58
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC Số /ĐA- UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Vĩnh Phúc, ngày tháng năm 2013 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2013- 2020 (Trình xin ý kiến Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp thứ bảy - khóa XV thông qua, ban hành nghị quyết) PHẦN THỨ NHẤT SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN I. CĂN CỨ THỰC TIỄN Tỉnh Vĩnh Phúc là vùng đồng bằng có trung du và miền núi, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội. Vĩnh phúc thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng Thủ đô Hà Nội. Tổng diện tích tự nhiên gần 1.300 km², dân số trên 1,1 triệu người; Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm; nhiệt độ trung bình hàng năm 23,2 o C; có đất đai, nguồn nhân lực dồi dào, có tiềm năng để phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển chăn nuôi. Trong những năm qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, cơ chế, chính sách, huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; do đó sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản đạt được những kết quả quan trọng và tăng trưởng khá cao. Giai đoạn 2006 – 2010 tốc độ tăng trưởng GDP nông, lâm và thủy sản đạt bình quân 5,7%/năm, góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm, ổn định xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh chuyển dịch mạnh, đúng

ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

ỦY BAN NHÂN DÂNTỈNH VĨNH PHÚC

Số /ĐA-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Vĩnh Phúc, ngày tháng năm 2013

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2013-2020

(Trình xin ý kiến Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp thứ bảy - khóa XV thông qua, ban hành nghị quyết)

PHẦN THỨ NHẤT SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. CĂN CỨ THỰC TIỄNTỉnh Vĩnh Phúc là vùng đồng bằng có trung du và miền núi, phía Bắc giáp

tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội. Vĩnh phúc thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng Thủ đô Hà Nội. Tổng diện tích tự nhiên gần 1.300 km², dân số trên 1,1 triệu người; Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm; nhiệt độ trung bình hàng năm 23,2oC; có đất đai, nguồn nhân lực dồi dào, có tiềm năng để phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển chăn nuôi.

Trong những năm qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, cơ chế, chính sách, huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; do đó sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản đạt được những kết quả quan trọng và tăng trưởng khá cao. Giai đoạn 2006 – 2010 tốc độ tăng trưởng GDP nông, lâm và thủy sản đạt bình quân 5,7%/năm, góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm, ổn định xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh chuyển dịch mạnh, đúng hướng, tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt.

Năm 2006: Trồng trọt 52,07 %; Chăn nuôi: 43,02%.Năm 2012: Trồng trọt: 42,95%; Chăn nuôi: 52,15%.Trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, chăn nuôi đã khẳng định vai trò, vị

trí đặc biệt quan trọng; là ngành có tốc độ tăng trưởng cao (giai đoạn 2006 – 2010: giá trị sản xuất chăn nuôi tăng bình quân 13,48%/năm). Năm 2012 là năm chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng vẫn đạt 5,5%, góp phần quyết định tốc độ tăng trưởng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Nhiều giống vật nuôi mới có năng năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất như các giống bò ngoại, lợn ngoại; các giống gia cầm hướng trứng, hướng thịt…, đã tạo ra khối lượng sản phẩm đủ cung cấp cho nhu cầu sử dụng trong tỉnh, cho thủ đô Hà Nội và tỉnh bạn. Chăn nuôi bước đầu đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, như chăn nuôi gà đẻ trứng, gà thịt ở Tam Dương, Tam Đảo; Bò sữa ở các xã vùng bãi huyện Vĩnh Tường, một số xã của huyện Lập thạch, Tam đảo. Trang trại chăn nuôi ngày càng phát triển, năm 2012 đã có 349 trang trại chiếm 83 % tổng số trang trại của

Page 2: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

tỉnh. Chăn nuôi là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân, làm giàu kinh tế hộ nông nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, chăn nuôi còn có những tồn tại, hạn chế như: phân tán, nhỏ lẻ ,chủ yếu là hình thức hộ gia đình, thiếu qui hoạch phát triển; cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức, đang xuống cấp và lạc hậu. Chăn nuôi chưa thực sự phát triển theo chiều sâu, chưa có sản phẩm chủ lực; chất lượng và sức cạnh tranh chưa cao; áp dụng công nghệ mới chưa đồng bộ. Vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, chưa hình thành chuỗi sản xuất ra sản phẩm sạch và an toàn. Vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh trong chăn nuôi đang trở nên bức xúc hiện nay. Hoạt động xúc tiến thương mại, chế biến sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Vai trò của doanh nghiệp, HTX trong lĩnh vực này còn yếu. Chưa có cơ chế, chính sách hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư lớn vào lĩnh vực chăn nuôi, nhất là lĩnh vực sản xuất thức ăn, chế biến sản phẩm. Đến nay, từ Trung ương đến Tỉnh chưa có chính sách riêng cho phát triển chăn nuôi, một số chính sách đã có chủ yếu là lồng ghép, thiếu đồng bộ cả về hỗ trợ phát triển sản xuất và đầu tư cơ sở hạ tầng. Hệ thống quản lý còn bất cập, tăng trưởng đang có xu hướng chậm lại.

Trong những năm tới, ngành chăn nuôi của tỉnh sẽ đối mặt với những thách thức để phát triển đó là: giá thành sản phẩm cao và cạnh tranh sản phẩm ngày càng gay gắt; yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao; dịch bệnh và rủi ro từ thiên tai ngày càng phức tạp; xử lý môi trường ô nhiễm từ chăn nuôi chưa có phương pháp hữu hiệu cho tất cả các vùng, các đối tượng nuôi. Những thách thức đó sẽ cản trở phát triển chăn nuôi nếu không được quan tâm thỏa đáng. Mặc dù vậy, chăn nuôi của tỉnh là ngành kinh tế đang có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển: thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn ; kinh nghiệm và sự sáng tạo của người dân; diện tích đất tự nhiên 3 vùng sinh thái tạo sự đa dạng trong phát triển sản xuất.

Xuất phát từ yêu cầu khách quan và nội tại của ngành chăn nuôi, để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 26 của BCH Trung ương, Nghị quyết 03 của BCH Đảng bộ Tỉnh về phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn, đạt mục tiêu phát triển Chăn nuôi theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ 15 đó là “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển mạnh chăn nuôi và thủy sản gắn với an toàn dịch bệnh; tăng giá trị, hiệu quả trên một đơn vị diện tích; tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp”.

Việc xây dựng Đề án “Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2013-2020” là rất cần thiết, tạo cho chăn nuôi bước phát triển mới, sản xuất hàng hóa, bền vững, tạo ra sản phẩm chủ lực đảm bảo ATTP và góp phần xây dựng nông thôn mới.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ- Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của BCH TW khóa X về

nông nghiệp, nông dân, nông thôn; - Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 27/12/2006 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa

XIV về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV; - Pháp lệnh thú y 2004;

2

Page 3: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

- Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật ngân sách nhà nước;

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật Đất đai;

- Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Quyết định 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;

- Quyết định số 719/ QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng chính phủ và quyết định số 1442/QĐ-TTG ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 719/ QĐ-TTg ngày 05/6/2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;

- Quyết định 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

- Thông tư liên tịch 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010, giữa Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp & PTNT về hướng dẫn chế độ quản lý sử dụng ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;

- Quyết định số 588/QĐ-UBND ngày 03/3/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt quy hoạch tổng thể nông, lâm, nghiệp, thủy sản Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 19/2011/QĐ-UBND ngày 20/4/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020.

PHẦN THỨ HAINỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

I. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2006-2012 1. Chăn nuôi gia súc, gia cầm (Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh tại thời

điểm 01/10 từ 2006 đến năm 2012; điều tra, khảo sát của Sở Nông nghiệp &PTNT tháng 9/2012 và tháng 01/2013)

1.1. Chăn nuôi bòa) Số lượng và sản phẩm: Tổng số đàn bò của tỉnh tại thời điểm là 94.065 con, trong đó: bò thịt là:

91.524 con, bò sữa: 2.541 con. Giai đoạn 2006-2010: tổng đàn bò tăng từ 117.143 con lên 138.679 con (tăng bình quân 4,3% năm). Đến năm 2011 đàn bò giảm xuống còn 120.060 con, năm 2012 còn 94.065 con. Năm 2012 giảm so với năm 2011 là 21,65%. Sản lượng thịt hơi giai đoạn 2006-2010 tăng từ 2.835,5 tấn lên 4.684 tấn (tăng bình quân 13,35%/năm), năm 2011 đạt 5.475 tấn, năm 2012 tăng lên 6.000 tấn (tăng 9,9%).

Tổng đàn bò sữa 2.925 con, sản lượng sữa giai đoạn 2006-2010 tăng từ 600 tấn lên 3.395 tấn (tăng bình quân 21,8%/năm), năm 2011 đạt 3.616,3 tấn, năm 2012 tăng lên 5.189,5 tấn (tăng 43,5%) (chi tiết tại phụ lục biểu 1).

b) Cơ cấu giống

3

Page 4: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

- Đối với đàn bò thịt: Tỷ lệ bò lai chiếm khoảng 82% (75.079 con), số còn lại là bò vàng địa phương chiếm khoảng 18%. Tỷ lệ bò lai tăng từ 58,3% năm 2006 lên 68,6% năm 2010 và 82% năm 2012. Tỷ lệ đàn bò lai cao nhất là ở huyện Vĩnh Tường (gần 95%) các huyện Yên Lạc trên 80%, Bình Xuyên trên 70%.

Đàn bò lai của tỉnh gồm chủ yếu là lai giống bò Brahman, Sind. Từ năm 2009 các giống Droughmaster, Limocin là những giống bò thịt cao sản đã được đưa vào lai tạo, chủ yếu ở hai huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc. Chất lượng đàn bò lai được tăng lên, tỷ lệ máu ngoại trong đàn bò từ 50% đến 75%; 87,5%.Từ 2006 đến nay, đã nhập và đưa vào sử dụng 108.500 liều tinh bò thịt các giống trên để lai tạo, cải tạo nâng cao tầm vóc đàn bò thịt của tỉnh.

- Đối với đàn bò sữa: Chủ yếu là giống bò lai Holstein Friesian (HF) (từ 75% - 87,5% máu bò HF), có một số là bò HF thuần. Từ năm 2006 đến nay đã nhập 16.000 liều tinh bò sữa giống HF lai tạo, nâng cao tỷ lệ máu bò HF trong đàn bò sữa.

c) Qui mô, phương thức, thức ăn chăn nuôi- Bò thịt:+ Qui mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán là chủ yếu, số hộ chăn nuôi bò thịt

qui mô từ 10 con trở lên là rất ít.+ Phương thức, thức ăn chăn nuôi: nuôi nhốt tại chuồng ở vùng đồng

bằng; một số xã ven đê hoặc vùng núi nuôi nhốt kết hợp chăn thả tận dụng. Thức ăn cho bò là tận dụng thức ăn thô xanh, sản phẩm phụ trong nông nghiệp, sử dụng cám gạo, bột ngô làm thức ăn tinh bổ sung.

- Bò sữa:+ Qui mô chăn nuôi tại Vĩnh Tường là vùng nuôi bò sữa chủ yếu của tỉnh

bình quân 3,86 con/hộ ( tính trên các hộ chăn nuôi bò sữa ).+ Phương thức, thức ăn chăn nuôi: 100% nuôi nhốt và sử dụng thức ăn

tinh cho bò, trong đó hầu hết bằng thức ăn công nghiệp, một số hộ sử dụng thức ăn tinh hỗn hợp tự chế biến. Thức ăn thô xanh 90% là cỏ voi, kết hợp sử dụng phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp (bã bia).

d) Vùng chăn nuôi- Bò thịt: được nuôi hầu hết ở các địa phương, chưa hình thành vùng chăn

nuôi bò thịt, số lượng bò thịt tập trung nhiều ở các huyện Vĩnh tường, Yên lạc Sông Lô, Lập Thạch chiếm 62,5 % tổng đàn bò.

- Bò sữa: Đã hình thành vùng chăn nuôi bò sữa tập trung ở 9 xã thuộc huyện Vĩnh Tường là Vĩnh Thịnh, An tường, Vĩnh Ninh, Bình Dương, Tuân Chính, Tân Cương, Cao Đại, Tam Phúc, Phú Đa; với số bò sữa 2.556 con chiếm 90% tổng đàn bò sữa của tỉnh. Ngoài ra còn có xã Trung Nguyên (Yên Lạc), xã Thái Hòa (Lập Thạch) đang phát triển chăn nuôi bò sữa.

e) Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ- Lai tạo giống: Tiến bộ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT) đã được sử

dụng 100% trong phối giống bò sữa; gần 20% trong phối giống bò thịt.- Một số hộ chăn nuôi bò sữa đã sử dụng hệ thống làm mát bằng phun

sương kết hợp quạt mát để chống nóng cho bò, đệm nền chuồng để hạn chế bệnh viêm móng; nhiều hộ đã sử dụng máy vắt sữa, máy thái cỏ (số máy vắt sữa đã có 282 chiếc; máy thái cỏ 542 chiếc); 02 trạm thu mua sữa được trang bị 20 Tank lạnh bảo quản sữa và 04 xe ô tô chuyên dụng.

4

Page 5: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

* Đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò:Tích cực:- Bò thịt: Năng suất, sản lượng thịt bò tăng do công tác lai tạo với giống

bò ngoại làm tăng tầm vóc bò thịt.- Bò sữa: xu hướng tăng số lượng đàn, năng suất và sản lượng sữa; đã hình

thành vùng chăn nuôi bò sữa tập trung (các xã vùng bãi của huyện Vĩnh Tường và một số xã của các huyện Lập Thạch, Yên Lạc).

- Chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao.Hạn chế:- Xu hướng đàn bò thịt giảm nhanh, năm 2011 giảm so với 2010 là 13,5%;

năm 2012 giảm so với năm 2011 là 21,6 %. - Các giống bò có năng suất, chất lượng cao mới chỉ tập trung lai tạo, cải tạo

ở các huyện đồng bằng, chưa thực hiện được ở các xã vùng trung du, miền núi nhất là huyện Lập Thạch, Sông Lô nơi tập trung 34,6% tổng đàn bò của tỉnh.

- Qui mô, phương thức chăn nuôi: chủ yếu hình thức nông hộ, chưa phát triển chăn nuôi trang trại.

- Thức ăn: Tiến bộ kỹ thuật trong chế biến, bảo quản thức ăn mới chỉ ứng dụng rất ít trong chăn nuôi bò sữa.

