59
Đề Cương Ôn Tập Môn Sinh Thái Môi Trường Câu 1: Hệ sinh thái, Đặc tính & Cấu tạo Rừng Mưa nhiệt đới Trả lời: 1. Hệ sinh thái là gì ? Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các quần xã và các môi trường sống của chúng. Trong hệ sinh thái các thành phần vô sinh và hữu sinh luôn có tác động lẫn nhau hợp thành một thể thống nhất. Ví dụ : Ao, hồ, một khu rừng, một con sông, thậm chí một vùng biển...là những hệ sinh thái điển hình. Theo độ lớn, hệ sinh thái có thể chia thành hệ sinh thái nhỏ (bể nuôi cá), hệ sinh thái vừa (một hồ chứa nước), hệ sinh thái lớn (đại dương). Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên bề mặt trái đất thành một hệ sinh thái khổng lồ là sinh quyển. 2. Phân loại hệ sinh thái : a. Hệ sinh thái tự nhiên: bao gồm hệ sinh thái nguyên sinh như rừng nguyên sinh,sông hồ, đồng, cỏ, biển hay sinh thái tự nhiên đã được cải tạo b. Hệ sinh thái nhân tạo: là hệ sinh thái do con người tạo ra mới hoàn toàn như hệ sinh thái đô thị, hệ sinh thái trong các công trình sử lý chất thải… 3. Cấu trúc của hệ sinh thái : Gồm các thành phần sau: - Môi trường:Gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh như đất, nước, không khí, thức ăn. - Sinh vật sản xuất : bao gồm các sinh vật hóa hợp và quang hợp tổng hợp chất hữu cơ từ ánh sáng mặt trời. - Sinh vật tiêu thụ: Gồm các sinh vật dị dưỡng lấy chất hữu cơ từ sinh vật sản xuất được chia thành: Sinh vật tiêu thụ cấp 1 (sơ cấp) các loại động vật ăn thực vật. Sinh vật tiêu thụ cấp 2 (thứ cấp) các loại động vật ăn động vật và thực vật. Trương Tường Tân Trang 1

De Cuong Sinh Thai

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: De Cuong Sinh Thai

Đề Cương Ôn Tập Môn Sinh Thái Môi Trường

Câu 1: Hệ sinh thái, Đặc tính & Cấu tạo Rừng Mưa nhiệt đớiTrả lời:

1. Hệ sinh thái là gì ? Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các quần xã và các môi trường sống của chúng. Trong hệ sinh thái các thành phần vô sinh và hữu sinh luôn có tác động lẫn nhau hợp thành một thể thống nhất. Ví dụ: Ao, hồ, một khu rừng, một con sông, thậm chí một vùng biển...là những hệ sinh thái điển hình. Theo độ lớn, hệ sinh thái có thể chia thành hệ sinh thái nhỏ (bể nuôi cá), hệ sinh thái vừa (một hồ chứa nước), hệ sinh thái lớn (đại dương). Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên bề mặt trái đất thành một hệ sinh thái khổng lồ là sinh quyển. 2. Phân loại hệ sinh thái:

a. Hệ sinh thái tự nhiên: bao gồm hệ sinh thái nguyên sinh như rừng nguyên sinh,sông hồ, đồng, cỏ, biển hay sinh thái tự nhiên đã được cải tạo

b. Hệ sinh thái nhân tạo: là hệ sinh thái do con người tạo ra mới hoàn toàn như hệ sinh thái đô thị, hệ sinh thái trong các công trình sử lý chất thải… 3. Cấu trúc của hệ sinh thái: Gồm các thành phần sau:

- Môi trường:Gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh như đất, nước, không khí, thức ăn.

- Sinh vật sản xuất: bao gồm các sinh vật hóa hợp và quang hợp tổng hợp chất hữu cơ từ ánh sáng mặt trời.

- Sinh vật tiêu thụ: Gồm các sinh vật dị dưỡng lấy chất hữu cơ từ sinh vật sản xuất được chia thành:

Sinh vật tiêu thụ cấp 1 (sơ cấp) các loại động vật ăn thực vật.Sinh vật tiêu thụ cấp 2 (thứ cấp) các loại động vật ăn động vật và thực vật.

- Sinh vật phân hủy: bao gồm các vi khuẩn và nấm, chúng phân huỷ các phế thải và xác chết của các sv khác.4. Ví dụ Rừng mưa nhiệt đới a. Đặc tính

Khí hậu: khí hậu nóng ẩm. Độ ẩm và cường độ ánh sáng : Cường độ ánh sáng không cao lắm bởi trong khí quyển có nhiều hơi nước và sương mù , ánh sáng mặt trời ít khi chiếu thắng xuống mặt đất.

Lượng mưa hằng năm cao thường từ 1750-2000mm.Do vậy độ ẩm không khí cao, trên dưới 90%.Nhiệt độ: quanh năm dao động từ 25oC- 30oC. Nhiệt độ ít khi xuống thấp dưới 18oC. Nhiệt độ cao nhất 35-36oC.

Trương Tường Tân

Trang 1

Page 2: De Cuong Sinh Thai

Thảm thực vật: Thảm thực vật cao nhất của vùng nhiệt đới ẩm, là kiểu đa dạng và phức tạp nhất, chiếm khoảng 10% của diện tích đất nổi của toàn thế giới. Đa dạng sinh học cao, gồm khoảng 80% đa dạng sinh học được biết đến, 5-10 triệu loài của trái đất có thể được tìm thấy ở rừng mưa nhiệt đới.

b. Cấu tạo Về cấu trúc cây gỗ rừng nhiệt đới thường 4-5 tầng Tầng trên tán: Đây là tầng cao nhất của rừng mưa nhiệt đới, có độ cao từ 50-80m. Ở đây tán lá thường thưa, hình bán cầu, nhận nhiều ánh sáng mặt trời nhất. Tầng tán chính: có tán dày và tròn hơn, thường có dạng tháp. Các cây gỗ ở đây thường có thân cao cường tráng. Lá các cây gỗ lớn thường xanh, dai cứng, vỏ thân ít phát triển, nhẵn bóng ít nứt nẻ. Tầng dưới tán: cây bụi rất phong phú, gồm các cây ưa bóng chủ yếu là các loài cây 2 lá mầm, một lá mầm. Tầng thảm tươi: thảm cỏ nghèo về thành phần loài cũng như số cá thể, chủ yếu là dương sỉ, gừng, mạch môn, lúa phát triển rất yếu. Thực vật ngoại tầng: dây leo phát triển, đa số dây leo là cây ưa sáng nên có xu hướng vươn bám vào cây gỗ lên cao.Câu 2: Quan hệ giữa các thành phần trong hệ sinh thái ví dụ hệ sinh thái vùng đất ngập nước:Trả lời:1.Quan hệ giữa các thành phần trong hệ sinh thái: Các thành phần vô sinh (yếu tố môi trường sống):

- Môi trường vật lý (ẩm độ, nhiệt độ, dòng chảy…)- Môi trường hóa học (oxy, khoáng chất, pH…)- Địa hình, cảnh quan

Các thành phần hữu sinh (các sinh vật) có các quan hệ sau: Quan hệ trung lập: các loài sinh vật sống cạnh nhau, nhưng loài này không làm lợi hoặc gây

hại cho sự phát triển số lượng của loài kia. Ví dụ: chim và động vật ăn cỏ. Quan hệ lợi một phía: hai loài sinh vật sống cạnh nhau, loài thứ nhất lợi dụng điều kiện do

loài thứ hai đem lại nhưng không gây hại cho loài thứ nhất. Ví dụ: vi khuẩn cố định đạm rễ họ đậu, vi khuẩn đường ruột ĐV.

Quan hệ ký sinh: giữa một loài (ký sinh) sống dựa vào loài khác (ký chủ), gây hại có thể giết chết ký chủ. Ví dụ: giun, sán.

Quan hệ thú dữ con mồi: giữa một loài ăn thịt và loài kia là con mồi. Quan hệ cộng sinh: hai loài sinh vật sống dựa vào nhau, loài thứ này đem lại lợi ích cho loài

kia và ngược lại. Ví dụ: tảo và địa y; chim rỉa thịt và cá sấu. Quan hệ cạnh tranh: giữa hai hay nhiều loài sinh vật cạnh tranh về nguồn thức ăn và không

gian sống. Quan hệ này có thể dẫn đến sự tiêu diệt một loài. Ví dụ quan hệ ong nhập nội ong địa phương

Trương Tường Tân

Trang 2

Page 3: De Cuong Sinh Thai

Quan hệ hạn chế: loài thứ nhất đem lại lợi ích cho loài kia, loài thứ hai khi phát triển lại hạn chế phát triển loài thứ nhất. Ví dụ: dây leo và cây thân gỗ.

2. Ví dụ về hệ sinh thái đất ngập nước? ( câu 26-bãi bồi sông cửu Long)

Câu 3: Cấu trúc dinh dưỡng của hệ sinh thái: chuỗi thức ăn, lưới thức thức ăn, bậc dinh dưỡng. Cho ví dụ minh họa hệ sinh thái đồng cỏ tự nhiên.Trả lời:

1.Chuỗi thức ăn: Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi sinh vật

là một mắc xích vừa tiêu thụ mắc xích trước vừa bị mắc xích sau tiêu thụ.Chuỗi thức ăn tổng quát có dạng: SVSX → SVTT bậc 1 → SVTT bậc 2 → ... → SV phân huỷ.

Các loại chuỗi thức ăn: Loại 1: Chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật tự dưỡng, động vật ăn thực vật, động

vật ăn động vật. VD: Cây ngô® Sâu ăn lá ngô®Nhái® Rắn hổ mang® Diều hâu Loại 2: Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải chất hữu cơ sau đến các loại ĐV

ăn ĐV. VD: Vi khuẩn, nấm® Mối ® Gà

2.Lưới thức ăn: Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn có những mắc xích chung. Các

chuỗi thức ăn trong một hệ sinh thái thường đan xen nhau, tạo thành mạng lưới thức ăn. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp. 3.Bậc dinh dưỡng: Bậc dinh dưỡng là tất cả các loài cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng.

VD: chim bói cá, bồ nông, cò…là 1 bậc dinh dưỡng vì thức ăn của chúng đều là cá (cùng mức DD).

Có nhiều bậc dinh dưỡng:o Sinh vật sản xuất: bao gồm các sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ ( BDD cấp 1).o Sinh vật tiêu thụ bậc 1: bao gồm các động vật ăn sinh vật sản xuất ( Bậc dinh dưỡng cấp 2).o Sinh vật tiêu thụ bậc 2: bao gồm các động vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1 (bậc dinh dưỡng cấp 3).o Sinh vật tiêu thụ bậc 3 (bâc 4…): bao gồm các động vật ăn thịt động vật, chúng ăn sinh vật tiêu thụ bậc 2 ( bậc 3…). Bậc cuối cùng gọi là bậc ding dưỡng cấp cao nhất. o Ngoài ra còn có các sinh vật phân giải các chất hữu cơ từ xác sinh vật chết.

4. Ví dụ hệ sinh thái đồng cỏ tự nhiên:

Trương Tường Tân

Trang 3

Page 4: De Cuong Sinh Thai

Hệ sinh thái đồng cỏ tự nhiên được đặc trưng bởi sinh vật sản xuất là cỏ tổng hợp chất hữu cơ từ cá chất vô cơ và ánh sáng mặt trời. Năng lượng ấy đi vào hệ qua các chuỗi, mạng lưới thức ăn được các sinh vât dị dượng hấp thụ. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 thường là các động vật nhỏ ăn cò như: cào cào, thỏ,… đòng năng lượng tiếp tục được các sinh vật tiêu thụ bậc 2 hấp thu đá là những động vật ăn thịt. quá trình bài tiết trả một phần chất dinh dưỡng lại cho cỏ. Bản thân

sinh vật sản xuất chết đi được các vi sinh vật phân hủy hoàn trả vật chất lại cho đất.

Câu 4: Khả năng cân bằng của hệ sinh thái: Cơ chế tự cân bằng, khả năng mang, mức chịu đựng. ví dụ hệ sinh thái rừng tràm?Trả lời:

1. Khả năng cân bằng của hệ sinh thái là gì: Cân bằng hệ sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của HST hướng tới sự thích nghi cao

nhất của điều kiện sống. Ví dụ: Trong một hệ sinh thái rừng, thực vật lấy dinh dưỡng từ đất tổng hợp thành chất hữu cơ. Chất hữu cơ này đủ để một phần nuôi dưỡng phát triển cây, một phần nuôi động vật ăn thực vật trong rừng, một phần rơi rụng, trả lại màu cho đất. Động vật ăn thực vật phát triển vừa đủ để tiêu thụ hết phần thức ăn thiên nhiên dành cho nó. Phân, xác động vật và lá rụng, cành rơi trên mặt đất được vi sinh vật phân huỷ hết để trả lại cho đất chất dinh dưỡng nuôi cây. Do vậy đất rừng luôn màu mỡ, giàu chất hữu cơ, nhiều vi sinh vật và côn trùng, cây rừng đa dạng và tươi tốt, động vật phong phú. Đó chính là cân bằng sinh thái.

2. Cơ chế tự cân bằng: Đó là do sự thích nghi của hệ sinh thái, được thực hiện theo hai cơ chế chính.

Điều chỉnh đa dạng sinh học của quần xã: là hậu quả của quá trình kiểm soát số lượng cá thể ở các bậc dinh dưỡng khác nhau và được thực hiện bởi các nhân tố sinh thái phụ thuộc mật độ. Nhờ cơ chế sinh học, dân số học nên hệ thống sinh thái mới có tính đa dạng.

Trương Tường Tân

Trang 4

Page 5: De Cuong Sinh Thai

Tự cân bằng thông qua sinh địa hoá học: là hậu quả của quá trình phục hồi hàm lượng các chất dinh dưỡng có ở hệ sinh thái để trở về mức độ ban đầu sau mỗi lần bị ảnh hưởng.

Hai cơ chế tự cân bằng của hệ sinh thái chỉ có thể thực hiện được trong một thời gian nhất định. Nếu cường độ tác động trên một mức độ nào đó thì hệ sinh thái không thể tự cân bằng được và hậu quả cuối cùng sẽ là hệ sinh thái bị huỷ diệt.

3. Khả năng mang của HST - Là khả năng chịu đựng những nhân tố bất lợi tác động lên hệ sinh thái.- Các hệ sinh thái khác nhau có khả năng mang khác nhau.- Khả năng này quy định loài, số lượng các loại sinh vật, số cá thể của quần thể và sự

cân bằng giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh.4. Mức chịu đựng của hệ sinh thái:- Trong một giới hạn sinh thái sẽ tự điều chỉnh để đạt trạng thái cân bằng. Nhưng khi các

tác nhân tác động quá mức hệ sinh thái sẽ không phục hồi lại như ban đầu.- Mỗi hệ sinh thái đều mang trong mình một mức chịu đựng riêng.5. Ví dụ hệ sinh thái rừng tràm U Minh:- Cây tràm có đặc điểm là khi bị chiềm ngập trong môi trường nước nhiều ngày nhưng

vẫn sống và tồn tại lâu dài. Đây cũng là đặt điểm chung của những loài cây sống trong môi trường ngập nước.

- Sau những vụ hỏa hoạn các năm trước, rừng đang phục hồi nhanh chóng và chim muông đã kéo về sinh sôi nẩy nở ngày càng nhiều, tạo nên những vườn dơi, sân chim, vườn cò, máng diệc đều khắp các lâm ngư trường rừng tràm.

- Ngoài ra các vi sinh vật trong hệ sinh thái rừng tràm đã tự cân bằng giúp cho rừng tràm luôn phát triển về số lượng. Mặt khác các hệ sinh thái trong rừng tràm đã có sự kết hợp hài hoà giữa quá trình mang và chịu đựng nên rừng luôn tồn tại và phát triển. Tuy nhiên không phải khi nào các quá trình đó cũng tuân theo các quy luật trên.

