36
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHM HÀ NI, 2019,TÀI LIU TP HUN THC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LCH SVÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018) KẾ HOẠCH DẠY HỌC MINH HỌA A. PHN LCH SBÀI: CUC CÁCH MNG KHOA HC - CÔNG NGHVÀ TOÀN CU HÓA (2 tiết) 1. MC TIÊU CA BÀI HC Sau bài hc, hc sinh có th: - Hiểu được ngun gc, đặc điểm, nhng thành tu chyếu; đánh giá được tác động ca cuc cách mng khoa hc - công nghdin ra tsau Chiến tranh thế gii thhai đến nay. - Nhn biết được nhng biu hin toàn cầu hóa và tác động của nó đối vi nhân loi. - Lí giải được toàn cu hóa là yêu cu tt yếu ca thời đại mi - Nhn thức được những cơ hội và thách thc thai xu hướng toàn cầu hóa đến các dân tc trên thế gii nhất là đối vi Vit Nam. - Góp phn rèn luyện kĩ năng thuyết trình ni dung lch sử, kĩ năng quan sát tranh ảnh lch sử, kĩ năng hợp tác; kĩ năng thu thập và xlí thông tin; kĩ năng phân tích, đánh giá… - Biết tn dụng cơ hội để hc tp bt kp vi thế gii trong xu thế mi ; Có ý thc bo vvà phát huy nhng giá trvăn hóa của dân tộc trước xu thế toàn cu hóa, khu vc hóa. 2. CHUN BĐỒ DÙNG DY HC Tranh, ảnh liên quan đến Cuc cách mng khoa học kĩ thuật công nghvà toàn cu hóa; Bài trình chiếu powerpoint; Giy A0, bút; Phiếu hc tp; 3. GI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DY VÀ HC 3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Phương án 1: GV tchức cho HS đưa ra ý kiến ca mình vmt sni dung liên quan đến bài hc. Ví dnhư: + Em quan sát thy nhng gì trong hình 1, 2 và 3? Cm nhn ca em khi nhìn thy nhng hình nh này là gì?

Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MINH HỌA

A. PHẦN LỊCH SỬ

BÀI: CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ TOÀN CẦU HÓA

(2 tiết)

1. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC

Sau bài học, học sinh có thể:

- Hiểu được nguồn gốc, đặc điểm, những thành tựu chủ yếu; đánh giá được tác động của

cuộc cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

- Nhận biết được những biểu hiện toàn cầu hóa và tác động của nó đối với nhân loại.

- Lí giải được toàn cầu hóa là yêu cầu tất yếu của thời đại mới

- Nhận thức được những cơ hội và thách thức từ hai xu hướng toàn cầu hóa đến các dân

tộc trên thế giới nhất là đối với Việt Nam.

- Góp phần rèn luyện kĩ năng thuyết trình nội dung lịch sử, kĩ năng quan sát tranh ảnh

lịch sử, kĩ năng hợp tác; kĩ năng thu thập và xử lí thông tin; kĩ năng phân tích, đánh giá…

- Biết tận dụng cơ hội để học tập bắt kịp với thế giới trong xu thế mới ; Có ý thức bảo

vệ và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc trước xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa.

2. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Tranh, ảnh liên quan đến Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật – công nghệ và toàn

cầu hóa;

– Bài trình chiếu powerpoint;

– Giấy A0, bút;

– Phiếu học tập;

3. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

– Phương án 1: GV tổ chức cho HS đưa ra ý kiến của mình về một số nội dung liên

quan đến bài học. Ví dụ như:

+ Em quan sát thấy những gì trong hình 1, 2 và 3? Cảm nhận của em khi nhìn thầy

những hình ảnh này là gì?

Page 2: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

+ Những hình ảnh đó đề cập đến nội dung gì trong lịch sử loài người? Em biết gì về

nội dung đó?

Hình 1 : Mô hình sinh sản vô tính đầu tiên

trên thế giới

Hình 2 : Con người đặt chân lên Mặt

trăng

Hình 3: Mô hình toàn cầu hóa

– Phương án 2: GV sử dụng kĩ thuật KWLH để kết nối giữa các vấn đề đã biết và

muốn biết về Cuộc cách mạng khoa học kĩ thật- công nghệ và Toàn cầu hóa.

Em đã biết gì về

Cuộc cách mạng

khoa học kĩ thật-

công nghệ và Toàn

cầu hóa?( K)

Em muốn biết gì về

Cuộc cách mạng

khoa học kĩ thật-

công nghệ và Toàn

cầu hóa?(W)

Em đã học được gì

về Cuộc cách mạng

khoa học kĩ thật-

công nghệ và Toàn

cầu hóa?(L)

Em có thể đưa ra

thông điệp nào qua

bài học ngày hôm

nay? (H)

Page 3: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. Tìm hiểu về cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật nửa cuối thế kỉ XX

Hoạt động 1. Tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học

kĩ thuật – công nghệ hiện đại

- Mục tiêu:

+ Trình bày được nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật – công nghệ

hiện đại.

+ Hiểu được đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật – công nghệ hiện đại.

- Cách thức tiến hành:

Bước 1: GV tổ chức cho HS dựa thông tin hỗ trợ dưới đây thảo luận theo cặp để

thực hiện các nhiệm vụ học tập sau:

Nhiệm vụ 1: Quan sát hình 4, 5, 6 và 7 em hãy cho biết cuộc cách mạng khoa học

kĩ thuật – công nghệ xuất phát từ những nguyên nhân nào?

Nhiệm vụ 2: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ giữa thế kỉ XX có đặc điểm nổi

bật là gì? Tại sao có đặc điểm đó?

Bước 2: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát và hướng dẫn HS trong quá

trình thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: GV gọi đại diện cặp HS lên bảng trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét

bổ sung.

TÀI LIỆU HỖ TRỢ HỌC SINH:

NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ CUỐI

THẾ KỈ XX

* Nguồn gốc: Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại được bắt đầu từ

những năm 40 của thế kỉ XX, khởi đầu ở nước Mĩ, bắt nguồn từ những đòi hỏi của cuộc

sống, nhằm đáp ứng những nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người;

do sự bùng nổ về dân số, sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên…

* Đặc điểm

- Vấn đề cấp thiết mà cuộc cách mạng lần này giải quyết là phải sản xuất và chế

tạo ra những công cụ sản xuất mới có năng suất cao, tìm ra vật liệu mới, năng lượng mới,…

thay thế dần nguồn tài nguyên thiên nhiên của nhân loại đang bị vơi cạn. Vì thế, đặc điểm

lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại là khoa học đã trở thành lực

lượng sản xuất trực tiếp. Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ những kết quả nghiên

Page 4: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

cứu của khoa học. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính

của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

- Từ năm 1973 đến nay, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ,

có sự biến đổi về chất và kết hợp chặt chẽ với những phát minh lớn lao, được ứng dụng

trong sản xuất có hiệu quả, thúc đẩy nhanh chóng nền kinh tế và sinh hoạt xã hội,… nên

được gọi là cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.

