17
NGÀI LÀM ĐIỀU ĐÓ CHO CHÍNH BẠN SỰ KHÁT KHAO CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài hầu cho hễ ai tin con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. Đức Chúa Trời đã sai con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ con ấy mà được cứu ” GiGa 3:16, 17. Cô bé năm tuổi Madeline trèo vào lòng cha. “Con ăn no chưa?”Người cha hỏi cô bé. Cô bé mỉm cười và chỉ vào bụng “Con không thể ăn nổi nữa” “Con đã ăn bánh táo bà làm chưa?” “Con ăn hết cả một miếng to.” Joe nhìn sang mẹ ở phía bên kia bàn “Mẹ làm cho chúng con no quá rồi. Tối nay chúng con không thể làm gì khác ngoài việc đi ngủ.” Madeline áp hai bàn tay nhỏ nhắn lên khuôn mặt to của cha: “Nhưng cha à, hôm nay là lễ Giáng sinh. Cha nói chúng ta sẽ nhảy với nhau” Joe giả vờ quên: “Nhảy bây giờ ư? Tại sao? Cha không nhớ đã nói gì về việc này?” Bà nội nhìn hai bố con mỉm cười và lắc đầu nhẹ trong khi bà bắt đầu dọn dẹp bàn ăn. “Nhưng cha à” Madeline nài nỉ: “Chúng ta luôn nhảy trong lễ Giáng sinh mà, chỉ có cha và con, cha nhớ không?” Joe bật cười: “Tất nhiên là cha nhớ mà cưng. Làm sao cha quên được?” Và anh đứng lên nắm lấy tay cô bé, và trong chốc lát, chỉ một chốc lát, tưởng như vợ anh đã sống lại, hai người đã đi vào phòng riêng nhảy suốt buổi tối trong nhiều lễ Giáng sinh trước đây. Họ có thể nhảy với nhau suốt quãng đời còn lại nếu vợ anh không có thai bất ngờ kèm theo những biến chứng. Madeline sống sót. Nhưng mẹ cô bé thì không. Và Joe, người bán thịt chỉ còn một mình nuôi Madeline. “Tiếp tục đi cha” cô bé kéo mạnh tay cha: “chúng ta nhảy đi cha, trước khi mọi người đến”. Cô bé đã đúng. Chẳng mấy chốc tiếng chuông cửa rung, bà con họ hàng vào đầy nhà và buổi tối sắp trôi qua. Bây giờ chỉ còn có hai cha con.

Ngai lam dieu do cho chinh ban

Embed Size (px)

Citation preview

NGÀI LÀM ĐIỀU ĐÓ CHO CHÍNH BẠN

SỰ KHÁT KHAO CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài hầu cho hễ ai tin con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. Đức Chúa Trời đã sai con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ con ấy mà được cứu ” GiGa 3:16, 17.

Cô bé năm tuổi Madeline trèo vào lòng cha.“Con ăn no chưa?”Người cha hỏi cô bé. Cô bé mỉm cười và chỉ vào bụng “Con không thể ăn nổi nữa”“Con đã ăn bánh táo bà làm chưa?”“Con ăn hết cả một miếng to.”Joe nhìn sang mẹ ở phía bên kia bàn “Mẹ làm cho chúng con no quá rồi. Tối nay chúng con không thể làm gì khác ngoài việc đi ngủ.”Madeline áp hai bàn tay nhỏ nhắn lên khuôn mặt to của cha: “Nhưng cha à, hôm nay là lễ Giáng sinh. Cha nói chúng ta sẽ nhảy với nhau” Joe giả vờ quên: “Nhảy bây giờ ư? Tại sao? Cha không nhớ đã nói gì về việc này?”Bà nội nhìn hai bố con mỉm cười và lắc đầu nhẹ trong khi bà bắt đầu dọn dẹp bàn ăn.“Nhưng cha à” Madeline nài nỉ: “Chúng ta luôn nhảy trong lễ Giáng sinh mà, chỉ có cha và con, cha nhớ không?” Joe bật cười: “Tất nhiên là cha nhớ mà cưng. Làm sao cha quên được?”Và anh đứng lên nắm lấy tay cô bé, và trong chốc lát, chỉ một chốc lát, tưởng như vợ anh đã sống lại, hai người đã đi vào phòng riêng nhảy suốt buổi tối trong nhiều lễ Giáng sinh trước đây.Họ có thể nhảy với nhau suốt quãng đời còn lại nếu vợ anh không có thai bất ngờ kèm theo những biến chứng. Madeline sống sót. Nhưng mẹ cô bé thì không. Và Joe, người bán thịt chỉ còn một mình nuôi Madeline.“Tiếp tục đi cha” cô bé kéo mạnh tay cha: “chúng ta nhảy đi cha, trước khi mọi người đến”.Cô bé đã đúng. Chẳng mấy chốc tiếng chuông cửa rung, bà con họ hàng vào đầy nhà và buổi tối sắp trôi qua.Bây giờ chỉ còn có hai cha con.

TÌNH YÊU DIỆU KỲ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái có một sức mạnh phi thường. Hãy xem một cặp vợ chồng với đứa con mới sinh của họ. Đứa bé hoàn toàn không cho cha mẹ chúng gì cả. Không tiền bạc. Không có khả năng. Không khôn ngoan. Nếu nó có một cái túi thì túi đó sẽ rỗng. Nhìn một đứa bé nằm trong nôi là thấy sự hoàn toàn bất lực. Chúng có gì để yêu không?Dù nó là gì đi nữa, bố và mẹ cũng tìm ra lý do để yêu nó. Chỉ nhìn gương mặt mẹ khi chăm sóc con. Chỉ nhìn vào đôi mắt bố khi ông nâng niu đứa bé trên tay. Và thử làm hại hoặc nói xấu về đứa bé xem, bạn sẽ phải đối phó với một sức mạnh, vì tình yêu của cha mẹ đối với con cái có một sức mạnh phi thường.Một lần Chúa Giê-xu hỏi, nếu chúng ta là con người tội lỗi mà cũng có tình thương như vậy, thì Chúa, người Cha không bao giờ phạm tội và đầy lòng vị tha, yêu chúng ta nhiều hơn vậy bao nhiêu nữa? Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi tình yêu thương không được đáp lại? Người cha cảm thấy như thế nào khi đứa con ngoảnh mặt đi?

