63
NHÓM THÔNG CÔNG Tại sao nhóm thông công là phương cách hữu hiệu nhấtt để tăng trưởng Hội Thánh? Nói đến sự tăng trưởng Hội thánh, hình ảnh lý tưởng bao giờ cũng là Hội thánh đầu tiên mà Lu-ca đã mô tả một cách sinh động trong Cong Cv 2:41b- 47 . Trong ngày ấy có độ ba ngàn người thêm vào Hội thánh. Và những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện. Mọi người đều kính sợ vì có nhiều sự kỳ phép lạ làm ra bởi các sứ đồ. Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung. Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tuỳ theo sự cầu dùng của từng người. Ngày nào cũng vật, cứ chăm chỉ đến đền thờ, còn ở nhà thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà, ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh. Qua hình ảnh trên, ta thấy rõ phẩm chất tốt đẹp của các tín hữu đầu tiên. Họ đã sống đúng theo ý Chúa khi Ngài thành lập Hội thánh: hiệp lại với nhau, chia xẻ cho nhau theo nhu cầu từng người, chăm chỉ đi nhà thờ, thông công với nhau cách đầy tinh thần và vui vẻ qua các bữa ăn. Tình đoàn kết và yêu thương chân thật của các tín đồ đầu tiên đã làm đẹp lòng Chúa và đẹp lòng cả dân chúng. Cách sống tốt đẹp này của họ đã dẫn đến một kết quả phi thường: Hội thánh tăng trưởng cách lạ lùng. - Mỗi ngày Chúa lấy những người được cứu thêm vào Hội thánh (2:47b ) - Có nhiều người đã nghe đạo thì tin, số tín đồ lên đến độ năm ngàn (4:4b ) - Vả, người tin theo đông lắm, cứ một lòng một ý cùng nhau (4:32 ) - Số những người tin Chúa càng ngày càng thêm lên, nam nữ đều đông lắm (5:14 ) - Lúc đó, số môn đồ càng thêm lên (6:1 ) - Đạo Đức Chúa Trời càng ngày càng tràn ra, số môn đồ tại thành Giê-ru-sa- lem thêm lên nhiều lắm (6:7 ) - Hội thánh trong cả xứ Giu-đê, xứ Ga-li-lê và xứ Sa-ma-ri được hưởng sự bình an, gây dựng và đi trong đường kính sợ Chúa, lại nhờ Đức Thánh Linh vừa giúp, số của Hội được tăng thêm (9:31 ) - Việc đó đồn ra khắp thành Gióp-bê, nên có nhiều người tin Chúa (9:42 ) - Tay Chúa ở cùng mấy người đó, nên số người tin và trở lại cùng Chúa rất nhiều (11:21 ) - Bấy giờ, đạo Đức Chúa Trời tấn tới rất nhiều, càng ngày càng tràn thêm ra (12:24 ) - Đạo Chúa tràn ra khắp trong xứ đó (13:49 )

Nhom thanh cong

Embed Size (px)

Citation preview

NHÓM THÔNG CÔNG

Tại sao nhóm thông công là phương cách hữu hiệu nhấtt để tăng trưởng Hội Thánh? Nói đến sự tăng trưởng Hội thánh, hình ảnh lý tưởng bao giờ cũng là Hội thánh đầu tiên mà Lu-ca đã mô tả một cách sinh động trong Cong Cv 2:41b-47.Trong ngày ấy có độ ba ngàn người thêm vào Hội thánh. Và những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện. Mọi người đều kính sợ vì có nhiều sự kỳ phép lạ làm ra bởi các sứ đồ. Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung. Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tuỳ theo sự cầu dùng của từng người. Ngày nào cũng vật, cứ chăm chỉ đến đền thờ, còn ở nhà thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà, ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh.Qua hình ảnh trên, ta thấy rõ phẩm chất tốt đẹp của các tín hữu đầu tiên. Họ đã sống đúng theo ý Chúa khi Ngài thành lập Hội thánh: hiệp lại với nhau, chia xẻ cho nhau theo nhu cầu từng người, chăm chỉ đi nhà thờ, thông công với nhau cách đầy tinh thần và vui vẻ qua các bữa ăn. Tình đoàn kết và yêu thương chân thật của các tín đồ đầu tiên đã làm đẹp lòng Chúa và đẹp lòng cả dân chúng. Cách sống tốt đẹp này của họ đã dẫn đến một kết quả phi thường: Hội thánh tăng trưởng cách lạ lùng.- Mỗi ngày Chúa lấy những người được cứu thêm vào Hội thánh (2:47b)- Có nhiều người đã nghe đạo thì tin, số tín đồ lên đến độ năm ngàn (4:4b)- Vả, người tin theo đông lắm, cứ một lòng một ý cùng nhau (4:32)- Số những người tin Chúa càng ngày càng thêm lên, nam nữ đều đông lắm (5:14)- Lúc đó, số môn đồ càng thêm lên (6:1)- Đạo Đức Chúa Trời càng ngày càng tràn ra, số môn đồ tại thành Giê-ru-sa-lem thêm lên nhiều lắm (6:7)- Hội thánh trong cả xứ Giu-đê, xứ Ga-li-lê và xứ Sa-ma-ri được hưởng sự bình an, gây dựng và đi trong đường kính sợ Chúa, lại nhờ Đức Thánh Linh vừa giúp, số của Hội được tăng thêm (9:31)- Việc đó đồn ra khắp thành Gióp-bê, nên có nhiều người tin Chúa (9:42)- Tay Chúa ở cùng mấy người đó, nên số người tin và trở lại cùng Chúa rất nhiều (11:21)- Bấy giờ, đạo Đức Chúa Trời tấn tới rất nhiều, càng ngày càng tràn thêm ra (12:24)- Đạo Chúa tràn ra khắp trong xứ đó (13:49)

- Các Hội thánh được vững vàng trong đức tin, và số người càng ngày càng thêm lên (16:5)- Nhờ quyền phép của Chúa, đạo bèn đồn ra, càng ngày càng được thắng (19:20)Câu chuyện đẹp đẽ trên không chỉ là “chuyện xưa tích cữ” đã xảy ra gần hai ngàn năm trước, nhưng có hàng ngàn câu chuyện đẹp đẽ tương tự đã và đang xảy ra khắp đó đây trên thế giới ngày nay. Bất luận ở đâu hoặc thời nào, khi một số nhỏ con cái bắt đầu tin và sống đúng như khuôn mẫu của Hội thánh đầu tiên kinh nghiệm được phước hạnh này.Chúa Giê-xu đã bắt đầu chức vụ của Ngài bằng nhóm thông công 12 sứ đồ. Ngài đã để lại cho những kẻ theo Ngài một kiểu mẫu phục vụ lý tưởng. Hội thánh đầu tiên đã theo đó để nhận được biết bao phước hạnh. Ngày nay, sự phục hưng mạnh mẽ của Hội thánh Đại Hàn, sự phát triển lạ lùng của đạo Chúa ở Phi Châu, Châu Mỹ La-tinh, sự tồn tại và tăng trưởng của hàng triệu tín hữu dướo sự bắt bớ của Cộng sản tại Trung Hoa, tất cả đều bắt đầu bằng nhóm thông công. Vài năm gần đây phong trào nhóm thông công trong cộng đồng Công Giáo cũng như Tin Lành đang được sống lại ngày càng mạnh tại các Hội thánh ở Anh và Hoa Kỳ. Cũng chưa bao giờ bằng lúc này tại quê nhà chúng ta, trong vòng các con cái Chúa từ Bắc tới Nam, nhóm thông công cũng đang phát triển mạnh mẽ hơn ba giờ hết. Tại sao chìa khoá của sự phục hưng và tăng trưởng của Hội thánh lại là nhóm thông công?Những ích lợi và ảnh hưởng mạnh mẽ của nhóm thông công Nhóm thông công không những đáp ứng hầu hết những nhu cầu về sự tăng trưởng trong đời sống tâm linh riêng của mỗi cá nhân tín hữu, mà nhóm nhỏ còn là phương cách hữu hiệu nhất giúp cho Hội thánh tăng trưởng. Khi đời sống tâm linh tín hữu mạnh mẽ sẽ làm cho Hội thánh tăng trưởng.Đời sống người Cơ-đốc không phải là một hành trình cô đơn, nhưng là một thành viên trong một đội ngũ có cùng một Cha, một niềm tin, một mục đích; một đội ngũ được ràng buộc với nhau lớn lên trong sự hiểu biết Cha chung và cùng nâng đỡ nhau chống trả với kẻ thù chung là vua của thế gian mờ tối. Không có một Cơ-đốc nhân nào có thể nói mình đã làm tròn điều răn của Chúa nếu chỉ đứng một mình mà yêu Chúa vì chúng ta là những chi thể trong cùng một thân với một sự liên hệ bất khả chia lìa (ICo1Cr 12:12-27). Giăng nhắn nhở chúng ta, “Nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài đi trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau” (IGi1Ga 1:7a). Bản Kinh Thánh tiếng Anh dùng từ fellowship, nguyên bản Hi-lạp dùng chữ koinonia, có ý nghĩa sâu sắc hơn bất luận các liên hệ xã hội nào đã có. Nhà thần học Hans Kung nhấn mạnh, “koinonia is at the heart of community”. Trong Tân ước, chữ koinonia mang một ý nghĩa độc đáo diễn tả bất cứ nơi đâu khác trên trần gian. Chúa muốn thấy những con cái Ngài

yêu nhau vì: “Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tai điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta” (GiGa 13:35), “ai yêu kẻ lân cận mình ấy là kẻ đã làm trọn luật pháp” (RoRm 13:8b)Nhóm thông công cung ứng đủ các loại nhu cầu tâm linh từ thấp đến cao cho tất cả tín đồ từ chập chững theo Chúa cho đến khi trưởng thành. Ngay cả các Mục sư, ban chấp hành hoặc những người đang giữ các vai trò lãnh đạo các ban ngành đều cần đến nhóm thông công. Người ta thường nói, “cô đơn khi ở trên đỉnh”. Chính vì thế mà các nhà lãnh đạo, các vi Mục sư đều cần có những nhóm nhỏ gồm những người cùng một tâm tình để nâng đỡ nhau. Các Mục sư Mỹ luôn có những nhóm gọi là “Care Group Leaders”. Việt Nam ta cũng có những nhóm cầu nguyện của các Mục sư.Nhóm thông công là nơi đáp ứng những nhu cầu thiết thực cho đời sống người Cơ-đốc như:1. Giúp đời sống tâm linh ta tăng trưởng qua việc cùng nhau học lời Chúa (ITi1Tm 3:14-16)2. Giúp ta tìm được mối tương giao thân thiết trong gia đình Cơ-đốc. Trong nhóm nhỏ, anh chị em chia xẻ nhưng vui buồn, thất bại thành công trong nếp sống đạo hằng ngày để có thể nâng đỡ, an ủi, khuyến khích và gây dựng đức tin cho nhau trên bước đường theo Chúa (ITe1Tx 5:11)3. Giúp ta thêm sức mạnh qua sự cảm thông và cầu thay của anh em trong lúc ta đương đầu với những cám dỗ và thử thàch trong đời sống hằng ngày (ITi1Tm 2:1). Nơi tốt nhất cho ta thực ành hành và kinh nghiệm năng quyền của sự cầu nguyện (Gia Gc 5:16)4. Là nơi ta CHO và NHẬN tình yêu thương (RoRm 13:10)5. Nơi tốt nhất cho ta cơ hội phụng sự, phục vụ người khác như lời Chúa dạy (GiGa 13:14-15)6. Nơi ấm cùng và thân mật nhất để ta giới thiệu về Chúa cho những người thân trong gia đình và thân hữu (RoRm 10:13-15)7. Nơi ta có những giờ phút vui đùa, giãn xả tâm trí cách hồn nhiên, thanh sạch bên các anh chị trong gia đình Cơ-đốc (Phi Pl 4:4-7)8. Nơi giúp ta nhận ra và phát huy những khả năng và ân tứ Chúa ban cho ta để vui hưởng trong tâm tình biết ơn Chúa và sử dụng nó cách đúng để làm sáng danh Chúa (ICo1Cr 15:58)Những điều trên đây không phải là lý thuyết không tưởng, nhưng nó là những ích lợi thiết thực mà bất cứ nhóm nhỏ Cơ-đốc nào cũng có thể đạt được nếu như ta biết tổ chức và điều hành nhóm thông công đúng cách. Kỳ tới ta sẽ bàn đến làm sao để bắt đầu hay nói một cách khác, cách thành lập nhóm thông công trong Hội thánh.CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Bạn đã từng tham dự nhóm thông công chưa? So sánh với những ích lợi

nêu trên, nhóm của bạn đã và chưa đạt được những điểm nào? Tìm nguyên nhân.2. Chia xẻ quan niệm và kinh nghiệm riêng của bạn về nhóm thông công trước và sau giờ học.

CÁCH THÀNH LẬP CÁC NHÓM THÔNG CÔNG TRONG HỘI THÁNH

Sự phát triển của tập thể Cơ-đốc qua nhóm thông công là trung tâm điểm của Hội thánh. Điều này bày tỏ rõ nét trong ý định của Chúa Giê-xu khi Ngài thành lập Hội thánh. Ngài phán vì tình yêu của các tín hữu đối với nhau mà mọi người sẽ biết đến Ngài (GiGa 13:15). Chúa chúng ta muốn rằng cách đối xử lẫn nhau của những người Cơ-đốc sẽ là một lời chứng tốt nhất về Tin Lành. Thật thế, trong Hội thánh, mọi tương giao giữa các tín hữu với Chúa và với nhau là điều tối cần thiết. Có tình yêu thương thật mới nẩy sinh biết bao điều tốt khác như tha thứ, chấp nhận, nâng đỡ và chăm sóc nhau như con cùng một Cha, chiên cùng một bầy. Khi nhìn thấy một tập thể khắng khít nhau bằng sợi dây tình yêu “chặt không đứt, bứt không rời đó, mọi người sẽ tìm đến để muốn tham gia. Yêu và được yêu vẫn là nhu cầu muôn đời của con người muôn thuở muôn nơi. Mỗi sáng Chúa nhật đến nhà thờ ài tiếng đồng hồ trong giờ thờ phượng không thể đem chúng ta đến tình yêu thân thiết ấy. Chỉ có trong nhóm thông công, mỗi tín hữu mới có dịp được quan tâm cách cá nhân, được bày tỏ tâm tư mình cách dễ dàng và cũng có nhiều cơ hội phục vụ Chúa.Giáo sư Thần học Robert Leslie tóm tắt cách quả quyết điều nhóm nhỏ có thể đem đến cho Hội thánh qua những lời sau: “Chúa không được tìm thấy trong những luật pháp khách quan, những thế thức khó khăn, hay trong những quy luật vô hồn. Chúa được tìm thấy trong sự tham gia, góp phần trong mối tương giao, trong sự gặp gỡ trong niềm vui nỗi buồn của kinh nghiệm con người, trong sự co và nhận của những lời đàm thoại. Trong phép lạ của những mối liên hệ, chúng ta sẽ khám phá rằng chúng ta không còn là những khách lạ, nhưng là những thành viên trong cùng một nhà, được ràng buộc chặt chẽ với nhau trong niềm trung thành với Cha yêu dấu” (Leslie, Sharing Groups in the Church, p.185)Như đôi cánh của một chiếc phi cơ, kế hoạch và huấn luyện là hai điểm cốt yếu để thành lập các nhóm thông công thành công trong Hội thánh. Một kế hoạch được chuẩn bị chu đáo cho nhóm thông công sẽ thất bại nếu nhóm trưởng thiếu huấn luyện. Trái lại, nhóm trưởng kinh nghiệm nhưng không có một kế hoạch tốt cũng sẽ thất bại vì trong quá trình thành lập và duy trì nhóm thông công có nhiều phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo. Trong

chương này, ta sẽ xét qua điểm quan trọng thứ nhất trong việc thành lập nhóm thông công: Kế hoạch tổ chức.1. Thành lập một ban đặc trách nhóm thông công Từ lâu trong Hội thánh đã có những nhóm thông công như nhóm cầu nguyện tuần hoàn, hoặc nhóm học Kinh Thánh. Tuy nhiên, đó thường chỉ là những nhóm tự phát hoặc chỉ được sự tham dự của một số ít người trong Hội thánh. Để tổ chức nhóm thông công cho toàn thể con cái Chúa trong Hội thánh có cơ hội tham dự, ta cần thành lập một Ban Đặc Trách Nhóm Thông Công. Bạn này sẽ có trách nhiệm tổ chức các nhóm thông công soạn thảo kế hoạch chương trình huấn luyện cho các trưởng nhóm, làm sao để thực hiện các nhóm nhỏ cho toàn thể Hội thánh. Hơn thế nữa, ban đặc trách nhóm thông công không cần đông, chỉ độ khoảng 3,4 người có tâm tình, khả năng và kinh nghiệm trong vấn đề tổ chức nhóm thông công. Ban này sẽ do ban chấp hành đề cử hoặc có thể phổ biến giữa Hội thánh để tìm người ứng cử và sau đó Hội thánh hoặc ban chấp hành sẽ đề cử.2. Xác định mục đích và kế hoạch Ban đặc trách nhóm thông công sẽ soạn thảo một mục đích và kế hoạch rõ ràng cho các nhóm thông công. Thí dụ Hội thánh thứ nhất có thể đạt mục đích và kế hoạch cho nhóm thônt công như sau: “Nhóm thông công tạo cơ hội cho tất cả con cái Chúa trong Hội thánh được tham gia để đời sống tâm linh cũng được nuôi dưỡng và lớn lên. Qua đó ý nghĩa thật của tập thể Cơ-đốc được phát triển và bày tỏ, hầu cho danh Chúa được rao ra trong đời sống của chúng ta”. Hội thánh thứ hai có thể xây dựng mục đích và kết hoạch như: “Nhóm thông công là một phương tiện cho toàn thể con cái Chúa sử dụng để tham dự vào sự tăng trưởng đức tin chung, nuôi dưỡng tâm linh cho tập thể Cơ-đốc và mở mang công việc Chúa”.Định rõ mục đích và kế hoạch sẽ giúp cho nhóm thông công vượt qua mọi trở ngại để đạt đến đích mà không bị lệch lạc hoặc bỏ cuộc nửa chừng. Sau khi xác định mục đích, ban đặc trách sẽ bàn đến phương cách thực hiện mục đích ấy. Có bốn sinh hoạt chính trong nhóm thông công: học tập, chia xẻ, cầu nguyện và truyền giảng. Ngoài ra, còn những sinh hoạt khác như ca hát, điểm sách, điểm phim, thảo luận những nan đề trong gia đình, nghề nghiệp, cuộc sống và giải trí. Thường các nhóm thông công thường thay đổi các mục tiêu nhấn mạnh tuỳ từng thời điểm cho thích hợp nhu cầu của nhóm.Sau đây là những mục tiêu để thực hiện kế hoạch nhóm thông công của Hội thánh bạn:a/ Cung cấp những cơ hội cho các nhóm viên khám phá và học tập cách bày tỏ những khả năng, và ơn tứ Chúa cho mình.b/ Cung cấp những cơ hội cho các nhóm viên chia xẻ cho nhau những niềm vui nỗi buồn của cuộc sống hằng ngày trong không khí đều cởi mở, cảm

thông, quan tâm và hết lòng nâng đỡ nhau của nhóm.c/ Cung cấp những cơ hội cho các nhóm viên học tập để tăng lên sự hiểu biết lời Chúa và cách thực hành những điều đã học trong nếp sống đạo hằng ngày.d/ Cung cấp những cơ hội để kinh nghiệm về năng quyền của Chúa trong đời sống hằng ngày qua sự cầu thay cho nhau.e/ Cung cấp những cơ hội tốt nhất để bày tỏ niềm tin đến những thân hữu. Bạn cũng có thể dùng cách dưới đây để bày tỏ những mục tiêu để thực hiện kế hoạch nhóm thông công của Hội thánh bạn:- Học tập: Học biết nhiều hơn về lời Chúa, về đời sống đức tin và phục vụ của người Cơ-đốc.- Hiểu biết chính mình: Để khám phá và học tập thêm về những ca3m xúc, suy nghĩ cùng những tiềm năng, ân tứ Chúa cho để vui sống và phục vụ.- Hiểu biết thêm về Chúa: Kinh nghiệm thế nào Chúa đã đáp lời cầu nguyện của các nhóm viên một cách đầy ngạc nhiên và khích lệ.- Nâng đỡ: Làm tăng trưởng đức tin lẫn nhau bằng những kinh nghiệm theo Chúa qua những lời tâm tình chia xẻ những vui buồn trong cuộc sống hằng ngày của các nhóm viên.- Truyền giáo: Là cơ hội cho các nhóm viên được bày tỏ niềm tin cho thân hữu ngoài Hội thánh.3. Xác định phương cách thực hiện Sau khi ban đặc trách nhóm thông co6ng được thành lập, ban này ngồi lại với nhau bàn thảo để tìm ra mục tiêu kế hoạch cho các nhóm nhỏ trong Hội thánh. Tuỳ theo hoàn cảnh, trình độ thuộc linh của các tín hữu trong Hội thánh để có một kế hoạch chương trình nhóm thông công sao cho thích hợp với nhu cầu thiết thực nhất của Hội thánh.Có rất nhiều cách phân nhóm: Có thể tuỳ theo lứa tuổi, sở thích, nhu cầu, trình độ, nghề nghiệp, địa phương. Thí dụ nhóm thông công thiếu niên, thanh niên, sinh viên, các ông, các bà, hoặc nhóm thông công tâm tình, chăm sóc, học tập, cầu nguyện, truyền giảng, ca hát. Ở nhiều Hội thánh, ban đặc rách liệt kê ra tất cả các loại nhóm thông công trong Hội thánh với các mục tiêu khác nhau rồi khuyến khích các tín hữu trong Hội thánh tự chọn ít nhất là một nhóm để tham gia. Tuy nhiên, để đạt đến mục tiêu Hội thánh tăng trưởng, cách phổ biến nhất vẫn là cách chia theo địa phương, những người cư ngụ cùng một vùng sẽ lập thành một nhóm. Cách này mục tiêu của nhóm sẽ chú trọng đến bốn mặt: chia xẻ, học tập, cầu nguyện và truyền giảng. Thông thường, ban đặc trách sẽ có những thay đổi về cách tổ chức nhóm thông công mỗi sáu tháng để các tín hữu có dịp thay đổi nhóm nếu họ muốn.4. Nhiệm vụ cụ thể của ban đặc trách Ban đặc trách hết sức quan trọng vì là những người chịu trách nhiệm toàn bộ

về tổ chức cũng như duy trì và phát triển các nhóm thông công trong Hội thánh. Nhiệm vụ chính của ban đặc trách gồm những điểm chính sau đây:a/ Phân nhómb/ Tìm, chọn và huấn luyện các trưởng nhómc/ Cung cấp tài liệu học tập cho các nhóm. Nếu có thể đựơc tất cả các nhóm sẽ cùng học mộ tài liệu. Tùy theo hoàn cảnh thực tế từng Hội thánh, nếu đa số những nhóm trưởng còn mới thì Mục sư hoặc ban đặc trách sẽ hướng dẫn trước cho các trưởng nhóm về những điểm chính trong bài học Kinh Thánh để các trưởng nhóm có thể tự tin hơn trong việc hướng dẫn nhóm của mình. Hoặc trong quá trình hướng dẫn nhóm, nếu trong nhóm có những câu hỏi mà trong nhóm không thể giải đáp thì có thể đem ra thảo luận trong giờ họp mặt hằng tháng các nhóm trưởng với ban đặc trách. Đây là điều hết sức quan trọng không thể thiếu. Ban đặc trách và các trưởng nhóm có buổi họp hằng tháng để chia xẻ về tình hình của từng nhóm hầu có kết hoạch giúp đỡ nhau kịp lúc, chớ không phải mình chỉ biết vận mệnh của nhóm mình mà thôi. Buổi họp hằng tháng này của ban đặc trách và các trưởng nhóm cũng để có thì giờ cầu nguyện đặc biệt cho những nan đề và nhu cầu trong các nhóm. Buổi họp này cũng có mục đích hâm nóng tinh thần hăng say cho các trưởng nhóm.d/ Tổ chức chương trình họp mặt các nhóm vào mỗi đầu tháng với mục đích họp mặt, bồi linh, chia xẻ cho nhau những ơn phước cũng như những khó khăn của các nhóm để được khích lệ và cầu thay cho nhau, và cũng để có sự tương giao giữa các nhóm. Trao cờ danh dự cho nhóm nào dẫn đầu về số người trung tín nhóm lại. Chương trình họp mặt hằng tháng này sẽ do ban đặc trách tổ chức với sự đóng góp của các nhóm. Thí dụ, tháng Giêng, nhóm một chịu trách nhiệm phần hướng dẫn chương trình, nhóm hai phần tôn vinh, nhóm ba chia xẻ ơn phước Chúa, nhóm bốn phần chuẩn bị phòng nhóm, nhóm năm phần bánh nước thông công trước hoặc sau giờ nhóm. Ban đặc trách có thể mời diễn giả bồi linh đặc biệt là tiết mục chính cho chương trình hoặc đôi khi thảo luận về một vấn đề nào đó liên quan đến nhóm thông công. Một phần quan trọng trong buổi nhóm chung hằng tháng là phần báo cáo của ban đặc trách về tình hình chung của các nhóm trong tháng để khích lệ lẫn nhau. Ba hoặc sáu tháng một lần tổ chức đi công viên hay đi biển cắm trại một buổi. Tất cả đều dưới sự điều động của ban đặc trách và sự góp phần tích cực của các nhóm.e/ Thường xuyên theo dõi sinh hoạt các nhóm bằng cách ban đặc trách chia nhau đi thăm các nhóm để khích lệ và để nắm tình hình từng nhóm ngõ hầu có biện pháp giúp đỡ kịp thời.f/ Thường xuyên gặp gỡ hoặc gọi phone đôn đốc, khích lệ các trưởng nhóm để họ không cảm thấy bị “khoáng trắng”, hay mệt mỏi, sờn lòng vì công việc

và trách nhiệm quá nặng nề: chăm sóc bầy nhỏ cho Chúa.Tuần tới, chúng ta sẽ bàn đến cách tìm, chọn và huấn luyện các trưởng nhóm.CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Theo như bài học, bạn nghĩ thế nào về tầm quan trọng của ban đặc trách nhóm thông công? Dựa vào thực tế của Hội thánh bạn, đưa ra những thuận lợi và khó khăn trong việc thành lập ban đặc trách nhóm thông công? Cũng theo thực tế Hội thánh bạn, bạn nghĩ cách chia nhóm nào thích hợp nhất?2. Bạn nghĩ gì về câu nói, “Hội thánh không có nan đề là Hội thánh không tăng trưởng”?

