29
Đại Học Vạn Hạnh Khoa Triết Khóa X Môn học : KINH LĂNG GIÀ Thích Đồng Trí

12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

Đại Học Vạn Hạnh

Khoa Triết Khóa X

Môn học : KINH LĂNG GIÀ

Thích Đồng Trí

Page 2: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

BỐN THÁNH QUẢ - DUYÊN GIÁC

BỒ TÁT – NHƯ LAI

Duyên khởi thuyết về Tứ Thánh Quả

2 Hạng Thanh Văn

5 Vô Gián Chủng Tánh

Tứ Thánh Quả

Ngũ Vô Gián

Ý sinh thân – Bồ Tát

Ngũ Vô Gián

Như Lai Thân

Page 3: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

DUYÊN KHỞI THUYẾT VỀ TỨ THÁNH QUẢ

Khi ấy Bồ Tát Đại Huệ bạch Phật:

Bạch Thế Tôn ! Xin Thế Tôn vì con nói về bậc Tu Đà

Hoàn và những đặc tính của quả vị ấy. Con và các Bồ Tát

đại hữu tình nhờ nghe nghĩa ấy sẽ biết rõ các phương tiện

để chứng những quả vị Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na

Hàm, A La Hán. Biết nghĩa ấy rồi con sẽ diễn nói lại cho

chúng sinh, khiến chúng chứng được hai vô ngã, trừ sạch

hai chướng ngại (phiền não chướng và sở tri chướng),

dần thông đạt đặc tính các địa, được cảnh giới trí

tuệ không thể nghĩ bàn của Như Lai, như ngọc

ma ni nhiều màu, khiến khắp chúng sinh đều

được lợi ích.

Page 4: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

2 HẠNG THANH VĂN Phật bảo Đại Huệ :

Lại nữa, Đại Huệ! Có hai hạng Thanh văn thừa chung phân biệt

tướng. Nghĩa là được tướng tự giác thánh sai biệt, và tướng tánh

vọng tưởng tự tánh chấp trước. Thế nào là Thanh văn được

tướng tự giác thánh sai biệt? Nghĩa là đối cảnh giới vô thường,

khổ, không, vô ngã được chân đế lìa dục tịch diệt, dứt ấm, giới,

nhập, tự tướng, cộng tướng, không hoại tướng bên ngoài mà biết

như thật. Tâm được dừng lặng, tâm dừng lặng rồi được thiền

định, giải thoát, tam-muội đạo quả chánh thọ giải thoát chẳng lìa

tập khí bất tư nghì biến dịch tử, được tự giác thánh lạc trụ Thanh

văn. Ấy gọi là được tướng tự giác thánh sai biệt Thanh văn.

Page 5: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

2 HẠNG THANH VĂN (tt.) Phật bảo Đại Huệ : “Tánh vọng tưởng tự tánh chấp trước là, chấp có

pháp tự tánh mà khởi chấp trước. Thanh văn tuy biết đại chủng xanh

vàng đỏ trắng các pháp, chẳng phải có tác giả, không đồng với

ngoại đạo tà kiến. Nhưng thấy Phật trước phân biệt các pháp tự

tướng cộng tướng, tất cả kinh điển nói cho là thật có, bèn thành

pháp chấp. Cho nên Bồ-tát đối chỗ này phải lìa nhân vô ngã tướng

vào pháp vô ngã, thứ lớp tiến lên các địa.”…

“Đây lại do Thanh văn chấp có Niết-bàn, để rõ những cái thấy ngoài

tâm đều là vọng tưởng. Thanh văn sợ sanh tử vọng tưởng mà cầu

Niết-bàn, chẳng biết sanh tử Niết-bàn tánh nó không hai. Thấy có

sai biệt, đều là vọng tưởng chấp, chẳng phải thật tánh. Nghĩa là rõ

tam giới sanh nhân, căn cảnh vị lai thôi dứt, khởi

tưởng Niết-bàn. Chẳng phải chứng đến chỗ tự giác

thánh trí, chuyển tàng thức làm Niết-bàn. Đây là phàm ngu

chỉ nói ba thừa mà chẳng nói duy tâm tịch diệt.”