Câu 5: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái: các dòng năng lượng trong hệ sinh thái, các dạng năng lượng, năng suất sơ cấp, năng suất thứ cấp. Cho ví dụ về HST rừng thông.Trả lời:1. Dòng năng lượng:- Chủ yếu là năng lượng mặt trời, phần khác từ lòng đất (hóa thạch, ph. xạ). Năng lượng mặt trời được cây xanh quang hợp hấp thụ, chuyển thành chất hữu cơ, tiếp tục theo chuỗi thức ăn đi đến các thành phần khác của hệ. 2. Các dạng năng lượng:

- Năng lượng bức xạ: Là năng lượng ánh sáng phát ra từ Mặt Trời.- Năng lượng hoá học: Trong thời gian quang hợp, ánh sáng được sử dụng để sản xuất

hiđratcacbon, lipit trong thực vật.- Động năng là năng lượng làm cho hệ sinh thái vận động như: gió, vận động của động vật,

thực vật.- Năng lượng nhiệt

3.Năng suất sinh học:Trương Tường Tân

Trang 5

Page 6: De Cuong Sinh Thai

Năng suất sinh học của hệ sinh thái là khả năng chuyển hóa năng lượng mặt trời hoặc năng lượng chứa trong thức ăn ban đầu thành sinh khối. gồm năng suất sinh học sơ cấp và năng suất sinh học thứ cấp.

a. Năng suất sinh học sơ cấp:- Năng suất sinh học sơ cấp thô (GPP) là năng lượng mặt trời được thực vật quang hợp chuyển

hóa thành các chất hữu cơ chứa trong cơ thể và năng lượng để duy trì sự sống. - Năng lượng sơ cấp tinh (NPP) là năng lượng mặt trời được thực vật tổng hợp và chứa trong

các chất hữu cơ. GPP = NPP + R (năng lượng dùng cho hô hấp)b. Năng suất sinh học thứ cấp của hệ sinh thái:- Là khối chất hữu cơ sản xuất được và tồn trữ ở vật tiêu thụ và phân hủy. Trong thực tế chỉ

tính đến sinh vật tiêu thụ là chủ yếu. Hiệu suất chuyển đổi năng lượng tùy thuộc vào các bậc dinh dưỡng. Ví dụ: 80kg cỏ sẽ đựợc 1kg thịt bò…

4. Cho ví dụ hệ sinh thái rừng thông:- Dòng năng lượng trong hệ sinh thái taiga cũng tuân theo 2 định luật của nhiệt động học: Nguyên lý về sự bảo tồn năng lượng và giảm cấp.- Năng lượng từ Mặt Trời là nguồn năng lượng cơ bản của các hệ sinh thái. Cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng Mặt Trời tổng hợp nên chất hữu cơ cất giữ năng lượng.. Năng lượng đi qua hệ sinh thái theo chuỗi thức ăn và mạng lưới thức ăn từ bậc dinh dưỡng này qua bậc dinh dưỡng khác.- Hệ sinh thái rừng taiga có năng suất sinh học thấp, mắc xích thức ăn ngắn, dinh dưỡng thường nghèo nàn.- Do điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên khẩu phần ăn của động vật ăn thịt không đảm bảo việc cung cấp năng lượng.

Câu 6: Sự phát triển của hệ sinh thái tự nhiên: diễn thế, đỉnh cực, các dạng quần xã sinh vật. Hệ sinh thái rừng tràm U Minh?Trả lời:I. Diễn thế sinh thái

1. Khái niệm - Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn khác nhau,

từ dạng khởi đầu được thay thế lần lượt bởi các dạng quần xã tiếp theo và cuối cùng thường dẫn đến một quần xã ổn định.

- Nguyên nhân dẫn đến diễn thái: là sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã, tác động của quần xã lên ngoại cảnh làm biến đổi mạnh mẽ ngoại cảnh đến mức gây ra diễn thế và cuối cùng là tác động của con người.

2. Các loại diễn thế - Diễn thế nguyên sinh: là diễn thế khởi đầu từ môi trường trống trơn. Ví dụ sau khi nui lua phun,

… - Diễn thế thứ sinh: là diễn thế xuất hiện ở một môi trường đã có quần xã sinh vật nhất định, phá

rừng làm rẫy,…

Trương Tường Tân

Trang 6

Page 7: De Cuong Sinh Thai

- Diễn thế phân hủy: là quá trình không dẫn tới một quần xã sinh vật ổn định nào, mà theo hướng dần bị phân hủy dưới tác dụng của nhân tố sinh học,..diễn thế trên môt thân cây chết,…

II. Cực đỉnh sinh thái1. Khái niệm

Quá trình phát triển của thảm thực vật đạt đến giai đoạn cân bằng được gọi là trạng thái cao đỉnh. Quần xã này tổn tại mãi mãi trong sự cân bằng nếu không bị tác động của các yếu tố hủy hoại từ bên ngoài.

2. Quan niệm về trạng thái cao đỉnha. Đơn cao đỉnh

Đơn cao đỉnh là khái niệm được F.E.Lements (1916,1936) nêu ra. Theo lý thuyết này, mỗi một vùng chỉ có một quần xã cao đỉnh mà các quần xã khác phát triển đều quy tụ đến. Clements khẳng định, trong một khoảng không gian đã biết và không bị can thiệp bởi các nhân tố hủy hoại thì thảm thực vật chỉ có một dạng chung được thiết lập và ổn định bất chấp điều kiện ban đầu như thế nào.

b. Đa cao đỉnhTansley (1939) là một trong những người đề xướng lý thuyết đa cao đỉnh, thừa nhận

trong một vùng đã biết có nhiều quần xã cao đỉnh khác nhau, gồm cả những cao đỉnh được kiểm soát bởi dộ ẩm trong đất, khoáng dinh dưỡng của đất, hoạt động của động vật và những nhân tố khác của môi trường.

c. Cao đỉnh mẫuWhittaker (1953) đã nêu ra giả thuyết về cao đỉnh mẫu. Ông nhấn mạnh, một quần xã tự

nhiên thích nghi với toàn bộ mẫu hình các nhân tố môi trường mà ở đó nó tồn tại: khí hậu, đất, nạn cháy và các nhân tố sinh học. Cao đỉnh mẫu tồn tại các dạng cao đỉnh liên tục mà chúng biến đổi từ từ theo gradient môi trường, hầu như không thể phân chia thành các dạng cao đỉnh rời rạc.

III. Các dạng quần xã sinh vật và mối quan hệ của chúng1. Các dạng quần xã

Có 3 dạng quần xã sinh vật:- Quần xã thực vật: bộ phận thực vật trong quần xã bao gồm tất cả các cây, cỏ, từ cây to

đến cây nhỏ kể cả các loài tảo.- Quần xã động vật: gồm các loài từ động vật lớn như lưỡng cư, bò sát, chim, thú đến các

loài nhỏ như côn trùng, giun, chân khớp.- Quần xã vi sinh vật: đa dạng, với tất cả các đại diện của vi khuẩn, nấm, kể cả Protozoa.

2. Mối quan hệ của các quần xãCác loài trong quần xã sinh vật sống phụ thuộc vào nhau. Một loài động vật không thể

tồn tại ở nơi không có cây cối vì nó rất cần nơi ở và thức ăn. Do vậy, quần xã thực vật vừa hỗ trợ, vừa giới hạn sự phát triển của quần xã động vật. Chẳng hạn, rừng bị chặt phá và phân cắt buộc các loài thú lớn phải dời đi nơi khác nếu không kích thước quần thể sẽ bị thu hẹp và sớm muộn chúng sẽ lâm vào cảnh diệt vong.

IV. Cho ví dụ về hệ sinh thái rừng Tràm U Minh:

Trương Tường Tân

Trang 7

Page 8: De Cuong Sinh Thai

Câu 7: Tác động của con người đến hệ sinh thái tự nhiên, đặc tính của các hệ sinh thái nhân tạo. cho ví dụ minh họa HST Đìa tôm vúng gập mặn cần giờ.Trả lời:

I. Tác động của con người đến hệ sinh thái tự nhiên:1. Tác động vào các chu trình sinh địa hóa tự nhiên.

- Con người sử dụng năng lượng hóa thạch, tạo thêm một lượng lớn khí CO2, SO2,…- Các hoạt động của con người trên trái đất ngăn cản chu trình tuần hoàn nước: đắp đập, xây

nhà máy thủy điện, phá rừng đầu nguồn,…Chính điều này đã làm ngập úng hay khô hạn ở một số khu vực, làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước.2. Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái: khí hậu, thủy điện,…

- Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác làm mất đi một số vùng ngập nước có tầm quan trọng đối với một số sinh vật và con người.

- Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị làm mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm cục bộ, làm mất đi nhiều loài động thực vật, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hòa nước và biến đổi khí hậu3. Tác động vào cân bằng sinh thái.

- Săn bắn, đánh bắt quá mức làm suy giảm, tuyệt chủng một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái.

- Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật.- Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đồi cân bằng sinh thái tự nhiên. Các loài lai tạo thường

dễ bị suy thoái hoặc tạo ra các nhu cầu thức ăn, tác động có hại đối với các loài đã có và con người. VD: Nhập nội một số loài không lường trước hậu quả của nó. Như ốc bưu vàng.

- Đưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân hủy: chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu,… VD: Dioxin là một trong những chất độc nhất và khó phân hủy nhất trong tự nhiên. Chỉ với vài phần triệu gam, dioxin đã có thể ảnh hưởng ngiêm trọng tới sức khỏe và khả năng di truyền của cơ thể sống.4. Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ sinh thái.- Con người phá hủy thiên nhiên tạo ra các hệ sinh thái nhân tạo.- Làm ô nhiễm không khí từ các xí nghiệp, nhà máy,…- Làm ô nhiễm nguồn nước từ các chất thải xí nghiệp, rác thải sinh hoạt,..- Làm ô nhiễm đất do các chất độc hóa học, ô nhiễm phóng xạ.

II. Đặc tính của hệ sinh thái nhân tạo:- Chúng rất đa dạng về kích cỡ, về cấu trúc…, lớn như các hồ chứa, đồng ruộng, nương rẫy canh tác, thành phố…và nhỏ như những hệ sinh thái thực nghiệm (một bể cá cảnh, một hệ sinh thái trong ống nghiệm…). Nhiều hệ có cấu trúc đa dạng chẳng kém các hệ sinh thái tự nhiên( thành phố, hồ chứa…) song cũng có những hệ có cấu trúc đơn giản, trong đó, quần xã sinh vật với loài ưu thế được con người lựa chọn cho mục đích sử dụng của mình, chẳng hạng như đồng ruộng, nương rẫy…- Thường kém ổn định, dễ bị phá vỡ hơn hệ sinh thái tự nhiên.Trương Tường Tân

Trang 8

Page 9: De Cuong Sinh Thai

- Phục vụ nhu cầu của con người.III. Ví dụ hệ sinh thái đìa tôm vùng ngập mặn huyện Cần Giờ:

Rừng ngập mặn Cần Giờ phát triển dựa trên sự lắng đọng và bồi tụ của phù sa từ sông Sài Gòn- Đồng Nai. Môi trường của rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện rất đặc biệt, là một hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Rừng ngập mặn Cần Giờ là bức tường xanh vững chắc bảo vệ bờ biển, hạn chế xói lở và các tác hại của bão lụt. Hệ thống rễ chằng chịt thu hút và giữ lại các trầm tích,hàng rào ngăn giữ những chất ô nhiễm, bảo vệ các sinh vật vùng ven bờ. Trước đây, huyện Cần Giờ chưa nhận ra được nguồn lợi của hệ sinh thái nên không tận dụng được tiềm năng nuôi trồng thủy sản của vùng do vậy nền kinh tế rất nghèo nhưng từ khi nhận ra được tiềm năng thì nhà nước đã đầu tư vào nuôi trồng thủy sản nên kinh tế khá phát triển nhiều nơi đã thoát khỏi nghèo. Tuy nhiên, do chưa hiểu hết giá trị nhiều mặt của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, hoặc do những lợi ích kinh tế trước mắt, đặc biệt nguồn lợi từ tôm nuôi xuất khẩu nên rừng đã bị suy thoái nghiêm trọng, hủy hoại môi trường,…

Câu 8: Quy luật các giới hạn sinh htái, phát biểu và phân tích các ví dụ cư thể minh họa lòng hồ trị an.Trả lời:

1. Quy luật giới hạn sinh thái (Shelford): Sheford (1913) đã phát hiện thấy yếu tố giới hạn có thể không chỉ là thiếu thốn, mà còn

là sự dư thừa. Các sinh vật được giới hạn đặc trưng bởi tối thiểu sinh thái và tối đa sinh thái, giữa hai đại lượng này tạo nên sự giới hạn của sự chống chịu.Từ đó ông đưa ra quy luật:

Quy luật:”Tất cả sinh vật đều chịu sự tác động của các nhân tố sinh thái trong một giới hạn sinh thái nhất định.Tùy thuộc vào từng nhân tố sinh thái , tùy theo khả năng chịu đựng của từng loài sinh vật mà người ta có sự phân loại khác nhau.”Ví dụ:Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cá rô phi ở nước ta, chúng chết ở nhiệt độ dưới 5,6OC và trên 42OC , phát triển tốt nhất ở 30OC. Nhiệt độ 5,6OC gọi là giới hạn dưới, 42OC gọi là giới hạn trên và 30OC là điểm cực thuận của nhiệt độ đối với cá rô phi ở Việt Nam .

2. Ví dụ về Yếu tố vô sinh.- Vào mùa khô - Phân tích chất lượng nước vào thời điểm này ta thấy: giá trị PH dao động trong khoảng

7,17_7,59.- Hàm lượng sắt đo được của các mẩu có xu hướng tăng dần theo chiều sâu các tầng nước,mức

độ dao động trong khoảng 0,01_0,28 mg/l.- Giá trị COD đo được trong các tầng nước có xu thế tăng dần theo chiều sâu,mức độ tăng giữa

các tầng dao động trong khoảng từ 0,2_0,85 mg\l.

Trương Tường Tân

Trang 9

Page 10: De Cuong Sinh Thai

- Hàm lượng BOD5 củng có xu hướng tăng theo chiều sâu của tầng nước, mức độ dao động trung bình giữa các tầng dao động trong khoảng 0,24_0,6mg\l. Đặc trưng mùa này:hàm lượng sắt trong nước cao, hàm lượng chất hữu cơ và giá trị oxy hòa tan trong nước thấp làm ô nhiễm môi trường nước. Nguyên nhân của tình trạng gây ô nhiễm này là do lượng thức ăn thừa của các làng cá bè tồn lưu trong nước, phân cá thải ra trong quá trình sinh trưởng,chất thải của nhà máy chưa được xử lý ra nguồn nước. Do đó nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của các loài cá trong hồ. Vào thời điểm này hầu như số lượng sinh vật trong hồ giảm đi rõ rệt.

* Vào mùa mưa- Phân tích chất lượng nước trong hồ vào thời điểm này ta thấy: trong thời kỳ đầu mùa mưa do

nước mưa cuốn trôi các chất bề mặt từ thượng nguồn về làm cho giá trị PH của nước giảm từ 1,28 _0,91 đơn vị so với mùa khô.

- Hàm lượng sắt tăng cao vượt giá trị cho phép của cột A trong tiêu chuẩn Việt Nam 5942-1995 và chất rắn lơ lửng ,độ đục trong nước tăng nhanh, tổng Coliform dao động trong khoảng 10-50 TB\100ml.Vào thánh 8 ,9 lượng nước trong hồ đạt giá trị cao nhất. Cuối mùa mưa là tháng 11.Dụa vào chất lượng nước ta thấy rằng đây là thời điểm các loài sinh vật trong hồ phong phú nhất. Số lượng sẽ tăng đáng kể và đó cũng là điều kiện cho ngư dân chuẩn bị mùa đánh bắt.

Câu9: Quy luật tác động tổng hợp, phát biểu và phân tích với ví dụ minh học hệ sinh thái cửa sông cửu long.

