22
Qun lý Ngun tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven bin Tỉnh Sóc Trăng Kinh nghim vQun lý Tng hp Vùng ven bin ti Philippin Chuyến tham quan hc tập tháng 7 năm 2011 Biên tp bi: Nguyn Anh Dũng

ệ ề ả ổng hợp Vùng ven ạ ế ọ ập tháng 7 năm 2011 · Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng ... GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ệ ề ả ổng hợp Vùng ven ạ ế ọ ập tháng 7 năm 2011 · Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng ... GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh

Quản lý Nguồn tài nguyên Thiên nhiên

Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng

Kinh nghiệm về Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển tại Philippin – Chuyến tham quan học tập tháng 7 năm 2011

Biên tập bởi: Nguyễn Anh Dũng

Page 2: ệ ề ả ổng hợp Vùng ven ạ ế ọ ập tháng 7 năm 2011 · Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng ... GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh

Được xuất bản bởi Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH Dự án Quản lý Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng Biên tập viên Nguyễn Anh Dũng Ảnh bìa Hoàng Đình Quốc Vũ, 2011

© giz, tháng 11 năm 2011

Page 3: ệ ề ả ổng hợp Vùng ven ạ ế ọ ập tháng 7 năm 2011 · Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng ... GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh

Kinh nghiệm về

Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển tại Philippin –

Chuyến tham quan học tập tháng 7 năm 2011

Biên tập bởi

Nguyễn Anh Dũng

Tháng 11 năm 2011

Page 4: ệ ề ả ổng hợp Vùng ven ạ ế ọ ập tháng 7 năm 2011 · Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng ... GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh

ii

Giới thiệu về GIZ

Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ (Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit

(GIZ) GmbH) được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2011, quy tụ những kinh nghiệm lâu năm

của ba tổ chức tiền nhiệm là DED (Tổ chức Dịch vụ Phát triển Đức), GTZ (Tổ chức Hợp tác Kỹ

thuật Đức) và InWEnt (Tổ chức Bồi dưỡng và Nâng cao Năng lực Quốc tế Đức). Là một tổ

chức Liên bang, GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh vực hợp tác quốc tế cho

phát triển bền vững cũng như công tác giáo dục quốc tế trên toàn cầu.

Các hoạt động của GIZ được tài trợ chủ yếu bởi Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang

Đức (BMZ). Ngoài ra, GIZ còn thực hiện sứ mệnh của mình dưới sự ủy nhiệm của các bộ khác

của Đức, Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc (United Nations),

Ngân hàng Thế giới (World Bank), cũng như hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân để thúc đẩy

sự hiệp lực giữa các lĩnh vực phát triển và ngoại thương. Ủy ban Châu Âu (European

Commission) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) là một trong những đối tác của

GIZ tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, GIZ còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác bao gồm phát triển kinh tế và xúc

tiến việc làm; xây dựng nhà nước và khuyến khích dân chủ; an ninh, tái thiết và giải quyết mâu

thuẫn dân sự; an ninh lương thực, y tế, giáo dục phổ cập; bảo vệ môi trường, bảo tồn tài

nguyên và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Hơn 15 năm qua, Việt Nam là đối tác ưu tiên của Hợp tác Phát triển Đức. Nhiều chương trình,

dự án liên kết chặt chẽ với nhau trong mục tiêu tổng thể Giảm Nghèo bao trùm 3 lĩnh vực ưu

tiên sau đây: 1) Phát triển Kinh tế Bền vững và Đào tạo Nghề, 2) Chính sách Môi trường, các

Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên và Phát triển Đô thị và 3) Y tế. Ngoài ra, GIZ còn có dự án Hợp

tác với Khu vực Tư nhân; Chuyển giao Tri thức bao gồm các Chương trình Chuyên gia Hòa

nhập (IE) và Chuyên gia Hồi hương (RE); Phát triển Nguồn nhân lực (HCD); Chương trình Cựu

học viên (Alumni); Xã hội Dân sự và Điều hành tốt Chính quyền Địa phương; và Chương trình

Tình nguyện viên “weltwaerts”.

Page 5: ệ ề ả ổng hợp Vùng ven ạ ế ọ ập tháng 7 năm 2011 · Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng ... GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh

iii

Mục lục

Giới thiệu về GIZ ...................................................................................................................... ii

Mục lục ..................................................................................................................................... iii

Danh sách các hình ................................................................................................................. iv

Chữ viết tắt .............................................................................................................................. iv

1 Lời tựa ................................................................................................................................ 5

2 Vài nét về Philippin và tổng quan về chuyến đi .............................................................. 6

3 Các biện pháp can thiệp để quản lý tài nguyên vùng ven biển ...................................... 7

3.1 Phục hồi rừng ngập mặn và quản lý rừng ngập mặn ................................................ 7

3.1.1 Công viên sinh thái rừng ngập mặn ở đô thị tự trị Binalbagan .................. 7

3.1.2 Hỗ trợ cho các đội thực thi pháp luật địa phương..................................... 8

3.1.3 Khu bảo vệ rừng ngập mặn ở thành phố Sagay ....................................... 8

3.2 Quản lý tài nguyên thủy sản vùng ven biển .............................................................. 8

3.2.1 Bảo vệ nhuyễn thể ở đô thị tự trị Valladolid .............................................. 8

3.2.2 Quản lý tài nguyên thủy sản và nghề cá ven bờ

ở thành phố San Carlos ........................................................................... 9

3.2.3 Thành lập các khu bảo tồn biển ............................................................. 10

3.3 Quản lý môi trường vùng ven biển ở thành phố San Carlos ................................... 12

3.4 Quản lý tổng hợp vùng ven biển ở Negros Occidental ........................................... 13

3.4.1 Sự hình thành các liên minh giữa những đơn vị Chính quyền

địa phương (LGUs) ................................................................................ 13

3.4.2 Sự phối hợp giữa các bên, các ngành khác nhau

(trong cùng một LGU) trong việc quản lý tài nguyên vùng ven biển ........ 15

3.5 Gợi ý cho việc ứng dụng những bài học kinh nghiệm tại Sóc Trăng ....................... 15

Tài liệu tham khảo .................................................................................................................. 16

Danh sách đoàn Sóc Trăng tham gia chuyến đi .................................................................. 17

Danh sách các tài liệu thu thập trong chuyến đi .................................................................. 18

Page 6: ệ ề ả ổng hợp Vùng ven ạ ế ọ ập tháng 7 năm 2011 · Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng ... GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh

iv

Danh sách các hình

Hình 1: Tỉnh Negros Occidental trong vùng Visayas ở Philippin ................................................ 6

Hình 2: Các đội thực thi pháp luật địa phương Bantay Katunggan và Bantay Dagat. ................ 7

Hình 3: Nhà thông tin ngay lối vào khu công viên sinh thái. ....................................................... 7

Hình 4: Nuôi cua trong rừng ngập mặn. .................................................................................... 8

Hình 5: Thành viên của liên minh CENECCORD. ..................................................................... 9

Hình 6: Thảo luận ngay dưới chân tháp canh ở Valladolid. ...................................................... 9

Hình 7: Hoc sinh địa phương rất hiểu biết về nguồn tài nguyên trong khu bảo vệ biển ở Sagay. .................................................................................. 11

Hình 8: Kho chứa các vật có thể tái chế ở trung tâm Tái chế và Quản lý rác Sinh thái. ........... 12

Hình 9: Lưu vực cấp nước thượng nguồn được sử dụng bền vững. ...................................... 13

Chữ viết tắt

BFAR Cục Nghề cá và Tài nguyên Thủy sản

BMZ Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức

CENECCORD Hội đồng về Phát triển Tài nguyên vùng ven biển ở khu trung tâm Negros

CZM Quản lý vùng ven biển

DED Tổ chức hỗ trợ phát triển Đức

EU Liên minh Châu Âu

GDP Tổng thu nhập quốc nội

GIZ Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức

EnRD Chương trình Phát triển Nông thôn và Môi trường

FARMC Hội đồng quản lý nguồn lợi thủy sản địa phương

LGU Đơn vị chính quyền địa phương

MPA Khu bảo tồn biển

NGO Tổ chức phi chính phủ

ST Sóc Trăng

USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ

Page 7: ệ ề ả ổng hợp Vùng ven ạ ế ọ ập tháng 7 năm 2011 · Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng ... GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh

5

1 Lời tựa

Sóc Trăng là một tỉnh nằm ở cửa sông Hậu. Tỉnh có đường bờ biển dài 72 km và là một trong

những tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long có nguồn tài nguyên ven biển đa dạng với đai rừng

ngập mặn và các loài thủy hải sản từ sông và biển. Cùng với áp lực phát triển kinh tế và gia

tăng dân số, vấn đề sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

đang rất được các nhà quản lý của tỉnh Sóc Trăng quan tâm. Trong khuôn khổ của dự án Quản

lý Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng, GIZ Sóc Trăng đã tổ chức một

chuyến thăm quan học tập kinh nghiêm cho 18 cán cán bộ của các cơ quan ban ngành khác

nhau có liên quan đển quản lý vùng ven biển cấp tỉnh và huyện ở Sóc Trăng. Chuyến tham

quan học tập đã được tổ chức bởi Hợp phần về Quản lý Tài nguyên và Nghề cá vùng ven biển

thuộc Chương trình do GIZ thực hiện về Phát triển Nông thôn và Môi trường (EnRD) tại tỉnh

Negros Occidental ở Philippin.