� � �

Cuộc nổi loạn tấn công thế giới của Joe như cơn bão tuyết Minnesota. Khi đủ tuổi lái xe, Madeline nghĩ cô đã đủ tuổi để quyết định hướng đi riêng cho đời sống mình. Và đời sống đó không có cha cô tham gia vào.“Lý ra tôi nên thấy điều này sẽ sớm xảy đến,” sau này Joe nói “nhưng nếu là tôi thì tôi đã không làm những điều như vậy”. Ông không biết làm gì. Ông không biết làm sao để giải quyết cái mũi xỏ lỗ và những chiếc áo sơmi bó sát. Ông không hiểu những buổi tối về trễ và những con điểm thấp. Và điều quan trọng hơn hết là ông không biết khi nào nên nói và khi nào nên yên lặng.Cô con gái, mặt khác, đã tính toán tất cả những điều đó rồi. Cô biết khi nào nói chuyện với cha - không bao giờ. Cô biết khi nào thì yên lặng - luôn luôn. Gương mẫu của cha được thay bằng một cậu nhóc cao lêu nghêu, xăm hình trên người. Joe không còn có ảnh hưởng gì đối với con gái và ông biết điều đó.Không có cách nào khác, ông phải cho phép con gái dự lễ Giáng sinh chung với cậu nhóc đó.“Con sẽ ở lại với cha tối nay chứ con gái. Con sẽ đến nhà bà và ăn bánh táo của bà làm. Con sẽ dự lễ Giáng sinh chung với chúng ta chứ.”Dù họ ngồi chung bàn, nhưng họ có vẻ như ở hai đầu của thị trấn. Madeline vọc thức ăn và không nói gì cả. Bà nội cố gắng nói chuyện với Joe nhưng

anh không còn tâm trí nào để nói chuyện cả. Một phần vì tức giận, một phần vì đau khổ. Và phần còn lại là làm cách nào để nói chuyện với cô con gái đã từng ngồi trong lòng anh.Chẳng mấy chốc, những người thân đến, sự chào mừng kết thúc bằng sự yên lặng ngượng ngập. Khi căn phòng đầy những tiếng ồn và người, Joe ngồi một bên, Madeline ngồi ủ rũ phía bên kia. “Mở nhạc lên Joe”một trong những người bà con của Joe nhắc. Và anh mở nhạc lên. Nghĩ rằng cô bé sẽ vinh dự nên anh quay lại và tiến về hướng con gái “Tối nay con sẽ nhảy với cha chứ?”Cách cô gái nổi giận và quay đi, làm bạn có thể nghĩ rằng ông vừa sỉ nhục cô ta. Khi cả nhà đang sững sờ, cô bước tới cửa trước và đi xuống đường. Để cha lại một mình.Rất cô độc.

� � �

KẺ THÙ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Theo Kinh Thánh, chúng ta cũng làm giống như cô gái ấy. Chúng ta đã hất hủi, từ chối tình yêu của Cha chúng ta. “Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy” (EsIs 53:6).Sứ đồ Phaolô chỉ ra sự nổi loạn ở mức độ cao hơn nữa của chúng ta. Chúng ta đã làm điều tệ hơn là ngoảnh mặt đi, ông nói, chúng ta đã trở nên thù nghịch. Những lời lẽ này nặng nghiêm trọng với Cha chúng ta. “Chúng ta sống chống lại với Đức Chúa Trời” (RoRm 5:6)Sau đó thì ông nói thẳng hơn “Chúng ta là kẻ thù của Đức Chúa Trời” (5:10). Bạn có nghĩ những lời lẽ đó quá nặng và quá nghiêm không? Kẻ thù là địch thủ, người chống nghịch lại. Một người xúc phạm cách cố ý, không phải vô tình. Có phải điều này đang miêu tả chúng ta? Chúng ta có phải là kẻ thù của Đức Chúa Trời không? Chúng ta đã bao giờ chống lại Cha chúng ta chưa?Bạn đã bao giờ ü Làm điều gì mà biết rằng Chúa không muốn bạn làm điều đó chưa? ü Làm tổn thương một trong những con cái Chúa hoặc một phần trong các tạo vật của Ngài?ü Ủng hộ hoặc tán thành những công việc của kẻ thù Ngài là ma quỷ?ü Chối bỏ Cha thiên thượng trước mặt nhiều người?Nếu có như vậy, bạn không phải là kẻ thù nghịch với Đức Chúa Trời sao?Theo Kinh Thánh, chúng ta “vốn là con của sự thạnh nộ” (Eph Ep 2:3). Điều đó không phải là chúng ta không thể làm việc lành. Chúng ta có thể. Vấn đề là chúng ta không thể giữ mình khỏi làm điều xấu.

“Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không… Vì mọi người đều đã phạm tội thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (RoRm 3:10, 23).Một số người có lẽ không đồng ý với những lời mạnh mẽ này. Họ nhìn xung quanh và tự nhủ “So với những người khác, tôi là một người tốt.” Bạn biết không, một con heo cũng có thể nói một điều tương tự như vậy. Nó có thể nhìn vào những chú heo ăn chung máng với nó mà tuyên bố rằng “Tôi cũng sạch như các bạn vậy”. So với con người, con heo tệ hơn nhiều. So với Đức Chúa Trời, chúng ta là con người cũng vậy. Tiêu chuẩn của sự thánh khiết không được tìm thấy trong chúng ta nhưng ở trên trời. Chính Đức Chúa Trời là chuẩn mực của sự thánh khiết.Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời trọn lành, không bị ô uế bởi tội lỗi, không bị ràng buộc bởi những sai lầm. Trong chúng ta không thấy gì ngoại trừ những dòng nước đục, nơi Ngài không thấy gì khác ngoài sự trong sạch. Chúng ta ở trong sự tối tăm. Ngài ở trong sự sáng. Đức Chúa Trời không bao giờ phạm tội.Chúng ta chưa bao giờ không phạm tội. Đức Chúa Trời đời đời không phạm tội. Tôi sẽ sướng run lên nếu không phạm tội trong một giờ. Nhưng tôi chưa bao giờ có giờ đó. Bạn đã có chưa? Bạn đã bao giờ chỉ phạm một tội trong 60 phút chưa? Tôi cũng chưa làm được nhưng ngược lại, nếu bạn nói bạn sống một đời sống mà trung bình một giờ bạn chỉ phạm một tội. Chúng ta thử làm một phép tính. Tuổi thọ trung bình là 72 tuổi có nghĩa là 630.720 tội. Từ khi bạn đang đọc sách này, hãy làm tròn xuống là 600.000 tội.Bây giờ hình dung lúc bạn đứng trước Đức Chúa Trời. Ngài là Đức Chúa Trời trọn vẹn, hãy nhớ điều đó, và thiên đàng là một nơi trọn vẹn. Và bạn? Bạn cũng có thể trọn vẹn ngoại trừ 600.000 sai lầm trong hồ sơ của bạn. Sự bất toàn và tội lỗi là dòng sông vô tận ngăn cách bạn và Đức Chúa Trời, không ai có thể vượt qua được.Chúng ta có một vấn đề: Chúng ta là những tội nhân, và Chúa phán “Tiền công của tội lỗi là sự chết” (6:23).Chúng ta có thể làm gì? Chúa làm gì khi chúng ta chống nghịch lại Ngài?

