196
Đá Góc Nhà Tác giả: Floyd C.Woodworth, Jr. D.Duncan Giới thiệu chương trình học Đơn vị: ĐỨC CHÚA TRỜI CHÍ CAO . 1. Đức Chúa Trời: Bản chất và những đặc tính tự nhiên của Ngài. 2. Đức Chúa Trời: Những đặc tính đạo đức và những công việc của Ngài. 3. Jêsus Christ: Biểu hiện thấy được của Đức Chúa Trời không thấy được. 4. Thánh Linh: Vị chỉ huy khôn ngoan. Đơn vị II: THẦN DÂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI 5. Thiên sứ: Đạo quân của bóng tối và đạo quân của sự sáng. 6. Loài người: Tạo vật của Đấng Tạo Hóa. 7. Tội lỗi và sự cứu chuộc: Nan đế và cách giải quyết. Đơn vị III: HỆ THỐNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI . 8. Kinh Thánh: khải thị bằng văn tự của Đức Chúa Trời. 9. Hội Thánh: Cộng đồng dân sự Đức Chúa Trời 10. Tương lai: Mặc khải, ban thưởng và nghỉ ngơi. Sách tham khảo. Chú giải thuật ngữ. Trả lời những câu hỏi trắc nghiệm. Giới Thiệu Chương Trình Học Nghiên cứu giáo lý là gì ? Mahatma Gandhi, cha đẻ của Aán độ hiện đại nghĩ những điều xấu của thế kỷ 20 là gì? Tại sao Benito Juarez chọn việc tách Hội Thánh ra khỏi chính quyền của nước Mêxicô? Để tìm hiểu những điều này là gì và những vĩ nhân khác dạy gì về đề tài nào, thông thường chúng ta phải đọc hết những tác phẩm của họ. Trong trường hợp của Gandhi, phải đọc tất cả 80 cuốn sách. Thật dễ dàng hơn cho chúng ta nếu chỉ tìm được mốt cuốn sách phân loại tất cả những gì ông dạy theo từng đề tài. Chúng ta cũng gặp nan đề tương tự trong việc nghiên cứu nhiều chủ đề bao trùm trong Kinh Thánh. Có lẽ bạn đã khám phá ra rằng những sự dạy dỗ trong Kinh Thánh không giới thiệu theo đề tài. Chẳng hạn, sách Sáng thế không đưa ra một sự giải thích đầy đủ về Đức Chúa Trời chí cao ( godhead), hoặc bất kỳ sách nào cũng vậy.

Da goc nha

Embed Size (px)

Citation preview

Đá Góc Nhà Tác giả: Floyd C.Woodworth, Jr. D.Duncan

Giới thiệu chương trình họcĐơn vị: ĐỨC CHÚA TRỜI CHÍ CAO .1. Đức Chúa Trời: Bản chất và những đặc tính tự nhiên của Ngài.2. Đức Chúa Trời: Những đặc tính đạo đức và những công việc của Ngài.3. Jêsus Christ: Biểu hiện thấy được của Đức Chúa Trời không thấy được.4. Thánh Linh: Vị chỉ huy khôn ngoan.Đơn vị II: THẦN DÂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI 5. Thiên sứ: Đạo quân của bóng tối và đạo quân của sự sáng.6. Loài người: Tạo vật của Đấng Tạo Hóa.7. Tội lỗi và sự cứu chuộc: Nan đế và cách giải quyết.Đơn vị III: HỆ THỐNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI .8. Kinh Thánh: khải thị bằng văn tự của Đức Chúa Trời.9. Hội Thánh: Cộng đồng dân sự Đức Chúa Trời10. Tương lai: Mặc khải, ban thưởng và nghỉ ngơi.Sách tham khảo.Chú giải thuật ngữ.Trả lời những câu hỏi trắc nghiệm.

Giới Thiệu Chương Trình Học

Nghiên cứu giáo lý là gì ?Mahatma Gandhi, cha đẻ của Aán độ hiện đại nghĩ những điều xấu của thế kỷ 20 là gì? Tại sao Benito Juarez chọn việc tách Hội Thánh ra khỏi chính quyền của nước Mêxicô?Để tìm hiểu những điều này là gì và những vĩ nhân khác dạy gì về đề tài nào, thông thường chúng ta phải đọc hết những tác phẩm của họ. Trong trường hợp của Gandhi, phải đọc tất cả 80 cuốn sách. Thật dễ dàng hơn cho chúng ta nếu chỉ tìm được mốt cuốn sách phân loại tất cả những gì ông dạy theo từng đề tài.

Chúng ta cũng gặp nan đề tương tự trong việc nghiên cứu nhiều chủ đề bao trùm trong Kinh Thánh. Có lẽ bạn đã khám phá ra rằng những sự dạy dỗ trong Kinh Thánh không giới thiệu theo đề tài. Chẳng hạn, sách Sáng thế không đưa ra một sự giải thích đầy đủ về Đức Chúa Trời chí cao ( godhead), hoặc bất kỳ sách nào cũng vậy.

Vì thế, cách quan trọng nhất để nghiên cứu Kinh Thánh là xuyên suốt cả Kinh Thánh để tìm ra những sự dạy dỗ liên quan đến một đề tài nào đó. Điều nầy sẽ giúp chúng ta toàn bộ ý tưởng, cũng như đưa ra những chi tiết theo cách lý luận hợp lý. Đó là phương pháp thức tế cho việc định hướng sự suy nghĩ của chúng ta và đưa vào cuộc sống chúng ta phù hợp nguyên tắc của Kinh Thánh.Thuật ngữ dùng cho loại nghiên cứu Kinh Thánh này là hệ thống thần học (systommatic theology) trong loạt bài này chúng ta sẽ theo một dàn ý khi nghiên cứu Kinh Thánh dạy gì về vụ trụ, si quản trị vũ trụ, thần dân và cấu trúc Đức Chúa Trời chọn để phát triển. Chúng ta sẽ khám phá những gì Kinh Thánh nói về tương lai.Sự khảo sát có hệ thống về những gì Kinh Thánh dạy liên quan đến những vấn đề quan trọng sẽ giúp chúng ta biết mình có thể mong đợi gì nơi Đức Chúa Trời và Ngài mong đợi chúng ta những gì. Kết quả chúng ta sẽ trưởng thành về mặt thuộc linh.Mô tả các bài học .ĐÁ GÓC NHÀ LẼ THẬT. Nghiên cứ về giáo lý Kinh Thánh là phần giới thiệu hệ thống học tập về những giáo lý của Kinh Thánh. Những đề tài chính bao gồm bản chất của Đức Chúa Trời, công việc của Đức Chúa Trời, những hoạt động và những hạn chế của Thiên sứ, sự tạo dựng sự sa ngã của loài người, kế hoạc cứu chuộc của Đức Chúa Trời, nguồn gốc của Kinh Thánh, Hội Thánh và kế hoạch tối hậu của Đức Chúa Trời cho nhân loại. Loạt bài học này là phần nghiên cứu sự dạy dỗ của Kinh Thánh có tính thực tế, căn bản và ứng dụng cho cuộc sống của mọi tín hữu. Những chủ đề lớn của Kinh Thánh được khám phá và được nhiều phần trích dẫn Kinh Thánh hỗ trợ.Mục đích yêu cầu bài học .Học xong loạt bài này bạn có thể1. Liệt kê những thuộc tính thiêng liêng và cá nhân của những thành viên của Đức Chúa Trời chí Cao.2. Mô tả sự tạo dựng của con người, sự sa ngã của con người, và phương cách giải quyết mà Đức Chúa Trời cung ứng để phục hồi sự tương giao của con người với Ngài.3. Mô tả những gì ta biết về thiên sư thiện và thiên sứ ác cùng những hoạt động của họ.4. Giải thích những mục đích và cách hoạt động của Hội Thánh và kế hoạch của Đức Chúa Trời cho tương lai đời đời của Hội Thánh.5. Quyết định để điều chỉnh đức tin và hướng tư cách đạo đức đưa trên lẽ thật Kinh Thánh hướng dẫn mọi lãnh vực của cuộc sống mình.Sách giáo khoa .Bạn sẽ dùng cuốn ĐÁ GÓC NHÀ LẼ THẬT CỦA floyd C.Wood - worth,

và Đavít D. Duncan vừa là sách giáo khoa duy nhất để bạn nghiên cứu. Trong loạt bài này. Kinh Thánh vẫn là sách giáo khoa duy nhất để bạn nghiên cứu. Trong loạt bài này chúng tôi trích dẫn Kinh Thánh theo bản New International version ( NIV), 1978, nếu trính từ bản dịch khác chúng tôi sẽ ghi bên cạnh.Thời gian học .Thời gian học mỗi bài tùy vào kiến thức của bạn về đề tài cũng như sức học cần thiết trong việc tự học. Hãy lập thời gian biểu để bạn đủ thời giờ đạt được mục tiêu do tác giả loại bài đưa ra cũng như đạt được chỉ tiêu do bạn đề xuất.Đề cương bài học và cách học .Mỗi bài gồm có:1) Tựa đề.2) Nhập đề.3) Dàn ý.4) Những mục tiêu của bài học.5) Những hoạt động học tập6) Những chữ chìa khóa ( căn bản)7) Triển khai bài học bao gồm những câu hỏi nghiên cứu.8) Trắc nghiệm cá nhân (cuối phần triển khai bài học)9) Giải đáp những câu hỏi nghiên cứu.Dàn ý và những mục tiêu bài học sẽ giúp bạn tổng lược đề tài, tập trung sự chú ý vào những điểm chính khi bạn học và cho bạn biết về nội dung mình sẽ học.Đa số những câu hỏi nghiên cứu trong phần triển khai bài học đều có chừa khoảng trống để bạn trả lời. Có những câu trả lời sài bạn phải viết vào sổ tay. Khi ghi câu trả lời vào sổ tay, nhớ ghi số câu hỏi và tựa đề bài học. Điều nầy sẽ giúp bạn ôn bài để làm bản tường trình học tập.Đừng xem phần giải đáp trước khi bạn trả lời các câu hỏi. Nếu bạn tự trả lời, bạn sẽ nhớ kỹ những gì mình đã học. Sau đó hãy tự, kiểm tra lại câu trả lời của mình với phần giải đáp được đưa ra ở cuối bài học. Hãy sửa lại những câu bạn trả lời chưa đúng. Những câu trả lời đó không sắp theo số thứ tự bình thường nên bạn cũng không thấy trước phần trả lời của câu hỏi kế tiếp.Làm thế nào để trả lời câu hỏi .Có nhiều câu hỏi nghiên cứu và những câu hỏi trắc nghiệm trong phần hướng dẫn thực tập này. Sau đây là vài câu hỏi cách thức trả lời. Sẽ có hướng dẫn cụ thể có các loại câu hỏi khác.CÂU TRẢ LỜI NGẮN: Câu hỏi yêu cầu bạn hoan chỉnh một lời diển đạt hay một câu trả lời ngắn. Thường có chừa khoảng trống để bạn trả lời.Ví dụ:

(1) Ai viết thư tín gởi cho người Galati?..............................................................................................................................................................................................Trong phần hướng dẫn học tập, hãy viết câu trả lời ngắn như trên.CÂU HỎI LỰA CHỌN.Từ những câu trả lời cho sẵn, bạn chọn câu trả lời đúng.Ví dụ:(2) Cựu ước có tổng sốa) 66 sách.b) 39 sách.c) 27 sách.Câu trả lời đúng là b) 39 sách, trong phần bài làm của bạn, hãy dùng viết khoanh tròn chư b)giống như sau:(2) Cựu ước có tổng số.a) 66 sáchb) 39 sách.c) 27 sách.(Có vai câu hỏi lựa chọn có thể có nhiều hơn 1 câu trả lời đúng. Trong trường hợp này bạn có thể khoanh tròn mẫu tự ở đầu câu trả lời đúng)CÂU HỎI ĐÚNG SAI.Bạn chọn một hoặc vài câu trả lời ĐÚNG với câu hỏiVí dụ:(3) Lời diễn đạt nào ĐÚNG?a) Kinh Thánh có tất cả 1200 sách.b) Kinh Thánh là sứ điệp dành cho tín hữu ngày nay.c) Tất cả những trước giả của Kinh Thánh đều viết bằng tiếng Hybá lai.d) Đức Thánh Linh cảm thúc cho các tác giả Kinh Thánh.Những lời diễn đạt b)và d) đều đúng. Bạn cp1 thể khoanh tròn cả hai mẫu tự dể chứng tỏ điều mình chọn.CÂU HỎI TƯƠNG HỢPLoại câu hỏi nay yêu cầu bạn chọn những câu trình bài phù hợp với câu hỏi, chẳng hạn nhân vật với đặc tính nhân vật, hay các sách của Kinh Thánh với trước giả của sách ấy.Ví dụ:

(4) Viết số cho tên người lãnh đạo trước mỗi cụm tự mô tả một số việc người ấy làm.1a. Nhận lãnh luật pháp ở núi Sinai.2b. Dẫn dân Ysơraên qua sống Giôđanh2c. Diễn hành vòng quanh thành Giêricô

1d. Sống trong cung điện Pharaôn.1)Môi se2) Giôsuê

Cụm từ a) và d) chỉ về Môise, cụm từ b)và c) chỉ về Giôsuê. Bạn có thể viết 1)bên cạnh a và d. và 2) bên cạnh b và c. giống như trên ví dụPhương cách học loại bài nầy .Nếu ban tự học loạt bai hàm thụ nầy, bạn hãy gởi phần làm bài bằng thư đến văn phòng chúng tôi. Mặc dù bài hàm thụ này giúpbạn tự học, nhưng bạn vẫn có thể học chung trong nhóm hay trong lớp học. Nếu thế người hướng dẫn sẽ triển khai thêm một số điều dạy bảo khác song song với bài học. Do đó bạn nên theo sự chỉ dẫn của vị ấy.Bạn có thể sử dụng những bài học nầy trong các nhóm học Kinh Thánh tư gia, trong lớp học ở nhà hoặc ở trường Kinh Thánh . Bạn sẽ thấy nội dung của chủ đề và phương pháp học tập giúp ích rất nhiều cho các mục đích nầy.Bản tường trình học tập .Nếu bạn tự học bài hàm thụ nầy, hoặc học với nhóm hay trong lớp học, bạn sẽ nhận thêm bảng tường trình học tập theo sự hướng dẫn trong loạt bài học và torng bản tường trình, làm xong bạn gởi phần trả lời cho người hướng dẫn để vị đó sửa bà và ghi phần nhận xét về bài làm của bạn.Chứng chỉ Sau khi bạn làm xong những câu hỏi nghiên cứu phần trắc nhiệm cá nhân và bản tường trình học tập của bạn đạt được thành tích tốt theo sự nhận xét của người hướng dẫn bạn, bạn sẽ nhận được chứng chỉ khen thưởng.Những tác giả của loại bài học nầy .FLOYD C. WOODWORTH. JR là mục sư thực thụ từ năm 1951. Hiện thời ôn là chủ bút của những tài liệu học tập cho mạng lưới huấn luyện Cơ đốc nhân và là giáo sư viện thần học cấp tiến ở Châu Mỹ Latinh. Oâng Woodworth phục vụ Chúa tại Cuba cho đến Châu Mỹ latinh. Oâng Woodworth phục vụ Chúa tại Cuba cho đến Cu ba cho đến năm 1963, Năm 1964, ông làm giám đốc trường Kinh Thánh Trung Tâm Côlômbia, Nam Mỹ. Vào năm 1973, ông đổi sang Mêxicô, tại đây ông gắn bó với việc saọn tài liệu giáo dục Cơ đốc qua chương trình giáo dục Cơ đốc Cấp tiến nỗi tiếng là mạng lưới huấn luyện Cơ đốc nhân.Oâng Woodworth tốt nhiệp trường Kinh Thánh Trung Ương ở Springfiel, Missouri, và đại học Phêniên Bêtha ni (bethani Peniel College) ở Bethani, American với bằng A.B Oâng tốt nghiệp cao học (M.B) về văn chương Spanish Oklahoma ở đại học California ở Los Angles. La giáo sư trường Kinh Thánh, mục sư và nhà truyền giảng ông viết với nhiều kinh nghiệm phong phú khác nhau. Sự dạy dỗ của ông về nền văn hóa giao lưu tạo ra nết

đặc sắc và cái nhìn tươi mói trong lối viết của ông.DAVID DUNCAN là giáo sĩ 17 năm và hiện nay ông là nhân viên của viện hàm thụ quốc tế ( I C I) trước khi đn việc hàm thụ quốc tế, ông là hiệu trưởng của trường Kinh Thánh Gôgôtha ở Majuro, đảo Marshall, ông ở đó tám năm ông tốt nghiệp D.A và M.A đều ở đại học Fullerton của tiểu bang California. Oâng hoàn tất học vị tiến sĩ tại viện thần học ở California ( California Graduate School of Theology) Vợ ông, bà Sondra cùng ông sống tại rhode -Saint Genèse, Belgium. Oâng bà có bốn người con đã lập gia đình và sống ở Hoa Kỳ.Ngường hướng dẫn bạn học hàm thụ.Người hướng dẫn bạn học chương trình hàm thụ.(ICI) nầy sẵn lòng giúp đỡ bạn. Nếu bạncó bất lỳ thắc mắt nào về bài học cũng như bản tường trình học tập, bạn cứ tự nhiên hỏi. Nếu vài ngườimuốn học chung hãy xin vị ấy xếp đặt thì giờ thuận tiện cho cả nhóm.Cầu xin Đức Chúa Trời ban phương cho bạn khi bắt đầu học loại bài ĐÁ ĐÓC NHÀ LẼ THẬT: Nghiên cứ về giáo lý Kinh Thánh. Nguyên những bài học nầy sẽ làm phong phú đời sớng bại, cùng sự phục vụ Chúa của bạn và giúp bạn hoàn thành vai trò của mình trong thân thể Đấng Christ cách hiệu quả.

ĐỨC CHÚA TRỜI: BẢN CHẤT VÀ NHỮNG ĐẶC TÍNH TỰ NHIÊN CỦA NGÀI

( God: His Nature and Natural characteristics)

Bạn có thể dò thấu những sự huyền diệu của Đức Chúa Trời không?Bạn có thể tìm thấy những giới hạn của Đấng Toàn Năng không? (Giop G Giop11:7) Chúng ta chỉ có thể trả lời “Không” cho những câu hỏi cổ xưa nầy. Nan đề lớn trong việc chúng ta cố công ra sức hiểu biết Đức Chúa Trời ấy là con người hữu hạn không thể nào hiểu được Đấng Vô hạn.Nếu không có sự mặc khải về bản chất và những đặc tính hay thuộc tính của Đức Chúa Trời, thì chúng ta không có cách nào để được thực thể (Being) của Đức Chúa Trời. Chỉ khi nào Ngài bày tỏ chính Ngài trong bản chất và những đặc tính của Ngài, may ra chúng ta mới có đôi chút kiến thức về thực thể thiêng liêng của Ngài. Như thế, những gì Ngài đã mặt khải về chính mình Ngài thì chính xác nhưng chỉ hé mở phần nào về thực thể của Ngài.Chúng ta cũng có thể biết Đức Chúa Trời khi chúng ta bước vào mối thông công với Ngài. Chúng ta được sự hiểu biết về Ngài bằng sự nghiên cứu bản chất và những đặc tính của Ngài, vì những điều nầy tiết lộ những khía cạnh

của thực thể của Ngài. Để đạt được kiến thức hoàn toàn đáng tin cậy về bản chất và những đặc tính liêng liêng, chúng ta phả bắt đầu nghiên cứu về sự mặt khãi của chính mình Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh. Trong lúc chúng ta có thể thu đạt một kiến thức phổ thông về Đức Chúa Trời khi chúng ta nhìn ngắm những công trình của Ngài trong thiên nhiên, thì chúng ta phải quay về lời Chúa để tiếp nhận sự hiểu biết về bản chất và những đặc tính của Ngài.Khi bạn nghiên cứu về Đấng Tạo Hóa của chúng ta, bạn có thể đánh giá đầy đủ hơn mối quan tâm của Ngài đối với bạn qua tiến trình Ngài bày tỏ chính mình Ngài suốt mọi thời đại. Sự tự mặc khải nầy đạt đến tuyệt đỉnh khi Ngài phán trong Con Ngài (HeDt 1:2)DÀN Ý BÀI HỌC ._ Bản chất của Đức Chúa Trời._ Những thuộc tính vốn có của Đức Chúa Trời.NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC .Học xong bài nầy bạn có thể:Định nghĩa và thảo luận những phẩm chất của bản chất của Đức Chúa Trời và những thuộc tính sẵn có (tự nhiên) của NgàiGiải thích thế nào sự hiểu biết về những thuộc tính tự nhiên của Đức Chúa Trời có thể tăng cường đức tin của con người nơi Đức Chúa Trời.Nhận thức sâu sắc về những phẩm chất và những thuộc tính của Đức Chúa Trời khiến chúng ta biết được Đấng có thể cung ứng cho mỗi nhu cầu của chúng ta như thế nào.NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Đọc kỹ phần giới thiệu và mục tiêu của bài học.2. Nghiên cứu dàn ý và những mục tiêu của bài học. Những điều đó sẽ giúp bạn nhận diện những điều cần học khi bạn nghiên cứu bài.3. Đọc bài học và làm những cạu hỏi trong phần triển khai bài học. Kiểm tra phần trả lời của mình với những lời giải đáp cuối bài học. Việc tìm và đọc tất cả những câu Kinh Thánh nêu lên torng bài học rất quan trọng.4. Trong bài học nầy có rất nhiều từ ngữ có thể mới lạ đối với bạn. Một số chữ được liệt kê dưới đây, gọi là những chữ chìa khoá ( key words). Nếu từ ngữ nào bạn không rõ ý nghĩa, hãy xem phần chú giải thuật ngũ ở cuối sách, chúng tôi có ghi ra định nghĩa của những chữ ấy. Nhiều chữ được định nghĩa trong bài học. Cũng có nhiều ghữ bạn phải dùng từ điển để tìm định nghĩa.5. Hoàn tất phần trách nhiệm cá nhân ở cuối bài, rồi mới đối chiếu với phần giải đáp c\ở cuối sách. Oân lại câu nào bạn trả lời chưa đúng.THUẬT NGỮ . (Những chữ chìa khóa)bản thể Bất tửbất biến

biểu lộBa ngôiđơn nhấthiệp nhấtphân biệt.phi vật chấtthuộc tínhtối cao(tể trị)thực chấtVĩnh hằng, vĩnh cữuVôsở bất năngvôsở bất trivôsở bất tạivô song, vô hạn.

TRIỂN KHẢI BÀI HỌC

BẢN CHẤT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI ( God’Nature) Khi những nhà khoa học nghiên cứu phần cầu trúc tạo máu, học khám phá ra rằng máu được tạo nên do nhiều chất khác nhau và những thành phần li ti có những nhiệm vụ riêng biệt trog việc duy trì sự sống. Loại chất lỏng tổng hợp nầy được bơm qua một mạng lưới ống nhỏ phúc tạp suốt ngày và đêm do một bộ máy rất cường tráng (quả tim) chỉ nghỉ sau mỗi vòng vận động. Máu là dòng sự sống của thân thể. Máu mang khí Oâxy vào trong thức ăn cho từng bộ phận cơ thể, máu chống cự những loại vi trùng xâm nhập cơ thể và cũng giúp cho cơ thể thảy đi những chất dư thừa. Để thực hiện những công tác nầy, hai quả thận và những bộ phận khác.Đây chỉ là một trong nhiều ví dụ nói lên sự tổ chứa rất chẳt chẽ của những hệ thống sinh họa để duy trì sự sống.Chắc chắn phải có một thực thể có sức mạnh và thông minh vĩ đại mới thực hiện điều nầy. Chúng ta biết gì về thực thể nầy? Hãy tìm hiểu một số sự kiện mà chúng ta biết về Đấng Tạo Hóa của chúng ta, tức là Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời là một thực thể có thân vị. ( God’ Is Personal Being) Mục tiêu: Chọn một lời diễn đạt đưa ra những phẩm chất của thân vị được nhìn thấy nơi Đức Chúa Trời .Xin bạn cho biết những phần chín yếu của một người là gì? Có phải hai cánh tay không? Giọng nói không? Đ(ôi mắt không? Nếu một người bị mất bất cứ cái nào trong những điều kể trên, người ấy vẫn còn là một con người. Có lẽ chúng ta đồng ý rằng một người (thân vị - Person) Còn có cái gì khác hơn là

một thân thể (body). Người là loài có khả năng suy nghĩ, cảm biết và lý luận. Kinh Thánh tiết lộ rằng Ngài truyền thông (communcates, cói chuyện, tâm sự) với người khác (Thi Tv 15:14) Ngài bị tác động (be affected) do sự đáp ứng của con người đối với Ngài (EsIs 1:14) Ngài suy nghĩ (EsIs 55:8) và Ngài quyết định (SaSt 2:18) Những điều nầy là tất cả những đặc tính của một con người. Vì vậy Đức Chúa Trời là thực thể có thật.Chúng ta có thể học đôi điều về hân vị của Đức Chúa Trời khi chúng ta khảo sát nhân tính (personality) của con người, vì con người được tạo dưng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Dĩ nhiên, sự gần giống như vầy vẫn có những hạn chế của nó. Chúng ta không đưọc khảo sát nhân tính của con người làm tiêu chuẩn để đo lường cá tính của Đức Chúa Trời. Vì khuôn mẫu nguyên thủy của cá tính nằm trong Đức Chúa Trời, chứ không phải ở con người. Cá tính của con người chỉ rập khuôn theo cái nguyên thủy. Cá tính của con người không giống hệt như cá tính của Đức Chúa Trời nhưng chứa đựng những dấu vết tương tự như cá tính con người vẫn tồn tại trog sự hoàn toàn nơi cá tính của Đức Chúa Trời.Nếu bạn làm quen với một người chẳng hề để bạn biết người ấy cảm nhận thế nào, chẳng hề chia sẻ với bạn tư tưởng của người ấy, đồng thời cũng chẳng bao giờ cho bạn biết người ấy có ưa thích bạn hay không, thì bạn có thể bảo rằng người ấy không có cá tính (impersonal) Nghĩa là người ấy không bày tỏ những đặc tính cá nhân của người đó cho bạn. Ngài có những cảm xúc về dân sự của Ngài và Ngài quan tâm đến bạn. Ngài có những cảm xúc về dân sự cuả Ngài và Ngài tương giao với họ. Hơn nữa, Ngài còn quyết định nhiều việc liên quan đến họ.Nhiều người nghĩ rằng Đấng tối cao ( Supreme Being) đã dựng nên trời đất sống rất xa cách với những con việc của loài người, họ tin rằng linh của tổ phụ họ (Spirits of ancestors) Đức Chúa Trời đang quan tâm đến những công việc của loài người, và Ngài đối xử với chúng ta theo từng cá nhân.(1) Con người sống trong cộng đồng chúng ta quan niệm gì về Đức Chúa Trời?..............................................................................................................................................................................................(2) Nếu Đức Chúa Trời là một thân vị, làm thế nào để bạn biết Ngài theo cách cá nhân? Dùng sổ tay ghi câu trả lời nầy.(3) (Chọn phần hoàn chỉnh đúng cho câu) Những phẩm chất của Đức Chúa Trời bày tỏ những cá tính của Ngài làa) Vật lý, xã hội và những thuộc tính thuộc linh.b) Khả năng suy nghĩ, cảm nhận và quyết định.c) Khả năng tiếp xúc, nhìn thấy và hiểu tường tận.

Đức Chúa Trời là thần linh (God is Spirit) Mục tiêu: Chọn những lời diễn đạt giải thích xác về bản chất thuộc linh của Đức Chúa Trời Bạn nghĩ gì khi bạn nhắm mắt và cố tưởng tượng Đức Chúa Trời như thế nào? Nếu có vài hình ảnh hiện ra trong trí bạn, thì sự suy nghĩ của bạn không hoàn giống như điều Kinh Thánh dạy. Đức Chúa Trời không có hình thể của bấtcứ cái gì cả vì Ngài là thần linh (Spirit) (GiGa 4:24), và thần linh thì không thể thấy được. 1:18 cho chúng ta biết “Chẳng hề có ai thấy Đức Chúa Trời”Đức Chúa Trời là thần linh: Ở chữ nầy chúng ta có một lời diễn đạt nói về Đức Chúa Trời. Để hiểu lời diễn đạt nầy, chúng ta phải xem thần linh liên quan đến điều gì? Giải thích ý niệm nầy không phải là dễ. Như chúng ta đã nói trước Kinh Thánh đã tiết lộ cho chúng ta phần nào về bản tính của Đức Chúa Trời. Khi chúng tôi cố sức mô tả bản tính về thần linh của Ngài, thì có lẽ chúng tôi dùng nhiều thuật ngữ mới mẽ đối với bạn. Chúng tôi sẽ cố gắng định nhĩa mỗi chữ khi chúng ta dùng chữ đó.1. Khi nghiên cứu Kinh Thánh điều đầu tiên được bày tỏ cho chúng ta ấy là Đức Chúa Trời có một thực thể duy nhất (a unique, substantial being) khác biệt với thể giới (Eph Ep 4:6; CoCl 1:15-17) Duy nhất ( vô song) nghĩa là chỉ có một mà thôi. Thực thể nghĩa là có một bản chất thiết yếu ( essential nature) Những thuật ngữ thực thể và bản chất thiết yếu tương tự như nhau khi dùng để chỉ về Đức Chúa Trời. Những chữ đó liên quan đến những phẩm chất hay thuộc tính tạo nên bản tính của Ngài và là nền tảng của những biểu hiện bên ngoài của Ngài.2. Thực thể nầy của Đức Chúa Trời là không thấy được, phi vật chất và không có những phần tử nào tạo thành. Chúng ta đã nói rằng Đức Chúa Trời có thực thể, nhưng Ngài không phải là thực thể vật chất (materrial substance) nghĩa là, Ngài không do vật chất tạo thành như tất cả chúng ta. Đức Chúc Trời là một thực thể của thần linh. Chúng Jêsus phán “ Thần linh thì không có thịt và xương như ác con thấy ta có” (LuLc 24:39) Vì Đức Chúa Trời là thần linh trong ý nghĩa thuần khiết của chữ đó. Ngài không có những giới hạn xuất hiện trong trí ta khi chúng ta nghĩ về con người. Ngài không có những tính chất hay những đặc tính thuộc về vật chất. Phaolô mô tả Ngài là “ Vua đời đời , bất tử và chẳng thấy được” (ITi1Tm 6:15-16)Nếu Đức Chúa Trời thật sự là thần linh và không thấy được, thì chúng ta hiểu thế nào về các trường hợp, như phần mô tả trong (XuXh 33:19-23, trong đó chúng ta được nghe nói rằng Môise thấy Đức Chúa Trời? Thực sự điều nầy không mâu thuẩn với sự kiện về Đức Chúa Trời không thấy được và phi vật chất. Trong vài trường hợp con người xem thấy những phản chiếu

của vinh quang của Đức Chúa Trời, nhưng họ không thể bày tỏ những hình thức thấy được. Đức Chúa Trời hoàn toàn có khả năng bày tỏ chính mình Ngài qua một biểu hiện vật lý (physical manifestation) Điề u này xảy ra khi Thánh Linh ngự xuống trên Chúa Jêsus như con chim bồ câu lúc Ngài chịu báp têm trong nước (GiGa 1:32-34)Khi Giăng Báp tít nhìn dấu hiệu thấy được nầy, ông bị thuyết phục để tin rằng Chúa Jêsus thật sự là con Đức Chúa Trời. Thánh Linh không thấy được của Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình Ngài trong hình thức chim bồ câu để Giăng biết chắc trong việc nhận diện Đấng ( Jêsus)sẽ làm báp têm bằng Thánh Linh. Trong ví dụ ở (XuXh 33:1-23, Môise cũng cần sự bảo đảo thiên thượng khi ông đương đầu với nhiệm vụ lãnh đạo mà Đức Chúa Trời giao cho ông, vì vậy, Đức Chúa Trời ban cho ông một dấu hiệu vật lý (physical sign)Có lẽ bạn suy nghĩ “ Nếu Đức Chúa Trời phi vật chất, tại sao Kinh Thánh nói về tay, chân, tai, miệnh, mũi hay mặt của Đức Chúa Trời? Tại sao có những đoạn Kinh Thánh nói về Đức Chúa Trời làm việc giống như cách con người làm? Chẳng hạn, Thi Tv 98:1-9 nói đến “ tay phải và cánh ta thánh của Đức Chúa Trời” (c1) 99:5 nói về sự tôn thờ “ ở dước bệ chân của Ngài” 91:1-16 nói về “ Lông của Ngài” và “đôi cánh của Ngài” (c4)Vì chúng ta thật sự không hiểu được bản thể (essence) của Đức Chúa Trời, nên Ngài đã cảm thúc những tác giả của Kinh Thánh dùng những đối tượng quen thuộc với chúng ta và áp dụng vài đặc tính của những vật cụ thể ấy để chỉ về bản tính của Đức Chúa Trời. Bằng cách đó chúng ta hiểu được điều không biết (unknown) bằng những gì biết được (known) Chúng ta gọi đây ngôn ngữ tượng trưng hay nói theo nghĩa bóng ( flgurative language) Trong những trường hợp đó ý tưởng không dùng theo nghĩa đen (literally) hay sự kiên, nhưng theo tượng trưng để tiên biểu cho ý niệm nào đó. Điều nầy có thể được minh họa trong các bài tập sau(4) Đọc 34:15 và khoanh tròn mẫu tự đứng trước lời giải thích đúng về khúc Kinh Thánh nầya) Sự diễn đạt về Đức Chúa Trời như có mắt, tai và mặt chứng tỏ Ngài nhìn thấy nghe, theo nghĩa đen và có hình thể nhìn thấy được khi Ngài đối xử với dân sự Chúa.b) Đức Chúa Trời biết và chăm sóc nhu cầu của người công bình, và Ngài biết chú ý đến tội lỗi của những kẻ làm điều ác. Câu nầy diễn đạt theo nghĩa bóng.(5) ( Chọn câu trả lời tốt nhất) Khi chúng ta đọc Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời là thần linh, chúng ta hiểu rằnga) Ngài không có thân thể vật lý.b) Đức Chúa Trời không có hình thức thân thể vật lý, nhưng Ngài hoàn toàn

có khả năng bày tỏ chính minh Ngài qua một hình thức vật lý.c) Những phần tham khảo trong Kinh Thánh chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời làm một số điều mà con người có thể làm là sử dụng ngôn ngữ nghĩa bóng.d) Tất cả những câu trên a),b) và c) đều đúng.e) Chỉ cau a) và c) là đúng.

Đức Chúa Trời là độc nhất ( God is One) Mục tiêu: Xếp cho phù hợp những chữ đã dùng để mô tả sự hiệp nhất hay sự độc nhất của Đức Chúa Trời với những định nghĩa của mỗi chữ .Khi chúng ta nói Đúc Chúa Trời là độc nhất, chúng ta nói đến ý niệm:1) Sự hiệp nhất về số lược của Đức Chúa Trời.2) Sự độc nhất ( vô song) của Đức Chúa Trời, và3) Sự đơn giản (simplcity) của Đức Chúa Trời.Sự hiệp nhất về số lượng của Đức Chúa Trời.Trước hết, khi chúng ta nó về sự hiệp nhất của Đức Chúa Trời chúng ta liên tưởng đến sự kiện ngài là một thực thể.Vì chỉ một thực thể thiêng liêng ( Divine Being), tất cả những thực thể khác tồn tại quan Ngài, của Ngài và hướng về Ngài. Phaolô nói trong ICo1Cr 8:6, “ nhưng đối với chúng ta chỉ có một Đức Chúa Trời là Cha, muôn vật bởi Ngài mà ra, và chúng ta hướng về Ngài, lại chỉ có một Cứu Chúa mà thôi, tức là Jêsus Christ, muôn vật đều nhờ Ngài mà có và chúng ta cũng vậy” Phần thứ hai của câu nầy dường như mâu thuân với ý niệm cho rằng Đức Chúa Trời độc nhất. Chúng ta sẽ giải thích vấn đề này trong phần thảo luận về Ba ngôi.Salômôn nói sự hiệp nhất về số lượng của Đức Chúa Trời (numerical unity of God) trong IVua 1V 8:60 khi ông cầu khuẩn “ để mọi dân tộc trên thế giới có thể biết rằng Chúa là Đức Chúa Tời và không có ai khác” B5 bao bọc tứ phía là những dân tộc thần đa thần giáo, Đôi khi dân Ysơraên thấy khó giữ vững lập trước để chọn thực thể thiêng liêng ( Divine Being) là Đấng duy nhất. Thường thường các tiên tri đã kêu lớn, thách thức mạnh mẽ, để nhắc nhở dân sự nhớ rằng Đức GiêHô Va ( Đấng Hằng Hữu) là Đức Chúa Trời độc nhất ( Phục truyền 4: 35- 39)Có tín ngưỡng nào bảo rằng có nhiều thần tạo nên bộ phận của xã hội bạn không? Bạn có thể biết những sự dạy dỗ nào liên quan đến những vị thần giả định nầy và mối quan hệ của thần tượng đối với dân chúng không? Tôi đã ghi nhận rằng có nhiều quốc gia người ta thờ phượng rất nhiều thần, hoặc những gì họ coi như những vị thần. Đôi khi những vị thần nầy dường như tồn cại trong nền văn hóa dành riêng cho dân tộc và cho nếp sống cách biệt của họ, họ thờ đa thần. Nhưng Kinh Thánh dạy rằng chỉ có một Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời Độc nhất.

Sự độc nhất của Đức Chúa Trời Những câu Kinh Thánh khác trong Kinh Thánh, như PhuDnl 6:4 nói về sự vô song của Đức Chúa Trời: Đấng Hằng Hữu là Đức Chúa Trời của chúng ta, Đấng Hằng Hữu có một. Tiếng Hybálai ở đây chữ một có thể dịnh là chỉ một ( an only), đó là cách dịnh tốt nhất. Vậy, chỉ có Đấng Hằng Hữu là Đức Chúa Trời duy nhất được mang danh xưng là Đấng Hằng Hữu ( Đức Giê Hô Va) Đây là sứ đidp của XaDr 14:9 “Trong Ngày đó sẽ có một Chúa, và danh Ngài là duy nhất” Ý tưởng tương tự nầy cũng được diễn đạt rất rõ ràng trong XuXh 15:11 “ Hỡi Đức Giê Hô Va, torng vòng cá thần, ai giống như Ngài? Trong sự thánh khiết, ai được vinh hiển như Ngài, Đáng sợ, đáng khen, hay làm phép lạ?” Dĩ nhiên, câu trả lời là không có ai. Ngài là Đức Chúa Trời độc nhất và chỉ có một mà thôi.Chắc chắn những câu phản đối tư tưởng cho rằng Đức Chúa Trời là một trong nhiều vị thần. Ngài là Đấng cao trị tôí cao của vụ trụ, và bên cạnh Ngài có thần nào khác. Suốt cả những lời ký thuật trong Cựu ước Đức Chúa Trời luôn luôn nhắc nhở dân sự của Ngài rằng Ngài là Đức Chúa Trời độc nhất ( the only God)(6) Đọc những phần Kinh Thánh sau và cho biết Đức Chúa Trời nói gì về chính mình Ngài.a. SaSt 17:1 “Ta là”b. XuXh 20:2-3, “ ta là” “Các ngươi”c. 20:22, “ Chớ làm”d. EsIs 43:10-11; 44:6, 8; 45:5, 21. Sứ điệp của mỗi phân đoạn nầy là..............................................................................................................................................................................................Khi tôi yêu cầu những sinh viên của tôi nêu lên định nghĩa nguyên thủy về Đức Chúa Trời, thường thường họ bắt đầu bắng cách nói như sau: “ Đức Chúa Trời là một thần linh đời đời, Đấng đã tạo dựng trời đất” Dù họ dùng danh từ gì để định nghĩa Đức Chúa Trời. thì đa số sinh viên đều đặt mạo từ bất định ( indefinie article: a) ở phía trước. Họ nói: “ Đức Chúa Trời là một (a) linh” (God is a spirit). Điều đó gợi ý rằng có thể co1 nhiều linh khác ở cùng đẳng cấp. Hãy xem sự khác biết biết bao về định nghĩa nầy khi đặt mạo từ xác định ( definite article: the ) Thay thế cho mạo từ bất định (a): “Đức Chúa Trời là thần linh đời đời, Đấng đã tạo dựng trời và đất” Theo cách định nghĩa nầy, thì không một người nào hay quyền bính nào thích hợp cho phạm trù nầy. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời độc nhất ( God is thê only God)

Sự đơn nhất của Đức Chúa Trời ( The simplicty of God) Thêm vào sự hiệp nhất về số (numberical unity) và sự độc nhất (uniqueness), sự hiệp nhất của Đức Chúa Trời đều là những sự trọn vẹn của Ngài (Hia

Perfections) Ý niệm về sự hiệp nhất bên trong hay sự đơn nhất phát sinh từ vài sự trọn lành khác của Đức Chúa Trời. Chẳng hạn, sự tồn tại của Đức Chúa Trời không tùy thuộc vào điều gì bên ngoài Ngài. Ngài tự tồn tại (Self - existant), nghĩa là tồn tại đời đời là phần của bản chất thật của Ngài (aternal existence is part of His very nature) Như vậy, sự tồn tại của Ngài loại trừ ý tưởng cho rằng có điều gì đó ở trước Ngài, giống như trường hợp có những thực thể kết hợp (compound beings) như con người. Sự đơn nhất của Đức Chúa Trời ám chỉ về con số của những sự vật (anumber of things). Độc nhất có nghĩa là ba thân bị của Đức Chúa Trời chủ tể không chỉ là số lượng của những phần bao gồm tất cả để tạo thành bản thể thiêng liêng. Nó còn loại trừ khả năng chia rẽ những sự trọn vẹn của Đức Chúa Tròi khỏi bản thể của Ngài hoặc thêm những đặc tính của Ngài vào bản thể của Ngài. Bản thể của Đức Chúa Trời và những sự trọn vẹn của Ngài là một và cùng một điều ( One is that the three Persons of the God head are not just a number of parts which all together make up the Divine Essence. It also rules out the possibility of dividing God’s perfections from His essence or adding His charac-teeristics to His essence. God’s essence and His perfections are one and the same thing) Vì thế, Kinh Thánh nói Đức Chúa Trời vừa là sự dống, vừa là công bình vưa là tình yêu, và theo cách đó đồng nhất hóa Ngài với những sự trọn vẹn của Ngài. Nói cách khác, chúng ta không nói Đức Chúa Trời có sự công bình ( God has rihteousness), nhưng chúng ta nói Ngài là sự công bình. Ngài là sự trọn vẹn (God is Righteousness He is perfection)(7) Xết đặt cho phù hợp với những ý niệm dùng để mô tả sự hiệp nhất của Đức Chúa Trời với những định nghĩa của mỗi ý niệm.....a. Ngài là Đức Chúa Trời duy nhất và ngoài Ngài không có thần nào khác........b Chỉ một Đức Chúa Trời và tất cả những thực thể khác tồn tại qua Ngài........c Điều này loại bỏ khả năng có nhiều thần/.......d. Sụ tồn tại của Đức Chúa Trời không tùy thuộc vào bất cứ điều gì ở bên ngoài Ngài....... e. Đây là cách mô tả khác về sự hiệp nhất bên trong của Đức Chúa Trời........ f. Con người là sự kết hợp - nghĩa là con người vừa là thân thể, vừa là linh, trái với Đức Chúa Trời........ g. Đức Chúa Trời là linh đời đời.

1) Hieäp nhaát veá soá.2) Ñoäc nhaát.3) Ñôn nhaát.

Đức Chúa Trời là Tam nhất ( God is Triune) Mục tiêu: Chọn những lòi diễn đạt đưa ra sự dạy dỗ của Kinh Thánh về Ba Ngôi (Trinity )Chúng ta thấy Đức Chúa Trời là thần linh, Ngài có cá tính và Ngài là một. Bây giờ chúng ta khảo sát khía cạnh thứ tư của bản chất của Ngài, đó là Ba ngôi Đức Chúa Tròi tam nhất (triune). Điều này dường như lộn xộn đối với bạn. Đức Chúa Trời là độc nhất và cũng là tam nhất có nghĩa gì. Những chữ tam nhất (triune) và ba ngôi (trinity) chứa đựng ý niệm của sự độc nhất hay tam (tri :ba) và nhất ( một ) hay là hiệp làm một (tree in one) Khi chúng ta tiếp cận để tài quan trọng này, chúng ta nhìn nhận rằng chỉ do sự mặc khải mới biết được chân lý nầy. Vậy, chúng ta hãy quay lại nhìn xem những gì Đức Chúa Trời đã tiết lộ trong Kinh Thánh để làm nền tảng cho sự học hỏi của chúng ta về những vấn đề liên quan đến ba ngôi.1. Ba ngôi là gì? Như chúng ta đã thấy chỉ có một bản thể trong thực thể thiêng liêng. Tuy nhiên, thực thể thiêng liêng nầy là tam thân vị ( tri personal) hay là ba ngôi. Trong Ngài có ba thân vị (person): Cha, Con và Thánh Linh. Nhưng học giả có tìm cách mô tả chính xác ba sự phân biệt này trong Đức Chúa Trời chủ tể (godhead) đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau. Sự khác biệt về từ ngự họ dùng chứng tỏ rằng những học giả nầy nhìn nhận sự khó khăn trong việc mô tả Ba ngôi như thế nàu. Chúng ta đã định nghĩa chữ thân vị (person) hay ngôi. Một thân bị là chủ thể mà người ấy biết, cảm nhận và quyết định ( A person is one who know, feels and decides)Kinh nghiệm con người dạy chúng ta rằng ở đâu có thân vị ( người) ở đó có bản thể phân biệt. Như vậy mỗi người là một cá nhân riêng biệt mà trong chính người ấy bày tỏ bản chất con người (human nature) Tuy nhiên trong Đức Chúa Trời tam nhất thì không có ba cá nhân riêng biệt đồng tồn tại với nhau và riêng rẽ. Hơn nữa chỉ có những gì mà chúng ta gọi là tự phân biệt (selfdistinctions) ở trong thực thể thiêng liêng. Từ ngử này sẽ giải thích trong phần kế tiếp.2. Những thân vị là ai? Như chúng ta đã ghi nhậ, có ba thân vị hay ba thực hữu (subsistencas - sự tồn tại) trong thực tể thiêng liêng (Divine Essence): Cha, Con và Thánh Linh. Mỗi thân vị trong những thân vị nầy được nhận diện do những tính chất (properties) riêng biệt ( nghĩa là những phẩm chất hay nét chính thuộc về hay đặc biệt (nghĩa là những phẩm chất hay nét chính thuộc về hay đặc biệt dành cho từng cá nhân) Trong Kinh Thánh, những tính chất (properties) nầy được nhận diện bằng những danh xưng, những đại từ, những phẩm chất và những hoạt động thích hhợp cho sự lý luận, trí tuệ ( thông thái) và những thân vị riêng biệt. Những tính chất của thân vị (these personal) và những thân vị riêng biệt. Những tính chất, trí tuệ ( thông thái)

và những thân vị riêng biệt. Những tính chất cuả thân vị ( these personal propeties) được phân biệt cho mỗi thân bị ( những tính chất ấy là những sự tự phân biệt) vá các tính chất nầy biể lộ mối quan hệ giữa thân vị nầy với những thân vị khác. Đồng thời, mỗi thân vị trong chính Ngài (Himself) cũng biểu lộ thực thể thiêng liêng.Vậy có ba thân vị trong Đức Chúa Trời Chủ tể: Đức Chúa Trời, Cha, Đức Chúa Con, Đức Chúa Trời Thánh Linh (God the Father, God the Son and God the Holy Spirit). Ba thân vị có cùng thực thể, cả ba đồng đẳng trong sự vinh hiển, quyền năng, oai nghi và vĩnh cữu, và cả ba là một.(8) Đọc những đoạn Kinh Thán sau đây và cung cấp câu trả lời đúng để hoàn chỉnh mỗi câua. Trong GiGa 6:27 Chúa Jêsus ám chỉ Đức Chúa Trời là..............................................................................................................................................................................................b. Trong HeDt 1:8 Đức Chúa Cha ám chỉ Con là..............................................................................................................................................................................................c. Cong Cv 5:3-4 công bố rằng tôi chống nghịch Thánh Linh cũng giống như tội chống nghịch...............................................................................................................................................................................................d. Từ những câu Kinh Thánh này chúng ta có thể kết luận rằng Đức Chúa Trời chủ tể có..............................................................................................................................................................................................3. bằng có nào chỉ về ba ngôi ? Trong khi chữ ba ngôi không được tìm thấy trong Kinh Thánh, thì giáo lý về Ba ngôi lại được mặc khải cả trong Cựu ước lẫn Tân ước. Chúng ta hãy khảo sát những bằng cớ được tìm thấy trong Kinh ThánhCựu ước được viết bằng ngôn ngữ Hybálai (Hebrew) Trong tiếng Hybálai, elohim, một trong những danh xưng của Đức Chúa Trời, được dùng ở hình thức số nhiều - ví dụ, ở SaSt 1:26 “ Bây giờ Đức Chúa Trời phán rằng, chúng ta hãy làm loài người theo hình ảnh chúng ta, trong sự giống như chúng ta” (Then God said, Let us make man in our image). Câu nài chỉ về những phân biệt của thân vị trong Đức Chúa Trời chủ tể ( This verse point to personal distinctions in God, to a plurality of persons in the Godhead) Chúng ta tìm thấy những sự ngụ ý rõ ràng hơn về những phân biệt thân vị trong Kinh Thánh Cựu ước ám chỉ về thiên sứ của Đức Giê Hô Va. Trong vài trường hợp thiên sứ của Chúa có thể chỉ về những thực thể được tạo dựng (created being) được sai đi làm sứ giả của Chúa, còn trong những trường

hợp khác thiên sứ của Đức Giê Hô Va được chúng ta tin ấy là con Đức Chúa Trời (xem 16:7-13; 18:1-11; 19:1-28) Như thế, thiên sứ này được đồng nhất với Giê Hô Va, và mặc khác Ngài được xem và phân biệt hay khác với Đức Giê Hô Va.Trong vài khúc Kinh Thánh, tất cả ba thân vị của Đức Chúa Trời chủ tể được đề cập. Tại sự chịu báp têm của Con (Mat Mt 3:16-17) Cha phán từ Trời và Thánh Linh giáng xuống trong hình thể của chim bồ câu trong sứ mạng trọng đại, Chúa Jêsus nêu rõ ba thân bị. “ Vậy hãy đi và tạo môn đệ thuộc về mọi dân tộc, làm báp têm cho họ trong danh của Cha và của con và của Thánh Linh” Ba thân bị nầy được nêu danh bên cạnh nhau trong danh của Cha và của con và của Thánh Linh” Ba thân bị nầy được nêu danh bên cạnh nhau trong ICo1Cr 12:4-5; IICo 2Cr 13:14 và IPhi 1Pr 2:2. Tử những ví dụ này trong Kinh Thánh, chúng ta có thể rút ra nhiều bằng chứng về giáo lý ba ngôi.(9) Xếp đặc cho phù hợp phần hoàn chỉnh với phần tham khảo Kinh Thánh .......a. SaSt 1:26 chỉ về một....... b. EsIs 63:9-10 cho biết Đức GiêHôVa có mối quan hệ với........ c. GiGa 3:16 tiết lộ rằng Đức Chúa Trời đã sai con làm ............................ của chúng ta........ d. 14:26 và 15:26 cho biết rằng cả Cha và Con sai............................. nội trú trong tín hữu......... e. Mat Mt 3:16-17 và 28:19 tiết lộ và nói lên1) Thánh Linh2) Đấng CỨu Chuộc hay Cứu Chúa.3) Đấng Mêsi và Đức Thánh Linh4) Những thân vị của ba ngôi5) Số nhiều của những thân vị.

4. Những điều khó khăn phức tạp trong giáo lý nầy là gì? Tại sao sự dạy dỗ về Ba ngôi quá khó khiến chúng ta kh6ng thể hiểu được trong kinh nghiệm con người chúng ta không có điều gì để so sánh vói ba ngôi trong sự hiệp nhất trong ba ngôi ( trinity in unity and unity in trinity) Chúng ta biết rằng chẳng có ba con người nào được cấu tạo thành một con người. Chẳng có ba con người nào có kiến thức trọn vẹn nà về những gì mà mỗi một trong nhựng người khác đang làm và đang suy nghĩ. Mỗi người bao bọc quanh mính bằng hành rào riêng tư. Không con người nào só sự phân biệt nhóm ba ( threesomeness) như cách mô tả về Đức Chúa Trời. Đơn giản là con người không thể dựa vào kiến thức và kinh nghiệm phàm nhân mà hiểu những sự dạy dỗ liên quan đến Ba ngôi.5. Làm thế nào để giải quyết những khó khăn nầy? Nan đề căn bản trong nổ

lực giải thích Ba ngôi nằm ở trong mối quan hệ của hững thân vị trong Đức Chúa Trời chủ tể với thực thể thiêng liêng và đối với nhau. Đây là nan đề mà Hội Thánh không thể giải quyết. Chỉ có thể giảm bớt sự phức tạp bằng định nghĩa chính xác về từ ngữ. Mặc dù Hội Thánh đã không cố gắng giải thích sự mầu nhiệm (mystery) của Ba ngôi, nhưng HỘi Thánh đã cố tạo thành giáo lý của Kinh Thánh về điều đó (it has tried to formulate a biblical doctrine of it) nên lại gây ra những sai lầm tai hại có nguy cơ đe dọa sự sống thật của Hội Thánh. bằng việc so sánh Kinh Thánh với Kinh Thánh, ch1ung ta có thể thấy giáo lý ba ngôi ở mức độ mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ trong lời của Ngài, ngay cả khi chúng ta chưa hiểu đầy đủ.Trong sự hữu hạn của chúng ta (finite existence) chúng ta không bao giờ có thể hiểu đầy đủ sự vô hạn (không có sự hạn chế nào) Phaolô mô tả sự hạn chế của con người trong thư thứ nhất cho người CôrinhtôNgày nay chúng ta chỉ xem thấy sự phản chiếu lờ mờ, bây giờ, khi chúng ta đứng trong sự biến hóa trong sự hiện diện của Đấng Christ chúng ta sẽ thấy mặt đối mặt. Bây giờ tôi biết phần nào, bấy giờ tôi biết đầy đủ, như tôi được Chúa biết đầy đủ vậy (ICo1Cr 13:12)(10) Từ những lời diễn đạt sau đây hãy chọn lời diễn đạt nào đúng trong việc nói về Ba ngôi và sựhiểu biết của chúng ta về điều ấy.a. Kinh Thánh tiết lộ rằng thực thể thiêng liêng có ba thân vị.b. Mỗi một trong ba thân vị _ Cha, Con và Thánh Linh có những tính chất riêng biệt, được mô tả bằng những danh xưng đại từ những phẩm chất bà những hoạt động khi áp dụng cho từng thân vị riêng biệt.c. Cựu ước không ám chỉ về một số nhiều của các thân vị ( aplurality of persons) trong Đức Chúa Trời chủ tể _ Cựu ước chỉ nói về Đức Giê Hô Va Đức Chúa Trời.d. Tân ước tiết lộ vềnhững thân bị của Ba ngôi đầy đủ hơn Cựu ước.f. Nan đề chính trong sự hiểu biết của chúng ta về ba thân bị tính (tri personality) của Đức Chúa Trời ấy là chúng ta không có kinh nghiệm gì khi so sánh với nhóm ba riêng rẽ (distinct threesomaness) của thực thể thiêng liêng.g. Cách giải quyết nan đề Ba ngôi tốt nhất là ý thức rằng vì điều này không thể giải thích đầy đủ nên chúng ta không cố công tạo ra một giáo lý liên quan đến điều đó.Sự nghiên cứu cẩn thận lời Đức Chúa Trời sẽ tiết lộ nhiều về tam thân vị tính ( tri - personality) của Đức Chúa Trời. Nghiên cứu trong sự cầu nguyện về giáo lý nầy sẽ cho phép chúng ta hiểu biết nhiều hơn về sự tự mặc khải của Đức Chúa Trời ( God’s sefl - revelation) Điều đó cũng giúng chúng ta đánh giá đầy đủ hơn về bản chất Đức Chúa Trời và những phương tiện Ngài

cung ứng cho chúng ta để đến gần Ngài trong tình yêu kính, tôn thờ và tự nguyện phục vụ.

Đức Chúa Trời thì vĩnh cửu ( God is Enternal) Mục tiêu5:họn những lời diễn đạt đúng mô tả mối quan hệ mật thiết dành cho Cơ đốc nhân về sự vĩnh cữu (đời đời ) của Đức Chúa Trời Nhiều người quan tâm đến việc truy nguyên ngồn gốc của tổ tiên họ. Bạn sẽ nói gì khi tôi nói rằng tôi không có tổ tiên? Bạn sẽ không chấp nhận đó là sự thực, và bạn có lý. Tôi phải có tổ tiên giống như mọi người đều có tổ tiên.Tôi nói mọi người đều có tổ tiên, nhưng tôi kh6ng thể kể Đức Chúa Trời vào trong câu nói này, Ngài không có tổ tiên. Như vậy làm thế nào để Ngài trở thành thực thể? Câu hỏi nầy có một câu trả lời rất đơn giản. Ngài đã không trở thành thực thể: Ngài luôn luôn hiện hữu, từ cõi đời đời. Đó là lý do vì sao chúng ta nói Đức Chúa Trời thì vĩnh cữu.1. Vĩnh cửu (đời đời) là gì. Khó cho chúng ta tưởng tượng về tương lai chưa biết gì cả, nhưng tâm trí của cta có thể tưởng tượng lui về quá khứ để nghĩ về cõi vĩnh hằng. Chúng tơi muốn nói đến sách Sáng thế ký là sách của những sự bắt đầu. Trong sách Sáng Thế Ký chúng ta nghiên cứu về sự bắt đầu công cuộc tạo hóa, sự bắt đầu của loài người, và sự bắt đầu của những quốc gia. Tuy nhiên, những sự bắt đầu xa vời nầy không phải là khởi thủy ( the begining)Ngay cả việc chúng ta có thể đi xa hơn vào thời các thiên sứ được tạo dựng - những con trai của Đức Chúa Trời cât tiếng reo mừng khi nền trái đất được lập nên - trước bìnhminh củalịch sử (Giop G 38:4-7) Bấy giờ cũng chưa phải là khởi đầu. Trong tâm trí chúng ta, chúng ta chỉ thấy cõi vĩnh hằng như là sự phi thờ gian vô tận ( infinite timelessness) khi mọi tạo vật còn nằm trong tư tưởng của Đức Chúa Trời. Ở đây trí óc tưởng về sự vô hạn hay không có giới hạn nào cho thời gian.2. Ai cư ngụ trong cõi vĩnh hằng? Con người và những thiên sứ là tạo vật, nhưng chỉ một mình Đức Chúa Trời thì không có khởi thủy. Như vậy, Ngài là Đấng duy nhất trong cõi vĩnh hằng. Con người có một quá khứ, một hiện tại và một tương lai, nhưng Đức Chúa Trời chỉ có hiện tại. Cả quá khứ và tương lai cũng như bây giờ đối với Ngài.Đức Chúa Trời hằng còn đời đời ở hai cách:1) Ngài chẳng bao giờ bắt đầu trở thành, Ngài luôn luôn có (Thi Tv 90:2)2) Sự tồn tại của Người chẳng bao giờ chất dứt (PhuDnl 32:42; Thi Tv 102:27)Là đời đời, Đức Chúa Trời không vướng mắc mọi sự diễn biến của thời gian.3. Làm thế nào để chúng ta hiểu được ý niệm về sự đời đời của Đức Chúa Trời.

Ngoại từ Kinh Thánh, chúng ta có thể kết luận rằng Đức Chúa Trời luôn luôn có theo cách lập luận của ý tưởng. Bất cứ người nào cũng biết rằng không có vật nào xuất phát từ số không cả. Một khoảng chân không chẳng có thể tạo ra một vật. Vì thế nếu lúc khởi thủy của vũ trụ không có vật gì là hiện hữu, và nếu chỉ có một khoảng chân không, thì có cứ vẫn y nguyên như thế. Nhưng vì chúng ta nhìn thấy một vụ trụ vô cùng rộng lớn ba bọc chung quanh chúng ta, thì lý luận bắt buộc chúng ta phải chất nhận rằng có điều gì đó ở trong quá khứ mà điều đó chẳng bao giờ có một khởi thủy - điều đó luôn luôn có. Điều gì đó chính là Đức Chúa Trời.Sự vĩnh cữu của Đức Chúa Trời được mặc khải suốt Kinh Thánh. Đức Chúa Trời được gọi là Đức Chúa Trời Hằng Hữu (SaSt 21:33) tác giả Thi thiên nói, “ Từ trước vô cùng cho đến đời đời ( từ cõi vĩnh hằng) Chúa là Đức Chúa Trời” (Thi Tv 90:2) và “ Ngài vẫn y nguyên và những năm của Ngài chẳng hề chấm dứt” (102:27) Eâsai được cảm thúc để công bố rằng Đức Chúa Trời là Đấng “ sống đời đời” (EsIs 57:15) trong khi Phaolô xác nhận với Timôthê rằng chỉ một mình Đức Chúa Trời là căn nguyên của sự bất tử (ITi1Tm 6:16)(11) Khoanh tròn những mẫu tự đứng trước lời diễn đạt đúng.a. Sự hằng hữu của Đức Chúa Trời cho chúng ta sự tín quyết để biết rằng Đấng chúng ta tin cậy chẳng baogiờ biến mất.b.Sự hằng hữu của Đức Chúa Trời khích lệ chúng ta mỗi khi chúng ta gặp khó khăn. Chúng ta ý thức rằng những mục đích của Đức Chúa Trời, đã và đang đứng vững, sẽ còn đứng vững cho đến đời đời. Những mục đích đó bao gồm những gì liên quan đến chúng ta.c. Sự hiểu biết về sự vô hạn của Đức Chúa Trời liên quan đến thời gian làm cho chúng ta ý thức rằng những quyết định riêng tư của mình không quan trọng vì những điều đó chỉ liên hệ với thời gian.

Đức Chúa Trời bất biến ( God is Inmuntable) Mục tiêu6: tả sự bất biến ( khôn thay đổi ) của Đức Chúa Trời có ý nghĩa gì cho kinh nghiệm Cơ đốc thực tế của bạn .Tất cả chúng ta đều phạm những lỗilầm nên cần sự sữa đổi hay điề chỉng, nhưng Đức Chúa Trời thì không. Ngài không cần thêm hay bổ túc việc gì vào đặc tính hay thuộc tính của Ngài. Ngàitrọn vẹn trong mọi khía cạnh.(12) Đọc những phần Kinh Thánh trích dẫn sau và hoàn tất câ văna) Trong Thi Tv 102:25-27................................. không bao giờ thay đổi của chúng ta trái ngược với sự luôn luôn thay đổi..........................................................................b) EsIs 46:9-10; Thi Tv 33:11 và 119:160 tiết lộ rằng Đức Chúa Trời không hay đổi trong

..........................................................và.............................................................

.... của Ngàic) MaMl 3:6 cho biết rằng vì Đức Chúa Trời không thay đổi, nên Ngài sẽ còn thương xót hậu tự của Gia cốp để họ không................................................d) 103:17 Nói về sự ............................ và ............................................... không thay đổi của Đức Chúa Trời.Kinh Thánh nói về sự bất biến (immutabinity) hay sự không thay đổi của Đức Chúa Trời, dạy cho chúng ta những nguyên tắc cố định về Đức Chúa Trời chúng ta phục vụ. Học giả Thiessen trình bày những nguyên tắc này trong sách của ông in năm 1979, trang 83, và chúng tôi liêt kê ra đây để bạn xem rỏ ràng hơn.1. Vì Đức Chúa Trời là vô hạn, tự tồn tại và độc lập nên Ngài vượt trên mọi nguyên do và những điều đó có thể thay đổi.2. Đức Chúa Trời không thể tăng lên hay giảm xuống, và Ngài không phải là đối tượng để phát triển thêm.3. Quyền năng của Đức Chúa Trời không bao giờ lớn hơn hay ít hơn và Ngài không bao giờ có thể khôn ngoan hơn hay thánh khiết hơn.4. Đức Chúa Trời không thể công bình hơn, thương xót hơn hay yêu thương hơn, Ngài đã là và vẫn sẽ là như thế.5. Ngài không thể thay đổi trong mối quan hệ của Ngài đối với dân sự. Ngài hành động theo những nguyên tắc đời đời không thay đổi theo sự thay đổi của thời gian.Vì Đức Chúa Trời không thay đổi nên chúng ta có thể tự nguyện dâng đời sống mình cho Ngài cách trọn vẹn khi chúng ta nương cậy lời của Ngài. Chúng ta có thể đương đầu với mọi hoàn cảnh của cuộc sống với sự tin quyết rằng, biết chắc rằng trong mọi sự Ngài hành động đều mang lại lợi ích cho chúng ta (RoRm 8:28)Có lẽ bạn đã chú ý những phân đoạn Kinh Thánh như XuXh 23:19 và ISa1Sm 15:29 nói rằng Đức Chúa Trời không thay đổi tâm trí Ngài và những phân đoạn Kinh Thánh khác ại nói Ngài hối tiếc vì Ngài đã làm điều đó (5:11; Gion Gn 3:9-11) Thái độ này của Đức Chúa Trời không ám chỉ bất cứ sự thay đổi căn bản nào trong đặc tính hay mục đích của Ngài. Ngaì luôn luôn ghét tội lỗi, và Ngài luôn luôn yêu thương tội nhân. Thái độ này chỉ đúng trước khi cũng như sau khi tội nhận ăn năn. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời có thể thay đổi cách đố xử của Ngài vì sự thay đổi của dân sự Ngài.Có một ví dụ về điều nầy, chúng ta thấy rằng thái độ của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi của dân Ysơraên không thay đổi. Ngài ghét tội lỗi của quốc gia ấy. Vì dân sự của Ngài cứ miệt mài trong tội lỗi, nên tự nhiên họ phải chịu sự hình phạt của tội lỗi. Tuy nhiên, khi họ ăn năn và từ bỏ tội lỗi, kết quả là

sự đối xử của Đức Chúa Trời đối với họ cũng thay đổi.Có người nói rằng mặt trời không thay đổi gì có khi nó làm cho sáp chảy ra và làm đất sét cứng lại, vì sự thay đổi không ở nơi mặt trời nhưng nơi vật chất mà mặt trời chiếu vào. Chúng ta có thể nương cậy trên sự bất biến hay sự không thay đổi của mục đích của Đức Chúa Trời, Lời của Ngài và bản chất của Ngài. Như mặt trời làm sáp chảy ra và làm đất sét cứng lại, thì sự không thay đổi của Đức Chúa Trời chỉ đem lại thuận lợi cho những tấm lòng mềm mại đáp ứng nồng nhiệt với Ngài, và đem sự hủy diệt cho những tấm lòng không đáp ứng và trở thành cứng ngắc.(13) Để cũng cố lại những phẩm chất của bản chất Đức Chúa Trời trong tiểu mục nầy, bạy hãy xếp phù hợp mỗi phẩm chất với lòng mô tả phẩm chất ......a. La một thực thể và bản thể....... b. Phi thời gian không có bắt đầu và kết thúc.......c. Không bị hạn chế do hình thái hay thực thể vật chất.......d. Số nhiều của những thân vị.......e. Như nhau khi liên quan đến mục đích, lời nói và đặc tính......f. Có thể suy nghĩ, cảm nhận và quyết định1) Thân vị tính2) Thuộc về linh3) Hiệp nhất.4) Ba ngôi5) Vĩnh cữu6) Bất biến

NHỮNG THUỘC TÍNH TỰ NHIÊN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI Mục tiêu7: Xếp cho phù hợp bốn thuộc tính của Đức Chúa Trời với một định nghĩa của mỗi thuộc tính .Chúng ta gọi những ai đặc biệt nghiên cứu về Đức Chúa Trời là những nhà thần học ( theologiens) Bạn và tôi có thể không được coi như những nhà thần học, những chúng ta vẫn có quyền nghiên cứu và phân tích những giáo lý hay những sự dạy dỗ về Đức Chúa Trời. Để chúng ta có thể hiểu Ngài nhiều hơn và yêu quí Ngài nhiều hơn, điều quan trọng là không những tìm kiếm bản chất của Ngài nhưng điều quan trọng là không những tìm hiển bản chất của Ngài nhưng còn tìm hiểu những đặc tính của Ngài nữa. Những nhà thần học gọi những đặc tính nầy là những thuôïc tính (asttribute) Thuộc tính chỉ ngụ ý về hững tính chất gắn liền với hoặc mô tả người nào đó hay vật gì đó. Đức Chúa Trời ở trong trường hợp nầy. thuộc tính của Đức Chúa Trời giải thích tại sao Ngài hành động như thế, và vì vậy chúng ta biết mình mong đợi gì từ nơi Ngài. Những thuộc tính của Ngào bao gồm vô sở bất tri (

omniscience) và khôn ngoan (wisdom). Trước hết chúng ta tìm hiểm sự vô sở bất năg của Đức Chúa Trời.

Sự vô sở bất năng của Đức Chúa Trời. Sara, vợ Aùpraham, đã đi đây đó suốc cuộc đời bà. Bà đã chứng kiến Đức Giê Hô Va làm những điều lớn lao và kỳ diệu cho vợ chồng bà. Nhớ lại ngày nào khoác áo cô dâu, bây giờ là bà lão già lưng còng. Bà cười khi nghe một khách lạ nói với chống bà rằng bà sắp mang thai. Không thể được: Bạn có trách Sara vì bà cười không? Nhưng, vị khách lạ thưỡng giới hỏi, “ Có điều gì quá khó cho Đức Chúa Trời chăng?” (SaSt 18:1-15)Chúa đã nhắc nhhở cho Aùpraham và Sara đặc tính thiêng thượng nào của Ngài? Sự vô sở bất năng của Ngài, tức là Ngài có toàn quyền, rất mạnh sức. Ngài có thể làm bất kỳ việc vì: Quyền năng trọn vẹn của Đức Chúa Trời được bày tỏ cho chúng ta trong Kinh Thánh qua1. Sự tạo dựng (1:1)2. Sự duy trì muôn vật do lời phán quyền năng của Ngài (HeDt 1:3)3. Sự cứu chuộc con người (LuLc 1:35, 37)4. Những phép lạ.5. Sự cứu rỗi tội nhân.6. Sự hoàn thành mục đích của Ngài cho vương quốc của Ngài (IPhi 1Pr 1:5)Dầu vậy, chúng ta phải nhớ rằng Đức Chúa Trời không thể làm những gì vô lý, như làm cho nước khô chẳng hạn. Và Ngài cũng không làm nhữn gì mâu thuẩn với bản chất riêng của Ngài.Một thực thể rất phù hợp với bản chất của Đức Chúa Trời ấy là Ngài có thể hạn chế hành động của quyền năng của Ngài nếu Ngài muốn. Chẳng hạn, Đức Chúa Trời ban cho mỗi con ngườ quyền tự do chọn giữa Ngài và satan. Đừc Chúa Trời không bắt ép bất cứ người nào tin nhận Ngài ngượi lại với ý muối của người ấy. Ngài hạn chế chính mình Ngài để cho phép mỗi cá nhân làm theo điều người ấy quyết định.Gie Gr 32:17 công bố với Chúa, “ Ngàu dùng quyền năng vĩ đại và cánh tay mạnh sức của Ngài mà tạo thành trời đất. Chẳng điều gì khó quá cho Ngài” Sau đó Chúa hỏi Giêrêmi, “ Có điều gì khó quá cho ta chăng?” (6:27) Khi chúng ta hiểu được quyền năng vĩ đại của Đức Chúa Trời chúng ta, thì chúng ta chẳng bao giờ lưỡng lự khi cầu xin Ngài giúp đỡ khi dối diện bất cứ hoàn cảnh nào.(14) Đọc XuXh 3:11-12 Đức Chúa Trời nói năm chữa nào để nhắc nhở Môise về sự cp6 sở bất năng của Ngài?

