11
Sau 25 năm, diện bao phủ BHXH, BHYT không ngừng mở rộng, góp phần đắc lực trong đảm bảo chính sách an sinh xã hội. Tại Bình Định, Giám đốc BHXH tỉnh Võ Năm khẳng định, đến nay, số lao động tham gia BHXH tăng về số lượng và mở rộng đối tượng đến các thành phần kinh tế; tỷ lệ bao phủ BHYT về đích sớm hơn lộ trình BHYT toàn dân. TRIỂN KHAI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP Ở HUYỆN HOÀI NHƠN: Mục tiêu đảm bảo tiến độ và chất lượng THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIX ĐẢNG BỘ TỈNH Thứ Sáu CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH SỐ 7428 14.2.2020 21.1 Canh Tý ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 0966.490.490 0256.3813573 baobinhdinh.vn u 4 PHÒNG CHỐNG HẠN VÀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CHO VẬT NUÔI: Xây dựng ngay và thực hiện quyết liệt các phương án u 2&3 Diện bao phủ BHXH, BHYT không ngừng mở rộng Thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp u 5 Chữ Nôm và vai trò của Hoàng đế Quang Trung u 6 Bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Đảng bộ xã Hoài Châu Bắc nhiệm kỳ 2020 - 2025. Bên cạnh việc khẩn trương, bám sát tiến độ, Đảng bộ huyện Hoài Nhơn đặc biệt chú trọng đến chất lượng của đại hội đảng các cấp, nhất là Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025, đại hội điểm cấp huyện. u 3 Lãnh đạo UBND tỉnh tiếp và làm việc với lãnhđạoTPIzumisano (Nhật Bản) u 2 Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế về Vĩnh Phúc hỗ trợ dập dịch vi rút Corona u 9 Bình Định có 6 DN đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao 2020 u 3 u 7 TÂY THUẬN: Nhiều mô hình dân vận khéo phát huy hiệu quả

2 TRIỂN KHAI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP Ở HUYỆN HOÀI NHƠN: … 6-ngay 14.2.pdf · 2020. 2. 13. · dẫn cụ thể, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 2 TRIỂN KHAI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP Ở HUYỆN HOÀI NHƠN: … 6-ngay 14.2.pdf · 2020. 2. 13. · dẫn cụ thể, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế

Sau 25 năm, diện bao phủ BHXH, BHYT không ngừng mở rộng, góp phần đắc lực trong đảm bảo chính sách an sinh xã hội. Tại Bình Định, Giám đốc BHXH tỉnh Võ Năm khẳng định, đến nay, số lao động tham gia BHXH tăng về số lượng và mở rộng đối tượng đến các thành phần kinh tế; tỷ lệ bao phủ BHYT về đích sớm hơn lộ trình BHYT toàn dân.

TRIỂN KHAI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP Ở HUYỆN HOÀI NHƠN:

Mục tiêu đảm bảotiến độ và chất lượng

THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIX ĐẢNG BỘ TỈNH

Thứ SáuCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNHTIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH

SỐ 742814.2.2020

21.1 Canh TýĐƯỜNG DÂY NÓNG:

0966.490.490 0256.3813573

baobinhdinh.vn

u4

PHÒNG CHỐNG HẠN VÀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CHO VẬT NUÔI:

Xây dựng ngay và thực hiện quyết liệt các phương ánu2&3

Diện bao phủ BHXH, BHYTkhông ngừng mở rộng

Thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp

u5

Chữ Nôm và vai trò của Hoàng đếQuang Trung u6

Bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Đảng bộxã Hoài Châu Bắc nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Bên cạnh việc khẩn trương, bám sát tiến độ, Đảng bộ huyện Hoài Nhơn đặc biệt chú trọng đến chất lượng của đại hội đảng các cấp, nhất là Đại hội

Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025, đại hội điểm cấp huyện. u3

Lãnh đạo UBND tỉnh tiếp và làm việc với lãnh đạo TP Izumisano (Nhật Bản) u2

Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế về Vĩnh Phúc hỗ trợ dập dịch vi rút Corona u9

Bình Định có6 DN đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao 2020 u3

u7

TÂY THUẬN:

Nhiều mô hình dân vận khéo phát huy hiệu quả

Page 2: 2 TRIỂN KHAI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP Ở HUYỆN HOÀI NHƠN: … 6-ngay 14.2.pdf · 2020. 2. 13. · dẫn cụ thể, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế

2 THỜI SỰBình ĐịnhTHỨ SÁU, 14.2.2020 [email protected]

3THỜI SỰ Bình ĐịnhTHỨ SÁU, [email protected]

Để đạt mục tiêu đó, Huyện ủy Hoài Nhơn đã chú trọng triển khai, quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 58-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Cùng với đó là ban hành các kế hoạch, hướng dẫn cụ thể, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế tại từng tổ chức cơ sở đảng.

Bám sát lộ trình Đảng bộ huyện Hoài Nhơn

có 71 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, gồm 21 đảng bộ và 50 chi bộ. Đến nay, đã có 4 chi, đảng bộ trực thuộc hoàn thành đại hội. Trong đó, đáng chú ý là đã tổ chức thành công đại hội điểm đối với Đảng bộ xã Hoài Châu Bắc (cũng là đại hội điểm cấp tỉnh) và Chi bộ Văn phòng HĐND-UBND huyện.

Theo Phó Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Võ Ngọc Bình, các Ủy viên Ban Thường vụ và Huyện

Theo ông Nguyễn Văn Lai, Phó Trưởng ban phụ trách Ban Tuyên giáo Huyện ủy Hoài Nhơn, trong quá trình triển khai đại hội đảng các cấp, bên cạnh công tác tuyên truyền, Ban Tuyên giáo còn phối hợp với Ban Dân vận Huyện ủy theo dõi, nắm chắc tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong huyện. Qua đó, tham mưu, đề xuất xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong nhân dân, nhất là thông tin không đúng xuất hiện trên phương tiện thông tin đại chúng và trên mạng xã hội.

TRIỂN KHAI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP Ở HUYỆN HOÀI NHƠN:

Mục tiêu đảm bảo tiến độ và chất lượng

Bên cạnh việc khẩn trương, bám sát tiến độ, Đảng bộ huyện Hoài Nhơn đặc biệt chú trọng đến chất lượng của đại hội đảng các cấp, nhất là Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025, đại hội điểm cấp huyện.

Bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Đảng bộ xã Hoài Châu Bắc nhiệm kỳ 2020 - 2025.

ủy viên được phân công dự đại hội chi bộ trực thuộc; đại hội đảng bộ có Thường trực Huyện ủy dự và chỉ đạo. Quá trình tổ chức các đại hội diễn ra đúng quy định của Điều lệ Đảng. Kết quả bầu ban chấp hành, ban thường vụ đều đúng đề án nhân sự, người trúng cử có tỷ lệ phiếu bầu tập trung rất cao.

Theo lộ trình được đặt ra, trước ngày 15.3 sẽ hoàn thành đại hội các chi bộ trực thuộc Huyện ủy; các đảng bộ trực thuộc sẽ hoàn thành trong tháng 3 (trừ Đảng bộ Quân sự huyện dự kiến đại hội ngày 10.4 do phải chờ

một số hướng dẫn của Quân ủy Trung ương). Đối với các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, hạn cuối để hoàn thành đại hội nhiệm kỳ 2020 - 2022 là trong tháng 2.2020.

Đối với Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Huyện ủy Hoài Nhơn đã thành lập các tiểu ban Nội dung, Nhân sự, Phục vụ. Đến nay, dự thảo báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đã được thông qua lần thứ 4, đưa đến các cấp ủy trực thuộc đóng góp ý kiến để tiếp tục hoàn thiện. Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp

hành Đảng bộ huyện khóa XIX đã được dự thảo lần thứ nhất.

Đồng thời, Huyện ủy đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện để lấy phiếu giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các chức danh chủ chốt của huyện đủ điều kiện tái cử và tham gia lần đầu. Công tác nhân sự đã thực hiện đến bước thứ 4 trong 5 bước theo quy định.

Chặt chẽ, đúng nguyên tắcThực hiện hướng dẫn của

cấp trên, tiểu ban Nhân sự Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đã xây dựng phương án nhân sự cho nhiệm kỳ mới. Theo đó, số lượng thành viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XX dự kiến 41 người, giảm 2 người so với khóa XIX (giảm tương đương 5% theo quy định); Ban Thường vụ 13 người (giữ nguyên).

Ông Võ Ngọc Bình chia sẻ, khó khăn nhất là phương án nhân sự cho cấp ủy cơ sở. Bên cạnh cơ cấu 3 độ tuổi, phải có nữ trong ban thường vụ, đáng chú ý là quy định phải “thay mới” ít nhất 1/3 số cấp ủy viên của khóa trước. Cùng với đó là các quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn chức danh, như 3 năm liên tiếp hoàn thành tốt nhiệm vụ mới được cơ cấu vào cấp ủy khóa mới hoặc được tái cử.

Theo Bí thư Huyện ủy Phạm Trương, với nhiều quy định chặt chẽ, yêu cầu cao đối với nhân sự cấp ủy viên, Ban Thường vụ Huyện ủy đề cao quan điểm không “xuê xoa” hay ưu tiên bất cứ trường hợp nào thiếu điều kiện, tiêu chuẩn. “Chúng tôi rất kiên quyết trong quá trình thực hiện công tác nhân sự, đặc biệt chú trọng tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác trong thực tiễn và uy tín, đạo đức, lối sống. Từng trường hợp đều được rà soát, xác minh, kết luận cụ thể; và sẽ đưa ra khỏi cơ cấu nếu không đủ điều kiện, tiêu chuẩn”, ông Trương nhấn mạnh.

NGUYỄN VĂN TRANG

(BĐ) - Ngày 13.2, tại Văn phòng UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Châu đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của TP Izumisano thuộc phủ Osaka (Nhật Bản), do ông Matsushita Yoshihiko - Phó Thị trưởng thành phố - làm trưởng đoàn. Cùng dự buổi tiếp có nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà, lãnh đạo các sở, ngành chức năng của tỉnh.

Tại buổi làm việc, ông Matsushita Yoshihiko cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của lãnh đạo tỉnh dành cho đoàn; đánh giá cao mối quan hệ hợp tác, hữu nghị, đối tác chiến lược giữa Chính phủ Việt Nam - Nhật Bản nói chung và tỉnh Bình Định với TP Izumisano nói riêng.

Ông Matsushita Yoshihiko

nhấn mạnh: Năm 2017, TP Izumisano đã ra tuyên bố “thành phố quốc tế” để thúc đẩy hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới. Và đến nay, thành phố đã có quan hệ hợp tác, hữu nghị với hàng chục thành phố, trong đó có tỉnh Bình Định. Đặc biệt, trong tháng 10.2019, lãnh đạo TP Izumisano và tỉnh Bình Định đã ký thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho 2 địa phương.

Ông Matsushita Yoshihiko cũng trao đổi với lãnh đạo tỉnh về kế hoạch xúc tiến các hoạt động giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa TP Izumisano và Bình Định trong thời gian tới. Đồng thời ông cho biết, từ tháng 4 tới, lãnh đạo TP Izumisano sẽ

phái cử một nhân viên đến làm việc tại tỉnh để xúc tiến triển khai các chương trình hợp tác cụ thể. Trong tháng 7.2020, TP Izumisano sẽ phối hợp với tỉnh tổ chức chương trình giao lưu học sinh trung học cơ sở giữa 2 địa phương…

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Châu đánh giá cao và cảm ơn thiện chí của lãnh đạo TP Izumisano dành cho Bình Định, mong muốn mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa 2 bên phát triển bền vững, lãnh đạo TP Izumisano quan tâm, làm cầu nối giới thiệu, quảng bá để các DN, tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản đến khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Bình Định.

Tin, ảnh: NGUYỄN HÂN

Lãnh đạo UBND tỉnh tiếp và làm việc với lãnh đạo TP Izumisano (Nhật Bản)

Đoàn công tác của TP Izumisano chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định và các sở, ngành chức năng của tỉnh.

(BĐ) - Ngày 13.2, BHXH Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức trực tuyến lễ trao giải cuộc thi Viết về BHXH, BHYT. Cuộc thi do Báo BHXH chủ trì phát động và tổ chức từ ngày 8.7.2019 đến ngày 30.11.2019, nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 25 năm Ngày thành lập ngành BHXH Việt Nam (16.2.1995 - 16.2.2020).

Ban tổ chức đã nhận được hơn 4.700 bài dự thi. Trong đó, tỉnh Bình Định có hơn 50 bài dự thi của các tổ chức và cá nhân. Các bài viết chủ yếu phản ánh chủ

đề về gương người tốt - việc tốt; những sáng kiến, cách làm hay, sáng tạo đạt hiệu quả cao của các tập thể, cá nhân trong thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT...

Ban tổ chức đã trao 2 giải nhất, 2 giải nhì, 5 giải ba, 12 giải khuyến khích. Tỉnh Bình Định có một cá nhân là chị Nguyễn Thị Quyên, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Phù Cát, được nhận bằng khen của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam vì có thành tích xuất sắc trong tổ chức và tham gia Cuộc thi.

