78
Đ Ị A C H Í D U L Ị C H A N G I A N G Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI LỜI NÓI ĐẦU An Giang là tỉnh đầu nguồn của vùng châu thổ sông Cửu Long, nơi dòng Mékong chia làm hai nhánh sông Tiền, sông Hậu mang phù sa theo mùa nước nổi hàng năm đổ về khi hiền hòa khi dữ dội, tạo nên những cánh đồng màu mơ ̃ , trù phú. An Giang giáp với Vương quố c Campuchia và có đường biên giới trên 100 kí-lô-mét. Người An Giang cần cù, năng động, hào sảng… và với truyền thống kiên cường, bất khuất của cha ông từ thời mở cõi phương Nam cách đây mấy trăm m đã vượt qua sơn lam chướng khí, rừng sâu nước độc để khẩn hoang lập ấp, khoan núi, đào kinh; chống lại thiên tai thú dữ, giặc cướp khuấy nhiễu, đẩy lùi ngoại xâm để biến vùng tân cương biên trấn hoang vu hiểm trở thành làng mạc, ruộng đồng bao la bát ngátNgày nay, An Giang ngày càng phát triển về mọi mặt, từ kinh tế đến văn hoá xã hội, từ nông thôn đến thành thị… Với tính cách chân tình, phóng khoáng và hiếu khách, người dân An Giang tích cực tham gia các hoạt động du lịch, khai thác tiềm năng từ lợi thế thiên nhiên và các lễ hội văn hoá, lịch sử. Đến Long Xuyên, thành phố ven sông trù phú và an bình với chợ nổi ven sông. Sang cù lao Ông Hổ viếng khu lưu niệm Bác Tôn hoa ̀ nh tra ́ ng, thơ mộ ng vơ ́ i ngôi nha ̀ sa ̀ n thơ ̀ i niên thiếu, đề n thơ ̀ , nha ̀ trưng ba ̀ y cuộc đơ ̀ i - sự nghiệ p cu ̉ a Ba ́ c và vườn cây trái bên dòng sông xanh biếc. Dọc theo sông Hậu bằng đường thủy hoặc đường bộ chừng 75 phút, ta đến thành phố Châu Đốc nằm bên ngã ba sông, nơi giao nhau của sông Hậu và sông Châu Đốc. Bên phải ngã ba sông là bến Châu Giang với xóm người Chăm cổ kính và các thánh đường Hồi giáo uy nghiêm với lối kiến trúc mỹ thuật độc đáo. Thăm những ngôi nhà Chăm ẩn mình dưới tàn cây trái xanh um, tìm hiểu về văn hóa dân tộc Chăm với tập tục mộ t thơ ̀ i cấm cung các thiếu nữ, nghề dệt thổ cẩm thủ công với sản phẩm tinh xảo dùng làm quà lưu niệm, những tiến bộ của cộng đồng người Chăm trong đời sống mà vẫn giữ luậ t tục đạo Hồi. Bên trái ngã ba sông là Cồn Tiên với những bãi lan bồi xanh thẳm hoa màu và những dãy nhà bè nuôi cá đầy đủ tiện nghi hình thành làng nổi trên sông thật hữu tình và độc

Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Đ Ị A C H Í D U L Ị C H A N G I A N G

Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

LỜI NÓI ĐẦU

An Giang là tỉnh đầu nguồn của vùng châu thổ sông Cửu Long, nơi dòng

Mékong chia làm hai nhánh sông Tiền, sông Hậu mang phù sa theo mùa nước

nổi hàng năm đổ về khi hiền hòa khi dữ dội, tạo nên những cánh đồng màu mơ,

trù phú.

An Giang giáp với Vương quôc Campuchia và có đường biên giới trên 100

kí-lô-mét.

Người An Giang cần cù, năng động, hào sảng… và với truyền thống kiên

cường, bất khuất của cha ông từ thời mở cõi phương Nam cách đây mấy trăm

năm đã vượt qua sơn lam chướng khí, rừng sâu nước độc để khẩn hoang lập ấp,

khoan núi, đào kinh; chống lại thiên tai thú dữ, giặc cướp khuấy nhiễu, đẩy lùi

ngoại xâm để biến vùng tân cương biên trấn hoang vu hiểm trở thành làng mạc,

ruộng đồng bao la bát ngát…

Ngày nay, An Giang ngày càng phát triển về mọi mặt, từ kinh tế đến văn

hoá xã hội, từ nông thôn đến thành thị…

Với tính cách chân tình, phóng khoáng và hiếu khách, người dân An Giang

tích cực tham gia các hoạt động du lịch, khai thác tiềm năng từ lợi thế thiên

nhiên và các lễ hội văn hoá, lịch sử.

Đến Long Xuyên, thành phố ven sông trù phú và an bình với chợ nổi ven

sông. Sang cù lao Ông Hổ viếng khu lưu niệm Bác Tôn hoanh trang, thơ mông

vơi ngôi nha san thơi niên thiêu, đên thơ, nha trưng bay cuôc đơi - sư nghiêp

cua Bac và vườn cây trái bên dòng sông xanh biếc.

Dọc theo sông Hậu bằng đường thủy hoặc đường bộ chừng 75 phút, ta đến

thành phố Châu Đốc nằm bên ngã ba sông, nơi giao nhau của sông Hậu và sông

Châu Đốc. Bên phải ngã ba sông là bến Châu Giang với xóm người Chăm cổ

kính và các thánh đường Hồi giáo uy nghiêm với lối kiến trúc mỹ thuật độc đáo.

Thăm những ngôi nhà Chăm ẩn mình dưới tàn cây trái xanh um, tìm hiểu về văn

hóa dân tộc Chăm với tập tục môt thơi cấm cung các thiếu nữ, nghề dệt thổ cẩm

thủ công với sản phẩm tinh xảo dùng làm quà lưu niệm, những tiến bộ của cộng

đồng người Chăm trong đời sống mà vẫn giữ luât tục đạo Hồi. Bên trái ngã ba

sông là Cồn Tiên với những bãi lan bồi xanh thẳm hoa màu và những dãy nhà

bè nuôi cá đầy đủ tiện nghi hình thành làng nổi trên sông thật hữu tình và độc

Page 2: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

đáo. Đêm đến ta xuống đò chèo thả trên sông Hậu nhìn lên phố thị Châu Đốc

rực rỡ đèn hoa, nghe đờn ca tài tử du dương một miền sông nước.

Còn một thú vui nữa là đi mua sắm hàng hóa đa dạng, đặc sản phong phú ở

chợ Châu Đốc và dĩ nhiên là không thể thiếu mắm, đường thốt-nốt… để làm

quà. Cách thành phố Châu Đốc 5 kí-lô-mét theo Quốc lộ 91 về hướng tây nam

là núi Sam, ngọn núi chỉ cao 230 mét với khu di tích nổi tiếng quanh chân núi là

Tây An tự, Miếu Bà Chúa xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang (Phước Điền

tự). Đây là những di tích có kiến trúc đẹp, gắn liền với lịch sử khai hoang, đào

kinh mở đất, lập làng cũng như công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ biên cương,

đã được xếp hạng cấp quốc gia. Đặc biệt, miếu Bà Chúa xứ là công trình kiến

trúc đồ sộ, độc đáo, thu hút hàng năm trên 5 triệu lượt khách đến chiêm

ngưỡng, cúng bái. Lễ vía Bà tổ chức vào tháng 4 âm lịch hằng năm, cũng là

mùa lễ hội kéo dài từ đầu tháng giêng đến hết tháng tư âm lịch, thu hút khách

trong và ngoài nước đông đảo. Lễ vía Bà được công nhận là lễ hội văn hóa cấp

quốc gia từ năm 2001.

Theo mùa lễ hội, ta đến núi Sam còn hưởng thú leo núi ngoạn cảnh. Ngọn

núi có độ cao vừa phải, nếu không thích leo bằng đường bộ thì dùng ô-tô hoặc

xe gắn máy theo đường tráng nhựa, 15 phút đã lên tới đỉnh núi Sam thăm nơi

tương truyền là chỗ tượng Bà Chúa xứ ngự trước đây. Trên đường đi có thể ghé

thăm vườn Tao Ngộ, nhà nghỉ mát Bác sĩ Nu, nhìn xuống đồng lúa mênh mông,

chập chùng dãy Thất Sơn ở phía xa xa và kinh Vĩnh Tế, biên giới Campuchia

như gần hơn trong tầm mắt.

Đến núi Sam mùa lễ hội khách có thể chiêm bái hơn 100 chùa, am, cốc…;

tham gia các loại hình văn hóa văn nghệ dân gian, thể thao; các trò chơi, giải

trí sinh động. Các dịch vụ phục vụ du lịch từ cao cấp đến bình dân như khu du

lịch Bến Đá núi Sam, khách sạn – nhà hàng Bưu Điện và hằng trăm khách sạn,

nhà trọ, nhà nghỉ, nhà hàng, quán xá chào mời…

Theo tuyến Quốc lộ 91, ta tiếp tục đi vào vùng Thất Sơn hùng vĩ còn ẩn

chứa bao vẻ hoang sơ của một thuở “Thất Sơn huyền bí” đủ làm khơi động tính

tò mò khám phá của du khách với những địa danh hấp dẫn: núi Cấm với khu du

lịch Lâm Viên, suối Thanh Long, hồ Thuỷ Liêm, tượng Phật Di Lặc, chùa Phật

Lớn, chùa Vạn Linh…; núi Dài với di tích Ô Tà Sóc, hang Ma Thiên Lãnh…;

núi Cô Tô với vồ Hội, hồ Soài So, đồi Tức Dụp lịch sử... ; núi Kéc với hang Chư

Thần, mỏm ông Kéc... Và rất nhiều truyền thuyết, huyền thoại hấp dẫn, lý thú.

Ở Tịnh Biên có khu du lịch Lâm viên núi Cấm, đường lên đỉnh núi được

tráng nhựa với đoàn xe du lịch Lữ hành tận tình phục vụ du khách, hoặc đi cáp

treo rất nhanh chóng và tiện lợi. Đỉnh núi Cấm khí hậu trong lành, mát lạnh,

làm cho ta có cảm giác đang ở Đà Lạt của đồng bằng với rất nhiều trái cây

ngon ngọt và đặc biệt là bánh xèo núi Cấm với hàng chục loại rau rừng, rau

Page 3: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

sạch. Vồ Bồ Hong là đỉnh của núi Cấm quanh năm gió lộng, ai lên đến đó là tự

hào chinh phục độ cao nhất của đồng bằng sông Cửu Long. Xuống núi ta vào

rừng tràm Trà Sư ngồi xuồng len lỏi trong rừng cây hoặc lên tháp canh ngắm

chim, co; xong vào láng nghỉ ngơi và thưởng thức đặc sản đủ loại cá đồng…

Theo trục lộ khách tới Tri Tôn thăm các ngôi chùa Khmer cổ kính, kiến trúc

lạ mắt, rất đẹp với màu sắc dân tộc; thăm các phum sóc của người Khmer và ăn

cốm dẹp, uống nước và ăn trái thốt-nốt cùng các đặc sản từ cây thốt-nốt. Leo

núi Cô Tô tìm đến suối Vàng, ghé chùa Bồng Lai, men theo dòng suối đến hồ

Soài So với khu vườn xanh mát bao quanh chân núi, hoặc tìm đến Ba Chúc có

chùa Phi Lai, Tam Bửu và khu di tích nhà mồ Ba Chúc. Đồi Tức Dụp nổi tiếng

còn có tên gọi là ngọn đồi hai triệu đô la với mạng hang động (lò ảng) chằng

chịt trong lòng núi.

Vòng sang Thoại Sơn lên núi Ba Thê xem Thạch đại đao, bàn chân tiên và

nha trưng bay Óc Eo. Xuống núi đến gò Cây Thị tham quan khu di chỉ văn hóa

Óc Eo đang được khai quật, nghiên cứu về một triều đại văn minh xưa cũ. Thăm

chùa Linh Sơn vời tượng Phật bốn tay. Khu du lịch núi Sập có hồ ông Thoại

nước trong biêng biếc soi bóng núi lung linh.

Du lịch về An Giang khách còn thích thú với các loại hình nhà vườn, câu

cá, ngủ ở bè… Thăm cac lang nghê danh tiêng như lua Tân Châu, môc Chơ

Thu, gôm Châu Lăng, tranh kiêng Chơ Mơi, thô câm Châu Phong, Văn Giao…

Thưởng thức các món ăn dân dã lạ miệng, đặc trưng của miền sông nước Nam

bộ như măm, khô bo, khô răn, khô ca tra phông; đương thôt-nôt, thach thôt-nôt,

nươc thôt-nôt; bun nươc leo, bun nươc ken, bun măm; ca linh, ca ba sa, ca lăng

nha, ca hô…

Du lịch An Giang còn hấp dẫn bởi các lễ hội văn hóa dân tộc như lễ hội

Đua bò Bảy Núi ở Tri Tôn va Tịnh Biên vào tháng 10 âm lịch, tết Ramadan của

người Chăm vào tháng 5 âm lịch, lễ hội Mùa nước nổi ở Búng Bình Thiên (An

Phú) vào cuối tháng 8 hàng năm, lễ hội văn hoá các dân tộc Chăm, Khmer; các

lễ giỗ danh nhân như Quản cơ Trần Văn Thành, đức Phật Thầy Tây An, Nguyễn

Hữu Cảnh, Thoại Ngọc Hầu, lễ Dolta của người Khmer… và Lễ hội câp quôc

gia Vía Bà Chúa xứ núi Sam.

An Giang đang nỗ lực phát triển tiềm năng du lịch, đang phấn đấu để nâng

cao chất lượng các sản phẩm du lịch.

An Giang luôn mời gọi các nhà đầu tư.

An Giang là điểm hẹn du lịch.

An Giang luôn đón chào quí khách.

SỞ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH AN GIANG

Page 4: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

VÀI NÉT VỀ AN GIANG

An Giang là một trong mười ba tỉnh, thanh đồng bằng sông Cửu Long, nằm

phía tây Nam bộ, cách thành phố Hồ Chí Minh 234 km (ngả Quốc lộ 1 và Quốc lộ

91 đi qua Cân Thơ) hoặc 189 km (ngả Quốc lộ 1 và Quốc lộ 80 đi qua Sa Đec).

Tây bắc giáp Campuchia, thông thương qua hai cửa khẩu quốc tê: Tịnh Biên – nối

liền Quốc lộ 91 (Việt Nam) và Quốc lộ 2 (Campuchia); Vĩnh Xương – trên sông

Tiền (thuộc sông Mékong). Tây nam giáp tỉnh Kiên Giang, đông nam giáp tỉnh Cần

Thơ và đông bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.

An Giang có diện tích 3.424 kí-lô-mét vuông, dân số trên 2 triệu người, sản

xuất chính là nông nghiệp với diện tích canh tác trên 500 ngàn hecta và sản

lượng lúa hơn 2 triệu rưỡi tấn một năm.

Khí hậu ở An Giang cũng tương tự như các tỉnh trong khu vực đồng bằng

sông Cửu Long, thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, mỗi năm chỉ hai mùa mưa nắng.

Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến

tháng 11, nhiệt độ trung bình 27oC, độ ẩm khoảng 80%, lượng mưa trung bình

năm gần 1.400mm.

An Giang là tỉnh đồng bằng bao la bát ngát; có nhiều sông rạch, kinh

mương, ao hồ; có rừng có núi. Dãy Thất Sơn nằm trong hai huyện Tịnh Biên và

Tri Tôn với các ngọn chính: Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn), núi Dài (Ngọa Long

Sơn), núi Kéc (Anh Vũ Sơn), núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), núi Nước

(Thủy Đài Sơn), núi Tượng (Liên Hoa Sơn), núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn);

ngoài ra còn có một số ngọn khác cũng nằm trong dãy nầy là núi Trà Sư (Kỳ

Lân Sơn), núi Bà Đội Om, núi Nam Vi, núi Phú Cường… và xa hơn là núi Sam

(Học Lãnh Sơn) ở thành phố Châu Đốc; núi Sập (Thoại Sơn), núi Ba Thê (Hoa

Thê Sơn) ở huyện Thoại Sơn, núi Nổi (Phù Sơn) ở thị xã Tân Châu…

An Giang có 2 thành phố: Long Xuyên, Châu Đôc, 1 thị xã: Tân Châu và 8

huyện: Châu Thành, Châu Phú, An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Tịnh Biên, Tri Tôn,

Thoại Sơn. Ngoài các loại cá tôm nước ngọt, trái cây miền nhiệt đới, An Giang

còn có các đặc sản nổi tiếng, được người dân địa phương cũng như du khách ưa

chuộng: Các loại mắm thái, lóc, trèn, chốt, sặt, cá linh ở Châu Đốc; các loại khô

bò, cá tra phồng, cá sặt bổi, cá nhái, cá lóc, cá trê, rắn; đường thốt-nốt, thạch

thốt-nốt, nước thốt-nốt; lá vang, lá sầu đâu, bông điên điển; bún mắm, bún nước

lèo, bún nước kèn; bò bảy món, bò vò viên, tung-lò-mò (lạp xưởng bò)… với

hương vị đậm đà khó quên.

An Giang la tỉnh duy nhất có núi co rưng giữa đồng bằng, co sông rạch ao

hô va vung biên cương vơi nhiều danh nhân, hảo hớn; nhiều truyền thuyết,

huyền thoại, chuyện kể hấp dẫn, lý thú từ thời mở cõi, định cư, chống chỏi thiên

Page 5: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

tai, thú dữ, giặc khuấy nhiễu, giặc ngoại xâm… được lưu truyền trong dân gian

đến ngày hôm nay.

An Giang có bốn dân tộc: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer; nhiều di tích lịch sử,

văn hóa và thắng cảnh; nhiều tôn giáo, chua miêu… nên đời sống tâm linh, văn

hóa, bản sắc du lịch rất phong phú và đa dạng.

Page 6: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

D I T Í C H – T H Ắ N G C Ả N H

___________________________________________________________________________

KHU LƯU NIỆM CHỦ TỊCH TÔN ĐỨC THẮNG

Ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tọa lạc tại

ấp Mỹ An, xã Mỹ Hòa Hưng, thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang. Ngôi nhà này

do ông Tôn Văn Đề, thân sinh của Bác Tôn, xây dựng năm 1887, kiến trúc theo

hình chữ quốc, nền sàn lót ván, mái lợp ngói ống, ngang 12 mét, dài 13 mét,

rộng hơn 150 mét vuông. Ngôi nhà được người em trai thứ tư của Bác Tôn là

ông Tôn Đức Nhung sửa chữa một lần vào năm 1932, vẫn giữ y kiến trúc ban

đầu. Trong nhà hiện nay còn lưu giữ được trọn bộ cả hai tấm ảnh bán thân của

thân sinh Bác Tôn là ông Tôn Văn Đề và bà Nguyễn Thị Dị. Một bộ ngựa gõ mà

lúc còn niên thiếu Bác Tôn thường nằm va bô ban ghê băng gô mun. Môt tu thơ

cân ôc xa cư va cac đôi liên cung cân ôc. Đôi giày hàm ếch khi còn học bên

Long Xuyên Bác Tôn tự đóng tặng cho người em ruột thứ tư Tôn Đức Nhung,

lúc đó khoảng 10 tuổi. Tấm ảnh Bác Tôn chụp năm 18 tuổi và một tấm ảnh chụp

ở chiến khu Việt Bắc lúc Bác làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt gởi về tặng cho

gia đình, phía sau tấm ảnh có ghi những dòng chữ: “Kính biếu mẹ già và mấy

em, ngày 9 tháng 4 năm 1951”… dưới cung là chữ ký của Bác.

Cạnh ngôi nhà về phía trái, có ba bụi tre gai do ông Tôn Văn Đề trồng lúc

sinh thời, đến nay vẫn còn xanh. Phía sau ngôi nhà khoảng 50 mét là khu mộ

chí, nơi an nghỉ của hai thân sinh Bác Tôn. Xung quanh nha la môt sô cây ăn trai

như xoai, mit, dưa, mân, ôi, vu sưa…

Là một di tích lịch sử, nhà lưu niệm thời niên thiếu chủ tịch Tôn Đức Thắng

được Bộ văn hóa ra quyết định xếp hạng năm 1984. Từ đó đến nay, chính quyền

tỉnh An Giang lần lượt xây dựng mới khu lưu niệm với nhiều công trình bên

cạnh ngôi nhà thời niên thiếu của Bác Tôn như: Nhà trưng bày, đền thờ Bác

Tôn, xung quanh có hoa viên rất đẹp.

Nha trưng bay mai lơp ngoi đo, môt gian hai chai, noc cô lâu, diên tich trên

300 met vuông. Bên trong trưng bay hinh anh, phu điêu, hiên vât giơi thiêu cuôc

đơi, sư nghiêp Bac Tôn tư luc thiêu niên cho đên thơi ky hoat đông cach mang

va nhưng năm thang cuôi đơi.

Đên thơ Bac Tôn xây dưng hoanh trang trên khuôn viên rông 1.600 met

vuông, tọa lac trên nên cao lot băng đa granit vơi ba bâc câp, bôn phia đêu co lôi

vao. Mai hai câp, lơp ngoi đo, noc co tương lương long tranh châu, trông uy

nghi giưa không gian rông thoang đang. Trong đên, chinh diên la cac bao lam

thanh vong cham trô công phu, săc sao vơi cac họa tiêt hinh hoa mai, hoa sen,

hoa cuc, dây la va cây tre; phia trên cham hinh rông châu cuôn thư khăc tên Chu

Page 7: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

tich Tôn Đưc Thăng. Phia trong la tương đông ban thân cua Bac Tôn đăt trên

bục cao co cham khăc hoa văn rât đep.

Trươc đên la quang trương kha rông, danh đê tô chưc cac hoat đông văn

hóa, văn nghê, thê duc thê thao va mit-tinh lê hôi. Co hai công vao khu lưu niêm

ơ hai phia thuy bô. Đương thuy co câu tau đon khach bên bơ sông Hâu. Trong

khuôn viên co nha mat, khu vui chơi giai tri, cơ sơ dich vu… Đăc biêt, co ban

sao ngôi nha lam viêc cua Bac Tôn ơ An toan khu, thuôc xa Trung Yên, huyên

Sơn Dương, tinh Tuyên Quang trong thơi ky chông thưc dân Phap. Chiêc ca-nô

đưa Bac Tôn tư nha tu Côn Đao vê đât liên năm 1945 đươc phuc chê va trưng

bay cung vơi chiêc may bay YAK-40 mang sô 452 la chuyên cơ đưa Bac tư Ha

Nôi vao Sai Gon ngay 11 thang 5 năm 1975 đê dư lê ki niêm chiên thăng 30

thang 4 năm 1975 tô chưc trong thê vao ngay 15 thang 5 cung năm. Ngoai ra

con co chiêc tau Giang canh cua chê đô cu đê lai sau giai phong đa sư dung đưa

Bac Tôn tư Long Xuyên vê cu lao Ông Hô xa My Hoa Hưng thăm nha vao

thang 10 năm 1975. Nha trưng bay 23 tac phâm điêu khăc gô vê đê tai Bac Tôn

va quê hương My Hoa Hưng do Hôi liên hiêp Văn hoc nghê thuât An Giang tô

chưc thưc hiên vao thang 8 năm 2008 nhân dip ki niêm 120 năm ngay sinh cua

Ngươi.

Tinh đa mở rộng hai con đường thủy và bộ dẫn đến khu lưu niệm, rất thuận

tiện cho khách đến viếng. Về đường thủy mở rộng các bến phà Trà Ôn, bến đò Ô

Môi. Phần đường bộ, mở rộng và xây dựng con lộ trên 10 km, xây nhiều cầu

xuyên xã cù lao Mỹ Hòa Hưng. Du khách có thể dùng phương tiện ô tô con đến

tận khu lưu niệm.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888, trong một gia

đình trung nông, trước đây thuộc xã An Hòa, nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành

phô Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Bác Tôn có bốn anh em ruột. Bác là con trưởng trong gia đình, ba người em

là Tôn Thị Én, Tôn Đức Nhung, Tôn Thị Kiệm.

Thời thơ ấu, Bác Tôn sống với ông bà ngoại tại đường Ngang, cầu Cái Sơn,

Long Xuyên. Đến năm 8 tuổi (1896), Bác đi học chữ nho với ông Nguyễn

Thượng Khách.

Đến năm 1900, Bác vào học trường tiểu học Long Xuyên. Năm 1906, Bác

tốt nghiệp tiểu học, sau đó lên Sài Gòn học trường Bá Nghệ, 4 năm sau ra

trường vào làm công nhân ở xưởng Ba Son.

Năm 1913, Bác sang Pháp làm việc ở Ác-sơ-nan (Tu-lông). Mười tám anh

em ở xưởng Ba Son cùng đi đều bị đưa vào danh sách Hải quân Pháp, Bác mang

số lính 418.

Page 8: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Năm 1914, chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, Bác Tôn bị điều

xuống chiến hạm Phờ-răng-xơ.

Sáng ngày 20-4-1919, Ủy ban Cách mạng dưới tàu giao cho Bác Tôn kéo lá

cờ đỏ trước khi mít-tinh. Bác vẫn biết làm việc này có thể bị nguy hiểm, nhưng

để bảo vệ nước Nga Xô Viết, Bác đã hành động.

Sau vụ này, Bác Tôn bị sa thải ra khỏi Hải quân Pháp, Bác làm thợ máy ở

hãng xe hơi Renaul và gia nhập Tổng công hội Pháp.

Năm 1920, Bác Tôn về nước và làm ở hãng Cơ-rốp, chịu ảnh hưởng Cách

mạng Tháng mười Nga, Bác cùng các bạn chiến đấu lập Công hội đỏ đầu tiên ở

Sài Gòn.

Ngày 12-7-1929, trên con đường hoạt động cách mạng, Bác Tôn bị thực

dân Pháp bắt giam ở khám lớn Sài Gòn. Tháng 6 năm1930, thực dân Pháp đưa

Bác ra tòa xét xử và kêu án khổ sai chung thân. Bác đã chống án và dư luận của

quần chúng phản đối, cuối cùng Bác bị chúng kết án 20 năm khổ sai, sau đó đày

đi Côn Đảo vào tháng 7 năm 1930.

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Bác cùng với các đồng chí

khác được chính quyền Cách mạng đón về đất liền. Trong những giờ phút sục

sôi Cách mạng này, Đảng và Nhà nước đã bố trí đưa Bác về thăm quê nhà một

ngày ở Cù Lao ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng và gặp lại người mẹ yêu quý. Sau đó

Bác về hoạt động cách mạng ở quê vợ thuộc huyện Châu Thành, Tiền Giang.

Đến năm 1947, Bác Tôn được ra hoạt động gần gũi với Bác Hồ ở chiến khu Việt

Bắc, Bác làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt.

Năm 1955, sau khi kháng chiến thắng Pháp, hòa bình lập lại, Bác Tôn được

bầu làm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Năm 1960, Bác Tôn là Phó chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Tháng 10-1969, lúc Bác 81 tuổi, sau khi Bác Hồ mất, Bác Tôn giữ trọng

trách là Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất. Bác đã về

thăm quê nhà và quân dân tỉnh An Giang.

Ngày 10-5-2012 khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng được Thu tương

chinh phu công nhân di tích quốc gia đặc biệt và ngày 17-7-2012 lễ công bố

được tỉnh An Giang tổ chức trang trọng tại đây.

Hiện nay, khu lưu niệm đang chỉnh trang và tổ chức các hoạt động chào

mừng 130 năm ngày sinh của Người.