Sự vô sở bất tại của Đức Chúa Trời. Một cậu bé muốn làm một điều sai quấy, nhưng cậu ta quyết định rằng mình nên vào nhà làm điều ấy để Đức Chúa Trời từ trên trời khỏi nhìn thấy. Đặc

tính thiêng liêng nào mà cậu bé này không hiểu? Đó là Đức Chúa Trời hiện diện khắp mọi nơi vào một thời điểm. tác giả Thi thiên nói điều nầy trong Thi Tv 139:7-10.Tôi sẽ đi đâu khỏi xa thần Chúa? Tôi sẽ trốn đâu khỏi mặt Chúa? Nếu tôi lên trời, Chúa ở tại đó, ví tôi ở dưới âm phủ, kìa, Chúa cũng ở đó. Nhược bằng tôi lấy cánh hừng đông bay qua ở tại cuối cùng biển, tại đó tay Chúa cũng sẽ dẫn dắt tôi, tay hữu Chúa sẽ nắm giữ tôi.Sự vô sở bất tại của Đức Chúa Trời không có nghĩa là Đức Chúa Trời có cùng một mối quan hệ đối với mỗi người. Ngài sẽ bày tỏ chính mình Ngài, ban phước và khuyến khích những ai yêu mến và phục vụ cho Ngài, nhưng Ngài sẽ quở trách và trừng phạt những ai chống đối Ngài. Ngài cũng ở trong cơn bão nhưng không cùng một cách với lúc Ngài ở cùng 2 con cái của Ngài đang chân thành cầu xin Ngài dẫn dắt (NaNk 1:3; Mat Mt 18:20)Biết rằng Đức Chúa Trời luôn luôn hiện diện giúp chúng ta can đảm trong những thử thàch vì chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời có ở đấy để thêm sức và dẫn dắt chúng ta. Đồng thời điều nầy cũng luôn nhắc nhở chúng ta phải cẩn thận trong cách sống của mình vì Đức Chúa Trời nhìn thấy mọi sự chúng ta làm, dù tốt hay xấu cũng vậy. Chúng ta có trách nhiệm phục vụ Đức Chúa Trời cách thỏa lòng ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, vì Ngài có ở đấy.Chúng ta phải tự nhắc nhở rằng chúng ta không nên dùng cảm xúc riêng của mình mà làm thước đo sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở với chúng ta. Dù chúng ta cảm thấy như thế nào thì Đức Chúa Trời vẫn cứ ở với chúng ta. Giả sử một em bé gái khóc lớn trong đêm tối và mẹ em bé lên tiếng dỗ em mà nói rằng mẹ vẫn ở với em. em bé gái có thể nghĩ rằng mình phải thấy mẹ dể biết rằng mẹ ở với em. Dù nó có thấy mẹ hay không thì sự kiện mẹ ở đó vẫn không thay đổi. Đối với chúng ta cũng vậy. Dù chúng ta cảm thấy có sự hiện diện của Đức Chúa Trời hay không thì Kinh Thánh vẫn bảo chúng ta rằng Ngài ở khắp mọi nơi. Biết như vậy cũng đủ để chúng ta giữ thái độ ca ngợi và được khích lệ trong mọi lúc.(15) Torng sổ tay của bạn, hãy ghi hai lý do tại sao sự nhìn biết về sự vô sở bất tại của Đức Chúa Trời ảnh hưởng đến cách sống của chúng ta.

Sự vô sở bất tri của Đức Chúa Trời. Chỉ cần một bước từ sự vô sở bất tại của Đức Chúa Trời đến sự vô sở bất tri của Ngài - sự hiể biết của Ngài về mọi sự. Con người thường phải làm việc rất chăm chỉ mới khám phá được nhiều sự kiện. Khi chúng ta học tập để thu đạt kiến thức, thì chúng ta dồn chứa những sự kiện, nhưng dường như càng học biết nhiều chứng nào thì thường thường chúng ta lại ý thức rằng chính mình biết ít quá ít.

Đức Chúa Trời không có nan đề ấy. Ngài biết tất cả mọi sự. Đấng Cai trị toàn cả vũ trụ có sự hiểu biết không hạn chế. SưÏ kiện này làm cho chúng ta khó hiểu cách đầy đủ, nhưng đo lại là điều thiết yếu để đức tin chúng ta tin nơi sự trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Nói cách hợp lý, thì Ngài phải biết tất cả những gì có thực và tất cả những gì có thể làm được, nếu không, thì Ngài phải liên tục học những gì Ngài không biết trước đó, và Ngài phảiliên tục họi hỏi những gì Ngài không biết trước đó, và Ngài cần phải điều chỉnh những kế hoạch và mục đích của Ngài cho phù hợp (Logi- cally, He must know all that is actual and all that is possible. Otherwise, He would constantly learn things. He did not know before, and he would need to adjust his purposes accord -ingly)Vì Đức Chúa Trời biết tất cả mọi sự, nên Ngài có thể nói trước về những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Vì vậy chúng ta thấy nhiều biến cố được nói trước trong Kinh Thánh. Điều nầy không có nghĩa là Đức Vĩnh Hằng quyết định về những gì sẽ xảy ra cho chúng ta. Ngài chỉ biết chúng ta sẽ quyết định gì trước khi chúng ta đưa những quyết định ấy ra. Vì Ngài thấy trước, nên Ngài có thể nói trước, hoặc nói những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Sự tiên báo này không có nghĩa là tiền định (predetermineđ( hay quyết định trước những gì sẽ xảy ra.SỰ kiện Đức Chúa Trời biết tất cả mọi sự sẽ tăng cường đức tin cho chúng ta khi chúng ta đang ở giữa sự thử thách ngặt nghèo vì Ngài biết nhiều hơn chúng ta về nan đề của chúng ta. Ngài biết những lý do và những gì sẽ xảy ra với mỗi cách giải quyết mà chúng ta có thể xem xét. Từ sự kiện này chúng ta có thể rút ra sự bảo đảm chắc chắn khi chúng ta tìm kiếm sự hướng dẫn của Ngài cho những cách giải quyết đúng đắng cho những nan đề của chúng ta.(16) Đọc Thi Tv 139:1-19 và hoàn chỉnh những lời diễn đạt sau:a.Những câu......................................................... nói về sự vô sở bất tri của Đức Chúa Trời.b. Những câu.......................................................... nói về sự vô sở bất năng của Đức Chúa Trời.c. Những câu .......................................................... nói về sự vô sở bất tại của Đức Chúa Trời(17) Lời diễn đạt nào ĐÚNG noí về sự vô dở bất tri của Đức Chúa Trời?a. Vì Đức Chúa Trời biết những gì tôi sẽ quyết định, nên mọi quyết định của tôi thực sự là những quyết định của Ngài.b. Biết rằng Đức Chúa Trời biết tất cả mọi sự sẽ đưa tôi quay lại với Ngài để xin Ngài hướng dẫn khi tôi phải quyết định điều gì.c. Nói trước có nghĩa là tiền định.d. Nếu Đ(ức Chúa Trời không biết tất cả (not all knowing), thì Ngài không

phải là trọn vẹn.e. Vô sở bất tri nghĩa là biết mọi sư có để biết, bao gồm sự hiểu biết trọn vẹn về quá khứ, hiện tại và tương lai.

Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Nhiều nhà khoa học biết được vô số sự kiện, nhưng tất cả kiến thức của trần gian nầy đã không giải quyết những nan đề của xã hội. Người ta chỉ không có sự khôn ngoan cần thiết để biết cách áp dụng kiến thức của họ vào nhưng nan đề như thế nào để mọi người có thể chung sống trong hòa bình và thịnh vượng.Sự khôn ngoan không giống như kiến thức. Qua kiến thức sự khôn ngoan tìm dược mục đích cao nhất có thể thực hiện được và rồi sử dụng cách tốt nhất dể hoàn thành mục đích đó. Vì Đức Chúa Trời là sự toàn khôn ngoan ( all wise) nên Ngai làm mọi sự điều tốt đẹp. trong sự khôn ngoan trọn vẹn của Ngài. Ngài ban cho chúng ta Kinh Thánh, lời của Ngài hướng dẫn chúng ta trong mọi việc chúng ta làm. Nếu chúng ta sống theo sự hướng dẫn của Ngài như đã ghi lại trong lời Ngài, thì chúng ta sẽ hưởng lợi ích từ sự khôn ngoan của Ngài và được Ngài ban phước.Đôi khi chúng ta không nhìn thấy sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời trong việc Ngài cho phép một số diều xảy ra trong cuộc sống chúng ta. Trước hết chúng ta phải nhớ rằng Đức Chúa Trời cho phép chúng ta tự chọn, và nếu những sự chọn lựa ấy không phù hợp với ý muốn của Ngài thì chúng ta có thể mang những nan đề lại cho mình. Đồng thời, chúng ta phải nhớ rằng chúng ta đang sống trong thấ giới tội lỗi và Cơ đốc nhân như người ngoại đôi khi là nạn nhân của những thiên tai hay chịu những hành động gian ác của kẻ khác trong thế giới tội lỗi bại hoại nầy. Đức Chúa Trời không bị buộc phải đến với chúng ta và giải thích cặn kẽ vì sao mọi sự lại xảy ra và những lý do mà chúng ta không biết gì cả. Nhưng IGi1Ga 4:8 chép, “ tình yêu thương trọn vẹn xua đuổi mọi sự sợ hãi” , chúng ta có thể tin cậy trọn vẹn nơi Đức Chúa Trời trong mọi hoàn cảnh, biết rằng trong sự khôn ngoan vô hạn của Ngài sẽ khiến mọi sự hiệp lại làm ích lợi cho chúng ta và làm vinh hiển danh Ngài (RoRm 8:28)Những phân đoạn Kinh Thánh như Thi Tv 104:24-30 và Gie Gr 10:12 nhắc cho chúng ta thấy rằng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua tạo vật của Ngài. Phải rất khéo léo mới hoàn tất những sắp ếp phúc tạp của thiên nhiên. Không nói lên lời khi tôi quan sát một lông chim. Từng phần nhỏ li ti dược phát họa cho một chức năng riêng biệt hoặc trong sự bay lượn hay che chở chim khỏi mọi yếu tố. Khi tôi quan sát bộ ưong của con chim, tôi thấy rằng những xương lớn hơn thì trống rỗng và đầy không khí để giữ cho tạo vật bé nhỏ ấy ở trên không. Hậu tự loại chim cũng có cách cấu tạo

như thế. Đây chỉ là một thí dụ nhỏ về sự khôn ngoan vĩ đại của Đức Chúa Trời chúng ta/Tôi rất được phước khi nhớ rằng Đức Chúa Trời cũng khiến sự khôn ngoan của Ngài mang lợi ích cho chúng ta khi chúng ta cần đến. Dù bất kỳ điều gì mà chúng ta gặp hôm nay, ngày mai, tuần tới, tháng tới, thì Gia Gc 1:5 bảo chúng ta chớ ngh ngờ, nhưng hãy cầu xin sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời rộng lượng và khoang dung trong việc ban sự khôn ngoan cho dân sự Ngài.18) Dựa vào phần thảo luận của chúng ta về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, trong những điều sau đây điều nào bạn xem là những ví dụ tôùt về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.a.Nếu tôi có những khoản tiền lớn bất ngờ và không biết cách làm thế nào để bảo quản, tôi có thể cầu xin Đức Chúa Trời hướng dẫn và biết rằng Ngài có thể ban cho tôi sự khôn ngoan tôi cần để qiải quyết công việc.b. Một thiếu nữ Cơ đốc có nếp sống tốt và làm chứng về tình yêu của Đấng Christ bị chết bất ngờ trong một tai nạn. Vì cái chết của cô ấy nên nhiều người trong cộng đồng ấy đến với Chúa nên chúng ta biết rằng trong sự khôn ngoan của Ngài. Ngài đã có kế hoạch định điều đó để đem lại điều tốt hơn.c. Lời Đức Chúa Trời. Kinh Thánh, là kim chỉ Nam chỉ cho tôi biết cách sống cuộc đời tốt đẹp và có kết quả.d. Đức Chúa Trời ban cho những nhà lãnh đạo Hội Thánh sự khôn ngoan để chỉ đạo những vấn đề thuộc linh cho Hội Thánh phù hợp vói ý muốn của Ngài.e. Sự cấu tạo của cơ thể con người bày tỏ sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.f. Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời không cho phép Cơ đốc nhân phạm lỗi lầm để chịu hình phạt.(19) Để ôn lại tiêu mục nầ, hay xếp bốn thuộc tính của Đức Chúa Trời cho phù hợp với định nghĩa của mỗi thuộc tính.......a. Phẩm chất của Đức Chúa Trời là hiện diện khắp mọi nơi.......b. Cách Đức Chúa Trời hành động để đem lại mục đích cao cả nhất cho tạo vật và tất cả loài thọ tạo của Ngài.......c. Phẩm chất biết tất cả mọi sự của Đức Chúa Trời......d. Phẩm chất có toàn quyền năng của Đức Chúa Trời1) VÔ sở bất năng2) VÔ sở bất tri3) Vô sở bất tại4) Sự khôn ngoan.

Trong bài học nầy chúng ta ôn lại những bản chất của Đức Chúa Trời và những thuộc tính tự nhiên của Ngài. Trong bài kế chúng ta sẽ nhìn về những

đặc tính đạo đức của Đức Chúa Trời và những công việc quyền năng của Ngài. Điều nầy sẽ chuẩn bị chúng ta học tập về Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Linh. Khi bạn đạt được sự hiểu biết nhiều hơn về Đấng tạo hóa Thiêng Liêng ( Divine Creator) và mối quan hệ của chúng ta đối với Ngài, thì bạn có thể phục vụ Ngài tốt hơn và làm chứng cho những người khác về tình yêu vĩ đại của Ngài.

TRẮC NGHIỆM CÁ NHÂN CÂN HỎI LỰA CHỌN. Chọn một câu trả lời tốt nhất cho mỗi lời diễn dạt.1. Cơ Đốc Nhân thờ phượng ngay trong chỗ của họ thay vì tại những nơi thờ phượng, nghi lễ hay những hạn chế khác, vì Đức Chúa Trời làa) thần linhb) một sự hiệp nhấtc) vô sở bất năng.d) vĩnh cửu.2. Nếu tôi thật sự ý thức rằng Đức Chúa Trời là Đấng toàn tri (all - knowing) toàn năng ( all -prouerful) và hiện diện khắp mọi nơi, thì tôi sẽ.a) Hướng cuộc sống mình vào đường lối đẹp lòng Ngài và tin cậy Ngài giúp tôi trong mọi thử thách tôi gặp phải.b) Ý thức rằng dù bất cứ điều gì tôi quyết định, thì đó cũng là những gì Ngaì đã chọn cho tôi, và tôi không thể thay đổi cuộc sống mình theo cách khác.c. Giải quyết nan đề hàng ngày và những nhu cầu của tôi theo cách riêng của mình vì chỉ có thể kêu cầu Đức Chúa Trời giải quyết những nan đề lớn của cuộc sống.3. Vì bản chất của Đức Chúa Trời và những thuộc tính của Ngài, không những Ngài có khả năng biết những nhu cầu chúng ta là gì những Ngài còn.a) Xa cách quá đến nỗi không đến gần để giải quyết những điều đó.b) Ý thức rằng vì chúng ta không có cùng bản chất và thuộc tính nên Ngài không thể thực sự thông công với chúng ta trong phương cách có ý nghĩa.c) Có thể cung ứng mọi nhu cầu của chúng ta/4. Khi chúng ta tin quyết rằng Đức Chúa Trời khiến mọi sự hiệp lài mang lợi ích chúng ta, và làm vinh hiển danh Ngài, thì chúng ta đang công nhận. CÂU HỎI ĐÚNG SAI Ghi chữ Đ trước những lời diễn đạt đúng, và S trước những lời diễn đạt sai. ........5. Phẩm chất của Đức Chúa Trời chứng tỏ rằng chúng ta có thể đến với Đức Chúa Trời và việc Ngài quan tâm đến những nhu cầu của chúng ta là sự hiệp nhất..........6. Cơ đốc giáo khác với sự thờ phượng nhiều thần vì Đức Chúa Trời là thần linh.........7. Kính Thánh dạy rằng có ba thân vị trong thực thể thiêng thượng: Cha, Con và Thánh Linh. Chúng ta gọi phẩm chất nầy là bô ngôi Đức Chúa

Trời..........8. Những phẩm chất của Đức Chúa Trời được mô tả sự tồn tại không có bắt đầu hay chấm dứt của Ngài và phẩm chất không thay đổi của Ngài là sự vĩnh cữu và sự bất biến của Ngài..........9. Một người không có khả năng nhìn thấy mục đích trong sự thử thách của mình thì không thể biết đầu đủ sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.........10. Số lượng lớn nhất về sự kiện giáo lý ba ngôi được tìm thấy trong Cựu ước.

GIẢI ĐÁP CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (1) Câu trả lời của bạn (2) Câu trả lời của bạn, tôi đã ghi nhận rằng chúng ta biết người khác nhờ việc nói chuyện, lắng nghe và học hỏi nơi họ. Muốn biết Đức Chúa Trời, chúng ta phải dành thì giờ để lam những điều đó.(3) b. Khả năng suy nghĩ, cảm nhận và quyết định.(4) b) Đức Chúa Trời biết và chăm sóc. . . . . . . . theo nghĩa bóng.(5) d) Tất cả những câu trên a),b), c) đều đúng.(6) a. Đức Chúa Trời toàn năng.b. Giê Hô Và Đức Chúa Trời người, chớ có các thần khác.c. Bất cứ thần tượng nào để bên cạnh ta.d. Giê Hô Va Đức Chúa Trời ngươi là Đức Chúa Trời duy nhất, ngoài Ngài không có Đức Chúa Trời nào khác.(7) Dĩ nhiên tất cả những ý niệm nầy đều liên hệ lẫn nhau khi chúng mô tả sự duy nhất của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể xếp đặt thế này:a. 2) độc nhất.b. 1) Hiệp nhất về sốc. 2) Độc nhất.d. 3) Đơn nhấte. 3) đơn nhấtf. 3) đơn nhất.g. 1) hay 2) Hiệp nhất về số hay độc hất.(8) Những câu trả lời a,c,d và e là những thí vụ tốt về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.- Câu trả lời b không phải là ví dụ tốt vì cô gái gặp tai nạn có thể là kết quả của sự sai trật của con người và không phải là sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã làm lợi ích cho hoàn cảnh ấy bằng cách sử dụng điều đó để đem người ta đến với Ngài và trong điều này sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời được bày tỏ.- Câu trả lời f không phải là ví dụ tốt vì Đức Chúa Trời trong sự khôn ngoan của Ngài cho phép chúng ta lựa chọn. Chúng ta có thể chọn việc cầu xin

Ngài ban cho chúng ta sự khôn ngoan trong việc quyết định.(9) a. 5) số nhiều của những vị thân vị ( plurality of Persons)b. 3) Đấng Mêsi và Đức Thánh Linh.c. 2) Đấng Cứu Chuộc hay Cứu Chúa.d. 1) Đức Thánh Linh.e. 4) Những thân vị của Ba ngôi.(10) a,c,d, e và f đều đúng.(11) a. Đúngb. Đúng c. Sai(12) a. Đức Chúa Trời, thế gianb. Mục đích , Lờic. bị hủy diệtd. Tình yêu, sự công bình.(13) a. 3) Hiệp nhất.b. 5) Vĩnh cữuc. 2) Thuộc về linhd. 4) Ba ngôie. 6) Bất biếnf. 1) Thân vị tính.(14) “ Ta sẽ ở với ngươi”(15) Chúng ta biết Đức Chúa Trời luôn luôn ở đấy để tăng cường sức lực và khích lệ chúng ta trong cơn thử thách. Chúng biết rằng Ngài thấy mọi sự chúng ta làm. Dù tốt hay xấu, và chúng ta có trách nhiệm phục vụ Ngài trong mọi thời điểm, thì giờ.(16) a. Câu 1-6b. Câu 13-19c. Câu 7-12.(17) a. Saib. Đúngc. Said. Đúnge. Đúng(18) a. Đức Chúa Cha.b. Đức Chúa Trờic. Đức Chúa Trờid. Ba thân vị riêng biệt (Cha, Con và Thánh Linh)(19) a. 3) vô sỏ bất tại,b. 4) Sự khôn ngoan

c. 2) Vô sở bất trid. 1) Vô sở bất năng

ĐỨC CHÚA TRỜI: NHỮNG ĐẶC TÍNH ĐẠO ĐỨC VÀ NHỮNG CÔNG VIỆC CỦA NGÀI

(God: His Moral Characteristics and works)Có lúc nào bạn tràn ngập những câu hỏi khi đọc một tờ báo nói về bi kịch lớn xảy ra cho đờisống của một Cơ đốc nhân hay không. Bạn có nhìn thấy một con người gian ác lại thánh công rực rỡ và giàu có qua sự không thành thật và ngạc nhiên tại sao Đức Chúa Trời lại để những điều như thế xảy ra không? Thông thường tâm trí chúng ta rất bực bội khi thấy những điều bất công xảy ra, và chúng ta đặt vấn đề với Đức Chúa Trời.Khi chúng ta hiểu rõ hơn về những đặc tính đạo đức của Đức Chúa Trời _ Sự yêu thương và thánh khiết của Ngài - và Ngài hành động trên thế giới ngay nay như thế nào, thì chúng ta khám phá rằng mọi sự xảy ra cho chúng ta đều có mục đích cả. Mục đích của Đức Chúa Trời là sửa soạn chúng ta cho vương quốc đời đời của Ngài, và ngày hôm nay Ngài hoạt động trong chúng ta để đạt được mục đích ấy.Trong bài này chúng ta sẽ học tập về những đặc tính đạo đức của Đức Chúa Trời và chúng ta sẽ thấy Đức Chúa Trời, Đấng tạo dựng chúng ta, vẫn sốn động trong việc bảo tồn vật của Ngài và cung ứng mọi nhu cầu để đưa chúng ta vào vương quốc của Ngài. Nhưng Ngài cho phép chúng ta tự chọn và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Khi học bài nầy, hãy mở lòng ra để thấy Ngày yêu mến chúng ta biết dường nào và Ngài quản trị tạo vật của Ngài như thế nào.DÀN Ý BÀI HỌC .Những đặc tính đạo đức của Đức Chúa Trời.Công tác tạo dựng của Đức Chúa Trời.Công tác cai tri tối cao của Đức Chúa TrờiNHỮNG MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC .Học xong bài này bạn có thể:Thảo luận những đặc tính đạo đức của Đức Chúa Trời và sự quan trọng của những đặc tính ấy đối với tạo vật của Ngài.Mô tả hoạt động của Đức Chúa Trời torng sự tạo sự bảo tồn và quyền lực tối cao của vũ trụ.Giải thích lý do tại sao những Cơ đốc nhân đôi khi đau khổ trong sự quan phòng của Đức Chúa Trời trong lúc sự gian ác dường như cứ tiến triển mà không bị trừng phạt.Kết quả của sự hiểu biết rõ ràng hơn về những đặc tính và công việc của

Ngài là yêu mến và đánh giá Đức Chúa Trời chính xác hơn.NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1.Nghiên cứu kỹ phần triển khai bài học, dùng những cách thức nhu bạn đã áp dụng trong bài 1. Khi trả lời câu hỏi nghiên cứu phải trả lời câu hỏi của bạn trước khi xem câu trả lời ở cuối bài học.2. Học xong bài, nhớ làm phần trắc nhiệm cá nhân và ki63m tra phần trả lời của mình với phần trả lời ghi ở cuối sách. Nhớ ôn lại phần nào bạn trả lời không đúngTHUẬT NGỮ ( những chữ chìa khóa)bảo tồnbảo quản, duy trìchính trựccan thiệpcông bìnhcông tácđền tội chuộc tộiđạo đức.làm hại, làm tổn thươngngay thẳngnhấc lênquan phòng.sáng tạotạo dựngtối caothương xót.thánh khiết

TRIỂN KHAI BÀI HỌC

NHỮNG MỤC ĐÍCH ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI Trong bài 1, chúngta nghiên cứ về những đặc tính của bản chất của Đức Chúa trời và những thuộc tính tự nhiên của Ngài. Bây giờ, chúng ta hãy khảo sát những đặc tính đạo đức (moral characteristics) của Ngài. Đây là những đặc tính được bày tỏ trong việc Đức Chúa Trời đối xử với loài người, nam cũng như nữ. Những đặc tính đó gồm có sự thánh khiết của Đức Chúa Trời và tình yêu của Ngài. Tr7ớc hết hãy xem xét sự thánh khiết của Đức Chúa Trời

Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời Mục tiêu1: Nhận diện những lời diễn đạt chân chính giải thích ý nghia của sự thánh khiết của Đức Chúa Trời .

Bạn muốn làm người nổi tiếng trong xóm giềng bạn bạn thì phải có đặc tính gì? Một người keo kiết chăng? Một người ưa nguồi lê đôi mách chăng? Một người tốt chăng? Một người bạn chăng? Đức Chúa Trời quan tâm đến việc Ngài được nổi tiếng trong vòng các dân tộc bằng một đặc tính riêng biệt. Ngài muốn được gọi là Đấng Thánh (Eâxêchiên 39:7;)Chúng ta đã biết rằng Đức Chúa Trời không thể nào phạm một lỗi lầm nào về trí tuệ vì Ngài là Đấng toàn tri. Vì sự thánh khiết của Ngài, nên Ngài không thể phạm một lỗi lầm đạo đức nào. Thánh khiết là đặc tính của Đức Chúa Trời mà nó biểu lộ sự trọn vẹn của tất cả những gì thuộc về Ngài. Thánh khiết là nền tảng cho mọi hành động cuả Ngài. Vậy, mọi sự Ngaì làm điều đúng và tốt lành.Chữ thánh khiết chứa đựng ý nghĩa phân rẽ (separation) Thựa thể thiêng liêng trọn vẹn phân rẽ khỏi và nhấc lên trên con người tội lỗi và gian ác. Nhưng, cho dù Ngào hoàn toàn thánh khiết và tách ra khỏi những tạo vật của Ngài, thì Ngài vẫn còn duy trì một mối quan hệ với con người trong đó Ngài rất gần gũi với họ. Phần sau chúng ta sẽ thấy điều nầy xảy ra như thế nào.Chúng ta có thể quan sát sự thánh khiết của Đức Chúa Trời trong mỗi thái độ và hành động của Ngài. Bao gồm trong sự thánh khiết của Ngài có sự yêu những gì thiện hảo và ghét những gì gian ác. Vì thế Đức Chúa Trời yêu thích sự ngay thẳng và tốt lành và Ngài phân cách khỏi điều ác và kết án điều ác.Sự tự phân rẽ của Đức Chúa Trời khỏi con người rất cần thiết vì tội lỗi của loài người. Chân lý nầy được chỉ tỏ rất nhiều lần trong Cựu ước. Đức Chúa Trời bảo Môi se dụng một hàng rào chung quanh núi Sinai (XuXh 19:12, 13, 21-25) Ngài muốn quốc gia Ysơraên ý thức rằng dân sự tội lỗi phải bị phân cách khỏi Đức Chúa Trời thánh khiết.Sự phân rẽ của Đức Chúa Trời khỏi dân sự tội lỗi cũng được nhìn thất trong ý nghĩa tượng trưng của ngài trại hay đền tại mà Đức Chúa Trời dạy bảo MÔi se xây dựng torng sa mạc. Phần rất đặc biệt của đền tạm được che bằng các tấm màn ( xem 26:33) Chỉ có một con người được phép vào phần đặc biệt của đền tạm. đó là thầy tế lễ được thánh hóa, là người mỗi năm được phép vào một lần để rưới huyết trên ngôi thi ân (xem LeLv 16:1-34). Người ấy làm như vậy để chuộc tội lỗi cho dân sự trong sự hiện diện của Đấng thánh. Như thế, dân sự của Đức Chúa Trời phải thấy được rằng Đức Chúa Trời ghét tội lỗi của họ đến bao nhiêu.Có nhiều phần trích dẫn khác trong Cựu ước nhấn mạnh sư thánh khiết của Đức Chúa Trời. EsIs 59:2 và HaKb 1:13 dạy rằng tội lỗi làm phân rẽ Đức Chúa Trời với dân sự phạm tội, và có phân cách dân sự phạm tội với Đ(ức Chúa Trời. Giop G 40:3-5 và EsIs 6:5-7 cho chúng ta thấy rằng nếu chúng ta có sự hiểu biết đúng đán về sự thánh khiết của Đ(ức Chúa Trời, thì chúng ta cũng sẽ ý thức tội lỗi ghê rợn biết bao nhiêu. Khi chúng ta thấy sự thánh

khiết kh6ng hạn chế của Đức Chúa Trời, thỉ sẽ phát sinh ra sự đau đớn về tội lỗi, ăm năn tội lỗi và sự hạ mình trong mỗi một người chúng ta.(1) Căn cứ vào những đoạn Kinh Thánh nói trên, hãy điền baò chỗ trống.a. Đức Chúa Trời không thể tiếp xúc với nhũng bất khiết( chẳng sạch) vì Ngài là................................................b. Tội lỗi làm cho chúng ta bị.................................... Đức Chúa Trời.c. Hiểu biết sự thánh khiết trọn vẹn của Đức Chúa Trời sẽ khiến chúng ta ý thức................................................Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời cũng là đề tài của nhiều đoạn Kinh Thánh Tân ước. Chúng ta đã thấy những ví dụ trong Cựu ước nói rằng dân sự không được trực tiếp đến gần Đức Chúa Trời, họ cũng chẳng có thể dùng sức riêng của mình mà đến gần sự hiện diện của Đức Chúa Trời để chuộc tội cho dân sự. Bây giờ sự chuộc tội được thực hiện qua sự hy sinh của Con Đức Chúa trời, là Chúa Jêsus Christ. Theo RoRm 5:2 và Eph Ep 2:13-18, nếu chúng ta muốn đến gần Đức Chúa Trời thì phải qua công trạng của Chúa Jêsus Christ. IPhi 1Pr 2:18 cho biết rằng tất cả mọi sự bất khiết và không công bình của chúng ta được bao phủ và chuộc cho bởi sự chết của Cứu Chúa công bình của chúng ta, để chúng ta được đem vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời thánh khiết.(2) Những câu Kinh Thánh nầy dạy chúng ta con được duy nhấy để chúng ta đến gần sự hiện diện thánh khiết của Đức Chúa Trời qua sự chuộc tộn cung cấp do.a. một thầy tế lễ được thánh hóa.b. nổ lực riêng của chúng ta để được thánh khiết.c. Cứu Chúa Jêsus Christ của chúng ta.Chúng ta không thể nói về sự thánh khiết của Đức ChúaTrời mà không đề cập đến sự công bình (righteousness) và sự chính trực (justice) của Ngài. Nhiều học giả Kinh Thánh phân loại những điều nầy là hai thuộc tính riêng rẽ của Đức Chúa Trời Chủ Tể, nhưng công bình và chính trực là kết quả trực tiếp của sự thánh khiết của Ngài vốn được thấy trong cách đối xử của Ngài với dân sự.Trước hết, sự thánh khiết của Đức Chúa Trời được bày tỏ bằng công bình. Ngài thiết lậpp một chín phủ đạo đức (a moral government) rên thế giới. Điều nầy có nghĩa là Ngài đã ban những đạo luật công bằng ( tốt đẹp và ngay thẳng) mà người dân phải sống dưới những qui luật đó. Thứ hai, sự thánh khiết của Ngài được bày tỏ bằng sự chính trực. Ngài thi hành luật pháp cua Ngài cách thẳng thắn. Ngài ban thưởng cho những người vâng theo luật pháp của Ngào và từng phạt những ai trái mạng.Sự công bình của Đức Chúa Trời được chứng tỏ bằng sự yêu mến sự thánh khiết trong dân sự. KH6ng những Ngài là Đức Chúa Trời thánh khiết, nhưng

Ngài còn đòi hỏi dân sự Ngài phải thánh khiết. Sự chính trực của Ngài được chứg tỏ bằng sự trừng phạt tội lỗi. Vì Ngài không thể dung thứ tội lỗi nên Ngaì phải trừng phạt những ai phạm tội.(3) Đọc HeDt 12:10, 14 và trả lời câu hỏi nầy:Sau khi tôi trở thành một Cơ đốc nhân và quay khỏi con đường gian ác thì Đức Chúa Trời đòi hỏi tôi điều gì?....................................................................Là một phẩm chất của đời sống Cơ đốc nhân sự thánh khiết không những không làm điều gì sai quấy mà còn phải làm những điều gì phải lẽ. Trong hành động, sự thánh khiết được biểu lộ trong cuộc sống ngay thẳng và làm những gì tình yêu của Đức Chúa Trời dẫn đắt chúng ta làm cho những người khác. Sự thánh khiết nảy nở trong chúng ta sự quan tâm đến những người xung quanh mình.Chẳng hạn, chúng ta có thể giữ sự vâng lời Đức Chúa Trời khi chúng ta giúp đỡ những nhu cầu của người khác. Chúng ta không cần làm tổn thương những nguyên tắc Cơ đốc để phục vụ những người khác.Thí dụ Chúa Jêsus thuật lại trong LuLc 16:19-37 minh họa cho lý tưởng ( tiêu chuẩn của sự trọn lành) Cơ đốc mà chúng ta phải gắn bó. Đồng thời ví dụ này cũng chứng tỏ loại hoạt động biểu lộ lý tưởng của chúng ta trong nếp sống thực tế đối với người đồng loại.(4) Đọc LuLc 10:29-37. Trong sổ tay của bạn hãy cho biết người nào, người Lêvi, người Samari, hay thầy tế lễ, đã bày tỏ lý tưởng Cơ đốc về sự thánh khiết trong hành động và tại sao người ấy làm như thế.Chúng ta đã thấy trong HeDt 12:10, 14, Kinh Thánh khuyên giục mỗi chúng ta phải sống cuộc sống thánh khiết và phân rẽ. Một người có thể vâng theo lệnh truyền nầy và đồng thời vẫn gắn liền với cuộc sống cộng đồng như điều Chúa Jêsu dạy trong Mat Mt 5:13-16. Đoạn Kinh Thánh này nầy dạy chúng ta rằng chúng ta không làm mất sự thánh khiết của mình, nhưng chúng ta phải làm gương cho những người khác. Như vậy, một Cơ đốc nhân sẽ không tham dự vào những gì Kinh Thánh Tân ước không cho phép.Tuy nhiên, người ấy phải làm những gì có thể được để phục vụ gia đình và láng giềng của mình và hcứng tỏ rằng mình chăm sóc họ.(5) Khi chúng ta khảo sát sự công bình và sự chính trực của Đức Chúa Trời,thì chúng ta có một gương mẫu tốt về cách thế nào chúng ta đối xử với con cái chúng ta. Chúng ta sẽ làm điều nào trong những điều nầy ( hãy chọn câu trả lời tốt nhất) Chúng ta sẽa. thường xuyên phạt con cái để nhắc nhở chúng ta rằng chúng phải luôn luôn là người tốt.b. nghiêm minh trong những mệnh lệnh của chúng ta, thường khi chúng vâng lời và phạt khi chúng ta không vâng lời.

c. cảnh cáo chúng ta rằng chúng sẽ bị phạt khi không vâng lời, những chẳng bao giờ thi hành sự trừng phạt cả, vì nghĩ rằng điều đó sẽ làm chúng nghi ngờ tình yêu của chúng ta.Câu hỏi 5 nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta cần phải biết và hiểu nguyên tắc của Kinh Thánh liên quan đến sự sữa phạt. Theo lời của Đức Chúa Trời, người nào không kiên định sửa phạt con cái thì sẽ góp phần vào sự chết của chúng (ChCn 19:18; HeDt 12:6 và KhKh 3:19 dạy rằng Đức Chúa Trời sửa phạt những kẻ Ngài yêu. Nếu chúng ta thật sự yêu con cái mình,chúng ta sẽ sửa tị để đem lại lợi ích cho chúng ( Xem HeDt 12:5-11)(6) Khoanh tròn những mẫu tự trước lời diễn đạt ĐÚNG liên quan đến ý nghĩa của sự thánh khiết của Đức Chúa Trời.a. Thánh khiết là một đặc tính của Đức Chúa Trời, mô tả về sự trọn vẹn vể đạo đức của Ngài.b.Vì sự thánh khiết vô hạn của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời không thể duy trì mối quan hệ gần gũi với dân sự Ngài.c. Ý niệm về sự thánh khiết bao gồm sự ái mộ những gì tốt lành và phù hợp với những luật pháp của Đức Chúa Trời và ghen ghét điều gian ác.d. Trong thời Cựu ước, Đức Chúa Trời cho thấy rõ là Ngài không tự phân rẽ với dân sự Ngài cho dù họ đã phạm tội.e. Cách Đức Chúa Trời điều khiển dân sự Ngài là kết quả của đặc tính đạo đức của Ngài.f. Vì Đức Chúa Trời đối xử nghiêm minh, nên không những Ngài ban sự chính trực thiêng thượng nhưng Ngài còn cung cấp phương cách chuộc lỗi nếy dân sự thất bại trong việc vâng lời Ngài.g. Ý niệm về sự thánh khiết chỉ mang một ý nghĩa là không làm điều gì sai quấy.

Tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Mục tiêu2: Chọn một lời diễn đạt đúng nói về ý nghĩa của tình yêu của Đức Chúa Trời đối với chúng ta và điều đó đưọc biểu lộ như thế nào .Giả sử một thanh niên nói với một thiếu nữ rằng chàng yêu nàng. Nhưng sau khi kết hôn thì tất cả những gì chành làm ấy là phàn nàn về nàng. Chàng chẳng quan tâm đến những gì nàng làm cho là quan trọng và chàng chẳng cần cố gắng dể đối sử tự tế với nàng. Bạn có thể đanh giá tình yêu của chành đối với nàng như thế nào không?Đức Chúa Trời không phải như vậy. Ngày rất yêu bạn và tôi, và Ngài bày tỏ điều đó không chỉ bằng lời n1i và lời hứa nhưng còn bằng những gì Ngài làm nữa.Chúng ta không thể làm bất cứ điều gì để lập công trạng hay chiếm được tình yêu của Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể nói điều gì hay làm gì để

bắt buộc Đức Chúa Trời phải yêu chúng ta. Đó chỉ là một phần của bản chất của Ngài để yêu thương mà thôi. Ngài yêu thế gian. Ngài yêu chúng ta.Trong những cách thực tiễn của Đức Chúa Trời chứng tỏ Ngài yêu chúng ta biết dường nào. Một số người liệt kê sự nhơn từ, thương xót, kiên nhẫn và thành tín là những thuộc tính riêng biệt của Đức Chúa Trời, nhưng tôi coi những điều đó là một phần của tình yêu của Ngài. Có lẽ bạn sẽ nghĩ về những khía cạnh của tình yêu của Chúa để có thể thêm vào bản liệt kê trên. Những thuộc tính nầy chỉ cho chúng ta thấy chúng ta đối với Chúa quan trọng làm sao. Những điều ấy cho chúng ta thấy Ngài quan tâm đến chúng ta biết dường nào.(7) Đọc GiGa 3:16; 17:24; IGi1Ga 4:9-10 và KhKh 1:4-5. Những câu này cho thấy rằng tình yêu của Đức Chúa Trời rất sống động. Loại hoạt động nào biểu thị tình yêu nầy?(8) Đọc GiGa 13:34-35; 14:15; 15:13-14, và IGi1Ga 5:2-3. Bằng lời riêng của bạn hãy mô tả hai cách thức chứng tỏ tình yêu của chúng ta đối với Đức Chúa Trời.Trong Cựu ước, Đức Chúa Trời thường được hình dung như một chiến sĩ can trường đầy quyền năng. Nhìn Ngài là một Đức Chúa Trời yêu thương, thật khó cho tôi chấp nhận. Môït trong những ví dụ king ngạc nhất về tình yêu của Ngài cho thấy Chúa là một Đấng hủy dệt giận dữ (an angry destroyer) sắp trừng phạt một thành phố gian ác, nhưng Ngài miễn cưỡng _ Ngài kiềm hãm cơn giận lại. tại sao Ngài không tiến hành kế hoạch của Ngài? Cuối cùng cách vách tường đã sập xuống và không còn gì nữa. Đ(ây là những gì Ngài phán “ Ta đã tìm một người trong vòng chúng nó, đặng xây lại tường thành, vì đất mà đứng chỗ sức mẻ trước mặt ta” (Exe Ed 22:30) Nếu có người nào công bình đã đứng tại chỗ đó mà cầu xin sự thương xóc của Ngaì, chắn hẳn Ngài đã tha thứ cho cả thành phố, Điều đó chứng tỏ Ngài yêu thương biết bao !Đavít, Eâsai và Giêrêmi giối thiệu Đức Chúa Trời là một người cha. Có sự so sánh nào đẹp bằng mối quan tâm của cha nhân từ đối với con cái trong sự hướng dẫn chúng? Đavít n1i rằng Đức Chúa Trời đối xử hân từ với con cái Ngài. Ngài n1i rằng họ chỉ là những người bất lực (Thi Tv 103:13-14) Eâsai nghĩ về Đức Chúa Trời là cha/hay thương xót (EsIs 63:16; 63:8) Giêrêmi nhìn thấy rằng Đức Chúa Trời là Cha, sau khi trừng trị những con cái không vâng lời, thì dịu dàng dẫn chúng về nhà (Gie Gr 31:7-9)Trong Tân ước chúng ta thấy những gương mẫu tối ưu về tinh yêu của Đức Chúa Trời. Khi Chúa Jêsus đến trần gian để trả giá hình phạt tội lỗi của chúng ta. Ngài tiết lộ công giá ghê rợn của tội lỗi ( sự chết). Ngài cung ứng sự cứu chuộc cho chúng ta bằng một giá không thể ước lượng nổi - chính mạnh sống của Ngài (GiGa 3:16-17) Vì Đức Chúa Trời yêu chúng ta nhiều

đến nỗi chúng ta biết rằng Ngài sẽ chẳng cho phép bất cứ điều gì xảy ra cho chúng ta mà không hiệp lại làm ích lợi cho chúng ta nếu chúng ta yêu Ngài. Chúng ta có thể yên nghĩ và tin quyết nơi tình yêu của Ngài bất chấp hoàn cảnh của chúng ta như thế nào. Tình yêu của Ngài giải cứu chúng ta khỏi sự sợ hãi và hình phạ của nó (IGi1Ga 4:18; IITi 2Tm 1:7)(9) Trong sổ tay của bạn, hãy liệt kê tất cả đặc tính của Đức Chúa Trời mà bạn có thể tìm thấy trong EsIs 43:1-5 Bạn có thể tìm thấy ba thuộc tính tự nhiên của Ngài và thuộc tính đạo đức.(10) Bạn có những bạn hữu naò không ý thức rằng Đức Chúa Trời yêu họ không? Hãy đọc Mat Mt 24:14; 28:19 và Cong Cv 1:8 Căn cứ vào những đoạn Kinh Thánh nầy. hãy viết vào sổ tay của bạn trách nhiệm củ bạn đối với những gì chưa biết về tình yêu của Đức Chúa TrờiExe Ed 18:1-32 bày tỏ tình yêu vĩ đại của Đức Chúa Trời dành cho dân sự của Ngài. Trong lúc thỉnh thoảng họ không biết mình nhận lý do về sự cứng lòng của họ, thì Đức Chúa Trời giải thích rằng Ngài muốn họ vâng lời phục vụ. Hình phạt đưa ra là để họ chú ý và mang họ trở lại sự phục hồi và chữa lành mối tương giao của họ với Đức Chúa Trời. Câu 31 và 32 chỉ rõ mức độ tình yêu của Đức Chúa Trời đối với dân Ysơraên và sự khao khát không chấm dứt về sự cứu rỗi dân sự :Hãy liệt xa các ngươi mọi sự phạm pháp mà tự mình đã làm. Hãy tiếp lấy lòng mới và thần linh mới. Hỡi nhà Ysơraên, tại sao ngươi muốn chết? Chúa Chí Cao phán rằng vui về sự chết của bất cứ kẻ nào đâu, nên hãy ăn năn và được sự sống.(11) Chọn những lời diễn đạt đúng về tình yêu của Đức Chúa Trời có ý nghĩ gì cho chúng ta và tình yêu đó biểu lộ như thế nào.Tình yêu của Đức Chúa Trời.a. tiết lộ rằng dù người ta đáp ứng với Ngaì như thế nào, thì Ngài sẽ tha thứ tội lỗi cho họ.b. tiết lộ sự nhơ từ, thương xót, kiên nhẫn và ân phúc của Ngài trong mối quan hệ của Ngài đối với dân sự, và điều đó được bày tỏ trong hành động tích cựu như tha thứ tội lỗi.c. dẫn đến sự hình phạt, và điều đó được bày tỏ trong sự từ chôùi kìm hảm cơn giận và cho dân sự có cơ hội khác để vâng lời Ngài.

CÔNG TÁC TẠO DỰNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI Mục tiêu3: Chọn những lời diễn đạt giải thích các hành động sáng tạo của Đức Chúa Trời và ý nghĩa của những công tác ấy đối với chúng ta .Bây giờ chúng ta hãy khảo sát những công việc của Đức Chúa Trời.1) Các hành động tạo dựng của Ngài.2) Quyền lực tối cao của vũ trụ của Ngài, bao gồm sự duy trì hay bảo tồn sự

vật của Ngài, và3) Sự quan phòng của Đức Chúa Trời dẫn đến mục đích tối hậu của Ngài.Những người được nổi bật torng lịch sử không phải vì họ là ai, nhưng vì những gì họ đã làm. Chẳng hạn, bà Marie Curie nổi tiếng, không phải vì bà là thành viên của một gia đình quí tộc nhưng bà la một nhà vật lý học và hóa học đã khám phá ra chất phóng xạ và chất pôlônium.Trái lại, Đấng tối cao của vũ trụ thì (is) quan trọng đối vói chúng ta vì Ngài là ai. Đồng thời những gì Ngài làm ( những công việc của Ngài) cũng quan trọng vô cùng đối với chúng ta. Công việc đầu tiên của Đức Chúa Trời là sự tạo dựng vũ trụ (SaSt 1:1-2:25)Bằng việc sử dụng quyền năng sáng tạo của Ngài (His creative power), Đức Chúa Trời đã đưa toàn cõi vũ trụ thấy được và không thấy được vào sự hiện hữu. Đ(iều nầy bao gồm cả hệ thống vũ trụ vật chất (mặt trời, mặt trăng, ngôi sao, hành tinh, . .v . .v . . .) Và tất cả những cấp bực thực thể ( all orders of beings) bao gồm cả những thực thể thuộc về thần linh ngoài trừ chính mình Ngài. Sự tạo sựng này được mô tả rõ ràng trong Kinh Thánh, như chứng ta sẽ thấy.Kinh Thánh ký thuật một loại những hành động tạo dựng, kết hợp lại với nhau thành một tiến trình vĩ đại về sự tạo sựng (1:1-31, và Thi Tv 33:6) Sự kiện tạo dựng có ý nghĩa cho cuộc sống chúng ta trong cách sau:1. Biết rằng Đấng Tạo hóa của vũ trụ tồn tại trước tất cả những gì khác khiến chúng ta kinh ngạc trước sự vĩ đại vô cùng tận và sự oai nghi của Đức Chúa Trời, và khi so sánh khiến chúng ta ý thức sự vô nghĩa của mình.2. Chúa của mọi tạo vật có quyền đòi hỏi chính đáng nơi tạo vật của Ngài về sự vâng lời, thờ phượng và phục vụ.3. Trong sự tạo dựng chúng ta thấy sự mặc khải chung của Đấng tạo hóa trong đó thấy được sự khôn ngoan, quyền năng và sự quan tâm của Ngài đối với tạo vật (RoRm 1:18-20)4. Sự dạy dỗ về sự tạo dựng là nền tảng của đức tin chúng ta, vì chúng ta không bao giờ có thể tự hiến chính mình cho sự cứu chuộc đời đời cho một ai khác có quyền bíng kém hơn Đấng Tạo Hóa đã mặc khải trong Kinh Thánh.Chúng ta không cần nhạc nhiên tại sao Đức Chúa Trời đã pháa họa và tạo dựng mọi sự. Ngài làm điều ấy vì sự vinh hiển của Ngài ( xem Thi Tv 19:1; EsIs 43:7, 48:11; KhKh 4:11) Người ta đã dùng suốt cả cuộc đời mình để đi tìm hạnh phúc xem đó như điều theo đuổi duy nhất của mình, nhưng hạnh phúc thật chỉ đến khi chúng ta tìm cách làm vnh hiển Đức Chúa Trời. Chung ta đượa tạo dựng nên cho mục đích đó và đó là chìa khóa cho hạnh phúc của chúng ta.Một người bạn của tôi phàn nàn rằng anh ta không hạnh phúc vì anh không

thể làm những việc lớn lao cho Đức Chúa Trời. Tôi hỏi anh “ Có phải mục tiêu cao nhất của bạn là làm vinh hiển Đức Chúa Trời trong những gì bạn làm không? Bạn có cho phép điều gì đó xảy ra để đạt được mục tiêu ấy không?” Bạn của tôi nghĩ rằng tham vọng riêng của mình là điều lớn lao nào đó mói thực sự là mục tiêu quan trọng trong cuộc sống người đó. Người ấy bị lừa dối trong việc nghĩ rằng mình muốn làm điều đó cho Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus phán, “ vì hễ ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất, nhưng nếu ai mất sự sống vì cớ ta và phúc âm thì sẽ được lại (Mac Mc 8:35). Chúng ta được tạo dựng để đem vinh hiển cho Đức Chúa Trời.trong vài xã hội , vụ trụ được xem là một chu kỳ lịch sử quay vòng không ngừng, bất tận từ sự tạo ra, hủy diệt và tái tạo. Mục đích duy nhất của con người trong những xã hội này là được thoát khỏi sự hiện hữu đầy tuyệt vọng nầy. Ý niệm của Kinh Thánh về vũ trụ có sự khởi đầu (tạo dựng của muôn vật), một mục đích ( sự cứu chuộc con người quan Jêsus Christ) và lời hứa ban sự sống đời đời trong vương quốc của Đức Chúa Trời. Hai quan điểm này được minh họa bằng biểu đồ sau.(12) Trong sổ tay của bạn, giải thích thế nào về những quan điểm nầy khi so sáng với quan điểm của đa số người bạn biết. Quan điểm của xã hội bạn sống đối chiếu với quan điểm Kinh Thánh như thế nào?Các hành động sáng tạo của Đức Chúa Trời không hạn chế torng những gì Ngài đã thực hiện trong quá khứ. GiGa 3:3; IICo 2Cr 5:17; GaGl 6:15 và Thi Tv 51:10 mô tả rằng Đức Chúa Trời tẩy sạch lòng của những ai ăn năn tội và đến với Ngài trong đức tin. Những đoạn Kinh Thánh nầy cũng cho chúng ta biết rằng khi một người quay lại cùng Đức Chúa Trời để được cứu rỗi, thì người ấy sanh lại và trở thành một tạo vật mới, hay một sự tạo dựng mới. Như vậy, những hành động tạo dựng của Đức Chúa Trời bao gồm cả sự tạo dựng thuộc linh xảy ra khi một người tiếp nhật Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa.(13) Khoanh tròn những chữ đứng trước lời diễn đạt ĐÚNGa. Những công tác tạo dựng của Đức Chúa Trời bày tỏ những đặc tính của Ngài trong m65t cách tổng quát đối với tạo vật của Ngài.b. Sự tạo sựng khiến chúng ta hiểu biết về sự vĩ đại và oai nghi đời đời của Đức Chúa trời và sự không quan trọng của chúng ta khi so sánh mình với Ngài.c. Sự mặc khải của Đức Chúa Trời trong những công tác tạo dựng không kêu gọi sự đáp ứng nào của tạo vật cả.d. Kiến thức về quyền năng và bản chất của Đức Chúa Trời khi bày tỏ trong sự tạo dựng muôn vật của Ngaì khiến chúng ta muốn làm vinh hiển danh Ngài.

e. Những công tác tạo dựng của Đức Chúa Trời chỉ hạn chế trong những sự việc được ghi lại trong SaSt 1:1-2:25.

CÔNG TÁC CAI TRỊ TỐI CAO CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI. Mục tiêu4: Áp dụng những nguyên tắc vào hoàn cảnh của cuộc sống và chọn những định nghĩa chính xác về sự cai trị tối cao của Đức Chúa Trời trên vũ trụ .Đấng Tạo Hóa Chí Cao của vũ trụ có sự cai trị tối thượng trên khắp mọi vật Ngài tạo dựng. Điều nầy có nghĩa gì? Cao nhất trong cấp bậc hay quyền bính, cao nhất trong mức độ hay phẩm chất. Đức Chúa Trời luôn luôn cao nhất trong mọi cách đối với mọi sự vật đang tồn tại. Chữ “chủ quyền” ( soverreign) có nghĩa “ thoát khỏi sự kiểm soát bên ngoài, quyền làm theo ý mình thích” ( freedom from outside cotrol, power to do as one pleases)Như vậy, chủ quyền của Đức Chúa Trời mô tả sự cai trị tối cao của Ngài trên vũ trụ (ITi1Tm 6:15) Chủ quyền của được bày tỏ trong sự chỉ huy của Ngài trên những sự kiện quan trọng của vũ trụ theo ý muốn của Ngài (Eph Ep 1:11) Kinh Thánh dạy rõ rằng về chủ quyền của Đức Chúa Trời:1) Là Đấng Tạo Hóa của chúng ta, Ngài có quyền cai trị trên chúng ta (ISu1Sb 29:11, Mat Mt 20:15; Exe Ed 18:4)2) Ngài làm những gì Ngài thích (Thi Tv 115:3; DaDn 4:35)3) Có mục đích trên tất cả những gì Ngài tạo dựng (RoRm 8:28; EsIs 48:11) Một ngày nọ tôi đọc trên tờ báo thấy một vụ thảm sát một bé gái 5 tuổi xinh xắn. làm thế nào để việc nầy xảy đến nếu Đức Chúa Trời thực sự tốt lành, thực sự có chủ quyền, và toàn quyền để làm những gì Ngài ưa thích? Tại sao Ngài lại cho phép những điều như thế xảy ra? Chúng ta sẽ tìm vài câu trả lời cho những câu hỏi loại đó khi chúng ta quan sát những khía cạnh kháa nhau về quyền cai trị tối cao của Đức Chúa Trời trên vũ trụ. Chủ quyền của Đức Chúa Trời liên quan đến sự bảo tồn (perservation) hay duy trì (maintenance) vũ trụ, và sự quan phòng ( providence) Trước hết, chúng ta hãy khảo sát sự bảo tồn hay duy trì vũ trụ.

Sự bảo tồn ( duy trì) vũ trụ. Dùng thông thái đến đâu thì không một kiến trức sư nào có thể phát họa một căn nhà mà không cần sửa chữa gì cả. Không một nhà làm vườn nào cẩn thận trồng hoa mà không duy trì nó bằng cách tỉa cành, ương hột và tưới nước. Kinh Thánh dạy rằng vũ trụ cũng cần được duy trì hay bảo quản (Cong Cv 17:28; HeDt 1:3)Đức Chúa Trời bảo tồn hay chăm sóc vũ trụ cách sống động. Kinh Thánh chứng tỏ rằng, tiếp theo sau công tác tạo dựng, Đức Chúa Trời tiếp tục sự hoạt động của Ngài bằng cách chăm sóc muôn vật (Thi Tv 104:1-35) Sự chăm sóc này bao gồm loại người và loài vật (Thi Tv 36:6) và bảo vệ những

ai ngay thẳng và công bình (ChCn 2:8)Sứ đồ Phao lô công bố, “ Vì trong Ngài chúng ta sống, di chuyển và tồn tại” (Cong Cv 17:28) Đức Chúa Trời không làm chủ yếu có bất cứ điều gì hiện hữu chiếm chỗ trong vũ trụ ngoài ý muốn và quyền năng cua Ngài. Những phần Kinh Thánh như NeNe 9:6 và Thi Tv 145:14-16 dạy rằng Đức Chúa Trời tích cực bảo tồn muôn vật. Những câu Kinh Thánh khác công bố rằng Chúa bồng ẵm dân sự Ngài (PhuDnl 1:30-31; Thi Tv 31:20. 34:15, 17, 19; EsIs 43:2)Chúng ta phải nhìn nhận rằng sự bảo quản thiên thượng rất cần thiết vì mọi vật Đức Chúa Trời tạo dựng phải hiệu hữu và hoạt động, phải hoàn toàn lệ thuộc vào Ngài. tạo vật không có sức mạnh trong bản thân mình để tiếp tục tồn tại. Nó tồn tại và tiếp tục vì ý muốn của Đấng tạo Dựng nó. Nhờ lời phán quyền năng mà toàn thể vũ trụ được nâng đỡ hay được bảo quản (HeDt 1:3)Trong lúc muôn vật được tiếp tục tồn tại do sự liên tục thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời, thì Ngài ban cho mỗi phần tử của công trình tạo dựng của Ngài những đặc tính cơ bản thích hợp cho sự bảo tồn nó. Trong thế giới vật lý Ngài hoạt động qua những qui luật và đặc tính vật lý, đôi khi chúng ta gọi đó là “ những qui luật thiên nhiên” Trong thế giới trí tuệ, Ngài hành động qua những tính chất hay những khả năng của tâmtrí. Ngài ban cho chúng ta khả năng suy nghĩ, xúc cảm và quyết định.Trong sự đối xử với chúng ta Ngài hành độnh qua những đặc tính ấy. Trong việc bảo tồn thế giới Đức Chúa Trời không làm xáo trộn những gì Ngài đã thiết lập trong công tác tạo dựng của Ngài. Ngài chỉ duy trì nhữn gì Ngài đã tạo dựng.(14) ( Chọn những câu trả lời đúng). Đức Chúa Trời bảo tồn mọi vật mang ý nghĩaa. Ngài hạn chế quyền năng trong việc thay thế nhữn gì bị hư hoại.b. Ngài tích cực hoạt động trong việc duy trì muôn vật.c. Mỗi phần tử của công trình tạo dựng của Ngài có khả năng tự bảo tồn.d. Ngài ban những tính chất cần thiết cho mỗi phần tử của công trình tạo dựng của Ngài, và Ngài hoạt động qua những tính chất nầy để chăm sóc mọi vật.e. Bởi ý muốn của Đức Chúa Trời mà muôn vật trong vũ trụ cứ tiếp tục tồn tại.f. Ngài cung ứng sự chăm sóc và bảo vệ nhân sự Ngài.g. Ngài chỉ quan tâm bảo tồn những người ngay lành.

Sự quan phòng ( Providence) Mục tiêu5: Nhận diện những mục đích , những yếu tố và những ảnh hưởng của sự quan phòng của Đức Chúa Trời Khía cạnh khác của sự cai trị tối cao của Đức Chúa tròi là sự quan phòng

của Ngài. Chữ nầy không có ý nghĩa là bảo tồn nhưng còn mạnh mẽ hơn thế nữa. Quan phòng có nghĩa là khả năng nhìn thấy của Đức Chúa Trời, biết trước và lập kế hoạch trước. Quan phòng liên quan đến khả năng hoàn thành mục đích tối hậu của Đức Chúa Trời, đó là thiết lập Vương quốc của Ngài dưới sự cai trị của Đấng Christ. Sự quan phòng còn nói về hoạt động của Đức Chúa trời qua đó Ngài bảo tồn, chăm sóc và quản trị những gì Ngài đã tạo dựng. Ngài làm những điều ấy như thế nào là một sự huyền nhiệm, nhưng có một số điều về sự quan phòng của Đức Chúa Trời khi chúng liên quan đến chúng ta mà chúng ta biết được:1. Đức Chúa Trời quan tâm cách cá nhân đến thế giới Ngài đã tạo dựng.2. Ngài khiến mọi vật trong thiên nhiên chuyển động khi Ngài có ý định.3. Ngài cho phép và khuyến khích con người hoạt động như những tác phẩm có trách nhiệm về đạo đức vói sự tự do chọn lựa giữa điều phải và điều quấy.4. Nếu con người chọn lựa việc tiếp nhận sự cứu rỗi Ngài ban tặng, Đức Chúa Trời sẽ cho người ấy sự sống đời đời với tất cả niềm vui vàhuy hoàng mà sự oai nghi của Ngài cung cấp.

Những mục đích của sự quan phòng. Có vài mục đích đối với sự cai trị tối cao của Đức Chúa Trời có dính dáng đến mối quan hệ của Đức Chúa Trời đối với những tạo vật yêu mến và vâng lời Ngài.1. Đặc điểm của sự cai trị của Đức Chúa Trời là quan tâm đến chúng ta. Nhiều khúc Kinh Thánh tiết lộ rằng Đức Chúa Trời cai trị vói ý định đem hạnh phúc cho dân sự Ngài. Thi Tv 84:11 công bố “ Ngài sẽ chẳng từ chối điều tốt lành nào cho ai ăn ở ngay thẳng” những phần Kinh Thánh khác như Cong Cv 14:17 và RoRm 8:28 cũng tiết lộ sự quan tâm của Đức Chúa trời đến hạnh phúc và phúc lợi của chúng ta.2. Đặc điểm của sự cai trị của Đức Chúa Trời là quan tâm đến sự phát triển tinh thần và đạo đức của dân sự Ngài. Sự đối xử của Đức Chúa Trời với dân sự Ngài trong suốt lịch sử có liên quan đến sự giáo dục họ để họ có thể ý thức 1) những gì Ngài đòi hỏi nơi họ. 2) bản chất Ngài là thánh khiết. 3) Tội lỗi là điều làm xúc phạm Ngài, 4) Ngài ban sự tha thứ tội lỗi và sự phục hòa với chính mình Ngàii. Torng những ngày đầu Ngài cho phép những điều như ly dị vì dân sự chưa trưởng thành. Mac Mc 10:5 về điều nầy. Luật pháp của Cựu ước là hệ thống quản trị của người Lêvi là phần tiến trình phát triển. Những điều đó chuẩn bị con đường cho sự mặc khải về chiên con của Đức Chúa Trời (Chúa Jêsus) Đấng ném xa tội lỗi của thế gian đi. Tất cả những gì thuộc về sự quan phòng của Đức Chúa Trời trong việc dẫn dắt dân sự trưởng thành về mặt thuôïc linh đều dành cho mục đích sửa soạnn họ trở thành tài

sản đặc biệt của Ngài.3. Mục đích chính của sự cai trị của Ngài là làm vinh hiển danh Ngài (Eph Ep 1:11-14) Mọi sự trọn vẹn của Ngài được bày tỏ qua sự cai trị của Ngài. Điều nầy có nghĩa là sự quan phòng thiêng thượng bày tỏ chúng ta những phẩm chất củ sự thực hữu của Ngài. Chẳng hạn, tình yêu của Ngài được bày tỏ trong sự cung ứng của Ngài cho tạo vật, đặc biệt trong việc cung ứng sự cứu chuộc qua Con Ngài. Chân lý ( lẽ thật) của Ngài được bày tỏ cả trong luật lệ của thiên nhiên và trong sự thành tín của Ngài trong sự ứng nghiệm những lời hứa trong lời của Ngài. Sự thánh khiết và sự công bình của Ngài được bày tỏ trong việc Ngài ghét tội lỗi. Quyền năng của Ngài được chứng tỏ trong công tác tạo dựng, cứu chuộc về quan phòng của Ngài. Sự khôn ngoan của Ngài được nhìn thấy trong phương cách Ngài hành động để đạt được mục đích của Ngài. Khi chúng ta nhìn nhận sự kỳ diệu của Đấng Tạo Hóa của chúng ta, thì chúng ta hãy tôn kính và làm vinh hiển Ngài.(15) Trong những câu sau câu nào là định nghĩa đúng của chữ quan phòng? Đó làa. Sự bảo tồn muôn vật mà Đức Chúa Trời ban cho mỗi phần tử của công trình tạo dựng của Ngài khả năng tự chăm csóc cho nhu cầu của mình mà không cần lệ thuộc vào Ngài gì cả.b. sự cai trị của Đức Chúa Trời nhờ đó Ngài bảo tồn, chăm sóc và quản trị tạo vật của Ngài, chuẩn bị điều đó cho vương quốc đời đời của Ngài.(16) Xếp đặt cho phù hợp mục đích của sự quan phòng với sự mô tả .....a. Đức Chúa Trời hành động trong mọi sự có liên quan đến phúc lợi của dân sự......b. Đức Chúa Trời cung cấp sự giáo dục của dân sự liên quan đến chính Ngài, và những đòi hỏi của Ngài để họ trở thành tài sản đặc biệt của Ngài........c. SưÏ chứng tỏ về những phẩm chất của sự thực của Ngài tiết lộ trong điều nầy1) Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.2) Sự phát triển về tinh thần và đạo đức của dân sự.3) Hạnh phúc của dân sự

Những yếu tố của sự quan phòng. Những yếu tố của sự quan phòng là gì? Nhiều học giaả gợi ý rằng có ba yếu tố của sự quan phòng của Đức Chúa Trời, tuy nhiên họ cũng côn nhận rằng có vài sự trùng hợp và cả ba chẳng baogiờ bị tách rời trong công việc của Đức Chúa Trời. Ba yếu tố đó là sự bảo tồn (preservation), sự cộng tác (concurrence) và sự quản trị (government)1. Sự bảo tồn. chúng ta đã khảo luận về sự bảo tồn hay sự duy trì vũ trụ của Đức Chúa Trời là một phần của sự cai trị tối cao trên muôn vật của Ngài.

Mọi vật Đức Chúa Trời tạo dựng phải hoàn toàn lệ thuộc vào Ngài. Nhưng Ngài đã ban cho mỗi phần tử của công tác tạo dựng của Ngài những tính chất để cung ứng cho sự duy trì của nó. SaSt 1:24-25 cho biết Đức Chúa Trời đã ban cho mỗi tạo vật một số đặc tính thiên nhiên cố định riêng biệt cho nó. Mỗi vật lớn lên, phát triển, trưởng thành và sinh sản tùy theo loại.2. Sự cộng tác ( Concurrence) từ ngữ cộng tác có nghĩa là “ đồng ý, góp phần, hay tán thành” Điều nầy nêu lên ý tưởng là không có hoạt động nào của tâm trí có thể xảy ra mà không có sự tán thành của Đức Chúa Trời, và quyền năng của Ngài cộng tác với những quyền năng ở dưới Ngài. Cong Cv 17:28 và ICo1Cr 12:6 sứ đồ Phao lô chứng tỏ rằng nếu không có sự cộng tác của Đức Chúa Trời thì không có sức mạnh (force) naò hay con người nào có thể tiếp tục tồn tại hay hoạt động. Như vậy, quyền năng của Đức Chúa Trời có một ảnh hưởng mạnh mẽ trên sức lao động của con người mà không hủy phá sức lực ấy hay cướp đi sự tự do của con người. Con người sở hữu, gìn giữ và sử dụng sức lực tự nhiên của mình khi Đức Chúa Trời bảo tồn tâm trí va thân thể con người trong chức năng tự nhiên của nó.Vì Đức Chúa Trời là nền tảng căn bản cho sự tồn tại của con người nên chúng ta không thể nói rằng phần của con người ngang bằng với phần của Đức Chúa Trời. Tại đây, một lần nữa, chúng ta thấy sự mầu nhiệm sâu sắc: Đức Chúa Trời đã ban cho con người những sức ạnh tự nhiên để có thể thực hành điều thiện hay điều ác. Khi những sức mạnh tực nhiên ấy được sự dụng trong con đường gian ác, thì một mình con người chịu trách nhiệm, vì Đức Chúa Trời không gây ra những hành động gian ác của con người (Gie Gr 44:4) va Gia Gc 1:13-14) Đức Chúa Trời cộng tác trong những hành động của con người trong việc ban cho con người sức mạnh tự nhiên, nhưng hướng những sức mạnh nầy làm điều ác là do con người gây ra. Trường hợp cua Giôsép là một thí dụ về sự cộng tác (SaSt 45:5; 50:20) Ở đây chúng ta thấy trong lúc anh em người dùng sức mạnh tự nhiên để làm điều ác,thì Đức Chúa Trời cai trị hành động đó để làm điều thiện. Ngài tán thành hay cho phép, hành động của họ, nhưng Ngài hoạt động qua điều đó theo mục đích của Ngài.Phaolô nói rằng Đức Chúa Trời “vận hành mọi sự phù hợp với mục đích của ý muốn Ngài” (Eph Ep 1:11) và Đức Chúa Trời hành động trong chúng ta “và ta muốn làm y theo mục đích tốt lành của Ngài” (Phi Pl 2:13) Ngài ban cho chúng ta những hiểu biết và thực tế cuộc sống và chỉ đạo chúng ta do Thánh Linh Ngài. Ngài cảnh cáo chúng ta về những hậu quả của sự thất bại và dịu dàng theo đuổi chúng ta. Nhưng Ngài không giểu cợt sự tự do của chúng ta bằng cách ép buộc chúng ta. Trong kinh nghiệm cứu chuộc, Ngài bắt đầu công tác đẹp đẽ của Ngài bằng việc đứng bên ngoài cửa lòng mà gõ, nhưng chúng taphải mở cửa (KhKh 3:20) Bấy giờ Thánh Linh đến và ngự

trong chúng ta. Ngài duy trì sự kiểm soát đời sống chúng ta khi chúng ta còn đầu phục quyền làm chủ của Ngài. Mối liên hệ của chúng ta với Ngài là Cứu Chúa chúng ta tiếp tục trên nền tảng tình yêu của chúng ta đối với Ngài và sự chọn lựa để Ngài điều khiển cuộc đời chúng ta.3. Sự quản trị: Điều nầy ám chỉ về hành động cai trị của Đức Chúa Trời với chỉ tiêu hoàn thành mục đích thiêng liêng cuả Ngài. Như chúng ta đã thấy, Đức Chúa Trời cai trị thế giới vật chất bằng phương tiện của những qui luật Ngài thiết lập. Ngaì cai trị con người qua những qui luật và tính chất của tâm trí cũng như qua sự vận hành của Thánh Linh. Làm như vậy Ngài sử dụng mọi loại ảnh hưởng, như hoàn cảnh, động cơ, dạy dỗ, khuyên bảo và làm gương. Ngài hành động trực tiếp qua sự vận hành của Thánh Linh để ảnh hưởng trí tuệ, tình cảm và ý chí con người.Đức Chúa Trời quản trị ít nhát bằng bốn phương cách. Hiểu biết những phương cách này sẽ giúp chúng ta nhìn thấy sự liên hệ giữa ý chí tể trị tuyệt đối của Đức Chúa Trời trong việc thực hiện kế hoạch thiên thược của Ngài và ý chí của con người trong sự tự do hành động.a. Đôi khi Đức Chúa Trời không làm gì cả để ngăn ngừa con ngườihành động theo điều mình chọn. Điều này không có nghĩa là Đức Chúa Trời chấp thuận cho con người phạm tội, nhưng Ngài không lạm dụng quyền năng cuả Ngài d8ể ngăn cản. Cong Cv 14:15-16 và Thi Tv 81:12-13 là những ví dụ về điều nầy.b. Đôi khi Đức Chúa Trời ngăn cản con người phạm tội bằng cách thúc đẩy họ đừng phạm tội. SaSt 20:6; 31:24 và OsHs 2:6 là những ví dụ về trường hợp nầy. Tác giả Thi thiên cầu xin loại giúp đỡ nầy trong Thi Tv 19:12 “ Xin giữ tôi tớ Ngài khỏi có ý phạm tội”c. Đôi khi, dưới sự hướng dẫn thiêng thượng, Đức Chúa Trời cai trị những hành động của người gian ác, sử dụng họ để hoàn thành những kết quả tốt lành. Chúng ta đã đưa ra trường hợp của Giôsép. Các anh của Giôsép phạm tội, nhưng Đức Chúa Trời dùng điều đó để hoàn thành điều tốt.d. Cuối cùng đôi khi Đức Chúa Trời quyết định hạn chế tội lỗi và sự gian ác. Những đoạn Kinh Thánh như Giop G 1:12; 2:6 chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời đặt ra giới hạn trên hành động của Satan. Trong ICo1Cr 10:13, Phao lô công bố rằng Đức Chúa Trời cũng đã đặt giới hạn sự thử nghiệm và cám dỗ mà Cơ đốc nhân có thể chịu đựng được.Sự quan phòng trong chúng ta ý tưởng rằng Đức Chúa Trời chỉ cai trị mọi sự trong tình yêu. Tình yêu này đạt đến lời diễn đạt cao cả nhất trong câu nói của Phaolô, “Và chúng ta biết được rằng trong mọi sự Đức Chúa Trời hành động đều vì lợi ích của những ai yêu mến Ngài, là những người được gọi thao mục đích của Ngài” (RoRm 8:28)(17) Xếp cho phù hợp những yếu tố của sự quan phòng với lời mô tả của

mọi yếu tố ......a. Quyền năng của Đức Chúa Trời cộng tác với những sức mạnh ở dưới Ngài, nhưng trong khi Ngài cho phép những sức mạnh này tự chọn, thì chính Ngài kh6ng gây ra những hành động gian ác.......b. Đức Chúa Trời cai trị với chỉ tiêu hoàn thành mục đích thiên thượng của Ngài. Điều ấy có nghĩa là đôi khi Ngài trăn trở, đôi khi Ngài hạn chế những hoạt động có ý nghĩa làm hại.......c. Đức Chúa Trời ban cho tạo vật của Ngài những đặc tính thiên nhiên qua đó Ngài hành động để bảo tồn chúng, mọi vật Ngài tạo dựng phải hoàn toàn lệ thuộc vào Ngài để tồn tại1) Bảo tồn2) Cộng tác3) Quản trị

Những ảnh hưởng của sự quan phòng của Đức Chúa Trời Sự quan phòng có ảnh hưởng như thế nào đối với kinh nghiệm cá nhân. Nhiều phần Kinh Thánh bày tỏ lời hứa của Ngài làm cho những người công bình được thịnh vượng ( xem LeLv 26:3-13 và PhuDnl 28:1-14) Ngài ban phước cho những người thuộc về Ngài những phước lành của Ngài vượt quá điều đề cập.Nhưng thường thường người công bình kinh ngạc, “ Tại sao kẻ gian ác cũng được thịnh vượng? Tại sao chúng đi mà không bị trừng phạt?” Tác giả Thi thiên trả lời rằng 1) sự thịnh vượng của lẻ ác của họ (Thi Tv 37:16-22; 73:1-28, xem MaMl 3:13-4:3)Vì thế khi có người hỏi bạn, “ Tại sao Đức Chúa Trời không chám dứt mọi sự bạo ngược ấy?” Bạn có thể trả lời cách quả quyết rằng “ Hãy chờ xem và thấy phần chung cuộc của bi kịch nầy. Đức Chúa Trời đã bắt đầu kế hoạch trường cửu của Ngài sẽ có phước hạnh và thịnh vượng cho tất cả những ai yêu mến Ngài” Trong khi chờ đợi, Đức Chúa Trời trì hoãn cơn đoán phạt của Ngài để cho kẻ ác có cơ hội ăn năn (RoRm 2:4; IIPhi 2Pr 3:9)Một câu hỏi khác thường được Cơ đốc nhân đặt ra là, “ Tại sao tín hữu phải chĩu nhiều thử thách nếu Đức Chúa Trời hoàn toàn điều khiển những biến cố của cuộc sống nầy?” Kinh Thánh tiết lộ vài lý do:1. Thử thách có thể được cho phép xảy ra nếu tín hữu tăng trưởng phần thuộc linh (Thi Tv 94:12; HeDt 12:5-13)2.Thử thách có thể là những bài trắc nghiệm để sửa soạn con đường phục vụ rộng rãi hơn ( I Côrinhrô 16:9;; Gia Gc 1:2-12)3. Hoạn nạn cũng có thể đem lại sự vinh hiển Đức Chúa Trời nếu chúng ta phản ánh với điều đó trong cách đúng đắn (Giop G 1:1-2:13; 42:1-17)4. Thử thách là một phần củ sự kêu gọi của Hội Thánh (GiGa 15:18; 16:33;

Cong Cv 14:22; IPhi 1Pr 4:12-19)Vì sự kiện là có đôi lúc Đức Chúa Trời can thiệp tích cực trong công việc của loài người, nên chúng ta biết rõ rằng mình có thể ảnh hưởng trên đời sống người khác khi chúng ta cầu nguyện.Môi se khấn cầu cùng Đức Chúa trời và dân Ysơraên được cứu khỏi sự hủy diệt , Eâli cầu nguyện, và hoàng cung bị quấy động. Có nhiều ví dụ khác trong Cựu và Tân ước nói về sự can thiệp của Đức Chúa Trời khi dân sự cầu nguyện. Đức Chúa Trời làm một số việc như là sự trả lời trực tiếp cho cầu nguyện của dâu sự. Ngài cũng làm những việc khác mà không có ai cầu xin điều đó. Có khi Ngài làm những điều dường như trái ngược điều chúng ta cầu xin vì trong quyền tể trị của Ngài. Ngài làm điều đó vì lợi ích cao hơn của chúng ta. Henry C. Thiessen tóm tắt điều nầy như sau: “ Nếu chúng ta không cầu xin những gì mình có thể nhận được do sự cầu nguyện, thì chúng ta không nhận được. Nếu Ngài muốn thực hiện những gì không do ai cầu nguyện, thì Ngai sẽ làm mà kh6ng cần sự cầu nguyện của người nào. Nếu chúng ta cần xin những gì trái ý muốn của Ngài, thì Ngài không bao cho chúng ta. Như vậy, có một sự hài hoà trọn vẹn giữa mục đich và sự quan phòng của Ngài với sự tự do của con người (1979, trang 129)Vì thế, như chúng ta đã thấy, đôi khi Cơ đốc nhân chịu khổ là kết quả của việc sống trong thế giới gian ác. Là Đấng đang điều khiển. Đức Chúa Trời thường không găn cản kẻ gian ác làm những hành vi thô bạo. Cơ đốc nhân, cũng như người chưa tin, đều có thể gặp tai họa do kết qủa của sự bất cẩn hay tai nạn. Đức Chúa Trời thường không can thiệp bằng những luật vật lý, bình thường hay ý chí tự do của chúng ta vào việc lựa chọn. Mỗi người sống trong thế giới trong đó mỗi cá nhân điều là đối tượng của tai nạn hay chết chóc bất ngờ. Mục tiêu của chúng ta là không hoàn thành lý tưởng của mình về cuộc sống, nhưng sống cách nào để làm vinh hiển Đức Chúa Trời, Tình yêu của Đức Chúa Trời đối với chúng ta không hề thay đổi, và Ngài đã hứa rằng nếu chúng ta yêu mến Ngài, Ngài sẽ hành động vì lợi ích của chúng ta trong mọi sự. Với sự hiểu biết nầy chúng ta có thể đặt lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời tối cao của chúng ta tin rằng những lý do của bất kỳ hoàn cảnh nào Ngài đem đến, Ngài cho phép, Ngài quyết định và Ngài ngăn trở ngày nào đó sẽ rõ ràng đối với chúng ta như chúng rõ ràng đối với Ngài vậy.(18) Bằng lời riêng của mình, hãy trả lời câu hỏi đưa ra ở đầy tiểu mục vầ sự cai trị tối cao: “ Làm sao mà Đức Chúa Trời lại cho phép kẻ giết người sát hại một đứa bé ngây thơ vô tội như thế?”(19) Đọc những phần Kinh Thánh sau và viết số 1) khoảng trống nếu lời diễn đạt là một ví dụ về sự quan phòng của Đức Chúa Trời trong cách đối xử với dân sự. Viết số 2) nếu là ví dụ về sự lựa chọn của con người mà trong đó Đức Chúa Trời không can thiệp.