Trả lời:1. Quy luật tác động tổng hợp

Môi trường bao gồm nhiều yếu tố có tác động qua lại, sự biến đổi các nhân tố này có thể dẫn đến sự thay đổi về luợng, có khi về chất của các nhân tố khác và sinh vật chịu ảnh hưởng của sự biến đổi đó. Tất cả các yếu tố đều gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một tổ hợp sinh thái, tác động của các nhân tố sinh thái sẽ tạo ra một tác động tổng hợp lên cơ thể sinh vật. Ví dụ Ở các cây trồng năng suất thu hoạch của chúng phụ thuộc vào sự tác động của hàng loạt các nhân tố sinh thái: chế độ chiếu sáng, nước, nhiệt độ, gió, chế độ canh tác, hàm luợng chất mùn, mức phân huỷ của các vi sinh vật trong đất, sự cạnh tranh với cỏ dại, các sâu bệnh phá hoại mùa màng. Nếu cây được chăm sóc đầy đủ chất dinh dưỡng thì khả năng chống chịu của cây với các biến động của các nhân tố sinh thái sẽ tốt hơn.

2. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến cây Đước cây đặc trưng của hệ sinh thái sông Cửu Long:a. Ánh sáng: - Cũng giống với các loài thực vật xanh khác, ánh sáng có vai trò chủ đạo đến sinh trưởng phát

triển của cây Đước. Cây Đước cần ánh sáng để quang hợp và các quá trình khác. - Tùy theo cường độ và chất lượng của ánh sáng mà nó ảnh hưởng nhiều hay ít đến quá trình trao đổi chất và năng lượng cùng nhiều quá trình sinh lý của các cơ thể sống. - Ánh sáng có ảnh hưởng nhất định đến hình thái, cấu tạo và hệ rễ của cây.

b. Nhiệt độ và độ ẩm:

Trương Tường Tân

Trang 10

Page 11: De Cuong Sinh Thai

- Cây Đước chỉ sống được nếu nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, nhiệt độ và độ ẩm chịu sự ảnh hưởng chủ đạo của ánh sáng. Cây Đước thích hợp với nhiệt độ tương đối cao và độ ẩm tương đối lớn ở nhiệt độ 20 – 30OC, nhiệt độ quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng đến quá trình này. Lượng mưa trung bình 1800-2000mm- Quá trình thoát hơi nước của cây cũng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. Khi nhiệt độ không khí càng cao, độ ẩm không khí càng xa độ bảo hòa; cây thoát hơi nước mạnh. c. Đất: Ưa đất sâu ẩm, thành phần cơ giới trung bình

d. Sinh vật: Nhân tố này đóng vai trò cũng rất quan trọng, bao gồm các loài cạnh tranh với cây Đước về mọi yếu tố như sú, vẹt…, các loài động vật ăn lá cây, sâu bệnh Câu 10: Quy luật tiến hóa và phát triển, phát biểu và phân tích với ví dụ phát triển cây rừng?Trả lời:1. Sự tiến hoá của hệ sinh thái:

Trong quá trình tồn tại và phát triển HST luôn bị tác động bởi các nhân tố sinh thái và bị biến đổi dẫn đến sự thay đổi các quần xã tham gia vào HST theo thời gian.Sự phát triển của HST còn được gọi là “diễn thế sinh thái”(ecological succession)

a. Diễn thế sinh thái:DTST là quá trình biến đổi của HST từ trạng thái khởi đầu (hay tiên phong) qua các trạng

thái chuyển tiếp để cuối cùng đạt được trạng thái tương đối ổn định trong một thời gian dài, đó là trạng thái đỉnh cực (climax)

Ví dụ: Cỏ Cây bụi Cây cao ưu sáng Cây chịu bóng Rừng Rừng gỗ + tre nứa Cây bụi Cỏ.

Nguyên nhân:Do kết quả tương tác giữa quần xã và ngoại cảnh.Do hoạt động của con người

Phân loại: Diễn thế nguyên sinh (Primary succession):

Là diễn thế xảy ra trên một nền mà khởi đầu chưa hề có tồn tại một quần xã sinh vật nào.

Ví dụ: Diễn thế rừng ngập mặn. Cây Mắm, Sú đã tiên phong xâm nhập vùng đất ngập nước mới lắng động cát ở ven bờ, chúng thích nghi và phát triển, cố định cát bùn, làm thay đổi dần môi trường sống, đến 1 giai đoạn nào đó sẽ xuất hiện sự xâm nhập của Vẹt, Rà, các loài này sẽ chiếm ưu thế và lấn áp loài cũ để phát triển thành quần xã ưu thế, môi trướng sống sẽ thay đổi,tích lũy nhiều mùn hơn, cạn hơn. Sau giai đoạn này sẽ xuất hiện các loài sống bán ngập (Đước), tiến dần đế xuất hiện các loài thực vật sống cạn (Tràm). Diễn thế thứ sinh (Secondary succesion):Là diễn thế xảy ra trên một nền mà trước đó đã từng tồn tại một quần xã sinh vật, nhưng đã bị tiêu diệt.

Trương Tường Tân

Trang 11

Page 12: De Cuong Sinh Thai

Ví dụ: Sau khi chặt phá rừng làm nương rẫy, canh tác một thời gian rồi bỏ hoang hoá cỏ dại mọc đến cỏ đuôi ngựa,trảng cây bụi, rừng thông và rừng sồi. Diễn thế phân huỷ (Dicintegrated succession):

Là diễn thế xảy ra trên một nền dần dần biến đổi theo hướng bị phân huỷ qua mỗi quần xã trong quá trình diễn thế này không dẫn đến quần xã đỉnh cực.

Ví dụ: Cây chết bị vi sinh huỷ tạo ra các chất hữu cơ cung cấp cho đất.

3. Sự phát triển của cây rừng: Cũng như cá thể sinh vật, rừng cũng có sự biến đổi theo thời gian, sự phát triển của

rừng được chia làm các giai đoạn: Cây non : Mỗi quan hệ giữa các cây gỗ là mối quan hệ hỗ trợ. Chỉ xuất hiện mối quan

hệ cạnh tranh giữa cây gỗ và cây bụi thảm tươiCây sào: Cây bắt đầu khép tán, xuất hiện mối quan hệ cạnh tranh về ánh sáng và chiều

cao giữa các cá thể cây gỗ.Giai đoạn này cây gỗ phát triển về chiều cao.Cây trung niên: Cây khép tán hoàn toàn, sự phát triển về chiều cao chậm lại, có sự

phát triển về đường kính.Cây già: Trữ lượng cây gỗ đạt tối đa.Có một vài cây gỗ già, chết. Tán cây thưa dần,

cây rừng vẫn ra hoa kết quả nhưng chất lượng không tốt. Cây quá già: Cây tầng cao ngừng trệ sinh trưởng, ra hoa quả ít, chống đỡ bệnh tật kém, có hiện tượng rỗng ruột và dễ dàng gãy đỗ.

Câu 11: Quy luật tác động qua lại, phát biểu và phân tích với ví dụ minh họa hệ sinh thái đồi trà Lâm ĐồngTrả lời:

1. Quy luật tác động qua lại:- Các nhân tố sinh thái của môi trường ảnh hưởng đến sinh vật, Ngược lại sinh vật cũng làm

ảnh hưởng và thay đổi các nhân tố môi trường.Ví dụ: rừng khép tán có vai trò cải tạo môi trường tự nhiên, làm tăng độ ẩm không khí, đất, là môi trường sống thuận lợi cho các vi sinh vật, ngược lại các sinh vật phân hủy xác thực vật chết làm tăng độ phì cho đất là dinh dưỡng của cây.

2. Ví dụ minh họa hệ sinh thái đồi trà Lâm Đồng:Hệ sinh thái đồi trà Lâm Đồng là 1 hệ sinh thái nông nghiệp với các vòng tuần hoàn vật chất không khép kín.

- Sinh khối của cây trồng bị lấy đi khỏi HST. Chu trình vật chất không khép kín.- Do con người tạo ra.- Số lượng cây trồng đơn giản Thiếu tính đa dạng loài:- Độc canh với năng suất cao làm suy thoái đa dạng loài.- Thiếu cân bằng sinh học. Thành phần loài không ổn định và kém bền vững. Dịch bệnh:

Trương Tường Tân

Trang 12

Page 13: De Cuong Sinh Thai

- Thường xuyên phát dịch sâu bệnh do mất cân bằng sinh thái và cây trồng rất mẫn cảm với sâu bệnh, tính kháng thấp.

- Dịch bệnh phát sinh thường gây hại tren diện rộng do cây trồng phân bố đồng nhất. Độ phì nhiêu của đất:- Độ phì nhiêu của đất giảm sút do xói mòn và do không được hoàn trả, mà ngược lại bị con

người lấy hầu hết sinh khối.- Sản xuất sinh khối thấp và lệ thuộc nhiều vào năng lượng bổ sung nhân tạo.

Câu 12: Quy Luật hình Tháp Sinh Thái. Phát Biểu và Phân Tích với Ví Dụ Hệ Sinh Thái Đồng Cỏ Tự Nhiên.

Trả lời:1. Quy luật hình tháp sinh thái:Trong lưới thức ăn của hệ sinh thái, sinh vật ở mắt lưới càng xa vị trí sinh vật sản xuất thì có tổng lượng sinh khối càng nhỏ. Theo quy luật này tháp sinh thái được tính trên 3 hình thức: năng lượng, sinh khối, chuỗi thức ăn.Có 3 loại tháp sinh thái:a. Hình tháp số lượng cá thể:

- Thể hiện số lượng cá thể trong mỗi bậc dinh dưỡng (trong đó chiều dài của mỗi bậc tỷ lệ với số lượng cá thể) số lượng cá thể ở bậc dinh dưỡng thấp lớn, đỉnh nhọn biều thị bậc dinh dưỡng cao. Những sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao thường có kích thước lớn hơn (thường là con lớn ăn con bé).

b. Hình tháp sinh khối:- Tháp sinh khối được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một

đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng. Thể hiện khối lượng khô của từng bậc cá thể ( trong đó chiều dài hình chữ nhật tỉ lệ với khối lượng khô của mỗi bậc).

- Hình tháp sinh khối kông chính xác đối với những vùng có sinh vật thay đổi sinh khối theo mùa, thường là sinh vật sản xuất.

- Tháp sinh khối có giá trị cao hơn tháp số lượng . c. Hình tháp năng lượng:- Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị

diện tích hay thể tích trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.- Đơn vị: g/m2/năm hoặc cal/m2/năm.- Khi một hệ sinh thái là ổn định, ta được hình tháp chuẩn.- Đánh giá chính xác nhất và được sử dụng nhiều nhất.2. Ví Dụ Hệ Sinh Thái Đồng Cỏ Tự Nhiên (ví dụ câu 3)

Câu 13: Quy luật tối thiểu, phát biểu và phân tích với ví dụ các đìa tôm nuôi Cần Giờ.Trả lời:1. Quy luật tối thiểu

Chất có hàm lượng tối thiểu điều khiển năng suất, xác định sản lượng và tính ổn định của sinh vật theo thời gian.Trương Tường Tân

Trang 13

Page 14: De Cuong Sinh Thai

- Nhân tố giới hạn là nhân tố có hàm lượng (sử dụng được) gần nhất với lượng tối thiểu cần thiết.

- Tác động của các nhân tố khác không phải là tối thiểu có thể làm thay đổi nhu cầu nhân tố tối thiểu. Các ví dụ: Lượng mưa giới hạn năng suất sinh khối của HST sa mạc. Cây hòa thảo có năng suất thường bị giới hạn không phải bởi các chất dinh dưỡng bởi

các chất có nhu cầu với hàm lượng nhỏ như nguyên tố Boron(B).2. Phát biểu và phân tích với ví dụ các đìa tôm nuôi Cần Giờ.2.1. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước(DO):

o DO>=5ppm : khoảng thích hợp nhất cho tômo 1.0<DO<5.0 : tôm tăng trưởng chậm.o 0.3<DO<1.0 : sau một thời gian tôm sẽ chết.

Khi hàm lượng oxy hòa tan giảm đi một lượng ta sẽ thấy tôm có hiện tượng nổi lên mặt nước hàng loạt để lấy oxy ngoài không khí hoặc tôm bị đỏ thân.2.2. Các khoáng chất: Lượng chất khoáng chiếm 2-4% trọng lượng cơ thể tôm, một nửa lượng chất khoáng đó là yếu tố tạo hình.Trong tro còn có Mn, Cu, Zn, Mo, B và các chất khác, tất cả gồm 40 nguyên tố 2.3. Vitamin:

Vitamin cần thiết cho chức phận chuyển hóa cơ thể. Nhu cầu cơ thể 1kg tôm cần vài chục mg vitamin mỗi ngày nhưng không thể thiếu, nếu thiếu sẽ gây rối loạn các chuyển hóa. Các nhân tố trên đóng vai trò là những nhân tố lượng tối thiểu, nó quyết định trọng lượng của từng con tôm dẫn đến quyết định năg suất ao nuôi.

Câu 14: Cơ chế tự điều chình của hệ sinh thái, cho ví về rừng tràm U minh.Trả lời:1. Cơ chế hoạt động tự điều chình:Bất kỳ hoạt động của một HST nào cũng có cơ chế cân bằng động, trong đó dòng vật chất và năng lượng luôn biến đổi từ dạng này qua dạng khác.

- HST là một hệ thống tự điều chỉnh phức tạp.- HST có quá trình tiến hóa, phát triển và đạt đến điểm cực thuận, kèm theo đó là hiệu suất,

tính đa dạng của hệ tăng lên, lượng chất dinh dưỡng, lưu thông cũng tăng lên, biến đổi yếu tố vô sinh gia tăng.

Các cơ chế duy trì, điều chỉnh cân bằng của HST :- Tốc độ dòng năng lượng (tăng, giảm quang hợp, hô hấp, nhiệt độ).- Tốc độ chuyển hóa vật chất (tốc độ phân hủychất hữu cơ).- Tính đa dạng sinh học (gia tăng hay ức chế sự phát triển của 1 loài, thay thế loài này bằng

loài khác). Sự đa dạng sút giảm dễ dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái.2. Ví về rừng tràm U minh.

Trương Tường Tân

Trang 14

Page 15: De Cuong Sinh Thai

Tràm là loài cây phổ biến ở rừng Uminh, có biên độ chịu đựng rộng trước sự thay đổi của các điều kiện tự nhiên vì vậy có khả năng tái sinh cao khi sảy ra các sự cố MT như cháy rừng.

Cây tràm dù bị chìm ngập trong môi trường nước nhiều ngày nhưng vẫn sống và tồn tại lâu dài. Điều này chứng tỏ cây tràm có khả năng quang hợp và hô hấp trong môi trường nước (nước trong, ánh sáng có thể lọt qua được. Đây cũng là đặc điểm chung của những loài cây sống trong môi trường ngập nước, nhưng nét độc đáo của loài tràm là sống được trong môi trường nước mặn.

Tuy nhiên cũng chỉ nên coi đây là khả năng chống chịu của loài tràm trong môi trường ngập nước vì trong điều kiện đất ẩm, không bị ngập nước quanh năm, tràm vẫn sinh trưởng tốt và sinh trưởng mạnh trong mùa mưa.

Độ mặn của môi trường nước cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến tỉ lệ nẩy mầm của hạt tràm và tốc độ sinh trưởng của cây con.

Mức độ phèn hoá cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của tràm. Tràm sinh trưởng thuận lợi trên đất phèn hoạt động yếu và trung bình. Trên đất phèn hoạt động mạnh tràm sinh trưởng kém.

Hàm lượng chất hữu cơ trong đất cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của tràm. Nếu hàm lượng chất hữu cơ trong đất dưới 8% thì tràm sinh trưởng rất tốt.

Tràm cũng có khả năng tái sinh chồi rất mạnh. Sau khi cháy rừng, tràm tái sinh rất mạnh, mật độ từ 50.000 -100.000 cây/ -ha nhưng phân bố không đều. Khả năng tái sinh cao của hệ sinh thái rừng tràm Uminh có được là do khả năng tự điều chỉnh thích nghi trước những thay đổi của môi trường. Khả năng này đã được chọn lọc qua nhiều thế hệ. Vì vậy cây tràm có thể là giải pháp hiệu quả để khôi phục HST rừng Uminh.

Câu 15: Vòng tuần hoàn vật chất, khái niệm và cấu trúc. Cho ví dụ phân tích trên đồi trà Lâm Đồng.Trả lời:1. Vòng tuần hoàn vật chất, khái niệm và cấu trúc.