� � �

Madeline trở về tối hôm đó nhưng không ở được bao lâu. Joe không bao giờ bắt lỗi cô bé về việc bỏ nhà đi. Cuối cùng cô gái con người bán thịt đó ra sao? Trong những ngày cuối cùng sống chung, Joe cố gắng rất nhiều. Ông làm cho con những món ăn cô thích nhất - cô không muốn ăn. Ông rủ cô bé đi xem phim - cô chỉ ở trong phòng. Ông mua cho cô một cái áo đầm mới - cô thậm chí không nói một lời cảm ơn. Vào một ngày mùa xuân, ông đi làm về sớm để chờ cô đi học về.

Bạn sẽ không ngờ rằng cô đã không bao giờ về nhà.Một người bạn nhìn thấy cô và cậu bạn trai ở gần trạm xe buýt. Người bán vé xác nhận có người mua vé đến Chicago. Từ đó cô đi đâu chỉ là sự phỏng đoán, không ai biết.

ĐƯỜNG VỀ NHÀ

Con đường mà ai trên thế giới này cũng biết đó là Con Đường Thập Tự. Đó là con đường mà Chúa Giê-xu bị giải từ tòa án Phi lát đến đồi Gô-gô-tha. Con đường mà bây giờ được đánh dấu bằng những trạm dừng dành cho các Cơ Đốc nhân cầu nguyện. Một trạm được đánh dấu bằng lời tuyên án của Phi-lát. Trạm khác, hình ảnh Si-môn vác cây thập tự. Hai trạm để tưởng nhớ sự xẩy chân của Đấng Christ, trạm khác là lời của Đấng Christ . . . Tất cả có 14 trạm, mỗi trạm là một sự nhắc nhở về những sự kiện trong hành trình cuối cùng của Đấng Christ.Có chính xác là con đường đó không? Có thể không. Khi thành Giê-ru-sa-lem bị hủy phá vào năm 70 sau Chúa và một lần nữa vào năm 135 sau Chúa, những con đường trong thành cũng bị hủy phá. Kết quả là không ai biết chính xác con đường mà Đấng Christ đã đi trong ngày thứ Sáu đó.Nhưng chúng ta biết con đường đó bắt đầu từ đâu.Con đường không phải bắt đầu từ tòa án Phi lát nhưng từ trên thiên đàng. Đức Chúa Cha đã bắt đầu cuộc hành trình của Ngài khi Ngài rời ngôi thiên đàng tìm kiếm chúng ta. Không đem theo gì ngoại trừ tình yêu để chinh phục tấm lòng bạn, Ngài đang tìm kiếm bạn .Đây là trọng tâm trong sứ điệp Cơ Đốc. Đức Chúa Trời trở nên con người. Ngài được sinh trong một chuồng súc vật bình thường bởi cha mẹ bình thường. Nhưng mục đích trong sự giáng sinh của Ngài thật khác thường. Ngài đến để đem chúng ta đến thiên đàng. Sự chết của Ngài là sự hy sinh vì tội lỗi chúng ta. Ngài đã thế chỗ cho chúng ta. Ngài trả giá cho những lỗi lầm của chúng ta để chúng ta không phải trả. Ngài chỉ có một mong ước duy nhất - tìm kiếm đem con cái Ngài trở về nhà. Có một từ trong Kinh Thánh chỉ về sự tìm kiếm này: Sự giải hòa.“Đức Chúa Trời vốn ở trong Đấng Christ, làm cho thế gian lại hòa với Ngài” (IICo 2Cr 5:19). Chữ “giải hòa” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “trả cái gì đó thế”. Con đường đến thập tự giá cho chúng ta biết chính xác Đức Chúa Trời đã đi bao xa để làm hòa chúng ta lại với Ngài.Sự giảng hòa nối lại những phần bị đứt ra, phá hủy sự nổi loạn, làm ấm lại tình cảm đã bị nguội lạnh.Sự giải hòa khuyên nhủ kẻ ương ngạnh và thuyết phục anh ta trở về nhà.

� � �

Cậu nhóc gầy gò có vết xăm có một người cậu làm ca đêm ở cửa hàng bán đồ chế biến sẵn ở phía Nam Houston. Chỉ vài đồng một tháng, ông để cho hai kẻ bỏ nhà đi ở trong căn hộ của ông vào buổi tối nhưng ban ngày thì chúng phải ở ngoài.Điều đó cũng tốt đối với chúng. Chúng lập những kế hoạch lớn. Anh chàng sẽ trở thành thợ máy còn Madeline chỉ biết rằng cô sẽ tìm một công việc ở cửa hàng tạp hóa. Tất nhiên là chàng không biết gì về máy móc và nàng thậm chí còn biết ít hơn về việc tìm việc làm - nhưng bạn không thấy đó là vấn đề khi bạn đang say sưa trong tự do.Sau hai tuần, người cậu thay đổi ý định. Và một ngày nọ ông tuyên bố quyết định của mình, cậu bạn trai tuyên bố quyết định của mình. Madeline thấy mình đang đối diện với những đêm tối không có chỗ ngủ, cũng không có người để nương dựa.Đó chỉ là một trong nhiều tối như vậy.Một người phụ nữ trong công viên nói cho cô về nơi trú ẩn của người không nhà gần cây cầu. Với hai đôla cô có thể có một chén súp và một chỗ ngủ. Hai đô là tất cả những gì cô còn. Cô dùng ba lô để gối đầu và áo khoác làm mền. Căn phòng quá lộn xộn và khó ngủ. Madeline quay mặt vào tường và lần đầu tiên sau nhiều ngày, cô nghĩ đến khuôn mặt râu ria thường hôn và chúc cô ngủ ngon. Nhưng khi cô bắt đầu rướm nước mắt, thì cô không khóc. Cô nén ký ức sâu vào trong lòng và quyết tâm không nghĩ về gia đình.Cô đã đi quá xa để trở về.Sáng hôm sau, cô gái ở chỗ bên cạnh khoe với cô một nắm đầy tiền boa cô ta kiếm được nhờ đi nhảy. “Đây là tối cuối cùng tôi phải ở đây” cô ta nói “Bây giờ tôi có thể tìm chỗ ở tốt hơn. Họ nói với tôi là họ đang tìm một cô gái khác. Cô nên đến đó xem. Cô gái đút tay vào túi và đưa cho Madeline một tờ giấy “Địa chỉ đây”Madeline suy nghĩ. Tất cả những gì cô có thể làm là thì thào “Tôi sẽ xem thử xem”.Suốt những ngày còn lại trong tuần, cô đi lang thang tìm việc. Cuối tuần khi đến lúc phải trả tiền tại nơi cô ở, cô đút tay vào túi và rút ra tờ giấy . Đó là tất cả những gì còn lại.“Tôi sẽ không ở đây tối nay” cô nói và bước ra cửa.Cái đói có thể làm dịu đi sự cáo trách.