Chuyến thăm quan nghiên cứu này nhằm học hỏi cách thực hiện quản lý tổng hợp vùng ven

biển ở các thành phố và đô thị tự trị tại tỉnh Negros Occidental của Philippin. Báo cáo này tóm

tắt những biện pháp can thiệp khác nhau do đoàn Sóc Trăng ghi nhận về các vấn đề quản lý và

sử dụng bền vững tài nguyên thủy sản và rừng ngập mặn; quản lý và nâng cao nhận thức môi

trường; xây dựng các khu bảo tồn biển v.v.. Những hình thức quản lý được đánh giá có tiềm

năng ứng dụng ở Sóc Trăng như: thành lập khu bảo tồn biển, nâng cao sự tham gia của cộng

đồng ven biển thông qua các hội nghề cá địa phương (FARMC), cách thức và các hoạt động cụ

thể - thể hiện sự hợp tác giữa các đơn vị chính quyền địa phương và các sở ban ngành sẽ

được thảo luận ở phần cuối báo cáo.

Các thành viên của đoàn công tác Sóc Trăng đã đóng góp ý cho bản thảo của báo cáo này.

Báo cáo cuối cùng được tổng hợp và chỉnh sửa bởi Nguyễn Anh Dũng.

Đoàn cán bộ tham gia chuyến đi mong muốn qua báo cáo này, các nhà ra quyết định của Sóc

Trăng nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ có thêm một nguồn thông tin thực tế về việc quản lý

tổng hợp vùng ven biển từ Philippin. Đoàn cũng chân thành cám ơn dự án GIZ CZM Sóc Trăng

và các cán bộ của chương trình EnRD của GIZ Philippin đã tạo điều kiện và tổ chức thành công

chuyến tham quan học tập bổ ích này..

Thay mặt đoàn công tác.

Nguyễn Anh Dũng

Cán bộ Kỹ thuật, Dự án GIZ CZM ST

Page 8: ệ ề ả ổng hợp Vùng ven ạ ế ọ ập tháng 7 năm 2011 · Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng ... GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh

6

2 Vài nét về Philippin và tổng quan về chuyến đi

Philippin (tên khác: Phi Luật Tân) là một nước nằm ở rìa phía Tây biển Thái Bình Dương trong

khu vực Đông Nam Á có GDP bình quân cao hơn một chút so với Việt Nam. Phần lớn dân số

sống ở vùng nông thôn của quốc gia này vẫn còn nghèo và nguồn thu nhập của họ phải phụ

thuộc vào nông nghiệp và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Được cấu thành từ 7.107 hòn đảo với

đường bờ biển dài 36.000 km, Philippin là một quốc gia nổi tiếng về chủng loại thủy hải sản và

các sản phẩm từ nghề cá. Nửa trong số khoảng 2,7 triệu tấn cá đánh bắt được hằng năm của

Philippin là từ những người ngư dân đánh bắt nhỏ và hoạt động đánh bắt thủy sản đảm bảo

việc làm cho hơn 700.000 ngư dân và người buôn bán.

Tuy nhiên, ngành nghề này hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi hầu hết các khu vực đánh bắt

đều trong tình trạng đánh bắt quá nhiều và suy giảm chất lượng. Những phương pháp đánh bắt

hủy diệt như dùng chất nổ và hóa chất đã làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản.

Những hệ sinh thái ven biển như rừng ngập mặn, cỏ biển và rặn san hô đang mất dần chức

năng là bãi đẻ của nhiều loại sinh vật.

Chương trình “Phát triển Nông thôn và Môi trường” của GIZ thực hiện tại Philippin với nhiều

hợp phần khác nhau trong đó hợp phần về “Quản lý Tài nguyên và Nghề cá ven biển” với mục

tiêu tăng cường sự bền vững của công tác quản lý tài nguyên thủy sản ven biển. Chương trình

đang giúp đỡ những cộng đồng địa phương và những đơn vị chính quyền địa phương (LGUs)

xây dựng những chiến lược quản lý nghề cá và tài nguyên thủy sản vùng ven biển. Chương

trình đã hợp tác chặt chẽ với Cục Nghề cá và Tài nguyên Thủy sản (BFAR) trong việc hỗ trợ

các liên minh chính quyền địa phương để quản lý vùng bờ biển có chiều rộng 15 km tính từ bờ.

Toàn bộ Philippin được chia làm 3 vùng địa lý là vùng Luzon, Visayas và Mindanao. Các hoạt

động của chương trình EnRD tập trung chủ yếu ở vùng Visayas, đây vốn là một trong những

khu vực có tính đa dạng sinh học cao nhất của Philippin. Tỉnh Negros Occidental nằm trên đảo

Negros được chọn là nơi để đoàn CZM Sóc Trăng thăm quan học tập có diện tích khoảng

7.800 km2 với dân số 2.370.269 người.

Hình 1 thể hiện bản đồ của tỉnh Negros Occidental với thành phố thủ phủ Bacolod. Trong 4

ngày, từ Bacolod, đoàn lần lượt thăm các đơn vị chính quyền địa phương nằm dọc ven biển

như Valladolid, Binalbagan (ngày 20.6), San Carlos (ngày 21.6) và Sagay (ngày 22.6) trước khi

trở về Bacolod (ngày 23.06).

Hình 1: Tỉnh Negros Occidental trong vùng Visayas ở Philippin

Page 9: ệ ề ả ổng hợp Vùng ven ạ ế ọ ập tháng 7 năm 2011 · Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng ... GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh

7

3 Các biện pháp can thiệp để quản lý tài nguyên vùng ven biển

3.1 Phục hồi rừng ngập mặn và quản lý rừng ngập mặn

Trong quá khứ, rừng ngập mặn trên toàn Philippin đã bị khai thác quá mức và suy giảm nghiêm trọng từ 500.000 ha năm 1920 giảm còn 117.000 ha năm 1995 (Dioscoro M. Melana và các cộng sự., 2000). Với việc nhận ra tầm quan trọng của rừng ngập mặn trong việc chắn gió bão và mối liên hệ mật thiết giữa việc sụt giảm sản lượng cá đánh bắt với sự mất rừng ngập mặn, chính phủ Philippin đã có những biện pháp và chương trình khác nhau để phục hồi và quản lý rừng ngập mặn. Trong khuôn khổ chuyến đi thăm quan tại tỉnh Negros Occidental, đoàn Sóc Trăng đã có dịp thăm quan những hoạt động liên quan đến vấn đề này như sau:

3.1.1 Công viên sinh thái rừng ngập mặn ở đô thị tự trị Binalbagan

Công viên sinh thái rừng ngập mặn nằm ở đảo Nabuswang thuộc thị trấn Binalbagan. Đây là

một đảo nhỏ với tổng diện tích vào khoảng 200 ha và dân số vào khoảng 1.000 người. Người

dân ở đây trồng lúa và mía trong mùa mưa và đậu phộng và các loại khoai khác trong mùa hè.

Ngoài ra, người dân còn đi đánh bắt các loại nghêu sò và cá để kiếm sống.

