83
1 Lời nói đầu Các bạn yêu âm nhạc thân mến, Nhạc lý bao gồm những môn như sau : 1- Xướng nhạc : Là đọc các nốt nhạc đúng cao độ, trường độ, nhịp độ và sắc thái . 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc khí (thường là Piano) hay là một băng cassette v.v.. 3- Nhạc sử : lịch sử âm nhạc qua các thời kỳ : tiền sử, cổ điển, phục hưng, lãng mạn và cận đại (đi đôi với văn học sử). 4- Lý thuyết âm nhạc : Tức là học về cung, thể, nhịp, phách, quãng, âm giai,v.v... Trong tập tài liệu này, chúng tôi chỉ nói về lý thuyết âm nhạc với cách trình bày thật đơn giản, dễ hiểu nhưng cũng thật đầy đủ và kèm theo là các bài xướng nhạc để tập đọc . Khi học, các bạn có thể yêu cầu giảng viên giảng dạy thêm phần chính tả nhạc và nhạc khí . Với kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy âm nhạc và gần hai mươi năm cầm que nhịp (nhạc trưởng) với các chức vụ như : Giám đốc Trường Quân nhạc QLVNCH, Nhạc trưởng dàn nhạc phủ Tổng Thống cũng như Nhạc Trưởng dàn nhạc Bộ Tổng Tham Mưu, chúng tôi thành thật khuyên các bạn : kiên nhẫn tối đa và chuyên cần miệt mài trong học tập . Chúc các bạn thành công. TP. Hồ Chí Minh tháng 12 năm 1985 THIÊN QUANG Đôi dòng vNhc sĩ THIÊN QUANG --------------------------- Thiên Quang là mt nhc sĩ công giáo, có tên tht là Lê Phước Quang ( tên thánh : Phê Rô) , sinh ngày 15 tháng 6 năm 1930 ti Long Xuyên (min Nam Vit nam) .

Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

1

Lời nói đầu

Các bạn yêu âm nhạc thân mến, Nhạc lý bao gồm những môn như sau : 1- Xướng nhạc : Là đọc các nốt nhạc đúng cao độ, trường độ, nhịp độ và sắc thái . 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc khí (thường là

Piano) hay là một băng cassette v.v.. 3- Nhạc sử : Là lịch sử âm nhạc qua các thời kỳ : tiền sử, cổ điển, phục hưng, lãng

mạn và cận đại (đi đôi với văn học sử). 4- Lý thuyết âm nhạc : Tức là học về cung, thể, nhịp, phách, quãng, âm giai,v.v... Trong tập tài liệu này, chúng tôi chỉ nói về lý thuyết âm nhạc với cách

trình bày thật đơn giản, dễ hiểu nhưng cũng thật đầy đủ và kèm theo là các bài xướng nhạc để tập đọc . Khi học, các bạn có thể yêu cầu giảng viên giảng dạy thêm phần chính tả nhạc và nhạc khí .

Với kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy âm nhạc và gần hai mươi năm cầm que nhịp (nhạc trưởng) với các chức vụ như : Giám đốc Trường Quân nhạc QLVNCH, Nhạc trưởng dàn nhạc phủ Tổng Thống cũng như Nhạc Trưởng dàn nhạc Bộ Tổng Tham Mưu, chúng tôi thành thật khuyên các bạn : kiên nhẫn tối đa và chuyên cần miệt mài trong học tập .

Chúc các bạn thành công. TP. Hồ Chí Minh tháng 12 năm 1985 THIÊN QUANG

Đôi dòng về Nhạc sĩ THIÊN QUANG ---------------------------

Thiên Quang là một nhạc sĩ công giáo, có tên thật là Lê Phước Quang ( tên thánh : Phê Rô) , sinh ngày 15 tháng 6 năm 1930 tại Long Xuyên (miền Nam Việt nam) .

Page 2: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

2

Thời niên thiếu, Nhạc sĩ Lê Phước Quang may mắn có được cơ hội học nhạc tại : ECOLE UNIVERSELLE (Paris, Pháp quốc) . Nhạc sĩ đã tốt nghiệp COURS DE HAUTE COMPOSITION MUSICALE {gồm cours supérieur d’Harmonie, Cours de Contrepoint, cours de Fugue, Cours de Composition (+ Cours d’Harmonie analytique) . Các cours đó làm thành Cours de Haute Composition Musicale – ( Phải kể thêm cours d’Orchestration et d’instrumentation)} .

Hiện nay nhạc sĩ Thiên Quang đang làm việc và sống với gia đình tại SAN DIEGO, CA 92126

(11535 HAWKEYE way, San Diego, Ca 92126).

A-Các hoạt động của Nhạc sĩ Thiên Quang :

1- Hoạt động tôn giáo : Nhạc sĩ Thiên Quang tham gia sinh hoạt với nhạc đoàn Tiếng Chuông Nam

của Lm Nguyễn Duy Vy và Thiên Chung từ năm 1949, sau đó, khoảng những năm đầu của thập niên 60, được sự mời gọi của Lm nhạc sĩ Hoài Đức và Nhạc sĩ Hùng Lân, Nhạc sĩ Thiên Quang gia nhập nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh với cương vị làm cố vấn kỹ thuật .

Nhạc sĩ Thiên Quang còn là ủy viên của Ủy Ban Thánh Nhạc trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam do Đức Giám Mục địa phận Nha Trang là Đức Cha Phaolo Nguyễn Văn Hòa phụ trách, trong đó có sự cộng tác của nhiều nhạc sĩ công giáo tên tuổi khác như : Lm nhạc sĩ Hoài Đức, nhạc sĩ Hải Linh, nhạc sĩ Hùng Lân, nhạc trưởng Trần Văn Tín, nhạc trưởng Vũ Văn Tuynh,..v…v…

2- Hoạt động xã hội : Trước năm 1975, Nhạc sĩ Thiên Quang phục vụ trong ngành quân nhạc của

QLVNCH với cương vị là : a - Nhạc trưởng dàn nhạc phủ Tổng Thống b - Nhạc trưởng dàn nhạc Bộ Tổng Tham Mưu

c - Giám đốc trường quân nhạc QLVNCH (từ năm 1960) . Tại trường quân

nhạc, nhạc sĩ còn đảm trách giảng dạy nhiều môn học . Đặc biệt là môn HÒA ÂM, Nhạc sĩ đã giảng dạy rất nhiều năm .

Page 3: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

3

B-Các tác phẩm và tài liệu âm nhạc :

Nhạc sĩ Thiên Quang đã viết nhiều tác phẩm, nhiều tài liệu về âm nhạc với nhiều thể, loại như :

1- Thánh ca : Đã có trên 200 bản nhạc thánh ca được xuất bản . Đa số viết cho hợp ca (2,3,4

giọng) . Tiêu biểu như : SONATA “BÌNH MINH TƯƠI SÁNG” mà nhạc sĩ đã lấy nhạc đề của RONDO để viết thành ca khúc “ TUNG HÔ CHÚA, TẠ ƠN NGÀI ”, “ NÀO TUNG HÔ CHÚA” (Cung thánh # 18), “ ĐÊM HÔM NAY” là bài hát đầu tay của nhạc sĩ được viết năm 1949 (trích HƯƠNG NHẠC IV), “ NĂM CŨ ĐÃ QUA” ( Cung Thánh # 15 – xuất bản năm 1961 ) . Bài hát “ CA KHẢI HOÀN” (trích HƯƠNG NHẠC V) đã được Tiếng nói phát thanh của Nha Tuyên Úy Công Giáo chọn làm Nhạc Hiệu (INDICATIF) trong suốt nhiều năm (1960-1975), …v…v…….

2- Tài liệu âm nhạc : Trước năm 1975, nhạc sĩ đã viết các sách giáo khoa âm nhạc như : kỹ thuật hòa

âm, kỹ thuật chỉ huy, kỹ thuật phối khí, kỹ thuật phối âm hai giọng,..v..v…Tiếc rằng, nhạc sĩ chưa kịp phát hành các tài liệu trên thì biến cố năm 1975 đã làm đa số các tài liệu đó bị thất lạc . Riêng quyển “KỸ THUẬT HÒA ÂM ” đã được phát hành và được giới chuyên môn đánh giá rất cao cũng như những người yêu mến âm nhạc đã đón nhận một cách rất nồng nhiệt và trân trọng, bởi vì, đây là quyển sách trình bày đầy đủ nhất về môn hòa âm bằng Việt ngữ tại thời điểm trước năm 1975 .

C-Đời sống hôn nhân, gia đình :

Nhạc sĩ Thiên Quang lập gia đình ngày 31 tháng 01 năm 1956 và có được 8 người con ( 6 trai, 2 gái) . Người bạn đời của nhạc sĩ là bà Ana NGUYỄN NGỌC SƯƠNG sinh ngày 13 tháng 4 năm 1937 tại Tân Hương, tỉnh Kontum (miền nam Việt Nam) . Hiện nay, bà cùng chung sống với nhạc sĩ tại San Diego , CA 92126 .

Là một nhạc sĩ công giáo có nhiều tâm huyết với nền thánh ca Việt Nam, cho

nên, mặc dù đến nay tuổi đã cao, nhạc sĩ Thiên Quang vẫn còn miệt mài làm việc, hầu như quên đi sự ngơi nghỉ . Không những vậy, với khoảng thời gian còn lại, ông vẫn còn có ước vọng làm được nhiều hơn thế nữa ; mục đích để được tạ ơn và cùng nhau ca tụng Thiên Chúa, phục vụ tha nhân, và…..để lại những điều hữu ích cho những thế hệ mai sau !

Hiện tại ông đang giảng dạy môn hòa âm/phối khí trên mạng (online) và chuyên viết cho dàn nhạc (Orchestra/or Band), cho ca đoàn, cho hợp xướng,…..

Nhạc sĩ Thiên Quang cũng có rất nhiều môn sinh (trước và sau năm 1975), hiện nay họ ở rải rác tại nhiều nước trên thế giới . Trong số họ, đã có nhiều người thành danh .

Trần Văn Ninh (sưu tầm) - DEO GRATIAS – TẠ ƠN CHÚA

Page 4: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

4

T�t c� hoa c�a ngày mai đ�u n�m trong nh�ng h�t c�a hôm nay.

Ngạn ngữ Trung Hoa

Page 5: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

5

BÀI SỐ 1

Các dấu hiệu dùng để ghi nhạc

1- Khuông nhạc :

Page 6: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

6

Khuông nhạc là 5 đường kẻ song song mà người ta đếm từ dưới lên . Giữa các đường kẻ gọi là khe :

2- Nốt nhạc : Là những dấu hiệu tượng trưng cho cao độ và trường độ của âm thanh .

Tùy hình dạng, các nốt tượng trưng cho thời gian dài hay ngắn (trường độ) và tùy vị trí đặt trên khuông nhạc, các nốt tượng trưng cho độ cao hay thấp của âm thanh (cao độ) .

3- Các hình nốt : Có 7 hình nốt thông dụng nhất là :

Tương quan về trường độ giữa các hình nốt : Ta có sự so sánh về trường độ (thời gian) của các hình nốt như sau :

Bài tập đọc : a-

Page 7: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

7

b-

---------------------------------------------------

BÀI SỐ 2

Vị trí các nốt trên khuông nhạc

Vị trí các nốt trên khuông nhạc dùng để ghi cao độ của âm thanh . Dù mang hình thức nào, các nốt nhạc cũng đều được đặt trên khuông nhạc, trên các đường kẻ hoặc trong khe .

Thí dụ : a- Trên các đường kẻ

b-Trong các khe

c- Người ta cũng có thể đặt các nốt dưới đường kẻ thứ 1 hoặc trên

đường kẻ thứ 5 .

Các đường kẻ phụ : Muốn ghi các nốt ngoài khuông nhạc, trên hoặc dưới, người ta phải

dùng đường kẻ phụ mà số lượng không hạn chế . Ví dụ :

Tên các nốt : Chỉ có 7 tên nốt . Đó là : Ut hoặc DO, RÉ, MI, FA, SOL, LA,SI Các khóa :

Page 8: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

8

Khóa dùng để chỉ định tên và cao độ các nốt . Các khóa được đặt ngay ở đầu khuông nhạc .

Có 7 khóa và được chia thành 3 loại như sau : - Loại khóa Do (UT) . - Loại khóa Sol . - Loại khóa Fa

1- Khóa Do (UT) : Có thể được đặt trên các đường kẻ 1,2,3, và 4 . Khi khóa Do (Ut) được

đặt trên đường kẻ 1, ngừoi ta gọi đó là khóa Do1 và khi nó được đặt trên các đường kẻ 2,3 và 4 thì người ta gọi nó là khóa Do2, khóa Do3 và khóa Do4 .

Thí dụ :

Khóa Do1 Khóa Do2 Khóa Do3 Khóa Do4

Ngày nay người ta thường viết khóa Do dưới dạng chứ C chẻ đôi . Thí dụ :

Lưu ý : Trong các loại khóa Do, ngày nay Khóa Do3 thường được sử dụng nhiều hơn .

2- Khóa Sol : có một khóa Sol đặt trên đường kẻ thứ 2 nên được gọi là khóa Sol2 .

