85
1 Luận văn Đề tài “Thc trng và Giải pháp đẩy mnh xut khu thy sn ca Vit Nam trong thi khi nhp

112634 5772

Embed Size (px)

Citation preview

1

Luận văn Đề tài “Thực trạng và Giải pháp đẩy

mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

trong thời kỳ hội nhập”

2

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu

Ngành thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong việc

cung cấp thực phẩm cho con người. Đối với Việt Nam đây được coi là ngành kinh tế

chiến lược của đất nước, ngành đã có nhiều đóng góp to lớn trong lĩnh vực xuất khẩu,

giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động và góp phần đáng kể trong việc tăng

thêm nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO để

đảm bảo cho ngành thủy sản hội nhập với nền kinh tế thế giới thì Đảng và Nhà Nước

đã có chương trình, chính sách hỗ trợ lớn cho việc chuyển đổi, phát triển ngành thủy

sản. Ngành đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu. Đến nay

trung bình mỗi năm ngành thủy sản đóng góp khoảng 18% trong tổng kim ngạch xuất

khẩu của đất nước và là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Với

tốc độ tăng trưởng ổn định, cơ cấu mặt hàng đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng

cao, quy mô không ngừng mở rộng ngành thủy sản đã và đang khẳng định vị thế của

mình trong nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện tự do hóa thương mại đang diễn ra

mạnh mẽ thì Đảng và Nhà Nước chú trọng phát triển ngành thủy sản là điều tất yếu.

Mặt hàng thủy sản của Việt Nam đã xuất hiện trên 160 quốc gia, các sản phẩm thủy

sản của Việt Nam đang được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Sự kiện Việt Nam

chính thức là thành viên của WTO đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị

trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ra thế giới, đồng thời kèm theo những khó

khăn mà ngành thủy sản Việt Nam phải đối mặt trong quá trình hội nhập kinh tế. Đứng

trước những thời cơ và thách thức đó, vấn đề nâng cao khả năng cạnh Tranh hàng thủy

sản của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, mà cụ thể là nâng cao

chất lượng các mặt hàng thủy sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là điều rất quan

trọng. Vì vậy em đã chọn đề tài “Thực trạng và Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy

sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” nhằm nghiên cứu hoạt động xuất khẩu

thủy sản của Việt Nam, tìm ra những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân gây ra, từ đó

đưa ra giải pháp hữu ích nhằm khắc phục những khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu mặt

hàng thủy sản, thực hiện phát triển thủy sản theo hướng bền vững trong bối cảnh hội

nhập Kinh tế quốc tế.

Trong quá trình nghiên cứu để tài em đã nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận

tình của Th.sỹ Nguyễn Thị Thúy Hồng, do kiến thức còn có hạn nên bài nghiên cứu

3

của em còn nhiều thiếu sót, em xin chân thành cảm ơn cô đã giúp đỡ em hoàn thành

bài nghiên cứu!

2. Mục đích nghiên cứu. Nhằm hiểu rõ tình hình sản xuất-xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang các

thị trường trong thời gian qua, sử dụng đúng các thông tin, số liệu để từ đó phân tích,

đánh giá thực trạng xuất khẩu ngành thủy sản, làm rõ những nguyên nhân gây ra hạn

chế, định hướng và đề xuất các giải pháp và để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng

này trong giai đoạn tới nhằm thực hiện các mục tiêu của ngành trước tiến trình hội

nhập KTQT và phát triển bền vững ngành thủy sản.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO (11/2006) tới nay. Đây là

dấu mốc quan trọng với nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là với hoạt động xuất nhập khẩu

hàng hóa, ngành thủy sản đã có nhiều biến chuyển trong giai đoạn này đồng thời cũng

là ngành được Nhà Nước đặc biệt quan tâm với nhiều lợi thế có sẵn.

4. Phương pháp nghiên cứu. Để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đích của đề tài đề ra bài nghiên cứu sử

dụng các phương pháp: lịch sử, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh...Bên cạnh đó

bài nghiên cứu còn tham khảo các bài viết của các tạp chí, báo điện tử, các sách, luận

văn và bài viết của các cá nhân có liên quan tới hoạt động xuât khẩu thủy sản và vận

dụng kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học để làm sâu sắc hơn nội dung

nghiên cứu

5. Kết cấu đề tài;

Đề tài gồm 86 Trang, 14 biểu đồ, 8bảng, 1 sơ đồ, lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt, đề tài được kết cấu thành 3 chương:

- Chương 1 : Lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt

Nam

- Chương 2 : Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của Viêt Nam trong

thời kỳ hội nhập

- Chương 3 : Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt

Nam trong thời kỳ hội nhập

4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

WTO: “Word trade organization”- Tổ chức thương mại thế giới

CNH: Công nghiệp hóa

HĐH: Hiện đại hóa

GDP: “Gross Domestic Product”-Tổng sản phẩm quốc nội

FAO: Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới

HACCP: “Hazard Analysis and Critical Control Points”- Điểm kiểm soát trọng yếu và

phân tích mối nguy"

VJEPA: hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản

BNN&PTNT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

WWF:Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên

DOC:

ICCAT: Ủy ban quốc tế về bảo tồn cá Ngừ vây xanh Đại Tây Dương

BRC: Hiệp hội Bán lẻ Anh

VASEP: Hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam

IUU: Quy định về nguồn gốc xuất xứ của EU

5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM

1.1 Quá trình phát triển ngành thủy sản

Nghề cá Việt Nam đã ra đời từ rất sớm nhưng hoạt động nghề cá chỉ được coi như

một nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp. Đến trước năm 1950, nghề cá vẫn mang

đậm dấu ấn của một loại hình hoạt động kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, trình độ sản

xuất còn lạc hậu, mang tính chất thủ công.

Từ sau những năm 1950, đánh giá được vị trí quan trọng và sự đóng góp mà nghề cá

có thể mang lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình khôi phục và phát triển

kinh tế ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta đã bắt đầu quan tâm phát triển nghề cá đồng

thời hình thành các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, đánh dấu một cách

nhìn nhận mới đối với nghề cá. Từ đó, ngành Thuỷ sản đã dần hình thành và phát triển

như một ngành kinh tế - kỹ thuật có vai trò và đóng góp ngày càng lớn cho đất nước.

Quá trình phát triển ngành thủy sản có thể phân chia một cách tương đối thành 3 giai

đoạn chính:

1.1.1 . Giai đoạn 1954 – 1960

Đây là giai đoạn kinh tế thuỷ sản bắt đầu được chăm lo phát triển để manh nha thành

một ngành kinh tế kỹ thuật. Thời kỳ này kinh tế ở miền Bắc bắt đầu khôi phục và phát

triển cùng với sự giúp đỡ của các nước XHCN, các tổ chức nghề cá công nghiệp như:

các tập đoàn đánh cá với đoàn tàu đánh cá Hạ Long, Việt - Đức, Việt - Trung, nhà máy

cá hộp Hạ Long được hình thành. Đặc biệt, phong trào hợp tác hoá được triển khai

rộng khắp trong nghề cá.

1.1.2 . Giai đoạn 1960 – 1980

Đây được coi là thời kỳ khởi đầu của ngành thủy sản Việt Nam. Trong giai đoạn này

ngành Thuỷ sản có những thời kỳ phát triển khác nhau gắn với diễn biến của lịch sử

đất nước:

- Từ năm 1960 – 1975: là thời điểm ra đời của ngành Thủy sản Việt Nam như

một chỉnh thể ngành kinh tế - kỹ thuật của đất nước với sự ra đời của Tổng cục thủy

sản. Tuy nhiên, đây là giai đoạn đất nước có chiến Tranh, cán bộ và ngư dân ngành

thuỷ sản “vững tay lưới, chắc tay súng”, hăng hái thi đua lao động sản xuất với tinh

thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, cùng cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược

6

“Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam”. Đường

mòn Hồ Chí Minh trên biển có công sức lớn của ngư dân.

- Từ năm 1976 – 1980, đất nước thống nhất, ngành Thủy sản bước sang thời kỳ

phát triển mới trên phạm vi cả nước. Tầm cao mới của ngành được đánh dấu bằng việc

thành lập Bộ Hải sản năm 1976. Thực hiện 10 năm Di chúc Bác Hồ, ngành đã phát

động thành công phong trào “Ao cá Bác Hồ” rộng khắp trong cả nước, đem lại tác

dụng rất lớn. Do hậu quả nặng nề của chiến Tranh, nền kinh tế đất nước đang trong

giai đoạn phục hồi. Mặt khác, cơ chế quản lý lúc này chưa phù hợp, tiêu thụ theo cách

giao nộp sản phẩm, đánh giá kết quả theo khối lượng hàng hoá, không chú trọng giá trị

sản phẩm. Điều này đã làm giảm động lực thúc đẩy sản xuất thủy sản làm cho kinh tế

thủy sản sa sút nghiêm trọng vào cuối những năm 1970.

1.1.3. Giai đoạn 1981 đến nay

Giai đoạn này được coi là thời kỳ tích lỹ và xây dưng. Năm 1981, Bộ Hải sản

được tổ chức lại thành Bộ Thủy sản, ngành Thủy sản bước vào giai đoạn phát triển

toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ, chế biến và xuất khẩu, đẩy

mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, mở rộng hợp tác quốc tế

để giữ vững nhịp độ tăng trưởng. Trước những khó khăn, thách thức sau thời kỳ sa sút,

sự ra đời của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Seaprdex Việt Nam, được Nhà nước

cho phép áp dụng thử nghiệm cơ chế “tự cân đối, tự trạng trải”, mà thực chất là chú

trọng nâng cao giá trị của sản phẩm làm ra nhằm tạo nguồn đầu tư để tái sản xuất mở

rộng, đã tạo nguồn động lực mới cho sự phát triển. Ngành thuỷ sản có thể được coi là

một ngành đi tiên phong trong quá trình đổi mới, chuyển hướng sang nền kinh tế thị

trường theo định hướng XHCN ở nước ta. Việc áp dụng thành công cơ chế mới, gắn

sản xuất với thị trường đã tạo ra bước ngoặt quyết định cho sự phát triển của kinh tế

thuỷ sản, mở đường cho sự tăng trưởng liên tục của ngành trong suốt hơn 27 năm qua.

Qua thành công bước đầu của cơ chế mới, năm 1993, Hội nghị BCH Trung

ương Đảng lần thứ 5 khoá VII đã xác định xây dựng thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi

nhọn. Phát huy các nguồn lực, đổi mới để phát triển, trong xu thế mở cửa và hội nhập

đất nước, ngành Thủy sản luôn coi xuất khẩu là động lực và ưu tiên đầu tư cho lĩnh

vực này. Thế mạnh của nghề cá nhân dân được phát triển mạnh qua các mô hình kinh

tế ngoài quốc doanh, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư để phát triển. Việc ngành

7

thuỷ sản chú trọng đầu tư ngày một nhiều hơn và đúng hướng đã hình thành tiền đề

quan trọng cho sự phát triển kinh tế thuỷ sản, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong

sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tạo ra

nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao động nghề cá cả nước, tạo nguồn thu lớn cho

ngân sách Nhà nước.

Trong chiến lược phát triển của ngành, các lĩnh vực khai thác và nuôi trồng

thuỷ sản được định hướng phát triển phục vụ xuất khẩu. Ngược lại, thành công trong

chế biến, xuất khẩu đã trở thành động lực thúc đẩy khai thác và nuôi trồng thủy sản

phát triển.

Ngành Thủy sản đã chủ động đi trước trong hội nhập quốc tế, đẩy mạnh việc áp

dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến,

xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Bảng 1.1: Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản năm 2005-2009

Năm

Tổng sản lượng thủy

sản tấn

Sản lượng khai thác

hải sản tấn

Sản lượng nuôi thủy

sản tấn

Tổng số tàu thuyền chiếc

Diện tíchmặt nước NTTS

ha

2005 3.432.800 1.798.600 1.437.400 90.880 959.900 2006 3.695.927 1.798.800 1.694.300 Chua XD 1.050.000 2007 4.149.000 1.876.000 1.942.000 85.758 1.065.000 2008 4.582.000 1.937.000 2.449.000 123.000 1.052.600 2009 4.846.000 2.068.000 2.569.000 130.000 1.044.700

Từ giữa những năm 1990 – nay, được gọi là thời kỳ đổi mới và phát triển,

ngành đã tập trung đổi mới phương thức quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm, tiếp

cận và từng bước đáp ứng những đòi hỏi cao nhất về lĩnh vực này của các thị trường

lớn, nhờ đó sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã tạo được uy tín và đứng vững trên các

thị trường thuỷ sản lớn nhất trên thế giới. Từ các giải pháp đúng đắn đó, trong những

năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, ngành thuỷ sản đã thu được những kết quả quan

trọng. Tổng sản lượng thủy sản đã lần lượt vượt qua ngưỡng 1 triệu tấn vào năm 1990,

đứng vào hàng ngũ những nước có sản lượng khai thác hải sản trên 1 triệu tấn kể từ

năm 1997, đạt 2 triệu tấn vào năm 2000, 3 triệu tấn vào năm 2004 và qua mốc 4 triệu

tấn vào năm 2007.

8

Thực hiện đường lối CNH, HĐH, ngành thủy sản đã triển khai có hiệu quả các

Chương trình mục tiêu : Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản, Chương trình

phát triển xuất khẩu thủy sản và Chủ trương phát triển khai thác xa bờ và ổn định khai

thác vùng ven bờ. Cơ cấu sản phẩm của kinh tế thuỷ sản được thay đổi mạnh mẽ theo

hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt là sản

phẩm xuất khẩu. Sự tăng trưởng ổn định của ngành Thủy sản trong giai đoạn này đã

giữ vững vị thế của Việt Nam là một cường quốc thủy sản trên thế giới, đứng thứ 12

về sản lượng khai thác thủy sản, thứ 7 về giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2007 và thứ 3

về nuôi các loài thủy sản.

1.2 . Vị trí-vai trò của ngành thủy sản trong nền Kinh tế quốc dân

Từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ bé, nghèo nàn và lạc hậu, ngành thủy sản đã trở

thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có tốc độ tăng trưởng

cao, có tỷ trọng trong GDP ngày càng lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong nền

kinh tế quốc dân. Nếu năm 1995 thuỷ sản Việt Nam chiếm 2,9% GDP toàn quốc và

12% GDP toàn ngành nông, lâm nghiệp thì đến năm 2008 vươn lên chiếm 4% GDP

toàn quốc và 21,79% GDP toàn ngành nông, lâm nghiệp). Phát triển thủy sản có vai

trò to lớn trong nền kinh tế nước ta thể hiện ở các mặt:

1.2.1 . Ngành thủy sản cung cấp những sản phẩm, thực phẩm quý cho tiêu dùng

của dân cư và cung cấp nguyên liệu cho phát triển một số ngành khác.

Các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng đã khẳng định hầu hết

các loại thủy sản đều là những sản phẩm giàu đạm, dễ tiêu hóa, phù hợp với sinh lý

dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi. Càng ngày thủy sản được tin tưởng như một loại thực

phẩm ít gây bệnh tật (tim mạch, béo phì, ung thư) và ít chịu ô nhiễm hơn. Xét về thành

phần dinh dưỡng cho thấy: so với các loại thịt, các loại thực phẩm là thủy sản có chứa

ít chất mỡ hơn, nhiều chất khoáng và chất đạm hơn. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản

phát triển rộng khắp trên cả nước, bao gồm các vùng sâu vùng xa, góp phần tích cực

chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, đáp

ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho cho người dân Việt Nam.

Ngành thủy sản còn cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt cho chế

biến thức ăn chăn nuôi cho công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm, phụ phẩm thủy sản

chế biến là nguồn thức ăn giàu đạm được sử dụng làm thức ăn hoặc để chế biến thức ăn

9

phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo tính toán của FAO hàng năm có trên 25% sản

lượng thủy sản được sử dụng trực tiếp vào chế biến thức ăn cho chăn nuôi. Ở nước ta

nhu cầu sử dụng bột cá cho chế biến thức ăn gia súc ngày càng tăng

Ngành thủy sản cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực

phẩm tôm, cá, nhuyễn thể, rong biển và một số ngành công nghiệp khác như công

nghiệp dược phẩm, mỹ nghệ…

1.2.2 . Ngành thủy sản phát triển sẽ có đóng góp quan trọng trong tăng trưởng của

toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp nói chung.

Ngành thủy sản là ngành kinh tế có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Vì vậy

phát triển mạnh ngành thủy sản, đặc biệt phát triển công nghiệp chế biến thủy sản sẽ góp

phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Để đánh giá vai trò của các

khu vực, các ngành kinh tế người ta thường sử dụng hai chỉ tiêu chủ yếu là tốc độ tăng

trưởng và tỷ trọng của từng ngành, từng khu vực trong toàn bô nền kinh tế. Khi sử dụng

hai chỉ tiêu nêu trên cần chú ý hai trường hợp: tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỷ trọng

nhỏ, hoăc nếu tỷ trọng lớn nhưng tốc độ tăng trưởng thấp thì mức độ đóng góp vào tốc

độ tăng trưởng chung là thấp. Ngày nay người ta sử dụng phương pháp đánh giá mới

bằng việc xác định tỷ trọng đóng góp của từng ngành, từng khu vực vào tốc độ tăng

trưởng chung. Chỉ tiêu này thể hiện rõ hơn và lượng hóa được vai trò của từng ngành,

từng khu vực trong nền kinh tế. Trong những năm qua tỷ trọng đóng góp của ngành

nông, lâm, thủy sản vào tốc độ tăng trưởng chung có xu hướng giảm dần và hiện chỉ còn

đóng góp khoảng 10%. Nguyên nhân chính là do tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản

trong cơ cấu GDP giảm.

10

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu của khu vực I, II, III trong GDP thực tế

Đây là xu hướng phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.

Trong khi tỷ trọng đóng góp của ngành nông, lâm, thủy sản giảm thì tỷ trọng đóng góp

vào tăng trưởng của ngành thủy sản lại tăng lên, trung bình giai đoạn 1995-2008 ngành

thuỷ sản tăng trưởng bình quân 13,62%/năm, cao gấp 1,2 lần so với mức tăng trưởng

kinh tế toàn quốc và cao ngấp 1,4 lần so với mức tăng trưởng của ngành nông, lâm

nghiệp (giai đoạn 2000-2008 GDP toàn quốc tăng bình quân 11,6%/năm, nông, lâm

nghiệp tăng 9,7%/năm. Đó là kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực

nông, lâm, thủy sản theo hướng tiến bộ để khai thác có hiệu quả thế mạnh mặt nước và

nguồn lợi thủy sản ở nước ta.

1.2.3 . Ngành thủy tham gia vào xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, góp

phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân

Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có việc phát triển ngành thủy sản tạo ra

nguồn

hàng xuất khẩu có giá trị góp phần quan trọng trong việc tăng thu ngoại tệ cho đấy

nước. Trong nhiều năm liền, Ngành Thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong

bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước. Ngành

Thuỷ sản còn là một trong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trên một tỷ USD.

Hoạt động xuất khẩu thủy sản phát triển mạnh đã tạo cơ hội công ăn việc làm

cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển và

11

có vai trò tích cực trong hoạt động xóa đói giảm nghèo, thông qua viêc lập và phát triển

các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa. Những năm gần đây, công

tác khuyến ngư đã tập trung vào hoạt động xây dựng các mô hình khai thác và nuôi

trồng thuỷ sản, hướng dẫn người nghèo làm ăn. Hiện tại, mô hình kinh tế hộ gia đình

được đánh giá là đã giải quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân ven biển. Bên

cạnh đó, mô hình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần giải quyết việc

làm cho nhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnh Nam Bộ và

Trung Bộ. Tại các vùng duyên hải, từ năm 2000, nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh

từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh,

thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công

nghiệp. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã

hình thành, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều

gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản.

1.2.4 . Phát triển ngành thủy sản góp phần phát triển vào kinh tế xã hội của đất

nước

Với nhiều lợi thế đặc biệt về mặt nước và nguồn lợi thủy sản, phát triển mạnh mẽ

ngành thủy sản nước ta sẽ góp phần phát triển kinh tế- xã hội đất nước nói chung và

kinh tế xã hội nông thôn nói riêng.

Về mặt kinh tế, ở những địa phương thuộc duyên hải Trung Bộ hoặc Tây Nam Bộ

phát triển thủy sản là con đường làm giàu của các chủ Trang trại nuôi trồng thủy sản,

các chủ tàu đánh bắt cá. Ở các địa phương không có tiềm năng về biển, đặc biệt vùng

nông thôn ngoại thành phát triển chăn nuôi thủy sản là chuyển dich cơ cấu kinh tế

nông nghiệp, nông thôn cho hiệu quả cao.

Về mặt xã hội, ở các vùng cao, vùng sâu, vùng nghèo, phát triển chăn nuôi thủy sản

ao hồ, sông suối tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc, trợ giúp

cho việc xóa bỏ tập quán du cư của đồng bào. Việc sản xuất và tiêu dùng các sản phảm

thủy sản tại chỗ ở các vùng này còn góp phần trực tiếp cải thiện dinh dưỡng bữa ăn,

làm tăng sức khỏe của người lớn và giảm suy dinh dưỡng trẻ em.

12

1.2.5. Ngành Thuỷ sản còn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ

quyền trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo,

góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.

1.3. Lợi thế của việt Nam trong sản xuất - xuất khẩu thủy sản

1.3.1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi

Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km, hệ thống sông rạch nhiều với 112 cửa

sông, vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2 và 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo thành nhiều

eo vịnh, đầm phá đảm bảo nguồn tài nguyên phong phú. Tiềm năng phát triển nuôi trồng

thủy sản nước ta rất lớn với 1,4 triệu ha mặt nước nội địa, 300.000 ha bãi triều, 400.000 ha

hồ chứa, sông suối, 600.000 ha ao hồ nhỏ ruộng trũng, có thể đưa vào sử dụng để nuôi

trồng thủy sản. Theo Bộ Thủy sản, Việt Nam có trên 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100

loài có giá trị kinh tế cao. Tổng trữ lượng hải sản Việt Nam được đánh giá khoảng 4 triệu

tấn trong đó lượng thủy sản ở tầng nổi chiếm 62,7%, tầng đáy chiếm 37,3%, đảm bảo khả

năng khai thác hàng năm khoảng 1,67 triệu/năm. Tình hình cụ thể của các loài cá: Cá tầng

đáy: 856.000 tấn, chiếm 51,3%; Cá nổi nhỏ: 694.000 tấn, chiếm 41,5%; Cá nổi đại dương

(chủ yếu là cá ngừ): 120.000 tấn, chiếm 7,2%.

Trong đó, phân bố trữ lượng và khả năng khai thác giữa các vùng như sau: Vịnh

Bắc Bộ: trữ lượng: 681.166 tấn, khả năng khai thác: 271.467 tấn (chiếm 16,3%); Biển

Trung Bộ: trữ lượng: 606.399 tấn, khả năng khai thác 242.560 tấn(chiếm 14,3%); Biển

Đông Nam Bộ: trữ lượng: 2.075.889 tấn, khả năng khai thác: 830.456 tấn (chiếm

49,3%); Biển Tây Nam Bộ: trữ lượng: 506.679 tấn, khả năng khai thác: 202.272 tấn

(chiếm 12,1%).

1.3.2. Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển ngày càng mạnh

Với lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên hoạt động nuôi trồng thủy sản của Việt

Nam đã xuất hiện từ rất sớm và phát triển rộng khắp đất nước, từ vùng núi tới miền

biển. Nuôi trồng thủy sản là nguồn chính cung cấp nguyên liệu cho chế biến thủy sản

xuất khẩu. Hoạt nuôi trồng thủy sản ở nước ta mang tính mùa vụ rõ rệt. Từ năm 2000

trở lại đây hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có bước phát triển mạnh cả về diện tích

nuôi, phương pháp nuôi, và đối tượng nuôi. Cùng với sự hỗ trợ từ phía Nhà Nước và

sự nỗ lực của ngư dân nhiều phương thức nuôi trồng mới, các kỹ thuật nuôi trồng hiện

đại đã được áp dụng đem lại hiệu quả cao cho người dân. Năm 2000 sản lượng nuôi

13

trồng thủy sản của Việt Nam là 481,800 nghìn tấn với 79,768 nghìn chiếc thuyền, tới

năm 2009 sản lượng nuôi trồng tăng 2569 nghìn tấn, số tàu thuyền tăng là 130 nghìn

chiếc, năm 2010 sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 5,5% so với năm 2009 đạt 2.706,8

nghìn tấn. Hiện nay, trong nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển nhiều mô hình với

các hình thức đối tượng nuôi đa dạng, phong phú cho hiệu quả kinh tế cao như: nuôi

cá lóc trong bể xi măng, ao đất; cá diêu hồng, rô phi đơn tính nuôi trong bè, nuôi ba

ba, ếch,…Trong nuôi nước lợ là tôm thẻ chân trắng trên cát cho năng suất bình quân

34 tấn/ha/năm (một năm nuôi 03 vụ) và lợi nhuận thu được rất cao, điều đó làm cho

nhiều người dân và nhà DN đã và đang quan tâm đầu tư vào hoạt động này.

1.3.3. Cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào

Nguồn lao động trong ngành thủy sản gồm có lao động chuyên nghiệp và bán

chuyên nghiệp. Lao động chuyên nghiệp là những người có kiến thức và kỹ năng nghề

nghiệp, họ có thu nhập chính từ hoạt động sản xuất thủy sản, còn nguồn lao động bán

chuyên nghiệp là những người tham gia sản xuất thủy sản vào thời kỳ nông nhàn, hoặc

kết hợp trong quá trình sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp để tăng thêm thu nhập. Đặc

điểm của nguồn lao động trong hoạt động khai thác thủy sản là lao động trẻ, khỏe, đàn

ông tham gia đi biển, còn trong hoạt động nuôi trồng và chế biến thì bao gồm cả phụ

nữ, thanh niên…Thông thường lao động trong ngành chế biến thủy sản đòi hỏi phải có

kỹ năng nghề nghiệp và được đào tạo chuyên sâu hơn, để sản xuất ra những sản phẩm

có giá trị gia tăng cao. Lao động trong ngành thủy sản hiện chiếm trên 10% trong tổng

số lao động của cả nước.

Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động rất

đông, nguồn lao động trẻ khỏe, dồi dào. Đây chính là một điều kiên thuận lợi để phát

triển ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam, tuy nhiên số lượng lao động và nguồn

nhân lực được đào tạo chuyên sâu chưa nhiều, trong khi để phát triển bền vững ngành

thủy sản thì trong hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản đòi hỏi người lao

động phải có tay nghề và kỹ thuật.

Bên cạnh đó ngành công nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam còn nhiều tiềm

năng để phát triển, đây được coi là ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá cao trong

thời gian qua.Vì vậy đây sẽ là ngành sẽ được chú trọng đầu tư trong thời gian tới.

14

1.4 . Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản ở Việt Nam

1.4.1 . Đối tượng của hoạt động sản xuất- kinh doanh thủy sản là những cá thể

sống dưới nước

Đối tượng của ngành thủy sản là các động thực vật sống trong môi trường nước

mặt. Môi trường nước mặt cho sản xuất thủy sản gồm có biển và các mặt nước trong

nội địa. Những sinh vật sống trong môi trường nước với tính cách là đối tượng của

ngành thủy sản có một số đặc điểm sau:

- Các sinh vật thủy sản di chuyển tự do trong môi trường sống, nhất là ở các mặt

nước rộng lớn, chúng có thể di chuyển từ vùng này sang vùng khác không phụ thuộc

vao ranh giới hành chính. Hướng di chuyển của chúng phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự

nhiên như: khí hậu, dòng chảy, nguồn thức ăn tự nhiên. Để tái tạo, bảo vệ và khai thác

có hiệu quả các nguồn lợi thủy sản cần phải phân chia ranh giới mặt nước, mặt biển,

vùng biển giữa các vùng, các địa phương đồng thời có sự hợp tác chẽ giữa các vùng,

địa phương trong nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Tránh phương pháp khai thác

lạc hậu làm hủy diệt các sinh vật trong nước có thể dẫn tới hủy diệt nguồn thức ăn tự

nhiên dẫn tới thay đổi nơi cư trú của cá, tôm hay hướngdi chuyển của các loài thủy sản

khác gây ra cạn kiệt nguồn lợi thủy sản

- Các loài thủy sản sinh trưởng và phát triển chịu sự tác động nhiều nhân tố như:

thời tiết, khí khậu, dòng chảy, địa hình, thủy văn… vì vậy trong nuôi trồng cần phải

tạo điều kiện thuận lợi để các loài thủy sản sinh trưởng và phát triển cao như: tạo ôxy

bằng quạt sục nước, tạo dòng chảy bằng máy bơm.

- Các sản phẩm thủy sản sau khi thu hoạch do bị tách khỏi môi trường sống nên

rất

dễ bị hư hỏng, ươn thối. Để nâng cao chất lượng và tránh tổn thất trong sản xuất đòi

hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến,

kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, từ khai thác đến đầu tư tái tạo nguồn lợi, đầu tư cơ sở hạ

tầng dịch vụ một cách đồng bộ.

1.4.2 . Thủy vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế

Thủy vực sử dụng vào nuôi trồng đánh bắt thủy sản bao gồm: sông, hồ, ao, mặt

nước, ruộng, cửa sông, biển. Giống như ruộng đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp,

15

thủy vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế của ngành thủy sản. Không có

thủy vực sẽ không có sản xuất thủy sản.

Thủy vực được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau của con người như điều hò

môi trường, đáp ứng nhu cầu giao thông thủy, du lịch sinh thái sông nước. Để sử dụng

có hiệu quả và bảo vệ thủy sản trong ngành thủy sản cần chú ý:

- Thực hiện qui hoạch các loại hình thủy vực và xác định hướng sử dụng thủy

vực cho ngành thủy sản.

- Chú trọng việc bảo vệ môi trường nước bao gồm cả nước biển, sử dụng các

biện pháp để ngăn chặn nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước đồng thời phải

thường xuyên cải tạo thủy vực, tăng nguồn dinh dưỡng cho các thủy sinh vật nhằm

nâng cao năng suất sinh học của thủy vực.

- Sử dụng thủy vực một cách tiết kiệm, hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng

thủy vực là các ao, hồ…sang đất xây dựng cơ bản hay mục đích khác.

1.4.3 . Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp mang tinh liên

ngành.

Thủy sản là một ngành sản xuất vật chất, gồm nhiều hoạt động sản xuất vật chất

cụ thể có tính chất tương đối khác nhau nhưng có mỗi liên quan chặt chẽ với nhau

như: khai thác, nuôi trồng, chế biến. Ngày nay lực lượng sản xuất và phân công lao

động xã hội phát triển làm cho các hoạt động sản xuất thủy sản ngày càng cao. Do đặc

điểm của sản xuất và tiêu dùng thủy sản, tính liên kết vốn có của các hoạt động khai

thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thủy sản lại đòi hỏi phải gắn bó các hoạt động

trên trong một thể thống nhất, ở trình độ cao hơn mang tính chuyên ngành. Như vậy

tính hỗn hợp và tính liên ngành cao của các hoạt động sản xuất vật chất tương đối khác

nhau gồm nuôi trồng, khai thác, chế biến, dịch vụ là đặc điểm của ngành thủy sản.

Tính hỗn hợp, và tính liên ngành cao của các hoạt động sản xuất có tính chất tương đối

khác nhau làm cho ngành thủy sản vừa mang tính chất của sản xuất công nghiệp, vừa

mang tính chất của sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu ngành thủy sản gồm hai bộ phận chủ

yếu là nuôi trồng thủy sản và công nghiệp thủy sản:

- Nuôi trồng thủy sản là bộ phận mang tính nông nghiệp, có nhiệm vụ duy trì,

bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản và cung cấp trực tiếp nguyên liệu cho tieu dùng,

xuất khẩu, và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và các ngành khác.

16

- Công nghiệp thủy sản là bộ phận mang tính công nghiệp, gồm khai thác và

chế biến thủy sản, có nhiệm vụ khai thác nguồn lợi thủy sản và chế biến chúng để cung

cấp sản phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu

1.4.4 . Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp mang tinh liên

ngành.

Hầu hết các hoat động nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản đều đòi hỏi lượng

vốn đầu tư ban đầu rất lớn. Vì vậy để phát triển ngành thủy sản thì nhà Nước phải có

chính sách cho vay, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình theo từng chương trình phát triển

riêng của ngành. Bên cạnh đó hoạt động nuôi trồng và đánh bắt phụ thuộc nhiều vào

điều kiện tự nhiên nhất là điều kiện thủy văn, bão, lũ. Đặc biệt nước ta có đường bờ

biển dài, diễn biến bão, lũ phức tạp, nhiều trận bão lũ gây thiêt hại nặng nề cho nghề

nuôi trồng thủy sản của một vùng hay địa phương nên mức độ rủi ro cao.

1.4.5 . Quy trình sản xuất đơn giản

Quy trình chế biến sản phẩm của các DN khá đơn giản chủ yếu sử dụng lao

động phổ thông, không yêu cầu cao về công nghệ thiết bị hiện đại, máy móc chủ yếu

sử dụng là băng chuyền cấp đông và tủ lạnh, có thể mở rộng từng phần tùy theo nhu

cầu. Quá trình sản xuất được biểu thị qua sơ đồ dưới:

Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất ngành thủy sản của Việt Nam tại các DN

1.5 . Các nhân tố tác động tới hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

1.5.1. Nhân tố tác động thuận lợi

- Đường lối của Đảng và Nhà Nước thông thoáng tạo cơ hội thuận lợi cho các DN

ở các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu ra thị

Cấp đông

Xếp khuôn

Cân Phân cỡ

Chế biến

Rửa lần 3

Xử lý phụ phẩm

Rửa lần 2

Bán thành phẩm

Sơ chế Kiểm tra

Tiếp nhận nguyên liệu

Rửa lần 1

Kiểm tra

Tách khuôn, mạ băng

Bảo quản

Đóng gói

17

trường thế giới. Đặc biệt đáng chú ý là chính phủ đã thông qua cơ chế điều hành xuất

nhập khẩu của Việt nam giai đoạn 2001 – 2005. Với cơ chế mới này mọi DN đều có

thể tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, tiến tới xoá bỏ những rào cản pháp lý, thủ

tục gây trở ngại cho hoạt động xuất khẩu. Khả năng tiếp cận với thị trường quốc tế của

các DN chế biến xuất khẩu thuỷ sản sẽ nhiều hơn, thuận lợi hơn.

- Nhà nước ngày càng dành nhiều sự quan tâm cho ngành thuỷ sản: Với những

chương trình hỗ trợ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của Ngành thuỷ sản; các chương

trình đánh bắt xa bờ; chương trình đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ để

phát triển ngành thuỷ sản; với sự hỗ trợ toàn diện của Nhà nước, Trung tâm kiểm Tra

chất lượng và vệ sinh thuỷ sản ra đời, trở thành cơ quan có thẩm quyền về kiểm soát

vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành, hỗ trợ các DN tiếp cận với thị trường. Mới đây

chương trình chuyển đổi một số vùng trồng lúa sang phối hợp nuôi trồng thuỷ sản đã

mở ra khả năng to lớn cho sự phát triển của ngành thuỷ sản Việt nam.

- Thủy vực và nguồn lợi thủy sản Việt Nam đa dạng, phong phú, chủng loại thủy

sản nuôi trồng với nhiều giống loài, đặc biệt có nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao.

- Sự ra đời hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt nam 12/6/1998 là một dấu

ấn tạo điều kiện thuận lợi cho các DN ngành thuỷ sản nắm bắt thông tin, nâng cao khả

năng tiếp cận thị trường, quảng bá giới thiệu sản phẩm Trao đổi kinh nghiệm hỗ trợ

lẫn nhau trong phát triển xuất khẩu vào các thị trường.

- Cùng với sự phát triển của ngành đã hình thành một lớp doanh nhân mới am hiểu

về thị trường, kinh nghiệm quản lý kinh doanh được tích luỹ, họ đã xây dựng được các

mối quan hệ thương mại tốt với các đối tác nhập khẩu, đây là tiền đề để duy trì và phát

triển thị trường.

- Nhiều DN xuất khẩu thuỷ sản đã xây dựng được những tiêu chuẩn quản trị chất

lượng quốc tế: HACCP, GMT, ISO 9000...đây là những tấm giấy thông hành giúp cho

các DN đưa hàng thuỷ sản vào những thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Mỹ.

1.5.2. Nhân tố tác động bất lợi

- Năng lực chế biến thuỷ sản đông lạnh hiện tại được đánh giá là dư thừa so với

nguồn nguyên liệu hiện có. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc Tranh mua

nguyên liệu gay gắt giữa các DN, giá nguyên liệu ngày một bị đẩy lên cao, thêm vào

18

đó, các DN chế biến thuỷ sản phát triển nhanh hơn tốc độ đánh bắt và nuôi trồng thuỷ

sản đã làm giảm tính cạnh Tranh về giá của sản phẩm.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho đánh bắt, bảo quả và chế biến thuỷ sản đã được cải

thiện đáng kể nhưng tỷ lệ các cơ sở bảo quản, chế biến thuỷ sản mới đạt ở mức trung

bình và yếu còn chiếm tỷ trọng cao, đây là nhân tố tác động đến chất lượng và vệ sinh

an toàn của hàng thuỷ sản xuất khẩu.

- Lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong lĩnh vực khai

thác và nuôi trồng, hầu hết ngư dân khai thác dựa theo kinh nghiệm, kỹ thuật đánh bắt

còn hạn chế. Trình độ học vấn và tay nghề của công nhân ngành thuỷ sản không cao

ảnh hưởng nhất định đến chất lượng hàng hoá và khả năng xây dựng các tiêu chuẩn

quản trị chất lượng quốc tế: HACCP, GMP, ISO…Điều này được phản ảnh qua thống

kê của ngành thuỷ sản : tổng lao động của ngành khoảng 3,5 triệu người trong đó kinh

tế quốc doanh chiếm hơn 90% số lao động, trong số lao động đó thì 10% lao động mù

chữ, 70% có trình độ cấp 1, 15% trình độ cấp 2, 2% có trình độ cấp 3, còn lại có trình

độ cao đẳng và đại học.

- Hoạt động nuôi trồng, khai thác chịu sự tác động của yếu tố khí hậu, thời tiết

trong khi Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với đường bờ biển kéo dài.

Sự biến đổi của khí hậu (BĐKH) sẽ làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển, biến

động chủng loại quần đàn và di cư cá biển, có khả năng sẽ làm thay đổi các bãi cá và

ngư trường truyền thống. Trong những năm gần đây, nhiệt độ trên bề mặt nước biển

ấm lên, nồng độ muối thay đổi làm nguy hại đến các rạn san hô, các thảm thực vật ở

các vùng biển vốn là lá chắn sóng cho khu vực ven bờ . Các bãi cá nổi, cá đáy ở khu

vực tuyến bờ và lộng có xu hướng ra xa dần; mùa vụ cá cơm, cá ồ, cá thu, cá nục từ

tháng 3 đến tháng 5 hàng năm tại các ngư trường đều bị thay đổi và xáo trộn. Đồng

thời, mực nước biển dâng cao có khả năng làm thay đổi hướng của dòng chảy và có

thể làm thay đổi đường di cư của một số loài thủy sản quý hiếm thường có ở vùng biển

Việt Nam, ngoài ra nó còn ảnh hưởng rất lớn đến diện tích NTTS ở vùng ven biển Việt

Nam đặc biệt là vùng ĐBSCL, bên cạnh đó BĐKH sẽ gây ra nhiều hiện tượng thời tiết

bất thường: bão, nước biển dâng, triều cường, lũ lụt, lũ quét... không theo quy luật nên

rất khó dự báo trước, sẽ gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho các tàu thuyền KTHS

trên biển, và các ngư dân ven biển.

19

- Trên thực tế nhiều nước trong khu vực và trên thế giới cũng có lợi thế về thủy

sản, những thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật đều có nhu cầu cao nên là mục tiêu của

nhiều nước xuất khẩu thủy sản. Điều này đã làm tăng sức cạnh Tranh của hàng thủy

sản Việt Nam cả về giá cả và chất lượng.

1.6. Dự báo thị trường thủy sản thế giới tới năm 2015

1.6.1. Nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi:

Tổ chức FAO dự báo tổng nhu cầu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản trên thế

giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn từ 133 triệu tấn năm 1999/2000 lên 183 triệu tấn vào năm

2015, với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm, chậm lại chút so với tốc độ tăng

3,1% mỗi năm của 20 năm trước đó. Nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm sẽ chiếm

75% tương đương với 137 triệu tấn. Tiêu thụ thuỷ sản tính theo đầu người trên toàn

cầu sẽ tăng bình quân 0,8% trong giai đoạn đến năm 2015, giảm so với mức 1,5% đã

đạt được trong 20 năm trước. Năm 2010, trung bình mỗi người tiêu thụ 18,4 kg thủy

sản mỗi năm, và dự báo 19,1 kg vào năm 2015, so với 16,1 kg năm 1999/2000. Tiêu

thụ cá và sản phẩm cá bình quân đầu người dự báo sẽ đạt 14,3 kg vào năm 2015, trong

khi đó nhu cầu thuỷ sản có vỏ và các sản phẩm nuôi khác sẽ đạt mức tương ứng 4,8

kg/người. Trong tổng lượng gia tăng nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm (khoảng

40 triệu tấn), có 46% mức tăng là do dân số tăng, 54% còn lại là do kinh tế phát triển

và các nhân tố khác. Các nước đang phát triển sẽ dẫn đầu về mức tăng nhu cầu tiêu thụ

tính theo đầu người với mức tăng dự kiến là 1,3% trong khi đó tại các nước phát triển

mức tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo đầu người bình quân mỗi năm giảm 0,2%.

Nhu cầu bột cá và dầu cá dự kiến mỗi năm sẽ chỉ tăng khoảng 0,5%/năm trong

giai đoạn 2010 - 2015. Trong khi đó nhu cầu bột cá ở các nước phát triển sẽ tăng 1,6%

mỗi năm, ở các nước đang phát triển sẽ tăng 1,4%/năm sau thời gian này. Khối lượng

cá cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất bột cá và dùng cho các mục đích phi thực

phẩm khác sẽ đạt khoảng 45 triệu tấn vào năm 2015.

Tiêu thụ thuỷ sản của các nước đang phát triển tăng với nhịp độ cao hơn là do

sự gia tăng nhanh hơn về dân số và thu nhập. Đối với các nước phát triển những yếu tố

hạn chế nhịp độ tăng sản lượng chính là nhịp độ tăng dân số thấp hơn và mức tiêu thụ

thuỷ sản bình quân đầu người đã ở mức cao. Cùng với sự khác biệt về nhịp độ tăng

tiêu thụ thuỷ sản theo nhóm nước phát triển và đang phát triển là sự thay đổi về cơ cấu

20

tiêu thụ theo khu vực trong giai đoạn dự báo. Trong đó, khu vực Đông Bắc á, ngoại trừ

Nhật Bản, sẽ có nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản cao nhất (khoảng 30%/năm); tiếp đến là

khu vực các nước ASEAN và các nước châu á khác; các nước Tây Âu, Bắc Mỹ sẽ có

nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản thấp nhất.

Do kết quả của việc cải cách hệ thống phân phối hàng thuỷ sản và do nhiều

nguyên nhân khác, ở các nước sẽ có xu hướng tăng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản tại gia

đình bên cạnh hệ thống dịch vụ ăn uống công cộng, các nhà hàng, khách sạn... Thị

phần của kênh tiêu thụ gia đình sẽ tăng lên trong tổng tiêu thụ thuỷ sản của một khu

vực thị trường.

1.6.2. Dự báo thị hiếu tiêu thụ

Về thị hiếu, tiêu thụ thuỷ sản thế giới sẽ chuyển sang hướng tiêu dùng nhiều

thuỷ sản tươi, sống, đặc biệt là các loại có giá trị cao: giáp xác, nhuyễn thể, cá ngừ, cá

hồi...Tỷ trọng dầu cá, bột cá trong cơ cấu tiêu thụ vẫn ổn định, trong khi tỷ lệ tiêu thụ

đồ hộp ngày càng giảm do nguy cơ bị nhiễm chất hoá học từ sản phẩm đồ hộp gia

tăng. Đồng thời, nhu cầu thực phẩm chế biến nhanh tăng, đòi hỏi thời gian chế biến tối

thiểu và hương vị phải đặc sắc như thực phẩm chế biến tại gia. Yêu cầu về an toàn

thực phẩm ngày càng gia tăng và phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới.

1.6.3 Triển vọng về sản lượng

Theo dự báo của FAO, tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới sẽ tăng từ 129 triệu

tấn năm lên 172 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 1,6%/năm

giai đoạn 2010 - 2015, chủ yếu nhờ tăng sản lượng thuỷ sản nuôi. Trong 43 triệu tấn

sản lượng dự kiến sẽ tăng từ năm 1999/2000 đến 2015, ước tính 73% sản lượng gia

tăng sẽ là thuỷ sản nuôi. Thuỷ sản nuôi dự kiến sẽ chiếm 27,5% trong tổng sản lượng

thuỷ sản toàn cầu vào năm 2015, tăng so với 27,5% năm 1999/2000. Sản lượng đánh

bắt dự kiến sẽ trì trệ trong giai đoạn dự kiến.

Sản lượng thuỷ sản tại các nước đang phát triển dự kiến sẽ tăng 2,7% /năm

trong giai đoạn dự báo, mức tăng này chỉ bằng một nửa so với mức tăng đã đạt được

trong hai thập kỷ vừa qua. Tại những nước này, thuỷ sản đánh bắt dự kiến chỉ tăng 1%

/năm. Do vậy, phần lớn mức sản lượng tăng sẽ là từ phía thuỷ sản nuôi, với sản lượng

dự kiến tăng 4,1% /năm. Sản lượng thuỷ sản đánh bắt ở các nước phát triển dự kiến có

thể suy giảm trong giai đoạn dự báo. Phần của các loại cá biển trong tổng sản lượng cá

21

dự báo sẽ giảm từ 30,8% trong năm 1999/2001 xuống 24,5% vào năm 2015. Tương

tự, phần của các loại cá tầng đáy sẽ giảm từ 16,2% xuống 12,7%. Trái lại, phần của cá

nước nước ngọt và cá nước lợ sẽ tăng từ 23,7% trong năm 1999/2001 lên 29,3% vào

năm 2015, và phần của các loài giáp xác, thân mềm và chân đầu sẽ tăng từ 20,5% lên

25,6%.

So sánh cung cầu dự kiến cho thấy nhu cầu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản

sẽ cao hơn lượng cung tiềm năng. Tổng lượng thuỷ sản thiếu hụt sẽ là 10,9 triệu tấn

vào năm 2015. Tình trạng thiếu hụt này sẽ không xảy ra nếu như có sự cân đối giữa

một bên là giá thuỷ sản tăng, cùng với sự dịch chuyển về nhu cầu tiêu thụ các loại thuỷ

sản khác nhau và một bên là sự dịch chuyển nhu cầu nhu cầu sang các loại thực phẩm

giàu protein thay thế khác.

1.6.3 Triển vọng thương mại thuỷ sản thế giới

Theo dự báo của FAO, thương mại thuỷ sản thế giới đang tăng trưởng rất nhanh

với 38% sản lượng thuỷ sản được giao dịch quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu toàn cầu

tăng 9,5% vào năm 2006, 7% năm 2007, lên đến con số kỷ lục 92 tỉ USD. Các nước

đang phát triển tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong ngành thuỷ sản, chiếm 50%

sản lượng thương mại thuỷ sản toàn cầu, chiếm 27% giá trị, tương đương 25 tỉ USD.

Các nước phát triển chiếm 80% tổng nhập khẩu thuỷ sản toàn cầu. Mức xuất khẩu

ròng thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản của các nước đang phát triển sẽ đạt 10,3 triệu

tấn vào năm 2015, chủ yếu là do nhu cầu nội địa gia tăng. Mỹ La tinh và Caribê sẽ tiếp

tục là khu vực xuất siêu về thuỷ sản lớn nhất, Châu Phi là khu vực nhập siêu về thuỷ

sản truyền thống sẽ trở thành khu vực xuất siêu về thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản

vào năm 2010. Châu Á vẫn là khu vực nhập siêu về thuỷ sản tuy mức nhập siêu sẽ

giảm đi do Trung Quốc - vốn là nước nhập siêu thuỷ sản sẽ lại trở thành nước xuất

siêu về thuỷ sản vào năm 2015, chủ yếu là do sản lượng nuôi tiếp tục mở rộng. Nhập

khẩu ròng thuỷ sản vào châu Á sẽ giảm từ 5,1 triệu tấn năm 1999/2000 xuống 4,8 triệu

tấn vào năm 2015. Trái với xu hướng này, Trung Quốc, dự kiến sẽ là nước nhập ròng

với giá tương đối ổn định, dự kiến sẽ trở thành một nước xuấ khẩu ròng cá vào năm

2015, chủ yếu bởi sản lượng nuôi thả tăng lên.

Các nước phát triển sẽ giảm lượng nhập siêu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản

xuống còn khoảng 10,6 triệu tấn vào năm 2010 và khoảng 10,3 triệu tấn vào năm

22

2015. Xét theo khu vực, Bắc Mỹ có thể sẽ tăng khối lượng nhập siêu từ 1,7 triệu tấn

hiện nay lên 2,4 triệu tấn vào năm 2015. Tây Âu dự kiến sẽ giảm lượng nhập siêu từ

mức 2,6 triệu tấn hiện nay xuống còn khoảng 0,2 triệu tấn vào năm 2015. Các nước

phát triển khác, đáng chú ý là Nhật Bản, dự kiến sẽ duy trì khối lượng thuỷ sản nhập

khẩu như hiện nay.

23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG

THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 2.1. Phân tích thực trạng hoat động xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong

những năm gần đây

2.1.1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản Trước khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, ngành thủy sản Việt Nam đã

phát triển với tốc độ nhanh, toàn ngành thuỷ sản nói chung và xuất khẩu thuỷ sản của

Việt Nam nói riêng luôn đạt được bước tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp quan trọng

vào phát triển kinh tế – xã hội và tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong 5 năm

2001-2005, giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành đã tăng 46%, bình quân mỗi năm

tăng xấp xỉ 9,1%. Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải Quan năm 2000 kim ngạch

xuất khẩu đạt 1470 triệu USD; tới năm 2003 đạt gấp đôi là 2300 triệu USD và năm

2006, trước khi gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu của ngành đã lên tới 3000 triệu

USD.

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn 2006-

2010

(Nguồn: Vasep)

Tháng 1/2007 sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên của WTO tạo điều

kiện thuận lợi trong việc thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam, mở

rộng thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó còn nhiều thách thức mà các DN xuất khẩu thủy

sản phải đối mặt, một trong những thách thức lớn nhất đối với các DN khi hội nhập là

24

phải vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an

toàn thực phẩm của các thị trường nhập khẩu đưa ra; đặc biệt là những thị trường cao

cấp và khó tính như châu Âu, Nhật, Nga, AusTralia, Mỹ...Dù nhiều khó khăn nhưng

năm đầu hội nhập, tình hình sản xuất của các DN chế biến thuỷ sản xuất khẩu tiếp tục

tăng trưởng khá. Do có nguồn nguyên liệu, thị trường xuất khẩu ổn định và có sự chủ

động hội nhập của các DN nên kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng gần

12% so với năm 2006, đạt 3762 triệu USD, tuy nhiên mức tăng này chưa đạt mức kỳ

vọng như năm đầu tiên gia nhập WTO. Tới năm 2008 khối lượng thủy sản xuất khẩu

của cả nước đạt trên 1930 nghìn tấn, trị giá trên 4509 triệu USD, tăng 33,7% về khối

lượng và 19,8% về giá trị so với năm trước. Mặc dù năm 2008 nền kinh tế thế giới gặp

nhiều khó khăn do khủng khoảng tài chính của Mỹ gây ra nhưng biến động này chưa

ảnh hưởng mạnh tới hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vì vậy mà giá trị xuất

khẩu thủy sản vẫn tăng mạnh, đưa Việt Nam nằm trong tốp 6 nước xuất khẩu thủy sản

lớn nhất thế giới. Sang năm 2009 xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 1216 nghìn tấn

trị giá 4250 triệu USD, giảm 1,6% về lượng và 5,7% về giá trị so với năm 2008, đây là

lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm sau 13 năm kể từ năm 1996. Nguyên

nhân chính của sự sụt giảm này là do tác động của khủng khoảng năm 2008, nền kinh

tế thế giới suy thoái làm giảm nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này tại các thị trường lớn.

