22
Chuyên đề 4 KIỂM TRA THỰC HIỆN KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN Người biên soạn Th.s. Đào Văn Dũng Th.s. Huỳnh Hữu Thọ I. MỤC TIÊU - Giúp học viên hiểu rõ nội dung bước thứ tư của Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. - Giúp học viên nắm được trình tự các bước thực hiện kiểm tra thực hiện kiến nghị từ khi xây dựng kế hoạch kiểm tra đến khi kết thúc công tác kiểm tra lập báo cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán. - Giúp học viên vận dụng để áp dụng vào thao tác nghiệp vụ chuyên môn khi tham gia vào tổ, đoàn kiểm tra thực hiện việc kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHUYÊN ĐỀ - Mục đích của việc kiểm tra thực hiện kiến nghị: Trình bày những kết quả của quá trình kiểm tra thực hiện kiến nghị. - Ý nghĩa của việc kiểm tra thực hiện kiến nghị: Thông qua hoạt động kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán nhận biết được mức độ đạt được về tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm toán của KTNN; xác định được nguyên nhân của việc chưa thực hiện kiến nghị kiểm toán từ đó có giải pháp chấn chỉnh, khắc 163

1 bai giang chuyen de 4 k tra thknkt

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 1 bai giang chuyen de 4 k tra thknkt

Chuyên đề 4

KIỂM TRA THỰC HIỆN KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN

Người biên soạn

Th.s. Đào Văn Dũng

Th.s. Huỳnh Hữu Thọ

I. MỤC TIÊU

- Giúp học viên hiểu rõ nội dung bước thứ tư của Quy trình kiểm toán của

Kiểm toán Nhà nước.

- Giúp học viên nắm được trình tự các bước thực hiện kiểm tra thực hiện

kiến nghị từ khi xây dựng kế hoạch kiểm tra đến khi kết thúc công tác kiểm tra

lập báo cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán.

- Giúp học viên vận dụng để áp dụng vào thao tác nghiệp vụ chuyên môn

khi tham gia vào tổ, đoàn kiểm tra thực hiện việc kiến nghị kiểm toán của Kiểm

toán Nhà nước.

II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHUYÊN ĐỀ

- Mục đích của việc kiểm tra thực hiện kiến nghị: Trình bày những kết quả

của quá trình kiểm tra thực hiện kiến nghị.

- Ý nghĩa của việc kiểm tra thực hiện kiến nghị: Thông qua hoạt động kiểm

tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán nhận biết được mức độ đạt được về tính

hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm toán của KTNN; xác định được nguyên

nhân của việc chưa thực hiện kiến nghị kiểm toán từ đó có giải pháp chấn chỉnh,

khắc phục; làm cơ sở cho trích lập nguồn kinh phí hoạt động của Kiểm toán Nhà

nước.

- Nội dung, phương pháp kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán:

+ Nội dung kiểm tra;

+ Phương pháp kiểm tra

+ Quy trình kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán

III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

1. Sự cần thiết phải kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán

1.1. Mục đích của việc kiểm tra thực hiện kiến nghị

163

Page 2: 1 bai giang chuyen de 4 k tra thknkt

- Nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm toán của Kiểm toán

Nhà nước.

- Thực hiện đầy đủ các bước của quy trình kiểm toán do đây là bước thứ tư

của quy trình kiểm toán của KTNN. Tất cả các quy trình kiểm toán của KTNN

từ Quy trình kiểm toán chung đến quy trình kiểm toán từng lĩnh vực (kể cả Quy

trình kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN) đều có bước kiểm tra thực hiện kiến

nghị.

- Thông qua hoạt động kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ của đơn vị được

kiểm toán trong việc tổ chức thực hiện kiến nghị của KTNN nâng cao tính hiệu

lực, hiệu quả của hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

- Đánh giá kết quả hoạt động kiểm toán của các đơn vị trong ngành.

1.2. Ý nghĩa của việc kiểm tra thực hiện kiến nghị

- Kết quả kiểm tra cho thấy tính tuân thủ của đơn vị được kiểm toán trong

thực hiện các kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước càng nghiêm túc thì

tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước càng

cao và ngược lại, cụ thể:

+ Các đơn vị được kiểm toán tổ chức thực hiện các kiến nghị kiểm toán

một cách nghiêm túc, tỷ lệ kiến nghị đã thực hiện trên tổng số kiến nghị từng

loại cao thể hiện kiến nghị kiểm toán có đủ bằng chứng, hợp lý, đảm bảo cơ sở

pháp lý dẫn đến đạt được sự đồng thuận cao từ phía đơn vị được kiểm toán.