Từ năm 1994 với sự hỗ trợ của chính quyền địa

phương, người dân ở đây đã trồng rừng ngập mặn

như là một biện pháp can thiệp để ngăn chặn việc

xói lở và mất đất khiến hòn đảo đứng trước nguy

cơ biến mất trong mùa gió bão. So với 18 năm

trước, tổng diện tích đã tăng lên được thêm 58 ha

thành 80 ha hiện nay - chủ yếu là mấm đen, rất ít

bần và đước. Theo kế hoạch dài hạn, diện tích

rừng ở đây sẽ tiếp tục được mở rộng lên 150 ha.

Song song với việc trồng rừng các chiến dịch về

giáo dục môi trường và phổ biến thông tin về lợi

ích của rừng đối với cộng đồng địa phương (giảm

tác động của bão, giảm năng lượng sóng, bảo vệ

khỏi gió và cung cấp tài nguyên thủy sản) đã được

thực hiện liên tục đã góp phần nâng cao ý thức sở

hữu tài nguyên của người dân. Chính quyền địa

phương còn tư vấn giúp người dân tự xây dựng quy chế quản lý của cộng đồng, quy định về

việc cấm chặt phá hay lấn chiếm đất rừng. Những quy định này được thực thi một cách hiệu

quả thông qua các đội giám sát thực thi pháp luật tự nguyên địa phương. Đặc biêt là đội bảo vệ

rừng “Bantay Katunggan” và đội bảo vệ tài nguyên biển và thủy sản “Bantay Dagat” (Hình 2).

Các đội này hoạt động độc lập gắn công tác bảo vệ với hoạt động nghề nghiệp của họ. Trong

năm 2010, chính quyền địa phương (thị trấn Binalbagan) đã quyết định trợ giúp cho các đội này

với mức 2.000 Peso mỗi người 1 tháng (bảo hiểm, nhiên liệu tuần tra và lương thực).

Ngoài mục đích bảo vệ rừng để chắn gió bão, ngăn

chặn xói lở và bảo vệ nguồn tài nguyên thủy sản có

liên quan đến rừng, chính quyền và người dân nơi

đây còn muốn xây dựng nơi này thành một khu

công viên sinh thái để phục vụ cho các mục đích về

giáo dục và du lịch. Từ những kinh nghiệm ở các

khu vực khác, vấn đề đảm bảo có được một bộ

phận chuyên làm hướng dẫn du lịch để giải thích

cho những khách thăm quan về tầm quan trọng của

rừng ngập mặn nhằm tuyên truyền cũng rất được

quan tâm. Những nỗ lực được thực hiện nhằm bảo

vệ hiệu quả rừng ngập mặn thông qua các biện

pháp tuyên truyền hợp lý các lợi ích của rừng ngập

mặn trên phạm vi rộng hơn. Một nhà thông tin đã

được xây dựng tại lối vào công viên để cung cấp

Hình 2: Các đội thực thi pháp luật địa phương Bantay Katunggan và Bantay Dagat.

Hình 3: Nhà thông tin ngay lối vào khu công viên sinh thái.

Page 10: ệ ề ả ổng hợp Vùng ven ạ ế ọ ập tháng 7 năm 2011 · Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng ... GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh

8

cho những người khách thăm quan những thông tin về đặc điểm cộng đồng địa phương và lợi

ích của rừng ngập mặn (Hình 3). Gần đây, chương trình GIZ EnRD ở tỉnh Negros Occidental đã

giúp đỡ công viên sinh thái rừng ngập mặn xây dựng một lối đi dài 1,5 km bằng tre dọc theo

rừng, làm cho những chuyến đi của du khách dễ dàng hơn.

3.1.2 Hỗ trợ cho các đội thực thi pháp luật địa phương

Các đội bảo vệ rừng ngập mặn “Bantay Katunggan” và đội

bảo vệ tài nguyên biển và thủy sản “Bantay Dagat” có

thành phần chính là những người nông dân/ngư dân sống

gần rừng. Họ làm việc trên nguyên tắc tự nguyện và gắn

công việc tuần tra vào hoạt động đánh bắt mỗi ngày. Ở

Philippin, vì mỗi đơn vị chính quyền địa phương có quyền

tự chủ rất cao, nên những vấn đề về quản lý, quy định và

hình thức hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo vệ ở mỗi

nơi sẽ khác nhau.

Đoàn Sóc Trăng đã có dịp thăm quan một mô hình hỗ trợ

cho các đội bảo vệ rừng địa phương do chường trình

EnRD của GIZ Philippin phối hợp với chính quyền thành

phố San Carlos thông qua hoạt động nuôi cua ngay trong

khu vực rừng mà họ bảo vệ. Mỗi đội bảo vệ rừng sẽ nhận

được nguyên vật liệu để xây dựng các ao nuôi cua (bằng

lưới và tre, xem Hình 4) và hỗ trợ kỹ thuật để trồng rong

biển. Tiền thu được từ việc bán cua sẽ được chia đều cho

các thành viên trong nhóm và sử dụng để tái đầu tư nuôi.

Tuy sản lượng nuôi và thu nhập từ cua là không nhiều,

nhưng hoạt động này được đánh giá là góp phần gắn chặt

lợi ích của nhóm bảo vệ vào các dịch vụ sinh thái mà rừng

đem lại, giúp cho người dân hiểu rõ thêm vai trò của rừng

đối với cuộc sống của cộng đồng dân cư ven biển.

Ngoài việc hỗ trợ sinh kế thay thế cho các đội thực thi pháp luật, chính quyền địa phương còn

thực hiện rất nhiều các hoạt động liên quan như đào tạo nâng cao năng lực cho các thành viên

của đội; điều phối hoạt động của các đội tuần tra với các bên có liên quan khác như cơ quan

nhà nước, phi chính phủ, tổ chức của người dân và các ban ngành có liên quan đến vấn đề

quản lý nghề cá ven biển; tổ chức tuần tra chung với lực lượng của chính quyền; thực hiện các

chiến dịch tuyên truyền giáo dục cho ngư dân; mua bảo hiểm cho các thành viên trong đội.

3.1.3 Khu bảo vệ rừng ngập mặn ở thành phố Sagay

Khu bảo vệ rừng ngập mặn nằm trên đảo Molocaboc thuộc khu bảo tồn biển ở thành phố

Sagay rộng 32.000 ha. Những cây ngập mặn ở đây đa phần là cây bần (Sonneretia) mọc trên

vùng đất cát. Có những cây đã đạt trăm tuổi và là nơi sinh sống của nhiều loài chim và dơi. Với

đặc điểm là vùng biển lở, người dân và chính quyền địa phương đã cải tạo bằng cách trồng

rong biển, cỏ biển và nuôi cấy đá rạn, san hô bên ngoài nhằm giảm bớt sóng biển.

Việc bảo tồn rừng và biển ở khu vực này nhằm tạo ra một khu vực cho các loài thủy sinh vật

phát triển đồng thời phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn. Phần lớn các dự án được đầu

tư tại khu vực này là vốn quốc tế. Việc xã hội hóa các hoạt động dịch vụ tạo thu nhập cho cộng

đồng dân cư địa phương rất được chính quyền địa phương quan tâm, rất ít các thành phần tư

nhân có vốn lớn đầu tư vào du lịch ở thành phố này.

3.2 Quản lý tài nguyên thủy sản vùng ven biển

3.2.1 Bảo vệ nhuyễn thể ở đô thị tự trị Valladolid

Việc quản lý nguồn lợi thủy sản nói chung, đặc biệt là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ có tên tiếng

anh là Angelwings clam (tên khoa học là Cyrtopleura costata) đã được chính quyền thị trấn

Hình 4: Nuôi cua trong rừng ngập mặn.

Page 11: ệ ề ả ổng hợp Vùng ven ạ ế ọ ập tháng 7 năm 2011 · Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng ... GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh

9

Valladolid thực hiện từ nhiều năm qua, tuy nhiên hiệu quả không cao, tình trạng ngư dân trong

và ngoài địa phương đến để khai thác bất hợp pháp thường xảy ra.

Đứng trước những khó khăn về quản lý tài nguyên vùng

ven biển, năm 2005 liên minh CENECCORD (Central

Negros Council for Coastal Resources Development - Hội

đồng về Phát triển Tài nguyên vùng ven biển ở khu trung

tâm Negros) - gồm 7 đơn vị chính quyền địa phương

(LGUs – Local Government Units) đã được thành lập (Hình

5) bao gồm các thành phố và thị trấn ven biển sau: Bago,

Pulupandan, Valladolid, San Enrique, Pontevedra,

Hinigaran và Binalbagan với số lượng nhân sự điều hành

khoảng 110 người.