Page 6: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

5 VÔ GIÁN CHỦNG TÁNH Phật bảo Đại Huệ :

Lại nữa, Đại Huệ! Có năm vô gián chủng tánh. Thế nào là năm?

Nghĩa là Thanh văn thừa vô gián chủng tánh, Duyên giác thừa vô

gián chủng tánh, Như Lai thừa vô gián chủng tánh, bất định chủng

tánh, các biệt chủng tánh.

Đại Huệ ! các biệt vô gián là : ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mạng

trưởng dưỡng sĩ phu. Các chúng sanh kia khởi giác như thế, cầu

vào Niết Bàn. Lại có ngoại đạo khác nói thay do tác giả, thấy tất

cả tánh rồi, nói đây là vào Niết Bàn. Khởi giác như thế, đối với

pháp vô ngã, họ vô phần, họ không có giải thoát.

Huệ ! Đây là chư Thanh văn thừa vô gián ngoại đạo

chủng tánh, chẳng xuất mà tưởng là xuất. Vì

chuyển ác kiến cho những người này nên phải tu học.

Page 7: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

5 VÔ GIÁN CHỦNG TÁNH (tt.)

Đại Huệ! Duyên giác thừa vô gián chủng tánh, nếu nghe nói mỗi

cái duyên khác vô gián, toàn thân lông dựng lên, rơi lệ dầm dề,

duyên chẳng gần nhau, có chỗ chẳng chấp các thứ tự thân, các thứ

thần thông, hoặc ly hoặc hiệp, các thứ biến hóa. Khi nghe nói lời ấy,

tâm họ tùy nhập. Nếu biết họ là Duyên giác thừa vô gián chủng tánh

rồi, tùy thuận vì họ nói Duyên giác thừa. Ấy gọi là tướng Duyên giác

thừa vô gián chủng tánh.

Duyên giác quán mười hai nhân duyên mà được đạo. Mười hai nhân

duyên ba đời xoay quanh, nên nói vô gián. Duyên chẳng gần nhau

có chỗ chẳng chấp, đây nói họ tin chắc rất thâm thiết. Duyên giác độ

sanh phần nhiều dùng sức thần thông, chẳng dùng lời

nói. Đây là đối trị cảnh giới chúng sanh, mà chẳng

phải chính là cảnh giới chúng sanh, lấy làm cảnh giới

bất tư nghì, đó là lý do cùng đại thừa sai biệt.

Page 8: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

5 VÔ GIÁN CHỦNG TÁNH (tt.) Đại Huệ ! Như Lai thừa vô gián chủng tánh kia có bốn thứ :

1) Tự tánh pháp vô gián chủng tánh

2) Ly tự tánh pháp vô gián chủng tánh

3) Đắc tự giác tánh vô gián chủng tánh

4) Ngoại sát thù thắng vô gián chủng tánh

Đại Huệ ! Nếu người nghe bốn việc này, khi nói mỗi thứ, và khi

nói tự tâm hiện thân tài kiến lập cảnh giới bất tư nghì, tâm không

kinh sợ, ấy gọi là tướng Như Lai thừa vô gián chủng tánh.

Tự tánh pháp là pháp thân Như Lai

- Ly tự tánh pháp là giải thoát Như Lai

- Tự giác tánh là Bát nhã trí Như Lai

- Ngoại sát thù thắng là hóa thân Như Lai. Có đại hóa và

tùy loại hóa, mỗi thứ có hiện cõi nước .

Page 9: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

5 VÔ GIÁN CHỦNG TÁNH (tt.)

Đại Huệ ! bất định chủng tánh là khi nói ba chủng tánh kia , tùy

nghe nói mà vào, tùy kia mà thành.

Đại Huệ ! Đây là sơ trụ địa, là chủng tánh kiến lập, vì tiến lên vào

vô sở hữu địa, tạo ra kiến lập ấy. Kia tự giác tàng, tự phiền não

tập sạch, thấy pháp vô ngã, được trụ tam muội ưa trụ Thanh văn,

sẽ được thân tối thắng Như Lai

Nói chủng tánh sai biệt vốn vì người mới vào Bồ tát địa, khuyên

họ tiến lên cứu cánh, chẳng để họ rơi vào quyền tiểu, mà lại

khuyến dụ quyền tiểu phát tâm đại thừa. Chẳng

phải bảo chủng tánh quyết không thể dời đổi vậy.

