1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

Embed Size (px)

Citation preview

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    1/55

     

    Tiểu ban MÔI TRƯỜ NG

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    2/55

    TÍCH LŨY CACBON TRONG ĐẤT Ở 3 DẠNG LẬP ĐỊA RỪNG NGẬP MẶN TẠI HUYỆNNGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU 

    Nguyễn Hà Quốc Tín, Lê Tấn Lợi, Đỗ Thanh Tân Em 

    Trường ĐH Tây Đô 

    Tóm tắt 

    Mục tiêu của nghiên cứu là (i) xác định trữ lượng carbon tích lũy trong đất theo độ sâu trên 3 dạng lập

    địa rừng ngập mặn (ven biển, cửa sông và ven sông)  và (ii) xác định mối tương quan giữa hàm lượng carbon

    tích lũy trong đất với các tính chất đất theo độ sâu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp bố trí ô tiêu chuẩn dạng

    hình tròn theo lát cắt thẳng góc với bờ biển, bờ sông được lập lại trên 3 dạng lập địa, mẫu đất được lấy ở tâm mỗi

    ô tiêu chuẩn theo các độ sâu 0-15cm, 15-30cm, 30-50cm, 50-100cm, 100-200cm. Hàm lượng carbon trong đất

    được tính theo phương pháp Walkley - Black. Tất cả các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê

    SPSS để phân tích phương sai (ANOVA) theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố. Kết quả nghiên cứu cho

    thấy hàm lượng carbon trong đất tăng dần từ dạng lập địa ven biển đến dạng lập địa cửa sông và dạng lập địa vensông, hàm lượng này còn tăng dần theo độ sâu rồi giảm đi khi xuống sâu hơn 1m trên cả 3 dạng lập địa. Ngoài ra

    hàm lượng carbon trong đất có mối tương quan nghịch với pH, độ mặn của nước trong đất, Eh , và cao trình trên

    3 dạng lập địa. 

    CARBON ACCUMULATION IN SOIL AT THREE STYLES OF MANGROVES AT NGOC

    HIEN DISTRICT CA MAU PROVINCE 

    Abstract 

    The objectives of study are (i) to determine the amount of carbon accumulated in soil according to

    various soil depth on 3 types of mangrove (fringe, estuarine and riverine) and (ii) to determine the correlation

     between carbon accumulation in the soil with the soil properties based on soil depth. In this design, standard

    circular plots on the transects of 3 types of mangroves were established perpendicular to the seaside and

    riverside. Soil samples were taken in the center of the standard plots according to different depth (0-15cm, 15-

    30cm, 30-50cm, 50-100cm, 100-200cm). The carbon amount accumulated in the soil was dealt with by Walkley

     –  Black method. The data were analyzed by one-way ANOVA in SPSS software. The result of the study showed

    that carbon amount in soil increased from fringe to estuarine and riverine mangrove and it increased with depth

    and then decreased more than 1m on 3 types of mangrove. In addition, carbon amount was negative correlation

    with pH, salinity of water in soil, Eh, and elevation on 3 types of mangrove.

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected]

    VI-P-1.1

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    3/55

    NỒNG ĐỘ NO2 TRONG NHÀ VÀ NGOÀI TRỜI TẠI ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN QUÁ,

    QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 

    Nguyễn Thảo Nguyên, Tô Thị Hiền, Lã Hoàng Vy Nhã, Nguyễn Anh Chi  

    Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

    Tóm tắt 

     NO2 là một trong những chất ô nhiễm không khí điển hình. Nó hiện diện trong khói xe và khói do đốt

    nhiên liệu, dầu hỏa, khí tự nhiên hoặc gỗ. Chất ô nhiễm này gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

     Nghiên cứu được tiến hành tại đường Nguyễn Văn Quá, con đường đông đúc của quận 12, thành phố Hồ Chí

    Minh, với nhiều hộ gia đình xen lẫn các cơ sở sản xuất dệt may, chế biến gỗ là chủ yếu. Nghiên cứu mối quan hệ

    giữa nồng độ  NO2 trong nhà và ngoài trời là một phần trong những nghiên cứu ảnh hưởng đến sức khỏe, vốn

    đang hạn chế tại Việt Nam. Thiết bị lấy mẫu thụ động với chất hấp thụ Triethanol amine N(CH 2CH2OH)3 được

    sử dụng để xác định nồng độ NO2 trong nhà và ngoài trời trong hai tháng 3 và 4 năm 2013. Kết quả cho nồng độ

     NO2 ở ngoài trời là 20.74 (µg/m3) trong khi nồng độ đo trong nhà đạt khoảng 16.80 (µg/m3). Nồng độ NO 2 ngoài trời là thường cao hơn trong nhà. Nghiên cứu đã cho thấy nồng độ NO2  trong nhà và ngoài trời bị ảnh

    hưởng đáng kể bởi mức độ đô thị hóa của quận, thể hiện qua mật độ giao thông và các hoạt động sản xuất.

    INDOOR AND OUTDOOR NO2 LEVELS IN NGUYEN VAN QUA STREET, DISTRICT 12,

    HO CHI MINH CITY 

    Abstract 

     Nitrogen dioxide (NO2) is one of the most prominent air pollutants. It is present in vehicle exhaust and

    the fumes from burning fuel oil, kerosene, propane, natural gas or wood. This pollutant is known to pose certain

    health risks. This research was conducted at Nguyen Van Qua street, a crowded street in District 12, Ho Chi

    Minh City, with many households and factories, mainly the textile, or wood processing, or sewing factories.

    Investigating the relationship between indoor and outdoor NO2  levels is an important part of in health effects

    studies, which is limited in Viet Nam. The passive samplers with absorbent Triethanol amine N(CH2CH2OH) 3 

    were used in this study to continuously measure indoor and outdoor NO2 levels for 2 months March and April,

    2013. The outdoor NO2  concentrations were 20.74 (µg/m3) while those measured indoors averaged 16.80

    (µg/m3). Outdoor NO2 concentrations were typically higher than indoor. This study has shown that indoor and

    outdoor NO2  concentrations are influenced significantly by the degree of urbanization of the district, by the

    traffic density and production activities.

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected]  

    VI-P-1.2

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    4/55

    NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC TRƯNG PHA RẮN VÀ SỰ  RÒ RỈ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ ĐỘCHẠI TỪ  BÙN THẢI CÔNG NGHIỆP ĐẾN MÔI TRƯỜ NG

    Trần Thị Thu Dung(1), Valérie Cappuyns, Nguyen Ky Phung, Asefeh Golreihan, Elvira Vassilieva, RudySwennen

    (1)

     Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCMTóm tắt

     Nghiên cứu các đặc tính pha rắn và sự rò rỉ các nguyên tố độc hại bao gồm kim loại nặng (Cd, Co, Cu,Cr, Mo, Ni, Pb, Zn) và á kim (As và Sb) từ  bùn thải công nghiệp là thiết yếu vì điều này giúp cung cấp các thôngtin cần thiết cho việc lựa chọn các phương pháp quản lý thích hợp đối vớ i loại chất thải này. Thí nghiệm pHstat(pH 4, 96 giờ) để khảo sát sự rò rỉ của kim loại nặng và á kim trong điều kiện phơi nhiễm trong môi trườ ng axitđượ c tiến hành trên mẫu bùn thải đượ c lấy từ nhà máy xử lý nướ c thải công nghiệ p tậ p trung. Sự biến đổi củahành vi rò rỉ của kim loại nặng và á kim tại những điều kiện pH khác nhau cũng đượ c khảo sát (pH 2 –  11) bằng

     phương pháp chiết đơn. Bên cạnh đó, đặc tính pha rắn của mẫu được xác định thông qua phương pháp phổ nhiễuxạ  tia X (X-ray diffraction XRD) và phương pháp vi phân tích bằng chùm điện tử  (Field Emission Gun  –  Electron Probe Micro Analysis (FEG-EPMA)). K ết quả cho thấy nếu các mẫu bùn thải này bị thải ra ngoài môitrường mà không đượ c xử lý phù hợ  p sẽ gây ảnh hưở ng xấu cho môi trườ ng do sự  phóng thích lượ ng lớ n kimloại nặng và á kim. Tuy nhiên, xét ở  góc độ tái chế, việc thu hồi Ni và Zn với phương pháp chiết với axit là khả thi do độ  phóng thích cao của hai kim loại này trong môi trườ ng axit. K ết quả cũng minh họa sự hữu dụng củacông cụ EPMA trong việc bổ sung những thông tin về pha r ắn mà phương pháp XRD không thể xác định đượ c.Các đặc trưng pha rắn của mẫu đã giúp ích cho việc luận giải sự rò rỉ của kim loại nặng và á kim. 

    SOLID PHASE CHARACTERIZATION AND LEACHABILITY OF POTENTIALLY TOXIC

    ELEMENTS FROM INDUSTRIAL SLUDGE

    Abstract

    Investigation the solid phase characteristics and release of potentially toxic elements (PTEs) including

    heavy metals (Cd, Co, Cu, Cr, Mo, Ni, Pb, and Zn) and metalloids (As and Sb) from industrial sludge is crucial

     because it provide information for suitable management option for this kind of waste. A pHstat leaching test (pH

    4, 96 h) was performed to examine the leachability PTEs from sludges derived from the centralized waste water

    treatment factory under acid condition. Leaching behaviors of PTEs at different pHs (pH 2  –   11) wereinvestigated by single extractions. Moreover, X-ray diffraction XRD and Field Emission Gun  –  Electron ProbeMicro Analysis (FEG-EPMA) were used to identify the characteristics of the solid phases that retain PTEs.

    Results indicated that a severe environmental risk may exist if these sludges are disposed at the dump site

    without proper treatment. Nevertheless, from economic point of view, recovery of metals from the examined

    sludge with acid extraction could be a promising option because of their high leachability in acid conditions as

    deduced from the pHstat leaching test. Solid phase characteristics based on XRD and EPMA can support the

    interpretation and prediction of PTEs’ leachability. 

