74
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẢN XUẤT NÔNG SẢN, THỦY SẢN Lào Cai - 4/2016 CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH MTV THỰC PHẨM VÀNG VIỆT NAM ĐƠN VỊ TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH THUYẾT MINH DỰ ÁN

Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẢN XUẤT NÔNG SẢN, THỦY SẢN

Lào Cai - 4/2016

CHỦ ĐẦU TƯ:

CÔNG TY TNHH MTV

THỰC PHẨM VÀNG VIỆT NAM

ĐƠN VỊ TƯ VẤN:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH

THUYẾT MINH DỰ ÁN

Page 2: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

ĐƠN VỊ TƯ VẤN:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH

THUYẾT MINH DỰ ÁN

NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

Lào Cai- 4/2016

CHỦ ĐẦU TƯCÔNG TY TNHH MTV

THỰC PHẨM VÀNG VIỆT NAM

(Giám đốc)

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯTHẢO NGUYÊN XANH

(Tổng Giám đốc)

TRẦN THỊ HIỀN NGUYỄN VĂN MAI

Page 3: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

MỤC LỤCCHƯƠNG I: TÓM TẮT DỰ ÁN........................................................................................4

1.1. Giới thiệu chủ đầu tư................................................................................................4

1.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án......................................................................................4

CHƯƠNG II: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN.........................................................................5

2.1. Căn cứ pháp lý..........................................................................................................5

2.2.1. Thị trường nông sản, thủy sản...................................................................................7

2.2.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án...................................................................8

2.3.Mục tiêu của dự án....................................................................................................8

2.4.Sự cần thiết đầu tư.....................................................................................................9

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ...................................................12

3.1. Địa điểm đầu tư dự án............................................................................................12

3.1.1. Vị trí đầu tư.....................................................................................................12

3.1.2. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................12

3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội..................................................................................13

3.1.4. Nhân lực..........................................................................................................14

3.2. Hiện trạng khu đất xây dựng dự án........................................................................14

3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất.....................................................................................14

3.2.2 Đường giao thông............................................................................................14

3.2.3. Hiện trạng thông tin liên lạc............................................................................15

3.2.4. Hiện trạng cấp điện.........................................................................................15

3.2.5. Cấp –Thoát nước.............................................................................................15

3.3. Phương án quản lý – vận hành dự án.....................................................................16

3.3.1 Cơ cấu sản phẩm sản xuất................................................................................16

3.3.2 Công suất huy động.........................................................................................16

3.3.3. Công nghệ, trang thiết bị.........................................................................................16

a) Hệ thống điện........................................................................................................16

b) Hệ thống cấp thoát nước.......................................................................................16

c) Hệ thống chống sét...............................................................................................16

d) Hệ thống PCCC....................................................................................................17

e) Hệ thống thông tin liên lạc....................................................................................17

3.4. Nhân sự dự án.........................................................................................................17

3.5. Tiến độ đầu tư.........................................................................................................18

CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG...............................................19

Page 4: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

4.1. Đánh giá tác động môi trường....................................................................................19

4.1.1. Giới thiệu chung..............................................................................................19

4.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường..............................................19

4.2. Tác động của dự án tới môi trường.............................................................................21

4.2.1. Nguồn phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn...........................................................21

4.2.2. Nguồn phát sinh nước thải..............................................................................21

4.3. Biện pháp giảm thiểu tác động của dự án tới môi trường...........................................24

4.3.1. Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng..........................................................................25

4.3.2. Giai đoạn hoạt động của dự án........................................................................25

CHƯƠNG V: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN.................................................................27

5.1.Cơ sở lập tổng mức đầu tư......................................................................................27

5.2. Nội dung tổng mức đầu tư......................................................................................28

5.2.1. Tài sản cố định................................................................................................28

5.2.2. Vốn lưu động sản xuất....................................................................................31

CHƯƠNG VI: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN......................................................32

6.1. Cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án.........................................................................32

6.2. Phương án vay và hoàn trả nợ................................................................................32

CHƯƠNG VII: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH........................................34

7.1. Chiến lược cạnh tranh............................................................................................34

7.1.1. Chiến lược xâm nhập thị trường.....................................................................34

7.1.2. Chiến lược khác biệt hóa.................................................................................35

7.2. Chiến lược tăng trưởng và chính sách triển khai....................................................35

7.2.1. Chiến lược quản lý..........................................................................................35

7.2.2. Chiến lược sản phẩm.......................................................................................36

7.2.3. Chiến lược tiếp thị...........................................................................................38

7.2.4. Chiến lược phát triển thị trường......................................................................39

7.2.5. Chiến lược liên doanh.....................................................................................39

7.2.6. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực.............................................................39

CHƯƠNG VIII: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH.................................................41

8.1. Hiệu quả kinh tế - tài chính....................................................................................41

8.1.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán...........................................................41

8.1.2. Doanh thu từ dự án..........................................................................................44

8.2. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án................................................................................44

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 2

Page 5: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

8.2.1. Hiệu quả kinh tế xã hội...................................................................................46

CHƯƠNG IX: KẾT LUẬN...............................................................................................47

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 3

Page 6: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

CHƯƠNG I: TÓM TẮT DỰ ÁNI.1. Giới thiệu chủ đầu tư

- Tên công ty  :

- Mã số doanh nghiệp :

- Đăng ký lần đầu :

- Đại diện pháp luật : Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ trụ sở :

I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án- Tên dự án : Nhà máy xay xát lúa gạo

- Địa điểm xây dựng : TP. Lào Cai- Tỉnh Lào Cai

- Diện tích đầu tư : 2600m2

- Mục tiêu đầu tư : Đầu tư xây dựng mới và mua sắm mới dây chuyền sản xuất, chế biến lúa gạo.

- Mục đích đầu tư :

+ Cung cấp sản phẩm lúa gạo cho thị trường;

+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai;

+ Đạt mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp;

- Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới

- Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.

- Tổng mức đầu tư : 12,624,218,000 đồng

+ Vốn tự có là : 3,787,265,000 đồng chiếm 30%.

+ Vốn vay ngân hàng : 8,836,953,000 đồng chiếm tỷ lệ 70% (dùng để xây dựng, mua sắm thiết bị công nghệ)

- Tiến độ đầu tư :

+ Dự kiến khởi công: quý III/2016

+Dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng: quý I/2017

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 4

Page 7: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

CHƯƠNG II: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁNII.1. Căn cứ pháp lý

Báo cáo đầu tư được lập dựa trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau:

Luật Doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;

Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất;

Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Thông tư 02/2015/TT-BTNMT Quy định chi tiết một số điều của nghị định số 43/2014/NĐ-CP và nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 về đất đai của chính phủ;

Luật đầu tư số 67/2014/QH1 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 và Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;

Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 và Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng;

Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế; Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày

17/1/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 5

Page 8: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng;

Căn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;

Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;

Các tiêu chuẩn Việt NamDự án Nhà máy xay xát lúa gạo của Công ty Cổ phần NTA được thực hiện dựa trên

những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD); Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật

Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD); TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế; TCXD 229-1999: Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN

2737 -1995; TCVN 375-2006: Thiết kế công trình chống động đất; TCXD 45-1978: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình; TCVN 5760-1993: Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử

dụng; TCVN 5738-2001: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật; TCVN 2622-1995: PCCC cho nhà, công trình yêu cầu thiết kế; TCVN-62:1995: Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí; TCVN 6160 – 1996: Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa

cháy; TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93); TCVN 4760-1993: Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế; TCXD 33-1985: Cấp nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết

kế; TCVN 5576-1991: Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật; TCXD 51-1984: Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu

chuẩn thiết kế; TCXD 188-1996: Nước thải đô thị -Tiêu chuẩn thải; TCVN 4474-1987: Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà; TCVN 4473:1988: Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong; TCVN 5673:1992: Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 6

Page 9: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

TCVN 4513-1998: Cấp nước trong nhà; TCVN 6772: Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt; TCVN 188-1996: Tiêu chuẩn nước thải đô thị; TCVN 5502: Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt; TCVN 5687-1992: Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởi ấm; TCXDVN 175:2005: Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép; 11TCN 19-84: Đường dây điện; 11TCN 21-84: Thiết bị phân phối và trạm biến thế; TCVN 5828-1994: Đèn điện chiếu sáng đường phố - Yêu cầu kỹ thuật chung; TCXD 95-1983: Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân

dụng; TCXD 25-1991: Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình

công cộng; TCXD 27-1991: Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng; TCVN-46-89: Chống sét cho các công trình xây dựng; EVN: Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam).

2.2 Nghiên cứu thị trường2.2.1. Thị trường lúa gạo Lào Cai

Gạo là một trong những mặt hàng thiết yếu, ít phụ thuộc vào thu nhập của các hộ gia đình. Do đó, khối lượng tiêu thụ gạo trên thế giới và Việt Nam nói riêng rất lớn.

Năm 2014, thương mại lúa gạo thế giới tương đối bình ổn, không có những xáo trộn đáng kể xảy ra do mùa màng hoặc biến cố chính trị. Do nhu cầu của một số nước gia tăng và số lượng lúa gạo thặng dư tại các nước xuất khẩu, sự trao đổi lúa gạo thế giới đạt mức kỷ lục 40.2 triệu tấn gạo hay 8% cao hơn 2013.

Với khuynh hướng giảm bớt diện tích trồng lúa, Việt Nam năm vừa qua được mùa nhờ khí hậu điều hòa, sản lượng đạt đến 45 triệu tấn lúa hay tăng 2.3% so với 2013, năng suất bình quân 5.77 tấn/ha và xuất khẩu 6.2 triệu tấn gạo trị giá 2.7 tỉ Mỹ kim, so với mục tiêu đầu năm 6.5 triệu tấn và 6.7 triệu tấn của 2013. Năm 2014, Việt Nam xuống vị trí thứ ba xuất khẩu gạo thế giới, sau Thái Lan và Ấn Độ. Hai chương trình trợ cấp trồng lúa lai và sản xuất lúa 3 vụ/năm đã đến lúc cần được nghiêm túc duyệt xét lại vì sự bất hợp lý của nước sản xuất dư thừa và xuất khẩu gạo lớn thế giới, chưa kể đến yếu tố kỹ thuật. Cho nên, cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đặc biệt dành hỗ trợ này cho mục đích khác như ngành trồng bắp, đậu nành cho chăn nuôi và rau cải, màu có trị giá cao. Hơn nữa, trồng 3 vụ lúa/năm trong khi giá gạo xuất khẩu thế giới xuống thấp như hiện nay, nông dân còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Chỉ tiêu sản xuất lúa gạo hàng năm cần đặt trên cơ sở nhu cầu thế giới và nội địa để đảm bảo lợi tức cao cho nông dân thay vì dựa vào đất trồng sẵn có. Năm 2014 là năm xuất khẩu gạo thơm nhiều nhất, hơn 800.000 tấn gạo hay 36% so với cùng thời điểm năm trước, với giá trung bình 600 đô la/tấn (trong khi gạo thơm Hom Mali của Thái Lan từ 1.065 - 1.075 đô la/tấn và Basmati của Ấn Độ 1.515 - 1.525 đô la/tấn), có thể thu hút nông dân trồng nhiều lúa thơm trong những năm tới. Thị

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 7

Page 10: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

trường chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Philippines và Mỹ. Một điều đáng mừng cho người Việt hải ngoại là gạo Việt Nam bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường Hoa Kỳ từ quý 4/2014, nhưng chất lượng và giá cả kém hơn gạo Thái Lan (từ 10-45 đô la/kg), với 3 nhãn hiệu: Gạo thơm thượng hạng Bạc Liêu, Gạo thơm thượng hạng 3 Miền và Việt Nam Jasmine ricet tại miền Nam California. Phản ứng sơ khởi của giới tiêu thụ Mỹ cho biết chất lượng gạo Việt Nam không bằng gạo Thái Lan, loại gạo sau này hiện chiếm thị phần to lớn tại Mỹ (hơn 80%).

Sản lượng, xuất khẩu và dự trữ gạo tại một số nước xuất khẩu quan trọng và thế giới 2013 và 2014

Nguồn: a/ Tiên đoán FAO Tháng 12-2014

Năm 2015, theo một số chuyên gia, thị trường xuất khẩu gạo thế giới có thể gặp khó khăn. FAO tiên đoán thị trường lúa gạo thế giới sẽ kém hơn 2014 một chút, chỉ độ 0.6% hay số lượng đạt đến 40.5 triệu tấn gạo. Hiện nay, các nước ở Nam bán cầu đang gieo trồng, theo tiên đoán sơ khởi, sản xuất lúa của Argentina và Uruguay giảm bớt do mưa quá nhiều và giá thành cao; trong khi tăng thêm tại Bolivia, Chile và Paraguay. Ở Indonesia, chính phủ đặt chỉ tiêu tăng 4% (73,4 triệu tấn lúa) so với 2014. Sri Lanka sản xuất phục hồi nhờ mưa trở lại. Tại Châu Phi, triển vọng sản xuất của Madagascar và Tanzania khá tốt. Tuy nhiên, sản xuất lúa của Úc Châu sẽ co lại 18% do thiếu nước và giá thành cao. Ngoài ra, Thái Lan và Trung Quốc đã ký bản ghi nhớ với nội dung Trung Quốc sẽ mua 2 triệu tấn gạo từ Thái Lan trong 2015-2016 dù thực tế chưa xác định như đã thấy trong 2014.