- Vật chất chuyển đổi, luân lưu trong hệ sinh thái tạo thành vòng tuần hoàn.- Vật chất đi từ ngoại cảnh vào cơ thể sinh vật - từ cơ thể sinh vật trả lại môi trường

ngoại cảnh - vật chất phân hủy rồi lại được cơ thể hấp thụ.- Trong sự vận động này vật chất được bảo toàn, tuân theo định luật bảo toàn năng

lượng.- Vòng tuần hoàn gọi là chu trình sinh địa hóa biogeochemical cycles) gồm chu trình của

nhiều nguyên tố, các chu trình chính: nước, C, P, N, S.- Chu trình sinh địa hóa tổng quát, các dòng vật chất trao đổi chậm giữa các yếu tố vô

sinh và nhanh hơn khi có sự tham gia của các sinh vật.2. Cho ví dụ phân tích trên đồi trà Lâm Đồng.(Ví dụ câu 11)

CÂU 16: Khái quát vòng tuần hoàn nườc trên thế giới, vai trò của từng vòng tuần hoàn trong thành phần.Trả lời:

Trương Tường Tân

Trang 15

Page 16: De Cuong Sinh Thai

1. Khái quát vòng tuần hoàn nước:Vòng tuần hoàn nước không có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại dương. đầu tiên nước trên các đại dương bốc hơi vào trong không khí nhờ nguồn nhiệt từ mặt trời. Những dòng khí bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn nước bị ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển những đám mây đi khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau,kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thủy (mưa).

- Giáng thủy dưới dạng tuyết được tích lại thành những núi tuyết và băng hà có thể giữ nước đóng băng hàng nghìn năm.

- Phần lớn lượng giáng thủy rơi trên các đại dương, hoặc rơi trên mặt đất và trở thành dòng chảy mặt.

Một phần chảy mặt chảy ra sông theo những thung lũng sông trong khu vực, với dòng chảy chính trong sông chảy ra đại dương. dòng chảy mặt và nước thấm được tích lũy và được trữ trong hồ nước ngọt. Mặc dù vậy, không phải tất cả dòng chảy mặt đều đổ vào các sông. Một lượng lớn nước thấm xuống đất, một lượng nhỏ được giữ lại ở lớp đất sát mặt và

thấm ngược trở lại vào nước mặt và đại dương dưới dạng dòng chảy ngầm. Một phần nước ngầm chảy ra, tạo thành các suối nước ngọt. Nước ngầm ở tầng nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát qua lá cây. Một lượng nước tiếp tục thấm vào lớp đất sâu hơn và bổ sung cho tầng nước ngầm sâu để tái tạo lại nước ngầm, nơi đây trữ lại một lượng nước ngọt khổng lồ trong thời gian dài. tuy nhiên, lượng nước này vẫn luân chuyển theo thời gian, có thể quay trở lại đại dương, nơi mà vòng tuần hoàn nước kết thúc và lại được bắt đầu lại.

2.Các thành phần trong vòng tuần hoàn nước và vai trò của chúng.1. Nước đại dươngCó những dòng chảy trong đại dương di chuyển một khối lượng lớn nước khắp thế giới. Những di chuyển này có ảnh hưởng rất lớn đến vòng tuần hoàn nước và khí hậu. nó có thể làm thay đổi khí hậu đột ngột.2. Bốc hơiBốc hơi nước là một quá trình nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi hoặc khí. Bốc hơi nước là đoạn đường đầu tiên trong vòng tuần hoàn nước chuyển từ thể lỏng thành hơi nước trong khí quyển. Bốc hơi nước từ các đại dương là cách chính để nước được luân chuyển vào trong khí quyển.3. Nước khí quyểnMặc dù khí quyển không là kho chứa khổng lồ của nước nhưng lại là một con đường để luân chuyển nước đi khắp toàn cầu.4.Sự ngưng tụ hơi nướcSự ngưng tụ hơi nước trong không khí hình thành nên các đám mây. Những đám mây này có thể tạo ra mưa, nó là cách chính để nước quay trở lại trái đất. Ngưng tụ hơi nước là quá trình ngược lại với bốc hơi nước.5.Giáng thủy

Trương Tường Tân

Trang 16

Page 17: De Cuong Sinh Thai

Giáng thủy là nước thoát ra khỏi những đám mây dưới tác dụng của mưa, mưa tuyết, mưa đá, tuyết. Nó là cách chính để nước khí quyển quay trở lại trái đất. Phần lớn lượng giáng thủy là mưa. 6.Nước băng và tuyếtNước được giử lâu dài trong băng tuyết, và các sông băng là một thành phần của vòng tuần hoàn nước toàn cầu.7. Dòng chảy tuyết tan Trên toàn bộ thế giới dòng chảy tuyết là phần chính của sự luân chuyển nước toàn cầu. Trong thời kỳ mùa xuân ở những vùng khí hậu lạnh hơn, nhiều dòng chảy mặt và dòng chảy sông ngòi xuất phát từ tuyết và băng. Bên cạnh việc gây ra lũ lụt, tuyết tan nhanh có thể gây ra sạt lở đất. 8.Dòng chảy mặtDòng chảy mặt la dòng chảy trực tiếp trên mặt đất cung cấp lượng lớn nước cho sông. Dòng chảy mặt bị chi phối bởi các nhân tố khí tượng địa vật lý và địa hình. Chỉ khoảng 1/3 lượng nước mưa rơi trên bề mặt đất chảy vào sông suối và quay trở lại đại dương. 2/3 còn lại bị bốc thoát hơi hoặc thấm vào nước ngầm. 9.Dòng chảy sông ngòiSông ngòi rất quan trong không chỉ đối với con người mà đối với cuộc sống khắp mọi nơi. Con người còn sử dụng nước sông cho nhu cầu nước uống và nước tưới, sản xuất ra điện, làm sạch chất thải (xử lý nước thải), giao thông thuỷ, và kiếm thức ăn. Sông ngòi còn là môi trường sống chính cho tất cả các loài động và thực vật nước. Sông ngòi bổ sung cho tầng nước ngầm dưới mặt đất qua lòng sông, và tất nhiên cả đại dương.10. ThấmBất cứ nơi nào trên thế giới, một phần lượng nước mưa và tuyết đều thấm xuống lớp đất và đá dưới bề mặt. Lượng thấm bao nhiêu phụ thuộc vào một số các nhân tố.Một phần lượng nước thấm xuống sẽ được giữ lại trong những tầng đất nông, ở đó nó có thể chảy vào sông nhờ thấm qua bờ sông. Một phần nước thấm xuống sâu hơn, bổ sung cho các tầng nước ngầm. 11. Lưu lượng nước ngầmLượng nước nước ngầm (nước tồn tại và di chuyển trong lòng đất) - chiếm một lượng rất lớn so với lượng nước mặt. Nước ngầm đóng góp lớn cho dòng chảy sông ngòi của nhiều con sông. Con người đã sử dụng nước ngầm từ hàng ngàn năm nay và vẫn đang tiếp tục sử dụng nó hàng ngày, phần lớn cho nhu cầu nước uống và nước tưới12. SuốiMột tầng nước ngầm liên tục được bổ sung nước đến khi nước chảy tràn trên mặt đất, kết quả là hình thành các con suối.13.Sự thoát hơiLượng nước bốc thoát hơi từ cây trồng ước tính chiếm khoảng 10% của hàm lượng nước trong khí quyển. 14.Tác động của con người

Trương Tường Tân

Trang 17

Page 18: De Cuong Sinh Thai

- Tổng lượng nước trên trái đất không đổi, nhưng con người có thể làm thay đổi chu trình tuần hoàn nước

- Dân số tăng làm mức sống, sản xuất công nghiệp, kinh tế đều tăng , tăng nhu cầu của con người đối với môi trường tự nhiên, tác động đến tuần hoàn nước.

- Hệ thống thoát nước, cống rãnh xuống cấp làm tăng sự ngập lụt, ảnh hưởng đến quy trình lọc làm giảm chất lượng nước ngầm, bay hơi, và sự thoát hơi nước diễn ra trong tự nhiên.

- Như vậy, con người đã làm thay đổi chất lượng nước mà môi trường tự nhiên dành cho con người dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nước từ sông, hồ, nước ngầm và đến tất cả trên trái đất này. Do đó con người phải hiểu được vấn đề và bảo vệ nguồn nước.

Câu 17: Khái quát vòng tuần hoàn Cacbon-Oxy, vai trò của bể các bon và vai trò của thảm thực vật trên trái đất.Trả lời:

1. Chu trình tuần hoàn cacbon- Vòng tuần hoàn cacbon diễn tả điều kiện cơ bản đối với sự xuất hiện và phát triển của sự sống trên trái đất, các hợp chất của cacbon tạo nên nền tảng cho mọi loại hình sự sống.- Vòng cacbon quan trọng nhất là dạng thông qua CO2 của khí quyển và của sinh khối.- Có hai quá trình sinh học điều khiển sự di chuyển của cacbon trong sinh quyển là quang hợp và hô hấp- Trong quá trình quang hợp cây xanh hấp thụ CO2 trong khí quyển tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ của cơ thể thực vật (các hidrat cacbon, chất béo, chất đạm, axit nucleic…) Thông qua mạng lưới thức ăn động vật và con người sử dụng các cacbon hữu cơ của thực vật, chuyển hóa chúng thành các cacbon hữu cơ của động vật và con người, một phần cácbon lắng xuống đáy hình thành nên các mỏ hóa thạch. Con người đã sử dụng lượng cac bon này thành năng lượng và nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất trả cac bon lại vòng tuần hoàn vật chất.- Trong chu trình cacbon vi sinh vật là một mắt xích có vai trò rất quan trọng. Người, động vật, thực vật và ngay cả vi sinh vật khi chết đi sẽ được vi sinh vật phân giải thành các dạng cacbon trong hợp chất bán phân giải như than đá, dầu mỏ, các hợp chất trung gian, hợp chất mùn và cacbon trong hữu cơ không đạm và cuối cùng thành CO2 (và H2O), CO2 lại đi vào trong không khí hay hòa tan vào dung dịch để rồi lại được thực vật sử dụng và một lần nữa đi vào chu trình.2. Vòng tuần hoàn oxy trong tự nhiên

Thực vật giải phóng oxy vào khí quyển nhờ phản ứng quang hợp. Lượng oxy này sẽ phân tán ào trong thủy quyển và địa quyển- Trong thủy quyển oxy có thể hòa tan trong nước hoặc kết hợp với hidro tạo thành nước- Trong địa quyển oxy có thể tác dụng với các kim loại hoặc á kim tạo thành các oxyt của silic, cacbon, mangan, sắt nhôm…Lượng oxy được sinh ra rừ các phản ứng hóa học, sinh hóa….sẽ:- Tham gia vào quá trình hô hấp của động thực vật. Một phần oxy bị mất đi do oxy hóa các khí nguồn gốc núi lửa, quá trình đốt nhiên liệu. Một phần oxy liên kết được giữ lại trong lớp

Trương Tường Tân

Trang 18

Page 19: De Cuong Sinh Thai

trầm tích…. sau khi biến đổi một phần oxy sẽ tham gia vào thành phần của các hợp chất như các hợp chất hữu cơ, các sản phẩm oxy hóa, các gốc cacbonat…- Một lượng oxy lại tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng của con người, oxy hóa các hợp chất hữu cơ nitrit hóa, tham gia vào quá trình tổng hợp quang hóa…Sau đó các sản phẩm từ các quá trình này lại tham gia vào các quá trình sinh hóa, các phản ứng hóa học, phản ứng hạt nhân… để trả lại oxy cho môi trường và oxy lại tiếp tục tham gia vào chu trình.3. Vai trò của bể cacbon- Bể cacbon chính là rừng, đồng cỏ và đại dương có khả năng hấp thụ một cách tự nhiên lượng lớn CO2 từ khí quyển. giảm bớt nguy cơ gây ra hiệu ứng nhà kính.- Đại dương là nơi có chứa gần 90% cacbon trên trái đất đóng vai trò như một bể cacbon khổng lồ, hấp thụ một cách tự nhiên lượng lớn CO2 được thải ra từ tự nhiên hoặc qua quá trình đốt các nhiên liệu hoá thạch. - Các cánh rừng có thể làm bồn chứa cacbon, làm chậm lại sự gia tăng CO 2 trong khí quyển giúp điều hoà khí quyển và làm giảm nhẹ quá trình ấm lên toàn cầu .Rừng sử dụng cacbon điôxyt như những thành phần cơ bản xây dựng các phân tử hữu cơ và giữ cacbon điôxit trong mô gỗ, tuy nhiên quá trình này có giới hạn.

Vì vậy những bể hấp thụ CO2 tự nhiên này là những công cụ quan trọng chống lại thay đổi khí hậu.Chúng ta cần tăng cường sử dụng, quan tâm theo dõi và bảo vệ các bể hấp thụ cacbon này.4. Ví dụ vai trò của thảm thực vật trên trái đất: ví dụ về rừng AMAZÔN- Cung cấp cho con người dưỡng khí, lương thực, thực phẩm. Rừng Amazon tạo nên khoảng 20% khí ôxy cho trái đất.- Với một sự đa dạng về các loài thực vật kể trên rừng Amazon là nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu lớn cho nhiều ngành công nghiệp cũng như sinh hoạt hằng ngày. - Là nguồn dược liệu vô giá. Các nhà khoa học hiện đang phát hiện ra nhiều loại cây có thể làm thuốc chữa bệnh AIDS, ung thư, sốt rét, thuốc giảm đau cơ... Mặc dù có đến 25% các loại thuốc được sản xuất từ các nguyên liệu lấy từ rừng nhiệt đới, nhưng đấy chỉ mới là kết quả nghiên cứu 1% các loại cây. - Là chiếc “máy điều hòa khí hậu” khổng lồ, là lá phổi xanh của trái đất. Ngoài vai trò sản xuất oxy và các hợp chất hữu cơ - cơ sở của sự sống động vật, quá trình quang tổng hợp của cây xanh là tác nhân chính làm cân bằng lượng CO2 được thải ra từ các quá trình phun trào núi lửa, phân hóa đá vôi, phân hủy xác động, thực vật và các hoạt động sống của con người. Điều này đã giảm thiểu nguy cơ “hiệu ứng nhà kính”. Rừng Amazon chiếm khoảng 10 % nguồn lưu trữ cacbon trong các hệ sinh thái - cỡ khoảng 1,1 × 1011 tấn cacbon. Rừng Amazon rộng lớn có thể hấp thụ tới 90 tỷ tấn cacbon, đủ để tăng tốc độ nóng lên của Trái đất tới 50%. Nếu chức năng này bị suy giảm khí thải không được hấp thụ sẽ thoát ra và bay lơ lửng trong tầng khí quyển, huỷ hoại môi trường sống của con người trên Trái Đất. - Trực tiếp ngăn gió bão, lũ lụt. Với thảm thực vật dày và đa dạng rừng Amazon đã làm suy giảm các trận bão, ngăn chặn lũ lụt ở khu vực Nam Mĩ. Sự xói mòn, rửa trôi ở đây không

Trương Tường Tân

Trang 19

Page 20: De Cuong Sinh Thai

những bị hạn chế mà cùng với sự mùn hóa các phế thải hữu cơ bởi các vi sinh vật, động vật đất và nấm làm cho đất ngày càng màu mỡ, cơ sở cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi.- Với diện tích rộng và hệ sinh thái đa dạng rừng Amazon là một căn nhà lớn đầy đủ tiện nghi của muôn loài. Đây là nơi dự trữ lớn nguồn DNA của các sinh vật trên trái đất.Sự đa dạng sinh học còn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với khoa học và cảnh quan du lịch…

Câu 18:Khái quát vòng tuần hoàn nitrogen và quá trình phì dưỡng nguồn nước. Cho ví dụ về hệ sinh thái kênh rạch quanh khu chăn nuôi tập trung tỉnh Đồng Nai.Trả lời:1. Vòng tuần hoàn Nitrogen: Trong tự nhiên Nitrogen tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, từ nitrogen phân tử ở dạng khí cho tới các hợp chất hữu cơ phức tạp có trong cơ thể thực vật, động vật và con người. Trong cơ thể sinh vật, Nitrogen tồn tại dưới dạng các hợp chất hữu cơ như protein, các acid amin. Khi cơ thể vi sinh vật chết đi, lượng Nitrogen tồn tại trong đất. Dưới tác dụng của các nhóm vi sinh vật hoại sinh, protein được phân giải thành các acid amin. Các acid amin lại được một nhóm vi sinh vật khác phân giải thành NH3 hoặc NH4

+ gọi là nhóm vi khuẩn amôn hoá. Qúa trình này gọi là sự khoáng hoá chất hữu cơ vì qua đó nitrogen hũư cơ được chuyển thành nitrogen dạng khoáng. Dạng NH4

+ sẽ được chuyển hoá thành dạng NO3- nhờ nhóm vi khuẩn

nitrat hoá. Các hợp chất nitrat hoá lại được chuyển hoá thành nitrogen phân tử, quá trình này được gọi là phản nitrat hoá được thực hiện bởi nhóm vi khuẩn phản nitrat. Khí N2 sẽ được cố định lại trong tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật sau đó được chuyển hoá thành dạng nitrogen hữu cơ nhờ nhóm vi sinh vật cố định nitrogen. Như vậy vòng tuần hoàn nitrogen được khép kín trong hầu hết các khâu chuyển hoá của vòng tuần hoàn và có sự tham gia của các nhóm vi sinh vật khác nhau. Nếu sự hoạt động của một nhóm nào đó dừng lại thì toàn bộ sự chuyển hoá của vòng tuần hoàn cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng2. Quá trình phì dưỡng nguồn nước:

- Nguyên nhân gây phú dưỡng là sự thâm nhập một lượng lớn N, P từ nước thải. Tỷ lệ này là 0.1-0.2 mg/L PO4-P trong nước động và 0.005-0.01mg/L PO4-P trong nước tĩnh và tỷ lệ P:N:C vượt quá 1:16:100 thì sẽ làm tăng sự tăng trưởng của các loài thực vật bậc thấp (rong, tảo..)gây ra hiện tượng phú dưỡng.

