Ban tin TLH Dong Tay so 5: Tam ly hoc nguoi cao tuoi

Preview:

Citation preview

Tâm Lý Học Đông Tây là bản tin điện tử do WE Link phát hành với mục tiêu xây dựng một diễn đàn nơi độc giả cùng chia sẻ những góc nhìn khác nhau về tâm lý học. Đó có thể là góc nhìn khoa học, góc nhìn từ cuộc sống, từ chính kinh nghiệm hành nghề tâm lý, hay góc nhìn của một người quan tâm đến tâm lý học như một công cụ để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây sẽ ra mắt độc giả trong tuần đầu tiên của mỗi tháng và mỗi kỳ phát hành sẽ xoay quanh một chủ đề nhất định. Chủ đề của tháng 10 là Tâm lý học người cao tuổi.Mỗi bản tin sẽ bao gồm các chuyên mục sau:- Tin tức & Sự kiện Chuyên mục dành đăng các tin bài đáng chú ý về các sự kiện hoặc các nhân vật liên quan đến tâm lý học với mục tiêu cung cấp cho độc giả những tin thời sự quan trọng trong lĩnh vực tâm lý học trong nước và quốc tế. - Khoa học tâm lý Nơi chia sẻ những bài viết tổng luận và các kết quả nghiên cứu khoa học của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và thực hành tâm lý. Các bài nghiên cứu được trình bày theo đúng chuẩn quốc tế của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association) về định dạng bài viết và cách thức trích dẫn. - Chuyện ngành, chuyện nghề là nơi chia sẻ tâm tư và trải nghiệm của chính những người trong ngành.Từ đó, độc giả sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống của các nhà tâm lý học cũng như đam mê của họ với ngành nghề và khát vọng phát triển tâm lý học để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người Việt. - Psych Café Nơi độc giả sẽ khám phá nhiều góc nhìn, nhiều luồng quan điểm khác nhau về các đề tài tâm lý học mang tính thời sự. Độc giả được khuyến khích đóng góp ý kiến để làm cho cuộc tranh luận phong phú, sôi nổi hơn với mục tiêu cuối cùng là chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm sống.- Ai? Chuyện gì? Ở đâu? Giới thiệu thông tin về các tổ chức, cá nhân, hoặc sự kiện có liên quan đến tâm lý học tại Việt Nam và trên thế giới. - Tôi là ai? Ai là tôi? Đăng tải các bài viết thú vị và các trắc nghiệm giúp độc giả khám phá bản thân và những người xung quanh. - Tâm lý học cho cuộc sống với các bài viết ứng dụng tâm lý vào những sinh hoạt và những mối quan hệ xã hội thường nhật mong muốn đem khoa học tâm lý đến với mọi người một cách gần gũi và thiết thực hơn.- Trên kệ sách Đồng hành cùng độc giả với những quyển sách liên quan đến tâm lý học không thể bỏ qua.- Nghiên cứu mới Cập nhật cho các nghiên cứu tâm lý học vừa được công bố để độc giả nhanh chóng nắm bắt xu hướng phát triển của bộ môn khoa học tâm lý trên khắp thế giới.

Để bản tin thực sự trở thành nơi học hỏi, chia sẻ, giao lưu phong phú và ý nghĩa, Ban biên tập kêu gọi tất cả độc giả cùng nhau đóng góp bài viết cho các chuyên mục của bản tin. Hãy để tiếng nói của chúng ta được lắng nghe, kinh nghiệm của chúng ta được chia sẻ, kiến thức của chúng ta được phản biện, và những đóng góp của chúng ta vào sự phát triển của khoa học tâm lý ở Việt Nam được ghi nhận. Đó cũng là những lợi ích thiết thực mà bản tin mong muốn đem lại cho độc giả.

Ban biên tập rất mong nhận được những góp ý chân thành của độc giả để bản tin Tâm Lý Học Đông Tây thật sự trở thành một kênh giao lưu hiệu quả và thú vị giữa những người có cùng mối quan tâm đến tâm lý học, cùng chung tâm huyết muốn đóng góp vào sự phát triển của bộ môn khoa học này tại Việt Nam.

Trân trọng,Ban biên tập

Để gửi bài viết đóng góp cho bản tin, hoặc gửi góp ý nhằm giúp phát triển bản tin, xin liên

hệ với Ban biên tập tại email: press@welink.vn

Liên hệ gửi bài: Ngô Thúy AnhĐT: 0932.754.762 Email: press@welink.vn với tiêu đề “Bản tin TLH Đông Tây-Tên chuyên mục-Tên bài viết”

Ban biên tập: Ngô Thúy Anh Nguyễn Đức Như Thủy Với sự cộng tác của :

Đinh Thị Mai Anh Huỳnh Thị Thanh Nhân Trương Thị Kim Oanh Lê Ngọc Thanh Thủy Trần Thị Mai Trang

Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Uy

Thiết kế: Nguyễn Văn Toàn

NỘI DUNG

- Tin tức và sự kiện 1- Tâm lý học cho cuộc sống 6- Ai? Chuyện gì? Ở đâu? 12- Tôi là ai? Ai là tôi? 16- Trên kệ sách 18 - Nghiên cứu mới 20

Chân thành cảm ơn những bài viết, góp ý của chuyên gia và độc giả nhằm giúp Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây ngày càng phong phú và hữu ích.

Bản tin tâm lý học Đông Tây 1

TIN TỨC & SỰ KIỆN

TIN TRONG NƯỚC

THIẾU THỐN TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM

Số lượng người cao tuổi (trên 60 tuổi) ở Việt Nam hiện nay vào khoảng 10 triệu người, chiếm 11% dân số cả nước . Song song với những nhu cầu về vật chất, đời sống tinh thần của người cao tuổi cũng cần được đặc biệt quan tâm. Người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay có 3 nhu cầu chính sau đây: nhu cầu được quan hệ xã hội, được chăm sóc sức khỏe và nhu cầu được lao động.

Người cao tuổi thường là những người có quan hệ xã hội rộng rãi, tuy nhiên, khi về hưu, thường những mối quan hệ xã hội ấy cũng mất dần, dẫn đến những thiếu hụt không nhỏ trong đời sống tinh thần của họ. Các mối quan hệ xã hội của người cao tuổi lúc này thường bó hẹp trong phạm vi gia đình, dòng tộc, đa số đều phải sống phụ thuộc vào con cái, do đó nhu cầu được quan tâm và tôn trọng là rất lớn. Bên cạnh các cụ được con cháu quan tâm và chăm sóc chu đáo vẫn còn rất nhiều cụ phải chịu cảnh bị chính người thân ngược đãi, ruồng rẫy, gây nên những khủng hoảng tâm lý nghiêm trọng ở độ tuổi này.

Một tình trạng khác thường gặp ở người cao tuổi đó chính là những vấn đề về sức khỏe, cả thể chất lẫn tinh thần. Đa số người cao tuổi đều có nhu cầu được chữa bệnh về thực thể. Bên cạnh đó, người cao tuổi còn rất dễ mắc phải một số rối loạn tâm thần đặc trưng như: mất trí nhớ, sa sút trí tuệ, trầm cảm …

Bước vào độ tuổi trên 60, tức độ tuổi nghỉ hưu, người cao tuổi chính thức không còn tham gia vào hoạt động lao động sản xuất; thế nhưng trên thực tế họ vẫn có nhu cầu được lao động để cống hiến sức mình cho gia đình, xã hội và xa hơn nữa là tìm kiếm thu nhập, vì không phải cụ nào cũng được Nhà nước hoặc con cái trợ cấp. Do đó, người cao tuổi ở Việt Nam vẫn có mong muốn được tạo cơ hội việc làm.

Nhìn chung, đời sống tinh thần của người cao tuổi ở Việt Nam vẫn đang là vấn đề cần nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ phía gia đình và xã hội, mà đặc biệt là gia đình – chỗ dựa tinh thần lớn nhất của người cao tuổi.

Nguồn: http://suckhoenguoicaotuoi.com.vn

THỰC TRẠNG VIỆN DƯỠNG LÃO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHNgười cao tuổi có nhu cầu rất lớn đối với các dịch vụ chăm sóc. Đặc biệt là khi những người con, người cháu trong gia đình ngày càng tất bật lo cho kinh tế và cuộc sống riêng, viện dưỡng lão trở thành một sự lựa chọn có tiềm năng đáp ứng nhu cầu của các cụ cao niên. Ở thành phố Hồ Chí Minh, tuy viện dưỡng lão không phải là khái niệm xa lạ nhưng trên thực tế, số lượng viện dưỡng lão vẫn còn rất ít và chưa đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi. Hiện tại, trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố chỉ có duy nhất Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè là cơ sở chăm sóc người cao tuổi cả theo diện chính sách lẫn dịch vụ. Tuy nhiên, nhà nước cũng đầu tư cho các dịch vụ tại đây chưa cao, chỉ khoảng 2,5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có gần 20 cơ sở dưỡng lão khác, trong đó nổi bật nhất là Trung tâm Dưỡng lão Bình Mỹ, nhưng do giá thành khá cao (từ 5-7 triệu đồng/người/tháng) nên cũng

Ảnh nguồn: internet

Tin trong nước

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 2

HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ “THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ”Vào ngày 09 và 10 tháng 09 vừa qua, tại TP.HCM, Trường Đại học Văn Hiến đã kết hợp với Viện Sức khỏe & Xã hội và trường Đại học Worces-ter (Anh Quốc) để tổ chức Hội thảo khoa học và tập huấn chuyên đề “Tham vấn và trị liệu tâm lý”. Hội thảo có sự tham gia trình bày của các chuyên gia trong và ngoài nước.

Trong chương trình hội thảo, tình hình phát triển của ngành trị liệu tâm lý và tham vấn tâm lý ở các nước như Anh Quốc, Hoa Kỳ, Philippines và Việt Nam được các giáo sư, tiến sĩ đã học tập và làm việc tại các quốc gia trên trình bày. Các diễn giả của hội thảo bao gồm GS. Jo Smith (Giáo sư Tâm lý học Viện Sức khỏe và Xã hội, trường Đại học Worcester, Anh Quốc), TS. Phạm Toàn (Tiến sĩ Tâm lý học, trưởng khoa Tâm lý Trị liệu Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Hamilton Madison House New York, New York, Hoa Kỳ), PGS. TS. BS. Nguyễn Văn Thọ (Trưởng khoa KHXH&NV thuộc trường Đại học Văn Hiến; nguyên giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2) và TS. Trì Thị Minh Thúy (Tiến sĩ Tâm lý học chuyên ngành Tham vấn và Trị liệu tâm lý, tốt nghiệp tại Philippines; giảng viên trường Đại học Văn Hiến).

