8
Nêu bản chất, chức năng, khối tiền tệ và các chế độ lưu thong tiền tệ? -Tiền tệ là bất cứ thứ gì được chấp nhận chung để đổi lấy hàng hoá, dịch vụ hoặc để thanh toán các khoản nợ -Chức năng +Tiền tệ phụ thuộc vào nhu cầu trao đổi +Sức mạnh của tiền phụ thuộc vào sức mua của nó +Sức mua của tiền được đo lường thông qua khả năng mua được nhiều hay ít hàng hoá. -Khối tiền tệ Khối tiền tệ được sử dụng để tính toán lượng tiền trong lưu thông khi tính lỏng thay đổi Có các khối tiền tệ cơ bản sau đây: M 1 = Tiền mặt + Tiền gửi không kỳ hạn (*) M 2 = M 1 + Tiền gửi tiết kiệm+ Tiền gửi có kỳ hạn M 3 = M 2 + Tiền gửi tại tổ chức phi ngân hàng L= M 3 + Tín phiếu kho bạc + Trái phiếu kho bạc + Chấp phiếu ngân hàng + Thương phiếu -Các chế độ lưu thong tiền tệ 1.Chế độ 2 bản vị Trong chế độ hai bản vị, hai kim loại vàng và bạc đồng thời được sử dụng để đúc tiền a. Chế độ bản vị song song Chế độ này cho phép vàng và bạc quy đổi với nhau theo tỷ lệ giá trị thực sự của hai kim loại b. Chế độ bản vị kép Chế độ này quy định một tỷ lệ trao đổi cố định giữa hai đồng tiền kim loại

đề Cương tc tt

  • Upload
    mo-vu

  • View
    21

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: đề Cương tc tt

Nêu bản chất, chức năng, khối tiền tệ và các chế độ lưu thong tiền tệ?

-Tiền tệ là bất cứ thứ gì được chấp nhận chung để đổi lấy hàng hoá, dịch vụ hoặc để thanh toán các khoản nợ

-Chức năng

+Tiền tệ phụ thuộc vào nhu cầu trao đổi

+Sức mạnh của tiền phụ thuộc vào sức mua của nó

+Sức mua của tiền được đo lường thông qua khả năng mua được nhiều hay ít hàng hoá.

-Khối tiền tệ

Khối tiền tệ được sử dụng để tính toán lượng tiền trong lưu thông khi tính lỏng thay đổi

Có các khối tiền tệ cơ bản sau đây:

M1= Tiền mặt + Tiền gửi không kỳ hạn (*)

M2= M1 + Tiền gửi tiết kiệm+ Tiền gửi có kỳ hạn

M3= M2 + Tiền gửi tại tổ chức phi ngân hàng

L= M3 + Tín phiếu kho bạc + Trái phiếu kho bạc + Chấp phiếu ngân hàng + Thương phiếu

-Các chế độ lưu thong tiền tệ

1.Chế độ 2 bản vị

Trong chế độ hai bản vị, hai kim loại vàng và bạc đồng thời được sử dụng để đúc tiền

a. Chế độ bản vị song song

Chế độ này cho phép vàng và bạc quy đổi với nhau theo tỷ lệ giá trị thực sự của hai kim loại

b. Chế độ bản vị kép

Chế độ này quy định một tỷ lệ trao đổi cố định giữa hai đồng tiền kim loại

2.Chế độ bản vị tiền vàng

+Vàng được tự do đúc thành tiền và đưa vào lưu thông.

+Vàng được tự do xuất nhập khẩu

+Các loại tiền khác được tự do đổi ra vàng

Page 2: đề Cương tc tt

3.chế độ bản vị vàng thỏi và hối đoái vàng

+Được áp dụng vào cùng một thời điểm

+Vàng không còn được đưa vào lưu thông nữa mà được đúc thành thỏi và cất trữ

+Các loại tiền phải quy định hàm lượng vàng và không được tự do đổi ra vàng.

4.Chế độ bản vị ngoại tệ

5.Chê độ lưu thong tiền giấy

+Tiền giấy thay thế cho vàng làm phương tiện lưu thông

+Sở dĩ tiền giấy được thừa nhận là vì nó được Nhà nước công nhận, đảm bảo và bắt buộc phải tuân thủ

+Nói cách khác, tiền giấy ra đời và lưu hành được là nhờ có lòng tin của người sử dụng.

Câu2: Lạm phát: kn,ploại, nguyên nhân, tác động và biện pháp khắc phục lạm phát-liên hệ nền kinh tế nước ta

-kn: Lạm phát là hiện tượng tiền giấy mất giá kéo dài và liên tục so với hàng hoá, vàng và ngoại tệ

-Ploại:

+Thiểu phát

+Lạm phát thông thường

+Lạm phát phi mã

+Siêu lạm phát

-Nguyên nhân

a. Sự gia tăng chi phí sản xuất :lạm phát do chi phí thúc đẩy

Xuất hiện khi có một cú sốc từ phía cung

Khi đó đường tổng cung sẽ bị dịch chuyển vào trong, gây nên sự suy giảm trong tổng sản phẩm và sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.