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam qua các năm.

Tốc dộ tăng trưởng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Sản lượng xuất

khẩu

29,4% 14% 33,7% -1,6% 11,3%

Giá trị xuất khẩu 22,2% 12,4% 19,8% -5,7% 18,4%

Bước sang năm 2010, nền kinh tế thế giới, nhất là các đối tác lớn của ta như:

Mỹ, EU, Nhật Bản, đang trên đà phục hồi là cơ hội tốt cho mặt hàng thủy sản của ta.

Ngoài ra, hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) đã chính thức có

hiệu lực, theo đó, từ 1/10/2009, trên 86% hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam được

hưởng ưu đãi rất lớn về thuế, trong đó các mặt hàng Tôm đã được giảm thuế xuất nhập

khẩu xuống 1 – 2%. Hơn nữa, sau 3 năm hội nhập và phát triển các mặt hàng thủy sản

Việt Nam đã được một số nước công nhận, đánh giá cao về chất lượng và chiếm được

25

cảm tình của người tiêu dùng. Bên cạnh đó là những khó khăn từ các thị trường nhập

khẩu như: xu hướng bảo hộ thương mại tinh vi, các hàng rào kỹ thuật và kiểm dịch

chặt chẽ, đồng thời thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư

lượng kháng sinh, an toàn vệ sinh thực phẩm, và những khó khăn từ trong nước như:

tình trạng thiếu con giống và nguyên liệu không ổn định. Tuy khó khăn chồng chất

nhưng xuất khẩu thủy sản nước ta năm 2010 đã đạt được kết quả mỹ mãn, tổng giá trị

xuất khẩu thủy sản cả nước đã vượt kế hoạch do BNN&PTNT đề ra hồi đầu năm.

Theo số liệu thống kê chính thức của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt

Nam, năm 2010 xuất khẩu thủy sản cả nước đạt 1350 nghìn tấn, trị giá gần 5034 triệu

USD (so với kế hoạch là 4,5 tỷ USD), tăng 11,3% về khối lượng và 18,4% về giá trị so

với năm 2009. Tiếp tục sự thành công của năm 2010, nhiều chuyên gia dự báo năm

2011xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn có cơ hội giữ kỷ lục 5 tỷ USD, điều này có

khả năng lớn khi trong 2 tháng đầu năm Việt Nam đã xuất khẩu 131,8 nghìn tấn thủy

sản với kim ngạch đạt 512,8 triệu USD, dù sản lượng giảm 6,8% nhưng giá trị lại tăng

10,9%. Đây là một tín hiệu lạc quan vơi ngành thủy sản Việt Nam trong năm 2011.

2.1.2. Cơ cấu măt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam Việt Nam hiện đang thuộc tốp 6 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, khối

lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ra các thị trường tăng khá mạnh qua mỗi năm.

Cùng với sự gia tăng về khối lượng là sự đa dạng về chủng loại mặt hàng, các sản

phẩm mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngày càng phong phú đem lại nhiều sự lựa

chọn cho người tiêu dùng. Các sản phẩm như Tôm, cá Tra, cá Ngừ, hàng khô, Mực,

Bạch Tuộc, Nhuyễn thể…đã tạo được chỗ đứng trên thị trường các nước và chiếm tỉ

trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

26

Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam theo mặt

hàng (đơn vị: triệu USD)

Mặt hàng Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Trị giá % Trị giá % Trị giá % Trị giá % Trị giá % Tôm 1460 43,8 1508 40 1620 36 1670 39,4 2106 41,9

Cá Tra, Basa

730 23,07 979,03 25,97 1453,3 30,6 1342,9 31,6 1440 28,4

Cá Ngừ 117,6 3,5 150,4 4,01 188 3,95 181 4,23 293 5,8

Mặt hàng khác

989,4 29,63 1125,5 30,02 1488,7 29,5 1057 24,7 1140 23,9

Tổng 3348,3 100 3762,6 100 4509 100 4250 100 5033 100

(Nguồn VASEP)

2.1.2.1. Mặt hàng Tôm:

Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam trong nhiều năm gần

đây, kim ngạch xuất khẩu Tôm luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu

thủy sản của Việt Nam (trung bình khoảng 40%). Tính tới năm 2010 xuất khẩu Tôm của

Việt Nam tăng gấp 1,5 lần về khối lượng và giá trị, từ mức 158,117 nghìn tấn, trị giá 1406

triệu USD năm 2006 lên 241 nghìn tấn và trị giá 2106 triệu USD (năm 2010).

Biểu đồ 2.2: Khối lượng và giá trị xuất khẩu Tôm 2006-2010

(Nguồn: Vasep)

27

Theo biểu đồ ta thấy giá trị và khối lượng xuất khẩu Tôm đông lạnh của Việt Nam

tăng đều qua mỗi năm. Lượng Tôm xuất khẩu của Việt Nam thường tăng mạnh từ

tháng 6 đến tháng 11 và giảm vào những tháng đầu năm. Theo số liệu thống kê của

Vasep, xuất khẩu Tôm đông lạnh của Việt Nam năm 2007 đạt 160,5 nghìn tấn, với kim

ngạch xuất khẩu đạt 1508 triệu USD, giảm 0,68% về lượng và tăng 2% về trị giá so

với năm 2006. So với những năm trước, xuất khẩu tôm đông lạnh năm 2007 tương đối

ổn định, dù lượng xuất khẩu có giảm nhẹ nhưng giá trị xuất khẩu lại tăng, đó là do

công tác kiểm soát chất lượng tôm nguyên liệu đã được thực hiện khá tốt, các biện

pháp phòng trừ và kiểm soát bệnh dịch của Tôm đã được các cơ quan chức năng phổ

biến rộng đến từng hội nuôi trồng Tôm, nên nguồn Tôm nguyên liệu năm này luôn ở

mức cao, chất lượng Tôm được nâng cao đã đẩy giá xuất khẩu tăng mạnh vào những

tháng cuối năm, vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu mới đạt mức tăng trưởng dương. Tới

năm 2008 ngành Tôm Việt Nam dù gặp phải nhiều khó khăn về thị trường xuất khẩu,

nguồn nguyên liêụ, vốn và chi phí sản xuất, nhưng các DN Tôm Việt Nam vẫn nỗ lực

cố gắng đưa kim ngạch xuất khẩu vượt mục tiêu trên 1500 triệu USD, đạt 1620 triệu

USD. Năm 2009 cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều

mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, song mặt hàng Tôm vẫn bứt phá và đạt được kim

ngạch xuất khẩu khá cao, Tôm là mặt hàng hiếm hoi đạt được mức tăng cả về kim

ngạch và giá trị trong xuất khẩu, khối lượng xuất khẩu Tôm đạt gần 210 nghìn tấn với

kim ngạch đạt trên 1670 triệu USD, tăng 9,4% về khối lượng và 3% về giá trị so với

năm 2008. Trong số 4 mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm Tôm,

cá Tra, cá Ngừ và nhuyễn thể chân đầu thì Tôm là mặt hàng duy nhất tăng trưởng

trong năm 2009 giông bão vừa qua. Tới năm 2010, ngành Tôm Việt Nam gặp phải khó

khăn do sự cố Trifluralin gây ra. Dư lượng kháng sinh Trifluralin quá nhiều đã khiến

cho nhiều lô hàng Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bị cảnh cáo. Nhưng bằng

sự nhanh nhạy của các DN và sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước xuất khẩu

Tôm sang hầu hết các thị trường đều tăng trưởng tốt từ 2,5% - 53,8%, với sản lượng

xuất khẩu cả nước đạt hơn 240 nghìn tấn, đạt giá trị 2106 triệu USD tăng 13,4% về

khối lượng và 214,1% về giá trị so với năm 2009. Lần đầu tiên xuất khẩu Tôm của

Việt Nam vượt con số trên 2 tỷ USD. Điều đó cho thấy sản phẩm Tôm Việt Nam ngày

càng được đánh giá cao trên thị trường quốc tế. Có thể lý giải sự thành công của ngành

28

Tôm Việt Nam năm này là do sự tham gia của Tôm chân trắng với lượng xuất khẩu đạt

61 nghìn tấn trị giá gần 410 triệu USD, mặt hàng Tôm chân trắng đang được ưa

chuộng tại nhiều thị trường trên thế giới. Cùng với Tôm chân trắng phải kể tới vai trò

quan trọng của Tôm sú, đối tượng chủ lực quyết định thắng lợi của ngành Tôm Việt

Nam. Bên cạnh đó phải kể tới sự nỗ lực cố gắng của các DN xuất khẩu Tôm trong việc

đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu. Để giữ vững đà tăng trưởng trong năm

2011, lãnh đạo ngành thủy sản khuyến cáo các địa phương cần tạo động lực để tăng

trưởng sản lượng, đặc biệt là Tôm chân trắng, một mặt góp phần đảm bảo nguồn

nguyên liệu, ổn định giá nguyên liệu, chủ động hơn trong các cuộc xúc tiến hợp đồng;

đồng thời, tăng cường liên kết giữa người nuôi và nhà máy chế biến, xuất phát từ thực

tế đặt ra trước các vấn đề hàng đầu về chất lượng, mong muốn và lợi ích của các bên.

Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu Tôm của Việt Nam sang các thị trường chính

2006-2010 (đơn vị: triệu USD)

Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nhật 581,111 492,201 498,914 443,665 581,027

Mỹ 422,908 481,693 467,279 395,419 551,120

Eu 154,254 158,272 234,231 281,466 342,550

TQ và HK 34,512 38,790 48,920 95,035 144,423

Hàn Quốc 37,551 81,710 84,997 107,290 128,079

Asean 22,056 35,709 26,997 23,194 31,154

Đài Loan 39,376 54,146 65,684 60,146 62,345

ÔxTraylia 76,705 60,367 70,615 71,863 85,652

Các TT khác 91,527 105,112 122,363 191,922 179,65 Tổng 1460 1508 1620 1670 2106

Về thị trường xuất khẩu thì tới năm 2010 có 92 thị trường nhập khẩu Tôm của

Việt Nam, tăng gấp đôi so với năm 2007 là 46 thị trường. Nhật Bản luôn là thị trường

nhập khẩu Tôm lớn nhất của Việt Nam, giá trị nhập khẩu trung bình Tôm của Việt

Nam năm 2006-2010 là 519,388 triệu USD, đứng thứ 2 là Mỹ với giá trị nhập khẩu

29

trung bình giai đoạn này là 463,683 triệu USD. EU đứng vị trí số 3, với kim ngạch

nhập khẩu trung bình 234,156 triệu USD, tiếp đến là Trung Quốc và Hồng Kông với

giá trị trung bình 72,336 triệu USD, Hàn Quốc với 87,9254 triệu USD...điểm nổi bật

trong giai đoạn này là năm 2009 xuất khẩu Tôm của Việt Nam sang hầu hết các thị

trường lớn đều giảm do suy thoái kinh tế dẫn tới nhu cầu tiêu dùng giảm, duy nhất có

thị trường EU, Hàn Quốc, ÔxTraylia, Trung Quốc và Hông Kông là tăng trưởng trong

năm này. Sự sụt giảm mạnh nhất trong năm 2009 phải kể tới Mỹ, với kim ngạch xuất

khẩu Tôm sang Mỹ đạt trên 395 triệu USD, giảm 15,4% so với năm 2008, dẫn tới thị

phần xuất khẩu sang thị trường này giảm từ 28,7% năm 2008 xuống còn 23,6%. Mỹ là

nước khởi nguồn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2008

nhưng nhập khẩu Tôm Việt Nam vào Mỹ chỉ thật sự giảm sâu kể từ tháng 8/2009, thị

trường Nhật Bản cũng giảm đáng kể với mức giảm là 11,07% so với năm 2008. Năm

2010, kim ngạch xuất khẩu Tôm Việt Nam tăng ở hầu hết các thị trường (trừ Canada)

so với năm 2009, Nhật Bản tăng 15% khẳng định là thị trường nhập khẩu Tôm số 1

của Việt Nam với thị phần chiếm 27,6%, Mỹ tăng 40% chiếm 26,2%, EU tăng 18%

chiếm 16,3%, Trung Quốc tăng 54% chiếm 6,9%. Sự tăng trưởng mạnh của mặt hàng

Tôm năm 2010 cho thấy sức cạnh Tranh của Tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế

ngày càng tăng cao.

Biểu đồ 2.3: Thị trường xuất khẩu Tôm của Việt Nam năm 2010

(Nguồn Vasep)

30

Giá xuất khẩu trung bình Tôm đông lạnh của Việt Nam ở mức cao trong 10 năm lại

đây, trong giai đoạn 2006-2010 giá Tôm trung bình có nhiều biến động, mà nguyên

nhân là do biến động giá Tôm nguyên liệu gây lên.

Biểu đồ 2.4: Giá Tôm xuất khẩu trung bình 12/2007-12/2010

(Nguồn Vasep)

Giá Tôm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ vẫn ở mức cao nhất và

tăng mạnh trong những năm gần đây từ 10USD/kg -10,81USD/kg, giá Tôm xuất sang

thị trường EU ở mức thấp từ 6,92USD/kg – 7,79USD/kg. Năm 2007 giá xuất khẩu

trung bình Tôm đông lạnh của Việt Nam đạt 9,6USD/kg, tăng 0,45USD/kg so với năm

2006. Tuy nhiên năm 2008 và 2009 do ảnh hưởng của khủng khoảng nên giá xuất

khâu Tôm giảm lần lượt là 13,3% và 1,5%. Năm 2010 giá Tôm xuất khẩu trung bình

của Việt Nam tăng ở các thị trường và đạt khoảng 8,7 USD/kg (tăng 8,8% so với

2009)

Năm 2011 được đánh giá là năm đầy triển vọng với ngành Tôm Việt Nam, ngay

từ những tháng đầu năm 2011 xuất khẩu Tôm của nước ta đã đạt tốc độ tăng trưởng

cao về cả khối lượng, giá trị, và giá xuất khẩu trung bình. Theo thống kê của tổng cục

hải quan 2 tháng đầu năm 2011 xuất khẩu Tôm đạt 19,36 nghìn tấn vởi trị giá gần

178,3 triệu USD tăng lần lượt 9,7% và 24,3% so với cùng kỳ năm 2010, giá xuất khẩu

trung bình Tôm sang các thị trường đều tăng mạnh. Đây được coi là màn mở đầu ấn

tựơng nhất từ năm 2007.

2.1.2.2 Nhóm mặt hàng cá

- Mặt hàng cá basa, cá Tra: Cá Tra, Basa là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thứ 2 của

thủy sản Việt Nam sau Tôm, đóng góp trung bình 28% giá trị xuất khẩu vào tổng kim

31

ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2006-2010. Cá Tra, Basa là mặt hàng có

lợi thế so sánh lớn trong các mặt hàng thủy sản của Việt Nam.

Biểu đồ 2.5. Xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam năm 2006-2010

(Nguồn VASEP)

Sau 4 năm gia nhập WTO kim ngạch xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam đã

tăng gấp 2 lần từ 736,872 triệu USD năm 2006 lên tới 1427,494 triệu USD năm 2010,

khối lượng cá Tra, Basa xuất khẩu cũng tăng mạnh gấp 2,3 lần từ 286,6 nghìn tấn năm

2006 lên tới 659 nghìn tấn năm 2010. Tuy nhiên mặt hàng cá Tra, Basa trong giai đoạn

này lại gặp phải nhiều khó khăn nhất, tình trạng sản xuất và tiêu thụ còn nhiều bất cập

gây ra hiện tượng xuất khẩu cá Tra, Basa không hoàn thành đựợc mục tiêu như đã dự

báo.

Trước hết là năm 2007 lượng cá Tra, Basa xuất khẩu của Việt Nam đạt 383,2

nghìn tấn với kim ngạch đạt 974,12 triệu USD, tăng 31% về lượng và 26,07% về giá

trị so với năm 2006, dù kim ngạch xuất khẩu cá Tra, Basa tăng cao nhưng con số này

vẫn thấp hơn 26 triệu USD so với dự báo 1 tỷ USD. Nguyên nhân chính làm cho xuất

khẩu cá Tra, Basa không hoàn thành đựơc mục tiêu là do thị trường Nga- một thị

trường nhập khẩu cá Tra, Basa lớn của nước ta đã siết chặt rào cản về chất lượng

(VSATTP), khiến nhiều lô hàng của ta xuất khẩu sang thị trường này bị hủy, làm ảnh

hưởng tới tốc độ xuất khẩu mặt hàng này tới Nga trong năm 2007, một nguyên nhân

nữa là các DN xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam chưa đáp ứng được đồng bộ chất

lượng cho các thị trường lớn nên khối lượng xuất khẩu sang các thị trường này không

cao như dự đoán. Tới năm 2008, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cá Tra, Basa của

Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, ngay từ đầu năm Nga đã gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu các

lô hàng thủy sản của Việt Nam cho các DN, mặt khác cuộc khủng hoảng kinh tế toàn

cầu năm 2008 được coi là cơ hội tốt cho cá Tra Việt Nam bứt phá. Với lý do là sản

32

phẩm cá Tra, Basa phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng hơn, thay thế các

loại thực phẩm cao cấp trên thị trường thế giới đang sụt giảm mạnh, vì vậy mà xuất

khẩu cá Tra, Basa tăng mạnh. Năm 2008 được đánh giá là năm thành công vượt bậc

của xuất khẩu cá Tra, Basa với kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh đạt 1450 triệu USD và

sản lượng trên 640 nghìn tấn, tăng 65,6% về khối lượng và 48,4% về giá trị so với năm

2007, chỉ kém con Tôm chút ít. Sự phát triển vượt bậc và ngày càng có nhiều thị

trường tiêu thụ cá Tra, Basa Việt Nam lại xuất hiện nguy cơ bị nói xấu. Không ít nước

đã và đang sử dụng phương tiện truyền thông nhằm “hạ bệ” sản phẩm cá Tra, Basa

nhằm bảo vệ sản phẩm các nước sở tại thay vì dùng biện pháp chống bán phá giá để

tăng thuế như Mỹ dẫn tới một số thị trường đã cấm (sau mở lại) hoặc lăm le cấm như

Nga, Ucraina. Năm 2009, xuất khẩu cá Tra, Basa sụt giảm mạnh hơn ở hầu hết các thị

trường do gặp phải rất nhiều trở ngại về những quy định mới của EU cùng các thị

trường lớn khác, mặt khác do sự cạnh tranh không lành mạnh về giá xuất khẩu của các

DN đã xuất hiện thông tin xấu “bôi bẩn” cá Tra ở một số thị trường. Thêm vào đó là sự

vắng mặt của thị trường Nga trong 4 tháng đầu năm - một thị trường tiêu thụ đơn lẻ cá

Tra lớn trong năm 2008. Những nguyên nhân trên đã làm cho kim ngạch xuất khẩu cá

Tra năm này chỉ đạt hơn 1340 triệu USD giảm 7,6%, và khối lượng xuất khẩu đạt

607,665 nghìn tấn giảm 5,2% so với năm 2008. Thậm chí, một số thị trường tăng được

sản lượng mà kim ngạch vẫn giảm. Tuy nhiên trên thị trường thế giới, cá Tra Việt

Nam vẫn có thế mạnh gần như độc quyền. Trải qua năm 2009 đầy khó khăn với ngành

cá Tra, Basa thì sang năm 2010 con cá Tra Việt Nam lại một lần nữa không chạm đích

với khối lựơng xuất khẩu đạt 659,4 nghìn tấn và 1427 triệu USD tăng 7,4% về khối

lượng và 5,2% về giá trị so với năm 2009, xuất khẩu cá Tra năm 2010 không đạt mục

tiêu 1,5 tỷ USD. Mặc dù không được mục tiêu như đề ra hồi đầu năm nhưng cũng đủ

nói lên sự nỗ lực lớn lao của ngành cá Tra, Basa Việt Nam khi mà ngành cá da trơn

này luôn phải hứng chịu những đòn đánh từ bên ngoài như: thuế chống bán phá giá ở

Mỹ, chiến dịch tung tin trên các phương tiện truyền thông ở nhiều nước nhằm bôi nhọ

hình ảnh con cá Tra Việt Nam, bên cạnh đó giá xuất khẩu chưa cao, chất lượng sản

phẩm chưa đồng đều, thiếu nguồn nguyên liệu trong 4 tháng cuối năm.

33

Bảng 2.4: Kim ngạch XK cá Tra, Basa sang các thị trường năm 2006-2010

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 EU 343,482 469,541 581,499 538,798 511,007 Nga 83,197 90,186 188,453 64,389 51,559 Ukraina 16,024 39,324 137,256 62,124 33,731 Asean 62,843 77,612 75,750 88,847 78,556 Trung Quốc và HK 37,382 38,803 35,975 35,124 42,940 Mỹ 72,851 67,606 78,558 134,007 176,626 Mêhicô 28,342 40,019 59,684 72,047 86,287 Các nước khác 92,751

155,944

295,923

347,581

446,788

Tổng cộng 736,872 974,035 1453,098 1342,917 1427,494

(Nguồn VASEP)

Thị trường XK cá Tra, Basa tăng từ hơn 100 nước (năm 2007) lên tới 150 nước

(năm 2010), trong đó khối EU, Nga, Ucraina và Mỹ là những thị trường lớn nhập khẩu

cá Tra, Basa của Việt Nam trong 5 năm gần đây. EU luôn là thị trường số một nhập

khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu trung bình đạt 488,865 triệu

USD và tốc độ tăng trưởng đạt 12,01% mỗi năm. Tuy nhiên trong năm 2009 và 2010

xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam sang EU gặp phải nhiều khó khăn do suy thoái

kinh tế cùng với những quy định mới về ATVSTP. Đặc biệt năm 2010 sự kiện cá Tra,

Basa Việt Nam bị WWF tại 6 nước châu Âu đưa vào danh sách đỏ trong cẩm nang

hướng dẫn người tiêu dùng thủy sản 2010-2011 đã làm cho lượng cá Tra, Basa xuất

khẩu vào EU giảm 2,1% về khối lựợng và 6,3% về giá trị so với năm 2009. Nga đã

từng là thị trường đơn lẻ tiêu thụ cá Tra, Basa lớn nhất của Việt Nam nhưng trong 3

năm gần đây lượng xuất khẩu cá Tra, Basa vào thị trường này giảm. Kim ngạch xuất

khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam sang Nga giai đoạn 2006-2010 đạt trung bình 95,557

triệu USD. Trái lại với Nga thì thị trường Mỹ lại tăng nhập khẩu cá Tra, Basa của Việt

Nam trong 2 năm gần đây với kim ngạch tăng trưởng khá cao trên 30%. Trung bình

mỗi năm kim ngạch xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam sang Mỹ đạt 105,930 triệu

USD. Mặc dù gặp phải nhiều rào cản từ việc áp dụng thuế chống bán phá giá của DOC

và các chiến dịch vận động của người nuôi cá da trơn tại Mỹ, nhưng theo kết quả khảo

sát từ người tiêu dùng Mỹ trong năm 2009, cá Tra là loài cá nuôi nhập khẩu lọt vào

danh sách top 10 loài thủy sản được ưa chuộng tại thị trường này. Điều này đã nói lên

rằng chất lượng cá Tra, basa Việt Nam đã được người tiêu dùng khẳng định và sản

34

phẩm đã được chấp nhận tại thị trường Mỹ và cá Tra sẽ tiếp tục tăng trưởng tại thị

trường này. Dù kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang EU sụt giảm nhưng trong năm

2010 nhiều khó khăn EU vẫn chiếm 35,8% giá trị xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt

Nam, đứng thứ 2 là Mỹ chiếm 12,4%, thứ 3 là Mêhicô chiếm 6%, Asean chiếm 5,5%

Biểu đồ 2.6: Thị trường xuất khẩu cá Tra, Basa năm 2010

(Nguồn VASEP)

Sản phẩm cá Tra xuất khẩu vẫn chủ yếu là filê đông lạnh nên giá cá Tra, Basa

xuất khẩu trung bình của Việt Nam ở mức thấp so với các mặt hàng thủy sản khác, giá

xuất khẩu cá Tra, Basa liên tục giảm trong nhiều năm qua. Năm 2007 giá xuất khẩu

trung bình cá Tra, Basa là 2,31 USD/kg thì tới năm 2008 và 2009 giảm xuống còn

2,21USD/kg và 2,14 USD/kg. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới giá giảm như: sản lượng

nuôi tăng quá nhanh dẫn tới dư thừa nguyên liệu, nhiều DN cạnh tranh xuất khẩu bằng

cách hạ giá xuất khẩu đồng thời giảm chất lượng sản phẩm gây tổn hại đến thương

hiệu cá Tra Việt Nam trên thị trường thế giới.

Biểu đồ 2.7: Giá XK cá Tra, Basa trung bình tháng 12/2007- 12/2010

(Nguồn VASEP)

Giá xuất khẩu trung bình cá Tra, Basa sang Mỹ vẫn ở mức cao nhất so với khối

EU và các thị trường khác, giá xuất khẩu cá Tra trung bình sang thị trường Mỹ ở mức

2,8USD/kg – 3,35 USD/kg. EU mặc dù là thị trường lớn nhập khẩu cá Tra của Việt

Nam nhưng giá xuất khẩu sang thị trường này vẫn ở mức thấp chỉ từ 2,28 USD/kg –

35

2,54 USD/kg. Giá ở khu vực Asean ở mức thấp nhất, từ 1,95 – 2,2 USD/kg. Năm 2010

giá xuất khẩu cá Tra, Basa trung bình là 2,35 USD/kg tăng 3% so với năm 2009 là

2,14 USD/kg. Tình hình thiếu nguyên liệu đang diễn ra và dự kiến còn kéo dài đến quý

3/2011, giá tăng cao khiến nhiều nhà máy hoạt động không hết công suất đang gây khó

khăn cho nghề sản xuất cá Tra, tuy nhiên các chuyên gia cũng cho rằng, điều này có

lợi cho sự phát triển bền vững, bởi sẽ thúc đẩy nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm

tiến tới xây dựng thương hiệu cá Tra Việt Nam. Theo qui định mới của BNN&PTNT

thì từ năm 2011 cá Tra, Basa của Việt Nam xuất khẩu phải có tên thương mại in trên

bao bì là cá Basa, đây chính là bước đầu trong việc xây dựng thương hiệu cho cá Tra,

Basa Việt Nam. Trong 2 tháng đầu năm 2011 xuất khẩu cá Tra của Việt Nam đạt

66,44 nghìn tấn với kim ngạch đạt 159,9 triệu USD, giảm lần lượt là 13,5% và 1,4% so

với cùng kỳ năm ngoái, điều này phản ánh ngành cá Tra Việt Nam đang ở trong giai

đoạn rất khó khăn, vì vậy cần có sự cố gắng, hợp sức của các DN và người nuôi.

