60
CM NANG HI NHP KINH TQUC T59 CM NANG HI NHP QUC T59 CM CM CM CM CM NA NA NA NA N N N N N HHI I N NH NHP P P P QUQUQUNG NG NG NG NG HI HI HI HI HI NH NH NH NH NHP P P P P NG NG NG NG NG HI HI I I HI NH NH NH NH N P P P P P KIN KIN KIN KIN KINH T H T H T H T HTKIN KIN KIN K K H T HT HT H T HTQU QU QU Q QUC C C C C TTTTTQU QU QU Q QUC C C C C TTT 59 59 59 59 59

& %0 1$1* + U 1+ )3 . 1+ 7 ; 48 M& 7 ; & & 5 2 & 1 3+ 7+8 ...hpa.hanoi.gov.vn/Media/AuflaBanner/FileUploads/I_5340117188. HPA - Rao... · hoàn toàn theo các cam kết trong các

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 59CẨM NANG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 59CẨMCẨMCẨMCẨMCẨM NANANANAN NNNN HỘHỘỘIỘIỘ NNHNHẬP ẬP ẬP ẬP ẬP QUỐQUỐỐQUỐ ẾẾẾNGNGNGNGNG HỘIHỘIHỘIHỘIHỘI NHNHNHNHNHẬP ẬPẬPẬP ẬP NGNGNGNGNG HỘIHỘIỘIỘIHỘI NHNHNHNHN ẬPẬPPẬPẬP KINKINKINKINKINH TH TH TH TH TẾẾẾẾẾKINKINKINKK H TH TH TH TH TẾẾẾẾ QUQUQUQQUỐC ỐCỐC ỐC ỐC TẾTẾTẾTẾTẾQUQUQUQQUỐCỐCỐCỐCỐC TẾTẾT 5959595959

Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN

Nguyễn Gia Phương

Trịnh Minh Anh

TỔ CHỨC BIÊN SOẠN VÀ TỔ CHỨC BẢN THẢO

Nguyễn Thị Mai Anh

Lâm Thị Quỳnh Anh

BIÊN SOẠN

Phòng Hội nhập Kinh tế Quốc tế trong nước (Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế - Bộ Công Thương)

Phòng Thông tin - Truyền thông (HPA)

LỜI GIỚI THIỆUTrong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc

tế, các nước dần dần dỡ bỏ các hàng rào thuế quan nhưng vẫn duy trì các biện pháp phi thuế quan để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước và lợi ích của người tiêu dùng. Đó có thể là các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hoá nhập khẩu để bảo vệ môi trường và sức khoẻ của người dân. Thậm chí, các thủ tục hành chính liên quan đến xuất nhập khẩu cũng có thể được coi là biện pháp phi thuế quan vì những ảnh hưởng của nó tới quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong một chừng mực nào đó, việc Chính phủ sử dụng các biện pháp phi thuế quan là cần thiết và chính đáng vì những mục tiêu đề cập ở trên. Nhưng trong bối cảnh thuế quan đang được giảm dần và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn theo các cam kết trong các Hiệp định về kinh tế thương mại, đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ký kết giữa các nước trong thời gian gần đây, thì các biện pháp phi thuế quan được sử dụng ngày càng nhiều và trong nhiều trường hợp đã được các nước biến thành công cụ bảo hộ tinh vi, gây cản trở tới thương mại quốc tế và làm bóp méo thương mại. Khi đó, các biện pháp phi thuế quan đã trở thành hàng rào thuế quan và là rào cản đối với thương mại quốc tế, gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường xuất khẩu.

Hiện nay, Việt Nam đang tích cực chủ động hội nhập quốc tế, trong đó có việc tham gia Tổ chức Thương mại

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1

Thế giới (WTO) và các Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Một mặt, Chính phủ cần sử dụng hiệu quả các biện pháp phi thuế quan để bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng và các ngành sản xuất trong nước, mặt khác cần hướng dẫn doanh nghiệp đối phó với những rào cản thương mại tại thị trường các nước đối tác. Về phía doanh nghiệp, cần tìm hiểu kỹ các biện pháp/rào cản phi thuế quan tại thị trường xuất khẩu để đáp ứng các quy định của thị trường đó, song cũng cần phát hiện và báo cáo với các cơ quan quản lý Nhà nước để sớm có phản ứng chính sách đối với những biện pháp phi thuế quan đang được nước đối tác sử dụng bất hợp lý nhằm cản trở sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài.

Xuất phát từ tầm quan trọng của việc phải tìm hiểu, nắm vững về các biện pháp/hàng rào phi thuế quan đối với cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế biên soạn cuốn CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ: CÁC RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.

Trân trọng giới thiệu tới quý độc giả./.

NGUYỄN GIA PHƯƠNGGiám đốc Trung tâm Xúc tiến

Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Từ tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

ASEAN The Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CEPT Common Eff ective Preferential Tariff

Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung

FTA Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

GATT General Agreement on Tariff s and Trade

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại

IPL Import Licensing Procedures

Thủ tục cấp phép nhập khẩu

ISO  International Organization for Standardization

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế

LDCs The Least Developed Countries

Các nước kém phát triển

MFN Most favoured nation Đối xử tối huệ quốc

MRA Mutual Recognition Agreements

Các thỏa thuận công nhận lẫn nhau

NT National Treatment Đối xử quốc gia

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ4

Từ viết tắt Từ tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

PPMs Processes and Production Methods

Các yêu cầu về phương pháp sản xuất/khai thác và chế biến sản phẩm

ROO Rule of Origin Quy tắc xuất xứ

SPS Sanitary and Phytosanitary Measures

Các biện pháp kiểm dịch động thực vật

TBT Technical barriers to trade

Các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại

TRQ Tariff Rate Quota Hạn ngạch thuế quan

WCO World Customs Organization

Tổ chức Hải quan Thế giới

WTO Word Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP

PHI THUẾ QUAN

PHẦN I

TỔNNG QG UANUAN VỀVỀỀ CÁCÁC BC BIỆNIỆN PHPHHÁÁP ÁP PHIPHI THTHUẾ UẾ QUAQUANN

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ6

Câu 1. Các biện pháp phi thuế quan là gì?

Các biện pháp của chính phủ ngoài thuế quan làm hạn chế luồng thương mại, được quy định cụ thể trong hệ thống chính sách luật pháp hay phát sinh từ thực tiễn quản lý hoạt động thương mại, có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hay nhập khẩu thì được gọi là các biện pháp phi thuế quan.

Câu 2. Tại sao các nước lại sử dụng các biện pháp phi thuế quan?

Trong thương mại quốc tế nói chung và trong chính sách thương mại của các nước nói riêng, nước nào cũng có nhu cầu phải bảo hộ một số ngành sản xuất trong nước của mình. Tuy nhiên, mục tiêu bảo hộ của các nước lại khác nhau, tùy theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế và những biện pháp bảo hộ thương mại trên thế giới cũng rất đa dạng và phong phú, ngay cả những biện pháp dựa trên hay biến tướng từ các quy định của WTO.

Trên thực tế, trình độ phát triển kinh tế của các nước chênh lệch nhau khá nhiều và thêm vào đó, bất cứ thị trường nào đều có những sức ép đòi bảo hộ của các ngành sản xuất trong nước nên các nước trên thế giới, dù ít hay nhiều, thường duy trì các biện pháp quản lý thương mại ở những mức độ khác nhau.

Biện pháp bảo hộ thương mại cổ điển nhất là thuế quan được WTO yêu cầu phải cắt giảm hoặc phải cam kết không tăng thuế vượt mức đã cam kết đối với phần lớn các mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu. Cam kết này được gọi là cam kết “ràng buộc thuế quan”. Đối với các nước mới gia nhập, WTO yêu cầu phải ràng buộc mức trần cho tất cả các

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 7

dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu của mình; giảm thuế, nhất là các mặt hàng đang có thuế suất áp dụng cao và yêu cầu cắt giảm thuế theo ngành với mức cắt giảm 0% (công nghệ thông tin, thiết bị máy bay dân dụng, thiết bị y tế) hoặc phải “hài hòa hóa thuế quan” ở mức thấp (hóa chất, hàng dệt may). Do đó, nghĩa vụ chung của các thành viên WTO là duy trì ổn định và giảm đáng kể thuế suất thuế nhập khẩu.

Chính sức ép phải giảm thuế đó đã khiến các nước đề ra các biện pháp bảo hộ thương mại không phải là thuế, đó là các biện pháp phi thuế quan.

Câu 3. Khi nào các biện pháp phi thuế quan được coi là rào cản thương mại?

Nếu một biện pháp phi thuế quan được áp dụng gây cản trở cho thương mại mà không lý giải được theo bất kỳ một chế định hay nguyên tắc nào của WTO thì biện pháp đó được coi là một rào cản phi thuế quan gây cản trở hay bóp méo thương mại.

Trên thực tế, một biện pháp phi thuế quan có thể được coi là hợp pháp trong giai đoạn này, nhưng lại bị coi là một rào cản phi thuế quan trong giai đoạn khác. Hoặc nếu áp dụng một biện pháp quản lý thương mại quá mức cần thiết hay quá thời gian quy định của WTO thì biện pháp đó được coi là rào cản thương mại. Ví dụ, nếu Hoa Kỳ sử dụng quyền

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ8

áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng thép nhập khẩu bằng việc tăng thuế nhập khẩu hơn mức cho phép hoặc áp dụng lâu hơn thời hạn quy định (8 năm) thì biện pháp tự vệ, được WTO cho phép áp dụng đó, lại trở thành rào cản thương mại. Và nó sẽ thành đối tượng của vụ kiện tranh chấp thương mại.

Câu 4. Theo quy định của hệ thống thương mại đa phương, các nước có được phép sử dụng các biện pháp phi thuế quan không?