3- Khóa Fa : Có thể được đặt trên các đường kẻ 3 và 4 . Do đó người ta gọi là khóa

Fa3 và khóa Fa4 . Thí dụ :

Khóa Fa dùng để ghi các âm thanh trầm . Khóa Sol dùng để ghi các âm

thanh cao còn khóa Do (Ut) dùng để ghi các âm thanh trung bình . Ngày nay khóa Do2 không còn được sử dụng nữa . Khóa Fa3 cũng vậy,

người ta ít sử dụng để bỏ dần .Tóm lại, chúng ta còn sử dụng các khóa : - Sol2 - Do1, Do3 và Do4 - Fa4

Thang âm :

Page 9: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

9

Thang âm là tất cả các âm thanh từ cực thấp đến cực cao mà tai con

người có thể nghe được và có thể tấu lên bằng giọng hát hoặc các nhạc cụ . Người ta chia thang âm ra làm ba phần chính, mỗi phần được gọi là âm vực .

a- Âm vực trầm : gồm các âm thanh trầm (1/3 dưới của thang âm . b- Âm vực trung bình : gồm các âm thanh trung bình (1/3 giữa của

thang âm) . c- Âm vực cao : gồm các âm thanh cao (1/3 trên của thang âm) . Thang âm nói trên gồm 8 quãng 8 (8 octaves) và một vài nốt rất cao . SỰ LIÊN HỆ GIỮA CÁC KHÓA

Các nốt Do này cùng cao độ trên phím đàn dương cầm . Bài tập đọc :

------------------------------------------------

Bài số 3

Các giọng hát

Có hai loại giọng hát : 1)- Giọng nam 2)- Giọng nữ và giọng thiếu nhi chưa vỡ tiếng . (Chú ý : giọng nữ cao hơn giọng nam một quãng 8 đúng) . Mỗi loại giọng hát nói trên còn chia thành hai nhóm : nhóm cao và

nhóm thấp . a)- Giọng nữ cao và giọng thiếu nhi cao được gọi là kim nữ (soprano).

Page 10: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

10

b)- Giọng nữ thấp và giọng thiếu nhi thấp được gọi là nữ trầm (Alto, contralto) .

c)- Giọng nam cao được gọi là Kim nam (Ténor) . d)- Giọng nam trầm được gọi là trầm nam (basse)

Các dấu lặng

Dấu lặng là những ký hiệu dùng để ghi sự tạm ngưng âm thanh trong

một bài ca hoặc một bản nhạc . Tùy theo hình dạng, các dấu lặng tượng trưng cho thời gian dài hoặc

ngắn của sự tạm ngưng âm thanh . Các hình dấu lặng : 1- Dấu lặng tròn (đặt dưới đường kẻ thứ 4) có thời gian nghỉ dài bằng

nốt tròn .

2- Dấu lặng trắng (đặt trên đường kẻ thứ 3) có thời gian nghỉ dài bằng nốt trắng .

3- Dấu lặng đen ( hay ) có thời gian nghỉ dài bằng nốt đen . 4- Dấu lặng móc đơn ( ) có thời gian nghỉ dài bằng nốt móc đơn . 5- Dấu lặng móc đôi ( ) có thời gian nghỉ dài bằng nốt móc đôi .

6- Dấu lặng móc ba ( ) có thời gian nghỉ dài bằng nốt móc ba .

7- Dấu lặng móc tư ( ) có thời gian nghỉ dài bằng nốt móc tư . Tóm tắt :

Tương tự như hình nốt, khi so sánh về giá trị thời gian (trường độ) giữa các dấu lặng, ta có so sánh như sau :

Các dấu hóa

Dấu hóa là những ký hiệu được đặt trước nốt nhạc để thay đổi cao độ của nốt đó .

Có 5 dấu hóa :

Page 11: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

11

- Dấu giáng ( ) : hạ cao độ của nốt nhạc liên hệ xuống ½ cung .

- Dấu giáng kép ( ) : hạ cao độ của nốt nhạc liên hệ xuống 2 nửa cung .

- Dấu thăng ( ) : nâng cao độ của nốt nhạc liên hệ lên ½ cung . - Dấu thăng kép ( ) : nâng cao độ của nốt nhạc liên hệ lên 2 nửa cung .

- Dấu bình ( ) : hủy bỏ ảnh hưởng của các dấu hóa khác và đem nốt nhạc về cao độ tự nhiên .

Sử dụng các dấu hóa : Có ba trường hợp sử dụng các dấu hóa : bất thường, phòng xa và

thành lập . a)- Trường hợp bất thường : Dấu hóa bất thường được đặt ngay trước các nốt nhạc liên hệ và chỉ có

hiệu lực cho các nốt cùng tên trong ô nhịp mà thôi . Thí dụ :

b)- Trường hợp thành lập âm giai của bản nhạc : Dấu hóa thành lập được đặt ngay đầu khuông nhạc, ngay sau khóa và

có ảnh hưởng trong suốt cả bản nhạc . Thí dụ :

c)- Trường hợp phòng xa : Dấu hóa phòng xa được đặt trước nốt nhạc để lưu ý nhạc sĩ là ảnh

hưởng của những dấu hóa bất thường trước đó đã hết hiệu lực và phải tuân theo dấu hóa thành lập .

Thí dụ :

Xướng nhạc

Bài số 4

Page 12: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

12

Dấu chấm

Dấu chấm được đặt ngay sau một hình nốt, dấu chấm tăng thời gian

(trường độ) của hình nốt ấy thêm ½ . Thí dụ :

a)- Nốt trắng chấm ( ) Nốt trắng bằng hai nốt đen, có thêm dấu chấm được tăng thêm ½ giá

trị, tức là tăng thêm một nốt đen . Như vậy nốt trắng chấm có giá trị thời gian bằng ba nốt đen .

b)- Nốt đen chấm ( ) Tương tự, nốt đen bằng hai nốt móc đơn, có chấm được tăng thêm ½

giá trị, tức là tăng thêm một nốt móc đơn . Như vậy, nốt đen chấm có giá trị thời gian bằng ba nốt móc đơn .

Người ta cũng đặt dấu chấm sau các dấu lặng . Ảnh hưởng của dấu chấm đối với dấu lặng cũng giống như đối với hình nốt (tăng thêm ½ giá trị về trường độ) .

Dấu chấm đôi : Người ta có thể đặt hai dấu chấm sau một hình nốt hoặc sau một dấu

lặng . Dấu chấm thứ hai tăng thêm ½ giá trị thời gian của dấu chấm thứ nhất . Nói cách khác, dấu chấm thứ hai tăng thêm ¼ giá trị thời gian của dấu lặng hoặc của hình nốt liên hệ . Như vậy, hai dấu chấm đặt sau hình nốt hoặc dấu lặng tăng thêm ¾ giá trị thời gian của hình nốt hoặc của dấu lặng liên hệ .

Thí dụ :

hhhh.. = hhhh + qqqq + eeee

qqqq.. = qqqq + eeee + xxxx

Xướng nhạc

----------------------------------------------------------------

Bài số 5

Liên Ba

Liên ba là hình thức chia ba của một hình nốt đơn . Do đó, liên ba là một nhóm gồm ba nốt có giá trị bằng hai nốt giống hình . Để ghi một liên ba, người ta đặt trên nhóm ba hình nốt giống nhau ấy một con số 3 .

Thí dụ :

Page 13: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

13

Như vậy, một nốt đen có giá trị bằng ba móc đơn đặt dưới một liên ba (thay vì bằng hai móc đơn thông thường) . Dấu lặng cũng có thể năm trong một liên ba, khi ấy trường độ dấu lặng phải tương ứng với hình nốt được thay thế :

Thí dụ :

= =

* Chú ý : chúng ta phải hát (đàn) ba nốt liên ba đều nhau . Không có

nốt nào dài hơn . Dấu nối : dùng để nối liền hai hoặc nhiều nốt cùng một cao độ và có bất

cứ trường độ nào . Thí dụ :

Khi hai hoặc nhiều nốt được nối lại, chúng ta đọc hoặc tấu nốt đầu tiên

và không lập lại các nốt kế tiếp đến khi tổng số trường độ kết thức mới thôi . Dấu luyến : Đó là dấu nối đặt trên hoặc dưới các nốt khác nhau về cao

độ . Thí dụ :

Chúng ta phải đàn (hát) các nốt cùng một dấu nối liền nhau (liền tiếng)

Âm giai

Có hai loại âm giai : âm giai dị chuyển và âm giai đồng chuyển : a)- Âm giai dị chuyển (Diatonic scale): Là một chuỗi nốt liên tục được xắp xếp theo lối cận tiếp và theo luật lệ

của âm cung (sau này sẽ nói rõ về âm cung) . Một âm giai dị chuyển gồm có tám nốt liên tục, nhưng chỉ được tính

thành bảy bậc mà thôi . Bảy bậc trong âm giai mẫu là : Do, ré, mi, fa, sol, la, si . Nốt thứ tám chỉ

là nốt thứ nhất (bậc I) lặp lại ở quãng 8 cao hơn . Âm giai mẫu gồm các nốt sau đây :

Page 14: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

14

Mỗi bậc trong âm giai mang tên như sau : - Bậc I : Chủ âm (toníc) - Bậc II : Thượng chủ âm (Supertoníc) - Bậc III : Trung âm (mediant) - Bậc IV : Hạ át âm (Subdominant) - Bậc V : Át âm (Dominant) - Bậc VI : Thượng át âm (Submediant) - Bậc VII : Cảm âm (Leading tone) b)- Âm giai đồng chuyển (Chromatic scale) : (xem bài số 27) Xướng nhạc :

---------------------------

Bài số 6

CUNG và BÁN CUNG

Các nốt trong âm giai dị chuyển không cách khoảng đều nhau . Khoảng cách lớn giữa hai nốt cận tiếp được gọi là “cung” . Khoảng cách nhỏ hơn giữa hai nốt cận tiếp được gọi là “bán cung” (1/2 cung) .

Âm giai dị chuyển này gồm có : “5 cung và 2 bán cung” . Âm giai dị

chuyển có thể bắt đầu với bất cứ nốt nào, và khởi đầu bằng nốt nào thì âm giai sẽ mang tên nốt đó .

Page 15: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

15

Một cung có thể được chia thành hai nửa cung khác nhau . Giữa hai nốt Do – Ré, ta có 1 cung, ta có thể đặt một nốt xen kẽ . Trái lại, giữa Mi – Fa hoặc Si – Do (chỉ có ½ cung), ta không thể đặt một nốt xen kẽ nào hết .

Từ Do lên âm thanh xen kẽ này có ½ cung và từ âm thanh xen kẽ này lên Ré lại có thêm nửa cung khác .

Nốt xen kẽ đó có thể được tạo ra bởi hai cách : 1- Nâng âm thanh của nốt dưới bằng dấu thăng ( ) :

2- Hạ nốt trên xuống bằng dấu giáng ( ) :

Do đó, cúng ta thấy rằng giữa hai nốt cách nhau 1 cung, bao giờ chúng ta cũng đặt được 1 nốt xen kẽ .

Bán cung dị và bán cung đồng Người ta gọi “bán cung dị” là bán cung được tạo ra bởi 2 nốt cận tiếp,

khác tên . Thí dụ : Si-Do, Fa#-Sol, Ré-Mib Người ta gọi “bán cung đồng” là bán cung được tạo ra bởi hai nốt cận

tiếp cùng tên, nhưng khác cao độ vì một trong hai nốt mang dấu hóa . Thí dụ : Do-Do#, Ré-Ré#, La-La#, La-Lab,…..

Tóm lại : 1 cung bao giờ cũng chứa đựng 2 bán cung khác nhau (một bán cung dị và một bán cung đồng) .

Xướng nhạc :

Page 16: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

16

BÀI SỐ 7

QUÃNG (Intervalle-Interval) (còn được gọi là ÂM TRÌNH)

Quãng là khoảng cách giữa hai âm thanh khác nhau về cao độ . Người ta

tính quãng bằng cách đếm số bậc từ âm thanh thấp lên âm thanh cao . Số bậc ấy chỉ định tên của quãng . Như vậy :

- Một quãng có 2 bậc được gọi là quãng 2 . Như Do-Ré - Một quãng có 3 bậc được gọi là quãng 3 . Như Do-Mi - Một quãng có 4 bậc được gọi là quãng 4 . Như Do-Fa - Một quãng có 5 bậc được gọi là quãng 5 . Như Do-Sol - Một quãng có 6 bậc được gọi là quãng 6 . Như Do-La - Một quãng có 7 bậc được gọi là quãng 7 . Như Do-Si - Một quãng có 8 bậc được gọi là quãng 8 . Như Do-Do Một quãng có thể ở trong tình trạng sau đây : quãng lên, quãng xuống,

quãng đơn, quãng kép . Ngoài ra một quãng cũng có thể được tạo ra bằng cách đàn tuần tự hai

nốt hoặc đàn cả hai nốt cùng một lúc . Như vậy, ta sẽ có quãng đơn điệu (đàn tuần tự nốt này xong tới nốt khác) và quãng hòa điệu (hòa âm) là một loại quãng được tạo ra bằng cách đàn cùng một lúc hai nốt .

Quãng khởi đầu bằng nốt thấp là quãng đi lên (Thí dụ : Do-Sol) . Quãng khởi đầu bằng nốt cao là quãng đi xuống (Thí dụ : La-Fa) . Quãng đơn là quãng không lớn hơn quãng 8 . Quãng kép là quãng lớn hơn quãng 8, tức là từ quãng 9 trở lên . Quãng kép có thể kép đôi, kép ba,…..

Quãng đơn và quãng kép a)- Quãng đơn là quãng không lớn hơn quãng 8 . Như vậy ta có : Các quãng 2, 3, 4, 5, 6, 7 và các quãng 8 dù mang tính chất nào cũng

đều là quãng đơn . b)- Quãng kép là quãng lớn hơn quãng 8 . Các quãng 9, 10, 11, 12, 13,

14 và 15 đều là quãng kép . Muốn tìm quãng đơn nguyên thủy của một quãng kép, ta lấy quãng kép

ấy trừ cho 7 (1 lần hoặc nhiều lần) đến khi nào con số còn lại nhỏ hơn 8 . Con số ấy cho biết tên của quãng đơn liên hệ .

Thí dụ : ta có quãng 9 . Lấy 9 trừ 7, ta có 2 . Vậy, quãng đơn nguyên thủy của quãng 9 là quãng 2 .

Xướng nhạc :

Page 17: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

17

BÀI SỐ 8

TÍNH CHẤT CÁC QUÃNG

Những quãng có một số bậc như nhau không nhất thiết phải có một khoảng cách bằng nhau .