Hình 4: Ngôi nhà hiện đại

Hình 5: Dân số thế giới tăng nhanh

Hình 6: Vũ khí hiện đại được sản xuất phục

vụ chiến tranh

Hình 7: Hạn hán, vơi cạn tài nguyên

Page 5: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

Hoạt động 2. Khám phá những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa

học - công nghệ hiện đại

- Mục tiêu:

+ Trình bày những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ

hiện đại.

- Cách thức tiến hành:

Bước 1: GV tổ chức cho HS dựa vào thông tin trong các tư liệu học tập và thảo luận

theo nhóm để trả lời các câu hỏi dưới đây.

Nhiệm vụ

+ Dựa vào hình 8 – 19 hãy tìm hiểu và giới thiệu những thành tựu của cuộc cách

mạng khoa học - công nghệ nửa đầu thế kỉ XX.

+ Lập bảng thống kê những thành tựu nổi bật của cách mạng khoa học - công nghệ

trên các lĩnh vực: khoa học cơ bản và công nghệ (công cụ sản xuất mới; công nghệ thông

tin; vật liệu mới; công nghệ sinh học; nguồn năng lượng mới; thông tin liên lạc và giao

thông vận tải; chinh phục vũ trụ)

+ Trong các thành tựu trên, em ấn tượng nhất với thành tựu nào? Hãy phân tích lí

do em ấn tượng với thành tựu đó.

Bước 2: Các nhóm HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ, GV gợi ý và hỗ trợ HS để

hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Bước 3: GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh để tổ chức cho các nhóm trình bày sản

phẩm, kết quả thảo luận của nhóm, quan sát sản phẩm của nhóm bạn, tự đánh giá sản phẩm

của nhóm mình.

Bước 4: GV gọi đại diện một nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác đặt

câu hỏi phản biện cho nhóm bạn.

Bước 5: GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của các nhóm và chính xác hóa nội

dung học tập cho HS.

TÀI LIỆU HỖ TRỢ HỌC SINH

Năng lượng mới

Page 6: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

Hình 8 : Năng lượng mặt trời

Hình 9 : Năng lượng hạt nhân

Hình 10: Năng lượng gió

Hình 11 : Năng lượng nước

Công nghệ sinh học

Hình 12: Cừu Đô-li

Hình 13 : Mô phỏng bản đồ gien người

Vật liệu mới

Page 7: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

Hình 14 : Chế tạo ra chất Com-po-zit

Hình 15 : Chế tạo ra chất dẻo Po-ly- me

Chinh phục vũ trụ

Hình 16: Vệ tinh nhân tạo Sputnik

Hình 17: Người đặt chân lên Mặt Trăng

Page 8: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

Hình 18: Nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin Hình 19: Nhà du hành vũ đầu tiên của Việt

Nam – Phạm Tuân

Bảng thống kê những thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ

STT Các lĩnh vực Thành tựu

1 Khoa học cơ bản Đánh dấu những bước nhảy vọt trong

Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học,…

2 Công cụ sản xuất mới Máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống

máy tự động

3 Vật liệu mới Chất dẻo po-li-me, vật liệu nano, vật

liệu composite,…

4

Nguồn năng lượng mới Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt

trời, năng lượng gió, năng lượng thủy

triều

5 Cách mạng xanh Lai tạo giống mới, phân bón hóa học, cơ

khí hóa,…

6 Giao thông và thông tin liên lạc Máy bay siêu thanh, tàu siêu tốc, điện

thoại thông minh,…

7

Chinh phục vũ trụ Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, con

người bay vào vũ trụ, đặt chân lên Mặt

Trăng.

Hoạt động 3. Đánh giá tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện

đại

- Mục tiêu: Đánh giá được tác động tích cực và tiêu cực cuộc cách mạng khoa học

– công nghệ hiện đại

- Cách thức tiến hành: GV vận dụng phương pháp tranh luận.

Bước 1: GV đưa ra hai nhận định trái chiều như sau:

Page 9: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

- Nhận định 1: Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại có tác động vô cùng

tích cực đối với con người.

- Nhận định 2 : cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại có tác động vô cùng

tích cực đối với con người.

GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện cho 1 nhận định.

Bước 2: HS dựa vào tài liệu hỗ trợ dưới đây trao đổi, thảo luận để đưa ra quan điểm

lập luận của nhóm mình.

Bước 3: GV tổ chức cho HS tranh luận. Các HS khác nhận xét và bổ sung. GV có

thể đưa ra các câu hỏi gợi mở cho cả lớp nếu các vấn đề về tác động tích cực và tiêu cực

của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ chưa đầy đủ.

Bước 4: GV nhận xét kết quả làm việc của HS và chính xác hóa nội dung học tập.

Đặc biệt GV cần nhấn mạnh cho HS những tác động tích cực về nhiều mặt như tăng năng

suất lao động, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người,

nhưng cách mạng khoa học – công nghệ cũng đe dọa sự sống của con người. Ví dụ về tác

động của cách mạng khoa học - công nghệ:

+ Tích cực : tăng năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc

sống của con người. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ còn tạo nên sự thay đổi về cơ

cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn

cầu hoá.

+ Tiêu cực : tình trạng ô nhiễm môi trường, hiện tượng Trái Đất nóng dần lên, tai

nạn giao thông, các dịch bệnh mới, các loại vũ khí có sức huỷ diệt lớn...

TÀI LIỆU HỖ TRỢ HỌC SINH

Trong 20 năm (từ 1970 đến 1990), khối

lượng của cải vật chất của thế giới sản

xuất ra bằng 230 năm (từ 1740 đến

1970) cộng lại.

(Trích “Lịch sử thế giới hiện đại”,

tập 3)

Hình 20: Chất thải công nghiệp gây ô nhiễm

môi trường

Page 10: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

Hình 21 : Thành phố hiện đại

Hình 22 : Hirosima sau khi bị ném bom

nguyên tử

Hình 23: Nhà máy sản xuất ô tô theo dây

chuyền, tự động hóa

Hình 24: Hạn hán hoành hành

II. Tìm hiểu về xu thế toàn cầu hóa

Hoạt động 4. Tìm hiểu về xu hướng toàn cầu hóa và những biểu hiện của nó

- Mục tiêu:

+ Trình bày được khái niệm Toàn cầu hóa.

+ Trình bày được những biểu hiện của xu thế Toàn cầu hóa.