Theo FAO tiên đoán, sau khi xuất khẩu được 6.2 triệu tấn gạo trong 2014, Việt Nam có thể xuất khẩu 6.9 triệu tấn gạo trong 2015 do được mùa năm qua, mà phần lớn đến các nước nhập khẩu chủ yếu: Trung Quốc, Philippines và Đông Nam Á. Thái Lan sẽ

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 8

Page 11: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

tiếp tục vai trò dẫn đầu xuất khẩu gạo thế giới ở tầm mức cao hơn, khoảng 11 triệu tấn gạo, do họ còn gạo tồn kho khá lớn.

Biểu đồ : Top 10 thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam theo chủng loại, tháng 2/2015 (ngàn tấn)

Một số nước khác như Campuchia, Trung Quốc, Guyana, Myanmar, Pakistan, Paraguay và Hoa Kỳ có khả năng xuất khẩu gạo nhiều hơn, trong khi các nước Argentina, Úc Châu, Brazil và đặc biệt Ấn Độ sẽ bị cạnh tranh gay gắt hơn do giá cả thiếu hấp dẫn.

Theo nhận định gần đây của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Trung Quốc hiện giữ số lượng tồn kho gạo rất lớn (46,8 triệu tấn gạo), chiếm đến 42% tồn trữ thế giới (111,2 triệu tấn gạo). Số lượng gạo dự trữ này đủ cho người dân dùng trong 117 ngày so với phần còn lại của thế giới chỉ 71 ngày; do đó, an ninh lương thực Trung Quốc khá ổn định nên họ có thể ngưng thu mua bất cứ lúc nào khi họ muốn. Các nhà xuất khẩu Việt Nam nên cẩn trọng khi làm ăn với họ. Thái Lan và Myanmar ký hợp đồng G2G giữa Chính phủ và Chính phủ để bán gạo cho Trung Quốc dễ dàng hơn Việt Nam; tuy nhiên, Việt Nam còn tiếp tục giao thương với nước này qua dạng tiểu ngạch, mặc dù WTO yêu cầu giảm bớt. Trong tương lai, số lượng gạo chất lượng trung bình và thấp sẽ tăng cao trên thị trường thế giới do Ấn Độ, Myanmar và Campuchia sản xuất mạnh trong khi nhu cầu gạo với chất lượng này sẽ không thay đổi nhiều, gây cho ngành xuất khẩu gạo Việt Nam bị cạnh tranh khốc liệt và giá cả hạ thấp. Hơn nữa, các sản phẩm nông nghiệp, nhất là lúa gạo sẽ được tiến hành tự do hóa thương mại vào năm 2015 trong khu vực ASEAN. Do đó, xuất khẩu gạo thơm và gạo có chất lượng cao cần được hỗ trợ khuyến khích nhiều hơn nữa để nâng cao lực cạnh tranh của khâu này, nhưng phải thực sự đảm bảo chất lượng cao. Ngoài ra, mong đợi lộ trình thực hiện chủ trương thương nhân đầu mối xuất khẩu gạo phải có vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, liên kết, đặt hàng với hộ nông dân trồng lúa sớm được nghiêm chỉnh áp dụng đại trà, vì đó là bước cơ bản để thiết lập thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam và đảm bảo quyền lợi người trồng lúa. 

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 9

Page 12: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

2.2.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án

Trong thời gian gần đây Chính Phủ đã áp dụng nhiều biện pháp, giải pháp thu mua tạm trữ lúa gạo để giảm bớt khó khăn cho người dân. Nhưng việc thu mua, tiêu thụ hết lượng lúa gạo còn tồn đọng cho nông dân là vấn đề không dễ trong một sớm một chiều có thể làm tốt được, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, một trong những giải pháp thực thi nhất là tổ chức xây dựng hệ thống thu mua lúa gạo nói riêng và hàng nông sản nói chung. Cụ thể là xây dựng thí điểm các chợ lúa gạo theo tinh thần Quyết định số 232/QĐ-TTg ngày 06/03/2010 của Chính phủ nhằm “ Giúp cho nông dân tiêu thụ lúa gạo và thực hiện các dịch vụ khác cho sản xuất nông nghiệp, như cung ứng giống, phân bón, vật tư nông nghiệp, dịch vụ tưới tiêu, thu hoạch,…” Sắp tới đây thí điểm sẽ hình thành các sàn giao dịch lúa gạo sẽ giúp người dân trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên sản lương thực tăng cao nhưng chất lượng lúa, gạo vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trên thị trường thế giới. Hiện nay, đa phần gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn là gạo cấp thấp, giá gạo thường thấp hơn của Thái Lan.

2.3.Mục tiêu của dự ánDự án Nhà máy xay xát lúa gạo được tiến hành nhằm đạt được những mục tiêu

sau: Thu mua lúa gạo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Phát triển công nghệ bảo quản với kỹ thuật cao hơn; Đảm bảo cung ứng đầy đủ cho thị trường trong và ngoài nước, đảm bảo đầu ra

cho sản phẩm. Không những vấn đề đầu vào là nguyên vật liệu được chú trọng, dự án còn nỗ lực

tạo kênh phân phối nhằm đảm bảo đầu ra cho sản phẩm bằng cách xây dựng hệ thống kênh phân phối trưc tiếp và gián tiếp.

Đối với kênh bán hàng trực tiếp, công ty tìm hiểu và xây dựng hệ thống các siêu thị mini trên địa bàn tỉnh Lào Cai, chuyên bán các sản phẩm của công ty, góp phần đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng đồng thời tạo sự nhận biết của khách hàng về sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó xây dựng lực lượng bán hàng năng động, nhiệt huyết tiếp cận và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Song song với việc xây dựng hệ thống phân phối trực tiếp, dự án còn phát triển kênh bán hàng gián tiếp. Công ty đã có kế hoạch tiếp cận và xây dựng hệ thống đại lý thông qua việc rà soát, thương thảo và kí hợp đồng với các nhà phân phối, các tiểu thương trong địa bàn, ngoài ra công ty cũng có kế hoạch tiếp cận với các hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh, tích cực làm việc để có thể đưa những sản phẩm của dự án vào hệ thống các siêu thị này, đây là vấn đề cần chú tâm thực hiện, từ hệ thống siêu thị, các sản phẩm của dự án sẽ được lan tỏa mạnh mẽ hơn trong cộng đồng.

Cùng với việc phát triển kênh bán hàng trực tiếp và gián tiếp, công ty tích cực xây dựng hệ thống bán hàng online, thông qua website: thucphamvang.com, các sản phẩm sẽ dễ dàng được khách hàng nắm bắt hơn (số lượng, giá cả, xuất xứ, công dụng…), tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng trong việc tiếp cận các sản phẩm của dự án. Hơn thế nữa, công ty còn có kế hoạch phối hợp với đài truyền thông tỉnh Lào Cai làm chuyên đề về thực phẩm vàng, giới thiệu về các sản phẩm của công ty, những tiêu chuẩn chất lượng cũng như những lợi ích mà sản phẩm của công ty đem lại, tạo điều kiện hết sức thuận lợi

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 10

Page 13: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

để người tiêu dùng không chỉ trong tỉnh Lào Cai mà còn cả nước biết đến các sản phẩm này.

Bên cạnh những mục tiêu kinh tế có lợi cho chính chủ đầu tư, chúng tôi còn mong muốn rằng dự án này sẽ mang lại hiệu quả xã hội to lớn. Ngoài việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng phát triển công nghệ cao, dự án sẽ phần nào giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, từng bước xây dựng và cải tạo môi trường sống trong cộng đồng dân cư. Đặc biệt chúng tôi hy vọng rằng, những sản phẩm, đặc sản nuôi trồng từ chính đất và nước, từ bàn tay lao động của người dân Lào Cai sẽ ra khắp Việt Nam và được thị trường trong nước đón nhận.

2.4.Sự cần thiết đầu tư

Lào Cai là địa phương có năng suất, sản lượng lương thực trong tốp đầu các tỉnh miền núi phía Bắc và đang tiếp tục có hướng đi bền vững trong phát triển kinh tế nông nghiệp với giải pháp sản xuất lương thực theo hướng hàng hóa.

Hiện trên địa bàn tỉnh có gần 63.000 ha đất trồng lúa, ngô, trong đó, diện tích trọng điểm sản xuất cây lương thực trên 16.000 ha, canh tác 2.000 ha lúa chất lượng cao. Đánh giá tình hình sản xuất lương thực của tỉnh, ông Dương Đức Huy, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng: Đây là một trong những lĩnh vực thành công nhất trong phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp của tỉnh những năm gần đây.

Một minh chứng cụ thể, các chỉ tiêu về năng suất, sản lượng lương thực hằng năm ngày một tăng cao. Năm 2010, tổng sản lượng lương thực cây có hạt của tỉnh đạt 228.000 tấn, năm 2012 đạt gần 260.000 tấn (tăng 14%), năm 2013 ước đạt 265.000 tấn, tăng 8,2% so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định cuộc sống cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Thành công đó là hiệu quả bước đầu việc thực hiện Đề án “Phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hoá giai đoạn 2011 - 2015” của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV. Đây cũng là động lực thực hiện chương trình sản xuất lương thực bền vững và sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác của các địa phương trong tỉnh.

Việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của các ngành và sự hưởng ứng của người dân, các doanh nghiệp là điều kiện đảm bảo những thành công trong sản xuất lương thực. Theo đó, hàng loạt các giải pháp được triển khai đồng bộ như: Nghiên cứu và sản xuất giống lúa, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, nâng cao năng lực dự báo và phòng, chống thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, phát triển dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp. Nổi bật là chương trình nghiên cứu và sản xuất giống lúa nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất. Hiện, tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận 3 giống lúa lai LC 25, LC 212, LC 270 là giống cây trồng mới, được lưu hành trên toàn miền Bắc. Diện tích vùng sản xuất lúa giống ổn định với quy mô trên 300 ha gieo trồng/năm, sản lượng đạt trên 600 tấn, đáp ứng 65% nhu cầu lúa giống trong tỉnh, góp phần hạ giá thành giống lúa lai trên địa bàn. Phong trào thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lương thực nâng lên, nhiều chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước được tập trung ưu tiên cho các giống đạt năng suất cao. Hiện, tỷ lệ diện tích sử dụng lúa lai ở các địa phương trong tỉnh chiếm 70,3%, giống ngô lai 90%, năng suất vùng thâm canh lúa đạt trên 65 tạ/ha, vùng thâm canh ngô đạt trên 50 tạ/ha, góp phần đưa

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 11

Page 14: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

năng suất bình quân của cây lúa trong năm 2012 đạt 48,4 tạ/ha (tăng 9,3%), cây ngô đạt 34,35 tạ/ha (tăng 5,1%) so với năm 2010.

Bên cạnh đó, Lào Cai có cặp cửa khẩu Quốc tế Lào Cai – Hà Khẩu (đường sắt và đường bộ) với 3 điểm thông quan: Ga quốc tế Lào Cai, cầu đường bộ qua sông Nậm Thi, cầu đường bộ qua sông Hồng (là điểm nối giữa đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai (Việt Nam) với đường cao tốc Hà Khẩu - Côn Minh (Trung Quốc) là cầu nối quan trọng trên tuyến Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Là cửa ngõ của Việt Nam và các nước ASEAN. Trung tâm của Hành lang Bắc Nam trong hợp tác các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) với thị trường Tây Nam – Trung Quốc. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai là cửa khẩu duy nhất ở phía Bắc Việt Nam nằm trong lòng một thành phố trực thuộc tỉnh, có đầy đủ hệ thống dịch vụ của đô thị loại III cũng như các dịch vụ thương mại vận tải, kho bãi, logicstics, giám định hàng hóa, cảng ICD…

Với vị trí địa kinh tế, địa chính trị, vai trò là cầu nối quan trọng trên tuyến Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, là cửa ngõ của Việt Nam và các nước ASEAN cùng với các điều kiện về giao thông, nguồn tài nguyên khoáng sản, tiềm năng du lịch… Lào Cai có điều kiện phát triển nền kinh tế nhanh, mạnh, bền vững, trở thành vùng kinh tế động lực của khu vực Tây Bắc Việt Nam và có tác động lan tỏa ra các vùng lân cận.

Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm nông sản tại đây được bán ra thị trường chủ yếu dưới dạng thô, chưa ra một công đoạn sơ chế nên giá thành không cao ảnh hưởng nhiều đến đời sống của các hộ dân tại đây. Sư xuất hiện các công ty chế biến nông sản, thủy sản là sự cần thiết, là chiếc cầu nối giữa các hộ dân và thị trường.

Hiểu rõ những hạn chế của nông dân trong sản xuất nông thủy sản và nắm bắt được định hướng chủ trương phát triển của tỉnh Lào Cai trong việc xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao; Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nuôi trồng thủy sản, tăng sản lượng, giá trị và hiệu quả đáp ứng nhu cầu của thị trường; đa dạng hoá cây trồng trên nền tảng sử dụng tối đa đất và nước; Xây dựng ngành trồng trọt, thủy sản trở thành ngành kinh tế hàng hoá đáp ứng nhu cầu trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu với chất lượng cao; Chú trọng những cây trồng có giá trị kinh tế, nhu cầu thị trường cao và có khả năng xuất khẩu; Khai thác tối đa lợi thế của tỉnh. Vì thế, chúng tôi đã tiến hành xây dựng Nhà máy xay xát lúa gạo.

Với niềm tin sản phẩm do chúng tôi tạo ra sẽ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân và tạo việc làm cho lao động tại địa phương, chúng tôi tin rằng Dự án xay xát lúa gạo trên địa bàn tỉnh Lào Cai là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 12

Page 15: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯIII.1. Địa điểm đầu tư dự ánIII.1.1. Vị trí đầu tư

Dự án “Nhà máy xay xát lúa gạo” được đầu tư TP.Lào Cai-Tỉnh Lào Cai.

Hình: Vị trí đầu tư dự án

III.1.2. Điều kiện tự nhiên Địa hình

Khu đất dự án cần địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi để xây dựng nhà máy.

Khí hậuKhí hậu khu vực dự án nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa song do nằm sâu trong

địa hình chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi , nhiệt độ trung bình từ 15 – 20oC. Mùa mưa từ tháng 04 – tháng 10, mùa khô từ tháng 10 – tháng 03 năm sau, lượng mưa trung bình từ 1.800 – 2.000 mm có điều kiện tốt cho xây dựng nhà máy chế biếnsản xuất nông sản, thủy sản.

Vị trí địa lý

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 13

Page 16: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

Thành phố Lào Cai giáp các huyện Mường Khương, Bảo Thắng, Bát Xát, Sa Pa cùng của tỉnh Lào Cai. Phía Bắc, thành phố giáp huyện Hà Khẩu, châu tự trị dân tộc Hani và Yi Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Từ thành phố lên thị trấn du lịch Sa Pa theo Quốc lộ 4D chỉ chừng 40 km.

Thành phố Lào Cai có 2 con sông chảy qua. Sông Nậm Thi chạy quanh phía Bắc tỉnh, đồng thời là ranh giới tự nhiên với Trung Quốc. Nước sông quanh năm trong xanh, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho nhà máy nước của thành phố. Sông Nậm Thi hợp lưu với sông Hồng ngay tại biên giới giữa thành phố Lào Cai và Trung Quốc. Sông Hồng sau khi được Nậm Thi hợp lưu thì chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam, mang lại nguồn phù sa màu mỡ cho đồng bằng sông Hồng. Thành phố Lào Cai nằm hai bên bờ sông Hồng. Các cây cầu Cốc Lếu, Phố Mới,... bắc qua sông nối hai phần của thành phố

III.1.3. Điều kiện kinh tế xã hộiSản xuất nông nghiệp

Trên thực tế, sản xuất nông nghiệp của Lào Cai trong 5 năm qua có nhiều bước tiến rất đáng kể. Đó là việc duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 6,5%, giá trị sản xuất năm 2015 đạt 5.079 tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2014, giá trị sản xuất trên đơn vị canh tác đạt 46,5 triệu đồng/ha, tổng sản lượng lương thực đạt trên 275.000 tấn. Các dự án sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển bền vững, số lượng hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp tăng nhanh và bắt đầu đi vào hoạt động có hiệu quả. Năm 2015 là thời điểm cuối cùng thực hiện kế hoạch phát triển trong 5 năm, tính sơ bộ thì giá trị sản xuất/đơn vị diện tích đất canh tác đã tăng 14,5% so với thời điểm năm 2010.

Năm 2015, diện tích sản xuất lúa giống toàn tỉnh là 377 ha, sản lượng đạt 1.130 tấn; trong đó sản lượng lúa lai 922 tấn. Bên cạnh đó, sản xuất lúa đặc sản chất lượng cao cũng đem lại cho nông dân nguồn thu nhập khá và ổn định, giá trị sản xuất lúa chất lượng cao vượt từ 10 - 15 triệu đồng/ha so với kỹ thuật sản xuất thông thường. Tính đến hết năm 2015, sản xuất lúa chất lượng cao có gắn thương hiệu được phát triển trên 5.000 ha, trong đó thực hiện theo dự án của tỉnh 2.350 ha với các giống lúa đặc sản như ĐS1, J01,J02, Séng cù, Khẩu Nậm xít, nếp Thẳm Dương.

Hiện nay, có hàng chục doanh nghiệp trong nước, nước ngoài đầu tư trồng các loại rau trái vụ, hoa cao cấp, như hoa ly, hoa hồng, địa lan theo công nghệ cao. Tổng diện tích gieo trồng rau cả năm 2015 ước đạt 4.105 ha, sản lượng ước đạt 56.600 tấn, trong đó sản xuất rau an toàn đạt 656 ha, chủ yếu trồng các loại rau trái vụ vùng cao, rau vụ thu đông tại huyện Sa Pa, Bắc Hà. Mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá tập trung, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, hoa quả ôn đới đã góp phần nâng giá trị sản xuất trên diện tích canh tác, thu nhập bình quân từ 160 - 300 triệu đồng/ha. Về cây chè, hiện nay, toàn tỉnh có 5.069 ha, trong đó có 3.617 ha chè kinh doanh, nhất là hơn 1.000 ha chè đã được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và 476 ha chè chất lượng cao. Năng suất chè hiện đã đạt gần 50 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt 17.628 tấn, giá thu mua chè cũng liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước. Xác định tiềm năng đối với các loại cây ăn quả, nhất là cây ăn quả ôn đới chất lượng cao, nhiều dự án phát triển loại cây trồng này đang được triển khai trên địa bàn với mục tiêu đưa Lào Cai trở thành vùng trồng cây ăn quả chất lượng cao an toàn. Dự án cải tạo vùng mận Tam hoa Bắc Hà, dự án phát triển cây ăn quả ôn đới chất lượng cao tiếp tục được triển khai trên diện tích lớn.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 14

Page 17: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

 Phát triển thủy sản cũng được xác định là một trong những định hướng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Nuôi cá đang có những chuyển biến tích cực về cả diện tích, sản lượng và năng suất qua từng năm. Theo đánh giá chuyên môn, thì nuôi cá đặc sản đem lại giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với nuôi cá thông thường. Trong khi đó, nuôi cá nước lạnh lại phát huy được thế mạnh về tự nhiên của các huyện vùng cao Lào Cai khi sản lượng nuôi cá mỗi năm đạt 390 tấn, riêng năm 2014 doanh thu đạt hơn 100 tỷ đồng.

Phát huy những thành quả đạt được, trong giai đoạn 2016 - 2020, ngành nông nghiệp đã xác định nhiệm vụ phát triển sản xuất hàng hóa là mục tiêu hết sức quan trọng. Để hiện thực hoá chủ trương, ngành nông nghiệp sẽ tập trung khai thác có hiệu quả thế mạnh các sản phẩm đặc hữu của địa phương mang thương hiệu vùng miền. Mỗi địa phương cần lựa chọn và xây dựng phát triển 1 - 2 loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh tạo ra vùng sản xuất tập trung có quy mô lớn, xây dựng thương hiệu và sản xuất với khối lượng lớn sản phẩm đủ cung cấp cho nhu cầu thị trường. Cùng với đó, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến cũng là nhiệm vụ quan trọng trong sản xuất hàng hoá, nhất là trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

III.1.4. Nhân lực Dân số

Theo số liệu thống kê, tổng dân số toàn tinh trên 613,075 người, trong đó: Người kinh: chiếm 35.9%; dân tộc Hmong: chiếm 22.21%; dân tộc Tày: 15.84%; dân tộc Dao 14.05% ; Giáy 4,7%, Nùng 4,4%, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít người Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí...Mật độ dân số bình quân: 96 người/km2

Lao độngLực lượng lao động xã hội hiện tại bằng 52% dân số. Tổng số: 318,799 người.

III.2. Hiện trạng khu đất xây dựng dự án3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất

Đất xây dựng Dự án Nhà máy chế biến sản xuất nước nông sản, thủy sản thuộc diện tích của Công ty Cổ phần NTA. Giai đoạn này dự án đầu tư xây dựng trên diện tích đất là 2500m2. Khu đất này san lắp trước khi xây dựng.3.2.2 Đường giao thông

Khu đất xây dựng nằm trong khu vực có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi.

Tuy địa hình khu vực miền núi Tây Bắc tương đối phức tạp, tuy nhiên Lào Cai là một trong những tỉnh có hệ thống giao thông vận tải đa dạng bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông.

Đường bộ: có 4 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh (4D, 4E.279.70) với tổng chiều dài trên 400 km; 8 tuyến tỉnh lộ với gần 300 km và gần 1.000 km đường liên xã, liên thôn. Mạng lưới giao thông phân bố rộng khắp và khá đông đều trên địa bàn các huyện, thị đảm bảo giao thông thuận lợi. Hiện tại tuyến quốc lộ 70 đang được cải tạo nâng cấp (hoàn thành vào đầu năm 2009). Tuyến đường cao tốc Nội Bài –Lào Cai là điểm nối với đường cao tốc Côn Minh-Hà Khẩu qua cầu đường bộ biên giới khu thương

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 15

Page 18: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

mại – công nghiệp Kim Thành. Tính đên năm 2007, Lào Cai đã có đường ô tô đi đến trung tâm tất cả các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh.

Đường sắt: tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai dài 296 km,  đoạn qua địa phận Lào Cai dài 62 km được nối với đường sắt Trung Quốc, năng lực vận tải khoảng 1 triệu tấn/năm và hàng ngàn lượt khách/ngày đêm. Theo kế hoạch năm 2009 tuyến đường này sẽ được cải tạo nâng cấp, sử dụng vốn của ADB, hoàn thành vào năm 2011. Ngoài ra còn có đường sắt nối từ Phố Lu vào mỏ Apatít Cam Đường và một nhánh từ Xuân Giao đi Nhà máy Tuyển quặng Tằng Loỏng, với tổng chiều dài 58 km, theo thiết kế có 50 đôi tàu/ngày đêm.

Đường sông: Có 2 tuyến sông Hồng và sông Chảy chạy dọc tỉnh, tạo thành một hệ thống giao thông đường thuỷ liên hoàn. Đường sông Lào Cai chưa thực sự phát triển mạnh mặc dù trên địa bàn tỉnh có rất nhiều sông lớn như sông Hồng dài 130 km (trong đó nội địa có 75 km và chung biên giới với Trung Quốc khoảng 55 km). Tuy nhiên do có nhiều ghềnh thác chưa được chỉnh trị nên khả năng vận tải còn hạn chế.

Đường hàng không: Chính phủ đã có chủ trương xây dựng sân bay tại Lào Cai.

3.2.3. Hiện trạng thông tin liên lạcHạ tầng bưu chính: Tính đến 30/9/2008, có 227 điểm phục vụ, trong đó: có 25

Bưu cục, 127/144 xã có điểm bưu điện văn hoá xã; 125 đại lý bưu điện, 100% trung tâm huyện, thành phố có báo đến trong ngày. Bán kính phục vụ bình quân 2,7km/điểm phục vụ; bình quân số dân được phục vụ là 2.143 người/điểm phục vụ (đạt 97% chỉ tiêu đến năm 2010).

Hạ tầng viễn thông: So với những năm trước, mạng lưới viễn thông của tỉnh Lào Cai đã có sự phát triển vượt bậc. Hiện nay trên toàn mạng có 57 tuyến cáp quang, 30 tuyến truyền dẫn Vi ba, 170 trạm BTS. Mật độ điện thoại đạt 32 máy/100 dân (đạt 100% chỉ tiêu đến năm 2010). Thuê bao Internet đạt trên 11.900 thuê bao trong đó thuê bao băng rộng đạt 5.672 thuê bao. Theo hướng dẫn về hệ số quy đổi của Bộ Tthông tin và Truyền thông mật độ sử dụng Internet của tỉnh Lào Cai đạt 10,5/100 dân.

