5

Click here to load reader

De cuong ky_nang_su_dung_tieng_viet_110720

Embed Size (px)

DESCRIPTION

[Soan Thao VB]

Citation preview

Page 1: De cuong ky_nang_su_dung_tieng_viet_110720

Đề cương môn học Kỹ năng sử dụng tiếng Việt trang 1

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

KỸ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT MSMH: DC112DV01

(Phiên bản: ngày 20 tháng 07 năm 2011)

Quy cách môn học Tên môn học: Kỹ năng sử dụng tiếng Việt Mã số môn học (MSMH): DC112DV01 Tổng số tiết: 42 tiết.

– Số tiết lý thuyết: 14 tiết – Số tiết bài tập: 14 tiết – Số tiết thực hành: 14 tiết

Số tín chỉ: 3 Số tiết tự học : 60 tiết

Liên hệ với môn học khác Không yêu cầu kiến thức của môn học khác. Tóm tắt nội dung môn học Môn học này cung cấp những kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt qua quy trình từng bước cụ thể. Kỹ năng viết tiếng Việt giới thiệu cho sinh viên những nguyên tắc cơ bản trong việc xác định chủ đề, dựng cấu trúc đoạn, soạn văn bản và biên tập văn bản, tập trung vào những văn bản thường gặp trong đời sống và kinh doanh như đơn từ, báo và tạp chí... Mục tiêu của môn học

Môn học Kỹ năng sử dụng tiếng Việt cung cấp kiến thức để sinh viên có thể: 1. Tôn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ mẹ đẻ. 2. Ứng dụng kỹ năng tạo lập văn bản để viết một cách sáng rõ, lưu loát và

thuyết phục trong cuộc sống và trong công việc Kết quả đạt được sau khi học môn này

Sau khi học xong môn này, sinh viên có thể làm được những việc sau đây: 1. Hạn chế tối đa lỗi chính tả, ngữ pháp và phong cách khi viết, nhận ra và sửa

được lỗi chính tả, ngữ pháp và phong cách trong một văn bản bất kỳ. 2. Nắm bắt được luận điểm chính và phân tích được cách lập luận trong một

văn bản bất kỳ. Nêu được nguyên nhân tại sao một văn bản chưa thực hiện được nhiệm vụ truyền tải thông tin và thuyết phục người đọc, chỉ ra được phương án biên tập, liên hệ được với các tình huống cụ thể trong cuộc sống.

3. Có ý thức tổ chức chủ đề và cấu trúc văn bản trước và trong khi viết. 4. Ghi nhớ những nguyên tắc và yêu cầu cụ thể đối với một số dạng văn bản

thường dùng (đơn, email, báo cáo…) và biết cách tạo lập văn bản một cách hiệu quả, lưu loát.

Page 2: De cuong ky_nang_su_dung_tieng_viet_110720

Đề cương môn học Kỹ năng sử dụng tiếng Việt trang 2

Phương thức tiến hành môn học

Mỗi buổi học đều có một lượng bài tập nhất định để làm rõ những khái niệm mới và giúp SV vận dụng khái niệm đó để tự mình tạo lập văn bản.

Giờ lý thuyết và bài tập: có thể theo một trong hai quy trình sau o SV nhận diện và xác định cấu trúc nền trong đoạn văn hay văn bản mẫu,

tự khái quát hóa thành quy tắc chung dưới sự hướng dẫn của GV. o GV giới thiệu khái niệm hoặc nguyên tắc chung, SV áp dụng để phân

tích và đánh giá từng văn bản cụ thể. Giờ thực hành: chủ yếu làm việc tại lớp

o Làm việc cá nhân: SV làm bài tập riêng và chuyển cho nhau để biên tập, phân tích và sửa chữa.

o Làm việc nhóm: từng nhóm thực tập soạn thảo, sau đó cử ra đại diện để trình bày và các nhóm khác góp ý.

Giờ tự học: đọc sách tham khảo; ứng dụng các khái niệm và nguyên tắc đã học để phân tích và đánh giá các văn bản trong đời sống; có thể lập blog của lớp để SV post văn bản mình tìm được và phân tích cho cả lớp nhận xét.