Tiếp nối phần hội thảo là chương trình tập huấn do GS. Jo Smith thực hiện. Tập huấn diễn ra trong 3 buổi với các nội dung như sau: trình bày và đánh giá các chiến lược can thiệp đối với các bệnh tâm thần bằng liệu pháp nhận thức hành vi và liệu pháp hành vi gia đình, phân tích một số ca bệnh được can thiệp bằng các liệu pháp trên, và thảo luận về tầm quan trọng của việc can thiệp sớm trong chăm sóc và điều trị bệnh tâm thần. Ngoài ra, chương trình tập huấn còn có sự tham gia của PGS. TS. BS. Nguyễn Văn Thọ—Trưởng khoa KHXH&NV, trường Đại học Văn Hiến—với phần trình bày, phân tích một ca lâm sàng ám ảnh sợ xã hội được điều trị bằng liệu pháp nhận thức hành vi.

Theo PGS. TS. BS. Nguyễn Văn Thọ, hội thảo và chương trình tập huấn là dịp để liên kết trao đổi kinh nghiệm trong giáo dục, đào tạo và nâng cao trình độ kiến thức cho nguồn nhân lực trị liệu tâm lý của Việt Nam, từ đó phát triển đội ngũ trị liệu tâm lý của Việt Nam ngang tầm với khu vực và thế giới.

Nguồn: http://vhu.edu.vnTổng hợp: Mai Trang

GS. Joanna E. Smith, Giáo sư Tâm lý học Viện Sức khỏe và Xã hội, trường ĐH Worcester

CÔNG TY WE LINK KÝ HỢP ĐỒNG LÀM “CỐ VẤN TÂM LÝ” CHO CHƯơNG TRìNH CHINH PHụC – VIETNAM’S BRAINIEST KIDS 2013

rất ít người cao tuổi sử dụng dịch vụ này mặc dù rất có nhu cầu. Nhìn chung, hoạt động chăm sóc người cao tuổi tại các việc dưỡng lão tại thành phố Hồ Chí Minh tuy diễn ra rất chu đáo và phong phú với nhiều hình thức sinh hoạt giải trí, chăm sóc sức khỏe, nhưng vẫn chỉ đáp ứng được nhu cầu cho một bộ phận rất ít người cao tuổi đang sinh sống trong địa bàn thành phố.

Nguồn: http://www.nhandan.com.vnSưu tầm và tổng hợp: Mai Anh

Ngày 03/09/2013, một hợp đồng được ký kết giữa Công ty Tư vấn và Giáo dục WE Link và Công ty Truyền thông TAJ Việt Nam, đơn vị tổ chức chương trình truyền hình toàn quốc có tên: “Chinh Phục – Vietnam’s Brainiest Kid” nhằm tìm kiếm trẻ em có trí tuệ cao nhất của Việt Nam ở độ tuổi trung học cơ sở (11-14 tuổi). Theo đó, anh Ngô Minh Uy – giám đốc WE Link chính thức đảm nhận vai trò “Chuyên gia cố vấn tâm lý” cho toàn bộ chương trình. Cũng theo hợp đồng này, ngoài việc cố vấn tâm lý, anh Ngô Minh Uy cũng có trách nhiệm tìm kiếm, giới thiệu và tuyển chọn các chuyên gia tâm lý khác trên toàn quốc khi có nhu cầu nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho chương trình. Hiện tại, chương trình Vietnam’s Brainiest Kid đã kết thúc thành công giai đoạn tuyển sinh trên toàn quốc (diễn ra tại các điểm: Ban Mê Thuột, Tp. Hồ Chí Minh, Vinh, Hà Nội, và Đà Nẵng), 480 học sinh đạt yêu cầu sẽ lần lượt tập trung tại Hà Nội kể từ tháng 11/2013 để tham gia vòng chung kết (ghi hình và phát sóng trên VTV6 hàng tuần). Để phục vụ cho vòng tuyển sinh tập trung này, đã có 16 chuyên gia tâm lý và 83 sinh viên chuyên ngành tâm lý học trên toàn quốc được huy động. Được biết, Việt Nam là quốc gia thứ 42 tổ chức chương trình truyền hình rất có ý nghĩa này và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều thành phần trong xã hội.

Thực hiện: Thúy Anh

Tin thế giới

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 3

TIN THẾ GIỚI“HƯỚNG ĐẾN TUỔI GIÀ VIÊN MÃN”: HỘI NGHỊ QUỐC TẾ LẦN THỨ 16 CỦA IPA

Hội nghị quốc tế lần thứ 16 của Hiệp hội các nhà tâm thần lão học thế giới (IPA) sẽ diễn ra từ ngày 1-4/10/2013 tại thành phố Seoul (Hàn Quốc) với chủ đề: “Hướng đến tuổi già viên mãn: Sự hòa hợp giữa đời sống tinh thần, thể chất và xã hội”. Hội nghị sẽ tổ chức một diễn đàn mở để chia sẻ những tiến bộ gần đây trong công tác điều trị bệnh mất trí nhớ, trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác ở người cao tuổi, cũng như các phương pháp giúp cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc dành cho người cao tuổi.

Nguồn: http://www.apa.org/

HỘI NGHỊ CỦA ARUPS VỀ XÂY DỰNG NIỀM TIN VÀ KHẢ NĂNG PHụC HỒI Hội nghị tâm lý của Liên hiệp các tổ chức tâm lý học khu vực Đông Nam Á (ARUPS) lần thứ 4 sẽ được diễn ra từ ngày 23-26/10/2013 tại Manila, Philippines. Hội nghị sẽ tập trung vào vai trò của các nhà tâm lý học thuộc khu vực Đông Nam Á trong việc xây dựng niềm tin và khả năng phục hồi cho các cá nhân, gia đình, tổ chức và cộng đồng trong những tình huống khó khăn. Hội nghị sẽ là nơi để các nhà tâm lý học trao đổi kinh nghiệm làm việc và xóa bỏ ranh giới về nghiên cứu tâm lý học trong khu vực. Trong khuôn khổ hội nghị còn có sự tham gia của các diễn giả nổi tiếng trên thế giới và các hội thảo về học thuật, nghiên cứu, thực hành và xây dựng kỹ năng trong tâm lý học. Với chủ đề “Xây dựng niềm tin và khả năng phục hồi: Vai trò của các nhà tâm lý học Đông Nam Á”, hội nghị sẽ tập trung thảo luận và chia sẻ các vấn đề như chuẩn bị và ứng phó với thiên tai; hòa bình, xung đột và bạo lực; sống sót trong những tình huống khó khăn; quản lý sự thay đổi; giảm đói nghèo, phát triển xã hội và cộng đồng; và ứng dụng tâm lý học tích cực vào đời sống.

Nguồn: http://www.apa.org/

BỆNH THIẾU MÁU – MỐI NGUY HẠI CHO SỨC KHỎE THẦN KINH Nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra mối liên hệ giữa bệnh thiếu máu ở người già trên 65 tuổi với nguy cơ mắc phải tình trạng sa sút trí tuệ. Nghiên cứu tiến hành tại trường Đại học California, San Francisco (Mỹ) trong suốt 11 năm qua cho thấy: những người mắc bệnh thiếu máu từ khi bắt đầu tham gia nghiên cứu đã gia tăng 40% nguy cơ phát triển tình trạng sa sút trí tuệ so với những người không mắc bệnh thiếu máu trước đó. Bệnh thiếu máu có ảnh hưởng đến khoảng ¼ người già trên 65 tuổi, xảy ra khi các tế bào hồng cầu của cơ thể giảm sút, hoặc các tế bào này không chứa đủ lượng hemoglobin (các protein chuyên chở oxy giúp hồng cầu có màu đỏ đặc trưng) cần thiết. Mặc dù các nghiên cứu trước đây đã đưa ra giả thuyết về mối liên hệ giữa bệnh thiếu máu với các vấn đề về khả năng tư duy ở tuổi cao niên, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên phát hiện ra mối quan hệ mật thiết và lâu dài giữa bệnh thiếu máu và sa sút trí tuệ. Kristine Yaffe—Giáo sư tâm thần học, khoa học thần kinh và dịch tễ học tại Đại học California, San Francisco, đồng thời chủ nhiệm nghiên cứu—phát biểu: “Thật bất ngờ, giữa hai tình trạng thường gặp ở người cao tuổi này lại có một mối liên hệ mà chúng ta không hề mong muốn chút nào”. Bệnh thiếu máu có thể là hậu quả của tình trạng thiếu chất sắt, chảy máu trong, do các bệnh lý khác hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Thiếu máu còn được xem là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch. Thiếu máu thường có thể được điều trị dễ dàng bằng việc bổ sung các dưỡng chất ít tốn kém và thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý. Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng việc thiếu máu lên não sẽ gây ảnh hưởng đến trí nhớ và cũng như gây ra các vấn đề khác. Rachel Whitmer—nhà khoa học có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại Trung tâm nghiên cứu Kaiser Permanenta, Oakland—cho biết: “Tình trạng thiếu máu kéo dài đồng nghĩa với việc bộ não của bạn đã phải chịu đựng sự tổn thương trong từng ấy thời gian. Điều này khiến cho bạn dễ mắc phải nguy cơ suy giảm trí nhớ trầm trọng hơn.” Nghiên cứu này giả thiết rằng việc thiếu máu xảy ra trước những suy giảm về trí nhớ; tuy nhiên, một số chứng suy giảm trí nhớ như hội chứng Alzheimer có thể tốn nhiều năm để phát triển. Do đó, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định rằng giữa bệnh thiếu máu và suy giảm trí nhớ, cái nào xảy ra trước. Mặc dù vẫn chưa chắn chắn về khả năng của các phương pháp điều trị thiếu máu trong việc làm giảm nguy cơ mắc phải các chứng suy giảm trí nhớ, hai nhà khoa học Whitmer và Yaffe đều rất hy vọng vào điều đó. Cả hai nhà khoa học khuyến khích các bác sĩ cần kiểm tra và điều trị triệt để bệnh thiếu máu để đảm bảo sức khỏe tim mạch cũng như não bộ. Bên cạnh việc tập thể dục đều đặn, ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc và giữ cho đầu óc luôn hoạt động, mối liên hệ với bệnh thiếu máu đã bổ sung vào danh sách các hoạt động mà chúng ta có thể thực hiện để gia giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ ở tuổi già.

Nguồn: http://www.usatoday.com/Sưu tầm và tổng hợp: Mai Anh

Tin thế giới

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 4

Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới được sáng lập vào năm 1992 nhờ công của Richard (Dick) Hunter, Tổng thư kí của Liên đoàn sức khỏe tâm thần thế giới. Sau khi lên kế hoạch Liên đoàn công bố ngày 10/10 là Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới và Dick đã tìm nhiều cách để kêu gọi sự ủng hộ cho ngày này. Ông nắm bắt cơ hội cộng tác với ông Richard Leighton, một giám đốc sản xuất truyền hình, để sử dụng một chương trình truyền hình toàn cầu làm trọng điểm truyền thông cho các hoạt động kỷ niệm ngày này trên khắp thế giới. Dự án này nhận được sự tài trợ của Tổ Chức Y Tế Thế Giới và Trung Tâm Carter (Carter Center) khi cựu đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ là Rosalynn Carter đồng ý trở thành chủ tịch danh dự cho sự kiện này.