+ Kết quả của hoạt động kiểm toán là những kiến nghị kiểm toán (kiến

nghị xử lý tài chính, kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý, kiến nghị hủy bỏ,

sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, kiến nghị

kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến sai phạm, kiến nghị tư

vấn...) nên tỷ lệ kiến nghị đã thực hiện càng cao, góp phần chấn chỉnh các sai

sót trong quản lý, điều hành, sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước thể

hiện hoạt động kiểm toán càng hiệu quả.

- Xác định được nguyên nhân (gồm cả nguyên nhân khách quan, chủ quan)

của việc chưa thực hiện kiến nghị kiểm toán, nhất là các nguyên nhân chủ quan

(như một số đơn vị được kiểm toán chưa nghiêm túc thực hiện trong khi Nhà

nước chưa có chế tài để xử lý đối với những đơn vị không thực hiện hoặc thực

hiện không đầy đủ, kịp thời kiến nghị của KTNN... một số kiến nghị của KTNN

không rõ ràng, chưa đủ bằng chứng; đến thời điểm phát hành báo cáo kiểm toán

164

Page 3: 1 bai giang chuyen de 4 k tra thknkt

văn bản được KTNN kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ đã hết hiệu lực thi

hành, không còn phù hợp với cơ chế, chính sách hoặc nội dung kiến nghị của

KTNN đã được điều chỉnh tại văn bản khác…), trên cơ sở đó đề xuất giải pháp

khắc phục.

- Kết quả kiểm tra việc thực hiện kiến nghị xử lý tài chính là cơ sở cho việc

trích lập nguồn kinh phí hoạt động của Kiểm toán Nhà nước.

Lưu ý: Quy trình kiểm toán của kiểm toán độc lập không có bước kiểm tra

việc thực hiện kiến nghị do hoạt động của kiểm toán độc lập là hoạt động dịch

vụ, các kiến nghị đều mang tính chất tư vấn cho doanh nghiệp, việc thực hiện

các kiến nghị của kiểm toán độc lập là quyền hạn của doanh nghiệp. Trong khi

đó, KTNN có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm

toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài

sản nhà nước, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước có giá trị pháp lý, các đơn vị

được kiểm toán phải thực hiện.

2. Tổ chức kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán tại các đơn vị đã

thực hiện kiểm toán

2.1. Nội dung, phương pháp kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán

a) Nội dung kiểm tra

- Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán tại các đầu mối và các đơn

vị trực thuộc đã được kiểm toán. Thực hiện kiểm tra đối với tất cả các đầu mối

và đơn vị trực thuộc đã được kiểm toán chưa có báo cáo tình hình thực hiện

kiến nghị hoặc đã có báo cáo tình hình thực hiện kiến nghị gửi về Kiểm toán

Nhà nước nhưng chưa thực hiện đầy đủ kiến nghị kiểm toán, chưa gửi đầy đủ

bản sao các chứng từ có liên quan...

Ví dụ: KTNN chuyên ngành III thực hiện kiểm toán ngân sách, tiền và tài

sản nhà nước tại Bộ Y tế trong năm 2012 về niên độ ngân sách 2011 tại Bộ và

40 đơn vị trực thuộc. Năm 2013, đến thời điểm tổ chức kiểm tra tình hình thực

hiện kiến nghị kiểm toán năm 2012, KTNN chuyên ngành III nhận được báo

cáo thực hiện kiến nghị của Bộ Y tế với chi tiết:

+ Có 36 đơn vị trực thuộc có báo cáo tình hình thực hiện kiến nghị, 04 đơn

vị không báo cáo.

165

Page 4: 1 bai giang chuyen de 4 k tra thknkt

+ Trong 36 đơn vị có báo cáo tình hình thực hiện kiến nghị có 10 đơn vị

gửi kèm đầy đủ các chứng từ, hồ sơ có liên quan chứng minh cho việc thực hiện

kiến nghị, 26 đơn vị còn lại còn thiếu hồ sơ, chứng từ có liên quan.

+ Kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán tại Bộ Y tế

của KTNN chuyên ngành III phải tổ chức kiểm tra tại 04 đơn vị không gửi báo

cáo thực hiện kiến nghị, 26 đơn vị còn thiếu hồ sơ chứng từ và kiểm tra tình

hình thực hiện kiến nghị chung tại đầu mối được kiểm toán là Bộ Y tế.

- Nội dung, phạm vi kiểm tra gồm:

+ Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị năm vừa qua.

+ Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị còn tồn đọng từ các cuộc kiểm toán

trước đây.

