97
LỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp không những cung cấp hầu hết các công cụ, tư liệu sản xuất xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả các ngành kinh tế mà còn tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị góp phần phát triển nền kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của xã hội. Vì vậy tăng trưởng công nghiệp có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như: nông nghiệp, thương mại, giao thông vận tải, dịch vụ, quốc phòng…Do công nghiệp có vai trò quan trọng như vậy nên khi đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia tiêu chuẩn đầu tiên phải đề cập đến là tỷ trọng của ngành công nghiệp trong giá trị tổng sản lượng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ngày nay, một nước muốn có trình độ kinh tế cao, nhất thiết phải có một hệ thống các ngành công nghiệp hiện đại và đa dạng trong đó các ngành mũi nhọn phải được chú ý thích đáng. Do vậy chỉ có tăng trưởng công nghiệp mới giúp các quốc gia đang phát triển xây dựng nền công nghiệp bền vững và xoá bớt khoảng cách với các nước phát triển kể cả về mặt kinh tế lẫn văn minh xã hội. Nhận thức rõ điều này Đảng và Nhà nước ta từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) đã có chủ trương đổi mới nền công nghiệp từ tập trung phát triển công nghiệp nặng sang phát triển đồng bộ các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến và hàng tiêu dùng. Chính từ chủ trương đổi mới đó, sau gần 20 năm công nghiệp Việt Nam đã có những thành tựu 1

Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

LỜI MỞ ĐẦU

Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp không những cung cấp hầu hết các công cụ, tư liệu sản xuất xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả các ngành kinh tế mà còn tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị góp phần phát triển nền kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của xã hội. Vì vậy tăng trưởng công nghiệp có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như: nông nghiệp, thương mại, giao thông vận tải, dịch vụ, quốc phòng…Do công nghiệp có vai trò quan trọng như vậy nên khi đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia tiêu chuẩn đầu tiên phải đề cập đến là tỷ trọng của ngành công nghiệp trong giá trị tổng sản lượng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Ngày nay, một nước muốn có trình độ kinh tế cao, nhất thiết phải có một hệ thống các ngành công nghiệp hiện đại và đa dạng trong đó các ngành mũi nhọn phải được chú ý thích đáng. Do vậy chỉ có tăng trưởng công nghiệp mới giúp các quốc gia đang phát triển xây dựng nền công nghiệp bền vững và xoá bớt khoảng cách với các nước phát triển kể cả về mặt kinh tế lẫn văn minh xã hội. Nhận thức rõ điều này Đảng và Nhà nước ta từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) đã có chủ trương đổi mới nền công nghiệp từ tập trung phát triển công nghiệp nặng sang phát triển đồng bộ các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến và hàng tiêu dùng. Chính từ chủ trương đổi mới đó, sau gần 20 năm công nghiệp Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể, tăng trưởng công nghiệp này càng cao và ổn định, các sản phẩm công nghiệp đáp ứng được nhu cầu trong nước và còn xuất khẩu cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công nghiệp Việt Nam còn một số điểm kém phát triển như lao động trong ngành công nghiệp có trình độ chưa cao, sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh chưa cao…Với những thành tựu cũng như thực trạng này chúng ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp để nước ta trở thành một nước công nghiệp trong thời gian sắp tới.

Để có được sự tăng trưởng trong công nghiệp như vậy thì cần phải xét tới những yếu tố đã tác động tới sự phát triển đó. Bằng việc sử dụng mô hình trong kinh tế lượng phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng công nghiệp là việc xem xét mối quan hệ giữa các biến số và nắm được nhân tố nào quan trọng nhất trong các nhân tố có ảnh hưởng tới biến phụ thuộc trong mô hình. Phân tích số liệu, tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề trên sẽ có ý nghĩa trong việc phân tích đánh giá đầy đủ hơn về tăng trưởng công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua.

1

Page 2: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

Từ đó xây dựng mô hình tăng trưởng phù hợp với điều kiện hiện nay của đất nước.

Trong thời gian thực tập tại Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng trực thuộc Tổng cục thống kê, với sự hướng dẫn của cán bộ tại cơ quan thực tập: Phạm Thị Hồng Trang và sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy giáo: PGS.TS Nguyễn Quang Dong đã giúp em chọn, nghiên cứu đề tài:

“Phân tích các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tăng trưởng công nghiệp bằng mô hình kinh tế lượng.”

Bài luận văn của em được viết theo cấu trúc gồm hai chương như sau:

Chương I: Thực trạng về nền công nghiệp Việt Nam.

Chương II: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố cơ bản đến tăng trưởng công nghiệp Việt Nam.

2

Page 3: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

CHƯƠNG I

THỰC TRẠNG VỀ NỀN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

1. Khái niệm và phân loại ngành công nghiệp của Việt Nam hiện nay

1.1.Khái niệm ngành công nghiệp

Ngành công nghiệp bao gồm các hoạt động kinh tế khai thác tài nguyên khoáng sản sẵn có trong thiên nhiên chưa có tác động của bàn tay con người ( trừ tài nguyên rừng và thuỷ hải sản) và các hoạt động chế biến những sản phẩm của ngành Nông lâm nghiệp, Thuỷ sản và Công nghiệp thành các sản phẩm có giá trị sử dụng mới so với giá trị sửa dụng của sản phẩm ban đầu đưa vào chế biến.

1.2. Phân loại ngành công nghiệp Việt Nam hiện nay(1)Công nghiệp khai thác mỏ gồm:- Khai thác than.- Khai thác dầu thô và khí tự nhiên.- Khai thác quặng, kim loại.- Khai thác đá, cát sỏi và các mỏ khác.(2) Công nghiệp chế biến gồm:- Sản xuất thực phẩm đồ uống.- Sản xuất thuốc lá, thuốc lào.- Dệt, may, thuộc da và sản xuất các sản phẩm từ da.- Chế biến gỗ và lâm sản.- Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy.- Xuất bản, in và sao bản ghi các loại.- Sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế và nhiên liệu hạt nhân.- Sản xuất hoá chất và các sản phẩm hoá chất.- Sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic.- Sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại.- Sản xuất kim loại.- Sản xuất các sản phẩm từ kim loại (trừ máy móc, thiết bị).- Sản xuất máy móc, thiết bị văn phòng, máy tính.- Sản xuất radio, ti vi và thiết bị truyền thông.- Sản xuất dụng cụ y tế, thiết bị chính xác (cân đo).- Sản xuất xe có động cơ.- Sản xuất các loại phương tiện khác.

3

Page 4: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

- Sản xuất giường tủ, bàn ghế và các sản phẩm khác chưa được phân vào đâu.- Tái chế phế liệu, phế phẩm.(3) Sản xuất tập trung và phân phối điện, ga, nước sạch và nước nóng gồm:- Sản xuất, tập trung và phân phối điện, ga.- Sản xuất và phân phối nước sạch, nước nóng.

1.3.Vài nét cơ bản về một số ngành công nghiệp chủ yếu ở nước ta

a. Các ngành công nghiệp nặng

Hầu hết các ngành công nghiệp nặng đều là những ngành công nghiệp hiện đại, có trình độ kỹ thuật cao và là những ngành then chốt của nền kinh tế quốc dân. Trong các ngành này quan trọng nhất là các ngành: năng lượng, cơ khí, luyện kim và hoá chất.

* Ngành công nghiệp năng lượng

Ngành công nghiệp năng lượng có vai trò hết sức quan trọng đối với các ngành kinh tế, đặc biệt đối với ngành công nghiệp. Trong quá trình công nghiệp hoá của một nước, ngành năng lượng bao giờ cũng phải đi trước một bước. Ngành công nghiệp nặng gồm có: ngành khai thác than, dầu mỏ, khí đốt…và điện lực.

- Ngành công nghiệp khai thác than: đã từ lâu trong cơ cấu năng lượng thế giới, than được coi là nguồn năng lượng cơ bản. Dự trữ than là dự trữ nhiên liệu lớn nhất thế giới. Than được sử dụng làm nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện. Than được cốc hoá là nhiên liệu cho ngành luyện kim đen, và cũng là nguyên liệu quý của công nghiệp hoá chất. Các mỏ than lớn ở nước ta tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh và Quỳnh Nhai.

- Ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ: là ngành công nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Từ khi phát hiện ra dầu mỏ, nhờ đặc tính quý báu của dầu như khả năng sinh nhiệt lớn, tiện dùng, vận chuyển thuận lợi…mà dầu mỏ đã nhanh chóng vượt than và chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu sử dụng năng lượng hiện nay trên thế giới cũng như trong nước. Sự xuất hiện của động cơ đốt trong và với sự xuất hiện của ngành công nghiệp mới – hoá dầu, làm cho công nghiệp dầu mỏ ngày càng phát triển nhanh chóng. Dầu mỏ được coi là vàng đen của đất nước. Việc khai thác dầu mỏ trên thế giới hiện nay đạt trên 3 tỷ tấn/năm. Gần 40% lượng dầu mỏ khai thác được tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển như khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Mỹ La tinh và Đông Nam Á. Cũng giống như nước ta, những

4

Page 5: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

nước có nhiều dầu ở các khu vực này phần lớn là khai thác và xuất khẩu dầu thô, chưa có những nhà máy lọc dầu tinh chế dầu tiên tiến. Khu khai thác dầu mỏ nước ta tập trung chủ yếu ở vùng biển Bà Rịa Vũng Tàu với các mỏ dầu lớn như mỏ Bạch Hổ, Hồng Ngọc, Đại Hùng cho trữ lượng dầu lớn.

- Ngành công nghiệp điện lực: là cơ sở chủ yếu để phát triển nền công nghiệp hiện đại. Đây là ngành công nghiệp được phát triển hết sức mạnh mẽ trong thời đại hiện nay. Do sự phát triển của nhiều ngành sản xuất hiện đại, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đời sống nhân dân ngày càng tốt hơn đòi hỏi nhu cầu sử dụng điện ngày càng nhiều hơn. Trên thế giới hiện nay điện được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau như nhiệt điện, thuỷ điện, năng lượng mặt trời, từ gió.., gần đây một số nước còn chú trọng đến việc phát triển việc sản xuất điện từ các nhà máy điện nguyên tử. Thông thường, các nước có nhiều than và dầu thì xây dựng các nhà máy nhiệt điện, các nước giàu thuỷ năng thì phát triển các nhà máy thuỷ điện. Ở nước ta do có nhiều sông, thác lớn nên chúng ta đã xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện lớn để sản xuất phục vụ cho tiêu dùng và sản xuất. Các nhà máy thuỷ điện có công suất lớn như Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Nhà máy thuỷ điện YALY, và hiện nay chúng ta đang bắt đầu xây dựng nhà máy thuỷ điện có công suất lớn nhất Đông Nam Á nhà máy thuỷ điện Sơn La.

* Ngành công nghiệp luyện kim: gồm hai ngành là luyện kim đen, sản xuất ra gang thép và luyện kim màu, sản xuất ra các kim loại không có sắt.

- Ngành luyện kim đen: là một trong những ngành quan trọng nhất của công nghiệp nặng, là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế tạo máy móc. Hầu như tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng các sản phẩm của ngành luyện kim đen. Nguyên liệu chủ yếu của ngành luyện kim đen là quặng sắt. Ngoài ra còn cần than cốc, các chất trợ dung và nước. Ngành luyện kim đen còn đòi hỏi một quy trình công nghệ phức tạp, trước hết từ quặng sắt, than cốc phải nấu thành gang trong lò cao, rồi từ gang mới luyện thành thép…Do phụ thuộc vào vị trí của các mỏ quặng nên ngành luyện kim đen ở nước ta xuất hiện nhiều ở những vùng có mỏ quặng lớn như Thái Nguyên, Việt Trì, Biên Hoà, Vũng Tàu

- Ngành luyện kim màu: sản xuất các kim loại không có chất sắt như đồng, nhôm, thiếc trong đó có những loại có giá trị chiến lược. Các kim loại màu được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế tạo máy, đặc biết trong chế tạo ô tô, kỹ thuật điện và trong công nghiệp hóa học…Nguyên liệu dùng để luyện kim màu là các loại quặng có hàm lượng kim loại thường thấp và lại ở dạng đa kim, quá trình chế luyện phức tạp và khó khăn hơn luyện kim đen nhiều. Vì vậy các quặng kim loại màu khó tìm kiếm và khai thác hơn, các

5

Page 6: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

quặng kim loại màu chỉ có ở một số tỉnh như Thái Nguyên, Tĩnh Túc và TP Hồ Chí Minh.

* Ngành công nghiệp chế tạo máy

Máy móc là phương tiện chủ yếu để nâng cao năng suất lao động và giảm nhẹ lao động của con người. Ngành công nghiệp chế tạo máy trang bị công cụ sản xuất cho tất cả các ngành kinh tế, phục vụ cho nhu cầu của dân cư. Ngành công nghiệp chế tạo máy ngày càng phát triển mạnh và chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành công nghiệp, nó cũng được coi là chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển công nghiệp của một quốc gia. Nước ta do chịu hậu quả của chiến tranh và có nền công nghiệp lạc hậu nên ngành công nghiệp chế tạo máy chưa phát triển và bắt kịp với công nghiệp chế tạo máy trên thế giới. Trước kia, ngành chế tạo máy ở nước ta mới chỉ chú trọng sản xuất máy dệt và máy nông nghiệp. Ngày nay nhờ các thành tựu về khoa học, công nghệ mà ngành chế tạo máy đã có những phát triển như việc sản xuất xe máy, ô tô, các linh kiện điện tử…Sự phát triển của ngành chế tạo máy hiện đại đòi hỏi phải có sự đầu tư rất lớn về khoa học kỹ thuật, phải có nguồn lao động với trình độ lành nghề, nguồn nguyên liệu cân thiết, và sự phát triển đồng đều của các ngành công nghiệp khác hỗ trợ cho nó. Các ngành công nghiệp chế tạo máy phân bố rải rác ở tất cả các vùng trong cả nước từ Bắc tới Nam.

b. Ngành công nghiệp nhẹ

Công nghiệp nhẹ bao gồm rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau, đa dạng về mặt hàng sản xuất và phức tạp về trình độ kỹ thuật. Nói chung, sản phẩm của các ngành này đều nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của đại đa số nhân dân, cho nên chúng có thị trường rất rộng lớn. Một số ngành có nguồn gốc từ các ngành sản xuất thủ công, dần dần được cơ khí hoá và hiện đại hoá. Nhân công của các ngành này không phải thoả mãn nhiều điều kiện khắt khe về mặt thể lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật như nhân công của ngành công nghiệp nặng. Hầu hết họ đều được tuyển từ các thợ thủ công lành nghề, có sẵn ít nhiều kinh nghiệm cần thiết về sản xuất. Do đặc điểm của ngành công nghiệp nhẹ là phục vụ nhu cầu sinh hoạt nên các nhà máy dệt, may, chế biến tập trung chủ yếu ở các vùng dân cư đông đúc, ở các thành phố lớn, thành phố vệ tinh như Hà Nội, Nam Định, Việt Trì, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Huế, Đà Nẵng.. Vì đây là các thị trường lớn dễ tiếp cận .

* Công nghiệp dệt: là một trong những ngành chủ đạo và quan trọng nhất của công nghiệp nhẹ. Nó cung cấp những sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu

6

Page 7: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

trực tiếp hàng ngày của con người về may mặc, sinh hoạt và một phần nguyên liệu cho ngành công nghiệp nặng. Phát triển công nghiệp dệt có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp và các ngành công nghiệp hoá chất. Phát triển công nghiệp nặng còn có tác dụng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nhất là lao động nữ bởi ngành này thu hút nhiều lao động. Từ khi ngành công nghiệp hoá chất phát triển, ngành dệt đã có thêm nhiều nguồn nguyên liệu mới như tơ, sợi, len nhân tạo bổ sung thêm cho các nguồn nguyên nhiên liệu thiên nhiên sẵn có.