Trang thiết bị: để tạo điều kiện làm việc nhóm hiệu quả, phòng học cần có máy projector, cần bàn ghế rời để có thể xếp lại thành nhóm nhỏ.

Tài liệu học tập

1. Tài liệu bắt buộc Sinh viên được phát Tài liệu học tập.

2. Tài liệu tham khảo Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng. Tiếng Việt thực hành. Hà Nội: Giáo

dục, 1997. Bùi Minh Toán. Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt. Hà Nội: Giáo

dục, 1999. Cao Xuân Hạo (chủ biên). Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục. Hà Nội: Khoa

học xã hội, 2002. Đặng Ngọc Lệ (chủ biên). Tiếng Việt thực hành. Hà Nội: Giáo dục, 1998. Hà Thúc Hoan. Tiếng Việt thực hành. TP Hồ Chí Minh, 1998. Hồ Lê (chủ biên). Lỗi từ vựng và cách khắc phục. Hà Nội: Khoa học xã hội,

2002. Hồ Lê, Lê Trung Hoa. Sửa lỗi ngữ pháp. Hà Nội: Khoa học xã hội, 2003. Hữu Đạt. Tiếng Việt thực hành. Hà Nội: Giáo dục, 1995. Lê Trung Hoa. Lỗi chính tả và cách khắc phục. Hà Nội: NXB Khoa học xã

hội, 2002. Nguyễn Đức Dân, Trần Thị Ngọc Lang. Câu sai và câu mơ hồ. Hà Nội:

Giáo dục, 1993. Nguyễn Đức Dân. Tiếng Việt (dùng cho đại học đại cương). Hà Nội: Giáo

dục, 1997. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên). Tiếng Việt thực hành. Hà Nội: Giáo dục,

1997. Vương Hữu Lễ, Đinh Xuân Quỳnh. Tiếng Việt thực hành. Hà Nội: Giáo

dục, 1998.

Page 3: De cuong ky_nang_su_dung_tieng_viet_110720

Đề cương môn học Kỹ năng sử dụng tiếng Việt trang 3

Đánh giá kết quả học tập 1- Tham gia tích cực

Kết quả học tập được đánh giá một phần theo sự tích cực của SV trong lớp học (không phải chỉ tham dự, mà phải tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài, tham gia thảo luận trong nhóm, nhận xét các nhóm khác…)

2- Làm bài tập và tự học Sinh viên sẽ được chấm điểm qua hệ thống bài tập và blog tự học của lớp.

3- Thi kết thúc môn học SV làm một bài kiểm tra viết, không sử dụng tài liệu. Đề bài có 2 phần:

- Nhận xét và biên tập một văn bản cho sẵn. - Tạo lập một văn bản theo yêu cầu.

Thành phần Thời lượng Biện pháp đánh giá Trọng số Tham gia tích cực Trong suốt quá trình học Cá nhân 20% Bài tập và tự học Trong suốt quá trình học Cá nhân hoặc theo nhóm 30% Thi cuối kỳ 90 phút Kiểm tra viết 50% 100%

Kế hoạch giảng dạy Tuần Nội dung giảng dạy Ghi chú 1 Giới thiệu nội dung, phương pháp học tập,

cách đánh giá §1. Tiếng Việt và văn bản tiếng Việt 1.1. Thực trạng sử dụng tiếng Việt hiện nay 1.2. Một số dạng văn bản tiếng Việt thường gặp 1.2.1. Văn bản hành chính 1.2.2. Văn bản nghị luận 1.2.3. Văn bản khoa học

SV làm bài tập cá nhân để trắc nghiệm khả năng sử dụng tiếng Việt

2 1.3. Quá trình viết và nguyên tắc viết văn bản tiếng Việt 1.3.1. Quá trình viết: sơ đồ 6 bước viết văn bản 1.3.2. Nguyên tắc viết: nhấn mạnh vai trò của người đọc §2. Chuẩn bị trước khi viết 2.1. Xác định chủ đề 2.2. Tập hợp ý 2.2.1. Lập danh sách 2.2.2. Viết tự do 2.2.3. Lập sơ đồ 2.3. Chỉnh sửa ý

SV chia nhóm, từng nhóm thực tập xác định chủ đề, tập hợp ý, chỉnh sửa ý. Sau đó mỗi nhóm trình bày tại sao chỉnh sửa như vậy và các nhóm khác góp ý.