Trong khuôn khổ WTO, trong một chừng mực nào đó, các biện pháp phi thuế quan có thể được phép áp dụng, nếu nó tuân theo những tiêu chí của WTO và không được gây cản trở hay bóp méo thương mại. Đó được gọi là các biện pháp phi thuế quan phổ thông (NTMs)1. Tuy nhiên, về mặt nguyên tắc, WTO yêu cầu phải chuẩn hóa lại các biện pháp phi thuế quan phổ thông theo các định chế của WTO hoặc các thông lệ quốc tế và khu vực khác, và phải giảm thiểu, tiến tới loại bỏ các rào cản phi thuế quan (NTBs)2 gây cản trở đối với thương mại.

1 Những biện pháp phi thuế phổ thông hiện nay được hiểu là các biện pháp quản lý thương mại nằm trong khuôn khổ điều tiết của WTO như tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh kiểm dịch, tiêu chuẩn kỹ thuật, định giá tính thuế hải quan...2 Như hạn ngạch (QRs), cấm nhập khẩu, phí nhập khẩu, giá nhập khẩu tối thiểu…

TỔNNG QG UANUAN VỀVỀỀ CÁCÁC BC BIỆNIỆN PHPHHÁÁP ÁP PHIPHI THTHUẾ UẾ QUAQUANN

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 9

Câu 5. Tại sao thuật ngữ “rào cản phi thuế quan” không được WTO định nghĩa một các chính thống và cũng không được đưa vào các văn bản luật pháp của WTO?

Mặc dù được sử dụng trong thương mại quốc tế, nhưng thuật ngữ “rào cản phi thuế quan” là một thuật ngữ không được WTO định nghĩa một các chính thống và cũng không được đưa vào các văn bản luật pháp của WTO. Vì trên thực tế, rất khó mà phân biệt được một biện pháp phi thuế quan có phải là một rào cản phi thuế quan hay không. Do tính phức tạp của nó, nên những tranh chấp liên quan có khi dẫn đến các vụ kiện tại WTO. Sau những phán xử của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO thì người ta mới công nhận một biện pháp phi thuế quan được áp dụng có tạo ra rào cản phi thuế quan đối với hoạt động thương mại hay không.

Câu 6. Mục đích của việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan có gì khác so với các biện pháp thuế quan?

Nói chung, các nước áp dụng biện pháp thuế quan và các biện pháp phi thuế quan là đều nhằm mục tiêu bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước. Nếu như vấn đề thuế quan không tạo ra nhiều bất đồng và khó khăn trong việc xem xét và đánh giá của các thành viên trong WTO thì vấn đề các biện pháp phi thuế quan, đặc biệt là rào cản phi thuế quan luôn gây ra những tranh cãi và bất đồng giữa các quốc gia trên thế giới. Mặc cho các thành viên WTO đã có nhiều nỗ lực để cố gắng xác định để hạn chế bớt sự phát triển của các rào cản phi thuế quan, nhưng các rào cản phi thuế

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ10

quan vẫn tồn tại và phát triển ngày càng một tinh vi hơn. Tuy nhiên, WTO cũng đã có nhiều thành công trong việc đạt được sự thừa nhận chung về một số loại rào cản phi thuế quan tiêu biểu cũng như tác động tiêu cực của chúng và buộc các thành viên WTO phải cam kết giảm thiểu chúng.

Câu 7. Tại sao Việt Nam cần nghiên cứu, thực hiện các quy định liên quan các biện pháp/hàng rào phi thuế quan?

Nền kinh tế Việt Nam đang chủ động, tích cực hội nhập kinh tế. Trong quá trình này, Việt Nam phải tuân thủ các luật lệ, quy định chung của hệ thống thương mại đa phương, trong đó có các quy định liên quan đến các biện pháp/hàng

TỔNNG QG UANUAN VỀVỀỀ CÁCÁC BC BIỆNIỆN PHPHHÁÁP ÁP PHIPHI THTHUẾ UẾ QUAQUANN

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 11

rào phi thuế quan được nêu trong các Hiệp định WTO. Để thực hiện các hiệp định đó, chính sách thương mại của Việt Nam cũng phải sửa đổi theo hướng tuân thủ các vấn đề liên quan đến chính sách thuế quan và phi thuế quan. Điều này là cần thiết do trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng nhanh về số lượng và chủng loại, chất lượng và giá cả cũng ngày càng có tính cạnh tranh hơn. Điều đó chắc chắn sẽ dẫn đến việc hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị các nước cố gắng tìm cách chặn lại bởi các biện pháp phi thuế quan hay các rào cản phi thuế quan khác. Do vậy, chúng ta phải nghiên cứu để hướng dẫn các doanh nghiệp có biện pháp tránh hoặc hạn chế bớt rủi ro khi vướng phải các rào cản này. Hơn thế nữa, việc tìm hiểu kỹ về các biện pháp phi thuế, các rào cản phi thuế cũng giúp chúng ta thêm khả năng thắng kiện, hoặc giảm thiểu thiệt hại trong những vụ tranh chấp thương mại liên quan.

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ12

Câu 8. Các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã và đang tham gia có các cam kết liên quan đến các biện pháp phi thuế quan không?

Có. Các vấn đề liên quan đến các biện pháp phi thuế quan được quy định trong nhiều FTA mà Việt Nam đã và đang tham gia, đặc biệt là các FTA Việt Nam mới ký kết gần đây. Nhìn chung, các cam kết này đều dựa trên các quy định của WTO và có bổ sung thêm một số quy định nhằm tạo thuận lợi cho thương mại giữa các nước thành viên tham gia Hiệp định.

Câu 9. Xin kể tên một số biện pháp phi thuế quan tiêu biểu?

Có nhiều biện pháp phi thuế quan với những biến tướng khác nhau. Dưới đây là một số các biện pháp tiêu biểu:

• Cấm xuất nhập khẩu (ở Việt Nam còn thể hiện như “tạm cấm”, “tạm ngừng”, “trước mắt chưa ...”, v.v...);

• Hạn ngạch (ở Việt Nam còn thể hiện dưới những tên gọi khác như chỉ tiêu, hạn mức, kế hoạch, v.v...);

• Giấy phép xuất nhập khẩu;

• Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu;

• Yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa;

• Yêu cầu về đóng gói, bao bì, nhãn mác;

• Kiểm dịch;

• Phương pháp xác định trị giá tính thuế hải quan;

• Quy định về xuất xứ hàng hóa.

TỔNNG QG UANUAN VỀVỀỀ CÁCÁC BC BIỆNIỆN PHPHHÁÁP ÁP PHIPHI THTHUẾ UẾ QUAQUANN

CÁC BIỆN PHÁPPHI THUẾ QUAN TIÊU BIỂU

PHẦN II

CÁCCÁCCÁCÁ BIBIBIỆNỆNỆN PHÁPHÁPHÁPPP PPP HI THUTHUẾ QẾ QẾẾ QUANUANUAN TITIT ÊUÊUÊUÊU ỂBIỂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ14

Câu 10. Cấm xuất khẩu, nhập khẩu là gì?

Cấm xuất khẩu, nhập khẩu là việc các quốc gia cấm xuất khẩu hoặc nhập khẩu một loại hàng hóa hoặc sản phẩm nào đó. Đây là biện pháp bảo hộ cao nhất, gây ra hạn chế lớn nhất đối với thương mại quốc tế. Trong thương mại quốc tế có nhiều trường hợp cấm nhập khẩu như: Cấm hoàn toàn, cấm theo mùa, cấm tạm thời, cấm vận, cấm sản phẩm nhạy cảm, tạm dừng cấp phép nhập khẩu... WTO yêu cầu không được phép áp dụng, nếu không có lý do chính đáng. Tuy nhiên, các thành viên có thể thi hành các biện pháp cấm xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp ngoại lệ sau:

• Cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia3;

• Cần thiết để: Bảo vệ đạo đức xã hội; bảo vệ con người, động vật và thực vật; bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khan hiếm (Điều XX của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994) quy định các thành viên WTO có thể được phép áp dụng các biện pháp không mâu thuẫn với những quy định trong các Hiệp định của WTO, nếu việc áp dụng các biện pháp này “là cần thiết để bảo vệ sức khoẻ, cuộc sống của con người, động thực vật” (Mục XX.b) hoặc “có liên quan tới việc bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt” (Mục XX.g) bảo vệ các tài sản quốc gia về nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ, với điều kiện là các biện pháp này cần phải thực hiện kèm theo việc hạn chế sản xuất hay tiêu dùng nội địa liên quan tới chúng; và liên quan tới nhập khẩu hay xuất khẩu vàng và bạc;4

3 GATT 1994, Điều XXI4 GATT 1994, Điều XX

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 15

Được áp dụng một cách tạm thời để ngăn cản hay giảm bớt sự khan hiếm lương thực, thực phẩm hay các sản phẩm thiết yếu khác; Cần thiết để áp dụng các tiêu chuẩn hay quy định để phân loại, xếp hạng hay tiếp thị các sản phẩm trong thương mại quốc tế.5

Câu 11. Xin cho biết danh mục hàng cấm nhập khẩu của Việt Nam hiện nay?

Danh mục hàng cấm nhập khẩu của Việt Nam hiện nay bao gồm vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ; hóa chất độc; pháo các loại; hàng điện tử đã qua sử dụng... Ngoài ra trong nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam cũng có quy định về cấm, hạn chế nhập khẩu các loài động thực vật quý hiếm, giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với Công ước Cities6, các loại phế thải, phế liệu, hóa chất độc hại theo Công ước Basel7... Quy định cấm nhập khẩu ở Việt Nam chủ yếu dựa trên những cân nhắc về mục tiêu an ninh xã hội. Về cơ bản các quy định về cấm, hạn chế nhập khẩu của Việt Nam vì lý do môi trường, an toàn và an ninh phù hợp với các quy định của WTO chứ không gây phân biệt đối xử, không tạo ra rào cản trá hình đối với thương mại và dựa trên cơ sở khoa học.