HỒNG PHÚC

Trao giải cuộc thi Viết về BHXH, BHYT

Lãnh đạo BHXH và Hội Nhà báo tỉnh chúc mừng chị Nguyễn Thị Quyên, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Phù Cát, tại điểm cầu Bình Định.

(BĐ) - Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao vừa công bố danh sách 604 DN đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao 2020.

Trong số này, Bình Định có 6 DN, gồm: Công ty TNHH Ngọc Nga, Công ty TNHH chế biến nước mắm Mười Thu, Công ty CP Nước khoáng Quy Nhơn, Công ty CP sản xuất rượu Bàu Đá, Công ty CP Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định (BIDIPHAR), Công ty CP gạch Tuy Nen Bình Định.

Lễ công bố danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao 2020 sẽ được tổ chức vào giữa tháng 3.2020. VIẾT HIỀN

Bình Định có 6DN đạt danh hiệuHàng Việt Nam chất lượng cao 2020

(BĐ) - Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19, Điện lực Bình Định đã yêu cầu các điện lực trực thuộc đảm bảo việc cấp điện an toàn, liên tục cho các cơ sở y tế trên địa bàn để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh này.

Cụ thể, các điện lực phải

phối hợp với chính quyền địa phương thống kê số lượng cơ sở y tế trên địa bàn và gửi thống kê về Phòng Điều độ để theo dõi cấp điện. Không tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng lưới điện có ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho các cơ sở y tế trong thời gian này, trừ trường hợp

xử lý sự cố. Các điện lực phải chuẩn bị

đầy đủ vật tư dự phòng và máy phát dự phòng, đồng thời phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn kiểm tra nguồn máy phát dự phòng cùng hệ thống điện nội bộ của cơ sở.

NGỌC NGA

Đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục cho các cơ sở y tế phòng chống dịch Covid-19

(BĐ) - Đại tá Huỳnh Bảo Nguyên, Trưởng Phòng Cảnh sát môi trường (CA tỉnh), cho biết: Hoạt động khai thác vàng tại vùng giáp ranh giữa xã Vĩnh Hòa (huyện Vĩnh Thạnh) và xã Tây Thuận (huyện Tây Sơn) đã chấm dứt từ tháng 10.2019 đến nay. Tuy nhiên, vẫn còn một số hầm khai thác vàng trái phép với đường kính, độ sâu lớn chưa được phá hủy, san lấp. Do đó, UBND tỉnh giao UBND các huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu, đề xuất về việc phá hủy và san

lấp các hầm khai thác vàng trái phép. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý khoáng sản, thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các đối tượng khai thác vàng trái phép tại khu vực kể trên.

Trước đó, Phòng Cảnh sát môi trường (CA tỉnh) phối hợp với CA huyện Vĩnh Thạnh, CA huyện Tây Sơn tiến hành kiểm tra hiện trường khai thác vàng tại khu vực trên. Kết quả cho thấy, tại huyện Vĩnh Thạnh có 4 điểm khai thác vàng trái phép, tập trung chủ yếu tại Bãi Dớt, Bờ Rũ, Hố Sâu thuộc tiểu khu

236, xã Vĩnh Hòa với tổng cộng 12 hầm khai thác vàng. Tại hiện trường, không phát hiện các đối tượng đào, đãi vàng trái phép, không có dấu hiệu khai thác mới. CA huyện Vĩnh Thạnh và chính quyền địa phương đã phá hủy 7 khung trại, 9 bể nhân tạo do các đối tượng tự tạo dựng.

Riêng tại huyện Tây Sơn có 1 điểm khai thác vàng thuộc khu vực núi Lỗ Sổ, xã Tây Thuận với 2 hầm. Tuy nhiên, từ tháng 10.2019 đến nay, hoạt động khai thác vàng tại đây không còn diễn ra.

TRỌNG LỢI

Phá hủy và san lấp các hầm khai thác vàng trái phép tại vùng giáp ranh

Lúc 23 giờ ngày 12.2, trinh sát hình sự CA huyện Phù Cát phối hợp với Đội chống tệ nạn xã hội, Phòng Cảnh sát hình sự (CA tỉnh) đột kích sòng bầu cua tại nhà bà Huỳnh Thị T. (thôn Tân Xuân, xã Cát Hanh). Lợi dụng đêm tối, các đối tượng tháo chạy, bỏ lại số tiền 3,2 triệu đồng. Mở rộng hiện trường, trinh sát thu giữ thêm 4,8 triệu đồng rơi vãi xung quanh cùng một số tang vật.

Bước đầu, 2 đối tượng Võ Quốc Duy (trú thôn Đại Thuận, xã Mỹ Hiệp, Phù Mỹ) và Phạm Văn Tiến (trú KV 1, phường Quang Trung, TP Quy Nhơn) đã thú nhận tham gia đánh bạc.

Hiện CA huyện Phù Cát đang điều tra truy xét đối tượng cầm đầu để xử lý. DANH NHÂN

Đột kích sòng bầu cua trong đêm khuya

(BĐ) - Chiều 13.2, ông Đặng Bá Quang, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: Ô tô biển số 51B - 016.83 vận chuyển trái phép 2,2 m3 gỗ dổi là biển số giả, phương tiện vận chuyển hết niên hạn sử dụng. Hiện nay, đơn vị đang phối hợp với CA huyện Vĩnh Thạnh truy tìm tài xế, đồng thời phát thông báo tìm chủ sở hữu số gỗ này. Trường hợp không xác định chủ nhân lô gỗ, đơn vị sẽ báo cáo UBND huyện ra quyết định tịch thu tang vật, bán đấu giá

sung quỹ Nhà nước theo quy định.Tối 3.2, Trạm kiểm lâm xã

Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), CA xã Vĩnh Sơn phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ Vĩnh Sơn kiểm tra khu vực K4, phát hiện ô tô biển số 51B - 016.83 có biểu hiện nghi vấn. Tuy nhiên, người điều khiển đã dừng xe, bỏ trốn vào rừng, để lại phương tiện. Tổ công tác lập biên bản đưa số gỗ và phương tiện về tạm giữ tại Trạm kiểm lâm Vĩnh Sơn để làm rõ.

ĐẠI NAM

Truy tìm chủ nhân lô gỗ dổi vận chuyển trái phép

(BĐ) - Chiều 13.2, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh, các chi hội trực thuộc, các nhóm thiện nguyện đã thăm và trao hỗ trợ trên 231 triệu đồng cho gia đình bệnh nhân Nguyễn Văn Vinh, 50 tuổi, ở thôn An Quang, xã Cát Khánh (Phù Cát), đang điều trị tại BVĐK tỉnh. Trước đó, ngày 8.2, hỏa hoạn đã làm nhà ông Vinh cháy hoàn toàn, làm chết một người con 6 tuổi, ông Vinh bị bỏng nặng; hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn.

Những ngày qua, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh đã phát động các chi hội trực thuộc và

Hỗ trợ 231 triệu đồng cho một gia đình khó khăn do hỏa hoạn

(BĐ) - Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Châu tại Hội nghị bàn biện pháp phòng chống nguy cơ hạn hán cho cây trồng, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân và phòng chống các loại dịch bệnh nguy hiểm trên động vật, diễn ra vào ngày 13.2.

Theo ngành chức năng của tỉnh, nguồn nước tại các hồ chứa trong tỉnh hiện chỉ còn 418 triệu m3, đạt hơn 70% dung tích thiết kế, bằng 80% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn nước bổ sung cho các công trình thủy lợi thời gian tới không đáng kể, trong khi lượng nước bốc hơi lớn, nên nguy cơ hạn hán xảy ra trong vụ Hè Thu là rất cao và nghiêm trọng hơn năm 2019. Có 5.855 hộ dân ở các huyện Phù Mỹ, Vân Canh, Tây Sơn chắc chắn bị thiếu nước sinh hoạt. Nếu không có giải pháp tích cực thì hàng nghìn hộ dân tại các địa phương khác cũng sẽ bị thiếu nước sinh hoạt. Về chăn nuôi, đáng lo ngại là dịch tả heo châu Phi, dịch bệnh lở mồm long

móng đã tái phát tại một số địa phương và dịch cúm gia cầm có nguy cơ tái phát cao.

Nhận định khả năng hạn hán xảy ra nghiêm trọng hơn năm 2019, nguy cơ tái phát và lây lan các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm sẽ ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu ngay từ bây giờ, các sở, ngành của tỉnh và chính quyền các cấp phải xây dựng và thực hiện quyết liệt phương án phòng chống hạn cho cây trồng, cung cấp nước sinh hoạt và phòng chống các loại dịch bệnh nguy hiểm.

Đi vào cụ thể, lãnh đạo tỉnh giao Sở NN&PTNT cùng UBND các huyện, thị xã, thành phố xác định cụ thể diện tích sản xuất, đẩy lịch thời vụ gieo sạ sớm hơn; vùng nào chủ động được nước tưới cả vụ thì mới sử dụng sản xuất lúa, những diện tích thiếu nhiều đợt tưới thì vận động nông dân chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng cạn, đồng thời hướng

dẫn nông dân tưới nước tiết kiệm. Tại các vùng thường xuyên

thiếu nước sinh hoạt, đẩy nhanh tiến độ nâng cấp, mở rộng hệ thống đường ống để dẫn nước cung cấp cho người dân, từ nay đến tháng 5 phải hoàn thành các công trình nói trên. Bên cạnh đó, tăng cường công tác phun thuốc khử độc sát trùng chuồng trại chăn nuôi, kết hợp tiêm vắc xin phòng chống dịch tả heo châu Phi, dịch lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm. Các địa phương phải xây dựng các cơ sở giết mổ động vật tập trung, riêng huyện Tuy Phước và Vân Canh phải xóa bỏ cơ sở giết mổ gia súc nhỏ lẻ trong khu dân cư, vận động người dân đưa gia súc đến cơ sở giết mổ động vật tập trung tại phường Trần Quang Diệu (TP Quy Nhơn).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài chính và Sở KH&ĐT tham mưu UBND tỉnh cân đối ngân sách hỗ trợ các địa phương chống hạn hán và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. TIẾN SỸ

PHÒNG CHỐNG HẠN VÀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CHO VẬT NUÔI:

Xây dựng ngay và thực hiện quyết liệt các phương án

Chi hội Tương chao đậu hũ III trao số tiền hơn 77,2 triệu đồng cho gia đình ông Vinh.

kêu gọi quyên góp cho trường hợp này. Kết quả, đã vận động được trên 231 triệu đồng. Cụ

thể, nguồn ủng hộ qua Quỹ của Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh là 19 triệu đồng. Chi hội Phúc Thiện (Quy Nhơn) kêu gọi được 19,6 triệu đồng. Chi hội Bác Ái (Tuy Phước) vận động được 12,6 triệu đồng. Chi hội Sen Việt (Tuy Phước) huy động được 34 triệu đồng. Chi hội Tương chao đậu hũ III vận động hơn 77,2 triệu

đồng. Nhóm thiện nguyện Dung Vespa Quy Nhơn vận động 30 triệu đồng. Nhóm thiện nguyện

Từ Tâm Quy Nhơn vận động 7,5 triệu đồng. Nhóm Phố Núi Quy Nhơn quyên góp 13 triệu đồng. Nhóm kinh doanh bất động sản Nguyễn Lịch vận động được 18,4 triệu đồng.

Trước đó, Chi hội Tâm Phát Quy Nhơn cũng đã hỗ trợ 10 triệu đồng.

Sự chung tay của rất nhiều nhà hảo tâm, nhóm thiện nguyện đã giúp gia đình ông Vinh phần nào bớt khó khăn khi một lúc phải đối mặt với việc mất con, mất nhà, chi phí điều trị lớn.

Tin, ảnh: NGUYỄN MUỘI

Page 3: 2 TRIỂN KHAI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP Ở HUYỆN HOÀI NHƠN: … 6-ngay 14.2.pdf · 2020. 2. 13. · dẫn cụ thể, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế

4THỨ SÁU, 14.2.2020 [email protected]

KỶ NIỆM 25 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM (16.2.1995 - 16.2.2020)Bình Định

Diện bao phủ BHXH, BHYT không ngừng mở rộngSau 25 năm, diện bao phủ BHXH, BHYT không ngừng mở rộng, góp phần đắc lực trong đảm bảo chính sách an sinh xã hội. Tại Bình Định, Giám đốc BHXH tỉnh Võ Năm khẳng định, đến nay, số lao động tham gia BHXH tăng về số lượng và mở rộng đối tượng đến các thành phần kinh tế; tỷ lệ bao phủ BHYT về đích sớm hơn lộ trình BHYT toàn dân.Trụ cột của hệ thốngan sinh xã hội l BHXH và BHYT là hai

chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, do Nhà nước tổ chức thực hiện. Kết quả thực hiện các chính sách này được thể hiện qua những con số ấn tượng nào, thưa ông?

- Năm 1995, số người tham gia BHXH của tỉnh chỉ dừng lại ở 29.600 người, thì sau 25 năm con số này tăng lên gấp 4 lần (trên 121 nghìn người); số người tham gia BHYT thời điểm đó có 212 nghìn người, tỷ lệ bao phủ đạt 14,8% dân số, thì đến nay là hơn 1,4 triệu người, bao phủ 94,6% dân số toàn tỉnh.