CÁCH TÌM, CHỌN VÀ HUẤN LUYỆN CÁC TRƯỞNG NHÓM

Người trưởng nhóm hết sức quan trọng vì là người chịu trách nhiệm klèo lái vận mệnh của nhóm, người đóng vai chính để tạo không khí cho buổi nhóm. Có thể nói người trưởng nhóm là một người chăn bầy nhỏ. Vì thế, nếu ban đặc trách có chương trình kế hoạch thật hay, có phương pháp huấn luyện nhóm trưởng thật chu đáo, nhưng chọn sai người trưởng nhóm, thì nhóm đó vẫn không thể thành công như đáng phải có. Vì thế, trước khi đưa vấn đề ra cả Hội thánh để mời mọi người tham gia, ban đặc trách cần hết sức cẩn thận trong cách tìm, chọn và huấn luyện các trưởng nhóm.1. Có sự tương giao thật với Chúa: - Tự xác nhận Đấng Christ là Chúa là Đấng Cứu Rỗi của đời mình- Có đời sống tương giao mật thiết với Chúa qua việc tĩnh nguyện với Chúa hằng ngày, thích nói về Chúa và ơn phước Chúa cho người khác.- Thể hiện đời sống dấn thân theo Chúa qua việc trung tín đi nhà thờ và sẵn sàng xem việc phục vụ Chúa qua những công việc Hội thánh như một đặc ân. Điều này thể hiện rất rõ ở một con cái Chúa thật, như bônng hoa toả mùi hương tự nhiên ai cũng có thể nhận ra.2. Có sự tương giao mật thiết với anh em: - Nhóm trưởng hoàn toàn không phải là vì giáo sư, chỉ xuất hiện trong giờ học. Trái lại người nhóm trưởng phải là người có tấm lòng yêu mến mọi người như anh em cùng một Cha.- Có lòng quan tâm đến đời sống của anh em với lòng thành thật ao ước anh em mình được lớn lên trong Chúa.- Cởi mở, luôn có tâm tình sẵn sàng chia xẻ những vui buồn và kinh nghiệm đi với Chúa của mình cho mọi người.- Chấp nhận cá tính và ý kiến của người khác mà không có sự phê bình hay xét đoán.

- Là người biết và thích lắng nghe người khác.- Là người có tâm tình khiêm nhường, sẵn lòng học hỏi từ anh em để đời sống chính mình cùng được lớn lên qua anh em.- Chấp nhận lời phê bình của người khác mà không mất bình tĩnh, hay ngã lòng.3. Đặc tính cần có để là người lãnh đạo tốt: - Có tinh thần trách nhiệm- Có tâm tình dấn thân vì nhómLÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN VIÊN HỮU HIỆU Chắc chắn bạn sẽ trở thành người hướng dẫn viên thành công nếu bạn theo đúng 7 nguyên tắc sau đây:1. Lúc nào cũng để lòng hăng say nhiệt thành vì Chúa; luôn cởi mở bạo dạn làm chứng về đức tin Cơ-đốc của mình, bạn sẽ là người dạy dỗ hữu hiệu.2. Biết Kinh Thánh, đọc và suy gẫm Kinh Thánh mỗi ngày. Không chỉ đọc và học khi nào thuận tiện. Luôn để Kinh Thánh là sự sống và câu giải đáo cho cuộc sống hằng ngày. Trung tín làm như thế cho đến khi Kinh Thánh thấm sâu vào hồn, linh, cốt, tuỷ bạn; trở thành chính con người bạn trong suy nghĩ, lời nói, hành động.3. Hoàn toàn hiến mình sống cho chân lý. Đời sống của bạn phản ánh sự chân thậtvà chính trực. Luôn làm gương cho anh em trong việc làm theo lời Chúa trong mọi sinh hoạt của cuộc sống.4. Luôn cố gắng tiến lên trình độ tâm linh cao đẹp hơn. Chúa đòi hỏi ta luôn khao khát và học hỏi đe không ngừng tăng trưởng tâm linh. Chúa không bằng lòng nhìn thấy kẻ thoả lòng thuộc linh, “Ngươi nói ta giàu có rồi, ta không cần chi nữa; song ngươi không biết rằng mình khổ sở, khốn khó, nghèo ngặt, đui mù, loã lồ”. (KhKh 3:17), “hãy tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Chúa” (IIPhi 2Pr 3:18).5. Yêu thương người khác, chăm sóc, quý trọng họ như chính Chúa đã yêu thương, chăm sóc, quý trọng họ vậy. “coi người khác như tôn trọng hơn mình” (Phi Pl 2:3).6. Hoàn toàn đầu phục Chúa. Rất nhiều người muốn hầu việc Chúa chứ không muốn đầu phục Ngài. Họ thích hầu việc Chúa theo ý của mình, chứ không theo ý Chúa. Những người này bị ma quỷ đánh lừa rằng họ vẫn sống đẹp lòng Chúa vì họ đang dự phần hầu việc Chúa.7. Luôn có tinh thần trách nhiệm, chấp nhận người khác và chấp nhận sự phê bình của người khác với thái độ hoà nhã, chậm nóng giận.NGUYÊN TẮC LÃNH ĐẠO CỦA CHÚA CỨU THẾ 1/ Uy uyền của Kinh Thánh: Lấy Kinh Thánh làm nền tảng cho mọi nguyên tắc lãnh đạo. Điều quan trọng

là không giải thích và áp dụng Kinh Thánh theo cách “đoạn chương chủ nghĩa” hay theo ý riêng. Câu hỏi thường xuyên của chúng ta trong công tác lãnh đạo là: “Kinh Thánh dạy gì trong trường hợp này?”. Nếu ta trung tín và cương quyết làm theo sự hướng dẫn của Kinh Thánh, ta sẽ ngạc nhiên về kết quả của sự vâng phục.2/ Tầm quan trọng của từng cá nhân một: Ai cũng là người Chúa yêu và bằng lòng chết thế cho. Vậy chúng ta phải xem trọng từng cá nhân như nhau. Không ai quá lớn để ta tôn kính, quỳ lụy, cũng không ai quá nhỏ để ta bỏ qua, xem thường. Chúa dành thì giờ cho người đàn bà Sa-ma-ri nhiều tai tiếng cũng y như cho vị giáo sư đầy uy tín Ni-cô-đem. Mọi người đều đáng quý như nhau và cần đựơc đối xử như nhau.3/ Đặc điểm của người lãnh đạo Cơ-đốc: a. Tinh thần tôi tớ:Học theo Chúa: “Trong các ngươi, kẻ nào muốn làm lớn, thì sẽ làm đầy tớ các ngươi, còn kẻ nào muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi các ngươi. Ấy vậy, Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá cứu chuộc nhiều người” (Mat Mt 20:27, 28). Người lãnh đạo đứng ngang hàng anh em, không đứng trên anh em. “Kẻ nào tôn mình lên thì sẽ bị hạ xuống, còn kẻ nào hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (23:12)b. Tinh thần phục vụ:Noi theo gương lãnh đạo của Chúa Cứu Thế: “Nếu ta đã là Chúa là Thầy, mà đã rửa chơn cho các ngươi, thì các ngươi cũng nên rửa chơn lẫn cho nhau. Vì ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi” (GiGa 13:14-15). Người lãnh đạo Cơ-đốc không chỉ tay năm ngón, nhưng luôn có tinh thần phục vụ anh em như là một cơ hội tốt cho mình phục vụ Chúa. “Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta” (CoCl 3:23)c. Quan tâm chăm sóc:Nhạy bén trước nhu cầu của anh em. Bày tỏ lòng quan tâm cách thành thật đối với anh em là phương pháp tốt nhất thể hiện tâm tình người lãnh đạo Cơ-đốc. Đặc nhu cầu của anh em trước nhu cầu của mình. “Chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật” (IGi1Ga 3:18). “Hãy chăn bầy của Đức Chúa Trời đã giao phó cho anh em; làm việc đó chẳng phải bởi ép tình, bèn là bởi vui lòng, chẳng phải vì lợi dơ bẩn, bèn là hết lòng mà làm (IPhi 1Pr 5:2).d. Uỷ quyền:Biết chọn người để gánh vác tiếp công việc, “vì việc đó nặng nề quá sức con, mỗi mình gánh chẳng nổi” (XuXh 18:18) theo cách sau đây:

- Tìm người thay mặt mình làm một số công việc.- Chỉ vẽ cho họ cách rõ ràng đường nào phải đi, điều chi phải làm.- Chọn người kính sợ Chúa, chân thật và có khả năng để giao việc.Điều này hết sức cần theít trong nguyên tắc lanh đạo: chia xẻ với anh em công tác hầu việc Chúa để ta cùng lớn lên trong Chúa.e. Khuyến khích:Biết tận dụng năng lực của lời nói để khích lệ nhau. Luôn thậnt rọng và khéo léo trong lời nói để gây dựng lẫn nhau:- Cám ơn bạn đã giúp tôi rất nhiều- Sự giúp đỡ của bạn đã khích lệ tôi rất nhiều- Rất cám ơn bạn đã làm việc đó giúp tôiHãy thử tận dụng sức mạnh của lời nói:- “Lưỡi người khôn ngoan vốn là thuốc hay. Lời lành giống như tàng ong, ngon ngọt cho tâm hồn và khoẻ mạnh cho xương cốt” (ChCn 12:18b; 16:24)- “Hằng chậm nóng giận mới khuyên được lòng quan trưởng; còn lưỡi mềm dịu bẻ gãy các xương” (25:15)- “Dầu và thuốc thơn làm khoan khoái linh hồn; lời khuyên do lòng bạn hữu ra cũng êm dịu dường ấy” (27:9)- “Con c1o thấy kẻ hốp tốp trong lời nói của mình chăng? Một kẻ ngu muội còn có sự trông cậy hơn hắn” (29:20)- “Chúa Giê-hô-va đã ban cho ta cái lưỡi của người được dạy dỗ, hầu cho ta biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ mệt mỏi” (EsIs 50:4)- “Chớ để người ta khinh con vì trẻ tuổi, nhưng phải lấy lời nói, nết làm, sự yêu thương, đức tin và sự tinh sạch mà làm gương cho các tín đồ” (ITi1Tm 4:12)- “Vậy thì anh em hãy khuyên bảo nhau, gây dựng cho nhau như anh em vẫn thường làm” (ITe1Tx 5:11)KHÁM PHÁ NHỮNG NGƯỜI CÓ THỂ LÀM TRƯỞNG NHÓM Một trong những cách tốt nhất để khám phá những người có thể làm trưởng nhóm là ta dùng danh sách Hội thánh. Điều này giúp ta nghĩ tới từng người trong Hội thánh chứ không chỉ là những người hiện lên trong tâm trí chúng ta, hay chỉ là những người đã từng giữ chức vụ trưởng nhóm. Khi duyệt qua từng tên trong danh sách Hội thánh, chúng ta sẽ khám phá ra có những người có đủ những tiêu chuẩn ta đặt ra, thế nhưng chính bản thân họ cũng như những người khác chưa hề nghĩ rằng họ sẽ là những trưởng nhóm. Chúng ta nên nhớ rằng bất cứ nhưng ai có đủ các tiêu chuẩn ta đặt ra đều có thể trở thành nhóm trưởng dù rằng họ chưa bao giờ giữ chức vụ này.Ban đặc trách nhóm nhỏ sẽ viết tên những người có thể làm trưởng nhóm lên bảng đen để cùng thảo luận, cân nhắc để chọn ra những người thích hợp nhất đe mời họ tham dự chương trình huấn luyện trưởng nóm. Việc chọn bao

nhiêu trưởng nhóm sẽ tuỳ thuộc số tín hữu trong Hội thánh nhiều hay ít. Thí dụ Hội thánh có khoảng 50 tín hữu (không kể thanh thiếu niên nhi đồng), ta cần 4 trưởng nhóm vì sẽ có khoảng bốn nhóm được thành lập. Trung bình mỗi nhóm có chừng 8-12 nhóm viên là lý tưởng nhất. Sau khi thành lập một thời gian, nếu số nhóm viên tăng lên quá 12, ta sẽ cắt ra làm hai để nhóm có cơ hội phát triển và cũng để cho nhóm dễ dàng đạt được mục đích đã đề ra. Nếu lọc qua danh sách Hội thánh, ta tìm thấy số người có khả năng làm trưởng nhóm vượt qua số nhóm ta định thành lập, ta cũng cứ mời tất cả tham gia chương trình huấn luyện trưởng nhóm, để trong tương lai, khi nhóm thôn công phát triển thêm, ta sẽ có sẵn những trưởng nhóm đã được huấn luyện. Nếu trong trường hợp ta không tìm được đủ số người có đủ tiêu chuẩn làm trưởng nhóm để đáp ứng số nhóm ta định thành lập thì những người trong ban đặc trách sẽ tạm thời kiêm nhiệm chức vụ trưởng nhóm cho đến khi tìm được người.Sau khi đã chọn được số người có thể làm trưởng nhóm, ban đặc trách sẽ cùng Mục sư chủ toạ dành thì giờ cầu nguyện đặc biệt cho những người này để Chúa cảm động lòng họ trước khi gởi thư mời. Bên cạnh việc gởi thư, Mục sư hoặc ban đặc trách cần gặp gỡ trực tiếp hoặc gọi phone cho những người này để bày tỏ thêm về nhu cau công việc Chúa qua nhóm thông công cũng như để khuyến khích họ mạnh dạn dấn thân nhận trách nhiệm. Trên thực tế, những lần gặp gỡ cùng những lời khuyến khích cá nhân này có tác dụng hết sức mạnh mẽ, nhất là đối với những người mới, chưa có kinh nghiệm lãnh đạo.NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KHÔNG NHẤT THIẾT NGƯỜI TRƯỞNG NHÓM CẦN PHẢI CÓ: 1. Không cần phải là người biết Kinh Thánh sâu nhiệm để có thể trả lời tất cả các câu hỏi về Kinh Thánh của nhóm đưa ra.2. Không cần phải có kinh nghiệm đã từng làm trưởng nhóm.3. Không cần phải có học vấn cao hơn tất cả những người trong nhóm.4. Không cần phải có địa vị cao mới tạo được uy tín trong nhóm.5. Không cần phải là người tin Chúa lâu năm nhất trong nhóm.6. Không ca8n phải là người lớn tuổi nhất trong nhóm mới có thể hướng dẫn nhóm.CÂU HỎI THẢO LUẬN: Với tư cách là một trưởng nhóm, bạn hãy viết những thất bại của mình so với những tiêu chuẩn phải có trong bài học, bạn thấy điều chi đối với bạn khó thực hiện nhất.

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁCH HUẤN LUYỆN TRƯỞNG NHÓM THÔNG CÔNG

Để chuẩn bị cho chương trình huấn luyện trưởng nhóm, đặc trách cần ngồi lại để soạn thảo cách rõ ràng: mục đích, thời gian, phương pháp, và chủ đề của chương trình huấn luyện.MỤC ĐÍCH Chương trình huấn luyện sẽ giúp cho người tham dự có những lý thuyết, kinh nghiệm và thực tập để họ làm quen với những kiến thức cũng như chuyên môn cần thiết để trở thành người trưởng nhóm thành công. Lớp học này không chỉ rất có ích cho những ai có chút ít huấn luyện hoặc kinh nghiệm nhưng có tâm tình muốn dự phần hầu việc Chúa qua việc lãnh đạo nhóm thông công trong tương lai sẽ mạnh dạn, và tự tin hơn: lớp cũng sẽ rất hữu ích cho những ai đã từng là trưởng nhóm nhưng chưa bao giờ có cơ hội được huấn luyện, qua lớp này sẽ giúp họ biết thêm về những nguyên tắc để hướng dẫn nhóm của mình thành công hơn.THỜI GIAN Lờp học từ 7 đến 10 tuần, mỗi tuần từ 2 đến 3 giờ (tổng cộng từ 14 đến 30 giờ). Tuỳ theo hoàn cảnh của từng Hội thánh, ta cũng có thể tổ chức lớp trong vòng một tuần, học mỗi đêm, hoặc trong vòng 2 tuần, nếu học mỗi tuần 3 đêm. Làm thế nào để người tham dự nắm vững phần lý thuyết cũng như có thời gian quan sát và thực hành vài điều căn bản nhất.PHƯƠNG PHÁP Tuỳ theo nội dung từng bài học mà áp dụng phương pháp thích hợp. Lớp học kết hợp nhiều phương pháp như: thuyết trình, thảo luận, thực tập để đạt được mục đích đề ra.CHỦ ĐỀ Lớp sẽ được học những chủ đề chính sau đây theo trình tự thời gian:- Bài 1: Nhóm thông công là gì, mục đích ra sao và ích lợi của nhóm thông công trong việc giúp Hội thánh tăng trưởng.- Bài 2: Các kiểu trưởng nhóm và tiêu chuẩn của người trưởng nhóm thành công.- Bài 3: Phương pháp hướng dẫn nhóm thông công qua sự chia xẻ, làm sao tạo được bầu không khí cởi mở, thân mật để mọi người đều cảm thấy nhóm thông công là nơi họ muốn chia xẻ những vui, buồn, ưu tư trong cuộc sống hằng ngày.- Bài 4: Các phương pháp hướng dẫn học Kinh Thánh, cách chọn tài liệu học, làm sao biết cách đặt câu hỏi thảo luận và cách điều động thế nào để mọi người đóng góp ý kiến cách tích cực xây dựng bài học.- Bài 5: Phương pháp hướng dẫn cầu nguyện. Làm sao để một người chưa

từng cầu nguyện trước đám đông có thể mạnh dạn cầu nguyện và muốn cầu ngyện. Những chủ đề cầu nguyện nào thích hợp trong nhóm thông công.- Bài 6: Phương pháp truyền giảng trong nhóm thông công cách kết quả.- Bài 7: Cách giải quyết những nan đề thường gặp trong nhóm thông công.- Bài 8: Cách tạo mối thông công mật thiết giữa trưởng nhóm và nhóm viên, và giữa nhóm viên với nhau.- Bài 9: Sự cần thiết của việc thành lập nhóm thông công của trưởng nhóm.- Bài 10: Bản giao ước của nhóm thông công. Cách duy trì và phát triển nhóm thông công trong Hội thánh.

CÁCH HƯỚNG DẪN NHÓM THÔNG CÔNG CHIA XẺ VÀ HỌC TẬP

Như đã học, chia xẻ và học tập là hai trong bốn mục đích chính của nhóm thông công. Mục đích quan trọng nhất là chia xẻ, vì khi nhóm thông công đã đạt được mục đích này, sẽ rất dễ đạt đến ba mục tiêu còn lại.I. CÁCH HƯỚNG DẪN NHÓM THÔNG CÔNG CHIA XẺ 1. Tạo một không khí đầy tình thân: Làm sao để mỗi nhóm viên đều cảm thấy thoải mái, thân mật và hết sức tự nhiên. Luôn giữ cho bầu không khí được cởi mở, mọi người đều có cảm giác mình bình đẳng, yêu thương và được chấp nhận. Từ đó, mọi người sẽ cảm thấy an tâm và tự nguyện chia xẻ những vui buồn của họ trong cuộc sống hằng ngày.Muốn đạt được điều này, đòi hỏi rất nhiều công sức, thời gian. Trong buổi họp mặt đầu tiên, trưởng nhóm cần giải thích thật rõ ràng và nhấn mạnh mục đích của nhóm để mọi người nắm vững và góp phần tích cực để nhóm sớm đạt được mục đích, vì nhóm là của chung mọi người và tất cả đều có tinh thần trách nhiệm như trưởng nhóm.2. Xây dựng và phát triển tâm tình chia xẻ theo trình tự thời gian: Không thể đòi hỏi có ngay được không khí cởi mở và đầy tình thân trong một vài buổi nhóm đầu. Nhưng với sự hướng dẫn khéo léo và kiên nhẫn, nhóm trưởng sẽ dần dần đưa nhóm đạt đến mục đích bằng những phương pháp sau đây:A. Sửa soạn thật kỹ buổi nhóm đầu:- Điều quan trọng nhất, trước tất cả mọi sự chuẩn bị, người trưởng nhóm cần dành thì giờ cầu nguyện thật nhiều cho chính mình có ơn của Chúa trong việc hướng dẫn nhóm. Sau đó, cầu nguyện đặc biệt cho từng người trong tổ để Chúa cảm động lòng họ và giúp họ thấy được những ích lợi thết thực nhất mà nhóm thông công sẽ đem đến cho họ để họ tình nguyện và hăng hái tham gia.

- Viết thơ mời và gọi phone cho từng nhóm viên nhắc nhở họ về ngày, giờ, địa điểm của buổi họp đầu, khuyến khích họ cách đầy nhiệt tình. Nhiều người sẽ đến buổi họp đầu chỉ vì cả nể tấm lòng quá thiết tha, ân cần của nhóm trưởng hơn là vì họ đã hiểu được tầm quan trọng của nhóm thông công cho đời sống họ. Ta sẽ giúp họ hiểu được điều này theo thời gian.- Nhóm trưởng đến nơi họp sớm hơn mọi người. Sắp xếp ghế sao cho tất cả mọi người đều có thể thấy mặt nhau. Nếu không có đủ ghế cho mọi người thì tất cả sẽ cùng ngồi vòng tròn dưới thảm. Cố gắng tránh để người ngồi trên ghế, kẻ ngồi dưới thảm. Nếu buổi nhóm không phải tại nhà mình thì nhóm trưởng cũng vẫn cần đến sớm để xem xét mọi sự và để tỏ tinh thần trách nhiệm cùng tấm lòng sốt sắng, tận tuỵ và thích thú của mình đối với tổ. Đến sớm để có dịp chào mừng từng nhóm viên, tạo không khí đầy tình thân ngay từ giây phút đầu tiên khi mà mọi ngời còn đầy e dè với nhau. Nhóm trưởng phải làm thế nào để mỗi người đến thấy rõ rằng họ được hoan nghênh. Một lời chào hỏi, một nụ cười, một ánh mắt thân thiện hay một cái bắt tay thật lòng cũng có thể đánh tan sự căng thẳng hoặc mối âu lo kín dấu. “Rất vui được gặp ban”, “Anh khoẻ chứ?”, “Cảm ơn chị đã cố gắng dành thì giờ đến với chúng tôi”, “sự có mặt của anh đã khích lệ chúng tôi nhiều”. Hãy suy nghĩ trước cách chào đón từng người. Công khó của bạn sẽ đạt được kết quả không ngờ. Nếu có vài người khác trong nhóm đến chở dùng, cố gắng tối đa để buổi họp mặt không thiếu một ai trong nhóm vì buổi nhóm đầu tiên rất quan trọng.- Chuẩn bị kỹ chương trình họp mặt:* Vài bài hát quen thuộc có âm điệu vui tươi để ca ngợi Chúa và cũng để tạo không khí phấn khởi cho những giây phút đầu của buổi nhóm. Những buổi nhóm sau có thể tập những bài hát mới cho nhóm. Nếu trưởng nhóm không có khả năng âm nhạc, có thể mời ai đó trong nhóm có khả năng phục trách phần hướng dẫn hát. Còn nếu như trong nhóm không ai có khả năng này, ta có thể nhờ một thanh niên trong Hội thánh đến giúp cho, có đàn càng tốt. Đừng quên rằng còn nhiều thanh niên rất vui thích có những cơ hội phục vụ Chúa qua khả năng Chúa ban cho. Nên nhớ rằng sự ca hát tôn vinh Chúa trong hóm nhỏ hết sức quan trọng, tạo không khí vui tươi, và giúp cho mọi người hiểu và có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn Chúa qua giờ ca hát ngợi khen Ngài. Trong thực tế, nhiều nhóm thông công đã hát nhủ một “thủ tục”, không có một chút sức sống từ những trái tim đầy niềm vui trong Chúa. Đây cũng là một trong những mục đích của nhóm thông công: dạy cho mọi ngời biết rằng ca hát là một trong những cách bày tỏ lòng biết ơn Chúa mà Ngài đẹp lòng nhất: “Trọn đời sống tôi sẽ ngợi khen Đức Giê-hô-va. Hễ tôi còn sống đến chừng nào, tôi sẽ hát xướng cho Đức Chúa Trời tôi chừng nấy” (Thi Tv 146:2).