� � �

LÒNG KIÊU NGẠO VÀ SỰ XẤU HỔ

Lòng kiêu ngạo và sự xấu hổ. Bạn có lẽ chưa bao giờ biết nó là chị em với nhau . Chúng có vẻ rất khác nhau. Lòng kiêu ngạo làm cô gái dương dương

tự đắc. Sự xấu hổ treo cô tòng teng trên đó. Sự kiêu ngạo khoe khoang. Sự xấu hổ giấu kín. Sự kiêu ngạo tìm cách để được lộ ra. Sự xấu hổ tìm cách tránh đi.Nhưng đừng mắc lừa, những xúc cảm cũng có cùng nguồn gốc. Và tình cảm cũng có tác động giống như vậy. Nó ngăn cản bạn với Cha Thiên thượng.Kiêu ngạo nói “Ngươi quá có ích cho Chúa”Xấu hổ nói “Ngươi không có ích gì cho Ngài cả.”Sự kiêu ngạo đưa bạn ra xa Chúa.Sự xấu hổ giữ bạn ở xa Ngài. Nếu sự kiêu ngạo đi trước sự sa ngã, thì sự xấu hổ giữ không cho bạn đứng dậy sau khi ngã.� � �Madeline không biết làm gì ngoài việc nhảy. Cha cô đã dạy cho cô. Bây giờ những người đàn ông cỡ tuổi cha cô nhìn cô. Cô không cố giải thích cho điều này - cô chỉ không nghĩ về nó. Madeline chỉ đơn giản làm việc và nhận tiền của họ.Cô có lẽ không bao giờ nghĩ về gia đình, ngoại trừ những lá thư. Người cậu đã đem chúng đến. Không phải là một, hoặc hai nhưng là cả một hộp thư đầy. Tất cả đều gởi cho cô. Tất cả đều là của cha cô. Ông cậu cằn nhằn: “Bạn trai cô chắc đã chỉ điểm cô. Một tuần có khoảng hai hoặc ba lá thư. Hãy cho ông ta địa chỉ của cô đi”. Cô không thể làm điều đó. Cha cô có thể tìm thấy cô.Cô cũng không thể mở những lá thư. Cô biết cha cô viết gì trong đó, ông muốn cô về nhà. Nhưng nếu ông biết cô đang làm gì, ông có lẽ đã không viết thư.Không đọc thư có vẻ dễ chịu hơn. Không chỉ tuần đó, hai tuần sau người cậu đem đến nhiều thư hơn, và lần tiếp theo người cậu lại đến. Cô giữ những lá thư đó trong phòng trang điểm trong quán, sắp xếp theo dấu bưu điện. Cô đưa tay mân mê từng lá thư nhưng không giám mở cái nào.Madeline có thể kềm chế được cảm xúc của mình hầu như trong mọi lúc. Những suy nghĩ về gia đình, về sự tủi nhục xô đẩy nhau trong lòng cô. Nhưng có lúc những cảm xúc quá mạnh và cô không thể kềm chế được.Giống như lần kia, khi cô thấy một chiếc áo đầm trong tiệm quần áo. Màu của cái áo đó giống màu áo cha cô đã tặng cô, một cái áo quá đơn giản đối với cô. Với sự miễn cưỡng, cô đã mặc nó vào và đứng với cha trước gương. “Con của cha, con đã cao bằng cha rồi”. Cha nói với cô như vậy. Cô không có cảm xúc gì trước tình cảm của cha.Nhìn gương mặt mệt mỏi phản chiếu trong cửa sổ cửa hàng, Madeline nhận ra rằng cô muốn có hàng ngàn cái áo đó để cảm nhận tay cha một lần nữa. Cô rời cửa hàng và quyết tâm không đi qua đó nữa.

NHỮNG LỰA CHỌN

Tất cả chúng ta đều có những lựa chọn. Đôi lúc khôn ngoan, đôi lúc không. Đức Chúa Trời cho chúng ta những chọn lựa đời đời và những chọn lựa này có những hậu quả hoặc kết quả lâu dài.Bạn đã có những chọn lựa sai trong đời bạn phải không? Bạn đã chọn bạn sai, có thể là nghề nghiệp sai hoặc thậm chí bạn đời sai. Bạn nhìn lại cuộc đời và nói. “Nếu như… Nếu như tôi có thể bù đắp cho những chọn lựa sai lầm đó”. Bạn có thể. Một chọn lựa tốt đẹp đời đời bù đắp hàng ngàn chọn lựa sai trên thế gian này. Chọn lựa đó là của bạn.Từ khi Chúa Giê-xu đến thế gian, sự chọn lựa đời đời này có tác dụng cho tất cả chúng ta. Nhưng chúng ta không hiểu sao có một số người chọn sự sống đời đời và một số người lại từ chối nó. Chúng ta không hiểu sao tại sao hai người thấy Chúa Giê-xu: một người chọn nhạo báng Ngài và người kia chọn cầu nguyện với Ngài. Tôi không biết tại sao nhưng họ đã làm như vậy.Những điều này đã xảy ra tại thập tự giá. Trong ngày Chúa Giê-xu chịu chết trên thập tự, có hai cây thập tự khác ở trên đồi. Hai tên tội phạm cũng chịu chết chung. Hai cây thập tự này nhắc nhở chúng ta về một trong những món quà vĩ đại nhất của Đức Chúa Trời dành cho con người: món quà của sự chọn lựa. Một người chọn Chúa Giê-xu, người kia chỉ nhiếc móc Chúa. Kinh Thánh bày tỏ phần hấp dẫn của câu chuyện:

Vả, một tên trộm cướp bị đóng đinh cũng mắng nhiếc Ngài rằng: Ngươi không phải là Đấng Christ sao? Hãy tự cứu lấy mình ngươi cùng chúng ta nữa! Nhưng tên kia trách nó rằng: Ngươi cũng chịu một hình phạt ấy, còn chẳng sợ Đức Chúa Trời sao? Về phần chúng ta, chỉ là sự công bình, vì hình ta chịu xứng với việc ta làm; nhưng người nầy không hề làm một điều gì ác. Đoạn lại nói rằng: Hỡi Jêsus, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi. (LuLc 23:39-43).

Khi tên tội phạm đang hấp hối cầu xin, tình yêu của Chúa Giê-xu có đủ để cứu anh ta. Và khi người kia mắng nhiếc Ngài, Ngài cũng có đủ tình thương để cho anh ta chọn lựa.Ngài đang làm điều tương tự như vậy cho bạn.

