62
VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 1 BAN ĐIỀU HÀNH TRUNG ƯƠNG CT/TTHNGĐ HẢI NGOẠI CHỦ TRƯƠNG Chỉ Đạo: Tổng Linh Nguyền TƯ/HN Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn Sáng Lập Chương Trình: Lm. Phêrô Chu Quang Minh, S.J. Cố Vấn: ĐÔ Fx. Phạm Văn Phương ĐÔ Giuse Phạm Quốc Tuấn Chủ Nhiệm: Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn Chủ Bút: AC Đặng Văn Kiếm & Uyên Phương Kỹ Thuật: AC Bùi Văn Bằng & Yến TÒA SOẠN 2545 Millwater Xing, Dacula, GA 30019 Tel. 770-614-8315 [email protected] [email protected] Mời thăm ctthngd.net https://sndv.wordpress.com SỐ 12, PHÁT HÀNH THÁNG 12, NĂM 2016 GIA ĐÌNH SNG MÙA VNG MI

0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 1

BAN ĐIỀU HÀNH TRUNG ƯƠNG CT/TTHNGĐ HẢI NGOẠI

CHỦ TRƯƠNG

Chỉ Đạo:

Tổng Linh Nguyền TƯ/HN Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn

Sáng Lập Chương Trình: Lm. Phêrô Chu Quang Minh, S.J.

Cố Vấn: ĐÔ Fx. Phạm Văn Phương ĐÔ Giuse Phạm Quốc Tuấn

Chủ Nhiệm:

Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn

Chủ Bút: AC Đặng Văn Kiếm &

Uyên Phương

Kỹ Thuật: AC Bùi Văn Bằng & Yến

TÒA SOẠN 2545 Millwater Xing, Dacula, GA 30019

Tel. 770-614-8315 [email protected]

[email protected] Mời thăm

ctthngd.net https://sndv.wordpress.com

SỐ 12, PHÁT HÀNH THÁNG 12, NĂM 2016

GIA ĐÌNH SỐNG MÙA VỌNG MỚI

Page 2: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 2

BBAANN ĐĐIIỀỀUU HHÀÀNNHH

TTRRUUNNGG ƯƯƠƠNNGG HHẢẢII NNGGOOẠẠII Vấn Nguyền:

Đức Ông Fx. Phạm Văn Phương Đức Ông Giuse Phạm Quốc Tuấn

Tổng Linh Nguyền:

Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn Sáng Lập Chương Trình:

Lm. Phêrô Chu Quang Minh, S.J. Chủ Nguyền:

AC Giuse Phạm Văn Quyết & Anna Điệp Ban Phó Nguyền:

Sydney, Úc Châu: AC Đaminh Vũ Tiến Xuân & Maria Bạch Yến

Danmark, Âu Châu: AC Giuse Nguyễn Hải Trường & Maria Thay

Toronto, Canada: AC Michael Huỳnh Thanh Huy & Agnes Hạnh

Nhật Bản: AC Giuse Phạm Đức Kiên & Maria Tâm

Orange, Miền Nam California: AC Matthew Trân Ngoc Chiêu & Têrêsa Nguyệt

San Jose, Miền Bắc California: AC Antôn Đoàn Ngọc Hoàn & Anna Thu Hằng

Houston, Miền Trung Nam Hoa Kỳ: AC Phêrô Vũ Hữu Thự & Maria Kim Nguyệt

Atlanta, Miền Đông Nam Hoa Kỳ: AC Antôn Hoàng Duy & Maria Vũ Nga

Washington D.C., Miền Thủ Đô: AC Fx. Phạm Công Tự & Têrêsa Yến

Lowell, Đông Bắc Hoa Kỳ: AC Phaolô Phạm Duy Thông & Cecilia Diệu Tú

Detroit, Miền Trung Bắc Hoa Kỳ: AC Phanxicô Nguyễn Hữu Nam & Matta Chi

Ký Nguyền: AC Giuse Đặng Văn Kiếm & Têrêsa Uyên Phương Quý Nguyền: AC Antôn Nguyễn Tường & Maria Thưởng Trưởng Ban Song Nguyền: AC Giuse Đinh Quang Anh & Têrêsa Thanh Thủy Trưởng Ban Liên Gia: AC Phêrô Huỳnh Ngọc Thảo & Cecilia Kim Chi Ban Truyền Thông và Tài Liệu: AC Đaminh Bùi Văn Bằng & Têrêsa Yến AC Đaminh Vũ Tiến Xuân & Maria Bạch Yến

AC Giuse Chu Quang Chàng & Anna Vân Điền

Nội Dung Trong Số Này:

Hình bìa: Ra vùng ngoại biên với Phanxicô Xaviê .................. 1 Ban Điều Hành Trung Ương Hải Ngoại & Nội Dung .............. 2 Lời Ngỏ .................................................................................... 3 Tâm Thư Tổng Linh Nguyền ................................................... 5 Tâm Tình Người Chúa Dùng .................................................... 7 Chúa Kitô Vua Tình Yêu hy sinh tha thứ .................................. 10 Giới thiệu Logo chính thức cho Năm Mục Vụ Gia Đình 2017 . 11 Vui cười .................................................................................... 12 Gợi ý mục vụ 2017: Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống HN 13 Chọn Bạn Trăm Năm ................................................................ 15 Những điều cân cân nhắc trước khi kết hôn .............................. 17 Suy nghĩ về Tông Huấn Amoris Laetitia................................... 18 Cảm Nghiệm Hồng Ân .............................................................. 20 Thẳng tiến về Miền Thượng K683 ............................................ 21 Biên bản Họp HĐSN Toàn Quốc .............................................. 23 Lời Nhạc Kinh Đoan Nguyền Phục Vụ .................................... 27 Nghe nhạc Kinh Đoan Nguyền Phục Vụ................................... 28 Vườn Thơ ................................................................................ 29 Vui Cười.................................................................................... 31 Thư Chung HĐGMVN Gửi Cộng Đồng Dân Chúa .................. 32 Vui Cười.................................................................................... 36 Người Việt và Lễ Tạ Ơn............................................................ 37 Thư Thông Báo ........................................................................ 41 Dấu Ấn Đức Tin ....................................................................... 43 Truyện cười ............................................................................... 47 Nhân Mùa GS tìm hiểu ngày Sinh Nhật của Chúa Giêsu Kitô .. 48 Hành trình các SN Hoa Kỳ & VN đến với vùng lũ Quảng Bình 53 Lịch Sinh Hoạt 2017 ................................................................. 56 Thư Mời tham dự Đại Hội Song Nguyền Thế Giới Kỳ V ......... 59 Cảm tạ hồng ân Khóa 668 tại Gx. Đức Mẹ VN Atlanta ............ 61

Page 3: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 3

Hôm rồi “người viết” đã mệt vì đi làm cả ngày, chiều về muốn nằm trên ghế “thằng lười – Lazy Boy” cho giãn gân cốt, nhưng “bà xã” lại tới nằn nı ı ôi “Anh Kiếm à, anh nói là đang chuân bị e-báo Vòng Tay Song Nguyền “Ra Vùng Ngoại Biên”, vậy em đề nghị anh cùng với Uyên-Phương đem Minh-Thuận “Ra Vùng Ngoại Biên” là Bệnh Viện “Central Regional Hospital” thăm một bà vừa te ngã. Tội nghiệp người già như má hay như bố Minh mà té thì dễ về Thiên Đàng lắm...” Xin thưa là khi nghe bà xã bao phải chỗi dậy RA ĐI, thì người viết nằm ì trên “Thằng Lười”, mắt nhìn bực tức, coi như vợ không thông cảm gì với mình! Rất may, hình như Thiên Thần Bản Mệnh lướt thắng thần dữ, nên mình bật người dậy, đặt tay lên vai Uyên-Phương, nói nhẹ nhàng “Xin lỗi cưng! Thành thật xin lỗi! Nhờ em mà nhiều lần anh vươt thắng bản thân như ngay bây giờ”. Rồi ôm chặt lấy nàng trong cầu nguyện. Bé Minh-Thuận thấy vậy cũng ôm chặt lấy ba má! Chon chu đê “Đi ra vung ngoai biên vơi Phanxicô Xaviê - Gia đınh Sông Mua Vong Mơi”, Vong Tay Song Nguyên 12 mong nuôn gơi nhơ y hương mơ rông vong tay “Công tac vơi moi ngươi trong Phung Sư Tin Yêu, đê cung nhau xây dưng Nươc Chua muôn đơi” (Lơi nguyên kêt Kinh Hôn Nhân Gia Đınh, va la Điêu 10 trong Mươi Điêu Tâm Niêm cua CT/TTHNGĐ). Trong thư gưi cam ơn lơi chuc mưng cua Cha Sang Lâp Phêrô Chu Quang Minh, SJ, Đưc Cha Giuse Châu Ngoc Tri, Chu tich Uy Ban Muc Vu Gia Đınh trưc thuôc HĐGMVN, mơi goi quy Linh Nguyên va anh chi em Song Nguyên hơp tac lam viêc nhiêu hơn nưa, đăc biêt trong ba năm (2017-2019) săp tơi HĐGM chon chu đê Mục Vụ Gia Đình lam chương trınh sông đao cho Giao Hôi va Quê Hương Viêt Nam: chuân bi ky lương cho cac ban tre bươc vao đơi sông hôn nhân, khuyên khıch cac căp vơ chông tre chia se vơi nhau nhiêu hơn, va gân gui nâng đơ đăc biêt cac gia đınh găp kho khăn.

Page 4: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 4

Sau gân 30 năm hiên diên, co thê noi CT/TTHNGĐ nhân manh vao viêc “Đông hanh vơi cac gia đınh găp kho khăn”; cu thê la liên tuc mơ ra cac Khoa Căn Ban, hoc-va-hanh, cach riêng cho cac đôi vơ chông muôn tım cam nghiêm lai đươc “cai hay ban đâu” vô tınh đa lam hao mon theo năm thang, đê rôi vơi ơn thanh Chua, cung măc lây “Hôn Tông Đô Song Đôi” ra đi giơi thiêu muc đıch “Yêu thương Gân gui Băng Viêc lam” qua lôi sông “Khiêm Nhương: Biêt lôi, Nhân lôi, Xin lôi, Sưa lôi, Tha lôi” cua chınh gia đınh mınh. Trong đơi sông thương ngay, chung em hay chia se vơi nhau vê cac viêc lam nho nho va tınh hınh cac gia đınh; tım hiêu đo đây xem co bao nhiêu anh chi em găp kho khăn trong đơi sông hôn nhân. Kêt qua cho thây tơi 99% anh chi em hôn nhân bi đô vơ cam thây mınh bi xa lanh, hoăc chınh mınh đang măc cam, không muôn găp gơ ngươi quen, xa dân công đoan; cac anh chi em nay rât cân đươc lăng nghe, chia se, nâng đơ va cân đươc quang đai đon nhân. Hôm 18 tháng 11 năm 2016, trong buôi găp gơ cac Giam muc tham dư Khoa tâp huân vê tiên trınh vô hiêu môt cuôc hôn nhân Công giao, ĐTC Phanxicô khuyên cac vi chu chăn cân có lòng khoan dung với những người đổ vỡ hôn nhân, vı Giáo Hội luôn có thái độ "vỗ về và yêu thương của một người mẹ hiền, theo mẫu gương của Chúa Giêsu về người Samaritanô nhân hậu”; va “vı ho đang va vân đươc kêt hiêp trong Chua Kitô băng chınh hiêu năng của Bí tích Thanh Tẩy mà họ đã lãnh nhận". Gia đınh Song Nguyên tiêp tuc ra đi găp gơ moi ngươi, như lơi nhăn nhu cua ĐTC, đê cung vơi Hôi Thanh “Hòa mình vào những câu chuyện buồn thảm và đau khổ của người dân, cúi xuống nâng đỡ người nghèo và đến với những ai đang xa rời hoặc tự xem mình bị gạt ra bên ngoài cộng đoàn giáo hội bởi việc hôn nhân của họ đổ vỡ". Môi Song Nguyên mơi môt căp vơ chông ban hưu hoăc cac anh chi đang mong tım kiêm niêm vui gia đınh cung tham dư môt Khoa Căn Ban 48 giơ, chınh la mon qua quy bau Sông Mua Vong mơi vây. Lay Thanh Gia Giêsu-Maria-Giuse, xin chuc phuc lanh cho gia đınh chung con biêt noi gương Thanh Phanxicô Xaviê ra đi găp gơ kê chuyên Đưc Giêsu Kitô cho moi ngươi chung quanh. SN Giuse Đăng Văn Kiêm & Têrêsa Uyên-Phương

Page 5: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 5

húng ta đã bước

vào một Năm

Phụng Vụ mới,

tức là một hành trình đức

tin mới của dân Chúa.

Năm Phụng Vụ 2017

được bắt đầu với Mùa

Vọng. Trong tiếng La

Tinh, Mùa Vọng (ad-

venio) có nghĩa là Tiến

đến, tiếng Anh là Advent

hoặc là ‘to come to’, thời

gian này kéo dài 4 Chúa

Nhật trước Lễ Chúa

Giáng Sinh. Về ý nghĩa,

Mùa Vọng là thời gian

chuẩn bị tâm hồn và con

tim để đón chờ Chúa đến

lần thứ hai trong ngày tận

cùng thế giới và cũng để

mừng kỷ niệm biến cố

Con Thiên Chúa Nhập

Thể làm người để “viếng

thăm và cứu chuộc dân

Người”.

Trước khi bước vào Năm

Phụng Vụ mới, ĐTC

Phanxicô đã chính thức

đóng cửa Năm Thánh

Lòng Chúa Thương Xót.

Năm Thánh Lòng

Thương Xót tập trung

vào sự tha thứ và lòng

thương xót của Thiên

Chúa. Lòng Thương Xót

này đã được biểu hiện

cách cụ thể và trọn vẹn

nhất qua biến cố Ngôi

Hai Thiên Chúa xuống

thế trong hình ảnh và

thân xác con người. Qua

đó, Chúa Giêsu mặc khải

diện mạo của Chúa Cha

là Đấng giàu Lòng

Thương Xót như trong

Thông điệp ‘Dives in

Misericordia – Thiên

Chúa giàu Lòng thương

xót’, Thánh Gioan Phaolô

II đã diễn tả rằng: Ngài

“nói về Lòng Thương

Xót và giải thích Lòng

Thương Xót ấy qua việc

sử dụng rất nhiều dụ

ngôn, nhưng trên hết,

chính Ngài đã trở nên

Page 6: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 6

Ngôi Lời Nhập Thể và

mặc lấy xác phàm”.

Cửa Năm Thánh ngoại

thường về Lòng Thương

Xót đã khép lại nhưng

cửa lòng nhân từ của

Thiên Chúa không bao

giờ khép lại. Việc cử

hành Năm Thánh Thương

Xót đã gợi lên sự lưu tâm

đến ‘Sứ vụ Đến với muôn

dân - missio ad gentes’.

Cụ thể là mỗi người

chúng ta được mời gọi

“bước ra bên ngoài” bằng

sự quảng đại đem những

tài năng, sự sáng tạo, trí

tuệ và kinh nghiệm của

mình để đem thông điệp

về Lòng Thương Xót của

Thiên Chúa đến với toàn

thể gia đình nhân loại.

Thêm vào đó, ngay 3/12

Lê Kınh Thanh Phanxicô

Xaviê, ban thân và bạn

đồng hành cua Thánh

Inhaxiô Loyola, la quan

thầy các xứ truyền giáo

và cũng là môt tâm

gương “Ra Vung Ngoai

Biên” từ Âu Châu tới Ấn

Độ rồi tơi tân A Châu để

rao giang Phuc Âm.

Chương Trình TTHNGĐ

cũng noi gương Thánh

Phanxicô trong tiên trınh

rông mơ tơi cac ‘Miên

Đât Mơi”.

Với những tâm tình trên,

tôi tha thiết kêu mời tất

cả các thành viên của

Chương Trình cùng suy

niệm và sống sư điệp

Mùa Vọng 2016 là:

“Chúng ta cùng đi

Belem” gặp gơ Thiên

Chúa đầy lòng thương

xót, để rồi sau khi cảm

nghiệm được những

nguồn mạch vô cùng tận

của ân sủng nơi các bí

tích, nhất là tai ‘Bàn tiệc

Lời Chúa và Bánh sự

Sống’ đê tiến bước theo

chân Đức Giêsu Kitô,

Chúa chúng ta, cung nhau

lên đương loan báo Tin

Mừng cho muôn dân.

Nguyện xin Thiên Chúa,

qua lời chuyên cầu của

Mẹ Maria và thánh cả

Giuse chúc lành, thêm

sức cho chúng ta tiếp tục

bước đi với những biến

đổi thực sự trong tâm hồn

để mỗi người cùng với

Thánh Phanxicô Xaviê

bước ra khỏi vùng thoải

mái riêng của mình để

đến với ‘những vùng

ngoại vi’ cần đến ánh

sáng Tin Mừng, nhất là

trong đời sống Hôn Nhân

Gia Đình.

Kính chúc quý thành viên

tràn đầy ơn lành, hăng

say loan báo để ‘cùng

nhau đi Belem và tìm gặp

được Thiên Chúa, ‘Đấng

đã viếng thăm và cứu

chuộc dân người’.

“Vinh danh Thiên Chua

trên trơi,

Bınh an dươi thê cho

ngươi thiên tâm”.

Thân mến trong Chúa

chúng ta.

.

Thân mến,

Lm. Phanxicô Xaviê Trần Quốc Tuấn, TLN

Page 7: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 7

“Nội Biên” của Thiên Chúa là Tình Yêu trao đổi giữa Ba Ngôi. Dầu không tạo dựng vũ trụ, không sáng tạo ra con người, thì Thiên Chúa vốn liên tuc “Trao Ra và Nhận Lại”. Tuy nhiên, Thiên Chúa là vô hình, không lệ thuộc vào vật chất. Nay Ngài dựng nên con người hữu hình, và muốn mỗi người đều “Trao Ra và Nhận Lại” Tình Yêu trực tiếp nơi chính Ngài. Không có Thiên Chúa thì cũng không có Tình Yêu trao ra và nhận lại. “Ngoại Biên” xẩy ra khi Chúa yêu người, người yêu Chúa, và người yêu người một cách hữu hình và cụ thể, theo gương Tình Yêu Nhập Thể, Trao Ra và Nhận Lại giữa đôi bên “không ai yêu bạn hữu bằng người hiến mạng sống mình cho bạn” (x. Jn. 15: 13). Tình yêu Trao Ra và Nhận Lại giữa vợ chồng được mời gọi tới mức “Hỡi các người chồng, hãy yêu vợ mình như Chúa Kitô yêu Hội Thánh” (x. Eph. 5: 25). Một Mẫu Gương Sáng Ngời của “Tình Yêu Ngoại Biên” là Thánh Phanxicô Xavier (1506-1552). Dịp Lễ Kính Ngài, mồng 03/12/2013, Giáo Phận Thanh Hoá viết trên internet về Ngài, nhiều đoạn như: Ngày 23-6-1549, Javier* đi thuyền buồm Trung Quốc qua Malacca. Ngài viết: ''Tất cả các giáo hữu và bạn bè thân thiết tỏ ra lo sợ về chuyến viễn du đầy nguy hiểm này. Về phần tôi, tôi chỉ sợ cho họ thiếu đức tin, vì Chúa lèo lái và có quyền uy trên phong ba bão tố trên biển Trung Hoa và Nhật Bản. Từ trước tới nay tôi chưa từng chứng kiến trận bão nào ghê hồn đến như vậy''. Javier đi cùng hai giáo sĩ

Page 8: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 8

Dòng Tên người Tây Ban Nha, ba người Nhật trong số có Anjirô. Con thuyền cập bến Kagoshima, lãnh địa Satsuma ở cực nam đảo Kyushu vào đúng ngày lễ Đức Mẹ 15-8-1549 (cũng là ngày kỷ niệm thành lập Dòng Tên). Trước khi đến Trung Quốc, Phanxicô học tiếng Hoa: ''Hán văn được dạy trong các đại học ở Nhật. Các thiền sư biết Hán văn được coi là uyên bác. Mỗi chữ Hán đều mang một ý nghĩa. Người Nhật đọc tiếng Hoa theo phát âm riêng. Chúng tôi biên soạn một cuốn sách bằng tiếng Nhật về tạo thiên lập địa và các mầu nhiệm trong cuộc đời Chúa Kitô. Chúng tôi cũng sẽ soạn một cuốn sách tương tự bằng tiếng Hoa''. Phanxicô thuật lại hành trình sang Tầu: ''Tôi đi từ Goa sang Malacca mất 5 ngày. Tôi đi cùng với Jacques Pereira trực chỉ Bắc Kinh. Chúng tôi mang theo tặng vật biếu Hoàng đế Trung Quốc''. Javier quan niệm chuyến đi Trung Quốc giống như phần mở đầu Phúc âm thứ tư nói về Ngôi Lời đến giữa thế giới tối tăm tội lỗi: ''Đi sang nước ngoài rao giảng chân lý, bên vị hoàng đế đầy uy lực là một việc táo bạo''. Trong thời gian này, ĐTC Gioan III tái bổ nhiệm Phanxicô làm sứ thần Tòa Thánh. Tầu chở Phanxicô gặp bão lớn, phải ném bớt hàng hóa xuống biển. Trên chặng

đường từ Xingapo (Tân Gia Ba) đi ngang hải phận nước ta, thuyền trưởng không còn định hướng được nữa. Chính Javier từng đi ngang vùng biển này hai lần đã chỉ một hải đảo nhỏ cách Hồng Kông không xa. Sở dĩ Phanxicô chọn đảo Trường Xuyên (Shangchuan) vì đây là nơi trao đổi tơ lụa và đồ gốm Trung Quốc lấy hồ tiêu và gia vị Bồ Đào Nha. Phanxicô kể lại rằng ''một người quê Quảng Đông hứa sẽ nhận hai trăm đồng cruzados cho Phanxicô trốn trong nhà trong ba ngày, sau đó đưa ra cửa thành với sách vở và hành lý gặp quan tổng trấn xin yết kiến Hoàng đế Trung Quốc để trình thư của Đức Giám Mục với sứ mạng rao giảng Luật Chúa''. Dự định này bất thành. Sang tháng 11, gió bấc lạnh thổi vào hải đảo. Không còn người Bồ trên đảo. Chỉ còn hai cái lều của Phanxicô và Jacques Vaz là một thương nhân. Vaz nhận thấy Phanxicô suy yếu nên chuyển lên một thương thuyền. Con tầu Santa Croce tròng trành khiến Phanxicô kiệt sức. Người ta lại vực ngài xuống đảo, ở tạm trong căn lều của Vaz cho đỡ lạnh. Người ta lấy máu ngài vào ống hút theo y học thời ấy. Trước giờ lâm chung, Javier đọc kinh tiếng la tinh và tụng ca bằng tiếng mẹ đẻ (Basques). Ngài qua đời đêm 2 rạng ngày 3-12-1552. Hôm sau, người ta an táng ngài trên bờ biển Trường Xuyên.

5 tháng sau, khi mở quan tài, Phanxicô như đang nằm ngủ. Ngài nổi tiếng về sự thánh thiện và làm nhiều phép lạ. Linh cữu được chuyển về Goa vào mùa chay năm 1554. Quan tài một lần nữa được mở ra với hình hài còn nguyên như đang ngủ. Ba năm sau Inhaxiô mới biết tin Phanxicô đã qua đời. ĐTC Phaolô V phong chân phước ngày 25-10-1619. ĐTC Grégoire XV phong hiển thánh ngày 12-3-1622. Có thể tóm tắt cuộc đời thánh Phanxicô Javier vào 5 niên biểu: 1506: năm sinh. 1534: dâng lời khấn Montmartre (29 tuổi). 1540: lên đường sang Á Châu truyền giáo (34 tuổi). 1549: truyền bá đức tin ở Nhật Bản (43 tuổi) 1552: từ trần trên lãnh thổ Trung Quốc (46 tuổi). Cũng có thể tóm lược đời Javier trong 5 chữ J (hoặc chữ I, (Iôta trong tự mẫu Hy Lạp): Javier (nơi sinh), Jésus (Dòng Tên), India (Ấn Độ), Indonexia (Nam Dương), Japan (Nhật Bản). Chữ I chính là IHS: Thánh Danh Chúa Giêsu: Jesus Hominum Salvator (hoặc Jesus Hierosolymae Salvator): Chúa Giêsu Đấng Cứu chuộc Nhân loại. Còn một chữ J liên hệ đến gia đình Javier. Cháu ruột Javier là linh mục Dòng Tên Jérôme Javier noi gương chú sang Ấn Độ truyền giáo. Kết thúc bài viết này, xin ghi lại hai giai thoại về Thánh

Page 9: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 9

Phanxicô Javier và di ngôn của ngài. 1) Cha Laynez là giáo sư nhà

tập kể lại khi các giáo sĩ thực tập trong các bệnh viện ở Ý, Phanxico Javier thức giấc trong đêm nói rằng: ''Lạy Chúa Giêsu, con mệt mỏi, Chúa có biết con nằm mơ thấy gì không? Con cõng trên lưng một người Ấn Độ, người này nặng quá con không sao cõng nổi''.

2) Một đêm khác, Phanxicô đánh thức cha Rodrigues nói: ''Mas! Mas! Hơn nữa! Hơn nữa!''. Trước khi từ biệt Lisbonne, ngài giải thích ý nghĩa của giấc mộng này: ''Tôi thấy mình cơ cực, gặp nhiều nguy hiểm trên đường phụng sự Thiên Chúa. Nhờ hồng phúc ngài nâng đỡ tôi, thúc đẩy tôi khiến tôi không thể không xin ngài thêm nữa. Tôi hy vọng sẽ đến giờ chứng minh điều xin ''Hơn nữa'' (Mas, Mas) sẽ thực hiện được''.

