19
MỘT SỐ BỆNH KÍ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP Ở VẬT NUÔI Người thực hiện : NGUYỄN KHÁNH AN Lớp : Sinh - KTNN K16 10/26/22 11:18 PM Bài thực hành số 3 1

Thu y c3. bệnh giun đũa lợn

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thu y   c3. bệnh giun đũa lợn

04/13/2023 11:26 PM1

MỘT SỐ BỆNH KÍ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP Ở VẬT NUÔI

Người thực hiện : NGUYỄN KHÁNH AN

Lớp : Sinh - KTNN K16

Bài thực hành số 3

Page 2: Thu y   c3. bệnh giun đũa lợn

04/13/2023 11:26 PMBài thực hành số 32

Bệnh giun sán I . Bệnh giun đũa lợn ( Ascaridiosis suum ) Bệnh giun đũa là một bệnh giun tròn phổ biến ở lợn , phân bố

hầu hết ở các nước trên thế giới. Ở nước ta, bệnh đã thấy ở lợn

trong các cơ sở chăn nuôi tập trung cunhx như trong hộ gia đình ở tất cả

cácvùng sinh thái . Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tết cho chăn nuôi lợn

Page 3: Thu y   c3. bệnh giun đũa lợn

04/13/2023 11:26 PMBài thực hành số 33

1. Nguyên nhân Bệnh gây ra do giun đũa Ascaris suum, họ Ascarididae. Giun trưởng thành kí sinh ở ruột non của lợn

2. Đặc điểm sinh thái họcGiun tròn hình ống, hai đầu hơi nhọn , có màu trắng sữa . Đầu giun có 3 môi bao bọc quanh miệng, trong đó, một môi ở phía lưng và 2 môi ở phía bụng . Trên rìa môi có một hàm răng cưa.

Giun đũa đực dài 15 - 25cm, đường kính 3mm.

Giun cái dài 25 - 40cm đường kính 5mm, không có túi giao ợp

Trứng có phôi màu vàng cánh gián, hinh bầu giục hơi ngắn, kích thước 0,050 - 0,087 x 0,040 - 0,060 micromet. lớp ngoài cùng của trứng có hình răng cưa.

Page 4: Thu y   c3. bệnh giun đũa lợn

04/13/2023 11:27 PMBài thực hành số 34

Vòng đời

Page 5: Thu y   c3. bệnh giun đũa lợn

04/13/2023 11:27 PMBài thực hành số 35

Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non. Phát triển trực tiếp, không cần ký chủ trung gian. Con cái đẻ trứng ở ruột non, trứng theo phân ra ngoài (con cái đẻ rất nhiều trứng 100.000-200.000 trứng/cái/ngày). Trứng gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành phôi thai nằm trong vỏ trứng (sau 12-13 ngày). Heo nuốt phải trứng có phôi thai, dưới tác dụng của men tiêu hóa ấu trùng được giải phóng. Sau đó, ấu trùng theo mạch máu di hành về tĩnh mạch cửa tới gan, tim, phổi, khí quan, lên hầu rồi trở xuống ruột lần thứ 2 thành giun trưởng thành

Page 6: Thu y   c3. bệnh giun đũa lợn

04/13/2023 11:27 PMBài thực hành số 36

3. Triệu chứng

Giun đũa và ấu trùng gây ra tác hại cho lợn, thể hiện :

Tác động cơ giới và nhiễm khuẩn thứ phát :Ấu trùng giun đũa di hành qua máu đến gan phá hoại các tế bào gan, gây ra các nốt hoại tử nhỏ trắng trên mặt gan, chui vào làm tăc ống dẫn mật thể hiện hội chứng hoàng đản và niêm mạc .Ấu trùng lên phổi làm tổn thương các tiểu phế nang và các tiểu khí quản, gây ra viêm phế quản phổi , xuất hiện các ổ sưng thũng có dịch mủ ở các tiểu thùy phổi ( J. Kaufmann 1996 )

Giun đũa trưởng thành khi di chuyển làm tổn thương trên niêm mạc ruột gây ra viêm ruột ỉa chảy ở lợn con 1 - 3 tháng tuổi. khi bị nhiễm giun với số lượng lớn lợn có thể tắc ruột và bị chết.

Page 7: Thu y   c3. bệnh giun đũa lợn

04/13/2023 11:27 PMBài thực hành số 37

Tác động chiếm đoạt chất dinh dưỡng :

Giun lấy các chất dưỡng từ ruột non để sống và phát triển làm cho lợn gầy yếu, thiếu máu, giảm tăng trọng 20 -25 % .

Tác động đầu độc :

Các chất thải từ giun trong quá trình trao đổi chất đều là các độc chất, được hấp thụ vào máu, tác động lên thần kinh trung ương gây ra các hội chứng thần kinh, gây độc các tổ chức nội quan của lợn, làm cho lợn suy nhược, chậm phát triển.