Thí dụ : từ Do lên Mi ta có quãng 3, trong lúc đó từ Do lên Mib hoặc từ Do# lên Mib, ta cũng có một quãng 3 . Vì cả ba quãng 3 này, quãng nào cũng gồm có ba bậc . Tuy nhiên, ba quãng 3 trên đây không có khoảng cách bằng nhau, vì lẽ :

- Do lên Mi, có 2 cung . - Do lên Mib, có 1 cung ½ - Do# lên Mib, có 2 nửa cung dị mà thôi . Do đó, ta phải phân biệt tính chất của mỗi quãng . Để phân biệt tính

chất khác nhau đó, người ta dùng những danh từ sau : Quãng giảm, quãng thứ, quãng trưởng, quãng đúng và quãng tăng . - Những quãng thứ và trưởng : các quãng 2, 3, 6 và 7 - Những quãng đúng : 4, 5 và 8 - Các quãng đều có thể bị giảm, trừ quãng 2 . Vì khi giảm, quãng 2 sẽ

thành đồng cung . - Các quãng đều có thể được tăng, trừ quãng 7 . Vì quãng 7 tăng sẽ

thành quãng 8 đúng . * Quãng đúng bị bớt nửa cung đồng sẽ thành quãng giảm . - Quãng đúng được thêm nửa cung đồng sẽ thành quãng tăng . - Quãng trưởng có thêm nửa cung đồng sẽ thành quãng tăng . - Quãng thứ bị bớt nửa cung đồng sẽ thành quãng giảm . Như vậy : - Các quãng 4,5 và 8 có thể là : đúng, tăng hay giảm . - Các quãng 3 và 6 có thể là : giảm, thứ, trưởng, tăng . - Quãng 2 có thể là : thứ, trưởng, tăng . - Quãng 7 có thể là : giảm, thứ, trưởng . Ta có bảng tóm tắt sau :

Tên quãng Tính chất quãng Quãng 2 / Thứ Trưởng tăng Quãng 3 Giảm Thứ Trưởng tăng Quãng 4 Giảm đúng / tăng

Page 18: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

18

Quãng 5 Giảm đúng / tăng Quãng 6 Giảm Thứ Trưởng tăng Quãng 7 Giảm Thứ Trưởng / Quãng 8 Giảm đúng / tăng

Xướng nhạc :

------------------------------------------------

BÀI SỐ 9

CUNG VÀ CUNG THỂ

Nói chung, cung là tổng hợp các luật lệ qui định việc thành lập các âm giai . Nói tom lại, cung là những nốt làm thành phần của âm giai dị chuyển . Trong “cung” , các nốt được sắp xếp tùy ý, cận tiếp hoặc cách tiếp, làm thế nào mà khi đàn hát các nốt ây, người nghe nhận ra cung đó . Còn trong “âm giai” , các nốt bắt buộc phải cận tiếp, gồm 8 nốt bắt đầu từ bậc I đến bậc VIII . Do đó, ta có thể nói rằng : âm giai là 8 nốt tạo ra một cung, được sắp xếp theo lối cận tiếp, mở đầu và kết thúc bằng chủ âm .

Page 19: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

19

Cấu tạo âm giai dị chuyển (trưởng) Âm giai dị chuyển trưởng đã nói trong bài số 5 trước đây có thành phần

các cung và nửa cung theo thứ tự như sau : 2 cung, nửa cung, 3 cung và nửa cung .

Kết quả trên đây là do sự thu gọn của các âm thanh chính và âm thanh

phụ được tạo ta một cách tự nhiên khi các vật tạo ra âm thanh bị rung động . Vật tạo ra âm thanh (như dây đàn…..) khi bị rung động, tạo ra một âm

thanh chính mà người ta gọi là nguyên âm . Đó là âm thanh nguyên thủy của một âm giai . Trong lúc âm thanh nguyên thủy vang lên, người ta còn có thể nghe một số âm thanh khác (gọi là bội âm) . Trong việc thành lập âm giai dị chuyển trưởng, người ta chỉ lấy hai âm thanh phụ khác xuất hiện trước nhất ( trong một loạt âm thanh phụ gây ra bởi âm thanh nguyên thủy) .

Hai âm thanh phụ này nằm trên âm thanh chính một quãng 12 đúng và 17 trưởng .

Âm giai dị chuyển trưởng được tạo ra do ba hợp âm trưởng sau đây :

Ba hợp âm này chứa đựng tất cả các nốt của âm giai Do trưởng . Do đó, trong bất cứ âm giai nào, các nốt bậc I, bậc V và bậc IV đều

được gọi là nốt định cung (notes tonales) . Nốt định thể (notes modales) là nốt quãng 3 của ba bậc này .

Xướng nhạc :

Page 20: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

20

BÀI SỐ 10

TỨ LIÊN ÂM

(Tétracorde – Pháp, Tetrachord - Anh) Tứ liên âm là một nhóm bốn nốt cận tiếp đầu tiên hoặc cuối cùng của

một âm giai dị chuyển . Như đã biết, trong một âm giai, ta có 8 nốt liên tiếp, vì thế có thể chia

thành hai nhóm bốn nốt . Mỗi nhóm này được gọi là tứ liên âm . Tứ liên âm thứ nhất gồm bốn nốt đầu tiên của âm giai (bậc I, II, III và

IV) . Đây là tứ liên âm 1 (trầm) . Tứ liên âm thứ hai gồm bốn nốt cuối cùng của âm giai (bậc V, VI, VII

và VIII) . Đây là tứ liên âm 2 (cao) .

Hai nhóm tứ liên âm (1 và 2) có thành phần cung và nửa cung hoàn

toàn giống nhau . Nốt đầu tiên của tứ liên âm 1 là chủ âm, còn nốt đầu tiên của tứ liên âm 2 là át âm . Hai nốt này cách nhau một quãng 5 đúng .

Giữa hai tứ liên âm có một cung được gọi là cung bổ túc . Vì lẽ hai tứ liên âm của một âm giai hoàn toàn giống nhau trong thành

phần, cho nên người ta có thể thực hiện những âm giai mới bằng cách ghép nối các tứ liên âm theo chiều lên cũng như theo chiều xuống .

1- Ghép nối theo chiều lên :

Page 21: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

21

Lấy tứ liên âm 2 của âm giai nguyên thủy làm thành tứ liên âm 1 của âm giai mới . Sau đó, viết thêm một tứ liên âm cao hơn để hoàn thành âm giai mới này .

2- Ghép nối theo chiều xuống : Lấy tứ liên âm 1 của âm giai nguyên thủy làm thành tứ liên âm 2 của

âm giai mới . Sau đó, viết thêm một tứ liên âm mới thấp hơn để hoàn thành âm giai mới này .

Xướng nhạc :

------------------------------------

BÀI SỐ 11

HỆ THỐNG CÁC ÂM GIAI

Ghép các tứ liên âm theo chiều lên (theo thứ tự các dấu thăng) . Nếu

lấy tứ liên âm 2 của âm giai Do trưởng làm thành tứ liên âm 1 của âm giai mới, ta sẽ có : Sol, la, si, Do . Viết thêm vào đó một tứ liên âm nữa để hoàn thành 8 nốt của âm giai mới, ta sẽ có : Ré, Mi, Fa#, Sol .

Page 22: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

22

Đây là âm giai dị chuyển mới với chủ âm là Sol và át âm là Ré . Dấu thăng đầu tiên xuất hiện là Fa thăng (Fa#) . Như vậy, ta có âm giai Sol trưởng .

Âm giai Do trưởng cách âm giai Sol trưởng một quãng 5 đúng . Nếu tiếp tục biến tứ liên âm 2 của Sol trưởng thành tứ liên âm 1 của

âm giai mới, ta sẽ có :

Dấu thăng (#) thứ hai xuất hiện và ta nhận thấy nốt Do# nằm cách nốt Fa# một quãng 5 đúng trên (cao hơn) .

Suy ra, nếu các chủ âm của âm giai mới cách nhau từng quãng 5 đúng theo chiều lên thì các dấu thăng cũng phải xuất hiện tuần tự cách nhau một quãng 5 đúng theo chiều lên như sau :

Fa#, Do#,Sol#, Ré#, La#, Mi#, Si# Từ âm giai khởi điểm là Do trưởng, theo chiều lên, ta sẽ có các âm giai

trưởng như sau :

Âm giai

Do trưởng

Sol trưởng

Ré trưởng

La trưởng

Mi trưởng

Si trưởng

Fa# trưởng

Do# Trưởng

Dấu #

0 # 1 # 2 # 3 # 4 # 5 # 6 # 7 #

Thứ tự các dấu thăng (cách nhau một quãng 5 đúng) : Fa#, Do#, Sol#,

Ré#, La#, Mi#, Si# .( Thí dụ : nếu âm giai có ba dấu thăng đầu thì ta có : Fa#, Do#, Sol#) .

Các âm giai nói trên nối tiếp và cách nhau từng quãng 5 đúng theo chiều lên .

Xướng nhạc :

Page 23: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

23

** Để dễ đọc bài này, xin lấy nốt móc đơn làm đơn vị (tức là nhân đôi trường độ các nốt )

------------------------------------------------

BAÌ SỐ 12 GHÉP CÁC TỨ LIÊN ÂM THEO CHIỀU XUỐNG

(Thứ tự các dấu giáng)

Nếu lấy tứ liên âm 1 của âm giai Do trưởng làm thành tứ liên âm 2 cho một âm giai mới, ta sẽ có : Do-Ré-Mi-Fa, và ta ghi thêm một tứ liên âm nữa, thấp hơn, để hoàn thành 8 nốt của âm giai mới . Đó là : Fa, Sol, la, Sib

Âm giai mới này là âm giai Fa trưởng, có chủ âm là nốt Fa, át âm là nốt

Do . Nếu ta tiếp tục ghép mãi, theo chiều xuống thì mỗi khi có một âm giai mới, ta cũng có một dấu giáng (b) mới xuất hiện cách nhau từng quãng 5 đúng, theo chiều xuống .

Từ âm giai Do trưởng khởi điểm, tính theo chiều xuống, ta sẽ có các âm giai như sau :

Page 24: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

24

Âm giai

Do trưởng

Fa trưởng

Sib trưởng

Mib trưởng

Lab trưởng

Réb trưởng

Solb trưởng

Dob Trưởng

Dấu b 0 b 1 b 2 b 3 b 4 b 5 b 6 b 7 b Thứ tự các dấu giáng cách nhau một quãng 5 đúng theo chiều xuống :

Sib – Mib – Lab – Réb – Solb – Dob – Fab (Thí dụ : phải ghi cho âm giai có bốn dấu giáng . Ta ghi như sau : Sib,

Mib, Lab, Réb ) . Xướng nhạc :

-----------------------------------------------

BÀI SỐ 13

ÂM THỂ (Mode)

Âm thể là hình thức thể hiện của một âm giai dị chuyển . Có hai âm thể : trưởng và thứ .

Có người gọi âm thể là âm thức, như vậy ta có thể nói : thức trưởng và thức thứ .

Âm giai mà ta đã học trước đây là âm giai thuộc thức trưởng . Trong âm giai thức trưởng, ta có :

a- Từ chủ âm lên trung âm (bậc III): quãng 3 trưởng (2 cung) . b- Từ chủ âm lên thượng át âm (bậc VI) : quãng 6 trưởng (4 cung và ½

cung dị) .

Page 25: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

25

So sánh với âm giai trưởng, âm giai thứ có sự khác biệt như sau : 1- Từ chủ âm lên trung âm : quãng 3 thứ (1cung và nửa cung dị) . 2- Từ chủ âm lên thượng át âm : quãng 6 thứ (3 cung và 2 nửa cung

dị) .

Vì nốt bậc III và bậc VI tạo ra sự khác biệt giữa hai thể trưởng và thứ

nên người ta gọi các bậc III và VI là nốt định thể (có người gọi là nốt định thức – notes modales) .

Xướng nhạc :

----------------------------------------

BÀI SỐ 14

Page 26: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

26

CẤU TẠO ÂM GIAI THỨ

Chúng ta nên xem lại nguyên tắc câu tạo âm giai trưởng đã học, để từ đó chúng ta dễ dàng tìm hiểu cách cấu tạo âm giai thứ .

Âm giai trưởng được cấu tạo do : - Ba âm thanh chính mà người ta gọi là nốt định cung . Đó là các nốt

của bậc I, bậc V và bậc IV . - Ba âm thanh này cách nhau một quãng 5 đúng và mỗi âm thanh này

tạo ra một hợp âm trưởng . - Và nếu ta viết các nốt do ba hợp âm trưởng này tạo ra thành một

chuỗi nốt liên tục bắt đầu với bậc I là Do (chủ âm) , chúng ta sẽ có âm giai dị chuyển Do trưởng .

Sự thành lập một âm giai thứ cũng dựa trên nguyên tắc thu góp các âm thanh phụ tạo ra bởi ba âm thanh chính, nhưng sự liên hệ các âm thanh phụ này rất xa đối với ba âm thanh chính .

Người ta phải hạ xuống nửa cung đồng nốt quãng 3 của ba hợp âm chính trong âm giai trưởng để tạo ra âm giai thứ . Từ ba nốt căn bản : Sol-Do-Fa, ta sẽ có những quãng 3 thứ :

Sự thay đổi đó biến ba hợp âm trưởng thành ba hợp âm thứ .

Nếu ta viết các nốt của ba hợp âm thứ trên đây thành một chuỗi nốt

cận tiếp khởi đầu với nốt Do (chủ âm), ta sẽ có âm giai Do thứ :

Âm giai thứ trên đây là loại âm giai thứ “cổ”, trùng hợp với âm giai

hypodorien mà người xưa đã dùng trong nghệ thuật bình ca và được các tác giả cổ điển dùng khi viết một giai điệu thức đi xuống . Do đó , âm giai thứ loại này được gọi là âm giai thứ “ cổ ” hoặc âm giai thứ đơn điệu đĩ xuống .

Trong âm giai thứ này, bậc VII cách xa bậc VIII một cung (Sib – Do) . Như vậy, tính chất cảm âm của bậc VII không có . Do đó, người ta phải nâng bậc VII lên nửa cung đồng để tạo ra âm giai thứ có cảm âm . Đây là dấu hóa bất thường .