Câu 12. Hạn ngạch (quotas) là gì?

Hạn ngạch là quy định quản lý thương mại hạn chế về số lượng hoặc trị giá nhập khẩu một mặt hàng nào đó trong

5 GATT 1994, Điều XI6 Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp 7 Công ước về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các chất thải nguy hại và

việc tiêu hủy chúng

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ16

một thời gian có thể xác định hoặc không xác định cụ thể (ví dụ trước đây một số thành viên WTO có thể áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên WTO). Có nhiều loại hạn ngạch khác nhau như: Hạn ngạch toàn cầu, hạn ngạch song phương, hạn ngạch theo mùa, hạn ngạch đối với sản phẩm nhạy cảm, hạn ngạch xuất khẩu (liên quan đến giảm bớt sự khan hiếm lương thực hay nguồn nguyên liệu nào đó...), hạn ngạch liên quan đến bán hàng hóa trong nội địa... Nhìn chung, WTO không cho phép các thành viên áp dụng biện pháp hạn ngạch. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, hạn ngạch có thể được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử như: Được áp dụng một cách tạm thời để ngăn cản hay giảm bớt sự khan hiếm lương thực, thực phẩm hay các sản phẩm thiết yếu khác; Cần thiết để áp dụng các tiêu chuẩn hay quy định để phân loại (classifi cation), xếp hạng (grading) hay tiếp thị các sản phẩm trong thương mại quốc tế; Liên quan đến hàng nông sản và thủy sản.8

Câu 13. Hạn ngạch thuế quan (Tariff Rate Quota - TRQ) là gì?

WTO cho phép đối với các sản phẩm nông nghiệp9 (Phụ lục I, Hiệp định Nông nghiệp) có thể áp dụng một hình thức hạn ngạch đặc biệt gọi là hạn ngạch thuế quan. Theo Hiệp định Nông nghiệp, các thành viên không được áp dụng các biện pháp phi thuế quan đối với nông sản.

8 GATT 1994, Điều XI9 Tuy nhiên, thực tế đàm phán cũng có những ngoại lệ, nếu đàm phán được, như trường hợp Việt Nam đưa muối (một sản phẩm công nghiệp vào nhóm này).

CÁCCÁCCÁCÁ BIBIBIỆNỆNỆN PHÁPHÁPHÁPPP PPP HI THUTHUẾ QẾ QẾẾ QUANUANUAN TITIT ÊUÊUÊUÊU ỂBIỂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 17

Để đảm bảo mở cửa thị trường ở mức độ nhất định, WTO cho phép áp dụng biện pháp TRQ. TRQ cho phép sử dụng hai mức thuế suất, một mức thấp cho khối lượng trong hạn ngạch, mức thứ hai có thể cao hơn cho nhập khẩu ngoài hạn ngạch. Việc quản lý TRQ tuy khó khăn nhưng sẽ đáp ứng được người tiêu dùng muốn sử dụng hàng nhập khẩu giá rẻ, đồng thời bảo vệ được người sản xuất trong nước. Tại vòng Uruguay, TRQ được thông qua để đảm bảo tiếp cận thị trường hiện tại (hay tối thiểu) khi các biện pháp phi thuế quan đã được thuế hóa (Điều IV, Hiệp định Nông nghiệp). Cũng tại vòng này, hạn ngạch được tính để đảm bảo các yêu cầu về tiếp cận thị trường hiện tại và tối thiểu.

Câu 14. Hạn ngạch thuế quan khác gì với hạn ngạch thông thường?

Như tên gọi của nó, hạn ngạch thuế quan là mức hạn ngạch mà ở đó thuế quan có sự thay đổi. Hạn ngạch chỉ ra một số lượng mặt hàng nhất định, nhập khẩu dưới mức đó được hưởng thuế quan ưu đãi, còn nhập khẩu trên mức đó phải chịu thuế suất thông thường hoặc thuế suất mang tính phân biệt đối xử.

Ví dụ: Hạn ngạch thuế quan cho mặt hàng đường là 10.000 tấn, thuế suất trong hạn ngạch là 10%, thuế suất ngoài hạn ngạch là 45%. Như vậy, 10.000 tấn đường đầu tiên nhập khẩu về sẽ được hưởng thuế suất 10%. Từ tấn đường nhập khẩu thứ 10.001 sẽ phải chịu thuế suất 45%.

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ18

Câu 15. Cam kết của Việt Nam về áp dụng hạn ngạch thuế quan như thế nào?

Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng TRQ đối với 4 nhóm mặt hàng là: Đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối (riêng muối là mặt hàng WTO không coi là nông sản, do vậy thường không được áp dụng công cụ hạn ngạch thuế quan nhưng Việt Nam kiên quyết đàm phán quyền áp dụng để bảo vệ lợi ích của diêm dân). Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 40-50%, lá thuốc lá 30%, muối ăn 30%), mức thuế ngoài hạn ngạch cao hơn rất nhiều.

Câu 16. Giấy phép nhập khẩu (import licences) là gì?

Hạn ngạch và hạn ngạch thuế quan trong hệ thống WTO thường được quản lý thông qua các thủ tục cấp phép. Giấy phép nhập khẩu được xác định như là các thủ tục hành chính được sử dụng để thực hiện chế độ cấp phép nhập khẩu, đòi hỏi đệ trình đơn hay các tài liệu khác (không liên quan tới mục đích hải quan) tới các cơ quan hành chính thích hợp, là điều kiện tiên quyết để được phép nhập khẩu.

Giấy phép này cũng được sử dụng phổ biến để khống chế số lượng nhập khẩu một mặt hàng nhất định hoặc thu thập dữ liệu thống kê về mặt hàng đó.

Tuy nhiên, thủ tục hành chính để thực hiện chế độ cấp phép không được bóp méo thương mại do sử dụng không thích hợp các thủ tục đó. Các quy tắc đối với thủ tục cấp phép nhập khẩu phải được áp dụng trung lập và được quản

CÁCCÁCCÁCÁ BIBIBIỆNỆNỆN PHÁPHÁPHÁPPP PPP HI THUTHUẾ QẾ QẾẾ QUANUANUAN TITIT ÊUÊUÊUÊU ỂBIỂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 19

lý theo một cách thức công bằng và hợp lý. Mặt khác, cần phải công khai các thông tin liên quan tới thủ tục nộp đơn, tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu, cơ quan tiếp nhận, danh sách các sản phẩm đòi hỏi giấy phép. Người nộp đơn chỉ cần tiếp cận tới một cơ quan hành chính. Trường hợp đặc biệt có thể hơn một, nhưng không được quá ba cơ quan. Nhà nhập khẩu cần giấy phép có thể tiếp cận ngoại tệ cần thiết trên cùng một cơ sở với hàng nhập khẩu không cần giấy phép.10

10 Điều 1, Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ20

Câu 17. Nội dung chính của Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu (Hiệp định ILP) của WTO là gì?

Hiệp định ILP quy định những thủ tục mà chính phủ các Thành viên WTO phải tuân thủ nhằm giảm tối đa những công đoạn hành chính phiền phức gây cản trở đến thương mại.

Câu 18. Xin cho biết các hình thức cấp phép nhập khẩu theo quy định của Hiệp định IPL?

Hiệp định ILP đã đưa ra hai hình thức cấp phép nhập khẩu là cấp phép tự động và cấp phép không tự động. Hiệp định đưa ra các quy định chi tiết cho thủ tục cấp phép

CÁCCÁCCÁCÁ BIBIBIỆNỆNỆN PHÁPHÁPHÁPPP PPP HI THUTHUẾ QẾ QẾẾ QUANUANUAN TITIT ÊUÊUÊUÊU ỂBIỂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 21

nhập khẩu tự động và nhập khẩu không tự động.

Cấp phép nhập khẩu tự động: Khi tất cả đơn đều được chấp thuận, không hạn chế khối lượng nhập khẩu trong phạm vi điều chỉnh, không đặt ra hạn chế với nhà nhập khẩu, được chấp thuận trong vòng 10 ngày.11

Cấp phép nhập khẩu không tự động: Là thủ tục cấp phép không phải là cấp phép tự động. Cấp phép không tự động không được gây ra hạn chế hay bóp méo thương mại hơn mức các điều kiện do yêu cầu cấp phép đặt ra. Các thủ tục cấp phép không tự động cần phải tương ứng về phạm vi và thời hạn với biện pháp mà chúng được sử dụng để thực hiện, và sẽ không đặt ra những gánh nặng hành chính hơn mức cần thiết để quản lý biện pháp đó. Trong trường hợp đòi hỏi cấp phép không vì mục đích quản lý số lượng, các thành viên phải công bố đầy đủ thông tin về cơ sở để cấp phép.12

Câu 19. Yêu cầu công khai thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu là như thế nào?

Đó là yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước phải công bố mọi thông tin về thủ tục cấp phép nhập khẩu sao cho tất cả những ai quan tâm đều có thể tìm hiểu. Ví dụ thông tin về:

• Số lượng hạn ngạch, chỉ tiêu;

• Điều kiện để doanh nghiệp có thể nộp đơn xin cấp phép;

11 Điều 2, Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu12 Điều 3, Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ22

• Cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm cấp giấy phép;

• Sản phẩm có giấy phép mới được nhập khẩu.

Câu 20. Nghĩa vụ thông báo về thủ tục cấp phép nhập khẩu bao gồm những thông tin gì?