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected] 

    VI-P-1.3

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    5/55

    TIỀM NĂNG ĐỊA DU LỊCH DẢI BỜ BIỂN NINH THUẬN 

    Phan Hồng Sơn, Hà Quang Hải  

    Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

    Tóm tắt 

    Tiềm năng địa du lịch tại một khu vực thường được đánh giá trên hai tiêu chí: 1) sự hấp dẫn của các

    Geomorphosite và 2) điều kiện cơ sở   vật chất, sản phẩm du lịch để bảo tồn và nâng cao giá trị các

    Geomorphosite, hỗ trợ   phát triển địa du lịch. Dải bờ biển Ninh Thuận có Geomorphosite, nổi bật như vịnh Vĩnh

    Hy, hòn Đỏ, mũi Dinh, đồi cát Nam Cương, hang Rái, đầmNại… Các Geomorphosite này đều  là những cảnh

    đẹp, có giá trị về khoa học địa chất và địa mạo nên có tiềm năng rất lớn để phát triển địa du lịch. Hiện tại, những

    Geomorphosite này chưa được khai thác hiệu quả để phát triển kinh tế địa phương; mặt khác điều kiện hạ tầng

    và sản phẩm du lịch (bản đồ, website, tờ rơi…) hầu như chưa được quan tâm. Báo cáo này là kết quả nghiên cứu

    đầu tiên nhằm đánh giá các giá trị Geomorphosite dải bờ biển Ninh Thuận; đề xuất những mô hình và hàng hóa

    du lịch phù hợp với điều kiện địa phương phục vụ cho việc  phát triển kinh tế.

    GEOTOURISM POTENTIAL IN NINH THUAN COAST 

    Abstract 

    Geotourism potential in one region is often judged on two criterias: 1) the attractiveness of

    geomorphosites and 2) the conditions of infrastructure, tourism products to preserve and enhance the value of

    geomorphosites. Ninh Thuan coast hasmanygeomorphosites, emergently as Vinh Hy Bay, RedStone, Dinh

    Cape, Nam Cuong sand dunes, Rai Cave, Nai Lagoon ... The geomorphosites are beautiful and have value on

    geology and geomorphology, so they have great potential for geotourism development. Currently, the

    geomorphosites untapped for effectivelylocal economic development; on the other hand the conditions of

    infrastructure and tourism products (maps, websites, brochures ...) are hardly interested. This report is the first

    study to assess the value of geomorphositesin Ninh Thuan coast; the travelmodel and goodsare proposed in

    accordance with local conditions to serve economic development.

     ___________________________________

    Email liên hệ: jackiermt@gmail .com  

    VI-P-1.4

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    6/55

    HÀNH VI TIÊU DÙNG TÚI SINH THÁI CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG 10, QUẬN TÂN BÌNH,THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 

    Hoàng Thị Phương Chi, Phan Thị Thu Hằng  

    Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

    Tóm tắt 

     Nghiên cứu này được thực hiện để phân tích các yếu tố tác động lên hành vi tiêu dùng túi sinh thái, thí

    điểm tại khu vực phường 10, quận Tân Bình. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp thiết lập bảng câu

    hỏi về sự hiểu biết, kiến thức và các hành vi môi trường trong tiêu dùng sản phẩm túi sinh thái của 121 người

    dân. Kết quả cho thấy có 60% người được phỏng vấn đã biết đến túi sinh thái, 72,7% đã từng sử dụng túi sinh

    thái nhưng có đến 12,7% không biết đó là túi sinh thái, 17,9% sử dụng lãng phí túi sinh thái. Đồng thời các loại

    túi sinh thái có mức độ sử dụng không đồng đều, 73,1% người từng dùng và 94.5% người chưa từng dùng có trở

    ngại khi sử dụng túi sinh thái. Đối với nhóm đối tượng khảo sát 1) các rào cản hiện diện là: sự thiếu kiến thức,

    thông tin; thói quen tiêu dùng chưa đúng cách; không muốn thay đổi các thói quen, các sản phẩm túi sinh tháikhông hợp thời trang; 2) các đối tượng được xác định cần tác động chính để tiến hành thay đổi và cải thiện hành

    vi cần quan tâm là nhóm nữ giới có trình độ  học vấn cao và nhóm nữ giới ở độ tuổi trung niên. Dựa vào đó,

    nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm loại bỏ các nguyên nhân gây cản trở hành vi môi trường trong tiêu dùng

    các sản phẩm túi sinh thái.

    PRO-ENVIRONMENTAL BEHAVIOUR IN CONSUMING ECO BAGS IN WARD 10, TAN

    BINH DISTRICT, HO CHI MINH CITY 

    Abstract 

    Eco-bags are environmentally friendly products for consumers to replace plastic bags. This rerearch

    aims to analyze pro-environmental behaviour of people in consuming eco bags in Ward 10, Tan Binh District,

    Ho Chi Minh City. The main methods are based on the survey by questionnaire, to assess understanding and

    analysing influenced factors to pro-environmental behaviour of eco-bag consumers. After analyzing the

    responses, the results is only 60% people who knew the eco bags, 72.7% ever used eco bags that contains 12.7%

    did not know they was eco bags, 17.9% use of waste eco bags and the kind of eco bags were used unevenly,

    73.1% ever used, and 94.5% never used eco bags have obstacles in using eco bags. According to the results, 1)

    the lack of knowledge, information; eco- bag consumers’ habits were not in the right way, people did not want to

    change their habits, eco-bags didn't have various designs and they were not trendy, all of above reasons made

    eco bags are less consuming, 2) women with higher education levels and women in middle age are top two of

    groups that need to be impacted to change and improve pro-environmental behaviour. Based on these findings,

    the research also proposes solutions to eliminate the causes of obstructing pro-environmental behaviour in

    consuming eco-bag products.

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected]

    VI-P-1.5

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    7/55

    ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐỊA DU LỊCH CÔNG VIÊN ĐÁ MŨI KÊ GÀ 

    Hoàng Thị Phương Chi, Đoàn Ngọc Quỳnh Như, Trần Thị Nhung  

    Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

    Tóm tắt 

    Mũi Kê Gà –  Bình Thuận là một địa điểm có vẻ đẹp độc đáo có tiềm năng phát triển địa du lịch. Nghiên

    cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá tiềm năng địa du lịch của công viên đá Mũi Kê Gà gồm có việc đánh

    giá các giá trị khoa học, giá trị bổ sung và vị trí của khu vực, từ đó đề xuất kế hoạch quy hoạch khu vực thành

    một địa điểm địa du lịch. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp Đánh giá giá trị địa du lịch của tác giả

    Górna M. và Golonka J. kết hợp với phương pháp khảo sát ý kiến chuyên gia. Khu vực nghiên cứu được phân

    thành năm khu vực, với ba khu vực là bãi đá granite bao gồm: khu vực bãi đá Bắc, khu vực bãi đá Nam, khu vực

    đảo Kê Gà (Hòn Bà) và hai khu vực bãi tắm là bãi tắm Kê Gà và bãi Hang Mú.Kết quả   nghiên cứu cho thấy,

    khu vực bãi đá Bắc có giá trị  địa du lịch cao, khu vực bãi đá Nam và đảo Kê Gà có giá trị địa du lịch trung bình.

    Trong đó khu vực bãi đá Bắc có giá trị khoa học và giá trị vị trí cao  nhất và khu vực đảo Kê Gà có giá trị bổ sungcao nhất. Từ kết quả nghiên cứu đề xuất qui hoạch Công viên đá granite Mũi Kê Gà thành điểm địa du lịch trong

    tuyến du lịch cho khu vực Bình Thuận.

    GEOTOURISM ASSESSMENT IN KE GA CAPE PARK STONE 

    Abstract 

    Ke Ga Cape is a unique destination in Binh Thuan province, which has a great geotourism attraction. It

    is divided into five small areas which consist of three stone areas: North Stone area, South Stone area, Ke Ga

    Island and 2 seaside areas: Ke Ga beach and Hang Mu beach. The research was made to assess the scientific

    value, the additional value and location of the sites, so that propose a planning area into a geotourism

    area. The main method is assessment of geotourism values by Gorna M. and Goloka J. combines with the

    experts’ survey. The results show that North Stone area  has high geotourism value, South Stone area and Ke Ga

    island have medium geotourism value. In which, North Stone area has the highest scientific value and the highest

    local, and Ke Ga island has the highest additional value. Therefore, research proposes the plan for Ke Ga Cape

     park becoming one site for geotour in Binh Thuan tourism.

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected]  

    VI-P-1.6

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    8/55

    NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CỒN HÔ -ĐỨC MỸ, TỈNH TRÀ VINH 

    Dương Thị Bích Huệ, Võ Minh Quân 

    Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

    Tóm tắt 

    Du lịch cộng đồng là một hình thức kết hợp du lịch du lịch văn hóa từ các cộng đồng với các điều kiện

    thiên nhiên, nhân tạo để phát triển du lịch, phục vụ mục đích phát triển bền vững. Dựa trên phương pháp thu

    thập, phân tích tài liệu và khảo sát thực địa, đồng thời, sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích, đưa

    ra định hướng phát triển du lịch cộng đồng tại Cồn Hô. Qua đánh giá thì Cồn Hô –  Đức Mỹ có tiềm năng lớn

    trong phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là loại hình du lịch nghỉ dưỡng tại nhà vườn kết hợp với làng nghề

    thủ công truyền thống tại địa phương. Nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp để phát huy tiềm năng du lịch,

    Cồn Hô cần kết hợp các giải pháp kỹ thuật, giải pháp quy hoạch, giải pháp chiến lược, căn cứ vào các đặc tính

    của các bên liên quan, yếu tố văn hóa, lịch sử, tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường.

    RESEARCH AND PROPOSE SOLUTIONS TO COMMUNITY TOURISM DEVELOPMENT

    AT THE CON HO, DUC MY, TRA VINH PROVINCE 

    Abstract 

    Community-based tourism is a combined form of cultural tourism travel from community to natural

    conditions, artificial tourism development, for the purpose of sustainable development. Based on the data

    collection methods, document analysis and field surveys, and using SWOT analysis methods to analyze, given

    the development of community tourism at Ho Islet. Through evaluating the Ho Islet, Duc My, has great potentialfor tourism development in the community, especially tourism resort gardens combined with traditional craft

    villages in the locality. The study also provides some solutions to promote tourism potential, need a combination

    of technical solutions, planning solution, strategy solution, based on the characteristics of the stakeholders,

    elements of culture, history, tourism resources and environmental protection.