Ví dụ: Tiếp tục ví dụ trên, trước năm 2012, KTNN chuyên ngành III đã

kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của Bộ Y tế trong năm 2010 (về

niên độ 2009) và 2008 (về niên độ 2007), giả sử cả hai lần kiểm toán này, đến

thời điểm chuẩn bị kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị trong kế hoạch năm

2013, tại một số đơn vị thuộc Bộ Y tế vẫn còn những kiến nghị chưa được thực

hiện thì Kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị đối với Bộ Y tế phải

bao gồm cả đơn vị và nội dung kiến nghị kiểm toán chưa được thực hiện của 02

lần kiểm toán này.

+ Các loại kiến nghị đơn vị phải thực hiện và sẽ được kiểm tra gồm:

(1) Kiến nghị về xử lý tài chính (như kiến nghị tăng thu các khoản thuế,

phí, lệ phí, kiến nghị loại khỏi quyết toán, thu hồi nộp ngân sách nhà nước, kiến

nghị giảm thanh toán, kiến nghị ghi thu, ghi chi qua ngân sách nhà nước...).

(2) Kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý (như kiến nghị tổ chức một bộ

phận nào đó của đơn vị để đảm bảo tính hợp lý, hiệu quả trong hoạt động, kiến

nghị tăng cường kiểm tra, kiểm soát...).

(3) Kiến nghị xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến các sai

phạm (theo hướng dẫn 165/HD-KTNN ngày 06/3/2008 của KTNN hướng dẫn

kết luận về trách nhiệm và kiến nghị xử lý vi phạm theo kết quả kiểm toán).

(4) Kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung các văn bản trái với quy định của

pháp luật hoặc không còn phù hợp với thực tiễn.

+ Căn cứ để tiến hành kiểm tra: Đối với kiến nghị về xử lý tài chính là số

liệu đã được tổng hợp tại phụ lục số 05 đến phụ lục số 11 của báo cáo kiểm

166

Page 5: 1 bai giang chuyen de 4 k tra thknkt

toán năm của ngành đã được công bố công khai; đối với các loại kiến nghị còn

lại căn cứ trên báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán đã phát hành.

b) Phương pháp kiểm tra

- Phương pháp đối chiếu: Đối chiếu kết quả thực hiện kiến nghị theo báo

cáo của đơn vị với kiến nghị trên báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

(bao gồm báo cáo kiểm toán năm và báo cáo kiểm toán của đoàn kiểm toán);

đối chiếu giữa kết quả thực hiện kiến nghị theo báo cáo của đơn vị với hồ sơ,

chứng từ chứng minh cho việc đã thực hiện kiến nghị (đối với kiến nghị tăng

thu ngân sách nhà nước là chứng từ nộp tiền vào ngân sách, đối với kiến nghị

giảm số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là bảng kê kèm theo tờ khai thuế,

đối với kiến nghị giảm chi thể hiện trên báo cáo tài chính...).

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các đối tượng đơn vị cử làm việc với

tổ kiểm tra để làm rõ các vấn đề có liên quan...

- Phương pháp phân tích: Phân tích tình hình thực hiện kiến nghị của đơn

vị, nguyên nhân chủ quan, khách quan của việc chưa thực hiện kiến nghị.

- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp tình hình kiểm tra để lập biên bản kiểm

tra, tổng hợp các biên bản để lập báo cáo tổng hợp kiểm tra tình hình thực hiện

kiến nghị.

2.2. Quy trình kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán

2.2.1. Chuẩn bị kiểm tra

a) Thu thập thông tin về đơn vị được kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm

toán: Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc KTNN trong phạm vi chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn của mình tổ chức thu thập các thông tin liên quan đến các đơn vị

được kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán trước khi tiến hành lập kế hoạch và

thực hiện kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán. Các thông tin cần thu

thập, gồm:

- Báo cáo kiểm toán của Tổ kiểm toán và báo cáo kiểm toán của Đoàn

kiểm toán đã được phát hành, riêng đối với kiến nghị về xử lý tài chính cần thu

thập từ báo cáo kiểm toán năm của ngành;

- Chỉ thị, chỉ đạo, yêu cầu của lãnh đạo KTNN hoặc đề nghị của các cơ

quan hữu quan;

167

Page 6: 1 bai giang chuyen de 4 k tra thknkt

- Báo cáo của đơn vị được kiểm toán về việc thực hiện các kiến nghị kiểm

toán của KTNN (tình hình và kết quả thực hiện các kiến nghị kiểm toán và các

nội dung liên quan đến nội dung được kiểm tra);

- Thông tin từ kho dữ liệu của cơ quan và thông tin từ các đơn vị trực

thuộc KTNN; các thông tin của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến

việc thực hiện kiến nghị kiểm toán của KTNN;