......a. Cac Tl 15:16-19 Sự cung cấp nước cho Samsôn đang khát nước mệt lã.......b. Cong Cv 24:24-26 Phê lít bỏ ý định tiếp nhận phúc âm.......c. DaDn 2:10-23 sự mặc khải do Đaniên.......d. SaSt 22:13 con chiên đực ở trong bụi rậm.......e. Cac Tl 11:30-36 Giép thê lập lời thề dại dột trước mặt Đức Chúa Trời.(20) Giải thích những anh hưởng của sự cai trị tối cao và sự quan phòng của Đức Chúa Trời trong những hoàn cảnh sau. Câu trả lời của bạn dựa vào những nguyên t8ác đã dạy trong bài nầy. Xin ghi vào sổ tay.a. John là một mục sư ở gần một vùng đầy những tên thô bạo, cướp bóc. Oâng cứ trung tín làm việc tại cộng đồng đó cho đến khi bị một tên thô bạo đánh đập ông cho đến chết. Sự chết của ông làm quấy động cộng đồng nầy. Kết quả của tấm gương của ông, nhiều nam nữ thanh niên trên đường phố biết đến Đấng Christ.b. Robert sắp chết vì bệnh ung thư, qua sự cầu nguyện của bạn hữu, anh được chữa lành cách kỳ diệu.c. Gisco cùng bạn hữu trèo trên một ngọn núi rất nguy hiểm, anh bị té xuống và gãy cả hai chân.d. Simone bị tấn công và bị đánh đập rất tàn nhẫn khi cô đi từ nhà thờ về nhà. Qua kinh nghiệm này cô tăng cường nổ lực đưa nhiều người đến với Chúa.e. Raymond, một cậu bé thông minh, chạy ùa khỏi nhà hành xông vào con đường đầy xe và bị cán chết.f. Henry sông rất ích kỷ và không thành thực trong việc buôn bán, nhưng dường như anh ta thịnh vượng trong mọi việc anh làm.g. Một giáo sĩ bị nổ bánh xe trên con đường đi từ nhà đến phi trường, và ông bị trễ chuyến bay. Về sau ông biết rằng chiếm mày bay bị lâm nạn và mọi người trên máy bay đều chết.

TRẮC NGHIỆM CÁ NHÂN CÂU HỎI ĐÚNG SAIViết Đ trước những lời diễn đạt đúng và S trước những lời diễn đạt sai......1. Sự thánh khiết là một đặc tính của Đức Chúa Trời, nó bày tỏ sự trọn vẹn của tất cả những gì Ngài thực hữu.......2. Vì Đức Chúa Trời là sự thánh khiết vô hạn vào con người đầy tội lỗi, nên mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và con người là một sự bâng quơ (impersonal)......3. Trong khi sự thánh khiết của Đức Chúa Trời đời hỏi sự phân rẽ khỏi những gì tội lỗi, thì trong sự thương xót và tính yêu của Đức Chúa Trời Ngài đã mở ra con đường để chấm dứt sự phân cách đó bằng sự cung ứng của lễ

hy sinh.......4. Tình yêu của Đức Chúa Trời được chứng tỏ cách tốt nhất bằng những gì Ngài phán.......5. Giá trị của tình yêu được chứng minh bằng những gì một người làm, nghĩa là, những hành động của một người bày tỏ tình yêu.......6. Nếu một người thật sự yêu mến Đức Chúa Trời, người đó phài bày tỏ bằng sự vâng lời của mình.......7. Sự tạo dựnh là một công việc của Đức Chúa Trời chỉ có ý nghĩa khi nó chỉ bày tỏ sự oai nghi của quyền năng của Đức Chúa Trời. Điều nầy không kêu gọi sự đáp ứng nào của tạo vật cả.......8. Sự cai trị tối cao của Đức Chúa Trời có ý nghĩa là Ngài được thoát khỏi sự kiểm soát bên ngoài và Ngài có thể làm bất cứ điều gì Ngài ưa thích.......9. Khi chúng ta nói về công tác bảo tồn vũ trụ của Đức Chúa Trời, chúng ta hiểu rằng Ngài rất tích cực trong việc bảo quản những gì Ngài tạo dựng.......10. Sự quan phòng ám chỉ về khả năng của Đức Chúa Trời nhìn thấy trước mọi sự và hướng tạo vật về mục đích tối hậu mà Ngài dự kiến cho nó, thiết lập một vương quốc dưới sự cai trị của Jêsus Christ.11. Sự quản tị của Đức Chúa Trời bao gồm ý tưởng là có khi Ngài đặt những giới hạn trên tội lỗi và sự gian ác và trên những thử thách mà Cơ đốc nhân phải chịu đựng.12. Trong khi sự cầu nguyện là một hoạt động tích cựu đem chúng ta đến gần Đức Chúa Trời, thì nó lại không ánh hưởng trên những hành động cai trị của Ngài.13. Trong lúc Đức Chúa Trời đã thiết lập những qui luật thiên nhiên và ban cho con người quyền tự do lựa chọn, thì Ngài hành động qua những phương tiện để thực hành mục đích của Ngài.14. Sự quan phòng của Đức Chúa Trời bao gồm nguyên tắc cho rằng Cơ đốc nhân phải chịu đau khổ trong thế giới này trong khi những kẻ có tội có thể trông chờ sự thịnh vượng.

GIẢI ĐÁP CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (1) a. Thánh khiếtb. Phân rẽc. Tội lỗi khủng khiết biết bao.(2) c. Cứu Chúa Jêsus Christ của chúng ta.(3) Câu trả lời của bạn có thể tương tự như sau: Ngài đòi hỏi tôi thánh khiết. Ngài muốn tôi dự phần trong sự thánh khiết của Ngài.(4). Bạn có thể trả lời “ người Samari” vì người ấy chứng tỏ việa làm phải lẽ. Người ấy đã áp dụng vào cuộc sống những nguyên tắc mình nắm giữ.(5) b) Nghiêm minh trong những mệnh lệnh của chúng ta. . . . . . . .

(6) a),c),e) và f) đều đúng.(7) Tình yêu của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong sự ban điều gì đó cho dân sự Ngài.(8) Chúng ta bày tỏ tình yêu của mình đối với Đức Chúa Trời bằng sự vâng lời Ngài và tình yêu của Chúng ta đối với người khác ( Ở dây chúng ta có thể thấy rằng tình yêu là sức mạnh chủ động)(9) Câu 1: Sự khôn ngoan va toàn năng ( tự nhiên), và tình yêu ( đạo đức)Câu 2: Toàn năng và vô sở bất tại ( tự nhiên), và tình yêu ( đạo đức)Câu 3: Thánh khiết ( đạo đức)Câu 4: Tình yêu ( đạo đức)(10) Trong những đoạn Kinh Thánh nầy. Chúa Jêsus truyền dạy các môn đồ của Ngài phảm đem tin tức về tình yêu và sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời đến cho mỗi tạo vật. Đức Chúa Trời đã chọn chúng ta để nói những người khác về tình yêu của Ngài.(11) b. Tiết lộ sự nhơn từ, thương xót, kiên nhẫn và. .(12) Câu trả lời của bạn. (Trong nhiều xã hội có rất nhiều quan điể, không chắc chắn về sự tạo dựng, về ý nghĩa cuộc sống, sự chết và sự phán xét. Không có quan điểm nào khác hợp lý và an ủi như quan điểm của Kinh Thánh)(13) a. Đúngb. Đúngc.Sai d. Đúnge. Sai (Những hành động sáng tạo của Ngài còn tiết tục trong sự tạo dựng thuộc linh xảy ra khi một người tiếp nhận Jêsus Christ là Cứu Chúa)(14) Những câu trả lời b),d) , e) và f) đều đúng.(15) b) Sự cai trị của Đức Chúa Trời nhờ đó Ngaì bảo tồn, chăm sóc. . . . . . . .(16) a. 3) Hạnh phúc của dân sự.b. 2) Sự phát triển về tinh thần và đạo đức của dân sự.c. 1) Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.(17) a 2) Sự cộng tác. b. 3) Quản trị c. 2) Cộng tác.(18) Câu trả lời của bạn. Còn tôi thì trả ời rằng Đức Chúa Trời đã cho người đàn ông có quyền tự chọn, vậy, người đó có thể chọn sự phạm pháp nếu người ấy muốn. Khi việc đó xảy ra, thì kẻ ngây thơ vô tội cũng chịu khổ như người gian ác. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng cuối cùng kẻ ác sẽ bị định tội và bị Đức Chúa Trời trừng phạt vì điều ác họ làm.(19) a. 1) Sự quan phòng của Đức Chúa Trờib.2) Sự lựa chọn của con người.c. 1) Sự quan phòng của Đức Chúa Trời.

d. 1) Sự quan phòng của Đức Chúa Trời.e. 2) Sự lựa chọn của con người(20)_ Ví dụ phản ánh hai nguyên tắc: sự đau khổ có thể là kết quả từ việc sống cho Đức Chúa Trời trong thế giới gian ác nầy, đôi khi Đức Chúa Trời sử dụng những hành động ác để hoàn thành những kết quả tốt đẹp._ Ví dụ b chứng minh rằng Đức Chúa Trời đã trực tiếp trả lời cầu nguyện và mục đích của Ngài là làm vinh hiển danh Ngài._ Ví dụ c và e bày tỏ rằng mọi người là đối tượng của những qui luật thiên nhiên và những nguy hiểm trong cuộc sống_ Ví dụ d chứng minh rằng khi sự thử thách chuẩn bị một người cho công tác phục vụ lớn hơn và có thể đem sự vinh hiển về cho Ngài._ Ví dụ f chứng tỏ rằng ngay cả người ngoài cũng có thể được lợi từ ân điển của Đức Chúa Trời tuy nhiên nếu Henry không dâng đời sống mình cho Chúa thì anh sẽ chịu đời đời phân cách với Đức Chúa Trời và sẽ bị định tội vì những hành vi gian ác của mình._ Ví dụ g chứng minh rằng đôi khi những kế hoạch của chúng ta dường như không thực hiện được nhưng Đức Chúa Trời đang hành động trong hoàn cảnh đó để làm lợi ích cho chúng ta.

JÊSUS CHRIST: BIỂU HIỆN THẤY ĐƯỢC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG THẤY ĐƯỢC

(Jêsus Christ: The Visible Expression of the lnvisible God)

Bạn có bao giờ nghe người ta nói về một cậu bé “Cậu bé nầy sao nó giống cha nó quá” không? Đôi khi chúng ta tự hỏi “ Làm thế nào để hai người giống y như nhau?” Nếu ngưòi con giống hệt người cha, thì chúng ta có thể nhìn thấy dẽ dàng, nhưng đôi khi sự giống nhau không rõ ràng như thế. Chẳng hạn, cho con có thể giống nhau về hành động hay cách suy nghĩ, hay cá tính có thể như nhau. Nhìn vào đứa trẻ, bằng nhiều cách bạn có thể nhìn thấy được cha nó như thế nào.Chúa Jêsus đến trần gian để chứng tỏ cho chúng ta biết Đức Chúa Cha giống như thế nào. Ngài là đại biểu thấy được của Cha, là Đấng không thấy được. Chúa Jêsus là hiện thân của những đặc tính tự nhiên và đạo đức của Đức Chúa Trời. Qua phép lạ thành nhục thể, Ngài mặc lấy cho chính mình bản chất và hình dáng con người. Như vậy, Ngaì biểu lộ những phẩm chất của Đức Chúa Trời và chuyển giao những phẩm chất ấy cho con người. Chúa Jêsus phán, “ Ai thấy ta tức là thấy Cha” (GiGa 14:9)Trong bài học nầy, chúng ta sẽ khảo sát giáo lý liên quan đến Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng “ là sự chói lói của vinh hiển Đức Chúa Trời và sự tượng

trưng chính xác của bản thể của Ngài” (HeDt 1:3) Khi chúng ta nghĩ về thời gian Ngài sống trên đất và thế nào Ngài phản ánh Đức Chúa Cha, thì chúng ta hãy nhiệt tình cầu xin để trong cách tương tự như thế, chúng ta có thể phản ánh vẻ đẹp của Đức Chúa Con cho người khác.DÀN Ý BAÌ HỌC Nhân tính của Đấng ChristThần tính của Đấng ChristSự kết hợp của thần tính và nhân tính trong Đấng ChristNhững công việc của Đấng Christ.NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC .Học xong bài học nầy bạn có thểĐưa sự kiện Kinh Thánh về thần tính và nhân tính của Đấng Christ.Thảo luận về bản chất và mục đích của sự thành nhục thể.Nhận diện những công việc của Đấng Christ và ý nghĩa của những công việc đó.Yêu Đấng Christ nhiều hơn là kết quả học tập của việc biết nhiều hơn về NgàiNHỮNG HOẠ T ĐỘNH HỌC TẬP 1. Nghiên cứu phần triển khai bài học theo những tiến trình trong bài 1 và 22. Nhớ tự trả lời câu hỏi nghiên cứu trước khi nhìn vào câu trả lời được đưa ra ở cuối bài học. Nhớ ôn lại baì tập nào ,mà bạn trả lời chưa đúng. Sau đó làm bài trắc nhgiệm và kiểm soát lại câu trả lời của mìnhTHUẬT NGỮ ( Những chữ chìa khóa)chuộc tộidòng dõiđại diệnđầu phụcgiải hòahay chếthình phạtnhân tínhnhất lên, nâng lênngười câu thayphân biệtphi thườngsiêu nhiêntổ tiênthăng thiêntổ tiênthăng thiên

thân tínhthành nhục thể TRIỂN KHAI BÀI HỌC

NHÂN TÍNH CỦA ĐẤNG CHRIST Mục tiêu 1: xếp đặt cho phù hợp nhân tính của Chúa Jêsus với sự mô tả của mỗi điều Trong tất cả những yếu tố khác biệt của đức tin của Cơ đốc nhân thì sự thành nhục thể (incarnation)của Cứu Chúa Jêsus Christ chúng ta là điều căn bản không thắc mắc gì. Thành nhực thể ám chỉ về sự kết hợp của thần tính trong Chúa Jêsus Christ. Việc Con Đức Chúa Trời Hằng Hữu trở thành con người vì mục đích cứu chúng ta là điều dạy dỗ rõ ràng trong Kinh Thánh. Đức Chúa Trời hành động cách hoàn toàn mới trong thế giới nầy khi Con Ngài trở nên “ xác thịt” (flesh) Chúa Jêsus được hoài thai bởi Thánh Linh trong lònh trinh nữ Marry. Trong hàng động tạo dựng độc nhấy nầy. Đức Chúa Trời vượt qua chuỗi dài của thế hệ con người ( công lệ thiên nhiên) và đưa vào một hữu thể siêu nhiên ( supernatural being)Sự mầu nhiệm bao quanh biến cố lạ lùng nầy phai mờ đi khi chúng ta ý thức rằng một phần của một hoạt động mới của Đức Chúa Trời. Con Đức Chúa Trời đã đến để giải cứu loài người, một tạo vật bằng thịt bằng huyết, bằng việc chính Ngài trở thành thịt và huyết. Ngài làm điều này để cung ứng sự cứu chuộc cho loài người bằng sự chết của Ngài, với sự thành nhụ thể, Đức Chúa Trời đã đưa kế hoạch cứu chuộc của Ngài trên đấy thành hành động, “Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời sai con Ngài đến do một người nữ sinh ra” (GaGl 4:4) Vì không có mục đích nào khác để hoàn thành mục đích cứu 9dộ ( saving purpose)Vì thể sự thành nhục thể là bước ngoặc lịch sử cho con người tội lỗi, vì điều đó làm sự giải hòa ( đem trở lại với nhau, làm hòa sau khi phân cách) giữa Đức Chúa Trời và con người. Vì nhân tính của Chúa Jêsus có ý nghĩa trong kế hoạch của Đức Chúa Trời như thế, nên việc chúng ta khảo sát những bằng chứng của nhân tính của Ngài rất quan trọng. Những điều đó bao gồm tổ tiên, sự lớn lên, dáng vẻ, những hạn chế và những tên thuộc về loài người của Ngài.

Tô tiên và sự lớn lên Hai tác giả cua sách phúc âm, Mathiơ và Luca, ghi ra tổ tiên thuộc loài người của Đấng Christ. Thật vậy, Mathiơ, truy nguyên dòng dõi của Ngài luôn đến Đavít, rồi đi xa hơn đến tộc trưởng Aùpraham (Mat Mt 1:1-17) Hai mục đích của ông là:1. Chứng minh rằng Chúa Jêsus từ dòng dõi Đavít, vì thế Ngài là người thừa hưởng ngai vàng của Ysơraên. Mặt khác, không có người Do thái nào chịu

chấp nhận Ngài là Vua hay là Đấng Mêsi.2.Chứng minh rằng Chúa Jêsus, dòng dõi của Aùpraham, là con lời hứa qua Ngài mọi chi tộc trên quả đất sẽ được phước (SaSt 22:17-18)Luca truy nguyên dòng dõi của Chúa Jêsus về đến Aùđam, con người đầu tiên (LuLc 3:23-38) Tuy nhiên, mục đích của cả Mathiơ và Luca là nhấn mạnh sự kiện về kinh nghiệm thuộc con người của Chúa Jêsus Ngài do một người nữ sinh ra (GaGl 4:4)

Trong khi chúng ta nói rằng Đức Chúa Jêsus có một tổ tiên thuộc dòng dõi loài người, thì chúng ta phải cẩn thận chỉ ra rằng Ngài không có một ngừi cha theo thông lệ tự nhiên. Sự sinh ra của Ngài khác hẳn tất cả mọi sự sinh ra của dòng giống con người.Luca ký thuật lại quang cảnh trong đó thiên sứ báo tin cho Mari biết là cô sắp có thai. Phảnứng lập tức của cô là : “ Làmthế nào để việc đó. . . . vì tôi là một cô gái đồng trinh?” (LuLc 1:34) Ded63 câu hỏi liên quan đến sự sinh ra cáchkỳ diệu của Chúa Jêsus, tiêu biểu cho một hoàn cảnh dường như không thể có đước, thì thiên sứ nhắc nhở Mari rằng “Không điều gì bất năng cho Đức Chúa Trời” ( c37) Sự ra đời của Chúa Jêsus là phép lạ diệu kỳ, nhưng đó là một sự ra đời theo kiểu con người (It was ahuman birth)Chúng Jêsus phát triển về mặt thể chất và tinh thần theo những qui luật lớn lên bình thường của con người. Thật vậy, những người bạn đồng hành của Ngài xác nhận về sự lớn lên và phát triển giống như người bình thường trong cộng đồng Naxarét (Mat Mt 13:35) Luca noí rằng Chúa Jêsus “ Lớn và trở nên mạnh mẽ, Ngài được đầy sự khôn ngoan, và ân phúc của Đức Chúa Trời ở trên Ngài” (LuLc 2:40) Chúng ta biết rằng sự phát triển về tinh thần của Chúa Jêsus không phải là kết quả nhận được trong những trường học và thời Ngài” (GiGa 7:15) Trái lại, đó là kết quả của sự huấn luyện Ngài học được từ Cha, mẹ tin kính, thường xuyên nhóm họp ở nhà hội (LuLc 4:16) Trung tín đến nhà thờ (2:41, trung tín học tập và áp dụng Kinh Thánh cũng như cầu nguyện (Mac Mc 1:35; GiGa 4:32-34)(1) Đọc LuLc 2:52 câu Kinh Thánh nầy gợi ý rằng cuộc đời của Chúa Jêsus được phát triểna. về mặt trí tuệb. Về mặt thuộc linhc. Về mặt thể chấtd. Về mặt xã hội

Diện mạo và những hạn chế của con người. Mọi bằng có đều tỏ rằng diện mạo thể chất của Chúa Jêsus tương tự như mọi người đàn ông. Thật vậy Ngài rất giống như những người đàn ông khác trong những hoạt động hằng ngày đến nổi khi Ngài công bố Ngài với Chúa

Cha là một, thì những người nghe Ngài rất giận dữ. Họ nóng nảy trả lời rằng Ngài “ chỉ là bình thường”, dù đó Ngài quyền công bố mìng là Đức Chúa Trời (GiGa 10:33)Khi quan thống đốc Lamã, Philát, giới thiệu Chúa Jêsus cho người trước khi công bố án phạt Ngài, thì ông nói “ Hãy xem người nầy” ( Here is the man) (19:5) Khi Chúa Jêsus đứng trước quan toàn Lamã, không một ai nghi ngờ về nhân tính của Ngài ( tính cách con người).Về sau sứ đồ Phaoll6 làm chứng cho thế giới của thế kỷ thứ hất rằng Chúa Jêsus “ hiện ra như một người”( Phi Pl 2:8)Không người nào trong những người bạn đồng hành gần gũi nhất với Chúa Jêsus nghi ngờ không biết Ngài có phải là một người không. Thường thường họ bị ấn tượng với sự kiện là Ngài là một con người phi thường: “ Người này là ai, mà gió va sóng phải vâng lời người?” (Mac Mc 4:41).Khi Chúa jêsus manh hình thể loài người. Ngài cố tính đặt kình vào những hạn chế của nhân tính. Kết quả, đôi khi Ngài cụng mết mỏi thể chất (GiGa 4:6) đói bụng (Mac Mc 11:12) và khát (GiGa 19:28) Ngài chịu đựng sự thử thách (Mat Mt 4:11-21) và được Đức Chúa Cha tăng cường sức mạnh khi Ngaì cầu nguyện (LuLc 22:44) Ngài cũng kinh nghiệm sự đau đớn (IPhi 1Pr 4:1) và cuối cùng là sự chết (ICo1Cr 15:3) đây là bằng chứng lớn nhất về sự hạn chế mà nhân tính của Ngài đặt trên Ngài.Những tên của loài ngườiNhững tên đặt cho Chúa Jêsus cũnh chỉ về nhân tính của Ngài nữa. Khi thiên sứ báo tin cho Giôsép về con trẻ sắp chào đời, thiên sứ bảo Giôsép đặt tên con trẻ là Jêsus, đó là tiếng Hylạp của chữ Giôsuê trong Cựu ước (Mat Mt 1:21) có nghĩa là “ con của Đavít” và là con của Aùpraham (Mat Mt 1:1) Nhưng tên thường áp dụng cho Ngài trong Kinh Thánh mà dường như Ngài thích nhất là Con của loài người ( Son of man) đây là tiêu biểu về nhân tính của Ngài, Chúa Jêsus dùng tên nầy khi nói về chính Ngài (Mat Mt 26:64-65). Tuy nhiên, bạn phải chú ý điều nầy, ấy là Ngài công bố Ngài là một người con của loài người (ason of man), nhưng là con của loài người ( the Son of Man), Từ ngữ nầy không những ám chỉ rằng Ngài thực sự là con người, nhưng ám chỉ rằng Ngài tiêu biểu cho toàn thể nhân loại ( the representative of allmankind) Ngài là người đại diện của toàn thể nhân loại.(2) Đọc LuLc 2:4-51; 8:19- 21 và GiGa 7:1-8 Căn cứ trên những đoạn Kinh Thánh nầy, khoanh tròn mậu tự trước lời diễn đạt ĐÚNGa. Chúa Jêsus trải qua thời kỳ thơ ấu bình thường , tuổi phát triển và lớn lên vể mặt thể chất, tinh thần và thuộc linh.b. Là con trẻ, mặc dù Ngài biểu lộ những phẩm chất khác thường như Chúa Jêsus vẫn ở dưới sự lãnh đạo của cha mẹ Ngài.c. Khi chúng ta trở thành trung tâm của sự chú ý lúc Ngài dạy dỗ, thì gia

đình của Ngài hoàn toàn hiểu sức mạnh của Ngài và họ không đòi hỏi nơi Ngài điều gì cả.d. Những anh em Chúa Jêsus được các công việc quyền năng của Ngài thuyết phục rằng Ngài khác hơn là một con người bình thường, nên họ tán thành chức vụ công khái của Ngài.(3) Xếp đặt cho phù hợp mỗi bằng cớ của nhân tính của Chúa Jêsus và phần mô tả .......a. Chúa Jêsus kinh nghiệm sự mệt mỏi, đói, khát, đau đớn và cuối cùng là sự chết......b. Jêsus là tiếng Hylạp của chữ Giôsuê trong Cựu ước, cũng như các tên gọi khác......c. Các tác giả Kinh Thánh truy nguyên dòng dõi Chúa Jêsus đến Đavít Ápraham và Ađam......d Quan tổng đốc Lamã người kết án Chúa Jêsus nhận diện Ngài bằng cách nói “ Hãy xem người nầy” (GiGa 19:5)........e. Chúa jêsus chứng tỏ sự tiến triển về tinh thần,thể chất, thuộc linh và xã hội1. Tổ tiên thuộc con người2. Sự phát triển thuộc con người.3. Diện mạo con người4) Những hạn chế thuộc con người5) Những tên thuộc con người

THẦN TÍNH CỦA ĐẤNG CHRIST Mục tiêu 2: Chọn những lời dễn đạt úng hộ cho thần tính của Chúa Jêsus .Chúng ta khảo sát bằng chứng Kinh Thánh về nhân t1nh của Chúa jêsus Christ và chúng ta đã thấy rằng đây là bằng cớ thuyết phục được. bây giờ chúng ta hãy khảo sát những sự kiện của Kinh Thánh liên quan đến thần tính của Đấng Christ và sự quan trọng của khía cạnh nầy trong bản thể của Ngài.

Những đặc quyền thiêng thượng. Điều đầu tiên chúng ta khảo sát về thần tính của Đấng Christ là Ngài hành sử hững đặc quyền thiêng thượng bao gồm việc tiếp nhận sự thờ phượng của con người, tha thứ tội lỗi, kêu kẻ chết sống lại và quyền đoán xét.Vì Đức Chúa Trời cấm việc thờ phượng bất cứ thần nà khác theo bản luật pháp Mười điều răn (XuXh 20:3-5) nên đây là hành động phạm thượng nếu Chúa Jêsus không thực sự là Đức Chúa Trời (Phạm thượng là xúc phạm đến Đức Chúa trời, hay công bố sai lầm rằng mình là Đức Chúa Trời) Khi Chúa Jêsus bị ma quỉ thử nghiệm, Ngài tái xác nhận rằng mạng lịnh phải thờ phượng một mình Ngài thôi (Mat Mt 4:10) Những Ngài công bố Ngài có quyền tiếp nhận sự thờ lạy.

Kinh Thánh cho biết rằng khi dân chúng không biết nên thờ lạy các sứ đồ, nhưng người của Đức Chúa Trời từ chối kịch liệt để không nhận sự thờ lạy họ (Cong Cv 10:25; 14:1-18) Ngay cả những thiên sứ thánh cũng từ chối sự thờ lạy (KhKh 19:10; 22:8-9) Trong lúc các sứ đồ, là những người bình thường, và những thiên sứ quyền năng từ chối sự thờ lại họ, thì Chúa Jêsus tiếp nhận sự thờ phượng Ngài như là đặc quyền của Ngài. Ngài công bố rằng tôn trọng Ngai là điều bắt buộc cho mọi người (GiGa 5:23)Thứ hai chúng ta thấy Chúa Jêsus đã sử dụng quyền hạn của Ngài để tha thứ tội lỗi, một đặc quyền dành cho một mình Đức Chúa Trời (Mac Mc 2:7) Chúa Jêsus không lưỡng lự khi sử dụng quyền nầy, cho dù kẻ thù của Ngài phản đối kịch liệt về điều nầy (Mat Mt 9:2-6)Chúa Jêsus cũng sử dụng quyền ban sự sống (GiGa 5:21; 10:10) Vài ít nhất ba trường hợp, Chúa Jêsus kêu người chết sống lại (LuLc 7:11-17, 8:40-56, GiGa 11:1-44) Trong tương lai, những người đã chết sẽ được sống lại bằng lời phán quyền năng của Ngài (5:21-30) Rõ rằng quyền ban sự sống là điều mà con người thường không thể làm bằng sức riêng của mình.Thí dụ thứ tư về việc Chúa Jêsus sử dụng những đặc quyền thiên thượng của Ngài là quyền đoán xét: “ Hơn nữa, Cha không đoán xét người nào, nhưng đã giao thác mọi quyền đoán xét cho Con” (GiGa 5:22) Những câu Kinh Thánh sau đưa ra cái nhìn về quyền phán xét của Ngài : Mat Mt 25:31-46; Cong Cv 10:42; 17:31, và IICo 2Cr 5:10.Chúa Jêsus sử dụng tất cả những quyền nầy và những quyền khác không lưỡng lự gì cả. Làm như thế mà không phải là Đức Chúa Trời thì chỉ là điều phỏng đoán (vượt quá sự thực) và phạm thượng.(4) Liệt kê thuộc lòng những gì Chúa Jêsus đã thực hiện trong cuộc đời trên trần gian của Ngài chứng tỏ Ngài sử dụng những đặc quyền thiêng thượng. Ghi vào sổ tay.

Những thuộc tính đạo đức. Tình tính của Chúa Jêsus đã làm nhiều người ngạc nhiên. Họ kinh ngạc về thái độ và cách cư xử của Ngài dưới mọi hoàn cảnh. Cách đáp ứng với những hoàn cảnh trong cuộc sống bày tỏ rõ ràng Ngài rất khác biệt. Ngài chiếm hữu đồng những thuộc tính đạo đức và thiên nhiên như Đức Chúa Cha.Chúa Jêsus sống một cuộc sống thánh khiết xuất xắc đến nỗi một trong những người gần gũi nhất với Ngài công bố rằng: “ Ngài không hề phạm tội, miệng Ngài không có chút chi dối trá” (IPhi 1Pr 2:22) Những kẻ thù của Ngài không thể chứng minh Ngài phạm lỗi vì Ngài vô tội (GiGa 8:46) Không có con người nào có thể ở mức độ phẩm hạnh nầy, nhưng Chúa Jêsus khác hơn là một người.

Tình yêu của Ngàii cũng đặt Chúa Jêsus ở ngoài lề của người bình thường. Ngài chứng minh tình yêu của Ngài trong mối quan hệ với con người từ mọi cách cư xử treong cuộc sống và mọi tầng lớp xã hộ. (LuLc 19:10, so sánh với Mat Mt 11:19 với Mac Mc 10:17-22) Ngài cầu nguyện cho những người theo Ngài và cầu nguyện cho kẻ thù của Ngài nữa (GiGa 17:9, 20 LuLc 23:34) Phẩm chất toàn vẹn của tình yêu của Ngài tiết lộ rằng Ngài là con Đức Chúa Trời.Tình yêu của Chúa Jêsus được bày tỏ trong nhiều cách. Ngài bày tỏ sự khiêm tốn và nhu mì chân chính. Khi Ngaì bước vào chức vụ công khai, Ngài được thúc đẩy với động cơ khao khát phục vụ Mat Mt 20:28) LÀ chủ hận và giáo sư, Ngà chứng minh ý nghĩa chân thực của sự phục vụ khi Ngài rửa chân cho những học trò của Ngài GiGa 13:14) Ngài dối ử tế nhịn với người phạm tội LuLc 7:37, 44-50) người nghi ngờ GiGa 20:2) và người chối bỏ Ngài LuLc 22:61; GiGa 21:15-23) Bằng tình yêu Ngài chứng minh những nguyên tắc chân chính Ngài dạy: Không một con người bình thường nào có cuộc sống đầy tình yêu như thế.Tình yêu của Ngài được bày tỏ rõ ràng nhất qua tình yêu của Ngài đối với Đức Chúa Cha. Ngài chứng tỏ bằng chính gương mẫu của Ngài về bí quyết của đời sống thuộc linh lệ thuộc vào mối liên hệ mật thiết với Đức Chúa Trời. Không một người bình thường nào có thể cầu nguyện giống như Ngài đã làm. Ngài cầu nguyện cách nhiệt tình (LuLc 22:39-40) thường xuyên và kéo dài thật sớn đi lên núi đển cầu nguyện (Mac Mc 1:35) Ngài để lại một gương mẫu trọn vẹn về mẫu mực duy trì và phát triển đời sống thuộc linh của chúng ta. (IPhi 1Pr 2:21)Không người nào gần gũi Chúa jêsus mà nghi ngờ nhân tính của Ngài. Cũng chẳng có ai có thể so sánh sự trọn vẹn của Ngài với những nổ lực tốt nhất của con người bình thường. Gương mẫu trọn vẹn về sự thánh hiết và tình yêu, theo lời Phierơ, Chúa Jêsus là “ Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống” (Mat Mt 16:16)(5) trong sổ tay của bạn, hãy mô tả những cách Chúa Jêsus bày tỏ sự thánh khiết và tình yêu của Ngài.

Những thuộc tính tự nhiên Phaolô công bố rằng Chúa Jêsus Christ là quyền năng và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời (ICo1Cr 1:24) và Đức Chúa Trời vui lòng cho phép mọi sự đầy trọn của Ngài nội trú trong Con (CoCl 1:19; 2:9) Mathiơ kết luận sách Phúc âm của mình bằng những lời của Chúa Jêsus: “Mọi uy quyền ( quyền phép ) ở trên trời và ở dưới đất đã được giao cho ta” (Mat Mt 28:18) Câu Kinh Thánh nầy bày tỏ rằng Chúa Jêsus, ngôi thứ hai của ba ngôi, thì vô sở bất năng mọi thiên sứ, mọi uy quyền, và thế lực của vũ trụ phải thuận phục

quyền năng và uy quyền của Ngài (IPhi 1Pr 3:22)Kinh Thánh cũng dạy rằng Chúa Jêsus vô sở bất tại ( Hiện diện khắp mọ nơi) Phao lô nó rằng Đức Chúa Cha đã đặt mọi sự ở nơi chân Con và Con “ làm đầy dẫy mọi sự trong mọi cách” ( fills everything in every way) (Eph Ep 1:22-23) Còn gì khích lệ cho chúng ta bằng khi nhớ rằng Ngài sẽ giữ lời hứa của Ngài ở với chúng ta khi có vài người trong chúng ta nhóm lại thờ phượng Ngài (Mat Mt 18:20) Dù có đôi lúc chúng ta không cảm thấy sự hiện diện của Ngài, nhưng chúng ta có thể tin chắn rằng Ngài vẫn luôn luôn ở cùng chúng ta.Chúa Jêsus cũng vô sở bất tri _ Ngài biết mọi sự (GiGa 2:24-25; 16:30; 21:17) Phao lô ám chỉ về sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời mà ông nói đó là Đấng Christ, “trong Ngài giấu kín tất cả châu báu của sự khôn ngoan và tri thức” (CoCl 2:2-3) phần gạch dưới là theo ý tôi) Ngài biết về cuộc đồi tội lỗi của người đàn bà Samari (GiGa 4:1-54) Ngaì biết lúc nào và thế nào Ngài có thể rời khỏi trần gian (GiGa 12:33; 13:1) Ngài cón biết bản chất và chung cuộc của thời đại hiện tại nữa (Mat Mt 24:1-51; Mac Mc 13:1-37; LuLc 21:1-38)Vài kúc Kinh Thánh khiến chúng ta khảo sát đặc tính vô sở bất tri của Ngai gần gũi hơn. Ví dụ Mat Mt 24:26 chỉ rõ rằng Ngài không biết ngày Ngài trở lại, và Mác ký thuật rằng Chúa Jêsus đến gần cây vả mong đợi được tìm trái vả và đã thất vọng (Mac Mc 11:13)Điểm quan trọng ở đây cần hiểu rõ là trong những ngày Ngài sống tại trần gian, hay những ngày sống trong thân thể con người của Ngài, thì Chúa đã từ bỏ quyền của Ngài. Ngài cố ý không chọn việc sử dụng quyền năng thiêng thượng của Ngài vào thời diểm đó. Ngài có quyền tự giải cứu lấy mình, nhưng Ngài từ chối việc sử dụng quyền đó (Mat Mt 25:52-54) Ngài làm điều đó theo ý chí tự do của Ngài, vì Ngài biết rằng nếu Ngài không đầu phục để chịu khổ cho tội nhân. Bây giờ sứ mạnh của Ngài đã hoàn tất, Ngài phục hồi trở lại tất cả những đặc tính thiên thượng của Ngài, kể cả thuộc tính biết hết mọi sự của Ngài nữa.Trong Kinh Thánh Chúa Jêsus được bày tỏ là con Đức Chúa Trời Hằng Hữu (eterenal Son of Gop) (GiGa 1:1-51; IGi1Ga 1:1; MiMk 5:20 Ngài luôn luôn hiện hữu, và Ngài sẽ tồn tại đời đời (HeDt 1:11-12; 13:8) Những câu Kinh Thánh nầy cũng công bố rằng Chúa Jêsus không thay đổi. Những đặc tính mà chúng ta thấy rằng là những thuộc tính của Đức Chúa Trời. Như vậy, những đặc tính nầy đưa ra bằng chứng rõ rằng về thần tính của Đấng Christ.(6) Trong sổ tay của bạn, hãy giải thích tại sao Đức Chúa Jêsus không sử dụng tất cả mọi đặc tính thiêng thượng của Ngài khi Ngài còn ở trong xác thịt.(7) Trong sổ tay của bạn hãy viết các tiêu đề những thuộc tính đạo đức của

Chúa Jêsus và những thuộc tính tự nhiên của Chúa Jêsus. Làm bảng liệt kê về những thuộc tính đi theo mỗi tiêu đề. Sau đó so sánh bảng liệt kê của bạn với những thuộc tính đạo đức và tự nhiên của Đức Chúa Trời được thảo luận trong bài 1 và 2. Bảng so sáng này bày tỏ được điều gì?

Những lời công bố về thần tính. Chúa Jêsus công bố một số lời phát biểu khẳng định rằng Ngài là Đức Chúa Trời. Vào buổi tối trước khi Ngaì chịu chết, Ngài kêu gọi những dứ đồ tiếp nhận những lời công bố ấy trên cơ sở những công việc đầy phép lại của Ngài (GiGa 14:11) Những lời công bố của Ngài là gì?1. Ngài nói với người Do thái rằng Ngài và Cha là một (10:30)2. Khi Ngài bị buộc tội trước hội đồng trưởng lão, một lần nữa Chúa Jêsus công bố Ngài là con Đức Chúa Trời (LuLc 22:70-71; GiGa 19:7)3. Ngài khẳng định rằng sự cứu chuộc chỉ có thể được qua Ngài mà thôi. (10:9)4. Ngài nói rằng Ngài là con đường duy nhất để đến với Cha (14:6)5. Ngài phát biểu rằng chẳng ai có thể làm được điều gì nếu Ngài không chó phép (15:5 no one could do anything without His enablement)6. Trong chức vụ giảng dạy của Ngài, Ngài chứng tỏ về sự hiện hữu trước kia (pre-axistence) của Ngài (GiGa 8:58; 17:5)7. Ngài hướng dẫn môn đệ Ngài nhơn danh Ngài mà cầu nguyện (GiGa 16:23)8. Khi Ngài sai các môn đệ Ngài ra đi phục vụ< Ngài ban cho họ quyền năng để thi hành phép lạ (LuLc 9:12)Tất cả những lời diễn đạt và những lời công bố nây, cộng thêm những công việc đầy phép lạ của Chúa Jêsus đã thực hiện, tạo nên bằng chứng vững chắc chứng thật những lời làm chứng Ngài là Đức Chúa Trời

Danh xưng bày tỏ thần tính. Những danh xưng chỉ có thể dùng khi nói về Đức Chúa Trời thì được ban cho Chú Jêsus suốt trong Tân ước. Các tác giả được cảm thúc thường gọi Ngài là Con Đức Chúa Trời tiếng nói từ trời trong hai trường hợp khác nhau đều tôn Ngài là Con Đức Chúa Trời (Mat Mt 3:17; 17:5) Chúa Jêsus cũng dùng danh hiệu nầy để chỉ về chính mình Ngài (GiGa 10:36)Một tên khác chỉ về thần tính của Ngài được tiên tri Eâsai báo trước và dược thiên sứ lặp lại khi nói với Giôsép (EsIs 7:14; Mat Mt 1:22-23) con trẻ sẽ được gọi là Emmanuên, nghĩa là “ Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta” (1:23) Đức Chúa Trời đến sống trên quả đất nầy với con người cả nam lẫn nữ trong một thời gian (GiGa 1:14)Giăng biết rằng Chúa Jêsus là lời (Word) của Đức Chúa Trời. Đối với chúng ta chữ nầy dường như là một danh xưng hơi lạ tai, nhưng trong thời bấy giờ

các triết gia có ý tưởng rằng một người có thể tóm tắt lý do và sức mạnh đằng sau vũ tụ trong một ý niệm lời nói. Vì vậy Giăng nói, “ LỜi đã trở thành xác thịt và sống giữa chúng ta” (1:14) Lời nói con người biểu lộ sự suy nghĩ của người ấy. Lời của Đức Chúa Trời là tư tưởng của Đức Chúa Trời được diễn đạt theo cách thế nào để con người có thể hiểu được. Đức Chúa Trời không tách rời khỏi tạo vật của Ngài - Ngài bày tỏ chính mình Ngài. Giăng công bố rằng Lời (Jêsus) là Đức Chúa Trời từ cõi vĩnh hằng (1:1-2)Chúa Jêsus cũng được kể là Đức Chúa Trời. Phaolô viết rằng “chúng ta chờ đợi hy vọng hạnh phước - sự hiện diện ra vinh diệu của Đức Chúa Trời vĩ đại và cứu Chúa của chúng ta là Jêsus Christ” (Tit Tt 2:3)Danh xưng mêsi, tiếng Hybálai, thường được dùng chung vời Jêsus. Cũng chữ đó trong tiếng Hylạp là Christ. Cách dịch khác của chữ nầy là Đấng chịu xức dầu. Đối với người Hybálai, một người được xức dầu nghĩa là gì? Trong nền văn hóa của họ, khi Đức Chúa Trời kêu gọi một người làm công việc đặc biệt nào, người đó được một vị lãnh đạo trong tôn giáo đổ dầu trên đầu người đó. Đây là biểu tượng của sự biệt riêng để phục vụ. Người Hybálai có thói quen xức dầu cho các tiên tri, các thầy tế lễ và các vị vua. Vì vậy, khi Phierơ công bố Chúa Jêsus là Chúa và christ, thì những người nghe ông hiểu ngay điều ông nói (Cong Cv 2:36) Sự đáp ứng của mây ngàn người chứng tỏ rằng họ chấp nhận Jêsus là Đấng Mêsi hay Đấng được xức dầu của họ.Chúa Jêsus cũng còn được gọi là Chúa ( Lord). Đôi khi danh xưng này được dùng như một cách gọi lịch sự, nhưng trong nhiều trường hợp, danh xưng này được dùng để tôn kính thần tính của Ngài ( Xem LuLc 1:43; 2:11; GiGa 29:28; Cong Cv 16:31 và I Côrinhtô) Danh xưng nầy khi dùng để chỉ về Chúa chúng ta thì xuất phát từ lối dịch của từ Giê Hô Va trong tiếng Hybá lai. Như vậy, Đấng Mêsi _ Christ đồng nhất với chữ Giê Hô Va trong Cựu ước.(80 Trong sổ tay của bạn, hãy liệt kê những danh xưng được ban cho Chúa Jêsus chứng tổ về thần tính của Ngài và trưng dẫn Kinh Thánh cho mỗi trường hợp cụ thể.(9) Khoanh tròn những mậu tự của mỗi lời diễn đạt ĐÚNG. Thần tính của Chúa Jêsus được bày tỏ qua:a.Việc Ngài tiếp nhận sự thờ phượng của con người, tha thứ tội lỗi, kêu người chết sống lại, và công bố quyền đoán xét.b. Những thuộc tính đạo đức của Ngài về sự thánh khiết và yêu thươngc. Những thuộc tính tự nhiên của Ngài về sự vô sở bất năng, vô sở bất tại, vô sở bất tri và sự vĩnh cửu.d. Cách dân sự của Ngài tiếp nhận Ngài.

e. Những lời công bố của Ngài về thần tính.f. Những danh xưng của Ngài chứng tỏ thần tính của Ngài

SỰ KẾT HỢP CỦA NHÂN TÍNH VÀ THẦN TÍNH TRONG ĐẤNG CHRIST. Giáo lý về sự thành nhục thể ( nhập thể thành người) là một vấn đề con tồn đọng chưa giải quyết trong những ngày đầu của Hội Thánh. Giáo lý Ba ngôi được lập nền tảng chắc chắn trong Cựu ước, kinh nghiệm của những người bạn đồng hành của Chúa jêsu, và những tác giảk được cảm thúc của Tân ước. Nhưng vấn đề đưa ra có phần đặc biệt hơn là làm thế nào để con, bình đẳng với Đức Chúa Trời, và có cùng bản chất hay thực thể như Cha, lại trở thành con người bằng xương bằng thịt như loài người chúng ta?Một cố gắng giải thích sự thành nhự thể đến nổ họ nhấn mạnh nhiều về nhân tính của Ngài và thực tế chối bỏ thần tính của Ngài. Một số người khác lại làm trái ngược, họ nhấn mạnh thần tính của Ngài đến chỗ hầu như chối bỏ nhân tính của Ngài. Kết quả, những nhà lãnh đạo của Hội Thánh đầu tiên buộc phải đưa ra một định nghĩa về sự thành nhự thể mà đến nay vẫn cỏn là nền tàng cho niềm tin Cơ đốc về thân vị của Chúa Jêsus.

Những đặc tính của sự thành nhục thể. Mục tiêu 4: Chọn những lời diễn đạt tiêu biểu cho sự dạy dỗ của Kinh Thánh liên quan đến sự thành nhục thể .Định nghĩa về sự thành nhục thể được những nhà lãnh đạo của Hội Thánh đầu tiên (tại cuộc hộinghị là Hội Đồng Chalcedon Council of Chlcedon - vào năm 451 sc) như sau:Cức Chúa Jêsus Christ của Chúng ta thực sự là Đức Chúa Trời và thực sự là con người, có cùng bản thể với Đức Chúa Cha trong mọi sự thuộc về thần tính của Ngài, nhưng trong nhân tính Ngài giống chúng ta trong mọi sự trừ tội lỗi. Vậy Chúa Jêsus được nhìn nhận trong hai bản chất; Thiêng thượng và con người. Hai bản chất nầy khác biệt hẳn. Sự phân biệt nầy không phá hủy sự kết hợp, nhưng những nét vô song của mỗi bản chất đều được giữ vẹn.Chắc chắn định nghĩa nầy không lấy đi sự mầu nhiệm của sự thành nhục thể. Trái lại, mọi Cơ Đốc Nhân đều chia sẻ ý nghĩa về sự ngạc nhiên của sứ đồ Phaolô: “Sự mầu nhiệm của sự tin kính thật vĩ đại: Ngài hiện ra trong một thân thể” (ITi1Tm 3:16) Chúng ta sẽ hiểu ý niệm khó nầy nhiều hơn khi chúng ta khảo sát sự kêet hợp của bản chất thiêng thượng và bản chất con người trong Chúa Jêsus và ý nghĩa của trường hợp có một không hai nầy.Khi chúng ta nói về bản chất con người và bản chất thiên thượng của Đấng Christ, thì chúng ta ám chỉ về Hữu Thể hay thực thể cùa Ngài. Khi chúng ta nói rằng Chúa Jêsus có bản tính thiên thượng, thì chúng ta có ý nói về tất cả những phẩm chất, những đặc điểm hay thuộc tính mà con người có thể sử

dụng để mô tả về Đức Chúa Trời để áp dụng cho Ngài. vậy, Ngài là Đức Chúa Trời - không phải giống như Đức Chúa Trời - nhưng là chính Đức Chúa Trời.Khi chúng ta nói rằng Chúa Jêsus có những bản chất loài người, chúng ta có ý nói rằng Chúa Jêsus không phải là Đức Chúa Trời giả cách làm con người, nhưng Ngài thật là một con người. Ngài không phải thuần túy là một con người hay thuần túy là Đức Chúa Trời. Ngài là Đức Chúa Trời “ trở nên xương thịt giữa chúng ta” (GiGa 1:14) Khi Ngài trở thành con người Ngài cũng vẫn không ngớt là Đức Chúa Trời. Ngài không đổi thần tính của Ngài để lấy nhân tính. Thay vào đó, Ngài đã khoác nhân tính vào. Nghĩa là Ngài thêm bản chất con người vào bản chất thiên thượng của Ngài. Như vậy, vì sự thành nhự thể, Ngài vừa là Đức Chúa Trời vừa là con người, Thiên Nhân ( God -man)Chúa Jêsus là Đấng Christ có tất cả những phẩm chất về cơ thể, về vật lý. Tuy nhiên, chúng ta không thể nói trằng tại mức độ sâu nhất của bản thể của Ngài thì Ngài là con người, Ngài là thân vị tính của con người vào bản tính của Ngài, ngược lại Ngài thêm bản chất của con người vào thân vị tính của Ngài. Thân vị tính thiên thượng của Ngài ở mức độ sâu nhất. Nếu Ngài không phải là một thân vi thiên thượng, thì Ngài không thể là đối tượng củ sự thờ phượng của chúng ta, vì Cơ đốc nhân phải thờ phượng một mình Đức Chúa Trời mà thôi.Vì thế, chúng ta thấy rằng Chúa Con thành nhục thể kết hợp thần tính chân chính và nhân tính chân chính vào một bản chất cá nhân ( personal self). Như vậy, có một sự liên lạc ở phẩm chất ở trong Ngài đến nổi chúng có thể nói về Ngài theo cách thính hợp khi nói về Đức Chúa Trời cũng như khi cách thích hợp khi nói về con người(10) Khoanh tròn mẫu tự đứng trước những lời diễn đạt ĐÚNG nói lên sự dạy dỗ của Kinh Thánh liên quan đến sự thành nhục thể.a. Jêsus Christ là một thân vị thiêng thượng đã mặc nhân tính của chúng ta.b. Đấng Christ là một con người đã mặc thần tính vào.c. Vì Jêsus Christ là một thân vị thiên thượng, nên Ngài là đối tượng thích đáng cho sự thờ phượng của chúng ta.d. Đối với bản chất con người, Chúa Jêsus từng trải đói khát, mệt mỏi, đau đớn và chết. Đối với bản chất thiêng thượng, Ngài luôn luôn muốn làm theo ý muốn của Cha Ngài, vì Ngài chính là Đức Chúa Trời.

Những lý do để thành nhục thể. Trong tình trạng hữu hạn của chúng ta, chúng ta sẽ chẳng bao giờ hiểu đầy đủ lý do vì sao Chúa Jêsus trở thành con người. Điều gì có thể dộng viên Con Đức Chúa Trời xuống trần gian để trở thành phần tử của một dòng

giống đã sa ngã và bị sự ghen ghét cũng như đố kỵ vây phủ.Trước hết, Đức Chúa Trời không thể chết. Cần phải có một lễ hy sinh không tì vết chuộc tội. Vì tất cả nhân loại đều phạm tội, Đức Chúa Trời trở nên xương thịt để cung ứng của lễ hi sinh trọn vẹn đó, trả giá cho sự hình phạt của tội lỗi (HeDt 2:9) Thứ hai, qua sự thành nhục thể Chúa Jêsus bày tỏ Đức Chúa Trời cho nhân loại trong mọi vẽ đẹp tuyệt vời vô song của Ngài (GiGa 14:7-11) Thứ ba, bằng việc trở thành người. Cứu Chúa chúng ta nêu một tấm gương thích đáng (IPhi 1Pr 2:21-25) Khi chúng ta khảo sát những sự đáp ứng của Ngài đối với hoàn cảnh của con người, thì chúng ta có thể đồng nhất với Ngài, và nhìn nhận rằng mục tiêu của cuộc sống Cơ đốc là giống như Đấng Christ (RoRm 8:29)Chúa Jêsus bảo các môn để Ngài rằng Ngài sai phái họ vào thế gian cũng y như cách Đức Chúa Trời sai phái Ngài. (GiGa 17:18; 20:21). mạng lệnh này bào gồm sự công bố sự cung ứng phương cách cứu chuộc của Đức Chúa Trời cho tất cả những ngườ sẽ tin . Đây là phần của đại mạng lệnh đi khắp thế gian và giảng phúc âm cho mọi người (Mac Mc 16:15) Chúa Jêsus là sự dụ phòng của Đức Chúa Trời cho sự cứu chuộc của chúng ta. Chúng ta hãy đem tin mừng nầy đến cho mọi người.( 11) Viết số 1) trước mỗi lời diễn đạt nếu lời ấy có giá trị hay lý do ĐÚNG về sự thành nhục thể, viết số 2) nếu không đúng.......a. Chúa Jêsus phải mặc thân thể hay chết vào để Ngài có thể trả giá hình phạt chết cho tội lỗi của chúng ta.......b. Sự thành nhục thể cần thiết vì Đức Chúa Trời cần phải biết một con người tội lỗi giống như thế nào.......c. qua sự thành nhục thể chúng ta có sự mặc khải về tình yêu sự quan tâm và sự cung ứng của Đức Chúa Cha dành cho con người........d. Sự thành nhục thể cho Đấng Christ kinh nghiệm về những hạn chế và những sự yếu đuối của con người. Những phẩm chất nầy làm cho Ngài có đủ tư cách để cầu thay cho chúng ta với Đức Chúa Cha.........e Là một số kết quả của sự thành nhục thể, con người không còn sinh ra trong tội lỗi nữa, vì sự hi sinh của Con Đức Chúa Trời trong xác thịt đã làm cho con người không chổ trách được.

NHỮNG CÔNG VIỆC CỦA ĐẤNG CHRIST. Mục tiêu 5: Chọn những lời diễn đạt giải thích tại sao những công việc của Đấng Christ rất quan trọng cho con người .Bây giờ chúng ta quay sang những công việc của Đấng Christ.Khi chúng ta nói về những công việc của Ngài thì chúng ta nói về sự chết, sự phục sinh, sự thăng thiên và sự nhấc lên ngai của Đấng Christ. Chúng ta sẽ khảo sát những công việc nầy theo trình tự xảy ra.

Sự chết của Ngài Sự chết của Đấng Christ khác biệt với sự chết của bất kỳ con người nào. Trước hết sự chết của Ngài là sự chết hoàn toàn tình nguyện. Ngài nói về sự chết của Ngài, “ không ai có quyền cất sự sống ta khỏi ta, nhưng ta tự bỏ” (GiGa 10:18). Vào lúc chết Ngài giao linh của Ngài lại (tắt hơi) (Mat Mt 27:50) Không phải Satan hay quyền thế của Lamã bắt buộc Ngài chết. Trái lại, Ngài chấp nhận sự chết như là ý muốn của Đức Chúa Trời dành cho sự cứu rỗi của nhân loại.SỰ chết cua Ngài là một công việc, qua sự chết của Ngài Đấng Christ trả giá hình phạt tội lỗi chúng ta. Hình phạt của tội lỗi là sự xa cách khỏi Đức Chúa Trời. Đó là giá mà Ngài phải trả cho sự cứu rỗi chúng ta. Khi Ngài chết trên thập tự giá, Ngài kinh nghiệm sự phân cách kinh khủng nầy. Ngài kêu lớn “ Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” (Mac Mc 15:34) Trong công tác nầy Ngài đã làm cho Đức Chúa Trời nguôi cơn giận vốn dấy lên vì tội lỗi của chúng ta. Ngài để cho trận đòn của sự công chính thiêng liêng của Đức Chúa Trời giáng trên Ngài. Bởi sự hi sinh của Ngài Đấng Christ chuộc tội lỗi chúng ta, bao phủ tội lỗi bằng cái chết của Ngài, mà đó là sự thay thế cho tội lỗi của chúng ta. Ngaì đã làm như vậy để chúng ta có thể được tha thứ và được phụ hồi vào địa vị hòa thuận với Đức Chúa Trời.Tải xuống suốt nhiều thời đại người ta đã cố gắng trốn tránh cơn thạnh nộ của các thần tượng giả tưởng của họ ( thier supposed gods) Những nổ lực của họ đáng thương làm sao họ đã dâng những của lễ và những của lễ bằng huyết, nhưng hõ và không biết bằng sự hy sinh của mình có được chấp nhận hay không. Người da đỏ Aztec, chẳng hạn, rất sợ những gì mà họ nghĩ là thần của họ. Họ cúng rất nhiều sinh tế con người theo như điều họ nghĩ là thần đòi hỏi, nhưng lòng rộng lượng, giá phải trả, và nổ lực chân thành của họ đều vô ích, sự đáp ứng của thầy tế lễ luôn luôn như nhau, “ thần chúng ta đòi hỏi thêm nhiều máu nữa”Kinh thánh cho chúng ta biết rằng Cha thiêng thượng của chúng ta thật sự vì cớ tội lỗi của chúng ta, nhưng cơn giận của Ngài không giống như cơn giận theo ý nghĩa của người Aztec về thần của họ. Chúng ta kh6ng phải sợ hay nghi ngờ về việc chúng ta phải làm gì để Ngài nguôi cơn giận. Chính Ngài làm việc đó. Ngài dâng của lễ hy sinh của Ngài - đó là con Ngài. Qua sự chết của Ngài, Chúa Jêsus trả giá hình phạt và làm cho mọi việc ổn thỏa. Như thế, sự công bình của Đức Chúa Trời được duy trì. Tội lỗi được che phủ, hình phạt được trả xong, con người được tha thứ, và người được đến gần Đức Chúa Trời thánh khiết. Phaol6 giải thích những phương thích nầy trong RoRm 3:25-26

Đức Chúa trời đã dâng Ngài làm của kễ hy sinh chuộc tội, qua đức tin sự chết của Ngài. Và làm như thế để bày tỏ sự công chính của Ngài, và ngài đã lấy lòng nhẫn nại mà gác qua các tội phạm xưa kia, cốt để hiện nay bày tỏ sự công bình của Ngài hầu chứng minh Ngài là công chính và biện hộ cho người nào có đức tin nơi Chúa Jêsus. Sự chết của Đấng Christ cũng có tác dụng thực tiễn cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Trong thơ gởi cho Hội Thánh Galati, Phaolô viết, “ Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ” (GaGl 2:20), Những ai thuộc về Ngài phải đóng đing bản chất thiên nhiên cùng với mọ tham vọng và thèm khát của mình trên thập tự giá” (5:42) Điều nầy liên quan đến việc đóng đinh bản ngãù có nghĩa là từ bỏ những thèm khát riêng để chỉ làm những điều đẹp lòng Ngài. Sự đóng đinh của Đấng Cứu Thế phải trở thành sự đóng đinh của chúng ta. Sự cứu chuộc Ngài cung ứng ban cho chúng ta khả năng để sống thánh khiết - một đồi sống thật sự đẹp lòng Đức Chúa Trời. Điều nầy phải trở thành hiện thực (actual) khi chúng ta đầu phục quyền làm chủ của Ngài và sự kiểm soát của Đức Thánh Linh (RoRm 8:5-11)(12) Bạn có tiến bộ nào trong việc đóng đinh bản chất tội lỗi của mình không? Hãy liệt kê sổ tay của bạn những điều mà người khác có thể thấy trong bạn là bạn đang đóng đinh bản ngã và để cho Cơ đốc nhân thấy trách nhiệm phải chú ý vào điều đó như thế nào.(13) Khoanh tròn những mẫu tự đứng trước những lời diễn đạt ĐÚNG liên quan đến tầm quan trọng của sự chết của Đấng Christ thay thế cho chúng ta.a. Sự chết của Đấng Christ đã trả giá cho hình phạt tội lỗi và làm cho Đức Chúa Trời nguôi cơn giận.b. Sự chết của Đấng Christ là kết quả của những sức mạnh bên ngoài sự kiểm soát của Ngài, như vậy, đó là một tai nạn.c. Sự chết của Đấng Christ phục hồi sự tương giao đầy đủ giữa Đức Chúa Trời và con người.d. Sự chết của Ngài làm thỏa mãn sự công chính của Đức Chúa Trời mà nó nhắm thẳng vào tội lỗi con người.e. Vì sự chết của Đấng Christ, chúng ta không chịu trách nhiệm về những tội lỗi của chúng ta, cho dù chúng ta cứ miệt mà trong tội lỗi.f. Sự chết của Đấng Christ là một tấm gương về sự ao ước của Đức Chúa trời muốn trừng phạt con người về sự thất bại và yếu đuối của con người.

Sự phục sinh của Ngài Công việc của Chúa Jêsus Christ chúng ta sẽ không hoàn tất cả đức tin chúng ta trở nên vô ích nếu Ngài không sống lại (ICo1Cr 15:5)Biến cố nầy đánh dấu sự hoàn tất công việc của Ngài ở trên đất.Vì vậy sự phục sinh của Chúa Jêsus tách biệt Cơ đốc giáo khỏi mọi niềm tin và tất cả

các tôn giáo khác. Không tôn giáo nào có thể nói rằng phần mộ cua giáo chủ cùa họ trống không. Là Cơ đốc nhân chúng ta không tụ tập tại điểm mà Chúa chúng ta vẫn còn nằm vì Ngài không còn ở trong phần mộ “ Chúng ta tôn Ngài là Cứu Chúa Phục sinh” Ngài đã chinh phục sự chết.Vì Ngài sống nên chúng ta thừa hưởng sự sống đời đời.Sự hục sinh của Đấng Christ là cơ sở của đức tin Cơ đốc nhân. Không có sự phục sinh của Ngài, thì sự chết của Đấng Christ sẽ không có ý nghĩa, vì sự phục sinh chứng minh hiệu quả của sự chết của Ngài và làm cho sự chết ấy có giá trị. Phaolô viết về điều nầy như sau: “ Ngài bị nộp để giết chết voì cớ tội lỗi chúng ta vbà Ngài sống lại vì sự xưng nghĩa của chúng ta” ( Rômã:25)Có nhiều lý do tại sao sự phục sinh có tầm quan trọng rất lớn đối với chúng ta, chúng ta sẽ ghi ra kêt quả có ý nghĩa về biến cố trọng đại nầy:1. Sự phục sinh chứng tỏ công việc chết thay thế cho tội nhân của Đấng Christ được chấp nhận. Chúng ta xác quyết rằng Đức Chúa Trời chấp nhận sự chết thay thế của Đấng Christ, vì Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại (Cong Cv 2:24, 32; 3:15; 4:10; 5:30)2. Sự phục sinh xác nhận thần tính của Đức Chúa Trời chúng ta. Phaolô công bố trong RoRm 1:4 “ qua linh của sự thánh khiết ( Ngài _Jêsus) được chứng minh cách có quyền là con Đức Chúa Trời bởi sự phục sinh tự trong kẻ chết” ( tác giả cho gạch dưới)3. Vì cớ phục sinh của Ngài, Đấng Christ đã trở nên thầy tế lễ thượng phẩm của ch1ng ta ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời (HeDt 9:24) Ngài là Đấng cầu thay cho chúng ta (RoRm 8:34) quyền hành pháp của chúng ta tại lĩnh vực trên trời (Eph Ep 1:20-22) Đấng Trung bảo của chúng ta (ITi1Tm 2:5) và đấng biện hộ hay trạng sư của chúng ta (IGi1Ga 2:1) Như vậy thêm vào việc giải cứu chúng ta khỏii xiềng xích tội lỗi mà Ngài thực hiện bằng sự chết của Ngài, thì Ngài còn cầu thay cho chúng ta trước ngôi ân phúc.4. Sự phục sinh chứng tỏ quyền năng vĩ đại của Đức Chúa Trời trong việc cung ứng sự cứu chuộc cho chúng ta. Chúng ta có thể yên nghĩ mà tin chắc rằng Ngài sẽ cung cấp quyền năng có cần cho chúng ta để chúng ta sống và phục vụ Ngài cách có hiệu quả ( so sánh Phi Pl 3:10 với 1:6) Ngài là Đấng toàn quyền năng ( all- powerful)5. Sự phục sinh là sự bảo chứng rằng người chết trong Đấng Christ sẽ được sống lại từ cõi chết (GiGa 5:28, 6:40; RoRm 8:11; ICo1Cr 15:20-23; ITe1Tx 4:14)Vì vậy sự phục sinh mang lại một kết thúc phù hợp cho công tác cứu độ của Đấng Christ. Nó đã hoạch ịnh từ cõi đời đời thuộc quá khứ nhưng được thực hiện khi Đức Chúa Trời đi vào mối quan hệ sinh tồn của con người qua sự thành nhục thể. Sống một cuộc đời trọn lành, Đấng Christ chết như là sự thay thế trọn vẹn cho tội nhân trả giá hình phạt tội lỗi của loài người, Ngài

đã hạ cơn giận của Đức Chúa Trời xuống, phục hòa tội nhân với Đức Chúa Trời, và phục hồi cho người ấy khả năng đáp ứng với Thánh Linh. Sau khi công tác của Đấng Christ ở trên đất đã hoàn tất, và đến thì giờ Ngài phải trở về cùng Đức Chúa Cha. Sứ mạng của Ngài đã hoàn thành.(14) Khoanh tròn mẫu tự trước những lời diễn đạt đưa ra những kết quả ĐÚNG của sự phục sinh.a. Sự phục sinh của Đấng Christ khiến cho Cơ đốc giáo thành một trong vài tôn giáo có người sáng lập sống lại sau khi chết.b. Sự phục sinh chỉ tỏ rằng Đức Chúa Trời chấp nhận sự hy sinh của Đấng Christ là sự chuộc tội lỗi của con người.c. Thần tính của Chúa chúng ta được xác hận bằng sự phục sinh của Ngài.d. Qua sự phục sinh của Ngài, Đấng Christ đã trở nên thầy tế lễ thượng phẩm của chúng ta, Đấng cầu thay cho chúng ta trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời.e. Sự phục sinh bảo đảm Cơ đốc nhấn có thể không bao giờ bị Đức Chúa Trời ghét bỏ.f. Sự phục sinh là sự bảo chứng cho Cơ đốc nhân rằng những ai chết trong Đấng Christ sẽ được sống lại từ cõi chết khi Đấng Christ trở lại

Sự thăng thiêng và cất lên của Ngài Tân ước ký thuật rằng sau 40 ngày tiếp theo sau sự phục sinh của Ngài, Đấng Christ thăng thiên hay trở về trời: “ Ngài được cất lên trước con mắt thật của họ, có một đám mây che khuất tầm nhìn của họ” (Cong Cv 1:9) SỰ phục sinh và sự thăn thiên của Đấng Christ được liên hệ chặt chẽ trong sự giảng dạy của các sứ đồ (2:23-35) , (Eph Ep 1:20; IPhi 1Pr 3:21-22) Hai biến cố nầy là sự bắt đầu của sự nâng lên của Cứu Chúa chịu đóng đinh của chúng ta.Từ ngữ thăn thiên (ascension)nói về biến cố trong đó Đấng Christ trở về trời. Từ ngữ nâng lên, nhắc lên (exaltalion) nói về việc Ngài được “ nâng lên”, “đưa lên bình diện cao hơn”. Chúa Jêsus được đưa lên vị trí tôn trọng và vinh hiển ở bên tay phải của Đức Chúa Cha. SỰ nâng lên và sự thăng thiêng của Ngài có ý nghĩa cao cả cho chúng ta. trong sự thăng thiêng, Đấng Christ tiếp nhận địa vị đích thực của Ngài là Chúa tối cao (Sovereign Lord) (Cong Cv 2:33-36; 5:31; Eph Ep 1:19-23; HeDt 2:14-18; 4:14-16) Tình trạng nâng lên nầ đưa lại một số lợi ích diệu kỳ cho dân sự Ngài, chúng ta ghi nhận vài điểm sau:1. Trong lúc hiện nay Ngài ở trên trời, về mặc thuộc linh Chúa Jêsus hiện diện khắp mọi nơi, đầydẫy cả vũ trụ (Eph Ep 4:10) Vì thế Ngài là đối tượng lý tưởng của sự thờ phượng của mọi người (ICo1Cr 1:2)2. Chúa Jêsus đã đi vào chức vụ thầy tế lễ của Ngài trên trời, như chúng ta

đã giải thích (HeDt 4:14; 5:5-10)3. Ngài đã ban những ân tứ cho dân sự Ngài (Eph Ep 4:8-11) Điều này bao gồm những ân tú cho cá nhân (ICo1Cr 12:4-11) và những ân ứ cho Hội Thánh (4:8-13)4. Ngài đã đổ Thánh Linh xuống cho dân sự Ngài (Cong Cv 2:33)5. Là Vua và Cứu Chúa được nhấc lên, Ngài dang ban sự tha thứ và đức tin cho dân sự (Cong Cv 5:31, 11:18, IIPhi 2Pr 1:1)6. Cứu Chúa nâng lên và được thăng thiên của chúng ta về trời với nhân tính của Ngài ( thân thể vinh hiển của Ngài). tư tưởng nầy được nhấn mạnh trong thơ tín Hybálai, tại đó tác giả công bố rằng Chúa Jêsus chia sẻ kinh nghiệm của loài người chúng ta. Thầy Tế Lễ Thượng phẩm trung tín và hay thương xót (HeDt 11:8; 4:14-16) Đây là nguồn gốn vĩ đại về sức mạnh sự an ủi của chúng ta.(15) Trong sổ tay cua bạn hãy định nghĩa từ thăng thiên và được nâng lên(16) Trong phần bài làm nầy, ghi số 1) trước những lời diễn đạt nào nhận diện đúng về những kết quả của các công việc của Đấng Christ, và số 2) trước những cách nhận diện không đúng........a. Đấng Christ đầy dẫy vũ trụ và vì thế Ngài al2 đối tượng đúng đắn của sự thờ phượng của hoàn toàn nhân loại.......b. Đấng Christ đã trả xong việc vì cớ dân sự Ngài, vàkhông quan tâm đến những đời sống thuộc linh của họ........c. Đấng Christ bước vào vai trò của Ngài làm thấy tế lễ thượng phẩm cho dân sự của Đức Chúa Trời.......d. Đấng Christ ban những ân tứ cho cá nhân tín hữu cũng như cho toàn thể Hội Thánh........e. Thánh Linh đã được đổ xuống trên tín hữu........f. Sự chết của Đấng Christ trả giá cho sự hình phạt của tôïi lỗi làm nguôi cơn giận của Đức Chúa Trời........g. Sự chết của Đấng Christ được phục hồi mối thông công đầy trọn giữa Đức Chúa Trời và con người.........h. Tín hữu không cần phải phát triển đời sống thuộc kinh nữa vì điều nầy đã được Đấng Christ thực hện hết rồi........I. Sự phục sinh là sự bảo chứng cho tín hữu rằng những người chết trong Đấng Christ sẽ được sống lại từ cõi chết.Chúng ta thấy rằng tất cả những công việc của Đấng Christ đều có ý nghĩa vĩ đại cho chúng ta. qua sự chết của Ngài, Ngài đã trả giá hình phạt tội lỗi của chúng ta. Qua sự phục sinh của Ngài cho chúng ta bảo đảm về sự sống đời đời với Ngài. qua sự thăng thiên và nâng lên Ngài đã được nhắc lên địa vị chính đáng của Ngài là Chúa tối cao của chúng ta. Bây giờ Ngài xây dựng

và chăm sóc Hội Thánh Ngài bằng việc cung cấp mọi sự cần thiết đê đem chúng ta đến sự trưởng thành thuộc linh.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Điều nào trong những điều nầy là bằng cớ của nhân tính của Đấng Christ đã được trình bày trong Kinh Thánh?a. Những danh xưng và những hạn chế thuộc con người.b. Tổ tiên thuộc con người.c. Tội lỗi của con người.d. Diện mạo vào sự phát triển thuộc con người.2. Bằng chứng của Kinh Thánh về thần tính của Chú Jêsus bày tỏ rằng.a. Ngài thường xuyên sử dụng mọi đặc quyền của thần tính của Ngài.b. Cách cư xử những lời công bố và những phẩm chất cuả Ngài chứng minh Ngài khác hơn con người thường.c. Bằng chứng hạn chế đối với những lời công bố của bản thân Ngài và lời làm chứng cuả những bạn củaNgài.3. Lời diễn đạt nào phản ánh chính xác nhất giáo lý Cơ đốc liên quan đến bản chất của sự thành nhục thể? Chúa Jêsus Christ.a. Là Đức Chúa Trời giả cách làm một người.b. Có bản chất con người.c. Có bản chất thiêng thượng.d. Là Chúa Thật sự và là con người thật sự.4. Kinh Thánh tiết lộ cho chúng ta thấy rằng Jêsus Christa. Là một con người khoác thần tính vào.b. Là thân vị thiên thượng khoác nhân tính của chúng ta vào.c. Có vài phẩm chất trong số những phẩm chất của bản tính con người.d. Có vài phẩm chất trong số những phẩm chất của bản chất thiên thượng.5. Mục đích chính của sự thành nhục thể làa. Đưa kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Trời vào hành độngb. Chấm dứt việc cai trị của luật pháp Cựu ước.c. Thành lập một gương mẫu đạo đức để nhân loại noi theo.d. Để cho mọi người biết Đức Chúa Trời thực sự như thế nào.6. Sự chết của Đấng Christ được coi là một công việc gìa. Đó là công tác Ngài tự nguyện đảm nhận để trả giá hình phạt tội lỗi của chúng ta.b. Điều này có liên quan chặt chẽ đến nổ lực thể chất, cũng như đau đớn và sự chết.c. Ngài bị áp bức phải làm7. Làm thành nhục thể cần thiết vìa. Đấng Christ phải mang vào thân thể hay chết d8ể Ngài có thể trả giá hình

phạt tội lỗi của chúng ta.b. Điều này bày tỏ Cha thiêng thượng cho loài người.c. Trong đó Đức Chúa trời học biết chiều sâu của tội lỗi và một tội nhân khủnh khiếp như thế nào.d. Trong đó Đấng Christ cho chúng ta một gương mẫu trọn vẹn.8. Ý nghĩa thực tế của sự chết của Đấng Christ liên quan đến sự đóng đinh bản ngã. Điều nầy có ý nghĩa là những người thuộc Đấng Christ phảia. Cá nhân kinh nghiệm về sự chết tội lỗi của mình.b. Làm cho chết bản thân của họ vì sự cứu rỗi mới làm cho chúng ta sống cuộc đời thánh khiết.c. Nhìn nhận rằng bởi sự chết của Ngài, Đấng Christ quăn xa bản chất tội lỗi của họ để họ hoàn toàn được thánh khiết.9. Công vệc phục sinh của Đấng Christ có ý nghĩa gìa. Nó chúng tỏ rằng Đức Chúa Cha chấp nhận sự hy sinh của Đấng Christ làm của lễ chuộc tội lỗi.b. Nó xác nhận thần tính của Cứu Chúa chúng ta.c. Nó bảo đảm rằng Cơ đốc nhân không thể nào bị Đức Chúa Trời ghét bỏ.d. Bấy giờ Đấng Christ là thầy tế lễ Thượng Phẩm của chúng ta, Đấng cầu thay cho chúng ta ở trước mặt Cha.e. Đó là sự bảo đảm cho Cơ Đốc Nhân rằng người ấy sẽ được sống lại từ trong kẻ chết khi Đấng Christ trở lại.10. Sự thăng thiêng và sự nâng lên của Cứu Chúa chúng ta rất quan trọng vì những biến cố nầy mang lại.a. Một phần mới trong chức vụ của Chúa Jêsus, Là Chúa Chí Cao Ngài chăm sóc và gây dựng Hội Thánh và sự hiện hiện của Ngài khắp mọi nơi.b. Sự chấp dứt công tác vì cớ loài người của Đấng Christ.c.Việc bắt đầu của sự thờ phượng thuộc linh chân chính.