Page 9: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

BẮC ĐẾ MIẾU

Toạ lạc trên đường Phạm Hồng Thái ngay trung tâm thành phố Long

Xuyên, Bắc Đế miếu cổ kính nằm khiêm tốn giữa những dãy phố nguy nga, mặt

nhìn ra sông Long Xuyên thơ mộng.

Miếu được xây dựng đã hơn 150 năm, ban đầu cơ sở đơn sơ, người Hoa

Long Xuyên đến đây sinh hoạt như một hội quán, dần dần trở thành nơi tín

ngưỡng thiêng liêng. Sau nhiều đợt trùng tu, trong đó lần sửa chưa lớn từ năm

1887 (Giáp Ngọ) đến 1891 (Mậu Tuất) với sự góp công góp của của cộng đồng

người Hoa, miếu khang trang cho đến ngày nay.

Bắc Đế miếu có kiểu kiến trúc cổ, hình chữ “quốc”, rộng hơn 400 mét

vuông, tường gạch xây bằng hồ ô dước, cột tròn bằng gỗ căm xe, nền lót gạch

bông, mái lợp ngói đại màu đỏ. Miếu có tường rào cao và khoảng sân nhỏ, sau

tiền sảnh là khu trung tâm có cổ lầu thoáng đãng, trong cùng là chánh điện. Bên

trái và bên phải là dãy tây lang và đông lang nối tiền sảnh với chánh điện.

Với lối kiến trúc kết hợp phong cách Hoa, Việt; miếu có nét đẹp độc đáo

với các hoa văn trang trí, mái ngói đấp tượng lưỡng long tranh châu, tứ linh, cá

hoá long... cùng với những bức hoành phi, liễn đối sơn son thếp vàng rực rỡ.

Mặt chính của miếu đặt hai tượng tiên tử (ông Nhật bà Nguyệt), một người

tay cầm chữ nhật, người kia tay cầm chữ nguyệt, thể hiện âm dương theo thuyết

nhị nguyên sâu sắc của Đông phương.

Bắc Đế miếu giữ được nhiều cổ vật hơn trăm tuổi như chuông đồng, đỉnh

sắt. Đặc biệt, có ba bia đá khắc chữ Hán ghi lịch sử xây dựng chùa.

Miếu được Bộ Văn hoá thông tin công nhận là di tích kiến trúc cấp quốc gia

vào năm 1987.

ĐÌNH MỸ PHƯỚC

Nằm ngay trung tâm thành phố Long Xuyên, đình Mỹ Phước nay thuộc

phường Mỹ Long, là một ngôi đình nguy nga với kiến trúc đẹp, màu sắc hài hoà,

sặc sỡ, tạo nên một khung cảnh yên bình giữa chốn phồn hoa đô hội.

Ban đâu, đình được cât băng tre la, không ro năm xây dựng, la nơi sinh

hoạt, cúng bái cua dân lang. Năm 1889, đình được tu sưa, mai lơp ngoi, côt gô

căm-xe. Đên năm 1903, các hương chức trong làng vận động trùng tu lơn, xây

tường vôi bằng hồ ô dước với 4 bộ nóc. Chánh điện mái tam cấp, lợp ngói đại

Page 10: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

ống màu đỏ, trên có tương rông uôn khuc châu nâm rươu, lân, phương, ca hoa

long, bat tiên... Nội thất trang trí mỹ thuật, tạo sự trang nghiêm, ấm cúng. Các bộ

bao lam thành vọng được chạm trỗ sắc nét, công phu. Các hoành phi, liễn đối

hoành tráng nhưng cổ kính.

Đinh co 9 gian vơi diên tich hơn 600 met vuông, toa lac trên khuôn viên

rông 3.800 met vuông, xung quanh bao boc bơi hang rao bê-tông vơi môt công

chanh va ba công phu. Công chanh hinh tam quan, phia trong sân la miêu Sơn

quân và miêu Hôi đông.

Đình Mỹ Phước được vua Tự Đức sắc phong thờ Thành hoàng Bổn cảnh và

thờ vọng Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, người có công khai mở và bảo vệ

vùng đất phương Nam. Trong đinh con thơ thân Thi , tưc ông Nguyên Văn Vo,

ngươi co công lâp chơ Long Xuyên.

Đình được Bộ Văn hoá quyết định xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp

quốc gia vào năm 1995.

ĐỀN THỜ TRẦN VĂN THÀNH

Hằng năm, vào các ngày 20, 21, 22 tháng 2 âm lịch, hơn 2 vạn người từ các

nơi đổ về Láng Linh, nay là Thạnh Mỹ Tây, một xã vùng quê, cách huyện lỵ

Châu Phú gần 20 cây số, để dự lễ Vía Đức cố Quản. Xóm quê hôm nào quạnh

vắng, bây giờ nhộn nhịp những dòng người, xe, ghe tàu... tấp nập.

Quản cơ Trần Văn Thành sinh khoảng năm 1818 trong một gia đình trung

nông, ở ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh Đông, huyện Châu Phú (nay là xã Phú

Bình, huyện Phú Tân, An Giang), một cù lao màu mỡ giữa sông Tiền, sông Hậu.

Bấy giờ cuộc sống của người dân biên thùy không yên bởi giặc biên giới thường

sang khuấy nhiễu. Ông gia nhập quân đội triều Nguyễn, được phong suất đội.

Trong một trận chiến đấu quyết liệt, đội quân do ông chỉ huy đã đánh bại giặc

Xiêm. Ông được triều đình khen tặng và thăng chức Quản cơ, chỉ huy hơn 500

quân sĩ. Sau đó ông đến thọ phái (gia nhập đạo) với Đức Phật thầy Tây An và

trở thành một trong những đại đệ tử của ngài, được giao hướng dẫn một nhóm

tín đồ đi khẩn hoang, lập trại ruộng ở vùng Láng Linh (xưa thuộc huyện Vĩnh

An, phủ Tân Thành). Ý đồ của Đức Phật thầy Tây An thành lập các trại ruộng

vừa giúp tín đồ sản xuất lương thực sinh sống vừa xây dựng các căn cứ hiểm

yếu để chống giặc sau này. Vùng Láng Linh thuở ấy còn hoang vu, um tùm lau

sậy, cây bảy thưa mọc như đám rừng.

Page 11: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Giặc Pháp xâm lược tiến quân vào miền Nam, thành Gia Định thất thủ, các

cuộc kháng chiến nổ ra khắp nơi. Pháp chiếm các tỉnh miền Tây, trong đó có An

Giang. Trần Văn Thành đang cùng một số tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương khai

hoang lập ấp ở Láng Linh liền chiêu mộ nghĩa quân lập căn cứ Bảy Thưa chống

Pháp. Ngoài tín đồ, ông chiêu mộ thêm nông dân ở các vùng lân cận vốn đang

phẫn uất sự đàn áp của giặc Pháp và sự nhu nhược của triều đình. Theo báo cáo

của quân Pháp năm 1870, quân số ở Bảy Thưa ước khoảng 1.200 người. Bộ chỉ

huy đặt tại đồn Hưng Trung, bên trái có đồn Cái Môn, bên phải có đồn Sơn

Trung và đồn Giồng Nghệ, phía trước có đồn Hờ, phía sau có trạm canh ông Tà,

tạo thành một thành lũy kiên cố quanh rừng Bảy Thưa, giữa vùng Láng Linh lầy

lội, hiểm trở. Nghĩa quân tự trui rèn vũ khí, chế tạo súng và được sự tiếp tế

lương thực của nhân dân lân cận. Cuộc khởi nghĩa kéo dài từ 1867 đến 1873 với

những trận giao chiến ác liệt, gây được tiếng vang và quân Pháp phải nao núng.

Đầu năm 1873, quân Pháp tìm cách chiêu dụ Trần Văn Thành và các nghĩa binh

ra hàng. Chúng gởi thư cho ông với lời hứa trọng thưởng nếu chịu hợp tác với

Pháp. Ông khước từ và quyết tâm kháng chiến. Không chiêu dụ và mua chuộc

được ông, vào tháng 3 năm 1873 giặc Pháp tập trung lực lượng hùng hậu mở

cuộc càn quét qui mô vào căn cứ. Tinh thần chiến đấu của nghĩa quân rất kiên

cường nhưng do hỏa lực của địch quá mạnh, các đồn dần dần bị phá vỡ. Ngày

20 tháng 3 năm 1873 (21 tháng 2 âm lịch), quân Pháp tấn công đồn Hưng Trung

là tổng hành dinh của nghĩa quân do Trần Văn Thành chỉ huy. Ông và các nghĩa

quân của mình đã xả thân chiến đấu, nhưng chỉ cầm cự được đến tối thì đồn thất

thủ. Giặc Pháp không tìm được thi thể ông, nhưng có lẽ ông đã hi sinh trong

chiến trận này. Năm Đinh Dậu (1897), con trai cả Đức cố Quản là Trần Văn

Nhu đứng ra xây dựng đền thờ. Tháng 2 năm Quý Sửu (1913), nhân kỷ niệm

ngày chiến đấu anh dũng của nghĩa binh và cũng là ngày Quản cơ Trần Văn

Thành hy sinh ông Trần Văn Nhu tổ chức lễ kỷ niệm trọng thể, con cháu và

nhân dân trong vùng đến dự rất đông. Quân Pháp hay được cho lính vây bắt và

đốt đền nhằm thủ tiêu chứng tích của Đức cố Quản mà chúng rất lo sợ. Đến năm

1938, đệ tử ông xây dựng lại đền thờ, mái lợp ngói, to đẹp hơn trước. Trong

kháng chiến chống Pháp, nơi đây trở thành cơ sở Cách mạng. Năm 1947, lực

lượng từ đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành kéo ra đánh diệt đồn Pháp tại xã.

Quân Pháp tiến quân khủng bố trả thù và đốt đền một lần nữa, chỉ còn lại 4 cây

cột ở chính điện. Năm 1952, nhân dân trong làng góp công góp của xây đền thờ

lần thứ ba.

Đên thơ Trân Văn Thanh con co tên la Bưu Hương Tư, ngươi dân đia

phương goi la dinh Đưc cô, xây dưng khang trang va tôn nghiêm trên nên đât

cao co diên tich rông gân 400 met vuông. Trươc sân co côt phương va hang sao

cao vut cung vơi nhiêu châu kiêng cô. Bên hông đên co cây gao cô thu trên 100

năm tuôi va 6 cây bay thưa đươc trông lai sau nây. Đên xây theo lôi kiên truc cô

Page 12: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

kinh, côt vuông sơn vang, vom cưa tron viên chi mau trăng, mai thăng lơp ngoi

âm dương mau đo, trên noc co tương lương long tranh châu. Bên phai la Tây

lang, bên trai la Đông lang, đêu dung lam nơi tiêp khach. Phia sau đên la phong

lam viêc cua Ban bao vê di tich.

Trong đên thơ, gian trươc ơ chanh điên thơ Đưc Phât thây Tây An Đoan

Minh Huyên, bên trai thơ ngươi con cua Đưc cô Quan la ông tư Trân Văn Chai,

bên phai thơ Đôi nhưt Năng tưc Trân Văn An, ngươi tuân tiêt ơ đôn Sơn Trung

va bi giăc Phap bêu đâu trên cây. Đôi diên thơ ông ba Hai Go Săc, ông tên thât

la Trân Qui Lanh, ban thân cua Đưc cô Quan. Gian sau, chanh điên thơ ông ba

Trân Văn Thanh, bên trai thơ ông Pham Văn Khuê, môt nho si ơ Cân Thơ tham

gia khơi nghia, bên phai thơ ông tư Ba tên thât la Đinh Văn Sang va nhưng

ngươi bi giăc Phap băt. Phia đôi diên, chanh điên thơ con trai lơn cua Đưc cô

Quan la ông hai Trân Văn Nhu, bên phai thơ Đôi tư Đinh Văn Hiêp, kê đo la ban

thơ Đôi chin Văn; bên trai thơ Đôi nhưt Cam, kê đo thơ Đê đôc Nguyên Kê

Trung.

Trong khu vưc đên thơ con co khu mô Ba cô Quan Nguyên Thi Thanh va

cac con, dâu, rê, chau… cua Đưc cô Quan. Cach đên thơ không xa la khu di tich

Trai ruông va Bưu Hương Cac la ngôi miêu nho thơ Thân nông do Ba cô Quan

lâp ra trong thơi ky khân hoang.

Hằng năm, người đến dự lễ vía ông ngày càng đông. Đền thờ được tu sửa

khang trang và Bộ văn hóa đã xếp hạng di tích cấp quốc gia. Sáng ngày 21 tháng 2

âm lịch, chính quyền địa phương tổ chức buổi lễ long trọng để tưởng niệm và ôn lại

một thời chiến đấu oanh liệt của Đức cố quản và các nghĩa quân. Sáng ngày 22

tháng 2 Ban bảo vệ đền thờ tổ chức lễ cúng giỗ ông theo nghi thức cổ truyền.

Từ năm 2003, ngày vía Quản cơ Trần Văn Thành trở thành Lễ hội văn hoá

truyền thống hằng năm của huyện Châu Phú.

ĐÌNH CHÂU PHÚ

Giữa một thành phố biên giới ồn ào, sôi động, đình Châu Phú vẫn ung dung

nhìn ra dòng Hậu giang phẳng lặng, gợi cho mọi người một niềm hoài cổ khôn

khuây.

Nằm trên khu đất rộng ngay trong nội ô thành phố, đình Châu Phú tọa lạc

tại góc đường Trần Hưng Đạo – Nguyễn Văn Thoại, thuộc phường Châu Phú A,

giữa những dãy phố xá buôn bán tấp nập.

Mái đình lợp ngói âm dương màu đỏ, trên nóc gắn tượng bát tiên và lưỡng

long tranh châu. Trước kia trong khoảnh sân rộng có bốn cây dương cao lớn phủ

Page 13: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

đầy bóng mát, theo thời gian đã bị khô mục. Bên trong đình có đỉnh đồng, hoành

phi liễn đối chạm trổ công phu, sắc sảo, thếp vàng óng ả. Nhiều dù lộng, chấn đỏ

thêu rồng phụng sặc sỡ, đính kim tuyến lấp lánh, tôn thêm vẻ tôn nghiêm và nét

đẹp cổ truyền.

Đình Châu Phú là một trong những ngôi đình lớn và đẹp nhất ở đồng bằng

Nam bộ, có diện tích cả ngàn mét vuông, chia thành nhiều gian thoáng rộng.

Chính giữa và trên cao thờ bài vị Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Ông còn

có tên là Nguyễn Hữu Kính, Nguyễn Hữu Lễ, Nguyễn Hữu Thành, sinh năm

1650 tại Huế, con thứ ba của Chiêu vũ hầu Nguyễn Hữu Dật, một dòng họ làm

quan từ nhiều đời, tiên tổ là Ức Trai Nguyễn Trãi. Từ nhỏ ông được rèn luyện

văn võ, theo cha trấn đóng tại Quảng Bình và lập nhiều công lớn, giữ đến chức

Chưởng cơ. Ông lâm bệnh mất ngày mùng 5 tháng 5 Canh Thìn (1700) tại cồn

Cây Sao (cù lao ông Chưởng, huyện Chợ Mới ngày nay). Có tài liệu nói ông mất

ngày mùng 9 tháng 5 tại Rạch Gầm, Mỹ Tho. Sau khi ông mất được nhiều sắc

phong của triều vua Gia Long (năm 1810), Minh Mạng (năm 1831), Tự Đức

(năm 1852) với các danh vị: Đô thống chế dinh thần cơ, Thượng đẳng thần,

Khai quốc công thần, Lễ thành hầu … Ngày nay có nhiều tên đường, tên trường,

tên sông rạch, địa danh mang tên ông như Chưởng Binh Lễ, Thượng Đăng Lễ,

Cù lao ông Chưởng, rạch ông Chưởng … Ông là người có công lớn trong việc

khai hoang lập ấp ở miền Nam nên vùng đồng bằng có rất nhiều đền thờ ông.

Đình Châu Phú là đền thờ chính, còn giữ nhiều sắc phong của các triều đại Minh

Mạng và Tự Đức. Các sắc phong nầy hiện đang lưu giữ tại Nhà Lớn của dòng

tộc Lê Công, một dòng tộc có mặt tại Châu Đốc từ thời mở đất và góp nhiều

công sức vào việc xây dựng và bảo quản đình.

Phía dưới là bài vị ông Thoại Ngọc Hầu, kế nữa là bài vị ông Vệ Thủy Đỗ

Đăng Tàu và Lê Văn Sanh. Hai bên thờ Tả hữu ban, Tiền hiền hậu hiền, Tiền

bổn hội hậu bổn hội, Thiện nam tín nữ …

Giữa đình còn có tượng Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh và hai vị

quan văn võ hầu.

Đình Châu Phú được xây dựng từ thời ông Thoại Ngọc Hầu cai quản vùng

này, khoảng từ 1820 đến 1828. Vị trí ban đầu tại mảnh đất bên cạnh bệnh viện

Châu Đốc, sau đó dời về đây xây cất kiên cố, hoàn thành năm 1926.

Kiến trúc đẹp, đồ sộ, đình Châu Phú thu hút đông đảo nhân dân địa phương

đến tham dự các lễ kỳ yên vào ngày 10 và 11 tháng 5 âm lịch hằng năm. Đình

còn tổ chức lễ giỗ ông Thoại Ngọc Hầu vào ngày mùng 6 tháng 6. Vào mỗi độ

xuân về, tiếng trống lân vang lên từ sân đình làm rộn rã cả khu phố. Đội lân của

đình Châu Phú có 10 đầu lân, mỗi đầu một màu rất đẹp, qui tụ 50 đội viên, đến

mùa Tết đi biểu diễn liên tục trong và ngoài tỉnh.

Page 14: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Gần đây, đình còn sản xuất các bộ đầu lân với nhiều màu sắc, kỹ thuật tinh

xảo và đẹp mắt, được nhiều nơi ưa chuộng và đặt mua.

LÀNG NỔI TRÊN SÔNG

Nếu chưa tận mắt chứng kiến, khó mà hình dung được ngôi nhà ở trên sông

dài gần 30 mét, ngang trên 10 mét, gỗ sơn xanh nhạt, trần lợp simili hoa văn

tuyệt đẹp, phòng khách thoáng rộng với bộ salon trang nhã, các gian buồng tiện

nghi như phòng nghỉ của khách sạn hạng sang, nhà bếp nhà ăn sạch sẽ, trong

nhà có đủ ti-vi, tủ lạnh, vidéo, karaoke, xe honda, điện thoại …

Ngôi nhà khang trang, sang trọng trị giá cả tỉ đồng ấy có đáy sâu 5 mét

bằng loại gỗ sao, bọc lưới inox để nuôi cá ba sa và một số loại cá khác. Đó là

một trong số hàng trăm bè cá trên sông Châu Đốc và Hậu Giang, hình thành

những làng nổi trù phú, thơ mộng, tạo nên một nét sinh hoạt độc đáo về văn hóa,

đặc thù về kinh tế, hấp dẫn du khách và những nhà kinh doanh đến tham quan,

nghiên cứu.

Thời xưa, người nghèo không có đất mới sống lênh đênh trên mặt nước.

Ngày nay, những thành viên của làng bè gắn liền cuộc đời với sông nước đều là

những tỉ phú. Mỗi bè cá có sản lượng trên dưới 150 tấn với vụ mùa kéo dài từ 10

đến 12 tháng. Bè cá neo đậu phải chọn vị trí phù hợp với dòng nước, thuận lợi

cho sự chăn nuôi và sinh hoạt gia đình. Nên ở những nguồn nước chảy tốt bè

đậu quây quần thành làng nhỏ, kéo theo những sinh hoạt thú vị khác như lễ cưới,

lễ tang cũng tổ chức ngay trên mặt nước mênh mông nhưng rình rang hoa đèn

không kém trên bờ.

ĐÌNH VĨNH NGUƠN

Đình Vĩnh Nguơn nằm ở một vị trí rất đẹp, bên vàm kinh Vĩnh Tế giáp với

sông Hậu thành một ngã ba mênh mông sóng nước.

Đầu tiên, đình được xây dựng ở phía trong, vách ván lợp lá. Đến năm 1929,

Đốc phủ Trương Tấn Vị cho dời về vị trí hiện nay và xây mới, tường gạch lợp

ngói đỏ, nóc ba tầng, hai gian ba chái với diện tích hơn 520 mét vuông.

Page 15: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Năm 1992, Ban quản trị đình cho tu sửa chánh điện và xây cổng tam quan.

Năm 1996 thay ngói âm dương toàn bộ mái đình. Năm 1998 thay nền gạch bằng

gạch men. Năm 2002 do nâng cao và mở lộ nên di dời vào trong và xây lại cổng.

Bên trong đình trang trí đẹp và cổ kính với các bao lam, hoành phi liễn đối

sơn son thếp vàng. Chánh điện thờ bài vị ông Nguyễn Hữu Lễ. Tương truyền

ông là chức sắc của làng đã giúp tàn quân Nguyễn Ánh trốn thoát khỏi sự truy

nã của nhà Tây Sơn nên sau nầy được triều Nguyễn phong thần.

Hai bên thờ Tiên sư, Thần nông, Tiền - Hậu viên quan, Tiền - Hậu hương

chức, Tiền - Hậu hiền, Tả - Hữu ban.

Đình Vĩnh Nguơn được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia

vào năm 2011.

MIẾU BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM

Miếu Bà Chúa xứ là một di tích nổi tiếng ở núi Sam, hàng năm thu hút hơn

5 triệu lượt người đến cúng bái, tham quan. Khách hành hương, du lịch không

những đến từ các tỉnh lân cận mà còn từ các tỉnh xa như miền Đông, miền Trung

… tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo ở núi Sam suốt nhiều tháng.

Miếu Bà có từ bao giờ? Đến nay chưa có sử liệu nào ghi lại một cách chính

xác. Trong dân gian tương truyền rằng, cách đây gần 200 năm, núi Sam còn

hoang vu, cây cối rậm rạp, nhiều thú dữ, dân cư thưa thớt, giặc biên giới thường

sang khuấy nhiễu.

Một hôm, có một toán giặc Xiêm leo lên núi Sam phát hiện được pho tượng

cổ bằng đá rất đẹp. Động lòng tham, chúng xeo nại, tìm cách khiêng đi nhưng

không thể nào xê dịch được. Sau hàng giờ vất vả với pho tượng, chúng tức giận,

đập phá làm gãy cánh tay trái pho tượng.

Sau khi chúng bỏ đi, trong làng có một bé gái đang đùa giỡn bỗng dưng

ngồi lại, mặt đỏ bừng, đầu lắc lư, tự xưng là Chúa xứ thánh mẫu, nói với mọi

người: “Tượng Bà đang ngự trên núi, bị giặc Xiêm phá hại, dân làng hãy đưa Bà

xuống”. Dân làng kéo nhau lên núi, quả thật tượng Bà đang ngự gần trên đỉnh.

Họ xúm nhau khiêng tượng xuống làng với mục đích để gìn giữ và phụng thờ.

Bao nhiêu tráng đinh lực điền được huy động, các lão làng tính kế để đưa tượng

đi, nhưng không làm sao nhấc lên được dù pho tượng không phải là quá lớn, quá

nặng.

Page 16: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Các cụ bàn nhau chắc là chưa trúng ý Bà nên cử người cầu khấn. Quả nhiên

bé gái hôm nọ lại được Bà đạp đồng mách bảo: “Hãy chọn chín cô gái đồng

trinh để đưa Bà xuống núi”.

Dân làng mừng rỡ tuyển chọn chín cô gái dẫn lên núi, xin phép Bà được

đưa cốt tượng xuống. Lạ thay, chín cô gái khiêng tượng Bà đi một cách nhẹ

nhàng.

Xuống đến chân núi, tượng bỗng nặng trịch, các cô phải đặt xuống đất và

không nhấc lên nổi nữa. Dân làng hiểu rằng Bà muốn ngự nơi đây nên tổ chức

xin keo, được Bà chấp thuận và lập Miếu thờ. Hôm đó là ngày 25 tháng 4 âm

lịch, dân làng lấy ngày này làm lễ vía Bà.

Lúc đầu, miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm trên vùng đất

trũng, lưng quay về vách núi, chánh điện nhìn ra cánh đồng bát ngát. Sau nhiều

lần trùng tu, miếu Bà khang trang hơn. Năm 1870, miếu được xây lại bằng

miểng và lợp ngói, thu hút khách thập phương đến chiêm bái, tín ngưỡng.

Đến năm 1972, miếu được xây dựng mới, đồ sộ và lộng lẫy theo lối kiến

trúc cổ kính phương Đông. Mái cong nhiều tầng lợp ngói xanh, tường ốp gạch

men bóng láng nhập từ nước ngoài, các khung cửa bằng gỗ quí được chạm trổ

hoa văn công phu, mỹ thuật. Chánh điện cao rộng, thoáng khí, vừa uy nghi vừa

ấm cúng. Công trình là một quần thể hoành tráng trên mặt bằng rộng với dãy

đông lang, tây lang, nhà khách… bao bọc xung quanh cũng với kiến trúc mái

cong, lợp ngói xanh, theo đồ án của kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng, nhưng xây

dựng dở dang. Mãi đến năm 1995, Ban Quản trị lăng miếu núi Sam mới tiếp tục

xây dựng phần còn lại. Trường học được dời đi nơi khác, cơ sở cải tạo thành nhà

trưng bày hai tầng đồ sộ, mái lợp ngói xanh hài hòa với kiến trúc của miếu.

Tượng Bà đặt giữa chánh điện, đội mão sặc sỡ, mặc áo bào thêu rồng

phụng, kim tuyến lấp lánh. Khách hành hương đã dâng cúng cho Bà hàng ngàn

áo mão, không sử dụng hết, có cái được đặt may từ nước ngoài trị giá vài lượng

vàng.

Tượng Bà là một tác phẩm nghệ thuật tạc bằng đá son, có từ thế kỷ thứ 6.

Dáng người ngồi nghĩ ngợi, khoan thai, thuộc loại tượng thần Vít-nu, có nhiều ở

Ấn Độ, Lào, Campuchia. Trước kia có nhiều hình thức cúng bái mê tín như xin

xăm, xin bùa, uống nước tắm Bà để trị bệnh… Ngày nay, những hủ tục đó

không còn nữa. Đa số khách đến viếng thăm để dâng hương cầu tài, cầu lộc, thể

hiện lòng tạ ơn Bà bằng nhiều hình thức: Cúng heo quay, cúng tiền, lễ vật lưu

niệm hoặc tặng các tiện nghi phục vụ cho miếu. Các vật lưu niệm ngày nay quá

nhiều, Ban Quản trị đưa vào khu nhà lưu niệm để trưng bày. Tiền hỷ cúng hàng

năm lên tới vài chục tỉ đồng (trong đó có vàng, đô la). Nguồn tài chánh này

ngoài việc trùng tu, xây dựng lăng, miếu còn góp phần vào nhiều công trình

Page 17: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

phúc lợi xã hội địa phương như làm đường, xây trường học, bệnh xá, đóng góp

quỹ từ thiện, khuyến học …

Các lễ cúng ở miếu Bà vẫn được duy trì theo nghi thức cổ truyền. Vào lúc

giữa đêm 23 rạng 24 tháng tư âm lịch, lễ tắm Bà được tiến hành khoảng hơn một

giờ đồng hồ nhằm lau sạch bụi bặm sau một năm dài. Lễ được chuẩn bị từ lúc 23

giờ 30 và bắt đầu lúc 0 giờ. Các vị bô lão trong lễ phục áo dài khăn đóng lên

đèn, niệm hương, dâng rượu, dâng trà … Xong phần nghi thức, khoảng 4 đến 5

phụ nữ đứng tuổi, có uy tín trong làng tiến hành việc tắm Bà. Sau khi cởi áo

mão, các vị dùng nước sạch có ngâm hoa lài tỏa mùi thơm ngào ngạt để lau cốt

tượng. Xong, xịt nước hoa rồi mặc áo mão mới cho Bà. Mặc dù công việc này

được thực hiện sau bức màn che nhưng có hàng ngàn người chen chúc nhau đến

chứng kiến ngoài vòng rào chánh điện.