- Khiếu nại của đơn vị được kiểm toán hoặc các tổ chức, cá nhân có liên

quan (nếu có);

- Các nguồn thông tin có liên quan khác.

b) Lập Kế hoạch kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán

Các trường hợp phải tổ chức kiểm tra, các đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra xây

dựng kế hoạch kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán năm và kế hoạch cuộc

kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán (Chi tiết tại Phụ lục số 01/KNKT).

c) Phê duyệt Kế hoạch kiểm tra

Tổng KTNN (hoặc người được ủy quyền) thông báo kế hoạch kiểm tra

thực hiện kiến nghị kiểm toán năm cho đơn vị trực thuộc KTNN được giao

nhiệm vụ kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán (Chi tiết tại Mẫu số

01/KNKT).

Căn cứ Thông báo kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị kiểm

toán của Tổng KTNN (hoặc người được ủy quyền), Thủ trưởng đơn vị trực

thuộc được giao nhiệm vụ kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán có trách

nhiệm điều chỉnh kế hoạch năm (nếu có); giao trách nhiệm cho các Trưởng

đoàn kiểm tra lập kế hoạch cuộc kiểm tra; phê duyệt kế hoạch cuộc kiểm tra, và

chịu trách nhiệm trước Tổng KTNN toàn bộ nội dung kế hoạch cuộc kiểm tra

được phê duyệt.

d) Quyết định kiểm tra

Căn cứ Thông báo Kế hoạch kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán năm

của Tổng KTNN (hoặc người được ủy quyền) và Kế hoạch cuộc kiểm tra do

các Trưởng đoàn kiểm tra lập, Thủ trưởng các đơn vị được Tổng KTNN uỷ

quyền ký Quyết định kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán đối với từng cuộc

kiểm tra (Chi tiết tại Mẫu số 02/KNKT).

168

Page 7: 1 bai giang chuyen de 4 k tra thknkt

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành, Quyết định kiểm tra

thực hiện kiến nghị kiểm toán phải được gửi cho đơn vị được kiểm tra thực hiện

kiến nghị kiểm toán.

e) Chuẩn bị triển khai kiểm tra

- Căn cứ vào Quyết định và Kế hoạch kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra có

trách nhiệm xây dựng đề cương hướng dẫn cho đơn vị được kiểm tra chuẩn bị

văn bản báo cáo Đoàn kiểm tra. Đề cương hướng dẫn được gửi đồng thời với

Quyết định kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán cho đơn vị được kiểm tra.

Nội dung đề cương báo cáo gồm: Thực trạng về việc chấp hành các nội dung

mà Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán đã kiến nghị trong báo cáo kiểm toán; các

kiến nghị kiểm toán đã được thực hiện cần có tài liệu cụ thể chứng minh. Các

kiến nghị chưa được thực hiện phải nêu rõ nguyên nhân, đồng thời đề xuất biện

pháp tiếp tục khắc phục (nếu có); nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm

và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kiến nghị kiểm toán

của KTNN; đề xuất, kiến nghị (trên cơ sở điều kiện thực tế và những hạn chế,

vướng mắc trong thực hiện kiến nghị của KTNN, đơn vị được kiểm tra đề xuất,

kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền, Tổng KTNN giải quyết nhằm mang lại

hiệu quả trong việc thực hiện các kiến nghị của KTNN).

- Họp đoàn, chuẩn bị các điều kiện cần thiết: Tổ chức họp Đoàn kiểm tra

để quán triệt Kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt, bàn các biện pháp cụ thể để

tổ chức thực hiện kế hoạch; giao nhiệm vụ cụ thể cho Phó Trưởng đoàn, Tổ

trưởng (nhóm trưởng) và từng thành viên Đoàn kiểm tra. Cuộc họp phải được

ghi thành biên bản để lưu hồ sơ cuộc kiểm tra; đối với cuộc kiểm tra có nhiều

nội dung phức tạp, trên diện rộng hoặc thành phần Đoàn kiểm tra có các thành

viên là người của nhiều đơn vị, Trưởng đoàn kiểm tra tổ chức tập huấn những

nội dung cần thiết, thống nhất phương pháp tiến hành; chuẩn bị đầy đủ tài liệu

liên quan đến nội dung kiểm tra; chuẩn bị phương tiện, thiết bị, kinh phí và

những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ cho hoạt động của Đoàn kiểm

tra.

2.2.2. Thực hiện kiểm tra

a) Công bố Quyết định và Kế hoạch kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán

- Chậm nhất sau 15 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành, Trưởng đoàn

kiểm tra phải tổ chức công bố quyết định, kế hoạch kiểm tra (dự kiến lịch trình

kiểm tra) với đơn vị được kiểm tra.