- Cách thức tiến hành:

Bước 1: GV tổ chức cho HS dựa vào thông tin trong các tư liệu học tập và làm việc

cá nhân để trả lời các câu hỏi dưới đây.

Nhiệm vụ

+ Đọc các tư liệu hỗ trợ và quan sát Hình 25 và cho biết thế nào là xu thế toàn cầu

hóa?

+ Xu thế toàn cầu hóa được biểu hiện như thế nào?

Page 11: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

Bước 2: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ, GV gợi ý và hỗ trợ HS để hoàn thành

nhiệm vụ học tập.

Bước 3: GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi và nhận xét, bổ sung.

TÀI LIỆU HỖ TRỢ HỌC SINH

Tài liệu 1 : Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học –

công nghệ được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỉ XX. Biểu hiện của toàn cầu hóa

là :Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế; Sự phát triển và tác

động to lớn của các công ti xuyên quốc gia; Sự sáp nhập, hợp nhất của các công ti

vừa và nhỏ thành những tập đoàn lớn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh ở thị

trường trong nước và nước ngoài; Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương

mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Tài liệu 2 : Tốc độ phát triển ngoại thương, đặc biệt là xuất khẩu của hầu hết

các nước tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế đều đã tăng mạnh

và liên tục trong nhiều thập niên. Năm 1950, tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới

còn ở mức 59,7 tỷ USD nhưng đến năm 1990 nghĩa là 4 thập niên sau đã lên đến

con số 3.332 tỷ USD, tăng 57,6 lần, bình quân hàng năm tăng 10,5 %. Điều đáng

lưu ý là trong suốt thời kỳ dài, từ sau Thế chiến thứ hai đến nay, nền kinh tế thế giới

nói chung và thương mại quốc tế nói riêng, mặc dù đã trải qua những bước thăng

trầm trong sự phát triển, nhưng nhìn chung tốc độ tăng của thương mại quốc tế đều

tăng nhanh hơn tốc độ tăng của sản xuất thế giới.

Tài liệu 3: Máy bay Boing 747 của Mỹ có tới 4,5 triệu linh kiện do 1500 xí

nghiệp lớn, 15 ngàn xí nghiệp nhỏ của 16 nước trên thế giới cùng tham gia sản xuất.

Khoảng 3/5 các sản phẩm của IBM được sản xuất ở bên ngoài nước Mỹ, trong khi

khoảng 4/5 các sản phẩm của ô tô Volkswagens (Đức) được sản xuất bên ngoài nước

Đức.

Tài liệu 4:

Page 12: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

Hình 25: Coca-Cola - thương hiệu biểu tượng của nước Mỹ, hình ảnh tiêu

biểu của toàn cầu hóa (chiếm lĩnh thị trường toàn cầu, có mặt tại hơn 200 quốc gia

trên thế giới, trong đó có Việt Nam). Mỗi ngày 1,7 tỷ sản phẩm của Coca-Cola được

tiêu thụ trên toàn cầu. (Nguồn: google.com)

Hoạt động 5. Đánh giá tác động của toàn cầu hóa

- Mục tiêu:

+ Đánh giá được tác động của toàn cầu hóa đối với nhân loại.

+ Liên hệ được những việc Việt Nam cần phải làm để thích nghi với xu thế .

- Cách thức tiến hành:

Bước 1: GV tổ chức cho HS dựa thông tin hỗ trợ dưới đây thảo luận theo cặp để

thực hiện các nhiệm vụ học tập sau:

Nhiệm vụ 1: Đọc tư liệu bên dưới và các hình 26 – 28, hãy xác định những tác động

của xu hướng toàn cầu hóa đối xã hội loài người.

Nhiệm vụ 2: Tại sao nói toàn cầu hóa vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra thách thức đối

với các dân tộc? Việt Nam cần phải làm gì trước xu thế toàn cầu hóa?

Bước 2: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát và hướng dẫn HS trong quá

trình thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: GV gọi đại diện cặp HS lên bảng trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét

bổ sung.

Bước 4. GV nhận xét và chính xác hóa nội dung học tập về tác động của Toàn cầu

hóa

TÀI LIỆU HỖ TRỢ HỌC SINH

Tư liệu 1: Tác động của toàn cầu hóa

Page 13: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

Toàn cầu hoá có tác động hai mặt đối với các quốc gia trên thế giới. Về mặt tích

cực, toàn cầu hóa tạo điều kiện cho sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất, thúc

đẩy sự phát triển kinh tế, thương mại phát triển, tạo ra khả năng phát triển, phổ cập công

nghệ thông tin và các phương tiện viễn thông. Toàn cầu hóa tạo ra khả năng thực thi các

luật lệ kinh tế khách quan trong một không gian toàn cầu rộng lớn, toàn cầu hóa tạo điều

kiện cho việc giao lưu văn hoá và tư tưởng rộng rãi, làm cho con người xích lại gần nhau

hơn. Đồng thời, cầu hoá đem lại khả năng giải quyết một số vấn đề chung mà nhân loại

đang đối mặt.

Bên cạnh những mặt tích cực, toàn cầu hoá đang đặt ra cho các nước trên thế

giới, đặc biệt là các nước đang phát triển những thách thức to lớn. Về mặt xã hội, các

nước đều phải đối mặt với những vấn đề chung trong sự phát triển như những vấn đề

sinh thái, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên, vấn đề dân số và sức khoẻ cộng

đồng, sự phân hoá giàu nghèo, bất công xã hội, tệ nạn xã hội và tội phạm mang tính

quốc tế. Về mặt chính trị, toàn cầu hóa tạo ra những thách thức đối với chủ quyền quốc

gia, làm suy yếu mô hình quốc gia dân tộc. Do sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia

dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa, không thể có một quốc gia đứng độc lập, hoàn toàn

tách biệt khỏi với thế giới bên ngoài. Do đó, sự sụp đổ của một quốc gia có khả năng

gây ra hiệu ứng đôminô lan truyền sang các quốc gia khác.Về mặt văn hóa, toàn cầu hóa

đe dọa sự bảo tồn bản sắc văn hóa của các quốc gia. Đó là nguyên nhân diễn ra các cuộc

biểu tình chống toàn cầu hóa ở nhiều nước trên thế giới.

Hình 26: Sự tương phản giâu nghèo trong xã hội hiện đại

Page 14: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

Hình 27 : Tranh biếm họa về sự bất binh đẳng trong thời đại toàn cầu hóa

Hình 27: Ô nhiễm môi trường tại Thái Nguyên- Việt Nam

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TÂP

1. Trắc nghiệm (Lựa chọn đáp án đúng)

Câu 1 : Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ

XX bắt đầu từ nước nào?