Di ngôn: Trong lá thư viết từ Goa tháng 3-1549 gửi một giáo sĩ cùng Dòng, Phanxicô viết: ''Trước hết, hãy chú tâm đến bản thân và quan tâm về sự liên hệ với Thiên Chúa, nhờ vậy bạn trở nên có ích cho những người thân quen. Đừng quên tự xét lương tâm ít nhất một ngày một lần nếu bạn không thể làm hai lần một ngày. Hãy quan tâm về lương tâm của chính bạn hơn là lương tâm người khác, bởi vì

ai không nên thánh, làm sao có thể mang lại cho người khác sự tốt lành? Trong quan hệ với người khác, hãy bàn bạc và tạo tình thân''. * Phanxicô “Xavier” hay “Javier”? Theo bài trên, “Javier” là nơi Thánh Phanxicô sinh ra. “Xavier” là viết theo tiếng Pháp. Biết về Thánh Phanxicô Xavier là việc tốt. Làm theo Hồn Tông Đồ Song Đôi tới “Ngoại Biên” theo gương mình biết về Thánh Nhân là việc khẩn thiết. Vì “Song Đôi” này, nên tuy có nhiều hình về Ngài, ở đây lựa hình Ngài có Bạn Đồng Hành “song đôi”, để mong mỗi song nguyền cũng hăng say Hội Họp trong Chương Trình “có đôi”, làm các việc trong Giáo Đoàn, Giáo Xứ, v.v., tất cả đều “song đôi” từ thể lý, tâm lý, tới tâm linh. Nếu thiếu điều này, thì tích cực hơn điều kia, để luôn hiệp thông “song đôi”. Trong Mùa Vọng và Giáng Sinh này, đi tới Lễ Bổn Mạng Kính Thánh Gia, mỗi người lại cần hơn nữa, để Ra Khỏi Cái Tôi nhỏ bé “nội biên”, để “Trao Ra và Nhận Lại” Tình Yêu hải hà Thương Xót của Chúa Cứu Thế “Ra Ngoại Biên”: Vinh Danh Thiên Chúa trên các tầng trời, Và bình an dưới thế cho người thiện tâm. Những Vị Thánh Hiệu Phanxicô Xavier

liên hệ tới Chương Trình TTHNGĐ:

Trước tiên là Bậc Tôi Tớ Chúa, Đức Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận. Ngài đã đề cao vai trò của gia đình. Như trong sách Đường Hy Vọng, câu 477: “Nếu giáo dân đặt nặng nhiệm vụ trần thế của mình, thì nhiệm vụ trần thế quan trọng nhất, quyết định nhất của họ, là đời sống gia đình”. Người viết đã dùng câu này ngay khi khai mạc các Khóa Căn Bản. Thứ hai, Đức Hồng Y Phanxicô Xavier khi là Tổng Giám Mục, Chủ Tịch Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình của Toà Thánh, đã hiện diện khi người viết (ngv) thuyết trình về Mục Vụ Gia Đình tại Roma. Ngài đã có mặt tại Quảng Trường Thánh Phêrô khi ngv kính dâng Huy Hiệu lên Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II để được Chúc Phúc (26. 10. 1994). Sau đó, ĐTC

Page 10: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 10

đã ký vào HH ngày 28. 10. 1994. Thứ ba, Bậc Tôi Tớ Chúa Phanxicô Xavier đã viết thư cho người viết (sách Hồi Ký Tình Yêu Thăm Thẳm, trang 321), trong đó có những câu: “...tôi lại được thông công với Đại Hội. Tôi cũng có gửi cái băng catsét một bài tôi nói cách đây 26 năm, để mọi người nghe biết rằng từ lâu, hơn ¼ thế kỷ, tôi đã quan tâm đến các gia đình. Cầu ngyện cho nhau. Roma, 9-V-1997”. Các Vị còn sinh tiền, có Thánh Hiệu Phanxicô Xavier, như

● Đức Ông Phanxicô Xavier Phạm Văn Phương, Vấn Nguyền Trung Ương Hải Ngoại. ● Cha Phanxicô Xavier Trần Quốc Tuấn, Tổng Linh Nguyền Trung Ương Hải Ngoại. >> Hoặc có “Thiên Thần” 05 tuổi, như cháu Phanxicô Xavier Đặng Minh Thuận. Cháu có Thánh hiệu “Phanxicô Xavier” vì ba má cháu, anh chị song nguyền Đặng Văn Kiếm&Uyên-Phương, nhờ cầu nguyện cùng ĐHY Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, nên sau nhiều gian

nan, đã sinh được cháu về cuối đời thật tốt lành! ● Và còn nhiều Vị/Người có Thánh Hiệu Phanxicô Xavier. Xin chân thành Cầu Chúc nhân Ngày Lễ Bổn Mạng, kính Thánh Phanxicô Xavier, mồng 03/12/2016, từng Vị/Người được chứa chan Ơn “Ngoại Biên”, dấn thân phục vụ bất cứ nơi nào mình có mặt, như Thánh “Ngoại Biên” Phanxicô Xavier đã phục vụ cho “Vinh Danh Chúa Hơn - Ad Majorem Dei Gloriam”.◙

Ông Trump sẽ làm tổng thống Hoa Kỳ. Điều này khiến triệu người vui và cũng lắm người buồn. Nhưng trong đức tin, thì bất kể ai cầm quyền, Chúa Giêsu luôn là Vua vũ trụ.

Có điều khá ngạc nhiên và ngược đời là: Vua các nước thường măc long bao ngồi uy nghi trên ngai vàng, còn Vua Giêsu lai măc co môi cai khô treo lủng lẳng trên thánh giá! Cảnh ngược đời này cho thấy: Vua Giêsu KHÁC BIỆT các vua trần gian.

Ngày xưa cả nước mới có một vua; ngày nay thấy có nhiều vua quá: vua ngân hàng, vua chứng khoán, vua phá lưới, vua ca nhạc, vua cờ bạc… Người đứng đầu bất cứ lanh vưc nao cung được phong la vua.

Vậy Chúa Giêsu thuộc loại vua nào? Chúa là vua yêu thương hi sinh tha thứ. Chúa đã quá yêu thương nhân loại đến độ hiến dâng mạng sống mình để cứu chuộc. Hơn nữa, ngay chính lúc người ta nhục mạ, đóng đinh Ngài vào thập giá, thì Ngài vẫn không một chút oán thù, lại còn cầu xin tha tha thứ cho kẻ làm khổ mình: “Lạy Cha, xin tha cho họ”. Trên thánh giá, Chúa Giêsu đã thiết lập một vương quốc mới: một vương quốc chỉ có tình thương chứ không có oán thù, một vương quốc chỉ có lòng bao dung tha thứ chứ không còn lên án kết tội. Một vương quốc mới quá tuyệt vời khiến cho anh trộm phải nài xin: “Ông Giêsu ơi, khi nào vào nước Ông, xin nhớ đến tôi”. Chúa Giêsu nhận lời anh. Tay trộm này quá siêu. Cả đời đi ăn trộm đủ thứ, và cuối cùng, lại ăn trộm được luôn cả nước Thiên Đàng!

Nếu ta tin nhận Chúa là vua, chúng ta có để cho Chúa ngự trong lòng mình, để Chúa làm chủ cuộc đời chúng ta, hướng dẫn những suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta? Bất kể ai cầm quyền, thì Chúa Giêsu luôn là vua của tôi, vua của tình yêu thương tha thứ.

Page 11: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 11

WHĐ (25.10.2016) – Trong “Thư Chung gửi Cộng đồng Dân Chúa” ngày 7 tháng 10 năm 2016, các giám mục Việt Nam tham dự Đại hội XIII Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đề nghị chủ đề Mục vụ gia đình cho ba năm (2016-2019) với những điểm nhấn cho từng năm như sau: Năm 2016-2017: Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân; Năm 2017-2018: Đồng hành với các gia đình trẻ; Năm 2018-2019: Đồng hành với những gia đình gặp khó khăn.

Nay Hội đồng Giám mục Việt Nam giới thiệu logo chính thức sau đây để sử

dụng cho Năm mục vụ 2017: Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân.

Logo lấy ý tưởng từ hình ảnh 3 thế hệ trong gia đình: ông bà, cha mẹ và con cái như là một biểu tượng truyền thống của gia đình Việt Nam với nhiều thế hệ. Và hình ảnh đó được bao bọc bởi trái tim như là biểu tượng của tình yêu – nền tảng cơ bản đầu tiên của gia đình.

Thiết kế logo toát lên được hình ảnh của gia đình Thánh Gia là khuôn mẫu trọn hảo cho mọi gia đình công giáo. Gói trọn trong hình ảnh trái tim, chúng ta còn có thể thấy hình ảnh của của ba thế hệ: ông bà, cha mẹ, và con cái phản ánh hình ảnh của Thánh Gioakim và Thánh Anna trong gia đình Thánh Gia, phần nào đó nói lên tình yêu, niềm vui đoàn tụ, hiệp nhất của các thành viên trong gia đình và sự kết nối trọn hảo của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Trên chóp đỉnh của trái tim, hình ảnh của thập giá muốn nói lên một tình yêu trao ban. Tình yêu và đời sống gia đình là một hành trình hy sinh và trao ban liên lỉ. Hình ảnh dải lụa gắn liền với truyền thống và văn hóa Việt, óng ả, mềm mại nhưng bền bỉ, được xem như sự gắn kết

Page 12: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 12

giữa các thành viên trong gia đình. Những màu sắc trên dải lụa tượng trưng cho những xúc cảm yêu thương.

Ngoài ra hình ảnh của đôi bạn trẻ đang tiến bước vào đời sống hôn nhân được khắc hoạ rõ nét tư thế sẵn sàng cùng nhau xây dựng một hạnh phúc bền vững với sự đồng hành và soi dẫn của Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần, thể hiện qua hình tượng biểu trưng vừa là cây thánh giá vừa là hình chim bồ câu.

Màu chủ đạo là màu đỏ hồng: tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc. Màu tím: tượng trưng cho sự chung thuỷ, những khó khăn trong đời sống hôn nhân cần có sự gắn kết mật thiết với nhau và với Chúa để có thể vượt qua.

Những nét lượn hồng cũng được lấy cảm hứng từ đường nét và màu sắc của hoa sen Việt Nam vẽ nên một gia đình truyền thống luôn luôn vững vàng và toả hương thơm của tình yêu khi gặp sóng gió, khó khăn: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Xin tải về logo tại đây: https://drive.google.com/file/d/0B_iR1Yxv3-didGQ4UjlnbnJEcmc/view?usp=sharing

Văn phòng HĐGMVN

CHIẾC QUẠT MÁY NƠI PHÒNG THÁNH PHÊRÔ Môt ông trùm nọ giúp việc trong nhà thờ chẳng may chết và lên cửa thiên đàng. Ông bước vào phòng đợi và ngạc nhiên sao thấy nhiều đồng hồ quá. Đồng hồ nào cũng có tên của người mới chết, nhưng ông không tìm thấy cái đồng hồ của ông đâu cả. Thấy thánh Phêrô đi ra ông liền hỏi: Thưa thánh Phêrô, sao đồng hồ trên đây có tên của mỗi người và cái thì chạy nhanh, cái thì chạy chậm? Thánh Phêrô trả lời: Mỗi cái tượng trưng cho một linh hồn mới chết. Linh hồn nào phạm tội ít thì đồng hồ chạy

chậm, linh hồn nào càng phạm tội nhiều thì đồng hồ càng chạy nhanh. Ông mừng thầm nghĩ rằng chắc mình không có tội nên không thấy đồng hồ của ông. Ông hỏi: Thế còn cái đồng hồ của con đâu sao không thấy? Thánh Phêrô đáp: Trời mùa hè nóng quá mà cái đồng hồ của con lại chạy nhanh nhất, ta mang vào phòng làm quạt máy rồi. Ông trùm: ???!!! Trả giá với Cha Trong vườn hoa nhà thờ, linh mục đang đi dạo với một thương gia. Một giáo đồ trẻ đi phía sau. Câu chuyện giữa linh mục và vị thương gia có vẻ rất hấp dẫn, nhà buôn trả giá:

- 5 vạn đôla! - Không được! - 10 vạn đôla! - (Im lặng) - Thôi được, 50 vạn vậy nhé! - Linh mục vẫn không chấp thuận, vị khách lắc đầu rút lui. Giáo đồ trẻ vội bước đến trước mặt vị linh mục

nói: - Thưa cha, 50 vạn đôla là một con số không nhỏ đâu! Sao cha lại từ chối? - Nhưng con có biết yêu cầu là gì không? Ông ấy đề nghị ta mỗi lần giảng xong không nói "Amen", mà nói

"Cocacola".

Page 13: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 13

ức Giáo hoàng và các Nghị phụ Thượng Hội đồng Giám mục khuyến nghị các cộng đoàn Kitô hữu, đặc biệt tại các giáo

xứ và giáo phận: “Thực tại xã hội phức tạp và những thách đố mà ngày nay các gia đình đang phải đối diện đòi hỏi toàn thể cộng đoàn Kitô hữu dấn thân hơn nữa trong công việc chuẩn bị cho các đôi bạn sắp kết hôn”[1]. “Tôi mời gọi các cộng đoàn Kitô hữu hãy nhận biết rằng việc đồng hành với những người đính hôn trong hành trình tình yêu của họ là một việc thiện ích cho chính họ”[2]. Các Giám mục Việt Nam, cũng theo hướng mục vụ chung quan tâm đến gia đình, nhấn mạnh sự quan trọng của công tác chuẩn bị hôn nhân cho những người trẻ, đặc biệt trong năm 2017: “Kết hôn là một quyết định rất quan trọng, vì thế cần được chuẩn bị chu đáo hết sức có thể. Trong thực tế ngày nay, một số người trẻ chỉ quan tâm đến việc tổ chức lễ cưới thật lớn, mà không hiểu biết đầy đủ về trách nhiệm trong đời sống hôn nhân. Một số khác, vì vất vả với cuộc mưu sinh, ít có thời giờ để chuẩn bị kỹ lưỡng cho đời sống hôn nhân họ sắp bước vào. Vì thế, cần khuyến khích người trẻ tham dự những lớp chuẩn bị hôn nhân, đồng thời các giáo xứ phải tổ chức chương trình cho chu đáo”[3]. Để giúp các cộng đoàn chuẩn bị cho các bạn trẻ bước vào hôn nhân, đặc biệt cho các gia đình, vì “thực ra, mỗi người đều chuẩn bị cho cuộc hôn nhân ngay từ lúc sinh ra. […] những người được chuẩn bị kết hôn tốt nhất là những người đã học được từ chính cha mẹ mình thế nào là một hôn

nhân Kitô giáo”[4], chúng tôi gợi lại một số chủ đề huấn giáo cơ bản cho Hôn nhân, trải ra mỗi tháng trong năm mục vụ 2017. CÙNG NHAU BƯỚC TỚI Mục đích: để nhận biết thời kỳ đính hôn, thời gian chuẩn bị hôn phối, là thời gian của ân sủng và tăng trưởng để sống có trách nhiệm. 1) Đính hôn: thời gian của tăng trưởng Xưa nay chúng ta vẫn biết đây là thời kỳ đôi bạn sống trong niềm hân hoan và với cả những khó khăn, để hiểu biết nhau sâu đậm hơn và với cả những hiểu lầm, khó hiểu về nhau. Nếu thời kỳ này được sống cách nghiêm túc và trưởng thành, đó sẽ là thời gian thuận lợi cho đôi bạn đối diện và đối thoại với nhau, cùng tiến tới trên hành trình tăng trưởng nhằm xây dựng quan hệ lứa đôi. 2) Đính hôn: thời gian của trách nhiệm Thời đính hôn được xem như là thời gian của trách nhiệm. Thật vậy, trong viễn cảnh của ơn gọi, đây là thời gian thuận tiện để làm sáng tỏ hơn lần đầu tiên ơn gọi cá nhân đi đến kết hôn với người bạn của mình. Đây là một quyết định tạo khoảng không gian để kiểm nghiệm sau đó hướng tới lời ưng thuận dứt khoát mà hai người sẽ tuyên bố trong ngày cử hành hôn phối. Trách nhiệm của đôi bạn đính hôn được biểu lộ qua việc xây dựng mối quan hệ của họ ngày càng bền chặt, nhưng cũng đòi hỏi phải nuôi dưỡng và củng cố mối quan hệ thời kỳ này bằng một tình yêu thanh khiết.

Đ

Page 14: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 14

Hôn nhân là một ơn gọi (x. 1Cr 7, 7. 17), là tiếng Chúa kêu gọi mỗi người theo mỗi cách. Nó được ghi khắc trong ơn gọi bẩm sinh và nền tảng của mỗi người hướng đến tình yêu. Đó là ơn gọi bởi vì ở nguồn cội của nó là một hành động vĩnh cửu tiền định cho ta nên giống hình ảnh của Chúa Giêsu: Thiên Chúa đã yêu dấu và quý mến tưởng nghĩ đến chúng ta như là hình ảnh Con của Ngài theo ơn huệ và đặc sủng tiêu biểu của đời đôi bạn. Chúa Thánh Thần hoạt động trong mầu nhiệm ơn gọi hôn nhân này làm sao để hai người được nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô theo đặc sủng tình yêu phu thê. Tất cả những điều này được dần dần tỏ lộ ra trong thời gian, cách riêng trong thời kỳ đính hôn, chúng còn được hiểu và sống như là thời gian để chứng nghiệm ơn gọi này. Toàn bộ cuộc hành trình rồi sẽ đi tới lúc hai người tuyên bố long trọng và đóng dấu ấn dứt khoát trong cử hành bí tích hôn phối và đòi hỏi phải được sống trong cuộc sống hôn nhân và gia đình mỗi ngày. 3) Đính hôn: thời gian của ân sủng Thời đính hôn chính là thời gian để khám phá để rồi sống những điều ấy. Như thế, đây là thời gian của ân sủng: một ơn huệ Thiên Chúa ban cho các người trẻ, nam cũng như nữ. Với ơn ấy, các bạn trẻ có khả năng làm triển nở tình yêu của họ đến mức trưởng thành, họ học tập nhìn và sống tình yêu ấy như một sự thông dự vào tình yêu của Đức Kitô bằng cách học hướng đến chính lý tưởng yêu thương ấy. Thời đính hôn, theo viễn tượng ấy là thời gian của tăng trưởng trong đức tin, cầu nguyện, tham dự vào đời sống phụng vụ của Hội thánh… 4) Một hành trình chuẩn bị quan trọng Cộng đoàn Kitô hữu cảm thấy vui mừng và có trách nhiệm giúp đỡ các đôi bạn sống thời ký đính hôn này và tạo cơ hội ưu tiên cho việc suy nghĩ kỹ lưỡng tất cả những điều này. Chính vì yêu mến và quý trọng những ai muốn kết hôn và kết hôn trong Hội thánh, cộng đoàn Kitô hữu không thể chấp nhận những người sắp chọn đời sống hôn nhân mà lại không được chuẩn bị cho thích đáng. 5) Đề nghị một hành trình

Được soi sáng bởi Tông huấn Familiaris Consortio (1981) và Tông huấn về Gia đình mới nhất Amoris Laetitia (Niềm Vui của Tình Yêu) (2016), chúng tôi gợi lên những đề tài để thảo luận, học và sống cho hành trình chuẩn bị này. Hành trình chuẩn bị hôn nhân cho đôi bạn diễn ra tại các buổi gặp gỡ huấn giáo như những nhịp mạnh, thảo luận về một số chủ đề căn bản được dự liệu như sau: 1- Ý nghĩa và giá trị của tình yêu và tính dục:

Chúng ta yêu nhau 2- Tình yêu phu thê là đặc thù của hôn nhân: …

nhiều để rồi đi đến kết hôn 3- Hôn nhân Kitô giáo là một bí tích: bằng một

bí tích hôn phối cử hành 4- Được cử hành và sống trong Chúa Kitô và

trong Hội thánh: bởi những Kitô hữu. 5- Hôn nhân từ góc nhìn tâm linh: Được kêu gọi

nên thánh 6- Và từ góc nhìn luân lý, nhấn mạnh minh

nhiên đến sự thủy chung, bất khả phân ly, toàn thể đời sống: chúng ta sẽ nên một xương một thịt

7- Phong nhiêu, cụ thể với đề tài sinh sản có trách nhiệm: mở ngỏ đón nhận sự sống.

8- Gia đình, một thực tại sinh ra từ hôn nhân, quan tâm đặc biệt đến việc tham dự vào đời sống và sứ mạng của Hội thánh: Chúng ta cùng nhau tạo lập một gia đình, “Hội thánh tại gia”;

9- Và quan tâm đến việc tham gia phát triển xã hội: trong xã hội.

Nội dung toàn thể các chủ đề cần được đào sâu có thể cô đọng lại trong một công thức tổng hợp như sau: Chúng ta yêu nhau / nhiều để rồi đi đến kết hôn / bằng một bí tích hôn phối cử hành bởi những Kitô hữu. Được kêu gọi nên thánh / chúng ta sẽ nên một xương một thịt / mở ngỏ đón nhận sự sống. Chúng ta cùng nhau tạo lập một gia đình / “Hội thánh tại gia” / trong xã hội. ––– [1] Phanxicô, Tông huấn Niềm vui Tình yêu (Amoris Laetitia), 206. [2] Ibid. 207. [3] HĐGMVN, Thư Chung 2016 s. 5. [4] Phanxicô, Niềm vui của Tình yêu, cit., 208. Văn phòng HĐGMVN

Page 15: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 15

Ông bà ta ngày xưa rất quan tâm tới những tiêu chí trong việc dựng vợ gả chồng cho con cái. Nào là “Tam tòng, tứ đức”, là “Môn đăng hộ đối”, là “Lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống”, là “Mua heo lựa nái, mua gái lựa dòng”, hay là “Mua thịt thì chọn miếng mông, lấy chồng thì chọn con tông nhà nòi” vv. Việc cưới gả xem ra đã định sẵn như thế nên các bạn trẻ ít có chọn lựa nào khác. Vì thế cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó! Ngày nay, việc chọn lựa bạn đời xem ra khác xưa nhiều. Các bạn trẻ quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố liên quan đến tâm sinh lý, tính cách, hoàn cảnh kinh tế, sự nghiệp, địa vị xã hội, ngoại hình, truyền thống gia đình, tôn giáo vv. Nói gì thì nói, việc tìm hiểu để có quyết định chọn lựa đúng đắn người bạn đời là điều rất quan trọng cho đời sống hôn nhân sau này. Bởi “Hôn nhân không thể hạnh phúc nếu trước khi lấy nhau hai người không biết rõ tính tình, thói quen và tính cách của nhau” (H. de Balzac).

Vậy theo thiển ý, để chọn được người bạn đời xứng hợp cho mình sau này, mong có được một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc lâu dài, chúng ta thử gợi ý một số tiêu chuẩn sau đây: 1. Có nhận thức đúng đắn về mục đích của hôn nhân. Giáo lý Công giáo dạy rằng: “Tự bản chất, hôn nhân hướng đến thiện ích của đôi vợ chồng, (đến) việc sinh sản và giáo dục con cái. Hôn nhân giữa những người đã chịu phép thánh tẩy được Chúa Kitô nâng lên hàng bí tích” (x. GLHTCG số 1660, TTGM Sg 1997). Trên thực tế, nhiều bạn trẻ, vì quá nóng vội, muốn cưới liền tay, nên đã không kịp suy nghĩ thấu đáo về mục đích chính yếu của hôn nhân. Có người nghĩ hôn nhân là để có con nối dõi tông đường hay đơn giản là để có một bé yêu cho vui cửa vui nhà. Cũng có người chỉ nghĩ đến thỏa mãn đam mê xác thịt, giải quyết hợp pháp những đòi hỏi về sinh lý nam nữ… Thực ra không phải vậy. Một cuộc hôn nhân nghiêm túc đòi hỏi trước khi kết hôn bạn phải có một nhận thức đúng đắn về mục đích của hôn nhân gia đình qua đó bạn sẽ tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để đảm nhận những trọng trách, vai trò trong đời sống gia đình mình sau này. Thư mục vụ HĐGMVN năm 2002 đã nhắc nhở như sau: “Theo ý định của Thiên Chúa, hôn nhân là nền tảng cho một cộng đoàn rộng lớn hơn, tức là

Page 16: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 16

gia đình. Nhờ hôn nhân mà đôi bạn trở thành cha mẹ, lãnh nhận nơi Thiên Chúa quà tặng là những người con. Khi cha mẹ yêu thương con cái, họ trở thành dấu chỉ hữu hình của tình yêu Thiên Chúa đối với con người. Khi cha mẹ chăm sóc con cái, họ làm thành một cộng đồng hiệp thông những ngôi vị. Chính sự hiệp thông mật thiết trong gia đình Kitô giáo là hình ảnh sự hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa…” (x. tài liệu đd số 7). Một khi hiểu đúng ý nghĩa, mục đích của hôn nhân theo tinh thần Kitô giáo, chúng ta sẽ thực hiện trọn vẹn những nhiệm vụ cao cả của mầu nhiệm và bí tích hôn phối mà hai bạn sẽ long trọng cử hành trong ngày hôn lễ. 2. Có tự do chọn lựa. Chúng ta đều biết rằng tình yêu không tự do là tình yêu giả dối và không bền vững. Chính vì lý do này mà trong nghi thức hôn phối, đôi bạn phải tuyên thệ trước cộng đoàn và đại diện Hội thánh Chúa là họ hoàn toàn có tự do yêu thương và đến với nhau. Sự tự do này phải bắt đầu từ khi tình yêu nẩy nở trong hai người và sẽ mãi mãi tồn tại. Thực tế là nhiều trường hợp sau kết hôn một thời gian, khi phải nói lời chia tay, đôi bạn thường vịn vào lý do bị ép buộc một cách nào đó để từ chối tiếp tục sống chung trong đời vợ chồng. Có thể điều đó là sự thật, nhưng cũng có thể

là lý do được ngụy tạo để dễ dàng đường ai nấy đi… Trên thực tế, nhiều cặp vợ chồng sống với nhau chỉ vài ba năm là quyết định ly hôn. Tại sao vậy? Bởi có những bạn trẻ khi yêu nhau họ không thoát khỏi những ảo tưởng và sai lầm về hôn nhân, về người bạn đời mà họ sắp kết hôn. Có người vì ham mê chút ngoại hình mà chấp nhận ăn đời ở kiếp với người mà họ nghĩ rằng sẽ là bạn đời đích thực của mình. Như có câu: “Đừng tham da trắng tóc dài, đến khi nhỡ bữa chẳng mài mà ăn” hay “Biết bao đàn ông chỉ yêu một má lúm đồng tiền mà dại dột cưới nguyên cả một cô gái” (S. Leacock). Tình yêu chính đáng phải xuất phát từ con tim và trở về con tim. Và tình yêu đẹp nhất, bền vững nhất là tình yêu của những trái tim tự do. Hãy sáng suốt chọn lựa một nửa của mình bằng một tình yêu trong sáng, tự do. 3. Sẵn sàng chấp nhận người kia là bạn đời duy nhất của mình. Trong hôn nhân không có việc đứng núi này trông núi kia hay bắt cá nhiều tay được. Tình yêu trong hôn nhân là duy nhất giữa một người nam và một người nữ. Qua bí tích hôn phối, hai bạn nên một trong tình yêu tự do, chung thủy và bền vững. Chúa đã nói: “Họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt” (Mt 19,6). ĐGH Gioan Phaolô II cũng đã nhắc nhở:

“Nhờ tính cách bí tích của hôn nhân, đôi bạn được liên kết với nhau một cách chặt chẽ không thể tháo gỡ được…” (x. Tông huấn về những bổn phận của gia đình Kitô hữu, số 13). Do đó trước khi quyết định kết hôn, hai bạn cần xác tín rằng người bạn tình mà họ chọn lựa sẽ là người bạn đời duy nhất và đáng được tôn trọng như một người bạn đường không thể thiếu trong cuộc sống sau này. Những ai thiếu sự kiên định trong cuộc sống sẽ dễ dàng bị chao đảo bởi những xung đột tất yếu trong đời sống vợ chồng. Và chính họ cuối cùng sẽ phản bội lại lời thề hứa chung thủy mà họ đã chính thức tuyên xưng trong ngày hôn lễ. 4. Có phẩm chất đạo đức tốt. Hoàng đế Napoléon có nói: “Một người đàn bà đẹp làm thỏa mắt. Đó là một trang sức. Một người đàn bà tốt làm đẹp lòng. Đó là cả một kho tàng”. Phẩm chất đạo đức trong hôn nhân là viên ngọc quý không gì sánh ví được. Thực tế cho thấy đàn ông giỏi giang thông thái mà không đạo đức thì là kẻ nham hiểm. Đàn bà xinh đẹp lộng lẫy mà không đạo đức thì là người lừa dối. Hôn nhân không đạo đức là ngục tù chôn vùi tình yêu. Gia đình không đạo đức gây nên thảm kịch cho nhiều người… Thánh Phaolô đã có lời khuyên thiết thực sau: “Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến

Page 17: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 17

thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thông cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo…” (x. Cl 3,12-14). Nhìn vào các gia đình sống chung quanh ta, nếu cặp vợ chồng nào sống đạo đức, luôn chu toàn luật Chúa và Hội thánh, biết thực thi bác ái thì bảo đảm họ được Chúa chúc phúc và được hạnh phúc mãi mãi bên nhau. 5. Có nhân đức khôn ngoan và óc phán đoán tốt.