169

Page 8: 1 bai giang chuyen de 4 k tra thknkt

- Thành phần dự cuộc họp công bố quyết định kiểm tra thực hiện kiến nghị

kiểm toán do Trưởng đoàn kiểm tra quyết định và thông báo trước ít nhất là 02

ngày làm việc cho Thủ trưởng đơn vị được kiểm tra để triệu tập, nhưng tối

thiểu phải có các thành phần sau:

+ Các thành viên Đoàn kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt;

+ Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán;

+ Phụ trách kế toán của đơn vị được kiểm tra và các thành viên có liên quan.

- Nội dung cuộc họp công bố kế hoạch kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán:

+ Trưởng đoàn kiểm tra đọc toàn văn quyết định kiểm tra thực hiện kiến

nghị kiểm toán; quán triệt mục đích, yêu cầu của cuộc kiểm tra và nêu rõ nhiệm

vụ, quyền hạn, thẩm quyền, trách nhiệm của Đoàn kiểm tra theo quy định và

thông báo nội dung, phương pháp tiến hành kiểm tra, kế hoạch kiểm tra (dự

kiến lịch trình kiểm tra) cụ thể;

+ Đại diện lãnh đạo đơn vị được kiểm tra báo cáo nội dung thực hiện kiến

nghị kiểm toán theo đề cương đã được Đoàn kiểm tra gửi trước;

+ Các thành viên dự họp trao đổi về những nội dung chưa rõ để thống nhất

phối hợp thực hiện kế hoạch kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán.

b) Thực hiện kiểm tra

Kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán là quá trình sử dụng các phương

pháp kiểm tra để xác nhận với đơn vị được kiểm toán tình hình thực hiện kiến

nghị kiểm toán của KTNN, từ đó đưa ra kết luận chính xác, trung thực, khách

quan về việc thực hiện kiến nghị kiểm toán của đơn vị được kiểm toán. Căn cứ

kế hoạch kiểm tra đã được duyệt, Đoàn kiểm tra tiến hành thực hiện kiểm tra

(Chi tiết tại Phụ lục số 02/KNKT).

c) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trong quá trình kiểm tra thực hiện

kiến nghị kiểm toán

- Báo cáo của thành viên Đoàn kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán:

Trong quá trình kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán, các thành viên, Tổ

trưởng, nhóm trưởng (nếu có) có trách nhiệm thường xuyên báo cáo với

Trưởng đoàn về tình hình, kết quả công việc được phân công và những vấn đề

cần xin ý kiến chỉ đạo.

- Chế độ báo cáo của Trưởng đoàn kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán

170

Page 9: 1 bai giang chuyen de 4 k tra thknkt

+ Định kỳ, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo tình hình, kết quả

kiểm tra cho Thủ trưởng đơn vị trực tiếp tổ chức cuộc kiểm tra. Báo cáo nêu rõ

những thuận lợi, khó khăn, những nơi đã và đang làm việc, nội dung, kết quả

kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán, những vấn đề cần phải xin ý kiến chỉ

đạo và kế hoạch tiếp theo.

+ Trường hợp phát sinh những vấn đề khó khăn, vướng mắc vượt khả năng

và thẩm quyền của Trưởng đoàn thì Trưởng đoàn có trách nhiệm báo cáo kịp thời

Thủ trưởng đơn vị trực tiếp tổ chức cuộc kiểm tra và Tổng KTNN để xin ý kiến

chỉ đạo.

d) Thời hạn kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán.

Thời hạn một cuộc kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán theo quyết định

kiểm tra không quá 15 ngày làm việc. Trường hợp cần thiết phải tăng thêm thời

gian kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo thủ

trưởng đơn vị xin gia hạn và chỉ được tiến hành khi có văn bản gia hạn. Mỗi cuộc

kiểm tra chỉ được gia hạn một lần, thời gian gia hạn tối đa không quá 10 ngày làm

việc.

2.2.3. Kết thúc kiểm tra

a) Lập biên bản kiểm tra, báo cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán

- Kết thúc tại mỗi đơn vị được kiểm tra, Tổ trưởng kiểm tra lập biên bản

kiểm tra thực hiện các kiến nghị kiểm toán của KTNN.

- Biên bản kiểm tra thực hiện các kiến nghị kiểm toán của KTNN phải

được lập theo trình tự và mẫu biểu quy định. Nội dung biên bản là xác nhận số

liệu và kết quả thực hiện các kiến nghị kiểm toán của KTNN (Chi tiết tại Mẫu

số 03/KNKT).