Thủ tục cấp phép nhập khẩu là một vấn đề rất được các nhà xuất khẩu quan tâm vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bán hàng. Do vậy, mỗi khi một Thành viên có thay đổi về thủ tục này thì Thành viên đó phải thông báo cho WTO (cụ thể là Ủy ban Cấp phép Nhập khẩu) về những thay đổi đó, bao gồm những thông tin sau:

• Danh sách các mặt hàng phải xin phép nhập khẩu;

• Cơ quan nhận đơn xin phép của doanh nghiệp và cơ quan đầu mối để doanh nghiệp tìm hiểu thông tin về thủ tục cấp phép nhập khẩu;

• Ngày và tên ấn phẩm công bố về sự thay đổi thủ tục;

• Chỉ rõ giấy phép nhập khẩu sẽ mang tính tự động hay không tự động;

• Nêu rõ mục đích của công việc cấp phép nhập khẩu;

• Thời gian dự kiến áp dụng cấp phép nhập khẩu.

Câu 21. Các yêu cầu khác của Hiệp định ILP là gì?

Hiệp định ILP cũng quy định một số điều nhằm tạo thuận lợi cho thương mại và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp: Biểu mẫu và thủ tục càng đơn giản càng tốt, không

CÁCCÁCCÁCÁ BIBIBIỆNỆNỆN PHÁPHÁPHÁPPP PPP HI THUTHUẾ QẾ QẾẾ QUANUANUAN TITIT ÊUÊUÊUÊU ỂBIỂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 23

được từ chối cấp giấy phép chỉ vì những lỗi nhỏ không làm thay đổi cơ bản nội dung chứng từ.

Câu 22. Cam kết của Việt Nam liên quan đến các biện pháp cấp phép nhập khẩu như thế nào?

Việt Nam cam kết rằng sẽ loại bỏ, không áp dụng và không áp dụng lại các hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu cũng như các biện pháp phi thuế quan khác như hạn ngạch, cấm, cho phép, các yêu cầu phê duyệt trước, các yêu cầu cấp phép và các hạn chế khác có tác động tương tự không thể biện minh được theo các quy định của Hiệp định WTO.

Câu 23. Các biện pháp tương tự thuế quan là gì?

Đó là từ chỉ các loại phí hoặc phụ thu áp dụng đối với

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ24

hàng nhập khẩu cao quá mức cần thiết, do đó làm tăng chi phí nhập khẩu. Ví dụ gọi là lệ phí mua tờ khai hải quan, nhưng mức thu lại quá cao so với giá trị của việc in ấn một tờ khai.

Các biện pháp này đòi hỏi người nhập khẩu phải nộp một khoản tiền nhất định, nhưng đây lại không phải là tiền trả cho thuế nhập khẩu (thuế quan), vì thế chúng được gọi là tương tự thuế quan. Các biện pháp này cũng có tác dụng bảo hộ nhất định nên đôi khi cũng được coi là một hàng rào phi thuế quan và bị yêu cầu loại bỏ.

Câu 24. Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại là gì?

Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại là những cản trở thương mại thông qua hệ thống tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp. Hiệp định về Các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại của WTO quy định về việc hài hòa, giảm và loại bỏ các hàng rào này.

Câu 25. Tại sao lại phải hài hòa các tiêu chuẩn?

Tiêu chuẩn giúp ích nhiều trong đời sống, nhưng sự tồn tại của quá nhiều tiêu chuẩn cho cùng một sản phẩm cũng gây ra phiền phức cho người sử dụng và ảnh hưởng đến việc buôn bán sản phẩm đó. Ví dụ, cùng là chiếc phích cắm điện, nhưng ở Việt Nam khác với ở Trung Quốc, ở Australia khác với ở Hoa Kỳ, do vậy đồ điện bán từ thị trường này sang thị trường kia sẽ gặp khó khăn khi sử dụng.

Vì vậy, hài hòa các tiêu chuẩn là quá trình thống nhất, chọn ra một tiêu chuẩn chung tối ưu để giảm bớt những

CÁCCÁCCÁCÁ BIBIBIỆNỆNỆN PHÁPHÁPHÁPPP PPP HI THUTHUẾ QẾ QẾẾ QUANUANUAN TITIT ÊUÊUÊUÊU ỂBIỂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 25

khó khăn, bất tiện như trên và góp phần tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa. Đây cũng chính là tôn chỉ của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO).

Câu 26. Tại sao phải có các thỏa thuận công nhận lẫn nhau?

Hài hòa là phương cách tốt nhất để giảm bớt những khó khăn do tiêu chuẩn gây ra cho thương mại. Nhưng trên thực tế, hài hòa tiêu chuẩn rất khó thực hiện do mỗi quốc gia đều muốn giữ quan điểm về tiêu chuẩn của mình. Chính vì thế, vẫn có những nước sản xuất ô-tô có tay lái ở bên trái, và có những quốc gia sản xuất ô-tô có tay lái ở bên phải.

Với việc ký các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA), nước nhập khẩu sẽ chấp nhận các chứng chỉ về tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu cấp, cho dù cách thức, phương pháp thử nghiệm để cấp chứng chỉ có thể khác nhau. Nhờ vậy, người xuất khẩu có thể giảm bớt phí tổn liên quan đến việc thử nghiệm ở nước nhập khẩu (gửi mẫu, mời chuyên gia thử nghiệm) cũng như giảm bớt thời gian chờ đợi liên quan đến quá trình này.

Các MRA có thể được ký giữa hai hay nhiều nước khác nhau.

Câu 27. Thế nào là đánh giá sự phù hợp?

Đánh giá sự phù hợp là việc sử dụng một bên trung lập thứ ba (không phải người bán, và cũng không phải người mua) để xác định các tiêu chuẩn hoặc quy định kỹ thuật có được đáp ứng hay không. Bên trung lập thứ ba thường là

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ26

một tổ chức có chuyên môn và uy tín, ví dụ như một doanh nghiệp, một phòng thí nghiệm hay một trung tâm giám định.

Đánh giá sự phù hợp được thực hiện dưới 4 hình thức: Thử nghiệm, chứng nhận, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và công nhận.

Đôi khi, các nhà sản xuất cũng được phép tự công bố phù hợp tiêu chuẩn. Đây thường là những nhà sản xuất lớn, có uy tín về chất lượng ổn định và có thể phải được phép của cơ quan quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn để có thể tự công bố.

Câu 28. Tại sao cần phải đánh giá sự phù hợp?

Các thủ tục đánh giá sự phù hợp, ví dụ như: Xét nghiệm, thẩm tra xác thực, kiểm định, chứng nhận, được sử dụng để đảm bảo rằng các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật do các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn đặt ra. WTO yêu cầu các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn cũng như thủ tục để

CÁCCÁCCÁCÁ BIBIBIỆNỆNỆN PHÁPHÁPHÁPPP PPP HI THUTHUẾ QẾ QẾẾ QUANUANUAN TITIT ÊUÊUÊUÊU ỂBIỂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 27

đánh giá sự phù hợp với các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn này không được tạo ra các trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế, phải đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử và đối xử quốc gia, phải minh bạch và tiến tới hài hòa hóa. Nhưng các thành viên có thể đưa ra các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, sức khoẻ con người và động thực vật, ngăn ngừa các hành động xấu... mà nó cho là thích hợp, với điều kiện là các biện pháp đó không được áp dụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử tùy tiện, hay hạn chế vô lý đối với thương mại quốc tế.

Câu 29. Xin cho biết các quy định tại Hiệp định về Các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (Hiệp định TBT) của WTO ?

Hiệp định TBT của WTO quy định việc lập ra và áp dụng các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các loại hàng hóa nhằm bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con người, các loại động thực vật và môi trường. Tuy nhiên, mục đích chủ yếu của Hiệp định này là nhằm giảm thiểu tác động của các quy định kỹ thuật trong phạm vi quốc gia, các thủ tục về đánh giá trong tiêu chuẩn và hợp chuẩn đến thương mại quốc tế.

Hiệp định này quy định rõ rằng các tiêu chuẩn kỹ thuật - bao gồm các tiêu chuẩn quy định đối với việc đóng gói, quảng bá sản phẩm và các yêu cầu về nhãn mác hàng hóa - không được phép gây nên các tác động hạn chế thương mại lớn hơn sự cần thiết đạt được các mục tiêu chính đáng của Chính phủ, đồng thời cũng cần phải chú ý tới việc nếu đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật quá cao thì có thể các doanh nghiệp hay các đối tác kinh doanh sẽ không thể thực hiện được các

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ28

tiêu chuẩn này và điều đó sẽ gây ra các tác động hạn chế thương mại vô hình. Trong quá trình đánh giá các rủi ro nói trên thì những thông tin có thể tiếp cận được về công nghệ, kỹ thuật, các công nghệ chế biến có liên quan và việc sử dụng cuối cùng của sản phẩm cũng nên được xem xét. Đối với quản lý ở các cấp trung ương thì những điều khoản quy định trong Hiệp định TBT được áp dụng đối với những quy định về kỹ thuật đã được các Chính phủ địa phương, các tổ chức phi Chính phủ và các cơ quan khu vực thông qua.

Câu 30. Hiệp định TBT đặt ra những yêu cầu cụ thể gì?

Hiệp định này yêu cầu các Thành viên WTO:

• Không soạn thảo, thông qua hoặc áp dụng các quy định kỹ thuật gây ra trở ngại không cần thiết đối với thương mại;

• Tham gia quá trình hài hòa và công nhận lẫn nhau các quy định kỹ thuật;

• Dành đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT) cho sản phẩm, thủ tục đánh giá sự phù hợp.

• Đảm bảo thông tin đầy đủ cho tất cả các Thành viên khác về các chỉ tiêu, quy định kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp.

Câu 31. Các thuật ngữ “tiêu chuẩn” và “quy định kỹ thuật” sử dụng trong Hiệp định TBT khác nhau ở chỗ nào?