Nếu chính phủ muốn duy trì một tỷ lệ thất nghiệp thấp thì phải can thiệp để đẩy đường tổng cầu ra ngoài, như vậy làm cho mức giá cả tăng lên.

b. Sự mất cân đối trong quan hệ cung cầu :lạm phát do cầu kéo

Page 3: đề Cương tc tt

Khi xuất hiện một sự gia tăng đột biến từ phía cầu, sẽ xuất hiện một sự thiếu hụt về cung.

Lạm phát cầu kéo thường bắt nguồn do chính phủ mong muốn duy trì một mức thất nghiệp thấp hơn mức thất nghiệp tự nhiên, vì vậy làm dịch chuyển đường tổng cầu ra ngoài.

Khi tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn mức tự nhiên, mức sản lượng sẽ cao hơn mức tiềm năng, do đó đường tổng cung sẽ di chuyển vào, gây nên sự tăng giá

c. Sự khủng hoảng cơ cấu kinh tế xã hội :các loại lạm phát khác

Lạm phát còn có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác

Tình trạng kéo dài của thiên tai, địch hoạ

Sự biến động tiêu cực của tỷ giá hối đoái

Sự khủng hoảng kéo dài của cơ cấu kinh tế xã hội

-Tác động và biện pháp khắc phục lạm phát khác-liên hệ nền kinh tế nước ta

+ Tác động

.Lạm phát làm phân phối lại thu nhập của cải giữa các giai cấp khác nhau

.

Các biện pháp khắc phục

1. Chính sách xiết chặt lượng cung tiền tệ

 

        Ngân hàng Nhà nước có thể quyết định thắt chặt mức cung tiền tệ. Điều đó sẽ

có kết quả là lãi suất tăng lên (ở một mức độ nhất định). Lý do là do thị trường tiền

tệ bị chi phối bởi sự phối hợ qua lại giữa sù mong muốn của công chúng về việc

nắm giữ tiền và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.

 

2. Kiềm giữ gía cả

 

          Nhà nước có thể thực hiện chính sách kiềm giữ gía cả bằng nhiều biện pháp

khác nhau như:

- Nhập hàng hoá của nước ngoài để bổ sung cho hàng hoá trong nước

- Xuất kho dự trữ vàng và ngoại tệ bán cho dân chúng (khó thực hiện ở các nước

nghèo)

Page 4: đề Cương tc tt

- Kiểm soát giá cả: Biện pháp này chỉ có tác động nhất thời và trong cơ chế thị

trường, và mét sù thật là rất khó để kiểm soát được mức giá

 

3. Ên định mức lãi suất cao

 

       Việc Ên định này là do nhà nước quyết định. Khi mức lãi suất tiền gửi tăng

lên, những người có tiền sẽ thấy có lợi khi gửi tiền vào ngân hàng. Ngược lạI biện

pháp này sẽ làm cho hoạt động của ngân hàng trở nên khó

II>. Biện pháp chống lạm phát ở Việt nam

 

1. Biện pháp lành mạnh hoá ngân sách Nhà nước và đổi mới chính sách

thuế                                                                                                                               

                              

 

        Đối với Việt nam, nhiệm vụ lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia trước hết là

hạn chế thâm hụt ngân sách Nhà nước, đã được đặt lên hàng đầu trong những nỗ

lực của Chính phủ nhằm từng bước thực thi một cách có hiệu quả chính sáchổn

định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát.

        Hiện nay tình trạng trốn thuế là rất phổ biến, các công cụ kiểm soát tàI chính

còn đang yếu kém nên luật thuế không được thực hiện đầy đủ, việc nộp thuế phần

lớn còn thông qua “đàm phán” thuế

 

2. Tăng cường sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ

  Quá trình chống lạm phát diễn ra đồng thời với quá trình đổi mới cơ chế kinh tế, trong đó có vấn đề đổi mới căn bản chính sách tài chính quốc gia. Vì vậy, tác động của các chính sách tài chính đối với việc chống lạm phát không chỉ đơn thuần là

Page 5: đề Cương tc tt

vấn đề giảm bội chi ngân sách mà trên thực tế các chính sách tài chính mới còn phải tác động sâu rộng hơn, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, các biện pháp tài chính vẫn còn nhiều tồn tại lớn, đáng lo ngại nhất là chưa thiết lập được cơ chế kiểm soát tài chính và thực hiện kỷ luật tài chính trong toàn bộ nền kinh tế để cho sù tác động của chính sách tiền tệ và hệ thống lãi suất trên thị trường tiền tệ - tín dụng và vai trò của nã trong việc chống lạm phát ở Việt nam trong thời gian tới có hiệu quả, cần phải sử dụng các công cụ của ngân hàng Trung ương.

