I. Thời gian và địa điểmvietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/SWG.Local Implementation/12th,...

Preview:

Citation preview

1

BIÊN BẢN CUỘC HỌP TIỂU NHÓM KỸ THUẬT VỀ

TRIỂN KHAI REDD+ TẠI ĐỊA PHƯƠNG LẦN THỨ 12

I. Thời gian và địa điểm

Thời gian: 8:30 - 12:00 thứ 6 ngày 06 tháng 5 năm 2016

Địa điểm: Khách sạn Delight, 93 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

II. Thành phần: Đại diện các chương trình, dự án, các tổ chức phi chính phủ trong

nước và quốc tế, các thành viên thuộc mạng lưới REDD+ Việt Nam

III. Chủ trì Bà Nguyễn Thị Thu Thủy – Chánh Văn phòng REDD+ Việt Nam

IV. Nội dung

- Cập nhật thông tin của các dự án đã và đang thực hiện tại Việt Nam - Chia sẻ bài học kinh nghiệm từ các dự án/chương trình về Quản lý rừng dựa vào

cộng đồng (CBFM), những thành công và thách thức trong quá trình thực hiện

- Thảo luận và thống nhất về kế hoạch hoạt động cũng như các bước tiếp theo cho

CBFM

V. Kết luận

Chủ trì – Chánh Văn phòng REDD+ Việt Nam nêu cần duy trì họp tiểu nhóm 01

quý 1 lần để chia sẻ thông tin, tiếp tục thảo luận kế hoạch hoạt động và các bước tiếp

theo cho quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Hiện nay, Tổng cục Lâm nghiệp đã giao cho

Cục kiểm lâm làm đầu mối quản lý nội dung này, thực hiện trên 63 tỉnh thành. Vào

tháng 3/2016, tại cuộc họp Ban điều hành quốc tế EG lần 3 của Chương trình UN-

REDD Việt Nam giai đoạn II, nhà tài trợ Na Uy muốn chương trình xem xét việc quản

lý rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam hiệu quả đến đâu, có tác dụng đến REDD+ như

thế nào.

Việt Nam tiến hành thực hiện Lâm nghiệp cộng đồng đã 20 năm, cũng có nhiều

mô hình, cần xem mô hình nào hiệu quả và cần được phát huy. Cần xác định lâm

nghiệp cộng đồng giúp gì cho REDD+ và REDD+ hỗ trợ gì để lâm nghiệp cộng đồng

phát triển.

Hiện đang trong quá trình sửa luật Bảo vệ phát triển rừng với tên mới là Luật

Lâm nghiệp dưới sự tài trợ của Chương trình UN-REDD và các tổ chức khác, dự định

có 01 chương về Lâm nghiệp cộng đồng nên cần có những bài học kinh nghiệm và kế

hoạch tương lai để nghiên cứu sâu hơn. Các chương trình/tổ chức đang hỗ trợ Tổng cục

lâm nghiệp tư vấn, tham gia vào quá trình rà soát, sửa đổi luật, nên rất cần thông tin

2

được cung cấp từ các cơ quan, dự án để làm thông tin đầu vào, đảm bảo những ý kiến

được đưa vào Luật sẽ có những thay đổi cơ bản, giúp Lâm nghiệp và REDD+ phát triển

bền vững trong thời gian tới.

Thư ký

(đã ký)

Chủ tọa

(đã ký)

Lâm Quỳnh Nhung Nguyễn Thị Thu Thủy

3

PHỤ LỤC

1. CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO

Thời gian Nội dung Chịu trách nhiệm

08:00 – 08:30 Đăng ký đại biểu Văn phòng REDD+ Việt

Nam

08:30 – 09:10 - Giới thiệu mục tiêu, thành phần cuộc họp

- Cập nhật thông tin từ các tổ chức, dự án

Bà Nguyễn Thị Thu

Thủy

Chánh Văn phòng

REDD+ Việt Nam

09:10 – 9:20 Phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng và triển khai

REDD+

Ông Shyam Paudel

UN-REDD Việt Nam

Pha II

09:20 – 9:30 Chia sẻ bài học kinh nghiệm từ Dự án Tăng cường năng

lực REDD+ cấp cơ sở tại Châu Á

Ông Vũ Hữu Thân,

Tổ chức RECOFTC

9:30 – 9:45 Hỏi đáp Toàn thể đại biểu

09:45 – 09:55 Nhóm đại diện người dân tộc thiểu số tại các tỉnh thí

điểm UN-REDD

Bà Lương Thị Trường

Trung tâm CSDM

09:55 – 10:10 Hỏi đáp Toàn thể đại biểu

10:10 – 10:25 Giải lao

10:25 – 10:35 Chia sẻ bài học kinh nghiệm từ các dự án về Quản lý

rừng dựa vào cộng đồng (CBFM)