* Soạn những câu hỏi để hiểu biết nhau, tạo sự cảm thông nhau, và để “xích lại gần nhau” ngày càng hơn. Sau đây là một số câu hỏi gợi ý, bạn có thể linh động xử dụng tuỳ theo hoàn cảnh từng nhóm sao cho thích hợp nhất:1. Dùng từ ngữ thời tiết để mô tả tâm trạng bạn ngày hôm nay.2. Điều gì quan trọng nhất, vui nhất hoặc buồn nhất vừa xảy đến với bạn trong tuần qua.3. Kể ra ba điều bạn thích làm nhưng vì lý do nào đó chưa thực hiện được trong đời sống của mình.4. Chia xẻ 24 giờ của bạn trong nếp sống hằng ngày: Bao nhiêu giờ ngủ, việc học, việc làm, gia đình, bạn bè, riêng mình.5. Những điều làm bạn tốn hao sinh lực và những cách nào giúp bạn lấy lại sinh lực?6. Điều vào chỗ trống các câu sau đây:- Điều tôi muốn xảy ra là...- Một điều mà tôi muốn thay đổi trong cuộc sống của tôi là...- Một điều tôi đã học được trong trường đời là....- Một điều vui tôi đã làm trong tuần qua là...- Khi ở nhà một mình, tôi....- Điều tôi muốn nhất trong đời là.....- Tôi nổi giận khi....- Điều yếu nhất của tôi là...- Khi người khác bực mình, tôi...- Điều tôi muốn nhìn thấy nhất trong nhóm thông công này là....- Điều tôi ghét nhìn thấy nhất trong nhóm thông công này là....- Điều tôi chưa bao giờ nói cho ai biết trước đây là.....- Tôi cần....- Màu tôi thích nhất là....- Điều tôi muốn nó qua đi là....- Ba hay bốn chữ mô tả đúng nhất về tôi là....- Điều tôi không chắc là.....- Vài điều có ý nghĩa nhất mà tôi muốn đạt được trong đời sống tôi là....- Kỷ niệm vui nhất hay một biến cố đặc biệt nhất trong đời tôi là....- Hai điều tôi làm rất thành thạo là.....- Điều tôi thất bại hằng ngày là....- Điều tôi tin chắc nhất là....- Người trên thế giới mà tôi muốn gặp nhất là.....- Điều tôi thích làm nhất tronv òng 5 năm tới, nếu tôi biết chắc là mình sẽ không thất bại là....- Nơi vui đối với tôi là.......- Món quà tôi thích được nhận nhất là....

- Điều làm tôi vui nhất là........- Điều làm tôi buồn nhất là.....- Một trong những điều làm tôi bực mình trong đời sống hằng ngày là.....- Người, việc hay nơi có ảnh hưởng đặc biệt nhất đã giúp tạo cuộc đời tôi là...Để hiểu nhau hơn, ta cũng có thể dùng những câu hỏi về quá khứ, hiện tại và tương lai như sau:Những câu hỏi về quá khứ: - Điều đáng nhớ nhất mà bạn đã làm cùng gia đình khi bạn còn bé là gì?- Nơi nào khiến bạn cảm thấy gần với Chúa nhất?- Điều gì trong quá khứ đã làm bạn cảm thấy mắc cỡ nhất?- Nơi nào đã từng đi qua làm bạn thích nhất?- Bạn ở đâu lúc 10 tuổi?- Khi còn bé, điều gì bạn thích làm nhất?- Món quà quý nhất mà bạn đã nhận được khi còn bé là gì?- Bạn là con thứ mấy trong gia đình?- Lần đầu tiên bạn nghe về Chúa là khi nào?- Ai đã dạy bạn cầu nguyện lần đầu tiên? Họ đã dạy điều gì?- Khi nào là lần đầu tiên bạn nghe về Chúa?- Khi nào là lần đầu tiên bạn nhận ra tình yêu của Chúa đối với bạn?- Điều gì của Chúa đã chinh phục bạn mạnh mẽ nhất?- Điều gì Chúa đã nhậm lời cầu xin của bạn?Những câu hỏi về hiện tại: - Bạn thích làm gì chio vui?- Đặc tính mà bạn thích nhất ở một người bạn là gì?- Nơi nào bạn thích nhất trong nhà bạn và nói tại sao?- Khi có chút giờ rảnh, bạn thích làm gì?- Điều gì làm bạn lo nghĩ trong tuần này?- Điều gì làm bạn vui trong tuần này- Công việc bạn thích làm ở nhà nhất là gì?- Nếu bạn có thể nghe Chúa nói một điều với bạn, bạn nghĩ Chúa sẽ nói gì?- Nếu bạn có thể nói một điều với Chúa, bạn sẽ nói gì?- Nếu bạn có thể làm sống lại một người thì người đó là ai và tại sao bạn chọn người đó?- Khi có điều nặng nề ngột ngạt trong tâm hồn, bạn muốn đi đâu? Tại sao?Những câu hỏi về tương lai: - Nơi nào ở Mỹ mà bạn ao ước được đến thăm nhất?- Phạm vi nào trong đời sống Cơ-đốc mà bạn muốn tăng trưởng nhiều nhất?- Lên Thiên đàng, ngời bạn muốn gặp thứ nhì là ai?- Nếu bạn có thể xây ngôi nhà riêng cho mình, nó sẽ như thế nào?

- Một ngày nào đó, bạn thích người ta sẽ nói thế nào về bạn trong ngày tang lễ của bạn?- Nếu Chúa cho bạn một điều, bạn sẽ xin gì?* Chuẩn bị thật kỹ mục đích cùng bản giao ước của nhóm để trình bày cách thật rõ ràng cho mọi người hiểu, đóng góp thêm ý kiến trước khi tất cả đồng ý quyết tâm thực hiện. Đây là điều quan trọng nhất của buổi họp mặt đầu tiên. Nếu mọi người biết rõ họ sẽ nhận được gì từ nhóm thông công cũng như biết rõ nhóm thông công cần họ làm những gì, mọi ngời sẽ cảm thấy an tâm, phấn khởi thêm. Những e dè, băn khoăn sẽ sớm được dẹp tan. Bạn có thể soạn phần mục đích của nhóm dựa theo chương một đã học, thêm bởi chút đỉnh sao cho thật phù hợp với tình hình thực tế của nhóm. Về bản giao ước của nhóm, ban có thể dựa theo lời đề nghị của tiến sị Leuis H.Evans sau đây như một bí quyết thành công trong nhóm thông công, mời gọi mọi người cùng quyết tâm hưởng ứng:Bản Giao Ước Của Nhóm Thông Công . Giao ước yêu thương (Tình yêu không điều kiện): Không vì bất cứ điều gì bạn làm khiến cho tôi ngưng yêu bạn. Có thể tôi không đồng ý việc làm của bạn, nhưng tôi vẫn yêu thương bạn như một anh em trong Chúa và tôi sẽ làm tất cả những gì tôi có thể để giữ bạn trong tình yêu Chúa dạy chúng ta.2. Giao ước ban cho: Bất cứ những gì tôi có: thì giờ, năng lực, sự sáng suốt, hay chuyên môn, tôi sẵn lòng giúp một khi bạn cần đến. Tôi vui lòng giúp bạn những gì có trong khả năng tôi như một cơ hội Chúa cho để phục sự lẫn nhau.3. Giao ước cầu thay: Tôi hứa sẽ cầu thay thường xuyên cho bạn về những nhu cầu thuộc thể lẫn thuộc linh, như Chúa muốn chúng ta cầu thay cho nhau nhất là sẽ trung tín cầu nguyện cho những nhu cầu bạn đã bày tỏ trong nhóm.4. Giao ước cởi mở: Tôi hứa sẽ cố gắng trở nên một người cởi mở hơn. Không dấu kín những cảm xúc, những tranh chiến, những niềm vui cũng như những nỗi buồn của tôi. Tôi tin cậy bạn để chia xẻ những nan đề cùng những ước mơ của tôi, tôi cần các bạn trong đời sống theo Chúa.5. Giao ước thành thật: Tôi sẽ hết sức cố gắng nhìn lại những gì tôi đã nhe bạn nói và bạn cảm xúc về tôi. Dù điều đó có thể làm buồn lòng tôi đôi chút, nhưng tôi tin cậy vào mối liên hệ giữa chúng ta trong Chúa để nhận ra rằng “chúng ta lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chân thật, để trong mọi việc chúng ta đều được thêm lên trong Đấng làm đầu, tức là Đấng Christ” (Eph Ep 4:15). Tôi sẽ cố gắng bày tỏ sự thành thật này trong sự nhạy cảm và thái độ tự chủ.

6. Giao ước nhạy cảm và tế nhị: Dù tôi rất ao ước có được sự cảm thông của bạn, tôi hứa sẽ lưu ý và tế nhị với bạn cùng nhưng nhu cầu của bạn bằng tất cả khả năng của tôi. Tôi sẽ cố gắng lắng nghe bạn, để ý đến bạn, và cảm thấy bạn đang ra sao để kéo bạn ra khỏi nhưng giây phút ngã lòng.7. Giao ước giữ bí mật: Tôi hứa sẽ giữ kín tất cả những gì đã được nghe chia xẻ trong nhóm, hầu luôn giữ được sự cởi mở và tin cậy trong nhóm.8. Giao ước trách nhiệm: Tôi thật sự nghĩ rằng những ân tứ, khả năng Chúa cho tôi là dùng để phục sự lẫn nhau. Nếu tôi cần nên khám phá ra những phương diện nào trong đời sống tôi cần đựơc tỉa sửa để tránh sự đụng chạm với anh em, tôi sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa Thánh Linh hầu cho tôi có thể hiến dâng, từ bỏ chính mình nhiều hơn nữa. Tôi có trách nhiệm với các bạn trong nhóm để suy nghĩ, lời nói, và hành động của tôi ngày một nên giống như Chúa.Trong buổi họp mặt đầu tiên, bạn cần làm những điều sau đây (thời gian: 2giờ)1. Hát vài bài ca ngợi Chúa và tạo không khí vui tươi cho giờ nhóm (15phút).2. Cầu nguyện ngắn xin Chúa hiện diện và ban phước cho giờ nhóm (5phút)3. Giới thiệu lẫn nhau (10phút)4. Để hiểu nhau hơn và tạo sự cởi mở qua một số câu hỏi đã gợi ý trên đây (20-30phút)5. Trình bày mục đích của nhóm và xin ý kiến đóng góp của mọi người làm sao để nhóm sớm đạt được mục đích đề ra (20-30phút)6. Thảo luận về giờ giấc, địa điểm nhóm thế nào là thuận tiện nhất cho mọi người. Khuyến khích mọi người nêu ra những khó khăn để cả nhóm cùng tìm cách giải quyết (10-15phút)7. Đọc chung với nhau vài câu Kinh Thánh khuyên dạy về sự gắn bó lẫn nhau như trong Cong Cv 2:42-47; RoRm 12:1-8, 9-21; 13:8-10; 15:1-7; ICo1Cr 12:12-26; Eph Ep 4:1-16; 5:1-21; Phi Pl 2:1-11; CoCl 1:21-23; 3:1-17; ITe1Tx 5:5-11; IPhi 1Pr 4:7-11; IGi1Ga 3:11-24; 4:7-21. Trưởng nhóm chọn lấy một đoạn trong những khúc Kinh Thánh đã đề nghị trên đây, cùng đọc chung. Trưởng nhóm đừng giảng dạy gì về đoạn Kinh Thánh vừa đọc, chỉ nên dùng nó để nhấn mạnh một lần nữa về mục đích của nhóm là kết chặt chúng ta lại với nhau trong tình yêu thương, chia xẻ và nâng đỡ nhau cùng lớn lên trong Chúa. Vì đây là tuần đầu, mục đích chính là giúp mọi người hiểu rõ mục đích của nhóm và tạo không khí cởi mở nên tốt nhất là chưa bước vào giờ học Kinh Thánh vội (10phút).8. Cầu nguyện với nhau. Đây là điều cũng vô cùng quan trọng. Ngay từ buổi

đầu, nhóm trưởng đã nhấn mạnh sự hiện diện của Chúa, để mọi người nhận ra và tin chắc rằng chẳng phải chỉ có sự họp mặt của chúng ta với nhau mà luôn có sự hiện diện và làm chủ của Chúa, để mọi người, “hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Chúa mà làm” (ICo1Cr 10:31), và cũng để ghi nhớ rằng trên hết mọi cố gắng, mọi nỗ lực của chúng ta làm cho nhóm, thì trên hết vẫn là sự thương xót giúp đỡ của Chúa, vì “ngoài ta, các ngươi không làm chi được” (GiGa 15:5b) (10phút).9. Giờ trà nước thông công. Tuỳ theo ý thích và hoàn cảnh của từng nhóm mà thực hiện vấn đề này. Tuy nhiên xin hết sức cẩn thận, đừng biến việc phụ thành việc chính như thực tế một số nhóm thông công trong Hội thánh đang mắc phải: xem việc ăn uống là chủ yếu, tuy không nói ra thành lời nhưng thực tế đã dùng quá nhiều thì giờ cho việc ăn uống mỗi lần họp, không còn là “trà nước” mà là “dưa hành củ kiệu” rất là linh đình. Sau đó thì việc nhóm lại chỉ cònlà sơ sài chiếu lệ. Đó là chưa kể đến việc gây vấp phạm, mặc cảm cho một số nhóm viên thấy việc khoản đãi như là “món nợ” vì những người khác trong nhóm đã đãi quá “đậm đà”, mà mình không có tài khéo hoặc không đu khả năng. Tốt nhất vẫn là ưu tiên một cho “bữa ăn thuộc linh”, còn thuộc thể thì càng nhẹ nhàng càng tốt. Còn muốn có bữa ăn thông công thì làm giờ khác hoặc tối đa là mỗi tháng một lần là đủ (10phút).B. Trong những buổi nhóm kế tiếp: (Thời gian 2giờ)1. Ca ngợi Chúa (15 phút)2. Cầu nguyện ngắn xin sự hiện diện và ban phước của Chúa (5 phút)3. Chia xẻ: Đây là giờ rất quan trọng, mọi người chia xẻ cho nhau những vui buồn trong tuần để cùng vui chung trong sự cảm tạ Chúa cũng như cùng quan tâm và cầu thay cho những anh chị em đang gặp khó khăn. Trưởng nhóm luôn nhắc lại cách thường xyên mục đích của nhóm song song với thái độ đầy yêu thương, ân cần quan tâm đến tất cả mọi người cách đồng đều để ai nấy đều cảm thay an tâm và được khích lệ để mạnh dạn chia xẻ tâm tình của mình trong nhóm. Nhóm trưởng cần có sự khôn ngoan và khéo léo trong lúc hướng dẫn giờ chia xẻ. Tỏ ra chú ý lắng nghe bằng những bày tỏ tích cực như mắt nhìn, đôi khi gật đầu hay mỉm cười, đừng làm chuyện khác như xem lại bài hớng dẫn Kinh Thánh hay thì thầm với người bên cạnh. Thái độ này gây tổn thương rất lớn đối với người bên cạnh. Thái độ này gây tổn thương rất lớn đối với người đang chia xẻ. Không những một mình nhóm trưởng bày tỏ lòng quan tâm nhưng kêu gọi mọi người cùng quan tâm chung nghe anh chị em mình tâm sự. Ngoài ra nhóm trưởng cũng là người biết cắt bớt những người nói dài hoặc đi quá xa tinh thần chia xẻ vui buồn trong tuần qua của họ bằng nụ cười dịu dàng và lời nói tế nhị: “Dạ, cảm ơn anh Hùng đã chia xẻ, thế còn chị Đào thì sao, kể cho anh em nghe tuần lễ của chị ai”. Trong giờ chia xẻ, ngoài câu hỏi căn bản “những vui buồn tuần qua” ta nên

tiếp tục dùng những câu hỏi đã gợi ý đã nêu trên để không ngừng xây dựng không khí vui tươi cởi mở và cũng giúp nhóm hiểu nhau ngày càng hơn (30 phút hoặc hơn tuỳ từng buổi).4. Học Kinh Thánh (30-40 phút)5. Cầu nguyện theo sự dạy dỗ của bài học Kinh Thánh và cầu thay cho nhau về những vấn đề đã được nghe trong giờ chia xẻ. Cũng có thể cầu thay cho những vấn đề khác của Hội thánh mình hoặc Hội thánh chung, nhưng bao giờ cũng ưu tiên cho đời sống vật chất lẫn tâm linh của anh em trong tổ trước. Chủ đề cầu nguyện của nhóm sẽ thay đổi tuỳ theo sự tăng trưởng tâm linh của những thành viên trong nhóm (20-30 phút)6. Thông công trà nước (15 phút)7. Thông báo địa điểm họp tuần sau và chia tay.ĐIỀU GHI NHỚ 1. Những câu hỏi trong giờ chia xẻ tâm linh không bao giờ là những câu có lời giải đáp “đúng sai”. Đây là những câu hỏi khuyến khích mọi người kể lại những kinh nghiệm của họ trong quá khứ, những cảm xúc, suy tư trong hiện tại, cũng như niềm mơ ước, hy vọng cho tương lai; những sợ hãi băn khoăn cũng như những thích thú vui mừng; những trôi nổi trong đời sống đức tin, những sinh hoạt cùng những cảnh ngộ trong đời sống hằng ngày; những điều thích hay không thích, những niềm vui nỗi buồn... Điểm chính không phải là những ý nghĩ hay khái niệm, mà là chính mỗi con người. Kết quả của sự thố lộ tâm tình này là ta cảm thấy gần gũi nhau hơn, thông cảm và chấp nhận nhau trong tình yêu của Cha chung. Một chút liều lĩnh trong việc chia xẻ tâm tình này là nếu ta thố lộ chính hoàn cảnh và con người thật của ta, sợ e sẽ có những người không thích ta. Nhưng nếu ta từ chối chia xẻ tâm tình có vẻ liều lĩnh này, ta sẽ không bao giờ nhận được niềm cảm thông cùng tình yêu thương, là điều mà mỗi chúng ta đều rất cần có trong cuộc sống. Những câu hỏi chia xẻ nên được đặt ra trong tâm tình cởi mở và đầy khuyến khích, rồi tuỳ thuộc vào sự tự ý tự nguyện chia xẻ cách nông cạn hay sâu đậm của từng người chớ không có sự bắt buộc hay nài ép quá mức độ của tình ý tự nguyện của mỗi người. Có người dễ dàng chia xẻ, có người dè dặt khó khăn.

KHUYẾN KHÍCH, KHÔNG NÀI ÉP. 2. Có 5 mức độ chia xẻ: từ nông cạn đến sâu sắc.a. Những mẫu chuyện khách sáo: thời tiết, chính trị.b. Những sự việc đang xảy ra khắp nơi trên thế giới qua báo chí, TV, Radio.c. Những ý kiến cá nhând. Những cảm xúc cá nhâne. Những tâm sự cá nhânThí dụ: Mẫu đối thoại sau đây:

- Lệ: Hello Thơ, nghe nói chị mới đi Florida về phải không, thời tiết bên đó thế nào chị?- Thơ: Đẹp lắm, khoảng chừng 70 độ- Lệ: Chắc là chị đã có những ngày nghỉ ngơi tuyệt lắm nhỉ (mức độ a)- Thơ: Đúng đó, nhưng mà mình mới đọc qua cái vụ chết đói ở Phi Châu làm mình cứ nghĩ ngợi mãi. Có bao giờ bồ nghĩ đến những người đang đói không Lệ? (mức độ b)- Lệ: Có chị ạ, đói là một nỗi buồn thật sự trong em. Khi em nhìn thấy những trẻ em đang bị đói ở Phi Châu, lòng em thật đau xót chị ạ. Em buồn khi chúng ta không hể làm được gì hơn cho họ (mức độ c và d)- Thơ: Lệ biết không, chết đói không chỉ có trên TV thôi đâu. Hồi mình đi vượt biên, bị kẹt trên đảo hoang, chính đứa em trai của mình cũng đã chết vì đói (mức độ c)3. Sự chia xẻ không chỉ bày tỏ trong giờ nhóm, nhưng rất nhiều tâm tình đã được thổ lộ qua phone cách cá nhân. Vì thế, để tạo và không ngừng phát triển tình thân trong nhóm ngày càng sâu đậm hơn, trong tuần, trưởng nhóm cần vô cùng việc gọi phone thăm hỏi riêng từng thành viên trong nhóm, ít nhất là một lần. Sau này, khi nhóm đã đủ thân, nhóm trưởng có thể chia thành từng đôi bạn trong nhóm, hai người sẽ chăm sóc lẫn nhau, cầu nguyện với nhau.BỔ TÚC THÊM MỘT SỐ CÂU HỎI CHIA XẺ Nên nhớ là mục đích của sự chia sẻ trong nhóm là để giúp mọi người hiểu nhau hơn, cùng cảm thông, yêu thương, nâng đỡ và an uỉ nhau trên bước đường theo Chúa. Vì thế, điều chúng ta muốn tìm biết lẫn nhau không phải là về kiến thức, dữ kiện, hay quan niệm về những biến cố của cuộc đời, mà là chính mỗi cá nhân. Vì thế, những câu hỏi đặt ra trong giờ chia xẻ phải là những câu khuyến khích mọi người nói về chính mình: những kinh nghiệm trong quá khứ, hoàn cảnh hiện tại, những dự định cùng niềm hy vọng và mơ ước trong tương lai, những niềm vui, nỗi buồn, những tranh chiến cùng những thành công hay thất bại. Những câu hỏi không đề cập tới những ý tưởng hay khái niệm trừu tượng, nhưng là chia xẻ trực tiếp về chính mỗi người. Có 5 loại câu hỏi chia xẻ:1. Những câu hỏi về quá khứ: - Kỷ niệm nào bạn ghi nhớ nhất khi bạn 12 tuổi?- Ai là người có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với bạn trong thời thơ ấu?- Biến cố nào khiến bạn thật sự tin vào sự hiện diện của Chúa trong đời bạn?- Kể lại một kỷ niệm về sự thành công của bạn và cho biết kỷ niệm đó có ý nghĩa đối với bạn?- Một điểm son nào từ cha mẹ truyền lại mà bạn muốn giữ? Và có bấ cứ điểm gì di truyền lại mà bạn ao ước được thay đổi không?

- Kể lại lần đầu tiên bạn gặp người bạn trăm năm của bạn, bạn nhớ điều gì nhất?- Lễ Giáng Sinh năm nào vui và có ý nghĩa nhất đối với bạn?- Kinh nghiệm thuộc linh nào quan trọng nhất đối với bạn?- Kể lại một điều vui (buồn, thách thức, khó khăn, dễ sợ, hạnh phúc) nhất trong đời bạn và cho biết tại sao?Những câu hỏi về quá khứ đặc biệt thích hợp trong những buổi đầu trong nhóm thông công; khi mọi người chưa có dịp biết rõ nhau. Khi mời mọi người chia xẻ những điều trong quá khứ, ta sẽ hiểu được những gì đã ảnh hưởng trên đời sống của nhau, và những kinh nghiệm này sẽ giúp ta rõ hơn về nhau.2. Những câu hỏi về hiện tại: Đây là những câu hỏi thiết thực nhất để biết những gì đang xảy ra trong hiện tại, trong đời sống hằng ngày của mỗi nhóm viên để cảm thông và cầu thay cho nhau:- Bạn làm gì ngày thứ bảy?- Điều gì làm bạn vui và điều gì khó khăn trong nếp sống hằng ngày?- Một điều vui và một điều buồn trong tuần qua của bạn là gì?- Có điều gì khiến bạn phải lo nghĩ trong tuần qua không?- Điều khó khăn nhất đối với bạn trong vấn đề giao tế hằng ngày là gì?- Khi nào bạn tranh chiến với chính bạn và bạn thắng và khi nào bạn thua? Bạn cảm thấy thế nào về việc đó?- Điều gì quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất, bạn thoả lòng nhất trong tuần qua?- Một điều bạn cảm thấy hãnh diện về chính mình?- Điều kỷ luật tâm linh nào dễ nhất và điều nào là khó nhất đối với bạn?- Việc làm trong tuần qua của bạn thế nào? Có gì vui, buồn hay chán?3. Câu hỏi về tương lai: Những câu hỏi ve tương lai giúp chúng ta hiểu được những ước mơ, hy vọng được thay đổi điều gì đó, những mong chờ cũng những điều có hể xảy tới trong đời sống mỗi người. Câu hỏi về tương lai nên đặt ra khi đã quen biết nhau một thời gian.- Điều bạn muốn thực hiện trong 5 năm tới là gì?- Nếu bạn có thể thấ đổi một điều về chính bạn và muốn có một khả năng hay đức tính nào bạn đang không có, thì đó là gì?- Một điều bạn muốn học tập trong thời gian tới là gì?- Nơi nghỉ phép nào bạn muốn đến nhất? Tại sao?- Nếu như bạn có thể thay đổi một điều trên thế giới, thì đó là gì? Tại sao?- Nếu bạn có thể làm một điều bạn muốn trong vòng 2 năm tới, điều đó là gì?