Lễ túc yết và lễ xây chầu được tiến hành trong đêm 25 rạng 26 tháng 4 âm

lịch, đây là cuộc lễ chính trong lễ hội vía Bà. Từ đầu hôm, hàng chục ngàn

người đã tụ về miếu Bà để được tham dự cuộc hành lễ này. Trước đó, hồi 15

giờ, lễ thỉnh sắc thần được tiến hành trọng thể trong tiếng trống lân rộn rã. Các

bô lão và thanh niên trong lễ phục, xếp hai hàng dưới bóng cờ, lộng sặc sỡ, hộ

tống long đình rước bài vị của ông Thoại Ngọc Hầu và hai phu nhân từ lăng về

miếu.

Đúng 0 giờ, lễ túc yết bắt đầu với sự điều khiển của chánh bái và bốn đào

thày. Lễ vật dâng cúng là một con heo trắng đã cạo mổ xong và một dĩa mao

huyết tượng trưng cho con heo sống cùng với các mâm xôi, ngũ quả… trong

tiếng nhạc lễ và chiêng trống trỗi lên từng hồi, ông chánh bái và các đào thày

dâng hương, dâng rượu, đọc văn tế, dâng trà. Lễ xây chầu được nối tiếp khi ông

chánh bái cầm nhành dương vãi nước và đọc: “Nhất xái thiên thanh, nhị xái địa

ninh, tam xái nhơn đường, tứ xái quỉ diệt hình” (có nghĩa là thứ nhất vãi lên trời

xanh mong điều cao đẹp, thứ hai vãi xuống đất cho được màu mỡ trúng mùa, thứ

ba vãi loài người được trường thọ, thứ tư vãi diệt loài quỉ dữ). Xong, chánh bái

ca công nổi trống ba hồi. Đoàn hát bộ trên sân khấu trong võ ca trước chánh điện

đã chuẩn bị sẵn, nổi trống theo và kéo màn trình diễn.

Đến 4 giờ sáng ngày 27 tháng 4 âm lịch, lễ chánh tế được tiến hành như lễ

túc yết nhưng đơn giản hơn. Và 15 giờ cùng ngày đoàn thỉnh sắc làm lễ hồi sắc,

đưa bài vị ông Thoại Ngọc Hầu và hai phu nhân trở về lăng, kết thúc một mùa

vía.

Năm 2001, lễ Vía Bà Chúa xứ núi Sam được công nhận lễ hội cấp quốc gia.

Từ đó, ngoài phần lễ truyền thống, phần hội cũng được tổ chức sôi nổi với

chương trình sân khấu hóa, tuần lễ văn hóa thể thao sinh động với các cuộc thi

leo núi, trò chơi dân gian, trình diễn văn nghệ các dân tộc… Từ năm 2002 đến

Page 18: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

nay, lễ Phục hiện được tổ chức trước lễ Tắm Bà, tái hiện truyền thuyết rước

tượng Bà trên đỉnh núi về miếu.

LĂNG THOẠI NGỌC HẦU

Nếu chùa Tây An sặc sỡ, nguy nga, Miếu Bà đồ sộ, hoành tráng, chùa Hang

tao nhã, phiêu diêu thì lăng Thoại Ngọc Hầu ung dung, đường bệ với những đặc

điểm: Mặt nhìn ra con đường nằm bên chân núi, lưng quay về vách đá, tọa lạc

trên thềm cao với 9 bậc thang xây bằng đá ong. Một loại đá phải vận chuyển

bằng ghe chèo từ Biên Hòa qua nhiều sông rạch rồi rẽ vào kinh Vĩnh Tế về núi

Sam. Chỗ ghe neo lại để lên đá còn mang địa danh Nhà Neo, chỗ chất đá để xây

dựng dần gọi là Bến Vựa.

Lăng xây bằng hồ ô dước (thời đó chưa có xi-măng). Bao bọc quanh khu

mộ là bức tường dầy cả mét, cao hơn đầu người, đã nhuốm rêu phong. Phía

trước có hai cửa lớn theo kiểu kiến trúc của các lăng tẩm xưa, hai bên có hai

hàng liễn đối.

Phía sau là bậc thang đi lên đền thờ được xây trên nền cao. Trong đền thờ,

nơi chánh điện đặt bài vị của Thoại Ngọc Hầu và hai phu nhân, có áo mão cân

đai của ông được phục chế và nhiều nghi thờ với các bộ lư đồng.

Mặc tiền lăng là khoảng sân rộng nổi bật cái long đình trong có bản sao bia

Thoại Sơn. Trước long đình là khẩu súng thần công, bảng xếp hạng di tích và

hai con nai bằng xi măng, tôn thêm vẻ đẹp cho lăng.

Trong lăng, chính giữa là mộ Thoại Ngọc Hầu, ông tên thật là Nguyễn Văn

Thoại, sinh năm Tân Tỵ (1761) tại huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam. Thời kỳ

loạn lạc theo gia đình vào Nam cư trú tại cù lao Dài trên sông Cổ Chiên, nay là

tỉnh Vĩnh Long. Dưới triều Nguyễn ông được cử làm Trấn thủ Vĩnh Thanh (gồm

các tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Vĩnh Long và một phần Kiên Giang).

Ông đã có công lớn trong việc khẩn hoang lập ấp, đào kinh đắp đường phát triển

và bảo vệ vùng đất Tây Nam. Các công trình lớn của ông để lại cho đời sau là:

- Đắp lộ núi Sam – Châu Đốc dài 5 cây số trong năm 1826 – 1827, huy

động gần 4.500 nhân công. Đoạn nằm trong nội ô thị xã Châu Đốc hiện nay vẫn

còn mang tên ông: Nguyễn Văn Thoại. Đoạn nối liền từ ngã tư đến Đầu Bờ núi

Sam được đặt lại tên cũ ngày xưa là Tân Lộ Kiều Lương và mở rộng ra 55 mét

với 6 làn xe ô-tô và 2 làn xe gắn máy.

Page 19: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

- Đào kinh Thoại Hà dài hơn 30.000 mét ở núi Sập (Thoại Sơn) vào năm

1818 với khoảng một ngàn năm trăm nhân công (Thoại là tên của ông được triều

đình lấy đặt cho tên núi, tên sông).

- Đào kinh Vĩnh Tế dài theo biên giới Tây Nam nối liền Châu Đốc – Hà

Tiên, nối lưu thông sông Châu Đốc ra vịnh Thái Lan, dài hơn 90 cây số, huy

động trên 80.000 nhân công thực hiện từ 1819 đến 1824. Tên phu nhân Thoại

Ngọc Hầu được triều đình đặt cho con kinh chiến lược này: Vĩnh Tế (bà tên thật

là Châu Thị Tế nhưng thuộc dòng Châu Vĩnh, cha là Châu Vĩnh Huy).

Bên phải mộ ông là mộ bà vợ chính Nhất phẩm phu nhân Châu Thị Tế, mất

năm Bính Tuất (1826). Bên trái có ngôi mộ khiêm nhường hơn là của bà vợ thứ

Diệc phẩm phu nhân Trương Thị Miệt, mất năm Tân Tỵ (1821). Trước mỗi đầu

mộ đều có bức bình phong, chân mộ là bi ký. Ở bức tường phía trước mộ đặt bia

đá Vĩnh Tế Sơn. Thoại Ngọc Hầu mất năm Kỷ Sửu (1829), hưởng thọ 68 tuổi.

Qua vị trí các ngôi mộ và năm mất của ông và hai bà vợ, ta có thể biết chắc rằng

khu lăng mộ này được xây dựng theo ý ông, bởi ông mất sau hai bà.

Trong nội lăng còn có 14 ngôi mộ và ngoại vi lăng cũng có khoảng 50 ngôi

mộ xây với nhiều hình thức khác nhau: voi phục, trái đào, cái nón… Đây là

những ngôi mộ vô danh của các cận thần, thân tộc và những người có công đã

chết trong cuộc đào kinh Vĩnh Tế gọi là Nghĩa trủng (đến nay còn lưu truyền bài

tế Nghĩa trủng văn đọc rất lâm li, bi tráng). Tương truyền hai ngôi mộ có hình

trái đào và cái nón là của cặp đào kép chánh trong đoàn hát bộ theo biểu diễn

cho ông xem khi còn sống.

Ngoài những sắc phong của triều đình nhà Nguyễn và các văn bia Thoại

Sơn, Vĩnh Tế Sơn, còn có bia “Châu Đốc tân lộ kiều lương” dựng tại núi Sam

năm 1828 nhằm kỷ niệm ngày hoàn thành con lộ Châu Đốc – núi Sam, ngày nay

bia không còn nhưng văn bia vẫn còn ghi trong sử sách. Chánh quyền địa

phương và Ban Quản trị lăng miếu núi Sam đang tiến hành phục dựng tấm bia

nầy.

Gần đây, nhà trưng bày trong lăng Thoại Ngọc Hầu đã được xây dựng hoàn

thành và mở cửa phục vụ khách tham quan, hành hương với nhiều cổ vật độc

đáo và đa dạng.

CHÙA TÂY AN

Từ Châu Đốc đi vào núi Sam đến ngã ba Đầu Bờ ta thấy một ngôi chùa

sừng sững hiện ra bên chân núi, đó là Tây An tự.

Page 20: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Ngôi chùa nguy nga với ba ngôi lầu nóc tròn hình củ hành theo kiểu kiến

trúc Ấn Hồi, màu sắc sặc sỡ nhưng hài hòa, đẹp mắt, nổi bật trên vách núi xanh

thẳm. Ngôi giữa là chánh điện thờ Phật, hai bên là lầu chuông và lầu trống. Chùa

tọa lạc trên thềm cao thoáng rộng. Đi qua một công viên nhỏ, bước lên bậc thềm

ta gặp ngay tượng người mẹ bồng con miêu tả tích xưa Quan Âm Thị Kính.

Trước sân chùa có hai con voi bằng xi-măng lớn như voi thật, con trắng sáu ngà,

con đen hai ngà.

Đông lang ở phía phải là chùa Địa Tạng thờ Địa Tạng Vương bồ tát theo

kinh Địa Tạng. Tây lang là nhà khói rộng rãi trên nền đất cao, phía trước đặt hai

tượng Quan Âm.

Bước lên bậc thêm cao vào chùa, các tượng Phật, Bồ tát, thánh tiên… được

sơn thếp mỹ thuật, mỗi người mỗi vẻ, thờ kính trang nghiêm. Không khí yên

tĩnh, khói hương nghi ngút.

Ở chánh điện thờ Phật theo dòng thiền Lâm Tế, ngoài tượng Phật Thích Ca

rất lớn ở giữa, còn có các tượng: Di Đà, Quan Âm, Tam Thế Phật, Đại Thế Chí

… và các vị Bồ tát. Hai bên và phía trước là các vị La hán, Bát bộ kim cang,

Tam hoàng ngũ đế …

Phía sau thờ các vị sư trụ trì chùa Tây An, tượng tạc bằng gỗ uy nghiêm,

hiền triết. Đặc biệt, tượng Hòa thượng Thích Bửu Thọ, người có công lớn trong

việc trùng tu chùa, được tạc sinh động như người thật, tay cầm gậy, ngồi bên

bàn viết, cốt cách siêu phàm. Riêng Pháp Tạng thiền sư, người khai sáng giáo

phái Bửu Sơn Kỳ Hương, được dân trong vùng tôn xưng là Phật Thầy Tây An,

không để lại hình ảnh. Ông tên thật là Đoàn Minh Huyên, sinh năm Đinh Mão

(1807), quê quán làng Tòng Sơn, Sa Đéc; xưa thuộc trấn Vĩnh Thanh, nay là tỉnh

Đồng Tháp. Là một chí sĩ yêu nước, có tinh thần cách mạng, bất mãn triều đình

phong kiến, thường ra tay cứu độ dân lành nên bị quan quân nghi là gian đạo sĩ.

Ông đến chùa Tây An trong thời kỳ Thiền sư Hải Tịnh Nguyễn Văn Giác trụ trì

(đời thứ nhất) và được ngài Hải Tịnh thu nhận. Mặc dù mất sớm, nhưng Phật

thầy Tây An đã làm được rất nhiều việc như chu du vùng Bảy Núi thành lập

nhiều trại ruộng để khẩn hoang sản xuất và trở thành căn cứ chống quân Pháp

xâm lược sau nầy. Quản cơ Trần Văn Thành, một đại đệ tử của ông đã khởi

nghĩa ở Láng Linh, hùng cứ Bảy Thưa một thời làm giặc Pháp khiếp sợ. Ngoài

ra, ông còn nhiều đệ tử nổi tiếng khác như: Tăng Chủ, Đình Tây, Đạo Xuyến,

Đạo Ngoạn, Đạo Lập …

Phật thầy Tây An viên tịch ngày 12 tháng 8 năm 1856, thọ 50 tuổi. Ông đến

chùa Tây An sau ngài Hải Tịnh (1788 – 1875) và viên tịch trước nhưng đã có

công hoằng hóa rất lớn. Ông đã dặn dò đệ tử là sau khi mất chôn xác không

được đắp nấm. Nhưng để gìn giữ ngôi mộ và giúp người đời sau dễ dàng chiêm

Page 21: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

bái, các đệ tử đã xây vòng rào và lập một miếu thờ khang trang. Ngôi mộ nằm

phía sau chùa, chếch lên triền núi, dưới tàn cây râm mát.

Bên hông chùa là dãy bảo tháp của các vị sư trụ trì được xây dựng tôn

nghiêm cổ kính. Theo tài liệu truyền lại, các vị sư trụ trì chùa Tây An theo thứ tự

là: Hải Tịnh (Nguyễn Văn Giác), Hoàng Ân (Nguyễn Nhứt Thừa), Huệ Quang

(Nguyễn Trang Nghiêm), Thuần Hậu (Huỳnh Văn Đắc), Thiện Pháp (Ngô Văn

Hòa), Thích Bửu Thọ (Nguyễn Thế Mật), Huệ Châu (Hồ Thạch Hùng), Định

Long (Phạm Văn Trực), Huệ Kỉnh (Trần Văn Cung). Các vị trụ trì đời sau cũng

noi theo truyền thống yêu nước của Phật thầy Tây An nuôi chứa, giúp đỡ nhiều

cán bộ Cách mạng. Hòa thượng Thích Bửu Thọ được nhà nước tặng thưởng

Huân chương kháng chiến hạng nhất.

Chùa Tây An do Tổng đốc An Hà Doãn Uẩn (tên thật là Doãn Ôn) xây

dựng năm 1847. Qua nhiều đợt trùng tu, chùa trở thành một kiến trúc độc đáo

của khu vực núi Sam, đã được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng di tích cấp quốc

gia.

CHÙA HANG

Chùa Hang là tên gọi dân gian của Phước Điền tự, một trong bốn di tích

văn hóa lịch sử của núi Sam, được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng. Mặc dù nằm

riêng lẻ trên triền phía tây núi Sam, cách cụm di tích Tây An tự, miếu bà Chúa

xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu khoảng một cây số, nhưng vốn là nơi cảnh quang

thanh tịnh, ở trên độ cao vừa phải, có hang sâu với truyền thuyết thanh xà bạch

xà hấp dẫn, chùa Hang vẫn được du khách, người hành hương tấp nập đến

viếng.

Từ chân núi đến chùa Hang là con đường nấc thang vừa để dễ đi vừa tạo

thêm nét đẹp giữa những khối đá chập chùng. Đoạn đường đủ để người ta đi một

hơi rồi đứng lại hít thở không khí trong lành, ngước nhìn cảnh chùa cao vời vợi

hay ngắm cảnh đồng bằng bao la bát ngát. Trước chùa có hai ngôi bảo tháp màu

sắc sặc sỡ, hài hòa, chạm khắc công phu, đứng uy nghi trên sườn núi. Phía dưới

là bảo tháp của Hòa thượng Thích Huệ Thiện, vị sư trụ trì đời thứ hai viên tịch

năm 1990, thọ 86 tuổi. Phía trên là bảo tháp của bà Thợ, người sáng lập Phước

Điền tự. Ngôi bảo tháp này được xây dựng năm 1899. Đã nhuốm màu rêu phong

nay được tu sửa lại.

Bà Thợ tên thật là Lê Thị Thơ, sinh năm Mậu Dần (1818), quê quán Chợ

Lớn, làm nghề thợ may nên thường gọi là bà Thợ. Sau khi có chồng gặp cảnh

đời ngang trái, bà từ bỏ cuộc sống đời thường tìm đến núi Sam vào chùa Tây An

Page 22: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

xin qui y với pháp danh Diệu Thiện. Tu được một thời gian, nhận thấy Tây An

tự đông người lui tới và bị chính quyền bấy giờ theo dõi nên bà đi lần về hướng

tây gặp cái hang sâu yên tĩnh, vắng người, rậm rạp cây cối nên ở lại dựng am tu

hành. Sau đó ít lâu, dân sùng đạo địa phương mến mộ công đức của bà nên đã

góp công góp của xây dựng thành ngôi chùa, dù cũng bằng tre lá đơn sơ nhưng

lớn rộng hơn và từ đó trở thành Phước Điền tự, nhưng người ta vẫn gọi là chùa

Hang.

Tương truyền trong hang sâu có cặp rắn rất lớn. Con xanh tên Thanh Xà,

con trắng tên Bạch Xà. Nghe tiếng kinh kệ, hai con rắn bò lên và sau đó được bà

Thợ thuần phục. Chúng không hại người mà đêm đêm còn đến nằm khoanh tròn

sau lưng bà nghe kinh, ăn đồ chay cúng Phật và trông chừng thú dữ, kẻ gian, bảo

vệ yên tĩnh chốn tu hành.

Hiện nay, để tránh nguy hiểm, hang được lấp kín, chỉ còn lối đi vào cửa sâu

khoảng 10 mét, trông rất âm u, huyền bí.

Bà Thợ viên tịch năm Kỷ Hợi (1899), hưởng thọ 81 tuổi. Di ảnh bà còn lưu

lại trong chùa với gương mặt phúc hậu, nhân từ.

Trước bảo tháp của bà Thợ là mộ thầy Thông Phán, tức ông Nguyễn Ngọc

Cang, người đóng góp rất nhiều cho đợt trùng tu lần đầu tiên. Đến năm 1937,

Hòa thượng Thích Huệ Thiện trùng tu lần thứ hai và ngày nay, vào đời trụ trì thứ

ba, Hòa thượng Thích Thiện Chơn đang tiếp tục trùng tu. Mặt tiền chùa và

chánh điện được xây dựng lại khang trang, mỹ thuật hơn xưa. Chính giữa thờ

tượng Phật Thích Ca cùng với các vị Quan Âm, A Di Đà, Đại Thế Chí ở hai bên.

Đặc biệt, phía trước là cây cột phướng đồ sộ cao hơn 20 mét. Dưới thềm chùa là

hai tượng sư tử bằng xi măng khá sinh động. Bên trái chùa là Tây lang, vừa

được tu sửa và bên phải là ngôi Đông lang cũng vừa được xây dựng mới. Kinh

phí sửa chữa một phần do khách thập phương đóng góp, còn lại là do tích lũy từ

quỹ sản xuất nông nghiệp của chùa.

Chùa Hang nằm chếch trên sườn núi, bốn bề thoáng mát, gió lộng quanh

năm, trở thành một điểm hành hương, du ngoạn lý tưởng và cũng là nơi tôn

nghiêm để mọi người chiêm bái.

VƯỜN TƯỢNG NÚI SAM

Ngày 5-11-2003, tại núi Sam, thị xã Châu Đốc; Uỷ ban nhân dân tỉnh An

Giang, Bộ Văn hoá thông tin, Uỷ ban nhân dân thị xã Châu Đốc, Sở Văn hoá

thông tin, Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh An Giang đã khai mạc trọng thể

Page 23: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Trại sáng tác điêu khắc quốc tế lần IV tại Việt Nam mang tên “Dấu ấn An

Giang”.

Tham dự trại có 34 nhà điêu khắc, trong đó 15 nhà điêu khắc Việt Nam và

19 nhà điêu khắc đến từ các nước: Bangladesh, Lào, Hà Lan, Kampuchia, Nhật

Bản, Canada, Pháp, Thuỵ Điển, Trung Quốc, Úc, Philippines, Thái Lan, Tây ban

Nha.

Sau 40 ngày làm việc, các nhà điêu khắc đã hoàn thành 38 tác phẩm bằng

các chất liệu: Đá, nhựa sợi thuỷ tinh, hỗn hợp media, composite, thép, bê-tông,

inox… Các tác phẩm phong phú về nội dung, đa dạng về ý tưởng, chất lượng

mỹ thuật cao, đã được các nhà điêu khắc tặng lại cho nhân dân địa phương.

Tiếp tục phát huy thành công của Trại sáng tác điêu khắc quốc tế Dấu ấn

An Giang lần thứ I, ngày 31-10-2005, Trại sáng tác điêu khắc quốc tế Dấu ấn

An Giang lần thứ II được khai mạc cũng tại núi Sam, thị xã Châu Đốc. Trại lần

nầy được tổ chức qui mô hơn với sự tham dự của 62 nhà điêu khắc, trong đó có

32 nhà điêu khắc quốc tế đến từ 15 quốc gia: Ailen, Anh, Áo, Úc, Thuỵ Sĩ, Hàn

Quốc, Singapore, Canada, Cộng hoà Czech, Thuỵ Điển, Pháp, Nhật Bản, Mỹ,

Nga, Thái Lan.

Ngày 10-12-2005 Trại kết thúc với 70 tác phẩm hoành tráng bằng các chất

liệu: Đá, bê-tông, thép, inox, đồng, thuỷ tinh… được các nhà điêu khắc ký tặng

cho thị xã Châu Đốc.

Sau hai Trại điêu khắc quốc tế Dấu ấn An Giang, vườn tượng 108 tác phẩm

của các tác giả trong, ngoài nước tạm đặt dưới chân núi Sam phục vụ cho nhân

dân địa phương cũng như du khách gần xa đến thưởng ngoạn.

CHÙA HUỲNH ĐẠO

Năm 1926, chùa Huỳnh Đạo do ông Đốc học Huỳnh Thiện Nguyện xây

dựng với tên Ngọc Tiên Đàn. Bấy giờ, Châu Đốc là vùng đất biên cương hẻo

lánh, người dân cất chùa thờ Phật, làm chỗ dựa tinh thần và cầu mong cuộc sống

bình yên, làm ăn phát đạt.

Đến năm 1962, ông Ngô Văn Dư, nguyên Hiệu trưởng trường trung học

Thủ Khoa Nghĩa, trùng tu chùa và lập nên hệ phái Thiên Khai Huỳnh Đạo, toạ

lạc tại số 105 đường Thủ Khoa Nghĩa, phường Châu Phú A, thành phố Châu

Đốc.

Năm 1996, Thượng toạ Thích Tôn Trấn đứng ra xin phép chuyển chùa về

địa điểm mới rộng rải hơn, nằm trên đường Tân Lộ Kiều Lương, phường Núi

Page 24: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Sam, thành phố Châu Đốc, cách chân núi Sam 1 kí-lô-mét, và xây dựng khang

trang như hiện nay.

Chùa xây dựng trong hai năm 1996 - 1997 là hoàn thành, do kiến trúc sư

Lâm Văn Thiệu, Hội Kiến trúc sư tỉnh An Giang thiết kế và kỹ sư Nguyễn Quốc

Dũng phụ trách xây dựng. Với diện tích 12 hecta, khuôn viên chùa rộng rải với

nhiều hạng mục qui mô theo kiến trúc cổ kính Đông phương.

Chánh điện ngang 18 mét, dài 36 mét, thờ Phật Thích Ca, A Di Đà, Quan

Thế Âm, Đại Thế Chí, Địa Tạng. Hậu tổ thờ Đạt Ma tổ sư và các vị Thánh tổ.

Sân chùa đặt tượng Tứ đại thiên vương uy nghiêm, nhiều hoa kiểng đẹp mắt.

Sau chùa là hòn non bộ lớn, thiết kế nghệ thuật, thơ mộng hữu tình.

Bên phải chùa là Quan Âm các, tôn trí bửu tượng Quán Thế Âm bằng cẩm

thạch do nghệ nhân Nguyễn Long Bửu điêu khắc. Lối dẫn vào hồ Cửu Long Tụ

Phúc đi qua Thuỷ Đình, bên trong thờ tượng Di Lặc Đại Hoan Hỉ.

Năm 2009 - 2010, chùa xây thêm Dược sư Quang minh bảo điện, ngang 25

mét, dài 40 mét, với kiến trúc đẹp, đồ sộ nguy nga ở bên trái chùa.

Bảo điện có hai tầng, tầng trên thờ Dược sư Lưu Ly Quang Vương Phật; hai

bên thờ Nhật Quang Biến Chiếu Bồ tát và Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ tát.

Chung quanh nội điện tôn trí 4.800 tượng kim thân Phật Dược Sư cùng 12 Dược

Xoa Thủ Hộ Bổn Tôn. Tầng dưới là giảng đường.

Trước cổng chùa có bãi đậu xe rộng rải, phía sau chùa là khu Tăng xá, khu

cơm chay phục Phật tử hành hương, nhà khách, hoa viên…

Huỳnh Đạo là một kiểng chùa đẹp dưới chân núi Sam, có không gian

thoáng rộng, kiến trúc đồ sộ và mỹ thuật, thu hút Phật tử, du khách đến hành

hương, chiêm bái ngày càng đông, nhất là các ngày rằm, lễ tết.

ĐỒI BẠCH VÂN

Bạch Vân, một ngọn đồi của núi Sam cao gần 100 mét. Nếu núi Sam có

hình con sam, thì đồi Bạch Vân là cái đầu, hướng về phía bắc. Bạch Vân có

nghĩa là mây trắng nhưng ngọn đồi không cao, làm sao có mây trắng?

Khoảng năm 1942, có một cư sĩ lên đây cất am tu thân, đặt tên là Bạch Vân

am, từ đó ngọn đồi có tên Bạch Vân, chứ thực ra tên cũ của ngọn đồi này là núi

Nhỏ.

Lên Bạch Vân có hai đường chính. Một đi theo ghềnh đá ở phía sau lăng

Thoại Ngọc Hầu, thay vì đi thẳng lên Pháo Đài, đến lưng chừng núi rẽ qua cầu

Page 25: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Hòa Bình sang Bạch Vân. Hoặc đi vòng chân núi theo hướng tây tới khu nghĩa

địa, có đường nấc thang 240 bậc đi lên Bạch Vân khá dễ dàng.

Trên Bạch Vân có nhiều tảng đá lớn, cheo leo, chồng lên nhau thành những

mái che, hang động thiên nhiên đẹp mắt. Hằng năm, vào mùa xuân, du khách ở

các vùng lân cận thường lên đây hóng gió, tổ chức ăn uống vui chơi. Với độ cao

vừa phải, có nhiều mặt phẳng lý tưởng tựa vào các khe đá lồng lộng gió, Bạch

Vân thu hút nhiều khách du lịch cũng như người dân địa phương.