Ví dụ: Biên bản kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán tại Dự án Hỗ trợ y

tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long thuộc Báo cáo kiểm toán Chuyên đề Quản

lý và sử dụng nguồn vốn ODA giai đoạn 2008-2010 do KTNN chuyên ngành III

thực hiện (tại Ví dụ 01 đính kèm bài giảng).

- Căn cứ vào các biên bản kiểm tra thực hiện các kiến nghị kiểm toán của

KTNN và các tài liệu có liên quan, Trưởng đoàn kiểm tra lập báo cáo kiểm tra

thực hiện kiến nghị kiểm toán của các đơn vị được kiểm tra (Chi tiết tại Mẫu số

04/KNKT) trình Tổng KTNN (qua Vụ Tổng hợp). Thủ trưởng đơn vị chủ trì

171

Page 10: 1 bai giang chuyen de 4 k tra thknkt

kiểm tra uỷ quyền cho Trưởng đoàn kiểm tra tổ chức làm việc với đơn vị được

kiểm tra về dự thảo báo cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán.

Ví dụ: Báo cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán thực hiện kiến nghị

kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước năm 2012 tại Bộ Khoa học và Công nghệ

do KTNN chuyên ngành III thực hiện (tại Ví dụ 02 đính kèm bài giảng).

- Chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại đơn vị,

Trưởng đoàn kiểm tra phải nộp Báo cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán

cho thủ trưởng đơn vị (báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán

do Trưởng đoàn ký). Thủ trưởng đơn vị chủ trì kiểm tra xem xét nội dung báo

cáo và cho ý kiến về kết quả kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán.

+ Trong quá trình xem xét kết quả kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán,

thủ trưởng đơn vị chủ trì kiểm tra yêu cầu Trưởng đoàn, thành viên Đoàn kiểm

tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề mà báo cáo của Trưởng đoàn chưa

nêu rõ. Trường hợp cần thiết, thủ trưởng đơn vị chủ trì kiểm tra yêu cầu tiến

hành kiểm tra bổ sung để có đủ căn cứ kết luận.

+ Trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng đơn vị chủ trì kiểm tra có thể tổ

chức làm việc với đơn vị được kiểm tra về kết quả kiểm tra hoặc gửi dự thảo

báo cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán yêu cầu đơn vị được kiểm tra

trả lời bằng văn bản, nêu rõ những nội dung chưa thống nhất, nguyên nhân và

chứng cứ.

- Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đơn vị chủ trì

kiểm tra phải trình Tổng KTNN báo cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm

toán. Báo cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán do thủ trưởng đơn vị chủ

trì kiểm tra ký phát hành theo sự ủy quyền của Tổng KTNN.

b) Hồ sơ kiểm tra

- Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày ký phát hành Báo cáo kiểm tra thực hiện

kiến nghị kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm tra phải nộp hồ sơ kiểm tra. Hồ sơ

kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán của mỗi đơn vị được kiểm tra bao gồm:

+ Thông báo kiểm tra, quyết định kiểm tra, kế hoạch kiểm tra, biên bản

kiểm tra, biên bản họp của Đoàn, Tổ và báo cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị

kiểm toán của đơn vị được kiểm toán;

+ Các tài liệu về kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán theo mẫu quy định

của Tổng KTNN;

172

Page 11: 1 bai giang chuyen de 4 k tra thknkt

+ Các bằng chứng và tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm tra thực

hiện kiến nghị kiểm toán và các tài liệu có liên quan đến công tác quản lý thực

hiện kiến nghị kiểm toán.

- Việc bàn giao và lưu trữ hồ sơ kiểm tra

+ Việc bàn giao hồ sơ, tài liệu phải được lập thành biên bản, lưu cùng hồ

sơ cuộc kiểm toán.

+ Thời hạn lưu trữ hồ sơ kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán được thực

hiện theo quy định về lưu trữ hồ sơ kiểm toán của KTNN.

c) Tổng hợp kết quả kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán

Thực hiện chế độ báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán

trong phạm vi được phân công theo qui định gồm lập báo cáo tổng hợp kết quả

thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị chủ trì kiểm tra, lập báo cáo

kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (Chi

tiết tại Mẫu số 05/KNKT). Ngoài nội dung thực hiện theo qui định trên, các đơn

vị lưu ý quá trình tổng hợp số liệu phải bao gồm số liệu chưa thực hiện qua các

năm và lũy kế (trừ các trường hợp có lý do hợp pháp, khách quan, đã được

KTNN xử lý chấp nhận).