Page 27: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

27

Âm giai thứ có cảm âm vừa được thành lập được gọi là âm giai thứ

hòa âm mà chúng ta thường sử dụng khi viết hòa âm cổ điển . Vì dấu hóa nâng bậc VII lên nửa cung đồng, ta sẽ có một quãng 2 tăng

giữa bậc VI và bậc VII . Ghi nhớ : - Nốt định cung : nốt bậc I,V và IV - Nốt định thể : nốt bậc III, VI và VII Xướng nhạc :

-------------------------------------

BÀI SỐ 15

ÂM GIAI TƯƠNG ỨNG (Gamme relative) (Còn gọi là âm giai song song)

Âm giai tương ứng là hai âm giai trưởng và thứ , khác chủ âm, nhưng

có những nốt chung và cùng nhau có một hóa bộ giống nhau (bộ khóa giống nhau ) .

Page 28: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

28

Thí dụ : Âm giai Do trưởng và âm giai La thứ là âm giai tương ứng, có những nốt giống nhau, bộ khóa giống nhau (không mang dấu hóa) .

Như đã nói trong bài trước trong một sự cấu tạo của môt âm giai thứ ,

bậc VII đã được nâng lên ½ cung đồng để hoàn thành một âm giai thứ dị chuyển có cảm âm . Đó cũng là lý do để tránh sự lầm lẫn giữa hai âm giai trưởng và thứ có cùng một bộ khóa, dùng chung các nốt,chỉ có chủ âm là khác mà thôi .

Vì lẽ hai âm giai mang những điều kiện nói trên có sự liên hệ mật thiết với nhau, nên người ta gọi đó là hai âm giai tương ứng .

Thí dụ :

Dấu hóa dùng để tránh sự lẫn lộn giữa hai âm giai tương ứng và tạo

một âm giai thứ có cảm âm (âm giai thứ hòa âm ) . Trong thí dụ trên nốt mang dấu hóa (#) là nốt sol . Nốt sol# dùng để phân biệt giữa âm giai Do trưởng và âm giai la thứ (hòa âm), đồng thời là cảm âm trong âm giai la thứ .

Bảng kê các âm giai trưởng và âm giai thứ tương ứng A- Do trưởng và La thứ (không có dấu hóa) B- Hóa bộ mang dấu thăng (#) - Sol trưởng và Mi thứ (1#) - Ré trưởng và Si thứ (2#) - La trưởng và Fa# thứ (3#) - Mi trưởng và Do# thứ (4#) - Si trưởng và Sol# thứ (5#) - Fa# trưởng và Ré# thứ (6#) - Do# trưởng và La# thứ (7#) C- Hóa bộ mang dấu giáng (b) - Fa trưởng và Ré thứ (1b) - Sib trưởng và Sol thứ(2b) - Mib trưởng và Do thứ (3b) - Lab trưởng và Fa thứ (4b) - Réb trưởng và Sib thứ (5b) - Sol trưởng và Mib thứ (6b) - Dob trưởng và Lab thứ (7b)

Page 29: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

29

Các loại âm giai thứ : Có ba loại âm giai thứ dị chuyển : 1- Âm giai thứ hòa âm .

2- Âm giai thứ đơn điệu đi lên .

3- Âm giai thứ “cổ”, còn được gọi là âm giai thứ tự nhiên hoặc là âm

giai thứ đơn điệu đi xuống (Có tác giả gọi là âm giai thứ nguyên thủy).

Xướng nhạc :

------------------------------------- BÀI SỐ 16

NHỊP

Sự phân chia một bản nhạc thành nhiều ô có trường độ bằng nhau (mà

mỗi ô có trường độ bằng tổng hợp trường độ của các nốt và dấu lăng có trong ô đó) được gọi là nhịp . Người ta dùng vạch nhịp để làm ranh giới cho các ô nhịp .

Page 30: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

30

Tổng số giá trị trường độ, hình nốt và dấu lặng đứng giữa hai vạch nhịp là thành phần của một ô nhịp .

Để chấm dứt một bản nhạc,người ta luôn luôn dùng một vạch nhịp đôi . Người ta cũng dùng vạch đôi mỗi khi thay đổi hóa bộ và đề nhịp .

Thí dụ :

PHÁCH

Mỗi ô nhịp được chia thành 2, 3 hoặc 4 phần bằng nhau mà người ta

gọi là phách . Từ đó, ta có các nhịp 2, 3 hoặc 4 phách . Các phách trong một ô nhịp không quan trọng bằng nhau trên phương diện mạnh nhẹ (cường độ) . Do đó, ta có phách mạnh và phách yếu và được chia ra như sau :

- Trong nhịp 2 phách : phách 1 mạnh , phách 2 yếu . - Trong nhịp 3 phách : phách 1 mạnh, phách 2 và 3 yếu . - Trong nhịp 4 phách : phách 1 mạnh, phách 2 và 4 yếu còn phách 3

tương đối mạnh so với phách 1 . Phách nhị phân và phách tam phân : 1- Khi một phách được chia thành 2 phần bằng nhau, ta có một loại

phách gọi là phách nhị phân . Do đó, ta nói các phách nhị phân cấu tạo nhịp đơn. Mỗi hình nốt đơn đều có thể được chia đôi . Như vậy, mỗi đơn vị phách nhị phân mang một hình nốt đơn .

2- Khi một phách được chia thành 3 phần bằng nhau, ta có một loại phách gọi là phách tam phân . Do đó, ta nói các phách tam phân cấu tạo nhịp kép . Mỗi hình nốt mang dấu chấm đều có thể được chia thành 3 phần bằng nhau . Nếu lấy hình nốt mang dấu chấm làm đơn vị phách thì phách ấy được gọi là phách tam phân hay là phach kép .

Tóm lại : 1- Nhịp đơn với những đơn vị phách chia đôi : nhị phân 2- Nhịp kép với những đơn vị phách chia ba : tam phân Cách đánh nhịp (đơn giản) : giáo viên sẽ giảng khi cần .

Xướng nhạc

Page 31: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

31

----------------------------------------------------------

BÀI SỐ 17

ĐỀ NHỊP

Tất cả các đề nhịp đều được ghi dưới hình thức một phân số mà nốt tròn là đơn vị . Mặc dù được ghi dưới hình thức phân số nhưng người ta không dùng gạch ngang để viết đề nhịp . Thí dụ : 2

Đề nhịp được ghi một lần ở đầu bản nhạc, ngay sau bộ khóa . Nếu có thay đổi đề nhịp trong phạm vi bản nhạc, người ta thay đổi đề nhịp sau khi thay đổi một vạch đôi .

Thí dụ :

Page 32: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

32

Trong các nhịp đơn cũng như trong nhịp kép , mẫu số cho ta biết hình nốt và tử số cho ta biết có bao nhiêu hình nốt ấy trong một ô nhịp .

Nguyên tắc chung áp dụng cho cả hai loại nhịp đơn và nhịp kép như sau :

Mẫu số (số ở dưới), người ta thường ghi các số :1, 2, 4, 8 và 16, ý nghĩa như sau :

- Số 1 ở mẫu số chỉ định hình nốt tròn . Nốt tròn là đơn vị, là chuẩn cho

các hình nốt khác, do đó mẫu số 1 có nghĩa :

- Số 2 ở mẫu số cho ta biết đó là nốt trắng :

- Số 4 ở mẫu số chỉ định hình nốt đen ::

1 (nốt tròn)

= nốt đen ( )

4

- Số 8 ở mẫu số chỉ định hình nốt móc :

1 (nốt tròn)

= nốt móc ( )

8

- Số 16 ở mẫu số chỉ định hình nốt móc đôi :

1 (nốt tròn)

= nốt móc đôi ( )

16

Tử số (ở trên) : các tử số thường được ghi với các số : 2, 3, 4, 6, 9 và

12 . Tuy nhiên, trong các loại nhịp bất thường (irregular), người ta cũng ghi các số : 5, 7, 8, và 9 .

Các tử số 2, 3 và 4 bao giờ cũng ở trong các nhịp đơn . Các tử số 2, 3 và 4 cho ta biết trong mỗi ô nhịp có 2, 3 hoặc 4 phách đơn .

Do đó, muốn tìm hiểu một đề nhịp, người ta xem mẫu số để biết hình nốt, và tử số sẽ cho biết có bao nhiêu hình nốt đó trong một ô nhịp.

Các tử số : 6, 9, 12 bao giờ cũng ở trong các nhịp kép (chúng ta có 2, 3 hoặc 4 phách kép) .

Tử số 6 (như 86 ) cho ta biết trong một ô nhịp có 2 phách kép .

Tứ số 9 cho ta biết trong một ô nhip có 3 phách kép . Tử số 12 cho ta biết trong một ô nhip có 4 phách kép .

------------------------------------------

BÀI SỐ 18

CÁC NHỊP ĐƠN

Page 33: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

33

Nhịp đơn là nhịp mà mỗi phách là một hình nốt đơn, như nốt tròn, trắng, đên và móc . Nói cách khác, nhịp đơn là nhịp có đơn vị phách chia hai (phách nhị phân) . Trong đề nhịp đơn, mẫu số chỉ định hình nốt có giá trị bằng một phách . Như vậy mỗi phách của một nhịp đơn có thể mang một trong những hình nốt : tròn, trắng, đen hoặc móc . Mẫu số được tượng trưng bằng các số : 1, 2, 4 và 8 .

Số 1 ở mẫu số tượng trưng cho đơn vị phách là nốt tròn . Số 2 ở mẫu số tượng trưng cho đơn vị phách là nốt trắng . Số 4 ở mẫu số tượng trưng cho đơn vị phách là nốt đen . Số 8 ở mẫu số tượng trưng cho đơn vị phách là nốt móc . Trong các nhịp đơn, tử số chỉ định tổng số các giá trị trường độ trong

một ô nhịp và do đó chỉ định luôn số phách . Thông thường ta có các tử số : 2, 3 và 4 . Như vậy, ta có các nhịp 2 phách, 3 phách và 4 phách .

Thí dụ :

Trong thí dụ a : Mẫu số chỉ hai hình nốt trắng (1/2 nốt tròn) . Nốt trắng này là đơn vị

phách . Tử số cho biết trong một ô nhịp có hai phách mà mỗi phách là một nốt trắng .

Trong thí dụ b : Mẫu số 1 chỉ hình nốt tròn . Nốt tròn là đơn vị phách . Tử số 3 cho biết

trong một ô nhịp có ba phách mà mỗi phách là một nốt tròn . Trong thí dụ c : Mẫu số 4 chỉ hình nốt đen (1/4 nốt tròn = nôt đen) . Nốt đen là đơn vị

phách . Tử số 4 cho biết trong một ô nhịp có bốn phách mà mỗi phách là một nốt đen .

Trong thí dụ d : Mẫu số 8 chỉ hình móc đơn (1/8 nốt tròn = móc đơn) . Nốt móc là đơn

vị phách . Tử số 2 cho biết trong một ô nhịp có hai phách mà mỗi phách là một móc đơn .

Các nhịp đơn thông dụng có đơn vị phách là nốt đen . Nhịp 4

2 , 43 và 4

4 .

Nhịp 44 còn được gọi là nhịp 4 hoặc là C .

Page 34: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

34

Các nhịp đơn sau đây cũng thông dụng : nhịp 22 gọi là nhịp 2 hoặc 2

C

mà đơn vị phách là nốt trắng, và nhịp 83 mà đơn vị phách là nốt móc .

BẢNG KÊ CÁC NHỊP ĐƠN

(Phách nhị phân)

-----------------------------------------------------

BÀI SỐ 19

CÁC NHỊP KÉP (Compound – ternary)

Nhịp kép là loại nhịp mà mỗi phách là một hình nốt có chấm, như : tròn chấm, trắng chấm, đen chấm, móc chấm . Vậy ta có thể định nghĩa nhịp kép như sau : nhịp kép là nhịp có đơn vị phách tam phân (chia ba) .

Mẫu số chỉ định một hình nốt có giá trị bằng 1/3 phách . Do đó, ta có các mẫu số như sau :

- Mẫu số 2 : cho các nhịp có đơn vị phách là tròn chấm (1/3 tròn chấm là nốt trắng) .

- Mẫu số 4 : cho các nhịp có đơn vị phách là trắng chấm (1/3 trắng chấm là nốt đen) .

- Mẫu số 8 : cho các nhịp có đơn vị phách là đen chấm (1/3 đen chấm là nốt móc đơn) .

- Mẫu số 16 : cho các nhịp có đơn vị phách là móc đơn chấm (1/3 móc đơn chấm là nốt móc đôi) .

Page 35: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

35

Muốn biết số phách của một nhịp kép, ta phải lấy tổng số các giá trị trong một ô nhịp và chia cho 3 . Tử số của các nhịp kép là : 6, 9 và 12 .

- Tử số 6 cho biết có 6/3 phách trong một ô nhịp hai phách kép . - Tử số 9 cho biết có 9/3 phách trong một ô nhịp ba phách kép . - Tử số 12 cho biết có 12/3 phách trong một ô nhịp bốn phách kép .

Ta có 12 nhịp kép như sau : - Đơn vị = (tròn chấm) gồm các nhịp : 2

6 , 29 ,

212 .

Thí dụ :

- Đơn vị = (trắng chấm) gồm các nhịp : 46 ,

49 ,

412 .

Thí dụ :

- Đơn vị = (đen chấm) gồm các nhịp :86 , 8

9 , 812 .

Thí dụ :

- Đơn vị = (tròn chấm) gồm các nhịp : 166 , 16

9 , 1612 .

Các nhịp thông dụng là :

46 , 8

6 , 89 ,

812 và

169

Nên nhớ : nhịp 8

3 là nhịp đơn mà đơn vị phách là nốt móc .

Xướng nhạc :

Page 36: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

36

Bài số 20

CÁC NHỊP BẤT THƯỜNG

Nhịp bất thường là loại nhịp có nhiều hơn 4 phách trong một ô nhịp

hoặc mang một giá trị lẻ không tính vào trọn 1 phách của nhịp liên hệ . Các

nhịp bất thường thông dụng là : 45 , 4

7 , và 4

9 . Đơn vị phách là nốt đen .

Cũng có nhịp bất thường mà đơn vị phách là nốt móc . Đó là các nhịp 85

và 87.