Sách Châm ngôn (Cựu Ước) có câu: “Phụ nữ khôn ngoan xây dựng cửa nhà, phụ nữ dại dột tự tay phá đổ” (Cn 14,1). Sự khôn ngoan vẫn được coi là một trong bốn nhân đức cột trụ cần thiết cho đời sống vợ chồng (Khôn ngoan, Công chính, Can đảm và Tiết độ). Người khôn ngoan biết cách ứng xử sao cho hợp tình, hợp lý, đúng người, đúng việc. Người khôn ngoan biết phân định đâu là lẽ phải, đâu là điều sai quấy. Nhiều cặp vợ chồng vì phán đoán sai lạc nên đã gây tổn thương không ít mối quan hệ phu thê. Chuyện bé thì xé ra to. Chuyện nghiêm túc thì lại coi thường, xem nhẹ. Trong đời sống chung, mỗi người đều phải ứng xử sao cho thật khôn ngoan, thông minh,

nhạy bén nhờ đó mối quan hệ được luôn bền chặt và thoải mái. Bên cạnh đó, óc phán đoán quân bình sẽ giúp họ tránh được những va chạm đáng lẽ ra không nên có trong cuộc sống vợ chồng. Ca dao VN có câu: “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa một đời chẳng khê”. Ai cũng biết rằng hôn nhân là một biến cố hệ trọng nhất đời, vì thế việc chọn lựa một người bạn đời đòi hỏi mỗi người phải cân nhắc, suy nghĩ, bàn hỏi và cầu nguyện thật nhiều. Ước mong sự chọn lựa của chúng ta phải thật tự do, sáng suốt và trách nhiệm cao./. Aug. Trần Cao Khải

Page 18: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 18

ác mục tử phải là những người hết lòng tìm kiếm chân lý, giáo lý chính

thống về tín lý và luân lý của Hội Thánh, để từ đó hướng dẫn và dạy dỗ Dân Chúa. Nắm vững đạo lý chính thống là điều đáng khen ngợi, nhưng các ngài còn phải lo bảo ban những khuyên bảo mục vụ quan trọng cấp thiết. Không thể đến ban lời chân lý cho dân chúng rồi bỏ đi và lấy thế làm đủ, đúng hơn, các ngài phải đồng hành với những người các ngài đã hướng dẫn, dạy dỗ, bằng cách dấn thân giúp đỡ đưa các chân lý ấy hoà vào cuộc sống của họ. Đức giáo hoàng Phanxicô muốn các chân lý về hôn nhân, tính dục, và gia đình được công bố cách rõ ràng, nhưng ngài cũng muốn các thừa tác viên của Hội Thánh với lòng từ bi và hay thương xót vươn tay ra cứu giúp những người đang chiến đấu để đưa những chân lý ấy vào cuộc sống họ. Về tính khách quan luân lý của hôn nhân, Đức giáo hoàng nói rõ ràng chắc chắn. Ngài quả quyết trình bày sự hiểu biết của Hội Thánh về hôn nhân đích thật là

giữa một người nam và một người nữ, cả hai cùng cam kết dấn thân cho nhau trong sự trung thành mãi mãi, diễn tả tình yêu của họ và sự sẵn sàng đón nhận con cái mà Chúa sẽ ban, và sự kết hợp ấy như là một bí tích của tình yêu của Đức Kitô đối với Hội Thánh (52, 71). Ngài cũng tỏ bày nỗi xót xa trước những đe dọa lý tưởng này của thời đại hôm nay, trong đó bao gồm: não trạng duy tương đối về luân lý (moral relativism), nền văn hoá phổ biến quy ngã thích tự yêu mình (cultural narcissism), ý thức hệ tự sáng tạo chính mình (self-invention), văn hoá khiêu dâm, văn hoá xã hội “đào thải” (throwaway society), v.v… Ngài rõ ràng kêu gọi người ta quan tâm đến giáo huấn của đức chân phước Giáo hoàng Phaolô VI trong thông điệp Humanae Vitae về sự liên kết thiết yếu giữa hai chiều kích kết hợp và sinh sản của tình yêu hôn phối (80). Hơn nữa, Đức giáo hoàng còn trích dẫn ý kiến đồng thuận của Thượng Hội đồng các Giám mục về Gia đình vừa qua, cho rằng quan hệ giữa những người đồng giới không

thể được coi dù như là gần tương đương với quan hệ mà Hội Thánh gọi là hôn nhân (251). Đặc biệt, ngài cũng mạnh mẽ lên án các ý thức hệ muốn áp đặt ý kiến cho rằng phái tính (hay giới) chỉ là một khái niệm xã hội có thể thay đổi và vận dụng tự do theo chọn lựa của người ta (56). Ngài lập luận những động thái như thế là quên đi mối quan hệ đúng đắn của thụ tạo với Tạo Hoá của mình. Cuối cùng, mọi ngờ vực nào đó về thái độ của Đức giáo hoàng về sự bất khả phân ly của hôn nhân đều rõ ràng và trực tiếp bị đánh tan. Ngài nói: “Tính bất khả phân ly của hôn nhân – “Điều Thiên Chúa đã kết hợp, con người không được phân ly” (Mt 19,6) – không nên hiểu như một ‘cái ách’ áp đặt lên con người, nhưng như một ‘quà tặng’ được ban cho những ai kết hợp với nhau trong hôn nhân (62). Trong một phần đặc biệt đánh động của Tông huấn, Đức giáo hoàng Phanxicô giải thích bài ca đức ái nổi tiếng trong Thư thứ nhất của thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô (90-119). Theo thánh Tông đồ Phaolô, nhà

C

Page 19: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 19

truyền giáo vĩ đại, tình yêu trước hết không phải là một cảm xúc (94) nhưng là một ý chí dấn thân muốn thể hiện một số điều có tính dứt khoát và thách thức: nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau, không vênh vang tự đắc, loại bỏ ghen tị, đua tranh, luôn tin tưởng, hy vọng, tha thứ. Với cung giọng của một mục tử hiền phụ, Đức Thánh Cha Phanxicô dạy các cặp hãy bước vào đời sống hôn nhân bằng một tình yêu, theo nghĩa đậm sâu và đòi hỏi nhất, phải ở trung tâm của mối quan hệ vợ chồng và gia đình. Đây là phần quan trọng cần phải học trong các chương trình chuẩn bị hôn nhân của Hội Thánh. Đức Phanxicô nói nhiều về vẻ đẹp và sự toàn diện của hôn nhân. Nhưng nên lưu ý đừng giảm thiểu, pha loãng đi hoặc thỏa hiệp với lý tưởng nói đến trong bản văn này. Tuy nhiên, Đức giáo hoàng cũng thành thật nhìn nhận rằng thực tế rất nhiều người sống thiếu lý tưởng, không hoàn toàn hội nhập tất cả các chiều kích của hôn nhân theo nghĩa của Hội Thánh. Ngài không theo đường lối chỉ biết lên án, nhưng xem Hội Thánh như một bệnh viện dã chiến hiện diện chính là để cứu chữa và chăm sóc người bị thương tích (292). Theo hướng đó, ngài đề xuất hai hướng chăm sóc mục vụ cơ bản. Thứ nhất, chúng ta có thể nhận thấy, cả trong trường hợp của

những mối kết hợp về khách quan là trái quy tắc hoặc bất toàn, một số yếu tố tích cực tham dự trong tình yêu hôn nhân đầy đủ. Bởi thế, một cặp chẳng hạn sống với nhau không hôn phối mà lại biểu lộ sự chung thủy, một tình yêu sâu sắc, và có con cái, v.v… Hội Thánh, chú ý đến những dấu hiệu tích cực này, có thể theo “luật tiệm tiến” dần hướng dẫn những cặp này tiến đến một quan hệ hôn nhân đích thực và trọn vẹn (295). Điều đó không có nghĩa là ta nói: sống chung là được phép và hợp với ý Chúa; nhưng là nói: có lẽ Hội Thánh có thể tìm thấy được một phương cách hấp dẫn hơn để hướng người ta trong hoàn cảnh đó đến sự hoán cải. Thứ hai (ở đây chúng ta sẽ đề cập đến phần chắc chắn gây bàn cãi nhất) là hướng sử dụng sự phân biệt cổ điển của Giáo hội giữa phẩm chất khách quan của một hành vi luân lý và trách nhiệm chủ quan của chủ thể luân lý phạm hành vi ấy (302). Đức giáo hoàng nhận xét rằng nhiều người trong các hôn nhân dân sự sau một lần ly dị thấy mình ở trong một tình cảnh ràng buộc hầu như không thể gỡ. Nếu cuộc hôn nhân thứ hai của họ chứng tỏ có sự trung tín, giàu sức sống và sinh hoa kết trái, làm sao họ có thể rời bỏ nó mà thực sự không tạo thêm lỗi tội và gây thêm sầu buồn? Dĩ nhiên điều này không có ý nói cuộc hôn

nhân thứ hai của họ về khách quan là chính đáng, nhưng muốn nói rằng họ có thể được giảm khinh trong quy tội vì lý do những áp lực, khó khăn, hoàn cảnh lưỡng nan của họ. Đức giáo hoàng áp dụng ở đây sự phân biệt đã nói: “Bởi thế người ta không thể nói rằng tất cả những người đang ở trong một hoàn cảnh gọi là ‘trái quy tắc’ là đang sống trong tình trạng tội trọng, mất ơn thánh hoá” (301). Như thế, thừa tác viên của Giáo hội không thể giúp những người ấy, trong nhà xứ mình hay trong toà giải tội, biết phân định mức độ trách nhiệm luân lý của họ được hay sao? Một lần nữa, chúng ta khẳng định không chạy theo não trạng “ba phải” dĩ hoà vi quý, mà cũng không chối bỏ một hôn nhân dân sự sau khi ly dị là trái quy tắc khách quan. Niềm Vui của Tình Yêu (Amoris Laetitia) liệu sẽ giải quyết các vấn đề này cách yên ắng hay không? Nhưng Tông huấn này là một lý giải cân bằng khéo léo và gây ấn tượng giữa nhiều ý kiến tham luận thường cũng trái ngược nhau. Với đường lối như thế đó, Tông huấn sẽ phục vụ rất tốt giúp cứu vãn nhiều linh hồn đau khổ đến với “bệnh viện dã chiến”. (Theo Giám mục Robert Barron, WORD on FIRE) Luy Nguyễn Anh Tuấn

Page 20: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 20

Sáng ngày 11/09/2016, trong buổi họp Hội đồng Song nguyền của Ban Điều hành CT/TTHNGĐ TGP Sài Gòn tại giáo xứ Tân Hương, chúng em hân hạnh được tiếp đón anh chị Chủ nguyền hải ngoại Quyết Điệp, nhân dịp anh chị về thăm quê hương đã bớt thời giờ đến tham dự.

Dù chỉ mới gặp anh chị lần đầu nhưng chúng em cảm thấy anh chị thật gần gũi và thân thiện. Buổi họp hôm nay đông hơn và bầu khí rộn ràng hơn khi nghe nói có anh chị Chủ nguyền hải ngoại đến tham dự.

Quả thật không uổng công khi đến tham dự buổi họp và được nghe anh chị chia sẻ về hành trình tham dự và phục vụ CT/TTHNGĐ của anh chị.

Anh chị Quyết & Điệp cưới nhau năm 1974, đến nay là được 42 năm hôn phối. Được biết anh chị đến với nhau là do cha mẹ hai bên sắp đặt, nên đời sống hôn nhân của anh chị không mấy suông sẻ, nhất là khi định cư bên Hoa Kỳ. Cuộc sống với muôn vàn thử thách đã đưa gia đình anh chị đến bờ vực thẳm. Tưởng rằng sẽ tan đàn sẻ nghé, thì ơn Chúa Thánh Thần đã dẫn dắt anh chị đến với khóa 2 của CT/TTHNGĐ vào tháng 10/1987, do Cha Sang Lâp Phêrô Chu Quang Minh, SJ, hương dân.

Sau khi dự khóa anh chị đã hoàn toàn biến đổi. Từ thái độ độc đoán, gia trưởng nay anh đã biết cảm thông và lắng nghe vợ, và chị cũng đã nhận ra những sai trái của mình để sửa đổi và cùng với anh xây dựng gia đình hạnh phúc. Nói thế không phải dự khóa xong là mọi khó khăn tan biến, nhưng sau khóa anh chị cũng đã phải chiến đấu hằng ngày để duy trì đoàn sủng đã nhận được trong khóa. Và cách tốt nhất để duy trì đoàn sủng chính là cùng cộng tác với Cha Sáng lập để tiếp tục mở khóa, giúp cho các cặp vợ chồng cũng nhận được ơn biến đổi như mình. Đến nay anh chị đã phục vụ trong Chương Trình được 29 năm, cùng với Cha Sáng lập mở khóa ở khắp nơi, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.

Nhìn lại chặng đường đã qua, anh chị chia sẻ khi phục vụ như vậy thì đời sống của anh chị được thăng tiến mỗi ngày và gia đình nhận được rất nhiều ơn của Chúa. Anh chị sinh được 5 người con: 3 trai, 2 gái; trong đó có 2 người (1 trai, 1 gái) đi tu dâng mình cho Chúa. Trong bữa tiệc Cana chị Điệp chia sẻ với chúng em: “Tất cả là hồng ân của Chúa, chứ sức mình thì không thể làm được”.

Qua buổi họp Hội đồng Song nguyền, chúng em cảm nhận Chúa luôn đồng hành với Chương Trình TTHNGĐ, cách riêng nơi Cha Sáng lập, quý Cha Linh nguyền, quý Cha Giám nguyền, và quý Song nguyền đang âm thầm dấn thân phục vụ trong Chương Trình. Nguyện cho những hồng ân mà Chúa ban cho gia đình anh chị Chủ nguyền Quyết-Điệp, tiếp tục tuôn trào trên các gia đình khắp nơi trên thế giới.

SN Thịnh & Chỉ

Page 21: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 21

(*Kính mời BẤM VÀO ĐÂY để xem hình ảnh) Trong không khí mát dịu trong lành của một ngày đẹp trời ở vùng cao nguyên Kontum. Niềm vui của Anh Chị Em Song nguyền chúng tôi như được gia tăng gấp bội, khi miền đất Kontum này lại một lần nữa được Quý Cha trong Ban Điều Hành Trường Nội Dung Việt Nam; Ban Điều Hành và gần 20 Trợ Nguyền Đà Nẵng đi giúp Khóa; đặc biệt có Anh Chị Thông – Tú là Chủ Nguyền của vùng đông bắc Hoa Kỳ, dù cách xa nửa vòng trái đất, nhưng với tất cả lòng mộ mến Chương Trình đã bay về đây không những để diễn giải, chia sẻ cảm nghiệm, mà còn giúp Khóa nhiều chuyện khác nữa. Khóa 683 này được khai mở, đó cũng là Ơn Chúa đã quan phòng và khéo sắp đặt để Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình được nhân rộng nơi vùng đất cao nguyên. Không phải Giáo Phận Kontum của chúng tôi bây giờ mới có Khóa. Sự thật, từ năm 2005 đến năm 2013, chúng tôi đã có được 3 khóa, nhưng hơn 3

năm nay, thú thật cùng Quý Cha và các Song nguyền trong Chương Trình, chúng tôi không duy trì sinh hoạt đều đặn, lại không mấy nhiệt thành để tìm cách mở được Khóa mới, nên tinh thần của các Song nguyền Kontum đây như bị trùng xuống. Ý Chúa đã dun dủi thế nào trong tháng 9 vừa rồi, khi anh chị Chủ nguyền Từ – Liên cùng một số Song nguyền Đà Nẵng đi hành hương Đức Mẹ Măng Đen, đoàn đã ghé lại chúng tôi và với lòng thiết tha của AC Chủ nguyền ĐN, đã đề nghị và hội bàn với chúng tôi để tìm cách mở khóa. Anh Chị đã cho chúng tôi biết Khóa không chỉ là dịp mang lại sức sống mới cho hạnh phúc của Khóa viên, mà còn là cơ hội để hâm nóng và duy trì Ơn Thánh cho các trợ nguyền đã dự khóa. Vì thế, sức nóng của Song nguyền Đà Nẵng đã tạo cho chúng tôi sức mạnh để can đảm mở Khóa. Sau khi xin ý kiến và được sự đồng ý của Cha Quản Hạt, chúng tôi mạnh dạn trả lời để Ban Điều Hành và

Trường Nội Dung Đà Nẵng giúp chúng tôi thực hiện. Chúng tôi không giấu nỗi vui mừng ngay trong sáng khai mạc Khóa, khi những con người quanh năm chỉ biết cây rừng, cây lúa, củ khoai, củ sắn lại đèo nhau về nhà thờ Tân Hương của chúng tôi để ghi danh nhận bảng tên đeo đã được BĐH SN Đà Nẵng in màu trước. Những cái tên như: YPhach; YNưnh; ABao; BRach; BYen; SRek; XRưn; Ynong; HNhim; PRenh… được Ban Tổ Chức cẩn thận ghi danh rồi quàng đeo trước ngực làm tăng thêm tính cách bài bản của việc tổ chức. Những nét mặt hớn hở và dường như họ cảm thấy mình được “lớn hơn”, “giá trị hơn” so với những ngày tháng miệt mài nơi nương rẫy. Các Trợ nguyền của Kontum và Đà Nẵng cảm thấy thân thiện hơn vì bao công việc chuẩn bị cho Phòng Song Nguyền và các việc của Khóa. Trong vất vả mới biết thương nhau, mới thấm thía được ý nghĩa của câu: “Đồng cam cộng khổ”. Khóa tổ chức ở những vùng xa mới

Page 22: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 22

thấy được sự hy sinh của cha Tổng Linh nguyền Giuse Vũ Dần và của cha Tổng Giám nguyền Phaolô Nguyễn Luận, vì các ngài không còn trẻ nữa. Dầu vậy, các ngài rất phấn khởi để hướng dẫn đem lại bầu khí sinh động ngay từ đầu Khóa. Chúng tôi rất yên tâm về việc tiếp nhân của khóa viên, vì bắt đầu giờ cầu nguyện vào khóa, một Diễn Giải viên Đà Nẵng đã hỏi một khóa viên người dân tộc rằng: “Chúng tôi nói giọng miền Trung, ông có nghe được không?”. Ông trả lời: “Được”. – “Chúng tôi trình bày ông có hiểu không?”. “Hiểu”. Thật nhẹ lòng cho Ban Trường Nội Dung yên tâm để làm nhiệm vụ. Quả thật, chúng tôi không ngờ trong giờ Xả Cõi Lòng buổi 1, cứ tưởng họ là người dân tộc miền núi, vốn mang bản chất thật thà, ít chữ nghĩa, e chẳng dám bộc phát trước đám đông! Thế nhưng, những con người ấy lại làm chúng tôi xúc động, bởi vì mặc dù họ Xả Cõi Lòng bằng ngôn ngữ của họ, những người kinh chúng tôi chẳng ai hiểu gì về tiếng Gia Rai và tiếng Ba Na. Tuy nhiên, trong khóe mắt và tâm tư bộc phát, chúng tôi cảm thấy sự chân thật

trong những lời họ nói và trong chính cõi lòng của họ. Họ hiểu bài khóa và thực hành đúng phương pháp trong buổi Xả Cõi Lòng. Cha Luận động viên thêm tinh thần cho họ khi ngài nói: “Quý ông bà cứ nói theo tiếng nói của mình, Chúa hiểu hết, vợ chồng cứ tự nhiên nói với nhau trước mặt Chúa”. Vì thế, Khóa được 50 khóa viên (gồm 24 cặp, 2 người đi lẻ, phân nửa số khóa viên là người dân tộc) thì cả 50 người không trừ ai, tất cả đều ôm lấy Thánh tượng xin lỗi Chúa và vợ chồng xin lỗi nhau, bầu khí rất thánh thiêng, xúc động. Các giờ bộc phát cõi lòng tiếp theo trong các buổi còn lại, đã thực sự cuốn hút chúng tôi vì những bất ngờ do sự tiếp nhân và mạnh dạn của quý ông bà, các anh chị người dân tộc. Hầu như tất cả đều được Ơn Chúa Thánh Thần tác động. Một cặp người Kinh, ông bà Điền – Đào, ông là người lương, lấy bà và theo đạo của bà. Nhưng 42 năm nay, ông khô khan nguội lạnh. Nay ông hối hận và cảm thấy có lỗi với Chúa, với bà. Chính thái độ ăn năn và lời xin lỗi của ông đã làm cho bà cảm thấy sung sướng như chính bà bộc lộ trong giờ chia sẻ cảm nghiệm buổi

chiều trước Thánh Lễ. Bà và Ông ước gì mình biết được Chương Trình Thăng Tiến này sớm hơn để không lãng phí tình yêu thương vợ chồng. Đó cũng chính là tâm tình của một khóa viên người dân tộc trong niềm vui sướng dâng lên để cảm tạ Chúa trong phần Lời Nguyện Tín Hữu. Tiếng dân tộc Ba Na của ông đã được một người dân tộc giỏi tiếng Kinh thông dịch lại, càng làm cho những tâm hồn tham dự Thánh lễ Thệ Hôn hôm đó thêm phấn khởi, ngưỡng mộ và thầm tạ ơn Thanh Gia Chúa Giêsu, Mẹ Maria va Thanh Giuse. Ngày Thệ Hôn cũng là một ngày đáng ghi nhớ cho Khóa viên: Ngày 13/10, ngày Đức Mẹ hiện ra lần cuối tại Fatima. Hợp lòng với Mẹ Mân Côi, chúng tôi xin mượn lời Thánh Vịnh 116 để chúc tụng Chúa: “Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ, vì mọi ơn lành Người đã ban cho?…” TẠ ƠN THANH GIA THÂT GIÊSU-MARIA-GIUSE! CÁM ƠN TẤT CẢ! Chủ nguyền Văn – Xuân Song nguyền Yên – Hương

Page 23: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 23

- V/v Chuẩn bị cho Hội Ngộ Song Nguyền Thế Giới 2018 tại La Vang

Và tham dự Đại Hội Song Nguyền Thế Giới tại Hoa Kỳ năm 2017

Địa điểm họp trung Tâm Thánh Mẫu La Vang

Thời gian: chiều ngày 15 đến sáng 16 /11/2016

A. NỘI DUNG: I. Bầu BĐH toàn quốc;

II. Phân ban & nhân sự phục vụ HNSNTG 2018; III. Thông báo & mời tham dự ĐHSNTG 2017 tại Hoa Kỳ.

B. THÀNH PHẦN THAM DỰ: - Cha Giuse Vũ Dần, TLN Toàn Quốc - Cha Phanxicô Assisi Lê Quang Đăng, Phó TLN I - Cha Phêrô Nguyễn Hồng Phúc, Phó TLN II - Cha Phaolô Nguyễn Luận, Giám Nguyền /TQ - Cha Augustino Lưu Viết Cẩn, TLN Gp Bùi Chu - Cha Antôn Đoàn Minh Hải, Giám Nguyền Gp Phát Diệm

Ngoài ra, còn có sự hiện diện của soeur Thanh Hương, SPC và soeur Tuyệt, MTG trong Ban Vấn Nguyền của CT.

Về phía song nguyền, có sự tham dự của BĐH Toàn Quốc: AC Hảo-Tuyết, AC Bính-Lý, AC Từ-Liên. Và 19 anh chị em đại diện các BĐH thuộc các Giáo phận trong 3 Giáo Tỉnh VN.

C. DIỄN TIẾN:

Page 24: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 24

17 giờ 30, Sau phút giây sâu lắng cầu xin ơn Chúa Thánh Thần và đọc kinh Đoan Nguyền Phục Vụ, Cha Giám Nguyền Phaolô Nguyễn Luận đã đọc “Tâm thư của Cha Sáng Lập” gửi đến toàn thể Hội Đồng SN; với nội dung hiệp thông và thiết tha cầu xin ơn bình an cho từng người tham dự, xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn cuộc họp, và cầu mong cho 2 sự kiện quan trọng sắp tới, – là Đại Hội 2017 và Hội Ngộ 2018, được thành công hầu làm vinh danh Chúa và ích lợi cho các gia đình.

Kế tiếp là lời phát biểu của Cha Giuse Vũ Dần, TLN của CT/TTHNGĐ toàn quốc. Ngài chào mừng Quý Cha và Quý tham dự viên, đồng thời mong ước mọi người làm việc tích cực để cuộc họp mang lại kết quả tốt đẹp. Thế nhưng những lời cuối cùng của Cha TLN làm cho bầu khí trong phòng song nguyền chùng xuống, khi ngài thông báo quyết định xin từ nhiệm. Cha Giuse cho biết: ngài thấy mình không còn đủ sức khỏe để chu toàn trách nhiệm được trao phó, nên đi đến quyết định nầy sau khi đã suy nghĩ, cầu nguyện và trình bày với Cha sáng lập. Cha Giuse mong Hội Đồng SN cảm thông và hứa vẫn tiếp tục phục vụ các gia đình qua Chương Trình trong nhiệm vụ mới phù hợp với tuổi tác và sức khỏe. Tuy mọi người đã rất bất ngờ trước tin buồn nầy, nhưng xin tôn trọng quyết định của Cha Giuse. Dù sao, sau giây phút nao lòng, các song nguyền cũng cảm thấy an tâm khi Cha Giuse vẫn nhiệt thành đồng hành với Chương Trình trong tương lai.

I. Chương trình được tiếp nối với phần việc bầu lại Ban Điều Hành /TQ. Thật ra, BĐH hiện tại được bổ nhiệm chỉ có tính tạm thời, mà tuy gọi là tạm thời nhưng cũng đã qua 9 năm rồi. Vậy đây là dịp thuận tiện để chính thức bầu lại BĐH/TQ trước khi 2 sự kiện lớn diễn ra trong thời gian sắp tới. Đây cũng là bước đi cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay của CT, –quốc nội và hải ngoại, để ước mong “xin cho họ nên một” được sớm trở thành hiện thực.

Vậy, nhằm giúp cho mọi người có thể sáng suốt chọn lựa những người đại diện, cha Giám nguyền Phaolô đã trích đọc Điều VIII Nội Qui CT (trg 482 s. HDSH), để mọi người hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ của từng chức danh trong BĐH. Ngài không quên nhắc nhủ các song nguyền rằng: chức vụ trong CT không cốt tìm lợi ích riêng tư nhưng là để khiêm nhường phục vụ cộng đoàn. Giải thích về việc các linh mục đồng hành với CT, cha Phaolô nói rõ là hoàn toàn do sự thúc đẩy của tình thương các ngài dành cho các gia đình và do nhiệt tình mục vụ của các mục tử mà thôi. Vì thế cần có lòng quý trọng và biết ơn các linh mục trong CT.

Sau nhiều ý kiến cân nhắc về tỷ lệ cử tri của 3 vùng miền cũng như cách thức bầu chọn, đa số đại biểu đã đồng thuận là mọi người có mặt đều có quyền bỏ phiếu và sẽ tiến hành bầu chọn theo thể thức phiếu kín. Riêng về các chức danh của giáo sỹ thì các cha sẽ tự phân công với nhau.