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected]  

    VI-P-1.7

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    9/55

    ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI VƯỜN

    QUỐC GIA U MINH THƯỢNG 

    Dương Thị Bích Huệ, Huỳnh Kim Hân 

    Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

    Tóm tắt Vườn Quốc gia U Minh Thượng là một trong những vùng đất ngập nước quan trọng nhất vùng Đồng

     bằng sông Cửu Long, có giá trị độc nhất về kiểu rừng trên đầm lầy than bùn còn sót lại của Việt Nam và Thế

    giới. Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã khảo sát hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng khai thác cá tự nhiên, khai

    thác các nguồn lợi khác và tình hình cuộc sống của người dân vùng đệm, cũng như phát triển du lịch sinh thái và

     bảo tồn tài nguyên đất ngập nước trong vùng lõi Vườn Quốc gia U Minh Thượng. Việc khai  thác đất ngập nước

    vùng đệm chủ yếu là các hoạt động nông nghiệp và khai thác thủy sản, vùng lõi thì chỉ sử dụng tài nguyên đất

    ngập nước vào mục đích du lịch sinh thái. Nghiên cứu cũng đưa ra các biện pháp bảo tồn các giá trị tài nguyên

    đất ngập nước nơi đây.

    STATUS OF RESOURCE EXPLOITATION OF WETLAND RESOURCES IN

    U MINH THUONG NATIONAL PARK  

    Abstract 

    U Minh Thuong National Park is one of the most important wetlands in the Mekong River Delta, the

    unique value of the type of peat swamp forest remaining in Vietnam and World gioi. Through process study,

    subjects examined the current use of the land, the current status of wild fish exploitation, exploitation of other

    resources and the situation of people living buffer zone, as well as eco-tourism development and conservation

    wetland resources in the core zone of U Minh Thuong National Park. The exploitation of wetland buffers mainly

    agricultural activities and fishing, the core, the only use of wetland resources in eco-tourism purposes. This study

    also included measures to preserve the value of wetland resources here.

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected]  

    VI-P-1.8

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    10/55

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU BẢOTỒN THIÊN NHIÊN LUNG NGỌC HOÀNG 

    Dương Thị Bích Huệ, Nguyễn Thị Lan 

    Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

    Tóm tắt Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng thuộc địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu

    Giang là một vùng đất ngập nước chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên quý giá và tính đa dạng sinh học cao cần

    được bảo tồn. Một hình thức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn đảm bảo phát triển kinh tế cho người dân

    địa phương là hình thức du lịch dựa vào cộng đồng. Du lịch dựa vào cộng đồng là một hình thức phát triển du

    lịch trong đó cộng đồng là người tham gia phát triển du lịch, tham gia bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi

    trường tại các điểm khu có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về

    vật chất và tinh thần từ du lịch. Đề tài “Đánh giá khả năng phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại Khu Bảo tồn

    thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng” nhằm đưa ra một hình thức bảo tồn sinh thái bền vững và thích hợp. Thông qua

    đánh giá tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội của khu vực, đề tài đã cho thấy Khu bảo tồn thiên nhiên Lung

     Ngọc Hoàng có tiềm năng du lịch cao, có khả năng phát triển mô hình du lịch cộng đồng.

    EVALUATE THE POSSIBILITY OF DEVELOPING A MODEL OF COMMUNITY

    TOURISM IN LUNG NGOC HOANG NATURE RESERVE 

    Abstract 

    Lung Ngoc Hoang natural wetlands reserve located in Phung Hiep district, Hau Giang province is a

    wetlands area which contains plenty of valuable resources and biodiversity. Because of that, it is needed

    conserving. One method that not only conserves natural resources but also ensures the economic development

    for local people is community-based tourism. Community-based tourism is a form of tourism development in

    communities that are participating in the development of tourism, to protect natural resources and the

    environment in the same area with tourism development potential community calendar and also enjoy benefits

    from physical and spiritual tourism. The topic “Assessing the capability of developing community-based tourism

    scale at Lung Ngoc Hoang natural wetlands reserve” is to give a sustainable and appropriate ecological

    conservation method. Through the assessment the natural resources and local socioeconomic, the topic shows

    that Lung Ngoc Hoang natural wetlands reserve has the competence of tourism and the capability of developing

    community-based tourism.

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected]  

    VI-P-1.9

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    11/55

    ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT ĐỘNG CƠ VÀ PHÁT THẢI CỦA NHIÊN LIỆU BIODIESEL DẦUCỌ SỬ DỤNG TRÊN MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỘNG CƠ DIESEL 

    Tôn Nữ Thanh Phương 

    Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

    Tóm tắt 

     Nghiên cứu thực hiện đánh giá hiệu suất động cơ và vòng đời khí nhà kính từ phát thải của nhiên liệu biodiesel dầu cọ sử dụng trên máy phát điện động cơ diesel. Việc khảo sát khí thải của động cơ sử dụng nhiênliệu biodiesel được thực hiện ở chế độ không tải và tải cao (80% tải trọng) với các tỉ lệ phối trộn khác nhau củanhiên liệu diesel và biodiesel dầu cọ (0%, 5%, 10%, 15%, 20%, 50%, 100% biodiesel dầu cọ tương ứng vớinhiên liệu B0, B5, B10, B15, B20, B50, B100). Kết quả cho thấy đối với mỗi chế độ tải, suất tiêu thụ nhiên  liệucủa động cơ đều tăng khi tăng thể tích biodiesel dầu cọ trong hỗn hợp nhiên liệu. Suất tiêu thụ nhiên liệu B100so với nhiên liệu diesel tăng 21% ở chế độ không tải và 23% ở chế độ tải cao so với nhiên liệu diesel, hiệu suấtđộng cơ giảm 5% ở chế độ không tải và 7% ở chế độ tải cao. Ở cả hai chế độ tải, khi tăng dần thể tích biodieseldầu cọ trong hỗn hợp nhiên liệu, nồng độ phát thải khí CO, SO2 và hợp chất CxHy giảm trong khi nồng độ phátthải khí NO và NO2, CO2 tăng. So với nhiên liệu diesel, ở chế độ không tải, nhiên liệu B100 có phát thải khíSO2 giảm 13%, khí CO giảm 26%,   hợp chất CxHy giảm 39%, khí CO2 tăng 48% và khí NO tăng 86%. Ở chế độ

    tải cao, nhiên liệu B100 có nồng độ phát thải khí SO2 giảm 65%, khí CO giảm 86%, hợp chất C xHy giảm 28%;ngược lại, nồng độ khí thải CO2 tăng 9%, khí NO tăng 19%. Hệ số phát thải của nhiên liệu B100 khi động cơhoạt động ở chế độ không tải lần lượt là 61.05 ± 6.20 g CO/L, 12.21± 1.49 g SO 2/L, 10.07 ± 1.39 g NO/L,3509.53 ± 118.80 g CO2/L; ở chế độ tải cao lần lượt là 11.58 ± 0.64 g CO/L, 1.96 ± 0.25 g SO2/L, 12.79 ± 0.24g NO/L, 1252.58 ± 16.42 g CO2/L.

    EVALUATED ENGINE PERFORMANCE AND GAS EMISSIONS FROM PALM

    BIODIESEL FUEL USED IN DIESEL GENERATOR  

    Abstract 

    The study evaluates engine performance and gas emissions from palm biodiesel fuel used in diesel

    generator. The tests were performed at an idle and high load with different mixing rate blends between dieseland Palm − biodiesel (0%, 5%, 10%, 15%, 20%, 50%, 100% call ed B0, B5, B10, B15, B20, B50 and B100).The results show that for each loading mode, power consumption of the engine increase in the increasing

    volume of palm biodiesel in the blends. The brake specific fuel consumption of  B100 is higher than diesel fuel by 21% at idle load and 23% at high load, the decrease in engine performance is 5% at idle load and 7% at high

    load. In both two load modes, when the volume of palm biodiesel in the fuel blends rises gradually, the

    concentration of CO, SO2 and CxHy compounds reduce while the concentration of NO and NO2, CO2 increase.

    At idle load, the concentration of SO2, CO and CxHy  compounds from the exhaust of B100 decreased

    respectively 13%, 26%, 39%, while the emissions of CO 2 and NO concentration increased by 48% and 86%,

    compared with diesel fuel. Similarly, at the high load, the concentration of SO2, CO and CxHy compounds from

    the exhaust of B100 decreased 65%, 86%, 28% respectively; in contrast, the CO2 and NO emissions increase by

    9% and 19%. The emission factor of B100 is 61.05 ± 6.20g CO/L , 12.21 ± 1.49 SO2 g/L, 10.07 ± 1.39 g NO/L,

    and 3509.53 ± 118.80 g CO2/L when the diesel generator works at idle load. At high load, emission factor ofB100 is 11.58 ± 0.64 g CO/L, 1.96 ± 0.25 g SO2/L, 12.79 ± 0.24 g NO/L and 1252.58 ±16.42 g CO2 /L.

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected]  

    VI-P-1.10

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    12/55

    NGHIÊN CỨU PHÁT THẢI PAHS TỪ MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỘNG CƠ DIESEL Ở CÁC CHẾĐỘ TẢI KHÁC NHAU 

    Tôn Nữ Thanh Phương 

    Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

    Tóm tắt  Nghiên cứu này thực hiện việc đo đạc và đánh giá hệ số phát thải bụi và PAHs từ máy phát điện sử

    dụng nhiên liệu diesel ở 4 chế độ: không tải (0 kW), tải trọng thấp (1 kW − tải 30%), tải trọng trung bình (1.5kW − tải 50%) và tải trọng cao (2.5 kW − tải 80%). Kết quả cho thấy hệ số phát thải bụi của máy phát điệndiesel biến thiên trong khoảng 3.64 g/L đến 9.5g/L, thấp nhất tại tải trọng thấp và cao nhất tại tải trọng cao. Ởtất cả các chế độ tải, phát thải PAHs trong pha khí nhiều hơn trong pha hạt, các hợp chất có nồng độ cao trong

     pha khí là Naph, Flu và Phe; trong pha hạt là Naph, Fluo và Pyr. Xét về sự phân bố theo số vòng benzene, cácPAHs phân tử nhỏ 2 –  3 vòng chiếm tỉ lệ lớn trong cả pha hạt và pha khí (hơn 97% trong pha khí và 68.5%trong pha hạt), các PAHs có khối lượng phân tử trung bình (4 vòng) phân bố chủ yếu trong pha hạt và các PAHscó khối lượng phân tử lớn (5 –  6 vòng) chỉ phân bố trên pha hạt. Kết quả tính toán về hệ số phát thải PAHs(EFPAHs) cho thấy EFPAHs thấp nhất  ở tải trọng trung bình (31.46 mg/L) và cao nhất ở chế độ không tải

    (95.60 mg/L). Bên cạnh đó, nghiên cứu còn so sánh độ độc hại của khí thải ở các chế độ tải thông qua hệ số phát thải BaPep. Kết quả cho thấy hệ số phát thải BaPep thấp nhất tại tải trọng trung bình (61 µg/L) và cao nhấtở chế độ không tải (106 µg/L). Tổng hợp từ những kết quả thu đuợc, nghiên cứu đề xuất máy phát điện dieselnên hoạt động ở tải trọng trung bình.