- Nhịp 45 (5 phách) là 2 nhịp 4

2 và 4

3 ghép lại .

- Nhịp 47 là sự luân phiên nối tiếp nhau của hai nhịp 4

3 và 44 .

- Nhịp 88 được xem như gồm : 8

3 , 82 và 8

3 ghép lại .

- Nhịp 49 là sự phối hợp của :4

3 , 44 và 4

2 .

ĐẢO PHÁCH

(Syncope – Pháp hoặc syncopation - Anh)

Đảo phách là sự bắt đầu từ một phách yếu ngân qua phách mạnh của âm thanh hoặc từ phần yếu của một phách ngân qua phần mạnh của phách kế cận .

Thí dụ :

Page 37: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

37

Khi nào phần yếu và mạnh trong đảo phách có trường độ bằng nhau, ta

có đảo phách cân, như trong ví dụ a/- và b/- trên đây . Trái lại, nếu 1 trong 2 phần yếu và phần mạnh không có trường độ

bằng nhau, người ta gọi là đảo phách lệch . Thí dụ :

-------------------------------------------------------

Bài số 21

Nghịch phách (contre temps)

Nghịch phách là sự bắt đầu từ một phách yếu không ngân qua phách mạnh của âm thanh kế cận hoặc từ phần yếu của phách không ngân qua phần

Page 38: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

38

mạnh của phách kế cận . Phách mạnh hoặc phần mạnh của phách kế cận là dấu lặng .

Thí dụ :

Trên đây là nghịch phách cân (thí dụ a và b) Nếu hình nốt và dấu lặng có trường độ không bằng nhau, ta có nghịch

phách lệch (thí dụ c và d) . * Đảo phách và nghịch phách rất thông dụng, cần phải tập luyện kỹ

lưỡng với thời gian dài . Xướng nhạc

----------------------------------------------------------

Page 39: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

39

Bài số 22

CÁC NHỊP TƯƠNG ỨNG

Nhịp tương ứng là hai nhịp đơn và kép có cùng chung một số phách và đơn vị phách là hai hình nốt tương ứng . Đơn vị của phách đơn là một hình nốt đơn, còn đơn vị của phách kép tương ứng là hình nốt đơn này có chấm .

Thí dụ :

Bảng kê các nhịp đơn và nhịp kép tương ứng

Page 40: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

40

CÁCH GHI ĐỀ NHỊP

Đề nhịp được ghi một lần ở đầu bản nhạc (Bài 17) . Tuy nhiên ngày nay các nhà soạn nhạc có một phương cách ghi rất là đơn giản . Số phách bao giờ cũng là 2, 3 hoặc 4, áp dụng cho nhịp đơn cũng như nhịp kép . Số phách được ghi ở tử số còn mẫu số được tượng trưng bằng hình nốt chớ không ghi bằng con số thông thường . Tùy theo nhịp đơn hay là nhịp kép mà sử dụng hình nốt thích hợp (có chấm hoặc không) .

Thí dụ :

Page 41: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

41

Xướng nhạc

-------------------------------------------------

BÀI SỐ 23

CHUYỂN CUNG (Modulation)

Chuyển cung là rời cung này qua cung khác (từ âm giai này qua âm giai khác) (xem lại bài số 9) . Ta có chuyển cung khi 1 hoặc nhiều nốt của cugn cũ bị biến hóa (có thăng hay giáng) . Thông thường người ta dùng cảm âm hoặc hạ át âm của cung mới để chuyển cung .

Thí dụ :

Page 42: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

42

a- Chuyển cung từ Do trưởng qua Sol trưởng với cảm âm của sol (fa#) .

b- Chuyển cung từ Do trưởng qua Fa trưởng với nốt sib, hạ át âm của

Fa trưởng .

Chuyển cung có thể tạm thời hay vĩnh viễn (xem sách hòa âm sẽ rõ

hơn) . Chuyển cung có thể qua những cung rất xa, từ cung gần này qua cung

gần khác . Cung gần là những cung chỉ cách một dấu hóa . Do đó, mỗi âm giai, trưởng cũng như thứ, có 5 âm giai gần như :

- Âm giai tương ứng của nó (relative scale) . - Âm giai trưởng và thứ ít hơn một dấu hóa . - Âm giai trưởng và thứ nhiều hơn một dấu hóa . Ta lấy âm giai sol trưởng làm thí dụ : 1- Âm giai tương ứng của âm giai Sol trưởng là âm giai Mi thứ . 2- Âm giai Do trưởng (ít hơn âm giai Sol trưởng 1 dấu hóa) . 3- Âm giai La thứ (ít hơn âm giai Sol trưởng, tương ứng của â.giai Do) 4- Âm giai Ré trưởng (nhiều hơn âm giai Sol trưởng 1 dấu hóa ) . 5- Âm giai Si thứ (nhiều hơn âm giai Sol trưởng 1 dấu hóa, tương ứng

của âm giai Ré trưởng) . Lưu ý :

Xin đừng lẫn lộn chuyển cung (Modulation) với di cung (Transposition)

sẽ nói trong bài sau đây . Xướng nhạc . (Lấy móc làm đơn vị)

Page 43: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

43

------------------------------------------------------

BÀI SỐ 24

DI CUNG (Transposition)

Di cung là trình tấu hoặc ghi chép lại một bản nhạc trong một cung khác với cung nguyên thủy . Mục đích của di cung là thay đổi cung, tức là đổi cao độ toàn diện của một bản nhạc sao cho phù hợp với giọng hát hay là một nhạc khí nao đó . Thí dụ : một bản nhạc được viết ở cung Do trưởng, ta hạ xuống cung La trưởng cho vừa với giọng hát . Việc hạ xuống này được gọi là di cung .

Di cung được thực hiện dưới hai hình thức : a)- Di cung bằng cách thay đổi toàn diện vị trí các nốt của bản

nhạc nguyên thủy trên khuông nhạc . Cách này được gọi là “di cung viết” tức là ta ghi chép lại bản nhạc với cao độ mới .

Thí dụ : Chép lại câu nhạc sau đây cao hơn một cung .

Muốn chép lại, ta phải : 1- Đặt bộ khóa ở cung mới (Ré trưởng) có fa# và Do# . 2- Chép từng nốt của bài lên một cung .

Page 44: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

44

b)- Di cung bằng cách đổi khóa Muốn di cung bằng cách đổi khóa, ta đọc bản nhạc trong một cung khác

(với bộ khóa khác) với cung đã ghi . Muốn được như vậy ta phải đọc thông thạo tất cả các khóa và áp dụng những cách thức như sau :

- Tìm ra bộ khóa thích hợp với cung mới . - Tưởng tượng ra bộ khóa của cung mới . - Biết trước các nốt bị chi phối bởi các dấu hóa bất thường . Thí dụ 1 : đọc đoạn nhạc sau đây ở cung Ré trưởng . (Đoạn này đang ở

cung Do trưởng)

Ta phải dùng khóa Do3 và bộ khóa của âm giai Ré trưởng (2#) .

Muốn đọc câu nhạc đang ở cung Do trưởng (nêu trên) lên một quãng 3

trưởng tức là Mi trưởng, ta phải dùng khóa Fa4 và bộ khóa của Mi trưởng .

Để có kết quả, công việc này phải được luyện tập lâu dài .

Page 45: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

45

Xướng nhạc Đọc bài này ở cung Do thứ

--------------------------------------------------

BÀI SỐ 25

VÀI ĐIỂM BỔ TÚC LIÊN QUAN ĐẾN NHỊP VÀ CÁC DẤU GHI TẮT.

CÁC DẤU LẶNG ĐẶC BIỆT: - Khi nghỉ trọn một ô nhịp, bất luận ô nhịp đó có mấy phách, người ta

ghi bằng một dấu lặng tròn . - Khi nghỉ nhiều ô nhịp, người ta ghi bằng vạch lặng dài trên đường kẻ

thứ ba của khuông nhạc và trên đó, phía ngoài khuông nhạc, có ghi con số ô nhịp nghỉ .

Thí dụ :

Page 46: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

46

Ngoài ra, người ta còn dùng những dấu ghi tắt như sau : a)- Dấu hồi đoạn (lập lại một đoạn)

Nếu một vài ô nhịp cuối của đoạn nhạc cần phải thay thế khi tái đoạn,

thì phải ghi như sau :

Có nghĩa là lần đầu tiên, tấu tới dấu hồi đoạn, ta trở lên đầu bài diễn tới

1a, bỏ cột 1a, qua 2a, 3a,……. (1a = prima volta, 2a = secunda volta, 3a = tertia volta,…….) .

b)- Dấu hoàn ( ) : bao giờ cũng đặt ở hai nơi khác nhau trong một

bản nhạc . Dấu hoàn cho ta biết khi thấy dấu này lần thứ hai, ta phải trở lại tại nơi đã ghi ở trước và tấu (hát) tiếp tục cho đên khi gặp dấu fine (hết) .

Nếu phải trở lại từ đầu bản nhạc thì người ta thường ghi ở sau chữ D.C , kèm theo dấu hoàn, D.C là viết tắt của Da Capo (tấu lại từ đầu) .

c)- Dấu Coda ( ) : bao giờ cũng được ghi ở hai nơi khác nhau trong

một bản nhạc . Dấu coda cho ta biết sau khi trở lên đầu bài đến khi gặp dấu này (lần thứ 1), ta phải bỏ đoạn nhạc kế tiếp và qua thẳng Coda . Ngay câu Coda (câu kết) có ghi dấu này một lần nữa . Coda là câu kết của một bản nhạc . Người ta chỉ tấu (hát) Coda một lần để kết thúc .

d)- Các dấu ghi tắt khác : Cách viết : Cách diễn :

Page 47: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

47

Ta phải diễn cao hơn một quãng 8 tới chỗ có chữ loco thì về cao độ cũ .

Ta phải diễn thấp hơn một quãng 8 tới chỗ có chữ loco thì về cao độ cũ

. Xướng nhạc :

Chú ý : xin lấy làm đơn vị, sau khi đã quen thuộc, đọc nhanh dần .

----------------------------------------------

BÀI 26

HÀNH ĐIỆU (mouvement – Pháp, Movement – Anh)

Hành điệu là tốc độ nhanh, chậm của một bản nhạc . Tốc độ này dựa

trên sự diễn tiến nhanh hoặc chậm của một hình nốt nào đó được chọn làm chuẩn .

Tưởng cũng nên nhắc lại, các hình nốt và dấu lặng chỉ có giá trị trường độ tương đối mà thôi . Do đó, muốn chỉ định trường độ tuyệt đối của các hình nốt, người ta phải dùng đến hành điệu .

Page 48: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

48

Để cho tất cả mọi người đều hiểu như nhau, do sự ưng thuận của quốc tế, người ta đã dùng các danh từ tiếng Ý để chỉ định hành điệu .

Sau đây là bảng kê các tốc độ chính, từ cực chậm đến cực nhanh . Grave : cực chậm (40 – 44) Largo: rất chậm (44 _ 48) Larghetto : mau hơn Largo một chút (48 – 52) Lento : Chậm (52 – 63) Adagio : mau hơn Lento một chút (63 – 69) Andante : khoan thai (69 -76) Andantino : mau hơn andante một ít (76 – 80) Moderato : vừa phải (80 – 100) Allegretto : vui vừa phải (100 – 116) Allegro : vui tươi, nhanh (116 – 126) Vivace : nhanh, linh hoạt (126 – 144) Presto : rất nhanh (144 – 184) Prestissimo : cực nhanh (144 – 208) Những danh từ ghi hành điệu minh định rõ rệt tốc độ của bản nhạc (hay

đoạn nhạc), được ghi ngay ở đầu bản nhạc, trên khuông nhạc . Mỗi khi có thay đổi hành điệu trong lúc diễn tấu bản nhạc, người ta chỉ cần ghi một danh từ mới chỉ hành điệu mà không cần hủy bỏ danh từ cũ .

Thí dụ :

Người ta có thể ghép vào các danh từ nêu trên những tĩnh từ cho biết

cách diễn tả bản nhạc mang tốc độ như đã ghi . Đó là : Affettuoso : cảm kích, đam mê . Agitato : khích động Conbrio : phấn khởi Conbrioso : phấn khởi Cantabile : như hát vậy Con anima : với tâm hồn Con espressione : với diễn thuật Con fuoco : nóng bỏng, nhiệt tình Con spirito : với tâm tình Grazioso : duyên dáng Maestoso : uy nghi Mosso : hơn Risoluto = Resoluto: một cách cương quyết Scherzando : một cách đùa cợt Scherzo : một cách đùa cợt Sostenuto : giữ đều giọng Tempo giusto : nhịp độ chính xã Vivo : bén nhạy, lanh lẹ . Vivacissimo : cực nhanh Sau đây là một ít trạng từ được ghi bên cạnh hành điệu và cho biết phải

“du di” hành điệu này như thế nào : Assai : hơn, nhiều (Allegro assai : nhanh hơn Allegro nhiều) Ben : rất (Moderato, ben legato : vừa phải, rất liên giọng)

Page 49: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

49

Meno : ít hơn (meno mosso : ít linh động hơn) Mezzo : trung bình (mezzo voce : giọng khẽ) Molto : rất nhiều (molto largo : rất chậm, chậm hơn largo) Mosso : nhanh hơn (pìu mosso, molto mosso : linh động hơn) Moto : linh động (con moto : với sự linh động, andante con moto :

khoan thai với sự linh động) . Pìu : hơn (pìu mosso : nhanh hơn) Poco : ít (poco largo : chậm ít, không quá chậm) Poco a poco : từ từ Quasi : gần như Sempre : luôn luôn (sempre marcato : nhấn mạnh luôn) Senza : không (senza tempo : không giữ nhịp) Tanto : quá, nhiều (Adagio ma non tanto : không quá chậm hư Adagio) Troppo : nhiều quá (presto ma non troppo : presto nhưng không nhiều

quá ) . *Ngoài ra, còn những con số ghi bên cạnh hành điệu có ý nghĩa như :

Allegro ( = 126) : có nghĩa là chúng ta phải diễn bản nhạc một cách vui tươi, một phút phải diễn tấu 126 nốt đen .