Cuối cùng, nhờ ơn Chúa, trong bầu khí gần gũi và tôn trọng nhau, mọi người đã thể hiện quyền tự do của mình qua lá phiếu với tinh thần trách nhiệm cao. Kết quả bầu chọn Ban Điều Hành /TQ như sau:

Các chức vụ dành cho giáo sỹ: - Chỉ đạo và Vấn nguyền /TQ: Cha Giuse Vũ Dần - Tổng Linh Nguyền /TQ: Cha Phaolô Nguyễn Luận - Phó Tổng Linh Nguyền I: Cha Fr Assisi Lê Quang Đăng - Phó Tổng Linh Nguyền II: Cha Phêrô Nguyễn Hồng Phúc - Giám Nguyền /TQ: Cha Augustinô Lưu Viết Cẩn Ban điều hành song nguyền:

- Chủ Nguyền /TQ: Anh chị Hảo & Tuyết - Phó Nguyền I: Anh chị Bính & Lý (Giáo tỉnh miền Nam)

Page 25: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 25

- Phó Nguyền II: Anh chị Từ & Liên (Giáo tỉnh miền Trung) - Phó Nguyền III: Anh chị Hân & Nhung (Giáo tỉnh miền Bắc) - Ký nguyền: Anh chị Cảnh & Ký - Ban Tài chánh: Anh chị Thanh& Hạnh (TB), AC Cảnh & Ký - Ban Linh trợ: Sr Tuyệt, MTG & Sr Thanh Hương, SPC

Ngoài ra, các Trưởng Ban khác sẽ được thỉnh mời bổ sung sau.

Buổi họp đầu tiên kết thúc lúc 22 giờ. Mọi người đứng lên đọc kinh Sáng Danh tôn vinh Chúa sau khi Cha Tân TLN cám ơn Quý Cha, Quý Soeur và các Song nguyền đã làm việc tích cực để bầu được Ban Điều Hành mới.

II. Sáng 16-11 Hội Đồng Song Nguyền tiếp tục làm việc để bầu Ban Tổ Chức và phân chia nhân sự cho các Ban chuyên trách của Hội Ngộ 2018; tiếp theo sẽ phổ biến thông tin về Đại Hội Song Nguyền Thế Giới Kỷ niệm 30 năm tại Hoa Kỳ và mời đăng ký tham dự.

Cuộc họp bắt đầu lúc 8 giờ. Sau khi nguyện kinh Chúa Thánh Thần, cha Tân TLN Phaolô Nguyễn Luận đi ngay vào công việc chính. Ngài cho biết cuộc Hội Ngộ Song Nguyền TG sẽ được tổ chức vào các ngày 23 đến 25/2/2018 (nhằm 8,9,10 Tết Mậu Tuất) tại Linh địa La-Vang, TGP Huế. Đây là dịp các song nguyền khắp nơi “Về bên Mẹ La-Vang trong Niềm Vui Yêu Thương để Tạ Ơn và Cầu Xin sau 30 Năm Chương Trình phục vụ Các Gia Đình”. Do đó ngài kêu mời mọi người cùng cọng tác tích cực để Ngày Hội quan trọng nầy được diễn ra tốt đẹp. Tốt đẹp cả bên ngoài lẫn bên trong; sao cho bầu khí được tươi vui sinh động nhưng đồng thời cũng thấm đẫm ý nghĩa gần gũi, hiệp thông và huynh đệ.

Trong tinh thần đó, sau khi đã trao đổi và bàn thảo, dựa vào Biên bản cuộc họp trù bị ngày 17/09/2016 tại Loan Lý, toàn thể hội nghị đã bầu ra Ban Tổ Chức Hội Ngộ 2018 như sau:

Ban Tổ Chức: - Nội dung & Đoàn sủng: Cha Sáng lập Phêrô Chu Quang Minh, SJ - Ban Cố vấn: Cha Giuse Vũ Dần, Cố vấn TQ

Cha Fx Trần Quốc Tuấn, TLN. TƯ/HN Quý Cha TLN các Quốc Gia

Anh chị Quyết Điệp, Chủ nguyền TƯ/HN

Quý Anh chị Chủ nguyền các Quốc Gia

Ban Điều hành: Cha Phaolô Nguyễn Luận, TLN/TQ (TB)

Cha Fr Assisi Lê Quang Đăng, Phó TLN/TQ

Cha Phêrô Nguyễn Hồng Phúc, Phó TLN/TQ

Cha Augustino Lưu Viết Cẩn, Giám nguyền/TQ

Anh chị Hảo Tuyết, Chủ nguyền/TQ

Anh chị Bính Lý, Phó nguyền

Anh chị Từ Liên, Phó nguyền

Page 26: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 26

Anh chị Hân Nhung, Phó nguyền

Các Ban Chuyên trách: - Ban Phụng vụ & Thánh ca: Cha Augustino Lưu Viết Cẩn, Anh chị Bính Lý (TB) và Song

nguyền Sài Gòn. - Ban Truyền thông: Cha Phêrô Hồng Phúc (TB) và Chủ nguyền các Giáo phận Việt Nam. - Ban Khánh tiết & Tiếp tân: Anh chị Từ Liên (TB), Song nguyền Đà Nẵng và đại diện song

nguyền các GP. - Ban Tài chánh: Cha Phaolô Nguyễn Luận, Anh chị Hạnh Thanh (TB), Anh chị Cảnh Ký

(sẽ bổ sung thêm) - Ban Ẩm thực: Anh chị Ý Hương (TB, phụ trách miền Trung), Anh chị Hân Nhung (m

Bắc), Anh chị Bôn Hồng (m Nam) - Ban Văn nghệ & Âm thanh- Ánh sáng: Cha Phêrô Hồng Phúc (TB), Anh chị Cảnh Ký và

Chủ nguyền các Quốc gia, các Giáo phận tại Việt Nam. - Ban Trật tự & Môi trường: Anh chị Quang Phước (TB) và Song nguyền Huế. - Ban Y tế: Soeur Hiện, dòng MTG. - Ban Tài liệu & Lưu niệm: Anh chị Huy Yên (TB)

Trên đây là bộ khung căn bản của Ban Tổ Chức Hội Ngộ Song Nguyền 2018. Các phân ban sẽ cố gắng bổ sung, hoàn thiện về nhân sự cũng như tự vạch phương án hoạt động cụ thể hầu có thể phục vụ hữu hiệu cho ngày Hội lớn của Chương Trình. Trong tương lai gần, Ban Tổ chức Hội Ngộ sẽ có cuộc họp để các Ban chuyên trách giải trình dự án công việc của mình.

III. Tiếp đến, Anh chị Từ Liên, Phó nguyền phụ trách Ngoại vụ đã phổ biến Thông Báo về Đại Hội Song Nguyền Thế Giới kỳ V Mừng 30 Năm CT phục vụ các Gia đình, tổ chức tại Giáo phận Orange, Hoa Kỳ vào các ngày 23,24,25/6/2017. Đồng thời mời gọi các song nguyền đăng ký tham dự sự kiện quan trọng nầy. Anh Từ cũng đã hướng dẫn cách thức ghi danh cũng như các thủ tục, hồ sơ, chi phí cho chuyến đi. Thời hạn đăng ký là trước ngày 31/12/2016, như đã được ghi trong bản Thông báo.

Cuộc họp Hội Đồng Song Nguyền được kết thúc bằng Thánh Lễ tạ ơn tại Linh đài, do Cha Fr Assisi Lê Quang Đăng chủ sự và 5 Cha cùng đồng tế. Với Mẹ đoàn con cái dâng lên Thiên Chúa lời ngợi ca và tạ ơn. Ngợi ca Lòng Thương Xót Chúa trải qua từ đời nọ đến đời kia, tạ ơn vì muôn ơn lành Ngài ban xuống cho mỗi người và các gia đình. Cách riêng, tạ ơn Chúa đã cho Hội nghị đạt được kết quả mong ước. Qua Mẹ xin Chúa chúc lành cho Chương Trình, xin Ngài ban bình an và niềm vui cho Cha Sáng lập, Quý Cha, Quý Tu sĩ, và mọi người đang dấn thân phục vụ các gia đình qua Chương Trình. Xin cho các Song nguyền luôn sống căn tính Khiêm-Gần để lan tỏa Niềm Vui Yêu Thương đến cho mọi gia đình.

Cuối cùng, Quý Cha và các Song nguyền cùng dùng bữa cơm gia đình trước khi chia tay lúc 13 giờ. Cha Tân Tổng Linh Nguyền đã đại diện CT cảm ơn Quý Cha, Quý Soeurs, cùng các Song nguyền đã đến hội nghị và đóng góp tích cực để chuẩn bị cho các sự kiện lớn sắp tới của CT. Mến chúc mọi người về nhà bình an

La-Vang, ngày 16/11/2016

Ký Nguyền

Song nguyền Cảnh & Ký

Page 27: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 27

Page 28: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 28

Xin bấm vào Link để nghe nhạc: https://youtu.be/71jU7Z6uISs

Page 29: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 29

Cây non đợi tháng ngày dài Xum xuê bóng mát trái sai cho đời Hạt mầm đợi giọt mưa rơi Âm thầm cũng đã đến thời trổ sinh. Đêm dài đợi ánh bình minh Sao Mai cũng sẽ lung linh bầu trời Thuyền đi đợi lúc ra khơi Mặt trời lấp lánh gọi mời rạng đông. Trẻ con ngày tháng đợi trông Một mai lớn sẽ lên ông thành bà Lẻ loi đợi những gần xa Đến ngày rồi sẽ đôi ta – nhân tình. Tình yêu đợi sẽ nảy sinh Gia đình nho nhỏ chúng mình chăm lo Tuổi già đợi lúc nằm co Bao giờ đất gọi hẹn hò nghĩa trang. Cuối năm đợi những rộn ràng Cho Mùa Vọng đến sửa sang đời người

San đi thung lũng núi đồi Đường cho ngay thẳng gọi mời bước chân. Đợi ngôi sao sáng âm thầm Dẫn đường chỉ lối ân cần Ba Vua. Mục đồng kéo đến say sưa Quì chiêm ngắm Chúa thân thưa đôi lời Đợi thiên thần hát vang trời Người ơi hãy đến kính thờ nghiêm trang Đợi hồi chuông đổ ngân vang Trần gian đón nhận Chúa đang xuống trần. “Vinh danh Thiên Chúa trên trời Bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Mùa Vọng 2016 Nhà Quê

Hạ Quang Uyên.

Con còn nợ.. Quê mình mùa biển động Sóng vỗ về giữa cơn mộng trần ai Theo thuyền đời vượt dông tố ngày mai Ngước mặt khấn trên hai dòng lệ chảy. Con còn nợ.. Xóm chài chiều tháng bảy Có chiếc xuồng với mái đẩy ầu ơ Chú ve sầu buồn ngủ cũng ngẩn ngơ

Nghe dòng nước lửng lơ.. Đôi bến mộng. Con còn nợ.. Thôn nghèo trời cao lộng Gió hửng hờ bao mộng dệt tương lai Thuyền lênh đênh trên biển động sông dài Như chiếc lá thu bay.. Ngày nước đổ. Con còn nợ.. Xóm nghèo từng nắm mộ Đất khô cằn từ độ nổi cơn dông Đống xương tàn nằm đó giữa hư không Chôn quá khứ biển đông.. Hồn hoang dại.. Con còn nợ.. Buổi chiều chưa trở lại Nhìn một lần quê ngoại mịt mù xa

Page 30: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 30

Bóng đêm khuya rọi xuống ánh trăng tà Khung trời nhỏ đậm đà.. Bao kỹ niệm. Con còn nợ.. Quê hương lời kinh nguyện Xin nhiệm mầu ẩn hiện xuống từ đây Đốt nén nhang lạy Ngoại khói dâng đầy Bay trong gió heo mây.. Chiều viễn xứ. Con còn nợ.. Cuộc đời người lữ thứ Trôi bập bềnh quá khứ hẳn còn đây Một hôm buồn nhìn én liệng chân mây Dâng tâm sự thay ngàn lời tạ lỗi. Con còn nợ.. Tâm hồn ơn cứu rỗi Bởi chập chờn trôi nổi chuyện ngày xưa Dù chỉ là hạt bụi giữa đêm mưa Vẫn là nợ.. Xin thưa.. Chưa trả được.. Amen. Đường lên đền thánh chẳng xa xôi Chân bước nhẹ nhàng lòng thảnh thơi Môi miệng hân hoan ca tụng Chúa Đã ban cho đời - Mẹ Mân Côi. Hai hàng ghế xếp dọc hai bên Niên trưởng trang nghiêm, từng bước lên Đốt nhánh hương thơm lòng thành kính Từng người theo gót, miệng ca lên. “Đời con như thể khói trầm hương Bay bay lên mãi tới thiên đường Lung linh ánh sắc màu dương thế Thiết tha như cánh vạc kêu sương”. Đóa hoa tươi thắm nến lung linh Lời ca tiếp nối những câu kinh Năm mươi kinh đọc dâng lên Mẹ Thành tràng hoa nở miệng môi xinh. Mùa Thương Chúa chết vì tội đời Mùa Mừng sống lại Chúa lên trời Mùa Vui Đức Mẹ đi thăm viếng Mùa Sáng reo vui phúc đời tôi. Tâm tình gợi mở những tâm tình Tin mừng Chúa dậy lời phúc vinh Cộng đoàn chung tiếng ngợi khen Chúa Suy niệm cầu xin cuộc đời mình.

Kinh cuối Cám Ơn vừa đọc xong Đưa tay làm dấu nguyện trông mong Cầu Mẹ Mân Côi tay nâng đỡ Chúa thương ban phúc được thỏa lòng. Chiều về dù nắng hay dù mưa Reo vui lấp lánh ánh đèn thưa Gọi nhau đi lên đền thánh nhé Bảy giờ ba mươi đến thì vừa. Nhớ nhé đừng quên, những đoàn con Tìm về bên Mẹ, tấm lòng son Đi đâu xa lắm lòng có nhớ Một cõi bình an, Mẹ chờ con. Ngày 07/10/2016 Kình dâng Đức Mẹ Mân Côi giáo khu 4 – gx Bà Điểm Nhà Quê Noel

Hướng lòng về Chúa đêm Noel hồn con yếu đuối, phận thấp hèn nguyện xin Hài nhi ban ánh sáng tình yêu lan tỏa thắng đêm đen.

Nhớ

Đêm đông chợt nhớ quê nhà nhớ ngày còn trẻ, nhớ hoa mười giờ nhớ ngày ngồi dệt vần thơ Xin Cha chúc phúc tình thơ đôi minh.

Hôm nay ngày lễ lớn mà anh thì ... cà chớn em buồn hơn cơm nguội nước mắt ứa tủi hờn. Em hiền quá anh lờn để em tập dữ hơn sẽ lặng thinh không nói thi xem ai giỏi hờn. Sẽ đập vỡ cây đờn

Page 31: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 31

sẽ một mình đường trơn mạnh ai nấy đi lễ Noel nào buồn hơn? Nhưng anh biết em hờn nên xuống giọng thiệt hơn ỉ ôi và năn nỉ nghe cũng thấy ... bồn chồn! Thì thôi sẽ hết hờn vì anh dễ thương hơn Giáng Sinh lòng ấm áp dù trời lạnh gió vờn. Mình không muốn giận hờn Mình không tính thiệt hơn Mình quên đi thiếu sót Đời sẽ tươi đẹp hơn.... Duy-Hân

Hạ Quang Uyên. Nhà em cũng có giàn bầu Mới ra ba trái đợt đầu xanh tươi Khi nào thấy lớn thơm mùi Hái xuống nấu thử làm vui.. Lòng chàng. Dù cho mặn ngọt không màng Miễn sao ăn được cả làng vui tươi Ăn bầu ăn lẫn nụ cười Ăn luôn ánh mắt của người tôi yêu Dẫu đời sóng gió bao nhiêu Húp thử một muỗng trăm điều trôi qua Cho rằng bão táp phong ba Mặc tình dông tố đi qua cửa Trời Anh dùng thử... Nói một lời Để em cảm nghiệm cuộc đời bên anh Nhờ trời bầu đã lên xanh Có tô cánh nóng vây quanh.. Gật đầu. Nhà em cũng có giàn bầu Mới ăn một trái bể dâu chẳng cần Nguyện xin thời tiết chậm dần Để dây bầu được nhiều lần.. Trổ bông.

Bài học về tội nói dối Một linh mục nói với một lớp giáo lý: - Tuần tới cha sẽ giảng về tội nói dối. Để giúp các con nhanh chóng nắm được vấn đề, cha muốn tất cả đọc trước chương 17 Tin Mừng Thánh Máccô. Chủ nhật sau đó, để mở đầu bài giảng, linh mục liền yêu cầu những người đã đọc chương 17 Máccô giơ tay. Tất cả đều giơ tay. Linh mục cười và nói: -Tốt! Bây giờ cha sẽ tiến hành bài giảng về tội nói dối. Tin Mừng Máccô chỉ có 16 chương...

Vì sao lại thế? Adam và Eva sống bên nhau rất hạnh phúc. Một bữa gặp Đức Chúa, Adam hỏi: - Thưa Đức Chúa, Eva thật xinh đẹp. Tại sao Người lại làm cho nàng đẹp thế? - Để lúc nào con cũng muốn ngắm nàng. - Làn da của nàng mới mịn màng làm sao! - Để con lúc nào cũng muốn chạm vào nàng chứ! - Nàng có một mùi thơm thật dễ chịu. - Để lúc nào con cũng muốn quấn quýt bên nàng chứ! - Thật tuyệt vời, sự tạo hóa của Người thật vĩ đại làm con vô cùng biết ơn. Nhưng có một điều mà con cứ thắc mắc là tại sao Đức Chúa lại làm cho nàng ngốc nghếch thế? - Thế thì nàng mới yêu con chứ!

Page 32: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 32

1) Chúng tôi, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, họp Đại Hội tại Trung tâm mục vụ Tổng giáo phận Sai Gon, từ ngày 3 đến 7 tháng 10 năm 2016, kính gửi lời chào thân ái đến cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam. Bình an của Chúa ở cùng anh chị em! Qua những bản tường trình của các giáo phận và các uỷ ban trực thuộc Hội Đồng Giám Mục, chúng tôi vui mừng trước những thành quả mà Năm Thánh Lòng Thương Xót mang lại cho rất nhiều người cũng như các cộng đoàn qua việc học hỏi giáo lý, cử hành phụng vụ, những cuộc hành hương, các việc đạo đức và những việc lành thực thi lòng thương xót. Lòng thương xót là chủ đề được nêu cao trong Năm Thánh 2016, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta chỉ sống lòng thương xót trong Năm Thánh mà thôi. Ước mong anh chị em tiếp tục sống tinh thần đó trong suốt cuộc đời, để xứng đáng là con cái của Cha trên trời, Đấng giàu lòng thương xót.

2) Với tâm tình đó, chúng tôi ước mong được chia sẻ “vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng” của anh

chị em nói riêng và người dân Việt Nam nói chung trong xã hội ngày nay. Nhìn vào tình hình đất nước hiện nay, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta không thể không có những băn khoăn, lo lắng. Làm sao không âu lo trước tình hình đạo đức xuống cấp nghiêm trọng, tội ác gia tăng không những về số lượng mà cả về mức độ dã man, phá thai và nghiện ngập tràn lan, nhất là nơi giới trẻ! Làm sao vui được trước sự hoành hành của tệ nạn tham nhũng, vốn từ lâu đã được coi là quốc nạn nhưng đến nay vẫn không hề suy giảm! Làm sao không lo lắng trước tình trạng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán tại các tỉnh Tây nguyên, thảm hoạ môi trường biển tại miền Trung! Đó là chưa kể đến mối đe doạ hằng ngày từ các thực phẩm bẩn và độc hại, có thể ngay trong các quầy hàng và trên bàn ăn của mỗi gia đình! Có những nguyên nhân khách quan và ở tầm vĩ mô đã dẫn đến tình trạng đáng buồn trên, chẳng hạn nền giáo dục quá chú trọng đến bằng cấp, nặng hình thức mà không quan tâm đủ đến giáo dục nhân cách và tâm hồn; chính sách kinh tế quá đề cao lợi nhuận và hiệu năng sản xuất mà không lưu ý đến môi trường sống của người dân; tình trạng thiếu minh bạch và yếu năng lực trong việc quản lý kinh tế và điều hành xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho tham nhũng và nhiều tệ nạn khác; khuynh hướng sử dụng bạo lực dưới nhiều hình thức để giải quyết vấn đề hơn là lắng nghe và đối thoại… Cách riêng trong những ngày này, chúng tôi nghĩ đến những đau khổ mà đồng bào bốn tỉnh miền Trung đang phải gánh chịu vì thảm hoạ môi trường biển. Ước mong nhà cầm quyền lắng nghe những nguyện vọng

Page 33: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 33

chính đáng của người dân cũng như những góp ý chân thành của các nhân sĩ, trí thức, để thực sự xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh mà mọi người mong ước.

3) Bên cạnh đó, không thể không nói đến những nguyên nhân chủ quan và phần trách nhiệm của mỗi

người trong chúng ta. Mỗi hành động của chúng ta, dù nhỏ bé, đều góp phần tích cực hoặc tiêu cực, lành mạnh hoá hoặc huỷ hoại môi trường sống. Khi nói đến tình trạng biến đổi khí hậu qua việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên cách thiếu trách nhiệm, các giám mục Á Châu nhắc nhở người Công giáo những việc rất nhỏ như tiết kiệm nước, dùng loại đèn ít tiêu hao năng lượng, tắt điện khi không sử dụng, không đốt hoặc xả rác, không xử lý chất thải bừa bãi, không sử dụng hoá chất độc hại trong canh tác và sản xuất…Tương tự như thế, chúng ta hãy góp phần vào việc lành mạnh hoá xã hội bằng những chọn lựa và hành động nhỏ bé trong công việc và trách nhiệm hằng ngày của mình, cá nhân cũng như gia đình. Với ơn Chúa, anh chị em hãy can đảm sống theo lương tâm ngay thẳng giữa những cám dỗ, trở thành khí cụ bình an của Chúa trong mọi hoàn cảnh, thành muối ướp cho nền văn minh tình thương và văn hoá sự sống thay cho lối sống mang nặng hận thù và chết chóc.

4) Tiếp theo đây, chúng tôi muốn nói với anh chị em về định hướng mục vụ cho những năm sắp tới.

Ngày 8 tháng 4 năm 2016, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã ban hành Tông huấn Niềm Vui của Tình Yêu, là kết quả của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Ơn gọi và sứ mạng của gia đình trong thế giới ngày nay. Tại Châu Á, Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu cũng sẽ tiến hành Đại hội toàn thể, được tổ chức tại Colombo, Sri Lanka, vào cuối năm 2016, với chủ đề Niềm vui của Tin Mừng và Gia Đình trong ánh sáng của Thượng Hội Đồng Giám Mục. Hòa với nhịp sống của Hội Thánh toàn cầu cũng như Hội Thánh Á Châu, chúng tôi đề nghị chủ đề Mục vụ gia đình cho ba năm (2016-2019) với những điểm nhấn cho từng năm: - Năm 2016-2017: Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân; - Năm 2017-2018: Đồng hành với các gia đình trẻ; - Năm 2018-2019: Đồng hành với những gia đình gặp khó khăn.

5) Trong thư này, chúng tôi muốn trình bày chi tiết hơn về chủ đề năm 2016-2017: Chuẩn bị cho người

trẻ bước vào đời sống hôn nhân. Đức Giáo hoàng Phanxicô nhấn mạnh đặc biệt đến lãnh vực này. Kết hôn là một quyết định rất quan trọng, vì thế cần được chuẩn bị chu đáo hết sức có thể. Trong thực tế ngày nay, một số người trẻ chỉ quan tâm đến việc tổ chức lễ cưới thật lớn, mà không hiểu biết đầy đủ về trách nhiệm trong đời sống hôn nhân. Một số khác, vì vất vả với cuộc mưu sinh, ít có thời giờ để chuẩn bị kỹ lưỡng cho đời sống hôn nhân họ sắp bước vào. Vì thế, cần khuyến khích người trẻ tham dự những lớp chuẩn bị hôn nhân, đồng thời các giáo xứ phải tổ chức chương trình cho chu đáo. Mỗi giáo phận có thể có chương trình riêng tùy theo hoàn cảnh, tuy nhiên chúng tôi mong muốn các khóa chuẩn bị hôn nhân phải giúp cho các bạn trẻ thấy đích điểm không chỉ là ngày cưới mà là cả đời sống gia đình lâu dài sau này, do đó nên quan tâm những yếu tố sau:

- Hiểu biết ý nghĩa của ơn gọi hôn nhân trong chương trình của Thiên Chúa và theo giáo huấn của Hội Thánh, khám phá phẩm giá và vẻ đẹp của hôn nhân, ý nghĩa sâu xa của tính dục, trách nhiệm xây dựng một gia đình mới.

- Dẫn vào bí tích Hôn Phối, giúp đôi bạn đón nhận bí tích cách xứng đáng và có khởi đầu vững chắc cho đời sống gia đình. Bí tích Hôn Phối không chỉ là thời điểm cử hành hôn lễ nhưng là thực tại tác động toàn bộ đời sống hôn nhân. Vì thế, phải giúp họ cử hành bí tích Hôn Phối như một kinh nghiệm đức tin sâu xa và trân trọng ý nghĩa của từng lời nói và dấu chỉ trong cử hành bí tích.

- Tạo cơ hội cho đôi bạn thảo luận với nhau: họ mong chờ gì từ hôn nhân và từ người bạn đời; họ hiểu thế nào về tình yêu, về lời cam kết và trách nhiệm xây dựng một gia đình.

- Giúp đôi bạn tìm hiểu trước những vấn đề và khó khăn có thể xảy ra trong đời sống hôn nhân và gia đình.

Trong những lớp chuẩn bị hôn nhân, ngoài sự hướng dẫn của các linh mục và chuyên viên, thì chứng tá cụ thể của các gia đình đóng vai trò quan trọng, do đó nên mời những người sống đời gia đình chia sẻ

Page 34: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 34

kinh nghiệm. Ngoài ra, đừng quên rằng “những người được chuẩn bị tốt nhất cho đời sống hôn nhân là những người đã học được từ chính cha mẹ của họ thế nào là hôn nhân Kitô giáo” (Tông huấn Niềm vui của Tình Yêu, số 208). Vì thế, chính đời sống gia đình hiện nay là môi trường giáo dục và chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sống hôn nhân mai sau của con cái trong gia đình.

6) Sau Thư Chung này, chúng tôi sẽ gửi Tâm Thư đến các gia đình Công giáo và ước mong mỗi gia đình

đều nhận được một bản. Xin anh em linh mục đang làm việc tại các giáo xứ giúp chúng tôi thực hiện ước nguyện này. Chúng tôi cũng xin anh em hãy coi mục vụ gia đình là thành phần chính yếu trong công tác mục vụ của mình, vì gia đình là con đường Hội Thánh phải đi và mọi chương trình mục vụ của Hội Thánh phải đi qua gia đình. Trong việc chăm sóc mục vụ cho các gia đình, nhiều tu sĩ nam nữ và nhiều đoàn thể tông đồ gia đình đã góp phần rất tích cực. Chúng tôi chân thành cảm ơn anh chị em, trong nhiều năm qua, đã tận tụy đồng hành và giúp đỡ các gia đình Công giáo sống đúng với ơn gọi và sứ mệnh của mình. Ước mong anh chị em quan tâm đến những định hướng mục vụ của Hội Đồng Giám Mục và đưa vào chương trình hoạt động của mình.

7) Đại Hội XIII của HĐGMVN kết thúc vào ngày 7 tháng 10, lễ Đức Mẹ Mân Côi. Ngày lễ này nhắc

nhở chúng ta về sự đồng hành gần gũi và nâng đỡ ân cần của Mẹ Maria đối với Hội Thánh, đồng thời nêu cao tấm gương tuyệt hảo của Đức Mẹ, luôn tín thác vào Chúa trong mọi biến cố, nhất là trong những giờ phút bi thảm của cuộc đời. Vì thế chúng ta hãy “đem Mẹ về nhà” (Ga 19,27) và yêu mến Mẹ với trọn tình con thảo. Noi gương Mẹ, hãy vững tin vào Chúa mọi nơi mọi lúc vì “không có gì mà Chúa không làm được” (Lc 1,37). Cùng với Mẹ, hãy tích cực góp phần thực hiện điều mà Đức Giáo hoàng Phanxicô gọi là “cuộc cách mạng của tình yêu và sự dịu dàng” ngay trong gia đình mình, trong cộng đoàn Hội Thánh và giữa lòng xã hội hôm nay.