- Nếu bạn có thể xạy dựng hoặc thay đổi một điều trong Hội thánh, đó là gì?- Nếu bạn có 1 triệu đồng, bạn sẽ làm gì với số tiền đó?- Một điều bạn muốn con cái bạn nhớ đến bạn, đó là gì?- Giấc mơ cho năm nay của bạn là gì?4. Câu hỏi xác định: Đây là loại câu hỏi mời mọi người nói về những điểm tốt về nhau. Thường ta nhận biết tình bạn quý báu lắm, thế nhưng ta ít có dịp bày tỏ cho nhau biết. Những câu hỏi xác định này thích hợp vào những ngày cuối của nhóm:- Điều bạn đánh giá cao và cam3 phục đối với một hay vài người trong nhóm là gì?- Nếu bạn có thể gởi đến một món quà đặc biệt cho từng người trong nhóm, thì đó là gì và tại sao?- Những ân tứ thuộc linh nào mà bạn thấy có trong một hoặc vài người trong nhóm?- Điều gì có ý nghĩa đối với bạn trong nhóm?- Nhóm đã thật sự quan trọng và gíp đợ bạn như thế nào?- Điểm đặc biệt nhất mà bạn nhận thấy trong nhóm là gì?- Nếu bạn được mời chia xẻ về nhóm, bạn sẽ nói gì?Khi ta nìn lại và nói lên những điểm tốt trong nhóm, ta sẽ giúp nhau nhận ra sự hiện diện cùng sự ban phước của Chúa trên từng người trong nhóm. Những câu hỏi xác định này rất quan trọng trong việc bày tỏ cảm nghĩ và xây dựng mối thông công, chăm sóc và liên hệ lẫn nhau.5. Câu hỏi về trách nhiệm: Những câu hỏi này được đặt ra để nhắc nhở những nhóm viên những gì ta đã cùng nhau hứa thực hành trong đời sống đức tin hằng ngày. Những câu hỏi này chỉ nên đặt ra khi mọi ngừi trong nhóm đều có tinh thần dấn thân, ý thức trách nhiệm của mình đối với Chúa và đối với nhóm. Khi trình độ thuộc linh củ anóm ở mức độ trưởng thành, những câu hỏi này được đặt ra như một khích lệ, nhắc nhở và cầu thay cho nhau để cùng thực hiện. Đây là mục đích tối hậu của nhóm thông công; Sống theo lời Chúa để đời sống tâm linh thực sự được lớn lên.- Điều bạn tin rằng Chúa muốn bạn thực hiện trong tuần này là gì? Khi nào bạn định làm và sẽ làm ra sao?- Những thay đổi nào trong thói quen hoặc hành động mà bạn tin rằng Chúa muốn bạn thực hiện trong tuần này? Bạn sẽ thực hiện thế nào?- Hành động Cơ-đốc nào mà bạn sẽ cố gắng thự chiện trong tuần này và điều gì sẽ giúp bạn đạt được điều đó?- Những kỷ luật thuộc linh nào bạn muốn theo trong tuần này? Tại sao?- Những thành công cùng thất bại nào bạn đã gặt hái được trong tuần qua trong việc cố gắng bước theo Chúa?

- Mối tương giao nào bạn muốn thực hiện trong tuần này? Và bạn sẽ làm thế nào để thự chiện nó?- Bạn sẽ thực hành lòng biết ơn Chúa của bạn trng tuần này như thế nào?- Thánh Linh đã nhắc nhở bạn ra sao về những gì vừa học được trong giờ học Kinh Thánh? Bạn sẽ lam gì và khi nào?- Bạn có dự định gì trong việc chia xẻ lời Chúa trong tuần này? Với ai?- Kỷ luật cầu nguyện nào bạn dự định thực hiện và kiểm điểm lại trong tuần này?- Một trách nhiệm mà bạn phải hoàn tất trong tuần này là gì? Và bạn nghĩ thế nào về việc việc này?CÁCH HƯỚNG DẪN NHỮNG CÂU HỎI CHIA XẺ: 1. Người hướng dẫn đặt ra câu hỏi nếu cần, trả lời trước nhất về phần của chính mình như là một thí dụ cho mọi người hiểu câu hỏi. Nếu vài người bắt đầu nói dài quá, người hướng dẫn phải đề nghị những người còn lại chia xẻ ngắn gọn hơn để ai nấy đều có cơ hội chia xẻ.Thí dụ: Xem cách trả lời dưới đây: ngắn, gọn nhưng cũng đã đủ để biết nhau qua câu 1 và đủ thông tin cho nhau qua câu 2.Câu hỏi 1: Ai là người ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong thời thơ ấu của bạn?Trả lời: Má, Ông nội, Ba, Thầy giáo, v.v..Câu hỏi 2: Chia xẻ một niềm vui và một nỗi buồn trong tuần quaTrả lời:- Vui vì có người bạn ở xa đến thăm, buồn vì xe hư.- Vui vì được tăng lương, buồn vì bị bịnh hết mấy ngày.- Vui vì nhận thư nhà bên VN, không có gì buồn- Không có gì vui đặc biệt, còn buồn thì mới bị thất nghiệp. v.v...2. Cho phép mọi người thông qua nếu có ai đó không thể hoặc là không muốn trả lời câu hỏi. Tuy nhiên, sau khi qua hết vòng, ta sẽ trở lại với người chưa nói và hỏi nếu như họ muốn chia xẻ. Nhiều lần họ sẽ nói. Đừng bỏ quên họ để họ có cảm giác bị loại trừ. Cũng đừng bao giờ ép uổng người khác phải trả lời. Đừng làm người ta xấu hổ hay có cảm giác như đang bị điều khiển. Tong khi khuyến khích mọi người tham gia trả lời, chấp nhận cho họ sửa lại câu hỏi một chút sao cho họ cảm thấy thoải mái khi trả lời. Thông qua cách nhanh chóng đến người kế tiếp hay tiết mục kế tiếp.3. Những câu hỏi chia xẻ đều có mục đích cho tất cả mọi người. Vì thế, nên đi qua một vòng từng người một, mỗi người chỉ có độ vài phút để chia xẻ. Đừng hỏi những câu đòi hỏi sự trả lời dài hoặc khó. Mục đích là giúp mọi người trong nhóm hiểu nhau hơn, chứ không có ý đi sâu vào chi tiết của một chủ đề nào.4. Luôn bắt đầu với những câu hỏi có tính cách “vô thưởng vô phạt”, có tính cách tổng quát để ai cũng cảm thấy thoải mái trả lời cách dễ dàng chứ không

cần phải suy nghĩ sâu sắc, hay trả lời cách khó khăn. Lâu dần khi đã quen thân nhau, ta sẽ đi vào những câu hỏi có tính cách chi tiết và sâu sắc hơn.Thí dụ: Sau đây là những câu hỏi tổng quát, ai cũng có thể trả lời mà không thấy khó khăn:- Bạn là con thứ mấy trong gia đình?- Nếu có chút giờ rãnh, bạn thích làm gì?- Nơi nào đã từng đi qua làm bạn thích nhất?- Đặc tính mà bạn thích nhất ở một người bạn là gì?- Lên Thiên đàng, người bạn muốn gặp thứ nhì là ai?5. Đừng đặt những câu hỏi mà có những người không thể trả lời được. Thí dụ, đừng hỏi: “Bạn học trường đại học nào và ngành học của bạn là gì?” nếu trong nhóm có những ngời chưa từng là sinh viên. Đừng hỏi về vấn đề con cái nếu có một số người trong nhóm chưa có gia đình. Tóm lại, cần nhạy bén về quá khứ của những nhóm viên, đừng bao giờ đặt những câu hỏi mà chỉ có một số người trong nhóm có thể trả lời được. Mục đích của những câu hỏi chia xẻ là để cho tất cả mọi người đều nói một chút về chính họ.6. Tuyệt đối không hỏi những câu có tính cách tranh luận về một quan điểm, một biến cố hay nan đề một nào đó torng giờ chia xẻ. Trong giờ học Kinh Thánh, ta sẽ có nhiều thì giờ hơn để mổ xẻ về những ý kiến. Giờ chia xẻ là thì giờ nói về cá nhân và không có sự tranh luận.7. Đừng hỏi những câu hỏi đòi hỏi mọi người phải xưng nhận tôị lỗi của họ hay là chỉ nói về khuyết điểm của họ. Nếu có ai nói về khuyết điểm, đó là tự ý họ thích bày tỏ chứ không yêu cầu. Đừng hỏi câu: “Lầm lỗi lớn nhất trong đời bạn là gì?” Cố gắng quân bình sự chia xẻ những điều tích cực cũng như những điều khó khăn.Những câu hỏi chia xẻ là công cụ thiết thực nhất để xây dựng niềm cảm thông và hiểu biết lẫn nhau mà bất cứ nhóm thông công nào cũng đều dùng đến trong hầu hết tất cả mọi buổi họp mặt. Có những nhóm vẫn tiếp tục dùng một cách hết sức tốt đẹp dù họ đã cùng ở chung một nhóm một thời gian thật lâu rồi. Những lời mời gọi chia xẻ hết sức đơn giản vẫn có tác dụng rất tốt như:- Có ai có điều gì muốn chia xẻ không?- Hãy để chút thì giờ chia xẻ những điều xảy ra trong tuần của mỗi chúng ta.Tuỳ theo từng hoàn cảnh của từng nhóm mà ta linh động áp dụng các câu hỏi chia xẻ. Vấn đề nên tránh là đừng lặp lại như bài học thuộc lòng mỗi tuần nhưng hãy tìm cách làm giờ chia xẻ được tươi mới luôn.NHỮNG TRÒ CHƠI TRONG MỤC ĐÍCH CHIA XẺ Ta có thể những trò chơi này trong giờ sinh hoạt nhóm hay đi chơi ngoài trời.1. Tôi là ai?

a. Phát cho mỗi người một tờ giấy, dành vài phút cho tất cả nhóm viên liệt kê 20 điều họ thích làm. Một số có thể thích nhiều hơn là 20 việc: một số khác có thể khó khăn lắm mới tìm ra được 15. Khuyến khích mọi người suy nghĩ đến việc họ thích làm hơn hết. Với một số ít người,c ó thể đó là chuyện mơ mộng vẩn vơ.b. Sau khi mọi người liệt kê xong, bảo mỗi người ghi như sau đây vào mỗi việc tương ứng:(MM) Những việc mà bạn thích làm một mình(NK) Những việc mà bạn thích làm chung với người khác($) Những việc làm cần phải tốn tiền (trên 50 đồng)(L) Những việc làm đòi hỏi chút ít liều lĩnh(N) Những công việc nhàn hạ, trầm lặng hay thụ động(T) Những công việc tích cực, chủ động(CG) Những công việc mà bạn cố gắng học tập hoặc rèn luyện mới có được(TC) Những công việc mà bạn làm hồi còn trẻ con(CM) Những hoạt động mà cha mẹ bạn đã từng làmc. Xem lại bảng liệt kê của bạn và xếp lại theo thứ tự các việc bạn thích làm nhất. Bạn nhận thấy được gì về chính mình? Chú ý đến 5 việc bạn thích làm nhất để hiểu rõ hơn về chính mình. Bây giờ bạn tự hỏi bằng những câu cụ thể hơn:- Bạn thích làm việc một mình hay với người khác?- Những điều bạn thích làm thường tốn nhiều tiền không?- Bạn có thích liều lĩnh không, loại nào?- Bạn thuộc về mẫu người hiếu động hay thụ động hay trung dung?- Những việc bạn thích có đòi hỏi sự tiếp xúc với người khác không?- Bạn có cần khéo tay để làm những việc bạn thích không?- Bạn có thích làm những việc cha mẹ bạn đã từng làm không?- Hãy nhìn lại bảng liệt kê, nếu phải từ bỏ đi thì việc nào là khó khăn nhất đối với bạn? Bạn sẽ tiếc rẻ việc nào nhất nếu bạn không được làm nữa.d. Dành khoảng 10 phút để thảo luận về những gì bạn đã tìm ra với một người khác trong tổ. (nếu những người trong tổ đã thật biết rõ nhau, ta có thể thảo luận chung) Sau đó họp lại cả tổ và chia xẻ những gì mỗi người đã nhận ra về bản thân mà trước đây họ chưa từng nhận ra hoặc nghĩ đến. Để cho mỗi ngời nói ít nhất là một điều mình đã thích thứ được học hỏi nơi người bạn của mình.Chú ý: Trong trò chơi này, không có những câu trả lời nào tốt hặc xấu cả. Chủ đích chỉ đơn giản là giúp các bạn tự thấy chính mình rõ hơn và chia xẻ những gì mình thấy với các bạn khác mà thôi.2. “Chạy lửa” Nhà bạn bị cháy. Mọi người trong nhà đều an toàn. Bạn còn được một phút

để chạy khắp nhà quơ vội 3 hoặc 4 món. Dành đúng một phút cho mỗi người ghi ra 4 món ấy là gì. Sau đó mỗi người kể lại những món họ đã liệt kê ra và cho biết tại sao họ chọn những món đó. Sau khi mọi người đã chia xẻ, cả nhóm sẽ thảo luiận về những gì mọi người học biết từ các vật mà họ cho là có giá trị đó.3. Đúng/Sai Tất cả nhóm viên viết ra 4 câu về bản thân họ trên một tờ giấy, trong đó có 3 câu đúng và 1 câu sai. Nhớ là mỗi câu đều phải hợp lý. Dĩ nhiên là đừng nói trước câu nào là đúng và câu nào là sai. Thí dụ:- Tôi nghĩ là mình thiếu kiên nhẫn- Tôi từng đi nghỉ hề bên Nhật- Tôi ghét bạo lực- Điều tôi mơ ước là trở thành hiệu trưởng một trường trung họcSau khi mọi người đã viết xong, bảo mỗi người đọc lên các câu của mình đã viết, rồi để mọi người cùng cố đoán điều gì là sai và nói lên tại sao họ chọn câu ấy. Xem cả nhóm có đồng ý không. Sau vài phút, để chính ngời viết nói ra câu nào đúng câu nào sai.II. CÁCH HƯỚNG DẪN NHÓM THÔNG CÔNG HỌC TẬP Những phương pháp và tài liệu học Kinh Thánh ta sẽ bàn đến trong tuần thứ 9 của khoá học. Ở đây, ta chỉ bàn đến cách hướng dẫn giờ học Kinh Thánh. Dù áp dụng bất cứ phương pháp hay tài liệu học Kinh Thánh nào, bạn cũng cần luôn ghi nhớ những điểm vô cùng quan trọng sau đây, là bí quyết của buổi học Kinh Thánh trong nhóm thông công thành công:1. Thảo luận chứ không phải thuyết trình: Niềm vui của sự khám phá trong giờ học Kinh Thánh đến từ mỗi người trong nhóm tìm kiếm ra ý nghĩa của đoạn Kinh Thánh đang học một cách cá nhân và có cơ hội thảo luận để cùng học hỏi lẫn nhau. Điều này biến mỗi nhóm viên từ thụ động nên chủ động và việc học Kinh Thánh trở thành một kinh nghiệm của đời sống. Vì thế, người hướng dẫn nhóm học Kinh Thánh giỏi không bao giờ nên khống chế giờ thảo luận bằng cách phô trương sự hiểu biết và ý kiến của những nhóm viên về ý nghĩa đoạn Kinh Thánh cũng như phần áp dụng vào đời sống.2. Chìa khoá của người hướng dẫn buổi học Kinh Thánh thành công là biết đặt những câu hỏi đúng: Những câu hỏi luôn xoay quanh 3 điểm căn bản: - Phần quan sát: Đoạn Kinh Thánh NÓI gì? Những sự kiện gì được ghi nhận qua khúc Kinh Thánh? (Ai viết, viết cho ai, nhân vật trong đoạn Kinh Thánh? Chuyện xảy ra tại đâu? Khi nào? Về điều gì đang xảy ra hay tư tưởng nào được nói đến? Tại sao? Diễn tiến của sự việc hay tư tưởng ra sao?)

- Phần giải thích: Đoạn Kinh Thánh có Ý NGHĨA gì? Tác giả viết đoạn Kinh Thánh này với mục đích gì? (Định nghĩa các chữ khó, liệt kê những tư tưởng lớn, những điểm nào không hiểu, so sánh với các chú giải).- Phần áp dụng: Đoạn Kinh Thánh DẠY TÔI điều gì? Tôi nhận được sự dạy dỗ nào cho đời sống tôi ngày nay? (nguyên tắc học được là gì? Áp dụng thế nào cho cuộc sống ngày nay? Mệnh lệnh nào tôi cần giữ? Lời hứa nào cho tôi? Gương mẫu nào cần noi theo? Tội lỗi nào cần tránh? Lý do nào cần cảm tạ? Khúc Kinh Thánh dạy gì về Đức Chúa Trời, Chúa Giê-xu, người khác và chính tôi?)Một số điểm gợi ý khi soạn câu hỏi thảo luận: - Những câu hỏi nên đi xa hơn câu trả lời “có, không”.- Những câu hỏi nên có hơn một lời giải đáp duy nhất.- Những câu hỏi nên xoáy vào trọng tâm của chủ đề đoạn Kinh Thánh đề cập- Tuỳ nội dung của từng đoạn Kinh Thánh mà sắp xếp các câu hỏi: Có khi cần đi qua tất cả các câu hỏi quan sát, rồi đến các câu hỏi giải thích và cuối cùng là những câu hỏi áp dụng; nhưng cũng có nhưng đoạn Kinh Thánh cần xen kẽ những câu hỏi quan sát, giải thích, và áp dụng trong quá trình học tập.- Không nên lập lại những câu hỏi mà mọi người đều nắm vững câu trả lời.- Nên lập lại những câu hỏi nào cần thiết cho một khám phá mới hay một chủ đề đang được thảo luận cách sâu sắc và thiết thực.- Những câu hỏi áp dụng chủ nên đưa ra khi mọi người đều thông hiểu ý nghĩa đoạn Kinh Thánh qua các câu hỏi quan sát và gia3i thích.- Khuyến khích và hướng dẫn mọi người trả lời câu hỏi áp dụng cách cụ thể qua từng hoàn cảnh thực tế chứ không hời hợt, tổng quát.3. Mục đích tối hậu của việc học Kinh Thánh là áp dụng vào đời sống, chứ không phải là tích luỹ kiến thức. Mục đích không phải là giải quyết từng câu hỏi hay là đương đầu với những biến cố mà đoạn Kinh Thánh mô tả, nhưng chính là sự đáp ứng trong tâm tình vâng phục và làm theo những gì đã ọc được từ đoạn Kinh Thánh. Điều nguy hiểm là có những nhóm học Kinh Thánh chấm dứt ở điểm cố gắng giải quyết tất cả những nan đe trong đoạn Kinh Thánh đề cập, và đã thiếu mất phần đáp ứng và áp dụng những điều đã học được vào đời sống thực tế. Nhấn mạnh điểm nào trong bài học ta cần áp dụng vào đời sống hôm nay và bàn luận cách áp dụng như thế nào cho thành công nhất.XÂY DỰNG, DUY TRÌ VÀ KHÔNG NGỪNG PHÁT TRIỂN MỐI THÔNG CÔNG TRONG HỌC TẬP: Đừng bao giờ quên rằng đối tượng và mục tiêu của noh1m thông công là những nhóm viên chư1 không phải là công việc hay đoạn Kinh Thánh. Sau đạy là một số điểm căn bản nhắc nhở bạn trong việc xây dựng mối thông

công trong học tập của nhóm thông công:1. Trước giờ nhóm: Nhóm trưởng cần đích thân (lúc đầu) hoặc nhờ nhóm viên (về sau) gọi phone nhắc nhở, khích lệ từng người noh1m viên về buổi học. Vì thế, nếu có ai vắng mặt trong giờ nhóm thì mọi người đều biết rõ lý do để cầu thay. trưởng nhóm đến trước giờ, đặc biệt thăm hỏi những ngời mới đến với nhóm và người ít nói. Trưởng nhóm cần tỏ ra thái độ chân thành quan tâm đến từng cá nhân, đừng để một ai đến với nhóm, ra về trong âm thầm, buồn chán như tâm trạng lúc mới đến.2. Bắt đầu đúng giờ: Sau khi đã thảo luận và biểu quyết giờ nhóm trong buổi họp đầu, ta nên giữ đúng giờ nhóm mặc dù nhóm viên đến chưa đông đủ. Đối với những người đến trễ, ta đã dành sẵn ghế trống, để không ai phải đứng dậy lo tìm chỗ cho họ khi đang giờ học. Người hướng dẫn sẽ chào mừng người vừa đến trễ một cách ngắn gọn như: “Chào bạn, chúng ta chỉ mới bắt đầu...” và rồi tiếp tục chương trình. Nên tránh thái độ làm ngơ hoặc săn đón thái quá đến nỗi việc học bị ngưng trệ. Cũng nên tránh giải thích bài học lại từ đầu. Giữ đúng giờ là một điều quan trọng vì làm như thế là ta tôn trọng người đến đúng giờ, và cố gắng khuyến khích người đến trễ lần sau đến đúng giờ hơn.3. Trong giờ học tập: Một trong những điều khó nhất cho người hướng dẫn giờ học Kinh Thánh là làm sao cho việc phát biểu được sôi nổi và đồng đều. Không ai là ngời khống chế buổi học, cũng không ai bị bỏ quên. Trong nhóm bao giờ cũng có người nói nhiều và có người thật lặng lẽ. Người hướng dẫn cần nhạy bén trong việc quan sát và điều khiển buổi thảo luận để khéo léo cắt bớt những ngời nói nhiều và luôn khuyến khích người ít nói sao cho mọi người đều góp phần phát biểu một cách đồng đều, nhất là ngay trong buổi học đầu tiên, đã chủ ý nhấn mạnh ngay việc kêu gọi mọi người tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài học, sẽ tạo được không khí cởi mở từ ban đầu. Điều này áp dụng ngay từ giây phút chia xẻ vui buồn trong tuần trước giờ học Kinh Thánh, làm sao để mọi ngời đến dự đều có cơ hội nói ra những điều xảy ra cùng những suy nghĩ và cảm xúc của họ trong giờ chia xẻ, thì họ sẽ phát biểu tự nhiên hơn trong giờ học tập.4. Sau giờ nhóm: Bạn có nhận thấy là sự chia xẻ trở nên sâu đậm nhất thường xảy ra khi giờ nhóm đã kết thúc không? Người trưởng nhóm nên cố gắng ở lại và trò chuyện với mọi người cho đến khi mình là người sau cùng ra về. Đôi khi câu hỏi hoặc điều băn khoăn đã không được bày tỏ ra trong giờ nhóm nhưng là sau giờ nhóm. Ai đó có câu hỏi về sự tương giao giữa họ với Chúa, muốn được chia xẻ cách cá nhân với trưởng nhóm để chờ đợi một lời khuyên. Cũng có thể là một quyết định, một nan đề trong gia đình hoặc cá nhân mà họ muốn nhờ bạn đặc biệt cầu nguyện thay cho hoặc giúp đỡ họ. Trong những trường hợp này, bạn phải nhận ra tầm quan trọng của lòng tin

cậy của người chia xẻ đối với bạn, hầu cho bạn hết sức chú tâm lắng nghe. Nhưng giây phút này có tác dụng vô cùng mạnh mẽ đến đời sống họ. Một lời cầu nguyện, mộ lời khích lệ, một sự hướng dẫn, hay sự giúp đỡ của bạn trong lúc này sẽ làm thay đổi hoàn cảnh, tâm trạng của người đó mà bạn không bao giờ ngờ được. Nhớ hãy hết sức hết lòng quan tâm và giúp đỡ trong những trường hợp này.Nhắc lại bạn một lần nữa là sự liên lạc trong tuần hết sức cần thiết trong việc xây dựng và phát triển mối tương giao trong nhóm. Có nhiều người dù mình khích lệ họ mấy đi nữa trong nhóm. họ vẫn giữa thái độ im lặng, nhưng họ sẽ dễ dàng tâm sự nhiều điều bạn không thể ngờ được trong lúc bạn gọi phone hỏi han họ một cách cá nhân. Nhớ dành thì giờ đặc biệt ngoài giờ nhóm, công khó của bạn sẽ không bao giờ vô ích đâu.NHỮNG KỶ LUẬT CĂN BẢN TRONG PHẦN HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN: Sau đây là một số điều giúp bạn thành công trong phần hướng dẫn thảo luận:1. Chú ý lắng nghe: Trong khi có người chia xẻ, người hướng dẫn cần phải tỏ ra sự quan tâm của mình như:- nhìn thẳng vào người đang nói tỏ ý mình đang chăm chú nghe- không đọc, không viết, không nghĩ ngợi vẩn vơ cũng không nói chuyện với người khác- nên đáp lại lời chia xẻ của họ bằng những dấu hiệu thật khích lệ như mỉm cười, gật đầu, nói đệm theo nhưng chữ ngắn như: Ố,ồ vậy sao, thật hở? cái gì? thế nào, rồi sao nữa? Nói thêm một chút đi!Trong khi có một người đang nói, có thể có vài người trong nhóm không chú tâm lắng nghe, có lẽ họ đang lo chuẩn bị cho sự chia xẻ của họ. Nghệ thuật lắng nghe đòi hỏi tình yêu thương và sự cảm thông sâu sắc đối với nhau. Trưởng nhóm cần nhắc nhở thường xuyên điều này để mọi người trong nhóm học tập cách tôn trọng, yêu thương và quan tâm lẫn nhau bằng cách tập lắng nghe nhau và khích lệ mọi ngơừi chia xẻ. (Thực tập: chia nhóm thông công thành từng ba người: một nói, một nghe và một quan sát. Cứ 3 phút thì đổi phiên. Có thể thực tập đề tài: “Một điều làm tôi phấn khởi và một điều làm tôi lo lắng... Cuối cùng thảo luận với nhau đề tài: làm sao chúng ta phát huy khả năng lắng nghe)2. Tìm ý kiến: Đây là cách đơn giản nhưng hữu hiệu nhất dùng để mời gọi những người ít nói trong nhóm tham gia ý kiến trong giờ thảo luận. Đối với những người ít phát biểu, bạn đừng chờ cho đến khi họ tự ý nói lên nhữn ý nghĩ hoặc cảm xúc của họ. Bạn có thể hỏi họ cách trực tiếp:- Mai, Bạn nghĩ thế nào về câu Kinh Thánh này?- Lan, ý kiến chị về vấn đề này ra sao?- Thông, xin anh cho biết quan niệm của anh?