• Cơ sở sinh hóa của hiện tượng này là: phản ứng quang hợp. +Trước hết các chất diệp lục và các sắc tố trong cây xanh hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ từ CO2 và H2O.+Tiếp theo quá trình biến đổi sinh hóa, tổng hợp nên các tế bàoÁnh sáng Diệp lục H20 + CO2 {CH2O}

Vậy nguồn nước giàu nitơ là nguyên nhân làm cho tảo phát triển nhanh dẫn đến phú dưỡng hóa.3. Cho ví dụ về hệ sinh thái kênh rạch quanh khu chăn nuôi tập trung tỉnh Đồng Nai.

Trương Tường Tân

Trang 20

Page 21: De Cuong Sinh Thai

Đồng Nai là địa phương đứng đầu cả nước về phát triển chăn nuôi. Do nhận thức về bảo vệ môi trường của các hộ chăn nuôi còn hạn chế nên môi trường ở các vùng chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang ở mức báo động nhất là hệ thống các kênh rạch. Nguồn nước mặt tại các vùng chăn đang bị ô nhiễm nặng do phải hứng chịu một lượng lớn các chất thải từ các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thêm vào đó là sự tập trung các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thải trực tiếp thải nước thải ra môi trường”. Không những thế nhiều hộ chăn nuôi còn cho nguồn nước thải chăn nuôi tràn qua khu vực quanh chuồng trại rồi cho thấm vào tự nhiên, gây nên tình trạng ô nhiễm nặng bầu không khí và mặt đất. Hiện nay 1 số hệ thống suối qua thành phố Biên Hòa đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nguồn chất thải chăn nuôi như: Suối Linh, suối Săn Máu, suối Bà Bột. Tại cửa cống thoát nước phường Long Bình (Biên Hoà) lương Ecoli và Coliform trong nước đo được đã vượt mức cho phép nhiều lần

Mặc dù, một số hộ chăn nuôi đã đầu tư xây dựng hầm khí sinh học biogas nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tận dụng nguồn phân thải. Nhưng con số đó còn rất ít so với số hộ chăn nuôi hiện có trong vùng nên vẫn chưa cải thiện được môi trường. Đã đến lúc tỉnh Đồng Nai cần phải thực hiện ngay kế hoạch ngành chăn nuôi và thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm.

Câu 19: Khái quát vòng tuần hoàn P và quá trình phì dưỡng môi trường nước. Cho ví dụ hệ sinh thái tiêu nước vùng tiêu nước chuyên canh rau Đà Lạt.Trả lời:1. Dòng tuần hoàn photphoTrong tự nhiên photpho vô cơ chứa nhiều trong các lọai đá, đặc biệt là apatit. Photpho hữu cơ từ thực vật, từ trong xương động vật, trong câu truc ADN.

Một phần phôtpho được phân hủy tạo ra các hợp chất HPO32- ,H2PO3

-, PO43-, được hấp

thu vào rễ thực vật và vi sinh vật. Để rồi chúng ta tạo ra các axit amin chứa phốtpho và các enzyme phốtphát, chuyển các liên kết cao năng phốtpho thành năng lượng cho cơ thể : ATP thành ADP và giải phóng năng lượng. Khi động vật ăn thực vật, phôtpho lại biến thành chất liệu của xương của các liên kết, các enzyme.Khi chết đi động vật thực vật và con người biến phôtpho trong cơ thể thành phôtpho trong môi trường sinh thái đất.

Một số lớn photpho đi theo chu trình nước vào đại dương và làm giàu cho nước mặn, làm thức ăn cho sinh vật phù du và phân tán vào các chuỗi thức ăn. Cá tôm ăn phù du thì phôtpho lại trả về chu trình. Sau đó người ăn tôm cá thì phôtpho lại được đi vào cơ thể người và cuối cung khi người chết sẽ trả lại phốtpho cho môi trường đất.

Một phần nhỏ các phôtpho trầm tích nằm lại dưới đáy biển sâu nơi mà nó bị mất mát cho đến khi các hoạt động địa chất có thể nâng hoặc kéo nó lên lần nữa. Một phần nhỏ nhờ thực vật rừng ngập mặn tiêu thụ phôtpho rồi trở lại cho đất.Vòng tuần hoàn phot pho không có ở dang khí. 2. Qúa trình phì dưỡng nguồn nước (câu 18)3. Cho ví dụ hệ sinh thái tiêu nước vùng tiêu nước chuyên canh rau Đà Lạt.

Trương Tường Tân

Trang 21

Page 22: De Cuong Sinh Thai

Vùng trồng rau Đà Lạt vẫn tồn tại những tập quán canh tác lạc hậu. Nhiều năm qua, với các biện pháp cải tạo đất theo kinh nghiệm lỗi thời không những phá vỡ kết cấu đất mà còn tác hại nghiêm trọng đến môi trường nước. Khi chưa triển khai được chương trình rau sạch, nhiều thập kỷ đã qua, nông dân đều dùng phân xác mắm làm nguyên liệu dinh dưỡng chính cho sản xuất.Thực tế phân xác mắm có hàm lượng muối biển nguyên chất chiếm 50%.Do phân bón mang nhiều hàm lượng N, P trong quá trình canh tác đã trôi chảy và rơi vãi thấm lọc qua đất cùng với thuốc trừ sâu khu vực xung quanh và đồi Cù (sân Golf) đi vào hồ gây ra hiện tượng dư thừa chất dinh dưỡng trong môi trường nước hồ (hiện tượng phú dưỡng) dẫn đến sự phát triển bùng phát nhanh chóng của một số loài thực vật thủy sinh bậc thấp như tảo, rong rêu… ảnh hưởng tới cân bằng sinh học nước.Đà Lạt có địa hình đồi dốc nên dễ bị rửa trôi chất dinh dưỡng, nước cuốn phân bón theo xuống các hồ.

Câu 20: Hoàn lại vật chất cho tự nhiên, hai con đường hoàn lại và một số biện pháp tăng cường quá trình hoàn lại. Cho ví dụ trong chăn nuôi heo.Trả lời:1. Hoàn lại vật chất cho tự nhiên

Hoàn lại vật chất cho tự nhiên là sự tuần hoàn vật chất,năng lượng;là các quá trình sinh địa hóa các chất.Vật chất từ môi trường được hấp thu vào các cơ thể sống và qua một số quá trình sống vật chất được đào thải trở lại môi trường. Tốc độ của quá trình truyền khối giữa các thành phần môi trường phụ thuộc vào các biến đổi nhanh hay chậm của những quá trình tự nhiên và những tác động của con người.

Phân loại:Có hai con đường vật chất cho tự nhiênDo hoạt động của các chu trình sinh địa hóa tự nhiên; quá trình này tuy diễn ra chậm nhưng đảm bảo tính chất của vật chất hoàn lại.Do hoạt động tích cực của con người(xử lý nước thải,tái chế,…) xảy ra với vận tốc nhanh và có sự cung cấp năng lượng.2. Một số biện pháp tăng cường quá trình hoàn lạiDo nhu cầu, con người đã áp dụng nhiều biện pháp làm tăng tốc các quá trình tuần hoàn vật chất như xử lý nước, tái chế rác thải3. Cho ví dụ trong chăn nuôi heo.

Thức ăn trong chăn nuôi heo rất giàu đạm. Nhưng khả năng hấp thụ của heo chỉ trong một giới hạn nhất định. Vì vậy chất thải trong chăn nuôi heo rất giàu chất hữu cơ.

Trước kia lượng phân và chất thải trong chăn nuôi heo được thải trực tiếp ra môi trường đã gây nên một sự ô nhiễm lớn. Nếu lượng chất thải đó chảy tràn ra đất thì sẽ làm ô nhiễm không khí và đất, làm mất cảnh quan một vùng rộng lớn.Nếu lượng chất thải vào hồ thì sẽ gây nên hiện tượng phú dưỡng nặng.

Với mô hình vườn- ao- chuồng đã phần nào góp phần hoàn lại vật chất cho tự nhiên. Nhưng đây chưa phải là phương pháp hoàn hảo nhất. Ngày nay con người với công nghệ sản xuất biogas từ phân heo vừa giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường vừa quay vòng Trương Tường Tân

Trang 22

Page 23: De Cuong Sinh Thai

được vật chất cho tự nhiên, tiết kiệm nguồn năng lượng cho trái đất. Đây có thể coi là giải pháp cho năng lượng và môi trường. Biogas hay còn goi là công nghệ sản xuất khí sinh học là quá trình ủ rác, phân hữu cơ, bùn cống rãnh,để tạo ra nguồn khí sinh học sử dụng trong hộ gia đình hay trong sản xuất. Qua quá trình này vật chất được trả lại môi trường với tốc độ nhanh hơn và không gây ô nhiễm môi trường.Câu 21:Chu trình chuyển hóa vật chất trong các vực nước, phân tích các chu trình thủy động học, các chu trình hóa sinh. Cho ví dụ hồ Trị An.Trả lời:1. Chu trình chuyển hóa vật chất trong các vực nước

Vật chất vô cơ và hữu cơ do rửa trôi rồi được bồi tụ bởi chu trình nước và các chu trình khác vào trong môi trường. Chu trình này có sự tác động qua lại giữa các thành phần trong và ngoài vực nước.

Đặc tính của chu trình chuyển hóa vật chất thủy vực được thể hiện ở cường độ chuyển hóa vật chất trong chu trình thể hiện qua 3 quá trình vận động:

+ Tạo thành:chủ yếu diễn ra trong cơ thể thủy sinh vật + Phân hủy: chủ yếu diễn ra ở ngoài cơ thể thủy sinh vật + Tích tụ: diễn ra ở nước và đáy

Đặc tính tương quan của mối quan hệ giữa 3 quá trình này quyết định khả năng sản sinh ra chất sống của vực nước (thủy sinh vật),quyết định chiều hướng phát triển của vực nướcliên quan tới năng suất sinh học vực nước.Có 3 con đường chuyển hóa:

+ Thực vật chất hữu cơ trong nướcchất vô cơ (NO3,NO2,PO4,CO2…) + Thực vậtchất hữu cơ trong nền đáychất vô cơ + Thực vậtđộng vật ăn thực vậtđộng vật ăn động vật

Thực vật đóng vai trò quan trọng trong chu trình vật chất của vực nước.2. Phân tích các chu trình thủy động học, các chu trình hóa sinha.Chu trình thủy động học:• Tính chất:vật chất chuyển hóa và vận động phụ thuộc vào: + Tính chất thủy lực + Kích thước kưu vực + Lượng vật chất• Chu trình thủy động học có 3 dạng: + Dạng vòng: Ở ao, hồ,vùng nước đứng, do dòng chảy ổn định và áp lực nước nhỏ nên vật chất ít thay đổi và chuyển động theo dạng vòng tròn, trong mỗi vòng của chu trình được tiến hành trên cơ sở lượng vật chất được tạo thành tại chỗ ở vòng ngay trước đó. Nhiệt độ nước phụ thuộc vào nhiệt độ không khí. Ở các hồ sâu có sự phân tầng về nhiệt độ: Tầng trên (Epilimnion): Ấm, nước được xáo trộn tốt. Tầng giữa (Metanlimnion): Gradien nhiệt độ thay đổi nhanh theo độ sâu giữa nước tầng mặt

và nước ở đáy. Tầng đáy (Hypolimnion): Nhiệt độ nước thấp và ổn định.Trương Tường Tân

Trang 23

Page 24: De Cuong Sinh Thai

+ Dạng xoắn ốc: Ở sông, biển, nơi có dòng nước chảy, dòng hải lưu vật chất được vận chuyển theo hình xoắn ốc, lượng vật chất được tạo thành ở vòng đầu của chu trình, do chuyển động của khối nước lượng vật chất này được di chuyển tới nơi tiếp theo sau đó theo chiều dòng chảy,được bổ sung nguồn vật chất từ bên ngoài vào và tiếp tục vòng chuyển hóa vật chất mới ngay tại đó. Ở thượng nguồn sông suối có nồng độ oxi cao nhưng do dòng chảy mạnh, nghèo dinh

dưỡng nên thực vật kém phát triển, các loài cá bơi giỏi chiếm ưu thế hơn so với các loài cá khác.

Ở hạ lưu, dòng nước chảy chậm hệ thực vật phát triển phong phú. những loài cá bơi giỏi kém phát triển, thay thế bằng nhiều động vật đáy, động vật nổi và các loài cá đồng bằng.

+Dạng vòng – xoắn ốc: Ở các hồ chứa nước vừa mang tính chất sông vừa mang tính chất hồ, đập thủy lợi. Chu trình vật chất mang tính tổng hợp. Vật chất vừa chuyển hóa theo dạng vòng vừa dạng xoắn ốc.b. Chu trình hóa sinh: Gồm 2 con đường:• Dòng vật chất từ dưới lên: nhờ nguồn năng lượng mặt trời các chất vô cơ bên trong và bên

ngoài vực nước (CO2,O2,muối khoáng…) hình thành những thủy sinh vật bậc dinh dưỡng thấp nhất: tảo đơn bào…, thực vật được coi là sản phẩm sơ cấp, những sản phẩm này được động vật sử dụng sản phẩm thứ cấp.

• Dòng vật chất từ trên xuống: từ các sản phẩm ở bậc dinh dưỡng cao (động thực vật) được phân hủy tạo nên mùn, bã, chất lơ lửng….để rồi tiếp tục chuyển hoá sang dạng vô cơ nhờ các hoạt động tích cực của các vi sinh vật trong thủy vực.

3. Cho ví dụ hồ Trị AnHồ Trị An (Đồng Nai) đang kêu cứu bởi cây mai dương. cây MD vốn là cây ngoại lai, nằm trong danh sách 100 loài thực vật ngoại lai nguy hiểm nhất thế giới. Cây MD mọc khoẻ, lây lan nhanh. Thân cây MD có chứa mimosin, một loại axit amin có thể gây độc hại đối với nhiều loại động vật. Nó cạnh tranh và dần tiêu diệt các loài cây khác, nhất là các loài thảo mộc, các loài thực vật phát triển ở tầm thấp. Hậu quả:

o Thay đổi tính chất thủy lực.o Thay đổi lượng vật chất.o Thay đổi kích thước lưu vực.

Chu trình thủy động học biến động.Chu trình hoá sinh:

Dòng vật chất từ dưới lên:Ví dụ:

Dòng vật chất từ trên xuống: Ví dụ:Trương Tường Tân

Trang 24

TảoTảo Cá mè, cá trắm..