Mục tiêu đầu tiên của dự án lúc này là thu hút sự quan tâm đến sức khỏe tâm thần của mọi người ở khắp các quốc gia, các nền văn hóa, các nền chính trị và các nền kinh tế xã hội khác nhau. Mục tiêu lâu dài của dự án là bình đẳng hóa sức khỏe tâm thần so với sức khỏe thể chất trong các chính sách và dịch vụ y tế quốc gia. Ngày Sức Khỏe Tâm Thần Thế Giới lần đầu tiên tổ chức đã đạt được thành công rực rỡ. Một chương trình truyền hình kéo dài 2 giờ đã được phát sóng đến 127 quốc gia bởi mạng lưới vệ tinh mang tên U.S.Information Agency WorldNet của Hoa Kỳ. Rất nhiều nhân viên của Liên đoàn và các lãnh đạo trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần đã tập trung trong một trường quay ở Tallahassee, bang Florida, Hoa Kỳ để theo dõi chương trình. Những nhóm khác cũng tập trung ở các trường quay tại nhiền nơi trên thế giới để theo dõi chương trình, và ở một số địa điểm, các nhóm còn tham gia trực tiếp vào buổi phát sóng. Sự kiện này diễn ra trước thời đại Internet và tại thời điểm này thì đó là một bước đi tiên phong của công nghệ vô tuyến viễn thông.

Lúc đó tôi là chủ tịch đương nhiệm của Liên đoàn sức khỏe tâm thần thế giới, và với tư cách là đồng chủ tịch của sự kiện ngày sức khỏe tâm thần thế giới đầu tiên, tôi tham gia vào buổi trình chiếu tại một trường quay ở Auckland, New Zealand. Chúng tôi là một trong những nhóm đưa ra bình luận về sự kiện này và bản thân tôi cho tới giờ này vẫn cảm thấy biết ơn các đồng nghiệp đã tham gia cùng tôi từ những giờ phút đầu tiên của buổi sáng hôm đó. Ở New Zealand, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra một thông báo chính thức công nhận ngày này và các thành viên Liên đoàn tại địa phương đã đi cùng với Joan Bolger, phu nhân của Bộ Trưởng, đến viếng thăm các trung tâm sức khỏe tâm thần.

Các Hiệp Hội Sức Khỏe Tâm Thần địa phương cùng với các tổ chức phi chính phủ (NGO) đã tổ chức nhiều sự kiện kỷ niệm ngày này trên khắp đất nước.

Trong năm đầu tiên ấy, Ban thư ký của Liên đoàn đã nhận được các báo cáo từ khoảng 40 quốc gia tổng kết các sự kiện truyền thông về sức khỏe tâm thần rất đa dạng đã diễn ra trong ngày này. Thật đáng vui mừng khi thấy được rằng ngày sức khỏe tâm thần thế giới đã thu hút được sự chú ý của chính quyền và quần chúng ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả ở các quốc gia còn nghèo nàn về các nguồn lực dành cho việc chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Các chương trình truyền hình phát sóng trên toàn cầu là một phần của lễ kỷ niệm Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới vào năm 1993 và 1994, nhưng chi phí lúc đó rất cao và nguồn quỹ đã không còn đủ để duy trì chương trình toàn cầu đó sau năm 1994. Trong những năm sau đó, việc tổ chức chú trọng chuẩn bị và chia sẻ các gói ấn bản có các thông tin sức khỏe liên quan đến chủ đề của mỗi năm và thông tin về các nguồn hỗ trợ giúp việc tổ chức các sự kiện ở địa phương. Việc dịch các tài liệu này từ tiếng Anh sang các ngôn ngữ khác ngày càng được mở rộng hơn. Qua thời gian, việc chia sẻ các ấn bản này qua Internet và việc

LỊCH SỬ NGÀY SỨC KHỎE TÂM THẦN THẾ GIỚI (*)Ảnh nguồn: internet

phát hành dưới dạng DVD ngày càng tăng lên và đã gần như thay thế việc in ấn tài liệu để chuyển đi qua đường bưu điện.

Đội ngũ nhân viên của Liên đoàn, các thành viên trong ban lãnh đạo và các tổ chức thành viên (các tổ chức phi chính phủ cấp quốc tế và cấp quốc gia, các tổ chức và cá nhân có liên quan) đều đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quy mô của chương trình này. Tại một số quốc gia, Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới đã sớm mở rộng thành Tuần hoặc Tháng Sức khỏe Tâm thần Thế giới, cùng với những cam kết hỗ trợ đáng kể của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. Tầm quan trọng ngày càng lớn mạnh của ngày này trong việc ủng hộ và giáo dục cộng đồng về vấn đề sức khỏe tâm thần đã được nhìn nhận một cách nghiêm túc hơn. Tổng thư ký Liên hợp quốc bắt đầu công bố thông điệp hàng năm cho ngày 10/10 theo chủ đề của mỗi năm.

Các nhà tổ chức sự kiện được khuyến khích từ đầu về việc gửi các báo cáo về hoạt động của họ cho Ban thư ký của Liên đoàn. Ngoài những mô tả mang tính tường thuật sự kiện, hình ảnh và các văn bản tài liệu chuyên môn cũng được gửi về. Có rất nhiều báo cáo gửi đến từ các nước Công nghiệp hóa, nhưng đội ngũ nhân viên của Liên đoàn rất kinh ngạc khi nhận được hình ảnh về các buổi diễu hành ở Kathmandu, các thông điệp ghi trên bảng yết thị (Billboard) ở Ulaan Baator, các hội nghị ở Sudan, voi và lạc đà mang theo biểu ngữ ở Ấn Độ… Nhờ sự gia tăng của việc sử dụng Internet mà các báo cáo về sự kiện của ngày sức khỏe tâm thần thế giới đã được gửi đến từ khắp nơi trên thế giới. Năm ngoái, đã xuất hiện nhiều vụ kẹt mạng trên hai mạng xã hội Facebook và Twitter.Nhìn lại các phương hướng họat động trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần trong 2 thập niên qua dễ dàng thấy rõ rằng đã có những thay đổi lớn lao trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần ở các cấp độ toàn cầu, từng quốc gia và từng địa phương. Việc nghiên cứu về dịch tễ học chất lượng cao đã giúp định lượng được quy mô và tác động của các rối loạn sức khỏe tâm thần lên các cá nhân, gia đình và xã hội. Các rối loạn sức khỏe tâm thần hiện nay đã được Tổ chức sức khỏe thế giới và các tổ chức thành viên xếp hạng gần như đứng đầu trong danh sách các ưu tiên và thách thức trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đã có rất nhiều sự thăng tiến trong quyền con người, việc làm giảm bệnh tật và việc gia tăng quyền lợi của người sử dụng các dịch vụ. Ngày càng có nhiều các nhà thương điên và các bệnh viện tâm thần trong quá khứ đã được thay thế bởi các dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe tâm thần của cộng đồng. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần đang ngày càng trở nên vững mạnh hơn và liên kết tốt hơn với các hệ thống chăm sóc sức khỏe nói chung. Các liệu pháp ngày càng trở nên hiệu quả hơn và luôn luôn sẵn có để phục vụ người bệnh.

Điều này cho thấy rằng có rất nhiều sự khác biệt đáng kể trong các tiêu chuẩn của các dịch vụ hiện có giữa các quốc gia (và có khi là trong từng quốc gia). Việc hù dọa những người thiếu kiến thức, việc bỏ rơi và lạm dụng luôn song hành với việc chăm sóc, việc trị liệu mang tính hỗ trợ và sự cảm thông. Một

số quốc gia hiện nay vẫn chưa thực hiện một bước tiến cơ bản nào. Những sự tiến bộ từ các nơi khác đưa tới thì đều bị làm cho sai lệch hoặc gặp phải thách thức về kinh tế khi mà các chính quyền nhắm tới việc cắt giảm chi tiêu cho các dịch vụ công.

Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới là một phương tiện quan trọng để thúc đẩy các mục tiêu chăm sóc sức khỏe tâm thần trên thế giới và nhấn mạnh việc không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ chăm sóc. Sự kiện này minh họa cho cách thức mà Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần Thế giới sử dụng để vận động ủng hộ toàn cầu và thúc đẩy mối liên kết với các chính phủ và cộng đồng địa phương thông qua mạng lưới các tổ chức phi chính phủ và hoạt động tuyên truyền. Sự kiện này trở thành thời điểm để các nhà vận động vì sức khỏe tâm thần nhìn lại và vui mừng vì những thành tựu đạt được, ghi chú những việc còn cần phải thực hiện để lên chiến lược, kế hoạch phù hợp, và cùng nhau chia sẻ cảm xúc chung, những mối lo và hoài bão chung, như các thành viên trong một gia đình quốc tế.

GS. Max AbbottChủ tịch Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần Thế giới 1991-1993

Chủ nhiệm Khoa Sức khỏe và Khoa học Môi trường, Đại học AUT (North Shore), New Zealand

(*) Bài viết được trích và dịch từ tài liệu của Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần Thế giới năm 2012. Nguồn: Abbott, M. (2012). World Mental Health Day: 20 years on. In Depression: A Global Crisis. World Mental Health Day, October 10, 2012.

Tin thế giới

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 5

Bản tin tâm lý học Đông Tây 6

TÂM LÝ HỌC CHO CUỘC SỐNG

CON CHÁU NÓI, ÔNG BÀ VUI: MỘT SỐ LƯU Ý ĐỂ GIAO TIẾP HIỆU QUẢ VỚI NGƯỜI CAO TUỔI

Giao tiếp với các cụ ông, cụ bà cao tuổi có thể gặp phải nhiều thử thách do người cao tuổi không những phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe bệnh lý mà còn cả các vấn đề liên quan đến cảm xúc và tinh thần. Các bệnh lý thường gặp phải ở tuổi cao niên như mất trí nhớ, giảm khả năng nhận thức, bệnh mạch máu não, các sa sút tâm thần có tác động lớn đến sức khỏe cũng như tâm lý của người cao tuổi. Bên cạnh đó, một số thay đổi xã hội cũng tạo ra sức ép tinh thần lớn lên người cao tuổi. Họ có thể phải chịu căng thẳng từ cuộc sống phải dựa trên đồng lương hưu trí hoặc dựa vào con cháu và không thể tự chăm sóc bản thân một cách độc lập. Họ có thể đối mặt với việc mất đi người bạn đời, người thân hay những người bạn. Vì thế, để giao tiếp tốt và chăm lo tốt cho đời sống của người cao tuổi, trước hết chúng ta cần hiểu rõ những mong đợi về mặt cảm xúc của họ và sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ khi cần thiết. Hãy cùng tham khảo một số lời khuyên dưới đây để giúp người cao tuổi có đời sống tinh thần khỏe mạnh.