- Dũng, anh hiểu thế nào về câu này?- Ngọc, theo bạn thì điều quan trọng nhất trong câu Kinh Thánh này là gì?Hỏi thẳng tên có lợi là khích lệ những người ít nói tham gia, đem họ vào sự thảo luận, đồng thời cũng cắt bớt được những người nói nhiều. Tuy nhiên, cần cẩn thận trong khi đặt câu hỏi “đich danh” này. Đừng bao giờ đặt những câu hỏi mà người ta không thể trả lời hay những câu làm người ta hổ thẹn.3. Làm sáng tỏ: Thường trong khi thảo luận, những người nghe không hiểu cách trọn vẹn, thường là đoán ra ý của người phát biểu rồi tiếp tục thảo luận. Việc hiểu lầm, hiểu lờ mờ, hoặc thiếu rõ ràng rất thường xảy ra, và dù không chắc lắm như thế, mọi người cứ hay bỏ qua và tiếp tục câu kế tiếp. Đôi khi ta cần đi chậm lại để tìm hiểu cách chắc chắn ý kiến của ngời vừa phát biểu. Giờ thảo luận chỉ đạt kết quả cao khi người nghe hiểu rõ ý người nói. Điều thường gặp phải nhất là người nói không diễn đạt ý mình cách rõ ràng, hoặc có khi vì người nghe không hết sức chú tâm. Câu hỏi làm sáng tỏ sẽ gúp giải quyết vấn đề này và cũng giúp cho những người phát biểu cố gắng diễn đạt ý mình cách rõ ràng hơn. Những câu hỏi làm sáng tỏ có thể là:- Tôi không hiểu chắc ý bạn muốn nói là sao- Xin bạn nói rõ hơn- Ý của anh là sao?- Chị có thể cho một thí dụ được không?- Bạn vui lòng lập lại và nói thêm một chút ý bạn được không?- Anh có ý gì, muốn nói gì khi anh dùng chữ...- Tại sao điều này đối với anh là quan trọng?- Chị có thấy là câu hỏi của chị đã được giải đáp rồi chưa?- Bạn nghĩ là bạn đã nắm vững điều bạn hỏi chưa?- Chúng ta đồng ý cả chứ?(Thực tập: trong giờ huấn luyện trưởng nhóm, chia mỗi toán 3 người: 1 nói, 1 đặt câu hỏi và 1 quan sát. Sau 5 phút thì đổi phiên cho nhau. Cuối cùng nhận xét giúp nhau rút ưu khuyết điểm)4. Diễn đạt lại: Đây là một trong điểm khó nhất trong nghệ thuật lắng nghe: xác định lại ý mình vừa được nghe bằng ngôn ngữ của mình. Để làm gì? Để xác định lại những gì mình nghe là đúng với ý của người nói. Một lỗi thường mắc phải nhất là ta tỏ ý cảm thông bằng cách nói: “Tôi biết chị đang mang tâm trạng nào rồi vì tôi cũng đã từng trải qua kinh nghiệm giống như chị vậy”. Lời phát biểu này không thích hợp vì 2 lý do sau đây:- Thứ nhất: Làm thay đổi đối tượng chú ý từ người đang chia xẻ qua người vừa góp ý. Mọi người sẽ quay ra lắng nghe kinh nghiệm của người góp ý thay vì chú tâm đến người đang chia xẻ.- Thứ nhì: Dù rằng kinh nghiệm có tương t5, cũng không thể nào y hệt nhau. Người đang chia xẻ sẽ cảm thấy bị “cụt hứng"nếu nghe ta nói: “Tôi biết chị

cảm thấy thế nào rồi”. Câu hỗi có tính cách diễn đạt lại này có mục đích xác định lại một cách rõ ràng rằng ta đã thật sự hieu đúng ý người đang chia xẻ mà không nói gì về chính ta. Sau đây là một số thí dụ điển hình cho loại hỏi này:- Có phải ý chị muốn nói là....- Anh nói thế có nghĩa là..... phải không?- Theo ý bạn thì.... đúng không?- Anh có ý nói.....- Chị vừa nói là... phải không?- Điều làm anh quan tâm là...chứ gì?- Thái độ của bạn trong vấn đề này là... phải không?- Có phải chị nghĩ rằng.....- Bạn tin rằng...đúng không?- Có phải chị nghĩ rằng....- Bạn tin rằng.....đúng không?- Có phải anh thắc mắc là..?- Chị muốn biết về ......phải không?- Anh cho rằng....phải không?(Thực tập: Chia mỗi nhóm 3 người: 1 phát biểu, 1 đặt câu hỏi và 1 quan sát. Chủ đề phát biểu là: một điều làm tôi quan tâm cho nhóm thông công, Hội thánh, cộng đồng hay đất nước mình là....; hoặc là một trong những kinh nghiệm quan trọng nhất trong đời tôi là...bởi vì....Người đặt câu hỏi sẽ cố gắng giữ cuộc đối thoại càng lâu càng tốt bằng cách dùng những kỹ thuật chú ý lắng nghe, đặt câu hỏi làm sáng tỏ và câu hỏi diễn đạt lại. Người quan sát sẽ cho nhận xét sau mỗi 5 phút rồi lại đổi phiên cho nhau. Trong phần kết luận, cùng bàn với nhau xem những khó khăn và thuận lợi trong việc dùng các kỹ thuật trên.5. Mở rộng: Kỹ thuật đơn giản này có mục đích đưa sự thảo luận đến phần phát biểu cách rộng rãi hơn bằng những câu hỏi như:- Có anh chị em nào muốn nói thêm về vấn đề này nữa không?- Còn điểm quan trọng nào của vấn đề này mà chúng ta chưa đề cập đến không?- Có ai có ý kiến gì khác trong câu này nữa không?6. Chứng minh: Đây là câu hỏi đề nghị người phát biểu cho biết lý do tại sao họ nói như vậy. Lắm khi có những ý kiến ngược lại hay là đi quá xa chủ đề, người phát biểu cần nêu rõ lý do họ nghĩ như vậy. Cần chú ý mục đích đặt câu hỏi chứng minh chỉ là để giúp mọi người hiểu rõ tại sao người phát biểu có ý kiến đó, hầu có thể chinh phục mọi người cùng đồng ý với mình. Vì thế, cách đặt câu hỏi và cách hỏi có tính cách xây dựng để cùng học hỏi chung chứ không có ý phê bình hay đả phá lẫn nhau. Câu hỏi chứng minh

còn giúp cho nhóm xoay quanh chủ đề chính chứ không đi ra ngoài đề. Sau đây là một số câu hỏi chứng minh bạn có thể dùng:- Bân tìm thấy ý đó ở đâu tong đoạn Kinh Thánh ta đang học?- Điểm nào của đoạn Kinh Thánh khiến bạn có ý nghĩ đó?- Tại sao chị có ý kiến đó?-Lý do nào khiến anh nghĩ như thế?- Chúng ta đang nói về... và anh thì lại đề cập đến...Điểm nào liên quan giữa điều chúng ta đang nói với điều anh vừa phát biểu?- Điều gì khiến bạn đi đến kết luận đó?7. Thay đổi đối tượng: Kỹ thuật này rất thực dụng và quan trọng cho người hướng dẫn khi các nhóm viên tiếp tục đặt những câu hỏi và những nhận xét của họ đến với người hướng dẫn thay vì đến với mọi người. Khi người hướng dẫn nhận một câu hỏi, thay vì trả lời trực tiếp, người hướng dẫn sẽ quay lại một trong những nhóm viên khác và hỏi: “Tôi thích được nghe anh Hùng câu trả lời này. Nè, anh nghĩ sao về câu hỏi của anh Trung?”. Khi những câu hỏi hoặc những nhận xét trong nhóm quá nghiêng về một cá nhân nào, cá nhân đó sẽ lôi kéo hai ba người khác tham gia trong việc trả lời bằng cách đặt câu hỏi: “Chị Mai, anh Khang, có ý kiến gì về lời phát biểu của chú Tám?” Người hướng dẫn không cần và cũng không bao giờ nên trả lời tất cả các câu hỏi trong nhóm mà luôn khuyến khích mọi người trong nhóm góp ý. Các điều khiển buổi thảo luận tốt nhất là người hướng dẫn không nên nói sau từng mỗi người vừa phát biểu, cũng không cần thiết phải lập lại tất cả mọi điều cả nhóm đã được nghe.Kỹ thuật “thay đổi đối tượng” sẽ rất hữu hiệu bằng cách người hướng dẫn gọi đích danh tên người nhóm viên nào ta muốn họ góp ý. Luôn khuyến khích mọi người cùng bàn thảo với nhau, chứ không cỉ là mọi người nói với hướng dẫn viên mà thôi. Nghệ thuật này cũng như chơi banh vậy. Người nhận banh phải lập tức quăng trái banh đến ai nãy giờ chưa có dịp ôm banh, nhóm trưởng khuyến khích mọi người chuyền banh cho nhau, chứ không chỉ quăng banh cho người hướng dẫn. Làm điều này sẽ gây được không khí vô cùng hứng thú trong buổi thảo luận. Nó còn giúp cho mọi người ai cũng chú ý vào đề tài đang được nói tôi, vì không biết khi nào mình sẽ được gọi tên để phát biểu.8. “Tôi” thay vì “Anh": Sự thông đạt tư tưởng trong buổi thảo luận sẽ trở nên ngày một tốt hơn khi mọi người trong nhóm đều tự ý muốn nhận trách nhiệm về lời phát biểu của mình, với những ý kiến và cảm nghĩ cá nhân bằng cách dùng chữ “TÔI”. Khi ta nói: “Tôi nghĩ” hay “tôi cảm thấy rằng...” sẽ có tác dụng trực tiếp muôn lần hơn là nói “Vài người nghĩ” hay “một số người tin rằng....”Khi bày tỏ một ý nghĩ, cảm xúc hay một ý kiến, luôn cố gắng dùng “TÔI”

thay vì “ANH” hay “CÁC BẠN”. Thí dụ: Nên nói: “Tôi cảm thấy không được thích thú lắm trong cách thảo luận của nhóm” hơn là nói: “Các bạn làm mất thì giờ của nhóm quá”. Cách dùng “tôi” bày tỏ cảm nghĩ cá nhân sẽ giúp ho sự cảm thông nhau trong nhóm sâu đậm hơn. Chia xẻ cảm xúc cá nhân sẽ xây dựng niềm tin cậy lẫn nhau. Ôm giữ riêng cảm xúc của mỗi người và cách nói bong gió, gián tiếp không bao giờ gây được tình thân đúng nghĩa của nhóm nhỏ. Muốn xây dựng điều này, ít nhất người trưởng nhóm phải chân thành bày tỏ cảm nghĩ của mình để mọi người trong nhóm thấy được lòng tin cậy, yêu thương thật của mình đối với nhóm, dần dần, nhóm viên sẽ cảm thấy thoải mái, cởi mở và tin cậy hơn để mạnh dạn chia xẻ cảm nghĩ của họ. Đừng bao giờ xét đoán, phê bình hay lên án ý kiến của một ai trong nhóm là: “Anh sai rồi”. Nếu có ai đó phát biểu điều gì ta thấy là không đúng với Kinh Thánh, ta nên mỉm cười ôn tồn hỏi: “Bạn lấy ý đó từ sách đoạn nào trong Kinh Thánh?” hay “Từ đâu khiến bạn có ý nghĩ như vậy?” hay “Các bạn khác nghĩ sao về vấn đề này?”. Bạn cũng có thể gián tiếp giúp cho người đó thấy rõ vấn đề hơn bằng cách trưng dẫn vài câu Kinh Thánh này”.Nên nhớ có rất nheìu điều trong quan niệm sống đạo và trong phần giải thích cũng như áp dụng Kinh Thánh không có câu trả lời duy nhất đúng, mà đôi khi còn tuỳ thuộc vào trình độ thuộc linh và tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh cá nhân, tuỳ theo sự hướng dẫn của Chúa cho từng cá nhân nữa. Đừng bao giờ “chiến đấu” để có được đúng điều mà bạn nghĩ là câu trả lời đúng. Thà rằng có vài câu trả lời mà mọi người hãy còn thắc mắc, còn hơn là cho mọi người chán nản, không dám trả lời. Tuy nhiên, nếu vấn đề là một chân lý căn bản, mà câu trả lời đi sai mục tiêu của bạn, hãy nói: “Đây là một quan điểm khá lý thú. Trong các bạn có ai có ý gì không?” Cũng đừng bỏ mặc cho mọi người có ảm tưởng lộn xộn, nên nói “Rất hoan nghênh phần đóng góp của bạn, nhưng theo điều tôi học được thì.... bởi vì.....tôi sẽ hỏi lại một vài Mục sư để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này và sẽ cho các bạn biết sau”. Nên nhớ là ta chia xẻ cho nhau những sự hiểu biết cá nhân để cùng học hỏi lẫn nhau và gây dựng cho nhau, không phải để bắt bẻ, phê bình và lên án nhau. Làm sao cố gắng giữ gìn tình yêu thương đối với nhau là điều quan trọng hơn hết.9. Những câu hỏi áp dụng cá nhân: Khi nội dung giờ thảo luận có vẻ quá tổng quát, hay trừu tượng, không được rõ ràng, ta có thể sử dụng loại câu hỏi áp dụng cá nhân này để giúp cho cuộc thảo luận được trực tiếp và cụ thể hơn. Loại câu hỏi này thường được đặt ra vào khoảng giữa hay gần cuối giờ thảo luận, sau khi đã chia xẻ cho nhau những ý tưởng tổng quát. Vài thí dụ cho loại câu hỏi này như sau:- Ý kiến riêng của anh về vấn đề này như thế nào?- Những điều chúng ta đang quan tâm ảnh hưởng như thế nào với riêng cá

nhân chị?- Những gì chúng ta vừa đề cập quan trọng ra sao trong đời sống cá nhân bạn?- Điều này gây tranh chiến trong lòng chị như thế nào?- Có bất cứ điều gì chúng ta đang bàn thảo hôm nay đụng tôi điều mà một ai trong chúng ta hiện đang giằng co trong lòng không?- Bạn có gặp khó khăn gì trong đời sống cá nhân về vấn đề này không?- Có bất cứ điều gì giống như thế này đã từng xảy ra với anh chưa?- Điều này có thật đúng với hoàn cảnh của chị hiện nay không?- Anh có đang muốn áp dụng những gì anh vừa nói cho đời sống cá nhân anh hiện tại không?- Trong hoàn cảnh của bạn hiện nay, thì bạn áp dụng điều học hỏi hôm nay như thế nào?Nên nhớ các loại câu hỏi này không nên hỏi trong thái độ thách thức hay cật vấn, nhưng trong thái độ chân thành, nhẹ nhàng, không ép uổng.10. Cách đối xử với người nói quá nhiều và quá ít: Những nhà sưu tầm cho biết rằng những người nói nhiều thường thích ngồi đối diện với hướng dẫn viên để dễ nhìm và dễ dàng thảo luận. Còn người ít nói lại thường thích ngồi bên cạnh hướng dẫn viên để tránh bị nhìn. Theo những nhà nghiên cứu về tâm lý thì người hướng khuyến khích họ phát biểu. Trong khi thảo luận, người hứơng dẫn tránh nhìn vào mắt người nói nhiều mà nhìn thường xuyên vào những nhóm viên khác. Chờ cho người nói nhiều nói được vào khoảng nửa độ dài của họ, ta cắt ngang cách nhanh chóng và nói cách ôn tồn trong nụ cười: “Bây giờ chúng ta muốn được nghe ý kiến của người chưa nói lời nào trong hôm nay”. Nếu như người thích nói vẫn tiếp tục, ta đặt tất cả những câu hỏi còn lại trong lời mời gọi đích danh, và nhớ là gọi tên cá nhân trước đặt câu hỏi. Thí dụ:- Hạnh, chị nghĩ thế nào về ý nghĩa câu thứ năm?- Phúc, anh có điều gì bổ túc thêm ý chị Hạnh vừa nói không?- Hoàng, còn bạn thì thế nào?Nếu tất cả các cách trên đều không có tác dụng đối với người nói nhiều, nên nói chuyện riêng với họ ngoài giờ nhóm: chia xẻ với họ mối quan tâm của bạn là làm sao cho mọi người trong nhóm đều có dịp phát biểu, và nhờ họ giúp cách sao cho đạt được mục tiêu của nhóm là mỗi người đều góp ý trong giờ học. Cần nhớ là đôi khi có người nói nhiều quá trong nhó bởi vì họ không biết rõ là những người khác trong nhóm đang phải “chịu đựng” họ. Người trưởng nhóm không bao giờ nên để mặc cho người nói nhiều khống chế giờ thảo luận, như thế là không công bình chút nào cả. Phải có hành động cắt bỏ họ trong thái độ khéo léo tế nhị để đạt đến mục đích chung của nhóm là mọi người đều có dịp phát biểu.

Còn đối với người quá ít nói thì sao? Chắc chắn là phải để ý tới họ nhiều hơn bằng mắt nhìn, bằng câu hỏi khuyến khích. Theo dõi họ cho đến khi họ đã sẵn sàng phát biều, mà ta có thể đọc được điều này qua sự bày tỏ trên gương mặt của họ. Rồi thì gọi đích danh họ. Tìm cách nói chuyện với họ trước và sau giờ nhóm cũng rất có ảnh hưởng. Đặc biệt đối với những người ít nói, đừng nài ép, đừng đặt những câu hỏi có tính cách hối hả, vì những người này thường cần thời gian một chút trước khi họ có thể nói. Nhóm trưởng cũng cần nên nhạy bén để hiểu được ai là người cần sự yên lặng trong từng buổi nhóm để đừng quá nài ép thúc đẩy họ. Nhớ là luôn tạo cho mọi người cơ hội tham gia phát biểu nhưng để cho họ tự do chọn nói hay không.CÂU HỎI 1. So sánh những điểm trong bài học với thực tế, bạn có những thắc mắc hoặc gặp những khó khăn nào trong khi hướng dẫn giờ chia xẻ và học tập? Có điều gì bạn phải đương đầu mà bài học không nhắc tới không?2. Đối với riêng cá nhân bạn, điều nào trong nguyên tắc hướng dẫn nhóm nhỏ chia xẻ và học tập bạn có thể thực hiện dễ dàng nhất và điều nào là khó thực hiện nhất?

HƯỚNG DẪN NHÓM THÔNG CÔNG CẦU NGUYỆN VÀ TRUYỀN GIÁO

I. HƯỚNG DẪN NHÓM THÔNG CÔNG CẦU NGUYỆN: Cầu nguyện trong nhóm thông công có thể là giờ phút tuyệt diệu hoặc là giờ phút nặng nế nhất. Đối với những người chưa bao giờ cầu nguyện trước đám đông, họ sẽ cảm thấy rất bối rối, sợ sệt khi được mời cầu nguyện hoặc tới phiên họ phải cầu nguyện theo vòng tròn. Với những người chỉ được nghe các bài cầu ngyện có tính cách trang nghiêm trong giờ thờ phượng sáng Chúa nhật có thể hiểu rằng tất cả những lờic ầu nguyện đều bắt buộc phải dài, bao gồm nhiều chủ đề, kể cả phải dùng ngôn ngữ thuộc linh cùng những lời rất thiêng liêng. Những nhóm thông công nào đã quan niệm và áp dụng cách cầu nguyện này chắc chắn đều có kinh nghiệm về sự nặng nề, không thoải mái trong giờ cầu nguyện.Trái lại, cũng có rất nhiều nhóm thông công cho biết rằng cầu nguyện là giờ ngọt ngào, phước hạnh nhất của tất cả mọi người trong nhóm. Đây là những nhóm đã học được cách cầu nguyện với nhau, và họ đã thực sự kinh ngiệm được sự hiện diện cùng năng quyền của Chúa trong sự cầu nguyện chung với nhau trong nhóm. Vì thế, có rất nhiều nhóm luôn để ra 30 phút cuối của buổi nhóm để cầu nguyện cùng nhau và cho nhau, tất cả mọi người đều cầu

nguyện, chứ không phải chỉ dành 5, 10 phút với một vài người đại diện cầu nguyện như nhiều nóm thông công khác.1. Mục đích và ý nghĩa của sự cầu nguyện trong nhóm thông công: Cầu nguyện dù cá nhân hay trong nhóm thông công đều là sự trò chuyện tâm giao với Chúa. Cầu nguyện không phải là thời gian thuyết giảng về tôn giáo nhưng là giây phút ta nhận biết và cảm nhận được niềm sung sướng về sự hiện diện của Chúa với ta, đang lắng nghe ta để ta có thể dốc đổ tất cả nỗi lòng mình ra với Ngài để cảm ta và trình dâng lên Ngài những nhu cầu của chính ta và anh em ta trong nhóm. Qua sự thông công rất mật thiết này, chúng ta sẽ cảm thấy thật sự yêu thương và gần gũi với Chúa và với nhau.2. Những cách cầu nguyện trong nhóm thông công: Thông thường trong giờ sinh hoạt nhóm thông công, ta có 2 lần cầu nguyện:a. Cầu nguyện đầu giờ: Có thể trước hoặc sau khi hát. Mọi người yên lặng hướng lòng về Chúa để mời Chúa hiện diện và tể trị lòng mỗi người cũng như ban phước cho giờ nhóm. Sau đó, một người sẽ thay mặt cả nhóm cầu nguyện lớn tiếng. Lời cầu nguyện mở đầu này hết sức quan trọng, vì giúp cho mọi người ý thức được sự hiện diện của Chúa, để ai nấy đều tham dự cách hết lòng và có thái độ đúng như Chúa muốn chúng ta có trong giờ nhóm. Lời cầu nguyện này cần vắn tắt nhưng nhấn mạnh rất rõ về lời nài xin sự hiện diện và cai trị của Chúa trong giờ nhóm.b. Cầu nguyện cuối giờ: Đây là phần cuối trong chương trình nhóm. Sau khi đã chia xẻ và học Kinh Thánh, ta dâng lên Chúa lời cầu xin về những sự dạy dỗ ta nhận được trong lời Chúa và cầu thay cho nhau những nhu cầu có cần. Có nhiều cách cầu nguyện khác nhau trong giờ này, nhưng đều có chung một mục đích là làm sao để tất cả mọi người trong nhóm đều có cơ hội cầu nguyện và tất cả đều cảm thấy muốn cầu nguyện. Bạn hãy thử dùng qua tất cả những cách sau đây, tin chắc sẽ giúp cho giờ cầu nguyện trong nhóm của bạn thật ngọt ngào và nhất là sẽ giúp cho những ai chưa bao giờ dám cầu nguyện trước đám đông sẽ mạnh dạn và cảm thấy dễ dàng vì đã được học tập và thực tập trong nhóm.* Chia nhóm từng đôi: Hai ngừơi thay phiên cầu nguyện thoe sự dạy dỗ của bài học và cầu thay cho nhau về những nhu cầu cá nhân. Mỗi tuần sẽ thay đổi cặp để mọi người trong tổ đều có dịp cầu nguyện chung với nhau. Nhóm trưởng có thể khéo léo chia một “yếu” và một “mạnh” cầu nguyện với nhau (ta tạm dùng chữ “mạnh” ở đây chỉ về người đã quen cầu nguyện trước đám đông, và “yếu” chỉ về những ai chưa quen điều này) để ngừơi mạnh có dịp giúp người yếu trong thời gian đầu cho đến chừng mọi người đều quen và mạnh dạn cầu nguyện thực tập, mỗi người chỉ cầu nguyện 2 điều: một là cầu về một điều dạy dỗ đặc biệt nào đó mà chính họ nhận được trong giờ học Kinh Thánh và hai là cầu nguyện cho người đang cầu nguyện với mình.

