏ, ai cũng rưng rưng cảm nhận lòng ưu ái ứng xử của người Hội An. Lãnh đạo Hội An cứ áy náy vì món quà mọn, cứ phân trần và mong mọi người hãy thông cảm, Hội An còn nghèo quá. Trước sự áy náy của lãnh đạo Hội An, Kazik nhún vai buông một câu lạnh lùng: “Nghèo mới quí, nhờ nghèo mới còn phố cổ. Nay mai giầu lên các bạn sẽ thấy phải cảm ơn cái nghèo hôm nay biết bao. Đấy là kinh nghiệm ở đất nước chúng tôi”.

Bằng hành động và lời nói chân thành, Kazik đã truyền tình yêu và củng cố lòng tin cho lãnh đạo và người dân Hội An về giá trị nhân loại của di sản văn hóa phố cổ Hội An và cần phải bảo vệ nó. Trong bối cảnh không chỉ người Hội An, mà cả Việt Nam chưa hiểu lắm về kho tàng di sản cả về văn hóa tinh thần, văn hóa vật thể, thiên nhiên với những vẻ đẹp, giá trị tiềm ẩn cần phải bảo tồn, trùng tu, tôn tạo; trong bối cảnh không chỉ người Hội An mà cả Việt Nam chưa biết vai trò của du lịch - ngành công nghiệp không khói mà Hội An nói riêng, Việt Nam nói chung rất giầu tiềm năng chưa được khai thác, chưa biết khai thác, Kazik đã truyền cảm hứng và trước sau vẫn kiên trì nhấn mạnh về khả năng phát triển du lịch của Hội An, của Mỹ Sơn, của nhiều di sản khác nữa.

Tượng Kiến trúc sư Kazik ở Hội An.Ảnh: Ts. Nguyễn Minh San

62

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Xuân Giáp Ngọ

Page 63: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Du khách Nhật Bản trên đường phố Hội An. Ảnh: SGpt

Ảnh: KA

Không ít lần, ông đã nói như đinh đóng cột với lãnh đạo Hội An rằng tương lai không xa, hàng năm mỗi người Hội An sẽ phải đón tiếp 3, 4 khách nước ngoài. Bản thân ông, ông sẵn sàng trả 100 USD cho 1 đêm ở ngôi nhà cổ của Hội An thay vì phải trả 10 USD cho 1 đêm tại khách sạn hiện đại ở Đà Nẵng. Ông

ước nếu có 1 ngôi nhà cổ ở Hội An trong vài năm tới, ông sẽ trở thành triệu phú. Nghe Kazik nói, mọi người đã thấy Kazik đam mê phố cổ Hội An rồi.

Để chứng minh cho những nỗ lực bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích phố cổ, ông miệt mài thiết kế ngôi nhà số 33 Nguyễn Thái Học thành một khách sạn 10 phòng ngủ. Ông cũng lại vẽ ghi đề xuất phương án cải tạo nhà số 75 Trần Phú thành một quán bar phục vụ khách nước ngoài. Dự cảm về một tương lai ồn ào náo nhiệt với những đoàn khách du lịch, với những sự thay đổi giầu có lên của người Hội An, ông hối thúc Hội An có ngay biện pháp vẽ ghi lưu trữ hồ sơ di tích để đề phòng sự biến cải gấp gáp bất thường của bộ mặt khu phố. Đề nghị của ông được ủng hộ. Việc vẽ ghi hiện trạng mặt tiền và dự định cải tạo một số đoạn đường Trần Phú vào những năm ấy do Kazik chủ trương là vì thế. Và dự cảm của ông đã đúng. Nhiều người sống trong phố cổ Hội An đã có tiền, có nhu cầu về chỗ ở, đã tu sửa nhà cổ trong phố. Cá biệt, có người xin hủy nhà cũ, xây bê tôn đổ mê cho khang trang, thoáng đãng hơn. Song, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo thị xã, Phòng Văn hóa cùng với Phòng Nhà đất kiểm tra, phát hiện kịp thời, kiên quyết không cấp phép xây dựng. Như vậy là, ngọn lửa tình yêu di sản, sự khẳng định có tính khoa học về giá trị của Hội An của Kazik đã truyền tới lãnh đạo Hội An. Ông Nguyễn Sự, Chủ tịch UBND thị xã Hội An khi ấy (hiện nay là Anh hùng Lao động, Bí thư Thành ủy TP Hội An), khẳng định: “Trong cuộc hành trình đi đến Di sản Thế giới, Hội An mang ơn Kazik rất nhiều. Ông là người đã tái tạo và làm sống lại một Hội An kiêu hãnh như ngày hôm nay. Quả vậy, Kazik có công lao rất lớn đối với Hội An… Có thể nói, ông chính là người đầu tiên khuấy động lên phong trào mới mẻ trước kia chưa ai đề cập về kiến trúc đô thị cổ Hội An. Giữa lúc chúng ta còn đang ngái ngủ, mơ hồ về giá trị của đô thị cổ này thì Kazik, chính Kazik đã gửi về Ba Lan và tổ chức bảo tồn các đô thị cổ thế giới bản đệ trình về Hội An, loan báo về Hội An, gióng lên một hồi chuông cho cả thế giới biết về di sản hiếm có này”. Những cố gắng của lãnh đạo Hội An, các cơ quan hữu quan của Bộ VH và của Kazik đã được đền đáp xứng đáng: Ngày 19/3/1985, Khu phố cổ Hội An được Bộ VH cấp Bằng công nhận Di tích LSVH Quốc gia.

Sau khi đạt được thành công của bước đi đầu tiên này, Kazik đã đóng góp phần không nhỏ cùng

63

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Xuân Giáp Ngọ

Page 64: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Chùa Cầu, Hội An, tháng 5/1999. Ảnh: DTK

với GS.VS Vũ Tuyên Hoàng - một nhà khoa học có uy tín ở Việt Nam và quốc tế, có thân mẫu là người Hội An, cùng các cơ quan hữu quan tổ chức thành công “Hội thảo khoa học quốc tế về Đô thị cổ Hội An”, tổ chức tại Đà Nẵng (22, 23/3/1990). Với tiêu đề tham luận tại Hội thảo này: “Các liên hệ kinh nghiệm của Ba Lan cho chương trình tu bổ - bảo vệ phố cổ Hội An”, một lần nữa, Kazik khẳng định về giá trị của di sản Hội An: “Vẻ đẹp không trùng lặp chứa đựng trong các phố phường lịch sử, sự phong phú của các thể dáng kiến trúc, sự hoàn hảo của nghệ thuật chạm khắc trong nội thất các quần thể kiến trúc tạo nên cho phố cổ Hội An những đặc điểm nổi bật trong

một thiên nhiên riêng biệt. Những đặc điểm này đưa quần thể di tích phố cổ lên vị trí hàng đầu trong danh mục các di tích văn hóa của Việt Nam và cả trong kho tàng di sản văn hóa nhân loại. Sự cần thiết của thời kỳ chúng ta là ngăn chặn các nhân tố gây nên sự hủy hoại, bảo vệ các giá trị lịch sử, mỹ thuật và khoa học của di tích. Đi tới được các hoạt động kể trên là nhiệm vụ khẩn thiết của thời kỳ chúng ta, Hội An sẽ trải qua con đường dài, đầy vất vả trong việc tu bổ, cứu vãn thành phố cổ này”. Kazik đã xác định cho Hội An một tính chất: Hội An nằm trên một tam giác du lịch Hội An - Huế - Các di tích văn hóa Chàm (có Thánh địa Mỹ Sơn đã được xếp hạng là Di sản VH thế giới). Ông cũng chỉ ra giá trị kiến trúc không trùng lặp của Hội An, cùng với không gian thiên nhiên gợi cảm thu hút nguồn cảm hứng của các nghệ sĩ cho những sáng tác nghệ thuật. Theo Kazik, vấn đề cơ bản cho Hội An là trả lại các giá trị lịch sử bên cạnh cuộc sống hiện đại, bảo đảm cho các công dân thành phố, các điều kiện phù hợp với các nhu cầu cuộc sống ngày nay, lập chương trình cho sự phát triển của thành phố trong tương lai. Ông đã chỉ ra rằng, chức năng cơ bản của Hội An phải gắn liền với các dịch vụ về du lịch, khách sạn, sản xuất đồ lưu niệm mang mầu sắc dân gian. Với Hội An, có thể thêm các chức năng về đánh bắt cá, chế biến hải sản, dệt cổ truyền đã sẵn có trong không gian địa phương. Ông cảnh báo, nhu cầu cuộc sống

của nhân dân sống trong khu di tích không luôn luôn phù hợp với các mục đích bảo tồn - tu bổ, vấn đề này cần phải giải quyết bằng việc mua đứt hoặc chuyển đổi các khu nhà. Các sửa chữa cơ bản của nhân dân, thông thường không đúng với các nguyên tắc tu bổ, dẫn tới việc phá hủy không hoàn lại được các thành phần di tích. Vì vậy, cần phải có ngay sự can thiệp cấp thiết về tu bổ đối với các khu nhà đang đòi hỏi sửa chữa.

Cùng với nỗ lực của các cơ quan chức năng của Việt Nam, Hội thảo lần này đã góp phần quan trọng để UNESCO quyết định liệt hạng Đô thị cổ Hội An là

Mái ngói rêu phong trên phố cổ. Ảnh: Anh Đức

64

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Xuân Giáp Ngọ

Page 65: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1999. Song, Kazik đã không thấy được thành quả mà ông góp công tạo dựng đó. Sau khi trả món nợ tình yêu và hoàn thành sứ mạng với Hội An, từ năm 1996, Kazik được cử chủ trì dự án trùng tu các di tích Thế miếu và Tả vu ở Đại Nội - Huế, một dự án do chính phủ Ba Lan tài trợ. Sau nhiều tháng làm việc cật lực để lập một dự án mà anh muốn là mẫu mực nhất, anh đã ngã bệnh và đột ngột ra đi vào 17 giờ ngày 19/3/ 1997, ở Huế, trên đất Việt Nam. 17 năm, Kazik đã cứu được biết bao di tích, nhưng không ai cứu được anh. Tạo hóa quá bất công với Kazik.

Lúc yêu, lúc sống hết mình cho tình yêu Hội An, Kazik không một mảy may mong/muốn được ghi nhớ công ơn, được tạc bia đá, bảng vàng. Song, với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người Việt Nam, lãnh đạo Hội An, người Hội An, người Việt Nam không bao giờ quên công ơn của Ông Tây Kazik - một con người với tấm lòng trìu mến và hào hiệp đã hiến dâng đến hơi thở cuối cùng cho Hội An, cho di sản văn hóa nhân loại. Kazik ra đi, đã để lại một bài học cho con người rằng: Không hám danh, không trục lợi, chỉ với tấm lòng trìu mến, hào hiệp, mới bảo vệ, mới bênh vực được di sản - những viên châu báu văn hóa mà ông cha trao truyền vào tay chúng ta.

Sau khi Kazik ra đi, lãnh đạo Hội An đã thống nhất phải “làm một cái gì đấy” để nhớ công lao của Kazik, để các thế hệ Hội An mai sau mãi mãi nhớ đến Kazik. Đã có gợi ý nên lấy tên Kazik đặt cho một con đường

ở thị xã Hội An. Cuối cùng, một tượng đài tưởng niệm Kazik trong khuôn viên nhỏ được xây dựng tại một trong những con đường đẹp nhất của đô thị cổ Hội An - đường Trần Phú, con đường hằn in vết chân ông. Văn bia ghi: “Từ những năm của thập niên 1980, Kazik đến Việt Nam tham gia chương trình hợp tác về bảo tồn các di sản văn hóa giữa Việt Nam và Ba Lan. Bằng tài năng và tâm huyết, ông đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc khám phá, nghiên cứu, quảng bá góp phần để Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm 1999.

Ông bị bệnh mất ngày 19/3/1997, tại Cố đô Huế.Ông đã dành cả cuộc đời và tâm huyết của mình

cho sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam và Thế giới”.

Hội An nay đã lừng danh. Hội An luôn ngập trong dòng du khách nước ngoài. Hội An nay đã giầu lên trông thấy. Hội An không quên Chiến công khoa học, Chiến công văn hóa, được tạo nên bởi trí tuệ, tình yêu và sự hy sinh hào hiệp của Kazik - người công dân Hội An đích thực! Kazik sống mãi trong lòng những người bạn Việt Nam yêu dấu và biết ơn anh! n

Phố cổ Hội An. Ảnh: SGpt

Phố cổ Hội An. Ảnh: SGpt

Phố cổ Hội An bên sông Hoài. Ảnh: DTK

65Xuân Giáp Ngọ

Page 66: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Bản Ngọc phả cổ lục hiện còn lưu ở làng Nghĩa Lập truyền lại đến ngày nay cho ta biết rõ về lai lịch của vị thần này. Kể rằng, vào triều

Hùng Vương thứ 6, tại đất Phong Châu (nay thuộc Phú Thọ), có một người họ Cao tên là Ái Nghĩa, kết duyên với người con gái cùng châu tên là Mỹ Đức, vốn con nhà gia thế, dòng dõi hào kiệt. Hai vợ chồng tính tình thật thà, hồn hậu, ăn ở nhân đức. Phàm những việc như cứu giúp người hay việc làm phúc, không việc gì là không dốc tâm, dốc sức thực hiện. Hiềm một nỗi, tuy tuổi đã cao mà hai ông bà vẫn

chưa có một mụn con để vui cửa vui nhà và làm chỗ dựa lúc tuổi già. Ông thường than rằng: “Vàng núi, ngọc bể ta xem nhẹ như cỏ mao. Con hiền cháu thảo còn hơn vàng ngọc”. Vì vậy, ông bà thường xuyên thăm viếng các đền miếu cúng rường, cầu tự.

Một hôm, nghe nói bên sông Bạch Hạc có một ngôi đền thiêng, ông bà lập tức biện lễ, khăn gói về hành lễ. Lễ xong trở về nhà, như thường lệ ông bà cùng ngủ trong phòng. Có lẽ vì mệt, hai người ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ, bà Mỹ Đức mộng thấy một ông lão râu, lông mi bạc phơ, đầu đội mũ bách tinh,

l HỒNG NY

Sủng ĐứcĐại Vương

Vị thầnOai linhHộ quốcAn dân

TỪ THỦ ĐÔ HÀ NỘI, THEO ĐƯỜNG QUỐC LỘ 1A, VỀ PHÍA BẮC 14KM, RẼ TRÁI CHỪNG 2KM TA SẼ TỚI ĐỊA PHẬN LÀNG NGHĨA LẬP, THUỘC XÃ PHÙ KHÊ, THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH. NGHĨA LẬP XƯA CÓ TÊN NÔM LÀ LÀNG SỘP, LÀ LÀNG NÔNG NGHIỆP CỔ TRUYỀN NẰM BÊN DÒNG SÔNG NGŨ HUYỆN KHÊ. HÀNG NGHÌN NĂM, NƠI ĐÂY ĐÃ TÔN THỜ MỘT NGƯỜI ANH HÙNG “SINH VI TƯỚNG, TỬ VI THẦN”, CÓ CÔNG LAO TO LỚN CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM, SAU KHI CHẾT VẪN ÂM PHÙ CHO QUỐC THÁI, DÂN AN. VỊ THẦN OAI LINH HỘ QUỐC, AN DÂN ĐÓ LÀ SỦNG ĐỨC ĐẠI VƯƠNG THƯỢNG ĐẲNG PHÚC THẦN.

66

TÖØ TRONG DI SAÛN

Xuân Giáp Ngọ

Page 67: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Sủng ĐứcĐại Vương

tay cầm cành đào kết thành hai quả đào, đứng trước cửa, tuyên triệu Mỹ Đức rằng: “Ta phụng Hoàng Thiên sắc mệnh cho hai quả đào tiên, nhà ngươi nên ăn, sau này tất sinh quí tử làm rạng danh gia đình, làng xóm, nổi tiếng khắp thiên hạ”. Bà Mỹ Đức hoan hỷ nhận lấy đào tiên ăn trong mộng, rồi tỉnh giấc. Bà kể cho chồng nghe về giấc mộng. Ông vô cùng ngạc nhiên, cũng kể lại cho bà nghe giấc mộng của mình: ông cũng mộng thấy có người cho ông một bài thơ,

có 4 câu thơ:Anh tài Thiên định giáng vu trầnĐầu thai Cao thị tá lương quânVạn cổ lưu phương danh bất hủTích di Nghĩa Lập tổng thiên xuân.Biết có điềm lành, trong niềm hy vọng, ông bà

uyên ương đồng phối, loan phượng vui vầy. Từ hôm đó, bà Mỹ Đức có thai. Không như người khác mang thai chín tháng mười ngày, phải sau 12 tháng Bà Đức mới lâm bồn. Đúng giờ Sửu ngày 15 tháng Giêng năm Tân Hợi, bà sinh hạ một bọc, nở ra một bé trai và một bé gái. Bé trai diện mạo khôi ngô, dĩnh ngộ. Bé gái xinh xắn, bụ bẫm. Ông bà đặt tên con trai là Sủng Đức, con gái là Mỹ Phúc. Lớn lên, vốn có thiên tư cao quí, học lực tinh thông, mới học được vài ba năm, Sủng Đức đã quán triệt văn chương, võ nghệ siêu quần. Các sách của bách gia chư tử, không có sách nào là không xem. Trên thông thiên văn, dưới thông địa lý, không có sự việc nào không biết, không hiểu. Còn con gái Mỹ Phúc, đến tuổi trăng tròn, đẹp như tiên nữ giáng trần, được nhà vua sủng ái, triệu

Cổng đình Nghĩa Lập. Ảnh: Đào Hiền

Trong sân đình Nghĩa Lập.Ảnh: Đào Hiền

67Xuân Giáp Ngọ

Page 68: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

nhập cung phong làm Hoàng hậu. Năm Sủng Đức 17 tuổi, tuổi già, sức yếu, cha

mẹ chàng đều qui tiên. Chàng chọn nơi đất tốt trong làng an táng cha mẹ, ngày ngày hương khói, giữ trọn chữ hiếu. Vừa hết 3 năm chịu tang, cũng là lúc Vua Hùng hạ chiếu cầu hiền tài để ứng tuyển vào đội ngũ quan lại. Nhiệt tình hưởng ứng, Sủng Đức lập tức tới kinh thành ứng thí và đã trúng tuyển. Ngài được nhà vua triệu tới trước thềm rồng yết kiến. Thấy ngài tư phong, tướng mạo đường đường, lại văn võ kiêm toàn, nhà vua rất đỗi vui mừng, truyền rằng: Trời đã vì Trẫm mà sinh hiền tài, cuối cùng thì Trẫm cũng chọn được người tâm đắc. Vua phong cho Sủng Đức làm Đô úy. Từ đó, vua tôi cùng hiệp sức, thiên hạ thái bình, muôn dân no ấm, hoan ca. Một vị tướng trong triều mến mộ tài năng xuất chúng của Sủng Đức, liền gả người con gái yêu tên là Từ Huệ cho.

Giữa lúc đất nước thái bình, thì giặc Ân ở phương Bắc mang quân xâm lược. Tại làng Phù Đổng, huyện Đông Ngàn, đạo Kinh Bắc (nay thuộc Hà Nội), có bà quả phụ tuổi gần tứ tuần sinh hạ được một bé trai, tướng mạo khôi ngô, hiềm nỗi lên 3 tuổi mà vẫn chưa biết nói, biết cười. Nhưng, vào hôm nghe tiếng sứ giả truyền chiếu chiêu tập hiền tài ra đánh giặc, cậu cất tiếng đòi gặp sứ giả đề đạt yêu cầu. Được nhà vua cấp cho ngựa sắt, roi sắt, nón sắt, chàng trai sau khi ăn xong 7 nong cà, 3 nong cơm, vươn vai vụt lớn trở thành tráng sĩ. Tráng sĩ tâu với mẹ rằng: “Thánh mỗ xin cáo từ mẫu thân”, rồi nhảy lên lưng ngựa đi đánh giặc. Đó chính là Thánh Gióng, sau khi đánh thắng

giặc Ân, bay về Trời, được nhà vua phong Phù Đổng Thiên vương. Nhà vua cử Sủng Đức làm bộ tướng, cùng vị tráng sĩ xuất trận, lập nhiều chiến công. Đến trận cuối, tướng quân Sủng Đức không may rơi vào ổ phục kích, bị giặc chém gần rơi đầu. Ngài lên ngựa quay về, và đến chiều tối thì tới địa phận làng Sộp (sau cải thành làng Nghĩa Lập), thì thân Ngài ngã lăn xuống đất. Dân làng Sộp dự định ngày hôm sau sẽ mai táng cho Đô úy, nhưng qua một đêm, xác ngài được mối đùn lên thành ngôi mộ lớn. Dân làng bèn cùng nhau lập một ngôi đền ngay tại nơi Ngài hóa, tôn Ngài làm phúc thần, mãi mãi hương khói phụng thờ. Hàng năm, vào các ngày tiết lệ, đặc biệt là ngày chính kỵ đức thánh ngày 12/9 âm lịch, dân làng Nghĩa Lập lại tưng bừng mở hội để tưởng niệm đức thánh.

Tấm gương quả cảm hy sinh vì đất nước của Đô úy Sủng Đức được dân làng Sộp lập biểu tâu về triều đình. Vua Hùng vô cùng cảm kích, sắc phong tặng ngài Sủng Đức làm Đại vương, phu nhân Từ Huệ làm Phi Nhân; đồng thời sắc chỉ cho dân Nghĩa Lập nghênh đón sắc phong, lập đền thờ phụng Ngài và phu nhân. Từ đó về sau mỗi khi quốc đảo, dân cầu đều rất linh thiêng, ứng nghiệm. Theo sắc phong của triều đình, làng Nghĩa Lập tôn thờ Ngài làm Thành hoàng, thờ ở đình Nghĩa Lập. Đình được xây dựng từ thời Lê là một công trình khá bề thế, với nhiều kiến trúc gỗ cổ truyền rất có giá trị.

Sắc phong:Thượng đẳng phúc thần

Lăng Mộ ngài Sủng Đức. Ảnh: Đào Hiền

68

TÖØ TRONG DI SAÛN

Xuân Giáp Ngọ

Page 69: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Vạn đại hương hỏa dữ quốc đồng hưu vĩnh vi hằng thức đức kỳ thịnh hĩ. Chuẩn hứa Nghĩa Lập hương dân phụng sự.

Nhất phong: Đương cảnh thành hoàng thành hòa hiển liệt, anh

quả, phu cảm, tế thế, hộ quốc, bảo dân Đại vương.Nhất phong: Từ ân, nhu gia, thục hạnh, dung nghi, đoan chính

Phi Nhân.Lại phong: Thông minh, nhân trí, Hùng lược đại vương.Trinh tư, thục hạnh, dung nghi, đoan trang, trung

chính, thục thận, hồng ý, tuyên từ Phi Nhân.Nhất phong: Đương cảnh thành hoàng thành hòa hiển liệt anh

quả phu cảm đại vương.Từ Huệ nhu gia, trinh tư, thục hạnh Phi Nhân.Ngày sinh của thần: ngày 15 tháng Giêng Âm

lịch. Vào ngày này hàng năm dân làng dùng lợn đen và rượu để tế lễ.

Ngày hóa của thần: ngày 12 tháng 9 Âm lịch. Vào ngày này hàng năm dân làng mở hội tiến hành nhập tịch làm lễ cầu phúc, dùng thịt trâu và rượu để làm tế lễ, tổ chức xướng ca, tế trướng trong ba ngày.

Ngày chính kỵ (ngày hóa) của thần được dân làng mở hội, có nghi thức rước lễ vật và ngai sắc từ đình sang đền và từ đền về đình; duy trì một mỹ tục rất lâu đời là thi đọc mục lục và thi cỗ. Mục lục là một áng văn tuyệt bút ca ngợi mảnh đất và con người Nghĩa Lập.