� � �

Khi vào mùa đông lá bắt đầu rụng và không khí bắt đầu lạnh. Những lá thư đến và người cậu than phiền về đống thư ngày càng nhiều. Cô vẫn từ chối không gởi cho cha địa chỉ của mình. Và cô cũng không đọc những lá thư.

Sau đó một vài ngày trước lễ Giáng sinh, một lá thư khác đến. Cùng hình dạng, cùng màu nhưng lá thư này không có dấu bưu điện. Và nó không phải được người cậu mang đến. Nó ở trên bàn trang điểm của Madeline.

� � �

Một người bạn vũ nữ giải thích: “Cách đây hai ngày, một người đàn ông to lớn ghé qua đây và nhờ tôi chuyển lá thư này cho bạn. Ông ấy nói rằng bạn sẽ hiểu lời nhắn này”“Ông ấy đã đến đây?”Cô gái kia nhún vai “Cứ cho là như vậy”.Madeline thấy nghẹn nơi cổ và nhìn lá thư. Cô mở ra, và đọc tấm thiệp “Cha biết con đang ở đâu. Cha biết con đang làm gì. Điều này không làm thay đổi suy nghĩ của cha. Những điều cha đã nói trong mỗi lá thư vẫn luôn là sự thật.”“Nhưng con không biết cha đã viết gì.” Madeline thốt lên. Cô mở lá thư nằm trên cùng của chồng thư và đọc. Lá thứ hai và thứ ba. Tất cả các lá thư đều có cùng nội dung. Mỗi lá thư đều có một câu hỏi giống nhau.Chỉ trong phút chốc nhữmg lá thư phủ đầy cả sàn nhà và gương mặt Madeline đầy nước mắt. Chỉ một giờ sau cô đã ở trên xe buýt.“Hy vọng là mình về kịp”.Cô có vừa đủ thời gian.Những người bà con chuẩn bị ra về. Joe đang giúp mẹ trong bếp thì tiếng người em họ gọi giật giữa không gian yên lặng:“Joe, ai đến tìm anh này”Joe bước ra khỏi nhà bếp và khựng lại. Một tay cô gái giữ chiếc ba lô, tay kia cầm tấm thiệp. Ông đọc được câu hỏi trong mắt cô. Cô gái lên tiếng“Nếu lời mời vẫn còn có giá trị, thì câu trả lời là ‘có’.”Cổ Joe nghẹn lại: “Ôi con của cha, lời mời vẫn còn giá trị.”Và sau đó hai cha con cùng nhảy với nhau trong lễ Giáng sinh.Trên sàn nhà, gần cánh cửa, một lá thư với tên của Madeline và lời mời tha thiết của cha cô.“Con sẽ trở về và nhảy với cha nữa chứ?”

MÓN QUÀ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Thập tự giá. Bạn có thể xoay khắp hướng mà không thấy một cái nào không? Trên nóc của một nhà thờ nhỏ. Khắc trên những mộ bia trong nghĩa địa. Khắc trên những chiếc nhẫn hoặc treo trên những chuỗi hạt. Thập tự giá

là biểu tượng chung của toàn bộ Cơ Đốc giáo. Một chọn lựa kỳ quặc, bạn có nghĩ như vậy không? Kỳ lạ là một dụng cụ dùng để tra tấn có thể trở thành biểu tượng của niềm hy vọng. Biểu tượng của những niềm tin khác có vẻ lạc quan hơn: ngôi sao sáu cạnh của Công giáo La mã, trăng lưỡi liềm của Hồi giáo, hoa sen nở của đạo Phật. Nhưng một thập tự giá cho toàn thể Cơ Đốc giáo? Một dụng cụ để xử án? Bạn có thể đeo một cái ghế điện nhỏ ở cổ được không? Treo một cái thòng lọng treo cổ ở trên tường? Bạn có thể in hình một đội xử thiêu trên danh thiếp không? Nhưng chúng ta lại có thể thực hiện những điều đó với thập tự giá. Nhiều người thậm chí làm dấu thập tự khi họ cầu nguyện. Chúng ta có thể làm dấu của một máy chém không? Thay vì làm dấu hình tam giác vào trán và vai là một cú bóp mạnh vào lòng bàn tay? Cảm giác sẽ khác nhau, phải không?Tại sao thập tự giá lại là biểu tượng của niềm tin chúng ta? Để tìm câu trả lời, không nhìn đâu xa ngoài chính thập tự giá. Hình dạng của nó không thể đơn giản hơn. Một thanh ngang và một thanh dọc. Một thanh chìa ra như tình yêu của Đức Chúa Trời. Thanh kia là sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Một thanh miêu tả sự bao la của tình yêu Ngài, thanh kia phản chiếu sự thánh khiết Ngài. Thập tự giá là đường giao của cả hai. Thập tự giá là nơi Đức Chúa Trời tha thứ con cái Ngài mà không hề hạ thấp tiêu chuẩn của Ngài. Làm thế nào Ngài có thể thực hiện điều này? Chỉ trong một câu “Đức Chúa Trời đã đặt tội lỗi chúng ta trên Con Ngài và trừng phạt tội lỗi đó trên Con Ngài”. “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi để cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời.” (IICo 2Cr 5:21).Hoặc một câu khác nói như vầy “Đấng Christ không bao giờ phạm tội. Nhưng Đức Chúa Trời kể Ngài là một tội nhân, để Đấng Christ có thể làm Đức Chúa Trời chấp nhận chúng ta.” (5:21).Đây là điều Đức Chúa Trời đã làm, nhưng tại sao Chúa lại làm điều đó? Trách nhiệm đạo đức? Sự bắt buộc ở trên trời? Bổn phận của bậc làm Cha? Không. Đức Chúa Trời không bị đòi hỏi làm điều gì cả.Hơn nữa, hãy xem những gì Ngài đã làm. Ngài phó Con Ngài. Con duy nhất của Ngài. Bạn có thể làm điều đó không? Bạn có thể phó mạng sống của con mình cho một người nào khác không? Tôi không thể làm được. Tôi có thể hy sinh mạng sống của chính mình. Nhưng nếu bắt tôi liệt kê những người tôi có thể hy sinh mạng sống của con gái tôi thì tôi không cần ngay cả cây bút chì. Danh sách sẽ không có tên nào cả. Nhưng danh sách của Đức Chúa Trời có tên của tất cả những người đã sống trên thế gian. Đây là mục đích của tình yêu Ngài. Đây là nguyên do của thập tự giá. Đức Chúa Trời yêu thương nhân loại.