Muốn cho quen thuộc tốc độ, cần phải thường xuyên sử dụng máy đánh nhịp .

Xướng nhạc : Đọc bài sau đây ở các cung : 1)- Cung Do trưởng 2)- Cung Fa trưởng 3)- Cung La trưởng (dùng khóa Do3)

-------------------------------------------

BÀI SỐ 27

Âm giai đồng chuyển (Chromatic scale) :

Page 50: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

50

Âm giai đồng chuyển là một âm giai được cấu tạo toàn những nửa cung đồng và nửa cung dị . Tất cả các âm giai, trưởng cũng như thứ, đều có thể biến thành âm giai đồng chuyển .

Thí dụ : 1/- Âm giai đồng chuyển đi lên từ âm giai Do trưởng và Do thứ :

2/-Âm giai đồng chuyển đi xuống từ Do trưởng và Ré trưởng :

• Sau đây là cách viết tự do : a/- Đi lên, dùng dấu thăng ( )

b/- Đi xuống, dùng dấu giáng ( )

Âm giai đồng hòa (Enharmonic scale) Âm giai đồng hòa là hai âm giai có những bậc khác tên nhau, nhưng

cùng tạo ra chung một âm thanh của một âm giai duy nhất . Ta cũng nên biết rằng mỗi nốt có hai nốt đồng hòa, trừ nốt sol# chỉ có một nốt đồng hòa là nốt Lab . Như vậy, mỗi âm giai phải có hai âm giai đồng hòa, trừ âm giai sol# chỉ có một âm giai đồng hòa là Lab . (Thí dụ : âm giai Dob trưởng đồng hòa với âm giai Si trưởng) .

Công dụng của âm giai đồng hòa Có hai công dụng chính sau đây :

Page 51: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

51

1/- Thu lại còn 12 âm giai trưởng trong số 15 âm giai tạo ra do hai hệ thống thăng và giáng . Như đã thấy trong các bài nói về tứ liên âm, ta có 7 âm giai mang từ 1# tới 7# , 7 âm giai mang từ 1b đến 7b và một âm giai không có dấu hóa . Tất cả là 15 âm giai, không kể âm giai tương ứng .

Trong âm giai đồng chuyển, ta có 12 âm thanh khác nhau có thể là khởi điểm cho 12 âm giai . Như vậy, nếu thu lại còn 12 âm giai thì ta phải có ba khởi điểm trùng hợp nhau . Ba khởi điểm này là nguyên âm (chủ âm) của những âm giai đồng hòa, được sử dụng với cả hai tên vì bộ khóa của chúng chưa quá 7 dấu hóa . Do đó, ba khởi điểm này tạo ra ba cặp âm giai đồng hòa . Đó là các âm giai mang 5, 6, 7 dấu thăng (#) và 5, 6, 7 dấu giáng (b) ở bộ khóa .

2/- Công dụng thứ hai của âm giai đồng hòa là thay thế một âm giai gồm

nhiều dấu hóa bằng một âm giai có ít dấu hóa hơn, đồng hòa với nó . Từ đó việc đọc và tấu nhạc sẽ dễ dàng, ít phức tạp hơn .

Xướng nhạc :

Page 52: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

52

• Lưu ý : Bắt đầu đọc rất chậm và nhanh dần sau mỗi lần đọc . Mỗi bài xướng

nhạc nên đọc ít là hai mươi lần .

-------------------------------------- BÀI SỐ 28

BIẾN ĐỔI, TẠM NGƯNG và ÁP DỤNG LẠI HÀNH ĐIỆU

Muốn diễn tả một câu nhạc, một bản nhạc, đôi khi ta cần phải biến đổi,

tạm ngưng hoặc sau đó áp dụng lại hành điệu cũ . Việc biến đổi hành điệu có thể được thực hiện dưới các trường hợp sau

đây : - Tăng tốc độ nhanh hơn . - Giảm tốc độ chậm hơn . - Tạm ngưng áp dụng tốc độ nguyên thủy . - Áp dụng lại tốc độ nguyên thủy sua khi biến đổi . Mỗi trường hợp nói trên đều có những danh từ Ý (tiếng Ý) chỉ định, ghép

thành từng nhóm : A- Nhóm biến hành điệu nhanh hơn : - Amimato : mau hơn, linh hoạt hơn . - Doppio movimento : hai lần nhanh hơn . - Pìu mosso (hoặc Pìu moto) : tăng thêm tốc độ (nhanh hơn) - Pressante : nhanh hơn một cách khẩn khoản . - Restringendo (Stringendo) : nhanh lên một cách chặt chẽ và khẩn

khoản . - Stretto : thúc nhịp, dồn dập . B-Nhóm biến hành điệu chậm hơn : - Rallentando (Rall) : bớt dần tốc độ . - Ritardanto (Rit) ; chậm dần . - Ritenuto : giữ chậm tốc độ lại . - Slargando (Allargando) : kéo dài trường độ . - Sostenuto : giữ giọng đều và chậm lại . - Suivez = Cédez (Pháp) : Chậm lại để nghe theo một bè khác . C- Nhóm tạm ngưng, tự do áp dụng hành điệu : - Ad libitum : tùy ý (không cần phải theo giá trị các nốt) . - A tempo libero : giữ nhịp tự do . - A bene placito : rất tự do . - A capriccioso : rất hùng tráng - A piacere : tùy thích (ý nói chậm hơn và không đều như đã viết) - Con licenza : giữ nhịp một cách tự do . - Al improvista : đổi tốc độ một cách bất ngờ . - Rubato : biến đổi tùy nghi các hình nốt để tạo một sự lệch lạc về

trường độ so với trường độ chung (lửng lơ con cá vàng). - Senza tempo : không cần giữ nhịp . - liberamente : nhịp tự do D- Nhóm áp dụng lại hành điệu nguyên thủy sau khi có sự thay

đổi :

Page 53: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

53

- A Tempo (Tempo) : trở lại nhịp độ cũ . - Tempo primo (I tempo) : trở lại hành điệu nguyên thủy . - L’istesso tempo : giữ nhịp cũ . E- Nhóm giữ hành điệu tuyệt đối đều đặn : - Misurato : giữ đúng nhịp - Al rigore di tempo : giữ nhịp một cách cứng rắn và đều đặn . - Riguroso : đúng, chính xác - A battuta : giữ nhịp đều trở lại ( đặt sau những đoạn ghi như : Rubato,

colla parte, ad libitum, a piacere,….) - Come prima : như nhịp độ nguyên thủy.

CHẤM LƯU VÀ CHẤM DỪNG

Chấm lưu : Là một dấu đặc biệt đặt trên hoặc dưới một nốt nhạc, cho biết phải kéo

dài nốt nhạc ấy nhiều hơn trường độ thông thường của nó :

Chấm dừng : Là chấm lưu đặt trên dấu lặng (hoặc trên một vạch đôi) Thông thường người ta tăng gấp đôi trường độ nốt có chấm lưu . Còn

chấm dừng thì phải tách rời đoạn nhạc trước với đoạn nhạc kế tiếp một cách rõ rệt .

Xướng nhạc : Đọc bản nhạc sau đây : a- Cung Sol thứ . b- Cung La thứ

Page 54: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

54

Danh từ Ý : - f: mạnh - ff ( fortissimo) : rất mạnh

BÀI SỐ 29

CÁC DẤU NHẤN

1-) Dấu nối liền : Đặt trên hai hoặc nhiều nốt khác nhau về cao độ, cho biết phải tấu hoặc

hát các nốt ấy một cách liên tục và đều giọng (legato) . Nốt cuối cùng trong nhóm ngắn hơn trường độ đã ghi .

Trường hợp dấu nối liền đặt trên một nhóm nốt thì ta nên xem dấu nối này đóng vai trò làm ranh giới cho một phân câu, một câu nhạc .

Thí dụ :

2-) Dấu chấm (Staccato) : Đặt trên (hay dưới) một hoặc nhiều nốt, cho ta biết phải tấu các nốt ấy

rời hẳn ra . Nếu hành điệu chậm thì phải tấu một cách rời rạc và nặng nề, hoặc ngược lại, với hành điệu nhanh thì phải tấu một cách nhẹ nhàng và rời hẳn ra .

Thí dụ :

Page 55: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

55

3-) Dấu đinh : Đặt trên nốt nào thì phải tấu nốt ấy một cách mạnh mẽ và nặng nề . Thí dụ :

4-) Dấu mũ ( ): Đặt trên (hoặc dưới) nốt nào thì phải nhấn mạnh nốt ấy hơn các nốt khác

. Thí dụ :

5-) Dấu về nằm ( ) : Đặt trên nốt nào thì phải tấu nốt ấy mạnh và bớt ngay cường độ . Thí dụ :

6-) Dấu trải (arpeggio) : Đặt trước một hợp âm (chord) cho biết phải tấu hợp âm ấy lần lượt từ

nốt trầm lên nốt cao một cách nhanh chóng và giữ đúng trường độ các nốt . Thí dụ :

7-) Dấu vuốt (glissando) : Cho biết phải vuốt từ nốt thứ nhất tới nốt thứ hai nhanh chóng . Thí dụ :

Để bổ túc cho các dấu nhấn trên đây, người ta còn dùng rất nhiều danh

từ Ý để giúp nhạc sĩ trình tấu có thể diễn tả bản nhạc một cách chính xác hơn, gần với tâm tình của tác giả hơn, như sau :

- Cantabile, cantante : như hát vậy .

Page 56: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

56

- Détaché (Pháp) : rời tiếng, rời rạc - Forte-piano (fp) : mạnh xong nhẹ ngay, trên một nốt nhạc - Glissando : vuốt từ nốt này qua nốt nọ - Legato : liền giọng - Leggiero : nhẹ nhàng - Marcato : nhấn mạnh từng nốt (>) . - Martellato : nhấn mạnh hơn marcato - Parlando : như nói chuyện vậy - Pesante (pes) : một cách nặng nề - Pizzicato (pizz) : búng giây đàn ( thay vì kéo = arco) - Portamento : đi từ âm thanh này qua âm thanh khác một cách liền

giọng . - Portato : kéo dài từng nốt, nhưng mỗi nốt phải rời ra . - Rinforzando : tăng cường độ đột ngột trên một nốt - Sostonuto : giữ vững giọng - Sforzando (sfz) : tăng và bớt ngay cường độ một cách đột ngột . - Staccato ( stacc.) : nhấn rời từng nốt - Tenuto (Ten) : giữ vững giọng (hãm bớt lại) - Vibrato : rung âm thanh ( lên xuống rất ít và liên tục) thay vì giữ

nguyên cao độ .

CƯỜNG ĐỘ VÀ BIẾN CƯỜNG ĐỘ Cương độ và biến cường độ (thay đổi cường độ) là một trong những yếu

tố của nghệ thuật nhấn câu . Cường độ : là mức độ mạnh, nhẹ của âm thanh . Biến cường độ : là sự thay đổi cường độ xẩy ra trong thời gian diễn tiến

của một nốt nhạc hay là tất cả các nốt nhạc tạo thành bản nhạc . Người ta ghi cường độ và biến cường độ bằng những dấu hiệu đậc biệt và

bằng tiếng Ý được quốc tế công nhận . a-)

= Crescendo (Cresc) : tăng dần cường độ

(mạnh dần lên)

b-)

= decrescendo ( decresc) : bớt dần cường độ

(nhẹ dần lại)

c-)

Nghĩa là mạnh vừa, tăng dần cường độ đến ff là tột điểm (climax), xong bớt dần cường độ .

Một âm thanh có thể được tấu lên (đàn, hát,….) một cách hết sức mạnh

hoặc hết sức nhẹ . Giữa hai độ cực mạnh và cực nhẹ đó còn có những cường độ trung gian . Do đó, ta cần biết các danh từ ghi các cường độ từ cực nhẹ đến cực mạnh, như sau :

- Pianississimo (ppp) : cực nhẹ . - Pianissimo (pp) : rất nhẹ - Piano (p) : nhẹ

Page 57: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

57

- Mezzo-piano (mp) : nhẹ vừa vừa - Un poco piano (poco p) : nhẹ một chút - Sotto voce : thì thầm - Mezza voce : nhẹ nhàng - Un poco forte (poco f) : mạnh một chút - Forte (f) : mạnh - Fortissimo (ff) : rất mạnh - Fortississimo (fff) : cực mạnh - Tutta la forza : mạnh cùng cực • Để biến cường độ, người ta dùng những danh từ sau đây : A-) Tăng cường độ : - Crescendo (cresc) : tăng dần cường độ . - Rinforzando (rfz, rf) : tăng ngay cường độ . - Rinforzato : tăng cường độ và nhấn mạnh . - Sforzando, Forzato (sf, sfz, fz, ffz) : tăng ngay cường độ B-) Bớt cường độ : - Decrescendo (decresc) : bớt dần cường độ - Diminuendo (dim) : bớt cường độ . - Calando (Cal) : bớt cường độ - Perdendosi : bớt dần dần đến hết hẳn . - Morendo= Smorzando : bớt dần đến hết hẳn .