GIẢI ĐÁP CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .(1) Bạn nên nói về mặt trí tuệ, thể chất thuộc linh và xã hội. Đức Chúa Jêsus phát triển tất cả nững mặt nầy.(2) a vàb, đều đúng.(3) a. 4) Những hạn chế thuộc con người.b. 5) Những tên thuộc con người.c. 1) Tổ tiên thuộc con người.d. 3) Diện mạo con người.e. 2) Sự phát triển thuộc con người.(4) Ngài chấp nhận sự thờ phượng của loài người, Ngài tha thứ tội lỗi, kêu kẻ chết sống lại, và Ngài được ban cho quyền đoán xér muôn vật.(5) Ngài bày tỏ sự thánh khiết của Ngài bằng sự không phạm tội. Ngài bày

tỏ tình yêu cua Ngài bằng sự khiêm tốn, nhu mì, phục vụ và tế nhị, bằng mối thông công gần gũi với Đức Chúa Trời, Cha và bằng nhiều cách khác.(6) Ngài chọn sự đầu phục chính mình vào những hạn chế của con người để Ngài có thể hoàn thành trọn vẹn sứ mạng là chết thế cho tội nhân.(7)Những thuộc tính đạo đức của Chúa Jêsus: thánh khiết và yêu thương. Những bản chất tự nhiên của Chúa Jêsus khôn ngoan, vô sở bất năng, vô sở bất tại. So sánh kỹ chúng ta thấy đây là những thuộc tính của Đức Chúa Trời.(8) a. Lời (GiGa 1:14) b. Con Đ C T (10:36)c. Mêsi Đấng Christ, Đấng chịu xức dầu (Cong Cv 27:36)d. Emmauên (EsIs 7:14)e. Chúa (LuLc 2:11)(9) tất cả đều đúng trừ câu d)(10) a),c) và d) là ĐÚNG(11) a,c,d vànhững gí trị vững chắc.(12) Câu trả lời của bạn. Tất cả chúng ta đều nầy trên nền tảng hằng ngày.(13) a,c, và d là những lời diễn đạt đúng.(14) Tất cả đều đúng trức câu a và e(15) Sự thăng thiên ám chỉ về biến cố trong đó Đấng Christ về trời trong thân thề vnh hiển của Ngài. Sự nâng lên ám chỉ việc Chúa Jêsus được nhắc lên địa vị tôn trọng và vinh hiễn của bên tay hữu Đức Chúa Cha.(16) Tất cả đều ĐÚNG, trừ câu b vàh

ĐỨC THÁH LINH VỊ CHỈ HUY KHÔN NGOAN

Bạn có bao giờ ngạc nhiên khi nghe Chúa Jêsus nói cùng những người theo Ngài: “Ta đi là lợi ích cho các con” (GiGa 16:7) không? Vì Ngài bị hạn chế trong nhân tính của Ngài và chỉ có thể ở một nơi trong một thời điểm. Tuy nhiên Ngài biết rằng khi Thánh Linh đến thế chỗ cho Ngài thì sẽ không còn giới hạn nào về thời gian để Ngài có thể ở lại hay trong công việc Ngài có thể làm.Như vậy, qua Thánh Linh, Đức Chúa Trời không những ủy thác cho chúng ta một công việc nhưng Ngài còn ở với chúng ta và cho phép chúng ta có thể làm xong công việc. Hơn nữa, Ngài nội trú trong chúng ta và dẫn dắt chúng ta cách cá nhân, tương giao, an ủi và cung ứng mọi nhu cầu thuộc linh của chúng ta.Trong bài học trước, chúng ta thấy Đức Chúa Trời quan tâm cho sự cứu chuộc nhân loại. Trong bài vừa rồi, chúng ta thấy Đấng Christ yêu từng người nam, người nữ nhiều đến nỗi Ngài phải hạ mình xuống trở thành người. Bây giờ chúng ta quay sang Đức Thánh Linh, khi quan sát chúng ta

cũng đồng những phẩm chất của thân vị tính.Khi học bài nầy, tôi cầu xin sự quấy động mạnh mẽ của thân vị của công việc của Thánh Linh sẽ đến với bạn để ý nghĩa lớn lao hơn trước kia.Khi điều đó xảy ra, sự thông công cá nhân của bạn với Ngài sẽ phát triển và được phản ảnh trong sự phục vụ người khác của bạn. (IICo 2Cr 3:18)

Dàn ý bài học .Thần tính của Đức Thánh Linh.Thần vị tính của Đức Thánh Linh.Công tác của Đức Thánh Linh.

Những mục tiêu của bài học .Học xong bài nầy bạn có thể:Mô tả những bằng cớ về thần tính của Thánh Linh.Liệt kê những yếu tố căn bản của thân vị tính được Thánh Linh chiếm hữu và giải thích ý nghĩa.Mô tả công tác của Thánh Linh liên quan đến những người chưa tin, cá nhân tín hữu và Hội Thánh.Trao dồi trái của Thánh Linh trong cách thế sống hằng ngày.

Những hoạt động học tập 1. Nghiên cứu phần triển khai bài học theo tiến trình trong bài 1. Điều quan trọng là bạn phải tìm và đọc tất cả những phần Kinh Thánh ghi ra trong nội dung bài học, có như vậy bạn mới có thể hiểu bài học một cách sống động2. Làm bài tập trắc nghiệm ở cuối bài và kiểm soát câu trả lời của mình.3. Oân từ bài 1 đến bài 4 dể làm bản tường trình học tập.Thuật ngữ ( những chữ chìa khóa)biện minhbình đẳngbiện hộbão hòacho phépdìm xuốngđoàn thểđộng cơ thúc đẩygiả tạonhạt béntriển khainguyên thủyqui cho, gán cho.số nhiều

soi sángtái sinhtài năngthành phầnthông giảitruyền lệnh

THẦN TÍNH CỦA ĐỨC THÁNH LINH Trong phần nghiên cứu bản chất của Đức Chúa Trời ở bài 1, chúng ta đã thảo luận về bản chất của Ngài và ghi nhận những điều sau:1. Đức Chúa Trời là thần linh.2.Ngài là Đức Chúa Trời duy nhất, có một không hai.3. Ngài có thân vị tính.4. Ngài là Đức Chúa Trời tam nhất.5. Ngài hằng có đời đời6. Ngài không thay đổiChúng ta cũng thấy rằng những đặc tính nầy của Đức Chúa Trời có liên quan bình đẳng với Cha, Con, và Thánh Linh, ba ngôi bình đẳng trong sự vinh hiển, và sự uy nghi của cả ba ngôi là sự đồng tồn tại vĩnh viễn ( coeternal). Vì những ngôi trong Đức Chúa Trời chủ tể dự phần những bản tính nầy nên chúng ta không lập lại những bản tính này khi chúng ta xem xét kỹ để học hỏi về Đấng Chris. và cũng không cần lập lại khi học hỏi về Thánh Linh.Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhấn mạnh ngắn gọn về sự kiện là Thánh Linh thật sự là Đức Chúa Trời và Ngài có những đặc tính của thân vị tính riêng biệt. Trước hết chúng ta khảo luận về thần tính của Ngài.Thần tính của Thánh Linh được thiết lập bởi những đặc tính của Ngài. Mối quan hệ của Ngài với những Ngôi khác trong ba ngôi, nhưng danh xưng thiên thượng được ban cho Ngài và những công việc Ngài thực hiện.

Những đặc tính của bản chất thiêng thượng của Ngài/ Mục tiêu 1: Nhận diện những đặc tính chính xác của thần tính được qui cho Thánh Linh .Đức Thánh Linh chiếm hữu những đặc tính của bản chất thiên thượng. Ví dụ: Ngài hằng có đời đời. Chữ “ đời đời” có nghĩa là “ sự kéo dài vô hạn”, không có khởi đầu, không có chấm dứt hay hạn chế. Như vậy đó là một đặc tính của Đức Chúa Trời. Tác giả được cảm thúc gởi cho người Hybálai nói rằng Ngài là Đức Thánh Linh đời đời (HeDt 9:14). Chữ đời đời khi được dùng ở đây cũng là chữ tương tự được dùng trong những chữ mô tả về sự vô hạn của Đức Chúa Cha và của Chúa Jêsus Christ, Con Đức Chúa Trời.Đức Thánh Linh còn có những bản tính sau :

1. Ngài hiện diện khắp mọi nơi ( vô sở bất tại): Tác giả Thi thiên là Đavít tuyên bố: “ Tôi sẽ đi đâu xa thần Chúa” Tôi có thể trốn đâu khỏi sự hiện diện của Chúa?” (Thi Tv 139:7-10)2. Ngài là Đấng toàn tri ( Vô sở bất tri) Khi mô tả đặc tính thiên thượng nầy cho người Côrihtô, Phaolô nhìn nhận rằng: “ không ai hiểu được những tư tưởng của Đức Chúa Trời đồng thời cũng biết ý muốn của Đức Chúa Trời, và Ngài cho phép chúng ta cầu nguyện theo ý muốn của Đức Chúa Trời (RoRm 8:26-27)3. Đức Thánh Linh là Đấng toàn quyền ( vô sở bất năng) Nghĩa là Ngài có sức mạnh và khả năng thực hiện mọi điều Đức Chúa Trời muốn, không có hạn chế nào cả (LuLc 1:35; 1:8)(1) Nhận diện mỗi đặc tính của thần tính qui cho Thánh Linh bằng cách xếp đặt cho phù hợp đặc tính phải với định nghĩa thích hợp (trái) Những danh xưng thuộc bản chất thiên thượng của Ngài : Thật thích thú khi nhận ra rằng khi sứ đồ Phierơ nói về sự dối của Anania, thì ông nói rằng lúc Anania nói dối với Thánh Linh là đã nói dối với Đức Chúa Trời (Cong Cv 5:1-4) Như vậy, sứ đồ Phao lô qui thần tánh về cho Thánh Linh.Sứ đồ cũng xác nhận sự kiện nầy bằng việc nói rằng chúng ta được biến đổi để giống như Đấng Christ do Thánh Linh là Chúa (IICo 2Cr 3:17-8)Trong lời Phaolô, chỉ có một mình Đức Chúa Trời ( Deity) được tôn xưng là Chúa. Thật vậy, những Hoàng đế Lamã và những Pharaôn cai trị Aicập vào thời ấy không dám cho phép thần dân nước họ sử dụng từ Chúa (Lord) để tôn xưng họ cho đến khi họ được công khai nhận lấy cho họ tình trạng của vị thần. Cách sử dụng nầy các nhận sự kiện rằng khi Phaolô gọi Thánh Linh là Chuía, thì ông công nhận thần tính của Ngài.Điều nào trong những phần trưng dẫn Kinh Thánh sau đây có thể được sử dụng làm bằng chứng về thần tính của Thánh Linh:a. Phaolô ám chỉ Thánh Linh là Chúa.b.Chúa Jêsus ám chỉ Thánh Linh là Đấng khuyên bảo.c. Eâsai ám chỉ về linh của Chúa (EsIs 11:20)d. Phierơ công bố rằng nói dối với Thánh Lin là nói dối Đức Chúa Trời.

Những sự phối hợi của bản chất thiêng thượng của Ngài. Vài câu Kinh Thánh sau đây bày tỏ thần tính của Thánh Linh do sự phối hợp của Ngài. Trong hai thí dụ liệt kê dưới đây, thần tính của Thánh Linh được gắn cho Ngài qua việc Ngài phối hợp những ngôi khác. Chúng ta có thể thấy bản chất bình đẳng của các ngôi cũng như bản chất của thần tính.1. Mat Mt 28:19 Công thức làm bá têm ( baptimal formula) “ . . . . . .là báp têm cho họ trong danh Đức Cha, Đức Con, và Thánh Linh”2. IICo 2Cr 13:14 - Lời chúc phước của sứ đồ (apostolic benediction) “ . . .

.ân điển của Cứu Chúa Jêsus Chirst, tình yêu của Đức Chúa Trời và sự thông công của Thánh Linh. . .. .”3. ICo1Cr 12:1-31. Trong chương nầy , chúng ta thấy Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ ( c27) Bên trên Hội Thánh nầy Đức Chúa Trời đã chỉ định những chức vụ để giúp cho Hội Thánh phát triển ( c28) Và chính Đức Thánh Linh, Đấng có quyền cao cả nhất phân phối những ân tứ cho thân thể nầy ( c11) Sự liên đới quan hệ nầy chỉ có thể có được giải thích trên nền tảng của sự bình đẳng trọn vẹn của mỗi ngôi trong Ba ngôi Thánh. Chỉ có trên cơ sở ấy Đức Thánh Linh mới có thể sử dụng những quyền hạn của Đức Chúa Trời, tức là quyền tối cao trong việc phân phối những ân tứ theo ý muốn Ngài (IICo 2Cr 12:4-6, 11)4. Cong Cv 28:25-28 Phaolô cung ứng cho chúng ta cái nhìn thấu suốt về vấn đề nầy khi ông nói rằng Thánh Linh nói những lời ký thuật ở EsIs 6:9-10, những lời mà Eâsai bảo rằng Đức Chúa Trời phán.Hãy so sánh hai đoạn Kinh Thánh này. Sự so sánh tiết lộ rằng vì Thánh Kinh là đại diện hay đại sứ của Đức Chúa Cha. Ngài hành động trong danh của Đức Chúa Cha trên đất nầy. Những ví dụ sau cho chúng ta thấy rõ hơn. Ngài kéo mọi người đến vớ Đấng Christ (GiGa 6:44). Ngài tiết lộ sự thật ( bày tỏ chân lý) (GiGa 14:26; 16:13) và Ngài dẫn dắt (RoRm 8:14)5. SaSt 1:1-31. Động lức phối hợp của Cha, Con và Thánh Linh được thấy rõ trong 1:26 khi Đức Chúa Trời phán “ Chúng ta hãy dựng nên loài người theo hình ảnh của chúng ta”Đại từ nhân xưng số nhiều ( chúng ta) chỉ rõ ràng nhiều ngôi vị trong Đức Chúa Trời chủ tể như chúng ta đã thấy trong bài 1.Lời nói bóng gió nầy chỉ về sự hoạt động tích cực của ba ngôi trong sự tạo dựng .Nhũng phần tham chiếu này bày tỏ môùi quan hệ của Thánh Linh với những ngôikhác trong ba ngôi chứng minh rằng Thánh Linh là Đức Chúa Trời bình đẳng với Đức Cha và Đức Con.(3) Xếp đặt mỗi phần Kinh Thánh cho phù hợp với bằng chứng cung ứng cho thần tính của Thánh Linh .......a. Cong Cv 28:25-28 và EsIs 6:9-10.......b. ICo1Cr 12:1-31.......c. IICo 2Cr 12:1-21.......d. SaSt 1:1-31........e. Mat Mt 28:191) số nhiều của những ngôi trong Đức Chúa Trời chủ tể trong sự tạo dựng2) Công việc của Thánh Linh trên đất3) Quyền hành tối cao.4) Sự bình đẳng của những ngôi trong Đức Chúa Trời chủ tể.

THÂN VỊ TÍNH CỦA THÁNH LINH Mục tiêu 2: Nhận diện những thành phần thiết yếu trong thân vị tính của Thánh Linh Những thành phần chủ yếu của thân vị tính: Trong bài, chúng ta thấycó ba thành phần chính cầu tạo thành thân vị tính: 1) Trí tuệ ( khả năng suy nghĩ), 2) Cảm giác ( khả năng cảm nhận, cảm xúc) và 3) ý chí khả năng quyết định). Chúng ta hãy xem những câu Kinh Thánh ám chỉ về Thánh Linh và thất những đặc tính nầy được áp dụng cho Ngài đến thế nào.Kinh Thánh nói rõ ràng với chúng ta liên quan với thân vị tính của Thánh Linh. Trong bài iết tuyệt tác nói về cuộc sống nhờ Thánh Linh. Sứ đồ Phao lô kết luật bằng cách nói về “ tâm trí của Thánh Linh” (RoRm 8:27) đồng nhất với trí tuệ của Thánh Linh. Sứ đồ Phaolô cũng nói về cảm giác của Thánh Linh (RoRm 15:30) Nghĩa là, ông nói về khả năng cảm nhận của Thánh Linh - trong trường hợp nầy, nói về cảm xúc yêu thương và khả năng diễn đạt cảm xúc của Ngài. Cuối cùng, sứ đồ Phaolô nói cho tín hữu Côrinhtô về hành động tối cao của Thánh Linh khi Ngài bày tỏ chức năng của ý muốn, ban ân tứ cho tín hữu theo điều Ngài quyết định hay muốn (ICo1Cr 12:11) Những khúc Kinh Thánh này chứng tỏ rằng Thánh Linh sở hữu những phẩm chất thiết yếu của thân vị tính.(4) Trong bài tập sau, xếp đặt những phần thiết yếu của thân vị tính (phải) với định nghĩa hay lời mô tả đúng (trái)

Những yếu tố khác của thân vị tính Thêm vào những thành phần thiết yếu của thân vị tính, vài yếu tố khác hiện hữu cũng góp vào sự hiểu biết của chúng ta về thân vị tính. Đó là 1) Những sự phối hợp của thân vị 2)những hành động của thân vị 3) những danh xưng của thân vị , 4) những đại từ xưng hô của thân vị, và 5) cach đối xử của thân vị.1. Sự phối hợp của thân vị. Chúng ta dễ nhận thấy rằng trong công thức làm báp ttêm và lời chức phước của sứ đồ, Thánh Linh được đồng nhất với Đức Cha và Đức Con. Sự phối hợp nầy với những thân vị khác ám chỉ về thân vị tính. há không khôi hài sao nếu truyền lệnh cho người nào đó chịu báp têm trong danh Đức Cha, Đức Con và “ sức mạnh, hơi thở”, “quyền năng hay “ gió” (Mat Mt 28:19). Chắc chắn chỉ có một thân vị mới có thể phối hợp và hành động với những thân vị khác.Chắc chắn đây là nền tảng cơ bản nhất các sứ đồ và các trưởng lão tại Giáo Hội Nghị Giêrusalem viết các lời sau: “ Vì Thánh Linh và chúng tôi đền lấy làm tốt mà chẳng gán gánh nặng gì hơn trên anh em ngoài mấy điều cần nầy.

. . . .” (Cong Cv 15:28) Thân vị tính của Thánh Linh được bày tỏ rõ ràng qua sự phối hợp của Ngài với các thân vị khác của Ba ngôi.2. Những hành động của thân vị. Khi chúng ta khảo sát những hành động của Thánh Linh được bày tỏ trong Kinh Thánh, chúng ta sẽ thấy những hành độnh ấy tạo thêm ý nghĩa hoàn chỉnh cho thân vị tính của Thánh Linh biết bao. Nhớ đọc kỹ những câu Kinh Thánh nầy.- Kinh Thánh: Hành động, của một bản chất thân vịIIPhi 2Pr 1:21 Thánh Linh mặc khải, động viện cho phép- I Côrinhtô: Ngài tìm kiếmCong Cv 13:2; KhKh 2:7 Ngài nói, kêu gọi mọi người phục vụGiGa 15:26 Ngài làm chứngCong Cv 16:6-7 Ngài hướng dẫn dân sự Ngài và sự phục vụ, thường cấm hay ngăn cản họ một trong một số hoạt độngRoRm 8:26 Ngài cầu thay cho chúng taGiGa 14:26 Ngài dạy16:8-11 Ngài quở trách16:13 Ngài dẫn dắt chúng ta16:14 Ngài tôn vinh Đấng Christ3:5 Ngài tái tạo chúng ta

(5) Những hoạt động trên bày tỏ điều gì về bản chất của Thánh Linh? Hãy dùng sổ tay của bạn ghi lại điều đó.3. Những danh xưng của thân vị. Ngày đêm trước khi Chu1a chịu đóng đinh. Ngài tiết lộ cho các môn đệ Ngài biết rằng: Ngài sẽ rời khỏi họ. Biết trước cuộc chia tay này sẽ cất khỏi họ sự lãnh đạo, bảo đảm và khuyên lơn của Ngài, nên Chúa Jêsus phán “Ta sẽ xin Cha và Ngài sẽ ban cho các con một Đấng yên ủi khác” (GiGa 14:16)Chúa Jêsus lập tức đồng nhất hóa Ngài với Đấng sẽ thế chỗ Ngài là Thánh Linh (GiGa 14:26). Đồng thời, Chúa Jêsus khẳng định rằng giống như việc Ngài đến để công bố về Cha như thế nào thì Thánh Linh cũng sẽ giải thích, bày tỏ và trình bày bản chất cùng ý muốn của Chúa Je6sus cho loài người như thế ấy ( so sánh những khúc Kinh Thánh nầy chúng ta thấy Thánh Linh được gọi là Đấng khuyên bảo, và Ngài được sai đến để thế cho Đấng Christ như là một Đấng khuyên bảo khác đầy tình cảm và biết phân biệt, là Đấng hành độnh vì cớ con Đức Chúa Trời.Đức Thánh Linh được Đức Chúa Cha sai đến theo sự yêu cầu của Đức Chúa Con (GiGa 15:26) để làm vinh hiển con và phục vụ những nhu cầu thuộc linh của tín hữu.Ngài được gọi là Linh của Chân lý (GiGa 14:17) Linh của sự sống (RoRm 8:2) Linh ân phúc (HeDt 10:29) Linh của sự bảo dưỡng (RoRm 8:15; GaGl 4:5-7) Linh lời hứa (Cong Cv 1:5) Linh thánh khiết

(RoRm 1:4) Đấng biện hộ (IGi1Ga 2:1) hay Đấng an ủi (GiGa 14:16-26) Đấng mang những danh xưng này chính là Đức Thánh Linh, Đấng làm vinh hiển Chúa Jêsus, bày tỏ Chúa Jêsus cho chúng ta và tiếp tục công tác của Chúa Jêsus trên đất nầy.Đấng khuyên bảo còn được gọi là Thánh Linh (Eph Ep 4:30), Linh của Jêsus (Cong Cv 16:7), Linh của Christ (RoRm 8:1-39) Linh của Jêsus Christ (Phi Pl 1:19) và Linh của Đức Chúa Trời (IGi1Ga 4:2) Mặc dù danh xưng khác nhau chỉ làm cho sáng tỏ những khía cạnh khác nhau của bản chất và công việc của Ngài.4. Những đại từ xưng hô của thân vị ( personal pronouns) Có lẽ bạn 9ã ghinhận sự nhấn mạnh về Thánh Linh trong GiGa 14:1-15:27; 16:1-33. Giăng sử dụng những đại từ xưng hộ ( Ngài, ngôi thứ ba) để nhấn mạnh về thân vị tính của Thánh Linh ở đây là điều rất có ý nghĩa. Chẳng hạn đại từ chỉ phái nam ekeinos (Ngài) được dùng ở GiGa 16:13 ám chỉ về Thánh Linh, tức nhìn nhận thân vị tính của Ngài. Đại từ này cũng được dùng để chỉ về Chúa Jêsus trong IGi1Ga 2:6; 3:3-7, 15, 16.5. Cách đối đãi với thân vị.Cuối cùng, cách đối đãi với thân vị cũng chỉ về thân vị tính của Ngài. Kinh Thánh chứng tỏ rằng Ngài có thể được thử hay thử thách (Cong Cv 5:9) làm cho buồn (Eph Ep 4:30) Người ta nói dối với Ngài (Cong Cv 5:3) bị phỉ báng và nói nghịch (Mat Mt 12:31, 32) bị chống đối (Cong Cv 7:51) và bị khinh mệt (HeDt 10:29) Một ảnh hưởng vô thân vị tính (impersonal force) thì không phải là đối tượng đề đối đãi như thế và cũng không thể đáp ứng với thái độ ấy.(6) Từ nào trng những thuật ngữ này có thể được dùng để mô tả về Thánh Linh? Khoanh tròn mẫu tự đứng trước từ bạn chọn.a. Đấng khuyên bảob.Đấng dẫn dắtc.Ảnh hưởng vô thân vị tínhd. Ngàie. Đức Chúa Trờif. Đấng biện hộg. Nó ( Trung tín)h. Đấn bị thửI. Ngôi vịj. Giáo sưk. Trí tuệl. Đấng tối caom. Đấng có cảm xúcn. Đấng có thể bị kinh miệt.

Nhìn nhận thân vị tính của Thánh Linh rất có ý nghĩa. Khi chúng ta có ý thức rằng Ngài là một thân vị riêng biệt của Đức Chúa Trời chủ tể, yêu thương và sự tôn kính của chúng ta.Lòng mong ước của chúng ta là để Ngài chiếm hữu chúng ta và sử dụng chúng ta cho sự vinh hiển và tôn quí của Ngài.

CÔNG TÁC CỦA THÁNH LINH Chúng ta đã thấy một khía cạnh của công tá của Thánh Linh khi Ngài hoạt động với Cha và con trong sự tạo dựnh. Liên quan với vấn đền nầy tác giả Thi thiên nói “ Chúa sai thần Chúa ra, chúng nó dược dựng nên , Chúa làm cho mặt đất ra mới” (Thi Tv 105:30).Phầm tham chiếu nầy cũng n1i lên vai trò của Thánh Linh trong sự duy trì và bảo tồn tạo vật của Ngài.Khi tiên tri Eâsai luận bàn về sự vị đại vô hạn của Đức Chúa Trời trong sự tạo dựng và sự quan phòng ( hướng dẫn hay chăm sóc của thiên thượng), ông hỏi: “ Ai hiểu (lường) linh của Đức Chúa Trời hày làm mưu sĩ Ngài đặng dạy Ngài điều gì?” (EsIs 40:13) Khảo sát câu hỏi nầy chúng ta bắt đầu nhìn nhận những hạn chế của khả năng của con người muốn hiểu biết về sự huyền nhiệm của Đức Chúa Trời. Vì vậy chúng ta chỉ có thể đáp ứng câu hỏi nầy bằng việc nói rằng chúng ta chẳng hiểu bao nhiêu về Thánh Linh cả, nhưng chúng ta có thể được sự hiện diện của Ngài hướng dẫn, ban phước và đụnh chạm và nhờ quyền năng của Ngài chúng ta được phép hoạt động, chúng ta có thể thấy những hậu quả của Ngài, như chúng ta có thể thế những hậu quả của gió, dù chúng ta không hiểu sự huyền nhiệm của gió (GiGa 3:8)Trong khi con người hữu hạn không thể hiểu đầy đủ tầm mức của những hoạt động vô hạn của Thánh Linh, thì con người có thể khảo sát một số lãnh vực chung của những hoạt động của Ngài được bày tỏ trong Kinh Thánh. Những phần Kinh Thánh nầy tiết lộ cho chúng ta thấy một bức tranh hoàn chỉnh tuyệt đẹp về thân vị của Thánh Linh và phạm vi rộng rãi của công tác của Ngài. Chúng ta sẽ nghiên cứu công tác của Ngài trong mối quan hệ với 1) Thế giới chưa tin, 2) Cá nhân tín hữu và 3) Toàn thể Hội Thánh.

Mối quan hệ với thế giới chưa tin ( non - believng world) Mục tiêu 3: Chọn những ví dụ về những phương cách Thánh Linh hoạt động đối với thế giới chưa tin, cá nhân tín hữu và Hội Thánh .Ngoài mối quan hệ của Ngài trong sự tạo dựng và quan phòng, Thánh Linh còn có liên quan hoạt động trong thế giới chưa tin theo Giăng 16: 8-11, ngài cáo trách con người về tội lỗi, về sự công bình và về sự đoán phạt.a. Cáo trách về tội lỗi. Chúa Jêsus phán rằng khi Thánh Linh đến, “ Ngài sẽ cáo trách thế gian về tội lỗi, về sự công bình và về sự đoán phạt, về tội lỗi vì họ không tin chúng ta. . . . .” (GiGa 16:8-9). Thánh Linh cáo trách con người

về tội không tin Chúa Jêsus Christ.2. Cáo trách về sự công bình, Về sự công bình, vì ta đến cùng Cha, nơi mà các con không còn thấy ta nữa (16:10). Nghĩa là, Thánh Linh bày tỏ cho con người thấy sự công bình của Chúa Jêsus Christ và sự không công bình của mọi người khác. Người nhắc nhở cho họ thấy rằng vì Chúa jêsus đắc thắng tội lỗi nên bây giờ Đức Chúa Trời công bố tội nhân là công bình và cho phép họ trở thành công bình qua đức tin nơi Ngài.3. Cáo trách về sự đoán phạt, “ về sự đoán phạt vì vua của thế gian nầy bị định tội” (16:11) Thánh Linh cáo trách những người chưa tin về sự đoán phạt bằng cách chỉ ra mối quan hệ giữa sự chết và sự phục sinh của Đấng Christ và sự phán xét của thế gian. Qua sự chết và sự phục sinh của Ngài, Ngài trở thành Đấng chiến thắng kẻ thù, satan, là kẻ bị kết án chết đời đời. Như vậy, thật tự giá mang ý nghĩa cuả việc trả một món nợ: hình phạt dành cho tội lỗi. Đồng thời thập tự giá cũng có ý nghĩa trong việc cung ứng chuộc tội cho tất cả những ai tiếp nhận nó và sự hủy phá quyền lực của tội lỗi và Satan.Sự dạy dỗ của Chúa Jêsus về Đức Thánh Linh (GiGa 14:16-17, 26 15:26, 16:5-15) dẫn chúng ta đến sự kết luận rằng trông lúc Chúa Jêsus vắng mặt trên trần gian nầy là vì cớ Đức Chúa Cha, Thánh Linh là Đấng làm chứng cho người chưa tin. Thánh Linh cáo trach người ấy về tội lỗi và kéo người ấy đến với Đấng Christ (GiGa 6:44). Rồi Ngài soi sáng cho tín hữu về trách nhiệm thuộc linh của họ (IGi1Ga 1:9)(7) Lời nào cho những lời diễn đạt sau đây là những ví dụ đúng về các phương cách mà Thánh Linh đối xử với thế giới chưa tin? Khoanh tròn những mẫu tự ở trước câu bạn chọn.a. Thánh Linh chỉ cho một người không công bình thấy rằng con đường duy nhất để người ấy được xung công bình là đặt đức tin nơi sự chuộc tội của Đấng Christ.b. qua sự hiện diện của Thánh Linh ở thế gian, Ngài đã chiến thắng trận cuối cùng trên satan.c.Bằng sự tiết lộ rằng Đấng Christ đã trả giá hình phạt tội lỗi một lần đủ cả nên Thánh Linh có thể cáo trách người chưa tin sự đoán phạt thiên thượng.d. Thánh Linh cáo trách người chưa tin về tội lỗi.

MỐI QUAN HỆ VỚI NHỮNG CÁ NHÂN TÍN HỮU.

Sự giúp đỡ của Ngài Mục tiêu 4: Giải thích sáu phương cách mà Thánh Linh giúp đỡ tín hữu .Chúng ta hãy khảo sát công tác của Thánh Linh đối với tín hữu ở hai phạm trù 1) Sự giúp đỡ của Ngài và 2) Phép báp têm của Ngài. Chúa Jêsus nói với các môn đệ rằng Ngài rời họi họ là điều tốt, ích lợi cho họ vì Thánh Linh sẽ

đến giúp đỡ họ (GiGa 16:7) tôi kinh ngạc khi thấy biết bao nhiêu loại giúp đỡ khác nhau mà tín hữu có thể nhận được từ nơi Ngài.1. Chúng ta trở thành tín hữu qua công tác của Thánh Linh. Là người chưa tin, chúng ta bị chết về phần thuộc linh, nhưng khi chúng ta đến với Đức Chúa Trời trong sự ănnăn và đức tin thì chúng ta được sinh lại về thuộc linh. Chúng ta là một tạo vật mới (IICo 2Cr 5:7) và chúng ta nhận một bản chất mới GiGa 3:5-7; Eph Ep 2:5 và Tit Tt 3:5)2. Chúng ta nhận quyền năng từ Thánh Linh để là chứng (Cong Cv 1:8) Nhiều vấn đề nảy sinh khi chúng ta quyết định chia sẻ tin mừng cho những người khác. Những hoàn cảnh, những dân tộc, và những tà linh luôn luôn tìm cách ngăn trở chúng ta. Chúng ta phải có quyền năng đặc biệt để thắng những trở ngại này.Linh của Đức Chúa Trời là nguồn năng quyền để chúng ta làm chứng có hiệu quả.3. Thánh Linh là giáo sư cho chúng ta (GiGa 14:26; 15:26; 16:13) Tôi có thể không thuộc về một tầng lớp được đặc ân, nhưng khi tôi đến cùng Thánh Linh xin Ngài giúp đỡ thì sẽ dạy tội Ngài chỉ muốn bày tỏ những chân lý của Đức Chúa Trời cho tôi cũng như cho những người khác. (ICo1Cr 2:12-14)3. Thánh Linh cũng nhận được sự giúp đỡ của Thánh Linh qua công tác cầu thay của Ngài vì cớ chúng ta. Điều nầy có nghĩa là Ngài trình bày những nhu cầu của chúng ta ra trước Cha thiên thượng của chúng ta. Có bao giờ bạn cảm nhận, như tôi thường có, rằng mình chẳng biết cầu nguyện như thế nào trong một số hoàn cảnh nhất định nào đó không? Đôi khi chúng ta cảm nhận dường như mình chẳng cầu nguyện gì cả. Trong những giây phút đó thì chúng ta có thể kể đó là sự cầu nguyện của Thánh Linh (RoRm 8:26)5. Thánh Linh dẫn dắt chúng ta hằng ngày để tiến đến một đời sống đắc thắng, giống như Christ. Khi chúng ta được tái sinh và Thánh Linh nội trú trong chúng ta, thì chúng ta khám phá mình có hai bản tính: một bản tính thì quan tâm đến vấn đề thuộc linh. Chúng ta khám phá rằng thân thể chúng ta vẫn còn là đối tượng của những cám dỗ của xác thịt. Trận chiến mà chúng ta kinh nghiệm giựa thiện và ác trong chúng ta được mô tả chi tiết trong Rôma đoạn 7. Trong đoạn Kinh Thánh nầy Phaolô nói “ Tôi biết chẳng có điều gì thiện hảo trong tôi, nghĩa là trong xác thịt tôi. Vì tội muốn làm điều lành, nhưng tôi không thể làm trọn” (RoRm 7:18) Ở đây Phaolô không nói gì đến việc ông nhờ sự giúp đỡ của Thánh Linh, nhưng trong đoạn 8, ông đề cập đến Đức Thánh Linh 19 lần khi liên hệ vào cuộc sống đắc thắng. Sự cai trị của Thánh Linh trong đời sống Cơ đốc nhân là bí quyết của sự đắc thắng tội lỗi. Sự phát triển đời sống thuộc linh của chúng ta đượ giao thác cho Thánh Linh và Ngài muốn chỉ cho chúng ta cách đắc thắng bản chất xác thịt của chúng ta (8:1-14)Vị trí và tầm quan trọng mà chúng ta giao thác cho Thánh Linh trong đời

sống chúng ta sẽ quyết định cá tính của chúng ta. Con người không ra đời với những thói quen phúc tạp. Cá tính phát xuất từ những thói quen do chúng ta phát triển bằng những hành động lặp lại. Cá tính của người thiên nhiên, người sống chỉ để thỏa mãn thân xác mình, chỉ là cảnh tượng đáng thương và buồn chán. Cá tính của người thuộc linh, người để Thánh Linh hướng dẫn cuộc sống mình thì hoàn toàn khác hẵn như chúng ta sẽ thấy sau. Sứ đồ Phaolô đưa ta phương cách giải quyết như sau sẽ thấy sau. Sứ đồ Phaolô đưa ta phương cách giải quyết như sau “Hãy bước đi theo Thánh Linh, và đừng làm thỏa mãn những dục vọng của xác thịt” (GaGl 5:16)6. Thánh Linh sản sinh bông trái tốt lành của đời sống Cơ đốc nhân. Một ngài nọ có một người bạn hỏi tôi tại sao một nhóm người công bố mình có mối tương giao rất gần gũi với Thánh Linh mà lại khoe khoang với những người khác về tình trạng thuộc linh của mình. Oâng ta nói rằng ông không thể tưởng tượng việc Thánh Linh lại khoe khoang về chính Ngài như thế. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông ta. Để tránh việc sống theo xác thịt (phó mình cho những tư dục của xác thịt) hay thuộc linh quá trớn, chúng ta cần phải bước đi bằng Thánh Linh.Bước đi bằng ( bởi) Thánh Linh ám chỉ về một người liên tục lệ thuộc vào Thánh Linh và tin nơi khả năng của Ngài sẽ cung ứng sự giải cứu trong bất kỳ lãnh vực nào của cuộc sống cá nhân mình. Mặc dù, chúng ta không được hứa hẹn có một cuộc sống trọn vẹn vô tội, nhưng chúng ta sẽ được biến đổi cách kỳ diệu khi chúng ta được đầy dẫy Thánh Linh và được Ngài kiểm soát. Thay vì phô bày những việc làm của xác thịt (GaGl 5:19-21) thì chúng ta sẽ sản sinh bông trái của Thánh Linh: “ yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, trung tín mền mại, và tiết độ” (5:22-23) Những phẩm chất nầy, hay bông trái nầy là những đặc tính của Thánh Linh. Hãy quan sát kỹ những thái độ, những mối quan hệ, và những hành động của chúng ta có phô bày những đặc tính nầy là những đặc tính của Thánh Linh. Hãy quan sát kỹ những thái độ, những mối quan hệ, và những hành động của chúng ta có phô bày những đặc tính nầy không hay bày tỏ sự thiếu thốn về bông trái ấy. ( Muốn học kỹ hơn về bông trái Thánh Linh, mời bạn học loạt bài học có tựa đề Cuộc sống Phong phú ( Abundant Living -ICI)(80 Giải thích 6 phương cách mà Thánh Linh giúp cá tín hữu, dựa vào sáu chữ ghi dưới đây:a. Tái sinhb. Chứng đạoc. Dạy dỗd. Cầu thaye. Hướng dẫnf. Bông trái

Phép báp têm của Ngài Mục tiêu 5: Nhận diện những từ ngữ liên quan đến phép báp tem của Thánh Linh .Mối quan hệ mật thiết của Thánh Linh với tín hữu được minh họa trong Kinh Thánh bằng một số từ gợi tả. Một trong những từ đó là “ phép báp tem”, như chúng ta đã thấy ở trên, báp tem có nghĩa là “ một sự dìm xuống” (Mat Mt 3:11; Cong Cv 1:15). Điều gì xảy ra khi một người bị dì xuống nước? Người ấy bị ướt hết cả: Nước bao phủ người ấy. Còn gì vinh quang hơn khi biết rằng chúng ta, loài người tầm thường, lại có thể được Đức Chúa Trời làm đầy tràn ( bão hòa - saturate) chúng ta bằng chính mình Ngài.Một chữ khác cũng được dùng để mô tả mối quan hệ giữa tín hữu với Thánh Linh đó là sự đổ đầy, thì nó không còn khả năng chứa đựng nữa. Cũng vậy, Thánh Linh mong muốn ban cho chúng ta quyền năng và sự vinh hiển của Ngài cho chúng ta nhiều đến nổi chúng ta không thể tiếp nhận cái gì được nữa. Bây giờ chúng ta sẽ có quyền năng, sự khôn ngoan và sự xức dầu cần thiết để làm đẹp lòng Đức Chúa Trời và phục vụ có hiệu quả trong thân thể Đấng Christ.Chúng ta có thể được đổ đầy Thánh Linh vào những trường hợp lặp lại, giống như các Cơ đốc nhân đầu tiên nhận được. Khi khả năng của chúng ta phát triển hơn, Ngài sẽ cứ tiếp tục đổ đầy chúng ta theo mức phát triển mới bằng sự đầy đủ thiêng liêng của Ngài. Mọi tín hữu đều được nhắc nhở: “ Phải đầy dẫy Thánh Linh” (Eph Ep 5:16) Ước mong mỗi chúng ta khao khát mình luôn luôn đầy đẫy Thánh Linh.Cách thứ ba của việc nhìn vào mối quan hệ nầy là nói rằng Thánh Linh được đổ ra (poured out) trên chúng ta (Gio Ge 2:28-29) Giôên nói về những cơn mưa của mùa thu mà nông dân Ysơraên nóng lòng chờ đợi về những vụ mùa của họ có thể phát triển đầy đủ cho tới lúc gặp. Nguyện lòng của chúng ta khao khát sự đổ ra của Thánh Linh trên Hội Thánh chúng ta và đời sống chúng ta để chúng ta có thể phát triển hết tiềm năng mình có mà làm vinh hiển Đức Chúa Trời.Tân ước cho biết rằng để công tác đặc biệt của Thánh Linh được khởi đầu trong chúng ta, theo như những từ ngữ tôi vừa trình bày, thì chúng ta phải có kinh nghiệm sơ khởi ( bắt đầu). Tuy nhiên, phép báp tem bằt đầu ấy không phải là đỉnh cao nhất của việc bước đi với Thánh Linh của chúng ta.Từ kinh nghiệm của những tín hữu theo sách Công vụ các sứ đồ ký thuật, chúng ta biết rằng sau phép báp tem đầu tiên (Cong Cv 2:1-47) hó cứ kinh nghiệm những lần đổ 9ầy thêm (Cong Cv 4:31). Được giới thiệu vào đời sống ở trong Đức Thánh Linh, họ tiếp tục bước đi với Ngài và lớn lên trong Đức Thánh Linh, họ tiếp tục bước đi với Ngài và lớn lên trong đời sống

thuộc linh. Chẳng hạn, hãy so sánh IICo 2Cr 3:18, RoRm 8:29 và IIPhi 2Pr 3:18. Mối quan hệ nầy mỗi ngày càng tươi đẹp hơn. Thò gian trôi qua chúng ta thấy mỗi ngày một trưởng thành về phương diện thuộc linh. Đã bắt đầu công việc tốt lành trong chúng ta. Thánh Linh sẽ đưa công tác ấy đến mức hoàn chỉnh khi chúng ta bưới đi với Ngài (Phi Pl 1:16)(9) Hoàn chỉnh những lời diễn đạt sau đây bằng cách viết vào những khoảng trống bằng một trong những từ ngữ sau vốn phù hợp nhất với định nghĩa đã mô tả: báp têm đổ đầy, đổ ra.a) Từ quan điểm thuộc linh, báp têm trong Thánh Linh được xem là sự........................b) Những tín hữu chưa được báp têm cách khởi sự bước đầu tiên vào đời sóng trong Thánh Linh cần có một.............................. Thánh Linhc) Yếu tố có quan hệ với khả năng của tín hữu dành cho Thánh Linh là sự..............................

Những hiện tượng của Ngài Mục tiêu 6: Diễn đạt cách thế nào để bạn có thể áp dụng mỗi biểu tượng của Thánh Linh vào đời sống bạn để bạn có thể phục vụ Chúa hữu hiệu hơn .Chúng ta không thể kết luận phần học tập giáo lý về Đức Thánh Linh đối với tín hữu nếu không đề cập đến các hiện tượng của Kinh Thánh mô tả vài khía cạnh của công việc của Thánh Linh. Hãy xem kỹ từng câu Kinh Thánh được liệt kê dưới đây để biểu tượng được dùng như thế nào.Câu Kinh Thánh, Biểu tượng, Mô tả1. Mat Mt 3:11 Lửa: Lửa thiêu đốt những gì không tinh sạch.2. 3:16 Chim bồ câu: Chim bồ câu tiêu biểu cho sự nhu mì3. IVua 1V 19:16 Dầu xức được Thánh Linh xức dầu: Những vua và tiên tri Cựu ước thường được xức dầu làm dấu hiệu chứng tỏ Chúa công nhận sự phục vụ của họ.4. LuLc 11:13 Quà tặng: Thánh Linh là quả tặng Đức Chúa Cha ban cho chúng ta5. GiGa 7:37-39 Dòng sông sự sống: Thánh Linh đổ trên chúng ta tràn đầy sự sống mới.6. IICo 2Cr 1:22; Eph Ep 1:13-14 Con dấu hay tiền đặt cọc: Thánh Linh được ban cho làm sự bảo đảm về sự sống đời đời của chúng ta với Đức Chúa Cha.7. GiGa 20:22; Exe Ed 37:9-14 Hơi thở gió: Thánh Linh là hoi thở của Đức Chúa Trời để ban cho chúng a sự sống(10) trong sổ tay của bạn hãy liệt kê những biểu tượng nầy. Hãy ghi ra những gì bạn có thể áp dụng về mỗi biể tượng nầy vào đời sống thuộc linh của bạn có thể phục vụ Chúa hiệu quả hơn. Bài làm nầy giúp bạn khám phá

vài chân lý về công việc của Thánh inh trong đời sống bạn và niềm vui đến từ nơi Ngài.

Mối quan hệ với Hội Thánh Mục tiêu 7:Xếp đặt cho phù hợp những sự mô tả về sự cho phép của Thánh Linh để phục vụ với sự đáp ứng của tín hữu đối với sự cho phép nầy .Phần thảo luận của chúng ta về những phương cách Thánh Linh hành động đối với thế giới chưa tin và đối với tín hữu tạo cho chúng ta một cơ sở để nhìn vào công tác phục vụ của Ngài đối với thân thể của Đấng Christ như một đoàn thể hay một đơn vị trọn vẹn.Trong thời Cựu ước, dân sự Đức Chúa Trời hưởng phước lớn từ chức vụ của Thánh Linh khiNgài xức dầu cho những người được lựa chọn vào sự phục vụ đặc biệt. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên của Thánh Linh cứ tiếp tục và không hạn chế vào bất kỳ nhómtín hữu đặc biệt nào. Chúng ta hãy xem thế nào và tại sao công tác của Thánh Linh trong thờ kỳ Tân ước khác hơn hoạt động của Ngài trong thời Cựu ước.Vào lúc Chúa Jêsus chịu báp têm, Giăng Báp Tít công bố rằng Chúa Jêsus là Đấng sẽ làm báp têm bằng Thánh Linh (GiGa 1:33). Kết quả của công tác cứu chuộc của Chúa Jêsus là Ngài mở đường cho môn đệ Ngài được báp têm trong Thánh Linh và nhận Đấng khuyên bảo. Thánh Linh là đại diện riêng của Chúa Jêsus (Jêsus’own representative) Đấng cư trú với họ đến đời đời (GiGa 14:16) Sau khi Chúa phục sinh, Ngài báo trước cho các môn đệ Ngài biết rằng họ sẽ được báp têm trong Thánh Linh trong vòng ít ngày nữa, vàkết quả là họ sẽ nhận lãnh quyền năng (Cong Cv 1:5, 8)Không giống như việc xức dầu đặc biệt cho công ác đặc biệt của thời Cựu ước, kinh nghiệm mới nầy, báp têm trong Thánh Linh, là nền tảng căn bản để tín hữu sống đời sống thuộc linh kiên định và đời sống phục vụ có hiệu quả. Sự hiện diện của Thánh Linh không bị hạn chế trong công tác đặc biệt hay trong trường hợp cố định nào đó giống như trong thời Cựu ước. Trái lại, Ngài là Đấng Thường Trú trong những người tiếp nhận Đấng Christ (GiGa 7:38-39; 14:17). Kết quả của sự nội trú mới và sự hiện diện đầy năng quyền nầy là sự tăng trưởng gây xúc cảm xúc mạnh mẽ giống như những môn đệ cua Chúa Jêsus ngày xưa chia sẽ đức tin và kinh nghiệm của họ cho những người khác.Như vậy, trong Tân ước, tín hữu có thể kinh nghiệm được sự nội trú của Thánh Linh ở trong mình. Ngài cho phép họ sống cuộc sống thánh khiết và phục vụ Chúa cách đẹp lòng Ngài. Họ không phải phải sống theo khuôn mẫu bề ngoài ( luật pháp) như thời kỳ Cựu ước, vốn không cho phép họ hoàn thành được những gì luật pháp đòi hỏi ngoại trừ ý chí quyết tâm muốn làm điều tốt của họ.Khi Thánh Linh nội trú trong những chi thể của Hội Thánh

và hướng dẫn những hoạt động tập thể của họ thì họ có khả năng thực hiện công việc hoàn thành ý muốn của Đức Chúa Trời ở trên đất.(11) Xếp đặt cho phù hợp thời kỳ với những sự mô tả về các hoạt động của Thánh Linh trong đời sống tín hữu. Bài làm nầy sẽ giúp bạn thấy sự khác nhau giữa những hoạt động của Thánh Linh trong thời Cựu ước và thời Tân ước......a. Ở trong một số chức vụ đặc biệt rồi rời khỏi.....b. Ở trong tất cả những ai tiếp nhận Đấng Christ.......c. Sự hiện diện nội trú và cá nhân của Thánh Linh......d. Sự hiện diện ngoại trú và phi cá nhân của Thánh Linh......e. Những người được báp têm trong Thánh Linh đơn giản do việc tiếp nhận Ngài.....f. Sự xức dầu tùy trường hợp cho một số người với những lý do đặc biệt1) Cựu ước.2) Tân ước

Không những môn đệ của Chúa Jêsus được phép trở thành những chứng nhân có kết quả, nhưng họ cũng được quyền năng để binh vực phúc âm cách thành công. Đ(ây là sự ứng nghiệm trực tiếp của Mac Mc 13:9-11. Vào một trường hợp trước dó, Phierơ đã vô quyền trong việc bảo vệ mối quan hệ của ông với Chúa Jêsus (Mat Mt 26:69-75). Tuy nhiên, sau vài kinh nghiệm có ý nghĩa, bao gồm việc làm chứng về sự sống lại và đầy dẫy Thánh Linh ở ngày lễ ngũ tuần, ông nhận được sự dạn dĩ để rao giảng (Cong Cv 2:47) và mạnh dạn đưa ra những lý do bảo vệ đức tin của mình (4:8-20)Ngoài ra, Thánh Linh còn kiểm soát công tác truyền gáo của Hội Thánh, hướng dẫn những dầy tớ Ngai nơi nào phải đi à nơi nào đừng đi (Cong Cv 13:2; 16:6-7) Qua sự hướng dẫn của Ngài những Cơ đốc nhân đầu tiên chiếm đưọc những trung tâm quan trọng và trở thành trung tâm sống động cho sứ mạng tiếp tục của Hội Thánh, tức là rao giảng phúc âm cho mọi người (Mac Mc 16:15) Trong cuộc hành trình truyền giáo lần thứ nhất của Hội Thánh, chính Đức Thánh Linh đã biệt riêng Phaolô và Banaba phục vụ và ủy thác họ làm công việc nầy (Cong Cv 13:2)Thánh Linh còn hướng dẫn trong việc điều hành Hội Thánh. Khi Hội thánh lớn lên và vượt qua những bên giới về quốc gia văn hóa, tôn giáo, thì có nhiều vấn đề nỗi lên đòi hỏi sự trả lời tương hợp với Kinh Thánh và tình yêu của Chúa. Thành kiến của con người thiên nhiên đe dọa sự chia rẽ thân thể của Christ, nhưng sự lãnh đạo của Thánh Linh cho phép Giacơ và những sứ đồ giải quyết những khó khăn nầy và đưa ra lời khuyên khôn ngoan (15:28-29) Điều nầy cho phép Hội Thanh lớn nhanh và phát triển tinh thần hiệp nhất.

Qua sự hướng dẫn của Thánh Linh, Ngài đã chỉ đạo Phaolô và những người khác đưa ra những sự khuyên bảo, an ủi, dạy dỗ thuần chánh, cảnh cáo và đưa ra những cách sửa trị cho Hội Thánh qua những thơ tín được cảm thúc. Chẳng hạn, Phaolô giải quyết nan đề đặc biệt về hành vi cư xử trong Hội Thánh Côrihtô theo trách nhiệm về xã hội (ICo1Cr 7:40). Tác giả Hêbơrơ giải thích sự răng dạy là tiến trình qua đó Đức Chúa Trời dẫntín hữu tiến lên sự trưởng thành thuộc linh (HeDt 12:4-11)Trong qui trình phát triển để trưởng thành, là nhà chỉ huy toàn khôn ngoan, Thánh Linh tranh bị cho mỗi tín hũu những ân tứ cần thiết để thực hiện chức năng của mỗi người trong thế gian và trong Hội Thánh, tứa là thân thể của Đấng Christ. So sánh RoRm 12:4-8; ICo1Cr 12:1-28 và Eph Ep 4:11-16.Phao lô nói Đức Chúa Trời ban khả năng cho mỗi người để làm công tác đặc biệt. Sự hiện diện của Thánh Linh được bày tỏ trong từng cách ở mỗi người để đem lại lợi ích cho tất cả” (ICo1Cr 12:6-7, TEV)Như vậy, Thánh Linh cung cấp cho Hội Thánh những sức mạnh sau:1. Năng quyền để truyền giảng.2. Sự không ngoan và sự dạn dĩ cần thiết để binh vực đức tin.3. Những ân tứ thích hợp để phục vụ cho toàn thể thân thể của Đấng Christ cũng như cho từng chi thể.4. Sự lãnh đạo nhân tính để hướng dẫn công việc.5. Khải tượng và sự cảm thúc cần thiết để hoàn thàny sứ mạng trọng đại.(12) Xếp đặt cho phù hợp những lời mô tả về công tá của Thánh Linh với sự đáp ứng của tín hữu thích hợp nhất cho mỗi lời mô tả ......a. Tín hữu biết và khao khát có cơ hội chinh phũc những người chưa tin......b. Những tín hữu trong Hội Thánh hoạt động như một thân thể hiệp nhất, mỗi người thực hiện công tác đặc biệt của mình.....c. Những tín hữu được báp têm trong Thánh Linh.....d. Những tín hữu được phép binh vực phúc âm.....e. Những tín hữu dựa vào Kinh Thánh và sự cầu nguyện khi họ gặp những khó khăn và những gì phải quyết định1) Chuyển giao năng quyền để sống và phục vụ.2) Ban những ân tứ.3) Ban khải tượng và sự hướng dẫn.4) Giải quyết những nan dề.5) ban cho sự khôn ngoan và dạn dĩ.

Bạn có thấy chúng ta cần phải lệ thuộc vào Thánh Linh để được chiến thắng và trưởng thành trong đời sống thuộc linh, để có sức lực và khải tượng hầu phục vụ có hiệu quả và được giúp đỡ trong những khi gặp thử thách không? Hãy thờ phượng Thánh Linh. Hãy yêu mến sự hiện diện của Ngài trong đời

sống bạn. Hãy khao khát được lớn lên và phát triển vào con người trưởng thành mà Ngài muốn bạn trở thành. Cầu xin Chúa cho bạn biết rõ thân vị đã đến sống trong bạn, Hạy nhạy bén với tiếng phán của Ngài, sự bào chữa của Ngài. Nguyện mỗi tư tưởng, mỗi lời đối thoại và hành độnh của bạn phản chiếu sự ý thức về vai trò lãnh đạo của ngài trong đời sống bạn. Bấy giờ bạn sẽ thịnh vượng về mặt thuộc linh và cuộc sống của bạn sẽ thành công thật sự.

Bài tập trắc nghiệm CÂU HỎI ĐÚNG SAIViết chữ Đ vào khoảng trống câu ĐÚNG, và S trước câu SAI......1. Những đặt tính của thần tính như vĩnh cửu, vô sở bất năng vô sở bất tại và vô sở bất tri có thể được áp dụng cho Thánh Linh.......2. Chữ “Chúa” được dùng để chỉ Đức Chúa Trời, thì được dùng cho Thánh Linh.......3. Lời chúc phước của sứ đồ và công thức làm báp têm chứng tỏ sự bình đẳng thiết yếu của những ngôi trong ba ngôi.......4. Tự bản chất Thánh Linh là một hữu thể vô thân vị có những đặc tính tương tự như gió......5. Những hành động, danh xưng, những sự phối hợp những yêú tố ám chỉ mạnh mẽ rằng Thánh Linh có thân vị tính.......6. Vì chúng ta là loài người hữu hạn còn Thánh Linh thì vô hạn nên chúng ta không thể hiểu bất cứ điều gì về thân vị và công việc của Ngài......7. Thánh Linh không giao tiếp với những người tội lỗi, bất khiết......8. Tín hữu nhận được sự giúp đỡ đặc biệt của Thánh Linh thì vô hạn nên chúng ta không thể hiểu bất cứ điều gì về thân vị và công việc của Ngài.....9. Phierơ dạy rằng kinh nghiệm cá nhân của một người đáng tin cậy để làm sự chỉ đạo cho đức tin và thực tế hơn là Đức Chúa Trời.......10. sự khác nhau chính yếu giữa công tác của Thánh Linh trong người Ysơraên thời Cựu ước và trong Hội Thánh thờiTân ước và Ngài ở trong tín hữu thời Tân ước......11. Công tác của Thánh Linh được hạn chế trong việc đem phúc ân cho người chưa được cứu và binh vực phúc âm trước những quan chức chính quyền.......12. Đức Thánh Linh là Đấng điều hành đáng tin cậy trong những hoàn cảnh có nan đề.......13. Khi Thánh Linh được quyền dẫn dắt tín hữu vào sự chinh phục bản chất tội lỗi của người ấy, thì người ấy càng ngày càng giống Chúa hơn......14. Cuộc sống trong Thánh Linh bắt đầu khi chúng ta được đổ đầy Thánh Linh.

.....15. Khi tín hữu nhận lãnh báp têm trong Thánh Linh thì người ấy đạt đến sự trưởng thành thuộc linh trọn vẹn.......16. Báp têm trong Thánh Linh là nền tảng cho cuộc sống lớn lên và phát triển trong Thánh Linh.......17. Thánh Linh được bao cho chúng ta làm sự bảo đảm để có sự sống đời đời Đức Chúa Cha.......18. Xức bằng dầu tiêu biểu cho sự tẩy sạch của Thánh Linh.......19. Báp têm trong Thánh Linh được so sánh với dòng sông nước trong Kinh Thánh......20. Sự nội trú của Thánh Linh là sự bảo đảm rằng tín hữu sẽ luôn luôn thánh khiết và kết quả trọn vẹn.

GIẢI ĐÁP CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (1) a. 4) Sự vĩnh cửub. 3) Vô sở bất tạic. 1) Vô sở bất năngd. 2) Vô sở bất tri(2) Những câu trả lời a) ,c) và d) là những bằng cớ của thần tính của Thánh Linh.Câu trả lời b) không phải là bằng cớ về thần tính - chữ Đấng khuyên bảo là sự mô tả một trong nhiều chức năng của Thánh Linh.(3) a. 2) Công việc của Thánh Linh trên đất.b. 3) Quyền hành tối cao.c. 4) Sự bình đẳng của những Ngôi trong Đức Chúa Trời Chúa tể.d. 1) Số hiều của những ngôi trong Đức Chúa Trời chủ tể trong sự tạo dựng.e. 4) Sự bình đẳng của những ngôi trong Đức Chúa Trời chủ tể.(4) a. 3) Ý chíc 1) Trí tuệc. 2) tình cảm(5) Những điều đó bày tỏ rằng Ngài thực hiện những hoạt động mà chỉ có một thânvị mới có thể làm được, và một ảnh hưởng vô thân vị tính không thể hiện được. Vì vậy, những điều đó chỉ về thân vị tính của Thánh Linh.(6) Bạn có thể khoanh tròn tất cả trừ câu C (ảnh hưởng vô thân vị tính ) và C(Nó).Những chữ này đều không thể áp dụng cho Thánh Linh(7) Những câu trả lời a,c và d đều đúngCâu trả lời b, thì sai. ( Bởi sự chết và sự phục sinh. Đấng Christ đã đắc thắng Satan)(8) Câu trả lời của bạn. Có thể tương tự như sau:a. Do sự tái sinh của Đức Thánh Kinh đem chúng ta vào gia đình của Đức Chúa Trời.

b. Ngài ban cho chúng ta quyền năng để làm chứng.c. Ngài dạy chúng ta.d. Ngài kêu cầu cùng Đức Chúa Trời vì cớ chúng ta (cầu thay cho chúng ta).e. Khi chúng ta cho phép Ngài, Ngài hướng dẫn chúng ta vào đời sống đắc thắng, giống Đấng Christ.f. Ngài sản sinh bông trái thuộc linh ( một đặc tính giống Đấng Christ) trong chúng ta dâng sự kiểm soát đòi sống mình cho Ngài.(9)a. Đổ ra b. báp tem c. đổ đầy(10) Câu trả lời của bạn có thể giống như tôi:Lửa: thánh Linh tẩy sạch tội.Chịm bồ câu: Ngài dịu dành chỉ đạo tôi.Dầu xức: Thánh Linh xức dầu để tôi phục vụ có hiệu quả.Quà tặng: Thánh Linh là món quà quí giá của Cha ban cho tôi.Nước sự sống: Ngài đổ đầy tôi tràn đầy sự sống.Con dấu hay tiền đặt cọc: Thánh Linh là sự bảo đảm của Đức Chúa Trời cho tôi sẽ có phần trong Vương quốc đời đời của Ngài.Hơn thở, Gió: Thánh Linh thở và trong tôi sự sống đời đời.(11) a. 1) Cựu ướcb. 2) Tân ướcc. 2) Tân ướcd. 1) Cựu ướce. 2) Tân ướcf. 1) Cựu ước(12) a. 3) ban khải tượngb. 2) Ban ân tứ.c. 1) Chuyển giao năng quyền.d.5) Ban sự khôn ngoan và dạn dĩ.e. 4) Giải quyết những nan đề.

Trước khi học bài 5, bạn nhớ làm bản tường trình học tập. Đơn vị 1. Sau đó gởi bài làm cho người hướng dẫn bạn học

THIÊN SỨ: ĐẠO QUÂN TRONG BÓNG TỐI VÀ ĐẠO QUÂN TRONG ÁNH SÁNG

Tiếng súng nổ và tiếng bom đạn vang dội định quan tiến đến gần nhà tôi làm cho tôi thức giấc.Tôn cùng cả vợ con tìm nơi ẩn núp khi những chiếc máy

bay thả bom quần rú trên đầu Tôi đã chứng kiến cảnh lính tráng cướp bóc lương thực của những người dân vô tội. Tôi ghét chiến tranh.Một ngườ I lãnh đạo tài giỏi vả khôn ngoan sẽ làm gì khi bị kẻ thù tấn công? Nếu người ấy thực sự yêu dân lo cho dân, thì phải chống cự kẻ thù. Người ấy biết rằng điều gì sẽ xảy ra khi kẻ thù chiến thắng.Trong một ý nghĩa, đây là tính huống trong lãnh vực thuộc linh. Lực lượng gian ác do Satan cầm đầu tìm cách phá hoại hàng rào phòng thủ của chúng ta và giết chúng ta về mặt thuộc linh.Hễ còn tin cậy Đức Chúa Trời thì chúng ta còn được an toàn. Lực lượng thuộc linh của Ngài lớn mạnh hơn đang giúp đỡ chúng ta chống cự kẻ thù của mình là ma quỉ.Như vậy, sụ tranh chấp thuộc linh hình thành bối cảnh mà chúng ta sẽ học tậ về thiên sứ.Trong đơn vị I chúng ta học về Đức Chúa Trời và sự cai tri tối cao của Ngài trong cả vũ trụ của Ngài: Thiên sứ và con người, cũng như vấn đề tội lỗi. Trng ba bài học kể sau đây, chúng ta sẽ thấy rõ nguyên nhân của tội lỗi và kết quả xa hơn nữa cho mọi dân cư của Đức Chúa Trời.Trong bài nầy, khi chúng ta học về Vua của chúng ta và những lực lượng thiên sứ tùy sự sử dụng của Ngài, tôi mong rằng bạn sẽ hiểu rõ Ngài nhiều hơn khi nhận thức rằng Ngài đang lãnh đạo đoàn quân những người được chuộc tiến đến chiến thắng khải hoàn.

Dàn ý bài học Bản chất của các thiên sứ.Đặc tính đạo đức của các thiên sứ.Số lượng của thiên sứ.Tổ chức và hoạt động của thiên sứ.

Những mục tiêu của bài học Học xong bài học nầy bạn có thểMô tả bản chất, thuộc tính, số lượng,tổ chứng, những hoạt động và đặc tính đạo đức cuả thiên sứ dựa trên nền tảng Kinh ThánhGiải thích nguồn gốc và bản chất của Satan cùng các sứ giả gian ác của nó.Đưa bằng chứng Kinh Thanh cho biết sự toàn năng của Đức Chúa Trời bảo đảm chiến thắng cuối cùng của tín hữu trên những lực lượng gian ác.Hểu rõ hơn về sự giúp đỡ của thiên sứ và công tác của Thiên sứ.

Những hoạt động học tập 1. để làm nền tảng cho bài học nầy, hãy đọc Eâphêsô 6: 10-18, II Phierơ 2:1-22; và thơ Giuđe2. Vẫn theo tiến trình học tập như trong bài 1, phải đọc hết những phần Kinh Thánh trích dẫn và bài tập trắc nghiệm như như thường lệ.

Thuật ngữ ( Những chữ chìa khóa)Can thiệpCừu địchChức viên, công cụ.Dân cư, đối tượngGiả dạngLãnh vực, vùngPhản nghịchQui cho, qui vềSáng chóiSố phậnSiêu phàmTập sự, dưới sự quản lý.Thàmkhốc.Thuộc ma quỉThuộc lý tríVinh hiểnXác nhận

Triển khai bài học

BẢN CHẤT CỦA THIÊN SỨ Tác giả thơ Hêbơrơ đưa ra lời khuyên: “ Chớ quên tiếp khách, vì có người là điều đó đã tiếp đãi thiên sứ mà không biết” (HeDt 13:21)Trong phần trung dẫn nói về thiên sứ chúng a thấy được đôi điều về bản chất của họ, vì thiên sứ thuộc giới siêu phàm. Chính chỗ bất thường đó nên đã có bầu không khí huyền bí bao trùm họ. Sự kiện nầy được lặp lại lại cả trong Cựu ước lẫn Tân ước.Càng đọc Kinh Thánh chúng ta càng thấy rằng Kinh Thánh nói về sự hiện hữu của thiên sứ. Như vậy Kinh Thánh nói gì về Thiên sứ? Ngồn gốc của họ như thế nào? Họ có những đặc tính gì? trả lời được những câu hỏi nầy sẽ giúp chúng ta hiểu nhiều hơn về mục đích của thiên sứ và ý nghĩa của sự hiện hữu của họ trong đời sống chúng ta. Bây giờ chúng ta hãy nghiên cứu một số sự kiện mà Kinh Thánh giới thiệu về nguồn gốc ( lúc bắt đầu) và những đặc tính của thiên sứ.