Người ta lên Bạch Vân theo từng nhóm bạn hoặc gia đình, chuẩn bị mang

theo thức ăn gọn nhẹ. Con đường lên núi vừa đủ cho người đi cảm thấy thấm

mệt. Tới đỉnh đồi đứng hít thở không khí trong lành trong vài phút là nghe người

khoẻ khoắn lạ. Tìm chỗ khuất nắng, có mặt đá phẳng nhìn xuống đồng bằng

mênh mông, trải giấy hoặc cao su rồi bày thức ăn, quây quần vui chơi, đàn ca,

ăn uống, ngắm cảnh… Sự thú vị trên độ cao thoáng đãng thật hấp dẫn, dễ chịu.

Những thanh niên trẻ trung hoặc những đôi tình nhân tìm chỗ cheo leo hơn.

Trên một vồ đá hay một gộp núi, ngồi tâm tình trong không gian yên tĩnh, bao

la.

Đồi Bạch Vân có nhiều chùa chiền, am cốc, có tượng Phật bà Quan Âm (ở

chùa Phạm Hương), tượng Phật và con rắn hóa long bảy đầu.

Lên Bạch Vân một buổi hoặc một ngày ta có thể xuống núi, trở về cuộc

sống thường nhật. Một ngày giúp ta có cảm giác tách rời cuộc sống bề bộn, bon

chen; được sống riêng với tình cảm gia đình, bè bạn ở một nơi không xa mặt đất

bao nhiêu nhưng có đủ độ cao để tạo cho mình cảm giác thoát tục. Với ưu thế

đó, Bạch Vân là nơi lý tưởng để mọi người đến vui chơi vào những ngày lễ,

ngày nghỉ, ngày tết…

PHÁO ĐÀI

Đỉnh núi Sam gọi là Pháo Đài, cách mặt đất khoảng 230 mét. Vào khoảng

năm 1896, Chánh tham biện người Pháp xây dựng ngôi biệt thự kiên cố có nhiều

phòng để làm nơi nghỉ mát, vui chơi. Tầng trên là ngôi tháp cao hình trôn ốc để

lên hóng gió. Từ đó, đỉnh núi Sam có tên gọi Pháo Đài. Trong thời kỳ chiến

tranh, giặc sử dụng Pháo Đài làm căn cứ pháo binh bắn ra các vùng chung

quanh. Trong chiến tranh biên giới Tây nam, ta cũng sử dụng khu vực Pháo Đài

đặt pháo binh phản pháo quân Pôn-pốt. Năm 1929, nhà ái quốc, chí sĩ Trương

Gia Mô tuẫn tiết tại đây. Năm 1969, liệt sĩ Hoàng Đạo Cật đánh sập Pháo Đài.

Page 26: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Ngày nay, Pháo Đài vẫn là căn cứ quân sự nhưng ngôi biệt thự không còn

nữa.

Muốn lên Pháo Đài có hai con đường chính. Đường ở sau lưng Thoại Ngọc

Hầu gần hơn, nhưng dốc đứng phải đi theo gộp đá hoặc nấc thang nên chỉ dành

cho người đi bộ. Dọc hai bên đường có rất nhiều chùa chiền, am cốc, quán ăn,

hàng nước… Vào mùa hè, hàng phượng bên đường trổ bông đỏ rực, thắp theo

dòng người lên núi một màu hoa lửa thật đẹp. Ngày xưa, con đường này khó đi

vì phải leo trèo theo lối mòn, gộp đá. Bây giờ đã tu sửa, đoạn nào dốc đứng

được xây nấc thang, chỗ nào cheo leo có lan can bảo vệ, người già vẫn lên

xuống dễ dàng. Gần tới Pháo Đài là ngôi chùa cổ Giác Hương có hậu cảnh rộng,

là điểm nghỉ ngơi, ngắm cảnh khá thú vị.

Ngã thứ hai lên đỉnh núi là con đường tráng nhựa dài hơn hai cây số, gọi là

đường Tháp, sử dụng được các loại xe hơi và xe gắn máy. Từ Châu Đốc đến ngã

ba Đầu Bờ rẽ trái theo đường vòng chân núi, vừa qua khu trường học là đường

lên núi với hai trụ cổng có lối kiến trúc cổ. Đi trên con đường nầy du khách sẽ

có dịp ghé qua quán Vườn Đào, Vườn Tao Ngộ, miếu thờ cụ Cúc Nông Trương

Gia Mô, chùa Long Sơn, nhà nghỉ mát Bác sĩ Nu…

Bên cạnh Pháo Đài có ngôi nhà mát chênh vênh trên sườn núi. Bên trong là

bệ đá, tương truyền là nơi đặt tượng Bà Chúa xứ núi Sam ngày xưa. Bệ đá có

chiều ngang 1 mét 60, dày khoảng 3 tấc, giữa có lỗ vuông cạnh 3 tấc 4, loại trầm

tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn, nguồn gốc không phải ở địa phương. Năm

1993, Ban Quản trị lăng miếu núi Sam cất ngôi nhà mát rộng 10 mét vuông, cao

2 mét 5 để che nắng mưa cho bệ đá và dựng bia ghi dấu di tích nầy. Khách thập

phương đến đây thăm viếng rất đông.

VƯỜN TAO NGỘ VÀ NHÀ NGHỈ MÁT BÁC SĨ NU

Lên khoảng nửa đường Tháp là khu du lịch Vườn Tao Ngộ. Nằm trên triền

núi cheo leo nhìn xuống đồng bằng mênh mông và dãy Thất Sơn hùng vĩ, Vườn

Tao Ngộ đã trở thành nơi du ngoạn, ngắm cảnh nổi tiếng của núi Sam từ lâu đời.

Năm 1987, tận dụng ưu thế này Ủy ban nhân dân thị xã Châu Đốc đã cải tạo,

xây dựng thành khu du lịch, đồng thời tu sửa, tráng nhựa đường Tháp để người

xe dễ dàng lui tới. Giữa khung cảnh nên thơ, con khủng long cao gần 8 mét

được xây dựng vào năm 1993 để tăng thêm vẻ đẹp và sự hoành tráng của khu

vực này. Cuối năm 1993, Công ty du lịch cổ phần Hàng Châu đã đầu tư nâng

cấp, xây dựng mới một số công trình như nhà hàng, nhà trọ, tạo cảnh hoa viên,

hồ nước… cùng với hàng chục tượng con thú để thu hút khách du lịch. Hiện

Page 27: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

nay, Vườn Tao Ngộ có khu resort Victoria với dãy nhà nghỉ, nhà hàng, hồ bơi…

xây dựng cheo leo bên sườn núi yên tĩnh, thơ mộng và hữu tình.

Phía trên Vườn Tao Ngộ một đoạn đường là nhà nghỉ mát Bác sĩ Nu. Ngày

xưa bác sĩ Nu xây dựng ngôi biệt thự này để dùng làm nơi nghỉ mát, an dưỡng

bệnh nhân trên một vị trí khá độc đáo, vừa đón gió bốn mùa vừa được ngắm

phong cảnh hữu tình của vùng đất biên thuỳ. Một thời gian dài ngôi nhà bị bỏ

hoang phế nên hư hỏng và sụp đổ. Gần đây được chính quyền địa phương xây

dựng lại dựa theo kiến trúc cũ, làm nhà nghỉ mát, dừng chân cho du khách.

HÒA THẠNH CỔ TỰ

Hòa Thạnh cổ tự còn được gọi là chùa Cây Mít, tọa lạc tại xã Nhơn Hưng,

huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Chùa xây dựng vào giữa thế kỷ thứ 19 ở một

vùng đất biên cương còn hoang vu, rừng rậm, có địa danh là Cây Mít, do trong

làng có một cây mít rất to, sừng sững từ bao giờ. Trong chùa có 19 tượng thờ

bằng gỗ được chạm khắc rất công phu, mỹ thuật.

Từ năm 1921 đến 1923, cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Hồ Chủ tịch, đã đến

ở tại chùa để truyền bá tinh thần yêu nước cho người dân trong vùng. Trong

kháng chiến, chùa là cơ sở của Cách mạng và trong chiến tranh biên giới Tây

nam, Bộ chỉ huy của ta cũng đóng tại chùa, bảo vệ được chốt thép Nhơn Hưng,

đẩy lùi bọn Pôn-pốt ra khỏi biên cương.

Chùa có kiến trúc đẹp, nằm trên mảnh đất rộng và vườn cây xanh mát

quanh năm. Trước sân chùa là hồ sen với tượng Phật Bà Quan Âm và rồng vàng

uốn lượn rất đẹp. Bên phải là tượng Phật Di Lặc đặt trong ngôi nhà mát trang

nghiêm.

Năm 1992, chùa Hòa Thạnh được Bộ Văn hóa thông tin công nhận là di

tích cấp quốc gia.

MIẾU BÀ CHÚA XỨ BÀU MƯỚP

Miếu Bà Chúa xứ Bàu Mướp tọa lạc tại khóm Sơn Đông, thị trấn Nhà Bàn,

huyện Tịnh Biên. Miếu được xây dựng vào giữa thế kỉ 19, do những lưu dân đi

khẩn hoang lập nên làm chỗ dựa tinh thần giữa chốn hoang vu u tịch.

Page 28: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Vì trước cửa miếu có một bàu nước, xung quanh bàu nước nầy dây mướp

rừng mọc um tùm nên người dân gọi là Bàu Mướp, do đó tên miếu gắn liền với

địa danh.

Qua hơn 160 năm, miếu nhiều lần bị chiến tranh tàn phá, đến năm 2008

miếu được trùng tu, xây dựng lớn với nhiều hạng mục. Chánh điện 3 gian 2 chái,

cổ lầu, võ ca, võ qui, nhà thuỷ tạ khang trang, hoành tráng trong một khu đất

rộng. Trước miếu có một hồ sen rông, tạo thêm cảnh quan tươi đẹp.

Chánh điện thờ tượng Thánh mẫu Tiên nương, tức Bà Chúa xứ Bàu Mướp,

uy nghiêm lộng lẫy trong ánh đèn rực rỡ.

Trong kháng chiến, miếu là cơ sở cách mạng địa phương.

Hằng năm, từ ngày 19 đến 21 tháng tư âm lịch, lễ hội Bà chúa xứ Bàu

Mướp thu hút hàng chục ngàn người đến hành hương.

Năm 2012, miếu được tỉnh An Giang công nhận là di tích lịch sử và danh

lam thắng cảnh.

CHÙA PHẬT NẰM

Chùa Phật Nằm là do dân gian gọi vì chùa có tượng Phật nằm lớn nhất ở

tỉnh An Giang. Chùa có tên là Đông Lai thiền viện, do Hòa thượng Thích Thiện

Đạo xây dựng năm 1959 tại chân núi Cậu, cặp quốc lộ 91, thuộc xã An Phú,

huyện Tịnh Biên; nay thuộc khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên. Ban đầu, chùa

xây tường, lợp ngói, có ba gian, ngang 9 mét, sâu 24 mét.

Năm 1977, trong chiến tranh biên giới Tây nam, Hoà thượng trụ trì Thích

Thiện Đạo bị quân Pôn-pốt sát hại, chùa bị đốt cháy nhà hậu tổ, may mắn chánh

điện và các tượng Phật vẫn còn nguyên. Sau đó, chùa bị bỏ hoang. Khoảng năm

1985, Hoà thượng Thích Thiện Huệ đến sửa sang và tiếp tục xiển dương hoằng

pháp đến năm 1997 ngài viên tịch. Năm 1999, Đại đức Thích Thiện Chí đến trụ

trì tới nay.

Năm 2009, Đại đức Thích Thiện Chí đứng ra vận động xây mới lại chùa,

mở rộng chiều ngang 19 mét, dài 34 mét trong khuôn viên chùa rộng hơn 4.000

mét vuông. Chùa xây trên thềm cao, thoáng đãng, nguy nga theo kiến trúc Thiền

tông Việt Nam, có hai ngôi cổ lầu, một ngôi thờ Phật, một ngôi thờ Tổ. Chánh

điện thờ Phật Thích Ca, Quan Thế Âm, Đại Thế Chí. Hậu tổ thờ Bồ Đề Đạt Ma,

chư vị Tổ sư.

Page 29: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Bên trái chùa có tượng Phật nằm dài 6 mét, đặt trong ngôi nhà mát dài hơn

8 mét. Bên trái là Quan Âm non bộ cao hơn 8 mét. Non bộ đặt trên hồ sen hình

bán nguyệt dài khoảng 6 mét. Tượng Phật bà Quan Âm cao 4 mét, tạc sắc sảo

bằng đá cẩm thạch Non Nước, Đà Nẵng.

Phía sau chùa là nhà ăn, nhà khói thoáng rộng. Đặc biệt, chùa phục vụ bánh

xèo, cà-phê, nước ngọt giải khát miễn phí cho khách thập phương suốt ngày; nên

gần đây chùa nổi danh là chùa Bánh Xèo.

Hằng năm chùa có ba lễ chính là lễ vía Tổ khai sơn tạo tự Hoà thượng

Thích Thiện Đạo vào ngày 13 tháng 3 âm lịch. Lễ Vu Lan báo hiếu vào ngày 29

tháng 7 âm lịch có thắp hoa đăng rất trang nghiêm và rực rỡ. Lễ vía A Di Đà vào

ngày 17 tháng 11 âm lịch cũng có thắp hoa đăng với hàng ngàn người đến cúng

viếng.

Thiền viện Đông Lai hiện nay đón tiếp nhiều đoàn khách thập phương khắp

mọi miền đất nước, kể cả phía Bắc, đến hành hương và chiêm bái.

NÚI KÉC

Núi Kéc cao 266 mét, nằm cặp tỉnh lộ 948 đoạn gần dốc Bà Đắc, thuộc xã

Thới Sơn, huyện Tịnh Biên. Trên sườn núi phía tây có hai tảng đá lớn kết dính

chồng lên nhau tạo thành hình giống như mỏ con chim kéc, nên dân địa phương

gọi là núi Kéc. Núi còn có tên Anh Vũ Sơn.

Ngày xưa, đường lên núi rất hiểm trở, lòng vòng khó đi. Ngày nay, từ khu

du lịch Núi Kéc, du khách theo đường bậc thang đi thẳng lên chỗ mỏ kéc rồi lên

đỉnh núi chỉ mất hơn 15 phút.

Trên núi hiện nay có rất nhiều điểm tham quan hấp dẫn như: Điện Sơn

Thần, điện Năm Non Bảy Núi, điện Phật Vương, điện Chiến Sĩ, điện Giếng

Tiên, điện Mẹ Quan Âm, điện U Minh (Thạch Điện), điện Phật Mẫu Diêu Trì,

điện Cử Đa, điện Đức Ngọc Thanh, điện Phật Đài (Phật Nằm), điện Sân Tiên,

điện Chư Thần, điện A Di Đà, điện Ngọc Hoàng, điện Huỳnh Long (Bãi Đá

Chài), điện Lê Sơn Thánh Mẫu, điện Cửu Thiên Huyền Nữ…

Đặc biệt, dưới chân núi phía đông có đình Thới Sơn, chùa Thới Sơn, mộ

của hai ông Tăng chủ Bùi Thiền Sư và Bùi Đình Tây là hai đại đệ tử của Phật

Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên. Vào giữa thế kỉ thứ 19, Phật Thầy đã dẫn đệ tử

đến khai phá vùng đất hoang sơ nầy để lập trại ruộng sản xuất, hình thành hai

làng Hưng Thới và Xuân Sơn, sau nhập lại là xã Thới Sơn.

Page 30: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

RỪNG TRÀM TRÀ SƯ

Khách đến thăm rừng tràm Trà Sư, mỗi lúc lại thêm ngỡ ngàng và thích thú,

vì được nhận ra bao điều kỳ diệu của thiên nhiên mà cây rừng đang gìn giữ trong

sắc lá và hương tràm ngào ngạt.

Những chiếc xuồng bơi mảnh mai rẻ vạt bèo xanh đưa ta đi theo những con

kinh ngang dọc xuyên rừng, dưới những hàng tràm thẳng thắp rợp mát và tĩnh

lặng.

Rừng tràm Trà Sư rộng 845 hecta, thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên; là

nơi sinh sôi của nhiều loại cò, dơi và rất nhiều loài chim, thú quý hiếm như:

Giang sen, cò Ấn Độ, cò lạo, điêng điểng... Rừng có 140 loài thực vật, 11 loài

thú, 22 loài bò sát, 23 loài cá có cả cá đen và cá trắng.

Khách mới đến, không khỏi ngạc nhiên và thú vị khi giữa rừng tràm dầy

đặc, tưởng là hoang vắng bỗng hiện ra những căn nhà sàn nhỏ xinh xinh, lót vạt

tre, cột chặt vào thân cây tràm. Ngã mình lên võng, ta thấy sau lớp lá tràm dầy

đặc thấp thoáng vài mảng trời xanh. Dưới nước có rùa, rắn và rất nhiều đàn cá

bơi lội nhởn nhơ. Vi vút trong gió, tiếng vỗ cánh hối hả của đàn cò hoặc tiếng

bay vo ve của những đàn ong mật đang làm tổ…

Đứng trên đài quan sát cao 25 mét, ta có thể nhìn toàn cảnh rừng Trà Sư với

những cánh cò trắng điểm xuyến cho thảm xanh của cây lá bạt ngàn. Khi hoàng

hôn xuống, đàn cò bay về đậu trên những vạt rừng như những dải lụa phơi trên

đầu cây. Nếu dùng kính viễn vọng ta có thể nhìn xa tới 25 kí-lô-mét, trông qua

núi Cấm với tượng Phật Di Lặc chễm chệ trên sườn núi. Các bạn trẻ thì đèo

nhau trên những chiếc xe đạp đôi đi xuyên rừng.

Sau khi thoả mãn với cảnh sắc của rừng, ta vào những ngôi nhà sàn thưởng

thức hương vị của những món ăn đặc sản, nghe đờn ca tài tử, trải hồn vào cõi

mênh mông của rừng xanh yên ả. Sự thanh khiết và hương thơm của rừng khiến

ta thêm yêu quý thiên nhiên, gần gũi với mọi người.

NÚI CẤM

Núi Cấm hay Thiên Cấm Sơn, là ngọn núi cao nhất của Thất Sơn, một dãy

núi uy nghi, hùng vĩ mọc lên giữa đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở biên thùy

Tây nam thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, nhìn ra sông Cửu Long ngay

ngã ba sông Hậu và sông Châu Đốc, tạo nên một bức tranh thủy mạc độc đáo:

Tiền tam giang, hậu thất lĩnh…

Page 31: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Từ trên Vồ Bò Hong, đỉnh cao nhất của núi Cấm (716 mét) nhìn xuống khu

vực chùa Phật Lớn (thuộc ấp An Bình, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên) như một

lòng chảo lớn được bao quanh bởi các chóp núi chập chùng thuộc Thiên Cấm

Sơn mà người ta gọi là non hoặc vồ. Thất Sơn có 5 non đều nằm ở núi Cấm là:

Vồ Đầu, vồ Bồ Hong, vồ Bà, vồ Ông Bướm, vồ Thiên Tuế. Nhưng thực tế núi

Cấm còn có nhiều vồ khác như vồ Chư Thần, vồ Pháo Binh, vồ Sân Tiên, vồ

Ông Tà, vồ Mồ Côi, vồ Đá Dựng, vồ Bạch Tượng… Lòng chảo này là một vùng

đất trù phú có độ cao trên 500 mét, có thể ví như một cao nguyên có khí hậu

tương tự như cao nguyên Lâm Viên, Di Linh ở miền Trung. Vì vậy, cây trái ở

đây rất xanh tốt, nhất là các loại cây phù hợp với xứ lạnh như: su, sầu riêng, bơ,

cà phê… Ngoài ra, các loại cây đồng bằng cũng sai quả: mãng cầu, xoài mít,

nhãn, ổi, bưởi, tiêu, lồng mứt… Đặc biệt trồng hoa rất tươi tốt, màu sắc sặc sỡ.

Ngoài tiềm năng kinh tế, núi Cấm với vẻ đẹp độc đáo nhất vùng Thất Sơn,

hiếm có ở đồng bằng sông Cửu Long, còn là một thắng cảnh thu hút khách du

lịch, hành hương với nhiều huyền thoại, truyền thuyết lý thú. Ngày xưa núi Cấm

còn có tên là núi Gấm, có lẽ vì vẻ đẹp tuyệt vời của núi. Vì sao gọi núi Cấm? Có

hai giả thuyết được dân gian truyền lại. Xưa kia núi Cấm rất hiểm trở, nhiều thú

dữ, có những khu vực cây rừng âm u dầy đặc, đầy sơn lam chướng khí, không ai

dám tới, những nhân vật siêu hình được thêu dệt một cách huyền bí, ngự trị trên

các vồ cao, vô hình trung người dân tự cấm mình xâm phạm đến khu vực đó.

Rồi bọn lục lâm thảo khấu lợi dụng địa hình hiểm trở của núi, chọn làm căn cứ

ẩn náu để đi nơi khác cướp phá, tung tin núi nầy có thần linh ngự trị mọi người

không được bén mảng tới để giữ bí mật sào huyệt. Còn có truyền thuyết ngày

xưa Nguyễn Ánh bị Tây Sơn truy nã phải chạy lên núi lẫn trốn và truyền lệnh

không cho bất cứ ai lên núi. Từ những nguyên nhân đó nên có tên núi Cấm.

Khu du lịch Lâm Viên núi Cấm nằm bên chân núi về hướng đông, diện tích

khoảng 100 héc ta, có các dịch vụ vui chơi giải trí đa dạng như: Khu cắm trại,

sinh hoạt ngoại khoá, câu cá; khu vui chơi thiếu nhi, khu cỡi đà điểu. Nhà hàng

Hương Núi phục vụ nhiều món ăn từ bình dân đến cao cấp, các món ăn đặc sản

vùng Bảy Núi, đậm đà hương vị dân gian, đặc biệt là món bánh xèo trứng đà

điểu. Khách sạn Lâm Viên có ba khu với 20 phòng đủ tiện nghi.

Lâm Viên núi Cấm cũng là nơi có môi trường sạch và xanh với khu rừng

cây ăn trái. Khu rừng nguyên sinh thoáng mát cho các buổi cắm trại và sinh hoạt

ngoài trời.

Từ Lâm Viên, ta theo lối mòn lên núi, ghé tắm suối Thanh Long thơ mộng

rồi tiếp tục cuộc hành trình qua cửa Sơn Thần. Ngày nay, những dốc đứng đã

được xây nấc thang rất dễ đi. Đến ngã ba là ta đã bước vào khu “cao nguyên núi

Cấm”, quẹo phải hơn cây số ra thăm vồ Thiên Tuế (có độ cao 514 mét), sau đó

trở về ngược hướng trái theo đường dốc thoai thoải lên chùa Phật Lớn. Dọc

Page 32: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

đường ta có thể ghé thăm động Thủy Liêm hoặc qua Ô Cát thăm vồ Bạch

Tượng, nơi có một tảng đá lớn hình con voi trắng đứng uy nghi bên sườn núi.

Đến khu vực chùa Phật lớn ta sẽ ngạc nhiên khi thấy một hồ nước mênh

mông giữa đỉnh núi lung linh soi mây trời xanh biếc và tượng Phật Di Lặc to lớn

ngự trên cao. Đó là hồ Thuỷ Liêm rộng 60.000 mét vuông chứa khoảng 3 trăm

ngàn mét khối nước, được xây dựng từ năm 2005 đến 2008. Hồ có rất nhiều loài

cá đủ màu sắc do khách thập phương thả phóng sinh. Trên hồ có chiếc cầu dài

sơn đỏ bắt qua chùa Phật Lớn rất thơ mộng, nhất là những buổi sớm mai sương

bay trắng mặt hồ tạo cho du khách có cảm giác như đang đi trong cõi tiên bồng.

Soi bóng quanh mặt hồ tạo nên một bức tranh sơn cảnh tuyệt vời là ba khu kiến

trúc độc đáo: Tượng Phật Di Lặc cao hơn 33 mét, vừa được công nhận kỷ lục

lớn nhất châu Á. Chùa Vạn Linh, xưa gọi là chùa Lá, uy nghi dưới chân vồ Bồ

Hong với tháp Quan Âm Các 9 tầng cao 35 mét. Chùa Lá được xây dựng năm

1918 bằng tre lá đơn sơ, trong chiến tranh nhiều lần bị bom đạn đốt cháy. Năm

1995 được xây dựng mới hoàn toàn trên nền cũ rộng 3 ngàn mét vuông, với lối

kiến trúc hiện đại mang tính Á đông, ngôi chùa điểm thêm một nét đẹp cho khu

du lịch núi Cấm. Chùa Phật Lớn ngày nay đã trở thành một địa danh để chỉ vùng

trung tâm của khu vực đỉnh núi Cấm. Ngôi chùa này do tu sĩ Bảy Do, người Bến

Tre, xây dựng từ năm 1912. Gia đình ông đều hi sinh trong cuộc chiến kháng

Pháp, Bảy Do chạy thoát lên Thất Sơn lánh nạn và đến núi Cấm thành lập giáo

phái Nam Cực Đường thu phục hàng ngàn đệ tử ngày đêm luyện võ. Ông xây

dựng ngôi chùa lớn đặt tên là Nam Cực Đường và nơi đây trở thành tổng hành

dinh của một lực lượng chống Pháp. Năm 1917, quân Pháp bao vây chùa tiêu

diệt Nam Cực Đường, Bảy Do bị bắt cùng với vài mươi đệ tử, số còn lại chạy

thoát vào rừng. Sau đó, ông tuẫn tiết trong ngục. Chùa được đệ tử về xây lại

nhưng trong chiến tranh đổ nát nhiều lần, chỉ dựng lại đơn sơ, còn giữ được

tượng Phật cao 1 mét 8, to hơn tượng Phật ở ngôi chùa gần chân núi bên hướng

đông là chùa Phật Nhỏ nên được mọi người gọi là chùa Phật Lớn để phân biệt.

Cuối năm 2007, chùa Phật Lớn được khởi công xây lại trên nền cũ rộng gần

6 ngàn mét vuông với tên Thiền viện Phật Lớn, gồm 8 hạng mục công trình là

chánh điện, tả điện, hữu điện, trai đường, độ đường, hộ tháp, khu phục vụ khách

hành hương và sân đường, tháp thủy tạ. Gần khu vực chùa Phật Lớn, tượng Phật

Bà Quan Âm cũng được xây xong, đứng uy nghi bên sườn núi.

Hiện nay, khách du lịch lên xuống núi Cấm rất dễ dàng và thoải mái bằng

ba cách. Đường bộ qua cửa Sơn Thần, đường xe bằng ô-tô hoặc gắn máy lên tới

chùa Phật Lớn, đường cáp treo tiện lợi và ít mất thời gian hơn. Lên núi Cấm

được tận hưởng không khí trong lành, chiêm ngưỡng cảnh đẹp, thăm viếng các

kiểng chùa, thưởng thức vị ngọt của trái cây miền núi và nhất là món bánh xèo

với hàng chục loại rau rừng sạch.

Page 33: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Ô TÀ SÓC VÀ HANG MA THIÊN LÃNH

Ngày 3-2-2004, tỉnh An Giang long trọng tổ chức lễ công bố di tích lịch sử

cách mạng Ô Tà Sóc được xếp hạng cấp quốc gia từ năm 2001 tại xã Lương Phi,

huyện Tri Tôn.