A. Mĩ.

B. Anh.

C. Pháp

D. Việt Nam.

Câu 2 : Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ bắt đầu từ đâu?

A. Từ bùng nổ dân số.

Page 15: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

B. Từ giải quyết những đòi hỏi của sản xuất, nhu cầu càng cao cuộc sống con

người.

C. Từ thiếu tài nguyên thiên nhiên.

D. Từ những nhà lãnh đạo các nước.

Câu 3 : Đặc điểm khác biệt giữa cách mạng khoa học – công nghệ ngày nay so với

cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là gì?

A. Mọi phát minh xuất phát từ khoa học cơ bản.

B. Mọi phát minh về kĩ thuật dựa trên nghiên cứu khoa học.

C. Mọi phát minh đều bắt nguồn từ thực tiễn kinh nghiệm.

D. Mọi phát minh xuất phát từ đòi hỏi của cuộc sống.

Câu 4: Vật liệu mới nào được tìm ra trong các vật liệu dưới đây?

A. Bê tông.

B. Than đá.

C. Hợp kim.

D. Pô-li-me.

Câu 5: Tác động tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại là :

A. Làm thay đổi cơ cấu dân cư.

B. Hình thành xu thế toàn cầu hóa.

C. Làm thay đổi cuộc sống con người.

D. Chế tạo những vũ khí có tính chất hủy diệt.

Câu 6: Biểu hiện nào sau đây không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế

B. Sự sáp nhập, hợp nhất của các công ti vừa và nhỏ thành những tập đoàn lớn

nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và nước ngoài

C. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu

vực.

D. Sự liên kết của hai chính phủ trên thế giới.

Câu 7: Sự kiện nào dưới đây là tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa?

A. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

B. Sự sát nhập và hợp nhất các công ty thành tập đoàn lớn.

C. Làm chuyển biến cơ cấu kinh tế.

D. Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo trong từng nước

và giữa các nước.

Page 16: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

Câu 8: Thách thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là gì?

A. Sự chênh lệch về trình độ khi tham gia hội nhập.

B. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường thế giới.

C. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

D. Sử dụng chưa hiệu quả các nguồn vốn vay nợ.

2. Hãy nối những biểu hiện phù hợp ở cột bên phải với cuộc cách mạng khoa học –

công nghệ và xu thế toàn cầu hóa cột bên trái sao cho phù hợp

a. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ

thương mại quốc tế

1. Cách mạng khoa học – công

nghệ

b. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế,

thương mại, tài chính quốc tế và khu vực

c. Mọi phát minh công nghệ đều bắt nguồn từ

những kết quả nghiên cứu của khoa học.

d. Con người với tri thức của mình đóng vai

trò trung tâm của quá trình sản xuất

2. Xu thế toàn cầu hóa

e. Vai trò của các yếu tố truyền thống – tài

nguyên, vốn xuống hàng thứ yếu sau thông tin

tri thức

f. là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối

liên hệ, những ảnh hướng, tác động lẫn nhau

giữa các khu vực, các quốc gia - dân tộc trên thế

giới

3. Thảo luận với bạn và trả lời câu hỏi sau: Làm thế nào để hạn chế những tác động

tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại

4. Đánh giá vai trò của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đối với đời sống con

người.

3.4. HOẠT ĐỘNG VÂN DỤNG

Page 17: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

1. Cùng với sự hỗ trợ của người thân, thầy/cô giáo và bạn bè, em tìm hiểu thêm về

các nội dung sau:

– Tìm hiểu và giới thiệu một số thành tựu gần đây của cuộc cách mạng khoa học –

công nghệ: Sự phát triển, nâng cấp liên tục của điện thoại, máy tính điện tử, y học, khoa

học vũ trụ…

– Tìm hiểu thêm về tính nhân văn trong các phát minh khoa học – công nghệ.

- Tìm hiểu về tác động của internet nói chung và mạng xã hội nói riêng đối với mối

quan hệ giữa con người với con người hiện nay.

3. Qua những tác động tiêu cực của cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, em

hãy viết một lá thư kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường sống hiện nay/ một lá

thư gửi lời xin lỗi tới thiên nhiên.

3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

1. Để tìm hiểu sâu sắc hơn về cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, em tìm đọc

một số cuốn sách và trang web sau:

1) Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Konrad

– Adenauer – Stiftung, Toàn cầu hóa và tác động đối với sự hội nhập của Việt Nam, Nxb

Thế giới, Hà Nội, 2003.

2) Thoms L.Friedman, Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỉ XXI, Nxb

Trẻ , Hà Nội, 2005.

3) Trần Văn Tùng, Tính hai mặt của toàn cầu hóa, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2000.

2. Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và Toàn cầu

hóa tác động đến cuộc sống của bản thân.

Page 18: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

B. PHẦN ĐỊA LÍ_

BIỂN ĐẢO VIỆT NAM (2 tiết)

1. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC

Sau bài học này, HS cần đạt được:

- Xác định trên bản đồ phạm vi biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung biển

Đông với Việt Nam.

- Trình bày được đặc điểm địa lí tự nhiên vùng biển đảo của Việt Nam.

- Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh

Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. trình bày được các khái niệm vùng nội thủy, lãnh

hải, tiếp giáp với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật

Biển Việt Nam).

- Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo

Việt Nam.

- Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.

2. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Bản đồ/lược đồ chính trị châu Á, Đông Nam Á; bản đồ địa lí tự nhiên châu Á,

Đông Nam Á;

– Sơ đồ mặt cắt khái quát của các vùng biển Việt Nam (theo Luật Biển);

– Sơ đồ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam;

– Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục);

– Một số hình ảnh, video clip, một số đoạn văn về tài nguyên, cảnh đẹp của biển

đảo Việt Nam, về sử dụng tài nguyên biển cũng như về bảo vệ môi trường biển đảo;

– Phiếu học tập;

3. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

3.1. Hoạt động khởi động (5 – 7 phút)

– Phương án 1: GV tổ chức cho HS đưa ra ý kiến của mình về một số nhận định

liên quan đến bài học. Ví dụ như:

+ Có nhận định cho rằng “Công dân Việt Nam là công dân biển”, em có đồng ý

với nhận định đó không? Vì sao?

+ Có nhận định cho rằng “Thế kỉ 21 là thế kỷ tiến ra biển”, theo em nước ta có lợi

thế nào để thực hiện điều đó không?

Page 19: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

– Phương án 2: GV sử dụng kĩ thuật KWLH để kết nối giữa các vấn đề đã biết và

muốn biết về vùng biển ở nước ta.

Em đã biết gì về

vùng biển nước ta?

( K)

Em muốn biết gì về

vùng biển nước ta?

(W)

Em đã học được gì

về vùng biển nước

ta?