Ông Đặng Quang

Thuyên

FIPI

10:35 – 11:00 Hỏi đáp Toàn thể đại biểu

11:00 – 11:45 Thảo luận kế hoạch hoạt động và các bước tiếp theo cho

CBFM (có thể thảo luận nhóm) Toàn thể đại biểu

11:45 – 12:00 Kết luận

Bà Nguyễn Thị Thu

Thủy

Chánh Văn phòng

REDD+ Việt Nam

12:00 Ăn trưa

4

2. THẢO LUẬN

2.1. Cập nhật thông tin dự án:

Chia làm 3 nhóm thảo luận xây dựng kế hoạch cho tương lai. Thời gian: 30 phút

thảo luận và 5 phút trình bày.

Kết quả thảo luận:

Nhóm 1:

Có các bước sau:

- Công nhận pháp nhân của cộng đồng

- Tổng kết các mô hình đã được triển khai

- Xây dựng các cơ chế chính sách, từ đó có cách tiếp cận và hưởng dụng dài hạn,

kết hợp với giám sát/minh bạch

- Thực hiện các biện pháp có thể phần nào thay đổi mặt nhận thức của người dân,

xây dựng và thực hiện hương ước, luật tục, cải thiện năng lực quản trị cộng đồng và

xây dựng thể chế cộng động

- Có các biện pháp về mặt kỹ thuật

Nhóm 2:

Vấn đề hiện tại:

- Khái niệm, định nghĩa Lâm nghiệp cộng đồng chưa thống nhất

- Cộng đồng không được thừa nhận là một chủ thể pháp lý

- Đã có nghiên cứu về các mô hình LNCĐ nhưng kết quả chưa được chia sẻ

- Chưa có mồ hình điển hình về thành công bền vững

- Sau khi quy hoạch lại rừng (3 loại rừng), cần phải làm rõ quyền lợi/trách nhiệm

trong việc giám sát trồng rừng và khai thác.

Kế hoạch tiếp theo:

- Cấp chính sách:

Cần sửa đổi luật lâm nghiệp:

+ Làm rõ định nghĩa Lâm nghiệp cộng đồng

+ Công nhận cộng đồng là một chủ thể pháp nhân

+ Bổ sung, sửa đổi quyền hưởng dụng rừng

+ …

- Thực thi:

+ Rà soát lại các mô hình LNCĐ, thể chế hóa các mô hình bền vững

+ Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng cho cộng đồng

+ Tiếp tục nhân rộng, xây dựng các mô hình LNCĐ bền vững

+ Nâng cao năng lực: quản lý rừng bền vững và FPIC

+ Tăng cường giám sát & đánh giá có sự tham gia của cộng đồng

5

Nhóm 3:

Các bước:

- Xác định rõ định nghĩa LNCĐ

- Luật hóa các yếu tố cần thiết

- Hướng dẫn

- Nâng cao năng lực

- Hỗ trợ

+ Xác định mô hình (tùy từng điều kiện cụ thể)

+ Xác định Quyền (theo từng mô hình)

Các đề xuất chính tại cuộc họp Tiểu nhóm kỹ thuật về Triển khai REDD+ tại

địa phương lần thứ 12:

Tiểu nhóm kỹ thuật về Triển khai REDD+ tại địa phương đã họp ngày

06/5/2016 để chia sẻ và cập nhật các hoạt động REDD+ được thực hiện bởi các

chương trình, dự án khác nhau tại Việt Nam. Cuộc họp đặc biệt tập trung vào chia

sẻ kinh nghiệm gần đây về quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại Việt Nam. Các tổ

chức, chương trình như SRD, RECOFTC, FIPI, UN-REDD, SNV, JICA, CSDM

cùng với các chương trình khác đã cập nhật các hoạt động gần đây của họ và chia

sẻ kinh nghiệm về quản lý rừng dựa vào cộng đồng . Cuộc họp kết thúc với các

khuyến nghị sau đây:

• Việt Nam đã triển khai thí điểm quản lý rừng dựa vào cộng đồng kể từ 25

năm trước. Hiện đã có nhiều bài học phong phú có thể học hỏi, áp dụng và thực

hiện trên phạm vi toàn quốc. Cuộc họp nhận thấy rằng cần phải mở rộng quy mô

quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở cấp quốc gia.