Sinh thời, Đô úy Sủng Đức có nhiều công lao to lớn với dân với nước, khi đã vì nước hóa thân, Ngài lại linh hiển phù hộ cho đất nước, che chở cho dân, vì vậy về sau các bậc Đế vương của nước Việt đều gia phong cho Ngài và phu nhân những mĩ tự. Hiện nay, Nghĩa Lập còn giữ được 12 đạo sắc phong của Sủng Đức Đại vương (thời Lê, có 2 đạo, niên hiệu Cảnh Hưng và Chiêu Thống; thời Tây Sơn có 2 đạo, niên hiệu Quang Trung và Cảnh Thịnh; thời Nguyễn có 8 đạo, niên hiệu Minh Mệnh có 1, Thiệu Trị có 2, Tự Đức có 2 đạo, Đồng Khánh 1 đạo, Duy Tân 1 đạo, Khải Định 1 đạo).

Trải qua thời gian quá lâu và sự khắc ngiệt của thời tiết, lăng mộ Đức Thánh Sủng Đức đã bị xuống cấp trầm trọng. Với tấm lòng ngưỡng mộ thành kính, biết ơn sâu sắc các bậc hiền nhân có công với dân, với nước; cũng là để di dưỡng đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tình yêu quê hương đất nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau, người dân thôn Nghĩa Lập, từ người cao tuổi đến các trẻ thơ chung tay góp sức sửa chữa, tôn tạo và nâng cấp lăng mộ Ngài thành ngôi lăng đền mới, trang nghiêm và hoành tráng. Cùng với các công trình kiến trúc thờ tự khác, ngôi lăng đền thờ đức Đương cảnh Thành hoàng thành hòa Sủng Đức Đại vương mới tôn tạo, đã nâng cao đời sống văn hóa tâm linh của người dân Nghĩa Lập và bà con quanh vùng. Thiết nghĩ, các cơ quan quản lý văn hóa và chính quyền địa phương cần sớm lập hồ sơ công nhận đền và ngôi mộ có ý nghĩa này là Di tích lịch sử văn hóa.n

Lăng Mộ ngài Sủng Đức. Ảnh: Đào Hiền

69Xuân Giáp Ngọ

Page 70: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

l MẠC HẠ

BÁC HỒCăn dặn lái xekhông được uống rượu

Uống nhiều rượu là có hại cho sức khỏe và gây nên nhiều chuyện phiền phức. Nhất là người lái xe, uống rượu trước khi lên xe là rất nguy hiểm, cho nên luật lệ giao thông ở nước nào cũng nghiêm cấm người lái xe uống rượu và nghiện rượu.

Trước khởi nghĩa, anh thanh niên Phạm Văn Nền lái xe ở Sở Đoan. Sở này đóng tại phố Hàng Vôi, có hơn 30 lái xe, với hơn hai chục

đầu xe con, xe to. Thời Pháp, Sở Đoan là công cụ thực hiện chính sách thuế khóa vô cùng hà khắc, đã gieo không biết bao nhiêu tang tóc cho nhân dân ta. Trong những lần lái xe đưa bọn Tây Đoan đi bắt thuế, anh đã chứng kiến cảnh nhân dân ta nghèo khổ cùng quẫn vì sưu cao, thuế nặng đúng như cảnh chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Nhưng rồi anh chỉ biết uất ức mà không biết làm gì. Được Việt minh giác ngộ, anh tham gia các hoạt động bí mật trước khởi nghĩa. Khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 nổ ra, anh đã hăng hái tham gia cướp chính quyền ở Hà Nội, nhờ vậy được tuyển về lái xe cho cơ quan báo Cờ Giải phóng, nhiều khi lái xe cho đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư của Đảng.

Trong những ngày vận mệnh chính quyền cách mạng ở thế ngàn cân treo sợi tóc, với bao khó khăn, Phạm Văn Nền không hề dao động, trung thành và tận tụy với công việc. Lòng trung thành và những phẩm chất cao quí của người lái xe 36 tuổi ấy đã được Đoàn thể đánh giá cao. Mặc dù vậy, nhưng khi được đồng chí Trường Chinh giới thiệu anh về lái xe cho Bác Hồ vào lúc Cách mạng nước ta đang ở vào thời kỳ căng thẳng nhất do bầu không khí chiến tranh giặc Pháp gây ra ở Hà Nội, anh vẫn không khỏi ngạc nhiên và bồi hồi. Bởi, anh nghĩ mình đã làm việc cho chế độ cũ, được Cách mạng giải phóng và trả lại quyền sống, quyền làm việc cho Tổ quốc đã là điều ngoài sức tưởng tượng chứ anh đâu có dám mơ ước được tuyển chọn để chịu trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, trước sự nghiệp của chúng ta bảo vệ cuộc sống và hoạt động của vị lãnh tụ thiên tài của

70

VAÊN HOÙA GIAO THOÂNG

Xuân Giáp Ngọ

Page 71: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

dân tộc. Vậy mà điều anh không dám nghĩ, dám mơ tới ấy lại đã đến.

Hôm đầu tiên bước vào phòng ở của Bác ở Bắc Bộ phủ, anh sợ sệt, không dám đi lại, cứ ngồi im một chỗ. Nhìn căn phòng Bác ở, anh vô cùng sửng sốt. Là Chủ tịch nước sao các thứ Bác dùng đều mộc mạc giản dị, chỉ có một chiếc bàn làm việc bằng gỗ mộc, mấy chiếc ghế lim mặt đan bằng mây mắt hình lục lăng,...Đang mải mê ngắm nhìn nơi ở và làm việc của Bác, anh không để ý đến tiếng mở cửa thông ra phòng bên. Chỉ khi nghe thấy tiếng bước nhè nhẹ đến gần, anh mới giật mình quay lại. Bác đã đến gần. Anh vội đứng dậy. Bằng một cái khoát tay nhẹ, Bác ra hiệu cho anh cứ ngồi tự nhiên rồi Người tự kéo ghế ngồi đối diện. Trước khi đến đây, anh Nền đã chuẩn bị sẵn và học thuộc lòng những điều sẽ thưa với Bác, chủ yếu là sẽ hứa với Bắc bằng bất cứ giá nào, dù khó khăn gian khổ đến đâu, dù có phải hy sinh thân mình, anh cũng hoàn thành nhiệm vụ vinh quang mà Đoàn thể giao cho. Nhưng giờ đây, anh luống cuống, hai tay đan vào nhau, bồi hồi xúc động không biết bắt đầu ra sao. Đang lúc lúng túng, may sao Bác đã chủ động lên tiếng hỏi:

- Chú Nền làm ở chỗ chú Trường Chinh phải không?- Thưa Bác, vâng ạ!- Giờ chú vào đây nhận công tác nhé.- Vâng ạ !- Để giữ bí mật, Bác đặt tên cho chú là chú Ngọc.

Chú thấy thế nào?

- Dạ thưa Bác, được Bác đặt tên cho còn gì hạnh phúc bằng đâu ạ.

- Công việc cụ thể, chú Bằng (Nguyễn Lương Bằng - sau là Phó Chủ tịch nước) sẽ bàn bạc và giao nhiệm vụ cho chú. Sẽ rất khó khăn, gian khổ, chú phải cố gắng.

Anh Nền chăm chú lắng nghe như uống từng lời của Bác căn dặn. Bỗng Bác vừa cười, vừa hỏi:

- Trước, chú lái xe đi bắt rượu lậu, thế chú có uống rượu không?

Anh Nền ngượng đỏ mặt, trả lời:- Dạ, cũng có uống ạ.- Uống cả những lúc chuẩn bị lên xe chứ?- Dạ, cũng có uống ạ. Nhưng...- Nhưng giờ thì thôi, có phải thế không? Thế là tốt. Nói rồi, Bác chậm rãi giảng giải:- Ngày xưa, tụi thực dân cấm dân ta nấu rượu là

để nó độc quyền sản xuất và bán rượu, khuyến khích người ta uống rượu. Uống nhiều rượu là có hại cho sức khỏe và gây nên nhiều chuyện phiền phức. Nhất là người lái xe, uống rượu trước khi lên xe là rất nguy hiểm, cho nên luật lệ giao thông ở nước nào cũng nghiêm cấm người lái xe uống rượu và nghiện rượu.

Nghe lời khuyên bảo nhẹ nhàng của Bác, anh Nền thấm mãi. Anh thầm hứa với Bác sẽ không bao giờ uống rượu nữa. n

(Theo sách Bảo vệ Bác Hồ - Nxb Nghệ Tĩnh, 1990, của

Nguyễn Minh San)

Bác Hồ nói chuyện, căn dặn cán bộ, công nhân viên ngành Giao thông Vận tải tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm. Ảnh: hoiquandisan.com

71

VAÊN HOÙA GIAO THOÂNG

Xuân Giáp Ngọ

Page 72: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Cho đến giờ phút này, tại diễn đàn Hội nghị ATGT cấp Quốc gia và Quốc tế (2013) đã cho thấy cuộc chiến chống tai nạn giao thông

(TNGT) đã diễn ra quyết liệt như thế nào và, sự tổn thất lớn lao biết chừng nào trên các mặt trận không tiếng súng đang diễn ra ác liệt trên toàn quốc. Chiến trường không có tiếng súng,không có bom rơi, đạn nổ mà có tới hàng vạn người chết và bị thương trong một năm thì quả là ác liệt hơn cả những cuộc chiến tranh bằng súng đạn năm xưa. Nhưng nhờ có tài chỉ huy thông minh và quyết liệt của Chủ tịch UBATGTQG và tư lệnh ngành GTVT trên mặt trận giao thông lớn đang diễn ra trên toàn quốc mà thương vong của người dân tham gia trên trận địa giao thông trong năm qua được giảm đi rõ rệt. Trong đại chiến dịch đó, ngoài tài năng tổ chức, chỉ đạo chung của lãnh đạo Uỷ ban ATGTQG cùng với các phương tiện kỹ thuật hiện đại của Bộ GTVT, còn có một vũ khí mềm là Văn hoá giao thông(VHGT). Cụ thể là, đã huy động toàn bộ các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức văn học nghệ thuật tham gia vào mặt trận ATGT. Trong đội quân đặc biệt tinh nhuệ và hùng mạnh đó

có những Giáo sư già gần 100 tuổi, cũng có những nghệ sĩ, nhà báo xinh đẹp tuổi độ trên dưới 30. Có hàng trăm bài báo viết về TNGT, hàng chục chương trình nghệ thuật phản ánh cả hai mặt sáng, tối về TNGT được diễn trên sân khấu, được phát trên các kênh truyền hình phục vụ cho hàng triệu người xem bằng ngôn ngữ nghệ thuật, bằng hình tượng nghệ thuật sinh động. Văn nghệ sĩ đã đem tới những thông điệp về ATGT cho cộng đồng qua các ngôn ngữ nghệ thuật sinh động.

Trong năm qua, được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Uỷ ban ATGTQG, Trung tâm NCBT & PHVHDT Việt Nam đã đưa những chương trình nghệ thuật về VHGT vào tận những trường học phục vụ miễn phí cho sinh viên và học sinh - đối tượng vi phạm nhiều nhất về ATGT; đã in hàng ngàn đĩa những tác phẩm nghệ thuật hay về ATGT gửi tặng đại biểu Quốc hội trong những kỳ họp trong năm và gửi tới các ban ATGT ở địa phương để đông đảo người xem vừa thưởng thức, vừa cảnh giác với TNGT mà thực hiện luật lệ giao thông có hiệu quả hơn. Tập thơ Con đường-Con người do trung tâm tổ chức cho nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ viết về VHGT,

l BÍCH NGỌC

An toàngiao thông

VĂN HOÁ GIAO THÔNG

Với Giao thông cuối tuần. Ảnh: Mr.T

72

VAÊN HOÙA GIAO THOÂNG

Xuân Giáp Ngọ

Page 73: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

An toàngiao thông

hơn 100 bài, đã phát hành gần 1 vạn bản, gây ảnh hưởng rất tốt nên được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen trong năm 2013, Uỷ ban ATGT cũng tặng hơn 1 triệu 500 đồng cho nhà thơ, tuy của ít nhưng có giá trị động viên lớn để nhà thơ tiếp tục sáng tác đề tài ATGT trong những năm tới. Được Uỷ ban ATGTQG đầu tư, trung tâm đã tổ chức sáng tác và dàn dựng vở kịch “Đoạn cuối một cuộc tình” - một bi kịch của những kẻ vì thế lực đồng tiền mà coi thường mạng sống con người, vi phạm nghiêm trọng luật lệ ATGT, gây ra cái chết cho người lương thiện và làm tan nát cuộc tình đang chạm tới hạnh phúc...

Có thể nói hiệu ứng của những chương trình nghệ thuật về VHGT rất tốt. Đa số những độc giả, khán giả sau khi đọc sách, đọc báo, xem tác phẩm nghệ thuật về VHGT, đều thấy ý nghĩa giáo dục và cảnh báo về ATGT rất cao, nhiều khán giả đã xem lại những tiết mục nghệ thuật về VHGT phát trên truyền hình. Nhiều lái xe đã bật những đĩa hình, đĩa nhạc về VHGT để nghe, để xem khi đang nghỉ hoặc chạy trên đường dài. Những câu hát Xẩm của nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa về VHGT lúc nào cũng nỉ non, da diết chảy vào tai người nghe những câu thơ hay:

Mới nghe Văn hoá giao thôngTưởng đâu là chuyện viển vông xa vờiHiểu ra là chuyện con ngườiMột giây lên xuống đôi lời lại quaChạy xe đi bộ gần xaHiểm nguy ngã bảy ngã ba khôn lườngVà: Biết bao nhiêu cảnh hãi hùngĐường sắt đường biển bão giông nổi chìmĐường sông, đường bộ ngày đêmXe máy chiếc mũ, con thuyền chiếc phao

Đua xe đường phố máu tràoCon vui mẹ khóc, não sầu lòng chaDưới trên sâu cạn bao laKhóc cười, sống chết... cũng là giao thôngThấy đời bỗng chốc có khôngHãy xem “Văn hoá giao thông” là đời... Những câu thơ hay như vậy lại được thể hiện qua

giọng ca vàng thì ai mà không thích nghe, càng nghe càng thấm, càng thấy “Văn hoá giao thông là đời...”

Trong chiến dịch ATGT hiện nay có lẽ khó nhất là giảm TNGT, mặc dù Uỷ ban ATGTQG và Bộ GTVT đã cố gắng hết sức, đã làm rất quyết liệt nhưng TNGT vẫn xẩy ra hàng ngày, trật tự ATGT vẫn còn diễn ra vô cùng phức tạp, làm cho đời sống của cộng đồng không được yên ả, bộ mặt đất nước không được sáng sủa, tươi vui, bởi người tham gia giao thông còn thiếu văn hoá, thể hiện trong cảnh nhiều người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, hoặc đối phó bằng mũ bảo hiểm giả, rẻ tiền. Chạy xe thì lạng lách, vượt đèn đỏ và chạy cả lên lề đường, qua mặt công an, người lái xe ôtô cũng chẳng kém gì người đi xe máy, nhất là xe buýt, ỷ mình to xác và thuộc Nhà nước quản lý nên cứ ngông nghênh.Chạy thục mạng, rú còi thật to, vì vậy mà người dân mới đặt cho cái tên “Hung thần xe buýt”. Dường như không có thủ đô nào trên thế giới này mà ồn ào náo động như Thủ đô Hà Nội, bởi xe ôtô lớn, nhỏ tha hô rú ga, bóp còi và xì khói bụi mịt mù, thế mà cảnh sát giao thông chẳng thèm can thiệp, huýt còi phạt, hoặc nhắc nhở lái xe, nên có người nhận xét chua chát rằng “Hiền như cảnh sát giao thông Hà Nội”. Dường như có một số người thi hành công vụ về ATGT cho rằng, những hành vi thiếu văn hoá ấy là bình thường, không gây chết người nên bỏ qua.

Nữ cảnh sát giao thông. Ảnh: Lensfix

73

VAÊN HOÙA GIAO THOÂNG

Xuân Giáp Ngọ

Page 74: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Nhưng, đây là cái bình thường lạc hậu của một xã hội còn mang nặng nề nếp sống tiểu nông, dễ bằng lòng với những con người còn thiếu văn hoá trong tham gia giao thông. Dĩ nhiên, không phải là tất cả đều là màu xám tối, mà đâu đó cũng xuất hiện những điểm sáng, những con người mới trong đội ngũ lái xe ôtô. Ví dụ gần đây có những thanh niên biết nhường ghế cho người già, hoặc phụ lái xe buýt nhặt được của rơi đã tìm trả lại cho người bỏ quên, hoặc ứng xử có văn hoá với người tham gia giao thông.

Đáng tiếc là chúng ta chưa phê phán cái xấu và biểu dương cái tốt thật kịp thời, đúng mức. Một xã hội quân bình là một xã hội chậm tiến. Các chuyên gia giao thông Nhật Bản cho biết: VHGT ở Tokyo cách đây 30 năm giống như VHGT Hà Nội hiện nay, nhờ làm quyết liệt, làm có bài bản, có khoa học mà bây giờ VHGT Nhật Bản đã đứng hàng đầu thế giới. Tôi đã nhiều lần đến nước này và đã nhiều lần đi xe ô tô do những lái xe cao niên cầm lái, thậm chí có lái xe đã 80 tuổi, họ không những làm lái xe mà còn là người hướng dẫn văn hoá du lịch thật đáng yêu, đáng tin cậy.

Ngay cả nước Lào còn nghèo về kinh tế nhưng nếp sống văn hoá thật là đẹp. Giao thông ở Thủ đô Viêng Chăn không kém gì Thủ đô các nước phát triển. Trông người mà ngẫm tới ta!

Tại sao VHGT nước ta vẫn đứng vào hàng yếu

kém? Theo tôi, do đất nước chúng ta chịu ảnh hưởng một nền kinh tế tiểu nông nghèo nàn lạc hậu kéo dài nhiều thế kỷ nên đã hình thành một nếp sống văn hoá lạc hậu, mặc dù ta có một truyền thống văn hoá dân tộc vô cùng phong phú mà ngày nay nhiều di sản đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại. Cũng từ quan điểm sai lầm về Văn hoá dân tộc mà hàng trăm đền đài, miếu mạo đã bị đập phá. Vì không trang bị tư tưởng và nếp sống đẹp truyền thống của cha ông, nên khi giao lưu, hội nhập thì lớp trẻ vội vàng tiếp thu “cái mới”, thực chất là cái cặn bã của văn hoá phương Tây. Chúng ta chưa phát huy đúng mức nếp sống văn hoá của cha ông ta cho thế hệ trẻ hôm nay nhìn thấy và học tập, thấm nhuần như:

- “Câu nhịn là chín câu lành- “ Lời chào cao hơn mâm cỗ” - “Đi đâu mà vội mà vàng/mà vấp phải đá mà

quàng phải dây”...Khi họ bị trượt dài theo lối sống thiếu trật tự kỷ

cương, thể hiện rõ nhất trên đường phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, một trật tự giao thông còn lộn xộn khoa coi. Theo tôi không nên tách VHGT riêng ra sự nghiệp văn hoá chung, vì đây là vấn đề sống còn của cả dân tộc. Vì vậy mà toàn bộ hệ thống chính trị phải vào cuộc, phải tham gia Văn hoá giao thông phải tham gia chiến dịch ATGT giống như toàn quân, toàn dân ta đã tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch giải phóng Miền Nam trước đây. Ngành văn hoá phải là ngành chỉ huy chiến dịch VHGT. Việc Bộ VH-TT & DL làm ra Bộ Tiêu chí Văn hoá giao thông và đã công bố rộng rãi, đó là một cố gắng lớn, nhưng chỉ dừng lại ở đấy là chưa đủ, mà phải tiếp tục hoàn thiện Bộ Tiêu chí Văn hoá giao thông cho có sức thuyết phục hơn, đồng thời đưa những tiêu chí ấy vào cuộc sống bằng mọi phương tiện, mọi hình thức, nếu không thì đấy chỉ là hình thức, tức là làm cho xong chuyện mà thôi.

Văn hoá giao thông là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, bởi nó không những góp phần giảm thiểu TNGT mà còn góp phần làm cho cuộc sống của cộng đồng xã hội yên bình hơn, tốt đẹp hơn, văn minh hơn, như một nhà thơ đã viết nên hình tượng: “Em đẹp dần trong mắt anh…, cũng có nghĩa là Việt Nam phải đẹp dần lên trong mắt chúng ta và mắt bạn bè khắp năm châu...n

Bé tham gia giao thông. Ảnh: Thanh Long

74

VAÊN HOÙA GIAO THOÂNG

Xuân Giáp Ngọ

Page 75: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

TRẺ&

Chuyên kinh doanh các lĩnh vực: bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân

thọ, đầu tư tài chính tại thị trường Lào, LAP có trụ sở chính tại đường Asean, Ban Sibounhueang, quận Chanthabouly, Thủ đô Vientiane, Lào. Hiện tại, doanh nghiệp đang triển khai dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ với hơn 50 sản phẩm bảo hiểm, từ bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người đến các loại hình bảo hiểm tài sản, kỹ thuật. Sau 3 năm hoạt động, hiện tại Công ty có hơn 50 cán bộ nhân viên và 215 đại lý phân bố rộng khắp tại 17/17 tỉnh, thành phố của Lào. Đáng nói hơn nữa là từ khi ra đời đến nay, Bảo hiểm Lanexang luôn là doanh nghiệp bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm nhanh nhất thị trường, trung bình 200%/năm. Và như

đã nêu ở trên, Lanexang cũng là doanh nghiệp có mạng lưới đại lý và giám định viên phủ kín thị trường Lào. Đây thực sự là con số ấn tượng mà LAP đã làm được trong một thời gian cực kỳ ngắn. Thiết nghĩ, được sự trợ giúp của hai cổ đông sáng lập vừa có tiềm lực về kinh tế, vừa có kinh nghiệm chuyên môn, Bảo hiểm Lanexang không thể không làm nên chuyện ở một thị trường mới và nhiều tiềm năng như Lào.

Là một doanh nghiệp trẻ, đang phát triển không ngừng với những chiến lược kinh tế thích hợp, thì vào đầu năm 2012, LAP lại được tiếp thêm sức mạnh nội lực bởi một nhà quản lý trẻ. Đó là Lại Mạnh Quân. Là một Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh sinh năm 1983, đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Bảo hiểm Lanexang

đối với anh đúng là một thử thách. Tuy nhiên, cùng với thế mạnh của tuổi trẻ là sự năng động, sáng tạo, dám chấp nhận thử thách, kể cả những thử thách nguy hiểm, bởi có lẽ hơn ai hết Quân hiểu rất rõ, nếu vượt qua và thành công, Quân sẽ có tất cả. Bằng khả năng bản thân, anh đã chứng minh lòng tin mà các cổ đông sáng lập đặt vào mình là đúng. Tính đến nay, dù thời gian Quân đảm nhiệm chức vụ chưa lâu nhưng dấu ấn của anh đã được khẳng định. Thương hiệu Bảo hiểm Lanexang được đông đảo khách hàng trên thị trường Lào quan tâm với trên 124.000 người tham gia sử dụng dịch vụ. Dưới sự lãnh đạo của Lại Mạnh Quân, LAP liên tục đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đồng hành với người dân trong các lĩnh vực của đời sống, hàng năm giúp khách

CÔNG TY BẢO HIỂM ĐẠI CHÚNG LANEXANG

DOANH NGHIỆPDOANH NHÂN

l TRÚC LAMMới ra đời năm 2010 trên cơ sở góp sức của các cổ đông sáng lập là Ngân hàng Phát triển Lào và Tổng Công ty Bảo hiểm Bưu điện Việt Nam, Công ty Bảo hiểm đại chúng Lanexang (viết tắt là LAP) đã và đang tạo dựng được ấn tượng tốt đối với khách hàng Lào. Và, trong thành tích này có phần đóng góp tích cực của Lại Mạnh Quân - Tổng Giám đốc Công ty Bảo hiểm đại chúng Lanexang - một doanh nhân có tuổi đời còn rất trẻ.

