TPH C III Toan bo

Preview:

DESCRIPTION

law

Citation preview

CHƯƠNG III

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM

Đối tượng nghiên cứu chính của Tội phạm học

• Tình hình tội phạm

• Nguyên nhân của tội phạm

• Nhân thân người phạm tội

• Phòng ngừa tội phạm.

I. KHÁI NIỆM TÌNH HÌNH TỘI PHẠM

II. CÁC THÔNG SỐ CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM

I. KHÁI NIỆM TÌNH HÌNH TỘI PHẠM

1. KHÁI NIỆM TÌNH HÌNH TỘI PHẠM

• PHÂN BIỆT CÁC KHÁI NIỆM:

• TỘI PHẠM - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TPH VỚI TỘI PHẠM - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA KHOA HỌC LUẬT HÌNH SỰ

• TÌNH HÌNH TỘI PHẠM

• TÌNH TRẠNG PHẠM TỘI

Tội phạm (LHS) Tội phạm ( TPH)

Ofence”; “Criminal offence” hoặc Crime

Crime

Straftat hoặc Delikt Kriminalität

Délit hoặc Infraction Criminalité

Преступление hoặc Kриминал

Преступность

KHOA HỌC LHS TỘI PHẠM HỌC

CÁC DẤU HIỆU (ĐẶC ĐIỂM) CỦA TỘI PHẠM:

• Tính nguy hiểm cho XH

• Tính có lỗi

• Tính trái pháp luật

• Tính chịu HP

• CÁC TỘI PHẠM ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN TRÊN THỰC TẾ, ĐÃ BỊ PHÁT HIỆN, ĐTRA, TRUY TỐ, XX (TỘI PHẠM RÕ)

• CÁC TỘI PHẠM TRÊN THỰC TẾ ĐÃ XẢY RA NHƯNG CHƯA BỊ PHÁT HIỆN, ĐT, TT, XX (TỘI PHẠM ẨN)

Tội phạm ( TPH) Tình hình tội phạm

Crime Situation of the crime

Kriminalität Situation der Kriminalität

Criminalité Situation de la criminalité

Преступность Положение о преступлении

Tình hình Tình trạng

Tổng thể nói chung những sự kiện, hiện tượng có quan hệ với nhau, diễn ra trong một không gian, thời gian nào đó, cho thấy một tình trạng hoặc xu thế phát triển của sự vật. Tình hình chính trị, tình hình gia đình, tình hình thời tiết

Tổng thể nói chung những hiện tượng không hoặc ít thay đổi, tồn tại trong một thời gian tương đối dài, xét về mặt bất lợi đối với đời sống hoặc những hoạt động nào đó của con người. Khắc phục tình trạng lạc hậu về kinh tế. Lâm vào tình trạng khủng hoảng.

Từ điển tiếng việt - Viện ngôn ngữ - NXB Đà nẵng 2002 – Hoàng Phê chủ biên

Hiện nay tồn tại ba quan điểm

• Tình trạng phạm tội là khái niệm rộng hơn tình hình tội phạm vì “tình trạng” bao gồm “tình hình” và “hiện trạng” nên khái niệm này đã bao hàm khái niệm THTP

• THTP là một khái niệm rất rộng, khi chúng ta chụp ảnh bức tranh của THTP (THTP ở trạng thái tĩnh) thì gọi là tình trạng phạm tội.

• THTP và Tình trạng phạm tội là hai khái niệm được dùng tương đương

Hiện nay có ba cách diễn đạt:

• Tình hình tội phạm tội…(tên tội danh)

• Tình hình tội phạm…(tên tội danh)

• Tình tình tội…(tên tội danh)

Cụ thể:

• Tình hình tội phạm tội trộm cắp tài sản

• Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản

• Tình tình tội trộm cắp tài sản (thông dụng)

• Tình trạng phạm tội là hiện tượng xã hội tiêu cực mang thuộc tính xã hội, thường xuyên thay đổi, giai cấp, pháp luật hình sự và được phản ánh bằng toàn bộ tình hình, cơ cấu, diễn biến của tổng thể các loại hoặc của một loại tội phạm đã xảy ra trong khoảng thời gian nhất định và trong một phạm vi nhất địnhGiáo trình Tội phạm học, Khoa Luật ĐHQG Hà Nội, tr. 60.

• Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực, trái pháp luật hình sự, mang tính giai cấp và thay đổi theo quá trình của lịch sử; được thể hiện ở một tổng hợp các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong xã hội và trong một khoảng thời gian nhất định.(giáo trình của trường đại học luật Hà Nội)

THTP là toàn bộ tình hình, cơ cấu, động thái, diễn biến của các loại tội phạm hay từng loại tội phạm trong một giai đoạn nhất định xảy ra trong một lĩnh vực, một địa phương, trong phạm vi quốc gia, khu vực hoặc toàn thế giới trong một khoảng thời gian nhất định.(GS. TS. Nguyễn Xuân Yêm, Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm)

• THTP là trạng thái, xu thế vận động của các tội phạm nói chung hoặc của nhóm, loại tội cụ thể đã xảy ra trong một khoảng thời gian và một đơn vị không gian nhất định(GS. TS. Nguyễn Ngọc Hoà. Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb. CAND, Hà Nội 2008, tr. 203)

• THTP chính là „bức tranh tổng thể“ của những tội phạm đã xảy ra trong một địa phương và trong một khoảng thời gian nhất định

• “Bức tranh” này được tạo ra từ chính những tội phạm cụ thể

2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA THTP

• ĐẶC ĐIỂM VỀ PHẠM VI: THTP LUÔN GẮN VỚI CÁC PHẠM VI : PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI KHÔNG GIAN VÀ PHẠM VI THỜI GIAN THỜI GIAN.

PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG:

3 MỨC ĐỘ

• TẤT CẢ CÁC TỘI PHẠM

• NHÓM TỘI PHẠM

• TỘI CỤ THỂ

• ĐẶC ĐIỂM VỀ TÍNH PHÁP LÍ VÀ TÍNH VẬN ĐỘNG

• TÍNH PHÁP LÍ: TỪNG HÀNH VI PHẠM TỘI CỤ THỂ MANG TÍNH PHÁP LÍ

• TÍNH VẬN ĐỘNG: LUÔN XẢY RA

• Ví dụ:

• Tình hình tội phạm ở Việt Nam thời kì 2005 -2008.

• Tình hình các tội xâm phạm sở hữu của Việt Nam thời kì 2005 -2008.

• Tình hình tội trộm cắp của Việt Nam thời kì 2005 -2008.

• Phân biệt tình hình tội phạm với tội phạm (TPH):

Tội phạm (TPH) là những hành vi phạm tội (người, vụ phạm tội cụ thể) đã được thực hiện trên thực tế tạo thành bức tranh chung: Tình hình tội phạm

• Phân biệt tình hình tội phạm với tổng thể tội phạm

• Diễn biến này chính là tình hình tội cướp tài sản của địa phương A quý IV/2008

• Tổng số người phạm tội ĐF A quý IV/2008 là 520 người

Tháng Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

Số người phạm tội

150 160 210

II. CÁC THÔNG SỐ CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM

1. Thông số về thực trạng của tình hình tội phạm

1.1 Khái niệm thực trạng của THTP

Thực trạng của tình hình tội phạm là tổng số các tội phạm cụ thể đã xảy ra và số lượng người thực hiện các tội phạm đó trong một khoảng thời gian nhất định và ở một địa bàn nhất định.

Thực trạng của tình hình tội phạm

=

Số lượng tội phạm rõ

+Tội phạm ẩn

• Một phần của thực trạng của tình hình tội phạm được phản ánh thông qua các số tuyệt đối.

Ví dụ • Số lượng người phạm tội cướp tài

sản của địa phương A năm 2008 là 1200 người. (Thực trạng tình hình tội cướp tài sản của đp A năm 2008 – TP rõ)

• Tổng số các tội phạm đã được thực hiện (thực trạng của THTP) bao gồm:

• Số lượng các tội phạm đã bị phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử về hình sự (tội phạm rõ)

• số lượng các tội phạm đã xảy ra mà chưa bị phát hiện, chưa bị xử lý về hình sự và do vậy chưa có trong thống kê hình sự (tội phạm ẩn).