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài . . .” (GiGa 3:16).Cũng mạnh mẽ như thanh thẳng bày tỏ sự thánh khiết của Chúa, thanh ngang bày tỏ tình yêu thương Ngài. Và ôi, tình yêu Ngài rộng lớn là dường nào.Bạn sẽ vui không khi nếu có những câu Kinh Thánh như “Vì Đức Chúa Trời yêu thương người giàu . . .”?Hoặc “Vì Đức Chúa Trời yêu thương người nổi tiếng . . .”?Hoặc “Vì Đức Chúa Trời yêu thương người gầy . . .”?Không có câu nào như vậy cả. Cũng không có câu “Vì Đức Chúa Trời yêu thương người châu Âu hoặc người châu Mỹ . . .” “người nghiêm túc, điềm tĩnh hoặc người thành công . . .”; “người già hoặc người trẻ . . .”Không, khi chúng ta đọc 3:16, chúng ta đơn giản (và vui mừng) đọc “vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian . . .”Tình yêu của Đức Chúa Trời bao la như thế nào? Bao la đủ để cho cả thế gian. Bạn có ở trong thế gian không? Nếu vậy bạn cũng ở trong tình yêu của Đức Chúa Trời.Thật tuyệt vời khi được ở trong tình yêu Chúa. Bạn không phải luôn luôn ở trong đó. Trường đại học sẽ đuổi học bạn nếu bạn không đủ khôn ngoan. Công ty sẽ đuổi việc nếu bạn không đáp ứng đủ yêu cầu và buồn thay một số nhà thờ không chấp nhận bạn nếu bạn không tốt.Nhưng dù họ có loại bỏ bạn, Đấng Christ vẫn tiếp nhận bạn. Khi được yêu cầu mô tả tình yêu của Chúa, Ngài đưa tay ra hai bên bên phải và bên trái, bị đóng đinh vào đó và bạn biết rằng Ngài đã chết vì yêu bạn.

**

LỜI MỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Tôi nhớ khi bảy tuổi, tôi đến nhà ông bà ngoại ở một tuần. Mẹ và cha mua một vé, đưa cho tôi một số tiền để xài, đưa tôi lên xe buýt, và dặn tôi đừng nói chuyện với người lạ hoặc chỉ xuống xe buýt khi thấy bà tôi ở ngoài cửa sổ. Bố mẹ dặn tôi rất rõ là chỗ đến của tôi là Rall, bang Texas.Đức Chúa Trời cũng đã làm điều tương tự như vậy cho chúng ta. Ngài đã đặt bạn vào một cuộc hành trình. Ngài đã định cho số phận của đời sống bạn (và bạn sẽ vui vì biết rằng nó không phải là Rall, bang Texas).“Vì Đức Chúa Trời chẳng định sẵn cho chúng ta bị cơn thạnh nộ, nhưng cho được sự giải cứu bởi đức Chúa Giê-xu Christ chúng ta.” (ITe1Tx 5:9)Theo Kinh Thánh, sự định sẵn của Đức Chúa Trời cho bạn là sự cứu rỗi. Đích đến được dự định cho bạn là thiên đàng. Đức Chúa Trời đã làm chính

xác giống những điều cha mẹ tôi đã làm cho tôi. Ngài đã mua vé cho bạn. Ngài đã trang bị bạn cho chuyến hành trình. Đức Chúa Trời quá yêu bạn đến nỗi Ngài muốn bạn ở với Ngài mãi mãi.Sự chọn lựa, tuy nhiên, tùy thuộc vào bạn. Mặc dù Ngài đứng ngoài cửa với vé đã trả và tiền túi cho chuyến đi . . . Nhiều người đã chọn đi theo hướng khác chứ không theo hướng Đức Chúa Trời dự định. Đó là vấn đề.

VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA: TỘI LỖI (CHÚNG TA ĐANG Ở SAI XE )

Khi cha mẹ tôi đưa vé và chỉ cho tôi chiếc xe tôi phải lên, tôi tin cha mẹ và làm những gì họ dặn. Tôi tin tưởng cha mẹ tôi. Tôi biết họ yêu tôi, và tôi biết họ biết nhiều thứ hơn tôi biết . . . Nên tôi lên xe.Trở thành một Cơ Đốc nhân là lên xe với Đấng Christ. Chúa Giê-xu đứng ở của xe buýt và nói “Ta là đường đi, chân lý và sự sống, chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha” (GiGa 14:6). Buồn thay, không phải tất cả mọi người đều chấp nhận lời mời của Ngài. Tôi biết lần đầu tiên Ngài mời tôi, tôi đã không nhận lời. Tôi đã ở trên một chiếc xe khác trong một thời gian.Có rất nhiều xe, mỗi xe đều hứa hẹn đem bạn đến hạnh phúc. Có xe khoái lạc, xe tài sản, xe quyền lực, xe tình cảm. Tôi thấy một cái xe gọi là tiệc tùng và tôi bước lên xe. Trong xe đầy người cười đùa và chè chén, họ có vẻ thích bữa tiệc không kết thúc này. Phải mất một khoảng thời gian tôi mới nhận ra rằng họ phải ồn ào náo nhiệt để che đậy nhưng sự đau xót ở trong lòng.Điều làm cho chúng ta lên lộn xe là tội lỗi. Tội lỗi là khi chúng ta nói “Tôi sẽ đi theo ý tôi” thay vì ý Chúa. Chính giữa của chữ tội là chữ tôi. Tội lỗi là khi chúng ta nói rằng tôi sẽ làm những gì tôi muốn, dù lời Chúa nói thế nào đi nữa. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể thỏa mãn những nhu cầu của chúng ta. Tội lỗi là những hành động chạy đến với mọi người ngoại trừ Đức Chúa Trời để tìm những điều mà chỉ có Ngài mới ban cho chúng ta được. Tôi có phải là người duy nhất ở trên xe sai một thời gian không? Không. Vài xe thậm chí bạo lực hơn những xe khác, nhiều đường đi còn dài hơn những đường khác nhưng:“Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy” (EsIs 53:6).“Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta” (IGi1Ga 1:8).“Chúng ta đều là tội nhân, mỗi chúng ta, đang ở trong chiếc thuyền sắp chìm với mọi người” (3:20, KT diễn ý).Lên lộn xe là một sai lầm nghiêm trọng. Tội lỗi phá vỡ mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời. Chúng ta được định sẵn để đi chung với Ngài. Nhưng khi chúng ta ở trên một chiếc xe khác tiến đến một hướng sai lầm, chúng ta cảm thấy xa Đức Chúa Trời. Đó là lý do tại sao cuộc sống khó chịu