3.2.4. Hiện trạng cấp điệnHạ tầng mạng lưới điện: 9/9 huyện, thành phố; 164 xã, phường, thị trấn có điện

lưới quốc gia. 75% hộ dân được sử dụng điện lướt. Tiềm năng thuỷ điện của Lào Cai khoảng 11.000MW; đã cho phép đầu tư 68 công trình với tổng công suất 889MW, dự kiến đến 2010 sẽ phát điện khoảng 700MW. Ngoài ra từ năm 2006, ngành Điện lực Việt Nam đã hoàn thành đấu nối đường dây 220 KV Yên Bái – Lào Cai – Hà Khẩu để nhập khẩu điện từ Vân Nam (Trung Quốc) với nhu cầu sản lượng khoản 300MW đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về điện cho sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư trước mắt cũng như lâu dài.3.2.5. Cấp –Thoát nước

Hạ tầng mạng lưới cấp thoát nước: Hiện tại đã có hệ thống cấp nước sạch tại thành phố Lào Cai và hầu hết các huyện, cùng với hệ thống giếng khoan đang cung cấp nước sạch cho 69% dân số toàn tỉnh.

Nhận xét chung:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 16

Page 19: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng dự án rất thuận lợi để tiến hành thực hiện. Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng và nguồn lao động dồi dào là những yếu tố làm nên sự thành công của một dự án đầu tư vào dây chuyền chế biến sản xuất nông sản, thủy sản.

III.3. Phương án quản lý – vận hành dự ánCông ty thực hiện theo mô hình cánh đồng mẫu lớn liên kết sản xuất gắn với tiêu

thụ sản phẩm, thu mua trái cây từ nông dân đem về nhà máy sản xuất và bán cho các siêu thị, cửa hàng tạp hóa và khu chợ truyền thống,…xuất khẩu trong tương lai.

3.3.1 Cơ cấu sản phẩm sản xuấtSản phẩm của dự án là các mặt hàng nông sản, thủy sản xứ lạnh như: nước ép mận

hậu, nước ép mận tam hoa, thảo quả khô nghiền, thảo quả khô đóng bao bì, trà giảo cổ lam, trà atiso, cao atiso, rau xứ lạnh (susu, rau chân vịt, cải thảo, bí đao…), tỏi đen, cá hồi…3.3.2 Công suất huy động

Dự án xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động vào tháng 01/2017 và đạt công suất thiết kế ngay trong năm hoạt động.3.3.3. Công nghệ, trang thiết bị

a) Hệ thống điệnHệ thống chiếu sáng bên trong được kết hợp giữa chiếu sáng nhân tạo và chiếu sáng

tự nhiên. Hệ thống chiếu sáng bên ngoài được bố trí hệ thống đèn pha, ngoài việc bảo đảm an

ninh cho công trình còn tạo được nét thẩm mỹ cho công trình vào ban đêm. Công trình được bố trí trạm biến thế riêng biệt và có máy phát điện dự phòng. Hệ thống tiếp đất an toàn, hệ thống điện được lắp đặt riêng biệt với hệ thống tiếp đất chống sét. Việc tính toán thiết kế hệ thống điện được tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn qui định của tiêu chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn ngành.

b) Hệ thống cấp thoát nướcHệ thống cấp thoát nước được thiết kế đảm bảo yêu cầu sử dụng nước:- Nước sinh hoạt. - Nước cho hệ thống chữa cháy.Việc tính toán cấp thoát nước được tính theo tiêu chuẩn cấp thoát nước cho công

trình công cộng và theo tiêu chuẩn PCCC quy định.c) Hệ thống chống sétHệ thống chống sét sử dụng hệ thống kim thu sét hiện đại đạt tiêu chuẩn.Hệ thống tiếp đất chống sét phải đảm bảo Rd < 10 và được tách riêng với hệ

thống tiếp đất an toàn của hệ thống điện.Toàn bộ hệ thống sau khi lắp đặt phải được bảo trì và kiểm tra định kỳ.Việc tính toán thiết kế chống sét được tuân thủ theo quy định của quy chuẩn xây

dựng và tiêu chuần xây dựng hiện hành.d) Hệ thống PCCC

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 17

Page 20: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

Công trình được lắp đặt hệ thống báo cháy tự động tại các khu vực công cộng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình. Hệ thống chữa cháy được lắp đặt ở những nơi dễ thao tác và thường xuyên có người qua lại.

Hệ thống chữa cháy: ống tráng kẽm, bình chữa cháy, hộp chữa cháy,… sử dụng thiết bị của Việt Nam đạt tiêu chuẩn về yêu cầu PCCC đề ra.

Việc tính toán thiết kế PCCC được tuân thủ tuyệt đối các qui định của qui chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.

e) Hệ thống thông tin liên lạcToàn bộ công trình được bố trí một tổng đài chính phục vụ liên lạc đối nội và đối

ngoại. Các thiết bị telex, điện thoại nội bộ, fax (nếu cần) được đấu nối đến từng phòng.

III.4. Nhân sự dự ánNhân sự của dự án gồm: bộ phận Ban lãnh đạo và nhân viên văn phòng được tính

theo mức lương hàng tháng, ngoài ra còn có công nhân ở nhà máy, tuy nhiên mức lương của công nhân ở nhà máy được tính theo năng suất làm việc. Tổng số nhân sự của Dự án cần dùng là

Hạng mục Số Lượng

Ban lãnh đạo 5Giám Đốc 1Phó Giám Đốc 1Quản lý sản xuất 1Nhân viên hành chính 1Bảo vệ 1Bộ phận trực tiếp sản xuất 12Công nhân vận chuyển, bốc xếp, đóng bao, lưu kho 10Thợ vận hành máy 2TỔNG 17

Tuyển dụng và đào tạo nhân sựCông ty sẽ tuyển lao động theo hình thức ký hợp đồng lao động giữa giám đốc hoặc

người được giám đốc ủy quyền và người lao động phù hợp với các quy định của pháp luật.

Công ty sẽ ưu tiên sử dụng lao động là người địa phương, đặc biệt là người dân sống trong khu vực triển khai dự án.

Những đối trượng lao động thuộc nhóm lao động phổ thông sẽ được công ty đào tạo kỹ năng công việc phù hợp với những vị trí làm việc theo sự phân công của BGĐ nhà máy.

III.5. Tiến độ đầu tưGiai đoạn 1 :

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 18

Page 21: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

+ Dự kiến khởi công: quý III/2016.

+ Dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng: quý I/2017.

Căn cứ vào những điều kiện phù hợp cũng như mặt hạn chế của môi trường, địa điểm đầu tư, công ty đã tiến hành hoạch định những phương pháp kĩ thuật, tuyển dụng và phân bổ nhân lực để tiến hành dự án có thể hoàn thành đúng tiến độ.

3.6 Quy trình công nghệ xử lý lúa:

Gạo nguyên liệu được nạp vào học nguyên liệu và hệ thống bồ đài lần lượt đưa qua sàng tạp chất để tách tạp chất như: rác, dây, giấy, kim loại, bụi,… Tiếp tục qua công đoạn xát trắng để tách bớt lượng cám trước khi vào hệ thống máy đánh bóng nước kiểu phun sương nhằm cải thiện độ bóng bề mặt gạo. Kế tiếp gạo được đưa qua gằng tách thóc nhằm tách các hạt thóc lẫn còn sót trong gạo nguyên liệu, đảm bảo yêu cầu của gạo xuất khẩu.

Trong quá trình chế biến, tùy theo yêu cầu, nếu qua kiểm tra độ ẩm chưa đạt, gạo sẽ được đưa vào máy sấy liên tục (bằng nhiêu liệu than đá) để xử lý ẩm độ hoặc làm nguội gạo nhờ hệ thống quạt làm mát.

Hỗn hợp gạo và tấm phát sinh qua quá trình chế biến liên tục nhờ bồ đài chuyển vào hệ thống đảo và chống phân loại hạt theo chiều dài để phân ly thành các hạt riêng biệt theo yêu cầu: gạo thành phẩm, tấm 1, tấm 2-3 và đưa vào các silo chứa riêng biệt. Tại đây, tùy theo yêu cầu gạo được được đưa qua máy tách màu điện tử để phân loại ra “các tạp chất màu” lẫn trong gạo như: hạt đen, hạt hỏng, hạt đỏ, hạt vàng, bạc bụng,.. Đáp ứng các tiêu chuẩn gạo cao cấp để xuất khẩu.

Cuối cùng gạo thành phẩm sẽ đưa vào thiết bị cân để tịnh hàng, đóng gói tự động theo yêu cầu để xuất hoặc song trùng các lô hàng trước khi xuất theo yêu cầu của đơn vị mua hàng.

Quy trình công nghệ nói trên là quy trình điển hình, tiên tiến so với trình độ kỹ thuật chế biến gạo hiện nay tại Việt Nam. Đây là quy trình khép kín từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm, mức độ tự động hóa cao, dễ vận hành, kiểm tra, thu được gạo thành phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu và hoàn toàn có khả năng cạnh tranh được với các sản phẩm gạo hiện có trên thị trường thế giới bởi những ưu điểm chính như sau:

- Phương pháp chế biến gạo với mức độ tự trọng cao, ít phụ thuộc chủ quan vào nhân công vận hành, hoạt động tin cậy, ổn định. Khâu vệ sinh và kiểm tra chất lượng được cải thiện và đạt hiệu quả cao.

- Từ quy trình có thể thu được gạo trắng thành phẩm đồng nhất, tỷ lệ gạo nguyên cao và chất lượng bề mặt tốt (độ bóng).

- Hệ thống máy móc gọn gàng, ít chiếm mặt bằng và dễ vận hành nhờ các hệ thống điều khiển tự động. Bụi và tiếng ồn được xử lý ngay trong cả hệ thống máy nên tránh được ô nhiễm môi trường.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 19

Page 22: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 20

Thành phẩm: Lúa khô đạtYêu cầu bảo quản

Làm khô lúa bằng sân phơiHoặc

Lúa độ ẩm cao

Page 23: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

* Quy trình công nghệ xay xát- chế biến lương thực:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 21

THÀNH PHẨM GẠO XUẤT KHẨU CÁC LOẠI

GẠO TIÊU THỤ NỘI ĐỊA

TÁCH MÀU (Nếu có), ĐÓNG GÓI

PHỤ PHẨM XAY XÁT

PHỤ PHẨM XAY XÁT

NHẬP KHO

XỬ LÝ(tách tạp chất, phơi

KCS KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG & PHÂN LOẠI NGUYÊN LIỆU

GẠO LỨC NGUYÊN LIỆU

GẠO BÁN TP NHẬP KHO

ĐÁNH

ĐẤU TRỘN

ĐÁNH

THÀNH PHẨM GẠO XAY XÁT

TRẤULÉP LỮNG

XỬ LÝ(tách tạp chất, phơi

sấy)

KCS KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG & PHÂN LOẠI NGUYÊN LIỆU

LÚA NGUYÊN LIỆU

XAY, BÓC VỎ (CỐI XAY ĐÁ, RU LÔ CAO SU) & GẰNG PHÂN LOẠI

NHẬP KHO

PHỤ PHẨM ĐÁNH BÓNG

XÁT TRẮNG (CỐI XÁT TRỤC

ĐỨNG)

PHỤ PHẨM ĐÁNH BÓNG

Page 24: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

4.1. Đánh giá tác động môi trường4.1.1. Giới thiệu chung

Xây dựng dự án Nhà máy chế biến sản xuất nước nông sản,thủy sản với tổng diện tích 2600m².

Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho xây dựng khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường. 4.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường

Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo: Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN

Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 11 năm 2005; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về Sửa

đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 cuả Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;

Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

Quyết định số 62/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành ngày 09/8/2002 về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp;

Quyết định số 35/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ngày 25/6/2002 về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng;

Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại;

Tiêu chuẩn môi trường do Bộ KHCN&MT ban hành 1995, 2001 & 2005; Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài

Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường;

Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự ánĐể tiến hành thiết kế và thi công Dự án đòi hỏi phải đảm bảo được đúng theo các

tiêu chuẩn môi trường sẽ được liệt kê trong các bảng sau đây của Chính phủ Việt Nam (1995). Tùy theo từng trường hợp, các quy định, điều khoản chặt chẽ nhất trong những tiêu chuẩn trên sẽ được áp dụng.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 22

Page 25: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong môi trường không khí

Tên chấtTiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5937-1995 (mg/m3)

Trung bình 1 giờ Trung bình 8 giờ Trung bình 24 giờ

CO 40 10 5

NO2 0.4 - 0.1

SO2 0.5 - 0.3

Pb - - 0.005

O3 0.2 - 0.06

Bụi lơ lửng 0.3 - 0.2

Nồng độ cho phép của chất thải nước mặt

TTTIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5942-1995

Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn A

Giá trị giới hạn B

1 PH - 6-8.5 5.5-9

2 BOD5 (20oC) mg/l < 4 < 25

3 COD mg/l < 10 < 35

4 Oxy hòa tan mg/l 6 2

5 Chất rắn lơ lửng mg/l 20 80

6 Dầu, mỡ mg/l Không phát hiện 0.3

7 Chất tẩy rửa mg/l 0.5 0.5

8 Coliform MPN/100 ml 5,000 10,000

Ghi chú:

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 23

Page 26: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

Cột A áp dụng đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn nước sinh hoạt (nhưng phải qua quá trình xử lý theo quy định).