Xuân Giáp Ngọ 75

VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN COÄNG ÑOÀNG

Page 76: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

hàng khắc phục thiệt hại, chi trả bồi thường cho gần 25.000 khách hàng; đồng thời, mạng lưới đại lý liên tục được mở rộng và phân bố đều khắp nước Lào, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của mọi người.

Hai năm trên cương vị lãnh đạo LAP, Quân đã cùng với tập thể cán bộ, nhân viên tạo dựng vị trí vững chắc trên thị trường. Song, chắc chắn áp lực với anh chưa dừng lại. Anh sẽ phải dẫn dắt con thuyền Lanexang đến những bến bờ vinh quang mới. Quân biết không thể sớm thỏa mãn với những gì đạt được trong khi cuộc sống và nhu cầu của con người luôn luôn vận động với những biến đổi không ngừng. Thỏa mãn sẽ đồng nghĩa với sự dậm chân tại chỗ, đồng nghĩa với sự tự diệt vong. Hơn nữa, bảo hiểm là một

thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt, những doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài là những đối thủ đáng gờm,… Mặt khác, dù Lanexang là doanh nghiệp Lào nhưng là kết quả của sự hợp tác giữa Lào và Việt Nam, nên về mặt kinh doanh đơn thuần, các cổ đông sáng lập không mong gì ngoài sự ăn nên làm ra của doanh nghiệp để gia tăng giá trị thặng dư; nhưng về mặt hữu nghị, sự thành công của LAP sẽ góp phần thúc đẩy tình đoàn kết giữa hai nước thêm bền chặt. Chính vì vậy, không chỉ riêng Quân mà Công ty sẽ còn phải nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều gian nan và vất vả trong quá trình tạo dựng vị trí, thương hiệu cũng như hướng tới sự phát triển bền vững, dài lâu.

Trước mắt, tự tin với những kết

quả đạt được trong thời gian qua, Công ty đưa ra mục tiêu phấn đấu từ nay đến năm 2015 sẽ trở thành doanh nghiệp bảo hiểm bán lẻ hàng đầu tại Lào, tiến tới là biểu tượng cho sự hợp tác thành công giữa CHDCND Lào và CHXHCN Việt Nam trong tương lai. Một trong những cơ sở quan trọng để tin rằng những mục tiêu trên sẽ trở thành hiện thực là mới đây, Bảo hiểm Lanexang đạt giải thưởng Vì sự phát triển cộng đồng; Lại Mạnh Quân đạt giải thưởng Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới. Xin được nói thêm rằng, tại lễ trao giải được tổ chức ở Thủ đô Vientian (Lào) vào tháng 8/2013, không có nhiều doanh nghiệp cùng một lúc đạt hai giải thưởng như Công ty Bảo hiểm đại chúng Lanexang.n

Bà Nhótkéomani Xuphanuvông - Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Trái) và Ông Nguyễn Đức Kiên - Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (Phải) trao Giải thưởng “Vì sự phát triển cộng đồng ASEAN” cho Đại diện Công ty Bảo hiểm đại chúng LANEXANG (LAP ) tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào

Xuân Giáp Ngọ76

VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN COÄNG ÑOÀNG

Page 77: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Công ty cổ phần VinaCommodities

CHUYÊN SÂUCHUYÊN NGHIỆP

Là doanh nghiệp tư nhân, chuyên xuất nhập khẩu và kinh doanh các mặt hàng nông sản thực phẩm, dầu thực vật, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; sản xuất và kinh doanh dầu thực vật, dầu đậu nành Otran, dầu hảo hạng Eliza, dầu cao cấp Chica và dịch vụ kho cảng, Công ty cổ phần VinaCommodities đã và đang gặt hái nhiều thành công. Với cách làm chuyên sâu và chuyên nghiệp, doanh nghiệp không chỉ xây dựng được thương hiệu trên thị trường nông sản Việt Nam, mà còn khẳng định được uy tín với các bạn hàng quốc tế.

l THANH XUÂN

Ông Trần Văn Toàn - Tổng Giám đốc Công ty cho biết: Dù Việt Nam

là một nước nông nghiệp nhưng chọn cách kinh doanh chuyên sâu các mặt hàng nông sản thực phẩm không phải là một lựa chọn an toàn, nếu như không nói là có khá nhiều rủi ro. Thứ nhất, không riêng gì Việt Nam, thị trường nông sản toàn cầu luôn có những biến động khó lường do những ảnh hưởng về thời tiết, nguồn dự trữ

hoặc biến động tỷ giá của đồng đô la. Thứ hai, thị trường ngũ cốc nước ta phụ thuộc vào nhập khẩu rất lớn: đậu tương hơn 80%, lúa mỳ 100%, các loại ngũ cốc khác phục vụ cho sản xuất thức ăn chăn nuôi như khô đậu tương, ngô,… phải nhập khẩu trên 70%. Chưa kể từ khi ký hợp đồng đến khi nhận được hàng phải mất ít nhất 60 ngày. Do đó, rủi ro về giá đối với các sản phẩm nông sản nhập khẩu là rất lớn. Để

khắc phục tình trạng này, trên thế giới đã hình thành và phổ biến phương thức mua bán hàng hóa tương lai trên các sàn giao dịch nhằm phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp.

Tại VinaCommodities, để hạn chế rủi ro trong kinh doanh cũng như gia tăng giá trị lợi nhuận, phương thức giao dịch trên đã được áp dụng triệt để. Các mặt hàng chiến lược Công ty kinh doanh đều là các mặt hàng có

&

Bà Nhótkéomani Xuphanuvông - Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Phải) và Ông Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế (Trái) trao Cúp vàng “Thương hiệu nổi tiếng Asean” cho Đại diện Công ty CP VinaCommodities tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào

77

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Xuân Giáp Ngọ

Page 78: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

giao dịch lớn trên các sàn giao dịch thế giới như sàn CBOT chuyên giao dịch nông sản và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; sàn BURSA chuyên giao dịch về dầu thực vật. Bên cạnh đó, Công ty còn thiết lập hệ thống văn phòng tại: Trung Quốc, Dubai, Ghana, Thụy Sỹ, Mỹ và Myanma, là những nơi tập hợp thông tin về các vụ mùa và diễn biến thời tiết cũng như tình hình biến động của thị trường thế giới. Từ đó, tiến hành phân tích, đánh giá để Ban lãnh đạo có những quyết định sáng suốt, phù hợp và kịp thời. Ngoài ra, doanh nghiệp còn thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc quản lý rủi ro ngay từ những ngày đầu hoạt động.

Về công tác xây dựng thương hiệu, Công ty đặc biệt coi trọng và đã dành những khoản đầu tư không nhỏ, bởi làm việc với các đối tác nước ngoài, doanh nghiệp hiểu rất rõ vai trò của thương hiệu trong giao thương quốc tế. VinaCommodities luôn ý thức rất rõ: xây dựng uy tín và thương hiệu chính từ chất lượng của sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Do đó, vừa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển chuyên sâu, Công ty vừa tập trung vào việc tạo ra những sản phẩm chất lượng. Bằng nguồn lực của chính mình, doanh nghiệp đã đẩy mạnh kết hợp với các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực thực phẩm để có được sản phẩm chất lượng tốt nhất, phục vụ nhu cầu người tiêu dùng hiện đại. Tiếp đến là việc thực hiện áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001:2008,

HACCP, ISO 22000:2005,… Nhờ sự chuyên nghiệp và thận trọng cần thiết, Công ty đã liên tục đạt được các thành tích kinh doanh khả quan trong những năm qua.

Thành lập năm 2008, từ đó đến nay doanh thu hàng năm của VinaCommodities liên tục tăng trưởng, từ trên 430 tỷ đồng năm 2009 đến gần 5.225 tỷ đồng năm 2012. Về cơ sở vật chất, cùng với trụ sở chính tại tầng 3, Sofitel Plaza, số 1 đường Thanh Niên, Hà Nội, Công ty còn có 04 công ty thành viên trong nước, 01 công ty thành viên tại Singapore, 06 văn phòng trên thế giới và hệ thống kho cảng trải dài khắp đất nước. Tổng số lao động hiện tại của doanh nghiệp là hơn 500 cán bộ công nhân viên, thu nhập bình quân 6,2 triệu đồng/người/tháng. Được biết, Ban Giám đốc luôn xác định con người là giá trị cốt lõi để doanh nghiệp hoạt động và phát triển, nên công tác chăm lo đời sống cho người lao động là một trong những vấn đề then chốt của Công ty và luôn được đặt lên hàng đầu. Song song với việc tạo đủ công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định, VinaCommodities tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho 100% cán bộ công nhân viên; xây dựng quỹ phúc lợi để: thăm hỏi thân quyến cán bộ nhân viên ốm đau, hiếu hỉ, trợ cấp nghỉ việc, giúp đỡ những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn và cho vay tiền mua nhà đối với những cá nhân có thâm niên cống hiến cho Công ty. Hàng năm, tổ chức 02 đợt bình chọn những cá nhân xuất sắc để xét thưởng và đề bạt

chức vụ.Với cộng đồng xã hội, Công ty

đã thể hiện trách nhiệm khi tham gia quyên góp ủng hộ cho các quỹ nhân đạo với số tiền hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Riêng trong năm 2013 này, doanh nhân Trần Văn Toàn khẳng định: ngoài các hoạt động từ thiện truyền thống đã được duy trì trong mấy năm vừa rồi, VinaCommodities sẽ đẩy mạnh tham gia các hoạt động khác như mở các khóa học, các khóa đào tạo cho các chị em có hoàn cảnh khó khăn hoặc dạy nghề cho các em nhỏ có hoàn cảnh éo le, giúp họ chủ động nâng cao mức sống cho chính mình, góp phần giảm áp lực cho toàn xã hội.

Từ cách làm chuyên nghiệp, tập trung chuyên sâu cho lĩnh vực nhập khẩu, kinh doanh nông sản, thức ăn chăn nuôi, sản xuất dầu thực vật và dịch vụ kho cảng, VinaCommodities đã chinh phục được cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế, trong đó có những thị trường nổi tiếng khó tính như: Đức, Anh, Hà Lan, Nhật Bản,… Điều này cho thấy nỗ lực không nhỏ của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty trong suốt 5 năm qua. Nỗ lực ấy đã mang lại vị thế thương hiệu cho VinaCommodities trên thương trường, mang lại doanh thu mỗi năm một tăng và mang lại các giải thưởng tôn vinh Công ty so với các doanh nghiệp khác: danh hiệu Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu xuất sắc 2010, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2012, giải thưởng Thương hiệu nổi tiếng Asean 2013,… n

78

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Xuân Giáp Ngọ

Page 79: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Quá trình hình thànhTừ xuất phát điểm là Công

ty TNHH Thương mại Sản xuất May mặc Sơn Việt chuyên kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, năm 2003, doanh nghiệp chính thức đầu tư sản xuất mặt hàng trang phục quần áo lót nam mang nhãn hiệu Relax Mens Deluxe Underwear. Sau đó hai năm, tiếp tục cho ra mắt nhãn hiệu thời trang cao cấp Camel Underwear. Đến năm 2006, chuyển đổi thành Công ty cổ phần May Sơn Việt chuyên sản xuất kinh doanh trang phục đồ lót nam nữ.

Những năm tiếp theo, doanh nghiệp thành lập đồng thời các chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, Lào, Campuchia với mục tiêu đẩy mạnh quảng bá sản phẩm. Năm 2010, Công ty tiếp tục cho ra mắt mặt hàng trang phục quần áo lót nam nữ với thương hiệu Relax Luxurious Lingerie. Năm 2011, doanh nghiệp mở rộng sang

lĩnh vực đầu tư kinh doanh khu liên hợp thể thao, sân bóng, sân golf, nhà hàng tại Phnompenh (Campuchia). Trong năm 2012, Sơn Việt đầu tư thành lập Công ty sản xuất kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm nam nữ, nhãn hiệu Lamant, Annabella và tiến hành mở văn phòng chi nhánh Công ty tại Myanma.

Có thể nói, trong hơn mười năm qua, Công ty Sơn Việt đã có những bước phát triển đáng kể. Trong đó, mỗi năm đều là một dấu mốc đáng nhớ, đánh dấu sự đi lên của doanh nghiệp trong nỗ lực đáp ứng nhu cầu đời sống. Nỗ lực ấy, đã mang lại thành quả là những con số biết nói về tình hình sản xuất kinh doanh của Sovitex. Trên nguồn vốn điều lệ 9 tỷ đồng, doanh thu của Sơn Việt năm 2011 đạt 150 tỷ đồng, năm 2012 là 180 tỷ đồng. Ông Nông Công Đông Phương - Tổng Giám đốc Công ty cho biết: Để đạt được kết

quả sản xuất kinh doanh nói trên, Sơn Việt đã huy động rất nhiều nguồn lực. Đầu tiên là công sức lao động của các cán bộ công nhân viên. Là nguồn vốn từ các cổ đông. Là đường hướng lãnh đạo, điều hành quản lý đúng đắn, sáng suốt của Ban lãnh đạo. Đặc biệt, kinh nghiệm từ những năm còn là doanh nghiệp nhỏ chuyên nhập khẩu, phân phối hàng tiêu dùng có vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng nhất định tới định hướng phát triển hiện thời của Sovitex. Dựa trên thực tế tiêu dùng cộng với mức sống ngày một đi lên của người dân, Công ty đã lựa chọn cho mình được một lĩnh vực riêng để phát triển. Đến nay, hoàn toàn có thể khẳng định rằng doanh nghiệp đã lựa chọn đúng, đầu tư chính xác. Tới đây, Sovitex sẽ vẫn tiếp tục chiến lược: vừa nâng cao chất lượng, vừa mở rộng thị trường để khẳng định vị trí của thương hiệu.

l MỘNG HUỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SƠN VIỆT

Vừa nâng cao chất lượngVừa mở rộng thị trường

Hiện tại, sản phẩm của Công ty cổ phần May Sơn Việt (viết tắt là Sovitex) không chỉ có mặt trên 64 tỉnh thành trong cả nước, mà còn xuất hiện tại Lào, Campuchia, Myanma. Bên cạnh đó, Công ty vẫn đang tích cực tham gia các cuộc giao lưu thương mại với các nước Mỹ, Nhật, châu Âu,… nhằm mở rộng thị trường kinh doanh và đưa sản phẩm may mặc của Sơn Việt - một thương hiệu của Việt Nam đến với người tiêu dùng thế giới.

Xuân Giáp Ngọ 79

VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN COÄNG ÑOÀNG

Page 80: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Bí quyết thành côngVới kinh nghiệm nhiều năm

nhập khẩu và phân phối hàng tiêu dùng, sau khi chuyển sang sản xuất, kinh doanh đồ lót nam nữ, Sơn Việt đặc biệt đề cao khâu phân phối sản phẩm. Với tổng sản lượng 3.500.000.000 sản phẩm/năm, Công ty nhanh chóng xây dựng, hình thành hệ thống phân phối phủ sóng toàn bộ 64 tỉnh thành trên cả nước. Ngoài ra, tại tất cả các kênh mua sắm như: trung tâm thương mại, siêu thị, shop, cửa hàng, chợ, các trang mua bán trên mạng, trên truyền hình,… doanh nghiệp cũng triệt để tạo cơ hội để sản phẩm xuất hiện. Thông qua đó, đưa thương hiệu đến gần với người tiêu dùng và tạo sự thuận tiện cho những người có nhu cầu sử dụng. Và như đã nói ở trên, Công ty không chỉ chú trọng phát triển thị trường trong nước, thị trường khu vực và quốc tế đã và đang được Sovitex tích cực đẩy mạnh xâm nhập.

Đi đôi với chiến lược kinh tế, Công ty không quên con người

- yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển. Thứ nhất, là những người trực tiếp, gián tiếp làm ra sản phẩm trong doanh nghiệp. Đối với 300 cán bộ công nhân viên, cùng với thu nhập bình quân 6,5 triệu đồng/người/tháng, Sovitex đảm bảo 100% được hưởng đầy đủ các quyền lợi như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,… Mặt khác, khi gặp hoàn cảnh khó khăn, được hỗ trợ kinh phí; vào các dịp lễ lớn được thưởng, tặng quà, tổ chức tiệc hoặc dã ngoại,… Chính vì vậy, dù là doanh nghiệp tư nhân nhưng người lao động rất gắn bó với Sơn Việt. Thứ hai, là cộng đồng xã hội - thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Nhờ người tiêu dùng lựa chọn sử dụng sản phẩm của Sovitex mà không phải sản phẩm của rất nhiều hãng trong và ngoài nước khác mà doanh nghiệp mới có thể phát triển nhanh và lớn mạnh như ngày hôm nay. Do đó, xét về khía cạnh này, Sơn Việt phải mang ơn người tiêu dùng. Và thiết nghĩ, lãnh đạo Công ty đã phần nào hiểu được điều này nên hàng năm đều tổ

chức và tham gia tài trợ cho các chuyến xe tình thương, trao quà cho các gia đình, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tài trợ trao học bổng cho học sinh nghèo hiếu học; đóng góp kinh phí xây dựng nhà tình thương, sửa chữa đường giao thông cho các tỉnh vùng sâu vùng xa;…

Thường xuyên nâng cấp dây chuyền, máy móc cắt may hiện đại, không ngừng mở rộng thị phần đã đưa Công ty cổ phần May Sơn Việt trở thành một doanh nghiệp vững mạnh trong ngành thời trang đồ lót nam nữ của Việt Nam. Các sản phẩm của Sovitex luôn được các cơ quan chức năng và người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, tính thời trang. Chính vì vậy, trong thời gian qua, doanh nghiệp luôn có tên trong các giải thưởng: Hàng Việt Nam chất lượng cao, Cúp vàng chất lượng hội nhập WTO, Doanh nghiệp Việt Nam uy tín - chất lượng trong lĩnh vực Dệt may - thời trang, Top 50 nhãn hiệu cạnh tranh Việt Nam, Thương hiệu nổi tiếng Asean,… n

Bà Nhótkéomani Xuphanuvông - Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng

Nhân dân Cách mạng Lào (Phải) và Ông Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế (Trái) trao Cúp vàng “Thương hiệu nổi

tiếng Asean” cho Đại diện Công ty cổ phần May Sơn Việt tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào

Xuân Giáp Ngọ80

VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN COÄNG ÑOÀNG

Page 81: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

lTRÚC LAM

CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP TOÀN THẮNG

Chân dungmột doanh nhân

Là một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và kinh doanh sắt công nghiệp và sắt xây dựng, Công ty cổ phần Thép Toàn Thắng dưới sự dẫn dắt của ông Đoàn Danh Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty - trong những năm qua đã vinh dự đạt nhiều giải thưởng giá trị như: Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Cúp vàng Thương hiệu, chứng nhận Doanh nghiệp uy tín, giải thưởng Thương hiệu Việt uy tín,… Những giải thưởng này, Công ty liên tục được “ghi danh bảng vàng” trong nhiều năm liền. Điều này không chỉ chứng minh rằng, hoạt động sản xất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển ổn định, mà còn thể hiện năng lực lãnh đạo của doanh nhân Đoàn Danh Tuấn.

Nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh sắt nhập khẩu trong lĩnh vực

công nghiệp như: sắt hình, thép tấm, đồng thời là nhà phân phối sắt thép xây dựng của nhiều nhà máy thép trong nước, Thép Toàn Thắng đã và đang là địa chỉ cung cấp sắt quen thuộc, tin cậy của thị trường xây dựng các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ. Sở dĩ, doanh nghiệp đạt được những thành tựu kinh tế đáng nể là bởi từ khi thành lập đến nay luôn thực hiện triệt để chính sách chất lượng với phương châm: Công ty Thép Toàn Thắng - niềm tin của mọi công trình. Và từ khi nắm giữ trọng trách Tổng Giám đốc, doanh nhân Đoàn Danh Tuấn đã cụ thể hóa chính sách chất lượng qua bốn tiêu chí: Cung cấp cho khách hàng các loại thép có xuất

xứ rõ ràng, được sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế từ các nhà sản xuất uy tín và thương hiệu trên thị trường trong nước, nước ngoài; Thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý chất lượng để nâng cao hiệu quả hoạt động và phòng ngừa sai lỗi trên cơ sở tham gia của mọi người; Tổ chức giáo dục và đào tạo cán bộ, nhân viên tạo phong cách chuyên nghiệp; Quan tâm đầy đủ đến lợi ích của khách hàng, nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội cũng như lợi ích của toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty.

Có thể thấy, với doanh nhân Đoàn Danh Tuấn, để đảm bảo chất lượng cao nhất cho sản phẩm, công việc doanh nghiệp phải làm không chỉ dừng lại ở việc chọn lựa nguồn gốc sản phẩm và hệ thống quản lý chất lượng; mà ông còn

đề cao yếu tố con người và đặc biệt là nhấn mạnh trách nhiệm của doanh nghiệp với con người trong doanh nghiệp nói riêng và trong xã hội nói chung. Con người là chủ thể của mọi hoạt động trong xã hội. Chính vì vậy con người có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển. Trong Công ty, để cán bộ nhân viên toàn tâm toàn ý cho công việc thì trước hết lãnh đạo doanh nghiệp phải quan tâm, lo lắng đến dời sống của mọi người. Không thể bắt người lao động làm hết sức mình nhưng người lãnh đạo lại trả đồng lương còm cõi, không đủ sống khiến người lao động không yên tâm với công việc. Do vậy, đó là lý do để doanh nhân Đoàn Danh Tuấn sáng suốt đưa tiêu chí “quan tâm đầy đủ đến lợi ích của khách hàng, nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội cũng

‘ ‘

81

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Xuân Giáp Ngọ

Page 82: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

như lợi ích của toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty” vào trong chính sách chất lượng của Thép Toàn Thắng.

Và cũng từ quan điểm lãnh đạo này, càng thêm hiểu vì sao trong những năm gần đây, Công ty Thép Toàn Thắng không ngừng tăng trưởng và lớn mạnh, từng bước khẳng định thương hiệu trong lĩnh vực thương mại. Với các sản phẩm chủ lực: thép tấm cán nóng, thép cuộc cán nóng, thép tấm chống trượt, thép cừ lòng máng, thép xây dựng, thép hình chữ I-V-U, doanh nghiệp đã chinh phục được khách hàng để có mặt trong nhiều dự án xây dựng, công nghiệp lớn của khu vực. Đây chính là động lực để doanh nghiệp xây dựng chiến lược mở rộng quy mô phân phối sản phẩm, đưa thương hiệu đến từng vùng miền và tiến tới lan tỏa đến mọi địa phương trong cả nước. Về phần mình, doanh nhân Đoàn Danh Tuấn khẳng định: Thép Toàn Thắng sẽ sớm thực hiện được dự định của mình bởi chúng tôi có một đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp, nhiều

kinh nghiệm thương trường. Bên cạnh đó, là sự thuận tiện của hệ thống cơ sở vật chất mà Công ty đã mất nhiều công sức, tiền của xây dựng nên. Trong đó, bao gồm hệ thống kho bãi nằm trên quốc lộ 1A, nối liền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, luôn sẵn sàng để các phương tiện vận tải vào ra xuất nhập hàng mọi thời điểm trong ngày. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có 03 chi nhánh đặt tại An Sương, Long An và Bình Chánh để có thể đáp ứng nhanh nhất mọi yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm.