Ngồn gốc của thiên sứ Mục tiêu 1: Hoàn chỉnh và chọn những lời dễn đạt liên quan đến nguồn gốc và những đặc tính của thiên sứ .Thiên sứ là gì? Thiên sứ là tạo vật được Đức Chúa Trời dựng nên, có cấp

bậc thứ tự, họ là những sứ giả hay những tôi tớ phục vụ Đức Chúa Trời. Họ có sự thông minh và sức mạnh hơi loài người. Mộtsố thiên sứ phục vụ mục đích của Đức Chúa Trời theo cách tích cực qua sự thánh khiết của họ tự nguyện thực hiện ý muốn Đức Chúa Trời. Một số thiên sứ khác, kết quả của việc phản nghịch Ngài, bị tách rời khỏi Đức Chúa Trời cho đến đời đời. Sự phân rẽ vĩnh viễn khỏi Đức Chúa Trời minh họa rõ ràng cho ân phúc đặc biệt của Đức Chúa Trời đối với con người tội lỗi vốn được cung ứng bằng sự cứ chuộc qua Đấng Christ.Chữ thiên sứ ( angels) trong ngôn ngữ nguyên văn của Kih Thánh có nghĩa là những sứ giả ( messengars).Đôi khi chữ sứ giả ám chỉ về người ( một thầy tế lễ trong MaMl 2:7), hay được dùng theo ý nghĩa tượng trưng về những tác nhân vô thân vị ( impersonal agents) ( như “gió” trong Thi Tv 104:4) Vì từ ngữ nầy được dùng trng nhiều cách nên chúng ta phảm xem nội dung đoạn Kinh Thánh trong mỗi trường hợp để xác định đúng ý nghĩa. Tuy nhiên, nói chung khi Kinh Thánh đề cập về thiên sứ thì thường ám chỉ những vật siêu nhiên và thuộc thế giới linh, là những sứ giả đặc biệt của Đức Chúa Trời.Thiên sứ từ đâu đến? Tác giả Thi thiên nói rằng cùng với các thiên thể như mặt trời, mặt trăng và tinh tú, thiên sứ và tất cả sinh vật ở trên trời đều được Đức Chúa Trời dựng nên (Thi Tv 148:2-5).Giăng nói rõ thêm về công tác tạo dựng của Đấng Christ: “ Muôn vật được dựng nên qua tay Ngài, không vật gì được dựng nên mà không do Ngài” (GiGa 1:3) Vì Kinh Thánh qui rõ ràng sự hiện hữu của muôn vật về cho Đức Chúa Trời, nên chúng ta biết rằng thiên sứ là loài thọ tạo. Những phần Kinh Thánh sau trình bày rõ vấn đề cho chúng ta.( 1) Hoàn chỉnh những lời nói sau:a. CoCl 1:16 công bố rằng Cứ Chúa Jêsus Christ đã dựng nên.................................................................. ( kể cả thiên sứ)b. Trong ITi1Tm 6:13-16 chúng ta thấy một mình Đức Chúa Trời ban....................................................... cho mọi loài ( kể cả thiên sứ)Chúng ta không biết đích sxác thiên sứ được tạo dựng vào thời điểm nào vì Kinh Thánh không tiết lộ thời gian. Nhưng chúng ta biết rõ là thiên sứ hiện hữu trước những biến cố ghi lại trong Sáng thế ký đoạn 3, vì tại điểm nầy Satan, loài thọ tạo theo hình thiên sứ, tập trung sự chú ý của nó vào con người.Giống như tất cả những tạo vật có lý trí ( biết suy nghĩ), thiên sứ được ban cho tính bất tử, nghĩa là họ chẳng bao giờ ngưng tồn tại (LuLc 20:36)(2) Từ bằng chứng Kinh Thánh liên quan đến nguồn gốc của thiên sứ, chúng ta có thể kết luận họ làa. Loài bất tử luôn luôn tồn tại.b. Loài thọ tạo bất tử chẳng bao giờ ngưng tồn tạic. Loài hay chết như con người nhưng có sự khôn ngoan và sức mạnh phi

thường.d. Một nòi giống tương tự như thần linh.

Những đặc tính của thiên sứ. Trong phần thảo luận về nguồn gốc của thiên sứ, chúng ta ghi nhận một đặc tính : thiên sứ được tạo dựng. Khi xem Kinh Thánh chúng ta cũng thấy thêm một số đặc tính khác. thiên sứ là những hữu thể thuộc về linh ( spirit beings) HeDt 1:14 chép, “hết thảy những thiên sứ há chẳng phảilà những linh hay phục vụ, chịu sai khiến để phục vụ những người sẽ thừa hưởng sự cứu r64i hay sao? : Con người không được mô tả là linh (spiris) vì con người có bản chất lưỡng diện; vật chất ( xác thịt) và phi vật chất (linh). Vì thiên sứ là linh nên chúng ta không thểm xem họ có cơ thể vậy lý:Đây là điều ngụ ý của Eph Ep 6:12, “ Vì chúng ta chiến đấu không phải cùng xác thịt và huyết nhưng cùng. . . . . những lực lượng ác linh ở các vùng trên trời” Câu nầy ám chỉ về những thiên sứ gian ác làm công tác của Satan.Kinh Thánh cũng cho viết rằng thiên sứ thường tự xuất hiện trong hình thức loài người (Cac Tl 6:11-14; GiGa 20:12), nhưng những sự xuất hiện bất thường nầy không có nghĩa là họ có thân thể vật chất làm một phần của sự hiện hữu cần thiết của họ. Trái lại, họ mang hình thức thân thể vật chất làm phương tiện để giao tiếp với con người. Vì thiên sứ không có thân thể vật chất làm một phần của sự hiệu hữu cần thiết của họ, nên họ chẳng biết gì về sự phát triển, tuổi tác hay chết.Thiên sứ là những hữu thể có thân vị: Họ phô bày những khía cạnh căn bản của thân vị tính: trí tuệ, tình cảm và ý chí. . Khả năng thuộc về trí tuệ của thiên sứ được con người trong thời Cựu ước nhìn nhận, chẳng hạn IISa 2Sm 14:20, “ nhưng Chúa tôi là khôn ngoan như thiên sứ của Đức Chúa Trời, hiểu rõ mọi việc đã xẩy ra trên đất” LuLc 4:34 tiết lộ rằng thiên sứ gian ác cũng có sự hiểu biết hơn con người. KhKh 12:12 cho chúng ta một ví dụ về khả năng bày tỏ tình cảm ( phẫn nộ hay tức giận) của một thiên sứ gian ác. Chúa Jêsus nói về biểu lộ rất tích cực về tình cảm (vui mừng) của thiên sứ thánh thiện ( holy angels) trong LuLc 15:10. Phaolô cũng nói về khả năng làm lưới rập của ma quỉ để chúng ta làm theo ý muốn nói (IITi 2Tm 2:26) Trên đây chỉ là một số trong nhiều thí dụ mà Kinh Thánh nói về bản chất thân vị tính của thiên sứ.Thiên sứ không có giới tính. Thiên sứ không được phân loại thành nam hay nữa, dù có vài thiên sứ mang tên của phái nam ( Gáp ri ên và Michên) Kinh Thánh nói rằng thiên sứ không không kết hôn (Mat Mt 22:30) Vì thiên sứ không sinh sản nên chúng ta phải mô tả họ là một cơ binh (company) chứ không phải là một nòi giống (race). BẠn có thể thấy trong Cựu ước gọi thiên sứ là những con trai của Đức Chúa Trời ( sons of God), và không bao giờ đề

cập đến nhưng con trai của thiên sứ ( sons of angels) ( xem Giop G 1:16; 2:1; 38:7)Như chúng ta đã ghi nhận, thiên sứ chiếm hữu sự khôn ngoan siêu phàm. Lời nói của Chúa Jêsus ám chỉ về sự khôn naon vượt siêu bực của họ. “Không ai biết ngày cũng không biết giờ, ngay cả thiên sứ trên trời cũng không biết” (Mat Mt 24:36) Dù siêu phàm, nhưng những hiểu iết thiên sứ cũng bị giới hạn. Khi nói về sự vnh hiển hầu đền, Phierơ nói “ Ngay cả những thiên sứ cũng ao ước nhìn thấy những điều nầy” (IPhi 1Pr 1:12)Một sự quan sát gần gũi về những đặc tính của thiên sứ dẫn chúng ta đến kết luận là quyền năng ( sức mạnh) của thiên sứ được nhấn mạnh nhiều hơn những đặc tính khác. Phierơ nhận xér rằng thiên sứ mạnh mẽ hơn con người (IIPhi 2Pr 2:11) Tác giả Thi thiên cho rằng thiên sứ là “ các Đấng có sức lực làm theo mạng lịnh Ngài, hay vâng lời Ngài” (Thi Tv 103:20) Phaolô gọi họ là “ Các thiên sứ của quyền năng Ngài” (IITe 2Tx 1:7)Trong trường hợp các thiên sứ gian ác ( Chúng ta sẽ đề cập sau) một lần nữa quyền phép (power) cũng là đặc tính được nhấn mạnh: “ vua của thế giới nầy” (GiGa 12:31) “ người mạnh sức” (LuLc 11:12), “quyền lực của chốn tối tăm” (LuLc 22:53) “quyền thế của thế giới bóng tối” (Eph Ep 6:12) “ Tất cả quyền bính của kẻ thù” (LuLc 10:19) Khi Satan cám dỗ Chúa jêsus, nó chỉ cho Chúa Jêsus thấy mọi vương quốc của thế giới và nói “ Tôi sẽ cho Ngài hết thảy quyền bính nầy và sự vinh hoa của các nước đó, vì đã giao cho tôi rồi, tôi muối cho ai tùy ý tôi” (LuLc 4:6)Tuy nhiên, dù sự không ngoan và quyền năng của thiên sứ rất siêu phàm, nhưng những đặc tính nầy của họ vẫn bị hạn chế. Chỉ cần một thiên sứ đủ trói Satan và ném nó xuống vựa sâu không đáy vào cuối thế đại nầy (KhKh 20:2-3) Nhưng trước thời kỳ bị giam cầm, Satan cùng quỉ sứ nó sẽ chống lại Michê, là thiên sứ trưởng cùng những thiênsứ của người. Satan sẽ bị đại bại ở cuộc thế tại trên trời và sẽ bị ném xuống (KhKh 12:7-9) Theo DaDn 10:1-21, những thiên sứ thiện và ác đang ở trong xung đột liên quan đến vấn đề của con người và của dân tộc.Chẳng có thiên sứ nào, dù Michê, thiên sứ trưởng (Giu Gd 1:9) hay Satan, có được quyền năng không hạn chế.Một bằng chứng khác về sự hạn chế cua thiên sứ là họ không phải vô sở bất tại. Satan trả lời cxâu hỏi của Đức Chúa Trời liên quan đến hoạt động của nó, nó nói : “Tôi trải qua đây đó trên đất vào dạo chơi tại nơi đó” (Giop G Giop1:7; IPhi 1Pr 5:8) Những thiên sứ của Chúa tường trình rằng họ “đã có lại trãi qua đất” (XaDr 1:11) Những sự di chuyển từ nơi nầy sang nơi khác có dính dáng đến thời gian và có khi bị ngăn trở (DaDn 10:5, 12-14) Sự hạn chế nầy bày tỏ rằng những trận chiến thuộc linh trong đó dân Đức Chúa trời tham chiến thường kéo dài trong một khoảng thời gian.

Cuối cùng, chúng ta phải hiểu rằng những thiên sứ không phải là con người được vinh hiển. Kinh hánh phân biệt giữa “ hàng ngàn, hàng ngàn thiên sứ” và “ linh của những người công bình được làm toàn vẹn” ( spirits of rigateous men made prefect) trong Giêrusalem tại trên trời (HeDt 12:2-23) Sự phân biệt nầy cũng có trong 2:16 “ Vì chắc chắn Ngài không giúp đỡ những thiên sứ, nhưng giúp đỡ hậu tự của Aùpraham”Thật vậy, trong giây lát con người “ kém hơn thiên sứ” (Thi Tv 8:4-5) nhưng trong tương lai con người sẽ cao hơn (HeDt 2:7). Phaolô nói “ anh em há không biết rằng chúng ta sẽ xét xử thiên sứ sao?” (ICo1Cr 6:3) vậy trong hành động xét xử nầy, chúng ta hi63u rằng không ai ở bực thấp hèn hay ít quan trọng lại xét xử những người ở bực quan trọng hơn, ở cấp cao hơn.(3) Hảy ghi ra ba đặc tính của thiên sứ bị hạn chế(4) Hãy xếp cho phù hợp những đặc tính của thiên sứ với sự mô tả thịch hợp ......a. Không sinh sản hay tăng số lượng.....b. Chỉ có mặt tại một chỗ ở một thời điểm......c. Có khả năng hoàn thành ý muốn và mục đích của lãnh tụ......d. Có kiến thức về những vấn đề của con người.....e. Không có sự hiệu hữu bằng thân thể.......f. Đưa vào hiện hữu tại một thời điểm nhất định.......g. Được phân biệt cách rõ ràng trong Kinh Thánh khác hẳn loài người.......h. Có lý trí, tình cảm và ý chí.1) Được tạo dựng2) Linh3) Có thân vị4) Không có phái tính5) Thông minh.6) Có quyền năng.7) Không vô sở bất tại.8) Không phải là con người được vinh hiển

ĐẶC TÍNH ĐẠO ĐỨC CỦA THIÊN SỨ.

Thiên sứ được tạo dựng ở trạng thái thánh thiện. Mục tiêu 2: Chọn những lời diễn đạt đúng liên quan đến đặc tính đạo đức của thiên sứ căn cứ trên Kinh Thánh .Trong những trang trước, chúng ta nói về cả thiên sứ thanh thiện ( holly angels) lẫn thiên sứ gian ác (evilangels). Trong phần nầy chúng ta sẽ thấy rằng tất cả thiên sứ đều được tạo dựng ở trạng thái thánh thiện ( all angels were created holy), nhưng một số thiênsứ đã rơi khỏi tình trạng thánh thiện ấy, kết quả của sự sa ngã của họ có tầm ảnh hưởng rộng khắp vũ trụ.Kinh Thánh nói rất ít về tình trạng nguyên thủy của thiên sứ. Tuy nhiên,

chúng ta thấy đến cuối hoạt động tạo dựng của Chúa có câu “ Đức Chúa Trời tha61y các việc Ngài đã làm thật rất tốt lành” (SaSt 1:31). Chắc chắn điều nầy bao gồm cả sự trọn vẹn của thiên sứ trong sự thánh khiết khi họ được tạo dựng. Nhưng Kinh Thánh có nói về sự sa ngã bị thảm của họ. Chúng ta hãy xem khả năng của thiên sứ chọn hành động phải lẽ hay sai quấy và khả năng công nhận và làm đúng theo tiêu chuẩn của hành vi phải lẽ.(5) Đọc mỗi phần Kinh Thánh trưng dẫn dưới đây và hoàn chỉnh lời diễn đạt.a. GiGa 8:44, một trong những tội lỗi làm cho Satan sa ngã là

b. IIPhi 2Pr 2:4, Đức Chúa Trời không tiếc các thiên sứ khi họ

c. Giude, câu 6. Một số thiên sứ không giữ thay vào đó, họ đã

d. ITi1Tm 3:6. Một trong những nguyên nhân gây cho ma quỉ sa ngã là tội

Thiên sứ được phép chọn lựa. Như chúng ta đã thấy, tất cả thiên sứ đều được dựng nên cách trọn vẹn. Đầu tiên, tình cảm hay tình yêu của họ hướng thẳng vào Đấng Tạo Dựng mình và họ có khuynh hướng làm theo ý muốn của Ngài. Dù Kinh Thánh không cho chúng ta biết chi tiết, nhưng chúng ta tin rằng ở giai đoạn nầy họ có khả năng hoặc phạm tội hoặc không phạm tội. Hiển nhiên họ ý thức được vai trò của mình và mối quan hệ của họ với Đấng Tạo Hóa.Chắc chắn họ phải biết vâng lời hay không vâng lời là yếu tố quyết định số phận tương lai của họ.Trong khi thiên sứ có quyền chọn lựa việc phạm tội hay không phạm tội, thì họ không bị bắt buộc phải vâng lời Đức Chúa Trời và giữ thư bậc của mình. Sự lựa chọn của họ hoàn toàn tự nguyện. Rủi ro thay, chúng ta không có chi tiết nào về những biến cố ba trùm tấm bi kịch khi một phần cơ binh thiên sứ bị ngã. Tuy nhiên, do sự mặc khải thiên thượng, Phaolô cho biết rằng sự thất bại của ma quỉ phát sinh từ tính tự phụ ( kiêu ngoại quá mức) của nó (3:6).Vài phần Kinh Thánh cũng dùng những vua của trần gian để tượng trưng cho Satan. Chẳng hạn , trong Exe Ed 28:12-19, vua Tyrơ bị sa ngã, sự kiêu ngạo quá độ về sắc đẹp của mình. Sự kiêu ngạo nầy hủy hoại khả năng cuả vua nầy để hướng dẫn cuộc sống mình trong chính đáng hoặc phân xử nghiêm minh.Vua Babylôn cũng bị kết án vì tham vọng và kêu ngoại quá độ. ( theo EsIs 14:12-15) Dù những ví dụ nầy có ám chỉ cách tượng trưng về sự sa ngã của Satan hay không thì chúng ta vẫn biết rằng một số trong đạo quân thiên sứ, bằng hành động của ý riêng mình, đã chọn việc từ bõ vị trí quyền hành và nhà của mình (Giu Gd 1:6)

Cùng thái độ khiến Satan phạm tội đã ảnh hưởng một số lớn thiên sứ. KhKh 12:4 ám chỉ cho trường hợp nầy khi một phần ba thiên sứ đi theo Satan trong cuộc nổi loại chống nghịch Đức Chúa Trời. Ngoài ra, chúng ta còn biết satan là cha đẻ thuộc linh của sự lừa dối (GiGa 8:44). Vì Satan và những thiên sứ khác phản nghịch, nên có sự chọn lựa sống cho bản ngã và theo ý riêng hơn là chọn lựa Đức Chúa Trời và những lợi ích của Ngài. Kết quả thật thảm khốc, và hình phạt theo sau: “Đức Chúa Trời chẳng tiếc những thiên sứ phạm tội” (IIPhi 2Pr 2:4)Sự cứu chuộc vốn được hoạch định để cung ứng cho nhu cầu thuộc linh của con người không thể hiệu lực đối với những thiên sứ sa ngã. Những thiên sứ bất khiết cứ tiếp tục tồn tại trong lãnh vực của “kẻ ác” (Mat Mt 6:13; 13:9; IGi1Ga 5:18-19) Sự tồn tại tiếp tục của nó là một sự cảnh cáo liên tục cho chúng tra về sự nguy hiểm của việc chống đối Đức Chúa Trời hay coi thường quà tăng ân phúc mà Ngài ban cho chúng ta.Một số thiên sứ phạm tội, bị đoán phạt và trở nên phần tử của “những sứ giả của ma quỉ” (Mat Mt 25:41). Những thiên sứ khác không phạm tội, họ còn ở với Đức Chúa Chà là thiên sứ thánh của Ngài (Mac Mc 8:38) Kinh Thánh không nói gì thêm về sự phản loạn và hình phạt của thiên sứ. vậy, thiên sứ phô bày tính xác thực của sự quyết định của mình, nghĩa là những thiên sứ nào chọn việc làm theo ý muốn của Đức Chúa Cha thì cứ dược thánh khiết mãi mãi, còn nhũng thiê sứ nào chọn đi theo quyền lợi riêng mình thì vĩnh viễn sống trong sự gian ác.Những thiên sứ thánh là những vi duy trì mối liên hệ với Đức Chúa Trời, chiêm ngưỡng Cha tở trên trời (Mat Mt 18:10) và làm theo ý muốn của Ngài (6:10) Họ được kể là thiên sứ của ánh sáng ( mà Satan cố sức tự mạo hay giả dạng IICo 2Cr 11:14)(6) Hãy chọn những lời diễn đạt dưới đây lời nào được Kinh Thánh hỗ trợ rõ ràng, hoặc ám chỉ hay chẳng hỗ trợ gì cả.....a. Ma quỉ sa ngã vì nó tự kiêu hay kiêu ngạo quá độ......b. Những thiên sứ được tạo dựng ở trạng thái thánh khiết......c. Một phần ba thiên sứ chọn đi theo Satan.....d. Tất cả những thiên sứ sa ngã sẽ có cơ hội ăn năn.......e. Tất cả thiên sứ được tự nguyện chọn phạm tội hay không phạm tội.......f. Đức Chúa Trời tuyên án đoán phạt lập tức những thiên sứ không phạm tội.......g. Tất cả thiên sứ cứ phô bày tính xác thực trong sự lựa chọn hoặc phạm tội hay không phạm tội.......h. Satan được coi là một thiên sứ của sự sáng.......I. Giống như những thiên sứ thánh thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời thì những thiên sứ gian ác thực hiện ý muốn của Satan.

......j. Ngày từ lúc được tạo dựng, Satan là kẻ gian ác.1) Hỗ trợ rõ ràng2) Aùm chỉ3) Không hỗ trợ.

SỐ LƯỢNG CỦA THIÊN SỨ Mục tiêu 3: Chọn một lời diễn đạt tóm tắt tốt nhất về sự dạy dỗ của Kinh Thánh liênquan đến số lượng của thiên sứ .Trước khi chúng ta xem xét về tổ chức và hoạt động của cả thiên sứ thánh lẫn thiên sứ bất khiết, thì chúng ta hãy tìm xem Kinh Thánh nói gì về số lượng của thiên sứ. Dù Kinh Thánh không đưa ra một số chính xác về thiên sứ hiện hữu, nhưng chúng ta biết rằng họ tạo thành một số lượng rất lớn hay vô số. Những phần Kinh Thánh tham khảo sau liên quan đến số lượng lớn thiên sứ.1. Khi tiên tri Eâlisê và tôi tới người bị đạo quân Siri rất hùnh mạnh vây tại thành Đôthan, thì Đức Chúa Trời sai một đạo quân thiên sứ rất lớn đến bảo vệ những tôi tớ Ngài (IIVua 2V 6:1-17)2. Theo tác giả Thi thiên “ Xe ngựa của Đức Chúa Trời hàng chục trên hành ngàn và hàng ngàn trên hàng ngàn ( tens of thousands and thousands of thousands 10.000 x 1.000 chú thích người dịch)” (Thi Tv 68:17)3. Trong lời chúc phước cho dân Ysơraên. Môise nói Chúa ngự đến với “muôn vàn (quá nhiều không thể đếm được ) Đấng thánh” (PhuDnl 33:2)4. Trong khải tượng tiên tri, Đaniên thấy Thượng Cổ ( Đức Chúa Trời) ngồi trên ngai đoán xét. Đaniên mô tả quan cảnh nầy “ Hàng ngàn trên hàng ngàn hầu hạ nGài, chục ngàn trên chục ngàn đứng trước mặt Ngài ( 1.000x 1.000) , 1.000 x 10.000) (DaDn 7:10)5. Tác giả thơ tín Hêbơrơ nhắc nhở độc giả về đặc ân vinh diệu của những người đến gần Đức Chúa Trời Hằng sống, trước mặt Ngài có một tập thể của “ hàng ngàn trên hành ngàn thiên sứ” ( thousands upon thousands) (1.000 x 1.000) (HeDt 12:22)6.Cuối cùng, khi Đức Chúa Trời cho Giăng, môn đề yêu quí của Ngài nhìn thấy quan cảnh uy nghi của triều đình thiên thượng, Giăng ký thuật, “ bấy giờ tôi hấy và nghe tiếng của vô số thiên sứ, con số của họ là hàng ngàn và chục ngàn trên chục ngàn (1.000 x 1.000 và 10.000 x10.000) Họ ở chung quanh ngai” (KhKh 5:11)Từ bằng chứng trên, chúng ta thấy dố lượng của cơ binh thiên sứ, hay thiên sứ thánh, thật vĩ đại. Ngoài ra, chúng ta cũng biết rằng đạo quân của thiên sứ gian ác của Satan cũng tồn tại và số lượng của nó cũng nhiều nữa (12:7-12)(7) Kinh Thánh dạy gì về số lượng của thiên sứ?

a.Có nhiều thiên sứ sa ngã hơn là những thiên sứ còn lại trung thành với Đức Chúa Trời.b. Có một số lượng lớn không thể đếm được về thiên sứ thiện lẫn ác, hiện hữu.c. Nhiều thiên sứ phục vụ Đức Chúa Trời, một số ít thiên sứ xấu xa phục vụ Satan.d. Tập thể đông đảo thiên sứ đang giảm dần về số lượng.

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THIÊN SỨ. Những bằng chứng về sự tổ chức. Có nhiều bằng cớ trong Kinh Thánh cho biết rằng có một tổ chức rất chặt chẽ của những lực lượng thuộc giới linh để thực hiện những công tác đặc biệt giao thác cho họ. Một số những phần Kinh Thánh đó là:1. IVua 1V 22:19. Tiên tri Michê tiết lộ một số điều về tổ chức của thiên sứ: “tôi thấy Đức Giê Hô Va ngự trên ngôi Ngài và cả cơ binh trân trời đứng chầu Ngài bên hữu và bên tả” Đức Chúa Trời ngồi trên ngai với cả cơ binh (thiên sứ) trên trời ở xung quanh Ngài.2. Mat Mt 26:53 Chúa Jêsus nói với Phierơ: “ Người há tưởng ta không thể cầu xin Cha ta, thì Ngài liền sai đến cùng ta hơn mười hai đạo quân thiên sứ sao?” Điều nầy gợi ý về cách tổ chức tương tự như tổ chức của quân đội Lamã. Đồng thời cũng ngụ ý rằng thiên sứ luôn luôn ở trong tình trạng báo động, sẵn sàng tuân theo lệnh truyền của Cha thiên thượng.3. LuLc 8:8-14. Sứ giả thiên binh hiện ra báo tin cho những người chăn chiên về sự ra đời cuả Chúa Jêsus thình lình có “tập thể đông đảo thiên sứ trên trời” cùng cộng tác. Thiên sứ đặc biệt và ca đoàn thiên sứ đặc biệt cùng hòa ca ngợi khen Đức Chúa Trời. Rõ ràng một sứ giả thiên thần cùng ca đoàn đã làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời và htực hiện công tác giao thác cho họ.4. KhKh 19:10-14. Khải tượng của sứ đồ Giăng về đạo quân thiên sứ đắc thắng khi Chúa Jêsus hiện đến cùng bày tỏ cấp bậc, thứ tự, tổ chức, quyền bính và mục đích: “Các đạo quân trên trời đều ặc vải gai mịn, trắng và sạch cỡi ngựa bạch theo Ngài”

Bạn có thể nhận thấy rằng Kinh Thánh chứng minh sự tổ chức của thiên sứ thánh. Phần sau của bài học nầy, chúng ta sẽ thấy lực lượng của gian ác cũng có tổ chức nữa.Hơn nữa chúng được tổ chức để cống nghịch cùng Đức Chúa Trời.

Hoạt động có tổ chức của thiên sứ thánh. Vì chúng ta phân biệt hai nhóm thiên sứ riêng biệt: thiên sứ thánh và quỉ sứ hay thiên sứ bất khiết, nên trước hết chúng ta hãy khảo sát công việc của

thiên sứ thánh.Khi khám phá công việc của họ, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn được tổ chức đó làm công việc nầy như thế nào.Những thiên sứ thờ phượng Đức Chúa Trời. Trong những bức trang về thiên sứ thánh được tiết lộ trong Kinh Thánh chúng ta thấy có những thiên sứ đứng trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời để thờ phượng Ngài (Thi Tv 103:20; 148:2; EsIs 6:1-7) Họ cất cao giọng ca ngợi của tạo vật của Ngài. Họ thờ lạy về sự thực hữu của Ngài, về những gì Ngài cung ứng, và về những phương tiện Ngài sử dụng để hoàn thành sự cứu chuộc ( so sánh KhKh 5:9-12 với 5:13-14)Những thiên sứ thành vui mừng trong công tác tạo dựng của Đức Chúa Trời trong thiên nhiên (Giop G Giop38:7) và trong phép lạ đẹp tuyệt vời Ngài thục hiện khi Ngài biến đổi tội nhân và đem họ vào gia đình Chúa Trời (LuLc 15:10) Bầu trời đã được mở ra như một đền thờ quan vinh trng đó thiênsứ xuất hiện như hội chúng trên trời (heavebly congregatien). Tại đấy họ thờ phượng và ca ngợi Đức Chúa Trời, nhờ sự hện diện của Ngài mà họ tồn tại (Mat Mt 18:10)Thiên sứ là những linh phục vụ. Không những thiênsứ thờ phượng Đ(ức Chúa Trời và vui mừng về sự hiện hữu cùng công việ của Ngài, nhưng họ cũng còn thực hiện ý muốn của Ngài (Thi Tv 103:20) Là những linh phục vụ (ministering spirits),thiên sứ được sai đi để phục vụ những ai sẽ thừa hưởng sự cứu rỗi (HeDt 1:14) hãy quan sát sự phục vụ cua thiên sứ trong cả thời Cựu ước và Tân ước.1. Phaolô, một tù nhân trong những hoàn cảnh rất nguy khốn đã được một thiên sứ khích lệ (Cong Cv 27:23-24)2. Philíp được một thiên sứ trực tiếp hưóng dẫn trong sự phục vụ (8:26)3. Cọt nây được một thiên sứ giúp đỡ trong việc ông tìm kiếm một nơi thỏa lòng trong Đức Chúa Trời (10:3-7)4. Phierơ được một thiên sứ giải cứu cách kỳ diệu (12:7-10)5. Ít nhất trong hai trường hợp, Chúa Jêsus được các thiên sứ đến tăng cường sức lực cho (Mat Mt 4:11; LuLc 22:43)6. Ê-li-sê được cả một đạo binh thiên sứ bảo vệ khỏi quân đội hùng mạnh Siri (IIVua 2V 6:8-23)7. Sau khi trốn khỏi Abimêléc (ISa1Sm 21:10-22:1) Đavít biết rằng ông đã được những thiên sứ bảo vệ và giải cứu (xem Thi Tv 34:7)Thiên sứ là những chức viên thi hành sứ trừng phạt. Trong việc thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời, các thiên sứ cũng là những chức viên thi hành sự trừng phạt, đoán xét những kẻ thù của Đức Chúa Trời. Chẳng hạn trong IIVua 2V 19:35 chép, “ Trong đêm đó, có một thiên sứ của Đức Giê Hô Va đi đến trong dinh Asiri và giết một trăm tám mươi lăm ngàn người tại đó”. Trong Cong Cv 12:23, chúng ta cũng thấy, “Vì Hêrốt không ca ngợi Đức

Chúa Trời, lập tức một thiên sứ của Chúa đánh vua, rồi vua bị trùng đục và chết”Nhiều phần Kinh Thánh khác vũng nói về công việc của thiên sứ như những chức viên của sự quan phòng của Đức Chúa Trời, chức viên thi hành sự trừng phạt cả trong quá khứ lẫn tương lai, và là lực lượng đặc biệt tháp tùng khi Đấng Christ trở lại.(8) thiên sứ thánh có quan hệ gì trong những hoạt động nầy? Họ:a. thờ phượng, ca ngợi Đức Chúa Trời và làm theo ý muốn của Ngài.b. là những linh phục vụ những người được chuộc trên đất.c. cáo trách con người về tội lỗi và hướng dẫn họ đến sự ăn năn.d. bảo vệ, giải cứu, hướng dẫn, khích lệ, và thêm sứ cho dân sự của Đức Chúa Trời.e. hành động như những viên chức thi hành sự đoán xét, chừng phạt những kẻ thù của Đức Chúa Trời.Thiên sứ dường như có ảnh hưởng trên công việc của những quốc gia. DaDn 10:13 và 20 tiết lộ rằng những để quyền gian ác ( evil princedoms) tồn tại trên nhiều nước và bị những thiên sứ thánh đối địch. Từ những câu Kinh Thánh trên và từ 10:21-11:1, chúng ta kết luận rằng những thiên sứ đã xuất hiện để được giao phó công việc của những quốc gia. So sánh những phần Kinh Thánh trong Đaniên và Eph Ep 1:21; 6:12 và CoCl 1:16, 2:15 chúng ta thấy rằng trận chiến thuộc linh đang di64n ra trong mọi thời đại ở các vùng trên trời. Những lực lượng gian ác khởi động cuộc chiến để đánh lừa tâm trí và tình cảm của con người, cả nam lẫn nữa - hậu quả là chiếm giữ linh hồn họ.Có trường hợp, dường như sự công kích căng thẳng quá đến nổi thiên sứ trưởng phải đích thân tham gia. Trong câu 9, Michê ( Micaên) được gọi là thiên sứ trưởng, là vị lãnh đạo của thiên sứ thánh. Vị nầy cũng còn được coi là vua (prince) của quốc gia thịnh vượng (DaDn 10:13, 21; 12:1) Ma ca ên ( Michên - Michael) là vị thiên sứ lớn rất cao giọng loan báo khi biến cố của việc Chúa trở lại bắt đầu xảy ra (ITe1Tx 4:16)Trong Kinh Thánh chỉ đề cập đến tên của hai vị thiên sứ Michê, thiên sứ trưởng và Gápriên được tiết lộ là một sứ giả thiên thần khác tuy không gọi tên nhưng cũng phục vụ Chúa trong khả năng nầy.Kinh Thánh đưa ra một số bằng cớ có giới hạn về những cấp bậc khác của thiên sứ thánh.1. Chêrubin (SaSt 3:24; IIVua 2V 19:15; Exe Ed 10:1-22; 28:1-14) Chêrubin là những vị canh gác của Ngai Đức Chúa Trời. Họ cũng gác lối vào vườn Ê-đen.2. Sêraphin (EsIs 6:2, 6) Sêraphin xuất hiện như các hướng dẫn viên trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời. quan tâm đầu tiên của họ là sự thánh khiết và

tinh sạch của những người được chuộc để sự thờ phượng và phục vụ có thể được chấp nhận.3. Những đấng canh giữ (DaDn 4:13, 47) họ được giao nhiệm vụ giám sát một số hoạt động đặc biệt. Họ trung thành trong nhiệm vụ của mình và trong phân đoạn nầy ta thấy họ đem sứ điệp của Đức Chúa Trời đến cho con người.4. Những con sinh vật (liang creatures) (KhKh 4:6; 6:1-7; 15:7) những thiên sứ nầy xuất hiện khác với Sêraphin. Chêrubin và những thiên sứ bình thường. Họ xuất hiện dể thờ phượng Dức Chúa Trời, để điều khiển sự hình phạt của Đức Chúa Trời và năng động xung quanh ngai của Ngài.Tóm lại: bộ phần thiên sứ Thánh này phục vụ Đức Chúa trời cách hiệu quả và luôn luôn sẵn sàng thừa hành mục đích của Đức Chúa Trời cho dân sự Ngài.(9) Xếp đặt cho phù hợp tên hay các thứ bậc với lời mô tả .....a. Những sứ giả được giao nhiệm vụ giám sát những hoạt động đặc biệt......b. Một sứ giả thiên thần đặc biệt......c. Những thiên sứ canh giữ ngai của Đức Chúa Trời.......d. Những thiên sứ năng động xung quanh Ngài Đức Chúa Trời và điều khiển một số hình phạt......e. Một cơ binh những tạo vật được chiêm ngưỡng Đức Chúa Trời, thờ phượng Ngài, và đứng sẵn sàng chờ lịnh Ngài sai phái......f. Những hữu thể thiêng thần quan tâm đặc biệt đến sự thánh khiết trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời và sự thờ phượng có thể được chấp nhận......g. Vua đặc biệt của quốc gia Ysơraên.1) Micaên.2) Gápriên3) Những thiên sứ thánh.4) Chêrubin5) Sêaphin6) Những đấng canh giữ.7) Những sinh vật

Tầm mức hoạt động cũa thiên sứ thánh Trước khi rời khỏi để tài vềnhững hoạt động của thiênsứ thánh, chúng ta nên lưu ý một số kết luận rút ra từ Kinh Thánh liên quan đến hạm vi hay tầm mức xa rộng của những hoạt động của thiên sứ thánh.Trước hết, thiên sứ thánh là những phục vụ viên của sự quan phòng đặc biệt của Đức Chúa Trời trong dịch vụ (affairs) của dân sự và Hội Thánh của Ngài. HeDt 1:7 có phép “ Ngài làm cho thiên sứ Ngài như gió và tôi tớ Ngài như ngọn lửa” (Xem thêm Thi Tv 104:4) Nói cách khác, Đức Chúa Trời

dùng thiên sứ làm sứ giả của Ngài không phải torng công tác bình thường, nhưng trong những việc phô bày quyền năng đặc biệt liên quan đến luật pháp của Ngài (PhuDnl 33:2; Cong Cv 7:53; GaGl 3:19 và HeDt 2:2) SỰ can thiệp hay dính dáng của thiên sứ hay nội vụ bình thường của con người xuất hiện tùy trường hợp và ngoại lệ. Thiên sứ không dùng quyết định riêng của họ để can thiệp, nhưng chỉ can thiệp khi có lịnh của Đức Chúa Trời. Thiên sứ không đứng trung gian giữa Đức Chúa Trờ và dân sự Ngài.Thứ hai, quyền năng của thiên sứ vốn lệ thộc và xuất phát từ Đức Chúa Trời, xuất hiện hòa hợp với nhhững qui luật của thế giới thuộc linh và thế giới tự nhiên. Khác với Đức Chúa Trời, thiên sứ không thể tạo dựng, hoạt động nên nếu không ngờ vào uy quyền khác ( của Đức Chúa Trời) để xét trong lòng hay thay đổi những qui luật của thiên nhiên, Thiên sứ không thể trực tiếp ảnh hưởng trên tâm trí của con người, vì đó là công việc của Thánh Linh. Nói cách rõ ràng, thiên sứ chỉ hoạt động trong những giới hạn.Thứ ba, Thánh Kinh chỉ ra rằng những sự xuất hiện của thiên sứ thông thường ở trước và kèm theo những khúc quanh mới quan trọng trong kế hoạch được tiết lộ của Đức Chúa Trời. Chẳng hạn, chúng ta thấy hoạt động của thiên sứ ngay khi xảy ra những biến cố sau:Lúc tạo thiên lập địa (Giop G Giop38:7)Khi luật pháp được ban bố (GaGl 3:19)Ngay trước và vào lúc Chú Jêsus giáng sinh (LuLc 1:11, 26; 2:13)Trong kh I Chúa Jêsus bị cám dỗ trong đồng vắng và trong vườn Ghếtsêmanê (Mac Mc 4:11; LuLc 22:44)Vào lúc Chúa sống lại (Mat Mt 28:2)Khi Chúa Jêsus thăng thiên (Cong Cv 1:10-11)Trong những hoạt động của thời kỳ cuối cùng trước khi Đấng Chirst tái lâm ( xem phần tham khảo về hoạt động của thiên sứ trong sáng Khải huyền và Mat Mt 25:31)(10) Khoanh tròn những mẫu tự từ tr7ớc mỗi phần hoàn chỉnh mô tả hoạt động của thiên sứ thánh. Họ:a. xen vào giữa Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài.b. là những phục vụ viên đặc biệt của sự quan phòng của Đức Chúa Trời.c. biểu đương quyền năng đặc biệt khi luật pháp được ban bố.d. có mặt vào lúc tạo dựng trời đất.e. là những phương tiện ảnh hưởng tâm trí của con người.f. chịu trách nhiệm trong việc hướng dẫn người bị cám dỗ.g. có quan hệ đặc biệt trong những khúc quanh quan trọng trong chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời.h. Chi phối những qui luật cuả thế giới thuộc linh và thế giới tự nhiên.Hoạt động có tổ chức của thiên sứ bất khiết.

Mục tiêu 5: Chọn những lời diễn đạt đúng liên quan đến hoạt động và số phận của những thiên sứ phạm tội cùng lãnh tự của chúng .Kinh Thánh bày tỏ rằng Đức Chúa Trời có ngai của Ngài cùng những bầy tôi phục vụ thế nào, thì Kinh Thánh cũng tiết lộ rằng trong vương quốc tối tâm ma quỉ cũng có tổ chức của nó như thế ấy.Một số người đã quan sát cách méo mó rằng satan là “kẻ bắt chước”Đức Chúa Trời. Satan có một ngôi (KhKh 3:13) Kinh Thánh ám chỉ nó là “ vua của thế gian nầy” (GiGa 14:30. 16:11;) và “kẻ cai trị vương quốc của bầu không khí” (êphêsô 2:2;) Nó là lãnh tụ của một tổ chức gian ác.Kinh Thánh nói nó có những sứ giả (Mat Mt 25:41) và chúng chống nghịch Đức Chúa Trời (KhKh 12:7-9)Những bằng cớ khác của tổ chức gian ác nầy được nói đến trong những thơ tín của Phaolô. Trong CoCl 1:16 ông nói về “ngai hay quyền thế hay những nhà cai trị, hay quyền bính” Eph Ep 6:12 nói về “ những kẻ cai trị. . . . quyền bính. . . . thế lực. . . .của thế giới tối tăm. . . . . .những lực lượng thuộc linh gian ác ở những vùng trên trời” Đây cùng một loại với “quyền bính và uy quyền” mà Chúa Jêsus đắc thắng qua thập tự giá (CoCl 2:15) trong mỗi phần tham khảo chúng ta điều thấy bằng cớ về sự tổ chức theo thứ bậc dựa trên cấp bậc quyền lực. Tổ chức gian ác nầy được lập ra để chống nghịch lại Đức Chúa Jêsus Christ, và những yếu tố khác nhau của quyền bình Satan đang đứng chống đối Đ(ức Chúa Trời và dân sự của Ngài. Chúng ta sẽ họ nhiều về những thiên sứ gian ác qua việc khảo sát lãnh tự của chúng ta.

Lãnh tự của những thiên sứ gian ác. Những thiên sứ phạm tội chống nghịch Đức Chúa Trời và cố phá hỏng ý muốn của Ngài. Chúng ta thấy bằng chứng về đều nầy trong những danh xưng dành cho lãnh tụ của chúng.1. Lãnh tụ đó được gọi là Satan, nghĩa là “ kẻ cừu địch” hay là kẻ chống đối. Trước tiên đó là kẻ thù của Đức Chúa Trời. Nó cũng là kẻ thù của con người (XaDr 3:1; Mat Mt 13:39; IPhi 1Pr 5:8)2. Nó còn được gọi là ma quỉ, nghĩa là “kẻ hay vu oan ( nói sai để buộc tội cho người nào đó). Nó tố cáo Đức Chúa Trời với con người (SaSt 3:1-4) và tô cáo con người với Đức Chúa Trời (Giop G Giop1:9, 16; KhKh 12:10)3. Vì nó dụ dỗ ( cám dỗ) con người phạm tội, nên nó còn được gọi là kẻ cám dỗ. Phương pháp của nó là trình bày những cách biện hộ cho việc phạm tội rất hợp lý, cũng như những lợi ích giả định sẽ đạt được khi phạm tội (Mat Mt 4:3 ITe1Tx 3:5)Vì nó bị hạn chế, không biết tất cả, không có mọi quyền năng hay không có mặt nhiều nơi torng một lúc, nên nó dùng nhiều phương cách khác nhau để chống đối Đức Chúa Trời. Rõ ràng nó không thể tấn công trực tiếp Đức

Chúa Trời được, vì vậy nó tấn công loài người mão niệm của công trình tạo dựng của Đức Chúa Trời, bằng những cách khác nhau:_ Nó nói dối (GiGa 8:44; ICo1Cr 11:3)_ Nó cám dỗ (Mat Mt 4:1)_ Nó ăn cắp (Mat Mt 13:19)_ Nó hành hại (IICo 2Cr 12:7)_ Nó ngăn trở (ITe1Tx 2:18)_ Nó sàng sảy ( gây chia rẽ) (LuLc 22:31)_ Nó giả dạng ( giả vờ làm cái gì đó mà nó không phải) cốt để đáng lừa (IICo 2Cr 11:14)_ Nó buộc tội (KhKh 12:10)_ Nó trói buộc bằng bệnh tật (LuLc 13:16)_ Nó chiếm hữu ( quỉ ám) GiGa 13:27)_ Nó giết và ăn nuốt (GiGa 8:44; IPhi 1Pr 5:8)Như chúng ta đã thấy, Satan kiểm soát nhiều thiên sứ gian ác khác,là những kẻ gia nhập với nó torng thời kỳ phản loại nghịch cùng Đức Chúa Trời ban cho nó khi nó được tạo dựng. Những thiên sứ bất khiết, chọn con đường theo Satan, thay vì giữ địa vị và nơi ở Đức Chúa Trời ban cho mình ( Giuđe câu 6) thì cứ ở trong sự phản loại của chúng. Chúng nó cũng tận hiến trọn vẹn cho lãnh tụ của chúng là kẻ lừa dối chúng, và tự nguyện phục vụ để giúp ma quỉ đạt được những mục đích gian ác của nó.(11) Xếp đặt cho phù hợp tên hay từ ngữ ( phải với lới mô tả ( trái)

Hoạt động của thiên sứ gian ác. Những thiên sứ bất khiết chống nghịch Đức Chúa Trời, dân sự của Ngài, và chương trình của Ngài, chúng nó giống đạo quân của vương quốc tối tăm của Satan (Mat Mt 25:41; Eph Ep 6:12; KhKh 12:7-12) có một số người tìm cách phân biệt giữa linh của thiên sứ bất khiết và ma quỉ (unholy angelic spirits and demons), tuy nhiên không có bằng cớ nào nói chúng nó không phải là một và giống nhau.Chúng ta nó tìm cách chia rẽ dân sự của Đức Chúa Trời xa khỏi Ngài (RoRm 3:38). Chúng chống lại thiên sứ thánh (DaDn 10:12-11:1) trói buộc người ta bằng sự đau đớn vể thể xác lẫn tinh thần, tâm trí (Mat Mt 9:33; 12:22; Mac Mc 5:1-16 LuLc 9:37- 44) gieo rắc giáo lý giả (IITe 2Tx 2:1-12; ITi1Tm 4:1) và chiếm hữu ( ám vào) con ngườ ngay cả loài vật (Mat Mt 4:24; Mac Mc 5:8-14 LuLc 8:3; Cong Cv 8:7; 16:16)Tùy trường hợp, Đức Chúa Trời vẫn cùng những thiên sứ bất khiết để hoàn thành mục đích của Ngài về việc hình phạt kẻ không tin kính (Thi Tv 78:49; IVua 1V 22:23) và thử nghiệm hay răn dạy người tin kính (Giop G 1:1-2:13; ICo1Cr 5:5)

Số phận của những thiên sứ bất khiếtNhững thiên sứ bất khiết là hình ảnh minh họa cho những gì sẽ xảy ra cho những kẻ gian ác. Những bằng chứng Kinh Thánh sau đây mô tả số phận của chúng ta._ Những con quỉ ám vào hai người đàn ông la lới với Chúa Jêsus “ Có phải thần đến để hình phạt chúng tôi trước kỳ định không?” (Mat Mt 8:29)_ Chúa Jêsus nói về “ Lửa đời đời sẵn dành cho ma quỉ cùng những sứ giả ( angels) của nó” (Mat Mt 25:41)_ Phaolô cho chúng ta biết, “ Kẻ bất pháp ( vô luật) kia sẽ bị lộ ra, Chúa Jêsus sẽ ném nó. . . .và huy diệt bằng vinh quanh của sự hiện đến của Ngài” (IITe 2Tx 2:8)_ Giacơ nói “ Các quỉ cũng tin vậy - mà run rẩy” (Gia Gc 2:19).Giăng nói “ Maqủi giận hoảng mà xuống cùng các ngươi vì nó biết thì giờ nó chẳng còn bao nhiêu” (KhKh 12:12)Cuối cùng Giăng nói, “ Chúng nó sẽ bị thống khổ cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời vô cùng” (20:10)(12) Đọc những đoạn Kinh Thánh sau và hoàn chỉnh đời diễn đạt:a. IIPhi 2Pr 2:4 Đức Chúa Trời không tiếc những thiên sứ phạm tội nhưng quăng chúng vào......................., bỏ trong..................................................., giam cầm cho đến...........................................b. Giuđe câu 6. Những thiên sứ không giữ nguyên vị trí về quyền hành nhưng lìa bỏ chỗ ở riêng mình thì Ngài dã dùng xiềng xích đời đời mà

c. Thi Tv 78:49. Để thực hiện sự trừng phạt của Ngài Đức Chúa Trời dùng một...................d. Mat Mt 8:16; Mac Mc 9:25- 26. Ác linh...................... vào người ta.e. LuLc 13:10-16. Aùc linh có thể...............f. KhKh 12:7-12; Eph Ep 6:12 Nơi chống hoạt động dành cho Satan và những thiên sứ bất khiết là cả.............Từ việc nghiên cứ về hoạt động và số phận của những thiên sứ gian ác, chúng ta có thể rút ra một số kết luận quan trọng:1. Chúng ta không để những phương cách của Satan lừa gạt chúng ta và để nó có lợi thế hơn chúng ta (IICo 2Cr 2:11) Chúng ta không để ma quỉ chiếm chỗ làm bàn đạp trong đời sống chúng ta (Eph Ep 4:27). Trái lại, ch1ng ta phải chuẩ bị chống cự lại nó bằng cách trang bị đầy đủ binh giáp của Đức Chúa Trời (Gia Gc 4:7; Eph Ep 6:10-18)2.Chúng ta không nên coi thường ma quỉ (Giu Gd 1:8-9) hay đánh giá thấp mức độ mà nó hủy phá đời sống thuộc linh của tín hữu. Mặt khác, chúng ta đừng bao giờ quên rằng Chúa Jêsus đã đánh bại Satan tại thập tự giá (HeDt 2:14) và chúng ta phải sống bằng đức tin trên nền tảng của sự đắc thắng đó)

3. Quyền lực của Satan và những sự giả của nó bị hạn chế trong thời gian và tầm xa cho ý muốn cho phép của Đức Chúa Trời. Chúng không có toàn quyền năng, không biết mọi sự và không hiện hữu khắp mọi nơi trong một thời điểm.4. Chúng ta không được qui tất cả bịnh tật hay hững tai họa thiên nhiên về cho ma quỉ hay những sứ giả của nó, ngoại trừ có sự mặt khải đặc biệt. Quyền lực cuả ma quỉ có thực bị hạn chế.5. Mặc dù chúng chống nghịch Đức Chúa Trời, nhưng Ngài vẫn buộc chúng ta phục vụ những mục đích của Ngài. Trong lúc Đức Chúa Trời sử dụng ý định gian ác của chúng để hoàn thành mục đích của Ngài, thì đến thời điểm chỉ định Ngài sẽ thực hiện sự trừng hạt và đoán xét của Ngài trên chúng .6. Quyền lực của ác linh ( evil spirits) trên con người không để lẫn với ý muốn của con người. Những ác linh không thể sử dụng quyền lực của chúng nếu ít nhất vào lúc bắt đầu nó không được sự đồng ý của ý muốn con người. Điều nầy có nghĩa là tín hữu có thể chống cự lại quyền lực của chúng ta sự cầu nguyện và đức tin nơi Đức Chúa Trời. Chúng ta có lời bảo đảm nầy từ lời Đức Chúa Trời. “ Hỡi các con yêu quí, các con thuộc về Đức Chúa Trời và đã thắng chúng rồi vì Đấng ở tong các con lớn hơn kẻ ở trong thế gian” (IGi1Ga 4:4)(13) Khoanh tròn những mẫu tự đứng trước mỗi lời diễn đạt ĐÚNG.a. Chúng ta thấy bằng cớ về mục đích của Satan trong những tên gọi chúng.b.Vì nó không thể trực tiếp tấn công Đức Chúa Trời, nên nó tấn công loài người để trả thù Đức Chúa Trờic. Maquỉ được tạo dựng để làm lãnh tụ của những thiên sứ gian ác để phản loạn chống lại Đức Chúa Trời.d. Những thiên sứ bất khiết được tạo dựng trong trạng thái gian ác da hành động của Đức Chúa Trời.e. Những thiên sứ gian ác không bị hạn chế nào và vì vậy nó có thể tấn công bất kỳ ai vào bất kỳ lúc nào.f. Đức Chúa Trời có thể dùng những thiên sứ gian ác trong ý định gian ác của chúng, để hình phạt kẻ bất kính và sửa trị người tin kính để tốt hơn.g. Một số thiên sứ gian ác bị cầm giữ cho đn ngày đoán xét, trong khi những thiên sứ khác được tự do để thực hiện ý muốn của ma quỉ.h. Satan và những thiên sứ gian ác bị hạn chế trong thời gian và tầm hoạt động bởi ý muốn cho phép của Đức Chúa Trời.I. Theo lời Kinh Thánh, tín hữu được truyền lịnh phải trang bị đầy đủ khí giới để chống cự ma quỉ và những lực lượng gian ác của nó.j. Ma quỉ không thể chiếm hữu tín đồ ngoài ý muốn của họ

Bài tập trắc nghiệm CÂU HỎI ĐÚNG - SAIViết chữ Đ vào trước những lời diễn đạt ĐÚNG, và S trước câu nào SAI.......1. Thiên sứ là hữu thế được tạo dựng, thuộc về linh.......2. Tất cả thiên sứ được tạo dựng trong trạng thái thánh khiết.......3. Thiên sứ có thể được gọi hoặc là một cơ binh (tập thể -company hoặc là một dòng giống (race)......4. Cơ binh thiên sứ chứng minh bằng cớ về sự tổ chứng dường như đặt cơ sở trên nhiệm vụ hay công tác giao phó......5. Những thiên sứ rời khỏi địa vị quyền bính cua mình và lìa bỏ nơi ở của mình là do sự chọn lựa của họ......6. Thiên sứ có thân vị tính, sự khôn ngoan siêu nhiên và sức mạnh hay quyền năng......7. Đa số các thiên sứ đều vô sở bất năng, vô sở bất tại và vô sở bất tri......8. Kinh Thánh ám chỉ rằng sự sa ngã của Satan là kết quả của sự tự phụ và kiêu ngạo của nó.......9. Bằng cớ được đưa ra ủng hộ cho sự hiện hữu của một thiên sứ trưởng, chêrubin, sêraphin và nhiều thiên sứ không có tên gọi đặc biệt.......10. Quyền lực của Satan bị hạn chế trong thời gian và tầm mức do ý muốn cho phép của Đức Chúa Trời.......11. Kinh Thánh ám chỉ rằng ít nhất có một nửa thiên sứ quyết định theo Satan và vì vậy chúng cùng sangã với nó......12. Ma quỉ có thể cám dỗ để chúng ta sa ngã, nhưng chúng không thể làm cho chúng ta sa ngã......13. Người ta có thể bị một con quỉ nhập vào trái với ý muốn của họ cho dù họ chống cự nó....14. Kinh Thanh tiết lộ rằng có một số lượng rất lớn thiên sứ tạo thành một đạo binh không thể đếm được......15. Từ ngữ “thiên sứ” có nghĩa là “sứ giả” và mô tả một nhiệm vụ chính của thiên sứ.

Giải đáp câu hỏi nghiên cứu .(1) a. Cả muôn vật, vật thấy được, vật không thấy được.b. Sự sống.(2) b) Loài thọ tạo bất tử chẳng bao giờ ngưng tồn tại.(3) Họ không biết tất cả, không có mọi quyền năng, và không có mặt ở mọi nơi trong cùng một thời gian.(4) a. 4) Không có giới tính.b. 7) Không vô sở bất tại.c. 6) Có quyền năng.

d. 5) Thông minh.e. 2) Linhf. 1) Được tạo dựng.g. 8) Không phải là con người được vinh hiển.h. 3) Có thân vị.(5) a. Không giữ theo lẽ thật.b. Phạm tộic. Địa vị về quyền hành, từ bỏ chỗ ở riêng của mình.d. Tự phụ ( nghĩa là kiêu ngạo quá mức)(6) a. 2) Aùm chỉ.b. 1) Hỗ trợ rõ ràng.c. 2) Aùm chỉ.d. 3) Không hỗ trợ gì cả.e. 2) Aùm chỉf. 1) Hỗ trợ rõ ràng.g. 1) Hỗ trợ rõ ràng.h. 3) Không hỗ trợ gì cả.I. 1) Hỗ trợ rõ ràng.j. 3) Không hỗ trợ gì cả.(7) b) Có một số lượng lớn không thể đếm được về thiên sứ, cả thiện lẫn ác, hiện hữu.(8) a),b), d) và e) là những hoạt động cuả thiên sứ thánh.(9) a. 6) Những đấng canh giữ.b.2) Gápriênc.4) Chêrubind. 7) Những sinh vật.e. 3) Những thiên sứ thánh.f. 5) Sêraphing. 1) Micaên.(10) b), c),d) và d) những hoạt động của thiên sứ thánh.(11) a. 4) Con người.b. 5) Thiên sứ gian ác.c. 1) Satan.d. 3) Kẻ cám dỗ.e. 2) Ma quỉ(12) a. Hồ lửa, ngục tối, ngày phán xét.b. Giam cầm chúng trong chốn tối tăm cho đến ngày phán xét lớn.c. Lũ sứ tai họa.d. Nhậpe. Làm cho người ta què.

f. Những cùng trên trời và dưới đất(13) c), d) và a) là những câu sai. Phần còn lại dùng hết.

LOÀI NGƯỜI TẠO VẬT ĐẶC BIỆT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Loài người có rất nhiều câu trả lời khác nhau để giải thích về nguồn gốc của mình. Những triết gia lý luận, những người theo thuyết tiến hóa trình bày trường phái của mình, những khoa học gia xã hội suy đoán. Bằng cách nầy hay cách khác, những nổ lực của loài người vẫn không làm cho chúng ta thỏa mãn, vì họ tin rằng sự có mặt của con người chỉ là một sự tình cờ, không có ý nghĩa về nguồn gốc của mình và thưa với Đức Chúa Trời “ Tôi cảm tạ Chúa, vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ lùng. . . . . . Số các ngày định cho tôi đã biên vào sổ Chúa trước khi chưa có một ngày ấy” Thi Tv 139:14-16

Chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh Đức Chúa Trời. Chúng ta được Đấng Tạo Hóa dụng nên để cai quản quả đất cách công bằng, sáng tạo và chịu trách nhiệm. Ngài đã ban cho chúng ta sự thông minh, cảm giác và khả năng để chịu trách nhiệm chọn lựa về đạo đức. Chúng ta có khả năng hoàn tất rất nhiều iệc, nhưng ch1ng ta cũng có thể lãnh phí tài năng thiên nhiên của mình và từ chối Đấng Ban cho tất cả mà Đức Chúa Trời ban cho mình là vâng theo lời của Ngài. Tuy nhiên,sự không vâng lời của chúng ta đã đánh mất tiềm năng của chúng ta cả trong hiện tại lẫn tương lai vô cùng tận nữa.

Trong bài học trước chúng ta khảo sát về lãnh vực cuả linh. bây giờ chúng ta sang một loại khác của một tạo vật của Đức Chúa Trời: nhân loại. Chữ con người hay nhân loại trong bài học nầy để chủ chung về dòng giống loài người hay nhân loại trong bài học nầy, bạn sẽ hiểu về con người mình nhiều và biết rõ những bổn phận và quyền lợi của những ai chấp nhận chỉ quyền của Đức Chúa Trời.

Dàn ý bài học Nguồn gốc của loài ngườiBản chất của loài người.Tính bất tử của loài người.

Những mục tiêu của bài học .Học xong bài nầy bạn có thểTrình bày quan điểm của Kinh Thánh về nguồn gốc, bản chất và tính bất tử của loài người.Nhận diện những yếu tố cấu tạo thành con người.

Mô tả tiến trình mà con người đưa ra quyết định về đạo đức.Khao khát phản chiếu hình ảnh của Đức Chúa Trời trong đời sống mình

Những hoạt động học tập Đọc Sáng thế ký từ đoạn 1 đến đoạn 3 nền tảng cho bài học nầy. Ngoài ra bạn phải tìm và đọc hết phần Kinh Thánh trích dẫn trong bài học.

Vẫn học bài như thường lệ. Khi học xong, nhớ làm bài tập và kiểm tra lại phần mình đã làm.

Những chữ căn bản bất tửcó lương tâmgiống nhaugiống vớihậu quảkhông sai lầmlương tâmngười răn bảophụ thuộc.tiến hóa.

Triển khai bài học .

NGUỒN GỐC CỦA LOÀI NGƯỜI Một tạo vật đặc biệt.

Mục tiêu 1: Chọn lựa những lời diễn đạt đưa ra bằng cớ rằng con người là một tạo vật đặc biệt của Đức Chúa Trời .

Kinh Thánh nói một cách hợp lý và trực tiếp vào câu hỏi “ Loài người có mặt trên trái đất như thế nào?” Kinh Thánh cũng đưa ra bằng cớ về nguồn gốc, mục đích và số phận của con người. Kinh Thánh còn tiết lộ cho chúng ta biết rằng loài người là một tạo vật đặc biệt của Đức Chúa Trời.

Con người là loài độc nhất. Kinh Thánh công bố rằng con người là kết quả của hành động thiêng thượng đặc biệt.Đức Giê Hô Va, Đấng Thánh của Ysơraên,tức là Đấng đã làm ra Ysơraên phán như vầy . . . . . “ Aáy chính ta đã làm ra đất dựng nên loài người ở trên đất” (EsIs 45:11-12). Những phần Kinh Thánh đưa ra những lời chứng tương tự

(1) Đọc những câu Kinh Thánh nầy và mỗi câu cho chúng ta biết gì về nguồn gốc của loài ngườia. SaSt 1:27..............................................................b. 5:1-2.............................................................c. 6:7.................................................................d. 9:6.................................................................e. PhuDnl 4:32..............................................f. Thi Tv 100:3.................................................................g. Gia Gc 3:9..........................................................................

Trong việc tạo dựng mọi loài vật khác chỉ có lệnh truyền thiên thượng thì mọi vật hiện hữu ngay tức khắc (xem SaSt 1:20, 24)nhưng khi tạo dựng con người, Đức Chúa Trời làm một công việc đặc biệt.Trước hết, Ngài lấy nhũng yếu tố từ bụi đất nắn nên hình người, rồi Ngài thổi vào lỗ mũi của con người hơithở sự sống (2:7), và người trở thành bản chất thuộc linh từ Đức Chúa Trời làm cho con người có địa vị vương trộn trên muôn vật được đề cập trong Sáng thế ký 1. Hơn nữa, Đức Chúa Trời còn truyền lịnh cho con người cai quản và chinh phục quả đất, điều đó chứng tỏ rằng có một khoảng cách rất xa giữa con người và tất cả những tạo vật khác trên đất trong trật tự tạo dựng (1:28)

Chúng ta cũng có thể thấy sự quan tâm đặc biệt của Đức Chúa Trời nơi loài người khi Ngài chúc phuớc cho con người sanh sản đầy dẫy (SaSt 1:28, 5:2) để dòng dõi loài người lan tràn mặt đất, và cho con người quyền quản trị trên mọi sinh vật khác trên quả đất cũng như tất cả những loại cây có hạt.

Sự khác biệt quan trọng nhất giữa loài người và tất cả các vật khác là con người được ạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời (1:26) Không một tạo vật nào được dựng nên giống như Đức Chúa Trời, chỉ có loài người được ban cho hình ảnh Đấng Tạo Hóa. Trong bài học nầy chúng ta sẽ thấy, con người giống Đức Chúa Trời không phải về phần vật lý nhưng về phần đạo đức và thuộc tính.

Chúng ta khám phá bằng chứng xa hơn về bản chất đặc biệt của con người trong sự khác biệt lớn mà chúng ta thấy giữa người và loài vật. Hãy khảo sát những sự khác nhau sau đây:

1. Loài người có năng lực truyền đạt - khả năng để truyền đạt những ý tưởng cụ thể (có thật) và trừu tượng (lý luận) bằng những cách năng động và sáng tạo. Một ý tưởng cụ thể như: “ Tôi sống trong tòa nhà màu trắng có 5 phòng”.Một ý tưởng trừu tượng như: “ Thà yêu hơn là ghét” Cả hai ý tưởng

nầy đều có thể truyền đạt cho những con người có khả năng suy nghĩ, hiểu biết, và diễn đạt tư tưởng của mình qua lời nói. Không loài vật nào có thể làm như vậy.

2. Loài người có khả năng thưởng thức cái đẹp.Tuy nhiên đối với những con vật vườn hoa đẹp cũng chẳng khác gì miếng đất đầy bụi gai xấu xí.

3. Con người có khả năng phân biệt điều phải và điều quấy. Loài vật không có khả năng nầy. Chẳng hạn, một con chó có thể bày tỏ sự chán ghét đối với hình phạt vì nó không vâng lời, và có thể huấn luyện cho nó vâng lời bằng những hình phạt lập lại, nhưng nó chẳng bao giờ học được sự sai lầm vể đạo đức khi nó ăn cắp trứng gà hay ăn gà con.

4.Con người có một ý niệm sâu xa về nhu cầu thờ phượng đấng tối cao, nhưng loài vật chẳng bao giờ có khả năng thờ phượng hay có những phương tiện d8ể bày tỏ sự tôn kính.

5. Con người có thể lập kế hoạt trước, dự trù những nhu cầu cho tương lai, và thực hiện những thay đổi thời thế. Con ngườithích sáng tạo những kiểu mẫu nhà mới hay hình thức nghệ thuật mới. Tuy nhiên, loài vật không có khả năng sáng tạo hay thấy trước. Những gì chúng nó làm trong sự sửa soạn trước cho mình chỉ là sự đáp ứng theo bản năng thiên nhiên. Chẳng hạn, loài chim có khả năng làm tổ cho chim con, rảiqua nhiều thế kỷ thì nó vẫn tiếp tục làm cùng một loại tổ giống như tổ tiên nó đã làm.Dường như rõ ràng con người là một tạo vật đặc biệt của Đức Chúa Trời. Con người không phải là sản phẩm của sự thay đổi - con người không “tiến hóa” từ hình thức thấp hơn của sự sống loài vật. Trong bài học đầu tiên chúng ta đã thấy rằng Đức Chúa Trời là Đấng tạo dựng cả vũ trụ và cũng bảo tồn muôn vật nữa. Thiên nhiên lại có khuynh hướng mất phẩm chất hơn là làm cho tốt hơn. Những loài vật cáng ngày càng hao mòn. Trật tự bắt đầu bày tỏ những dấu hiệu mất trật tự. Cần phải có sự thông minh và năng lực siêu việt từ bên hành động đặc biệt của Đức Chúa Trời chủ tể mà một loại vậ tuyệt diệu nhất tức là con người được dựng nên.

(2) Lời diễn đạt nào cung cấp bằng cớ cho biết loài người là một tạo vật đặc biệt của Đức Chúa Trời.

a. Sự tạo dựng con người đi theo cùng một kiểu mẫu như việc tạo dựng cây cối và đời sống loài vật.

b.Chỉ một mình loài người nhận được sự sống là kết quả của sự hà hơi của Đức Chúa Trời.

c. Con người được ban cho quyền cai trị cây cối và loài vật.

d. Con người được dựng nên giống như Đấng Tạo Hóa mình.

e. Con người khác biệt và cao cả hơn mọi loài thọ tạo trên đất.

f. Chỉ một mình loài người độc lập với bất kỳ quyền lực cao cả nào.

Được dựng nên theo hình ảnh Đức Chúa Trời Mục tiêu 2: Tìm trong phân đoạn Kinh Thánh đã cho điều nào ám chỉ hay ngụ ý rằng loài người giống như Đức Chúa Trời .

Kinh Thánh dạy rằng con người được dựng nên theo hình ảnh Đức Chúa Trời hoặc giống như Đức Chúa Trời (SaSt 1:26-27; 5:1; 9:6; ICo1Cr 11:7; Gia Gc 3:9) Giống như Đức Chúa Trời, con người có thể suy nghĩ rằng sự phác họa và có mục đích. Mỗi chúng ta, theo cách riêng của mình, đều có thể làm những vật dụng hữu ích và đẹp đẽ. Quả dự nghiên cứu riêng của mình chúng ta cũng có thể khám phá những nguyên tắc trong sự sáng tạo để đưa ra bằng cớ về công việc thủ công khéo léo sáng tạo của Đức Chúa Trời. “ Giống như Đức Chúa Trời” bao gồm ý nghĩa gì và không bao gồm ý nghĩa gì ?

Từ ngữ “ Giống như Đức Chúa Trời không có nghĩa con người là bản sao y hệt Đức Chúa Trời. Ý tưởng nầy có nghĩa là trong vài cách con người giống Đức Chúa Trời. Trog bài 1, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời là vô hình và Ngài là thần linh. Vì vậy chúng ta biết rằng hình ảnh của Đức Chúa Trời không phải thuộc về vật lý thì là điều gì?

1. Thân vị tính dù Đức Chúa Trời là Thần Linh, nhưng linh của con người có thể giao tiếp với linh thiên thượng của Ngài, vì chúng ta, giống như Đức Chúa Trời, là những hữu thể có thân vị. Chúng ta có thể trò chuyện với Ngài trong mối quan hệ cá nhân, và cũng giống như Ngài, chúng ta có khả năng giao tiếp với những người khác.

2. Sự giống nhau về đạo đức. Giống như Đức Chúa Trời, con người có khả năng phân biệt giữa đúng đắn và sa lầm, ngay khởi thủy, toàn thể thân vị tính của con người trí tuệ, tình cảm và ý chí được hướng thẳng về Đức Chúa Trời. Bản chất đạo đức của con người là một bản sao hạn chế của bản chất đạo đức vô hạn của Đức Chúa Trời. Con người đã quyền tự do chọn lựa và hành động có trách nhiệm. Con người có thể bị thử nghiệm, thực hành sự đoán phạt, phát triển và tăng tiến khi người sử dụng sự tự do của chính mình

để chọn lựa giữa điều thiện và điều ác. Vấn đề ấy là con người ý thức được nhu cầu chọn lựa giữa đúng và sai.

3. Bản chất về lý luận. Con người có một điều giống với bản chất lý luận của Đức Chúa Trời vì có trí tuệ bản chất của mình, tức là khả năng để lý luận và biết Đức Chúa Trời cũng như biết người khác. Khả năng nầy được kể như là sự giống về mặt tinh thần của con người với Đấng tạo dựng mình.4. Khả năng cai trị.Con người giống Đức Chúa Trời ở khả năng quản trị, kiểm soát. Con người có thể thuần hóa loài vật, thuần hóa những con vật to lớn mạnh mẽ hơn con người. Người có thể ngăn sông làm những đập thủy điện. Con người có thể làm cho sa mạc trổ hoa như những vùng đất màu mỡ. Trong những cách nho nhỏ như thế, khả năng nầy phản ảnh được sự cai trị của Đức Chúa Trời trên toàn thể vũ trụ.

5. Biết về bản thân mình. Là một thực thể nó thân vị được tạo dựng theo hình ảnh Đức Chúa Trời, con người ý thức về bản thân mình. Ngay những ngay đầu cuộc đời mình em bé bắt đầu cảm nhận rằng mình là một thực thể riêng biệt với những người khác trong gia đình. Nó là một cá nhân. Không cần biết những người khác trong gia đình đòi hỏi nó, hay hoàn cảnh văn hóa chung quanh yêu cầu, nó chỉ biết rằng nó là một người riêng biệt.Con người có giấc mơ riêng, tham vọng, hy vọng, sợ hãi và những động cơ riêng của mình. Con người không giống như hữu thể khác. Những tạo vật khác không có sự biết về bản thân mình như thế nào.

6. Bản chất về xã hội. Nền tảng của bản chất xã hội của Đức Chúa Trời là tình cảm, hay tình yêu Ngài. Suốt cả cõi đời Đức Chúa Trời tìm thấy đối tượng của tình yêu của Ngài trong Ba ngôi. Chúa Jêsus phán, “ Như Cha yêu ta thể nào, ta cũng yêu các ngươi thế ấy. Vậy hãy cứ ở trong tình yêu của ta. . . . Hãy yêu nhau như ta đã yêu các ngươi” (GiGa 15:9, 12). Vì chúng ta nhận được bản chất xã hội, nên chúng ta tìm cách tương giao với Đức Chúa Trời và với những người khác, và tổ chức cuộc sống mình theo đơn vị cơ bản xã hội: gia đình.Tình yêu cuả chúng ta và những sự quan tâm của chúng ta đối với những người khác phát xuất trực tiếp từ khía cạnh xã hội của bản chất chúng ta.

(3) Tìm những câu Kinh Thánh sau đây và mô tả giống Đức Chúa Trời của con người trong mỗi câu:a. SaSt 2:1.................................................................b. Eph Ep 4:24......................................................................c. CoCl 3:10......................................................................d. Thi Tv 139:13-16.........................................................

e. RoRm 10:8-11.................................................................f. SaSt 1:26, 28.........................................................g. IPhi 1Pr 1:5.......................................................................