    CHARACTERISTICS OF POLYCYCLIC AROMATIC HYDROCARBONS EMISSIONS OF

    DIESEL FUEL FROM DIESEL GENERATOR ON DIFFERENT LOADS  

    Abstract 

    This study evaluated emission factor of PM and PAHs from diesel generator in 4 modes: idle (0 kW),

    low load (1 kW –  30% load), medium load (1.5 kW  –  50% load) and high load (2.5 kW  –  80% load). The resultshowed that PM emission factor from the exhaust of diesel generator was from 3.64 g/L to 9.5 g/L, the lowest

    concentration was at medium load and the highest concentration was at high load. In all load modes, the gas  –   phase PAHs emissions were higher than particle –  phase PAHs emissions. The most abundant PAH compoundsin gas –  phase PAHs emissions were Naph, Flu, Phe and the particle  –  phase PAHs emissions is Naph, Fluo andPyr. As to the contribution of PAHs following a number of benzene ring, the LMW  –   PAHs (2  –   3 rings)contributed more than 97% in gas phase and 68.5% in particle phase. The MMW-PAHs (4 rings) distributed

    mainly in particle phase và the MMW –  PAHs (5  –  6 rings) only dispersed in particle phase. Calculated resultof PAHs emission factors (EFPAHs) showed the lowest EFPAHs were at medium load (31.46 mg/L) and the

    highest EFPAHs were at idle (95.60 mg/L). Besides, using the toxic equivalent factor to evaluate the toxicity of

    PAHs emission through emission factor of BaPeq (EFBaPeq). The result showed that EFBaPeq was lowest at a

    medium load (61 µg/L) and highest at an idle load (106 µg/L). This study proposed diesel generator shouldoperate at medium load.

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected]  

    VI-P-1.11

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    13/55

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    14/55

    NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG 

    Lê Quốc Hưng(1), Ngô Ngọc Hoàng Giang(1), Vũ Văn Nghị(2) 

    (1) Công ty TNHH MTV Nước và Môi trường Bình Minh 

    (2) Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

    Tóm tắt 

     Nghiên cứu đánh giá tiềm năng nguồn nước là một trong những nội dung chính của vấn đề quản lý và

    sử dụng hợp lý tài nguyên nước đối với bất kỳ lưu vực hay hệ thống sông nào.Với tài liệu khí tượng thủy văn

    thu thập đảm bảo độ tin cậy, nghiên cứu ứng dụng mô hình mưa rào-dòng chảy NAM và phương pháp phân tích

    thống kê để đánh giá tiềm năng nguồn nước bao gồm tiềm năng nước mưa và tiềm năng nước mặt của lưu vực

    sông Vàm Cỏ Đông. Kết quả mô phỏng và tính toán cho thấy tài nguyên nước mưa và nước mặt lưu vực sông

    Vàm Cỏ Đông thấp hơn giá trị trung bình cả nước. Phân bổ lượng mưa và dòng chảy có sự khác biệt lớn giữa

    các tháng trong năm. Tài nguyên nước giữa vùng thượng lưu và hạ lưu không có sự khác biệt lớn. Tiềm năng

    nguồn nước mưa và nước mặt lưu vực sông Vàm Cỏ Đông được tính toán và đánh giá theo các tần suất thiết kế

    khác nhau làm cơ sở xây dựng các phương án quản lý, sử dụng hợp lý nguồn nước.

    STUDYING, EVALUATING WATER RESOURCES IN VAM CO DONG RIVER BASIN 

    Abstract 

    Studying, evaluating of potential water sources is one of the major problems in management and

    rational use of water resources for any basin or any river system.With the hydrometeorological data collected

    ensure reliability, the thesis has applied rainfall-runoff NAM model and analysis statistic method to evaluate the

     potential of water source include the potential of rainwater and surface water of the Vam Co Dong river basin.

    Simulation and calculation results show that the rainfall water and surface water resources of Vam Co Dong

    river basin are lower than the national average. Distribution of discharge and rainfall has a big difference

     between months in the year. The water resource between upstream and downstream has not big difference. The

     potential for rainfall water and surface water of Vam Co Dong river basin are calculated and evaluated base on

    the frequency of different designs as a basis for developing management plans and rational use of water

    resources.

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected]  

    VI-P-1.13

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    15/55

    ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN XÂM NHẬP MẶN HẠ LƯU SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG TRONG

    ĐIỀU KIỆN MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG 

    Nguyễn Thanh Khan(1), Ngô Ngọc Hoàng Giang(1), Vũ Văn Nghị(2) 

    (1) Công ty TNHH MTV Nước và Môi trường Bình Minh 

    (2) Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

    Tóm tắt 

    Lưu vực hạ lưu hệ thống sông Vàm Cỏ Đông có vai trò quan trọng đối với sự phát triển dân sinh, kinh

    tế xã hội khu vực tỉnh Tây Ninh và các vùng lân cận. Tuy nhiên, xâm nhập mặn hiện đang là một vấn đề lớn

    ảnh hưởng đến khả năng cấp nước tại vùng hạ lưu này. Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán MIKE 11 với các

    module tích hợp gồm thủy động lực học (HD), mưa -dòng chảy (NAM), tải-khuếch tán (AD) để mô phỏng các

    chế độ thủy văn, thủy lực và xâm nhập mặn hạ lưu hệ thống sông Vàm Cỏ Đông. Trên cơ sở mô hình đã được

    hiệu chỉnh và kiểm định có độ tin cậy cao qua việc đánh giá bằng hệ số hiệu quả  R2 và biểu đồ minh họa giữa

    giá trị thực đo và mô phỏng về mực nước, lưu lượng và nồng độ mặn theo không gian và thời gian, diễn biến

    xâm nhập mặn giai đoạn hiện trạng và theo các kịch bản nước biển dâng đến năm 2050 đã được đánh giá và dự

     báo. Kết quả nghiên cứu xác định được ranh giới mặn xâm nhập sâu vào nội đồng tăng theo thời gian, tuy nhiên

    so với hiện trạng sự dịch chuyển này là không nhiều. Để kiểm soát và hạn chế ảnh hưởng của quá trình xâm

    nhập mặn trong các tháng mùa khô cần có chỉnh sự vận hành hợp lí của các công trình thủy lợi phía thượng

    nguồn.

    EVALUATION OF SALTWATER INTRUSION OF VAM CO DONG RIVER BASIN

    DOWNSTREAM IN TERMS OF SEA LEVEL RISE 

    Abstract 

    Downstream of Vam Co Dong river basin system has an important role for people’s development,

    socio-economic in Tay Ninh province and surrounding areas. However, saltwater intrusion is a major problem

    affecting the availability of water in this basin. This study has applied mathematical models MIKE 11 to

    simulate the hydrologic properties, hydraulical, hydraulic and salinity intrusion of downstream of Vam Co

    Dong river system with integrated modules including hydrodynamic (HD), rainfall-runoff (NAM), advection-

    dispersion (AD). Base on the model which has been calibrated and verified high reliability through the

    evaluation of the efficiency coefficient R2 and illustrative charts between observed and simulation values of

    water levels, discharge and salinity levels over space and time, changes in salinity intrusion in current status and

    the sea level rise scenarios phase 2015, 2025, 2035, 2045 and 2050 were evaluated and predicted. Research

    findings have identified deeply inland salty intrusion boundaries increases over time, however, compared with

    the current status of this movement is not much. To control and limit the effects of saltwater intrusion in the dry

    months should have a reasonable adjust the operation of irrigation works upstream.

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected]  

    VI-P-1.14

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    16/55

     

    TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỒN SINH HỌC TỪ RƠM RẠ Ở  

    ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 

    Lê Tự Thành, Ngô Thị Ngọc Lan Thảo 

    Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

    Tóm tắt 

    Ethanol sản xuất từ sinh khối lignocellulose được coi là thế hệ kế tiếp tiềm năng nhất nhằm phát triểnnăng lượng bền vững. Hiện nay, Việt Nam sản xuất xăng sinh học (E5) chủ yếu từ sắn, nhưng các nhà sản xuấthiện đang đối mặt với những khó khăn về nhu cầu thị trường trong nước thấp, chi phí sản xuất cao,... Sản xuấtlúa gạo ở ĐBSCL chiếm gần 80% tổng lượng chất thải nông nghiệp, trong đó 90% rơm rạ được đốt bỏ trực tiếpngay sau khi thu hoạch. Mục đích của nghiên cứu này nhằm nghiên cứu tiềm năng để sản xuất ethanol từ rơm rạtrên cơ sở trữ lượng, phân phối rơm rạ sẵn có để sản xuất ethanol. Trong chương 3 của nghiên cứu này, sinhviên đã đề xuất một quy trình công nghệ sản xuất ethanol rơm rạ để cho thấy tiềm năng kinh tế rất lớn chongành công nghiệp sản xuất ethanol ở ĐBSCL. Quy trình gồm 5 bước chính: 1) Rơm rạ được tiền xử lý sơ bộ

    (nghiền), 2) Tiền xử lý bằng phương pháp nổ sợi (AFEX); 3) Dung dịch sau quá trình tiền xử lý sẽ qua quá trìnhthủy phân và lên men đồng thời (SSF) sử dụng enzyme cellulases và nấm men Saccharomyces cerevisiae đểtăng hiệu suất thu hồi đường; 4) Ethanol được tạo thành với nồng độ thấp (5-10%) sẽ được qua quá trình chưngcất và tinh chế để làm tăng nồng độ ethanol lên 99.5%; 5) Lượng bã rượu còn lại sẽ được hồi lưu lại nhằm cu ngcấp nhiệt cho nhà máy.