Gần 25 năm xây dựng và phát triển, với hướng đi chuyên sâu và chuyên nghiệp, đồng thời với môi trường làm việc văn hóa, có trách nhiệm, uy tín với khách hàng của đội ngũ nhân viên, Thép Toàn Thắng đã trở thành một trong những doanh nghiệp ngành thép vượt qua những khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng. Có vượt qua thử thách mới khẳng định được sức mạnh nội lực của doanh nghiệp. Có vượt qua thử thách của thị trường mới khẳng định được bản lĩnh lãnh đạo của người đứng

đầu doanh nghiệp. Vẫn biết rằng, doanh nghiệp thành công bởi có sự đóng góp của rất nhiều người nhưng sự sáng suốt, nhanh nhạy, quyết đoán của “người thuyền trưởng” luôn giữ vị trí quan trọng. Tại Công ty Thép Toàn Thắng, “người thuyền trưởng” ấy chính là doanh nhân Đoàn Danh Tuấn.

Vừa quản lý, điều hành Công ty thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế, vừa tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện, cùng với sự vinh danh của Công ty cổ phần Thép Toàn Thắng trong thời gian qua trong lĩnh vực thương mại, cá nhân doanh nhân Đoàn Danh Tuấn cũng đã nhận được không ít phần thưởng: Doanh nhân nhân ái, Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới, Người tốt việc tốt và nhiều bằng khen, giấy khen của các cơ quan ban ngành trung ương và địa phương. Hy vọng rằng, trong thời gian tới, doanh nhân Đoàn Danh Tuấn và Công ty Thép Toàn Thắng sẽ tiếp tục gặt hái nhiều phần thưởng quý giá để truyền thống của doanh nghiệp tiếp tục được nối dài mãi mãi cũng thời gian. n

Bà Nhótkéomani Xuphanuvông - Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Trái) và Ông Nguyễn Đức Kiên - Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (Phải) trao Giải thưởng “Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới” cho Đại diện Công ty cổ phần Thép Toàn Thắng tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào

82

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Xuân Giáp Ngọ

Page 83: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Là bạn hàng tin cậy của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước nên sản

phẩm lưới thép hàn của Công ty Hợp Lực đã được sử dụng cho hàng trăm công trình đã và đang thi công tại Việt Nam như: đường hầm đèo Hải Vân, đường hầm đèo Ngang, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Intel, Nhà máy Honda, Nhà máy Toyota, Khu biệt thự Coco land, Ruby Land (Bình Dương), Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ, hệ thống Metro Cash &

Carry,… Đương nhiên, để có thể lưu dấu ấn tại các công trình lớn nhỏ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, doanh nghiệp đã phải nỗ lực rất nhiều trong suốt những năm qua. Khởi đầu từ một doanh nghiệp tư nhân chuyên sản xuất kinh doanh lưới thép hàn, thép kéo nguội cường độ cao, lưới hàng rào,… được thành lập vào năm 1996, bằng những chính sách phù hợp về chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh, chăm sóc khách hàng,

doanh nhân Thái Khắc Nam đã đi từ thành công này sang thành công khác. Đầu tiên là sự tin tưởng của đông đảo khách hàng đối với các sản phẩm mang thương hiệu Hợp Lực. Tiếp đến là tăng trưởng doanh thu mỗi năm một cao. Cho đến năm 2001, khi quy mô sản xuất và kinh doanh đã không ngừng mở rộng thì ông quyết định thành lập Công ty với sản phẩm chính là lưới thép hàn các loại.

Hiện tại, cùng với tổng vốn

l ĐẠI MIÊU

CÔNG TY TNHH LƯỚI THÉP HÀN SONG HỢP LỰC

Một NHÀ QUẢN LÝXUẤT SẮC ở Thành phố mang tên BÁC

DƯỚI SỰ DẪN DẮT, CHÈO LÁI CỦA ÔNG, CÔNG TY TNHH LƯỚI THÉP HÀN SONG HỢP LỰC KHÔNG CHỈ ĐẢM BẢO CÔNG ĂN VIỆC LÀM ỔN ĐỊNH CHO 120 LAO ĐỘNG, MÀ CÒN TRỞ THÀNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC NHIỀU KHÁCH HÀNG BIẾT TỚI THÔNG QUA SẢN PHẨM CHỦ LỰC LƯỚI THÉP HÀN CÓ NHIỀU KÍCH THƯỚC KHÁC NHAU, CHẤT LƯỢNG CAO, GIÁ THÀNH HỢP LÝ. ÔNG CHÍNH LÀ DOANH NHÂN THÁI KHẮC NAM - GIÁM ĐỐC CÔNG TY HỢP LỰC.

‘ ‘

83

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Xuân Giáp Ngọ

Page 84: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Bà Nhótkéomani Xuphanuvông - Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Trái) và Ông Nguyễn Đức Kiên - Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (Phải) trao Giải thưởng “Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới” cho Đại diện Công ty TNHH Lưới thép hàn Song Hợp Lực tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào

điều lệ 10 tỷ đồng, Công ty có nhà máy sản xuất tại lô số 3, đường Tân Tạo, khu công nghiệp Tân Tạo, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TPHCM. Doanh nhân Thái Khắc Nam cho biết: Nhân công nhà máy bao gồm 90 người và được làm 3 ca sản xuất. Nhà máy được trang bị công nghệ hiện đại với: 05 máy hàn lưới tự động, 30 máy kéo sắt, 11 máy chặt sắt, 25 máy chặt đinh, 05 máy dập, 03 máy nén khí, 04 máy phay,… Trong đó, công suất hoạt động của một máy hàn tự động là 60 tấn sản phẩm/ngày, điều khiển hoàn toàn tự động theo chế độ máy vi tính, từ khâu đưa nguyên vật liệu đến bán thành phẩm và ra sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có hai nhà máy sản xuất khác được đặt tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh Bắc Giang.

Dựa trên kinh nghiệm xương máu của bản thân cùng với nhiều năm kinh nghiệm trên thương trường, doanh nhân Thái Khắc Nam luôn đề cao chất lượng sản phẩm. Do đó, tại Hợp Lực, Phòng Kiểm tra chất lượng là một phòng chức năng không thể

thiếu. Phòng này có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng của các sản phẩm, giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng các sản phẩm; kết hợp với bộ phận sản xuất nhằm hoàn thiện các sản phẩm ngày càng có chất lượng tốt hơn. Theo đó, mỗi sản phẩm của Công ty khi xuất xưởng đều được kiểm định chặt chẽ, chỉ được xuất xưởng khi đạt yêu cầu kỹ thuật. Chỉ có như vậy mới đảm bảo chất lượng và đảm bảo không có trường hợp rủi ro do sử dụng sản phẩm của Công ty. Đó chính là bí mật đơn giản giúp đơn vị chiếm được lòng tin của khách hàng, kể cả các khách hàng khó tính làm trong môi trường chuyên nghiệp quốc tế. Có thể nói, chất lượng chính là bí quyết quan trọng làm nên thành công của Hợp Lực ngày hôm nay. Và để hoàn thiện hơn các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp, củng cố lòng tin đối với khách hàng, năm 2009 Hợp Lực đã vinh dự đón nhận Chứng chỉ quản lý chất lượng ISO 9001:2008 do Bureau Veritas chứng nhận.

Ngoài yếu tố máy móc hiện

đại, chất lượng sản phẩm, doanh nhân Thái Khắc Nam còn đặc biệt quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực. Sau nhiều năm bỏ công bỏ sức tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại, Công ty đang sở hữu một đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề khiến nhiều doanh nghiệp khác phải mơ ước. Cùng với máy móc, chính họ đang từng ngày, từng giờ làm ra những mẻ sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và quốc tế, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, góp phần tích cực xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, mang lại thành công cho Hợp lực nói chung và cho doanh nhân Thái Khắc Nam nói riêng trên thương trường.

Tham gia sản xuất kinh doanh để làm giàu cho mình và cho đất nước; đồng thời, giải quyết công việc làm cho xã hội, chắc chắn doanh nhân Thái Khắc Nam không thể ngờ sẽ có một ngày Công ty Hợp Lực dưới sự quản lý, điều hành của mình trở thành một trong số 500 doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam năm 2010. Và hẳn chính ông cũng ít nhiều bất ngờ khi là một trong số các doanh nhân được vinh danh qua giải thưởng Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới năm 2013. n

84

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Xuân Giáp Ngọ

Page 85: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Sức mạnh tuổi trẻSinh ra và lớn lên trên đất cảng

Hải Phòng, cô gái trẻ Nguyễn Thị Thanh Hương đã sớm thể hiện bản lĩnh của mình khi chấp nhận vượt qua áp lực về thời gian, bài vở,… cùng lúc học hai trường Học viện Hành chính Quốc gia Hà Nội và Học viện Quan hệ Quốc tế. Những tưởng, điều kiện sẵn có trong tay - gia đình kinh doanh, có Công ty cổ phần Hảo Mỳ với 30 năm kinh nghiệm thương mại - Hương sẽ dễ dàng tìm được một công việc và ở lại Thủ đô. Được sinh sống và lập nghiệp tại Hà Nội là tư tưởng chủ đạo của phần lớn học sinh, sinh viên các địa phương sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, cô đã làm một việc không giống với thông thường. Ra trường, với hai tấm bằng tốt nghiệp, Hương đi thẳng một mạch về quê và làm việc cho công ty của gia đình. Dường như máu kinh doanh chảy trong người cô quá mạnh và thấm quá sâu nên học là một việc, còn Hương thì vẫn chọn… thương mại làm nghiệp của mình.

Đến năm 2007, tròn 30 tuổi thì Hương tự đứng ra thành lập công ty riêng và lấy tên là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình. Bản lĩnh của gái Đinh Tỵ còn thể hiện ở chỗ ở Hải Phòng mà lấy tên công ty là Quảng Bình.Cái lý và cái tình chỉ có mình cô biết. Những ngày đầu hoạt động, Công ty chỉ có vỏn vẹn hai nhân viên trong văn phòng rộng 20m2. Với hai mặt hàng chủ lực là phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc và khăn lạnh của Việt Nam Airlines, Hương cùng các nhân viên đã làm đủ mọi việc, từ việc nhập khẩu hàng hóa tới việc liên hệ với khách hàng, giao nhận hàng hóa,… Bận rộn với không ít áp lực nhưng cô tin mình sẽ thành công. Ấy là sự tự tin hoàn toàn có cơ sở. Nó xuất phát từ truyền thống gia đình, từ kinh nghiệm những năm làm việc cho Công ty Hảo Mỳ và từ kiến thức mà Hương có được nhờ những năm miệt mài ở giảng đường đại học, dù rằng chuyên ngành học chẳng liên quan tới

công việc hiện tại. Sau ba năm tích cực hoạt

động, cùng sự nỗ lực không mệt mỏi của cá nhân nữ Giám đốc, Công ty Quảng Bình đã không ngừng phát triển với 12 mặt hàng chủ chốt như: gạo, ngô, sắn, DAP Đình Vũ, đạm Ure, kali, Lưu huỳnh, dầu FO/DO, Amoni, than cám,… Bên cạnh đó, thị trường phân phối đã được mở rộng cả ở nội địa và quốc tế. Tính từ năm 2008-2011, sản lượng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp tăng 30-40% so với các năm trước. Đặc biệt là với các mặt hàng: gạo, ure, DAP của doanh nghiệp đã tạo được uy tín lớn với thị trường Trung Quốc, châu Âu và Trung Âu. Chưa đầy mười năm thành lập, Công ty Quảng Bình dưới sự quản lý, điều hành, dẫn dắt của nữ doanh nhân trẻ đầy tự tin đã có được vị thế nhất định trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, góp phần thúc đẩy hoạt động giao thương trong nước với bạn bè quốc tế ngày một phát triển.

CÔNG TY CỔ PHẦN XNK QUẢNG BÌNH

NỮ DOANH NHÂN“Một tay

xây dựng cơ đồ”Thừa kế truyền thống gia đình, cộng với sự năng động, mạnh dạn của tuổi trẻ, Nguyễn Thị Thanh Hương đã chủ động xây dựng cho mình một “đế chế” riêng mang tên Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình. Với vai trò Giám đốc, cô đã dẫn dắt doanh nghiệp đi từ thành công này sang thành công khác và dần trở thành một trong những doanh nghiệp tư nhân có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của địa phương.

‘l THU THU

85

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Xuân Giáp Ngọ

Page 86: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Bà Nhótkéomani Xuphanuvông - Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Trái) và Ông Nguyễn Đức Kiên - Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (Phải) trao Giải thưởng “Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới” cho Đại diện Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào

Những đóng góp tích cực cho cộng đồng

Không những tăng trưởng doanh thu đều mỗi năm, tạo dựng được uy tín với khách hàng và đối tác, trở thành đại lý độc quyền của một số đơn vị sản xuất, tập đoàn lớn; Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình còn tạo việc làm cho 15 lao động địa phương. Để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu công việc của doanh nghiệp, nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Hương đã tuyển dụng các lao động có trình độ đại học. Một mặt, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho nhân viên hoàn thành tốt công việc; mặt khác, liên tục nâng cao trình độ cho người lao động thông qua các khóa huấn luyện tại chỗ cùng các khóa học kinh tế khác của thành phố.

Được biết, trải qua nhiều năm nghiên cứu và phát triển thị trường phân bón trong nước cũng như ở nước ngoài, nữ doanh nhân đầy bản lĩnh Thanh Hương đã ấp ủ dự định, tiến tới hình thành ý tưởng xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón NPK trên diện tích gần 2ha tại xã Đông Sơn, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Và năm 2011, dự án chính thức được khởi động. Sau khi được hoàn thiện, dự án vừa góp phần không nhỏ trong việc nâng tầm vị thế của Công ty, vừa góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động trên địa bàn huyện và thành phố.

Là lãnh đạo cao nhất trong Công ty, tuy công việc chiếm phần lớn thời gian nhưng không vì thế mà Thanh Hương quên lãng trách nhiệm của doanh nghiệp, của một người con thành đạt với cộng đồng xã hội. Tại Thành phố Hải Phòng, quỹ nạn nhân chất độc da cam, cơ sở từ thiện Thiện Giao (Đồ Sơn),

Trung tâm nhân đạo Thiên Phúc, trẻ em nghèo huyện Thủy Nguyên, A Lư,… hoặc chương trình Những trái tim đồng cảm luôn nhận được sự ủng hộ nhiều triệu đồng từ phía Giám đốc Thanh Hương nói riêng và Công ty nói chung. Đối với các tỉnh bạn, như tỉnh Quảng Bình, doanh nghiệp cũng luôn đồng hành với các tổ chức từ thiện địa phương như: năm 2010 vào tận nơi ủng hộ người dân vùng lũ số tiền hơn 200 triệu đồng và nhiều túi quà; mỗi tháng ủng hộ Trung tâm bảo trợ xã hội Quảng Bình một khoản tiền nhất định. Hoặc với tỉnh Tuyên Quang, doanh nghiệp đã đến tận trại phong ở huyện Hàm Yên hỗ trợ quần áo, tặng phẩm và khoản tiền trị giá 40 triệu đồng. Chưa hết, qua báo Dân trí, Công ty vẫn thường xuyên ủng hộ các cá nhân gặp hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền hơn 100 triệu đồng.

Thuộc phái yếu nhưng nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Hương đã “một tay” gây dựng nên Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình có địa chỉ tại số 23, lô 01, khu 97 Bạch Đằng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng. Năm 2009, cô là một

trong số bốn lãnh đạo đạt danh hiệu Lãnh đạo doanh nghiệp xuất nhập khẩu xuất sắc do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trao tặng, năm 2011 được Chủ tịch UBND huyệnThủy Nguyên tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong xây dựng Hiệp hội doanh nghiệp Thủy Nguyên và phong trào ủng hộ xã hội, Cờ thi đua của Thành phố Hải Phòng, Giấy chứng nhận CEO Hội viên Hội Giám đốc điều hành Hải Phòng, Bảng vàng Công đức từ chương trình Những trái tim đồng cảm lần thứ I,… Mới đây nhất, Cô là một trong số ít nữ doanh nhân được tôn vinh trong lễ trao giải thưởng Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới 2013 tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào). Những phần thưởng này thực sự còn khá khiêm tốn so với những thành tích mà nữ doanh nhân Thanh Hương đã và đang đóng góp cho nền kinh tế và hoạt động từ thiện xã hội. Hy vọng rằng, cùng với sự nghiệp kinh doanh mà Hương đang nỗ lực xây dựng, những đóng góp trên sẽ ngày một tích cực và các phần thưởng quý giá theo đó sẽ đến với Thanh Hương ngày một nhiều hơn. n

86

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Xuân Giáp Ngọ

Page 87: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Ama Kông - con ngườiNếu đúng như sự khẳng định

của con cháu trong nhà thì Ama Kông sinh năm 1910. Và đến nay, ông đã ngoài trăm tuổi.

Ama Kông tên thật là Y Brun Eban, sinh ra và lớn lên tại Buôn Đôn (Ea Súp, Dăk lăk). Chuyện kể rằng, thủa mới đi săn voi, anh thợ săn trẻ tuổi đời, non tuổi nghề đã bị ngã một cú trời giáng từ trên lưng voi xuống đất. Chưa hết, đùi bị một gốc nứa đâm sâu hoắm. Lão làng săn voi tại Buôn Đôn lúc ấy là Y Thu Knul - từng được Quốc vương Thái Lan tặng danh hiệu Vua Voi và tương truyền sở hữu đến 2.000 bài thuốc quý. Ông đã cứu và khôi phục sức khỏe cho anh thợ săn voi trẻ. Sau đó, để có được bài thuốc quý cứu tính mạng mình, anh thợ săn voi đã tìm cách chinh phục và

được cô con gái đầu của ân nhân đồng ý bắt làm chồng.

Năm 1992, Vườn quốc gia Yooc Đon đã mời Ama Kông làm hướng dẫn viên. Ông kể chuyện và tiếp khách trên lưng voi. Giám đốc Vườn quốc gia còn đề nghị ông bốc thuốc cho những du khách có yêu cầu.

Đến năm 2003, khi Nhà nước có lệnh cấm săn bắt voi thì Ama Kông đã bắt tổng cộng được 298 con voi, trong đó có 3 con voi trắng. năm 2008, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Đây cũng là năm ông trao quyền thừa kế bài thuốc có một không hai cho người con trai thứ 11 là y sĩ Khăm Phết Lào ở Buôn Kô Tam, xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột. Ông và hẳn nhiều người tin rằng, bài thuốc quý đã mang lại cho ông sức mạnh phi thường để chinh phục

gần 300 con voi và … năm bà vợ. Chính vì vậy, huyền thoại về “Vua săn voi” Tây Nguyên luôn đi cùng với bài thuốc quý. Và, bài thuốc quý vì thế càng trở nên nổi tiếng xa gần, khắp trong Nam ngoài Bắc. Hầu như ai tới Tây Nguyên cũng phải tìm mua bằng được ít nhất một gói thuốc chính hiệu mang về.

Ama Kông - thương hiệu một bài thuốc quý

Thời gian đầu, những thang thuốc bổ thận, tráng dương được Ama Kông bốc cho mọi người không có tên. Tiện, khách du lịch gọi luôn là thuốc Ama Kông và ngay lập tức nó trở thành tên gọi chính thức của thang thuốc nổi tiếng. Qua những người khách du lịch, cùng với thuốc thực, người thực nên danh tiếng bài thuốc càng nổi như cồn. Nghe nói từ năm 2000, thuốc mang tên

l QUANG HÒANgày nay, nói đến Tây Nguyên, người ta không chỉ nhắc đến cồng chiêng, cà phê, hoa dã quỳ,… mà người người, đặc biệt là các quý ông còn rôm rả bàn tán về một bài thuốc bổ thận, tráng dương nổi tiếng của Ama Kông - dũng sỹ săn voi số một của Tây Nguyên. Người có tới năm đời vợ, 21 người con và đặc biệt nhất là có con ở tuổi ngoài 80.

Ama KôngCON NGƯỜI VÀ THƯƠNG HIỆUMỘT BÀI THUỐC

87

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Xuân Giáp Ngọ

Page 88: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Ama Kông được bày bán khắp nơi. Vì quý và nổi tiếng nên cách đây hơn 10 năm đã có một ông bác sỹ sớm đánh giá được giá trị của bài thuốc đã định cướp về cho riêng mình. May thay, nhờ những người công tâm, biết quý, biết yêu những giá trị nhân bản mà bài thuốc vẫn thuộc về người chủ đích thực của nó. Và như đã nêu ở trên, bài thuốc đã được truyền lại cho y sĩ Khăm Phết Lào.

Được biết, hơn 20 người con của Ama Kông ngay từ nhỏ đều được theo cha lên rừng hái cây thuốc. Tuy nhiên, chỉ có Khăm Phết Lào là theo học ngành dược một cách bài bản. Cùng với kinh nghiệm được truyền từ người cha, Khăm Phết Lào đủ năng lực để phát triển bài thuốc gia truyền được cánh đàn ông săn lùng và những người mắc bệnh thấp khớp tìm mua. Theo đó, thang thuốc gia truyền Ama Kông có ba loại với ba mức giá khác nhau: 140.000 đồng, 250.000 đồng và 500.000 đồng. Hai loại đầu đã được Sở Y tế Dăk lăk, theo ủy quyền của Bộ Y tế, có công dụng chữa trị viêm, đau cơ khớp, dây thần kinh, đau lưng, nhức mỏi, kém ăn. Loại đặc biệt thì có thêm tác dụng tăng cường sinh lực, bổ thận tráng dương. Tuy nhiên, nếu hỏi Khăm Phết Lào về công dụng của bài thuốc giúp Ama Kông sống trên trăm tuổi và có con ở độ tuổi trên 80 thì sẽ nhận được một tràng cười sảng khoái và những câu nói rất thật từ y sĩ: Bài thuốc của Ama Kông có nhiều tác dụng, nhưng mọi người đừng lầm tưởng đây là một loại viagra. Đơn giản là khi sử dụng thuốc, mọi người ăn được, ngủ được, sức khỏe được cải thiện, tinh thần sảng khoái thì tất nhiên, mặt

sinh lý cũng sẽ được cải thiện.Bài thuốc nổi tiếng nhưng chỉ

được bán tại một địa điểm duy nhất, không có đại lý ở bất cứ đâu. Đó là nhà của Khăm Phết Lào tại Buôn Kô Tam, xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, Dăk lăk. Cũng là nơi Ama Kông đang nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Song, để mua được một gói thuốc chính hiệu Ama Kông không dễ. Bởi đến Buôn Ma Thuột, kể cả đường vào Buôn Đôn, thuốc Ama Kông giả được treo biển, bày bán nhiều vô kể. Nhưng Khăm Phết Lào thì vẫn bán thuốc rất chạy. Điện thoại liên tục réo vang. Khách lấy thuốc đều được anh ghi lại tên họ, địa chỉ, số điện thoại cụ thể để dễ dàng kiểm tra diễn biến khi dùng thuốc. Và để bảo vệ nguồn tài nguyên cây thuốc quý, cũng là bí mật của bài thuốc gia truyền Ama Kông, hai trong số năm vị thuốc được phiên âm là: Tơm trơng dong Rueh và Tơm trơng Srue đã khiến các nhà khoa học đau đầu, không thể xác định rõ là loại cây gì. Ai cũng biết, thang

thuốc gia truyền phải đủ vị mới làm nên hiệu quả. Chỉ thiếu một vị thì tất cả sẽ trở nên vô nghĩa. Thế nên, Ama Kông mới chuyền lại cho Khăm Phết Lào. Thế nên, thuốc chỉ bán ở một địa chỉ duy nhất mà thôi.