4. Bệnh tích

Mổ khám bệnh sẽ thấy : giun trong ruột cuộn lại từng búi nếu lơn bị nhiễm nặng; niêm mạc ruột bị tổn thương , có tụ huyết từng đám và bị tróc từng đám; có các đốm trắng hoại tử do ấu trùng trên mặt gan.

Page 8: Thu y   c3. bệnh giun đũa lợn

04/13/2023 11:27 PMBài thực hành số 38

5. Dịch tễ học Động vật cảm nhiễm :

lợn con từ 1 - 4 tháng tuổi bị nhiễm giun đũa với tỉ lệ và cường độ cao; sau đó giảm dần theo lứa tuổi tăng lên của lợn

Đường truyền bệnh :

bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa do lợn nuốt phải trứng giun cảm nhiễm có trong thức ăn và nước uống.

Điều kiện phát sinh bệnh :

bệnh lây nhiêm quanh năm, ở nước ta thường từ cuối xuân sang hè và cuối hè sang thu. Các cơ sở chăn nuôi mà có điều kiện vệ sinh kém và ô nhiễm lợn mắc bệnh cao.

Page 9: Thu y   c3. bệnh giun đũa lợn

04/13/2023 11:27 PMBài thực hành số 39

6. Chuẩn đoán sử dụng hai phương pháp sau :

Kiểm tra phân tìm trứng giun đũa : Theo phương pháp phù nổi

Mổ khám lợn con dưới 2 tháng tuổi để tìm giun

7. Điều trị Dùng thuốc tẩy giun đũa : có thể dùng một trong các hóa dược sau :

• phenothiazin : liều dùng 0,4 - 0,5g/kg thể trọng chia thuốc làm 2 lần, cho uống vào 2 buổi sáng

• Piperazin Adipinat : liều dùng 0,5g/kg thể trọng cho uống 1 lần vào buổi sáng

• Tetramisol: liều dùng 12 - 15mg/kg thể trọng cho uống 1 lần

Page 10: Thu y   c3. bệnh giun đũa lợn

04/13/2023 11:27 PMBài thực hành số 310

• Levamisol : liều dùng 8 - 12mg/kg thể trọng. Cho uống hoặc tiêm cho lợn.

• Mebenwet: liều dùng 0,5g/kg thể trọng. Cho uống hoặc chộn thức ăn cho ăn 1 lần.

• Invermectin: liều dùng 0,2mg/kg thể trọng. Thuốc dùng tiêm 1 lần. Biệt dược Hanmectin đang được sử dụng rộng rãi

7. Phòng bệnh Định kì dùng trong các loài thuốc tẩy giun kể trên cho đàn

lợn, cứ 3 - 4 tháng/lần

Thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y chuồng trại và bãi chăn thả, trong đó có ủ phân diệt trứng giun.

Nuôi dưỡng lợn với khẩu phần ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng với bệnh.

Page 11: Thu y   c3. bệnh giun đũa lợn

04/13/2023 11:27 PMBài thực hành số 311

II. Bệnh giun đũa bê nghé

Bệnh giun đũa bê nghé là bệnh kí sinh trùng thường gặp ở bê nghé các vùng sinh thái khác nhau trên trái đất .Ở nước ta bệnh xảy ra nhiều ở các tỉnh miền núi và trung du vào các vụ đông xuân.

giun đũa Toxocara vitulorum fg

Page 12: Thu y   c3. bệnh giun đũa lợn

04/13/2023 11:27 PMBài thực hành số 312

1. Nguyên nhânBệnh được truyền từ mẹ sang con qua bào thai?. Do một loài giun tròn giống chiếc đũa gây ra. Giun cái trưởng thánh ký sinh trong ruột non bê nghé, đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thích hợp (như nhiệt độ, ẩm độ) trứng phát triển thành dạng trứng có khả năng gây bệnh. Bê nghé ăn phải thức ăn hay uống nước có dạng trứng này sẽ mắc bệnh

Page 13: Thu y   c3. bệnh giun đũa lợn

04/13/2023 11:27 PMBài thực hành số 313

2. Đặc điểm sinh học Hinh thái : giun tròn, hai đầu thon có màu trắng sữa hơi

hồng.

• Giun đực dài 13 - 15cm, chỗ rộng nhất có đường kính 0,35cm, có một đôi giao cấu dai 0,95 - 1,20mm và màng mỏng chạy suốt chiều dài.