1.2. Chăn nuôi trâua) Số lượng và sản phẩmTổng đàn trâu của tỉnh là 21.435 con, đàn trâu có xu hướng giảm. Giai đoạn

2006-2010 đàn trâu giảm từ 27.879 con xuống 26.962 con (tốc độ giảm 1,1%/năm). Năm 2012 đàn trâu giảm xuống còn 21.435 con (chi tiết tại phụ lục biểu 1).

b) Cơ cấu giốngGiống trâu của tỉnh chủ yếu là trâu địa phương (trâu ré), trọng lượng trâu 2

năm tuổi bình quân đạt 230 - 250kg/con; 5 năm tuổi trung bình đạt 330-350 kg/con. Đàn trâu trưởng thành chiếm khoảng 80%, còn lại là đàn nghé (20%).

c) Qui mô, phương thức, thức ăn chăn nuôi trâu- Qui mô chủ yếu là nhỏ lẻ, phân tán trong các hộ gia đình.- Phương thức, thức ăn chăn nuôi 100% là tận dụng phụ phẩm nông

nghiệp và chăn thả đối với các xã trung du, miền núi.d) Vùng chăn nuôiKhông có vùng chăn nuôi trâu, đàn trâu chỉ tập trung chủ yếu ở một số xã

miền núi của huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo (chiếm 59,2% tổng đàn). Huyện có số lượng ít nhất là Yên Lạc chỉ còn 179 con trâu.

e) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ: Chưa có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi trâu.

* Đánh giá hiện trạng chăn nuôi trâu:- Đàn trâu có xu hướng giảm dần về số lượng, năm 2006 là 27.879 con

đến năm 2012 chỉ còn 21.435 con, giảm 23,1%. - Đàn trâu đang bị đồng huyết, chưa có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và nuôi

chăn thả quảng canh tận dụng ở các xã miền núi là chủ yếu.1.3. Chăn nuôi lợna) Số lượng và sản phẩm

5

Page 6: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

Tổng đàn lợn của tỉnh có 480.108 con. Trong đó, đàn lợn nái sinh sản: 77.151 con chiếm 16% tổng đàn lợn, lợn đực giống: 1.475 con, lợn thịt: 401.482 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng hơn 65.000 tấn, chiếm 68,3% tổng sản lượng thịt gia súc, gia cầm hơi xuất chuồng (65.000 tấn/95.120 tấn).

Đàn lợn đạt cao nhất năm 2006 là 555.038 con; năm 2011 so với năm 2010 giảm 50.683 con; năm 2012 so với năm 2011 giảm 17.943 con. Tuy nhiên, do trọng lượng bình quân xuất chuồng tăng, nên sản lượng thịt hơi xuất chuồng giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 1,6%/năm; năm 2011 tăng so với năm 2010 là 0,6 % (392 tấn); năm 2012 tăng so với năm 2011 là 1,36 % (874 tấn).

(chi tiết tại phụ lục biểu 1).b) Cơ cấu giốngĐàn lợn nái: chiếm 16% tổng đàn, trong đó nái ngoại chiếm gần 10%

tổng đàn nái, số còn lại chủ yếu là nái lai 1/2 đến 7/8 máu ngoại.Đàn lợn thịt: Trên 95% là lợn lai 3/4 đến 7/8 máu ngoại. Đã có lợn thịt 3

máu ngoại đến 5 máu ngoại. Đàn lợn đực giống: chiếm 0,36% tổng đàn lợn, trong đó đực giống ngoại

chiếm 95% tổng đàn lợn đực, các giống lợn đực ngoại dùng phối giống trực tiếp hiện nay chủ yếu là lợn Landrace, một số là Yorkshie. Các giống lợn đực ngoại cao sản như: Pi4, Master16, PiDu, Duroc được nuôi tại Trung tâm giống vật nuôi Vĩnh Phúc để sản xuất tinh cho lai tạo đàn lợn của tỉnh bằng TTNT, hàng năm sản xuất từ 60 000 đến 70 000 liều tinh.

c) Qui mô, phương thức, thức ăn chăn nuôi lợn- Qui mô: Kết quả điều tra của tháng 7/2011 của Cục Thống kê về nông

thôn, nông nghiệp và thủy sản cụ thể: Tổng số hộ nuôi lợn là 68.716 hộ; trong đó hộ nuôi 1-2 con chiếm 47,35%, 3-5 con chiếm 21,42%; 6-9 con chiếm 9,4%; 10- 49 con chiếm 20,75%; trên 50 con chiếm 1,08%.

+ Lợn nái: Có 49 trang trại nuôi từ 20 con trở lên, trang trại có qui mô lớn nhất là: 1.235 con (trang trại ông Đặng Văn Phương, xã Kim Long, Tam Dương)

+ Lợn thịt: Có 106 hộ nuôi từ 50-100 con/ lứa, từ trên 100 con đến dưới 200 con/ lứa có 43 hộ, từ trên 200 con đến 1000 con/ lứa có 25 hộ, trang trại; Đa số các trang trại tự sản xuất con giống.

- Phương thức, thức ăn chăn nuôi: Đã có một số mô hình trang trại chăn nuôi lợn sử dụng chuồng kín, có hệ thống làm mát, số lượng lợn lớn từ 500-1.000 con, sử dụng 100% thức ăn công nghiệp.

Chăn nuôi nhỏ lẻ (1-2 con/hộ) đang giảm dần, nhất là các xã vùng đồng bằng. Trên 90% sử dụng thức ăn công nghiệp và thức ăn công nghiệp phối trộn phụ phẩm nông nghiệp theo từng giai đoạn.

d) Vùng chăn nuôi: Đàn lợn được nuôi ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, chưa hình thành vùng. Đã có một số xã nuôi lợn trọng điểm như Quang Sơn (Lập Thạch), Nguyện Đức (Yên Lạc).

e) Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật- Lai tạo giống: gần 30% tổng đàn nái được phối giống bằng TTNT và sử

dụng tinh dịch lợn đực giống cao sản Pi4, Master 16.- Chuồng trại: Một số trang trại nuôi lợn nái ngoại qui mô từ 100 nái trở

lên và từ 200 lợn thịt trở lên áp dụng kỹ thuật nuôi chuồng kín có hệ thống làm 6

Page 7: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

mát tự động để chống nóng, qui trình công nghiệp khép kín (nuôi lợn bố mẹ - lợn con - lợn thịt).

- Bảo vệ môi trường: nhiều hộ chăn nuôi lợn đã xây dựng hầm Biogas để xử lý môi trường.

* Đánh giá hiện trạng chăn nuôi lợn- Tích cực:+ Lợn lai, lợn ngoại chiếm tỷ lệ cao, do đó năng suất, sản lượng thịt hơi

xuất chuồng tăng; một số giống mới cao sản được đưa vào lai tạo cải tạo đàn lợn bằng tiến bộ kỹ thuật TTNT.

+ Qui mô, phương thức chăn nuôi theo hướng trang trại- công nghiệp tăng dần, giảm chăn nuôi nhỏ lẻ.

+ Các chủ trang trại đã tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn và kỹ thuật chăn nuôi.

- Hạn chế:+ Giống lợn (lợn nái, đực giống) nhất là trong chăn nuôi nông hộ chất

lượng còn thấp do chưa được chọn lọc, loại thải. Tỷ lệ lợn nái được phối giống bằng TTNT còn thấp.

+ Chăn nuôi lợn trang trại đã hình thành, nhưng đầu tư còn thấp (xây dựng chuồng trại, thiết bị,…); sản phẩm chăn nuôi sản xuất ra từ các trang trại còn chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng sản phẩm chăn nuôi.

+ Qui trình chăn nuôi chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), an toàn dịch bệnh (ATDB).

+ Vấn đề xử lý môi trường, chất thải chăn nuôi gặp nhiều khó khăn và chưa có giải pháp mang tính toàn diện và chiến lược.

1.4. Chăn nuôi gia cầma) Số lượng và sản phẩm- Tổng đàn gia cầm của tỉnh 8.566.600 con, trong đó gà: 7.375.800 con

chiếm 86,2% tổng đàn; thủy cầm (vịt, ngan, ngỗng): 1.190.800 con chiếm 13,8% tổng đàn (vịt có 988.900 con). Giai đoạn 2006-2010 đàn gia cầm liên tục tăng, bình quân 5,85%/năm; trong đó đàn gà đẻ tăng mạnh, năm 2010 đạt 1.690.000 con tăng 16,2% so với năm 2009; đến năm 2012 đàn gà đẻ đạt 2.497.780 con chiếm 33,8% tổng đàn gà.

- Sản lượng thịt gia cầm giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 11,5%/năm, năm 2012 đạt 22.183 tấn tăng so với năm 2011 là 6,5% (tăng 1.357 tấn).

- Sản lượng trứng gia cầm (2006-2010) tăng bình quân 20,3%/năm; năm 2012 đạt 333,7 triệu quả, tăng so với 2011 8,5% (tăng 26,3 triệu quả).

(chi tiết tại phụ lục biểu 1)b) Cơ cấu giống- Các giống gà công nghiệp hướng thịt nuôi trên địa bàn tỉnh gồm: Isa,

AA, 707, Cob 500, Ross 308…là những giống được nhập từ các công ty trong nước, công ty liên doanh với nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

- Các giống gà công nghiệp hướng trứng chủ yếu là giống: Isa Brow, và Ai cập.- Các hộ chăn nuôi gà thả vườn dùng chủ yếu các giống lai mẹ Lương Phượng

hoặc Tam Hoàng lai với bố Mía.c) Qui mô, phương thức, thức ăn chăn nuôi gia cầm

7

Page 8: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

- Qui mô: Theo kết quả tổng điều tra về nông thôn, nông nghiệp & thủy sản tháng 7/2011 của Cục Thống kê cho thấy: Toàn tỉnh có 128.509 hộ có chăn nuôi gà. Trong đó hộ nuôi 1-19 con chiếm 29,47%; từ 20-49 con chiếm 40,57%; từ 50-99 con chiếm 17,26%; từ 100-999 con chiếm 11,42%; trên 1.000 con chiếm 1,27%.

+ Gà đẻ qui mô từ 1.000 con trở lên có 1.177 hộ , trang trại; quy mô từ 3.000 con trở lên có 93 trang trại (trong đó có 59 cơ sở nuôi gà sản xuất con giống).

+ Gà thịt qui mô từ 1.000-3.000 con/ lứa có 64 hộ, trang trại; qui mô từ 5.000 con/ lứa trở lên có 59 trang trại.

Chăn nuôi gà thả vườn đã phát triển ở nhiều hộ tại các xã trung du, miền núi, qui mô từ 500 con/ lứa trở lên. Chiếm tỷ lệ khá lớn là chăn nuôi qui mô hộ gia đình từ vài chục con đến vài trăm con.

+ Nuôi vịt đẻ: quy mô từ 1000-3000 con có 48 hộ, trang trại. Quy mô trên 3000 con có 7 trang trại.

- Phương thức và thức ăn chăn nuôi: Đã có nhiều trang trại nuôi gà xây dựng chuồng kín có hệ thống làm mát, điều tiết nhiệt, sử dụng 100% thức ăn công nghiệp. Chăn nuôi vừa nhốt vừa kết hợp thả vườn và sử dụng thức ăn công nghiệp có kết hợp với sản phẩm nông nghiệp (ngô, thóc) theo từng giai đoạn. Chăn nuôi trong nông hộ, nhỏ lẻ sử dụng, tận dụng thức ăn là ngô, thóc.

d) Vùng chăn nuôi: Đã hình thành vùng chăn nuôi tập trung gà đẻ, gà thịt tại huyện Tam Dương, Tam Đảo (số lượng gà ở 2 huyện này chiếm 50,3% tổng đàn gà của tỉnh). Một số xã chăn nuôi gà trọng điểm như xã Kim Long (Tam Dương), xã Tam Quan (Tam Đảo) số lượng gà có thời điểm đạt trên 1 triệu con/xã. Khảo sát, thống kê của Sở NN&PTNT tháng 01/2013: Chăn nuôi gà đẻ qui mô 1.000 con trở lên ở Tam Dương có 661 hộ, trang trại; Tam Đảo có 132 hộ, trang trại; 2 huyện chiếm 73% tổng số hộ, trang trại nuôi gà đẻ có qui mô 1.000 con trở lên trong toàn tỉnh (chi tiết tại phụ lục biểu 3)

e) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ- Giống: Một số giống gà đẻ, gà thịt cao sản đã được nuôi trong các trang trại;- Chuồng trại, thiết bị: Hệ thống chuồng nuôi khép kín, có hệ thống làm

mát; máng ăn, máng uống hiện đại đã được nhiều trang trại chăn nuôi gà đẻ, gà thịt ứng dụng.

- Qui trình chăn nuôi, phòng bệnh được thực hiện tốt ở các trang trại chăn nuôi có qui mô lớn. (từ 1.000 con trở lên).

* Đánh giá hiện trạng chăn nuôi gia cầm: - Tích cực:+ Tốc độ phát triển chăn nuôi gia cầm cao, liên tục nhiều năm cả về số

lượng con, sản lượng thịt, trứng;+ Nhiều giống mới cao sản về trứng, thịt được nhập nội, đưa vào sản xuất;+ Cơ cấu đàn gia cầm đẻ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng đàn gia

cầm (gà đạt 33,8%).+ Trang trại chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh cả nuôi thịt và đẻ trứng; đã

hình thành vùng chăn nuôi gà tập trung với số lượng lớn ở Tam Dương, Tam Đảo.+ Chuồng trại, thiết bị hiện đại và nuôi công nghiệp đã được nhiều trang trại áp

dụng; chăn nuôi gà thịt qui mô 1.000 con/hộ trở lên có xu hướng phát triển mạnh.- Hạn chế:

8

Page 9: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

+ Chăn nuôi, sản xuất con giống gia cầm không có hệ thống (toàn tỉnh có 84 cơ sở chăn nuôi gia cầm bố mẹ, ấp nở (gà: 59 cơ sở, vịt: 25 cơ sở) nhưng chưa quản lý được chất lượng giống và phát triển tự phát;

+ Phát triển chăn nuôi gia cầm chưa có qui hoạch;+ Nhiều hộ chăn nuôi chưa đầu tư được chuồng trại, thiết bị còn chắp vá

và tận dụng;+ Phòng, chống dịch bệnh không chủ động, qui trình chăn nuôi thiếu an

toàn sinh học còn phổ biến;+ Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gia cầm ngày càng tăng, chưa có biện

pháp xử lý hiệu quả.2. Cơ sở hạ tầng trong chăn nuôi 2.1. Các cơ sở sản xuất giống- Giống gia cầm: có 2 cơ sở thuộc Nhà nước và Công ty nước ngoài đó là:

Công ty Japfacomfeed và Công ty cổ phần gà Tam Đảo được đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng như chuồng trại, thiết bị,…hiện đại.