Theo cách gọi của Hiệp định TBT, “tiêu chuẩn” chỉ những

CÁCCÁCCÁCÁ BIBIBIỆNỆNỆN PHÁPHÁPHÁPPP PPP HI THUTHUẾ QẾ QẾẾ QUANUANUAN TITIT ÊUÊUÊUÊU ỂBIỂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 29

tiêu chuẩn áp dụng trên cơ sở tự nguyện, còn “quy định kỹ thuật” là những tiêu chuẩn mà Nhà nước bắt buộc phải tuân thủ.

Tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật đều đặt ra các yêu cầu cụ thể về tính chất vật lý đối với sản phẩm. Các yêu cầu này có thể liên quan tới kích thước, hình dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm. Các yêu cầu này cũng có thể quy định về nhãn mác, đóng gói, ký hiệu sản phẩm và mở rộng tới các quy trình và phương pháp sản phẩm liên quan tới sản phẩm.

Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật là ở chỗ sự tuân thủ các tiêu chuẩn là mang tính tự nguyện trong khi sự tuân thủ với các quy định kỹ

thuật là bắt buộc. Trên thực tế, nếu một sản phẩm nhập khẩu không đáp ứng các yêu cầu của quy định kỹ thuật thì nó sẽ không được phép bán ra thị trường. Còn đối với tiêu chuẩn, nếu hàng nhập khẩu không tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn đặt ra thì vẫn được phép bán ra thị trường, mặc dù có thể bị người tiêu dùng tẩy chay. Mục đích của các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn là bảo vệ an toàn, sức khoẻ của con người, động thực vật, bảo vệ môi trường, ngăn chặn các hành vi lừa dối.

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ30

Câu 32. Tại sao các tiêu chuẩn và quy định liên quan đến kỹ thuật là một trong những cản trở lớn nhất đối với việc tiếp cận các thị trường nước ngoài của các nước đang và kém phát triển?

Do những nước này chưa có đủ trình độ và kỹ năng về công nghệ sản xuất, chế biến cũng như công nghệ bảo quản độ an toàn cho các sản phẩm hàng hóa, nhất là các loại lương thực, thực phẩm; trong khi đó các nước phát triển thường yêu cầu các nước đang và kém phát triển phải thực hiện các quy định rất chặt chẽ liên quan tới môi trường và nhiều khi còn yêu cầu các nước này phải xuất trình trước các sản phẩm mẫu để họ kiểm tra, thử nghiệm ... Điều này đã làm phức tạp thêm rất nhiều các thủ tục kiểm tra và chứng nhận sản phẩm xuất khẩu.

Câu 33. Các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật chỉ áp dụng đối với sản phẩm hay còn áp dụng với đối tượng nào khác?

Các điều khoản của Hiệp định TBT trước hết áp dụng với sản phẩm là hàng hóa trao đổi trong thương mại quốc tế, ví dụ các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật về chất lượng, hàm lượng, kích thước, điện trở, từ trường, độ bức xạ, độ đàn hồi, độ chịu nén, v.v...

Bên cạnh đó, Hiệp định TBT cũng áp dụng đối với phương pháp chế biến và sản xuất ra sản phẩm, nhưng chỉ trong trường hợp phương pháp đó có ảnh hưởng đến các đặc tính của sản phẩm.

Ngoài ra, các thuật ngữ và biểu tượng, các yêu cầu về

CÁCCÁCCÁCÁ BIBIBIỆNỆNỆN PHÁPHÁPHÁPPP PPP HI THUTHUẾ QẾ QẾẾ QUANUANUAN TITIT ÊUÊUÊUÊU ỂBIỂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 31

đóng gói và nhãn mác cũng nằm trong diện điều chỉnh của Hiệp định TBT.

Câu 34. Nếu một nước thành viên WTO cần ban hành quy định kỹ thuật và có lý do để không đi theo chuẩn quốc tế thì thành viên đó có được ban hành không?

Có. Nhưng họ phải công bố dự thảo quy định đó và dành thời gian thích hợp để các Thành viên WTO khác nhận xét, góp ý. Và họ phải xem xét, tiếp thu các ý kiến đó khi hòan thiện dự thảo quy định của mình.

Câu 35. Trường hợp một quy định kỹ thuật dựa trên chuẩn quốc tế, nhưng lại đòi hỏi ở mức cao hơn, và do đó làm hàng hóa nhập khẩu khó đáp ứng đủ điều kiện hơn, thì có được phép không?

Trường hợp này vẫn có thể được phép nếu việc nâng cao yêu cầu của quy định kỹ thuật là vì những lý do chính đáng như: Bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con người, bảo vệ các loài động - thực vật và môi trường...

Câu 36. Tại sao lại phải có việc công nhận các cơ quan chứng nhận?

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ32

Các cơ quan chứng nhận có một vai trò rất quan trọng trong việc cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn, và từ đó gián tiếp tác động đến khả năng tiêu thụ của hàng hóa được cấp giấy chứng nhận. Tại nhiều nước, các cơ quan này lại là các doanh nghiệp hoặc phòng thí nghiệm tư nhân. Do đó, cần phải có một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (thường là cơ quan quản lý về tiêu chuẩn) đứng ra kiểm tra và công nhận các cơ quan chứng nhận này để doanh nghiệp có thể tin tưởng khi đem sản phẩm đến các cơ quan đó xin chứng nhận hợp chuẩn.

Việc kiểm tra và công nhận các cơ quan chứng nhận có thể liên quan đến nhiều việc như: Đánh giá trình độ của đội ngũ kỹ thuật viên, đánh giá về quy trình và thiết bị thử nghiệm, độ chính xác của kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn, v.v...

Câu 37. Tại sao thủ tục về đóng gói sản phẩm cũng là một trong các biện pháp phi thuế quan?

Các thủ tục này có thể sẽ ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của các nước đang và kém phát triển sang th ị trường của các nước phát triển vì các nước nhập khẩu nhiều khi không tin tưởng vào quá trình bao gói sản phẩm của các nước đang và kém phát triển. Mặt khác nhiều nước phát triển cho rằng các loại bao, gói sản phẩm từ các nước đang và kém phát triển không có khả năng tái chế được sau khi sử dụng, vì thế sẽ gây ảnh hưởng trong công tác xử lý chất thải của nước nhập khẩu.

Vấn đề bao bì sau tiêu dùng liên quan đến việc xử lý chất thải rắn. Các chính sách đóng gói bao gồm những

CÁCCÁCCÁCÁ BIBIBIỆNỆNỆN PHÁPHÁPHÁPPP PPP HI THUTHUẾ QẾ QẾẾ QUANUANUAN TITIT ÊUÊUÊUÊU ỂBIỂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 33

quy định liên quan đến nguyên vật liệu đóng gói, những quy định về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng... Những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm và nguyên liệu đóng gói đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái sinh hoặc dùng lại. Những quy định không phù hợp có thể bị thị trường từ chối cả nguyên liệu đóng gói và sản phẩm chứa trong bao bì. Chẳng hạn, Cộng hòa Liên bang Đức từ chối nhập khẩu các sản phẩm của Indonesia được đóng gói bằng bì gai là loại không có dụng cụ phân huỷ ở Đức. Việc sử dụng các tiêu chuẩn về bao bì và đóng gói trong nhiều trường hợp sẽ ảnh hưởng đến cạnh tranh thương mại quốc tế. Điều này bắt nguồn từ sự khác nhau về các tiêu chuẩn và quy định, về chi phí sản xuất bao bì, các nguyên liệu dùng để sản xuất bao bì và khả năng tái chế ở các nước khác nhau.

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ34

Câu 38. Yêu cầu về dán nhãn sinh thái là như thế nào?

Dán nhãn sinh thái có nghĩa là các nước nhập khẩu yêu cầu các nước xuất khẩu phải thực hiện việc dán nhãn mác sản phẩm của mình theo những tiêu chuẩn nhất định nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng về sinh thái cho các nước nhập khẩu. Đặc biệt, đây thường là yêu cầu của các nước phát triển đối với các nước kém phát triển (LDCs), các yêu cầu này dù thuộc hình thức tự nguyện hay hình thức bắt buộc thì đều gây những khó khăn nhất định trong quá trình xuất khẩu của các nước LDCs. Vì thông thường các nước LDCs hay có thói quen sử dụng nhãn mác cầu kỳ như một công cụ marketing và quảng bá một cách hiệu quả cho sản phẩm của mình khi thâm nhập thị trường ngoài nước.

Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người tiêu dùng biết là sản phẩm đó được coi là tốt hơn về mặt môi trường. Các tiêu chuẩn về dán nhãn sinh thái được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, một quá trình còn được gọi là phương pháp phân tích từ đầu đến cuối (từ lúc sinh đến lúc

CÁCCÁCCÁCÁ BIBIBIỆNỆNỆN PHÁPHÁPHÁPPP PPP HI THUTHUẾ QẾ QẾẾ QUANUANUAN TITIT ÊUÊUÊUÊU ỂBIỂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 35

chết). Theo phương pháp này, người ta sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với môi trường của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳ sống của nó. Các giai đoạn này bao gồm giai đoạn tiền sản xuất (chế biến các nguyên liệu thô), sản xuất, phân phối (bao gồm đóng gói), sử dụng hoặc tiêu thụ, và loại bỏ sau khi sử dụng.

Câu 39. Tại sao việc sử dụng nhãn sinh thái cũng làm ảnh hưởng đến cạnh tranh thương mại quốc tế?