(L)

Em có thể đưa ra

thông điệp nào qua

bài học ngày hôm

nay? (H)

3.2. Hoạt động nhận thức/ hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Xác định trên bản đồ phạm vi biển Đông và các vùng biển Việt

Nam (theo Luật Biển) (30 phút)

- Mục tiêu:

+ Xác định trên bản đồ phạm vi biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung

biển Đông với Việt Nam.

+ Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh

Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. trình bày được các khái niệm vùng nội thủy, lãnh

hải, tiếp giáp với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam ( theo Luật

Biển Việt Nam).

- Cách thức tiến hành:

Bước 1: GV tổ chức cho HS dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục), thông

tin ở các phụ lục 1,2,3,4,5,6 và thảo luận theo cặp để thực hiện các nhiệm vụ học tập sau:

Nhiệm vụ 1: Xác định trên bản đồ phạm vi biển Đông. Kể tên các quốc gia và vùng lãnh

thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.

Nhiệm vụ 2: Xác định trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh

Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Nhiệm vụ 3: Dựa vào sơ đồ mặt cắt khái quát của các vùng biển Việt Nam (theo

Luật Biển) để xác định và mô tả bằng lời về các vùng biển của nước ta (vùng nội thủy, lãnh

hải, tiếp giáp với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam).

Bước 2: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát và hướng dẫn HS trong quá

trình thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: GV gọi đại diện cặp HS lên bảng trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét

bổ sung.

Page 20: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

Bước 4. GV nhận xét và chính xác hóa nội dung học tập.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm địa lí tự nhiên vùng biển đảo của Việt Nam

(20 phút)

- Mục tiêu:

+ Trình bày được đặc điểm địa lí tự nhiên vùng biển đảo của Việt Nam.

+ Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.

- Cách thức tiến hành:

Bước 1: GV tổ chức cho HS dựa vào thông tin trong các tư liệu học tập và thảo luận

theo nhóm để hoàn thành Phiếu học tập sau.

PHIẾU HỌC TẬP (10 phút)

Nhiệm vụ: Dựa vào thông tin ở phụ lục 7, 8,9 và Atlat Địa lí Việt Nam (trang 6,7,8,9),

thảo luận theo nhóm để hoàn thành bảng sau:

Yếu tố tự nhiên Đặc điểm

Diện tích Biển Đông

Vùng biển chủ quyền

của Việt Nam

Số lượng các đảo và quần đảo

Khí hậu Chế độ nhiệt

Chế độ mưa

Chế độ gió

Hải văn Dòng biển

Chế độ triều

Độ muối

Tài nguyên trên biển

và thềm lục địa

Bước 2: Các nhóm HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ, GV gợi ý và hỗ trợ HS để

hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Bước 3: GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh để tổ chức cho các nhóm trình bày sản

phẩm, kết quả thảo luận của nhóm, quan sát sản phẩm của nhóm bạn, tự đánh giá sản phẩm

của nhóm mình.

Bước 4: GV gọi đại diện một nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác đặt

câu hỏi phản biện cho nhóm bạn.

Page 21: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

Bước 5: GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của các nhóm và chính xác hóa nội

dung học tập cho HS về các yếu tố như: diện tích vùng biển chủ quyền của nước ta, số

lượng các đảo và quần đảo trên biển, đặc điểm về khí hậu, chế độ hải văn, nguồn tài nguyên

trên biển và thềm lục địa.

Hoạt động 3. Tìm hiểu về môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo

Việt Nam (10 – 15 phút)

- Mục tiêu: Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường

biển đảo Việt Nam.

- Cách thức tiến hành:

Bước 1: GV tổ chức cho HS khai thác thông tin ở phụ lục 8 và quan sát một số hình

ảnh, video clip,… liên quan đến môi trường của vùng biển đảo ở nước ta (khai thác tài

nguyên, suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường, thiên tai, ảnh hưởng của biến đổi khí

hậu….) để đưa ra các nhận xét về môi trường biển đảo, các vấn đề đang đặt ra đối với môi

trường biển đảo và các biện pháp bảo vệ môi trường biển đảo ở nước ta.

Ví dụ: GV có thể tổ chức cho HS khai thác thông tin trong bài báo sau để tìm hiểu về một

số vấn đề đang đặt ra đối với vùng biển của nước ta.

Page 22: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

(Trích theo https://vnexpress.net/thoi-su/viet-nam-xa-rac-thai-nhua-ra-bien-nhieu-thu-4-the-gioi-

3851924.html)

Bước 2: HS tiến hành trao đổi và đưa ra các ý kiến, nhận xét về nhận xét về đặc

điểm của môi trường biển đảo, các vấn đề đang đặt ra đối với môi trường biển đảo và các

biện pháp bảo vệ môi trường biển đảo ở nước ta.

Bước 3: GV tổ chức cho HS trình bày kết quả học tập. Các HS khác nhận xét và bổ

sung. GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi mở cho cả lớp nếu các vấn đề về môi trường biển

đảo chưa được học sinh tìm ra. Đặc biệt là các vấn đề về môi trường biển đảo có liên quan

đến địa phương, liên quan đến biến đổi khí hậu.

Bước 4: GV nhận xét kết quả học tập của HS và chính xác hóa nội học tập. Đặc biệt

GV cần nhấn mạnh cho HS các đặc điểm nổi bật của môi trường vùng biển đảo của nước

ta như: Môi trường biển đảo của nước ta mang tính nhiệt đới gió mùa và đang phải đối mặt

với nhiều vấn đề (thiên tai, suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,…).

Page 23: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

3.3. Hoạt động củng cố (5 -7 phút)

- Phương án 1: GV tổ chức cho HS lên bảng giới thiệu những nét khái quát về vùng

biển đảo của nước ta.

- Phương án 2: GV có thể sử dụng kĩ thuật KWLH để tổ chức hoàn thành cột (L)

và cột (H) về những điều đã được học và đưa ra thông điệp của bài học/ Hoặc những vấn

đề muốn tìm hiểu thêm.

Em đã biết gì về

vùng biển đảo của

nước ta?

( K)

Em muốn biết gì về

vùng biển đảo của

nước ta?

(W)

Em đã học được gì

về vùng biển đảo của

nước ta? (L)

Em có thể đưa ra

thông điệp nào qua

bài học ngày hôm

nay? (H)

- Phương án 3: GV có thể tổ chức cho HS viết một đoạn văn ngắn/ vẽ sơ đồ tư duy

để giới thiệu về vùng biển đảo của nước ta.