*Ngành công nghiệp thực phẩm: cung cấp các sản phẩm thoả mãn nhu cầu hàng ngày của nhân dân về ăn uống. Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là các sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, vì vậy nó tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Hơn thế nữa, thông qua việc chế biến, công nghiệp thực phẩm còn làm tăng thêm giá trị của các sản phẩm đó, tạo khả năng xuất khẩu, tích luỹ vốn, góp phần cải thiện đời sống.

Sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

7

CÔNG NGHIỆP

Công nghiệp khai thác mỏ

Công nghiệp chế biến

Sản xuất tập trung và phân phối điện, ga, nước sạch và

nước nóng

Khai thác than

Khai thác dầu mỏ

Chế tạo máy

Chế biến thực phẩm

Công nghiệp

dệt may

Sx, phân phối điện ga

Sx, phân phối nước sạch

Page 8: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

2. Công nghiệp Việt Nam trước năm 1986 và chủ trương đổi mới

2.1. Một vài nét về quá trình phát triển của Công nghiệp Việt Nam từ trước năm 1986

Nước ta từ trước năm 1945 là một nước phong kiến thuộc địa, phương thức sản xuất phong kiến trì trệ kéo dài, chính sách trọng nông, kiềm công, ức thương nên công nghiệp không thể tách khỏi nông nghiệp để trở thành một ngành độc lập. Do đó nền công nghiệp nước ta lúc bấy giờ là nền công nghiệp què quặt không phát triển. Đến tháng 9/1945 khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, tiếp quản chính quyền từ chế độ cũ Chính Phủ nước ta lúc bấy giờ gặp vô vàn khó khăn, công nghiệp Việt Nam vốn đã què quặt lại chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh nên càng sa sút. Song với đường lối và chủ trương đúng đắn của Đảng cung với sự nỗ lực của cán bộ làm công nghiệp nên chỉ trong một năm hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng đã nhanh chóng được phục hồi và đi vào sản xuất.

Từ tháng 5/1954 đến 5/1975, trong hoàn cảnh một phần đất nước còn đang chiến tranh, công nghiệp Việt Nam vừa phải xây dựng một nền sản xuất tiến dần lên cơ khí hoá và tự động hoá, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, một mặt phải tiếp tục sản xuất để chi viện cho chiến trường miền Nam. Với chủ trương khôi phục, phát triển kinh tế và cải tạo công thương nghiệp, chỉ sau một thời gian ngắn công nghiệp miền Bắc đã nhanh chóng lấy lại được nhịp độ sản xuất. Năm 1960 sản xuất của công nghiệp quốc doanh đạt gấp 25 lần so với năm 1955, cơ cấu công nghiệp có sự thay đổi đáng kể đã hình thành hệ thống công nghiệp bao gồm 3 bộ phận chủ yếu là quốc doanh trung ương, quốc doanh địa phương và tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã.

Năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước bước vào giai đoạn lịch sử mới. Đại hội IV của Đảng đã xác định nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường trước mắt là “Tập trung phát triển công nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp quan trọng”. Giai đoạn này công nghiệp được đầu tư lớn, tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản đạt 79,3 tỷ đồng theo giá so sánh năm 1982 trong đó ngành công nghiệp chiếm 35,5% tổng vốn đầu tư. Giá trị tài sản cố định tăng thêm 43,7 tỷ đồng trong đó ngành công nghiệp tăng 13,2 tỷ đồng. Do được tập trung xây dựng nên ngành công nghiệp đã có thêm 714 doanh nghiệp nhà nước trong đó có 415 doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp nặng. Nhờ vậy năng suất của nhiều ngành tăng lên rõ rệt: năm 1980 so với năm 1976, công suất sản xuất than tăng 12,7%; thép tăng 40%, xi măng tăng

8

Page 9: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

18,6%, giấy bìa tăng 33,1%, vải tăng 11,1%, thuốc lá tăng 36,9%, động cơ điện gấp 3,6 lần.

Giai đoạn 1981-1985 là giai đoạn nền công nghiệp bắt đầu có những dấu hiệu phát triển tương đối khá. Công nghiệp vẫn là ngành được đầu tư lớn, tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản trong của Nhà nước trong giai đoạn này đã lên tới 95,4 tỷ đồng tăng 20,3% so với giai đoạn 1976-1980. Ngành công nghiệp vẫn được ưu tiên với 36,5 tỷ đồng chiếm 38,4% vốn đầu tư. Do đẩy mạnh đầu tư trong 2 kế hoạch 5 năm liền nên một số công trình lớn đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng như nhà máy nhiệt điện Phả Lại, thuỷ điện Hoà Bình, khu dầu khí Vũng Tàu, các nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch…Năng lực sản xuất của các ngành đã tăng tương đối khá như: sản xuất được 456,5 nghìn kW điện, 2198 km đường dây tải điện; 2545 nghìn tấn than nguyên khai; 275,7 nghìn tấn phân bón hoá học; 2140,4 nghìn tấn xi măng; 58,4 nghìn tấn giấy. Sản xuất công nghiệp được đầu tư lớn nên tốc độ tăng tuy có khá hơn nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và tốc độ tăng cũng không ổn định. Giá trị sản lượng 1985 tăng 61,2% so với năm 1976, bình quân mỗi năm tăng 5,4% ( 1977 tăng 10,8%; 1978 tăng 8,2%; 1979 giảm 4,7%; 1980 giảm 10,3%; 1981 tăng 1%; 1982 tăng 8,7%; 1983 tăng 13%; 1984 tăng 13,2%; năm 1985 tăng 12,1%).

2.2. Chủ trương đổi mới

Trên đây chúng ta đã điểm qua một vài nét chính về quá trình lịch sử của công nghiệp Việt Nam. Qua đó ta thấy công nghiệp Việt Nam hình thành khá muộn so với nền công nghiệp Thế Giới, mãi đến năm 1945 khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời thì nó mới thực sự trở thành ngành độc lập. Xuất phát điểm công nghiệp thấp không chỉ về mặt kỹ thuật, công nghệ mà còn cả về khả năng ứng dụng và môi trương kinh tế để có thể phát triển. Thêm vào đó là những chủ trương, chính sách sai lầm sau ngày giải phóng. Tất cả những điều kiện trên đã tạo thành bức rào cản kiên cố ngăn không cho kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp Việt Nam nói riêng phát triển như các nước trong khu vực, hoà cùng nhịp đi lên của thế giới. Việt Nam trong điều kiện ấy thứcự đã bị tụt hậu quá xa nhưng lại chỉ chậm chạp, năng nề lê từng bước để đuổi theo sự phát triển với tốc độ chóng mặt của nền kinh tế Thế Giới.

Trước bối cảnh đó, Đại hội lần thứ VI của Đảng (12-1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, đi vào thế ổn định và phát triển. Đại hội xác định: “ nhiệm vụ bao trùm và mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt kinh tế xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh CNH XHCN trong chặng đường tiếp theo”.

9

Page 10: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

Về các biện pháp lớn Đại hội chỉ rõ: “ Phải khai thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế liên kết với nhau, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế kế hoạch hoá hạch toán theo phương thức hạch toán kinh doanh XHCN, sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá-tiền tệ, quản lý bằng phương pháp kinh tế là chủ yếu. Căn cứ vào định hướng chung đó, phải bố trí lại cơ cấu kinh tế, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản, xác định lại vị trí ưu tiên của các ngành sản xuất, đặt sản xuất nông nghiệp lên vị trí hàng đầu gắn liền với đề cao vai trò của công nghiệp nhẹ và tiểu, thủ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Việc phát triển công nghiệp nặng và xây dựng kết cấu hạ tầng phải nhằm phục vụ các mục tiêu kinh tế, quốc phòng trong chặng đường đầu tiên, không bố trí công nghiệp nặng vượt quá điều kiện thực tế, khả năng cho phép. Đại hội chủ trương công bố khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước ta dưới mọi hình thức, nhất là đối với các ngành và cơ sở đòi hỏi kỹ thuật cao, làm hàng xuất khẩu.

Sự điều chỉnh trên chứng tỏ: Đại hội IV đã định hướng cho việc chuyển từ chủ trương thực hiện mô hình CNH theo kiểu cũ sang mô hình CNH theo kiểu mới phù hợp với điều kiện của đất nước và yêu cầu của thời đại. Đồng thời đường lối đúng đắn này cũng đã thực sự phát huy tác dụng: ngăn chặn khủng hoảng kinh tế, kịp thời kìm hãm lạm phát và đưa Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển ổn định.

3. Công nghiệp Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay

3.1. Tăng trưởng Công nghiệp

Đại hội VI của Đảng (12-1986) đã quyết định đường lối đổi mới toàn diện mang tính chiến lược, mở ra thời kỳ mới của phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. Cụ thể hoá đường lối đó, Nhà nước ban hành nhiều chính sách kinh tế tài chính thông thoáng mở đường cho sản xuất công nghiệp phát triển.

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 1986-1990, bình quân mỗi năm giá trị sản xuất công nghiệp tăng 7,7% cao hơn hẳn các thời kỳ trước đó. Nhiều ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế không những đã thoát khỏi khủng hoảng mà còn tăng trưởng với nhịp độ khá cao: cụ thể như sản lượng điện bình quân mỗi năm tăng 11,1%, xi măng tăng 11%, thép cán tăng 8%, thiếc tăng 10%. Kết thúc kế hoạch 5 năm, sản lượng điện sản xuất (năm 1990) tăng 72,5%, sản lượng xi măng tăng 89,6%, giá trị sản lượng công nghiệp tăng 32,9% so với năm 1985, trong đó khu vực quốc doanh tăng 37,9%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 24,4%... Đáng chú ý là đã xuất hiện ngành sản xuất mới: khai thác dầu thô của

10

Page 11: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

công nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Sản lượng dầu thô tăng từ 40 nghìn tấn năm 1986 lên 280 nghìn tấn năm 1987, 680 nghìn tấn năm 1988, 1,5 triệu tấn năm 1989 và 2,7 triệu tấn năm 1990. Tuy nhiên, những tiến bộ đó mới chỉ là bước đầu và chưa vững chắc. Tốc độ tăng trưởng vẫn chưa ổn định : 1986 tăng 6,2%, năm 1987 tăng 10%, 1988 tăng 14,3%, 1989 giảm 3,3% và 1990 tăng 3,1%. Bước sang thập kỷ 90 công nghiệp mới thực sự khởi sắc.

Bình quân 5 năm 1991-1995 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 13,7%, vượt xa kế hoạch đạt ra (7,5-8,5%), trong đó khu vực kinh tế Nhà nước tăng 15%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 10,6%. Đó là thời kỳ tăng trưởng cao và ổn định nhất kể từ 1976. Các ngành công nghiệp then chốt chiếm tỷ trọng lớn đều tăng khá: nhiên liệu, năng lượng tăng 20%, hoá chất tăng 20,1%, luyện kim đen tăng 16,1%, chế biến lương thực tăng 13,6%, giấy tăng 12,9%, may mặc tăng 27,3%, giầy da tăng 23,8%. Nhiều sản phẩm công nghiệp quan trọng tăng trưởng khá: điện tăng 10,8%, dầu thô tăng 23,3%, thép cán tăng 30,3%, xà phòng tăng 12,9%.. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng vừa tăng nhanh số lượng vừa nâng cao chất lượng nên bước đầu đã tăng sức cạnh tranh với hàng ngoại. Cơ cấu ngành cơ cấu thành phần kinh tế cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó đáng chú ý là công nghiệp khu vực FDI ngày càng chiếm vị trí xứng đáng trong cơ cấu công nghiệp nước ta. Nhiều sản phẩm mới có chất lượng cao xuất hiện làm phong phú thêm hàng hoá trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Năm 1995, công nghiệp FDI chiếm 23,6% tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, so với 52% của doanh nghiệp nhà nước.

Trong kế hoạch 5 năm 1996-2000, sản xuất công nghiệp nước ta tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng với nhịp độ cao. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 5 năm 1996-2000 tăng 13,8%: 1996 tăng 14,2%, năm 1997 tăng 13,8%, 1998 tăng 12,5%, 1999 tăng 11,6%, 2000 tăng 17,5%. Không chỉ tăng trưởng cao mà sản xuất công nghiệp những năm cuối cùng của thập kỷ 90 đã xuất hiện xu hướng đa ngành, đa sản phẩm với sự tham gia của các thành phần kinh tế quốc doanh, ngoài quốc doanh và công nghiệp có vốn FDI, trong đó công nghiệp quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo. Tính chung 5 năm từ 1996-2000 giá trị sản xuất khu vực Nhà nước do TW quản lý đều tăng trưởng cao ở tất cả các nhóm ngành chủ yếu: 2000/1995 công nghiệp khai thác tăng 37,4%; công nghiệp chế biến tăng 55,7% và công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và sản xuất nước tăng gấp 2 lần. Công nghiệp nhà nước do địa phương quản lý tuy có tốc độ tăng trưởng thấp hơn khu vực do TW quản lý nhưng có nhiều khởi sắc so với các thời kỳ trước đó, nhất là ngành may mặc, dệt, da, chế biến lương thực thực phẩm.

11

Page 12: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

Công nghiệp ngoài quốc doanh, tuy có nhiều khó khăn về vốn, thị trường và công nghệ nhưng vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá. Bình quân 5 năm 1996-2000 giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài quốc doanh tăng 11,65% cao hơn công nghiệp khu vực nhà nước trong cùng thời gian. Điều đó thể hiện rõ nhất trong năm 2000, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 19,2%, trong đó khu vực hỗn hợp tăng cao nhất 24%, kế đến là khu vực tập thể tăng 24%, khu vực tư nhân tăng 19,2% và khu vực cá thể tăng 6,6%. Tỷ trọng của công nghiệp ngoài quốc doanh trong giá trị sản xuất công nghiệp khu vực trong nước đã tăng từ 32,8% năm 1995 lên 34,7% năm 2000. Hai tỷ lệ tương ứng của công nghiệp nhà nước là 67,2% và 65,3%. Nét mới của công nghiệp ngoài quốc doanh thời kỳ này là nhiều doanh nghiệp hỗn hợp, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần… đã đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng và giảm chí phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh trong thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu. Công nghiệp ngoài quốc doanh với quy mô vừa và nhỏ đã thoát khỏi tình trạng trì trệ, không ổn định. Công nghiệp nông thôn phát triển mạnh theo tinh thần nghị quyết Đại hội VIII của Đảng về đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Các ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, làng nghề truyền thống, làng nghề mới ở khu vực nông thôn được khôi phục và phát triển nhanh ở tất cả các vùng trong cả nước.

Công nghiệp khu vực đầu tư nước ngoài do có lợi thế về máy móc thiết bị và kỹ thuật hiện đại, có thị trường xuất khẩu khá ổn định, lại được Nhà nước khuyến khích bằng các cơ chế, chính sách ngày càng thông thoáng, nên trong những năm qua phát triển khá nhanh và ổn định hơn hẳn khu vực công nghiệp nhà nước. Tốc độ tăng giá trị bình quân 5 năm 1991-1995 là 12%, 1996 là 21,7%, 1997 là 23,2%, 1998 là 24,4%, 1999 là 20% và năm 2000 là 21,8%. Vị trí của công nghiệp FDI trong cơ cấu công nghiệp cả nước ngày càng được củng cố. Hầu hết các ngành công nghiệp FDI đều tăng trưởng cao: năm 2000 so với năm 1996; sản lượng xà phòng tăng 5,95 lần; tấm lợp tăng 71 lần, kính xây dựng tăng gấp 200 lần; quạt điện dân dụng tăng 58%; ô tô lắp ráp tăng 7,46 lần, tivi lắp ráp tăng 6,33 lần. Không chỉ tăng nhanh mà công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn sản xuất với quy trình công nghệ hiện đại nên chất lượng và chi phí sản xuất có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng cao và tỷ trọng ngày càng lớn cùng với chất lượng cao giá thành hạ của công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng đảm bảo nhịp độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp cả nước trên 10% liên tục trong suốt thập niên 90.