Căn cứ quy định tại Khoản 4.1, Mục 4, Chương 5 Quy trình kiểm toán của

Kiểm toán Nhà nước, đơn vị chủ trì kiểm tra căn cứ vào các biên bản kiểm tra

kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán đã thực hiện để lập báo cáo tổng hợp kết

quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo mẫu quy định, báo cáo Tổng

Kiểm toán Nhà nước và gửi Vụ Tổng hợp trước ngày 10 tháng 12 hàng năm.

Ví dụ: Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2012

của KTNN chuyên ngành III (tại Ví dụ 03 đính kèm bài giảng).

3. Tổ chức theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả kiểm tra thực hiện kiến

nghị của toàn ngành

Vụ Tổng hợp có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tiến độ, đôn đốc và hướng

dẫn việc tổ chức kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán của các đơn vị trong

ngành; căn cứ vào báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị cả năm của các

KTNN chuyên ngành, khu vực gửi về tiến hành tổng hợp kết quả kiểm tra tình

hình thực hiện kiến nghị toàn ngành; tham mưu, đề xuất các giải pháp tăng

cường việc thực hiện kiến nghị kiểm toán; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện

kiến nghị kiểm toán để báo cáo Quốc hội, Chính phủ theo yêu cầu

173

Page 12: 1 bai giang chuyen de 4 k tra thknkt

Ví dụ: Về tổng hợp kết quả kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị toàn

ngành trong một năm

Tại báo cáo kiểm toán năm 2012 của KTNN, Vụ Tổng hợp đã tổng hợp tình

hình thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2011 về niên độ ngân sách 2010 như sau:

Kết quả kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2011 về niên

độ ngân sách 2010 của KTNN trong năm 2012 cho thấy hầu hết các đơn vị

được kiểm toán đã chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị của

KTNN, trong đó:

- Về kiến nghị xử lý tài chính thực hiện đến 31/12/2012 đạt 71,62% tổng số

kiến nghị (năm 2010 về niên độ ngân sách 2009 đạt 68,9%), cụ thể:

ĐVT: Tỷ đồng

STT Nội dung

Số kiến

nghị

Số thực

hiện

Tỷ lệ

(%)

1 2 3 4 5=4/3

  Tổng cộng 21.220,98 15.198,90 71,62%

1 Tăng thu NSNN (thuế, phí…) 1.527,72 992,55 64,97%

2 Tăng thu khác NSNN 626,304 485,8617 77,58%

3 Giảm kinh phí thường xuyên 948,6197 608,2536 64,12%

4 Giảm chi đầu tư xây dựng 1.236,13 629,1712 50,90%

5Xử lý nợ đọng, cho vay tạm ứng, ghi thu - ghi

chi15.285,61 11.366,23 74,36%

6Các khoản phải nộp, hoàn trả và quản lý qua

NSNN1.596,59 1.116,83 69,95%

Các tỉnh thành phố 7.341,23/10.850 tỷ đồng, đạt 67,7%; các bộ, ngành

trung ương 5.245,7/6.677,3 tỷ đồng, đạt 78,6%; các cuộc kiểm toán chuyên đề

988,4/1.044,6 tỷ đồng, đạt 94,6%; các doanh nghiệp 529,6/645,4 tỷ đồng, đạt

82,1%; các dự án đầu tư XDCB, chương trình MTQG 839,2/1.539 tỷ đồng, đạt

54,5%; khối quốc phòng, an ninh và cơ quan Đảng 228,6/438,3 tỷ đồng, đạt

52,1%; lĩnh vực khác 26,2/26,2 tỷ đồng, đạt 100%.

Kết quả thực hiện kiến nghị xử lý tài chính chưa cao do: (i) Về khách quan:

Một số dự án ĐTXD đang trong quá trình thực hiện, chưa phê duyệt quyết toán

nên đơn vị đề nghị sẽ thực hiện khi quyết toán; một số đơn vị được kiểm toán gặp

174

Page 13: 1 bai giang chuyen de 4 k tra thknkt

khó khăn về tài chính (các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản) nên chưa

thực hiện kiến nghị, có đơn vị đã giải thể nên không còn đơn vị chịu trách nhiệm

thực hiện; phần lớn các đơn vị sử dụng sai nguồn kinh phí được KTNN kiến nghị

bố trí nguồn để hoàn trả đều thuộc các địa phương nghèo, khó khăn về tài chính

nên hầu hết đều không thực hiện được...; (ii) Về chủ quan: Một số đơn vị chưa

nghiêm túc trong chỉ đạo thực hiện và thực hiện các kiến nghị của KTNN; còn

trường hợp đã thực hiện kiến nghị nhưng chưa đúng theo hướng dẫn (về nội

dung nộp NSNN, ghi gộp với các khoản nộp không thuộc kiến nghị...) dẫn đến

không tổng hợp được kết quả; một số kiến nghị còn chưa rõ ràng, chưa đảm bảo

đầy đủ bằng chứng kiểm toán nên khó khăn cho đơn vị được kiểm toán trong quá

trình thực hiện; chưa có chế tài để xử lý đối với những trường hợp đơn vị chưa

thực hiện nghiêm túc kiến nghị của KTNN...