Cá mè, cá trắm..NL mặt trờiNL mặt trời

Cá hoàng đế, cá chim trắngCá hoàng đế, cá chim trắng

Vi sinh

Page 25: De Cuong Sinh Thai

Câu 22: Các quá trình biến đổi vật chất trong vực nước, phân tích và cho ví dụ các đìa nuôi tôm:Trả lời:

1. Các quá trình biến đổi vật chất trong nước Nguồn vật chất trong nước có 2 phần:

Phần trao đổi đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự sống, tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi vật chất. Phần dự trữ cất giữ trong lớp bùn đất thông qua quá trình lắng đọng nền đáy; nó không tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi vật chất nhưng nó được coi là kho dự trữ vật chất giúp chu trình được tiến hành.

Các nguồn vật chất được chuyển hóa bẳng 2 con đường cơ bản Theo con đường từ trên xuống: động thực vật -> vi sinh vật -> mùn bã -> chất vô cơVi sinh vật đóng vai trò phân huỷ các nguồn hợp chất hữu cơ từ động, thực vật trở về dạng mùn lắng, hoặc lơ lửng trong nước tích lũy dưới dạng các hợp chất vô cơ rồi được rong tảo hấp thụ thông qua mạng lưới thức ăn đi vào cơ thể Đ,TV,… Theo con đường từ dưới lên: các chất vô cơ -> sinh vật đáy -> thực, động vậtCác chất vô cơ được sinh vật đáy làm nguồn thức ăn và sinh vật đáy là nguồn của thực, động vật cuối cùng lại trả vật chất về lại môi trường lưới thức ăn trong hệ sinh thái vực nước Tóm lại: Các nguồn vật chất trong nước từ khi phát thải vào môi trường tới khi kết thúc chu trình dòng vật chất đã tham gia vào các quá trình chuyển hoá trong hệ: khuếnh tán (từ trầm tích vào môi trường) phân huỷ (trong môi trường nước và trầm tích), lắng đọng (vật chất trong nước xuống đáy) tiêu thụ dinh dưỡng (do quang hợp của tảo, phù du sinh vật…). đi vào chuỗi thức ăn,và thoát ra ngoài… nói lên được khả năng chuyển hóa vật chất trong hệ.

2. Cho ví dụ các đìa nuôi tômHệ sinh thái này chủ yếu tôm là động vật tiêu thụ chính. Trong hệ sinh thái các đìa nuôi tôm, thì không phải lúc nào nguồn vật chất cũng được trả về lại

môi trường toàn diện, dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và con người thì nguồn vật chất có thể quá lớn ép đặc lên sức chiệu tải của môi trường và các nguồn chất hữu cơ có thể lắng đọng tạo thành mùn hoăc một số có thể thoát khỏi chu trình vận chuyển vào chu trình khác, các chất hữu cơ lắng động sau thời gian dài khi không thoát khỏi chu trình sẽ tích tụ và trở nên bất lợi cho ao nuôi gây ô nhiễm ao, ảnh hưởng đến năng suất.Ngoài ra HST các đìa nuôi tôm do chịu sự tác động mạnh mẽ từ con người, với nguồn vật chất

là thức ăn nuôi tôm thường xuyên được cung cấp vào hệ sinh thái ao nuôi và kèm theo đó là sự lấy đi sinh khối của tôm. Vậy vòng chuyển hóa vật chất trong các đìa nuôi tôm không khép kín.

Câu 23. Năng lượng trong vực nước: Nguồn và các bước chuyển hóa qua các bậc dinh dưỡng, cho ví dụ trong hồ nước nóng ở vườn quốc gia Yellowstone.

Trương Tường Tân

Trang 25

Cây mai dươngCây mai dương

Các chất hữu cơCác chất hữu cơ

Chất lơ lửngChất lơ lửngChết

Chết

Page 26: De Cuong Sinh Thai

Trả lời:1. Năng lượng trong vực nước: Nguồn và các bước chuyển hóa qua các bậc dinh dưỡng a. Các nguồn năng lượng chính:- Năng lượng đi vào hệ sinh thái từ năng lượng ánh sáng mặt trời, năng lượng địa quyển.- Năng lượng tích lũy trong nguyên liệu thực vật- Các nguyên liệu thực vật không bị tiêu thụ, chúng tích lũy trong hệ, chuyển sang các sinh vật hoại sinh và đi khỏi hệ khi bị rửa trôi.- Năng lượng nhiệt tỏa ra từ sih vật trong vực nước.- Nguyên liệu hữu cơ đi vào trong hệ sinh thái qua quá trình nhập cư động vật vào hst ao hồ

b. Các bước chuyển hóa năng lượng trong vực nước: Nguồn năng lượng ban đầu: Năng lượng mặt trời đi vào chu trình chủ yếu bằng con đường quang hợp. Một phần nhỏ năng lượng sử dụng vào chu trình chuyển hóa vật chất là do con đường hóa tổng hợp. Những dạng năng lượng này 1 phần dung cho quá trình tạo thành sản phẩm sơ cấp còn phần lớn được dùng cho quá trình tồn tại của sinh vật, trong đó 1 phần mất đi do hoạt động hô hấp, 1 phần khác mất đi dưới dạng các chất bài tiết

Ở vùng chuyển hóa năng lượng tiếp sau: một phần năng lượng dưới dạng các sản phẩm sơ cấp được các vật họ bậc 1(động vật) sử dụng, trong đó phần khá lớn năng lượng được sử dụng vào các hoạt động sống. Còn 1 phần được tích tụ thành sản phẩn thứ cấp trong quá trình sinh trưởng, phát triển và một phần thải ra dưới dạng bài tiết. Một phần đáng kể năng lượng thuộc sản phẩm sơ cấp khong được các vật tiêu thụ, sử dụng. Năng lượng này, qua quá trình tích tụ và phân hủy vật chất, lắng động xuống vực nước dưới dạng bùn bã, than bùn.. Cũng theo như vậy năng lượng được chuyển hóa qua các khâu tiếp sau (vật tiêu thụ bậc 2 3 4..)

Như vậy, năng lượng tích tụ trong các sản phẩm ở các bậc dinh dưỡng càng cao thì càng giãm đi nhanh, do năng lượng hao đi trong các hoạt động sống và mất đi do không sử dụng vào hoạt động sống trong quá trình chuyển hoá2. Ví dụ trong hồ nước nóng ở vườn quốc gia Yellowstone. Hồ nước nóng Mammoth nằm ở vườn quốc gia Yellowstone là nơi có trữ lượng cacbonat – trầm tích nhiều nhất thế giới. Đó là do quá trình tích tụ cacbon từ xác động,thực vật chết trước sự vận động của điạ chất kèm theo lượng nhiệt thoát ra từ nơi này. Nguồn năng lượng trong các hồ nước nóng này là nguồn năng lượng địa quyển,Ước tính, lưu lượng nước của hồ lên đến 2000 lít/phút (với nhiệt độ 71°C). Tuy nhiên nguồn nhiệt này không cung cấp năng lượng cho chuỗi thức ăn bởi vì nó quá cao, điều đó cũng làm cho sinh vật ở lòng hồ ít phong phú.

Câu 24: Hệ sinh thái ao hồ: Các nhân tố vô sinh, hữu sinh, việc phân tầng và phân bố các quần xã ttrong ao hồ, cho ví dụ hồ Trị An.Trả lời:1.Các nhân tố trong hệ sinh thái:a. Nhân tố vô sinhCác nhân tố vô sinh trong ao hồ bao gồm các yếu tố không sống của thiên nhiên như:

Trương Tường Tân

Trang 26

Page 27: De Cuong Sinh Thai

- Ánh sáng: với cường độ ánh sáng thích hợp thì khả năng quang hợp của thực vật trong nước sẽ cao hơn. - Nhiệt độ: thích hợp cho sinh vật trong nước phát triển tốt là khoảng 18-250C. Nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột thì xảy ra hiện tượng sốc nhiệt.- Độ pH: độ pH thích hợp đối với hầu hết các loài sinh vật trong ao hồ là 6.5-8.5- Chất hữu cơ - Hàm lượng khí 02 hoà tan: oxi hòa tan trong nước rất thấp, tối đa chỉ khoảng 10cm3/l.- Thành phần muối dinh dưỡng của nước: tổng lượng muối hòa tan < 0.5 g/l. Trong đó người ta chia làm hai nhóm nước cứng – giàu Ca, Mg (> 25mg/l) và nước mềm – lượng Ca, Mg ảnh hưởng đến sự sống còn của các loài giáp xác, cá và cả thực vật.

Đối với hệ sinh thái hồ ngoài các yếu tố trên còn có yếu tố: tốc độ dòng chảy.b. Nhân tố hữu sinhCác nhân tố hữu sinh trong các ao hồ bao gồm các sinh vật sống trong ao hồ như:

- Các loài thực vật ( bèo, tảo, rong rêu,…).- Các loài động vật ( cá, ốc, cua,…).- Cá loài vi sinh vật.

các nhân tố vô sinh và hữu sinh trong hồ chịu sự tương tác của các nhân tố bên ngoài hồ.

c. Việc phân tầng và phân bố quần xã trong ao hồCác quần xã sinh vật bao gồm:

Sinh vật tự dưỡng chủ yếu gồm các loại bèo, các vi sinh vật có diệp lục. Sinh vật dị dưỡng gồm các loại động vật.

Các quần xã sinh vật trong ao hồ có sự phân bố theo phương ngang và thẳng đứng.2. Ví dụ hồ Trị An.

Câu 25: Sự khác biệt về sinh thái giữa ao hồ, đầm lầy, cho ví dụ vùng đầm lầy rừng tràm Uminh.Trả lời:1. Sự khác biệt về sinh thái giữa ao hồ, đầm lầya. hệ sinh thái ao hồ:

1.AoAo hồ là loại hình thủy vực nước đứng, nhỏ, nông, được hình thành do nhân tạo hay tự

nhiên. Nhìn chung những tính chất vật lý, thành phần hóa học của nước trong ao hồ ít biến động. Ao hồ có co xu thế nông dần, bờ tiến vào vùng nước sâu do tốc độ phát trển của thực vật, độ sâu khối nước và dung tích hồ giảm nhanh chóng, thậm chí tới mức biến thành đầm lầy.Mức độ biến động của các yếu tố phụ thuộc vào độ lớn của thủy vực và phụ thuộc vào chế độ chăm sóc cùa con người.

Các nhân tố sinh thái: bao gồm nhân tố vô sinh và hữu sinh.Nhân tố vô sinh- Tốc độ dòng chảy của ao, hồ rất nhỏ do vậy, ao hồ là thủy vực nước đứng

Trương Tường Tân

Trang 27

Page 28: De Cuong Sinh Thai

- Nhiêt độ của ao, hồ có độ chênh lệch cao đối với môi trường vì ao thay đổi nhiệt độ chậm hơn so với môi trường.

- PH dao động từ 6 - 9.5 tùy theo mật độ tảo trong ao- Hàm lượng O2 hoà tan trong nước biến động lớn theo ngày đêm theo lượng chất dinh dưỡng

có trong ao.- Chất đáy là lượng bùn do nhiều quá trình tạo ra như xác động thực vật, sự lắng động của các

chất lơ lửng, hữu cơ có trong nước.- Hàm lượng các muối dinh dưỡng thường phong phú hơn nước sông nếu có sự chăm bón của

con người.Nhân tố hữu sinh

*Sinh vật sản xuất: chủ yếu bao gồm các loại bèo, tảo, các vi sinh vật có diệp lục phân bố ở tầng mặt.

*Sinh vật dị dưỡng gồm chủ yếu các động vật không xương sống phân bố theo chiều đứng như côn trùng, thiếu trùng chuồn chuồn ở các nước ao tù, ấu trùng của muỗi, côn trùng, đĩa.

2. Đầm lậy:Được hình thành từ sự bồi tụ của các dòng sông. Mặt chức năng và hình thái, đầm lầy có nét

đặc trưng của hồ chứa ven biển và vùng của sông. Do sự pha trộn của nước ngọt, lợ, mặn nên khu hệ thủy sinh vật rất phong phú.

Cấu trúc quần xã đầm phá thay đổi theo mùa. Cũng là loại hình hồ chứa nhưng đầm phá thường nông nên hệ sinh vật đáy rất phát triển.

Đầm lầy thường có nhiệt độ cao, DO thấp, năng suất sinh học cao. Quần xã thực vật nước phát triển là cơ sở để động vật không xương sống phát triển.

Hầu hết các loại cá trong HST đầm lầy là nhóm phát triển hệ thở không khí khí quyển (cá đen da trơn, cá trê…)

Đầm lầy là hệ sinh thái rất đặc trưng của hệ sinh thái nước đứng vì trong khu vực đầm lầy chịu ảnh hưởng rất lớn của hiện tượng thoát hơi nước. Ngoài nước mưa đầm lầy còn có thể lấy nước từ nguồn nước ngầm, nước sông hệ sinh thái đầm lầy rất giàu chất dinh dưỡng. Mực nước trong đầm lầy thay đổi theo từng mùa. Vào mùa khô mực nước xuống thấp, có thể trở nên khô hạn hệ sinh vật sống dưới nước bị giảm đáng kể.

Vùng đầm lầy cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự sống còn của các loài chim, vì cung cấp môi trường sống, thức ăn và nơi sinh sản cho rất nhiều loài chim di cư quý hiếm.

Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đã được ký vào ngày 02/02/1971 tại thành phố Ramsar, thuộc nước Cộng hoà Iran (gọi tắt là Công ước Ramsar).

3. Cho ví dụ vùng đầm lầy rừng tràm Uminh.Vườn quốc gia U Minh đại diện cho hệ sinh thái rất điển hình về rừng ngập úng của đồng

bằng sông Cửu Long .Có nhiều động vật và thực vật ưu nước phát triển như tràm, đước, cá sấu, kì đà, chim, các loài cá…đặc biệt là khu vực đầm lầy là nơi sinh sống của nhiều loại bò sát và sinh vật đáy (vi sinh vật kị khí).

+ Thực vật

Trương Tường Tân

Trang 28

Page 29: De Cuong Sinh Thai

Tràm rất thích nghi ở vùng đất chua phèn hay ngập nước, là loại cây đặc trưng của rừng U Minh. Tràm có tác dụng ngăn tốc độ dòng lũ, giữ nước, chống xối mòn và cải tạo môi sinh rất quan trọng.

Người ta gọi U Minh là "lá phổi xanh" của cả vùng Tây Nam Bộ, bởi đó là một màu xanh mát mắt trải dài bất tận. Do được phủ lên mình màu xanh của lá cây tràm, là một bể cacbon khổng lồ.

Nằm dưới vùng đầm lầy của rừng U Minh là một lớp than bùn dày khoảng 1,5m được hình thành cách đây từ hàng triệu năm trước.

+ Động vật quý hiếmĐầm lầy U Minh là nơi cư trú của nhiều loài cá có giá trị khoa học và kinh tế như: cá sấu,

cá bông, sặc rằn, sặc bướm, trê vàng, thác lác...U Minh là nơi cư trú và di cư để tránh đông từ phương Bắc của rất nhiều loài chim quý

hiếm như: sếu, vẹt, cò mỏ cầy, chim trích, họa mi…

Câu 26: Hệ sinh thái vùng đất ngập, phân tích và cho ví dụ bãi bồi sông cửu LongTrả lời:

1. Hệ sinh thái vùng đất ngập:- Bao gồm các kiểu sinh thái: đầm lầy, bãi bùn, vùng nước cạn (thường có sự thay đổi theo

mùa)- Có đặc điểm nồng độ oxy hòa tan thấp, điều kiện trầm tích giảm, thuận lợi cho sự phân giải

sinh học. Hệ sinh vật với thành phần:

Các loài thủy sinh thực vật. Các loại chim, côn trùng, giáp xác.

- Chịu ảnh hưởng nhiều bởi sự thay đổi yếu tố môi trường: chủ yếu nhiệt độ và sự khô cạn.Gồm có đất ngập nước ven biển, đất ngập nước nội địa.