BHXH tỉnh đã kịp thời giải quyết chế độ, chính sách BHXH, BHYT cho hàng nghìn hồ sơ hưởng chế độ; quản lý quỹ an toàn, hiệu quả, chống thất thoát, lạm dụng. Đi liền với đó là đảm bảo việc chủ động cấp kinh phí để chi trả cho các đối tượng thụ hưởng tại địa bàn cư trú đảm bảo an toàn, tiết kiệm. Đến nay, tổng số người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH thường xuyên hàng tháng là 28.847 người. Đáng chú ý, năm 2019, chúng tôi đã thực hiện cấp sổ BHXH cho người lao động tham gia, với hơn 121 nghìn sổ, tỷ lệ đạt 100%.

Toàn hệ thống BHXH tỉnh đảm nhận tốt việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, đảm bảo tốt nhất mọi quyền lợi cho người có thẻ. Bình Định là một trong những tỉnh, thành được giao dự toán kinh phí chi khám chữa bệnh BHYT nằm trong tốp cao của cả nước.

Những thành công đó, không riêng ngành BHXH tỉnh thực hiện được mà có sự chung tay, đồng hành của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt, năm 2018, chúng ta triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về cải cách chính sách BHXH, công tác triển khai và phối hợp thực hiện hai chính sách BHXH, BHYT càng chặt chẽ, quyết liệt hơn.l Ông vừa đề cập đến việc thực

hiện cải cách chính sách BHXH như một cách để ngành phục vụ chính sách an sinh xã hội hướng đến sự hài lòng của người dân, DN?

- Thời gian qua, BHXH tỉnh

đã đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển đối tượng tham gia và thực hiện hiệu quả các chế độ chính sách BHXH, BHYT tại địa phương, đặt dấu ấn lớn trong hoạt động của ngành. Đến nay, toàn tỉnh có 2.757/3.158 (87,3%) đơn vị sử dụng lao động thực hiện giao dịch BHXH điện tử; duy trì 100% đơn vị thực hiện nhận trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính; thực hiện giao dịch trực tuyến mức độ 4 đối với 5/12 thủ tục hành chính (41,6%) theo quy định của Chính phủ.

Ngành cũng đã triển khai hệ thống tương tác đa phương tiện giữa người dân, DN với cơ quan BHXH trong cung cấp thông tin về BHXH, BHYT; hỗ trợ người tham gia BHXH, BHYT tra cứu quá trình tham gia BHXH, hạn sử dụng thẻ BHYT, hồ sơ đã nộp, tình trạng hồ sơ… thông qua dịch vụ tra cứu tin nhắn trên điện thoại di động, thuận tiện cho người tham gia nắm bắt quá trình tham gia BHXH của cá nhân, về thẻ BHYT và hồ sơ giải quyết chế độ, chính sách, kịp thời trao đổi giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chế độ, chính sách về BHXH, BHYT.

BHXH tỉnh cũng xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 1.1.2019 của Chính phủ về cải thiện môi trường phục vụ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng chi trả chế độ BHXH qua tài khoản ATM… đáp ứng sự hài lòng của người tham gia.

Chính sách đi vào lòng dânl Dù vậy, nhìn nhận một

cách khách quan, số người tham

gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp có tăng, nhưng tỷ lệ tham gia còn thấp so với tiềm năng; tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH vẫn còn phổ biến... Ông nhận định về vấn đề này như thế nào?

- Số lượng người dân tham gia BHXH tự nguyện chưa nhiều và chưa bền vững do chính sách hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện của Nhà nước chưa tạo tính hấp dẫn cho người tham gia. Tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH vẫn còn phổ biến, đến nay nợ khó đòi chiếm 16,8% tổng nợ. Chi phí khám chữa bệnh BHYT chưa được cân đối. Việc lạm dụng trong giải quyết hưởng các chế độ BHXH ngắn hạn tại các đơn vị sử dụng lao động tuy có giảm, nhưng vẫn còn xảy ra ở một số nơi, nhất là các đơn vị thuộc lĩnh

vực sản xuất kinh doanh. Về nguyên nhân, có thể nói

là do chế tài xử phạt vi phạm BHXH, BHYT theo quy định hiện hành còn nhiều bất cập mặc dù Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã ban hành Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung. Cơ chế chính sách BHXH, BHYT còn một số quy định chưa chặt chẽ, dễ bị lách luật, lợi dụng. Một số quy định về chính sách BHXH tự nguyện chưa sát với thực tế nên chưa động viên, khuyến khích người dân tham gia. Công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành thực hiện chưa triệt để. Công tác truyền thông chính sách, pháp luật BHXH, BHYT ở

cơ sở vẫn còn hạn chế nhất định, một bộ phận người dân chưa tiếp cận đầy đủ quyền lợi về chính sách BHXH, BHYT. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT.l Năm 2020 có ý nghĩa đặc

biệt quan trọng trong thực hiện chính sách BHXH, về đích lộ trình BHYT toàn dân, ngành BHXH tỉnh đã có những giải pháp nào, thưa ông?

- Năm 2020, chúng tôi tập trung vào đẩy mạnh triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT; phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tiếp tục thực hiện có kết quả các nghị quyết, chương trình hành động từ Trung ương đến tỉnh về cải cách chính sách BHXH, nhằm phát triển ổn định, bền vững đối tượng tham gia BHXH, BHYT.

Đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT theo kế hoạch của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, nghị quyết của HĐND tỉnh và quyết định của UBND tỉnh giao. Đôn đốc thu hồi nợ BHXH, BHYT tại các đơn vị sử dụng lao động, phấn đấu hoàn thành kế hoạch thu năm 2020 đúng tiến độ và giảm nợ BHXH, BHYT xuống thấp hơn tỷ lệ nợ bình quân chung toàn ngành.

Mặt khác, tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHYT. Tiếp tục thực hiện rà soát dữ liệu, đồng bộ mã số BHXH theo quy định BHXH Việt Nam. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch hồ sơ BHXH điện tử, các giải pháp rút ngắn thời gian giao dịch BHXH, BHYT…l Xin cảm ơn ông!

MINH QUANG (Thực hiện)

Truyền thông chính sách BHXH, BHYT cho người lao động tại một DN ở TX An Nhơn.

Chi đoàn BHXH tỉnh trao tặng

thẻ BHYT cho học sinh

gia đình cận nghèo tại

huyện Phù Cát.

UBND tỉnh đã có quyết định giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH năm 2020 cho các huyện, thị xã, thành phố.

Cụ thể: Năm 2020, số người trong độ tuổi thuộc diện tham gia BHXH là 854.919 người, giao chỉ tiêu cho các địa phương phải thực hiện số người tham gia BHXH là 132.512 người, chiếm tỷ lệ

15,5%. Trong số đó, tham gia BHXH bắt buộc là 117.966 người (13,8%), BHXH tự nguyện là 14.546 người (1,7%).

UBND tỉnh giao Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp BHXH tỉnh, BHXH các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện.

NGỌC QUỲNH

Năm 2020, phát triển 132,5 nghìn ngườitham gia BHXH Thực hiện Quyết định 346/QĐ-

BHXH của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh đã triển khai rà soát, cập nhật biến động thành viên hộ gia đình vào cơ sở dữ liệu hộ gia đình của toàn tỉnh, đảm bảo nguyên tắc “mỗi người tham gia chỉ được cấp một mã số duy nhất và mỗi mã số chỉ cấp cho duy nhất 1 người tham gia BHXH, BHYT”.

Đến nay, BHXH tỉnh đã hoàn thành

công tác rà soát, xử lý dữ liệu người tham gia BHXH, BHYT với tổng số dữ liệu toàn tỉnh xử lý là 47.192/47.192 người. Đồng thời, tiếp tục rà soát, xử lý dữ liệu người tham gia BHXH, BHYT trùng các tiêu chí do Trung tâm Công nghệ thông tin BHXH Việt Nam chuyển về với 37.177/37.177 dữ liệu người tham gia.

Q.HOA

Hoàn thành rà soát dữ liệu cấp mã số BHXH

25 năm xây dựng và phát triển, hệ thống BHXH đã không ngừng lớn mạnh, tổ chức thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT. Kết quả ấy thể hiện rõ chính sách BHXH, BHYT đi vào lòng dân”.

Ông VÕ NĂM,Giám đốc BHXH tỉnh

Page 4: 2 TRIỂN KHAI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP Ở HUYỆN HOÀI NHƠN: … 6-ngay 14.2.pdf · 2020. 2. 13. · dẫn cụ thể, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế

5KINH TẾ Bình ĐịnhTHỨ SÁU, [email protected]

Thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp

Năm 2020, ngành Công Thương đặt mục tiêu tăng trưởng sản xuất công nghiệp ở mức 8,5%, đồng thời phấn đấu đạt giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh 49.500 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2019. Theo đánh giá của lãnh đạo Sở Công Thương, mục tiêu này hoàn toàn khả thi.

Ông Ngô Văn Tổng, Giám đốc Sở Công Thương, nhận định: Mục tiêu tăng trưởng sản xuất công nghiệp trong năm nay ở mức 8,5% là hoàn toàn có thể đạt được vì hàng loạt các dự án có vốn đầu tư lớn tại Khu kinh tế (KKT) Nhơn Hội và các khu công nghiệp hoàn thành đi vào sản xuất. Cùng với các dự án, nhà máy mới đầu tư, nhiều dự án đã đi vào sản xuất ổn định từ các năm trước sẽ phát huy tối đa công suất trong năm nay, tạo nền tảng vững chắc để tăng thêm chỉ số sản xuất công nghiệp.

Nói về tiến độ các dự án đầu tư lớn trong KKT Nhơn Hội và các khu công nghiệp, ông Phan Viết Hùng, Phó Ban quản lý KKT tỉnh, thông tin: Ngay trên địa bàn KKT Nhơn Hội, ngay từ những ngày đầu năm 2020, đã có nhiều tín hiệu vui. Điển hình là Nhà máy thép Hoa Sen - Nhơn Hội giai đoạn 2 (công suất 430 nghìn tấn sản phẩm/năm), đã chính thức cung ứng cho thị trường sản phẩm tôn hợp chuẩn châu Âu. Cùng với đó, trên địa bàn KKT Nhơn Hội đã có thêm các nhà máy điện mặt trời, điện gió đi vào hoạt động, đóng góp vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp của tỉnh. Đáng chú ý là đến thời điểm này, trên địa bàn KKT Nhơn Hội, nhà máy điện gió Phương Mai 3 đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm để chính thức đi vào hoạt động trong quý I này. Theo tính toán của nhà đầu tư, khi chính thức đi vào vận hành, nhà máy sẽ phát lên lưới điện 70 triệu kWh/năm, doanh thu đạt 200 tỷ đồng/năm. Nhà máy sản xuất dược phẩm BIDIPHAR công nghệ cao của Công ty CP Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định, với tổng vốn đầu tư 300 tỷ đồng cũng đã cơ bản

Sản xuất sản phẩm tôn xuất khẩu tại nhà máy Hoa Sen - Nhơn Hội.

hoàn thành. Dự kiến đến quý II/2020 sẽ đi vào hoạt động.

Trong năm nay, tại Khu công nghiệp A Nhơn Hội thuộc KKT Nhơn Hội cũng sẽ có nhiều nhà máy mới đi vào hoạt động, tạo ra giá trị lớn cho sản xuất công nghiệp. Trong đó, đáng chú ý là Dự án nhà máy nước giải khát Tingco Bình Định, vốn đầu tư 400 tỷ đồng, công suất hơn 175 triệu lít/năm và sản phẩm đóng hộp 36.500 tấn/năm. Nhà máy đang trong giai đoạn xây dựng nhà xưởng, công trình phụ trợ, lắp đặt dây chuyền sản xuất để đi vào hoạt động trong quý II/2020. Tương tự, Nhà máy Sữa Bình Định sẽ nâng công suất từ 180 nghìn tấn lên 252 nghìn tấn sản phẩm/năm. Nhà máy Bia Quy Nhơn cũng đã có kế hoạch nâng công suất từ 50 triệu lít

lên 80 triệu lít/năm.Ông Văn Thành Trung,

Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Hoa Sen - Nhơn Hội Bình Định, cho biết: “Năm nay dự kiến sản lượng của nhà máy Hoa Sen - Nhơn Hội giai đoạn 2 sẽ từ 250 - 260 nghìn tấn sản phẩn tôn, doanh thu đạt trên 4.000 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 360 lao động. Hiện, sản phẩm tôn của nhà máy đang xuất khẩu sang thị trường các nước như: Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ và một số quốc gia châu Âu. Thị trường tôn thép thế giới đang “ấm dần” nên khả năng tăng trưởng của nhà máy năm nay sẽ tốt hơn. Đây là yếu tố tích cực để đóng góp vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp của tỉnh”.