Đó là do ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng thích những sản phẩm “xanh”, sản phẩm thân thiện với môi trường. Vì vậy nhãn hiệu sinh thái được coi như là một công cụ xúc tiến, đồng thời nhãn hiệu đó có thể tác động ngược lại sự cạnh tranh của những sản phẩm không dán nhãn trong cùng một chủng loại. Do đó, tuy việc dán nhãn mang tính chất tự nguyện, nhưng các chương trình nhãn hiệu sinh thái cũng có thể gây cản trở đến thương mại quốc tế.

Câu 40. Các yêu cầu về phương pháp sản xuất/khai thác và chế biến sản phẩm (PPMs) có ảnh hưởng tới thương mại quốc tế như thế nào?

Các yêu cầu này có nhiều ảnh hưởng đến việc tiếp cận thị trường xuất khẩu của các nước đang và kém phát triển. Trong lĩnh vực này thì vấn đề đang được tranh cãi nhiều nhất là các vấn đề có liên quan đến phạm vi điều chỉnh của các quy định trong PPMs. Hiệp định TBT quy định rằng các phương pháp sản xuất và chế biến sản phẩm “có liên quan” sẽ được điều chỉnh bởi các nguyên tắc này. Từ “có liên quan” ở đây thường được hiểu theo nghĩa là chỉ những PPMs có

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ3636

ảnh hưởng đến đặc thù và chất lượng của sản phẩm xuất khẩu sẽ được điều chỉnh bởi các quy định này. Nhưng vấn đề nảy sinh ở chỗ hiện nay các luật và các quy định về môi trường hiện đang mở rộng phạm vi điều chỉnh của mình đối với các PPMs, kể cả các PPMs không có tác động trực tiếp đến chất lượng và đặc thù của sản phẩm xuất khẩu song nhiều khi lại có tác động tiêu cực đến môi trường tại nơi sản xuất sản phẩm. Do vậy, việc có nên đưa các PPMs này vào danh sách những PPMs được điều chỉnh bởi Hiệp định TBT hay không hiện nay đang còn bị tranh cãi.

Đã có rất nhiều tranh chấp thương mại liên quan đến PPMs như trường hợp Hoa Kỳ cấm nhập khẩu cá ngừ của Mexico và tôm của Thái Lan vì phía Hoa Kỳ cho rằng các nước này sử dụng phương tiện đánh bắt làm ảnh hưởng đến loài rùa biển; hay Cộng hòa Liên bang Đức cấm nhập khẩu các sản phẩm văn hóa của Phần Lan do chúng được sản xuất từ bột giấy được lấy từ rừng nguyên sinh ở Indonesia; trường hợp tương tự đối với cá tra, cá basa của Việt Nam...

Câu 41. Các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) là gì?

SPS là khái niệm chung để chỉ các biện pháp nhằm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Cụ thể, đó là các biện pháp nhằm:

• Bảo vệ sức khoẻ con người khỏi các nguy cơ phát sinh từ các phụ gia, chất độc, chất gây ô nhiễm, sinh vật gây bệnh trong đồ ăn, thức uống; các bệnh lan truyền từ động, thực vật và tác hại từ các loài này.

CÁCCÁCCÁCÁ BIBIBIỆNỆNỆN PHÁPHÁPHÁPPP PPP HI THUTHUẾ QẾ QẾẾ QUANUANUAN TITIT ÊUÊUÊUÊU ỂBIỂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3737

• Bảo vệ các loài động vật và thực vật khỏi nguy cơ từ việc xâm nhập, phát sinh hoặc lan truyền các loài sâu, bệnh, sinh vật mang bệnh và gây bệnh.

• Khoanh vùng, ngăn chặn việc xâm nhập, phát sinh hoặc lan truyền các loài sâu bệnh.

Trong tiếng Anh, SPS được thể hiện bằng hai từ: Sanitary để chỉ các biện pháp liên quan đến các loài động vật, và Phytosanitary để chỉ các biện pháp liên quan đến các loài thực vật.

Câu 42. Mối quan hệ giữa SPS và thương mại như thế nào?

Khi nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc nông sản, từ rau, quả, thịt, cá cho đến các thực phẩm chế biến sẵn, nước

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ38

giải khát, đồ hộp, quốc gia nào cũng đều phải quan tâm đến việc kiểm dịch các sản phẩm ấy nhằm:

Bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng: Tránh cho người tiêu dùng khỏi bị ngộ độc hoặc ăn, uống phải các chất gây bệnh.

Bảo vệ kinh tế nông nghiệp: Tránh cho nền nông nghiệp khỏi bị thiệt hại do các loài sâu, bệnh xâm nhập.

Chính vì vậy, một số nước coi công tác SPS có tầm quan trọng rất lớn và đặt ra quy định khắt khe trong lĩnh vực này, điển hình là Australia và New Zealand.

Mặt khác, từ góc độ của nước xuất khẩu, biện pháp SPS của nước nhập khẩu có thể làm chậm tốc độ giao hàng, thậm chí làm cho sản phẩm của họ không thể thâm nhập thị trường nước đó vì không đáp ứng đủ quy định cần thiết.

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 39

Vấn đề là ở chỗ, quy định đến mức nào là “cần thiết” lại được hiểu khác nhau giữa các nước. Khi xảy ra dịch bò điên ở Anh, nhiều nước cấm nhập khẩu thịt bò từ Anh, nhưng có nước lại cấm nhập luôn cả thịt bò từ EU. Như vậy, cần phải hài hòa các quy định về SPS giữa các nước để các quy định này không trở thành rào cản đối với thương mại. Đó cũng chính là mục đích của Hiệp định về Các biện pháp SPS (Hiệp định SPS) của WTO.

Câu 43. Những mặt hàng nào là đối tượng của các biện pháp vệ sinh kiểm dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm (SPS)?

Đối tượng của các biện pháp SPS là các mặt hàng nông sản. Các mặt hàng công nghiệp không phải là đối tượng của các biện pháp này.

Câu 44. Nội dung chính của Hiệp định SPS là gì?

Hiệp định SPS quy định những nội dung chính như sau:

• Các Thành viên đều có quyền áp dụng các biện pháp SPS, nhưng phải dựa trên căn cứ khoa học.

• Không được dùng các biện pháp SPS như một công cụ trá hình để hạn chế thương mại quốc tế.

• Các Thành viên cần tích cực hài hòa các biện pháp SPS bằng cách tham gia hoạt động của các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này và xây dựng các biện pháp của Thành viên mình trên cơ sở những tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc khuyến nghị của các tổ chức này.

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ40

• Công nhận tính tương đương của các biện pháp SPS của các Thành viên khác.

• Đảm bảo việc thông tin đầy đủ, kịp thời về những thay đổi trong chính sách SPS, trong đó có việc mỗi Thành viên phải thiết lập một điểm đầu mối để cung cấp thông tin cho doanh nghiệp và các Thành viên khác.

Câu 45. Những biện pháp nào được nêu tại Hiệp định SPS?

Hiệp định SPS bao gồm các biện pháp nhằm bảo vệ cuộc sống, sức khoẻ của con người và động vật. Trong các quy định của Hiệp định này, có cả các quy định nhằm phòng tránh những rủi ro về vệ sinh của hàng hóa có thể phát sinh từ các chất phụ gia, các chất gây độc tố và chất có hại đối với cơ thể con người có trong các loại lương thực, thực phẩm và đồ uống. Hiệp định cũng đưa ra các quy định về việc ngăn chặn sự lây lan của các loại thực phẩm có hại... Các biện pháp được quy định trong Hiệp định SPS cũng nhằm mục đích đảm bảo rằng các quy định về an toàn và sức khoẻ không có những ảnh hưởng quá mức đến thương mại quốc tế.

Câu 46. Cùng một sản phẩm nhập khẩu, có thể áp dụng cả quy định kỹ thuật (theo Hiệp định TBT) lẫn biện pháp SPS (theo Hiệp định SPS) được không? Và khi nào thì áp dụng theo Hiệp định nào?

Có thể áp dụng cả quy định kỹ thuật lẫn biện pháp SPS cho cùng một sản phẩm nhập khẩu.

CÁCCÁCCÁCÁ BIBIBIỆNỆNỆN PHÁPHÁPHÁPPP PPP HI THUTHUẾ QẾ QẾẾ QUANUANUAN TITIT ÊUÊUÊUÊU ỂBIỂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 41

Việc áp dụng biện pháp của Hiệp định nào cần căn cứ vào mục đích và tính chất của biện pháp. Mục đích của các biện pháp SPS tương đối hẹp, đó là nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và ngăn ngừa sự lan truyền dịch bệnh (các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh thường chỉ áp dụng tạm thời một thời gian ngắn). Trong khi đó, các quy định kỹ thuật là những tiêu chuẩn áp dụng lâu dài vì nhiều mục đích khác nhau: An toàn sản xuất, an toàn giao thông, an ninh xã

hội, thuận lợi cho người tiêu dùng, thích ứng với điều kiện tự nhiên, văn hóa của nước sở tại....

Ví dụ đối với thịt hộp nhập khẩu, một nước Hồi giáo có thể

quy định trong hộp không được chứa chế phẩm từ thịt lợn - đây là một quy định kỹ thuật để phù hợp với tập quán tôn giáo. Nhưng nếu nước đó quy định về hàm lượng hóa chất khi xử lý thịt được phép còn lại trong hộp thì đó là biện pháp SPS nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.

Câu 47. Làm sao để xác định được mức độ áp dụng của các biện pháp kiểm dịch động thực vật là thích hợp hoặc cao quá mức cần thiết?

Việc xác định mức độ thích hợp của các biện pháp kiểm dịch động thực vật cần được tiến hành trên cơ sở đánh giá

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ42

nguy cơ của các chất có hại và sâu bệnh đối với sức khoẻ con người và động, thực vật. Đây là một khâu rất quan trọng vì nếu đánh giá nguy cơ thấp quá thì sẽ không có đủ biện pháp cần thiết để ngăn chặn tác hại của dịch bệnh, mà nếu đánh giá nguy cơ cao quá thì sẽ tạo ra trở ngại quá mức cho hàng nhập khẩu, đi ngược lại mục tiêu tạo thuận lợi cho thương mại.