DIỄN THUẬT BẰNG ĐẶC TÍNH CỦA BẢN NHẠC Đặc tính là màu sắc tổng quát của một bản nhạc Sau đây là những danh từ thông dụng để ghi đặc tính tổng quát của một

bản nhạc . - Affettuoso : đam mê, trầm lặng cảm kích. - gilata : khéo léo điêu luyện . - Amabile : dễ thương - Amoroso : đầy tình tứ - Animato= Con anima : với tâm tình nồng nhiệt . - Animoso : linh hoạt - Appassionato (Passionato) : đam mê - Ardente : nồng nhiệt - Ardito : hiên ngang - Bellicoso : một cách gây hấn . - Brillante : sáng và diệu tài ( nhanh và khéo) - Brio (con brio) = Brioso : một cách phấn khởi - Calando : chậm lại một chút - Capriccioso : bốc đồng (tùy hứng) - Con calore : nhiệt tình - Cédez (Pháp) : Chậm lại (nhường) - Colla parte : giữ nhịp với bè chính - Comodo : tự nhiên - Deciso : cương quyết - Delicato : mềm mại (ý nhị)

Page 58: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

58

- Determinato : dứt khoát - Dolce : nhẹ nhàng - Dolcissimo : rất nhẹ nhàng (êm dịu) - Dolente : than thở - Con dolore = Doloroso : một cách đau buồn - Effettuoso : chính xác - Energico : cương nghị - Eroico : một cách hào kiệt - Espirando : chết dần - Espressione = Espressivo = với diễn thuật - Feroce : dữ tợn - Festivo : hân hoan - Forzando : mạnh hơn - Freddo : lạnh lùng - Frisco : tươi mát - Funèbre : buồn như đám ma - Con fuoco : với sự nồng nhiệt - Furioso : cuồng nhiệt (nhanh) - Giocoso : vui đùa - Giusto : chính xác - Grandioso : vĩ đại - Grave : chậm, nặng nề - Con grazia = Grazioso : một cách duyên dáng - Grosso : mạnh mẽ, vĩ đại - Impetuoso : như bão táp - Lacrimoso : khóc than - Lamentoso : than trách - Maestoso : uy nghi - Marcato : nhấn mạnh từng nốt - Marciale : như nhịp đi - Meno forte : ít mạnh hơn - Mezza voce : nửa giọng - Mezzo legato : liền giọng vừa phải - Molto : nhiều hơn - Morendo : nhỏ dần đến hết - Mosso : linh động, linh hoạt (pìu mosso : linh hoạt hơn) - Nobile : một cách cao thượng - Ossia : có thể dùng một trong hai cách viết - Patetico : động tâm - Pesante : nặng nề - Placido : thản nhiên - Pomposo : long trọng - Religioso : tôn nghiêm - Risoluto : cương quyết - Rubato : nhịp tự do, lơi nhịp ( lửng lơ con cá vàng) - Scherzando : đùa cợt - Semplice : đơn giản - Sempre : luôn luôn - Simile : giống như trước - Smorzando : bớt dần đến hết - Sonore : cho vang lên

Page 59: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

59

- Come sopra : như đoạn trên - Con spirito : ý nhị - Staccato : rời tiếng - Stringendo = stretto : tăng tốc độ một cách khẩn trương . - Tenuto : hãm nhịp lại - Tranquilo : điềm tĩnh - Tristamente : buồn bã - Con velocita : nhanh điêu luyện - Veloce : mau - Vigoroso : nhiệt liệt - Vivo : linh hoạt - Vivace : nhanh, linh hoạt - Vivacissimo : cực kỳ nhanh . - Volti subito (v.s.) : lật trang nhanh kẻo không kịp XƯỚNG NHẠC :

------------------------------------------

BÀI SỐ 30

CÁC NỐT TÔ ĐIỂM Nốt tô điểm (Acaciatura) : Nốt tô điểm là nốt dùng để tăng phần duyên dáng và linh động cho một

nốt nhạc . Người ta tô điểm cho một nốt nhạc bằng cách ghi thêm vào đó những nốt nhỏ hoặc những dấu hiệu đặc biệt, đó là :

- Nốt láy (appogiature)

Page 60: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

60

- Dấu “tri” (trillo) - Dấu lượn (gruppetto) - Dấu “moọc đăng” (mordente) Nốt láy (appogiature) : là nốt nhỏ đặt trước nốt chính và cách nốt chính

một quãng hai (cao hay thấp) . Trường độ nốt láy được mượn vào nốt chính . Phải được nhấn mạnh hơn nốt chính . Nốt láy được chia thành ba nhóm riêng biệt và cũng được trình bày với ba kiểu khác nhau :

- Nốt láy dài . - Nốt láy ngắn . - Nốt láy đôi (kép) . a/- Nốt láy dài : trường độ của nốt láy dài lệ thuộc vào sắc thái và nhịp

độ của bản nhạc . Tuy nhiên, theo thống lệ, nốt láy dài có trường độ bằng nốt chính .

b/- Nốt láy ngắn : là nốt móc nhỏ có gạch chéo đặt trước nốt chính .

Nốt láy ngắn mượn trường độ của nốt chính và được diễn rất nhanh. Thí dụ :

c/- Nốt láy đôi (láy kép) : Láy đôi gồm hai nốt nhỏ đặt trước nốt

chính, một nốt cao hơn nốt chính một bậc và nốt kia thấp hơn nốt chính một bậc . Láy đôi mượn trường độ của nốt chính .

Thí dụ :

Trong nhóm nốt láy còn có nốt lướt (coulé)

Nốt lướt : gồm hai hoặc ba nốt nhỏ, đặt trước một nốt chính, đi từ dươi lên hoặc từ trên xuống nốt chính . Các nốt nhỏ này mượn trường độ của nốt chính .

Thí dụ :

Page 61: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

61

* Chú ý : Nốt láy bao giờ cũng được in (ghi) lợt và nhỏ hơn nốt chính . Đuôi (cờ)

ở trên . Nốt lướt và láy đôi không có gạch chéo . Chỉ có láy ngắn có gạch chéo thôi .

Dấu lượn (Gruppetto) ; (turn) : Là một nhóm gồm nhiều nốt nhỏ dùng để tô điểm cho một nốt chính .

Dấu lượn có thể được đặt ở trước, ở trên hoặc sau nốt chính . a/- Khi dấu lượn được đặt trên một hình nốt thì chỉ gồm có ba nốt nhỏ

mà thôi . Phải diễn nó ngay ở đầu phách, mượn giá trị vào trường độ nốt chính . Khởi đầu bằng cách dùng nốt trên hay dưới tùy theo cách ghi của tác giả .

Thí dụ :

b/- Khi dấu lượn được đặt giữa hai nốt chính thì sẽ gồm có bốn nốt nhỏ .

Người ta diễn dấu lượn này trước nốt thứ nhì và mượn giá trị vào trường độ của nốt thứ nhất . Một số tác giả lại thích viết ra hẳn hoi từng nốt cho mỗi loại gruppetto .

Thí dụ :

c/- Khi dấu lượn đặt sau một nốt có chấm hoặc giữa hai nốt có cùng cao

độ thì dấu lượn chỉ gồm có ba nốt nhỏ thôi . Thí dụ :

Page 62: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

62

Dấu lượn có thể mang dấu hóa . Người ta đặt dấu hóa ở trên hoặc ở dưới

dấu lượn . Thí dụ :

Dấu “tri” (Trillo) : Dâú “tri” là một dấu hiệu cho ta biết phải diễn thật nhanh và luân phiên

hai nốt cận tiếp . Nốt chính lúc nào cũng là nốt thấp . Người ta ghi dấu “tri” bằng chữ “tr” và nối tiếp với một lằn dợn sóng .

Thí dụ :

Khi nào dấu “tri” có trường độ ngắn, người ta không ghi lằn dợn sóng mà

chỉ đặt dấu “tri” mà thôi . Dấu “tri” được diễn qua ba giai đoạn, do đó người ta phân chia nó ra ba

phần . Phần đầu, phần chính và phần kết . Phần đầu của”tri” được diễn ba cách : 1- Khởi đầu bằng nốt chính với nốt cao hơn cận tiếp (Thí dụ A dưới đây) .

2- Khởi đầu với nốt cao hơn nốt chính . Phải có một móc đôi nhỏ đứng

trước để chỉ định rõ ràng cách này (Thí dụ B) .

Page 63: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

63

3- Khởi đầu bằng nốt thấp hơn nốt chính . Phải có một móc đôi nhỏ đứng

trước để chỉ định (Thí dụ C) .

Phần chính của “tri” bao giờ cũng được diễn nhanh chóng giữa nốt chính

và nốt “tri” cao hơn một bậc (xem ba thí dụ ) Phần kết của “tri” được diễn căn cứ vào cách ghi của tác giả (Thí dụ A, B,

C) . Dấu “moóc đăng” (Mordante = tiếng Ý):

Dấu “moóc đăng” (Ý : mordante, Anh : mordent, Pháp : mordant) : là

một dấu cho biết phải tấu thật nhanh từ nốt chính , lên hoặc xuống nốt phụ cận tiếp và trở về nốt chính .

Nốt phụ cận tiếp có thể ở trên hoặc dưới và cách nốt chính một quãng 2 thứ, trưởng, tăng .

Có thể ghi dấu “moọc đăng” bằng hình nốt thật nhỏ thay vì ghi bằng dấu đặc biệt .

Khi dấu “moọc đăng” có mang gạch đứng, ta có nốt phụ thấp hơn nốt chính và nếu nốt “moọc đăng” không có mang gì cả, nốt phụ sẽ cao hơn nốt chính . Cũng như các nốt tô điểm khác, dấu “moọc đăng” mượn trường độ vào nốt chính .

Page 64: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

64

* Các nốt tô điểm thường tăng thêm phần duyên dáng cho giai điệu chính (melody) .

Xướng nhạc : Tập đọc khóa Fa 4 để học piano, hòa âm .

Chú ý : * Bắt đầu đọc chậm . Sau đó tăng dần nhịp độ lên cho đúng tốc độ đã

ghi . Cần tập luyện lâu dài . ** Muốn học piano, hòa âm (phối âm), cần phải đọc thông thạo khóa

Fa4 và Sol2 . Vì hòa âm phải viết cho bốn giọng hát và piano cần sử dụng hai tay, nên chúng ta phải đọc cho nhuyễn hai khóa sol và Fa4 (tối thiểu) . Học đối âm (counterpoint), tẩu pháp (fuga) và sáng tác lại cần phải đọc thêm các khóa Do, vì các tài liệu Anh, Pháp đều dùng khóa Do (Do1, Do3 và Do4) . Đọc thông thạo nhiều khóa rất có lợi cho chúng ta khi phải di cung bằng mắt (Di cung đọc . Xem bài nói về di cung trước đây) .

-------------------------------------------------------

BÀI SỐ 31

Page 65: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

65

ĐẠI CƯƠNG VỀ HỢP ÂM (CHORD)

Hợp âm : là sự chồng chất các quãng 3 lên với nhau . Thí dụ :

Nốt thấp nhất được gọi là nốt căn bản (Root) . So với nốt căn bản, nốt ở

trên cách một quãng 3 được gọi là nốt quãng 3 . Cách nốt căn bản một quãng 5 được gọi là nốt quãng 5 . Và cách nốt căn bản một quãng 7 được gọi là nốt quãng 7,…v…v…

Các nốt trong hợp âm có thể thay đổi vị trí cho nhau, do đó ta sẽ có hợp âm ở thể trực (Root position) hoặc là ở thể đảo (inversion) . Khi nốt căn bản của hợp âm nằm ở giọng thấp nhất, ta có hợp âm ở thể trực .

Khi nốt quãng 3 của hợp âm nằm ở giọng thấp nhất, ta có hợp âm ở thể

đảo 1 (1st inversion) . Thí dụ :

Khi nốt quãng 5 của hợp âm nằm ở giọng thấp nhất, ta có hợp âm ở thể

đảo 2 (2st inversion) . Thí dụ :

Muốn biết trạng thái của một hợp âm (thể trực hay thể đảo), người ta

tìm xem nốt thấp nhất của nó (nốt căn bản hay là nốt quãng 3 hoặc nốt quãng 5) . Đó là nói về hợp âm ba nốt (như hợp âm Do trưởng : Do – Mi – Sol) .

Hợp âm 4 nốt sẽ có ba thể đảo, vì ta còn có thể đặt nốt quãng 7 nằm ở giọng thấp nhất nữa .

Thí dụ :

Page 66: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

66

TÍNH CHẤT CỦA HỢP ÂM 3 NỐT

Đặt trên mỗi bậc của âm giai trưởng và thứ một hợp âm 3 nốt và tính

theo thành phần các quãng của từng hợp âm, ta thấy các hợp âm này không hoàn toàn giống nhau . Do sự khác biệt này nên các hợp âm nói trên cần được phân loại .

Loại 1 : Nếu tính từ nốt căn bản lên nốt quãng 3 và quãng 5, ta có quãng 3

trưởng và quãng 5 đúng thì hợp âm được gọi là hợp âm trưởng . Hợp âm trưởng nằm trên các bậc I,IV,V của âm giai trưởng, bậc V và

bậc VI của âm giai thứ, âm giai thứ tự nhiên, “cổ” mang hợp âm trưởng trên các bậc III,VI, VII khác với các loại âm giai thứ khác .

Loại 2 : Nếu tính từ nốt căn bản lên nốt quãng 3 và quãng 5, ta có quãng 3

thứ và quãng 5 đúng thì hợp âm ấy được gọi là hợp âm thứ . Hợp âm thứ nằm trên các bậc II, III, VI của âm giai trưởng và trên

các bậc I và IV của âm giai thứ hòa âm . Loại 3 : Nếu tính từ nốt căn bản lên nốt quãng 3 và quãng 5, ta có quãng 3

thứ và quãng 5 giảm thì hợp âm được gọi là hợp âm quãng 5 giảm . Hợp âm loại này nằm trên các bậc VII của âm giai trưởng và trên các

bậc II, VII của âm giai thứ hòa âm . Loại 4 : Nếu tính từ nốt căn bản lên nốt quãng 3 và quãng 5, ta có quãng 3

trưởng và quãng 5 tăng thì hợp âm được gọi là hợp âm quãng 5 tăng . Hợp âm này nằm trên bậc III của âm giai thứ hòa âm .

Như đã phân tích trên đây, các hợp âm có tên khác nhau là vì các

quãng 3 và 5 của chúng khác nhau . Nốt quãng 3 cho ta nghe thấy sự khác biệt giữa hợp âm trưởng và hợp âm thứ, còn nốt quãng 5 tạo ra sự khác biệt giữa các hợp âm tăng và giảm .

Về tính chất thuận hay nghịch của các hợp âm ba nốt, người ta chia ra

như sau : - Thuận : các hợp âm trưởng và thứ - Nghịch : các hợp âm tăng và giảm . Theo cách thức phân loại các hợp âm ba nốt trên đây, người ta còn

nhận thấy một hợp âm trưởng hoặc thứ có thể thuộc về một trong năm âm giai khác nhau ( năm cung khác nhau) .