Ông Ngô Văn Tổng, Giám đốc Sở Công Thương, cho biết

thêm: “Để tạo điều kiện cho các DN đẩy mạnh phát triển sản xuất, ngay từ đầu năm, Sở đã làm việc với các DN, kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc, giúp DN phát triển. Trong đó, chú trọng các DN sản xuất có vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, có tác động mạnh mẽ đối với nền kinh tế của tỉnh, nhằm phát huy giá trị sản xuất công nghiệp trong năm. Bên cạnh đó, Sở cũng đã hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá và kết nối cung cầu sản phẩm công nghiệp, sản phẩm đặc sản của tỉnh. Khuyến khích các DN đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT, công nghệ tiên tiến vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, có sự cạnh tranh trên thị trường…”.

NGUYỄN HÂN

(BĐ) - Tin từ Chi cục Kiểm lâm (Sở NN&PTNT), trong năm 2020, toàn tỉnh sẽ tiếp tục trồng mới khoảng 8.500 ha rừng; trong đó trồng hơn 8.300 ha rừng sản xuất, còn lại là rừng phòng hộ, đặc dụng.

Ngành Lâm nghiệp tỉnh cũng đang triển khai hướng dẫn các chủ rừng chăm sóc hơn 19.700 ha rừng trồng; khoanh nuôi tái sinh 177,8 ha rừng tự nhiên; khoán bảo vệ hơn 121 nghìn ha rừng trồng.

Cùng với đó, ngành Lâm nghiệp tham mưu UBND tỉnh, Sở NN&PTNT thực hiện quyết liệt các biện pháp bảo vệ rừng, PCCC rừng; phấn đấu giảm 50% số vụ cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái phép nhằm góp phần bảo vệ và

Năm 2020, trồng mới 8.500 ha rừng

Lực lượng kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm huyện Vân Canh tuần tra bảo vệ rừng.

Vụ Đông Xuân 2019 - 2020, toàn xã Bình Tân, huyện Tây Sơn trồng hơn 150 ha dưa hấu, đang bước vào giai đoạn thu hoạch. Do phần lớn dưa hấu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc- hiện đang đóng cửa, việc tiêu thụ dưa rất khó khăn.

Nhằm giúp người trồng dưa, Huyện đoàn Tây Sơn kết nối với CLB Trái tim tình nguyện Việt Nam (Hà Nội) mua số dưa hấu đã chín tại ruộng với giá từ 3.000 - 3.200 đồng/kg. Từ tối 12.2 đến sáng 13.2, đã có hơn 60 tấn dưa lên xe ra Hà Nội (ảnh).

Vụ Đông Xuân này, huyện Tây Sơn trồng hơn 570 ha dưa hấu, đang bắt đầu chín rộ. Huyện đoàn Tây Sơn đang tiếp

Giúp nông dân bán dưa hấu

phát triển bền vững diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện có của tỉnh là hơn 380 nghìn ha. NGỌC NHUẬN

tục tìm kiếm, kết nối với các đơn vị, tổ chức trong cả nước để tìm đầu mối tiêu thụ dưa hấu cũng như các mặt hàng nông sản khác cho nông dân địa phương trong tình hình khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. ÁNH NGUYÊN

Hiện nay, nghề khai thác các loại thủy sản như: Vẹm đất, quy, phi… dùng làm thức ăn cho tôm hùm, ốc hương mang lại thu nhập khá cao cho người dân ở ven đầm Đề Gi. Nhiều ngư dân ở 2 xã Cát Khánh, Cát Minh (huyện Phù Cát) cho hay, chưa năm nào thượng nguồn đầm Đề Gi lại xuất hiện nhiều vẹm đất đến vậy. Từ cuối năm 2019 đến nay, nhiều người tranh thủ ra đầm bắt các loại thủy sản thân mềm để bán cho thương lái. Ông Lê Văn Năm, ở xã Cát Minh, cho biết: Vẹm đất sinh sôi rất nhanh và nhiều nhưng hồi giờ không ai khai thác vì thịt ít, giá trị thấp. Mấy năm gần đây, loài này đột nhiên có giá vì làm thức ăn cho tôm, cá, cua… rất tốt. Với giá 6.000 đồng/kg, nếu cả hai vợ chồng cùng làm thì mỗi con nước có thể kiếm đến 1,5 triệu đồng.

Được dùng làm thức ăn cho các loài thủy sản, ngoài vẹm đất còn có một vài loài khác như: Phi, quy. Việc lặn bắt vẹm đất thường chỉ phù hợp với những người có sức khỏe tốt, có ghe thuyền; những người lớn tuổi cũng có thể đi đào vẹm đất, phi, quy… ở bờ đầm. Bà Nguyễn Thị Hội, ở xã Mỹ Cát, huyện Phù Mỹ chia sẻ: “Tôi đi đào bắt vẹm đất, phi, quy ở bờ đầm, mỗi ngày cũng được vài trăm nghìn đồng. Những người trẻ, khỏe hơn thì thu nhập cao hơn nhiều”.

Ước tính ở khu vực bãi triều và mặt đầm Đề Gi mỗi ngày có hàng trăm người đào quy, lặn vẹm về bán. Hầu hết vẹm đất, quy, phi đều được đưa vào TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa bán cho các hộ nuôi thủy sản trong lồng bè.

VĂN THÝ

KHAI THÁC THỦY SẢN LÀM THỨC ĂN CHO ỐC HƯƠNG, TÔM HÙM:

Được mùa, thu nhập khá cao

Page 5: 2 TRIỂN KHAI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP Ở HUYỆN HOÀI NHƠN: … 6-ngay 14.2.pdf · 2020. 2. 13. · dẫn cụ thể, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế

6 VĂN HÓA - THỂ THAOBình ĐịnhTHỨ SÁU, 14.2.2020 [email protected]

(BĐ) - VnExpress Marathon Quy Nhơn 2020 diễn ra vào ngày 7.6, có 4 giai đoạn nhận đăng ký tham gia với giá vé tăng dần. Sau giai đoạn 1 (Super Early Bird, từ 12.11.2019 đến 10.12.2019) và giai đoạn 2 (Early Bird, từ 11.12.2019 đến 2.2.2020) đã thu hút đông người đăng ký tham gia, ban tổ chức đang triển khai giai đoạn 3 (Regular, từ 3.2.2020 đến 31.3.2020) với giá vé cụ thể: Đối với đăng ký cá nhân, giá vé lần lượt cho từng cự ly là 400 nghìn đồng (cự ly 5 km), 800 nghìn đồng (10 km), 950 nghìn đồng (21 km), 1,1 triệu đồng

(42 km). Đối với đăng ký theo nhóm, sẽ được hưởng khuyến mãi giảm giá vé theo các mức: 10% (từ 10 - 29 người), 15% (từ 30 - 49 người), 20% (từ 50 - 100 người), 25% (trên 100 người) cho cả 4 cự ly.

Nếu đăng ký ở giai đoạn cuối cùng (Late, từ 1.4.2020 đến 5.5.2020), tùy theo từng cự ly mà giá vé sẽ tăng thêm từ 100 - 250 nghìn đồng. Mọi người có thể đăng ký trực tuyến và xem thông tin chi tiết về cuộc thi tại:https://vm.vnexpress.net/quy-nhon-2020.

Sau khi VnExpress Marathon Quy Nhơn

2019 (hơn 5.000 VĐV ở 26 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng tham gia) được tổ chức rất thành công trong lần đầu tiên, VnExpress Marathon Quy Nhơn 2020 được báo điện tử VnExpresss tiếp tục phối hợp với UBND tỉnh tổ chức, cùng sự đồng hành tài trợ của Tập đoàn Hưng Thịnh (TP Hồ Chí Minh). Trong lần thứ 2 sự kiện thể thao tầm quốc tế này diễn ra ở TP Quy Nhơn, ban tổ chức đã mở rộng quy mô với mục tiêu sẽ thu hút hơn 7.500 VĐV ở trong nước và quốc tế.

HOÀI THU

Tin vắnl Liên đoàn Bóng đá Iraq

đề xuất hủy trận giao hữu ngày 26.3 giữa đội tuyển nước này và đội tuyển Việt Nam, dự kiến diễn ra trên sân Bình Dương, do lo ngại đại dịch Covid-19. Việc Iraq hủy trận đấu sẽ gây khó cho đội tuyển Việt Nam trong kế hoạch tìm đối thủ thi đấu tập huấn để chuẩn bị cho trận gặp Malaysia vào ngày 31.3 ở vòng loại World Cup 2022. (Theo SGGP)l Ngày 13.2, Ban tổ chức

Giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (VBA) chính thức công bố đội bóng thứ 7 tham dự mùa giải 2020 là Nha Trang Dolphins. Như vậy VBA sẽ gồm các đội: Hanoi Buffaloes, Thang Long Warriors, Danang Dragons, Saigon Heat, Hochiminh City Wings, Cantho Catfish và Nha Trang Dolphins. VBA 2020 sẽ diễn ra từ 30.5 đến 18.9 tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng và Khánh Hòa. (Theo HNM)

VNEXPRESS MARATHON QUY NHƠN 2020:

Tiếp tục nhận đăng ký tham gia

Sửa chữa, nâng cấp chỗ ở cầu thủ đội bóng đá Bình Định

Trước khi tiếng Việt được các nhà truyền giáo sử dụng mẫu tự Latin ghi âm và sáng tạo ra hệ thống chữ viết mới - chữ Quốc ngữ, chúng ta cũng đã có chữ viết dùng để ghi lại tiếng nói của người Việt vào những thời kỳ trước. Đó chính là chữ Nôm. Do vậy, tiếng Việt đã từng tồn tại và trải qua hai loại chữ Quốc ngữ: Chữ “Quốc ngữ Nôm” và chữ “Quốc ngữ Latin”. Chữ Nôm chính là chữ Quốc ngữ đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

Một số nghiên cứu gần đây cho rằng chữ Nôm ra đời khoảng thế kỷ thứ X khi người Việt thoát khỏi nghìn năm Bắc thuộc với chiến thắng của Ngô Quyền vào năm 938, được hoàn chỉnh dần vào các thế kỷ sau đó. Chữ Nôm được dùng trong sáng tác văn học từ thế kỷ XIII - XV, phổ biến vào thế kỷ XVIII - XIX. Đến nửa sau thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX, chữ Nôm và cả chữ Hán được thay bằng chữ Quốc ngữ ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự Latin. Về trước tác, đến thời nhà Trần mới có dấu tích rõ ràng, Hàn Thuyên là người có công lớn phát triển thơ Nôm thời kỳ này với việc mở đầu thể Hàn luật.

Tên gọi Quốc ngữ lần đầu tiên được chép trong Đại Việt sử ký tiền biên: “Tháng 8, niên hiệu Thiệu Bảo thứ 4 (1282) đời vua Trần Nhân Tông, thời có con cá sấu đến

Chữ Nôm và vai trò của Hoàng đế Quang Trung

Sự hình thành và phát triển của chữ Nôm thể hiện rõ khát vọng độc lập dân tộc, được ra đời từ nhu cầu của đời sống Việt. Trong đó đáng kể nhất là Hoàng đế Quang Trung, vị vua duy nhất đã đưa chữ Nôm vào văn bản hành chính Nhà nước.

sông Lô. Vua ra lệnh cho Nguyễn Thuyên, là Hình bộ Thượng thư, làm văn rồi ném xuống sông, cá sấu tự bỏ đi. Qua việc này vua xem ông như Hàn Dũ, ban cho họ Hàn, Hàn Thuyên giỏi thơ phú Quốc ngữ. Thơ phú nước ta, phần nhiều dùng Quốc ngữ, thực là bắt đầu từ đây”.

Tuy nhiên, chữ Nôm chưa được các triều đại phong kiến công nhận chính thức trên phương diện Nhà nước, trừ nhà Hồ đầu thế kỷ XV (1400 - 1407), và đặc biệt là nhà Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII (1788 - 1802) đã đưa chữ Nôm vào văn bản hành chính triều đình. Thời Tây Sơn, chữ Nôm được đưa vào văn bản chính thức của Nhà nước, tại các bài hịch, thư từ, mệnh lệnh…

Trong thời gian tồn tại ngắn ngủi, triều đại Tây Sơn đã để lại hai dấu ấn lớn: Đưa chữ Nôm vào khoa cử và mở rộng hệ thống trường học đến địa phương cấp xã.

Sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789), Hoàng đế Quang Trung gạt bỏ tư tưởng độc tôn chữ Hán trong giáo dục và khoa cử của các triều đại phong kiến trước. Cũng năm 1789, Quang Trung cho mở khoa thi Hương đầu tiên tại Nghệ An. Nguyễn Thiếp được cử làm Đề điệu trường thi kiêm Chánh chủ khảo. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, chữ Nôm chính thức hiện diện trong khoa cử; trong các kỳ thi, đề thi được ra bằng chữ Nôm và đến kỳ tam trường, thí sinh phải làm thơ

phú bằng chữ Nôm.Để tăng cường phổ biến chữ

Nôm, cuối năm 1791, Hoàng đế Quang Trung cho lập Viện Sùng chính do Nguyễn Thiếp làm viện trưởng. Viện được đặt ở Vĩnh Dinh, trên núi Nam Hoa (Nghệ An), nơi Nguyễn Thiếp từng ở ẩn. Hoàng đế Quang Trung giao cho Nguyễn Thiếp tuyển chọn các nhà Nho nổi tiếng cộng tác như: Nguyễn Công, Nguyễn Thiện, Phan Tố Định, Bùi Dương Lịch… dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để phổ biến rộng rãi. Quang Trung cho tu sửa Văn Miếu và Học Cung cũ của chúa Nguyễn, đặc biệt là mở rộng hệ thống trường học tới cấp xã mà các triều đại trước chưa làm được.