- Giống lợn: có 2 cơ sở thuộc Nhà nước quản lý là Trung tâm giống vật nuôi và Công ty chăn nuôi lợn giống ngoại Tam Đảo được đầu tư cơ sở, hạ tầng đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

- Cơ sở hạ tầng của hộ chăn nuôi, sản xuất giống gia cầm 84 hộ, trang trại; sản xuất giống lợn qui mô lợn nái từ 20 con trở lên có 49 trang trại, chủ yếu là tận dụng, cơi nới, chưa đầu tư hạ tầng đạt tiêu chuẩn cơ sở sản xuất giống.

2.2. Cơ sở hạ tầng chăn nuôiCác trang trại, gia trại và chăn nuôi nông hộ chủ yếu do các hộ tự đầu tư,

xây dựng chắp vá, cơi nới tùy khả năng đầu tư theo từng năm. Không có thiết kế, kiểu chuồng, thiết bị đồng bộ cho từng đối tượng vật nuôi.

* Đánh giá hiện trạng về cơ sở hạ tầng chăn nuôi:- Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chắp vá (trừ cơ sở do Nhà nước và Công ty

quản lý). Hạ tầng mới chỉ được đầu tư chuồng trại, thiết bị ở trang trại qui mô lớn nhưng số lượng rất ít.

- Rất ít cơ sở, trang trại chăn nuôi có hạ tầng đồng bộ từ sản xuất đến xử lý môi trường.

3. Công tác thú y phục vụ chăn nuôi3.1. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của tỉnhDịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của tỉnh cũng như của cả nước trong

những năm qua diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Ngoài những bệnh thường gặp tuy không thành dịch lớn (tiêu chảy, bệnh đường hô hấp, ký sinh trùng…) xuất hiện nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (lở mồm long móng (LMLM) gia súc; Cúm gia cầm, Tai xanh ở lợn) gây thiệt hại nghiêm trọng cho chăn nuôi, luôn là mối lo ngại thường trực của người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, bởi tính chất lây lan nhanh, xuất hiện không theo quy luật, xảy ra ở tất cả các quy mô, phương thức chăn nuôi và khi xảy ra dịch bệnh thì công tác phòng chống dịch gặp rất nhiều khó khăn.

Trong giai đoạn 2006 – 2010: Dịch Cúm gia cầm xảy ra vào năm 2007 trên địa bàn 2 xã/2 huyện, tổng số gia cầm ốm, chết, tiêu hủy gần 10.000 con.

9

Page 10: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

Năm 2011 dịch Cúm gia cầm xảy ra tại 3 xã của 3 huyện, tổng số gia cầm ốm, chết, tiêu hủy trên 25.000 con.

Dịch bệnh thường xuất hiện ở các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ, không đảm bảo an toàn sinh học, không tiêm phòng vắc xin.

3.2. Công tác phòng chống dịcha) Về tiêm phòng, phun khử trùng tiêu độc: Hàng năm, tỉnh tổ chức tiêm phòng và phun thuốc khử trùng tiêu độc môi

trường chăn nuôi 2 đợt chính (vào tháng 4 và tháng 10), chủ yếu phòng các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng, LMLM gia súc, Cúm gia cầm và Tai xanh ở lợn. Đối với các loại bệnh khác, các hộ chăn nuôi mua thuốc và vác xin tại các cửa hàng thuốc thú y và chủ động tiêm phòng. Tỷ lệ gia súc, gia cầm được tiêm phòng các đợt thường dao động từ 70 đến 100% kế hoạch (KH), không đồng đều ở các địa phương. Các trang trại chăn nuôi lớn thường chủ động tiêm phòng và khử trùng tiêu độc định kỳ theo kế hoạch, do đó ít dịch bệnh xảy ra (chi tiết tại phụ lục biểu 2).

b) Về giám sát dịch bệnh: Hệ thống giám sát tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm được thú y xã quản

lý, theo dõi, báo cáo đột xuất bằng điện thoại hoặc qua giao ban định kỳ hàng tháng tại trạm thú y cấp huyện, từ đó tổng hợp chung toàn tỉnh, tại các cơ sở chăn nuôi lớn chưa có hệ thống giám sát. Việc lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút, vi khuẩn gây bệnh chưa thực hiện thường xuyên, chỉ thực hiện khi có kinh phí từ các chương trình, dự án.

c) Về xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh: Việc xây dựng vùng, cơ sở ATDB là vấn đề cơ bản của công tác thú y, an

toàn dịch bệnh bền vững. Mặc dù đã có quy định của Bộ Nông nghiệp&PTNT về xây dựng vùng, cơ sở ATDB, tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ có 01 cơ sở ATDB của công ty Japfacomfeed.

d) Về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y:- Kiểm dịch vận chuyển: Kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật vận

chuyển từ tỉnh đi Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tập trung vào 03 loại chính, có ưu thế so với các địa phương khác là lợn, gà và trứng gia cầm. Từ năm 2006 – 2012 kết quả kiểm dịch vận chuyển động vật các năm có xu hướng tăng lên, cụ thể: lợn các loại tăng gần 4 lần (năm 2006: 70 ngàn con đến 2012: 260 ngàn con), gia cầm thịt tăng gấp 3 lần (2006: 862 ngàn con, 2012: 2,67 triệu con), gia cầm giống tăng gấp 2 lần (chủ yếu của công ty Japfa) (2006: 4,53 triệu con, 2012: 8,55 triệu con). Các loại trứng gia cầm tăng gần 15 lần (2006: 4,36 triệu quả, 2012: 68,75 triệu quả) (chi tiết tại phụ lục biểu 2).

- Kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm hiện nay chưa thực hiện được, toàn tỉnh chỉ có 01 cơ sở giết mổ gia cầm tập trung của công ty Japfacomfeed xây dựng năm 2006, tuy nhiên hoạt động cầm chừng, chưa có hiệu quả. Hiện còn lại hơn 1.100 điểm giết mổ nhỏ lẻ tại các hộ gia đình, trong các khu dân cư của 9 huyện, thành, thị vẫn chưa kiểm soát được, là một trong những yếu tố làm lây lan dịch bệnh.

3.3. Đánh giá kết quả phòng, chống dịch bệnh

10

Page 11: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

a) Tích cực: - Tổ chức tiêm phòng định kỳ đều 2 đợt/năm và có năm tiêm bổ sung tỷ lệ

đạt tương đối cao (70-80% KH). Vì vậy từ năm 2006-2012 một số dịch bệnh nguy hiểm như Cúm gia cầm, LMLM gia súc, dịch tả lợn, tụ huyết trùng trâu, bò…không xảy ra dịch trên diện rộng. Một số ổ dịch nhỏ xảy ra ở phạm vi hẹp, được dập tắt nhanh, hạn chế tối đa thiệt hại cho sản xuất chăn nuôi.

- Công tác kiểm dịch vận chuyển động vật được củng cố và kết quả có xu hướng tăng lên, tạo điều kiện giải quyết đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi của tỉnh lưu thông thuận lợi và thúc đẩy cho chăn nuôi phát triển.

b) Hạn chế: - Quản lý, giám sát dịch bệnh chưa kịp thời và bao quát được tất cả địa

bàn; nhất là đối với các trang trại, cơ sở chăn nuôi lớn, các xã trung du, miền núi có địa bàn rộng.

- Chưa xây dựng được cơ sở an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm;- Kiểm dịch vận chuyển mới chỉ thực hiện đạt 30-40% đầu ra của sản phẩm

chăn nuôi, đầu vào là con giống hầu như chưa thực hiện được.- Không có cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đảm bảo vệ sinh thú y,

chủ yếu là giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, phân tán tại các hộ gia đình.4. Môi trường trong chăn nuôiHàng năm có trên 1,5 triệu tấn chất thải từ đàn gia súc, gia cầm thải ra,

nhưng chỉ khoảng 10-15% được xử lý bằng hầm Biogas ở những cơ sở chăn nuôi lợn trang trại, hộ gia đình có qui mô đàn từ vài chục con trở lên, số còn lại đều xả trực tiếp ra môi trường, đang gây ô nhiễm nhiều vùng, ô nhiễm nguồn nước. Nghiêm trọng hơn là nguồn làm phát sinh dịch bệnh.

Theo kết quả điều tra, tổng hợp năm 2009 – 2010 của Sở Tài nguyên & Môi trường, trên địa bàn toàn tỉnh có 110.131 hộ chăn nuôi gia súc; số hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh là 43.000 hộ chiếm 39%, trong đó có khoảng 15.000 hộ có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas, số hộ không có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi chiếm trên 80%.

* Đánh giá hiện trạng về môi trường: Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng.

Nguyên nhân chính là do tính tự phát của sản xuất không gắn với sự phát triển chung của nhiều ngành; với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Nhận thức chung về bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, chưa có sự đầu tư rõ và hiệu quả cho việc xử lý và ngăn chặn các tác động ô nhiễm do sản xuất chăn nuôi gây ra.  

5. Chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôiSản phẩm chăn nuôi hiện nay chủ yếu tiêu thụ nội tỉnh và một phần xuất

bán đi các tỉnh khác (lợn, gia cầm, bò, trứng) thông qua các hộ tư thương chuyên kinh doanh buôn bán (228 hộ kinh doanh lớn, có phương tiện vận chuyển bằng ô tô). Điều đó dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của nông dân gặp nhiều khó khăn do quá phụ thuộc vào tư thương.

11

Page 12: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

Toàn tỉnh có 1100 hộ hành nghề giết mổ gia súc, gia cầm, phần lớn giết mổ tại nhà và tiêu thụ thịt tại 57 chợ và các tụ điểm trong toàn tỉnh. Chưa có cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi quy mô lớn, mới chỉ có một số cơ sở làm giò, chả, nem chua...

6. Hệ thống quản lý nhà nước về chăn nuôi, thú y6.1. Hệ thống tổ chức quản lýTổng số cán bộ chuyên ngành (chăn nuôi – thú y) trên địa bàn tỉnh có 235

người, gồm:a) Cấp tỉnh:- Phòng Chăn nuôi thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT có 5 người (trong đó

có 2 hợp đồng).- Chi cục Thú y có 72 cán bộ chuyên ngành (có 43 người là hợp đồng). b) Cấp huyện: Có 9 phòng Nông nghiệp&PTNT (Kinh tế) các huyện,

thành, thị với 21 người (riêng huyện Tam Đảo không có cán bộ chuyên môn chăn nuôi, thú y).

c) Cấp cơ sở: Mỗi xã, phường, thị trấn có 01 người làm công tác thú y, tổng số 137 người (xã ký hợp đồng lao động, phụ cấp hệ số 1,0 và không đóng BHXH).

* Đánh giá chung: Hệ thống tổ chức quản lý chăn nuôi, thú y ở cấp tỉnh và cấp huyện có đủ về đầu mối, cấp xã chỉ có cán bộ thú y.

Tuy nhiên, hệ thống quản lý nhà nước về chăn nuôi, thú y từ cấp tỉnh đến cơ sở chưa đồng bộ (ngay từ cấp huyện đã thiếu cán bộ chăn nuôi). Biên chế công chức, viên chức cho Chi cục Thú y (CCTY) là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành còn quá ít. Phần lớn là hợp đồng, do đó không đủ cán bộ để bố trí thực hiện những nội dung, vị trí công việc yêu cầu là công chức như: Thanh tra chuyên ngành, kiểm dịch…Năng lực cán bộ không đều, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu,.. ở cấp xã mới chỉ có 01 cán bộ thú y, không có cán bộ làm công tác chăn nuôi. Do đó công tác tham nưu, chỉ đạo phát triển sản xuất chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh tại cơ sở hiệu quả thấp và thường xuyên bị động.

6.2. Quản lý nhà nước về chăn nuôia) Quản lý về giốngTừ 2006 đến 2012, Sở NN&PTNT đã tổ chức bình tuyển lợn đực giống,

bò đực giống 02 năm/lần, từ đó đã chỉ đạo việc thay thế, loại thải những con kém chất lượng; đề xuất với Tỉnh hỗ trợ để các đơn vị chăn nuôi, sản xuất giống, các hộ nuôi bò đực giống, lợn đực giống thay thế và đưa vào sản xuất những giống có năng suất, chất lượng cao. Tuy nhiên quản lý nhà nước về giống vật nuôi chưa toàn diện:

- Quản lý theo từng đối tượng: bò, lợn, gia cầm thiếu hệ thống và không quản lý được theo mô hình hình tháp trong quản lý giống gia súc, gia cầm.

- Sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi chưa theo phân cấp chất lượng (ông bà → bố mẹ → thương phẩm), lai tạo giống chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu.

- Các cơ sở sản xuất giống không đăng ký, công bố chất lượng giống .- Thanh tra, kiểm tra về chất lượng giống vật nuôi chưa thực hiện được.b) Quản lý về thức ănTổng số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn có 3 cơ sở (Công ty

Japfa Comfeed, Công ty sản xuất thức ăn Voi vàng và Công ty thức ăn Newhope)12

Page 13: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

Đã công bố hợp quy về thức ăn chăn nuôi được 02 cơ sở (Công ty Japfa Comfeed, Công ty New hope).

Hàng năm đã tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất thức ăn; các đơn vị kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn theo kế hoạch.

Hạn chế:- Quản lý hệ thống đại lý thức ăn chăn nuôi chưa chặt chẽ, phối hợp giữa

các cấp và ngành trong quản lý vật tư nông nghiệp nói chung và thức ăn chăn nuôi nói riêng chưa đồng bộ.

- Chưa chủ động thanh tra, kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi.c) Quản lý nhà nước khác trong chăn nuôi- Quản lý về môi trường chăn nuôi: Kiểm tra, giám sát về môi trường

chăn nuôi chưa được thực hiện và chưa có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về môi trường (SởTN&MT) với cơ quan quản lý chuyên ngành (Sở NN&PTNT).

- Quản lý chất lượng và VSATTP đối với sản phẩm chăn nuôi chưa thực hiện được, mới chỉ tổ chức kiểm tra được chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.

- Quản lý thuốc thú y chưa được thực hiện triệt để theo quy định của pháp luật về thú y.