12

Page 13: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

Bước sang thế kỷ XXI, Đại hội IX của Đảng đã quyết định chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 và kế hoạch 5 năm 2001-2005 với nội dung là đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sau 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng IX, sản xuất công nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 5 nảm 2001-2005 đạt 15,7 % với xu hướng ổn định năm sau cao hơn năm trước.(Năm 2001 tăng 14,6%; năm 2002 tăng 14,8%, năm 2003 tăng 16,5%, năm 2004 tăng 16,2% và 2005 là 17,2%). Như vậy trong kế hoạch 5 năm 2001-2005, tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp đã đạt và vượt mục tiêu đề ra dù có nhiều khó khăn về thị trường và giá cả nhiên liệu nhập khẩu biến động bất lợi, nhất là tăng giá phôi tháp, xăng dầu, bông, hoá chất… Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng cao đã được ở tất cả các thành phần, khu vực kinh tế. Bình quân 5 năm gần đây, khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 12,1%/năm; khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 18,9% và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng 15,5%.

Đồ thị 1 :Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp từ 1994-2005

(theo giá cố định)

Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp

0.00%

2.00%

4.00%

6.00%

8.00%

10.00%

12.00%

14.00%

16.00%

18.00%

20.00%

1994 1996 1998 2000 2002 2004

Năm Tốc độ tăng trưởng

Tăng trưởng công nghiệp nước ta đạt được những thành tựu như trên nguyên nhân cơ bản có tính chẩt bao trùm chính là nhờ chính sách đổi mới của Đảng. Bên cạnh đó những năm qua Nhà nước cũng như các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã tập trung vốn, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề để đổi mới cơ cấu đầu

13

Page 14: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

tư theo hướng từ chiều rộng sang chiều sâu, từng bước hiện đại hoá máy móc thiểt bị và quy trình công nghệ để từ đó nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng và giảm chi phí sản xuất. Nhờ đó sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Việt Nam được nâng lên trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Tiến độ thực hiện vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước tập trung dành cho các công trình phục vụ công nghiệp tăng nhanh. Hàng loạt công trình xây dựng của ngành công nghiệp triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng nhất là những công trình hiện đại hoá công nghiệp khai thác than, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp dệt may xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, công nghiệp cơ khí xây dựng, cơ khí sửa chữa… thu hút các dự án đầu tư nước ngoài. Tính chung từ năm 1988 đến năm 2005 nước ta đã thu hút trên 3678 dự án đầu tư vào công nghiệp với tổng số vốn đăng kí lên tới hàng chục tỷ USD. Khu vực này năm 2003 đã tạo ra trên 37,2% giá trị sản xuất công nghiệp và tạo việc làm cho trên nửa triệu lao động, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến. Ngoài ra việc mở rộng được thị trường xuất khẩu trong đó chủ yếu là hàng hoá công nghiệp như dệt may da giầy, máy chế biến, nông lâm thuỷ sản chế biến cũng thúc đẩy sự tăng trưởng công nghiệp. Đó là kết quả của quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của công nghiệp nước ta những năm đầu thế kỷ XXI, vượt xa các thời kỳ trước đó.

3.2. Tỷ trọng công nghiệp trong một số chỉ tiêu Kinh tế tổng hợp

Ngay từ những năm đầu tiên của nền kinh tế non trẻ nước ta, công nghiệp đóng góp một phần rất lớn trong các chỉ tiêu kinh tế. Đến năm 1986, tỷ trọng công nghiệp trên giá trị tổng sản lượng công-nông nghiệp là 53,5%, chiếm 42,8% trong tổng sản phẩm xã hội, 28,6% thu nhập quốc dân, vốn đầu tư cho công nghiệp chiếm 43,9% vốn đầu tư phát triển. Các tỷ lệ này được tăng dần trong các năm 1987,1988 nhưng đến năm1989 cùng với sự giảm sụt về giá trị sản lượng công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp trong các chỉ tiêu kinh tế đều giảm xuống còn mức gần bằng năm 1986.

Do tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu sản xuất công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, chất lượng sản phẩm có nhiều tiến bộ nên vai trò của công nghiệp trong dịch chuyển cơ cấu kinh tế quốc dân trong 4 năm đầu thế kỷ XXI đã thể hiện khá rõ nét. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng từ 36,73% năm 2000 lên 38,13% năm 2001; 38,49% năm 2002; 39,95% năm 2003; 40,09% năm 2004 và 41,02% năm 2005.

Nhìn chung, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển đầu tư vào công nghiệp thường cao hơn tỷ trọng công nghiệp trong GDP. Điều này cũng dễ hiểu vì công nghiệp luôn đòi hỏi phải đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng: nhà xưởng, máy móc, thiết bị ... Nếu tỷ trọng trung bình của công nghiệp trong GDP giai đoạn 1990-1995 là

14

Page 15: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

21,36%; 1996-2000 là 27,17% thì vốn đầu tư phát triển cho công nghiệp chiếm 42,92% trong nửa đầu thập niên 90 và giảm xuống 32,72% trong nửa cuối.

So với công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt thì tỷ trọng của công nghiệp chế biến trong GDP, vốn đầu tư phát triển đều cao hơn cả. Như năm 2000 GDP ngành công nghiệp chế biến chiếm 18,6% GDP, đến năm 2003 chiếm tới 20,45% GDP của toàn bộ nền kinh tế.

Năm 1995, vốn đầu tư phát triển dành cho công nghiệp 31,2% thì có 17% là cho công nghiệp chế biến, 9,2% công nghiệp điện, nước, khí đốt và chỉ có 5% cho công nghiệp khai thác. Đến năm 2000, với tỷ lệ đầu tư cho công nghiệp là 33,8% vốn đầu tư phát triển thì tỷ lệ đầu tư cho công nghiệp chế biến đạt 20,1%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt là 11,7%, công nghiệp khai thác mỏ chỉ chiếm 2,6%. Đây cũng là xu hướng chung về tăng vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến và giảm dần cho công nghiệp khai thác mỏ giai đoạn 2000-2003. Vẫn biết rằng các ngành như điện, khai khoáng là những ngành đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hành CNH, HĐH nên cần tập trung đầu tư nhưng bản thân các ngành phải cố gắng nhiều hơn nữa để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn và chính phủ cần có những biện pháp để sớm khắc phục tình trạng sử dụng vốn bừa bãi thì mới có thể đẩy nhanh quá trình CNH đất nước.

3.3. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành Công nghiệp

Quá trình phát triển công nghiệp trong điều kiện CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân ở Việt Nam trong thời gian qua luôn đi đôi với quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng tăng dần các ngành công nghiệp chế biến, tỷ trọng của khu vực vốn đầu tư nước ngoài, chuyển mạnh từ nền công nghiệp hướng nội, thay thế nhập khẩu sang nền công nghiệp hướng ngoại, định hướng xuất khẩu.

Cơ cấu các thành phần kinh tế đã thay đổi khá rõ nét. Công nghịêp ngoài quốc doanh với các loại hình hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần tuy có tỷ trọng còn nhỏ nhưng nhịp độ tăng trưởng cao nhất và vị trí của nó trong toàn ngành công nghiệp cũng ngày càng nâng cao. Nếu năm 2000, khu vực ngoài quốc doanh mới chiếm 24,5% trong giá trị sản xuất theo giá thực tế của toàn ngành công nghiệp, thì năm 2003 là 25,66% và năm 2005 lên 28,5%.

Khu vực doanh nghiệp Nhà nước tỷ trọng ngày càng giảm dần, do thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá chuyển qua khu vực ngoài quốc doanh, giải thể sát nhập các doanh nghiệp sản xuất kém hiệu quả, trong khi đó lại hạn chế phát triển bề rộng ( hạn chế thành lập DNNN mới), tập trung phát triển bề sâu. Nếu năm 2000, tỷ trọng giá trị sản xuất (tính theo giá cố định) của

15

Page 16: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

DNNN chiếm 41,2% thì năm 2001 giảm xuống còn 41,1%, năm 2003 còn 38,56%, năm 2005 là 34,8%.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài được hình thành chậm nhưng có ưu thế về kỹ thuật công nghệ cao hơn, kinh nghiệm quản lý tốt hơn, quan hệ kinh tế đối ngoại thuận lưọi hơn so với hai khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh. Do vậy tỷ trọng giá trị sản xuất của khu vực này tăng nhanh theo thời gian từ 26,73% năm 1996 lên 35,3% năm 2001, 35,78% năm 2003, 37,2% năm 2005, trở thành khu vực chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau khu vực quốc doanh kể từ năm 2000. Có thể nói, xu hướng chuyển dịch cơ cấu giữa các khu vực, thành phần kinh tế loại hình doanh nghiệp công nghiệp đang diễn ra theo đúng đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước. Khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh hơn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao, còn khu vực doanh nghiệp Nhà nước đang giảm dần nhưng vẫn giữa vai trò chủ đạo.

Đồ thị 2: Cơ cấu GO công nghiệp phân theo nguồn vốn đầu tư

Cơ cấu GO công nghiệp phân theo nguồn vốn đầu tư

34.68% 35.30% 35.78% 37.20%

21.94% 23.60% 25.66% 28.50%

43.38% 41.10% 38.56% 34.30%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

1999 2001 2003 2005Năm

Doanh nghiệpnhà nước

Ngoài quốcdoanh

Khu vực cóvốn đầu tưnước ngoài

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng đa thành phần nói trên, cơ cấu sản xuất nội bộ ngành công nghiệp cũng đã có bước chuyển tích cực. Công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn, những năm qua luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao nên tỷ trong khá ổn định và có xu hướng tăng dần : từ 78,8% lên 80,3% năm 2004. Trong khi đó, ngành công nghịêp khai thác mỏ vốn chiếm tỷ trọng nhỏ lại giảm dần từ 15,78% năm 2000 xuống còn 15,06% năm 2004 và công nghiệp sản xuất điện nước cũng trong tình trạng tương tự: năm 2000 chiếm

16

Page 17: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

5,54% giá trị sản xuất toàn ngành, trong đó sản xuất điện 5%, sản xuất nước 0,5%, đến năm 2004 giảm xuống còn 4,65% (điện 4,31% và nước 0,43%).

Trong nội bộ ngành công nghiệp chế biến, cơ cấu sản xuất cũng có sự chuyển dịch giữa các ngành gia công lắp ráp với sản xuất từ nguyên liệu ban đầu. Nhìn chung các hoạt động gia công lắp ráp tăng nhanh hơn nhiều so với sản xuất từ nguyên vật liệu ban đầu. Cụ thể năm 2000 tỷ trọng công nghiệp gia công lắp ráp mới chiếm 20,3% thì năm 2000 đã tăng lên 26,3%. Ngược lại, hoạt động sản xuất từ nguyên vật liệu ban đầu tỷ trọng giảm từ 79,7% xuống còn 73,7%. Trong xu hướng phát triển của công nghiệp chế biến, tỷ trọng các ngành có công nghệ cao tuy còn nhỏ nhưng cũng có xu hướng tăng nhanh. Năm 2000 chiếm 15,6%, năm 2004 là 18,8% trong đó sản xuất ô tô từ 1,75% lên 3,15%, sản xuất thiết bị điện, điện tử từ 2,29% lên 2,76%, sản xuất xe máy và các phương tiện vận tải khác từ 3,98% lên 4,05%, sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính từ 0,52% lên 1,17%. Tiếp đến là các ngành có công nghệ trung bình tăng từ 26,2% năm 2000 lên 29,5% năm 2004, trong đó có những ngành tăng khá về tỷ trọng như: sản xuất kim loại từ 2,72% lên 3,87%, sản xuất các sản phẩm khác từ kim loại tăng từ 3% lên 4,23%, sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại tăng từ 6,39% lên 6,85%... Còn những ngành công nghệ thấp thì tỷ trọng giảm dần, năm 2000 chiếm 58,2% đến năm 2004 còn 51,7% trong đó: thực phẩm đồ uống giảm từ 24,1% xuống còn 18,7%, dệt từ 4,59% xuống còn 3,8%, da giầy từ 4,3% xuống còn 4,03%, sản xuất thuốc lá từ 2,26% xuống 1,75%, riêng có hai ngành là may mặc tăng từ 3,42% lên 4,12%, sản xuất giường tủ bàn ghế tăng từ 2,21% lên 4,05%.

Đồ thị 3: Tỷ trọng các ngành công nghiệp chủ yếu trong toàn bộ

nền công nghiệp

Tỷ trọng các ngành công nghiệp chủ yếu trong toàn bộ nền công nghiệp

13.00% 14.86% 13.20% 13.55%

80.53% 79.39% 81.07% 81.34%

6.47% 5.75% 5.73% 5.11%

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

1997 1999 2001 2003

Điện, nước khí đốt

Chế biến

Khai thác

17

Page 18: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

Bên cạnh đó xu hướng chuyển đổi cơ cấu theo vùng cũng là nét mới đáng quan tâm. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp vùng Đông Nam Bộ vẫn chiếm trên 50% của cả nước. Đây là vùng có nhiều khu công nghiệp tập trung, thu hút nhiều dự án FDI, có thị trường xuất khẩu thuận lợi, có nhiều sản phẩm chất lượng cao. Vùng đồng bằng sông Hồng tuy chiếm tỷ trọng bé hơn Đông Nam Bộ nhưng cũng có khởi sắc do từ năm 2001 tới nay đã hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung quy mô lớn ở Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây và Bắc Ninh. Đây cũng là vùng có nhiều làng nghề truyền thống đã khôi phục và phát triển khá nhanh nhờ các chính sách kinh tế tài chính thông thoáng của Chính phủ.

3.4. Công nghệ

Trong những năm qua do mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật với các nước trên thế giới, trong đó có những nước công nghiệp phát triển và công nghiệp mới (NIC) chúng ta đã đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu theo chiều sâu theo công nghệ. Trước đây trình độ công nghệ, trang thiết bị trong ngành công nghiệp hết sức lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Quá trình đổi mới với sự nỗ lực tập trung đầu tư, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất mà trực tiếp đổi mới máy móc thiết bị kỹ thuật phù hợp đã tạo một bước tiến mới, nâng cao trình độ công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp, tạo năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm được cải tiến là cơ sở để mở rộng thị trường hàng hóa công nghiệp Việt Nam cả trong nước và nước ngoài. Ở một số ngành công nghiệp đã có sự chuyển biến theo hướng tiếp cận công nghiệp tiên tiến, hiện đại, hình thành một cơ cấu công nghiệp đa dạng về xuất xứ và trình độ, đan xen trong từng doanh nghiệp, từng ngành sản xuất công nghiệp.

Thấy được tầm quan trọng của công nghệ hiện đại nên những năm vừa qua vốn đầu tư cho ngành công nghiệp ngày càng tăng để các ngành công nghiệp nhanh chóng tiếp cận với công nghệ hiện đại trên thế giới. Vốn đầu tư trong năm 1986 mới chỉ là 15 tỷ đồng thì cho đến năm 1990 vốn đầu tư đã là 1995,6 tỷ đồng tăng gấp hơn 100 lần so với năm 1986; tới năm 1995 là 22673,3 tỷ đồng; năm 2000 là 49892,9 tỷ đồng; năm 2005 là 64390,9 tỷ đồng. Tuy nhiên không phải năm nào vốn đầu tư cũng tăng vì đầu tư có độ trễ về mặt thời gian để tạo ra được kết quả nên có khi năm trước đầu tư nhiều thì năm sau có thể giảm lượng vốn đầu tư đi như năm 1995 lượng vốn đầu tư giảm 2,96% so với năm 1994.