- Mặt hàng cá Ngừ: Các chủng loại cá Ngừ được đánh bắt chủ yếu ở Việt Nam chủ

yếu là cá Ngừ vây vàng (yellowfin tuna), sau đó là cá Ngừ mắt to (bigeye tuna), cá

Ngừ vây dài (albacore tuna), cá Ngừ vằn (skipjack tuna). Cá Ngừ đại dương được

ngành thủy sản chọn là đối tượng mục tiêu để phát triển ngành cá xa bờ những năm

gần đây, việc khai thác đã phát triển mạnh, tập trung chủ yếu tại 3 tỉnh Phú Yên, Bình

Định, Khánh Hòa với khoảng 2.000 tàu cá. Mùa vụ đánh bắt cá Ngừ ở nước ta kéo dài

quanh năm là một điều kiện khá thuận lợi, tạo điều kiện cho việc duy trì nguồn cung

cấp xuất khẩu. Nhìn chung từ năm 2003 tới năm 2008 giá trị xuất khẩu cá Ngừ của

Việt Nam tăng khá đều, khoảng hơn 20% một năm, dù chiếm tỷ trọng nhỏ trung bình

4,302% trong tổng giá trị xuất sản của cả nước nhưng mặt hàng này có giá trị đóng

góp rất đáng kể của thủy sản Việt Nam.

36

Biểu đồ 2.8: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu cá Ngừ năm 2006-2010

(Nguồn Vasep)

Trong giai đoạn 2006-2010 xuất khẩu cá Ngừ của Việt Năm tăng trưởng mạnh, kim

ngạch xuất khẩu cá Ngừ của Việt Nam năm 2010 tăng hơn 2,5 lần so với năm 2006 từ

117,133 triệu USD lên tới 293,199 triệu USD. Năm đầu gia nhập WTO xuất khẩu cá

Ngừ cũng đạt được tiến bộ lớn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 150 triệu USD, với sức

tăng trưởng 27,8% so với năm 2006. Giá xuất khẩu sản phẩm cá Ngừ đại dương đạt

khá cao, vì vậy đây cũng là đối tượng sản phẩm thu hút sự đầu tư phát triển của các

ngư dân và DN chế biến xuất khẩu. Sang năm 2008, một năm đầy khó khăn đối với

các DN chế biến và xuất khẩu cá Ngừ nói riêng và toàn ngành thuỷ sản nói chung.

Những khó khăn này xuất phát từ cả điều kiện thị trường trong nước lẫn quốc tế. Ngay

từ đầu năm, giá dầu liên tục tăng cao và kéo dài đến tận quí III khiến nhiều tàu đánh

bắt cá Ngừ trong nước phải nằm bờ do không thể bù lỗ chi phí. Nguồn nguyên liệu

trong nước trở nên khan hiếm. Để có thể duy trì sản xuất và xuất khẩu, nhiều DN chấp

nhận nhập khẩu cá Ngừ dẫn tới chi phí đầu vào tăng cao. Trong khi đó, trên thị trường thế

giới, cơn sốt giá dầu cũng khiến nhiều nước khai thác cá Ngừ hàng đầu như Đài Loan,

Nhật Bản, Inđônêxia…cắt giảm mạnh sản lượng. Khó khăn này chưa qua, khủng hoảng

kinh tế bắt đầu từ Mỹ lại một lần nữa tác động mạnh tới ngành cá Ngừ Việt Nam. Tuy

nhiên, vượt trên mọi khó khăn và trở ngại, các DN xuất khẩu cá Ngừ trong nuớc đã rất nỗ

lực và nhạy bén để duy trì hoạt động và gia tăng giá trị, sản lượng xuất khẩu cá Ngừ năm

2008 của Việt Nam đạt 52,818 nghìn tấn, trị giá trên 188,6 triệu USD. So với năm 2007,

khối lượng xuất khẩu tương đương, nhưng giá trị tăng tới 25%.

37

Suy thoái kinh tế tiếp tục diễn ra ở hầu hết các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU,

Nhật ở đầu năm 2009 đã tác động mạnh mẽ tới nhu cầu nhập khẩu cá Ngừ của các thị

trường này. Nhập khẩu cá Ngừ vào các thị trường lớn giảm sút (duy chỉ có Mỹ là tăng

trưỏng) do tiêu thụ giảm bởi người dân thắt chặt chi tiêu, nhu cầu nhập khẩu xuống

thấp. Bên cạnh đó hạn ngạch khai thác cá Ngừ trong năm 2009 của một số nước đã bị

cắt giảm đáng kể theo các phương pháp bảo tồn và quản lý nguồn lợi của các tổ chức

cá Ngừ trên thế giới nhưng nhu cầu cá Ngừ vẫn gia tăng khiến các DN Việt Nam càng

tích cực hơn trong việc tìm kiếm thị trường mới, bổ sung vào các thị trường truyền

thống. Vì vậy dù giá trị xuất khẩu chỉ đạt 180,9 triệu USD giảm 4,1% nhưng lượng

xuất khẩu đạt 55,8 nghìn tấn tăng 5,7% so với năm 2009.

Bước sang năm 2010 các nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bắt đầu phục hồi, theo đó

tâm lý tiêu dùng của người dân cũng dần thay đổi, sức mua thực phẩm (nhất là các

thực phẩm “xa xỉ” như cá Ngừ) ngày càng tăng dẫn tới nhu cầu nhập khẩu cá Ngừ tăng

cao. Năm 2010 được coi là năm thành công của xuất khẩu cá Ngừ Việt Nam vì cả khối

lượng và giá trị xuất khẩu cá Ngừ sang hầu hết các thị trường đều tăng trưởng mạnh.

Xuất khẩu cá Ngừ của cả nước năm 2010 đạt 83,8 nghìn tấn, trị giá 293 triệu USD,

tăng lần lượt 48,9% và 59,9% so với năm 2009. Nguyên nhân tăng trưởng chính là do

giá xuất khẩu trung bình cá Ngừ cao, nhu cầu tiêu thụ tăng trong khi một số nước trên

thế giới đang đề xuất cắt giảm hạn ngạch khai thác đối với một số loài cá Ngừ. Các thị

trường tiêu thụ chính của cá Ngừ Việt Nam là Mỹ, EU (chủ yếu là Đức, Hà Lan, Tây

Ban Nha), Nhật Bản..

Bảng 2.5: Thị trường nhập khẩu cá Ngừ của Việt Nam 2006-2010 (đơn vị:

triệu USD).

Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Mỹ 48,425 48,716 54,784 67,362 130,017 Eu 33,100 51,836 62,790 57,032 65,879 Nhật Bản 12,679 17,511 23,297 16,669 22,103 Canada 1,528 2,096 2,498 3,171 5,844 Đài Loan 3,705 3,557 4,711 1,908 4,334 Nước khác 17,696 27,222 40,614 34,764 65,022 Tổng 117,133 150,938 188,694 180,906 293,199

(Nguồn VASEP)

38

Tới năm 2010 mặt hàng cá Ngừ của Việt Nam đã có mặt tại 92 thị trường. Mỹ

là thị trường nhập khẩu lớn và ổn định nhất của cá Ngừ Việt Nam với kim ngạch xuất

khẩu trung bình giai đoạn 2006-2010 đạt 69,860 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu cá

Ngừ của Việt Nam sang Mỹ tăng đều mỗi năm. Năm 2010 mặc dù nền kinh tế phục

hồi chậm và đồng USD bất ổn so với các loại tiền tệ lớn khác nhưng không vì thế mà

thị trường cá ngừ Mỹ trở nên ảm đạm. Mỹ đã nhập khẩu trên 27 nghìn tấn cá Ngừ từ

Việt Nam với kim ngạch trên 130 triệu USD, tăng 54,6% về khối lượng và 94,6% về

giá trị so với năm 2009, chiếm 44,4% tỷ trọng trong tồng giá trị xuất khẩu cá ngừ của

Việt Nam. Xu hướng cho thấy người Mỹ ngày càng mê cá Ngừ của Việt Nam chứng tỏ

chất lượng và khả năng cạnh Tranh cao của cá Ngừ Việt Nam trên thị này. Đứng thứ 2

là thị trường EU, đây là một thị trường lớn, đa dạng và có nhiều triển vọng cho cá ngừ

Việt Nam. Trung bình mỗi năm EU nhập khẩu 54,127 triệu USD cá ngừ của Việt

Nam, năm 2009 các nước khối EU rơi vào suy thoái nên kim ngạch xuất khẩu cá ngừ

của Việt Nam vào khối này giảm 9,1%. Sang năm 2010 nhu cầu nhập khẩu cá Ngừ của

các nước khối EU tăng, kim ngạch xuất khẩu cá Ngừ của Việt Nam sang thị trường

này tăng 12% đạt 65,879 triệu USD chiếm tỷ trọng 22,5%. Nhật Bản là thị trường

nhập khẩu lớn thứ 3 của cá Ngừ Việt Nam, đây là thị trường tiêu thụ cá Ngừ hàng đầu

thế giới, nhưng lượng cá Ngừ nhập từ Việt Nam vẫn ở mức thấp với giá trị trung bình

18,451 triệu USD mỗi năm. Năm 2010 Nhật Bản nhập khẩu 4,5 nghìn tấn cá Ngừ của

Việt Nam trị giá 22,103 triệu USD tăng 29,5% so với năm 2009, chiếm 7,5% kim

ngạch xuất khẩu cá Ngừ của Việt Nam.

Biểu đồ 2.9: Thị trường xuất khẩu cá Ngừ của Việt Nam năm 2010

(Nguồn VASEP)

Giá xuất khẩu cá Ngừ trung bình giai đoạn này có nhiều biến động do nguồn

cung bị hạn chế mà nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường đều tăng. Nhìn chung giá xuất

khẩu cá Ngừ trung bình của Việt Nam sang các thị trường chính đều tăng trong giai

39

đoạn này. Đáng chú ý là thị trường Nhật Bản với mức tăng mạnh 96% từ 3,59USD/kg

năm 2007 lên tới 7,07USD/kg năm 2010. Tiếp đó là thị trường EU từ 3,31USD/kg –

3,52USD/kg, và Mỹ từ 2,86USD/kg – 4,7USD/kg.

Biểu đồ 2.10: Giá xuất khẩu cá ngừ trung bình tháng 12/2007-12/2010

Mặc dù Nhật Bản không phải là thị trường số 1 nhập khẩu cá Ngừ của Việt

Nam nhưng giá xuất khẩu cá Ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản luôn ở mức cao nhất

đạt 5,07USD/kg, còn giá xuất khẩu sang EU lại mức thấp nhất là 3,4USD/kg, giá xuất

khẩu sang thị trường Mỹ ở mức vừa phải đạt 4,1 USD/kg.

Dự báo năm 2011, sản lượng cá Ngừ trên thế giới sẽ giảm mạnh do nhiều tổ

chức quốc tế đã cắt giảm hạn ngạch khai thác cá Ngừ trên các vùng biển. Cụ thể như

vào tháng 11/2010, Ủy ban quốc tế về bảo tồn cá Ngừ vây xanh Đại Tây Dương

(ICCAT) đã thống nhất giảm từ 13.500 tấn xuống còn 6.000 tấn vào năm 2011

(khoảng 40%). Một số nước thành viên trong ICCAT cũng đề xuất giảm hạn ngạch

khai thác cá Ngừ tại vùng này trong năm 2011 từ 11,810 nghìn tấn xuống còn 9,449

nghìn tấn (khoảng 20%). Đây là cơ hội lớn để các DN đẩy mạnh XK và mở rộng thêm

thị trường mới cho cá Ngừ Việt Nam.Theo dự đoán của VASEP, XK cá Ngừ của Việt

Nam trong năm 2011 sẽ tiếp tục tăng trưởng và đạt giá trị khoảng 300 triệu USD.

Trong 2 tháng đầu năm 2011

- Bên cạnh cá da trơn, cá Ngừ các sản phẩm cá khác như cá rô, cá trôi, cá vược, cá

bống… cũng đạt tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2006-2010. Kim ngạch xuất

khẩu các loại cá này tăng mạnh gấp 5 lần từ 113,28 triệu USD năm 2006 lên tới

603,96 triệu USD năm 2010, các thị trường xuất khẩu các loại cá này ngày càng đựơc

mở rộng với mức giá cao, đóng góp tỷ lệ đáng kể khoảng 12% mỗi năm vào tổng giá

trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

40

2.1.2.3. Mặt hàng thủy sản khác.

Ngoài các mặt hàng chủ lực thì các mặt hàng thủy sản khác của Việt Nam như:

nhuyễn thể (bao gồm các sản phẩm như mực, ngao, sò, nghêu, bạch tuộc…), hàng thủy

sản khô, giáp xác…cũng đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian qua, góp

phần làm đa dạng các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

Nhuyễn thể:

+ Nhuyễn thể chân đầu gồm mực, bạch tuộc: Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt

Nam tăng trưởng ổn định gần như tương ứng với nhịp độ tăng trưởng của tổng xuất

khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong năm 2007, xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu của

Việt Nam đạt trên 81 nghìn tấn, trị giá 282 triệu USD, tăng 21% về khối lượng và

34,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 7,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản

của nước ta. Tới năm 2008 nhu cầu tiêu thụ mực, bạch tuộc ở các thị trường tăng mạnh

nên xuất khẩu mực bạch tuộc của Việt Nam sang các thị trường đạt 86,704 nghìn tấn,

và 318,2 triệu USD, tăng 6,2% về lượng và 12,7% về mặt giá trị...tới năm 2009 do ảnh

hưởng của khủng khoảng tài chính nên xuất nhuyễn thể của Việt Nam bị giảm 16,4%

về mặt giá trị, đạt 388 triệu USD và giảm 12,1% về mặt khối lượng so với năm 2008.

Các sản phẩm được tiêu thụ mạnh nhất gồm mực cắt khoanh, mực nang sashimi, mực

cắt quả thông, bạch tuộc xếp hoa.

+ Nhuyễn thể hai mảnh vỏ: Ở Việt Nam, nhuyễn thể hai mảnh vỏ là sản phẩm xuất

khẩu phát triển mạnh từ năm 1999. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu chưa cao do sản

lượng còn nhỏ bé, chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên, thị trường xuất khẩu còn hạn

chế, việc chế biến sản phẩm giá trị gia tăng chưa được quan tâm đúng mức

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu được

112 nghìn tấn nhuyễn thể (chân đầu và hai mảnh vỏ), đạt giá trị 437 triệu USD, tăng

1,5% về khối lượng và 12,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009. Cũng trong năm

nay, thị trường xuất khẩu nhuyễn thể của Việt Nam cũng đã được mở rộng, với trên 80

thị trường, tăng 7 thị trường so với năm 2009. Trong đó, EU, Hàn Quốc và Nhật Bản

vẫn là 3 thị trường chính của nhuyễn thể Việt Nam với thị phần lần lươt là 30,8%,

25,8%, 23,3% kim ngạch xuất khẩu nhuyễn thể của Việt Nam

41

Biểu đồ 2.11: Thị trường xuất khẩu nhuyễn thể của Việt Nam năm 2010

(Nguồn VASEP)

Dự báo năm 2011, ngành xuất khẩu nhuyễn thể có nhiều cơ hội tăng trưởng,

bởi năm nay, nhuyễn thể sẽ tiếp tục là thành phần làm đa dạng hóa sản phẩm thủy sản

xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, như chỉ đạo của Bộ NN&PTN. Tuy nhiên, để đảm

bảo được mức tăng trưởng như hiện nay, ngành xuất khẩu nhuyễn thể Việt Nam còn

phải vượt qua nhiều khó khăn như: ngoài những yêu cầu về việc áp dụng các tiêu

chuẩn HACCP, ISO 22000 vào quản lý chất lượng tại các nhà máy chế biến, thì thị

trường EU còn yêu cầu phải đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế của Hiệp hội Bán

lẻ Anh (BRC). Bên cạnh đó các DN xuất khẩu phải thực hiện tốt việc chứng nhận xuất

xứ nhuyễn thể 2 mảnh vỏ. Mặt khác, tình trạng thiếu nguyên liệu cũng là khó khăn lớn

cho các nhà máy chế biến. Đặc biệt trong năm 2010, tình trạng nghêu chết hàng loạt

tại các các tỉnh ĐBSCL đã khiến các DN Việt Nam lao đao tìm nguồn nguyên liệu

nhập khẩu để hoàn thành các hợp đồng đã ký. Trong khi đó, nhập nguyên liệu để chế

biến lại gặp khó bởi những yêu cầu và quy định kiểm dịch nghiêm ngặt.

42

Biểu đồ 2.12: Giá XK nhuyễn thể trung bình hàng tháng 12/2009-12/2010

(Nguồn Vasep)

Giá xuất khẩu nhuyễn thể trung bình của Việt Nam ở mực khá cao dao động từ 3

USD/kg-7USD/kg. Giá xuất khẩu nhuyễn thể sang thị trường Nhật Bản ở mức cao

nhất trên 6 USD/kg trong khi giá xuất sang EU lại ở mức thấp chỉ đạt 3,2USD/kg.

Hàng thủy sản khô là một mặt hàng mới được khai thác trong vài năm gần đây

nhưng đã có những đóng góp quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả

ngành thủy sản và sẽ là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của thủy sản Việt Nam trong

những năm tới. Năm 2006 Việt Nam đã xuất khẩu 35,47 nghìn tấn thủy sản khô trị giá

142,2 triệu USD, tới năm 2007 dù khối lượng xuất khẩu tương đương nhưng kim

ngạch xuất khẩu mặt hàng này lại tăng 2,9% đạt 146,9 triệu USD. Năm 2008 do tác

động của khủng khoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho kim ngạch xuất khẩu mặt hàng

này giảm 0,8% về mặt giá trị và 7,6% về mặt khối lượng. Tới năm 2009 nền kinh tế

thế giới suy thoái nhưng xuất khẩu thủy sản khô lại hầu như không chịu tác động

mạnh của cuộc suy thoái này, bởi nền kinh tế của các thị trường chính nhập khẩu hàng

thủy sản khô của Việt Nam là Asean, Hàn quốc chỉ suy thoái nhẹ, vì vậy xuất khẩu

thủy sản khô năm 2009 đạt gần 43.000 tấn, với giá trị trên 160 triệu USD, tăng 31,2%

về lượng và 9,9% về giá trị so với năm 2008, với giá trung bình đạt 3,49 USD/kg.

Thủy sản khô của Việt Nam hiện đang có mặt tại hơn 50 nước trên thế giới. Hầu hết các

thị trường đều có sự tăng trưởng rất khả quan, ở mức từ 2- 3 con số. Mặc dù nhiều

tiềm năng như vậy, nhưng trên thực tế, người sản xuất cũng như DN còn ít quan tâm

đến mảng xuất khẩu này. Nhiều địa phương, DN còn chưa chú trọng tới việc đáp ứng

đầy đủ các điều kiện vệ an toàn vệ sinh thực phẩm khi xuất khẩu

43

2.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của việt Nam

Từ năm 2000 cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có sự thay đổi rõ

nét. Nếu như trước đây Việt Nam chỉ xuất khẩu qua hai thị trường trung gian là Hồng

Kông và Singapore thì nay sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đã có mặt tại 163 thị

trường trên thế giới, trong đó ba thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản, chiếm

khoảng trên 60% kim ngạch xuất khẩu. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt

Nam có nhiều thay đổi trong giai đoạn 2006-2010…Trong những năm gần đây, EU đã

thay thế thị trường Mỹ và Nhật trở thành thị trường có thị phần xuất khẩu hàng đầu

của Việt Nam.

Bảng 2.6: Thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam giai đoạn

2006-2010 theo giá trị

Thị trường

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Gía trị % Gía trị % Gía trị % Gía trị % Gía trị %

EU 723,5 21,6 908,04 25,7 1144,5 25,4 1096,3 25,8 1181,4 23,5 Mỹ 664,3 19,8 720,5 20,4 744,6 16,5 713,36 16,8 971,56 19,3 Nhật Bản

842,6 25,1 745,9 21,1 828,35 18,4 757,91 17,8 896,98 17,8

Hàn Quốc

210,3 6,2 273,5 7,8 300,75 6,7 307,80 7,2 386,19 7,7

Trung Quốc

145,6 4,3 152,7 4,3 157,14 3,5 201,72 4,7 247,25 4,9

Asean 150,9 4,5 178,2 5,1 195,01 4,3 205,84 4,8 215,65 4,3

ÔxTray

lia

126,5 3,7 120,9 3,2 135,51 3 131,74 3,1 151,89 3,0

Nga 126,4 3,8 119,1 3,4 271,77 4,8 84,58 2 89,68 1,8

Tổng 3348,3 100 3762,7 100 4509 100 4250 100 5033 100

(Nguồn: Vasep)

- Thị trường thủy sản EU: Đối với mặt hàng thủy sản, hàng năm EU chiếm tới

44

40% nhập khẩu toàn thế giới. Mức tiêu thụ bình quân đầu người là 26,3 kg/ năm và

tăng dần hàng năm. Trong đó thị trường chính là Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia,

Hà Lan. Do vậy nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU hàng năm là rất lớn. Đây là thị

trường có mức sống cao nhưng cũng rất khó tính và có chọn lọc, với những yêu cầu

nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Xuất khẩu thủy

sản Việt Nam sang EU đã đạt được kết quả đáng khích lệ trong giai đoạn 2006-2010.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU không Ngừng tăng cả về mặt số

lượng và giá trị, từ 723 triệu USD (năm 2006) lên tới 1181,4 triệu USD năm 2010. EU

liên tiếp là thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam, thị phần xuất khẩu

thủy sản Việt Nam vào EU đã tăng lên rất đáng kể, từ mức 21,6% năm 2006 lên 25,8%

năm 2009, đến năm 2010 là 23,5%. Trong 4 năm lại đây với thị phần chiếm trung bình

25% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước, EU từ vị trí thứ 2 năm 2006 đã trở thành thị

trường nhập khẩu số 1 của Việt Nam liên tục trong 4 năm trở lại đây. Năm 2008 mặc

dù kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, các nước khối EU đều bị ảnh hưởng

nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn đạt mức cao ở thị trường này. Đây là một

thành công lớn của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu vào EU đạt 1144 triệu USD

tăng 31% so với năm 2007. Sang năm 2009, là một năm không sáng sủa với hoạt động

xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung khi lần đầu tiên có mức tăng trưởng âm,

nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU vẫn không sụt giảm đáng kể đat 1096

triệu USD, giảm 4,1% về mặt gía trị so với năm 2008. Năm 2010 mặt hàng thủy sản

Viêt Nam có mặt trên hầu hết các nước nội khối EU, trong đó các thị trường Pháp,

Đức,Tây Ban Nha, Ý…là những thị trường ổn định và nhập khẩu lớn hàng thủy sản

của ta. Tuy nhiên năm 2010 thị trường EU lai một lần nữa gây thêm khó khăn cho thủy

sản Việt Nam khi họ áp dụng quy định EC 2005/2008, theo đó các lô hàng thủy sản

nhập khẩu vào thị trường này sẽ phải cung cấp đầy đủ các thông tin truy xuất về nguồn

gốc. Việc này gây rất nhiều khó khăn cho các DN xuất khẩu sang thị trường này do

đặc điểm đánh bắt cá ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, manh mún, với phương thức hoạt động

nay đây mai đó, vùng đánh cá đa dạng, không ổn định nên việc truy xuất nguồn gốc là

không dễ. Hơn nữa, nguyên liệu chế biến sản phẩm xuất vào EU bao gồm cả tự khai

thác và nhập khẩu nên thủ tục sẽ càng phức tạp. Mặt khác việc 6 nước nội khối EU

đưa cá Tra việt Nam vào danh sách đỏ đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới xuất khẩu thủy

45

sản của nước ta trong năm này, tuy nhiều khó khăn nhưng các DN xuất khẩu vẫn nỗ

lực cố gắng gia tăng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường này đạt 1181

triệu USD tăng 9,6 % so với năm 2009. EU luôn được xác định là thị trường chiến

lược và quan trọng của thủy sản Việt Nam.