7. Kinh phí đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách tỉnh đối với chăn nuôiVĩnh Phúc là tỉnh đầu tiên của cả nước ban hành Nghị quyết của Tỉnh ủy:

Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27 tháng 12 năm 2006 về nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 -2010; định hướng đến năm 2020. Trên cơ sở đó HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 06/2007/NQ-HĐND ngày 11/5/2007 về cơ chế khuyến khích phát triển giống vật nuôi, cây trồng giai đoạn 2007-2010; Nghị quyết số 07/2007/NQ-HĐND ngày 11/5/2007 về hỗ trợ đầu tư phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung giai đoạn 2007-2010. UBND tỉnh đã phê duyệt một số dự án về hỗ trợ cải tạo giống bò, lợn và cải tạo nâng cấp trung tâm giống vật nuôi của tỉnh và hỗ trợ đầu tư 37 khu chăn nuôi tập trung:

7.1. Tổng kinh phí đầu tư, hỗ trợ cho phát triển chăn nuôi trong 7 năm (2006-2012) cho các đơn vị ngành nông nghiệp (không tính đầu tư từ ngân sách cho các huyện, thành, thị về phát triển chăn nuôi)

Tổng mức đầu tư: 24,81 tỷ đồng; được cấp: 16,65 tỷ đồng (67%). Trong đó: - Tổng mức đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật: 9,12 tỷ đồng; được cấp: 5,83 tỷ

đồng (64%)- Tổng mức đầu tư hỗ trợ cải tạo giống:15,68 tỷ đồng; được cấp: 10,82 tỷ

đồng (69%)7.2. Tổng kinh phí đầu tư cho công tác thú y, phòng chống dịch bệnh

gia súc, gia cầmTổng mức đầu tư: 56,62 tỷ đồng; được cấp: 35,67 tỷ đồng (65%).Trong đó: - Tổng mức đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật: 5,7 tỷ đồng; được cấp: 5,7 tỷ

đồng (100%).- Tổng mức đầu tư hỗ trợ phòng, chống dịch: 50,92 tỷ đồng; được cấp: 30

tỷ đồng (59%).7.3. Đầu tư, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng khu chăn nuôi tập trung

(2008-2009)

13

Page 14: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

Năm 2008, UBND tỉnh quyết định đầu tư, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng đến ngoài hàng rào khu chăn nuôi tập trung gồm 11 khu (các hạng mục hỗ trợ: đường vào khu, điện, nước, ao xử lý nước thải, nhà điều hành). Tổng mức đầu tư: 18 tỷ đồng. Năm 2009, UBND tỉnh quyết định đầu tư, hỗ trợ xây dựng tiếp 26 khu. Tổng mức đầu tư, hỗ trợ; 23 tỷ đồng.

Tổng 2 năm là 41 tỷ đồng, với định mức khu ở vùng trung du, miền núi: 1,8 tỷ đồng/khu; vùng đồng bằng: 1,5 tỷ đồng/khu. Năm 2012 có 01 khu chuyển đổi sang mục đích khác, hiện tại còn 36 khu.

(chi tiết tại phụ lục biểu 4)7.4. Một số nhận xét, đánh giáa) Tích cực:- Một số dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ cho phát triển chăn

nuôi, thủy sản; củng cố cơ sở hạ tầng cho duy trì, sản xuất giống lợn của tỉnh đã mang lại hiệu quả sản xuất.

- Kinh phí đầu tư, hỗ trợ đã tạo cho chăn nuôi đã đưa được một số giống lợn, bò có năng suất cao vào sản xuất. Góp phần tích cực nâng cao năng suất, chất lượng của đàn bò, lợn.

- Công tác phòng, chống dịch bệnh bước đầu đã ngăn chặn, khống chế các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho gia súc, gia cầm, giảm đáng kể thiệt hại do dịch bệnh gây ra, tạo cho chăn nuôi phát triển.

b) Hạn chế:- Kinh phí đầu tư, hỗ trợ cho phát triển chăn nuôi còn quá thấp trong cơ

cấu đầu tư cho phát triển nông nghiệp (tổng mức đầu tư, hỗ trợ trong 7 năm 2006 đến 2012 : 24,81 tỷ đồng; được cấp: 16,65 tỷ đồng đạt 67% so với tổng mức đầu tư ).

- Đầu tư, hỗ trợ còn dàn trải, chưa thực sự phát huy hiệu quả.- Các dự án đã được phê duyệt cấp vốn còn chậm; tỷ lệ cấp vốn còn thấp

(có dự án được cấp vốn chỉ đạt 50%) so với tổng mức đầu tư được duyệt.- Đầu tư, hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất còn ít, do vậy chưa khai thác hết

tiềm năng phát triển chăn nuôi. Các doanh nghiệp, hộ kinh tế trang trại chăn nuôi hầu như chưa có cơ chế, chính sách nào để hỗ trợ phát triển.

- Lợn, gia cầm và bò được xác định là ba vật nuôi chủ lực trong phát triển chăn nuôi nhưng chưa có chính sách đầu tư, hỗ trợ cả hạ tầng, giống và các điều kiện khuyến khích phát triển khác.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHĂN NUÔI CỦA TỈNH TỪ NĂM 2006 - 20121. Ưu điểm- Chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh cả về số lượng và chất

lượng, tốc độ tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt trên 13%/năm, năm 2011 tăng 2,35%; năm 2012 tăng 5,5%. Trong đó chăn nuôi gia cầm tăng trưởng cao liên tục trên 15% năm.

- Chăn nuôi lợn, gia cầm (gà) đã phát triển theo hướng trang trại-công nghiệp, qui mô lớn, tạo ra khối lượng lớn sản phẩm hàng hóa. Đến hết năm 2012, đã có 349 trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm đạt tiêu chí (theo qui định của thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT, qui định tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận trang trại). Tổng thu từ sản xuất của trang trại chăn nuôi đạt cao nhất trong các loại trang trại nông-lâm-thủy sản (bình quân 2,2 tỷ đồng/năm/trang trại).

14

Page 15: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

- Đã bước đầu hình thành chăn nuôi chuyên con, tập trung theo vùng như chăn nuôi gà đẻ, gà thịt tại Tam Dương, Tam Đảo; chăn nuôi bò sữa ở một số xã vùng bãi của huyện Vĩnh Tường; chăn nuôi lợn trang trại ở xã Quang Sơn (Lập Thạch), xã Nguyệt Đức (Yên Lạc).

- Tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng trong nhiều mô hình chăn nuôi lợn, gà, bò sữa như sử dụng giống mới, thức ăn công nghiệp, chuồng trại kín hạn chế ảnh hưởng của thời tiết phù hợp với từng con vật nuôi và có xu hướng nhân rộng.

2. Hạn chế và nguyên nhân2.1. Hạn chế Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chăn nuôi đang bộc lộ những tồn tại hạn chế:- Phát triển chăn nuôi thiếu qui hoạch chi tiết trên phạm vi toàn tỉnh, qui hoạch

của từng địa phương không gắn kết được để phát triển thành vùng tập trung.- Cơ sở hạ tầng cho sản xuất giống vật nuôi và phát triển chăn nuôi theo vùng

tập trung chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng; các cơ sở sản xuất giống vật nuôi, của cả Nhà nước quản lý và của hộ tư nhân đều đang xuống cấp và lạc hậu.

- Giá thành sản xuất cao, do đó cạnh tranh sản phẩm trên thị trường ngày càng khó khăn, đã làm giảm thị trường tiêu thụ của sản phẩm.

- Tốc độ tăng trưởng của chăn nuôi đang có biểu hiện chững lại và giảm; nguy cơ dịch bệnh, rủi ro ngày càng lớn; không an toàn dịch bệnh.

- Chưa xây dựng được chuỗi sản xuất theo nhóm sản phẩm như thịt lợn, thịt gà, trứng gia cầm từ sản xuất, liên kết sản xuất của các hộ, trang trại đến tiêu thụ sản phẩm, vì thế sản phẩm chăn nuôi chưa được đảm bảo ATTP còn chiếm tỷ lệ cao, chưa xây dựng được thương hiệu.

- Môi trường chăn nuôi tự ô nhiễm và gây ô nhiễm môi trường ngày càng tăng.- Chế biến để tạo đa dạng sản phẩm; hệ thống tiêu thụ sản phẩm chưa hình

thành, chủ yếu do thương lái quyết định giá cả sản phẩm chăn nuôi.2.2. Nguyên nhân hạn chếa) Nguyên nhân khách quan- Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, chưa có diện tích dành

cho chăn nuôi được qui hoạch cụ thể.- Dịch bệnh trong chăn nuôi luôn tiềm ẩn, nguy cơ cao, đã tác động trực

tiếp, hạn chế đến việc đầu tư vào phát triển sản xuất của doanh nghiệp, các trang trại, hộ nông dân và khó khăn cho tiêu thụ sản phẩm (khi có dịch thì bị khoanh vùng cấm tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi).

- Tác động trực tiếp nhất là giá vật tư đầu vào cho chăn nuôi, trong đó thức ăn chiếm trên 70% giá thành sản xuất, giá liên tục tăng, làm giá thành sản phẩm chăn nuôi tăng, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm và giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Tình hình buôn lậu gia súc, gia cầm và các sản phẩm của gia súc, gia cầm chưa được ngăn chặn kịp thời và kiểm soát, xử lý triệt để dẫn đến khó khăn cho phát triển chăn nuôi.

b) Nguyên nhân chủ quan- Hệ thống quản lý, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp nói chung, chăn nuôi

nói riêng chưa thống nhất và đồng bộ. Công tác quản lý nhà nước và hướng dẫn, chỉ đạo sản xuất của cấp cơ sở chưa được quan tâm thỏa đáng.

- Một số cơ chế, chính sách của Trung ương ban hành (đất, vốn vay,..) còn bất cập, khó áp dụng và vận dụng ở địa phương nên chưa phát huy được hiệu quả.

15

Page 16: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

- Cơ sở sản xuất giống vật nuôi, trang trại chăn nuôi do các hộ nông dân tự xây dựng và thực hiện chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư.

- Chưa có cơ chế, chính sách riêng cho phát triển chăn nuôi, đầu tư hỗ trợ từ ngân sách tỉnh cho phát triển chăn nuôi quá thấp.

3. Bài học kinh nghiệm3.1. Chăn nuôi là một ngành kinh tế kỹ thuật, đã đóng góp quan trọng cho

phát triển kinh tế và an sinh xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ nông dân; chăn nuôi là biện pháp xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Tổng sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng gia cầm) đã bảo đảm cho nhu cầu thực phẩm của nhân dân trong tỉnh. Trên thực tế, tiềm năng cho phát triển chăn nuôi nếu được quan tâm chỉ đạo, có các cơ chế, chính sách hỗ trợ, bằng các chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ cụ thể thì chăn nuôi có thể phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới.

3.2. Nguyên nhân chính cản trở chăn nuôi là dịch bệnh, môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy để phát triển chăn nuôi phải gắn kết với phòng chống dịch bệnh chủ động và kiểm soát được môi trường, quản lý sản xuất chăn nuôi theo chuỗi khép kín đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.3. Tổ chức sắp xếp lại chăn nuôi theo qui hoạch, đồng bộ; chú trọng đến năng suất, chất lượng và hạ giá thành, nâng cao hiệu quả.

3.4. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi phải đồng bộ về giống, thức ăn, qui trình kỹ thuật chăn nuôi.

3.5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả về quản lý nhà nước trong chăn nuô i và VSATTP là vấn đề quan trọng trong thời gian tới.

III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2013-2020

1. Quan điểm- Phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa chính trong sản

xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng công nghiệp, tập trung, chuyên môn hóa trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, có năng xuất chất lượng cao, gắn bảo quản, chế biến với thị trường, bảo vệ môi trường; đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh và hướng tới xuất khẩu.

- Tổ chức, cơ cấu lại sản xuất ngành chăn nuôi gắn với thị trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường. Quản lý chăn nuôi theo chuỗi sản phẩm, ngành hàng, truy xuất được nguồn gốc, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi những con có lợi thế và tăng giá trị gia tăng như lợn, gia cầm, bò sữa, bò thịt trên cơ sở qui hoạch chăn nuôi phát triển theo vùng, xã trọng điểm gắn với qui hoạch xây dựng nông thôn mới; tạo sự chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể, phù hợp từng giai đoạn đề khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng tăng dần quy mô, từng bước chuyển dần sang phương thức nuôi trang trại quy mô lớn, công nghiệp, bán công nghiệp.

2. Mục tiêu2.1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2020- Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi có quy mô vừa và lớn theo

hướng trang trại – công nghiệp, bán công nghiệp; chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm. 16

Page 17: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

- Từng bước áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng sản phẩm.

- Hỗ trợ nâng cao hiệu quả, khả năng kiểm soát dịch bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo duy trì tăng trưởng bền vững của chăn nuôi hàng năm.

- Phát triển chăn nuôi theo hướng tăng số lượng đầu con hợp lý, ưu tiên phát triển những con có tiềm năng tạo ra sản phẩm hàng hóa chủ lực của chăn nuôi trên địa bàn tỉnh là lợn, gà, bò sữa, bò thịt.

2.2. Mục tiêu cụ thểa. Giai đoạn 2013-2015- Đưa tỷ trọng của ngành chăn nuôi từ 52% (năm 2012) lên 54,7% (năm 2015).- Tăng trưởng giá trị sản xuất theo giá so sánh bình quân 5,75%/ năm.- Đàn bò: phấn đấu số lượng bò thịt đạt 102 nghìn con vào năm 2015. - Đàn lợn tăng từ 480.108 con năm 2012 lên 533.000 con năm 2015. Trong đó

đàn lợn nái đạt 85.000 con.- Đàn gia cầm tăng từ 8,5 triệu con năm 2012 lên 10,8 triệu con năm 2015.

Trong đó gà có khoảng 9,5 triệu con, có 10% gà đẻ trứng sản xuất con giống, 35% gà đẻ trứng thương phẩm còn lại là gà nuôi thịt.

- Xây dựng 03 mô hình chuỗi liên kết sản xuất và cung cấp thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch (để nhân rộng từ năm 2016)

+ 01 chuỗi sản xuất và cung cấp thịt lợn an toàn sản lượng 30 tấn/chuỗi/ năm. + 01 chuỗi sản xuất và cung cấp thịt gà an toàn sản lượng 5 tấn/chuỗi/ năm. + 01chuỗi sản xuất và cung cấp trứng gà an toàn sản lượng 150 ngàn

trứng/chuỗi/ năm. - Xây dựng 2-3 thương hiệu sản phẩm chăn nuôi an toàn, sạch (thịt lợn,

thịt gà, trứng gia cầm).- Đảm bảo an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi.b. Giai đoạn 2016-2020- Đưa tỷ trọng của ngành chăn nuôi từ 54,7% (năm 2015) lên 60% (năm 2020).- Tăng trưởng giá trị sản xuất theo giá so sánh bình quân 3,7 %/ năm.- Phấn đấu đến năm 2020 số lượng đàn bò 105 nghìn con; đàn gia cầm

11,5 triệu con; trọng tâm thực hiện các biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và sản xuất thực phẩm sạch, có thương hiệu.