quá. Chúng ta không hoàn thành mục đích của mình.Tội lỗi không chỉ phá vỡ mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời, nó cũng cản trở mối quan hệ của chúng ta với những người xung quanh. Bạn có thể hình dung đi một chuyến đi sai lầm đến một nơi sai lầmtrên một chiếc xe đầy người? Chỉ một lúc, mọi người sẽ cáu kỉnh. Không ai thích chuyến đi. Cuộc hành trình thật khổ sở.Chúng ta cố gắng đương đầu với những vấn đề này bằng những phương pháp trị liệu hoặc những hình thức giải trí hoặc những đơn thuốc. Nhưng không gì có thể giúp được. Kinh Thánh nói: “Có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người, nhưng cuối cùng nó thành ra cái nẻo sự chết.” (ChCn 16:25)Bạn thấy đó, hậu quả cuối cùng của tội lỗi là sự chết . . . Chết thuộc linh. Phaolô viết “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết . . .” (RoRm 6:23). Cuộc sống trên một chiếc xe sai tiến về mục đích sai lầm và cuối cùng bạn cũng sẽ đến sai chỗ. Bạn sẽ kết thúc ở hỏa ngục. Không phải vì Chúa muốn bạn ở trong hỏa ngục. Chương trình của Ngài cho bạn là bạn ở thiên đàng. Đích đến của bạn là ở thiên đàng. Ngài sẽ làm tất cả mọi điều để bạn được ở thiên đàng ngoại trừ một điều. Có một điều Ngài sẽ không làm là Ngài không bắt buộc bạn. Quyết định là ở nơi bạn. Nhưng Ngài đã làm tất cả những điều còn lại. Tôi sẽ chỉ cho bạn ý tôi muốn nói.

GIẢI PHÁP: ÂN ĐIỂN (ĐI TRÊN XE ĐÚNG )

Nếu vấn đề là tội lỗi và tất cả chúng ta đều đã phạm tội, bạn có thể làm gì? Bạn có thể đến nhà thờ, nhưng điều đó không làm cho bạn trở thành Cơ Đốc nhân. Cũng như việc đi đến trường đấu không làm bạn trở thành người đấu bò. Bạn có thể làm việc rất chăm chỉ để làm Chúa vui lòng. Bạn có thể làm rất nhiều việc lành, từ bỏ rất nhiều điều . . . Vấn đề duy nhất là bạn không biết là mình phải làm bao nhiêu việc lành. Hoặc bạn có thể so sánh với người khác “Tôi có lẽ xấu, nhưng ít nhất thì tôi cũng hơn Hitle”. Vấn đề đối với sự so sánh là những người khác không là tiêu chuẩn: Đức Chúa Trời là tiêu chuẩn.Vậy thì bạn sẽ làm gì? Nếu bạn không được cứu bởi đii nhà thờ hoặc làm việc lành hoặc so sánh mình với người khác, làm cách nào bạn được cứu? Câu trả lời rất đơn giản: hãy lên đúng chiếc xe.“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài hầu cho hễ ai tin con ấy khôngbị hư mất mà được sự sống đời đời” (GiGa 3:16).Lưu ý rằng Đức Chúa Trời đã “. . . ban Con một Ngài”. Đây là cách Ngài giải quyết vấn đề tội lỗi của chúng ta. Hãy hình dung cách này. Giả sử bạn bị

bắt vì một tội ác. Bạn ở trong tòa án trước bồi thẩm đoàn và bạn bị án tử hình vì tội của mình. Bạn đã phạm tội và hình phạt dành cho bạn là sự chết. Nhưng giả sử vị quan án là cha của bạn. biết luật, ông biết rằng tội của bạn phải chết. Nhưng ông biết rằng ông quá yêu bạn và không thể để bạn chết được. Cho nên ông bày tỏ một hành động yêu thương tuyệt vời, ông đứng dậy và cởi dây đai ra và đứng bên cạnh bạn “Ta sẽ chết trong chỗ của con”.Đó là điều Đức Chúa Trời đã làm cho bạn. Giá trả của tội lỗi là sự chết. Sự công bình thiên thượng đòi bạn phải chết vì tội mình. Tình yêu thiên thượng, tuy nhiên, không thể chịu nổi khi nhìn thấy bạn chết. Đây là những gì Đức Chúa Trời đã làm. Ngài đứng dậy và tháo đai lưng thiên đàng. Ngài xuống thế gian và nói rằng Ngài sẽ chết thay cho chúng ta. Ngài sẽ làm Đấng cứu rỗi chúng ta. Đó là điều Ngài đã làm.“Vì chưng Đức Chúa Trời vốn ở trong Đấng christ, làm cho thế gian lại hòa với Ngài, chẳng kể tội lỗi cho loàingười, và đã phó đạo giảng hòa cho chúng tôi. . .Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúngta, hầu cho chúng ta hờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời.” (IICo 2Cr 5:19, 21).

SỰ ĐÁP LỜI (BƯỚC LÊN ĐÚNG CHIẾC XE )

Đức Chúa Trời muốn bạn làm gì? Ngài muốn bạn bước lên chiếc xe của Ngài. Làm điều này như thế nào? Ba bước đơn giản: thừa nhận, đồng ý, tiếp nhận.1. Thừa nhận rằng Đức Chúa Trời đã không có vị trí đầu tiên cao nhất trong đời sống bạn, và xin Ngài tha thứ tội cho bạn.“Còn nếu chúng ta xưng tội mình thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác” (IGi1Ga 1:9)2. Đồng ý rằng Chúa Giê-xu đã chết để đền tội cho bạn và Ngài đã sống lại từ trong kẻ chết và hiện đang sống với bạn.“Vậy nếu miệng ngươi xưng đức Chúa Giê-xu Christ ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu” (RoRm 10:9)“Chẳng có sự cứu rỗi trong Đấng nào khác vì ở dưới trời chẳng có danh nào khác ban cho loài người để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu” (Cong Cv 4:12).3. Tiếp nhận sự ban cho vô điều kiện của Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi. Đừng cố gắng để đạt được nó được nó.“Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu hầu cho không ai khoe mình” (Eph Ep 2:8, 9).

“Nhưng hễ ai đã nhận Ngài thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài, là kẻ chẳng phải sanh bởi khí huyết hoặc bởi tình dục, hoặc bời ý người, nhưng sanh bởi Đức Chúa Trời vậy” (GiGa 1:12, 13). Chúa Giê-xu phán “Nầy ta đứng ngoài cửa mà gõ, nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho , ta sẽ vào cùng người ấy . . .” (KhKh 3:20).Tôi tha thiết xin bạn hãy mau đến tiếp nhận sự định sẵn của Đức Chúa Trời dành cho đời sống bạn. Tôi xin bạn hãy bước lên xe với Đấng Christ. Theo Kinh Thánh “Chúa Giê-xu là Đấng duy nhất có thể cứu con người, danh Ngài là danh duy nhất đã được ban ra để cứu con người. Chúng ta phải được cứu qua Ngài” (Cong Cv 4:12).Bạn sẽ để Ngài cứu bạn chứ? Đây là quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời mà bạn phải làm. Tại sao bạn không dâng lòng mình cho Ngài ngay bây giờ? Thừa nhận rằng bạn cần Ngài. Chấp nhận công việc của Ngài. Tiếp nhận sự ban cho của Ngài. Đến với Chúa bằng sự cầu nguyện và nói với Ngài rằng: Chúa ơi, con là một tội nhân cần ân điển Ngài. Con tin Chúa Giê-xu đã chết thay con trên thập tự giá. Con xin tiếp nhận lời mời cứu rỗi của Ngài . Đó là lời cầu nguyện đơn giản nhưng có kết quả đời đời.