Biểu đồ 2.13: Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2010

(Nguồn Vasep)

- Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu thủy sản hàng

đầu thế giới có kim ngạch nhập khẩu trung bình 15 tỷ USD/năm, mức tiêu thụ thủy sản

theo đầu người cao nhất thế giới 67 kg/người/năm. Với dân số hơn 120 triệu người

(2009), GDP đạt trên 5000 tỉ USD (khoảng 473.000 tỷ yên), bình quân đầu người xấp

xỉ 40.000USD/năm. Nhật Bản là thị trường tiềm năng lớn cho ngành chế biến thủy sản

xuất khẩu nước ta. Hiện Nhật Bản đang là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của

Việt Nam sau EU, với thị phần trung bình chiếm 20% giá trị xuất khẩu trong tổng giá

trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2006-2010. Tuy nhiên, lâu nay các DN

Việt Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng vào thị trường này, năm 2006 kim ngạch

xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật là 842,6 triệu USD đưa Nhật Bản trở

thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhât của Việt Nam, chiếm 25% thị phần (về

giá trị). Nhưng sang năm 2007 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị

trường này đạt 745,95 triệu USD, giảm 11,5% về mặt giá trị so với năm 2006, nguyên

nhân là do các mặt hàng thủy sản của Việt Nam phải đối phó với nhiều cản trở và sự

cố vệ sinh ATTP cùng các biện pháp quản lý mới. Trước những khó khăn đó Nhật Bản

đã tụt xuống là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam năm 2007 sau

EU và liên tục giữ vị trí này trong 2 năm liên tiếp 2008 và 2009. Năm 2008 Việt Nam

xuất khẩu trên 134 ngàn tấn thủy sản sang Nhật, với giá trị đạt hơn 828 triệu USD,

tăng 13,2% về khối lượng và 11% về giá trị so với năm 2007. Năm 2009, xuất khẩu

thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản chiếm 17,8% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu,

46

đạt 757,92 triệu tấn giảm 8,5% về giá trị so với năm 2008. Sự sụt giảm này là do cuộc

khủng khoảng kinh tế toàn cầu cuối năm 2008 gây ra dẫn tới nhu cầu tiêu dùng thủy

sản của Nhật giảm sút. Sang năm 2010 nền kinh tế Nhật Bản đang trên đà phục hồi,

nhu cầu thủy sản của người Nhật tiếp tục tăng đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản của

Việt Nam sang thị trường này tăng 18,3% so với năm 2009 đạt 896 triệu USD. Tuy

nhiên năm 2010 Nhật Bản lại tụt xuống vị trí thứ 3 trong số các thị trường lớn xuất

khẩu thủy sản của Việt Nam với thị phần chiếm 17,8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản

của cả nước. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn

trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, song chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ giá trị nhập khẩu

thủy sản của Nhật Bản. So với tiềm năng sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt

Nam, tỷ lệ thị phần nhỏ như vậy chưa thể hiện đúng vị thế của Việt Nam và chưa cân

xứng với quan hệ thương mại truyền thống giữa 2 nước. Muốn thâm nhập thành công

thị trường Nhật, các DN phải luôn biết làm mới sản phẩm của mình và phải chú ý tới

các rào cản kỹ thuật từ phía thị trường này. Đã có những lô hàng Việt Nam vi phạm

các tiêu chí dư lượng thuốc kháng sinh trong luật vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật,

chính vì vậy nhiều lô hàng đã bị tách lại trước khi xuất khẩu. Để thâm nhập thành công

vào thị trường này không chỉ cần sự nỗ lực của riêng các nhà chế biến mà cần phải có

sự phối hợp tốt của các nhà cung cấp nguyên liệu

- Thị trường Mỹ : Từ đầu những năm 2000, Mỹ đã trở thành một trong ba

thị trường tiêu thụ nhiều nhất thủy sản của Việt Nam. Trong giai đoạn 2006-2010,

giá trị xuất khẩu thủy sản sang Mỹ thường chiếm khoảng 16-22% tổng giá trị XK thủy

sản của Việt Nam. Mỹ là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam và

không quá khắt khe về chất lượng như thị trường EU, Nhật Bản. Tuy nhiên điểm gây

khó khăn với việc nhập khẩu thủy sản vào thị trường này là biện pháp bảo hộ sản xuất

nội địa, với việc áp dụng mức thuế chống phá giá cao cho các sản phẩm nhập khẩu

chính của Việt Nam vào Mỹ như cá Tra, cá basa, Tôm. Đối với mặt hàng cá Tra, cá

basa, do Mỹ xếp hai loại cá này vào loại cá da trơn, vì vậy, các DN Việt Nam phải

chịu mức thuế chống phá giá từ 36% đến 68%. Dù hàng thủy sản của ta đã phải trải

qua hai vụ kiện “chống bán phá giá” (CBPG) đối với Tôm và philê cá Tra đông lạnh,

lại gặp phải khó khăn trong việc dán nhãn do người nuôi cá ở Mỹ ngăn cản cá Tra Việt

Nam được đóng nhãn cá da trơn, nhưng kim ngạch xuất khẩu cá Tra, Basa nói riêng và

47

thủy sản của Việt Nam nói chung vào thị trường này vẫn tăng trưởng cao qua các năm.

Năm 2007, Mỹ đã nhập khẩu gần 100 nghìn tấn thuỷ sản của Việt Nam, trị giá trên

720,5 triệu USD, tương đương về khối lượng nhưng tăng 8,5% về giá trị so với năm

2006, chiếm khoảng 20,4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, sau EU

(25,7%) và Nhật Bản (21,1%). Sang năm 2008 Mỹ được coi là trung tâm của cuộc

khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng ảnh hưởng của khủng khoảng chưa tác động

mạnh tới hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, nên kim ngạch xuất khẩu thủy

sản của Việt Nam sang Mỹ vẫn tăng 3,3% so với năm 2007, đạt trên 744 triệu USD.

Khủng khoảng năm 2008 tiếp tục ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ năm 2009, dù Mỹ là

một trong những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính

và suy thoái kinh tế, nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị

trường này năm 2009 giảm không đáng kể, Việt Nam vẫn xuất gần 123 nghìn tấn

thủy sản sang thị trường Mỹ, với giá trị trên 713 triệu USD, tăng 14,6% về khối

lượng nhưng giảm 4,2% về giá trị. Như vậy bất chấp kim ngạch xuất nhập khẩu của

Mỹ đều suy giảm mạnh nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Mỹ vẫn đạt được

tốc độ tăng trưởng khá. Có thể nói đây là một điểm sáng đối với ngành chế biến và

xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2009 đầy khó khăn. Sự giảm sút này

không đáng kể là do thủy sản được xem là một mặt hàng cơ bản, dù thu nhập giảm sút

nhưng sức mua của mặt hàng này giảm không nhiều, thậm chí một số loại còn tăng lên

do người tiêu dùng chuyển sang sử dụng mặt hàng rẻ hơn. Bước sang năm 2010 nền

kinh tế Mỹ phục hồi và ổn định hơn, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Mỹ tăng mạnh,

kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ tăng 45,3% về mặt giá trị đạt

971 triệu USD, và 30,5% về mặt sản lượng đạt 156,9 nghìn tấn so với năm 2009. sự

tăng trưởng cao cả về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang

thị trường Mỹ đã đưa Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của việt

Nam , chiếm 19,3% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Thị trường thuỷ sản

Hoa Kỳ là một thị trường rất có tiềm năng và nhu cầu của người tiêu dùng Hoa Kỳ đối

với các sản phẩm thuỷ sản ngày càng cao về số lượng lẫn chất lượng. Các nhà nhập

khẩu thuỷ sản Hoa kỳ cho biết, tiêu thụ thuỷ sản Hoa Kỳ đang có chiều hướng gia tăng

mạnh, trong khi nguồn cung trong nước lại giảm dần. Đây là cơ hội cho các DN thuỷ

48

sản Việt Nam tăng thị phần tại Hoa Kỳ trong năm 2011. Có 4 nhóm sản phẩm được

người tiêu dùng Hoa Kỳ ưa chuộng nhất là cá Ngừ, Tôm và các Tra, cá basa.

- Thị trường Hàn Quốc được coi là nhiều tiềm năng đối với hàng thuỷ sản của

Việt Nam, với mức tiêu thụ trung bình khoảng 7,300 nghìn tấn Tôm mỗi năm. Hàn

Quốc vẫn đứng vững ở vị trí thứ 4 trong tốp các thị trường nhập khẩu thủy sản của

Việt Nam và đứng thứ 2 về nhập khẩu thủy sản khô từ nước ta. Kim ngạch xuất khẩu

thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc chiếm trung bình 7,1% trong tổng giá trị xuất

khẩu thủy sản của cả nước giai đoạn 2006-2010. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

sang Hàn Quốc tăng trưởng đều qua các năm cả về khối lượng và giá trị. Đây được coi

là thị trường đơn lẻ nhập khẩu ổn định nhất trong giai đoạn 2006-2010. Năm 2010

xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt trên 386 triệu USD, tăng 83% về

mặt giá trị so với năm 2006. Năm 2009 khi kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang hầu hết

các thị trường đều giảm thì xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này lại

tăng 2,36% so với năm 2009, đạt 307 triệu USD. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế như

hiện nay dự báo nhu cầu nhập khẩu thủy sản phục vụ cho tiêu dùng của Hàn Quốc tiếp

tục gia tăng. Loại thuỷ sản được ưa thích ở Hàn Quốc là Tôm, nhuyễn thể chân đầu,

nhuyển thể hai mảnh vỏ và cá Tra, Basa, đặc biệt là các sản phẩm từ cua, cá thu,

mực… nhưng rất thiếu nguồn cung trong nước. Đây là những cơ hội tốt để các DN

Việt Nam tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu.

- Thị trường Trung Quốc và Hồng Kông, Nga, Asean, ÔxTraylia… là những thị

trường xuất khẩu thủy sản truyền thống của Việt Nam, chiếm một tỷ lệ đáng kể

khoảng 15% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Viêt Nam và có tốc độ tăng trưởng

nhanh trong những năm vừa qua.

Thị trường Trung Quốc với dân số đông trên 1,3 tỷ dân, là thị trường có nhu cầu

nhập khẩu thủy sản tăng mạnh trong những năm gần đây nhưng chỉ chiếm trung bình

khoảng 4% thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhừng kim

ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này tăng đều qua các năm.

Năm 2006 Việt Nam xuất khẩu 48,47 nghìn tấn thủy sản sang Trung Quốc đạt trên

145,5 triệu USD, tới năm 2010 khối lượng xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đã

tăng lên 62,2 nghìn tấn với kim ngạch đạt 247,2 triệu USD tăng 8,3% về mặt khối

lượng và 69,8% về mặt giá trị. Thị trường Trung Quốc cũng là thị trường có mức tăng

49

trưởng dương trong năm 2009 đạt 201,72 triệu USD tăng 28,3% so với năm 2008. Nhu

cầu tiêu thụ thủy sản tại thị trường này tiếp tục tăng trong những năm tới, vì vậy Việt

Nam cần chú trọng đẩy mạnh khai thác thị trường rộng lớn này.

Thị trường thủy sản Nga là một thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng với ngành thủy

sản của Việt Nam. Tuy nhiên giai đoạn 2006-2010 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

sang Nga lại bị giảm sút thậm chí đợt bị tạm ngưng do vừa qua chủ trương của chính

phủ nước này muốn giảm sản lượng nhập khẩu nhằm bảo hộ việc đánh bắt thủy sản

trong nước. Năm 2008, Nga từng cấm nhập khẩu thủy sản Việt Nam do liên quan đến

vấn đề chất lượng. Năm 2006 Nga chiếm 3,8% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của

Việt Nam, tới năm 2010 thị phần này đã giảm xuống còn 1,8%. Lợi thế của hàng thủy

sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang Nga hiện nay do người Nga rất yêu chuộng thủy

hải sản, đặc biệt là cá Tra, Basa. Tuy nhiên, so với một thị trường đông dân như Nga,

hiện tại các DN xuất khẩu thủy sản trong nước chỉ mới đáp ứng một phần rất nhỏ cho

thị trường Nga. Thị trường thủy sản Asean trong những năm gần đây cũng phát triển

mạnh, chiếm trung bình 4,5% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn

2006-2010. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước Asean tăng

đều qua các năm từ 150,9 triệu USD năm 2006 lên 215,6 triệu USD năm 2010.

2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời

gian qua

2.2.1 Kết quả đạt được

Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế sớm lấy xuất khẩu làm hướng ưu

tiên phát triển. Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ

trước và có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong 10 năm trở lại đây. Sau 4 năm hội nhập

kinh tế quốc tế Việt Nam đã đứng trong tốp 6 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế

giới và giữ vị trí số 5 liên tục trong nhiều năm gần đây.Việt Nam được coi là nước có

tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản nhanh nhất. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của

Việt Nam tăng 1,5 lần từ 3348,29 triệu USD năm 2006 lên tới 5033 triệu USD năm

2010, khối lượng xuất khẩu tăng từ 811 nghìn tấn (năm 2006) lên 1406 nghìn tấn (năm

2010). Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản bình quân năm 2001-2005 là

10,5%/năm thì tới năm 2006-1010 là 13,1%/năm, đóng góp khoảng 4% GDP, chiếm

8% trong số danh mục các mặt hàng xuất khẩu. Sản lượng thủy sản xuất khẩu trong

50

giai đoạn này cũng không ngừng tăng đạt bình quân 17,35%. Con số này giúp thủy sản

tiếp tục duy trì ngôi vị thứ 4 trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu Việt Nam (sau

dầu thô, dệt may và giày dép), đồng thời khẳng định thủy sản là ngành kinh tế hiệu quả

và mang lại nhiều lợi ích xã hội.

Bảng 2.7: Tốc độ tăng liên hoàn của ngành thủy sản năm 2006-2010

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

3348,29 3762,66 4509 4250 5033

Tốc độ tăng trưởng 100% 112,3% 134,6% 126,9% 150,3% Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng được mở rộng từ 105 thị

trường năm 2006 lên tới 162 thị trường vào năm 2010. Hàng thủy sản Việt Nam chiếm

3,7% thị phần trên thế giới và 0,3% tổng kim ngạch của toàn thế giới. Theo qui ước,

nhóm sản phẩm nào có thị phần cao hơn chỉ số này được coi là “vượt mức” tức là có

đủ năng lực cạnh Tranh. Ba khối thị trường chính của xuất khẩu thủy sản của Việt

Nam là Nhật Bản, Mỹ và EU với khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Ngoài

ra, hàng thủy sản Việt Nam cũng đang bắt đầu thâm nhập vào thị trường mới phát triển

như: Đông Âu, Trung Đông, châu Mỹ... Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu đa dạng hơn

về chủng loại, chất lượng các mặt hàng không ngừng được nâng lên và ngày càng có

uy tín trên thị trường thế giới. Tất cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta đều đạt

được tốc độ tăng trưởng ấn tượng, trong đó cá Tra và Tôm đạt mức tăng trưởng cao

nhất với tốc độ tăng bình quân lần lượt là 23%/năm và 10,7%/năm. Các mặt hàng thủy

sản của Việt Nam đã được các chuyên gia ở các thị trường khó tính như EU, Mỹ công

nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm, họat động đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ

nuôi trồng, đánh bắt thủy sản luôn được đổi mới, công nghệ chế biến thủy sản (theo

tiêu chuẩn HACCP) luôn được cải tiến.

Sức cạnh Tranh các mặt hàng thủy sản cũng như của các DN đã được nâng cao.

Các DN tham gia xuất khẩu thủy sản cũng đã tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm và

ngày càng năng động hơn. Bên cạnh đó tính chuyên nghiệp của các DN chế biến và

xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Giám đốc cũng như nhân

viên kỹ thuật nắm bắt nhanh nhạy công nghệ mới, nắm bắt thông tin thị trường, nghiên

cứu phát triển sản phẩm mới và đảm bảo ATVSTP. Công nghệ chế biến thủy sản của

các DN Việt Nam hiện nay ngang với trình độ của các nước trong khu vực và bước

51

đầu tiếp cận với công nghệ của thế giới. Các DN xuất khẩu thuỷ sản luôn chủ động

tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ NN&PTNT và VASEP tổ chức, vì

vậy đã chủ động điều tiết và phát triển thị trường, đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy

sản ngày càng tăng. Họ cũng tích cực nắm bắt các luật lệ quốc tế cũng như các quy

định của các nước thông qua các lớp đào tạo, tập huấn hoặc hội thảo. Số lượng các DN

đạt tiêu chuẩn ngành về ATVSTP và các DN được cấp phép xuất khẩu sang các thị

trường khó tính như EU, Nhật Bản, Mỹ ngày càng tăng. Hiện nay, Việt Nam có 969

DN tham gia chế biến và xuất khẩu thủy sản. Đã có trên 383 DN Việt Nam đuợc cấp

mã số xuất khẩu vào thị trường EU, 295 DN đuợc phép xuất khẩu vào Hàn Quốc và

300 DN áp dụng HACCP đủ điều kiện XK sang Mỹ.

Trong kế hoạch phát triển giai đoạn 2010-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn đặt mục tiêu, giá trị xuất khẩu của riêng thủy sản phải đạt tối thiểu 7 tỷ USD

(gấp đôi năm 2007), đòi hỏi ngành thủy sản phải có những bước chuyển cơ bản trong

tư duy phát triển kinh tế thủy sản bền vững.

2.2.2 Những mặt hạn chế còn tồn tại

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại không ít những

hạn chế làm cản trở cho việc thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang các

thị trường:

Thứ nhất, hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu ra các thị trường chủ yếu vẫn là

hàng thô, sơ chế, những mặt hàng chế biến sâu và hàng giá trị gia tăng còn ít, cho nên

chưa vận dụng tốt những ưu đãi về thuế mà WTO và ở các thị trường nhập khẩu mang

lại. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa phong phú, chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng:

Tôm, cá Tra, Basa, Mực, cá Ngừ. Mẫu mã kiểu dáng còn đơn điệu chưa hấp dẫn khách

hàng. Thương hiệu cho thủy sản Việt Nam vẫn chưa được xây dựng ít nhiều ảnh

hưởng tới khả năng cạnh Tranh của hàng thủy sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

WTO.

Thứ hai, Chất lượng hàng thuỷ sản dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa cao

nên trước những đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng và vệ sinh an toàn thực

phẩm chỉ có các DN áp dụng có hiệu quả tiêu chuẩn HACCP mới được phép xuất

khẩu vào các thị trường khó tính, số còn lại không đủ tiêu chuẩn bị tái xuất. Tình trạng

các lô hàng bị nhiễm hóa chất, dư lượng Trifluralin vẫn còn tiếp diễn. Vì vậy vẫn cò

52

nhiều lô hàng thủy sản của Việt Nam bị các đối tác nhập khẩu cảnh báo do không đảm

bảo vệ sinh ATTP từ các thị trường dẫn tới tình trạng nhiều DN đã bị đình chỉ xuất

khẩu tạm thời sang các thị trường.

Thứ ba, nhiều đơn đặt hàng bị nhỡ do việc mở rộng thị trường xuất khẩu đem

lại khối lượng lớn các đơn đặt hàng lớn trong khi các DN Việt Nam có quy mô nhỏ bé

hạn chế về tài chính, năng suất lao động thấp, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất

không ổn định, nguồn cung nguyên liệu chế biến thủy hải sản đều đang khan hiếm,

thường thì có tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài từ 70 - 80%; trong đó, chủ

yếu nhập khẩu các loại thủy sản như: cá Ngừ, bạch tuộc, mực, Tôm đỏ kích cỡ lớn.

Chính điều đó làm lỡ nhiều đơn đặt hàng từ phía các bạn hàng.

Thứ tư, hoạt động thâm nhập thị trường của DN Việt Nam còn thụ động phụ

thuộc nhiều vào phía đối tác, chưa thiết lập được hệ thống phân phối thuỷ sản trên thị

trường nhập khẩu. Giữa các DN xuất khẩu đã không có được liên kết và sự cạnh Tranh

lành mạnh, làm suy yếu sức cạnh Tranh của hàng thủy sản Việt Nam khi sang tất cả

các thị trường khác.

Thứ năm, hiện tượng các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị kiện

bán phá giá tại các thị trường Mỹ, EU vẫn còn tồn tại và có xu hướng ngày càng nhiều

gây khó khăn cho các DN và người nuôi trồng thủy sản .

Thứ sáu, vấn đề nuôi trồng thủy sản và sản xuất vẫn còn nhiều bất cập, nhìn

chung công nghệ của Việt Nam vẫn còn hạn chế. Khâu tổ chức vùng nuôi, ao nuôi vẫn

phát triển tự phát, manh mún, không được quy hoạch bài bản, dẫn đến môi trường nuôi

trồng không an toàn, việc quản lý chất lượng còn rất khó khăn. Trong đánh bắt, công

nghệ bảo quản sản phẩm sau khai thác còn lạc hậu, ý thức người nuôi trồng, đánh bắt

chưa cao, nhiều người vẫn dùng những hóa chất không an toàn để bảo quản sản phẩm

tạo cơ sở cho một số thị trường nhập khẩu thủy sản của ta bôi nhọ, nói xấu (cụ thể là

cá Tra, Basa) làm mất lòng tin của người tiêu dùng gây ra hiện tượng sụt giảm về số

lượng cũng như giá trị của thủy sản Việt Nam sang các thị trường.

2.2.3 Nguyên nhân dẫn tới hạn chế

2.2.3.1 Nguyên nhân khách quan

- Các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam rất quan tâm tới chất lượng

sản phẩm, người tiêu dùng ưa thích các sản phẩm thủy sản tươi ngon, chất lượng tốt

53

xong mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ lại có tập quán tiêu dùng riêng nên đã đặt ra

những quy định riêng về sản phẩm thủy sản nhập khẩu. Trước những yêu cầu khắt khe

về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, để được đảm bảo có thể xuất khẩu và các

lô hàng không bị trả lại Việt Nam phải thuê các chuyên gia thẩm định, chi phí thuê rất

tốn kém mà giá xuất khẩu lại ở mức thấp nên không phải lô hàng nào xuất khẩu cũng

được kiểm duyệt kỹ.

- Các nước nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam ngày càng sử dụng các rào

cản một cách tinh vi hơn, các vụ kiện chống bán phá giá ngày càng trở lên phổ biến

hơn trong khi đội ngũ cán bộ quản lý vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong các vụ giải

quyết Tranh chấp nên thường bị thua thiệt.

- Thêm vào đó hàng năm Việt Nam phải đối mặt với nhiều thiên tai: lũ lụt, bão

ở miền Trung. Điều này trực tiếp ảnh hưởng tới hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy

sản của Việt Nam dẫn tới tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến phục vụ cho hoạt động

xuất khẩu phải nhập khẩu nguyên liệu từ bên ngoài.

- Bên cạnh đó, các DN còn chịu sự cạnh Tranh không lành mạnh, kinh doanh

kiểu chộp giật, nên bị đối tác lợi dụng đưa giá xuất khẩu xuống mức quá thấp với chất

lượng thấp (tỷ lệ mạ băng cao, dùng hóa chất giữ nước...) không những làm tổn hại

đến hiệu quả và lợi ích của người nuôi cá mà còn ảnh hưởng đến uy tín của cá Tra Việt

Nam, tạo cớ cho những thông tin không tốt của báo chí các nước, dẫn đến nguy cơ làm

mất thị trường nhập khẩu.

2.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan

- Nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu còn bị thiếu trầm trọng, các nhà máy

chế biến mới chỉ sử dụng hết 60-70% công suất, nguồn nguyên liệu phụ thuộc hoàn

toàn vào tự nhiên, do đó ảnh hưởng đến sản phẩm chế biến cho xuất khẩu. Việc quy

hoạch vùng nguyên liệu luôn bị phá vỡ bởi tư duy sản xuất theo phong trào của nhà

nông. Việc cấp phép xây dựng nhà máy chế biến thuỷ sản không tính đến vùng nguyên

liệu của các địa phương đã gây lãng phí lớn, mất cân bằng cung – cầu, tất cả các nhà

máy chế biến thuỷ sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chỉ hoạt động cầm chừng,

khoảng 30-50% công suất thiết kế, do thiếu nguyên liệu.

- Trình độ khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng của Việt Nam dù đã được cải

thiện nhưng vẫn còn yếu kém, thiếu kinh nghiệm trong quản lý khiến cho lợi thế so

54

sánh trong xuất khẩu thủy sản không đạt được hiệu quả mong muốn vì quá thấp. Quy

trình sản xuất nguyên liệu chưa tuân thủ tiêu chuẩn Global GAP (sản xuất nông nghiệp

theo tiêu chuẩn quốc tế). Trong khi các thị trường lớn của thuỷ sản Việt Nam coi đây

là điều kiện tiên quyết để nhập khẩu mặt hàng này.

- Vấn đề môi trường chưa được quan tâm đúng mức, cả ở vùng sản xuất nguyên

liệu cũng như ở nhà máy chế biến. Điều này dẫn tới chất lượng thủy sản không được

đảm bảo, không đáp ứng được yêu cầu của các nhà nhập khẩu.

- Hầu hết các DN xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản thiếu hiểu biết về luật pháp quốc

tế và pháp luật thị trường cũng như các nhà nông không nắm bắt được các yêu cầu và

quy định về chất lượng, nguồn gốc thủy sản, nhiều ngư dân còn bỡ ngỡ với những quy

đinh mới (như quy định IUU năm 2010 của EU) dẫn tới tình trạng sản phẩm thủy sản

không được nhập khẩu và bị trả lại do không đúng yêu cầu gây thiệt hại cho các DN

cũng như các ngư dân.

- Giữa người nuôi với người chế biến chưa có sự liên kết chặt chẽ nên việc phân

chia lợi ích trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến xuất khẩu không hài hoà.

- Cạnh Tranh không lành mạnh giữa các DN xuất khẩu trong nước, thay vì cạnh

Tranh bằng chất lượng thì nhiều DN canh Tranh về giá, họ mua những nguyên liệu

không đảm bảo, chất lượng kém để chế biến sau đó bán với giá thâp dẫn đến bán phá

giá. Điều này đã tạo cơ hội cho các DN các nước cạnh Tranh bôi nhọ sản phẩm thủy

sản xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường ở EU và thị trường khác.

- Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản từ trung ương tới địa phương còn ít về số

lượng, đội ngũ cán bộ công chức còn hạn chế về chất lượng. Còn tồn tại nhiều văn bản

quản lý của ngành thiếu định hướng quy hoạch và hỗ trợ cần thiết cho các DN và ngư

dân trong ngành. Sự quản lý chưa chặt chẽ trong khi tình trạng bơm chích tạp chất vào

nguyên liệu và kinh doanh nguyên liệu thủy sản có tạp chất vẫn đang tồn tại dai dẳng

và khó bị phát hiện do các đối tượng tiêm chích tạp chất đã sử dụng nhiều biện pháp

tinh vi hơn đã gây khó khăn cho các DN trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đáp

ứng tiêu chuẩn ATVSTP.

- Môi trường xuất nhập khẩu và kinh doanh cho các DN dù đã được cải thiện

nhiều trong thời gian qua nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được mong mỏi của các

55

DN nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Các thủ tục về xuất nhập khẩu và

đầu tư còn rườm rà, nhiều chi phí tiêu cực phát sinh làm tăng chi phía sản xuất.