Mục tiêu của liên minh CENECCORD là liên kết các thành

viên vốn ở gần nhau về mặt địa lý để không những có thể

quản lý hiệu quả và phục hồi nguồn tài nguyên vùng ven

biển mà còn đảm bảo sự cân bằng về mặt sinh thái, làm

sạch môi trường, sử dụng hài hòa và công bằng nguồn tài

nguyên từ đó mang lại lợi ích bền vững cho người ngư

dân.

Liên minh CENECCORD đã xây dựng kế hoạch quản lý

nhuyễn thể có sự nhất trí của các thành viên. Điều này đảm bảo việc thực thi quy chế bảo vệ

nhuyễn thể hiệu quả hơn vì các ngư dân ở những khu vực lân cận đều được thông tin về quy

định quản lý của liên minh. Đồng thời nguồn ngân sách đóng góp của liên minh có thể được

chủ động phân bố sử dụng cho các hoạt động tuần tra và bảo vệ bờ biển; hỗ trợ nâng cao năng

lực cho Hội đồng quản lý nguồn lợi thủy sản địa phương (FARMC); tập huấn cho các đội bảo

vệ rừng “Bantay Katunggan” và đội bảo vệ tài nguyên biển và thủy sản “Bantay Dagat” trong

vấn đề quản lý tài nguyên; mở các chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ nguồn

lợi thủy sản cho cộng đồng dân cư địa phương.

Một trong những khu vực quản lý nhuyễn thể do liên minh CENECCORD thành lập tại thị trấn

Valladolid là khu bảo vệ nghiêm ngặt rộng 15 ha (trên tổng số 4 km2) được đánh dấu bằng các

phao nổi và cờ để phân khu (giữa cho phép khai thác và bảo vệ). Theo quy chế được thống

nhất thì chỉ có những ngư dân đủ điều kiện tham gia thực hiện quy chế mới được cấp phép

khai thác nghêu ở khu vực này. Thời gian khai thác được khống chế từ tháng 1 đến tháng 4

hằng năm với tổng sản lượng thu hoạch từ 40 đến

100 tấn/năm. Sau vụ nuôi nhuyễn thể, các ngư dân

được hướng dẫn kỹ thuật để chuyển sang nuôi thủy

sản khác có giá trị kinh tế cao như cua. Việc kiểm

soát do các đội bảo vệ tài nguyên biển và thủy sản

địa phương “Bantay Dagat” thực hiện khi họ đi đánh

bắt hằng ngày. Kinh phí duy trì các hoạt động tuần

tra, lập sổ sách theo dõi do Liên minh cấp.

Thông qua hội đồng CENECCORD, các tổ chức

quốc tế như USAID, GIZ và EU cũng đã tham gia

hỗ trợ các chương trình giúp cho việc quản lý tài

nguyên tốt hơn. Ngoài hỗ trợ những tàu tuần tra

cho liên minh, GIZ còn đóng góp cho việc xây dựng

tháp canh ở các khu bảo vệ mà một trong số đó

được xây ở thị trấn Valladolid đầu năm 2011 mà

đoàn Sóc Trăng đã có dịp thăm quan (Hình 6).

3.2.2 Quản lý tài nguyên thủy sản và nghề cá ven bờ ở thành phố San Carlos

San Carlos là một thành phố giáp biển nằm ở phía Đông của đảo Negros với 37 km đường bờ

biển và dân số vào khoảng 129.000 người (năm 2007). Như những địa phương khác ở

Hình 5: Thành viên của liên minh CENECCORD.

Hình 6: Thảo luận ngay dưới chân tháp canh ở Valladolid.

Page 12: ệ ề ả ổng hợp Vùng ven ạ ế ọ ập tháng 7 năm 2011 · Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng ... GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh

10

Philippin, thành phố San Carlos trước đây cũng đã gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý tài

nguyên thủy sản. Lượng cá đánh bắt được ngày càng bị suy giảm khiến cho chính quyền địa

phương và người dân nơi đây phải tìm cách thức để giải quyết. Thông qua các định hướng và

chương trình của chính phủ cũng như các hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế, thành

phố đã xây dựng một tầm nhìn chung cho vấn đề quản lý tài nguyên biển của mình, đó là:

“thông qua sự quản lý tổng hợp, để bảo tồn tính đa dạng sinh học, với sự hỗ trợ của những

cộng đồng có sức mạnh tại địa phương và hệ thống pháp luật phù hợp với thực tế cũng như

một sự phân công quản lý xuất sắc”.

Chương trình quản lý tài nguyên thủy sản và nghề cá ven bờ ở thành phố San Carlos nói riêng

và tại Philippin nói chung bao gồm nhiều hoạt động trong đó nổi bật là việc quan tâm hỗ trợ cho

Hội đồng quản lý nguồn lợi thủy sản địa phương (FARMC).

Hội đồng quản lý nguồn lợi thủy sản địa phương có tên viết tắt từ tiếng Anh là FARMC

(localised Fisheries and Aquatic Resource Management Council). Trong hệ thống luật pháp của

nhà nước Philippin, đây là hội đồng chuyên về các vấn đề về quản lý nguồn lợi thủy sản mà

mỗi đơn vị chính quyền địa phương bắt buộc phải thành lập. Các đơn vị hành chính cấp dưới

tỉnh bao gồm các thành phố, các thành phố tự trị (bằng với huyện ở Việt Nam) và các xã. Và vì

thế các FARMC cũng được tổ chức theo các cấp tương ứng.

Thành phần và quy mô của một FARMC thay đổi tùy theo cấp chính quyền mà ở đó nó được

hình thành. Nhìn chung trong các FARMC này, những thành phần chính như đại diện của ngư

dân (bắt buộc phải chiếm hơn 50% số lượng thành viên), chính quyền sở tại, các ban ngành

(về môi trường và thủy sản), tư nhân, tổ chức phi chính phủ (nếu có) cùng nhau thảo luận và

xem xét những chính sách liên quan đến nghề cá tại địa phương đó. Nói một cách khác,

FARMC đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường tính có sự tham gia của cộng đồng trong

công tác quản lý thông qua chức năng tham mưu cho chính quyền về việc xây dựng các quy

định đánh bắt, khai khác và định hướng cách quản lý nghề cá nói chung tại địa phương.

Nhìn nhận vai trò quan trọng của FARMC trong vấn đề quản lý tốt nghề cá và nguồn lợi thủy

sản, chính quyền thành phố San Carlos đã tăng cường hỗ trợ các FARMC bằng nhiều biện

pháp như: tạo điều kiền cho những buổi họp định kỳ hằng tháng, tổ chức ngư dân vào hội

nhóm nhỏ, hỗ trợ sinh kế, nâng cao năng lực cho các thành viên FARMC thông qua tập huấn

và hội thảo và thăm quan, cập nhật danh sách các ngư dân trong khu vực. Kết quả là ngày

càng nhiều những ngư dân tham gia vào các hội/nhóm để bầu ra những đại diện ưu tú cho

FARMC của xã, huyện và thành phố. Ngoài ra, những cuộc thi và giải thưởng cho FARMC hoạt

động hiệu quả nhất cũng là những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của các hội đồng này.

Ngoài việc hỗ trợ các FARMC địa phương, chương trình quản lý tài nguyên biển tại San Carlos

còn tập trung vào việc bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn, tổ chức các sự kiện làm sạch bãi

biển hằng năm và thành lập các khu bảo tồn biển với tổng diện tích vào khoảng 310 ha.

3.2.3 Thành lập các khu bảo tồn biển

Các khu bảo tồn biển là một phần rất quan trọng trong quản lý tổng hợp vùng biển ở Philippin.

Tại tỉnh Negros Occidental, các thành phố như San Carlos và Sagay đã thành lập những khu

bảo tồn biển của mình nhằm mục đích tạo ra một môi trường sống “yên bình” cho các loài thủy

sinh phục vụ cho công tác bảo tồn, sử dụng bền vững và tái sinh tự nhiên. Nói một cách khác,

việc thành lập khu bảo tồn chính là áp dụng nguyên tắc phân khu để quản lý hiệu quả hơn các

nguồn tài nguyên dạng mở. Thành công ở những khu bảo tồn này thể hiện rõ thông qua việc

gia tăng sản lượng cá đánh bắt ở những khu vực được cho phép khai thác xung quanh, ví dụ

như sản lượng cá đánh bắt của ngư dân ở khu vực xung quanh khu bảo tồn ở Sagay đã tăng

từ 3,27 kg/người/ngày năm 1997 lên 8,33 kg/người/ngày năm 2010.