Giúp cụ ông/ cụ bà duy trì hoạt động thể chất. Các bài tập thể dục mang đến những hiệu quả cả về thể chất lẫn tinh thần. Bạn có thể đề nghị ông/ bà đi bộ, trò chuyện vài lần một tuần hoặc đề nghị họ tham gia câu lạc bộ dưỡng sinh.

Tìm cho cụ ông/ cụ bà người bạn “bốn chân”. Việc đầu tiên bạn cần hỏi là liệu rằng ông bà có cần một thú nuôi và có thể chăm sóc cho thú nuôi được không. Thú nuôi có thể là những người bạn rất tốt giúp giải tỏa nhu cầu tình cảm của hầu hết những người cao tuổi. Nếu việc chăm sóc thú nuôi không khả thi, bạn có thể sắp xếp những chuyến đi đến thăm các con vật nuôi thân thiện như cún, chuột lang, hay thỏ.

Đưa cụ ông/ cụ bà đi thăm khám thường xuyên. Điều này không chỉ giúp ông/bà an tâm hơn về sức khỏe thể chất mà còn giúp tinh thần họ trở nên ổn định hơn.

Bên cạnh đó, giao tiếp hiệu quả để người cao tuổi cảm thấy vui, khỏe cũng là một cách để chăm sóc cho đời sống của họ. Đồng thời, trò chuyện với người cao tuổi cũng là cơ hội tốt để chúng ta học được nhiều bài học từ kinh nghiệm sống dày dặn của họ, cũng như nhận được nhiều giá trị sống hữu ích. Các nhà tâm lý học đưa ra một số lời khuyên về giao tiếp đối với người cao tuổi như sau:

Hãy để cụ ông/ cụ bà được nói. Những người cao tuổi thường cảm thấy cô đơn và một số còn cảm thấy hoàn toàn tách biệt với xã hội. Vì thế, hãy gợi mở để họ nói lên những cảm xúc đang có. Chỉ một cách bộc lộ cảm xúc đơn giản qua lời nói cũng có thể giúp họ giải tỏa nỗi cô đơn.

Ngồi đối diện khi trò chuyện. Có không ít những người cao tuổi bị suy giảm thị lực cũng như thính giác, vì thế khi trò chuyện, họ thường nhìn vào khẩu hình miệng hoặc biểu hiện sắc thái trên gương mặt của bạn để có thể hiểu được điều bạn nói. Đồng thời, việc làm này giúp người cao tuổi cảm thấy được bạn tôn trọng và lắng nghe. Đừng quên nhìn vào mắt họ; điều đó cho họ thấy bạn đang tham gia và hào hứng với cuộc trò chuyện.

Chú ý tốc độ nói và nội dung cuộc nói chuyện. Bạn nên bắt đầu cuộc trò chuyện bằng những chủ đề thường nhật để tạo tâm lý nhẹ nhàng cho ông/bà. Hãy trò chuyện về những vấn đề của gia đình, đó có thể là về những thành viên trong gia đình hay những sở thích đặc biệt của từng người. Tránh chuyển đổi quá nhanh từ chủ đề này sang chủ đề khác. Đừng hối thúc; hãy cho ông/bà nhiều thời gian để họ có thể phản hồi.

Lắng nghe chân thành. Một thái độ tôn trọng và khoan dung đối với sự khác biệt về nhận thức và niềm tin có thể giúp bạn có cuộc trò chuyện hiệu quả hơn với người cao tuổi. Việc bạn duy trì một thái độ bình tĩnh, cảm thông và chú tâm khi trò chuyện cùng với các cụ ông, cụ bà cao tuổi có thể là nguồn động viên tinh thần rất lớn đối với họ.

Nguồn: http://www.livestrong.com/, http://www.asha.org/

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 7

Tâm lý học cho cuộc sống

TRẦM CẢM?Chúng ta thường hình dung tuổi già là thời gian để nghỉ ngơi, chiêm nghiệm về cuộc sống, và là cơ hội để thực hiện những sở thích đã bị bỏ qua khi ta còn trẻ do những tất bật của việc xây dựng gia đình và gầy dựng sự nghiệp. Chẳng may thay, thực tế cho thấy tuổi già không phải lúc nào cũng viên mãn như thế. Người cao tuổi có thể chịu nhiều tác động nặng nề về sức khỏe và tinh thần do nhiều nguyên nhân như: các rối loạn bệnh lý mãn tính, suy nhược cơ thể, mất hoặc suy giảm thị lực, thính giác, bên cạnh đó là nỗi mất mát người thân và bạn bè, áp lực từ nguồn tài chính hạn hẹp, hoặc việc mất khả năng tham gia vào những hoạt động giúp ích cho cộng đồng. Các vấn đề trên làm gia tăng những cảm xúc tiêu cực ở người cao tuổi như phiền muộn, lo âu, cô đơn và tổn thương lòng tự trọng, từ đó dẫn đến một số hành vi tự cách ly hay thờ ơ với người thân, với xã hội.

Trầm cảm ở người cao tuổiMột kết quả nghiêm trọng hơn của các thay đổi tâm sinh lý ở tuổi cao niên là việc mắc phải chứng trầm cảm. Trầm cảm kinh niên gây ra những tác động tiêu cực cả về thể chất lẫn tinh thần, và có thể phức tạp hóa tình trạng bệnh lý hiện tại của người cao tuổi cũng như gây ra những quan ngại mới. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nồng độ folate trong máu và hệ thống thần kinh thấp có thể góp phần vào sự hình thành bệnh trầm cảm, suy giảm tinh thần và trí nhớ. Các nhà nghiên cứu cũng tỏ ra nghi ngờ về mối liên hệ giữa bệnh trầm cảm ở tuổi cao niên và bệnh Alzheimer, một hội chứng mất trí nhớ phổ biến.

Trầm cảm cũng là nguyên nhân gây tỷ lệ tử vong cao ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong của những người cao tuổi (cả nam lẫn nữ) bị trầm cảm và có cảm giác cô đơn cao hơn hẳn so với những người cao tuổi có cảm giác hài lòng với cuộc sống. Đối với bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh trầm cảm bên cạnh các bệnh lý nguy hiểm khác như bệnh tim mạch, các chương trình điều trị dành cho họ có thể mất thời gian hơn và có khả

Ảnh nguồn: internet

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 8

Tâm lý học cho cuộc sống

Các nhà nghiên cứu đồng ý rằng việc phát hiện, chẩn đoán và chữa trị sớm có thể góp phần ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng của trầm cảm. Nếu trong gia đình bạn có cụ ông, cụ bà mắc phải chứng trầm cảm, bạn và gia đình cần khuyến khích các cụ tham gia tích cực những hoạt động phù hợp với tuổi tác cũng như sở thích của các cụ để tránh sự cách ly, ì ạch có thể làm chứng trầm cảm trở nên tồi tệ hơn.

- Ngủ đủ giấc. Động viên các cụ ngủ đủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Giấc ngủ không đầy đủ có thể làm cho cơ thể mệt mỏi và tình trạng trầm uất nặng nề hơn.

- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Tránh ăn thức ăn có quá nhiều đường và thức ăn vặt. Chọn thực phẩm lành mạnh, cung cấp đầy đủ dưỡng chất, năng lượng và bổ sung vitamin.

- Tập thể dục. Hoạt động thể chất (đi cầu thang bộ, làm việc nhà nhẹ nhàng, tận hưởng một cuốc bộ ngăn ngắn) có tác dụng thúc đẩy tâm trạng rất hiệu quả. Thực tế, nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục có hiệu quả tương tự như thuốc chống trầm cảm trong việc làm giảm chứng trầm cảm. Và quan trọng hơn là tập thể dục thì không mang lại những tác dụng phụ.

- Theo đuổi sở thích. Khuyến khích các cụ theo đuổi các sở thích hay thú vui tiêu khiển mang đến cho các cụ sự phấn khởi, niềm vui.

- Kết nối với người khác. Các thành viên trong gia đình cần thường xuyên quan tâm, động viên, trò chuyện và lắng nghe các cụ, cũng như mời người thân đến thăm nhà, giúp các cụ liên lạc với bạn bè qua điện thoại hoặc email. Đồng thời, tham gia các hoạt động tình nguyện, giúp đỡ cộng đồng là một cách hiệu quả giúp các cụ cảm thấy gắn kết hơn với cộng đồng và thấy yêu đời hơn.

- Chăm sóc thú nuôi. Một con vật nuôi có thể bầu bạn với các cụ. Dạo bộ cùng chú cún là bài thể dục hiệu quả vô cùng và đó cũng là cách rất hay để gặp gỡ mọi người.

- Hãy cười thật nhiều. Tiếng cười mang đến sự thoải mái, vực dậy tinh thần rất lớn. Các cụ có thể trò chuyện cùng con cháu, bạn bè những câu chuyện hài hước hoặc là đọc truyện cười, xem phim hài.

Nguồn: http://www.apa.org/, http://www.helpguide.org/

Để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, chúng ta cần lưu ý một số dấu hiệu của trầm cảm như sau:

- Xuất hiện những cơn đau nhức không rõ nguyên nhân và ngày càng trầm trọng hơn.

- Thể hiện sự tuyệt vọng hoặc bất lực qua lời nói hay hành động.

- Tình trạng buồn, rầu rĩ kéo dài.

- Trí nhớ sa sút.

- Thiếu năng lượng, thiếu sức sống.

- Giảm hứng thú và thoái lui khỏi các hoạt động bên ngoài

- Hành vi, cử chỉ chậm chạp bất thường so với tuổi.

- Dễ cáu giận.

- Không muốn giao tiếp.

- Xao nhãng việc chăm sóc bản thân như bỏ bữa, quên uống thuốc, lười làm vệ sinh cá nhân.