18

Page 19: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

Đồ thị 4: Vốn đầu tư cho ngành công nghiệp giai đoạn 1986-2005.

Vốn đầu tư

0

10000

20000

30000

40000

50000

60000

70000

1986 1989 1992 1995 1998 2001 2004năm

tỷ đ

ồng

vốn đầu tư

Là một nước đi sau, xuất phát điểm thấp, lạc hậu so với Thế giới nên chuyển giao công nghệ đã trở thành hoạt động quan trọng trong sản xuất công nghiệp Việt Nam. Thông qua các dự án đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đầu tư từ nhiều nguồn trong và ngoài nước, nhiều công nghệ mới được chuyển giao từ các nước phát triển và được áp dụng vào sản xuất công nghiệp. Công nghệ và các trang thiết bị tiên tiến thường được đầu tư ở một số lĩnh vực như dầu khí, điện lực, sản xuất đồ uống, lắp ráp ô tô, xe máy, công nghiệp thực phẩm…

Trong nền kinh tế khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn có trình độ công nghệ, trang thiết bị hiện đại nhất cũng như khả năng ứng dụng, tiếp cận công nghệ mới tốt nhất. Có một đặc điểm chung là công nghệ sản xuất trong doanh nghiệp quốc doanh cao hơn doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp trung ương cao hơn doanh nghiệp địa phương. Công nghiệp tiên tiến chủ yếu tập trung ở các liên doanh, doanh nghiệp có 100% có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trng khu công nghiệp, khu chế xuất. Theo đánh giá trình độ tự động hoá trong các doanh nghiệp công nghiệp thì các doanh nghiệp công nghiệp nhà nước đạt 3% thiết bị tự động hoá, 39% thiết bị bán cơ khí còn ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tỷ lệ này là 10% và 45%.

Cùng với chủ trương của nhà nước về đổi mới công nghệ trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp trong và ngoài nước luôn cố gắng tập trung nâng cao trình độ công nghệ cải tiến thiết bị máy móc, dây truyền theo hướng hiện đại hoá, đồng bộ hoá. Các doanh nghiệp này đã bắt đầu phát huy được tính chủ động sáng tạo trong việc đổi mới công nghệ, phù hợp với năng lực sản xuất kinh

19

Page 20: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

doanh, phát huy được hiệu quả sản xuất. Đồng thời đã khai thác nhiều nguồn, khơi thông nhiều dòng công nghệ và từng bước thâm nhập vào thị trường công nghệ thế giới.

Trong những năm vừa qua, các khu công nghiệp mọc lên kéo theo quá trình đô thị hoá thúc đẩy công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong các ngành nghề và thu hút thêm việc làm cho người lao động. Không chỉ ở vùng Đông Nam Bộ, mà việc hình thành một số khu công nghiệp ở đồng bằng Sông Hồng mới 3 năm gần đây đã cho thấy tác động tích cực của các khu công nghệ cao. Trong số 115 khu công nghiệp hiện có tại 42 tỉnh thành trong cả nước đã đóng góp 26% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, 19% giá trị xuất khẩu trong toàn bộ nền công nghiệp. Với việc ứng dụng công nghệ hiện đại thì việc phát triển các khu công nghiệp có công nghệ cao là nhu cầu tất yếu đối với nước ta hiện nay.

Nói tóm lại nhờ tiếp xúc với công nghệ sản xuất tiên tiến các ngành công nghiệp đã nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng được bảo đảm, năng xuất lao động cải thiện, vốn đầu tư đem lại tỉ suất lợi nhuận cao…góp phần đẩy mạnh nền kinh tế quốc dân phát triển, gắn quá trình công nghiệp hoá với quá trình hiện đại hoá. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới công nghệ vẫn còn một số vấn đề bất cập như sau:

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng công nghệ còn thấp so với yêu cầu phát triển của doanh nghiệp, của ngành và yêu cầu của quá trình CNH-HĐH nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu trình độ công nghệ còn giản đơn, chậm đổi mới trong nhiều ngành.

Thứ hai, trình độ quản lý, năng lực chuyên môn thấp gây nên tình trạng nhiều thiết bị cũ, lạc hậu được nhập vào nước ta với giá thành cao, không phát huy được hiệu quả, gây tổn thất về mặt kinh tế, ảnh hưởng xấu đến môi trường và xã hội.

Thứ ba, đổi mới công nghệ còn mang tính tự phát, chưa có môi trường pháp lý và quy hoạch tổng thể về chiến lược phát triển khoa học công nghệ. Sự phối hợp giữa doanh nghiệp, ngành và cơ quan khoa học nghiên cứu công nghệ chưa chặt chẽ gây nên tình trạng các doanh nghiệp công nghiệp, các ngành có nhu cầu đổi mới công nghệ rất lớn, nhưng lại lúng túng khi quyết định lựa chọn lĩnh vực đầu tư, loại trình độ công nghệ và thiết bị kỹ thuật, đối tác, giá cả và hợp đồng.

3.5. Lao động công nghiệp

Trong bất kỳ lĩnh vực nào nhân tố con người luôn là nhân tố đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong sản xuất nhân tố con người được đề cập đến qua cụm

20

Page 21: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

danh từ lao động công nghiệp. Thực trạng về lao động công nghiệp Việt Nam có thể điểm qua vài nét chính như sau:

Xét về cơ cấu lao động trong nội bộ ngành công nghiệp, theo điều tra toàn bộ nền công nghiệp năm 1998, lao động ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ cao nhất 63,02%, tiếp đến là lao động công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ lệ 27,91%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thu hút 9,07%. Đến năm 2004 thì lao động công nghiệp ngoài quốc doanh vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 62,23%, tiếp đến là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thu hút 19,7%, lao động công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ lệ 18,07%. Vậy đã có sự dịch chuyển lao động từ khu vực quốc doanh sang khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và xu hướng này ngày càng tăng trong những năm sau khi nước ta tham gia vào WTO. Các địa phương thu hút nhiều lao động nhất vẫn là những trung tâm công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm như Đồng Bằng Sông Hồng với tỷ lệ 28% trong đó Hà Nội chiếm 6,2%, Đồng Bằng Nam Bộ 27,6% trong đó thành phố Hồ Chí Minh chiếm 16,5%. Cơ cấu lao động công nghiệp chia cho các ngành công nghiệp chế biến 89,3%, công nghiệp khai thác 8,1% và sản xuất, phân phối địên, khí đốt, nước 2,6%. Nhìn chung, lao động trong ngành công nghiệp chế biến vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

Về trình độ học vấn lao động trong khu vực kinh tế nhà nước hoặc có vốn đầu tư hay cổ phần của nhà nước cao hơn so với khu vực khác. Doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các hợp tác xã lao động có bằng cấp không nhiều. Tính trong các doanh nghiệp công nghiệp nhà nước số lao động ở trên trình độ trên đại học chiếm 0,04%, đại học và cao đẳng chiếm 5,56%, trung cấp 6,07%, công nhân kỹ thuật 23,73%. Trong khi đó ở khu vực tư nhân tỷ lệ này là 0,01%; 0,02%;5,93%;31,47%. Các ngành xuất bản, in và sao bản ghi các loại, lao động có bằng cấp khá cao, trình độ cao đẳng trở lên chiếm 5,1% , trung cấp 8%, công nhân kỹ thuật 4,04% hay ngành sản xuất hoá chất và các sản phẩm hoá chất có 7,4 % lao động đạt trình độ cao đẳng trở lên, 2,63% đạt trung cấp và 1,91% là công nhân kỹ thuật. Ngược lại, trong ngành khai thác quặng kim loại 100% lao động đều không có các bằng cấp đã nêu hay ngành sản xuất từ rơm rạ tre nứa (tiểu thủ công nghiệp) trình độ cao đẳng/ trung cấp/ đai học là 0,11%/ 0,43%/ 0,66% còn ở ngành tái chế tỷ lệ này là 0%/ 1,47%/ 0,98%. Do có cơ chế chuyển dịch cơ cấu các thành phần trong nền kinh tế cũng đã ảnh hưởng đến việc chuyển dịch về mặt số lượng trong các ngành từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Cùng với việc phát triển công nghiệp nên số lao động tham gia vào sản xuất công nghiệp ngày càng tăng với số lượng như sau: năm 1986 số lao động trong các ngành công nghiệp mới có 2593009 người thì cho đến năm 2000 con số này đã lên đến 3306268 người và năm 2004 là 4932217 người. Tốc

21

Page 22: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

độ tăng lao động trong ngành công nghiệp trong giai đoạn 2000-2004 là 12,29%/ năm. Lao động trong ngành chế biến vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện khí đốt, nước. Công nghiệp chế biến có tỷ trọng trong tổng lao động ngày càng tăng trong khi lao động trong công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện nước chiếm tỷ trọng ngày càng giảm.

3.6. Một số tồn tại

*Hiệu quả sản xuất công nghiệp giảm

Phát triển công nghiệp trong thời gian qua chủ yếu là phát triển theo chiều rộng, gia công lắp giáp là chủ yếu, trình độ kỹ thuật chưa cao chính vì vậy mà đầu tư tuy nhiều nhưng hiệu quả đạt được lại không đươc là bao. Các ngành công nghiệp còn chưa chú trọng phát triển công nghiệp theo chiều sâu, nâng tỷ trọng chế biến, đảm bảo cung cấp nguyên nhiên liệu đầu vào và dịch vụ hạ tầng hợp lý nên hiệu quả sản xuất công nghiệp có xu hướng giảm so với một đồng vốn đầu tư thêm vào, tăng trưởng công nghiệp chưa ổn định và vững chắc. Phần lớn các sản phẩm công nghiệp không có sức cạnh tranh với sản phẩm của nước khác trên thị trường thế giới cũng như thị trường trong nước.

Hiệu quả sản xuất công nghiệp có thể được xem xét dưới hệ số ICOR. Hệ số này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để tạo ra lượng sản phẩm tăng thêm. Trong những năm gần đây hệ số này phản ánh hiệu quả sản xuất công nghiệp so với một đồng vốn đầu tư bắt đầu giảm. Tình trạng này được thể hiện trong bảng số liệu về hệ số ICOR của ngành công nghiệp như sau:

ICOR = IV/IG

Trong đó: IV: tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên GDP

IG: tốc độ tăng trưởng GDP

Bảng 1: Hệ số ICOR của ngành công nghiệp từ năm 1996-2005.

Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

ICOR 1.36 1.23 1.456 1.612 0.848 0.911 0.8 0.98 1.21 1.19

Sự tăng trưởng của nhiều ngành công nghiệp như: chế biến thực phẩm và đồ uống, dệt may, sản phẩm thép và kim loại mầu, máy móc thiết bị, ô tô xe máy… chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, bán thành phẩm nhập khẩu, có giá thành cao và luôn có xu hướng tăng. Nguồn nguyên liệu sản suất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều ngành công nghiệp chế biến như: nguyên phụ liệu giày dấn xuất trong nước chỉ chiếm 25%-30% nhu cầu; khoảng

22

Page 23: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

80% thiết bị máy móc vật tư để đóng tàu phải nhập khẩu; phần lớn các nguyên liệu chính phục vụ sản xuất các sản phẩm kĩ thuật điện phải nhập khẩu …Những việc này làm hạn chế việc tăng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp dẫn đến hiệu quả sản xuất công nghiệp giảm.

*Chi phí hạ tầng cao và hợp tác kinh doanh chưa có hiệu quả

Ở Việt Nam, các dịch vụ phục vụ cho việc sản xuất công nghiệp như: điện nước, viễn thông chi phí vận chuyển … còn chưa phát triển còn thiếu thốn nhiều nên chi phí trung gian thường được đánh giá là cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực. Điều đó thể hiện ở khoảng cách giữa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm vẫn còn lớn. Ví dụ năm 2004, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất là 16% trong khi đó tốc độ tăng trưởng của giá trị tăng thêm là 10,2% và độ chênh lệch giữa 2 tốc độ này là 5,8%. Đây cũng chính là một nguyên nhân làm việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam còn chưa cao và ảnh hưởng nhiều tới quá trình sản xuất công nghiệp trong nước.

Mức độ hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành và giữa các ngành có nhiều hạn chế. Chưa tạo được mối liên kết phát triển các ngành theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường, tạo nội lực cho ngành công nghiệp vận động và phát triển. Thiếu các doanh nghiệp có khả năng về vốn, công nghệ, tài chính, thị trường làm hạt nhân để trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.

*Đầu tư cho ngành công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức

Tỷ trọng đầu tư cho ngành công nghiệp mặc dù chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội song số vốn đó chưa đủ để cơ cấu lại toàn bộ nền công nghiệp. Cơ cấu đầu tư của các doanh nghiệp cũng như tỷ trọng vốn tham gia của các thành phần kinh tế chưa thực sự hướng tới một nền kinh tế thị trường hoà hợp và cạnh tranh quyết liệt. Nhiều ngành, lĩnh vực công nghiệp có vai trò và tác động lớn như chế tạo máy móc thiết bị, công nghiệp nguyên liệu… chưa được quan tâm đúng mức. trong khi đó vốn đầu tư vào các ngành xi măng, mía đường không mang lại hiệu quả. Đầu tư vẫn còn thiếu tập trung, dàn trải mới thấy lợi trước mắt là đầu tư mà chưa thấy được triển vọng phát triển lâu dài.

* Sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Việt Nam còn thấp

Ngoài những nguyên nhân về chi phí cao dẫn đến giá thành cao, công nghệ lạc hậu khiến sản phẩm kém chất lượng thì còn một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam chưa chú ý nhiều đến khâu bao bì đóng gói, mẫu mã sản phẩm còn chưa phong phú. Vì thế các sản phẩm công nghiệp Việt Nam còn không thể tồn tại ngay ở thị trường trong nước chứ chưa nói đến những đòi hỏi khắt khe của thị trường nước ngoài. Một

23

Page 24: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

nguyên nhân hết sức quan trọng nữa là vấn đề thương hiệu của sản phẩm. Nhiều tên các sản phẩm nổi tiếng của công nghiệp Việt Nam đã bị các công ty nước ngoài chiếm dụng để kinh doanh mà không sao do các doanh nghiệp Việt Nam chưa đăng ký thương hiệu các sản phẩm của mình.

24

Page 25: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Với chương này bằng việc áp dụng các mô hình kinh tế lượng, ta có thể xem xét và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Như vậy xuất phát từ thực trạng trong ngành công nghiệp em sẽ xây dựng một mô hình phù hợp nhất với những biến số là những nhân tố cơ bản có thể tác động tới quá trình tăng trưởng của ngành công nghiệp. Sau khi xây dựng được mô hình phù hợp em sẽ áp dụng kết quả ước lượng của mô hình để dự báo giá trị của ngành công nghiệp trong một vài năm tới, cuối cùng là một số kiến nghị và giải pháp cho ngành công nghiệp Việt Nam.

1. Lựa chọn mô hình

Đầu tiên khi lựa chọn mô hình là phải xác định các biến số đâu là biến phụ thuộc đâu là biến độc lập. Vì vậy em xin giới thiệu các biến và cách thức được sử dụng trong mô hình.

1.1. Biến phụ thuộc ( biến được giải thích) trong mô hình

Là giá trị sản xuất của ngành công nghiệp hàng năm .