3.4. Hoạt động vận dụng (5 phút hoặc làm ở nhà): Giáo viên có thể tổ chức cho HS vận

dụng kiến thức bài học để giải quyết một số tình huống sau:

- Tình huống 1: Có nhận định cho rằng vùng biển nước ta đem lại nhiều giá trị to

lớn nhưng không phải là vô tận. Ý kiến của em về nhận định đó như thế nào?

- Tình huống 2: Nếu em Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo, em sẽ đề xuất

các giải pháp để bảo vệ môi trường vùng biển của nước ta?

- Tình huống 3: Có nhận định cho rằng “Thế kỉ 21 là thế kỷ tiến ra biển”, theo em

nước ta có lợi thế để thực hiện điều đó không? Vì sao?

Page 24: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bản đồ Việt Nam trong vùng Đông Nam Á

Page 25: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

Phụ lục 2: Sơ đồ mặt cắt khái quát của các vùng biển Việt Nam

(theo Luật Biển)

Phụ lục 3: Định nghĩa về các vùng biển đảo Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam)

Trích Luật Biển Việt Nam (được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3, thông qua ngày

21/6/2012

Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc

quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc

gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới

lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với

Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã

được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực

chưa có đường cơ sở sau khi được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận

lãnh thổ của Việt Nam.

Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh

giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có

chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp

với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh

hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần

đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải

lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường

cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc

không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét (m).

Đảo, quần đảo

Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn

ở trên mặt nước. Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo,

vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.

Page 26: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh

thổ Việt Nam.

Đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có

nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng

thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Phụ lục 4. Sơ đồ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

ven bờ lục địa Việt Nam

Page 27: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

Phụ lục 5: Lược đồ đường phân định Vịnh Bắc Bộ

và ranh giới vùng đánh cá chung

Phụ lục 6: Đường phân định Vịnh Bắc Bộ và ranh giới vùng đánh cá chung

Theo Công ước luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, thì toàn bộ vịnh Bắc Bộ là

vùng chồng lấn và trong thực tế thời gian qua có tranh chấp, ảnh hưởng không tốt đến

quan hệ giữa hai nước. Trước tình hình đó, hai nước đều có nhu cầu tiến hành đàm phán

để phân định Vịnh Bắc Bộ nhằm đạt hai mục tiêu cơ bản và lâu dài : một là xác định

đường phân giới rạch ròi, phân chia vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

giữa hai nước láng giềng; hai là giải quyết vấn đề tồn tại do lịch sử để lại, tạo cơ sở và

động lực thúc đẩy quá trình xây dựng lòng tin, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác

giữa hai Đảng, hai nước.

Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ được ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 giữa chính

phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại

Bắc Kinh nhằm xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong

Vịnh Bắc Bộ.

Page 28: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

Hiệp định đã xác định 21 điểm nối tuần tự từ cửa sông Bắc Luân ra đến cửa Vịnh

chia Vịnh Bắc Bộ ra làm hai. Cửa Vịnh lấy đường thẳng từ đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị,

Việt Nam đến mũi Oanh Ca, đảo Hải Nam, Trung Quốc.

Về diện tích tổng thể ta được 53,23% diện tích Vịnh, Trung Quốc đạt 46,77% (ta

hơn Trung Quốc 6,46% tức là khoảng 8205 km2), đường phân định cách đảo Bạch Long

Vĩ 15 hải lý, đảo Cồn Cỏ được hưởng 50% hiệu lực. Về khía cạnh tài nguyên, giải pháp

phân định đạt được cũng bảo đảm việc phân chia lợi ích một cách công bằng. Hai bên đã

phân chia rõ ràng phần thềm lục địa để mỗi bên đều có thể tiến hành thăm dò, khai thác

tài nguyên trong phạm vi thềm lục địa của mình mà không bị bên kia can thiệp hoặc gây

khó khăn. Trong trường hợp có cấu tạo mỏ vắt qua đường phân định thì hai bên sẽ thỏa

thuận với nhau về việc khai thác và phân chia lợi ích của việc khai thác đó.

Vùng đánh cá chung ở trong Vịnh Bắc Bộ từ vĩ độ 20o xuống đường đóng cửa Vịnh.

Vùng này có bề rộng là 30,5 hải lý kể từ đường phân định về mỗi phía và có tổng diện

tích là 33.500 km2, tức là khoảng 27,9% diện tích Vịnh. Như vậy, đảm bảo cách bờ của

mỗi nước là 30 hải lý: đại bộ phận cách bờ của ta 35 - 59 hải lý và có 2 điểm cách bờ là

28 hải lý.

Ba nguyên tắc lớn của vùng đánh cá chung là : vùng đặc quyền kinh tế của nước nào

thì nước đó có quyền kiểm tra, kiểm soát các tàu cá được phép vào vùng đánh cá chung

; sản lượng và số tàu thuyền được phép vào vùng đánh cá chung là dựa trên nguyên tắc

bình đẳng, căn cứ vào sản lượng được phép đánh bắt, xác định thông qua điều tra liên

hợp định kỳ; mỗi bên đều có quyền liên doanh hợp tác đánh cá với bên thứ 3 trong vùng

đặc quyền kinh tế của mình.

Phụ lục 7. Đặc điểm địa lí tự nhiên vùng biển Đông

Biển Đông là một trong những biển lớn nhất thế giới (3.447.000 km2). Biển Đông là

biển tương đối kín, được bao quanh về phía đông và phía nam là các vòng cung đảo. Đây

là một vùng biển nhiệt đới, ngay cả trong tháng Giêng (mùa đông), nhiệt độ trung bình

của nước biển tầng mặt cũng trên 20oC.

Biển Đông có hai mùa gió: gió mùa hạ và gió mùa đông. Các hướng gió thổi thịnh

hành đã có ảnh hưởng lớn đến các dòng biển ở Biển Đông, cũng như ảnh hưởng đến các

hoạt động kinh tế trên biển, như đánh cá, khai thác khoáng sản trên thềm lục địa, hàng

hải, và cả việc xây dựng các nhà máy điện gió,...

Page 29: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

Biển Đông là một biển có nhiều cơn bão đi qua, mỗi năm có từ 4 đến 10 cơn bão.

Biển Đông có nhiều tài nguyên: tài nguyên sinh vật biển đa dạng, tài nguyên khoáng

sản trên thềm lục địa (dầu khí,...), năng lượng gió, năng lượng sóng,..

Về thủy triều, dọc theo bờ biển nước ta, đi từ bắc vào nam, có những vùng có chế độ

nhật triều và chế độ bán nhật triều không đều. Ông cha ta ngày xưa và nhân dân ta ngày

nay luôn biết lợi dụng thủy triều trong sản xuất (trong hàng hải, trong tưới nước,...) và

trong chiến đấu. Các chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng (năm 938 đánh quân

Nam Hán và năm 2188 đánh quân Nguyên Mông) đều có sự sử dụng tài tình sự lên xuống

của thủy triều.