• Có một số tên và mô hình có liên quan đến quản lý rừng dựa vào cộng

đồng tại Việt Nam (ví dụ lâm nghiệp cộng đồng, quản lý nhóm, quản lý dựa vào

cộng đồng, v.v…). Các khái niệm và định nghĩa về lâm nghiệp cộng đồng phải

được thống nhất và làm rõ.

• Các bài học rút ra từ tất cả các mô hình được thực hiện từ 25 năm trước sẽ

được tổng kết thành một bản hướng dẫn thống nhất và cụ thể. Các mô hình bền

vững cần được thể chế hoá và nhân rộng.

• Các chính sách và luật (dân sự) liên quan cần được sửa đổi/bổ sung để thừa

nhận lâm nghiệp cộng đồng và công nhận cộng đồng là một chủ thể pháp lý không

thể thiếu để đảm bảo các quyền của các cộng đồng liên quan. Các quyền và nghĩa

vụ của cộng đồng cần được làm sáng tỏ một cách rõ ràng.

• Năng lực của các bên liên quan trong và ngoài chính phủ cần được tăng

cường để nhân rộng quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở quy mô quốc gia.

6

Pictures of Group discussion:

7

88

3. DANH SÁCH ĐẠI BIỂU

13

Name Organization Email Tel Signature

1 Nguyễn Thị Thu Thủy

Chánh văn phòng REDD+ Việt Nam

thuy@kiemlam.org.vn 0983070876

2 Đặng Quang Thuyên Viện Điều tra Quy

hoạch Rừng dangquangthuyen@gmail.

com 0983378505

3 Lê Hà Phương VRO lehaphuong2009@gmail.c

om 0904277990

4 Nguyễn Thị Nguyệt VRO ntnguyet.117@gmail.com 0985877087

5 Lâm Quỳnh Nhung VRO lamquynhnhung@gmai.co

m 0906082820

6 Cao Hải Thanh VRO caohaithanh@yahoo.com 0903480912

7 Lương Thị Trường CSDM Luongthitruong04@yahoo.

com

8 Nguyễn Tiến Hải ICRAF N.TienHai@cgiar.org

9 Cao Vĩnh Hải CERPA cerpa.vn@gmail.com

10 Baku Takahashi JICA

13

Name Organization Email Tel Signature

11 Vũ Văn Đức CENEV cenev.ngo@gmail.com

12 Nguyễn Thị Vân CENEV

13 Đoàn Diễm doandiem0142@gmail.co

m

14 Shyam Paudel UN-REDD Viet Nam

phase II Shyam.paudel@undp.org

15 Baku Takahashi SNRM Baku.snrm@gmail.com

16 Vũ Hữu Thân RECOFTC Than.vu@recoftc.org

17 Lê Thị Thanh Thủy IUCN Thuy.LETHITHANH@iucn.o

rg

18 Lê Xuân Phương Phòng KHCN&HTQT

– Đại học Lâm nghiệp

Phuong.lexuan@gmail.com

0913575309

19 Bùi Quốc Quân SRD quanbq@srd.org.vn

20 Nguyễn Thế Cường SRD cuong@srd.org.vn

13

Name Organization Email Tel Signature

21 Vũ Thái Trường UNDP Vu.thai.truong@undp.org

22 Ngô Huy Toàn FCPF ngohuytoan@gmail.com

23 Trần Văn Châu CTranVan@snvworld.org

24 Vũ Thị Hiền CERDA tranvuhientk@gmail.com

25 Nguyễn Thị Thu Thủy

UN-REDD Viet Nam phase II

Carriethuy@gmail.com

26 Hoàng Văn Hiện Hội KHKT Lâm

nghiệp Việt Nam hoangvanhien_ha@yahoo.

com.vn 0912314236

27 Mathias Cramm GIZ Mathias.cramm@giz.de 0904625738

28 Nguyen Vinh Quang Forest Trends

29 Fabien Monteils UN-REDD Viet Nam

Phase II

30 Ngo Thi Loan UNDP

13

Name Organization Email Tel Signature

31 Pham Van Binh VRO binhgsdg@gmail.com

32

33

34

35

36