Kí hiệu : GOCN

Hoặc là tổng sản phẩm trong nước của ngành công nghiệp hàng năm.

Kí hiệu : GDP

1.2. Biến độc lập ( biến giải thích) trong mô hình

* Vốn đầu tư sản xuất cho ngành công nghiệp (ICN)

Là lượng vốn đầu tư vào sản xuất công nghiệp bao gồm cả vốn của khu vực kinh tế quốc doanh, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư là yếu tố hết sức quan trọng đối với tăng trưởng của công nghiệp, để biết được vốn đầu tư có được sử dụng hiệu quả hay không ta xem xét tới việc khi đầu tư thêm một đồng vốn thì tạo ra thêm được bao nhiêu giá trị sản phẩm.

* Số lao động trong ngành công nghiệp (LCN)

Là tổng số lao động cả lao động trí óc và lao động tay chân có tham gia sản xuất trong ngành công nghiệp. Bất kỳ quốc gia nào đều cần đến lao động, lao động là nguồn lực quý nhất, nguồn lực quyết định trong số các nguồn lực tác động tới phát triển. Do nước ta vẫn là nước công nghiệp còn lạc hậu, nhiều

25

Page 26: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

ngành công nghiệp còn cần sử dụng 100% là lao động thủ công thì lao động lại càng là nhân tố quyết định quan trọng đến tăng trưởng công nghiệp.

* Giá trị xuất khẩu của các sản phẩm công nghiệp (ECN)

Là toàn bộ giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghiệp thô hay tinh chế hàng năm. Giá trị xuất khẩu hàng năm của ngành công nghiệp có đóng góp lớn vào tổng sản phẩm quốc dân từ đó thúc đẩy tới tăng trưởng của ngành công nghiệp riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đồng thời chính sách mở cửa kinh tế, hội nhập quốc tế và việc cải cách chính sách ngoại thương đã làm tăng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp.

* Biến giả ( Di ):

Biến giả phản ánh một thời kỳ đặc biệt trong cả giai đoạn phát triển. Như chúng ta đã biết thời kỳ từ năm 1986 tới năm 1990 là thời kỳ công nghiệp Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu cũng như các chính sách phát triển các ngành công nghiệp. Do dó mục đích khi cho biến giả này của em là xem xét việc thay đổi chính sách có ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm công nghiệp hay không.

D1 = 1 nếu năm quan sát thuộc thời kỳ 1986-1990

0 nếu năm quan sát thuộc thời kỳ sau năm 1990.

2. Xây dựng mô hình

2.1. Cơ sở lý thuyết

Các nhà kinh tế thường dùng thuất ngữ hàm sản xuất để diễn tả mối liên hệ giữa lượng đầu vào và sản lượng trong quá trình sản xuất. Giả sử Y biểu thị sản lượng, L biểu thị lượng lao động, K là khối lượng tư bản hiện vật, H là khối lượng vốn nhân lực, R là khối lượng tài nguyên thiên nhiên. Khi đó chúng ta có thể viết: Y = A F(L,K,H,R)

Trong đó F( ) là một hàm biểu thị cách kết hợp các đầu vào để sản xuất ra sản lượng. A là biến số phản ánh trình độ công nghệ sản xuất hiện có. Khi công nghệ phát triển, A sẽ tăng và nền kinh tế sản xuất nhiều sản lượng hơn từ bất cứ kết hợp đầu vào nào.

Nhiều hàm sản xuất có tính chất gọi là lợi suất không đổi theo quy mô. Nếu hàm sản xuất có lợi suất không đổi theo quy mô, thì sự gia tăng gấp đôi của tất cả các đầu vào sẽ làm sản lượng tăng gấp đôi. Về mặt toán học, chúng ta nói một hàm sản xuất có lợi suất không đổi theo quy mô nếu với bất kỳ số dương x nào cho trước, chúng ta sẽ có:

xY = A F(xL, xK, xH, xR)

26

Page 27: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

Sự gia tăng gấp đôi của tất cả sản lượng đầu vào trong phương trình này được biểu thị dưới dạng x=2. Vế phải chỉ lượng đầu vào tăng gấp đôi, còn vế trái chỉ sản lượng tăng gấp đôi.

Hàm sản xuất có lợi suất không đổi theo quy mô còn mang một ý nghĩa khác. Để thấy được điều này, ta đặt x = 1/L. Khi đó phương trình trên trở thành:

Y/L = A F(1,K/L,H/L,R/L)

Trong đó Y/L là sản lượng trên một công nhân, đó cũng chính là năng suất. Phương trình này chỉ ra rằng năng suất phụ thuộc vào lượng tư bản hiện vật trên một công nhân (K/L), lượng vốn nhân lực trên một công nhân (H/L) và lượng tài nguyên thiên nhiên trên một công nhân (R/L). Năng suất cũng phụ thuộc vào trình độ công nghệ, được phản ánh bằng biến số A.

Để xem xét các yếu tố trong hàm sản xuất ảnh hưởng như thế nào tới sản lượng trong bài viết này ta sử dụng dạng hàm sản xuất Cobb- Douglas. Đây là lớp hàm phi tuyến nhưng chúng ta có thể đơn giản hoá về cấu trúc bằng cách chuyển dạng logarit. Nó khá phù hợp với nhiều mối quan hệ trong thực tiễn thông qua các giả thiết nhất định đối với các tham số của hàm.

Y = T.K.L.R

y = t + k + l + rVới : y : tỷ lệ tăng trưởng đầu ra hay tỷ lệ tăng trưởng sản lượng.

t : tỷ lệ tăng trưởng công nghệ.

k : tỷ lệ tăng trưởng của vốn.

l : tỷ lệ tăng trưởng lao động.

r : tỷ lệ tăng trưởng tài nguyên.

2.2. Xây dựng mô hình

Xuất phát từ mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas và qua thực nghiệm em đưa ra mô hình cho sự tăng trưởng của ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1986-2005 như sau:

Mô hình 1:

Log(GOCN) = 0 + 1*D1 + 2*log(ICN) + 3*log(LCN) + 4*log(ECN).

Trong đó : GOCN là biến phụ thuộc

ICN,LCN,ECN là biến độc lập

D1 là biến giả

27

Page 28: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

i ( i=1,4) là hệ số của các biến tương ứng

0 là hệ số chặn.

Hoặc mô hình 2:

Log(GDP) = 0 + 1*D1 + 2*log(ICN) + 3*log(LCN) + 4*log(ECN).

Với GDP thay thế cho GOCN làm biến phụ thuộc.

2.3. Ước lượng mô hình

Bằng việc sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS để ước lượng mô hình trên và ước lượng là chính xác nhất thì kết quả ước lượng mô hình phải thoã mãn các giả thiết của OLS.

Giả thiết: 1. Biến giải thích là phi ngẫu nhiên, tức là các giá trị của chúng là các số đã được xác định

2. Kỳ vọng của yếu tố ngẫu nhiên U bằng không.

E(Ui) = E(U/Xi) = 0 i

3. Phương sai của yếu tố ngẫu nhiên U bằng nhau.

Var(U/Xi) = Var(U/Xj) = 2 i j

4. Không có sự tương quan giữa các Ui.

Cov(Ui,Uj) = 0 i j

5. U và X không tương quan với nhau.

Cov(U,X) = 0

Với sự trợ giúp của phần mềm EVIEWS ta có kết quả ước lượng mô hình trên như sau:

Cách 1: Sửdụng phương pháp OLS

Dependent Variable: LOG(GOCN)

Method: Least Squares

Date: 04/11/06 Time: 10:12

Sample(adjusted): 1990 2005

Included observations: 16 after adjusting endpoints

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LOG(ICN) 0.353745 0.236690 1.494549 0.1632

LOG(ECN) 0.192586 0.229053 0.840792 0.4184

28

Page 29: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

LOG(LCN) 1.287993 0.207728 6.200376 0.0001

D1 -0.575438 0.259132 -2.220635 0.0483

C -12.96460 2.278105 -5.690958 0.0001

R-squared 0.995789 Mean dependent var 12.14647

Adjusted R-squared

0.994258 S.D. dependent var 1.052901

S.E. of regression 0.079782 Akaike info criterion -1.968726

Sum squared resid 0.070017 Schwarz criterion -1.727292

Log likelihood 20.74981 F-statistic 650.3724

Durbin-Watson stat

2.139067 Prob(F-statistic) 0.000000

Nhìn vào bảng trên ta thấy kết quả ước lượng mô hình ban đầu chưa phải là mô hình tốt nhất. Trong thời kỳ 1986-2005 các biến vốn đầu tư sản xuất công nghiệp, biến giá trị xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp đưa vào mô hình đều không có ý nghĩa vì các giá trị P-value ứng với các biến này đều lớn hơn 0,05. Điều này là không phù hợp với thực tế vì trong thực tế có thể xuất khẩu không tác động tới tăng trưởng công nghiệp nhưng vốn đầu tư có vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng công nghiệp, biến vốn đầu tư là yếu tố không thể thiếu trong một hàm sản xuất.

Ta có thể kiểm tra tính đúng đắn của mô hình bằng việc ước lượng lại mô hình phương pháp 2STS:

Dependent Variable: LOG(GOCN)

Method: Two-Stage Least Squares

Date: 05/04/06 Time: 13:47

Sample(adjusted): 1990 2005

Included observations: 16 after adjusting endpoints

LOG(GOCN)= C(5) + C(1)*LOG(ICN) +C(2)*LOG(LCN) + C(3)

*LOG(ECN) + C(4)*D1

Instrument list: LOG(ICN) LOG(LCN) LOG(ECN) D1

Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C(5) -12.96460 2.278105 -5.690958 0.0001

29

Page 30: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

C(1) 0.353745 0.236690 1.494549 0.1632

C(2) 1.287993 0.207728 6.200376 0.0001

C(3) 0.192586 0.229053 0.840792 0.4184

C(4) -0.575438 0.259132 -2.220635 0.0483

R-squared 0.995789 Mean dependent var 12.14647

Adjusted R-squared 0.994258 S.D. dependent var 1.052901

S.E. of regression 0.079782 Sum squared resid 0.070017

Durbin-Watson stat 2.139067

Kết quả ước lượng bằng phương pháp 2STS cũng cho ta các hệ số ước lượng ứng với các biến độc lập tương ứng giống như ước lượng bằng phương pháp OLS. Như vậy mô hình tương quan giữa biến giá trị sản xuất công nghiệp với các biến độc lập: vốn đầu tư sản xuất, số lao động, giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, biến giả vẫn còn nhiều khuyết điểm cần được cải tiến.

2.4. Cải tiến mô hình

Vì mô hình 1 chưa là mô hình tốt nhất nên ta cần phải cải tiến mô hình để có được mô hình tốt có thể áp dụng trong thực tế. Như chúng ta đã biết trong nhiều mô hình biến phụ thuộc không những chịu tác động bởi các biến độc lập mà nó còn do chính các biến đó ở các thời kỳ trước tác động tới. Chính vì vậy ta cho thêm biến GOCN trễ một thời kỳ vào mô hình ban đầu và ước lượng lại mô hình. Tuy nhiên nhìn vào bảng kết quả ước lượng các mô hình cải tiến ta thấy mô hình sau này cũng cho kết quả tương tự như mô hình ban đầu. Biến GOCN trễ một thời kỳ có ý nghĩa trong mô hình nhưng vẫn không làm cho 2 biến ICN và ECN có ý nghĩa. Do đó việc cải tiến mô hình bằng cách thêm biến này không làm cho mô hình tốt hơn, một cách cải tiến khác là có thể biến giá trị xuất khẩu công nghiệp thực sự không có ảnh hưởng tới tăng trưởng. Từ đó ta có thể cải tiến mô hình bằng cách bỏ biến giá trị xuất khẩu của các sản phẩm công nghiệp (ECN) rồi ước lượng lại mô hình có kết quả như sau:

Mô hình 1:

Log(GOCN) = 0 + 1*D1 + 2*log(ICN) + 3*log(LCN)

Log(GOCN) = -12.70836 – 0.382433*D1 + 0.54716*log(ICN) +1.222698*log(LCN)

30

Page 31: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

Cũng tương tự như biến GOCN thì mô hình 2 với biến GDP cũng cần phải cải tiến bằng cách bỏ bớt biến số. Nhưng khác với mô hình 1 thì ở mô hình 2 không những biến giá trị xuất khẩu của các sản phẩm công nghiệp không có ý nghĩa mà cả biến giả D1 cũng không có ý nghĩa. Sau khi cải tiến mô hình 1 ta có được mô hình có ý nghĩa có dạng sau:

Mô hình 2:

Log(GDPCN) = 0 + 1*D1 + 2*log(ICN) + 3*log(LCN)

Log(GDPCN) = 0.855427*log(ICN) +0.05526*log(LCN)

Bảng 2: Kết quả ước lượng các phương trình cải tiến cho mô hình 1

Tên biến Mô hình 1 Mô hình 2

Log(GOCN)

Log(ICN)

Coefficient

t- Statistic

Prob

0.54716

(9.942983)

[0.000]

0.855427

(31.53796)

[0.0000]

Log(LCN)

Coefficient

t- Statistic

Prob

1.222698

(6.425159)

[0.0000]

0.05526

(2.501569)

[0.0254]

D1

Coefficient

t- Statistic

Prob

-0.382433

(-3.220363)

[0.0073]

C

Coefficient

t- Statistic

Prob

-12.70836

(-5.146090)

[0.0001]

R2 0.995519 0.990854

Adjusted- R2 0.994399 0.990201

DW 1.859912 0.879379

F- Statistic

Prob

888.6301

[0.0000]

31

Page 32: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

Nhìn vào bảng kết quả ta thấy cả 2 mô hình đều là mô hình rất tốt, các biến độc lập của nó đều có ý nghĩa do P-value tương ứng của các biến này đều nhỏ hơn 0.05. Trong đó ở mô hình 1 R2=0.995519 cho thấy các biến độc lập của mô hình giải thích tới 99,55% sự thay đổi của tổng sản phẩm công nghiệp. Còn ở mô hình 2 R2=0.990854 cho thấy các biến độc lập trong mô hình giải thích tới 90.08% sự thay đổi của tổng sản phẩm trong nước của ngành công nghiệp

Ta tiếp tục xét xem hàm sản xuất Cobb- Douglas được áp dụng trong mô hình này có phải là hàm sản xuất có quy mô không đổi hay không. Ta kiểm định giả thiết sau:

H0: hiệu quả sản xuất là không đổi theo quy mô tương ứng với 2 + 3 =1

H1: hiệu quả sản xuất thay đổi theo quy mô tương ứng với 2 + 3 1.

Wald Test:

Equation: mô hình 1

Null Hypothesis: 2+3=1

F-statistic 30.03535 Probability 0.000141

Chi-square 30.03535 Probability 0.000000

Từ kết quả kiểm định ta thấy giá trị P- value của thống kê F là 0.000141 < = 0.05 nên có thể kết luận là bác bỏ giả thiết H0. Vậy mô hình 1 là mô hình có hiệu quả thay đổi theo quy mô. Với kết luận này ta có thể tiếp tục xem xét tới việc ảnh hưởng của nhân tố công nghệ tới tăng trưởng công nghiệp.

3. Ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ tới tăng trưởng công nghiệp

3.1. Cơ sở lý thuyết

Theo truyền thống, tiến bộ công nghệ được tính trong các mô hình tăng trưởng tân cổ điển với ngầm định về hàm sản xuất chung cho mọi quốc gia và nó không quan tâm tới sự khác biệt về nguồn vốn, nhân lực cũng như các yếu tố thể chế. Sau đó các nghiên cứu về năng suất đã bắt đầu ước lượng và đưa thêm vào sự đóng góp của công nghệ, vốn nhân lực, và các nhân tố sản xuất khác bằng cách sử dụng những dạng hàm sản xuất nhất định.