Trong lời cầu nguyện cho nhau này, ta nên cầu cho những vấn đề đã xảy ra trong tuần qua (cảm tạ hoặc cầu xin) và xin cho tuần sắp tới, sau khi đã cầu xong hai điều trên.Ưu điểm của lối cầu nguyện từng đôi này là đơn giản, dễ áp dụng: mỗi người có niều thì giờ cầu nguyện, giúp cho những ai chưa quen cầu nguyện trước đám đông sẽ dễ bắt đầu với một người. Khuyết điểm là thiếu sự thông công trong nhóm trong giờ cầu nguyện. Có rất nhiều khi mọi người trong nhóm được khích lệ qua lời cầu nguyện đầy ơn của một vài người trong nhóm.* Chia tổ thông công từng 3 người theo 5 bước sau đây:- Bước 1: Giê-xu đang ở giữa chúng ta: Chúa Giê-xu hứa nơi nào có đôi ba người nhóm nhau trong danh Ngài thì Ngài ở giữa họ. Dành một phút yên lặng để mỗi người tập trung tư tưởng về Chúa và nhận thức sự hiện diện của Ngài ở giữa họ. Nhớ lại tình yêu, ơn lành của Ngài, Chúa thật đáng cho ta tôn thờ và biết ơn. Mỗi người dọn lòng đến với Chúa như một con trẻ ngồi dưới chân Chúa.Sau 1 hoặc 2 phút im lặng để mọi người dọn lòng đến với Chúa trong bước 1, tổ thông công 3 người này sẽ bắt đầu cầu nguyện vòng tròn theo những bước kế tiếp sau đây (mỗi người đều góp phần cầu nguyện ngắn trong từng bước):- Bứơc 2: Cám ơn Chúa: Dâng lên Chúa những lời cảm tạ về tất cả những ơn lành Ngài ban, những việc tốt lành Ngài làm trên mỗi đời sống chúng ta, đặc biệt là trong tùn qua. Thí dụ:& Người thứ nhất: Chúng con cảm tạ Chúa đã gìn giữ chúng con mọi sự bình an trong tuần qua.& Người thứ hai: Cảm ơn Chúa cho chúng con có cơ hội nhóm lại giữa sựbận bịu của đời sống.& Người thứ ba: Chúng con biết ơn Chúa về tình yêu bao la Ngài dành cho chúng con, gom góp chúng con lại hôm nay để dạy chúng con một bài học thật hữu ích cho đời sống chúng con.Sau khi mọi người trong tổ đều có cơ hội dâng lên Chúa lời tạ ơn, thì qua bước kế tiếp, cũng mỗi người thay phiên dâng lời cầu nguyện ngắn về sự xưng tội.- Bước 3: Xưng tội: Mỗi người xưng lên điều lầm lỗi thiếu sót của mình tuỳ theo sự cảm động của lòng mình và sự hướng dẫn của Thánh Linh. Tốt nhất là xưng những tội nào mà bài học Kinh Thánh vừa chỉ ra. Dùng chữ “con” khi xin cho chính mình và dùng “chúng con” cho cả nhóm. Thí dụ:& người thứ 1: Xin tha thứ cho con Chúa ơi khi con đã không đặt trọn lòng tin cậy nơi Chúa. Con hay nghi ngờ và chán nản dễ dàng.& người thứ 2: Xin tha thứ cho con vì con đã không trung tín nhóm lại và

học lời của Ngài. Con đã đặt việc riêng ưu tiên hơn việc Chúa.& người thứ 3: Xin tha thứ cho chúng con về những lỗi lầm trong nếp sống hằng ngày, chúng con đã không làm sáng danh Chúa.- Bước 4: Cầu xin: Trình lên Chúa những nhu cầu, nhớ ưu tiên cho nhu cầu tâm linh, rồi đến nhu cầu vật chất của mỗi người. Trong giờ cầu xin này, cũng cầu nguyện theo sự dãy dỗ mà ta vừa học qua đoạn Kinh Thánh. Thí dụ:& người thứ 1: Xin Chúa cho con biết hết lòng tin cậy nơi Chúa trong mọi hoàn cảnh.& người thứ 2: Xin Chúa giúp con có sự khôn ngoan trong việc sắp xếp thời gian, để con không bị mất những cơ hội bồi dưỡng tâm linh con ngày một lớn lên.& người thứ 3: Xin dạy chúng con biết áp dụng Lời Chúa dạy chúng con vào trong nếp sống hằng ngày, để chúng con đựơc ơn và phước của Chúa.- Bước 5: Cầu thay: Luân phiên cầu thay cho nhau: Thí dụ: Mỗi người sẽ cầu cho người bên trái mình.Nếu còn thì giờ, ta sẽ tiếp tục luân phiên cầu nguyện cho gia đình những người trong nhóm, bạn hữu chưa tin Chúa, hay những vấn đề trong Hội thánh, nhưng nhớ là bao giờ cũng ưu tiên cầu nguyện cho người trong nhóm cùng những vấn đề trong nhóm trước.* Cầu nguyện chung cả nhóm theo 5 bước trên: Cầu nguyện theo vòng tròn, nếu đến phiên ai đó mà họ không muốn cầu nguyện, ta sẽ tôn trọng họ và người kế tiếp sẽ tiếp tục.Cách cầu nguyện theo 5 bước này (dù chia tổ 3 người hoặc cầu nguyện chung cả tổ) có ưu điểm là mọi người đều cảm thấy sự bình đẳng trước mặt Chúa và cảm thấy gần nhau hơn. Ai cũng nói ngắn gọn một vài câu cho từng chủ đề nên không cảm thấy buồn ngủ như khi nghe một ai đó cầu nguyện quá dài. Cách này cũng tập mọi người có thói quen cầu nguyện cách đầy đủ theo ý Chúa Giê-xu đã từng dạy ta qua các điểm:- Suy niệm về Chúa: Sự cao trọng cùng sự hiện diện của Ngài- Cảm tạ: Về các ơn lành và những việc Ngài đã làm cho ta- Xưng tội: Để xin Chúa tha thứ những lỗi lầm trong ta- Cầu xin: Tất cả nhữngf nhu cầu tâm linh lẫn vật chất- Cầu thay: Để tỏ ra tình yêu thương và lòng quan tâm ta dành cho nhauKhuyết điểm của cách cầu nguyện này là làm cho một vài người quen cầu nguyện tự do cảm thấy hơi bị gò bó (phải theo trình tự 5 bước và phải ngắn gọn), nhưng khi mọi người đều quen với cách này sẽ cảm thấy rất được phước trong sự thông công mật thiết với Chúa và với nhau, cách này cũng tránh được sự thiếu sót về những vấn đề cần được cầu nguyện.* Cầu nguyện bằng một lời: Với sự hướng dẫn của một người, mọi người sẽ

chỉ nói một lời nào biểu tượng cho điều mình muốn thưa với Chúa. Đi theo từng chủ đề một như cách cầu nguyện 5 bước. Thí dụ:- Người hướng dẫn: Xin mỗi chúng ta dâng lên Chúa một lời suy tôn hoặc ca ngợi. Sau đó, người hướng dẫn có thể mở đầu trước bằng một lời: “nhơn từ”, lần lượt có thể theo vòng tròn hoặc tuỳ ai cảm động thì cầu kế tiếp nhau. Thí dụ: người thứ hai: “thánh hiết”, người thứ ba: “yêu thương”, người thứ tư: “thành tín”, người thứ năm: “tha thứ”... vv và ...vv....Sau khi giáp vòng hoặc không còn ai nói, người hướng dẫn sẽ chuyển qua chủ đề thừ nhì.- Người hướng dan: Bây giờ, xin mỗi chúng ta dâng lên một lời xưng tội. Lần lượt mỗi người tuỳ theo lòng mình và theo sự hướng dẫn của Chúa, sẽ dâng lên những lời như:"nghi ngờ”, “không trung tín”, “thiếu yêu thương”, “ngã lòng”, “không vâng lời”, “trễ nãi”, ....vv và ...vv...Cứ như thế, người hướng dẫn sẽ tiếp tục đi qua những chủ đề khác như cầ xin, cầu thay...vv. Đây là cách có vẻ mới lạ đối với một số người, nhưng khi mọi người đều hết lòng tham dự, chắc chắn sẽ kinh nghiệm được sự hiện diện, hướng dẫn và ban phước rất đặc biệt của Chúa.GHI NHỚ Cầu nguyện trong nhóm thông công luôn luôn là phần rất quan trọng, không thể thay thế bằng bất cứ điều gì khác. Nếu chia xẻ cho nhau mà thiếu cầu thay cho nhau thì cũng không giúp gì nhau cách thiết thực. Những nan đề trong đời sống ta chỉ có một mình Chúa là Đấng có đủ quyền năng để giải quyết cho ta. “Này, ta là Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của mọi loài xác thịt, có sự gì khó quá cho ta chăng?” (Gie Gr 32:27). “kẻ nào tin thì mọi việc đều được cả” (Mac Mc 9:23). Chỉ có Chúa mới có thể biến đau thương thành hạnh phúc, hận thù thành yêu thương, đắng cay thành ngọt ngào, ưu sầu thành vui tươi, lo âu thành bình an, đấu tranh thành nhẫn nhục, hung hăng thành nhu mì, vị kỷ thành vị tha, luông tuồng thành tự chủ, thất bại thành thành công. Nếu học Kinh Thánh mà không cầu nguyện thì cũng chỉ là “lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình” (Gia Gc 1:22). Cầu nguyện để xin tình yêu của Chúa luôn thu hút chúng ta hơn bất cứ điều chi trên trần thế, hầu cho mỗi ngày ta một yêu Ngài sâu đậm hơn. Cầu nguyện để xin quyền năng của Chúa cho chúng ta sống đắc thắng tội lỗi mà ma quỷ đang ra sức điểm tô bằng muôn ngàn sắc màu rực rỡ để cám dỗ chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Cầu nguyện để Chúa cho chúng ta có thể làm chứng nhân cho Ngài giữa bao người đang u mê trong bóng tối. Không cầu nguyện, và không chiến đấu trong sự cầu nguyện chỉ cầm chắc sự thất bại trong tay: “Ta biết công việc ngươi, ngươi có tiếng là sống, nhưng mà là chết” (KhKh 3:1b).II. HƯỚNG DẪN NHÓM THÔNG CÔNG TRUYỀN GIẢNG: Mục đích sau cùng của nhóm thông công và cũng là mạng lịnh tối hậu của

Chúa Giê-xu truyền cho tất cả chúng talà “biến muôn dân thành môn đồ ta”. Có một số người quan niệm sai lầm là truyền giảng là việc của Mục sư và ban chứng đạo, trong khi chúng ta biết rõ đó là trách nhiệm của tất cả mọi người nào đã được Chúa cứu.Nhóm thông công là nơi tốt nhất để ta chia xẻ niềm tin đến những người thân như gia đình, bè bạn. Trên thực tế đã có rất nhiều nhóm nhỏ thành công trong việc đem ngời về cùng Chúa. Sau đây là những bước để thực hiện sự truyền giảng trong nhóm thông công:1. Trong những buổi nhóm hằng tuần, trưởng nhóm luôn nhắc nhở mọi người về trọng trách này để mọi người không vì quấn quýt nhau mà bỏ quên công tác này.2. Khuyến khích mỗi nhóm viên nên có quyển sổ tay nhóm thông công. Trong đó ghi lại những ý chính của bài học Kinh Thánh và những vấn đề cầu nguyện hằng tuần. Đừng quên ghi ngày được Chúa nhậm lời, sẽ kinh nghiệm được sự đáp lời, kỳ diệu của Chúa, mà nếu không ghi, ta sẽ không bao giờ nhớ hết để thêm đức tin và lòng yêu mến Chúa. Trong những vấn đề cầu nguyện này, mỗi người ghi ra những tên của những thân nhân, bạn bè trong nhóm mà mình đặc biệt muốn giới thiệu về Chúa cho họ, để mọi người trong nhóm có thể nhớ đến họ mà cầu nguyện cách thường xuyên, không chỉ trong giờ cầu nguyện của nhóm thông công mà còn là giờ cầu nguyện cá nhân của chúng ta hằng ngày. Đây là bước sửa soạn vô cùng quan trọng để Chúa làm việc trong lòng những người ta đang quan tâm trước khi ta mở miệng mời họ đến tham dự hoặc nói về Chúa cho họ.3. Sau khi đã để một thời gian cầu nguyện cho từng tên thân hữu mà ta muốn giới thiệu về Chúa, nhóm thông công sẽ tổ chức giờ truyền giảng trong nhóm. Tốt nhất, nên tổ chức hai tháng một lần cho những nhóm thông công nào chưa bao giờ thực hiện chương trình này. Khi đã quen, có thể tổ chức mỗi tháng một lần càng tốt.Cách tổ chức buổi truyền giảng trong nhóm thông công:a. Mỗi nhóm viên quyết tâm đem ít nhất một người đến trong buổi truyền giảng, không một ai lơ là trong vấn đề này. Mỗi nhóm viên hứa sẽ cầu ngyện đặc biệt cho những thân hữu, thông báo cho nhau tên của người mình sẽ mời để mọi người trong nhóm cùng cầu thay.b. Giao trách nhiệm cụ thể cho từng người để có thì giờ chuẩn bị. Nhớ là “chuẩn bị chu đáo thành công một nửa”. Chúng ta phải làm phần của chúng ta cách hết lòng, phần còn lại Chúa sẽ lo. Chúa sẽ không thi thố quyền năng của Ngài cho những ai trốn tránh trách nhiệm.- người cho mượn địa điểm: đừng chọn nơi không an toàn hoặc quá xa sẽ khó cho ngời tham dự.- người lo phần hát tôn vinh: nếu trong nhóm không có người có khả năng,

co thể nhờ một ai trong nhóm khác hoặc một thanh niên nào có khả năng đàn hát. Phần này cần vì đem lại không khí vui tươi và thể hiện tấm lòng ta tôn thờ Chúa mà những thân hữu không có dịp nghe và chứng kiến. Những bài hát chọn trong buổi truyền giảng nên là những bài ngắn, dễ hát, nhịp điệu vui tươi và có ý nghĩa tôn ngợi Chúa. Tránh hát những bài thánh ca cổ điển truyền thống có tính cách nghi lễ nghiêm trang sẽ làm thân hữu cảm thấy xa lạ. Trước khi hát, nên giới thiệu ngắn gọn ý nghĩa bài hát để thân hữu hiểu rõ hơn.- Mỗi nhóm viên chọn một Kinh Thánh mình thích nhất và chuẩn bị phần chia xẻ chừng 2 phút tại sao mình chọn câu Kinh Thánh đó. Nên chọn những câu Kinh Thánh nói về tình yêu, sự chăm sóc, hoặc sự giải cứu của Chúa mà mình đã kinh nghiệm được để chia xẻ, không phải là giải nghĩa Kinh Thánh. Trong kinh nghiệm của những nhóm thông công truyền giảng, đây là cách giới thiệu về Chúa một cách sống động nhất, vì lời Chúa được đến với thân hữu bằng những kinh nghiệm sống động ch1 không phải là những lời kinh khô khan, lý thuyết trong sách vở. Đã có rất nhiều thân hữu bắt đầu suy nghĩ về Chúa một cách chân thật qua giờ chia xẻ này.- Chọn ra chừng 2 người (tuỳ trường hợp, có thể chọn 1) có những kinh nghiệm về những gì Chúa đã thực hiện trên đời sống mình một cách đặc biệt để làm chứng trong giờ truyền giảng. Ưu tiên chọn những người trong nhóm. Trừ trường hợp cả nhóm có biết một vài người trong hoặc ngoài Hội thánh có những kinh nghiệm đặc biệt với Chúa thì ta có thể mời chia xẻ.Có 2 cách làm chứng: 1 là họ sẽ kể lại những gì Chúa đã làm trên đời sống họ; 2 là dưới hình thức phỏng vấn. Trưởng nhóm hoặc mọi ngời trong nhóm sẽ đặt câu hỏi và người được mời làm chứng sẽ trả lời. Dù dùng cách nào, cũng phải được chuẩn bị rất kỹ. Cách phỏng vấn thường sinh động hơn, nhưng những câu hỏi đều được chuẩn bị trước cho người hỏi lẫn người trả lời. Tốt nhất là nên thực tập trước nếu người làm chứng là thành viên trong nhóm. Đây là những câu hỏi tiêu biểu:+ Xin bạn cho biết chút xíu về bản thân (lớn lên ở đâu, qua Mỹ hồi nào, đang làm gì, vài nét về gia đình....)+ Trường hợp nào bạn biết và tin Chúa?+ Bạn có những thay đổi nào trong đời sống sau khi tin Chúa?+ Mục đích của đời sống của bạn trước và sau khi tin nhận Chúa?+ Sự hiện diện của Chúa giúp ích gì trong đời sống hằng ngày của bạn?+ Xin nêu một vài điều cụ thể mà Chúa đã làm trên đời sống bạn?+ Nếu có ai muốn tìm biết về Chúa thì bạn sẽ nói với họ thế nào?+ vv....Sau phần phỏng vấn, ta có thể hỏi những thân hữu nếu họ có muốn hỏi gì thêm thì ta sẽ giải đáp thêm. Nếu mời được Mục sư thì ông sẽ kêu gọi thân

hữu tiếp nhận Chúa. Nếu không có Mục sư thì một người nào trong nhóm có ơn kêu gọi cũng được. Nhớ là ân cần mời gọi nhưng không nài ép. Hãy để Thánh Linh làm việc trong lòng họ. Trong giờ truyền giảng, những người không có nhiệm vụ phỏng vấn thì âm thầm cầu nguyện xin Chúa mở tâm trí các thân hữu để họ hiểu và tiếp nhận Chúa.- Phần thông công với trà bánh hết sứ cnhẹ nhàng. Mục đích chính là có giờ trò chuyện thêm với thân hữu để tạo tình thân. Hỏi họ nghĩ sao về buổi nhóm và mời họ trở lại với nhóm với chúng ta. Không quên xin số phone và địa chỉ để tiếp tục liên lạc. Đừng vội nản lòng khi họ không tiếp nhận Chúa ngay lần thứ nhất. Phải tin quyết là lời Chúa gieo ra không bao giờ vô ích. Trên thực tế, có những người tìm hiểu về Ch1ua cả một vài năm trước khi quyết định tin nhận Chúa. Dù họ có quyết định theo Chúa hay không, chúng ta cũng luôn cho họ thấy đựơc tình yêu thương thật của những kẻ thuộc về Chúa đối với nhau và đối với họ. Đôi khi, điều này sẽ thu hút mọi người hơn những gì mình trình bày cho họ. Còn nếu có ai quyết định tin nhận Chúa thì phần chăm sóc nuôi dưỡng tất nhiên sẽ là bước không thể thiếu được.Những phương pháp truyền giảng trong nhóm thông công:1. Làm chứng (như trên)2. Thảo luận: Cọn một đoạn Kinh Thánh nói về ý nghĩa của cuộc sống (Mat Mt 6:24-34) hay là mối liên hệ giữa Chúa Giê-xu và chúng ta (GiGa 15:1-17) rồi cùng thảo luận trong nhóm.3. Xem phim: Chọn phim về cuộc đời Chúa Giê-xu hoặc các him về Kinh Thánh (đến các Christian bookstore mướn). Sau đó có thể thảo luận ngắn về cuốn phim vừa xem.4. Thuyết trình về một quyển sách nào đó nói về Chúa, hoặc về cuộc đời của một người đã hiến dâng mình cho Chúa.

BÍ QUYẾT TRỞ NÊN NGƯỜI TRƯỞNG NHÓM THÀNH CÔNG

A. CÁC MẪU LÃNH ĐẠO: Các nhóm viên của nhóm thông công có nhận xét rất rõ ràng có nhiều loại; mẫu nhóm trưởng khác nhau. Sau đây là 4 loại thường gặp nhất:1. Độc tài (Autocratic)2. Có uỷ quyền (Authoritative)3. Dân chủ (Democratic)4. Thụ động (Laissez-faire)

1. ĐỘC TÀI (AUTOCRATIC) - hoàn toàn điều khiển nhóm, tất cả nhóm viên là những người nghe và đi theo sự điều khiển của mình

- quyết định tất cả mục tiêu và quy định trong nhóm- chú trọng đến công việc của nhhóm hơn là các thành viên trong nhóm- là người quyết định mọi sự mà không để ý đến hoặc lắng nghe ý kiến của người khác- nói quá nhiều- chỉ chú ý đến chính mình mà không quan tâm đến người khác- xem tất cả những người trong nhóm như là bù nhìn- trong phần học Kinh Thánh, họ là người nêu ra và trả lời tất cả các câu hỏi.ĐỘC TÀI KHÔNG PHẢI LÀ MẪU NGƯỜI LÃNH ĐẠO THÍCH HỢP TRONG NHÓM THÔNG CÔNG, SỰ ÁP CHẾ CỦA HỌ SẼ LÀM TẮT NGHẸN MỌI Ý KIẾN CỦA NHÓM VIÊN, KHIẾN NHÓM VIÊN TRỞ NÊN YÊN LẶNG, BẤT BÌNH, THẤT VỌNG VÀ NGÃ LÒNG VÌ KHÔNG THỂ GÓP TIẾNG TRONG NHÓM.2. CÓ UY QUYỀN (AUTHORITATIVE) - điều khiển nhóm cách mạnh mẽ với tất cả sự đóng góp ý kiến của các nhóm viên trong mọi quyết định- có mục đích và kết hoạch rõ ràng nhưng sẵn sàng sửa đổi, cải tiến- đầy nghị lực, năng động và luôn khuyến khích sự năng động củ amọi người- luôn sẵn sàng có những sự hướng dẫn và nâng đỡ cần thiết cho mọi người- dùng phương pháp đàm thoại, thảo luận và chia xẻ để khuyến khích sự tham gia của mọi người trong mọi sinh hoạt nhóm- nhận trách nhiệm về nhóm thông công cho đến khi mọi người nhận lấy trách nhiệm chung- dùng uy quyền cá nhân để uỷ nhiệm quyền cho người khác- trong phần học Kinh Thánh, họ là người chuẩn bị và nêu ra những câu hỏi để mọi nhóm viên trả lờiCÓ UY QUYỀN LÀ MẪU NGƯỜI LÃNH ĐẠO ÍCH LỢI TRONG THỜI GIAN ĐẦU THÀNH LẬP NHÓM, KHI NHÓM ĐÃ TRƯỞNG THÀNH, SỰ LINH ĐỘNG VÀ NHẠY BÉN TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH NHÓM TRỞ NÊN CẦN THIẾT VÀ BẮT BUỘC.3. DÂN CHỦ (DEMOCRATIC) - chia xẻ sự điều khiển nóm cho nhóm viên- chia xẻ trách nhiệm lãnh đạo cho nhóm viên- tin tưởng nơi nhóm viên- xây dựng bầu không khí tin cậy, an tâm và thuộc về nhau trong nhóm- xác định và tạo mọi cơ hội lãnh đạo cho các nhóm viên- xác định rằng nếu mình có rút lui, nhóm thông công vẫn không đổ vỡ- thảo luận với nhóm trong tất cả mọi sinh hoạt hay quy chế trong nhóm- trong phần học Kinh Thánh, có thể yêu cầu người khác hướng dẫn thảo luận

DÂN CHỦ LÀ MẪU LÃNH ĐẠO THÍCH HỢP NHẤT TRONG SINH HOẠT NHÓM THÔNG CÔNG KHI NHÓM ĐÃ BƯỚC VÀO NỀ NẾP.4. THỤ ĐỘNG (LAISSEZ-FAIRE) - điều khiển nhóm thật tối thiểu, để cho tất cả nhóm viên lèo lái nhóm theo ý riêng mỗi người- không chuẩn bị, để mọi việc trôi dạt tới đâu thì tới- không tỏ vẻ quan tâm đến vận mệnh của nhóm- thực hiện những mục iêu của nhóm thật là tối thiểu- làm cho nhóm rời rạc vì thiếu kỷ luật- không cố gắng định giá, sửa đổi hay cải tiến những sự việc trong nhóm- thiếu can đảm trong việc dự thảo và thực hiện những kế hoạch cần thiết cho nhóm- trong phần học Kinh Thánh, họ đặt những câu hỏi tổng quát rồi im lặngTHỤ ĐỘNG LÀ MẪU LÃNH ĐẠO CQUÁ TIÊU CỰC, KHÔNG ĐƯỢC HOAN NGHÊNH, KHOẢNG TRỐNG THIẾU SÓT CỦA HỌ SẼ TẠO CƠ HỘI CHO NHÓM VIÊN VCÓ TÍNH NÓI NHIỀU SẼ ĐỘC QUYỀN THỜI GIAN HAY SẼ LÀM CHO GIỜ THẢO LUẬN KÉO DÀI TRONG NHỮNG ĐIỀU VÔ ÍCH, GIỜ HỌC KINH THÁNH SẼ KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ, LÀM MỌI NGƯỜI CHÁN NẢN.Mẫu người hướng dẫn viên hữu hiệu nhất là người chuẩn bị chu đáo mục tiêu, đề nghị những phương cách thực hiện cho nhóm và lèo lái nhóm cách chủ động và khéo léo trong thời gian đầu gây dựng nhóm (mẫu có uy quyền), sau đó, chia xẻ quyền lãnh đạo cho tất cả mọi thành viên trong nhóm (mẫu dân chủ). Sau thời gian đầu, những nhóm viên sẽ bắt đầu thực tập nhiều phần việc trong sự điều hành, hướng dẫn mọi sinh hoạt trong nhóm, và chia xẻ cách bình đẳng quyền quyết định trong tất cả mọi kế hoạch của nhóm.B. CÁCH CHIA XẺ SỰ LÃNH ĐẠO VÀ HƯỚNG DẪN TRONG NHÓM THÔNG CÔNG: Có nhiều cách chia xẻ sự lãnh đạo điều hành trong nhóm thông công. Nếu Hội thánh nào có tổ chức nhóm thông công một cách thống nhất như phương cách chúng ta học trong khoá này (tất cả thuộc viên của Hội thánh đều có tên trong danh sách nhóm thông công, và dưới quyền tổ chức của ban đặc trách nhóm thông công, nhóm trưởng được ban đặc trách chọn lựa và được huấn luyện) thì nhóm trưởng khoá đầu tiên sẽ được chỉ định bởi ban đặc trách.Sau 3 tháng, mỗi nhóm sẽ viết thơ lên ban đặc trách trình bày nguyện vọng của nhóm mình về trưởng nhóm: muốn tiếp tục duy trì người trưởng nhóm cũ hay muốn đề cử 1 người khác trong nhóm với lý do cụ thể. Điều này có thể làm buồn lòng người trưởng nhóm đương thời nếu họ không được hoan nghênh nữa, nhưng không vì một người mà để cho sinh hoạt của nhóm bị trở

ngại. Trưởng nhóm hết sức quan trọng, nếu không làm cho nhóm viên cảm thấy thoải mái phấn khởi thì họ sẽ không muốn tiếp tục tham gia, nhóm sẽ chết hoặc không tăng trưởng. Sự không hoan nghênh của cả nhóm sẽ giúp cho người trưởng nhóm đó có cơ hội nhìn lại chính mình cách khách quan hơn. Nếu họ thực lòng yêu mến Chúa, họ sẽ không vì lý do bị thất bại này mà bỏ Chúa hoặc bỏ Hội thánh. Đây là lúc họ cần những người trong ban đặc trách ở bên cạnh, giúp đỡ họ trong sự thất bại để cố gắng học tập hơn để làm sao trở nên “người chăn bầy giỏi” cho Chúa.Không phải tất cả những người do ban đặc trách chọn lựa và được huấn luyện đều trở nên những trưởng nhóm thành công ngay. Chính họ phải chạm trán những khó khăn trong thực tế cách đầy nứơc mắt khi làm nhiệm vụ người chăn bầy nhỏ cho Chúa. Nếu họ không chấp nhận những thất bại thì họ sẽ không bao giờ đạt tới thành công. “Mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định” (RoRm 8:28).Một điểm khác nữa là trên thực tế, khi đi vào sinh hoạt nhóm, ta sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra những người có khả năng làm trưởng nhóm mà trước đây, ta không có dịp biết đến để mời họ làm trưởng nhóm. Do đó, ban đặc trách cần chia phiên đi thăm viếng từng nhóm để quan sát cụ thể, ngõ hầu có phương pháp giúp đỡ nhóm kịp thời trước khi có những điều không hay xảy ra (thí dụ như sự rạng nứt giữa nhóm trưởng và nhóm viên), cũng như không ngừng tìm tòi và phát huy những người có khả năng lãnh đạo.Ban đặc trách nhóm nhỏ sẽ tuỳ theo từng trường hợp của mỗi nhóm mà xử lý cách hết sức linh động và tế nhị, với mục đích làm sao giúp cho tất cả các nhóm nhỏ trong Hội thánh đều tăng trưởng cả về chất lượng lẫn số lượng. Sau đây là một số cách chia xẻ quyền lãnh đạo trong nhóm thông công:1. Một người chịu trách nhiệm hướng dẫn một thời gian: Đây là cách phổ biến nhất. Một người sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn nhóm trong một thời gian mà cả nhóm cùng đồng ý với nhau trong buổi đầu họp mặt (3 tháng chẳng hạn). Sau đó, nhóm sẽ đề cử một người khác thay thế hay là cùng đồng ý để người đang chịu trách nhiệm tiếp tục thêm một thời gian nữa. Cách này có điểm lợi là cả nhóm đều hiểu rõ cách làm việc, điều động của người trưởng nhóm nên họ cảm thấy an tâm. Theo cách này, người trưởng nhóm sẽ chịu trách nhiệm điều hành mọi việc trong nhóm.2. Chia sự hướng dẫn từng phần cho một số người: Theo cách này, 2 hoặc 3 người sẽ chia nhau điều hành công việc nhóm. Họ có thể thay phiên nhau hướng dẫn buổi nhóm, và gọi phone thăm hỏi, nhắc nhở nhóm viên, sửa soạn ghế và nước giải khát. Có thể chia người thứ nhất hướng dẫn phần hát tôn vinh và cầu nguyện; người thứ hai hướng dẫn phần cha xẻ và người thứ ba hướng dẫn phần học Kinh Thánh và cầu nguyện.