Khi đánh giá nguy cơ cần phải xem xét những vấn đề sau:

• Bằng chứng khoa học của việc xuất hiện nguy cơ;

• Phương pháp sản xuất, chế biến tại nước sản xuất ra hàng hóa;

• Lịch sử sâu bệnh tại nước sản xuất/nước xuất khẩu;

• Điều kiện môi trường và sinh thái;

CÁCCÁCCÁCÁ BIBIBIỆNỆNỆN PHÁPHÁPHÁPPP PPP HI THUTHUẾ QẾ QẾẾ QUANUANUAN TITIT ÊUÊUÊUÊU ỂBIỂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 43

• Cơ sở vật chất để thực hiện việc kiểm dịch, cách ly, xử lý sâu bệnh;

• Dự tính thiệt hại về sản xuất nếu để xảy ra dịch bệnh;

• Chi phí xử lý, loại bỏ dịch bệnh nếu như chúng xảy ra vì không áp dụng biện pháp kiểm dịch động thực vật thích hợp;

• Hiệu quả kinh tế của các phương án khác nhằm giảm thiểu hoặc loại trừ nguy cơ so với việc áp dụng biện pháp kiểm dịch động thực vật.

Câu 48. Quy tắc xuất xứ là gì?

Quy tắc xuất xứ là tập hợp các quy tắc được một nước áp dụng để xác định xuất xứ của hàng hóa xuất nhập khẩu.

Quy tắc xuất xứ bao gồm tất cả các luật, quy định và quyết định hành chính được áp dụng để xác định nước xuất xứ của hàng hóa. Các quy tắc xuất xứ này không được liên quan tới các chế độ thương mại liên minh hay tự trị dẫn đến việc cho hưởng các ưu đãi thuế quan vượt quá đối xử tối huệ quốc.

Quy tắc xuất xứ được các cơ quan quản lý của nước nhập khẩu sử dụng để xác định nước sản xuất hàng nhập khẩu. Đây là một nhiệm vụ phức tạp do hầu hết các sản phẩm được sản xuất tại nhiều nước khác nhau. Việc xác định nước xuất xứ là rất quan trọng vì nó quyết định mức thuế áp dụng. Nhập khẩu từ các đối tác là thành viên trong các Hiệp định thương mại tự do có thể được miễn thuế trong khi nhập khẩu từ các nước chỉ được hưởng thuế

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ44

suất MFN và các nguồn khác có thể bị đánh thuế nhập khẩu. Hiệp định của WTO về Quy tắc xuất xứ áp dụng đối với luật, quy định và các quyết định hành chính của các Thành viên WTO để xác định nước xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở đối xử tối huệ quốc. Các quy tắc trong Hiệp định không áp dụng đối với hàng nhập khẩu theo các thỏa thuận ưu đãi.

Câu 49. Tại sao lại phải xác định xuất xứ của hàng hóa trong thương mại quốc tế?

Nếu thương mại quốc tế diễn ra trong một hoàn cảnh lý tưởng (không có phân biệt đối xử, không có hạn chế định lượng, không có trợ cấp, phá giá,…) thì vấn đề xác định xuất xứ hàng hóa sẽ không phải đặt ra.

Lý do phải xác định xuất xứ, tức là xác định nước được coi là nơi sản xuất ra hàng hóa là:

• Để xem hàng hóa đó có được hưởng các ưu đãi thương mại hay không. Một số nhóm nước hoặc tổ chức khu vực ký với nhau các thoả thuận về ưu đãi thuế quan chẳng hạn. Để tránh việc các nước ngoài nhóm hay tổ chức lợi dụng ưu đãi này thì cần phải xác định để chắc chắn là hàng hóa xuất xứ từ nước được hưởng ưu đãi.

CÁCCÁCCÁCÁ BIBIBIỆNỆNỆN PHÁPHÁPHÁPPP PPP HI THUTHUẾ QẾ QẾẾ QUANUANUAN TITIT ÊUÊUÊUÊU ỂBIỂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 45

• Để hạn chế định lượng nhập khẩu từ một số nước nhất định. Ví dụ hiện nay các nước vẫn được áp dụng hạn ngạch với hàng dệt may, và để biết được một nước đã xuất khẩu vào thị trường nước khác hết lượng hạn ngạch đã cho hay chưa thì phải xác định xuất xứ.

• Để chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Để có thể áp dụng thuế chống phá giá, thuế đối kháng (chống trợ cấp) thì phải xác định được đâu là hàng hóa xuất xứ từ nước có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

• Để phục vụ mục đích thống kê số liệu.

Câu 50. Tại sao lại gọi nước xuất xứ của hàng hóa là nước “được coi là nơi” sản xuất ra hàng hóa?

Nếu toàn bộ quá trình sản xuất ra một loại hàng hóa (từ khâu khai thác nguyên liệu, gia công, chế biến thành phẩm) đều diễn ra tại một nước thì nước xuất xứ chính là nước sản xuất ra hàng hóa. Trường hợp này thật dễ hiểu và được gọi là xuất xứ thuần tuý.

Nhưng nền kinh tế hiện đại với các đặc trưng là phân công lao động rõ rệt và dịch chuyển đầu tư từ nước này sang nước khác đã làm cho hàng hóa ngày nay mang tính quốc tế hóa. Một mặt hàng có thể trải qua nhiều công đoạn chế biến hoặc bao gồm cấu kiện sản xuất tại nhiều nước khác nhau. Nhưng việc xác định xuất xứ chỉ cho phép ta chọn một nước để coi là nơi xuất xứ. Do vậy, nước được chọn (theo các quy tắc xác định xuất xứ) không hòan toàn là nước sản xuất ra toàn bộ mặt hàng đó, nên chỉ được coi là nơi sản xuất ra mặt hàng đó mà thôi.

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ46

Câu 51. Có những phương pháp nào để xác định xuất xứ?

Có hai phương pháp chính:

• Theo tỷ lệ phần trăm: Nếu giá trị gia công, chế biến tại một trong các nước tham gia sản xuất nên mặt hàng đạt một tỷ lệ nhất định thì hàng hóa được coi là xuất xứ từ nước đó. ASEAN lấy 40% làm tỷ lệ xác định xuất xứ để được hưởng ưu đãi CEPT.

• Theo sự chuyển dịch dòng thuế: Nếu sau khi gia công, chế biến tại một nước mà tính chất hàng hóa thay đổi đến mức có thể phân loại thành một dòng thuế khác với trước khi gia công, chế biến thì hàng hóa có thể coi là xuất xứ tại nước đó.

Câu 52. WTO quy định về vấn đề xuất xứ như thế nào?

Với Hiệp định về Quy tắc xuất xứ (Hiệp định ROO), WTO chính thức đưa vấn đề xuất xứ hàng hóa vào phạm vi điều chỉnh của mình. Hiệp định ROO yêu cầu các nước hài hòa các quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa dựa trên những quy tắc mẫu do một Ủy ban kỹ thuật đưa ra.

Do việc soạn thảo các quy tắc mẫu đòi hỏi phải có thời gian (dự kiến là 3 năm) nên Hiệp định ROO cũng đề ra những nguyên tắc các nước phải tuân thủ trong thời gian quá độ (tức là thời gian từ khi Hiệp định có hiệu lực cho đến khi soạn thảo xong các quy tắc mẫu) và sau khi kết thúc thời kỳ quá độ.

CÁCCÁCCÁCÁ BIBIBIỆNỆNỆN PHÁPHÁPHÁPPP PPP HI THUTHUẾ QẾ QẾẾ QUANUANUAN TITIT ÊUÊUÊUÊU ỂBIỂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 47

Câu 53. Những yêu cầu trong thời kỳ quá độ là như thế nào?

Trong thời gian trước khi các quy tắc mẫu được soạn thảo xong, các nước thành viên WTO phải đảm bảo:

• Các quy tắc để xác định xuất xứ rõ ràng, rành mạch.

• Quy tắc xuất xứ không được dùng làm công cụ để theo đuổi các mục đích thương mại, không được làm ảnh hưởng tới thương mại quốc tế.

• Tuân thủ nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia khi xác định xuất xứ.

• Giấy chứng nhận xuất xứ phải được cấp càng sớm càng tốt, muộn nhất là 150 ngày sau khi nhận được yêu cầu của doanh nghiệp. Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ có hiệu lực trong 3 năm.

• Nếu Quy tắc xuất xứ có thay đổi thì sẽ không áp dụng những thay đổi này cho những hàng hóa đã được xác định xuất xứ theo quy chế cũ.

• Các quyết định hành chính liên quan đến việc xác định xuất xứ đều có thể bị tòa án sửa đổi hoặc bãi bỏ.

• Giữ kín các thông tin mật.

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ48

Câu 54. Cơ quan nào chịu trách nhiệm hài hòa các quy tắc xuất xứ?

Đó là một Ủy ban Kỹ thuật về Quy tắc xuất xứ thuộc Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO). Ủy ban này có quan hệ mật thiết và chịu sự chỉ đạo của Ủy ban về Quy tắc xuất xứ của WTO do Hiệp định ROO thành lập.

Câu 55. Làm sao để xác định hàng hóa đã có sự thay đổi cơ bản tính chất sau quá trình gia công, chế biến?