    POTENTIALS FOR DEVELOPMENT OF RICE STRAW ETHANOL PRODUCTION IN

    THE MEKONG DELTA RIVER, VIET NAM 

    Abstract 

    Ethanol produced from lignocellulose biomass has been considered as the most potential next

    generation automotive fuel for sustainable development. Presently, VN produces EtOH mainly from cassava, but producers are in troubles to deal with low domestic market demand, high production costs. Rice straw is the

    major form of agriculture residues in Vietnam. Open-field burning is the common practice for the disposal of

    rice straw that causes environmental pollution; hence, using rice straw as a feedstock for bioethanol production

    can contribute to the rural development with fewer environmental impacts. Rice residues account for nearly

    80% of total agricultural waste, 90% of rice straw is openly burn on fields. The aims of this research: Exploring

     potential for ethanol production from rice straw based on amount, distribution of rice straw that is available for

    ethanol production at Mekong Delta. In chapter 3 of this research, I proposed manufacturing processes for

    ethanol production form rice straw to show the great economic potential for industrial production of rice straw.

    The process comprises five main steps: 1) Rice straw shredding to reduce the size to ≤ 2 mm for pre-hydrolysis; 2) A pre-treatment step using AFEX (ammonia fiber explosion) technology; 3) Simultaneous

    hydrolysis and fermentation (SSF) via recombinant enzyme celluloses, Saccharomyces cerevisiae yeast; 4)Distillation of the fermentation broth to ethanol (92.5 wt%). 5) Solid residues after distillation will be

    considered for heat supply for the factory.

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected]  

    VI-P-1.15

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    17/55

    ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ LONG KHÁNHBẰNG CHỈ SỐ WATER QUALITY INDEX (WQI) 

    Lê Tự Thành, Hoàng Thị Trang 

    Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

    Tóm tắt  Nước dưới đất là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

    Đề tài thực hiện để đánh giá diễn biến chất lượng nước dưới đất trên địa bàn thị xã Long Khánh bằng chỉ số

    WQI và xây dựng công thức tính nhanh chỉ số WQI dựa vào tương quan hồi quy giữa WQI với các thông số

    chất lượng nước. Số liệu chất lượng nước dưới đất tại 6 giếng quan trắc trong giai đoạn 2009-2013 được thu

    thập. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng nước dưới đất trong khu vực nghiên cứu khá tốt, đáp ứng mọi nhu

    cầu nước sạch cho sự phát triển của khu vực. Kết quả đánh giá độ nhạy theo phương pháp “leave one out” cho

    thấy chỉ số WQI tương quan mạnh với 5 thông số: COD, NO3-, NH4+, độ cứng, và Fe tổng; phương trình hồi

    quy giữa WQI với các thông số này cho kết quả giống với giá trị WQI thực tế (R2 = 0.998 và RMSE =0.941).

    Thông qua nghiên cứu này, các nhà quản lý sẽ có cái nhìn chi tiết về đặc điểm và diễn biến chất lượng nước

    dưới đất để có phương hướng quản lý và quy hoạch phù hợp.

    ASSESSMENT OF THE GROUND WATER QUALITY IN LONG KHANH TOWN BY

    USING WATER QUALITY INDEX (WQI) 

    Abstract 

    Ground water is an important water resource for economic-social development. The study is conducted

    to assess the ground water quality in Long Khanh town by using water quality index (WQI) and to establish

    formula that calculate easily the WQI index based on the linear relationship between the WQI and the quality

     parameters. Observed data at 6 sample points are collected for the period 2009-2013. The study results show

    that ground water quality is good for developmental needs. The result of sensitivity analysis shows that WQI

    index correlate strongly with COD, NO3-, NH4+, total hardness and total Fe; the regression equation between

    WQI and those parameters give the calculated results similar to the values of actual WQI (R2 = 0.99 and RMSE

    = 0.94). The results obtained from this study could help managers/decision-makers understand clearly the

    characteristics of groundwater in terms of quality to propose suitable groundwater management and planning.

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected]  

    VI-P-1.16

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    18/55

    NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NẠO VÉT ĐẾN QUÁ TRÌNH BỒI XÓI KHU VỰCCỬA SÔNG ĐÀ DIỄN, TỈNH PHÚ YÊN 

    Nguyễn Thị Thuỵ Hằng, Phan Minh Nhật 

    Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

    Tóm tắt Dự án nạo vét cửa sông Đà Diễn, Tp. Tuy Hòa, Phú Yên được đã khởi công năm 2014 nhằm giải quyết

    tình trạng bồi lấp diễn ra từ sau mùa mưa năm 2009. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào

    dự báo ảnh hưởng của dự án đến quá trình bồi xói sau nạo vét. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng

    của việc nạo vét đến quá trình bồi xói vùng cửa sông Đà Diễn. Trong nghiên cứu, các tác giả đã ứng dụng mô

    hình MIKE 21 để mô phỏng, dự báo diễn biến bồi xói khu vực cửa Đà Diễn cho hai kịch bản: kịch bản hiện

    trạng năm 2012 và kịch bản sau nạo vét. Kết quả tính toán mô phỏng cho thấy dự án mang lại một số tác động

    tích cực như giúp khơi thông dòng chảy, giảm thiểu quá trình xói lở nơi cửa sông, quá trình bồi lấp phía trong

    sông, hạn chế ngập lụt vào mùa mưa… Tuy nhiên cũng gây ra tác động tiêu cực đáng lưu ý như làm gia tăng bồi

    lấp khu vực ven kè Bạch Đằng, ảnh hưởng đến việc neo đậu và hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực. 

    STUDYING THE IMPACTS OF DREDGING ON CHANGES IN EROSION AND

    DEPOSITION IN DA DIEN ESTUARY AREA, PHU YEN PROVINCE 

    Abstract 

    The project of dregding Da Dien estuary area in Tuy Hoa city, Phu Yen province which is to solve the

    deposition situation occurring after 2009 rainy season was started in 2014. However, there was no research to

     predict changes in erosion and deposition in this area after this project is completed. This paper presents some

    research results of impacts of dredging on erosion and deposition in Da Dien estuary area. In this study, the

    authors applied MIKE 21 model to simulate and forecast erosion and deposion with two scenarios: one is the

     bathymetry status of 2012 and the bathymetry after dredging is the other. The study results showed that the

     project will bring some possitive effects, such as widening the flow, reducing erosion in estuary area and

    deposition in the river, limiting flooding in the rainy season, etc. In the other words, it may also causes several

    negative ones, such as increasing deposition area along Bach Dang embankment that affects anchoring and

    other socio-economic activities around there.

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected]  

    VI-P-1.17

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    19/55

    KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CO TRONG KHÍ THẢI LÒ HƠI SỬ DỤNG BIOMASS VÀ THỬNGHIỆM XỬ L BẰNG XÚC TÁC OXI HÓA 

    Lưu Cẩm Lộc*1, Nguyễn Trí 1, Nguyễn Minh Phương2, Nguyễn Tuấn Vũ2, Nguyễn Thị Thy Vân1, HoàngTin Cưng1, Hoàng Minh Nam2 

    1

    Viện Công nghệ Hóa học - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Tp. HCM2Trườ ng ĐH Bách khoa, ĐHQG-HCM

    Tóm tắt 

    Thành phần CO trong khí thải các lò hơi sử dụng nhiên liệu biomass (mùn cưa gỗ, trấu rời và trấu ép viên)

    được khảo sát. Nồng độ CO trong khí thải các lò hơi là 760 – 5.850 ppm, trong đó lò hơi sử dụng nhiên liệu trấu

    rời có nồng độ phát thải CO cao nhất, cao gấp 6 lần tiêu chuẩn cho phép QCVN 19:2009/BTNMT. Để chuyển

    hóa hoàn toàn CO thành CO2 ít độc hại, xúc tác công nghiệp dạng ống (in = 3mm, out = 6 mm, H = 12 mm)

    trên cơ sở CuO biến tính Cr 2O3 và Pt được chế tạo và thử nghiệm xử lý trên sơ đồ bán pilot. Các tính chất cơ - 

    lý - hóa (BET, XRD, TPR, FE-SEM, khối lượng riêng và độ bền nén) của các xúc tác cũng được xác định. Kết

    quả khảo sát cho thấy các xúc tác CuO biến tính Pt và Cr 2O3 có hoạt tính cao và có tính chất cơ lý phù hợ  p vớ i

    điều kiện phản ứng trong thực tế, có khả năng xử lý CO trong khí thải lò hơi đạt tiêu chuẩn cho phép tương ứng

    ở nhiệt độ 250 và 375oC với tốc độ thể tích dòng khí là 10.000 h -1.

    SURVEYING CO EMISSION OF BIOMASS BOILERS AND TESTING TREAMENT BY

    CATALYTIC OXIDATION

    Abstract 

    In this study CO emissions of biomass boilers using wood sawdust and ragged/compacted husk were

    surveyed. CO emission of 760  –  5,850 ppm from biomass boilers were determined. The CO concentration in

    exhausted gas from the boiler using ragged husk expressed the highest, which is higher than permissible

    standards QCVN 19:2009/BTNMT about 6 times. For complete oxidation CO into CO2, two tubular industrial

    catalysts (Øin = 3 mm, Øout = 6 mm, H = 12 mm) on the basis of Pt- and Cr 2O3-modified CuO catalysts were

     prepared and assessed for CO oxidation in a flow reactor with the simulated mixture gas at space velocity o f

    10,000 h-1

    . The physico-chemical and mechanical characteristics of the catalyst were also determined (BET,

    XRD, TPR, FE-SEM, density and crushing strength). The results showed that, Pt- and Cr 2O3-modified CuO

    catalysts were capable of converting CO to meet QCVN 19:2009/BTNMT standard at 275 and 375o

    Crespectively.

