Lượng giá chức năng cơ bằng tay

Preview:

Citation preview

ThS Tôn Thất Minh Đạt

Nhắc lại giải phẫu- sinh lý cơ Các đặc tính của cơ:

Tính kích thích được

Tính co thắt: 50-70% chiều dài sợi cơ

Tính kéo dãn được

Tính đàn hồi: năng lượng đàn hồi

Các chức năng của cơ Làm vững khớp: (thành phần làm vững động). ví

dụ ở khớp vai, gối.

Duy trì tư thế: Hoạt động cơ có thể được dùng để duy trì tư thế. thường ở cường độ nhẹ hơn và liên tục,.

Tạo nên vận động: Vận động của xương được tạo nên bởi hoạt động của cơ tạo nên sức căng chuyển đến xương (qua gân) tạo lực xoay.

Các chức năng khác

nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan nội tạng và bảo vệ các mô bên trong khỏi bị chấn thương;

sức căng do cơ có thể thay đổi và kiểm soát áp lực trong các khoang;

cơ góp phần duy trì thân nhiệt bằng cách tạo nhiệt;

tham gia đưa vào/ra (nuốt, tiểu tiện)

Cấu trúc một cơ:

Cơ Bó sợi cơ (B) sợi cơ (C)(TB cơ) tơ cơ gồm các khoanh sarcomere (D), là đơn vị co thắt cơ bản của cơ

Đơn vị vận động: neuron vận động các sợi cơ

Các loại sợi cơ: nhanh (IIa,IIb), chậm (I)

Sắp xếp các sợi cơ: theo chuỗi, song song

Các loại co cơ: đẳng trường,

hướng tâm,

ly tâm

Các vai trò của cơ trong vận động: Chủ vận,

đối vận,

cơ làm vững,

cơ trung hòa

Cơ chế co cơ: cơ chế trượt: sợi actin trượt lên sợi myosin

Đơn vị gân-cơ: MTU

Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ lực:

Các yếu tố của cơ

Các yếu tố của cá nhân

Các yếu tố tâm lý

Các yếu tố đo lường

Các yếu tố phương pháp

Các phương pháp thử cơ Thử cơ bằng tay

Thử cơ bằng dụng cụ

Thử cơ bằng mức độ hoạt động

Thử cơ bằng tay Định nghĩa

là phương pháp khách quan xác định khả năng của bệnh nhân điều khiển một cơ hay một nhóm cơ hoạt động

Mục đích Là phương pháp để chẩn đoán.

Làm cơ sở để lập kế hoạch để phục hồi cơ bắp trong vận động trị liệu.

Một cách để tiên lượng, đánh giá chức năng.

Để chỉ định nẹp và phẫu thuật.

3. Kỹ thuật thử cơ bằng tay Tư thế bệnh nhân

tư thế thoải mái nhất để dễ thực hiện thao tác và sự chính xác.

tuỳ thuộc nhu cầu khám cơ, nhóm cơ và ở bậc cơ

Tư thế người thử cơ

đứng ở vị trí thuận lợi nhất để dễ thực hiện thao tác, đó là:

cố định trợ giúp cho bệnh nhân, ở phần chi thể gần

tạo sức kháng trở hoặc nâng đỡ, ở phần xa chi thể

hoặc sờ nắn sự co cơ (gân, bụng cơ) khi cơ co rất yếu, và

quan sát được bệnh nhân.

Kỹ thuật thử cơ:thử cơ kháng trọng lực suốt tầm vận

động. Nhận xét: Ở người bình thường khi thực hiện co một cơ

hoặc một nhóm cơ nào đó sẽ tạo ra cử động chi thể từ vị trí khởi đầu đến cuối tầm, sự vận động này thắng được trọng lực chi thể, thắng sức cản bên ngoài.