1.2 Tội phạm ẩn

a. Khái niệm Tội phạm ẩn

Là toàn bộ số tội phạm và số lượng người thực hiện các tội phạm thực tế đã xảy ra nhưng chưa bị phát hiện và xử lý về hình sự vì vậy cũng không có trong thống kê hình sự

b. Nguyên nhân Tội phạm ẩn

Có bốn nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tội phạm ẩn

b1. Nhóm nguyên nhân từ phía nạn nhân của tội phạm (Nạn nhân không tố giác tội phạm) vì:

• Ngại tiếp xúc với cơ quan bảo vệ pháp luật

• Không tin tưởng vào cơ quan bảo vệ pháp luật

• Sợ bị trả thù• Sợ ảnh hưởng đến công việc• Sợ lộ bí mật cá nhân• Nạn nhân có lỗi (Vi phạm đạo đức, pháp

luật, phạm tội)

b2. Nhóm nguyên nhân từ phía cơ quan bảo vệ pháp luật:

• Sự yếu kém trong quá trình phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội

• Cố tình bao che các hành vi phạm tội (các tội xâm phạm hoạt động tư pháp VD:Đ 294: Tội không TCTNHS người có tội, Đ 295: Tội ra bản án trái pháp luật. Đ 296: Tội ra quyết định trái pháp luật…)

b3. Nhóm nguyên nhân xuất phát từ phía nhân chứng (sự bất hợp tác của nhân chứng)

• Ngại mất thời gian

• Ngại tiếp xúc với cơ quan bảo vệ pháp luật

• Sợ bị ảnh hưởng đến công việc làm ăn

• Sợ bị trả thù…

b4. Nhóm nguyên nhân xuất phát từ phía chủ thể tội phạm: Người phạm tội luôn che dấu hành vi phạm tội:

• Đe doạ, mua chuộc nạn nhân và người làm chứng

• Mua chuộc các cơ quan bảo vệ phá luật

• Thực hiện tội phạm bằng các thủ đoạn gây án mới, tinh vi xảo quyệt, khả năng che dấu tội phạm cao.

1.3 Phân loại loại tội phạm ẩn:

• Tội phạm ẩn tự nhiên(khách quan)

• Tội phạm ẩn nhân tạo(Chủ quan)

• Tội phạm ẩn tự nhiên (Khách quan):

Là những tội phạm thực tế đã xảy ra nhưng do các nguyên nhân khách quan mà không bị các cơ quan chức năng phát hiện và xử lí hình sự.

• Tội phạm ẩn nhân tạo Là những tội phạm thực tế đã xảy ra, các cơ quan chức năng đã có thông tin nhưng do các nguyên nhân chủ quan của con người mà không bị xử lí hình sự. (các nguyên nhân xuất phát từ phía cơ quan bảo vệ pháp luật)

• Sai số thống kê Là những tội phạm thực tế đã xảy ra, đã bị phát hiện, bị điều tra, truy tố và xét xử, nhưng do sai sót trong quá trình thống kê nên các hành vi phạm tội này không có trong các số liệu thống kê tội phạm

Đây là sai số thống kê, không phải là tội phạm ẩn vì:

• Những tội phạm này là những tội phạm thực tế đã xảy ra, đã bị phát hiện, bị điều tra, truy tố và xét xử thì không thể coi là ẩn được.

• Sai số thống kê hoàn toàn do sai sót của con người và sai số này hoàn toàn có thể khắc phục được.

