4
DIỄN ĐÀN Số 27 (Tháng 09/2018) DA LIỄU HỌC %(1 7 10 %1 2 1,(0 81 )LIK GLVHDVH(UKHPD LQIHFLRVXP 1. Đại cương Ban đỏ nhiễm khuẩn (erythema infectiosum) là tình trạng phát ban ngoài da ở trẻ em do Parvovirus B19, bệnh có tên gọi quen thuộc khác là bệnh thứ năm (fth disease). Vì sao lại có tên gọi này? Đó là theo cách phân loại cổ điển về ngoại ban nhiễm trùng ở trẻ em, có sáu bệnh được gọi tên theo thứ tự, trong đó ban đỏ nhiễm khuẩn ở vị trí thứ năm. PHÂN LOẠI CỔ ĐIỂN NGOẠI BAN TRẺ EM Tên bệnh Căn nguyên Dấu hiệu lâm sàng Bệnh thứ 1. Sởi Virus sởi, thuộc họ paramyxovirus Sốt, chảy nước mũi, ho, ban xuất hiện từ sau tai, có điểm Koplik Bệnh thứ 2. Rubella Virus rubella Giống cúm thông thường, ban xuất hiện từ mặt, hạch to. Bệnh thứ 3. Sốt tinh hồng nhiệt Streptococcus pyogenes Ban bắt đầu ở cổ, họng đỏ, viêm amidan, lưỡi dâu tây trắng, bong vảy da đầu các chi. Bệnh thứ 4. Bệnh Dukes Không còn chẩn đoán này Bệnh thứ 5. Ban đỏ nhiễm khuẩn (Erythema infectinosum) Parvovirus B19 Dấu hiệu “slapped cheeks”, ban xuất hiện trước ở thân mình, ban dạng lưới ở cánh tay, viêm họng, sốt, mệt mỏi. Bệnh thứ 6. Exanthem subitum HHV-6 và HHV-7 Xuất hiện ở trẻ sơ sinh, đột ngột sốt cao, dát xanh đỏ ở thân mình, hạch không to. 2. Căn nguyên gây bệnh Parvovirus B19 được phát hiện vào năm 1975, thuộc họ Parvoviridae. Virus hình cầu, không có vỏ, nhân là chuỗi đơn AND, trọng lượng của genome là 5600PB, chỉ có một typ huyết thanh (serotype) nhưng có nhiều typ gen (genotype). Tên gọi B19 chỉ mẫu huyết thanh mà trong đó virus được phân lập. Giống như các virus AND không có vỏ, cơ chế gây bệnh của Parvovirus B19 liên quan tới việc gắn vào các thụ thể (receptor) của tế bào vật chủ. Ở người, thụ thể màng của virus là kháng nguyên P, còn được gọi là globoside. Thông qua kháng nguyên P, virus gây nên bệnh thứ năm ở trẻ em. Ngoài ra, virus còn có ái lực với các loại tế bào khác như hồng cầu, hồng cầu chưa trưởng thành, tế bào nội mô, rau thai, tế bào cơ tim, tế bào gan. Virus gây ra biểu hiện ở khớp là do lắng đọng phức hợp miễn dịch lưu hành.

%(1710%121,(081 )LIKGLVHDVH(UKHPDLQIHFLRVXP»‡nh-th...Sốt, chảy nước mũi, ho, ban xuất hiện từ sau tai, có điểm Koplik Bệnh thứ 2. Rubella Virus rubella Giống

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: %(1710%121,(081 )LIKGLVHDVH(UKHPDLQIHFLRVXP»‡nh-th...Sốt, chảy nước mũi, ho, ban xuất hiện từ sau tai, có điểm Koplik Bệnh thứ 2. Rubella Virus rubella Giống

DIỄN�ĐÀN

��Số�27�(Tháng�09/2018)��DA�LIỄU�HỌC

%(�1��7����1��0�����%�1��2��1�,(�0���8��1��

�)LI�K�GLVHDVH�(U��KHPD�LQIHF�LRVXP��

1. Đại cương

Ban đỏ nhiễm khuẩn (erythema infectiosum) là tình trạng phát ban ngoài da ở trẻ em do Parvovirus

B19, bệnh có tên gọi quen thuộc khác là bệnh thứ năm (�fth disease). Vì sao lại có tên gọi này? Đó là

theo cách phân loại cổ điển về ngoại ban nhiễm trùng ở trẻ em, có sáu bệnh được gọi tên theo thứ tự,

trong đó ban đỏ nhiễm khuẩn ở vị trí thứ năm.