Làm tại Trung tâm mục vụ TGP Sai Gon, ngày 7 tháng 10 năm 2016

Tổng thư ký HĐGMVN Chủ tịch HĐGMVN +Cosma Hoàng Văn Đạt +Phaolô Bùi Văn Đọc Giám mục Bắc Ninh Tổng giám mục TGP Sai Gon

–––––––––––––––––––––––––––––––

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM Đại Hội Lần Thứ XIII

BIÊN BẢN

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam họp Đại hội lần thứ XIII từ thứ Hai, ngày 03/10/2016 đến thứ Sáu, ngày 07/10/2016 tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng giáo phận Sai Gon, với sự tham dự đông đủ của Đức Hồng Y Phêrô, các Đức Tổng Giám mục và Giám mục đại diện của 26 giáo phận. Hội Đồng Giám Mục hân hoan chào đón Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam. Đức Tổng Giám mục vui mừng chuyển lời thăm và phép lành của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Giáo hội tại Việt Nam, chúc mừng Ban Thường vụ mới của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, chia sẻ một số suy tư về Tông Huấn Niềm Vui của Tình Yêu (Amoris Laetitia) của Đức Thánh Cha Phanxicô .

Page 35: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 35

Đại hội vui mừng chào đón thành viên mới của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, tân giám mục phụ tá Tổng giáo phận Sai Gon; đồng thời, chúc mừng Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo, tân giám mục chính tòa giáo phận Xuân Lộc. Trong dịp Đại hội lần này, Hội Đồng Giám Mục: 1. Soạn thảo và công bố Thư Chung gửi cộng đồng dân Chúa. 2. Bầu Ban Thường vụ và Chủ tịch các Ủy ban trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhiệm kỳ

2016 - 2019. Ban Thường vụ gồm có: Chủ tịch: Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh Phó Chủ tịch: Đức cha Giuse Nguyễn Năng Tổng thư ký: Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm Phó Tổng thư ký: Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên Các Ủy ban trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gồm có: 1) Ủy ban Giáo lý Đức tin: Chủ tịch: Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc 2) Ủy ban Kinh Thánh: Chủ tịch: Đức cha Giuse Võ Đức Minh 3) Ủy ban Phụng tự: Chủ tịch: Đức cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn 4) Ủy ban Nghệ thuật thánh: Chủ tịch: Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi 5) Ủy ban Thánh nhạc: Chủ tịch: Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản 6) Ủy ban Loan báo Tin Mừng: Chủ tịch: Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long 7) Ủy ban Giáo sĩ - Chủng sinh: Chủ tịch: Đức cha Antôn Vũ Huy Chương

Phó Chủ tịch: Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng 8) Ủy ban Tu sĩ: Chủ tịch: Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ 9) Ủy ban Giáo dân: Chủ tịch: Đức cha Giuse Trần Văn Toản 10) Ủy ban Truyền thông xã hội: Chủ tịch: Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước 11) Ủy ban Giáo dục Công giáo: Chủ tịch: Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo 12) Ủy ban Mục vụ Giới trẻ - Thiếu nhi: Chủ tịch: Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên 13) Ủy ban Văn hóa: Chủ tịch: Đức cha Giuse Vũ Duy Thống 14) Ủy ban Công lý - Hòa bình: Chủ tịch: Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp 15) Ủy ban Mục vụ Gia đình: Chủ tịch: Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri 16) Ủy ban Bác ái Xã hội – Caritas: Chủ tịch: Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu 17) Ủy ban Mục vụ Di dân: Chủ tịch: Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng 3. Chia sẻ mục vụ của các giáo phận và các Ủy ban trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. 4. Chia sẻ niềm vui về ngày khai giảng khóa Cao học thần học của Học viện Công giáo Việt Nam ngày

14/9/2016 và những thao thức về nhân sự, cơ sở vật chất, ngân quỹ cho Học viện. 5. Lắng nghe Ủy ban Giáo sĩ - Chủng sinh trình bày dự án Trung Tâm Tĩnh Dưỡng Giáo Sĩ tại Đam-Bri,

Bảo Lộc, Lâm Đồng. 6. Thảo luận về sinh hoạt phong phú của phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể. 7. Trao đổi và góp ý về cơ cấu tổ chức của Hội Thừa Sai Việt Nam.

Những vấn đề khác cũng được chia sẻ như: - Việc xây dựng Vương Cung Thánh Đường tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang; - Khóa bồi dưỡng cho các giám mục mới chịu chức được tổ chức tại Rôma, từ ngày 4 đến

17/9/2916; - Đại hội tu sĩ tại Rôma từ ngày 28 đến 30/10/2016; - Đại hội toàn thể lần thứ 11 của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC) tại Colombo, Sri

Lanka, từ ngày 29/11 đến ngày 4/12/2016; - Lễ phong chân phước tử đạo tại Vientian, Lào, ngày 11/12/2016; - Hội nghị Kinh Thánh của Đông Nam Á sẽ được tổ chức tại Nha Trang từ ngày 17 đến 23/7/2017; - Hoạt động của tổ in ấn.

Page 36: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 36

Nhân dịp này, cha Gioan Baotixita Ngô Đình Tiến, thư ký giáo tỉnh Huế xin nghỉ vai trò thư ký vì công việc của giáo phận, cha Phêrô Maria Trần Huy Hoàng, giáo phận Nha Trang sẽ thay thế. Hội Đồng Giám Mục ấn định Hội nghị thường niên kỳ I/2017 sẽ được tổ chức tại Tòa Giám mục Nha Trang, từ ngày 24 đến 28/4/2017.

Trung Tâm Mục Vụ TGP Sai Gon ngày 07/10/2016 Tổng thư ký

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

+ Cosma Hoàng Văn Đạt Giám mục giáo phận Bắc Ninh

––––––––––––––––––––––––––– * Thư Chung và Biên bản này đã được đăng tải trên trang mạng của Hội đồng Giám mục Việt Nam sau khi Đại hội kết thúc dưới dạng hình ảnh sao chụp; nay chúng tôi đăng lại Thư Chung và Biên bản dưới dạng văn bản đánh máy để quý độc giả dễ dàng sao chép, trích dẫn. (WHĐ, 10/10/2016)

QUỶ CÁM CÁM DỖ Vào ngày Thứ Tư Lễ Tro ăn chay kiêng thịt. Một thầy dòng nhặt được quả trứng gà sau vườn, thầy liền dấu mang lên phòng của mình. Mặc dù đói bụng lắm, nhưng không biết làm thế nào cho quả trứng chín được, bởi bếp không có mà nồi cũng không, thầy liền nghĩ ra một cách rất độc chiêu. Thầy lấy giấy báo làm thành cái nồi và đổ nước vào, rồi lấy đèn cầy đốt phía dưới. Lạ thay, cái nồi không bị cháy mà còn làm cho quả trứng chín. Đang chuẩn bị ăn, cha bề trên xuất hiện bên cạnh, vỗ vào vai thầy và nói: “Hay quá nhỉ! Làm sao quả trứng có thể chín được?” Thầy giật mình ấp úng thanh minh: “Thưa Cha bề trên, thằng quỷ cám dỗ con, nó xúi dục con và chỉ cách cho con làm”. Không ngờ thằng quỷ hiện ra thật. Tức quá, nó giáng cho ông thầy một bạt tai và nói: “Cái chiêu này ông nghĩ ra, chứ tôi có nghĩ ra đâu!” TÁM MỐI PHÚC THẬT Một cha nọ nổi tiếng là giảng lâu. Trong một thánh lễ, cha đang giảng về tám mối phúc thật. Giảng

mới tới phúc thứ ba mà đã nửa tiếng, bỗng nhiên đến phúc thứ tư, cha quyên mất nên ngập ngừng: Phúc thứ tư, phúc cho ai.... phúc cho ai.... Ông trùm ngồi dưới nóng lòng đáp lớn: Phúc cho ai không nhớ mà quên. Cả nhà thờ: !!!???

ST Internet

Page 37: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 37

1) Vài nét sơ lược về nguồn gốc Lễ Tạ Ơn:

Theo truyền thống kể lại rằng ngày 16/9/1620 tàu buồn Mayflower khởi hành từPlymounth với 102 người Anh di cư do thuyền trưởng Christopher Jones cùng với thủy thủ đoàn 34 người đàn ông, 31 trẻ em. Trong đoàn có 34 người bị vua Jacques Đệ Nhất trục xuất. Họ đặt tên là nhóm “cha hành hương” (Pilgrim Fathers) theo đạo Tinh Lành cải cách, rời nước Anh sang ở Leyden Hà Lan nhưng không ổn nên thuê tàu đi Tân Thế Giới để tìm vùng đất tự do. Họ trải qua cuộc hành trình 65 ngày lênh đênh trên biển cả vượt 2750 hải lý. Trên hải trình vạn dặm nầy họ gặp nhiều cơn bão dữ thập tử nhất sinh. Mục tiêu họ nhắm đến là vùng Jammestown, Virginia nơi có người di dân đã sinh sống, nhưng bị bão dạt lên đến Cape Cod Bay ngày 21/11/1620, một nơi còn hoang vắng. Họ xuống tàu quì gối tạ ơn Thiên Chúa đã giúp

họ thoát chết trên biển. Họ tiếp tục thám hiểm để tìm vùng đất có thể trồng trọt được. Ngày 15/12 tàu Mayflower đến Plymouth Rock trong thời tiết lạnh giá nên mọi người phải ở lại trên tàu. Vì nhiễm lạnh và thiếu ăn lại thêm bị bệnh dịch nên nhiều người bị chết, chỉ còn lại 53 người sống sót. Trước thảm cảnh nầy họ may mắn gặp được thổ dân da đỏ Narranganset và Wampanoag đã cho họ bí đỏ, thịt gà… giúp họ sống qua mùa đông. Sau đó may mắn lại đến với họ, họ gặp được Squanto (Tisquanto) một người tốt bụng lại biết tiếng Anh dạy họ cách bẫy thú rừng, bắt cá ở sông và cách trồng ngô, gieo hạt giống của chính ông cho. Vào mùa thu những người di dân thu hoạch được rất nhiều hoa màu. Nhóm người di dân tổ chức tiệc ăn mừng tạ ơn Thượng Đế đã cho họ được mùa và tạ ơn những thổ dân da đỏ đã giúp họ thoát qua những ngày khó khăn trên đất Mỹ. Như vậy lễ Thanksgiving được Thống Đốc William Bradford tổ chức lần đầu tiên

tại Massachussets năm 1621 vừa có tính cách tín ngưỡng, vừa tỏ lòng tri ân những thổ dân đã giúp đỡ họ. Từ đó lễ Thanksgiving trở thành một tập quán của người Hoa Kỳ. Tuy nhiên mỗi nơi cử hành lễ khác nhau tùy tập tục, chứ không đồng nhất. Mãi đến khi dân Mỹ đứng lên chống lại thực dân Anh để giành độc lập, và sau khi George Whashington thoát khỏi cuộc bao vây ở Valley Forge, ông mới tuyên bố ngày Thanksgiving thống nhất trên toàn quốc là ngày 26/11/1789. Năm 1830 tinh thần đoàn kết Bắc Nam bắt đầu rạng nứt, miền Bắc chọn ngày Thanksgiving riêng. Trước hiện trạng nầy bà Sarah Josepha Hale đi cổ động trên khắp nước Mỹ để có được một ngày lễ Tạ Ơn đồng nhất cho tất cả các tiểu bang. Trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, các tiểu bang miền Nam đòi ly khai, tổng thống Abraham Lincoln lấy ngày lễ

Page 38: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 38

Thanksgiving để nhắc đến công ơn của các di dân Pilgrims đầu tiên đã dựng nên nước Mỹ. Ông làm tăng thêm ý nghĩa của lễ năm 1863 và định ngày cho lễ này hàng năm vào thứ Năm cuối cùng của tháng 11. 2) Lễ Tạ Ơn tại các

nước khác trên thế giới: Ngoài Hoa Kỳ, trên thế giới còn một số nước khác cũng chính thức tổ chức lễ Tạ Ơn như: Canada, Argentina, Brasil, Nhật, Đại Hàn, Thụy Sĩ và Libéria. Sau đây là Lễ Tạ Ơn của một vài nước trong số nói trên:

a) Tại Canada: Lễ Tạ Ơn tại Canada được Martin Frobisher và nhóm Thám hiểm Frobisher tổ chức lần đầu tiên vào năm 1578 tại Newfoundland để mừng và tạ ơn Chúa đã cho họ sống sót sau cuộc hành trình dài và nguy hiển vì bão tố khi rời Anh quốc. Năm 1879 Quốc Hội Canada chọn ngày 06 tháng 11 làm Thanksgiving. Tới 1957 chính quyền Canada lại ấn định ngày lễ Thanksgiving rơi vào ngày Thứ Hai thứ nhì của tháng 10 hàng năm.

b) Tại Nhật: Có lễ tạ ơn người lao động được tổ chức vào ngày 23 tháng 11 hàng năm nhằm đề cao giá trị

của sức lao động và cảm tạ cho một vụ mùa bội thu. Ngày lễ này thường được tổ chức khi vụ mùa kết thúc. Người dân dâng hiến những sản vật mới thu hoạch để tỏ lòng kính trọng thánh thần. Ngày này tương đương với ngày lễ Tạ ơn - ThanksGiving của phương Tây.

c) Tại Đại Hàn: Lễ Chuseok cũng được so sánh với Lễ tạ ơn của người Mỹ. Đây cũng là ngày người Hàn Quốc thể hiện sự cảm ơn đối với trời đất, tổ tiên và một vụ mùa bội thu của năm. Chuseok là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất của người Đại Hàn, diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Vào ngày này, người ta thường tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cùng gia đình, người thân, hàng xóm và thưởng thức các món ăn truyền thống.

Công việc quan trọng nhất trong dịp lễ Chuseok của người Đại Hàn là thể hiện đạo hiếu với Tổ Tiên qua nghi lễ tưởng niệm tại gian nhà chính nơi đặt bàn thờ Tổ Tiên. Người Đại Hàn chuẩn

bị rất nhiều loại thức ăn để bày lên bàn Charye cúng Tổ Tiên và đi viếng mộ Tổ Tiên.

d) Tại Thụy Sĩ: Có ngày Bénichon-Chilbi. Đây là một Lễ Tạ ơn của Thuỵ Sĩ được tổ chức với một bữa tiệc gọi là “Bénichon”. Thời Trung cổ, Bénichon là một phần của lễ kỷ niệm giáo xứ. Hiện nay lễ Bénichon đã mất dần ý nghĩa tôn giáo của mình, trở thành một lễ hội dân gian được chú trọng nhất là về ẩm thực. Lễ Tạ ơn nầy thường có các hoạt động múa, diễn hành, âm nhạc. Lễ hội được tổ chức vào ngày Chủ Nhật thứ hai trong tháng.

3) Lễ Tạ Ơn tại Việt Nam: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc rất chú trọng đến việc đền ơn đáp nghĩa vì thế có rất nhiều ca dao, tục ngữ nhắc nhở con người nhớ đến việc trả ơn như:

Uống nước nhớ nguồn,

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng,

Ăn cây nào rào cây nấy,

Một miếng khi đói bằng một gói khi no…

Page 39: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 39

Mặc dù người Việt rất quan tâm đến việc trả ơn nhưng lại không hề có một ngày lễ riêng biệt để tạ ơn như Hoa Kỳ, mà chỉ có những “tục lệ” đền/tạ ơn. Hành động Tạ Ơn được thực hiện trong dịp Tết Nguyên Đán, một lễ hội thiêng liêng và quan trọng nhất của Dân tộc Việt. Trong dịp nầy con cháu không bao giờ quên việc sắm sửa những món lễ vật đặc biệt và trang trọng để kính dâng lên Tổ Tiên hầu tri ân chư vị đã sinh hạ và dưỡng dục các bậc sinh thành trong buổi lễ “Rước Ông Bà” vào buồi chiều cuối năm Âm lịch. Sau phần lễ vật dâng cúng Tổ tiên là phần lễ vật để kính biếu các vị trưởng thượng còn hiện sanh như ông bà Nội Ngoại, quý vị Thầy (cô) và những người đã giúp đỡ gia đình trong năm/những năm trước. Để nhắc nhở con cháu thể hiện lòng biết ơn và cũng là sự hiếu thảo đối với những ông bà Nội Ngoại và vị thầy tôn kính, người xưa có câu “Một một tết cha, mồng hai tết vợ, mồng ba tết thầy”. Nghĩa là ngày mồng một Tết, ngoài việc con cháu lo sắm lễ vật để cúng kiếng trong gia đình còn phải lo lễ vật để đem về nhà thờ bên Nội để cúng ông bà bên Nội; Sang ngày mồng hai Tết, hoặc đích thân gia trưởngvhoặc môt thành viên trong gia đình được ủy nhiệm đại diện gia đình đem lễ vật về “tết” ông bà tổ tiên bên ngoại (dâng cúng ông bà

tổ tiên bên ngoại); Sang ngày mồng ba Tết học trò đến thăm và biếu quà tạ công ơn dạy dỗ của Thầy (cô), (tục lệ nầy về sau được tiết giảm nhiều, chỉ tết những vị thầy cô (dạy bậc tiểu học) đã liên tiếp dạy dỗ nhiều con cháu trong gia đình trong một thời gian dài hay có giao tình đạc biệt với gia đình). Riêng địa phương Quảng Nam chúng tôi còn “lệ” tết thầy (cô) vào dịp Tết Đoan Ngọ (Mồng 5/5 AL). Lễ vật tết thầy thường là trái cây đặc sản của địa phương như thơm, mít, bòn bon (nam trân)…

Tuy không có một này lễ được “định chế hóa” như Âu tây/Hoa Kỳ mà chỉ có những “lệ” tùy theo phong tục của mỗi địa phương, nhưng việc tri ân và tạ ơn rất được “đặt thành vấn đề” và rất được tôn trọng! Tôi không nhớ khi còn nhỏ tôi đã đọc được ở đâu có câu ngạn ngữ “Làm ơn cho người thì ghi trên cát, thọ ơn của người phải khắc trên đá hoa cương (granite). Rất thú vị là khi ở tù về tôi phải sống chung với gia đình bà mẹ vợ tôi, ở đây tôi lại được nghe mẹ vợ tôi nhắc đi nhắc lại câu ngạn ngữ nói trên nên nó đã in sâu thêm vào lòng tôi, giúp tôi khá nhiều trong việc cư xử khi giao tiếp với xã hội. Nhất là khi gia đình tôi phải bỏ nước ra đi, được chính phủ Hoa Kỳ cho chúng tôi định cư và được nhân dân

Mỹ dang tay đón nhận và cưu mang.

Câu ngạn ngữ nêu trên không hiểu nó phát xuất từ đâu và từ khi nào. Nếu đây là một sự đúc kết kinh nghiệm sống của người Việt xưa thì câu ngạn ngữ nầy nói lên sự “minh triết” của ông cha chúng ta, bởi vì không những họ nhắc nhở người thọ ân phải khắc ghi vào tâm khảm những ân điển mà mình được ban cho mà còn dặn dò người thi ân nên tế nhị, không nên nhắc tới những gì mình đã giúp đỡ cho người khác (như ghi trên cát!), để khỏi làm buồn lòng người thọ ân. Đó là sắc thái đặc biệt của việc thi ân và thọ ân của người Việt.

4) Người Việt và Lễ Tạ Ơn tại Hoa Kỳ:

Hầu hết người Việt Nam định cư tại Hoa Kỳ đều là người tị nạn Cộng sản, chỉ có một số ít đi theo dạng di dân, tức có thân nhân bảo lãnh. Những người tị nạn Cộng sản lại được chia ra làm 4 loại chính: Một số người có điều kiện được di tản khỏi Việt Nam ngay những ngày gần kề ngày 30/4/75 hay ngay trong ngày 30/4/75, số lượng nầy khá giới hạn. Tiếp theo sau đó là những người vượt biên, vượt biển tìm tự do kể từ sau ngày 30/4/75. Đa số những người nầy là “thuyền nhân” vì họ dùng ghe, thuyền để vượt thoát Cộng sản Việt Nam. Loại thứ ba là những người con lai có cha là người Mỹ, mẹ Việt. Loại cuối cùng là những người cựu quân nhân

Page 40: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 40

hay công chức Việt Nam Cộng Hòa bị Việt Cộng bắt đi ở tù sau ngày 30/4/1975, thời hạn tối thiểu là 3 năm, được chính phủ Hoa Kỳ bảo lãnh cho sang định cư trên đất nước họ. Loại nầy thường được gọi là đi theo diện HO. Trừ số người đi theo diện bảo lãnh của thân nhân thì tương đối có “chỗ dựa”, số người còn lại hoàn toản trông cậy vào lòng bao dung, cưu mang dùm bọc của chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ và một số nước khác như Canada, Úc, các nước ở châu Âu, Nhật Bản… Đặc biệt đối với người đi diện HO, cần phải khẳng định rằng chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ là những vị Cứu Tinh cho những tù nhân Tị Nạn Cộng Sản. Thật vậy, nếu không có chương trình tái định cư vô cùng nhân đạo nầy thì những gia đình bị xếp vào hạng 12, 13, tức là hai hạng chót trong bậc thangxếp hạng giai tầng xã hội của Việt cọng, thì suốt đời chúng tôi sẽ phải gánh chịu những sự chèn ép rất phi lý và hạ cấp, theo

chủ trương kỳ thị của đảng/nhà nước Việt cộng… Cho nên đối với những người tị nạn như chúng tôi – Thuyền nhân hay HO - cái ơn cưu mang đó vô cùng to tát và không bao giờ chúng tôi dám quên!

Và mỗi năm khi mùa Lễ Tạ Ơn lại về chúng tôi luôn cảm niệm những ơn đức mà đất nước và con người trên xứ sở nầy đã mang lại cho gia đình chúng tôi. Nhờ đó chúng tôi mới có điều kiện để nuôi cho con ăn học thành nguời hữu dụng của xã hội, để rồi cùng tiếp tay với chúng tôi đóng góp vào những việc làm hữu ích cho xã hội hầu trả bớt phần nào ân điển mà chúng tôi đã và đang nhận được từ mọi người xung quanh. Và cũng trong chiều hướng suy nghĩ đó, vào những ngày trước ngày lễ Tạ Ơn, chúng tôi thường tham gia vào công tác từ thiện với Cộng Đồng người Việt tại địa phương để giúp đỡ những người vô gia

cư hay những người không may gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống như chúng tôi đã từng trải qua trong những năm mới định cư trên đất nước Hoa Kỳ nầy. Có tham gia vào các sinh hoạt từ thiện, dù nhỏ nhoi đó, mới thấy được rằng, dầu trên đất nước Hoa Kỳ trù phú nầy, cũng vẫn con nhiều người bất hạnh rất cần sự giúp đỡ của chúng ta, và từ đó mới cảm nhận được ý nghĩa đích thực của mùa Lễ ta Ơn, một lễ truyền thống đầy tính cách nhân bản đã xuất hiện hàng trăm năm trước trên đất nước Hoa Kỳ, và sẽ còn được lưu hành mãi mãi mùa lễ Tạ Ơn dễ thương vì đã giúp cho mọi người có cơ hội chia xẻ tình thương yêu, niềm an ủi, sự quan tâm giúp đỡ từ tinh thần đến vật chất cho những đồng loại đang thiếu thốn những “nhu yếu” nầy…

Charlotte Mùa Lễ Tạ Ơn 2916

Vân Trai

Page 41: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 41

CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH HẢI NGOẠI

E-mail: [email protected]

Ngày 31 tháng 10 năm 2016

THƯ THÔNG BÁO

XIN CUNG CẤP "DANH SÁCH và HÌNH ẢNH"

Để THỰC HIỆN SLIDESHOW & ĐẶC SAN

Kính thưa:

- Quý AC Chủ Nguyền và các Ban Điều Hành khắp nơi trên thế giới (Hải Ngoại và Quê Nhà) - Ban Điều Hành Trung Ương CT/TTHNGĐ Hải Ngoại đang chuẩn bị thực hiện

SLIDESHOW và ĐẶC SAN

dịp

ĐẠI HỘI SONG NGUYỂN THẾ GIỚI Kỳ 5.

NIỀM VUI YÊU THƯƠNG

TẠ ƠN Về BA MƯƠI NĂM

CHƯƠNG TRÌNH PHỤC VỤ CÁC GIA ĐÌNH

Từ 23-25 tháng 6 năm 2017,

Tổ chức tại Orange County, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

HỘI NGỘ SONG NGUYỂN THẾ GIỚI

Về BÊN MẸ LAVANG Trong NIỀM VUI YÊU THƯƠNG

Để TẠ ƠN Và CẦU XIN Sau BA MƯƠI NĂM

CHƯƠNG TRÌNH PHỤC VỤ CÁC GIA ĐÌNH

Page 42: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 42

Từ 23-25 tháng 2 năm 2018 (sau Tết Âm lịch)

Tổ chức tại Thánh địa LAVANG, VN.

Trong Niềm Vui Mừng trước hai sự kiện rất quan trọng này, và để từng bước thực hiện việc tổ chức được chu đáo, kính xin quý anh chị vui lòng cộng tác bằng cách:

GIAI ĐOẠN 1: 1) Gởi DANH SÁCH và HÌNH ẢNH của "Ban Điều Hành đương nhiệm" và "Các Ban

Điều Hành tiiền nhiệm" từ khi thành lập Chương Trình tại đia phuơng mình cho đến nay.

2) Gởi từ 5 đến 7 tấm hình "Sinh hoạt Tiêu biểu nhất" tại địa phương mình (có ghi chú).

GIAI ĐOẠN 2: Gởi các bài TUỜNG TRÌNH SINH HOẠT và các nội dung khác (sẽ xin thông báo đến quý anh chị sau).

Nhân dịp này, để giup BĐH/TƯ/HN thiết lập “LỊCH SINH HOẠT 2017" và sẽ đăng trong e-báo VTSN 12, sẽ phát hành cuối tháng 11/ 2016 tới đây. Xin quý anh chị vui lòng cho biết, tại địa phuơng mình trong năm 2017 dự trù sẽ TỔ CHỨC KHOÁ vào ngày tháng nào, để tránh trường hợp nhiều nơi tổ chức trùng hợp trong cùng một cuối tuần,

Được biết, riêng tại Hải Ngoại cho đến nay đã có gần 30 nơi xin tổ chức Khoá trong Năm 2017. Chúng ta thật VUI MỪNG TẠ ƠN THIÊN CHÚA và cùng CẦU NGUYỆN, CẦU NGUYỆN THẬT NHIỂU CHO CÁC KHOÁ.

Xin quý anh chị vui lòng gởi "DANH SÁCH, HÌNH ẢNH" và Lịch "TỔ CHỨC KHOÁ" đến hai E-mail dưới đây:

- Văn phòng Điều hành TƯ/HN: [email protected] - Nhạc sĩ Trung-Quý, thực hiện slideshow: [email protected]

Xin hết lòng cảm ơn quý AC Chủ Nguyền và các BĐH khắp nơi.

Chân thành quý mến trong TÌNH CHÚA XÓT THƯƠNG, và rất mong tất cả khắp nơi chuẩn bị thu xếp ngay từ bây giờ để cùng hạnh ngộ trong hai sự kiện RẤT ĐẶC BIỆT này.

SN Phạm Văn Quyết & Điệp

Chủ Nguyền TƯ/HN.