Kinh Thánh cho chúng ta một sự giải thích hợp lý về nguồn gốc của loài người.Kinh Thánh nói về bản chất của con người cùng tiềm năng mà con người được tạo dựng. Kinh Thánh bày tỏ những sự kiện về con người giống như Đấng Tạo dựng mình. Điều nầy giúp chúng ta thấy con người đặc biệt biết dường nàp và sự vượt trỗi của con người cao hơn những loài vật khác biết bao.Cùng vớ địa vị cao trọng là một hữu thể đạo đức, Kinh Thánh cũng dạy chúng ta rằng con người còn có những trách nhiệm rất quan trọng nữa - những trách nhiệm ảnh hưởng đến số phận đời đời của mình, như chúng ta sẽ thấy trong bài học kế tiếp.

BẢN CHẤT CỦA LOÀI NGƯỜI Mục tiêu 3: Xếp cho phù hợp những câu Kinh Thánh với những khía cạnh vật chất và phi vật chất của con người .

Nếu chúng ta có sự hiểubiết đầyđủ hơn về bản chất của con người, thì chúng ta sẽ dễ dàng giải quyết những vấn đề của mình và hiểu thế nào và tại sao mình cư xử như vậy. Con người thật là một tạo vật phức tạp - có một thân thể tuyệt diệu, một trí óc phong phú và khả năng biết phân biệt đúng và sai. Đó là vài nét trong những đặt tính nỗi bật của con người. Sự mô tả ấy cho chúng ta thấy con người có một khíc cạnh vật chất hay vật lý nghĩa là những gì có thể thấy được, đo lường được và phân tích được trong phòng thí nghiệm, và một khía cạnh phi vật chất hay phi vật lý, nghĩa là không thấy được. Chúng ta hãy khảo sát những khía cạnh khác nhau hay những đặc tính nầy trong bản chất con người.

Khía cạnh vật chất ( vật lý)

Rất dễ cho chúng ta nhận diện khía cạnh vật chất hay vật lý của con người. Đó là những gì chúng ta thấy nơi người khác. Đó là những gì bác sĩ có thể khám xét hay thực hiện một ca phẫu thuật. Nó có thể cân được, đo được và phân tích được ở trong phòng thí nghiệm. Đó là thân thể con người.

Kinh Thánh rất thường nói về thân thể và bao gồm nó trong sự cứu chuộc của chúng ta (RoRm 8:23; ICo1Cr 6:12-20) Kinh Thánh đánh giá thân thể con người như thế nào? Trong khi chúng ta được dạy dỗ rằng khía cạnh phi vật chất của con người là quan trọng hơn khía cạnh vật chất (Mat Mt 10:28), thì chúng ta đừng bị cám dỗ mà coi thân thể mình là những gì đáng khinh bỉ hoặc gắn liền với điều ác. Trái lại, sứ đồ Phaolô dạy rằng dù cho thân thể bị

mục nát sau kh chết, nhưng thên thể sẽ được sống lại cách vinh dệu vào ngày nào đó: “ . . . . . Chúa Jêsus Christ . . . sẽ biến hóa thân thể hèn mạt của anh em để trở thành giống như thân thể vinh diệu của Ngài” (Phi Pl 3:20-21)

Trong thơ gởi cho Hội Thánh Côrinhtô, sứ đồ Phao lô mô tả rằng thân thể của tín hữu là những chi thể của thân thể của Đấng Christ. Oâng nói, thân thể của họ là những đền thờ của Đức Thánh Linh. Vì lý do nầy ông khuyên Cơ đốc nhân phải lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời (ICo1Cr 6:15, 19-20)

Chúa Jêsus tôn quí thân thể con người ở mức độ cao nhất khi Ngài mặc lấy thân thể loài người. Luca ký thuật rằng, Chúa Jêsus lớn lên trong “thân thể vóc giạc” (LuLc 2:40) khi Ngài lớn lên tuổi trưởng thành Thật vậy, tác giả Hêbơrơ công bố rằng rất cần thiết để Chúa chúng ta có một thân thể để Ngài có thể làm thầy tế lễ thượng phẩm cảm thông chúng ta và làm Cứu Chúa chuộc tội chúng ta (HeDt 2:14-15, 17-18).(4) Xếp đặt cho phù hợp phần Kinh Thánh tham chiếu với lời mô tả thích hợp .....a. Thân thể con người là một sự tạo dựng kỳ diệu của Đức Chúa Trời mà Ngài công bố là tốt lành......b . Vì Chúa Jêsus có một thân thể loài người, nên Ngài, có thể là thầy tế lễ Thượng Phẩm cảm thông chúng ta.......c. Thân thể loài người chúng ta và tất cả những bộ phận của nó được dùng làm khuôn mẫu để tiêu biểu cho thân thể của Đấng Christ.......d. Thân thể được tôn trọng làm đền thờ của Thánh Linh......e. Thân thể loài người chúng ta được bao gồm trong sự cứu chuộc chúng ta.1) SaSt 1:27, 312) RoRm 12:13) ICo1Cr 5:15, 19-20

Những khía cạnh phi vật chất ( phi vật lý)

Trong khi chúng ta dễ dàng nhận diện khía cạnh vật chất của con người, thì lại càng rất khó mô tả phạm vi phi vật chất ( phi vật lý) của bản chất con người. Chẳng hạn, Kinh Thánh nói về hồn và linh trong ITe1Tx 5:23, cùng với thân thể tạo nên toàn thể con người. Tuy nhiên, trong Mat Mt 10:28, hồn dường như tiêu biểu cho toàn bộ khía cạnh phi vật lý của chúng ta. Chúng ta là những hữu thể lưỡng diện hay tam diện? Hồn và linh giống nhau hay hai phần riêng biệt?

Khó xác định hoặc hồn và linh là hai khía cạnh riêng biệt của toàn thể con người hoặc cả hai la một và giống nhau. Chúng ta hãy chú ý điểm nầy khi khảo sát chi tiết hơn về những yếutố phi vật lý của con người.

Vài học giả Kinh Thánh tin rằng khi Đức Chúa Trời tạo dựng con người. Ngài thổi vào con người chỉ một yếu tố cơ bản: linh hồn sống ( the living soul). Những học giả Kinh Thánh khác lại tin rằng có hai yếu tố làm cho chúng ta thở và làm cho chúng ta thành những tạo vật sống động. Yếu tố khác là linh (spirit), là nền tảng của sự sống lý trí hoặc những gì liên hệ đến sự lý luận và sự hiểu biết.

(5) Đọc những đoạn Kinh Thánh sau đây và trình bày có một hay hai khía cạnh phi vật chất của con người.a. SaSt 2:7.................................................................b. Thi Tv 42:6..................................................................c. ICo1Cr 5:3...................................................................d. HeDt 4:12.....................................................................e. ITe1Tx 5:23.............................................................

Có vài yếu tố quan trọng của đời sống lý trí. Bạn sẽ thấy rằng ba yếu tố đầu tiên cũng là những khía cạnh của thân vị tính. Những yếu tố đó là:

1. Yếu tố trí tuệ: Khả năng hiểu biết, lý luận, và ghi nhớ.

2. Yếu tố tình cảm: Khả năng cảm xúc, bị tác động do những gì người ta biết hay kinh nghiệm.

3. Ý chí: Khả năng chọn lựa, quyết định, hành động.

4. Lương tâm: biết về bản thân mình trong mối quan hệ với một tiêu chuẩn được biết về điều đúng hay điều sai.

Trong bài học về bản chất của Đức Chúa Trời (Bài1) chúng ta biết rằng chúng ta được tạo dựng với ba thành phần cơ bản: trí tuệ, tình cảm và ý chí. Những phẩm chất nầy cho phép chúng ta giao tiếp với Đức Chúa Trời và với những người khác trong tinh thần trách nhiệm và có ý nghĩa. Cùng với bản chất vật lý của chúng ta, những yếu tố phi vật lý nầy cho phép chúng ta sống như là những con người đầy đủ, trọn vẹn. Chúng ta chế ngự hoàn cảnh, lấy từ môi trường chung quanh những gì cần thiết để sống. Chúng ta học cánh làm việc với người khác trong sự hài hòa của nhịp sống xã hội. Chúng ta cố hết sức mình để làm đẹp lòng Đấng tạo hóa mình, là Đấng đã cung ứng tất

cả những nhu cầu cần thiết để cho một cuộc sống có ý nghĩa và một sự cứu chuộc đời đời.

Ý chí và lương tâm của chúng ta là những yếu tố quan trọng trong khía cạnh đạo đức của phần phi vật lý của chúng ta, chúng ta sẽ học phần kế tiếp về vấn đề nầy.

(6) Dựa vào phần thảo luận trên, chúng ta có thể biết chắc rằng

a. Con người được tạo dựng bằng ba yếu tố : thân thể, hồn và linh.

b. Kinh Thánh dạy rõ ràng rằng con người là mọt hữu thể tam diện.

c. Con người được tạo dựng hai yếu tố: thân thể và hồn.

d. Kinh Thánh dạy rõ ràng rằng con người là một hữu thể lưỡng diện.

e. Kinh Thánh nói về thân thể, hồn, linh, hơi thở sự sống và những từ ngữ khác dùng để mô tả bản chất của con người, nhưng không tiết lộ rõ ràng con người có bản chất lưỡng diện hay tam diện.

(7) Bốn yếu tố của đời sống lý tí của con người là..............................................................................................

Những khía cạnh đạo đức.

Mục tiêu 4: Nhìn nhận những lời diễn đạt đúng liên quan đến những chức năng của lương tâm và ý chí trong quyết định chọn lựa về mặt đạo đức .

Những phẩm chất lý luận của phần phi vật chất mà chúng ta vừa mới học sẽ trang bị cho chúng ta hành động đúng hay sai. Trí tuệ cho chúng ta biết mọi vấn đề cả đúng lẫn sai. Tình cảm của chúng ta kêu gọi chúng ta đi về hướng nầy hoặc sang hướng kia, và ý chí của ch1ng ta quyết định vấn đề. Nhưng nếu không có yếu tớ thứ tư, tức là lương tâm, thì không thể có hành động đạo đức.

Lương tâm của chúng ta được mô tả là một (tiếng nói nội tâm) nó áp dụng luật đạo đức của Đức Chúa Trời đối với chúng ta về những hành động đặc biệt và thúc giục ta vâng theo tiếng nói ấy. Để hiểu rõ hơn về bản chất của sức mạnh đạo đức nầy, bây giờ chúng ta hãy khảo sát lương tâm và ý chí khi chúng ta có quan hệ với hành động của chúng ta.

Lương tâm

Chúng ta đã thấy vắn tắt lương tâm của chúng ta có quan hệ đến thái độ và hành động chúng ta. Đó là một quan năng cho phép chúng ta xét xử đúng đắn giữa những tiến trình hành động hay sự hình thành những thái độ có thể làm đẹp lòng Đức Chúa Trời hay xúc phạm Ngài. Đức Chúa Trời đã bày tỏ tiêu chuẩn sống được chấp nhận trong lời của Ngài. Sự dạy dỗ và áp dụng thực tế lẽ thật thiên thượng mà chúng ta học được sẽ giúp chúng ta hiểu mình phải sống như thế nào. Như vậy, những gì chúng ta biết về ý muốn của Đức Chúa Trời như đã bày tỏ trong lời Ngài và những gì chúng ta sẽ hình thành nền tảng mà lương tâm dựa trên đó để hành động.

Lương tâm khuyên bảo ( cảnh cáo hay nhắc nhở) những thái độ đúng đắn hay sai lầm mà có đang đúc khuôn hay những hành động mà chúng ta sắp thực hiện. Sứ đồ Phaolô đưa ra ví dũ về điều nầy khi ông nói về những người: “ tỏ ra công việc của luật pháp đã ghi trong lòng họ, lương tâm họ cũng cùng làm chứng và ý tưởng họ thay nhau khi thì cáo trách, khi thì bào chữa” (RoRm 2:15)

Chẳng hạn, chúng ta hãy xem một thương gia Cơ đốc nhân, ông Jerôme, phải đố diện với một quyết định: “ tôi có phải đi đến một bữa tiệc tối giao tiếp về vấn đề thương mại quan trọng ở một nơi có những sự giải trí không lành mạnh? Hoặc tôi cứ giữ vững lập trường điều đó là sai lầm cho dù nếu tôi không nhận lời mời tôi sẽ bị mất công việc làm ăn?

Tiêu chuẩn của ông Jerôme là lời Đức Chúa Trời. Oâng biết về những gì Đức Chúa Trời nói về những sự kết giao sai lầm (IICo 2Cr 7:1; ICo1Cr 15:33) Lương tâm của ông làm chứng rằng việc nhận lời mời là sai, vì điều đó trái với tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Lương tâm cũng nhắc nhở ông về sự bắt buộc phải cư xử như điều Đức Chúa Trời. Vì ông Jerôme là một Cơ đốc nhân, lương tâm của ông nói với ông qua ảnh hưởng của Thánh Linh.

Nếu ông Jerome không để ý đến lời chứng của lương tâm và của những trách nhiệm đạo đức của mình, thì ông sẽ cảm thấy xấu hổ và hối hận, và ông sẽ sợ những hậu quả của hành động của mình. Phó mình cho sự cám dỗ sẽ mang lại cảm giác thât bại - thất bại trong việc không theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Những cảm giác đi kèm với sự thất bại xấu hổ, hối tiếc và sợ hãi - không phải là những yếu tố của lương tâm nhưng của tình cảm. Bấy giờ, lương tâm hành động như quan tòa xét xử những thái độ của tinh thần và thái độ cư xử của chúng ta.

(8) Đối với một Cơ đốc nhân, không vâng lời lương tâm sẽ đưa đến ba hậu quả cảm xúc nào..............................................................................................

Vì Đức Chúa Trời đã tạo dựng chúng ta bằng bộ phận bên trong hay “tiếng nói” nầy , nên chúng ta phả hiểu nhiều hơn về những gì có thể làm cho lương tâm của chúng ta và những hạn chế của nó là gì. Trước hết, giống như trí tuệ, lương tâm phát triển khi chúng ta lớn lên và trưởng thành. Khi chúng ta hiểu được trách nhiệm của mình, chúng ta bắt đầu hiểu được trách nhiệm của mình, chúng ta bắt đầu hiểu được những kết quả của hành động của chúng ta. Thứ hai, Kinh Thánh dạy chúng ta rằng lương tâm có thể bị làm ch ô uế, bị hư hoại, bị chai lì.

Có mấy kẻ vì nhiễm hình tượng cho đến bây giờ, nên ăn của đó như của cúng hình tượng, và lương tâm yếu đuối của họ trở nên ô uế (ICo1Cr 8:7)

Đối với kẻ trong sạch, tất cả mọi sự đều trong sạch, những đối với những người bại hoại và không tin, thì không điều chi là sạch cả. Thật vậy, cả tâm trí lẫn lương tâm, họ đều hư hoại cả ( Tit Tt 1:15)

Do sự giả hình của người nói dối, là kẻ có lương tâm chai lì ( có lương tâm bị miếng sắt nướng đỏ in dấu) (ITi1Tm 4:2)

Những câu Kinh Thánh nầy ám chỉ rằng sự bất cẩn trong đời sống Cơ đốc, không chịu nghe tiếng nói lương tâm,và từ bỏ đức tin của người ấy có thể làm cho vô hiệu chức năng mà Đức Chúa Trời ban cho lương tâm. Tuy nhiên, Kinh Thánh không ámchỉ rằng lương tâm có thể bị tiêu diệt.

Thứ ba , lương tâm không phải là vô ngộ ( không sai lầm, trọn vẹn) Nghĩa là, nó có khả năng làm người ta lầm lạc nếu tiêu chuẩn sai được cung cấp cho nó. Sứ đồ Phao lô, trước biến cố ở trên con đường Đamách, đã rất nhiệt tình làm theo lương tâm trong hành vi sai lầm của mình. Oâng nghĩ ông đang làm điều đúng. Tinh thần hăng hái và cá tính hoàn thiện của ông rất đáng khen, nhưng hành động của ông thật nông nỗi: vì lý trí của ông đã làm chấp nhận sự giải thích sai lầm về Cựu ước, lương tâm của ông đã làm chúng dựa trênnền tảng của sự sai lầm đó và nó làm cho ông lầm lạc ( xem Công vụ đoạn 9)

Vậy, lương tâm chúng ta phán đoán những hành động và thái độ của chúng ta dựa trên nền tảng của:

1. Kiến thức của chúng ta về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời.

2. Ý muốn được Đức Chúa Trời mặc khải.

3. Nhận thức đạo đức Ngài đã ban cho chúng ta.

4. Những gì chúng ta đã được học (tài liệu cung cấp cho lương tâm)

5. Những tiêu chuẩn xã hội mà chúng ta đã chấp nhận.

Chúng ta biết mình phải chịu trách nhiệm đối với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn xã hội không luôn luôn giống nhau, vì cớ tội lỗi và sự chống đối tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời chấp nhận là những gì được đặt trên lời Chúa khi được Đức Thánh Linh giải thích.

(9) Khoanh tròn mẫu tự trước lời diễn đạt ĐÚNG

a. Lương tâm nói với chúng ta rằng chúng ta đang sống có trách nhiệm trong mối quan hệ với một tiêu chuẩn được chấp nhận.

b. Thường thường Cơ đốc nhân có thể bị những tiêu chuẩn xã hội hướng dẫn để quyết định sai hay đúng.

c. Lương tâm căn cứ luôn luôn khăng khăng với tiêu chuẩn xã hội hướng dẫn để quyết định sai hay đúng

d. Nếu lương tâm căn cứ trên tiêu chuẩn lời Đức Chúa Trời, thì nó không thể bị ô uế, bị hư hỏng hay chai lỳ.

e. Lương tâm của một Cơ đốc nhân bị rập khuôn chủ yếu bằng sự giải thích của người ấy về điều đúng hay sai.

f. Lương tâm có thể bị hư hỏng, ô uế hay chai lì nếu nó liên tục bị coi thường.g. Lương tâm của một người có thể bị tiêu diệt nếu người ấy liên tục hành động trong đường lối trái gược với những lương tâm lên tiếng.

Ý chí .

Ý chí là quan năng của chúng ta để lựa chọn hay quyết định giữa những hành động có thể chấp nhận. Đối với vấn đề của bất kỳ hành động có thể chấp nhận, thì chúng ta phải biết về nó trước khi chúng ta có thể bày tỏ tình cảm của mình. Bấy giờ, trên cơ sở của kiến thức và tình cảm, chúng ta có thể qua hành động của ý chí mà chọn lựa hành động đặc biệt nào. Chúng ta có thể tự do chọn lựa để làm bất cứ điều gì phù hợp với bản chất của mình. Chúng ta muốn chạy, nhưng chúng ta không thể sống dưới nước như một

con cá, chạy phù hợp với bảnchất con người, sống dưới nước thì không phải. Trong bài học kế chúng ta sẽ thấy con người bị hạn chế do tội lỗi, nên con người không thể thay đổi tình trạng đạo đức của mình chỉ đơn giản bằng ý muốn sống công bình.

Vậy điều gì ảnh hưởng trên ý chí ? Nó hoàn toàn ở dưới sự kiểm soát của con người hay của Đức Chúa Trời? Tiến trình nào liên quan đến quyết định của chúng ta? Hãy khảo sát những vấn đề nầy khi chúng ta học về bản chất con người đầy đủ hơn.

Khi Đức Chúa Trời tạo dựng con người, Ngài ban ch con người quyền lựa chọn: quyền phạm tội hay không phạm tội. Đức Chúa Trời đặt con người trong vườn Eâđen và đưa ra những điều kiệ mà Con người có thể tiếp tục ở trong sự thông công.

Đức Chúa Trời phán dạy rằng: Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn, nhưng về cây biết điều thiện và điều ác, thì chớ hề ăn đến, vì một mai ngươi ăn chắc sẽ chết (SaSt 2:16-17)

Ađam đáp ứng với sự dạy bảo của Chúa Như thế nào? Tiến trình quyết định có lẽ đi theo công thức sau:

1. Trí tuệ của Ađam chấp nhận tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Ông hểu những gì Đức Chúa Trời đã nói với ông.

2. Tình cảm của ông tán thành với sự đúng đắn của lời Đức Chúa Trời. Là Đấng Tạo Hóa và chủ tể của ông, Đức Chúa Trời có quyền lập ra tiêu chuẩn nầy.

3. Ý chí của ông chuân bị để quyết định giữa sự chấp nhận hay phản đối sự cám dỗ do con rắn trình bày (3:4-6)

4. Trong giờ phút quyết định nầy, lương tâm của Ađam cân nhắc những tiến trình của hành động trái với tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời.

5. Ađam phó mình vào sự cám dỗ do một hành động của ý chí.

Như vậy, Ađam cố ý không vâng lời Đức Chúa Trời và lập tức gánh chịu những hậu quả. Lương tâm của ông kết án ông, làm cho ông nhận thức rằng ông đã thất bại trong việc vâng giữ mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Oâng cảm thấy xấu hổ, hối tiếc và sợ hãi vì hành động không vâng lời đã tước đoạtmất sự vô tội của ông (3:7-10) Bây giời bản chất của ông bì hư hoại.Ông đã rơi từ tình trạng vô tội xuống tình trạng bại hoại đã bị hạn chế do bản chất tội lỗi của ông. Oâng không thể muốn vâng theo ý muốn của Đức Chúa Trời nếu

không có sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Phaolô nói, “ tôi biết chắng có điều gì thiện hảo trong tôi, tức là trong bản chất tội lỗi của tôi.Vì tôi rất khao khát làm điều thiện, nhưng tôi không thể thực hiện được” (RoRm 7:8)

Tuy nhiên Đức Chúa Trời không vừa lòng khi để con nguời ở trong tình trạng bại hoại của mình. Ngài ban ơn cho con người ở trog điều kiện chết mất của họ, kêu gọi con người ăn năn tội và tiếp nhận sự cứu rỗi Ngài ban tặng ( Tit Tt 2:11) Chính tại chỗ nầy Đức Thánh Linh dẫn đầu trong sự ảnh hưởng vào ý muốn của con người quay lại cùng Đức Chúa Trời (Phi Pl 2:13).Những ai quay về đều có quyền trở nên con cái của Đức Chúa Trời. (GiGa 1:12)

Trong khi Đức Chúa Trời ban ân điển cho những người sa ngã và cho phép người ấy tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa mình, thì Ngài không ép c\buộc ai làm điều đó cả. Do hành động của ý chí, con người có thể phản đối và cứ ở dưới sự kết án (sự đoán phạt ) của Đức Chúa Trời.Ý muốn của người ấy tự do quyết định vấn đề nầy. Trong tiến trình này, cả ý muốn của Đức Chúa trời và ý muốn của con người phản gắn chặt với nhau ( 2:11-12; GiGa 7:17).

(10) Xếp đặt cho phù hợp Kinh Thánh và những lời diễn đạt .....a Ân điển của Đức Chúa Trời dạy chúng ta nói “không” với nững tham vọng không thánh khiết và thuộc thế gian.....b. Chính Đức Chúa Trời vận hành trong anh em vừa muốn vừa làm......c. Nếu người nào chọn lựa việc làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, người ấy sẽ tìm được. . . . nếu sự dạy dỗ đến từ Đức Chúa Trời......d. Tôi rất khao khát làm điều thiện nhưng không thể thực hiện được.1) 7:172) Phi Pl 2:133) Tit Tt 2:11-124) RoRm 7:18

(11) Trong tiến trình dẫn đến hành động hay quyết định hành động, chúng ta thấy tất cả những quan lý trí của con người đều hành động. Hãy hoàn chỉnh những câu sau để giải thích những câu để giải thích tiến trình.

a. Trí tuệ...............................................................................b. Tình cảm...........................................................................c. Lương tâm..........................................................................d. Ý chí..................................................................................

Trong lúc những quan năng lý trí của chúng ta có liên hệ trong việc đưa ra quyết định, thì Thánh Linh sử dụng ảnh dụng tích cực về điều thiện khi chúng ta đặt tâm trí mình về những điều Thánh Linh mong muốn (xem 8:5-9, 12-14) và Ngài hành động trong chúng ta để mang chúng ta đến sự khao khát làm thoe ý muốn của Ngài (Phi Pl 2:13) Học tập sống trong Thánh Linh và bước sát cạnh Thánh Linh sẽ tiêu biểu cho kinh nghiệm trưởng thành trong mỗi đời sống chúng ta khi chúng ta tiến đến sự trưởng thành của Cơ đốc nhân (GaGl 5:16, 25)

TÍNH BẤT TỬ CỦA LOÀI NGƯỜI

Mục tiêu 5: Giải thích ý tưởng về tính bất tử và những gì xảy ra cho con người sau cái chết vật lý (chết của thân thể )

Điều gì xảy ra cho con người sau cái chết? Có nhiều điều mà chúng ta không biết về cuộc sống sau khi chế, nhưng Kinh Thánh dạy chúng ta đôi điều để tiết lộ rằng có sự sống sai cái chết.

Chết vật lý là những gì xảy ra cho thân thể ngưng hoạt động. Thân thể mục nát và trở về bụi đất (xem SaSt 3:19), nhưng phần phi vật lý cua con người, mà Kinh Thánh gọi là hộn và linh cứ tiếp tục tồn tại. Nhiều phần Kinh Thánh xác minh điều nầy:

LuLc 23:43 : “ Chúa Jêsus trả lời “ ta nói thật cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ ở với ta trong Barađi”

IICo 2Cr 5:8: “ Chúng ta . . . . thà ra khỏi thân thể nầy để ở cùng Chúa thì thích hơn”

Phi Pl 1:22, 23 “ Nếu tôi cứu sống trong thân thể nầy, thì có dịp cho công việc tôi kết quả thêm. . . . Tôi bị ép giữa hai bề, muốn lìa đời để ở với Đấng Christ, là điều rất tốt hơn”

GiGa 5:24 “ Ai nghe lời mà tin Đấng đã sai ta thì có sự sống đời đời. . . . vượt khỏi sự chết mà vào sự sống”

Sự chết vật lý của con người là một phần của sự rủa sả xảy ra cho con người khi Ađam phạm tội “. . . . . . vì người là bụi đất nên người phải trở về bụi đất” (SaSt 3:19). Du khi chết Cơ đốc nhân không tồn tại như một hữu thể vật chất / phi vật chất toàn vẹn, nhưng người ấy có hy vọng phước hạnh về sự tái lâm cuả Đấng Christ, khi người ấy sẽ nhận được thân thể vinh hiển. Do sự chết thay cho tội lỗi chúng ta và do sự phục sinh của Ngài, Chúa jêsus

bảo đảm chúng ta sẽ sống lại từ trong cõi chết. ICo1Cr 15:42-49 giải thích điều nầy:

Sự sống lại của kẻ chết cũng vậy: đã gieo ra là hay hư nát, mà được sống lại là không hay hư nát, đã gieo ra là nhục, được sống lại là vinh, đã gieo ra là yếu, mà được sống lại là thể thuộc linh. Nếu đã có thân thể tự nhiên, thiên nhiên, thì cũng phải có thân thể thuộc linh. Như có chép, “ Ađam thứ nhất đã trở thành hữu thể sống” thì Ađam cuối cùng ( Đấng Christ) trở nên linh ban sự sống. . . . Và như chúng ta mang sự giống nhau với con người trần thế, thì chúng ta sẽ mang sự giống nhau với người từ trời”

Ngược lại, khi một tội nhân không ăn năn chết đi, hồn của người ấy tiếp tục ở tình trạng hiện hữu tại một nơi đau khổ được gọi là Hadès hay âm phủ. Chúng ta được ban cho chi tiết nầy trong câu chuyện Chúa Jêsus kể về người giàu và Laxarơ (LuLc 16:19-24) Tại âm phủ, Chúa Jêsus mô tả rằng người giàu có thể suy nghĩ, nhớ, nói chuyện và cảm giác. Người ấy cũng giữ sự nhận biết về bản thân mình.

Như vậy, chúng ta thấy rằng con người được Đức Chúa Trời tạ dựng thành một hữu thể bất tử. Điều nầy là hy vọng phước hạnh cho những ai chấp nhận công tác cứu chuộc của Đấng Christ và phục vụ Ngài cùng vâng lời Ngài. Khi những tín hữu chết, hồn của họ lập tức được ở trong sự hiện diện của Chúa. Khi Chúa trở lại, thân thể bị chết của họ sẽ được sống lại và sẽ được thay đổi thành thân thể vinh hiển (ICo1Cr 15:50-57) Ngay ấy vinh diệu biết bao. Tuy nhiên, người không tin sẽ đối diện với sự đoán phạt đời đời và bị cách xa sự hiện diện của Chúa (xem KhKh 20:7-10)

(12) Trong sổ tay của bạn, hãy trả lời những câu hỏi sau dựa trên những phần khảo luận đã học.

a. Điều gì xảy ra cho thân thể khi nó chết?

b. Điều gì xảy ra cho hồn và linh ngay giờ chết?

c. Điều gì sẽ xảy ra khi Chúa Jêsus tái lâm đối với tín hữu.

d. Số phận đời đời cho những người không nhận Đấng Christ là gì?

e. Giải thích câu: “ Người là một hữu thể bất tử.”

Bài tập trắc nghiệm .

CÂU HỎI CHỌN LỰA: Khoanh tròn mẫu tự ở trước câu đáp đúng.

1. Quan điểm Kinh Thánh về sự tạo dựng ấy là con người.a. chỉ là một trong nhiều sinh vật mà Đức Chúa Trời tạo dựng trong một thời điểm đặc biệt.

b. là một tạo vật đơn nhất của Đức Chúa Trời, được đặt trên những loài vật khác và được Đức Chúa Trời ban phước.

c. tiến hóa theo thời gian từ một phần thấp nhất của sự tạo dựng cho đến khi con người dần dần kiểm soát môn vật.

3. Khi chúng ta nói rằng con người được dựng nên giống như Đức Chúa Trời, chúng ta muốn nói rằng con người.

a. giống y hết Đức Chúa Trời trong mọi chi tiết.

b. bây giờ là một bản sao hạn chế của Đức Chúa Trời rồi cuối cùng sẽ giống hệt Đức Chúa Trời có quyền năng và thẩm quyền không hạn chế.

c. tương tự Đức Chúa Trời về thân vị tính, hiểu biết vể đạo đức và xã hội khả năng cai trị.

3. Con người được dụng nên bằng.

a. cả hai khía cạnh được dựng nên bằng.b

b. một thân thể sẽ bị tan biến và mục nát sau khi chết, và một linh hồn sau khi phục hồi ở ngày phán xét sau cùng rồi sẽ chết.

c. một thân thể thì xấu và một khía cạnh phi vật chất thì tốt.

4. Khía cạnh phi vật chất của con người cũng là phần cấu tạo của sự sống vật lý được một số học giả tìm thấy là

5. Hồn, linh, hơi thở sự sống và lương tâm là nhữn từ được dùng trong Kinh Thánh chỉ vềa. phần vật chất của con người.b. phần phi vật chất của con ngườic. thân vị tính của con người.d. thân thể con người.

6. Lời nào trong những lời diễn đạt nầy ĐÚNG với những yếu tố của phần lý trí của con người.

a. trí tuệ cho phép con người hiểu và lý luận.

b. tình cảm cho phép con người cảm xúc và ảnh hưởng do những gì mình biết.

c. lương tâm cân nhắc những hành động và thái độ dựa trên cơ sở đúng hay sai.d. Ý muốn là quan năng cho phép con người lựa chọn và hành động.

7. Khi một vấn đề được hiểu rõ ràng , thì trước hết

a. ý muốn lập tức quyết định vấn đề.

b. trí tuệ chỉ ra những điểm tốt và xấu khi so sánh với tiêu chuẩn.

c. tình cảm kêu gọi con người hành động theo cách nầy hay cach kia.

d. lương tâm gây ra lỗi lầm và hối tiếc.

8. Trong tiến trình đưa ra quyết định, trước hết con người phải.

a. có sứ hiểu biết về những sự kiện của vấn đề đặt ra.

b. quyết định những gì dựa trên những tiêu chuẩn của xã hội của mình.

c. cân nhắc tình cảm của mình và những hậu quả cuả quyết định của mình.

9. Lương tâm là yếu tố.

a. kêu gọi sự quyết định dựa trên những khao khát của con người.

b. cân nhắc những hành động ngược lại vói tiêu chuẩn hành vi của con người.

c. đưa ra quyết định để hành động

d. chọn lựa một hành động.

10. Ý chí của con người thức hiện chức năng phù họp với ý muốn của Đức Chúa Trời vì

a. lòng khao khát làm điều thiện.

b. lương tâm con người bày tỏ ý muốn của Đức Chúa Trời cho người ấy.

c. ân điển của Đức Chúa Trời mang sự cứu chuộc và cho phép con người vâng lời Đức Chúa Trời.

d. sợ sự kết án hay sự phán xét của Đức Chúa Trời.

11. Câu nào ĐÚNG liên quan đến sự bất tử của con người.

a. Linh hồn và thân thể con người bất tử trong điều kiện hiện tại của mình.b. Thân thể vật lý của con người sẽ mục nát và chết, nhưng linh hồn người ấy sẽ sống mãi mãi trong tình trạng bình an trọn vẹn.

c. Thân thể con người sẽ chết, hồn và klinh của tín hữu sẽ lập tức ở trong sự hiện diện của Chúa và khi Chúa tái lâm người ấy sẽ nhận được thân thể phục sinh vinh hiển, còn người không tin Chúa sẽ kinh nghiệm sự hình phạt đời đời trong âm phỉ hay hồ lửa.

Giải đáp câu hỏi nghiên cứu .

(1) a) Đức Chúa Trời tạo dựng con người theo hình ảnh của Ngài.b) Đức Chúa Trời dựng nên người nam và người nữ giống như Ngài.c) Đức Chúa Trời tạo dựng nhân loại.d) Đức Chúa Trời tạo dựng con người theo hình ảnh Đức Chúa Trời.e) Đức Chúa Trời tạo dựng con người theo hình ảnh của Đức Chúa Trời.f) Chính là Chúa Đấng tạo dựng chúng tôi.g) Con người được tạo dựng giống như Đức Chúa Trời.(2) b), c) d) và e) cung cấp bằng chứng.(3) a. Bản chất xã hội.b. Sự giống nhau về đạo đức.c. Bản chất lý tríd. Tự nhận thức về mìnhe. Thân vị tínhf.Khả năng cai trịg. Sự giống nhau vể đạo đức(4) a. 1) và 4) SaSt 1:27, 31; Thi Tv 139:13-16b. 5) HeDt 2:14-15, 17-18c. 9) ICo1Cr 12:12-27.d. 3) 6:15, 19-20e. 8) và 6) RoRm 8:23; ICo1Cr 6:14.f. 2) RoRm 12:1g. 7) Phi Pl 3:20-21.(5) Bản Kinh Thánh Nhuận Chánh quốc tế ( NIV) đưa ra nhũng từ ngữ sau:a. Hơi thở sự sống ( một khía cạnh)b. Linh hồn ( một khía cạnh khác)c. Linh ( một khía cạnh khác)d. Hồn và Linh ( hai khía cạnh khác)

e. Hồn và Linh ( hai khía cạnh khác)(6) e) Kinh Thánh nói về thân thể, hồn linh.(7) Yếu tố trí tuệ, ý chí, yếu tố tình cảm và lương tâm.(8) xấu hổ, hối hận, và sợ hãi.(9) a) Đúngb) Saic) Đúngd) Saie) Sai ( nó được đúc khuôn do lời Đức Chúa Trời khi được Thánh Linh giải thích)f) Đúngg) Sai(10) a. 3) Tit Tt 1:11-12b. 2) Phi Pl 2:13c. 1) GiGa 7:17.d. 4) RoRm 7:18.(11) Câu trả lời của bạn có thể tương tự như sau:a. hiểu biết những gì có quan hệ hay cần phải quyết định.b. kêu gọi thực hiện hành động này hay hanh động khác.c. cân nhắc những hành động dự kiến thực hiện có chống với những tiêu chuẩn đạo đức của con người không.d. quyết định vấn đề.(12) Câu trả lời của bạn có thể tương tự như:a) Nó bị mục nát và trở về bụi đất.

b) Cơ đốc nhân sẽ lập tức ở trong sự hiện diện của Chúa ở Barađi. Người không tin sẽ chịu khổ ở Âm phủ hay hồ lửa.c) thân thể hay chết sẽ được sống lại và được biến đổi thành thân thể vinh hiển bất tử.d) Sự phán xét đời đời và bị hình phạt xa cách sự hiện diện của Đức Chúa Trời.e) Con người được Đức Chúa Trời tạo dựng như một hữu thể vật chất phi vật chất có hồn và linh không chết. Con người tồn tại mãi mãi hoặc ở trong sự hiện diện của Chúa, hoặc ở trong hồ lửa chịu đoán phạt đời đời.

TỘI LỖI VÀ SỰ CỨU RỖI: NAN ĐỀ VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT

“ Bổn ơi, mấy công nhân đang xây nhà bên cạnh hôm nay họ trộn xi măng, nên con đừng lại gần. Hôm nay con mặt chiếc áo sơ mi mới đấy”

Vợ tôi thích dặn câu chuyện về lời căn dặn của mẹ đối với em trai của cô ta. Bấy giờ cậu em trai được 6 tuổi, và cậu ta đi gần đến một con bướm thật đẹp đáp nhẹ trên đống xi măng gần đó. Cậu bé lập tức nghiên người với bắt con bướm thật đẹp, nhưng cậu đâu có ngờ, cậu bị mất thăng bằng và rơi tõm vào đống xi măng. Xi măng đổ trên đầu, chảy xuống mặt.Chiếc áo sơ mi mới bị phá hỏng. Sự thách thức can đảm giờ đây đổi hành sự dợ hãi khổ sở. Làm sao cậu bé có thể gặp mặt mẹ? Những hậu quả gì tiếp theo sau sự không vâng lời nầy?Nhân loại cũng thấy mình ở trong hoàn cảnh tương tự. Tạo vật đặc biệt của Đức Chúa Trời mà chúng ta học trong bài 6, giờ đây bị tội lỗi làm hư hoại và khốn khổ. Trong bài nầy chúng ta sẽ học những gì Kinh Thánh nói về nguồn gốc và hậu quả ủa tội lỗi. Nhưng cảm ơn Đức Chúa Trời, chúng ta không dừng lại điểm tuyệt vọng nầy. Chúng ta cũng sẽ học về cách giải quyết mà Đấng Christ đã cung ứng. Hãy cầu xin Thánh Linh gúp chúng ta khi chúng ta học những đề tài quan trọng nầy.

Dàn ý bài học

Thực chất của tội lỗiNguồn gốc của tội lỗiBản chất của tội lỗi.Những hậu quả của tội lỗi.Sự phục hồi của tội nhân.

Những mục tiêu của bài học

Học xong bài nầy bạn có thể:

Đưa ra những ví dụ cung cấp bằng chứng về thực chất của tội lỗi.

Mô tả những gì chúng ta có thể biết từ Kinh Thánh về tội lỗi.

Mô tả bản chất và những hậu quả của tội lỗi.

Liệt kê những bước dẫn đến sự phục hồi cho tội nhân.

Những hoạt động học tập

Đọc SaSt 2:1-3:24; RoRm 5:1-6:23 làm nền tảng cho bài học nầy liên quan đến nan đề tội lỗi. Cũng đọc Êsai 53 để có cái nhìn về việc Đức Chúa Trời cung ứng phương cách giải quyết vấn đề tội lỗi. Rồi học như những bài trước.

Sau khi làm xong bài trắc nghiệm, hãy ôn lại từ bài 5 đến 7.Rồi trả lời những câu hỏi trong bản tường trình học tập đơn vị 2.

Những chữ căn bản bắt chướcbại hoạicứu chuộccân nhắcgiả mạolừa dốilàm sa đọanghiên vềphản nghịchphục hồithất vọngthù nghịch

Triển khai bài học

THỰC CHẤT CỦA TỘI LỖI

Mục tiêu 1: Trình bày định nghĩa và hai bằng cớ về thực chất của tội lỗi .

tội lỗi được định nghĩa là sự không vâng lời và thất bại trong việc thực hiện luật pháp của Đức Chúa Trời đã han cho để hướng dận tạo vật có lý trí của Ngài. Vì luật pháp của Đức Chúa Trời là sự trình bày về bản chất đạo đức, nên con người phải thực hiện luật pháp ấy để làm thỏa mãn bản chất thánh khiết của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh bày tỏ rõ ràng cho chúng ta về thực chất của tộ lỗi, cũng như nguồn gốc, bản chất, những hậu quả và cách cứu chữa. Tất cả những khía cạnh về tội lỗi sẽ được thảo luận trong suốt bài học nầy.Như chúng ta đã thấy trong bài học vừa rồi, loài người là một tạo vật có lý trí. Như vậy con người biết rằng mình phạm lỗi nếu con người 1) làm những gì mình không được phép làm, 2) không làm những gì mình phải làm, 3) là những gì mình không phải, 4) không là những gì mình đáng lẽ phải như vậy. Câu đầu tiên được tìm thấy trong Kinh Thánh.

Bằng chứng của Kinh Thánh

Tội lỗi là một trong những đề tài chính của Kinh Thánh Sáng thế ký 3 ký thuật lần đầu về con người phạm tội. Đoạn 4 tiếp tực câu chuyện, cho biết vấn đề liên tục ảnh hưởng trên con cái của cha mẹ đầu tiên như thế nào.

Ngayu thời điểm đó, Đức Chúa Trời đưa ra một yêu cầu cho Cain: “ tội lỗi đang rình đợi trước cửa ngươi, nó muốn chụp lấy ngươi, nhưng ngươi phải làm chủ nó, chế ngự nó” (SaSt 4:7) Tuy nhiên, Cain đã phó tình cảm mình cho sự ghe ghét, đố kỵ và phản nghịch và đã giết em ruột của mình.

(1) Hãy dùng ba chữ để mô tả bản chất của tội lỗi của Ađam, Êva và Cain (3:11, 4:7)...............................................................................................

Thời gian trôi qua, chúng ta lại thấy nan đề tội lỗi khi chúng ta đọc suốt Kinh Thánh. Đức Chúa Trời ban luật thành văn để hướng dẫn dân sự (XuXh 20:1-7) Ngai còn dạy bào thêm cho Môise trong mọi luật cho dân sự Ngài và chỉ dạy cho Môi se cách dâng của lễ h sinh đúng đắn để chuộc những tội họ đã phạm ( LeLv 4:1-7:38) Ngài cũng đặt ra một ngày trong mỗi năm để toàn thể quốc gia Ysơraên hải xử lý vấn đề tội lỗi ( 16:1-34) Năm cuối sách đầu tiên của Kinh Thánh được gọi là những sách luật pháp, vì những cuốn đó chứa đựng toàn bộ những điều răn của Đức Chúa Trời cho dân sự Ngài để họ sống thánh khiết và sự dạy bảo của Ngài để họ nhận được sự tha thứ tội lỗi.

Những cuốn sách lịch sử, từ Giôsuê đến sách Êxơtê ký thuật bi kịch thât bại của dân sự Đức Chúa Trời trong việc vâng theo những điều răn của Ngài. Họ bày tỏ sự thối lui, không vâng lời, cứng đầu và phản nghịch đối với Đức Chúa trời và luật pháp của Ngài.

(2) Hãy so sánh Cac Tl 2:6-7 với 2:10-19. Sau khi Giôsuê chết dân sự thay đổi như thế nào?...............................................................................................

(3) Đọc 3:7, 9, 12, 15; 4:1; 6:1 Chủ đề lặp lại của những câu nầy là gì?...............................................................................................

Tác giả Thi thiên đã đưa ra hình ảnh đau buồn về tội lỗi cá nhân: “ Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót tôi. . . . xin tẩy sạch mọi sự vi phạm tôi và làm sạch tội lỗi tôi. . . . Chắc chắn tôi là một tội nhân từ khi chào đời (Thi Tv 51:1, 2, 5) Những tiên tri kêu la nghịch cùng tội lỗi đã gây ra sự đổ nát cho dân Ysơraên ( Exe Ed 23:1-49; Gie Gr 23:1-39; 5:1-31; DaDn 9:1-23)

Tân ước ghi lại sự phản bội của Giuđa ích cariốt (Mat Mt 26:14-16) Tân ước đưa ra những hình ảnh về sự đau đớn của Cứu Chúa chúng ta, Đấng mang trên Ngài tội lỗi của thế gian (LuLc 22:39-44; GiGa 19:1, 3, 18) Tân ước cũng mô tả âm mưu khủng khiết của Anania và Saphira (Cong Cv 5:1-11)

Một trong những bằng cớ sống động nhất của thực chất của tội lỗi được ký thuật trong RoRm 1:18-32. Tộ lỗi được mô tả như sau

Hơn nữa, vì họ ( con người) không thèm nhận biết Đức Chúa Trời nên Đức Chúa Trời để mặc họ bị tâm trí suy đồi làm những điều không đáng làm. Họ đầy dẫy mọi sự bất nghĩa, gian ác, tham lam, hiểm độc, ghen ghét, tàn sát,tranh cạnh, quỉ quyệt, ác ý, nói hành, nói vu, bị Đức Chúa Trời ghét, xấc xược, khoe khoang, sáng tạo nhiều cách làm ác, không vâng lời cha mẹ, vô tri, bội ước, không thân tình, không thương xót. Dù họ biêt rõ sự phán đoán của Đức Chúa Trời định rằng những kẻ làm cách điều dường ấy là đáng chết, nhưng hông những họ tiếp tục làm nhưng còn chấp thuận cho những kẻ khác làm các điều ấy nữa ( câu 28- 32)

(4) Định nghĩa tội lỗi theo sự mô tả trong IGi1Ga 5:17, và trong phần thảo luận của chúng ta................................................................................................

Nhu cầu cai trị

Không những Kinh Thánh giới thiệu cho chúng ta nhiều ví dụ của thực chấtt của tội lỗi, mà Kinh Thánh còn cung cấp bằng cớ qua nh cầu không tránh khỏi về việc cai trị trong xã hội. Trong Cac Tl 21:25 chúng ta đọc thấy: “ trong ngày Ysơraên không có vua, ai hãy làm theo ý mìng lấy làm phải” Đến thời điểm ấy Đức Chúa Trời đã dùng các vị quan xét để dẫn dắt dân Ysơraên theo sự chỉ đạo của Ngài, nhưng trong ISa1Sm 8:1-22 chúng ta thấy rằng người Ysơraên xin Samuên chỉ định một vua để lãnh đạo họ. Họ muốn có cùng loại chính quyền giống như tất cả những dân tộc chung quanh họ ( c5) Vì dân sự không muốn vâng lời Đức Chúa Trời, nên có nhu cầu cai trị.

Đôi khi người ta mơ về một hoàn cảnh gọi là “Utopia” ( Thế giới đi đồng), một nơilý tưởng , tại đó có sự công bằng trọn vẹn, và một xã hội hài hòa hiện hữu. Tại thế giới ấy mọi người để ý đến công việc của mình, vui lòng phân phát cho nhu cầu của kẻ khác, và hưởng thụ những điều tốt đẹp của cuộc sống đến mức tối đa. Tuy nhiên, xã hội không tuởng ấy không thể hiện hữu hiệu trên quả đất nầy. Con người là ích kỷ và phản nghịch tự trong bản chất của mình. Tội lỗi là một thực chất của cuộc sống mà chúng ta đối diện một ngày. Không ai tránh khỏi những hậu quả của nó.Những hậu quả bi thảm của tội lỗi được tường thuật trên báo chí hằng ngày, qua truyền thanh và những phương tiện đại chúng khác, chứng tỏ rõ ràng cần có một nhu cầu cai trị trong xã hội chúng ta.Tội lỗi có thật. Nó không phải là kết quả của sự giả mê tín hay thiếu giáo

dục. Nó là kết quả từ bảnchất của người nam, người nữ sống trái ngược với luật pháp của Đức Chúa Trời và đi theo những khao khác gian ác của mình.

(5) Trong sổ tay, bạn hãy trình bày hai bằng cớ nói về thực chất của tội lỗi, và cho ví dụ ở mỗi bằng cớ.

NGUỒN GỐC CỦA TỘI LỖI.

Trãi qua nhiều thế kỷ, các triết gia đã bàn cãi không biết tội lỗi có trường cữu và luôn luôn tồn tại bên cạnh điều thiện không. Một số người cho rằng sự đấu tranh giữa điều phải và diều quấy luôn luôn hiện hữu và nó sẽ tiếp tục trong cõi vĩnh hằng. Có thời điểm nào chỉ có điều thiện hiện hữu không? Nếu vậy, tội lỗi xuất hiện khi nàp?để giải đáp cho những câu hỏi nầy, bây giờ chúng ta sẽ nghiên cứu về nguồn gốc của tội lỗi trong vụ trụ và trong nhân loại.

Trong vũ trụ.

Mục tiêu 2: Chọn những lời diễn đạt mô tả chính xác nguồn gốc của tội lỗi

Trong bài 5, chúng ta thảo luận về tội lỗi của các thiên sứ đã dẫn chúng đến chổ sa ngã và những gì Kinh Thánh nói vềnguồn gốc của tội lỗi trong vũ trụ. Chúng ta hãy ôn cách vắn tắt những sự kiện nầy để thấy những điều đó ảnh hưởng như thế nào trong vệc rãi tội lỗi cho dòng giống loài người. Trước hết, trong bài 5 ở tiểu mục Đặc tính của các thiên sứ, chúng ta hãy đọc phần tóm tắt cua mục ấy

1. Những thiên sứ được tạo dựng thành một tập thể thánh khiết, trọn vẹn và có thân vị tính, họ luôn luôn hướng về Đấng tạo hóa của mình.

2. Rõ ràng thiên sứ có quyền lựa chọn và hiểu những hậu quả của sự không vâng lời của mình.

3. Satan, một trong những thiên sứ chiếm hữu một địa vị cao ( Exe Ed 28:12; II IICo 2Cr 4:4; Eph Ep 2:2)

4. Hiển nhiên, Satan là kẻ lãnh đạo sự phản nghịch ngay từ đầu (GiGa 8:44; IGi1Ga 3:8)

5. Từ những phần đối chiếu với các vị vua trần gian dường như tiêu biểu cho Satan, chúng ta say ra rằng tội lỗi của Satan bắt đầu bằng tham vọng và kiêu ngạo ( So sánh Exe Ed 28:11-19 và EsIs 14:13-14 với ITi1Tm 3:6)

Những phần Kinh Thánh vửa dẫn chứng giúp chúng ta hiểu rằng Satan không thỏa lòng ở địa vị dưới Đức Chúa Trời. Nó chú ý đến tham vọng riêng của mình hơn là phục vụ Đức Chúa Trời. Nó bị mù quáng trước vẻ đẹp riêng của mình khi xuất hiện đến nỗi nó nghĩ rằng mình có thể qua mặt Đấng tạo óa. Nó ích kỷ, không thỏa lòng và tham lam không những khao khát những gì Đấng Tạo Hóa dành riêng cho Ngài. Những triệu chứng của tội lỗi mà chúng ta thấy nơi Satan cũng hiển nhiên là nguyên nhân cội rễ của tội lỗi ở trong những thiên sứ gian ác còn lại.

Tất cả những điều này rất quan trọng đối với chúng ta, vì khi Satan và các thiên sứ của nó phản nghịch Chúa Trời, tội lỗi thành yếu tố cơ bản củasự sống phải đối dện trong vũ trụ. Tội lỗi của những thiên sứ sa ngã tiêu biểu cho sự chống đối với sự cai trị của Cha yêu dấu của chúng ta ở trên trời. Mục đích của Satan bây giờ là làm hỏng chương trình của Đức Chúa Trời ở trong mọi lãnh vực trong vũ trụ. Nó lãnh đạo một hệ thống thế giới nghịch Đức Chúa Trời và cai trị của Ngài.

(6) Khoanh tròn những mẫu tự trước lời diễn đạt ĐÚNG nói về nguồn gốc của tội lỗi trong vũ trụ.

a. Đức Chúa Trời giới thiệu tội lỗi với vũ trụ như là phương tiện để thử sự trung thành của tạo vật đối với Ngài.

b. Tội lỗi là một yếu tố cơ bản trường cửu được chỉ định để làm cân đối với yếu tố tốt lành.

c. Tội lỗi bắt đầu khi tạo vật có tinh thần trách nhiệm lại chọn việc không vâng lời Đấng Tạo Hóa và đi theo đười lối riêng của mình.

d. Tội lỗi bắt nguồn trong vũ trụ khi Satan muốn có địa vị cao hơn vì có tham vọng và sự kiêu ngào của nó.

e. Quyền lựa chọn rất cần thiết cho cả thiên sứ lẫn loài người vì Đức Chúa Trời không ép buộc người nào thờ phượng Ngài cả.

Trong dòng giống loài người

Như chúng ta đã thấy, Đức Chúa Trời tạo dựng loài người không có bản chất tội ỗi, Ngài đặt con người vào một hoàn cảnh lý tưởng và cung cấp cho con người đủ mọi nhu cầu.Đức Chúa Trời ban cho Ađam một tâm trí đầy năng lực và những thách thức để chiếm hữu thì giờ và sức lực của ông. Ngaì cũng ban cho Ađam một người giúp đỡ thích hợp là Êva. Sau đó Đấng Tạo Hóa đưa ra vài qui luật đơn giản để cảnh cáo Ađam và Êva vể hậu quả cuả sự

không vâng lời của họ. Bấy giờ, Ngài ở trong mối thông công mật thiết với cặp vợ chồng đầu tiên nầy.

Sự cảnh cáo của Đức Chúa Trời cho Ađam và Êva phục vụ như là một bài trắc nghiệm đơn giản. Ở giữa những đặc ân và sự cung ứng dồi dào, họ phải từ chối 1 điều: trái cây của một cây. Bài trắc nghiệm nầy được phác họa để xem họ vâng theo ý muốn Ngày hay không lời Ngài. Ađam và Êva không được tạo dựng giống như những con người máy (rôbô) để sống cho sự vinh hiển của Chúa mà không phải lựa chọn bất cứ điều gì. Ý muốn của họ phải nghiên về phía Đức Chúa Trời, nhưng vì họ có quyền chấp nhận hay từ chối khuynh hường nầy, nên họ có thể thực hành ý muốn tự do của mình và cân nhắc trong sự lựa chọn. Khả năng nầy rất cần thiết cho sự thử nghiệm.

Satan không có kẻ nào cám dỗ khi nó phản loạn nghịch cùng Đức Chúa Trời, nhưng những con người thì có. Chẳng mấy chốc sau khi Ađam và Êva được đặt vào trong vườn Êđen. Satan đến gần Êva và ám chỉ rằng Đức Chúa Trời đã ngăn cản không cho bà và Ađam điều tốt và có lợi ích. Điều đáng lưu tâm là Êva không đưa ra sự phản đối nào về sự buộc tội nghiêm trọng nầy đối với Đấng Chúa Trời.Thật vậy, khi Satan nói rằng Đức Chúa Trời nói dối qua lời nói: “ Các ngươi sẽ không chết đâu” (SaSt 3:4) thì Êva chẳng phản đối cũng không cân nhắc lời công bố giả dối của Satan nghịch lại bản tính thánh khiết của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, Êva chỉ nghĩ đến những lợi ích mà mình có thể thu đạt được tự việc vâng theo lời khuyên của những kẻ cám dỗ. Nó khêu gợi sự thèm ăn và tham vọng mới khơi dậy của bà.

Như vậy, do hành động của ý muốn mình và vì sự lừa dối của Satan, nên Êva quyết định làm những gì mình muốn hơn là những gì Đức Chúa Trời muốn. 3:1-5 chứng tỏ rằng bà muốn.1) có những gì Đức Chúa Trời cấm

2) biết những gì Đức Chúa Trời không bày tỏ.

3) trở thành những gì Đức Chúa Trời không dự định cho bà trở thành.

Vậy Êva thích bản ngã hơn Đức Chúa Trời, đó là tội lỗi. Bà khảo sát những gì bà định làm. Nhìn lên trái cây, bà lý luận rằng đó là thức ăn ngon, không có gì sai trật khi ăn trái cây ấy. Bà cũng lý luận thêm, vì trái để đẹp và lại thêm trí thức, ăn chắc chẳn có gì sai lầm. Do đó bà quên sự kiện quan trọng nhất : ĐỨC CHÚA TRỜI CẤM ĂN TRÁI CÂY ĐÓ ! Chỉ thấy được những gì bà muốn thấy, bà và Ađam ăn trái cây công khai bất tuân lời của Đức Chúa Trời. Họ không tự hỏi Đức Chúa Trời có được vinh hiển qua hành

động của mình không, cho dù họ có đủ sự thông minh để hiểu được những hậu quả. Tại sao đã không xem xét cẩn thận hơn những gì mình đang làm?

Vì thế tổ phụ đầu tiên của chúng tađã cố tình chọn lựa, việc không biết đến sự cảnh cáo của Đức Chúa Trời.Cho dù họ bị thử thách, bị cám dỗ, nhưng không ai buộc họ phải chống lại những sự khuyên bảo của Đức Chúa Trời. Hành động không vâng lời này sản sinh tội lỗi trong dòng giống loài người ( xem RoRm 5:12), và thái độ này đưa đến sự tiếp diễn trong bản chất con người. Tôi đã cảm nhận như vậy và bạn cũng thế. Vậy, tội lỗi đã vào thế gian và ảnh hưởng gian ác của nó trên toàn thể nhân loại, phá hủy mối thông công phước hạnh của con người với Đức Chúa Trời. Mỗi người thừa hưởng từ Ađam bản chất tội lỗi nầy, nếu không được sữa lại, thì nó sẽ dẫn đến sự chết thuộc linh đời đời.

(7) Đọc SaSt 3:22-23 và RoRm 5:12 rồi trả lời những câu hỏi sau đây.

a. Kết quả của tội lỗi của Ađam đối với sự sống riêng của ông ta là gì?...............................................................................................b. Kết quả dành cho hậu tự của Ađam là gì?...............................................................................................

(8) Trong sổ tay, hãy giải thích tại sao hình phạt của Đức Chúa Trời cho Ađam, Eâva và qua họ toàn thể nhân loài là công bình?

BẢN CHẤT CỦA TỘI LỖI

Mục tiêu 3: Nhận diện những khía cạnh của tội lỗi

Có giúp ích được gì chăng nếu tội lỗi là một thực thể vật chất có thể tách rời được? Chúng ta có thể mời vài nhà nghiên cứu đi tìm một loài thuốc hóa học hay serum để tiêu diệt nó. Rồi nhiều toán chuyên gia có thể đi từ cộng đồng nầy sang cộng đồng khác để cho thuốc hầu chấm dứt vĩnh viễn sức mạnh và những hậu quả cua nó. Nếu thế thì xã hội phải mất thời gian lâu lắm mới biến đổi toàn bộ và người ta có thể sống làm vinh hiển Đức Chúa Trời. Chúng ta biết rằng tội lỗi không phải là một con vi trùng hay siêu vi. Vậy bản chất thực sự của tội lỗi là gì?

Phần đầu của bài học nầy chúng ta thấy định nghĩa tóm tắt về tội lỗi, đó là sự không vâng lời và không tuân theo lời của Đức Chúa Trời. Đó là tất cả những gì con ngườilàm sai quấy. Nó bao gồm những gì chúng ta không được phép làm, và không làm những gì chúng ta đáng lẽ phải làm.

Ngôn ngữ Hêbơrơ của Cựu Ước và tiếng địa phương Hylạp dùng trong Tân ước có những chữ gợi hình mô tả hành động phạm tội nghịch cùng Đức Chúa Trời. Những học giả Kinh Thánh đã nghiên cứu lối chiết tự của những chữ nầy để giải thích ý ghĩa của chữ tội. Trong mỗi cách khác nhau, mỗi chữ dều diễn tả một hành động hay thái độ chọc giận Đức Chúa Trời.Chúng ta hãykhảo sát vài chữ (những từ trong bản dịch Kinh Thánh có thể không sát nghĩa như những chữ chúng tôi dùng ở đây, vì những chữ nầy rút ra từ cách diễn đạt của ngôn ngữ Hylạp hoặc Hybálai.

1. Sự quá phạm (RoRm 5:14-15, trespass). Chúng ta thường thấy những bản cấm có ghi “cấm vào” ( No Trespassing) Điều đó có ghĩa gì? Vi phạm ( quá phạm) có nghĩa là đi qua ay xâm chiếm tài sản hoặc quyền lợi của người khác. Khi người nào để bản cấm như vậy, thì họ không muốn ai băng ngang qua tài sản của họ. Để tránh việc xâm nhập nầy hoặc là họ rào chung quanh tài sản của mình, hoặc làm dấu biên giới tài sản của mình cách rõ ràng.Thường thường bảng hiệu nầy còn bao gồm hình phạt phạt néu vượt quá giớihạn đó. Tương tự như vậy, Đức Chúa Trời đã thiết lập những biên cương đạo đức cho loài người mà chúng ta gọi là luật pháp.Khi một người xâm nhập hay đi qua các làn mức biên giới này - người ấy phạm tội - người ấy không đếm xỉa đến luật pháp của Đức Chúa Trời. Trái với luật pháp là tội ( IGi1Ga 3:4)

2. Không trúng đích (XuXh 20:20 - missing the mark). Khi một người phạm tội, người ấy không hoàn thành mục đích mà Đức Chúa Trời dành cho đời sống mình.Theo ý nghĩa nầy, tội lỗi là sự không trúng đích. Người ấy bị hụt những gì Đức Chúa Trời đã hoạch định cho mình. Không trúng đích là từ có liên quan đến viện bán cung người thất bại là người không bắn vào trung tâm của tấm bia mà mình dự tính bắn đến.

3. Ích kỷ (Thi Tv 119:36, Phi Pl 2:3) Sứ không vâng lời đầu tiên xuất phát từ sự ích kỷ, vì con ng7ời muố có những gì mà con người cảm thấy Đức Chúa Trời từ chối không ban cho mình. Điều đó lôi cuốn sự kêu ngạo cuả người ấy.

4. Phản loạn (XuXh 23:21; ISa1Sm 24:11) Phản bội không tuân mạng lịnh hay đi ngược lại với người đang có quyền hành. Đ(ó là sự ra khỏi luật pháp Đức Chúa Trời Êsai minh họa điều nầy như sau: “ Chúng ta tất cả điều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy” (EsIs 53:6). Điều nầy y hệ với những gì người ta đang làm trong ngày hôm nay. Mỗi người đều muốn “làm theo sở thích của mình” Đi theo dục vọng riêng của mình. Điều nầy cũng đúng cho

toàn thể cộng đồng dân tộc và những quốc gia. Người ta không muốn đi theo con đường nhà Đức Chúa Trời đã vạch ra cho họ.

5. Sự dơ bẩn ( Gia Gc 1:27). Khi một người cố y phạm tội, người ấy biết sự sai trật của mình vì lương tâm kết án người ấy. Cảm giác tội lỗi cứ quấy bẩn ngườiấy cho người ấy biết mình bị dơ bẩn (ô uế). Người ấy cảm thấy mình bẩn thỉu quá. Đó là lý do Kinh Thánh nói về nhu cầu được tẩy sạch khỏi sự dơ bẩn của tội lỗi (Thi Tv 51:2, 7; IGi1Ga 1:7)

Tóm lại tội lỗi là sự thất bại của tạo vật có lý trí, họ không vâng theo luật pháp của Ngài. Điều gì không có mục đích làm vinh hiển Đức Chúa Trời cũng là tội (RoRm 3:23). Bất cứ điều gì trong con người mà có không diễn đạt được hoặt trái với sự thánh hiết của Đức Chúa Trời đều là tội.

(9) Xếp đặt cho phù hợp những từ tiêu biểu một khía cạnh của tội lỗi với định nghĩa thích hợp nhất cho mỗi khía cạnh........a. Muốn đi theo đường riêng hơn là đầu phục vào đường lối của Đức Chúa Trời.......b. Kếtquả là cần sự tẩy sạch......c. Không hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời trong cuộc sống mình.....d. Xâm phạm vào biên giới cấm do Đức Chúa Trời đặt ra......e. Đi ngược lại uy quyền của Đức Chúa Trời - ra khỏi luật pháp của Đưdc Chúa Trời.1) Sự quá phạm2) Không trúng đích3) Ích kỷ4) Phản loạn.5) Dơ bẩn.

NHỮNG HẬU QUẢ CỦA TỘI LỖI

Mục tiêu 4: Công nhận những lời diễn đạt đúng mô tả về những hậu quả của tội lỗi .

Sáng thế ký đoạn 3 ghi lại hậu quả bi thảm của tội lỗi đầu tiên. Vì Đức Chúa Trời đã phân cách chắc chắn : “Ngươi không được phép ăn trái cay biết điều thiện và điều ác” Ngài cũng cảnh cáo, “ vì khi ngươi ăn chắc chắn sẽ chết” (SaSt 2:17). Coi thường sự cảnh cáo thiên thượng và ăn trái cấm, con người không mong thoát khỏi hậu quả đã nói trước. Bây giờ chúng ta hãy xem cách tóm lược những hậu quả của tội lỗi nguyên thủy.

Phá vỡ mối tương giao với Đức Chúa Trời.

Biết rằng mình đã cố tình không vâng lời Đức Chúa Trời lập tức đưa đến cảm giác phạm lỗi cho Ađam và Eva. Sự ngây thơ vô tội của họ biến mất, và lương tâm của họ kết án hành động của họ. Họ cảm thấy trần truồng trước mặt nhau và trước mặt Đức Chúa Trời, và trong sự xấu hổ đó họ trốn tránh Đức Chúa Trời. Khi Ngài đối chất với họ những gì họ đã làm, thì người nầy đổ lỗi cho người khác. Ađa đỗ lỗi cho Êva và Êva đổ lỗi cho co rắn (3:12-13) và với sự xưng nhận bi kịch nầy, sự thông công cá nhân tốt đẹp với Đức Chúa Trời bị chấm dứt. Họ kinh nghiệm sự chết thuộc linh (2:17) và bị đuổi ra khỏi vườn Êđen hoàn hảo để sống một cuộc sống khó khăn khổ sở mà đến thời điểm ấy họ chưa từng biết.

Một bản chất tội lỗi

Tội của Ađam và Êva làm bại hoại không những lòng của họ nhưng còn lòng của tất cả hậu tự của họ. Kinh Thánh công bố rằng tội của họ là yếu tố cơ bản phá hoại sẽ truyền vào mỗi một con người của hậu tự của họ, từng người một (RoRm 5:12). Như vậy toàn thể thế giới dưới quyền lực của tội lỗi (GaGl 3:22) và với sự trói buộc nầy chúng ta trở thành “đối tượng của sự thạnh nộ” (Eph Ep 2:3) Bản chất tội lỗi không thể làm cho con người sống đẹp lòng Đức Chúa Trời. Mỗi người hành động theo ý mình vì bản chất tội lỗi hư hỏng nầy.Kinh Thánh công bố rằng chúng ta ra đời với bản chất hư hoại nầy (Thi Tv 51:1) Chúng ta thường nghĩ là trẻ con là trọn vẹn và không có bản chất tội lỗi. Tuy nhiên, khi chúng ta thấy anh em và chị em đánh nhau, thì chúng ta ý thức rằng sự ích kỷ là một phần của bản chất con người. Khuynh hướng không vâng lời của trẻ con cũng xuất phát từ bản chất tội lỗi của nó.

(10) Xếp cho phù hợp những câu Kinh Thánh với phần nào của bản chất của con người bị tội lỗi làm hư hỏng ......a. ITi1Tm 4:2; Tit Tt 1:15.....b. RoRm 8:28; ICo1Cr 2:14; IICo 2Cr 4:4; Eph Ep 4:18.....c. 2:1, 5; CoCl 2:13, 18......d. Gie Gr 17:9-10, Eph Ep 4:19.....e. RoRm 1:28; 7:18-201)Trí tuệ2) Tình cảm, cảm xúc.3) Ý chí4) Lương tâm5) Linh ( bị chết)

Những câu Kinh Thánh nầy cho chúng ta thấy mọi phần của bản chất con người điều bị tội lỗi hủy hoại, và trong tình trạng nầy con người không thể làm điều gì để đẹp lòng Đức Chúa Trời. Điều nầy không có nghĩa là người không có Đức Chúa Trời không thể làm lành hay có những hành động nhân từ. Nhưng điều nầy có nghĩa là, nếu người đó không được sống lại về phần tâm linh, thì người ấy không thể làm điều gì xứng đáng để được Đức Chúa Trời chấp nhận. Sự giống Đức Chúa Trời ở trong người ấy bị hủy hoại.

Không những chúng ta gánh chịu những hậu quả cuả tội lỗi của Ađam và những ảnh hưởng cuả bản chất tội lỗi mà chúng ta nhận từ Ađam, nhưng chúng ta còn chịu những hậu quả do những tội lỗi của chúng ta. Nếu tôi lười biến và không làm việc, thì tôi sẽ gánh chịu hậu quả ( và gia đình tôi cũng vậy)

Chúng ta thường chịu đựng không những từ kết quả của tội lỗi riêng của mình mà còm từ những hậu quả của tội lỗi của những người khác nữa.Công dân của một nước có những viên chức chính quyền thối nát thường không hưởng hạnh phúc bằng những nước có tổ chức chính quyềnn tốt. Con cái của một người cha ssay rượu có thể chịu đựng sự rủa sả do kết quả từ tâm trí bị rượu làm hư hỏng. Người ta chết trong tai nạn xe cộ vì những tài xế say rượu. Nói chung xã hội chịu khốn khổ từ những tộihình sự và rồi trả giá bằng sự giam giữ những từ phạm vào ngục.

Trong bài 6, chúng ta thấy rằng mặt tốt của con người được thán phục, bây giờ chúng ta sang mặt bi kịch. Người không có Đức Chúa Trời bị bại hoại.Gần đến những ngày cuối cùng, chúng ta càng thấy những tình trạng khủng khiết khắp mọi nơi. Dưới lời tiên tri được mặc khải, sứ đồ Phaolô viết như sau:Hãy biết rằng trong ngày sau rốt sẽ có những thờikỳ đáng kinh khiết,vì người ta sẽ là những người ích kỷ ( yêu bản ngã mình) tham tiền, khoe khoang, kiêu ngạo,hỗn xược, không vâng lời cha mẹ, vong ân bội nghĩa, không thánh khiết, không yêu thương, không tha thứ, hay phao vu, không tiết độ, dữ tợn, thù người lành, phản bội, nóng giận, lên mình kiêu ngạo ưa thích sự vui chơi hơn là kính mến Đức Chúa Trời - có hình thức như là tin kính nhưng từ chối quyền năng của sự đó (IITi 2Tm 3:1-15)

(11) Lời diên đạt nào giải thích tốt nhất về những hậu quả của tội lỗi.

a. Ngày nay chúng ta gánh chịu không những tội lỗi của Ađam và bản chất tội lỗi thừa kế cho chúng ta mà chúng ta còn gánh chịu hậu quả tội lỗi của những kẻ khác.

b. Mỗi người gánh chịu hậu quả của mình nhưng tội lỗi ấy không có ảnh hưởng gì đến đời sống của người khác.

c. Những hậu quả của tội lỗi sẽ giảm dần trong những ngày cuối cùng vì người ta được soi sáng nhiều hơn.

Nợ nần về thể chất

Tại vườn Êđen, Ađam và Êva không biết gì về đau yếu, bệnh tật. Những vi khuẩn, vi trùng, và đủ loại bệnh xuất hiện là kết quả và gắng liền với tội lỗi và sự hình phạt (XuXh 15:26; PhuDnl 28:52-62) Đau đớn, buồn chán, mệt mỏi và suy sụp sức khỏe thể chất là phần của tiến trình bắt nguòn do tội ỗi và dẫn đến kết quả cuối cùng là sự chết vật lý (SaSt 3:16-19) Thật vậy, sự chết hiên ngang đi vào nhân loại là kết quả của sự sa ngã của loài người. Tiến trình sự sống cũng đực đánh dấu bằng sự chống đối của Satan vào những cố gắng của con người để tiếp xúc, sống và làm đẹp lòng Đức Chúa Trời (3:15)

Một môi trường chống đối

Vì sự rủa sả do tội lỗi gây ra, nên toàn cả vũ trụ phải gánh chịu (3:17-18) Đời sống thú vật bày tỏ bản tính độc ác. EsIs 11:6-9 cho biết trong vương quốc sắp đến của Đức Chúa Trời, những thú dữ sẽ sống hiền hòa hơn là độc ác. Điều nầy dẫn chúng ta tin rằng trật tự của rừng già là kết quả của sự rủa sả của tội lỗi: những con thú mạnh ăn thịt những con yếu, sự hài hòa trong thiên nhiên bị phá hỏng.

Đời sống thực vật cùng bày tỏ những hậu quả của tội lỗi. Cỏ dại và gai gốc xâm lấn vào những loại cây trồng. Con người phải rất vất vả mới trồng được những câu lương thực. Sự đấu tranh của con người với hoàn cảnh để có đồ ăn khiến thân thể con người hao tốn nhiều Sứ đồ Phaolô mô tả như sau:

Muôn vật nóng lòng trong chờ con cái của Đức Chúa Trời được bày tỏ. . . . với hi vọng rằng chính tạo vật sẽ được giải cứu khỏi sự nô lệ của sự hư nát để dự phần trong sự tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời. Vì ch1ng ta biết rằng cả mọi vật thọ tạo đồng than thở, quặn thắt ( như cơn đau của đàn bà sanh đẻ) cho đến ngày nay (RoRm 8:19-22)

Một sự hình phạt xa cách đời đời.