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected]

    VI-P-1.18

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    20/55

    NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN LÊN

    DÒNG CHẢY TỰ NHIÊN 

    Trần Thị Hồng Nhung, Vũ Văn Nghị 

    Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

    Tóm tắt 

    Các công trình thủy điện khi xây dựng và đưa vào vận hành làm thay đổi căn bản chế độ dòng chảy tự

    nhiên của một dòng sông. Bên cạnh một số lợi ích công trình đem lại cho dân sinh, vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần

    được quan tâm như: gây hạn cục bộ, ảnh hưởng dòng chảy môi trường, ngập lụt, các sự cố an toàn đập…

     Nghiên cứu dựa trên phương pháp thu thập tổng hợp tài liệu, giải tích và phân tích thống kê trình bày ảnh hưởng

    của công trình thủy điện lên dòng chảy tự nhiên. Kết quả cho thấy nguyên nhân cơ bản tác động tiêu cực đến

    môi trường là do việc xây dựng, vận hành hồ chứa chưa hợp lý, không tuân thủ qui trình, quy định thiết kế,

    không thực hiện công tác kiểm định, kiểm tra theo quy định, chưa có phương án bảo vệ khi có sự cố, đặc biệt là

    những đập có qui mô nhỏ. Nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực củacông trình thủy điện như tăng cường rà soát, kiểm tra công tác xây dựng, vận hành, xây dựng đầy đủ cơ sở pháp

    lý xử lý, quy trách nhiệm, vai trò cụ thể cho người có liên quan... 

    STUDY ON EFFECT OF HYDROPOWER TO NATURAL FLOW 

    Abstract 

    Hydropower was building and operating that made change basic regime of natural flow of the river .

    Beside the benefit that bring for the population, there are many problem need attention, such as local drought,

    effect environmental flow, flood, dam safety incidents… This study base on collect and synthetize document

    methods, analytic and statistical analysis to present effect of hydropower to natural flow. Results show that the

     basic causes make change natural flow is unreasonable regulatory of reservoirs, non-compliance with

     procedures and design rules , do not carry out the inspection and examination, lack protection plan when

     problem happen, especially for small-scale dams . The study provided some solutions to reduce the negative

    impacts of hydropower such as enhanced review and inspect the construction, operation and creat adequate legal

     basis for processing, define clearly responsibilities as well as roles to relevant people...

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected]

    VI-P-1.19

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    21/55

    Ứ NG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM ĐỂ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ NHẠY CẢM CHÁY TẠIVƯỜ N QUỐC GIA TRÀM CHIM 

    Vũ Thành Minh, Lê Thị Thu Hiền 

    Trườ ng ĐH KHTN, ĐHQG-HCMTóm tắt

     Nhận diện các vùng có nguy cơ cháy cao là nhiệm vụ hết sức quan tr ọng trong công tác phòng cháy vàchữa cháy. Nghiên cứu này áp dụng công nghệ viễn thám và những chức năng của hệ thống thông tin địa lý nhưmột hướ ng tiế p cận trong quản lý lửa r ừng và dự  báo cháytại Vườ n quốc gia (VQG) Tràm Chim. Các yếu tố gâycháy tại VQG gồm: mật độ sinh khối, loại hình lớ  p phủ, độ ẩm lá, nhiệt độ bề mặt, khoảng cách nguồn nước vàkhu dân cư sẽ  đượ c nhận diện, cho điếm, gán trọng số  và thể  hiện bản đồ  mức độ, sự  phân bố  trên khắ pVQGTràm Chim. Sau đó, bản đồ nhạy cảm cháy cuối cùng được thành lậ p bằng cách chồng chập các bản đồ chuyên đề thể hiện sự  phân bố các yếu tố ảnh hưở ng. Hai thờ i k ỳ ảnh viễn thám đượ c sử dụng trong nghiên cứuứng với mùa mưa năm 2013 và mùa mưa năm 2014 tại tỉnh Đồng Tháp. Kết quả được trình bày dướ i dạng bảnđồ, đồ thị và bảng biểu. Theo tính toán, trong mùa mưa, diện tích rừng thuộc diện nguy cơ cháy cao là 1.014,65

    ha, chiếm khoảng 14% diện tích VQG. Trong khi đó, diện tích rừng dễ cháy trong mùa khô lên đến 3.346,65 ha,chiếm gần một nửa diện tích Tràm Chim và hầu như không có khu vực nào nằm trong vùng an toàn. Kết quả từ nghiên cứu này đóng góp vào công cuộc bảo vệ r ừng tại VQG Tràm Chim và trên cả nướ c.

    UTILIZING GIS AND REMOTE SENSING TO FOREST FIRE RISK ZONE MAPPING IN

    TRAM CHIM NATIONAL PARK  

    Abstract

    Fire risk zones identity is an important mission in forest conservation. This study mentions an approach

    to forest fire management and prediction at Tram Chim National Park. Remote sensing and functions ofgeographic information system were utilized principally during the research. Forest fire factors were

    recognized, score computed and weight assigned, then feature maps that perform level and distribution of those

    various factors were created. Six fire factors at National Park include landcover density, landcover type, leaf

    wetness, surface temperature, distance to water and settlements. Finally, forest fire risk zones were mapping by

    impact factor maps overlaying. Two period satellite imageries, which were used in this research, correspond to

    rain season and dry season in 2013 and 2014, respectively. The results of the analysis were shown by maps,

    graphics and tables. According to this fire risk computing, in rain season, the area of high fire risk zone was

    1,014.65 ha, about 14% natural areas of Tram Chim National Park. In additional, in dry season, high forest fire

    risk zones was 3,344.65 ha, and there is no safety zone. Results of the research contribute to forest protecting at

    Tram Chim National Park and over the country.

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected]  

    VI-P-1.20

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    22/55

    ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN

    NINH PHƯỚC, TỈNH NINH THUẬN 

    Trần Thị Nhung(1), Đỗ Thúy Hằng(1), Vũ Văn Nghị(2) 

    (1) Công ty TNHH MTV Nước và Môi trường Bình Minh 

    (2) Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCMTóm tắt 

    Hàng năm vào mùa khô trên địa bàn huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận thường xảy ra tình trạng

    thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nghiên cứu này đánh giá tài nguyên nước huyện Ninh Phước về trữ

    lượng và chất lượng phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Tài nguyên nước sông Quao và sông Lu

    được đánh giá qua các đặc trưng dòng chảy, dòng chảy năm, dòng chảy   mùa và dòng chảy thiết kế P10%,

    P50%, P90% ứng với năm nhiều nước, năm nước trung bình và năm ít nước. Bên cạnh đó, nhu cầu nước các hộ

    sử dụng chính trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện trạng và dự báo đến năm 2020 được tính toán dựa trên

    các định mức dùng nước và mô hình CROPWAT. Kết quả tính toán cân bằng nước theo từng giai đoạn phát

    triển ứng với các năm thiết kế cho thấy lượng nước đến trên địa bàn huyện Ninh Phước phân bố không đều theo

    thời gian trong năm gây nên thiếu nước vào mùa khô và dư nước vào mùa mưa. Chất lượng nước ở mức ô

    nhiễm nặng, không đảm bảo để đáp ứng cho sinh hoạt và sản xuất. Thực trạng này đặt ra yêu cầu tìm kiếm các

    giải pháp điều phối, khai thác sử dụng hiệu quả nguồn nước để đảm bảo phục vụ phát triển kinh tế xã hội của

    địa phương.

    ASSESSMENT OF WATER RESOURCES TO SERVE SOCIO-ECONOMIC

    DEVELOPMENT OF NINH PHƯƠC DISTRIC IN NINH THUAN PROVINCE 

    Abstract 

    In the annual dry season, it often occurs water shortages for life and production in Ninh Phuoc district,

     Ninh Thuan province. This study evaluated water resources of Ninh Phuoc district including quality and

    quantity to serve activities of socio-economic development. The water resources of Quao and Lu rivers were

    assessed through flow characteristics, annual flow, season flow and design flows P10%, P50%, P90%

    corresponding the wet year, the average year and the dry year. Besides, the demand for household water uses in

    the district in the current and 2020 periods are calculated based on the norms of water use and CROPWAT

    model. The result of water balance calculation in development phases in design years show that the amount of

    water to Ninh Phuoc district distributes unevenly over time causing water shortages in the dry season and water

    excess in the rainy season. The water quality is heavily polluted which is not suitable for living and production.

    This state gives a requirement to find solutions to coordinate, exploit and use effectively of water resources to

    ensure the development of socio-economic.

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected]

    VI-P-1.21

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    23/55

    HIỆN TRẠNG HỆ SINH THÁI ĐẦM NẠI NINH THUẬN VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHÔI PHỤC 

    Trần Thị Nhung(1), Vũ Văn Nghị(2) 

    (1) Công ty TNHH MTV Nước và Môi trường Bình Minh 

    (2) Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

    Tóm tắt Trước đây, hệ sinh thái của đầm Nại thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận rất đa dạng và phong phú

    với nguồn lợi thủy sản dồi dào và diện tích rừng ngập mặn rộng hàng trăm ha. Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên

    và môi trường đầm Nại đã và đang bị suy thoái nhanh chóng do sự khai thác sử dụng đa mục tiêu. Nghiên cứu

    này đánh giá hiện trạng hệ sinh thái đầm Nại, trong đó tập trung vào các đối tượng chính là sinh vật phù du,

    rừng ngập mặn và nguồn lợi thủy sản; xác định các nhân tố gây suy giảm hệ sinh thái đầm Nại; từ đó đưa ra các

    giải pháp nhằm khôi phục và phát triển hệ sinh thái vùng đầm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

    của địa phương đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Kết quả nghiên cứu cho thấy các loài động thực vật phiêu sinh

    chỉ thị cho môi trường giàu dinh dưỡng và nhiễm bẩn hữu cơ chiếm ưu thế, diện tích rừng ngập mặn hiện chỉ

    còn 3 ha rừng nguyên sinh và 25 ha rừng mới trồng; nguồn lợi thủy sản gần như cạn kiệt kéo theo hàng loạt hệ

    quả đối với đời sống dân sinh kinh tế. Thực trạng này minh chứng rằng tái tạo giá trị vốn có, giữ gìn và phát

    triển đặc thù sinh thái, đảm bảo sinh kế lâu dài cho người dân địa phương một trong những hạng mục cơ bản

    của quản lý tổng hợp môi trường đầm Nại, hướng tới sự phát triển bền vững vùng đất ngập nước vốn là tài sản

    vô giá của tỉnh Ninh Thuận.