SỰ ĐÁP LỜI CỦA BẠN Tôi tin rằng Đức Chúa Giê-xu Christ là con của Đức Chúa Trời hằng sống. Tôi muốn Ngài làm chủ đời sống tôi.Ký tênNgàyKhi bạn đã đặt đức tin nơi Đấng Christ, tôi xin bạn hãy thực hiện ba bước này. Bạn sẽ thấy chúng rất dễ nhớ. Chỉ hãy nghĩ về những từ này: Báp têm, Kinh Thánh và sự lệ thuộc.Chịu Báp têm: Bày tỏ và kỷ niệm quyết định đi theo Chúa Giê-xu của chúng ta. Nước của phép Báp têm tượng trưng cho ân điển của Đức Chúa Trời. Giống như nước tẩy sạch thân thể chúng ta, Ân điển của Đức Chúa Trời tẩy sạch linh hồn chúng ta. Chúa Giê-xu phán: “Ai tin và chịu Báp têm sẽ được cứu rỗi . . .” (Mac Mc 16:16). Khi sứ đồ Phao lô tin Chúa, ông bị hỏi câu này “Bây giờ, anh còn trễ nải làm chi? Hãy chờ dậy, cầu khẩn danh Chúa mà chịu phép Báp têm và làm sạch tội lỗi mình đi”. (Cong Cv 22:16). Phao lô đáp lời bằng cách chịu Báp têm ngay lập tức. Bạn cũng có thể làm như vậy.Đọc Kinh Thánh đem chúng ta mặt đối mặt với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình Ngài qua lời Ngài bởi Đức Thánh Linh “Nguyện xin lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em” (CoCl 3:16a).Là thành viên của một Hội thánh củng cố đức tin của bạn. Một Cơ Đốc nhân không có nhà thờ giống như vận động viên bóng rổ không có đội bóng hoặc

giống như một người lính mà không có đội ngũ. Bạn không đủ mạnh để sống sót một mình. “Chớ bỏ qua sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên chảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy.” (HeDt 10:25)Ba bước này - chịu Báp têm, đọc Kinh Thánh, và tham gia vào một Hội thánh - là những bước thiết yếu trong đời sống đức tin của bạn.Tôi cầu nguyện để bạn nhận lấy món quà cứu rỗi vĩ đại này. Xin hãy tin tôi, đây không chỉ là quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời cuả bạn mà nó còn là quyết định vĩ đại nhất . Không có kho báu nào quý hơn món quà cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

**

NGÀI LÀM ĐIỀU NÀY CHO CHÍNH BẠN

Muốn biết những điều rõ ràng nhất về những điều sắp tới? Không phải rằng Đấng… hoặc Đấng treo dải thiên hà lên lại kéo nó xuống để treo cái khung cửa lên vì sự không hài lòng của một khách hàng kỳ quặc muốn mọi thứ có ngay lập tức nhưng không thể trả cho bất cứ một thứ gì cho đến ngày hôm sau.Không phải là người trong chốc lát đi từ chỗ không cần gì đến cần không khí, thức ăn và một cái chậu nước nóng và muối cho đôi chân mệt mỏi và hơn tất cả mọi điều cần một người nào đó, bất kỳ ai quan tâm nhiều đến chỗ họ sẽ ở đời đời hơn là chỗ họ sẽ tiêu cái séc của ngày thứ sáu.Hoặc Ngài chịu đựng sự thúc đẩy những người tự xưng là thầy thông giáo dám buộc tội Ngài làm công việc của ma quỷ.Không phải rằng Ngài từ chối tự bảo vệ mình khi bị đổ cho mọi tội từ thời Ađam. Hoặc việc Ngài đứng yên lặng khi hàng tỉ lời buộc tội vang lên trong tòa án của thiên đàng, Đấng ban sự sáng bị từ bỏ trong sự lạnh lùng của đêm tối của tội nhân.Thậm chí không phải ba ngày trong hang tối Ngài bước ra trong bình minh phục sinh với một nụ cười, sự tự tin đắc thắng và một câu hỏi cho quỷ sứ Luxiphe chậm rãi “Đó phải là sức mạnh lớn nhất của ngươi chăng?”Đó là sự bình thản, bình thản tuyệt đối.Nhưng bạn muốn biết những điều bình thản nhất về Đấng đã bỏ ngôi thiên đàng để đội mão gai không?Ngài làm điều đó cho ban. Cho chính bạn.

GHI CHÚ “Nếu các ngươi vốn là xấu, còn biết cho con cái mình những vật tốt thay,

huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban các vật tốt cho những người xin Ngài sao? ”(Mat Mt 7:11)

LỜI CẢM TẠ Gởi đến Cơ Đốc nhân người Nga, người đã để lại chiếc thập tự giá trên bàn làm việc của tôi vào một ngày Chúa nhật cách đây vài năm: lời nhắn của ông nói về cách mà niềm tin ông mới tìm thấy trong Chúa Giê-xu phục hồi nhà thờ Nga cũ và bị bỏ hoang. Ông xếp những cái đinh thành hình thập tự, quanh thập tự ông quấn vòng bằng dây thép gai. Vật ấn tượng này treo trên tường văn phòng của tôi - và nó cũng xuất hiện trên bìa của quyển sách nhỏ này. Xin gởi lòng biết ơn tới người tôi không biết tên nhưng rất có tâm tình với tôi.Max Lucado

VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ Max Lucado là người giảng và viết sách sống ở Santonio, Texas, Mỹ. Vợ chồng ông có ba con gái. Ông được chinh phục bởi những lời hứa của Chúa Giê-xu là thật và ánh sáng phục sinh đó sẽ không bao giờ mờ đi trong lòng ông. Ông giảng về Đấng Cứu Thế mỗi tuần tại nhà thờ Oak Hills và viết về Ngài trong quyển sách gần đây nhất, Ngài Chọn Những Cái Đinh . Quyển sách này trích ra nhiều đoạn từ quyển sách đó.

Max Lucado

**