Đất ngập nước ven biển: Vùng nuôi trồng thuỷ sản;Bãi cát, sỏi, cuội;Ruộng muối;Bãi bùn, lầy ngập triều;Đầm phá;Cửa sông;Đồng bằng ven biển, ven sông có ảnh hưởng của thuỷ triều;Rừng ngập mặn; Thảm thực vật; Quần thể san hô.

Đất ngập nước nội địa: Vùng đất lúa nước, cây ngập nước khác;Sông, suối, kênh rạch, mương, mặt nước chuyên dùng, thác nước;Hồ, ao;Đầm; Rừng tràm;Bãi bùn, lầy;Hang, động ngầm.2. Cho ví dụ bãi bồi sông cửu LongCửa sông là nơi nước ngọt từ sông chảy ra gặp biển. Chúng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi

các thuỷ triều và sự pha trộn giữa nước mặn và nước ngọt. Cửa sông duy trì những quá trình quan trọng như vận chuyển chất dinh dưỡng và phù du sinh vật, du đẩy các ấu trùng tôm cá, xác bồi động thực vật và nó quyết định các dạng trầm tích ven biển. Hệ sinh thái cửa sông nằm trong số các hệ sinh thái phong phú và năng động nhất trên thế giới. Tuy nhiên chúng rất dễ bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường và do các thay đổi của chế độ nước (nhiệt độ, độ mặn, lượng phù sa), những yếu tố có thể phá vỡ hệ sinh thái này.

Trương Tường Tân

Trang 29

Page 30: De Cuong Sinh Thai

Nhiều loài tôm cá ở Đồng bằng sông Cửu Long là những loài phụ thuộc vào cửa sông. Mô hình di cư và sinh sản của các loài này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ sông và thuỷ triều, phụ thuộc rất nhiều vào môi trường cửa sông. Theo số liệu của ngành lâm nghiệp, vùng Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy tính đa dạng sinh học cao với 98 loài cây rừng ngập mặn; ngoài ra ở các hệ sinh thái đất ngập nước có đến 36 loài thú, 182 loài chim, 34 loài bò sát và 6 loài lưỡng cư; vùng biển và ven biển có đến 260 loài cá và thủy sản. Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng trú đông quan trọng đặc biệt đối với các loài chim di trú. trong những năm gần đây, bảy khu vực sinh sản lớn của các loài diệc, vò vằn, cò trắng và vạc đã được phát hiện trong các khu rừng tràm, loài sếu mỏ đỏ phương đông.

Câu 27: Hệ sinh thái sông suối: Chức năng, nhân tố vô sinh, quần xã sinh vật, sự khác biệt sinh thái giữa đầu nguồn, giữa nguồn và cuối nguồn. Cho ví dụ sông Đồng Nai.Trả lời:1. Hệ sinh thái sông suối:

Hệ sinh thái sông suối là một hệ bao gồm các quần xã sinh vật của các loài như cá, cua ốc, rong rêu,… môi trường sống của nó là nước sông suối với không khí hoà tan trong nước, ánh sáng mặt trời, thức ăn, các chất khoáng; cùng hoạt động của tất cả các quần xã trong đó.2. Chức năng của hệ sinh thái sông suối:

Là con đường giao lưu lục địa và biển, không chỉ của các loài di cư sông biển, biển sông mà còn là hành lang xâm nhập của nhóm sinh vật biển vào nước ngọt, góp phần vào sự hình thành hệ sinh thái nước ngọt.

Là nơi duy trì nguồn gen của các loài thuỷ sinh vật cho các vực nước tĩnh.Xử lý một phần chất thải ô nhiễm nhờ vào khả năng tự làm sạch của nguồn nước.Nơi cung cấp nhiều giá trị cho cuộc sống của con người như thuỷ sản, giao thông, năng

lượng, du lịch sinh thái, nước tưới cho nông nghiệp, công nghiệp.Giảm lũ lụt do hấp thụ và điều tiết lượng nước, giảm diện tích đất ngập nước.Ngoài ra, các suối nước nóng còn có tác dụng chữa bệnh do chứa một số khoáng chất.

3. Các nhân tố vô sinh:a. Nồng độ oxi hoà tan trong nước:

Đối với sông suối thì oxi xâm nhập vào nước chủ yếu do khuyếch tán lớp khí từ bề măt nên lượng oxi trong nước được xem như không đổi, còn nguồn cung cấp do các thực vật thuỷ sinh thài không đáng kể. Chính vì vậy, mà sinh vật sống trong sông suối vô cùng mẫn cảm với bất kì dạng nhiễm bẩn nào làm giảm nguồn dự trữ oxi hoà tan trong nước. b. Nhiệt độ:

Có nhiệt độ tương đối ổn định nên sinh vật trong sông suối thường là sinh vật chịu nhiệt hẹp.c. Ánh sáng:

Ánh sáng được phân bố theo các lớp nước nông sâu khac nhau nên tuỳ theo độ dài song của từng tia sáng mà thảm thực vật phân bố khác nhau.d. Độ mặn:Trương Tường Tân

Trang 30

Page 31: De Cuong Sinh Thai

Là nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố và mức độ phong phú của các loài thuỷ sinh.Lượng muối hoà tan khác nhau của cùng một con sông lớn, đặc biệt là vùng thượng lưu

và hạ lưu. Độ mặn khoảng 5-50%.Trong các sông suối nước ngọt thường có độ măn thấp nên có nhóm sinh vật chịu muối

hẹp sinh sống. e. Thành phần dinh dưỡng :

Ở sông thì có nồng độ chất dinh dưỡng phong phú hơn suối.4. Quần xã sinh vật:

- Sinh vật sản xuất:Tảo bám và các chất hữu cơ vụn nát: tảo lục sống bám(cladophara),tảo cát…Thực vật nổi và các loài cây thuỷ sinh: lục bình,rêu nước(fontinalis)…

- Sinh vật tiêu thụ:Các ấu trùng, côn trùng và thiếu trùng phù du, Động vật nổi. Động vật không xương sống, thân

mềm và tôm. Các loài cá nước ngọt và cá đáy nước lợ ở cửa sông.- Sinh vật phân huỷ:

Là các loại vi khuẩn. Có nhiệm vụ quan tr ọng trong khả năng tự làm sạch của nguồn nước.5. Phân biệt thượng lưu, trung lưu và hạ lưu:

Thượng lưu:Lòng sông hẹp, dòng chảy mạnh, nồng độ oxi cao, nhiệt độ nước thấp, nền đáy cứng có nhiều

đá sỏi và đá cuội.Hệ sinh vật gồm: thực vật và động vật nổi không phát triển, các loài cá bơi giỏi, hệ sinh vật đáy

và rễ bám phát triển như rong mái chèo, các ấu trùng, thiếu trùng phù du. Trung lưu:

Lòng sông được mở rộng ra, có thêm nhiều phụ lưu là các sông nhỏ, tốc độ nước chảy giảm.Hệ sinh vật gồm: ấu trùng và côn trùng giảm, các loài cá và động vật nước ngọt, có sự pha trộn

nhiều loài do các phụ lưu cung cấp. Hạ lưu:

Mở rộng ra tới cửa sông, nước chảy chậm, nền đáy là do bồi đắp.Hệ sinh vật gồm: thực vật phát triển phong phú với nhiều loài thực vật có hoa, động vật nổi

xuất hiện nhiều giống như trong ao hồ. Ở đáy bùn cửa sông có trai giun, ít tơ, các loài cá bơi giỏi được thay thế bằng các loài cá có

nhu cầu oxi thấp như các loài cá nước ngọt, nước lợ và một số loài di cư từ biển vào. 6. Cho ví dụ sông Đồng Nai.

Là con sông già được trẻ lại do tác động của tạo sơn tân sinh.Do cấu tạo địa chất nên sông đồng nai ít chất phù sa và cặn lơ lửng.Hàm lượng BOD ở một đoạn sông đồng nai lên đến khoảng 11.5-13.8mg/l, vượt tiêu

chuẩn khoảng 2.9-3.4 lần. Tương tự đó thì hàm lượng vi trùng, các chất dinh dưỡng cũng sẽ tăng lên trong vài năm tới.

Chịu ảnh hưởng xâm mặn của biển và đáy mặn của sông nên đã tạo nên một vùng động thực vật khá phong phú.

Trương Tường Tân

Trang 31

Page 32: De Cuong Sinh Thai

Theo khảo sát của giới chuyên môn, ở đây có hơn 20 loài thú, trên 100 loài chim, khoảng 30 loài bò sát và 9 loài lưỡng cư:3 nhóm thủy sản chủ yếu của vùng là nhuyễn thể(36 loài), giáp xác(18 loài), và nhóm động vật phong phú nhất là cá(137 loài).

Tại vùng ngập mặn có các loại cây điển hình của vùng: nấm, đước, dà, vẹt…vào sâu hơn là nước ngọt, nước lợ có quần thể dừa nước, năng, mua, chà là, ô rô, ráng,…

Hiện nay lưu vực sông đồng nai đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải từ các khu công nghiệp đã làm kiệt quệ hệ sinh thái. Nồng độ ô nhiễm đã vượt khả năng chịu tải của con sông.

Câu 28: Các hệ sinh thái biển, chức năng sinh thái của biển và đại dương: phân loại, đặc tính sinh tháicủa mỗi hệ sinh thái biển, cho ví dụ.Trả lời:1. Chức năng sinh thái của biển và đại dương

a. Sinh vật biểnSinh vật biển là nguồn lợi quan trọng nhất của con người, gồm hàng loạt nhóm động

vật, thực vật và vi sinh vật. Sản lượng sinh học của biển và đại dương như sau: Thực vật nổi 550 tỷ tấn, thực vật đáy 0,2 tỷ tấn, các loài động vật tự bơi (mực, cá, thú...) 0,2 tỷ tấn. Năng suất sơ cấp của biển khoảng 50 - 250g/m2/năm.

b. Nguồn lợi hoá chất và khoáng chất chứa trong khối nước và đáy biểnBiển và đại dương là kho chứa hoá chất vô tận. Tổng lượng muối tan chứa trong nước

biển là 48 triệu km3, trong đó có muối ăn, iốt và 60 nguyên tố hoá học khác. Các loại khoáng sản khai thác chủ yếu từ biển như dầu khí, quặng Fe, Mn, quặng sa khoáng và các loại muối.

c. Nguồn lợi nhiên liệu hoá thạch, chủ yếu là dầu và khí tự nhiênSa khoáng biển - ven biển là loại hình mỏ có chứa chủ yếu các khoáng vật nặng của

các nguyên tố hiếm quý như titan, ziacôn và xeri.Vật liệu xây dựng ở biển bao gồm cát, cuội, sỏi, đá vôi, vỏ sò. Cát thường giàu chất thạch anh, ít tạp chất.

d. Nguồn năng lượng "sạch" khai thác từ gió, nhiệt độ nước biển, các dòng hải lưu và thuỷ triều. Năng lượng sạch từ biển và đại dương hiện đang được khai thác phục vụ vận tải biển, chạy máy phát điện và nhiều lợi ích khác của con người.

e. Mặt biển và vùng thềm lục địa là đường giao thông thuỷ. f. Biển là nơi chứa đựng tiềm năng cho phát triển du lịch, tham quan, nghỉ ngơi, giải

trí.g. Là bể cácbon điều hoà khí hậuBiển và đại dương có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều hòa khí hậu trên Trái

Đất. Hàng năm, đại dương trao đổi với khí quyển một lượng khoảng 90 tỷ tấn Cacboníc. Cũng từ biển, các cơn bão nhiệt đới được tạo thành. Các dòng chảy trên biển điều hòa khí hậu ở cấp độ toàn cầu, chúng ảnh hưởng đến khí hậu Trái đất rõ nét nhất thông qua các hiện tượng El Ninõ và La Nina.2. Một số hệ sinh thái biển:Trương Tường Tân

Trang 32

Page 33: De Cuong Sinh Thai

a. Hệ sinh thái rạn san hô.Các rạn san hô và các quần xã sinh vật có liên quan bao trùm một diện tích ước chừng

600.000 km2, chủ yếu nằm giữa Hạ chí tuyến và Đông chí tuyến. Các rạn san hô thường được tìm thấy ở các tầng nước nông, ở độ sâu khoảng 30m và trải dài khoảng 15% dải bờ biển của thế giới .

Có 3 nhóm san hô chính là: san hô cứng (còn gọi là san hô đá), san hô sừng và san hô mềm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến rạn :ánh sáng, sóng, mức chênh triều, trầm tích, độ muối, thức ăn, nhiệt độ và độ sâu.

Tầm quan trọng của rạn san hô- Đây là hệ sinh thái có năng suất cao nhất, có tính đa dạng sinh học cao nhất.- Hệ còn giảm tác động của sóng biển đến các vùng bờ.- Là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật biển.- Là khu dự trữ gen phong phú.- Có ứng dụng trong y học và giá trị thẩm mỹ cao.

b. Hệ sinh thái rừng ngập mặnRừng ngập mặn (Mangroves) là thuật ngữ mô tả hệ sinh thái thuộc vùng nhiệt đới và cận

nhiệt đới tạo thành trên nền các thực vật vùng triều với tổ hợp động thực vật đặc trưng.Thực vật ngập mặn được hình thành từ các thực vật trên cạn thích nghi dần với các điều

kiện ngập mặn thông qua các đợt biển tiến và biển thoái. Cấu trúc và các nhân tố ảnh hưởng.

Thành phần cây ngập mặn được phân chia thành 2 nhóm gồm cây ngập mặn chủ yếu ( true mangroves) và cây tham gia rừng ngập mặn (assosiate mangroves).

Thành phần sinh vật sống thường xuyên trong hệ và có vai trò sinh thái quan trọng là vi khuẩn, nấm, tảo, dương xỉ, địa y, cây một và hai lá mầm, động vật nguyên sinh, thân mềm, ruột khoang, sứa lược, giun giáp xác, côn trùng , da gai, hải quì, bò sát, chim và thú.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái bao gồm: tính chất của đất ngập nước, thành phần cơ học cảu các lớp trầm tích, tần số và khối lượng của các đợt triều và chất dinh dưỡng.

Tầm quan trọng của rừng ngập mặn.- Rừng ngập mặn là nơi đảm bảo cho các hệ sinh thái ven biển phát triển lành mạnh.- Góp phần giữ nguồn đất ven bờ và mở rộng diện tích đất đai.- Rừng ngập mặn giúp xử lý các chất thải từ những thành phố, bảo vệ môi trường vùng

ven bờ.- Ngoài ra rừng còn có tác dụng điều hòa khí hậu, giá trị từ các loài sinh vật và tiềm

năng du lịch3. Ví dụ hệ sinh thái Rạn san hô Great Barrier Rạn san hô Great Barrier (Đại Bảo Tiều) là hệ thống đá ngầm san hô lớn nhất thế giới nằm

ở khu vực Biển đông bắc Úc. Rạn san hô Great Barrier có đa dạng sinh học cao ,bao gồm cả nhiều loài đang lâm nguy

và đang gặp nguy hiểm. 30 loài cá voi, cá heo đã được ghi nhận tại rạn san hô Great Barrier.Trên 200 loài chim (bao gồm cả 40 loài chim nước) sống trên vùng trời của rạn san

Trương Tường Tân

Trang 33

Page 34: De Cuong Sinh Thai

hô Great Barrier, kể cả loài đại bàng biển bụng trắng và chim nhạn hồng.5000 loài động vật thân mềm cũng đã được ghi nhận. 17 loài rắn biển. Hơn 1500 loài cá. 400 loài san hô kể cả san hô cứng và san hô mềm. 500 loài tảo đại dương hoặc tảo biển.

Rạn san hô Great Barrier có vai trò lớn trong việc duy trì tính đa dạng sinh học.

Câu 29 : Khái niệm, nguyên nhân các chất gây ô nhiễm nguồn nước. Cho ví dụ sông Thị Vải.Trả lời :1.Như thế nào là ô nhiễm nguồn nước :Vậy, ô nhiễm nước là sự thay đổi bất lợi môi trường nước làm cho thành phần và tính chất nguồn nước không còn phù hợp với mục đích sử dụng (uống, sinh vật bình thường sống được …)2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước: là do tự nhiên hoặc con người.a. Ô nhiễm do tự nhiên:

- Do đặc tính địa chất của nguồn nước, ví dụ: nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm, sunfat. Nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều sắt và mangan… Nước vùng núi đá chứa nhiều canxi.