PHÂN LOẠI CỔ ĐIỂN NGOẠI BAN TRẺ EM

Tên bệnh Căn nguyên Dấu hiệu lâm sàng

Bệnh thứ 1. Sởi Virus sởi, thuộc họ

paramyxovirus

Sốt, chảy nước mũi, ho, ban xuất hiện từ sau tai,

có điểm Koplik

Bệnh thứ 2. Rubella Virus rubella Giống cúm thông thường, ban xuất hiện từ

mặt, hạch to.

Bệnh thứ 3. Sốt tinh hồng nhiệt Streptococcus pyogenes Ban bắt đầu ở cổ, họng đỏ, viêm amidan, lưỡi

dâu tây trắng, bong vảy da đầu các chi.

Bệnh thứ 4. Bệnh Dukes Không còn chẩn đoán này

Bệnh thứ 5. Ban đỏ

nhiễm khuẩn (Erythema

infectinosum)

Parvovirus B19 Dấu hiệu “slapped cheeks”, ban xuất hiện trước

ở thân mình, ban dạng lưới ở cánh tay, viêm

họng, sốt, mệt mỏi.

Bệnh thứ 6. Exanthem subitum HHV-6 và HHV-7 Xuất hiện ở trẻ sơ sinh, đột ngột sốt cao, dát

xanh đỏ ở thân mình, hạch không to.

2. Căn nguyên gây bệnh

Parvovirus B19 được phát hiện vào năm 1975,

thuộc họ Parvoviridae. Virus hình cầu, không

có vỏ, nhân là chuỗi đơn AND, trọng lượng của

genome là 5600PB, chỉ có một typ huyết thanh

(serotype) nhưng có nhiều typ gen (genotype).

Tên gọi B19 chỉ mẫu huyết thanh mà trong đó

virus được phân lập.

Giống như các virus AND không có vỏ, cơ

chế gây bệnh của Parvovirus B19 liên quan tới

việc gắn vào các thụ thể (receptor) của tế bào vật

chủ. Ở người, thụ thể màng của virus là kháng

nguyên P, còn được gọi là globoside. Thông qua

kháng nguyên P, virus gây nên bệnh thứ năm ở

trẻ em. Ngoài ra, virus còn có ái lực với các loại tế

bào khác như hồng cầu, hồng cầu chưa trưởng

thành, tế bào nội mô, rau thai, tế bào cơ tim, tế

bào gan. Virus gây ra biểu hiện ở khớp là do lắng

đọng phức hợp miễn dịch lưu hành.

Page 2: %(1710%121,(081 )LIKGLVHDVH(UKHPDLQIHFLRVXP»‡nh-th...Sốt, chảy nước mũi, ho, ban xuất hiện từ sau tai, có điểm Koplik Bệnh thứ 2. Rubella Virus rubella Giống

DIỄN�ĐÀN

�� DA�LIỄU�HỌC��Số�27�(Tháng�09/2018)

3. Dịch tễ

Bệnh hay gặp vào mùa xuân, mùa hè ở các

vùng có khí hậu nóng, gây thành dịch ở trường

học, trong gia đình. Thời gian ủ bệnh khoảng 6-18

ngày. Ở giai đoạn phát ban, bệnh không lây nhiễm.

Virus vào máu sau 5-10 ngày. Có thể tìm virus từ

bệnh phẩm là dịch tiết của miệng hoặc mũi. Các

đường lây truyền virus là không khí, lây từ mẹ sang

con, lây quan đường máu. Virus có thể tồn tại lâu

trong máu, tủy xương, da dưới dạng genome.

Tỷ lệ huyết thanh dương tính với Parvovirus

B19 là 15% ở trẻ từ 0-5 tuổi, 50% ở người 5-20

tuổi, và 85% ở người già. Tỷ lệ nhiễm trùng không

có triệu chứng gặp trong 25-50% số ca.

Huyết thanh học cho thấy sự có mặt của IgM

vào ngày thứ 8 sau khi nhiễm trùng, biến mất sau 3

tháng, IgG có mặt vào ngày 15-21 sau nhiễm trùng.