(12) Trong mỗi phần kinh văn dưới đây mô tả hình phạt đời đời như thế nào

a. Mat Mt 25:41.....................................................................b. Mac Mc 9:48.........................................................................c. RoRm 2:8-9......................................................................d. Giu Gd 1:13...................................................................e. KhKh 14:10-11......................................................

Chúng ta thấy rằng các tác giả Kinh Thánh đôi khi chỉ về sự hình phạt nầy như là sự hủy diệt, nhưng thật ra nó kéo dài đời đời (xem Thi Tv 52:5, IITe 2Tx 1:6-9) Hãy chú ý trong Mat Mt 25:46 cũng chử đời đời đều dùng để mô tả cả thiêng đàng và địa ngục: sự hình phạt đời đời ( địa ngục), sự sống đời đời ( thiêng đàng). Nều người nào không ăn năn tội lỗi và giải quyết vấn đề tội lỗi, thì họ sẽ chịu sự hình phạt đời đời xa cách sự hiện diện của Đức Chúa Trời.

SỰ PHỤC HỒI CỦA TỘI NHÂN

Mục tiêu 5: Chọn những lời diễn đạt giải thích thế nào một tội nhân được phục hồi và kết quả của sự phục hồi

Giữa bóng tối tuyệt vọng có một tia sáng hi vọng léo lên. Trong sự thương xót của Đức Chúa Trời, Ngài đã cung ứng một lối thoát khỏi những hậu quả của sự chết thuộc linh. Ngài đã cung cấp một con đường vinh hiển đời đời trong sự hiện diện của Ngài cho tất cả những ai tiếp nhận quà tặng gia ơn của Ngài. Bạn và tôi có thể được phục hồi về phương diện thuộc linh và thể chất, và những hậu quả của tộilỗi có thể bị hủy phá.

Sự phục hồi về phương diện thuộc linh

Đức Chúa Trời đã cung cấp cho sự phục hôi về phương diện thuộc linh của con người qua sự chết của con độc sanh của Ngài là Jêsus, đấng thay thế cho chúng ta để mua chuộc tội lỗi của chúng ta, điều nầy được giải thích trong GiGa 3:16-17.

Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban cho một của Ngài là Jêsus, hầu cho hễ ai tin con ấy sẽ không bị hư mất nhưng được sự sống đời đời. Vì Đức Chúa Trời không sai con Ngài vào thế gian để kết án thế gian, những để giải cứu thế gian qua Con ấy.

Bạn và tôi có cơ hội để nhận lấy sự khôi phục về phương diện thuộc linh nếu chúng ta ăn ăn tội lỗi và qyết định từ bỏ mọi tội lỗi. Tuy nhiên, chúng ta phải chấp nhận món quà cứu rỗi của Đức Chúa Trời và công bố lời hứa của Ngài giúp đỡ chúng ta. Điều nầy đòi hỏi hành động đức tin, Kinh Thánh mô tả

rằng “ấy là nhờ ân điển qua đức tin mà anh em được cứu” ( Eph Ep 2:8) Yêu cầu cuối cùng ấy là chúng ta phải xưng nhận “Jêsus là Cứu Chúa” (RoRm 10:9).Khi chúng ta tin nơi Ngài, xưng tội và lìa bỏ tội lỗi, và chúng ta để Chúa jêsus làm chủ của đời sống chúng ta, thì chúng ta được thay đổi. Chúng ta nhận sự sống thuộc linh ( Eph Ep 2:1-9; CoCl 2:13) và chúng ta trở thành tạo vật mới trong Đấng Christ, “ vậy , nếu ai được ở trong Đấng Christ, người ấy là tạo vật mới, sự cũ qua đi và sự mới diễn ra” ( IICo 2Cr 5:17) Sứ đồ Phaolô khuyên bảo tín hữu hải cởi bỏ bản chất củ để Đức Chúa Trời mặc cho chúng ta một bản chất mới để làm vinh hiển Ngài ( Eph Ep 4:17-28; CoCl 3:1-17)

Qua sự chết của Ngài, Cứu Chúa của chúng ta đã trả giá hình phạt cho tội lỗi và thỏa mãn cơn giận chính đáng của Đức Chúa Trời về tội lỗi.Chúng ta trở nên công bình qua Ngài. Ngài bảo đảm tha thứ cho chúng ta và ban cho chúng ta một sự cứu rỗi miễn phí và đầy đủ. Ngài cũng ban cho chúng ta một bản chất mới. Ngài tiếp nhận chúng ta vào gia đình thánh khiết của Đức Chúa Trời, dù chúng ta đã ra đời bằng bản chất hư hoại. Hơn nữa, Ngàicòn ban cho chúng ta địa vị con cái của Đức Chúa Trời và làm cho chúng ta đượa thừa kế sự giàu có của Ngài. (RoRm 8:17) Cứu Chúa chúng ta không những sắp xếp mọi sự để chúng ta được phục hồi về phương diện thuộc linh nhưng còn hành động như trạng sư của chúng ta, người cầu thay cho chúng ta trước Đấng Thẩm phán tối cao và cầu xin Ngài thương xót chúng ta (HeDt 7:25; IGi1Ga 2:1)

Cùng với món quà cứu rỗi là những trách nhiệm khác ho tân tín hữu. Người ấy phải “bước đi trong sự sáng” ( Xem 1:7, GiGa 1:4-9) Mặc dù Cơ đốc nhân chẳng bao giờ đạt được sự trọn vẹn trong cuộc đời nầy nhưng người ấy có thể bước đi trong sự sáng và sãn sàng đáp lại điều đó. Khi người đó có thể bước đi trong sự sáng cà sẵn sàng đáp lại điều đó. Khi người ấy làm như thế có hai điều xảy ra: 1) người ấy có mối thông công với nững tín hữu khác; 2) người ấy được tẩy sạch. Tẩy sạch xảy ra khi tín hữu cho phép Thánh Linh bày tỏ những sự thất bại, những thái độ sai lầm, hay tội lỗi. Người ấy phải tiếp tục công nhân những tội nầy có cố quyết chống cự những sự cám dỗ tương lai khi người ấy sống dưới sự kiểm soát của Thánh Linh (RoRm 8:5)

( Muốn học kỹ hơn về giáo lý cứu rỗi, mời bạn học loạt bài 101 Sống trong Christ : bài học về sự Cứu chuộc”)

(13)Dựa vào tiểu mục chúng ta vừa học, hãy ghi vào sổ tay của bạn ba điều mà Chúa Jêsus hoàn tất cho chúng ta do sự chết hi sinh của Ngài.

Sự phục hồi về thể chất Không những Chúa Jêsus cung ứng cho sự phục hồi vể mặt thuộc linh của chúng ta, nhưng sự chết trên thập tự giá của Ngài cũng cung ứng cho sự phục hồi về thể chất (thân thể vật lý) của chúng ta. Bệnh tật, một phần của sự rủa sả, sẽ mất chỗ đức của nó trên nhân loại khi Đấng Christ chịu đau đớn trên thập tự giá. Kinh Thánh dạy rằng sự chữa bệnh là một phần của sự phục hồi mà Ngài đem lại.Trong số những bài thơ hay trong Kinh Thánh, có một bài nói lên sự chữa bệnh Ngài cung ứng:

Chắc chắn Ngài mang những sự yếu đuối của chúng ta,và gánh những nỗi đau buồn của chúng ta,

mà chúng ta lại coi Ngài bị Đức Chúa Trời đánh đập và làm cho khốn khổ,

Nhưng Ngài đã vì những quá phạm của chúng ta mà bị chết vì sự gian ác của chúng ta bị thương.

Do sự hình phạt Ngài chịu chúng ta được bình an bởi làn roi của Ngài chúng ta được lành bịnh”

EsIs 53:2, 4-5.

(14) Mở những phần Kinh Thánh sau, và cho biết mỗi phần nói gì về sự chữa bệnh linh quyền.a. Mat Mt 8:17.......................................................................b. IPhi 1Pr 2:24.....................................................................

Chúa Jêsus chữa lành vô số bệnh nhận qua chức vụ công khai của Ngài trên đất. Ngài cũng khuyên bảo những người Ngài sai phái để giảng sứ điệp về vương quốc Đức Chúa Trời và chữa lành người bệnh (xem Mat Mt 10:7-8; Mac Mc 16:18, LuLc 9:1-2, 10:9)

Sau khi Chúa Jêsus thăng thiên về trời , những phép lạ về sự chữa bệnh tiếp tục được các môn đồ các môn đồ của Ngài thực hiện. Sách Công vụ các sứ đồ đầy dẫy những phép lạ chữa bệnh. Hơn nữa, sứ đồ Giacơ dạy rằng những trưởng lão của Hội Thánh phải cầu nguyện cho người bệnh và mong đợi Đức Chúa Trời chữa lành họ (Gia Gc 5:14). Điều nầy phù hợp với lời phán củ Chúa Jêsus rằng Ngài đến để chúng ta có sự sống “dư dật” (GiGa 10:10)

Thế giới vẫn chưa được giải thoát khỏi mọi bệnh tật và đau khổ, nhưng suốt cả lịch sử Hội Thánh đều làm chứng rằng những người tin cậy Chúa Jêsus có thể được chữa bệnh để trả lời cho sự cầu nguyện bằng đức tin. Như vậy chúng ta có thể kinh nghiệm những sự phục hồi về thuộc linh, về thể chất và

sự sống đời đời vì cung ứng của Chúa Jêsus trên thập tự giá. Qua Ađam, tội lỗi đi vào dòng dõi loài người, qua Jêsus Christ, chúng ta được giải cứu khỏi tội lỗi và những hậu quả của nó. Chúng ta hãy mở lòg ra ca ngợi Ngài vì món quà cứu chuộc vĩ đại của Ngài.(15) Khoanh tròn mẫu tự trước những lời diễn đạt ĐÚNG nói về sự phục hồi thuộc linh về thể chất của chúng ta.a. Khía cạnh quan trọng nhất của sự phục hồi thuộc linh là nó mang chúng ta trở về mối thông công với Đức Chúa Trời.

b. Vì Chúa Jêsus chết trên thập tự giá làm sự thay thế cho tội lỗi chúng ta, nên nhân loại bây giờ được giải cứu khỏi sự hình phại của tội lỗi.

c. Sự phục hồi thuộc linh đòi hỏi sự ăn năn, quay khỏi tội lỗi, và bước đi trong ánh sáng.

d. Bệnh tật là một phần của sự rủa sả mà tất cả chúng ta phải chất nhận làm phần của cuộc sống.

e. Điều kiện để được sự chữa bệnh linh quyền của đức tin.

f. Bước đi trong sự sáng dẫn đến kết quả là được tẩy sạch tội lỗi và thông công với những tín hữu khác.

g. Sự chữa bệnh linh quyền đã được vô số người không kể xiết từ thời Tân ước đến bây giờ kinh nghiệm

h. Điều cần thiết duy nhất cho sự chữa bệnh linh quyền là sự cầu nguyện của một trưởng lãp trong Hội Thánh.

I. Mỗi hậu quả mà Ađam đem lại cho đồng giống loài người đều được đắc thắng do sự chết chuộc tội của Đấng Christ trên thập tự giá.

Đây là bài học cuối cùng trong Đơn vị 2. Sau khi đã hoàn tất bài tập trắc nghiệm, hãy ôn lại bài 5,6 và 7, rồi trả lời câu hỏi trong bản tường trình học tập 2

Bài tập trắc nghiệm

CÂU TRẢ LỜI NGẮN. Hoàn chỉnh những câu sau:

1. Nguồn gốc của Tội lỗi trong nhân loại có thể truy nguyên từ tội của

2. Nguồn gốc của tội lỗi trong vũ trụ có thể truy nguyên từ sự phản bội của

3. Hai bằng chứng về thực chất của tội lỗi là

4. Những bước cần thiết ch sự phục hồi của tội nhân là

5. Kết quả đau buồn và nghiêm trọng nhất của tội lỗi là

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

Viết chữ Đ vào khoảng trống trước câu Đúng, S trước câu Sai.

......6. Chắc hẳn con người không có trách nhiệm trong việc phạm tội nếu Satan không phạm tội trước.

......7. Luật pháp cần thiết vì con người có bản chất tội lỗi.

......8. Kinh Thánh đưa ra nhiều bằng cớ chứng tỏ bằng sức riêng mình con người không thể làm đẹp lòng Đức Chúa Trời.

......9. Theo bằng cớ Kinh Thánh, kiêu ngạo và ích kỷ góp phần vào sự sa ngã của Satan.

......10. Chiến lược của Satan trên thế giới ngay nay là có một kế hoạch hoàn toàn không giống kế hoạch của Đức Chúa Trời.

......11. Sự ăn trái cấm của bà Êva là một hành động tội lỗi chỉ vì đó là điều Đức Chúa Trời cấm.

......12. Vì tội lỗi vào dòng giống loài người, con người ra đời với bản chất thuộc linh bị chết.

Giải đáp câu hỏi nghiên cứu (1) Không vâng lời Đức Chúa Trời(2) Thế hệ mói đã làm điều ác trước mặt Chúa ( họ phãm tội nghịch cùng Chúa)(3) Dân Ysơraên ứ lặp đi lặp lại làm điều ác trước mặt Chúa.(4) Tội lỗi là sự không vâng lời, sự thất bại trong việc làm trọn luật pháp của Đức Chúa Trời. Đó là tất cả những gì con người làm điều sai quấy.(5) Câu trả lời của bạn có thể bao gồm những ý tưởng: Kinh Thánh đưa ra bằng cớ lịch sữ thực chất của tôïi lỗi, bắt đầu bằng tội của Ađam và Eâva, Cain và rồi những tội lặp lại của quốc gia Ysơraên. Tân ước là bản ký thuật của Đức Chúa Trời về sự cung ứng của Đức Chúa Trời trong việc giải quyết vấn đề tội lỗi qua Jêsus Christ và đưa nhiều thí dụ về tôïi. Có một nhu cầu quản trị ở khắp mọi nơi trên thế giới, vì để con người tự mình quyết định, họ luôn luôn ích kỷ và phản bội.

(6) a. Saib. Saic. Đúngd. Saie. Đúng(7)a. Ađam kết án chết. b. Sự chết.(8) Câu trả lời của bạn có thể bao gồm những ý tưởng: Đức Chúa trời đã chọn việc ban cho con người có khả năng chọn lựa để họ tự quyết định trong việc phục vụ Ngài. Điều nầy đòi hỏi phải có một cuộc kiểm tra.Khitổ tiên chúng ta, ông bà Ađam và Eâva chọn đi theo những khao khát của bản ngã mình hơn là nghiên về phía Đức Chúa Trời. Vì họ phạm tội nghịch cùng Đức Chúa Trời bằng việc bất tuân luật pháp của Ngài, nên họ thừa hưởng bản chất tội lỗi. Sự hình phạt của Đức Chúa Trời là công bình vì Ađam và êva đ cân nhắc chọn lựa giữa điều thiện và điều ác, biết rằng họ phải gánh chịu những hậu quả.(9)a. 3) Ích kỷb. 5) Dơ bẩnc. 3) Không trúng đíchd. 1) Quá phạme. 4) Phản loạn(10) a. 4) Lương tâm của người ấy.b. 1) Trí tuệ của người ấy.c. 5) Linh của người ấy.d.2) Tình cảm hay cảm xúc của người ấye. 3) Ý muốn của người ấy(11) a, Ngày nay chúng ta gánh chịu không những tội lỗi của Ađam.(12) a. Những ai bị rủa sả sẽ ở trong lửa đời đời với ma quỉ cùng những thiên sứ của nó.b. Những ai bị hình phạt sẽ bị quăng vào địa ngục tại đó sâu bọ chẳng hề chết và lửa chẳng hề tắt.c. Vì những ai làm điều ác sẽ bị thạnh nộ và tức giận, lo lắng và khốn khó.d. Sự đoán phạt đời đời bao gồm sự tăm tối đen kịt.e. Những ai chống đối Đức Chúa Trời sẽ bị đốt cháy bằng diêm sinh, ngày đêm chẳng hề tắt.

(13) Bất cứ điều nào trong những điều nầy: Ngài làm cho Đức Chúa Trời nguôi cơn giận vì cớ tội lỗi. Ngài làm cho chúng ta được công bình, bảo đảm sự tha tội cho ch1ng ta ban cho chúng ta sự cứu chuộc miễn phí và đầy đủ, ban cho chúng ta một bản chất mới và làm chúng ta trở nên con cái và những kẻ thừa kế tài sản của Đức Chúa Trời. Ngài ban ánh sáng cho nếp sống bước

đi hằng ngày của chúng ta.(14) a. Ngài gánh những sự vi phạm va 2mang tật bịnh của chúng ta.b. Bởi làn roi Ngài, chúng ta được lành bệnh.(15) a,c,e,f,g,i đền đúng. Những câu còn lại sai

KINH THÁNH KHẢI THỊ BẰNG VĂN TỰ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

(The Scriptures: God,s Written Revelation)

Trong những bài họ đầu, chúng ta học nhiều vấn đề về bản chất của Đức Chúa Trời, bản chất con người, căn ngyên và bản chất của tội lỗi, thiên sứ và những hoạt động của họ, và chương trình của Đức Chúa Trời trong việc cứu chuộc con người sa ngã.Chắc chắn bạn sẽ nhận thấy nguồn gốc chính của tất cả vấn đề nầy nằm trong Kinh Thánh, cuốn sách thánh. Đây là sự mặc khải bằng văn tự về chính mình Đức Chúa Trời về tạo vật của Ngài.

Tin rằng chính Đức Chúa Trời chí cao, yêu thương, công bình muốn bày tỏ chính Ngài cho tạo vậy có lý trí của Ngài qua những dòng chữ viết là điều thích hợp. Ý thức rằng Ngài đã chọn để sử dụng những con người đầu phục ý muốn Ngài làm những con người viết sách Thánh là điều đáng ngạc nhiên. Đáng phấn khởi làm sao khi được biết rằng có hơn 40 người ghi chép trong khoảng thời gian trên 1600 năm tất cả những gì đã được mặc khải thiêng thượng và chứa đựng trong cuốn Kinh Thánh của chúng ta.

Khi bắt đầu học đơn vị 3, trước hết chúng ta sẽ khảo sát sự mặc khải về mục đích cứu chuộc của Đức Chúa Trời đã ghi lại trong Kinh Thánh. Thứ hai, chúng ta sẽ kiểm chứng những bằng cớ bảo đảm cho chúng ta rằng Kinh Thánh thật sự là lời thánh của Đức Chúa Trời. Sau đó, chúng ta sẽ nghiên cứu về Hội Thánh, cơ cấu mà Đức Chúa Trời dùng để mời gọi những người chưa được cứu trở về cùng Ngài, nuôi dưỡng họ trong đức tin, làm họ trở nên những chứng nhân kết quả. Trong bài học cuối của loạt bài nầy, chúng ta sẽ học về những mục đích của sự cứu chuộc khi chúng ta khảo sát về tương lai.

Dàn ý bài học

Nhu cầu mặc khải bằng văn tựSự cảm thúc của Kinh ThánhTính độc quyền của Kinh Thánh

Sự giải nghĩa Kinh ThánhThẩm quyền của Kinh Thánh

Những mục tiêu của bài học .

Học xong bài nầy bạn có thể.

Định nghĩa nhũng thuật ngữ có liên quan đến cảm thúc của Kinh Thánh.

Mô tả tại sao sự khải thị bằng vân tự từ Đức Chúa Trời rất cần thiết.

Giải thích tại sao sự khải thị bằng văn tự từ Đức Chúa Trời rất cần thiết.

Giải thích ý nghĩa của tính độc quyền và thẩm quyền của Kinh Thánh.

Thảo luận về vị trí của thẩm quyền mà Kinh Thánh có trong đời sống của tín hữu và trong Hội Thánh.

Hiểu được tầm quan trọng của sự giải nghĩa Kinh Thánh đúng đắn.

Những hoạt động học tập

Nghiên cứu bài học theo tiến trnh đã cho ở bài 1, Phải đọc tất cả những phần Kinh Thánh tham chiếu,và trả lời đầy đủ tất cả những câu hỏi nghiên cứu.

Tìm trong phần chú giải thuật ngữ nhữn chử mói đối với bạn, và học thuộc những định nghĩa.

Làm baì tập trắc nghiệm và kiểm soát lại câu trả lời của mình.

Những chữ căn bản bản tồnbản thảo chuẩncảm thúcđáng tingiáo lýhiện lựckhải thịmâu thuẩnmặc khảinâng lênnguyên bảnsoi sángthẩm quyềntiết lộ

tính độc quyềnthơ tíntruyền khẩuxuyên tạc.

Triển khai bài học

NHU CẦU MẶC KHẢI BẰNG VĂN TỰ Mục tiêu 1: Nhận diện những lời diễn đạt giải thích tại sao Đức Chúa Trời đã cần phả cung cấy sự khải thị bằng văn tự về chính Ngài .

Đa số chúng ta có trí nhớ kém. Nếu Đức Chúa Trời chỉ bày tỏ chính Ngài mặt đối mặt vơí tôi tại một thời điểm đặc biệt trong đời tôi, thì chắc hẳn chẳg bao lâu tôi chẳng còn nhớ bao nhiêu về những chi tiết của sự mặc khải ấy. Rồi sau đó trí nhớ của tôi về sự kiện ấy sẽ phai mờ. Có lẽ tô cũng còn có thể kể lại vài phần của sự mặc khải sống động ấy, nhưng chắc rằng mọi chi tiết đều không còn rõ ràng nữa và không đáng tin lắm. Nếu tôi kể lại mọi chi tiết của câu chuyện đó cho một trong những đứa con ngay sau khi tôi nhận mặc khải, thì khó tin rằng nó sẽ nhớ hết những gì tôi nói. Nếu con tôi lại truyền đạt điều đó cho cháu tôi ở những năm về sau, chắc chắn thời gian sẽ dìm ký ức con tôi xuống và xuyên tạc câu chuyện. Bạn có thể thấy rằng phương pháp chia sẻ khải tượng của Đức Chúa Trời như vậy cũng không đáng tin cho lắm.

Theo phương thức truyền khẩu của loài người, những câu chuyện kể từ thế hệ nầy sang thế hệ khác, có thể thay đổi rất lớn khi chuyển xuống. Rõ ràng phương pháp học biết về Đức Chúa Trời và mục đích của Ngài như vậy sẽ không đáng tin.

Đức Chúa Trời vĩ đại và khôn ngoan của chúng ta đã bày tỏ tình yêu của Ngài đối với chúng ta qua sự cung ứng của Ngài cho chúng ta. Ngài đã cung cấp cho sức khỏe thể chất của chúng ta trong nhiều cách, chẳng hạn như qua cách thiết kế tuyệt diệu của Ngài về nhu kỳ nước cho quả đất. Còn nói chi nữa về sự tuyệt diệu cung cấp Ôxy torng bầu khí quyển. Khi chúng ta thở, chúng ta thở ra khí Cacbonic, trong lúc cây cối lại thảy khí Ôxy trong không khí. Chúng ta hít oxy do cây cối thảy ra còn cây cối lại hấp thụ khí cabonic làm thức ăn cho chúng.

Nếu Đức Chúa Trời đã rất cẩn thận trong việc chăm sóc về thể chất vật lý của chúng ta., thì Ngài há để mặc chúng ta mặtc tự lo liệu về những vấn đề thuộc linh của mình mà không ra ta giúp đỡ sao: Nếu không có sự bày tỏ từ Đức Chúa Trời, thì con người thiên nhiên chắc hẳn sẽ không biết gì về tình

trạng tuyệt vọng của mình cũng như nhu cầu cần giúp đỡ. Để hiểu tại sao sự bày tỏ từ Đức Chúa Trờii là cần thiết, thì chúng ta cần phải hiểu chữ sự mặc khải có liên quan gì với Đức Chúa Trời. Nó có nghĩa là Đức Chúa Trời bày tỏ hay tiết lộ cho con người những gì mà họ không thể bằng cách khác để biết về Ngài và mục đích của Ngài. Phải nhớ rõ định nghĩa nầy, cũng như những chữ căn bản khác mà chúng tôi sẽ nêu nỗi bật trong bài nầy.

(1) Hãy viết định nghĩa về chữ “ mặc khải” trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Dùng sổ tay của bạn ghi câu trả lời.

Vì Đức Chúa Trời vĩ đại và yêu thương, còn con người ta quá tuyệt vọng và thất bại trong việc giải quyết vấn đề tội lỗi, nên chúng ta mong đợi Đức Chúa Trời nói cho con người biết rõ Ngài là ai và Ngài muốn con người làm gì. Hơn nữa cần phải có cái gì bảo đảm rằng sự bày tỏ ấy được bảo vệ để con gười hiểu được và không xuyên tạc. Như vậy, đúng như điều chúng ta mong đợi, Đức Chúa Trời đã ban sự khải thị của Ngài qua hình thức chữ viết để thuận lợi mọi bề.

(2) Khoanh tròn mẫu tự trước những lời diễn đạt ĐÚNG.

a. Ban cho con người sự mặc khải bằng văn tự về chính mình Ngài để con người biết những gì Ngài mong đợi nơi họ là điều cần thiết đối với Đức Chúa Trời.

b. Truyền khẩu là điều đáng tin nhất trong việc lưu truyền sự mặc khải của Đức Chúa Trời từ thế hệ nầy sang thế hệ khác.

c. Truyền khẩu thì thích hợp hơn là văn bản vì nó có thể được thay đổi để thích nghi với như cầu của con người mà không lỗi thời.

d. Văn bản giúp chúng ta có một tiêu chuẩn chắc chắn để giữ gìn chính xác những gì xảy ra để chúng ta không làm mất hay quên những điều đó.

SỰ CẢM THÚC CỦA KINH THÁNH. Định nghĩa chữ “cảm thúc” Mục tiêu 2: Định nghĩa và liệt kê những bằng chứng về sự cảm thúc của Kinh Thánh .

Chúng ta tin rằng Kinh Thánh là sự mặc khải vô ngộ ( không sai lầm) của Đức Chúa Trời về chính mình Ngài và mục đích của Ngài trong đời sống con người. Kinh Thánh được viết ra do những ngòi bút con người dưới sự cảm thúc ( imspiration) của Thánh Linh. Kinh Thánh là sự truyền đạt bằng

văn tự về chân lý thiên thượng mà chỉ một mình Đức Chúa Trời bày tỏ cho con người.

Nói đến Kinh Thánh, chúngta ngụ ý về những tác phẩm Cựu ước và Tân ước, gồm có 66 cuốn ( một số Kinh Thánh bao gồm những cuốn ngụy kinh (apocryphal) torng bản thảo Kinh Thánh ( scriptural canon) và được nhìn nhận là một phần lớn của sách thánh)

Dùng chữ cảm thúc, ch1ng ta muốn nói đến sự hành động của Thánh Linh trong đó Ngài hướng dẫn hay chỉ đạo những tác giả Kinh Thánh trong việc chọn lựa những tài liệu để thu nhập và những lời họ viết ra. Đây là một sự cho phép đặc biệt để làm một công tác đặc biệt. Đức Chúa Trời đặc trong trí và trong lòng của những tác giả Kinh Thánh về những gì Ngài muốn họ nói ra. Họ viết dưới sự chỉ đạo của Thánh Linh. Thánh Linh giúp cho những tác giả tránh khỏi những sai lầm hay tất cả mọi thiếu sót trong việc ghi lại những gì Ngài muốn họ nói. Nhưng điều đáng lưu ý là Đức Chúa Trời dùng thân vị tính của những tác giả viết Kinh Thánh trong việc ghi lại sự mặc khải của Ngài. Bút pháp và từ ngữ của mỗi cuốn sách chứa đựng trong Kinh Thánh có nét độc đáo riêng của tác giả và cá tính của người ấy.

Những tác giả loài người không cần ý thức về sự kiện là những gì họ viết phải là một phầ của sự mặc khải thiên thượng ghi lại. Nhưng, khi sự cảm thúc đến, họ vâng lời viết ngay và họ không nghi ngờ về những chữ được dùng.Chẳng hạn, Đức Chúa Trời giục giả Luca phảtìm kiếm và kiểm chứng những lời làm chứng bằng mắt thấy về cuộc đời của Chúa Jêsus để ông có thể viết thơ trả lời những thắc mắc của Hội Thánh, và gởi cho Hội Thánh về những sự dạy dỗ cần thiết hoặc những cá nhân (ICo1Cr 1:10-13, 7:1, GaGl 1:6-7, ITi1Tm 1:3; Phil Plm 1:10) Nhưng mọi điều ông biết đều qua sự cảm thúc của Thánh Linh.

Hai phần Kinh Thánh trong Tân ước cho chúng ta cái nhìn có giá trị về loại mặc khải mà các tác giả đã có. Phaolô nói rằng “ Tất cả Kinh thánh là sự soi dẫn của Đức Chúa Trời” (IITi 2Tm 3:16) Nghĩa là, được Đức Chúa Trời cảm thúc. Phierơ lại nói như sau:

“ Chẳng có lời tiên tri trong Kinh Thánh lấy ý riêng giải nghĩa được ( không lời tiên tri nào trong Kinh Thánh xuất phát từ nsự giải thích riêng của người tiên tri). Vì lời tiên tri chẳng bao giờ có nguồn gốc trong ý muốn của con người, nhưng con người nói từ Đức Chúa Trời khi Thánh Kinh thúc giục họ” ( IIPhi 2Pr 1:20-21)

Những tác giả thường nói về sự mặc khải của riêng họ, hay kinh nghiệm mặc khải do những tác giả khác của Kinh Thánh. Họ nói về điều nầy bằng cách nói rằng Đức Chúa Trời đã phán với họ.

(3) Tìm những câu Kinh Thánh liệt kê dưới đây và cho biết mỗi câu nói gì để chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời phán qua tác giả loài người.

a. XuXh 17:14.........................................................................b. 24:4...........................................................................c. EsIs 43:1............................................................................d. Gie Gr 11:1.....................................................................e. AmAm 1:3, 6-9...................................................................f. ICo1Cr 14:37...............................................................g. IIPhi 2Pr 3:15-16............................................................

Như vậy, chúng ta thấy sự cảm thúc của Thánh Linh trên những tác giả loài người trong việc viết Kinh Thánh là một sự cho phép đặc biết để làm một công tác đặt biệt.

(4) Chọn những lời chỉnh đúng cho câu: “ Sự cảm thúc của Kinh Thánh ám chỉ”

a. bất kỳ sáng tác nào dựa trên chủ đề Kinh Thánh.

b. một sự cho phép đặc biệt của Thánh Linh để làm một công tác đặc biệt.

c. mọi ý tưởng hay mọi hành động ghi lại trong Kinh Thánh đều được Đức Chúa Cha cảm thúc.

d. Sự dẫn dắt của Thánh Linh trên những người được chọn để ghi lại sự mặc khải của Đức Chúa Trời về chính mình Ngài và về chương trình của Ngài.

e. Bút pháp và từ nữ của tác giả loài người của Kinh Thánh.

f. tất cả nội dung của Kinh Thánh,kể cả những tài liệu đưọc chọn để thu nhập và những chữ được dùng

Bây giờ chúng ta hãy quay sang phần khả sát những bằng chứng của sự cảm thúc. Chúng ta sẽ khảo sát sự xác nhận về Kinh Thánh Cựu ước của Chúa Jêsus, sự ứng nhiệm lời Kinh Thánh và sự thống nhât của những chủ đề của Kinh Thánh.

1. Chúa Jêsus bày tỏ sự tôn trọng của sự chấp nhận Cựu ước. Chúa Jêsus chứng tỏ những cảm nghĩ của Ngài về Cựu ước bằng ba cách. Thứ nhất,

Ngài xác định rằng Lời Chúa vững lập đời đời (Mat Mt 5:17-18, LuLc 10:26; 21:22; GiGa 10:35) thứ hai, Ngài phán rằng Kinh Thánh nói về Ngài (Mat Mt 26:24, Mac Mc 9:12; LuLc 18:31; 24:44; GiGa 5:39) Thứ ba, Chúa Jêsus bày tỏ rằng Ngài chấp nhận uy quyền của Cựu ước bằng cách trích dẫn từ trong đó (Mat Mt 4:4, 7, 10; 21:13; 26:31)

Bạn có bao giờ nhận thấy rằng Chúa jêsus chỉ ra các phân đoạn hay dạy dỗ của Cựu ước: là sai hay không xứng đáng không? Ngài có bao giờ nói rằng phần nầy hoặc phần kia của Cựu ước là không được cảm thúc không? Trái lại, Ngaì bay tỏ sự chấp nhận sách thánh mà chỉ người Do thái công nhận là Đức Chúa Trời cảm thúc. Sự tôn trọng và chấp nhận có mạnh mẽ về sự cảm thúc siêu nhiên của Kinh Thánh.

2. Lời tiên tri của Kinh Thánh được ứng nghiệm. Kinh Thánh không phải là cuốn sách do nhiều tác giả có tài viết, sự ứng nghiệm của nhiều lời tiên tri trong Kinh Thánh đến độ chính xác đến nổi phải nói rằng điều đó có liên quan mật thiết với Thánh Linh. Những sự kiện như vậy không thể nào do sư thông minh của lý trí con người. Nhưng nhiều lời tiên tri đã ứng nghiệm và sự cân đối được hoàn tất vào đứng thời điểm

Nơi sanh ra của Chúa Jêsus.Làng nhỏ bé nơi Chúa Jêsus. Đấng Mêsi ra đời đã được tiên tri Michê nói trước 700 năm trước khi xảy ra sự việc đó “. . . . Hỡi Bêtlêhem, Eùprata, dù ngươi nhỏ bé trong hàng ngàn làng mạc của Giuđa, nhưng ngươi sẽ ra cho ta một Đấng cai trị trong Ysơraên, gốc tích của Ngài bởi từ đời xưa, từ trước vô cùng” (MiMk 5:2). Hãy tưởng tượng về tất cả mọi sự xảy ra để đưa Giôsép và Mari về làng nhỏ đó. Từ quan điểm thuầy túy con người, không ai có thể đoán ra sự việc diễn tiến như vậy: Chỉ có thời gian ngắn sau khi họ đến nơi, thì Chúa Jêsus ra đời. Trong sự vô sở bất tri của Thánh Linh, Ngài biết rằg vua thiên thượng sẽ không ra đời tại Giêrusalem, mà ở tại làng nhỏ Bếtlehem

_ Kẻ phản bội Chúa Jêsus.Ngạc nhiênlàm sao khi biết rằng kẻ phản bội Chúa Jêsus được tác giả Thi thiên nói tiên tri 1000 năm trước khi Chúa Jêsus ra đời. Ai có thể thấy rằng Đấng được xức dầu mà nhiều thế hệ mong đợi, Đấng sẽ mang sự cứu độ đến cho sân Ysơraên, Đấng được Đức Chúa Trời chỉ định cai trị đời đời, nhưng lại một người bạn và người cộng tác phản bội. Nhưng hãy đọc “ Ngay cả người bạn thân nhất của tôi, người tô tin cậy, người ăn chung bánh với tôi, đã dở gót nghịch cùng tôi” (Thi Tv 41:9)

Cách thức Chúa Jêsus chịu chết. Lời dự ngôn thứ ba làm tôi sửng sốt, ấy là hình thức xử án dành cho Đáng Chịu xức dầu không sử dụng trong Ysơraên vào thời Đavít chỉ ném đá và đó là hình phạt từ hình. Thi thiên 22 nói trước

về một phương pháp khác “ . . . . chúng nó đâm và chân và tay tôi” ( c16) Điều nầy nghe rất xa lạ đối với người Do thái, nhưng nó hoàn toàn đúng với bức tranh xử tử bằng cáh treo trên cây thập tự của người La mã.

Lời tiên tri cũng nói chi tiết củ sữ đóng đinh trên thập tự giá. bạn có thể nhớ rằng Đức Chúa Trời đã truyền bảo cách đặc biệt cho Môise về sự chuẩn bị cho dân sự Ngài ra khỏi xứ Êdíptô. Con chiên của lễ vượt qua phải bị giết và huyết nó được bôi lên ngạch cửa. Cũng vậy,thịt cũng được chuẫn bị cách đặc biệt, phải quay con chiên toàn bộ. Có lẽ Đức Chúa Trời cũng có vô số lý do để khuyên bảo điều nầy, nhưng có một lý do rõ ràng nhất: không cái xương nào bị gãy. Nếu họ nấu thịt chiên, thì họ phải chặt xương nhỏ ra mới có thể Vượt qua của Ysơraên làm hình bóng về Con Chiên Con Lễ Vượt qua của Ysơraên làm hình bóng về con Chiên Lễ vượt qua trọn vẹn. Như vậy, lời tiên tri được nói trước khi Chúa Jêsus ra đời 1000năm rằng Ngài có thể bị đánh đập, bị đêm và bị nhục mã, nhưng không một cái xưng nào của Ngài bị gãy (so sánh EsIs 52:13-15, và 53:1-12 với Thi Tv 34:20)

(5) Đọc GiGa 19:31-37, hay ghi vào sổ tay những gì chúng ta đọc về những lời tiên tri về nêu trên.

Những lời tiên tri khác: Nhiều lời tiên tri đã ứng nghiệm mà không thể nói rằng đó chỉ là sự trùng hợp. hãy xem số lượng lớn những sự kiện xảy ra trước mắt chúng ta về sự hồi sinh của Ysơraên là một quốc gia độc lập (nation- state) (xem EsIs 35:1-2, Exe Ed 37:1-27; XaDr 8:1-8; 10:9) Nhiều lời dự ngôn torng sách tiên tri Đaniên đã thành sự thực đến nổi những nhà phê bình tự do 9ã cố gắng công bố rằng sách đó là sách lịch sử chứ không phải sách tiên tri.Họ đã không thành công. Những học giả hiện đại tiếp tục khám phá bằng chứng mới cho rằng Đaniên đã dống vào thời bị bắt làm phu tù ở Babylôn, và sự mặc khải mà ông nhận được về tương lai đực ghi lại trong thời gian nầy.

3. Kinh Thánh có sự thống nhất tuyệt diệu về nh74ng chủ đề: dù Kinh Thánh do khoảng 40 tác giả viết trong thời gian trên 1600 năm nhưng các Kinh Thánh trình bày một chủ đề xuyên suốt: Sự cứu chuộc Đức Chúa Trời dành cho con người qua sự hi sinh của con Ngài là Jêsus Christ. Trong Kinh Thánh chỉ có một hệ thống giáo lý, một tiêu chuẩn tiêu chuẩn đạo đức một kế hoạch cứu rỗi, và một kế hoạch thiên thường dành cho mọi thời đại.Thy vì mâu thuẩn và làm cho đề tài trở nên phức tạp, thì Kinh Thánh bổ sung cho nhau và làm hoàn chỉnh ẫn nhau cách hài hòa. Một loạt khác sự mặc khải được bày tỏ ra đang chuyển động xung quanh màu kịch để đạt đến điểm cao độ nín thở là sự đắc thắng cuối cùng trên Satan. Những sách của Kinh Thánh

rất khác biệt như Lêviký và Giăng nhưng chỉ nói về một câu chuyện, một đề tài, một công việc, 4 sách phúc âm cho chúng ta những chi tiết đều rọi lên một khía cạnh khác nhau của bản tính và chức vụ của Ngài. Nhưng tất cả đều được kết hợp thành một khối thống nhất.

(6) Không cần dựa vào ohần thảo luận trên, hãy trả lời những câu hỏi sau vào sổ tay của bạn:

a) liệt kê bằng chứng về sự mặc khải của Kinh Thánh.b) Chúa Jêsus bày tỏ rằng Ngài chấp nhận thẩm quyền của Cựu ước như thế nào

c) Cho 1 ví dụ về 1 lời tiên tri của Kinh Thánh đã được ứng nghiệm.

d) chủ đề chính của Kinh Thánh chạy suốt từ Sáng thế ký đến Khải huyền là gì?

TÍNH ĐỘC QUYỀN CỦA KINH THÁNH. Mục tiêu 3: Trình bày những tiêu chuẩn dành cho tính độc quyền của bản thảo Cựu ước, và nhận diện những lời diển đạt liên quan đến bản thảo của Kinh Thánh .

Khi chúng ta nói về tính độc quyền của Kinh Thánh, thì chúng ta muốn nói rằng Kinh Thánh là sự mặc khải bằng văn bản đầy đủ ( trọn vẹn) về chân lý thiêng thượng. Chúng ta đã thấy rằng Đức Chúa Trời đã dùng một số lượng tác giả loài người để ghi lại sự mặc khải của Ngài. Chúng ta cũng đã thảo luận về thời gian hoàn tất sự bày tỏ thiêng thượng ấy.Như vậy, chúng ta đi đến hai vấnđề quan trọng 1) Sự mặc khải hoàn tất khi nào? 2) Sự mặc khải thiên thượng bao gồm những gì? Bây giờ chúng ta hãy khảo sát từng vấn đề.

Sự hoàn tất của mặc khải thiêng thượng. Chúng ta đã nghiên cứu về thái độ của Chúa Jêsus đối với Cựu ước - Ngài chứng tỏ sự chấp nhận ấy bằng sự trích dẫn một cách bao quát.Tuy nhiên, gần đến cuối thời kỳ chấm dứt chức vụ trên trần gian của Ngài, Ngài nói rằng còn nhiều chân lý Ngài muốn bày tỏ cho môn để của Ngài:

Ta còn có nhiều điều muốn nói với các con, và bây giờ những điều đó cao quá sức các con, nhưng khi Linh Chân lý (Thần Lẽ thật) đến, Ngài sẽ dẫn các con vào mọi lẽ thật. Ngài sẽ không nói theo ý riêng mình, Ngài sẽ nói những gì Ngài đã nghe, và Ngài sẽ bảo các con những gì sẽ đến. Aáy chính Ngài sẽ làm sáng danh ta bằng cách lấy điều thuộc về ta và làm sáng tỏ cho

các con. Mọi sự Cha có điều là của ta. Đó là lý do ta nói rằng Thánh Linh ấy đều thuộc về ta và làm sáng tỏ cho các con (GiGa 16:12-15)

Trong đoạn nầy chúng ta thấy rằng Đức Thánh Linh sẽ bày tỏ thêm lẽ thật. Lẽ thật nầy bao gồm những biến cố tương lai (Những gì sẽ đến), chỉ đạo và soi sáng ( lấy đều thuộc về ta và làm sáng tỏ cho các con), và giáo lý thêm ( vào mọi lẽ thật) cần thiết để sống đẹp lòng Đức Chúa Trời ( Ngài sẽ làm sáng danh ta)

Có hai điều quan trọng trong lời phán của Chúa Jêsus:

1) Ngài hức rằng Thánh Linh sẽ hoàn tất sự mặc khải bằng cách chỉ đạo những người theo Ngài vào mọi lẽ thật (c13). Ngài cho phép họ hiểu và áp dụng những sự dạy dỗ của Chúa Jêsus.

2) Ngài nói về sự mặc khải cho Tân ước trước khi Tân ước được bày tỏ cho những tác giả loài người ghi lại. Bạn có thể nói rằng Ngài đã phê chuẩn trước rồi. Phê chuẩn có ý nghĩa là công bố chấp thuận và cho thẩm quyền. Như vậy, công tác của các tác giả phúc âm Công vụ các sú đồ các thơ tín và sách Khải huyền đã đưọc nói trước, giải thích và chấp thuận.

Những tác giả như Phaolô ngụ ý rằng những gị họ viết ra đều do mặc khải. Nói về kinh nghiệm của ông trong Eph Ep 3:1-2, sư đồ Phao lô viết rằng ông cùng các sứ đồ và những tiêntri khác đều nhận được sự mặc khải thiên thượng và lẽ thật chưa biết trước kia, Phierơ cũng công nhận những giá trị của những điều Kinh Thánh mặc khải và cảm thúc để được ghi lại ( IIPhi 2Pr 1:20-21) Trong IPhi 1Pr 3:15-16 ông nói đến sự dạy dỗ về giáo lý mà Phaolô ghi lại là Kinh Thánh.

Đến năm 64 sau Công nguyên, hầu hết những bản ghi chép về các sách phúc âm và thơ tín đều được viếtlại và luân lưu trong các hội thánh. Sau đó khoảng 25 hay 30 năm sau,sứ đồ Giăng nhận được sự Khải thị. Thánh Linh cho phép vị sứ đồ nhận sự mặc khải nầy và tồi dường như hoàn tất sự mặc khải thiêng thượng. Bây giờ Thánh Linh đã hoàn chỉnh, chúng ta không được thêm hoặc bớt điều gì. Đức Chúa Trời đã lần lượt bày tỏ ý muốn và mục đích của Ngài trong thời kỳ hơn 1600 năm. Chúng ta không cần gì nữa. Đức Chúa Trời đã nói tất cả những điều Ngài muốn nói với chúng ta về chính Ngài và chương trình của Ngài cho chúng ta.

Điều nầy có ý nghĩa là sự mặc khải đặc biệt của Thánh Linh được kể thêm vào lời Đức Chúa Trời trong hình thức văn bản là không có giá trị cho chúng ta ngàynay. Chỉ có những tác giả của Kinh Thánh mới có độc quyền

đó.Chúng ta có thể được Đức Chúa Trời cảm động để góp phần mở mang vương quốc của Ngài, chứ không phải để góp phần và mặc khải bằng văn bản của Ngài. Đọc, nghiên cứu và áp dụng các sự dạy dỗ của Kinh Thánh, chúng ta có thể nói với sự tin quyết rằng Đức Chúa Trời đã thực sự phán cách rõ ràng và thích hợp với chúng ta hơn. Ngài đã bày tỏ cách trọn vẹn những gì Ngà muốn truyền đạt rồi. Không cần thêm điều gì hay có ý định thêm vào điều gì nữa.

Điều quan trọng chúng ta cần nhận thấy ấy là Đức Chúa Trời vẫn tiếp tục phán với Hội Thánh của Ngài ngày hôm nay. qua ân tứ tiên tri, Thánh Linh vẫn tiếp tục công bố chi tín hữu biết ý muốn của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, tất cả những lời tiên tri, nếu nhận được phải hòa hợp với lời Chúa trong sự gây dựng, khuyên bảo và an ủi tín hữu (ICo1Cr 14:3). Không có sự thay thế, cũng không có sự mâu thuẫn với sự mặc khải được ban cho trong thời đại Sứ đồ làm sự chỉ đạo chung cho Hội Thánh.

(7) Chúng ta thấy Chúa Jêsus nhận chân giá trị của Cựu ước bằng việc trích dẫn thường xuyên trong chức vụ của Ngài. Trả lời những câu hỏi có liên quan đến Tân ước vào sổ tay của bạn.

a. Phần Kinh Thánh nào bày tỏ cho chúng ta thấy Chua Jêsus phê chuẩn Tân ước trước?

b.CHúa Jêsus cho chúng ta biết phần chân lý sẽ đực mặc khải thêm bao gồm những gì?

c. Cho biết hai khúc Kinh Thán nào tiết lộ rằng các sứ đồ tự họ nhìn nhận rằng những điều họ đang viết là sự mặc khải thiên thượng.

(8) Đối với chúng ta tại sao biết rằng sự mặc khải bằng văn của Đức Chúa Trời, tức là Kinh Thánh, là sự mặc khải trọn vẹn của Đức Chúa Trời là điều quan trọng hãy trả lời câu hỏi nầy vào sổ tay của bạn.

Các sách được công nhận của Kinh Thánh ( The Canon cf, Scriptures)

Gần 2000 năm trôi qua kể từ sự mặc khải cuối cùng của Kinh Thánh. Nó bao gồm chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời khi được bày tỏ đầu tiên trong Cựu ước và lời mời cuối cùng của Ngài cho loài người trong Tân ước.

Bạn có thể hỏi, “ Làm thế nào để nhiều bản ghi lại lẽ thật được bày tỏ có thể gom lại với nhau để làm thành một cuốn sách? Công tác ấy được thực hiện khi nào chịu trách nhiệm cho việc nào hay những cá nhân nào chịu trách

nhiệm cho việc hình thành Kinh Thánh?” Bây giờ chúng ta hãy khảo sát những câu hỏi nầy.

Sự hình thành Cựu ước .

Chúng ta gọi 59 sách CưÏu ước là B3n thảo chuẩn (Canon) Chữ nầy phát xuất từ tiếng Hy lạp “Kanon” có nghĩa đen là “ cây sậy hay cây roi” Về sau đó có nghĩa là “cái thước đo, hay tiêu chuẩn đo lường” Khi áp dụng vào Kinh Thánh, canon ( bản thảo chuẩn) chỉ về những sách được định giá theo những tiêu chuẩn chắc chắn và thấy là đáp ứng được tất cả những điều kiện được công nhận là sự mặc khải cảm xúc của Đức Chúa Trời.

Để tóm tắt ngắn gọn, sự mặc khải đầu tiên của Đức Chúa Trời được Môise ghi lại khoảng năm 1450. Trước công nguyên sự tiết lộ cuối cùng của Cựu ước được ghi lại khoảng cuối thế kỷ thứ năm trước công nguyên. Môi se được nhìn nhận là tác giả của 5 sách đầu tiên của Cựu ước, thường thường được gọi là những sách của luật pháp. Trong Kinh Thánh của người Hybálai những sách kế tiếp là những sách tiên tri. Các sách nầy bao gồm những sách bày tỏ cho những người trong chức vụ tiên tri. Phần thứ ba của Cựu ước là những tác phẩm (Writings) gồm 3 nhóm: 1) Những sách đọc trong các kỳ lễ đặc biệt ( chẳng hạn sách Eâxơtê đọc trong dịp lễ Phurim),2) Những sách văn thơ (Thi thiên,Châm ngôn và Gióp) và 3) những sách không thuộc tiên tri lịch sử ( Đaniên, Eâxơra, Nêhêmi và Sử ký, được viết do những người không có chức vụ tiên tri, mặc dù Đaniên đ sử dụng ân tứ tiên tri) Những sách tạo thành Kinh Thánh Hybálai cũng gồm 39 cuốn giống như chúng ta nhìn nhận là Cựu ước.

Sử gia Do Thái Josephus (95 sau Công nguyên) có đưa bằng cớ chứng tỏ rằng những sách của Cựu ước được thu gom lại dưới sự hướng dẫn của êxơra và những thành viên trong nhà hội vĩ đại (Great Synagogue) ở thế kỷ thứ 5 trước Đấng Christ, 39 cuốn sách nầy được xếp theo 3 phần như chúng ta đã đề cập _ Luật pháp, tiên tri, văn phẩm - do những người của Đức Chúa Trời được cảm thúc thiêng thượng và có đức tin và hạnh kiểm tốt. Những bản tường thuật về các cuộc thảo luận nầy xảy ra tại nhà dạy dỗ ở Jamnia, Palestin giữa những năm 70 và 100 sau Công nguyên, nhìn nhẫn sự hiện hữu của 39 sách mà chúng ta gọi là Cựu ước.

Sự hình thành Tân ước .

Khoảng hai thế kỷ cuối trước công nguyên, ngườ Ysơraên bị áp bức và hành hại khủng khiếp dưới tay của các quốc gia Ngoại bang. Người ta lo âu, “ Tại

sao Đức Chúa Trời không can thiệp? Không có hi vọng gì cho sự công bằng được thực hiện sao?”

Dường như có sự đáp lời cho những lo âu nầy, một số các tác phẩm văn chương xuất hiện mà chúng ta gọi là sách tiên đoán ( Apocalyp - tic - Khải thị) ( liên quan đến vệc tiên đoán về sự đảo lộn thế giới, những biến cố khủng khiếp).Những cuốn sách khác nhau cũng xuất hiện, mà người ta công bố là do những nhân vật cổ xưa của Kinh Thánh viết. Những cuốn sách gọi là tiên tri nầy công bố rằng chẳng bao lâu nữa Đức Chúa Trời sẽ can thiệp vào lịch sử bằng sự phán xét mạnh mẽ, hình phạt những kẻ ác, và thưởng cho người công bình. Mặc dù loại văn chương nầy có vài giá trị lịch sử, nhưng nó chẳng bao giờ được cả người Do thái lẫn Hội Thánh đầu tiên nhìn nhận ngang hàng với Kinh Thánh. Một ví dụ của loại văn chương nầy là một nhóm tác phẩm gọi là ngụy kinh. ( Apocryphal)

Tương phản với bối cảnh nầy là sự xuất hiện của Chúa Jêsus, Ngài đến thế gian phục vụ, chịu chết, phục sinh và thăng thiên về cùng Cha. Ngài đến mang hi vọng và ánh sáng cho con người tối tăm tội lỗi, tuy nhiên Ngài chẳng bao giờ hình phạt kẻ ác và cũng chẳng ban thưởng cho người công bình. Trái lại, Ngài thành lập Hội Thánh và thách thức tín hữu ra đi ra giảng phúc âm khắp mọi nơi. Ngài dặn dò những môn đệ Ngài cách đặc biệt là phải rao giảng tất cả những gì Ngài đã phán (Mat Mt 29:20) Rõ ràng, những bản ghi chép những điều Ngài phán rất cần thiếtKhi Hội Thánh đầu tiên tăng trưởng đến múc đáng kế và lan rộng vể mặt địa lý, thì tín hữu được tăng trưởng qua chức vụ rao giảng phúc âm. Chức vụ nầy khởi đầu do những người cùng sống với Chúa trong thời gian Ngài tại thế. Khi những tín hữu lớn lên về thuộc linh, nhiều điều liên quan đến sự áp dụng thực tế ân điển của Đức Chúa Trời vào những nan đề hằng ngày, những nền văn hóa khác nhau, những đòi hỏi của xã hội và những tà giáo ( ý kiến và những giáo lý trái ngược với niềm tin đã chấp nhận) Những nhà lãnh đạo sứ đồ đã đáp ứng nhu cầu, bằng việc viết những bức thơ khuyên bảo ( gọi là các thơ tín) để gởi luân lưu trong các Hội Thánh. Rõ ràng là những bức thơ nầy được Thánh Linh cảm thúc và được chấp nhận làm sách Thánh ( IIPhi 2Pr 3:5-10) Sau đó, khi các sứ đồ và thế hệ lãnh đạo và những tín hữu đầu tiên đã lớn tuổi, Thánh Linh cảm động một số tác gỉ thuật lại cuộc đời Đấng Christ (IPhi 1Pr 1:12-15) Những bài tường thuật nầy được gọi là các sách Phúc âm (Mathiơ, Mác, Luca và Giăng)

Chúng ta phải nhớ rằng đồng thời với việc Hội Thánh trên đã trưởng thành, thì có “những anh em” giả “những sứ đồ” giả, và “những antichrist” cũng xuất hiện và phô bày giáo lý của họ cho Hội Thánh ( Hãy đọc IICo 2Cr

11:12-15; GaGl 1:6-9; 3:1; CoCl 2:1-23; ITi1Tm 4:1-3; IITe 2Tx 2:1-17; IIPhi 2Pr 2:1-22; IGi1Ga 2:18-19 và Giuđe nói điều nầy). Khi Kinh Thánh được luân lưu, chắc chắn có nhiều loại văn khác nhau. Vì thế, qua tiến trình thời gian, Hội Thánh phải thành lập một phương cách nhìn nhận Kinh Thánh được cảm thúc thiên thượng. Dĩ nhiên, qua hành động nầy, Kinh Thánh khác hẳn với tất cả các loại văn chương khác

Nguyên tắc ( hay bản thảo chuẩn - canon) của Tân ước là:

1. Phải được một sứ đồ viết hay đọc cho viết.

2. Nội dung phải có tính cách thuộc linh để được công nhận là cảm thúc thiên thượng.

3. Được Hội Thánh nhìn nhận cách phổ quát là cảm thúc thiên thượng.

Ngay từ thời kỳ đầu của Hội Thánh 27 sách của Tân ước đã được đo lường bằng những tiêu chuẩn nầy và được nhìn nhận la do Đức Chúa Trời cảm thúc. Trên căn bản nầy, Hội đồng Carthage ( Council of Carthage) (một nhóm người lãnh đạo Hội Thánh) công bố vào năm nhận là 27 cuốn mà hiện nay đang có trong Tân ước. Như vậy, hội đồng về sau chỉ chứng thực tại những gì đã được những tín hữu được Thánh Linh dẫn dắt xác quyết.

(9) Cho biết ngày phỏng chừng và nhóm ngườichịu trách nhiệm công nhận bản thảo chuẩn của Kinh Thánh Cựu ước và Tân ước.

a) Cựu ước............................................................................b) Tân ước............................................................................(10) Diễn tả bằng lời riêng của bạn ba tiêu chuẩn để chọn lựa những văn bản của Hội Thánh đầu tiên được chọn vào bản thảo chuẩn của Tân ước ( ghi vào sổ tay của bạn)

Sự đáng tin cậy của những bản thảo.

Dưới sự thúc giục đặc biệt của Thánh Linh, các tác giả được Đức Chúa Trời cảm động đã ghi những sự mặc khải của Ngài vào những bản viết gốc hay bản thảo. Ngày nay chúng ta có nhiều bản sao chụp đẹp về những tài liệu nầy. Vì có nhiều chỗ hơi khác giữa những bảo sao chụp, nên chúng ta không thể không thể nói chính xác rằng Đức Chúa Trời đã cảm thúc mọi bản sao chụp ấy.

Tuy nhiên, ngay cả vấn đề sao chụp và chuyển Kinh Thánh đi, thì chúng ta thấy có nhiều bằng chứng về sự che chở và chăm sóc của Đức Chúa Trời. Thật vậy sự bảo tồn một bản văn chính xác trải qua nhiều thế hệ tự nó là một

phép lạ củ sự quan phòng thiên thượng. Bạn có thể hỏi, “là sao có được sự chính xác thật sự và xác quyết rằng,” Kinh Thánh hoàn toàn đáng tin cậy.Những sự khác nhau chút đỉnh ấy không thay đổi bất kỳ sự hểu biết nào của chúng ta về sự mặc khải của Đức Chúa Trời”

Vấn đề ấy là nhiều nhà chuyên môn đã dùng rất nhiều năm để so sánh những bản sao xưa nhất với nhau và với các bản thảo đáng tin cậy khác. Họ đã nghiên cứu cách bao quát. Những khám phá mới về những bản sao chụp cổ xưa về bản thảo Kinh Thánh gần biển chết cũng đã góp phần lớn vào công tác nầy.

Kết quả của những công trình nghiêncứu của những học giả bảo đảm cho chúng ta rằng chúng tacó những bản văn hoàn toàn đáng tin cậy. Họ chứng tỏ cho chúng ta biết rằng những bản văn bằng tiếng Hybálai (Hebrew) và Hilạp (Greece) chúng ta có thực tế giống y như những bản gốc ( gọi là nguyên bản - antographs) và tất cả những giáo lý quan trọng của cả Cựu ước và Tân ước đều nguyên vẹn. Đức Chúa Trời Đấng cảm thúc để viết lại sự mặc hải của Ngài cho loài người, đã bảo tồn nói trải qua nhiều thời đại. Chúng ta có thể tin quyết rằng Kinh Thánh của chúng ta là lời của Đức Chúa Trời

Mặc dù Kinh Thánh chứng tỏ rằng có môt sự thúc giụa đặc biệt của Thánh Linh trên người tiếp nhận sự mặc khải thiên thượng (IIPhi 2Pr 1:20-21), nhưng chúng ta không thể kết luận từ Kinh Thánh rằng sự cảm thúc tương tự có giá trị cho những người dịch, chuyển giao và sao chụp Kinh Thánh. Qua điều nầy tôi không muối nói rằng những bản dịch là không đáng tin cậy. Trái lại chúng ta điều biết rầng hầuhết những bản dịch hiện tại và của các học iả khắc khe. Đa sôù đều được đáng giá có chất lượng cao xuất sắc. Tuy nhiên, tôi muốn n1i rõ rằng chúng ta không thể lấy một bản dịch làm uy quyền tối hậu củ chúng ta trong đức tin và hành động, chúng ta phải khôn ngoan so sánh bản nhuận chánh nầy với bản nhuận chánh khác và khảo sát những giá trĩ của mỗi bản trong sánh sáng của sự uyên bác lỗi lạc.

(11) Nói về bản thảo chuẩn của Kinh Thánh được thảo luận trong bài nầy, câu diễn đạt nào ĐÚNG?

a. Vì chúng ta không còn những bản thảo gốc, nên chúng ta không thể chắc rằng Canon (Bản thảo được chấp nhận) là lời Đức Chúa Trời được cảm thúc.

b. Từ ngữ Canon của Kinh Thánh ( Bản thảo được công nhận) của Kinh Thánh chỉ về tất cả những sách trong Kinh Thánh đáp ứng tiêu chuẩn nầy: những sách nầy ấy được sự mặc khải thiên thượng.

c. Chúng ta có thể chấp nhận với niềm tin quyến nơi những sự dạy dỗ cuả Kinh Thánh vì Đức Chúa Trời không những cảm thúc sự viết ra, nhưng Ngài còn bảo vệ những văn bản ấy qua nhiều thế kỷ.

d. Không những Đức Chúa Trời đã cảm thúc các tác giả Kinh Thánh trong một cách thức đặc biệt, nhưng Ngài còn cảm thúc những học giả phiên dịch Kinh Thánh từ bản văn nguyên thủy sang các ngôn ngữ khác, để tất cả những bản dịch hoàn toàn đáng tin cậy.

e. Vài sách Tiên Đoán ( apocalytic) như Ngụy kinh (Apocrycha) đã được sáp nhập vào Sách đượ công nhận (Canon) của Cựu ước.f. Cựu ước của chúng ta giống như Kinh Thánh Hybáilai.

g. Bản thảo chuẩn ( Sách được công nhận) của Cựu ước có 39 cuốn trong khi Tân ước có 27 cuốn.

SỰ GIẢI NGHĨA KINH THÁNH Mục tiêu 4: Trình bày phương pháp đúng đắn để phân tính và giải thích Kinh Thánh .

Có lẽ bạn đã đọc Kinh Thánh, bạn cũng đã nhận rằng vài câu và vài phần đặc biệt của Kinh Thánh không thể hiện sự dạy dỗ rõ nét về những hành động và những mục đích của Đức Chúa Trời. Những phần đó cũng không bày tỏ những gì Ngài mong đợi nơi con người. Ngay cả bạn không tìm thấy chữ nào đề cập đến Đức Chúa Trời. Chẳng hạn, tôi thắc mắc về giá trị của sách Truyền đạo, và tại sao sách ấy đối kháng trực tiếp với sự dạy dỗ của những phần khác của Kinh Thánh. Khi bạn đọc sách Truyền đạo, bạn thấy rõ chủ đề “ Mọi sự điều hư không” (vô nghĩa) (TrGv 1:2) được dệt trong các cuốn sách.

Khi chúng ta đọc đến những câu đặc biệt hay những phần đặc biệt của Kinh Thánh, chúng ta cần phân tích cẩ thận để giải nghĩa cách chính xác. Chúng ta cần đọc những phần phía trước và những phía sau của những câu đặc biệt đó. Trong trường hợp của sách Truyền đạo, chúng ta không được tách rời những câu đó ra khỏi cuốn sách hay ra khỏi toàn bộ Kinh Thánh và sử dụng những câu nói đó làm nền tảng cho cuộc đời chúng ta. Chúng ta phải đọc sách Truyền đạp từ đầu đến cuối để hiểu được “hư không”.Vô nghĩa là gì. Khi chúng ta đọc đến đoạn cuối của sách, sứ điệp toàn bộ của sách hiện ra rõ ràng. Tác giả đã chỉ ra ột cáh tường tận rằng, ngoài Đức Chúa Trời, cuộc sống rõ ràng là vô dụng và vô nghĩa. Kinh nghiệm đã ddạy cho tác giả một bài học mà ông tìm cách chuyển giao cho chúng ta qua hình thức của lờ khuyên hữu ích.

Trong tuổi thanh xuân hãy tưởng nhớ đến Đấng Tạo Hóa của con. . . .Hãy kính sợ Đức Chúa Trời và gìn giữ mạng lịch của Ngài, vì đây là bổ phận toàn bộ của con người. Vì Đức Chúa Trời sẽ xét đoán mọi hành động gồm cả nhũng điều giấu kín, hoặc thiện hoặc ác cũng vậy ( TrGv 12:1, 13-14)

Ví dụ nầy dạy chúng ta một nguyên tắc có giá trị: Mọi phần Kinh Thánh riêng rẽ cần được phân tích và giải thích trong ánh sáng của toàn bộ Kinh Thánh. Nếu chúng ta học tập và áp dụng nguyên tắc nầy, thì chúng ta sẽ xây dựng đời sống Cơ đốc của chúng ta trên một nền tảng thuần chánh. Chúng ta không dám đặt đời sống và hành động của chúng ta trên bất kỳ câu Kinh Thánh riêng rẽ hay phân đoạn Kinh Thánh đặc biệt nào. Nếu chúng ta không theo nguyên tắc nầy, chúng ta có thể gặp nguy hiểm nghiêm trọng.

Đức Chúa Trời giúp chúng ta hiểu những sự dạy dỗ của lời Ngài. Thánh Linh của Ngài không những cảm thúc những người viết Kinh Thánh, nhưng Ngài còn soi sáng tâm trí của những người đọc Kinh Thánh. Điều nầy có nghĩa là Thánh Linh làm cho tâm trí của tín hữu hiểu được những gì người ấy đọc. Không nhờ sự giúp đỡ của Thánh Linh, không ai có thể hiểu Kinh Thánh cách chính xác, vì tội lỗi đã làm tâm trí đen tối. Khi Thánh Linh ở trong chúng ta, Ngài làm cho chúng ta thấy rõ những lẽ thật tìm thấy trong lời Đức Chúa Trời và Ngài giúp cho chúng ta giải thích đúng đắn (Xem RoRm 1:21; Eph Ep 1:18; 4:18; ICo1Cr 2:6-16 và IGi1Ga 2:20, 27)

Vậy, chúng ta thấy rằng Kinh Thánh là sự mặc khải của Đức Chúa Trời cho con người. Mặc dù vài lời diễn đạt trong đó dường như mâu thuẫn, nhưng khi được giải thích trong ánh sáng của toàn cuốn Kinh Thánh, thì ý nghĩa trở nên rõ ràng. Hơn nữa, Thánh Linh cũng soi sáng tâm trí của chúng ta để chún ta có thể giải thích lời Đức Chúa Trời cách đúng đắn và hiểu những bài học mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta học.

(12) Hoàn chỉnh câu nói: Mọi phần Kinh Thánh riêng rẽ cần phải được phân tích và giải thích trong ánh sáng và sự dạy dỗ của..............................................................................................................................................................................................

THẨM QUYỀN CỦA KINH THÁNH Mục tiêu 5: Trình bày về thẩm quyền của Lời Đức Chúa Trời có vị trí nào trong đời sống chúng ta .

Khi chúng ta học Kinh Thánh, có một câu hỏi rất quan trọng được nêu lên. Chúng ta sẽ dành cho việc học Kinh Thánh ở tầm quan trọng đến mức độ

nào mà cả đời sống và ý muốn của chúng ta đều gắn liền và đó? Kinh Thánh từ đầu đến cuối đều bày tỏ cảm giác của Đức Chúa trời về vấn đề nầy.Chúng ta học Kinh Thánh để lời Chúa trở thành thẩm quyền tối hậu torng mọi vấn đề nầy.Chúng ta học Kinh Thánh để lời Chúa trở thành thẩm quyền tối hậu trong mọi vấn đề thuộc về đức tin và hành vi ( IITi 2Tm 3:16-17)

Đầu tiên trong sự thông công với dân sự Ngài, Đức Chúa Trời đã bày tỏ ý muốn và mục đích của Ngài. Ngài cũng cho dân sự Ngài biết rằng Ngài mong đợi họ biềt mạng lịch của Ngài và hành động nghiêm chỉnh, “ Các ngươi khá cẩn thận làm theo mọi điều ta dặn biểu, chớ thêm hay bớt chi hết” ( PhuDnl 12:32) rồi Ngaì cũng nói rằng Ngài sẽ thử họ để xem họ có hiểu lời Ngài và vâng lời không ( 13:1-3)

Phương cách để chúng ta cứ giữ mối liên hệ mật thiết với Chúa Jêsus là sống nhò lời Ngài: “ Nếu các con vâng giữ những mạng lịnh ta, thì các con sẽ cứ ở trong tình yêu của ta” (GiGa 15:10) Chúng ta có thể bày tỏ tình yêu cuả mình với Đấng Christ bằng sự vâng heo ý muốn Ngài bày tỏ “Các con là bạn của ta nếu các con làm những điều ta răn bản” (15:14)

Lời Đức Chúa Trời là chân lý (17:17) Vì vậy chúng ta phải làm cho lời ấy thành thẩmquyền cao nhất của đời sống cá nhân và đời sống tập thể Hội Thánh chúng ta. Ở nhiều ngôi giáo đường của chúng ta, chúng ta đặc bục giảng ở giữa tòa giảng vì đó là nơi Lời Đức Chúa Trời được giảng ra. Điều nầy minh họa cho điều Đavít, tác giả Thi thiên, đã nói : “Lời Chúa được tôn cao hơn cả sanh thinh Chúa” ( vì Chúa được tôn danh Ngài và lời gài trên tất cả mọi sự” - bản Anh Ngữ) (Thi Tv 138:2)

Lời Đức Chúa Trời phải được ở vị trí ưu tiên trong mọi phần của cuộc sống chúng ta. Chúng ta hải đặt sự dạy dỗ của lời Chúa trên lời khuyên của gia đìng hay của bạn bè. Chúng ta phải chú ý đến những lời cảnh cáo và những lời chỉ đạo của Kinh Thánh.Lời Chúa phải cai trị tình cảm của chúng ta.

Vì vậy, có sự dạydỗ Kinh Thánh thuân chánh trong Hội Thánh chúng ta quan trọng biết bao. Chúng ta phải khuyến khích tín hữu yêu mến sự học hỏi lời Chúa có hệ thống. Tín hữu có thể đến nhà Đức Chúa Tròi không phải vì những chương trình hay những cá nhân giảng dạy, nhưng vì họ yêu mến lời Đức Chúa Trời.

Cỏ khô, hoa rụng, nhưng lời Đức Chúa Trời chúg ta còn mãi đời đời .(EsIs 40:8)

(13) Dựa trên điều chúng ta đã học trong phần nầy, hãy giải thích vào sổ tay cua bạn thẩm quyền của lời Đức Chúa Trời được đặt ở vị trí nào trong đời sống chúng ta.

Bài tập trắc nghiệm 1. Xếp mỗi từ cho phù hợp với định nghĩa .....a. Truyền đạt những câu chuyện không bằng văn bản từ thế hệ nầy sang thế hệ khác.......b Điều gì xảy ra khi Thánh Linh giúp chúng ta hiểu Kinh Thánh......c. Bản thảo nguyên thủy của Kinh Thánh.......d. Một hành động đặc biệt của Thánh Linh trong việc hướng dẫn những tác giả con người viết các sách của Kinh Thánh......e. Sự tiết lộ chính Đức Chúa Trời và những hành động của Ngài mà không thể biết bằng cách nào khác......f. Những tác phẫm mang tính nói trước về sự đảo lộn thế giới, những biến cố khủng khiết......g. Hệ thống do lường theo những tiêu chuẩn xác thực để quyết định sách nào được cảm thúc thiên thượng.1) Văn chương tiên đoán.2) Nguyên bản.3) Truyền khẩu.4) Bản thảo chuẩn5) ự cảm thúc.6) Sư soi sáng7) Sự mặc khải

CÂU HỎI ĐÚNG SAI.Ghi chữ Đ vào trước câu Đúng, và S trước câu Sai.......2. Hội Thánh là thẩm quyền tối hội trong những vấn đề liên quan đến đức tin và hành động.......3. Muốn hiểu được những lẽ thật của Đức Chúa Trời, chúng ta phai cẩn thận phân tích và giải thích những điều đã được viết ra trong ánh sáng của sự dạy dỗ của toàn bộ Kinh Thánh.......4. Sự cảm thúc của Kinh Thánh bao gồm nguyên bản, những bản sao chụp của nguyên văn, những bản dịch và những bản nhuận chánh......5. Chúng ta có niềm tin xác đáng rằng Kinh Thánh của chúng ta là đáng tin cậy, là Lời Đức Chúa Trời được mặc khải vì chúng ta thấy bằng chứng Đức Chúa Trời đã bảo vệ bản văn chính xác trải qua nhiều thế hệ......6. Tất cả những sách được xếp vào bản thảo chuẩn ( Canon) được nhìn

nhận là có sự mặc khải thiên thượng.......7. Tính độc quyền của Kinh Thánh có nghĩa là trong 66 cuốn của Kinh Thánh chúng ta có toàn bộ sự mặc khải bằng văn tự của Đức Chúa Trời.