Việc thành lập một khu bảo tồn được thực hiện theo các bước sau:

Tổ chức những chuyến đi học tập kinh nghiệm cho cán bộ và đại diện ngư dân thăm

quan các mô hình khu bảo tồn biển.

Page 13: ệ ề ả ổng hợp Vùng ven ạ ế ọ ập tháng 7 năm 2011 · Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng ... GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh

11

Kết hợp với các trường đại học và viện khoa học để nghiên cứu về hiện trạng tài

nguyên trong khu vực dự định bảo tồn (rừng ngập mặn, san hô, cá, nhuyễn thể) để xác

định ranh giới.

Thực hiện tuyên truyền rộng rãi và liên tục cho người dân địa phương về ý nghĩa và tầm

quan trọng của việc xây dựng khu bảo tồn trong thời gian dài để chuẩn bị (1-2 năm).

Thông qua các văn bản pháp luật để tiến tới thành lập khu bảo tồn.

Thực thi quy định trong khu bảo tồn và tiến hành giám sát lượng tài nguyên (cá, thủy

sản) trong và ngoài khu vực được bảo vệ để đánh giá cách thức quản lý.

Mở rộng diện tích bảo vệ nếu cần thiết.

Tùy vào điều kiện từng nơi, quá trình thành lập khu bảo tồn có thể thực hiện nhanh hay chậm

khác nhau hoặc thậm chí thành công hay thất bại. Với những khó khăn trong quá trình thành

lập khu bảo tồn, ngoài những bước kể trên, một trong những điều kiện tiên quyết ban đầu để

hình thành nên một khu bảo tồn biển là cần phải có sự quyết tâm cao về mặt chính trị của

người đứng đầu đơn vị chính quyền địa phương.

Khu bảo tồn biển ở thành phố Sagay mà đoàn Sóc Trăng thăm quan có diện tích rộng 32.000

hec-ta (320 km2) được bắt nguồn từ ý tưởng của thị trưởng cũ thành phố Sagay là ông Hon.

Alfredo G. Marañon, Jr. Vào năm 1983, ông bắt đầu xây dựng khu bảo tồn ban đầu chỉ bao

gồm mặt nước xung quanh đảo cát Carbin Reef như một khu vực bảo vệ cá. Dần dần khi đạt

được thành công ban đầu với sự ủng hộ của người dân, khu bảo tồn biển được mở rộng ra tới

đảo Penal, Macahulom và phần rìa của đảo Molocaboc.

Đi thăm quan đảo Carbin Reef, đoàn đã có dịp tận mắt thấy được thành quả của công tác bảo

tồn. Từ việc ấn tượng về một môi trường biển giàu các loại thủy sinh vật cá và nghêu khổng lồ

(trai tai tượng - Tridacna gigas) cho đến ngạc nhiên vì ý thức rất cao của người dân trong việc

gìn giữ môi trường biển và khu bảo tồn của họ. Trên mỗi tàu/thuyền đã đăng ký, các khẩu hiệu

về bảo vệ môi trường và quy định của khu bảo tồn đều được nhắc đến: “Những gì bạn mang

vào khu bảo tồn thì chính bạn phải mang nó ra” (không rác thải) hay “Không lấy, phá hủy, giết

hoặc bỏ lại bất cứ thứ gì”. Kèm với những quy định trên là

những định mức rõ ràng về mức độ xử phạt: “Người vi

phạm vào điều luật trên sẽ bị phạt từ 5.000 đến 500.000

Peso ngoài việc phải đền bù phần thiệt hại, hoặc bị phạt tù

từ 1 năm đến 6 năm; hoặc cả hai theo quyết định của tòa”.

Có thể nói, những quy định rất nghiêm chính là một trong

những lý do thành công của khu bảo tồn biển ở thành phố

Sagay.

Một hoạt động quan trọng trong công tác bảo tồn là nâng

cao nhận thức môi trường và tầm quan trọng của bảo vệ tài

nguyên thiên nhiên cho người dân địa phương. Tại Sagay,

công việc này đã được cụ thể hóa bằng việc xây dựng một

bảo tàng biển dành cho trẻ em có tên là “Museo sang Bata

sa Negros”. Đây là bảo tàng thứ hai dành cho trẻ em trên

toàn Philippin và là bảo tàng đầu tiên về biển. Bốn chủ đề

trưng bày ở đây bao gồm: “Câu chuyện về biển”; “Tác hại

của khói thuốc theo thứ tự A-B-C”; “Câu chuyện về các hòn

đảo Philippin”; “Bộ sưu tập búp bê đồ chơi của các nước

trên thế giới”. Trong đó phần trình bày “Câu chuyện về

biển” do các em học sinh địa phương thực hiện rất ấn

tượng với nội dung xoay quanh về tầm quan trọng của rừng

ngập mặn, sự đa dạng của các loài san hô, cá, tôm và sinh

vật biển cùng ý nghĩa của việc bảo tồn biển (Hình 7).

Hình 7: Hoc sinh địa phương rất hiểu biết về nguồn tài nguyên trong khu bảo vệ biển ở Sagay.

Page 14: ệ ề ả ổng hợp Vùng ven ạ ế ọ ập tháng 7 năm 2011 · Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng ... GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh

12

Bảo tàng biển này không chỉ có tác động tích cực đến nhận thức về môi trường của khách thăm

quan mà còn là một việc làm cụ thể thiết thực thể hiện rõ quyết tâm của người dân và chính

quyền địa phương trong công tác bảo tồn và gìn giữ môi trường.

3.3 Quản lý môi trường vùng ven biển ở thành phố San Carlos

Công tác quản lý môi trường vùng ven biển ở thành phố San Carlos có thể được chia ra thành

3 phần chính

Chương trình quản lý chất thải rắn;

Quản lý tài nguyên thủy sản vùng ven biển (xem Mục 3.2.2);

Thu phí sử dụng nước ở thành phố để bảo tồn khu vực cung cấp nước thượng nguồn.

Chương trình quản lý chất thải rắn:

Với dân số 129.000 vào năm 2007 và diện tích vào khoảng 451 km2, San Carlos là một thành

phố nhỏ với 18 xã trong đó có 6 xã nội thành. Nguồn chất thải rắn của thành phố chủ yếu xuất

phát từ khu dân cư và những điểm tập trung như chợ và các khu vực thương mại. Trung bình

mỗi người dân thải ra 0,5 kg rác/ngày và lượng rác tổng cộng của toàn San Carlos vào khoảng

65 tấn mỗi ngày.

Từ năm 2002, thành phố đã bắt đầu lập kế

hoạch để định hướng dài hạn cách thức quản lý

chất thải rắn của mình thông qua việc thành lập

Ban Quản lý Chất thải rắn của Thành phố. Với

sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật của tổ chức DED

(bây giờ là GIZ) và các tổ chức phi chính phủ

khác trong việc điều tra phân loại chất thải rắn và

xây dựng Trung tâm Tái chế và Quản lý rác Sinh

thái. Trung tâm này bao gồm 4 khu vực chính là:

bãi chôn lấp hợp vệ sinh, khu vực làm phân

compost, khu vực xử lý nước sinh học, khu vực

thu hồi để tái chế vật liệu sử dụng Trọng lực làm

phương pháp phân loại. Từ khi chính thức mở

cửa vào năm 2007, trung tâm đã thu gom được

khoảng 17 tấn rác mỗi ngày và phân loại 12 tấn

(69%) để tái chế và làm phân compost.

Để tiến hành đồng bộ các hoạt động hỗ trợ Trung

tâm Tái chế và Quản lý rác Sinh thái, thành phố cũng bắt đầu tiến hành áp dụng việc phân loại

rác tại nhà và thiết lập các quy định xử phạt nghiêm khắc. Ngoài ra, bãi chôn lấp cũ vốn nằm

sát biển có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển và ảnh hưởng đến các loài thủy sinh cũng đã

được đóng cửa và cải tạo thành một công viên rộng 0,9 ha. Để đảm bảo đến yếu tố bền vững

cho hoạt động thu gom, tái chế và xử lý rác, một quỹ tài chính của Trung tâm Tái chế và Quản

lý rác Sinh thái cũng đã được thành lập. Nguồn thu chủ yếu của quỹ này là từ việc bán phân

compost và những loại rác tái chế được.