Trong Chiếu lập học, triều Tây Sơn quy định, các xã đều phải lập nhà xã học; những con nhà nho có học và có hạnh kiểm tốt được lựa chọn làm người dạy chữ trong xã, gọi là “xã giảng dụ”. Các “xã giảng dụ” do xã lựa chọn và được triều đình cấp bằng công nhận. Do chưa kịp xây dựng đủ cơ sở vật chất như chủ trương, Hoàng đế Quang Trung lệnh cho các địa phương được sử dụng một số đền chùa vào làm trường học phủ. Các thầy dạy trong các trường học phủ phải là chức huấn đạo do triều đình bổ nhiệm, được cử đến đảm trách.

Một số văn bản chữ Nôm của Hoàng đế Quang Trung để lại

như: Chiếu truyền La Sơn phu tử, do chính Quang Trung viết; lời phê của vua Quang Trung trong lá đơn xin tu bổ Văn miếu Thăng Long, Hịch kêu gọi quân dân đánh đuổi giặc Mãn Thanh… Hiện nay, Bảo tàng Bình Định đang lưu giữ tập Thi kinh giải âm do Viện Sùng Chính biên dịch vào năm 1792.

Việc chữ Nôm được đưa vào văn bản chính thức của Nhà nước và chữ Nôm chính thức được đưa vào khoa cử của Quang Trung thể hiện hoài bão muốn thoát ly khỏi sự lệ thuộc về văn hóa đối với bên ngoài, đây là một chủ trương tiến bộ về mặt văn hóa, đánh dấu một bước thắng lợi của tiếng nói dân tộc trong bối cảnh xã hội đương thời khi có nhiều thế lực phong kiến đối lập.

Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép: “Đời Tây Sơn, việc cai trị thường hay dùng chữ Nôm. Nhà vua muốn rằng người Việt Nam thì phải dùng tiếng Việt Nam, để gây thành cái tinh thần của nước nhà, và cái văn chương đặc biệt, không phải đi mượn tiếng mượn chữ của nước Tàu, cho nên khi thi cử thường bắt quan ra đề bằng chữ Nôm, bắt sĩ tử làm bài bằng chữ Nôm…”.

Dù còn một số phản ứng trái chiều của một số nhân sĩ ủng hộ nhà Lê và chống đối Tây Sơn, trào lưu văn hóa mới vẫn phát triển, với sự xuất hiện của nhiều nhà văn chữ Nôm xuất sắc như Phan Huy Ích, Nguyễn Huy Lượng, Lê Ngọc Hân…

Chữ Nôm ra đời thể hiện ý chí độc lập, tự chủ của tinh thần dân tộc về mặt văn tự, đánh dấu bước phát triển của nền văn hóa dân tộc, đồng thời cũng khẳng định vai trò, địa vị của tiếng Việt. Chữ Nôm ra đời bắt nguồn từ ý thức tự chủ của dân tộc chống lại xu hướng Hán hóa của phương Bắc, khẳng định tinh thần dân tộc của người Việt. Chữ Nôm đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển lịch sử của người Việt. Sự hình thành và phát triển của chữ Nôm là một bước ngoặt trong trong lịch sử văn hóa Việt Nam. Mặc dù còn nhiều khiếm khuyết, nhưng chữ Nôm đã tạo nên những thành tựu rực rỡ làm phong phú kho tàng văn hóa Việt.

NGUYỄN THANH QUANG

Thi kinh giải âm do Viện Sùng Chính biên dịch năm 1792.

(BĐ) - Từ sau Tết Canh Tý 2020 đến nay, Công ty CP thể thao Hưng Thịnh Bình Định tiếp tục đầu tư và đẩy nhanh tiến độ sửa chữa, nâng cấp khu nhà ở HLV, cầu thủ đội bóng đá Bình Định tại tầng 2 và tầng 3 khu nhà ở VĐV của tỉnh (236B đường Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn, ngay bên cạnh sân vận động Quy Nhơn).

Với nhiều thiết bị, tiện nghi mới, sự đầu

tư trên giúp cho HLV, cầu thủ đội bóng đá Bình Định sẽ có được chỗ nghỉ ngơi tốt hơn sau thời gian tập luyện và thi đấu trên sân nhà, hướng đến thành công ở Giải bóng đá hạng nhất quốc gia năm 2020.

MAI THƯ

Công nhân đang hoàn thiện các hạng mục sửa chữa, nâng cấp phòng ở cho cầu thủ vào sáng 13.2.

Hoàng đế Quang Trung là người đã đưa chữ Nôm vào văn bản

hành chính triều đình.

Page 6: 2 TRIỂN KHAI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP Ở HUYỆN HOÀI NHƠN: … 6-ngay 14.2.pdf · 2020. 2. 13. · dẫn cụ thể, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế

7XÂY DỰNG ĐẢNG - CHÍNH QUYỀN Bình ĐịnhTHỨ SÁU, [email protected]

Giao trên 3.300 cán bộ, công chức cấp xã theo Nghị định 34/2019/NĐ-CP

Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc giao số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố).

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao 3.302 cán bộ, công chức cấp xã được bố trí ở 159 xã, phường, thị trấn theo kết quả phân loại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh. Các phường, thị trấn không bố trí chủ tịch hội nông dân thì giảm 1 người so với số lượng cán bộ, công chức được bố trí.

Số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của UBND tỉnh bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã. Riêng trường hợp luân chuyển về đảm nhiệm chức vụ phó chủ tịch UBND cấp xã thì thực hiện theo Nghị định số 08/2016/NĐ-CP.

Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của từng địa phương có trách nhiệm bố trí số lượng cán bộ, công chức cấp xã bằng hoặc thấp hơn số lượng cán bộ, công chức quy định tại quyết định này.

THIÊN TRÚC

Đảng bộ xã Nhơn Hội có 9 chi bộ với 94 đảng viên. Đến nay, tất cả 9 chi bộ đã hoàn thành đại hội. Đại hội Đảng bộ xã dự kiến tổ chức vào ngày 4 và 5.3. Bà Lê Thị Huỳnh Anh, Bí thư Đảng ủy xã Nhơn Hội, cho biết: “Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ và nhân dân, Đảng ủy xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình, đề án phát triển KT-XH có hiệu quả”.

Đến hết năm 2019, các chỉ tiêu

chủ yếu về phát triển KT-XH cơ bản đạt được. Bộ mặt nông thôn trên địa bàn xã khởi sắc từng ngày. Nhà cửa của nhân dân khang trang, các tuyến đường trong thôn được bê tông hóa sạch sẽ.

Xã hiện có 62 ha nuôi trồng thủy, hải sản, tổng giá trị nuôi trồng hằng năm ước đạt 17,7 tỷ đồng. Nhờ đó, đã góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo. Năm 2015, toàn xã có 47 hộ nghèo, chiếm 4,9%, đến cuối năm 2019 giảm còn 5 hộ, chiếm 0,4%, vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra.

Cùng với đẩy mạnh phát triển KT-XH, Đảng ủy xã Nhơn Hội không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên. Nhiệm kỳ vừa qua, xã Nhơn Hội được đánh giá là điểm sáng của TP Quy Nhơn trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Diện mạo nông thôn thay đổi nhanh chóng, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng nâng lên đã tạo không khí phấn khởi trong nhân dân.

Ông Nguyễn Đình Kha, Phó Bí thư Thành ủy Quy Nhơn, cho

Nhơn Hội sẵn sàng cho đại hội điểmÐảng bộ xã Nhơn Hội được Thành ủy Quy Nhơn lựa chọn là đơn vị tổ chức đại hội điểm cấp cơ sở

nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đảng ủy xã đang hoàn tất các bước chuẩn bị đại hội điểm.biết: Ban Thường vụ Thành ủy chọn Đảng bộ xã Nhơn Hội là đơn vị điểm để tổ chức đại hội cấp cơ sở và đây cũng là một trong những xã được chọn thí điểm bầu trực tiếp bí thư tại đại hội. Xã Nhơn Hội nhiều năm liền đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ về phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng. Đảng bộ xã nhiều năm liền được đánh giá xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tập thể Đảng ủy xã có tinh thần đoàn kết thống nhất cao trong thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu theo nghị quyết của đại hội nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra”.

QUỲNH NGÂN

Từ thực tiễn phong trào và những kết quả đạt được trong thời gian qua cho thấy, phong trào dân vận khéo (DVK) đã được cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ xã đến thôn tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện mang lại hiệu quả cao, tạo sức lan tỏa rộng khắp.

Hiện toàn xã có khoảng 30 mô hình DVK trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, xây dựng nông thôn mới (NTM). Từng mô hình, điển hình DVK hướng tới nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện phong trào, nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Đặc biệt, phong trào DVK gắn với cuộc vận động “Thi đua làm nghìn việc tốt” do Đảng ủy phát động đã làm chuyển biến sâu sắc nhận thức và hành động từ trong cán bộ, đảng viên, nhân dân Tây Thuận.

Trên lĩnh vực phát triển kinh tế, Đảng ủy xã đã vận động nhân dân áp dụng tiến bộ KHKT, đưa các giống mới vào sản xuất, tham gia cánh đồng lớn trồng mía công nghệ cao 30 ha; thực hiện chuyển đổi 197,3 ha đất trồng lúa 3 vụ sang 2 vụ, phát triển chăn nuôi đi đôi với phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Các ngành, hội đoàn thể tạo điều kiện cho hội viên, đoàn viên và nhân dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bằng nhiều hình thức thiết thực, như: Nhận ủy thác với ngân hàng cho hội viên vay vốn xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất với số dư nợ trên 32 tỷ đồng; tổ chức 7 hoạt động chuyển giao KHKT, hướng dẫn các kinh nghiệm hay; tổ chức 10 lớp dạy nghề, giới thiệu việc làm trong nước và xuất khẩu lao động; vận động nhân dân đồng thuận giao mặt bằng để thi công các công trình trọng điểm của

TÂY THUẬN:

Nhiều mô hình dân vận khéo phát huy hiệu quả

Trong 3 năm qua, Đảng bộ và nhân dân xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn đã phát huy vai trò của công tác dân vận thông qua những mô hình dân vận khéo ở nhiều lĩnh vực, với nhiều cách làm khác nhau, góp phần phát triển KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương ngày càng vững mạnh.

tỉnh và địa phương...Mô hình DVK trong lĩnh vực

văn hóa - xã hội chú trọng đến xây dựng làng văn hóa, xây dựng 4 đoạn đường văn minh (trồng hoa dọc 2 bên tuyến đường, tổ chức các hộ dân trên toàn tuyến ký cam kết chấp hành chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước). Hàng năm, 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Mô hình từ thiện “Người thừa đến để, người thiếu đến lấy” đã nhận hàng nghìn bộ quần áo và các vật dụng từ các nhà hảo tâm. Các hoạt động nấu bánh tét tặng người nghèo, thi nấu mâm cơm cúng tổ tiên ông bà, biểu diễn bài chòi, thi đấu võ đài liên tỉnh... đã huy động hàng nghìn lượt bà con nhân dân tham gia.

Đặc biệt, phong trào thi đua DVK trong xây dựng NTM được

triển khai hiệu quả, đã vận động nhân dân hiến trên 17.640 m2 đất, đóng góp 678 triệu đồng và trên 4.400 ngày công lao động để xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn và các công trình phúc lợi. Cuối năm 2017, xã Tây Thuận đã đạt chuẩn NTM, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống người dân từng bước nâng cao.

Ông Phạm Văn Bình - trưởng thôn Tiên Thuận, một trong những cán bộ thôn sáng tạo, linh hoạt trong công tác dân vận, được bà con địa phương tín nhiệm - đúc kết: “Để làm công tác dân vận, trước hết phải làm cho dân tin, dân hiểu. Khi dân đồng thuận với chính quyền thì việc gì cũng giải quyết được”.

Còn Phó Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Tây Sơn Huỳnh Anh Kiệt cho biết: Bác Hồ đặt ra yêu cầu rất cao đối với đội ngũ

cán bộ phụ trách dân vận “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”. Thực hiện di huấn của Bác, thời gian qua, huyện luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành đầy đủ hệ thống văn bản để triển khai đồng bộ các nội dung công tác dân vận. Nhiều mô hình, điển hình DVK đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Việc thực hiện các mô hình DVK đã tạo phong trào thi đua mạnh mẽ, khơi dậy tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân, huy động được sức mạnh và quyết tâm cao của hệ thống chính trị; đồng thời, nâng cao sự hiểu biết, đồng thuận trong mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và nhân dân Tây Thuận.

PHẠM QUỐC VIỆT

Thanh niên Tây Thuận vận động nhân dân tham gia làm đường bê tông nông thôn.

Chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19

Chiều 12.2, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã họp về đánh giá tác động của tình hình dịch bệnh Covid-19, cập nhật kịch bản tăng trưởng năm 2020 và các giải pháp chỉ đạo, điều hành để thực hiện các chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2020.