T

Page 10: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

TU ĐÀ HOÀN Phật bảo Đại Huệ :

- Có ba thứ Tu Đà Hoàn, Tu Đà Hoàn quả sai biệt. Thế nào là ba?

Nghĩa là hạ, trung, thượng. Hạ đó, bảy đời sanh mới vào Niết Bàn;

Trung đó, ba hoặc năm đời mới vào Niết Bàn; Thượng đó, ngay đời

ấy liền vào Niết Bàn. Ba hạng này còn tam kết hạ, trung, thượng, ấy

là : Thân kiến, nghi kiến và giới thủ kiến, đó là tam kế sai biệt, dần

dần tiến lên thì đắc quả A La Hán.

Trừ Thân Kiến :

Đại Huệ ! Bậc Tu Đà Hoàn, và Tư Đà Hàm có 3 cấp bực khác nhau,

là hạ, trung, thượng. Bực hạ là còn sinh lại trong các cõi bảy lần,

bực trung còn sinh ba lần, năm lần, bực thượng thì ngay đời này đã

nhập Niết Bàn. Đại Huệ ! Ba hạng người ấy đã cắt đức 3 món kết sử

(Samyojana) là thân kiến (sathàyadrsti), nghi (vicikitsà), giới cấm thủ

(sìlavratapasàmar’sa), lần lần tiến lên đắc quả A La Hán. Đại Huệ !

Thân kiến có hai loại, ấy là câu sinh và phân biệt.

Page 11: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

TU ĐÀ HOÀN (tt) Phân biệt thân kiến là, như do duyên khởi có vọng chấp về ba cõi.

Đại Huệ ! Thí như do tính duyên khởi mà sinh các chấp trước vào

vọng kế (tưởng tượng sai lầm). Các pháp ấy chỉ là tướng do phân

biệt sai lầm sinh ra, chúng lìa hữu và vô, cũng không phải là cũng

có cũng không. Kẻ phàm phu ngu si chấp càn, như con thú khát

tưởng tượng ra nước. Đại Huệ ! Đây là kiến chấp về một cái ngã

riêng biệt mà do không có trí tuệ, vị ấy đã tích tập từ lâu đời, đến

khi thấy được nhân vô ngã thì xa lìa được. Đại Huệ ! Câu sinh

thân kiến là quán sát khắp thân mình và thân người, các tướng

uẩn vô sắc như tho, tưởng v.v.. và sắc do tứ đại tạo, các đại ấy

làm nhân cho nhau, nên không có cái gọi là sắc uẩn quán

như vậy rồi thấy rõ quan niệm hữu, vô là một quan niệm

phiến diện về chân lý, liền xa lìa hữu vô. Vì đã xả thân kiến

nên không sinh tham dục. Đó gọi là tướng thân kiến

Page 12: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

TU ĐÀ HOÀN (tt.) Đại Huệ ! Vì sao Tu Đà Hoàn không giữ Giới Cấm

Thủ? Vì đã thấy rõ tướng khổ của mọi chỗ thọ sinh,

cho nên không giữ. Giữ những giới ấy là vì kẻ phàm

phu ngu tham trước dục lạc thế tục ở trong các cõi cho

nên mới khổ hạnh giữ giới nguyện sinh vào các cõi vui.

Bậc Tu Đà Hoàn không giữ tướng ấy, chỉ vì cầu chứng

được pháp vô lậu, vô phân biệt, rất thù thắng mà tu

hành các giới phẩm. Ấy gọi là tướng giới cấm thủ. Đại

Huệ ! Bậc Tu Đà Hoàn xả ba kết nên lìa tham sân si.

Những loại giới cấm thủ

Giữ giới trong thời hiện đại

Nhập lưu, nghịch lưu, thất lai

.