3 §3. Cấu trúc đoạn văn 3.1. Đoạn văn là gì 3.2. Tổ chức đoạn văn

SV chia nhóm, khảo sát đoạn văn GV cho.

Page 4: De cuong ky_nang_su_dung_tieng_viet_110720

Đề cương môn học Kỹ năng sử dụng tiếng Việt trang 4

3.2.1. Viết câu chủ đề 3.2.2. Phát triển ý trong đoạn văn - Chi tiết hóa - Giải thích - Cho ví dụ 3.2.3. Viết câu kết luận

4 3.3. Biên tập cấu trúc đoạn SV tự viết đoạn và chuyển cho nhau để biên tập SV tìm văn bản và post lên blog của lớp kèm nhận xét và biên tập.

5 §4. Miêu tả và trần thuật 4.1. Miêu tả 4.2. Trần thuật

GV cho tình huống cần viết đoạn văn miêu tả và trần thuật, SV làm bài tập cá nhân và biên tập lẫn nhau.

6 §5. Bình luận 5.1. Sự kiện và ý kiến 5.2. Cách biểu lộ ý kiến cá nhân trong bài viết bình luận

GV cho tình huống cần viết đoạn văn bình luận, SV làm bài tập cá nhân và biên tập lẫn nhau.

7 5.2. Cách biểu lộ ý kiến cá nhân trong bài viết bình luận (tt)

8 §6. So sánh 6.1. Vai trò của so sánh 6.2. Tổ chức đoạn văn so sánh

GV cho tình huống cần viết đoạn văn so sánh, SV làm bài tập cá nhân và biên tập lẫn nhau.

9 6.3. Phân tích điểm mạnh và điểm yếu – một dạng đặc biệt của so sánh

10 §7. Lập dàn ý văn bản 7.1. Vai trò của dàn ý 7.2. Cách tổ chức một dàn ý chặt chẽ

GV cho 1 bài báo ngắn, SV vẽ lại dàn ý và thảo luận.

11 7.2. Cách tổ chức một dàn ý chặt chẽ (tt) 12 §8. Mở đầu và kết luận

8.1. Mở đầu 8.2. Kết luận

GV cho ví dụ, SV nhận xét đoạn mở đầu và kết luận. SV tự viết và chuyển cho nhau để biên tập.

13 §9. Kiểm tra lỗi (proofreading) 9.1. Lỗi chính tả 9.2. Lỗi viết hoa 9.3. Lỗi dùng từ

SV chọn văn bản để biên tập. SV viết văn bản và chuyển cho nhau để biên tập.

14 9.4. Lỗi ngữ pháp 9.5. Lỗi dấu câu 9.6. Lỗi liên kết 9.7. Lỗi phong cách

15 §10. Một dạng đặc biệt của văn bản khoa học: luận văn và tiểu luận 10.1. Luận điểm chính và cách triển khai luận điểm chính 10.2. Quy ước trình bày luận văn 10.3. Tóm lược luận văn

SV tự tìm luận văn trên thư viện và biên tập lại.

16 Kiểm tra cuối kỳ Viết Thời gian 90 phút

Page 5: De cuong ky_nang_su_dung_tieng_viet_110720

Đề cương môn học Kỹ năng sử dụng tiếng Việt trang 5

Phần dành cho bộ phận quản lý: Ngày cập nhật lần cuối: 20/07/2011 Người soạn đề cương: Phạm Ngọc Lan Người duyệt đề cương

Họ và Tên Chức vụ Chữ ký TS. BS. Bùi Công Thành Trưởng Bộ môn Kỹ năng và Kiến thức

Tổng quát

Ngày duyệt: ___/___/______