- Ngành thủy sản còn thiếu chiến lược về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực

trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến còn thiếu nhiều kỹ sư giỏi và đội ngũ

công nhân có tay nghề. Tình trạng thiếu thầy và thợ diễn ra phổ biến gây cản trở cho

việc sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu

56

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY

SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

3.1. Những cơ hội và thách thức với ngành thủy sản Việt Nam khi Việt Nam trong

thời kỳ hội nhập

3.1.1 Cơ hội cho ngành thủy sản Việt Nam

Thứ nhất, Việt Nam là một thành viên của WTO vì vậy các DN sẽ tiếp tục

được hưởng mức thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu thủy sản sang các nước thành viên

khác của WTO nhất là những nước mà mặt hàng thủy sản của Việt Nam đang được ưa

chuộng như Mỹ, EU, Nhật Bản. Điều này sẽ khích lệ các DN tích cực đẩy mạnh xuất

khẩu thủy sản vào các thị trường tiềm năng này.

Thứ hai, hội nhập KTQT sẽ tạo điều kiện cho các DN sản xuất và chế biến xuất

khẩu thủy sản học hỏi kinh nghiệm về phát triển sản xuất, tiếp cận và mở rộng thị

trường xuất khẩu đồng thời có điều kiện tiếp thu những tiến bộ KHCN thế giới và ứng

dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Từ đó các DN sẽ nâng cao năng

suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, cải tiến mẫu mã, đa dạng

hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu góp phần nâng cao khả năng cạnh Tranh của hàng

thủy sản Việt Nam. Đây chính là cơ hội để các DN xuất khẩu thủy sản vượt qua các

rào cản kỹ thuật ngày càng tinh vi của các thị trường nhập khẩu khó tính như Mỹ, EU,

Nhật Bản, Nga…giúp giữ vững và mở rộng thị phần xuất khẩu sang các thị trường

này.

Thứ ba, nhu cầu thủy sản trên thế giới ngày càng tăng, vì nhiều lý do con người

có xu hướng ăn thuỷ sản ngày một nhiều hơn. Nhất là gần đây, khi bùng nổ những

nguy cơ sức khoẻ như: bệnh béo phì, các vụ ngộ độc hay dịch bệnh hoành hành với

hầu hết các loài gia súc, gia cầm (như bò điên, lở mồm long móng, heo tai xanh,

H5N1, cúm gia cầm,...) thì mặt hàng thuỷ sản dường như đã trở thành lựa chọn an toàn

nhất. Nhưng nguồn cung cấp thuỷ sản không phải ở đâu cũng sẵn. Theo thống kê của

FAO, tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới khoảng 150 triệu tấn, trong đó hơn 110

triệu tấn được dùng làm thực phẩm, đáp ứng trên dưới 15% nhu cầu prôtêin động vật

cho người. Đến nay, gần 90% nguồn lợi biển đã khai thác đến mức, hoặc thậm chí quá

giới hạn cho phép. Trữ lượng còn có thể gia tăng khai thác hoặc thuộc sự quản lý chặt

của một ít quốc gia, hoặc chi phí khai thác cao đến mức không còn ý nghĩa kinh tế. Vì

57

vậy, từ giữa những năm 1950 đến nay, sản lượng thuỷ sản khai thác của thế giới gần

như dừng lại, tăng giảm không đều. Các nước phát triển, vốn chủ yếu dựa vào thuỷ sản

khai thác tự nhiên, bị thiếu hụt ngày càng lớn nguồn cung để đáp ứng nhu cầu trong

nước, buộc phải đẩy mạnh nhập khẩu, chủ yếu từ các nước đang phát triển (ĐPT). Hơn

nữa, các nước phát triển cũng có xu hướng đẩy các hoạt động sản xuất sử dụng nhiều

lao động và tài nguyên thiên nhiên sang các nước ĐPT, chỉ nhập khẩu thành phẩm về

để tiêu dùng hoặc tiếp tục chế biến giá trị gia tăng, với tỷ suất lợi nhuận cao. Vì vậy,

thuỷ sản đứng đầu trong các sản phẩm nông nghiệp họ nhập khẩu từ các nước ĐPT.

Ngược lại, các nước ĐPT rất cần ngoại tệ, đã tập trung sản xuất thuỷ sản để đáp ứng

nhu cầu của khách hàng, trong đó lớn nhất là EU, Mỹ và Nhật Bản. Đến nay, các nước

ĐPT đóng góp hơn 50% tổng NK thuỷ sản của các nước phát triển. Đây chính là cơ

hội để thủy sản Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và khẳng định thương hiệu của mình

trên thị trường thế giới.

Thứ tư, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam còn nhiều phân khúc thị trường chưa

khai thác. Sau các vụ kiện chống bán phá giá cá Tra và Tôm ở Mỹ, hoạt động xúc tiến

thương mại, mở rộng thị trường thuỷ sản Việt Nam đã đi vào thời kỳ mới với những

chuyển biến sâu sắc cả về phương pháp lẫn cường lực, và danh sách hơn 160 thị

trường nhập khẩu hiện nay đối với thủy sản Việt Nam là kết quả đền đáp cho những nỗ

lực đó. Việc mở ra những thị trường mới mang nhiều ý nghĩa. Một mặt, tạo đầu ra mới

cho sản phẩm, góp phần tăng nhanh giá trị xuất khẩu, tiêu thụ nhiều hơn nguyên liệu,

thúc đẩy khai thác và NTTS phát triển, tăng thu nhập cho ngư dân. Thị trường mới

đồng thời có nhu cầu tiêu thụ mới, giúp đa dạng hoá mặt hàng, sử dụng tối ưu nguyên

liệu chế biến. Điều này có thể thấy rõ khi xuất hiện các thị trường Nam Mỹ, Nga, Ai

Cập, v.v… với những yêu cầu sản phẩm cá Tra khác hẳn với châu Âu hay Bắc Mỹ.

Đầu ra mới tạo không gian thông thoáng hơn cho DN lựa chọn phương án kinh doanh,

giảm áp lực cạnh Tranh nội bộ. Nhiều DN đã XK sang các thị trường các chủng mặt

hàng với mức giá khác nhau nên có khả năng linh hoạt điều chỉnh chiến lược kinh

doanh khi có biến động về nguyên liệu, khả năng đáp ứng của DN, sức mua của khách

hàng, tỷ giá hối đoái, v.v…Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều DN, Việt Nam vẫn còn

nhiều “đất” để mở rộng thị trường hơn nữa. Ngay tại những thị trường cũ, nhiều phân

khúc thị trường cũng chưa được khai thác hết, trong khi những cánh cửa mới đã mở ra

58

ngày càng rộng ở các nước Mỹ Latinh (như Braxin, Chilee, Venezuela, Ecuado,

Achentina), khu vực Trung Đông và châu Phi như (UAE, Ai Cập,) với dân số đông

đúc và thu nhập ở mức trung bình hoặc khá cao.

Thứ năm, quản lý vĩ mô phù hợp với kinh tế thị trường hơn. Trong thời gian

qua, đặc biệt từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, quản lý kinh tế vĩ mô

của Nhà nước đã đổi thay nhanh chóng, ngày càng phù hợp với cơ chế kinh tế thị

trường. Những chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, giảm suy thoái

kinh tế và thúc đẩy hồi phục đã giúp Việt Nam trở thành một trong những gương mặt

sáng giá của khu vực và trên thế giới, có sức hút cao đối với các nhà đầu tư nước

ngoài. Về quản lý hành chính, Chính phủ đã hoàn thành giai đoạn 2 thực hiện Đề án 30

của Thủ tướng Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện giúp DN môi

trường hoạt động thông thoáng, đỡ phiền hà hơn, giảm chi phí hơn trước. Nói công

bằng, Chính phủ và Bộ NN&PTNT đã lắng nghe phản ánh của các DN thuỷ sản nhiều

hơn. Các chính sách và giải pháp quản lý được đặt ra linh hoạt hơn, đáp ứng yêu cầu

của sản xuất kinh doanh, chẳng hạn hỗ trợ ngư dân khai thác xa bờ và nông dân NTTS,

nhanh chóng tham gia làm thành viên của Tổ chức Quản lý Nghề cá Trung Tây Thái

Bình Dương, triển khai đăng ký sản phẩm khai thác biển đáp ứng yêu cầu chống sản

phẩm khai thác bất hợp pháp của EU, khởi kiện ra WTO về việc Hoa Kỳ áp dụng cách

tính thuế chống bán phá giá Tôm bất hợp lý đối với Việt Nam, điều chỉnh chính sách

thuế NK nguyên liệu thuỷ sản dành cho chế biến, v.v… Các cơ quan chức năng của Bộ

NN&PTNT như Cục Thú y, Nafiqad, Cục Chế biến Thương mại Nông Lâm Thuỷ sản

và Nghề Muối, … cũng tôn trọng ý kiến DN hơn khi xây dựng và thực hiện các

chương trình, chính sách và văn bản quản lý mới. Tuy còn nhiều vấn đề phải tiếp tục

khắc phục, cải thiện, song sự tiến bộ đã thể hiện rất rõ, giúp DN ngày càng thuận lợi

hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu thủy sản. Nhiều nghị định và quy

định mới đã được ban hành nhằm hỗ trợ cho các DN và ngư dân. Ngày 20/12/2010 bộ

NN và PTNT đã ban hành quyết định số 3408/QĐ-BNN-QLCL phân công tổ chức

thực hiện nhiệm vụ kiểm Tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông

lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ

Thứ sáu, thuỷ sản Việt Nam vừa qua đã được một số nước công nhận, đánh giá

cao về chất lượng. Cuối năm 2009, bộ Y tế và tiêu dùng Tây Ban Nha đã ra thông báo

59

công nhận cá Tra, cá basa xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng các quy định về an toàn

thực phẩm của Liên minh châu Âu. Tây Ban Nha hiện là một trong những nước tiêu

thụ cá Tra và cá basa của Việt Nam nhiều nhất trong số các nước EU với lượng nhập

khẩu mỗi năm theo ước tính khoảng 40.000 tấn. Việc ngành thuỷ sản Việt Nam đáp

ứng yêu cầu cao của EU về vệ sinh an toàn thực phẩm đã giúp sản phẩm thuỷ sản Việt

Nam xuất khẩu sang EU không những ngày càng tăng mà còn có chỗ đứng vững chắc

ở các thị trường đòi hỏi khắt khe khác như Mỹ, Nhật Bản và Canađa.

Thứ bảy, Về mặt thương hiệu sự ra đời và phát triển của Hiệp hội chế biến xuất

khẩu thủy sản (VASEP), Hội nghề Cá, các hiệp hội của từng mặt hàng như Hiệp hội cá

Ngừ… là kênh quảng cáo thương hiệu hiệu quả. Đồng thời các tổ chức này sẽ là cầu

nối cho các DN trong nước với các DN nước ngoài thông qua hoạt động xúc tiến

thương mại.

3.1.2. Thách thức với ngành thủy sản Việt Nam

Bên cạnh những cơ hội trên ngành thủy sản Việt Nam còn phải đối mặt với

nhiều khó khăn như:

- Theo một chuyên gia bộ Công thương, khó khăn cho xuất khẩu thuỷ sản trong

thời gian tới, chủ yếu vẫn là xu hướng bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm

dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng

kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm của các thị trường. Nếu không đáp ứng được

yêu cầu của khắt khe về ATVSTP, dư lượng kháng sinh…thì sẽ lại xuất hiện tình trạng

các lô hàng bị trả lại và các DN bị đình chỉ xuất khẩu. Điều này sẽ ảnh hưởng tới uy

tín của hàng thủy sản Việt Nam và là lực cản cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

trong thời gian tới

- Một thực tế nữa là trong thời gian tới, các DN phải đứng trước khó khăn về thiếu

nguyên liệu trong nước để sản xuất xuất khẩu trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu

một số mặt hàng vẫn chưa đưa về mức 0%. Hiện nay, hầu hết các nhà máy chế biến cá

Tra, Tôm đang thiếu nguyên liệu trầm trọng, do chưa đến thời vụ thu hoạch nên chỉ

hoạt động được khoảng 70% công suất do thiếu nguyên liệu chế biến. Trong khi chi

phí đầu vào tăng, lãi suất ngân hàng đang ở mức cao, nhiều nhà máy phải hoạt động

cầm chừng, cho công nhân nghỉ luân phiên. Số nhà máy chế biến hải sản không Ngừng

tăng lên trong khi năng lực nuôi trồng, khai thác trong nước có hạn, cạnh Tranh trở

60

nên gay gắt. Nhiều DN đã tăng cường nhập khẩu nguyên liệu. Tình trạng thiếu nguyên

liệu này có thể còn kéo dài và nhiều nhà máy chế biến chưa dám đưa ra nhận định lạc

quan về diễn biến của tình hình nguồn nguyên liệu trong thời gian tới. Theo dự báo

của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, để đáp ứng đủ nhu cầu chế biến xuất

khẩu, sắp tới nhập khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sẽ tăng từ 8 – 10%/năm, với giá

trị khoảng 200 triệu USD/năm.

- Việc thực hiện liên kết giữa người nuôi và nhà chế biến chưa tốt, một số nhà máy chế

biến có vùng nguyên liệu khi giá cá tăng cao đã không thu mua cá của dân hoặc cố

tình làm giá để ép người nuôi, chậm thanh toán nợ so với hợp đồng mua bán nên người

nuôi mất lòng tin vào DN. Vì vậy diện tích nuôi cá giảm làm cho tình trạng thiếu

nguyên liệu càng trở nên khó khăn hơn.Bên cạnh đó, yếu kém trong khâu tiếp thị và

thiếu đội ngũ các nhà quản lý cũng như lao động có trình độ cũng là khó khăn đối với

ngành thuỷ sản.

- Tình trạng con giống (để nuôi trồng thuỷ sản) không đảm bảo, chất lượng thấp. Vấn

đề sử dụng hóa chất, kháng sinh ở các công đoạn nuôi trồng và trước chế biến chưa

được giải quyết dứt điểm. Tỷ giá tăng cao, thêm vào đó các DN khó tiếp cận vay vốn

sản xuất chế biến (nếu như năm 2009 và 2010, DN được hỗ trợ về chính sách lãi suất

thì năm nay không những không được hỗ trợ mà còn chịu sự tác động nhiều chiều của

sự phục hồi kinh tế). Trong khi đó nhu cầu về nguyên vật liệu, nhu cầu về giá vận

chuyển, nhu cầu về vốn tăng lên… các Ngân hàng thực hiện chính sách thả nổi lãi

suất, sự điều chỉnh giá nhiên liệu trong nước cộng với sự mất ổn định nền kinh tế của

một số thị trường mặt hàng thủy sản Việt Nam chiếm ưu thế khiến sức mua và khả

năng xuất khẩu của DN Việt Nam bị ảnh hưởng. Ngoài ra, khi kinh tế có dấu hiệu

phục hồi, bằng các chính sách điều chỉnh về tiền tệ, tài khóa, các quốc gia tăng trưởng,

có nền kinh tế mạnh hơn đẩy khó khăn về phía các quốc gia “yếu” hơn sao cho mang

lại lợi cho họ nhiều hơn. Khi đó, chính các DN xuất khẩu Việt Nam sẽ phải gánh chịu.

Tất cả các yếu tố này sẽ đẩy các DN sản xuất Việt Nam vào một năm hoạt động kinh

doanh khó khăn.

- Tình trạng thiếu lao động có tay nghề do sự chuyển dịch lao động từ ngành chế biến

thủy sản sang ngành khác và một số lượng lớn đi lao động tại các khu công nghiệp

ngoài tỉnh; do thu nhập thấp, không ổn định dẫn đến việc các DN thiếu lao động có có

61

kinh nghiệm, tay nghề giỏi ngày càng gay gắt hơn làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt

động sản xuất kinh doanh ngành thủy sản.

- Nhật Bản là thị trường lớn nhập khẩu thủy sản của Việt Nam chủ yếu là Tôm lại gặp

phải khó khăn do sóng thần và động đất, nền kinh tế Nhật bị tàn phá nặng nề, để phục

hồi chính phủ nước này sẽ thực hiện nhiều biện pháp trong đó việc chi tiêu, nhất là các

mặt hàng nhập khẩu xa xỉ sẽ bị giảm. Điều này sẽ là một thách thức lớn với ngành

thủy sản Việt Nam trong thời gian tới.

Như vậy trong thời gian tới sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức đối với các DN

và ngành thủy sản Việt Nam. Để phát triển bền vững thì cần phải có định hướng cụ thể

và giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn trên để giúp ngành thủy sản có thể đạt

được mục tiêu đã đề ra.

3.2. Định hướng phát triển ngành thủy sản trong giai đoạn 2010-2020 của Đảng

và Nhà Nước

3.2.1 . Mục tiêu

Mục tiêu năm 2011: Theo kế hoạch ngành thủy sản phấn đấu mức tăng trưởng

chung là 7% so với năm 2010. Tổng sản lượng thủy sản năm 2011 phấn đấu đạt

khoảng 5,3 triệu tấn, trong đó khai thác là 2,3 triệu tấn và nuôi trồng là 3 triệu tấn.

Mục tiêu của ngành thủy sản tới năm 2020 là:

Thứ nhất, về cơ bản ngành thủy sản được công nghiệp hóa - hiện đại hoá và tiếp

tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững, đưa ngành thủy sản trở thành một ngành

sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng

suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh Tranh cao và hội

nhập vững chắc vào kinh tế thế giới. Đồng thời từng bước nâng cao trình độ dân trí,

đời sống vật chất và tinh thần của ngư dân, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và

quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Thứ hai, Ngành kinh tế thủy sản đóng góp 30 - 35% GDP trong khối nông - lâm

- ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8 - 10%/năm. Kim ngạch

xuất khẩu thủy sản đạt 8 - 9 tỷ USD. Tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5 - 7 triệu tấn,

trong đó nuôi trồng chiếm 65 - 70% tổng sản lượng.

Thứ ba, Ngành thủy sản góp phần tạo việc làm cho 5,0 triệu lao động nghề cá

có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 3 lần so với hiện nay; trên 40% tổng số lao

62

động nghề cá qua đào tạo. Xây dựng các làng cá ven biển, hải đảo thành các cộng

đồng dân cư giàu truyền thống tương thân, tương ái, có đời sống văn hóa tinh thần

đậm đà bản sắc riêng.

3.2.2. Định hướng phát triển của ngành thủy sản Việt Nam giai đoạn 2010-

2020

3.2.2.1. Định hướng phát triển theo lĩnh vực

3.2.2.1.1. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

- Tập trung nghiên cứu điều Tra nguồn lợi, dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải

sản; phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các hoạt động nghiên cứu nguồn

lợi và tổ chức khai thác hải sản trên biển.

- Tổ chức lại sản xuất khai thác hải sản trên biển, trên cơ sở cơ cấu lại tàu thuyền, nghề

nghiệp phù hợp với các vùng biển, tuyến biển, với môi trường tự nhiên, nguồn lợi hải

sản. Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp để định hướng khai thác, bảo tồn và phát triển

nguồn lợi hải sản trên biển, tăng cường sự tham gia của cộng đồng. Đổi mới và ứng

dụng khoa học công nghệ trong khai thác thủy sản, bảo quản sản phẩm để giảm tổn

thất sau thu hoạch. Củng cố và phát triển các mô hình tổ chức sản xuất khai thác hải

sản như: tổ đội sản xuất, hợp tác xã, các hình thức kinh tế tập thể, liên doanh, liên kết,

các mô hình hậu cần dịch vụ tiêu thụ sản phẩm trên biển. Đổi mới xây dựng các hợp

tác xã và liên minh hợp tác xã nghề cá theo hướng thật sự vì lợi ích của ngư dân, bảo

vệ môi trường sinh thái bền vững, gắn kết cộng đồng, phát triển và ổn định xã hội

vùng biển và hải đảo. Hình thành một số DN, tập đoàn lớn đủ mạnh để hoạt động khai

thác hải sản xa bờ và hợp tác khai thác viễn dương với các nước trong khu vực.

- Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển, đặc biệt sớm hoàn thiện hệ thống

thông tin tàu cá nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các tai nạn, rủi ro trên

biển, cứu hộ cứu nạn. Tăng cường bảo vệ, hỗ trợ đảm bảo an toàn cho ngư dân hoạt

động trên biển. Xây dựng lực lượng kiểm ngư đủ mạnh để bảo vệ nguồn lợi gắn với

bảo vệ ngư dân và quốc phòng an ninh trên biển và hải đảo.

- Củng cố, phát triển ngành cơ khí đóng, sửa tàu cá, có lộ trình phù hợp chuyển nhanh

các tàu cá vỏ gỗ sang vỏ thép, vật liệu mới…, phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ

ngành cơ khí tàu cá, các ngành sản xuất lưới sợi, ngư cụ phục vụ khai thác gắn với đầu

63

tư nâng cấp, hiện đại hóa các cảng cá, bến cá, các khu neo đậu tránh trú bão, các khu

hậu cần dịch vụ nghề cá ven biển và trên các hải đảo.

- Nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nghề khai thác hải sản. Xây

dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn biển và khu bảo tồn vùng nước nội địa, nhân

rộng các mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng, ban hành cơ chế chính sách

quản lý phù hợp; thực hiện việc thả các giống thủy sản đảm bảo chất lượng ra biển và

các thủy vực nội địa theo mùa vụ để phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Xây dựng và thiết lập cơ chế, chính sách quản lý khai thác nội địa từ điều Tra nguồn

lợi trên các lưu vực sông, suối, hồ đến quản lý khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy

sản, bảo vệ môi trường. Chống đánh bắt bất hợp pháp, hủy diệt nguồn lợi.

3.2.2.1.2 Nuôi trồng thủy sản

Đối với vùng nước ngọt:

- Ổn định diện tích nuôi các loài cá truyền thống trên các vùng nông thôn, miền

núi, vùng sâu, vùng xa để tăng nguồn thực phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các

hộ gia đình nông dân, đồng bào miền núi, góp phần thiết thực xóa đói giảm nghèo.

- Không Ngừng đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng các đối tượng nuôi, các giống

thủy đặc sản (lươn, ếch, baba, Tôm càng xanh, cá chình, rô phi, …) và các giống thủy

sản mới (cá nước lạnh, cá cảnh …) phục vụ xuất khẩu, du lịch và thị trường nội địa.

- Tập trung triển khai áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP đối với sản xuất cá Tra công

nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đối với vùng nước lợ:

- Tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng các đối tượng thủy sản tạo sản phẩm chủ lực

theo nhu cầu của thị trường, phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái phục vụ

xuất khẩu

- Hình thành các vùng nuôi công nghiệp tập trung có quy mô diện tích lớn theo tiêu

chuẩn GAP phù hợp với từng thị trường, tạo sản lượng hàng hóa lớn phục vụ xuất

khẩu và tiêu thụ trong nước ở các khu vực đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung

và đồng bằng sông Cửu Long, gắn với truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu

thủy sản uy tín, chất lượng cao.

64

- Duy trì, phát triển các hình thức nuôi hữu cơ (nuôi sinh thái), nuôi quảng canh cải

tiến ở các vùng bãi bồi, đầm phá, rừng ngập mặn để vừa tạo sản phẩm xuất khẩu chất

lượng cao, vừa bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản.

Đối với nuôi nước mặn:

- Phát triển nuôi biển thành một lĩnh vực sản xuất quy mô công nghiệp tạo khối

lượng sản phẩm lớn phục vụ xuất khẩu, du lịch và tiêu thụ nội địa.

- Hoàn chỉnh quy hoạch, công bố quy hoạch các vùng nuôi biển tập trung: trên

biển, ven các hải đảo và biển ven bờ; quy hoạch và có kế hoạch phát triển các giống

hải sản phục vụ nghề nuôi biển, tạo sản phẩm hàng hóa lớn (giáp xác, nhuyễn thể, cá),

sớm hình thành các nhóm đối tượng chủ lực có xuất xứ nguồn gốc, có thương hiệu uy

tín trên thị trường. Tập trung phát triển nhanh, mạnh các đối tượng có thị trường tốt, đã

có truyền thống, có thương hiệu, chủ động sản xuất giống và quy trình sản xuất như:

nhuyễn thể hai mảnh vỏ (ven biển Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long), Trai ngọc

(Cô Tô, Phú Quốc), tu hài (Cát Bà, Quảng Ninh), bào ngư (Bạch Long Vĩ), Tôm hùm

(Phú Yên, Khánh Hòa), ốc hương, sò điệp … (ven biển miền Trung), cá cu (Đà Nẵng),

cá giò, cá mú (Hải Phòng, Vũng Tàu, Côn Đảo)… Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu,

sản xuất thủy sinh vật cảnh để cung cấp cho thị trường trong nước, du lịch và tiến tới

xuất khẩu.

- Tổ chức các mô hình nuôi biển phù hợp như: mô hình quân dân kết hợp nuôi biển

ven các đảo và quần đảo Trường Sa, Đá Tây, Bạch Long Vĩ, Cô Tô; mô hình đầu tư tư

nhân; mô hình liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế.

- Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, công nghệ cao vào sản

xuất giống, tập trung nguồn lực để tạo nguồn giống sạch bệnh, trước hết đối với Tôm

sú, Tôm chân trắng và cá Tra.

- Tăng cường quản lý nhà nước để quản lý nghiêm ngặt chất lượng con giống, hệ

thống sản xuất, lưu thông, tiêu thụ giống thủy sản. Tiếp tục tập trung đầu tư cho các

Trung tâm quốc gia giống thủy sản, các trung tâm giống thủy sản cấp I và vùng sản

xuất giống tập trung ở Nam Trung bộ.

65

3.2.2.1.3 Chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản

- Rà soát lại quy hoạch các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, gắn kết chặt chẽ các

cơ sở chế biến với vùng sản xuất nguyên liệu và cơ sở dịch vụ hậu cần (các cảng cá,

bến cá).

- Đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu và đa dạng hóa sản phẩm chế biến, tăng tỷ lệ giá

trị gia tăng trong mỗi sản phẩm thủy sản.

- Giữ vững thị phần trên các thị trường lớn (EU, Nhật, Hoa Kỳ, Nga…), đồng thời

không Ngừng mở rộng thị trường để tăng thị phần trên các thị trường tiềm năng khác

(Trung Quốc, Hàn Quốc, Trung Đông, Canada, Úc, các nước Đông Âu, Trung Mỹ và

Nam Mỹ,…). Bên cạnh đó, củng cố và phát triển chế biến thủy sản nội địa, mở rộng

thị trường trong nước trên cơ sở đa dạng hóa các sản phẩm để phù hợp với thị hiếu tiêu

dùng của người Việt Nam.