Ảnh nguồn: internet

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 9

Tâm lý học cho cuộc sống

CHUYỆN NGƯỜI LÀM CON: LÀM SAO KHI BỐ MẸ GẮT GỎNG?Khi bước vào tuổi hoàng hôn, các cụ ông, cụ bà thường thay đổi tính tình, thường hay đòi hỏi và trở nên cáu gắt hơn. Đó là dấu hiệu của sự suy giảm nhận thức ở người cao tuổi, dẫn đến những thay đổi về mặt hành vi, chẳng hạn như nghi ngờ, đổ lỗi và khó chịu bực dọc. Nếu trước đây bố mẹ bạn chẳng bao giờ dùng những từ ngữ khó nghe, thì bây giờ lại khác: bố bỗng dưng trở nên hiếu chiến, mẹ thì thường tỏ ra khó chịu với cách cư xử và lối sinh hoạt của bạn. Bạn tự hỏi là chuyện gì đang diễn ra khi bố mẹ bạn khi về già? Thậm chí, bố mẹ bạn có thể quên thanh toán hóa đơn, hoặc quên là bạn mới ghé thăm hôm qua. Ở vai trò người con, bạn không thể để mặc bố mẹ, và tại một số thời điểm, bạn cần bắt đầu can thiệp. Điều này vốn dĩ không dễ dàng với nhiều người vì chúng ta vốn đã quen với việc để bố mẹ tự quyết định. Một số người gọi quá trình này là “chuyển đổi vai trò” hay “bạn là cha mẹ của cha mẹ bạn”. Tuy nhiên, dù khó thực hiện hay không thoải mái, bạn cũng cần can thiệp để chắc chắn rằng bố mẹ của bạn an toàn và được chăm sóc đầy đủ như khi bạn đã từng được bố mẹ bảo bọc và che chở. Nếu không có sự chuẩn bị tốt về tâm lý để sẵn sàng đón nhận cũng như có cách ứng xử, chăm sóc phù hợp khi bố mẹ về già, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn để có thể tiếp cận, trò chuyện và thấu cảm các cụ.Vậy chúng ta nên làm sao để thành công trong việc chăm sóc bố mẹ ở tuổi xế chiều?Hiểu rõ giới hạn của bản thân. Chăm sóc bố mẹ lớn tuổi là công việc cần nhiều thời gian, công sức, và thậm chí có thể làm chúng ta sa sút tinh thần khi phải chứng kiến những người yêu thương ngày càng yếu đi vì bệnh tật. Nếu việc chăm sóc gây những ảnh hưởng xấu đến gia đình của chính ta, đến sức khỏe và tinh thần của chúng ta, đó là lúc chúng ta nên tìm kiếm những sự hỗ trợ từ những người thân khác hoặc từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Đừng mong đợi nhận được sự khích lệ hay đánh giá cao từ bố mẹ, đặc biệt là các cụ ông cụ bà mắc chứng mất trí. Não bộ của người cao tuổi không hoạt động tốt như trước nữa, đặc biệt là khi mắc chứng mất trí nhớ. Sự suy giảm nhận thức đồng nghĩa với việc bố mẹ không thể đánh giá hay khen ngợi những nỗ lực của chúng ta. Sự suy giảm này cũng liên quan các thay đổi hành vi như nghi ngờ, đổ lỗi và khó chịu bực dọc. Vì thế, chúng ta chỉ cần làm tốt bổn phận làm con bởi vì đơn giản, việc đó là đúng đắn. Đừng mong đợi sự thừa nhận của bố mẹ và đừng nhìn vào thái độ của họ để đánh giá việc thực hiện bổn phận làm con của chúng ta. Yêu quý bản thân vì những nỗ lực đã bỏ ra. Đôi khi những nỗ lực của chúng ta không thành công. Chúng ta có thể cảm thấy nghi ngờ về những điều đã làm, hoặc cảm thấy có lỗi vì đã nổi giận khi bố mẹ tỏ ra quá khó khăn và việc chăm sóc quá vất vả. Nhưng chúng ta vẫn luôn cố gắng để đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt nhất cho bố mẹ và chúng ta làm điều ấy bằng cả trái tim chân thành. Chúng ta cần khích lệ bản thân vì chúng ta đã dũng cảm và mạnh mẽ đối diện với khó khăn. Chúng ta cần trân trọng và đánh giá cao những nỗ lực của chính mình.

Nghỉ ngơi. Chúng ta quá tất bật trong việc chăm sóc, điều phối công việc, quản lý gia đình riêng và các vấn đề cá nhân đến nỗi chúng ta quên mất thời gian đã bỏ ra. Chúng ta quên dừng lại. Điều này thực sự rất quan trọng! Chăm sóc cơ thể và làm dịu tâm hồn là điều mang đến cho chúng ta sức mạnh để tiếp tục và hoàn thành tốt vai trò của mình.

Nguồn: http://agingparents.com/

Ảnh nguồn: internet

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 10

Tâm lý học cho cuộc sống

BỘ NÃO Ở TUỔI TRUNG NIÊNTừ lâu chúng ta đã tin rằng não bộ hoạt động linh hoạt nhất là khi chúng ta còn trẻ, nhưng nghiên cứu hiện nay lại cho thấy những sự thật khác. Não bộ ở tuổi trung niên bảo giữ được rất nhiều kỹ năng và sự khóe léo của tuổi trẻ, thậm chí nó phát triển thêm một số thế mạnh khác.

Hãy hỏi những người đã bước vào tuổi trung niên rằng họ nghĩ thế nào về năng lực trí tuệ của bản thân và bạn sẽ được nghe hàng hoạt những phàn nàn—rằng bộ não không còn tinh nhạy như trước, họ dễ bị xao nhãng và mất tập trung, và họ không còn có thể ghi nhớ tên của bất kỳ ai. Trong khi một số những lời phàn nàn trên phản ánh thực tế sự suy giảm chức năng của não bộ ở tuổi trung niên, chúng ta có thể cũng đã phóng đại quá mức những khiếm khuyết của não bộ ở giai đoạn này.Trái với những quan niệm cho rằng não bộ tuổi trung niên ì ạch và chậm chạp, bộ não ở thời kỳ này không chỉ duy trì được nhiều phẩm chất của thời tuổi trẻ mà còn thực hiện được một số khả năng mới. Bộ não trưởng thành có khả năng tự tái cấu trúc để bước vào tuổi trung niên, tích hợp hàng chục năm kinh nghiệm và lối hành xử. Một ví dụ trong nghiên cứu chỉ ra rằng não bộ của người ở tuổi trung niên bình tĩnh hơn, ít bị các rối loạn thần kinh và có thể phân loại các tình huống xã hội tốt hơn. Thậm chí một số những người ở tuổi trung niên còn có thể cải thiện khả năng tư duy. Tiến sĩ, nhà thần kinh học Patricia Reuter-Lorenz thuộc Đại học Michigan, Ann Arbor phát biểu rằng: "Não bộ có tiềm năng về sự mềm dẻo để thích ứng, tái tổ chức và bảo tồn năng lực hết sức lâu dài và bền bĩ."Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã có một nguồn dữ liệu vô cùng dồi dào về sự lão hóa của não bộ từ Nghiên Cứu Bổ Dọc ở Seattle (Mỹ). Nghiên cứu này theo dõi khả năng nhận thức của hàng ngàn người trưởng thành trong hơn 50 năm qua. So với khi ở tuổi thanh niên, những người này thực hiện bốn trong tổng số sáu bài kiểm tra nhận thức tốt hơn khi họ ở

Ảnh nguồn: internet

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 11

Tâm lý học cho cuộc sống

tuổi trung niên, theo những phân tích kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Sherry Willis thuộc Đại học Washington, Seattle, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu. Trong khi khả năng về trí nhớ và tốc độ tri giác có xu hướng giảm dần qua suốt thời kỳ thanh niên (20 đến 40 tuổi), khả năng ngôn ngữ, lập luận không gian, tính toán cơ bản, và lý luận trừu tượng đều cải thiện ở tuổi trung niên (40 đến 60 tuổi). Willis cũng cho biết thêm rằng người ở tuổi trung niên có thể cảm thấy họ nhận thức chậm chỉ vì khả năng tri giác và vận động của họ chậm lại, trong khi thực tế lại cho thấy não bộ của họ thực hiện hầu hết các nhiệm vụ một cách tốt vượt trội.

Những chiến thuật thay đổiCác nhà nghiên cứu từng tin rằng hoạt động não bộ chậm dần cùng với sự lão hóa và vì thế, những bộ não già thì sẽ có ít hoạt động hơn những bộ não trẻ. Tuy nhiên, các thí nghiệm sử dụng hình ảnh thần kinh chức năng (functional neu-roimaging) đã lật ngược những giả định trên. Đơn cử, Tiến sỹ tâm lý học Cheryl Grady cùng với các cộng sự của mình tại Đại học Toronto (Canada) phát hiện ra rằng những người lớn tuổi hơn vận dụng não bộ nhiều hơn so với những người trẻ tuổi để hoàn thành một số nhiệm vụ nhất định. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Thần kinh (Journal of Neuroscience) vào năm 1994, Grady báo cáo rằng việc thực hiện nhiệm vụ tích hợp khuôn mặt (face-matching task) chủ yếu kích hoạt các vùng thị giác ở thùy chẩm đối với những người trẻ tuổi, trong khi người cao tuổi không chỉ sử dụng các vùng này mà còn sử dụng cả vùng thùy trước trán (biết rằng cả 2 nhóm đối tượng đều hoàn thành rất tốt nhiệm vụ). Ngoài nhóm nghiên cứu của Grady, các nhóm khác cũng phát hiện được việc những người lớn tuổi hơn có xu hướng sử dụng cả hai bán cầu não để thực hiện các nhiệm vụ mà ở người trẻ tuổi chỉ vận dụng một bán cầu não. Tiến sĩ Reuter-Lo-renz cho biết, những người trẻ tuổi vận dụng cả hai bán cầu não tương tự người lớn tuổi chỉ khi họ thực hiện những nhiệm vụ khó khăn, và ngược lại, những người lớn tuổi sử dụng cả hai bán cầu não để thực hiện những nhiệm vụ có mức độ khó thấp hơn. Đối với Reuter-Lorenz, những thay đổi đi kèm với tuổi tác nêu trên là đáng khích lệ vì chúng cho thấy bộ não ở tuổi trung niên có thể biến đổi và thích nghi để đạt hiệu quả công việc cần giải quyết. “Thay đổi diễn ra ở một số cơ chế hoạt động não bộ nhằm bù đắp cho những thiếu sót, suy giảm diễn ra ở một số hoạt động não bộ khác,” Reuter-Lorenz phát biểu.

Cuộc sống vẫn màu hồng Xúc cảm và tương tác xã hội—thậm chí cả tính cách—có thể đồng loạt thay đổi khi con người bước vào tuổi trung niên. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người trở nên bình tĩnh hơn và khó bị tác động thần kinh hơn khi đã có tuổi. “Có một sự tĩnh lặng trong những cơn bão xúc cảm,” Reuter - Lorenz phát biểu. Nghiên cứu được thực hiện bởi nhà tâm lý học nhận thức Mara Mather thuộc Đại học Nam California, Los Angles (Mỹ) cho thấy: So với những người trẻ tuổi, những người lớn tuổi hơn có xu hướng tập trung nhiều vào những thông tin tích cực hơn là những thông tin tiêu cực. Các phát hiện này cũng tương thích với những báo cáo tự thuật của những người ở tuổi trung niên và cao niên. Người cao tuổi đánh giá những cảm xúc ổn định và tích cực cao hơn người trẻ tuổi, và họ cũng tự nhận thấy bản thân có thể điều khiển và tiết chế cảm xúc tốt hơn là khi họ còn trẻ. Một số nhà nghiên cứu đang cố gắng thực hiện những phân tích khoa học về sự phán xét và sự khôn ngoan, điều được cho là kém khả thi hơn so với việc đo lường tốc độ tâm thần vận động hoặc khả năng lưu trữ trí nhớ. Nghiên cứu trong nhiều năm qua dẫn ra rằng người tuổi trung niên thành thạo hơn rất nhiều trong các tương tác xã hội—như việc phán xét động cơ thực sự của người khác—so với người trẻ tuổi hoặc người cao tuổi. Công trình nghiên cứu của Tiến sĩ David Laibson thuộc … tìm thấy ở người trung niên những kiến thức kinh tế và khả năng ra những quyết định tài chính vượt trội hơn người trẻ tuổi và người cao tuổi. Thật vậy, khả năng đánh giá tài chính của một người trung bình thường đạt mức tối ưu ở tuổi 53. Nhìn chung, với việc gia tăng nghiên cứu về độ tuổi trung niên, các nhà khoa học kỳ vọng sẽ có nhiều cơ hội giúp con người bảo vệ được sức khỏe nhận thức khi bước vào tuổi cao niên. Cho đến nay, nghiên cứu cho thấy để có thể duy trì khả năng nhận thức tốt qua thời gian đòi hỏi một số thói quen tốt cũng như sở hữu những may mắn về di truyền. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu đã xác định được một số biến đổi gen là nguy cơ dẫn đến các bệnh về trí nhớ. Tuy nhiên, những người có sự cải thiện nhận thức ở tuổi trung niên cũng thường là những người năng động hơn về thể chất, về tư duy, cũng như về xã hội so với người khác. “Thay vì là thời gian khủng hoảng, tuổi trung niên cần được xem là thời gian đầu tư cho bản thân theo một phương thức mới,” Reuter-Lorenz phát biểu. “Khoảng thời gian này trong cuộc đời mang lại nhiều cơ hội để đầu tư phát triển khả năng nhận thức cũng như thể lực của bản thân nhằm tạo ra một bước đệm vững chắc giúp bạn chống lại những tác động của tuổi già.”Nguồn: Phillips, M.L. (2011). The mind at midlife. In American Psychological Association. Retrieved from http://www.apa.org/moni-tor/2011/04/mind-midlife.aspx (*) Bài viết đã được lược dịch Sưu tầm và tổng hợp: Kim Oanh