Page 13: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

TU ĐÀ HOÀN (tt.) Đại Huệ ! Nghi tướng là khi rõ thấy tướng các pháp sở

chứng, và khi hai kiến chấp và phân biệt thân nói trên

đã đoạn trừ, thì không còn sinh hoài nghi gì đối với

chính pháp của Phật, lại cũng không có ý tưởng theo

một bậc thầy nào khác vì (phân biệt) tịnh, bất tịnh. Đấy

gọi là nghi tướng (mà bậc Dự Lưu từ bỏ được).

Những Nghi ngờ nào thường phát sinh?

Nghi đưa đến trở ngại gì?

Tại sao nói đa nghi đa ngộ?

Tín thành tựu là thế nào?

.

Page 14: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

TƯ ĐÀ HÀM

Đại Huệ! Thế nào là tướng Tư Đà Hàm? Ấy là đốn chiếu

soi sắc tướng vọng tưởng, chẳng sanh tướng thấy tướng

sanh. Vì khéo thấy được tướng thiền hạnh, nền vãng lai thế

gian này một lần, mong dứt sạch khổ để đắc Niết Bàn, nên

gọi là Tư Đà Hàm. Nhị quả Tư-đà-hàm (Sakadàgàmì)

Còn gọi là Nhất lai, nghĩa là còn trở lại một lần nữa. Quả vị này hiện

hữu nơi người đã phá xong ba kiết sử trên và tiếp tục làm mỏng nhạt

tham và sân. Người chứng Nhị quả chưa phải là người đã phá trừ hết

hai kiết sử Tham và Sân, chỉ là bớt đi Tham và Sân. Còn Tham và Sân

vi tế, tiềm tàng thì khi diệt sạch sẽ đắc Tam quả.

Phật cũng ấn chứng cho người chứng được Nhị quả Tư-

đà-hàm sẽ chỉ còn một lần tái sinh lại cõi đời này và chứng A-la-hán.

Page 15: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

A NA HÀM Tam quả A-na-hàm (anàgàmì)

Còn gọi là Bất lai, nghĩa là Không trở lại nữa, xuất hiện nơi vị

đã diệt sạch hai kiết sử Tham và Sân.

Diệt trừ năm kiết sử từ Thân kiến, Giới cấm thủ, Nghi,

Tham và Sân thì đạt được đệ Tam Thánh quả.

Hết hai kiết sử Tham và Sân rồi thì nhân duyên với thế gian này

cũng hết. Do vậy, một vị chứng A-na-hàm thì không còn bị tái

sinh về cõi này nữa, sẽ hóa sinh giữa cõi trời Sắc cứu kính, sau

một thời gian không nhất định, sẽ chứng Niết bàn tại đây.

- Đại Huệ! Thế nào là A Na Hàm? Nghĩa là đoạn dứt sự sanh

kiến chấp lỗi lầm của kết tập ( tập khí phiền não ),

chẳng sanh vọng tưởng sắc tướng nơi quá khứ, vị lai,

hiện tại, tánh phi tánh, gọi là A Na Hàm.

.

Page 16: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

A LA HÁN Tứ quả A-la-hán (Arahanta)

Là quả vị Thánh cao siêu cuối cùng, thật sự giải thoát, giác ngộ viên

mãn. Vị A-la-hán tự tại phi thường, tuổi thọ vượt hơn người bình

thường, không còn bị cuốn vào luân hồi sinh tử nữa, muốn chết

(viên tịch) lúc nào cũng được.

A La Hán còn có các tên khác như: Sát tặc, Ứng cúng, Bất sanh.

1- Sát tặc có nghĩa là giết hết giặc phiền não.

2- Ứng cúng có nghĩa là bậc xứng đáng nhận tứ sự cúng dường của

Trời, Người.

3- Bất sanh có nghĩa là mãi mãi vào Niết Bàn, không còn chịu quả

báo sống chết nữa. Theo các nhà Đại thừa cho bậc A La

Hán là quả vị cao nhất của Tiểu thừa.

Đại Huệ! Nói là A La Hán, là do sức sáng suốt giải

thoát Tam muội của chư Thiền, dứt sạch tất cả khổ, phiền

não của vọng tưởng tánh phi tánh, nên gọi là A La Hán.