Phân tích hạch toán tăng trưởng được dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas, thể hiện mối quan hệ giữa sản lượng và các yếu tố đầu vào. Hàm sản xuất tổng quát có dạng như sau:

Y(t) = f(L(t),K(t),t) (1)

Ta áp dụng đối với hàm sản xuất Cobb-Douglas như sau:

32

Page 33: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

Qt = *Kt*Lt*et

Trong đó: Qt là sản lượng tại thời điểm t.

Kt là vốn tại thời điểm t.

Lt là lao động tại thời điểm t.

Biến số t cũng được đưa vào để thể hiện việc thay đổi hàm sản xuất theo thời gian.

Dựa vào hàm sản xuất này, sản lượng Q tăng lên phải xuất phát từ sự tăng lên của đầu vào hay sự thay đổi kỹ thuật sản xuất. Từ phương trình (1), lấy đạo hàm của Y theo thời gian, sau đó tình mức thay đổi theo thời gian ta được:

= + + (2)

Hay = + + (3)

Trong đó dấu chấm ở trên mỗi biến số biểu thị sự thay đổi theo thời gian (đạo hàm theo thời gian).

Hai thành phần đầu tiên trong vế phải của phương trình (2) thể hiện sự thay đổi của sản lượng do sự thay đổi đầu vào là vốn và lao động, tức là di chuyển dọc theo hàm sản xuất. Thành phần cuối cùng trong vế phải của phương trình biểu hiện sự thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) hay do thay đổi tiến bộ công nghệ, thể hiện sự dịch chuyển của hàm sản xuất. Loại thay đổi kỹ thuật này được gọi là tiến bộ công nghệ không được biểu hiện vì nó không gắn với số lượng nhân tố đầu vào, nó liên quan đến việc sử dụng nhân tố đầu vào. Sự thay đổi này vẫn diễn ra dù đầu vào có thay đổi hay không.

Chúng ta chia phương trình (3) cho phương trình (1) ta có phương trình:

= + + (4)

Thay y bằng f bên vế phải ta, chúng ta sẽ có:

= + + (5)

Trong đó: = , = , =

Tất cả các thành phần đều được biểu diễn dưới dạng phần trăm thay đổi. Thành phần thứ nhất bên vế phải là phần trăm thay đổi đầu vào, trong đó trọng số gắn với chúng là bằng độ co giãn của sản lượng theo đầu vào. Thành phần cuối cùng là phần trăm thay đổi của TFP hay tiến bộ công nghệ.

33

Page 34: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

Từ phương trình (5) áp dụng cho hàm sản xuất Cobb- Douglas ta có :

là độ co giãn của sản lượng theo vốn, chính là hệ số ;

là độ co giãn của sản lượng theo lao động, chính là hệ số .

Sử dụng các công thức này, phương trình (5) có thể viết lại như sau:

= * + * + (6)

Phương trình (6) cho biết phần trăm thay đổi của sản lượng có thể phân

rã thành hai bộ phận chính là tổng phần trăm thay đổi của đầu vào, được gán

trọng số theo độ co giãn tương ứng và sự thay đổi của hàm sản xuất

theo thời gian .

Số hạng cuối cùng của phương trình (6) có thể được viết lại là sự thay đổi giữa mức tăng trưởng sản lượng và mức đóng góp của các nhân tố như ở phương trình dưới đây:

= - * - * (7)

Phương trình (7) biểu thị ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ không được biểu hiện, nó thể hiện phần tăng lên của sản lượng không phải là do sự tăng lên của đầu vào.

3.2. Xây dựng mô hình

Áp dụng cơ sở lý thuyết trên vào các mô hình nói tới trong bài viết ta thu được một số kết quả có thể giải thích trong thực tế như sau:

* Đối với chuỗi số liệu là giá trị sản xuất công nghiệp:

Ước lượng mô hình 3 có dạng:

Log(GOCN) = 0 + 1*log(ICN) + 2*log(LCN) + 3*t + Ut

Ta ước lượng được mô hình mà các hệ số tương ứng với các biến như sau:

Log(GOCN) = 0.497415*log(ICN) + 0.445119*log(LCN) + 0.069452*t

R2 = 0.993059

Adjusted – R2 = 0.991992

D-W = 0.901076

34

Page 35: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

Kết quả tính toán chỉ ra rằng độ co giãn của giá trị sản xuất công nghiệp theo lao động là 0.445119, theo vốn sản xuất là 0.497415, mức thay đổi TFP là 6.9452% một năm. Giá trị sản xuất công nghiệp sẽ tăng trưởng ở mức 6.9452% một năm khi không có sự gia tăng trong lao động và vốn sản xuất. Đóng góp của các nhân tố tới tăng trưởng của giá trị sản xuất công nghiệp như sau:

Bảng 3: Đóng góp của tăng trưởng vốn, lao động và TFP vào tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp Việt Nam trong một vài năm gần đây.

Năm Tốc độ tăng GOCN K (%) L (%) TFP (%)

1998 15.65% 46.88 8.75 44.37

1999 16.99% 50.69 22.2 27.1

2000 37.66% 68.36 13.2 18.44

2001 17.76% 39.6 21.3 39.1

2002 20.34% 57.15 8.71 34.14

2003 30.17% 62.96 14.02 23.02

2004 27.6% 64.7 10.14 25.16

2005 22.15% 60.35 21.4 18.25

Như vậy ảnh hưởng của các yếu tố tới tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp theo từng năm là khác nhau. Trong đó yếu tố TFP đóng góp vào tăng trưởng công nghiệp trong một vài năm gần đây ngày càng giảm. Giải thích cho việc ngày càng giảm này là việc công nghệ của Việt Nam còn lạc hậu, chưa phù hợp nên hiệu quả sản xuất có dấu hiệu giảm dần.

* Đối với chuỗi số liệu là tổng sản phẩm trong nước.

Ước lượng mô hình 4 có dạng sau:

Log(GDPCN) = 0 + 1*log(ICN) + 2*log(LCN) + 3*t + Ut

Ta thu được các hệ số tương ứng với các biến như sau:

Log(GDPCN) = 20.17493 + 0.522968*log(ICN) - 1.157094*log(LCN) + 0.156037*t

Tuy nhiên do kiểm định dạng hàm có kết luận là dạng hàm sai nên các hệ số tương ứng với các biến không có ý nghĩa cả về mặt lý thuyết cũng như thực tế. Vì khi lượng số lượng lao động tăng lên sẽ làm tăng thêm sản lượng đầu ra nhưng trong mô hình 4 này hệ số ước lượng của biến số lượng lao động lại mang dấu âm không phù hợp với thực tế.

35

Page 36: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

Do dạng hàm trên là sai nên ta ước lượng hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng sau:

Mô hình 5:

Log(GDPCN/LCN) = 0 + 1*log(ICN/LCN) + 2*t + Ut

Ta có kết quả như sau:

Log(GDPCN/LCN) = 1.094858*log(ICN/LCN) – 0.052314*t

Với mô hình này thì dạng hàm đã đúng nhưng lại có một khuyết điểm dẫn tới các ước lượng là ước lượng chệch và các thống kê t và F mất ý nghĩa. Hàm này có phương sai của sai số là đồng đều, phân phối U là phân phối chuẩn nhưng hàm lại có hiện tượng tự tương quan. Để thu được mô hình tốt có thể giải thích trong thực tế ta phải khắc phục hiện tượng tự tương quan. Bằng việc sử dụng phương pháp sai phân cấp 1 ta có thể khác phục được khuyết điểm của mô hình.

- Phương pháp sai phân cấp 1 được thực hiện theo quy trình sau:

Ta có mô hình ban đầu là:

Log(GDPCN/LCN) = 1log(ICN/LCN) + 2*t + Ut

Thực hiện phép biến đổi sai phân cấp 1 đối với phương trình trên ta đi đến:

log(GDPCN/LCN) = 1* log(ICN/LCN) + 2 + t

Trong đó : là biểu thị cho phép toán sai phân cấp 1.

2 là hệ số của biến thời gian trong mô hình ban đầu.

1 là hệ số của biến đầu vào trong mô hình ban đầu.

Áp dụng phương pháp này vào khắc phục hiện tượng tự tương quan ta thu được mô hình có kết quả như sau:

Log(GDPCN/LCN) = 0.803526*log(ICN/LCN) + 0.015317*t.

Kết quả tính toán chỉ ra rằng độ co giãn của sản lượng theo vốn sản xuất và lao động là 0.8035 và 0.1965. Mức thay đổi kỹ thuật là là 1.5317% một năm. Tổng sản phẩm trong nước sẽ tăng trưởng ở mức 1.5317% một năm khi không có sự gia tăng trong lao động và vốn sản xuất. Đóng góp của các nhân tố tới tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước ở ngành công nghiệp như sau:

Bảng 4: Đóng góp của tăng trưởng vốn, lao động và TFP vào tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của ngành công nghiệp Việt Nam.

Năm Tốc độ tăng GDP K (%) L (%) TFP (%)

36

Page 37: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

1998 20.44% 71.5 4.3 24.2

1999 20.48% 81.2 5.3 25.63

2000 19.26% 69.07 10.89 30.48

2001 12.27% 58.63 15.56 23.74

2002 12.24% 60.7 9.46 23.86

2003 17.39% 66.68 10.07 19.36

2004 17.69% 70.57 11.56 23.52

2005 15.03% 64.92 8.98 16.82

4. Một số kết quả rút ra từ mô hình

4.1. Một số kết luận về mô hình

* Đối với mô hình 1 thì phương trình tốt nhất của mô hình là phương trình có dạng sau:

Log(GOCN) = 0 + 1*D1 + 2*log(ICN) + 3*log(LCN)

Log(GOCN) = -12.70836 – 0.382433*D1 + 0.547160*log(ICN) +1.222698*log(LCN).

R2=0.995519

R2- điều chỉnh = 0.994399

DW = 1.859912

F=888.6301[0.000]

Theo phương trình này thì các biến ICN, LCN có tác động cùng chiều với biến GOCN còn biến giả D1 có tác động không tốt tới biến GOCN.

Các hệ số của phương trình có ý nghĩa như sau:

1 = 0.382433 : có ý nghĩa là giai đoạn từ năm 1986-1990 có ảnh hưởng xấu đến giá trị sản xuất công nghiệp vì khi đó nước ta mới bắt đầu công cuộc đổi mới nên quá trình tăng trưởng còn gặp nhiều khó khăn.

2 = 0.547160 : có ý nghĩa khi vốn đầu tư sản xuất trong ngành công nghiệp tăng lên 1% thì giá trị sản xuất công nghiệp tăng 0.54716%.

3 = 1.222698 : có ý nghĩa khi số lao động trong ngành công nghiệp tăng lên 1% thì giá trị sản xuất công nghiệp tăng 1.222698%.

37

Page 38: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

Như vậy từ mô hình ước lượng ta có thể thấy rằng biến vốn đầu tư sản xuất, số lượng lao động đều ảnh hưởng tới giá trị sản xuất công nghiệp nhưng trong đó biến số lao động có ảnh hưởng nhiều hơn và mạnh hơn so với biến vốn đầu tư.

* Đối với mô hình 2 phương trình tốt nhất là phương trình có dạng:

Log(GDPCN) = 0 + 1*D1 + 2*log(ICN) + 3*log(LCN)

Log(GDPCN) = 0.855427*log(ICN) +0.05526*log(LCN)

R2=0.990854 R2- điều chỉnh = 0.990201 DW = 0.87939

Ở mô hình này biến giả D1 không có ý nghĩa nên có thể kết luận rằng giai đoạn 1986-1990 không có ảnh hưởng tới tăng trưởng GDP. Các biến lao động và vốn đầu tư sản xuất có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng công nghiệp ứng với hệ số của các biến đó có ý nghĩa như sau:

1 = 0.855427 : có ý nghĩa khi vốn đầu tư sản xuất trong công nghiệp tăng lên 1% thì tổng sản phẩm trong nước của ngành công nghiệp cũng tăng lên 0.855427%.

2 = 0.05526 : có ý nghĩa khi số lượng lao động trong ngành công nghiệp tăng lên 1% thì tổng sản phẩm trong nước của ngành công nghiệp tăng lên 0.05526%.

Khác với mô hình 1 ở trên ở mô hình 2 này ta thấy hai biến vốn sản xuất và số lượng lao động công nghiệp đều có ảnh hưởng cùng chiều tới tăng trưởng GDP nhưng biến vốn sản xuất có ảnh hưởng nhiều hơn so với biến lao động.

3.2. Dự báo tăng trưởng công nghiệp Việt Nam trong năm tới

Bằng việc sử dụng kết quả ước lượng của mô hình trên ta có thể dự báo tổng sản phẩm công nghiệp trong năm 2006 với số lượng lao động ước tính sơ bộ như sau:

Lao động ước tính sơ bộ năm 2006 là: 5652439 người tăng 6,8% so với năm 2005

Vốn đầu tư sản xuất sơ bộ năm 2006 là: 1047790.8 triệu đồng tăng 16,35% so với năm 2005

Áp dụng đối với mô hình 1 ước lượng ở trên ta có:

Log(GOCN) = -12.70836 – 0.382433*D1 + 0.547160*log(ICN) +1.222698*log(LCN).

Log(GOCN) = -12.70836 – 0.382433*0 + 0.547160*log(1047790.8) + 1.222698*log(5652439)

38

Page 39: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

Vậy Giá trị sản xuất công nghiệp vào năm 2006 theo mô hình này sẽ tăng lên 17,26% so với năm 2005.

Đối với mô hình có xét đến ảnh hưởng của yếu tố công nghệ:

Log(GOCN) = 0.497415*log(ICN) + 0.445119*log(LCN) + 0.069452*t

Thì cũng với ước tính sơ bộ như trên ta dự báo được giá trị sản xuất công nghiệp năm 2006 sẽ tăng lên khoảng 20.4952% so với năm 2005.

Bảng 5: Bảng kết quả dự báo cho GOCNNăm GOCN thực tế GOCN dự báo Sai số dự báo

1990 24752 24752 0

1991 45771.3 51580.68 -5809.4

1992 62977.9 56773.8 6204.1

1993 74666.8 71018.5 3648.3

1994 97121.2 88378.2 8743

1995 125326.6 133173.9 -7847.3

1996 149432.5 166033.7 -16601.2

1997 180428.9 195991.7 -15562.8

1998 208676.8 203992.7 4684.1

1999 244137.5 245929.7 -1792.2

2000 336100.3 332113.9 3986.4

2001 395809.2 389577.1 6232.2

2002 395809.2 480298.7 -3942.7

2003 620067.7 626208.4 -6140.7

2004 791462.2 775608.3 15853.9

2005 911655.3 911840.9 -185.6

4. Một số kiến nghị về giải pháp

4.1. Giải pháp về nguồn lao động

Đối với một nước tương đối đông dân như nước ta thì lực lượng lao động là nguồn vốn to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Do đó chúng ta phải

39

Page 40: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

có biện pháp sử dụng tốt nhất nguồn lao động để thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp cũng như kinh tế.

Trước hết tạo thêm công việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, thu hút thêm lao động trong các ngành công nghiệp tận dụng nguồn lao động dồi dào ở nước ta. Đây là công việc đòi hỏi phải có chính sách hợp lý, có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp tạo điều kiện tìm việc thuận lợi cho người lao động. Hình thành và xây dựng thị trường lao động góp phần tạo việc làm ổn định, đồng thời hoàn thiện các trường dạy nghề thu hút học viên cung cấp đủ thợ lành nghề để giảm bớt tình trạng thừa thầy thiếu thợ trong các ngành công nghiệp cao.