AI? CHUYỆN GÌ?

Ở ĐÂU?

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 12

HỘI THẢO KHOA HỌC TÂM LÝ ỨNG DỤNG LẦN THỨ 1

Môi trường trường học an toàn và tích cực cho sự phát triển toàn diện học sinh

Dambri – TP. Bảo Lộc, Ngày 21-23/ 02/ 2014

Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục 3 tỉnh thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng thông báo tổ chức hội thảo khoa học tâm lý học ứng dụng lần 1 năm 2014 vào ngày 21 – 23/02/2014 tại Khu Du lịch nghỉ dưỡng Dambri – TP. Bảo Lộc – Lâm Đồng, như sau:

Mục đích của hội thảo:- Trao đổi và thảo luận về các vấn đề lý luận và thực tiễn (dựa trên các chứng cứ nghiên cứu khoa học) trong việc xây dựng một môi trường trường học an toàn và tích cực cho sự phát triển toàn diện của học sinh, sinh viên;

- Tăng cường mối quan hệ giao lưu và hợp tác giữa những nhà chuyên môn học thuật, những nhà thực hành tâm lý – giáo dục, và các lực lượng trực tiếp giáo dục học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục;

- Góp phần nâng cao nhận thức và tạo sự tác động rộng lớn trong xã hội (các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, giới truyền thông, phụ huynh, và các đối tượng khác có liên quan) trong việc cần thiết tạo dựng một môi trường trường học an toàn và tích cực cho sự phát triển toàn diện cho học sinh, sinh viên;

- Ngoài ra, hội thảo này cũng là một cơ hội để người tham dự được nghỉ ngơi – dưỡng sức sau dịp Tết Nguyên đán và chuẩn bị cho một năm làm việc hiệu quả.

Hình thức tổ chức: Hội thảo khoa học kết hợp du lịch nghỉ dưỡng.

Nội dung chủ yếu của hội thảo:

- Tổng quan/ lý luận về môi trường học đường an toàn và tích cực (khái niệm, đặc điểm, vai trò, tác động của môi trường học đường an toàn và tích cực, kinh ng-hiệm của các nước trên thế giới và Việt Nam); - Thực trạng, Cách thức, và Nội dung xây dựng một môi trường học đường an toàn và tích cực cho sự phát triển toàn diện học sinh, sinh viên; - Môi trường trường học an toàn và tích cực cho sự phát triển toàn diện học sinh: Những phát hiện từ nghiên cứu và thực tiễn; - Vai trò của thành phần trong nhà trường (hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên, và nhà tâm lý học đường, phụ huynh, và học sinh, sinh viên) trong việc xây dựng môi trường học đường an toàn và tích cực cho sự phát triển toàn diện học sinh. - Các điều kiện cần và đủ để xây dựng môi trường trường trường học an toàn và tích cực trong bối cảnh Việt Nam hiện nay

Đối tượng tham gia viết bài và tham dự hội thảo:Là các nhà nghiên cứu, giảng dạy, ứng dụng tâm lý học, giáo dục hoặc các nhà khoa học trong các lĩnh vực khác có quan tâm trong và ngoài nước.

Đăng ký tham dự và phí tham dự hội thảo: - Cá nhân và tổ chức tham dự hội thảo xin vui lòng hoàn thành Phiếu đăng ký và gửi về Ban tổ chức trước ngày 30/01/2014

- Địa chỉ nhận Phiếu đăng ký: Ngô Minh Uy, Tổng thư ký Hội KH TL-GD TP. HCM. Email: uyngo@welink.vn. Địa chỉ: 64 Hồ Hảo Hớn, Q.1, TP. Hồ Chí Minh.

Phí tham dự hội thảo xem chi tiết tại website: hoithaotamlyhoc.info

Mọi chi tiết về hội thảo xin vui lòng liên hệ trực tiếp anh Ngô Minh Uy, Tổng thư ký Hội khoa học Tâm lý – giáo dục TP. HCM. Email: uyngo@welink.vnĐiện thoại: 0932115494 Thông tin chi tiết tại : www.hoithaotamlyhoc.info

Ai? Chuyện gì? Ở đâu?

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 13

Giải thưởng Quỹ Tài năng trẻ Tâm lý học - Giáo dục học Việt Nam 2013

Quỹ Tài năng trẻ Tâm lý học – Giáo dục học Việt Nam là một tổ chức được thành lập bởi Hội Khoa học Tâm lý-Giáo dục Việt Nam nhằm hướng đến phát triển nghề nghiệp cho những người nghiên cứu, ứng dụng Tâm lý học – Giáo dục học trẻ. Hằng năm, Quỹ xét tặng giải thưởng thường niên nhằm khuyến khích và ghi nhận các cá nhân có đóng góp nhất định trong sự phát triển chung của ngành Tâm lý học – Giáo dục học Việt Nam.

Đối tượng của giải thưởng1) Là công dân Việt Nam hoặc có cha, mẹ là người gốc Việt Nam, hiện đang hoạt động trong ngành Tâm lý học – Giáo dục học tại Việt Nam2) Tốt nghiệp ngành Tâm lý học – Giáo dục học, hiện đang làm việc (nghiên cứu, giảng dạy, ứng dụng) trong lĩnh vực Tâm lý học – Giáo dục học tại Việt Nam

Quy trình và thời gian xét tuyển1) 1/2/2014 – Hạn chót để cá nhân có thể tự ứng cử hoặc các cá nhân, tổ chức có thể đề cử cá nhân khác. Hồ sơ tự ứng cử/ đề cử bao gồm

a. Đơn đăng kýb. Đơn đề cử xét khen thưởngc. Lý lịch khoa họcd. Thư giới thiệu của 2 chuyên gia trong ngành Tâm lý học – Giáo dục học

Tải đơn tại địa chỉ www.tamlygiaoduc.org.vn

2) 1/3/2014-15/3/2014 – BTC thông báo đến các cá nhân được thông qua vòng 13) 15/4/2014 – BTC công bố những cá nhân đạt giải thưởng của Quỹ4) 6/2014 – Trao giải thưởng

Hồ sơ xin gửi về địa chỉGiang Thị Ngọc Hân – Thường trực Giải thưởng QuỹĐịa chỉ: Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam, 160 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, Việt NamSố điện thoại: 0932217425Email: quytainangtre@gmail.com

Ảnh nguồn: internet

Ai? Chuyện gì? Ở đâu?

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 14

Ai? Chuyện gì? Ở đâu?

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 15

Crowdfunding - Kêu gọi vốn cộng đồng cho dự án:“Go green for healthcare – Khẩu trang thảo dược ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị cúm”

Dự án mà Thiên Tâm ấp ủ gần hơn 1 năm nhận được nhiều phản hồi tốt từ người dùng cho những dòng sản phẩm đã có mặt trên thị trường như dòng khẩu trang thảo dược thông thường, chống say xe và khử mùi hơi thở. Với sản phẩm chăm sóc sức khỏe mới này chúng tôi tin rằng góp một phần nhỏ sự sáng tạo và nhiệt tâm của mình nhằm cải thiện và nâng cao sức khỏe của người dân khi mà môi trường sống ngày càng xấu đi.

Khẩu trang ngăn cúm? Tại sao không?Qua việc nghiên cứu nhiều tài liệu y học cổ truyền, chúng tôi đã xác định một số thành phần thảo dược cơ bản cho loại khẩu trang thảo dược ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị cảm cúm. Sản phẩm này sử dụng các loại lá thảo dược có tính kháng sinh, kháng khuẩn diện rộng, có hương tinh dầu làm thông thoáng cho hệ hô hấp, mùi hương nhẹ nhàng làm thư giãn tinh thần và khử mùi.

Để có thể ngăn ngừa sự lây nhiễm virus cúm từ bên ngoài môi trường vào cơ thể qua đường hô hấp, khẩu trang được thiết kế tiện dụng có thể giặt, vừa ngăn bụi, khử mùi, vừa ngăn tác động xấu từ môi trường ô nhiễm, nhất là các loại virus. Đặc biệt, còn có tác dụng từ lớp lá thảo dược tốt cho hô hấp và hệ thần kinh trong lúc mỏi mệt. Đây là sự khác biệt lớn của khẩu trang Thảo Dược Thiên Tâm so với các loại khẩu trang khác trên thị trường.

3 lý do bạn cần đóng góp cho dự án!1. Phòng ngừa cho chính bạn và người xung quanh.

2. Góp phần tác động tích cực thay đổi nhận thức của người Việt Nam về công dụng phòng và chữa bệnh từ thảo dược thiên nhiên. Như lời Tuệ Tĩnh: “Nam dược trị nam nhân”.

3. Ngòai ra, khi hỗ trợ dự án của chúng tôi, bạn còn giúp cho người khuyết tật có cơ hội sống hữu ích, có ý nghĩa, đóng góp cho cộng đồng thay vì là gánh nặng của xã hội.

Chúng tôi cần bạn chung sức!Khoản tiền cộng đồng đóng góp sẽ được sử dụng một cách hữu ích cho những hoạt động sau: nghiên cứu sản phẩm, thực hiện khẩu trang mẫu, chi phí thực hiện ,phân phân tích các hoạt chất, thành phần thảo dược…

Như các bạn đã thấy, chúng tôi có rất nhiều việc phải làm để thực hiện dự án. Nếu bạn thấy dự án của chúng tôi hữu ích và cần thiết cho cộng đồng, ngoài vật chất, bạn đều có thể đóng góp cho dự án bằng nhiều cách như tham gia thử nghiệm lâm sàng, tình nguyện tham gia điều phối dự án, nhấn nút “like” vào trang facebook của dự án, chia sẻ dự án trên các mạng xã hội và phương tiện truyền thông,… Bất cứ đóng góp nào của bạn, dù nhỏ nhoi nhất, đều đóng góp vào thành công của dự án.

Hãy truy cập ig9.vn để có thể hỗ trợ chúng tôi thông qua hình thức ” Gọi vốn từ cộng đồng”.

Liên hệ: 236/12/4 Điện Biên Phủ, P.17, Q.Bình Thạnh, TP.HCM Email: thientam.net@gmail.com | Điện thoại: 08.3899.0529

http://gogreenhealthcare.thientam.netFacebook: facebook.com/gogreenhealthcare.thientam.net

Bản tin Tâm lý học Đông Tây

Tôi là ai? Ai là tôi?

16

TÔI LÀ AI?AI LÀ TÔI?

BẠN CÓ ĐANG TRẢI QUA KHỦNG HOẢNG TUỔI TRUNG NIÊN?

Một phát hiện mới đây cho thấy khủng hoảng tuổi trung niên bắt đầu xảy ra ở những độ tuổi trẻ hơn – 43 tuổi đối với nam và 44 tuổi đối với nữ.

Các triệu chứng cho thấy bạn bắt đầu trải qua cơn khủng hoảng này bao gồm việc lục lọi lại các ảnh cũ trong Facebook, có cử chỉ tán tỉnh đối với người trẻ hơn gần 20 tuổi, lo lắng mất việc vào tay những người trẻ tuổi hơn, hoặc bắt đầu tham gia trò chơi cảm giác cực mạnh.

Những người khác cố gắng níu giữ tuổi trẻ bằng cách tạo tài khoản trên Twitter và các mạng xã hội khác để chứng minh cho bạn bè (hay sếp) thấy rằng họ không bị lạc hậu trong thời đại kỹ thuật số.

Trong khi khủng hoảng tuổi trung niên ở nam giới có thể kéo dài từ 3 đến 10 năm, đa số phụ nữ thường vượt qua cơn khủng hoảng sau 2 đến 5 năm, theo kết quả thăm dò 1000 người tại trung tâm nuôi cấy tóc Crown Clinic. Họ cho biết độ tuổi trung bình mà người đàn ông bị hói đầu muốn đi làm tóc để lấy lại sự trẻ trung là 45 tuổi, trẻ hơn so với trước đây.

Thuật ngữ khủng hoảng tuổi trung niên được đặt ra lần đầu tiên năm 1965 để mô tả thời điểm đáng buồn khi con người nhận ra cuộc đời là giới hạn và có lẽ thời gian còn lại để sống không còn dài bằng khoảng thời gian đã qua đi. Cuộc khủng hoảng này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong khoảng 40 đến 60 tuổi, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng nó đang bắt đầu sớm hơn.

Và chỉ vì bạn chưa đặt mua một chiếc Ferrari hay Harley Davidson không có nghĩa là điều đó không xảy ra đối với bạn. Trong thực tế, điều ước được nhiều người trong cuộc khảo sát nghĩ đến nhất là có một cuộc sống đơn giản hơn. Việc bạn vừa trồng một loại rau mới ở mảnh vườn sau nhà cũng có thể là biểu hiện của những thay đổi tâm lý bạn đang trải qua.

Vậy, bạn có thật sự đang trải qua khủng hoảng tuổi trung niên? Đánh dấu vào những biểu hiện dưới đây để xem bao nhiêu trong số các triệu chứng của khủng hoảng là đúng trong trường hợp của bạn.

Ảnh nguồn: internet

Tôi là ai? Ai là tôi?

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 17

1. Mong muốn một cuộc sống đơn giản

2. Bạn không thể ngừng việc so sánh thành tựu của mình với thành công của bạn bè3. Tìm người yêu cũ trên Facebook4. Nhận ra rằng bản thân sẽ không bao giờ trả hết những khoản vay5. Tham gia vào mạng Twitter để sếp bạn nghĩ rằng bạn không phải là người lạc hậu 6. Hồi tưởng nhiều về tuổi thơ7. Cảm thấy khó chịu vì bạn bè của mình thành công8. Mua một chiếc xe đạp rất đắt tiền9. Đột nhiên muốn học chơi một loại nhạc cụ10. Cảm thấy lo lắng về độ mỏng của mái tóc11. Hình thành một sở thích mới12. Đột nhiên mong muốn làm cho thế giới tốt đẹp hơn13. Nhìn những bức chân dung cũ của bản thân một cách luyến tiếc14. Cảm thấy lo sợ điều tồi tệ nhất khi nhận cuộc gọi bất ngờ của cha mẹ15. Tham gia chương trình họp mặt của các ban nhạc yêu thích từ thập niên 70, 8016. Lo lắng mất việc vào tay những người trẻ tuổi hơn17. Đến thăm lại nơi gắn liền với thời thơ ấu18. Không thể hình dung được cuộc sống của bản thân sau khi về hưu19. Đọc những sơ lược tiểu sử người đã mất và luôn tìm hiểu họ qua đời như thế nào20. Bị ám ảnh bởi việc so sánh ngoại hình của bản thân với những người cùng tuổi21. Nhuộm lại tóc khi nó vừa chớm bạc22. Dừng việc tiết lộ tuổi tác của bản thân 23. Hay mơ tưởng muốn nghỉ việc nhưng biết rằng mình không bao giờ làm được việc đó24. Bắt đầu uống viên bổ sung vitamin25. Cảm thấy lo lắng rằng khi về hưu, mình sẽ còn tệ hơn cha mẹ bây giờ26. Muốn thay đổi bạn bè nhưng không lại không gặp người nào mới27. Tập chơi một môn thể thao có tính mạo hiểm cao28. Tán tỉnh một người trẻ hơn bạn 20 tuổi29. Tìm kiếm những triệu chứng bệnh lý của bạn trên mạng internet30. Suy nghĩ về việc đi nhà thờ hay đi chùa, nhưng không bao giờ thực hiện31. Bạn rất dễ bị xao lãng, phân tâm32. Suy nghĩ về việc đi cấy tóc hay làm phẫu thuật chỉnh hình33. Rút tiền trong ngân hàng để gửi cho một tổ chức từ thiện34. Không ngủ được vì lo lắng trong công việc35. Tình trạng mệt mỏi sau khi say rượu trở nên tồi tệ hơn và kéo dài hơn một ngày

SAU ĐÂY LÀ KẾT QUẢ:0-5: Bạn rõ ràng còn quá trẻ để có thể hiểu khủng hoảng là thế nào.6-15: Hình như bạn cảm thấy quá thoải mái đối với các vấn đề lão hóa. Bạn biết là mình rồi sẽ phải đối mặt với cái chết đúng không? 16-25: Bạn đang trải qua cuộc khủng hoảng nhưng cũng đang thích nghi tốt. Bạn lo lắng nhưng không phải rối trí.26-35 Bạn cần bình tĩnh lại. Với cái đà lo lắng quá nhiều thế này, chắc bạn sẽ chẳng nhớ lý do mình đi lên lầu nữa.

Nguồn: http://www.mirror.co.uk/news/uk-news/you-having-midlife-crisis-check-2020597

Sưu tầm và biên dịch: Thanh Nhân

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 18

TRÊN KỆ SÁCH

TUỔI GIÀ TÍCH CỰC: MỘT SỐ HƯỚNG DẪN CHO CHUYÊN GIA SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ CÁC ĐỘC GIẢ KHÁC

Tên gốc: Positive Aging: A Guide for Mental Health Professionals and Consumers Tác giả: Robert D. HillNgày nay, với việc dân số người cao tuổi và tuổi thọ trung bình ở cả nam lẫn nữ đều ngày càng tăng, chúng ta không những lên kế hoạch để sống lâu hơn mà còn kỳ vọng sẽ được hưởng mức tiêu chuẩn cao hơn về thể chất cũng như sức khỏe tinh thần so với những thế hệ trước.

Khi các quan niệm truyền thống về người già như nghỉ hưu, sự suy yếu vì tuổi tác, tàn tật và cái chết vẫn còn tồn tại phổ biến thì Tuổi già tích cực là một bước đột phá mới của nhận thức về người cao tuổi. Cuốn sách cung cấp kiến thức căn bản về sự lão hóa, những khó khăn mà người già phải đối mặt. Bằng việc kết hợp một cách tiếp cận mang tính đương đại cùng các đề xuất và ý tưởng cụ thể với một góc nhìn mới mẻ, Tuổi già tích cực đã góp phần thay đổi quan niệm tiêu cực và những suy nghĩ rập khuôn về người cao tuổi cũng như có thể giúp họ ứng phó với những thăng trầm trong cuộc sống và trở nên hạnh phúc hơn.

Về tác giả: Tiến sĩ Robert D. Hill là một nhà tâm lý học được cấp phép tại tiểu bang Utah và là Chủ tịch của Khoa Tâm lý Giáo dục thuộc trường Đại học Utah . Ông nghiên cứu các vấn đề về quá trình lão hóa bình thường và

bệnh lý, được công nhận chuyên môn trong Tâm lý học tham vấn từ Hội đồng quản trị Tâm lý học chuyên nghiệp của Mỹ.

“Đối với tôi, việc đọc cuốn sách Tuổi già tích cực là một niềm vui để khám phá nhận thức của bản thân về sự lão hóa và nó đã giúp tôi định hình lại khung suy nghĩ của mình. Tôi rất muốn giới thiệu nó cho bất cứ ai có mong ước về một tuổi già tích cực”, theo Susan Wegener, Cử nhân khoa học điều dưỡng, thực hành quản lý tình huống và quản lý chăm sóc lão khoa ở thành phố Traverse, Michigan.

Nguồn:http://www.goodreads.com/

Ảnh nguồn: internet

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 19

Trên kệ sách

AN HƯỞNG TUỔI VÀNGTác giả: B.S Nguyễn Y Đức

Con người tồn tại một vòng chu kỳ sinh - lão - bệnh - tử. Khi con người bước sang giai đoạn tuổi già, khoảng thời gian mà người châu Âu gọi là tuổi vàng (the golden age) thì sẽ xuất hiện các vấn đề, câu chuyện riêng. Và với cuộc sống ngày nay ở Việt Nam, khi tuổi thọ người dân ngày càng cao thì nhu cầu về một cuộc sống chất lượng là điều luôn được quan tâm.