• Giun cái dài 19 - 23cm, chỗ rộng nhất có đường kính 0,50cm; âm hộ khoảng 1/8 trước thân, đuôi hình nón dài 0,37 - 0,42cm

• Trứng gần tròn , mang ngoài cấu tạo bằng protid có hình tổ ong, kích thước 0,080 - 0,090 X 0,070 - 0,075mm

Page 14: Thu y   c3. bệnh giun đũa lợn

04/13/2023 11:27 PMBài thực hành số 314

3. Vòng đời

Giun phát triển vòng đời trực tiếp không cần vật chủ trung gian

Giun cái đẻ trứng ở ruột non. Trứng theo phân ra ngoài, gặp các điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp sẽ phát triển thành trứng có ấu trùng . Thời gian trứng phát dục tùy thuộc vào nhiệt độ và ầm độ môi trường ; ở nhiệt độ 15 - 30*C, độ ẩm 80 - 90% cần 12- 38 ngày .Trứng ngừng phát triển ở nhiệt độ 34 - 35*C

Bê ăn phải trứng sau 43 ngày sẽ thấy giun đũa trưởng thành trong ruột. Cho bò mẹ trước khi đẻ 124 - 192 ngày nuốt trứng cảm nhiễm thì bê đẻ ra sau 20 - 31 ngày trong phân đã có giun đũa

Page 15: Thu y   c3. bệnh giun đũa lợn

04/13/2023 11:27 PMBài thực hành số 315

4. Triệu chứngBê nghé bệnh có dáng đi lù đù, chậm chạp, lưng cong, đuôi cụp, lông xù. Bệnh nặng con vật nằm một chỗ, thở yếu, nằm ngửa, giãy giụa, đập chân lên phía bụng. Phân lỏng màu trắng mùi rất thối, gầy yếu, có triệu chứng thần kinh, bê nghé gầy sút nhanh thường chết từ 7 - 16 ngày sau khi phát bệnh.

Ấu trùng giun đi qua phổi có thể gây tụ huyết hay viêm phổi. Có thể thấy mụn nước hay mụn mủ ngoài da về sau đóng vẩy. Giun sống nhiều trong ruột có thể gây tắt ruột, tắt ống dẫn mật, ống tuyến tuỵ, đôi khi lồng ruột.

Khi con vật sốt cao do bệnh khác, giun có thể trườn lên dạ dày, thực quản, miệng hoặc từ yết hầu vào thanh quản, khí quản, phổi gây ngạt thở.

Page 16: Thu y   c3. bệnh giun đũa lợn

04/13/2023 11:27 PMBài thực hành số 316

5. Bệnh tích

Mổ khám bê nghé bị bệnh thấy trong ruột có nhiều giun; chứa nhiều phân trắng do sữa không tiêu hóa hết, có mùi tanh, niêm mạc ruột tụ huyết, xuất huyết, tróc vỏ ra từng mảng.

6. Dịch tễ học

• Động vật cảm nhiễm: Trâu bò bị nhiễm giun đũa ở tất cả các lứa tuổi. Nhưng bê, nghé lứa tuổi 1 - 3 tháng nhiễm giun đũa là chủ yếu với tỉ lệ và cường độ cao.

• Đường truyền lây: Bệnh truyền lây qua đường tiêu hóa do trâu, bò, bê nghé ăn phải trứng cảm nhiễm.

• Điều kiện sinh thái: Bệnh thường phát sinh vào vụ đông xuân là mùa sinh sản của trâu bò nên có nhiều bê nghé con.

Page 17: Thu y   c3. bệnh giun đũa lợn

04/13/2023 11:27 PMBài thực hành số 317

7. Chẩn đoán Hai phương pháp chẩn đoán thông thường được áp dụng rộng rãi ở nước ta :

• Kiểm tra phan tìm trứng giun theo phương pháp phù nổi

• Mổ bê nghé: Tìm giun đũa trong ruột non.

8. Điều trị bệnh Dùng một trong các hóa dược sau đây để tẩy giun cho bê nghé

• Tetramisol: liều dùng 10 - 12mg/kg thể trọng. Dùng cho uống một lần

• Levamisol: liều dùng 8 - 10mg/kg thể trọng. Thuốc thường dùng dạng tiêm đã pha sẵn

Page 18: Thu y   c3. bệnh giun đũa lợn

04/13/2023 11:27 PMBài thực hành số 318

• Phenothiazin: liều dùng 0,5g/kg thể trọng . Cho uống 1 lần

• Mebenvet: liều dùng 0,5g/kg thể trọng

Hamectin 4ml/50kg thể trọng, Tayzu 4 g/ 40 kg thể trọng, Levasol 1ml/ 10kg thể trọng, Menbenda zol 8-10g/100kg thể trọng. Hỏi ý kiến bác sĩ thú y trước khi dùng (Một số bệnh quan trọng ở trâu bò, 2000)

.

Page 19: Thu y   c3. bệnh giun đũa lợn

04/13/2023 11:27 PMBài thực hành số 319

9. Phòng bệnh

Dùng 1 trong các hóa dược trên tẩy phòng nhiễm cho bê nghé 2 lần : lần 1 vào 20 ngày tuổi và lần 2 vào 30 ngày tuổi ở những nơi có bệnh lưu hành.

Thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y đảm bảo chuồng trại và khu nhăn nuôi khô và sạch; thực hiện ủ phân diệt trứng giun.

Nuôi dưỡng và chăm sóc tốt bê nghé non và giữ kín ấm chuồng trại trong vụ đông xuân.