.

Page 17: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

NGŨ VÔ GIÁN Năm tội vô gián là: giết mẹ, giết cha, giết A La Hán, Phá hòa hiệp

tăng, ôm lòng ác độc gây đổ máu thân Phật. Đại Huệ ! Sao gọi là mẹ

chúng sinh? Ấy là ái dục đưa đến sinh sản cùng ham vui v.v.. đều

như mẹ nuôi dưỡng tất cả. Cha là gì? Là vô minh khiến sinh vào

sáu xóm làng (dục giới); cắt đức hai cội gốc ấy gọi là giết cha mẹ.

Sao là giết A La Hán? Ấy là các tùy miên xem như kẻ thù, như

độc của chuột sinh, tận diệt chúng gọi là giết A La Hán. Sao là phá

hòa hiệp tăng? Là các tướng khác nhau của các uẩn nhóm họp,

đoạn trừ chúng gọi là phá hòa hiệp tăng. Sao gọi là ác tâm gây đổ

máu thân Phật? Là thân 8 thức vọng sinh tư duy hiểu biết, thấy

có tự tướng cọng tướng ngoài tâm, dùng tâm vô lậu, ba giải thoát

mà diệt trừ thân Phật 8 thức, ấy gọi là ác tâm đổ máu thân Phật. Đại

Huệ ! Ấy là năm tội vô gián bên trong, nếu có người

làm, liền có sự vô gián của hiện chứng thật pháp

Page 18: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

Ý SINH THÂN Đại Huệ Bồ Tát hỏi :

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Ý Sanh Thân?

Phật bảo Đại Huệ :

Nói Ý Sanh Thân, ví như sự đi nhanh chóng của ý đi qua vách đá

vô ngại, cho đến khoảng cách số dặm vô lượng ở phương xa, vì

trước kia ý đã thấy, ghi nhớ chẳng quên, tự tâm lưu chú chẳng

ngừng, thì Ý Sanh Thân cũng như thế, thành chẳng chướng ngại.

Đại Huệ! Ý và thân như thế được sanh cùng một lúc, ý sanh thân

của Đại Bồ Tát thuộc Thánh chủng diệu tướng trang nghiêm, do

như huyễn Tam muội, có sức thần thông tự tại, nên trong một lúc

cùng sanh, cũng như ý sanh, chẳng có chướng ngại,

tùy theo cảnh giới của bổn nguyện ghi nhớ mà

thành tựu cho chúng sanh, đắc sự an lạc của Tự Giác Thánh Trí.

Page 19: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

Ý SINH THÂN (tt.) Sao là thân “Giác pháp tự tính”? Ấy là ở địa thứ 8 liễu tri các pháp

như huyễn, không tướng, tâm chuyển các thức sở y, an trú định như

huyễn và các định khác, có thể hiện vô lượng thần thông tự tại, như

hoa nở, mau như ý khởi, như huyễn như mộng như bóng như hình,

không phải do tứ đại tạo mà giống như do tứ đại tạo, các sắc tướng

trang nghiêm đầy đủ, vào khắp các cõi phật, hiểu rõ tự tính các

pháp, ấy cũng là thân do giác ngộ tự tính các pháp mà sinh. Sao gọi

là thân “chủng loại câu sinh vô tác hành”? Ấy là hiểu rõ tướng các

pháp do chư Phật chứng đắc. Đại Huệ ! Ông nên siêng quán sát ba

loại thân ấy.

. Ý sanh thân của đại Bồ-tát do sức tam muội như huyễn tự tại

thần thông diệu tướng trang nghiêm, thân chủng loại thánh,

đồng thời liền sanh. Ví như ý sanh không có chướng ngại,

tùy chỗ nhớ nghĩ cảnh giới nguyện xưa, vì thành tựu chúng

sanh được tự giác thánh trí thiện lạc.

Page 20: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

NHƯ LAI THÂN Pháp thân Như Lai có hai thứ: 1) Lý pháp, nghĩa là tánh tịnh thể

sáng xưa nay lìa niệm đồng với hư không giới, không đâu chẳng

khắp chúng sanh cùng Phật đều đồng. 2) Trí pháp, nghĩa là trí thủy

giác cứu kính, khế hợp với lý bản giác thanh tịnh, lý trí dung nhau,

sắc và tâm không hai. Do trí hiện ra nên gọi là trí pháp.