Ô Tà Sóc là tiếng Khmer, dịch sang tiếng Việt ô là suối, tà là ông, có nghĩa

là suối Ông Sóc. Ô Tà Sóc nằm trên núi Dài, tức Ngoạ Long Sơn. Nơi đây địa

hình hiểm trở, hang động luồng lách khó dò, cây rừng dây leo chằng chịt, nên

Tỉnh uỷ An Giang chọn làm căn cứ kháng chiến từ năm 1962 đến 1967.

Từ lộ vào đến chân núi khoảng 2 cây số rưỡi, qua những vườn cây ăn trái

và rừng tầm vong rất đẹp. Theo lối mòn lên núi, đi trong bóng râm của những

tàn cây, bên cạnh là dòng suối chảy róc rách, trên đầu là tiếng chim hót, ai

không cảm thấy tâm hồn sảng khoái. Nơi đây bao năm hứng chịu đạn bom tàn

phá, nay cây lành trái ngọt xum xuê, đón những bước chân du khách về thăm

với một chút trữ tình, lãng mạn nhưng không quên những con người bám núi giữ

làng, chịu đựng gian khổ và sẵn sàng hi sinh để có những ngày bình yên hôm

nay.

Từ Bụng Ông Địa, điểm giao nhận của giao liên, sang Ô Vàng, căn cứ của

Ban An ninh binh vận, Ban Tuyên huấn, đài Minh ngữ; đến hang Taylor của

Ban chỉ huy Quân sự tỉnh, lên điện Trời Gầm, cơ quan Tỉnh uỷ, đều có lối mòn

nối liền nhau trong vòng bán kính 3 kí-lô-mét. Có rất nhiều hang động ở Ô Tà

Sóc như hang Phụ nữ, hang Dân y, hang Hậu cần… Những khối đá chồng chất

lên nhau tạo thành những hang sâu kỳ vĩ, che chắn cho con người dưới bom

pháo giặc, bây giờ đang mời gọi những bước chân khám phá cùng với những

câu chuyện thần kỳ như là huyền thoại.

Cách Ô Tà Sóc 1 kí-lô-mét là đồi Ma Thiên Lãnh, cao khoảng 80 mét. Nơi

đây có một hang sâu mà năm 1969, máy bay giặc đánh bom làm một khối đá lớn

rơi lấp miệng hang, bảy chiến sĩ thuộc tiểu đội tiền tiêu của Đoàn 61 chủ lực

Miền bị kẹt trong đó không thể nào thoát ra được. Đồng đội bên ngoài phải nuôi

sống các anh bằng cách đổ cháo, sữa vào ống lồ ồ đục mắt thọc vào hang. Một

thời gian bị kiệt quệ các anh phải hi sinh rất thương tâm. Ba mươi tám năm sau,

Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang đã cho phá cửa hang để tìm hài cốt các anh

mang về an táng và dựng bia tưởng niệm tại nơi đây.

Page 34: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

CHÙA XÀ TÓN

Tri Tôn là một huyện có nhiều đồng bào dân tộc Khmer của tỉnh An Giang.

Người Khmer huyện Tri Tôn ở rải rác đều trong các xã và thị trấn.

Chùa Xà Tón là một trong những chùa của đồng bào Khmer nằm ngay khu

trung tâm văn hóa huyện lỵ Tri Tôn.

Tương truyền từ thuở xa xưa, vùng này còn hoang vu rậm rạp, con người

sinh sống thưa thớt, trên những ngọn cây cao lớn từng đoàn khỉ chuyền cành,

đôi lúc xuống chọc ghẹo, nắm kéo người qua lại. Khi người dân tộc chọn nơi

này để xây chùa đặt tên là Xvay Ton, xvay là khỉ, ton là kéo. Nhân dân địa

phương gọi trại ra là Xà Tón.

Chùa Xà Tón xây dựng từ lúc nào không rõ, nhưng theo các sư sãi và bô

lão cho biết là chùa có trên 300 năm. Lần đầu được xây dựng bằng gỗ, lợp lá,

nền đất đơn sơ. Qua một thời gian dài chùa được sửa chữa nhiều lần nhưng vẫn

giữ y trên nền cũ và đến năm 1896 chùa được xây dựng kiên cố cho đến ngày

nay.

Cũng giống như những ngôi chùa Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long,

chùa Xà Tón có bố cục và kiến trúc mang nét đặc thù của người dân tộc với nóc

nhọn và hai mái cong gộp lại. Trên nóc tháp chùa chính có tượng thần rắn Naga

nằm dài, tượng trưng cho sự bất diệt và dũng mãnh. Mái chùa được cấu trúc

hình tam cấp ngói đỏ, xanh, vàng trông đẹp mắt. Chung quanh ngôi chính điện

được bao bọc bởi các tháp nhỏ dùng để hài cốt người chết đã hỏa táng. Trên

đỉnh của các tháp được chạm thần Bay Yon bốn mặt (thần sáng tạo).

Chính điện rất rộng, trên bục cao thờ tượng Phật bằng xi măng với dáng

ngồi kiết già. Chùa có sân rộng, thoáng mát nhờ những hàng dừa và cây lâm vồ

bên hông chùa. Phía trước chùa có ao lớn trồng sen và bông súng, tăng thêm vẻ

đẹp của chùa.

Tại chùa Xà Tón, hàng năm có những ngày lễ thường kỳ như: Lễ Chol

Chnam Thmay, tức là lễ vào năm mới, giống như ngày tết Nguyên đán của

người Kinh, tổ chức vào các ngày 13, 14, 15 tháng 4 dương lịch. Lễ Pisát

bôchia, là lễ nhớ ơn Phật, tổ chức vào ngày rằm tháng 4 (âm lịch). Lễ Chol cà

sa, là lễ cấm cung sư sãi, không cho ra khỏi chùa trong 3 tháng. Lễ này bắt đầu

từ ngày rằm tháng 6 đến hết ngày rằm tháng 9. Lễ Pha chun bênh, tức lễ Đônta,

còn gọi lễ ông bà (giống như lễ thanh minh). Lễ này kéo dài 3 ngày, từ 29 thang

8 đến mung 1 tháng 9 âm lịch. Nhân dân quanh vùng mang bánh tét, hoa quả,

cơm canh đến chùa cúng để tỏ lòng biết ơn đối với người đã khuất và cầu phước

lành cho bản thân cũng như gia đình…

Page 35: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Lễ dâng y (Kà Thận), là sắm quần áo cho sư sãi, các vật dụng cần thiết cho

nhà chùa hoặc trường học trong làng.

Do ở tại trung tâm thị trấn Tri Tôn nên chùa Xà Tón có sức thu hút khách

tham quan và nhân dân quanh vùng đến chiêm bái rất đông đảo. Chùa được Bộ

Văn hóa công nhận di tích vào năm 1986.

ĐỒI TỨC DỤP

Tức Dụp còn gọi là ngọn đồi hai triệu đô-la, một ngọn đồi giàu có nhưng đó

lại là trị giá của bom đạn trong thời kỳ chiến tranh mà Mỹ cương quyết san bằng

nhưng bất lực.

Tức Dụp cao khoảng 300 mét, là một ngọn đồi của vùng núi Cô Tô, ngọn

núi có tên khá hoa mỹ là Phụng Hoàng Sơn, một trong những ngọn núi của dãy

Thất Sơn hùng vĩ, thơ mộng hiếm hoi của miền Tây nam nước Việt.

Người Khmer gọi Tức Dụp là Tức Chup. Tức là nước, chup là triền miên.

Có lẽ ngày xưa trên đồi có dòng suối chảy triền miên quanh năm nên mới có tên

này.

Tức Dụp thuộc huyện Tri Tôn tỉnh An Giang, là một ngọn đồi nhỏ nhưng

địa hình hiểm trở với nhiều tảng đá dựng cheo leo, tạo thành những lò ảng (hang

trong lòng núi) ăn luồng nhau như tổ ong. Nhờ đặc điểm ưu việt này, cộng với

tinh thần dũng cảm và mưu trí của quân dân An Giang, Tức Dụp đã trở thành

căn cứ kháng chiến lừng lẫy, nổi tiếng thế giới. Một trăm hai mươi tám ngày

đêm làm bó tay quân giặc với đầy đủ lực lượng: máy bay, pháo binh, bộ binh

đông như kiến cỏ ùn ùn bao vây, nhưng đều bị đánh bạt.

Tức Dụp là căn cứ an toàn của các đơn vị tỉnh An Giang và huyện Tri Tôn

lãnh đạo cuộc kháng chiến của quân dân An Giang đi đến thắng lợi, góp phần

vào đại thắng mùa xuân thống nhất đất nước. Quân địch đã sử dụng những vũ

khí tối tân nhất: Pháo đài bay B52, bom napal, xăng đặc, rốc-kết, pháo đủ loại và

những đơn vị tác chiến thiện nghệ nhất để bao vây và tiêu diệt đồi Tức Dụp,

nhưng không thể xuyên thủng được tuyến phòng ngự kiên cố từ các lò-ảng cheo

leo. Dù ngọn đồi phải trọc đầu vì gánh chịu hàng ngàn tấn bom đạn, hủy diệt cả

cây xanh, mầm sống, chỉ còn lại trái tim yêu nước nồng nàn của những chiến sĩ

để hun đúc sức chiến đầu bền bỉ và mãnh liệt. Sự sống của họ là sự sống của quê

hương đất nước. Mặc dù bị bao vây trùng điệp nhưng trên đồi còn ngọn cờ Cách

mạng là nhân dân còn vững niềm tin và tìm mọi cách để tiếp tế.

Page 36: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Hòa bình, đồi Tức Dụp bắt đầu trở lại màu xanh cây lá và trở thành một di

tích lịch sử được Bộ văn hóa xếp hạng, được nhiều đoàn khách trong và ngoài

nước đến tham quan. Vài năm gần đây, với quang cảnh hữu tình, nằm bên cạnh

ngọn núi Cô Tô cao xanh vời vợi dưới trời mây trắng, Tức Dụp lại đón khách du

lịch lũ lượt kéo về chiêm ngưỡng chiến tích, hít thở không khí trong lành, ngắm

cảnh núi non hùng vĩ… Ngành du lịch địa phương đã xây dựng một chiếc cầu đi

vòng lên đồi, du khách không còn phải leo trèo trên các gộp đá như ngày xưa

nữa mà có thể thong dong đi tham quan các di tích như hang C.6, hang Quân y,

hang Thanh niên, hội trường Tỉnh ủy… Trong các lò-ảng đã được bắc thang lên

xuống, lót vạt bằng phẳng, giúp người tham quan dễ dàng đi lại.

NHÀ MỒ BA CHÚC

Nhà mồ Ba Chúc là một địa điểm ghi dấu tội ác man rợ của bọn diệt chủng

Pôn-pốt đã xâm lược và sát hại hàng ngàn người dân Ba Chúc.

Ba Chúc là một xã miền núi thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, cách biên

giới Việt Nam – Campuchia 7 kí-lô-mét, có nhiều đồng bào dân tộc Khmer sinh

sống và là trung tâm của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.

Trong chiến tranh biên giới Tây Nam, tại xã Ba Chúc, bọn diệt chủng Pôn-

pốt đã tập trung hàng sư đoàn đánh vào trên 30 lần, bắn hàng nghìn quả pháo

vào các khu dân cư đông đúc. Chúng đi đến đâu là đốt phá nhà cửa, cướp bóc tài

sản, hãm hiếp phụ nữ, giết người hàng loạt đến đó. Những thủ đoạn giết người

man rợ hơn cả thời kỳ trung cổ được chúng thực hiện như: Người lớn chúng đập

đầu bằng búa, bằng dùi; trẻ em bị xé xác làm hai ném vào lửa hoặc thảy lên trên

không rơi xuống đất cho chết; riêng phụ nữ, chúng hành hạ, hãm hiếp, dùng tầm

vông đâm xuyên qua cửa mình một cách dã man. Qua 11 ngày lấn chiếm (từ 18-

4-1978 đến 29-4-1978), giặc đã giết hại dân lành xã Ba Chúc hơn 3.000 người.

Nhà mồ Ba Chúc là di tích căm thù bọn Pôn-pốt được xây dựng vào năm

1979 trên một khoảng đất rộng khoảng 3 ngàn mét vuông giữa hai chùa Phi Lai

và Tam Bửu, cách núi Tượng (Liên Hoa Sơn) 100 mét về hướng đông. Nhà mồ

có hình lục giác, mỗi trụ cột đỡ mái nhà được kiến trúc hình tượng như bàn tay

cầm chuôi kiếm đẫm máu đang giương thẳng lên thể hiện ý chí căm thù. Bên

trong nhà mồ là một khung hộp kiếng tám cạnh, chứa đựng 1.159 bộ hài cốt

gom được của những người dân vô tội bị bọn diệt chủng Pôn Pốt thảm sát.

Page 37: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Hiện nay, nhà mồ Ba Chúc được xây dựng lại với kiến trúc hình búp sen

màu trắng, bên trong là những dãy khung kiến đựng hài cốt treo trên cao, không

gian rộng rải và thoáng đãng.

Hàng năm, vào ngày 16 tháng 3 âm lịch, kỉ niệm giặc thảm sát làng Ba

Chúc, nhân dân tập trung tại nhà mồ cúng tế và tổ chức ngày giỗ hội căm thù.

CHÙA TAM BỬU

Chùa Tam Bửu xây dựng năm 1882 do ông Ngô Tự Lợi, một sĩ phu yêu

nước của phong trào Cần Vương bị Pháp truy nã từ Mỹ Tho chạy về Ba Chúc,

dựng chùa để che mắt địch. Chùa Tam Bửu là tổ đình của đạo Tứ Ân Hiếu

Nghĩa. Trong chùa, còn lưu giữ Long đình, vật gia bảo của đạo.

Vào đầu năm 1978, khi bọn Pôn-pốt đánh sang, nhân dân khắp nơi trong xã

chạy vào chùa trú ẩn. Ngày 13-4-1978 (rằm tháng 3 âm lịch), quân Pôn-pốt bắn

pháo vào hậu liêu của chùa, làm một mảng tường hư sụp, đồng bào vào trú ẩn tại

đây vừa bị thương, vừa bị tường đè, tiếng kêu la thảm thiết, máu loang đầy nền

chùa làm 20 người bị thương, 40 người chết. Người chết, người bị thương nằm

chồng chất lên nhau. Đến ngày 20-4-1978, bọn Pôn-pốt tràn vào chùa lần thứ

hai, chúng bắt hơn 700 người đem ra khỏi chùa cướp hết đồ đạc rồi phân ra nam,

nữ. Nam đưa về hướng cánh đồng Lạc Quới, nữ về hướng kinh Năm Xã, còn lại

bốn người già yếu bệnh tật đi không nổi chúng lôi vào nhà khách bắn chết, sau

đó đốt chùa. Riêng hơn 700 người bị bắt chỉ có 2 người sống sót trở về, còn bao

nhiêu chúng hành hạ, hãm hiếp phụ nữ và giết hết ngoài cánh đồng gần chùa.

CHÙA PHI LAI

Chùa Phi Lai nằm đối diện chùa Tam Bửu cách núi Tượng hơn 100 mét về

hướng đông, được xây dựng vào ngày 19-1-1877, do tín đồ đạo Tứ Ấn Hiếu

Nghĩa dựng lên.

Ngày 13-4-1978, bọn Pôn-pốt dùng pháo lớn bắn vào xã Vĩnh Gia, An

Nông, Lạc Quới và Ba Chúc, nhân dân quanh vùng phải chạy vào chùa Phi Lai

để tránh đạn pháo. Đồng bào tin vào đình, chùa, miếu, nên số người vào ẩn náu

trong chùa trên 250 người.

Page 38: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Đến ngày 20-4-1978, quân Pôn Pốt tràn vào chùa Phi Lai, chúng bắn bừa

bãi vào hầm trú ẩn của nhân dân làm chết hơn 50 người, những người sống sót

chạy ra ngoài cũng bị chúng sát hại, thây nằm chồng chất quanh chùa khoảng

100 người. Dưới bàn thờ Phật có 40 người ẩn trốn, chúng dùng lựu đạn ném

xuống làm chết 39 người, chỉ còn một phụ nữ sống sót vì chị này ở sát trong kẹt.

Hiện nay chùa còn dấu nứt sau vụ thảm sát ấy.

Mười ngày sau, quân giặc bị đẩy lùi khỏi Ba Chúc, những người sống sót

trở về tìm lại người thân với nỗi đau kinh hoàng. Trên vách tường, bên hành

lang chùa còn in lại nhiều vệt máu hình bàn tay của trẻ em. Bên trong chùa có

những vòng máu phún lên vách tường cao đến 4 mét, có đường máu in trên

tường dài đến 7 mét. Trước chánh điện, máu và nước vàng ngập cao đến 2 tấc.

Chùa Phi Lai, chùa Tam Bửu và nhà mồ Ba Chúc được Nhà nước công

nhận di tích căm thù vào năm 1980.

NÚI TƯỢNG

Núi Tượng có tên chữ Hán là Liên Hoa Sơn, một trong bảy ngọn chính của

dãy Thất Sơn. Núi cao 145 mét, chu vi gần 4 ngàn mét, thuộc xã Ba Chúc,

huyện Tri Tôn.

Từ xa trông núi có hình con voi phục, trên sườn núi có một vồ đá nhô ra

giống như đầu con voi, nên dân gian gọi là núi Tượng. Trên núi có nhiều cây ăn

trái như xoài, mít, ổi, vú sữa… và rừng tầm vông, rừng tre lấy măng; nhiều đồi,

vồ, hang như đồi Ba Khoanh, vồ Đá Dựng, vồ Cao (Đảnh Thượng), vồ Giếng

Tiên, vồ Cây Da, vồ Phụng Hoàng San, hang Tám Ất, hang Ba Lê, hang Cây

Da… Trong chiến tranh biên giới Tây nam, khi quân Pôn-pốt tràn vào Ba Chúc,

nhiều người dân chạy không kịp đã kéo nhau lên núi ẩn trốn ở các hang nầy.

Bọn giặc dẫn chó săn đi lùng sục và tàn sát hầu hết dân lành, trong các hang xác

người chồng chất, nồng nặc mùi tử khí.

Đường lên núi có ba cấp, thấp nhất là Cung Đường, chặng giữa là Phụng

Hoàng San và cao nhất là Đảnh Thượng.

Núi Tượng ngày xưa rất hoang vắng. Năm 1876, Bổn sư Ngô Lợi dẫn tín

đồ đến đây khai phá lập nên làng An Định dưới chân núi Tượng và khai sáng

đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa phát triển đến ngày nay.

Page 39: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

NÚI NƯỚC

Núi Nước là một ngọn núi nhỏ, chỉ cao 54 mét và chu vi rộng hơn 1.000

mét, nhưng không hiểu sao lại được xếp vào Thất Sơn với tên Thủy Đài Sơn.

Người xưa chọn núi Nước có phải vì vị trí núi nằm ngay linh huyệt? Cách thị

trấn Ba Chúc và núi Tượng không xa, nên núi Nước được du khách đến viếng

khá đông đảo, nhất là mùa lễ hội.

Trên núi Nước hiện nay còn một ngôi chùa cổ là Linh Bửu tự, được xây

dựng từ năm 1880, thời Bổn sư Ngô Lợi đến đây lập làng An Định và khai mở

đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Trong hai năm 2011 – 2012, chùa được xây dựng lại

khang trang và to đẹp hơn. Chánh điện thờ Phật Thích Ca và đức Bổn Sư, bốn

góc thờ Thất thập nhị hiền, Thiên hoàng địa hoàng, Tứ đại trọng ân và Tiên tấn

hậu tấn. Phía sau thờ Tam giáo và Quan Âm Nam Hải.

Trên núi có một hồ nước nhỏ và tượng con qui lớn, có cây gừa cổ thụ

khoảng 100 năm tuổi, tạo thêm vẻ đẹp cho ngọn núi trông như một hòn non bộ

khổng lồ bên cánh đồng mênh mông.

NÚI CÔ TÔ

Như con chim khổng lồ sải cánh giữa đồng bằng, núi Cô Tô được đặt tên

Phụng Hoàng Sơn, là ngọn núi nằm phía cực nam và cao thứ nhì, 614 mét, của

dãy Thất Sơn.

Cô Tô chỉ cách thị trấn Tri Tôn vài cây số, có chu vi gần 15 kí-lô-mét.

Truyền thuyết kể rằng trong một đêm tối trời, các tiên ông trên núi Dài, núi Cấm

lấy đá nghịch ném xuống đồng bằng, sáng ra thành một ngọn núi, đá xếp chồng

chất lên nhau tạo thành những lò ảng (hang động), đó là Cô Tô ngày nay.

Trên Cô Tô cây cối dầy đặc và tươi tốt, rất hấp dẫn đối với những người

thích leo núi. Các con suối tạo thêm động lực cho người đi đường bởi những

dòng nước mát lạnh lúc ẩn lúc hiện trên sườn núi. Dưới chân núi có hồ Soài So

thơ mộng, quanh năm phẳng lặng soi bóng núi và mây trời cùng với những

chòm thốt-nốt lung linh. Hồ rộng 5 hecta, chứa khoảng 4 trăm ngàn mét khối

nước từ suối Vàng chảy xuống. Gọi là suối Vàng vì trong dòng suối có những

hạt cát vàng li ti lấp lánh. Từ hồ Soài So ta theo lối mòn lên núi, nếu gan dạ thì

đi honda ôm, những tay lái “lụa” sẽ đưa quí khách băng qua những đoạn đèo dốc

vô cùng hiểm trở. Từ Mũi Hải ta lên cốc Ông Bộ, rồi qua điện Năm Căn, viếng

Chân Tiên, nơi có bàn chân in sâu trên thềm đá. Ở đây là bàn chân phải và có

Page 40: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

một bàn chân trái bên núi Cấm. Muốn lễ Phật ta ghé chùa Bồng Lai hoặc chùa

Vân Long rồi lên vồ Hội ngồi nghỉ ngơi hóng gió trời lồng lộng trên mặt đá

phẳng rộng lớn. Nơi đây có hang dơi mà mỗi khi chúng bay ra mù mịt như đám

mây đen trời. Lên Cấp Nhì ta thăm điện Nam Hải rồi lên Cấp Nhất viếng điện

Kín, một hang sâu trên đỉnh núi. Ở Cấp Nhất ta quan sát toàn cảnh dãy Thất Sơn

và có thể nhìn thấy biển Hà Tiên vào những lúc trời quang mây tạnh.

Ngày xưa, những xóm nhà trên Cô Tô dùng ống lồ ồ đục mắt, chẻ đôi nối

nhau thành máng dẫn nước từ trên suối xuống tận xóm, tới mỗi nhà có máng dẫn

nước rẽ vào từng lu hủ hoặc nhà bếp. Trong lòng máng người ta khoét một lổ

tròn rồi dùng nút bần bít lại, khi cần dùng thì mở nút cho nước chảy xuống như

nước máy. Nhà nào cũng có nước sử dụng quanh năm, gọi là suối lồ ồ. Ngày nay

người ta đã thay thế bằng những ống nhựa.

NÚI BA THÊ

Núi Ba Thê cao 221 mét, có chu vi 4.220 mét, xưa ở xã Vọng Thê, nay

thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn. Núi vốn tên là Hoa Thê Sơn, nhưng vào

triều vua Minh Mạng vì kỵ uý Hoàng hậu Hồ Thị Hoa nên phải đổi thành Ba

Thê.

Năm 2002, trong chương trình phát triển du lịch, huyện Thoại Sơn đã cho

tu sửa, tráng bê-tông con đường lên núi dài 2 kí-lô-mét, rộng khoảng 3 mét. Tuy

con đường ngoằn ngoèo, quanh co, dốc đứng nhưng du khách có thể đi lại dễ

dàng bằng xe gắn máy, ô-tô loại nhỏ. Lên lưng chừng núi, đến ngã ba rẽ về

hướng bắc là đường lên Thạch Đại Đao. Tương truyền trong một đêm mưa sấm

chớp, sét đánh trúng một tảng đá lớn làm vỡ tung và lộ ra cây đao bằng đá

khổng lồ. Người ta đã dựng đứng lưỡi dao lên trời trông rất oai nghi, xây mái

che hình lục giác để bảo vệ và khách thập phương đến chiêm bái rất đông. Rời

Thạch Đại Đao lên đỉnh núi ta viếng Chót Ông Tà rồi trở xuống ngã ba để lên

đỉnh thứ hai thăm chùa Sơn Tiên. Chùa xây dựng năm 1933, đến năm 2006 được

tu sửa lại khang trang như ngày hôm nay. Trước sân chùa có tượng Quan Âm

đứng trên toà sen cao 8 mét. Bên phải chùa là hòn đá to cao chừng 3 mét, có nấc

thang cho du khách leo lên xem bàn chân tiên in trên mặt đá.

Chếch về bên trái, dưới chùa khoảng 10 mét là nhà trưng bày Óc Eo được

xây dựng theo hình linga cao 20 mét, đường kính 10,9 mét, chu vi khoảng 40

mét, được công nhận kỷ lục kiến trúc hình linga lớn nhất Việt Nam. Cửa chính

quay về hướng đông. Ở hai bên cửa có tượng thần Ganesa hình người đầu voi

Page 41: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

với tư thế ngồi canh giữ. Nhà bảo tàng trưng bày hàng trăm cổ vật khai quật

được từ các di chỉ Óc Eo.

NỀN VĂN HÓA ÓC EO VÀ LINH SƠN TỰ

Nền văn hóa Óc Eo là một di tích khảo cổ độc đáo ở An Giang, được hình

thành và tồn tại khoảng 2.000 năm trước đây.

Hai bia đá và tượng Phật 4 tay là hiện vật cổ tại chùa Linh Sơn xã Vọng

Thê, nay là thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, là tác phẩm nghệ

thuật có giá trị cao. Từ thị xã Long Xuyên đi vào núi Sập khoảng 26 kí-lô-mét

và từ núi Sập vào Vọng Thê 12 kí-lô-mét, tại chợ Vọng Thê du khách đi theo

triền núi Ba Thê về hướng đông 2 kí-lô-mét là đến chùa Linh Sơn. Nơi đây cũng

thuộc vùng di chỉ văn hóa cổ Óc Eo nổi tiếng, được nhà khảo cổ người Pháp

Mallaret phát hiện từ năm 1942. Chùa cách gò Cây Thị 1,5 kí-lô-mét.

Chùa nằm trên khu đất cao dưới bóng những cây sao râm mát. Bên trong

chùa là cả một kho huyền thoại. Nguồn gốc lịch sử của hai bia đá và tượng Phật

4 tay này cho đến nay vẫn chưa được xác định chính xác, chỉ có thể biết rằng hai

bia đá khắc chữ cổ thuộc loại đá bùn, dầy 2 tấc. Theo các nhà khảo cổ, đây có

thể là chữ của dân tộc Phù Nam xưa có niên đại trên dưới 2.000 năm, thuộc nền

văn hóa Óc Eo. Trải qua một thời gian dài, hai bia đá vẫn còn nguyên vẹn, mặt

bia bị bào mòn, một bia chữ bị mờ, bia kia chữ còn rõ ràng.

Tượng Phật 4 tay do nhân dân phát hiện năm 1913, tại khu vực gần chợ Ba

Thê, mang về đặt lên giữa hai bia đá rất khít khao, từ đó người ta lập chùa thờ

và đặt tên là Linh Sơn tự. Dân địa phương gọi là chùa Phật Bốn Tay.