- Mở rộng, tăng qui mô các chuỗi liên kết sản xuất và cung cấp thịt lợn sạch; thịt gà sạch; trứng gà sạch, có thương hiệu.

- Đảm bảo an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi. (chi tiết tại phụ lục biểu 5)3. Đối tượng, phạm vi 3.1. Tổ chức và cá nhân- Các hộ nông dân có điều kiện và nguyện vọng phát triển chăn nuôi.- Những chủ trang trại, chủ cơ sở giết mổ, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.- Các doanh nghiệp, tổ hợp tác và hợp tác xã đầu tư phát triển chăn nuôi; sản

xuất thức ăn chăn nuôi; chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

17

Page 18: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

3.2. Đối tượng vật nuôi- Chăn nuôi lợn;- Chăn nuôi bò;- Chăn nuôi gia cầm;3.3. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn 9 huyện, thành, thị của tỉnh. IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN

2013-2020 1. Nhiệm vụ1.1. Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, tiềm năng, lợi thế của chăn nuôi và nhu

cầu thị trường, thực hiện tốt xây dựng quy hoạch chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm, xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển chăn nuôi cho từng vùng và từng giai đoạn; xác định những con nuôi chính để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn; thuận lợi cho xây dựng công nghiệp chế biến, áp dụng các chính sách, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (TBKT) vào sản xuất; là nguồn chính duy trì, thúc đẩy tăng trưởng ngành chăn nuôi. Tập trung phát triển chăn nuôi 3 con chính: lợn – gà – bò.

1.2. Áp dụng TBKT- công nghệ tiên tiến vào chăn nuôi để tạo đà phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp, từng bước hiện đại; tăng giá trị gia tăng. Xây dựng phương thức, loại hình chăn nuôi: trang trại, công nghiệp, bán công nghiệp là phương thức chủ đạo. Chăn nuôi trang trại, công nghiệp, bán công nghiệp đảm bảo việc quản lý đầu vào (giống, thức ăn, thú y); áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, sử dụng lao động có kỹ thuật; tăng năng suất lao động. Nâng cao hiệu quả và tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, đồng loạt. Chăn nuôi nông hộ an toàn sinh học để tăng sử dụng lao động nhàn rỗi của nông dân, tận dụng nguồn thức ăn; giải quyết an sinh xã hội và tăng thu nhập cho nông dân, tiếp tục góp phần xóa đói, giảm nghèo, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa.

1.3. Đảm bảo an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi, giải quyết ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi. Chủ động phòng, chống dịch và giải quyết ô nhiễm môi trường từ nội tại của sản xuất chăn nuôi.

1.4. Tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư đầu vào và sản phẩm chăn nuôi, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm ngay từ khâu sản xuất, đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, đầu tư và hỗ trợ đầu tư có hiệu quả; xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm.

1.5. Xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ tạo “cú hích” cho phát triển chăn nuôi sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Các chính sách phải đồng bộ, xác định rõ đối tượng, loại hình đầu tư, hỗ trợ đầu tư. Lấy hiệu quả và giải quyết vấn đề mấu chốt, tạo sự lan tỏa cho phát triển chăn nuôi bền vững. Củng cố tổ chức bộ máy ngành chăn nuôi, đảm bảo tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt là ở cơ sở.

2. Các nhóm giải pháp2.1. Nhóm giải pháp kinh tế - kỹ thuật2.1.1. Về giống: Xác định giống là giải pháp quan trọng nhất trong phát

triển chăn nuôi và phải gắn liền với công nghệ, điều kiện đầu tư và qui trình chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp.

18

Page 19: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

a) Giống lợn: Hiện nay tỉnh đã có hầu hết các giống cao sản, đặc biệt là lợn đực giống dùng cho thụ tinh nhân tạo như Landrace (LR), Yorkshire (YS), Duroc (DR), Piétrain (Pi), Pi4 (Pi x YS x DR), Maxter16 (Pi x YS x Hampshire x DR), PiDu (Pi x DR).

- Xác định và chỉ đạo thực hiện các giống cho chăn nuôi lợn trang trại - công nghiệp đó là: sử dụng lợn mẹ là con lai của tổ hợp LR và YS, chọn lợn đực kết thúc để phối giống tạo con lai 3 máu hoặc 4 máu ngoại trở lên với các công thức sau:

+ Con lai 3 máu ngoại: sử dụng lợn đực giống thuần các giống DR, Pi phối với lợn nái lai (YS x LR), sử dụng công thức lai này tập trung tại các huyện Sông Lô, Lập Thạch, Tam Đảo.

+ Con lai 4 máu ngoại: sử dụng lợn đực giống Pi4 (Pi xYS x DR) và PiDu (Pi x DR) phối với lợn nái lai (YS x LR), sử dụng công thức lai này tập trung tại các huyện Bình Xuyên, Tam Đảo, các xã ngoại thành của thị xã Phúc Yên, thành phố Vĩnh Yên.

+ Con lai 5 máu ngoại: sử dụng lợn đực giống Maxter16 (Pi x YS x Hampshire x DR) phối với lợn nái lai (YS x LR) sử dụng công thức lai này tập trung tại các huyện Yên Lạc Vĩnh Tường, Tam Dương.

- Thực hiện hình tháp khép kín trong nhân giống lợn; đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho cơ sở, trang trại (cả nhà nước và tư nhân) nuôi lợn ông, bà để cung cấp lợn giống bố mẹ đủ tiêu chuẩn giống, đặc biệt ở các vùng có nhiều trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp.

- Tăng cường năng lực cho hệ thống TTNT lợn thông qua việc nâng cấp qui mô, thiết bị cho Trung tâm giống vật nuôi của tỉnh để tăng tỷ lệ TTNT đối với đàn nái lên 40% tổng đàn (2015), đạt 60% tổng đàn năm 2020.

- Quản lý chặt chất lượng giống đối với lợn đực khai thác tinh cho TTNT và lợn đực dùng phối trực tiếp thông qua bình tuyển hàng năm. Kiên quyết loại thải những con đực không đạt tiêu chuẩn giống.

- Đối với chăn nuôi gia trại, nông hộ: sử dụng công thức lai: lợn nái có từ 1/2-7/8 máu ngoại (chỉ gồm 2 máu) và sử dụng 1 trong 5 loại đực giống Pi4, Maxter16, PiDu, Duroc, Landrace là lợn đực kết thúc để tạo lợn thịt có năng suất, chất lượng theo yêu cầu thị trường.

b) Giống gia cầm - Đối với giống gia cầm có năng suất cao, nuôi công nghiệp; hướng chính là

nhập từ các nguồn cung cấp: Nước ngoài, các Công ty sản xuất lớn có uy tín trong nước.- Khuyến khích, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, nhân giống gia cầm tư

nhân để sản xuất đủ giống cho chăn nuôi trang trại, nông hộ (nhất là các giống gà lai lông màu thả vườn).

- Giống gà chuyên thịt: Ross 308. Cobb (nuôi trang trại, công nghiệp); nuôi trang trại thả vườn, nông hộ là gà lai lông màu: mẹ Lương phượng hoặc Tam hoàng lai với bố Mía,…

- Giống gà chuyên trứng: Isa Brow (các giống có nguồn gốc Isa Brow của các đơn vị sản xuất và cung ứng); Ai cập: nuôi trang trại, công nghiệp và trong nông hộ…

c) Giống bò* Bò sữa:

19

Page 20: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

- Tiếp tục lai tạo đàn bò sữa từ đàn bò cái lai 75% - 87,5% máu bò HF phối với tinh bò đực giống HF thuần bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo; mục tiêu đạt sản lượng sữa trên 5.000 kg/con/chu kỳ.

- Hỗ trợ để khuyến khích hộ nuôi bò sữa có năng suất cao phối giống bằng tinh giới tính cái để chủ động tăng đàn bò sữa giống tốt, có năng suất sữa cao.

- Bình tuyển đàn bò sữa hàng năm. Tăng dần đàn bò HF thuần.* Bò thịt:- Thúc đẩy nhanh chương trình cải tạo giống bò nền hiện nay để tăng đàn bò

cái lai nhất là ở các huyện Lập Thạch, Sông Lô (các địa phương nuôi nhiều bò và có điều kiện phát triển) trên cơ sở đẩy mạnh áp dụng TTNT bằng các giống Redsind. Ở các vùng đã có đàn cái lai 50%, 75% máu bò Sind thực hiện phối giống TTNT bằng tinh bò đực chuyên thịt: Limoucine, Red Angus, Droughmaster, Bò Blanc Belge (BBB).

- Mở rộng và từng bước hoàn thiện hệ thống TTNT bò trên phạm vi toàn tỉnh.- Quản lý chặt chẽ đàn bò đực 75% máu ngoại trở lên, sử dụng phối giống

trực tiếp cho bò tại các vùng sâu, vùng xa chưa áp dụng được tiến bộ TTNT.- Tổ chức tốt công tác bình tuyển bò đực giống hàng năm. - Xây dựng mô hình bò lai tạo giống bò thịt cao sản BBB là ở ba huyện,

quy mô lai tạo bằng TTNT tinh bò BBB với 300 bò cái.2.1.2. Thức ăn a) Thức ăn tinh cho lợn, gia cầmĐến năm 2015 có khoảng 65-70% đàn lợn, 70-75% gia cầm có sử dụng thức

ăn công nghiệp. Tổng nhu cầu thức ăn công nghiệp ước tính gần 280 ngàn tấn/năm. Đến năm 2020 ước tính khoảng 80% số lợn, 90% số gia cầm sử dụng thức ăn công nghiệp. Tổng nhu cầu thức ăn công nghiệp ước tính trên 320 ngàn tấn/năm.

Căn cứ vào nhu cầu thức ăn trên địa bàn và khả năng đáp ứng tại chỗ, với định hướng chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, quy mô vừa và lớn, trong thời gian tới tỉnh cần có chính sách:

- Ưu đãi thu hút đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở, nhà máy chế biến thức ăn cho chăn nuôi.

- Hỗ trợ các trang trại chăn nuôi về máy móc thiết bị, vốn để tự chế biến thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm nhằm sử dụng các sản phẩm của trồng trọt tại địa phương như ngô, đậu tương,… và hạ giá thành chăn nuôi.

- Khuyến khích và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thức ăn sạch tham gia vào chuỗi sản xuất nuôi lợn thịt, gà thịt để tạo sản phẩm thịt sạch mang thương hiệu thịt lợn sạch, thịt gà sạch Vĩnh Phúc.

- Xây dựng các nhóm liên kết trang trại, hộ chăn nuôi theo vùng chăn nuôi để sử dụng thức ăn tinh hỗn hợp công nghiệp từ nhà máy đến thẳng hộ, trang trại chăn nuôi không qua đại lý, giảm giá thức ăn thông qua cung cấp trực tiếp để hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi.

- Mở rộng diện tích thâm canh, sử dụng giống ngô, đậu tương mới có năng suất, chất lượng cao để làm thức ăn chăn nuôi.

b) Thức ăn thô xanh cho trâu bò

20

Page 21: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

Dự kiến đến 2020 nhu cầu thức ăn thô xanh cho trâu, bò khoảng 1.160 ngàn tấn/năm. Bình quân, mỗi ha cỏ trồng thâm canh năng suất 250 tấn/ha/năm. Như vậy với tình trạng đất chăn thả tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, cần chuyển đổi đất trồng màu kém hiệu quả, đất bãi sang trồng cỏ cho gia súc. Bên cạnh đó tỉnh cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thô hỗn hợp từ các nguồn phụ phẩm nông nghiệp. Chế biến, bảo quản các loại phụ phẩm nông, công nghiệp cho trâu bò, đảm bảo đủ nguồn thức ăn dự trữ vào mùa đông, mùa khô.

2.1.3. Qui trình công nghệ - Đối với chăn nuôi trang trại, công nghiệp: Hướng dẫn các trang trại ứng

dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến về chuồng trại, quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP). Xây dựng và chuyển giao các mô hình chăn nuôi tiên tiến, phù hợp với từng vùng sinh thái (đồng bằng, trung du, miền núi) đối với từng đối tượng vật nuôi

- Đối với chăn nuôi nông hộ: Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn quy trình chăn nuôi an toàn sinh học.

- Xây dựng chương trình khuyến nông chăn nuôi theo chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất giống, chế biến thức ăn, bảo quản chế biến sản phẩm đến tiêu thụ bao gồm: Xây dựng mô hình hộ; trang trại; tổ, nhóm liên kết hộ, trang trại cùng loại vật nuôi, cùng sản phẩm. Các hộ chăn nuôi theo chuỗi được cơ quan có thẩm quyền công nhận thực hiện quy trình VietGAHP.

2. 2. Nhóm giải pháp tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất và đào tạo2.2.1. Phương thức chăn nuôi Trên cơ sở quy hoạch chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, quy hoạch khu

vực sản xuất cho phát triển chăn nuôi theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương, xây dựng phương thức chăn nuôi phù hợp với từng con vật nuôi để phát triển sản xuất hàng hóa.

a) Chăn nuôi trang trại- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trang

trại gắn với bảo vệ môi trường, áp dụng công nghệ tiên tiến, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành chăn nuôi.

- Trọng tâm khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại đối với bò, lợn và gà.- Chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp và nâng

cao hiệu quả, khả năng kiểm soát dịch bệnh gắn với vệ sinh an toàn thực phẩm .* Điều kiện chăn nuôi trang trại- Phát triển trang trại chăn nuôi phải có đăng ký và phù hợp với quy hoạch

được cấp có thẩm quyền phê duyệt.- Có chuồng nuôi phù hợp với đối tượng nuôi, có hệ thống xử lý chất thải

và biện pháp bảo vệ môi trường.- Sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dễ dàng truy xuất nguồn gốc.* Qui mô trang trại giai đoạn 2013-2015- Chăn nuôi lợn nái sinh sản từ 20 nái trở lên;- Chăn nuôi lợn thịt từ 300 con/lứa trở lên;- Chăn nuôi gà sinh sản từ 3.000 con/lứa trở lên;- Chăn nuôi gà thịt từ 5.000 con/lứa trở lên;

21

Page 22: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

- Chăn nuôi bò sữa từ 10 con bò cái sinh sản trở lên không kể hậu bị;* Qui mô trang trại giai đoạn 2016-2020Đạt tiêu chí theo quy định mới của Bộ Nông nghiệp & PTNTb) Chăn nuôi nông hộ- Hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia trại, nông hộ để giúp nông dân tăng thu

nhập, ổn định đời sống, từng bước chuyển đổi hướng tới phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp, bán công nghiệp.