Sở hữu bí quyết làm nên một bài thuốc quý, một thương hiệu nổi tiếng và thuốc bán chạy như tôm tươi nhưng Khăm Phết Lào ở trong một ngôi nhà cấp bốn khá rộng, sẵn tiền bán thuốc thì thi thoảng sửa sang đôi chút; rủng rỉnh tiền đi nhậu và số dư thì mua… cá khô. Còn ngôi nhà sàn cổ trăm năm tuổi của người cha nổi tiếng anh vẫn giữ nguyên như anh vẫn giữ thói quen mặc trang phục truyền thống khi có khách ghé thăm. Vẫn với tinh thần giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình như thế, Khăm Phết Lào đã mặc trang phục truyền thống với hai màu đen đỏ chủ đạo sang đất nước Lào, lên sân khấu nhận giải thưởng Thương hiệu nổi tiếng Asean 2013 cho phương thuốc gia truyền Ama Kông.n

Bà Nhótkéomani Xuphanuvông - Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Trái) và Ông Nguyễn Đức Kiên - Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (Phải) trao Giải thưởng “Vì sự phát triển cộng đồng Asean” cho Đại diện Thuốc nam gia truyền Vua Voi Amakông - Bản Đôn tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào

88

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Xuân Giáp Ngọ

Page 89: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Mặc dù hoạt động dựa trên truyền thống hàng trăm năm sản xuất

nước mắm, mắm tôm của làng, song để làm ra sản phẩm mang bản sắc riêng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, Giám đốc Nguyễn Hồng Thiện đã không ngại khó, ngại khổ, bỏ công sức, đầu tư tiền của đến tận các vùng đất có truyền thống sản xuất nước mắm, mắm tôm nổi tiếng trong cả nước như: Phú Quốc, Phan Thiết, Bình Định và thậm chí chị còn khăn gói sang tận Thái Lan để học hỏi cách thức người ta chế biến sao cho sản phẩm có chất lượng cao nhất, đáp ứng đông đảo nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như cách thức quản lý, kinh doanh có

hiệu quả. Sở dĩ chị phải cầu kỳ như vậy chỉ bởi một ý nghĩ, sản vật của biển khơi là cá, tôm,… đâu đâu chẳng giống nhau, nhưng mỗi nơi lại có nước mắm, mắm tôm có chất lượng, hương vị khác nhau. Sự khác nhau này chắc chắn là do cách thức chế biến, bí quyết riêng của mỗi địa phương. Song mục đích chung của tất cả sự riêng biệt này là làm hài lòng người tiêu dùng. Chị đi để tìm ra cách thức chinh phục khách hàng, phát triển nghề truyền thống với mục đích đưa sản vật của làng đi xa, đi nhiều hơn nữa.

Được sự tin tưởng, ủng hộ, động viên của những người thân, từ quy mô sản xuất nhỏ của gia đình, chị đã mạnh dạn đầu tư phát

triển sản xuất thành Xí nghiệp chế biến thủy hải sản Phương Thiện Quyên. Bằng những kiến thức, kinh nghiệm học hỏi ở nhiều nơi, chị đã điều hành doanh nghiệp trên cơ sở lấy chất lượng làm đầu và không quá đề cao số lượng để chinh phục người tiêu dùng. Hiện tại, hầu hết các mặt hàng của Xí nghiệp đều được đánh giá cao, rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Trong đó, đứng đầu phải kể đến sản phẩm nước mắm nguyên chất, không dùng hóa chất. Sản phẩm này trong thời gian qua đã được cộng đồng người Việt ở nước ngoài rất ưa thích, đặt hàng thường xuyên. Hiện nay, sản phẩm của Xí nghiệp đã được xuất sang nhiều nơi trên thế giới,

Đi lên

l THU THU

Nhờ tận tâm phát huynghề truyền thốngcủa quê hương

Sinh ra và lớn lên tại vùng biển Tĩnh Gia - Thanh Hóa, làng Hải Thạnh của chị Nguyễn Hồng Thiện có nghề truyền thống chế biến hải sản, đặc biệt là mặt hàng nước mắm, mắm tôm. Là người có tố chất kinh doanh, lại sớm tiếp xúc với các hoạt động giao thương diễn ra thường nhật trong làng, chị luôn nghĩ phải làm gì đó để sản phẩm truyền thống của làng tiêu thụ rộng rãi, giúp những người ngư dân một nắng hai sương có thêm thu nhập, nâng cao mức sống. Xí nghiệp chế biến thủy hải sản Phương Thiện Quyên đặt tại Tĩnh Gia đã giúp Giám đốc Nguyễn Hồng Thiện thực hiện được tâm nguyện của mình.

89

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Xuân Giáp Ngọ

Page 90: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

nhất là Angola. Tuy nhiên, do nhu cầu quá lớn trong khi Xí nghiệp sản xuất lại hạn chế về mặt quy mô nên đã có những lúc chị phải xin lỗi khách hàng - xin lỗi những người đã đặt niềm tin vào mình.

Khi được hỏi về bí quyết thành công của Xí nghiệp, Giám đốc Hồng Thiện khiêm tốn trả lời: “Chẳng có bí quyết gì sâu xa”; chị chỉ áp dụng những cách thức kinh doanh đơn giản nhất đã được viết thành văn bản, in thành sách mà bất cứ ai cũng có thể đọc, có thể biết và có thể vận dụng như: Thứ nhất nguồn nhân lực của xí ngiệp hầu hết là người địa phương - những lao động ít nhiều có kinh nghiệm chế biến thủy hải sản, được đào tạo qua các lớp nâng cao ngắn hạn. Tận dụng nguồn nhân lực rảnh rỗi, thời vụ giá rẻ - góp phần tạo nên giá thành cạnh tranh cho sản phẩm. Thứ hai, phải sử dụng thủy hải sản tươi sống của địa phương đưa vào chế biến kịp thời. Thứ ba, không sử dụng các phụ liệu không đảm bảo vệ

sinh an toàn thực phẩm.Sự ăn nên làm ra của Xí

nghiệp trong thời gian qua, đã khẳng định hướng đi, hướng phát triển của Giám đốc Nguyễn Hồng Thiện là đúng đắn. Thời gian qua Xí nghiệp luôn đảm bảo đời sống cho người lao động, đồng thời đem lại nguồn thu đáng kể cho địa phương thông qua những khoản nộp ngân sách mỗi năm một tăng. Thành công của Xí nghiệp Phương Thiện Quyên đã nhận được sự quan tâm động viên của lãnh đạo địa phương, đặc biệt là của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Với doanh nhân Nguyễn Hồng Thiện, đây thực sự là niềm hạnh phúc khó nói nên lời. Niềm vui nối tiếp niềm vui trong những ngày đầu xuân năm mới này, doanh nhân Nguyễn Hồng Thiện nói riêng và Xí nghiệp Phương Thiện Quyên nói chung như được tiếp thêm sức mạnh khi được vinh danh Giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu

biếu xuất sắc” và “Thương hiệu hội nhập quốc tế” tại Thủ đô Viên-chăn (Lào) vào tháng 2/2014 tới đây.

Nói về định hướng phát triển của Xí nghiệp trong thời gian tới nữ doanh nhân Nguyễn Hồng Thiện cho biết doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh liên kết với các viện khoa học chế biến thực phẩm để nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm, đồng thời nhấn mạnh: “Không thể vì lợi nhuận mà coi nhẹ chất lượng sản phẩm, coi nhẹ sức khỏe người tiêu dùng vì đây không đơn thuần chỉ là danh dự cá nhân, là thương hiệu của Xí nghiệp, mà trên tất cả, nó là uy tín của cả một làng nghề có truyền thống hàng trăm năm - nền tảng vững chắc của Phương Thiện Quyên ngày nay”. Với những gì đã đạt được, nhất là với cái Tâm, cái Tài của Doanh nhân Nguyễn Hồng Thiện, chúng ta tin tưởng Xí nghiệp Phương Thiện Quyên sẽ thành công. n

Chị Thiện đến thăm và chụp ảnh kỉ niệm với Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Ảnh nhân vật cung cấp

Chị Thiện đến thăm và tặng Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu sản phẩm nước mắm đậm đà hương vị quê hương.Ảnh nhân vật cung cấp

90

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Xuân Giáp Ngọ

Page 91: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Với đặc trưng là tác động đến thế giới tinh thần, chạm đến / khơi gợi / đánh thức ái, ố, hỷ, nộ con người, nghệ thuật luôn có sức

cuốn hút, hấp dẫn mạnh mẽ con người. Song, say mê nghệ thuật đến mức tốn tiền, bỏ bê công việc, để con khóc lòi rốn, đàn ông bỏ vợ, đàn bà bỏ con,... thì, chỉ có ở người Bình Định. Thú mê nghệ thuật,

đặc biệt là Bài chòi, hát Bội/Tuồng ấy đã hóa ca dao, tục ngữ xuất hiện từ xa xưa ở các vùng quê Bình Định và còn lưu truyền tới tận ngày nay.

Thú mê Bài chòi- Bài chòi coi bộ có duyênThức khuya con chịu, tốn tiền mẹ ưng- Ngủ trễ ắt việc phải bê

l HÀ BÌNH

NGƯỜIBÌNH ĐỊNH

SAY MÊ NGHỆ THUẬT ĐẾN MỨC TỐN TIỀN, BỎ BÊ CÔNG VIỆC, ĐỂ CON KHÓC LÒI RỐN, ĐÀN ÔNG BỎ VỢ, ĐÀN BÀ BỎ CON,... THÌ, CHỈ CÓ Ở NGƯỜI BÌNH ĐỊNH. THÚ MÊ NGHỆ THUẬT, ĐẶC BIỆT LÀ BÀI CHÒI, HÁT BỘI/TUỒNG ẤY ĐÃ ĐI VÀO CA DAO, TỤC NGỮ XUẤT HIỆN TỪ XA XƯA Ở CÁC VÙNG QUÊ BÌNH ĐỊNH, CÒN LƯU TRUYỀN TỚI TẬN NGÀY NAY.

‘ ‘Nghệ thuật hát bội,bài chòi với

91

ÑÔØI SOÁNG QUANH TA

Xuân Giáp Ngọ

Page 92: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Không chừa cái tật ham mê Bài chòiThường lệ vào khoảng ngày 25 tháng Chạp, làng

Trung Lương đã rạo rực: - Vợ lo nếp, lá, đỗ mèChồng lo mài rựa chặt tre dựng chòi (1)

- Phải chăng là gái lạc nòiTheo gánh bài chòi chẳng kể mẹ cha- Cũng vì cái đám Bài chòiỞ nhà con khóc muốn lòi rún raRún ra thì kệ rún raPhải coi tới hết canh ba mới vềThú mê Hát bội / TuồngTheo NSND Võ Sĩ Thừa: Khi có một đào kép,

hay gia đình đào kép nào đó túng đói, sa cơ, lâm bệnh ngặt nghèo thì người đóng tiền, kẻ bát gạo lui tới chăm nom. Họ thương yêu nghệ sĩ và gia đình với tấm lòng thương yêu người ruột thịt của mình. Nhất là những đào kép hay, họ coi là quý tử trong làng, những cô đào đẹp hát hay là hoa thơm của xã, huyện và cả tỉnh làm cho dân mến thương, quan trường say đắm, nên mới có câu ca:

Hát bội làm tội người ta

Bỏ cửa bỏ nhà vì ma hát bộiNgày xưa Hát Bội còn có một đối tượng khán giả

đặc biệt là thanh thiếu niên. Ngày nay hát bội dường như xa lạ với thanh niên, có lẽ bây giờ có nhiều loại hình nghệ thuật lôi cuốn lớp trẻ như ca nhạc, phim truyền hình nhiều kênh và cả loại băng hình đồi trụy từ nước ngoài tuồn vào quyến rũ. Còn ngày xưa chỉ có xem Hát bội. Một đêm hát bội ở làng quê hay vạn chài vùng biển có một phần ba khán giả là thiếu niên. Các em bỏ ăn xem hát bội. Các em ngủ trên bờ ruộng, nằm trên gốc rạ hay dưới ghế của các vị cầm chầu. Rạp hát đã tan mà các em còn ngon giấc, cha mẹ đi tìm kêu réo khắp nơi. Ở các vùng quê khác, các em ngồi trên lưng trâu thổi sáo trúc v éo von, còn ở làng quê Bình Định, các em lấy lá mít chằm mũ giống mũ hát bội, lấy thanh tre làm kiếm, dùng bẹ chuối khô làm thắt lưng. Vậy là đầu đội mũ, tay cầm kiếm, nai nịt như vị tướng trong hát bội, ngồi trên lưng bò trâu say sưa hát mấy câu tuồng:

Thiên vô khổ võPhong bất minh điềuDân hỏa huê uống giếng đàn NghiêuChúa thong thả gảy đàn Nghiêu ThuấnCó em lại hát:Kinh địa tứ tế tảo song linhTriều binh phút công vi vạn độiLà những câu hát trong tuồng Địch Thanh Ly Thợn

và Hộ Sanh Đàn là hai vở tuồng mà gánh hát nào cũng hát, người dân nào cũng biết và thuộc cả lời văn.

Cảnh trong vở Tuồng cổ. Ảnh Internet

Hội chơi bài chòi. Ảnh Internet

92

ÑÔØI SOÁNG QUANH TA

Xuân Giáp Ngọ

Page 93: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Những làng tuồng ở Bình Định trường tồn trong lịch sử văn hóa dân tộc, điều chính yếu là nhờ lòng hâm mộ, tinh thần say mê hát bội của đông đảo quần chúng hương thôn. Họ tìm thấy ở hát bội nhu cầu thẩm mỹ của mình trong cuộc sống đời thường. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, quần chúng mê say hát bội có thể chia ra các tầng lớp:

- Lớp trưởng giả, lý hương trong làng. Họ là những người giầu có và nắm chức quyền ở hương thôn. Họ thưởng thức hát bội bằng tiếng trống chầu khen chê nghệ sĩ. Một đám hát có đến 3 trống chầu, người cầm roi chầu là hương lý trong làng. Tiếng trống chầu giục giã là động viên người diễn. Cũng có lúc họ chê trách diễn viên hát không đúng. Các nhà phú hào mang theo tiền đi xem hát là để tung tiền lên sân khấu tặng nghệ sĩ hát hay, múa đẹp. Ca dao có câu Nghe trống chầu cắm đầu mà chạy. Lớp khán giả này đi xem hát tuồng là để tiêu khiển trong cuộc đời nhàn rỗi. Họ nhìn nghệ sĩ dưới con mắt xướng ca vô loài.

- Lớp khán giả đông đảo nhất là nông dân nghèo, bất kỳ đàn ông hay đàn bà cũng say mê hát bội. Nhờ quanh năm làm ăn vất vả giữa quê hương hát bội, nhờ đi xem hát bội truyền đời nên họ biết cảm nhận cái đẹp trong hát bội, biết nhận xét nghệ thuật biểu diễn của diễn viên. Có nhiều người quanh năm suốt

tháng đầu tắt mặt tối lo bát cơm, manh áo không có thời gian đi xem hát bội suốt ngày suốt đêm. Họ làm việc nhà mà tai vẫn lắng nghe tiếng trống chiến, trống chầu. Họ biết đêm nay bạn này đang hát tuồng Giang Sơn (Sơn Hậu) đã đến lớp treo mẹ Đổng Kim Lân ngã ngựa. Nhiều lớp tuồng hay, họ đoán trúng diễn tới đâu mặc dầu họ không được đi theo lớp người:

Nghe trống chầu cắm đầu mà chạyNghe trống chiến không khiến cũng điHọ biết rõ đào nào hay hơn đào nào. Đào nào

hay với các vai đào điên, đào nào hay với các vai đào bi, đào chiến,...

Những câu ca dao về tuồng như:Mẹ ơi đừng đánh con đauĐể con theo hát làm đào mẹ xemHay:Bầu Đông đóng Lý Phụng ĐìnhDầu chồng có đánh thì mình cũng điĐều từ khát vọng xem tuồng của họ mà tự nhiên

hát lên.Với thuận lợi và thế mạnh hoạt động trên một

vùng đất có những con người say mê nghệ thuật truyền thống như vậy, thiết nghĩ các nhà quản lý, các nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật Bình Định cần gìn giữ, bảo tồn và phát huy hơn nữa những di sản văn hóa truyền thống độc đáo của quê hương mình.n

Hội đánh bài chòi cổ dân gian, Lễ

hội chợ Gò Xuân Quý Tỵ 2013. Ảnh

baobinhdinh.com.vn

93

ÑÔØI SOÁNG QUANH TA

Xuân Giáp Ngọ

Page 94: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Vào khoảng thế kỷ XVII, bên cạnh nghề nông, nghề biển, trong vùng đã xuất hiện thêm nghề đục đẽo đá. Một số gia đình sống dưới chân núi

Ngũ Hành, bắt đầu là Nguyên tộc Huỳnh Bá là Huỳnh Bá Quát quê gốc ở Thành Hóa, đã lấy nghề đục đẽo đá làm nghề phụ lúc nông nhàn, biển động. Trước khi định cư ở Ngũ Hành Sơn, gia tộc này đã có nghề làm đồ gia dụng bằng đá gia truyền. Khi vào đến vùng đất

mới, gia tộc này đã chọn vùng đất có 5 ngọn núi đá cẩm thạch Ngũ Hành Sơn làm nơi định cư. Và, chính cái hành trang mang theo ấy đã giúp họ cải thiện cuộc sống; Đồng thời là khởi nguồn cho một làng nghề trên vùng đất mới. Họ có thể xem như là Tổ nghề đá Non Nước.

Buổi đầu, sản phẩm từ nghề đục đẽo đá còn rất đơn giản, chỉ đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống hàng

l NGUYỄN THUỲ LINH(Bài và ảnh)

Nghệ thuậtĐiêu khắc đá Đà Nẵng

Nằm cách trung tâm TP Đà Nẵng chừng 8km về phía Đông, và cách bờ biển không xa, 5 ngọn núi đá đột khởi trên nền biển xanh, trời xanh. Không biết từ bao giờ, nhưng chắc chắn là từ khi con người biết và sống trên nền tảng triết lý âm dương ngũ hành, 5 ngọn núi đó đã mang danh xưng Ngũ Hành Sơn. Bàn chân của những con người đứng trước biển, muốn nhìn thấu biển khơi, sống với biển, bao giờ cũng tìm cho mình một điểm tựa bến bờ. Và, Trời đất đã ban cho họ một cứu cánh. Ngũ Hành Sơn đã trở thành điểm tụ cư, sau đó, như một lẽ đương nhiên, là điểm tụ linh của cái thành phố Đà Nẵng ngày nay từ cách đây vài thế kỷ, khi đón những bước chân mở cõi về Nam của người Việt từ Bắc Bộ, chủ yếu là dân các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh.

94 Xuân Giáp Ngọ

Page 95: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

ngày của cư dân quanh vùng. Đó là đục, đẽo bia mộ, rồi chế tác cối xay, cối giã, làm chì lưới phục vụ việc đánh bắt cá cho bà con ngư dân ven biển…Bằng chứng rất có sức thuyết phục, là bài văn bia khắc trên đá do thợ đá Non Nước khắc, hiện còn lưu giữ ở chùa Phổ Khánh, một trong những ngôi chùa cổ, tọa lạc tại xã Đại An, tức Đại Hòa, thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ngày nay. Từ lúc chỉ có vài ba gia đình nằm dưới chân núi Ngũ Hành làm nghề đá, theo thời gian số hộ làm nghề này tăng lên, hình thành một làng nghề. Một sự đột biến cho phát triển nghề và tay nghề của thợ đá Non Nước, là đầu thế kỷ XIX, triều đình Huế có chủ trương hàng năm, tuyển lính thợ để phục vụ nhu cầu xây dựng trang trí cung điện nhà vua và dinh thự các quan. Trên cơ sở đó, người thợ làng Khái Đông (Non Nước), được tách ra từ Quán Khái xã cũ, lần lượt bị bắt ra Huế làm lính thợ. Trong số đó, có một thợ giỏi tên là Huỳnh Bá Triêm. Trong thời gian làm lính thợ ở kinh thành, ông đã chú ý học hỏi những người thợ đá các nơi khác, chạm bộ ấm trà bằng đá rất đẹp. Với tư chất thông minh, lại khéo tay, ông đã học được nghề. Sau khi mãn hạn, do có công, ông được triều đình phong hàm Cửu phẩm, nên còn có tên là ông Cửu Đàn. Đó cũng là thời điểm ông bắt tay vào làm thử bộ trà bằng đá cẩm thạch Non Nước có sẵn ở quê hương mình. Nhờ trí thông minh, sự cần mẫn, ông Cửu Đàn Huỳnh Bá Triêm đã thành công. Thoạt đầu, ông giấu nghề, không hướng dẫn cho ai cả. Sau, ông đem bộ trà ấy đi bán. Những người thợ đá xem qua, học cách làm theo. Sự xuất hiện bộ ấm trà đầu tiên ở Non Nước của ông Cửu Đàn vào khoảng giữa thế kỷ XIX đánh dấu sự phát triển của nghề đá Non Nước, báo hiệu sự ra đời của ngành/nghề chạm đá mỹ nghệ Non Nước và các nơi về sau. Sản phẩm chạm khắc đá Non Nước cũng dần phong phú, với nhiều hình tượng quen thuộc, như: con cóc, con voi, rồi long, ly, qui, phượng, kỳ lân, sư tử, rồi phúc - lộc - thọ (Tam đa). Riêng sư tử đá, người đầu tiên chạm thành công là ông Huỳnh Đàn. Cùng với thời gian và sức vươn lên của những chủ nhân của cái thành phố nằm ở khoảng giữa của đất nước dáng Rồng bay này, Non Nước đã trở thành một làng nghề nổi tiếng của Đất Quảng.

Bước sang đầu thế kỷ XX, nhằm đẩy mạnh khai thác thuộc địa, vào năm 1922, thực dân Pháp mở Hội chợ thuộc địa tại Marseile (Pháp). Trong tất cả sản phẩm hàng hóa được trưng bày tại Hội chợ, có sự góp mặt những sản phẩm của những nghệ nhân chạm khắc đá Non Nước, gồm: bình cắm hoa, đĩa đá tròn, đồ trà đá trắng, đồ chè đĩa vuông, đá mặt ghế, chặn giấy hình con

95

ÑÔØI SOÁNG QUANH TA

Xuân Giáp Ngọ

Page 96: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

cóc, đĩa trái đào,….với nhiều kích cỡ khác nhau. Tiếp đó, những nghệ nhân đá Non Nước tiến tới làm vòng đeo tay bằng đá các loại, khắc chân dung người trên đá, tượng tròn các loại, dùng để thờ trong các đền, chùa, miếu mạo hoặc để trang trí công trình công cộng, tư gia.