Sau khi lắng nghe các ý kiến phát biểu về ảnh hưởng của dịch đến các lĩnh vực như du lịch, hàng không, công thương, nông nghiệp, lao động, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng…, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, các ngành lớn cần có đề án riêng để xử lý, giải quyết. Với đường biên giới dài và giao thương lớn với Trung Quốc, ảnh hưởng của dịch là điều tất nhiên và chúng ta cần thấy toàn bộ tình hình để có giải pháp tốt hơn, dài hơi hơn, quyết liệt hơn. Trong đó, không chỉ có biện pháp về kinh tế mà cả biện pháp về thể chế, chính sách để tạo điều kiện cho phát triển.

Thủ tướng khẳng định, chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh hiện nay. Mặc dù vậy, chúng ta cần có kịch bản theo tình hình dịch để chủ động ứng phó. Bộ KH&ĐT hoàn thiện các phương án để có mức phấn đấu cụ thể. (Theo ĐCSVN)

Page 7: 2 TRIỂN KHAI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP Ở HUYỆN HOÀI NHƠN: … 6-ngay 14.2.pdf · 2020. 2. 13. · dẫn cụ thể, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế

8 TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNGBình ĐịnhTHỨ SÁU, 14.2.2020 [email protected]

Bạn ra đường đã thôi băn khoăn việc cầm bao nhiêu tiền mặt là đủ. Bạn đi ăn, bạn dạo phố, mua sắm… không còn lo lắng tiền mặt trong ví có thiếu hay không. Với điện thoại di động thông minh (smartphone) có kết nối internet và cài đặt ứng dụng mobilebanking của ngân hàng, ví điện tử…, các ứng dụng thanh toán giúp bạn xóa đi nỗi lo thiếu tiền mặt. Với các ứng dụng như ví điện tử như MoMo, Zalopay, Payoo… mỗi lần thanh toán, bạn còn tích lũy thêm điểm thưởng, quà tặng hoặc chiết khấu phần trăm giá trị các giao dịch thanh toán. Bạn đã thôi mất thời gian phải tới các cửa hàng kinh doanh để thanh toán hợp đồng vay trả góp, mọi thứ đã có thể thực hiện trên ứng dụng thanh toán qua di động.

Đầu tháng 2.2020, tôi có chuyến công tác ở huyện. Để di chuyển từ cơ quan ở đường Phạm

Hùng ra Bến xe khách trung tâm TP Quy Nhơn (đường Tây Sơn), tôi đặt xe qua ứng dụng Grab. Chỉ ít phút sau, tài xế xe Grab - ông Nguyễn Văn Quốc (53 tuổi) đón tôi. Trên đường đi, ông Quốc khiến tôi khá bất ngờ khi chia sẻ về ứng dụng quản lý đặt xe của Grab, các thông tin liên quan và đặc biệt giới thiệu cho tôi về cách thanh toán không tiền mặt qua ví điện tử tích hợp sẵn trên ứng dụng này. Ngạc nhiên là bởi trong khi có nhiều người trẻ còn khá mơ hồ về ứng dụng thanh toán qua di động, thì một người lớn như ông Quốc lại rành, sử dụng và tiếp thị sản phẩm cho chính đơn vị mà ông đang làm việc. “Thanh toán tiện lắm, còn được thưởng điểm, tiết kiệm thêm nếu cháu đi nhiều, di chuyển thường xuyên với Grab. Trên này có cả các gói thanh toán theo nhu cầu để cháu lựa chọn. Ngoài thanh toán tiền xe, cháu có thể thực hiện các thanh

toán hóa đơn khác. Ban đầu mới dùng thì sợ mất tiền, sợ mình không biết, nhưng dùng quen thấy dùng áp (application) rất tiện”, ông Quốc giới thiệu với tôi như thế.

Một người ở độ tuổi trung niên như ông Quốc đã nhạy bén với việc thay đổi, ứng dụng công nghệ cho cuộc mưu sinh. Từ việc làm tài xế xe công nghệ, cho tới việc tiếp cận các giải pháp thanh toán mới, đó là một tín hiệu vui trong dòng chảy của các dịch vụ thanh toán hiện đại. Từ câu chuyện của ông Quốc, tôi lại nghĩ đến mục tiêu thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội mà tỉnh đang đặt ra, song nhìn lại vẫn thấy ì ạch. Từ khối cơ quan hành chính cho tới các đơn vị kinh doanh, thanh toán không dùng tiền mặt còn rất hạn chế.

QUANG BẢO

Miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán để hạn chế tiền mặt

Sổ tay

Thời của các “áp” thanh toán

“Gỡ khó” cho Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh

Tiếp nhận chỉ đạo của tỉnh, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh (BDDIF) vừa có buổi làm việc liên quan đến việc thay đổi thành viên Hội đồng Ban quản lý Quỹ, thảo luận việc nâng tầm, phát huy vai trò trợ lực cho sự phát triển KT-XH của địa phương.

Là 1 trong 10 quỹ đầu tư phát triển tốt

Tại cuộc họp Hội đồng Ban quản lý Quỹ do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Cao Thắng chủ trì vào ngày 11.2 vừa qua, cùng với việc ghi nhận những việc đã làm được, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh vào việc nâng tầm, tiềm năng của BDDIF. Theo đó, Phó Chủ tịch Phan Cao Thắng chỉ đạo BDDIF tập trung vào việc cho vay các dự án liên quan đến phát triển hạ tầng cho các dự án nhà ở xã hội; lập tờ trình xem xét bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ theo từng giai đoạn cụ thể, trong năm nay phải hoàn thành tờ trình lên UBND tỉnh xem xét bổ sung vốn điều lệ cho BDDIF giai đoạn 2021 - 2025, tổng vốn bổ sung là 1.000 tỷ đồng cho cả giai đoạn.

Ông Nguyễn Bạo, Giám đốc BDDIF, cho biết, với nhiều hoạt động đạt hiệu quả cao, năm 2019, BDDIF được Bộ Tài chính đánh giá là 1 trong 10 quỹ đầu tư phát triển tốt của cả nước. Cụ thể năm 2019, BDDIF thẩm định cho vay vốn 4 dự án, gồm: Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn (18,5 tỷ đồng); Dự án đầu tư xây dựng Nhà ở xã hội - Chung cư Hoàng Văn Thụ (phần mở rộng, 40 tỷ đồng); Dự án Khu dân cư đường N4 thuộc khu đô thị mới Cẩm Văn (phường Nhơn Hưng, TX An Nhơn, 52 tỷ đồng); Dự án Nhà máy sản xuất dược phẩm BIDIPHAR công nghệ cao giai đoạn 1 (96 tỷ đồng). Đến nay, BDDIF thực hiện giải ngân tổng cộng hơn 120 tỷ đồng, trong năm 2020 tiếp tục giải ngân số tiền còn lại. Bên cạnh hoạt động trợ lực vốn cho các dự án lớn của tỉnh, BDDIF thực hiện nhận ủy thác từ các quỹ: Quỹ Phát triển đất tỉnh Bình Định (thực hiện giải ngân vốn ứng cho 9 dự án, số tiền hơn 52 tỷ đồng, tập trung cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng), Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh (trong năm 2019, BDDIF thực hiện các thủ tục

liên quan đến việc ủy thác và phối hợp thực hiện nộp quỹ theo đúng quy định. Đến hết ngày 31.12.2019, tổng số tiền thu nộp về tài khoản của Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh hơn 13 tỷ đồng, đạt 172,48% kế hoạch năm). Với những kết quả đạt được trong năm 2019, BDDIF với vai trò là Trưởng khối Thi đua Tài chính tỉnh đã được UBND tỉnh tặng Cờ Thi đua.

Hỗ trợ các dự án nhà ở xã hộiTheo chỉ đạo từ Phó Chủ tịch Thường

trực UBND tỉnh Phan Cao Thắng, kế hoạch của Quỹ trong năm 2020 và giai đoạn tiếp theo sẽ tập trung cho các dự án liên quan đến phát triển nhà ở xã hội của tỉnh. Nhu cầu nhà ở xã hội của người dân rất lớn, phát triển nhà ở xã hội tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên, người lao động đang sống và làm việc trong tỉnh có điều kiện ổn định nơi ăn, chốn ở. Khi đã ổn định chỗ ở, người lao động

tập trung công tác chuyên môn, nâng cao hiệu quả công việc, gián tiếp đóng góp cho sự phát triển KT-XH chung của tỉnh. Nếu có được vốn trợ lực từ BDDIF thì nhà đầu tư triển khai dự án nhanh hơn, giảm chi phí, người mua nhà sẽ được hưởng lợi.

Cùng với việc sẽ được UBND tỉnh xem xét bổ sung thêm vốn điều lệ theo từng giai đoạn, Bộ Tài chính đã có thay đổi trong việc “gỡ khó” cho quỹ đầu tư phát triển địa phương theo dự thảo nghị định mới thay thế cho Nghị định số 138 và Nghị định số 37, trong đó chú trọng về việc hoàn thiện nhóm chính sách về tăng quy mô và hiệu quả hoạt động quỹ. Mở hướng cho quỹ được vay vốn từ nguồn ODA để tăng vốn, tiếp cận thêm các nguồn vốn mới; thu gọn đầu mối bằng việc sáp nhập các quỹ có tính chất tương đồng về Quỹ đầu tư và phát triển; giảm lãi suất cho vay…

THU DỊU

BDDIF ký hợp đồng tín dụng cho chủ đầu tư dự án khu đô thị Cẩm Văn. Ảnh do BDDIF cung cấp

Thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, NHNN quyết định miễn, giảm phí dịch vụ từ ngày 25.2.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Văn bản số 727/NHNN-TT về việc áp dụng chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán, nhằm triển khai các giải pháp về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và đẩy mạnh thanh toán điện tử đối với dịch vụ công.

Theo đó, Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã xây dựng chương trình miễn, giảm phí dịch vụ, dự kiến áp dụng từ ngày 25.2 tới. Chương trình bao gồm miễn phí chuyển mạch đối với các giao dịch thanh toán trực tuyến (online) các dịch vụ công (dự kiến áp dụng đến hết tháng 12.2020), đồng thời giảm phí chuyển mạch đối với các giao dịch chuyển tiền nhanh liên ngân hàng có giá trị nhỏ (từ 500 nghìn đồng/giao dịch trở xuống) từ 1.800 đồng/giao dịch xuống 500 đồng/giao dịch (dự kiến áp dụng từ ngày 25.2).

NHNN đề nghị các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khẩn trương nghiên cứu, xây dựng kế hoạch áp dụng các chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ, phù hợp với chương trình miễn, giảm phí của NAPAS.

NHNN đưa ra chính sách kể trên trong bối cảnh cả nền kinh tế đang tích cực triển khai nhiều giải pháp để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh thanh toán điện tử đối với dịch vụ công theo Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2020 của Chính phủ.

Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong thời gian sắp tới sẽ tính đến việc miễn phí đối với các giao dịch thanh toán trực tuyến (online) các dịch vụ công thực hiện trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương. NHNN cũng khuyến khích các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện mức phí giảm lớn hơn mức phí giảm của NAPAS nhằm hỗ trợ thị trường, thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ.

(Theo thesaigontimes)

Page 8: 2 TRIỂN KHAI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP Ở HUYỆN HOÀI NHƠN: … 6-ngay 14.2.pdf · 2020. 2. 13. · dẫn cụ thể, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế

9TRONG NƯỚC Bình ĐịnhTHỨ SÁU, [email protected]

DỰ BÁO THỜI TIẾT

NGÀY VÀ ĐÊM 14.2.2020I- Khu vực tỉnh Bình Định: Mây thay đổi, ngày nắng, đêm

không mưa. Gió Đông Bắc đến Đông cấp 2 - 3. Nhiệt độ cao nhất từ 29 - 310C; nhiệt độ thấp nhất từ 21 - 230C.

II- Khu vực TP Quy Nhơn: Mây thay đổi, ngày nắng, đêm

không mưa. Gió Đông Bắc đến Đông cấp 2 - 3. Nhiệt độ cao nhất từ 29 - 300C; nhiệt độ thấp nhất từ 23 - 240C.

III- Dự báo thời tiết vùng biển Bình Định:

Mây thay đổi, không mưa. Tầm nhìn xa trên 10 km. Gió Đông Bắc đến Đông cấp 4 - 5.