- Phương thức chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường

- Điều kiện chăn nuôi:+ Có chuồng nuôi hợp vệ sinh, phù hợp đối tượng nuôi+ Xây dựng hầm Biogas đối với nuôi lợn, bò+ Tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi theo quy trình và quy định.+ Áp dụng các biện pháp: xử lý phân bón và cam kết không gây ô nhiễm

môi trường.c) Chăn nuôi theo các chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp thực phẩm an

toàn, sạch, có thương hiệu* Giai đoạn 2013-2015:- Xây dựng mô hình chăn nuôi theo chuỗi để sản xuất, cung cấp thực

phẩm an toàn, dễ dàng truy xuất nguồn gốc đối với thịt lợn, thịt gà, trứng gà:+ Chủ dự án chọn tổ chức nhóm, tổ liên kết các hộ, trang trại, nhóm hộ

thành tổ sản xuất chăn nuôi theo chuỗi, có quy định điều kiện tham gia: về quy mô chăn nuôi, cùng loại vật nuôi như lợn nuôi thịt, gà nuôi thịt, gà đẻ trứng cùng giống, cùng loại thức ăn (công nghiệp, tự trộn hoặc thức ăn sinh học), cùng quy trình chăn nuôi VietGAHP.

+ Thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng đầu vào: giống, thức ăn, nước uống, thuốc thú y. Kiểm định, kiểm soát đầu ra của sản phẩm trước khi đưa vào chế biến, tiêu thụ.

+ Tổ chức tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi trước hết ở các đô thị, siêu thị trong và ngoài tỉnh. Trọng điểm là thành phố Vĩnh Yên, Việt Trì và thủ đô Hà Nội thông qua quầy hàng, cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Từng bước hình thành chuỗi: sản xuất → giết mổ, chế biến → cơ sở tiêu thụ. Trong đó xác định cơ sở, doanh nghiệp giết mổ và tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi.

- Lộ trình xây dựng mô hình và hình thành chuỗi sản xuất, cung cấp thực phẩm an toàn: 01 chuỗi thịt lợn; 01 chuỗi thịt gà; 01 chuỗi trứng gà.

+ Năm 2014 xây dựng mô hình, hình thành chuỗi sản xuất chăn nuôi cung cấp thịt lợn, thịt gà, trứng gà an toàn; sản phẩm qua giết mổ, được kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, cung cấp ở dạng sản phẩm tươi sống.

+ Năm 2015 có chuỗi khép kín sản phẩm thịt lợn, thịt gà, trứng gà an toàn được công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổng kết xây dựng mô hình và triển khai nhân rộng từ năm 2016

- Điều kiện tham gia chuỗi sản xuất cung cấp thực phẩm an toàn trong chăn nuôi (chuỗi giá trị sản phẩm).

22

Page 23: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

+ Cơ sở chăn nuôi được chứng nhận là cơ sở an toàn dịch bệnh; chứng nhận VietGAHP.

+ Cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến: xếp loại A theo phân loại tại Thông tư số 14/201/TT-BNNPTNT; đạt điều kiện về vệ sinh thú y; phù hợp với qui hoạch.

+ Cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật (siêu thị, cửa hàng, quầy hàng): Được cấp phép kinh doanh theo qui định; được cấp chứng nhận về vệ sinh thú y, vệ sinh ATTP theo qui định, có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

- Yêu cầu tham gia chuỗi.+ Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và truy suất được nguồn gốc sản phẩm+ Hài hòa lợi ích giữa các công đoạn trong chuỗi theo liên kết dọc. Người

sản xuất – người chế biến – người kinh doanh.+ Các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia vào chuỗi phải tuân thủ theo qui

định, qui trình giám sát, phải ghi chép đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuỗi. Nếu vi phạm các qui định của chuỗi sẽ bị đưa ra khỏi chuỗi và thông báo rộng rãi cho người tiêu dùng.

- Cơ quan chỉ đạo, quản lý mô hình chuỗi (trong thời gian thực hiện mô hình)

+ Sở Nông nghiệp & PTNT là cơ quan chủ trì chỉ đạo, tổ chức xây dựng liên kết và thực hiện xây dựng mô hình chuỗi sản xuất, cung cấp thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch từ khâu sản xuất, chăn nuôi đến giết mổ, sơ chế.

+ Thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên là hai địa bàn tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong tỉnh, nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn, sạch ngày càng lớn. Việc tiêu thụ thực phẩm sản xuất theo mô hình chuỗi tập trung vào địa bàn này; vì vậy UBND thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên chỉ đạo phòng kinh tế, BQL chợ trung tâm chịu trách nhiệm xây dựng cửa hàng, tổ chức bán sản phẩm theo chuỗi. Các cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng quy chế phối hợp chỉ đạo, các quy định, quy trình quản lý từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm của chuỗi.

* Giai đoạn 2016-2020 Từng bước nâng dần quy mô trong mô hình chăn nuôi theo chuỗi để thành

lập HTX hoặc doanh nghiệp sản xuất chăn nuôi theo chuỗi cung cấp thực phẩm sạch gồm thịt lợn, thịt gà, trứng gà, có thương hiệu được công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mở rộng thị trường tiêu thụ theo hệ thống tiêu thụ nông sản, thực phẩm sạch tại các siêu thị, chợ trung tâm ở tất cả các địa phương trong tỉnh và đô thị của các tỉnh lân cận, nhất là thủ đô Hà Nội, tiến tới xuất khẩu sản phẩm.

2.2.2. Quản lý chăn nuôia) Quản lý nhà nước về giống - Tăng cường năng lực quản lý gắn liền với kiện toàn hệ thống tổ chức

quản lý nhà nước về giống vật nuôi từ tỉnh đến cấp huyện (cấp huyện phải có cán bộ chuyên về chăn nuôi).

- Quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất giống, cung cấp giống đóng trên địa bàn tỉnh. Sử dụng giống có tiềm năng, năng suất và chất lượng cao hiện có ở trong nước; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở, trang trại nhập khẩu nguồn giống có năng suất và chất lượng cao đưa vào sản xuất; có sự giám sát, kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống ngay từ đầu vào.

- Thường xuyên tổ chức thực hiện công tác kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng

23

Page 24: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

giống. Chỉ đạo công bố các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật về giống vật nuôi hàng năm.- Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực giống vật nuôi.b) Quản lý thức ăn - Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về quản lý

thức ăn chăn nuôi cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người chăn nuôi.- Tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn, nguyên liệu dùng

cho thức ăn hỗn hợp; định kỳ, đột xuất kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi theo qui định của pháp luật.

- Quản lý hệ thống đại lý, phân phối thức ăn đúng quy định của pháp luật.* Đối với các hộ tự trộn thức ăn dùng cho chăn nuôi:- Tập huấn về các qui định của pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi, đặc

biệt là các chất cấm sử dụng trong chăn nuôi như chất tạo nạc, tăng trọng, hormon…- Các công thức thức ăn dùng để phối trộn cho từng đối tượng vật nuôi

qua các giai đoạn sinh trưởng.- Qui trình bảo quản nguyên liệu, chế biến thức ăn.- Xây dựng cam kết hàng năm trong việc đảm bảo thức ăn tự trộn dùng

cho chăn nuôi không có chất cấm.- Định kỳ kiểm tra chất lượng, chất cấm sử dụng. Xử lý nghiêm vi phạm nếu

phát hiện sử dụng chất cấm dùng trong chăn nuôi theo qui định của Pháp luật. c) Quản lý về môi trường

- Xác định rõ nội dung quản lý nhà nước về môi trường và quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về môi trường (Sở TN&MT) với cơ quan quản lý chuyên ngành (Sở NN&PTNT) để thuận lợi cho việc quản lý chặt chẽ, không gây phiền hà cho cơ sở.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi, kiên quyết xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền, phổ biến nội dung thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường cho chủ cơ sở sản xuất, trang trại và hộ chăn nuôi.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường; các tổ chức, cá nhân chăn nuôi qui mô trang trại được ưu tiên vay vốn từ quỹ môi trường để đầu tư vào việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi, bảo vệ môi trường.

2.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực- Đào tạo kỹ năng quản lý trang trại cho các chủ trang trại, theo đối tượng nuôi.- Đào tạo nâng cao cho cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật theo từng loại

vật nuôi. Các chương trình đào tạo thông qua đào tạo nghề, lồng ghép các chương trình đào tạo đảm bảo thiết thực và hiệu quả.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý ngành chăn nuôi, nhất là cấp huyện, xã về kỹ năng quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, các quy định của pháp luật về chăn nuôi (quản lý giống, thức ăn, thuốc thú y …).

2.3. Nhóm giải pháp về phòng chống dịch bệnh2.3.1. Quản lý, giám sát dịch bệnh

24

Page 25: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

Xem xét bổ sung chỉ tiêu biên chế, kinh phí thực hiện các chương trình nâng cao năng lực quản lý ngành thú y theo quy định; trả lương theo bằng cấp và có đóng bảo hiểm cho cán bộ thú y các xã, phường, thị trấn. Từng bước cải tạo, đầu tư và nâng cấp trang thiết bị bảo quản vác xin ở huyện và cơ sở đảm bảo chất lượng và chủ động trong phòng chống dịch bệnh.

Xây dựng quy trình giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm từ xã đến tỉnh, đặc biệt hệ thống báo cáo định kỳ, đột xuất về dịch bệnh. Đảm bảo thông tin dịch bệnh chính xác, kịp thời từ cơ sở đến cơ quan thú y huyện, tỉnh trong ngày khi có thông tin đầu tiên về dịch. Đối với chăn nuôi nông hộ, gia trại có hệ thống thông tin từ thôn xóm, các hộ chăn nuôi. Đối với cơ sở chăn nuôi trang trại do cán bộ thú y huyện trực tiếp theo dõi, quản lý. Định kỳ lấy mẫu giám sát lưu hành các loại vi rút, vi khuẩn gây dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho gia súc, gia cầm.

2.3.2. Tiêm phòngTổ chức tiêm phòng các loai vắc xin phòng các loại dịch bệnh truyền

nhiễm nguy hiểm cho gia súc, gia cầm vào 2 đợt chính trong năm. Xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu tiêm phòng từ cấp xã tổng hợp lên cấp huyện và tỉnh, thực hiện quy định trách nhiệm các cấp, các ngành trong công tác tổ chức thực hiện theo quy định đã được UBND tỉnh ban hành. Hướng dẫn hộ, cơ sở, trang trại chăn nuôi chủ động sử dụng các loại vắc xin để tiêm phòng các loại bệnh theo qui định của Bộ nông nghiệp & PTNT; sử dụng thuốc sát trùng để khử trùng tiêu độc chuồng trại và môi trường chăn nuôi định kỳ và thường xuyên.

2.3.3. Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ Thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo đúng qui định của

Pháp luật về thú y. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong kiểm soát chặt chẽ lưu thông động vật, sản phẩm động vật ra vào tỉnh.

Tổ chức giết mổ gia súc, gia cầm tập trung: Giai đoạn 2013-2015, năm 2013 thực hiện xong quy hoạch cơ sở giết mổ

gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; các năm tiếp theo xây dựng 1-2 mô hình quy mô nhỏ giết mổ lợn.

Giai đoạn 2016-2020, mỗi huyện, thành, thị chỉ đạo triển khai xây dựng 1-2 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Nhà nước có chính sách hỗ trợ về đất đai, vốn…

2.4. Nhóm giải pháp về truyền thông, thương mại và chế biến sản phẩm

2.4.1. Thông tin - Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin: giá vật tư chủ yếu đầu vào cho chăn

nuôi, sản phẩm đầu ra, tình hình dịch bệnh, thị trường tiêu thụ sản phẩm...Từ đó dự báo về giá cả vật tư, sản phẩm, dịch bệnh. Các thông tin về nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

- Lập Website các thông tin về chăn nuôi: giống các loại vật nuôi, nguồn cấp, chất lượng, giá vật tư, sản phẩm, tình hình dịch bệnh, thị trường tiêu thụ và hệ thống cung cấp thông tin cho cấp quản lý chăn nuôi, các tổ chức, trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường tuyên truyền các thông tin về chăn nuôi của tỉnh, các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi đến trang trại chăn nuôi.

25

Page 26: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

2.4.2. Tập huấn, tuyên truyền- Hàng năm tập huấn kỹ thuật cho cán bộ kỹ thuật, nông dân, người chăn nuôi- In, phát hành các hướng dẫn về chính sách, kỹ thuật chăn nuôi đảm bảo

vệ sinh an toàn thực phẩm.- Phổ biến quy định pháp luật về chăn nuôi, quy trình chăn nuôi theo tiêu

chuẩn VietGAHP.- Hỗ trợ tư vấn pháp luật trong sản xuất, kinh doanh chăn nuôi.2.4.3. Thương mại- Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc ngăn chặn buôn bán, vận chuyển gia

súc, gia cầm trái phép để bảo hộ sản xuất chăn nuôi trong tỉnh theo Đề án 2088/QĐ-TTg ngày 27/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép. Xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Có chính sách đầu tư, hỗ trợ xây dựng các chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ở vùng nuôi trọng điểm, tập trung.

- Hỗ trợ thành lập hội ngành hàng, hiệp hội chăn nuôi và hợp tác xã vừa sản xuất vừa gắn với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

- Tổ chức các hội chợ về chăn nuôi, hỗ trợ để các tổ chức, trang trại chăn nuôi tham gia hội chợ, quảng bá sản phẩm.

- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi an toàn vệ sinh thực phẩm.- Hỗ trợ cho các hộ xây dựng quầy, cửa hàng kinh doanh, tiêu thụ sản

phẩm nông nghiệp sạch trong đó có sản phẩm chăn nuôi sạch (thịt lợn, thịt gà, trứng gia cầm) về thuê đất, địa điểm kinh doanh, chi phí quảng cáo, triển lãm.

2.4.4. Chế biến, tiêu thụ- Ngoài các chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực

chế biến sản phẩm nông nghiệp, trong đó có sản phẩm chăn nuôi theo các quy định tại Nghị định 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ, tỉnh cần có cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho các doanh nghiệp đầu tư và xây dựng các cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, áp dụng với tất cả các qui mô (vừa và lớn). Trong đó ưu tiên cho các doanh nghiệp tạo chuỗi khép kín từ đầu tư sản xuất đến chế biến, tiêu thụ; tạo gắn kết giữa doanh nghiệp và hộ, trang trại chăn nuôi; trọng tâm là chế biến các sản phẩm sữa bò, gà, lợn.

- Đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, được hưởng các chính sách ưu tiên theo quy định tại Nghị định 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ và được hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách tỉnh để xây dựng cơ sở hạ tầng: Hệ thống xử lý chất thải rắn, lỏng; thiết bị phục vụ giết mổ… theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.5. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ

(Giống cho chăn nuôi thực hiện theo cơ chế đầu tư, hỗ trợ qui định tại Nghị quyết số 52/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về cơ chế đầu tư, hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2012 – 2015).