Theo giả định của các nhà khảo cổ học, tại hai bia đá và khu vực chùa Linh

Sơn có khả năng là trung tâm nền văn hóa cổ Óc Eo. Di tích của một thời quá

khứ với những công trình xây dựng qui mô, những tác phẩm nghệ thuật, những

kiến trúc độc đáo, những khu đô thị có tính chất lịch sử, cần phải nhờ vào khoa

học của ngành khảo cổ và các nhà nghiên cứu mới có thể làm sáng tỏ được

những bí mật còn nằm sâu trong lòng đất.

Trong những lần trùng tu chùa, tượng Phật với tư thế đứng được nghệ nhân

đấp thêm phần chân thành ngồi kiết già, tô chỉnh thêm mặt và thân, làm tượng

giống như Phật Thích Ca nhưng lại có 4 tay.

Bộ Văn hoá thông tin quyết định công nhận hai bia đá và tượng Phật 4 tay

là di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1988.

Page 42: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Từ đầu năm 2016, Nhà trưng bày văn hóa Óc Eo được xây dựng khang

trang, hoành tráng tại thị trấn trên diện tích rộng 400 mét vuông đã mở cửa phục

vụ khách tham quan với hơn 2 ngàn cổ vật.

HỒ ÔNG THOẠI

Từ thành phố Long Xuyên theo tỉnh lộ 943 đi 26 cây số là đến thị trấn Núi

Sập, huyện Thoại Sơn. Núi Sập được triều Nguyễn đặt tên là Thoại Sơn, lấy lên

ông Nguyễn Văn Thoại, người có công đào kinh đấp đường khai mở vùng đất

nầy.

Người xưa khéo đặt tên cho núi, ngọn núi chỉ cao 85 mét, chu vi 3.800

mét, nhưng qua thời gian bắn phá lấy đá kéo dài đã sập như cái tên của nó, thậm

chí chân núi còn bị móc thành hầm hố. Khi núi ngưng khai thác đá, năm 2000

chính quyền địa phương đã tận dụng địa thế nầy mở đường dẫn nước vào xây

dựng thành khu lòng hồ tuyệt đẹp.

Khu lòng hồ rộng khoảng 9 hecta, chia làm 3 hồ, hồ số 2 và 3 đang khai

thác; riêng hồ số 1 lớn nhất, đặt tên là hồ Ông Thoại, được đầu tư xây dựng

thành khu du lịch hơn 10 năm qua với những cảnh quan rất thơ mộng và hữu

tình. Mặt hồ trong veo, phẳng lặng, in bóng núi và mây trời man mác. Trên lòng

hồ có những cây cầu vòng bằng sắt sơn đỏ nối nhịp qua các mỏm đá như: Cầu

Mai An Tiêm, cầu Khoa Bảng, cầu Vọng Nguyệt. Trên một bệ đá là tượng Thoại

Ngọc Hầu đứng uy nghiêm chỉ tay về hướng kinh Thoại Hà. Phía sau tượng

Thoại Ngọc Hầu là bản dịch bia Thoại Sơn dựng bên triền núi. Quanh hồ, trên

các đảo đá nhỏ người ta đặt những tượng đá hình thần Siva, tháp Pongar, linga,

yoni… là những mô hình của cổ vật Óc Eo. Ở một góc khác là mô hình chùa

Một Cột đang soi bóng xuống mặt hồ lung linh. Trong hồ, ngoài các loài thuỷ

sản nước ngọt sinh sống còn có đàn cá tra màu hường. Đặc biệt, có khoảng 6

con cá vồ cờ sống dưới đáy hồ sâu, mỗi năm chỉ xuất hiện trên mặt nước đôi lần,

đó là vào những lúc trời thanh vắng, khí hậu se lạnh, chúng giương cờ đùa giỡn

trên mặt hồ, tạo nên sự thích thú cho người tình cờ chứng kiến. Du khách có thể

tận hưởng không khí trong lành trên mặt hồ bằng cách đi thuyền rồng, thiên nga.

Lòng hồ số 2, số 3 tuy còn hoang sơ nhưng có vẻ đẹp riêng của nó, giống

như một góc vịnh Hạ Long thu nhỏ. Du khách có thể bơi xuồng từ hồ nầy sang

hồ khác bằng đường hầm xuyên núi, thích thú như đi qua những hang động thiên

nhiên.

Xuống hồ thoả mãn rồi du khách có thể lên núi. Có hai đường lên núi,

một là đường bộ đã được xây nấc thang rất dễ đi, hai là con đường bê-tông vòng

Page 43: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

theo sườn núi dành cho xe 2 hoặc 4 bánh. Lên núi, du khách hóng gió, ngắm

cảnh, viếng chùa, thăm các hang đá, hang dơi…

BIA THOẠI SƠN

Bia Thoại Sơn là một di tích lịch sử đã in đậm dấu ấn từ hai thế kỷ qua, do

Thoại Ngọc Hầu dựng năm 1822. Thuở ấy, vùng núi Sập còn hoang dã, cây rừng

cỏ dại, người sống thưa thớt, các mương rạch thiên nhiên nhỏ hẹp, cỏ lau bùn

đọng.

Năm 1817, Thoại Ngọc Hầu về trấn thủ Vĩnh Thanh, ông chủ trương đào

con kinh Đông Xuyên – Rạch Giá, đầu kinh là Ba Bần ngày nay. Được triều

đình Huế chấp thuận, kinh khởi công vào năm 1818, huy động khoảng 1.500

nhân công. Kinh đào theo lạch nước cũ nên thuận lợi dễ dàng, một tháng đã

hoàn thành với bề rộng 50 mét, chạy dài tới Rạch Giá, hơn 30 cây số. Con kinh

này có một vị trí rất quan trọng trong việc giao thông vận tải và phát triển nông

nghiệp, nâng cao đời sống kinh tế và văn hóa của nhân dân trong vùng. Kinh

đào xong, ông được triều đình khen ngợi và cho lấy tên ông đặt tên kinh là

Thoại Hà.

Để đánh dấu một công trình trọng đại trong cuộc đời mình, Thoại Ngọc

Hầu soạn một bài văn khắc vào đá. Năm Minh Mạng thứ ba (1822), ông long

trọng làm lễ dựng bia và khánh thành miếu thờ sơn thần tại triền núi Sập. Đầu

bia đá chạm to hai chữ Thoại Sơn, chiều cao 3 mét, ngang 1 mét 2, bề dày 2 tấc,

mặt bia chạm đúng 629 chữ. Bia Thoại Sơn hiện nay vẫn còn ở y vị trí ban đầu

nét chữ Hán trên mặt bia còn sắc và đẹp. Bia Thoại Sơn là một trong ba công

trình di tích lịch sử loại bia ký nổi tiếng ở Việt Nam dưới chế độ phong kiến còn

lưu lại đến ngày nay.

Năm 1990, bia Thoại Sơn được Bộ Văn hoá công nhận là di tích lịch sử cấp

quốc gia.

AN HOÀ TỰ

An Hòa tự toạ lạc làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc ngày xưa,

nay là thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Chùa xây theo kiến trúc

chân phương truyền thống, có khuôn viên rộng 16.000 mét vuông, bốn nóc mái,

Page 44: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

chánh điện cao nhất, trước và sau thấp hơn, hậu tự một nóc hai mái xuôi nối với

chánh điện. Chùa rộng 300 mét vuông, cột gỗ, nền gạch, tường vôi, mái ngói đỏ,

khang trang, thoáng đãng. Trong chùa, ở hai bên có đại hồng chung, cổ trống

với 9 hình rồng tượng trưng cho Cửu Long giang. Chính giữa thờ tượng các vị

Phật Thích Ca, A Di Đà, Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Ca Diếp, A Nan, Ngọc

hoàng Thượng đế, Nam Tào, Bắc Đẩu và chân dung Đức Huỳnh Giáo chủ.

Theo tư liệu ghi lại, chùa xây dựng năm 1850, do ông Phạm Miên, sinh

năm 1817, người Cao Bằng lưu lạc vào đây và định cư ở thôn Mỹ Lương. Ban

đầu, ông vẹt lau sậy cất một thảo am cột tre, lợp tranh để tu hành và trị bệnh cho

dân. Ông mất năm 1900, thọ 84 tuổi, rất được dân làng kính trọng. Năm 1901,

ông Thủ toạ Thình ở Mặc Cần Dưng đến ở, sửa lại am, thay bằng cột gỗ lợp lá

thoáng rộng. Ông thỉnh hình Phật bằng giấy về thờ, sắm chuông, mõ tụng niệm

nên từ đó người ta gọi là chùa. Năm 1927 ông Thình mất, Yết ma Lê Minh

Thường cũng ở Mặc Cần Dưng lên thay. Năm 1935, chùa hư hỏng nặng, ông

Thường không có khả năng tu sửa nên giao cho lại cho làng, các Hương chức

vận động cất lại chùa bằng cột gỗ, tường vôi, lợp ngói. Năm 1936 chùa xây

xong, các Hương chức thỉnh tượng Phật bằng xi-măng về thờ thay cho hình giấy

tạo thêm vẻ tôn nghiêm. Đến năm 1952, Đức Ông Huỳnh Công Bộ, thân sinh

của Đức Huỳnh Giáo chủ, đứng ra lo việc trùng tu chánh điện, hậu tổ, đông

lang, tây lang, nhà khói… nên chùa khang trang hơn. Năm 1972 chùa mở rộng

hậu đường, sân tráng xi-măng, đón khách thập phương tấp nập đến viếng. Có hai

cổng chính vào chùa là đông môn và tây môn.

Hằng năm, vào các ngày Đại lễ 18 tháng 5, ngày Đức Huỳnh Giáo chủ khai

sáng đạo Phật Giáo Hoà Hảo và ngày đản sinh Đức Huỳnh Giáo chủ 25 tháng 11

âm lịch, hàng triệu lượt tín đồ, du khách về chùa dự lễ, cúng bái.

CỘT DÂY THÉP LONG ĐIỀN A

Cột dây thép Long Điền A, huyện Chợ Mới được xây dựng từ cuối thế kỷ

19, để thực hiện hệ thống thông tin và liên lạc của chính quyền thực dân Pháp.

Cột dây thép hình tháp chóp vuông cao 30 mét với 4 chân trụ vững chắc,

mỗi chân bằng thép hình chữ L nối kết không đều. Ngoài ra để chịu lực, được

gia cố thêm bằng những thanh thép bắt chéo gấp khúc ở giữa từng khoảng.

Cột dây thép nổi tiếng do gắn với lịch sử đấu tranh Cách mạng của Đảng bộ

và nhân dân huyện Chợ Mới nói riêng và tỉnh An Giang nói chung, trong những

ngày đầu thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, là điểm treo lá cờ Đảng đầu tiên

Page 45: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

của phong trào Cách mạng tỉnh An Giang và cũng là điểm tập hợp quần chúng

đấu tranh của Chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam huyện Chợ Mới năm 1930.

Lá cờ Đảng đầu tiên được treo trên đỉnh cột dây thép và tiếp theo lá cờ thứ

hai lớn hơn được treo vào dây thép và gió đưa ra giữa sông do dây quằng. Ông

Lê Văn Đỏ đã lãnh trách nhiệm treo cờ với sự hỗ trợ của quần chúng. Cờ đỏ búa

liềm phất phơi tung bay làm cho kẻ thù lo sợ, còn nhân dân thì phấn khởi. Sau

đó cờ Đảng được tiếp tục treo ở nhiều nơi trong huyện.

Với kỳ tích ấy, năm 1990 cột dây thép ở xã Long Điền A, huyện Chợ Mới

được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử.

CHÙA ĐẠO NẰM

Chùa Đạo Nằm được cất bằng cây lá vào năm 1953 tại Cù Lao Giêng, xã

Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới. Chùa có tên là Thành Hoa tự, do sư Tịnh Nghiêm, thế

danh Trần Hữu Thế, sinh năm 1904, quê Đồng Tháp, xây dựng. Ông xuất gia từ

năm 18 tuổi, đến năm 22 tuổi nằm đại định trên thuyền Bửu Liên suốt 9 năm

không nói, mỗi ngày chỉ ăn một bữa, nên dân gian gọi là Đạo Nằm. Ông viên

tịch năm 1954, nhục thân đặt trong ngôi tháp cao 3 tầng, trang trí sặc sỡ, nằm

bên cạnh chùa.

Năm 1970 - 1971 chùa được trùng tu, xây lớn chánh điện, mái cong lợp

ngói, nóc ba tầng, vách trang trí hình toà sen, kiến trúc đẹp trong khuôn viên

rộng gần 5 hecta.

Hiện trong nhà thờ Tôn sư còn di ảnh ông Đạo Nằm. Chùa cũng lưu giữ

những di vật của ông như chiếc thuyền Bửu Liên ông nằm đại định, chiếc xe hơi

bốn bánh của ông sử dụng lúc tại thế.

Hằng năm, vào ngày rằm tháng hai là lễ giỗ ông Đạo Nằm, khách đến viếng

chùa rất đông.

NHÀ THỜ CÙ LAO GIÊNG

Nhà thờ Cù Lao Giêng toạ lạc tại xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, ban đầu

chỉ xây dựng đơn sơ bằng tre lá. Khi giáo dân phát triển, nhà thờ cũ xuống cấp,

họ đạo quyết định xây mới và khởi công năm 1875, hoàn thành cuối năm 1887.

Nhà thờ được thiết kế theo kiểu roman, chiều dài 52 mét, ngang 16 mét.

Toà tháp chuông cao 35 mét, trên hình bầu tròn, dưới hình vuông với nhiều

Page 46: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

đường nét hoa văn chạm trỗ công phu, tinh xảo. Trong tháp chuông có hai quả

chuông đồng đặt ở lầu một và lầu thượng. Lòng nhà thờ có ba căn, căn chính

rộng 8 mét, hai căn phụ mỗi căn rộng 4 mét. Trần nhà thờ là mái vòm hình bán

nguyệt cao vút với những đường viền hoa văn rất đẹp. Chánh diện thờ tượng

Đức Bà.

Từ khi xây dựng đến nay, nhà thờ qua nhiều đợt trùng tu vào các năm

1924, 1960, 1994, 2003… nên ngày càng khang trang.

Nhà thờ Cù Lao Giêng có kiến trúc đẹp, nguy nga giữa vùng cù lao xanh

rờn cây trái.

CHÙA BÀ LÊ

Chùa Bà Lê ở xã Hội An, huyện Chợ Mới là một di tích lịch sử được Nhà

nước công nhận vào năm 1986. Từ Long Xuyên qua bắc An Hòa đến chợ Cái

Tàu Thượng mất khoảng 14 cây số, vô rạch Cái Tàu khoảng 1 cây số nữa là đến

chùa.

Chùa mang tên Bà Lê vì được cất trên mảnh đất của bà Ông Thị Lê (pháp

danh Diệu Tâm). Lúc đầu, bà Lê dựng chùa bằng tre lá vào năm nào không ai

còn nhớ rõ, chỉ biết rằng năm Nhâm Tuất (1922), Hòa thượng Thích Quảng Đạt

tu sửa lại và lấy tên là Phước Hội tự.

Năm 1925, Thích Bửu Đồng (thế danh Ngô Văn Chẩm) là đồ đệ của Hòa

thượng Thích Quảng Đạt đến ở. Năm 1965, Hòa thượng Quảng Đạt mất, thầy

Thích Bửu Đồng trụ trì. Đến năm 1985, Hoà thượng Thích Bửu Đồng viên tịch,

con trai của thầy là Ngô Hông Lăng tiếp tục trụ trì cho đến ngày nay.

Nói đến chùa Bà Lê là phải nói đến những sự kiện lịch sử quan trọng, vì

đây là cơ sở Cách mạng hết sức đặc biệt, vững chắc ngay từ khi mới gầy dựng

trong thời kỳ Cách mạng còn hoạt động bí mật cho đến ngày đất nước hoàn toàn

giải phóng. Hòa thượng Thích Quảng Đạt là người giàu lòng yêu nước, bác ái,

kiên cường, dũng cảm trước sự đàn áp của giặc. Hết lòng lo cho dân làng khi

gặp khó khăn, hoạn nạn nên Hòa thượng được mọi người tôn kính. Năm 1946,

chùa trở thành trụ sở của chính quyền Cách mạng (Ủy ban kháng chiến hành

chánh xã). Tháng 4-1948, ta tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân xã tại chùa Bà

Lê. Trong cuộc bầu cử này, nhân dân đã thể hiện tinh thần làm chủ rất cao mặc

dù còn đang kháng chiến chống Pháp. Những cuộc hội nghị, họp báo thường tổ

chức tại đây. Cũng từ cơ sở này, một đội ngũ chiến sĩ Cách mạng kiên trung của

Đảng ra đời, trong đó có anh hùng liệt sĩ Huỳnh Thị Hưởng. Trong chùa thờ

những bài vị dưới hình thức tôn giáo, nhưng thực ra đó là những bài vị của các

liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Page 47: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Hằng năm, chùa tổ chức trang trọng các lễ giỗ của các vị tổ sư là Bà Lê vào

ngày 29 tháng giêng đến ngày 1 tháng 2 âm lịch, Hoà thượng Thích Quảng Đạt

vào ngày 18 và 19 tháng 2 âm lịch, Hoà thượng Thích Bửu Đồng ngày 23 và 24

tháng 4 âm lịch.

CHÙA GIỒNG THÀNH

Chùa Giồng Thành có tên là Long Hưng tự xây dựng vào năm 1875, do

Hòa thượng Trần Minh Lý đứng ra trông coi, toạ lạc tại xã Long Sơn, trước

thuộc huyện Phú Tân, nay thuộc thị xã Tân Châu, nằm trên địa điểm Cái Thành

xưa giáp dòng sông Tiền. Chùa có tên Giồng Thành vì được xây trên một giồng

đất cao và trên nền hào thành của nhà Nguyễn trước đây.

Từ năm 1875 đến nay chùa đã trải qua 4 lần tu sửa, từ nền đất, tre lá đơn sơ

đến nền gạch, tường vôi, lợp ngói như bây giờ. Ngày nay chùa Giồng Thành là

một ngôi chùa to lớn, khang trang với khung cảnh đẹp hấp dẫn du khách đến

tham quan.

Chùa Giồng Thành xây dựng theo chữ song hỷ, gồm 3 gian chánh điện, nhà

giảng và hậu tổ. Chánh điện và nhà giảng 3 nóc, hậu tổ 2 nóc. Mái chùa lợp ngói

móc, cột gỗ căm xe, chánh điện xây gạch có vẽ rồng. Mặt gió thiết kế theo kiểu

Ấn Độ, trên nóc chùa phía trước có tháp 2 tầng hình phễu, bên phải và bên trái

nóc chùa có hai tháp.

Vào năm 1922, tại xã Long Sơn xuất hiện Hội Kèo Xanh, Kèo Vàng của

Phan Xích Long thu hút những người có tinh thần yêu nước chống lại bọn thực

dân Pháp.

Tại chùa Giồng Thành, Hòa thượng Nguyễn Văn Điền là người có tư tưởng

tiến bộ, nhìn thấy sự áp bức bóc lột của bọn thực dân tay sai, đã tham gia trong

Hội Kèo Vàng.

Năm 1923, từ chùa Giồng Thành, những hoạt động của phong trào yêu

nước loan toả ra các vùng phụ cận ngày càng sôi nổi. Dưới hình thức tôn giáo,

chùa được nhân dân xa gần đến viếng rất đông đảo. Nhân cơ hội này, Hòa

thượng Nguyễn Văn Điền tập họp những người yêu nước kháng Pháp. Cách nay

hơn 80 năm, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Hồ Chủ tịch), trên đường

hoạt động cách mạng đã đến đây trú ngụ từ năm 1928 đến 1929. Cụ truyền bá

chủ nghĩa yêu nước cho nhân dân quanh vùng.

Chùa Giồng Thành được Nhà nước công nhận di tích lịch sử vào năm 1986.

Page 48: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

GIỒNG TRÀ DÊN VÀ NÚI NỔI

Giồng Trà Dên ngày xưa là một giồng đất hoang vu mọc đầy tre rừng dài

gần 10 kí-lô-mét, chiều rộng từ 500 đến 600 mét, thuộc xã Tân An, huyện Tân

Châu; ngày nay thuộc xã Tân Thạnh, thị xã Tân Châu.

Giồng Trà Dên hình thành từ cuối thế kỉ 17, do một người địa phương đứng

ra vận động dân làng đào hào đắp luỹ chống lại giặc biên giới thường sang quấy

nhiễu, cướp bóc. Giồng đất ấy ban đầu được gọi là Tà Veên, theo tiếng Khmer

có nghĩa là kính trọng và mang ơn người đắp luỹ bảo vệ sự sống yên lành của

người dân, lâu ngày đọc trại thành Trà Dên.

Trong kháng chiến, giồng Trà Dên là căn cứ Cách mạng của xã Tân An và

huyện Tân Châu. Nhiều cuộc khởi nghĩa ở nơi khác thất bại, các sĩ phu cũng lui

về đây ẩn náu để tạo dựng lại cơ sở.

Trong những năm 1960, giặc nhiều lần tổ chức tấn công giồng Trà Dên

nhưng do địa hình phức tạp, hiểm trở nên không xuyên thủng được.

Giồng Trà Dên đã trở thành di tích lịch sử và được dựng bia lưu niệm. Hoà

bình, người dân đã phá rừng để khai thác đất sản xuất nông nghiệp, nhưng các

địa điểm hoạt động kháng chiến vẫn còn như rạch Ông Tà, rạch Bà Cả, am Lôi

Thôi, chùa Phù Sơn…

Trong giồng Trà Dên có ngọn núi Nổi, tên chữ Hán là Phù Sơn. Tuy chỉ cao

10 mét, chu vi hơn 300 mét, nhưng vào mùa nước lên các cánh đồng xung quanh

ngập lênh đênh như biển cả, duy chỉ còn ngọn Phù Sơn nhô lên khỏi mặt nước

nên người ta gọi là núi Nổi.

Trên núi có ngôi chùa tên Phù Sơn tự, ngày xưa chỉ cất bằng tre lá đơn sơ

nhưng gần đây đã được trùng tu, xây tường lợp ngói đỏ khang trang. Trước chùa

có mô hình chiếc ghe đuôi chìm trong núi. Tương truyền ngày xưa có một vị vua

cùng đoàn tuỳ tùng đi ghe đến đây bị chìm và hoá thành ngọn núi nổi trên mặt

nước, nước dâng lên đến đâu núi nổi đến đó.

Trong kháng chiến, chùa là cơ sở nuôi chứa cán bộ hoạt động cho đến ngày

giải phóng.

Vào mùng 10 tháng 8 âm lịch hằng năm, nhân lễ cúng chùa Phù Sơn, thị xã

Tân Châu tổ chức Lễ hội Văn hoá thể thao Mùa nước nổi tại núi Nổi, thu hút

đông đảo bà con trong vùng đến xem văn nghệ, triển lãm, hội chợ, thi đấu bóng

chuyền, nhảy bao bố… và nhiều trò chơi khác.

Page 49: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

THÁNH ĐƯỜNG MUBARAK VÀ LÀNG CHĂM CHÂU GIANG

An Giang có hơn một vạn người Chăm sinh sống ở các làng Phum Soài

thuộc thị xã Tân Châu; Parek Sabau, Koh Koi, Koh Kakia (Đồng-Cô-Ky), Pulao

Ba (Cù Lao Ba), Koh Kapoa thuộc huyện An Phú, Mot Chruk (Châu Giang)

thuộc huyện Phú Tân; Katambong thuộc huyện Châu Phú; Vĩnh Hanh thuộc

huyện Châu Thành.

Người Chăm An Giang theo đạo Hồi, thờ thánh Ala, nên các nơi cư ngụ

đều có thánh đường. Một trong những thánh đường nguy nga, đẹp mắt, nghệ

thuật kiến trúc mang nét đặc thù của đạo Hồi, được Bộ văn hóa xếp hạng là

thánh đường Mubarak, ở xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân.

Thánh đường Mubarak được xây dựng do sự đóng góp tiền của và công sức

của tín đồ. Qua 5 lần trùng tu, sửa chữa, lần cuối cùng là thánh đường hiện nay,

được thiết kế bởi kiến trúc sư Mohamet Amin, người Ấn Độ.

Thánh đường có cổng chính hình vòng cung hoành tráng trước khoảng sân

rộng. Trên nóc, phía trước có tháp lớn 2 tầng, nóc tháp hình bầu dục, trong tháp

là biểu tượng trăng lưỡi liềm và ngôi sao, bốn góc có bốn tháp nhỏ, giữa có hai

tháp bầu tròn. Các vòm cửa chính đều mang hình vòng cung nhọn đầu. Hai bên

hông có 12 vòm hình vòng cung bọc quanh hành lang. Nhìn từ xa, thánh đường

giống như các đền thờ cổ của Ba Tư, Ấn Độ. Do đặc điểm của đạo Hồi nên bên

trong không thờ hình ảnh, cốt tượng.

Hằng năm, thánh đường tổ chức các kỳ lễ lớn như: Lễ sinh nhật giáo chủ

Mahomat (Muhamed) vào ngày 12 tháng 3 Hồi lịch, gọi là lễ Mâulút. Lễ Roja

Haji còn gọi là lễ đi hành hương đến thánh địa La Mecque vào ngày 10 tháng 12

Hồi lịch. Ngày tết của người Chăm là ngày 1 tháng 10 theo Hồi lịch, nối liền

theo lễ Ramadan, còn gọi là tháng ăn chay, kéo dài từ ngày 1 đến 30 tháng 9.

Trong những dịp lễ lớn này, người Chăm tề tựu về thánh đường thật đông

đảo và hành lễ theo đúng nghi thức của đạo.

Du khách đến viếng thánh đường Mubarak có thể kết hợp đi thăm làng

Chăm Châu Giang với hơn 500 hộ sinh sống trong những ngôi nhà sàn gỗ bên

vườn cây ăn trái sai quả và những cô gái Chăm xinh đẹp bên khung cửi.

Page 50: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

ĐÌNH ĐA PHƯỚC

Đình Đa Phước thuộc huyện An Phú tỉnh An Giang. Năm 1832, cư dân

người Việt đến vùng đất này lập nghiệp đã dựng nên ngôi đình bằng cây lá. Đến

năm 1908, đình thần được Hương cả Lê Hữu Dõng, ông phủ Vương Bửu Ngưu

xây cất lại với cột gỗ tròn căm xe, đường kính 4 tấc, tường xây gạch tô hồ vôi

dầy 2 tấc, mái đình uốn cong lợp ngói ống, còn nguyên trạng đến ngày nay.

Đình chia thành 3 gian, 2 chái, trước chính điện là nhà văn và nhà võ khá

thoáng rộng phục vụ cho lễ hội hàng năm với số người tham dự đông đảo. Chính

điện có 4 hàng cột ngang. Các thanh xiên, vĩ kèo cùng 4 cột tứ trụ đỡ nóc cổ lầu,

mái ngói tam cấp. Các vĩ kèo và cột chống đều được bàn tay nghệ nhân chạm trổ

hoa văn sắc sảo. Trên nóc đình và nhà văn được tô điểm thêm những tượng

lưỡng long tranh châu, bát tiên, âm dương, hoa lá, điểu thú; biểu tượng cho sự

sung túc, hạnh phúc, an khang.