Page 43: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 43

I. HÀNH TRÌNH TÔN VINH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM:

Theo dòng lịch sử, Giáo hội Việt nam trải qua dưới thời các Vua Chúa phong kiến đã có 53 Sắc lệnh chính thức do Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, tiếp đến do nhà Tây sơn và liên tục do các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức ban hành nhằm mục đích khai trừ và tiêu diệt đạo Thiên Chúa, sau đó dưới thời Văn Thân, với chủ trương “bình tây, sát tả” có thêm khoảng 60.000 người Công giáo bị sát hại. Tổng cộng trong 2 thế kỷ bị bách hại đã có trên 100.000 vị Tử đạo gồm: 58 Giám mục và Linh mục ngoại quốc, 1500 Linh mục Việt nam, 340 Thầy giảng, một Chủng sinh, 270 Chị dòng Mến Thánh Giá và 99.182 Giáo dân. Trong số này đã được 3 triều Giáo hoàng trước đây lần lượt tôn phong lên bậc Chân Phước:

Đức Giáo Hoàng Lêô Xlll ngày 27.5.1900 tôn phong 64 Vị, qua Tông sắc: “ Đoàn lớp những bậc anh dũng”.

Đức Giáo Hoàng Piô X ngày 15.4.1906 tôn phong 8 vị với tông thư:“Nhờ máu đào các vị Tử Đạo”. Và ngày 2.5.1909 tôn phong 20 vị.

Đức Giáo Hoàng Pi ô XII ngày 29.4. 1951 tôn phong 25 vị, qua Tông thư sắc phong :“ Mùa màng vàng ối gặt được”

Tiếp đến ngày 19.6.1988 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tôn vinh 117 vị Á thánh trên, lên hàng Hiển Thánh, các Ngài đã lần lượt tử vì đạo qua các thời kỳ: Thời vua Lê chúa Trịnh: 4 vị, thời vua Cảnh Thịnh: 2 vị, thời vua Minh Mạng: 58 vị, thời vua Thiệu Trị: 3 vị và thời vua Tự Đức: 50 vị , bao gồm 8 vị Giám Mục, 13 Linh mục thừa sai và 96 vị người Việt nam. Thời gian sau vào ngày 5.3.2000 Giáo hội đã tôn vinh Thầy Giảng Anrê Phú Yên lên hàng Á Thánh. Ngoài ra hiện nay Bộ Phong Thánh Vatican còn giữ hồ sơ trên 10 vị Tử Đạo được công bố “Đáng Kính” và chừng 1.000 vị được liệt vào hàng “Tôi tớ Chúa” thuộc Giáo Hội Việt Nam.

Thể theo đơn xin của Hội Đồng Giám mục Việt Nam Tòa Thánh đã chấp nhận ngày 24.11 hằng năm là ngày lễ kính trọng thể các Thánh Tử Đạo Việt Nam theo lịch Phụng vụ, tiếp đến vào ngày 14.12.1990 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chuẩn thuận cho Giáo Hội Việt Nam nhận Các Thánh Tử Đạo làm Bổn mạng .

Hiện nay để noi gương sống đạo của các vị tiền nhân đã anh dũng hy sinh vì Chúa, nhiều Đoàn thể, Hội Dòng, Cộng đoàn, Giáo xứ ở trong nước cũng như Hải ngoại đã nhận danh hiệu các Thánh Tử Đạo Việt Nam làm Quan Thầy.

Ngày 24.11 hằng năm cùng hiệp thông với Giáo Hội toàn cầu, người dân nước Việt chúng ta hân hoan đón mừng Đại lễ kính trọng thể các Thánh Tử Đạo Việt Nam là những bậc tiền nhân đã đổ máu mình ra làm chứng cho Đức tin, ngày nay mọi thành phần dân Chúa, cần phải tìm hiểu và noi gương, sống xứng đáng làm con cháu các Ngài.

Page 44: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 44

II. ĐỊA DANH GHI DẤU TRÊN BA MIỀN ĐẤT NƯỚC:

Để tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân, nhiều địa phương đã lần lượt tìm lại những dấu vết liên quan đến các Thánh Quê hương trên nhiều phương diện, trải dài khắp mọi miền đất nước, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về các địa danh linh thiêng này:

Giáo phận Hà Nội, vào thời điểm trước cuộc di cư 1954 Nhà thờ Cửa Bắc nằm trong khu vực đẹp và sang trọng nhất Thủ Đô Hà Nôi đã được chọn để kính các Á Thánh Tử Đạo Việt Nam... -Ngày 29.6.2006 Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô quang Kiệt đã chọn nhà thờ Bằng Sở cách Hà Nội 20 cây số là Trung tâm hành hương của Giáo phận, Vì nơi đây có Đền Thánh Lê Tùy, sau khi bị chém đầu ngày 11.10. 1833 Giáo dân đã xin thi hài Ngài về Chôn cất tại đây. Đền Cha có tiếng là thiêng, ban cho những người đến cầu nguyện không kể lương giáo đều được nhiều ơn.

Giáo phận Hưng Hóa, Trung tâm hành hương Đền các Thánh Tử Đạo Gò Sỏi, nằm chung quanh thị xã Sơn Tây, Tỉnh Hà Tây...- Đền Thánh Đoàn Văn Vân tại khuôn viên nhà thờ Nỗ Lực TP Việt Trì... -Đền Thánh Phêrô Vũ Văn Truật tại khuôn viên nhà xứ Hà Thạch, Huyện Lâm Thao. Tỉnh Phú Thọ.

Giáo Phận Bắc Ninh, Nhà thờ Chánh Tòa được công nhận là Đất Thánh hành hương vĩnh viễn vì gần đấy có một di tích gọi là Cổng tả thành, nơi có 100 vị “Đầu Mục và Thứ Mục” gồm Chủng sinh, Trùm Trưởng, Lương y, Binh

sĩ bị hành quyết bằng cách chôn sống tại đây vào năm 1862.

Giáo phận Bùi Chu, có Đền Thánh Quần Phương dâng kính Các thánh Tử Đạo Việt Nam và cách riêng 26 vị thánh gốc Bùi chu và 18 vị Thánh phục vụ tại Bùi Chu...- Mặt tiền Đại Thánh đường Phú Nhai xây dựng vào năm 1933 có ngôi tháp lưu giữ di hài các Thánh Tử Đạo ...- Đặc biệt dưới tầng hầm nhà nguyện Tòa Giám Mục có trưng bày Quan tài 30 vị Thánh Tử Đạo, các Ngài được đặt nằm trong những chiếc quan tài sơn son thiếp vàng, sống động như người thật, trong ngực mỗi tượng đều có hài cốt của chính vị đó.

Giáo phận Hải Phòng, nổi tiếng với Đền Thánh Hải Dương có thể nói đây là Đền kính các Thánh Tử Đạo đầu tiên tại Việt Nam xây dựng ngay trên địa điểm pháp trường 5 mẫu, nơi nhiều vị bị hành hình. Đền xây cất bằng đá 18 m x 8m vào năm 1907 và có dựng một bia đá ghi danh tánh 4 vị Thánh Tử Đạo tại đây: Đức Cha Joromino Hermanille Vinh OP, Đức Cha Berriochoa Vinh OP. Linh mục Almato Bình bị trảm quyết 1.11.1861 và Thầy Giuse Nguyễn Duy Khang tử đạo 6.12.1861. Nhà nguyện bị mưa bão làm hư hỏng, nên năm 1927 xây dựng lại thánh đường nguy nga 65 m x 18 m, tháp cao 30m do kiến trúc sư Lagisquet vẽ kiểu. Lễ Thánh Hiến tổ chức vào ngày 3.11.1928, sau đó có nhiều sự kiện quan trọng diễn ra ở đây: ngày 22.5. 1930 Đức Cha Ruiz de Azua Minh qua đời được an táng trong đền thờ, - ngày 2.11. 1930 Lễ tấn phong Giám mục cho Đức Giám mục Garcia Thiện do Đức Khâm sứ Dreyer chủ phong cử hành nơi này, và ngày 14.2.1933 Ngài qua đời cũng được chôn cất tại đây.Sau 1954 khu vực Đền Thánh thuộc quyền Nhà Nước quản lý và vào năm 1973 ảnh hưởng cuộc oanh tạc đánh phá bom Mỹ nơi nhà ga xe lửa gần đó, nên Đền Thánh bị hư hại nặng chỉ còn lại mấy mảng tường chơi vơi, nhiều gia đình từ đâu đến cắm lều trên khu vực này, chỉ chừa lại hai ngôi mộ của hai vị Giám mục. Năm 2004 Nhà Nước hoàn trả lại trong cảnh hoang tàn, đất đai dân chúng còn chiếm cứ, nên chưa thể khôi phục lại được Đền Thánh này.

Giáo phận Vinh có 6 Thánh được tôn phong vào ngày 19.6.1988, hiện nay đền thánh Tử Đạo Phêrô Hoàng Khanh ở Giáo họ Trung Hậu, Giáo xứ Xã Đoài và Đền Thánh hình tứ giác dâng

Page 45: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 45

kính Thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa ở Thuận Nghĩa. Và dưới thời Vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức nhiều vị Linh Mục, Tu sĩ, Giáo Dân bị bách hại vì danh Chúa Kitô.

Tổng Giáo Phận Huế, nơi miền đất sông Hương, núi Ngự, nơi Vua Chúa quan quyền bắt đạo đóng đô cai trị cả nước, ngoài những tòa án pháp đình xét xử, các ngục thất khám đường giam giữ ra, còn có những địa danh nơi hành hình các vị Tử Đạo như: - Cống Chém, đi theo con đường cái quan về hướng Bắc cách chợ An Hòa vài trăm mét tới một cái cầu nhỏ, gọi là Cống Chém chính nơi này nhiều vị Tử Đạo đã bị hành quyết, chính Thánh Simon Hòa bị trảm quyết nơi đây vào ngày 12.12.1840, đầu Ngài bị bêu 3 ngày để làm gương....- Chợ An Hòa, những vị trên đường đưa đi xử sẽ ghé qua chợ, nơi người ta dọn cho họ bữa ăn cuối cùng rồi đến Cống Chém là nơi hành hình, nhưng cũng có khi để thị uy nhiều vị Thánh của chúng ta bị hành quyết ngay tại Chợ An Hòa, đó là Thánh Anrê Trông, Micae Hy, PhanxicôTrung và Giuse Lê Đăng Thị...-Tiếp đến phải kể tới Bãi Dâu là một hòn đảo khá rộng do Sông Hương và sông Đông Ba làm ra, nơi đây vùng đất bồi rất phù hợp với cây dâu được trồng nhiều , chính Thánh Emmanuel Triệu và Thánh Isidore Gagelin chịu tử vì đạo ở đây...-Giáo Họ Chợ Đúc được gọi tên như vậy vì cư dân ở đây được sung vào các lò đúc của Nhà Vua. Đây là một giáo họ lâu đời đã từng xẩy ra các cuộc tử đạo thuộc nhiều thời kỳ khác nhau, và chắc vì muốn để cho các tín hữu khiếp sợ nên Chợ Đúc đã được chọn làm địa điểm thi hành bản án bá đao của Thánh Marchand Du.

Giáo phận Quy Nhơn đã nhận địa bàn Giáo xứ Gò Thị là quê hương của Thánh Trùm cả Anrê Nguyễn Kim Thông, nơi có mộ và đài kỷ

niệm của Ngài làm trung tâm hành hương Giáo Phận...-Và cách Gò thị 3 cây số có Đền thờ Thánh Giám mục E.T.Cuenot Thể tử đạo 14.11.1861 Đền được xây trên nền nhà bà Maria Madalena Huỳnh Thị Lựu, nơi Thánh Giám mục dâng Thánh lễ cuối cùng trước khi bị bắt cùng với Bà Lựu và Bà Lựu đã tử đạo tại Gò Chàm...- Tiếp đến nơi mặt tiền Thánh đường Giáo xứ Bằng Lăng, một trong những ngôi nhà thờ cổ kính nhất Việt Nam, đã xây dựng nhà Truyền Thống kính Chân Phước Anrê Phú Yên, nơi lưu trữ di tích và triển lãm trang trọng tất cả những

tư liệu liên quan đến cuộc sống kể cả sợi tóc quý hóa của Ngài từ Rôma gửi về .

Giáo phận Nha Trang có Thánh đường Phước Hải thuộc tỉnh Khánh Hòa xây cất rộng lớn theo kiểu dáng Á đông nơi đây lưu giữ thánh tích 22 vị Tử Đạo, được chọn làm trung tâm hành hương. Giáo xứ này thời Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận ở Nha Trang hằng năm theo thông lệ vào ngày Tết Âm lịch, Ngài thường xuyên về đây dâng lễ Minh niên cùng Giáo dân.

Giáo phận Bà Rịa: Trước đây vào thời kỳ Văn Thân, khi nghe tin quân Pháp sắp tấn công vùng Phước Tuy, chính quyền địa phương đã cấp tốc dựng nên 4 cái ngục ở Phước Lễ, Long tân, Long Điền và Phước Thọ để nhốt tổng cộng trên 700 người có đạo, ngày 8.1.1862 quân quan nhà Nguyễn không chống trả giặc Pháp được, trước khi bỏ chạy đã nổi lửa đốt cháy cả 4 nhà ngục, ai tông cửa chạy ra ngoài đều bị đâm, bị chém vứt xác vào đám cháy. Số người bị thiêu trong ngày này là 444 người gồm 288 đàn ông và 156 đàn bà cùng trẻ em. Sau này Giáo dân đã thu gom hài cốt tại 4 ngục về táng chung một mộ phần ngay tại khu đất nhà ngục Phước Lễ trước đây,và xây lăng bao bọc gìn giữ cho đến ngày nay.

Giáo phận Vĩnh Long: có trung tâm hành hương Đình Khao gần nhà thờ Cổ Chiên, do Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Màu thiết lập năm 1980 để giáo dân xa gần đến kính viếng Cha Thánh Philipphê Phan Văn Minh Tử đạo là Bổn mạng của Giáo Phận.

Page 46: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 46

Giáo phận Long Xuyên: có Họ đạo Đầu Nước nay là Họ đạo Cù Lao Giêng là quê hương của Thánh Phêrô Quý và Thánh Emmanuel Phụng bị bắt cũng tại đây và được giải giao về Châu Đốc chịu chết vì Đạo vào ngày 31.7.1859. và Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu ước ao Họ Đạo Cù Lao Giêng sẽ là nơi hành hương cấp Giáo Phận.

Giáo phận Mỹ Tho: ngày 16.3.2000 Khánh thành nhà thờ Ba Giồng dâng kính Đức Mẹ Nữ Vương các Thánh Tử Đạo. Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc đã long trọng tuyên bố Ba Giồng có Cha Thánh Phêrô Nguyễn văn Lựu làm Bổn mạng, thuộc vùng đất địa phương có hàng trăm vị Tử Đạo, xứng đáng là trung tâm hành hương của Giáo phận Mỹ Tho.

Tổng Giáo Phận Sài Gòn, chọn Giáo Xứ Thánh Gẫm thuộc phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9 là quê hương của Thánh Matthêu Lê Văn Gẫm-Lái Buôn- làm trung tâm hành hương giáo phận.

III.- DI TÍCH TRƯỜNG TỒN CÙNG THỜI GIAN:

Với thời gian năm tháng, vật đổi sao dời, mọi sự tưởng chừng như lớp bụi thời gian sẽ che lấp mọi sự, nhưng với lòng mến mộ tôn kính các Thánh Tử Đạo, những di hài, vật dụng một thời gắn bó với các Ngài đều được các thế hệ con cháu lưu giữ một cách trân quý hết đời nọ sang đời kia, qua bao thế hệ liên tiếp điểm tô qua các địa điểm nổi danh như sau:

Thánh đường Sở Kiện, nằm trên địa bàn Tổng Giáo phận Hà Nội đã được chọn tổ chức Lễ Khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 50 năm thành lập hàng Giáo Phẩm Việt nam, nơi đây với ngôi nhà thờ cổ Gothic xây dựng năm 1883 có diện tích 2.100 mét vuông, với những đường nét kiến trúc chạm trổ tinh xảo, uy nghi, đã từng là nhà thờ chính tòa thủ phủ của Tây Đàng Ngoài, khu vực xung quanh còn có Tòa Giám mục, Chủng viện, Dòng Mến Thánh giá, nhà chung, nhà in, Trường La Tinh, nhưng trước hết hiện nay còn lưu giữ nhiều hài cốt các Thánh tử đạo Việt Nam và biết bao hài cốt các Tín Hữu đã Anh dũng hy sinh vì niềm tin. Bởi những đặc điểm trên ngày 8.12.2011 nhà thờ Sở Kiện đã được nâng lên

hàng Vương Cung Thánh Đường thứ tư ở Việt Nam.

Về Miền Trung, đến Kinh thành cố đô Huế có rất nhiều danh lam thắng cảnh đền đài thu hút nhiều du khách đến đây, nhưng ai có ngờ Ngôi nhà Phu Văn Lâu đối diện với Kỳ Đài là nơi niêm yết các Sắc Chỉ cấm đạo của Vua Quan nhà Nguyễn. Cách riêng ở khu vực Cửa Ngọ Môn vào sáng ngày 30.11.1835 lúc 5 giờ sáng, với 7 tiếng súng Đại bác nổ vang, kêu gọi dân chúng kinh thành Huế thức dậy đến dự cuộc xử án, thông thường các vụ án Cấm Đạo đều do Quan địa phương tra hỏi xét xử, nhưng vụ này đặc biệt do chính Vua Minh Mạng ngồi trên cửa Ngọ Môn xét xử và kết án vị Giáo sĩ Hội Thừa sai Paris, Cha Giuse Marchand Du bị điệu từ Thành Gia Định ra, với bản án “ Bá Đao”, sau khi nhìn kỹ tội phạm lần cuối, nhà Vua buông một lá cờ nhỏ cầm ở tay rồi quay lưng với kẻ bị kết án. Đó là dấu hiệu dẫn họ đi xử tử với hình thức tùng xẻo, cắt thịt nạn nhân ra làm 100 mảnh. Theo Cha J.B. Roux (Cố Ngôn) ghi lại cận cảnh này: “ bốn người bao quanh Ngài: một cầm kềm, một cầm dao phay, người thứ ba chuẩn bị đếm các vết cắt, người thứ

Page 47: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 47

tư ghi và cộng các con số đẫm máu này cho đủ.” Cuộc hành hình dã man diễn ra trên một ngọn đồi cao lởm chởm đá, thuộc phạm vi Họ Thợ Đúc, ngày nay vẫn còn di tích đã được Tòa Giám mục Huế tu bổ gìn giữ.

Ngay giữa Sài Gòn tráng lệ, nơi Vương Cung Thánh Đường Đức Bà, bên gian cánh phải từ lâu đã có một bàn thờ dâng kính cùng với một số Thánh Tích và bảng đồng khắc ghi danh tánh 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam...- Tiếp đến vào ngày 12.6.1990 tại khuôn viên Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, Đức tổng Giám mục Nguyễn văn Bình đã lấy một ngôi nhà trước đây thuộc Tiểu chủng viện xây dựng vào năm 1863 làm Nhà Truyền Thống nơi thu thập, lưu trữ những dữ liệu và hiện vật liên quan đến đời sống của Giáo Phận. Ngày nay khách đến thăm viếng sẽ thấy nơi đây trưng bày một phần xương cốt của 90 Thánh Tử Đạo, với 27 vị còn lại (trong tổng số 117 vị) không thể tìm được Thánh tích nên có những hiện vật tượng trưng như nồi đồng đựng đất Cống Chém (Huế), nước biển Thuận An, thau đồng đựng đất pháp trường Bảy Mẫu (Nam Định).. nơi mà nhiều vị bị xử tử hình, càng làm cho mọi người ôn lại những bước thăng trầm của Giáo Hội Việt Nam anh dũng, cùng nhau

chiêm ngưỡng người xưa qua các hiện vật, hầu hun đúc đức tin và lòng mộ mến các Thánh cho chúng ta hôm nay tiến bước theo tiền nhân, cũng như lưu truyền cho con cháu mai sau...

Ngày nay đọc lịch sử và điểm lại những sự kiện liên quan đến cuộc đời các Thánh Tử Đạo Cha Ông, Chúng ta rất nỗi tự hào như lời sử gia A. Launay nhận xét về các cuộc bách hại tàn khốc tại Việt Nam trước đây, đã phải cảm phục kêu lên: “Hỡi Giáo Hội Việt Nam, một trong những giáo hội bị bắt bớ hà khắc nhất lịch sử, một trong những giáo hội kiên cố lạ lùng nhất, ta kính chào Ngươi, lại bởi hy sinh càng lớn thì vinh quang càng vĩ đại. Ngươi thật xứng đáng được vinh danh chói lọi ngang hàng với các Giáo hội vinh quang nhất Phương Tây”. Thật vinh dự biết bao cho Giáo Hội và Tổ Quốc Việt Nam thân yêu.

Hoa Thịnh Đốn, Những ngày cuối tháng Mân Côi 2016

Hai vợ chồng giận dữ cãi nhau. Chồng điên tiết quát vợ: “Cô có im miệng lại không, sao cứ gầm lên như con cọp cái vậy”.

Cô vợ chẳng vừa, đốp lại: “Tôi không im được, ai mà chịu nổi anh cứ lăng nhăng như con dê xồm ấy”.

Thằng con nghe vậy liền kêu lên: “Trời ơi! Nếu bố là con dê xồm lấy mẹ là con cọp cái, rồi đẻ ra con, thì con là thứ con gì?”

Hai vợ chồng há hốc mồm, bó tay, bó chân, bó toàn thân!

Giá mà chồng khen ngợi vợ: “Ôi công chúa của anh”, và vợ cũng thỏ thẻ với chồng: “Ôi hoàng tử của em”, thì chắc thằng con sẽ sung sướng thốt lên: “Ôi hoàng tử bố và công chúa mẹ đúng là con của Chúa Kitô Vua!”

CON VUA HAY LÀ CON GÌ?

Page 48: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 48

Tại Hoa Kỳ, cứ sau lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) nhiều gia đình và nhà hàng bắt đầu trang hoàng trong nhà, cũng như trước cửa nhà để chuẩn bị vào mùa Lễ Lớn: Đại Lễ Giáng Sinh và Năm Mới sắp tới. Một cách đơn giản chúng ta thường hiểu Lễ Giáng Sinh là ngày lễ mừng ‘Sinh Nhật’ (Birthday)

của Chúa Giêsu (Thí dụ, ngày 25 tháng 12, 2008 là ngày sinh nhật thứ 2008 của Chúa Giêsu). Tuy nhiên, nghiên cứu lịch sử về ngày lễ nầy, chúng ta thấy có những điều không hẳn đơn giản như vậy.

Một chút lịch sử ơn cứu độ.

Theo truyền thống Do Thái mà nền tảng là Thánh Kinh Cựu Ứơc, sau khi tổ tông (Thủy tổ) loài người là ông Adong và bà Eva sa ngã phạm tội, liền bị mất ân nghĩa với Thiên Chúa (Sách Sáng Thế 3:23). Tuy nhiên vì "Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh của Chúa" (ST 1:27), Ngài không để con người phải án phạt đời đời, nên Ngài đã hứa ban một Đấng Cứu Thế đến để cứu chuộc tội lỗi nhân loại (ST 3:15) và danh hiệu của Ngài là ‘Đấng Cứu Tinh’ (Messiah). Nguyên ngữ trong tiếng Do Thái ‘Messiah’ có nghĩa là ‘Đấng được xức dầu’. Theo thói tục của người Do Thái thì ai được chọn làm ‘Vua’ làm ‘Tiên Tri’ (Prophet) làm thầy ‘Tư Tế’ đều được phong chức chính thức bằng việc xức dầu (thánh) (dầu ô liu) trên đầu. Danh từ ‘Messiah’ chuyển dịch qua tiếng Hy Lạp là ‘Christos’. Danh từ ‘Christos’ chuyển sang tiếng Latinh là ‘Christus’ và sang tiếng Pháp, tiếng Anh là ‘Christ’, Tiếng Việt Nam

(theo các bản dịch Thánh Kinh của Công Giáo và các sách đạo đức) chuyển dịch là ‘Kitô’ (hay Kytô).

Theo Do Thái Gíáo thì Đấng ‘Messiah’ (Kitô) chưa tới cứu độ Dân Ngài. Hàng năm người Do Thái vẫn đến bên bức ‘Tường Khóc’ để cầu nguyện xin ‘Đấng Cứu Độ’ đến.

Theo Kitô Giáo thì ‘Đấng Kitô’ đã Giáng Sinh, và khi Ngài sinh ra thì được đặt tên là ‘Giêsu’ (Jesus) theo như

Page 49: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 49

lời Sứ thần truyền tin cho Đức Maria (Luca 1:31 và 2:21). Danh từ ‘Giêsu’ theo nguyên ngữ Do Thái có nghĩa là ‘Đấng Cứu Độ’ (Savior). Vì Chúa

‘Giêsu’ chính là ‘Đấng Kitô’ Thiên Chúa đã hứa, nên tên Ngài thường được gọi là ‘Giêsu Kitô’. Thánh Phaolô trong các thơ gửi các giáo đoàn

thường dùng danh hiệu ‘Giêsu Kitô’. Chúng ta cũng nên lưu ý là vào thời xưa một người chỉ có ‘tên gọi’, chưa có ‘tên họ’ và ‘tên đệm’; nhưng có những ‘tên hiệu’ ghép vào ‘tên gọi’ trong một số trường hợp, nhất là trường hợp của các vua chúa hay các ‘Danh Nhân’.

Theo Kinh Thánh, Chúa Giêsu cũng được gọi là ‘Emmanuel’ hay ‘Immanuel’ (Luca 1:23). Danh từ ‘Emmanuel’ trong tiếng Do Thái có nghĩa là ‘Thiên Chúa ở cùng chúng ta’. Danh hiệu ‘Emmanuel’đã được Tiên Tri Isaia (740-687 B.C.) nói đến (Isaia 7:14).

Chúa Giêsu sinh ra năm nào?

Năm Thiên Chúa Giáng Sinh làm người được kể là năm thứ nhất theo lịch chung chúng ta dùng hiện nay; như thế sinh nhật của Ngài đã chia đôi lịch sử nhân loại.

Theo lịch sử Thánh Kinh thì từ ‘tạo thiên lập địa’ đến năm Chúa Giáng Sinh được gọi là ‘Thời Kỳ Cựu Ước’ và từ năm Chúa Giáng Sinh trở về sau được gọi là ‘Thời Kỳ Tân Ước’. Theo lịch chung chúng ta dùng hiện nay thì trước thời Chúa Giáng Sinh gọi là trước ‘Công Nguyên’ (thường ký hiệu là B.C. ‘Before the birth of Christ’) và từ năm Chúa Giáng Sinh cho đến ngày ‘tận thế’ thì gọi là sau ‘Công Nguyên’ (thường ký hiệu là A.D. ‘Anno Domini’ ‘Năm của Thiên Chúa’).

Như vậy, thí dụ ngày 25 tháng 12 năm 2008 là ngày chúng ta mừng Sinh Nhật thứ 2008 của Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên vì các nhà làm lịch lúc đầu tính lầm nên năm Chúa Giêsu giáng sinh bị lệch đi mất 6 hoặc 7 năm. Nếu tính đúng thì năm 2008 sẽ phải là năm 2014 (hoặc 2015). Nói một cách khác đơn giản hơn thì vào năm 2008 này tuổi của Chúa Giêsu đã là 2014 (hoặc 2015).