Cũng có thể phân chia theo cách khác như đến phiên nhóm ở nhà người nào thì người ấy sẽ lo việc xếp ghế, nước giải khát, một người khác sẽ lo hướng dẫn phần đầu chương trình, và người trưởng nhóm thì sẽ lo phần hướng dẫn học Kinh Thánh.....vv. Nói chung là có những người “nồng cốt” trong nhóm cùng chia công việc điều hành nhóm với người trưởng nhóm.3. Luân phiên hướng dẫn: Mỗi nhóm viên sẽ lần lượt thay phiên nhau hướng dẫn và chịu trách nhiệm mọi sự cho mỗi tuần. Cách này có điều tiện là không ai phải gánh quá nhiều trong việc chuẩn bị cho buổi nhóm và tập gánh vác trách nhiệm chung. Tuy nhiên, cách này có nhược điểm là sẽ có những nhóm viên không có khả năng hướng dẫn giờ nhóm cách sinh động, không biết cách điều động sao cho mọi người đều có thể tham gia cách tích cực và cũng không biết cách hướng dẫn giờ học Kinh Thánh sao cho đạt mục đích.4. Cách tốt nhất: Tuỳ theo trình độ của các nhóm viên trong từng nhóm mà ta áp dụng cách nào thích hợp nhất. Nhưng dù bất cứ dùng cách nào cũng đều theo nguyên tắc chung: làm sao để tất cả mọi người đều có cơ hội phần trong tất cả mọi khía cạnh càng nhiều càng tốt, để tất cả cùng được có cơ hội phục vụ và được phục vụ, chăm sóc và được chăm sóc, tất cả đều được tăng trưởng trong mọi phương diện qua thực hành.C. ĐỂ TRỞ NÊN NGƯỜI HƯỚNG DẪN VIÊN HỮU HIỆU Người trưởng nhóm tốt không phải là người ôm đồm tất cả trách nhiệm về mình, “vì việc đó nặng nề quá sức con, một mình gánh chẳng nổi” (XuXh 18:17b). Không những người đó sẽ làm không nổi, mà điều tai hại hơn là đã không tạo cơ hội cho các nhóm viên học tập nhận lãnh trách nhiệm để họ được lớn lên.Người trưởng nhóm hữu hiệu nhất là ngời biết huấn luyện các nhóm viên những điểm sau đây:1. Có tinh thần trách nhiệm chung: Phải giúp cho các nhóm viên hiểu rằng nhóm thông công này không phải thuộc về nhóm trưởng mà là thuộc về mọi người trong nhóm. Khi được hỏi là “nhóm của ai?” câu trả lời phải là “nhóm của chúng tôi”. Phẩm chất sự chăm sóc và chiều sâu của nhóm thông công là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong nhóm. Nhóm trưởng giỏi là người gây được ý thức trách nhiệm về nhóm cho tất cả mọi nhóm viên.Trách nhiệm của nhóm viên là gì?Nhóm trưởng cần giúp mọi nhóm viên ý thức được trách nhiệm của họ trong nhóm là:- Có lòng khao khát ý muốn của Chúa cho chính họ và cho nhóm- Sẵn sàng lắng nghe, tìm kiếm sự hiểu biết về những người khác trong

nhóm- Đóng góp ý kiến thường xuyên, không chỉ ngồi cách yên lặng thụ động từ đầu đến cuối giờ mà không bày tỏ điều gì với mọi người trong nhóm- Tự chế trong việc tấn công hay phê phán người kah1c trong nhóm- Luôn có tâm tình xây dựng cho chính mình và cho nhóm, không đả phá- Bày tỏ lòng quan tâm đến nhu cầu, điều lo lắng cũng như ý kiến của những người trong nhóm, không phải chỉ biết tìm kiếm những cơ hội để bày tỏ nhu cầu của chính mình mà thôi.- Bày tỏ cách chân thực những suy nghĩ, ý kiến cùng những thắc mắc của mình- Học cẩn thận đoạn Kinh Thánh mỗi tuần để nhận được sự tác dụng lẫn nhau về ý kiến của các nhóm viên khác- Đặt những câu hỏi cho anh chị em trong nhóm để được tăng thêm trong sự hiểu biết về những ý kiến cũng như những cách nhìn khác của họ về cùng một vấn đề. Không phải chỉ trả lời những câu hỏi do người hướng dẫn đưa ra nhưng cũng chủ động đóng góp những câu hỏi sao cho buổi thảo luận của tổ đạt kết quả cao nhất.Ngoài những điều có tính cách tổng quát nêu trên, các nhóm viên còn có những trách nhiệm cụ thể như:a/ những người cùng lo về việc học Kinh Thánh hay những việc như lo kiếm tài liệu, sách vở, phim ảnh cho tổ học tập thảo luậnb/ những người cùng lo về mối thông công trong nhóm hay giúp đỡ nhau những nhu cầu có cần của mọi người trong nhómTuỳ theo khả năng và hoàn cảnh của từng người mà nhóm trưởng khuyến khích và giao việc.2. Những câu hỏi thường xuyên mà các nhóm viên cần áp dụng: * Về công việc:- Đóng góp ý kiến: Đây là những gì tôi biết/tin/suy nghĩ/hay cảm thấy.- Tìm hiểu ý kiến: Anh/chị biết/tin/suy nghĩ/hay cảm thấy thế nào?- Tìm hướng đi: Chúng ta sẽ đi đâu và làm cách nào để tới được mục đích?- Tóm tắt: Đây là những gì chúng ta vừa bàn luận/quyết định.- Nhiệt tình: Tôi đã sẵn sàng để làm điều đó, còn/chị thì sao?- Xác định lại cho chắc chắn: Tất cả chúng ta đều đã nắm rõ vấn đề ta vừa quyết định chưa? Chúng ta có cấn phải nói lại cho rõ không? Có gì chưa được rõ ràng không? Anh/chị có hiểu ý của chú Trọng không? Chú Trọng, có phải ý chú là.....?* Về sự thông công:- Khuyến khích sự tham gia ý kiến: Hạnh, chị có nghĩ là...? Tôi muốn được nghe ý kiến của anh HOà..., chú Tám, chú đồng ý hay kho6ng đồng ý với...?- Giải quyết căng thẳng, mâu thuẫn: Dùng cách nói đùa hoặc kể một câu

chuyện để phá vỡ sự căng hẳng do một thuẫn ý kiến nào đó.3. Những thái độ tiêu cực mà các nhóm viên cần tránh: - Không chấp nhận những đề nghị và chối bỏ tất cả những cố gắng dung hoà. Thường bất đồng ý kiến, không nhận sự góp ý của người khác quan điểm.- Có thành kiến, phê phán hoặc chủ ý tấn công một hay vài người trong nhóm. Luônluôn bất đồng ý kiến hoặc những đề nghị của họ, khư khư giữ ý riêng và luôn tìm cách biện luận cho quan điểm của mình, thường hay tìm cách bác bỏ ý của người nào không đồng quan điểm với mình.- Thường dùng những câu nói đùa cợt làm phá tan không khí nghiêm trang hoặc đầy cảm động của giờ học, làm lạc hướng chủ đề của nhóm đang hướng tới.- Thường xuyên áp dụng hầu hết các câu hỏi thảo luận của nhóm vào trường hợp riêng của cá nhân mình, áp chế nhóm bằng những nan đề của chính mình mà không chú ý lắng nghe hay quan tâm chi đến người khác.Với những người này, nhóm trưởng cần dành nhiều thì giờ đi riêng để tâm tình, giúp đỡ và gây dựng họ. Trong bầy chiên nào cũng có những con chiên cá biệt cần được chăm sóc một cách riêng tư, hầu cho không con nào bị bỏ.4. Điều luôn ghi nhớ và cần được thường xuyên nhắc lại: Bản giao ước nhóm thông công cần được nhắc nhở thường xuyên để mọi người nhớ lại lời mình đã hứa với nhau hầu có thể tiếp tục yêu thương nhau bằng tình thương “mặc dầu”, khôn ngoan trong việc “khuyên bảo nhau và gây dựng cho nhau”.D. NHỮNG ĐIỀU GHI NHỚ CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN VIÊN HỮU HIỆU: 1. Chuẩn bị tốt: a. Nhóm viên: Nêu từng tên của nhóm viên với những nhu cầu riêng của từng người mà cầu thay cho họ với tất cả tấm lòng yêu thương và quan tâm là điều tối cần.b. Sắp xếp: Chỗ nhóm, cách ngồi, giữ trẻ, bài hát, tài liệu học Kinh Thánh, phân công rõ ràng, cụ thể, nhắc nhở những người được phân công để họ hoàn tất cách chu đáo.c. Mối thông công: Suy nghĩ và chọn những câu hỏi chia xẻ sao cho thích hợp từng thời điểm và hoàn cảnh của nhóm. Mỗi lần nhóm là thêm gần gũi, cảm thông và thương yêu nhau hơn. Phân công hướng dẫn phần chia xẻ.d. Bài học Kinh Thánh và những câu hỏi thảo luận đã được nghiên cứu cẩn thận. Dù trù những câu hỏi hay vấn đề có thể sẽ được đề cập tới. Lưu ý đến cách phân phối thời gian cho các câu hỏi để luôn nắm phần chủ động thời gian, nhưng luôn luôn tôn trọng sự thăm viếng đặc biệt của Thánh Linh để linh động giờ giấc, chứ không cứng ngắt gạt ngang hay cắt đứt giờ học để gữ đúng y thời gian đã định.

e. Chuẩn bị cách thức, thời gian cho giờ cầu nguyện trong nhóm sao cho luôn được sinh động, ngọt ngào và toàn diện: cầu xin theo sự dạy dỗ của bài học Kinh Thánh, cầu thay theo những nhuc ầu đã được nêu lên trong giờ chia xẻ và những nhu cầu trong Hội thánh riêng và chung.f. Thông báo và phân công cụ thể cho tuần tới.g. Luôn nhạy cảm và dành thời gian cho những tâm tình cá nhân sau giờ nhóm.h. Cuối cùng và cũng là điều cần thiết hơn cả là cầu nguyện cho chính mình trong trong mối tương giao và đời sống riêng với Chúa. Có những tội lỗi hay nan đề nào cần giải quyết với Chúa để Ngài có thể ban ơn cho công việc điều hành nhóm của mình được Chúa đồng công và chúc phước cho.2. Hướng dẫn tốt: a. Bằng tất cả nhiệt tình: Nếu bạn có giọng nói nhỏ và cá tính ít nói, bạn cần tập nói lớn, rõ ràng với cách thể hiện đầy nhiệt tình. Giọng và cách nói của bạn ảnh hưởng vô cùng đến không khí cả nhóm. Nếu giọng nói bạn yếu ớt, mệt mỏi hay thiếu tự tin và nhiệt tình, chắc chắn cả nhóm sẽ có phản ứng thụ động như bạn. Cầu nguyện thật nhiều xin Chúa giúp bạn trở nên người hướng dẫn sống động và đầy nhiệt huyết.b. Mỗi khi nhóm viên chia xẻ hay đóng góp ý kiến, bạn nhớ nhìn thẳng vào mắt họ tỏ ý hết sức chú tâm về những điều họ bày tỏ, chắc chắn sẽ khuyến khích họ thật nhiều trong việc chia xẻ cách dạn dĩ.c. Sau khi họ chia xẻ, nhớ là rất cẩn thận trong việc đáp lại. Đừng bao giờ nên có thái độ của quan toà phán quyết điều đó đúng hay sai. Nếu bạn no1i: “điều đó đúng lắm” với người này mà không với người kia, họ sẽ có cảm giác rằng những gì họ nói là không đúng. Cách đáp lại an toàn là “cám ơn sự đóng góp của anh/chị”. Cố gắng tìm ra cách đáp lại mỗi người một cách khác nhau và tránh khách sáo. Nhớ là hướng dẫn thảo luận chớ không phải là dạy. Nhiệm vụ của bạn là điều động và khuyến khích mọi người suy nghĩ và đóng góp ý kiến chứ không phải là bạn nói nhiều quá, tránh để cho tiếng nói của bạn khống chế giờ thảo luận.d. Đối với những người nhút nhát, đừng gọi đích danh họ đầu tiên. Khi bạn đã trở nên quen biết với nhóm, hãy để cho hầu hết các câu trả lời bằng sự tự nguyện. Về sau, khi bạn đã biết rõ những người nhút nhát đã chuẩn bị và muốn phát biểu, hãy mời gọi họ đích danh. Nhớ khéo léo, hiểu biết và tế nhị với từng người tuỳ theo cá tính để chinh phục mọi người trong việc tích cực đóng góp ý kiến.e. Luôn chú ý đến việc điều động thời gian. Cố gắng phân chia giờ thảo luận các câu hỏi cách quân bình, đừng ngừng lại quá lâu hay đi quá chi tiết không cần thiết ở một câu hỏi nào đó để rồi quá sơ lượt vội vàng lướt qua ở một câu khác. Nếu bạn không làm chủ thời gian, sẽ có những người thất vọng

hay ngã lòng vì họ muốn thảo luận câu hỏi cuối mà bạn đã cho lướt qua. Điều này cũng nhắc nhở mọi người trong việc chuẩn bị trước các câu hỏi ở nhà.

CÁCH GIẢI QUYẾT NHỮNG NAN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NHÓM THÔNG CÔNG

Nan đề 1: Người trưởng nhóm không làm đúng và đủ vai trò của mình: Như trong bài học trước, bàn về bí quyết trở nên người trưởng nhóm thông công thành công, ta thấy mẫu độc tài và thụ động đều đã không làm đúng vai trò của người trưởng nhóm thông công. Vì thế, người được chọn để trở nên trưởng nhóm phải được huấn luyện để hiểu vai trò của mình. Kết hợp giữa mẫu có uy quyền và dân chủ là mẫu trưởng nhóm tốt nhất. Bản tóm lược sau đây sẽ giúp người trưởng nhóm ghi nhớ những gì mình cần phải làm trong cương vị trưởng nhóm:- Người canh giờ: giữ cho nhóm tiến lên khi nhóm có khuynh hướng dừng lại và giảm bớt lại khi nhóm có khuynh hướng đi quá xa.- Người khởi động: giúp nhóm hoạt động bằng cách gợi ý về kế hoạch, mục tiêu và giúp nhóm hoàn thành những điều đã đồng ý thực hiện.- Người sưu tầm và cung cấp các tin tức trong nhóm để thông báo trong nhóm.- Người biết tích cực lắng nghe: chú ý đến người khác, biết cách đặt câu hỏi và giúp mọi người đóng góp ý kiến.- Người làm sáng tỏ: giúp mọi người hiểu rõ nhau trong giờ thảo luận, tránh những hiểu lầm có thể xảy ra, và làm việc đối thoại trong tổ được thông suốt và dễ dàng.- Người tóm tắt: tập họp những điểm chính trong buổi thảo luận để mọi người có thể nắm vững và ghi nhớ- Người chẩn đoán: nhận diện và phân tích các vấn đề nhóm đang gặp.- Người giải quyết vấn đề: giải quyết vác hiểu lầm, tranh chấp giữa các nhóm viên giúp nhóm vượt qua những nan đề trong nội bộ.- Người điều phối: giúp các sinh hoạt trong nhóm liên hệ với nhau và là người phân công việc cho các nhóm viên.- Người quy định tiêu chuẩn: giúp các nhóm viên đồng ý với những mục tiêu và phương thức của nhóm và giúp nhóm đánh giá xem đã thực hiện tới mức độ nào.- Người xoá tan những căng thẳng trong nhóm bằng sự pha trò cách khéo léo và giúp cho mọi sinh hoạt trong nhóm luôn vui vẻ, sinh động.- Người khích lệ: giúp mọi người đóng góp điều tốt nhất mình có, mình biết

và đem mọi người đến gần nhau.Trong trường hợp nhóm có người trưởng nhóm không làm đúng vai trò của một trưởng nhóm và họ cũng không có cải thiện chỉ sửa đổi theo lời yêu cầu của mọi người trong nhóm, nhóm nên đề nghị với ban đặc trách nhóm thông công đổi cho một nhóm trưởng khác. Có thể họ sẽ chọn ai đó trong nhóm có đủ khả năng lên thay thế. Có thể làm người trưởng nhóm buồn lòng nhưng vì ích lợi của nhóm ta phải giải quyết cách cứng rắn.Nan đề 2: Không bắt đầu đúng giờ vì nhiều người đến trễ: Đem nan đề ra giữa nhóm để thảo luận: “Chúng ta có bắt đầu sớm quá không?”, để nhóm bàn thảo, tìm biện pháp và tái quyết định giờ nhóm dựa trên ý kiến của số đông. Khi đã quyết định, nhóm sẽ bắt đầu đúng giờ quy định dù nhóm viên đến chưa đông đủ. Điều này bày tỏ sự tôn trọng đối với những người đến đúng giờ. Luôn chuẩn bị ghế sẵn cho những ai đến trễ để giờ nhóm khỏi bị gián đoạn khi họ đến. Người hướng dẫn thay mặt cả nhóm chào mừng thật ngắn người mới đến rồi tiếp tục chương trình. Tránh việc lập lại mọi sự cho người đến trễ vì sẽ mất rất nhiều thời gian.Nan đề 3: Làm sao trở lại khi sự thảo luận của nhóm đi quá xa? Người hướng dẫn buổi thảo luận chỉ cần nói cách nhẹ nhàng nhưng rõ ràng rằng: “Vấn đề này thật thú vị. Tuy nhiên, tôi cảm thấy rằng chúng ta đã đi quá xa chủ đề; có thể chúng ta sẽ thảo luận về vấn đề này trong một dịp khác, bây giờ thì ta trở lại bài học”.Nan đề 4: Làm sao khi có người đưa ra câu trả lời không chính xác? Đừng nên phê bình người vừa trả lời là “sai rồi”, nhưng hỏi trở lại câu hỏi vừa nêu cho cả nhóm suy nghĩ bằng câu: “Còn các bạn khác nghĩ sao về vấn đề này?”, hoặc là : “Có anh chị nào biết có những câu Kinh Thánh nào có liên quan đến vấn đề này không?”Nan đề 5: Không ai trả lời câu hỏi vừa được đưa ra Xem lại có thể vì câu hỏi quá dễ hoặc quá khó không, hay vì mọi người thiếu chuẩn bị. Nhanh chóng đặt lại câu hỏi dưới một hình thức khác dễ hiểu hơn hay thú vị hơn. Cũng có khi vì câu hỏi đặt ra quá đột ngột khiến mọi người không thể có câu trả lời lập tức. Cần phân biệt sự im lặng rời rạc buồn tẻ với sự im lặng cần thiết để mọi người suy nghĩ. Sau khi đã đặt lại câu hỏi mà mọi người vẫn im lặng thì mời đích danh, bắt đầu từ một người mà mình biết rõ là họ có thể trả lời câu hỏi ấy cách dễ dàng, sau đó mời đến người ít nói. Có rất nhiều không bao giờ tự ý phát biểu, nhưng họ lại nói rất hay khi được mời đích danh. Người hướng dẫn rất cần nhạy bén đối với những người này để mời họ phát biểu, ít nhất là 2 lần trong cả thời gian học.Nan đề 6: Có những nhóm viên nói chuyện riêng trong giờ thảo luận Kinh Thánh Nếu chỉ một đôi khi và thời gian nói chuyện riêng không quá 1,2 phút thì ta

có thể bỏ qua. Nếu có người thường xuyên nói chuyện riêng và kéo dài hơn 2 phút, người hướng dẫn nên ngừn lại và nhìn người đang nói. Thái độ đó thường là một cách nhắc nhở họ trở lại với sự thảo luận của nhóm. Nếu họ vẫn tiếp tục nói mà không lưu ý gì đến cách nhắc nhở của ta thì người hướng dẫn sẽ lên tiếng với nụ cười hoà nhã: “chị Ngai ơi, chị nghĩ sao về câu hỏi chúng ta đang thảo luận? anh chị em đang muốn nghe ý kiến của chị đây”. Cách nhắc nhở này rất có kết quả.Nan đề 7: Người nói quá nhiều, ngời nói quá ít Đây là nan đề thông thường nhất trong các nhóm nhỏ, nhưng không nên duy trì chút nào vì mục đích của nhóm là quan tâm đến mọi người cách đồng đều. Tạo mọi cơ hội sao cho mọi ngời đều có cơ hội phát biểu. Người nói quá nhiều đã đi quá phạm vi của mình là một thành viên, và đã cướp mất cơ hội của người khác. Vì thế, người hướng dẫn phải có cách đối phó sao cho mình vẫn chủ động trong việc hướng dẫn, để cắt bớt người nói quá nhiều bằng những câu hỏi như:- Chị Đào, chị nghĩ sao về câu 3?- Anh Kha, theo anh thì Phao-lô muốn nói gì trong câu 4?Cũng có thể nhắc nhở chung trong nhóm về phương pháp và mục đích việc họ Kinh Thánh trong nhóm thông công là tạo cơ hội để mọi người chia xẻ sự suy nghĩ của mình để cùng học hỏi lẫn nhau. Nếu vẫn có người dành quá nhiều thời gian của nhóm thì ta sẽ nói chuyện riêng với người ấy cách khéo léo là ta nhờ họ giúp ta tìm cách nào để mọi người trong nhóm đều có cơ hội phát biểu, làm sao để giúp những người ít nói trong nhóm phát biểu thường xuyên hơn.Đối với những người quá yên lặng, ta sẽ nói chuyện riêng với họ ngoài giờ nhóm để tìm hiểu lý do họ không phát biểu, rồi khuyến khích họ nên đóng góp để xây dựng bài học vì đó là mục đích của nhóm. Trong giờ thảo luận thì nên ngồi đối diện với người ít nói để dễ dàng nhìn họ, khuyến khích họ bằng mắt nhìn và đến khi nào biết họ đã sẵn sàng thì gọi đích danh bằng những câu mà mình tin chắc rằng họ sẽ trả lời được. Nhớ là luôn luôn khích lệ chứ không nài ép.Nan đề 8: Mục tiêu chính của nhóm thông công không được chú trọng cách đồng đều: Tuỳ từng giai đoạn mà ta chú ý xây dựng những mục tiêu khác nhau. Thí dụ như thời kỳ mới thành lập nhóm thì chú ý nhiều trong việc xây dựng mục đích thông công chia xẻ để tạo tình thân, sự cảm thông, và lòng tin cậy nhau. Đến bước kế tiếp là chú ý gây dựng giờ học Kinh Thánh sao cho thật sinh động và mọi người thật sự được lớn lên trong việc hiểu biết lời Chúa. Song song việc học Kinh Thánh vẫn là việc gây dựng giờ cầu nguyện trong nhóm, sao cho từ một người không biết cầu nguyện và thật sự bối rối trong việc cầu

nguyện trước đám đông trở nên người biết, ham thích và dạn dĩ cầu nguyện. Khi nhóm đã vào nề nếp, hiểu biết và thương yêu nhau đủ thì gây dựng mục tiêu sau cùng là truyền giáo. Có những nhóm dừng lại quá lâu và dường như không muốn đi xa hơn mục tiêu thứ nhất thông công, chia xẻ. Điều này thật là uổng vì nhóm thông công có thể làm nhiều hơn bao nhiêu lần là chỉ ngồi lại để “chia xẻ tâm tình”.