1.4 Phương pháp xác định tội phạm ẩn:

• Chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra xã hội học đối với các nạn nhân và người chứng kiến hành vi phạm tội

• Phương pháp phân tích, so sánh tài liệu, suy luận

2. Thông số về diễn biến (động thái) của tình hình tội phạm

THTP diễn biến là do:

Những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm (Môi trường sống và cá nhân)

Các yếu tố mang tính pháp lí hình sự: Việc hình sự hoá hay phi hình sự hoá các hành vi

• Diễn biến của toàn bộ tình hình tội phạm

• Diễn biến của từng nhóm, loại tội

• Số người phạm tội trộm cắp đã xét xử ở tỉnh K thời kì 2002 – 2008 như sau:

Năm Số người phạm tội

2002 170

2003 210

2004 190

2005 280

2006 250

2007 320

2008 290

• Sử dụng đồ thị đường gấp khúc để đánh giá diễn biến của tình hình tội phạm

Diễn biến tình hình tội trộm cắp TS ở địa phương A

0

50

100

150

200

250

300

350

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

• Sử dụng số tương đối động thái để đánh giá diễn biến của tình hình tội phạm:

• Số tương đối định gốc: Là các số tương đối có gốc so sánh cố định.

• Cách tính: Lấy số lượng người phạm tội các năm so với số lượng tội phạm năm đầu tiên.

Công thức: Số tương đối động thái định gốc MiYđt = x 100%

M1 (i = 2,3,…n)• Yđt là số tương đối động thái• Mi là số người phạm tội của từng năm cần

so sánh• M1 là số lượng người phạm tội của năm gốc

(năm được so sánh)• n là số mức độ

• Số người phạm tội trộm cắp đã xét xử ở tỉnh K thời kì 2002 – 2008 như sau:

Năm Số người phạm tội

2002 170

2003 210

2004 190

2005 280

2006 250

2007 320

2008 290

Áp dụng công thức MiYđt = x 100%

M1 (i = 2,3,…n)• Yđt là số tương đối động thái• Mi là số người phạm tội trộm cắp của ĐP A

các năm

• M1 là số người phạm tội trộm cắp của ĐP A năm 2002

• n = 7

Chúng ta coi mức độ gia tăng tội phạm năm 2002 (Năm 2002 so với 2002) là 100 %, tức là:

Y1 = 100%

Các mức độ gia tăng tội trộm cắp địa phương A lần lượt là

210

Y2(2003/ 2002) = x 100% = 124%

170

190

Y3(2004/2002) = x 100% = 112 %

170

280

Y4(2005/2002) = x 100% = 165 %

170

250

Y5(2006/2002) = x 100% = 147 %

170

320

Y6(2007/2002) = x 100% = 188 %

170

290

Y7(2008/2002) = x 100% = 171 %

170

• Bảng các mức độ tăng giảm định gốc

Năm Số người phạm tội

Mức độ gia tăng

2002 170 100%

2003 210 124%

2004 190 112%

2005 280 165%

2006 250 147%

2007 320 188%

2008 290 171%

Biểu đồ mức độ tăng giảm tội trộm cắp TS ĐP A các năm so với năm 2002

020406080

100120140160180200

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

DiễnbiếnTHTPĐP A

3. Thông số về cơ cấu của tình hình tội phạm

Cơ cấu của tình hình tội phạm là tỷ lệ, mối tương quan giữa các nhóm tội, loại tội (được phân chia theo những căn cứ khác nhau) trong một tổng thể các tội phạm đã xảy ra ở một địa phương và trong một khoảng thời gian nhất định.

Cơ cấu của tình hình tội phạm thể hiện các mối quan hệ bên trong của THTP theo những tiêu thức (đặc điểm) nhất định như độ tuổi, giới tính, địa bàn phạm tội, nghề nghiệp, khách thể loại, loại tội, hình thức lỗi, tội danh, hình phạt…

Cơ cấu của THTP cho thấy tính chất của tình hình tội phạm. Ví dụ cơ cấu loại tội, hình phạt cho thấy tính chất mức độ nguy hiểm của THTP, địa bàn PT cho thấy sự phổ biến ở các địa bàn…

Cách tính cơ cấu: Sử dụng số tương đối cơ cấu. Công thức

Mbf

Ycc = x 100%

Mts

Ycc là số tương đối cơ cấu (%)