Trải qua mấy trăm năm, từ vài chục hộ ban đầu, đến đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước, làng đá Non Nước đã có hàng trăm hộ với 400 - 500 lao động. Khách du lịch đến với Đà Nẵng, không bỏ qua điểm du lịch Ngũ Hành Sơn, khiến cho nghề chạm khắc đá Non Nước phát triển khá toàn diện, với mẫu mã đa dạng, có cả hình ảnh phương Tây hiện diện trên đá Non Nước qua bàn tay tài nghệ và tâm hồn nghệ sĩ của người Non Nước. Theo thống kê năm 1999, phường Hòa Hải có 280 hộ sinh sống bằng nghề thủ công. Số lao động ước khoảng 1.000 người. Ngoài những sản phẩm truyền thống, trong những năm gần đây, nhiều nghệ nhân nổi tiếng như Lê Bền, Nguyễn Sang, Nguyễn Việt Minh đã tạc nhiều tượng danh nhân bằng đá, như Phan Châu Trinh, Trần Phú, Nguyên Duy Hiệu,… Một người con của làng đá là Nguyễn Long Bửu đã mở ra bước đột phá khi cho ra đời những sản phẩm đá theo trường phái điêu khắc đá hiện đại với những tác phẩm tiêu biểu như: Bà mẹ Việt Nam, Dáng Xuân thiếu nữ thay áo,… và tham gia nhiều cuộc triển lãm trong và ngoài nước. Đổi mới cả về lượng và chất từng ngày. Hoà chung nhịp đập của Thành phố Đà Nẵng, những nghệ sĩ đá Non Nước cũng không ngừng đổi mới tư duy nghệ thuật để tình yêu mảnh đất và con người nơi đây hiển hiện trong các tác phẩm, góp phần tô điểm cho Đà Nẵng trở thành một trong những nơi đáng sống nhất trên hành tinh này. n

96 Xuân Giáp Ngọ

Page 97: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Từng tổ chức Triển lãm Nghệ thuật điêu khắc Phật giáo châu Á từ thế kỷ VII-XIX với 108 hiện vật, thu hút hàng chục nghìn người xem tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; từng được báo chí và dư luận tôn là “ông vua cổ vật”, “người giàu nhất Việt Nam”, “người giữ kho báu vật quốc gia”,… nên có thể nói, xung quanh ông có rất nhiều thông tin trái chiều, tốt có, xấu cũng không ít. Dường như, đó là “số phận chung” của những người nổi tiếng nói chung thời nay. Về phần mình, nhà sưu tầm cổ vật Dương Phú Hiến mặc kệ những thị phi, mặc kệ những tin đồn, ung dung tự tại sống theo ý thích của mình tại Vĩnh Phúc - nơi sinh ra và lớn lên để tận hưởng sự yên ả, bình lặng của chốn quê.

Nhà sưu tầm cổ vật lớnDương Phú Hiến

l THANH XUÂN

Một số tượng Phật cổ trong bộ sưu tập tượng Phật

cổ của Nhà sưu tập cổ vật Dương

Phú Hiến. Nguồn: giacngo.vn

97Xuân Giáp Ngọ

Page 98: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Theo ước tính của nhà sưu tầm cổ vật Dương Phú Hiến, hiện tại ông đang sở

hữu hơn 4 vạn hiện vật, trong đó, trên 1 vạn hiện vật là được thừa kế, số còn lại là do ông cất công sưu tầm, tìm kiếm từ khi thú sưu tầm đồ cổ chưa lên ngôi, mọi sự mua bán, đổi chác hiện vật diễn ra rất dễ dàng, đơn giản. Có những hiện vật ngày trước ông chỉ mua bằng giá vài chục đến một, hai tạ thóc, tạ sắn thì nay đã và đang được trả giá hàng chục tỷ đồng. Điều này chắc hẳn đã lý giải phần nào câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người về ông. Vì rằng, muốn chơi đồ cổ, trở thành nhà sưu tập đồ cổ thì thực sự phải cần và có rất nhiều tiền. Theo lời ông kể, sau một thời gian sinh sống tại nước ngoài, ông về nước, bao nhiêu tiền dành dụm được ông đầu tư mua đất dự án Palm khi ấy đang được bán với giá rẻ ngay tại quê hương Đại Lải. Với tư tưởng nông dân chất phác, ông mua đất để trồng rừng, trồng bạch đàn, trồng thông. Và rồi thời thế thay đổi, trồng rừng cũng có lãi nhưng chẳng ăn thua so với giá đất mỗi ngày một tăng. Thế là ông chuyển đổi. Không ngờ, sau một

thời gian, giá trị của diện tích đất trồng rừng đã mang lại cho ông mấy trăm triệu đồng - một khoản tiền không nhỏ so với khoảng thời gian hàng chục năm về trước.

Có tiền, ông càng có điều kiện đến với niềm đam mê cổ vật được thừa hưởng từ ông nội và bố. Được biết, thú chơi này, ông Hiến theo đuổi từ khi còn trẻ, tính đến nay đã hơn 40 năm. Có nhiều hiện vật được ông đổi từ chính những người Trung Quốc khi ông đang

là một chàng bộ đội đóng quân ở Cao Bằng. Tôi đồ rằng, thời ấy, khi ông mải mê tìm kiếm, sưu tầm đồ cổ theo sự đam mê riêng, chính ông cũng không thể biết rằng, những hiện vật được ông đánh đổi lúc bằng tạ sắn, lúc vài chục cân thóc, lúc thì bằng những thứ xa xỉ (thời ấy) như khăn mùi xoa, cái bật lửa, bánh xà phòng,… lại có thể mang lại giá trị tiền tỷ như bây giờ. Sinh sau đẻ muộn nhưng tôi biết được rằng, lúc ấy, ai ai cũng

Nhà sưu tập cổ vật Dương Phú Hiến chụp ảnh kỉ niệm với Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.Ảnh: Trần Trung

Nhà sưu tập cổ vật Dương Phú Hiến, chụp ảnh lưu niệm cùng Nhà báo Trần Đức Trung (thứ hai, từ trái sang) cùng các Doanh nhân. Ảnh: Trần Trung

98

TÖØ TRONG DI SAÛN

Xuân Giáp Ngọ

Page 99: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

đói ăn, đói mặc, cộng với phong trào bài trừ mê tín dị đoan, bài xích phong kiến, những thứ đồ cổ ấy bị mọi người coi như… rác. Theo lời kể của mẹ tôi, khánh đá của ngôi chùa cổ hẳn hoi còn bị mọi người khiêng ra bờ ao làm chỗ rửa chân thì việc đổi chác rẻ mạt lấy cổ vật như ông Hiến kể là chuyện thường tình. Thậm chí, khéo xin, khéo nịnh chủ nhà có khi lại còn được cho không cả đống bởi chính gia chủ cũng không ý thức được giá trị của nó, nhiều khi mang đồ cổ ra làm bình đựng nước, đựng canh hoặc đồ chơi cho trẻ nhỏ.

Với số lượng hiện vật khổng lồ, nhà sưu tầm cổ vật Dương Phú Hiến trong thời gian qua đã tự bỏ kinh phí thực hiện nhiều cuộc trưng bày cổ vật hoặc kết hợp với những đơn vị chức năng, tổ chức các cuộc triển lãm chuyên đề ở nhiều nơi trong cả nước. Ngoài cuộc triển lãm tượng Phật năm 2008 như đã nêu ở phần đầu bài viết, ông đã kết hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề Kiếm cổ với: song trùng kiếm, thư hùng kiếm, kiếm lệnh, kiếm đồng Đông Sơn, kiếm Chăm, kiếm Tiên Chu có lịch sử hơn 5.000 năm, kiếm bao gỗ,… Bên cạnh đó, ông cũng mang nhiều cổ vật đi hiến tặng các bảo tàng. Tất cả những hoạt động này, ông đều thực hiện tự nguyện và chưa bao giờ đòi hỏi bất cứ một điều gì. Ông quan niệm: “Với những gì mình có, nếu ngắm một mình thì cũng được nhưng nếu để mọi người cùng ngắm thì sẽ hay hơn nhiều”. Chính vì vậy, ông vẫn đang ấp ủ dự định mở một bảo tàng tư nhân để có thể giới thiệu một cách rộng rãi tới mọi người những cổ vật mà ông đã cất công sưu tầm trong nhiều năm qua. Vấn đề này, ông

đã được Hà Nội và 12 cơ quan ban ngành đồng ý. Ông chia sẻ: “Đất cát không thành vấn đề nhưng tài chính để xây dựng một bảo tàng mang hồn Việt, mang tính cách Hà Nội thì chưa có”.

Nói về những danh xưng mà các phương tiện truyền thông gọi ông trong thời gian qua như: “người giàu nhất Việt Nam”, “ông vua đồ cổ ẩn danh”, “người giữ kho báu quốc gia”, ông thẳng thắn: Tôi chưa bao giờ tự nhận mình là người giàu nhất Việt Nam dù rằng đồ cổ có những cái là vô giá thật nếu như nó là báu vật, bảo vật quốc gia. Vì những thứ này không thể suy luận ra tiền, đong đếm bằng tiền được. Và rằng, những món đồ cổ, ông coi là đồ của gia đình, luôn được giữ gìn trân trọng kể cả những mảnh vỡ. Ông say mê sưu tầm và lưu giữ, chứ không phải sưu tầm để buôn bán trục lợi. Chính vì vậy, ông chưa bao giờ đem chúng đi phân kim để xem chúng là vàng ròng hay đồ mạ vàng, hợp kim vàng. Hơn nữa, như ông nói: “Nhà sưu tầm chẳng ai dại gì mà đi khoe của cả. Chẳng ai dại gì mà nói nó là vàng hay vàng ròng. Còn vấn đề bảo vệ, an ninh, an toàn nữa chứ”. Tương tự, các hiện vật của ông cũng chưa bao giờ được giám định. Nhưng chúng được giám định theo từng đợt triển lãm. Chẳng hạn, trong dịp kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, hơn 1.000 cổ vật của ông đã được thẩm định, có cả sự tham gia của Hội đồng thẩm định quốc gia. Hay đợt trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam cũng có giám định đàng hoàng.

Sở hữu số lượng hiện vật khổng lồ và đáng giá như nhà sưu tầm Dương Phú Hiến, hẳn nhiều người sẽ thắc mắc kèm theo sự tò mò về nơi ở của ông. Tại Vĩnh Phúc,

ông ở trong một ngôi nhà vườn rộng khoảng 1.000m2. Không như mọi người vẫn nghĩ. Nhiều món đồ cổ được ông trưng bày ở các sảnh. Vào trong nhà, ông có nhiều phòng được khóa cẩn mật. Đó là nơi ông lưu giữ những bộ đồ cổ độc đáo như: bộ gốm men lục, bộ kiếm cổ, bộ tượng Phật Đông Nam Á, bộ gốm hoa nâu thời Lý, bộ trống đồng, bộ ấn triện ngọc các thời đại,… Về phần mình, vốn là người sởi lời, hào phóng và tốt bụng, nhà sưu tầm Dương Phú Hiến luôn sẵn sàng chào đón những ai cất công tới thăm ông tại quê nhà và sẵn sàng cho mọi người chiêm ngưỡng những món đồ cổ quý giá.

Tài năng và niềm đam mê sưu tầm cổ vật - những tinh hoa văn hoá của nhân loại, chắc chắn đã mang lại niềm vui, sự giàu có, nổi tiếng song, cũng không ít nỗi buồn cho nhà sưu tầm Dương Phú Hiến. Trước đôi bờ vui, buồn ấy, Dương Phú Hiến luôn bình thản, khẳng định: “Tôi luôn là Dương Phú Hiến” để giữ gìn và phát huy giá trị những di sản văn hoá vô giá của nhân dân - nhân loại.n

99

TÖØ TRONG DI SAÛN

Xuân Giáp Ngọ

Page 100: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Tùng Dương là ca sĩ nổi tiếng trong âm nhạc Việt Nam với phong cách biểu diễn sáng tạo độc đáo. Anh thường được gắn với các tính

từ, như Tùng Dương “phiêu” Tùng Dương “lên đồng”. Năm qua, Anh đã kết hợp với nhạc sĩ Jazz Nguyên Lê người Pháp gốc Việt xây dựng một chương trình biểu diễn và ra an-bum mới mang tựa đề Độc đạo. Chương trình diễn tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt - Xô Hà Nội với những bài hát mới viết riêng cho giọng hát Tùng Dương trong an-bum Độc đạo và những bài hát của Tùng Dương từng được công chúng mến mộ, yêu thương với những bản hòa âm mới nhất của nhạc sĩ Nguyên Lê. Một số ca sĩ quốc tế cùng biểu diễn với Tùng Dương như: Giu-li-a Sac (Pháp), Hi-mi-cô Pa-ga-nốt-ti (Nhật Bản) trong những phần hát song ca, hát bè đầy ngẫu hứng và ăn ý. Chương trình tràn ngập cảm xúc về cuộc sống, tình yêu thương giữa con người với con người, giữa con người với nguồn cội thiêng liêng.

Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tâm đầu ý hợp của ca sĩ Tùng Dương với nhạc sĩ Nguyên Lê được thể hiện nổi bật trong an-bum Độc đạo. Tùng Dương luôn luôn trăn trở sáng tạo nghệ thuật với lòng tự tôn dân tộc rất lớn Còn Nguyên Lê , anh sống tại Pháp và đã đi nhiều nơi trên thế giới, cộng tác với nhiều ban nhạc, nghệ sĩ quốc tế nhưng luôn luôn hướng về cội nguồn, về âm nhạc dân tộc. Cả hai cá tính âm nhạc như được mở rộng chính họ và bổ sung cho nhau trong những dự án âm nhạc đã thực hiện của hai người, Tùng Dương với vai trò là ca sĩ

và biên tập, còn Nguyên Lê với vai trò phối khí và nhà sản xuất. Nếu những an-bum trước của Tùng Dương như Những ô màu khối lập phương, Liti mang tính thể loại âm nhạc thì an-bum Độc đạo lại mang tính tư tưởng, khái niệm và không gian rộng hơn. Ở đó là sự sáng tạo của hai nghệ sĩ, hai tâm hồn với mối giao cảm đến ma mị của âm nhạc. An-bum Độc đạo gồm 11 ca khúc, hơn một nửa là những bài hát mới: Độc đạo, Con ốc (Lưu Hà An), Thể đơn bào, Cuộn (Sa Huỳnh)…, những tác giả đã và đang gắn bó với Tùng Dương hiện nay. Tác phẩm Jazz của Nguyên Lê có tên gọi Ánh trăng khuya viết riêng cho giọng hát Tùng Dương. Tư tưởng xuyên suốt của an-bum “sự kết nối để hòa hợp các bản ngã” thể hiện rõ qua những phần kết hợp song ca và làm mới các ca khúc quen thuộc của Tùng Dương với những nghệ sĩ nhiều dòng nhạc trên thế giới. Lần đầu Tùng Dương thể hiện ba ca khúc tiếng Anh chuyển tải ý nghĩa nhân văn về tình yêu, tình thương của con người…Nếu những an-bum trước của Nguyên Lê lấy những bài hát của dân ca Việt Nam để hòa âm đầy chất Jazz trên ngón đàn của mình, thì với an-bum Độc đạo, nhạc sĩ đã thể hiện sự mở rộng và sức sáng tạo rất nhiều.

Với những dự án âm nhạc mang đậm chất âm nhạc dân gian dân tộc Việt Nam mà ca sĩ Tùng Dương đã thực hiện, chúng ta tin tưởng anh sẽ phát huy hơn nữa định hướng âm nhạc này để làm nên thương hiệu Tùng Dương - ông Hoàng của dòng nhạc dân gian dân tộc Việt Nam.n

l NGUYỄN THU

Ca sĩ phát huy hiệu quảgiá trị âm nhạcdân gian dân tộc

Tùng Dương

100 Xuân Giáp Ngọ

Page 101: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

l THU THU SINH RA TRONG MỘT GIA ĐÌNH TRÍ THỨC LỚN TẠI HÀ NỘI, TRÒN

3 TUỔI, TRẦN ĐỨC ANH ĐÃ THEO MẸ RA NƯỚC NGOÀI SINH SỐNG.

VÀ HIỆN TẠI, Ở ĐẤT NƯỚC HUNGARIA, TRẦN ĐỨC ANH ĐANG LÀ

MỘT CHÀNG TRAI “HOT” CỦA LÀNG GIẢI TRÍ, MÀ CỤ THỂ LÀ

TRONG LĨNH VỰC ÂM NHẠC VỚI NHỮNG ĐIỆU NHẢY ĐẦY TÍNH

SÁNG TẠO KHÔNG GIỐNG AI CÙNG NHỮNG BÀI HÁT CÓ NHỮNG

CA TỪ DA DIẾT, SÂU LẮNG.

một tài năng nghệ thuật Việt Namtỏa sáng trên đấtHungaria

TRẦN ĐỨC ANH

Như đã nói ở trên, do sinh sống ở nước ngoài từ khi còn rất nhỏ nên Trần Đức Anh không chỉ hạn chế về khả năng giao tiếp tiếng Việt

mà vốn kiến thức hiểu biết về Việt Nam cũng rất ít. Chính vì vậy, trong lần về thăm Việt Nam ngắn ngủi vừa qua, thay vì gặp Đức Anh để trò chuyện, tôi lại ngồi nói chuyện với chị Nguyễn Thị Thanh Hà - mẹ của chàng trai. Như rất nhiều bà mẹ khác, khi nói về cậu con trai yêu quý và tài năng, mắt chị Hà ánh lên những tia sáng rạng rỡ và tự hào. Chị nói nhiều và nhanh. Cũng là một người mẹ, tôi hoàn toàn hiểu tâm trạng của chị. Với mọi bà mẹ, câu chuyện về

những đứa con nhỏ bé của họ là câu chuyện dài không bao giờ hết. Huống hồ, Trần Đức Anh của chị lại là một tài năng nhảy hip hop được đông đảo giới trẻ yêu quý, mến mộ ở Hungaria.

Qua lời kể của chị Hà, được biết Đức Anh từ khi còn nhỏ đã tỏ ra rất yêu thích nhảy múa. Năng khiếu này, có lẽ chàng trai đã được thừa hưởng từ người bố là họa sỹ Trần Hồng Đức có tài lẻ là diễn kịch câm rất hay. Thấy con ham mê nhảy nên để đáp ứng nguyện vọng của con, 7 tuổi Đức Anh đã được mẹ tạo điều kiện cho đăng ký tham gia vào những lớp học năng khiếu. Và đến năm 13 tuổi thì cậu bé có buổi biểu

101

ÑÔØI SOÁNG QUANH TA

Xuân Giáp Ngọ

Page 102: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Tài năng trẻ Trần Đức Anh chơi dương cầm. Ảnh: Nhân vật cung cấp

diễn đầu tiên trên sân khấu. Sau đó, cậu trở thành thành viên chủ lực của nhóm nhảy Badboyz và là thầy dạy nhảy kiêm vũ công quan trọng của SP - một ngôi sao hip hop nổi tiếng của Hung. Khoảng ba năm trở lại đây, hình ảnh và tin tức của Đức Anh liên tục được đăng tải, cập nhật trên tờ Bravo - một tờ báo giải trí được nhiều khán giả trẻ tìm đọc của Hungaria. Đam mê cộng với nỗ lực tập luyện, sáng tạo nghệ thuật không mệt mỏi của Đức Anh đã đưa chàng trai trở thành một hiện tượng của làng giải trí, nhất là lĩnh vực vũ công với những động tác, điệu nhảy khác biệt do chính mình biên đạo. Cùng với đó, Trần Đức Anh đã sở hữu khá nhiều các giải thưởng lớn trong các cuộc thi nhảy, đặc biệt là giải nhất solo trong một cuộc thi toàn quốc của Hung.

Song, với bản tính của một chàng trai năng động, độc lập và ưa khám phá những cái mới, Đức Anh không chỉ hài lòng với những điệu nhảy mang đậm dấu ấn cá nhân của mình, mà còn tự tin lấn sân sang một lĩnh vực mới. Đó là sáng tác ca khúc và ca hát. May mắn thay, với lĩnh vực mới này, Trần Đức Anh cũng có khả năng và đã đạt được thành công với một lượng fan đáng kể. Qua những lời tâm sự của chị Hà, qua việc đọc những bài phỏng vấn Đức Anh trả lời trên báo chí của Hung, tôi thấy cậu là một chàng trai rất có cá tính, đồng thời cực kỳ thông minh, luôn biết mình cần phải làm gì và làm như thế nào. Chẳng hạn, khi mẹ khoe khả năng của con trai với một ai

đó không hề quan tâm đến hoạt động âm nhạc, Đức Anh sẽ trách mẹ kiểu: mẹ nói làm gì, họ có hiểu gì (về hip hop/âm nhạc) đâu. Tương tự, thấy mẹ treo ảnh cậu chụp với ông ngoại khi còn nhỏ trong quán café của gia định (Villa café - 20 Nguyễn Biểu và 62 Phan Đình Phùng), Đức Anh cũng không bằng lòng vì cho rằng đó là kỷ niệm riêng, khách đến đây đâu có quan tâm và đâu biết nhân vật trong ảnh là ai.

Đó là trong cuộc sống, còn với âm nhạc, Đức Anh tỏ ra rất có bản lĩnh. Ấy là khi cậu tự sáng tác, tự biên đạo những động tác, bài nhảy của mình và tự tin thể hiện nó. Nếu không giỏi thì rất khó được khán giả hoặc những người trong nghề chấp nhận. Bởi hàng ngày, hàng giờ có rất nhiều người ham mê nhảy, ham mê sáng tạo song đâu phải ai cũng được ghi nhận. Riêng Đức Anh, sự ham mê nhảy, ham mê sáng tạo đã mang lại những giải cao, sự nổi tiếng. Rõ ràng là chàng trai có khả năng thực sự. Và khi đang là vũ công nổi bật của SP, được giới trẻ Hung hâm mộ và yêu thích thì Đức Anh quyết định thử sức ở lĩnh vực ca hát. Bởi khi đã và đang nổi tiếng rồi thì bất cứ động thái nào của bạn cũng sẽ nhận được sự quan tâm kỹ lưỡng của truyền thông và khán giả. Đang được yêu thích ở lĩnh vực vũ công, chuyển sang lĩnh vực ca hát sẽ có nhiều thuận lợi, nếu có khả năng thì thành công sẽ đến càng nhanh. Chính vì vậy mà Đức Anh đã chọn thời điểm cuối năm 2010 để chinh phục khán giả bằng việc tung ra thị trường clip đầu tay.

102

ÑÔØI SOÁNG QUANH TA

Xuân Giáp Ngọ

Page 103: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Thực tế, để chuẩn bị cho bước đột phá mới này, chàng trai đã chuẩn bị rất lâu và kỹ lưỡng, kể cả việc tung lên youtube những clip hát ca khúc của người khác để mọi người thấy mình là người thực sự có khả năng ca hát chứ không đơn thuần là ăn theo sự nổi tiếng từ những bước nhảy; đồng thời, qua đó học hỏi kinh nghiệm của những người nổi tiếng để tìm ra cho mình một lối đi riêng phù hợp. Được biết, khi lấn sân sang lĩnh vực ca hát, Đức Anh chưa qua một trường lớp đào tạo cơ bản nào, những gì chàng trai đang có là do khả năng cộng với nỗ lực học hỏi của cá nhân. Dự định tìm thầy cô học thanh nhạc một cách bài bản đang được Đức Anh lên kế hoạch. Thiết nghĩ, hơn ai hết, cậu hoàn toàn hiểu rằng, muốn làm việc gì đến nơi đến chốn và có kết quả tốt, ngoài năng khiếu, cần phải được đào tạo cơ bản. Đó là nền móng cần thiết để xây dựng những ngôi nhà cao. Giống như đam mê nhảy múa của Đức Anh được mẹ hỗ trợ tích cực bằng cách cho đi học từ khi còn nhỏ. Theo tôi, chàng trai này làm gì cũng rất có lý, chẳng thế mà sau đó phóng viên của tờ Bravo đã có hẳn một bài phỏng vấn hỏi kinh nghiệm để trở thành sao của Đức Anh. Đương nhiên, chàng trai đã sẵn lòng chia sẻ … 10 yếu tố cần và đủ. Chị Hà bật mí thêm, mới đây giới hip hop Mỹ đã có lời mời Đức Anh sang cộng tác biểu diễn nhưng Đức Anh tỏ ra rất tỉnh táo, già dặn khi từ chối. Theo suy nghĩ của chàng trai trẻ, tuổi 23 đã quá già để phiêu lưu và cạnh tranh ở một đất nước mọi thứ vận động đến chóng mặt như Mỹ. Thử đặt mình vào vị trí của Đức Anh, mấy người đã có đủ ý chí và dũng khí từ chối một lời mời ít nhiều hấp dẫn như thế từ Mỹ?