(Nguồn: TTKTTV Bình Định)

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

6h: Thời sự BTV; 6h30: Ca nhạc; 7h: Phim truyện: Nước mắt phụ nữ (T.17); 7h45: Phim truyện VN: Một thời ngang dọc (T.17); 8h30: Phổ biến kiến thức pháp luật; 8h45: Khám phá thế giới; 9h15: Phim hoạt hình; 9h35: Phim tài liệu; 10h: Tạp chí Kinh tế tập thể: Tọa đàm - Thúc đẩy thành lập các HTX kiểu mới trên địa bàn tỉnh Bình Định; 10h20: Ca nhạc; 11h: Phim truyện VN: Giá của nụ cười (T.10); 11h45: Thời sự BTV; 12h: Bản tin thị trường; 12h10: Phim truyện: Thanh xuân không hối hận (T.40); 13h: Phim hoạt hình; 13h30: Khám phá thế giới; 14h: Phim truyện: Truyền thuyết hồ ly (T.7+8); 15h30: Phổ biến kiến thức pháp luật; 15h45: Ca nhạc; 16h: Phim truyện Việt Nam: Hoàng hôn dịu dàng (T.8); 16h45: Khám phá thế giới; 17h15: Ca nhạc; 18h: Phim truyện: Tân bát tiên truyền kỳ (T.23); 19h: Tiếp sóng Bản tin Thời sự của Đài Truyền hình VN; 19h50: Thời sự BTV; 20h15: Phim tài liệu: Việt Nam Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình (Tập 3); 20h45: Nông nghiệp và nông thôn: Tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1; 21h05: Phim truyện: Bí ẩn của tình yêu (T.7); 21h50: Bản tin thị trường; 22h: Phim truyện VN: Tội ác không dung thứ (T.18); 22h45: Thời sự BTV; 23h05: Vần thơ quê hương: Về thăm Hoài Nhơn.

THỨ SÁU, NGÀY 14.2.2020

Đoàn công tác của Bộ Y tế làm việc tại xã Sơn Lôi sáng 13.2.

Theo Bộ Y tế, nhiệm vụ của Tổ công tác đặc biệt được cử đến Vĩnh Phúc là tham gia dập dịch và khoanh vùng, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Tổ công tác có hai đội. Đội thứ nhất giúp Vĩnh Phúc hướng dẫn công tác dự phòng, khoanh vùng dập dịch, đảm bảo yếu tố môi trường. Đội thứ hai giúp công tác thu dung, điều trị bệnh nhân. Trong số thành viên của Tổ công tác đặc biệt có các bác sĩ từ tuyến trung ương và Viện Vệ sinh Dịch tễ.

“Tổ công tác đặc biệt này sẽ trực tiếp làm việc ở Vĩnh Phúc 24/24h, đến khi nào tình hình dịch bệnh ở địa phương ổn định mới rút về”, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nói.

Thứ trưởng cũng cho biết hiện đối với Vĩnh Phúc, ưu tiên nhất là phải làm tốt công tác khoanh vùng, ngăn ngừa lây lan. Với những xã có bệnh nhân, cần thành lập các trạm kiểm soát, kiểm dịch mọi phương tiện ra vào, phun thuốc khử trùng. Các chốt hoạt động đến khi nào dịch bệnh ở địa phương đó được khống chế.

Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước ghi nhận trường hợp lây nhiễm tại cộng đồng. Tính đến ngày 13.2, Vĩnh Phúc ghi nhận 11 trường hợp mắc tại 3 huyện là Bình Xuyên (9 trường hợp), Tam Đảo (1) và Tam Dương (1). Trong đó, đã có 6 trường hợp mắc do lây truyền thứ phát tại huyện Bình Xuyên.

Trước đó, tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ

chức triển khai các chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế như tổ chức điều tra các trường hợp bệnh, xử lý ổ dịch, thu dung, cách ly, điều trị các trường hợp mắc và nghi mắc, phòng chống nhiễm khuẩn tại các cơ sở điều trị; lập danh sách, thực hiện cách ly, theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe các trường hợp tiếp xúc gần với các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Đồng thời, thực hiện tiêu độc khử trùng tại tất cả trường học, bệnh viện, khu vực công cộng, tại hộ gia đình và khu dân cư; khuyến cáo người dân tự phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng khẩu trang đúng cách; thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại địa bàn.

(Theo LĐO) 

Tổ bay Vietnam Airlines đưa 30 công dân Việt Nam từ TP Vũ Hán về nước ngày 9 - 10.2 vừa qua đã được Thủ tướng Chính phủ trao tặng bằng khen vì hoàn thành tốt nhiệm vụ vào sáng 13.2.

Đây là tổ bay gồm 15 thành viên được Vietnam Airlines lựa chọn từ gần 100 phi công, tiếp viên, thợ kỹ thuật, nhân viên mặt đất tình nguyện đăng ký lên đường làm nhiệm vụ. Tổ bay gồm có 2 chuyên gia điều hành, 3 phi công, 5 tiếp viên, 2 nhân viên kỹ thuật và 3 nhân viên phục vụ mặt đất.

Trong vòng 9 tiếng từ đêm 9.2 đến rạng sáng 10.2, tổ bay và các bộ phận mặt đất của Vietnam Airlines đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao, bao gồm đưa công dân Trung Quốc và công dân Việt Nam trở về quê hương; vận chuyển trang thiết bị, vật tư y tế của Chính phủ, nhân dân, Hội CTĐ Việt Nam trao tặng Chính phủ, nhân dân Trung Quốc cùng hàng hóa y tế của Vietnam Airlines ủng hộ các hãng hàng không Trung Quốc.

Kết thúc hành trình, tổ bay từ Vũ Hán trở về hiện đang được cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tình trạng sức khỏe của tất cả các thành viên đều duy trì ổn định.

(Theo Vietnam+) 

Tối 12.2, CA TP Hải Phòng thông tin, CA TP Hải Phòng phối hợp với CA tỉnh Hòa Bình đã tiến hành bắt giữ đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm về tội mua bán trái phép chất ma túy là Tràng A Dê (SN 1978, dân tộc H’Mông, ở bản Sà Lính, xã Pà Cò, huyện Mai Châu).

Đây là đối tượng chính trong đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy với số lượng lớn từ tỉnh Hòa Bình về Hải Phòng tiêu thụ do Nguyễn Thị Thủy (SN 1964, ở 125/54/143 Tôn Đức Thắng, phường An Dương, quận Lê Chân) cầm đầu (Thủy là đối tượng trong chuyên án mang bí số 519M, do Phòng PC02 phối hợp với lực lượng Phòng chống tội phạm ma túy - Bộ CA khám phá ngày 10.5.2019).

Trước đó, CA đã bắt giữ 2 đối tượng trong đường dây là Hà Văn Hiền và Trần Thị Đông đang vận chuyển trái phép 20 bánh heroin.

(Theo LĐO) 

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa xử phạt vi phạm hành chính 25 triệu đồng đối với tiệm thuốc Hoa Sen (TP Hạ Long) về hành vi lợi dụng dịch bệnh định giá bán hàng hóa bất hợp lý và không niêm yết giá hàng hóa.

Qua thông tin của người dân, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh phối hợp với CA TP Hạ Long kiểm tra đột xuất hiệu thuốc Hoa Sen.

Qua kiểm tra sổ mua bán hàng hóa, hóa đơn, hiệu thuốc Hoa Sen đã bán 3 hộp khẩu trang với giá 200 nghìn đồng/hộp, tăng 140 nghìn đồng so với thời điểm trước khi có dịch.

Từ ngày 31.1 đến 12.2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra, xử lý 9 vụ về các hành vi tăng giá khẩu trang bán trong đợt dịch vi rút Corona, phạt hơn 44 triệu đồng. (Theo VNN)

Bán hộp khẩu trang 200 nghìn đồng, tiệm thuốc ở Hạ Long bị phạt 25 triệu

Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế về Vĩnh Phúc hỗ trợ dập dịch vi rút Corona

Ngày 13.2, đoàn công tác đặc biệt của Bộ Y tế đã tới xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc tham gia dập dịch và ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. 

Thủ tướng trao bằng khen cho tổ bay chở người Việt từ Vũ Hán về nước

Do tổ bay đang cách ly đề phòng dịch Covid-19 nên lãnh đạo Vietnam Airlines đã thay mặt nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trao tặng.

Ảnh: Vietnam+

Bắt đối tương truy nã đặc biệt nguy hiêm về ma tuy Ảnh minh họa

Page 9: 2 TRIỂN KHAI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP Ở HUYỆN HOÀI NHƠN: … 6-ngay 14.2.pdf · 2020. 2. 13. · dẫn cụ thể, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế
Page 10: 2 TRIỂN KHAI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP Ở HUYỆN HOÀI NHƠN: … 6-ngay 14.2.pdf · 2020. 2. 13. · dẫn cụ thể, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế

11THÔNG TIN - QUẢNG CÁO Bình ĐịnhTHỨ SÁU, [email protected]

NHÀ - ĐẤTn Bán nhà mặt tiền 04A Tô Vĩnh Diện, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình

Định (đối diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh, phần mở rộng). Nhà 2 mê, diện tích 77 m2; ngang 7 m, sâu 11 m. Sổ đỏ chính chủ. Giá và xem nhà liên hệ chính chủ. Điện thoại: 0394 058 697 - 0914 215 597.

n Cho thuê nhà mặt tiền đường Nguyễn Thái Học, TP Quy Nhơn. Diện tích sàn: 160 m2 (chiều ngang 5,5 m, nhà mới xây 5 tầng). Vị trí kinh doanh tốt. Liên hệ 0907 519 597.

Khách hàng cần biết thêm chi tiết liên hệ tại: CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH BÌNH ĐỊNHĐịa chỉ: 70 Lê Duẩn, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định - Điện thoại: (0256) 3521281 - 2468386

THÔNG BÁOĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Công ty Đấu giá Hợp danh Bình Định tổ chức đấu giá 29 lô đất ở tại khu tái định cư Đê Đông, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn, cụ thể như sau: Phiên đấu giá thứ 1: Vào lúc 14 giờ, thứ Bảy ngày 7.3.2020: Thời gian nộp hồ sơ đăng ký đấu giá: Từ ngày niêm yết đến 16 giờ thứ Tư

ngày 4.3.2020. 

Ký hiệu

lô đấtKhu đất Tên đường

Lộ giới(m)

Diện tích (m2)

Đơn giá (đồng/

m2)

Giá khởi điểm

(đồng)

Bước giá (trđ)

Tiền đặt

trước (trđ)

19(lô góc) Khu ĐƠ 01 Đường A1 và

đường A811 và

13 224,8 30.888.000 6.943.622.400 348 1.200

20 Khu ĐƠ 01 Đường A1 11 110,9 25.740.000 2.854.566.000 143 450

26 Khu ĐƠ 04 Đường A4 15 100 24.453.000 2.445.300.000 123 450

27 Khu ĐƠ 04 Đường A4 15 100 24.453.000 2.445.300.000 123 450

28 Khu ĐƠ 04 Đường A4 15 100 24.453.000 2.445.300.000 123 450

29 Khu ĐƠ 04 Đường A4 15 100 24.453.000 2.445.300.000 123 45030

(lô góc) Khu ĐƠ 04 Đường A4 và đường A7 15 212,3 30.888.000 6.557.522.400 328 1.200

01(lô góc) Khu ĐƠ 05 Đường A1 và

đường A711 và

15 119,05 30.888.000 3.677.216.400 184 650

31 Khu ĐƠ 05 Đường A2 15 95 24.453.000 2.323.035.000 117 450

32 Khu ĐƠ 05 Đường A2 15 95 24.453.000 2.323.035.000 117 450

33 Khu ĐƠ 05 Đường A2 15 95 24.453.000 2.323.035.000 117 450

39 Khu ĐƠ 05 Đường A7 15 100 25.740.000 2.574.000.000 129 450

40 Khu ĐƠ 05 Đường A7 15 100 25.740.000 2.574.000.000 129 450

41 Khu ĐƠ 05 Đường A7 15 100 25.740.000 2.574.000.000 129 450

42 Khu ĐƠ 05 Đường A7 15 100 25.740.000 2.574.000.000 129 450

Phiên đấu giá thứ 2: Vào lúc 10 giờ, thứ Bảy ngày 14.3.2020: Thời gian nộp hồ sơ đăng ký đấu giá: Từ ngày niêm yết đến 16 giờ thứ

Tư, ngày 11.3.2020. 