- Về sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách: Đã có 25 văn bản được Chính phủ,

các bộ ngành và địa phương thực hiện hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung theo kiến nghị của

KTNN (08 thông tư; 01 nghị quyết của HĐND tỉnh; 10 quyết định, 05 công văn và

01 văn bản khác); các kiến nghị khác đang được các đơn vị nghiên cứu sửa đổi

theo quy định ban hành văn bản.

IV. CÂU HỎI, BÀI TẬP THẢO LUẬN, THỰC HÀNH

Để giúp học viên hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan đến kiểm tra thực hiện

kiến nghị kiểm toán, Giảng viên cần gợi ý để học viên thảo luận xoay quanh

một số nội dung chủ yếu sau:

1. Phân biệt Biên bản kiểm tra thực hiện các kiến nghị kiểm toán, Báo cáo

kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán và Báo cáo Tổng hợp kết quả thực hiện

kiến nghị kiểm toán do KTNN chuyên ngành, khu vực lập.

2. Xác định các loại hồ sơ, chứng từ làm cơ sở chứng minh cho kiến nghị

kiểm toán đã được thực hiện trong các trường hợp cụ thể như:

- Kiến nghị tăng thu thuế giá trị gia tăng đầu ra trong trường hợp đơn vị

không có số dư thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.

- Kiến nghị tăng thu thuế giá trị gia tăng đầu ra trong trường hợp đơn vị có

số dư thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra

do KTNN xác định tăng thêm.

- Kiến nghị giảm số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

175

Page 14: 1 bai giang chuyen de 4 k tra thknkt

- Kiến nghị tăng thu thuế thu nhập doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp

đang có số dư nộp quá loại thuế này vào ngân sách nhà nước và số dư cao hơn

số thuế phải nộp tăng thêm.

- Kiến nghị loại khỏi quyết toán một khoản chi thu hồi nộp NSNN.

- Kiến nghị giảm quyết toán nhưng không thu hồi nộp NSNN.

- Kiến nghị nghị giảm thanh toán.

- Kiến nghị chuyển quyết toán năm sau.

- Kiến nghị giảm trừ dự toán năm sau.

- Kiến nghị ghi thu, ghi chi qua ngân sách nhà nước.

3. Xác định rõ các nguyên nhân của việc chưa thực hiện kiến nghị kiểm

toán là nguyên nhân chủ quan hay khách quan từ đó có cơ sở đề xuất biện pháp

khắc phục bằng cách nêu vấn đề cụ thể có thể gặp khi kiểm tra thực hiện kiến

nghị kiểm toán như: Khi kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán tại một đơn vị

phát hiện 01 kiến nghị chưa được thực hiện do kiến nghị thiếu tính khả thi và

chưa đủ bằng chứng vậy đây là nguyên nhân khách quan hay chủ quan đối với:

Đơn vị được kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước?.

4. Giao cho mỗi nhóm xây dựng dự thảo kế hoạch kiểm tra thực hiện kiến

nghị trong một năm tại 01 KTNN chuyên ngành, khu vực.

5. Xây dựng số liệu cụ thể về thực hiện kiến nghị của một số đơn vị (căn

cứ theo số nhóm trong lớp học) để giao cho các nhóm căn cứ vào số liệu lập

biên bản kiểm tra thực hiện kiến nghị.

6. Căn cứ kết quả thực hiện ở mục 5, giao cho các nhóm thực hiện lập báo

cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị của 01 cuộc kiểm toán.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Quy trình kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán của KTNN ban

hành kèm Quyết định số 1223/QĐ-KTNN ngày 06/7/2012 của Tổng Kiểm toán

Nhà nước.

- Các Quy trình kiểm toán do KTNN ban hành.

- Hồ sơ của đoàn kiểm toán gồm: Báo cáo kiểm toán của đoàn kiểm toán;

báo cáo kiểm toán của tổ kiểm toán; bằng chứng kiểm toán...

- Các biểu tổng hợp số liệu kiến nghị về xử lý tài chính trên báo cáo kiểm

toán năm của Ngành (từ Phụ lục số 05/THKQKT20... đến Phụ lục số

11/THKQKT20...).

- Hồ sơ, tài liệu của đơn vị được kiểm toán về việc thực hiện kiến nghị

kiểm toán./.

176