Người lao động nước ta nhìn chung là cần cù chịu khó, có khả năng nắm bắt những công nghệ tiên tiến trên thế giới. Tuy vậy nhưng lao động nước ta do chuyển từ lao động trong ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp nên phần lớn chưa qua đào tạo, trình độ tay nghề yếu, thể lực chưa chịu được áp lực của công việc. Chính vì thế, chúng ta cần có biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về trình độ lẫn thể lực phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá của đất nước.

4.2. Giải pháp về vốn cũng như công nghệ

Từ mô hình xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng thì vốn đầu tư chính là một nhân tố tác động tích cực đến việc tăng tổng giá trị sản lượng công nghiệp. Chính vì vậy chúng ta phải thu hút và sử dụng vốn đầu tư như thế nào để đem lại hiệu quả cho việc sản xuất :

Sử dụng vốn vào đúng mục đích tránh lãng phí, ngành nào tương lai có tiềm năng phát triển tốt thì tiếp tục chú trọng đầu tư nhiều vốn hơn để tạo điều kiện cho ngành tăng năng lực sản xuất còn ngành nào nước ta không đủ điều kiện phát triển thì đầu tư đủ cho ngành đó tiếp tục hộat động. Trước khi đầu tư vốn vào các dự án phải xem xét, thẩm định xem dự án đó có khả thi không và có mang lại hiệu quả cho nền công nghiệp cũng như nền kinh tế hay không.

Thu hút thêm vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam bằng việc tạo dựng môi trường pháp lý ổn định cho các hoạt động đầu tư trong và ngoài nước, hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật về đầu tư.

Mặt khác ngoài việc thu hut vốn đầu tư từ nước ngoài chúng ta có thể sử dụng những nguồn vốn sẵn có trong nước như vốn trong dân, vốn trong các khu vực kinh tế. Vốn đầu tư trong dân chính là phần tiết kiệm trong các hộ gia đình, trong những năm qua thực tế nguồn vốn này chưa được quan tâm đúng mức tới. Vì vậy cần khuyến khích nhân dân tham gia và các hoạt động huy động vốn như gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng hay tham gia thị trường chứng khoán.

40

Page 41: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

Việc mở rộng hợp tác với nước ngoài không những thu hút được vốn mà chúng ta còn được tiếp cận với nhưng công nghệ mới hiện đại trên thế giới. Tập trung đầu tư vốn cho việc nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ cao vào các ngành công nghiệp tăng hiệu quả sản xuất.

4.3. Vấn đề hội nhập quốc tế

Để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì chúng ta phải chủ động hội nhập quốc tế. Vì mỗi quốc gia trên thế giới đều có nhưng đặc điểm riêng về kinh tế, công nghiệp cũng như điều kiện phát triển đất nước. Nên khi hội nhập quốc tế chúng ta có thêm nhiều cơ hội học hỏi các nước công nghiệp đã phát triển cũng như các nước đang phát triển để chọn cho mình hướng đi đúng phù hợp với điều kiện thực tế của nền công nghiệp nước ta. Ngoài ra việc hội nhập kinh tế cũng là việc chúng ta mở rộng thị trường ra các nước trên thế giới cho các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu. Việc chúng ta trở thành thành viên ASEAN, tham gia vào AFTA và tiến tới gia nhập WTO chính là những tiền đề cho việc phát triển kinh tế nói chung cũng như ngành công nghiệp nói riêng. Chính vì vậy Nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa, tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện thành công quá trình hội nhập.

4.4. Đẩy mạnh sản xuất về mặt số lượng cũng như chất lượng của những sản phẩm trong nước để tăng tính cạnh tranh

Bên cạnh các sản phẩm công nghiệp có uy tín và vị trí trên thị trường trong nước và quốc tế, ngành công nghiệp còn rất nhiều sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh, nhất là khi chúng ta chuẩn bị ra nhập WTO, nhiều mặt hàng nhập khẩu của nước ngoài sẽ được cắt giảm thuế. Cho nên các doanh nghiệp công nghiệp phải tiếp tực đầu tư, nâng cao chất lượng lao động, đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, tạo cơ sở hạ giá thành sản phẩm. Chỉ có đầu tư nâng cấp thiết bị thì giá thành sản xuất mới hạ thấp được và đây chính là giải pháp có ý nghĩa lâu dài khi muốn tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm. Tăng cường việc sản xuất sử dụng nguyên liệu trong nước có chất lương tương đương thay thế hàng nhập khẩu, nhằm tạo điều kiện phát huy nội lực, chủ động sản xuất trong cơ chế thị trường.

41

Page 42: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Giải thích các biến số.

GOCN : Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp.

ICN : Vốn đầu tư sản xuất cho ngành công nghiệp.

LCN : Số lao động trong ngành công nghiệp.

ECN : Giá trị xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp.

GDPCN : Tổng sản phẩm trong nước của ngành công nghiệp.

T : biến thời gian

D1 : Biến giả

D1 = 1 nếu năm quan sát thuộc thời kỳ 1986-1990

0 nếu năm quan sát thuộc thời kỳ sau 1990

Phụ lục 2: Kết quả ước lượng mô hình 1 ban đầu.

Dependent Variable: LOG(GOCN)

Method: Least Squares

Date: 04/11/06 Time: 10:12

Sample(adjusted): 1990 2005

Included observations: 16 after adjusting endpoints

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LOG(ICN) 0.353745 0.236690 1.494549 0.1632

LOG(ECN) 0.192586 0.229053 0.840792 0.4184

LOG(LCN) 1.287993 0.207728 6.200376 0.0001

D1 -0.575438 0.259132 -2.220635 0.0483

C -12.96460 2.278105 -5.690958 0.0001

R-squared 0.995789 Mean dependent var 12.14647

Adjusted R-squared 0.994258 S.D. dependent var 1.052901

S.E. of regression 0.079782 Akaike info criterion -1.968726

42

Page 43: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

Sum squared resid 0.070017 Schwarz criterion -1.727292

Log likelihood 20.74981 F-statistic 650.3724

Durbin-Watson stat 2.139067 Prob(F-statistic) 0.000000

Phụ lục 3: Kết quả ước lượng mô hình 1 sau các bước cải tiến.

Dependent Variable: LOG(GOCN)

Method: Least Squares

Date: 04/11/06 Time: 21:47

Sample(adjusted): 1990 2005

Included observations: 16 after adjusting endpoints

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LOG(ICN) 0.547160 0.055030 9.942983 0.0000

LOG(LCN) 1.222698 0.190298 6.425159 0.0000

D1 -0.382433 0.118755 -3.220363 0.0073

C -12.70836 2.229889 -5.699100 0.0001

R-squared 0.995519 Mean dependent var 12.14647

Adjusted R-squared 0.994399 S.D. dependent var 1.052901

S.E. of regression 0.078802 Akaike info criterion -2.031440

Sum squared resid 0.074517 Schwarz criterion -1.838293

Log likelihood 20.25152 F-statistic 888.6301

Durbin-Watson stat 1.859912 Prob(F-statistic) 0.000000

Phụ lục 4: Kiểm định một số giả thiết OLS cho mô hình 1.

1. Kiểm định tính dừng của phần dư e.

ADF Test Statistic -3.488144 1% Critical Value* -2.7411

5% Critical Value -1.9658

10% Critical Value -1.6277

43

Page 44: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation

Dependent Variable: D(E)

Method0: Least Squares

Date: 04/11/06 Time: 22:44

Sample(adjusted): 1991 2005

Included observations: 15 after adjusting endpoints

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

E(-1) -0.929956 0.266605 -3.488144 0.0036

R-squared 0.464978 Mean dependent var -1.36E-05

Adjusted R-squared 0.464978 S.D. dependent var 0.099497

S.E. of regression 0.072777 Akaike info criterion -2.338486

Sum squared resid 0.074151 Schwarz criterion -2.291283

Log likelihood 18.53865 Durbin-Watson stat 1.782743

Dùng tiêu chuẩn ADF để kiểm định tính dừng của phần dư e.

Kiểm định H0: e là nhiễu trắng

H1: e không phải là nhiễu trắng

Ta có qs = -3.488144 ; 0,01= -2.7411; 0,05= -1.9658; 0,1= -1.6277

=> qs > => chấp nhận giả thiết H0 hay e là nhiễu trắng

=> phần dư e là chuỗi dừng.

1. Kiểm định tính tự tương quanBreusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 0.060640 Probability 0.810022

Obs*R-squared 0.087720 Probability 0.767096

Dependent Variable: RESID

Method: Least Squares

Date: 04/11/06 Time: 23:05

44

Page 45: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

Presample missing value lagged residuals set to zero.

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LOG(ICN) 0.004442 0.060090 0.073919 0.9424

LOG(LCN) -0.016720 0.209521 -0.079801 0.9378

D1 0.005982 0.126057 0.047453 0.9630

C 0.195480 2.454558 0.079640 0.9380

RESID(-1) 0.078273 0.317856 0.246252 0.8100

R-squared 0.005482 Mean dependent var 1.55E-15

Adjusted R-squared -0.356160 S.D. dependent var 0.070483

S.E. of regression 0.082080 Akaike info criterion -1.911938

Sum squared resid 0.074108 Schwarz criterion -1.670504

Log likelihood 20.29550 F-statistic 0.015160

Durbin-Watson stat 1.963636 Prob(F-statistic) 0.999471

Sử dụng tiêu chuẩn BG để kiểm định:

H0: không tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình.

H1: tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình.

Ta có Fqs=0.06064 và giá trị P-value của thống kê F là 0.810022 > = 0.05

=> không có cơ sở để bác bỏ H0 => không tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình.

2. Kiểm định dạng hàm.Ramsey RESET Test:

F-statistic 0.665484 Probability 0.431941

Log likelihood ratio 0.939826 Probability 0.332323

Dependent Variable: LOG(GOCN)

Method: Least Squares

Date: 04/11/06 Time: 23:11

Sample: 1990 2005

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

45

Page 46: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

LOG(ICN) -0.036110 0.717167 -0.050351 0.9607

LOG(LCN) -0.591694 2.232500 -0.265037 0.7959

D1 0.024255 0.512875 0.047292 0.9631

C 13.97375 32.78590 0.426212 0.6782

FITTED^2 0.050093 0.061405 0.815772 0.4319

R-squared 0.995774 Mean dependent var 12.14647

Adjusted R-squared 0.994238 S.D. dependent var 1.052901

S.E. of regression 0.079924 Akaike info criterion -1.965179

Sum squared resid 0.070266 Schwarz criterion -1.723745

Log likelihood 20.72143 F-statistic 648.0601

Durbin-Watson stat 1.695965 Prob(F-statistic) 0.000000

Sử dụng tiêu chuẩn Ramsay kiểm định:

H0: dạng hàm là đúng

H1: dạng hàm sai

Ta có Fqs = 0.665484 và giá trị P-value của thống kê F là 0.431941 > = 0.05

=> chấp nhận giả thiết H0 => mô hình có dạng hàm đúng.

3. Kiểm định giả thiết về phân phối của U.

Kiểm định H0: U có phân phối chuẩn.

46

Page 47: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

H1: U không có phân phối chuẩn.

Sử dụng thống kê Jarque-Bera (JB) ta có:

JB= 0.91866 và có giá trị P-value của thống kê JB là 0.631707 > = 0.05

=> không có cơ sở để bác bỏ H0 tức là U có phân phối chuẩn.

5. Kiểm định phương sai sai số thay đổi.White Heteroskedasticity Test:

F-statistic 2.314365 Probability 0.121231

Obs*R-squared 8.582917 Probability 0.126902

Test Equation:

Dependent Variable: RESID^2

Method: Least Squares

Date: 05/25/06 Time: 21:16

Sample: 1990 2005

Included observations: 16

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C -2.842617 6.795542 -0.418306 0.6846

LOG(ICN) -0.037795 0.072952 -0.518080 0.6157

(LOG(ICN))^2 0.001465 0.003141 0.466526 0.6508

LOG(LCN) 0.414664 0.945488 0.438571 0.6703

(LOG(LCN))^2 -0.013909 0.031481 -0.441840 0.6680

D1 -0.017850 0.011459 -1.557734 0.1504

R-squared 0.536432 Mean dependent var 0.004657

Adjusted R-squared

0.304649 S.D. dependent var 0.004573

S.E. of regression

0.003813 Akaike info criterion -8.020578

Sum squared resid

0.000145 Schwarz criterion -7.730857

Log likelihood 70.16462 F-statistic 2.314365

Durbin-Watson 2.227606 Prob(F-statistic) 0.121231

47

Page 48: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

stat

Kiểm định H0: phương sai sai số đồng đều.

H1: phương sai sai số thay đổi.

Sử dụng kiểm định White ta có thể kết luận:

Ta có Fqs = 2.314365 và giá trị P-value của thống kê F là 0.121231 > = 0.05

=> chấp nhận giả thiết H0 => mô hình có phương sai sai số đồng đều.

6. Phương trình cuối cùng của mô hình 1 được chọn như sau:

Log(GOCN) = 0 + 1*D1 + 2*log(ICN) + 3*log(LCN)

Log(GOCN) = -12.70836 – 0.382433*D1 + 0.547160*log(ICN) +1.222698*log(LCN).

Phụ lục 5: kết quả ước lượng mô hình 2 sau c

Dependent Variable: LOG(GDP)

Method: Least Squares

Date: 05/24/06 Time: 10:51

Sample(adjusted): 1990 2005

Included observations: 16 after adjusting endpoints

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LOG(ICN) 0.855427 0.027124 31.53796 0.0000

LOG(LCN) 0.055260 0.022090 2.501569 0.0254

R-squared 0.990854 Mean dependent var 11.18112

Adjusted R-squared 0.990201 S.D. dependent var 1.042657

S.E. of regression 0.103211 Akaike info criterion -1.587606

Sum squared resid 0.149136 Schwarz criterion -1.491032

Log likelihood 14.70085 Durbin-Watson stat 0.879379

48

Page 49: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

Mô hình 2 có dạng sau:

Log(GDPCN) = 0 + 1*D1 + 2*log(ICN) + 3*log(LCN)

Log(GDPCN) = 0.855427*log(ICN) +0.05526*log(LCN)

Phụ lục 6 : Kết quả ước lượng mô hình 3

Dependent Variable: LOG(GOCN)

Method: Least Squares

Date: 05/24/06 Time: 10:08

Sample(adjusted): 1990 2005

Included observations: 16 after adjusting endpoints

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LOG(ICN) 0.497415 0.081451 6.106918 0.0000

LOG(LCN) 0.445119 0.073900 6.023257 0.0000

T 0.069452 0.016308 4.258855 0.0009

R-squared 0.993059 Mean dependent var 12.14647

Adjusted R-squared 0.991992 S.D. dependent var 1.052901

S.E. of regression 0.094224 Akaike info criterion -1.718915

Sum squared resid 0.115417 Schwarz criterion -1.574055

Log likelihood 16.75132 Durbin-Watson stat 0.901076

Mô hình 3 có dạng như sau:

Log(GOCN) = 0 + 1*log(ICN) + 2*log(LCN) + 3*t + Ut

Log(GOCN) = 0.497415*log(ICN) + 0.445119*log(LCN) + 0.069452*t

49

Page 50: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

Phụ lục 7: Kiểm định một số giả thiết OLS cho mô hình 3

1. Kiểm định tính dừng của phần dư e.ADF Test Statistic -3.089974 1% Critical Value* -2.7411

5% Critical Value -1.9658

10% Critical Value -1.6277

*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation

Dependent Variable: D(E)

Method: Least Squares

Date: 05/25/06 Time: 21:26

Sample(adjusted): 1991 2005

Included observations: 15 after adjusting endpoints

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

E(-1) -0.604814 0.195734 -3.089974 0.0080

R-squared 0.389750 Mean dependent var 0.013363

Adjusted R-squared 0.389750 S.D. dependent var 0.085072

S.E. of regression 0.066457 Akaike info criterion -2.520190

Sum squared resid 0.061831 Schwarz criterion -2.472986

Log likelihood 19.90142 Durbin-Watson stat 0.981849

Dùng tiêu chuẩn ADF để kiểm định tính dừng của phần dư e.