Đây chính là một công tác rất phức tạp đặt ra cho Ủy ban Kỹ thuật và là nội dung chính của việc hài hòa quy tắc xuất xứ. Ủy ban Kỹ thuật phải làm việc đối với từng sản phẩm hoặc từng nhóm sản phẩm để xác định trong quá trình gia công, chế biến đến giai đoạn nào thì hàng hóa đã

CÁCCÁCCÁCÁ BIBIBIỆNỆNỆN PHÁPHÁPHÁPPP PPP HI THUTHUẾ QẾ QẾẾ QUANUANUAN TITIT ÊUÊUÊUÊU ỂBIỂU

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 49

có thể xếp vào một dòng thuế khác trong biểu thuế HS - đó là khi hàng hóa được coi là đã có sự thay đổi cơ bản về tính chất.

Câu 56. Tại sao quy tắc xuất xứ là nội dung quan trọng trong đàm phán các Hiệp định Thương mại tự do (FTA)?

Quy tắc xuất xứ là nội dung quan trọng trong đàm phán các FTA vì chỉ khi đáp ứng các quy tắc xuất xứ này thì hàng hóa mới được hưởng ưu đãi thuế quan quy định trong Hiệp định. Ngoài ra, quy tắc xuất xứ cũng giúp ngăn chặn việc chuyển hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ hải quan của thành viên có mức thuế quan thấp để xuất sang các thành viên khác. Bên cạnh quy tắc xuất xứ chung (thường là hàm lượng giá trị khu vực), các thành viên cũng thường đàm phán các quy tắc về chuyển đổi nhóm, quy tắc xuất xứ theo mặt hàng cụ thể.

Câu 57. Trên thực tế, còn có những biện pháp/hàng rào phi thuế quan nào?

Mặc dù hiện nay các nước vẫn hướng đến mục tiêu tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại quốc tế, nhưng trên thực tế, do những lý do kinh tế và chính trị nhất định mà mỗi nước có thể áp dụng những biện pháp rất tinh vi, gây cản trở thương mại quốc tế. Đó chính là những biện pháp/hàng rào phi thuế quan được biến tướng dưới nhiều hình thức khác nhau. Nếu chỉ dựa trên các quy định của WTO thì rất khó bắt họ phải loại bỏ chúng. Ví dụ, các quy định của chính phủ có thể tạo ra sự ngăn cản thương mại. Nhưng

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ50

nhiều khi khó phân biệt được các quy định này là các quy định kỹ thuật với mục tiêu không cho phép nhập khẩu những hàng hóa không đủ chất lượng hay chúng được đặt ra để ngăn cản nhập khẩu. Tùy theo mục đích áp dụng mà các biện pháp sau cũng có thể coi là các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa xuất và nhập khẩu:

• Quy định về quảng cáo: Quy định cấm quảng cáo rượu ngoại gây ra sự phân biệt đối xử;

• Quy định về đặt cọc: Yêu cầu nhà nhập khẩu phải đặt cọc một khoản tiền bằng nửa giá trị nhập khẩu tới kho bạc nhà nước trong một khoảng thời gian nào đó nhưng không được hưởng lãi;

• Quy định về thanh toán: Yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu hàng tiêu dùng phải thanh toán ngay thuế nhập khẩu;

• Quy định về kích cỡ: Quy định về kích thước tối thiểu đối với khoai tây là biện pháp của Hoa Kỳ chống lại nhập khẩu từ Mexico, Nhật Bản yêu cầu về kích cỡ của táo nhập khẩu từ Hoa Kỳ, hay một số nước yêu cầu về kích cỡ đối với hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam…;

• Quy định vị trí làm thủ tục hải quan: Quy định vị trí làm thủ tục hải quan không thuận lợi cho hàng không muốn nhập khẩu, ví dụ Việt Nam quy định chỉ cho nhập khẩu xe ô tô cũ tại 4 cảng biển duy nhất;

• Quy định về nhãn mác hàng hóa: Yêu cầu khắt khe về nhãn hiệu đối với các sản phẩm nhập khẩu. Ví dụ Việt Nam yêu cầu nhãn hàng hóa và hướng dẫn sử dụng sản phẩm nhập khẩu phải được dịch ra tiếng Việt.

CÁCCÁCCÁCÁ BIBIBIỆNỆNỆN PHÁPHÁPHÁPPP PPP HI THUTHUẾ QẾ QẾẾ QUANUANUAN TITIT ÊUÊUÊUÊU ỂBIỂU

MỘT SỐ VẤN ĐỀCẦN LƯU Ý

PHẦN III

MỘTMỘT SỐSỐ VẤVẤN ĐN ĐĐỀ CỀ CỀỀ ẦẦNN LƯULƯU ÝÝÝ

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ52

Câu 58. Các cơ quan quản lý cần lưu ý gì khi áp dụng các biện pháp phi thuế quan?

Các cơ quan quản lý nhà nước cần lưu ý các vấn đề sau:

• Sử dụng hiệu quả các biện pháp phi thuế quan để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp trong nước và bảo vệ hợp lý các ngành sản xuất trong nước;

• Thông báo, hướng dẫn cho các doanh nghiệp về các biện pháp phi thuế quan của các nước đối tác;

• Cảnh báo sớm cho các doanh nghiệp về các biện pháp phi thuế quan/rào cản phi thuế quan trên thị trường các nước đối tác;

• Có các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp để đối phó với các hàng rào phi thuế quan tại thị trường xuất khẩu;

• Cung cấp cập nhật và đầy đủ các thông tin liên quan cho các doanh nghiệp.

Câu 59. Các doanh nghiệp cần lưu ý gì khi thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và đối mặt với các biện pháp, hàng rào phi thuế quan tại các thị trường xuất khẩu?

Các doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau:

• Chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin về các biện pháp/hàng rào phi thuế quan đang được áp dụng tại các thị trường xuất khẩu; nắm rõ các cam kết, quy định về tin về các biện pháp/hàng rào phi thuế quan trong

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 53

các Hiệp định của WTO và trong các FTA Việt Nam đã ký kết và tham gia.

• Chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước: Bộ Công Thương; Sở Công Thương; Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư, Du lịch; Văn phòng TBT; Văn phòng SPS13... để cập nhật các thông tin về các biện pháp/hàng rào phi thuế quan mới và cách thức đối phó.

• Chủ động thông báo với các cơ quan quản lý nhà nước khi phát hiện ra các biện pháp phi thuế quan bị biến tướng thành rào cản thương mại tại thị trường xuất khẩu.

• Chủ động nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định đối với hàng nhập khẩu của các nước đối tác.

Câu 60. Xin cho biết các cơ quan đầu mối phụ trách các vấn đề liên quan đến các biện pháp/hàng rào phi thuế quan?

1. Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp Quốc gia về tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Văn phòng TBT Việt Nam)

Địa chỉ: Số 8 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội.Điện thoại: 04.37912145/37912146 Fax: 04.37912145/37913441.Website: http://www.tbtvn.org

13 Tham chiếu câu 60

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ54

2. Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp Quốc gia về Vệ sinh an toàn thực phẩm và Kiểm dịch động thực vật (Văn phòng SPS)

Địa chỉ: Số 2 - Ngọc Hà - Ba Đình - Hà NộiĐiện thoại: 04.37344764Fax: 04.37344901Website: http://www.spsvietnam.gov.vn

3. Tổng cục Hải quanĐịa chỉ: 162 Nguyễn Văn Cừ, Quận Long Biên, Hà NộiĐiện thoại: 04. 8 722 060; Fax: 04. 8 725 959Website: http://www.customs.gov.vn

4. Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công ThươngĐịa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hà NộiĐiện thoại: 04 2220 5433Fax: 04.2202525Website: http://moit.gov.vn

5. Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công ThươngĐiện thoại: 04.22205002Fax: 04.22205003Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hà NộiWebsite: http://www.vca.gov.vn

MỘTMỘT SỐSỐ VẤVẤN ĐN ĐĐỀ CỀ CỀỀ ẦẦNN LƯULƯU ÝÝÝ

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 55

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁPPHI THUẾ QUAN (Câu 1 - 9) 6-12

PHẦN II. CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN TIÊU BIỂU

Cấm xuất khẩu, nhập khẩu (Câu 10 - 11) 14-15

Hạn ngạch (Câu 12 - 15) 15-18

Cấp phép nhập khẩu (Câu 16 - 22) 18-23

Các biện pháp tương tự thuế quan (Câu 23) 23-24

Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (Câu 24 - 40) 24-36

Các biện pháp kiểm dịch động thực vật (Câu 41 - 47) 36-43

Yêu cầu về xuất xứ hàng hóa (Câu 48 - 56) 43-49

Các biện pháp khác (Câu 57) 49-50

PHẦN III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý (Câu 58 - 60) 52-54

In 1.000 cuốn, khổ 10,5x14,8cm, tại Công ty CP in Sao ViệtSố xác nhận đăng ký xuất bản: 4860-2016/CXBIPH/02-111/HĐSố QĐ xuất bản: 269/QĐ-NXBHĐ cấp ngày 30 tháng 12 năm 2016Mã số ISBN: 978-604-951-172-1In xong và nộp lưu chiểu quý IV /2016 SÁCH KHÔNG BÁN

CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN:BÙI VIỆT BẮC

Biên tập: Nguyễn Khắc Oánh

Chế bản: Vũ Như

Trình bày bìa: Trần Trung

Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨCĐịa chỉ: A2, 261 Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3728 1306 Fax: (84-4) 3728 1306Web: nxbhongduc.vn Email: [email protected]

Sản phẩm thuộc sở hữu của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội. Việc sử dụng sản phẩm dưới mọi hình thức phải ghi rõ nguồn và phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành

GIỚI THIỆU TRUNG TÂM

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố Hà Nội; có chức năng tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, nông nghiệp và dịch vụ đối ngoại của Thành phố; hỗ trợ, tư vấn, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác ở Việt Nam và nước ngoài.

CẨM NANG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ58 CẨM NANG HỘI NHẬP QUỐC TẾ58