Nội thất ngôi đình với 17 bao lam, 28 liễn đối và 35 bức hoành phi được

chạm khắc tinh vi, đạt tính nghệ thuật cao với các đề tài hoa lá, rồng mây, muôn

cầm điểu thú, tứ linh, bát tiên, cá hóa long… chuyển tải ý nghĩa cầu cho quốc

thái dân an, phong hòa vũ thuận, dân an vật thịnh và ca ngợi công đức tôn thần.

Tất cả đều được sơn son thếp vàng, mang vẻ trang nghiêm, hoa mỹ, hoành tráng,

và tao nhã.

Đình thờ Chưởng cơ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, người có công khai

mở và gìn giữ vùng đất An Giang. Bộ Văn hóa đã công nhận đình Đa Phước là

di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1999.

BÚNG BÌNH THIÊN

Búng Bình Thiên nằm giữa sông Bình Di và sông Hậu, thuộc các xã Quốc

Thái, Nhơn Hội và Khánh Bình của huyện An Phú. Mùa khô, diện tích búng

rộng trên 200 hecta, sâu khoảng 6 mét; đến mùa nước nổi dâng cao, diện tích

búng lên đến 900 hecta. Búng có hai phần, búng Lớn và búng Nhỏ. Búng nhỏ

chỉ rộng hơn 10 hecta và sâu nhất là 5 mét vào mùa khô.

Truyền thuyết kể rằng một viên tướng Tây Sơn đuổi giặc tới đây gặp hạn

hán quân sĩ không có nước uống, ông bèn ngữa mặt khấn với trời cao rồi cắm

thanh gươm xuống đất, bỗng có một dòng nước bắn vọt lên trong tiếng reo hò

của quân sĩ. Dòng nước nầy đã thành búng Bình Thiên và người dân ở đây còn

Page 51: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

gọi là hồ Nước Trời. Ở Nam bộ, búng lớn hơn hồ, nên khi gọi búng là người ta

hình dung được nó mênh mông cở nào.

Búng Bình Thiên nối liền với sông Bình Di, một con sông thiên nhiên

ngoằn ngoèo khúc khuỷu có đôi bờ dốc đứng rất đẹp, bắt nguồn từ sông Hậu tại

xã Khánh Bình và chảy vào búng Lớn.

Bao quanh búng là các gờ và gò đất cao, tạo thành bờ tự nhiên, xen kẽ có

những cửa thông nước ra sông. Mặc dù nước từ sông đổ vào có khi vẩn đục phù

sa nhưng khi tới búng thì trở nên trong xanh. Trong búng là nguồn thuỷ sản

nước ngọt tự nhiên, có những chòm bè nhỏ nuôi cá điểm thêm vẻ đẹp nên thơ

trên mặt búng phẳng lặng.

Hằng năm vào khoảng cuối tháng 8, khi nước nổi dâng cao, huyện An Phú

tổ chức Liên hoan Văn hoá Mùa nước nổi tại búng Bình Thiên với nhiều loại

hình văn hoá nghệ thuật, tạo nên không khí sôi nổi, nhộn nhịp với đèn hoa lấp

lánh đủ màu sắc rất đẹp trên mặt nước hữu tình.

Búng Bình Thiên hiện đang khai thác du lịch với lợi thế từ thiên nhiên và

làng Chăm Nhơn Hội bên cạnh. Người ta gọi búng Bình Thiên là viên ngọc xanh

giữa vùng biên giới yên bình.

Page 52: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

L À N G N G H Ề

___________________________________________________________________________

Ở An Giang hiện nay có khoảng 34 làng nghề, được Uỷ Ban nhân dân

tỉnh công nhận 25 làng nghề. Xin giới thiệu một số làng nghề tiêu biểu để khách

du lịch có thể tham quan.

LỤA TÂN CHÂU

Từ đầu thế kỉ 20, lụa Tân Châu, An Giang, đã nổi tiếng trong và ngoài

nước, bán rất chạy và xuất khẩu qua thị trường nhiều nước ở châu Á và châu Âu.

Nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển mạnh ở Tân An, Vĩnh Hoà. Dọc hai bên

đường làng là những ruộng dâu xanh ngát ra tận các bãi lan bồi. Những ngôi nhà

hai bên đường chất đầy kệ nong tằm.

Lụa Tân Châu mềm óng ả, hoa văn đẹp, màu sắc không phai nhờ nhuộm

bằng những chất liệu thiên nhiên. Nhất là lãnh Mỹ A tơ mịn, màu đen bóng nhờ

nhuộm bằng trái mặc nưa, phụ nữ rất ưa chuộng, nổi tiếng là “nữ hoàng” của các

loại tơ. Cái độc đáo của lãnh Mỹ A là mùa đông mặc vào thì ấm, mùa hè thì mát.

Để có một vóc lụa đẹp, người thợ dệt phải chọn tơ rất kỹ, sợi tơ thật đều

lụa mới mịn. Dệt xong phải ngâm, rồi xả, phơi khô, ủ nhựa cây, nhuộm màu và

phơi nắng. Nhựa cây phải chọn cây rừng đúng mùa, phơi nắng phải chọn nắng

dịu, nhuộm phơi ít nhất phải hai lần.

Khi hàng vải công nghiệp nước ngoài đa dạng và phong phú tràn ngập

vào nước ta, lụa Tân Châu gặp nhiều thăng trầm, đôi lúc mai một. Gần đây, một

số du khách nước ngoài tình cờ phát hiện ra vẻ đẹp của lụa Tân Châu đã đến đặt

hàng cung cấp cho thị trường thời trang châu Âu.

THỔ CẨM VĂN GIÁO VÀ CHÂU PHONG

Thổ cẩm An Giang nổi tiếng từ những làng nghề của dân tộc Chăm và

Khmer, tiêu biểu là làng dệt Văn Giáo của người Khmer ở huyện Tịnh Biên và

Châu Phong của người Chăm ở thị xã Tân Châu.

Page 53: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Thổ cẩm của người dân tộc có nhiều màu sắc, hoa văn sắc sảo, nhiều mặt

hàng đa dạng và phong phú như: Sà-rông, khăn tắm, khăn đội đầu, khăn trải bàn,

khăn choàng, vải, túi xách, hàng lưu niệm... Hợp tác xã Thổ cẩm Châu Giang ở

Phũm Xoài, xã Châu Phong có đến 160 sản phẩm.

Hiện nay, các cơ sở vẫn dệt thủ công nhưng đã biết cải tiến kỹ thuật, kết

hợp truyền thống và hiện đại, nên các công đoạn dệt nhanh hơn, đẹp hơn. Tuy

vậy, để hình thành một sản phẩm, người thợ dệt phải có óc thẩm mỷ, tốn công

tốn sức, qua những công đoạn tỉ mỉ và công phu.

Người thợ phải hình thành trong đầu những hoạ tiết hoa văn và màu sắc

rồi mới tiến hành nhuộm tơ theo ý mình. Trong lúc nhuộm phải đánh dấu từng

đoạn tơ theo từng màu và bọc kín lại thành từng khúc, sau đó nhuộm đoạn nào

thì mở ra và khi nhuộm xong phải bọc kín lại để nhuộm tiếp đoạn khác. Có

những tấm thổ cẩm nhuộm màu cả tháng mới xong. Màu được lấy từ vỏ cây và

nhựa cây nên có màu sắc óng ả, không phai, để lâu càng bóng.

Qua phần dệt còn phức tạp hơn. Khăn, sà-rông thường phải dùng kỹ thuật

dệt 3 lớp sợi tơ với 3 màu khác nhau để tạo nên đa sắc, ví dụ như nhìn ngay thấy

màu xanh, nhìn nghiêng bên phải thấy màu cam, nghiêng bên trái thấy màu đỏ.

Còn dệt những tấm có hình hoạ theo truyện tích thì kỹ thuật phức tạp và mất

thời gian hơn nhiều.

Hiện nay, các mặt hàng thổ cẩm ở Văn Giáo và Châu Phong chẳng những

tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

NGHỀ MỘC LONG ĐIỀN

Ở huyện Chợ Mới, An Giang, có nhiều làng nghề mộc như Long Giang,

Tấn Mỹ, Mỹ Luông, Long Điền A, Long Điền B… nhưng Chợ Thủ ở Long Điền

A được người trong, ngoài tỉnh biết tiếng từ lâu.

Long Điền A hiện nay có gần 1.500 hộ làm nghề mộc với hơn 3.000 lao

động. Từ những sản phẩm đơn giản như tủ, giường, bàn ghế, đôn, tràng kỷ…

cho đến những mặt hàng phải chạm khắc công phu như phù điêu, bao lam,

hoành phi liễn đối… đều được thực hiện một cách thuần thục, sắc sảo. Thợ Chợ

Thủ Long Điền giỏi nghề, nổi tiếng đến đổi đi vào ca dao: Long Điền, Chợ Thủ

quê anh. Trai chuyên làm tủ, gái sành cửi canh.

Từ những miếng gỗ vô tri, người thợ khéo tay đã thổi hồn cho nó sống

động với những nét chạm trổ tinh vi, mỹ thuật. Những mũi khoan, những lưỡi

cưa, lưỡi đục rất nhỏ đã cắt, đục, chạm, khắc, gọt, dũa… tạo nên đường nét đặc

Page 54: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

sắc trên sản phẩm. Có những gốc cây xù xì, thô kệch, qua bàn tay người thợ trở

thành một tác phẩm nghệ thuật có cây cảnh, thú rừng hoặc hình tiên, phật, long

lân qui phụng…

Hầu hết các gia đình làm nghề mộc cha truyền con nối, thế hệ trước dạy

nghề cho thế hệ sau, cứ thế phát triển gần hai thế kỉ qua, tạo danh tiếng và

thương hiệu cho nghề mộc Chợ Thủ.

NHANG BÌNH ĐỨC

Làng nhang Bình Đức cách thành phố Long Xuyên hơn 5 cây số, nằm trên

quốc lộ 91 hướng đi Châu Đốc.

Làng nhang hình thành từ giữa thế kỉ 20, lúc đầu chỉ vài gia đình sản xuất

với tính cách truyền thống, cha truyền con nối, nay đã phát triển lên 120 hộ với

sản lượng mỗi năm trên 1 triệu thiên (1 thiên 1.000 cây) gồm đủ các loại: Nhang

trầm, nhang sóc, nhang se, nhang thơm, nhang nêu… với nhiều kích cở khác

nhau.

Nghề nhang đòi hỏi sự khéo tay của người thợ khi se phải đều và nhanh

cho bột dính chắc, cây nhang tròn đều, xong lăn qua bột áo rồi dựng đứng để

không bị móp méo. Nhưng khâu quan trọng nhất là trộn bột. Bột làm nhang

thông thường là bột cây keo, mạt cưa, bột áo và bột thơm phải được hoà trộn

nhau với một tỉ lệ thích hợp sao cho khi thắp lên nhang bắt lửa, toả mùi thơm

ngát và lâu tàn. Người trộn bột phải đều tay và cho nước thấm vào từ từ để bột

đạt độ dẻo mà không bị nhão. Nhang se xong đem phơi một ngày rồi nhúng màu

chân nhang và phơi thêm một nắng nữa. Nhang phải phơi dưới nắng trời chớ

không được dùng máy sấy.

Ngày nay, vào các dịp lễ tết, ngày rằm, người ta đi cúng chùa rất đông nên

nhu cầu dùng nhang tăng cao, một số cơ sở từ thủ công đã chuyển sang dùng

máy móc để trộn bột và se nhang. Nhang được sản xuất nhanh và chất lượng

hơn, lại giảm được chi phí nhân công.

Mỗi khi qua cầu Cần Xây vào dịp nắng trưa, ta thấy hai bên đường những

bó nhang phơi xoè ra như hàng trăm đoá hoa vàng rực rỡ. Những nhà nhiếp ảnh

có biết bao tác phẩm đẹp từ xứ làm nhang nầy.

Page 55: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

CHIẾU UZU TÂN CHÂU

Nghề dệt chiếu bằng nguyên liệu uzu phát triển ở thị xã Tân Châu khoảng

15 năm nay. Tuy là sản phẩm mới nhưng sớm được khách hàng ưa chuộng do

chiếu uzu mềm, dai, khi dệt thành phẩm trông khá đẹp mắt, vừa dân dã vừa sang

trọng.

Trước khi dệt chiếu người thợ phải chọn nguyên liệu, các sợi phải thật

đều nhau, không bị đém, không bị gãy, chiếu mới đẹp. Nguyên liệu là vỏ cây

uzu chẻ nhỏ thành sợi, loại trắng để làm nền, loại nhuộm màu để tạo sọc, hoa

văn. Nhuộm sợi uzu phải kỹ, để lâu cho màu thấm vào tận ruột mới không bị

phai. Chỉ dọc dùng sợi coton hoặc politer chớ không dùng chỉ đay như chiếu lát

nên có độ bền cao hơn. Lúc dệt phải chăm chú cho đều, đi màu cho đúng, tuỳ

theo loại sản phẩm mà dệt dày hay mỏng.

Dệt xong để qua một đêm đem phơi nắng cho khô, vệ sinh sạch sẽ đưa

vào máy ép rồi mới may. Chiếu được đưa qua lò lưu huỳnh hun khói để làm

trắng sạch và chống mốc. Bìa chiếu được may ép bằng vải nên không bị bung

rách.

Chiếu uzu có nhiều kích cở, từ 1,4 mét đến 1,6 mét. Loại chiếu xếp từ 0,8

mét đến 2 mét, được chia làm ba mảnh nối liền nhau bằng bìa vải, xếp lại cuốn

tròn rất gọn, thuận tiện khi mang đi pic-nic, du lịch. Ngoài chiếu nằm, cơ sở Tân

Châu Long còn có những mặt hàng khác như túi xách, dây nịt, dép, bóp nữ, tấm

lót… cũng được làm bằng uzu.

Ban đầu, chiếu được dệt thủ công, dần dần do nhu cầu thị trường trong và

ngoài nước tăng cao các cơ sở thay khung dệt bằng máy, sản lượng tăng gấp 5

lần.

Hiện nay, thị xã Tân Châu có 4 cơ sở dệt chiếu uzu tại phường Long Châu

và xã Long An.

TRANH KIÊNG CHƠ MƠI

Ngươi dân nông thôn Nam bô rât chuông tranh kiêng đê trang tri hoăc thơ

tư trong nha, vi loai tranh nây vưa la vưa đep lai vưa bên. Ơ An Giang, huyên

Chơ Mơi co truyên thông lam nghê ve tranh kiêng hơn 100 năm qua, tâp trung

nhiêu nhât tai hai xa Long Giang va Long Điên B.

Page 56: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Ky thuât lam tranh kiêng la phai ve ngươc tư măt sau, nên cac “hoa si”

dân gian phai co hoa tay va kinh nghiêm. Tranh kiêng Chơ Mơi co đê tai phong

phu, đa dang đươc thê hiên săc sao vơi nhiêu mau săc. Tư tranh phong canh ve

non nươc hưu tinh vơi nhưng ngôi nha ven sông dươi tan cây cô thu, nhưng

chiêc thuyên buôm ra khơi dươi canh chim trơi bat gio, nhưng canh đông thanh

binh dươi anh binh minh; cho đên nhưng bô mai lan cuc truc, xuân ha thu đông,

loan phung hoa minh… Nhưng bưc tranh thơ ve hoa sen, Phât ba Quan Âm,

Quan Công, Phươc Lôc Tho… sinh đông va uy nghiêm. Ngươi ta thương treo

tranh kiêng ơ nhưng nơi trang trong như phia sau tu thơ, trên hai cưa buông vơi

chư gia đinh hanh phuc, môi nơi tranh co kich cơ phu hơp.

Cac “nghê nhân” lam tranh kiêng thương la thanh viên trong gia đinh, nôi

tiêp tưng thê hê va ngay cang sang tao thêm nhiêu mâu mơi. Tranh lam xong

đươc cac môi lai đên nhân hang va đưa đi tiêu thu tân cac ngo ngach lang quê

qua hai con đương thủy bô băng xuông ghe va xe đap, xe găn may hoăc xe đây.

Page 57: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Đ Ặ C S Ả N

__________________________________________________________________________

MẮM CHÂU ĐỐC

Mắm là món khoái khẩu của đa số người dân Nam bộ. Mắm Châu Đốc

nổi tiếng nhất vùng vì hương vị và phẩm chất khó nơi nào sánh kịp. Châu Đốc là

vùng đất nhiều tôm cá nên dồi dào nguyên liệu làm mắm. Cũng chính vì ngày

xưa quá nhiều tôm cá trong sông rạch, đìa bàu, trên đồng nước vào mùa nước

nổi, cá ăn không hết nên người ta làm mắm, làm khô để dành. Làm mắm để

dành là một cách dự trữ thực phẩm hay nhất, vì mắm có thể để lâu không hư.

Ngày xưa làm mắm để ăn vì bán ít ai mua (nhà nào cũng có, mua làm gì), bây

giờ người ta làm mắm để bán, du khách ưa chuộng, giá lại cao, có lãi. Ngày xưa

nghèo mới ăn mắm húp vòi, bây giờ giàu mới ăn được mắm ngon.

Mắm Châu Đốc có nhiều loại: mắm lóc, cá trèn, cá linh, cá sặt, cá chốt, cá

mè vinh… Thông dụng nhất là mắm thái, làm bằng thịt cá lóc xắt nhỏ thành

từng sợi trộn với đu đủ. Trước đây người ta gọi mắm thái là mắm ruột, vì sợi thịt

cá lóc trông giống như ruột gà. Sau 1975, người miền Bắc vào gọi là mắm thái

vì thấy thịt cá được thái nhỏ, chớ không phải như một số người hiểu nhầm mắm

thái có nguồn gốc từ Thái Lan. Còn mắm làm bằng ruột cá lóc, cá bông người ta

gọi là mắm ruột cá.

Ăn mắm có nhiều cách: Ăn sống, chiêng, chưng (có khi trộn chung với

hột vịt, thịt ba rọi), kho. Ăn mắm không thể thiếu cà tím. Nếu ăn với mắm sống

hoặc chiêng, chưng thì dùng trái cà dài và bẻ nhỏ bằng tay, cắt bằng dao là

không ngon. Còn mắm kho phải là cà dĩa, trái tròn, lấy cả vỏ cuốn cà mới là

sành điệu. Mắm kho cần nhiều thứ rau, nhưng nếu thiếu bông súng, bông điên

điển, rau dừa thì mất ngon. Mắm thái kèm thịt ba rọi luộc, ăn với bún, rau sống

hoặc cuốn bánh tráng đều ngon.

Hiện nay, Châu Đốc có vài chục cơ sở làm mắm, mỗi nơi có hương vị

khác nhau tuỳ theo sở thích và khẩu vị của người tiêu dùng. Nhưng những cơ sở

làm mắm ngon đều có tính cách gia đình và gia truyền.

Page 58: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

CÁC LOẠI KHÔ

Khô ở An Giang rất đa dạng, do nguồn nguyên liệu khá dồi dào và tuỳ

vào mùa cá mà sản xuất. Xin kể ra đây một số loại khô tiêu biểu:

- KHÔ CÁ LÓC: Gọi chung là khô cá lóc nhưng thực tế có khi được làm

bằng cá bông. Con cá được xẻ và trải ra rất kỹ thuật, ướp muối và một ít gia vị

cần thiết rồi đem phơi vừa đủ nắng. Khi khô lại con cá trông rất đẹp mắt, thịt

phồng lên thật gợi, với độ mặn vừa phải, khô vừa mềm vừa bùi rất hấp dẫn. Khô

cá lóc dùng nhiều cách: Chiên, hấp, luộc, nướng, trộn gỏi sầu đâu, nấu xiêm-lo

với bắp chuối hột… tất cả đều ngon nếu con khô… ngon. Khô cá lóc được sản

xuất nhiều ở huyện An Phú và huyện Chợ Mới.

- KHÔ CÁ NHÁI: Cá nhái còn gọi là cá lìm kìm, thân tròn, dài trên 2 tấc,

không vảy, mỏ nhọn và dài, răng lởm chởm. Bắt cá lên người ta mổ bụng lấy

ruột, thả cá vào thau nước muối, mặn lạt tuỳ theo khẩu vị, rồi xỏ xâu đem phơi.

Cá nhái rất ngon, nhậu hoặc ăn với cơm nguội đều quên thôi. Thịt khô cá nhái

dai, thơm; khi ăn có thể nhai luôn xương. Cá nhái ngày xưa lội đặc sông vào

cuối mùa nước nổi, ngày nay khan hiếm nên ăn càng thấy ngon.

- KHÔ CÁ TRA PHỒNG: Phải làm cho khô phồng lên khi chiên nên cách

chế biến khô cá tra phồng cầu kỳ hơn các loại khô khác. Dùng cá tra còn sống,

mổ bụng rửa sạch ruột và mỡ rồi đem ngâm nước vài giờ. Sau đó xẻ đôi thân cá

rồi ngâm nước tiếp 1 giờ cho ươn, ướp muối trong 4 giờ, đem rửa sạch rồi phơi

nắng. Khô cá tra phồng hiện nay được xuất khẩu, ép trong bọc hút chân không

nên dễ bảo quản và mang đi xa.

- KHÔ CÁ SẶT BỔI: Người ta dùng vỉ đinh đánh vẩy cá sặt bổi rồi mổ

bụng, vạt mỏ thả vào trong nước muối ngâm từ tối cho tới gần sáng. Sau đó vớt

ra rửa nước rồi mang đi phơi khi trời vừa rạng nắng. Khô cá sặt bổi thơm ngon,

thịt mềm bủn, ăn với cơm nóng, cháo trắng hoặc xé thịt trộn gỏi, với lá sầu đâu

càng ngon.

- KHÔ CÁ CHỐT: Cá chốt có nhiều vào mùa nước nổi, nổi tiếng với món

kho tiêu. Ngày nay khô cá chốt được coi là đặc sản của An Giang. Cá chốt chỉ

lớn bằng ngón tay, da trơn, đầu có ngạnh hai bên đâm rất đau nhức nên khi bắt

chúng phải cẩn thận. Cá được xẻ đôi, ngâm nước muối vừa độ mặn, xếp thành vĩ

tròn đem phơi khô trông rất đẹp mắt. Thịt cá chốt dai, béo, xương mềm, không

cần ướp thêm gia vị vẫn ngon. Khô được chiên hoặc nướng, là món khoái khẩu

của dân nhậu hoặc dùng với cơm trắng, nhất là cơm nguội, rất ngon.

- KHÔ BÒ: Khô bò Châu Đốc nổi tiếng từ mấy chục năm qua. Khô bò

chế biến khá công phu và đúng kỹ thuật mới ngon. Thịt bò phải lựa kỹ, xong

ướp gia vị, sấy chín. Có hai loại khô bò, khô bò khô miếng thịt cứng, màu vàng,

Page 59: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

hơi cay và thơm; khô bò ướt màu nâu đen, dẽo, cay và có mùi thuốc Bắc. Ngày

nay, khô bò được đựng trong bọc ép kín, cho vào hộp, vệ sinh và đẹp mắt.

- KHÔ RẮN: Rắn được lột sạch da, lấy hết xương rồi phi-lê mỏng, cắt

từng miếng dài 3 tấc, ngang khoảng 1 phân rưởi, dùng cọ quét gia vị gồm có

đường, tỏi, nước mắm ngon, bột ngọt, tiêu hoặc ớt cả hai mặt để cho thấm rồi

xếp hai miếng khít vào nhau thành hình bầu dục mang ra giàn phơi. Còn phần

xương rắn được cắt hai miếng xương sườn hai bên xương sống để riêng ra. Cả

phần xương sống và hai miếng xương sườn còn dính chút thịt đều được ướp gia

vị rồi khoanh tròn đem phơi thành khô xương. Dân nhậu rất khoái khô xương vì

nướng lên bay mùi thơm phức mà nhai nghe rào rạo. Thịt khô rắn dai, béo và

thơm nên trở thành mồi ngon của dân nhậu vùng biên giới An Giang. Khô rắn

sản xuất ở xã Khánh An, huyện An Phú và xã Vĩnh Nguơn, thị xã Châu Đốc.

B Ú N

Món bún ở An Giang rất đa dạng và đặc thù, xin giới thiệu mấy loại bún

đặc sản:

- BÚN NƯỚC LÈO: Còn gọi là bún cá, nhưng người địa phương gọi là

bún nước lèo để phân biệt với bún nước kèn cũng nấu bằng cá. Nước lèo được

nấu bằng cá lóc hoặc cá bông, tới mùa nước nổi dùng cá linh. Cầu kỳ hơn, nước

lèo nấu bằng xương heo, sau đó lược trong nấu lại với cá là ngon tuyệt. Cá chín

vớt ra rỉa lấy thịt, nước lèo được nêm gia vị, trong đó có ngải bún, mắm ruốc

kẹp lá chuối nướng hoặc mắm bò-hóc. Người nấu nước lèo đậm đà, thơm ngon

do bí quyết nêm nếm gia vị. Tô bún được chụng nước lèo thật nóng, điểm thêm

vài miếng cá màu vàng ngải bún, ăn với rau thơm, giá, rau muống bào, bắp

chuối xắt, bông điên điển, ớt, chan chút nước mắm ngon, có người thích nêm

muối ớt, là ngon tuyệt. Bún nước lèo ăn với thịt heo quay, hoặc chả cá, chả lụa,

hay đập hột vịt lộn bỏ vào, đều ngon, tuỳ theo sở thích. Khu vực Châu Đốc,

Tịnh Biên, An Phú nấu bún nước lèo thật ngon, cọng bún ở đây sợi nhỏ, mềm,

dai theo kiểu người Khmer, ăn hấp dẫn hơn. Khoảng thập niên 1950 - 1960,

Châu Đốc có gánh bún nước lèo bà Xích ở trước cửa nhà thuốc tây Hồ Phát

đường Gia Long cũ rất ngon. Bà đặt giống gánh trên vỉa hè, một đầu là cái nồi

đất nước lèo nghi ngút khói, một đầu là chườn bún cao nghệu be xung quanh

bằng tàu lá chuối. Từ xa đã nghe mùi sả, mùi ngải bún thơm bát ngát. Bún bà

bán sợi nhỏ, gạo đỏ hồng hồng chớ không trắng tinh như bây giờ. Bọn học trò

chúng tôi mỗi sáng bu quanh, ngồi chồm hổm vừa thổi vừa và vừa húp tô bún

nóng thật đã miệng.

Page 60: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

- BÚN NƯỚC KÈN: Nước kèn cũng được nấu bằng cá lóc hoặc cá bông.

Cá sau khi luộc xong được vớt lên rỉa sạch xương rồi ướp gia vị, ca-ri, xào với

củ hành xắc nhỏ. Thả tôm khô vào nước luộc cá đun sôi rồi cho cá, nước cốt dừa

vào nồi nấu đến khi nước hơi kẹo. Nước kèn ngon hay dở do cách cân lượng gia

vị của người nấu sao cho độ ngọt của cá, béo của nước dừa, mùi thơm của ca-ri

kết hợp hài hoà. Tô bún có sẵn rau giá được chan nước kèn nóng nghi ngút khói,

nêm thêm một chút nước mắm ớt cho đậm đà là hấp dẫn người ăn. Nước kèn

chẳng những dùng để chan bún mà chấm bánh mì ăn cũng ngon.

- BÚN MẮM: Nấu nồi nước súp từ xương heo xong chia làm ba phần,

một phần cho cá lóc, mực, tôm đã xắt nhỏ vào nấu xôi. Một phần để lửa riu riu

cho củ riềng, ngải, sả tươi đập dập, hành tím nướng sơ vào. Một phần còn lại để

nấu mắm. Khi mắm chín rả lược bỏ xác lấy nước trong pha với hai phần kia

thành nồi nước lèo của món bún mắm. Chọn mắm là một kỹ thuật để có nồi

nước bún ngon.