Cột B áp dụng đối với nước mặt dùng cho các mục đích khác. Nước dùng cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản có quy định riêng.4.2. Tác động của dự án tới môi trường4.2.1. Nguồn phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn

Khí thải của các phương tiện giao thông vận chuyển ra vàoKhí thải ra còn do phương tiện giao thông vận tải hoạt động trong khu vực dự án

khi dự án đi vào hoạt động bao gồm các loại xe (hai bánh, xe bốn bánh các loại). Các phương tiện này phần lớn sử dụng nhiên liệu là xăng và dầu diesel. Khi hoạt động như vậy, các phương tiện vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và dầu diesel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải khá lớn chứa các chất ô nhiễm không khí như NO2, CxHy, CO, CO2,...Tuy nhiên, đây là một nguồn gây ô nhiễm không khí không tập trung, không cố định mà phân tán, lưu lượng lưu thông tương đối thấp chỉ khoảng 150 lượt xe gắn máy, 15 lượt xe bốn bánh. Đây không phải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí khi dự án đi vào hoạt động.4.2.2. Nguồn phát sinh nước thải

Khi dự án đi vào ổn định, nguồn nước thải có thể phát sinh bao gồm: nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất từ cơ sở chế biến.

Nước mưaNước mưa chảy tràn trên mặt đường trong khu vực dự án có lưu lượng phụ thuộc

vào chế độ khí hậu trong khu vực. Lượng nước này có nồng độ chất lơ lửng cao. Tuy nhiên, mức độ gây ô nhiễm từ lượng nước mưa này không nhiều, hơn nữa, mặt bằng cơ sở, khu điều hành và đường nội bộ được đổ bê tông, có hệ thống thoát nước mưa riêng nên việc thoát nước mưa rất thuận tiện và dễ dàng.

Trên toàn bộ diện tích mái nhà, sân bãi của khu đất dự án, đường nội bộ chất lượng nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng vệ sinh trong khu vực thu gom nước mưa,... Có thể xảy ra tình trạng nước mưa chảy tràn trên bề mặt đất làm cuốn theo các chất bẩn, rác, cát,... xuống đường thoát nước. Nếu không có biện pháp tiêu thoát tốt, sẽ gây nên tình trạng ứ đọng rác, làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Về nguyên tắc, nước mưa là loại nước thải có tính chất ô nhiễm nhẹ (quy ước sạch) được thoát nước trực tiếp vào hệ thống thu gom nước mưa của khu vực và xả thẳng ra nguồn mà không qua xử lý.

Tổng lượng nước mưa phát sinh từ khu vực dự án trong quá trình hoạt động của dự án được tính theo công thức:

Q = φ x q x STrong đó:- S; diện tích khu vực dự án, S = 0.45 ha- φ: hệ số che phủ bề mặt, φ = 0.95- q: cường độ mưa, q = 166.7 x i, với i là lớp nước cao nhất của khu vực vào tháng

có lượng mưa lớn nhất (theo Hoàng Huệ - 1996). Theo số liệu thủy văn của khu vực thì lượng mưa lớn nhất trong tháng là 103.4 mm (ngày 30/11/2011). Giả sử thời gian mưa ngày 30/11/2011 là 9 tiếng, suy ra i = 0.1914 mm/phút.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 24

Page 27: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

Suy ra, lưu lượng mưa trong tháng mưa lớn nhất phát sinh tại khu vực là: Q = 0.95 x 166.7 x 0.1914 x 0.45 = 13.6399 l/s = 0.0136399 m3/sƯớc tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn được trình bày trong

bảng.Bảng: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn

TT Thông số ô nhiễm Đơn vị tính Nồng độ1 Tổng Nitơ mg/L 0.5 – 1.52 Tổng Phospho mg/L 0.004 – 0.033 COD mg/L 10 - 204 TSS mg/L 10 - 20

Hệ thống thoát nước mưa trong khu vực dự án sẽ tiếp nhận lượng nước này và xả ra nguồn tiếp nhận.

Hiện tại chưa có số liệu về thành phần nước mưa rửa trôi, tuy nhiên do chỉ lôi cuốn bụi và thành phần rơi vãi nên nếu khu vực dự án có chế độ vệ sinh tốt thì không có sự cố gì xảy ra, thành phần ô nhiễm này sẽ không đáng kể.

Nước thải sinh hoạtNước thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt chủ yếu là nước thải nhà vệ sinh

chung của khu nuôi trồng. Nước thải sinh hoạt có hàm lượng chất rắn lơ lửng, BOD, Nitơ, Phốtpho, dầu mỡ, Coliform tương đối cao.

Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất hữu cơ, cặn lơ lửng, các vi sinh vật gây bệnh và cùng với chất bài tiết nên có thể gây ô nhiễm nước mặt trong khu vực. Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt được tính toán như sau :

Bảng: Tải lượng và nồng độ ô nhiễm trong NTSH tính cho 1 người/1 ngày đêm

TT Chất ô nhiễm

Khối lượng (g/người/ngày)

Tải lượng chất ô nhiễm

(kg/ngày)

Nồng độ (mg/L)

QCVN 14:2008 CỘT B, K = 1,2

1 BOD5 45 - 54 5.40 – 6.48 225 - 270 60

2 COD 72 - 102 8.64 – 12.24 360 – 510 -

3 SS 70 - 145 8.40 – 17.40 350 – 725 120

4 Tổng N 6 - 12 0.72 – 1.44 30 – 60 -

5 NH4 2.4 – 4.8 0.288 – 0.576 12 - 24 12

6 Dầu mỡ 10 - 30 1.2 – 3.6 50 – 150 24

7 Tổng P 0.6 – 4.5 0.072 – 0.54 3 – 22.5 -

Nguồn số liệu: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993Nước thải sinh hoạt có nồng độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép (QCVN 14 :

2008 cột B) nếu không có biện pháp xử lý thích hợp sẽ gây ô nhiễm môi trường nước,

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 25

Page 28: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

môi trường không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn bộ công nhân viên, làm lan truyền dịch bệnh cho toàn bộ khu vực dự án và các khu vực lân cận. Do đó để đảm bảo vệ sinh cần phải thu gom và xử lý lượng nước thải một cách hợp lý tránh gây nhiễm nguồn nước mặt.

Nước thải sản xuấtTrong khu sản xuất nước thải phát sinh trong trong khâu vệ sinh thiết bị, máy móc.

Nước thải này có đặc trưng của loại hình sản xuất chế biến, chứa nhiều cặn lơ lửng, nồng độ các chất hữu cơ cao, ước tính lượng nước thải này khoảng 2m3/ngày.

Nguồn phát sinh chất thải rắnKhi dự án đi vào hoạt động ổn định, chất thải rắn có thể phát sinh từ các nguồn

sau: Chất thải rắn từ sinh hoạt hằng ngày của cán bộ công nhân viên làm việc trong

khu sản xuất. Chất thải rắn từ khu sơ chế nguyên vật liệu. Chất thải nguy hại như: bóng đèn huỳnh quang, giẻ lau dính dầu nhớt thải, mực

in từ khu điều hành...Chất thải sinh hoạtChất thải rắn sinh hoạt bao gồm các thành phần rác thực phẩm, giấy, nilon, carton,

vải, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại…Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần chất hữu cơ cao nên dễ phân hủy gây mùi

hôi, khó chịu. Lượng nước thải rò rỉ từ rác có nồng độ chất ô nhiễm rất cao nên rất dễ gây ô nhiễm môi trường đất và mạch nước ngầm. Trong thành phần của chất thải rắn sinh hoạt có những thành phần rất khó phân hủy nên sẽ là một nguồn gây ô nhiễm lâu dài đến môi trường đất như nilon, nhựa...

Có thể tham khảo thành phần chất thải rắn sinh hoạt theo kết quả điều tra của Trung tâm Centema năm 2008.

Bảng: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

TT Thành phầnTỷ Lệ (%)

Khoảng dao động Trung bình

1 Thực phẩm 61.0 – 96.6 79.17

2 Giấy 1.0 – 19.7 5.18

3 Carton 0 – 4.6 0.18

4 Nilon 0 – 36.6 6.84

5 Nhựa 0 – 10.8 2.05

6 Vải 0 – 14.2 0.98

7 Gỗ 0 – 7.2 0.66

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 26

Page 29: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

8 Cao su mềm 0 0

9 Cao su cứng 0 – 2.8 0.13

10 Thủy tinh 0 – 25.0 1.94

11 Lon đồ hộp 0 – 10.2 1.05

12 Sắt 0 0

13 Kim loại màu 0 – 3.3 0.36

14 Sành sứ 0 – 10.5 0.74

15 Bông băng 0 0

16 Xà bần 0 – 9.3 0.69

17 Styrofoam 0 – 1.3 0.12

Nguồn số liệu: Trung tâm Centema, 2008Chất thải nguy hạiChất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án bao gồm các chất

thải chứa tác nhân gây lây nhiễm mầm bệnh, bóng đèn huỳnh quang, dầu động cơ, bao bì thải có chứa thành phần nguy hại,… Khối lượng các loại chất thải nguy hại được ước tính như trong bảng sau:

Bảng: Khối lượng các loại chất thải nguy hại

STT Tên sản phẩm Trạng thái Đơn vị Số lượng/tháng

1 Chất thải chứa các tác nhân gây lây nhiễm

Bùn Kg/tháng

20

2 Bóng đèn huỳnh quang Rắn Kg/tháng

2

3 Dầu động cơ, hộp số Lỏng Kg/tháng

3

4 Bao bì thải có chứa chất thải nguy hại

Rắn Kg/tháng

10

5 Giẻ lau dính dầu mỡ thải Rắn Kg/tháng

5

6 Mực in Rắn Kg/ 0.5

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 27

Page 30: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

tháng

4.3. Biện pháp giảm thiểu tác động của dự án tới môi trường4.3.1. Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng

Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân làm việc trên công trường được dẫn về bể tự hoại.

Bố trí đường thoát nước mưa hợp lý tránh đi qua các bãi chứa nguyên vật liệu, hạn chế ô nhiễm.

Giảm thiểu ô nhiễm không khí bằng cách che chắn công trường, tránh để phát tán.Che chắn vật liệu xây dựng trong quá trình vận chuyển cũng như những khu vực

phát sinh bụi và tưới nước để hạn chế khả năng khuếch tán bụi ra môi trường xung quanh, tưới nước đường vận chuyển trên công trường trong mùa khô để giảm lượng bụi trong không khí, nhất là trong điều kiện thi công có nắng nóng kéo dài.

Lập trạm rửa xe trước khi ra khỏi công trường.Khí thải từ các phương tiện giao thông: Đây là các nguồn thải động nên rất khó

quản lý. Chỉ có thể giảm bớt các tác động bằng cách yêu cầu các phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm nhiều chạy vào ban đêm (nhưng phải kết thúc trước 22 h đêm). Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại, hạn chế di chuyển nhiều lần ngang qua khu vực dân cư. Điều chỉnh lưu lượng xe cộ ra vào hợp lý, tránh hiện tượng tập trung mật độ các phương tiện ra vào quá cao trong một thời điểm. Tiếng ồn, rung từ các phương tiện giao thông, thiết bị thi công: Rất khó quản lý nguồn gây ô nhiễm này. Giảm thiểu tác động đến người dân bằng cách cấm vận chuyển và thi công các công việc có mức ồn cao vào ban đêm (đổ bê tông…) và giảm tốc độ khi đi qua khu vực dân cư, gắn ống giảm thanh cho xe. Lắp đặt bộ phận giảm tiếng ồn cho những thiết bị máy móc có mức ồn cao như máy phát điện, hệ thống nén khí, máy cưa…Để giảm ồn còn cần phải tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên các phương tiện vận tải, các máy móc thiết bị kỹ thuật thi công, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong thi công. Các thiết bị thi công phải có chân đế để hạn chế độ rung.

Đối với rác sinh hoạt: Đặt các thùng rác nhằm thu gom và tập kết tại một địa điểm cố định. Lượng chất thải này sẽ được thu gom hằng ngày.

Các chất thải rắn xây dựng, các vật liệu phế bỏ được thu gom thường xuyên và vận chuyển ra khỏi công trường, tập trung vào các khu xử lý chất thải rắn chung của tỉnh.4.3.2. Giai đoạn hoạt động của dự án

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo nước thải đầu ra đạt QCVN 14:2008/BTNMT loại A trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Nước thải sản xuất sẽ dẫn qua hệ thống xử lý nước thải của cơ sở, nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 24:2009/BTNMT trước khi thải ra ngoài.

Bố trí đường thoát nước mưa tách riêng với đường thoát nước sinh hoạt, đường thoát nước mưa tránh đi qua các bãi chứa nguyên vật liệu, hạn chế ô nhiễm.

Xây dựng hệ thống xử lý khí thải phát sinh từ công đoạn cắt và hàn kết cấu thép đảm bảo tiêu chuẩn TCVSLĐ 3733/QĐ – BYT.

Xây dựng hệ thống làm mát trong nhà xưởng, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân: nút bịt tai, nước uống cho công nhân.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 28

Page 31: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

Xây dựng hệ thống lọc bụi để xử lý bụi, đồng thời trang bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc trong khu vực này.

Xây dựng hệ thống hấp thụ để hấp thụ hoàn toàn các chất khí sinh ra trong công đoạn phun sơn, khí thải ra đảm bảo QCVN 20:2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ..)

Đối với rác sinh hoạt: Đặt các thùng rác nhằm thu gom và tập kết tại một địa điểm cố định. Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý để thu gom chất thải rắn định kỳ.

Chất thải rắn sản xuất sẽ được thu gom định kỳ cùng với chất thải sinh hoạt. Chất thải nguy hại sẽ được lưu trữ riêng biệt và hợp đồng với đơn vị có chức

năng thu gom và xử lý chất thải nguy hại để thu gom chất thải nguy hại.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 29

Page 32: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

CHƯƠNG V: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN5.1.Cơ sở lập tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư cho Dự án “ Nhà máy xay xát lúa gạo” được lập dựa trên các phương án trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án và các căn cứ sau đây:

- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp của Quốc Hội khóa XII kỳ họp thứ 3, số 14/2008/QH12 Ngày 03 tháng 06 năm 2008 ;

- Luật số 32/2013/QH13 của Quốc hội : Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiêp;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;

- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng;

- Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP;

- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 27/05/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”;

- Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP;

- Thông tư 130/2008/TT-BTT ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp;

- Thông tư số 02/2007/TT–BXD ngày 14/2/2007. Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

- Thông tư số 45/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 25/04/2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định; 

- Quyết định 68/2013/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính Phủ ban hành ngày 14/11/2013 về Chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp;

- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình;

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 30

Page 33: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

5.2. Nội dung tổng mức đầu tư5.2.1. Tài sản cố định

Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng Dự án “Nhà máy xay xát lúa gạo”, làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.

Tổng mức đầu tư của dự án 12,624,218,000 đồng, chia làm hai giai đoạn bao gồm:

Đvt: nghìn đồng

STT HẠNG MỤC ĐVT KL ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀNA Xây dựng lắp đặt1 Nhà xưởng sản xuất gạo m2 1,000 1200 1,200,0002 Nhà kho gạo m2 2,000 1200 2,400,0003 Nhà văn phòng m2 30 2500 75,0004 Nhà bảo vệ m2 30 2500 75,0005 Cổng biển hiệu thiết bị 1 15000 15,0006 Trạm máy phát điện m2 60 1200 72,0007 Trạm bơm + bể ngầm thiết bị 1 150000 150,0008 Bể xử lý nước thải thiết bị 1 50000 50,0009 Tường rào m 400 1000 400,00010 Thoát nước mưa thiết bị 1 80000 80,000B Dây chuyền thiết bị1 Hệ thống sấy lúa 2x15 tấn HT 1 2027400 2,027,4002 Hệ thống bóc vỏ 5-6 tấn /giờ máy 1 1653350 1,653,3503 Hệ thống xát trắng-đánh bóng gạo máy 1 1742200 1,742,2004 Hệ thống băng tải HT 1 1000000 1,000,000

TỔNG CỘNG 10,939,950 Chi phí quản lý dự án

Chi phí quản lý dự án tính theo định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.

Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:

+ Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư.+ Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình.+ Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;+ Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình;+ Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;+ Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;+ Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;+ Chi phí khởi công, khánh thành;

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 31

Page 34: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

GXL: chi phí xây lắpGTB: chi phí thiết bị

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựngBao gồm các khoản chi phí sau

+ Chi phí khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế cơ sở; + Chi phí khảo sát phục vụ thiết kế bản vẽ thi công; + Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình;+ Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng

công trình;+ Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết, tổng thầu xây dựng;+ Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng và giám sát lắp đặt thiết bị;+ Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;+ Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng;+ Chi phí tư vấn quản lý dự án;

Chi phí khácChi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi phí

thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên:

+ Chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng;+ Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư; Chi phí bảo hiểm công trình;+ Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;+ Chi phí vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh; chi phí cho quá trình tiền chạy thử và chạy thử.

Dự phòng phíDự phòng phí bằng được tính dựa trên chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản

lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác phù hợp với Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”.

Tổng giá trị đầu tưĐvt: ngàn đồng

STT Khoản mục chi phí Chi phí trước thuế

Thuế giá trị gia tăng

Chi phí sau thuế

1 Chi phí xây dựng 4,106,364 410,636 4,517,0002 Chi phí thiết bị 5,839,045 583,905 6,422,9503 Chi phí quản lý dự án 264,250 26,425 290,6744 Chi phí tư vấn XD 645,931 64,593 710,5245 Chi phí khác 74,469 7,447 81,9166 Chi phí dự phòng 601,153 0 601,153

TỔNG CỘNG 12,624,218

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 32

Page 35: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

5.2.2. Vốn lưu động sản xuấtNhu cầu vốn lưu động cần cho sản xuất nhà máy

Đvt: 1,000 vnđ

Khoản phải thu 30% Doanh thuKhoản phải trả 10% CP hoạt độngTiền mặt 5% CP hoạt động

Năm 2017 2018 …. 2035 2036

Khoản phải thu (AR) 30,788,121

34,636,637

42,053,764

42,053,764

Thay đổi trong khoản phải thu ( (+)AR = ARt-1-ARt )

(30,788,121)

(3,848,515)

-

-

Khoản phải trả (AP) 8,811,776

9,914,186

12,067,833

12,159,234

Thay đổi trong khoản phải trả( (+)AP = APt-1-APt )

(8,811,776)

(1,102,410)

7,765

(91,400)

Số dư tiền mặt (CB) 8,210,166

9,236,436

11,214,337

11,214,337

Thay đổi số dư tiền mặt ( (+)CB = CBt-CBt-1 )

8,210,166

1,026,271

-

-

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 33

Page 36: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

CHƯƠNG VI: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN6.1. Cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự ánVới tổng mức đầu tư là 12,624,218,000 đồng, dự án cần vay số tiền tổng cộng là 8,836,953,000 đồng chiếm tỷ lệ 70% (nguồn vốn vay này dùng để xây dựng, mua sắm dây chuyền công nghệ, thiết bị), vốn tự có là chiếm 30%, Nguồn vốn vay này sẽ được vay ưu đãi từ ngân hàng.

6.2. Phương án vay và hoàn trả nợPhương thức vay: Số tiền vay là 8,836,953,000 đồng vay trong thời gian 6 năm 4

tháng, ân hạn 4 tháng đầu, trả vốn gốc trong thời gian 6 năm, Lãi suất áp dụng là 10%/năm, Lãi vay và nợ gốc được trả đều hàng năm.

Số tiền vay 8,836,953 ngàn đồngThời hạn vay 76 thángÂn hạn 4 thángLãi vay 10%Thời hạn trả nợ 72 tháng

Đvt: 1,000 vnđ

Ngày Dư nợ đầu kỳ

Vay nợ trong kỳ

Trả nợ trong kỳ

Trả nợ gốc Lãi vay Dư nợ cuối kỳ

8/1/2016 8,836,953 294,565 8,836,953

1/1/2017 8,836,953 2,356,521 1,472,825 883,695 7,364,127

1/1/2018 7,364,127 2,209,238 1,472,825 736,413 5,891,302

1/1/2019 5,891,302 2,061,956 1,472,825 589,130 4,418,476

1/1/2020 4,418,476 1,914,673 1,472,825 441,848 2,945,651

1/1/2021 2,945,651 1,767,391 1,472,825 294,565 1,472,825

1/1/2022 1,472,825 1,620,108 1,472,825 147,283 0

TỔNG 11,929,886 8,836,953 3,387,498

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 34

Page 37: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

CHƯƠNG IV: CHƯƠNG V: CHƯƠNG VI:

CHƯƠNG VII: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Thiết lập mô thức SWOT

Điểm mạnh1- Mối quan hệ vững

2- Hàng hóa

3- Đội ngũ nhân viên

4- Vị trí. Cơ sở hạ tầng

5- Tình hình tài chính rõ ràng

Điểm yếu1- Thương hiệu

2- Biến động nhân sự

3- Trình độ nhân viên

4- Quảng cáo chưa mang tính chuyên nghiệp

5- Phương pháp quản trị

Cơ hội1- Tốc độ tăng trưởng kinh tế

2- Nhu cầu của người tiêu dùng

3- Môi trường kinh doanh

4- Chính sách mở cửa nền kinh tế của nhà nước

5- Nhà cung cấp hàng hóa có uy tín

6- Vấn đề về tự nhiên

Chiến lược S-O- Chiến lược xâm nhập thị trường- Chiến lược phát triển thị trường- Chiến lược mở rộng ngành dịch vụ

Chiến lược W-O- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực

- Chiến lược mở rộng mạng lưới phân phối (phát triển thị trường)

Thách thức1- Thương hiệu

2- Biến động nhân sự

3- Trình độ nhân viên

4- Quảng cáo chưa mang tính chuyên nghiệp

5- Phương pháp quản trị

Chiến lược S-T- Chiến lược liên doanh- Chiến lược tăng cường quảng cáo, khuyến mại

- Chiến lược khác biệt hóa

Chiến lược W-T- Chiến lược khác biệt hóa

- Chiến lược tăng cường quảng cáo khuyến mại

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 35

Page 38: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

VII.1. Chiến lược cạnh tranh VII.1.1. Chiến lược xâm nhập thị trường

- Sau khi phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, công ty cổ phần NTA đã đề ra những chiến lược kinh doanh căn bản nhất, đồng thời trao đổi ý tưởng và kế hoạch của mình với các cổ đông, các thành viên trong gia đình kinh doanh, các đồng nghiệp và các nhà tư vấn,…

- Phân đoạn thị trường mà công ty cổ phần NTA hướng tới: trước mắt thị trường Lào Cai và toàn nước.

- Quảng cáo thương hiệu, ngành nghề và các dịch vụ liên quan trước khi khai trương. Khuyến mại hàng hoá trong những tuần đầu khai trương.

- Về nguồn cung sản phẩm: công ty cổ phần NTA mua sản phẩm tại địa phương, hợp tác phát triển chuyên môn hóa vùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh nhằm phát triển theo hướng chuyên nghiệp bao tiêu sản phẩm của trang trại, hộ nông dân nhằm đảm bảo kiểm soát chất lượng, số lượng sản phẩm ngay từ khâu đầu vao.

- Về giá cả: xây dựng chính sách giá tốt nhất, tức là giá chính hãng. Muốn được giá tốt nhất thì công ty cổ phần NTA phải cam kết về số lượng lớn bao tiêu sản phẩm đâu ra cho những trang trại, hộ gia đinh, nhà cung cấp. Hơn nữa bộ phận kinh doanh nhập hàng nên dựa vào thương hiệu, uy tín, khả năng tài chính của chính công ty cổ phần NTA để đàm phán với nhà cung cấp để đạt được giá tốt nhất. Một khi công ty cổ phần NTA đạt được mức giá tốt nhất thì công ty cổ phần NTA sẽ truyền những ưu đãi về giá từ nhà cung cấp sang khách hàng.

VII.1.2. Chiến lược khác biệt hóaĐể cạnh tranh với các đối thủ và thu hút lượng khách hàng công ty cổ phần NTA

quyết định phát triển công ty theo hướng khác biệt hóa bằng với cam kết chất lượng hàng đầu. Trong đó, công ty cổ phần NTA luôn đảm bảo nguồn gốc xuất xứ sạch đối với hàng hóa do công ty cung cấp.

Xét thấy Lào Cai là vùng đất với những nông sản độc đáo, công ty sẽ đẩy mạnh phát triển thương hiện nông sản Lào Cai với nguồn gốc rõ ràng đến tay người tiêu dùng từ đó làm tiền đề mở cửa sàn giao dịch nông sản Lào Cai. Đây sẽ là điểm đến cho người dân, hộ trang trại đang trồng lúa trên địa bàn tỉnh.

Vì vậy, chúng tôi khẳng định rằng Sàn giao dịch nông sản là một chiến lược quan trọng, là điểm nhấn và khác biệt hóa trong hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần NTA.

VII.2. Chiến lược tăng trưởng và chính sách triển khaiVII.2.1. Chiến lược quản lý

Công ty cổ phần NTA sẽ xây dựng một hệ thống quản lý tổng hợp các yếu tố bao gồm: nhà cung cấp, nhân sự, sản phẩm, khách hàng cùng những yếu tố nhỏ bên trong nó nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống trung tâm mua bán theo mô hình

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 36

Page 39: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

siêu thị và hiện thực hóa chiến lược kinh doanh nhằm duy trì cũng như phát triển hơn nữa.

Chiến lược quản lý tổng hợp này sẽ được công ty cổ phần NTA quản lý trong phần mềm

Hình: Hệ thống quản lý

VII.2.2. Chiến lược sản phẩmTập trung vào kênh bán lẻ trực tiếp. Cần phải cải thiện và phát huy dịch vụ bán

hàng và sau bán hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao. Qua đó sẽ củng cổ được khách hàng hiện tại cũng như thu hút khách hàng mới từ những kênh phân phối truyền thống, đối thủ cạnh tranh.

Mở rộng bán hàng qua mạng, vì đây sẽ là kênh bán hàng hàng phổ biến trong tương lai khi mà xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của người dân được cải thiện và thời gian của khách hàng có giới hạn.

Đặc biệt, công ty cổ phần NTA sẽ xây dựng một website, cập nhật đầy đủ thông tin các sản phẩm, thông tin khuyến mãi,...và những thông tin liên quan để khách hàng dễ dàng tìm kiếm, tham khảo sản phẩm cần mua.

Công ty cổ phần NTA sẽ xây dựng quản lý bán hàng như sau:

+ Bán hàng tại quầy, bán hàng giao nhận 

+ Quản lý đơn đặt hàng 

+ Xử lý các chính sách giá khác nhau 

+ Xử lý đơn đặt hàng: Bán hàng bán lẻ, bán sỉ,

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 37

Page 40: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

+ Quản lý trạng thái của các đơn hàng 

+ Quản lý quy trình trả hàng của khách, giá phải trả…

Quản trị mua hàng

+ Quản trị nhà cung cấp

+ Thiết lập hàng hóa cần khai thác

+ Phân tích đặt hàng (phân tích theo tồn kho, doanh số, hàng bỏ mẫu…)

+ Quản lý quy trình yêu cầu hàng (từ ngành hàng), duyệt yêu cầu hàng, đặt hàng nhà cung cấp…

+ Công nợ, hạn mức công nợ với nhà cung cấp…

+ Quản lý nhập hàng vào một hoặc nhiều kho, có thể nhận một lần hoặc nhiều lần 

+ Quản lý hoá đơn, chứng từ nhập liệu…

Quản lý hóa đơn, công nợ, thanh toán

+ Quản lý công nợ, hạn mức công nợ của khách hàng

+ Xử lý hóa đơn (Invoice): cho phép nhiều hóa đơn trên một đơn hàng

+ Quản lý việc thanh toán (Payment): cho phép nhiều lần thanh toán trên một đơn hàng + Khả năng thống kê doanh số của khách hàng

Quản lý điều phối xuất kho, giao nhận, lắp đặt

+ Quản lý quy trình chuyển đơn hàng, điều phối xuất kho, giao nhận…

+ Chỉ định xuất kho tối ưu (hàng chậm bán xuất trước…)

+ Quản lý phân công giao hàng, lắp đặt…

+ Giao vật tư, công cụ dụng cụ…

+ Quyết toán vật tư 

Quản lý thời hạn sử dụng

+ Kiểm tra thời hạn theo mã Serial của sản phẩm

+ Cho phép kiểm tra thời hạn sử dụng theo theo đơn đặt hang của khách hàng

Quản trị kho, nguyên vật liệu+Khả năng quản lý nhiều kho hàng tại nhiều địa chỉ khác nhau: quản lý chuyển kho, xuất hàng từ kho xác định, các thống kê cho từng kho

+ Nhập kho và kiểm tra nguyên vật liệu từ nhà cung cấp…

+ Xuất nguyên vật liệu 

+ Xử lý việc chuyển hàng hóa, vật tư trong kho 

+ Theo dõi tồn kho

+ Quản lý mức lưu kho tối thiểu

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 38

Page 41: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

+ Xử lý các số lượng tồn kho số lượng đã nhận cộc số lượng đang được đặt mua hàng

+ Báo cáo tồn kho: tổng hợp nhập xuất tồn, báo cáo tồn theo kho, theo thời điểm

VII.2.3. Chiến lược tiếp thị Về chương trình khuyến mại:

+ Quảng cáo thông qua kênh truyền hình, báo chí, tờ rơi...

+ Khuyến mại: đồng loạt các sản phẩm hoặc tập trung cho một sản phẩm chiến lược.

+ Các hình thức khuyến mại:

- Mua hàng tặng hàng 

- Mua hàng từ lần ....đến lần ....được tặng tiền 

- Mua hàng từ lần ...đến lần ...được tặng hàng

- Mua hàng tặng tiền 

- Mua hàng giảm giá 

- Mua nhóm hàng tặng hàng 

- Mua nhóm hàng tặng tiền 

- Mua nhóm hàng giảm giá

- Chương trình thẻ mua sắm: tạo thẻ mua sắm có các trị giá và hạn sử dụng để tặng, bán cho khách hàng.

- Chương trình thẻ chiết khấu tính điểm: tạo các loại thẻ chiết khấu tính điểm tích luỹ dựa trên tổng giá trị mua hàng của khách hàng,…

Cần tung ra các chương trình khuyến mại có yếu tố bất ngờ với thời gian khuyến mại ngắn và đi trước đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ giúp công ty cổ phần NTA tăng doanh số bán hàng và thu hút một lượng khách hàng mới từ đối thủ cạnh tranh.

Về chăm sóc khách hàngCần chủ động chăm sóc sản phẩm cho khách hàng

Lập đường dây nóng, đường dây này chuyển trực tiếp đến trưởng các đơn vị, bộ phận để giải quyết những trường hợp đột xuất của khách hàng. Công ty cổ phần NTA sẽ lưu trữ thông tin về khách hàng. Dựa trên những thông tin về khách hàng, công ty cổ phần NTA sẽ thiết lập chương trình đặc biệt dành cho những khách hàng thân thiết với những ưu đãi bất ngờ.

- Hệ thống quản lý khách hàng gồm những thông tin sau:

+ Quản lý thông tin chi tiết và các thông tin liên lạc của khách hàng

+ Quản lý các hoạt động giao dịch liên quan đến khách hàng: Báo giá, bán hàng…

+ Khả năng thống kê doanh số của khách hàng 

+ Khả năng thống kê doanh số của khách hàng nằm trong TOP doanh số cao nhất 

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 39

Page 42: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

+ Hỗ trợ các chức năng dịch vụ chăm sóc khách hàng 

- Hệ thống quản lý chăm sóc khách hàng gồm những thông tin sau:

+ Khách hàng truy cập theo dõi được lịch sử mua hàng, Doanh số mua hàng 

-Trạng thái đơn hàng (nếu có)

-Thời gian đang được bảo hành (nếu có)

-Các chương trình khuyến mãi 

-Khách hàng tra cứu việc tích lũy điểm trên thẻ mua sắm 

-Quản lý bảo mật truy cập vào hệ thống

Về xây dựng thương hiệu: tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng thông qua thái độ phục vụ của nhân viên, hàng hóa phong phú, đa dạng, trưng bày hàng hóa, chương trình khuyến mại, dịch vụ sau bán hàng... để nhắc đến các hàng hóa thực phẩm sạch rõ nguồn gốc xuất xứ là nhắc đến sản phẩm của công ty cổ phần NTA.

7.2.4. Chiến lược phát triển thị trườngChiến lược phát triển thị trường là chiến lược tìm cách bán các sản phẩm hiện tai

trên thị trường mới.

Theo chiến lược này, khi dự án được triển khai đi vào ổn định và phát triển thì công ty cổ phần NTA sẽ được mở rộng mạng lưới phân phối cũng như chi nhánh ở các địa bàn mới có tiềm năng, vươn ra các huyện và các tỉnh thành trong nước.

7.2.5. Chiến lược liên doanhCông ty cổ phần NTA sẽ xây dựng mối quan hệ với các hộ gia đinh, trang trại,

cánh đồng mẫu lơn, các vùng nguyên liệu tại địa phương đảm bào đầu vào cho sản phẩm. Công ty cũng liên kết kinh doanh với những hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

7.2.6. Chiến lược phát triển nguồn nhân lựcVấn đề tuyển dụng nhân sự: tuyển dụng theo tiêu chí cạnh tranh bình đẳng, công

khai trên cơ sở năng lực chuyên môn. Thông tin tuyển dụng nên được công bố trên website riêng của Trung tâm, trên báo, tạp chí, trung tâm giới thiệu việc làm,...nhằm tìm đúng người, đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu trong tình hình kinh doanh mới.

Về hoạch định nguồn nhân lực: bộ phận nhân sự hành chính nên có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và huấn luyện nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh của Trung tâm trong thời gian tới.

Nhân viên kinh doanh: tìm kiếm khách hàng, bán sản phẩm sỉ, lẻGiải pháp cụ thể về chiến lược đào tạo, huấn luyện nhân viên hiện nay được thực

hiện như sau:+ Chiến lược đào tạo huấn luyện bên ngoài: Bộ phận nhân sự có kế hoạch hợp tác

bên ngoài để buộc tất cả các trưởng đơn vị, bộ phận tham gia huấn luyện bên ngoài chủ

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 40

Page 43: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

yếu là các khóa huấn luyện về quản lý nhằm cải thiện kỹ năng quản lý và huấn luyện lại cho nhân viên của chính bộ phận mình.

+ Đào tạo nhân sự về kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách hàng, kỹ năng bán hàng+ Phối hợp với các tập đoàn điện tử để được đào tạo chuyên sâu về mặt kỹ thuật,

những sản phẩm mới ra,...Về chính sách thi đua khen thưởng, đãi ngộ: + Áp dụng chính sách khen thưởng đối với bộ phận bán hàng trực tiếp và những

bộ phận khác trong trung tâm nhằm động viên, kích thích sự năng động làm việc đối với từng bộ phận. Hơn nữa công ty sẽ có chế độ thưởng nóng đối với từng bộ phận khi đạt chỉ tiêu ngoài mong đợi. Chẳng hạn khi tung chương trình khuyến mãi ra, chương trình này thành công tức là khuyến mãi làm lượng khách hàng đến công ty và doanh số bán hàng tăng mạnh ngoài dự đoán.

+ Có chính sách đãi ngộ tốt như tăng lương trước hạn, thăng cấp,..đối với các nhân viên giỏi nhằm đảm bảo lực lượng lao động ổn định và kích thích tinh thần làm việc của các nhân viên khác trong trung tâm.

Về xây dựng môi trường làm việc trong công ty: duy trì môi trường làm việc thân thiện và hợp tác để nâng cao hiệu quả làm việc, đồng thời phát huy được sức mạnh tập thể tại công ty.