Giải đáp câu hỏi nghiên cứu .(1) Sự mặc khải, khi có quan hệ Đức Chúa Trời, có nghĩa là Đức Chúa Trời bày tỏ cho dân sự Ngài những điều mà họ không thể bằng cách nào khác để biết về Ngài và những mục đích của Ngài.(2) a. Đúngb. Saic. Said.Đúng(3) ( Trích từ bản Kinh Thánh nhuận chánh quốc tế - NIV)a. Bấy giờ Chúa phán cùng Môise, “ Viết điều nầy trên, một cuộc giấy. . . .”b. “ Môise viết xuống mọi điều Chúa đã phán”c. “ Nhưng bây giờ, đây là những điều Chúa phán” (Eâsai là tác giả)d. “ Đây là lời phán từ Chúa đến với Giêrêmi”e. “ Đây là những điều Chúa phán”f. “ Nếu có ai nghĩ mình là một tiên tri hay được ân tứ thuộc linh, người ấy hãy nhận biết rằng những gì tôi đang viết cho anh em là lệnh truyền của Chúa”g. “ Phaolô cũng viết cho anh em bằng sự khôn ngoan mà Đức Chúa Trời ban cho người” (Hãy nhớ trong câu 16 Phierơ nhìn nhận điều Phaolô viết là Kinh Thánh)(4) b) Một sự cho phép đặc biệt.d) Sự hướng dẫn của Thánh Linh. . . . . . . .f) Tất cả nội dung.(5) Mặc dù người ta có thói quen đáng gãy xương của những người bị đóng đinh để chết cho mau, nhưng khi quân lính thấy Chúa Jêsus đã chết rồi, họ không cần đánh gãy xương của Ngài. Vì thế, họ dùng giáo đâm vào hông Ngài.(6) a. Chúa Jêsus chứng tỏ sự tôn trọng và chấp nhận Kinh Thánh là lời Chúa Trời, nhiều lời tiên tri của Kinh Thánh đã được đã được ứng nghiệm, có một sự thống nhất trong các chủ đề của Kinh Thánhb. Ngài thường trích dẫn bộ Kinh Thánh.c. Chẳng hạn như nơi Chúa Jêsus sinh ra được tiên tri Michê báo trước, cách Ngài chịu chết được Eâsai và Đavít nói trước.d. Sự cứu chuộc của nhân loại.(7) a. GiGa 16:12-15b. Sự hướng dẫn thuộc về tiên tri và soi sáng cùng giáo lý thêm vào.

c. Eph Ep 3:4-5, 9-10; IIPhi 2Pr 3:15-16; 1:20-21.(8) Vì chúng ta biết rằng mình đề kháng những gì về sau gọi là sự mặc khải, khi những điều đó không phù hợp với những điều Đức Chúa Trời đã bày tỏ, và không làm vinh hiển Đức Chúa Trời.(9) a) Khoảng 500 B.C do Eâxơra và nhưng thành viên của nhà Hội Vĩ đại.b) A. D. 397 do Hội Đồng Carthage.(10) Những sách ấy phải được mặt sứ đồ viết hay đọc cho người khác viết. Nội dung phải có đặc tính thuộc linh chứng tỏ bản văn được sự cảm thúc thiêng thượng. bản văn đó phải được toàn thể Hội Thánh nhìn nhận có sự cảm thúc thiên thượng.(11) a. Saib. Đúngc. Đúngd. Saie.Saif.Đúngg. Đúng(12) Toàn cuốn sách hay tàn bộ Kinh Thánh.(13) Câu trả lời của bạn tương tự như sau: Kinh Thánh, lời Kinh Thánh , phải là thẩm quyền tối hậu, tong mọi vấn đền của đức tin và hành động của chúng ta. Kinh Thánh phải hướng dẫn hành động của chúng ta.Chúng ta phải trung tín học hỏi Kinh Thánh và áp dụng sự dạy dỗ của Kinh Thánh vào toàn bộ cuộc sống chúng ta.

HỘI THÁNH: CỘNG ĐỘNG DÂN SỰ ĐỨC CHÚA TRỜI

Bạn có bao giờ nhìn trẻ con chơi chung với nhau không nhận thấy chúng mau làm quen để gần gũi nhau không? Điều nầy chứng minh rằng con người là một tạo vật có tính xã hội, nghĩa là bản chất con người ưa thích quây quần và thành lập mối quan hệ với những người khác giống như mình. Như vậy, chúng ta không ngạc nhiên gì khi thấy Chúa Jêsus đã thành lập một cộng đồng của những người có tâm trí giống nhau, tức là Hội Thánh của Ngài, để qua họ ý muốn của Đức Chúa Trời được thực hiện. Do đó Hội Thánh là cộng đồng dân sự Đức Chúa Trời vố có mối quan hệ với nhau dựa trên mối quan hệ cá nhân của họ với Đức Chúa Jêsus Christ.Phierơ công bố, “ Trước kia anh em không phải là một dân,nhưng bây giờ anh em là dân sự của Đức Chúa Trời” (IPhi 1Pr 2:10). Chúng ta ở bên ngoài, tội lỗi chúng ta ngăn cách chúng ta với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên khi tiếp nhận Jêsus làm Cứu Chúa chúng ta, bằng đức tin chúng ta được đem vào mối quan hệ mói với Đức Chúa Trời qua Đấng Christ. Mối quan hệ nầy

cũng đưa chúng ta với mối quan hệ với những tín hữu khác. Chúng ta trở nên thành phần của gia đình Đức Chúa Trời, tức là Hội Thánh Ngài.Trong bài học nầy chúng ta sẽ khảo sát dụng cụ mà Đức Chúa Trời đã chọn để làm vinh hển danh Ngài, để nuôn dưỡng đời sống thuộc linh, và để quản bán tin mừng cho những người khác. Khi dọc về Hội Thánh và hiểu được ý nghĩa thật, chúng ta mới có thể đánh giá đúng giá trị mà Cứu Chúa chúng ta đã đặt để trên đến nỗi đã khiến Ngài bảo sư sống mình vì Hội Thánh (Eph Ep 5:25)

Dàn ý bài học Hội Thánh là gìHội Thánh bắt đầu khi nàoHội Thánh có đặc điểm gì.Hội Thánh làm gì.Những mục tiêu của bài học .Khi học xong bài nầy bạn có thể.Định nghĩa từ ngữ Hội thánh và phân biệt giữa nghĩa của Kinh Thánh và không Kinh Thánh.Trình bày khi nào Hội thánh bắt đầu và dùng bằng chứng Kinh Thánh đed hổ trợ cho sự trình bày đó.Giải thích đặc tính lượng diện của Hội Thánh.Liệt kê ba mục đích cơ bản của Hội Thánh và những phương pháp nhờ đó mỗi mục đích được hoàn thành.Những hoạt động học tập 1. Đọc những đoạn Kinh Thánh làm nền tảng cho bài học nầy : Cong Cv 2:1-47; ICo1Cr 12:12-31; RoRm 12:1-21; Eph Ep 4:1-16; 5:22-23.2. Đọc kỹ phần triển khai baì học như những phương pháp đã nêu ở bài 1. Nhớ làm bài xem nghĩa từ mới.Những chữ căn bản Cộng độngchức nănggây dựnghàng ràolễ nghimối quan hệnăng độngphổ thôngthuộc về giáo lýthách thứcxã hội

Triển khai bài học

HỘI THÁNH LÀ GÌ? Mục tiêu 1: Hãy tìm những định nghĩa về Hội Thánh được dùng trong Kinh Thánh (1) Giả sử bạn đề cập đến chữ Hội Thánh cho một người trước kia chưa hề nghe chữ đó, và người ấy hỏi bạn, “ Hội Thánh là gì?” Dựa vào kinh nghiệm của bạn hãyghi một câu trả lời ngắn cho câu hỏi nầy vào sổ tay của bạn.Giống như người khác câu trả lời của bạn có thể như sau, “ Hội Thánh là nơi người ta họp lại để thờ phượng” Nếu bạn muốn trả lời chính xác hơn, bạn sẽ c1 thể n1i, “Từ ngữ Hội Thánh ám chỉ về một tổ chức tạo thành do một nhóm người ở nơikhác nhau có cùng một quan điểm giáo lý, được hướng dẫn do cùng những qui luật và những mục đích tương tự”Cả hai câu trả lời nầy cho chúng ta một ý tương về Hội Thánh theo định nghĩa của nhiều người, và cả hai định nghĩa trên được coi như đúng đắn theo sự hiể biết hiện tại về từ ngự nầy. Tuy nhiên khi Kinh Thánh nói về Hội Thánh, thì chữ dấy có nghĩa rộng rãi hơn nhiều.Thật vậy Kinh Thánh không ám chỉ về một giáo đường là Hội Thánh, như chúng ta thường nói ngày nay, nhưng chỉ về những con người tạo thành Hội Thánh. Kinh Thánh cũng không gọi Hội Thánh là một tổ chức. Những người nhận diện Hội Thánh theo kiểu nầy thường kết hợp những giáo phái như Công giáo, Báptít. Giám lý và những giáo lý khác.Theo ý nghĩa của Kinh Thánh,có hai định nghĩa về từ Hội Thánh. Chữ được dịch là “Hội Thánh” dùng trong Tân ước có nguồn gốc từ chữ Hy lạp “ekklesia”, cho chúng ta hình ảnh nnhững con người đáp ứng theo sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Đáp ứng theo tiếng gọi ấy và xưng nhận Jêsus là Cứu Chúa của họ đã truyền bảo. Họ là một cộng đồng của những người vân lời được tổ chức lại để làm theo ý muốn của Ngài. Trên bình diện rộng lớn, cộng đồng tín hữu công nhận Jêsus là Cứu Chúa tiêu biểu cho Hội Thánh phổ thông, còn gọi là Hội Thánh vô hình. Từ ngữ nầy bao gồm tất cả các tín hữu ở mọi nơi là những người có cùng đức tin và trung thành với Chúa Jêsus Christ.Trên bình diện nhỏ hơn, Hội Thánh chỉ về một nhóm tín hữu hay một hội chúng. Những tín hữu nầy thuộc về một địa phương cón cùng một đức tin và trung thành với Chúa Jêsus Christ, họ hợp lại với nhau để thành lập một tập thể thờ phượng Đức Chúa Trời. Họ được coi là Hội Thánh địa phương hay Hội Thánh hữu hình. Những ví dụ về Hội Thánh hữu hình được tìm thấy trong Tân ước.RoRm 1:7 “ Gởi cho hết thẩy những người yêu dấu của Đức Chúa Trời tại thành Rôma, được gọi làm sứ đồ”

ICo1Cr 1:2 “ Gởi cho Hội Thánh Đức Chúa Trời tại thành Côrinhtô, tức là cho những người đã được nên thánh trong Đức Chúa Jêsus Christ được gọi làm thánh đồ”GaGl 1:2 “ gởi cho Hội Thánh ở Galati . . . . .”Phi Pl 1:1 “ gởi cho hết thảy các thánh đồ trong Đức Chúa Jêsus Christ, ở thành Philíp cùng cho các giám mục và ác chấp sự. . . . .”Tóm lại chúng ta có thể nói rằng theo Tân ước Hội Thánh là một cộng đồng dân sự của Đức Chúa Trời.Chữ cộng đồng rất quan trọng trong việc mô tả, vì nó nói về những cá nhân tín hữu kết hợp lại với nhau vì mục đích thông công và chia sẻ trong khi họ cùng thờ phượng Đức Chúa Trời với nhau.Tinh thần cộng đồng nầy được mô tả trong Cong Cv 2:42-47.Những người ấy nhiệt tình giữ lời dạy của các sứ đồ, thông công bẻ bánh và cầu nguyện. Mọi người đều đầy kinh ngạc, và có nhiều dấu kỳ cùng phép lạ được cá sứ đồ thực hiện. Tất cả những tín hhữu hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung, bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau tuỳ sự cần dùng của từng người. Mỗi ngày họ tiếp tục gặpnhau ở hàng lang đền thờ, còn ở nhà thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau một cách vui vẻ thật thà, ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng.Kinh Thánh dạy rằng Hội Thánh là dụng cụ mà Đức Chúa Trời đã chọn để hoàn thành những chức năng sau:1. Tạo thuận lợi cho sự thờ phượng tập thể (GiGa 4:20-22, so sánh với HeDt 10:25)2. Tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng thuộc linh của tín hữu (4:13-16)3. Loan báo tin mừng về sự cứu chuộc trong Đấng Christ cho những người khác (Mat Mt 16:18; 24:14; 28:18-20)Chúng ta sẽ nghiên cứu những chức năng nầy đầy đủ hơn ở phần sauThông thường chúng ta thấy những từ như Hội Thánh của Đức Chúa Trời hay Hội Thánh của Đấng Christ ở trong Kinh Thánh. Những chữ nầy chỉ về ý nghĩa đặc biệt của hội chúng không đến từ những chi tiết nhưng từ Đầu của Hội Thánh, là Jêsus Christ, con Đức Chúa Trời.Như vậy, Hội Thánh là mối thông công được thiên thượng tạo ra của những tội nhân được cứu chuộc là những người có cùng Cứu Chúa. Mối thông công tín hữu nầy có sự hiệp nhất vì những thành viên nầy làm một với nhau và với Christ qua sự liên kết do Thánh Linh đem lại.Tân ước ghi lại rằng những tân tín hữu sau h xưng nhận Jêsus Christ là Cứu Chúa thì họ chịu báp têm bằng nước, có y nghĩa sống đ65ng về sự hiệp nhật của họ với Đấng Christ ( Xem Cong Cv 2:38; 8:12-13; 9:1-19; 10:47-48) Những tín hữu, những người tạo thành Hội thánh địa phương và là thành phần của Hội Thánh phô thông, có những đặc tính sau:1. Họ nhận mình là những người tin theo Chúa Jêsus.

2. Họ chịu báp têm tiếp sau sự xung nhận đức tin.3. Họ được tổ chức thành một cộng đồng thông công với nhau càng sớm càng tốt ( So sánh 13:43 với 14:23)4. Họ có mục đích khác biệt: kết hợp với nhau thành tập thể thờ phượng và làm theo ý muốn Đức Chúa Trời.(2) Khoanh tròn những mẫu tự trước những lời hoàn chỉnh đúng cho câu: Chữ Hội Thánh theo cách dùng của Kinh Thánh bao gồm ý tưởng về.a. một ngôi nhà mà người ta gặp nhau để thờ phượng Đức Chúa Trời.b. một hội chúng dân sự Đức Chúa Trời gặp nhau và chia sẻ cùng một đức tin chung và trung thành với Chúa Jêsus Christ.c. một mối thông công được thiên thượng tạo ra của những tín hữu tin cậy cùng một Cứu Chúa và họ được liệt hiệp với nhau vì có liên hiệp trong Ngài.d. bất kỳ nhóm tôn giáo, tổ chức hay giáo phái bất kỳ tầm cỡ nào.e. cộng đồng tín hữu trên toàn thể giới của cùng đức tin nơi Đức Chúa Trời và nhìn nhận qyền chủ tể của Chúa Jêsus Christ.

HỘI THÁNH BẮT ĐẦU KHI NÀO? Mục tiêu 2: Trình bày hai bằng cớ Kinh Thánh bày tỏ Hội Thánh bắt đầu khi nào và liệt kê bảy hoạt động của những tín hữu đầu tiên .Trước hết, ý tưởng về cộng đồng dân sự Đức Chúa Trời được thấy trong Cựu ước ở trong lời hứa của Đức ChúaTrời đối với Aùpraha rằng hậu tự của ông thành trugn gian đem phước hạnh cho quả đất (SaSt 12:1-3) Lời hứa nầy được xác nhận vào thờ kỳ dân Ysơraên được giải cứu khỏi sự hà hiếp của người Aicập. Bấy giờ ý niệm về cộng đồng dân sự Đức Chúa Trời càng được nhấn mạnh rõ nét khi những trách nhiệm và phước hạnh của giao ước giữa Đức Chúa Trời và Aùpraham được công bố minh bạch ( So sánh XuXh 19:4-6 với SaSt 22:17-18)Nhưng lịch sử Cựu ước công bố rằng quốc gia Ysơraên đã thất bại trong sứ mạng ban phước cho quả đất bằng lời chứng và gương mẫ của mình. Mặc dù cộng động dân sự Đức Chúa Trời tồn tại trong Cựu ước, những họ đã không hoàn tất mục đích dự kiến .Tuy nhiên, mục đích của Đức Chúa Trời trong việc kêu gọi ra khỏi thế giới một dân sự cho chính Ngài, được cứu chuộc khỏi tội lỗi và nhận sự cứu rỗi của Ngài vẫn không thất bại. Mục đích nầy sẽ được thực hiện qua sự chết và sự phục sinh của Chúa Jêsus Con yêu dấu của Đức Chúa TrờiChúa Jêsus giới thiệu ý tưởng Hội Thánh là cộng đồng dân sự Đức Chúa Trời trong thời gian Ngaì thi hành chức vụ tại trần gian. Ngài phán “ Ta sẽ xây dựng Hội Thánh ta” (Mat Mt 16:18) Trong Eph Ep 1:19-23, Phaolô chỉ rõ ràng sự phục sinh và thăng thiên của Cứu Chúa chúng ta đã xảy ra trước khi Hội Thánh được thành lập và Chúa Jêsus được đặt làm đầu trong cộng

đồng được cứu chuộc:.....mà Ngài đã tỏ ra trong Đấng Christ, khi khiến Đấng Christ từ kể chết sống lại và lam2 cho ngồi bên hữu mình tại các nơi trên trời...... Ngài đã bắt muôn vật phục dưới chân Đấng Christ, va ban cho Đấng Christ làm đầu Hội Thánh, mà Hội Thánh là thân thể của Ngài ( c20, 22,23)Sự hục sinh và thăng thiên của Đấng Christ cũng cần thiết để Ngài làm thầy tế lễ thượng phẩm đời đời vì dân sự của Ngài ( Hội Thánh). Hơn nữa Ngài có thể ban cho Hội Thánh những ân tứ cần thiết cho việc thực hiệnn những chức năng của mình (Xem HeDt 4:14-16, Eph Ep 4:7-12)(3) Dựa vào nhữn đoạn Kinh Thánh cho ở trên, trong các lời diễn đạt sau đây lời nào đúng?a. Kinh Thánh chỉ rõ rằng Hội Thánh được Chúa Jêsus thành lập trong khi Ngài thi hành chức vụ trên đất.b. Kinh Thánh cho bằng chứng rằng sự chết, sự sống lại và sự thăng thiên của Chúa Jêsus xảy ra trước khi Ngài có thể thành lập Hội Thánh Ngài.Theo truyền thống, Hội Thánh được công nhận “chính thức bắt đầu nhằm ngày lễ ngũ tuần, dù tín hữu đã nhóm lại trước thờigian nầy. Chúng ta hãy xem bằng chứng sau:1. Ngay trước khi Chúa Jêsus thăng thiên, Ngaì phán cùng các môn đệ của Ngài, “Đừng ra khỏi Giêrusalem, nhưng hãy chờ đợi món quà Cha ta đã hứa, mà các ngươi đã nghe ta nói. VÌ Giăng làm báp tem cho các ngươi bằng nước, nhưng bài ngày nữa các ngươi sẽ được báp têm bằng Thánh Linh” (Cong Cv 1:4-5, cũng đọc GiGa 14:12; 16:7-8, 13-15)2. Sau đó Chúa Jêsus hứa rằng, khi họ được báp têm trong Thánh Linh, các môn đệ sẽ là những nhân chứng có quyền năng để rao giảng phúc âm cả gần lẫn xa (Cong Cv 1:8)3. Đúng như lời Chúa Jêsus phán, các môn đệ và tín hữu là những người cầu nguyện tại phòng cao đều được báp têm khiThánh Linh giáng xuống vào ngày lễ ngũ tuần và lập cư trong đời sống họ (2:1-4, so sánh GiGa 7:37-39 với 14:17)4. Ngoài ra cùng ngày ấy có 3000 người đáp ứng sứ điệp phúc âm và trở thành phần tử của cộng đồng tí hữu. Như vậy, hội thánh đã được thành lập và bắt đầu hoạt động ca ngợi, gây dựng, truyền giảng hay làm chứng.Sự hiện đến của Thánh Linh đánh dấu sự bắt đầu của một kỷ nguyên mới trong đó các tín hữu được ban quyền năng thiên thượng để làm chứng về ân điển cứu chuộc của Đức Chúa Trời và sự kêu gọi loài người tiếp nhận sự cứu rỗi của Ngài. Sách Công vụ các sứ đồ công bố rằng từ ngày khởi đầu nầy trở đi, những tín hữu hành động như một gia đnh hay một đơn vị tập thể. Đây là những đặc tính của những tín hữu và Hội Thánh đầu tiên:1. Họ có một tiêu chuẩn giáo lý, đó là sự dạy dỗ của các sứ đồ (Cong Cv

2:42)2. Họ có sự thông công với các tín hữu khác (2:43)3. Họ cứ hành lễ báp têm và tiệc thánh (2:41-42, 47 xem Mat Mt 28:19, ICo1Cr 11:23-26)4. Họ gặp nhau để thờ phượng chung và cầu nguyện.5. Họ giúp đỡ những người có nhu cầu (Cong Cv 2:41; 4:32-35; 6:1-7)6. Họ đề cử nhiều người đui nơi khác để rao giảng phúc âm và thành lập những cộng đồng tín hữu (8:14-17; 11:22)7. Họ khảo sát những khía cạnh đặc biệt của việc truyền bá phúc âm kể cả những người mới được chinh phục và những thói quen của tân tín hữu, và họ thiết lập những tiêu chuẩn giáo lý thiết yếu cho Cơ đốc nhân (11:1-3, 18; 15:4-35).(4) Trong sổ tay của bạn hãy trình bày hai d8iều xảy ra trong ngày lễ ngũ tuần đưa ra những bằng chứng rằng Hội Thánh đã khởi sự trong thời gian ngắn ngay sau khi Chúa Jêsus về trời ( Xem 2:1-47)(5) Liệt kê thuộc lònh bảy hoạt động của những tín hữu đầu tiên mà đó là những đặc tính của một Hội Thánh hay một tổ chức thân thể đó là những đặc tính của một Hội Thánh hay một tổ chức thân thể. Trng sổ tay của bạn hãy ghi câu trả lời của mình rồi đối chiếu với bản sanh sách chúng tôi liệt kê trong phần nầy. Bảng liệt kê nầy có giống những hoạt động của Hội Thánh địa phương của bạn không?

HỘI THÁNH CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ? Mục tiêu 3: Nhìn nhận những đặc tính mô tả bản chất của Hội Thánh .Khi một người tiếp nhận Đấng Christ làm Chúa, thì Đức Thánh Linh, Đấng mang lạisự cứu chuộc, sẽ kết hợp người ấy vào cộng đồng của các tín hữu khác mà chúng ta gọi đó là Hội Thánh của Đấng Christ. Trong Kinh Thánh Hội Thánh được ví sánh như một thân thể, một tân phụ, một ngôi nhà, những cành của câu nho, và một bầy. Những hình ảnh tương tự nầy cũng được áp dụng cho cá nhân tín hữu, Hội Thánh địa phương và Hội Thánh phổ thông.

(6) Xếp đặt ch pù hợp những từ và phần Kinh Thánh mô tả .....a. LuLc 15:4-10 (bầy chiên).....b. IICo 2Cr 11:2 (tân phụ).....c. ICo1Cr 3:16-17 (ngôi nhà).....d. Eph Ep 13:20 ( Thân thể).....e. HeDt 13:20 (bầy chiên).....f. GiGa 15:1-5 (Nhánh nho)1) Cá nhân tín hữu2) Hội chúng tại địa phương.3) Hội thánh phổ thông.

Bài tập nầy mô tả vài điều về bản chất của Hội Thánh. Mặc dù một cá nhân tín hữu không tạo htanh một Hộithánh. Nếu chúng ta nhận diện Hội Thánh là một cơ chế hay tổ chức, thì chúng ta sẽ nhanh chónh mất đi cái nhìn về Hội Thánh là một cộng đồng tín hữu - những tín hữu đến với nhau trong mối thông công mật thiết với nhau là kết quả của mối thông công cá nhân họ với Đấng Christ. Những tín hữu phục vụ lẫn nhau, yêu nhau và giúp đỡ nhau trong đời sống Cơ đốc. Vì thế bản chất của Hội Thánh có thể được giải thích bằng hai cách: trước hết chỉ về mối quan hệ giữa những Cơ đốc nhân với nhau. Thứ hai, đó là sự bày tỏ thấy được của sự kết hợp với Đấng Christ cuả tín hữu.1. Hội Thánh có liên quan đến mối quan hệ của những tín hữu với nhau và với Đấng Christ. Khi một tội nhân đối diện với sứ điệp phúc âm, người ấy đứng một mình với Đức Chúa Trời. Chấp nhận hay từ khước phúc âm là sự lựa chọn cá nhân, nhưng đó không phải là vấn dề của cá nhân. Sự lựa chọn ấy đưa chúng ta vào mối quan hệ cá nhân với Chúa Jêsus Christ và với những tín hữu khác. Cả hai đều cần thiết cho sự tăng trưởng thuộc linh và sự phát triển đặc tính giống như Đấng Christ trong cá nhân tín hữu.Phaolô noí về mội quan hệ với Chúa jêsus Christ mà tín hữu đưa vào khi họ được cứu: “ Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi. Nay tôi sống . . . . tôi sống nhờ đức tin nơi Con Đức Chúa Trời là Đấng yêu tôi và phó mạng sống Ngài vì t6i” (GaGl 2:20) Nói về ối quan hệ giữa tín hữu với nhau ông nói, “ chúng ta là những chi thể của nhau” (Eph Ep 4:25, RVS), tức là, tất cả những tín hữu cùng nhau tạo nên Hội Thánh.Vì vậy, ở một mặt, mỗi tín hữu là một cá nhân sống trong mối quan hệ cá nhân với Đấng Christ với sự chịu trách nhiệm cá nhân về đời sống thuộc linh của mình. Mặc khác, tất cả những tín hữu quyện lẫn vào nhau trở thành khối hiệp nhất thuộc linh, có mối quan hệ với Đấng Christ và cùng nhau chịu trách nhiệm tập thể đối với Ngài.(7) Kinh Thánh so sánh mối quan hệ giữa Đấng Christ và Hội Thánh như mối quan hệ giữa đầu và thân mình. Đọc ICo1Cr 12:12-17; Eph Ep 1:22-23; 4:7-16 và CoCl 1:18. Dựa trên phần Kinh Thánh trên, hãy khoanh tròn mẫu tự của lời diễn đạt đúng có liên quan đến thân thể của Đấng Christ.a. Có nhiều phần trong thân thể của Đấng Christ.b. vài phần trong thân thể ít quan trọng hơn những phần khác.c. Mỗi cá nhân tín hữu có thể tăng trưởng đời sống thuộc linh là không cần phải trở thành một thành viên tích cựu của thân thể của Đấng Christ.d. Mỗi tín hữu là một bộ phận của thân thể Đấng Christ.e. Đấng Christ là đầu trên mọi sự dành cho Hội Thánh tức là thân thể Ngài.

f. Mỗi tín hữu chỉ chịu trách nhiệm với Đấng Christ mà thôi.g. Nếu một chi thể của thân thể đang đau đớn thì các chi thể khác đồng cảm thấy đau và chịu khổ với người ấy.h. Những ân tứ Đấng Christ đã ban cho Hội Thánh cần thiết đến nỗi mỗi chi thể đề kinh nghiệm sự tăng trưởng cá nhân.Những đoạn Kinh Thánh nầy dạy chúng ta rằng ân ước đời sống Cơ đốc là một kinh nghiệm tập thể không phải là một sự tình cờ. Những tân tín hữu quây quần với nhau trong sự thờ phượng, thông công và làm chứng là điều rất tự nhiên. Qua sự tái sanh, bản chất cũ, xác thịt của họ bị quăng đi và trở nên thành viên của cộng đồng chăm sóc và chia sẻ.Kinh Thánh nêu rõ việc trở nên bộ phận của những tín hữu khác trong một thân thể để chịu trách nhiệm với đầu là một mạng lệnh thách thức. Vấn đề ấy là mỗi chúng ta có những trách nhiệm vượt qua sự lựa chọn của cá nhân mình. Bây giờ chúng ta hãy hành động như một bộ phận của thân thể Đấng Christ. Điều nầy giải thích tại sao Phaolô quan tâm đến Hội Thánh Côrinhtô:Hỡi anh em, trong danh Cứu Chúa chúng ta, tôi kêu gọi anh em hết thảy phải đồng ý với nhau để không có sự chia rẽ nào ở trong anh em và để anh em được hiệp nhất trọn vẹn trong tâm trí và tư tưởng (ICo1Cr 1:10) là thành viên của Hội Thánh với có mối quan hệ tập thể với Đấng Christ nếu tôi đang hòa hợp với Ngài.Như vậy, như Kinh Thánh mô tả, Hội Thánh là dân sự những con người nầy có mối thông công với Đấng Cứu Thế và qua Ngài họ có mối thông công với nhau.2. Hội Thánh là sự bày tỏ thấy được của sự kết hợp với Đấng Christ của tín hữu. Đức Chúa Trời đ thành lập Hội Thánh theo cách thế nào để bản chất của Hội Thánh được nhìn thấy rõ qua mối quan hệ của những tín hữu. Vì mối quan hệ của chúng ta với Đấng Christ là kinh nghiệm thuộc linh, thì phương cach duy nhất để trở thành thực thể thấy được thì qua đời sống chúng ta. Chúng ta có thể nói cho những người khác những gì chúng ta tin. Nếu đời sống chúng ta được đánh dấu bằng sự nhu mì, không ít kỷ, tình yêu Cơ đốc chân chính, thì người khác sẽ thấy mối quan hệ không thấy được giữa chúng ta với Đấng Christ là có thật. Tuy nhiên, nếu chúng ta không sống như lời làm chứng của chúng ta, thì những người không tin Chúa có thể nói, “Hành động của bạn nói lớn quá đến nỗi tôi chẳng nghe được bạn nói gì !”Trong đời sống cộng đồng Cơ đốc nhân điều này có thật. Thực chất mối quan hệ giữa thân thể ( Hội Thánh) và Đầu ( Chúa Jêsus Christ) được nhìn thấy trong nếp sống của Hội Thánh. Đó là lý do tại sao Phaolô nhắc nhở tín hữu Eâphêsô phải “. . . khiên tốn và nhã nhặn hết sức, kiên nhẫn chịu đựng nhau trong tình yêu thương. Tạo mọi cố gắng để giữ sự hiệp nhất của Thánh Linh qua sợi dây hòa bình” (Eph Ep 4:2-3, theo bản tiếng Anh)

Trong thời Phaolô, những hàng rào ã hội to lớn dã hiện hữu dể ngăn cản người Do thái và dân ngoại, nô lệ và chủ nhân, nhưng 2:11-22, giải thích rằng qua thập tự giá của Đấng Christ mọi sự điều thay đổi. Ngài dẹp bỏ hàng rào giữa người Do thái và người ngoại bang, làm họ trở nên “ những công dân đồng quốc và những thành viên trong gia đình Đức Chúa Trời” Mối quan hệ với Đấng Christ đã dẹp bỏ hàng rào giữa người Do thái và người ngoại bang, làm họ trở nên “ những công dân đồng quốc và những thành viên trong gia đình Đức Chúa Trời” Mối quan hệ với Đấng Christ đã dẹp bỏ những sự phân biệt giai cấp trong xã hội và kết hợp tất cả những ai trở nên thành viên trong gia đình của Đức Chúa Trời.Là những chi thể của cùng thân thể, những con người có thành phần xã hội khác nhau được kết hợp trong Thánh Linh và mục đích giống nhau ( Xem Phi Pl 2:2) họ điều tử tế và yêu thương nhau chân tình. Chúa Jêsus ban hành giao ước mới: “ Điều răn của ta đây nầy: Các ngươi hãy yêu nhau, như Cha đã yêu ta như thế nào thì các người phải yêu nhau như thế ấy.Nếu các ngươi yêu nhau, thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ của ta” (GiGa 13:34-35)Như vậy, chúng ta thấy những mối quanhệ của tín hữu được mang đặc tính là tình yêu. Nguyên tắc nầy quan trọng đến nỗi nó được đặc tính là tình yêu. Nguyên tắc nầy quan trọng đến nỗi nó được dùng làm tiêu chuẩn đánh giá mối quan hệ của một người đối với Đức Chúa Trời: “Ai nói mình ở trong ánh sáng mà ghét anh em mình thì vẫn còn ở trong tối tăm” (IGi1Ga 2:9) Giăng tiếp:Nếu người nào nói, “ Tôi yêu Đức Chúa Trời, hưng ghét anh em mình”, đó là kẻ nói dối. Vì hễ ai không yêu anh em mình thấy, thì chẳng có thể yêu Đức Chúa Trời là Đấng mà mình không thấy. Và Ngài ban cho chúng ta mạng lịnh nầy: “ Hẫ ai yêu Đức Chua Trời thì cũng phải yêu anh em mình” ( 4:19-21)Đây chính là lý do Phaolô quở trách sự ghen tị và cải cọ trong vòng những tín hữu Côrinhtô đến nỗi dẫn đến việc chia rẽ vì người nầy nó: “ Tôi theo Phaolô”, hay kẻ khác nói “ tôi theo Abôlô” (ICo1Cr 3:4) Đây không phải là thái độ của Cơ đốc nhân, nhưng đó là do những hành vi của những con đỏ không thuộc linh. Những mạng lịnh và những ví dụ nầy cho chúng ta thấy rằng nếu chúng ta sống hài hòa với nhau thì ch1ng ta cũng sốnghài hòa với Đức Chúa Trời.(8) Chọn câu trả lời tốt nhất) là một cộng đồng thuộc linh, bản chất của Hội thánh có thể được định nghịa là :a) một nhóm người cố gắng hiệp nhất với nhau.b) tất cả tín hữu hiệp nhất với Đấng Christ.c) mỗi ngày thể hiện được kinh nghiệm Cơ Đốc Nhân.(9) Là một sự biểu hiện thấy được của mối quan hệ của tín hữu với Đấng

Christ, bản chất của Hội Thánh được định nghĩa làa. một sợi dây thuộc linh về tình yêu mến Đức Chúa Trời.b. một nơi người ta hợp lại thành từng nhóm theo thành phần xã hội riêng của mình với mục đích thờ phượng.c. những hội chúng tín hữu tại địa phương có mối quan hệ hiệp nhất với nhau dựa trên cơ sở tình yêu.Vì vậy, chúng ta thấy tự bản chất Hội Thánh thuộc về linh. Tuy nhiên, Hội Thánh cũng là một cộng đồng thực tế torng đó mội tín hữu bày tỏ mối quan hệ cuả họ với Chúa và với nhau. Nhhư thế, đó là một cộng đồng tín hữu mà chúng ta có thể thấy được và kinh nghiệm tình ye7u chân thật. Vì tình yêu là đặc tính chính của mối quan hệ thuộc linh nên tình yêu nầy phải được bày tỏ trong hội chúng tại địa phương.Ai không yêu thì không nhìn biết Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa Trời là tình yêu. Đây là cách Đức Chúa Trời bày tỏ tình yêu của Ngài trong chúng ta: Ngài sai con độc sanh của Ngài đến thế gian đề nhờ Ngài chúng ta có thể yêu thương, nhưng Ngài yêu chúng ta và sai con Ngài làm của lễ hi sinh cưu chuộc tội lỗi chúng ta. các bạn thân mến, vì Đức Chúa Trời rất yêu thương chúng ta nên chúng ta cũngphải yêu thương nhau ( IGi1Ga 4:8-11)(10) Dực vào nội dung những câu Kinh Thánh trên, hãy viết ra hai đặc tính mô tả bản chất của Hội Thánh.

HỘI THÁNH LÀM GÌ? Hội Thánh làm gì? Hội Thánh hiện hữu vì những mục đích gì? Qua thơ Phaolô gởi cho tín hữu Eâphêsô, chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời muốn Hội Thánh hiện hữu để làm vinh hiển danh Ngài.Mục đích bao quát của Ngài trong việc cứu chuộc chúng ta là để chúng ta “ ca ngợi vinh hiển Ngài” (Eph Ep 1:6, 12, 14)Hội Thánh phải làm vinh hiển Đức Chúa Trời trong ba hướng1. Hướng thờ phượng (npward) khi tín hữu thờ phượng Ngài.2. Hướng n65i ( inward) khi tín hữu gây dựng lẫn nhau.3. Hướng ngoại (outward), khi tín hữu chia sẻ tin mừng cho những người chưa biết Chúa.

HỘI THÁNH THỜ PHƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI Mục tiêu 4: Nhận diện những lời diễn đạt đúng liên quan đến sự thờ phượng tập thể và giải thích những gì chúng ta dâng cho Chúa trong sự thờ phượng .Thờ phượng là hành động nhìn nhận rằng chỉ một mình Đức Chúa Trời là Đấng đáng cho chúng ta tôn kính và thờ lạy. Trong sự thờ phượng tập thể, tín hữu trực tiếp ca ngợi và tôn vinh Đức Chúa Trời về những ân tứ quí báu của Ngài dành cho dân sự Ngài ở trong và qua Chúa Jêsus Christ. Điểm trọng tâm của thờ phượng không phải là con người nhưng chính là Đức

Chúa Trời. Chúng ta thờ phượng Đức Chúa Trời vì thần tính của Ngài ( Ngài là ai) và những gì Ngài làmTừ bài 1 đến bài 3 của loạt bài học nầy chhúng ta thấy nhiều lý do cho biết vì sao Đức Chúa Trời đáng cho chúng ta thờ phượng. Thi thiên 107: 1-3 bảo chúng ta “hãy cảm tạ Đức Chúa Trời, vì Ngài là thiện (tốt lạnh), tình yêu ( sự nhơn từ) của Ngài hằng còn đến đời đời. Các người được Chúa đã chuộc khỏi tay kẻ ác hà hiệp hãy nói điều đó,tức là những người Ngài đã hiệp lại từ các xứ”Chúa Jêsus công bố rằng Đức Chúa Trời tìm kiếm những người sẽ thờ phượng Ngài bằng “tâm linh và lẽ thật” (GiGa 4:23) Điều nầy có nghĩa là sự thờ phượng của chúng ta phải thành thật và dựa vào nền tảng thông công cá nhân với Chúa Jêsus. Linh của chúng ta phải ở trong mối thông công với Thánh Linh, qua sự cung ứng sự cứu chuộc, Đức Chúa Trời đã đạp đổ cho đến đời đời mọi hàng rào ngăn cản chúng ta thông công với Đức Chúa Trời ( xem HeDt 4:16; 10:19-22) Sự thờ phượng Cơ đốc chân chính không dựa vào những gì chúng ta làm cho Đức Chúa Trời, nhưng nằm trên sự hiểu biết và sự chấp nhận của chúng ta về những gì Ngài đã làm cho chúng ta trong sự chết và sự phục sinh của Chúa Jêsus.Sự thờ phượng của chúng ta không giống như các người ngoại thờ phương các thần làm bằng dỗ và đá. Sự thờ phượng của họ có dụng ý làm xoa dịu cơn giận của hần của họ,hoặc xin thần của họ làm ơn cho họ.Tuy nhiên, khi dân sự của Đức Chúa Trời thờ phượng Ngài, họ công nhận rằng Ngài ban cho sự thương xót và ân điển cho họ cách dư dật (Thi Tv 118:1) Sự thờ phượng bày tỏ lòng biết ơn Đức Chúa Trời về ân điển của Ngài. Sự thờ phượng bao gồm sự ca ngợi và tôn kính.Mặc dù chúng ta có thể và thường xuyên thờ phượng Đức Chúa Trời cách cá nhân, nhưng ý thức được giá trị của sụ thờ phượng tập thể vốn là bản nhạc hòaâm ca tụng Đức Chúa Trời là điều rất quan trọng. Khi gia đình Đức Chúa Trời hợp nhau ở trước mặt Ngài để tôn vinh Ngài, mỗi tín hữu điều có thể ý thức được sự hiệp nhất của sân sự Đức Chúa Trời. Có một sức mạnh thuộc linh trong sự thờ phượng tập thể mà chỉ một người không thể kinh nghiệm điều đó. Điều này có nghĩa là khi chúng ta nhóm nhau lại thờ phượng Chúa thì quyền năng thuộc linh sẽ nâng đỡ va tăng cường sức mạnh cho những người thờ phượng. Khi tôi thờ phượng chunh với những tín hữu khác tôi thấymình mạnh mẽ hơn trong sự ca ngợi Đức Chúa Trời. Đây là điều Kinh Thánh khuyên dạy chúng ta: “Ai nấy hãy coi sóc nhau để khyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành. Chớ bỏ qua sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau” (HeDt 10:24-25)Torng sự thờ phượng tập thể, dưới sự hướng dận của Thánh Linh và hòa nhịp với lời Đức Chúa Trời, hội thánh sẽ tìm kiếm sự vinh hiển của Đức

Chúa Trời qua nhiều cách khác nhau, như ca hát, cầu nguyện, chức vụ ban lời. Điều quan trọng cần ghi nhận là qua những hình thức thờ phượng không có nghĩa là chúng ta đã thờ phượng. Chúng ta có thể thưởng thức âm nhạc hay, ca ngợi tài năng giảng của diễn giả, hay là thấy vui thỏa trong việc thông công với những tín hữu khác nhưng lại thấtbại trong việc thông công với những tín hữu khác nhưng lại thất bại trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Nên nhớ rằng mục đích ưu tiên của mọi sự thờ phương chân chính là làm vinh hiển Đức Chúa Trời. Ngài phải là trung tâm của sự thờ phượng của chúng ta.

Kinh Thánh nói nhiều lần về sự thờ phượng tập thể. Chúng ta xem vài ví dụ:NeNe 8:6 “ Eâxơra ngợi khen Đức Giê Hô Va Đức Chúa Trời cao cả, cả dâ sự bèn giơ tay lên,mà đáp rằng Amen ! Amen ! rồ họ cúi đầu sập xống đất mà thờ lạy Đức Giê Hô Va”IISu 2Sb 29:28 “ Cả hội chúng thờ lạy, người ca hát đều hát, kẻ thổi kèn đều thổi kèn”Cong Cv 2:46-47 “ Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ, còn ở nhà thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà, ngợi khen Đức Chúa Trời”KhKh 5:13 “ Tôi lại nghe mọi tạo vật trên trời dưới đất bên dưới đất, trên biển vàmọi vật ở trong đó đều hát: Chúc cho Đấng ngồi trên ngôi cùng Chiên Con được ngợi khen, tôn quí vinh hiển và quyền phép cho đến đời đời!”Ngoài việc ca hát, cầu nguyện ngợi khen cảm tạ Đức Chúa Trời Hội Thánh còn thờ phượng với nhau bằng hai nghi lễ được Chúa Jêsus truyền bảo: báp têm bằng nước và tiệc thánh. Trong phép báp tem bằng nước, tân tín hữu được báp têm trong danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh là một dấu hiệu của sự thay đổi bên trong. Tiệc thánh được tổ chức theo lệnh truyền bá của Chúa Jêsus, “ hãy làm điều nầy để nhớ đến ta. Vì hễ khi nào các ngươi ăn bánh nầy và uống chén nầy, hãy rao truyền sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến” Vâng lời và thực hiện các lễ nghi nầy là một hành động thờ phượng tập thể (xem Mat Mt 28:19; ICo1Cr 11:23-26)(11) Khoanh tròn nhữn mẫu tự trước những lời diễn đạt đúng về sự thờ phượng tập thể.a. Mục đích của sự thờ phượng tập thể là làm cho Đức Chúa Trời nguôi cơn giận và đạt đực sự làm ơn của Ngài.b. Thờ phượng trong linhg và lẽ thật đòi hỏi sự thành thật và mối quan hệ cá hân với Chúa Jêsus Christ.c. Sự thờ phượng tập thể kéo những tín hữu lại với nhau trong tình yêu và quyền năng.

d. Sự thờ phượng thuộc linh luôn luôn tập trung vào Đức Chúa Trời.e. SỰ thờ phượng tập thể được minh họa và truyền bảo trong Kinh Thánh.(12) Viết ra ba chữ giải thích những gì chúng ta dâng lên Đức Chúa Trời trong sự thờ phượng.

Hội thánh gây dựng chính mình Mục tiêu 5: Giải thích ý nghĩa của chữ gây dựng và nêu õ mối quan hệ giữa ân tứ và bông trái Thánh Linh vớ Hội Thánh .Khi chúng ta khảo sát bằng chứng Kinh Thánh liên quan đến những chức năng của Hội Thánh thì chúng ta thấy rõ Đức Chúa Trời quan tâm đến tín hữu về phương diện cộng đồng. Chúng ta có thể hiểu được chức năng của cộng đồng rõ nét hơn khi kết hợp Hội Thánh với ý niệm thân thể. Kinh Th1nh dùng bức tranh minh họa về thân thể để giải thích những chức năng của Hội Thánh, thân thể thuộc linh ( xem RoRm 12:4-8; ICo1Cr 12:4-31 và Eph Ep 4:7-16) Mỗi chi thể và sự góp phần của chi thể đều quan trọng co sức khỏe của thân thể.Thân thể con người là một tổ chức hữu cơ phúc tạp. Nó có nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có một chức năng khác nhau. Cũng vậy, thân thể của Đấng Christ có nhiều chi thể. Mỗi chi thể có một hay nhiều ân tứ hay hả năng để chi thể ấy góp phần vào sự lớn mạnh của toàn thân thể. Những ân tứ nầy là gì? Bảng liệt kê các ân tứ sẽ bày tỏ sự khác biệt lớn của những ân tứ có giá trị như thế nào đối với các chi thể của thân thể Đấng Christ.1. RoRm 12:4-8 Tiên tri, phục vụ, dạy dỗ, khuyến khích, cung ứng những nhu cầu của người khác, lãnh đạo bày tỏ thương xót.2. ICo1Cr 12:8-10 Sứ điệp khôn ngoan, sứ điệp tri thức đức tin, ân tứ chữa bệnh, những quyền năng phi thường, tiên tri, ơn phân biệt các linh, khả năng nói các loại ngôn ngữ, thông giải các ngôn ngữ ( cũng xem câu 28, 30)Điều quan trọng là phải nhấn mạnh những cá nhân được ban cho Hội Thánh, cộng đồng tín hữu “ để sửa soạn dân sự Đức Chúa Trời cho những công tác phục vụ hầu cho thân thể của Đấng Christ có thể lớn lên”(Eph Ep 4:12) Điều này có nghĩa là những tín hữu sống trong mối quan hệ với nhau lệ thuộc vào nhau.Mỗi chi thể của thân thể Đấng Christ đều có một tài năng hoặc vài sự góp phần đặc biệt, và mỗi qui chế đều cần sự hỗ trợ của những chi thể khác. Vì có những qui chế tập hợp của thân thể nên Đức Chúa Trời đã ban cho những sứ đồ, những tiên tri, những nhà truyền giảng, những mục sư và những giáo sư. (4:11)Nên nhớ rằng thân thể của Đấng Christ là một tổ chức hữu cơ thuộc tính được kết hợp chặt chẽ với Đấng Christ. Điều đó có nghĩa là sự kết hợp hữu cơ chớ không phải tập hợp những cá nhân. Những ai tin Đấng Christ đều sẽ được gắn bó với nhau trong thân thể của Ngài vì họ được gắn với đầu.

Chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng sự hiệp nhất nầy chỉ đến từ một mình Đấng Christ là thôi. Vì những tín hữu thuộc về Đấng Christ nên họ thuộc về nhau. Thân thể sống để phục vụ cho cái đầu. Trong thân thể con người khi bộ ốc chết thì không cần đến thân thể nữa. Nếu Đấng Christ không được đặt vào vị trí cái đầu của chúng ta, thì không cần phải có thân thể nữa. Chúa Jêsus phán cho Hội Thành Sẹtđe, “ Ta biết những công việc của ngươi, ngươi có tiếng sống mà là chết” (KhKh 3:1) Hội thánh phải duy trì mối quan hệ với cái đầu là Chúa jêsus Christ, trong sự thờ phượng để nó có thể gây dựng . Gây dựng có nghĩa là “khuyên bảo hay hoàn thiện về mặt thuộc linh để lớn lên hay được xây dựng lên”Đức Chúa Trời đã cung ứng sự hài hòacho tổ chức hữu cơ thuộc linh nầy tức là Hội Thánh. Như những bộ phận của thân thể đáp ứng nhu cầu của bộ phận khác nhu thế nào, thì thân thể thuộc linh cũng phải đáp ứng những nhu cầu cá nhân tín hữu như thế ấy. Nếu một chi thể đau đớn, những chi thể khác đồng chịu cái đau ấy, nếu một chi thể vui mừng, các chi thể khác đồng hưởng sự vui mừng ấy (ICo1Cr 12:24-26) Lý do ấy là: “Toàn thân thể được kết chặt nhau bởi những cái lắt léo, lớn lên và tự gây dựng nhau trong tình yêu bởi những cái lắt léo, lớnlên và tự gây dựng nhau trong tình yêu, mỗi phần làm công việc mình” (Eph Ep 4:16)Tiến trình gây dựng thân thể đôi khi còn có nghĩa là Hội Thánh phải tự thanh tẩy. Điều nầy đòi hỏi sự kỷ luật đối với thành viên nào phạm tội. Chúa Jêsus đã nói về điều nầy ( Mat Mt 18:15-20) và đưa ra sự khuyên bảo để đối xử với những người như thế nào trong tình yêu thương. Tuy nhiên, nếu họ không chịu lắng nghe và ăn năn, thì họ bị loại khỏi cộng đồng tín hữu ( cũng xem ICo1Cr 5:9-13 để làm ví dụ)Trong những mối quan hệ với những chi thể khác của thân thể Đấng Christ thì Thánh Linh sản sinh bông trái của Ngài trong tín hữu. Trái của Thánh Linh được liệt kê trong GaGl 5:2-23, ám chỉ về những đặc tính của Đấng Christ hình thành khi chúng ta thiết lập mối quan hệ với nhau. Những đặc tính ấy là yêu thương,vui mừg, bình an, nhịn nhục, hiền lành. trung tín, mền mại, tiết lộ.(13) Hoàn chỉnh những câu sau đây:a. Hội Thánh gây dựng chính mình Gây dựng có nghĩa làb. Mối quan hệ giữa ân tứ của Thánh Linh với Hội hánh làc. Mối quan hệ giữa bông trái của Thánh Linh và Hội Thánh.

Cơ đốc giáo không phải là cuộc hành trình đơn độc hay lối sống cá nhân cô đơn. Đọc sách Công vụ các sứ đồ, chúng ta thấy thân thể của Đấng Christ là một tập thể tín hữu bận rộn trong sự thờ phượng, thông công kết hợp với nhau vì mục đích làm vinh hiển Đức Chúa Trời, lớn lên trong tình yêu của

Ngài và đem những người khác vào vương quốc của Ngài. Hội Thánh dành cho những người gắn bó vào sự tăng trưởng, phát triển va trưởng thành của những chi thể của thân thể Đấng Christ. Khi điều đó xảy ra thì Hội Thánh sẵn sàng thực hiện chức năng thứ ba: chia sẻ tin mừng cho những người chưa tin Chúa.

Hội Thánh truyền giảng cho thế giới Mục tiêu 6: Giải thích phương cách làm sao để đem sự dạy dỗ của Chúa Jêsus về sứ mạng củ Hội Thánh vào thực tế. Lệnh truyền đầu tiên của Chúa Jêsus cho những con người có nhu cầu là “ Hãy đến” (Mat Mt 11:28) Khi họ kinh nghiệm sự tha thứ tội lỗi và được tiếp nhận, thì họ đực thách thức “Hãy đi” ( Mat Mt 28:19) Khi một cộng đồng tín hữu luyến với nhau tại một địa phương để gây dựng đức tin, thì cộng đồng đó phải hướng năng lực của mình ra ngoài thế giới ngoại đạo. Đức Chúa Trời dùng con người để chinh phục con người. Hội Thánh làm vinh hiển Đức Chúa Trời khi các tín hữu chia sẻ tin mừng cho người khác, họ tham gia vào công tác truyền giảng. Chữ truyền giảng có nghĩa là “công bố phúc âm” Trách nhiệm và đặc ân của Hội Thánh là làm cho mọi người biết được sữ cung cấp ơn cứu chuộc cho mọi người.Tín hữu được kêu gọi ra khỏi thế gian vớ ý nghĩa là họ không còn giá trị và sự trung thành với thế gian cầm giữ, kiểm soát mình. Tuy nhiên, họ được thách thức đ đem phúc âm vào thế giới những người chưa tin. Chúa Jêsus cầu nguyện với Đức Chúa Cha “ Họ không thuộc về thế gian, cũng như con không thuộc về thế gian. . . . .Như Cha đã sai con đến thế gian như thế nào, thì con cũng sai họ vào thế gian như thế ấy” (GiGa 17:16, 18) Tín hữu phải tự phân cách mình khỏi những kiểu cách sống của những người không tin Chúa, nhưng được thách thức để thay đổi nếp sống đó.Vì Cơ đốc nhân được sai đi nên chúng ta có ý tưởng về sứ mạng.Tân ước cho chúng ta cái nhìn về truyền giảng trong Mat Mt 13:38. Chúa Jêsus công bố rằng “ruộng là thế gian” Ngài thách thức môn đệ Ngài, “ Hãy đi và tạo nên của quốc gia, làm báp têm cho họ. . . và dạy họ vâng giữ mọi điều ta đã dạy bảo” (28:19-20; Mac Mc 16:15) Như vậy Hội Thánh phải chia sẻ phúc âm cho mọi người ở khắp mọi nơi.Trách nhiệm về truyền giảng không phải là vấn đề lựa chọn đối với Cơ đốc nhân. Chúa Jêsus phán rằng khi tín hữu nhận lãnh quyền năng của Thánh Linh, thì họ phải là những nhân chứng năng động “ tại Giêrusalem, cả xứ Giuđê, Samari và cho đến cùng quả đất” (Cong Cv 1:8) Đức Chúa Trời được vinh hiển khi nhiều người được cứu và được thêm vào thân thể Đấng Christ, vì trong tiến trình nầy Cơ đốc nhân thực sự là những tín hữu có kết quả và sinhlợi như điều Đấng Christ mong đợi họ (GiGa 15:1-8)

(14) Sách Công vụ các sứ đồ đưa ra một số hiểu biết sâu sắc vềnhiệm vụ của chúng ta trong việc truyền bá phúc âm. Đọc những câu Kinh Thánh dưới đây và cho biết phản ứng của các sứ đồ mỗi trường hợp.a. Cong Cv 4:16-20b. 4:31c. 5:40-42Ngày nay có khoảng 5 tỉ người sống trên quả đất người ta ước lượng có trên 3 tỉ người chưa biết gì về phúc âm của Chúa Jêsus. Chủ của mùa gặt đã thách thức chúng ta loan báo tin mùng cho họ. Ngài đang đổ Thánh Linh Ngài ra trên những đầy tớ của Ngaì trên khắp thế giới để thức tỉnh thúc giục họ biến mình cho công tác truyền giáo chưa hoàn tất. Ngài trang bị cho Hội Thánh những quyền năng của Thánh Linh nhưng cũng có bằng những phương tiện kiến hiện để có thể hoàn tất sứ mạng nầy chẳn hạn rađio, truyền hình, văn hóa phẩm và những chiến dịch truyền giảng (tại những nơi có thể tổ chức được).Phúc âm đang được công bố trên bình lớn hơn bao giờ hết qua những phương tiện hiện đại nầy. Tuy nhiên, phương tiện lớn nhất trong việc truyền giảng cho thế giới vẫn ằm ở sự làm chứng có hiệu quả và gương mẫu giống như Đấng Christ của mỗi tín hữu tại môi trường mình đang sống.Như vậy, mục đích của chúng ta phải thấy rằng mỗi người được chinh phục cho Đấng Christ và được đem ra khỏi thế gian phải được thách thức để trở vào thế gian và làm đại sứ cho Đấng Christ.Với niềm tin quyết mới và những tiêu chuẩn mới mỗi tín hữu được Đức Chúa Trời dự định cho sự trở lại thế gian làm những đại diện của Ngài, mang sự cứu chuộc đến cho toàn thể nhân loại. Bằng cách đó, Hội Thánh mới có thể thực hiện sứ mạng của mình cách vâng lời và hiệu quả, mang lại vinh hiển cho Đức Chúa Trời.(15) Trả lời ngắn gọn những câu hỏi sau đâya.Mạng lịch của Đấng Christ cho tội nhân là gì? (1 chữ)b. Mạng lịnh của Đấng Christ cho tín hữu là gì? ( 1 chữ)c. Điều qua trọng lớn nhất mà Chúa Jêsus ban cho Hội Thánh để thực hiện sứ mạng của mình gì?d. Đức Chúa Trời dùng ai để chinh phục người hư mất?e. Chúa Jêsus nói rằng tín hữu không thuộc về thế gian, như vậy Ngài muốn nói gì?f. Rồi Ngài muốn nói gì khi bảo tín hữu ở trong thế gian?g. Theo gương các sứ đồ, Hội Thánh cần có thái độ nào?

Bài tập trắc nghiệm CÂU HỎI LỰA CHỌN. Chọn những câu trả lời tốt nhất cho mỗi câu hỏi1. Cách dùng Kinh Thánh chỉ về Hội Thánh ám chỉa) một nhóm người có niềm tin giống nhau.

b) một cộng đồng tín hữu đáp ứng theo sự kêu gọi của Đức Chúa Trời.c) một nơi người ta gặp nhau để thờ phượng.d) một nhóm người có cùng quan điểm giáo lý giống nhau.2.Kinh Thánh dùng ví dụ về Hội Thánh là một thân thể có nhiều phần chứng tỏ rằnga) người ta nhơn danh Đức Chúa Trời nhóm lại để tạo nên một Hội Thánh.b) mỗi người có mối quan hệ với Đấng Christ là Hội Thánh của Ngài.c) hội thánh bao gồm nhiều người có mối quan hệ với nhau vì họ có mối quan hệ cá nhân với Đấng Christ.d) mỗi hội chúng có cách tổ chức giống như tất cả hội chúng khác.3.Hội Thánh địa phương hay Hội Thánh hữu hình chỉ về.a) toàn thể thân thể của Đấng Christ.b) những tín hữu tại địa phương nào có cùng đức tin nơi Đấng Christ và họp lại với nhau để thờ phượng.c) tất cả những tín hữu từ một giáo phái.d) hội thánh phổ thông.4.Từ ngữ cộng đồng cho ý nghĩa về.a) sự tổ chức.b) một Hội Thánh vô hình.c) những con người có những ý tưởng khác nhau về việc thực hiện những điều gì.d) chia sẻ và có sự thông công bằng hữu với nhau.5. Kinh Thánh dựa trên bằng cớ rằng Hội Thánh bắt đầua) trong thời gian Chúa Jêsus thi hành chức vụ trên đất.b) ngay trong thời điểm Chúa Jêsus thăng thiêng.c) vào lễ ngũ tuầnd) Sau khi Phaol6 trở lại đạo6. Bản chất thuộc linh của Hội được bày tỏ cách thấy được trong việca) những tín hữu bày tỏ sự hiệp nhất và yêu thương lẫn nhau.b) Đấng Christ sống trong lòng những tín hữu.c) Thánh Linh ban cho ân tứ.d) ca hát, cầu nguyện và giảng dạy.7. Bằng chứng tốt nhất bày tỏ một người yêu mến Đức Chúa Trời là gì?a) Người ấy yêu những người khác.b) Người ấy dành nhiều thời giờ để cầu nguyện và thờ phượng.c) Người ấy trở nên thành viên của một Hội Thánh địa phương.d) Người ấy làm chứng cho những người chưa tin.8. Kinh Thánh dạy rằng những ân tứ của Thánh Linh được ban choa) bất cứ cá nhân nào muốn có một công tác phục vụ cá nhân.b) hội thánh để gây dựng mình, các ân vận hành qua các tín hữu khi họ phục

vụ lẫn nhauc) giúp đỡ Hội Thánh truyền giải cho thê giớid) Phát sinh bản chất giống Đấng Christ nơi những người có ânn tứ.9. Trong ví dụ so sánh Hội Thánh như thân thể của Đấng Christ, chúng ta học biết rằng đặc tính của Hội Thán xuất phát từa) những chi thể của mình.b) những công việc của mìnhc) Cái đầu của mình.d) sự thông công và tình bằng hữu của mình.10. CÂU TRẢ LỜI NGẮN. Giải thích mục đích của Hội thánh trong mối quan hệ với mỗi điều sau đây:a) Trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời.b) Trong mối quan hệ với chính mình.c) Trong mối quan hệ với thế gian.

Giải đáp câu hỏi nghiên cứu (1) Câu trả lời của bạn.(2) bạn có thể khoanh tròn các mẫu tự b), c) và e)(3) b) Kinh Thánh đưa ra bằng chứng cho thấy sự chết, sự sống lại và sự thăng thiên của Chúa Jêsus xảy ra trước khi Ngài có thể thành lập Hội Thánh Ngài.(4) Các môn đồ được đầy dẫy Thánh Linh,như điều Chúa Jêsus đã hức.KHoảng 3000 người chấp nhận sứ điệp phúc âm và được kể vào tổng số tín hữu.(5) So sánh câu trả lời của bạn với bảnh liệt kê trong bài học, rồi so sánh với những chức ăng trong thân thể Hội Thánh địa phương của bạn.(6) a. 1) cá nhân tín hữu.b. 2) hội chúng tại địa phương.c. 3) hội thánh phổ thông.f. 1) cá nhân tín hữu.(7) a, d, e, g, và h là đúng(8) b) Tất cả tín hữu hiệp nhất với Đấng Christ.(9) c) Những hội chúng tín hữu tại địa phương có mối quan hệ hiệp nhất với nhau dựa trên cơ sở tình yêu.(10) Đó là mối quan hệ yêu thương giữa tín hữu với Đấng Christ.Thứ hai,đó là mối quan hệ giữa những tín hữu với nhau.(11) Tất cả đúng trừ câu a)(12) Bất cứ chữ nào trong: Vinh hiển, tôn trọng, kính nể, ngợi khen, cảm tạ, vâng lời.

(13) Câu trả lời của bạn có thể tương tự như sau:a) xây lên, thiết lập, dạy bảo, cải thiện, tăng cường sứ cmạnh hay răn dạy.b) những ân tức được ban cho Hội Thánh , hay cho lợi ích của Hội Thánh nói chung. Những ân tứ được bày tỏ trong khi thờ phượng tập thể.c) Thánh Linh sản sinh bông trái của Ngài trong chúng ta qua những mối quan hệ của chúng ta với những người khác. Bông trái của Thánh Linh không phái triển bên ngoài những mối quan hệ.(14) a. Họ không thể nín lặng trước những gì mình đã thấy và nghe.b. Họ công bố lời của Đức Chúa Trời cách dạn dĩ.c. họ không bao giờ ngưng giảng dạy và công bố tin tức vui mừng rằng Jêsus chính là Đấng Christ.(15) a. Hãy đếnb. Hãy đic.Đức Thánh Linhe. Tín hữu phải tự phân cách mình khỏi cách sống của thế gian và không bị thế gian kiểm soát mình.f. Tín hữu có sứ mạng là cứu thế gian hay truyền giảng cho thế gian.g. Hội Thánh phải làm những gì có thể làm được để rao giảng phúc âm cho toàn thế giới.

TƯƠNG LAI: MẶC KHẢI THƯỞNG VÀ NGHỈ NGƠI

Kinh Thánh nói nhiều về sự hoàn thành kế hoạch của Đức Chúa Trời cho dân sự Ngài. Trung sứ điệp đầu tiên sau ngày lễ gụ tuần, Phierơ tuyên bố rằng trong tương lai Đức Chúa Trời sẽ phục hồi mọi sự (Cong Cv 3:21) về sau, trong những từ ngữ rất gợi tả, Phaolô cho biết bản chất của điều sắp bày tỏ cho Cơ đốc nhân (RoRm 8:18-25) Oâng nói, “mọi vật thọ tạo điều thiết tha mong đợi sự hiện ra của chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời”Kể từ con người sa ngã, thiên nhiên ở dưới hậu quả bi thảm của sự rủa sả. Con người cũng đã than thở khốn khổ dưới gánh nặng của sự làm việc khó nhọc để kiếm miếng ăn từ mảnh đất cứng ngắc bị rủa sả bởi tội lỗi. Thân thể con người phải chịu những hậu quả cuả bệnh tật, chết chóc. Bằng đôi tai hết sức chú ý lắng nghe tiếng nói của Đấng Tạo Dựng mình, con người ( cùng với tạo vật còn lại) trông đợi lời phán phước hạnh, “ Chẳng còn có sự rủa sả nữa” (KhKh 22:3) Sẽ đến lúc Đức Chúa Trời xử lý nguồn gốc gây ra mọi đau đớn khổ sở nầy. Kẻ ác, kể cả Satan, sẽ bị hình phạt và Chúa Jêsus sẽ đến để đem kẻ công bình về ở với Ngài trên trời. Đây là hi vọng phước hạnh của tín hữu.Trong bài học nầy chúng ta sẽ khảo luận về sự hoàn tất lời tiên tri trong Kinh Thánh và sự kết thúc của kế hoạch của Đức Chúa Trời trong tương lai.

Khi bạn khảo sát những vấn đề quan trọng nầy, nguyện hi vọng phước hạnh nầy thúc giục bạn xét mình và thay tẩy đời sống mình để sẵn sàng đó Chúa hồi lai

Dàn ý bài học

Hi vọng phước hạnhCơn đại nạnSự hiện lộ của Đức Chúa Jêsus Christ.Thiên Hi NiênSự đoán phạt Satan và những kẻ ác đã chếtSự sáng tạo mới.Những mục tiêu của bài học .

Học xong bài học nầy bạn có thể:

Trình bày thứ tự của những biến cố trong thời kỳ cuối cùng và ý nghĩa của mỗi biến cố.

Giải thích mục đích và tiến trình của Cơn đại nạn

Thảo luận bằng cớ và những mục đích của thiên hi niên

Hiểu được tầm quan trọng của sự tái lâm của Cứu Chúa Jêsus Christ chúng ta đối với tín hữu và phi tín hữu.

Những hoạt động học tập 1. Để làm nền tảng cho việc học nầy, hãy đọc MaMl 24:1-51; Mac Mc 13:1-37; LuLc 21:1-38; ICo1Cr 15:1-58; ITe1Tx 4:13-17; IITe 2Tx 2:1-12 và KhKh 19:1-21, Cũng phải đọc phần Kinh Thánh nêu lên trong bài học.Làm các phần bài tập trong bài.Những chữ căn bản biện minhbất diệtchạm trándễ thiêu hủyđổi mớikhung thời giankết thúcNăm Sabátphạm thượngphân tántự tôn là thần

tàn phátiêu diệt toàn bộxúc phạm ghê tởm

Triển khai bài học

HI VỌNG PHƯỚC LÀNH Mục tiêu 1: Viết những định nhĩa ngắn gọn về các từ ngữ có liên quan đển hi vọng phước hạnh

Trong thờ gởi cho Tít, sứ đồ Phaolô công bố rằng phúc âm ân điển của Đức Chúa Trời xuất hiện cho mọi người. Phúc âm ấy đưa con người vào sự chọn lựa về mặt đạo đức: dù muốn hay không họ cũng phải từ chối những dục vọng trần tục và bất khiết để sống cuộc đời thánh khiết và tự chủ trong thời lỳ hiện tại khi họ chờ đợi hi vọng hạnh phước. Oâng nói, hi vọng phước hạnh ấy là sự xuất hiện vinh quang của Đức Chúa Trời vĩ đại và Cức Chúa Jêsus Christ của chúng ta (Tit Tt 2:11-14) Sự xuất hiện của Ngài cũng đem đến sự hủy diệt toàn bộ quyền lực chống nghịch Đức Chúa Trời. Khi chúng ta bắt đầu học về “ những điểm cuối cùng” hay những biến cố của thơi kỳ cuối cùng, trước hết chúng ta hãy hướng trực tiếp vào hi vọng phước hạnh của tín hữu.Torng những giờ cuối cùng trước kh chết, Chúa chúng ta đã tiết lộ cho 12 môn đồ của Ngài thấy nền tảng của tín hữu. Ngài nói rằng trong nhà Cha của Ngài có rất nhiều chỗ ở. Ngài nói với họ rằng Ngài đi để sữa soạn chỗ ở cho họ ( và cho tất cả những người tin Ngài cũng bảo đảm với họ rằng Ngài sẽ trở lại đem họ về ở chung với Ngài (GiGa 14:1-3)Sứ điệp hi vọng được các thiên sứ hiện ra sau khi Chúa thăng thiên xác nhận lại. Họ nói. “Jêsus nầy, đã được tiếp lên trời khỏi các người như thế nào, cũng sẽ trở xuống như cách các ngươi thấy Ngài lên trời vậy” (Cong Cv 1:11) Do sự mặc khải thiêng thượng, sứ đồ Phao lô công bố rằng tín hữu nóng lòng chờ đợi “ sự cứu chuộc” thân thể mình (RoRm 8:23) (mà nó) sẽ được thay đổi khi Chúa Jêsus Christ hiện ra (IPhi 1Pr 3:20-21)Kinh Thánh bày tỏ rằng sự xuất hiện của Chúa Jêsus bao gồm hai khía cạnh:1) sự hiện đến dành cho tín hữu2) sự hiện đến với tín hữuSự hiện đến dành cho (for) tín hữu được gọi là sự tiếp lên (Rapture), và sự hiện đến cua Ngài với (with) họ được ám chỉ là sự hiển lộ (the Revelation). Khi chúng ta triển khai đề tài của những biến cố nầy. Trước hết, chúng ta hãy khảo sát sự tiến lên và phần thưởng cho tín hữu và kế đến về mối quan hệ của họ đối với những biến cố khác.(1) Chọn câu trả lời hay nhất.

Hy vọng phước hạnh chỉ về:a) Sự mặc khải của Đấng Christ khi Ngài đến với những người thuộc về Ngài.b) Sự tiếp lên của tín hữu khi Đấng Christ đến dành cho tín hữu.c) tất cả những biến cố của thời kỳ cuối cùng.Sự tiếp lên của tín hữu (the raptura of believers)Trong sự khôn ngoan tối diệu của Đức Chúa Trời, Ngài quyết định rằng khi công tác truyền bá phúc âm đã chấm dứt thì Ngài sẽ bắt đầu sự kết thúc (thời điểm hoàn tất) chương trình của Ngài.(2) So sánh Mat Mt 24:14 với 24:36. Theo những câu Kinh Thánh nầy, chúng ta có thể biết gì về thời gian Chúa Jêsus trở lại với những người thuộc về Ngài?

Trong ITe1Tx 4:17 chúng ta thấy rằng tín hữu sẽ được “tiếp lên” (ruputred) để gặp Cứu Chúa tại không trung và được đem lên nơi ở được hứa trong GiGa 14:1-3 Trong ICo1Cr 15:50-52 Phaolô cho biết rằng thân thể vật lý của mọi tín hữu sẽ được biến đuổi thành thân thể bất tử ngay tức khắc và sẵn sàng bay lên trời. Biến cố nầy sẽ xảy ra thình lình. bất kỳ một tín hữu ở tại đâu, người ấy sẽ được “tiếp lên” tức khắc. Kinh Thánh so sánh biến cố bất ngờ nầy giống như kẻ trộm vào nhà trong ban đêm (ITe1Tx 5:2)Sứ điệp rõ ràng cho tín hữu là: từng ngày trong cuộc sống nầy tín hữu phải thức canh và tự kiểm soát và nhìn biết rằng sự đoán phạt của Đức Chúa Trời sẽ giáng xuống trên những người từ khước quà tăng cứu chuộc mà Đức Chúa Trời ban cho họ (5:1-11). Như vậy, hi vọng của tín hữu là 1) được giải cứu khỏi sự thịng nộ sắp đến của Đức Chúa Trời, 2) đặc ân nhìn thấy Cứu Chúa của mình, 3) được trở nên giống Ngài ( IGi1Ga 3:2)(3) Đọc ITe1Tx 4:13-17 và điền vào chổ trống cho hợp lý.a. Hai loại tín hữu được tiến lên làvàb. Tín hữu hi vọng Chúa Trời trở lại trênc. Sứ đồ Phao lô trình bày rằng những người ngoại bang đạo khóc lóc vì họ không............................... nơi sự sống lại của cơ thể và sự sống đời đờiKhảo sát kỹ ICo1Cr 15:50-54 chúng ta sẽ thấy ngay tại thời điểm tiến lên, những tín hữu còn đang sống sẽ lập tức được biến đổi từ tình trạng “ hay chết” sang “không thể chết” Có nghĩa là họ chẳng bao giờ chết nữa. Những tín hữu đã chết trong Đấng Christ sẽ được sống lại trước, rồi họ sẽ được thay đổi, từ “có thểhủy diệt” (bị mục nát, hư hoại) sang tình trạng “ bất diệt” ( không bao giờ bị hư hoại) Vì thịt và máu - nghĩa là , thân thể vật lý của chúng ta không thể thừa hưởng vương quốc của Đức Chúa trời, nên thân thể ấy phải được biến hóa thành một loại thân thể vinh hiển.CHúng ta không

hiển tất cả những gì về thân thể vnh hiển, nhưng chúng ta biết rằng thân thể ấy không bao giờ từng trải đau ốm, bịng tật và chết chóc và thân thể ấy sẽ trường tồn.Mặc dù sự tiếp lên xảy ra thình lình, và không người nào trừng Đức Chúa Trời biết rõ thời điểm chính xác, nhưng chúng ta cũng được cho biết rõ thời điểm