Sắc thân tức là báo thân, cũng có hai thứ: 1) Tự thọ dụng thân

cũng gọi là viên mãn báo thân. Nghĩa là tự mình tu nhân mà cảm

được, xứng tánh thọ dụng các thứ pháp lạc, tự tại không ngại. Thân

và cõi chẳng lìa nhau nên cũng gọi là tự thọ dụng độ, cũng gọi là

thật báo trang nghiêm độ. Chư Phật trải qua vô số kiếp tu tập vô

lượng thiện căn mà cảm nên, khắp giáp cả pháp giới là tự thọ dụng.

Các vị đại Bồ-tát chỉ được nghe tên mà không thể thấy được. 2) Tha

thọ dụng thân, nghĩa là do căn cơ kẻ khác cảm nên mà thấy. Chư

Phật vì khiến chúng Bồ-tát thọ đại pháp lạc, tiến tu thắng hạnh nên

tùy nghi mà hiện, cõi cũng như thế, khiến họ thọ dụng.

Page 21: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

Các thứ sai biệt sắc thân tức là hóa thân, cũng có ba thứ:

1) Đại hóa nghĩa là Lô-xá-na ngàn trượng gia bị cho phù hợp với

Đại thừa Bồ-tát. Hoặc hiện tám mươi bốn ngàn tướng tốt, hoặc

hiện vi trần số tướng tốt, đầy khắp hư không. 2) Tiểu hóa, nghĩa là thân vàng trượng sáu, ba mươi hai tướng tốt,

phù hợp căn cơ tiểu thừa, người, trời v.v... 3) Tùy loại hóa, nghĩa là

như Chuyển luân thánh vương Đảnh Sanh, Thích Đề Hoàn Thiên

Đế, Thiện Nhãn, voi lớn, anh võ, vượn nai v.v... tùy loại mà vào. Báo

Hoá thân này đều nhiếp thuộc sắc thân, từ trí pháp mà được. Nếu

mê lý pháp tức là vọng giác, theo nhân duyên vọng giác mà có mười

hai loại thân trong tam giới. Ngộ lý pháp thì chuyển vọng giác làm

thủy giác. Do thủy hợp bản thành căn bản trí. Do sức

căn bản vô tác trí cảm phát bi nguyện, tất cả báo thân,

hóa thân lần lượt thành tựu. Đây là ba đời chư Phật

không có hai, không có khác.

Tam minh – lục thông :

Page 22: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

PHẦN THAM KHẢO THÊM : Như Lai thập lực (Dasa balàni) là

mười trí lực hay thần lực của Như Lai, gồm:

1. Xứ phi xứ trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết một cách chắc thật đối

với tất cả nhân duyên quả báo, nếu tạo nghiệp thiện thì nhất định

được phước báo an vui và ngược lại.

2. Nghiệp dị thục trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết rõ nghiệp duyên,

quả báo, sinh xứ trong ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai của tất cả

chúng sanh.

3. Tịnh lự giải thoát đẳng trì đẳng chí trí lực: Trí tuệ của Như Lai

thông suốt về các pháp tu thiền định, biết rõ và đúng như thật về thứ

lớp, sâu cạn của thiền định, giải thoát.

4. Căn thượng hạ trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết đúng như thật về

căn cơ cao thấp của chúng sanh.

5. Chủng chủng thắng giải trí lực: Trí tuệ của Như Lai thông suốt

mọi kiến giải và biết rõ như thật về tất cả các dục lạc, thiện

ác khác nhau của chúng sanh.

Page 23: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

6. Chủng chủng giới trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết khắp và đúng

như thật về hoàn cảnh thực tế khác nhau của chúng sanh ở thế

gian.

7. Biến thú hạnh trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết đúng như thật về

nơi đến của các hạnh hữu lậu là lục đạo và các hạnh vô lậu là Niết-

bàn.