Thành danh luôn đi liền với bận rộn, nhất là khi Đức Anh hoạt động trong một lĩnh vực luôn được coi là náo nhiệt nhất của ngành giải trí thì thời gian lại càng trở nên eo hẹp hơn. Biểu diễn trên sân khấu, quay clip, tập luyện,… nhưng Đức Anh khẳng định dù làm việc gì đi chăng nữa thì cũng sẽ không bao giờ từ bỏ công việc dạy nhảy tại ba trường đào tạo nhảy của riêng mình. Cho nên, dịp đầu tháng 12 vừa qua, chàng trai vội vã trở về với Hà Nội ít hôm vì việc riêng của gia đình rồi lại vội vã ra đi, trở về với những công việc, lịch biểu diễn đã được lên kế hoạch từ trước. Thời gian ở Hà Nội quá ngắn ngủi nên ấn tượng về Hà Nội, về Việt Nam trong Đức Anh không có gì nhiều. Tuy nhiên, sau những lần đọc comment của nhiều bạn trẻ Việt Nam trên trang duki.hu rằng: anh ơi, em tự hào về anh lắm, em cũng là người Việt Nam

đây thì đã có những xốn xang, rộn ràng trong lòng chàng trai. Trong thâm tâm, Đức Anh cứ nghĩ rằng ở Việt Nam chẳng ai biết mình là ai, mình sống ở Hung, khán giả Hung biết tới mình, thế là đủ. Không ngờ, các bạn trẻ Việt Nam ở nước ngoài cũng biết và quan tâm tới niềm đam mê của mình. Vừa qua về Hà Nội, không ít bạn trẻ đã tìm đến và chia sẻ niềm đam mê với Đức Anh. Đức Anh đã xem các nhóm nhảy biểu diễn, biết Cường Seven,… Nhưng hình như vì tò mò chàng trai xem để biết thế thôi chứ vẫn thờ ơ với chuyện về Việt Nam chinh phục khán giả.

Đức Anh không hề biết rằng, sự thờ ơ này khiến mẹ Hà buồn bã vô cùng. Chị không muốn con quên Hà Nội, không muốn con vô tình với khán giả Việt Nam. Chị muốn Đức Anh về nước biểu diễn để quê hương nguồn cội không bao giờ phai nhạt trong tâm trí một cậu bé Việt Nam lớn lên ở nước ngoài và để chị, có thể nhân rộng niềm tự hào, hãnh diện về tài năng của cậu con trai với bà con dòng tộc, với bạn bè, người quen. Rồi chị tự trách mình mà mắt đỏ hoe, ngấn lệ, khiến tôi không khỏi xúc động. Chị bảo, những ngày xưa ấy, nếu không vì vất vả bươn trải mưu sinh trên đất khách quê người, chị đã có thời gian tâm sự, kể nhiều hơn về Hà Nội, Việt Nam cho Đức Anh cùng cô con gái, đề các con thêm gắn bó với quê hương. Và chắc chắn chị cũng sẽ có thời gian chăm chút nhiều hơn cho con trai. Ngoài học nhảy, cậu bé còn được đi học hát ngay từ bé thì chắc chắn giờ đây khả năng của Đức Anh còn phát triển tốt hơn nữa chứ không chỉ giới hạn ở đất Hungaria. Vâng, vẫn là nỗi lòng bao la của các bà mẹ trước những đứa con.

Kết thúc câu chuyện, chị Hà khoe với tôi câu hứa của Đức Anh rằng hè này sẽ về Việt Nam học tiếng như một niềm hy vọng sẽ có ngày cậu con trai đẹp đẽ và tài năng của chị biểu diễn trên sân khấu Hà Nội, trước hàng nghìn khán giả yêu nghệ thuật. Còn tôi, tin rằng ngày đó sẽ trở thành hiện thực trong một tương lai gần vì chỉ cần Đức Anh chịu sắp xếp thời gian về nước học tiếng. Sau đó, nếp sống, con người và cảnh vật nơi đây sẽ đủ sức hút, níu giữ chàng trai như hàng trăm người nước ngoài đã, đang nảy sinh tình cảm với Việt Nam. Đó là chưa kể tới sức hấp dẫn của đời sống nghệ thuật trong nước và một giải thưởng ý nghĩa mang tên Vì sự phát triển cộng đồng đang chờ đợi Đức Anh quay trở lại để vinh danh tài năng cùng những nỗ lực lao động nghệ thuật trong suốt nhiều năm qua cho công chúng yêu nhạc. n

103

ÑÔØI SOÁNG QUANH TA

Xuân Giáp Ngọ

Page 104: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Giải thưởng Đào Tấn là giải thưởng lớn thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật

Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc Việt Nam quản lý, do GS. VS Đặng Vũ Minh Chủ tịch Liên hiệp Hội và GS Hoàng Chương - TGĐ Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc Việt Nam làm đồng Chủ tịch.

Giải Đào Tấn giành tặng cho những người hoạt động văn hóa nghệ thuật và khoa học có thành tích xuất sắc, như GS.AHLĐ Vũ Khiêu, GS.TS Trần Văn Khê, GS.Trần Bảng, GS.TS Nguyễn Thuyết Phong, GS.TS Thái Kim Lan, Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo,

Nhà nghiên cứu Mịch Quang, các nhà viết kịch Văn Trọng Hùng, Lê Duy Hạnh, các NSND Đặng Nhật Minh, Phạm Thị Thành, Đàm Liên, Minh Ngọc, Tiến Thọ, Hương Thơm, Hòa Bình, Phương Thảo, Hoài Huệ… Cùng một số NSƯT và nhà quản lý cấp Bộ, cấp Tỉnh có công trong xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong 10 năm qua.

Bước vào năm 2014, Hội đồng Giải thưởng Đào Tấn quyết định trao Giải thưởng Đào Tấn cho những vị lãnh đạo tỉnh Bình Định đã có công trong sự nghiệp Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc:

1. Nguyễn Văn Thiện - UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy

2. Lê Hữu Lộc - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định

3. Mai Thanh Thắng - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.

4. Lê Kim Toàn - UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Vinh dự nhận Giải thưởng Đào Tấn trao giải Đào Tấn dịp này có ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT BIDV người có công lớn trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc; AHLLVTND Đại tá Đinh Thế Văn, người có công phục hồi và phát triển Múa rối nước Đào Thục (Đông Anh, Hà Nội).

Tạp chí Văn Hiến Việt Nam xin chúc mừng những vị được nhận giải thưởng cao quý này.n

LỄ TRAO TẶNGGIẢI THƯỞNG ĐÀO TẤN

l P.V

104

ÑÔØI SOÁNG QUANH TA

Xuân Giáp Ngọ

Page 105: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Tạp chí VĂN HIẾN VIỆT NAM

CÁ NHÂN, ĐƠN VỊ, ĐẠT GIẢI THƯỞNG “TOP100 NHÀ QUẢN LÝ TÀI ĐỨC”, “TOP100 DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU XUẤT SẮC”, “TOP100 THƯƠNG HIỆU, DỊCH VỤ, SẢN PHẨM HỘI NHẬP QUỐC TẾ”, NĂM 2013

CÁ NHÂN ĐẠT GIẢI THƯỞNG “TOP100 NHÀ QUẢN LÝ TÀI ĐỨC”

(LỄ TRAO GIẢI SẼ DIỄN RA VÀO LÚC19h00’ NGÀY 22 THÁNG 2 NĂM 2014, TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, LÀO)

Chúc mừng

Bà NGUYỄN THỊ PHẤNGĐ - Cty TNHH Kinh doanh XNK Tổng hợp và DV FatacoĐC: 79 Mỹ Thạnh An, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến TreĐT: 0753 813 779 Fax: 0753 815 079Email: [email protected]: www.fatacobentre.com

Ông DƯƠNG VĂN TÍNHPhó TGĐ Tập đoàn Viễn thông Quân độiĐC: Số 1 Trần Hữu Dực, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà NộiĐT: 0462556789 - Fax: 0462996789Email: [email protected]

Ông NGUYỄN NGỌC SỰCTHĐQT - Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt NamĐC: Số 172 Ngọc Khánh, Q. Ba Đình, Hà NộiĐT: 0437711212 - Fax: 0437711568Email: [email protected]: www.vinashin.com.vn

Ông HOÀNG THÀNH - CTHĐTV - Tổng Công ty quản lý Bay Việt Nam - Công ty TNHHĐC: Số 6/200 Nguyễn Sơn, Q. Long Biên, Hà NộiĐT: 043 8271636 - Fax: 0438272597Email: [email protected] - Website: www.vatm.vn

Bà PHẠM THỊ HỒNG HẠNHTGĐ - Tổng Công ty CP Bia Rượu NGK Sài Gòn (SABECO)ĐC: Số 6 Hai Bà Trưng, Quận I, Tp. Hồ Chí MinhĐT: 083 8294083 - Fax: 083 8231129Email: [email protected]: http://www.sabeco.com.vn

Ông PHAN QUỐC HIẾUTGĐ - Tổng Công ty Xây dựng Thăng LongĐC: Số 72 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà NộiĐT: 04383452110 - Fax: 0438345212Website: www.thanglonggroup.com.vn

Ông NGUYỄN ĐĂNG NGHIÊMTGĐ - Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Tân cảng Sài GònĐC: 722 Đường Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. HCMĐT: 088990694 - Fax: 088980380Email: saigonnewport.com.vnWebsite: www.saigonnewport.com.vnÔng TÔ HOÀI DÂN

CTHĐTV, TGĐ - Công ty TNHH Xây dựng thương mại Du lịch Công lýĐC: Số 127A Nguyễn Tất Thành, P.8, Tp. Cà Mau, Tỉnh Cà MauĐT: 07803820859 - Fax: 07803520859Email: [email protected]: www.conglycm.vn

Ông NGUYỄN VĂN SINHTGĐ - Công ty TNHH MTV DAP-VINACHEMĐC: Lô GI-7, Khu kinh tế Đình Vũ, P. Đông Hải 2,Q. Hải An, TP. Hải PhòngĐT: 0313 979 368 - Fax: 0313 979 170Email: [email protected]: www.dap-vinachem.com.vn

105Xuân Giáp Ngọ

Page 106: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Ông NGUYỄN PHƯỚC NĂNGGĐ - Công ty Điện lực Vĩnh LongĐC: 166 đường Phạm Hùng, P.9, TP. Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh LongĐT: 0720210206 - Fax: 0703827071Email: [email protected]: www.pcvinhlong.evnspc.vn

Ông TRẦN MỘNG NHUNGTGĐ - Công ty CP Công trình Giao thông vận tải Quảng NamĐC: Số 10 đường Nguyễn Du, Tp. Tam Kỳ,Tỉnh Quảng NamĐT: 05103851577 - Fax: 05103852098Email: [email protected]: www.cotracoqna.vn

Ông NGUYỄN VĂN TRỊNHGĐ - Công ty CP Than vàng danh - Vinacomin (VVDC)ĐC: 185 Nguyễn Văn Cừ, Vàng Danh, Uông Bí, Quảng NinhĐT: 0333 853 108 - Fax: 0333 853 120Email: [email protected] Website: http://vangdanhcoal.com.vn

Ông ĐẶNG THANH BÌNHCTHĐQT - Cty CP Đầu tư Đà nẵng - Miền TrungĐC: 99 Núi Thành, Q. Hải Châu, TP. Đà NẵngĐT: 05113631889 - Fax: 05113631885Email: [email protected] - Website: www.dmt.vn

Ông NGUYỄN QUANG HUYTGĐ - Công ty TNHH MTV Apatit Việt NamĐC: P. Pom Hán, TP. Lào Cai, Tỉnh Lào CaiĐT: 0203852252 - Fax: 02023852399Email: [email protected]: www.vinaapaco.com

Ông NGUYỄN DOÃN BÍNHCTHĐQT, TGĐ - Cty CP Xây dựng Công trình 525ĐC: 673 Trường Chinh, Q. Cẩm Lệ, Tp. Đà NẵngĐT: 05113681503 - Fax: 05113846119Email: [email protected] - Website: www.525.vn

Ông LÊ QUANG TRƯỞNGTGĐ - Công ty CP Đường Kon TumĐC: Km2, Xã Vinht Quang, Tp. Kon Tum, Tỉnh Kon TumĐT: 060 3864958 - Fax: 0603862969Email: [email protected]: www.ktsduongkontum.vn

Ông ĐINH QUANG VINHGĐ - Công ty Nhiệt điện cao ngạn - VinacominĐC: Ngõ 719 đường Dương Tự Minh,TP. Thái Nguyên, Tỉnh Thái NguyênĐT: 02803844177 - Fax: 02803644706

Ông NGUYỄN ĐÌNH TÙNGTGĐ - Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)Hội sở chính: 45 Lê Duẩn, Q.1, Tp.HCM Tel: (84-8) 38 220 960 - Fax: (84-8) 38 220 963Email: [email protected] Website: www.ocb.com.vn

Ông NGUYỄN QUANG TRIẾTPhó TGĐ - Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK)ĐC: Tầng 08 Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, Q.1, Tp. HCMĐT: 0838210056 - Fax: 0838216913Website: http://www.eximbank.com.vn

Ông NGUYỄN VĂN THANHTGĐ - Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 6 (CIENCO 6)ĐC: 127 Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh ĐT: 84.8.3510 1863 - Fax: 84.8.3510 1858 Website: http://www.cienco6.vn

Ông LÊ DIỆPGĐ - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà NẵngĐC: 140-142 Lê Lợi, P. Hải Châu 1, Q. Hải Châu, TP. Đà NẵngĐT: 05113822110 - Fax: 05113826062Email: [email protected]: www.vietcombank.com.vn

Ông TRẦN HỮU NAMCTHĐQT - Công ty CP Nhiệt điện Hải PhòngĐC: Xã Tam Hưng, Thủy Nguyên, Tp. Hải PhòngĐT: 0313775161 - Fax: 0313775162Email: [email protected]: www.ndhp.com.vn

Ông LÊ HỮU NGÂNGĐ - Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cần ThơĐC: 9 đường Phan Đình Phùng, P. Tân An,Q. Ninh Kiều, Tp. Cần ThơĐT: 07103824442 - Fax: 07103823473Email: [email protected]

Ông NGUYỄN NGỌC THẠCHGĐ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Đồng ThápĐC: Số 50 Lý Thường Kiệt, P. 1, TP. Cao Lãnh,Tỉnh Đồng ThápĐT: 067 3852198 - Fax: 0673854813Email: [email protected]

Ông LÊ VĂN THÀNHTGĐ - Tổng Công ty CP Bảo MinhĐC: 26 Tôn Thất Đạm, Quận 1, TP. HCMĐT: 0838294180 - Fax: 0838294185Email: [email protected]: www.baominh.com.vn

106 Xuân Giáp Ngọ

Page 107: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Ông NGUYỄN NHƯ BÌNHChủ tịch, GĐ - Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Trà VinhĐC: Số 521B Điện Biên Phủ, khóm 3, P.6, Tp. Trà Vinh, Tỉnh Trà VinhĐT: 0743840215 - Fax: 0743850656Website: www.trawaco.com.vn

Ông TRƯƠNG VĂN SINHGĐ Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex - Chi nhánh Nhựa đường Đà NẵngĐC: 122 đường 2/9 Quận Hải Châu, TP. Đà NẵngĐT: 05113932767 - Fax: 05113932575Email: [email protected]: www.petrolimex.com.vn

Ông HUANG CHENG HUNGTGĐ Công ty CP Công nghiệp Nhựa Phú LâmĐC: Km9, Phạm Văn Đồng, P. Hải Thành, Q. Dương Kinh, Tp. Hải PhòngĐT: 0313 860399 - Fax: 0313 860373Email: [email protected]: fulinvn.com

Ông LÊ MINH HẢITGĐ Công ty CP Sản xuất thép Việt ĐứcĐC: KCN Bình Xuyên, xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh PhúcĐT: 02113593596 - Fax: 02113593696Email: [email protected]: www.thepvietduc.com.vn

Ông NGUYỄN QUỐC ĐỊNHCTHĐQT Công ty CP Dược phẩm InmexpharmĐC: Số 04 đường 30/4, P.1, TP. Cao Lãnh, Tỉnh Đồng ThápĐT: 0673851941 - Fax: 0673853106Email: [email protected]: www.inmexpharm.com

Ông LÊ HẢI CHÂUCTHĐQT Công ty Cp Tài chính Đầu tư Chu ViệtĐC: 280B Nguyễn Trọng Tuyển, P.10, Q. Phú Nhuận, Tp. HCMĐT: (84-8) 54491438 - Fax: (84-8) 54491442

Ông MAI VĂN NGUYÊNGĐ Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận 2ĐC: 936 đường Nguyễn Thị Định, P. Thạnh Mỹ Lợi, Q. 2, TP. HCMĐT: 08 37421166 - Fax: 083 7421167Email: [email protected]: www.dvciq2.com.vn

Ông NGUYỄN NGỌC BÌNHGĐ Công ty TNHH MTV 27-BQP (Nhà máy Z127)ĐC: Phường Quan Triều, Tp. Thái Nguyên, Tỉnh Thái NguyênĐT: 02803844179 - Fax: 02803844114

Ông NGUYỄN THANH PHƯƠNGChủ tịch, GĐ - Cty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Kon TumĐC: 198 Bà Triệu, Tổ 1, TP. Kon Tum, Tỉnh Kon TumĐT: 0603862323 - Fax: 0603862323Email: [email protected]

Bà HỒ THỊ KIỂNGGĐ Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên PhúĐC: 199 Ấp Xóm Mới, xã Tân Thạnh, huyện Giá Rai, Tỉnh Bạc LiêuĐT: 07813846778 - Fax: 07813846779Email: [email protected]: www.thienphuseafood.com.vn

Ông NGUYỄN VĂN ĐẠTTGĐ - Tổng Công ty đầu tư phát triển đô thị và KCN Việt Nam (IDICO)ĐC: 151 Ter Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, Tp. HCMĐT: 0839312660 - Fax: 0839312705Email: [email protected] -Website: www.idico.com.vn

Ông LÊ NGỌC HẠNHCTHĐQT, TGĐ Công ty CP Vật tư Tổng hợp Thanh HóaĐC: Số 753 Bà Triệu, P. Trường Thi, TP. Thanh Hóa, Tỉnh Thanh HóaĐT: 0373756170 - Fax: 0373756166

Ông NGUYỄN ĐỨC CHƯƠNGCTHĐQT, GĐ - Công ty CP Bao bì và Kinh doanh tổng hợp Nghệ AnĐC: Km 10, Quốc lộ 1A, xã Nghi Liên, Tp. Vinh, Tỉnh Nghệ AnĐT: 0383611258 - Fax: 0383611152

Ông HUỲNH MINH HẢIGĐ - Công ty Điện lực Sóc TrăngĐC: 113 Lê Hồng Phong, P. 3, Tp. Sóc Trăng, Tỉnh Sóc TrăngĐT: 0793821417 - Fax: 0793686959Email: [email protected]: www.pcsoctrang.evnspc.vn

Ông TRẦN ĐỨC THIỆNChủ tịch, GĐ - C.ty TNHH MTV Nông lâm nghiệp Kiên GiangĐC: Số 03 Lô 06 Trần Quang Khải, P. An Hòa, Tp Rạch Giá, Tỉnh Kiên GiangĐiện thoai: 0773929940 - Fax: 0773947302Email: [email protected] (thay đổi)

Ông NGUYỄN QUANG MINHCTHĐQT, GĐ - Công ty CP Chế biến Thủy sản XNK Kiên CườngĐC: Khu Cảng cá Tắc Cậu, xã Bình An, huyện Châu Thành, Tỉnh Kiên GiangĐT: 0773616834 - Fax: 0773616478Email: [email protected]: www.kiencuongseafood.com.vn

Ông NGÔ ĐỨC ĐOÀNCTHĐTV, TGĐ - C.ty TNHH Hãng kiểm toán AASCĐC: Số 1 Lê Phụng Hiểu, Q. Hoàn Kiếm, Hà NộiĐT: 0438241990 - Fax: 0438253973

107Xuân Giáp Ngọ

Page 108: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Ông LÊ VĂN MINHGĐ - Sở NN&PTNT Lâm ĐồngĐC: 14 Hùng Vương, P.10, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm ĐồngĐT: 0633836825 - Fax: 0633828630Email: [email protected] LÊ VĂN THẠCHGĐ - Bệnh viện Hữu NghịĐC: Số 1 Trần Khánh Dư, Q. Hai Bà Trưng, Hà NộiĐT: 043 9722231 - Fax: 0437918457Email: [email protected] - Website: www.huunghihospital.vnÔng HOÀNG NGỌC QUÝHiệu trưởng - Trường CĐSP Thừa Thiên HuếĐC: 123 Nguyễn Huệ, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên HuếĐT: 0543822179 - Fax: 0543833584Email: [email protected] - Website: www.cdsphue.edu.vnÔng HÀ QUANG PHƯỚCGĐ - C.ty TNHH Đo và Kiểm tra môi trường Minh ĐứcĐC: Số 34 Khu Tập thể Ngân hàng Ba la, Q. Hà Đông, Hà Nội - ĐT: 0902.148.828Ông HOÀNG THANH TÂNTGĐ Công ty TNHH Tiến NgaĐC: D211 tổ 2, KP4, P. Long Bình, Biên Hòa, T. Đồng NaiĐT: 0613891209 - Fax: 0613992270Email: [email protected] - Website: www.tiennga.vnÔng MAI VĂN NHẪNGĐ Trung tâm đăng kiểm xe cơ giớiĐC: Số 12 Quốc Lộ 1, P.5, Tp. Tân An, Tỉnh Long AnĐT: 0723827511- Fax: 0723821496Ông NGUYỄN HỒNG MINHHiệu trưởng - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật VinhĐC: P. Hưng Dũng, TP. Vinh, Nghệ AnĐT: 0383349264 - Fax: 0383842530Email: [email protected]: www.vute.edu.vnÔng BÙI QUANG SẢNGĐ - Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hải PhòngĐC: Số 275 Lạch Tray, P. Đằng Giang, Q. Ngô Quyền, Tp. Hải PhòngĐT: 0313732432 - Fax: 0313732425Email: [email protected]: www.sotnmt.haiphong.gov.vnÔng NGUYỄN HUY HOÀNGHiệu trưởng - Trường Cao đẳng Sơn LaĐC: Tổ 2, P. Chiềng Sinh, Tp.Sơn la, Tỉnh Sơn LaĐT: 0223874298 - Fax: 0223774191Email: [email protected] - Website: www.cdsonla.edu.vnÔng TRẦN THÁI NGAGĐ - Sở Tài nguyên và Môi trường Bình ĐịnhĐC: 08 Hai Bà Trưng, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh Bình ĐịnhĐT: 0563813275 - Fax: 0563824950Website: www.stnmt.binhdinh.gov.vnÔng LÊ XUÂN ÁIGĐ - Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn ĐảoĐC: Số 29 Võ Thị Sáu, H.Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng TàuĐT: 0643 830150 - Fax: 0643830493Website: www.condaopark.com.vn

Ông TRẦN TRUNG LẬPChủ tịch, GĐ Công ty TNHH MTV Phà An GiangĐC: 360 Lý Thái Tổ, P. Mỹ Long, TP. Long Xuyên, Tỉnh An GiangĐT: 0763846379 - Fax: 0763842723Email: [email protected]: www.ctyphaangiang.com.vn

Ông PHAN VINHGĐ Công ty Điện lực Thừa Thiên HuếĐC: 102 Nguyễn Huệ, TP. Huế, Tỉnh Thừa Thiên HuếĐT: 0542211222 - Fax: 0542220330Email: [email protected]: www.dienluctth.com.vn

Ông NGUYỄN HỮU THỌGĐ Công ty Điện lực Vĩnh PhúcĐC: 195 đường Trần Phú, Tp. Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh PhúcĐT: 02113656622 - Fax: 02113861152Website: www.pcvinhphuc.npc.com.vn

Ông NGUYỄN MINH HẢICTHĐTV, TGĐ Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA)ĐC: Tầng 14 tòa nhà HH3 Khu ĐT Mễ Trì, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà NộiĐT: 0438689566 - Fax: 0438686248Email: [email protected]: www.kiemtoanava.com.vn