Mbf là số lượng người (vụ) phạm tội của từng nhóm cụ thể

Mts là tổng số người (vụ) phạm tội

Ví dụ: Có số liệu về các tội xâm phạm sở hữu ở địa phương A năm 2008 như sau:

STT Tội danh Số người phạm tội

1 Tội cướp tài sản 35

2 Tội cưỡng đoạt TS 20

3 Tội cướp giật TS 50

4 Tội trộm cắp tài sản 80

5 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

15

Tổng 200

Áp dụng công thức

Mbf

Ycc = x 100%

Mts

Ycc là số tương đối cơ cấu (%)

Mbf là số người phạm các tội cụ thể

Mts = 200

35

Y1(cướp TS) = x 100% = 17,5 %

200

20

Y2(CĐTS) = x 100% = 10 %

200

50

Y3(CG TS) = x 100% = 30 %

200

80

Y4(TCTS) = x 100% = 40 %

200

15

Y5(LĐCĐ TS) = x 100% = 7,5%

200

Ta có bảng tính sau:

STT Tội danh Số người

phạm tội

Tỷ trọng (%)

1 Tội cướp tài sản 35 17,5

2 Tội cưỡng đoạt TS 20 10

3 Tội cướp giật TS 50 25

4 Tội trộm cắp tài sản 80 40

5 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

15 7,5

Tổng 200 100

Biểu đồ cơ cấu các tội XPSH địa phương A-2008

Tội cướp TS

Tội cưỡng đoạtTSTội cướp giật TS

Tội trộm cắp TS

Tội lừa đảo chiếmđoạt TS

4. Thông số về mức độ phổ biến của tội phạm so với dân số (hệ số tội phạm)

Đây là thông số nói lên mức độ phổ biến của tội phạm so với dân số. Thông số này thường được tính số người phạm tội chiếm trong 100.000 người dân.

*Công thức:

M1

Ycđ= x 100.000

M2

Ycđ là số tương đối cường độ

M1 là số lượng người phạm tội

M2 là dân số

100.000 là hệ số so sánh

Năm 2008 địa phương A có 1248 người phạm tội, địa phương B có 1800 người phạm tội. Dân số địa phương A năm 2008 là 13.000.000 người, địa phương B là 20.000.000 người

Áp dụng công thức: M1 Ycđ= x 100.000 M2

Ycđ là số tương đối cường độM1 là số lượng người phạm tộicác địa phươngM2 là dân số các địa phương100.000 là hệ số so sánh

Địa phương A

1248

YcđA= x 100.000 = 9,6 13.000.000

(Người phạm tội chiếm trong 100.000 người dân)

Địa phương B

1800

YcđB= x 100.000 = 9

20.000.000

(Người phạm tội chiếm trong 100.000 người dân)

• Năm 2008, bình quân trong 100.000 người dân thì địa phương A có 9,6 người phạm tội, còn địa phương B có 9 người phạm tội.

• Như vậy, so với dân số thì tội phạm địa phương A là phổ biến hơn địa phương B mặc dù số lượng người phạm tội địa phương B năm 2008 nhiều hơn địa phương A.

5. Thông số về thiệt hại do tội phạm gây ra cho xã hội

• Thiệt hại vật chất (tiền, tài sản, các lợi ích vật chất khác) trực tiếp do hành vi phạm tội gây ra.

• Thiệt hại về thể chất bao gồm số nạn nhân bị chết, bị gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe v.v.. Do hành vi phạm tội gây ra.

Ngoài ra có thể kể đến:

• Chi phí phát sinh do hành vi phạm tội gây ra để khắc phục hậu quả của tội phạm: thuốc chữa bệnh, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người tàn tật...

• Chi phí cho hoạt động của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án

Cũng có thể tính đến một số thiệt hại phi vật chất khác như gây ra tình trạng hoang mang, lo lắng trong cộng đồng đối với sự an toàn về tính mạng sức khoẻ cũng như tài sản. Gây mất lòng tin đối với sự vững mạnh của chính quyền nhân dân...