Kiểm định H0: e là nhiễu trắng

H1: e không phải là nhiễu trắng

Ta có qs = -3.089974 ; 0,01= -2.7411; 0,05= -1.9658; 0,1= -1.6277

=> qs > => chấp nhận giả thiết H0 hay e là nhiễu trắng

=> phần dư e là chuỗi dừng.

50

Page 51: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

2. Kiểm định tính tự tương quan

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 2.281064 Probability 0.156837

Obs*R-squared 2.555620 Probability 0.109903

Test Equation:

Dependent Variable: RESID

Method: Least Squares

Date: 05/25/06 Time: 21:30

Presample missing value lagged residuals set to zero.

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LOG(ICN) 0.018089 0.078630 0.230059 0.8219

LOG(LCN) -0.016334 0.071332 -0.228979 0.8227

T -0.003352 0.015716 -0.213303 0.8347

RESID(-1) 0.404670 0.267937 1.510319 0.1568

R-squared 0.159726 Mean dependent var 4.40E-05

Adjusted R-squared -0.050342 S.D. dependent var 0.087718

S.E. of regression 0.089899 Akaike info criterion -1.767943

Sum squared resid 0.096982 Schwarz criterion -1.574796

Log likelihood 18.14354 Durbin-Watson stat 1.377949

Sử dụng tiêu chuẩn BG để kiểm định:

H0: không tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình.

H1: tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình.

Ta có Fqs= 2.281064 và giá trị P-value của thống kê F là 0.156837 > = 0.05

=> không có cơ sở để bác bỏ H0 => không tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình.

51

Page 52: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

3. Kiểm định dạng hàm.

Ramsey RESET Test:

F-statistic 0.536417 Probability 0.477984

Log likelihood ratio 0.699698 Probability 0.402885

Test Equation:

Dependent Variable: LOG(GOCN)

Method: Least Squares

Date: 05/27/06 Time: 09:32

Sample: 1990 2005

Included observations: 16

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LOG(ICN) 0.695870 0.283374 2.455656 0.0303

LOG(LCN) 0.631897 0.265892 2.376517 0.0350

T 0.168034 0.135622 1.238989 0.2390

FITTED^2 -0.029964 0.040911 -0.732405 0.4780

R-squared 0.993356 Mean dependent var 12.14647

Adjusted R-squared 0.991695 S.D. dependent var 1.052901

S.E. of regression 0.095951 Akaike info criterion -1.637646

Sum squared resid 0.110478 Schwarz criterion -1.444499

Log likelihood 17.10117 Durbin-Watson stat 0.917367

Sử dụng tiêu chuẩn Ramsay kiểm định:

H0: dạng hàm là đúng

H1: dạng hàm sai

Ta có Fqs = 0.536417 và giá trị P-value của thống kê F là 0.477984 > = 0.05

=> chấp nhận giả thiết H0 => mô hình có dạng hàm đúng.

52

Page 53: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

4. Kiểm định giả thiết về phân phối của U.

Kiểm định H0: U có phân phối chuẩn.

H1: U không có phân phối chuẩn.

Sử dụng thống kê Jarque-Bera (JB) ta có:

JB= 0.137547 và có giá trị P-value của thống kê JB là 0.933538 > = 0.05 => không có cơ sở để bác bỏ H0 tức là U có phân phối chuẩn.

4. Kiểm định phương sai sai số thay đổi.White Heteroskedasticity Test:

Obs*R-squared 15.68289 Probability 0.073806

Dependent Variable: RESID^2

Date: 05/27/06 Time: 09:40

Sample: 1990 2005

Included observations: 16

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 138.8591 143.6901 0.966379 0.3712

LOG(ICN) -9.122118 4.794554 -1.902600 0.1058

(LOG(ICN))^2 0.128610 0.040405 3.183029 0.0190

(LOG(ICN))*(LOG(LCN)) 0.363893 0.244448 1.488634 0.1872

(LOG(ICN))*(@TREND(2005)) -0.074030 0.033086 -2.237508 0.0666

53

Page 54: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

LOG(LCN) -9.966350 14.63583 -0.680956 0.5213

(LOG(LCN))^2 0.163090 0.375108 0.434780 0.6789

(LOG(LCN))*T) -0.082031 0.100960 -0.812512 0.4475

T 2.271997 1.985649 1.144209 0.2961

T^2 0.009471 0.006903 1.372042 0.2191

R-squared 0.980181 Mean dependent var

0.007214

Adjusted R-squared 0.950452 S.D. dependent var

0.009951

S.E. of regression 0.002215 Akaike info criterion

-9.117981

Sum squared resid 2.94E-05 Schwarz criterion -8.635113

Log likelihood 82.94385 F-statistic 32.97083

Durbin-Watson stat 3.248990 Prob(F-statistic) 0.000198

Kiểm định H0: phương sai sai số đồng đều.

H1: phương sai sai số thay đổi.

Sử dụng kiểm định White ta có thể kết luận:

Ta có 2qs = 15.68289 và giá trị P-value của thống kê F là 0.073806 > =

0.05 => chấp nhận giả thiết H0 => mô hình có phương sai sai số đồng đều.

Phụ lục 8: kết quả ước lượng của mô hình 4.

Dependent Variable: LOG(GDP)

Method: Least Squares

Date: 05/30/06 Time: 23:41

Sample(adjusted): 1990 2005

Included observations: 16 after adjusting endpoints

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LOG(ICN) 0.522968 0.141528 3.695167 0.0031

54

Page 55: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

LOG(LCN) -1.157094 0.398448 -2.904001 0.0132

T 0.156037 0.056117 2.780584 0.0166

C 20.17493 6.668533 3.025393 0.0106

R-squared 0.994842 Mean dependent var 11.18112

Adjusted R-squared

0.993552 S.D. dependent var 1.042657

S.E. of regression

0.083722 Akaike info criterion -1.910313

Sum squared resid

0.084112 Schwarz criterion -1.717165

Log likelihood 19.28250 F-statistic 771.4862

Durbin-Watson stat

0.752471 Prob(F-statistic) 0.000000

Phụ lục 9: kiểm định giả thiết dạng hàm là đúng cho mô hình 4.Ramsey RESET Test:

F-statistic 56.00316 Probability 0.000012

Log likelihood ratio 28.90951 Probability 0.000000

Test Equation:

Dependent Variable: LOG(GDP)

Method: Least Squares

Date: 05/30/06 Time: 23:45

Sample: 1990 2005

Included observations: 16

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LOG(ICN) 2.111311 0.220534 9.573619 0.0000

LOG(LCN) -5.228377 0.569566 -9.179585 0.0000

T 0.878630 0.099435 8.836187 0.0000

C 75.81534 7.952628 9.533370 0.0000

FITTED^2 -0.183425 0.024511 -7.483526 0.0000

55

Page 56: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

R-squared 0.999153 Mean dependent var 11.18112

Adjusted R-squared 0.998845 S.D. dependent var 1.042657

S.E. of regression 0.035431 Akaike info criterion -3.592157

Sum squared resid 0.013809 Schwarz criterion -3.350723

Log likelihood 33.73726 F-statistic 3244.752

Durbin-Watson stat 1.385726 Prob(F-statistic) 0.000000

Sử dụng tiêu chuẩn Ramsay kiểm định:

H0: dạng hàm là đúng

H1: dạng hàm sai

Ta có Fqs = 56.00316 và giá trị P-value của thống kê F là 0.000012 < = 0.05

=> bác bỏ giả thiết H0 => mô hình có dạng hàm sai.

Phụ lục 10: kết quả ước lượng của mô hình 5.

Dependent Variable: LOG(GDP/LCN)

Method: Least Squares

Date: 05/28/06 Time: 07:17

Sample(adjusted): 1990 2005

Included observations: 16 after adjusting endpoints

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LOG(ICN/LCN) 1.094858 0.016683 65.62749 0.0000

T -0.052314 0.003713 -14.08912 0.0000

R-squared 0.978034 Mean dependent var -3.748815

Adjusted R-squared

0.976465 S.D. dependent var 0.784549

S.E. of regression

0.120358 Akaike info criterion -1.280231

Sum squared 0.202803 Schwarz criterion -1.183658

56

Page 57: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

resid

Log likelihood 12.24185 Durbin-Watson stat 0.903638

* Kiểm định hiện tượng tự tương quan cho mô hình 5:

Sử dụng tiêu chuẩn BG để kiểm định:

H0: không tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình.

H1: tồn tại hiện tượng

tự tương quan trong mô hình.

Ta có Fqs= 5.534208 và giá trị P-value của thống kê F là 0.035063 < = 0.05

=> có cơ sở để bác bỏ H0 => có tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình.

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 5.534208 Probability 0.035063

Obs*R-squared 4.768946 Probability 0.028978

Test Equation:

Dependent Variable: RESID

Method: Least Squares

Date: 05/30/06 Time: 23:53

Presample missing value lagged residuals set to zero.

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LOG(ICN/LCN) 0.000921 0.014505 0.063530 0.9503

T 0.000324 0.003230 0.100339 0.9216

RESID(-1) 0.548864 0.233312 2.352490 0.0351

R-squared 0.298059 Mean dependent var -0.003109

Adjusted R-squared

0.190068 S.D. dependent var 0.116232

S.E. of regression

0.104604 Akaike info criterion -1.509900

Sum squared resid

0.142247 Schwarz criterion -1.365040

Log likelihood 15.07920 Durbin-Watson stat 1.403366

57

Page 58: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

KẾT LUẬN

Tăng trưởng công nghiệp là một phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển. Với Việt Nam ta việc công nghiệp tăng trưởng cao và ổn định sẽ giúp cho đất nước đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thoát khỏi nguy cơ tụt hậu quá xa so với các nước phát triển trên thế giới. Sau gần 20 năm đổi mới về tất cả mọi mặt, ngành công nghiệp nước ta đã phấn đấu để xứng đáng là một trong những ngành mũi nhọn của đất nước. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của kinh tế có sự đóng góp không nhỏ của ngành công nghiệp từ việc ứng dựng công nghiệp vào các ngành kinh tế tới việc giá trị sản phẩm công nghiệp xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của toàn bộ nền kinh tế… Tuy nhiên bên cạnh những thành công ngành công nghiệp nước ta vẫn còn một số bất cập như: trình độ của lao động công nghiệp chưa cao, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, sản phẩm công nghiệp nhiều nhưng chưa đủ phục vụ trong nước.

Nói chung trên thế giới ở các nước phát triển sự phát triển của ngành công nghiệp phụ thuộc lớn vào các yếu tố về vốn, về lao động, tài nguyên, khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên mỗi một nước lại có những đặc thù riêng. Thực tế thì ở các nước đang phát triển như Việt Nam, ngoài các yếu tố trên, yếu tố xuất khẩu cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành công nghiệp. Theo đó mấu chốt của đề tài này bằng việc đưa thêm biến xuất khẩu vào mô hình sản xuất truyền thống thì một kết luận được rút ra là, không giống với nhiều nước đang phát triển và phát triển khác, yếu tố xuất khẩu của nước ta chưa thực sự đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành công nghiệp trong nước. Có thể trong một dạng mô hình khác như mô hình tuyến tính biến giá trị xuất khẩu có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị sản xuất công nghiệp nhưng trong mô hình em xây dựng thì nó lại không có ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp. Đây củng có thể là một thực trạng thực tế của công nghiệp xuất khẩu còn yếu kém mà nước ta cần phải khác phục trong tương lai.

Trong quá trình thực tập, mặc dù có nhiều khó khăn như hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn, bên cạnh đó do hạn chế, sai sót về mặt số liệu thu thập được nhưng do dược sự giúp đỡ tận tình của thầy và cán bộ hướng dẫn thực tập em đã hoàn thành xong báo cáo thực tập tốt nghiệp. Với mô hình em đưa ra và các kết quả thu được từ đề tài sẽ không tránh khỏi được những hạn chế thiếu sót nhất định. Vì vậy em kính mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô giáo.

58

Page 59: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế lượng tập 1 và 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2001,2002.

2. Bài tập Kinh tế lượng với sự trợ giúp của phần mềm EVIEWS, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2002.

3. Số liệu Việt Nam Thế Kỷ XX, tập 2, NXB Thống Kê TPHCM.

4. Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê các năm từ 1993-2004.

5. Đề cương bài giảng Thống kê Công nghiệp và Xây dựng của Tổng cục thống kê, Hà Nội- 2005.

6. Tạp chí “Con số và sự kiện” các năm 2004, 2005.

7. Tạp chí Công nghiệp năm 2005

8. Nguyên lý kinh tế học tập 2, NXB Thống kê, Hà Nội-2003.

9. Ảnh hưởng tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng kinh tế - PGS.TS Nguyễn Khắc Minh.

59

Page 60: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1

CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG VỀ NỀN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM...........................3

1. Khái niệm và phân loại ngành công nghiệp của Việt Nam hiện nay. .3

1.1.Khái niệm ngành công nghiệp.............................................................3

1.2. Phân loại ngành công nghiệp Việt Nam hiện nay..............................3

1.3.Vài nét cơ bản về một số ngành công nghiệp chủ yếu ở nước ta........4

2. Công nghiệp Việt Nam trước năm 1986 và chủ trương đổi mới.......10

2.1. Một vài nét về quá trình phát triển của Công nghiệp Việt Nam từ trước năm 1986.................................................................................................10

2.2. Chủ trương đổi mới..........................................................................12

3. Công nghiệp Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay.............................13

3.1. Tăng trưởng Công nghiệp................................................................13

3.2. Tỷ trọng công nghiệp trong một số chỉ tiêu Kinh tế tổng hợp.........19

3.3. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành Công nghiệp................................21

3.4. Công nghệ........................................................................................25

3.5. Lao động công nghiệp......................................................................28

3.6. Một số tồn tại....................................................................................30

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.........................................................................34

1. Lựa chọn mô hình.................................................................................34

1.1. Biến phụ thuộc ( biến được giải thích) trong mô hình.....................34

1.2. Biến độc lập ( biến giải thích) trong mô hình................................355

2. Xây dựng mô hình.................................................................................36

2.1. Cơ sở lý thuyết.................................................................................36

2.2. Xây dựng mô hình..........................................................................388

2.3. Ước lượng mô hình..........................................................................38

2.4. Cải tiến mô hình...............................................................................41

3. Ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ tới tăng trưởng công nghiệp.......45

3.1. Cơ sở lý thuyết.................................................................................45

60

Page 61: Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tăng … · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất

3.2. Xây dựng mô hình..........................................................................477

4. Một số kết quả rút ra từ mô hình.........................................................51

4.1. Một số kết luận về mô hình..............................................................51

3.2. Dự báo tăng trưởng công nghiệp Việt Nam trong năm tới..............53

4. Một số kiến nghị về giải pháp...............................................................55

4.1. Giải pháp về nguồn lao động..........................................................555

4.2. Giải pháp về vốn cũng như công nghệ.............................................55

4.3. Vấn đề hội nhập quốc tế...................................................................56

4.4. Đẩy mạnh sản xuất về mặt số lượng cũng như chất lượng của những sản phẩm trong nước để tăng tính cạnh tranh..........................................57

PHỤ LỤC............................................................................................................................58

KẾT LUẬN.........................................................................................................................77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................79

61