Độ muối trung bình ở Biển Đông là từ 30‰ đến 35‰. Vì thế, ở dọc bờ biển nước ta

có nhiều vùng sản xuất muối, mà nổi tiếng nhất là muối Cà Ná (tỉnh Ninh Thuận).

Ở các vùng cửa sông ven biển, do nước ngọt từ đất liền đổ ra nên độ muối thấp hơn.

Ở đây người dân thường nuôi thủy sản nước lợ (tôm sú, ngao, cua,...)

Phụ lục 8. Đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam

Biển Việt Nam là biển nhiệt đới gió mùa. Đây cũng là vùng biển có nhiều bão và áp

thấp nhiệt đới. Các cơn bão đổ bộ vào đất liền có sức mạnh tàn phá, đặc biệt ở vùng ven

biển, do gió mạnh giật từng cơn, mưa lớn, nước dâng do bão, do lũ từ thượng nguồn đổ

về các vùng cửa sông,… Bão đổ bộ vào vùng ven biển có thể hủy hoại nhà cửa, hoa màu,

các công trình ven biển, kể cả các đê biển, kè biển. Bão không đổ bộ vào đất liền cũng

có thể gây nguy hiểm cho tàu thuyền ở ngoài khơi, nhất là các tàu đánh cá thường là tàu

nhỏ, tàu gỗ, khả năng chịu sóng có hạn.

Biển nước ta có hai hướng gió thịnh hành là gió tây nam (về mùa hạ) và gió đông

bắc (về mùa đông). Ngoài ảnh hưởng của gió mùa như đã nêu ở trên, cần chú ý là gió

gây ra sóng và dòng biển. Sóng và dòng biển làm cho bờ biển có hiện tượng xói lở, bồi

tụ, vận chuyển vật chất từ nơi này đến nơi khác, kể cả làm lan truyền ô nhiễm từ vùng

biển này đến vùng biển khác khi xảy ra sự cố môi trường.

Biển Đông là biển tương đối kín, lại do ảnh hưởng của địa hình ven bờ, nên các dòng

biển khá phức tạp. Ở vùng biển Việt Nam, đáng chú ý là có hiện tượng nước trồi. Những

dòng nước mát từ dưới sâu mang theo nhiều chất dinh dưỡng trồi lên bề mặt nước biển

và dại dương, thay thế cho nước trên mặt ấm hơn và nghèo dinh dưỡng hơn. Vì thế ở

vùng nước trồi có nhiều phù du sinh vật, và do vậy rất giàu nguồn lợi thủy sản. Hai vùng

Page 30: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

nước trồi nổi tiếng ở Việt Nam là vùng biển đảo Bạch Long Vĩ và vùng biển đảo Phú

Quý. Đây cũng là hai ngư trường giàu có của nước ta.

Thềm lục địa tự nhiên của nước ta mở rộng ở vùng vịnh Bắc Bộ, vùng biển Đông

Nam và ở vịnh Thái Lan (biển Tây). Ở dọc miền Trung, thềm lục địa bị thu hẹp. Ở các

thềm lục địa mở rộng cũng là nơi có các bể trầm tích kỷ Đệ Tam (Neogen), thường phát

hiện được các mỏ dầu, khí.

Biển nhiệt đới ấm, lượng bốc hơi lớn, vì thế độ muối cao hơn ở các vùng biển ôn

đới. Dọc bờ biển nước ta có nhiều cánh đồng muối, nhưng những nơi làm muối thuận lợi

là những vùng ven biển có nhiều nắng và gió, lượng mưa ít, số ngày nắng nhiều, và

không gần các cửa sông lớn để độ mặn luôn cao và ổn định.

Biển nước ta giàu tài nguyên sinh vật biển, thành phần loài hết sức phong phú, trong

đó có nguồn lợi tôm, cá, nhuyễn thể, giáp xác,… và nhiều loài thủy đặc sản. Những vũng

vịnh, đầm phá, vùng cửa sông ven biển là những hệ sinh thái có mức độ đa dạng sinh

học rất cao, nhưng đang bị đe dọa suy giảm đa dạng sinh học.

Đảo và quần đảo của Việt Nam gồm hơn 3000 đảo lớn nhỏ, được chia thành các

đảo ven bờ và các đảo xa bờ. Các dảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thuộc TP Đà Nẵng)

và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa), còn lại gần 2800 đảo là các đảo ven bờ.

Các đảo và quần đảo nước ta phần lớn là đảo nhỏ và rất nhỏ. Chỉ có một số đảo có

dân sống thường xuyên và có hoạt động kinh tế. Những đảo này phải có nguồn nước

ngọt, có lớp phủ rừng và có một diện tích nhất định có thể sản xuất nông nghiệp. “Những

đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội

thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa” (Dẫn

theo Luật Biển Việt Nam 2012).

Dọc ven bờ từ Bắc vào Nam, có thể kể những đảo tiêu biểu có dân sống thường

xuyên như Vĩnh Thực, Cái Bầu, Cô Tô, Quan Lạn,… thuộc tỉnh Quảng Ninh, Cát Bà,

Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Hòn

Tre (Khánh Hòa), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Phú Quốc,

Thổ Chu và một số đảo nhỏ thuộc quần đảo Nam Du (tỉnh Kiên Giang).

Đối với các đảo có dân sống thường xuyên hoặc có thể di dân ra đảo, thì điều quan

trọng đầu tiên là phải có đủ nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất. Vì thế, một mặt

phải bảo vệ lớp phủ rừng (vì có giữ được rừng mới giữ được nguồn nước) và hệ sinh thái

trên đảo, mặt khác, phải tính toán cẩn thận sức chứa của lãnh thổ để không được gây sự

Page 31: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

quá tải lên môi trường tự nhiên của đảo. Rất cần nhớ rằng môi trường của đảo hết sức

nhạy cảm và dễ bị suy thoái, mà việc phục hồi nhiều khi là không thể.

Do sự độc đáo và tầm quan trọng của các hệ sinh thái trên đảo và vùng nước quanh

đảo, mà ở nước ta có một số vườn quốc gia trên đảo như: VQG Bái Tử Long, VQG Cát

Bà, VQG Côn Đảo, VQG Phú Quốc. Cả nước quy hoạch 16 khu bảo tồn biển. Tính đến

cuối năm 2017, đã có 10 khu bảo tồn biển hoạt động, gồm: Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Cồn

Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Vịnh Nha Trang, Núi Chúa, Hòn Cau, Côn Đảo, Phú Quốc.