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HỌC KINH THÁNH TRONG NHÓM THÔNG CÔNG

Có nhiều cách học Kinh Thánh trong nhóm thông công. Tuỳ theo ý thích và trình độ của mỗi nhóm mà ta áp dụng phưng pháp nào cho thích hợp.1. Phương pháp khám phá:Đây là cách dễ áp dụng và phổ biến nhất trong nhóm thông công, nhất là giai đoạn ban đầu và đa số những người trong nhóm chưa có sự hiểu biết sâu nhiệm về Kinh Thánh. Người hướng dẫn chọn một phạn đoạn Kinh Thánh và chuẩn bị từ 8 đến 10 câu hỏi bao gồm: câu hỏi quan sát (đoạn Kinh Thánh nói gì), giải thích (đoạn Kinh Thánh có ý nghĩa gì) và áp dụng (đoạn Kinh Thánh dạy tối điều gì) (xem lại bài học trang 29).Thí dụ:a. Câu hỏi quan sát: Giúp ta tìm hiểu những sự kiện và bối cảnh và cách cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh.- Mac Mc 2:1-12 Những người trong câu chuyện là ai? Ta học được điều gì ở mỗi người?- Eph Ep 2:1-10 Có sự mâu thuẫn gì trong các trong Kinh Thánh này, sự khác nhau giữa hai điều này là gì?- Thi Tv 37:1-40 Tác giả đề cập đến vấn đề gì, tại sao?Sau đây là những câu hỏi thường dùng cho phần quan sát:- Những sự kiện chính trong đoạn Kinh Thánh là gì?- Ai, điều gì, ở đâu, tại sao và khi nào?- Có những bài học, so sánh và mâu thẫn gì trong đoạn Kinh Thánh?- Đoạn Kinh Thánh được viết theo thể loại gì (lịch sử, thơ văn, kể chuyện hay tiên tri?)Phần quan sát rất quan trọng để giúp cho ta bước đầu làm nền tảng trong phần tìm hiểu ý nghĩa đích thực của phân đoạn Kinh Thánh.b. Câu hỏi giải thích: giúp ta khám phá ra ý nghĩa của phân đoạn Kinh Thánh và ý định của tác giả khi viết đoạn ấy.Thí dụ:- Mac Mc 2:1-12: Tại sao Chúa Giê-xu đề cập đến tội lỗi với người bại trước

khi nói đến nhu cầu thể xác? Tại sao Chúa chữa cho người bại?- Eph Ep 2:1-10: Sự chết và sự sống tâm linh có ý nghĩa gì? Những nguyên nhân nào đã ảnh hưởng trên 2 điều này. Bạn định nghĩa thế nào về “ân điển” và “đức tin”?- Thi Tv 37:1-40 Ai là người “công bình” và ai là kẻ “ác”? Tác giả đã tin thế naò về số phận của hai loại người này? Tại sao tác giả nghĩ rằng chúng ta nên tin cậy vào Chúa?Câu hỏi giải thích sẽ giúp cho chúng ta tìm tòi ý nghĩa của phân đoạn Kinh Thánh. Những câu hỏi thường dùng cho phần giải thích là:- Tại sao?- Có những từ ngữ nào cần được giải thích? Giải thích như thế nào?- Có những dấu hiệu đặc biệt nào đáng cho ta lưu ý?- Những điểm chính yếu trong khúc Kinh Thánh là gì?- Chúng ta tóm tắt thế nào về ý nghĩa của bài học qua đoạn Kinh Thánh này?Câu hỏi giải thích giúp ta hiểu đúng ý nghĩa đoạn Kinh Thánh, có thể mới dẫn đến phần áp dụng đúng.c. Câu hỏi áp dụng: Đây là phần giúp mỗi người trong nhóm góp phần chia xẻ về những gì họ học được trong đoạn Kinh Thánh cho chính đời sống hiện tại một cách cá nhân. Những câu hỏi này là chiếc cấu nối giữa những gì đã học trong đoạn Kinh Thánh với đời sống thực tế hiện tại.Thí dụ:- Mac Mc 2:1-12: Chúa Giê-xu nói về khả năng của Ngài trong việc tha tội, bạn có nghĩ rằng tha thứ tội lỗi là một nhu cầu của con người ngày nay không? Tại sao? Bạn đã có kinh nghiệm cá nhân thế nào về vấn đề này? Sự tha thứ có tầm quan trọng như thế nào đối với cá nhân bạn?- Eph Ep 2:1-10: Trong đời sống tâm linh của bạn đã từng có giai đoạn “trước” và “sau” không? Điểm gì là khác biệt? Hãy kể ra một vài “việc tốt” của bạn mà bạn tin là người tín đồ nên thực hành như là một kết quả của ân điển Chúa?- Thi Tv 37:1-40 Bạn có khuynh hướng lo lắng về điều gì và tác gia đã giúp bạn nhận ra điều gì? Điểm naò torng lời khuyên của tác giả bạn thấy dễ chấp nhận và điểm nào khó chấp nhận?Sau đây là những câu hỏi thường dùng cho câu hỏi áp dụng:- Những biến cố hay nan đề nào trong phân đoan Kinh Thánh vẫn còn xảy ra hiện nay?- Phân đoạn này nói gì về Chúa, con người, tội lỗi, sự cứu rỗi, đời sống?- Chúng ta áp dụng lời dạy dỗ này như thế nào trong cuộc sống hiện tại?- Làm thế nào ta áp dụng chân lý của bài hiọc hôm nay vào đời sống thực tế?- Chúng ta cần có thái độ nào đối với điều Kinh Thánh đề cập trong phân đoạn này?

- Cách thực hành nào là hữu hiệu nhất về bài học hôm nay?Chìa khoá thành công:* Những câu hỏi quan sát và giải thích phải rõ ràng và có hệ thống* Giới hạn những câu hỏi về sự kiện và định nghĩa, chỉ đề cập đến những điều quan trọng nhất* Nếu có người không hiểu câu hỏi, mình phải nhanh nhẹn đặt lại dưới hình thưc khác dễ hiểu hơn, tránh trả lời chính câu mình đặt ra.* Sau người đầu tiên trả lời, không nên qua câu khác ngay nhưng hỏi xem còn ai có ý gì khác muốn bổ túc, rồi đi qua câu tiếp theo, không nên dừng lại ở một câu quá lâu một cách không cần thiết, sẽ không đủ giờ cho những câu khác.2. Phương pháp học theo đoạn.3. Phương pháp học theo sách4. Phương pháp học theo chủ đề5. Phương pháp học theo từ (chữ)6. Phương pháp suy gẫm7. Phương pháp học theo từng nan đề cá nhân trong ánh sáng lời Chúa8. Phương pháp học theo mối liên hệ9. Phương pháp học theo cảm xúc và đức tin

SOẠN CHƯƠNG TRÌNH HỌC KINH THÁNH

I. Chọn chủ đề cho loạt bài học: Chủ đề có thể chọn dựa vào chương trình chung đã được ấn định sẵn, do học viên lựa chọn hay đề nghị, dựa vào những vấn đề xã hội hiện tại, nhu cầu học viên Hội thánh, tình trạng thuộc linh, hoặc do ý muốn, sở trường của người dạy v.v...II. Mục đích của loạt bài học: Cần được phát biểu trong một vài câu ngắn gọn, súc tích nhưng cho thấy rõ loạt bài học nhằm mục đích gì.III. Phân chia loạt bài học và định đề tài cho từng bài học: Chủ đề cho loạt bài học bao gồm nhiều đề tài cho từng buổi học. Các đề tài phải theo một trình tự hợp lý và liên hệ đến chủ đề.IV. Tìm phân đoạn Kinh Thánh phù hợp với đề tài: Có thể chọn một phân đoạn Kinh Thánh hoặc những phần Kinh Thánh khác nhau liên hệ đến đề tài để căn cứ vào đó khai triển bài học. Có những trường hợp có thể chọn Kinh Thánh trước khi chọn đề tài, chẳng hạn học Kinh Thánh theo từng sách....V. Nêu mục đích của bài học:

Cần xác định bài học nhằm mục đích gì, nếu không mục tiêu bài học muốn hướng tới sẽ mơ hồ, mông lung, và phần áp dụng bài học sẽ không cụ thể.VI. Tìm câu Kinh Thánh căn bản (câu gốc): Câu Kinh Thánh căn bản nói lên ý chính của bài học và có thể ở sách khác của Kinh Thánh. Câu căn bản cần trọn nghĩa (đủ câu) có thể học thuộc lòng.VII. Xác định phương pháp sử dụng: 1. Vai trò và công tác người hướng dẫn trong buổi học: Nêu vấn đề, xác định mục đích bài học, nêu câu hỏi và gợi ý để thảo luận, giải toả những tranh cãi, giải thích những chỗ khó hiểu, giữ thì giờ.2. Vai trò và công tác học viên trong buổi học: Đọc những phần Kinh Thánh liên hệ, nêu câu hỏi thắc mắc, trả lời những câu hỏi, góp ý, chia xẻ kinh nghiệm liên quan đến bài học.Người hướng dẫn cần tạo cơ hội cho học viên (1) phát biểu ý tưởng và nhận xét cá nhân, (2) chia xẻ kinh nghiệm liên quan đến bài học, (3) nêu câu hỏi hay thắc mắc, (4) đưa ra quan điểm riêng liên quan đến vấn đề thảo luận.Để sự thảo luận khỏi đi xa đề tài, người hướng dẫn cần nắm vững nội dung và mục đích bài học.Bài học cần được khai triển trong liên quan đến kinh nghiệm sống (xã hội, cá nhân, gia đình, Hội thánh) để có thể rút ra những bài học áp dụng cụ thể.3. Tài liệu sử dụng: Các bản dịch Kinh Thánh khác nhau, sách tham khảo, tài liệu soạn sẵn, bản đồ, hình ảnh....VIII. Soạn bài học: 1. Xác định đề tài, đại ý, mục đích, phân đoạn Kinh Thánh, câu Kinh Thánh căn bản của bài học.2. Chia dàn bài (bố cục): Có thể soạn dàn bài cho bài học dựa theo những ý chính trong phân đoạn Kinh Thánh, hoặc chia đề tài thành những tiểu đề và tìm những phần Kinh Thánh thích hợp.3. Dựa vào những tài liệu tham khảo để tìm hiểu ý nghĩa phân đoạn Kinh Thánh và viết ra những ý chính cho từng phần của bài học.4. Soạn câu hỏi thảo luận: Dựa vào dàn bài (bố cục) và những ý chính trong phân đoạn Kinh Thánh để soạn câu hỏi thảo luận. Mục đích câu hỏi không phải là thử khả năng hiểu biết Kinh Thánh nhưng là để khai triển bài học, cùng tìm hiểu ý nghĩa tiềm ẩn trong Lời Chúa và áp dụng trong đời sống. Các câu hỏi cần đi sát với đề tài, mục đích của bài học và phù hợp với thì giờ. (Xin xem phần “Cách soạn câu hỏi thảo luận").5. Câu hỏi thảo luận cần in trước để phát cho học viên.VIIII. Phác hoạ diễn tiến buổi học 1. Ấn định thời gian buổi học cũng như từng phần của bài học.2. Thứ tự diễn tiếna. Cầu nguyện

b. Trình bày đề tàic. Khai triển bài họcd. Áp dụnge. Đúc kếtf. Cầu nguyệnCÁCH SOẠN CÂU HỎI THẢO LUẬN Công việc chính của người hướng dẫn nhóm học Kinh Thánh không phải là thuyết trình hay giảng dạy nhưng là hướng dẫn thảo luận. Vì thế người hướng dẫn nhóm học Kinh Thánh cần soạn trước những câu hỏi thích hợp để cùng học viên thảo luận bài học.Ba loại câu hỏi:1. Câu hỏi về sự kiện (Fact) hay câu hỏi nhận xét: Câu hỏi nhằm giúp học viên tìm hiểu tổng quát xem bản văn nói gì, vấn đề nào được nêu ra trong bản văn. Loại câu hỏi này cũng nhằm tìm ra những từ ngữ quan trọng, diễn tiến câu chuyện hoặc bố cục của bản văn. Câu hỏi sự kiện có thể dùng những chữ như: Ai? Việc gì? Ở đâu? Bao giờ? Bằng cách nào? Xin liệt kê...2. Câu hỏi về ý nghĩa (meaning) hay câu hỏi giải thích: Căn cứ vào những sự kiện được ghi nhận, loại âu hỏi này tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyện, câu nói, hay sự kiện nằm đàng sau các sự kiện. Loại câu hỏi này nhằm giải thích, khai triển, làm sáng tỏ ý nghĩa của những từ ngữ, câu nói, hay ý tưởng trong bản văn. Loại câu hỏi này có thể dùng những chữ: Tại sao? Thế nào? Có hàm ý gì? So sánh...? Tương quan nhau thế nào?3. Câu hỏi áp dụng (Application): - Đối chiếu với hiện tại, trong cuộc sống xã hội, cá nhân, Hội thánh, gia đình.- Tìm ra những bài học áp dụng, chẳng hạn: Học được gì về Chúa? Gương nào nên theo? Gương nào nên tránh? Có lời hứa nào?...- Dẫn học viên đến chỗ đáp ứng với Lời Chúa bằng sự cam kết, hứa nguyện, quyết định...Các câu hỏi áp dụng có thể dùng những chữ: Làm thế nào để...? Bí quyết nào giúp chúng ta...? Bạn học được điều gì qua....? Bạn có quyết định gì...Những điều cần lưu ý khi đặt câu hỏi thảo luận:1. Nên chia phân đoạn Kinh Thánh thành từng phần (bố cục) hoặc ý chính sau đó đặt câu hỏi cho từng phần hoặc từng ý chính.2. Cần giữ quân bình ba loại câu hỏi trên. Những sự kiện dễ thấy không cần đặt câu hỏi, nếu có chỉ nhằm dẫn đến câu hỏi ý nghĩa.3. Câu hỏi nhằm để học viên thảo luận và tìm hiểu, không phải để trắc nghiệm hay thử tài.4. Câu hỏi cần khúc chiết, sáng sủa, dễ hiểu để tránh hiểu lầm

5. Những câu hỏi đặt liên tục nhau cần mạch lạc, có ý tưởng liên tục, hợp lý.6. Mỗi câu hỏi đều có mục đích rõ ràng, không phải hỏi bâng quơ, và không ra ngoài phạm vi bài học.7. Tránh những câu hỏi quá dễ không ai muốn trả lời.8. Tránh những câu hỏi chỉ cần trả lời “có” “không” mà thôi. Những câu hỏi hay nên đi kèm câu hỏi “Tại sao?” hoặc “Xin giải thích...”9. Nên đặt những câu hỏi phụ để làm sáng tỏ vấn đề hoặc trước khi đưa ra câu hỏi khó.10. Các loại câu hỏi (sự kiện, ý nghĩa, áp dụng) có thể đặt xen kẻ nhau, không nhất thiết phải xong tất cả câu hỏi sự kiện hay ý nghĩa rồi mới đặt câu hỏi áp dụng.Thực tập: Soạn câu hỏi thảo luận cho các bài học sau đây:Bài Đề tài Kinh Thánh Câu gốc1 Thỉnh cầu lời Chúa hứa IISa 2Sm 7:1-29 7:252 Nhận biết tội lỗi 12:1-10, 13; 12:13a3 Sống khôn ngoan IIVua 2V 9:1-3; 10:1-24; IVua 1V 10:234 Trờ lòng cùng Chúa 11:1-13 11:6PHƯƠNG PHÁP SOẠN CÂU THẢO LUẬN Bài mẫu 1: CHÚA CHỌN VÀ BAN NĂNG LỰCMục đích: Giúp chúng ta đặt lòng tin nơi Đức Chúa Trời là Đấng lựa chọn và ban năng lực để chúng ta làm công tác Ngài giao phó.Kinh Thánh: Cac Tl 7:2-7, 19-21Câu căn bản: 7:15CÂU HỎI THẢO LUẬN 1/ 7:2-7 Lý do nào đạo quân Y-sơ-ra-ên trở nên đông đảo? Bằng cách nào Chúa thanh lọc họ? Nhằm mục đích gì? Bằng cách nào Chúa thử nghiệm số quân sĩ còn lại? Tại sao Chúa dùng cách đó? Tại đây chúng ta học được gì về cách Chúa chọn chúng ta trong công việc nhà Ngài? Bạn có nghĩ Chúa đã chọn bạn làm chiến sĩ của Chúa không?2/ 7:19-21 Lực lượng hai bên có cân xứng không? Bằng cách nào dân Y-sơ-ra-ên tấn công? Kết quả trận đánh ra sao? Những yếu tố nào đưa đến chiến thắng? Chúng ta thường có phản ứng nào khi được Chúa kêu gọi đảm nhận một công tác nào đó trong Hội thánh? Lý do nào bạn phản ứng như thế? Bài học hôm nay nhắc chúng ta điều gì? Bí quyết nào giúp chúng ta hoàn tất nhiệm vụ Chúa giao?Bài mẫu 2: VÂNG PHỤC ĐỂ CHIẾN THẮNGMục đích: KHuyến khích chúng ta đồng tâm nhất trí vâng lời Chúa để chiến thắng mọi trở lực và thực hiện chương trình của Đức Chúa Trời.Kinh Thánh: Gios Gs 6:1-20Câu căn bản: 6:18

CÂU HỎI THẢO LUẬN 1/ Thành Giê-ri-cô được phòng thủ ra sao? Chúa hứa điều gì cho dân Y-sơ-ra-ên? Để nhận được điều Chúa hứa họ phải thi hành mạng lệnh nào? Chiến thuật tấn công Giê-ri-cô mà Chúa ra lệnh có hợp lý không? Dân chúng đã bày tỏ được những phẩm tính nào khi thự chiện một chiến thuật như thế?2/ Những “tướng thành Giê-ri-cô” trong Hội thánh và trong đời sống á nhân chúng ta là gì? Bài học hôm nay dạy chúng ta phương pháp nào để triệt hạ những tường thành đó? Trong kinh nghiệm bạn thấy Chúa đa dùng những cách “bất thường” nào để giúp bạn (chúng ta) chiến thắng những trở lực? Kinh nghiệm đó giúp bạn thế nào trong hiện tại?GIẢI QUYẾT NAN ĐỀ TRONG NHÓM THÔNG CÔNG Tình trạng:- Nhóm viên đi họp trễ- Những điều hứa làm không thực hiện- Nhóm viên thụ động trong khi thảo luận- Những nhó viên nói nhiều quá- Vấn đề đưa đến bất đồng ý kiến- Nhóm viên lúc nào cũng đúng- Nhóm viên lúc nào cũng phản đối- Buổi họp tiến quá chậm hoặc quá nhanh- Cầu nguyện theo lối nói chuyện bị ngột ngạt- Nhóm lớn vào trong và không phát triển về mặt truyền giáoChia xẻ giả tạo- Nhóm viên có những nan đề thường xuyênLý do:- Nhóm thường bắt đầu trễ. Giờ họp không được ấn định rõ ràng- Mong đợi niều quá! Nhưng điều này liên hệ với sinh hoạt củ anhóm như thế nào không được rõ ràng. Không ó tinh thần dấn thân (có thể quá bận rộn với một công việc khác)- Câu hỏi có thể quá khó hoặc quá dễ; không có đủ những câu hỏi có tính cách mô tả. Không sửa soạn. Thiếu cởi mở. Người trưởng nhóm và những người khác không đối phó với sự yên lặng, đã xen vào quá sớm.- Có tánh hay nói. Không chịu được sự yên lặng. Bộc trực- Người nói nhiều thắng. Đụng chạm. Không chấp nhận sự khác biệt.- Biết ngay tất cả mọi điều. Biết chỉ có một lối giải nghĩa là đúng- Chữ “Nhưng” thường được dùng: “Điều đó đúng, nhưng...” Có thể làm cho nhóm đình trễ- Để quá nhiều thì giờ cho một số vấn đề. Ít thảo luận. Câu hỏi quá đơn gian hoặc quá tổng quát. Câu trả lời chưa cặn kẻ. Áp dụng quá tổng quát.- Thiếu sự tin cậy. Còn mới đối với nhóm viên. Không để ý đến chi tiết khi

cầu nguyện- Mục đích không rõ ràng. Sự học hỏi không thúc đẩy đến hành động. Cái nhìn về sự phát triển nước của Chúa bị giới hạn. Sợ hãi- Trưởng nhóm không làm gương. Áp dụng không rõ ràng. Sự trưởng thành của nhóm không được thúc đẩy- Nan đề chế ngự trong đời sống của nhóm thông công. Nhóm viên điều động nhóm theo những khó khăn riêng của mìnhPhương pháp giải quyết:- Xác định giờ nhóm rõ ràng. Bắt đầu đùng giờ. Thảo luận với nhóm rằng: “Chúng ta gặp trở ngại trong việc bắt đầu buổi nhóm. Phải chăng giờ nhóm của chúng ta quá sớm? Hoặc có sự trở ngại nào?” Hãy để cho cả nhóm thảo luận về điều đó.- Hãy thực tế. Có thể phải thay đổi những gì nhóm mong đợi. Thử lại nóm xem mọi người có hiểu và đồng ý với nhau về những điều mà nhóm trông đợi không.- Theo thứ tự trong việc học Kinh Thánh: Nhận xét trước rồi mới đến giải nghĩa. Nhờ người nhóm viên yên lặng đó đọc lớn khúc Kinh Thánh. Đặt câu hỏi thẳng cho người yên lặng đó (đừng đặt câu hỏi mà không ai trả lời được). Đến phần các âu hỏi áp dụng để mỗi người theo thứ tự trả lời. Để thì giờ sau câu hỏi cho mỗi người có dịp suy nghĩ- Nhắc nhở là để dành một vài phút sau mỗi câu hỏi để mỗi người có thì giờ suy nghĩ, đặt câu hỏi để lôi kéo những người khác tham dự. Ví dụ: Các bạn khác nghĩ như thế nào?- Xác định nguyên tắc căn bản của sự thảo luận. Trở lại với đề tài hoặc khúc Kinh Thánh đang học. Đề nghị với họ nên để vấn đề đó đề cập đen sau buổi nhóm. Nhận rằng có sự khác biệt ý kến về vấn đề: Những điều nào chúng ta có thể đồng ý với nhau, tóm lược.Hãy để những dữ kiện làm sáng tỏ vấn đề. Giúp cho cả nhóm biết nhìn phương diện của người đúng đó bằng cách đặt câu hỏi:"Trong trường hợư nào ý kiến của anh Tân đúng?”- Thử hỏi lại với người bất đồng ý kiến: “Nguyên nhân nào khiến anh ngần ngại?” Giúp cả nhóm đối diện với quyết định bảo thủ (an toàn) hoặc tiến tới hành động (với nguye hiểm nhưng cũng trưởng thành nữa) bằng cách đặt câu hỏi: “La2m thế nào để chúng ta có thể vượt qua trở ngại này?”- Dự tính thời gian cho từng phần. Chuyển từ phần này qua phần khác một cách nhẹ nhàng. Thử lại những câu hỏi với người “đồng trưởng nhóm” xem có rõ ràng không, có quá tổng quát không? Hỏi vào chi tiết trong việc chia xẻ. Luôn luôn hỏi có ý kiến gì thêm không?- Sử dụng nhiều thì giờ hơn để gây dựng tinh thần cộng đồng và cầu nguyện cho những nhu cầu. Cầu nguyện trực tiếp cho vấn đề hoặc lời yêu cầu. Thảo luận về vấn đề cầu ngyện theo lời nói chuyện; cầu nguyện theo từng đề tài

một. Học Kinh Thánh về sự cầu nguyện.- Thực hiện một chương trình sinh hoạt nhẹ nhàng mời các bạn chưa tin Chúa. Chú trọng bài họcv Kinh Thánh về bản chất của Chúa, mục tiêu của Chúa, nhữnh yếu tố của đời sống của nhóm thông công hoặc của Hội thánh.- Thực tập qua các giai đoạn phát triển. Yêu cầu chia xẻ chi tiết. Chính mình phải cởi mở và chi tiết trong việc chia xẻ. Khuyến khích từng người một gặp nhau chia xẻ và cầu nguyện ngoài giờ nhóm.- Nói chuyện riêng với người đó đề nghị phương pháp để giải quyết. Giúp cho nhóm thấy được mục tiêu của nhóm. Tiếp tục cầu nguyện và hỗ trợ người đó.