An hưởng tuổi vàng cung cấp những nét cơ bản của tuổi già về sinh lý như quá trình lão hóa các cơ quan trên cơ thể. Cuốn sách cỏn thể thể hiện một góc nhìn cận cảnh và xoay quanh các vấn đề thông thường của người cao tuổi, từ những lo lắng về khoảng cách giữa các thế hệ trong gia đình, nghỉ hưu, cuộc sống của vợ chồng về già khi con cái đã trưởng thành, việc đối mặt với cái chết và sự mất mát người bạn đời, bạn bè, người thân cho đến những vấn đề nhảy cảm như đời sống tình dục. Bên cạnh đó là những cái nhìn lạc quan về một tuổi già tích cực với những hướng đi mới về y học trong việc chăm sóc người cao tuổi cũng như hướng lối sinh hoạt tích cực cần có để có thể “an hưởng tuổi vàng” một cách trọn vẹn.

Tuy cuốn sách này mang tính y học khá nhiều, nhưng với lối viết văn bình dị, dễ hiểu và dí dỏm, độc giả có thể cảm nhận được tinh thần tích cực về người cao tuổi mà tác giả muốn truyền đạt và hướng tới.

Về tác giả: bác sĩ Nguyễn Ý Đức nguyên quán ở Hải Dương, hiện đang sống tại bang Texas, Hoa Kỳ.Ông tốt nghiệp tiến sĩ Y khoa tại Đại học Y Dược Sài Gòn năm 1963 và hành nghề y khoa gia đình , lão khoa tại Việt Nam và Hoa Kỳ hơn 40 năm. Ông cũng hợp tác với nhiều tạp chí, nhật báo như Sức khỏe và đời sống, Khoa học phổ thông cùng một số chương trình phát thanh như VOA, RFI, RFA và truyền hình trong và ngoài nước để phổ biến thong tin y học, nâng cao sức khỏe người dân.

“Tôi đoan chắc bạn sẽ cần có nó hiện diện trong tủ sách của gia đình vì đó là một tài liệu quý già, một cẩm nang sức khỏe về đời sống, cũng là một đề tài gợi ý để suy ngẫm về triết lý thế thái nhân sinh”, theo bác sĩ Hồ Đắc Duy.

Độc giả có thể tìm mua sách tại nhà sách Nguyễn Huệ, TP. HCM.Thực hiện: Thanh Nhân

Ảnh nguồn: internet

Cơ SỞ THẦN KINH VÀ HÀNH VI CỦA NHỮNG KHÁC BIỆT TUỔI TÁC TRONG NHẬN THỨC VỀ NIỀM TIN

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 20

Để nghiên cứu những khác biệt tuổi tác trong nhận thức về niềm tin, các nhà tâm lý học thuộc Đại học California, Los Angeles (Mỹ) đã thực hiện thí nghiệm bằng hai phương pháp: phương pháp hành vi và phương pháp hình ảnh thần kinh (neuroimaging methodology). Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu 119 người lớn tuổi (55 đến 84 tuổi), và 24 người trẻ tuổi hơn (20 đến 42 tuổi) cho điểm những người trong ảnh chụp là đáng tin, bình thường, hoặc không đáng tin. Kết quả nghiên cứu cho thấy người lớn tuổi và trẻ tuổi cho điểm tương tự nhau đối với các khuôn mặt có các dấu hiệu tin tưởng cao, tuy nhiên, người lớn tuổi lại nhận định những khuôn mặt có các dấu hiệu đáng nghi (như nụ cười thiếu chân thành, cái nhìn chuyển hướng và tướng đi nghiêng ra ngoài thay vì hướng về camera) là đáng tin và dễ tiếp cận nhiều hơn đáng kể so với người trẻ tuổi. Các kết quả từ phương pháp hành vi này được phản chiếu qua các kích hoạt thần kinh đối với các dấu hiệu của sự tin tưởng. Trong khi người trẻ tuổi có sự kích hoạt ở thùy nhỏ não trước (anterior insula) đối với các khuôn mặt đáng nghi nhiều hơn so với các khuôn mặt đáng tin tưởng, người lớn tuổi không hề có sự kích hoạt ở thùy nhỏ não trước (anterior insula) đối với

KHẢ NĂNG THẤU CẢM Ở CÁC CẶP ĐÔI TRẺ TUỔI VÀ LỚN TUỔI: CÓ CẦN PHẢI TRỰC DIỆN ĐỐI PHƯơNG MỚI CÓ THỂ THẤU CẢM?

NGHIÊN CỨU MỚI

những khuôn mặt đáng nghi. Thùy nhỏ (the insula) đã được chứng minh là cơ quan hỗ trợ cho sự nhận thức nội quan (interoceptive awareness). Sự nhận thức này là nền tảng của các linh cảm hay dự cảm giúp chúng ta tiên liệu rủi ro và chuẩn bị các hành vi đề phòng. Do đó, việc suy giảm khả năng dự cảm đối với các dấu hiệu của sự khả nghi, không đáng tin tưởng có thể phần nào lý giải cho sự cả tin ở người cao tuổi. Nguồn: Castle E., Eisenberger N. I., Seeman T. E., Moons W. G., Boggero I. A., Grinblatt M. S., et al. (2012). Neural and behavioral bases of age differ-ences in perceptions of trust. Proc. Natl. Acad. Sci. U.S.A. 109, 20848–20852.

Trung bình, người lớn tuổi thiếu chính xác hơn người trẻ tuổi trong việc nhận diện các cảm xúc trên khuôn mặt hoặc trong giọng nói. Chúng tôi thách thức quan điểm rằng những khác biệt về nhận diện cảm xúc nêu trên phản ánh những khác biệt trong khả năng thấu cảm (khả năng nhận biết và đồng cảm với các cảm xúc của người khác): Khả năng thấu cảm không chỉ phụ thuộc vào các tín hiệu từ các giác quan (hay chính là các biểu hiện cảm xúc ở người khác), mà còn dựa trên hiểu biết về đối phương. Sử dụng các công cụ đo lường trên điện thoại thông minh, chúng tôi đã đánh giá khả năng thấu cảm ở các cặp đôi trẻ tuổi và lớn tuổi trong cuộc sống hằnzgày của họ, và phát hiện ra rằng khả năng thấu cảm ở người trẻ tuổi cao hơn so với người lớn tuổi khi có sự hiện diện của người bạn đời. Tuy nhiên, khi người bạn đời vắng mặt, đó là khi các đánh giá hoàn toàn chỉ dựa vào những hiểu biết về đối phương, kết quả lại không cho thấy bất kỳ khác biệt tuổi tác nào, và đánh giá của các đối tượng ở cả hai nhóm

tuổi vẫn có mức độ chính xác cao chứ không phải chỉ là ngẫu nhiên. Chúng tôi kết luận rằng các phương pháp định lượng khả năng nhận diện cảm xúc trong phòng thí nghiệm có thể đã đánh giá thấp khả năng thấu cảm của người lớn tuổi.

Nguồn: Rauers A., Blanke E., & Riediger M. (2013). Everyday Empathic Accuracy in Younger and Old-er Couples: Do You Need to See Your Partner to Know His or Her Feelings? Psychological Science.

Ảnh nguồn: internet

Nghiên cứu mới

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 21

PHÂN TÍCH TỔNG HỢP MỐI LIÊN HỆ GIỮA VIỆC THAM GIA HOẠT ĐỘNG TìNH NGUYỆN VÀ NGUY Cơ TỬ VONG Ở NGƯỜI CAO TUỔIHoạt động tình nguyện có tổ chức được cho là một chiến lược hiệu quả đối với người cao tuổi để giúp ích cho bản thân thông qua việc giúp đỡ người khác. Mở rộng thêm cho các nghiên cứu trước đây, chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu phân tích tổng hợp về mối liên hệ giữa hoạt động tình nguyện có tổ chức của người trung niên, cao niên (tuổi nhỏ nhất là 55) và nguy cơ tử vong. Khi so sánh giữa 2 biến số bất kỳ, trung bình việc tình nguyện

MỐI LIÊN HỆ GIỮA QUAN NIỆM TÍCH CỰC VỀ TUỔI GIÀ VÀ KHẢ NĂNG PHụC HỒI CHỨC NĂNG Ở NGƯỜI CAO TUỔICó khá ít các nghiên cứu đã được thực hiện để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc một vài người lớn tuổi có thể hồi phục chức năng và một số khác lại không. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét một yếu tố mới để lý giải cho hiện tượng trên từ góc độ văn hóa: đó là quan niệm về tuổi già (niềm tin về người lớn tuổi như một nhóm hoàn toàn khác biệt). Các quan niệm tích cực về tuổi già có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi chức năng thông qua nhiều con đường khác nhau như: hạn chế các phản ứng của tim mạch đối với những căng thẳng, tăng cân bằng thể chất, cải thiện khả năng tự lực, và thúc đẩy việc thực hiện các thói quen tốt cho sức khỏe. Chúng tôi đặt giả thuyết rằng người lớn tuổi có quan niệm tích cực về tuổi già sẽ có nhiều khả năng phục hồi chức năng hơn những người có quan niệm tiêu cực về tuổi già. Sự hồi phục dựa trên 4 hoạt động thiết yếu của cuộc sống hằng ngày (tắm rửa, mặc quần áo, di chuyển và đi bộ) có mối liên hệ mạnh mẽ với việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và việc sống lâu. Người lớn tuổi với quan niệm tích cực về tuổi già có 44% khả năng cao hơn để phục hồi chức năng so với những người có quan niệm tiêu cực về tuổi già.

Nguồn: Levy, B. R., Slade, M. D., Murphy, T. E., & Gill, T. M. (2012). Association between Positive Age Stereotypes and Recovery from Disability in Older Persons. The Journal of the American Medical Association, 308, 1972–1973.

Sưu tầm và biên dịch: Thanh Thủy

giảm 47% nguy cơ tử vong với 95% khoảng tin cậy trải (confidence interval) là từ 38% đến 55%. Khi so sánh các biến số có kiểm soát (ví dụ: kiểm soát biến số về sức khỏe), trung bình việc tình nguyện giảm 24% nguy cơ tử vong, với 95% khoảng tin cậy trải là từ 16% đến 31%. Với biến số tác dụng tương tác (ví dụ: tác dụng chung của việc tình nguyện và niềm tin tín ngưỡng), chúng tôi tìm thấy những cơ sở ban đầu rằng khi niềm tin tín ngưỡng tăng, thì mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa tình nguyện và nguy cơ tử vong trở nên mạnh mẽ hơn.

Nguồn: Okun, M. A., Yeung, E., & Brown, S. (2013). Volunteering by older adults and risk of mortality: A meta-analysis. Psychology and Aging, 28(2), 564-577.

Ảnh nguồn: internet

Ảnh nguồn: internet

Ban biên tập xin mời các độc giả quan tâm gửi bài viết cho bản tin tâm lý học Đông Tây số ra tháng 11 với chủ đề:

TÂM LÝ HỌC VIỆT NAMBài viết xin gửi về địa chỉ email: press@welink.vn

Độc giả là tổ chức muốn giới thiệu đơn vị của mình trên bản tin xin liên hệ với chúng tôi tại văn phòng WE Link

Địa chỉ: 64 Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Q.1, TP.HCM Email: contact@welink.vn | Điện thoại: 08 6291 2900

www.facebook.com/welinkvietnamwww.welink.vn