04 khu bảo tồn biển đã hoàn thành quy hoạch chi tiết đang hoàn thiện hồ sơ để phê duyệt

quy hoạch: Hòn Mê, Hải Vân - Sơn Chà, Phú Quý, Nam Yết. 02 khu bảo tồn biển đang

xây dựng quy hoạch chi tiết: Cô Tô, Đảo Trần.

Từ khi các đảo xa cũng được kết nối thông tin qua Internet, có được điện lưới quốc

gia hay điện tái tạo, kinh tế của đảo đã thay đổi mạnh. Các đảo không chỉ là nơi có thể

xây dựng các khu hậu cần nghề cá, các khu trú đậu cho tàu thuyền khi gặp bão, mà còn

phát triển mạnh các loại hình du lịch biển – đảo.

Page 32: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

Phụ lục 9. Một số tranh ảnh về khai thác thế mạnh của vùng biển ở nước ta

Page 33: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

Bộ công cụ đánh giá về toàn cầu hóa

a) Bảng mô tả bộ công cụ

Nội dung

kiến thức Mục tiêu dạy học

Minh chứng/

Sản phẩm

Công cụ

đánh giá

1.Toàn cầu

hóa, biểu

hiện và

những tác

động

- Biết được khái niệm

toàn cầu hóa, những

biểu hiện và tác động

của nó đến các dân tộc

trên thế giới

- Phát biểu được khái niệm

thông qua ngôn ngữ của

mình

- Nhận viết các biểu hiện và

các tác động của toàn cầu

hóa

– Câu hỏi, bài

tập

– Lập bảng,

vẽ sơ đồ

– Câu hỏi 1,

2, 3

2.Khu vực

hóa và

những thí

dụ điển

hình (EU,

ASEAN)

- Biết được nguyên nhân

và khái niệm Khu vực

hóa

- Khái quát được quá

trình hình thành và phát

triển của hai thí dụ điển

hình EU và ASEAN

- Phát biểu được khái niệm

bằng ngôn ngữ của mình.

- Lập bảng thống kê được

các nét chính hai tổ chức EU

và ASEAN

- Câu hỏi, bài

tập

- Lập bảng

- Thực hành

trên lược đồ

- Câu hỏi 7, 8,

9

3. Việt

Nam trong

xu thế

Toàn cầu

hóa và Khu

vực hóa

- Hiểu rõ những tác

động của toàn cầu hóa

và Khu vực hóa với Việt

Nam.

- Nêu được quá trình

nước ta hội nhập khu

vực, đánh giá được vai

trò và đóng góp của Việt

Nam trong ASEAN

– Trình bày được những tác

động tích cực và tiêu cực của

toàn cầu hóa và Khu vực hóa

đến Việt Nam

- Đề xuất và đưa ra các ý

kiến tận dụng cơ hội và các

khắc phục những hạn chế

của toàn cầu hóa, khu vực

hóa đem lại

- Câu hỏi 10,

11, 12,14, 15

b) Các dạng câu hỏi/bài tập

Câu 1: Thế nào là xu thế toàn cầu hóa? Nó được biểu hiện như thế nào trên thế giới,

ở Việt Nam và đời sống hằng ngày?

Câu 2: Bằng hiểu biết của mình hãy lựa chọn và phân tích một ví dụ về biểu hiện

về xu thế toàn cầu hóa trong đời sống hằng ngày

Page 34: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

Câu 3: Trình bày những tác động của xu thế toàn cầu hóa đến các dân tộc trên thế

giới? Nêu ý kiến của em về việc chúng ta cần gì với những tác động đó?

Câu 4: Theo em, Việt Nam và bản thân em có nên tham gia vào quá trình toàn cầu

hóa hay không? Hãy lí giải vì sao?

Câu 5: Quan sát và nhận xét về biểu hiện của toàn cầu hóa từ hình ảnh sau:

10 Thương hiệu tiêu dùng kiểm soát thế giới (Nguồn: google.com)

Câu 6: Tại sao nói toàn cầu hóa vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra thách thức đối với các

dân tộc? Việt Nam cần phải làm gì trước xu thế toàn cầu hóa?

Câu 7: Khu vực hóa là gì? Em hãy kể tên những tổ chức biểu hiện của xu hướng

Khu vực hóa

Câu 8: Vì sao trên thế giới hiện nay diễn ra xu hướng khu vực hóa? Xu hướng này

có mối liên hệ như thế nào đối với xu hướng toàn cầu hóa?

Câu 9: Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về một tổ chức thể hiện xu hướng

khu vực hóa

Câu 10: Có ý kiến cho rằng: "Toàn cầu hóa các quan hệ kinh tế sẽ đưa lại sự hưởng

thụ các sản phẩm vật chất và tinh thần của nhân loại với một giá rẻ hơn, tiện nghi phong

phú hơn. Song mặt khác, chính sự giao thoa về văn hóa, sự tràn ngập của hàng hóa đó đã

Page 35: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)

tạo ra khả năng về sự tha hóa nhân cách, đạo đức, làm rối loạn các giá trị truyền thống

của dân tộc". Em có nhận định gì về ý kiến trên?

Câu 11: Bằng những sự kiện lịch sử chọn lọc, em hãy chứng minh Việt Nam đã

tham gia tích cực vào quá trình hội nhập khu vực và quốc tế

Câu 12: Việt Nam đã tham gia những tổ chức liên kết khu vực nào? Hãy trình bày

vai trò và những đóng góp đối với các tổ chức đó?

Câu 13: Hãy đóng vai là một chủ kinh doanh sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ Việt

Nam đưa ra những yêu cầu về sản phẩm đối với công nhân sản xuất hàng hóa đem xuất

khẩu.

Câu 14: Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ: "Tệ sùng

bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực đụng,

cá nhân vị kỷ... đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì

đồng tiền và danh dự mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng

nghiệp" Đoạn trích chỉ ra tác động gì của toàn cầu hóa đến Việt Nam? Hãy đề xuất ý kiến

của em để khắc phục thực trạng trên.

Câu 15: Hãy đóng vai là một nhà văn hóa gửi đề nghị lên Chính phủ về ý kiến của

em về hướng phát triển văn hóa của nước ta trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay

Câu 16: Thông qua những biểu hiện của xu hướng toàn cầu hóa trong đời sống hằng

ngày của giới trẻ Việt Nam (xu hướng thời trang, giải trí, học tập, làm việc…) em hãy chỉ

ra những mặt tích cực và hạn chế của quá trình hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay

của giới trẻ nước ta.

Page 36: Ạ Ộ Ệ Ậ TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương …thcsdongthaibv.edu.vn/upload/21779/20191111/Kehoach... · 2019. 11. 11. · TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2019,TÀI LIỆU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THCS (Theo chương trình GDPT 2018)