Lý do của việc ‘tính lầm’ nầy là vì vào thời xưa người ta chưa có lịch chung như ngày nay, nên thường tính năm theo triều đại của các vua (như ‘Đời Vua Hùng Vương thứ 18’... chẳng hạn) hoặc theo một biến cố lịch sử nào đó (như năm Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây ‘Vạn Lý Trường Thành’ chẳng hạn). Các Thánh Sử khi viết sách ‘Phúc Âm’ (hay ‘Tin Mừng’) cũng dùng niên hiệu các vua cùng với những biến cố lịch sử nào đó. Thí dụ: Thánh Matthêu viết: ‘Khi Chúa Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđêa, thời vua Hêrôđê trị vì... (Matthêu 2:1... ). Thánh Luca viết: ‘Vào thời Hoàng Đế

Augustô ra ‘chiếu chỉ kiểm tra dân số’... Khi Giuse và Maria đang ở Bêlem, thì Maria đến ngày sinh con... (Luca 2:1... )

Khi Chúa Giáng Sinh thì nước "Do Thái" (vùng Palestina) đang dưới quyền ‘đô hộ’ của Đế Quốc Rôma. Lúc đó Đế Quốc Rôma đang cai trị nhiều vùng rộng lớn, bao gồm cả vùng Trung Đông.

Hoàng Đế Rôma bấy giờ là Augustô. Còn vua Hêrôđê chỉ là một ‘tiểu vương’ thay mặt hoàng đế Rôma cai trị miền Giuđêa (phiá nam Palestina) và nhà vua không phải là người Do Thái. Vùng đất Palestina (nơi người Do Thái sinh sống thời đó) gồm ba miền: Galilê (Bắc), Samaria (Trung) và Giuđêa (Nam). Thành Bêlem nơi Chúa Giáng Sinh và thủ đô Giêrusalem nằm phiá nam, thuộc Giuđêa. Vua Hêrôđê này thường được gọi là vua ‘Hêrôđê Cả’ (Herod the Great) để phân biệt với Hêrôđê ‘Antipa’ là con. Vua ‘Hêrôđê Cả’ là người đã tiếp kiến các nhà đạo sĩ phương đông đến triều yết để hỏi đường đến chiêm bái Vị Vua Mới

Page 50: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 50

Sinh (Matthêu 2:1...). Cũng nhà vua nầy đã ra lệnh ‘giết các hài nhi mới sinh từ hai tuổi trở xuống...’ (Matthêu 2:16...). Vì thế Thánh Giuse phải đưa ‘Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Ai Cập (Matthêu 2, 13...). Theo các sử gia thì nhà vua này chết vào năm 4 trước Công Nguyên, tức là sau khi Chúa Giêsu sinh ra chừng 3 hay 4 năm (vì Chúa Giêsu sinh ra vào năm 6 hay 7 trước Công Nguyên, do nhà làm lịch tính lầm năm, như đã nói trên). Khi Thánh Giuse nghe tin nhà vua đã chết, liền đem Đức Maria và Chúa Hài Nhi trở lại quê hương (Matthêu 2,19...) (Như vậy là Thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Hài Nhi Giêsu cũng đã phải trải qua một thời ‘di cư’ sống nơi ‘đất khách, quê người’ như nhiều người Việt Nam chúng ta hiện nay!).

Hêrôđê Antipa (Con của Hêrôđê Cả) là người đã ra lệnh xử trảm Thánh Gioan Tiền Hô (PÂ Matthêu 14:4). Nhà vua này cũng là người đã ‘’Rất mừng rỡ khi gặp mặt Chúa Giêsu...’’ (PÂ Luca 23:6...) khi Người bị bắt và đang bị xử án.

Nếu tính theo triều đại Hoàng Đế Rôma Augustô, thì Chúa Giêsu sinh ra vào ‘đời Hoàng Đế Augustô thứ 20’.

Thực ra người chủ trương lấy năm Chúa Giêsu sinh ra là năm I để bắt đầu Công Nguyên là ông Diônisiô (khoảng năm 556) đã tính lầm năm sinh của Chúa, vì ông căn cứ vào năm xây dựng thành Rôma và tính là Chúa giáng sinh vào cuối năm 753 sang năm 754 (sau khi thành lập thành Rôma), rồi ông lấy năm 754 là năm I cuả Công Nguyên. Nhưng sau này các sử gia và các học giả Kinh Thánh nghiên cứu lại các thời đại Hoàng Đế Augustô và vua Hêrôđê Cả mới thấy là Chúa Giêsu phải sinh ra sớm hơn; vì thế, Chúa Giêsu bị ghi hụt đi mất 6, 7 tuổi và cũng vì thế mừng sinh nhật cúa Chúa năm 2008 chính ra đã là năm 2014 (hay 2015).

Tóm lại, năm Chúa Giêsu Kitô Giáng Sinh.

Cách thời của Abraham: 21 thế kỷ;

Cách Maisen với công cuộc xuất hành khỏi Ai Cập: 13 thế kỷ;

Cách thời bà Ruth và các thẩm phán: 11 thế kỷ;

Cách thời vua David được xức dầu phong vương: một ngàn năm;

Cách năm đại hội Olympics đầu tiên: 776 năm (Đại Hội thứ 194);

Khoảng 747 năm sau khi thành lập Thành Rôma.

(Qúy vị có thể xem thêm tài liệu trong các sách chú-giải về Kinh Thánh hoặc đọc phần Dẫn Nhập vào Kinh Thánh Tân Ước trong các bản dịch Kinh Thánh của Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn; hoặc của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ; hoặc trong The New American Bible; hoặc trong Bible de Jerusalem).

Chúa Giêsu sinh ra ngày nào?

Đọc tiểu sử của các ‘vĩ nhân’ trên thế giới thời xưa, chúng ta thường không thấy nói đến ngày sinh; chẳng hạn Socrate (khoảng 470-399 BC) hay Platon (khoảng 428-348 BC) v.v... Ngay các cụ người Việt Nam chúng ta bây giờ, nhiều vị cũng không nhớ ‘ngày sinh, tháng đẻ’ của mình; nhiều cụ chỉ nhớ là tuổi‘Mùi’ hay tuổi ‘Thìn’. Ngay cả ngày tháng năm sinh của các cụ trên giấy khai sinh cũng không đúng hẳn... Ngày sinh của Chúa Giêsu cũng không được ghi lại đầy đủ trong các sách Phúc Âm (Tất nhiên Chúa Giêsu cũng không có giấy khai sinh hay sổ bộ khai sinh...)

Nhưng tại sao lại mừng ngày Chúa Giêsu ra đời vào 25 tháng 12 hằng năm?

Thực ra, trong ba thế kỷ đầu (các Kitô hửu chỉ họp nhau để kỷ niệm việc Chúa Giêsu đã chịu đau khổ, đã chịu chết và đã sống lại. Đặc biệt tụ họp vào ngày thứ nhất trong tuần (Ngày Chúa Giêsu sống lại từ cỏi chết, Gioan 20,1...) và gọi ngày này là ‘Chúa Nhật’. Việc cử hành phụng vụ này gọi là ‘Nghi Lễ Bẻ Bánh’ (ý nói đến việc cử hành nghi lễ ‘Thánh Thể’) (Tông Đồ Công Vụ đoạn 2, câu 42...). Trong những cuộc ‘họp mặt’ này, các Kitô hữu cùng gặp gỡ nhau, chia sẽ tình thân hữu và niềm tin, rồi cùng nhau cầu nguyện và dự ‘Lễ Thánh Thể’ (Nghi Thức Bẻ Bánh). Lúc đầu chưa có các ‘Thánh Đường’, nên thường tùy tiện họp mặt tại các tư gia hay nơi nào có thể được, như tại ‘hành lang Salomon’ (TĐCV 5:12...).

Page 51: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 51

Tuy nhiên việc ‘Cử Hành’ này cũng không được đều đặn, vì ngay từ lúc đầu các Kitô đã bị bách hại và xua đuổi. Đọc sách ‘Tông Đồ Công Vụ’ (The Acts of Apostles), ta thấy rõ điều này: trong khi các tông đồ và các tín hữu ra sức rao giảng ‘Tin Mừng tình thương’ của Chúa cho mọi người ở mọi nơi họ sống, thì họ cũng luôn bị những thế lực thù nghịch chống đối và bách hại; vì ‘bóng tối’ luôn thù nghịch ‘Ánh Sáng’. Những người sống theo ‘thế gian’ thì thù ghét những ai sống ngược lại với lối sống của họ! Tất nhiên ‘Thầy’của mình là Chúa Giêsu Kitô đã bị thù ghét, bị bắt, bị hành hạ và bị giết nhục nhã trên thánh giá, thì các môn đệ của ‘Thầy’qua các thế hệ đều cũng bị bách hại cách này hay cách khác. Trong ba thế kỷ đầu thì các cuộc bách hại rất dữ dội ngay tại nơi đất nước quê hương của Chúa Giêsu và các tông đồ, và sau đó là ở khắp các nơi trong toàn Đế Quốc Rôma.

ơn nữa, lúc đó chưa có các tổ chức ‘Bảo Vệ Nhân Quyền’ hay ‘Bảo Vệ Tự Do Tôn Giáo’, nên các nhà cầm quyền tự do đàn áp và tàn sát các tín hửu và các vị lãnh đạo tôn giáo của họ, bất kể ở các chức vụ nào. Thánh Phêrô, vị Giáo Hoàng đầu tiên, Thánh Phaolô và các Thánh Tông Đồ đều tử đạo, trừ Thánh Gioan thì bị lưu đày cho đến chết. Các vị Giáo Hoàng tiếp theo cũng như các thành phần trong Giáo Hội đều bị xua đuổi, bị bắt, bị tù đày và bị giết thảm khốc (nhất là dưới thời Hoàng Đế Nêron).

Trong hoàn cảnh cực khổ đó, các vị lãnh đạo và các tín hữu tiếp tục giữ vững đức tin và tiếp tục rao giảng Tin Mừng và họp mặt cầu nguyện và cử hành nghi lễ ‘Thánh Thể’ bất cứ lúc nào và nơi nào có thể được để an ủi và nâng đỡ lẩn nhau trong cuộc sống đức tin đầy khó khăn như thế. (Xin xem thêm về chuyện các ‘Hang Toại Đạo’ ‘Catacombs’ tại Rôma ngày xưa). Cho mãi đến năm 313, khi một Hoàng Đế Rôma có tên là Constantinô Đại Đế (Constantine ‘The Great’, 280-337, theo đạo Công Giáo, Mẹ là Thánh Helene) ký hiệp ước Milan (Edit de Milan) để bảo đảm quyền tự do tôn giáo, lúc đó Giáo Hội mới được hưởng một

thời kỳ an-bình (Paix de L’Eglise) và lúc đó, các Kitô hửu mới được hưởng chút tự do để thờ phượng Chúa và các Thánh Đường được xây cất, các buổi ‘họp mặt’ cầu nguyện, học hỏi Thánh Kinh và cử hành ‘Lễ Thánh Thể mới được thường xuyên hơn.

Tuy nhiên đến năm 336 mới thấy việc cử hành ngày Chúa Giáng Sinh (Christmas Day) xuất hiện trong lịch phụng vụ của Giáo Hội. Việc mừng Lễ Giáng Sinh của Chúa Giêsu chắc là trùng hợp với việc các Kitô hữu, khi đã được hưởng thời gian an bình để sống đạo, liền nghĩ đến việc hướng về quê hương của Chúa, nhất là nơi Chúa Giáng Sinh là thành Bêlem và hành hương kính viếng và chung tay xây cất Đền Thờ Chúa giáng sinh tại Bêlem vào năm 330.

Vì ngày Chúa Giáng Sinh không được ghi rõ ràng trong các văn kiện lịch sử cũng như trong các sách Phúc Âm, nên Giáo Hội đã chọn một ngày thích hợp là 25 tháng 12 là ngày gần với ngày đông chí (winter solstice), ngày ngắn nhất đã qua và ánh sáng lại trở lại... và vì thế các dân tộc Trung Đông thời cổ hay mừng ‘ngày ánh sáng’ vào 25 tháng 12; rồi Giáo Hội muốn thánh hóa ngày này bằng việc kính nhớ ngày Thiên Chúa Giáng Sinh ‘Trời Đất Giao Hoà’. Như vậy ngày 25 tháng 12 không phải là ngày có tính cách lịch sử mà chỉ là ngày kỷ niệm mừng Chúa xuống trần để giao hoà với nhân loại và loan báo tin mừng cứu độ (xin xem thêm ‘Preaching the Lectionary’ của R. H. Fuller). Đây chỉ là một việc làm theo ‘thuận tiện’, tạm ví như nhiều cụ khi ở Việt Nam thì không có thói quen mừng ngày sinh nhật (birthday) (tất cả chỉ mừng vào dịp Tết); nhưng đến Hoa Kỳ, giới trẻ thích sống theo văn hóa địa phương, đã có thói quen mừng‘sinh nhật’, và cũng muốn các bậc cha mẹ có một ngày để mừng cho con cháu vui vẻ trong gia đình.

Các cụ nào không nhớ được ngày sinh nhật chính thức của mình, đã chọn một ngày nào đó; chẳng hạn có cụ chỉ nghe cha mẹ nói là mình sinh vào dịp tháng tám mưa bão, liền chọn một ngày trong tháng 8. Có cụ chỉ nhớ cha mẹ nói là sinh vào giữa mùa gặt (ở ngoài

Page 52: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 52

bắc thì vào tháng 5) nên chọn một ngày vào tháng 5. Kể cả việc ngày giỗ của một số vị trong gia đình cũng không thể đúng ngày; nhiều gia đình có chồng con mất tích trong cuộc chiến, khi biết chắc là đã chết, liền chọn một ngày để kính nhớ (thường hay chọn vào ngày nghe tin mất tích...) Ông cụ trong gia đình chúng tôi, ngày xưa hoạt động cho Quốc Dân Đảng, khi Việt Minh nổi lên, họ mời đi họp để ‘cộng tác làm việc cứu quốc’ và từ ngày đó là biệt tích luôn. Sau đó gia đình biết chắc đã chết, nhưng không biết chết làm sao và vào ngày nào, nên đã chọn ngày ‘rời gia đình’ để con cháu ‘khói hương’ kính nhớ.

Vì ngày mừng lễ Giáng Sinh vào 25 tháng 12 hàng năm không xác thực theo lịch sử, nên thường có những ý kiến chống đối; đặc biệt vào thế kỷ 17 tại Anh Quốc, những người ‘Thanh Giáo’ (Puritans) đã nổ lực để yêu cầu xóa bỏ việc mừng lễ Giáng Sinh của Chúa Giêsu; nhưng mọi nổ lực đều thất bại, và việc mừng Chúa Giáng Sinh vào 25 tháng 12 hàng năm vẫn tiếp tục ở Anh Quốc cũng như khắp nơi trên thế giới. Hơn nửa, việc mừng lễ Giáng Sinh của Chúa không phải chỉ đơn thuần mừng ngày ‘Sinh Nhật’ của Chúa, mà còn có ý nghiã thiêng liêng chuẩn bị tâm hồn đón Chúa vào tâm hồn tín hữu, và ngày Chúa trở lại trần gian lần thứ hai trong ngày thẩm phán. Vì thế có gần một tháng để tín hữu chuẩn bị lễ Giáng Sinh, gọi là ‘Mùa Vọng’ (ngày xưa gọi là ‘Mùa Áp’) (Advent). Mùa Vọng là mùa Giáng Sinh khởi đầu niên lịch phụng vụ của Giáo Hội, tiếp theo là ‘Mùa Thường Niên I’, rồi đến ‘Mùa Chay’ (Lent) để chuẩn bị Đại Lễ Phục Sinh và Mùa Phục Sinh, rồi đến ‘Mùa Thường Niên II’ kéo dài đến ‘Mùa Vọng’ cho một niên lịch phụng vụ mới.

Nơi đây chúng tôi cũng xin nói thêm là trước lễ Giáng Sinh 9 tháng, Giáo Hội có một ngày mừng lễ đặc biệt gọi là ‘Lễ Truyền Tin’ (Annunciation) để kỷ niệm giờ phút sứ thần Thiên Chúa báo tin cho Đức Maria biết Thiên Chúa đã chọn Ngài làm người được diểm phúc cưu mang và sinh Đấng Cứu Thế... Và Đức Maria đã ‘Xin Vâng’ (Luca 1, 26...). Đây chính

là giờ phút rất quan trọng trong lịch sử ơn cứu độ, giờ phút ‘Trời Đất Giao Hoà’, ‘Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta (Gioan 1,14).

Chính vì thế mà trong toàn Giáo Hội có thói quen nguyện ‘Kinh Truyền Tin’ vào ba lúc quan trọng trong một ngày: sáng, trưa, chiều. Khi nghe tiếng ‘Chuông Nguyện’ mọi tín hữu đều ngưng các công việc để nguyện ‘Kinh Truyền Tin’ mà nhớ đến giây phút quan trọng này: ‘Và Ngôi Lời đã nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ Maria.’ Rất nhiều nhạc sĩ, thi sĩ Công Giáo các nơi đã sáng tác các bài thánh ca hoặc các bài thơ diễn tả giây phút ‘huyền nhiệm’nầy; đan cử như bài thơ của thi sĩ Hàn Mạc Tử, bài ‘Theo Tiếng Thiên Thần xưa Kính Chào’ của Hoàng Diệp, ‘L’Annonce faite à Marie’’ của Paul Claudel (văn hào Pháp).

Ngày nay lễ Giáng Sinh (có nơi gọi là lễ ‘No-en’ ‘Noel’) càng ngày càng lan rộng đi khắp nơi, đến cả các dân tộc ở các vùng hẻo lánh, và ngay cả các nước còn đang dưới chế độ ‘Cộng Sản’ như Cuba, Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn cũng không thể ngăn cản dân chúng rầm rộ mừng lễ No-en. Đáng tiếc là ngày nay người ta đã ‘thương mại hóa’ dịp lễ này mà làm giảm đi phần nào ý nghĩa thiêng cao cả. Tuy nhiên điều ‘lạm dụng’ đó cũng không thể làm giảm đi tinh thần mừng lễ đích thực trong lòng những người thành tâm thiện chí (Abusus non Tullit Usum) và họ được hưởng ‘ơn phúc lộc’ an bình trong tâm hồn và trong gia đình họ, như lời các Thiên Thần hát mừng trong đêm Chúa Giáng Sinh:

‘Vinh Danh Thiên Chúa trên Trời,

Bình an dưới thế cho người thiện tâm!’

Kính chúc quí vị được hưởng nhiều ơn phúc lộc của Chúa trong dịp lễ Giáng sinh này, và những ơn phúc đó sẽ tràn lan sang Năm Mới, đem đến bình an thật của Chúa đến tâm hồn và gia đình mỗi người, cũng như cho toàn thể thế giới và trên quê hương Việt Nam chúng ta.

Lm. Anphong Trần Ðức Phương

Page 53: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 53

Thời gian: thứ Ba, 22/11 – thứ Năm, 24/11/2016.

Địa điểm:

Gx Đồng Tróoc – Hạt Nguồn Son – Quảng Bình – Gp. Vinh.

Gx Kim Cương – Hương Sơn – Hà Tĩnh – Gp. Vinh.

Gx Xuân Tình & Giáo họ Vĩnh Thọ – Hộ Độ - Thạch Hà - Hà Tĩnh – Gp. Vinh.

Thành viên: AC Quân Châu (Los Angeles, Hoa Kỳ); anh Thanh (Hạnh) (trưởng LG Hội An – Gp Đà

Nẵng) hướng dẫn đoàn; bà Hiệu, mẹ acThanh Hạnh và cha Luận (Lăng Cô – TLN, Gp Huế).

Trong dịp hội họp của hội đồng song nguyền toàn quốc tại La Vang 15 – 16/11/2016, anh chị chủ nguyền SG Bính Lý, với sự đồng thuận của TLN SG, cha Phanxicô Asisi Lê Quang Đăng, đã trao cho tôi số tiền 40.671.000 vnd (bốn mươi triệu sáu trăm bảy mươi mốt ngàn đồng) – do sự đóng góp của các song nguyền thuộc TGP Sài Gòn, với mục đích giúp bà con miền Trung bị lũ lụt trong thời gian qua, đặc biệt những cá nhân và những gia đình nghèo khổ. Sau khi nhận được số tiền lớn này, tôi đã liên lạc với ac Thanh Hạnh, trưởng liên gia Hội An – vốn là người Hà Tĩnh, để có thể chọn những nơi nhiều khó khăn nhất trong đợt lũ lụt vừa qua taị QB & HT, cũng như trao đổi với anh Hảo, chủ nguyền tq để có chuyến đi thứ 2 ra lại QB & Hà Tĩnh, và do bận công việc giáo xứ

anh không thể đồng hành cùng đoàn được, nhưng hứa cầu nguyện và cầu chúc cho đoàn được bình an trong chuyến đi này.

Nhà thờ gx Loan Lý – Lăng Cô – Huế

Gx Đồng Tróoc – Hạt Nguồn Son – Quãng Bình – Gp Vinh

Page 54: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 54

Vài ngày sau, anh Thanh gọi điện thoại báo thêm một tin vui: có anh chị Quân Châu, nguyên là chủ nguyền của CT/TTHNGĐ tại Los Angeles và hiện là chủ tịch HĐGX của cộng đoàn Phục Sinh tại Los Angeles, Hoa Kỳ, đang về thăm cha mẹ ở SG và cũng có chương trình về miền Trung lũ lụt để giúp bà con nghèo. Thánh ý Chúa thật nhiệm mầu! Ngài nối kết song nguyền hải ngoại và quê nhà làm một, để thực hiện ID “yêu thương gần gũi bằng việc làm” qua việc lên đường ra miền ngoại biên để chia sẻ và gần gũi với bà con nghèo sau những thảm họa môi trường và sau những thiên tai lũ lụt tại dải đất miền Trung vốn đã ốm yếu – nghèo khổ: Hà Tĩnh – Quảng Bình – Quảng Trị & Thừa Thiên Huế.

Anh chị Quân Châu đến Đà Nẵng vào chiều thứ Hai, 21/11 và sáng hôm sau, 22/11 anh Thanh dẫn đoàn lên đường. Đoàn ghé lại Lăng Cô đón tôi vào lúc 10:45. Trong đoàn khởi hành tại Đà Nẵng gồm có bà Hiệu, lớn tuổi nhất, là mẹ ruột của anh Thanh ở Hà Tĩnh vào Hội An thăm con cháu; anh Thanh – bác tài và anh chị Quân Châu. Chúng tôi chụp hình lưu niệm trước tiền đường nhà thờ, và lên đường ngay lúc 11:00 kẻo trể. Đoạn đường từ Lăng Cô ra đến giáo xứ Tróoc, miền núi tây bắc của Quảng Bình gần 300 km. Khi đến gần thành phố Đồng Hới, xe chúng tôi re lên đường HCM, đường nhỏ dốc và ngoằn nghèo, được chừng 30 km thì trước mặt chúng tôi là dãy Trường Sơn hùng vĩ, đồi núi nhấp nhô kéo dài bất tận. Trong bóng tối lờ mờ và mưa phùn lăn tăn giăng phủ ngập không gian của thời tiết chuẩn bị vào đông,

chúng tôi thoáng thấy hàng chữ “Động Phong Nha – Di Sản Thiên Nhiên Thế Giới 2003”, và biết là xe sắp đến xứ Tróoc, anh Thanh vừa cầm tay lái vừa liên tục gọi điện thoại với cha xứ Tróoc để được hướng dẫn đi đến nhà xứ. Tôi thầm lo và cầu nguyện cho đoàn được bình yên!

Chúng tôi đến nhà xứ Tróoc lúc trời đã tối khoảng 7:00pm, mưa lất phất và se lạnh của miền núi. Đón chúng tôi là cha Phaolô Trần ngọc Du, trẻ trung. Ngài người Cầu Rầm, Nghệ An, chịu chức 2001. Được sai về làm mục vụ tại giáo xứ Tróoc, Quảng Bình từ năm 2010 và hiện là trưởng Hạt Nguồn Son. Giáo dân xứ Tróoc khoảng 5.000 người. Chủ yếu sinh sống bằng làm rẫy và đi rừng. Rừng đóng cửa và bị ngăn cấm chặt cây, đốn củi nên đàn ông phần lớn đi làm thuê các nơi. Đây là vùng đất đầu nguồn sông Son, nên trong đợt lũ giữa tháng 10/2016 vừa qua, bà con thiệt hại nặng nề. Nhờ anh Thanh đã liên lạc trước với ngài để chuẩn bị sẵn các phần quà cho bà con, nên sáng sớm hôm sau lúc 7:30am chúng tôi đã có thể trao các phần quà đến cho bà con nơi đây.

Vì còn những 2 địa điểm cần phải đến trong hành trình đến với vùng lũ Hà Tĩnh, nên đoàn phải tiếp tục lên đường sớm lúc 8:30 để đến một giáo xứ vùng biên giới giáp ranh nước Lào, đó là giáo xứ Kim Cương – một giáo điểm truyền giáo, có 2 giáo họ với khoảng 2.000 giáo dân cả người dân tộc Lào. Giáo xứ Kim Cương cách cửa khẩu Cầu Treo chừng 25km. Quản xứ là một linh mục chịu chức năm 2014 và mới về đảm nhận vùng truyền giáo này được 10 tháng. Cha Antôn Lê Sơn. Chi chưa đầy 1 năm mà nhờ sức trẻ và sự nhiệt thành

Giáo điểm truyền giáo Kim Cương

Page 55: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 55

đã giúp cho điểm truyền giáo nơi vùng sâu biên giới này được khởi sắc trong tình Chúa – tình người, dù con đường nhỏ dẫn đến giáo xứ đầy gian nan khốn khó bởi các “ổ trâu - ổ voi” trên đường. Nơi đây, trước sự khó khăn và nghèo nàn của người dân, nhất là những gia đình anh chị em người dân tộc, mà anh chị Quân Châu, đại diện cho giáo đoàn Phục Sinh ở Los Angeles và tôi, đại diện cho các anh chị song nguyền Sài Gòn, đã trao phần lớn ngân khoản có được cho cha xứ Antôn, để ngài giúp đỡ bà con chút lương thực hỗ trợ sau lũ lụt và mùa đông sắp đến, cũng như phụ giúp với ngài trong chương trình xây dựng nhà vệ sinh cho bà con nghèo lương giáo nơi đây.

Rời giáo điểm truyền giáo Kim Cương lúc 13:00 sau bữa cơm trưa thân mật, chúng tôi tiếp tục lên đường xuôi về miền biển, đến với giáo xứ Xuân Tình và giáo họ Vĩnh Thọ, xã Hộ Độ, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Chúng tôi đến nhà xứ Xuân Tình đã hơn 5 giờ chiều. Trưa mưa. Cảnh buồn. Lòng đau xót...

Giáo xứ Xuân Tình có 7 giáo họ với gần 4.000 giáo dân được cha Phêrô Thân văn Hùng coi sóc. Ngài nhận xứ mới được 2 năm. Xứ đạo này chỉ cách biển Hà Tĩnh chưa đầy 3km. Phần lớn bà con ở đây làm ruộng muối. Nay ruộng muối hoàn toàn hoang phế từ sau thảm họa môi trường biển do nhà máy luyện thép Formosa gây ra, vì thế hầu hết đàn ông, thanh niên đều bỏ xứ tìm đến nơi khác để tìm kiếm công ăn việc làm. Chúng tôi trao quà đến cha xứ, nhờ ngài mua lương thực cho bà con nghèo khó khăn trong cơn bão lũ vừa qua cũng như do thảm họa môi trường biển. Và chúng tôi cũng trao tận tay (30 xuất) phần quà 1.000.000 vnd dành cho những người tàn tật, nghèo khổ neo đơn trong giáo họ Vĩnh Thọ.