Ở người yếu hơn chỉ thấy được trọng lực của phần chi đó,

nếu yếu hơn nữa thì chỉ thực hiện được động tác khi loại bỏ trọng lực của chi thể,

Yếu hơn nữa, bệnh nhân chỉ vận động tầm nhỏ hoặc chỉ có biểu hiện căng gân.

Nếu bệnh nhân bị liệt hoàn toàn, khi thử cơ không có dấu hiệu co cơ.

Các bước tiến hành Giải thích cho bệnh nhân về các yêu cầu của kỹ

thuật Đặt bệnh nhân tư thế thích hợp Nâng đỡ chi thể ở đầu gần và/hoặc phần xa Hướng dẫn bệnh nhân co cơ chủ động cơ cần

đánh giá Nhìn, sờ sự co cơ, hoặc tạo kháng trở nếu cần

thiết So sánh với bên lành Đánh giá theo bảng

4. Cách ghi kết quả thử cơ Bậc 0: Khi kích hoạt, không có dấu hiệu co cơ - liệt

hoàn toàn. Bậc 1: Co cơ rất yếu, chỉ có thể nhìn hoặc sờ thấy co

gân của cơ đó nhưng không thể thực hiện động tác hết tầm.

Bậc 2: Co cơ thực hiện được TVĐ với điều kiện loại bỏ trọng lực chi thể.

Bậc 3: Co cơ thực hiện được TVĐ và thắng được trọng lực chi thể.

Bậc 4: Co cơ thực hiện được TVĐ, thắng được trọng lực chi thể, và thắng được một phần sức cản bằng tay của người khám.

Bậc 5: Co cơ hoàn toàn bình thường, thắng được sức cản mạnh từ bên ngoài.

Các hệ thống phân độ cơ lực trong thử cơ bằng tay

Bảng 3: 10 nhóm cơ thường được thử trên lâm sang (để đánh giá khoanh tủy)

Cơ Vận động Khoanh tuỷ

Nhị đầu cánh tay Gập khuỷu C5

Duỗi cổ tay quay Duỗi cổ tay C6

Tam đầu cánh tay Duỗi khuỷu C7

Gập các ngón sâu Gập các ngón C8

Dạng ngón út Dạng ngón út T1

Thắt lưng-chậu Gập háng L2

Tứ đầu đùi Duỗi gối L3

Chày trước Gập mu bàn chân L4

Duỗi ngón chân cái dài Duõi ngón chân cái L5

Bụng chân Gập lòng bàn chân S1

CHI TRÊN

Dạng ngón út: bậc 4

Gian cốt mu tay (dạng ngón)

Gian cốt gan tay (khép ngón)

Cơ giunduỗi khớp gian đốt trong lúc gập khớp bàn đốt

Duỗi các ngón

Gấp ngón nông

Gấp ngón sâu

Gấp cổ tay quay

Duỗi cổ tay quay

Cơ ngữa và nhị đầu

Cơ nhị đầu và cơ cánh tay

Tam đầu cánh tay

Cơ delta

Ngực lớn, phần trênkhép ngang

Ngực lớn, phần dưới, khép chéo

Cơ lưng rộng

Cơ Răng trước

CHI DƯỚI

Duỗi ngón cái dài: bậc 4

Cơ chày trước: bậc 4

Cơ bụng chân: bậc 3

Cơ tứ đầu đùi: bậc 4

Cơ gập háng

5. Hạn chế của thử cơ: Khi bị tổn thương ở thần kinh vận động cao như bại

não, liệt nửa người, tổn thương tuỷ do thay đổi trương lực cơ nên nhiều khi khó đánh giá kết quả cơ lực chính xác.

Ví dụ bệnh nhân cơ lực bậc 0 mà ta đánh giá là bậc 1

Bệnh nhân đau nhiều, không sử dụng hết lực cơ

Độ chính xác phụ thuộc vào kinh nghiệm của người thử cơ và sự hợp tác của người bệnh và nhiều yếu tố kể ở trước.

Thử cơ bằng dụng cụ

Recommended