Chương trình thu phí sử dụng nước để bảo tồn khu vực cung cấp nước thượng nguồn:

Với việc nhận ra tầm quan trọng của khu vực thượng nguồn, vốn là điểm khởi đầu của nguồn

nước chính cho các hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt của thành phố, chính quyền San

Carlos đã quyết định thực hiện chương trình Phát triển và Phục hồi lưu vực thượng nguồn

thông qua một kế hoạch tài chính sáng tạo với mục tiêu hướng tới phát triển bền vững, bảo tồn

đất và đa dạng sinh học giữa những cộng đồng dân cư địa phương (Hình 9). Chương trình bao

gồm 2 bước:

Thuyết phục và thông qua ý kiến của người dân về việc thu thêm phí sử dụng nước là

0,75 Peso cho mỗi m3 nước. Lập quỹ Phát triển và Phục hồi lưu vực thượng nguồn (thu

về 1,2 triệu Peso mỗi năm) do thành phố quản lý.

Hình 8: Kho chứa các vật có thể tái chế ở trung tâm Tái chế và Quản lý rác Sinh thái.

Page 15: ệ ề ả ổng hợp Vùng ven ạ ế ọ ập tháng 7 năm 2011 · Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng ... GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh

13

Lập kế hoạch sử dụng đất có sự tham

gia của các cộng đồng dân cư địa

phương tại khu vực thượng nguồn. Kế

hoạch sử dụng đất thể hiện bao nhiêu

phần trăm diện tích dành cho vùng đệm

bờ sông, nông nghiệp (rau củ, xoài),

rừng (sản xuất và phòng hộ), chăn nuôi

và dân cư.

Chương trình đã mang lại những thành công

ban đầu:

Hơn 211.348 cây rừng đã được trồng

thêm

Sử dụng 14 loài khác nhau nhằm đảm

bảo tính đa dạng sinh học

Tổng cộng hơn 140 hec-ta đất tư nhân được phủ xanh

Thu nhập bình quân của mỗi nông dân từ hoạt động chăn nuôi và nông nghiệp được

ước tính vào khoảng 60.000 Peso mỗi năm.

Chính vì những hoạt động quản lý môi trường xuất sắc mà trong ba năm liền (từ 2008 đến

2010), San Carlos đã được nhận bằng khen xuất sắc trong công tác quản lý môi trường của

vùng VI thuộc khu vực Visayas.

3.4 Quản lý tổng hợp vùng ven biển ở Negros Occidental

Những kinh nghiệm về quản lý tài nguyên và giải quyết những thách thức môi trường ở những

thành phố, thị trấn của tỉnh Negros Occidental bên trên đã phần nào cho thấy được tính đa

ngành trong công tác quản lý vùng ven biển. Tuy các biện pháp quản lý này được giới thiệu tại

từng đơn vị hành chính riêng lẻ (quản lý nghêu ở Valladolid, bảo tồn biển ở Sagay), chúng lại

vô hình được hỗ trợ rất lớn từ những hoạt động hợp tác của rất nhiều các thành phần có liên

quan như:

Liên mình của các đơn vị chính quyền địa phương nhằm mục đích tận dụng sức mạnh

tổng hợp phục vụ việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên;

Sự phối hợp giữa các ngành khác nhau trong cùng một đơn vị chính quyền (Sở Nông

nghiệp và Sở Môi trường và Tài nguyên trong tỉnh/thành phố/thành phố tự trị).

3.4.1 Sự hình thành các liên minh giữa những đơn vị Chính quyền địa phương (LGUs)

a. Các đơn vị chính quyền địa phương và vai trò trong quản lý tài nguyên

Để hiểu được bối cảnh hình thành những liên minh giữa các đơn vị LGUs chúng ta cần phải

hiểu về cơ sở luật pháp của Philippin. Bộ luật Chính quyền địa phương được thông qua năm

1991 của Philippin nhằm tăng cường và chuyển giao thêm quyền cho chính quyền địa phương.

Điều này có nghĩa là các cấp địa phương được thực hiện chế độ tự trị hay nói cách khác là làm

cho các cấp này thêm độc lập và ít phải phụ thuộc vào nhà nước. Các LGUs được giao trách

nhiệm và quyền hạn nhiều hơn trong việc lập kế hoạch và thực hiện hoạt động ở một số lĩnh

vực cơ bản: nông nghiệp, y tế, giáo dục phổ thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, v.v.. Cách phân

quyền này có những ưu điểm, trong đó có hai mặt nổi bật như sau (Bình, 2008):

Chính quyền địa phương sẽ hoạt động hiệu quả hơn trong việc quản lý vì nó đã tạo ra

một vị thế thuận lợi hơn, đáp ứng được những điều kiện đa dạng và luôn thay đổi của

từng địa phương

Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong việc đưa ra những quyết định về cách thức

quản lý tại địa phương. Người dân sẽ chủ động bầu cán bộ có trách nhiệm và đóng góp

ý kiến cho các đại diện nhóm.

Hình 9: Lưu vực cấp nước thượng nguồn được sử dụng bền vững.

Page 16: ệ ề ả ổng hợp Vùng ven ạ ế ọ ập tháng 7 năm 2011 · Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng ... GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh

14

Về góc độ quản lý tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển, bộ luật Chính quyền địa phương 1991

này cho phép các LGUs toàn quyền trong việc quản lý vùng mặt nước có phạm vi 15 km tính từ

bờ biển. Mỗi LGU được quyền cấp giấy phép khai thác thủy sản (hàu, nghêu sò, cá, cá giống

...) và giấy phép hành nghề đánh bắt cho các loại tàu thuyền có tải trọng nhỏ hơn 3 tấn mà

không cần xin phép của bất kỳ cơ quan hay đơn vị nhà nước nào khác. Việc phân chia các cấp

quản lý ở Philippin được liên kê trong bảng sau với mức tương đương với hệ thống của Việt

Nam:

STT LGUs ở Philippin mức tương đương ở Việt Nam

1 Vùng tự trị -

2 Tỉnh và Thành phố không thuộc tỉnh Tỉnh và Thành phố trực thuộc trung ương

3 Thành phố và Đô thị tự trị Thành phố trực thuộc tỉnh và Huyện

4 Xã Xã

b. Liên minh giữa các chính quyền địa phương để quản lý tài nguyên

Việc phân cấp quản lý đến cấp cơ sở tuy có nhiều ưu điểm, nhưng do những hạn chế về mặt

kiến thức và nhân lực, các LGUs thường gặp khó khăn trong công tác quản lý, đặc biệt là quản

lý tài nguyên vùng ven biển vốn có tính đa dạng, phức tạp và thường liên quan đến những khu

vực đánh bắt chung. Chính vì thế, bộ luật Chính quyền địa phương 1991 cũng đã khuyến khích

những LGUs hợp tác và hình thành những liên minh trên nguyên tắc tự nguyện để giải quyết

những vấn đề này.

Kinh nghiệm của Philippin cho thấy việc hình thành những liên minh như thế này mang lại hiệu

quả cao vì với sức mạnh tổng hợp của mình, liên minh sẽ có cơ hội vượt qua được những hạn

chế do việc thiếu nguồn vốn, thiếu năng lực hay các kiến thức chuyên môn của từng thành

viên. Tương tự quy luật kinh tế “Lợi thế kinh tế nhờ quy mô”, thông qua liên minh, những LGUs

còn có thể cùng nhau định hình những giải pháp nằm bên ngoài giới hạn địa lý và hành chính

của mình: thiết lập các quy định hài hòa và đồng bộ về sử dụng tài nguyên, tăng cường thực thi

luật pháp, phòng chống bệnh tật, cải thiện thu nhập thông qua giới thiệu những hình thức tạo

sinh kế mới và quy hoạch sử dụng đất (GTZ, 2009).

Thành công của liên minh CENECCORD trong việc hỗ trợ quản lý nhuyễn thể dọc theo bờ biển

của các đơn vị chính quyền địa phương thành viên mà cụ thể là ở Valladolid (như trình bày ở

Mục 3.2.1) đã cho thấy vai trò quan trọng của hình thức hợp tác này trong quản lý tài nguyên.