Từ những phân tích và xây dựng chiến lược kinh doanh như trên công ty hi vọng sẽ triển trai tốt dự án. Công ty sẽ tiến hành phân tích hiệu quả tài chính với những cơ sở tính toán và thong số kinh tế kĩ thuật sẽ được trình bày trong phần tiếp theo.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 41

Page 44: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

CHƯƠNG VIII: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNHVIII.1. Hiệu quả kinh tế - tài chínhVIII.1.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán

Các thông số giả định trên dùng để tính toán hiệu quả kinh tế của dự án trên cơ sở tính toán của các dự án đã triển khai, các văn bản liên quan đến giá bán, các tài liệu cung cấp từ Chủ đầu tư, cụ thể như sau:

- Thời gian hoạt động của dự án dùng để tính toán là 20 năm - Vốn chủ sở hữu - Doanh thu của dự án được căn cứ theo giá bán cho các khách hàng hiện nay; Chi

phí nguyên vật liệu đầu vào:- Chí phí vận hành, sản xuất và bảo dưỡng: bao gồm các chi phí nhân công; chi phí

nguyên, nhiên vật liệu; chi phí bảo dưỡng các VTTB và bảo trì thay thế; và các chi phí khác,

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, Trong tính toán áp dụng thời gian khấu hao theo QĐ 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 quy định về trích khấu hao tài sản cố định,

Chi phí nhân sự của dự ánNhân sự của dự án gồm: bộ phận Ban lãnh đạo và nhân viên văn phòng được tính

theo mức lương hàng tháng, ngoài ra còn có công nhân ở nhà máy, tuy nhiên mức lương của công nhân ở nhà máy được tính theo năng suất làm việc, Tổng số nhân sự của Dự án cần dùng ở giai đoạn một là 17 người

Đvt: 1,000 vnđ

Hạng mục Số Lượng Mức lương/tháng

Mức lương/nă

m

BHXH,YT…

Ban lãnh đạo 5 325,000 66,000Giám Đốc 1 15,000 195,000 39,600Phó Giám Đốc 1 10,000 130,000 26,400Quản lý sản xuất 1 7,000 91,000 18,480Nhân viên hành chính 1 5,000 65,000 13,200Bảo vệ 1 4,000 52,000 10,560Bộ phận trực tiếp sản xuất 12 650,000 132,000Công nhân vận chuyển, bốc xếp, đóng bao, lưu kho 10 4,000 520,000 105,600

Thợ vận hành máy 2 5,000 130,000 26,400TỔNG 17 975,000 198,000

Chi phí nguyên vật liệu đầu vào

Đvt: 1,000 vnđ

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 42

Page 45: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

STT HẠNG MỤC ĐƠN VỊ

TÍNH

SỐ LƯỢN

G

Khối lượng gạo

Khối lượng tấm

I Gạo thơm

1 Tỷ lệ gạo thơm tấn 100% 75% 25%

2 Hao hụt khối lượng sau khi độ ẩm giảm 1% tấn/tấn gạo 10%

3 Hao hụt sau khi làm sạch tạp chất tấn/tấn gạo nếp 1%

4 Khối lượng gạo thành phẩm/1 tấn gạo đầu vào tấn 90% 67% 22%

5 Công suất sản xuất/giờ tấn 36 Công suất sản xuất/ngày tấn 247 Công suất sản xuất/năm tấn 7,200 4,833 1,6118 Giá thu mua gạo 25% tấm tấn 5,830II Gạo nếp thơm1 Hao hụt khối lượng sau khi độ ẩm giảm 1% tấn/tấn gạo nếp 10%2 Hao hụt sau khi làm sạch tạp chất tấn/tấn gạo nếp 1%

3 Khối lượng gạo nếp thành phẩm/1 tấn gạo nếp đầu vào tấn 90%

4 Công suất sản xuất/giờ tấn 25 Công suất sản xuất/ngày tấn 166 Công suất sản xuất/năm tấn 4,800

Giá gạo nếp đầu vào tấn 5,930

Hạng mục ĐVT 2017 2018 … 2035 2036Năm 1 2 19 20

Công suất hoạt động nhà máy % 0.800 0.900 1.000 1.000Tỷ lệ tăng giá 1.030 1.030 1.126 1.1261. Gạo thơmKhối lượng gạo mua vào tấn 5,760 6,480 7,200 7,200

Giá thành ngàn đồng/tấn 5,830 5,830 6,371 6,371

Chi phí nguyên liệu gạo nhập vào

33,580,800 37,778,400 45,868,309 45,868,309

2. Nếp thơmKhối lượng gạo nếp mua vào tấn 3,840 4,320 4,800 4,800Giá thành tấn 6,108 6,108 6,674 6,674Chi phí nguyên liệu gạo nếp nhập vào

ngàn đồng

23,454,336 26,386,128 32,036,483 32,036,483

Tổng cộng 57,035,136 64,164,528 77,904,791 77,904,791

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 43

Page 46: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

Chi phí hoạt động Chi phí bốc dỡ hàng 30 ngàn đồng/tấnChi phí lưu kho, bảo quản tại kho 40 ngàn đồng/tấnDịch vụ hun trùng 0.50% Doanh thuChi phí điện nước, bao bì 4.0% Doanh thuChi phí tiếp thị, quảng cáo 8.0% Doanh thuChi phí sửa chữa lớn 5.0% CP xây dựngChi phí sửa chữa thường xuyên 2.0% CP thiết bịChi phí bảo hiểm tài sản cố định 1.0% Giá trị MMTBChi phí quản lý bán hàng 5% Doanh thuChi phí vận chuyển 8% doanh thuChi phí khác 2% Doanh thu

Tổng chi phí

Đvt: 1,000 vnđ

TT Hạng mục 2017 2018 …. 2035 20361 2 19 20

1 Chi phí bốc đỡ hàng 296,640 333,720 405,183 405,1832 Chi phí lưu kho, bảo quản tại kho 395,520 444,960 540,244 540,2443 Chi phí điện, nước, bao bì… 4,105,083 4,618,218 5,607,169 5,607,1694 Chi phí tiếp thị, quảng cáo, ... 8,210,166 9,236,436 11,214,337 11,214,3375 Chi phí dịch vụ hun trùng 513,135 577,277 700,896 700,8966 Chi phí trả lương 1,023,750 1,074,938 2,463,776 2,586,9657 Chi phí bảo hiểm xã hội, y tế 207,900 218,295 500,336 525,353

8 Chi phí sữa chữa lớn và thay thế thiết bị 546,998

9 Chi phí sửa chữa thường xuyên 218,799 - 218,79911 Chi phí bảo hiểm tài sản cố định 109,400 109,400 109,400 109,40012 Khấu hao tài sản cố định 826,973 826,973 205,318 205,31813 Chi phí quản lý, bán hàng 5,131,354 5,772,773 7,008,961 7,008,96114 Chi phí vận chuyển 8,210,166 9,236,436 11,214,337 11,214,33715 Chi phí khác 2,052,541 2,309,109 2,803,584 2,803,584

Tổng cộng 31,082,627 34,977,334 42,773,542 43,687,544

Chi phí khấu haoHẠNG MỤC THỜI GIAN KH

1 Chi phí xây dựng 202 Chi phí máy móc thiết bị 103 Chi phí quản lý dự án 74 Chi phí tư vấn đầu tư XD 75 Chi phí khác 76 Chi phí dự phòng 7

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 44

Page 47: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

VIII.1.2. Doanh thu từ dự án- Giá bán sản phẩm

Sản phẩm Giá bán (triệu VND/tấn)Gạo thơm 11,193Tấm thơm 7,857Nếp thơm 13,453

- Thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án: 20%/ năm.

- Tốc độ tăng giá 3% cho khoảng thời gian 5 năm 1 lần.

- Tốc độc tăng tiền lương trung bình 5%/năm.

Đơn vị: 1000 đồng

HẠNG MỤC ĐVT 2017 2018…..

2035 2036

1 2 19 20Tỷ lệ tăng giá 1.03 1.03 1.13 1.131. Gạo thơmGiá bán ngàn đồng/tấn 11,529 11,529 12,598 12,598Sản lượng tấn 3,866 4,350 4,833 4,833Doanh thu ngàn đồng 44,574,914 50,146,778 60,885,265 60,885,2652. Tấm thơmGiá bán ngàn đồng/tấn 8,092 8,092 8,843 8,843Sản lượng tấn 1,289 1,450 1,611 1,611Doanh thu ngàn đồng 10,429,387 11,733,060 14,245,591 14,245,5913. Nếp thơmGiá bán ngàn đồng/tấn 13,857 13,857 15,142 15,142Sản lượng tấn 3,437 3,866 4,296 4,296Doanh thu ngàn đồng 47,622,771 53,575,617 65,048,360 65,048,360

Tổng DT 102,627,072 115,455,455 140,179,215 140,179,215

VIII.2. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án Báo cáo thu nhập

Thông qua báo cáo thu nhập, ta tính toán được lãi hoặc lỗ, hiệu quả kinh tế của dự án cũng như khả năng trả nợ của chủ đầu tư như sau:

Đvt: 1,000 vnđ

Năm 2017 2018 …. 2035 2036Hạng mục 1 2 19 20Doanh thu 102,627,072 115,455,455 140,179,215 140,179,215

Doanh thu từ gạo sấy 44,574,914 50,146,778 60,885,265 60,885,265Doanh thu từ tấm sấy 10,429,387 11,733,060 14,245,591 14,245,591

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 45

Page 48: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

Doanh thu từ nếp sấy 47,622,771 53,575,617 65,048,360 65,048,360Chi phí 88,117,763 99,141,862 120,678,333 121,592,335

Chi phí nguyên liệu 57,035,136 64,164,528 77,904,791 77,904,791Chi phí hoạt động 31,082,627 34,977,334 42,773,542 43,687,544

EBIT 14,509,309 16,313,594 19,500,882 18,586,880Lãi vay 883,695 736,413 - -

EBT 13,625,613 15,577,181 19,500,882 18,586,880Thuế TNDN (20%) 2,725,123 3,115,436 3,900,176 3,717,376

NI 10,900,491 12,461,745 15,600,705 14,869,504

Báo cáo ngân lưuVới suất sinh lợi kỳ vọng của chủ đầu tư là 15%, lãi vay của ngân hàng 10%,thuế

suất 20% WACC bình quân = 10.1%

Đvt:1,000 vnđ

Năm 2016 2017 …. 2035 20360 1 19 20

NGÂN LƯU VÀODoanh thu 102,627,072 140,179,215 140,179,215Thay đổi khoản phải thu (30,788,121) - -Tổng ngân lưu vào 71,838,950 140,179,215 140,179,215NGÂN LƯU RAChi phí đầu tư ban đầu 12,624,218Chi phí hoạt động 87,290,790 120,473,015 121,387,017Thay đổi khoản phải trả (8,811,776) 7,765 (91,400)Thay đổi số dư tiền mặt 8,210,166 - -Tổng ngân lưu ra 12,624,218 86,689,180 120,480,780 121,295,617Ngân lưu ròng trước thuế (12,624,218) (14,850,230) 19,698,435 18,883,598

Thuế TNDN 2,725,123 3,900,176 3,717,376Ngân lưu ròng sau thuế (12,624,218) (17,575,352) 15,798,259 15,166,222Hệ số chiết khấu 1.00 0.91 0.16 0.15Hiện giá ngân lưu ròng (12,624,218) (15,963,081) 2,538,927 2,213,763Hiện giá tích luỹ (12,624,218) (28,587,299) 78,355,808 80,569,570

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 46

Page 49: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

Từ kết quả ngân lưu trên ta tính được các chỉ số tài chính sau:

STT Chỉ tiêu

1 Giá trị hiện tại thuần NPV 80,569,570,000 đồng

2 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (%) 37,77%3 Thời gian hoàn vốn 5 năm

Nhận xét: - NPV = 80,569,570,000đồng > 0

- IRR = 37.77% >>WACC=15%

Dự án sinh lợi cao và hiệu quả đầu tư lớn

- Thời gian hoàn vốn 05 năm,

+ Nhận xét: Qua biểu phân tích các chỉ tiêu kinh tế của dự án cho thấy rằng dự án đều có NPV dương, mang lại hiệu quả đầu tư, Chỉ số IRR dự án tương đối phù hợp và đảm bảo tính sinh lợi cho dự án không những đám ứng nhu cầu tài chính, mà dự án còn có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển và giảm thiểu tổn thất trong nông nghiệp,

VIII.2.1. Hiệu quả kinh tế xã hộiPhân tích tài chính hiệu quả đầu tư cho thấy dự án “Nhà máy xay xát lúa gạo” rất

khả thi thông qua các thông số tài chính, Vì vậy dự án hoạt động sẽ tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư. Thêm vào đó, dự án còn đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng; nhà nước và địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 47

Page 50: Tư vấn lập dự án nhà máy chế biến sản xuất lúa gạo

DỰ ÁN:NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO

CHƯƠNG IX: KẾT LUẬNViệc thực hiện đầu tư Dự án “Nhà máy xay xát lúa gạo” được đánh giá khả thi bởi

xuất phát từ những nhu cầu thiết thực cộng với mong muốn kinh doanh thu lại lợi nhuận trong tương lai. Dự án không chỉ cung cấp sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho thị trường,,,mà còn tạo việc làm, nâng cao mức sống cho lao động địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội phường Duyên Hải, tỉnh Lào Cai. Riêng về mặt tài chính, dự án được đánh giá rất khả thi thông qua kế hoạch vay vốn, sử dụng vốn, chi phí đầu tư, chi phí hoạt động và nguồn doanh thu.

Vì vậy, Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam mong muốn các cơ quan ban ngành, các đơn vị tài trợ vốn đầu tư xem xét, phê duyệt để dự án sớm được triển khai đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, công ty chúng tôi xin phép được đề xuất như sau:

- Được miễn tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án.

- Được miễn Thuế TNDN bốn năm (04) kể từ khi phát sinh thu nhập chịu thuế và được giảm 50% Thuế TNDN phải nộp trong chín (09) năm tiếp theo.

- Được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng để tạo tài sản cố định cho dự án.

- Được vay vốn đầu tư với lãi suất ưu đãi.

- Được hưởng các chính sách ưu đãi theo nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.

Công ty Cổ phần NTA cam kết:

- Về tính chính xác của nội dung của hồ sơ xin chủ trương đầu tư.

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Giấy chứng nhận đầu tư.

Lào Cai, ngày tháng năm 2016

CÔNG TY TNHH MTVTHỰC PHẨM VÀNG VIỆT NAM

(Giám đốc)

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Vàng Việt Nam. Trang 48