- Mưa trôi xuống các chất bẩn: lá cây, xác động vật.- Do quá trình khai khoáng.

b. Ô nhiễm do nhân tạo: - Do hoạt động của con người đây là nguyên nhân chính làm suy giảm chất lượng nguồn

nước- Sử dụng hóa chất trong nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ…).- Chất thải từ các khu chăn nuôi, bệnh viện, nước thải thành phố, Chất thải công nghiệp

3. Một số chất ô nhiễm hữu cơ thường gặp: a. Ô nhiễm nước do các chất hữu cơ:

Các chất protein: các vi sinh vật sẽ phân giải protein thành các hợp chất trung gian như axit amin, các axit béo và axit thơm, nhiều bazơ hữu cơ, các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh và photpholàm cho nước độc hại và có mùi hôi.

Các loại thuốc nhuộm màu: làm giảm giá trị sử dụng của nước, làm cho khả năng xâm nhập của ánh sáng bị giảm gây trở ngại hoặc loại trừ quá trình quang hợp nên làm giảm DO.

Các chất tẩy rửa tổng hợp: nó tạo lớp váng bọt trên mặt nước gây mất mỹ quan và ngăn cẳn sự khuếch tan ôxi vào nước, gây độc hại cho cá và các sinh vật khác.

Các chất hydrocacbon, hydratcacbon, rượu, axit hữu cơ: làm giảm nồng độ ôxi hòa tan, tạo ra các sản phẩm mang tính độc, làm mất khả năng đệm của chất thải, làm giảm thấp pH.

Các hợp chất hữu cơ dùng làm thuốc trừ sâu: thông qua quá trình tích tụ sinh học trong chuỗi thức ăn và tồn tại lâu dài trong môi trường nó có thể đạt liều lượng gây nguy hại cho nhiều sinh vật trong nước.

Dầu mỏ: làm giảm quá trình khuếch tán ôxi từ không khí vào trong nước, làm chết các sinh vật sống ở bề mặt nước, các chất lắng đọng và các sản phẩm phân hủy của chúng có thể hủy diệt sinh vật đáy.Trương Tường Tân

Trang 34

Page 35: De Cuong Sinh Thai

b. Ô nhiễm nước do các chất vô cơ: Axit kiềm: gây hủy diệt các loại vi khuẩn và các loại sinh vật khác, làm cho khả năng

tự làm sạch của nước giảm trầm trọng. Nồng độ pH cao quá hay thấp quá đều làm cho cá và thủy sản khác chịu tác hại hoặc bị hủy diệt. Ngoài ra, khi pH thấp sẽ làm cho H2S được tạo ra, đặc biệt từ các lớp bùn đáy, gây hôi thối và ô nhiễm không khí.

Các hợp chất vô cơ độc hại: những chất vô cơ mang tính chất độc hại có trong nước thải từ một số ngành sản xuất công nghiệp thường gặp như Clo tự do, amôniac, Sunfuahydrô, các Sunfua hòa tan, các muối của các kim loại nặng(đồng, kẽm, chì, niken…). Các chất trên làm chết vi khuẩn và các sinh vật sống trong nước nên làm mất khả năng tự làm sạch của nước đối với ô nhiễm hữu cơ.

Các muối hòa tan: Ở nồng độ cao các muối hòa tan như clorua, sunfat, nitrat, photphat gây ảnh hưởng xấu đến cá và thực vật sống trong nước ngọt.

Các muối vô cơ không tan: trong nước và có tính trơ như canxi, cacbonat…,chúng làm tăng độ đục của nước, làm giảm chất lượng nước.

Phân bón hóa học: làm tăng nồng độ NO3, PO42-, làm phú dưỡng hóa nguồn nước.

Các kim loại nặng: ảnh hưởng tới các hệ sinh học trong nước, các hệ thống xử lí nước thải. c. Ô nhiễm nước do vi sinh vật

Bên cạnh các sinh vật có ích có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật. Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật bản, giun đỏ, trứng giun v.v... .

Ðể đánh giá chất lượng nước dưới góc độ ô nhiễm tác nhân sinh học, người ta thường dùng chỉ số coliform. Ðây là chỉ số phản ánh số lượng trong nước vi khuẩn coliform, thường không gây bệnh cho người và sinh vật, nhưng biểu hiện sự ô nhiễm nước bởi các tác nhân sinh học.

d. Ô nhiễm nước do chất thải độc hại Tràn dầu: các sự cố tràn dầu làm hủy hoại hệ sinh thái biển. Các tàu nhỏ chạy bằng

xăng dầu đã thải ra khoảng 70% lượng dầu thải vào biển. Phóng xạ: chất phóng xạ từ nhà máy hạt nhân nguyên tử chứa một số lượng lớn các

chất độc và đồng thời còn chứa các loại nước làm nguội gây ảnh hưởng tới quá trình tự làm sạch của nguồn.

Hóa chất: ô nhiễm hoá chất do nhiều nguyên nhân nhưng ảnh hưởng mạnh nhất là do quá trình khai thác và tuyển quặng vàng là nguy cơ đáng lo ngại đối với nguồn nước sinh hoạt và nước nông nghiệp.

4. Cho ví dụ sông Thị Vải Đây là dòng sông mang nguồn nước mặn, lợ với với chế độ bán nhật triều và hệ

động thực vật từ thượng đến hạ nguồn rất phong phú, đa dạng. Tuy vậy, hiện nay dòng sông đang bị ô nhiễm nặng bởi ngày đêm phải hứng chịu hàng chục ngàn khối nước thải trực tiếp từ các nhà máy, khu công nghiệp đổ vào.Trương Tường Tân

Trang 35

Page 36: De Cuong Sinh Thai

Mỗi ngày dòng sông phải hứng chịu khoảng 24.500m3 nước thải từ các nhà máy xí nghiệp trực tiếp xả thẳng ra sông vượt tiêu chuẩn cho phép với hàm lượng NH4

+ vượt từ 2,9 - 68 lần, BOD5 vượt từ 9,4 - 138 lần; COD vượt từ 7,6 - 81 lần; tổng coliform vượt từ 440 – l.800 lần.. Hàm lượng thủy ngân tại khu vực vượt 1,5 – 4 lần, lượng kẽm vượt 3 – 5 lần tiêu chuẩn cho phép. tổng tải lượng các chất ô nhiễm gồm các chất hữu cơ, cặn lơ lửng... thải thẳng xuống sông Thị Vải khoảng hơn 4.000kg/ngày. nồng độ oxy hòa tan trong nước chỉ ở mức từ 0,5mg/lít trở xuống; còn có sự hiện diện của chì, cadimi vượt tiêu chuẩn cho phép 4-5 lần; thượng nguồn sông Thị Sông Thị Vải bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất lơ lửng, mùi hôi, vi khuẩn; còn phát hiện có cả xyanua .

Đặc biệt nghiêm trọng là việc xả “trộm” dịch thải lỏng sau lên men vào ban đêm của Công ty Vedan VN suốt 14 năm qua là thủ phạm chính “giết chết” sông Thị Vải. Cá tôm nuôi bị chết phơi bụng hàng loạt, những dãy hồ nuôi cá dọc bờ sông thuộc địa bàn xã Long Thọ bị bỏ không từ nhiều năm nay. Đời sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sức khỏe ngày càng giảm và bệnh tật xuất hiện nhiều làm chất lượng cuộc sống giảm sút.

Câu 30: Tác động sinh thái của ô hiễm nguồn nước. Cho ví dụ về phì dưỡng và Thủy triều đỏ.Trả lời:

1. Tác động của ô nhiễm nước đến hệ sinh thái- Sự thải các chất hữu cơ sẽ gây xáo trộn toàn bộ hệ sinh thái với sự xuất hiện 4 vùng dọc theo dòng nước.

Vùng pha trộn giữa nước sông và nước thải. Vùng phân hủy tích cực, ở đó nấm và vi khuẩn sinh sôi và phân huỷ chất hữu cơ. Nếu

tất cả O2 được sử dụng hết, vùng này sẽ trở nên hôi thối. Kế đến sẽ là vùng phục hồi, nước sẽ được làm giảm lượng chất ô nhiễm. Vùng nước sạch trở lại sau khi phục hồi.

Người ta có thể xem sự ô nhiễm một con sông với một hệ thống dậy men liên tục với khả năng tự thanh lọc. Sự thanh lọc này được hiểu theo nghĩa loại trừ các chất hữu cơ ở dạng sinh hoạt hay hoà tan.

- Một số loài sinh vật đặc biệt phát triển(tảo nở hoa) trong khi một số loài khác biến mất( cá, tôm và một số loài khác)- Do sự gia tăng độ phì nhiêu của nước bởi các nhân tố dinh dưỡng nhất là nitrat, phosphat

làm sinh sôi nảy nở các phiêu sinh thực vật và các sinh vật thuỷ sinh. Quá trình làm sự trầm tích tăng nhanh: hồ hẹp lại dần và cạn đi.  - Giảm sút tính đa dạng sinh học. Ô nhiễm nguồn nước làm biến đổi nghiêm trọng hệ sinh thái.2. Cho ví dụ về phì dưỡng và Thủy triều đỏ.( câu 31)

Câu 31: So sánh hai hiện tượng “ Phì dưỡng nguồn ước” và “Thủy triều đỏ’, các biện pháp phòng chống và cho ví dụ minh họa.Trả lời:Trương Tường Tân

Trang 36

Page 37: De Cuong Sinh Thai

1. So sánh hai hiện tượng phú dưỡng hóa và thủy triều đỏ:a. Giống nhau:- Sảy ra do nước giàu dinh dưỡng dẫn đến bùng phát tảo.- Làm cho nguồn nước bị ô nhiễm tác động xấu đến môi trường. - Làm biến đổi hệ sinh thái dẫn đến diễn thế sinh thái.

b. Khác nhau:Nhân tố Phú dưỡng hóa Thủy triều đỏ

Nơi sảy raAo hồ nước tù đóng kín đầu ra.

Vùng của sông và biển ven bờ.

Điều kiện bùng phátPhụ thộc phần lớn vào nồng độ chất dinh dưỡng là nitơ và phot pho.

Ngoài nồng độ chất dinh dưỡng còn phụ thuộc vào nhiệt độ, độ mặn,…

Mức độSảy ra trong các hồ nước tù trên một diện tích nhỏ.

Sảy ra trên diện rộng

Tác động đến con người.

Ở một mức độ vừa phải, tảo có thể tận dụng làm tăng sinh khối.Chuyển ao, hồ thành đất trồng (diễn thế sinh thái).

Làm thiệt hại lớn cho nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, du lịch, sức khỏe con người,..

Tác động đến môi trường.

Không có khả năng tự làm sạch dẫn đến ao hồ nhanh bị biến thành đầm lầy.

Có khả năng tự làm sạch. Sau một thời gian môi trường tự phục hồi như trước.

Thành phần tảo

Tảo nước ngọt (anabaena). Tảo này không độc có thể nuôi các động vật thủy sinh để tiêu thụ lượng tảo này.

Tảo nước mặn (stramenopila). Tảo này thường chứa các chất độc với động vật.

2. Các biện pháp khắc phục phú dưỡng hóa và thủy triều đỏ:- Tăng cường hiệu quả của các khu sử lý nước thải. Sử lý triệt để hàm lượng nito và phot pho:

Sau khi sử lý xong BOD, COD ta có bể phụ để sử lý hàm lượng nitơ, photpho cộng với nuôi cá, trai để vừa đánh giá nước đầu ra vừa tiêu thụ hết lượng tảo trong nước đầu ra ( xử lý bậc 3).

- Sử dụng có giới hạn phân bón hóa học. Không dùng phân bón hóa học ở những nơi gần nguồn nước sinh hoạt, bón có tủ bằng bao ni lông. Nên chuyển sang dùng các loại phân ít gây ô nhiễm như phân vi sinh…Trương Tường Tân

Trang 37

Page 38: De Cuong Sinh Thai

- Nuôi các sinh vật như cá, trai,… để tiêu thụ một phần hàm lượng tảo và làm tăng sinh khối.- Tuần hoàn nguồn nước, tạo cho mặt nước thông thoáng có đầu ra.- Giảm lượng thải các chất nitơ và phốtpho do chăn nuôi thủy hải sản bằng cách. Sử dụng loại thức ăn thân thiện với môi trường. Quy hoạch khu nuôi trồng thủy hải sản thích hợp. Có biện pháp quản lý thích hợp như : người sử dụng môi trường phải đóng tiền, quy hoạch

các khu nuôi trồng thủy hải sản giảm thiểu ô nhiễm…- Có kế hoạch sử lý rác không thải rác ra hồ, biển.- Sử dụng mô hình nông nghiệp VAC đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất.- Sử dụng chế phẩm EM ( Effective microorganisms) kiềm chế sự phát triển của tảo. Hiệu quả

của việc sử dụng chế phẩm EM có thể làm cho trị số BOD trong nước hồ sau 5 tháng xử lý giảm từ 72ppm xuống chỉ còn 5ppm, tức đã giảm hơn 14 lần. Hàm lượng oxy hoà tan trong nước cũng tăng từ hai đến ba lần. Nước hồ sạch dần, không còn mùi hôi thối. Nước sau khi xử lý cung cấp tốt cho hệ thống thuỷ lợi.

3. Ví dụ về hiện tượng thủy triều đỏ ở Bình Thuận.a. Thủy triều đỏ ở Bình Thuận:

- Tại Việt Nam, hiện tượng Thủy triều đỏ đã xảy ra ở nhiều nơi. Tuy nhiên, khu vực biển Bình Thuận là nơi có tần suất nở hoa của vi tảo cao nhất, hiện tượng này dường như xảy ra hàng năm vào khoảng tháng 3 đến tháng 8 (mạnh nhất vào tháng 7 – tháng 8) và thường kéo dài trên dưới một tháng, khi nhiệt độ ấm lại và cường độ bức xạ cao nhất trong năm.b. Tác động của thủy triều đỏ tại Bình Thuận:

Thảm họa "thủy triều đỏ" ở Bình Thuận trung tuần tháng 7/2002 làm khoảng 90% sinh vật trong vùng triều, kể cả cá, tôm trong các lồng, bè bị tiêu diệt; Thủy triều đỏ xuất hiện khoảng 15 ngày, mấy tháng sau hệ sinh thái mới dần phục hồi.

Làm cho ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản ở Bình Thuận bị tê liệt. Ngành du lịch cũng bị thiệt hại.

Thủy triều đỏ cũng đã khiến 82 người phải nhập viện do tắm biển, với các triệu chứng ngứa, phồng rộp vùng da nhạy cảm. c. Nguyên nhân:Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở ven biển nước ta có khoảng 70 loài tảo có thể gây hại. các tảo này có sẵn trong nước khi gặp các điều kiện thuận lợi thì chúng bùng phátLoài tảo chính nở hoa ở Bình Thuận là một loài tảo xanh lam (Phaeocystis globosa) "nở hoa", tiết độc tố vào nước biển. Chất độc do tảo nở hoa làm ảnh hưởng tới thần kinh, hủy diệt hoặc gây nhiễm độc cho các sinh vật biển. Con người ăn phải các sinh vật này sẽ bị ngộ độc, thậm chí tử vong.

Nguyên nhân làm cho tảo bùng phát ở Bình Thuận nhiều nhất cả nước: Nghề nuôi lồng các loài tôm hùm, cá mú cũng thải ra môi trường một lượng dinh dưỡng đáng

kể từ các loại hóa chất và thức ăn cũng là một điều kiện kích thích sự nở hoa. Theo tính toán nghề nuôi trồng hải sản ở Bình Thuận mỗi năm thải ra 70 tấn hóa chất và 13.000 tấn thức ăn tồn đọng.

Nghề làm mắm thải ra môi trường một lượng lớn xác cá.Trương Tường Tân

Trang 38

Page 39: De Cuong Sinh Thai

Do hiện tượng nước trồi cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Trong nước trồi có mang theo một lượng tảo khi vào bờ gặp môi trường giàu chất dinh dưỡng ( nitrogen, photpho) thì bùng phát.

Rác thải sinh hoạt và từ các khu du lịch, giải trí thải ra biển.

Trương Tường Tân

Trang 39