    THE CURRENT STATE OF NAI LAGOON IN NINH THUAN PROVINCE AND

    RESTORATIVE SOLUTIONS 

    Abstract 

    In the past, Nai lagoon’s ecosystem in Ninh Hai district of Ninh Thuan province  is very diverse and

    rich with abundant aquatic resources and hundreds of hectares of mangrove forests. However, the environment

    and natural resources of Nai lagoon is rapidly degradation because of multi purposes use and exploitation. This

    study assessed the current state of Nai lagoon’s ecosystem in which focusing on plankton, mangroves and

    fisheries resources; determine factors that cause ecosystem decline; and offer solutions to restore and develop

    the ecosystem of Nai lagoon which are suitable to the plan of socio-economic development of local until 2020

    and vision to 2030. The results of study show that the plankton species indicating nutrient-rich and organic

    contaminated environment dominate in water lagoon, area of mangrove forest is only 3 ha which is original and

    25 ha which is reforested; aquatic resources almost exhausted leading to many consequences for livelihood and

    economic development. This state proves that regenerating the inherent values, preserving and developing

    ecological characteristics and ensuring long-term livelihoods for local people is one of the basic categories of

    integrated environmental management for Nai lagoon to toward the sustainable development for the wetland

    which is invaluable property of Ninh Thuan province.

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected]

    VI-P-1.22

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    24/55

     

    TÍCH HỢP PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CONG CHỈ SỐ ẨM (CN), GIS VÀ MÔ HÌNH HEC –  HMS TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG LƯU GIỮ NƯỚC CỦA HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP

    LƯU VỰC SUỐI RẠT TỈNH BÌNH PHƯỚC 

    Nguyễn Thị Hà Trang(1), Nguyễn Trưng Ngân(2) 

    (1) Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

    (2) Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG-HCM

    Tóm tắt 

    Hệ sinh thái nông nghiệp đóng vai trò như một hồ chứa để lưu giữ và điều tiết nước cho các mục đích

    khác nhau trong và ngoài lưu vực. Tác giả kết hợp các kỹ thuật GIS để xác định chỉ số ẩm trung bình (Curve

     Number) cho lưu vực Suối Rạt. Kết quả tính được giá trị CN là 51,53 và thời gian trễ (tlag) là 575,79 phút.

    Bằng sự hỗ trợ của mô hình HEC –  HMS, tác giả đã định lượng được lượng nước mà hệ sinh thái nông nghiệp

    của lưu vực lưu giữ là 2.561 m3/ha/năm. Kết quả này sẽ hỗ trợ cho công tác quản lý tài nguyên nước lưu vực ở

    khía cạnh: định giá hệ sinh thái nông nghiệp, chính sách sử dụng nước, quy hoạch và chuyển đổi mục đích đấtnông nghiệp.

    COMBINING THE CURVE NUMBER (CN), GIS AND HEC –  HMS MODEL TOCALCULATE THE WATER STORAGE ABILITY OF THE AGRO –  ECOSYSTEMS AT

    SUOI RAT WATERSHED, BINH PHUOC PROVINCE 

    Abstract 

    Agro –  ecosystems play the role as a reservoir to storage and regulate water for many purposes in the

    watershed. This study combines GIS techniques to determine the average curve number (CN) for Suoi Rat

    watershed. Results caculated CN value was 51,53 and tlag was 575,79 min. By support of the HEC  –  HMS

    model, we quantified the amount of water that the agro  –   ecosystems of the watershed storage was 2561

    m3/ha/year. These results will assist in the management of water resources in the watershed in many aspects:

    valuation of agro –  ecosystems, water use policy, planning and changing the agricultural land purposes.

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected]

    VI-P-1.23

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    25/55

     

    CON NGƯỜI –  TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG QUA ẢNH SỐ 

    Hà Quang Hải 

    Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

    Tóm tắt 

    Tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ ảnh số trong vài thập kỷ qua cung cấp những cơ hội mới để tối

    đa hóa lợi ích trong nghiên cứu khoa học. Với máy ảnh số, việc thu thập các dữ liệu ngoài trời về tự nhiên, kinh

    tế - xã hội và môi trường đã trở nên đơn giản, nhanh chóng và chính xác. Trong báo cáo này chúng tôi giới thiệu

    các bức ảnh được thu thập trong nghiên cứu khoa học, hướng dẫn sinh viên thuộc ba chủ đề chính: 1) Con người

     –  cuộc sống, lao động và học tập, 2) Tài nguyên –  sinh vật, khoáng sản, các di sản tự nhiên, 3) Môi trường –  đất,

    nước và các tai biến tự nhiên như lũ lụt, trượt lở đất, xói mòn bờ biển. Máy ảnh kỹ thuật số cung cấp cho sinh

    viên và giáo viên cơ hội và khả năng chụp ảnh chất lượng cao các đối tượng trong khu vực nghiên cứu (con

    người, tài nguyên, môi trường). Các ảnh số được thu thập theo thời gian khác nhau là dữ liệu rất quí phục vụ

    quan trắc môi trường tại một vị trí cụ thể. 

    HUMAN - RESOURCES - ENVIRONMENT THROUGH DIGITAL IMAGES  

    Abstract 

    Rapid advances in digital imaging technology in the last few decades offer new opportunities to

    maximize the benefits in scientific research. With digital cameras, collecting outdoors natural, economic - social

    and environmental data became simple, fast and accurate. In this report we present pictures were quite collected

    in the study, the conduct of students in the three main themes: 1) Human - life, labor and learning, 2) Resources

     –   biology, mineral resources, natural heritage, 3) Environment - land, water and natural hazards as flood,landslide, coastal erosion. The digital camera offered students and teachers the opportunity and capability to

    take high quality images of object (human, resources, environment) in their research area. The images collected

    in the different time are very precious data for monitoring environment at a specific location.

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected]  

    VI-P-1.24

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    26/55

    CẢNH QUAN ĐỊA MẠO CÁC ĐẢO L SƠN –  CÔN ĐẢO –  PHÚ QUỐC 

    Hà Quang Hải, Lê Hoài Nam, Nguyễn Ngọc Tuyn, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Tuấn Tú  

    Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

    Tóm tắt 

    Đặc điểm quan trọng nhất đặc trưng cho một cảnh quan là địa hình. Các kết quả nghiên cứu tại thực địa

    cho thấy đảo Lý Sơn, Côn Đảo và Phú Quốc có các dạng địa hình phản ánh ba kiểu cấu trúc địa mạo khác nhau:

    1) Lý Sơn được tạo bởi các đồi núi lửa trẻ (Pleistocen) kiểu nón xỉ với miệng dạng phễu; quá trình xâm thực,

     bóc mòn đã tạo nên các dang địa hình lý thú như: vách biển, cầu thiên nhiên, các hốc xói mòn, tháp đá và nấm

    đá. 2) Côn Đảo bao gồm các đồi, núi thấp cấu tạo bởi các đá phun trào và xâm nhập tuổi Mezosoi có đỉnh nhọn,

    sườn dốc; các dạng địa hình ngoại sinh bao gồm các vịnh biển nguyên sơ, các thềm biển, cồn cát do gió và các

    ám tiêu san hô. 3) Phú Quốc là các đồi núi đơn nghiêng cấu tạo bởi các  đá trầm tích Mesozoi; bờ tây đảo phân

     bố rộng rãi sáu bậc thềm biển và các bãi biển đẹp. Các cảnh quan địa mạo cực kỳ quan trọng đối với nhận thức

    của chúng ta về thế giới xung quanh không chỉ về khoa học, mà còn cho các hoạt động kinh tế như du lịch, xây  

    dựng và môi trường. 

    GEOMORPHOLOGICAL LANDSCAPES OF LY SON - CON DAO –  PHU QUOC 

    Abstract 

    The most essential feature that characterises a landscape is the landform. The results of research in the

    field show Ly Son, Con Dao and Phu Quoc have landforms reflecting three types of different geomorphological

    structures: 1) Ly Son is constituted by young volcanic hills (Pleistocene) of cinder cone with funnel mouths;

     processes of erosion and denudation have created interesting landforms as: sea cliffs, natural bridge, notches,

     pyramid rocks and mushroom rocks. 2) Con Dao is composed of hills, low mountains of intrusive and extrusive

    rocks aged Mezozoi with sharp summits, steep slope; exogenous landforms include narrow bays, sea terraces,

    the dunes and the coral reefs. 3) Phu Quoc comprises inclined hills, low mountains (cuesta) formed by

    Mesozoic sedimentary rocks; in the west coast, there are six widely distributed marine terraces and beautiful

     beaches. The geomorphological landscape is extremely important to our perception of the world around them

    not only for science, but also for economic activities such as tourism, construction and environment.

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected]  

    VI-P-1.25

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    27/55

    GIÁM SÁT TRẦM TÍCH LƠ LỬNG VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONGBẰNG ẢNH VỆ TINH 

    Lê Thị Thu Hiền, Lê Thị Kim Qui, Nguyễn Ngọc Tuyn 

    Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

    Tóm tắt 

     Nồng độ trầm tích lơ lửng (SSC) trong nước mặt ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước, khả năng

    sinh sản của sinh vật phù du và sự phân bố của các chất ô nhiễm. Trong nghiên cứu này, sự thay đổi SSC theo

    thời gian và không gian tại ven biển đồng bằng sông  Cửu Long đã được tính toán dựa vào dữ liệu ảnh vệ tinh

    Landsat từ năm 2000-2014. Các kênh ảnh nằm trong vùng bước sóng nhìn thấy và cận hồng ngoại đã được sử

    dụng để tính SSC. Mối tương quan giữa kết quả quan trắc SCC ven biển và phản xạ khí quyển từ các kênh ảnh

    được xây dựng, theo đó tương quan với kênh cận hồng ngoại đã cho kết quả tốt nhất. Trên cơ sở đó tác giả xây

    dựng phương trình ước lượng SSC thay đổi theo không gian và thời gian. Kết quả cho thấy SSC trong khu vực

    nghiên cứu dao động từ 10 –  50 mg/l. Kết quả nghiên cứu cũng đã khẳng định khả năng ứng dụng cao của ảnh

    vệ tinh để theo dõi SSC tại khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long.