Ký hiệu

lô đấtKhu đất Tên đường

Lộ giới(m)

Diện tích (m2)

Đơn giá (đồng/

m2)

Giá khởi điểm

(đồng)

Bước giá (trđ)

Tiền đặt

trước (trđ)

14đ(lô góc) Khu ĐƠ 02 Đường A1 và

đường A711 và

15 139,1 30.888.000 4.296.520.800 215 850

01(lô góc) Khu ĐƠ 02 Đường A1 và

đường A811 và

13 168,2 30.888.000 5.195.361.600 260 850

11 Khu ĐƠ 02 Đường A1 11 95,8 25.740.000 2.465.892.000 124 450

12 Khu ĐƠ 02 Đường A1 11 95,8 25.740.000 2.465.892.000 124 450

13 Khu ĐƠ 02 Đường A1 11 95,8 25.740.000 2.465.892.000 124 450

Ký hiệu

lô đấtKhu đất Tên đường

Lộ giới(m)

Diện tích (m2)

Đơn giá (đồng/

m2)

Giá khởi điểm

(đồng)

Bước giá (trđ)

Tiền đặt

trước (trđ)

20(lô góc) Khu ĐƠ 02 Đường A2 và

đường A7 15 119,1 30.888.000 3.678.760.800 184 700

34 Khu ĐƠ 05 Đường A2 15 95 24.453.000 2.323.035.000 117 450

35 Khu ĐƠ 05 Đường A2 15 95 24.453.000 2.323.035.000 117 450

36 Khu ĐƠ 05 Đường A2 15 95 24.453.000 2.323.035.000 117 45037

(lô góc) Khu ĐƠ 05 Đường A2 và đường A7 15 119,05 30.888.000 3.677.216.400 184 700

38 Khu ĐƠ 05 Đường A7 15 100 25.740.000 2.574.000.000 129 45050

(lô góc) Khu ĐƠ 09 Đường A7 và đường A6

12 và 15 85 33.976.800 2.888.028.000 145 450

51 Khu ĐƠ 09 Đường A7 12 67,5 28.314.000 1.911.195.000 96 320

52 Khu ĐƠ 09 Đường A7 12 60 28.314.000 1.698.840.000 85 320

Trường hợp các lô đất đấu giá phiên thứ 1 không thành thì được tổ chức đấu giá vào phiên đấu giá thứ 2. Các lô đất đấu giá phiên thứ 2 không thành thì được tổ chức đấu giá sáng thứ Bảy hàng tuần. Thời gian xem tài sản: Từ ngày niêm yết đến 16 giờ trước ngày mở

cuộc đấu giá. Điều kiện và cách thức đăng ký tham gia đấu giá: Hộ gia đình, cá

nhân đăng ký tham gia đấu giá nộp bộ hồ sơ đăng ký đấu giá, gồm:01 đơn đăng ký tham gia đấu giá theo mẫu của Công ty phát hành; 01

bản sao giấy CMND; 01 phiếu thu tiền mua hồ sơ đấu giá; 01 phiếu thu tiền đặt trước; 01 phiếu trả giá vòng gián tiếp (vòng 1). Tất cả 5 loại giấy tờ trên bỏ vào phong bì đã phủ chất bảo mật do Công

ty cung cấp, dán, ký các mép phong bì và nộp vào thùng đăng ký đấu giá. Tiền đặt trước nộp riêng từng lô đất đúng số tiền như trên vào tài khoản

Công ty Đấu giá Hợp danh Bình Định tại các ngân hàng sau:- Tài khoản số: 0051000097979 tại ngân hàng Vietcombank Bình Định.- Tài khoản số: 37037028526799999 tại ngân hàng Oceanbank Quy Nhơn.- Tài khoản số: 55810000858888 tại ngân hàng BIDV Quy Nhơn. Tiền mua hồ sơ đấu giá: 500.000 đồng/hồ sơ. Phương thức đấu giá: Trả giá lên, đấu giá riêng từng lô đất. Hình thức đấu giá: Kết hợp đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp và đấu giá

bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá. Địa điểm tổ chức đấu giá: Hội trường UBND phường Trần Hưng Đạo,

địa chỉ: Số 281 Trần Hưng Đạo, TP Quy Nhơn. Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký: Công ty Đấu giá Hợp danh Bình Định. Đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá: Ban Giải phóng mặt bằng tỉnh

Bình Định.

Công ty đang có hơn 30.000 m2 mặt bằng và nhà kho, mặt tiền tiếp giáp với QL1A, vị trí đắc địa, thuận lợi trong giao thương; hiện không có nhu cầu sử dụng.

Quý đơn vị, cá nhân có nhu cầu thuê sử dụng thì đến công ty hoặc liên hệ qua số điện thoại: 0256 3832176, 0905158202 hoặc website: www.tuynenbinhdinh.com.vn

Hân hạnh được hợp tác.

CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUY NEN BÌNH ĐỊNH

Trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quy Nhơn

Page 11: 2 TRIỂN KHAI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP Ở HUYỆN HOÀI NHƠN: … 6-ngay 14.2.pdf · 2020. 2. 13. · dẫn cụ thể, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế

12 THẾ GIỚIBình ĐịnhTHỨ SÁU, 14.2.2020 [email protected]

n Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI n Phó Tổng biên tập: LƯU NGỌC MINH - NGUYỄN THỊ BÍCH SƯƠNG n Tòa soạn: LÊ CƯỜNG - MỸ NHUNG n Tòa soạn: 84 Phạm Hùng - TP Quy Nhơn. ĐT: 0256.3818664 - Fax: 0256.3818164 - Email: [email protected] n Báo điện tử: www.baobinhdinh.vn -Email: [email protected] n Phòng Hành chính - Trị sự: 0256.3822279 n Quảng cáo: 0256.3812559 n Phát hành: 0256.3823740 n Chế bản tại Tòa soạn Báo Bình Địnhn In tại Công ty In Nhân Dân Bình Định n Giấy phép hoạt động báo chí in số 1767/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 26.9.2012. Giá: 2.500 đồng

BÁO BÌNH ĐỊNH XUẤT BẢN HÀNG NGÀY - BÁO ĐIỆN TỬ LIÊN TỤC CẬP NHẬT n

Tân Hoa xã ngày 13.2 đưa tin, theo quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Thị trưởng Thượng Hải Ứng Dũng đã được bổ nhiệm là Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc, thay ông Tưởng Siêu Lương, người bị cách chức trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát ở tỉnh này.

Cùng ngày, ông Vương Trung Lâm được bổ nhiệm làm Bí thư Thành ủy Vũ Hán, ủy viên thường trực tỉnh Hồ Bắc, thay ông Mã Quốc Cường, cũng bị cách chức.

Trước đó, hai quan chức cấp cao của Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc gồm Bí thư đảng ủy Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc Trương Tấn và Chủ nhiệm Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc Lưu Anh Tư cũng đã bị cách chức. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc Vương Hạ Thắng được bổ nhiệm đảm nhiệm cả hai vị trí trên.

Dư luận trong nước chỉ trích giới chức lãnh đạo tỉnh này về cách xử lý phòng chống dịch

Trung Quốc thay Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắcgiữa “bão” dịch Covid-19

Một người dân đi bộ trên phố ở Vũ Hán, tâm dịch Covid-19. Nguồn: AP

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12.2 cho biết ông “không bận tâm” về việc Philippines quyết định chấm dứt Thỏa thuận Các lực lượng thăm viếng (VFA) giữa hai nước ký năm 1998.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper ngày 11.2 đánh giá việc Philippines rút khỏi VFA là một quyết định “đáng tiếc” và “sai hướng”, có thể gây rủi ro đối với an ninh khu vực.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ R.Clarke Cooper cảnh báo việc chấm dứt VFA có thể ảnh hưởng đến hơn 300 cam kết về quân sự giữa Mỹ và Philippines, trong đó có các cuộc tập trận chung.

(Theo TTXVN)

Giới chức Mỹ phản ứng về việc Philippines chấm dứt VFA

Lần đầu tiên, các nhà lãnh đạo châu Phi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) thường niên lần thứ 33 diễn ra ở Addis Ababa (Ethiopia) từ ngày 10 - 11.2 vừa qua đã đề cập về mối đe dọa khủng bố đang leo thang ở Mozambique - hơn 2 năm sau khi xảy ra các vụ tấn công bắt đầu ở tỉnh Cabo Delgado, phía Bắc quốc gia miền Nam châu Phi này.

Báo cáo dài 66 trang đệ trình lên các nguyên thủ quốc gia tham dự hội nghị thượng đỉnh AU lần thứ 33 đã đề cập về một “mối đe dọa hoàn toàn mới” vốn đã đạt đến “mức độ chưa từng thấy” ở Mozambique.

Ủy viên cấp cao AU về hòa bình - an ninh Smail Chergui cho biết AU có thể trợ giúp Mozambique về chia sẻ thông tin, cung cấp thiết bị và huấn luyện binh sĩ.

Theo quan chức này, tình hình tại

Mozambique với AU là “hoàn toàn mới” và AU sẽ trợ giúp Mozambique đánh giá bản chất của hiện tượng này để “phản ứng toàn diện”.

Trước đó, ngày 7.2 vừa qua, Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) đã cảnh báo các cuộc tấn công khủng bố tại Mozambique đang trở nên thường xuyên hơn và lan rộng về phía Nam với 28 vụ tấn công ở Cabo Delgado kể từ đầu năm 2020.

Ít nhất 100 nghìn người đã phải sơ tán và khoảng 400 người thiệt mạng kể từ khi các vụ tấn công cực đoan xảy ra vào tháng 10.2017.

Tổng thống Mozambique Filipe Nyusi gần đây cũng đã thừa nhận rằng Mozambique cần sự giúp đỡ từ bên ngoài để chống khủng bố.

Tổng thống Nyusi không tham dự Hội nghị thượng đỉnh AU lần thứ 33 do phải tổ chức cuộc họp nội các ở Cabo Delgado - động thái chưa từng có thể hiện cam kết của ông trong việc giải quyết vấn đề khủng bố tại tỉnh phía Bắc này...

(Theo TTXVN/Vietnam+)

Bộ trưởng Ngoại giao Mexico Marcelo Ebrard, ngày 12.2, thông báo, số người di cư qua biên giới Mỹ và Mexico đã giảm 74,5% trong giai đoạn từ tháng 5.2019 đến tháng 1.2020, sau khi hai nước đạt được thỏa thuận song phương nhằm ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp.

Theo số liệu chính thức của Chính phủ Mexico, trong tháng 1 vừa qua, số người di cư tìm đường vượt biên giới Mexico vào Mỹ là 36.679 người, giảm đáng kể so với con số hơn 144.116 người trong tháng 5.2019.

Sau khi số người vượt biên giới Mexico vào Mỹ tăng kỷ lục hồi tháng 5.2019, Mỹ đã yêu cầu Mexico phải áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để tránh các biện pháp trừng phạt thuế quan của Mỹ đối với các sản phẩm xuất khẩu của Mexico vào Mỹ. Sau thỏa thuận này, Mexico đã tăng cường an ninh tại các khu vực cửa khẩu, đặc biệt với các quốc gia Trung Mỹ.

Ngoài việc tăng cường an ninh biên giới, Mexico đã đi đầu trong việc thực hiện một chương trình đa quốc gia nhằm tăng cường đầu tư tại các quốc gia nghèo đói ở Trung Mỹ và thành lập một ủy ban đặc biệt để hỗ trợ người di cư có việc làm tạm thời.

Đồng thời, Chính phủ Mexico cũng đã chi hơn 21 triệu USD để nâng cấp 15 cơ sở tạm giữ người di cư không có giấy tờ trong thời gian chờ xét duyệt nhập cảnh, xây dựng hai khu vực tạm giữ người di cư tại biên giới với Mỹ được cung cấp các dịch vụ cơ bản bao gồm chăm sóc y tế và giáo dục dành cho số người di cư trong thời gian chờ các nhà chức trách Mỹ xử lý giấy tờ nhập cảnh.

(Theo nhandan.com.vn)

Số lượng người di cư từ Mexico vào Mỹ giảm 74,5%

AU chính thức ghi nhận tình hình khủng bố tại Mozambique

Lực lượng an ninh Mozambique. Nguồn: plataformamedia

bệnh Covid-19 tại Vũ Hán.Hồ Bắc là hiện là tâm dịch

viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (dịch Covid-19) gây ra khiến

hơn 1.000 người thiệt mạng.Theo Tân Hoa Xã, trong

thông báo sáng 13.2, Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc cho biết đã ghi nhận số ca nhiễm mới lên tới

14.840 trường hợp, trong đó có 13.332 trường hợp mới chẩn đoán lâm sàng. Số ca tử vong trong ngày 12.2 tại tỉnh này là 242 người. Như vậy, riêng tại Hồ Bắc, số người nhiễm bệnh từ khi dịch bùng phát đã lên tới 48.206 người.

Từ cuối tháng 1 đến nay, Trung Quốc đã tiến hành cách ly 56 triệu người tại riêng tỉnh Hồ Bắc và thủ phủ Vũ Hán, đồng thời hạn chế tối đa hoạt động đi lại của hàng triệu người tới địa phương tâm dịch này nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Người phát ngôn Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết số ca nhiễm mới vi rút Corona trong ngày 12.2 tại 31 tỉnh, thành là 15.152 ca, trong đó 254 ca tử vong. Như vậy, tổng số ca nhiễm tại Trung Quốc đại lục tính đến hết ngày 12.2 là 52.526 ca, trong đó 1.367 ca tử vong.

(Theo Vietnam+, VnExpress.net)

Ngày 13.2, Quân đội Trung Quốc triển khai thêm 2.600 y bác sĩ tới Vũ Hán để đối phó vi rút Corona, 1.400 người lên đường ngay trong ngày (ảnh). Số y bác sĩ này được huy động từ các đơn vị thuộc 5 quân chủng của quân đội Trung Quốc cũng như lực lượng cảnh sát vũ trang.

Các y bác sĩ quân y này sẽ tham khảo cách vận hành bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn để đảm nhiệm việc chẩn đoán và điều trị cho các bệnh nhân nhiễm vi rút Corona tại Bệnh viện Thái Khang Đồng Tế Vũ Hán và Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em chi nhánh Hồ Bắc. Hai bệnh viện này sẽ được bổ sung 1.560 giường bệnh với các thiết bị hỗ trợ chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Trung Quốc đã cử ba đội quân y gồm 4.000 người tới Vũ Hán để chống dịch Covid-19, trong đó nhiều người từng có kinh nghiệm dịch SARS và Ebola. Bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn với 1.000 giường hiện do 1.400 lính quân y vận hành.

Trung Quốc điều thêm 2.600 lính quân y tới Vũ Hán