Thí dụ : a/- Hợp âm Do trưởng có thể : b/- Hợp âm La thứ có thể : - Bậc I của âm giai Do trưởng - Bậc I của âm giai La thứ - Bậc V của âm giai Fa trưởng - Bậc IV của âm giai Mi thứ - Bậc IV của âm giai Sol trưởng - Bậc II của âm giai Sol trưởng - Bậc V cảu âm giai Fa thứ - Bậc III của âm giai Fa trưởng - Bậc VI của âm giai Mi thứ - Bậc IV của âm giai Do trưởng

Page 67: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

67

TÍNH CHẤT CỦA HỢP ÂM 4 NỐT Đặt trên mỗi bậc của âm giai trưởng cũng như âm giai thứ một hợp

âm 4 nốt và xét theo thành phần các quãng của từng hợp âm, ta cũng sẽ nhận thấy các hợp âm này không hoàn toàn giống nhau . Do tính chất khác nhau nên các hợp âm nói trên cũng cần được phân loại .

Loại 1 :

Nếu tính từ nốt căn bản lên, ta có quãng 3 trưởng, quãng 5 đúng và quãng 7 thứ thì hợp âm này được gọi là hợp âm bảy át âm (dominant seventh chord) . Hợp âm này gồm một hợp âm trưởng cộng thêm một quãng bày thứ (tính từ nốt căn bản) . Hợp âm này nằm trên bậc V của âm giai trưởng và âm giai thứ hòa âm .

Loại 2 : Nếu tính từ nốt căn bản lên, ta có quãng ba thứ, quãng 5 đúng và

quãng bảy thứ thì hợp âm này được gọi là hợp âm quãng bày thứ (7th minor chord) . Hợp âm này gồm một hợp âm thứ cộng thêm một quãng bảy thứ (tính từ nốt căn bản) và nằm trên các bậc II, III, VI của âm giai trưởng và bậc IV của âm giai thứ hòa âm .

Loại 3 : Nếu tính từ nốt căn bản lên, ta có quãng ba thứ, quãng 5 giảm và

quãng bảy thứ thì hợp âm này được gọi là hợp âm bày thứ, năm giảm (minor 7th + diminished 5th chord) . Hợp âm này nằm trên bậc III của âm giai trưởng và bậc II của âm giai thứ hòa âm .

Loại 4 : Hợp âm này gồm có một hợp âm trưởng cộng thêm quãng bảy trưởng

. Do đó, người ta gọi hợp âm này là hợp âm quãng bảy trưởng (major 7th chord) . Hợp âm này nằm trên các bậc I và IV của âm giai trưởng và bậc VI của âm giai thứ hòa âm .

Loại 5 : Đây là một hợp âm đặc biệt . Nó nằm trên bậc VII của âm giai thứ

hòa âm . Nó được cấu tạo bởi một hợp âm quãng năm giảm và quãng bảy giảm . Người ta gọi hợp âm này là hợp âm quãng bảy giảm (diminished 7thchord) .

Còn theo các tác giả hòa âm, đây là hợp âm quãng chín át âm không có nốt căn bản . Người ta đã bỏ bớt nốt căn bản của hợp âm quãng 9 át âm để có hợp âm này .

Thí dụ :

* Lưu ý : Trong các hợp âm bốn nốt, hợp âm quãng bảy át âm và hợp âm

quãng bảy giảm được kể là quan trọng nhất vì vai trò và nhiệm vụ xác định cung thể của nó .

Page 68: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

68

Về công dụng cũng như cách liên kết các hợp âm và sử dụng các hợp âm sao cho có hiệu quả, xin tham khảo các sách “hòa âm” ( như quyển kỹ thuật hòa âm của Thiên Quang, do nhà sách Khai Trí xuất bản tại Saigon năm 1971) .

Nhạc lý chỉ trình bày cơ cấu của các hợp âm mà thôi . Người ta ghi các hợp âm bằng chữ, như : A = hợp âm La Thêm chữ m sau mẫu tự La tinh để chỉ hợp âm thứ : Thí dụ : - A= hợp âm La trưởng - Am = hợp âm La thứ - C = hợp âm Do trưởng - Cm = hợp âm Do thứ - G = hợp âm Sol trưởng - Gm = hợp âm Sol thứ - C7 = hợp âm Do7 át âm - Cdim = hợp âm Do quãng 7 giảm ( gồm có : Do, Mib, Solb, Sibb) . - Csus4 = hợp âm Do quãng 4 hoãn (Do, Fa, Sol, Do) .

Xướng nhạc : Bài 1 : Lưu ý : Đọc từng giọng (ba giọng)

-----------------------------------------------------------

Page 69: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

69

Bài 2 : Đọc bài sau đây : - Cung Ré trưởng - Cung Do trưởng

Bài số 3:

Đọc bài sau đây với tâm tình và diễn thuật

Page 70: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

70

Bài số 4 :

Đọc những tác phẩm sau đây

Page 71: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

71

Page 72: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

72

Lưu ý :

Đối với bài tình cảm như trên, cấn phải diễn xuất thật nhiều tâm tình và ý nhị .

Page 73: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

73

Chú ý : Munuet (Menuetto = menuet : ngắn, nhỏ)) là một thể nhạc

vui nhộn . Do đó, tốc độ phải nhanh để tạo sự phấn khởi .

Page 74: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

74

Lưu ý :

Tango 42, lấy móc làm đơn vị . Áp dụng staccato (tách rời)

Page 75: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

75

Page 76: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

76

PHỤ TRANG --------------

BẢNG GHI CÁC HỢP ÂM THÔNG DỤNG

Page 77: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

77

Page 78: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

78

Page 79: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

79

BẢN SO SÁNH CAO ĐỘ CÁC NHẠC KHÍ

CÁC NHẠC KHÍ CÓ CÙNG CAO ĐỘ THEO HÀNG NGANG Số thứ tự

Nhạc khí cung A

Nhạc khí cung Bb

Nhạc khí cung C (như đàn Piano)

Nhạc khí cung Db

Nhạc khí cung Eb

Nhạc khí cung F

1 5b Ut (0) 2b 3# 1# 1b

2 6b 1b 3b 2# Ut (0) 2b

3 5# 2b 4b 1# 1b 3b

4 4# 3b 5b Ut (0) 2b 4b

5 3# 4b 6b (6#) 1b 3b 5b

6 2# 5b (7#) 7b (5#) 2b 4b 6b (6#)

7 1# 6b (6#) 4# 3b 5b (7#) 7b (5#)

8 Ut (0) 7b (5#) 3# 4b 6b (6#) 4#

9 4b 1# 1b 4# 2# Ut (0)

10 3b 2# Ut (0) 5# 3# 1#

11 2b 3# 1# 6# 4# 2#

12 1b 4# 2# 7# (5b) 5# 3#

13 Ut (0) 5# 3# 4b 6# 4#

14 1# 6# 4# 3b 7# (5b) 5#

15 2# 7# (5b) 5# 2b 4b 6# (6b)

Bản so sánh trên cho ta thấy sự tương ứng về cao độ của các nhạc khí .

Page 80: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

80

Thí dụ : Một đoạn nhạc được viết cho đàn Piano (in C= Anh, en Ut = Pháp) ở

cung Do trưởng (không có dấu #, không có dấu b) . Muốn cho kèn trumpet (in Bb) tấu đoạn nhạc đó ở cùng cao độ thì đoạn nhạc đó phải di cung (transposer -transpose) lên một cung tức là cung Ré trưởng (có 2#) . Ngược lại một đoạn nhạc được viết cho kèn trumpet ở cung Do trưởng . Muốn cho đàn Piano tấu đoạn nhạc đó ở cùng cao độ thì đoạn nhạc đó phải di xuống một cung tức là cung sib trưởng (có 2b) . --------------------------------------

DANH TỪ ÂM NHẠC -----oOo-----

(Một số danh từ âm nhạc để tham khảo – Dùng cho trình độ ban đầu)

Việt ngữ Pháp ngữ Anh ngữ Âm giai Gamme Scale Âm giai dị chuyển Gamme diatonique Diatonic scale Âm giai đồng chuyển Gamme chromatíque Chromatic scale Cảm âm Sensible Leading-tone Chủ âm Tonique Tonic Đảo Renversement Inversion Đảo phách Syncope Syncopation Đen Noire Quarter note Dị Diatonique Diatonic Giảm (Bớt) Diminué Diminished Giáng Bémol Flat Hạ át âm Sous-dominante Sub dominant Hành điệu (chuyển động) Mouvement Movement Hợp âm Accord Chord Liên ba Triolet Triplet Nhịp đơn Mesure simple Simple meters Nhịp kép Mesure composé Compound meters Quãng Intervalle Interval Tăng Augmenté Augmented Thăng Dièse Sharp Thuộc âm (át âm) Dominante Dominant Thượng át âm Sus-dominante Sub mediant Thượng chủ âm Sus-tonique Supertonic

Page 81: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

81

Trắng Blanche Half note Tròn Ronde Whole note Tứ liên âm Tétracorde Tetrachord

- HẾT-

MỤC LỤC ������������

Trang

Lời nói đầu ……………………………………………………….…….………….…………..1

Bài số 1 : Các dấu hiệu dùng để ghi nhạc ……….…….………………………………...5

Bài số 2 : Vị trí các nốt trên khuông nhạc…………….……………………….…...... .. 6

Bài số 3 : Các giọng hát ………..…………………………….…….…………………………….. 8

- Các dấu lặng………………..………………………………………………………………. 9

- Các dấu hóa…………………..……………………..…………………………………….. 9

- Sử dụng các dấu hóa…………..………………………………………………………. 10

Bài số 4 : Dấu chấm.……………..…………………………………………………….……………. 11

Bài số 5 : Liên ba……..…………….……………………………………………………………………11

- Âm giai……………………………..……………………………………..………………….. 12

Bài số 6 :Cung và bán cung…………………..……………………………………………………13

- Bán cung dị và bán cung đồng……………………………………………………..14

Bài số 7 : Quãng (Intervalle –Intervale)…………………………………………………….15

Bài số 8 : Tính chất các quãng……………………………….…………………..……………..16

Bài số 9 : Cung và cung thể …………………….…………….………………………………….17

Bài số 10 : Tứ liên âm (Tétracorde – Tetrachod) ………….…………………………. 19

Bài số 11 : Hệ thống các âm giai……………………………….……………………………….20

Bài số 12 : Ghép các tứ liên âm theo chiều xuống…………………………………….22

Bài số 13 : Âm thể (Mode)………………………………………………….…………..………….23

Bài số 14 : Cấu tạo âm giai thứ………………………………….….……….……….………..24

Bài số 15 : Âm giai tương ứng (âm giai song song)……….……………………….. 26

Page 82: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

82

- Bảng kê các âm giai trưởng và âm giai thứ tương ứng……………….26

Bài số 16 : Nhịp……………………………………………………..…………………………………… 28

- Phách…………..………………………………………….…………….…………………….. 28

- Phách nhị phân và phách tam phân…………….……………………………… 28

Bài số 17 : Đề nhịp…………………………………………………………..…….…………………..29

Bài số 18 : Các nhịp đơn…………………………………………..……………………...........30

- Bảng kê các nhịp đơn (phách nhị phân)…………………………………….. 32

Bài số 19 : Các nhịp kép………………………..………………………………………………….. 32

Bài số 20 : Các nhịp bất thường………………………….……………..…………..……….. 34

- Đảo phách..……………………………………………………………………………………34

Bài số 21 : Nghịc phách………………………………..…………….……..……….….……….. 35

Bài số 22 : Các nhịp tương ứng……………………………………..…..…………..……….. 37

- Cách ghi đề nhịp…………………………………………………….……………………. 38

Bài số 23 : Chuyển cung (Modulation)……………………………………….…….………. 39

Bài số 24 : Di cung (Transposition)……………………..………………………..…………. 40

Bài số 25 :Vài điểm bổ túc liên quan đến nhịp và các dấu ghi tắt…………… 42

- Các dấu lặng đặc biệt…..……………………………………………………………….42

- Dấu hồi đoạn . Dấu hòan .Dấu coda .Các dấu ghi tắt khác..………43

Bài số 26 : Hành điệu (Movement - Mouvement)…………………………………….44

Bài số 27 : Âm giai đồng chuyển (Chromatic scale)……………….………………..46

- Âm giai đồng hòa (Enharmonic scale)………………………………………….47

Bài số 28 : Biến đổỉ , tạm ngưng, và áp dụng lại hành điệu….…………………49

- Chấm lưu và chấm dừng…..…………………………….…………………………..50

Bài số 29 : Các dấu nhấn…………………………………………………………….…………….. 51

- Cường độ và biến cường…………………….…………………..…….…………….52

- Diễn thuật bằng đặc tính của bản nhạc……………………………………….53

Bài số 30 : Các nốt tô điểm (Acaciatura)…………………….………………..…………..56

- Nốt láy (Appogiature)……………………………………………………..…………… 56

- Dấu lượn (Gruppetto)..………………………………………….…………..………..57

- Dấu “tri” (Trillo)………………………………………………….…………………………58

- Dấu “ Moócđăng” (Mordante)………………………..………………………….…59

Bài số 31 : Đại cương về hợp âm……………………….…………………….………………..61

- Tính chất của hợp âm ba nốt………….……………………………………………62

- Tính chất của hợp âm bốn nốt……….…………………………………………….63

Phụ trang :..…………………………………………………………………………………………………72

- Bảng ghi các hợp âm thông dụng :…………..………..………………………72

- Bản so sánh cao độ các nhạc khí :.……………………………….…………….74

- Danh từ âm nhạc………………………………………………………………………….75

Mục lục : ………………………………………………………………..……………………………………76

Page 83: Đ ạc s ĩthanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThienQuang/NhacLyToanThu_LeQuang.pdf · 2- Chính tả âm nhạc : Là ghi lại đúng các nốt nhạc sau khi nghe qua một nhạc

83

������������

Trình bày và đánh máy (tháng 12 năm 2010)

[Trần Văn Ninh (Giáo phận Bà Rịa – Vũng Tàu)]