4. Biều hiện lâm sàng của bệnh thứ năm

Giống như các bệnh phát ban do virus khác,

bệnh thứ năm thường có biểu hiện đầu tiên

không đặc hiệu như sốt nhẹ, đau đầu. Sau đó vài

ngày xuất hiện phát ban. Có hai dấu hiệu phát

ban nổi bật: hai má đỏ và ban đỏ dạng lưới ở chi,

thân mình. Ở má, thương tổn đỏ da, chắc, cảm

giác hơi nóng, rát, được gọi là dấu hiệu “slapped

cheeks” (như ai đó đánh vào hai má của trẻ). Triệu

chứng này kéo dài 2-4 ngày, sau đó xuất hiện ban

đỏ màu hồng, dạng lưới ở các chi, có thể gặp ở cả

thân mình. Ban có thể mất đi sau vài ngày, nhưng

một số trường hợp kéo dài vài tuần, được quan

sát rõ nhất khi thời tiết ấm. Hạch vùng sưng to,

viêm họng là những triệu chứng có thể gặp.

Ngoài ra, Parvovirus B19 còn gây ra hội chứng

ngứa có sẩn ở vùng tay chân đi găng (papular

purpuric gloves and socks syndrome-PPGSS).

5. Biến chứng

Bệnh lành tính nhưng có thể gây nguy hiểm

ở người suy giảm miễn dịch, dùng thuốc ức chế

miễn dịch hoặc ở phụ nữ mang thai. Parvovirus

B19 không gây dị tật thai nhi nhưng gây thai lưu

với tỷ lệ khoảng 9%. Trong khi đó, các xét nghiệm

sàng lọc trong quá trình mang thai thường bỏ

qua căn nguyên này. Các biến chứng khác có thể

gặp là viêm đa khớp, viêm não, viêm gan, viêm

cơ, bệnh tim, nhồi máu ruột.

Page 3: %(1710%121,(081 )LIKGLVHDVH(UKHPDLQIHFLRVXP»‡nh-th...Sốt, chảy nước mũi, ho, ban xuất hiện từ sau tai, có điểm Koplik Bệnh thứ 2. Rubella Virus rubella Giống

DIỄN�ĐÀN

��Số�27�(Tháng�09/2018)��DA�LIỄU�HỌC

Ảnh 1, 2, 3, 4. Dấu hiệu “slapped cheeks”, hai má đỏ.

Ảnh 5. Ban đỏ ở tay Ảnh 6. Má đỏ

6. Chẩn đoán

Bệnh thứ năm được chẩn đoán chủ yếu dựa

vào các biểu hiện lâm sàng. Ngoài ra, có các xét

nghiệm sau giúp khẳng định chẩn đoán:

- Xét nghiệm huyết thanh IgM, IgG: IgM có

mặt vào ngày thứ 8 sau khi nhiễm trùng, biến

mất sau 3 tháng, IgG có mặt vào ngày 15-21 sau

nhiễm trùng.

- PCR chẩn đoán Parvovirus B19: có độ nhạy

cao hơn.

7. Điều trị

Bệnh thứ năm không phải là tình trạng nguy

hiểm. Trẻ ở giai đoạn phát ban vẫn có thể tới

trường vì giai đoạn này bệnh không lây nữa. Điều

trị bệnh chủ yếu là theo triệu chứng giống các

bệnh phát ban do virus khác. Có thể dùng khăn

lạnh chườm vào má để giảm cảm giác nóng, rát

cho trẻ.

Page 4: %(1710%121,(081 )LIKGLVHDVH(UKHPDLQIHFLRVXP»‡nh-th...Sốt, chảy nước mũi, ho, ban xuất hiện từ sau tai, có điểm Koplik Bệnh thứ 2. Rubella Virus rubella Giống

DIỄN�ĐÀN

�� DA�LIỄU�HỌC��Số�27�(Tháng�09/2018)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kishore J. Real time PCR recon�rmed three

novel clinical associations of parvovirus B19:

Non-occlusive bowel gangrene, amegakaryocytic

thrombocytopenia & myositis. Indian J Med Res

[serial online] 2015 [cited 2015 Sep 16];142:88-9.

2. Bihari C, Rastogi A, Saxena P, et al.

Parvovirus B19 Associated Hepatitis. Hepatitis

Research and Treatment. 2013;2013:472027.

doi:10.1155/2013/472027.

3. Lamont RF, Sobel J, Vaisbuch E, et al.

Parvovirus B19 Infection in Human Pregnancy.

BJOG : an international journal of obstetrics and

gynaecology. 2011;118(2):175-186. doi:10.1111/

j.1471-0528.2010.02749.x.

4. Barah F, Whiteside S, Batista S, Morris J.

Neurological aspects of human parvovirus B19

infection: a systematic review. Reviews in Medical

Virology. 2014;24(3):154-168. doi:10.1002/

rmv.1782.

5. Servey JT, Reamy BV, Hodge J. Clinical

presentations of parvovirus B19 infection. Am

Fam Physician. 2007 Feb 1;75(3):373-6. Review.

PubMed PMID: 17304869.