Thông thường, tài nguyên thiên nhiên mà đặc biệt là tài nguyên thủy sản vùng ven biển luôn

được coi như là dạng tài nguyên mở cho tất cả mọi người – ai cũng có quyền đến đánh bắt. Nỗ

lực thành lập khu bảo tồn sẽ không đạt kết quả nếu như chỉ do một LGU X nào đó thực hiện

bởi vì ngư dân ở những LGUs lân cận sẽ bị thu hút từ nguồn cá dồi dào có trong khu bảo vệ

của LGU X kia. Thông qua liên minh, tất cả các trách nhiệm lập kế hoạch, phân chia ranh giới

mặt nước, quyết định phương thức bảo vệ, chia sẻ nguồn kinh phí cho hoạt động bảo tồn, tuần

tra bảo vệ thường xuyên đều được các thành viên của liên minh bàn bạc và thống nhất.

Liên minh không chỉ giới hạn giữa các thành phố và đô thị tự trị mà nó còn có thể được hình

thành giữa những LGUs cấp lớn hơn như tỉnh và vùng. Một ví dụ cho việc này là để đảm bảo

sự bền vững khu bảo tồn biển Sagay rộng 32.000 hec-ta, thống đốc tỉnh Negros Occidental đã

có những phối hợp với ít nhất 3 tỉnh khác xung quanh vùng biển Visayas là Cebu, Iloilo và

Masbate vì những tỉnh này cùng chia sẻ lợi ích mà khu bảo tồn mang lại.

Ngoài những thế mạnh trong công tác phối hợp quản lý và bảo vệ, các liên mình còn là cơ hội

cho các hoạt động đào tạo tập huấn chung. Nói cách khác việc tổ chức các lớp đào tạo tập

trung về kỹ năng, kỹ thuật cho các FARMC, đội bảo vệ địa phương, hội nông dân, cán bộ của

các sở ngành có liên quan của tất cả các LGUs sẽ dễ dàng và kinh tế hơn rất nhiều so với tổ

chức những hoạt động này một cách đơn lẻ ở từng LGUs.

Page 17: ệ ề ả ổng hợp Vùng ven ạ ế ọ ập tháng 7 năm 2011 · Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng ... GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh

15

3.4.2 Sự phối hợp giữa các bên, các ngành khác nhau (trong cùng một LGU) trong việc

quản lý tài nguyên vùng ven biển

Tính đa ngành trong quản lý vùng ven biển ở các thành phố và đô thị tự trị ở tỉnh Negros

Occidental thể hiện ở sự phối hợp rõ ràng giữa các bên có liên quan như Sở Nông nghiệp, Sở

Môi trường và Tài nguyên, Sở Kế hoạch Đầu tư ở mỗi tỉnh, thành phố và đô thị tự trị, ví dụ như

trong cơ cấu thành viên của các FARMC (xem mục 3.2.2) ở tất cả các cấp, các đại diện của Sở

Nông nghiệp, Sở Môi trường và Tài nguyên đều có mặt để cùng nhau giải quyết các vấn đề liên

quan đến quản lý tài nguyên chung.

Việc thành lập khu bảo tồn biển (xem mục 3.2.3) cũng đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bên liên

quan. Đó là sự đồng lòng không chỉ của các ngư dân, sự quan tâm và tham gia liên tục của các

ban ngành như nông nghiệp và môi trường mà còn cần định hướng chỉ đạo đúng của các nhà

ra quyết định, trong đó người đứng đầu là thị trưởng và tỉnh trưởng đóng vai trò rất quan trọng.

Trong tất cả những nơi mà đoàn CZM ST thăm quan, những vị lãnh đạo của các thành phố và

đô thị tự trị đều thể hiện quyết tâm chính trị cao trong việc gìn giữ môi trường và tài nguyên.

Để đạt được việc có nhiều bên cùng tham gia vào các vấn đề quản lý tài nguyên, điều cần làm

là các thành phần này cần phải hiểu được rằng họ đều có liên quan và thu được lợi ích từ việc

quản lý bền vững nguồn tài nguyên. Việc thành công hay thất bại của các khu bảo tồn sẽ ảnh

hưởng đến các bên liên quan khác nhau:

Ngành cá hay tổ chức FARMC – lượng cá dồi dào nghĩa là thu nhập được cải thiện cho

ngư dân;

Ngành lâm nghiêp – các khu rừng ngập mặn sẽ được bảo vệ tốt trong các khu bảo vệ;

Các nhà tài trợ, nhà nghiên cứu và thậm chí là một người dân bình thường sống ở

thành thị - đều hưởng lợi từ việc đa dạnh sinh học được gìn giữ.

Khi tất cả các bên liên quan đã hiểu được tính đa ngành trong công tác quản lý tài nguyên thì

việc quản lý tài nguyên sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều do họ sẽ tích cực tham gia hợp tác với

nhau.

3.5 Gợi ý cho việc ứng dụng những bài học kinh nghiệm tại Sóc Trăng

Mặc dù có những khác nhau nhất định về thể chế chính trị giữa Việt Nam và Philippin, đoàn

công tác Sóc Trăng đã ghi nhận rất nhiều lãnh vực và bài học kinh nghiệm trong việc quản lý

nguồn tài nguyên thiên nhiên ở tỉnh Negros Occidental với tiềm năng ứng dụng ở Sóc Trăng.

Cụ thể như sau:

Một mức độ tham gia cao của người dân địa phương – điều này đóng vai trò then

chốt trong việc quản lý nghề cá và tài nguyên tại địa phương. Nó quan trọng bởi vì chính

những người dân tại chỗ hiểu rõ nhất về nguồn tài nguyên của họ. Thông qua sự tham

gia vào lập kế hoạch quản lý, các ngư dân nâng cao nhận thức và tính sở hữu tài

nguyên và sẽ giúp việc thực thi pháp luật được hiệu quả hơn. Ở Philippin, điều này

được thực hiện rất tốt do các FARMC được bắt buộc thành lập bởi luật pháp ở mỗi cấp

địa phương. Vai trò của FARMC trong việc tư vấn cho các đơn vị lập pháp ở các địa

phương cũng được quy định rõ ràng trong luật và điều này được thực hiện nghiêm túc.

Tại Việt Nam, chúng ta có những hội nghề cá ở các cấp khác nhau, từ quốc gia đến xã.

Tuy nhiên, vai trò của những hội nay trong việc đóng góp vào việc quản lý ở địa phương

là chưa được rõ. Họ cũng nhận được ít hỗ trợ từ phía nhà nước đặc biệt ở cấp độ xã.

Mức độ “tham gia” của người dân (ngư dân) trong các hội nghề này vẫn còn là một câu

hỏi.

Với sự hỗ trợ của dự án GIZ CZM ST, một mô hình quản lý có sự tham gia của cộng

đồng là Đồng quản lý rừng ngập mặn cũng đã được tiến hành tại ấp Âu Thọ B, Vĩnh

Hải, Vĩnh Châu. Mô hình này thúc đẩy sự tham gia và làm chặt thêm sự cộng tác giữa

những người sử dụng tài nguyên và chính quyền địa phương bằng cách trao cho họ

những nghĩa vị và quyền lợi rõ ràng để quản lý và sử dụng tài nguyên trong khu rừng

của mình. Vì thế chúng tôi đề xuất rằng những nhà ra quyết định nên xem xét cách thức

Page 18: ệ ề ả ổng hợp Vùng ven ạ ế ọ ập tháng 7 năm 2011 · Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng ... GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh

16

mà mô hình này được thực hiện ở Âu Thọ B và làm cách nào để ứng dụng vào việc

tăng cường các hội nghề cá ở Sóc Trăng để đạt được một sự quản lý tốt hơn về nghề

cá và tài nguyên.

Việc thành lập các khu bảo tồn biển ở tỉnh Negros Occidental đã góp phần tái tạo bền

vững nguồn tài nguyên thủy sản. Nguồn tài nguyên thiên nhiên mà đặc biệt là tài

nguyên thủy sản vốn có dạng mở nên rất khó quản lý. Bằng cách phân khu để quản lý

trong đó có những khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt giúp thực hiện được các mục đích

về bảo tồn và sử dụng tài nguyên bền vững. Nguyên tắc phân khu là một phần quan

trọng của quản lý tổng hợp vùng ven biển và đã được các bên liên quan hiểu rất rõ ở

tỉnh Negros Occidental.

Vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên nhận được sự quan tâm rất lớn ở Philippin. Là

một thành phố nhỏ nhưng San Carlos đã có chương trình phân loại rác tại nguồn và nó

đã cho thấy cả tính khả thi tài chính lẫn khả thi trong việc xử lý môi trường. Rác được

phân loại giúp cho lượng rác phải chôn lấp giảm đi và cung cấp nguyên liệu đầu vào cho

hoạt động tái chế và sản xuất phân com-pốt. Sự thực thi chương trình lệ phí nước để

gìn giữ nguồn nước thượng nguồn cho thấy thành phố có nhận thức rất cao về vấn đề

môi trường và quyết tâm chính trị mạnh trong việc chi trả cho dịch vụ môi trường. Sóc

Trăng có dân số lớn hơn thành phố Sagay và vì thế những chương trình phân loại và tái

chế rác sẽ có tiềm năng ứng dụng và hiệu quả mà nó mang lại sẽ rất lớn.

Sự phổ biến về liên minh giữa các đơn vị chính quyền trong việc quản lý tài nguyên ở

Philippin đã chỉ ra rằng vấn đề quản lý tài nguyên thường không nằm trong giới hạn

hành chính của một địa phương nào cả. Chính vì thế các địa phương gần nhau cần

nghiên cứu về tính cần thiết phải có sự phối hợp và chủ động hợp tác với nhau trong

công tác quản lý tài nguyên. Nhà nước cũng cần có những văn bản quy định và hướng

dẫn để giúp định hướng cho các địa phương trong vấn đề này. Đây là bài học kinh

nghiệm có giá trị cho Sóc Trăng đặc biệt khi quản lý các hoạt động khai thác thủy sản

trên bãi bồi, bãi cát (như khai thác nghêu giống) và dưới tán rừng ngập thường có liên

quan đến đối tượng khai thác từ địa phương lân cận. Ví dụ, Sóc Trăng có thể thử

nghiệm việc thành lập liên minh giữa các huyện Vĩnh Châu, Trần Đề và Cù Lao Dung để

đạt được đồng thuận về cách thức quản lý nghêu giống và rừng ngập mặn.

Sự chỉ đạo và định hướng đắn đúng về sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên

của người đứng đầu, mà cụ thể là thị trưởng của các đơn vị chính quyền ở Philippin,

đóng vai trò rất quan trọng. Họ chính là các chiến sĩ tiên phong khởi xướng các

chương trình, kế hoạch phát triển bền vững của tỉnh và địa phương. Ngoài ra, các cán

bộ trong những cơ quan ban ngành nông nghiệp và môi trường, những người đa hiểu

về quản lý tổng hợp, là những nhân tố quan trọng trong việc thực hiện những chương

trình và kế hoạch đã đặt ra.

Tài liệu tham khảo

Bình,Lê Thanh (2008): Phân tích sự phân quyền trong cải cách hành chính ở Philippin: Một số

bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 1 (72), tháng 3 – 2008

Dioscoro M. Melana et al. (2000): Mangrove management and developmentin the Philippines.

GTZ (2009): Making Alliances Work: Lessons from the 1st Inter-Local Government Unit Alliances

Summit, GIZ-Decentralization program Philippines.

Page 19: ệ ề ả ổng hợp Vùng ven ạ ế ọ ập tháng 7 năm 2011 · Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng ... GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh

17

Danh sách đoàn Sóc Trăng tham gia chuyến đi

I. Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN & PTNT)

1. Ông Dương Quốc Việt, Chi cục trưởng, Chi cục Thủy lợi và Phòng chống Lụt bão tỉnh Sóc

Trăng;

2. Ông Ngô Thành Khương, Chánh văn phòng, Sở NN & PTNT

3. Ông Trịnh Hiệp, P. Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính Sở NN & PTNT, cán bộ phụ trách

đồng quản lý;

4. Bà Triệu Thy Thanh Thảo, Chuyên viên phòng Kế hoạch – Tài chính Sở NN & PTNT, Điều

phối viên Ban quản lý Dự án;

5. Ông Phạm Văn Thiện, P. Đội trưởng Đội Kiểm Lâm cơ động & PCCCR Chi Cục Kiểm Lâm;

Kế toán dự án;

6. Ông Trần Trọng Khiêm, Đội trưởng Đội Kiểm Lâm cơ động & PCCCR Chi Cục Kiểm Lâm,

cán bộ phụ trách chính sách – pháp luật;

7. Ông Võ Văn Tường, Cán bộ phòng Quản lý Bảo vệ rừng Chi Cục Kiểm Lâm, cán bộ phụ

trách giám sát;

8. Ông Nguyễn Đức Hoàng, Cán bộ phòng Quản lý Bảo vệ rừng Chi Cục Kiểm Lâm, cán bộ

phụ trách khôi phục rừng ngập mặn;

9. Ông Dương Tấn Vũ, Cán bộ Phòng Pháp chế thanh tra Chi Cục Kiểm Lâm, cán bộ phụ

trách phát triển cộng đồng;

10. Ông Trần Hoàng Dũng – Trưởng Phòng Quản lý nguồn lợi và Môi trường Thủy Sản thuộc

Chi Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản, cán bộ phụ trách lĩnh vực Bảo vệ Nguồn

lợi Thủy sản;

II. Các Sở, Ban ngành liên quan

11. Ông Nguyễn Trí Dũng, Trưởng phòng Kinh tế, UBND tỉnh;

12. Bà Thái Trúc Thọ, Chuyên viên phòng Kinh tế, UBND tỉnh;

13. Ông Hoàng Đồng Tâm, Trưởng phòng tổng hợp Sở Kế hoạch & Đầu tư;

14. Ông Phan Vĩnh Tùng, Trưởng phòng ngân sách Sở Tài chính;

15. Ông Phạm Văn Tùng, Chi cục trưởng Chi Cục Bảo vệ Môi trường;

III. Các huyện và Văn phòng GIZ Sóc Trăng

16. Ông Phạm Văn Vững, P. Trưởng phòng NN & PTNT huyện Trần Đề, Điều phối viên Đội dự

án huyện Trần Đề;

17. Ông Hoàng Đình Quốc Vũ, Cán bộ phòng NN & PTNT huyện Vĩnh Châu, Điều phối viên

Đội dự án huyện Vĩnh Châu;

18. Ông Hồ Thanh Kiệt, P. Trưởng phòng NN & PTNT huyện Cù Lao Dung, Điều phối viên Đội

dự án huyện Cù Lao Dung;

19. Ông Nguyễn Anh Dũng, Cán bộ kỹ thuật Văn phòng Dự án GIZ Sóc Trăng (phiên dịch).

Page 20: ệ ề ả ổng hợp Vùng ven ạ ế ọ ập tháng 7 năm 2011 · Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng ... GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh

18

Danh sách các tài liệu thu thập trong chuyến đi

1. Bài trình bày về Tổng quan Quản lý nghề cá và Tài nguyên ven biển bởi GIZ EnRD

2. Bài trình bày về Các bước thực hiện quản lý nghề cá và Tài nguyên ven biển bởi GIZ EnRD

3. Bài trình bày về Hội đồng về Phát triển Tài nguyên vùng ven biển ở khu trung tâm Negros

4. Bài trình bày về Quản lý nghề cá và Tài nguyên ven biển ở thành phố San Carlos

5. Bài trình bày về Liên minh giữa các chính quyền địa phương ở tỉnh Negros Occidental

6. Bài trình bày về Chương trình quản lý Tài nguyên ven biển ở thành phố Sagay

7. Bài trình bày về Chương trình chiến lược giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu ở thành

phố San Carlos

8. Sổ hướng dẫn về đăng ký tàu thuyền và hệ thống giám sát.

9. Sổ hướng dẫn về hoạt động của Hội đồng về Phát triển Tài nguyên vùng ven biển ở khu

trung tâm Negros (CENECCORD )

10. Tổng hợp luật và quy định liên quan đến Quản lý Tài nguyên vùng ven biển của Philippin.

(tất cả các tài liệu bên trên đều được trình bày bằng tiếng anh)

Page 21: ệ ề ả ổng hợp Vùng ven ạ ế ọ ập tháng 7 năm 2011 · Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng ... GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh
Page 22: ệ ề ả ổng hợp Vùng ven ạ ế ọ ập tháng 7 năm 2011 · Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng ... GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh

Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH Dự án Quản lý Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng 134 Trần Hưng Đạo, Tp Sóc Trăng, Việt Nam ĐT + 84 79 3622164 F + 84 79 3622125 I www.giz.de www.czm-soctrang.org.vn