8. Túc trụ tùy niệm trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết đúng như thật về

các túc mạng, một đời cho đến cả trăm ngàn đời, chết đây sanh kia,

tên tuổi, đời sống và thọ mạng của chúng sanh.

9. Sinh tử trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết đúng như thật về thời gian

sanh tử, cõi thiện và cõi ác ở đời vị lai, cùng các nghiệp duyên thiện

ác của chúng sanh.

10. Lậu tận trí lực: Trí tuệ của Như Lai đoạn tận hết thảy các tập khí,

phiền não không còn sanh khởi, thành tựu giải thoát tốt hậu.

Page 24: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

Tứ vô ngại biện 四無礙辯

Pháp vô ngại: thông đạt giáo pháp ; 2. Nghĩa vô ngại: tinh thông nghĩa

lý uản áo của giáo pháp. 3. Từ vô ngại: tinh thông mọi ngôn ngữ. 4.

Nhạo thuyết vô ngại: dùng ba phương tiện trên để giáo hoá chúng sinh

vô ngại

Tứ vô sở uý của Phật

. Chư pháp hiện đẳng giác vô uý (Phạm sarva-dharmābhisaṃbodhi-

vaiśāradya): Đối với tất cả các pháp, Phật đều rõ biết một cách tường

tận. Do đó, đối với những chúng sinh vì không biết về các pháp mà đặt

câu hỏi thì Ngài giải đáp một cách tự tại, không có gì sợ hãi. Điều vô uý

này còn gọi là Nhất thiết trí vô sở uý.

. Lậu vĩnh tận vô uý (Phạm sarvāsrava-kṣaya-jñāna-vaiśāradya): Còn

gọi là Lậu tận vô sở uý. Phật đã dứt sạch hết tất cả mọi

phiền não, không có sự sợ hãi từ các nạn bên ngoài.

.

Page 25: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

Thuyết chướng pháp vô uý (antarāyika-dharmānanyathātva-niścita-

vyākaraṇa-vaiśāradya): Phật nói ‘pháp nhiễm ô chắc chắn gây trở ngại

sự tu tập’. Khi nói như vậy, Phật không hề lo sợ sự bắt bẻ hay gạn hỏi

của bất cứ ai. Điều này còn được gọi là Thuyết chướng đạo vô sở uý.

. Thuyết xuất đạo vô uý (saṃpad-adhigamāya nairyāṇika-pratipat-

tathātva-vaiśāradya): Phật chỉ bày con đường thoát ly sinh tử, chỉ bày

phương pháp tu tập để thoát ly khổ đau. Vô uý này còn được gọi là

Thuyết tận khổ đạo vô sở uý, bởi Phật tuyên thuyết đạo xuất ly mà

không sợ hãi điều gì.\

18 PHÁP KHÔNG CÙNG CHUNG (thập bát bất cộng pháp)

Đây là 18 pháp công đức mà đặc biệt chỉ Phật mới có, chứ các

hàng Bồ-tát, Thanh-văn và Duyên-giác đều không có:

1. Thân không lầm lỗi (thân vô thất): Phật từ vô lượng kiếp đến

nay, trì giới thanh tịnh, công đức đầy đủ, phiền não

dứt sạch, cho nên ở nơi thân không hề có lầm lỗi.

Page 26: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

2. Miệng không lầm lỗi (khẩu vô thất): Phật có trí tuệ biện tài vô lượng, tùy

căn cơ của chúng sinh mà nói pháp thích hợp, làm cho tất cả đều được chứng

ngộ.

3. Ý tưởng không lầm lỗi (niệm vô thất): Phật đã tu các pháp môn thiền định

sâu xa, tâm không bao giờ tán loạn, không dính mắc nơi các pháp, tuyệt đối

an ổn.

4. Không có ý tưởng phân biệt (vô dị tưởng): Phật cứu độ khắp tất cả

chúng sinh một cách bình đẳng, không phân biệt chọn lựa.

5. Không có tâm bất định (vô bất định tâm): Trong mỗi lúc đi đứng ngồi

nằm, Phật không bao giờ xa rời chánh định sâu xa, luôn luôn nhiếp tâm trụ nơi

pháp lành.