- Tổ chức sản xuất thủy sản liên hoàn theo chuỗi giá trị sản phẩm. Thực hiện việc truy

xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu các sản phẩm thủy sản, nhất là các sản phẩm

có lợi thế cạnh Tranh cao của Việt Nam. Hình thành hệ thống kênh phân phối sản

phẩm thủy sản trong và ngoài nước.

- Tổ chức lại sản xuất, xây dựng mối quan hệ liên kết, chia sẻ lợi ích giữa các DN,

người sản xuất, nhà khoa học nhằm tạo môi trường thuận lợi nâng cao hiệu quả sản

xuất. Đặc biệt chú trọng việc quy hoạch, tổ chức lại các cơ sở chế biến thức ăn, chế

phẩm sinh học, thuốc thú y phục vụ nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng, an toàn

vệ sinh thực phẩm, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các công đoạn trong chuỗi giá trị của

quá trình sản xuất thủy sản, đồng thời tạo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế và

giữa các lực lượng lao động tham gia sản xuất thủy sản.

3.2.2.1.4 Cơ khí đóng sửa tàu thuyền và dịch vụ hậu cần nghề cá

- Tập trung đầu tư củng cố phát triển đồng bộ công nghiệp cơ khí, đóng, sửa tàu cá;

sản xuất phụ trợ gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác,

nuôi trồng và chế biến thủy sản.

- Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần đồng bộ trên biển, các

vùng hải đảo, những vùng sản xuất tập trung ở Vịnh Bắc bộ, đồng bằng sông Hồng,

Bắc, Nam Trung bộ, Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nam bộ.

66

- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất vỏ tàu, máy tàu,

ngư cụ; thiết bị thông tin, các công cụ, thiết bị phục vụ nuôi trồng, chế biến và dịch vụ

nghề cá.

3.2.2.2. Định hướng phát triển theo vùng

3.2.2.2.1 Vùng đồng bằng sông Hồng

- Phát triển nuôi công nghiệp ở những khu vực có điều kiện thuận lợi, đồng thời phát

huy nghề cá nước ngọt, nước lợ truyền thống. Duy trì, ổn định quy mô diện tích nuôi

nước ngọt, nước lợ.

- Phát huy lợi thế vùng đồng bằng, vùng bãi bồi để xây dựng các mô hình nuôi hữu cơ

(nuôi sinh thái). Kết hợp mô hình nuôi theo hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã với mô

hình nuôi quy mô Trang trại. Phát triển nuôi biển ở vùng biển đảo Cát Bà và Bạch

Long Vĩ, nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở ven biển của các tỉnh. Đầu tư để củng cố duy trì,

phát triển vùng chuyên canh trồng rau câu và phát triển nghề nuôi thủy sinh vật cảnh,

đặc biệt cá cảnh biển gắn với du lịch và xuất khẩu.

- Đối tượng nuôi trồng chính của vùng là các loài cá nước ngọt truyền thống, thủy đặc

sản nước ngọt, cá rô phi, nhuyễn thể, Tôm biển, rong biển, cua biển, cá biển, …

- Chuyển dịch mạnh hoạt động khai thác gần bờ ra xa bờ. Khẩn trương chuyển một bộ

phận lớn lao động khai thác hải sản ven bờ sang hoạt động các ngành nghề khác như

du lịch, nuôi trồng thủy sản,… Đổi mới cơ cấu đội tàu khai thác, nghề khai thác (giảm

nghề lưới kéo, tăng nghề vây, rê, câu khơi …), chuyển đổi loại hình vỏ tàu từ gỗ sang

vỏ thép và các loại vật liệu mới khác. Đào tạo nghề cho ngư dân, thuyền trưởng, máy

trưởng đủ năng lực hoạt động dài ngày trên biển. Ngư trường khai thác chính ở Bạch

Long Vĩ và di chuyển ra vùng biển Nam Vịnh Bắc bộ và giữa Biển Đông, gắn hoạt

động khai thác hải sản với bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển.

- Đầu tư nâng cấp hệ thống nhà máy chế biến thủy sản, các cơ sở công nghiệp cơ khí

đóng, sửa tàu cá, các cơ sở hạ tầng hậu cần dịch vụ, hình thành Trung tâm dịch vụ hậu

cần nghề cá đồng bộ ven biển tại Hải Phòng - Cát Bà - Bạch Long Vĩ phục vụ cho hoạt

động thủy sản trong vùng. Bảo tồn, phát triển thương hiệu nước mắm Cát Hải và xây

dựng các làng nghề, làng cá ven biển văn minh, giàu bản sắc nghề cá nước ta.

- Xây dựng, phát triển các khu bảo tồn biển và nội địa. Đầu tư nâng cấp trường Cao

đẳng thủy sản thành trường Đại học thủy sản tại Hải Phòng.

67

3.2.2.2.2 Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung

- Tiếp tục duy trì phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ khu vực cửa sông, ven biển,

đầm phá phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Khai thác tiềm năng mặt nước hồ

chứa để phát triển nuôi thủy sản tạo nguồn thực phẩm phục vụ nội địa, tạo việc làm,

tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho dân cư trung du, miền núi. Đầu tư

phát triển nghề nuôi biển khu vực ven biển và ven các hải đảo. Tiếp tục đầu tư xây

dựng các cơ sở sản xuất giống hải sản tại các tỉnh Nam Trung bộ để đến năm 2020

Nam Trung bộ trở thành trung tâm sản xuất giống hải sản tập trung lớn nhất của cả

nước và khu vực Đông Nam Á. Đối tượng nuôi chủ lực là Tôm sú, Tôm chân trắng,

nhuyễn thể, các loài cá biển, trồng rau câu tập trung chuyên canh trên các đầm phá.

Phát triển nuôi các đối tượng có tiềm năng như cá song, cá giò, cá hồng, bào ngư, vẹm

xanh, rong biển, …

- Nghiên cứu và sản xuất sinh vật cảnh phục vụ du lịch và xuất khẩu tại các tỉnh Nam

miền Trung.

- Chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi hải sản

vùng Biển Đông. Chuyển mạnh tàu thuyền khai thác ven bờ sang khai thác hải sản xa

bờ và hợp tác khai thác hải sản trên vùng biển viễn dương đối với các nước ASEAN

(Brunei, Indonesia, Malaysia), chuyển một bộ phận lao động khai thác hải sản ven bờ

sang hoạt động các ngành nghề khác như du lịch, nuôi trồng thủy sản,…

- Sắp xếp lại, đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo nghiên cứu thủy sản khu vực miền

Trung để tạo động lực vươn ra biển.

- Xây dựng các mô hình khai thác, dịch vụ hậu cần khai thác, dịch vụ công ích phù

hợp với các ngư trường xa bờ.

- Xây dựng, phát triển các khu bảo tồn biển và nội địa để bảo vệ, tái tạo, phát triển

nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường các hệ sinh thái thủy sinh.

- Rà soát quy hoạch các nhà máy chế biến đông lạnh xuất khẩu, các cơ sở chế biến tiêu

thụ nội địa, tăng cường quản lý chất lượng chế biến; khôi phục và phát triển thương

hiệu và làng nghề nước mắm Phan Thiết. Đầu tư cơ sở vật chất hậu cần dịch vụ, công

nghiệp cơ khí đóng, sửa tàu thuyền, sản xuất ngư lưới cụ, hình thành các trung tâm

dịch vụ hậu cần nghề cá lớn (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Khánh Hòa, Bình Thuận), xem xét

nâng cấp và đầu tư một số cảng cá loại I thành cảng cá quốc tế sau năm 2012 để phục

68

vụ hoạt động thủy sản và hội nhập với nghề cá các nước trong khu vực và thế giới.

Đầu tư xây dựng các tàu chế biến, hậu cần dịch vụ phục vụ nghề câu cá Ngừ đại

dương để nâng cao hiệu quả khai thác và chất lượng sản phẩm cá Ngừ đại dương. Tập

trung xây dựng thương hiệu cá Ngừ đại dương Việt Nam.

3.2.2.2.3 Vùng Đông Nam bộ

- Phát triển nuôi hải sản trên biển, ven biển, ven đảo. Đối tượng nuôi: cá biển, Tôm sú,

Tôm chân trắng, nhuyễn thể, các loài thủy đặc sản phục vụ du lịch, xuất khẩu và tiêu

dùng tại chỗ.

- Tiếp tục khai thác sử dụng các mặt nước hồ chứa đưa vào nuôi thủy sản. Duy trì các

mô hình nuôi hữu cơ (sinh thái) vùng ven biển, rừng ngập mặn thành phố Hồ Chí

Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Phát triển nuôi cá cảnh theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch và xuất khẩu.

Xây dựng, phát triển các khu bảo tồn biển và nội địa để bảo vệ môi trường các hệ sinh

thái thủy sinh.

- Duy trì và nâng cấp đội tàu khai thác xa bờ kết hợp với việc chuyển đổi cơ cấu

thuyền nghề, giảm nghề lưới kéo chuyển sang vây di động, câu khơi. Ngư trường khai

thác chính là vùng biển Đông Nam bộ, Biển Đông và hợp tác khai thác viễn dương với

các nước ASEAN.

- Rà soát quy hoạch các nhà máy chế biến thủy sản, hình thành các trung tâm, cơ sở

hậu cần dịch vụ, kho ngoại quan phục vụ chế biến thủy sản xuất khẩu. Đầu tư xây

dựng cơ sở hạ tầng, hình thành các trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ phát triển thủy

sản trong vùng và hỗ trợ cho phát triển thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long (cơ

sở hạ tầng phục vụ khai thác hải sản tại Vũng Tàu, Côn Đảo, cơ sở hậu cần dịch vụ

chế biến thủy sản tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, trung tâm thương mại

thủy sản tại thành phố Hồ Chí Minh,…).

3.2.2.2.4 Vùng đồng bằng sông Cửu Long

- Tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản theo chiều sâu. Chuyển một phần diện

tích nuôi thủy sản quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh quy mô công nghiệp ở

những nơi có điều kiện thuận lợi. Áp dụng các công nghệ, mô hình nuôi tiên tiến, tiêu

chuẩn mới (GAP, BMP, CoC) gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Trước mắt, tập

trung áp dụng và nhân rộng tiêu chuẩn GlobalGAP đối với công nghiệp sản xuất cá

69

Tra. Phát triển các mô hình nuôi trên biển và ven các đảo. Đối tượng nuôi chủ lực là

Tôm sú, cá Tra, Basa, Tôm chân trắng, cá rô phi, nhuyễn thể, cá biển, Tôm càng xanh,

cá thác lác, cá bống tượng và các loài thủy sản đặc thù, bản địa của đồng bằng sông

Cửu Long.

- Duy trì trên diện tích lớn nghề nuôi thủy sản hữu cơ (nuôi sinh thái) vùng rừng ngập

mặn U Minh (Cà Mau, Kiên Giang).

- Xây dựng trường đại học thủy sản, đồng thời nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở

nghiên cứu thủy sản, trong đó có cơ sở nghiên cứu cá Tra và Tôm.

- Chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền nghề khai thác hải sản, chuyển một bộ phận tàu thuyền

khai thác ven bờ sang hoạt động xa bờ và các ngành kinh tế khác. Đầu tư nâng cấp đội

tàu khai thác xa bờ. Ngư trường khai thác ở biển Tây Nam bộ, một phần Đông Nam bộ

và hợp tác khai thác trên các vùng biển chung.

- Duy trì các nghề khai thác thủy sản nội địa hợp lý gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ,

tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Xây dựng, phát triển các khu bảo tồn biển, bảo tồn nội địa để bảo vệ môi trường và

các hệ sinh thái thủy sinh. Bảo tồn, phát triển làng nghề, thương hiệu nước mắm Phú

Quốc gắn với phát triển du lịch sinh thái biển ở đảo Phú Quốc.

- Rà soát hệ thống các nhà máy chế biến thủy sản gắn với vùng nguyên liệu tập trung.

Chú trọng đối với 2 sản phẩm chủ lực có sản lượng lớn là Tôm và cá Tra. Đầu tư nâng

cấp các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, các cơ sở cơ khí đóng, sửa tàu cá tại Kiên

Giang, Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre và trên các đảo.

3.2.2.2.5 Vùng miền núi, trung du phía Bắc và Tây Nguyên

- Phát triển nuôi thủy sản hồ chứa và trên các vùng nước ven sông, suối gắn với bảo

tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, góp phần xóa đói giảm nghèo và cung cấp thực

phẩm cho người dân. Đối tượng nuôi chính là các giống loài thủy sản truyền thống: cá,

Tôm nước ngọt và các loài thủy đặc sản như baba, lươn, ếch,… Đầu tư nghiên cứu và

phát triển nuôi một số đối tượng cá nước lạnh như cá hồi, cá tầm phục vụ du lịch và

cung cấp cho thị trường nội địa.

- Xây dựng, phát triển một số khu bảo tồn nội địa nhằm bảo vệ, tái tạo, phát triển các

loài thủy sản bản địa quý hiếm, nguồn lợi thủy sản.

70

- Bổ sung kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về thủy sản ở các địa phương

và đầu tư xây dựng hoàn thiện các cơ sở sản xuất, nhân giống, công tác khuyến ngư

góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của ngư dân.

3.3. Giải pháp khắc phục khó khăn và đẩy mạnh xuất khẩu ngành thủy sản của

Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020

3.3.1. Giải pháp từ phia Nhà Nước

3.3.1.1. Tổ chức lại sản xuất

- Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ ở

tất cả các lĩnh vực và đối tượng sản phẩm; trọng tâm là khai thác biển, nuôi Tôm nước

lợ, cá Tra, Basa, nhuyễn thể hai mảnh vỏ; tạo sự gắn kết, chia sẻ lợi nhuận, rủi ro giữa

người sản xuất nguyên liệu và DN chế biến thủy sản. Tổ chức các mô hình sản xuất

theo đặc thù từng lĩnh vực trên từng khu vực, từng vùng, miền. Bên cạnh phát triển các

mô hình tổ hợp tác, quản lý cộng đồng, chú trọng đặc biệt đến phát triển hợp tác xã

theo diện rộng và chiều sâu nhằm tích lũy kinh tế, đất đai, mặt nước gắn với việc bảo

vệ môi trường, nguồn lợi để phát triển sản xuất hàng hóa lớn theo hướng bền vững.

Lao động dôi dư trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và cơ cấu lại sản xuất

từng lĩnh vực trong ngành sẽ được đào tạo nghề, chuyển đổi sang hoạt động các ngành

kinh tế khác; đồng thời đẩy mạnh việc hợp tác xuất khẩu lao động nghề cá.

- Đối với nuôi trồng thủy sản: thu hút mạnh đầu tư từ các DN, phát triển các mô hình

tổ chức kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết giữa DN chế biến tiêu thụ và người nuôi.

Xây dựng các vùng nuôi công nghiệp sản xuất hàng hóa lớn. Đưa nhanh tiến bộ khoa

học kỹ thuật, các biện pháp quản lý tiên tiến (GAP, BMP, COC) vào các vùng nuôi

trồng thủy sản tập trung để tăng năng suất, sản lượng và đảm bảo chất lượng, an toàn

vệ sinh thực phẩm, tạo ra nguồn nguyên liệu lớn cung cấp cho các nhà máy chế biến.

Xây dựng và đẩy mạnh việc kiện toàn hệ thống thú y thủy sản từ trung ương đến địa

phương.

- Đối với khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: thành lập các đoàn tàu công

ích hoạt động trên 4 ngư trường trọng điểm: Vịnh Bắc bộ, Biển Đông, Đông Nam bộ

và Tây Nam bộ để hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã khai thác thủy sản sản xuất hiệu

quả. Tổ chức các mô hình dịch vụ khai thác trên biển theo hướng khuyến khích các

thành phần kinh tế thành lập các đội tàu cung ứng dịch vụ hậu cần, mua gom sản phẩm

71

cho các tàu khai thác xa bờ. Các đoàn tàu công ích cùng các đội tàu hậu cần dịch vụ

của các thành phần kinh tế hoạt động trên biển sẽ hình thành nên thị trường các sản

phẩm dịch vụ nghề cá và các sản phẩm hải sản khai thác trên biển, tạo cơ hội, điều

kiện cho lao động nghề cá có thể đi biển dài ngày, nâng cao hiệu quả khai thác hải sản

cho cộng đồng ngư dân. Tổ chức tốt thông tin liên lạc, cảnh báo thiên tai kịp thời cho

ngư dân trên biển, bảo đảm an toàn đi biển, tổ chức ứng cứu kịp thời khi có rủi ro.

- Đối với chế biến và tiêu thụ sản phẩm: xây dựng cơ chế liên doanh, liên kết giữa

nông ngư dân sản xuất nguyên liệu với các nhà DN (trong và ngoài nước) trong chế

biến thủy sản, đặc biệt trong sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y thủy sản

theo hình thức đa sở hữu để cùng chia sẻ rủi ro, lợi ích giữa các bên. Quy hoạch phát

triển hệ thống nhà máy chế biến và kho lạnh thương mại để tăng hiệu suất sử dụng,

điều tiết được nguồn nguyên liệu ổn định, góp phần điều tiết bình ổn giá thủy sản trên

thị trường và giảm các tổn thất sau thu hoạch.

- Tổ chức lại, củng cố, xây dựng mới phát triển lĩnh vực cơ khí đóng sửa tàu thuyền,

sản xuất ngư lưới cụ trên các vùng ngư trường trọng điểm.

3.3.1.2. Về phát triển thị trường và xúc tiến thương mại

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác xúc tiến thương mại để củng cố và phát triển các

thị trường truyền thống, các thị trường lớn (EU, Nhật, Mỹ) và phát triển mở rộng các

thị trường Đông Âu, Trung Đông, Trung Quốc, Hàn Quốc,…

- Phát triển, mở rộng thị trường nội địa phục vụ du lịch, các đô thị, khu dân cư lớn.

- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm thủy sản ở các thị

trường trọng điểm (triển lãm, hội chợ, tuyên truyền, quảng cáo,..). Nâng cao năng lực

Trao đổi, tiếp cận với thông tin thị trường, thương mại thủy sản cho các DN, các cán

bộ quản lý và người sản xuất.

- Xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng cho một số sản phẩm thủy sản chủ

lực phục vụ xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy cách sản phẩm

thủy sản của các nước nhập khẩu.

3.3.1.3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

- Sắp xếp và tổ chức lại, củng cố, nâng cấp, mở rộng, hệ thống cơ sở đào tạo nguồn

nhân lực thủy sản phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất. Xây dựng trường đại học

thủy sản và các cơ sở dạy nghề thủy sản tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ban hành

72

chính sách khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, đào tạo gắn kết với các DN, Trang trại

và cơ sở sản xuất để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.

- Tập trung đào tạo cán bộ có chuyên môn cao, cán bộ khoa học và cán bộ quản lý; xã

hội hóa trong việc đào tạo lao động nghề cá, hướng tới đào tạo có địa chỉ, theo nhu cầu

thị trường.

- Có chính sách ưu tiên đối với đào tạo nguồn nhân lực hoạt động nghề cá trên biển;

đặc biệt các cán bộ khoa học về nguồn lợi, khai thác, cơ khí, đăng kiểm tàu cá. Gắn kết

giữa phát triển nguồn nhân lực với bố trí dân cư và xây dựng làng cá ven biển.

3.3.1.4. Về khoa học - công nghệ và khuyến ngư

- Tập trung cho nghiên cứu biển, nghiên cứu ngư trường, nguồn lợi thủy sản. Có dự

báo thường xuyên cập nhật về ngư trường để hướng dẫn ngư dân hoạt động sản xuất

trên biển.

- Thành lập Viện Thủy sản Việt Nam trên cơ sở hợp nhất các Viện nghiên cứu Nuôi

trồng thủy sản 1, 2, 3 và Viện Nghiên cứu hải sản; thành lập mới Viện Thú y thủy sản

và Viện nghiên cứu thủy sản đồng bằng sông Cửu Long thuộc Viện.

- Có biện pháp thiết thực và phù hợp để thực hiện hợp tác với các nước trong khu vực

và trên thế giới về khoa học công nghệ, kỹ thuật trong khai thác hải sản, cơ khí đóng

tàu, máy tàu, trong thiết lập hệ thống thông tin quản lý nghề cá biển.

- Tổ chức điều Tra, nghiên cứu, đánh giá tổng thể điều kiện tự nhiên, môi trường,

nguồn lợi, kinh tế xã hội, làm cơ sở cho việc xây dựng thông tin thống kê thủy sản để

hoạch định kế hoạch sản xuất cho từng vùng theo từng giai đoạn phát triển.

- Áp dụng công nghệ sinh học và các công nghệ cao để tập trung sản xuất thành công

các loại giống thủy sản sạch bệnh: Tôm sú, Tôm chân trắng, cá Tra, Basa, các loại cá

và thủy sản khác, tạo sự chủ động trong sản xuất giống thủy sản có chất lượng mang

thương hiệu Việt Nam, sản xuất thuốc thú y thủy sản, các loại vacxin phòng trị bệnh

thủy sản có chất lượng; các chế phẩm sinh học xử lý môi trường.

- Khẩn trương nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất

ngư cụ, cơ khí thủy sản.

- Xã hội hóa công tác khuyến ngư, phát triển mạng lưới cộng tác viên cơ sở để thực

hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn và Trao đổi thông tin về khoa học công

nghệ, kỹ thuật và thị trường đến người sản xuất.

73

3.3.1.5. Về bảo vệ môi trường, bảo vệ tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản - Lồng ghép các vấn đề môi trường trong quá trình hoạch định kế hoạch phát triển thủy

sản theo từng lĩnh vực ngành.

- Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường để giảm

thiểu và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của ngành thủy

sản.

- Tăng cường công tác kiểm Tra, kiểm soát và tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng để

quản lý môi trường và áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm đối với các cơ sở sản

xuất không tuân thủ quy định của Luật Bảo vệ môi trường để giảm thiểu tình trạng xả

thải tùy tiện của các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường.

- Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đặc biệt là xử lý chất thải

và nước thải trong quá trình sản xuất để bảo đảm các quy định của Luật Bảo vệ môi

trường.

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của nông, ngư dân trong công tác bảo vệ

môi trường.

- Thực hiện nghiêm ngặt quy trình khai thác hải sản theo mùa vụ. Nghiêm cấm khai

thác các đối tượng đang trong mùa sinh sản. Nghiêm cấm sử dụng các công cụ khai

thác hủy hoại môi trường nguồn lợi thủy sản.

- Hàng năm theo mùa vụ thực hiện trên phạm vi toàn quốc việc thả Tôm, cá, thủy sản

giống ra biển và các dòng sông, suối, hồ chứa.

- Duy trì, giữ vững diện tích các vùng nuôi thủy sản hữu cơ (nuôi sinh thái). Bảo vệ

nghiêm ngặt diện tích rừng ngập mặn hiện có và phát triển trồng mới rừng ngập mặn

trên phạm vi toàn quốc.

3.3.1 6. Về cơ chế chính sách

Trên cơ sở những chính sách đang có hiệu lực thi hành, cần nghiên cứu, bổ

sung một số cơ chế, chính sách mới như:

- Chính sách khuyến khích đầu tư hiện đại hóa tàu cá.

- Chính sách khuyến khích phát triển mô hình quản lý nghề cá cộng đồng.

- Chính sách khuyến khích nuôi biển (thay thế Quyết định số 126/2005/QĐ-TTg).

- Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.

- Chính sách đầu tư hệ thống kiểm soát và quản lý chất lượng trong lĩnh vực thủy sản.

74

- Chính sách khuyến khích đào tạo cán bộ kỹ thuật quản lý ngành thủy sản.

- Cơ chế, chính sách về tăng cường quản lý chất lượng và bình ổn giá một số mặt hàng

thủy sản xuất khẩu chủ lực.

- Chính sách khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật và các tiêu chuẩn nâng cao chất

lượng sản phẩm thủy sản.

Căn cứ tình hình thực tế, thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách

cho phù hợp.

3.3.1.7. Tăng cường công tác quản lý nhà nước

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước ngành thủy sản từ trung ương đến địa

phương.

- Xây dựng, ban hành quy hoạch tổng thể ngành thủy sản đến năm 2020, quy hoạch

các lĩnh vực, đối tượng nuôi chủ lực, quy hoạch theo vùng sinh thái, quy hoạch các

vùng trọng điểm nghề cá; tăng cường công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quy

hoạch.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành thủy sản. Tập trung xây dựng

hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý ngành thủy sản, bảo đảm hành lang pháp lý cho

các hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản thông thoáng, phù hợp luật pháp quốc tế.

- Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng thủy sản, quản lý chất

lượng theo chuỗi sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc; đặc biệt về chất lượng giống,

thức ăn, thuốc thú y và các chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản, các chất

bảo quản sản phẩm thủy sản. Đầu tư đồng bộ, hiện đại các trung tâm, phòng thí

nghiệm đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao

về kiểm soát chất lượng. Tăng cường kiểm Tra, kiểm soát về điều kiện an toàn tàu

thuyền trong khai thác thủy sản; kiểm Tra truy xuất nguồn gốc sản phẩm khai thác,

công tác quản lý an toàn lao động nghề cá.

- Hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, điều kiện trong

các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thủy sản làm cơ sở quản lý và xã hội hóa một số

khâu trong công tác quản lý nhà nước về thủy sản.

- Nhân rộng các mô hình quản lý nhà nước có sự tham gia của cộng đồng, khuyến

khích các mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất chế biến và tiêu thụ; giữa DN chế

75

biến tiêu thụ và người sản xuất nguyên liệu; sự phối hợp hiệu quả giữa nhà nước và

các tổ chức xã hội nghề nghiệp.

- Thực hiện và kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường trong các vùng,

đặc biệt là các dự án phát triển nuôi trồng, chế biến thủy sản. Tăng cường công tác

giám sát tình hình dịch bệnh, sử dụng các hóa chất, thuốc thú y thủy sản. Giám sát chặt

chẽ công tác khảo nghiệm, thử nghiệm khi nhập, thử nghiệm các loài thủy sản ngoại

lai vào Việt Nam.