Bà ĐẶNG THỊ MÁTTrụ trì Chùa Hang - Đền Quan Tam, Đền Thượng Tản Viên Sơn TrangĐC: Thôn Vỵ Thủy, xã Thanh Mỹ, Tx Sơn Tây, Hà Nội

Ông HỒ ĐẮC CÔNG LUẬNTGĐ Công ty TNHH Đắc hưng Gia LaiĐC: 19 Ngô Gia Tự, Tp. Pleiku, Tỉnh Gia LaiĐT: 0593827906 - Fax: 0593873892Email: [email protected]: www.dawchung.com

Lương y PHÓ HỮU BẰNGGĐ - Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền Dân tộc Đại Đức ĐườngĐC: Số nhà 10, ngõ 56 phố Trần Quang Diệu, Q. Đống Đa, Hà NộiĐT: 043 646 2126 - Fax: 0436462126

Ông NGUYỄN HUYNHCT, GĐ - Công ty Xăng dầu Nam Tây NguyênĐC: 06 Nguyễn Tất Thành, TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắc LắkĐT: 05003856948 - Fax: 05003855073Email: [email protected]: namtaynguyen.com.vn

Bà HỒ VŨ THIÊN NHIGĐ Công ty CP Thế giới Yến SàoĐC: 58 Nguyễn Cư Trinh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí MinhĐT: 08.3838.9617 - Fax: 08.3838.9618Website: thegioiyensao.vnEmail: [email protected]

108 Xuân Giáp Ngọ

Page 109: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

Nhà giáo ưu tú, Ts. HUỲNH THANH NHÃHiệu trưởng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần ThơĐC: Số 09 Cách mạng Tháng 8, Q. Ninh Kiều, Cần ThơĐT: 07103811350 - Fax: 07103821326Email: [email protected] - Website: www.ctec.edu.vn

Nhà giáo nhân dân, Ts. THÁI VĂN LONGGĐ Sở Giáo dục và Đào tạo Cà MauĐC: 70 Phan Đình Phùng, P.2, Tp. Cà Mau, tỉnh Cà MauĐT: 07803831176 - Fax: 0780 3830816Website: www.sogddt.camau.gov.vnY sĩ KHĂM PHẾT LÀOChủ thương hiệu - Nhà thuốc gia truyền Amakong - Khăm Phết LàoĐC: Số nhà 286, Buôn Kô Tam, Xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk Lăk - ĐT: 05003821143 - 0914409262Website: www.amakong-khamphetlao.com.vnÔng VŨ QUỐC VINHTGĐ - Công ty CP TIEĐC: 52 Thành Thái, P.12, Q.10, Tp.HCMĐT: 0838330855 - Fax: 0838332754Website: http://www.tie.com.vnÔng BÙI MẠNH CƯỜNGGĐ - Chi nhánh Công ty CP Quốc tế Việt AM tại Hà NộiĐC: Tòa nhà I9 ngõ 13 Khuất Duy Tiến, Thanh xuân Bắc, Hà NộiÔng PHẠM MẠNH THƯỜNGPhó TGĐ - Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệpĐC: Số 51 Quang Trung, Q. Hai Bà Trưng, Hà NộiĐT: 043 9459411 (74) - Fax: 0439454737Ts. LÊ VĂN THANHViện trưởng VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘIĐC: B101 Nguyễn Hiền, Q. Hai Bà Trưng, Hà NộiĐT: 0438694822 - Fax: 043 8691587Email: [email protected] - Website: www.hou.edu.vn

Ông NGUYỄN MẠNH HÙNGGĐ SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH QUẢNG NGÃIĐC: 118 Hùng Vương, Tp. Quảng Ngãi,Tỉnh Quảng NgãiĐT: 0553711575 - Fax: 0553711575Email: [email protected]: www.stttt.quangngai.gov.vn

Ông NGUYỄN BÌNH ĐẲNGHiệu trưởng TRƯỜNG CĐ CỘNG ĐỒNG CÀ MAUĐC: Số 126, đường 3/2, P.6, TP. Cà Mau,Tỉnh Cà Mau - ĐT: 07803825262 - Fax: 07803838390Email: [email protected]: www.caodangcongdong.camau.gov.vn

Ông PHẠM TỨHiệu trưởng - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCMĐC: 196 Pasteur, P.6, Q.13, TP.HCMĐT: 0838222748 - Fax: 0838244678Website: www.uah.edu.vn

Ông ĐỒNG XUÂN THẮNGGĐ - C.ty TNHH MTV Dịch vụ Cơ khí Hàng hải PTSCĐC: Số 31, đường 30/4 P.9, Tp. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng TàuĐT: 0643838834 - Fax: 0643838170Email: [email protected] - Website: www.mc.ptsc.com.vn

Ông NGUYỄN VIỆT DƯƠNGGĐ Bệnh viện phong - Da liễu Trung ương Quỳnh LậpĐC: xã Quỳnh Lập, Thị xã Hoàng Mai, Tỉnh Nghệ AnĐT: 0383665888 - Fax: 0383665164Website: www.bvphongquynhlap.vn

Ông VŨ VĂN HẬUGĐ Sở Tài nguyên và môi trường TP. Hà NộiĐC: 18 Huỳnh Thúc Kháng, TP. Hà NộiĐT: 0437732181 - Fax: 0437731576Email: [email protected]Ông NGUYỄN VĂN TUẤNGĐ - Đài Phát thanh và Truyền hình Tỉnh Hậu GiangĐC: Số 1 Võ Văn Kiệt, P.5, Tp. Vị Thanh, Tỉnh Hậu GiangĐT: 07113582727 - Fax: 071113582727Website: www.truyenhinhhaugiang.vnÔng TRẦN VĂN TƯƠNGGĐ - TT Khuyến nông - Khuyến ngư Tỉnh Quảng NamĐC: Số 1A Phan Bội Châu, Tp. Tam Kỳ, Tỉnh Quảng NamĐT: 05103814519 - Fax: 05103814515Email: [email protected]Ông ĐẶNG KHẮC THẮNGHiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ AnĐC: Đường Lê Viết Thuật, Tp. Vinh, tỉnh Nghệ AnĐT: 0383857337 - Fax: 03838857042Website: cdspna.edu.comÔng LÂM THÀNH ĐƯỢCGĐ - Xí nghiệp In Hồ Văn Tẩu - Chi nhánh Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Kiên GiangĐC: 1228 Nguyễn Trung Trực, P. An Bình, Tp. Rạch Giá, Tỉnh Kiên GiangĐT: 0773914655 - Fax: 0773912315Email: [email protected]Ông NGUYỄN THÀNH SƠNGĐ - Ban Quản lý Các dự án Than Đồng bằng Sông Hồng - VinacominĐC: Xã An Vĩ, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng YênĐT: 03213911919 - 0462842768Website: www.songhongener.com.vn

Ông TRẦN ĐỨC QUÝHiệu trưởng - Trường Đại học Công nghiệp Hà NộiĐC: Xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, Hà NộiĐT: 0437 655391 - Fax: 0437655261Email: [email protected] Website: www.haui.edu.vn

Ts. VŨ THANH CHƯƠNGHiệu trưởng - Trường Đại học Sao ĐỏĐC: Số 24 Thái Học II, P. Sao Đỏ, Tx. Chí Linh, T. Hải DươngĐT: 03203882269 - Fax: 03203882921Email: [email protected] - Website: www.saodo.edu.vn

109Xuân Giáp Ngọ

Page 110: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

CÔNG TY TNHH KINH DOANH XNK TỔNG HỢP VÀ DV FATACOGĐ: Bà Nguyễn Thị PhấnĐC: 79 Mỹ Thạnh An, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến TreĐT: 0753 813 779 - Fax: 0753 815 079Email: [email protected]: www.fatacobentre.com

NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMCTHĐQT: Ts. Phạm Huy HùngĐC: 108 Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, Hà NộiĐT: 0439421030 - Fax: 0439421032Email: [email protected]: www.vietinbank.vn

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘITGĐ: Ông Lê CôngĐC: Số 21 Cát Linh, Đống Đa, Hà NộiĐT: 0462777222 - Fax: 0462661080Email: [email protected]: www.mbank.com.vn

TỔNG CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT DẦU KHÍ VIỆT NAM (PTSC)TGĐ: Ông Phan Thanh TùngĐC: Lầu 5 số 1-5 Lê Duẩn, Quận 1, TP Hồ Chí MinhĐT: 083 910 2828 - Fax: 083 9102929Email: [email protected] - Website: www.ptsc.com.vn

CÔNG TY TNHH MTV DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT (SASCO)Chủ tịch, GĐ: Ông Nguyễn Quốc DanhĐC: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, P.2, Q. Tân Bình, Tp. HCMĐT: 0838448358 - Fax: 0838447812Email: [email protected] - Website: www.sasco.com.vn

TỔNG CÔNG TY HÓA DẦU PETROLIMEX-CTCPTGĐ: Ông Nguyễn Văn ĐứcĐC: Tầng 18, 19, Số 299 Tây Sơn, Q. Đống Đa, Hà NộiĐT: 043 8513205 - Fax: 043 8513207Website: www.plc.petrolimex.com.vn

TỔNG CÔNG TY QUẢN LÝ BAY VIỆT NAM - CÔNG TY TNHHCTHĐTV: Ông Hoàng ThànhĐC: Số 6/200 Nguyễn Sơn, Q. Long Biên, Hà NộiĐT: 043 8271636 - Fax: 0438272597Email: [email protected] - Website: www.vatm.vn

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI (SHB)TGĐ: Ông Nguyễn Văn LêĐC: 77 Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, Hà NộiĐT: 043 9423388 - Fax: 043 941 0944Website: http://www.shb.com.vn

CÔNG TY CP KẾT CẤU KIM LOẠI VÀ LẮP MÁY DẦU KHÍ (PVC-MS)P.GĐ: Ông Nguyễn Minh ChâuĐC: Số 02 Nguyễn Hữu Cảnh, P. Thắng Nhất, Tp. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng TàuĐT: 0643848229 - Fax: 0643848404Email: [email protected] - Website: www.pvc-ms.vn

ĐƠN VỊ ĐẠT GIẢI THƯỞNG “TOP100 DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU XUẤT SẮC”

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI DU LỊCH CÔNG LÝCTHĐTV, TGĐ: Ông Tô Hoài DânĐC: Số 127A Nguyễn Tất Thành, P.8, Tp. Cà Mau, Tỉnh Cà MauĐT: 07803820859 - Fax: 07803520859Email: [email protected]: www.conglycm.vn

CÔNG TY TNHH MTV XỔ SỐ KIẾN THIẾT LÂM ĐỒNGGĐ: Ông Thái Khắc NgọĐC: 04 Hồ Tùng Mậu, P.3, Tp. Đà lạt, Tỉnh Lâm ĐồngĐT: 0633822111 - Fax: 0633821934Email: [email protected]: www.xosodalat.com.vn

NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK)Phó TGĐ: Ông Nguyễn Quang TriếtĐC: Tầng 08 Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, Q.1, Tp. HCMĐT: 0838210056 - Fax: 0838216913Website: http://www.eximbank.com.vn

CÔNG TY CP CÔNG TRÌNH VIETTELGĐ: Ông Tô Văn TùngĐC: Số 01 Giang Văn Minh, Q. Ba Đình, Hà NộiĐT: 0462661229 - Fax: 0462751783Email: [email protected]: www.congtrinhviettel.com.vn

CÔNG TY CP XI MĂNG ĐIỆN BIÊNCTHĐQT, GĐ: Ông Nguyễn Văn ThịnhĐC: Số 5, Tổ 12 P. Mường Thanh, TP. Điện Biên, Tỉnh Điện BiênĐT: 02303832145 - Fax: 02303832144Website: www.ximangdienbien.com

CÔNG TY CP VẬN TẢI I TRACOTGĐ: Ông Nguyễn Văn NhợiĐC: 45 Đinh Tiên Hoàng, P. Hoàng Văn Thụ, Q. Hồng Bàng, Hải PhòngĐT: 0313822329 - Fax: 0313745679Email: [email protected]

CÔNG TY CP ĐIỆN LỰC KHÁNH HÒATGĐ: Ông Nguyễn Thanh LâmĐC: 11 Lý Thánh Tôn, Tp. Nha Trang, Tỉnh Khánh HòaĐT: 0582220220 - Fax: 0583 823828Email: [email protected]: www.khpc.com.vn

TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 6 (CIENCO 6)TGĐ: Ông Nguyễn Văn ThanhĐC: 127 Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí MinhĐT: 84.8.3510 1863 - Fax: 84.8.3510 1858 Website: http://www.cienco6.vn

110 Xuân Giáp Ngọ

Page 111: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

CÔNG TY CP TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ CHU VIỆTCTHĐQT: Ông Lê Hải ChâuĐC: 280B Nguyễn Trọng Tuyển, P.10, Q. Phú Nhuận, Tp. HCMĐT: (84-8) 54491438 - Fax: (84-8) 54491442

CÔNG TY TNHH MTV THOÁT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU (Busadco)Chủ tịch, TGĐ: Ông Hoàng Đức ThảoĐC: Số 6, đường 3/2, P. 8, TP. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng TàuĐT: 0643 853125 - Fax: 0643 511385Email: [email protected] - Website: www.busadco.com.vn

CÔNG TY CP THẾ GIỚI YẾN SÀOGĐ: Bà Hồ Vũ Thiên Nhi ĐC: 58 Nguyễn Cư Trinh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí MinhĐT: 08.3838.9617 - Fax: 08.3838.9618Website: thegioiyensao.vn - Email: [email protected]

CÔNG TY CP TƯ VẤN CÔNG NGHIỆP - ĐIỆN QUẢNG TRỊGĐ: Ông Phạm Trung ĐôngĐC: 45 Trần Hưng Đạo, Tp. Đông Hà, Tỉnh Quảng TrịĐT: 0533668229 - Fax: 0533853580Email: [email protected]ÔNG TY TNHH TIẾN NGATGĐ: Ông Hoàng Thanh TânĐC: D211 tổ 2, KP4, P. Long Bình, Biên Hòa, Tỉnh Đồng NaiĐT: 0613891209 - Fax: 0613992270Email: [email protected] - Website: www.tiennga.vn

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN PHƯƠNG THIỆN QUYÊNChủ DN: Bà Nguyễn Thị ThiệnĐC: Quang Minh, Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh HóaĐT: 0373602668

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VCNCTHĐQT, TGĐ: Ông Nguyễn Khánh ToànĐC: Tòa nhà VCN, đường A1, KĐT Vĩnh Điềm Trung, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh HòaĐT: 0586537999 - Fax: 0586254025Email: [email protected] - Website: www.vcn.vn

CÔNG TY CP TRI THỨC CỘNG ĐỒNG VIỆTGĐ: Ông Hoàng Văn TuấnĐC: Tầng 10, P1010, tòa nhà JSC34, đường Khuất Duy Tiến, Q. Thanh Xuân, Hà Nội - ĐT: 0422250867Email: [email protected] - Website: www.hocduong.vnNHÀ THUỐC GIA TRUYỀN AMAKÔNG - KHĂM PHẾT LÀOY SĨ: Ông Khăm Phết Lào - Chủ thương hiệuĐC: Số nhà 286, Buôn Kô Tam, Xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk LăkĐT: 05003821143 - 0914409262Website: www.amakong-khamphetlao.com.vn Nhà thuốc gia truyền Amakong - Khăm Phết Lào

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Y TẾ VÀ HÓA CHẤT AQTECHGĐ: Bà Trần Như QuỳnhĐC: C24 TT13 Khu ĐT Văn Quán, Q. Hà Đông, Hà Nội

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XỔ SỐ KIẾN THIẾT KIÊN GIANGChủ tịch, GĐ: Ông Võ Văn TuấnĐC: Số 52 Trần Phú, P. Vĩnh Thanh, Tp. Rạch Giá, Tỉnh Kiên GiangĐT: 0773871002 - Fax: 0773871002

CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KON TUMTGĐ: Ông Lê Khả LiễmĐC: 639 Phan Đình Phùng, Tp. Kon Tum, Tỉnh Kon TumĐT: 0603 862223 - Fax: 0603864520Email: [email protected]

CÔNG TY CP HỢP TÁC KINH TẾ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SAVIMEXTGĐ: Ông Bùi Ngọc QuớiĐC: 194 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Q. 1, TP. HCMĐT: 08839142664 - Fax: 08838299642Email: [email protected] - Website: www.savimex.com

CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAMTGĐ: Ông Hàng Phi QuangĐC: 282 Lê Văn Sỹ, P.1, Q. Tân Bình, TP. HCMĐT: 0838442414 - Fax: 0838442387Email: [email protected]: www.ssc.com.vn

CÔNG TY CP XÂY DỰNG - THƯƠNG MẠI SAO BẮCGĐ: Ông Phạm Quý DươngĐC: P203, Tòa nhà 17T1, Hoàng Đạo Thúy, Q. Cầu Giấy, Hà NộiĐT: 0462812886 - Fax: 0462812866Email: [email protected]: www.northstar.com.vm

CÔNG TY CP GỐM ĐẤT VIỆTTGĐ: Ông Đồng Đức ChínhĐC: Tràng An, Đông Triều, Tỉnh Quảng NinhĐT: 0333598889 - Fax: 0333582368Email: [email protected] - Website: www.gomdatviet.net

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ LƯƠNG THỰC ĐẠI PHÁTGĐ: Bà Nguyễn Thị ÚtĐC: Tỉnh lộ 932, ấp 2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, Tỉnh Hậu GiangĐT: 07113566552 - Email: [email protected]

CÔNG TY CP 482GĐ: Ông Lê Hòa NguyễnĐC: Sô 155 Trường Chinh, Tp. Vinh, Tỉnh Nghệ AnĐT: 0383853200 - Fax: 0383854701Email: [email protected]: www.congty482.com.vn

CÔNG TY TNHH NHỰA ĐẠT HÒATGĐ: Ông Trần Đức HòaĐC: Lô C-1-CN, đường NA4, KCN Mỹ phước 2, huyện Bến Cát, tỉnh Bình DươngĐT: 06503556750 - Fax: 06503556760Email: [email protected] - Website: www.datjhoa.com.vn

111Xuân Giáp Ngọ

Page 112: Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014

CÔNG TY TNHH KINH DOANH XNKTỔNG HỢP VÀ DV FATACOGĐ: Bà Nguyễn Thị PhấnĐC: 79 Mỹ Thạnh An, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến TreĐT: 0753 813 779 - Fax: 0753 815 079Email: [email protected]: www.fatacobentre.comCÔNG TY TNHH MTV TỔNG CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒNTGĐ: Ông Nguyễn Đăng NghiêmĐC: 722 Đường Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM - ĐT: 088990694 - Fax: 088980380Website: www.saigonnewport.com.vnCÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HÒA THUẬNGĐ: Bà Đinh Thị Thanh TâmĐC: 266 Cô Bắc, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCMĐT: 0839205124 - Fax: 0838377457Email: [email protected]: www.hoathuanrubber.comCÔNG TY TNHH XNK VIỆT THÁI HÀ NỘIGĐ: Ông Bùi Nguyễn DũngĐC: Thôn Thái Hòa, xã Bình Phú,huyện Thạch Thất, Hà NộiĐT: 0433 672506 - Fax: 0433 673125Email: [email protected]: www.vietthaisteel.com.vnCÔNG TY TNHH MTV CHÈ PHÚ BỀNTGĐ: Ông Syed Nishat Hussain ĐC: Thị trấn Thanh Ba, h. Thanh Ba, Tỉnh Phú ThọĐT: 02103 884142 - Fax: 02103 885021Email: [email protected]: www.phubentea.com.vnXÍ NGHIỆP THÀNH LỢI (DNTN)GĐ: Ông Lê Minh LợiĐC: 9 Trần Hưng Đạo, Tp. Huế, Tỉnh Thừa Thiên HuếĐT: 0543527836 - Fax: 0543589555Email: [email protected]ÔNG TY TNHH NHỰA ĐẠT HÒATGĐ: Ông Trần Đức HòaĐC: Lô C- 1-CN, đường NA4, KCN Mỹ phước 2, huyện Bến Cát, tỉnh Bình DươngĐT: 06503556750 - Fax: 06503556760Website: www.datjhoa.com.vnC.TY CP LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM SAFOCOTGĐ: Bà Phạm Thị Thu HồngĐC: 7/13 - 7/25 Kha Vạn Cân, P. Linh Tây,Q. Thủ Đức, TP. HCMĐT: 08 37256264 - Fax: 0837245263Email: [email protected]: www.safocofood.comCÔNG TY CP TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ CHU VIỆT CTHĐQT: Ông Lê Hải ChâuĐC: 280B Nguyễn Trọng Tuyển, P.10,Q. Phú Nhuận, Tp. HCMĐT: (84-8) 54491438 - Fax: (84-8) 54491442

ĐƠN VỊ ĐẠT GIẢI THƯỞNG “TOP100 THƯƠNG HIỆU, DỊCH VỤ, SẢN PHẨM HỘI NHẬP QUỐC TẾ”

CÔNG TY CP THẾ GIỚI YẾN SÀOGĐ: Bà Hồ Vũ Thiên Nhi ĐC: 58 Nguyễn Cư Trinh, P. Phạm Ngũ Lão,Quận 1, TP Hồ Chí MinhĐT: 08.3838.9617 - Fax: 08.3838.9618Website: thegioiyensao.vn

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀNNGUYỄN VĂN CHÍNGĐ: Ông Nguyễn Văn ChínĐC: Xóm Chùa, xã Nam Tiến, huyện Phổ Yên,Tỉnh Thái NguyênĐT: 0975479478

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀNPHÚC PHƯƠNG ĐƯỜNGGĐ: Bà Nguyễn Thị PhươngĐC: Số 18, LK13 P. Phú La, KĐT Văn Phú,Hà Đông, Hà NộiĐT: 0912 760588 - Email: [email protected]

NHÀ THUỐC GIA TRUYỀN ĐỖ QUANG VỊNHGĐ: Ông Đỗ Quang VịnhĐC: Thôn Ninh Cầm, xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn, Hà NộiĐT: 0435811635

KHÁCH SẠN VICTORYTGĐ: Đại tá Nguyễn Hữu QuangĐC: Số 14 Võ Văn Tần, P.6, Q.3, Tp. HCMĐT: 083 9304989 - Fax: 0839303604Website: www.victoryhotel.com.vn

DNTN PHƯƠNG THIỆN QUYÊNChủ DN: Bà Nguyễn Thị ThiệnĐC: Quang Minh, Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh HóaĐT: 0373602668

TRƯỜNG CĐ KINH TẾ TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊNHiệu trưởng: Ông Nguyễn Công DươngĐC: Tổ 16, P. Thịnh Đán, TP. Thái NguyênTỉnh Thái Nguyên - ĐT: 02803855290 - Fax: 02803655280Website: www.cdkttctn.edu.vn

THUỐC GIA TRUYỀN AMAKÔNG - KHĂM PHẾT LÀOY SĨ: Ông Khăm Phết Lào - Chủ thương hiệuĐC: Số nhà 286, Buôn Kô Tam, Xã Ea Tu,TP Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk LăkĐT: 05003821143 - 0914409262Website: www.amakong-khamphetlao.com.vn

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TÀI PHÁTGĐ: Ông Nguyễn Tấn SanhĐC: 171 Nguyễn Văn Cừ, P. Tân Lập, Tp. Buôn Ma Thuật, Đắc Lắk - ĐT: 05003999779 - Fax: 05003959399

CHI NHÁNH C.TY CP QUỐC TẾ VIỆT AM TẠI HÀ NỘIGĐ: Ông Bùi Mạnh CườngĐC: Tòa nhà I9 ngõ 13 Khuất Duy TiếnThanh xuân Bắc, Hà Nội

112 Xuân Giáp Ngọ