2.5.1. Qui hoạch

26

Page 27: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

- Thực hiện trong năm 2013 hai dự án qui hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt đề cương và kinh phí gồm:

+ Qui hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm giai đoạn 2013-2020 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hiệu quả cao và bền vững, kiểm soát tốt dịch bệnh trên cơ sở phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng trong tỉnh nhằm tạo động lực chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, tạo ra sản phẩm chăn nuôi quy mô lớn, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người dân, tạo ra sản phẩm cho xuất khẩu.

+ Qui hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn 2013-2020 nhằm bảo đảm ATTP, phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và vệ sinh môi trường.

- Trên cơ sở qui hoạch xây dựng NTM đã được phê duyệt, tại các xã có qui hoạch các khu vực đã bố trí đất dành cho phát triển chăn nuôi, xác định rõ khả năng phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm để cụ thể hóa diện tích, qui mô phát triển trang trại chăn nuôi cho từng hộ theo nhu cầu đăng ký cụ thể tại từng xã.

2.5.2. Đất đai- Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia

đình để tạo thuận lợi cho dồn ghép và chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Thực hiện chính sách khuyến khích dồn điền, đổi thửa để có đất xây dựng trang trại chăn nuôi, cụ thể :

+ UBND xã, HTX nông nghiệp, hộ gia đình, cá nhân thực hiện dồn điền, đổi thửa trong vùng đã được qui hoạch về quĩ đất dành cho phát triển chăn nuôi theo qui hoạch xây dựng NTM đã được duyệt; tại các khu chăn nuôi tập trung đã được đầu tư cơ sở hạ tầng; tại các vùng, xã phát triển chăn nuôi trọng điểm theo qui hoạch được UBND tỉnh phê duyệt. Phương án dồn điền đổi thửa tại khu vực đất qui hoạch phát triển chăn nuôi được thông qua HĐND cấp xã và được UBND cấp huyện phê duyệt.

+ Tỉnh hỗ trợ toàn bộ chi phí đo đạc, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền, đổi thửa; xây dựng bản đồ, qui hoạch hệ thống giao thông nội đồng…theo định mức qui định của Nhà nước.

+ Hỗ trợ cấp xã kinh phí tổ chức tuyên truyền, hội họp; 1 triệu đồng/1 ha sau khi dồn điền, đổi thửa.

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện để thực hiện hỗ trợ thông qua UBND cấp xã quản lý, tổ chức thực hiện theo phương án được duyệt.

- Tại các vùng trong qui hoạch phát triển chăn nuôi, sau dồn điền đổi thửa ưu tiên đối với đất không phải trong qui hoạch trồng lúa đã được duyệt, được chuyển đổi mục đích sử dụng, giao đất ổn định và chuyển nhượng theo các quy định tại Điều 31 đến 37, Mục 3 về giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất; Điều 67 về thời hạn giao đất; Điều 70 về hạn mức; Điều 82 về đất sử dụng cho kinh tế trang trại của luật Đất đai 2003; Điều 68 và Điều 75 của NĐ 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật Đất đai. Cụ thể theo cơ chế sau:

27

Page 28: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

+ Các hộ có đất (không phải đất trồng lúa) trong vùng quy hoạch chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm; tại các khu vực đất dành cho phát triển chăn nuôi theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới, được tạo điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất sang đất nông nghiệp khác để xây dựng chuồng trại chăn nuôi; nếu không có nhu cầu chăn nuôi được chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng giá trị đất cho các hộ có nhu cầu chăn nuôi thời hạn tối đa 49 năm.

+ Tại các khu đất trũng, đất quỹ 2, đất trồng lúa kém hiệu quả nằm trong qui hoạch phát triển chăn nuôi, sau dồn điền đổi thửa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất nông nghiệp khác, giao ổn định thời hạn 49 năm và được chuyển nhượng, cho thuê theo quy định của Luật Đất đai để xây dựng cơ sở chăn nuôi.

+ Các địa phương có khu chăn nuôi tập trung đã được đầu tư cơ sở hạ tầng cần rà soát và khuyến khích các hộ thực hiện dồn điền, đổi thửa, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai; tạo điều kiện cho các hộ có nhu cầu xây dựng trang trại phát triển chăn nuôi theo quy mô của đề án đã xây dựng. Không chuyển đổi các khu chăn nuôi tập trung đã được hỗ trợ, đầu tư cơ sở hạ tầng sang mục đích khác.

+ Trong trường hợp các hộ thuê đất phát triển chăn nuôi trang trại tại các vùng chăn nuôi đã được quy hoạch, được hưởng các chính sách ưu tiên theo các qui định tại Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định này chỉ quy định cho doanh nghiệp).

2.5.3. Hỗ trợ xử lý môi trường chăn nuôia) Chăn nuôi lợn- Tất cả các hộ chăn nuôi lợn khi đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý

chất thải chăn nuôi đều được ưu tiên vay vốn từ Quỹ Môi trường của tỉnh.- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ

trợ 20 triệu đồng, tương ứng 20% tiền xây dựng hệ thống xử lý chất thải bao gồm:+ Xử lý chất thải lỏng bằng hệ thống bể lọc có sục khí, bể lắng và ao chứa

trước khi xả vào môi trường.+ Xử lý chất thải rắn: xây dựng bể ủ và ủ phân bằng men vi sinh để sử dụng

làm phân bón. - Hộ chăn nuôi lợn nhỏ hơn quy mô trên, khi xây dựng hầm Biogas để xử

lý chất thải được hỗ trợ theo Nghị quyết 27/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh về cơ chế hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh.

b) Chăn nuôi bò - Tất cả các hộ chăn nuôi bò khi đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý

chất thải chăn nuôi đều được ưu tiên vay vốn từ Quỹ Môi trường của tỉnh.- Các hộ chăn nuôi trâu, bò khi xây dựng hầm Biogas để xử lý chất thải

được hỗ trợ theo Nghị quyết 27/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh về cơ chế hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh.

c) Chăn nuôi gia cầm- Tất cả các hộ chăn nuôi gà khi đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý

chất thải chăn nuôi đều được vay vốn từ Quỹ Môi trường của tỉnh.

28

Page 29: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

- Hộ nuôi gà qui mô nuôi từ 500 con/lứa trở lên được hỗ trợ một lần /hộ kinh phí mua nguyên liệu làm đệm lót, men vi sinh, kinh phí tập huấn chuyển giao kỹ thuật làm đệm lót sinh học, tương ứng mức hỗ trợ 1.000 đồng/con gà. Hỗ trợ tối đa không quá 2 triệu đồng /hộ.

d) Máy ép phân bón từ phân gia cầm- Hỗ trợ 20% tiền mua máy ép phân cho những hộ chăn nuôi gà có quy

mô trên 2.000 con/lứa, mức hỗ trợ không quá 8 triệu đồng và được ưu tiên vay vốn từ Quĩ Môi trường mua máy.

2.5.4. Chế biến thức ăn chăn nuôi - Hỗ trợ 50% giá trị tiền mua máy nghiền, máy trộn thức ăn, các chi phí xây

dựng công thức trộn thức ăn hỗn hợp cho hộ chăn nuôi quy mô từ 100 lợn/lứa hoặc nuôi từ 2.000 gà/lứa trở lên; mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/hộ và được ưu tiên vay vốn từ Quỹ Phát triển khoa học công nghệ để mua máy nghiền, trộn thức ăn cho gia súc, gia cầm.

2.5.5. Hỗ trợ phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm- Hỗ trợ 100% kinh phí mua vắc xin phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm

nguy hiểm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng đến sức khỏe con người như: vắc xin cúm gia cầm tiêm phòng cho 100% đàn vịt, đàn gà từ dưới 1.000 con; vắc xin LMLM gia súc tiêm phòng cho đàn trâu, bò, lợn nái, lợn đực giống; vắc xin tai xanh ở lợn tiêm phòng cho lợn nái, lợn đực giống; vắc xin tụ huyết trùng (trâu, bò) tiêm phòng cho đàn trâu, bò; vắc xin dịch tả lợn tiêm phòng cho lợn nái, lợn đực giống; kinh phí mua các loại thuốc khử trùng tiêu độc 2 lần/năm để phun khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi trên phạm vi toàn tỉnh theo kế hoạch từng năm (người chăn nuôi trả tiền công tiêm phòng, công phun khử trùng tiêu độc).

2.5.6. Tín dụng- Ngân hàng Chính sách xã hội; ngân hàng Nông nghiệp & PTNT và các

ngân hàng thương mại khác dành nguồn vốn cho các hộ chăn nuôi vay để đầu tư cải tạo và xây mới chuồng trại, mua con giống, thức ăn để phát triển sản xuất chăn nuôi trang trại, công nghiệp.

- Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng mua mới con giống (chu kỳ 4 tháng) đối với hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô từ 200 con/lứa trở lên; mức vay không quá 250 triệu đồng/hộ (lợn nái sinh sản đã có hỗ trợ theo cơ chế đầu tư, hỗ trợ qui định tại Nghị quyết số 52/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về cơ chế đầu tư, hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2012 – 2015).

- Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng mua mới bò cái lai làm giống, chu kỳ 18 tháng đối với hộ nuôi quy mô từ 3 con trở lên; mức vay không quá 15 triệu đồng/con.

- Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng mua mới bò sữa phát triển đàn, chu kỳ 18 tháng đối với các hộ chăn nuôi bò sữa; mức vay không quá 30 triệu đồng/con.

- Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng mua mới gà giống 01 ngày tuổi, chu kỳ 2 tháng đối với hộ chăn nuôi gà thịt có số lượng từ 5.000 con/lứa trở lên; mức vay không quá 100 triệu đồng/hộ (gà đẻ đã có hỗ trợ theo cơ chế của tỉnh về khuyến khích phát triển giống cây trồng vật nuôi).

2.5.7. Ưu đãi đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến tiêu thụ sản phẩm

29

Page 30: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

a) Đối với doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh để xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc chế biến sản phẩm chăn nuôi

- Được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định tại khoản 1 Điều 5, khoản 2 Điều 6, khoản 1 Điều 7, khoản 1 Điều 8 Chương 2; Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 Chương 3 Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Được hỗ trợ 50% lãi suất theo mức lãi suất vay của ngân hàng tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng vay vốn, thời gian tối đa 3 năm, mức vốn vay tối đa để làm căn cứ tính hỗ trợ lãi suất là 70% giá trị đầu tư của dự án (hỗ trợ sau khi dự án hoàn thành và đi vào sản xuất).

- Đối với đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, nếu dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có quy mô giết mổ tối thiểu là 100 con lợn/ngày hoặc 30 con trâu, bò/ngày; nếu giết mổ cả trâu, bò, lợn thì qui mô bằng ½ mỗi loại trên, được hỗ trợ 30% chi phí xây dựng để làm hệ thống xử lý chất thải; thiết bị phục vụ giết mổ đảm bảo VSATTP; mức hỗ trợ tối đa không quá 01 tỷ đồng/ cơ sở.

b) Đối với cơ sở tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi sạch, có thương hiệu- Hỗ trợ 100% tiền thuê đất trong thời hạn 3 năm để xây dựng cửa hàng

hoặc thuê địa điểm kinh doanh; mức hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/cửa hàng/năm.

- Hỗ trợ 70% chi phí quảng cáo sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh trong thời hạn 3 năm, mức hỗ trợ không quá 30 triệu đồng/sản phẩm/năm.

- Hỗ trợ 70% kinh phí thuê gian hàng để tham gia triển lãm, hội chợ giới thiệu sản phẩm trong nước.

2.5.8. Bảo hiểm vật nuôiThực hiện chính sách bảo hiểm vật nuôi theo cơ chế, chính sách của Nhà

nước ban hành. 2.5.9. Đầu tư, hỗ trợ xây dựng và phát triển mô hình chuỗi sản xuất,

cung cấp thực phẩm an toàna) Giai đoạn 2013-2015 Lâp dự án để thực hiện xây dựng mô hình 03 chuỗi sản xuất thực phẩm an

toàn về thịt lợn, thịt gà và trứng gà.- 01 chuỗi chăn nuôi, sản xuất và cung cấp thịt lợn an toàn với sản lượng

30 tấn/chuỗi/năm. - 01 chuỗi chăn nuôi, sản xuất và cung cấp trứng gà an toàn với sản lượng

150 ngàn trứng/chuỗi/năm. - 01 chuỗi chăn nuôi, sản xuất và cung cấp thịt gà an toàn sản lượng 5

tấn/chuỗi/năm. Thực hiện theo lộ trình: Năm 2014 xây dựng, hình thành chuỗi sản xuất

chăn nuôi lợn thịt, gà thịt, trứng gà an toàn có sản phẩm dạng tươi sống. Năm 2015 phấn đấu có sản phẩm sạch, sơ chế sản phẩm và tiến hành xây dựng thương hiệu để hình thành chuỗi khép kín sản phẩm thịt lợn, thịt gà, trứng gà sạch. Các thành phần tham gia chuỗi sản xuất và cung cấp thực phẩm sạch, ngoài việc được hưởng các điều kiện hỗ trợ đầu tư trong Đề án còn được hưởng

30

Page 31: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

các chính sách hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Điều 5, Quyết định 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, đó là:

* Đối với cơ quan quản lý các chuỗi sản xuất, cung cấp thực phẩm an toàn

Ngân sách tỉnh đầu tư 100% kinh phí theo Dự án được UBND tỉnh duyệt để thực hiện các nội dung:

- Kinh phí quản lý, điều tra, khảo sát, phân tích mẫu nước, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm thịt, trứng đảm bảo các chỉ tiêu VSATTP.

- Biên soạn và in ấn tài liệu tập huấn tại các mô hình thực hiện chuỗi.- Đánh giá cấp giấy chứng nhận sản xuất theo VietGAHP.- Xây dựng thương hiệu của sản phẩm.* Đối với các hộ (nhóm hộ) sản xuất chăn nuôi trong các chuỗi- Ngân sách tỉnh đầu tư 100% kinh phí theo Dự án được UBND tỉnh duyệt

để đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân kỹ thuật và hộ chăn nuôi tham gia sản xuất theo chuỗi

- Được hưởng các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho phát triển chăn nuôi về xử lý môi trường, chế biến thức ăn, phòng chống dịch, tín dụng… theo quy định của Nghị quyết HĐND tỉnh về phát triển chăn nuôi, không tính theo quy mô.