    MONITORING OF SUSPENDED SEDIMENT LOAD USING SATELLITE IMAGE IN THE

    MEKONG DELTA COASTAL AREA OF VIETNAM 

    Abstract 

    Suspended Sediment Concentration (SSC) in surface waters affects directly on the water quality,

     phytoplankton’s fertility, pollution distribution and redistribution. In this study, temporal and spatial variations

    of SSC in the Mekong Delta coastal area of Viet Nam were investigated using Landsat images of a fourteen -

    year time series from 2000 to 2014. The three visible and near infrared bands were included in the analysis. The

     polynomial relationship of the NIR exoatmospheric reflectance to SSC based on the ground observations at sites

    along near shore demonstrated the best agreements. Subsequently, the equation enables us to reasonably

    estimate the suspended sediment load longitudinal profiles and its temporal changes. Thus, SSC's changed from

    10 mg/l to 50 mg/l in this study. The results also confirmed a high applicability of satellite image for monitoring

    SSC in the Mekong Delta coastal area.

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected]  

    VI-P-1.26

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    28/55

    ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DPSIR ĐỂ ĐÁNH GIÁ SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN ĐẢO L SƠN 

    Trần Công Thành, Lý Thị Tưng Vy 

    Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

    Tóm tắt 

    Đảo Lý Sơn là vị trí chiến lược cả về kinh tế, chính trị và xã hội ở miền Trung Việt Nam. Người dân ởđảo chủ yếu là sống bằng nông nghiệp và ngư nghiệp nên sinh kế của người dân chịu nhiều rủi ro và phụ thuộc

    rất lớn vào thiên nhiên, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện tại. Do đó, nghiên cứu được thực hiện

    nhằm đánh giá hiện trạng sinh kế của người dân và  đề xuất giải pháp nhằm giảm nhẹ tổn thương và phát triển

     bền vững. 120 hộ dân được điều tra ngẫu nhiên bằng bảng câu hỏi. Hiện trạng sinh kế của người dân được đánh

    giá dựa trên khung sinh kế của DFID kết hợp với mô hình DPSIR. Kết quả nghiên cứu cho thấy  sinh kế của

    người dân không ổn định và các nguồn tài nguyên đang bị khai thác quá mức mà không có biện pháp bảo tồn

    hay cải tạo. Đối với các cú sốc sinh kế, các cơn bão hàng năm ở Lý Sơn, người dân đã thích ứng tốt và nhanh ổn

    định cuộc sống sau bão. Cải tạo đất, quản lý việc khai thác thủy sản và phát triển du lịch sinh thái là các giải

     pháp hướng đến phát triển sinh kế bền vững ở Lý Sơn. 

    APPLYING DPSIR MODEL FOR ASSESSING PEOPLE'S LIVELIHOOD

    IN LY SON ISLAND 

    Abstract 

    Ly Son Island is a strategic location in terms of economy, politics and society in Central Vietnam.

    People mainly lived on agriculture and fishing so that their livelihood was directly affected by the risks of

    weather and heavily depended on natural resources, especially in the context of climate change. Therefore, this

    research aimed to assess the current status of livelihood of people in Ly Son and to ensure solutions to

    vulnerably mitigate and sustainably develop. 120 households were randomly surveyed by questionnaires. The

    current status of livelihood of people was analyzed by DFID framework and DPSIR model. The results showed

    that livelihood was not stable and natural resources natural resources were excessively exploited without

    conservation or improvement. For livelihood shocks, storms every year in Ly Son, people have well adapted

    and quickly stabilized their life after the storms. Soil improvement, fisheries management and ecotourism

    development will be solutions towards to sustainable livelihood development in Ly Son.

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected]  

    VI-P-1.27

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    29/55

    MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VEN BIỂN ĐỒNGBẰNG SÔNG CỬU LONG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ KẾT QUẢ KHẢO SÁT TẠI XÃHIỆP THẠNH (HUYỆN DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH) VÀ XÃ ĐẤT MŨI (HUYỆN NGỌC

    HIỂN, TỈNH CÀ MAU) NĂM 2013 VÀ 2014 

    Nguyễn Ngọc Diễm, Võ Dao Chi, Nguyễn Thị Thịnh 

    Trung tâm Nghiên cứu môi trường, Viện KHXH vùng Nam Bộ 

    Tóm tắt 

    Biến đổi khí hậu là chủ đề còn mới đối với nhiều dân cư vùng biển Đồng bằng sông Cửu Long. Do

    những hạn chế trong tiếp cận thông tin, việc chuẩn bị các kỹ năng và thực hiện thích ứng còn nhiều hạn chế. Vì

    vậy, truyền thông là hoạt động cần thiết nhằm cung cấp các kiến thức cũng như các kỹ năng thích ứng biến đổi

    khí hậu phù hợp cho cư dân ven biển. Tuy nhiên hoạt động truyền thông thích ứng biến đổi khí hậu hiện nay

    chưa mang lại hiệu quả do những rào cản trong quá trình xây dựng nội dung, xác định chủ thể và đối tượng,

    cũng như lựa chọn các phương tiện truyền thông phù hợp cho cộng đồng ven biển, vì vậy nghiên cứu mô hình

    truyền thông dựa vào cộng đồng thích ứng biến đổi khí hậu là cần thiết. Bài viết dựa trên kết quả phân tích số

    liệu điều tra tháng 10 năm 2013 và tháng 6 -7 năm 2014 cho đề tài nghiên cứu cấp Bộ Nghiên cứu mô hình

    truyền thông dựa vào các nhóm công chúng thích ứng biến đổi khí hậu ở ven biển Đồng bằng sông Cửu Long

    Xã Hiệp Thạnh, Huyện Duyên Hải, Tỉnh Trà Vinh và Xã Đất Mũi, Tỉnh Cà Mau), cung cấp bức tranh cơ bản

    cùng một số vấn đề về hoạt động truyền thông thích ứng biến đổi khí hậu của cư dân ven biển, cụ thể là cư dân

    thuộc hai xã Hiệp Thạnh và Đất Mũi. Từ đó, đề xuất mô hình truyền thông phù hợp cho cư dân ven biển.

    COMMUNICATION MODELS FOR CLIMATE CHANGE ADAPTATION IN COASTAL

    MEKONG DELTA - SOME KEYNOTES FROM THE FINDINGS OF TWO SURVEYS ATHIEP THANH COMMUNE (DUYEN HAI DISTRICT) AND DAT MUI COMMUNE (NGOC

    HIEN DISTRICT) IN CA MAU PROVINCE IN 2013 AND 2014.  

    Abstract 

    Climate change is a new concept for people living in coastal areas in the Mekong Delta. Therefore,

     providing more information is necessary to improve skills and knowledge for better adaptability to climate

    change. However, communication on climate change adaptation has not brought appropriate effectiveness

     because of some obstacles on building content, defining subjects as well as objects, and choosing means of

    communication. Therefore, studying on community-based communication models of climate change adaptation

    is necessary. The report is based on the dada analysis of two surveys conducted in October 2013 and late June to

    early July 2014 for the ministry-level research project Social group-based communication models for climate

    change adaptation in the coastal Mekong Delta (case studies at Hiep Thanh Commune and Dat Mui

    Commune) to provide the general image of communication activities as well as problems from which, a suitable

    model of communication should be created.

     ___________________________________

    Email liên hệ: [email protected]  

    VI-P-1.28

  • 8/16/2019 1 SỐ ĐỀ TÀI hcms

    30/55

    NHẬN DIỆN TÁC ĐỘNG SINH THÁI CỦA LOÀI MAI DƯƠNG (MIMOSA PIGRA L.) ĐẾNHỆ SINH THÁI VQG TRÀM CHIM 

    Dương Thị Bích Huệ, Huỳnh Phan 

    Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

    Tóm tắt 

    Cây Mai dương (Mimosa pigra L.), một trong những loài cỏ dại nguy hiểm tại các vùng đất ngập nước

    nhiệt đới, đang đe dọa đa dạng sinh học các loài bản địa ở Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim. Đề tài được thực

    hiện nhằm xác định các tác hại do sự hiện diện của Mai dương trong VQG Tràm Chim. Kết quả đạt được là sự

    nhận dạng các tác động sinh thái trực tiếp và gián tiếp do Mai dương xâm lấn: Suy giảm và mất nơi cư trú của

    các loài sinh vật, Suy giảm đa dạng sinh học, Thay đổi cảnh quan, Giảm giá trị giải trí, du lịch, Giảm giá trị

    nghiên cứu, học tập. Với  phương pháp điều tra thực địa, điều tra bằng bảng hỏi, lập bảng ma trận tác động đã

    đánh giá được mức độ tác động của loài Mai dương đến từng các đối tượng trong hệ sinh thái và những nhận

    định ban đầu về tác động của Cán bộ VQG, khách du lịch cũng như người dân địa phương tại khu vực nghiên

    cứu.

    IDENTIFY THE ECOLOGICAL IMPACT OF SPECIES MIMOSA (MIMOSA PIGRA L.) TO

    TRAM CHIM NATIONAL PARK ECOSYSTEM. 

    Abstract 

    Mimosa pigra L., one of the most dangerous weeds in tropical wetlands, has been seriously threatening

    native biodiversity in Tram Chim National Park. The research project "Identification of ecological impacts

    Mimosa pigra L. species to Tram Chim National Park ecosystem" is performed to determine the effects caused

     by the presence of Mimosa in Tram Chim National Park. The result is that the recognition of the ecologicalimpact directly and indirectly by invasive Mimosa: Decline and loss of habitat of the species, decline of

     biodiversity, landscape change, Reduced recreational, tourism value, Decrease research and study value. With

     practices in the field notes, surveys by questionnaires, tabulation matrix effects were assessed level of impact of

    Mimosa species to each object in the ecosystem and the initial assessment of the impact Officials of the park,

    tourists as well as locals in the study area.

     _________________