Lúc 7:30pm chúng tôi cử hành thánh lễ đồng tế cùng với bà con xứ đạo để cầu nguyện cho quê hương đất nước an lành, cho những người lãnh đạo thương nứơc thương dân, cho người dân được bình yên hạnh phúc.

Sáng sớm ngày thứ Năm, 24/11 đoàn chúng tôi phải lên đường sớm lúc 6:30 để kịp về Huế và Hội

An dâng lễ kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam, bổn mạng Giáo Hội Việt Nam và bổn mạng các Hội Đồng Giáo Xứ nữa. Khi đoàn xe xuôi Nam trên QL 1A, trước khi đến đèo Ngang – vụt nhớ đến thi sĩ Bà Huyên Thanh Quan, với bài vịnh “Đèo Ngang” lòng mỗi người chúng tôi đều se lại, lòng quặn đau khi hiện ra trước mặt chúng tôi là tấm bảng Formosa với khu công nghiệp đồ sộ vẫn còn dở dang, để cùng với thi sĩ thấm thía với câu từ “nhớ nước đau lòng con quốc quốc...” Trời mưa lớn và các ruộng đồng vẫn còn ngập sâu trong nước.

Xe đưa tôi đến thị trấn Lăng Cô lúc 4:00pm để kịp dâng lễ mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam, bổn mạng hội đồng giáo xứ Loan Lý. Và chuyến xe cũng kịp đưa đoàn về đến phố cổ Hội An lúc 6:00 để mọi người cũng dâng lễ tạ ơn.

Tạ ơn Chúa đã ban cho tổ tiên chúng con đã có một đức tin kiên cường, một đức ái nồng nàn, nên gương mẫu cho chúng con noi theo.

Xin tạ ơn Chúa đã cho chúng con một chuyến đi bằng an. Và xin Chúa cũng trả công bội hậu cho các ân nhân – hải ngoại và trong nước - đã tạo điều kiện cho chúng con đến được với người nghèo sau những thiên tai lũ lụt vừa qua ở Miền Trung khốn khó này, nhờ đó mà thể hiện được tinh thần của song nguyền, là “yêu thương gần gũi bằng việc làm cụ thể” để sáng danh Chúa và ích lợi cho các linh hồn – các gia đình hơn.

Lm. Phaolô Nguyễn Luận

CT/TTHNGĐ Huế

Ruộng muối nay thành đồng hoang cỏ cháy do sự cố Formosa

Page 56: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 56

CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH HẢI NGOẠI

2545 Millwater Crossing, Dacula, GA 30019, USA * email: [email protected]

Tháng 1, Ngày 13, 14, 15: Khoá Căn Bản tại Las Vegas. Chánh xứ: Cha Thomas Hà Quốc Dũng, CSsR. Chủ nguyền: AC Ziao & Lan - [email protected]

Tháng 2, Ngày 17,18,19: Khoá Căn Bản tại Gx. St. John Vianney, Louisville, KY. Chánh xứ: Cha Anthony Ngô Đình Chính - [email protected] Liên lạc: Anh Vincente Lương Đức Thiện - [email protected] Anh Trần Thế - [email protected]

Tháng 2: Ngày ..?..: Khoá Nội Dung/ Liên Gia tại San Diego, CA. (Đang xếp) Linh Nguyền: Cha Giuse Lại Văn Đoàn. Chủ nguyền: AC Trần Đức Vượng & Thuỷ[email protected]/ (858) 603- 0390

Tháng 3, Ngày 10,11,12: Khoá CB tại Gx. Ss. Augustine & Gabriel, Columbus, OH. Chánh xứ: Cha Joseph Nguyễn Bẩy - [email protected]/ (614) 263- 6715. Liên lạc: Phó tế Nguyễn Hoà (& Hiền) - [email protected]/ (614) 625- 3142.

Tháng 3, Ngày 17, 18, 19: Khoá Căn Bản tại Houston, TX, Linh nguyền: Cha Giuse Châu Xuân Báu, CSsR,- (713) 681- 5144. Chủ nguyền: AC Thự & Nguyệt - [email protected]/ (832) 247- 5969

Tháng 4, Ngày ...?..: Khoá Nội Dung/ Liên Gia tại Los Angeles, CA. (Đang xếp) Linh nguyền: Cha Giuse Hoàng Tiến Đoàn, S.J. - [email protected] Chủ nguyền: AC Bạch & Vân - [email protected]

Tháng 4, Ngày 7, 8, 9: Khoá Tu Nguyền tại Melbourne, Úc Châu. Linh nguyền: Cha Giuse Đinh Trung Hoà, S.J. Chủ nguyền: AC Nhơn & Vang.

Tháng 4, Ngày...?..: Khoá Nội Dung & Liên Gia tại Miền Đông Nam, HK (Dự kiến) Cha TLN/TƯHN - Fx. Trần Quốc Tuấn. Trường Nội Dung Miền: AC Phạm Văn Kiên & Nga - [email protected]

Tháng 5: Ngày 7, 8: Khoá Nội Dung & Liên Gia tại Winter Haven, Florida. Linh nguyền: Cha Giuse Nguyễn Ngọc Duy - [email protected]/ (863) 662- 0479. Chủ nguyền: AC Tài & Thu Hiền - [email protected]/ (863) 660- 7250.

Tháng 5: Ngày 19, 20, 21: Khoá Căn Bản tại Adelaide, Úc Châu. Linh nguyền: Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm. Chủ nguyền: AC Đinh Việt Dũng & Tuyến - [email protected]

Tháng 5: Ngày.....?..: Khoá Nội Dung/ Liên Gia tại Đan Mạch (Dự kiến) Linh nguyền: Cha Tuyến. Chủ nguyền: AC Trường & Thay - [email protected]/ 0045 4223 2229

Tháng 5, Ngày 26, 27, 28: Khoá Căn Bản tại Minesota. Linh nguyền: Cha Joseph Vũ Xuân Minh - [email protected]

Page 57: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 57

Chủ nguyền : AC Đặng Nhứt & Hương : [email protected]/ 612-221-1173 Tháng 5, Ngày 26, 27, 28: Khoá Căn Bản tại Liege, Belgium- (Bỉ Quốc/ Âu Châu).

Chánh xứ: Cha Fernand Nguyễn Hữu Công- [email protected]/0032495342865 L/l : AC Ng. Viết Thạnh & Thái - [email protected]/ +32478784407

Tháng 6: Ngày 16, 17, 18: Khoá Căn Bản tại Gx. Thánh Giuse, Charlotte, NC. Chánh xứ: Cha Phêrô Trương Vĩnh Trị - (704) 504- 0907, Chủ nguyền: AC Chu M.Khang & Thanh- [email protected]/ 980-322-9441

Tháng 6, Ngày 23, 24, 25: ĐẠI HỘI SONG NGUYỀN THẾ GIỚI Kỳ V. Tại Orange County, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Tổng Linh nguyền TƯ/HN: Cha Fx. Trần Quốc Tuấn - [email protected]

Chủ nguyền T.Ư/HN: AC Phạm Văn Quyết & Điệp - [email protected] Tháng 7, Ngày 7, 8, 9: Khoá Căn Bản tại San Jose, CA.

Chánh xứ: Cha Peter Huỳnh Lợi (408) 291-6280. Chủ nguyền : AC Hoàn & Thu Hằng- [email protected]/ (408) 655-9182

Tháng 7, Ngày 7, 8, 9: Khoá Căn Bản tại Vancouver, Canada (Miền Đất Mới). Cha ?? Chủ nguyền ??

Tháng 7, Ngày 14, 15, 16: Khoá Căn Bản tại Gx.CTTĐ/VN- Arlington, VA. Chánh xứ: Cha Phêrô Phạm Hương, OP, Chủ nguyền : AC Huấn & Tuyết: [email protected]/ (202)480-3076

Tháng 7, Ngày 21,22,23: Khoá Căn Bản tại Gx Philliphê Phan V. Minh, Orlando,FL. Chánh xứ: Cha Giuse Nguyễn Thanh Châu. Linh nguyền: Thầy Phó tế Đa Minh Đặng Văn Nước - [email protected] Chủ nguyền : AC. Hiếu & Phương Anh - [email protected]

Tháng 7, Ngày 28, 29, 30: Khoá Căn Bản tại Gx. CTTĐ/VN -Atlanta, GA. Cha Tổng Linh Nguyền TƯ/HN- FX Trần Quốc Tuấn, Chủ nguyền : AC Ái & Thảo - [email protected]

Tháng 8, Ngày............: Khoá Nội Dung & Liên Gia tại New Orleans (Dự kiến) Linh nguyền: Cha Đôminicô Nguyễn Văn Nghiêm. Chủ nguyền: AC Nguyện &. Hiền - (504) 250- 5619.

Tháng 8, Ngày.....: Khoá Căn Bản hoặc Nội Dung/Liên Gia tại Detroit, MI (Dự kiến) Linh nguyền: Cha J.B Lâm Chí Hoẳng, Chủ nguyền: AC Long & Thiên Kim - [email protected]/(586) 789- 5816.

Tháng ....Ngày...... Khoá Căn Bản tại Cộng Đoàn Mân Côi, Chicago, IL. (Đang xếp) Quán Nhiệm: Cha Nguyễn Phi - [email protected] Chủ nguyền: AC Nguyễn Huy - [email protected]

Tháng 9, Ngảy 2, 3, 4 : Khoá Căn Bản tại vùng Boston, New England. Cha Hà ? Chủ nguyền : AC Thông & Diệu Tú - [email protected]

Tháng 9, Ngày 8, 9, 10: Khoá Căn Bản tại Montreal, Canada. Chánh xứ : Cha JB Đinh Thanh Sơn (514) 948-438 Chủ nguyền : AC Kỳ & Ánh- [email protected]

Tháng 9, Ngày 8, 9, 10: Khoá Căn Bản tại Winter Haven, Florida, Linh nguyền: Cha Giuse Nguyễn Ngọc Duy - [email protected]/ (863) 660- 7250. Chủ nguyền: AC Tài & Thu Hiền - [email protected]/ (863) 660- 7250.

Tháng 9, Ngảy 15, 16, 17: Khoá Căn Bản tại Ottawa, Canada. Chánh xứ : Cha Phêrô Bùi Quang Tuấn - [email protected] Chủ nguyền: AC Phú & Oanh - [email protected]/[email protected]

Tháng 9, Ngày 22, 23, 24: Khoá Căn Bản tại Toronto, Canada, Chánh xứ: Cha Trần Tập (416) 769-8014. Chủ nguyền Canada: AC Huy & Hạnh: (416) 567-7704/ [email protected]

Tháng 9, Ngày 22,23,24: Khoá Căn Bản tại Sydney, Úc Châu. Linh nguyền: Cha Paul Chu Văn Chi.

Page 58: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 58

Chủ nguyền Úc Châu: AC Vũ Xuân & Yến - [email protected] Tháng 9, Ngày 29, 30 & 10/1: Khoá Căn Bản tại Hamilton, Canada.

Linh nguyền: Cha ?? Chủ nguyền: AC Sơn & Linh ?

Tháng 9: Ngày 29,30 &10/1: Khoá Căn Bản tại Gx Mẹ Việt Nam, Washington DC. Chánh xứ: Cha Phểrô Trần Văn Tâm. Chủ nguyền: AC Phạm Công Tự & Yến - [email protected]/ (301) 247- 0493

Tháng 10, Ngày 6, 7, 8: Khoá Căn Bản tại Tokyo, Nhật Bản. Cha TLN- Nguyễn Hữu Hiến - [email protected] Chủ nguyền Nhật Bản: AC Phạm Đức Kiên & Tâm- [email protected]

Tháng 10, Ngày 6, 7, 8: Khoá Căn Bản tại Winnipeg, Canada. Chánh xứ: Cha Fx. Nguyễn Duy Hải. Chủ nguyền : AC Nguyễn Thành & Oanh - [email protected]

Tháng 10, Ngày 14, 15, 16: Khoá Căn Bản tại Gx Đức Mẹ LaVang, Cincinnati, OH. Chánh xứ: Cha Châu - ((513) 242- 2933. (Vp) Linh nguyền: Phó tế Hoàng (&Hương)- (513) 325- 7815 Chủ nguyền : AC Diễm & Ngọc - [email protected]/(513) 886- 3464

Tháng 11, Ngày......?..: Khoá Căn Bản tại San Diego, CA. (Đang xếp) Linh nguyển: Cha Giuse Lại Văn Đoàn.

Chủ nguyền: AC Trần Đức Vượng & Thuỷ - [email protected]/ (858) 603- 0390 Tháng..., Ngày......: Khoá Căn Bản tại Gx.Thánh Gia, Greenboro, NC.(Dự kiến).

Cha L/l AC Sinh & Kim Phương - [email protected] / (336) 327- 6100.

Tháng ..?.. Ngày....?....Khoá Căn Bản tại Orange, Nam California. (Dự kiến). Đức Ông Vấn nguyền TỰ/HN Giuse Phạm Quốc Tuấn, Chủ nguyền: AC Chiệu & Nguyệt - [email protected]

Tháng 11, Ngày ...........Khoá Căn Bản tại San Bernardino, CA. (Đang xếp). Quản nhiệm: Cha Anthony Bùi Đaį. Chủ nguyền : AC Nguyễn Tần & Hảo- [email protected] / (951) 688-8669.

Tháng 11, Ngày 17, 18, 19: KCB tại Họ Đạo Đức Mẹ La vang, Greenville, SC. Linh nguyền: Cha David Phan Học - [email protected] Chủ nguyền: AC Tiến & Hồng - [email protected]/ (864) 275- 5948.

Tháng 11, Ngày 24, 25, 26: Khoá Căn Bản tại GX Đức Mẹ Việt Nam- Atlanta, Chánh xứ: Cha Phêrô Vũ Ngọc Đức.

Chủ nguyền : AC Tuấn & Tiên: [email protected]/ (404)414-1863 Tháng 12: Lễ Thánh Gia, Bổn Mạng CT/TTHNGD.

Chương Trình khắp nơi mừng kính trọng thể. (Sẽ còn thêm Khoá nữa trong những tháng tới đây)

Chúa Giêsu cũng như ma ??? Buổi tối trước khi đi ngủ, bà nội thường kể chuyện cho Tèo nghe. Hôm nay, sau khi vừa kể một câu truyện ma xong, bà hỏi Tèo có biết ma là gì không. Tèo: Dạ, ma là cái con lúc ẩn lúc hiện phải không ạ? Bà nội : Uhm, cháu của bà giỏi quá. Tèo: Bà nội ơi, hồi sáng đi lễ con nghe ông cha đọc Kinh có một câu: "Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy" (Ga 16,16). Vậy Chúa Giêsu cũng lúc ẩn lúc hiện phải không ạ??? Bà nội: !!!???

Page 59: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 59

CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH HẢI NGOẠI

Email: [email protected] Ngày 1 tháng 12 năm 2016

Thư Mời tham dự Trọng kính:

- Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Chủ tịch Uỷ ban Mục vụ Gia đình trực thuộc HĐGM/VN. - Đức Ông Fx. Phạm Văn Phương, Vấn Nguyền I- TƯ/HN. - Đức Ông Giuse Phạm Quốc Tuấn, Vấn Nguyền II- TƯ/HN. - Cha Phêrô Chu Quang Minh, S.J, Sáng lập CT/TTHNGĐ. - Cha Giuse Vũ Dần, Chỉ Đạo & Vấn Nguyền CT/TTHNGĐ tq Việt Nam. - Quý Cha Tổng Linh Nguyền/ Linh Nguyền tq VN. - Quý Cha Tổng Linh Nguyền/ Linh Nguyền các Châu lục, Quốc gia và Miền tại Hoa Kỳ. - Quý Phó tế Linh Nguyền, quý Tu sĩ,

Kính thưa: - Quý AC Chủ Nguyền và các Ban Điều Hành Toàn quốc VN. - Quý AC Chủ Nguyền và Ban Điều Hành các Châu lục, Quốc gia và Miền tại Hoa Kỳ. - Quý AC Song Nguyền khắp nơi trên thế giới, rất quý mến,

Trong niềm HÂN HOAN TẠ ƠN THIÊN CHÚA, Về BA MƯƠI NĂM HỒNG ÂN

CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH PHỤC VỤ CÁC GIA ĐÌNH

ĐẠI HỘI SONG NGUYỀN THẾ GIỚI Kỳ V

"NIỀM VUI YÊU THƯƠNG"

Sẽ được tổ chức từ ngày 23 đến 25 tháng 6 năm 2017 Tại Nhà Thờ Chính Toà Giáo Phận Orange, Nam California, Hoa Kỳ.

(Nhà thờ kiếng - Christ of the King) Đây là sự kiện rất quan trọng và đặc biệt, ghi dấu BA MƯƠI NĂM HIỆN DIỆN và PHỤC VỤ HẠNH PHÚC CÁC GIA ĐÌNH của CT/TTHNGĐ, với trên 700 Khoá Căn Bản và rất nhiều các Khoá Huấn luyện và Cao cấp khác. Hơn 42 ngàn Song Nguyền hiện có mặt tại 4 châu lục: Mỹ Châu, Âu Châu, Úc Châu và Á Châu, đang là những Tông đồ Song đôi nhiệt thành, tích cực góp phần xây dựng Giáo hội và Xã hội bằng chính đời sống gương sáng của mình qua Đoàn Sủng "YÊU THƯƠNG GẦN GŨI BẰNG VIỆC LÀM", giữa thế giới quá nhiều đổ vỡ !! Chúng con hân hoan kính báo và tha thiết kính mời quý Đức Cha, quý Đức Ông, quý Cha, quý Phó tế, quý Tu sĩ và toàn thể Song Nguyền khắp nơi tích cực ghi danh tham dự ngay từ hôm nay. Đồng thời khuyến khích nhau cùng về tham dự Đại Hội. Trong khi mong chờ ngày trọng đại, kính xin Đức Cha, quý Cha, quý Tu sĩ và quý Song Nguyền khắp nơi tha thiết CẦU NGUYỆN HOA THIÊNG, qua lời bầu cử của hai Thánh Bổn Mạng là Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu và Thánh Inhaxiô Loyola, nài xin Chúa Thánh Thần ban MƯA HỒNG ÂN, để Đại Hội thực sự đem lại ÍCH LỢI CHO CÁC GIA ĐÌNH trong "NIỀM VUI YÊU THƯƠNG" và làm VINH DANH THIÊN CHÚA, Nguyện xin Thánh Gia, Giêsu- Maria- Giuse Chúc Phúc và ban nhiều Ơn Lành trên từng thành viên của Chương Trình khắp nơi. Và mong sớm được hội ngộ cùng Đức Cha Giuse khả kính, quý Đức Ông, quý Cha, quý Phó tế, quý Tu sĩ và từng Anh chị Song Nguyền quý mến trong dịp rất đặc biệt này, Chân thành trong Chúa Tình Thương. LM Fx.Trần Quốc Tuấn SN Phạm Văn Quyết & Điệp Chánh xứ GX Các Thánh Tử Đạo VN Chủ nguyền Trung Ương Hải Ngoại TGP Atlanta. Tổng Linh Nguyền Trung Ương Hải Ngoại.

Page 60: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 60

. 1. GHI DANH:

Để việc tổ chức Đại Hội được chu đáo và ích lợi. Kính xin quý Cha, quý Phó tế, quý Tu Sĩ và quý Anh chị Song Nguyền vui lòng ghi danh tham dự Đại Hội càng sớm càng tốt.

GHI DANH THEO NHÓM ĐỊA PHƯƠNG:

Xin quý AC Chủ Nguyền và BĐH tại các địa phương vui lòng giup Ghi Danh cho các Song Nguyền trong địa phương của mình. Nên tham dự theo đoàn để đóng góp các tiết mục như văn nghệ, thi đua.v.v.... Chương trình Đại Hội sẽ được phổ biến sớm trong ít ngày tới.

GHI DANH với BTC ĐẠI HỘI:

Quý Cha, quý Tu sĩ và quý Song Nguyền trong những trường hợp cá biệt, có thể Ghi Danh với BTC Đại Hội. Khi ghi danh, xin vui lòng ghi đầy đủ: - Tên Họ ( Last Name): - Tên Gọi ( First Name): - Tên Cộng Đoàn/ Giáo xứ, Thành phố, Tiểu bang, Quốc gia, - Email và Điện thoại.

2. KHÁCH SẠN:

Ban Tổ Chức đã thương lượng được giá tốt với khách sạn ngay bên cạnh Đại Hội, chỉ cần đi bộ qua. Giá: $140/ ngày - ở 4 người, (Trung bình: $35.00/ 1người/ 1ngày). Người mướn phòng sẽ trực tiếp liên hệ với Hotel và trả tiền theo Code discount của ĐH. Chi tiết sẽ thông báo sớm.

3. ĐƯA ĐÓN, VÉ MÁY BAY & PHI TRƯỜNG:

Ban Đón Tiếp của Đại Hội sẽ đón/ đưa quý Cha, quý Tu sĩ và quý Song Nguyền tại 2 Phi trường: Los Angeles (LAX) và Orange County (SNA). *** Muốn có vé máy bay "Discount theo Nhóm". Xin liên lạc với AC Kiếm-Uyên Phương (Ký Nguyền TƯ/HN)- [email protected] -trước ngày 21 tháng 5/ 2017 để được giup đỡ.

4. VÉ SỐ:

Ban Tổ Chức ĐH sẽ phát hành Vé Số với nhiều phần thưởng giá trị. Phần còn lại, sẽ: - Giup xây dựng hệ thống "nước Thánh" tại Vương Cung Thánh Đường La Vang, Quê Nhà. - Giup vé máy bay cho Đức Cha và một ít quý Cha từ trong nước đến tham dự ĐH.

5. THAM QUAN CALIFORNIA.

BTC dự trù sẽ tổ chức các chuyến tham quan thắng cảnh và những nơi đặc biệt tại California. Việc thực hiện và chi tiết các chuyến tham quan sẽ tuỳ thuộc số lượng người ghi danh. BTC xin thông báo sau.

Chân thành cảm ơn quý Cha, quý Tu sĩ và quý Anh chị.

Page 61: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 61

Chúa ơi, bông hồng con dâng lên Chúa là 25 cặp

AC Tân Song Nguyền khoá 668; với những giọt

nước mắt, bao lời cầu nguyện, vô vàn sự cảm

thông, và trên hết là sự lắng nghe, thấu hiểu, tất cả

đều thể hiện trong ba ngày khóa căn bản

CT/TTHNGĐ tại GX ĐMVN Atlanta tuần qua.

Cảm tạ Chúa, qúi anh chị tham dự viên đã tay

trong tay trao cho nhau Những Bông Hồng Cảm

Thông tươi thắm, những đóa hoa không phải lấy

lòng nhau như những buổi đầu gặp gỡ toàn mầu

hồng, nhưng là những Đóa Hoa Lòng phát xuât từ

con tìm biết rung động trước những sự khiêm

nhường chân thành của bạn đời, trước những lời

Xin Lỗi và Cám Ơn của một Con Tim Thịt Mềm

Tươi Mát thay cho con tim theo dòng thời gian

với những thăng trầm trong cuộc sống đă trở

thành chai đá lạnh lùng.

Cảm tạ Hồng Ân, nhin AC ai cũng hạnh phúc đẹp

đôi; thể hiện qua những khuôn mặt rạng rỡ hân

hoan vui mừng tươi cười vì qua những gian nan

thử thách và hi sinh phấn đấu, giờ đây đang sẵn

sàng tham dự Thánh Lễ Thệ Hôn Một Đời để lập

lại Lời Giao Ước của Bí Tích Hôn Phối trong

Niềm Tin Xác Tín với Con Tim Chân Thành.

Những hình ảnh thật đẹp đã được ghi lại, những

khuôn mặt rạng rỡ vui mừng thật không có bút

mực nào có thể viết hết lại được, vì làm sao có thể

diễn tả được tiếng lòng hoặc tiếng nói của con tim

thể hiện qua những khuôn mặt, những tiếng cười.

Chúa ơi, bông hồng con dâng lên Chúa là Cha

Chánh Xứ Phêrô Vu Ngoc Đưc, Cha Linh Nguyền

toàn khóa Giuse Vu Đao, quý Cha, quý Sơ, quý

Chức và Hội Đồng Mục Vụ của Giáo Xứ Đức Mẹ

Việt Nam. Cảm tạ Chúa đã gởi quý vị đến với

chúng con, để chúng con tiếp tục thêm cơ hội

phục vụ song đôi. Chúng con rất cảm động vì có

sự ủng hộ rất mạnh mẽ của Cha Chánh Xứ và Hội

Đồng Mục Vụ. Cảm ơn Cha Phó Đaminh Trân

Công Thơ và Sơ Liễu đã liên tục đồng hành với

khóa 668.

Chúa ơi, bông hồng con dâng lên Chúa là quý vị

Linh Nguyền, quý chức, quý vị giảng viên, quý vị

Page 62: 0E, ^ E' Di s E' D9 -q 1jx\ iq íf Ðqj )[ 3k ¥p 9 q 3k m kqj íf Ðqj *lxvh 3k ¥p 4x Õf 7x ©q 7 ]qj /lqk 1jx\ iq /p )[ 7u «q 4x Õf 7x ©q 6iqj / 5s &k ñ ïqj 7uuqk ... v

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 12 – THÁNG 12-2016 Trang 62

trợ nguyền Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân

Gia Đình. Cảm tạ Chúa đã dùng miệng lưỡi, ánh

mắt, đôi tay, và nụ cười của AC để biến đổi từng

AC khóa viên nhìn nhận và cảm nghiệm được

Chúa. Cảm ơn những lời cầu nguyện, cảm ơn về

những bữa ăn thật ngon miệng, cảm ơn về những

đóa hoa thật đẹp và thật tươi. Cảm ơn về những

nụ cười, nhưng giọng hát điêu luyện. Đặc biệt,

cảm ơn các con ngoan đã trang trí phòng tiệc Cana

thật trang trọng.

Chúa ơi, bông hồng con dâng lên Chúa là niềm

vui mừng hân hoan của các AC Tân Song Nguyền

và AC Trợ Nguyền, những AC sẽ là những hạt

giông thật tốt cho các miền đất mới ở Knoxville -

TN, Orlando – FL, Belair – MD, Macon – GA.

Nhưng Chúa ơi, con cứ nghĩ rằng, tất cả những

Hoa Thiêng con dâng lên Chúa là cho khóa 668,

nhưng bây giờ con mới nhận ra rằng, con đã hy

sinh cho chính con, cho gia đình của chúng con.

Những giọt nước mắt quyết tâm thay đổi, vô vàn

sự cảm thông, và trên hết là sự lắng nghe, thấu

hiểu đó là những Hồng Ân bởi bàn tay an bài của

Chúa. Chúa ơi, cũng một canh nhà này, sao con

cảm thấy ấm cúng hơn, vợ chồng biết cười vui

nhiều thêm, các con cái gần gũi với con hơn, mỗi

cảnh vật chung quan con trở nên đáng yêu đáng

quý. Lạy Chúa, con đang nhận ra rằng, tất cả

những gì của con có là Hông Ân bao la của Chúa.

Chúa ơi, xin Chúa tiếp tục ở lại với gia đình của

chúng con nhé.

Xin kính mới quý vị xem các hình ảnh khoá 668

được ghi lại:

https://goo.gl/photos/5TKkTunCuS9Hw9DJA và

https://goo.gl/photos/cv9Qkm5wC43daG3i9

Like us on FB - các bài giảng, hình ảnh sinh hoạt

khóa 668, và những lời chia sẽ chân tình từ khóa

668:

https://www.facebook.com/cttthngd.gxdmvn.atl

https://www.facebook.com/media/set/?set=a.3458

59129112590&type=1&l=6e316a1b79