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư 50% kinh phí để cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị để bảo đảm tiêu chuẩn VietGAHP theo dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt; mức hỗ trợ chuỗi thịt lợn không quá 150 triệu đồng; chuỗi thịt gà không quá 50 triệu đồng; chuỗi trứng gà không quá 20 triệu đồng.

* Đối với cơ sở giết mổ, chế biến tham gia theo chuỗi- Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí cải tạo cơ sở giết mổ sản phẩm của

chuỗi theo báo cáo kinh tế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt để đảm bảo tiêu chuẩn là cơ sở xếp loại A theo Thông tư 14/2001/TT-BNN&PTNT, đạt điều kiện vệ sinh thú y và đảm bảo VSATTP; mức hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/cơ sở; số lượng 02 cơ sở.

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí bảo quản, sát trùng, đóng hộp trứng, tem, đóng dấu sản phẩm đối với chuỗi sản xuất, cung cấp trứng gà an toàn, sạch; mức hỗ trợ không quá 15 triệu đồng/chuỗi/năm.

- Ngân sách tỉnh đầu tư 100% kinh phí theo Dự án được UBND tỉnh duyệt để in ấn mẫu bao bì để đóng gói sản phẩm, giấy chứng nhận sản phẩm để nhận diện, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

* Đối với các cơ sở tiêu thụ sản phẩn chăn nuôi trong chuỗi- Ngân sách tỉnh đầu tư 100% chi phí quảng cáo sản phẩm trên phương

tiện thông tin đại chúng của tỉnh; hỗ trợ 100% kinh phí triển lãm hội chợ trong nước.

- Ngân sách tỉnh đầu tư xây dựng cửa hàng, trang thiết bị phục vụ tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi; mức hỗ trợ không quá 250 triệu đồng/ cửa hàng; số lượng 1- 2 cửa hàng.

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ trả công cho 2- 4 người bán sản phẩm của chuỗi để tiêu thụ hết sản phẩm của các chuỗi sản xuất ra; thời gian tối đa 3 năm từ khi

31

Page 32: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

bắt đầu bán sản phẩm của chuỗi. b) Giai đoạn 2016-2020Trên cơ sở đánh giá kết quả mô hình 3 chuỗi sản xuất, cung cấp thực

phẩm an toàn; điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách để mở rộng, nâng quy mô, sản lượng đối với từng chuỗi để sản xuất và cung cấp thực phẩm sạch, có thương hiệu. Khuyến khích các doanh nghiệp, HTX đầu tư, tổ chức sản xuất và cung cấp thực phẩm sạch theo chuỗi từng sản phẩm, có chỉ đạo và quản lý của Nhà nước. Trên cơ sở cơ chế, chính sách hỗ trợ các tổ chức, HTX, doanh nghiệp lập dự án cụ thể để được hưởng hỗ trợ, đầu tư thực hiện chuỗi sản xuất, cung cấp thực phẩm sạch.

2.5.10. Đào tạo nguồn nhân lực và thông tin thương mạiĐầu tư 100% kinh phí thực hiện các nội dung:- Đào tạo chủ trang trại, cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật.- Đào tạo về liên kết, xây dựng chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn, sạch;- Đào tạo thú y cơ sở;- Đào tạo dẫn tinh viên lợn, bò;- Tuyên truyền, tập huấn, tham quan học tập mô hình.- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ sản xuất chăn nuôi như giá vật

tư đầu vào, giá sản phẩm đầu ra đối với thị trường trong nước, xuất khẩu, dự báo dịch bệnh, hệ thống mạng cung cấp thông tin, từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc,…

3. Khái toán kinh phí thực hiện Đề án từ 2013-2020: 987,3 tỷ đồng.3.1. Kinh phí người chăn nuôi đầu tư: 743,2 tỷ đồng.3.2. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 244,1 tỷ đồng.Ngân sách tỉnh hỗ trợ 255,0 tỷ đồng (chiếm 24,7% tổng kinh phí thực hiện

Đề án).3.3. Dự kiến nguồn kinh phí thực hiện theo các năm:a) Giai đoạn 2013-2015: 319,3 tỷ đồng. Trong đó ngân sách nhà nước hỗ

trợ là 75,4 tỷ đồng; Đầu tư của người chăn nuôi là 243,9 tỷ đồng.- Năm 2013: 30,4 tỷ đồng. Trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ: 3,1 tỷ đồng;

Đầu tư của người chăn nuôi: 27,3 tỷ đồng.- Năm 2014: 158 tỷ đồng. Trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ: 38,8 tỷ đồng; Đầu

tư của người chăn nuôi: 119,2 tỷ đồng.- Năm 2015: 130,9 tỷ đồng. Trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ: 33,5 tỷ đồng;

Đầu tư của người chăn nuôi: 97,4 tỷ đồng.b) Giai đoạn 2016-2020: 668,0 tỷ đồng. Trong đó ngân sách nhà nước hỗ

trợ là 168,7 tỷ đồng; Đầu tư của người chăn nuôi: 499,3 tỷ đồng.3.4. Đề xuất nguồn vốn đầu tư, hỗ trợa) Giai đoạn 2013-2015: 75,441 tỷ đồng* Sự nghiệp kinh tế: 39,113 tỷ đồng.- Hỗ trợ mua máy trộn thức ăn chăn nuôi: 1,740 tỷ đồng.- Hỗ trợ lãi xuất vốn vay: 13,031 tỷ đồng.- Hỗ trợ xử lý chất thải: 19,12 tỷ đồng.

32

Page 33: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

- Hỗ trợ xây dựng mô hình các chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp thực phẩm an toàn, sạch: 1,372 tỷ đồng.

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại, đào tạo, tập huấn: 1,653 tỷ đồng.- Kinh phí quản lý, triển khai Đề án: 2,197 tỷ đồng.* Đầu tư, phát triển: 34,828 tỷ đồng.- Hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh: 32,434 tỷ đồng.- Hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ gia súc: 2 tỷ đồng.- Đầu tư, hỗ trợ xây dựng cửa hàng bán sản phẩm trong chuỗi: 0,394 tỷ đồng.* Khoa học công nghệ: 1,5 tỷ đồng.- Kinh phí xây dựng thương hiệu sản phẩm: 1,5 tỷ đồng.b) Giai đoạn 2016-2020: 168,705 tỷ đồng* Sự nghiệp kinh tế: 80,028 tỷ đồng.* Đầu tư, phát triển: 88,677 tỷ đồng. (chi tiết tại phụ lục các biểu 6,7,8,9,10,11 và 12)4. Hiệu quả và khả năng xảy ra rủi ro trong quá trình

thực hiện Đề án 4.1. Hiệu quả của Đề ána) Hiệu quả kinh tế Giá trị sản xuất chăn nuôi theo giá so sánh năm 2012 là 1.161,92 tỷ đồng,

ước tính đến năm 2015 đạt khoảng 1.370,5 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 1675,6 tỷ đồng. Giá trị tính theo giá hiện hành tăng từ 5.935 tỷ đồng năm 2012 lên 8.716 tỷ đồng vào năm 2020.

Hình thành các xã và vùng trọng điểm trong chăn nuôi, tổ chức chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghiệp, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng bình quân 5,75 %/năm trong giai đoạn 2013-2015; tăng bình quân 3,7 %/năm trong giai đoạn 2016-2020. Tổ chức sản xuất chăn nuôi trang trại, công nghiệp tại các xã và vùng trọng điểm làm tiền đề cho việc nâng cao năng suất, chất lượng thịt, trứng, hạ giá thành sản xuất, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững.

Xây dựng các chuỗi sản xuất chăn nuôi đảm bảo ATTP từng bước xây dựng và khẳng định thương hiệu thịt lợn, thịt gà, trứng gà sạch Vĩnh Phúc; góp phần phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh ổn định, bền vững.

b) Hiệu quả xã hội, môi trườngCông tác quản lý nhà nước về chăn nuôi ngày càng được nâng cao, hạn chế

dịch bệnh và rủi ro trong sản xuất.Công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất chăn nuôi từng bước được giải

quyết thông qua việc phát triển chăn nuôi theo vùng tập trung và xã trọng điểm, với những trang trại, gia trại được hỗ trợ đầu tư hạ tầng có hệ thống xử lý chất thải đồng bộ; giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, một trong những nguyên nhân tạo ra ô nhiễm môi trường trong nông thôn. Môi trường sản xuất trong chăn nuôi được quan tâm là điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ sức khỏe con người.

33

Page 34: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

Đề án thực sự là một bước quan trọng trong việc dần hoàn thiện, đồng bộ các cơ chế, chính sách phát triển chăn nuôi, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân; thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới.

4.2. Khả năng xảy ra rủi ro trong quá trình thực hiện Đề ánSau khi Đề án được duyệt, quá trình triển khai thực hiện có thể gặp một số

rủi ro như khả năng xẩy ra thiên tai, dịch bệnh trong chăn nuôi, khó khăn về nguồn đầu tư. Chính vì vậy, kết quả cuối cùng của Đề án có thể không đạt được như mong muốn hoặc phải tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện mới đạt kết quả, mục tiêu đề ra.

PHẦN THỨ BATỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁNĐề án thực hiện từ năm 2013 đến 2020, chia làm hai giai đoạn:- Giai đoạn 2013-2015: Trên cơ sở các cơ chế, chính sách được duyệt, xây

dựng các dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc kế hoạch hỗ trợ để thực hiện Đề án.- Giai đoạn 2016-2020 : Xây dựng các dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc

kế hoạch hỗ trợ cụ thể để mở rộng mô hình, dự án có hiệu quả.II. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆMĐể thực hiện tốt Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn

2013-2020, UBND tỉnh chỉ đạo:1. Sở Nông nghiệp & PTNT- Là cơ quan chủ trì thực hiện Đề án; chủ động phối hợp với các sở,

ngành, các huyện, thành, thị trong quá trình tổ chức thực hiện.- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở, xây dựng các dự án cụ

thể để thực hiện Đề án. - Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi, kịp thời phát hiện

và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.- Thành lập bộ phận tham mưu làm đầu mối giúp UBND tỉnh và cơ quan

thường trực (Sở Nông nghiệp & PTNT) trong công tác chỉ đạo, thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện.

- Chủ trì phối hợp với các Sở Công thương, Khoa học-Công nghệ; các ngành liên quan; các huyện, thành, thị xây dựng thương hiệu thịt lợn, thịt gà, trứng gà sạch.

2. Các Sở, ngành liên quan - Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính cân đối, bố trí kinh phí đầu tư, hỗ

trợ từ nguồn đầu tư xây dựng cơ bản và sự nghiệp kinh tế để thực hiện Đề án.- Sở Khoa học & Công nghệ chủ trì đề xuất nguồn vốn khoa học công

nghệ đầu tư thực hiện Đề án và công tác nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới về chăn nuôi vào sản xuất.

- Sở Tài nguyên & Môi trường chủ trì, chỉ đạo việc xử lý môi trường trong chăn nuôi; tạo điều kiện cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân và hộ nông dân

34

Page 35: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

vay vốn từ Quỹ môi trường để xử lý môi trường. Tham mưu với UBND tỉnh có hướng dẫn cụ thể về chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho chăn nuôi; giao quyền sử dụng và chuyển nhượng đất đai đối với các trang trại chăn nuôi.

- Sở Y tế phối hợp kiểm tra, đánh giá chất lượng VSATTP đối với các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là sản phẩm trong các chuỗi cung cấp thịt lợn, thịt gà, trứng gà sạch.

- Sở Công thương chủ trì, đề xuất thực hiện các nội dung xúc tiến thương mại; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; tổ chức thực hiện triệt để việc ngăn chặn buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm trái phép để bảo hộ sản xuất chăn nuôi trong tỉnh; xây dựng các phương án tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm trong các chuỗi cung cấp thịt lợn, thịt gà, trứng gà sạch; đảm bảo lưu thông, phân phối tới người tiêu dùng.

- Sở Nội vụ tham mưu giúp UBND tỉnh sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức, biên chế công chức, viên chức đối với ngành Nông nghiệp & PTNT (cấp tỉnh, huyện, xã).

- Ngân hàng Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi, giảm thủ tục, giấy tờ để các đơn vị, cá nhân, hộ nông dân được vay vốn và hưởng chính sách ưu đãi theo quy định, để đầu tư phát triển sản xuất chăn nuôi.

3. UBND các huyện, thành, thị Căn cứ nội dung Đề án đề xuất xây dựng dự án phát triển chăn nuôi phù

hợp với quy hoạch và điều kiện của từng địa phương.Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT xây dựng các mô hình phát triển

chăn nuôi quy mô trang trại - công nghiệp, các mô hình chuỗi sản xuất cung cấp sản phẩm chăn nuôi,... Chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch chăn nuôi gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Tham mưu, đề xuất kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

Phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ngành liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung Đề án có chất lượng và đạt hiệu quả cao nhất.

4. Các đơn vị, tổ chức liên quan Đề nghị UBMTTQVN tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội -

nghề nghiệp, các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT và các huyện, thành, thị tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực đầu tư phát triển sản xuất chăn nuôi.

III. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN1. Dự án xử lý chất thải giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.2. Dự án xây dựng mô hình các chuỗi liên kết sản xuất và cung cấp sản

phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.3. Điều chỉnh, bổ sung dự án phòng chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm

giai đoạn 2012-2015 để phù hợp cơ chế đề xuất tại Đề án này.4. Dự án hỗ chế biến thức ăn hỗn hợp dùng trong chăn nuôi trang trại và nông

hộ.5. Đề án nâng cao năng lực hệ thống thú y của tỉnh.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊViệc triển khai thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai

đoạn 2013-2020 sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn, từng bước hình thành

35

Page 36: ĐỀ CƯƠNG - Vĩnh Phúc Province€¦ · Web view- Đối với hộ chăn nuôi lợn qui mô từ 20 lợn nái hoặc 200 lợn thịt/lứa trở lên, hỗ trợ 20 triệu

vùng chăn nuôi sản xuất hàng hóa góp phần tăng năng suất, sản lượng, giá trị chăn nuôi và phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập của nông dân. Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW (khóa X) của BCH TW Đảng; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; quyết định của UBND tỉnh về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2011-2020.

Đề nghị HĐND tỉnh xem xét, thông qua Đề án và ban hành Nghị quyết để các cấp, ngành triển khai thực hiện.

Nơi nhận:- TTTU, TTHĐND, MTTQ, Đoàn ĐBQH tỉnh;- Đại biểu HĐND tỉnh;- CPCT, CPVP;- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể;- UBND huyện, thành, thị;- CVNCTH;- Lưu: VT, NN3.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂNKT. CHỦ TỊCHPHÓ CHỦ TỊCH

Đặng Quang Hồng

36