3. Biện pháp giá cả :

      

        Sù thay đổi của mặt bằng gía cả thể hiện qua chỉ số của giá là thước đo quan

trọng về mức độ lạm phát. Tuy nhiên việc sử dụng chính sách gía cả nhằm chống

lạm phát lại là vấn đề khác và trên thực tế nhiều nước đã thực hiện với những mức

độ khác nhau. Như ở Việt nam đã thực thi một cách cương quyết giải pháp xoá bao

cấp qua giá trên thực tế đã có tác dụng rất quan trọng làm lành mạnh hoá thu chi

ngân sách, góp phần chống lạm phát.

 

4. Sử dụng quỹ bình ổn gía cả

 

      Cơ chế thu phô, thu lập quỹ bình ổn gía cả dược Chính phủ cho phép thực hiện

từ giữa năm 1993. Việc khai thác tốt hiệu quả của cơ chế này sẽ góp phần vào việc

bình ổn gía cả thị trường, kiềm chế lạm phát.

 

5. Sù tác động về phía cung và cơ cấu hàng hoá góp phần tạo ra cân đối tiền

hàng

 

* Do có những đặc điểm khác biệt giữa lạm phát trong quá trình chuyển đổi qua cơ

chế thị trường so với lạm phát trong điều kiện một nền kinh tế thị trường đã phát

triển

* Các biện pháp về tự do hoá thương mại trên thị trường nội địa: xu hướng phát

triển của toàn bộ nền kinh tế đã và sẽ tạo ra những chuyển bién quan trọng trong cơ

cấu kinh tế của những năm tiếp theo, và xu hướng này cá tính chất vững chắc nó

như là chiếc van tương đối an toàn để đảm bảo kiểm soát và kiềm chế lạm phát

Page 6: đề Cương tc tt

 

* Các giải pháp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại:

         Trên lĩnh vực ngoại thương, sự phát triển nhanh chóng, thay đổi mau lệ về cả

kim ngạch và khu vực thị trường, đã góp phần đưa nền kinh tế vượt qua nhiều khó

khăn. Sù gia tăng nhanh chóng của kim ngạch xuất khẩu và 

nhập khẩu không chỉ có tác động đảm bảo các nhu cầu lớn của nền sản xuất, chế

biến, xuất khẩu mà còn có tác dụng quan trọng tham gia vào cân đối tiền hàng trên

thị trường nội địa.

         Tỷ giá hối đoái ổn định đã có tác dụng kiềm chế lạm phát chi phí, ổn định gía

cả đầu vào đối với tất cả các ngành sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo khả năng ổn

định lãi suất tín dụng và đẩy lùi tâm lý lạm phát.

         Mét lĩnh vực khác của chính sách kinh tế đối ngoại là huy động vốn đầu tư

nước ngoài, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và các khoản tín dụng quốc tế. Giải pháp

này sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện chiến lược ổn định và phát triển

kinh tế.

         Như vậy qua nhưng phân tích ở trên chúng ta có thể thấy rõ được thực trạng

lạm phát ở Việt nam trong nhiều năm qua và những năm khó khăn mà nhà nước ta

vẫn còn bị hạn chế trong quá trình chống lạm phát. bên cạnh đó ta còng thấy được

những thành quả to lớn mà nhà nước ta đã đạt được thông qua các chính sách và

giải pháp kinh tế đối ngoại đúng đắn sẽ sẽ tạo ra những yếu tố cần thiết và phát huy

tác dụng tích cực chống, đẩy lùi, kiềm chế và kiểm soát lạm phát ở Việt nam.

 

Kết luận

 

 

         Với bản chất năng động và giàu thực tiễn, Việt nam đã điều hành quá trình

chống lạm phát một cách sáng tạo, không sa vào lý thuyết sách vở thuần tuý và

giáo điều, mà sử dụng các giải pháp phù hợp với thực tế, vừa sử dụng công cụ của

chính sách tài chính tiền tệ, vừa sử dụng các giải pháp phi tài chính tiền tệ, gắn

chống lạm phát với tiềm lực mới của công cụôc đổi mới, gắn chống lạm phát với

quá trình đổi mới để hỗ trợ và làm điều kiện thúc đẩy lẫn nhau, tạo ra những kết

quả ngoài dự kiến của nhiều nhà phân

Page 7: đề Cương tc tt

 

tích kinh tế của thế giới và trong nước, và kết quả khôi phục được hình thành nền

kinh tế của Nhà nước, sự lãnh đạo kinh tế của Đảng Cộng sản Việt nam.  

Câu 3:bản chất, chức năng, hệ thống tài chính

-Bc: