104

Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

Page 2: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 3: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

 

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

P.O. BOX 921 - GARDEN GROVE, CA 92843 Điện thoại: 714/775-5343 - Fax: 714/952-0582

HỘI THÂN HỮU KIÊN GIANG MIỀN NAM CALIFORNIA

Nhiệm kỳ: 2011-2013

BAN CỐ VẤN

Ông Tạ Thái Bình Ông Nguyễn Thanh Sơn Bác Sĩ: Trần Văn Chơn

Ông Lý Hữu Diệu Ông Mai Ngọc Diệp

Ông Huỳnh Văn Quang Cô Lê Kim Anh

Ông Võ Văn Hạnh Ông Trần Văn Phú

BAN CHẤP HÀNH

Hội Trưởng: Lê Minh Triều

Phó NộI Vụ: Huỳnh Thanh Hoàng Phó NgoạI Vụ: Tạ Duy Luân Phó HT Đặc Trách Corona

Trịnh Sơn Lượng Phó HT Đặc Trách San Diego

Nguyễn Minh Lương Tổng Thư Ký: Tạ Duy Luân

Thủ Quỹ: Nguyễn Thị Thu Cúc PhóThủ Quỹ: Phùng Thị Được

CÁC TRƯỞNG BAN

TB Xã Hội: Thái Mỹ Vinh TB Văn Nghệ:

Nguyễn Minh Lương TB Khánh Tiết: Đỗ Hữu Lộc TB Ẫm Thực:

Hàn Thị Ngọc Minh TB Tiếp Tân:

Trương Thị Huỳnh Liên

Page 4: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

 

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 2

Mục Lục Trang

Lá Thư Hội Trưởng  5

Ban Báo Chí Cảm Tạ 4

Sinh Hoạt, Tường Trình,Thông Báo Sinh hoạt Hội Thân Hữu Kiên Giang 2012 – Ngọc Khánh 58Tường Tình Tài Chánh – Nguyễn Thị Thu Cúc 75

VănXuân Đến Khẽ Khàng – Mang Viên Long 7

Năm Tỵ Nói Chuyện Rắn – Hương Giang-Thái Văn Kiểm 9

Giấc Mơ Mùa Xuân – Nguyễn Thị Diệu Dàng 17

Vượt Qua Giới Hạn – Đường Sơn 24

Tục Đốt Vàng Mã – HT Thích Tố Liên 36

Duyên Khởi – Yên Thư  40

Mười Ba – Mạch Vạn Niên  46

Nghề Thầy – Tuệ Quang 49

Tình Đầu – Âu Thị Nguyệt Thu  54

Tìm Hiểu Niên Lịch … – Hàn Lâm –Nguyễn Phú Thứ  66

Tân Tử Vi Đẫu Số – VVT-Sưu Tầm  82

Câu Chuyện Ăn Tết của Tôi – Kiên Giang Tiểu Thư  85

Xóm Comstock – Lệ Trần  89

Em Về Vạt Nắng Chiều Xuân – Nguyên Nhung  93

Nghiên Cứu & Sưu TầmÝ Nghĩa Tục Lì Xì Tết – Sưu Tầm 21

Những Năm Tỵ Trong Lịch Sữ – Sưu Tầm 77

Tình Bạn Trong Đời – Sưu Tầm 84

ThơChúc Xuân. – Mạch Vạn Niên 6

Phù Du – Ánh Trang 8

Sài Gòn Đang Đón Mùa Giáng Sinh. – Nhược Thu 12

Trả Lại Thoáng Mây Bay – Phùng Quân 16

Không Ngờ – Nguyên Thu 20

  CHỦ TRƯƠNG

BAN CHẤP HÀNH HTHKG Miền Nam California

THỰC HIỆN

BAN BÁO CHÍ HTHKG Miền Nam California

VỚI SỰ ĐÓNG GÓP CỦA Cao Vị Khanh, Kiên Giang Tiểu Thư, Hàn Lâm-Nguyễn Phú Thứ, Nguyên Nhung,

Âu Thị Nguyệt Thu, Mạch Vạn Niên, Ngô Quang Võ, Nhật Quang-Hồ Phi, Đường Sơn, Nguyễn Thị Diệu Dàng, Mang Viên

Long, Yên Thư, Lệ Trần, Ánh Trang, Hương Giang-Thái Văn Kiểm, Nhược

Thu, Phy Phương, Phùng Quân, Nguyên Thu, Ngoc Khanh, Trăng Kiên Giang, HT Thích Tố Liên, Thích Tánh Tuệ, Viễn Xứ, Giáng Xưa, Cát Dương,Tuệ Quang, Trần

Trúc Duyên, Nhật Chương, Sông An, Thái Đăng, DMQ, HL-DC, Nguyễn Thị Thu Cúc, Trần Văn Phú & Sưu Tầm.

TRÌNH BÀY TRANG BÌA Graphics & Design: Trịnh Sơn Lượng

HÌNH ẢNH Võ Văn Hạnh

Trịnh Sơn Lượng

TRÌNH BÀY Trần Văn Phú, Tạ Duy Luân

và Trần Thị Tú,

QUẢNG CÁO Thái Mỹ Vinh,

Mọi Chi Tiết Xin Liên Lạc về

HỘI THÂN HỮU KIÊN GIANG NAM CALI

P.O. BOX 921 GARDEN GROVE, CA 92843 Điện thoại: 714/ 775-5343

 

Page 5: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

 

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 3

Thơ (tiếp) Trang    

Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27  

Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27  

Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31  

Xuân Mê. – Nhược Thu 35  

Hãy Trở Về – Thụy Lôi 39  

Vội – Thích Tánh Tuệ 43  

Mùa Xuân Nào Anh Về – Viễn Xứ 44  

Mùa Xuân Ơi, Tình Ơi – Giáng Xưa 44  

Lại Một Mùa Xuân – Cát Dương 45  

Nắng Xuân Chưa Biết Có Em Cần – Nhược Thu 45  

Nỗi Niềm Đêm Xuân – Viễn Xứ 48  

Những Mùa Xuân – Trần Trúc Duyên 50  

Khúc Dzu Tình – Nhật Chương 52  

Phượng Tím – DMQ 55  

Niềm Đau Dỉ Vãng – HL-DC 57  

Bữa Rượu Thời Chiến – Cao Vị Khanh 65  

Thương Về Rạch Giá – Trần Trúc duyên 67  

Cám Ơn – Sông An 71  

Duyên Kiếp – Phy Phương 76  

Giáng Sinh và Xuân Về Trên Xứ Lạnh – Thái Đăng 81  

Còn Mãi Trong Tim – Trăng Kiên Giang 92  

Thăm Bạn – Nhật Quang-Hồ Phi 100  

 

 

Vui Cười  

Khôn Ba Năm – Sưu Tầm 16  

Điều Quan Trọng – Sưu Tầm 23  

Mì Ống! Mì Ống! Mì Ống – BCT-K5 101  

Ranh Ngôn - – Sưu Tầm 101  

 

   

 

Mục Lục

 

 

 

Page 6: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

 

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 4

 

 

 

 

 

 

 

Ban Báo Chí HỘI THÂN HỮU KIÊN GIANG

Miền Nam California  

Chân Thành Cám Ơn Quí Đồng Hương, quí Thầy Cô cùng các Bạn

cựu học sinh Kiên Giang đã đóng góp bài vở và

hình ảnh.

Các cơ sở Thương Mại và quí thân hữu đã đăng quảng cáo.

Quí vị Ân Nhân và Nhóm Cựu HọcSinh Kiên Giang đã yểm trợ tài chánh

Bảo Trợ ĐẶC SAN KIÊN GIANG

Xuân Quý Tỵ - 2013

Hoàn Tất Mỹ Mãn

Page 7: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

 

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 5

 

 

 

 

 

Ban Báo Chí HỘI THÂN HỮU KIÊN GIANG

Miền Nam California  

Chân Thành Cám Ơn Quí Đồng Hương, quí Thầy Cô cùng các Bạn

cựu học sinh Kiên Giang đã đóng góp bài vở và

hình ảnh.

Các cơ sở Thương Mại và quí thân hữu đã đăng quảng cáo.

Quí vị Ân Nhân và Nhóm Cựu HọcSinh Kiên Giang đã yểm trợ tài chánh và

 

Bảo Trợ ĐẶC SAN KIÊN GIANG

Xuân Nhâm Thìn - 2012

Kính thưa quý đồng hương và thân hữu Kiên Giang, Một mùa Xuân lại về trên quê hương, đất khách. Trước thềm năm mới (Qúy Tỵ) thay mặt toàn Ban Quản Trị Hội Thân Hưũ Kiên Giang miền nam Cali chân thành kính chúc qúy đồng hương, than hưũ và gia quyến một năm mói an khang thịnh vượng, phúc lộc tràn đầy. Kính thưa qúy vị, trong năm qua mặc dù nhân lực rất hạn hẹp nhưng với tinh thần trách nhiệm và mọi cố gắng tích cực cuả tất cả các thành viên trong ban chấp hành cũng như sự hổ trợ hết long của các vị trong ban Cố Vấn mà Hội đã hoàn tất mọi sinh hoạt trong năm một cách tốt đẹp và mỹ mãn. Sự thành công trong những lần sinh hoạt phần lớn là nhờ sự đóng góp âm thầm vô vi lợi của qúy mạnh thường quân, qúy cụ cao niên cũng như sự yêu thương gắn bó của tất cả đồng hương và thân hữu. Sau gần 20 năm sát cánh cùng tất cả các thành viên trong ban quản trị và sau cùng với vai trò Hội trưởng nhiệm kỳ 2011 – 2013 tôi đã chứng kiến biết bao đổi thay và thăng trầm của Hội. Tôi rất lấy làm cảm động trước nhiệt tình của tất cả mọi người luôn luôn bỏ đi hết cá nhân lấy quyền lợi của Hội đặt lên hàng đầu. Tất cả cùng nhau chung góp mổi người một bàn tay cùng xây dụng, phát huy và duy trì truyền thống tốt đẹp cùa Hội mặc dù nơi tha hương, đất khách nhưng lòng lúc nào cũng hướng về quê hưong, luôn tưởng nhớ các bậc tiền nhân, các anh hùng dân tộc đã đổ bao máu xương để giữ gìn quê cha đất tổ. Hằng năm trước linh vị của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực chúng ta đã cùng nhau thấp một nén nhang để tưởng nhó đến bậc tiền nhân mà người dân Kiên Giang nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung đã tôn thờ như một vị linh thần, tên tuổi ngài lưu danh thiên sử. Tôi cũng hy vộng và cầu mong tất cả qúy vị tiếp tục giữ vững lòng yêu thương cũng như tín nhiệm vị tân Hội Trưởng và Ban Chấp Hành nhiệm kỳ mới để chúng ta luôn luôn giữ cho Hội ngày một phát triển và tốt đẹp hơn. Một lần nữa xin kính chúc tất cả qúy đồng hương, thân hữu và gia quyến một năm Qúy Ty vạn sự như ý, sức khoẻ dồi dào.

Trân trọng, TM. Ban Quản Trị

HỘI THÂN HỮU KIÊN GIANG Miền Nam California

Hội Trưởng: Lê Minh Triều

 

Page 8: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Chúc Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 6

 

 

 

 

Chuùc Xuaân

Mai vaøng vöøa nôû tieãn ñoâng phong

Ñaøo cuõng möøng Xuaân toûa saéc hoàng

Tröôùc ngoõ vöôøn hoa töôi maët ñaát

Sau heø ñaøn eùn löôïn treân khoâng

Taàng may lô löûng bay trong gioù

Con nöôùc mô maøng chaûy döôùi soâng

Teát ñeán moïi nhaø vui haïnh phuùc

Chuùc muoân ngöôøi vaïn söï hanh thoâng!

Maïch Vaïn Nieân

 

Page 9: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Xuân Đến Khẽ Khàng

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

uổi sáng sớm-nhìn qua khung cửa sổ hướng ra khu vườn như mọi ngày để nhận biết ngày mới đã đến-một ngày nữa sẽ trôi qua trong đời để bước dần về phía xế chiều của đời người-nhưng sáng nay tôi bỗng nhận ra một điều gì khang khác? Trước tiên là mầu nắng. Nắng trong, hanh vàng, rất lạ! Sắc nắng tươi nguyên như có sức tỏa hơi ấm cho dầu cái se lạnh của những ngày gần cuối năm vẫn rần rật quanh đây! Nắng chiếu trên những tán lá mầu xanh đậm làm cho nó long lanh, như mỏng ra, và dịu dàng hơn trong hơi

gió thoảng. Nắng tràn đầy trong khu vườn, trên từng khóm hoa, lối sỏi quanh co một cách hồn nhiên như mời gọi… Tôi bước ra sân- ngước nhìn lên bầu trời : Một mầu xanh nhạt. Mầu xanh của nền trời như cũng được ánh nắng trong trẻo tươi nguyên kia làm cho mỏng đi, bàng bạc, vời vợi-có sức hấp dẫn lạ kỳ! Đó là một mầu nắng dìu dịu tinh khôi, quyến rũ - gợi nhớ bao kỷ niệm xa xưa, êm đềm! Tôi tự hỏi: Cái nền trời âm u, xám ngoắt của tháng ngày mưa dầm gió giật mấy hôm trước đây đã biến đi đâu rồi? Hướng tia nhìn xa ra ngoài cánh đồng phía trước : một mầu lúa non xanh mơn mởn, một màu nắng mới tơ vàng, một mầu trắng nõn của đàn cò, một mảnh trời trong xanh yên vắng, một vài cánh én chao nghiêng đưa thoi-tôi chợt nhận ra là mùa xuân đang khẻ khàng đến… Xuân đang đến - từng bước, từng bước nhẹ nhàng, như bước chân lặng lẽ của thời gian đều đều gõ nhịp tích tắc nơi chiếc đồng hồ Telda cũ càng đã được mẹ tôi treo nơi vách đã bao năm! Tôi cảm thấy lòng mình như cũng được sắc nắng xuân chiếu rọi, sưởi ấm, vỗ về. Một sự chuyễn hóa thật mầu nhiệm khiến lòng tôi cũng nao nao, xao xuyến. Tâm hồn tôi như cũng đang được đổi mới cùng đất trời đằm thắm bao dung kia. Mùa đông buốt giá bão bùng dang dần lui xa - trả lại cho vạn vật một sức sống mới. Tôi ngồi lặng yên ở chiếc ghế mây cũ bên hiên nhà-thầm nhớ lại hơn sáu mươi mùa xuân đã đi qua đời mình-bao thăng trầm biến đổi, bao khổ đau hệ lụy đời thường - và tôi chợt mỉm cười với mình trong niềm an vui ấm áp của tuổi đời còn lại... Cùng lúc - tôi chiêm nghiệm về những bước chân thong dong, êm ái của mùa xuân mà nhận

Tùy Bút

XUÂN ĐẾN KHẼ KHÀNG ... Mang Viên Long

B

Page 10: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Xuân Đến Khẽ Khàng

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 8

ra ở đời mình hiếm khi được có những bước chân an nhiên vững chải như thế. Tôi đã vội vã. Đã rộn ràng. Đã chen lấn. Và những bước chân lận đận ấy đã đẫn dắt tôi lao đao suốt mấy chục năm trời! Tôi luôn mơ ước có được “một ngày không vội vã” để nhìn kỷ từng bước chân đi, nhìn từng xao xuyến gợn lên từ đáy hồn mình để nhìn thấy rõ hơn bao điều diệu kỳ của đời sống! Chỉ mong một tuần, có được “một ngày không vội vã” thôi mà vẫn chưa làm được? Suốt bao năm dài, tôi đã đánh mất những ngày “không vội vã” quý giá ấy mà mãi mê đuổi bắt ảo ảnh hảo huyền ngày càng xa mờ…

Lặng nhìn từng bước đi của mùa xuân đang đến quanh tôi - tôi thầm ước, làm sao có được những bước chân khẻ khàng mà vô cùng thiêng liêng như mùa xuân bây giờ ?

Tôi nghĩ - khi tâm hồn đã tươi mới trong trẻo như nắng xuân. Cuộc sống đã rộng mở bao dung như trời xuân. Suy tưởng an nhiên mát lành như gió xuân - thì lúc đó, từng bước chân ta đi vào đời sẽ thong dong vô ngại biết bao! Sẽ nhiệm mầu an vui và hạnh phúc biết bao!

Tôi chợt nhớ đến hai câu kệ của Ngài Hoàng Bá : “(…) Bất thị nhất phiên hàn triệt cốt/ tranh đắc mai hoa phốc tỷ hương” (Chẳng phải một phen xương buốt lạnh/ hoa mai đâu dễ ngát mùi hương) - như mùa xuân đã bị vùi dập qua bao tháng ngày bão táp đen tối - cho đến sáng hôm nay đang trổi dậy, đang cựa mình vươn lên, để hiến dâng cho đời bao niềm hy vọng… Lập tâm tịnh thất vào xuân Mang Viên Long http://trietvan.com/thanhuu/xuandenkhekhang.htm

 

 

      

 

Phù Du

Bóng ai đêm vắng tiết Thu sang Mùi hương dạ lý tiết qua ngàn Huyền ảo cõi hờn linh chi khúc Hoàng hôn gọi khẽ vẻ hôn hoàng Người đã khuất rồi kiếp quan san Hờn hay trách nữa cũng điêu tàn Nhớ bóng tà dương, tường da thảm Hoa tàn vương vấn cánh không tan Rồi phù du phủ cuộc tương tàn Kiếp bạt! Dỗi hờn quốc thương tan Biết sống đến ngày lai khứ hạ Đành thôi mặc số, hữu thiên ban

Ánh Trang

Page 11: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Năm Tỵ Nói Chuyện Rắn

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 9

ăm Rồng vừa chấm dứt thì năm Rắn

liền tới với chúng ta. Cảnh tượng quen thuộc

ngày xưa vẫn còn lai vãng tâm trí mọi người:

Rồng chầu ngoài Huế Ngựa tế Đồng Nai, Nước sông trong chảy lộn sông ngoài Thương người xa xứ lạc loài tới đây, Tới đây thì ở lại đây Bao giờ bén rễ xanh cây sẽ về!

Rồng xanh, rồng vàng tạm lánh mình trong thời gian 12 năm, nhường chỗ cho rắn với năm Tỵ khởi đầu ngày Nguyên Đán, mồng một tháng Giêng, tức là ngày 10-2-2013. Chúng ta biết rằng Âm lịch khai dung từ năm 2,637 trước Kitô, nhằm năm 61 đời Hoàng đế bên Trung Quốc. Như vậy Âm lịch đã xuất hiện cách đây: 2,637 năm cộng 2013, vị chi: 4,650 năm. Năm nay, 2013 thuộc vào "Vận niên lục giáp" thứ 90, khởi đầu từ năm 1984 và sẽ chấm dứt vào năm 2,043. Biết rằng mỗi giáp trên nguyên tắc chỉ có 10 năm mà thôi (chẳng phải là 12 năm), thì lục giáp là 10 x 6 = 60 năm, tức là một thế kỷ của Lịch đại Á Đông. Chu kỳ 60 năm này, người Tây phương gọi là Cycle sexagésimal. Chu kỳ này luôn luôn khởi đầu với năm Giáp Tý, cho nên quyển lịch chính thức của ta, được gọi là Hoàng Việt

Giáp Tý Niên Biểu, do cụ Nguyễn Bá Trác, Quan Lộc Tự Khanh, Tá Lý Bộ Học (Huế) biên

soạn, và do Bộ Học ấn hành năm Khải Định thập niên, tam nguyệt nhựt (1925).

Nếu đại chu kỳ là 60 năm, thì tiểu chu kỳ là 12 năm, khởi đầu với năm Tý, mà biểu tượng là Chuột. Chu kỳ này, Tây Phương gọi là Cycle duodénaire. Trong một đại chu kỳ 60 năm, có năm tiểu chu kỳ 12 năm (12 x 5 = 60), biết rằng 60 là tối thiểu bội số chung của 10 và 12 (10 là phần Giáp (Thập can), còn 12 là phần Tý (Thập nhị chi).

Những Điều Nên Biết Về Loài Rắn

Nói tới loài Rắn, chúng ta phải chia ra hai loại: rắn hiền và rắn dữ. Cả hai đều thuộc ngành Bò sát (Raptiles), họ Ophidiens. Rắn hiền như rắn nước, rắn học trò... bơi lội thong thả nơi hồ ao, kiếm ăn tôm cá, ếch nhái. Loại rắn này dễ lầm lẫn với giống lươn (anguille), mà chúng ta tìm thấy trong câu đối lạ lùng, lửng lơ và lắt léo sau đây:

Le lội lung lăng lay lá lách Lươn lo lòn lỏi lọt lùm lau.

Trong loài rắn dữ, tức là rắn độc, chúng ta không khỏi rùng mình khi nhắc tới: rắn hổ mà Tây phương gọi là Cobra, Naja tripudians, rắn hổ mang mà họ gọi là Bongare, Bungarus fasciatus, rắn lục mà họ gọi là Serpent vert, Serpent bananier, Trimeresurus, rắn đẻn mà họ gọi là Vipere lachesis... Nhưng mà con rắn dễ sợ và nguy hiểm nhất, dài tới 4 thước, là con

N

Năm Tỵ: Nói Chuyện Rắn 

Hưong Giang Thái Văn Kiểm 

 

Page 12: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Năm Tỵ Nói Chuyện Rắn

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 10

Ophiophagus elaps, hay là Naja hamadryas, sinh sản khá nhiều bên Ấn Độ. Rắn này có khả năng rượt theo người để cắn chết. Nhà văn Maurice Maindron có nói tới giống rắn này trong quyển tiểu thuyết La Gardienne de I' Idole Noire. Tuy thế, cũng con rắn đó đã tự ý quấn thân nhiều vòng, để làm thành một cái bệ cao, chịu cho Đức Phật an tọa lên trên, mà tham thiền nhập định, tránh cho Ngài khỏi bị bệnh tê thấp và đồng thời tỏ ra sự quy thuận hoàn toàn đối với thần lực vô lường của Ngài.

Rắn Trong Lịch Sử Việt Nam

Trong lịch sử ta có biết bao nhiêu là truyện rắn. Chúng ta chỉ nhắc lại một truyện điển hình nhất là Thị Lộ mà người đương thời cho là hiện thân của loài rắn độc, có thể toát lược như sau:

Năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tông (con vua Lê Lợi) đi tuần du phương đông, duyệt võ ở Chí Linh. Nguyễn Trãi lúc bấy giờ đã về trí sĩ tại Côn Sơn, bèn ra nghênh tiếp xa giá nhà vua. Lê Thái Tông bèn đến viếng chùa Côn Sơn là nơi có ẩn am của Nguyễn Trãi. Nhìn thấy tì thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ nhan sắc lộng lẫy, lại có biệt tài về văn chương, vua Lê Thái Tông bèn phong cho chức Lễ Nghi Học Sĩ, ngày đêm hầu bên cạnh nhà vua. Đến khi Đông tuần, xa giá về tới Trại Vải (Lệ Chi Viên), thuộc xã Đại Lại, huyện Gia Định, nay là Gia Bình, thình lình nhà vua nhuốm bệnh, lên cơn sốt dữ dội. Thị Lộ phải hầu hạ, thang thuốc suốt đêm, rồi nhà vua băng hà. Các quan hốt hoảng, vội vã và bí mật phụng giá về Kinh, nửa đêm vào cung mới làm lễ phát tang. Tất cả triều thần đều buộc tội Thị Lộ đã âm mưu giết vua, liền đem nàng ra giết chết.

Có sách nói rằng Thị Lộ đã bỏ thuốc độc vào chén cho vua uống. Có sách nói vua bị cắn lưỡi mà chết. Riêng phần Nguyễn Trãi, ông chỉ nói

rằng: "Nếu có tội thì cứ chiếu pháp luật mà nghiêm trị".

Thảm trạng này xảy ra đúng lúc trong triều có nhiều võ quan theo phe Lê Sát, sinh lòng đố kỵ vì thấy ngày trước Nguyễn Trãi được Vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) trọng dụng, đem lòng oán ghét, nhân cơ hội này, liền nghi Nguyễn Trãi là chủ mưu sát đế. Thế là sau đó, quan Thừa Chỉ Nhập Nội Hành Khiển Đại thần Nguyễn Trãi đã bị giết và cả ba họ bị tru di.

Truyền thuyết cho rằng: lúc lập vườn tại Côn Sơn, lính hầu của Nguyễn Trãi đã giết chết một ổ rắn gồm mấy mẹ con. Sau đó rắn mẹ tái sinh, bò lên trần nhà nhìn Nguyễn Trãi đọc sách. Rắn nhỏ xuống một giọt máu đào, xuyên thấm qua ba tờ giấy, nhằm ám chỉ là ba họ. Về sau, cũng con rắn đó đã hiện thân nơi Thị Lộ làm ả bán chiếu gom ở Tây Hồ, gặp Nguyễn Trãi, có xướng họa như sau:

Ả ở đâu, bán chiếu gon? Chẳng hay chiếu đã hết hay còn? Xuân xanh chừng độ bao nhiêu tuổi? Đã có chồng chưa? Được mấy con? Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon Cớ chi ông hỏi hết hay còn? Xuân xanh mới độ trăng tròn lẻ, Chồng còn chưa có, hỏi chi con!

Sau đó thì Thị Lộ đã trở thành tì thiếp của Nguyễn Trãi, nhập được gia đình ông ta, để âm mưu phục thù, trả nợ máu ngày xưa là mấy mẹ con đã bị giết oan nơi bụi rậm.

Cái án oan này, mãi đến 22 năm sau, vua Lê Thánh Tông mới xét lại. Đó là vụ án lịch sử Lệ Chi Viên. Vua thấy có nhiều điều hàm hồ, oan ức cho một đại công thần khai quốc, liền truyền hủy bỏ bản án trước kia, truy phục chức cho Nguyễn Trãi, tức Lê Trãi, con cháu ông được

Page 13: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Năm Tỵ Nói Chuyện Rắn

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 11

tìm kiếm và đưa ra làm quan, lại cấp tư điền để con cháu lo việc tế tự hàng năm (1).

Sở dĩ vua Lê Thánh Tông đã duyệt lại bản án là vì vợ nhà vua tên Nguyễn Thị Hằng (1445-1505) là cháu gái 4 đời của bà Châu Thị, vợ nhất của Nguyễn Trãi, đã trốn thoát được bản án tru di tam tộc 1442, chạy vào Nam Hà ẩn náu và sinh sống. Bà Châu Thị đem theo được nhiều con, trong đó có Nguyễn Công Duẫn, rồi Duẫn sinh ra Nguyễn Đức Trung, rồi Trung sinh ra Nguyễn Văn Lãng, Lãng sinh ra Nguyễn Hoằng Dụ, Dụ sinh ra Nguyễn Hoằng Kim, tức là Nguyễn Kim (1500-1545), Kim sinh ra Nguyễn Hoàng (1525-1613), tức là chúa Tiên, chúa đầu tiên của nhà Nguyễn.

Như thế, Nguyễn Kim là hậu duệ của Nguyễn Trãi. Còn hơn thế nữa, ông tổ xa xưa của Nguyễn Trãi lẫn Nguyễn Kim là Nguyễn Bặc, khai quốc công thần đời nhà Đinh và nhà Lý, từ thế kỷ XI. Ngoài ra gia phả của Nguyễn Du, tác giả Kim Vân Kiều, cũng ghi dòng họ lên tới Nguyễn Bặc. Gần đây hơn trong lịch sử cận đại, tiểu sử của đại thần Nguyễn Hữu Độ, Kinh lược Bắc Kỳ, cũng có ghi là hậu duệ của Nguyễn Trãi. Chúng tôi căn cứ trên hai tài liệu sau đây:

1. Quyển Chrestomathie Annamite (Quảng Tập Viêm Văn) của Edmond Nordemann (Ngô Đề Mân), ấn hành ở Hà Nội năm 1898, trang 26-27.

2. Bài Les Familles Illustres de l' Annam: S.E.Nguyễn Hữu Độ của L.Sogny, đăng trong Bulletin des Amis du Vieux Hue, năm 1924, trang 169-204.

Còn như sự kiện Nguyễn Du thuộc dòng họ Nguyễn Trãi thì các nhà văn học sử Dương Bá Cung, Lê Thước, Bùi Văn Nguyên, căn cứ trên nhiều bổn gia phả họ Nguyễn ở miền Bắc và miền Trung, đã xác nhận nhiều sự trùng hợp, mà

nhà báo Cô Thần đã đúc kết và nêu lên trong báo Tự Do số 1056, ấn hành ở Sài Gòn ngày 22.11.1960, trang đầu: Công việc tra cứu của cụ Lê Thước cho biết Nguyễn Trãi và Nguyễn Du cùng một dòng họ và chung một ông tổ. Ông tổ này là Nguyễn Bặc, mà vua Bảo Đại cũng có nhận là ông tổ của mình, trong quyển sách "Le Dragon d' Annam", Editions Plon, Paris 1980, trang 36-37.

Rắn Trong Văn Học Sử Việt Nam

Trong văn học sử của ta, mà cũng có liên hệ sử Tàu, chúng ta còn nhớ giai thoại bà Đoàn Thị Điểm (sinh năm Ất Dậu 1705, mà người ta cho là tác giả Chinh Phụ Ngâm, mà cũng có người cho là của Phan Huy Ích) đã đối đáp tài tình với ông anh là Đoàn Doãn Luân. Một hôm ông này muốn thử tài cô em gái, bèn lấy một câu chữ trong Sử Ký của Tư Mã Thiên nói về Lưu Bang (Hán Cao Tổ) làm đề tài để cho bà đối đáp. Câu ấy như sau:

Bạch xà đương đạo, Quý bạt kiếm nhi trảm chi

Nghĩa là con rắn trắng đón đường, ông Quý (Lưu Bang) liền rút gươm ra chém (con rắn bị đứt làm hai khúc, chết liền).

Bà Đoàn Thị Điểm nhanh trí, cũng dùng một câu trong Sử Ký đời vua Nghiêu Thuấn, nói về ông Vũ (tức là vua Hạ Vũ, sau này nối ngôi vua Thuấn), để đối lại như sau:

Hoàng Long phụ châu, Vũ ngưỡng thiên nhi thán viết

Nghĩa là: Con Rồng vàng đội chiếc thuyền, ông Vũ nhìn trời mà than!

Page 14: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Năm Tỵ Nói Chuyện Rắn

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 12

Cũng trong Văn học sử của ta, Lê Quý Đôn (1726-1784) đã sáng tác một bài thơ thất ngôn bát cú trong một trường hợp khá ly kỳ như sau: Thuở nhỏ, cậu bé Lê Danh Phương (tên đầu tiên của Lê Quý Đôn) rất cứng đầu (rắn đầu) và biếng học. Cha Phương quở trách, ông phải làm một bài thơ "Rắn Đầu" để tạ tội, với điều kiện mỗi câu trong bài bát cú phải có một tên rắn. Phương vâng lời và đọc ngay như một thần đồng:

Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà Rắn đầu biếng học, chẳng ai tha Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ, Nay thét mai gầm rát cổ cha. Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối, Lằn lưng cam chịu vết roi tra. Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học. Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.

Đặc điểm của bài thơ này là: nếu ta bỏ hai chữ ở đầu mỗi câu, ta sẽ được một bài Ngũ ngôn bát cú:

Liu điu vẫn giống nhà Biếng học, chẳng ai tha Hổ lửa đau lòng mẹ, Mai gầm rát cổ cha. Chỉ quen tuồng nói dối, Cam chịu vết roi tra. Trâu Lỗ chăm nghề học. Mang danh tiếng thế gia.

Xin lưu ý: Nước Lỗ là quê quán Đức Khổng Tử mà thiên hạ gọi là Vạn Thế Sư Biểu, hay là Sinh Dân Vị Hữu, nghĩa là từ khi có loài người thì chưa có ai (bằng ông ta)! Còn nước Trâu là quê hương của Thầy Mạnh Tử. Tôi còn nhớ một câu xướng độc đáo:

Nước lỗ trâu chảy ra Khổng Mạnh

 

 

     Sàigòn Đang Đón Mùa Giáng Sinh

Trời Cali chợt đã vào đông  Dù không mưa tuyết vẫn tê lòng  Đâu như bên đó trời đang ấm  Đón Giáng Sinh về ai có mong 

Không gió nhưng đường đi vẫn lạnh  Không mưa nhưng ướt bãi trăng nằm  Câu thơ ai viết buồn hiu hắt  Chợt nhớ quê mình buổi cuối năm 

Sài Gòn có nhớ những mùa trăng  Nắng phía xa xôi bỗng thật gần  Hoa sứ mùa này đang nở trắng  Trong vườn năm cũ có ăn năn ..? 

Sài Gòn đang đón mùa Giáng Sinh  Nhớ mắt môi xưa thuở rất tình  Hoa nắng rụng đầy trên lối cũ  Cho hồn anh một thuở điêu linh .. 

Nhược Thu 

Page 15: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Năm Tỵ Nói Chuyện Rắn

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 13

Nghĩa là: Dòng nước nhỏ từ lỗ chân trâu ra thì không có (khổng) mạnh mẽ.

Câu này khó quá chưa ai đối được cả!

Đã nhắc tới Bảng Nhỡn Lê Quý Đôn (tục danh Lê Danh Phương), tự là Doãn Hậu, hiệu là Quế Đường, sinh ra trong niên hiệu Bảo Thái thứ 7 (1726), đời vua Lê Dụ Tông, thời chúa Trịnh Cương ở xã Diên Hà, tỉnh Sơn Nam (nay là tỉnh Thái Bình), con của ông Lê Phú Thứ và bà họ Trương. Thân sinh đã từng đỗ Tiến sĩ năm 1724 và làm quan đến chức Hình Bộ Thượng Thư. Thuở bé Lê Danh Phương đã nổi tiếng thần đồng về trí thông minh và óc nhớ dai: Hai tuổi đã biết đọc chữ "Hữu" là có, và "Vô" là không. Năm tuổi đã đọc nhiều thiên trong Kinh Thi. Mười một tuổi đã học Sử (Sử Ký của Tư Mã Thiên, Bắc Sử, Nam Sử v.v...), học thuộc lòng tám chín chục trang, đồng thời học luôn cả Kinh Dịch. Mười bốn tuổi học hết Ngũ Kinh, Tứ Thư, sử truyện và sách vở của Bách Gia Chư Tử, mỗi ngày có thể cảm tác mười bài phú mà không cần viết nháp.

Ngọc Rắn Trong Nhân Gian

Người ta thường nói về Nọc Rắn của loài rắn độc, ít ai nói tới Ngọc Rắn. Đây là một câu chuyện có thực ở nước ta. Chúng ta hãy trở về Đèo Hải Vân thời tiền chiến, để nghe một người ở địa phương kể như sau:

Thời đó người ta đang xây con đường xe lửa Xuyên Đông Dương, gọi là Transindochinois. Thật ra là Xuyên Việt, vì nước mình rộng lớn và quan trọng, tiêu biểu cho cả hai nước Lào Miên. Chặng đường thứ nhất: từ Hà Nội tới Vinh, chặng đường thứ hai: từ Vinh tới Huế, chặng thứ ba từ Huế vào Đà Nẵng. Chặng này công phu và khó khăn nhất, vì núi non hiểm trở. Đà Nẵng ngày xưa mang tên Thạc Gián, tên làng xã chính của thị xã. Thạc Gián viết nhầm và đọc

nhầm là Tu Gián, vì hai chữ Thạc và Tu viết gần như giống nhau. Từ đó, qua sự vụng về và biên chép của các người biên chép và thông ngôn thời Pháp xâm chiếm nước Nam, mà địa danh viết nhầm là Tu Gián đã trở thành Tourane. Còn địa danh Đà Nẵng thì bắt nguồn từ chữ Đà, một thổ âm có nghĩa là Sông, suối. Ví dụ: Đà Rằng ở Phú Yên, Đà Lạt ở cao nguyên. Suối của bộ lạc Lạt Tiếng Chiêm Thành là Ea (Da), cũng có nghĩa là sông là nước. Ví dụ như Ea Trang (Nha Trang) là con sông tre, con sông trên bờ có mọc nhiều tre (Krưm), chữ Krưm đọc trại thành Trang.

Trở lại vùng Đà Nẵng, ta lấy quốc lộ 1, trèo đèo Hải Vân quan, đi xuống làng An Cư (Lăng Cô), đi ngang qua Truồi, lần tới Phú Bài, Thần Phù, Dạ Lê, Thanh Thủy, An Cựu, rồi tới Huế, đường dài 110 cây số, đúng 1 độ (degré) của Bắc Vĩ tuyến. Đường này quanh co, lúc làm đường xe lửa, phải đục tới ba bốn cái hầm trong núi cao, trong đó có hai cái hầm dài và hiểm trở nhất là Hầm Sen và Hầm Chuối.

Dân địa phương có câu ví ngôn: Túi thui như chui vào Hầm Sen Và hai câu hò để than thân trách phận: Chiều chiều gió thổi Hải Vân Chim kêu ghềnh đá, gẫm thân em buồn!

Hay:

Chiều hôm dắt mẹ qua đèo, Chim kêu bên nớ, vượn trèo bên ni!

Thời tiền chiến, có một người cai phu lục lộ, trong lúc đi tuần dọc đường rầy, lúc sắp chui vào Hầm Sen thì chợt thấy lóa mắt bởi nhiều tia ánh sáng. Dụi mắt để nhìn lại lần nữa thì thấy ánh sáng này nhúc nhích và chuyển động. Cai phu liền bật đèn pin rọi thì nhìn thấy luồng ánh sáng đó tỏa ra từ miệng con rắn dài ba thước, đương bò ngang qua đường rầy. Cai phu nhìn kỹ thì thấy con rắn ngậm một hòn ngọc sáng chói.

Page 16: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Năm Tỵ Nói Chuyện Rắn

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 14

Thấy người và ánh đèn, con rắn liền bò nhanh chui vào Hầm Sen biến mất. Tình cờ một tiều phu già đi ngang qua đây, cai phu kể chuyện lại thì được tiều phu chỉ về cách thức lấy được ngọc rắn. Tiều phu bảo phải bắt một con gà, cột nó vào cái rổ lật ngửa, rồi đặt cái rổ đó lên trên một thau nước và cột chặt gà, rổ và thau nước lại với nhau, làm thế nào thau không bị lật đổ. Xong rồi, cứ việc ngồi rình đừng để cho rắn thần trông thấy.

Cai phu y theo, làm đúng như tiều phu chỉ bảo. Chờ ít lâu, cai phu trông thấy từ miệng hang bí mật, con rắn từ từ bò ra, đánh hơi nhìn tứ phía, rồi bò thẳng tới cái rổ mầu nhiệm, nhờ có con gà bên trên và thau nước phía dưới. Con rắn ngóc cổ, vươn mình phóng tới, cắn mạnh vào cổ con gà, ngậm cứng cho gà ngộp thở, rồi chui vào cánh, quấn mình mấy ngoai, riết chặt thân gà cho đến nhừ tử. Tiếng gà kêu vang nơi rừng thẳm, vang dậy cả Hầm Sen, giữa lúc hàng trăm phu phen đang cong lưng đập đá vá đường, đem mồ hôi nước mắt đổi lấy chén cơm bát cháo! Lúc bấy giờ, mặt trời đã ngả về tây, ánh vàng xuyên qua những đám mây xanh xám, treo lững lờ trên những ngọn cây bao trùm đèo Hải Vân hùng vĩ. Trong cảnh trí thiên nhiên huyền ảo đó, cai phu chăm chú nhìn thấy con rắn, lúc sắp sửa nuốt trọng con gà, đã tự nhiên phun ra viên ngọc vào rổ, rồi viên ngọc đó lọt rổ, rơi xuống thau nước, óng ánh lung linh như có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Cai phu lập tức vác gậy đuổi đập con rắn, khiến nó sợ hãi phải bò gấp vào Hầm Sen, chui vào hang biến mất. Và trong lúc hốt hoảng, rắn già đành bỏ lại viên ngọc quý.

Cai phu mừng rỡ như đã trúng số độc đắc, anh ta giải nghệ trở về làng với viên Ngọc Rắn. Viên ngọc này to bằng quả nhãn, màu thanh thiên, trong sáng tuyệt vời và phát quang trong đêm tối. Nó lại còn có công hiệu chữa trị những người bị rắn độc cắn. Chỉ cần áp viên ngọc nơi

chỗ rắn cắn là nó hút hết chất độc, hút hết máu đen cho tới khi nào thấy màu hồng chảy ra thì mới rút viên ngọc. Nhờ viên ngọc quý, cai phu đã cứu được không biết bao nhiêu mạng người.

Thân sinh tôi kể chuyện ngọc rắn như sau:

Đông Y Sĩ Trung Quốc - Công Dã Tràng là người đầu tiên đã khám phá tính chất kỳ diệu của Ngọc Rắn. Thuở ấy, y sĩ họ Công có nuôi một cặp rắn hổ. Một hôm thừa cơ rắn đực đi vắng, rắn cái gian dâm với con rắn đực ở gần đó. Tình cờ Công Dã Tràng nhìn thấy, ông tức giận, bèn lấy cây rượt đánh con rắn lăng loàn. Rắn đực đi đâu nãy giờ, vừa bò về trông thấy gia sự đau xót như vậy, bèn ngỏ ý cảm tạ Công Dã Tràng, bằng cách nhả viên ngọc quý trong miệng ra, tặng ông ta và dặn như sau: "Đại nhân hãy giữ kỹ viên ngọc này nó sẽ giúp ông cấp cứu thiên hạ, nếu chẳng may họ bị rắn độc cắn. Đại nhân cứ áp viên ngọc vào nơi thương tích, là nó sẽ hút hết chất độc. Ngọc này không phải rắn nào cũng có, phải có sự tu luyện lâu năm, ngọc mới kết tụ trong miệng. Vì thân hình rắn trơn tru, rắn chỉ biết dấu ngọc vào miệng mà thôi, như thế chẳng ai trông thấy cả. Nhưng mà có một điều bất tiện là: lúc ăn rắn phải nhả viên ngọc ra, ăn xong lại phải ngậm vào, giữ gìn cẩn thận như cái bùa hộ mệnh của rắn thần."

Bây giờ ta phải đánh dấu hỏi: Tại sao Công Dã Tràng đã hiểu thấu ngôn ngữ của loài vật như con rắn? Thì đây là câu trả lời. Theo Lê Quý Đôn viết trong Văn Đài Loại Ngữ, quyển 7, Thư Tịch Loại, gồm 107 điều nói về Kinh Sử Tử Tập, từ thời Xuân Thu Chiến Quốc cho đến các đời Đường Tống Nguyên Minh Thanh, và căn cứ sách Luận Ngữ của Đức Khổng Tử, thì Công Dã Tràng hiểu tiếng chim, nhà nghèo, không có việc làm, không lấy gì để ăn. Một hôm có con chim bay trên mái nhà, kêu rằng: "Cọp ăn thịt dê ở núi Nam Sơn, nên mau ra mà lấy về". Công Dã Tràng nghe lời chim gọi, chạy ra

Page 17: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Năm Tỵ Nói Chuyện Rắn

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 15

núi Nam Sơn quả nhiên bắt được dê bị cọp ăn; còn thừa. Khi người chủ mất dê đi tìm, theo vết tới nhà trông thấy sừng dê, cho là... Công Dã Tràng ăn trộm dê, bèn kiện lên quan. Vua nước Lỗ hạ lệnh đưa Công Dã Tràng giam vào ngục. Còn Khổng Tử thì một mực kêu oan cho Tràng mà cũng không được.

Ít lâu sau, chim sẻ lại kêu ở nhà ngục rằng: "Người nước Tề xâm lăng bờ cõi, nên mau ra đánh đuổi". Tràng bảo người cai ngục tâu việc ấy lên vua quan. Vua không tin nhưng rồi cũng đâm lo, bèn sai người đi ra biên thùy thám thính thì quả thấy quân Tề ồ ạt kéo tới thật. Vua bèn sai Công Dã Tràng đem quân đi đánh, đuổi được quân Tề. Vua bèn tha cho Công Dã Tràng và phong cho làm Đại Phu. Nhưng ông ta không nhận, vì ông ta nghĩ rằng: "Nhờ loài chim mà được tước lộc là một điều nhục". Tiết tháo vậy thay! Từ đó về sau, không ai học tiếng chim nữa. Nhưng ngày nay, có nhiều nhà khoa học lại bắt đầu học tiếng chim cá, thú vật, để hiểu biết thêm ngôn ngữ của loài vật.

Loài Bò Sát Trong Thần Thoại Việt Nam

Ngoài những con rắn ta thường trông thấy trên đất liền, thường có giống Thuồng Luồng dài năm bảy chục thước, chuyên sống nơi biển lớn, hồ rộng. Hồi đầu thế kỷ, có nhiều thủy thủ đã trông thấy thuồng luồng nơi Vịnh Hạ Long, nơi quần đảo Bạch Long Vĩ. Họ chỉ trông thấy cái đuôi (vĩ) mà cũng đã dài lắm rồi. Lại có người trong thấy con thuồng luồng xuất hiện vài phen nơi hồ Lock Ness, bên xứ Scotland. Con quái vật này (le monstre de Lock Ness) trải qua nhiều thế kỷ, đã làm cho người ta mất khá nhiều thời giờ để rình ngó, nó cũng làm cho văn nhân, sử gia tốn công viết lách tìm tòi.

Riêng về dân tộc chúng ta vốn thuộc loài Giao Chỉ. Danh từ kép nầy có nhiều nghĩa: Ngón chân cái tách ra, lúc đứng xếp chân gần nhau thì thấy hai ngón chân cái giao đầu với

nhau. Lại thêm một nghĩa nữa là: Bờ nuớc có thuồng luồng, cá sấu, loại sauriens như dinosaur, plésiosaures, diplocdocus v.v... thời tiền sử sinh sống. Đó là hai ý nghĩa chính, còn nhiều cách giải thích khác nữa không thể nói hết được.

Ngày xưa, giao long và thuồng luồng tranh nhau mà sống khắp sông hồ và duyên hải Nam Hoa và Bắc Việt. Do đó mà Hàn Dũ đời Đường (768-823) và Hàn Thuyên đời Trần Thái Tông (1225-1257) đã được lệnh nhà vua làm bài văn tế cá sấu, để đập đuổi cá sấu đang nhiễu hại dân chài lưới, đi ra khỏi sông Phú Lương, tức là sông Hồng Hà ngày nay. Theo nhà văn Roger Caillois, con rồng phát xuất từ con Giao Long mà ông dịch là Alligator, một giống bò sát (reptile) có nhiều liên hệ với nước mây mưa gió. Ắt hẳn con Giao Long là vật tổ của người Giao Chỉ, một sắc dân sống miền duyên hải, chuyên sống về nghề chài lưới và có tục lệ xâm mình, vẽ hình rồng rắn, khiến cho giống thuồng luồng, cá sấu phải nể nang khiếp sợ mà tránh né, hoặc được xem như là đồng loại để đừng giết hại lẫn nhau.

Tục lệ xâm mình này đã có từ ngàn xưa vì sách Sử Ký của Tư Mã Thiên đời Hán đã từng ghi "Tiễn phát, văn thân, thác ti, tả nhậm": Cắt tóc ngắn, vẽ mình, vòng tay (cung kính), cài nút áo phía trái. Ấy là bốn đặc tính của dân Việt Giao Chỉ. Tục lệ đã chấm dứt đời vua Trần Anh Tông (1293-1314) anh ruột Công chúa Huyền Trân, và cũng là người đầu tiên đã dám cãi lệnh vua cha, nhất định không chịu xâm mình. Đó là một ông vua có óc tiến bộ, đã dám quên gốc chài lưới của tổ tiên, để mạnh dạn tiến vào thời kỳ nông nghiệp phồn thịnh của dân ta. Hơn nữa, việc cống hiến ngọc trai, san hô (coral) cho vua Tàu không còn ràng buộcchặt chẽ như xưa, và từ đó dân chài của ta không còn phải lặn lội dưới biển sâu để mò trai kiếm ngọc.

Xem như trên, các loài rồng rắn, thuồng luồng, cá sấu có nhiều điểm tương đồng, mà cũng có nhiều điểm dị biệt: Rồng có bốn chân, không có cánh mà vẫn bay được lên tận mây xanh, Thuồng luồng không chân và dài như con

Page 18: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Năm Tỵ Nói Chuyện Rắn

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 16

chình khổng lồ, có thể lật thuyền như chơi; Cá sấu da dầy, răng như cưa, mắt trợn... trông thấy mà kinh; Rắn không chân, bò sát đất, nhưng khéo tu thì có ngọc! Hầu hết rồng rắn dị hình, dị tướng, đều mang nặng tính chất kỳ bí và thần thoại, do óc quan sát tinh vi và trí tưởng phong phú của loài người.

Ghi chú:

(1) Cũng có giả thuyết: Người vợ thứ tư của Nguyễn Trãi, tên là Phạm Thị Mận, đang đi chợ, nghe tin dữ, vội vã bồng con trai, trốn sang nước Bồn Man (Lào), về sau lại trở về dưới thời Vua Lê Thánh Tông. Người con trai tên là Anh Vũ, học giỏi, đỗ đạt làm quan to, được vua cử đi sứ sang Trung Quốc. Lúc đi thuyền trên hồ Động Đình thì bị một con thuồng luồng ví chận, muốn làm lật thuyền. Anh Vũ biết con rắn này là hiện thân của Thị Lộ, bèn cầm dao nhảy xuống hồ đánh và giết được rắn, máu trồi lên đỏ cả hồ, rồi Anh Vũ cũng biến đi đâu mất! Từ đó về sau thì hồ êm sóng lặng, dân chúng đi lại bình an.

Sưu Tầm Source: Tuần Báo Dân Việt (Sydney, Australia)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ranh Ngôn..

Khôn ba năm, dại một giờ. Nếu ai dại sớm, khỏi chờ ba năm!

Sưu Tầm

 

    

Trả lại Thoáng Mây Bay  

Anh trả lại em thành phố này Mai về gác núi cuộn sầu mây Chênh vênh bóng nguyệt hồn anh thức Vẫn một dòng tâm mây trắng bay Anh trả lại em lời nói này Chút tình đon đả một đêm say Cuồng quay quán rượu môi em ngọt Em bảo hồi sinh những tháng ngày Em bảo rằng anh chớ nói đùa Sợ làm áo mỏng lạnh đêm mưa Xôn xao em mắt sầu cô quạnh Ngại phút trao tình khơi vết xưa Thôi thế thì thôi chẳng gắng chờ Mai về gác núi tụng kinh thơ Bên khung nguyệt lạnh vò trang giấy Có thật dòng tâm đã hững hờ ?

PHÙNG QUÂN

Page 19: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Giấc Mơ Mùa Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 17

Thu nghiêng đầu đếm những cánh hoa mai bắt đầu nở lác đác. Hoa mai bẩy cánh, ôi hoa rực rỡ làm sao, hoa tươi thắm trong nắng xuân mơn mởn. Thu yêu mến mùa xuân, mùa của gia đình sum họp, mùa của hoa lá xinh tươi, của áo mới và bánh chưng, bánh tét. Nàng săm soi những cành mai đầy lộc mới, muốn tìm một cành nhiều hoa nhất để cắm vào bình hoa giữa nhà.

- Thu ơi, vào đây mẹ nhờ chút coi. Tiếng bà Tư đang gọi nàng hối hả dưới bếp.

- Dạ mẹ, thôi chết rồi, mình quên đám kiệu muối dưa đang cắt dở dang, Thu chợt nhớ.

- Con cắt xong thau kiệu đó rồi qua đây cạy rổ me mẹ đang làm nghe.

-Dạ mẹ. Thu hơi xuống giọng.

Tết thì vui mà nhiều việc phải làm, nào mứt, bánh, dưa kiệu, dưa cải, bánh ít, bánh tét, rồi ngày 30 tết thì phải biết: đủ thứ món ăn, phải làm xong trước ngọ để cúng ông bà, nào thịt kho nước dừa, vịt hầm, gỏi, gà quay v..v. Thu ước có đứa em gái kế nào để phụ một tay, bà chị lớn thì lấy chồng ở phương nào, ông anh kế thì đi linh miền xa, lái máy bay lâu lâu tạt về nhà một lần, nghe nói năm nay chàng sẽ đột xuất đáp về nhà, bởi vậy bà Tư còn hăng hái làm cho đủ món để thằng con cưng thưởng thức. Đám em kế là 4 thằng con trai, sức vóc thì có dư nhưng chuyện làm bếp thì xuân thu nhị kỳ. Chỉ có ngày 30 như hôm nay bà Tư mới ra lệnh tổng động viên thì cả con bé út cũng có việc làm. Cậu em kế thì cao lớn như king kong nên được giao nhiệm vụ ép bánh gai, công việc

nầy coi vậy mà chẳng dễ dàng gì. Bột bánh gai bà Tư đã nhồi từ chiều hôm qua, qua dêm bột đã nổi nhưng vẩn còn rất dẻo, Lâm, chàng em kế, phải dùng hết sức để ép bột cho chảy vào mâm rồi con bé út, mới chừng 10 tuổi, lấy mâm hứng, sao cho gai bánh đừng bị dẹp xuống. Lâu lâu bánh hư, bị Lâm la, là cô bé bỏ chạy mất. Thế là Thu phải thế vào. Đứa kế Lâm là Hiếu thì khéo tay mau mắt nên mẹ Thu giao cho công việc dồn và may hai cái giò heo paté. Hai đứa kế Tâm và Phước thì lau nhà trên và rửa ly tách trên bàn thờ cho thật bóng láng. Bộ lư đồng đã được Lâm và Hiếu chùi bóng từ hai hôm trước làm sáng cả phòng khách khiến ông Tư rất hài lòng.

- Bửa nay mà mẹ còn mua me chi nữa. Thu càu nhàu.

- Mẹ thấy me tốt quá, mà con nhỏ bán me cứ năn nỉ mẹ hoài. Ờ mà qua mùng hai mùng ba gì đó, gánh hát của chị hai mầy về, thì có bánh mức cho đám con nó ăn.

Mẹ nàng lúc nào cũng nghĩ về con cháu mà quên cả thân mình cực khổ. Nàng mà cực một thì bà Tư cực gấp mười lần. Từ tháng mười một, khi gió bấc về làm cây bông gòn trước nhà bắt đầu khô trái là bà Tư bắt đầu có công việc cho Thu.

- Trưa nay ăn cơm xong, con nhớ dồn gòn vô mấy cái gối ôm cho mẹ nghe Thu, rồi sẵn đó con dồn vô luôn mấy bao gối nằm mẹ may sẳn, mai mốt có khách lại nằm. Con rảnh may cho mẹ mấy cái cửa màn, mẹ mua vải rồi đó nghe.

 

GIẤC MƠ MÙA XUÂN 

Page 20: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Giấc Mơ Mùa Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 18

Con muốn may quần áo gì ăn Tết thì ra ngoài cô Ba bán vải đo đi nghe rồi đem may cho kịp Tết. À, có điều nay là Thu chịu nhất, Thu đang mê xấp vải tơ màu xanh két, ối dào, nó sề làm nổi làn da mịn màng, đôi mắt to, đen nhánh, bao anh chàng sẽ ngớ ngẩn khi nàng dạo xuân. Thu mĩm cười thích thú .

Rồi khi những hoa sua đũa bắt đầu rụng khắp lối đi, thì mẹ lại giao việc khác:

- Ngày mai thứ bảy nghĩ học, con nói với thằng Lâm phụ con xay bột nếp mẹ ngâm sẵn rồi phơi khô để Tết mình làm bánh ít nghe con.

- Dạ mẹ.

À cái vụ nầy thì dễ. Thằng Lâm coi vậy mà được, nó không để nàng làm những chuyện nặng nhọc đâu. Nó sẽ xay rồi bồng lại cho khô nước. Đến trưa, sau khi đi vòng chợ chơi, ngắm qua hàng vải vóc, son phấn với mấy nhỏ bạn thân, nàng sẽ xắt ra phơi nắng là xong.

Những ngày giữa tháng mười hai âm lịch, gió bấc đã thổi già trên những ngọn cây làm những buổi sáng đến trường Thu phải co ro trong chiếc áo ấm. Đó là lúc những cây me ven đường đã đậm màu xanh lá, đó cũng là lúc những trái me non đã trở nên vừa vặn để mẹ con nàng lấy vỏ, cạy hột làm mứt me. Ôi những trái me non chấm muối ớt hay nước mắm đường ngon lành biết chừng nào, thì những trái me lúc nầy nó làm khổ nàng không sao kể xiết. :Con dao làm mứt me phải nhỏ nhọn mũi, rồi từng tí từng tí, Thu phải làm sao tách vỏ mà vẫn giữ nguyên thân trái me, rồi lấy hột, xâm, tẩm đường, phơi nắng, thật vô cùng công phu. Mẹ bảo đâu thì nàng làm đó nhưng bà Tư thì thức khuya, dậy sớm cho đám con có miếng ăn ngon trong ngày Tết.

Tuần lễ trước Tết, bà Tư làm cuộc tổng vệ sinh nhà cửa . Mấy ngày nầy hai cậu em kế nàng mới lãnh đủ. Từ tờ mờ sáng, khi đứa nào cũng quấn chăn kín mít cho giấc ngủ mùa đông vẫn còn êm đềm thì bà Tư gọi hai cậu thức dậy giặc tất cả chăn mền cho cả nhà trong hai ngày cuối tuần. Sáng ra khi nắng đã lên cao, Thu đi ngang qua hai cậu em vẫn còn đang hì hục đạp, vắt. Nàng cười cười hỏi:

- Hai đứa nào ăn gì chị mua cho?

Lâm rải nước vào Thu rồi bảo nàng: - Ngủ đả hén, đừng chọc quê nghe, mai mốt làm gà đừng kêu tui phụ nghe . Sáng 30 tết, Thu vẩn còn say ngủ, nàng nghe văng vẳng đâu đây có tiếng gà vịt kêu lao xao, vừa lúc ấy tiếng bà Tư gọi nàng:

- Dậy đi Thu, phụ mẹ nhổ lông gà đi con.

- Còn sớm mà mẹ.

Đêm qua, Thu thức đến 12 giờ đêm để phụ mẹ gói cho xong 100 chiếc bánh ít. Nàng mệt mõi hỏi:

- Gói làm gì nhiều quá vậy mẹ.

- Ừ, mẹ còn biếu bà con mình nữa con, nào là bác Ba xóm trên, chú Bảy ngoài xóm bánh tầm, cậu Hai trên đường Mạc Cữu kế bên nhà thờ.

- Mai mốt con lớn, con không ăn Tết cực khổ như mẹ đâu.

- Ờ, để mẹ coi, hay là con còn làm nhiều hơn mẹ nửa đó?

Khi Thu vào bếp, hai con gà và hai con vịt đã được cắt tiết chờ nàng nhổ lông.

- Mẹ có kêu Lâm thức dậy phụ con không mẹ? - Nó với thằng Hiếu còn phải chẻ củi nấu bánh

Page 21: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Giấc Mơ Mùa Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 19

tét tối nay nữa. Mình làm hai con vịt hầm, một con gà rôti, một con ra gu, con làm nhanh lên để kịp cúng trước 12 trưa, để ba con cằn nhằn.

Nghe mẹ bảo, Thu cắm cúi làm, nghĩ thầm "sau buổi cúng trưa nay, mình xong, mình sẽ có thì giờ bát phố với đám bạn".

- Trưa cúng xong, con hết bổn phận phải không mẹ? Con đi chơi nghe mẹ?

- Ừ, mẹ nhờ bà Hai má con Thắm gói dùm bánh tét, mình khỏi gói, chiều tối mình luộc bánh để kịp cúng giao thừa, con về sớm canh bánh với tụi nó, không biết anh ba con chừng nào mới về . Mẹ vái nó về kịp cúng ông bà, cho nó ăn Tết với tụi con.

- Coi chừng anh ba ca bài xuân nầy con không về à mẹ.

Bà Tư tần ngần giây lát, ngưng tay, đôi mắt chợt đỏ không hiểu vì khói bếp hay nhớ về thằng con chinh chiến miền xa. Thu bổng thấy thương mẹ hơn bao giờ hết. Bà có 8 đứa con, chỉ có anh nàng đang hành quân xa. Đêm đêm, bà Tư đọc kinh, khấn vái con mình được bình an, những đứa kề cận, dù bà hay la rầy nhưng bà vẫn thấy chúng nó mỗi ngày. Bà ước mong thanh bình trở lại để con bà sớm hôm bên cạnh, rồi bầy cháu nội, ngoại sẽ quây quần tíu tít bên bà.

Mâm cúng đã bày, trên bàn thờ hai câu liễn đỏ, vốn là hai câu thơ do chính ông Tư đặt ra, đã được Hiếu viết theo lối chữ nho. Bình hoa mai rực rỡ ở giữa hai trái dưa hấu xanh cùng mâm trái cây ngũ quả tươi tốt. Thức ăn đã được bày biện kèm thêm dĩa dưa giá và trà nước dâng ông bà. Ô kìa, anh ba đã về. Một nụ cười chợt nở rực rỡ trên khuôn mặt bà Tư, không uổng công lo lắng cho cả tháng trời nay. Thu nhìn mẹ và cũng mĩm cười theo mẹ.

Buổi tối, ánh đèn đường lờ mờ khuất sau đám lá mận xanh đen, nồi bánh tét đang sôi ngùn ngụt, mấy ông con trai kề kà bên mấy chai bia và dĩa tôm khô củ kiệu.

- Coi chừng lửa nghe tụi con, con Thu nó về nhà chưa Lâm?

- Về rồi nè mẹ, tiếng Thu trả lời.

- Sáng mùng một không la nữa nghe mẹ.

- Ừ, đi quét nhà bây giờ đi Thu, ba ngày tết mình khỏi quét con. Mẹ lỡ tay sên thao mứt me cho xong.

- Hoàng ơi, tiếng ông Tư gọi người con trai lớn. Đừng nhậu xỉn, còn đốt nhang, đốt pháo đón giao thừa nữa nghe tụi con.

- Ba đừng lo, cứ ngủ khoẻ đi ba, để đó tụi con lo

Thu gọi mẹ:

- Mẹ ơi, thức dậy đón giao thừa, ba gọi mẹ kìa

- Ừ, chờ mẹ tí.

Tiếng pháo đùng đùng làm Thu giật choàng dậy, nàng chợt không nhớ mình đang ở đâu? Hình như nàng đang ở Rạch Giá, phải không? Nàng choàng tỉnh:

- Mình đang ở Little SàiGòn mừng xuân, Thu thì thầm.

Thu mang dĩa mứt, bình trà đốt nhang cúng Phật, ông bà, cha mẹ. Cám ơn mẹ đã cho con một giấc mơ huyền dịu, con biết mẹ không bao giờ bỏ con, dù mẹ đã ra đi. Vâng thưa mẹ, mẹ đã nói đúng. Nước chảy vẫn xuôi giòng. Mỗi năm, Tết đến, con cũng lu bu, bận rộn như mẹ ngày xưa. Lòng mẹ mãi là biển Thái Bình dạt dào.

Page 22: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Không Ngờ

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 20

 

Không ngờ!...

Anh không ngờ gặp lại.

Từ cỏi nhớ xa xôi

Em một thời con gái

Tim đỏ mộng bờ môi

Anh không ngờ sống lại

Những quay quắt, xôn xao

Một thời yêu vụng dại

Bao kỷ niệm thưỡ nào!

Em ngày xưa em gái

Con mắt ướt rượt tình

Anh yêu, lòng khờ dại

Nhưng gặp mặt làm thinh.

Rồi ngày qua với tháng

Mình xa biển cách đồi

Những dòng thư lãng mạn

Xóa không gian xa xôi

Hè về hay giáp Tết

Mình gặp nhau đôi lần

Và mình yêu như đã…

Không một chút phân vân

Mùi dạ hương gợi nhớ!

Những đêm tiển em về

Đường khuya im tiếng thở

Nụ hôn nào đê mê…

Trời bày cơn binh lửa

Cho héo úa tình ta

Anh ngỡ ngàng thân ngựa

Tiếc một thuỡ bôn ba!

Tình cờ em gợi nhớ

Những từng kỷ niệm sâu

Của một thời dang dở

Của những ước mơ đầu

Em còn ôm niềm nhớ

Anh dù tóc thay màu

Nhưng trong vùng trăn trở,

Mình vẫn còn có nhau!

 

Page 23: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Ý nghĩa tục Lì Xì ngày Tết

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 21

 

 

 

 

 

 

 

 

Quanh chuyện "lì xì" ngày Tết bằng tiền

và bằng... chữ! Nghe hai tiếng "lì xì" người ta

liền tưởng tới bao giấy màu đỏ, nho nhỏ bằng

phần tư trang giấy học trò, bên trong có xếp

mấy tờ tiền mới. Vậy hai tiếng "lì xì" ở đâu ra?

Nguồn gốc của nó thế nào? Chúng tôi lân la

"tầm nguyên" qua các nhà nghiên cứu, hỏi trực

tiếp bằng miệng có, giở sách vở các vị có, thấy

giải thích hai chữ "lì xì" tựu trung là "tiền

mừng tuổi".

Cuốn từ điển thời nay do Viện Ngôn ngữ

học, Trung tâm Từ điển học chẳng hạn, mục từ

lì xì giải thích: "Lì xì là mừng tuổi (bằng tiền).

Tiền lì xì cho các cháu ngày mùng một Tết".

"Lì xì" bằng tiền không chỉ giới hạn trong

mùng một Tết, mà "liền tù tì" suốt ba ngày đầu

năm, thậm chí kéo dài tận những ngày "mùng"

cuối cùng của Tết như mùng 9, mùng 10. Theo

một số người thì tục mừng tuổi vẫn cứ nên giữ.

Nhà nghiên cứu Thông Hội bảo: "Đó là một

phần đậm đà của phong vị Tết Việt Nam, đặc

biệt đối với trẻ con,

khiến trẻ nhớ tới Tết như một thời điểm mở đầu

năm mới, đẹp như cổ tích". Nhà nghiên cứu

Cao Sơn giải thích: - Lì xì tiếng chữ là lợi thị,

đọc theo âm Quảng Đông, Triều Châu thành

"Lê - i - xị", chỉ số tiền được cho, tặng trong

các dịp đầu năm, khai trương và cả trong lễ

thành hôn nữa, chứ không bó hẹp trong dịp Tết

Nguyên đán.

Lì xì nhằm cầu chúc người nhận gặp may

mắn, phát đạt. Thường người Tàu bỏ tiền vào

bao giấy màu đỏ. Người Việt Nam ta cũng làm

tương tự, phổ biến ở miền Nam ngày Tết. Ở

miền Trung thì ông bà cha mẹ, người tôn

trưởng cho con cháu tiền mới vào dịp Tết gọi là

"tiền mừng tuổi". Không chỉ người lớn mừng

tuổi con cháu, mà hồi xưa, con cháu phải mừng

tuổi ông bà trước. Qua giao thừa, tới sáng sớm

mùng một, con cháu bảo nhau tới nhà thờ để

chúc Tết và lạy mừng ông bà, cha mẹ. Không

chỉ lạy suông, cũng không thể muốn lạy mấy

lạy thì lạy, mà theo nhà văn Toan Ánh, chỉ

lạy... hai lạy rưỡi. Lạy xong con cháu phải biết

 

Sưu Tầm

ÝÝ nngghhĩĩaa ttụụcc LLìì XXìì nnggààyy TTếếtt

Page 24: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Ý nghĩa tục Lì Xì ngày Tết

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 22

"thơm thảo" với đấng sinh thành bằng cách

cung kính dâng lên những thứ bánh trái tươi

ngon và một phong giấy hồng: Bên trong

phong giấy thẳng thớm này có đặt một món

tiền, để lên khay tươm tất và hoan hỷ, xin các

cụ nhận cho, đó là "tiền mở hàng". Tiền này

không nhằm để cất cho nặng hầu bao, mà ngụ ý

cầu chúc các cụ quanh năm sung mãn, may

mắn. Tục mừng tuổi nay còn đó. Ông bà, cha

mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ lì xì lớp cháu, con.

Bằng hữu thân quyến tới nhà ai chúc Tết lì xì

trẻ con của nhà đó. Hoặc chủ nhà đón khách tới

chúc Tết lì xì trẻ em đi theo khách. Ý nghĩa

chính không nằm ở "tiền" mà ở "tình", tức ở

lòng mong ước cầu chúc các cháu hay ăn chóng

lớn, vui chơi, học hành tấn tới, còn phong bì

nặng nhẹ nhiều ít (tiền) không phải là điều đáng

để tâm lắm. Thậm chí không có một cắc bạc mà

chỉ có... chữ. Chữ viết rõ to, đậm nét để "làm

quà" mừng tuổi như chuyện dưới đây.

Xưa, có một nhà nọ, nghèo quá, sinh ba

đứa con trai. Tết đến người cha không có tiền

để lì xì. Chiều ba mươi, ông nghĩ ra một cách,

lấy giấy đỏ làm 3 cái phong bì, bề ngoài trông

thẳng thớm tươi tắn đỏ thắm như các phong lì

xì khác. Nhưng bên trong không bỏ tiền, mà

thay bằng 3 miếng giấy được ông viết 3 chữ

nắn nót: Phước - Lộc - Thọ. Qua sáng mùng

một, người cha gọi 3 đứa con trai đến trước bàn

thờ, xoa đầu chúng, tươi cười mừng tuổi chúng

bằng 3 cái phong bì nhẹ hẫng, sau khi đã giải

thích Phước là gì, Lộc là gì, Thọ là gì... Qua

Tết, bước vào năm mới, chẳng ngờ nhà ông

phát tài, tiền vô như triều cường. Thoắt cái, lại

tới ba mươi tháng chạp. Ý chừng nhớ lại Tết

xưa nghèo thiếu, đạm bạc, ông định bụng sẽ tái

diễn cách "lì xì" bằng chữ để ba đứa "Phước

Lộc Thọ" đừng bao giờ quên rằng, chúng đã

được ăn no mặc ấm từ một quá khứ đói rách

gần đây. Ai đời, khi nhận phong bì xong, ba

đứa con bóc ra, mỗi đứa đều thấy vỏn vẹn chữ

Phước, còn hai chữ Lộc Thọ biến đâu mất.

Người cha cũng ngạc nhiên không kém. Bốn

cha con đang phân vân, bỗng một người từ đâu

đến bảo: "Ta là phúc thần của đất này. Chữ

Phước đó do ta ban cho. Chỉ cần có nó cũng

gồm đủ cả ba: phước, lộc, thọ, vì có phước mới

hưởng được lộc, mới thọ lâu. Vì thế chẳng cần

phải cầu lộc, cầu thọ, chỉ một chữ phước để

mừng tuổi đầu năm là đủ". Nói rồi, biến mất.

Nhìn lại phong lì xì, cả bốn cha con sửng sốt

một lần nữa vì chữ phước cũng biến mất luôn,

trên mặt giấy trống trơn, trắng toát.

Bấy giờ vị thần thứ hai hiện ra kể cho bốn

cha con nghe một chuyện mừng tuổi xa xưa.

Đó là câu chuyện nổi tiếng khắp châu Á, loan

truyền qua Tây Tạng và dãy Hy Mã Lạp Sơn,

đến cả lưu vực sông Hoàng Hà, Dương Tử của

Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam từ lâu đời,

về một người cầu phước được phước, trở nên

giàu có nhưng hết sức keo kiệt. Ông ta quên

những điều tốt đẹp, những ban phát ngọt ngào,

rộng lượng mà mình đã làm ở tiền kiếp, vì vậy

một mực thâu góp vàng ngọc về riêng mình,

trong kiếp này, bỏ vào chiếc hũ, đem chôn ở

một vị trí bí mật trong nhà không cho ai hay.

Ngay cả con trai của ông cũng không được biết

nơi cất giấu. Về già, ông ngã bệnh. Khi chết,

linh hồn ông bị hũ vàng ám ảnh, đã quay lại

nhà cũ, tìm cách chui vào xác chết cứng lạnh

Page 25: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Ý nghĩa tục Lì Xì ngày Tết

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 23

của mình, nhưng bất lực. Thấy vậy, một con

chó gần nhà có linh tính đã nhường thể xác hèn

mọn của mình cho kẻ giàu có kia trú vào, rồi

bay lên không trung thoáng đãng. Còn ông nhà

giàu thay thế làm chủ thể xác của con vật bốn

chân, thỏa mãn được "sống" lại, dầu với tấm

thân thuộc hàng súc sinh như chó. Con chó đó

lạ thay suốt ngày

không đi đâu cả,

cứ nằm lì trước

hiên. Mà chỉ nằm

ở một nơi nhất

định sát cửa ra

vào. Hễ người con

(bây giờ đã là chủ

nhà) đuổi đi, một

lát không lâu nó lại

quay về chỗ cũ, cứ

như rời chỗ ấy là nó rời sự sống của nó vậy.

Các phước quả mà nó hưởng là hũ vàng ngọc,

giờ đây trở thành điều vô phước cột chặt nó vào

tham si. Ngày nọ, một đại sư ngang qua, nói

với đứa con: "Này anh kia, anh có biết con chó

đó là ai không?". "Dạ thưa không". "Ta nói cho

biết, nó chính là cha của ngươi. Vì sao nó nằm

lì suốt ngày đêm ở khoảnh đất sát cửa đó? Ấy

là vì nó luyến tiếc của cải chôn dưới đất. Hãy

đào lên". Người con lấy làm lạ, cho đào thử chỗ

con chó thường nằm, thì quả nhiên thấy hũ

vàng bên dưới. Bị rung động vì việc này, người

con tỉnh ngộ, từ chối sở hữu số vàng, rời nhà

theo vị đại sư lên núi, về sau trở thành một

trong những vị tổ đầu tiên của lịch sử Thiền

tông. Vị này tỉnh ngộ rằng: nếu làm phước,

được phước mà thiếu huệ tức trí huệ sẽ trở nên

nguy hiểm ngu si như con chó kia vậy. Được

phước, thiếu huệ, thì như nằm trên đống vàng,

đống ngọc mà vẫn khổ đau, thiếu thốn, phiền

bực. Kể xong, vị thần bảo: "Đó là lý do vì sao

ta phải xóa trắng chữ phước trong bao lì xì

mừng tuổi của các ngươi. Nó chỉ có ý nghĩa tốt

đẹp nếu sinh đôi cùng huệ, bằng không chỉ là

động lực cho những cuộc thăng trầm bất tận.

Giờ đây ngươi hãy nhìn xem".

Bốn cha con thấy trên bao lì xì hiện lên hai chữ Phước Huệ. Hai chữ này để mừng tuổi cho mọi tâm hồn đã đi qua mùa đông để mở đầu một năm mới thăng hoa.

 

Ranh Ngôn..

Điều quan trọng với người đàn ông là:

Cần một người phụ nữ biết nấu ăn, chăm sóc con cái.

Điều quan trọng khác là cần người phụ nữ luôn làm bạn vui.

Điều rất quan trọng là cần được người phụ nữ hiểu được tâm tình của bạn, và

Điều tối quan trọng là đừng bao giờ để 3 người phụ nữ ấy gặp nhau.

Sưu Tầm

 

Page 26: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Vựot Qua Giới Hạn

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 24

 

ời không dễ. Đời không theo ý mình. Những gì qua đi xem như đã mất, khó tìm lại được. Thế nhưng, trong cuộc đời tôi lại có những bất ngờ…Tôi nguyên là con gái út nên đuợc nuông chìu. Khi được hỏi thì bố tôi chỉ nói:” Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.” Bố bao giờ cũng tin tưởng tôi là đứa con mà bố cầu khẩn. Thế thì, cuộc đời tôi có phụ lòng bố mong mỏi hay không?

Sau những lời chia buồn, cảm ơn trong đám tang của cha Hồng; cô xoay qua giới thiệu người đàn ông đứng bên cạnh:

- Phương. Đây là Danh, ba của mấy đứa nhỏ.

- Hình như tôi gặp anh một lần thì phải. Tôi vừa bắt tay, vừa trả lời.

- Xin lỗi cô Phương ! Tôi không nhớ. - Hai bạn tâm sự nhe! Để tôi đi một vòng

chào các chú bác, bạn bè ngày cũ, lâu quá rồi chưa có dịp. Nói xong Danh bỏ đi.

- Anh ấy biết điều như vậy mà sao lại đi đến chia tay vậy?

- Thôi đừng bàn chuyện cũ. Mình có phần lỗi lớn trong việc nầy…mà cũng tại gia đình mình sau nầy đoàn tụ quá đông. Ai cũng nói. Còn anh ấy chỉ nghe đến lúc nhàm chán nản thì chia tay thôi.

- Ai nói gì thì nói. Mình cứ làm tròn bổn phận người vợ có sao đâu?

- Nói thì dễ. Nhưng đứng vào hoàn cảnh mình mới thấy khó. Anh tự cô lập mình với sinh hoạt của con liên quan đến tôn giáo. Khi cần phải có đủ cha mẹ thì anh chỉ nói: ”Mình đã giao ước trước rồi. Đạo ai nấy giữ thì em làm gì thì làm anh không can dự vào. Anh không muốn được ai mời. Hãy nhờ cha mẹ đỡ đầu của chúng.”

- Vậy thì ba đứa nhỏ chịu phép rửa tội mà anh ấy không chống đối thì cũng nhường Hồng một bước.

- Anh chỉ nói việc nuôi con tùy vào người mẹ. Anh tránh bàn cãi; hay xin phép bỏ ngang các buổi họp mặt, tiệc tùng khi đề cập đến tín ngưỡng nên nhiều người tỏ ra khó chịu, cho là anh lập dị. Tuy vậy, mình nghĩ lý do đó nên cuộc hôn nhân mới kéo dài lâu như vậy; chớ bàn cãi thì chắc tan sớm hơn. Dù sao! Mình cũng yên. Còn Phương?

- Từ khi ông ấy bị tai nạn thì mình lu bu lo cho các con … Đâu có dịp nào quen với ai đâu. Bồ có số liên lạc của Danh không?

- Bộ muốn làm quen à! Mình nghe con nói. Ông ấy đang sống với bồ mới. Nhìn anh ấy ít nói nhưng coi chừng đó nhe!

- Thấy anh ta vui vui cũng muốn quen cho biết vậy mà.

- Anh ấy thường liên lạc cho mình mỗi hai tuần chiều Chủ Nhật đến thăm con.

♥ Danh ôm eo tôi từ phía sau, thì thầm:

- Biển luôn đẹp. Biển là tình yêu với những cơn sóng thì thầm; không có lời nhưng nó rì rào như tiếng réo gọi những cặp tình nhân từ con tim.

Truyện Ngắn

VVưượợtt QQuuaa GGiiớớii HHạạnn

Đường Sơn

Đ

Page 27: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Vựot Qua Giới Hạn

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 25

- Tiếng reo của sóng, gió lành lạnh nên họ ôm nhau. Sao gần bốn năm rồi mà anh không tìm được một người yêu à?

- Tìm được em rồi. - Thật không? Trong lòng tôi khơi lên

niềm sung sướng vì ít ra có người nói tiếng thương mình.

- Em có nhiều điểm giống anh. Nhất là lối suy nghĩ thực tế và uyển chuyển.

- Anh có thể về nước lấy vợ trẻ, vợ đẹp. Anh thừa khả năng mà?

- Thời gian nghe tiếng con nít khóc buổi sáng đã qua, nay anh sợ. Anh rất sợ. Anh luôn nhớ câu: ‘be a man-should know his limit.”

- Mình có thể sắp xếp tiến xa hơn. - Bạn chớ đừng đến hôn nhân. Rắc rối

lắm. - Em muốn trực tiếp lo cho anh, sống

riêng rẽ làm gì!

Tôi nghĩ đơn giãn là chọn một người bạn sống chung hay tiến xa hơn chồng để chia sẻ tâm tình lấp đi sự cô đơn. Nhưng khi sắp xếp việc gia đình thì không phải là chuyện bình thường. Bây giờ tôi mới hiểu lời nói của Hồng. Mấy năm qua không ai ngó ngàng gì hoàn cảnh của tôi. Họ tưởng rằng tôi đang ở bên lề của cuộc sống, ở vậy nuôi con, thủ tiết thờ chồng cho đến hết đời chăng! Trong khi những đàn ông độc thân vì lý do gì đó có gặp lại hờ hững với tôi. Giờ tôi mới hiểu cái lý ‘lạy ông tôi ở bụi nầy’. Khi có người dìu tôi từ ‘bụi’ lên, trút bỏ hết lớp bụi bên ngoài thì như một cơn sốc đối với họ, ông khác nhìn lại. Gia đình bàn tán mãi. Mẹ tôi lại kết luận: ”Hoàn cảnh con giống Hồng. Nó không lâu dài thì con thấy đó.” Sau đó là Hoàng, hơn bốn mươi mà vẫn còn độc thân xuất hiện qua sự giới thiệu mà điều đó phải đến sớm hơn.

Trước những ngày khó đoán về tương lai của mình, trong lúc đi dạo, anh nói: - Tuần tới là anh sẽ về Brisbane rồi.

- Sao vậy? - Trang có việc làm ở đó. Nó đã đính hôn. Hồng không thể di chuyển. Anh sẽ lên đó sắp xếp cho đến khi nó lập gia đình. - Việc làm thì sao? - Anh suy nghĩ đã lâu, xin nghỉ phép hai tháng, lên đó trước. Hy vọng là xin chuyển về nơi ấy trong tương lai.

- Bao giờ anh trở lại Melbourne? - Không biết! Có thể xong các việc công,

tư, hay có lẽ không trở lại nữa. - Em thật bất ngờ về sự quyết định của

anh. - Không có duyên thì thôi. Đời mà! Hợp,

tan là chuyện thường. Tôi bất chợt áp vào lòng Danh bật khóc.

- Anh lo cho con như vậy thì vẫn còn thương Hồng à?

- Nhắc chi nữa. Cô ấy đã có người lo. Bạn anh còn ở Việt Nam vào tuổi em có người là bà ngoại lâu rồi….Đừng khóc. Anh vừa vỗ về, vừa đùa.

- Còn những người đàn bà khác trong thời gian qua?

- Họ đến rồi đi một cơn gió thoảng vì lý do gì đó. Khác tánh tình. Sống bán thời được vài tháng mà còn xảy ra bao nhiêu vấn đề. Chỉ có em… Anh không biết diễn tả ra sao! Thôi tùy vào số mệnh đi?

- Giá mà không có ràng buộc nào, em bỏ hết.

- Con là quan trọng. Phải lo cho chúng đến khi trưởng thành. Bây giờ thì phải nghĩ đến hai chữ hy sinh cho nhất là gia đình.

- Nghĩ đến những ngày sắp tới. Em buồn quá.

- Người ta cho anh là bảo thủ, ít kỷ, hẹp hòi, vô trách nhiệm…. Anh ghi nhận hết. Anh chỉ ước mình như mọi người bình thường khác. Một điều ao ước nhỏ như buổi sáng thức dậy có em bên cạnh cũng không xong. Còn kẹt bên nầy, vướng bên kia, việc nầy, việc nọ thì làm

Page 28: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Vựot Qua Giới Hạn

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 26

sao thảnh thơi, an bình cùng anh đi đến hết con đường khó khăn sắp tới.

- Em hiểu rồi! Nhưng đã trễ chăng? - Nét thánh thiện hiện rõ trên khuôn mặt,

tương lai sắp tới của em không khổ đâu. Dù anh… nhưng thôi! Hoàng độc thân không ràng buộc gì có thể lo cho mẹ con em tốt hơn.

- Có thể lần cuối. Tôi nhận được nụ hôn tình tứ nhất.

♦ Một sáng mùa Xuân, tôi lẻ loi ở nhà nên buồn lắm, bèn liên lạc với con gái Danh thì được biết Danh hình như đã xin nghỉ hưu và di chuyển tiểu bang khác lâu rồi:

- Sao chưa đến năm mươi mà hưu rồi à! - Chỉ nghe ba nói:”Đã đến lúc ba phải lo

phần tâm linh cho mình.” - Con có số liên lạc của ba không? Ba

con đang ở đâu? - Con không biết ở đâu! Ba không muốn

quấy rầy ai nữa vì có gia đình riêng. Con cũng không có số.

- Ai gọi vậy? Tiếng của Minh, chồng Trang.

- Cô Phương bạn của mẹ ở Melbourne, cần số liên lạc của ba.

- Nói cô để số lại, khi nào có dịp thì anh cho ba biết.

- Không gấp lắm. Vậy cũng được. Cho cô gởi lời thăm ba. Tôi nói vào.

- Có gì bất thường ở Melbourne vì nếu không, sẽ không ai tìm .Tôi nghe thoáng nghe được tiếng Minh trước khi gác máy.

Thời gian qua mà tôi không nhận điện thoại nào của anh cả. Tôi đoán là mọi liên lạc với gia đình đều qua Minh, kể cả Trang cũng không biết. Mọi chuyện ở đây anh đều biết vì hôm mẹ Hồng mất, anh có gọi về chia buồn. Lúc đó có tôi bên cạnh, nhờ Hồng đưa máy qua; anh chỉ nói hai ba câu chào hỏi, hỏi thăm và chúc sức khoẻ là xin gác máy trong khi tôi chưa nói được chữ nào sau tiếng hello, khoẻ, cảm ơn

anh. Tôi tiếp xúc với vợ chồng Minh trong buổi tang mẹ Hồng đó, cố tìm ra những tin tức nào có liên quan đến Danh, nhưng tuyệt nhiên không. Minh chỉ nói là ba liên lạc với con cuối tuần hỏi thăm việc nhà. Tôi biết cậu kín đáo khi hỏi về tin tức của cha vợ; vì hôm ấy thứ Ba, nhưng tôi không có lý do để hỏi thêm.

Bây giờ thì tôi hiểu thêm về Minh. Cậu cũng khác tín ngưỡng, chịu theo đạo để cưới Trang. Danh thương con, không muốn rể nhất thời vì yêu; sau đó lơi đi thì bỏ, có thể dẫm lên vết xe cũ của mình, nên sắp xếp khuyên chúng chuyển hết về tiểu bang khác tránh họ hàng.

Một ý nghĩ thoáng qua, mãnh lực nào đó khiến tôi muốn gặp anh một lần, hay nói lời cuối trước khi những gì sắp tới xảy ra cho mình?

Tôi đang đứng ở một nơi cách nhà mình gần bốn ngàn cây số, Perth, gõ cửa mà lòng hồi hộp là có đúng nhà không? Một cô bé chừng 15, 16 mở cửa:

- Bà tìm ai? - Có phải nhà ông Danh không? - Ông Danh là ai vậy? - Địa chỉ nầy đúng không? - Đúng. Nhưng không có ai tên Danh ở

đây. Ba con tên James. - Ở xung quanh đây có nhà Việt Nam nào

không? - Có! Bà đi ngược về đường nầy; nhà góc

cuối đường. Tôi bèn cảm ơn rồi đi theo hưóng chỉ dẫn. Nhưng đi một đoạn. Tôi sực nhớ mình hấp tấp. Làm sao mà tìm nhà Việt Nam nào ở đây khi không có số nhà, mơ hồ như vậy. Đúng địa chỉ mà không đúng tên người biết đâu Danh đã đổi tên chăng? Tôi bèn quay lại càng bước, càng suy gẫm. Danh và James là một thôi. Cô bé lúc nảy mở cửa:

Page 29: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Vựot Qua Giới Hạn

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 27

- Cô muốn gặp James. Ông có ở nhà không?

- Dạ có. Ba ơi! Có bà nào muốn gặp ba nè!

Tôi thấy anh không thay đổi gì cả, muốn bước đến ôm như cuộc hội ngộ bất ngờ. Nhưng sực nhớ, còn cô bé, không chừng mẹ nó bên trong nên khựng lại:

- Làm sao mà em tìm được chổ nầy? Danh điềm tỉnh, chẳng ngạc nhiên khi thấy tôi.

- Tình yêu thì núi đồi còn vượt được thì sá gì vài tiếng máy bay.

- Anh nghĩ là mình đã yên thân ở đây rồi? - Anh trốn thật kín. Nhưng chỉ sơ hở của

anh về Brisbane mà em tìm ra được nơi đây.

- Sơ hở gì? - Điện thoại của anh khi tra cứu ra thì nó

được gởi qua từ Perth. Xin địa chỉ qua số đó thì đâu khó gì anh? Tôi mỉm cười.

- Em cũng thật thông minh. Mà tìm anh làm gì?

- Chỉ muốn gặp anh có thể lần cuối và nói một lời.

- Vậy thì em muốn điều gì? Nói đi. Anh nghe

- Em rất tiếc là…..không … dám dứt khoát như trước

- Em hiện ở đâu? - Khách sạn ... - Nơi đây cần sự yên tịnh. Chuyện cũ

không tiện nói. Cho anh số mobile. Anh gọi taxi để em về khách sạn ngay bây giờ. Đúng bảy giờ tối anh đến đưa em dùng cơm tối với gia đình anh. Chúng ta nói nhiều hơn.

Nói được hai, ba câu chào hỏi thì taxi đến. Trong xe về khách sạn, tự nhiên hai hàng nước mắt tôi chảy dài xuống má. Anh đuổi khéo tôi mà! Tôi biết. Anh quá vô tình, không có một lời ân cần nào như ngày xưa. Ước gì tôi có vé về Melbourne lúc nầy thì tôi sẽ từ chối dùng

NNhhậậtt QQuuaanngg

 

Chiều qua cầu Trà Khúc

Muôn xe nhộn nhịp chạy bôn ba,

Anh cố lê dần chậm nhích qua.

Hai vế chẳng còn, mông sát đất,

Bụi mù thấp hít khói bay ra,

Không chân, kiên dũng bên lề lếch.

Phế tật nào xa: lính Cộng Hòa.

Ôi những kiếp người cơ khổ quá,

Thẹn mình chẳng giúp, giữa xe qua.

Qua Lăng Cô

Chuyến tàu dừng chậm trạm Lăng Cô,

Chạy bám bên toa, rộn mấy cô,

Trước ngực hỏa lò than lửa đỏ,

Bờ vai khô mực nướng vừa hô.

Trời trưa nắng gắt, đời cay khổ,

Chân đất xông pha phỏng thấy mồ.

Đặc sản thế gian duy nước Việt,

Buồn thương xứ sở nạn côn đồ.

Page 30: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Vựot Qua Giới Hạn

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 28

cơm chiều với gia đình anh. Tôi là kẻ dư thừa, chẳng muốn gặp anh nữa vì đã gặp rồi; có mặt gia đình anh thì tôi sẽ không thể tự do nói lên nỗi niềm của mình.

Anh rất đúng hẹn. Tôi không thiết gì buổi gặp gỡ nên chẳng muốn trang điểm gì, vì tôi đoán qua cô bé. Mẹ nó trẻ hơn tôi rất nhiều.

Anh lái một vòng đến nhà hàng, lòng tôi buồn nên không nói, không rằng mà yên lặng như cõi âm u nào của thế giới địa ngục hay thanh tịnh như cõi thiên đàng nào đó. Khi ngồi vào bàn ăn.

- Đây là Jane, Giang, con anh. Đây là cô Phương.

- Con thưa cô Phương. - Em muốn nói gì từ xưa đến nay thì nói. - Còn chị đâu? - Mẹ ... Giang trả lời. Nhưng bị chận lại - Giang con! Không được phép trả lời khi

người lớn nói chuyện. Con có thể nghe, phân tích. Chỉ trả lời khi được hỏi.

- Sang cũng lập dị, sống chung cũng khó khăn lắm rồi nhưng dù sao cũng là cha của hai đứa nhỏ. Còn Hoàng còn chúa lập dị, tánh đó không biết ẩn chứa trong lòng bao lâu rồi. Các con em không thích hợp. Xung đột ngầm đến nổi chúng nó cứ dùng tiếng Anh với nhau mà phê phán.

- Vậy cũng có vấn đề nhỉ? - Chúng nói là: ”Bạn của mẹ… mấy

người sao lại mang cái … ‘dead-man walking’ nầy về. Con không hiểu?”

- Em cố nhịn vì hiểu rằng, ít ra trong nhà cũng có người đàn ông. Nhưng nếu tình trạng kéo dài không ly dị thì chắc chúng bỏ nhà đi thôi.

- Chia tay là đúng. Nhưng đừng trách Hoàng. Chú ấy đến với mẹ con em vì hoàn cảnh, không có tình thân thiết, yêu đương gì. Tự dưng giao trách nhiệm cho lo cho gia đình mà chú chưa bao

giờ đi qua hay tánh không thích trẻ em thì sanh ra điều bực tức khó tránh.

- Giờ mà anh còn bênh vực cho giới đàn ông nữa sao?

- Không! Anh chỉ phân tích thế thôi. Giá mà anh đứng địa vị của Hoàng; chắc cũng đối xử như thế thôi. Nhưng cũng tạm yên cho em. Con cái là niềm hạnh phúc của mình.

- Các con em bây giờ ra sao? - Một đứa lập mới gia đình năm rồi. Một

đứa gần xong đại học. - Con gái ở đây, sau khi xong đại học mà

gia đình là sớm đấy! Ba năm nữa. Em dự định như thế nào?

- Em không biết. Em đang phân vân…. Chúng sẽ đi hết. Đối diện là cô đơn trước mắt.

- Đi lễ nhà thờ có nhiều anh độc thân lắm mà…Em vẫn còn duyên dáng. Chắc không cô đơn đâu! Thế nào cũng gặp bạn thôi.

- Có! Nhưng chẳng có ai liên lạc cả…Đàn ông bị quyến rũ bởi các cô gái trẻ nếu không ở đây thì Việt Nam. Em nghĩ mình già rồi! Tuy nói vậy, nhưng lòng tôi dâng lên niềm sung sướng sau lời khen của anh.

- Vậy thì đến chùa. Cũng nhiều anh độc thân vì lý do nào đó. Em vẫn đẹp. Chắc là sẽ có người theo thôi. Tìm bạn thì sá gì tín ngưỡng. Cũng như thời gian trước chúng ta gặp nhau vậy.

- Chùa chiền, nhà thờ là nơi cầu nguyện, bày tỏ đức tin của mình chớ đâu phải chỗ tìm bạn, tìm chồng đâu!

- Cứ thử xem sao? Mà em đến đây bao lâu?

- Ngày mai là em về Melboure. Dù chỉ quen nhau mấy tháng. Quá ngắn. Nhưng anh là người đã cho em hạnh phúc trong thời gian dài nhất.

- Giang con! Cô Phương nói mà con hiểu gì không?

- Con không hiểu hết. Cô là gì của ba vậy?

Page 31: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Vựot Qua Giới Hạn

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 29

- Người yêu cũ của ba. - Sao không nghe ba nhắc đến bao giờ? - Ba không muốn nhắc ai cả hay việc gì

thuộc quá khứ. Con nhớ! Chẳng có ích lợi gì trong khi tương lai nhiều khó khăn đang chờ đợi mình.

- Khi còn là bồ thì bao giờ cũng đẹp, cũng hạnh phúc; nhưng lúc sống chung thì bao nhiêu vấn đề phức tạp, ký hôn thú xong rồi lại xé. Em gặp anh rồi, nay có thể an tâm về Melbourne sống bình thường, xung quanh với con cái, thân nhân, bè bạn. Chúng ta không còn vướng víu gì cả đã lâu rồi.

Xong buổi cơm chiều thì anh đưa tôi thẳng về khách sạn, chỉ cười mỉm chi, dặn dò giờ đón tôi ra phi trường hôm sau với hai chữ ‘good night’. Trưa hôm sau, trong xe, tôi nói gì thì nói nhưng anh vẫn im lặng hay chỉ ừ hử. Tôi biết Danh không bao giờ lay chuyển vì nước mắt đàn bà. Nhưng đứng trong phi cảng, nước mắt tôi lại trào ra như đây là lần cuối cùng gặp anh. Anh không ôm tôi như ngày xưa, tạo khoảng cách, cũng không bắt tay, chỉ khoác tay cười nhắc lại:

- Đã là bà ngoại mà còn khóc chẳng ra thể thống gì cả. Người ta thấy cười chết đi thôi.

- Em ao uớc là đi với anh trong đoạn cuối của cuộc đời mình.

- Đừng bao giờ thề hay hứa hẹn nữa! Chuyện ao ước, cầu nguyện gì …gì đó là của em! Đúng ra anh lánh mặt khi em gõ cửa lần đầu, nhưng nghĩ lại vì em khổ cực từ xa đến đây. Nên nhớ là đừng bao giờ lộ số liên lạc, số nhà của anh cho người khác. Anh đang đứng bên lề cuộc đời rồi. Anh đang có một gia đình nhỏ và lo tương lai sắp đến; không muốn xáo trộn.

Trong phi cơ tự dưng tôi ghét cuộc đời. Không ai lo cho mình cả ngoài mình; bây giờ thì xung quanh tôi không còn ai để tôi tâm sự cả để khuyên bảo, chỉ trích hay phê bình về chuyện

tình cảm hay cuộc đời sắp tới của mình. Tôi nhớ những ngày êm ái, gần giũ bên anh; nay dù chỉ là ước mơ thôi, nhưng sao nó không phải là hiện thực nhỉ? Tôi nghĩ đến đi tu. Mà tu ở đâu? Nhà thờ hay chùa? Một số đã chết vì già, ý kiến của họ làm thay đổi đời mình như thế nầy. Tôi còn nhiều thắc mắc về anh, cuộc sống hiện tại và gia đình anh.

♠ Khi đứa con út ra trường lại sắp xếp qua tiểu bang khác làm. Tôi lại nghĩ lần gặp sau cùng ở Perth; chỉ nhớ lại là dưới ánh mắt của anh là mình vẫn còn đẹp, câu nói của anh ‘người yêu cũ’ mà không phải là bồ nhỉ? Tôi dùng điện thoại công cộng gọi cho anh. Nhưng số đã bị cắt. Tôi lại gọi cho Minh.

- Ba dặn là:”Cô Phương liên lạc thì cho số điện thoại của ba; ngoài ra không cho ai khác cả. “

- Ba con nói như thế à! - Con không hiếu ý ba thế nào cả! Đây là

số hiện tại của ba. Cô còn cần gì nữa không?

- Số trước của ba con ở Perth bị cắt. - Không. Ba con dời về Brisbane rồi, ở

cách nhà con không xa. - Thế gia đình ba con sống ra sao? - Ba chỉ nói:”Gia đình ba là các con.” - Nói vậy thì thôi. Cảm ơn con.

Giờ thì tôi đã hiểu, hiểu tường tận về hai chữ ‘hy sinh’ của anh. Anh đang chờ tôi chăng? Tôi phải chọn lựa.

- Chúc mừng anh chuyển về Brisbane. Vui vẻ được gần con cháu. Còn nghĩ đến em không?

- Anh đang bên lề xã hội rồi. Nhưng sao em vẫn cố tình tìm cách liên lạc vậy?

- Em cũng muốn về trên ấy sống. Anh có nơi chứa em không?

- Em sắp dọn về đây à? Nếu vậy thì khi nào để anh mướn chỗ ở cho em.

- Anh nói gì em không hiểu? - Em muốn di chuyển hết gia đình lên

đây thì anh lo cho. Nếu không có thân

Page 32: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Vựot Qua Giới Hạn

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 30

nhân trên nầy thì không sao! Anh có thể mướn cho em một nơi ở ba tháng để ổn định.

- Sao anh nói những câu vô tình vậy? Anh ác lắm mà!

- Anh đâu có giết hại ai đâu mà nói như vậy?

- Kỳ nầy em lên đó; chỉ có em, một ít hành trang và vé máy bay chỉ có một chiều. Anh hiểu em không? Em bỏ hết; mà anh còn…

- Bỏ hay giữ! Tùy em…Anh xin gác máy nhe! Tôi chỉ nghe vỏn vẹn mấy chữ đó.

Sau buổi nói chuyện đó. Tôi điện cho anh nhiều lần nhưng không ai bắt cả. Tôi tuy nói như vậy nhưng đang phân vân về việc lên Brisbane cũng phiêu lưu thật; còn nhiều thắc mắc về anh, bé Giang. Mẹ nó có chuyện gì không xuất hiện? Bệnh tật, mất rồi? Hoặc cô ấy trẻ đẹp anh giấu đi, hay lúc đó đang ở Việt Nam; phần tâm linh gì như anh đã nói? Nếu không thuận lợi thì tôi là gì nhỉ? Bồ, vợ bé hay cuối cùng trở lại Melbourne chăng? Cho số liên lạc thì tôi chỉ biết chắc chắn một điều là anh sẽ tiếp tôi. Tương lai nếu cứ ở đây thì tình thế cũng chẳng thay đổi gì; tôi liên lạc với Minh nói là sẽ đến nhà cậu khoảng mấy giờ rồi xin cúp máy như Danh đã làm trong quá khứ.

Taxi đưa tôi đến nhà Minh vào trưa thứ Bảy. Cậu đưa tôi sang nhà Danh: “Cô Phương đã đến. Ba cần con gì nữa không?” Anh trả lời với giọng khôi hài:” Con về sắp xếp việc mừng người quen từ Men-Buồn (Melbourne) chiếu cố đất của Nữ Hoàng (Queensland) chớ. Đưa vợ con qua nhà ba trước chuẩn bị thức ăn. Em Giang đi học tối mới về. Tối đưa các cháu qua nhà ba.” Danh lái xe đưa tôi qua những cảnh ở thành phố vào buổi chiều.

- Anh còn nghĩ đến em chớ? - Anh rất vui là em viếng thăm gia đình

nhỏ bé, có con cháu của anh. Cứ ở bao

lâu cũng được, khi chán nơi đây thì anh sẽ ‘book’ vé máy bay về Melbourne. Anh mỉm cười, ánh mắt là lạ.

- Sau giọng của anh hơi phũ phàng như vậy!

- Lại muốn khóc nữa. Cuộc đời bầm dập mình chưa đủ để cạn nước mắt hay sao mà cứ chút chút là khóc?

- Anh bao giờ cũng vô tình. - Đôi lúc con người dường như vô tình,

chai đá trong hoàn cảnh, lý do nào đó. Vì nước mắt không giải quyết được gì cho họ. Anh chỉ biết nước mắt anh lại không chảy ra ngoài mà chạy ngược về tim nên lâu quá rồi – chai đá.

Tôi nghỉ ngơi trong căn phòng riêng sạch sẻ ở nhà Danh, hình như có bàn tay đàn bà trang hoàng sắp xếp trước. Buổi tiệc vui vẻ như sum họp đoàn tụ gia đình mà lâu rồi tôi chưa thấy lại cho nên uống vài ly sâm banh đầy. Đêm đó, tôi mơ thấy mưa đổ, cô đơn ở một nơi nào đó không có ai; tôi sợ lắm như Danh nói mưa là nước mắt, giật mình, không biết mình đang ở đâu! Nhìn xung quanh thấy lạ, càng sợ. Định thần lại một chút, cộng với khí hậu ấm áp buổi sáng sớm không lạnh giống Melbourne, tôi mới biết rằng mình đang ở Brisbane.

Sáng hôm sau, sau buổi điểm tâm thì anh nói:” Chín giờ rưởi thì em theo cha con anh đi chùa. Trong xe, anh vẫn im lặng. Tôi chợt thắc mắc: - Sao anh biết em liên lạc mà dặn riêng cho Minh như vậy? - Hành động tự chủ của em đã trả lời rồi. - Làm chủ cái gì? Em không hiểu ý anh gì cả. - Không ai không tha thiết, hết lòng với mình mà làm chuyện điên rồ từ tra vấn con Trang mãi cho nên mới có số điện thoại, rồi tìm chỗ ở. Anh chưa hỏi tội em về việc nầy. Đến việc vượt cả ngàn cây số, tốn thời gian, tiền bạc đến tìm mình mà chưa biết tìm được hay không?

Page 33: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Vựot Qua Giới Hạn

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 31

- À! Thì ra như vậy. Anh đã biết hết mà còn dấu em. Anh thật suy luận quá cao đi thôi. Em xin…xin lỗi. Vì em… - Không sao. Tuy cương quyết với em ở Perth, nhưng anh biết cho nên dặn Minh như thế. - Sau anh biết là em sẽ quyết định như vậy. - Ở Melbourne, em ít thân nhân, nhìn lại chỉ có một mình, con cái đi hết. Em lên đây cũng một mình. Em sẽ đi thôi. - Trời ơi! Sao anh đọc được hết ý nghĩ của em như vậy? - Khi có sự lựa chọn, người ta sẽ chọn tương lai. - Nhưng em cần … - Không! Em muốn biết cả gia đình anh, gặp mặt mẹ bé Giang chớ gì. Em sẽ gặp. Sau đó em quyết định. Anh có thể ‘book’ vé cho em về Melbourne chiều nay đừng lo. - Em chịu. Em vô phước quá. - Đã bao lâu anh không nhắc tới mẹ nó; cũng chẳng nghe các con anh nhắc, thì em sẽ tò mò. Tánh suy luận và phiêu lưu của em suy ra còn hơn hẳn anh mấy bậc. Xa như Perth, với địa chỉ mơ hồ mà em còn không ngại thì huống chi biết chắc là anh đang sống ở Brisbane. - Tuỳ anh quyết định. Anh mỉm cười nhìn tôi với ánh mắt lạ lùng khó hiểu.

Vào chùa; cha con lạy Phật xong thì Danh nói: - Ba có chút chuyện riêng với nói cô

Phương. Con đến chơi với các em, bạn con trong gia đình Phật tử đi. Chút nữa ba đến đón con.

- Sau con bé gọi anh là ba vậy? - Cha nó, vô tích sự lại nhiều tật, rượu

chè, đàn bà, xung đột mãi, bỏ bê nhà cửa, cuối cùng bỏ rơi mẹ con; lúc nó lên bảy. Mẹ con sống lây lất qua trợ cấp chánh phủ và bên ngoại giúp đỡ thêm. Không may mẹ nó lâm trọng bệnh. Trong hoàn cảnh như vậy. Ai sẽ nhận con bé về nuôi? Có thể là dì nó như

 

Nhớ Quê

Bao năm xa cách quê nhà Gió mưa viễn xứ sầu qua tháng ngày Quê hương Rạch giá là đây Có trời biển rộng có ai rưng buồn Bao năm xa vắng người thương Hỏi anh còn nhớ con đường Tam Quan Những chiều mộ Hội đồng Xuông Hẹn hò đôi lứa mãi quên đường về Cầu Quây hai đứa đạp xe Đi thăm Rạch Sỏi vườn dừa Minh Lương Hoàng hôn rồi lại hoàng hôn Xa trông non nước mình thương quê mình Hòn Rùa Cầu Đúc lặng nhìn Nhấp nhô sóng biển say tình cố hương Vời trông Phú Quốc mà thương Vượt đầu con sóng chênh vênh biển trời Thuyền ai mê mãi ra khơi Cá đầy mẻ lưới niềm vui rạt rào Tháng mười mưa gió hanh hao Nhớ quê hương ấy mà đau cõi lòng Nhớ quê tha thiết đôi dòng Tha hương chiều vắng buồn mênh mông buồn... TRĂNG KIÊN GIANG  

Page 34: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Vựot Qua Giới Hạn

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 32

trong thời gian qua? Giá như mà cô ấy giàu có thì chắc không có chuyện bàn bạc việc nuôi nấng nầy; không gọi cũng có người dạ. Nhưng cô ta nghèo quá, gia đình anh, chị cô ta còn phân vân vì họ cũng chẳng khá giả gì. Người hấp hối thì không thể chờ, đang đếm từng ngày mà chuyện foster hay custody vẫn chưa ai lên tiếng, giấy của Bộ Xã Hội còn nằm đó. Lâu quá không gặp cô ở chùa, biết được, anh đi thăm lại được hỏi về hoàn cảnh bé Giang. Nhưng sau cùng! Thật đau lòng là khi cô ta sắp ra đi lúc tỉnh, lúc mê, không có thân nhân ruột thịt, chỉ có anh và người em chú bác cũng từng giúp đỡ tài chánh cho cô từ tiểu bang khác đến. Nhìn những dòng nước chảy xuống như không bao giờ dứt, hay vì chưa lo xong bổn phận người mẹ nên khó an lòng ra đi? Hoặc là một sự khẩn cầu của cô trước hai người hiện diện trong PCU (palliative care unit). Anh nắm bàn tay gầy guộc của cô và hứa là sẽ lo cho nó chu đáo. Thật ra mấy hôm trước đó; anh nghĩ cũng có duyên số chi đây mà tự dưng đưa đẩy anh vào trường hợp nầy. Lần cuối, anh không cho bé Giang lúc đó 11 tuổi có mặt vì sợ nó ám ảnh. Cô không còn nói được nữa chỉ nhìn anh. Anh khoát tay. Cô hiểu ý, cố gắng mở nụ cười trước khi rơi vào hôn mê vĩnh viễn, sau thời gian ngắn là những hơi thở cuối cùng. Thế thôi! Mang họ cha nó cũng không có ý nghĩa nào cả vì chẳng biết ông là ai, ở đâu? Nó được thay họ anh, đổi tên Jane hợp âm với tiếng Việt trong tờ khai mà mẹ nó ký ủy quyền không rõ nét vì quá yếu, y tá, bác sĩ chứng kiến. Em hiểu rồi chớ.

- Em không ngờ….Tôi nghe câu chuyện theo lối kể chua chát, tình người khó đoán, mất mát của cuộc đời, từng câu, từng chữ mà nước mắt từ má đến cằm. Nhưng nét mặt anh vẫn không thay đổi.

- Gặp anh rồi thì vui lên chớ. Việc gì cũng nước mắt thì làm sao mà hướng về tương lai sao được.

- Bé Giang xinh xắn lắm. Đôi mắt đẹp và hiền. Mẹ con nó có phước nó lớn mới gặp anh. Giá mà cô ta còn sống thì….

- Lại muốn ghen nữa rồi hay sao? Đàn bà tánh khó bỏ. Khổ thật. Anh đã sắp xếp rồi.

Danh gọi bé Giang đến bàn thờ vong, chỉ một tấm hình nói:

- Đây là di ảnh mẹ ruột con đang thờ ở đây. Con hãy thắp nhang cho người và các hương linh khác.

Cô bé xúc động làm theo lời anh. Tôi cũng thắp nén hương cho những người vắn số. Sau đó Danh kéo chúng tôi ra ngoài.

- Giang con! Nghe ba. Quá khứ đã qua. Từ đây về sau. Con hãy gọi người nầy là mẹ. Anh chỉ qua tôi.

- Là mẹ? Tôi bất ngờ, hơi chóng mặt, lùi bước lại vì không dự trù trước điều nầy.

- Vậy còn ba? Cô bé cũng ngạc nhiên, mở to mắt.

- Có những điều ba không thể nói hay dạy cho con. Con cần người mẹ, cần sự dịu dàng trong cuộc sống và chuẩn bị cho một gia đình trong tương lai. Hôm nay bắt đầu cuộc sống của chúng ta lại, gia đình mình chỉ có ba người. Ba, mẹ và con.

Qua phút ngỡ ngàng giữa hai người xa lạ. Tôi bước tới ôm Giang. Dù nó cao hơn tôi nhưng vẫn dúi vào lòng tôi như đứa bé con, như tìm lại được tình thiêng liêng mà nó đã mất. Tôi ôm, vuốt tóc nó, nước mắt cứ tuôn thành dòng như đón một người thân sum họp sau bao năm xa cách. Nó cũng thế. Danh thì vẫn im lặng, nhìn xa xôi nửa thật, nủa đùa:”Giờ thì em không còn thắc mắc hay ao ước gì nữa. Còn muốn trở lại Melbourne thì tự ‘book’ vé về.”

Page 35: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Vựot Qua Giới Hạn

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 33

Ngày thường thì Danh dậy sớm đi làm, Giang đi học gần đó. Mấy mươi năm qua, từ lúc lập gia đình, tôi chưa bao giờ nhìn cảnh con gái đi học về thưa mẹ xong, sắp xếp lại việc học, quấn quít bên tôi, trò chuyện phụ tôi líu lo trong bếp chờ cha nó về. Thời gian qua, nó chỉ nghe những lời dạy Danh vào buổi cơm chiều. Nay thì đôi khi tôi dạy nó cách làm bánh, những món Việt Nam mà nó thường thấy mỗi ngày khi trước từ dịch vụ giao thức ăn chiều ba món. Tôi biết thời gian qua Danh dạy con rất khéo, chỉ có tôi đến sau là thừa hưởng các kết quả tốt lành đó. Cảm giác của tôi như người mẹ trẻ lại. Tôi thương nét mặt hiền hậu, lòng chân thật của con, có lẽ vì Danh đã cho nó theo gia đình Phật tử từ nhỏ và nhờ bạn bè bên đó giúp đỡ về sự phát triển của con.

Nó chỉ biết hiện tại gần nhất là cả gia đình chị Trang thỉnh thoảng đến chùa thắp nhang. Anh Minh thì lâu lâu đến chùa một mình quỳ lạy rất lâu; gặp nó là vỗ về như đứa em út. Nó không nhớ nhiều về quá khứ để kể cả mẹ ruột: - Cô y tá ôm con, chúc mừng là con nay

đã có ba. Con cũng không biết ba và mẹ liên quan như thế nào, chỉ biết từ đó theo ba.

- Thế còn cậu, dì của con? - Con chỉ nhớ là ba có nhờ dì Hai và cậu

Ba phụ ba dọn dẹp nhà con mấy ngày. Phần lớn đồ đạc của mẹ con cho hội hay chia cho các dì. Ba giữ đôi bông tai của mẹ và nói là kỷ niệm cho con. Con dọn đồ của mình vào hai va li lớn theo cậu đẩy vào xe ba.

- Con có gặp lại cậu, dì con không? - Ngày cuối cùng dọn dẹp. Ba chỉ vào

mấy bao đồ, vật dụng rất nhiều tập trung tại phòng khách nói gì với cậu Ba, con không rõ. Sau đó khi ra ngoài thì con ở trong xe thấy hình như cậu ôm mặt khóc. Nhưng ba thì cười, vỗ vai sau đó bắt tay cậu. Mấy tháng sau là ba và con về Perth sống. Từ đó, mấy năm trời

ba không gặp thân nhân nào nữa. Mẹ là người quen cũ của ba đầu tiên đến nhà con bên ấy.

Giờ thì tôi hiểu tại sao Danh đoạn tuyệt với quá khứ nhiều lần. Vì quá khứ đi kèm với những chữ ‘buồn, nước mắt và mất mát’. Giang được săn sóc chu đáo hơn nhiều đứa bé khác như lời anh hứa trước người hấp hối. Bây giờ nó nói nhiều về bạn trai học cùng trường nên tôi biết nó đang tuổi yêu đương.

Buổi sáng cuối tuần, thức giấc có anh là niềm hạnh phúc nhất của tôi. Danh sau khi tập thể dục, là đứng trước nhà để hưởng những ánh nắng sáng. Anh đón nhận cái ấm của tôi ôm quanh từ sau lưng. Bé Giang lên tiếng: - Con mời ba mẹ uống cà phê, ăn sáng. - Con nó năm nay gần mười tám rồi mà

cứ gọi là bé Giang nhỉ! - Nhắc mới nhớ. Chỗ ở dời tới, dời lui mà

anh quên con nó gần mười tám rồi mà chưa xong lớp mười một. Bé thì tuổi nào không bé, là bà ngoại rồi mà còn khóc như trẻ con hay ngả vào lòng đàn ông có vợ thì cũng gọi là bé vậy.

- Nghe nói mà thấy ghét anh quá! Cứ trêu người ta mãi. Tôi ấn ngón tay vào lưng anh.

- Bé Giang của chúng mình đẹp lại thông minh lắm chắc chắn sẽ hơn hẳn con ruột của chúng ta.

Quá khứ đã chứng minh rồi. Con của anh, của tôi đâu có đủ cha mẹ ruột bên cạnh khi chúng lớn! Căn phòng riêng dành cho tôi vào đêm đầu thì thời gian qua lại bỏ trống.Tôi hỏi. - Không biết em như thế nào. Đàn bà lớn

tuổi, đôi lúc khó ngủ nên có phòng riêng thanh tịnh để nghỉ ngơi khi cần. Nó nguyên là phòng học của con, nay là thế giới riêng của em muốn sắp xếp như thế nào tuỳ ý.

- Thế còn anh?

Page 36: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Vựot Qua Giới Hạn

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 34

- Tánh tình cũng thay đổi bất chợt khác thường không đoán trước. Phòng khách là nơi thờ phượng, anh đã trang trí lại cho mình rồi.

- Em thật… - Buổi sáng thức giấc có em trong nhà là

anh vui rồi. Anh ngắt lời với nụ cười. - Hiện tại thì em mới lên đây, chưa có

việc quan trọng nào, nên không cần xe lắm. Em cần đi lễ thứ Bảy hay sáng Chủ Nhật thì lái xe anh hoặc sắp xếp với Minh hay Trang để chúng đến đón em đi. Anh căn dặn chúng rồi.

Danh giữ lời, chu đáo, sắp xếp tiện nghi chờ tôi, phần tâm linh mà giờ đây tôi mới hiểu; tuy anh bỏ đi, nhưng luôn nghĩ đến tôi vì trên giấy tờ hợp lệ của con tên là Jane Phuong-Giang. Anh thử thách tôi thêm một lần nữa sau khi chuyến phiêu lưu qua Perth. Tôi thầm cảm ơn Chúa ban phúc lành nhiều hơn là điều mình ao ước, cảm ơn cha con Danh dành cho tôi một nơi nương tựa tinh thần trong cuộc sống, không phải muộn màng mà là bắt đầu giai đoạn mới với tia nắng êm đềm sau những cơn mưa đã qua. Minh lại gọi tôi theo Giang là mẹ Phương, có lẽ vì cậu cũng mồ côi mẹ. Tôi cảm thấy ấm cúng lòng mình, như có cả con trai và con gái bên cạnh. Ngày vinh danh cha (father’s day) có đầy đủ con cháu trong nhà, trong lúc vui vẻ, Danh nói:”Từ đây, các con cần bàn thảo chuyện gì về gia đình bên vợ, bên chồng hay cần ý kiến gì đó thì trực tiếp với mẹ Phương, đừng bàn với ba nữa. Những gì xảy ra ở đây, không nói cho thân nhân ở tiểu bang khác biết cả, nếu cần lấy số để mẹ Phương liên lạc với họ.”

Minh thỉnh thoảng điện thoại hay gặp tôi để tâm sự, vì có nhiều việc của gia đình bên vợ nhất là biết Danh đang cố định ở Brisbane; dù cách gần hai ngàn cây số mà vợ chồng cậu vì là đầu mối liên lạc, nhận được; những vấn đề về Hồng khổ vì chồng về Việt Nam có vợ bé, khóc lóc muốn ở gần

con gái lớn; các việc lộn xộn như ly dị, kêu gọi Danh hay Trang về giải quyết, tiền bạc, kể cả việc thân nhân muốn bỏ tiểu bang mà lên Queensland nhờ giúp đỡ.v.v... Mỗi lần như thế, tôi bảo Minh: “Con cứ im lặng, cũng đừng nói với ba, đang an dưỡng tinh thần. Họ tự giải quyết.”

Một lần, Minh gặp riêng tôi với phong bì lớn:

- Mẹ Phương khuyên con nên im lặng chuyện gia đình ở Melbourne. Nhưng nay có tên Trang trong di chúc. Luật sư gởi giấy điền và mời họp. Bây giờ tính sao?

- Từ từ. Con đừng lo lắng. Hãy làm tờ ‘ủy quyền’ (status declaration) gởi về cho người thừa kế di chúc (the will executor), nếu có những gì thuộc về Trang cho vào quỹ từ thiện để cầu nguyện ơn trên ban phước lành cho người quá cố. Không nhận gì cả; cũng đừng dự những buổi tranh cãi làm gì; không nên bàn với Trang nhiều, viết sẵn, bảo nó đọc xong mang ra JP (justice of the peace) làm chứng với con là đủ rồi.

Minh bất ngờ, ngây người ra, yên lặng rất lâu, rồi xúc động: “Giờ con đã hiểu, hiểu hết ý ba với những lời dặn riêng với con. Chỉ có mẹ mới hiểu ba mà thôi”

Đây chỉ là ý kiến riêng thôi. Hãy suy nghĩ, tự vợ chồng con quyết định nhận chia hay không? Nhận thì bảo Trang về đó. Còn không nhận thì mình bàn lại sẽ cho vào hội từ thiện nào, trước mắt là hãy nghĩ đến người vô gia cư, tàn tật và cô nhi ở đây.

Sau buổi cơm chiều, dọn dẹp xong là gia đình tôi đi dạo xung quanh công viên gần đó. Tôi nắm tay bé Giang:

- Anh nghĩ sao nếu Trang, Minh, Giang hay các cháu tự dưng được thừa hưởng di chúc từ thân nhân nào đó?

Page 37: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Vựot Qua Giới Hạn

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 35

- Trực tiếp của thân thuộc mình như cha mẹ, vợ chồng, con cái thì khác; dù vậy ở đây đôi lúc chúng cũng không cần. Còn của bà con xa, khác họ tự dưng từ đâu tới; những di chúc như thế thì họ ghi trong lúc tâm trí mơ hồ. Nhận là còn vay, chúng sẽ trả lại sau nầy bằng hình thức nào đó. Nếu có thì em khuyên chúng cho vào hội từ thiện đi. Không biết em nghĩ thế nào? Anh thản nhiên trả lời.

- Anh không nghĩ về hoàn cảnh của cô đơn tội nghiệp của Hồng à? Tôi chuyển đề tài.

- Thân nhân ở đó đông. Cô ta không buồn.

- Nhưng cô ấy muốn sống gần Trang. - Anh cần một ‘partner’ chia sẻ và lo cho

mình, chớ không phải một người nào đó làm mình rối trí có thể phát điên. Em là bạn thân hiểu rõ cô ấy nhiều hơn. Anh chầm chậm trả lời như cho con hiểu.

Giờ thì tôi mới nhớ lại câu nói của anh. Con người dường như vô tình, chai đá trước hoàn cảnh vì lý do nào đó. Nước mắt không giải quyết được gì cho mình. Tôi nắm chặt tay con lòng tự dâng lên niềm vui với một cảm giác thiêng liêng, bao la khó tả hay tất cả hội tụ lại chỉ còn một gạch nối nhỏ. Tôi cảm ơn Chúa, gạch nối giữa tên tôi và con, đã nói lên vượt qua tất cả các giới hạn mà tình yêu của Danh dành cho tôi.

Đường Sơn

 

 

 

Xuân Mê Chút rượu đầu xuân tỏa ấm môi Em gom say đắm giấu bên trời Bên nay tia nắng mùa hoang cũ Lạc lễ Tình nhân cũng nổi trôi Anh mang nỗi nhớ cùng phiêu bạt Hồn ở phương này thơ ở đâu Trên bến sông xưa dào dạt sóng Hồn tan theo sóng vẫn nguyên sầu Đêm đêm anh thắp hương mùa cũ Tìm bóng ngày xưa giữa mịt mờ Trăng khóc trên mây đời đã khuyết Tình theo sương khói tỏa vu vơ Bên trời gọi khẻ lời hoang vọng Tiếng sóng nào vang giữa cõi về Sông núi vẫn buồn như sóng vỗ Cõi này ta đắm giữa xuân mê ..

Nhược Thu

Page 38: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Tục Đốt Vàng Mã

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 36

(PSN) Đã có một thời các quan cách mạng đồng loạt phát động phong trào đả phá hết thảy tục lệ tín ngưỡng dân gian, chế diễu tôn giáo, ma chay, thần hoàn, lên án duy tâm chủ nghĩa, tụng ca duy vật biện chứng. Thế là thầy cúng, cô cậu đồng, nhà làm vàng mã phải đổi nghề, trong khi Cha, Sư phải cúi đầu chịu tủi nhục trong đấu tố để cố duy trì mạng mạch tâm linh trong tâm tối. Nhưng sau đôi ba thập niên khi thành trì xã hội chủ nghĩa sụp đổ cũng các quan cách mạng ấy lại âm thầm lén lút thắp hương, lập bàn thờ, bái lạy vong linh, biểu tượng tín ngưỡng... Khoảng hơn một thập niên trở lại phong trào ấy lại công khai lan rộng khắp cả nước. Và người ta không cần phải che dấu nữa. Phải chăng họ đã ý thức được phần đạo đức tinh túy trong đời sống tâm linh hướng tới cái thật, cái lành và cái đẹp (chân - thiện - mỹ) của con người. Hay chỉ để khẩn cầu, hối lộ một trong những đấng "ơn trên" nào đó cho lòng tham hoặc mua lấy ảo giác "yên ổn" cho sự cắn rứt của lương tâm vì những việc khất tất nào đó giữa chốn quan trường, hay trên sinh mạng và tài sản của người khác? Câu trả lời có lẽ khá tiêu cực, vì động thái mê tín của họ đã kéo theo những hiện tượng cầu đảo, thầy cúng, lên đồng, đốt vàng mã đã bắt đầu thịnh hành rất mạnh như nấm mùa thu và lan sang giới bình dân trong mấy thập niên trở lại đây, nhất là ở các tỉnh phía Bắc. Trong bối cảnh tranh tối tranh sáng giữa hủ tục và văn hóa tâm linh ấy chúng tôi rất trân trọng giới thiệu bài viết của cố Hòa thượng Thích Tố Liên viết năm 1952 chỉ để phân định rạch ròi đâu là mê tín, và đâu là văn hóa tâm linh. Phù Sa

Một cửa hiệu bán hàng mã ở Hà Nội với nhà lầu, xe hơi, Iphon 4G ... rất đắc khách (LĐ)

Ở đời, cái gì cũng phải có nguyên nhân mới có kết quả, tục đốt vàng mã cũng vậy. Đọc kinh Dịch nhà Nho, chúng ta thấy rằng: tục chôn người chết của người Trung Hoa về đời thượng cổ, một khi có người chết cứ để thế đem chôn, không quan không ván, lại cũng không khanh phần mộ gì cả. Đến đời vua Hoàng đế (267 tr. TL) cho rằng: con cháu đối với ông bà, cha mẹ trong việc mai táng cẩu thả như thế là thiếu bổn phận, mới sai ông Xích Xương sáng chế ra quan, quách để chôn cất. Trải qua đời Hoàng đế, đến đời Đường Ngu, tục lệ chôn cất người chết chỉ có thế. Nối nhà Ngu là nhà Hạ (2205 tr. TL), người Trung Hoa mới bắt đầu dùng đất sét nặn làm mâm bát, dùng tre gỗ làm nhạc khí, như chuông khánh, đàn sáo v.v... để chôn theo người chết. Các đồ vật đó được gọi là minh khí, hoặc gọi là quý khí, tức là những đồ vật đem chôn theo cho thần hồn người chết dùng ở âm phủ, lễ nhạc đối

 

Tục Đốt Vàng Mã 

                Hòa Thượng Thích Tố Liên(Sưu Tầm)

 

Page 39: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Tục Đốt Vàng Mã

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 37

với người chết bắt đầu có từ đấy. Đã chế ra đồ dùng cho người chết, tất nhiên phải có kẻ hầu hạ người chết, thế là người ta lại chế ra người bù nhìn bằng gỗ đem chôn theo người chết. Đến đời nhà Ân (1765 tr.TL), lại không dùng mâm bát đồ đất và nhạc khí bằng tre gỗ để chôn theo người chết nữa, họ dùng toàn đồ thật chôn theo. Đến đời nhà Chu (1122 tr.TL), người Trung Hoa đã bắt đầu văn minh hơn; cố nhiên lễ nhạc đối với người chết cũng được ăn nhịp mà tiến bộ, người chết đối với người chết, đã được người sống phân ra giai cấp sang, hèn trong việc thực hiện lễ nghi chôn cất. Từ vua cho đến các quan lớn khi chết đi, sẽ được dùng cả đồ vật giả theo lệ nhà Hạ, đồ vật thật theo lệ nhà Ân để chôn theo các vua chúa đã chết; còn từ hạng sĩ phu tới bình dân, khi chết chỉ được chôn theo độc nhất một thứ đồ giả thôi. Nếu người hèn hạ nào mà dùng lễ nghi ngang với người sang, tức khắc phải tội "tiếm lễ". Không những thế, dã man nhất, độc ác nhất là người ta còn bịa đặt ra những "tuẫn táng"; nghĩa là khi các vua và các quan lớn chết đi, từ vợ con đến bộ hạ của các vua, các quan lớn, đồ yêu quý của người chết khi còn sống, sẽ phải đem chôn sống để làm đồ dùng khi đã chết. Sách Tả Truyện chép: "Đời vua Văn Công thứ sáu, vua Trần Mục Công tên là Hiếu Nhân chết, ba anh em họ Tứ Xa là Yểm Tục, Trọng Hành và Chàm Hổ đều bị chôn sống theo Mục Công. Người trong nước tỏ lòng thương tiếc ba anh em họ Tứ Xa là người hiền đức, mới làm ra thơ Hoàng Diệu để tỏ ý than vãn, mỉa mai. Trong thơ đại ý nói: Ba anh em họ Tứ xa đều là những người hiền đức gấp trăm nghìn người khác, trời đất ơi! Sao nỡ đem chôn sống để đi theo người đã tận số là Mục Công. Nếu ba trăm người như chúng tôi này được chết theo Mục Công để thế mệnh cho ba người hiền đức ấy, chúng tôi rất vui lòng mà chết thay". Về sau người ta cũng biết đem người sống chôn theo với người chết là vô nhân đạo, mới chế ra

người cỏ Sô Linh, sau vì người cỏ không được mỹ thuật, người ta lại dùng đồ gỗ "Mộc ngẫu" như trước. Sách Trang Tử chép: "Vua Mục vương nhà Chu (1001 tr. TL) có người tên là Yến Sư chế ra người cỏ để chôn theo người chết. Đức Khổng Tử đọc đến chuyện này liền than rằng: Kẻ nào sinh ra tục chôn người gỗ theo với người chết là bất nhân. Thầy Mạnh Tử cũng đau buồn với tục hình nhân thế mệnh mà nguyền một câu rằng: Kẻ nào dùng người bù nhìn là tuyệt tự". Đến thời nhà Hán, giới trí thức Nho học cảm động với lời tuyệt cự thống thiết của ngài Khổng, Mạnh trong tục lệ dùng người sống chôn theo với người chết, mới bỏ tục lệ "tuẫn táng", không dùng người sống chôn theo với người chết nữa, nhưng lại làm ra nhà mồ để cho vợ, con, tôi, tớ người đã chết ra để ấp mộ. Còn các thức đồ ăn mặc... của người chết kia, khi còn sống dùng những thứ gì, khi chết cũng đem chôn theo hết. Ngôi nhà mồ kia muốn cho thêm oai vẻ, người ta lại đục phỗng đá, voi, ngựa đá để bài trí chung quang phần mộ. Từ đời Hán Hoa đến năm Nguyên Hưng nguyên niên (105), ông Thái Lĩnh bắt đầu lấy cỏ cây dó và vải rách, lưới rách đem chế ra giấy. Đã có giấy, ông Vương Dũ liền chế ra vàng bạc, quần áo v.v... đều bằng đồ giấy để cúng rồi đốt đi để thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật trong khi tang ma, tế lễ. Sách Thông Giám cương mục chép: "Vì vua Huyền Tôn mê thuật quỷ thần mới dùng ông Vương Dũ làm quan Thái thường bác sỹ để coi việc chế vàng mã dùng trong khi nhà vua có tế lễ. Chúng ta có thể liệt Vương Dũ vào hàng thủy tổ nghề vàng mã được". Trong Phật giáo, đức Phật Thích Ca không hề dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên. Thế thì tại sao ngày rằm tháng Bảy là ngày lễ trọng thể của Phật giáo, mà một số tín đồ nhà Phật đốt rất nhiều vàng mã để kính biếu gia tiên? Nguyên nhân đốt vàng mã vào ngày rằm tháng Bảy là thế này: Vào thời vua Đạt Tôn nhà

Page 40: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Tục Đốt Vàng Mã

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 38

Đường (762) bên Trung Hoa, nhằm lúc Phật giáo cực thịnh, một vị sư tên là Đạo Tăng muốn cho dân chúng theo Phật giáo, bèn lợi dụng tục đốt vàng mã của người dân, vào tâu với nhà vua rằng: rằm tháng Bảy là ngày của Diêm Vương ở âm phủ xét tội phúc thăng trầm, nhà vua nên thông sức cho thiên hạ, trong việc lễ cúng gia tiên vào ngày rằm tháng bảy nên đốt nhiều vàng mã để cúng biếu các vong nhân dùng. Vua Đạt Tôn đương muốn được lòng dân nên rất hợp ý với lời tâu của Đạo Tăng, liền hạ chiếu cho thiên hạ. Thế là nhân dân Trung Hoa lại được dịp thi nhau đốt vàng mã vào ngày rằm tháng Bảy để kính biếu gia tiên. Nhưng chẳng bao lâu lại bị giới Tăng sĩ Phật giáo công kích bài trừ, vì cho rằng việc đốt vàng mã vào ngày lễ trọng của Phật giáo đã làm cho cái lệ ngày 15/7 không còn có chính nghĩa nữa. Phần lớn dân chúng Trung Hoa hồi đó đã tỉnh ngộ, cùng nhau bỏ tục đốt vàng mã, làm cho các nhà chuyên sinh sống về nghề nghiệp vàng mã gần như bị thất nghiệp, nhất là người Vương Luân, dòng dõi của Vương Dũ, đã bịa đặt chế ra đồ vàng mã. Thất nghiệp, Vương Luân mới bàn cùng với các bạn đồng nghiệp âm mưu phục hưng lại nghề nghiệp hàng mã. Một người giả cách ốm mấy hôm, rồi tin chết được loan ra, còn cái xác giả chết kia lập tức được khâm liệm vào quan tài, đã có lỗ hổng và sẵn sàng thức ăn, nước uống. Đương khi xóm làng đến thăm viếng đông đúc, Vương Luân với gia nhân và họ hàng của ông, đem cả hàng ngàn thứ đồ mã trong đó có cả hình nhân thế mệnh ra cúng người chết. Họ bày đàn cúng các quan thiên phủ, địa phủ và nhân phủ. "Chà! Chà! Phép quỷ thần mầu nhiệm quá nhỉ! Thiêng liêng quá nhỉ!" - khi mọi người đương suýt xoa khấn khứa, bỗng trăm nghìn mắt như một, trông thấy hai năm rõ mười, cỗ quan tài rung động lên. Bấy giờ, Vương Luân đã đứng sẵn bên quan tài. Chàng giả cách chết kia cũng lò dò ngồi

dậy, giả vờ lù dù, trông trước, trông sau, mới bước từ quan tài ra, với một điệu bộ như người chết đi sống lại, rồi thuật lại chuyện với công chúng rằng: "Các thần thánh trong tam, tứ phủ vừa nhận được hình nhân thế mệnh cho tôi, với tiền bạc và đồ mã, nên mới tha cho ba hồn bảy vía của tôi được phục sinh về nhân thế". Công chúng lúc đó ai cũng tưởng thật, cho rằng hình nhân có thể thế mệnh được và thành thần trong tam, tứ phủ cùng ăn lễ đồ mã, tăng phúc, giảm tội và cho tăng thêm tuổi thọ. Từ đấy các nghề hàng mã lại được phục hưng một cách nhanh chóng vì không những linh hồn các gia tiên dùng vàng mã, mà đến cả thiên, địa, quỷ, thần trong tam, tứ phủ cũng tiêu dùng đồ, thì nhiên là vàng mã phải đắt hàng. Chuyện này còn chép rõ ràng ở sách Trực Ngôn Cảnh Giáo. Như thế, chúng ta nên thẳng thắng nhìn nhận rằng: "Bịa đặt ra tục mê tín, dị đoan, làm hình nhân thế mạng vào lễ tam, tứ phủ để đầu độc mê tín đến ngày nay là bắt đầu từ người Vương Luân. Người Trung Hoa đã bị cái bả mê tín vàng mã do Vương Luân đầu độc đến nay đã được 1847 năm (1052-1952). Dân tộc Việt Nam chúng ta mê tín cũng chẳng kém thế, nhưng vì trước đây, chúng ta bị họ đô hộ hơn 1.000 năm. Phong tục của người họ như thế nào, người mình cũng dập theo đúng khuôn khổ như vậy, bất luận hay, dở, phải, trái, tà, chính. Đó là do cái tính cẩu thả, phụ họa của người mình. Nếu chúng ta đã thừa nhận tinh thần của dân tộc Việt Nam đều nhờ Phật giáo và Nho giáo đào tạo nên, vậy thì xin hỏi giới trí thức Việt Nam: hiện tại có ai tìm thấy Phật giáo và Nho giáo dạy về thuyết đốt vàng mã ở kinh sách nào? Nếu không tìm thấy tục đốt vàng mã do Phật giáo hay Nho giáo truyền dạy, một lần tôi xin thiết tha yêu cầu người Việt Nam ta bỏ tục vàng mã đi, và khuyên mọi người cùng bỏ tục ấy. Chúng ta cùng nhau triệt để bài trừ mê tín đốt vàng mã, quyết nhiên giữa dân tộc Việt Nam này để dành cho chúng ta viên thành một công nghiệp kiến quốc vậy. 

Page 41: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Hãy Trở Về

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 39

Hãy trở về nghe lại khúc ca Thanh xuân một thoáng buổi sang mùa I-chô (*) dạo ấy vàng thay lá Áo mới tình em phơi dậu xa Hãy trở về trên những lối xưa Đọc lại đôi dòng thơ dưới lá Một thoáng ngu ngơ tình xứ lạ Ngọt ngào mà cũng lắm truân chuyên

Hãy trở về đây trong phút giây Tri âm so lại chút duyên này Ngơ ngác dòng Seine từng phận mỏng Cánh buồm hôm ấy gió heo may Hãy trở về đây những cánh chim Hồ xưa đâu bóng nhạn đi tìm Ký ức vẫn xanh màu mực tím Giữ gió nghìn năm một cánh chim Hãy trở về đây căn gác xưa Bên trang nhật ký chuyện đôi bờ Sợi tóc vẫn xanh hoài trong vở Phấn bụi thời gian ủ ước mơ Hạnh phúc nào đây vẫn kiếm tìm Vô thường mới ngộ đã như quên Trăm năm ngày cũ ngây ngô quá Vẫn ước ngày sau một ánh nhìn Hãy trở về đây góp bút nghiên Mai sau ngày đó dẫu ưu phiền Thênh thang thơ túi sầu thiên cổ Chẳng lẽ mình ta một cõi riêng ? Hạnh phúc nào đây phút tỉnh say Cho ta hỏi nhỏ lối đi này: “Sân ga ngày nọ chiều nay có nắng vẫn trên đồi mây vẫn bay …” THỤY LÔI

 

 

 

HÃY TRỞ VỀ …

Page 42: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Duyên Khởi

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 40

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ả một Đạo Tràng hân hoan vui mừng chào đón những vị Thiền Sư, những vị Tu Sĩ đến từ những dãy núi tuyết cao chớn chở, những thảo nguyên rất xa xôi để tham gia vào Mùa Pháp Hôi. Đó là lý do chính mà nàng có mặt ở đây. Mọi nơi, mọi chốn đều sáng những ánh đèn, kẻ qua, người lại tấp nập. Trên môi, ai ai cũng nở một nụ cười an bình tỉnh lặng.

Ở trong ngôi Pháp tòa khá cao, uy nghi và trang nghiêm hơn khi được trang hoàng thật chu đáo

với những hình ảnh của các vị Cổ Phật, các Hộ Pháp oai nghi cùng rất nhiều những vi Thiên nữ hiền hòa lẫn phẩn nộ. Trên chánh tòa, có rất nhiều vị Đại Đạo Sư với nụ cười từ bi đang ngồi đọc lại những trang Kink, chờ đợi buổi Lễ bắt đầu. Lúc đó đang là giờ nghỉ ngắn, vị Thầy chủ lễ cho đủ thời gian để tất cả có thể ăn trưa và nghỉ ngơi một chút trước khi trở về chánh điện nghe Pháp.

Nàng cũng bước lẫn trong đám người ấy, ngất ngây với khung cảnh trang nghiêm, huyền bí của Pháp hội, ngay cả những ánh đền cũng lung linh như một loài hoa nào đó rất sống động, như đang xon xao bàn luận về buổi Pháp Thầy vừa ban. Hình như cả trong không khí, cỏ cây, hoa lá v.v.. cũng tràn ngập những điều an lành làm cho lòng nàng dấy lên một niềm vui, nôn nao khó tả. Từ tận sâu thẳm trong tâm hồn nàng, như có tiếng nói bí ẩn cho biết đó chính là động lực giúp nàng lựa chọn con đường tu theo Giáo Pháp Kim Cang thừa từ bấy lâu nay, dù rằng đương Giáo Pháp vi diệu này đã đến từ một nơi chốn vô cùng xa xôi, bí ẩn và vạn dặm muôn trùng xa. Có lễ đã có m.t túc duyên nào đưa đẩy để nàng có duyên gặp được. Đã hơn mười năm trôi qua từ lần đầu tiên được diện kiến vị Thánh Sư, đã bao lần gặp rồi xa cách, cho đến hôm nay, nàng mới thực hiện được chuyến đi lạ lùng này, và bây giờ có phải tâm hồn nàng đang thực sự thuộc về nơi chốn kỳ bí này!

Hình ảnh pháp hội chập chờn như thực, như hư. Vị đại đạo sư khả ái bắt đầu thuyết pháp về lẽ Vô thường, về cái chết có thể đến bất cứ lúc nào trong từng hơi thở… Thế thì những gì con người đang làm chủ, có thật hay chỉ là ảo ảnh của một giấc mơ. Và nếu những thứ ấy có mất đi theo lẽ vô thường thì con người phải chuẩn bị ra sao? Có nên chuẩn bị lìa bỏ thật sự những điều hư huyễn bằng sự lẫn trốn thực tại, bằng sự hối hả, tìm vui để tận hưởng những gì còn có được, hay phải tìm ra một cách sống đúng

DDUUYYÊÊNN KKHHỞỞII

C

Page 43: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Duyên Khởi

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 41

đắn nào để chuẩn bị cho một ngả rẻ khác trong cuộc đời, sớm hay muộn! Những lời nghe ra rất đơn giản nhưng thâm diệu ấy, Nàng đã được nghe từ vị Đạo Sư khả kính đã lớn tuổi, đã không quản ngại sức khỏe yếu kém của mình, đã tìm đến những người học trò rất là non kém ở mãi những nơi rất xa quê hương của Ngài để dạy cho họ chánh Pháp, giúp họ tìm ra Chân Tánh của họ, đã bị lớp màn vô minh che khuất từ nhiều kiếp, để giúp họ không lãng phí thân người quý báu mà họ đang có được, mãi mê theo đuổi bóng trăng sáng trên mặt hồ mà họ vẫn ngở là có thật.

Nhân duyên được gặp Thầy vào những ngày tháng đầu của thập niên 90, thế nhưng có lẽ vì nhân duyên chưa đủ sâu dày nên nàng đã không có cơ hội thực hành thật sự theo giáo Pháp đã được giảng dạy. Những ngày con trai còn nhỏ, bận rộn với mưu sinh hàng ngày va lo lắng chăm sóc cho con, nàng chỉ đủ thời giang để tưởng nghỉ đến Thầy, đến những điều đã được nghe vào những ngày cuôi tuần hoặc là vào những buổi sáng sớm trên đường lái xe đến sở làm. Những buổi bình minh lặng yên khi mặt trời vừa ló lên sau những dãy nhà cao, say những hàng thông xanh lá chạy dài tiếp nối nhau dọc hai bên đường... Những ngày tháng đơn độc như thế đã trôi qua, trôi qua...

Cho đến một ngày, có lẽ nghiệp đã nhẹ bớt, nàng đã có thể tìm về những lời giảng Pháp đơn giản mà vi diệu, giúp nàng tìm ra Hạnh Phúc thật sự. Hạnh Phúc thật sự đã đến trong Tâm của nàng sau những thăng trầm của cuộc đời mà nàng đã sống qua. Hạnh Phúc dành cho con cái và gia đình, hạnh phúc ấy quả nhiên còn vướng vào nhị nguyên đối đãi của nhân sinh. Hạnh Phúc thật sự có được sẽ không vướng vào đối đãi, cho nên không bị vướng mắc vào người cho và kẻ nhận, cho nên Hạnnh Phúc ấy không có và cũng không mất đi, hạnh phúc ấy rộng vô biên, vô tận. Hạnh phúc ấy chính là những cánh bướm nhuộm sặc sỡ những màu kỳ diệu bay nhởn nhơ khắp không gian nhuộm lá vàng rực rỡ của nắng và gió những ngày mùa Thu... là những cánh hoa muôn sắc bay ngập tràn trên những thảo nguyên mêng mông. Thảo nguyên được dệt nên bằng những thảm hoa thiên nhiên vàng rực rỡ, chen lẫn vào những thảm hoa tím ngát cả bầu trời xanh cao thăm thẵm.

Giữa những thảm hoa thiên nhiên muôn màu sắc ấy là những túp lều trắng tinh được trang điểm bằng những hình tượng Pháp bảo được thêu dệt rất công phu nền vải trắng cho người xem một cảm giác vô cùng tôn kính khi được bước vào trong những chiếc lều mùa hè đặc biệt ấy . Những túp lều này được người dân Tây Tạng bản xứ dựng lên lúc mùa hè đến để chào đón du khách phương xa đến thăm.

Page 44: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Duyên Khởi

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 42

Những du khách hiếu kỳ ghé chân vào xem sẽ được mời thưởng thức những giọt sửa tươi rất đặc biệt được vắt ra từ những nàng trâu Yak hay đôi khi có những người được mời nếm cả món sửa chua đặc biệt đã được chế biến từ sửa tươi mỗi ngày như là những món quà rất mộc mạc của người dân thân tình tặng những du khách có lòng đến viếng thăm xứ Tạng xa xôi huyền bí ngàn đời này ở một nơi chốn rất xa quê hương đầy đủ tiện nghi tối tân của họ. Nhưng rồi ngày tháng qua mau, mùa Hạ đang đang dần trôi qua, mặt trời đột nhiên nóng bức hẵn lên, chiếu những tia nắng nóng như thiêu đốt xuống những cánh đồng cỏ xinh đẹp. Những cánh hoa héo khô dần, những thảm hoa đổi màu héo úa, hoa đã tàn hương và sắc...Gió và nắng đã kéo về mạnh hơn , cuồng bạo hơn...Và gió mang theo hơi lạnh, thời thiết thế rồi đã chuyển mình từ Hạ sang Thu thật là đột, không báo trước, và sau cùng là mùa đông khắt nghiệt lại trở về với xứ Tuyết xa xôi ngàn đời trên những thảo nguyên mênh mông, là nơi mà những người dân Du-mục Tây Tạng phải sinh sống trong những tấm lều vải căng đơn sơ cô độc trên những cánh đồng hoang vắng hay bên những sườn núi chênh vênh trong những dãy núi trùng điệp của dãy Hy Mã Lạp Sơn kéo dài...

Những ngày được ngồi lặng yên để thả hồn theo những âm thanh lạ lùng phát ra từ những câu Thần chú vang rền trong ngôi Thánh Điện,

nơi chỉ có những vị chân tu mới được pháp đi vào bên trong để ngồi nghe Giáo Pháp. Nhân duyên có đủ nên Nàng đã được phép vào tận bên trong ngôi Thánh Điện để cùng nghe và đọc theo những câu Thần Chú kỳ bí để nhận ra được tâm hồn rung động thanh khiết theo từng âm thanh Thần chú trầm bổng của do những vị Thiền sư cao tăng xướng lên theo từng thời kinh.

Những ngày Pháp Hội trang nghiêm như thế rồi cũng trôi qua, mọi người đã phải rời xa nhau, rời xa những vị Đại Đạo Sư Cao quý... Mọi người rồi cũng xa nhau đi về những nơi chốn không ai biết đến. Những ngày thiền định an bình trong những lời Kinh Phật dạy cũng đã qua đi...Ngôi Pháp Tòa cũng không còn trong tầm mắt...

Nàng chuyển mình và chợt nhận ra rằng mình vừa ra khỏi một cơn mơ...

Cơn mơ được yết kiến đức Phật và được ban cho những thời Pháp tuyệt vời như những giọt nước cam lồ rót vào hồ Tâm mênh mông ngập tràn ánh sáng Giác Ngộ. Cơn mơ ấy cho nàng có được một cảm giác thật là an bình và hạnh phúc, không tìm kiếm điều gì xa xôi và cảm thấy được tất cả mọi loài chúng sinh đều có những ước muốn hạnh phúc riêng...

Giấc mơ ấy nàng vừa ra khỏi, dường như lại vừa bước vào một cơn mơ khác thật lạ lùng, ở một cõi có đầy ánh sáng chói chang như ánh sáng mặt trời buổi sáng và hương thơm nhẹ nhàng ẩn hiện từ sau những dãi lụa ngũ sắc trên một đài sen trắng nuốt tinh khiết. Trên ấy có một vầng trăng sáng rực rỡ chói lọi với ánh sáng Trắng, và cũng từ nơi giữa vầng trăng xuất hiện một chủng tự Pháp Thân...

Như nhân duyên trùng trùng ảnh hiện....

Yên Thư

Thanh Hải Trì Mùa Pháp Hội tháng 7, 2012

Page 45: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Vội

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 43

 

 

 

 

 

Thích Tánh Tuệ  

VộiVội đến, vội đi, vội nhạt nhòa Vội vàng sum họp vội chia xa. Vội ăn, vội nói rồi vội thở Vội hưởng thụ mau để vội già.

Vội sinh, vội tử, vội một đời Vội cười, vội khóc vội buông lơi. Vội thương, vội ghét, nhìn nhau lạ! Vội vã tìm nhau, vội rã , rời...

Vội bao nhiêu kiếp rồi vẫn vội Đuổi theo hạnh phúc cuối trời xa. Ngoài hiên đâu thấy hoa hồng nở Vội ngày, vội tháng, vội năm qua.

Cứ thế nghìn thu đời vẫn vội Mặt mũi ngày xưa không nhớ ra. '' Đáy nước tìm trăng'' mà vẫn lội Vội tỉnh, vội mê, vội gật gà...

Vội quên, vội nhớ vội đi về Bên ni, bên nớ mãi xa ghê! Có ai nẻo Giác bàn chân vội '' Hỏa trạch '' bước ra, dứt não nề...  

Bodhgaya mùa Tipitaka 2012  

Page 46: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Vườn Thơ Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 44

Mùa Xuân Nào Anh Về

Xuân sang Tết đến nhớ không em? Đất khách giờ đây lạc lối về Se sắt nhớ thương về cố xứ Bồi hồi day dứt mảnh tình quê

Đã mấy xuân rồi anh vẫn hẹn Trở về thăm mẹ chốn quê xưa Mà sao anh vẫn chưa về được Nghèn nghẹn trong tim nỗi nhớ nhà...

Xuân đến, xuân về.. xuân lại xuân Anh nghe rời rã, dạ bang khuâng Bước đi một bước…xa ngàn dậm Đất lạ trời xa lỗi hẹn lần

Anh mơ một sáng xuân nồng thắm Trời Việt reo vang rộn tiếng cười Chim Việt khắp nơi về tổ ấm Nghe bước xuân về đượm thắm tươi! Viễn Xứ (Nguồn: Tha Huong Blog)       

Mùa Xuân Ơi, Tình Ơi

Xuân sang nơi đất khách Tuyết giăng giăng đi về Tết đâu! Chờ chẳng thấy Lòng ngầy sầu tái tê

Mai vàng xa lăn lắc Em say tình đôi ta Áo ai chiều tím nhớ Đêm giao thừa xót xa

Nghe ai hát chơi vơi Xuân về với đất trời Mùa xuân nào năm ấy Về trong hồn tôi ơi

Ôi đêm buồn tha thiết Anh về đâu đêm nay? Nghe Xuân nào khẽ gọi Lệ chảy suốt canh dài

Ôi mùa xuân tha hương! Tuyết trải dài nơi nơi Chiều ôm đầy mây trắng Tình về đâu cuối trời… Mùa xuân ơi, tình ơi! Giáng Xưa (Nguồn: Tha Huong Blog)      

 

 

Page 47: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Vườn Thơ Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 45

 

Lại Một Mùa Xuân Lại một mùa xuân đến với ta Đời ai phong kín tuổi xuân già Xa quê thao thức, đêm tàn lạnh Thắp ngọn tình sầu nơi biển xa

Lại một mùa xuân đến với ta Vườn xưa đâu thấy bướm bên hoa Tình xuân khao khát, đời hiu quạnh Đốt lửa trầm hương, mắt lệ nhòa

Lại một mùa xuân đến với ta Áo nàng xuân mộng cũng phôi pha Bên trời hoang vắng lòng thêm chạnh Nắng cũng buồn theo nỗi nhớ nhà

Lại một mùa xuân đến với ta Núi song cách trở mấy quan hà Mong xuân nầy đến trời quang tạnh Thắp lửa tự do rạng nước nhà

Thắp lửa tự do rạng nước nhà Ta nghe từ ruộng tiếng hoan ca Em về phố thị tay thêm nhánh Phất ngọn cờ thiêng cuốn bạo, tà

Phất ngọn cờ thiêng cuốn bạo, tà Cờ bay lồng lộng đất ông cha Ba miền thắm lại vươn đôi cánh Giữa mảnh giang sơn mới lụa là

Giữa mảnh giang sơn mới lụa là Biển tình, núi mộng kết tinh hoa Cháu con Hồng Lạc, đâu ai sánh Muôn thuỡ cờ bah đất Cộng Hòa.

 

Cát Dương (Nguồn: Tha Huong Blog) 

Nắng Xuân chưa biết có em cần  

Em đi đâu thế tìm ai đó Tuyết bám bờ vai lạnh cóng chân Chút nắng Xuân non còn ngái ngủ Nên không hay biết có em cần .. Em đi khắp chốn đòi thơ mãi Thơ trả ơn đời đã xác xơ Trăng gió bên hiên thừa rất mực Sao em không hốt để trăng mờ .. Cô bé bên trời cô bé ạ Nắng thơ trăng gió cứ mang đi Xứ tôi gió nắng thừa hoang phế Cho hết về em chẳng ngại gì .. Cho hết về em còn lại chút Chút sầu sông núi vở trên tay Trời Xuân ai đó còn xuôi ngược Để nắng quê người hong mắt cay .. Nhược Thu   

Page 48: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Mười Ba

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 46

 

 

 

 

 

 

 

 

Trời hôm ấy mười lăm hay mười sáu Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba.

NS ạn ơi ! Tui cũng giống Nguyên Sa (xin đừng nghĩ tui so sánh với ông tui cũng là thi sĩ) là đã biết yêu nàng khi nàng chỉ mới mười ba. Tuổi mười ba của nàng như trái cấm bạn chỉ dám đứng nhìn và thèm nhỏ "dzải" ! Bởi vì các nàng đều là con cháu các quan toà mặt đằng đằng sát khí, đụng vào thì thân bại danh liệt dù nàng có là con nai vàng ngơ ngác

đạp trên lá vàng khô mà bạn đang trân trọng trải từ rừng thu cho đến tận cổng nhà ! Ông Nguyên Sa ơi ! Ở Mỹ phải đợi đến tuổi mười tám mới được quyền tung cánh chim. Còn ở Việt Nam thời Cộng Hoà mà ông đã sống thì tui nhớ không lầm tuổi thành niên phải là hai mươi. Cho nên cố Nhạc Sĩ Y Vân mới từng than thở :" Năm anh hai mươi em mới sinh ra đời, ngày anh bốn mươi em cũng vừa đôi mươi..." tình ta quả là đôi đũa lệch ! Tui nghĩ nàng con gái tuổi mười ba dư sức biết anh chàng thi sĩ Nguyên Sa đang chới với vì mình và Nguyên Sa thuở ấy hơn nàng ít lắm cũng phải là năm tuổi vì nếu ông sấp sỉ tuổi nàng thì làm sao viết được bài thơ tình ướt át làm rung động lòng người như vậy. Còn tui thì thật trớ trêu, nàng mười ba mà tui chỉ mười hai cho nên suốt đời vì nàng mà đi tìm mãi lá Diêu Bông huyền thoại ! Nàng năm ấy học lớp Tiếp Liên của Thầy Phát còn tui học Lớp Nhất (tức lớp năm bây giờ) thuộc Thầy A Huýt (Avis?) ở Trường Nam Tiểu Học tỉnh lỵ Rạch Giá. Lớp Tiếp Liên là Lớp Nhất học lại sau khi thi tuyển bị rớt để vào lớp Đệ Thất trường Trung học Công Lập Nguyễn Trung Trực. Và sở dĩ Lớp Tiếp Tiên của Thầy Phát toàn là con gái mà học ở trường con trai là vì ở Trường Nữ Tiểu Học thiếu lớp. Cho nên tất cả sinh hoạt từ thể thao đến văn nghệ của Lớp Tiếp Liên con gái đều bị lệ thuộc Trường Nam. Tui quen nàng cũng là nhờ Trường Nam Tiểu Học có đóng góp một vỡ ca vũ nhạc kịch Hận Nam Quan trong một Đại Nhạc Hội tổ chức tại Rạp Hát Đồng Thinh mà tui đóng vai chính Nguyễn Trải, thằng Phương thì đóng vai Nguyễn Phi Khanh (Cha của Nguyễn Trải bị quân Minh bắt giải về Tàu). Nguyễn Trải tiễn cha đến tận Ải Nam Quan và Nguyễn Phi Khanh dặn dò con phải vì thù nước thù nhà mà báo thù cho cha và cho đất nước đang lâm vào nô lệ bởi quân Minh. "Nàng Mười Ba" của tui thì nhờ có giọng ca ngọt ngào và vững nhịp

MMưườờii BBaa  

Mạch Vạn Niên

B

Page 49: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Mười Ba

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 47

được đứng trong hậu trường hoà ca cùng quân sĩ ! Nàng rất có cảm tình với tui, giọng nàng líu lo và liến thắng mỗi khi tui có dịp nói chuyện cùng nàng. Không biết có phải vì tui được mấy thầy "chiếu cố" cho đóng vai chính mà nàng quý tui hay là tui hoang tưởng. Dù sao thì tui rất biết mình đang mê nàng tận mạng và yêu nàng bằng mối tình câm "hến con" ! Sau nầy tui vẫn là kẻ vụng dại dù đôi lần bạn bè tổ chức tất niên tại nhà có nàng tham dự và nàng cũng có lần yêu cầu tui hát những bản tình ca. Nàng hơn tui có một tuổi nhưng sao tui thấy nàng cách xa vời vợi !!! Tuổi mười ba là tuổi khởi đầu cho tuổi teen. Dù gái hay trai có lẽ bạn đã trải qua tuổi teen đầy những mộng mơ thuở Trung Học một thời. Chính nhạc sĩ Phạm Duy cũng từng sáng tác một bản nhạc ca ngợi tuổi mười ba để tặng Thái Hiền(" Cho em xin một chiếc áo dài ...."" đứa con gái đầu tiên của ông khi bước vào tuổi mười ba vào đầu thập niên 70 của thế kỷ trước. Vậy thì tuổi mười ba là tuổi đáng yêu vì nó đang bước trên con đường đầy hoa mộng. Lẽ ra số mười ba phải là số hên, vậy mà có người lại kỵ và cho là con số đáng ngại và đáng ghét ! Ông bà mình thì khác " Mồng Năm, Mười Bốn, Hăm Ba, trong ba ngày ấy chớ ra ngoài đường". Tui thì không tin những ngày ấy là những ngày xui xẻo, cho nên đi đâu tui cũng lựa ngày ấy mà đi vì xe tàu những ngày nầy trống vắng mình ngồi đứng thoải mái. Cũng vậy, superstition, người tây phương rất kỵ nhất con số mười ba và nếu là Ngày Thứ Sáu Mười Ba thì càng là ngày đại kỵ. Theo danh từ Hy Lạp, nỗi ám ảnh Thứ Sáu 13 được người ta sợ hãi mà gom góp viết thành từ paraskavedekatnapobia. Có nghĩa là Thứ sáu Ngày 13 và Nỗi Sợ Hãi. Đúng vậy bạn ơi ! Theo tiết lộ của Wikipedia thì họ ước chừng có khoảng 800 đến 900 nghìn tỉ USD thất thoát vào ngày nầy vì có nhiều người không làm việc

và không ra khỏi nhà cũng như có những Hãng Máy Bay nhất đinh không cất cánh trong Ngày Thứ Sáu 13 ! Vậy mà trong năm 2012 vừa qua chúng ta có đến 3 ngày thứ sáu 13. Đó là ngày 13 của Tháng Giêng Tháng Tư và Tháng Bảy ! Chuyện gì đã xảy ra trong những ngày nầy trong năm qua bạn có nhớ không ? Riêng tui có tính lơ đểnh nên không hề nhớ ! Tại sao hầu hết người Phương Tây "kinh dị" ngày Friday Thirteenth ? Có lẽ vì họ theo Đạo Thiên Chúa mà Chúa Jesus bị tên môn đồ thứ mười ba Giuđa phản Chúa bán Ngài cho quan Thái Thú La Mã đang cai trị xứ Do Thái thuở đó là Phông Xi Ô Phi La Tô để rồi Ngài bị xử đóng đinh trên Thánh Giá và chết vào ngày Thứ Sáu. Cũng có giả thuyết tin rằng sở dĩ người ta coi ngày đó là ngày xấu nhất vì vào ngày Thứ Sáu 13 tháng 10 năm 1307 vua Philip IV của Pháp đã ra lệnh bắt hết các Hiệp Sĩ Dòng Đền (Knights Templar) để xử tội ! Đó là hai giả thuyết điển hình. Ngoài ra còn nhiều lý do khác nữa để người phương tây tin rằng Thứ Sáu Mười Ba là ngày thật xấu...! Bởi vì sợ con số 13 mà hình như phần lớn các khách sạn đều không có phòng mang số 13 và các Cao Ốc cũng không có từng lầu số 13. Thay vào đó là con số 12 Bis ! Có lẽ họ tin rằng phòng ốc hay từng lầu mang số 13 sẽ không có người mướn hay ở. Tuy nhiên ở Mỹ thì khác. Người Mỹ hình như không tin con số 13 là xui xẻo mà còn nghĩ rằng đó là con số hên. Bằng cớ họ đã khởi đầu lập quốc bằng 13 tiểu bang và cờ của họ mang 13 sọc trắng và đỏ, để rồi từ đó quốc gia của họ trở thành cường quốc số một trên thế giới khi chưa đầy 200 năm. Họ không thèm tránh con số 13 cho nên Phi Thuyền Apolo 13 vẫn ngang nhiên phóng lên mặt trăng vào lúc 13 giờ 13 phút ngày 11/4/1970 để rồi hai ngày sau tức ngày 13/4/1970 đã gặp trục trặc kỹ thuật suýt tí nữa là các phi hành gia phải bỏ mạng !

Page 50: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Mười Ba

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 48

Hôm nay là ngày bắt đầu năm 2013. Có người tin rằng là năm có nhiều đại biến cố trên quả đất, nhất là thiên tai. Có người còn đoán (mò) rằng nước Anh sẽ biến mất, tiểu bang California của Mỹ sẽ tách rời khỏi lục địa Hoa Kỳ để trở thành hải đảo, nước Tàu cũng tả tơi từng mảnh. v.v...Có phải chăng vì con số 13 nằm chình ình trên tấm lịch mà con người tin dị đoan tiếp tục hù dọa loài người như đã từng hù dọa Ngày Tận Thế 21/12/2012 vừa qua. Nhưng có một điều chắc chắn là một năm khó khăn cho Tổng Thống Obama nói riêng và cho nước Mỹ nói chung. Nếu ngày Đăng Quang của ông có trên một triệu người tham dự bốn năm trước, thì năm nay con số người ghi tên chưa được một nửa dù còn không đầy hai tuần nữa ông tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2. Xin nhắc bạn năm nay có hai Ngày Thứ Sáu 13. Đó là ngày 13/9/2013 và ngày 13/12/2013. Bạn nào tin dị đoan hay tò mò thì ghi nhớ hai ngày nầy coi que sera sera ? Riêng tui thì tin rằng MỘT NGÀY NHƯ MỌI NGÀY, nếu có gì khác thường cho mình hay cho người thì chỉ là một thứ định mệnh không hơn không kém. Một thứ định mệnh là khiến xui cho tui biết rằng Nàng Mười Ba của tui khi xưa vẫn còn hiện hữu trên cõi đời và đang rất gần gũi. Nàng vẫn xuất hiện mỗi khi Hội Thân Hữu Kiên Giang họp mặt hay những lần Hội Ngộ Học Sinh Liên Trường Kiên Giang. Tui biết rằng nàng vẫn còn đó nhưng tui rất sợ phải trực diện với sự phũ phàng của thời gian. Hãy để hình dáng Nàng Mười Ba xinh đẹp ngự trị mãi trong lòng và hãy để Lá Diêu Bông muôn đời vẫn là một huyền thoại./. Mạch Vạn Niên.

 

 

             

Nỗi Niềm Đêm Xuân  

Năm tàn tháng lụn thoáng qua mau

Bóng nguyệ dần trôi nhạt sắc màu

Kiếm khách thênh thang trời gió bụi

Chính nhân mài miệt dặm ngàn lau

Cung đàn ai hát bên trời cũ

Khúc nhạc người ru tận bến sầu

Nghe gió xuân về trăn trở mộng

Lòng nầy thổn thức lệ nao nao.

 

Viễn Xứ

Page 51: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Nghề Thầy

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 49

 

iữa niên khóa 1954-1955, lúc tôi đang theo học ban Lý Hóa Sinh (PCB) ở Saigon thì xảy ra cuộc đụng độ giữa quân đội Quốc Gia và lực lượng Bình Xuyên. Ở trọ ngay trong khu vực giao tranh, bị mất hết áo quần, sách vở .., không có cách mưu sinh để tiếp tục việc học, tôi quay về Huế ký hợp đồng với Bộ Quốc Gia Giáo Dục qua Nha Đại Diện Giáo Dục Trung Phần, nhận nhiệm vụ Giáo Sư Khế Ước Đệ Nhất Cấp tại trường Trung Học Thành Nội. Đây là trường Nam trung học công lập thứ nhì tại Huế sau trường Khải Định (danh xưng giai đoạn của trường Quốc Học) và là trường trung học đầu tiên được thành lập ở phía tả ngạn sông Hương, đặt tại Quốc Tử Giám trong Thành Nội.

Bước vào "nghề thầy" ở tuổi hai mươi, dự tính ban đầu của tôi là tạm dạy học một thời gian, kiếm tiền để dành hầu trở lại ngành học cũ.

Trung học Thành Nội là một trường tân lập, vào niên khóa đầu chỉ có một lớp Đệ Lục (Lớp Bảy) và bốn lớp Đệ Thất (Lớp Sáu) nên tôi phải phụ trách giảng dạy nhiều môn và lên lớp cùng với học sinh sau mỗi niên khóa.

Năm 1956, theo chỉ thị của Bộ Giáo Dục, Hội đồng Giáo Sư được triệu tập để tìm tên chính thức đặt cho trường. Nhận thấy Quốc Tử Giám vốn là cơ sở giáo dục của triều đại Nguyễn-Phước và Hàm Nghi là vị Hoàng Đế thiếu niên anh hùng, ái quốc thuộc dòng họ này, tôi đề nghị xin dùng Đế Hiệu của Ngài để đặt tên cho trường. Đề nghị của tôi được Bộ Giáo Dục chấp thuận. Trường Trung Học Hàm Nghi phát triển nhanh, chỉ sau mấy năm đã trở thành một trường trung học đệ nhị cấp lớn, tồn tại được 20 năm, từ 1955 đến 1975.

Sau ba niên khóa gần gũi tiếp cận lớp trẻ hồn nhiên, trong trắng (mà giờ đây tất cả đều đã ngoại lục tuần và một số khá đông đã trở thành những nhân tài có tên tuổi), ý định ban đầu là tạm sống nhờ nghề "godautre" không còn trong tôi nữa ; tôi thấy yêu trường, yêu lớp, yêu phấn trắng bảng đen .. nhận thức rõ những ý nghĩa cao đẹp của "Nghề Thầy", nên năm 1958 khi quyết định trở lại Đại học, tôi bỏ ngành học cũ, chọn theo ngành mới : Sư Phạm và Văn Khoa.

Tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm năm 1961, tôi được bổ nhiệm về trường Trung Học Võ Tánh, Nha Trang. Bắt đầu dạy học từ năm 1955 tại Huế nhưng phải nói là tới thời điểm năm 1961 và tại miền thùy dương cát trắng Nha Trang, tôi mới chính thức đóng vai trò một nhà giáo thực thụ, thủy chung gắn chặt đời mình với "Nghề Thầy".

Bước vào "Nghề Thầy", tôi chỉ mong thể hiện thiên chức một nhà giáo đúng nghĩa, làm tròn phận sự của mình khi tại nhiệm, sưu tập sách vở tài liệu để sau khi nghỉ hưu sẽ trau giồi thêm kiến thức và sáng tác. Không có sở trường hành chánh và khả năng chỉ huy, tính tình lại vụng

NNGGHHỀỀ TTHHẦẦYY Một góc nhìn khác về nghề Thầy

 

Tuệ QuangTôn thất Tuệ

G

Page 52: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Nghề Thầy

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 50

về (khi nào cũng vuông như "lỗ đồng tiền") khó làm vừa lòng kẻ khác, thế nên, để tránh khỏi những đụng chạm phiền toái, tôi đã không hề dám nhận một chức vụ điều khiển nào được Bộ Giáo Dục ban cho. Thuộc gia đình có truyền thống Phật Giáo (mẹ tôi là một phật tử thuần thành) nhưng tôi ít khi đi lễ chùa, không hề thân cận các tu sĩ, không tham gia các đoàn thể phật tử. Tôi kính ngưỡng không riêng Phật Giáo mà tất cả mọi tôn giáo chính thống. Không mấy thích thú "làm chính trị", tôi từ chối gia nhập mọi đảng phái chính trị kể cả đảng Dân Chủ của tướng Nguyễn văn Thiệu (mà rất đông công chức và nhà giáo đã gia nhập). Chính vì những dữ kiện đó mà sau cuộc "đổi đời", muốn có lý do để buộc tội, "chế độ mới" cáo buộc rằng tôi đã ngụy trang quá khứ, chuẩn bị sẵn một vai trò "vô tội vạ" để ở lại quê nhà hoạt động phục vụ cho cơ quan tình báo Mỹ C.I.A.. Tôi bị liệt vào một trong các "tội phạm" : C.I.A, Nợ Máu, Phượng Hoàng .. được qui định trong điều 2 của nghị quyết 87, một nghị quyết do ông Phạm văn Đồng ký từ trước. Gần mười lăm năm trong "Nghề Thầy", tôi đã thực hiện nghiêm túc, đúng đắn vai trò một nhà giáo, được Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa ghi nhận và ân thưởng BỘI TINH VĂN HÓA GIÁO DỤC năm 1972. Và, cũng với chứng tích này, người ta gán cho tôi tội "tích cực đóng góp xây dựng chế độ NGỤY".

Biến cố 1975 và tình trạng sống căng thẳng đầy đe dọạ trong thời gian mấy năm tiếp theo sau đã kết hợp thành một cường lực ly tâm vô tình và tàn nhẫn, xua đẩy tôi và gia đình ra khỏi lòng mẹ quê hương xa đến tận nửa vòng trái đất. Trong những ngày tháng tha hương lưu lạc đó đây, thỉnh thoảng tôi may mắn gặp lại vài thầy giáo cũ, đôi bạn học xưa và khá nhiều môn sinh ngày trước của mình ở Huế và Nha Trang.

Để khuây nguôi bớt những phiền muộn, để giải bày tâm sự và để khuyến khích các bạn trẻ lưu lạc nơi xứ người trau giồi ngôn ngữ Việt, tôi thường tham gia xướng họa thơ trên vài diễn đàn. Bút hiệu của tôi là Tuệ Quang, một bạn

   

Những Mùa Xuân

Nắng cháy mưa đem gío Bấc về

Chạnh lòng chinh khách nhớ thương quê

Bao mùa lửa loạn còn in dấu

Áo trận!?...Đời trai!? ...Lỡ hẹn thề!

Lừng lững nàng Xuân lại hiện về

Tha nhân còn nặng bước sơn khê

Đất trời nhàn nhạt nơi phuơng lạ

Mấy chục Xuân qua ..Vẫn chửa về!!!

Quê Mẹ chìm trong nổi nhớ thương

Ngày xưa kỉ niệm vẫn còn vương

Đời trai không vẹn cùng sông núi

Gãy súng! Buông gươm.. nỗi đoạn trường...

Trần Trúc Duyên  

Page 53: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Nghề Thầy

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 51

thơ trẻ (so với tuổi của tôi) ban đầu tưởng lầm tôi là một nhà tu hay ít nữa là một người tu xuất ; về sau, khi biết rõ trước kia tôi là một nhà giáo, đã gởi cho tôi bài thơ "NHÀ GIÁO NHƯ ÔNG LÁI ĐÒ" mà bạn ấy đã viết tặng các "Thầy, Cô". Đại ý bài thơ nói "thầy giáo giống như người đưa đò mà học trò là những khách qua sông. Thầy giáo buồn vì nghĩ rằng sau khi đã qua sông, chẳng biết khách có còn tưởng nhớ để trở lại bến xưa thăm người lái đò cũ !!!"

Tôi cám ơn người bạn thơ trên mạng lưới và chỉ xin tán đồng một nửa ý kiến của bạn ấy rằng "thầy giáo đúng như người đưa đò, mỗi niên khóa đưa một lứa học trò sang sông". Nhưng xin không đồng ý về nửa kia : "thầy buồn vì nghĩ rằng học trò sẽ quên thầy mà không trở về thăm".

Theo tôi, thầy giáo quả thật có thấy buồn vì cứ sau mỗi niên khóa phải tiễn đưa một lứa học trò đi vào đường đời bao la như nhìn theo những dòng sông chảy vào đại dương bát ngát, chẳng biết còn có lần tái ngộ. Nếu nước sông có trở về nguồn thì cũng phải trải qua nhiều dạng thức : bốc thành hơi, đọng thành mây, bay về núi, tụ thành mưa rồi mới tuôn xuống suối để chảy vào sông .. Học trò cũng vậy, giã từ thầy khi mái tóc còn xanh, gặp lại thầy khi tóc đã thay màu. Lúc ấy chỉ trò dễ nhận ra được thầy, còn thầy thì khó lòng nhận ra trò nếu không được trò nhắc lại chuyện những ngày xưa cũ.

Thầy bùi ngùi khi chia tay học trò vì e rằng sẽ không có lần gặp lại chứ không phải vì sợ trò sẽ quên thầy.

Người Việt ta, dù với tín ngưỡng nào, đều có tinh thần trọng Nho, xem nặng tình nghĩa thầy trò. Cố nhiên cũng có vài trường hợp đặc biệt : một vài học trò giận thầy, oán thầy, thậm chí ghét thầy .. nhưng chỉ là một số rất ít, đại đa số đều quí mến thầy.

Tôi bắt đầu làm thầy giáo vào năm 1955. Hồi đó, ở các lớp đệ nhất cấp có những học trò chỉ kém tôi vài tuổi và giờ đây tất cả đều đã quá độ lục tuần.

Một mùa hè nọ, một giáo sư đại học ở Úc (Trần xuân D.) nhân tới Canada tham dự hội nghị giáo dục, vào ngày cuối cùng nghe tin tôi đang ở Montréal, trước giờ lên máy bay trở lại Úc, đã vội vàng ghé thăm để biết "Thầy bây giờ ra sao ?, còn trẻ hay đã quá già ?, mạnh khỏe hay đau yếu ?". Vị "Giáo sư học trò cũ" này đã đem đến cho tôi một niềm vui, nhưng niềm vui ấy chỉ đạt tới cao điểm khi tôi được biết anh là một giáo sư giỏi và tốt, từng làm vẻ vang cho cộng đồng Việt Nam ở Úc.

Năm 1993, trong ngày "Họp mặt thân hữu Huế" ở Toronto, một trung niên cao lớn vạm vỡ có nước da đen sạm, tóc hoa râm (Nguyễn văn S.) đưa phu nhân và hai tiểu thư tới bàn tôi chào hỏi "Thầy còn nhớ em không ? Em học với thầy hồi 1955 ở Hàm Nghi. Xin giới thiệu với thầy đây là vợ và hai con gái của em" . Hai tiểu thư của anh phá lên cười : "Ba khéo giỡn, thầy của ba sao trẻ hơn ba ?". Thì ra, sau khi thôi học, anh gia nhập hải quân và trở thành một sĩ quan người nhái. Từng sống với nắng mưa miền nhiệt đới, ngâm mình thường xuyên trong biển mặn, thân hình anh trở thành một "tượng đồng đen". Ngót gần bốn mươi năm qua rồi, anh vẫn còn nhớ (mà tôi thì lại quên) mấy câu thơ tôi viết thuở ấy cho một ngươì bạn hàm thụ và đã đọc cho lớp anh nghe :

Gió Gió ơi gió mãi rung cành,

Mà sao gió lại ẩn hình nơi đâu! Quen nhau nhưng chẳng thấy nhau,

Tình ta, ý gió qua cầu gió bay!

Cũng vào hôm ấy, tôi vui mừng được thêm một người nữa (Phạm hữu D.) đến nhận liên hệ thầy trò. Anh là bác sĩ chuyên khoa quang tuyến X, cho biết đã học với tôi ở lớp Đệ Nhất A trường Võ Tánh, Nha Trang vào năm 1962.

Page 54: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Nghề Thầy

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 52

Thật là sung sướng có được mấy niềm vui đến cùng lúc, nhưng những niềm vui ấy chỉ trở nên trọn vẹn sau khi có người cho tôi biết vị sĩ quan người nhái kia trước đây là một quân nhân ưu tú, dũng cảm, can trường, bất khuất, có lập trường kiên định .. và vị bác sĩ nọ là một lương y, hết lòng giúp đỡ bệnh nhân đặc biệt là đối với các đồng hương.

Giữa một tiệc cưới ở Montréal vào năm 1995, một MC đến từ Houston, đang thao thao trước máy vi âm, khi nhìn về hướng tôi, anh bỗng nhiên ngưng lại, nhìn tôi một chốc, sau khi nhận diện rõ, anh nói lớn : "Thưa quý vị, hôm nay trong tiệc cưới này, tôi vô cùng sung sướng không ngờ được gặp lại một vị thầy cũ, thầy T.T.T, đã dạy tôi hồi 1964 ở lớp Đệ Nhất trường Võ Tánh Nha Trang. Xin mời thầy đứng lên để em được giới thiệu đến các quan khách ...".

Chao ôi ! Còn chi sung sướng bằng "tha hương ngộ cố tri", mà lại là những cố tri thân thương đều cùng gợi lại cho mình những kỷ niệm đẹp của một quãng đời đầy thơ mộng !

Thầy giáo chỉ thoáng buồn nhẹ nhàng khi tiễn đưa một lứa học trò qua mỗi niên khóa, nhưng lại vui rất nhiều mỗi khi nghe tin có những học trò mình thành công trên đường đời, hữu dụng cho đất nước, vượt xa mình về tài năng, về sự nghiệp : "con hơn cha nhà có phước, trò hơn thầy đất nước vinh quang". Thầy chỉ xót xa đau lòng khi biết được một học trò nào đó có những hành vi bất xứng, không phân biệt rõ thiện ác, chính tà .. chỉ vì chút danh lợi phù du mà có thể bán rẻ lương tâm, coi nhẹ nhân cách, a tòng tiếp tay với kẻ tàn ác, bạo ngược rồi cam tâm trở thành một "tiểu nhân phù thịnh".

Nghề thầy về vật chất thật rất đạm bạc, nhưng về tinh thần thì quá tuyệt vời. Quả là một nghề vô cùng cao quí. Tôi thấy mãn nguyện và hãnh diện về mình trước kia đã quyết định chọn lựa làm người đưa đò văn hóa.

 

 

Khúc Dzu Tình

Dù mai đời có chia xa ,

Vết buồn kỉ niệm đậm đà cô miên

Tình yêu thơ dạị..ưu phiền

Bao nhiêu vương vấn say tìm hôn môi

Dỡ dang! Thôi dỡ dang rồi

Một thời lưu luyến cả đời cưu mang

Lối xưa trăng nhuộm thềm tang

Yêu đương ước mộng man man vọng sầu

Bóng thời gian vội đi mau

Thoáng trong dỉ vãng cơn đau nối dài

Hương sầu nồng đượm đắng cay

Nghe trong xa vắng vẫn hoài tiếc thương

Tình xưa đôi ngã ngăn đường

Để con thuyền mộng đoạn trường ly tan!

Nhật Chương

Page 55: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Nghề Thầy

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 53

Từ nhiều năm nay ở khắp nơi, tưng bừng như trăm hoa đua nở, rất nhiều học sinh và nhà giáo cũ của nhiều trường đã tìm về bên nhau bằng cách kết hợp thành những hội ái hữu hoặc tổ chức những buổi họp mặt qui tụ đông đảo thầy trò, bạn hữu như các nhóm liên trường Quốc Học & Đồng Khánh của Huế, Hồ Ngọc Cẩn & Lê Văn Duyệt của Gia Định, Ái hữu Gia Long hay Trưng Vương của Sài Gòn, Phan Chu Trinh của Đà Nẵng rồi Võ Tánh & Nữ Trung Học của Nha Trang ...

Những sinh hoạt đó đã thể hiện rõ nét cao đẹp tuyệt vời của văn hóa Việt. Không được may mắn như nhiều dân tộc khác trên thế giới, dân tộc Việt Nam nói chung và tập thể người Việt Nam tại hải ngoại nói riêng, hiện đang trải qua một giai đoạn lịch sử đặc biệt vô cùng phức tạp, tế nhị. Trên bất cứ một vấn đề gì thuộc bất cứ một lãnh vực nào : chính trị, xã hội, kinh tế, tôn giáo và ngay cả vấn đề nhân đạo từ thiện .., mỗi người đều có một lối nhận định, một cách suy diễn, một phương thức hành sử riêng, không những chỉ khác biệt mà đôi khi còn đối chọi nhau gay gắt. Do đó có nhiều sinh hoạt, ban đầu với tinh thần xây dựng đoàn kết nhưng về sau lại sinh ra ít nhiều đối nghịch, tranh chấp. Từ đó khiến nhiều người tuy giàu tình cảm, dù thiết tha với tình nghĩa bạn hữu, thầy trò nhưng đã dè dặt không hăng hái hòa nhập chỉ vì muốn tránh những phiền lụy cho bản thân. Nếu như mỗi sự việc đều được đặt đúng vào khung cảnh vị trí của nó, chẳng hạn một diễn đàn chính trị để dành riêng cho những ai muốn luận bàn chính trị, một diễn đàn xã hội cho những người thích hoạt động xã hội từ thiện, một diễn đàn tôn giáo riêng cho mỗi tôn giáo để rao truyền phát huy giáo lý, tô đúc đức tin ... những đề tài qui mô lớn và tế nhị đó nếu không được đem xen lẫn vào các sinh hoạt thuần túy ái hữu thì sẽ không một cuộc hội ngộ nào xảy ra những ý kiến bất đồng đưa đến tình trạng căng thẳng mất vui.

Một cuộc hội ngộ nếu nhắm đến mục đích chỉ gặp gỡ nhau để ôn nhớ kỷ niệm quá khứ, gắn

bó tình thân, hỏi han san sẻ nhau những vui buồn của cuộc sống cá nhân, cuộc sống gia đình trong hoàn cảnh "người còn, kẻ mất, đứa tha hương", trao nhau lời an ủi, cho nhau chút niềm tin, hỗ trợ nhau về tinh thần hay vật chất trong phạm vi nội bộ ... thì nhất định sẽ không có chuyện đối nghịch mâu thuẫn đưa đến tình trạng tranh cãi bất hòa và cũng chắc chắn sẽ lôi cuốn được số đông người tham dự, dễ dàng qui tụ được mọi cá nhân có xu hướng, ý kiến bất đồng. Đang lúc chờ đợi một tương lai có đầy ánh sáng, có đủ tình người để có thể vĩnh viễn về lại nơi chôn nhau cắt rốn, thì tạm thời qua những lần hội ngộ, ta mơ ước có thể hình dung mường tượng thấy một khung trời Việt Nam thu nhỏ, ở đó tình thầy nghĩa bạn có thể biểu lộ thay thế được phần nào tình tự dân tộc, tình tự quê hương. Và cũng ở đó, những ai đã hiến trọn đời mình cho sứ mạng "đưa đò văn hóa" sẽ thấy tự hào, hãnh diện với những chân thiện mỹ của "NGHỀ THẦY".

Montréal, 2005

TUỆ-QUANG

Trích từ Trăm Nhớ Ngàn Thương của HS

Page 56: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Tình Đầu

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 54

ó một thời gian rất dài không hẳn là tôi đã sống xa Rạch Giá. Tôi vẫn ở gần đó, Rạch Sỏi, nơi mà sau khi ngày 30/4/1975 xảy ra, tôi đã cùng mấy đứa em dắt díu nhau về ở với bà ngoại già nua, khi ba của chúng tôi đã bị bắt đi cải tạo mất tăm mất tích không thể nào tìm ra được.

Tôi xa Rạch Giá từ cuối niên học lớp đệ tam, năm 1971, lên Đà Lạt học , sau đó ba tôi lại đổi về Bạc Liêu. Xảy ra ngày 30/4, tôi lại quay về quê hương mình, nhưng lại gắn chặt đời mình vào Rạch Sỏi.

Rồi tôi lấy chồng, lại là một người Huế, một người không có chút kỷ niệm nào với Rạch giá cả, nên không thể chia sẻ một chút gì về quê hương mình. Cho nên, trong lòng tôi, từ rất lâu rồi, trong cái ký ức đã nhạt nhòa rất nhiều qua những năm tháng vật lộn vẫy vùng trong cuộc sinh tồn, Rạch giá vẫn còn đâu đó, lẩn khuất trong tim tôi những hoài niệm không nguôi, của một thời học trò áo trắng.

Thỉnh thoảng có một đứa bạn nào đó trở về từ nước ngoài, tôi lại có dịp cùng nó đứng trên vùng đất ven biển, ngó ra Hòn Rùa bập bềnh như trôi trên làn nước xa xa , có biết bao là tàu thuyền đánh cá đang miệt mài trên sóng nước.

Biển cả mênh mông, trời đất bao la, những cơn gió biển mát rượi thơm nồng làm cho mình cứ muốn đứng đó, đứng mãi với những cảm giác thân thương ngập tràn buồng phổi trái tim.

Bây giờ tôi sống ở Sài Gòn, cuộc sống vẫn cứ thế, cứ gắn chặt mình vào cơm áo. Mỗi khi mùa mưa đến , những đêm khuya nằm nghe mưa hắt hiu nhỏ những giọt tí tách trên mái hiên mới thấy lòng thao thức nhớ làm sao những trận mưa tầm tả trên miền đất quê hương mình. Nhớ làm sao những buổi tan trường chạy xe đạp dầm mưa đùa giởn với bạn bè. Nhớ làm sao những khuôn mặt phá phách tóc tai rủ rượi cùng nhau lạng lách trong mưa rồi cười vang động cả phố xá.

Tôi không biết bạn Trường Hải là trưởng lớp của lớp tôi ngày xưa bây giờ ra sao? Có nghe sau 30/4 bạn chạy xe lôi kiếm sống. Hồng Châu cũng có lúc chạy xe lôi nhưng nghe đâu giờ đã là giám đốc Ngân hàng gì đó. Có bạn vinh quang thì cũng có bạn khốn khổ trầm luân. Học với nhau từ Đệ thất đến đệ Tam, có thể đếm trên đầu ngón tay từng khuôn mặt bạn bè còn mất mà có lúc chạnh lòng có lúc hân hoan.

Trong một lần về Rạch Gía làm giấy tờ, phải chờ vài ngày mới có kết quả, tôi bâng khuâng đi tìm nhà của đứa bạn thân thiết cũ nằm ngay sau lưng rạp hát Châu Văn.

Gặp nhau, hai đứa ôm chặt lấy nhau không muốn rời. Rồi từng kỷ niệm tràn về như nước lũ. Thật là vui mừng như điên. Vừa nắm chặt tay nhau vừa mếu máo. Rồi soi mói nhìn nhau từng chút một trên gương mặt, trên hình hài, có lúc khoái chí cười ha hả…Nhưng lòng bỗng

tình đầu

C

Page 57: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Tình Đầu

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 55

nhói đau khi biết bạn mình đang mang căn bệnh ung thư quái ác…

Nhưng Thủy bạn tôi thật là can đảm, và nó vẫn như xưa, hăng hái chở tôi đi …tìm lại quá khứ.

- Mầy muốn đi đâu tao chở mầy đi.

- Cho tao qua trường Nguyễn Trung Trực trước đi, nhớ quá xá rồi.

Đứng lặng trước cổng trường đóng kín, xa lạ, tôi bồi hồi cố nhón chân nhìn qua cổng để có thể thấy được mấy dãy lớp học ngày xưa. Đứng đó và hồi tưởng. Cảm giác nầy thật là vô vọng làm sao. Không tìm được một chút dấu tích nào còn lại. Tôi hỏi Thủy. Mầy có nhớ nhà thầy Giáo già không? Chổ nào hồi đó tụi mình gởi xe nhỉ? Cái quán yaourt ở đâu rồi ta? Ê Thủy ơi, chỗ nào hồi đó mình tập thể dục ? Ôi ôi sao đường vô trường Lâm quang Ky đâu mất tiêu rồi?

Tôi như Từ Thức về trần gian tìm lại dấu vết của quê hương mình ngày cũ, lạc lõng và đau buồn như cánh chim non xa tổ lâu ngày không còn nhận ra nơi chốn ngày xưa một thời ríu rít.

Về đây, tôi còn có một nổi buồn khác bỗng dưng làm tôi ứ nghẹn .

Tôi nhớ đến Quân – Lâm hùng Quân - mối tình đầu của tuổi học trò đầy vụng dại và cũng lắm mộng mơ.

Hồi đó chúng tôi bốn đứa, Bá Quân Thu Thủy, đi đâu cũng có nhau, bốn đứa lại cùng một tuổi. Sau nầy Bá và Thủy thành vợ thành chồng cho đến khi Bá bị tai nạn mất sớm.Còn tôi và Quân mỗi người mỗi ngã.

Trong những giấc mơ sau nầy không hiểu sao tôi luôn mơ thấy mình trong ngôi nhà cũ ở cư xá công chức khám lớn nằm trên đường Quang Trung. Dãy cư xá nầy đặc biệt chỉ có mười căn nhà. Nhà tôi số 1,nhà Quân số 10.

Thủy đã chở tôi về đó, hai đứa ngại ngần hồi lâu khi thấy toàn là Công An ở trong dãy nhà mà tôi đã sống ngày xưa.

Dựng xe ngoài cổng Thủy bạo gan dẫn tôi đi thẳng vô trong. Nó dắt tôi đi đến căn nhà của

Phượng Tím

Ơi hỡi! Ơi hời! Thương nhớ ơi! Hè sang Phượng nở tím khung trời Hàng cây rợp bóng, buồn man mác Dĩ vãng mơ hồ theo bước vơi Duyên dáng trinh nguyên chiếc áo dài Đường xưa lối cũ, nón trên tay Mái tóc buông lơi dòng suối chảy Hồi tưởng hôm nào đi với ai Kỹ niệm xa xưa giấc mộng lành Hồn nhiên ngây ngất ở bên anh Tung tăng quấn quít bay tà áo Ánh mắt long lanh chan chứa tình Ngồi tựa bên nhau vẻ thẹn thùng Dưới tàng Phượng Tím lá rung rung Ngập ngừng thỏ thẻ lời giao ước E ấp trao nhau ngọt nụ hồng Từ đó đêm về Phượng Tím mơ Một ngày rực rỡ đẹp duyên thơ Xe hoa lộng lẩy cô dâu mới Hạnh Phúc tràn dâng thoả dạ chờ Thế mà Phượng Tím mãi tương tư Âm thầm nhung nhớ thuở xa xưa Con đường Phượng Tím nay tình sử Lỡ mối tình đầu, Phượng Tím mơ

DMQ

Page 58: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Tình Đầu

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 56

tôi . Đây là ngôi nhà mà trong những giấc mơ tôi thường thấy. Tôi run lên. Cảm giác khó tả khi đứng trước nơi chốn thân yêu một thời của mình. Vẫn còn kia những viên gạch tàu màu đỏ trong phòng khách nhà tôi. Vẫn còn kia khoảng đất trống cạnh nhà có mấy cây ổi sai trái thuở nào. Vẫn còn cái giếng to lớn khi xưa tôi thường ra đó giặt giũ quần áo , trong lúc mắt vẫn liếc nhìn về phía cái giếng nhà Quân, thường có Quân ngồi đó ôm đàn ca hát vu vơ…

Căn nhà số 5 hồi ấy là của bác Thành làm giám thị có vợ bán bánh mì, có đứa con gái tên Tuyết. Tuyết chính là cái bưu điện chuyển thư cho tôi và Quân. Hồi đó làm gì hai đứa dám ra mặt gặp nhau nên ngày nào cũng viết thư cho nhau rồi đưa cho Tuyết chuyển dùm. Tôi vẫn nhớ những lá thư chép đầy thơ tình của Quân mà tôi đã cất đầy một hộp giấy. Thỉnh thoảng , buổi tối, Quân cũng thường nhờ “bưu biện” chuyển cho tôi ổ bánh mì thịt nguội mua ở gần rạp hát Nghệ Đô . Có khi là bánh bao để tôi ăn thêm buổi tối. Muốn gặp nhau đi chơi thì chỉ có cách rủ thêm Tuyết rồi cùng đi ăn mì Đào ký, sau đó đi ăn sâm bổ lượng …

Quân còn mua tặng tôi rất nhiều bản nhạc, thời đó thường được in cả nhạc lẫn lời trên giấy cứng , những bài hát mà tôi cũng tập tễnh ôm đàn mò mẫm Do Re Mi…, những ca khúc của Trịnh công Sơn như Tuổi đá buồn hay Nắng thủy tinh. Mỗi khi chiều về tôi thường bắc ghế ngồi chơi ngoài giếng, ở đầu giếng đằng kia Quân cũng đã ra đó ngồi đàn hát nghêu nghao”Con đường xưa em đi, vàng lên mái tóc thề, ngõ hồn dâng tái tê….”

Không thể không nhớ cái lần tôi trốn học buổi chiều để đi xem chiếu bóng với Quân ở rạp Nghệ đô.Thường thì ba tôi đi làm vào 1g30 trưa. Tôi cũng mặc áo dài trắng ôm cặp đi bộ đến trường. Chưa đến trường thì đã có Tuyết đậu xe honda chờ sẳn. Hai đứa ghé vào nhà quen để tôi thay áo ngắn rồi Tuyết chở tôi ra rạp Nghệ Đô. Vé xem hát thì Quân đã mua sẳn đưa cho Tuyết trao lại cho tôi.

Thời ấy cha mẹ dạy con rất nghiêm khắc, nhất là con gái, ngoài giờ học ra ba tôi hoàn toàn

nhốt mấy chị em gái tôi trong nhà không cho đi đâu cho nên hôm ấy tôi rất run.Vừa mặc cảm tội lỗi vừa hồi hộp vì lần đầu tiên ngồi gần người yêu trong bóng tối , tâm trạng tôi lúc ấy thật khó tả. Trái tim tôi đập thình thịch trong lồng ngực, còn đầu óc thì choáng váng hoàn toàn không biết trên màn ảnh đang chiếu cái gì. Tôi ngồi thẳng người nhìn chăm chăm lên màn hình toàn thân cứng đờ. Tôi có thể ngửi được mùi thơm từ mái tóc mới gội của Quân tỏa sang. Đôi mắt Quân lấp lánh sáng trong bóng tối. Rồi Quân bất chợt nắm lấy bàn tay tôi xiết nhẹ. Tôi yếu đuối ngã đầu lên vai Quân, quên hết thời gian…

Một người Công an ở đâu không biết chợt xuất hiện làm tôi bàng hoàng ra khỏi giấc mơ. Ông ta hỏi “hai chị tìm ai mà vô đây?” Thủy vội lôi tôi đi vừa trả lời ông ta “ tụi tui đi lạc đường anh ơi”.

- Hú hồn! đồ mắc dịch ! Thủy chửi.

Ê chắc mầy buồn lắm phải không? Nhớ hồi đó trưa nào tao cũng ghé rủ mầy đi học không? Tao hay đứng chờ mầy dưới gốc cây trứng cá nầy nè, nhớ hôn con quỉ! Bà ngoại mầy khó thấy mồ tao đâu dám vô nhà , còn mầy đó hả mỗi lần thay đồ lâu muốn chết, cứ ỏng a ỏng ẹo thấy phát ghét ! Ê về đây nảy giờ tao biết mầy nhớ ổng lắm phải không? Nghe nói ổng đi Mỹ rồi mầy ơi. Tao cũng chưa hề gặp lại ổng nói chi mầy ở tuốt trên Sài gòn ? Ê để tao chở mầy đi vòng vòng mấy chỗ tụi mình hay đi ăn nha. Nè nhớ quán mì hoành thánh nầy không? Để tao chạy xuống đường Lò heo cho mầy nhìn nhà con Thôi nha. Đây là đường vô nhà con Liêng nè . Thủy ơi ,có chổ nào bán bún cá ngon ngon cho tao ăn đi, thèm quá. Ừ ừ để lát nữa , giờ tao chở mầy ra khu lấn biển nè. Í ở đây có nhà hàng kìa Thủy , gió mát quá,ghé vô ghé vô tụi mình kiếm gì ăn nghỉ mệt một chút nhỏ ơi.

Cái con nhỏ mắc dịch nầy cứ lo ăn hoài hèn chi mập thù lù. He he…

Page 59: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Tình Đầu

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 57

Tôi kêu món lươn um rau ngỗ. Tôi muốn đãi Thủy một chầu vì xem ra nó sống cũng kham khổ. Mầy thích ăn gì thì kêu nghe Thủy,tao thèm rau ngỗ quê mình quá .

Hai đứa vừa ăn vừa nói chuyện. Gió biển thổi về thật mát. Chỗ nầy trước là biển mênh mông sóng vỗ. Chỗ nầy cũng có thể là nơi tụi tôi bốn đứa Bá Quân Thu Thủy thường trốn học lội ra đây hái bần . Chỗ nào là con đường nhỏ ngoằn nghoèo gập ghềnh tụi mình hay đi hả Thủy, bây giờ nó là đâu mầy có nhớ không? Cái chỗ người ta trồng dưa hấu đó Thủy? Mắc dịch ! làm sao tao nhớ hết chỗ tụi mình đi chơi? Ê lát nữa tao chở mầy vô mộ Hội đồng Xuông cho mầy coi, bây giờ lạ hoắc. He he…đó là chổ hẹn hò của tụi mình mà. Tôi thở dài. Giờ chỉ còn tao với mầy buồn thấy mồ vô đó làm chi mắc công tao nhớ…Ông Bá thì mất rồi, lát nửa nhớ nhắc tao mua trái cây cúng ổng nha Thủy. Mầy nhiều chuyện quá, thắp cho ổng cây nhang là được rồi…

Thủy nè, có khi nào ông Quân có về mà mầy không gặp không? Có thể , cũng tại tao cứ ru rú trong nhà có đi đâu đâu mà gặp? Ê Thủy mình nhớ người ta không biết người ta có nhớ như mình không? Nếu ổng có về Rạch giá đương nhiên là phải nhớ mầy rồi…

Đêm đó hai đứa vô mùng ngủ mà không thể nào ngủ được. Những câu chuyện cũ cứ miên man trở về trong ký ức. Lúc thì nhớ thầy cô với bao chuyện vui buồn phá phách cứ lôi ra mà nhắc lại. Lúc nhớ từng khuôn mặt bạn bè , với dự định ngày mai hai đứa sẽ đi tìm thăm cho hết…Tôi cứ như trôi đi từ nổi nhớ nầy đến nổi nhớ khác, mọi thứ đan quyện vào nhau cứ bềnh bồng bềnh bồng …

Âu Thị Nguyệt Thu.

Niềm đau dỉ vãng Màu nắng uá khơi niềm đau dỉ vãng Nay về đâu cô nhỏ dáng xinh xinh Nhớ khi xưa em ngoan hiền lơ đãng Tôi chơi vơi trong sóng mắt long lanh. Tôi thầm ước em suốt đời miên viễn Sống bên tôi dù góc biển chân mây Như sóng dữ không bao giờ xa biển Sánh vai nhau ta vui đó cùng đây. Nào ngờ được một hôm nhiều gió lộng Em hồn nhiên từ giả tuổi thơ ngây Tôi đau xót tình đơn phương bé bỏng Ngẩn ngơ nhìn dáng cũ đã cao bay.

HL - DC

Page 60: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Sinh Hoạt Hội Thân Hữu Kiên Giang 2012

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 58

NGỌC KHANH 

Page 61: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Sinh Hoạt Hội Thân Hữu Kiên Giang 2012

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 59

Cũng như những năm vừa qua, sinh hoạt của Hội Thân Hữu Kiên Giang Miền Nam California (HTHKGMNC) đã đi vào nề nếp, qui củ. Quí vị Đồng Hương Kiên Giang cùng với quí vị trong ban cố vấn cũng như anh chị em trong ban chấp hành HTHKGMNC đã cùng nhau sánh vai, hợp lực để những ngày hội hè trong năm trở nên trang trọng, ấm cúng và đoàn kết. Chúng ta có ba ngày hợp mặt thường niên gồm có: ngày tất niên (hoặc tân niên) hội ngộ, trại hè, và lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. NGÀY TẤT NIÊN HỘI NGỘ XUÂN NHÂM THÌN Khi làn gió đông tràn về, những cành đào đã trơ lá rồi những nụ hoa trở mình thức giấc là lúc người Kiên Giang bắt đầu hỏi nhau "năm nay Kiên Giang mình vẫn ăn Tết nơi cũ phải không, có nghe ngày nào, mấy giờ không"? Và có người trả lời rằng "vẫn chổ cũ, ở nhà hàng Paracel, ngày 12 tháng 1, vào lúc 12 giờ trưa. Mọi người Kiên Giang đã tụ hợp đông đủ, y phục lịch sự, đẹp đẻ cùng nhau đón chào nàng Xuân tới . Nghi thức chào cờ và mặc niệm đã bắt đầu cho buổi lễ, tiếp theo là phần giới thiệu quan khách rồi đến đoàn lân múa một cách điêu luyện và ngọan mục đã được mọi người tán thưởng nồng nhiệt. Anh Trịnh Sơn Lượng, trưởng ban tổ chức ngày tất niên đã ngắn gọn tóm lượt chương trình và chào mừng mọi người . Kế đến, anh Lê minh Triều, hội trưởng HTHKGMNC gởi đến quan khách, thân hữu cùng đồng hương Kiên Giang lời chúc sức khoẻ, tài lộc, và may mắn cho năm mới. Nhân dịp nầy, anh tường trình về hoạt động của hội trong năm 2011. Anh cảm ơn lòng yêu thương và những yễm trợ về tinh thần cũng như vật chất của đồng hương trong năm qua đã đem đến kết quả mỹ mãn trong những lần gặp mặt. Anh cũng không quên cảm ơn quí vị trong ban cố vấn và các anh chị em trong ban chấp hành đã cùng nhau đi tới, vượt qua tất cả khó khăn. Chị Nguyễn thi Thu Cúc, thủ quỹ, đã tường trình tình hình tài chành trong năm, dĩ nhiên, với tình hình kinh tế chung đang đi xuống thì tài chánh của hội cũng không thể nào đi lên được. Sự sống

còn của hội, hơn bao giờ hết, mong chờ vào sự tiếp tay của đồng hương Kiên Giang khắp nơi. Chị cảm ơn sự tiếp tay của mợi người trong năm qua đã mang đến những kết quả tốt đẹp.

Chào mừng quan khách cùng đồng hương

Ban tiếp tân

Tay bắt, mặt mừng

Page 62: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Sinh Hoạt Hội Thân Hữu Kiên Giang 2012

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 60

Tặng quà lưu niệm cho nhị vị cố vấn cao niên Tạ Thái Bình và Trần Văn Chơn

Múa lân chúc tết

Hợp ca “Ly Rượu Mừng”

Ngoài ra, nét đặc thù của ngày Tết Việt Nam là chúc thọ, tặng quà cho quí cụ cao niên, lì xì cho

trẻ em đã được mọi người tham dự vui vẻ hào hứng. Phụ vào chương trình buổi lễ là phần văn nghệ thật phong phú do đồng hương và thân hữu đóng góp đã lôi cuốn mọi người tham dự đến tiết mục cuối cùng. Cuối cùng, anh hội trưởng đã tuyên bố chấm dứt buổi tất niên hội ngộ, mọi người lưu luyến chia tay không quên cùng nhau chúc mừng năm mới.

Tặng quà quí đồng hương cao niên

Lì xì cho trẻ em

TRẠI HÈ KIÊN GIANG 2012

Một lần nữa, mùa hè nắng ấm đã trở về miền nam California, đồng hương Kiên Giang và quan khách nô nức trở lại Garden Grove Park để tham dự trại hè Kiên Giang vào ngày 15 tháng 7 năm 2012. Lần nầy trưởng ban tổ chức là anh Đỗ Hữu Lộc. Mới hơn 9 giờ sang, đồng hương đã bắt đầu xuất

Page 63: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Sinh Hoạt Hội Thân Hữu Kiên Giang 2012

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 61

hiện. Các chị trong ban ẩm thực ơi ới gọi nhau sửa soạn thức ăn nước uống. Thực đơn đã được chị Hàn Thị Ngọc Minh cùng với quí vị phu nữ trong hội thực hiện. Món bánh tầm bì với rau giá cùng nước dừa, nước mắm tỏi ớt đã được bày biện một cách hấp dẩn.

Ban ẩm thực

Trong tình thân Kiên Giang

Thi đấu bóng chuyền

Thi đấu vũ cầu

Đập kẹo

Page 64: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Sinh Hoạt Hội Thân Hữu Kiên Giang 2012

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 62

Văn nghệ

Bánh tầm Rạch Giá quả là hấp dẩn Ban khánh tiết rối rít lo trang hoàng địa điểm. Ban văn nghệ đang kiểm soát lại hệ thống âm thanh. Ban thể thao đang tập hợp nhân tài cho những cuộc thi đấu sắp tới. Đồng hương càng lúc càng đông hơn.Sau vài lời phát biểu ngắn gọn của anh trưởng ban tổ chức và anh hội trưởng, bửa ăn trưa bắt đầu trong trật tự và vui vẻ. Cảm ơn chị Phú đã nạo dừa, bầm ớt, cảm ơn chị Thu đã rửa rau sạch sẻ, cám ơn anh Hải mua dưa hấu, anh Triều mua nước đá, cảm ơn tất cả đồng hương mang thức ăn đến hay tiếp tay cùng ban ẩm thực tạo nên một ngày hè tươi vui, hạnh phúc. Tiếng hát đồng hương trầm bổng trong nắng ấm, hát hay không bằng hay hát, nhưng bà con Kiên Giang vừa hay hát lại vừa hát hay. Rồi những giải thưởng thể thao được trao cho những lực sĩ xuất sắc. Rồi màn đập kẹo bắt đầu trong tiếng reo hò của các em, cháu trong gia đình Kiên Giang. Cuối

cùng, mọi người ra về trong niềm vui và thân aí của Kiên Giang biển mặn. LỄ TƯỞNG NIỆM LẦN THỨ 144 ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG TRỰC Mỗi năm, lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực là sinh hoạt quan trọng nhất của HTHKGMNC. Ban quản trị nhiều lần hội họp, bàn thảo, phân chia nhiệm vụ. Mỗi người tự thấy mình có bổn phận và trách nhiệm phải chu toàn như một con dân Kiên Giang nói riêng và Việt Nam nói chung trong ngày tưởng niệm. Sự hy sinh của ngài Nguyễn Trung Trực cần được ghi nhớ một cách trang trọng vì ngoài lòng tôn kính như một vị thần phù hộ cho dân chúng địa phương, ngài còn là một anh hùng vị quốc vong thân.thân.

 

Bàn hương án

Một con rồng kết bằng hoa quả

Page 65: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Sinh Hoạt Hội Thân Hữu Kiên Giang 2012

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 63

Lễ rước kiệu

Ban tế lễ cung thỉnh chiếc kiệu chứa bức tượng cụ Nguyễn vào hội trường

Lễ tế thần

Đồng hương Kiên Giang thành kính dâng hương

Năm nay, HTHKGMNC tổ chức lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực lần thứ 144 vào ngày 14 tháng 10 năm 2012 (nhằm ngày 29 tháng 8 âm-lịch năm Nhâm Thìn) do anh Trịnh Sơn Lượng lãnh trách nhiệm trưởng ban tổ chức tại hội trường của trường trung học Mc Garvin Intermediate, 9802 Bishop Place, Westminster, CA 92683. Hội trường rất rộng rãi, tiện cho việc hành lễ và sinh hoạt của mọi người.Mở đầu buổi lễ là lễ rước kiệu thần. Ban tế lễ đã cung nginh chiếc kiệu chứa bức tượng bán thân của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực theo sau đoàn lân từ từ tiến vào hội trường trong tiếng trống tiến chiêng vang dội. Đồng hương và quan khách đứng đón chào hai bên rồi cùng rước tượng ngài an vị trên bàn hương án. Anh hội trưởng Lê minh Triều thắp nhang khấn vái cầu cho quốc thái dân an. Sau lễ chào cờ và phút mặc niệm, anh trưởng ban tổ chức khai mạc buổi lễ qua lời chào mừng quan khách, đồng hương và thân hữu. Trong bài diễn văn ngắn gọn, anh đã nói lên ý nghĩa của buổi lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Tiếp theo là lễ tế thần. Tất cả quan khách và đồng hương đứng lên trong khi ông chánh tế Trần văn Phú điều khiển lễ tế thần, các anh trong ban tế lễ đã tuần tự tiến hành các nghi thức một cách trang nghiêm. Anh hội trưởng tiếp tục chương trình trong phần trình bày sơ lược tiểu sử và chiến công hiển hách của anh hùng Nguyễn trung Trực đã vị quốc vong thân. Sau lễ tế thần, đồng hương Kiên Giang và quan khách cùng nhau dâng hương để tỏ lòng tôn

Page 66: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Sinh Hoạt Hội Thân Hữu Kiên Giang 2012

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 64

kính vị anh hùng dân tộc. Sau đó, mọi người cùng nhau sắp hàng dùng bửa trưa với bánh hỏi, thịt quay, xôi, bánh bò cùng với tất cả thức ăn do đồng hương mang đến dâng cúng, cùng lúc những giọng ca vàng bắt đầu trổi lên. Buổi lễ chấm dứt lúc 4 giờ chiều, mọi người ra về trong niềm vui chan hòa tình thân của người Kiên Giang xa xứ. XÃ HỘI, BÁO CHÍ, VĂN NGHỆ, ẨM THỰC, KHÁNH TIẾT Bên cạnh những sinh họat trên, ban xã hội, văn nghệ, báo chí, ẩm thực và khành tiết đã cùng nhau họat động một cách tích cực trong mục đích phục vụ đồng hương. BAN XÃ HỘI Năm nay, chị Thái mỹ Vinh lãnh nhiệm vụ trưởng ban. Ban xã hội đã đến thăm viếng quí đồng hương sau đây:

Bà Tô thị Đe Chị Nguyễn Kim Anh Chị Nguyễn kim Lan

Ban Xã Hội cũng cử đại diện hội đến tham dự những tang lễ của đồng hương hoặc thân nhân, đăng báo phân ưu hoặc đặt vòng hoa phúng điếu, chia buồn cùng tang quyến:

Cụ bà quả phụ Nguyễn văn Vinh nhủ danh Tô thị Đe

Chị Nguyễn kim Anh Cụ ông Trần minh Thạnh Em Nguyễn Alvin.

BAN BÁO CHÍ Ban báo chí do chị Trần Thị Tú đảm trách. Vì điều kiện tài chánh cũng như để mở rộng tin tức đến các đồng hương Kiên Giang ở khắp nơi trên thế giới, ban bao chí đã quyết định chuyển Đặc

San Kiên Giang thành báo điện tử, xin bà con khắp nơi tiếp tục theo dỏi. BAN VĂN NGHỆ Ban văn nghệ do anh Nguyễn minh Lương đảm trách đã tổ chức một cách thành công những chương trình văn nghệ cho dịp tất niên hội ngộ, trại hè và lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Những chương trình văn nghệ nầy đã thu hút đưuợc sự đóng góp nồng nhiệt của đồng hương và thân hữu. BAN ẨM THỰC Do chị Hàn Thị Ngọc Minh làm trưởng ban.với sự tiếp tay của nhiều đồng hương các chị trong ban quản trị. Tuy mỗi ban nghành trong HTHKGMNC giữ nhiệm vụ khác nhau nhưng có lẽ ban ẩm thực mang trọng trách thiết thực nhất là làm sao đem đến thức ăn ngon lành cho quan khách và đồng hương mà phải vừa với khả năng tài chánh của hội là một điều không dễ dàng chút nào. Mong chị Minh tiếp tục nhiệm vụ để bà con còn thưởng thức những món ngon của chi dài dài. BAN KHÁNH TIẾT Do anh Đổ hữu Lộc l àm trưởng ban. Cám ơn những công trình dàn dựng sân khấu, những bảng vẽ, những chậu hoa, kiểng đã mang đến luồng sinh khí phù hợp với từng sinh hoạt c ủa hội. Những công trình nầy luôn được nhiều đồng hương nhiệt tình chung vai gánh vác gi úp cho các sinh hoạt c ủa hội được tiến hành một cách tốt đẹp. THỦ QUỸ Thay mặt ban đại diện, chị thủ quỉ xin gửi đến quí vị đồng hương, mạnh thường quân lời cám ơn chân thành về những đóng góp từ tiền bạc đến công sức mà quí vị đã gửi tặng. Sau đây là bảng chi thu trong năm qua.

Page 67: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Bữa Rượu Thời Chiến

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 65

 

Bữa Rượu Thời Chiến

Gặp nhau chiều đã quá muộn màng Mời nhau bữa rượu thấy bâng khuâng Người ra tuyến trước chờ trận cuối Thân nhẹ hồ như nửa chéo khăn Ta rót vội vàng sợ nắng phai Người buồn chẳng hẹn được chiều mai Dằn ly nốc cạn cười vong mạng Rượu chảy như ngàn nổi đắng cay Trận đánh ngày mai chắc kéo dài Đời vui rút ngắn nửa gang tay Áo xanh đi trận đành hanh cỏ Lòng có phân vân chuyện rủi may ? Ngày mai chết trận chửa biết chừng Uống đi chiêu niệm tuổi thanh xuân Gặp nhau rượu chợ rồi son phấn Có đáng gì đâu nhắn cố nhân Có lúc ngươi buồn đến ngẩn ngơ Nhắc chi người đan áo đợi chờ ! Ngươi già mỗi bận nhìn xác lính Ta trẻ sao lòng chẳng mộng mơ Ta chẳng hẹn người đi chẳng hay Tình cờ gặp lại biết còn đây Quàng vai mà tưởng mình hạnh phúc Súng đạn cầm như mẫu chuyện dài. Trích trong Thư Quán Bản Thảo,

 

 

CAO VỊ KHANH  

Page 68: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Tìm Hiểu Niên Lịch và Đối Chiếu Giữa Đông Tây

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 66

 

hư chúng ta đã biết, một năm có bốn mùa : Xuân, Hạ, Thu và Đông luân chuyển, cho nên dù niên lịch Đông hay Tây hay nói khác đi là Âm Lịch hay Dương Lịch cũng không tránh khỏi sự luân chuyển của Trời Đất, để tính cho trọn một năm.

Đối với Âm Lịch, thì căn cứ vào mặt Trăng để tính (Mặt Trăng thì xuất hiện ban đêm), còn Dương Lịch thì trái lại, căn cứ vào mặt Trời để tính (Mặt Trời thì xuất hiện ban ngày). Cho nên cả hai đều có tính đặc biệt của nó, ví như Âm Lịch thì mỗi năm đều được thay đổi bởi một con vật cầm tinh cho năm đó, năm 2005 là năm Ất Dậu và năm kế tiếp 2006 là năm Bính Tuất (năm con Chó cầm tinh), trong khi đó năm Dương Lịch thì mỗi năm đều được thay đổi cộng thêm 1, tức năm 2005 sắp hết, bước sang năm mới 2006, thật đơn giản. Mặc dù chúng ta đã thấy năm Âm Lịch tính theo Mặt Trăng và năm Dương Lịch tính theo Mặt Trời, thế mà cũng có một số trường hợp gặp nhau và tương đồng nhau.

1. Trường hợp gặp nhau : là chúng ta thấy Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm trên một trục với Trái Đất. Nếu chúng ta thấy ban đêm, thì được gọi là Nguyệt Thực (Éclipse de Lune).

Trái lại, nếu chúng ta thấy ban ngày, thì được gọi là Nhựt Thực (Éclipse de Soleil).

2. Trường hợp tương đồng nhau : Mặc dù năm Âm Lịch tính theo vận hành của vầng mặt Trăng tròn, hồi quy đúng vào ngày Rằm của 12 tháng. Trong khi đó, năm Dương Lịch tính theo mặt Trời, được gọi Thái Dương Niên Lịch, thì chúng ta có được 365 ngày, 5 giờ 48 phút và 48 giây đồng hồ ( nếu tính theo Thiên Thể Niên Lịch thì có 365 ngày, 6 giờ, 9 phút và 54 giây, dài hơn thời gian cách tính Thái Dương Niên Lịch) Để ngắn gọn, chúng ta thường chấp nhận một năm có 365 ngày, 12 vầng trăng tròn, 52 tuần lễ dù có tính theo năm Âm Lịch hay Dương Lịch.

Ngoài ra, còn có một số trường hợp đặc biệt để phân chia các tháng cho tròn một năm.

Đối với năm Âm Lịch, thì hầu như tính theo mùa tiết, cho nên có trường hợp năm nhuần, tháng thiếu.

Đối với năm Dương Lịch, thông thường các tháng : Một, Ba, Năm, Bảy, Tám, Mười và Mười Hai là những tháng có 31 ngày. Còn các tháng : Tư, Sáu, Chín và Mười Một là những tháng có 30 ngày. Đặc biệt, tháng Hai chỉ có 28 ngày và cứ 4 năm, thì tháng Hai thêm một ngày tức 29 ngày (được gọi tháng Hai nhuần, giống như các tháng nhuần của năm âm Lịch. Vậy, tháng Hai là tháng nhuần có 29 ngày, thay vì thông thường chỉ có 28 ngày mà thôi).

Tìm Hiểu Niên Lịch và Đối Chiếu Giữa Đông Tây Như Thế Nào?

                   

Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ  

N

Page 69: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Tìm Hiểu Niên Lịch và Đối Chiếu Giữa Đông Tây

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 67

Để trang trải số thời gian của năm Dương Lịch hàng năm, cứ mỗi 365 ngày, lại có dư thừa ra 1/4 ngày tức 6 giờ, cho nên cứ 4 năm thì dư thừa một ngày tức 24 giờ, để cho tháng Hai nhuần là thế đó.

Ngoài ra, chúng ta đều biết, cứ mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi giờ... tính theo năm Âm Lịch, đều có một con vật cầm tinh và được ghép bởi :

Thập Thiên Can là : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và Quý.

Và kết hợp với Thập Nhị Địa Chi tức 12 con giáp như : Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Cọp), Mẹo hay Mão (Mèo), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó) và Hợi (Heo) để có được.

(Vì tính chất 12 con giáp này, cho nên trong dân gian thời xa xưa lại áp dụng để nói lên: « Thân Gái 12 Bến Nước » là thế đó! dù được bến trong hay bị bến đục cũng tùy duyên số do tạo hóa sắp bày, bởi vì: « Thuyền theo lái, Gái theo Chồng »).

Vậy, muốn đổi Giờ, Ngày, Tháng, Năm từ Dương Lịch sang Âm Lịch phải làm thế nào?

Trước hết, chúng ta thử tìm hiểu về Niên Lịch Cổ Truyền Á Đông sau đây:

1. Đêm Năm Canh, Ngày Sáu Khắc như thế nào ?

Thuở xa xưa, những bậc tiền nhân thường dùng Thập Nhi Địa Chi (12 con Giáp) để gọi Năm, Tháng, Ngày, Giờ. Số 12 con giáp (tức 12 con, vật tượng trưng đó được sắp theo thứ tự đã dẫn thượng là : Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Cọp), Mẹo hay Mão (Mèo), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó) và Hợi (Heo).

Nhưng phương cách tính Tháng theo con Giáp thì : GIÊNG (Dần = Cọp), HAI (Mẹo hay Mão

 

 

Thương Về Rạch Giá Mai moát ñaây! neáu chöa veà ñöôïc Hoûi thaêm trôøi Raïch Giaù naéng hay möa? Nhaén lôøi giuøm ñeán thaày cuû, baïn xöa “Toâi troâi noåi xöù ngöôøi coøn laän ñaän “

Hai möôi naêm, loanh quanh ñôøi vöôùng baän Chöa laàn veà ñeå thaêm laïi coá höông Bao naêm roài choàng chaát noåi nhôù thöông Meï giaø chieác boùng cuõng vaøo thieân coå

Anh coù veà ngang tröôøng xöa loái cuõ Haõy thaêm töøng ngöôøi, töøng choán thaân thöông Ñi daïo quanh qua khaép neûo phoá phöôøng Ñeå ñieåm laïi nhöõng ai coøn, ai maát ?

Mai toâi veà trong naéng vaøng hiu haét Sẽû tìm thaêm töø ngoâi moä. . . coá tri Ñoát neùn höông nhaéc laïi thuôû xuaân thì Thôøi thô daïi ñi phaù laøng, phaù xoùm

Neáu moät ngaøy. . ngaøy ñaát trôøi chuyeån ñoäng Toâi seõ veà theo nhòp böôùc reo vui Boû nhôù thöông, boû xa vaéng ngaäm nguøi Ngaøy queâ Meï töng böøng xuaân naéng aám. TRẦN TRÚC DUYÊN

Page 70: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Tìm Hiểu Niên Lịch và Đối Chiếu Giữa Đông Tây

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 68

= Mèo, BA (Thìn = Rồng), TƯ (Tỵ = Rắn), NĂM (Ngọ = Ngựa), SÁU (Mùi = Dê), BẢY (Thân = Khỉ), TÁM (Dậu = Gà), CHÍN (Tuất = Chó), MƯỜI ( Hợi = Heo), MƯỜI MỘT (Tý = Chuột) và CHẠP ( Sửu =Trâu).

Nhưng tại sao, thời kỳ xa xưa đó lại đặt tháng Giêng là tháng đầu năm mà không gọi là tháng Một? Theo thiển nghĩ của người viết, bởi vì lúc bấy giờ, dưới thời còn quân chủ lập hiến, thường dành con số Một để chỉ nhà Vua, là thiên tử (con trời) để cai trị dân chúng tức nhứt nhơn (người ở đầu, người lớn hơn hết), từ đó trong thiên hạ phải kiêng cử, cho nên mới đặt tháng Giêng?

Ngoài ra, khi sanh con đẻ cái cũng không thể gọi con đầu lòng là con Một mà chỉ gọi là con Trưởng hay con Hai hoặc con Cả, vì sợ húy kỵ đến nhà vua, bằng chứng ở Việt Nam không có nhà nào gọi con đầu lòng là con Một là thế đó !.

Còn tháng Giêng tại sao là Tháng Dần? Căn cứ theo sách xưa, xin trích dẫn như sau :

Nhân sinh ư Dần (Loài người sanh ra ở hội Dần)

Và :

Nhất niên chi kế tại ư Dần,

(Kế hoạch trong 1 năm phải được sắp đặt ở mùa Xuân)

Nhất nhật chi kế tại ư Dần

(Kế hoạch trong 1 ngày phải sắp đặt ở giờ Dần).

Hơn nữa, trong 12 con Giáp, con Cọp là chúa sơn lâm, rất mạnh bạo, uy vũ và hơn hẳn 11 con Giáp kia, cho nên người xưa chọn tháng Giêng là tháng Dần do con Cọp cầm tinh là như thế ?

Ngoài ra, tại sao lại đặt tháng Chạp là tháng cuối năm mà không gọi là tháng Mười Hai?

Theo thiển nghĩ của người viết, nước chúng ta thời bấy giờ phần đông làm ruộng, cho nên tháng cuối cùng của một năm, ruộng đã làm xong, lúa đã đem vô bồ, vì thế phần đông dành thời gian này lo các lễ cúng, tiệc tùng để tạ ơn

Thần Nông hoặc cúng Đình sau khi vụ mùa đã hoàn tất, hết nhà này đến nhà khác có khi kéo dài cho đến Tết Nguyên Đán.

(Khi nhắc đến Lễ Cúng Đình, phải nói đến Hát Bội để cúng Thần, thông thường ông Hương Cả trong làng là người đứng đầu chủ xướng lễ cúng Đình và là người có thực quyền hơn hết, cho nên mỗi lần có gánh hát về hát cúng Đình, ông Hương Cả chính là người Cầm Chầu để đánh những hồi trống chầu thưỡng phạt cho nghệ sĩ, bởi vì ông Hương Cả là bực thâm nho lại rất rành tuồng tích, kể cả cách dậm mặt và các câu hát tuồng tích của các nghệ sĩ, cho nên ông Hương Cả cầm chầu để khen thưỡng hoặc bắt lỗi các đào kép trong lúc trình diễn, vì các nghệ sĩ không thuộc tuồng hát cương, cho nên không thể bắt một người nào đó đến cầm chầu mà không rành tuồng tích. Thời xưa, các nghệ sĩ nào được ông Hương Cả đánh nhiều hồi trống chầu, thì sau khi hát xong, sẽ được Ban Hội Tề thưỡng phẩm vật tặng riêng cho cá nhân nghệ sĩ đó. Còn trái lại, các nghệ sĩ nào bị ông Hương Cả đánh Khắc là gõ bên vành trống kêu « cắc cắc » thì các nghệ sĩ đó bị ông Hương Cả phạt vì hát sai, hát cương, để nghệ sĩ đó biết thân mà hát lại cho đúng và nghệ sĩ đó sau khi hát xong sẽ bị Ban Hội Tề cũng như Ông Bầu đoàn hát quở phạt . Đó là, luật lệ thưỡng phạt công minh của người Cầm Chầu đối với nghệ sĩ.

Mặc dù, ông Hương Cả là người có thực quyền ở trong làng, nhưng những hồi trống chầu đôi khi cũng không hài lòng hết mọi người, cho nên cũng bị chê trách như thường.

Vì thế, trong dân gian mới có câu : « Ở đời có 4 cái ngu : Làm Mai, Lãnh Nợ, Gác Cu, Cầm Chầu » là thế đó! ).

Hơn nữa, chữ Chạp là lễ cúng. Vì thế, nó còn có các tên lễ cúng khác như sau : Giỗ Chạp, Chạp Miếu, Chạp Mả...

Do vậy, thay vì gọi tháng Mười Hai là tháng Chạp là thế đó !.

Page 71: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Tìm Hiểu Niên Lịch và Đối Chiếu Giữa Đông Tây

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 69

Được biết, niên lịch cổ truyền Á Đông này đã xuất hiện từ đời Hoàng Đế bên Tàu (2637 trước Thiên Chúa) năm 61.

Còn đối với : Đêm Năm Canh, Ngày Sáu Khắc như thế nào ?.

Chúng ta để ý sẽ thấy : Ngày tính Khắc, Đêm tính Canh, cho nên chúng ta đã từng nghe thấy như sau :

Canh Một dọn cửa, dọn nhà

Canh Hai dệt cửi, canh Ba đi nằm...

Hoặc là :

Nửa đêm giờ Tý canh Ba...

Theo thiển nghĩ, chúng ta câu : Nửa đêm giờ Tý canh Ba, thì chúng ta có thể đoán được chữ nửa đêm (tức khoảng 12 giờ đêm hoặc 0 giờ), còn giờ Tý canh Ba (tức khoảng 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng). Bởi vì, các bậc tiền nhân dùng 12 con vật tương trưng, để phân chia trong một ngày là 24 giờ như sau :

Tên Con Vật

Thời Giờ

TÝ Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng

SỬU Từ 1 giờ sáng đến 3 giờsáng

DẦN Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng

MẸO Từ 5 giờ đến 7 gìờ sáng

THÌN Từ 7 giờ đến 9 giờ sáng

TỴ Từ 9 giờ đến 11 giờ trưa

NGỌ Từ 11 giờ đến 13 giờ trưa

MÙI Từ 13 giờ đến 15 giờ xếtrưa

THÂN Từ 15 giờ đến 17 giờ chiều

DẬU Từ 17 giờ đến 19 giờ tối

TUẤT Từ 19 giờ đến 21 giờ tối

HỢI Từ 21 giờ đến 23 giờkhuya

Căn cứ sự phân chia giờ ở trên, chúng ta thấy :

a)- Mỗi đêm dài 10 giờ, được chia làm 5 Canh ra sao ?

Chúng ta thấy giờ Tý canh Ba, từ đó tính được 5 canh như sau :

Tên Canh

Thời Giờ

Canh 1 Từ 19 giờ đến 21 giờ tối tức giờ Tuất

Canh 2 Từ 21 giờ đến 23 giờ khuya tức giờ Hợi

Canh 3 Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng tức giờ Tý

Canh 4 Từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng tức giờ Sửu

Canh 5 Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng tức giờ Dần

Do vậy, nếu chúng ta đem so sánh với giờ, thì cứ hai giờ bằng một Canh .

b)- Mỗi ngày dài 14 giờ, được chia cho 6 khắc như sau :

Như vậy, nếu chúng ta đem so sánh Khắc với Giờ, thì cứ 2 giờ 20 phút bằng một Khắc. Bởi vì, ngày dài 14 giờ, đem chia đều cho 6 Khắc, thì được 140 phút, tức là 2 giờ 20 phút.

Thế nên, chúng ta thường thấy câu : Đêm Năm Canh, Ngày Sáu Khắc là đúng vậy.

2. Thập Thiên Can và Thập Nhị Địa Chi để tính năm như thế nào ?

Trong chúng ta cũng có nhiều người thắc mắc, không biết vì sao năm 2005 là năm Ất Dậu, thay vì Đinh Dậu, Kỷ Dậu, Tân Dậu, Quý Dậu chẳng hạn? Bởi vì, những bậc tiền nhân của chúng ta thường căn cứ trong Thiên Can và Địa Chi kết thành mà gọi Năm Tháng… Ngày Giờ.

Tên Khắc Thời Giờ

Khắc 1 Từ 5 giờ đến 7 giờ 20 sáng

Khắc 2 Từ 7 giờ 20 đến 9 giờ 40 sáng

Khắc 3 Từ 9 giờ 40 đến 12 giờ trưa

Khắc 4 Từ 12 giờ đến 14 giờ 20 xế trưa

Khắc 5 Từ 14 giờ 20 đến 16 giờ 40 chiều

Khắc 6 Từ 16 giờ 40 đến 19 giờ tối

Page 72: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Tìm Hiểu Niên Lịch và Đối Chiếu Giữa Đông Tây

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 70

Ví như năm 2005 là Ất Dậu, thì năm kế tiếp 2006 sẽ là năm Bính Tuất ...

Nếu chúng ta ghép Thiên Can và Điạ Chi từng cặp có cùng Dương, cùng Âm giống nhau, thì chúng ta sẽ thấy kết quả chắc chắn một chu kỳ 60 năm. Vì mỗi Thiên Can đi với 6 Địa Chi khác nhau, ví như : Ất Dậu, Ất Mùi, Ất Tỵ, Ất Mão, Ất Sửu và Ất Hợi là hết chu kỳ 60 năm của «Vận Niên Lục Giáp » hay « Lục Thập Hoa Giáp », xin trích dẫn Bảng Vận Niên Lục Giáp như sau :

Bảng Vận Niên Lục Giáp

01 Giáp Tý 02 Ất Sửu 03 Bính Dần 04 Đinh Mão (Mẹo) 05 Mậu Thìn 06 Kỷ Tỵ 07 Canh Ngọ 08 Tân Mùi 09 Nhâm Thân 10 Quý Dậu

31 Giáp Ngọ 32 Ất Mùi 33 Bính Thân 34 Đinh Dậu 35 Mậu Tuất 36 Kỷ Hợi 37 Canh Tý 38 Tân Sửu 39 Nhâm Dần 40 Quý Mão (Mẹo)

11 Giáp Tuất 12 Ất Hợi 13 Bính Tý 14 Đinh Sửu 15 Mậu Dần 16 Kỷ Mão (Mẹo) 17 Canh Thìn 18 Tân Tỵ 19 Nhâm Ngọ 20 Quý Mùi

41 Giáp Thìn 42 Ất Tỵ 43 Bính Ngọ 44 Đinh Mùi 45 Mậu Thân 46 Kỷ Dậu 47 Canh Tuất 48 Tân Hợi 49 Nhâm Tý 50 Quý Sửu

21 Giáp Thân 22 Ất Dậu 23 Bính Tuất 24 Đinh Hợi 25 Mậu Tý 26 Kỷ Sửu 27 Canh Dần 28 Tân Mão (Mẹo) 29 Nhâm Thìn 30 Quý Tỵ

51 Giáp Dần 52 Ất Mão (Mẹo) 53 Bính Thìn 54 Đinh Tỵ 55 Mậu Ngọ 56 Kỷ Mùi 57 Canh Thân 58 Tân Dậu 59 Nhâm Tuất 60 Quý Hợi

Muốn Tính Thiên Can thuộc năm nào?

Chúng ta để ý tới số chót (tận cùng) của năm đó, để dễ nhớ và tính Thiên Can, xin trích dẫn như sau :

Thiên Can Số tận cùng của năm

Thiên Can là Canh (Dương), mạng Kim

Số tận cùng của năm là 0

Thiên Can là Tân (Âm), mạng Kim

Số tận cùng của năm là 1

Thiên Can là Nhâm (Dương), mạng Thủy

Số tận cùng của năm là 2

Thiên Can là Quý (Âm), mạng Thủy

Số tận cùng của năm là 3

Thiên Can là Giáp (Dương), mạng Mộc

Số tận cùng của năm là 4

Thiên Can là Ất (Âm), mạng Mộc

Số tận cùng của năm là 5

Thiên Can là Bính (Dương), mạng Hỏa

Số tận cùng của năm là 6

Thiên Can là Đinh (Âm), mạng Hỏa

Số tận cùng của năm là 7

Thiên Can là Mậu (Dương), mạng Thổ

Số tận cùng của năm là 8

Thiên Can là Kỷ (Âm), mạng Thổ

Số tận cùng của năm là 9

Đó là, Thập Thiên Can : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và Quý, chúng ta thấy Can nào Dương, Can nào Âm.

Còn Thập Nhị Điạ Chi, xin trích dẫn Bảng phân chia Dương và Âm như sau :

1.- Tý (Dương), mạng Thủy

2.- Sửu (Âm), mạng Thổ

3.- Dần (Dương), mạng Mộc

4.- Mẹo hay Mão (Âm), mạng Mộc

5.- Thìn (Dương), mạng Thổ

6.- Tỵ (Âm), mạng Hỏa

7.- Ngọ (Dương), mạng Hỏa

8.- Mùi (Âm), mạng Thổ

9.- Thân (Dương), mạng Kim

10.- Dâïu (Âm), mạng Kim

11.- Tuất (Dương), mạng Thổ

12.- Hợi (Âm), mạng Thủy

Xin Chú Ý: Các Địa Chi có mang Thổ, thuộc nhóm Tứ Mộ là: Thìn, Tuất, Sửu và Mùi.

Thật sự mà nói, trong Thập Thiên Can tức Trời và trong Thập Nhị Địa Chi tức Đất (vì, trong

Page 73: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Tìm Hiểu Niên Lịch và Đối Chiếu Giữa Đông Tây

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 71

Thập Thiên Can có chữ Thiên tức Trời và trong Thập Nhị Điạ Chi có chữ Địa tức Đất), cho nên mỗi năm, chúng ta thấy Can Dương luôn luôn kết hợp với Chi Dương, hoặc trái lại, Can Âm luôn luôn kết hợp với Chi Âm.

Chớ không bao giờ Can Dương kết hợp với Chi Âm, hoặc trái lại, Can Âm kết hợp với Chi Dương, từ đó chúng không thấy năm có tên : Giáp Dậu, Bính Mão, Mậu Mùi... Hoặc là Đinh Ngọ, Quý Tuất, Ất Thân... là thế đó.

Bởi vì, trong Trời Đất tức Dương Âm kết hợp mới sanh ra con người. Ngoài ra theo Lão Tử đã viết: “Nhứt sanh Nhị, Nhị Sanh Tam, Tam Sanh Vạn Vật”. Do vây, chúng ta phải có Trời và Đất kết hợp tạo thành, nếu có Trời mà không có Đất hoặc trái lại, thì không thể tạo thành con người trong đó có chúng ta được.

Về Năm, Tháng, Ngày, Giờ chúng ta thấy được ngày hôm nay cũng nằm trong qui luật Dương Âm tăng trưởng kết thành mà có.

Nếu chúng ta biết cách tính năm rồi, thì chúng ta cũng có thể tính Tháng, Ngày, Giờ do Thiên Can và Địa Chi ghép lại kết thành.

Ví như bài thơ trong Tham Khảo Tử Vi của Cụ Hi Di Trần Đoàn, xin trích dẫn dưới đây, để chúng ta thử tính tháng như sau :

Giáp, Kỷ chi niên Bính tác thù

Ất, Canh chi tuế Mậu đi đầu

Bính, Tân tiên khởi Canh Dần thủ

Đinh, Nhâm đích thị Nhâm Dần lưu

Mậu, Quý tuế quán Giáp Dần cầu.

Xin để ý, năm nào có chữ đầu là :

Giáp, Kỷ thì tháng Giêng là tháng Bính Dần

Ất, Canh thì tháng Giêng là tháng Mậu Dần

Bính, Tân thì tháng Giêng là tháng Canh Dần

Đinh, Nhâm thì tháng Giêng là tháng Nhâm Dần

 

Cám Ơn

Xin caùm ôn nhöõng ñoùa hoa xinh ñeïp Ñaõ vì ñôøi maø troå laù ñôm boâng Duø naéng , möa vaån töôi toát muoân phaàn Cho nhaân theá nheï nhaøng khi chieâm ngöôûng Caùm ôn cha ñaõ cho con maàm soáng Vaø nuoâi con ñeán khoân lôùn neân ngöôøi Coâng bieån trôøi vaån chöa thoûa cha ôi ! Giôø xa caùch bieát laøm sao ñeàn ñaùp ?

Caùm ôn meï , ngöôøi meï hieàn yeâu daáu Vì choàng , con , chòu cöïc khoå long ñong Nöôùc maét chan côm , meï vaát vaû muoân phaàn Vaån chòu ñöïng nuoâi ñaøn con khoân lôùn

Caùm ôn Thaày , ngöôøi Thaày , Coâ yeâu kính Dìu daét em khi chaäp chöõng vaøo ñôøi Baøi hoïc vôû loøng , nhôù maõi khoâng thoâi Lôøi raên daïy khi ngoài trong lôùp hoïc Caùm ôn anh ngöôøi xe tô , keát toùc Maáy möôi naêm cöïc khoå soáng vì nhau Töø toùc xanh nay ñaõ ñoåi thay maøu Vaån chung thuûy , nhö ngaøy naøo ñaõ höùa

Caùm ôn caùc con ñaõ khoâng choïn löïa Khi sinh vaøo ngöôõng cöûa cuûa meï , cha Vaån thöông yeâu hoøa thuaän ôû trong nhaø Ñeå cha meï, vui loøng khi nhaém maét

Xin caùm ôn ñaáng toái cao voâ thöôïng Daïy ñöôøng ngay , neûo phaûi cho nhaân loøai AÙnh ñaïo vaøng , chieáu roïi khaép nôi nôi Mong phaät töû, raùng ngaøy ñeâm trì tuïng

Soâng-An

Page 74: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Tìm Hiểu Niên Lịch và Đối Chiếu Giữa Đông Tây

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 72

Mậu, Quý thì tháng Giêng là tháng Giáp Dần

3. Cách biến đổi Năm Dương Lịch sang Năm Âm Lịch như thế nào?

Căn cứ theo nhiều sách báo, xin trích dẫn một số cách biến đổi như sau :

a) Cách thứ nhứt :

Chúng ta lấy năm Dương Lịch rồi trừ cho 3. Sau đó lấy số năm còn lại đem chia cho 60 (bởi vì, theo bảng Vận Niên Lục Giáp có 60 năm). Khi đó, chúng ta có số dư thừa. Số dư thừa này, nếu chúng ta so lại số thứ tự trong Bảng Vận Niên Lục Giáp thì chúng ta sẽ biết được năm Âm Lịch đã được biến đổi từ năm Dương Lịch sang năm Âm Lịch.

Thí dụ : năm 1975 là năm Âm Lịch gì?

Chúng ta lần lượt áp dụng như trên sẽ thấy :

1975 – 3 = 1972

1972 : 60 = Số dư thừa là 52

Số dư thừa này, nếu đem so số thứ tự trong Bản Vận Niên Lục Giáp, thì sẽ thấy năm Âm Lịch là năm Ất Mão.

Hoặc là năm 1945 là năm Âm Lịch gì?

Chúng ta cũng lầàn lượt áp dụng như trên sẽ thấy :

1945 – 3 = 1942

1942 : 60 = Số dư thừa là 22, tức là năm Âm Lịch Ất Dậu

Căn cứ theo phương pháp cách biến đổi từ năm Dương Lịch sang nam Âm Lịch ở hai thí dụ trên, chúng ta có thể áp dụng cho tất cả năm Dương Lịch và còn có phương cách biến đổi thư hai và thứ ba nữa, xin trích dẫn như sau :

b) Cách thứ hai :

Chúng ta lấy năm Dương Lịch, rồi chia cho 60 (khỏi trừ 3 như cách thứ nhứt), rồi lấy số dư thừa, chia cho 12 ( số 12 này tức 12 con Giáp,

tức Thập Nhị Địa Chi), thì chúng ta có kết quả được số từ 0, 1, 2, 3, 4, 5 ... đến 11.

Ví như muốn tìm năm 1975 Dương Lịch là năm Âm Lịch gì?

Chúng ta áp dụng phương pháp trên :

1975 : 60 = 32 và số dư thừa 55

55 : 12 = 4 và số dư thừa là 7

Hoặc là muốn tìm năm 1945 Dương Lịch là năm Âm Lịch gì?

1945 : 60 = 32 và số dư thừa 25

25 : 12 = 2 số dư thừa là 1

Sau đó, chúng ta dùng Bảng Tính Số Dư Thừa để xem năm Dương Lịch năm 1975 và 1945 là năm Âm Lịch gì? Có đúng các năm Âm Lịch như cách thứ nhứt hay không?

(Xem Hình 1: Bảng Tính Số Dư Thừa ở cuối bài)

Năm 1975, chúng ta được số 4 và có số dư thừa 7, cho nên chúng ta chỉ nhìn cột 4 và hàng số dư thừa 7, thì thấy năm Dương Lịch 1975 là năm Âm Lịch Ất Mão.

Và năm 1945, chúng ta được số 2 và có số dư thừa 1, cho nên chúng ta chỉ nhìn cột 2 và hàng số dư thừa 1, thì thấy năm Dương Lịch 1945 là năm Âm Lịch Ất Dậu.

Quả là, phương cách thứ nhứt và thứ hai này đều có kết quả giống nhau.

Khi chúng ta nhìn qua Bảng Tính Số Dư Thừa, có người thắc mắc, tại sao để Thiên Can Canh ở cột 0, mà không để Thiên Can khác trong Thập Thiên Can? Ví như Giáp hay Quý hoặc là Nhâm... để rồi, từ đó đếm tới và tiếp nối để tính cho những năm Âm Lịch?

Như chúng ta đã thấy ở trước, trong Bảng Thập Thiên Can, Thiên Can Canh có số tận cùng của năm là 0, cho nên phải lấy Thiên Can Canh để vào cột số 0 là hợp lý nhứt, bởi vì, Thiên Can là Canh chỉ số tận cùng của năm là số 0, có nghĩa

Page 75: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Tìm Hiểu Niên Lịch và Đối Chiếu Giữa Đông Tây

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 73

là khi chúng ta chia, có kết quả thành là số 0 chẵn của năm, thì ở cột số dư thừa sẽ mang số 0, từ đó, chúng ta tiếp tụïc ghi những số dư thừa từ 1 đến 11, cho nên chúng ta mới thấy cột 1 là Nhâm Thân, cột 2 là Giáp Thân, cột 3 là Bính Thân và cột 4 là Mậu Thân, là thế đó.

c) Cách thứ ba :

Cách này, chúng ta lấùy năm Dương Lịch rồi trừ cho số 3, số còn lại, đem chia cho 10 (số 10 này tức Thập Thiên Can), cho nên số dư thừa sẽ là số Can

Nếu số năm Dương Lịch, sau khi trừ 3, số còn lại, đem chia cho 12 (số 12 này tức Thập Nhị Địa Chi), cho nên số dư thừa sẽ là Chi (Số thứ tự trong Thập Nhi Địa Chi (số thư tự trong Thập Nhị Địa Chi, chính là số Chi của năm Âm Lịch chúng ta muốn đổi từ năm Dương Lịch sang năm Âm Lịch).

Nên nhớ : Bảng Thập Thiên Can và Thập Nhi Địa Chi dưới đây :

Thập Thiên Can Thập Nhi Địa Chi

Thập Thiên Can

Thập NhịĐịa Chi

1 Giáp 1 Tý

2 Ất 2 Sữu

3 Bính 3 Dần

4 Đinh 4 Mẹo

5 Mậu 5 Thìn

6 Kỷ 6 Tỵ

7 Canh 7 Ngọ

8 Tân 8 Mùi

9 Nhâm 9 Thân

10 Quý 10 Dậu

11 Tuất

12 Hợi

Cho nên, nếu có số dư thừa ở Can là 00 tức là Quý (bởi vì, Can Quý đứng hàng thứ 10 của Thập Thiên Can).

Và số dư thừa ở Chi là 00 tức là Hợi (bởi vì, Chi Hợi đứng hàng thứ 12 của Thập Nhị Điạ Chi).

Vì thế, nếu chúng ta muốn biến đổi :

Năm 1975 sang năm Âm Lịch là năm gì?

Chúng ta áp dụng cách đã dẫn như sau :

a) Tính về Thiên Can :

1975 – 3 = 1972

1972 : 10 = 197 và số dư thừa là 2

Nếu, chúng ta đối chiếu số thứ tự trong Bảng Thập Thiên Can ở trên, thì thấy số dư thừa 2, tức là Ất.

b) Tính về Địa Chi :

1975 – 3 = 1972

1972 : 12 = 164 và số dư thừa là 4

Nếu, chúng ta đối chiếu số thứ tự trong Bảng Thập Nhị Địa Chi ở trên, thì thấy số dư thừa 4, tức là Mão (Mẹo).

Do vậy, năm Dương Lịch 1975 là năm Âm Lịch Ất Mão.

Còn năm 1975 sang năm Âm Lịch là năm gì?

Chúng ta áp dụng cách trên, sẽ có kết quả như sau :

a)- Tính về Thiên Can :

1945 – 3 = 1942

1942 : 10 = 194 và số dư thừa là 2

Nếu, chúng ta đối chiếu số thứ tự trong Bảng Thập Thiên Can ở trên, thì thấy số dư thừa 2, tức là Ất.

b- Tính về Địa Chi :

1945– 3 = 1942

1942 : 12 = 161 và số dư thừa là 10

Nếu, chúng ta đối chiếu số thứ tự trong Bảng Thập Nhị Địa Chi ở trên, thì thấy số dư thừa 10, tức là Dậu.

Do vậy, năm Dương Lịch 1945 là năm Âm Lịch Ất Dậu.

Sau khi chúng ta thử tìm 3 phương cách biến đổi từ năm Dương Lịch sang năm Âm Lịch khác nhau, nhưng đem lại kết quả giống nhau.

Page 76: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Tìm Hiểu Niên Lịch và Đối Chiếu Giữa Đông Tây

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 74

 

Hy vọng bài này góp phần mọn cho quý bà con đồng hương khi cần, có thể áp dụng phương pháp nào thích nhứt.

Hàn Lâm NGUYỄN PHÚ THỨ

Vào Hạ năm Ất Dậu 2005

 

 

Hình 1: Bảng Tính Số Dư Thừa

 

 

 

 

Page 77: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Tường Trình Tài Chánh 2012  

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 75

 

 

 

 

Tường Trình Tài Chánh Thủ Quỹ: Nguyễn Thị Thu Cúc

Ngày Khoản nhập Số tiền Ngày Khoản xuất Số tiền

1/1/2012 Tiền quỹ năm trước còn lại $3,809.32

Trại hè 20127/15/2012 Thùng ủng hộ $944.00 5/26/2012 Mực in $90.007/15/2012 Năm Mở và bạn hữu $220.00 5/26/2012 Giấy in $80.007/15/2012 Tiệm bánh Kiên Giang $100.00 7/2/2012 Đăng thông báo Người Việt $132.507/15/2012 Nguyễn Bé $20.00 7/12/2012 Sài Gòn Radio hải ngoại $168.007/15/2012 Lý bữu Ngọc $30.00 2/13/2012 Thuê GG park $150.007/15/2012 Phù văn Nam $50.00 5/31/2012 Stamps and envelopes $200.77

7/12/2012 Supply, nước uống, dưa hấu $400.007/15/2012 Bánh tầm $286.007/15/2012 Bì, nước mắn, nước dừa $300.007/15/2012 Ban nhạc $250.007/16/2012 Áo dài, khăn đóng $240.007/15/2012 Xôi $24.009/9/2012 Mực in $115.96

Giỗ cụ Nguyễn10/14/2012 Thùng tiền donation $1,050.00 10/14/2012 Hội trường $759.0010/14/2012 Thúy Lê và Hoàng Dương $50.00 Bình hoa, nhang đèn, hoa $193.00

Lý cẩm Ánh $40.00 Radio VNCR 125Hà Chấn $50.00 Ly, dĩa giấy 174Tạ minh Nhựt $100.00 Ban nhạc 300Đổ Mùi $40.00 Đoàn lân $300.00Kim Sơn $40.00 Bánh hỏi $250.00Huỳnh văn Em $100.00 Bánh bò $130.00Trần minh Mẩn $100.00 Văn phòng phẩm, stamps $248.60Bà Liềm $200.00 Nước lọc $50.00Bửu Sơn Kỳ Hương $130.00 Xôi $300.00Sequoia Nail Spa $50.00 Nước mắm $40.00Mai Tuấn $100.00 Trái cây $22.90Phù kiều Mai, Phù kiều Xuân $60.00 Tip cho janitor $20.00Nguyễn trường Minh (CD) $900.00 Heo cúng Ông $150.00Trần hoàng Anh $200.00Trần thị Tú $100.00 10/16/2012 Phân ưu Ông Trần minh Thạnh $100.00Vỏ văn Hải $40.00 10/17/2012 Phân ưu Nguyễn Kevin $100.00Kim Vui $40.00

Tổng cộng nhập $8,563.32 Tổng cộng xuất $5,699.73

11/30/2012 Tồn quỹ $2,863.59

HỘI THÂN HỮU KIÊN GIANG MIỀN NAM CALIFORNIABáo cáo tài chánh từ ngày 1/1/2012 đến ngày 30/11/2012

THU CHI

Page 78: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Duyên Kiếp

 

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 76

 

Duyên Kiếp Có dạo anh về qua hẻm cũ Ngang đường phố lạ ngóng trông ai Biết đời đã hóa bao ghềnh lũ Nhưng vẫn cưu mang những ưu hoài Anh muốn kéo dài bao sợi nhớ Nối đường kỷ niệm dấu em qua Để anh gom lại làm hơi thở Cho một mảnh tình xa, đã xa! Anh thức trong anh những hẹn hò Những chiều nghe lạnh gió công viên Những đêm ấp ủ mùi hương tóc Xoa dịu trong anh nỗi muộn phiền! Em đã cho anh hương hạnh phúc Một chút dấu yêu, chút xót xa Để anh gom mộng vào giấc ngủ Cái thuỡ yêu em tuổi mặn mà!

  

Và anh mất hút, phương trời lạ Em quẩn quanh tìm, ở một nơi Đôi lúc nhớ nhau mình cũng biết Mỗi một không gian, một mảnh đời. Rồi anh thảng thốt như nằm mộng. Em thở chung anh một khoảnh trời Anh nghe rộn rả vui như nắng Mường tượng bên kia, thấy em cười! Nghe em kể chuyện nhiều dâu bể Những nhánh sông đời, những chia xa Đã vắt cạn em nguồn mắt lệ Chỉ còn kỷ niệm chút tình ta. Anh thấy lòng mình như trẻ lại Những dấu yêu xưa bỗng hồi sinh Em như sống lại thời con gái. Với những ước mơ của cuộc tình. … Nhưng chưa tròn mộng, đời oan trái Anh lạc mất em giữa sững sờ Rồi em tan biến, như sương khói Còn lại trong anh một giấc mơ! ... Có lẽ trời già không nở phụ Những ước mơ em, những nguyện cầu Cho mình còn dịp ôn chuyện cũ Cái thuỡ em mơ chuyện cau trầu. Bây giờ mình đã hai màu tóc Em bận bịu cùng lũ cháu xinh Những lúc nhớ nhau mình tự nhũ Âu cũng là duyên kiếp chúng mình!

Phy Phương

Page 79: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Những Năm Tỵ Trong Lịch Sử

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 77

heo dòng ngày tháng, năm Thìn sắp đi qua, và năm Tỵ sẽ đến. Xin giới thiệu một số năm Tỵ trong lịch sử với những sự kiện xảy ra trong những năm đó.

Năm Tân Tỵ (381)

Thái thú Giao Châu là Đỗ Viện chém được Lý Tốn, trong xứ Giao Chỉ lại được yên. Đỗ Viện được thăng làm thứ sử Giao Châu. (Đỗ Viện là người Châu Diên, xứ Giao Chỉ. Sách Giao Chỉ chí chép nhân vật Đỗ Viện vào mục nhân vật nước ta, xếp sau Sĩ Nhiếp). 

Năm Kỉ Tỵ (549)

Triệu Việt Vương ở căn cứ đầm Dạ Trạch, bị quân Lương bao vây. Mãi mà vẫn không thấy lui quân, mới đốt hương cầu đảo, khẩn thiết kinh cáo với trời đất thần kỳ, thế rồi có điềm lành được mũ đâu mâu móng rồng dùng để đánh giặc. Từ đó khí thế quân lừng lẫy, đến đâu không ai địch nỗi (tục truyền rằng thần nhân trong đầm là Chử Đồng Tử bấy giờ cưỡi rồng vàng từ trên trời xuống, rút móng rồng trao cho vua, bảo gài lên mũ đâu mâu mà đánh giặc).

Năm Ất Tỵ (945)

Khi Ngô Quyền mất, uỷ thác con trưởng Ngô Xương Ngập cho Dương Tam Kha. Nhưng Kha không lại phế cháu (cháu gọi bằng cậu), tự lập mình làm vua, xưng Dương Bình Vương.

Ngô Xương Ngập chạy về nhà một hào trưởng Phạm Lệnh Công ở làng Trà Hương - Nam Sách (Hải Dương). Phạm Lệnh Công che chở cho Ngô Xương Ngập, đã ba lần đưa Ngô Xương Ngập vào rừng núi Hun Sơn đào mà trú ẩn.

Năm Kỉ Tỵ (969)

Đinh Tiên Hoàng phong cho con trưởng Đinh Liễn, chức Nam Việt Vương; khẳng định uy quyền hoàng đế của một quốc gia độc lập.

Năm Tân Tỵ (981)

Sau khi nhà Tiền Lê của nước Đại Cồ Việt được thành lập, Tống không ngừng đe dọa xâm lược, bắt phải thuần phục.

Cuối năm 980, Tống chia quân làm nhiều mũi tiến đánh.

Đầu năm 981, sau một thời gian tổ chức kháng chiến, quân dân Đại Cồ Việt dưới sự chỉ huy của Lê Hoàn, phá tan được thủy quân giặc, do Lưu Trừng cầm đầu ở sông Bạch Đằng, đánh thắng lớn ở Bình Lỗ (vùng huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội), giết chết tướng giặc là Hầu Nhân Bảo, phá tan giặc ở Tây Kết (vùng Hiệp Hòa, Việt Yên, Bắc Giang), đuổi Trần Khâm Tộ chạy dài, bắt sống tướng giặc là Triệu Phục Hưng và Quách Quân Biện đem về giam tại Hoa Lư.

Quân Tống bị đại bại, nhà Tống ra lệnh bãi binh. Quân dân Đại Cồ Việt giành thắng lợi rực rỡ.

Năm Quí Tỵ (993)

Nhà Tống sai Vương Thế Tắc và Lý Cư Giản đem sách thư sang phong Lê Hoàn làm Giao Chỉ Quận Vương.

Năm Ất Tỵ (1005)

Lê Hoàn mất, các hoàng tử tranh ngôi, đánh nhau 8 tháng, trong nước không có chủ. Tranh giành quyền hành xảy ra giữa thái tử Long Việt và hoàng tử thứ hai Đông Thành vương Lê Ngân Tích (Long Ngân), là người lớn nhất trong số các anh em còn lại.

T Những năm Tỵ trong lịch sử

Page 80: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Những Năm Tỵ Trong Lịch Sử

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 78

Tháng 10 năm 1005, Long Ngân thua chạy đến châu Thạch Hà (Hà Tĩnh) thì bị người bản địa giết chết, cục diện kết thúc.

Năm Đinh Tỵ (1017)

Lý Thái Tổ xuống chiếu xá tô ruộng cho thiên hạ.

Năm Kỉ Tỵ (1029)

Lý Thái Tông gả công chúa Bình Dương cho châu mục Châu Lạng, là Thân Thiệu Thái, để thiết đặt mối ban giao.

Năm Tân Tỵ (1041)

Lý Thái Tổ đến thăm núi Tiên Du xem làm viện Từ Thị Thiên Phúc. Khi về, xuống chiếu phát 7.560 cân đồng trong kho để đúc tượng Phật Di Lặc và hai vị Bồ tát Hải Thanh và Công Đức cùng chuông để ở viện ấy.

Năm Định Tỵ (1077)

Lý Nhân Tông, tổ chức thi tuyển chọn quan lại bằng phép viết chữ, phép tính và hình luật.

Năm Kỉ Tỵ (1089)

Lý Nhân Tông, định các chức quan văn võ, quan hầu vua và các chức tạp lưu.

Năm Kỉ Tỵ (1149)

Mùa xuân tháng 2, thuyền buôn ba nước Trảo Oa (Java – Inđônêxia), Lộ Lạc (?), Xiêm La (Thái Lan) xin cư trú buôn bán ở Đại Việt. Triều đình cho lập cơ sở ở nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn, để mua bán hàng hóa quý, sản vật địa phương.

Năm Tân Tỵ (1281)

Nhà Trần cho lập nhà học ở phủ Thiên Trường, cấm người hương Thiên Thuộc không được vào học. (Lệ cũ nhà Trần, quân sĩ Thiên Thuộc không được học tập văn chương nghệ thuật vì sợ khí lực kém đi).

Năm Ất Tỵ (1305)

Vua Chiêm Thành sai Chế Bồ Đài và thuộc hạ hơn trăm người dâng vàng bạc, hương quý, vật lạ làm lễ vật cầu hôn con vua Trần. Các quan trong triều đều cho là không nên, duy nhất chỉ có Văn Túc Vương Đạo Tái chủ trương bàn việc đó, Trần Khắc Chung tán thành, việc bàn mới xong.

Năm Đinh Tỵ (1317)

Mùa xuân, Lễ thành hôn của năm công chúa Trần: Thiên Chân, Ý Trinh, Huy Chân, Huệ Chân, Thánh Chân.

Năm Quí Tỵ (1353)

Vua Trần xuống chiếu cho các vương hầu đóng thuyền chiến, chế tạo vũ khí, luyện tập binh sĩ, chuẩn bị đánh Chiêm.

Năm Quí Tỵ (1413)

Nguyễn Súy, Nguyễn Cảnh Dị lại đem quân vượt biển đến Vân Đồn, Hải Đông và các bãi biển để thăm dò và lấy lương thực và đánh quân Minh đóng giữ ở những nơi ấy.

Năm Đinh Tỵ (1437)

Nguyễn Trãi và lễ bộ ty giám Lương Đăng được vua Lê giao cho việc đốc suất làm loan giá, nhạc khí, dạy tập nhạc múa.

Năm Tân Tỵ (1461)

Vua Lê ban hành sắc chỉ cho các quan phủ, huyện, lộ, trấn, xã: “Từ nay về sau, trong việc làm ruộng, phải khuyến khích quân dân đều chăm nghề nghiệp sinh nhai, để đủ ăn mặc, không được bỏ gốc theo ngọn hoặc kiếm chuyện buôn bán, làm trò du thủ, du thực. Người nào có ruộng đất mà không chăm cày cấy thì quan cai trị bắt trình trị tội”.

Năm Quí Tỵ (1473)

Page 81: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Những Năm Tỵ Trong Lịch Sử

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 79

Lê Thánh Tông, ra sắc chỉ: “Kể từ này, trong nhà không làm cỗ thết khách thì không được chè chén, người vợ không phạm tội thì không được ruồng bỏ. Kẻ nào dám rượu chè bừa bãi, gia đạo không nghiêm, kẻ nào không có mối lái mà dám vụng trộm tư thông thì phải trị tội”.

Năm Ất Tỵ (1485)

Trước đó, xứ Quảng Nam không có thuyền, hằng năm quân dân đi nộp thuế hiện vật khiêng gánh thường bị mất mát. Kể từ năm này, nhằm khỏi mất công cho dân nhà nước cho phép đến ký nộp trực tiếp cho thừa ty Quảng Nam, để họ chuyển giao lại cho ba ty Đô, Thừa, Hiến Thuận Hóa, chuyển đệ nộp lên trên.

Năm Đinh Tỵ (1497)

Cấm các lại viên thay phiên ở nha môn và xá nhận trực ngoài, nếu không phải là phiên trực thì không được viện cớ tự tiện ở lại nha môn để làm bậy.

Năm Tân Tỵ (1521)

Triều đình cho dựng bia tiến sĩ năm Giáp Tuất, sai thiếu bảo Lại bộ thương thư Đông các đại học sĩ nhập thị kinh diên Vũ Duệ soạn bài ký, Trung thư giám điển thư Chu Đình Bảo viết chữ chân, Kim quang môn đãi chiếu, Phạm Đức Mạo viết chữ triện.

Năm Quí Tỵ (1533)

Triều Lê bỏ việc tiến công cho nhà Minh, lấy lý do Mặc Đăng Dung làm loạn chiếm kinh thành.

Năm Ất Tỵ (1545)

Từ năm 1533, Nam triều được dựng lên, Nam triều là triều của vua Lê nhưng tất cả quyền hành lại nằm trong tay Nguyễn Kim. Tháng năm 1945 Nguyễn Kim bị một hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất

đầu độc. Từ đây quyền hành nằm hết vào trong tay con rễ Trịnh Kiểm, cục diện vua Lê – chúa Trịnh xuất hiện.

Năm Kỉ Tỵ (1569)

Vua Lê gia phong cho Trịnh Kiểm làm Thượng tướng Thái quốc công và tôn là Thượng phụ. Cũng trong năm đó Trịnh Kiểm ốm nặng, dâng biểu xin trao lại binh quyền cho vua Lê. Vua Lê sai con trưởng của Trịnh Kiểm là Cối nắm lĩnh binh quyền, trong khi đó Trịnh Tùng là người có công nhiều lại không được trọng dụng.

Sự tranh giành quyền lực của hai anh em họ Trịnh nảy sinh, kết quả Trịnh Tùng lật được Trịnh Cối.

Năm Tân Tỵ (1581)

Trịnh Tùng đánh bại sự xâm lấn của Mạc Đôn Nhượng, làm cho quân Mạc phải sợ, cư dân Thanh Hoa, Nghệ An mới được yên nghiệp.

Năm Quí Tỵ (1593)

Trịnh Tùng tiến đánh tàn dư của họ Mạc, làm cho thế lực họ Mạc càng suy yếu, quân Mạc chỉ còn lại ở một số nơi: Mạc Kính Dụng ở Thái Nguyên; Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan ở Lạng Sơn.

Đến đây, vai trò họ Mạc đã cáo chung trong lịch sử.

Năm Kỉ Tỵ (1629)

Một trận đói lớn, dưới thời Lê Thần Tông – Lê mạt, năm Vĩnh Tộ thứ 11.

Năm Tân Tỵ (1641)

Trong Nam dưới đời chúa Thượng, ngoài Bắc dưới đời Cảnh Hưng, đã nổi lên nhiều phong trào giam cầm bắt bớ và giết hại các tín đồ Thiên chúa. Các giáo sĩ bị hại ở Bắc Hà nhiều hơn vì vua Lê, chúa Trịnh gần như thất bại trong việc kêu gọi người Tây phương đến giúp mình.

Page 82: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Những Năm Tỵ Trong Lịch Sử

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 80

Một căn nguyên khác không kém phần quan trọng trong việc bài đạo là chỗ đạo Thiên Chúa bị hiểu lầm là một tà đạo, nghịch với thuần phong mỹ tục bản địa. Chính quyền cho kẻ theo đạo là những kẻ đi ngược với luân thường, bỏ rơi tổ tiên, khinh mạn vua quan.

Tóm lại, tôn giáo này bị coi là có thể làm đảo lộn trật tự của xã hội đương thời từ gia đình ra tới ngoài đại chúng.

Năm Quí Tỵ (1653)

Triều đình chúa Nguyễn định kiểu y phục trong nước, dài rộng theo thứ bậc khác nhau. Quan văn từ chức khoa, đạo; quan võ từ chức quận công được mặc áo thanh cát, có lá phủ đằng sau.

Năm Ất Tỵ (1665)

Chúa Nguyễn có lệnh chỉ cho các ty xét kiện trong ngoài rằng: “Nếu xét kiện có xử án người nào thì kê rõ từng loại tâu lên, tội đến xử tử thì giao xuống xét lại rồi mới thi hành. Tội chặt chân, phạt trượng thì được tùy tiện thi hành, không được để án đọng lại”.

Năm Ất Tỵ (1785)

Sau cuộc bại trận tháng tư năm 1785, tại Mỹ Tho cùng với quân Xiêm, Nguyễn Ánh chạy qua Vọng Các nương nhờ Quốc vương xứ này sau bao nhiêu phen đào vong qua các đảo Phú Quốc, Côn Lôn, Cổ Cốt, Panjang. Rồi Nguyễn Ánh gặp Giám mục Bá Đa Lộc cũng đi tị nạn tại một hòn đảo gần vịnh Komponsom. Giám mục bàn với Nguyễn vương nên cầu viện nước Pháp. Bấy giờ người Anh, người Hòa Lan, người Bồ Đào Nha cũng có ý giúp Nguyễn Vương, nhưng chúa Nguyễn Ánh đã theo lời Bá Đa Lộc.

Năm Tân Tỵ (1821)

Minh Mạng kế nghiệp Gia Long, thì sự liên lạc Việt - Pháp thay đổi hẳn. Trong thời vua Gia Long, người Pháp ở lại làm quan với triều Nguyễn có Philippe Vannier, Jean Baptiste Chaigneau, De Forsans và y sĩ Despiau. Những người này đã được nhà vua phong tước rất trọng hậu (trừ Despiau). Nhà vua miễn cho họ khỏi phải lạy khi vào chầu mà chỉ phải khấu đầu 5 lần. Mỗi người được 50 tên lính phục vụ tại tư dinh. Sau vua Gia Long qua đời thì những người Pháp trên đây bỏ về hết vì sự ghen ghét của các quan Việt Nam và sự ghẻ lạnh của vua Minh Mạng. Kể từ giai đoạn này trở đi cuộc giao tiếp giữa Nguyễn triều với nước Pháp bắt đầu nổi sóng gió.

Năm Quí Tỵ (1833)

Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh, đặt chức Bình Phú Tổng đốc thống hạt của tỉnh Phú Yên. Phủ An Nhơn có hai huyện: Tuy Viễn và Tuy Phước; Phù Ly chia ra thành hai huyện: Phù Cát và Phù Mỹ.

Năm Ất Tỵ (1845)

Cuối năm 1834 vua nước Chân Lạp là Nặc Ông Chân qua đời không có con trai kế vị, quan phụ trách việc bảo hộ Chân Lạp là Trương Minh Giảng liền đặt em gái Nặc Ông Chân là Ang Mey lên làm Quận Chúa gọi là Ngọc Vân Công Chúa. Việc này được sắp đặt vào đầu năm Ất Tỵ (1845) rồi Chân Lạp được đổi ra trấn Tây Thành chia làm 32 phủ và 2 huyện. Trông nôm việc quân dân xứ này trên có một Tham tán Đại thần, một Đề đốc, một Hiệp tán và dưới có bốn chánh, phó lãnh binh.

Năm Đinh Tỵ (1857)

Hưởng ứng chính sách khai hoang của Nguyễn Tri Phương, Võ Duy Dương lên đường vào nam tìm đến đất Ba Giồng (Định Tường) chiêu dân lập ấp.

Page 83: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Những Năm Tỵ Trong Lịch Sử

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 81

Năm Kỉ Tỵ (1869)

Cùng một nhịp với vụ phản nghịch ở kinh thành, nhiều vụ loạn khác cũng nổi lên làm cho triều đình của vua Tự Đức thêm rối. Các tướng được triều đình cử đi, đều không hoàn thành được tốt nhiệm vụ.

Sau đó, Vũ Trọng Bình được cử ra làm Tổng đốc Hà Ninh, thay thế cho các bại tướng kể trên, mới dẹp yên được phiếm loạn.

Năm Ất Tỵ (1905)

Phan Bội Châu họp các đồng chí ở sơn trang Nam Thịnh tại Quảng Nam lập ra "Việt Nam Quang Phục Hội" rồi cùng Tăng Bạt Hổ bí mật đi Nhật, giao thiệp với chính giới Nhật đemCường Để và một số thanh niên sang Đông Kinh.

Năm Đinh Tỵ (1917)

Song song với phong trào Hậu văn thân từ 1917, nhiều cuộc bạo động vẫn xảy ra. Những người Tân học cũng thấy mình có nhiệm vụ nối chí tiền nhân và hưởng ứng với các nhà cách mạng hải ngoại, Lương Ngọc Quyến là một điển hình.

Năm Kỉ Tỵ (1929)

Ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời: Đông Dương Cộng sản Đảng (6 – 1929); An Nam Cộng sản Đảng (7 – 1929); Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn (9 – 1929). Đánh dấu một bước tiến mới trong phong trào cách mạng Việt Nam.

Năm Tân Tỵ (1941)

Cuộc binh biến Đô Lương (13 – 1 – 1941), do binh lính Việt trong hàng ngũ quân đội Pháp, bất mãn vì bị điều sang chiến trường Campuchia, Lào làm bia đở đạn cho Pháp, nên một số binh lính đã tiến hành binh biến.

Sưu Tầm

Giáng Sinh và Xuân Trên Xứ Lạnh Tuyết hoa nhuộm trắng bầu trời Không gian giá lạnh Giáng Sinh lại về Tết Tây ngày đến gần kề Năm Thìn sắp hết Tỵ về với Xuân Mai Đào Huệ Cúc bâng khuâng Nghen ngào nhung nhớ Xuân về quê cha Quê hưong đất mẹ ngàn hoa Thắm tưoi hưong sắc chứa chan gọi mời Nắng Xuân nhuộm ấm tơ trời Trời Xuân ôm ấp chúc mừng nhân gian Rượu Xuân ấp ủ canh tàn Người đời thoát cảnh nghèo nàn gian nan Con dân sung túc an nhàn Sống vui khỏe mạnh hân hoan sum vầy Tình yêu tha thiết vơi đầy An khang trường thọ cát tường giàu sang Nguyện cầu đất nước giang san Sớm ngày Dân chủ Tự do Nhân quyền Dân lành vui vẻ mọi miền Cùng nhau xây dựng trời Nam phú cường Đập tan quân giặc gạt lường Lấn xâm lảnh hải phố phường Việt nam.

Thái Đăng Winnipeg Canada  

Page 84: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Tân Tử Vi Đẩu Số

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 82

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Người tuổi Sửu hợp với người tuổi Ngọ, theo quẻ… "đầu trâu mặt ngựa". Người hai tuổi này mà cưới nhau chắc-chắn sẽ thành-công, tấn-tới nếu cả hai vợ-chồng cùng hợp-tác kinh-doanh trong lãnh-vực… xã-hội đen, đâm thuê chém mướn, cho vay nặng lãi, hoặc bảo-kê các quán "Bia Ôm". Hai tuổi này thường đông con nhưng mặt-mũi không được dễ-thương lắm vì trông giống hệt 1 lũ "lâu-la"! Tuy không học thật giỏi nhưng cũng được vài đứa tốt-nghiệp Trường "Phục-Hồi Nhơn-Phẩm" hoặc "Trung-Tâm Cai-Nghiện" . Nhờ "Lâu-La" đông nên có đứa này "thăm-

nuôi" đứa kia, không phiền Bố-Mẹ trong công-việc kinh-doanh ... phi-pháp!

- Người tuổi Mão hợp với người tuổi Dậu, theo quẻ "mèo mả gà đồng". Người hai tuổi này đi với nhau chắc-chắn có một tình-yêu mãnh-liệt và hoang-dại, một mối-tình lãng-mạn ở những nơi vắng-vẻ như đồng-quê hoặc ban-đêm ở ... nghĩa-địa! Hai tuổi này nếu sanh được con trai nên đặt 1 thằng tên Quan, 1 thằng tên Tài! Gái thì đặt cái Nghĩa, cái Trang ... sau này chúng sẽ giàu nhờ có rất nhiều tiền "vàng mã"!

- Người tuổi Thìn hợp với người tuổi Dậu, theo quẻ "rồng bay phượng múa" (vì Phượng không thuộc 12 con giáp nên lấy Gà là con vật gần giống Phượng nhất để thay-thế). Người hai tuổi này cưới nhau chắc-chắn tình-yêu, tiền-tài, sự-nghiệp sẽ đẹp-đẽ, thăng-hoa . Sanh con đầy-đủ hoa-tay hoa-chưn ... không làm Vũ-công cũng làm Họa-sĩ (Nếu không được Họa-sĩ thì ít ra cũng "Họa-công" = Thợ Vẽ , "Vẽ-vời" rất hay ... Nếu làm nghề "Thày Cúng" đám-ma sẽ "Vẽ" chủ-nhà không đẹp không "ăn-tiền"!)

- Người tuổi Tỵ rất khắc với người tuổi Dậu, theo quẻ "cõng rắn cắn gà nhà". Nếu 2 người này cưới nhau về thế nào người tuổi Gà cũng bị người tuổi Rắn cắn "te tua" như ... "cái mền" ! Không loại-trừ khả-năng vụ án xảy-ra trong lúc yêu-đương bối-rối, "lãng-mạn quá-chớn" ... "bị-cáo" cắn nhầm "bị-hại" phải đi ... "cấp-cứu"! Tuy-nhiên có-thể hóa-giải bằng cách trước khi kết-hôn hãy lo thủ sẵn "Bôm mát" INSECT BITES (Thuốc chống vết-cắn côn-trùng", Xài đỡ cũng OK, vì không có thuốc chống "Người Cắn"!) . Trễ nhất cũng phải mua trước giờ "Lên Xe Bông" vì nguy-cơ bị cắn ngay trong đêm “Tân-Hôn” là rất cao! Hoặc nếu người tuổi Tỵ bị Móm, nguyên "hàng Tiền-đạo" của hàm răng không còn cái nào, thì 2 tuổi này lại rất hạp, bởi-vì

TTÂÂNN

""TTỬỬ--VVII ĐĐẨẨUU--SSỐỐ"" Thầy VVT Sưu tầm trên mạng 

 

Bói Quẻ theo Phương-Pháp Khoa-Học

"Nói có sách , Mách có chứng"

 

Page 85: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Tân Tử Vi Đẩu Số

Đặc San Kiên Giang Xuân Qúy Tỵ – 2013 Trang 83

"Yêu nhau lắm nhưng Cắn nhau KHÔNG đau" ! Bảo-đảm sẽ sống chung tới "Tóc bạc Răng long", "Đầu hói Miệng móm" !

- Người tuổi Tý khắc với người tuổi Sửu hoặc Ngọ, theo quẻ… "đầu voi đuôi chuột" (vì voi cũng không có trong 12 con giáp nên lấy Ngựa và Trâu, hai con giáp to gần bằng Voi nhất có-thể thay-thế) Người mấy tuổi này cưới nhau thì chỉ được tiền-vận suông-sẻ, tốt-đẹp, còn hậu-vận thì bết-bát, khó giữ! Không loại-trừ khả-năng gia-đình phá-sản, vợ-chồng ly-di, con-cái nghiện-ngập ... Mấy tuổi này sanh con không đến nỗi xấu-xí, có điều thường bay bị ... "Đầu to , Đít bé", "Vai ngang, Mông lép" ... càng nuôi ngó kỹ lại càng thấy giống hình chữ V!

- Người tuổi Mùi hợp với người tuổi Tuất theo quẻ "treo đầu dê, bán thịt chó". Hai vợ-chồng tuổi này lấy nhau chắn-chắc sẽ làm-ăn phát-đạt, thịnh-vượng, đặc-biệt là trong lĩnh-vực buôn-gian bán-lận, lừa-đảo ... nếu kinh-doanh hàng-gỉả hàng-nhái của Ba-tàu thì càng mau giàu hơn nữa! Nhưng thế-nào cũng bị quả-báo là mắc bệnh "Ghẻ Tàu" ... có khi còn "bị vồ" mời "dzô hộp" ngồi ... "bóc lịch" suốt đời!

- Người tuổi Tuất dễ khắc với người tuổi Dậu, theo quẻ "Chó cậy gần nhà, Gà cậy gần chuồng" Hai vợ-chồng tuổi này chẳng chóng thì chầy sẽ xung-khắc, chia-rẽ nội-ngoại, dẫn tới ly-di, chia con, chia nhà. Hai tuổi này thường không đông con lắm, vì ngay đêm tân-hôn đã mạnh ai nấy ngủ 1 phòng! Người nào "mò" wa phòng người kia rất dễ bị "oánh" ... nên riết rùi cũng phát ... chán! Đây là một mối-tình rất ... "không lãng-mạn"! Nếu cứ cố-tình sống với nhau thì không thể là "Trăm năm hạnh-phúc" chỉ là "Trăm năm cầm-cự" mà thôi!

- Người tuổi Dậu, ngoài hợp với tuổi Mão và tuổi Thìn như đã nói ở trên, còn hợp với người tuổi Hợi, theo quẻ "đầu gà má lợn".Người hai tuổi này cưới nhau nhiều khả-năng thành-công trong lãnh-vực kinh-doanh nhỏ , đặc-biệt là kinh-doanh nhà-hàng, đồ nhậu bình-dân . Hai tuổi này đễ được "con cháu đầy đàn" , chỉ "phiền" cái là , đa-số Cầm "bạnh" như Củ-Sâm-Hàn-Quốc, Má "bánh-đúc", nhưng cái Đầu thì lại "nhọn hoắc" ... giống hình chữ V ngược!

- Người tuổi Sửu , tuổi Ngọ hợp với người cùng tuổi, theo quẻ "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã". Những người này cưới nhau sinh con đẻ cái đảm-bảo chắc-chắn sẽ… "thuần-chủng" ! Nhưng nếu có tiền cho chúng đi du-học nước ngoài thì không nên cho đi Mỹ, vì Mỹ là "Hợp-Chủng Quốc" sẽ khó thích-hợp với chúng! Nên cho đi Iran , Iraq tốt hơn , Hay Đông Timor cũng OK! Đặc-biệt các Cụ Việt Kiều hai cái tuổi này "bon-chen" về VN lấy vợ cùng tuổi nhưng thua đúng 2 hoặc 3 con giáp, cũng được thôi, vẫn rất "hạp tuổi" như thường nếu cứ ở VN! Nhưng nếu "rước" qua là kể như "tiêu-diêu miền cực-nhọc"! Sự "hạp tuổi" ở VN sẽ biến thành "khắc tuổi" ở nước ngoài! ... Cứ theo như Quẻ Bói này thì chỉ "cầm-cự" được khoảng 2 tới 3 năm sẽ phải ... chia-tay ... "Em-đi-đướng-Em" , "Cụ-đi-đường-Cụ" ... có-thể là vô "hòm" luôn! Lời "Thánh" nói , Cac' "Cụ" nên thận-trọng ! Good Luck !

Page 86: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Tình Bạn Trong Đời 

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 84

 

 

 

 

 

 

 

ù đã sẵn sàng hay còn chưa chuẩn bị, nhưng rồi một ngày kia, chúng ta cũng phải chia tay thế giới này. Sẽ chẳng còn ánh mặt trời chói chang chào đón, sẽ chẳng còn một ngày mới bắt đầu bằng giọt nắng trong vắt của buổi bình minh. Sẽ không còn nữa những ngày xuân hiền hoà, ấm áp. Tiền bạc, danh vọng, quyền lực,… tất cả với ta cuối cùng cũng sẽ trở thành vô nghĩa. Còn ý nghĩa chăng là những gì ta tạo ra đối với thế giới này. Vậy điều gì thật sự quan trọng lưu lại dấu ấn của ta trong cuộc sống? Quan trọng không phải là những thứ bạn mang theo bên mình, mà là những gì bạn đã chân thành đóng góp cho tha nhân. Quan trọng không phải là những thứ bạn nhận được mà là những gì bạn cho đi. Quan trọng không phải là những thành công bạn có được trong cuộc đời, mà là ý nghĩa thanh cao của chúng. Quan trọng không phải là những thứ bạn học được, mà là những gì bạn truyền lại cho người khác. Quan trọng không còn là năng lực của bạn, mà

chính là tính cách - là những gì mà bạn đã cư xử với mọi người xung quanh. Quan trọng là những khoảnh khắc, cử chỉ, thái độ mà bạn đã vô tình hay cố ý khắc ghi trong lòng người khác, khi cùng chia sẻ với họ những lo âu, phiền muộn, khi bạn an ủi và làm an lòng họ bằng cách riêng nào đó của mình, hay chỉ đơn giản là một nụ cười hoan hỉ hay một cái nắm tay, đỡ cho một người khỏi ngã. nhiều người, mà là bao nhiêu người sẽ đau xót khi mất bạn trong đời. Quan trọng không chỉ là những ký ức, mà phải là ký ức về những người đã yêu thương bạn. Quan trọng đâu chỉ là bạn sẽ được mọi người nhớ đến trong bao lâu, mà là họ nhớ GÌ về bạn (tốt hay xấu). Quan trọng không phải là bạn quen biết thật Vậy thì, bạn ơi, hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt yêu thương và hiểu biết. Bởi vì, chỉ có tình yêu thương, sự hiểu biết mới đem lại những điều kỳ diệu cho cuộc sống, bạn ạ. Bạn bè cũng như tiền vậy Có tờ thật... Có tờ giả... Có tờ lành... Có tờ rách... Chỉ tiếc là mình không phải máy soi tiền nên không thể biết được... Trong cuộc vui đâu biết ai là BẠN... Lúc hoạn nạn mới biết bạn là AI. Bạn thân là gì? B: Bao dung A: Ân cần N: Nhường nhịn T: Thương yêu H: Hiền hoà Â: Ấm áp N: Ngọt ngào

Nguồn: Sưu Tầm

TTÌÌNNHH BBẠẠNN

TTrroonngg ĐĐờờii

 

TTììnnhh BBạạnnTTrroonngg ĐĐờờii Sưu Tầm

D

Page 87: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Câu Chuyện Ăn Tết Của Tôi

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 85

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

" ...Năm nay Kiên Giang Tiểu Thư có ăn Tết không ..” Xin cám ơn cái email nầy của anh TVP đã gợi ý cho tôi có bài viết cho mùa xuân nầy

KGTT

 

ới có sáu giờ chiều thôi mà bên ngoài trời đã tối sầm. Trời mùa đông mà, nắng buổi sáng lên rất muộn và bốn giờ chiêù mặt trời đã lặn từ lúc nào. Xứ sở nầy mùa đông thì dài lê thê, kéo cho đến cả nửa năm và buồn tẻ như thế. Từ tháng mười một tuyết đã rơi và đến cuối tháng tư vẫn còn lưu luyến đất trời đổ thêm vài trận cuối cùng rồi mới chịu giã từ ra đi nhường cho nắng ấm trở về. Thời tiết như thế nên chả trách gì Mẹ tôi, bà cụ nhớ con gái ngày đêm kêu bảo lãnh qua. Thế mà dù thương con

thương cháu vô cùng song nỗi mừng đoàn tụ không đủ sức giữ cụ ở mãi bên trời nầy, cụ chỉ ở một năm thôi, rồi về luôn ở lại quê cha đất tổ của mình cho tới bây giờ. Thật sự mà nói nếu không có cái ngày đoạn trường đau thương của tháng tư năm ấy đến, thì trong chúng ta có mấy ai bỏ quê hương đi đến nhừng vùng trời xa lạ như thế nầy ... Nghĩ lại mà buồn, song nói như một bài hát nào ..." Một lần đi là một lần vĩnh biệt ...". Thì không đúng sao. Chúng ta đã vĩnh biệt ngày xưa thân yêu mất rồi mà chẳng biết bao giờ trở lại vì bây giờ có về chăng nữa, có đứng trên đất trơì quê hương đi nữa thì mình cũng là khách lạ ngay trên chính quê hương của mình mà thôi ... Tưởng đi một vài năm rồi sẽ trở về lại như xưa, thế mà tôi trôi dạt đến phương trời nầy đã 32 mùa đông thắm thoát trôi qua. Nhìn lại mình rồi chợt thấy tuổi xuân qua đã lâu lắm rồi mà nào có hay có biết.

Mấy hôm nay ở sở tan giờ làm việc là tôi về luôn nhà, chả dám ghé đâu dông dài chợ búa như mọi khi. Tuyết năm nay đổ nhiều hơn mọi năm, đường xá trơn trợt lái xe mà đầu óc căng thẳng vô cùng, cứ sợ đụng mà thôi song không lái thì ai vô đây lái cho mình, xứ nầy mà, ai cũng chạy đua với thời gian nhất là cái xứ mà hết nửa năm đã là mùa đông rồi.

Buổi cơm chiều cho gia đình đã xong tôi ra phòng khách xem Tivi để nghe tin tức buổi chiều

- Mẹ ơi mình sắp "ăn Tết" rồi phải không Mẹ?

Nghe tiếng con Ty con gái lớn của tôi từ phòng ăn nói vọng ra, tôi để mắt nhìn lên cuốn lịch Tam Tông Miếu trên tường mới giật mình. Thì ra hôm nay đã là gần rằm

XXuuâânn QQuuýý TTỵỵ

CCÂÂUU CCHHUUYYỆỆNN ĂĂNN TTẾẾTT

CCỦỦAA TTÔÔII  KIÊN GIANG TIỂU THƯ

 

 

M

Page 88: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Câu Chuyện Ăn Tết Của Tôi

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 86

tháng 12 rồi. Tôi vội vàng đến bên con và bảo

-Mẹ lại tưởng còn cả tháng mới Têt ai dè chỉ còn nửa tháng nữa thôi con gái ạ. Mẹ lẩn thẩn thật, thần trí Mẹ lúc nầy làm sao đó, mẹ già mất rồi phải không con?

Con Ty vẫn nhí nhảnh ôm Mẹ và nói

- Con ghét Mẹ Mẹ cứ hay nói Mẹ già con hỏng chịu đâu.

Tôi áp đầu con vào lòng khe khẽ nói

-Thì con gái lớn như chừng nầy Mẹ còn trẻ với ai.

Con nhỏ ngúng nguẩy làm bộ giận và nịnh Mẹ ngay

- Bạn con nói Mẹ còn trẻ lắm mà. Mà con muốn nói chuyện ăn Tết với Mẹ nè. Con thèm bánh Chưng lắm rồi đây Mẹ ơi. Năm nay Mẹ vẫn gói bánh phải không Mẹ. Thấy Tết về là con mừng lắm Mẹ biết không?

Thì ra con tôi vẫn còn nhớ cái hương vị của ngày Tết, cái phong tục của ngày Tết. Nội cái chữ "Ăn Tết " từ miệng con phát ra mới thương yêu làm sao. Ăn Tết. Vâng! nói Mừng năm mới, hoặc đón xuân, đón Tết cũng không đầy đủ và súc tích vô cùng bằng hai từ Ăn Tết. Cái chữ ăn Tết hết sức là giản dị thế mà ôm trọn cả một hình ảnh Ngày Xuân trong đó. Tôi thong thả bảo con

-Ừ thì Mẹ nghe đây. Nói chuyện ăn Tết đi con. Mẹ cũng thèm nói chuyện ăn Tết lắm Con bé nhoẻn miệng cười hôn Mẹ một cái và bảo

-Mẹ chờ con chút nhé. Con ra xe lấy đồ đem vào cho Mẹ coi ...

Con Ty bỏ tay Mẹ ra khoác áo đi ra ngoài và trở vào hai giỏ xách nặng trĩu, Tôi đỡ hộ con và bảo

- Cái gì mà lủ khủ nhiều thế con. Bộ con ở chợ Việt Nam mới về

Con nhỏ chúm chím miệng cười thật dễ thương và khẽ bảo

- Ngoài trời tuyết nhiều quá. Đường hôm nay chạy xe trơn lắm. Hồi nãy đi làm về thì Mẹ biết mà phải hôn? Con thấy Năm nào Mẹ cũng phải lặn lội, tất tả lái xe đi mua đồ ăn Tết cực Mẹ lắm nên Con ở trường về con tạt qua chợ con mua đồ cho mình ăn Tết đỡ Mẹ phần nào nè .

Nữa lại ăn Tết, ăn Tết. Con nhỏ cứ lập đi lập lại chữ nầy ... Tôi nhìn con âu yếm tiếp lời chọc con

-Sao không để Mẹ đi mua con biết gì mà mua con gái ... Con gái Mẹ có vẻ ham "ăn Tết" ghê. Mà nầy làm sao con biết sắp Tết vậy mà đi mua đồ tứ tung vậy con gái ..

- Thì qua Tết Tây là biết sắp Tết mình mà với lại đi ngang chợ VN thấy quảng cáo đồ sale cho mình ăn Tết quá là chừng chừng Mẹ ạ

Con nhỏ vừa lôi đồ trong bọc ra để từ thứ trên bàn và liếng thoáng bảo

- Thì Con mua giống như Mẹ mọi năm mà. Đây nếp nè thứ nếp thơm thượng hạng đó nha Mẹ giống như Mẹ mua mọi năm nè. Hôm nay on sale đó Mẹ, mỗi người chỉ mua được 2 bịch là 4kg mà thôi, con phải sắp hàng 2 lần đó Mẹ ạ .. Mua hơn 2 bịch giá mắc gấp đôi uổng tiền lắm

Tôi chưa kịp trả lời gì thì con nhỏ tiếp theo

- Đậu xanh của Mẹ nè. Con mua cả nước cốt dừa cho Mẹ nữa Con mua nhiều lắm để

Page 89: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Câu Chuyện Ăn Tết Của Tôi

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 87

Mẹ còn gói bánh ít, nấu chè đưa ông Táo về Trời nữa phải không Mẹ . Đây lá chuối nữa nè Mẹ, lá kỳ nầy đẹp qua Mẹ ạ khổ lớn mà xanh mướt mà giá rẻ quá có 60 cents một xấp hà. Tha hồ cho mẹ con mình gói Mẹ nhỉ? Con mua nhiều lắm có cả dây cột màu hồng đậm cho Mẹ nữa. Con có mua đậu trắng để Mẹ gói bánh Tét chuối cúng Giao Thừa nữa đây. Con thèm bánh chưng lắm rồi Mẹ biết không? Còn thịt ba chỉ thì con để gần ngày Mẹ gói bánh con sẽ mua, khỏi mắc công mua bây giờ mình phải bỏ vào Freezer .

Hai bàn tay thoăn thoát con bé lấy hết món nầy tới món kia và dáng điệu con nhỏ lạnh chanh, miệng tía lia tía lịa làm tôi nhớ vô cùng những cái Tết xa xưa nơi quê nhà.Thì ra cái chuyện gói bánh ăn Tết từ ngày các con còn nhỏ đã trở thành một cái nếp mất rồi . . Nghe con nói mà thương biết chừng nào . Tôi có một niềm hãnh diện cho riêng mình khi đã ướp chút cội nguồn vào tâm hồn con từ lúc nào qua miếng ăn thức uống ngày Tết. Con tôi sinh và lớn lên nơi đây chưa một lần biết khung cảnh Tết VN như thế nào mà trong con vẫn còn đó chút cội nguồn trong tâm hồn con cho tôi nghe lòng rưng rưng, cho tôi một cái gì nghèn nghẹn trong lòng. Thương con làm sao khi tôi nhìn thấy cái điều đó ở con. Tôi hãnh diện về con tôi biết bạo Có lần con thỏ thẻ với tôi rằng

-Mẹ biết không đừng tưởng mình sinh ra và lớn lên nơi đây mà không bị kỳ thị cho dù Mẹ ở đây cho hàng trăm năm thì mình vẫn là người VN mà thôi, họ vẫn kỳ thị mình như thường Mẹ ạ.

Con tôi nó trưởng thành tự bao giờ trong từng ý nghĩ và nhận định như thế. Con sinh ra và lớn lên nơi đây song tâm hồn con hoàn toàn là tâm hồn của một con người

VN. Điều đó làm tôi sung sướng vô cùng Hôm nay con nhỏ tíu tít như chim. Làm cô giáo rồi mà trông con tôi vẫn còn bé bỏng vô cùng. Trông con nhỏ liếng thoắng bên tai mà tôi thấy như cả một mùa xuân đang đến bên tôi. Ngày ấy tôi cũng cở tuổi con, cũng trẻ trung hồn nhiên như con bây giờ. Từ giã cuộc đời học trò, sinh viên hoa mộng, tôi vào đời đi dạy rất sớm và với một sự nghiệp vững vàng cuộc đời tôi lúc ấy là cả một chuỗi ngày mùa xuân đẹp như mơ. Lãng đãng trong lúc nầy là tiếng cười của một khoảng đời hạnh phúc. Từng mùa xuân. Từng ảnh hình thật rõ đi về trong lúc nầy hơn bao giờ hết.

. Nhớ lại ngày xưa Mẹ tôi vợ của một công chức đời sống cũng phải vén khéo lắm mới đủ ăn với một bầy con 9 đứa, thế mà Mẹ hay nói "Ăn Tết thì đâu phải ra đó mới làm ăn khấm khá". Có nghĩa là Mẹ cần kiêm lắm, dè xẻn từng đồng bạc, song ăn Tết của Mẹ thì khỏi chê. Con cái cả đàn như vậy mà mỗi đứa năm nào cũng có 4 bộ đồ mới để mặc Tết. Tôi còn nhớ chiều ba mươi là mấy chị em tôi đã súng sính trong áo quần mới cả rồi. Bánh trái thì ê hề. Bánh Tét năm nào Mẹ cũng gói vài chục đòn là ít, bánh ít thì cả nửa trăm. Mẹ còn làm mứt cà mứt gừng, mứt mãn cầu, mứt cà vv để đãi khách thấy mà mê luôn.... Nghe tôi và cháu ngoại Mẹ bên trời Tha Hương nầy cắc ca cắc củm gói bánh ăn Tết có lẽ Mẹ cũng chạnh lòng, nao nao, Mẹ nói mà nghe buồn buồn, trong giọng Mẹ hình như có giọt nước mắt ngậm ngùi nào đó, thương cho kẻ phía trời xa trong lúc xuân về.

- Bên nầy bây giờ cũng ít ai gói bánh như hồi xưa đâu con. Sao con không ra chợ mua mà cúng mà ăn cho nó tiện. Đời sống bên đó đã cực quá rồi con bày đặt chi gói bánh mà cực thêm vậy con.

Page 90: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Câu Chuyện Ăn Tết Của Tôi

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ – 2013 Trang 88

Tôi nhớ tôi đã nói với Mẹ:

- Tết mà không gói bánh không có mùi Tết, không giống Tết chút nào. Không bày ra gói bánh buồn lắm con chịu không nỗi đâu...Gói bánh là con ăn Tết đấy Mẹ ạ...

Thì ra kẻ bên trời Tha Hương nầy vẫn còn nắm níu, thiết tha, chắt chiu, ôm ấp từng kỷ niệm dấu yêu của ngày tháng cũ hơn người ở lại ...

Con Ty sắp xếp đồ cho vào ngăn tủ và nói:

- Sắp Tết rồi năm nay con phụ Mẹ gói bánh ăn Tết Mẹ có vui không. Mẹ phải gói cho con cặp bánh chưng nhỏ xíu Mẹ nhé.

Nghe con nói mà giật mình, mà bắt ứa nước mắt. Ôi cặp bánh nhỏ xíu ngày xưa tôi cũng hay đòi Mẹ gói như con tôi hôm nay ... Con nhỏ làm tôi nhớ làm sao những mùa xuân xưa nơi quê nhà hình ảnh một con bé những ngày cận Tết cứ lẩn quẩn, lẽo đẽo ngồi một bên mà xem Mẹ gói bánh và chờ cho bánh chín để được Mẹ cho nếm miếng bánh đầu tiên và hí hửng cầm trên tay cặp bánh Tét nhỏ xíu mà nó đòi Mẹ gói chiều qua. Những mùa xuân êm đềm xa xưa đó như ở một tiền kiếp nào chợt về với tôi chiều nay ... -Ờ mẹ vui lắm con gái. Mẹ sẽ gói cho con hai cái bánh nhỏ xíu như Ngoại gói cho Mẹ ngày xưa con nhá.

Nghe giọng tôi trầm xuống như có giọt lệ nào trong đó con nhỏ đã biết Mẹ nhớ nhà lắm rồi.

Con ngập ngừng nắm tay Mẹ.

- Mẹ nhớ Ngoại rồi phải không?

Tôi nghẹn ngao ôm chầm lấy con và sung sướng nói:

- Cám ơn con gái. Con có biết là đã đem mùa xuân xưa thật đẹp về cho mẹ chiều nay không? Con muốn mấy cặp bánh nhỏ xíu nè, con nói đi Mẹ sẽ gói cả cho con. Con nhí nhảnh bảo:

- Chỉ một cặp thôi Mẹ ạ ...

Tôi nói thầm một mình

-Sao con bé giống Mẹ nó đến như thế nầy ... Con gái xin phép Mẹ về phòng đi ngủ. Tôi vẫn còn thao thức ngồi bên máy. Nhà tôi đã lên giường tự lúc nào. Đêm thật bình yên. Đêm vẫn lặng lẽ đi về song hơn ai hết tôi biết mùa xuân đang đến bên tôi thật đẹp hơn bao giờ hết trong lúc nầy. Computer xuất hiện một email của bạn tôi bên Cali vừa gửi đến để nhắc bài cho báo xuân bên ấy. Đọc những dòng chữ anh viết tôi nghe vui vui "...Năm nay Kiên Giang Tiểu Thư có ăn Tết không .."

Tôi cặm cụi viết trả lời email ngay cho anh - Vâng có chứ ,và hẳn là vui lắm anh ạ . Mời anh chị bay sang đây ăn Tết với "bánh chưng của Mẹ con Kiên Giang Tiểu Thư gói" anh nhé ...

Tiếng nhạc êm đềm từ CD vẫn tiếp tục vang nhẹ trong đêm ... Xuân đã đến rồi, reo rắc ngàn hồn hoa xuống đời Vui trong bình minh, muôn loài chim hát vang mọi nơi. Đem trong tiếng cười, cho kiếp người tình thương đắm đuối Ánh Xuân đem vui với đời . Kìa trong vạt nắng..

Tôi mơ màng thả hồn trong dòng nhạc êm đềm của ngày xưa .Ngoài trời tuyết vẫn lạnh lùng rơi trong đêm vắng .....

  

Page 91: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Xóm Comstock 

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ– 2013 Trang 89

 

ường Little River Turnpike, thuộc

quận Fairfax, khi xuyên qua tỉnh Fairfax thì

có tên là Main Street. Hầu như tỉnh nhỏ nào ở

Mỹ cũng thế, chỗ nào cũng có Main Street

làm mạch lộ chính, trung tâm của sinh hoạt

tỉnh.

Xóm Comstock ở ngay đầu tỉnh Fairfax, được

xây vào những năm 70, tương đối còn mới

so với Old Town Fairfax cổ kính được lập

nên có lẽ đã hai trăm năm, ở cuối đường.

Xóm này là một tập hợp những ngôi nhà trệt

chung tường, đằng trước đằng sau đều có một

mảnh vườn nhỏ.

Khi bà Lê mua nhà ở đây, trên đường

Bradwater, vào cuối năm 1991, khu này đã

trải qua 14 năm. Cây cối đã thành cổ thụ to

lớn rườm rà, mùa hè rợp bóng mát nhưng

cuối mùa thu thì lá rụng ngập đường, bay đầy

vào những mảnh vườn trước cửa.

Lần đầu tiên đi xem nhà khu này, bà Lê đã

để ý đến địa thế ở đây, rất thuận lợi cho di

chuyển công cộng . Ngay mặt đường là là

trạm xe bus của thành phố, gọi là CUE, chạy

quanh tỉnh đưa tới trường đại học George

Mason và trạm xe điện ngầm Vienna. Xe điện

đưa hành khách từ Vienna thuộc tiểu bang

Virginia tới Hoa Thịnh Đốn, rồi từ Hoa Thịnh

Đốn tới tiếu bang Maryland. Cạnh khu

Comstock là một trung tâm thương mại, đủ cả

chợ búa, ngân hàng, các tiệm ăn đủ loại, các

cửa hàng quần áo, tạp hóa và vật dụng trong

nhà. Ngoài ra còn có một rạp chiếu bóng,

ngay cạnh tiệm ăn Old Country Buffet, cứ

thứ tư là giá rẻ đặc biệt cho các vị cao niên.

Có lẽ vì vậy mà cứ vào ngày này là thương xá

nhộn nhịp hẳn lên, nhờ các cụ rủ nhau tới ăn

uống rồi giải trí.

Từ khi gia đình bà Lê tới đây, cảnh nhà bà

cũng như hàng xóm láng giềng đều thay đổi

nhiều lần,

Truyện ngắn

XXóómm CCOOMMSSTTOOCCKK

 

Lệ Trần

Đ

Page 92: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Xóm Comstock 

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ– 2013 Trang 90

Năm 1991, gia đình bà dọn tới đây gồm năm

người tất cả, ông bà và ba cô con gái. Năm

người có thể gọi là đông nhân khẩu trong căn

nhà chỉ có ba phòng ngủ. Thế mà quanh quẩn

sau vài năm, căn nhà cứ vắng dần…, cô thì

lấy chồng, cô thì đi xa. Cuối cùng thì ông bà

lui cui hai cái thân già trong cái không gian

trở nên quá rộng. Rồi ông về hưu. Rồi các

con bà bắt đầu sinh con đẻ cái. Tháng ngày

qua, buồn vui của cuộc sống cứ thế mà chất

đầy trong căn nhà thân yêu,

Bây giờ thì bà chỉ còn một mình. Cũng may

hàng xóm nhiều người tốt bụng, giúp đỡ bà

những khi tuyết đổ hay vắng nhà đi xa.

Thằng hàng xóm trời đánh ở căn hộ góc, bến

trái nhà bà, đã dọn đi , sau bẩy năm đầu làm

gia đinh bà khốn khổ vì tật sợ tiếng động của

nó. Mỗi lần con cháu đến chơi là bà lo ngay

ngáy nó đến đập cửa than phiền làm ồn. Khi

nó dọn đi, cả xóm thở phào nhẹ nhõm. Từ đó,

lúc nào căn nhà này cũng chỉ có một bà giáo

sư dậy trường Wilson trước cửa, rất lịch sự dễ

thương. Coi như cuối đời bà có hậu !

Căn hộ bến trái thì thay đổi chủ liên miên.

Mới đầu là sinh viên trường George Mason

chung nhau thuê, hết đợt này đến đợt khác

trong bốn năm đầu. Sau này, khoảng năm sáu

năm gần đây, một công ty Đại Hàn mua để

cho người cùng xứ mướn. Mới đầu chỉ thấy

có hai vợ chồng đẵ đứng tuổi, chủ một tiệm

giặt ủi, và con gái của họ. Gia đình này đi

suốt ngày nên cửa lúc nào cũng đóng im ỉm.

Dần dần cứ thấy thêm người. Hai cô bé học

sinh trung học, và một thanh niên suốt ngày

ngồi trước cửa hút thuốc và rửa xe. Tuy ở

đông như vậy, nhưng họ rất kín đáo lặng lẽ.

Anh chàng hút thuốc lá lúc nào cũng tươi

cười, nhưng chỉ biết nói đúng môt câu tiếng

Anh “Good morning” !

Những căn hộ được cắm trụ lâu nhất phải kể

nhà bà Martha và bà Jane Campbell. Bà

Martha ở một mình với thằng con bị

retarded. Bà làm nghề trang trí vườn, có vẻ

cũng phong lưu. Nhà bà ta đầy chó, loại chó

lông mịn trắng đen khá đẹp,Lâu lâu chó mẹ

đẻ một lứa, bà lại bán bớt cho bà con trong

xóm. Còn bà Jane làm nghề sửa văn, cũng

thong thả nhàn nhã. Sau này, bà Martha lấy

chồng làm nghề dậy học và thằng con lớn lên

cũng được nhận làm vài giờ một ngày ở chơ

Shopper’s .

Bà Lê có thói quen từ bao nhiêu năm là đi bộ

quanh xóm, có khi quanh khu thương xá, đều

đều mỗi ngày, suốt bốn mùa xuân hạ thu

đông. Bà sống theo nhịp sống của khu xóm,

từng nhà người tới kẻ đi. Đôi khi những

mảnh vướn trước cửa mỗi nhà cũng thay đổi

hoa lá theo chủ và thời gian, Rồi cả khu

thương xá nữa, cũng trải qua bao nhiêu vật

đổi sao rời. Nhiều cửa tiệm bị đóng cửa,

trong đó có tiệm Ross thân thương của bà.

Nhiều tiệm mới được thay thế rồi lại biến đi,

theo đà xuống của kinh tế.

Ngày xưa, khi các cháu bà còn nhỏ, bố mẹ

chúng hay gửi bà trông cháu. Bà thường dắt

cháu đi dạo trong xóm, dậy cháu hát bài dung

Page 93: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Xóm Comstock 

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ– 2013 Trang 91

dăng dung dẻ dắt trẻ đi chơi. Mùa xuân đưa

cháu đi ngắm hoa ngắm chim ngắm sóc

truyền cành. Khi chúng nó biết ăn biết thích

đồ chơi, bà cháu đi bộ ra McDonald và Dollar

Tree. Thức ăn rẻ tièn, đồ chơi cũng rẻ tiền,

nhưng trẻ con mắt vẫn sáng lên mừng rỡ, vẫn

thích vẫn mong đến với bà.

Bây giờ các cháu bà lớn cả rồi, bận rộn học

hành, bận rộn lo cho tương lai, không còn tới

đi bô với bà nữa .

Ông cũng bỏ bà luôn….

Đôi khi đi dạo một mình, nhìn bướm bay,

chim la cà tìm sâu, sóc thoăn thoắt truyền

cành, bà lại nhớ mấy đứa cháu ngày nào hát

bài “Kìa con bướm vàng”, lại nhớ câu hỏi

ngây thơ của Giáng Tường lúc ba tuổi : bà ơi,

sao con chim nó không đóng tã hả bà?

Thời gian đi nhanh quá ! Người già sống lâu

quá làm gì cho ngợp trong kỷ niệm ! Căn nhà

này đã chứng kiến ba đám cưới và một đám

ma. Mấy lần đêm khuya bà chở con gái vào

nhà thương Fairfax sinh nở. Bao nhiêu lần còi

hụ chở ông đi cấp cứu….

Hai mươi năm rồi đấy, biết bao mhiêu đổi

thay. Những người sinh sống ở đây lâu năm

cứ già dần. Con cái bận rộn cũng ít khi tới

thăm. Ông không còn nữa . Không gian như

loãng ra, vắng lặng lạnh tanh ….

Bây giờ bà sống một mình. Bà T hàng xóm

cũng vậy, chẳng còn ông T nữa. Rồi ông

Walter bên kia đường cũng không còn bà

Walter. Thỉnh thoảng gặp nhau, lại hỏi thăm

nhau “how are you ? Trả lời I’m OK. Biết

nói gì đây ? làm gì cho hết ngày, cho ngày

tháng qua đi ? Nhiều khi thấy trống rỗng và

cô đơn chi lạ ! Lâu lâu con cháu tạt qua,

nhanh như bóng mây. Căn nhà vui lên một

thoáng, rồi lại chìm vào yên lặng.

Bao nhiêu năm rồi, khu Comstock vẫn thế,

vẫn kẻ cười người khóc, vẫn thi gan cùng tuế

nguyệt. Chưa thấy triện chứng của đổ nát và

phế thải, tuy nhiều nhà cửa tối tân hiện đại

vẫn tiếp tục được xây cất quanh đó.

Nhiều người hỏi bà Lê : sao bà không về

sống với con ? Già rồi, sống một mình lúc

nắng gió trở trời, ai lo cho ? Biết vậy, nhưng

ai ôm đống kỷ niệm về cho tôi ? Chúng gắn

liền với căn nhà này, từ mỗi căn phòng cho

tới bức tranh trên tường, đến cái giường cái

bàn cái ghế.

Người già chỉ còn kỷ niệm như một cõi an ủi.

Môt cõi không cần nghe, không cần nói,

nhưng vẫn ấm áp. Một cõi mộng, để thỉnh

thoảng sống lại những giấc mơ xưa, tưởng

như trẻ mãi không già !

Chẳng ai hiểu được lòng người có tuổi đâu,

nhất là thế hệ con cháu.

Lê Trần

Faitfax, tháng tư, 2012

Trích từ nguồn-Trang Ngọc Bảo

Page 94: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Còn Mãi Trong Tim

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ– 2013 Trang 92

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Còn Mãi Trong Tim  

TRĂNG KIÊN GIANG

 

 

  

 

Phương trời xa vọng về Kiên Giang ấy Những sáng chiều áo trắng ngợp đường bay Quán học trò ngây thơ bàn tay nắm Anh vụng về hôn mái tóc mơ say Trưa trốn học lang thang bờ biển vắng Hái bần chua chấm muối ớt chia nhau Cọc cạch đạp xe,vấp bụi cỏ té nhào Em thảng thốt... thương anh ghê buổi ấy. Trưa quán vắng ăn yauort thích nhỉ? Hai đứa ăn thi , em thắng anh thua Bởi con trai đâu có thích ăn chua Hay anh nhịn cho em ? Hay vì túi tiền anh không có mấy? Chiều lại chia tay anh trao em mảnh giấy Thơ tình học trò anh chép tặng riêng em Nét chữ con trai màu mực tím êm đềm Và thơ mộng như tháng ngày bên nhau ấy Mấy cánh hoa móng tay em ép trong lưu bút Là tay em trao anh ghi nhớ tuổi học trò Là hẹn hò dẫu lòng vẫn tinh mơ Như những sáng trời trong xanh trong mắt Một lần về em ghé qua trường cũ Tìm dáng anh thơ thẩn đứng chờ em Tìm dấu xưa trong thương nhớ đã từng quen Trong hoài niệm là giấc mơ vương vấn mãi Về chốn xưa đã không còn bờ bãi Biển mênh mông giờ in dấu phố phường Quán hẹn hò em tìm không thấy nữa Dù bể dâu tình còn mãi trong tim.

 

Page 95: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Em Về Vạt Nắng Chiều Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ– 2013 Trang 93

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ứ như là định mệnh, cơn bão tháng Tư thổi tôi bay ra khỏi Đà Lạt vào một ngày cuối tháng Ba năm ấy. Tôi đi mà không kịp từ giã Đà Lạt thương yêu, chập chùng những đồi thong với mối tình đầu vừa chớm nở như nụ hoa xinh trong lòng cô gái mới ngoài hai mươi tuổi. Thật ra mối tình ấy hình như đã đến từ lâu trước khi anh Lãng ra trường và chuyển về đơn vị, suốt một thời trung học tôi và Hà, em của Lãng đã từng có rất nhiều kỷ niệm, kể cả lần theo gia đình Hà lên trường Võ Bị Đà Lạt ngày lễ mãn khóa của Lãng.

Cuối tháng ba năm ấy, gia đình tôi hối hả chạy về Sài Gòn theo cơn bão lốc của chiến tranh. Cả nhà trú ngụ trong nhà người chú đang làm việc tại Hải Quân công xưởng. Sài Gòn tháng Ba mà nóng như nung, tin chiến sự mỗi ngày cho tôi biết Đà Lạt thơ mộng của tôi đã không còn nữa. Tôi nghĩ đến Hà, đến anh Lãng, chẳng hiểu nhà bạn ra sao và anh Lãng thế nào nơi chiến trường khói lửa, mỗi lần nghĩ đến tim tôi chừng thắt lại, thổn thức trong nỗi chếnh choáng của một cơn ác mộng.

Những ngày cuối tháng Tư không khí Sài Gòn lúc nào cũng như lên cơn sốt, một ngày chú Nhân hối hả về đưa cả nhà ra bến tàu, vội vã đến mức mỗi người chỉ mang theo mốt cái túi xách cá nhân đựng ít quần áo và lương khô phòng hờ lúc cần thiết. Chuyến tàu ra biển Đông vào đêm tối, ban đầu cũng chen chúc hỗn độn vì phải chở một số người quá đông, nhưng rồi đến lúc tàu càng đi càng xa chẳng còn nhìn thấy chân trời đâu nữa, nhiều người đã bật khóc vì biết rằng lần này thì mất hẳn quê hương…

***

Tôi không mang được gì ngoài vài tấm hình đen trắng chụp ở ven hồ Xuân Hương, cổng trường Võ Bị Đà Lạt với Hà và anh Lãng ngày anh ra trường. Có một tấm hình màu duy nhất ngày anh về phép, như để nhớ lại ngôi trường cũ tiện thể anh đua tôi và Hà lên chơi rừng Ái Ân bên bờ hồ Than Thở, người Đà Lạt không lạ gì cảnh buồn của nơi nầy khi nhìn ra phía xa đỉnh Lâm Viên mờ mờ trong mây phủ. Làm sao tôi quên được vì tấm ảnh chụp ba người dưới gốc cây thông già men theo con dốc nhỏ, nhìn ra mặt hồ lăn tăn gợn sóng và rừng thông buồn xao xác.

Lúc đó Hà kiếm cớ đi hái hoa dại, cũng là lần đầu tiên anh Lãng cầm lấy tay tôi với ánh mắt

Truyện ngắn

EEmm VVềề

VVạạtt NNắắnngg CChhiiềềuu XXuuâânn  

Nguyên Nhung

V

Page 96: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Em Về Vạt Nắng Chiều Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ– 2013 Trang 94

êm đềm thật sâu lắng như muốn trao gởi điều gì. Tính anh vốn vậy; ít nói và trầm lặng, lao đao trong cảm xúc đón nhận tôi cũng im lặng nhìn anh chới với. Nắng lung linh trên rừng thông tạo những bóng nắng nhảy múa trên mặt cỏ, tim tôi đập mạnh dù biết rằng chẳng cần phải nói ra thì cả hai cũng hiểu được sự say đắm của tình yêu. Sau nầy khi xa nhau, nhìn tấm ảnh kỷ niệm tôi hay bị dằn vặt bởi tấm hình chụp ba người mà ngườ ta bảo là điềm của chia ly.

Hai mươi hai tuổi tâm hồn tôi đã khắc khoải theo những thăng trầm của đất nước, mối tình đầu mơ hồ vẫn đọng lại trong tâm khảm. Hòa nhập vào xã hội mới trong nỗi nhọc nhằn khó khan của cha mẹ, để rồi sau một thời gian dài đủ nguôi quên Đà Lạt trong trí nhớ, tới gần ba chục tuổi tôi mới lập gia đình. Chẳng được bao năm hương lửa, chồng tôi cũng qua đời trong một tai nạn xe cộ để lại tôi một mình chơ vơ với hai đứa con còn bé dại, từ đó tôi bắt đầu tin số mệnh. Số tôi đường tình hình như trắc trở, tình yêu đầu với Lãng chưa ấm một vòng tay; tình yêu sau cũng chẳng trọn con đường trần, thôi thì ở vậy nuôi con chờ ngày chúng khôn lờn với nỗi buồn góa phụ.

Khi các con trưởng thành và đi làm xa, tự nhiên không hiểu sao tôi lại hay nghĩ về quá khứ, đến Lãng, đến Hà và khung trời Đà Lạt, cứ mơ ước một lần trở về con đường quen, cái xóm nhỏ có những căn nhà gỗ ở cuối dốc, từ đó có thể nhìn xuống phía dưới là vườn rau xanh Đà Lạt. Đấy là căn nhà của Hà, ngày xưa hai đứa hay ngồi phía sau nhà nhìn thẳng ra bãi rau xanh phía xa rồi mơ màng nghĩ vẩn vơ, những lúc ấy không biết Hà nghĩ gì nhưng riêng tôi thì bao giờ cũng có hình ảnh Lãng.

Quyết định trở về thăm lại Đà Lạt sau hơn ba mươi mấy năm, kể từ ngày tôi xa Đà Lạt năm

ấy. Rủ thêm Quyên người bạn mới quê ở Đà Lạt về cho có bạn, Quyên cũng muốn đi tìm lại chốn cũ thăm người dì ruột và đám em họ. Đà Lạt hôm nay đã thay đổi hết rồi, tôi lạc lõng trong thành phố xưa để đi tìm lại kỷ niệm cũ, ngoài những con đường xưa không thể thay đổi nhưng nhà cửa thì đồ sộ, bóng bẩy và ồn ào hơn như hầu hết các nơi khác. Ba tôi là công chức nên ở nhà chính phủ, căn nhà ấy nay đã có chủ mới, xây dựng lại nên tôi không còn nhận ra những gì thân quen. Coi như hết, ở tuổi tôi đâu cần tìm cái mới, may ra có thể tìm lại Hà và một số bạn học cùng trường năm xưa.

Ngày hôm sau tôi một mình tìm về xóm nhỏ ngày xưa, với hy vọng mong manh gặp lại người bạn cũ. Nếu gặp Hà tức nhiên tôi sẽ có tin của Lãng, vì tháng Ba năm ấy khi tôi chạy về Sài Gòn thì anh vẫn còn lao đao ngoài vùng lửa đạn. Trong lòng tôi chỉ mong mỏi một điều tất cả mọi người đều bình yên, và nếu như gặp Lãng thì cũng mong anh luôn được êm đềm hạnh phúc. Rất may là Hà vẫn còn ở căn nhà gỗ sơn màu xanh nhạt, nhà cửa xây dựng lại, cửa nẻo có phần chắc chắn hơn xưa. Bạn tôi không có nhà, người nhà cho biết Hà đang ở ngoài một cửa hàng đan len và bán hàng lưu niệm cho du khách.

Lòng khấp khởi mừng vì sắp gặp lại bạn cũ, tôi sẽ giả bộ là khách du lịch đi mua hàng xem Hà

Page 97: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Em Về Vạt Nắng Chiều Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ– 2013 Trang 95

có nhận ra bạn cũ không. Không khó khăn lắm tôi đã tìm ra địa chỉ, Hà đang ngồi trong quầy, nay đã tròn trịa, già dặn hơn trong chiếc áo len màu trứng sáo, khi về già hà trông thật đôn hậu. Thấy tôi vào Hà châu mày nghĩ ngợi, chắc cố nhớ xem nét mặt quen quen này ở đâu. Sau một lúc giả bộ la cà xem mấy tấm khăn phu la treo bên vách, mắt tôi chợt đập vào mấy bức tranh nhỏ vẽ cảnh Đà Lạt đặt gần phía ngoài để thu hút khách du lịch. Tranh lộng trong khung tre, sau những rặng thông đan nhau nhạt nhòa màu thời gian, dải lâm Viên chập chùng mờ mờ trong sương sớm, nơi góc của bức tranh ký một chữ “Lãng” rất nhỏ khiến tôi bang hoàng. Đúng lúc đó thì Hà đã theo ra đứng phía sau lưng tôi rồi cứ thế bật khóc nức nở…

Cả hai chúng tôi cùng khóc, có lẽ cả hai cùng đang nhớ về những biến động của thời thế và tang thương của đất nước mấy chục năm trước. Giọng Hà ướt sung khi hỏi tôi:

- “Ngọc về bao giờ thế? Hà cứ tưởng như trong mơ…”

Nghẹn lời khi không nói hết được những gì muốn nói, hai đứa im lặng nhìn nhau. Rồi Hà kể cho tôi nghe bao nhiêu dâu bể cuộc đời xảy ra cho gia đình trong những năm tháng đó, anh Lãng bị bắt làm tù binh và trở về nhà với một cái chân bị tật nguyền không phải vì bom đạn.

Tôi chỉ vào bức tranh rừng thông với giải núi xa màu xanh xám phủ mây mù hỏi Hà, giọng xúc động:

- “Tranh nầy của anh Lãng?” Hà gật đầu”

· “Phải, nhờ vẽ những bức tranh này mà anh cũng đủ thu nhập để sống trong bấy nhiêu năm trời. Chiến tranh băng mình trong lửa đạn không hề hấn gì, thế mà khi vào tù khi đi lao động lại bị tai nạn., cây đỗ gây thương tật đi đứng không còn được như xưa, may là còn sống. Anh ấy vẫn không gặp may, nếu ở tù đủ ba năm thì cũng được đi Mỹ theo diện H.O. Ba mẹ theo nhau về trời, Hà lập gia đình với một người lính cũ, anh ấy rất chịu khó nên cả nhà cũng thoát qua được lúc ngặt nghèo. Đợi mình lập gia đình xong anh Lãng nhất định đòi lên rừng ở…” Tôi trố mắt nhìn Hà:

- “Lên rừng? Anh làm gì trên rừng?” Hà bật cười giải thích:

- “Nói là rừng chứ không hoàn toàn là rừng. Trên ấy có một làng nhỏ người ta sống bằng nghề làm củi, trồng rau, mình có một bà cô già sống một mình không con cái, cô chuyên làm chao, làm tương nổi tiếng ngon, bán cho người nghèo quanh vùng, thời buổi ấy nhà nào cũng chỉ sống bằng rau dưa chao tương qua ngày thôi. Cô mình chỉ ăn chay, gần như tu tại gia nên anh Lãng bão lên đó sống với cô hủ hỉ cho vui nhà vui cửa, giờ rảnh anh phụ cô làm tương chao, phía sau nhà có mảnh vườn nhỏ đủ rau khoai cho hai cô cháu. Anh ấy cũng tu rồi Ngọc ạ, sớm chiều hai buổi công phu theo bà cô và ngồi thiền để khỏi ngẫm nghĩ chuyện đời.”

Page 98: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Em Về Vạt Nắng Chiều Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ– 2013 Trang 96

Nghe Hà kể mà tôi ngậm ngùi, tưởng tượng ra một xó rừng nào đó Lãng đã ru đời mình theo tiếng chuông tiếng mõ. Hà tiếp tục câu chuyện:

- “Nhờ sống ở đó mà anh Lãng trở thành họa sĩ, không có trò giải trí anh mới nghĩ ra cần phải vượt lên trên số phận bằng cây cọ. Thấy anh vẽ đẹp quá nên Hà đem lộng khung rồi bán những bức tranh nhỏ cho du khách làm quà lưu niệm, vậy mà không hiểu sao tranh bán rất được, mỗi tháng anh phải đem về cho mình hàng chục bức, nhờ vậy đời sống anh thoải mái hơn. Nhưng anh cũng lấy đó làm vui và giúp mình để nuôi các cháu ăn học chứ không nghĩ gì đến bản thân, tội nghiệp quá!”

Hà cười mà đôi mắt còn ướt vì hạnh phúc:

- “Cũng nhiều chuyện vui vui khi bán tranh cho anh Lãng, nhờ nó mà bạn anh từ nước ngoài về thăm Đà Lạt, nhìn ra đỉnh Lâm Viên ngày xưa của mấy anh ấy trong tranh nên đã tìm ra bạn cũ. Họ rủ nhau đến thăm anh, mua tranh với giá cao để giúp bạn và nhờ vậy anh Lãng cũng thật ấm lòng với tình bạn đời quân ngũ. Có người còn muốn giúp anh về lại thành phố mở xưởng vẽ, nhưng anh Lãng thật khác người, từ khi lên sống với bà cô tu tại gia thì anh ấy đã thay đổi hoàn toàn, chẳng bao giờ vui quá hay buồn quá, anh ấy bảo đau khổ bao nhiêu cũng chỉ cần một nụ cười là hóa giải được tất cả.”

Thì ra là vậy, tự nhiên tôi cũng tò mò muốn đến thăm Lãng để xem cuộc sống ra sao mà anh lại “an nhiên tự tại” vui hưởng thú điền viên với rặng thông già. Tôi chợt cười thầm và nhớ lại. Đúng là Lãng, Lãng của ngày xưa ngay cả khi tỏ tình cũng chỉ lặng lẽ trao gửi mà đâu cần một lời nào, điều này khiến tôi càng ao ước gặp

Lãng, và tôi đã nói điều đó với Hà. Hà gật đầu hóm hỉnh:

- “Nhưng Hà nói trước, anh Lãng bây giờ không phải anh Lãng ngày xưa, chỉ tu tâm mà không khoác áo tu, đầu tóc râu ria trắng xóa, nếu gặp lại chắc Ngọc sẽ ngỡ ngàng lắm đó.”

Tôi gật đầu bão Hà:

- “Ngọc sẽ không ngạc nhiên đâu!”

***

Hà giao cửa hàng cho con gái trông nom rồi cùng tôi rong ruổi đó đây với dất trời Đà Lạt. Cuối năm trời vẫn trong veo và nắng vẫn óng ả, chúng tôi lên “rừng” thăm anh Lãng như dự định. Không báo trước nhưng Hà biết anh Lãng không đi đâu xa vì mới đem tranh xuống phố, nếu vắng nhà chỉ là lúc anh mang cọ, màu đi vẽ ở một góc nào đó thôi. Kể ra sống như anh Lãng cũng thú, chẳng vướng bận thê nhi, chẳng lo lắng miếng cơm manh áo vì đã quen an chay mấy chục năm trường. Bà cô già kể từ khi Lãng vẽ tranh kiếm được tiền để sống qua ngày đã thôi không làm tương chao, nhưng lo nỗi Lãng là cháu trai không tiện việc săn sóc bà khi bà nằm một chỗ nên đã xin vào ở hẵn trong chùa sư nữ để tìm nơi nương tựa lúc tuổi già.

Page 99: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Em Về Vạt Nắng Chiều Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ– 2013 Trang 97

Xe ngừng ngoài đầu con đường nhỏ, chúng tôi còn phải lội bộ khoảng mười lăm phú mới đến nơi ở của Lãng. Căn nhà nằm ngay đầu dốc nên cao hơn các nhà trồng rau ở phía dưới, vài cây thông xanh trước nhà và phía sau như bao bọc lấy căn nhà nhỏ bằng gỗ màu xám nhạ, từa tự như những căn nhà miền quê ở Âu Châu. Tự nhiên tôi lại thấy hồi hộp, mấy chục năm rồi kể từ khi xa nhau bây giờ sắp gặp lại thì đã hai màu tóc, người lính trẻ năm xưa kiêu hung trong màu áo trận, cô gái đang độ xuân xanh má đỏ môi hồng thuỡ nào nay đã thay đổi nhiều với thời gian. Sẽ như thế nào nhỉ? Thôi mặc kệ tất cả, như định mệnh là bàn tay tai quái đã phủ chụp lên thân phận con người thì chuyện gì đến tất phải đến.

Ngọc vào nhà trước, anh Lãng đang ngồi uống trà nhìn ra khung cửa sổ, bên ngoài là thung lung thoi thoải có những luống rau xanh thẳng tắp chạy dài xuống chân đồi. Nghe tiếng chân anh ngoảnh nhìn lại, hơi ngạc nhiên vì thấy em gái đi với khách lạ, linh tính cho anh biết khách từ xa đến đây, và người ấy chỉ có thể là Ngọc vì chả bao giờ Hà chịu bỏ cửa hàng để đi dâu. Tôi chưa kịp lên tiếng chào thì Lãng đã lên tiếng trước, bình thản như hỏi một người quen mới đi đâu về:

- “Ngọc đấy à? Em về bao giờ thế?” Tuy đã chuẩn bị nhưng tôi vẫn bối rối, trước mặt mình là một người đàn ông chưa già lắm mà đầu tóc bạc phơ, sắc mặt hồng hào khỏe mạnh. Anh đấy ư? Vẻ an nhiên tự tại trên nét mặt bình thản ấy như đã từng vượt trên đầu song của số phận khiến tôi thán phục sức chịu đựng của anh, hóa ra tôi vẫn yếu ớt như ngày nào mặc dù đã nhủ lòng đừng khóc. Đến nỗi Lãng phải bước tới cạnh tôi, cầm lấy bàn tay giá lạnh vì tiết trời rét buốt tháng chạp, xiết chặt như muốn chuyền hơi ấm:

- “Đừng khóc, người từ xa về mang niềm vui đến đây sao lại khóc? Anh đang vui đây vì em đến như một giấc mơ không được, mới đó mà ba mươi mấy năm rồi nhỉ?”

Tôi nghe như có tiếng thở dài rất nhẹ sau câu nói đùa của Lãng, bên ngoài hàng thông vẫn reo vu vi như hòa theo chút ngậm ngùi của ngày hạnh ngộ. Bình tâm lại sau những cảm xúc ban đầu, ba người ngồi xung quanh chiếc bàn nhỏ trò chuyện. Lãng rót cho tôi một tách trà nóng, giọn ân cần như xưa:

- “Ngọc uống đi, anh không dùng trà từ lâu mặc dù trà là đặc sản của Lâm Đồng. Đây là nước gạo lức rang, anh đã dùng nhiều năm thay trà để tăng cường sức khỏe. Hằng ngay chỉ tập thêm “Suối Nguồn Tươi Trẻ” là đủ, tuy đầu tóc bạc phơ nhưng cơ thể không bịnh tật, khí hậu rừng cũng tốt hơn thành phố em ạ.”

Toàn những chuyện của hôm nay, tôi đang muốn biết đáy biển ngầm của mối tình xưa có vỗ lại những đợt song trong trái tim người đàn ông đã một thời yêu tôi và tôi cũng một thời yêu anh say đắm. Hà ngồi đó mỉm cười nhìn anh và bạn, như đang nhớ lại buổi trưa trong rừng Ái Ân bên hồ Than Thở năm xưa, đã giả vờ đi tìm hoa dại cho hai người yêu nhau có dịp bày tỏ nỗi lòng. Bây giờ Lãng nói nhiều chứ không trầm lặng như xưa, hay anh cũng đang bối rối che dấu bằng những câu chuyện đâu đâu trong lần hạnh ngộ?!!

Xế chiều hôm đó khi trời còn vương vất nắng, Lãng đưa chúng tôi đi lang thang xuống chân đồi xem vườn rau và rừng thông nằm rải rác phía xa xa, chỗ ấy có một con suối nhỏ mà anh thường ra đó để vẽ, khung cảnh này tôi đã nhìn thấy trong một tấm tranh của Lãng. Đêm đầu tiên ở lại với Hà trong căn nhà của Lãng, tôi chờ nghe tiếng chuông tiếng mõ và mùi trầm

Page 100: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Em Về Vạt Nắng Chiều Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ– 2013 Trang 98

hương dru mình vào giấ ngủ, chập chờn trong giấc mơ tôi nghe như những giọt nước mắt mằn mặn bờ môi khi vùi mặt lên vùng ngực ấm của người lính trận trước giờ chia tay. Lãng trở ra đơn vị và cũng chỉ vài tháng sau tôi xa Đà Lạt mãi mãi…

Sáng hôm sau mới bốn giờ đã ngửi thấy mùi nếp thơm phả trong căn nhà nhỏ. Trời mưa, Lãng dậy sớm theo thói quen nhen lửa thổi nồi xôi đậu phọng ăn với muối vừng. Hà còn đang nằm nướng vì đêm qua trằn trọc khó ngủ, tôi ra phòng ngoài thì đã thấy Lãng đang ngồi đun nước trên bếp than hồng đỏ rực. Thấy tô anh nhường chỗ ngồi ấm bên bếp lửa rồi hỏi:

- “Ngọc ngủ có ngon không? Lạ nhà chắc là cũng hơi khó ngủ, có ấm nước nóng anh đặt trên bếp cho mấy cô rửa mặt, trời cũng lạnh đấy. Ngồi xuống đây cho ấm, bữa nay anh chỉ có món quà nhà quê đãi hai cô thôi. À quên, hôm qua có nải chuối vừa chin tới, cây trái trong vườn mùa nào thức nấy anh không phải mua gì cả, muốn lên đây ăn tết với anh thì quanh đi quẩn lại cũng chỉ bấy nhiêu thứ, không hiểu mấy cô chịu nổi không?”

Tôi nhìn Lãng mỉm cười không nói, chưa biết tôi chịu nổi cách sống chay tịnh lành mạnh này được bao lâu, nhưng giờ đây lòng tôi thật êm ả sau những phong ba bão táp trong bấy nhiêu năm đời viễn xứ. Không hiểu sao tôi lại buột miệng hỏi Lãng:

- “Sao hồi đó khi còn trẻ anh không lập gia đình cho tuổi già đở cô quạnh?”

Lãng nhìn lại tôi, câu trả lời hóm hỉnh mà nghe thấm đến tận tim phổi:

- “Anh đã tu rồi mà, tu rồi thì lấy vợ làm gì. Thật ra nếu em ở lại trong khoảng thời gian đó, mới cảm nhận được cái đau tinh thần

nơi người ở lại. Anh đã không hòa nhập được với cái mới nên phải tự tách ra tìm cái gì đó cho mình để khỏi phải nghĩ ngợi. Thời gian cũng làm lành tất cả những vết thương, cái chân tật nguyền bị gãy trong lần đốn cây trên rừng thời gian tù tội, anh đau cái dau của thể xác đã đành mà còn mang thêm nỗi nhức nhối vì bị bỏ rơi, bị lãng quên saukhi đã cống hiến tuổi trẻ cho đất nước. Nhiều năm nay anh không nói vì không ai hỏi, đây là lý do anh lên rừng ở ẩn sau khi Hà lập gia đình.”

Thương anh quá, tôi hiểu vì sao anh hay vẽ những bức tranh có đỉnh Lâm Viên mây mờ che phủ, với ngàn thông chập chùng trong mảng rừng chiều thăm thẳm. Buổi sáng nơi này trời đang mưa, tự nhiên tôi muốn hát một ca khúc đã quên lời từ lâu, “mưa rừng ơi mưa rừng, tìm đâu hỡi ơi bóng hình xưa….” Trôi theo những kỷ niệm vật vờ trong quá khứ, tôi thủ thỉ với anh:

- “Người ta cứ hay nói “không thể tắm được hai lần trên một dòng sông”, nhưng khi ấy em cho là ngớ ngẩn và rất buồn cười, nhưng đến bây giờ em mới lờ mờ hiểu ý nghĩa của câu này.”

Lãng mĩm cười châm thêm nước sôi vào bình thủy, trả lời tôi bằng mấy câu thơ:

“Dẫu anh biết chẳng bao giờ có thể

Tắm được hai lần tên một dòng song

Sông còn kia mà nước chẳng quay về

Cứ khắc khoải mà trôi ra lòng biển”

(thơ NN)

Tôi nheo mắt nhìn Lãng và chỉ về phía những bức tranh vẽ dở dang trong góc phòng tối:

Page 101: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Em Về Vạt Nắng Chiều Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ– 2013 Trang 99

- “Theo em hiểu thì anh tu vì muốn chon vùi dĩ vãng, nhưng trong những bức tranh anh vẽ em vẫn thấy thấp thoáng hih2 bóng của dĩ vãng đó. Hàng thông ven bờ hồ Than Thở, đỉnh Lâm Viên hai dãi núi mờ trong sương, đồi Cù cỏ xanh và hồ Xuân Hương gờn gợn sóng, ngôi trường cũ ẩn hiện không rõ nét nhưng con đường với bóng giai nhân ngày chủ nhật thì không lẫn lộn đi đâu được. Có phải vậy không anh?”

Lãng cười, lâu lắm rồi tôi mới thấy anh vui như thế:

- “Em thật thông minh Ngọc ạ, tri âm tri kỷ tri bỉ mà định mệnh lại chia lìa nhau chỉ vì cái tan nát của nước non. Đúng thế, anh vẫn không thể nào quên quá khứ dù khi đến đây sống với bà cô già, anh tập tìm quên cuộc đời trong tiếng chuông tiếng mõ. May có cô để anh bám víu nương tựa và có em Hà nâng đỡ anh trongcuoc65 sống hằng ngày nếu không anh đã nhảy xuống hồ tự vận, khi nhìn lại mình những lúc ấy mà cứ tưởn rằng ai rất xa lạ…”

Tôi ngồi im chờ đợi anh nói tiếp, vì bản tính Lãng từ xưa ít khi thổ lộ nỗi lòng với ai. Ngay cả những lần về phép rồi trở ra đơn vị, mỗi khi chia tay Lãng cũng chỉ lặng lẽ trao gởi bằng ánh mắt thương yêu, trong khi tôi thắc thỏm âu lo cho anh ngoài trận địa. Mơ màng nhìn ra ngoài cửa sổ, những cây thông ướt sung nước mưa và gió vẫn rít từng cơn như những tiếng thở dài não nuột:

- “Ở gần bà cô nhiều năm mà anh vẫn chẳng thuộc được bao nhiêu kinh kệ, nhưng đã bình tâm lại được là nhờ quen dần với tiếng chuông mõ. Đối với anh lúc đó đời chỉ có hai nơi, một là cõi bên kia và nơi anh sống là cõi bên này. Cõi bên kia là bạn đời lính đã ra đi khi tuổi còn xanh, những người

thân đã khuất trong gia đình, dù sao thì họ cũng về nơi an nghỉ, anh cầu cho họ tìm được một thế giới tốt đẹp hơn cõi đời đầy khổ lụy. Cõi bên này xem vậy mà khổ hơn, những người dân sống xung quanh anh hay những nơi anh đã đi qua, họ cam chịu một đời lam lũ vì không có cách nào thoát ra được, họ cũng phải chống chỏi để tồn tại trong vất vả nhọc nhằn. Đời có gì vui đâu, chưa kể bịnh hoạn ốm đau tiền đâu mà chạy chữa, nghĩ vậy nên anh chỉ cầu an cho họ. Nói là tu nhưng đó chỉ là cách giúp cho tâm hồn mình bình thản hơn để chịu cái nghiệp khổ mình phải trả, vượt lên trên cái khổ để nhìn ra hạnh phúc nhiều khi giản dị đến không ngờ. Dù em không nói nhưng anh cũng hiểu cái khổ mà em phải ôm mang, chẳng qua cũng chỉ là nghiệp mà em phải trả, trả chưa xong thì lòng có khi nào an ổn mà nghĩ tới hạnh phúc.”

Tôi thổn thức lắng nghe từn lời chia xẻ của Lãng, dù chưa kể cho Lãng nghe bao nhiêu mà sao anh đã hiểu và soi thấu tâm hồn tôi cũng đang khắc khoải vì cô đơn. Lãng nhìn tôi đầy thương mến, như một người anh vẫn săn sóc cô em gái nhỏ của mình:

- “Nếu anh không lầm thì Ngọc vẫn còn nhiều bổn phận, em vẫn phải đi làm có đúng không?”

Tôi gật đầu trong nỗi phiền muộn, anh nghĩ đúng, tôi còn phải vật lộn với cuộc sống vì chưa tới tuổi nghỉ ngơi, hai đứa con chưa lập gia đình vẫn làm tôi quan tâm nghĩ ngợi. Lại hay hoài nghi về cuộc đời và tình người, tôi khó tìm ra sự an bình như đời sống của anh. Lãng âu yếm nhì tôi và hỏi:

- “Nếu Ngọc bằng lòng thì chiều nay trời hết mưa, anh mời em ra phía sau nhà nhìn ra hàng thông và vườn rau xa xa, anh sẽ vẽ

Page 102: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Em Về Vạt Nắng Chiều Xuân

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ– 2013 Trang 100

bức tranh để kỷ niệm ngày gặp lại. Mai sau nếu như một lẽ gì đó mình không gặp lại, nhìn bức tranh anh vẫn thấy ấm lòng và tưởng như mình chưa hề xa nhau.”

Hình như trời cũng chìu lòng người, cơn mưa đêm về sáng đã ngưng, trả lại cho bầu trời sắp sang Xuân những tia nắng mề mại óng ả. Tôi không ngờ Lãng vẽ nhanh quá,cảnh vật quanh đây như tấm ảnh đã ghi vào trí Lãng và anh chỉ cần quơ đôi tay ra là nắm được. Bức tranh có hồn đến không ngờ khi Lãng vẽ thêm vào cảnh phía sau lung một dáng người phụ nữ ngồi nhìn ra phía xa, ánh nắng chiều qua mái tóc và đọng lại trên đó lung linh một vạt nắng.

Suốt buổi chiều hôm đó tôi ngơ ngẩn trong trạng thái của người mộng du. Tình yêu ngày nào đã đánh mất như nắm được trong tay, đẹp như một vạt nắng vương trên mái tóc, nhưng chao ơi có ai nắm được nắng bao giờ.

Nghĩ đến hai chữ “Định Mệnh” tôi lại rung mình và nếu cho là mỗi phút giây hiện tại tôi đang có hạnh phúc, thì hãy hưởng chút hạnh phúc nhỏ bé ấy đi. Không dám hứa với Lãng là sẽ có một ngày gặp lại, thôi thì đến đâu hay đến đó, cũng ngay sáng hôm sau tôi theo Hà trở về phố thị vì bạn cần phải chuẩn bị cho ngày Tết của gia đình. Trước khi chia tay, Lãng chỉ cho tôi một mảnh giấy nhỏ ghi mấy vần thơ:

“Lạ lung sao có vạt nắng chiều sương Len lén đến nghiêng vai ngoài song cửa Ôi vạt nắng hong bàn tay buốt giá Nắng muộn màng mà ấm cả hồn ta…”

Nguyên Nhung (Trích Tha Hưong Blog)

 

 

     Thăm Bạn Bặt đi tăm tích mấy năm qua, Nay bỗng phone reo gọi đến nhà. Cho biết bạn xưa giờ bất tỉnh, Còn đang thoi thóp sắp đi xa. Bảng đồ xem rõ vội thăm ngay, Kẻ trước người sau thảy đến ngày. Vật chất trần gian đều bỏ cả, Trở về cát bụi trắng hai tay. Chỉ mới năm năm, chẳng gặp nhau, Vừa thêm dăm tuổi, mặt nhăn nhàu. Càng cao tuổi tác càng nhanh yếu, Mới thoảng nào đây vẫn kép đàu. Mỗi kiếp nhân sinh chẳng chắc gì, Người đời mưu mánh, lắm tham si. Vô tình, vô cảm, vô nhân nghĩa, Chắc góp cho nhiều cũng chẳng chi. Sinh linh cát bụi thật mong manh, Khôn khéo, bần keo, cố giựt giành, Như thể ngàn năm vui hưởng mãi, Đâu ngờ sớm muộn thoáng qua nhanh. Cuộc đời hư ảo chớp như phim, Thoáng thấy rồi không, khó lại tìm. Hình ảnh còn đây, người đã mất, Thời qua, dĩ vãng mãi sâu chìm. NhậtQuang-HồPhi

Page 103: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Trang Vui Cười

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ– 2013 Trang 101

 

 

MÌ ỐNG! MÌ ỐNG! MÌ ỐNG! MÌ ỐNG!

Một bác sĩ tằng tịu với cô y tá. Sau đó không lâu, cô ta báo cho ông bác sĩ biết là cô đã mang thai. Không muốn cho vợ biết, ông đưa cho cô y tá một số tiền và yêu cầu cô đi qua nước Ý và sanh con tại đó.

Cô y tá thắc mắc:

- Nhưng em sẽ báo tin cho anh biết bằng cách nào khi đứa bé sanh?

Ông trả lời:

- Chỉ cần gởi cho anh một tấm bưu thiếp và ghi phía sau lưng “mì ống”. Anh sẽ lo phần chi phí.

Không biết làm gì hơn, cô y tá nhận tiền rồi bay sang Ý.

Sáu tháng trôi qua, và rồi một ngày kia, vợ ông bác sĩ gọi điện tới văn phòng ông báo tin:

- Anh yêu, trong thùng thư hôm nay có một tấm bưu thiếp của anh rất lạ lùng được gởi từ châu Âu mà em không hiểu nó muốn nói gì.

Ông bác sĩ bảo:

- Cứ chờ anh tới lúc về nhà, anh sẽ giải thích cho em rõ.

Buổi tối đó, ông bác sĩ về nhà, đọc tấm bưu thiếp, rồi ngã lăn xuống sàn vì lên cơn đau tim. Đội cấp cứu y tế vội vã đưa ông tới phòng cấp cứu bệnh viện. Vị đội trưởng đội cấp cứu còn ở lại nhà an ủi bà vợ. Ông hỏi có cú sốc nào đã đẩy ông tới chỗ đứng tim không.

Thế là bà vợ nhặt tấm bưu thiếp lên và đọc:

- Mì ống! Mì ống! Mì ống! Mì ống! 2 có xúc xích và thịt viên, 2 thì không có.

(BCT - K5 Sưu tầm và chuyển ngữ)

RANH NGÔN

Bia độc hại hơn rượu, bằng chứng trên thế giới chỉ có "mộ bia " mà không có "mộ rượu”

Sưu Tầm

 

 

Page 104: Đặ - HTH Kiengiang · Chiều Qua Cầu Trà Khúc – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Qua Lăng Cô – Nhật Quang-Hồ Phi 27 Nhớ Quê – Trăng Kiên Giang 31 Xuân Mê. – Nhược

Trang Vui Cười

Đặc San Kiên Giang Xuân Quý Tỵ– 2013 Trang 102