- Thực hiện phân cấp và phối hợp giữa chính quyền các cấp trong quản lý nhà nước từ

trung ương đến địa phương thống nhất theo hệ thống. Kiểm Tra, giám sát theo đúng

chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và xử phạt nghiêm theo thẩm quyền được pháp

luật quy định.

3.3.1.8. Về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế

- Tiếp tục phát triển các hình thức hợp tác, liên doanh trong các lĩnh vực khai thác,

nuôi trồng, cơ khí, hậu cần dịch vụ, chế biến, thương mại thủy sản với các nước trong

khu vực và quốc tế.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo cán bộ có trình độ cao cho ngành thủy sản,

trong ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao: khai thác hải sản, công nghệ sản xuất

giống sạch bệnh, lai tạo giống mới, công nghệ nuôi biển, nuôi công nghiệp, sản xuất

thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y, xử lý chất thải, cải tạo môi trường và phòng

Ngừa dịch bệnh...

- Tiếp tục đàm phán, hợp tác với các nước trong khu vực về khai thác thủy sản tại các

vùng biển chồng lấn, hợp tác khai thác trên vùng biển các nước ASEAN; bảo đảm cho

ngư dân tránh trú bão trong vùng biển nước ngoài khi thiên tai, phối hợp tuần Tra kiểm

soát chung trên biển, bảo đảm an toàn cho ngư dân hoạt động sản xuất trên biển

3.3.2. Giải pháp từ phía DN

3.3.2.1. Chủ động đa dạng hóa thị trường và mở rộng thị trường xuất khẩu

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu, chuyển

hướng xuất khẩu sang các thị trường phi truyền thống, các thị trường mới nổi lên là

giải pháp cần thiết để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này. Những thị trường đáng chú ý

có mức tăng trưởng tiêu dùng và có xu hướng ưa thích các sản phẩm cá Tra của Việt

Nam như các nước Đông Âu cũ, hoặc Bắc Âu như Thụy Điển, Bungaria, Romainia,

76

Hungaria, Bỉ, Anh…Các thị trường mới nổi lên như Bắc Mỹ, Nam Mỹ...Thị trường

các nước Hồi giáo cũng đang được xem là một “kênh” tiêu thụ tốt, giúp các DN Việt

Nam đa dạng hóa thị trường tiêu thụ. Dân số Hồi giáo chiếm gần 25% dân số toàn thế

giới. Trung bình hàng năm thế giới chi khoảng 442 tỉ USD để mua thực phẩm, riêng

các nước Hồi giáo chi 150 tỉ USD. Vì vậy, xuất khẩu thủy sản sang các thị trường Hồi

giáo thông qua các nước có đông người Hồi giáo (Malaysia, Inđônêxia…) cũng đang

được chú ý. Bên cạnh đó, Bắc Phi và Trung Đông cũng là những thị trường đầy tiềm

năng.

3.3.2.2. Tăng cường hoạt động xúc tiến thúc đẩy xuất khẩu vào các thị

trường

Xúc tiến thương mại là khâu then chốt trong việc phát triển mặt hàng, thị

trường nhằm tăng trưởng xuất khẩu. Trong xu thế hội nhập, thị trường trở thành vấn đề

sống còn đối với DN. Bên cạnh sự giúp đỡ của các tổ chức, và các cơ quan Nhà Nước,

thì các DN phải chủ động tăng cường xúc tiến thương mại cả ở tầm vĩ mô và vi mô.

Xúc tiến ở tầm vĩ mô nhằm làm cho phù hợp với đặc điểm, tính chất của thị

trường xuất khẩu, thông qua việc giúp các DN tiếp cận với thị trường bằng các cuộc

khảo sát thị trường, tham gia hội chợ hàng thuỷ sản, thông qua việc tiếp xúc với các

DN. Tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế về giống, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản

nhiệt đới, tìm kiếm các cơ hội để thu hút các DN đầu tư vào nuôi trồng, chế biến thuỷ

sản.

Xúc tiến ở tầm vi mô nhằm đào tạo cán bộ có năng lực để làm công tác xúc tiến

thương mại. Các hỗ trợ xúc tiến thương mại của nhà nước thay vì tập trung vào các thị

trường lớn đã bão hòa hoặc có xu hướng suy giảm, nên chú trọng vào các thị trường

mới, hỗ trợ DN về thông tin thị trường, thị hiếu tiêu dùng, thông tin DN nhập khẩu,

kênh phân phối…

3.3.2.3. Nâng cao sức cạnh Tranh về chất lượng của mặt hàng thuỷ sản

Sức cạnh Tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam hiện còn yếu: Xuất khẩu chủ yếu

dưới dạng thô, giá thành sản phẩm cao, chất lượng thấp. Để nâng cao sức cạnh Tranh

chất lượng hàng thủy sản cần:

Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm Tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

đối với sản phẩm thuỷ sản bằng các biện pháp như: Xây dựng tiêu chuẩn vùng nuôi an

77

toàn kết hợp tăng cường kiểm soát các cơ sở chế biến; triển khai đồng bộ các tiêu

chuẩn quy định quy trình, quy phạm về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm,

quy định hoá chất và chế phẩm được phép sử dụng. Có chế tài xử phạt thích đáng đối

với các trường hợp vi phạm; xây dựng các quy định về xuất xứ nguyên liệu gắn với

vùng nuôi thuỷ sản.

Thứ hai, đảm bảo chất lượng nguyên liệu chế biến thủy sản. Các DN phải ký

hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với người nuôi trồng, giúp đỡ ngư dân về kỹ thuật

nuôi trồng, về giống, hướng dẫn ngư dân về kỹ thuật bảo quản nguyên liệu sau thu

hoạch.

Thứ ba, tiếp tục đầu tư nâng cấp công nghệ chế biến hiện đại, tiên tiến, đồng bộ

là rất cần thiết góp phần nâng cao khả năng cạnh Tranh của chất lượng hàng thuỷ sản

Việt Nam.

3.3.2.4. Tạo sự chủ động về nguồn nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu có vai trò rất quan trong đối với các DN chế biến thủy sản xuất

khẩu, để hạn chế tình trạng khó khăn do thiếu hụt nguyên liệu gây ra các DN phải có

sự chủ động về nguồn nguyên liệu để đảm bảo cung cấp hàng đúng thời hạn nhằm giữ

chữ tín với khách hàng. Vì vậy các DN cần tạo sự liên kết với các hộ nuôi trồng thủy

sản, nên ký hợp đồng lâu dài hoặc có thể trực tiếp đầu tư, góp vốn với các Trang trại

nuôi trồng thủy sản.

3.3.2.5. Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các DN chế biến, xuất khẩu

thuỷ sản trong nước với nhau và với các DN nước ngoài

Các DN trong nước cần có sự hỗ trợ hợp tác với nhau để xây dựng thương hiệu

cho các mặt hàng thủy sản của Việt Nam nhằm tránh tình trạng một số DN mới tham

gia vào hoạt động xuất khẩu sử dụng các chiêu thức hạ giá trong khi chất lượng hàng

thủy sản không đảm bảo gây ảnh hưởng chung tói hàng thủy sản xuất khẩu. Các DN

phải phát triển cả liên kết dọc từ chăn nuôi đến bàn ăn và liên kết ngang giữa các DN

với nhau. Và điều quan trọng là làm sao để tăng được tỷ trọng của chuỗi giá trị quốc

gia trong tổng giá trị quốc tế. Tỉ trọng này hiện nay đang rất thấp.

3.3.2.6. Tăng cường sự hỗ trợ từ phía Nhà nước

Để ngành thuỷ sản hoạt động có hiệu quả thì Nhà nước đóng vai trò rất quan

trọng. Nhà nước không chỉ điều tiết cho ngành thuỷ sản phát triển đúng hướng, mà còn

78

tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi. DN rất cần sự trợ giúp của Nhà nước trong

việc tăng cường khả năng hiểu biết thị trường, khả năng tiếp thị, mở văn phòng đại

diện…

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có đủ các biện pháp hỗ trợ về tài chính tín dụng để

thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản như miễn giảm thuế xuất khẩu thuỷ sản và

nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để chế biến thuỷ sản xuất khẩu, tăng cường hoạt động

tài trợ xuất khẩu và thành lập quỹ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản. Do thuỷ sản

thuộc nhóm hàng mà nguồn cung cấp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, có

tính thời vụ, rủi ro lớn và giá cả biến động thất thường. Vì vậy, cần có sự tài trợ xuất

khẩu của nhà nước, bao gồm tài trợ trước khi giao hàng, tài trợ trong khi giao hàng và

tín dụng sau giao hàng. Tài trợ xuất khẩu ngoài việc cung cấp vốn cho giao dịch xuất

khẩu như trên còn có tác dụng hạn chế những rủi ro phát sinh trong giao dịch xuất

khẩu do đó khuyến khích được các ngân hàng cung cấp các khoản tín dụng xuất khẩu

ở mức lãi suất hợp lý. Nhà nước cần đưa ra và thực thi các chính sách quản lý, đầu tư

thoả đáng để đảm bảo khai thác tốt nguồn lợi xa bờ cũng như cải tiến kỹ thuật nuôi

trồng thuỷ sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng cao cung cấp cho hoạt động

chế biến thuỷ sản xuất khẩu.

3.3.2.7. Tổ chức các khóa đào tạo, các khóa học thực tế nhằm nâng cao trình

độ cho cán bộ quản lý và nâng cao tay nghề cho công nhân chế biến

Để nâng cao khả năng cạnh Tranh của DN trên thị trường thế giới đầy biến

động thì các DN phải có một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi và nhạy bén với thị trường.

Các DN chủ động tổ chức các khóa đào tạo hoặc cử cán bộ tham gia các khóa học để

Trang bị kiến thức về thương mại quốc tế, luật pháp, tập quán, quy định và thông lệ

quốc tế. Bên cạnh đó trong điều kiện hội nhập KTQT người lãnh đạo phải có trình độ

ngoại ngữ để giao tiếp với các đối tác nước ngoài đồng thời phải có khẳ năng phân tích

thông tin thị trường, giá cả. Đối với công nhân, DN phải tổ chức đào tạo tại chỗ, hoặc

cử đi học tại các trường dạy nghề để họ nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn vệ sinh an

toàn, chủ động phòng tránh các mối nguy ảnh hưởng tới ATVSTP, nâng cao trách

nhiệm bảo vệ môi trường. Ngoài ra để tránh tình trạng thiếu lao động có tay nghề cao,

tránh hiện tượng lao động giỏi di chuyển sang các DN khác thì các DN cần phải có chế

độ khen thưởng nhằm khuyến khích công nhân làm việc của mình.

79

Tóm lại, để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, nâng cao hơn nữa khả năng cạnh

Tranh của Việt Nam, tạo vị thế ngày càng vững chắc của hàng thuỷ sản trên thị trường

thế giới, Việt Nam cần chủ động mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tiếp

cận, cập nhật thông tin một cách đầy đủ và chính xác, đánh giá đúng khả năng sản xuất

và mạnh dạn đầu tư đổi mới Trang thiết bị, nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản xuất

khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tận dụng tối đa các lợi thế vẫn được coi là thế

mạnh của Việt Nam như: điều kiện tự nhiên, chi phí lao động rẻ…, hạn chế thấp nhất

các rủi ro có thể xẩy ra thì chắc chắn Việt Nam sẽ hòan thành chỉ tiêu xuất khẩu thủy

sản năm 2010.

3.3.3 . Giải pháp của VASEP (Hiệp hội sản xuất và xuất khẩu thủy sản)

Với vai trò hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của

Việt Nam, VASEP đưa ra một số giải pháp nhằm hỗ trợ các DN xuất khẩu thủy sản:

- Để vực dậy ngành cá Tra trong nước, cũng như chấn chỉnh lại thị trường xuất

khẩu trong thời gian tới VASEP đã đề ra một số giải pháp như tăng giá xuất khẩu

trung bình thông qua quản lý giá sàn xuất khẩu; ổn định sản lượng nguyên liệu; đảm

bảo cung cầu; tăng cường quản lý chất lượng cá Tra theo yêu tiêu chuẩn sản phẩm; đẩy

mạnh xúc tiến quảng bá thương mại. Ngoài ra việc thành lập nên một Hiệp hội cá Tra

là cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của người nuôi là rất cần thiết

- Để phát triển ngành Tôm, các DN trong ngành Tôm tiếp tục tập trung vào liên

kết trong sản xuất để kiểm soát hiệu quả các vấn đề kháng sinh mà nhiều thị trường

đang đặt ra như một biện pháp hạn chế, bên cạnh đó đẩy mạnh công tác truy xuất

nguồn gốc, phát triển quy hoạch các vùng nuôi an toàn, tập trung quảng bá xây dựng

thương hiệu cho Tôm Việt Nam

- Tăng cường quan hệ hội viên và với các đối tác chiến lược: Vasep tổ chức,

phối hợp các hoạt động nhằm thiết lập các mối quan hệ hỗ trợ, hợp tác phát triển giữa

các DN hội viên với nông ngư dân trong nước, và các đối tác chiến lược có liên quan,

nhằm nâng cao năng lực cạnh Tranh của các DN, từ đó giải quyết có hiệu quả các rào

cản thương mại, kỹ thuật và Tranh chấp thương mại quốc tế, xây dựng cộng đồng DN

đoàn kết và vững mạnh...

- Tăng cường quan hệ với Chính Phủ, làm cầu nối giữa DN hội viên với Nhà

nước: Tập hợp và phản ánh kịp thời ý kiến của DN với các cơ quan nhà nước về

80

những bất cập trong chính sách quản lý nhà nước đối với ngành thủy sản. Phối hợp với

các cơ quan chức năng tổ chức các hoạt động kiểm soát chất lượng, ATVS và thú y

thủy sản. Phổ biến và hướng dẫn DN thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của nhà

nước. Vận động các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các chính sách đảm bảo lợi

ích cho DN và sự phát triển bền vững của ngành thủy sản Việt Nam. Đại diện và bảo

vệ quyền lợi chính đáng và lợi ích hợp pháp cho các DN hội viên...

- Phát triển quan hệ trong nước và quốc tế thông qua hoạt động xúc tiến

thương mại, mở rộng thị trường: Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, cá nhân

trong nước và quốc tế thông qua việc tổ chức và tham gia các hội thảo, dự án và các

diễn đàn. Làm cầu nối DN Việt Nam với các tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận

quốc tế. Giới thiệu các hoạt động và dự án trong lĩnh vực thủy sản cho các đối tác và

bạn hàng quốc tế nhằm thu hút sự quan tâm trong hợp tác và đầu tư tại Việt Nam. Phát

hành các tài liệu, sách báo, tạp chí nhằm quảng bá sản phẩm hải sản của Việt Nam ra

thế giới. Nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của các thị trường để cung

cấp thông tin về xu hướng tiêu dùng, dự báo giá cả cho các DN. Tổ chức hội nghị, hội

thảo, thông tin và các dịch vụ khác phục vụ cộng đồng DN và nông ngư dân.Tổ chức

Hội chợ Thủy sản Quốc tế VIETFISH hàng năm. Tổ chức các đoàn DN thủy sản Việt

Nam tham gia các hội chợ thủy sản và thực phẩm quốc tế trong và ngoài nước. Phối

hợp thực hiện các chương trình quảng bá thủy sản Việt Nam ra thị trường thế giới.

- Tổ chức đào tạo, tư vấn, tập huấn cho các DN: Qua khảo sát và quá trình làm

việc, Hiệp hội nắm bắt và đánh giá nhu cầu đạo tạo từ các DN, từ đó sẽ mở các khóa

đào tạo, tập huấn cho các DN nhằm nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp

vụ, kỹ năng và nhận thức cho đội ngũ cán bộ nhân viên kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán

bộ làm công tác kinh doanh xuất nhập khẩu của các DN thủy sản. Bên cạnh đó, Vasep

tư vấn, hỗ trợ, và giúp đỡ hội viên nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất

kinh doanh, tạo nguồn nguyên liệu, mở rộng thị trường, tăng cường khả năng cạnh

Tranh của DN và sản phẩm. Cung cấp cho các bên hữu quan các thông tin, các ý kiến

tư vấn về các giải pháp, các biện pháp xúc tiến và hỗ trợ thích hợp. Hỗ trợ các DN

thủy sản trong nước và quốc tế tăng cường cơ hội giao thương, tìm kiến đối tác và cơ

hội kinh doanh.

81

KẾT LUẬN Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế

thế giới. Việc nâng cao khả năng cạnh Tranh sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp

(trong đó có sản phẩm thủy sản) trong và ngoài nước là một việc làm cấp bách. Đặc

biệt, đối với ngành thủy sản, khi con tôm sú nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng nhu

cầu chế biến, con cá Tra đang phải “gồng mình” trước những quy định vô lý từ thị

trường nhập khẩu... thì việc nhanh chóng đưa Quyết định 1690/QĐ-TTG về việc phê

duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 vào thực tiễn sẽ có ý

nghĩa rất thiết thực. Đây được xem là một động lực, thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát

triển của ngành kinh tế thủy sản, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của ĐBSCL

và cả nước.

Nói tóm lại, nhìn tổng thể và lâu dài, XK thuỷ sản của Việt Nam có triển vọng

hết sức sáng sủa, với điều kiện tự nhiên và hạ tầng cơ sở chế biến, có thể khẳng định

rằng Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng có khả năng và tiềm lực rất lớn để xuất

khẩu thủy sản. Tuy nhiên, để tận dụng các cơ hội và khắc phục khó khăn thì cần phải

tạo ra một mặt bằng tốt, hệ thống giá trị đồng đều cùng với hỗ trợ của khung pháp luật

để phù hợp với pháp luật của các nước nhập khẩu thì mới mở đường cho xuất khẩu

hàng thủy sản Việt Nam ra thế giới một cách bền vững. Bên cạnh đó để giữ vững vị trí

tại các thị trường, thì điều quan trọng và bức thiết nhất hiện nay không phải là sự gia

tăng về số lượng xuất khẩu, mà phải nâng cao khả năng cạnh Tranh của các mặt hàng

thủy sản Việt Nam, đồng thời giá thành xuất khẩu các mặt hàng ở mức hợp lý. Muốn

như vậy thì phải tạo sự đồng lòng của người sản xuất và cộng đồng DN thủy sản Việt

Nam, không tìm cách cạnh Tranh nội bộ, mà phải tập trung sức cạnh Tranh với bên

ngoài, nhằm đáp ứng được yêu cầu ATVSTP ngày càng khắt khe của các thị trường,

cùng gánh vác khó khăn, chia sẻ hợp lý lợi ích, vì quyền lợi chung của đất nước và

quyền lợi của từng người sản xuất, cũng như từng DN. Từ đó cùng góp sức xây dựng

thương hiệu cho các mặt hàng thủy sản Việt Nam, và thực hiện mục tiêu phát triển bền

vững ngành thủy sản.

82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Bộ công thương (2008) :” Quy định hải quan EU: Những điều cần lưu ý đối với

hàng xuất khẩu của Việt Nam”-NXB Lao Động

- Thường Lạng (2008) : Giáo trình “ Kinh tế quốc tế”- NXB Đại học Kinh Tế

Quốc Dân

- Nguyễn Viết Trung (2005) : Giáo trình “ Kinh tế thủy sản” – NXB Lao động xã

hội

- Trung tâm Thông tin Thủy sản (2009): ”Ngành Thủy sản - Chặng đường phát

triển

- Tạp chí thương mại thủy sản các số năm 2009 và 2010

- http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/vi-tri-cua-nganh-thuy-san-trong-chien-luoc-huong-

ve-xuat-khau.176011.html

- http://agromonitor.vn/Home/article_view/tabid/62/ArticleId/277/-Xuat-khau-

thuy-san-Viet-Nam-truoc-khung-hoang-no

- http://www.psi.vn/News/2010/8/4/106677.aspx

- http://www.vietlinh.com.vn/ktcbxnk/VLktcbxnkShowContent.asp?ID=1862

- http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=202086

- http://vietbao.vn/Kinh-te/Luat-moi-xuat-khau-thuy-san-vao-EU/70052481/87/

- http://www.moit.gov.vn

- http://www.nhandan.com.vn/cmlink/tet2011/tet2011/kinhte/v-n-ra-bi-n-xa-

1.282040?mode=print#paTETTdeJ0Bohttp://www.nhandan.com.vn/cmlink/tet2

011/tet2011/kinhte/v-n-ra-bi-n-xa-1.282040?mode=print#paTETTdeJ0Bo

- http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=578,33345598&_dad=portal&_s

chema=PORTAL&docid=96770

- QUYẾT ĐỊNH Số: 1690/CT-TTg :”Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển

thủy sản Việt Nam đến năm 2020”

- http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/2/26/26/138050/Default.aspx

83

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM .................................................................................. 5

1.1 Quá trình phát triển ngành thủy sản ............................................................... 5 1.1.1 . Giai đoạn 1954 – 1960 ...................................................................................... 5 1.1.2 . Giai đoạn 1960 – 1980 ...................................................................................... 5 1.1.3. Giai đoạn 1981 đến nay .................................................................................... 6

1.2. Vị trí-vai trò của ngành thủy sản trong nền Kinh tế quốc dân...................... 8 1.2.1. Ngành thủy sản cung cấp những sản phẩm, thực phẩm quý cho tiêu dùng của dân cư và cung cấp nguyên liệu cho phát triển một số ngành khác. ............... 8 1.2.2. Ngành thủy sản phát triển sẽ có đóng góp quan trọng trong tăng trưởng của toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp nói chung. ................................................. 9 1.2.3. Ngành thủy tham gia vào xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân .......................... 10 1.2.4. Phát triển ngành thủy sản góp phần phát triển vào kinh tế xã hội của đất nước............................................................................................................................. 11 1.2.5. Ngành Thuỷ sản còn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. ....... 12

1.3. Lợi thế của việt Nam trong sản xuất - xuất khẩu thủy sản ......................... 12 1.3.1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi .......................................................................... 12 1.3.2. Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển ngày càng mạnh ...................... 12 1.3.3. Cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào ............................................. 13

1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản ở Việt Nam ................. 14 1.4.1. Đối tượng của hoạt động sản xuất- kinh doanh thủy sản là những cá thể sống dưới nước ........................................................................................................... 14 1.4.2. Thủy vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế ............................ 14 1.4.3. Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp mang tinh liên ngành. ......................................................................................................................... 15 1.4.4. Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp mang tinh liên ngành. ......................................................................................................................... 16 1.4.5. Quy trình sản xuất đơn giản ........................................................................... 16

84

1.5. Các nhân tố tác động tới hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ...... 16 1.5.1. Nhân tố tác động thuận lợi ............................................................................ 16 1.5.2. Nhân tố tác động bất lợi ................................................................................. 17

1.6. Dự báo thị trường thủy sản thế giới tới năm 2015 ....................................... 19 1.6.1. Nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi: .................. 19 1.6.2. Dự báo thị hiếu tiêu thụ .................................................................................. 20 1.6.3 Triển vọng về sản lượng ................................................................................... 20 1.6.3 Triển vọng thương mại thuỷ sản thế giới ....................................................... 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP ................................................ 23

2.1. Phân tích thực trạng hoat động xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong những năm gần đây .......................................................................................................... 23

2.1.1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản.......................................... 23 2.1.2. Cơ cấu măt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ................................... 25

2.1.2.1. Mặt hàng Tôm:.......................................................................................... 26 2.1.2.2 Nhóm mặt hàng cá ..................................................................................... 30 2.1.2.3. Mặt hàng thủy sản khác. .......................................................................... 40

2.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của việt Nam .................................... 43 2.2.3 Nguyên nhân dẫn tới hạn chế .......................................................................... 52

2.2.3.1 Nguyên nhân khách quan ......................................................................... 52 2.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan .............................................................................. 53

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP ....................................... 56

3.1. Những cơ hội và thách thức với ngành thủy sản Việt Nam khi Việt Nam trong thời kỳ hội nhập .......................................................................................... 56

3.1.1. Cơ hội cho ngành thủy sản Việt Nam ........................................................... 56 3.1.2. Thách thức với ngành thủy sản Việt Nam ................................................... 59

3.2. Định hướng phát triển ngành thủy sản trong giai đoạn 2010-2020 của Đảng và Nhà Nước ......................................................................................................... 61

3.2.1. Mục tiêu ............................................................................................................ 61 3.2.2. Định hướng phát triển của ngành thủy sản Việt Nam giai đoạn 2010-2020 ..................................................................................................................................... 62

3.2.2.1. Định hướng phát triển theo lĩnh vực ...................................................... 62

85

3.2.2.2. Định hướng phát triển theo vùng ............................................................ 66 3.3. Giải pháp khắc phục khó khăn và đẩy mạnh xuất khẩu ngành thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020 ................................................................... 70

3.3.1. Giải pháp từ phia Nhà Nước ......................................................................... 70 3.3.1.1. Tổ chức lại sản xuất ................................................................................. 70 3.3.1.2. Về phát triển thị trường và xúc tiến thương mại .................................. 71 3.3.1.3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ........................................................ 71 3.3.1.4. Về khoa học - công nghệ và khuyến ngư ............................................... 72 3.3.1.5. Về bảo vệ môi trường, bảo vệ tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản .................................................................................................................................. 73 3.3.1 6. Về cơ chế chính sách ................................................................................. 73 3.3.1.7. Tăng cường công tác quản lý nhà nước ................................................. 74 3.3.1.8. Về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế .................................................. 75

3.3.2. Giải pháp từ phía DN ..................................................................................... 75 3.3.2.1. Chủ động đa dạng hóa thị trường và mở rộng thị trường xuất khẩu . 75 3.3.2.2. Tăng cường hoạt động xúc tiến thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường ............................................................................................................. 76 3.3.2.3. Nâng cao sức cạnh Tranh về chất lượng của mặt hàng thuỷ sản ........ 76 3.3.2.4. Tạo sự chủ động về nguồn nguyên liệu ................................................... 77 3.3.2.5. Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các DN chế biến, xuất khẩu thuỷ sản trong nước với nhau và với các DN nước ngoài ........................................... 77 3.3.2.6. Tăng cường sự hỗ trợ từ phía Nhà nước ................................................ 77 3.3.2.7. Tổ chức các khóa đào tạo, các khóa học thực tế nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và nâng cao tay nghề cho công nhân chế biến .............. 78

3.3.3. Giải pháp của VASEP (Hiệp hội sản xuất và xuất khẩu thủy sản) ............ 79 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 82