6. Không có cái tâm không biết tự mình : buông xả (vô bất tri kỉ xả

tâm): Trong từng sát na, đối với những cảm thọ khổ vui, Phật

thấy rõ các tướng sinh trụ dị diệt của chúng, cho nên vẫn an trú

trong cảnh giới bình đẳng, vắng lặng.

Page 27: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

7. Ý chí không tiêu mất (dục vô diệt): Phật có đầy đủ các đức

lành, tâm luôn luôn muốn cứu độ chúng sinh mà không bao giờ cho

là đủ hay nhàm chán.

8. Tinh tấn không tiêu mất (tinh tấn vô diệt): Thân tâm Phật lúc

nào cũng tinh tấn, thực hiện mọi phương tiện để cứu độ chúng sinh,

không lúc nào ngưng nghỉ.

9. Niệm không tiêu mất (niệm vô diệt): Tất cả các pháp và trí tuệ

của chư Phật trong ba đời đều tương ưng đầy đủ, không có sự thối

chuyển.

10. Trí tuệ không tiêu mất (tuệ vô diệt): Phật có đầy đủ tất cả trí

tuệ, suốt cả ba đời không có gì chướng ngại, không khiếm khuyết,

không tiêu mất.

11. Giải thoát không tiêu mất (giải thoát vô diệt): Phật dứt tuyệt

mọi sự chấp trước, thoát khỏi cả hai lãnh vực hữu vi và vô vi,

tất cả tập khí phiền não đều không còn, cho nên thành

quả giải thoát không hề bị khiếm khuyết hay tiêu mất.

Page 28: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

12. Giải thoát tri kiến không tiêu mất (giải thoát tri kiến vô diệt):

Phật thấy biết các tướng giải thoát thật rõ ràng, không có gì che lấp

được.

13. Tất cả thân nghiệp đều hành động theo trí tuệ (nhất thiết thân

nghiệp tùy trí tuệ hành): Khi thân muốn hành động, trước hết Phật

quán sát hậu quả của việc làm, sau đó sẽ tùy theo trí tuệ mà thực hiện,

cho nên không gây ra lầm lỗi, chỉ đem lại lợi ích cho chúng sinh mà

thôi.

14. Tất cả khẩu nghiệp đều nói năng theo trí tuệ (nhất thiết khẩu

nghiệp tùy trí tuệ hành): Khi miệng muốn nói năng, trước hết Phật

quán sát hậu quả của lời nói, sau đó sẽ tùy theo trí tuệ mà diễn bày,

cho nên không gây ra lầm lỗi, chỉ đem lại lợi ích cho chúng sinh mà

thôi.

15. Tất cả ý nghiệp đều tư duy theo trí tuệ (nhất thiết ý nghiệp tùy

trí tuệ hành): Khi suy nghĩ, trước hết Phật quán sát hậu quả của ý

nghĩ, sau đó sẽ tùy theo trí tuệ mà suy nghĩ, cho nên không gây

ra lầm lỗi, chỉ đem lại lợi ích cho chúng sinh mà thôi.

Page 29: 12 Bon Thanh Qua - Duyen Giac - Bo Tat - Nhu Lai.pdf

16. Trí tuệ thấy biết đời quá khứ không bị chướng ngại (trí

tuệ tri kiến quá khứ thế vô ngại vô chướng):Đối với mọi sự

việc của chúng sinh ở đời quá khứ, Phật quán chiếu thấy biết

thông suốt, không có gì làm cho chướng ngại.

17. Trí tuệ thấy biết đời vị lai không bị chướng ngại (trí tuệ tri

kiến vị lai thế vô ngại vô chướng): Đối với mọi sự việc của

chúng sinh ở đời vị lai, Phật quán chiếu thấy biết thông suốt,

không có gì làm cho chướng ngại.

18. Trí tuệ thấy biết đời hiện tại không bị chướng ngại (trí tuệ

tri kiến hiện tại thế vô ngại vô chướng): Đối với mọi sự việc

của chúng sinh đời hiện tại, Phật quán chiếu thấy biết thông suốt,

không có gì làm cho chướng ngại.