CÁC MÓN BÒ

Vùng Châu Đốc, Tịnh Biên của An Giang là xứ làm bò nên các món ăn từ

thịt bò rất phong phú và đa dạng, xin kể ra đây một số món tiêu biểu:

- BÒ BẢY MÓN: Ở bên kia đồi Bạch Vân núi Sam có một xóm chuyên

bán đặc sản bò với gần chục quán dưới chân núi, du khách và cả dân địa phương

cũng thường ghé qua để thưởng thức, đãi cho mình một bữa ăn nhiều đạm. Bò

bảy món tuỳ theo quán có linh động khác nhau, nhưng cơ bản vẫn là các món:

Lòng bò luộc, bắp bò hấp sả, súp bò, sườn bò nướng, bò đun, chả đùm, bò nhúng

giấm, bò xào lăn, bò nướng lá cách hoặc lá lốt, bò nướng ngói, bò xào khổ

qua… Lòng bò vốn dai nên người luộc có kỹ thuật sao cho mềm mà săn giòn ăn

với mắm nêm trộn chút khóm bằm. Súp bò nấu bằng xương, gân, đuôi, cậy đuôi,

khu lẳng bò, tất nhiên còn dính nhiều thịt, ướp gia vị cho nồi súp ngọt, bùi, thịt

mềm vừa phải, chấm với tương hột xay nhuyễn. Ngò gai, lá quế, mò om… là

những loại rau thích hợp với thịt bò.

- BÒ XÀO LÁ VANG: Ở An Giang lá vang mọc nhiều nơi, nhất là vùng

núi; nhưng lá vang núi Sam ngon hơn cả. Lá vang núi Sam có vị chua hậu ngọt,

còn lá vang vùng Bảy Núi cũng vị chua nhưng hậu hơi chát. Vì vậy, vùng núi

Sam có lợi thế để nấu món bò xào lá vang, thịt bò ở đây cũng tươi hơn vì là xứ

làm bò. Thịt bò xắt mỏng xào với nước cốt dừa, lá vang cũng xắt thành sợi bỏ

vào xào đến khi nước sền sệt, nêm một số gia vị và rắc thêm đậu rang đâm nhỏ.

Page 61: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

- BÒ VÒ VIÊN: Có hai loại, bò vò viên nạc và bò vò viên gân, mỗi thứ có

cái ngon riêng. Bò vò viên vùng Châu Đốc được làm rặt thịt bò, không pha bột

hoặc chả cá nên rất ngon. Thịt bò được xay nhuyễn, ướp gia vị, vò thành viên

tròn rồi đem hấp. Có những nơi người ta không dùng máy xay mà cho thịt bò

vào bao nhỏ dùng cây đập cho đến khi thịt nát nhừ, vò viên sẽ ngon hơn vì làm

thủ công sẽ tăng độ dai của thịt.

- PHỞ BÒ: Phở bò ở Châu Đốc đặc biệt hơn những nơi khác. Người quen

ăn phở bò Châu Đốc đến nơi khác ăn phở cảm thấy không ngon miệng vì khác

nhau ở chỗ đậm nhạt. Phở bò Châu Đốc vẫn dùng tái, nạm, gàu, gân, bò viên…

nhưng thịt nhiều, rau giá nhiều, không thể thiếu lá quế, ngò gai và mò om, chấm

với tương hột xay và sa-tế. Đặc biệt, nước súp đậm đà vị ngọt của xương bò.

Châu Đốc là xứ làm bò nên thịt tươi ngon, không để tủ lạnh, xương bò thì chất

như cũi, giá rẻ như bèo, nên nồi nước súp đặc cứng xương bò, không cần dùng

bột ngọt, không ngon mới là lạ.

- CHÁO BÒ: Cháo bò nổi tiếng ở Tri Tôn, Tịnh Biên và Châu Đốc. Ngày

xưa, ở trung tâm Châu Đốc có quán cháo đầu bò của bà Hai ngon nổi tiếng, đến

đổi không ai biết bà tên gì, chỉ gọi là bà “Hai đầu bò”. Ngày nay bà già yếu đã

nghỉ bán. Cháo nấu lỏng, nhừ, ngoài thịt và đồ lòng còn có tuỷ, óc bò. Tô cháo

thật nóng, vừa ngòn ngọt vừa beo béo vừa cay cay, thật hấp dẫn.

- LẠP XƯỞNG BÒ: Món lạp xưởng bò, người Chăm gọi là tung-lò-mò,

có thể nói là đặc sản của người Chăm vùng Tân Châu, Châu Đốc. Thịt bò được

xắt mỏng, trộn với muối hột đâm nhuyễn cùng với mỡ, cơm nguội và gia vị.

Xong dồn vào vỏ ruột bò đã được làm sạch, cột thành từng xâu đem phơi khô.

Có nơi ướp màu đỏ, có nơi giữ nguyên màu thịt khô. Lạp xưởng bò chiên hay

nướng, ăn cơm hay nhậu đều ngon.

THỐT-NỐT

Cây thốt-nốt mọc thành rừng ở hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên,

nơi đây đã chế biến thành những món đặc sản nổi tiếng phuc vụ du khách:

- NƯỚC THỐT-NỐT: Từ cuống bông thốt-nốt, người ta cắt miệng rồi đặt

ống tre hứng lấy nước. Mỗi cây thốt-nốt qua một đêm cho từ nửa lít đến một lít

nước. Nước được mang về nấu lửa riu riu khoảng 2 giờ là dùng được, ngày xưa

người ta cho vào ống tre rồi xông khói, nước ngọt, thơm mùi khói rất đặc trưng,

ngày nay hầu hết đựng bằng chai nhựa nên chủ yếu chỉ xúc sạch chai bằng nước

Page 62: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

nóng vừa phải. Nếu nước lấy xuống không nấu sôi để qua một ngày rưỡi sẽ lên

men thành nước thốt-nốt chua, uống cũng ngon nhưng xỉn như rượu.

- ĐƯỜNG THỐT-NỐT: Nước thốt-nốt nấu đến khi sắc lại sền sệt đổ vào

khuôn để khô đặc thành những viên đường màu vàng rất bắt mắt. Ngày xưa

người ta dùng lá thốt-nốt bẻ tròn làm khuôn, bây giờ dùng lon nhôm hoặc keo

nhựa theo ý chủ cơ sở muốn tạo hình. Viên đường được gói thành cây nửa ký

hoặc một ký trong lá thốt-nốt khô trông rất dân dã và đẹp mắt, ngày nay có nơi

để vào túi nylon. Đường thốt-nốt có vị ngọt béo, không giống các loại đường

khác; dùng nấu chè, làm bánh bò có vị ngọt rất đặc trưng, Đặc biệt, ăn với dưa

gan thì không đường nào sánh bằng.

- TRÁI THỐT-NỐT: Trái thốt-nốt hình tròn, da màu nâu sậm, vỏ dầy,

ruột nhỏ hình bầu dục, cơm màu trắng, kết thành từng quày như dừa nước;

nhưng trái lớn hơn, ruột ăn sực sực, ngọt ngọt, bùi bùi, ngon hơn. Người ta lấy

ruột trái thốt-nốt xắc lát mỏng, cho vào ly với đường và nước đá ăn rất ngon;

nếu để chung với nước thốt-nốt thì khỏi cần đường và tất nhiên là ngon hơn.

- THẠCH THỐT-NỐT: Nước thốt-nốt được chế biến bằng công nghệ

hiện đại, cho ra một sản phẩm cô đặc, trong và mềm dẽo như rau câu, cắt thành

từng viên nhỏ hình vuông để vào keo gọi là thạch thốt-nốt. Thạch thốt-nốt vốn

đã ngọt, ăn với nước đá hoặc ướp lạnh rất ngon.

CÁ LINH

Cá linh là đặc sản của vùng nước nổi. An Giang là một trong những nơi

có cá linh sớm vào đầu mùa, vì là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long. Những món

ăn chế biến từ cá linh rất phong phú, rất ngon lại rẻ, nên được người địa phương

ưa chuộng, tiếc rằng cá linh không vận chuyển đi xa được, du khách muốn

thưởng thức phải đến nơi đây vào mùa nước nổi.

- CÁ LINH NON: Cá linh xuất hiện trên sông Cửu Long vào đầu mùa

nước nổi, khoảng tháng 6 âm lịch, còn rất nhỏ, gọi là cá linh non. Cá linh non

xương rất mềm, không cần chà vẩy mổ ruột, chỉ rửa sạch là sử dụng. Cá linh non

chiên bột ăn với rau sống, bánh tráng, chấm nước mắm làm; hay ăn với bún đều

ngon. Cá linh non kho lạt hoặc kho tương cũng là món hấp dẫn. Nấu nồi nước

nêm đủ gia vị, đợi sôi cho cá vào rồi nhắc xuống ngay, múc cả cá lẫn nước chan

vào tô rau gồm có bông súng lột ngắt khúc, bông điên điển, một ít rau thơm, ăn

quên thôi.

Page 63: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

- MẮM KHO, CANH CHUA CÁ LINH: Khi cá linh lớn hơn một chút, cở

ngón tay út, người ta móc hầu lấy ruột, rửa sạch nấu canh chua bông súng hoặc

kho mắm cực ngon, vì xương còn mềm, ăn nguyên con rất đã miệng.

- CÁ LINH NƯỚNG, CÁ LINH KHO NƯỚC DỪA: Gần cuối mùa nước

nổi, cá linh đã lớn, gần bằng hai ngón tay, người ta có cách chế biến khác. Lúc

nầy làm cá linh phải mổ lấy ruột và cắt đuôi. Có hai món người địa phương rất

thích là cá linh nướng và cá linh kho nước dừa. Người ta dùng gấp tre kẹp cá

linh thành từng xâu đưa lên lò nướng đến khi chín vàng, thịt cá tươi vừa chín rất

ngọt và bùi, chấm với nước mắm ngon kèm theo rau sống còn gì bằng. Cá linh

làm xong đem ướp muối khoảng 5 phút rồi rửa sạch, ướp gia vị, nước mắm

ngon, xong xếp từng lớp vào nồi, dưới đáy nồi có một lớp mía. Nước dừa tươi

đun sôi đổ vào cho ngập cá rồi bắt lên lò để lửa riu riu suốt vài giờ cho nước sắc,

cá chín rục. Món nầy rất hấp dẫn, kho một nồi lớn để ăn được lâu vì hâm đi hâm

lại cá càng thấm càng ngon. Khi cá chín gắp ra vẫn còn nguyên con nhưng

xương đã mềm xụm như cá mòi, còn thịt thì thơm và bùi.

Những năm gần đây, Công ty xuất nhập khẩu Nông thuỷ sản An Giang có

sáng kiến sản xuất món cá linh kho mía, cá linh xốt cà đóng hộp rất được ưa

chuộng. Nhờ sáng kiến nầy mà dân ghiền cá linh có ăn quanh năm, không cần

đợi tới mùa nước nổi.

CANH CHUA

An Giang có nhiều quán ăn nổi tiếng với món canh chua và cá kho tộ.

Canh chua cá hô, cá bông lau, cá hú, cá ba sa, cá linh, cá lóc, cá lăng, cá sặt

bướm… đều ngon. Nhờ cá sông và cá tươi, canh chua vùng sông nước luôn hấp

dẫn người ăn. Món canh chua nơi nào ở Nam bộ cũng nấu được, và nấu ngon;

người nấu hầu hết đều biết sử dụng nguyên liệu và nêm nếm gia vị cho nồi canh

chua được ngon. Thậm chí, có nơi dùng nước súp hầm xương heo lược trong rồi

cho cá, đồ bổi, gia vị vào nấu canh chua, quả là đặc sắc. Nam bộ có nhiều loại

rau, quả để nấu canh chua như: Bông súng, rau muống, giá, bạc hà, bông so đũa,

rau nhúc, me chín, chanh, trái bứa, trái trúc… Ở đây, xin giới thiệu hai món

canh chua đặc sản và hiện nay hơi hiếm.

- CANH CHUA CHUỘT: Chuột đồng được lột da làm sạch, treo lên cho

rỏ nước. Bắt nồi nước có để ít muối lên bếp cho nóng lên rồi thả chuột vào, đợi

nước sôi nêm nếm gia vị sao cho vừa chua vừa ngọt vừa cay vừa măn mẳn.

Chuột chín vớt ra để ngoài mâm, xé phay trộn với rau răm, thịt chuột vừa dai

vừa béo vừa ngọt vừa bùi chấm với muối ớt chanh, còn nước súp nóng để húp,

Page 64: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

lúc ấy ai đem con gà luộc lại dứt khoát không đổi. Có người bỏ chuột vào chảo

xào cho vàng hơi mới đem nấu canh chua, trông thấy con chuột hấp dẫn hơn

nhưng lúc đó thịt chuột đã bị săn lại, xé phai không ngon.

- CANH CHUA KIẾN VÀNG: Nấu một nồi chanh chua bằng loại cá mà

mình thích, cũng đủ gia vị để có nồi canh ngon chất tạo chua thay vì me hay

bứa, người ta dùng ổ trứng kiến vàng bọc trong miếng vải nhúng vào nồi nước

súp nóng, chất chua từ trứng kiến sẽ lan toả trong nồi canh tạo nên mùi vị rất

độc đáo, sau đó lấy bọc trứng ra bỏ. Thời khẩn hoang mở đất, cá theo đìa, bàu

rất nhiều; kiến vàng làm ổ trên cây cũng vô số. Lưu dân bắt cá nấu canh chua

giữa đồng, không có me, bứa hay chanh, giấm; người ta sáng kiến bẻ ổ kiến

vàng lấy trứng nấu canh chua, ăn riết thành ghiền. Ngày nay ổ kiến vàng hiếm,

món nầy gần như mai một.

BÔNG ĐIÊN ĐIỂN

Cây điên điển cao, thân nhỏ, chịu nước, mọc thành chòm vào mùa nước

nổi. Khi ra hoa kết trái, trái khô tự tách vỏ rơi hạt xuống đất, mùa nước nổi năm

sau nơi đó điên điển tự mọc thành rừng xanh biếc.

Bông điên điển kết thành từng chùm màu vàng, khi nở cánh xoè như cánh

bướm. Bông rửa sạch ăn sống như rau cũng rất ngon, chấm chao hoặc chấm

nước cá kho, nhất là lúc mới hái đem vào, bông còn tươi, nhuỵ còn ngọt. Bông

có thể dùng nấu chua, ăn kèm rau với bánh xèo, mắm kho, đặc biệt là xào mở

hoặc xào tép rất ngon. Vị ngọt, hơi nhẫn, xào chung với giá, hẹ và tôm hoặc tép,

với thịt cũng được, là món ăn dân dã, đồng quê nhưng rất đặc sắc.

Điên điển ngày xưa mọc hoang trên đồng nước nổi, tới mùa ra hoa các cô

thôn nữ dậy sớm thắp đèn dầu đi hái cho kịp buổi chợ mai. Ngày nay người ta

trồng nên bông điển điển gần như có quanh năm, có điều trái mùa thì bông ít, giá

cao.

GỎI SẦU ĐÂU

Cây sầu đâu dễ trồng, mau lớn, lá dùng làm gỏi ăn rất ngon. Người ta bẻ

lá sầu đâu xuống tước lấy lá non và bông, khô cá sặt bổi hoặc cá lóc sau khi

nướng xong xé lấy nạc, bỏ xương, thịt ba rọi luộc xắc mỏng, xong trộn chung

thành món gỏi sầu dâu tuyệt diệu. Người kỹ tính thì trụng nhanh sầu đâu qua

nước sôi để diệt trứng sâu dễ gây đau bụng. Người sành điệu không trộn chung

Page 65: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

mà để sầu đâu, thịt luộc, khô thành từng dĩa riêng, khi ăn gắp chung chấm nước

mắm me. Trộn chung nếu ăn chậm nước gỏi sẽ làm cho khô mềm rã, sầu đâu ướt

nhão không ngon. Sầu đâu có vị đắng, mát nên rất hợp với khách nhậu.

Ở An Giang sầu đâu trồng ở hai vùng, vùng núi sầu đâu đắng nhưng hậu

chát; ở vùng cồn, bãi sầu đâu cũng có vị đắng nhưng hậu ngọt. Vào mùa đông,

sầu đâu trổ bông rất nhiều, bông sầu đâu ăn ngon hơn lá.

CHÁO TRẮNG

Cháo trắng là món ăn bình thường của mọi nhà, nhưng trở thành đặc sản

của thành phố Long Xuyên và Châu Đốc. Cháo được nấu bằng gạo ngon, để

thêm lá dứa cho có mùi thơm. Cháo thông thường có hai loại, cháo trắng và

cháo đậu đỏ.

Cháo được nấu cho tới khi gạo nở mềm, hạt nhừ, múc ra tô còn nóng hổi,

chan chút nước cốt dừa rồi trộn đều, ăn với cá linh kho nước dừa, đu đủ mắm

hoặc trứng vịt muối. Nếu cháo nấu với đậu đỏ thì phải ngâm trước hạt đậu cho

mềm. Cháo đậu sẽ có màu đỏ bắt mắt, khi ăn cắn trúng hạt đậu vừa bùi vừa béo

rất đã.

BÁNH CANH VĨNH TRUNG

Vĩnh Trung thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang; nơi nổi tiếng với món

bánh canh dân dã của người Khmer nhưng rất ấn tượng với du khách.

Cọng bánh canh ở Vĩnh Trung mềm, dai và bùi bùi. Có lẽ do nước giếng

ở đây tạo ra sợi bánh có mùi vị như thế, giống như cao lầu ở Hội An, Quảng

Nam; bánh tráng Trảng Bàng ở Tây Ninh. Nhưng điều đầu tiên là cọng bánh

canh được làm bằng gạo lúa sóc, đặc sản của vùng bảy Núi, được nhồi kỹ và ép

thành sợi dài, hơi dẹp chớ không tròn.

Nồi nước súp của bánh canh Vĩnh Trung phong phú các loại thịt và rau củ

hơn ở nơi khác. Củ có củ sắn, củ cải trắng; thịt có giò heo, gà, cá lóc và bò vò

viên. Khi nấu súp, cá mềm nên vớt ra trước, các loại thịt khác khi chín vớt ra

sau. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, nước súp sẽ hấp dẫn khi các vị mặn, ngọt, béo,

cay vừa phải, hài hoà. Giò heo cắt khoanh tròn, thịt gà cắt miếng vuông vuông,

bò viên cắt đôi hình bầu dục, cá rỉa thành miếng dài dài, được xếp đẹp mắt trên

Page 66: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

tô bánh rồi chan nước súp nghi ngút khói; rắc hành, ngò, tỏi phi lên rồi nặn thêm

chanh, bỏ thêm giá, ớt, nêm một tí nước mắm trong, nước miếng sẽ tiết ra.

Vào mùa Lễ hội Đua bò Bảy Núi ở Tri Tôn hoặc Tịnh Biên, du khách đi

ngang Vĩnh Trung không thể không ghé thưởng thức món đặc sản nầy.

CƠM NỊ

Bánh canh Vĩnh Trung là món đặc biệt của người Khmer, thì món cơm nị

là đặc sản của người Chăm ở An Giang.

Cơm nị được nấu bằng gạo lúa sóc ngon, vo sạch để cho ráo nước. Dừa

khô nạo nhuyễn, vắt lấy nước màu trắng đục, bắt lên bếp thắng bồng con, cho

hơi sánh lại. Đổ chút dầu ăn vào nồi, để nóng ở nhiệt độ vừa phải, cho củ hành

tím bằm nhuyễn vào và đảo đều tay đến khi có màu vàng ánh. Tiếp theo là cho

bơ lạt vào, độ nóng vừa đủ tan bơ, khử một muỗng canh bột cà-ri, rồi đổ gạo vào

xào cho đều tay. Đổ nước dừa đã thắng vào gạo đang xào, nêm một ít muối, bột

ngọt cho vừa ăn. Tiếp tục quậy đều đến khi gạo gần cạn nước, đậy nắp nồi lại,

để lửa riu riu cho đến khi chín cơm.

Cơm chín mở nắp nồi vẫy nước ra ngoài, xới đều, hạt cơm sẽ tơi xốp và

vàng ươm rất đẹp, rất thơm ngon. Có nơi cầu kỳ hơn, để thêm nho khô hoặc hạt

điều vào trông thấy dĩa cơm sang trọng, nhưng sẽ làm mất mùi vị đặc trưng của

cơm và ăn dễ ngán.

Cơm nị ăn kèm với các món quay, nướng, xào… nhưng ăn với cà-ri là

ngon nhất. Trước kia, Châu Đốc có bán cơm nị ở quán Vila, đường Nguyễn Hữu

Cảnh, quán Vila đã nghỉ sau khi ông chủ qua đời. Hiện nay cơm nị có bán tại

quán Min Kỳ, đường Trưng Nữ Vương. Chủ của hai quán đều là người Chăm.

Page 67: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

V Ă N N G H Ệ D Â N G I A N

___________________________________________________________________________

Truyền thống của dân tộc Việt là dù đi đến đâu cũng mang theo sắc thái

văn hóa của mình. Từ thời khẩn hoang mở đất, đến vùng biên thùy An Giang

đào kinh, đắp đường, lập ấp, phát triển cuộc sống, lưu dân cũng đã để lại một

kho tàng văn nghệ dân gian với những truyền thuyết, huyền thoại hấp dẫn, lý thú

và những bộ môn nghệ thuật đa dạng, phong phú. Xin giới thiệu với du khách 4

loại hình nghệ thuật dân gian tiêu biểu của 4 dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa ở

An Giang.

ĐỜN CA TÀI TỬ

Là một bộ môn nghệ thuật xuất hiện và phát triển lan rộng ở Nam bộ từ

đầu thế kỉ 19, trong đó có An Giang. Vào những lúc nông nhàn, trong các hội hè

đình đám, nhất là lễ giỗ, lễ nói hoặc đám cưới, đờn ca tài tử có mặt làm tăng

thêm không khí vui tươi, sinh động, hấp dẫn và có khi lôi cuốn người xem đến

quá nửa đêm. Trong lúc nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả, mâm nhậu

được bày ra có khi chỉ đơn điệu một mâm cá lóc nướng trui cùng rau sống và vài

chai rượu đế, năm bảy nông dân chân lắm tay bùn, có khi trên tấm vạt tre bên lề

đường, trên đống rơm trải mỏng ngoài sân lúa vừa gặt xong, trên sàn nhà lộng

gió hoặc trên vài ba chiếc xuồng kè sát nhau giữa đồng nước nổi; họ lấy đờn ra

vừa nhậu vừa đờn ca. Không khí càng sôi động, vui vẻ khi men nồng càng bốc,

các giọng ca đồng quê nầy càng lúc càng mùi, càng ru hồn bay bổng vào cõi

mênh mông đất trời. Đó là thú ăn chơi tao nhã của người Nam bộ, biến nghệ

thuật đờn ca tài tử thành một món ăn tinh thần đưa vào đời sống vật chất một

cách cân đối, hài hòa và thể hiện những giá trị nhân văn cao quí.

Một nhóm đờn ca tài tử trung bình từ 7 đến 10 người, thậm chí 4 hay 5

người cũng diễn được, và nếu đông hơn, trên 10 người thì càng phong phú, ta

nghe được nhiều giọng ca, ngón đờn nghiệp dư nhưng điêu luyện một cách thiên

phú. Nam nữ, già trẻ đều hát được nếu có năng khiếu và thuộc bài bản. Đờn ca

tài tử gồm 20 bài bản tổ chia làm 4 loại: 3 Nam gồm Nam xuân, Nam ai, Nam

đảo; 6 Bắc gồm Lưu thuỷ trường, Tây thi, Phú lục, Cổ bản, Xuân tình, Bình bán

chấn; 7 Bài gồm Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Tiểu

khúc, Vạn giá, Xàng xê; 4 Oán gồm Tứ đại oán, Phụng cầu, Phụng hoàng, Giang

Page 68: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

nam. Ngoài ra còn có những bài biến thể từ Oán như Trường tương tư, Văn

thiên tường, hay được sáng tác thêm như Thập thủ liên hoàn, Ngũ châu Minh

phổ, Tứ bửu liên thành… Những nhạc cụ được sử dụng trong đờn ca tài tử

thường là các loại đờn kìm, cò, gáo, tranh, bầu, sến, đoản, tỳ bà, tam, guita phím

lõm… và sáo; nhưng chủ lực là ba cây kìm, cò, tranh; trong đó cây kìm là đờn

chủ.

Ngày nay, đờn ca tài tử được tổ chức phục vụ cho các lễ hội, tổng kết liên

hoan, nhà hàng quán rượu, khu du lịch, hội thi hội diễn sôi nổi từ thành thị đến

các xã, ấp.

MÚA HÁT DÌ KÊ

Nếu người Kinh An Giang có thế mạnh về đờn ca tài tử thì người Khmer

vùng Bảy Núi rất đặc sắc với nghệ thuật múa hát dì kê. Diễn dì kê đòi hỏi phải

đúng trang phục dân tộc: Áo mão thêu hạt cườm, đính hạt kim sa rất công phu;

dây đai, dây tay, dây đeo cổ, kiềng tay, kiềng cổ hoa văn lấp lánh, sắc sảo. Mỗi

bộ trang phục phải phù hợp với tuồng tích cổ Khmer mà đoàn biểu diễn.

Phục vụ cho dì kê hát múa là dàn nhạc ngũ âm: Nhạc cụ dây gồm đàn

Khưm Tôch, Chapây Chomriêng, Tà Khê, Truô Nguôk… ; nhạc cụ hơi gồm kèn

Srolai Pinn Peat, Srolai Rôbăm; bộ gõ gồm trống Skô Samphô, Skô Đaey, đàn

thuyền Rôneat Thung, cồng Kôông Vông Tôch… Tùy theo tiết mục và điều kiện

dàn nhạc có thể chọn những nhạc cụ thích hợp nhưng không thể thiếu bốn loại

cơ bản là trống Skô Samphô, kèn Srolai Rôbăm, đàn thuyền Rôneat Thung và

cồng Kôông Vông Tôch. Người sử dụng phải giỏi nghề mới thể hiện hết những

tinh hoa của nhạc cụ.

Các điệu múa dì kê tương tự như những nàng tiên nữ Apsara, kỹ thuật

điêu luyện, phối hợp nhịp nhàng, uyển chuyển giữa các động tác của hông,

lưng, cánh tay, bàn tay và các bước chân. Hát và nói đều có vần điệu. Bài hát

trong dì kê viết lại tuồng tích cũ bằng lời mới trên nền nhạc dân gian, nhưng

phải phù hợp với tình cảm và nội dung, như điệu Som Pông diễn tả cảnh vật

thiên nhiên, điệu Lôm để tỏ tình, Phat Cheay thể hiện sự giận dữ, Ăng Koreah

miêu tả tâm trạng biệt ly, đau khổ. Đặc biệt, bài ca Ba Sac xuất xứ từ vùng sông

Hậu, sáng tác dựa trên giai điệu dân gian Khmer nhưng lời gieo vần như thể thơ

tám chữ, có nội dung phù hợp với cuộc sống hiện nay.

Múa hát dì kê là bộ môn nghệ thuật không thể thiếu trong các dịp lễ tết,

hội hè của người Khmer.

Page 69: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

DÂN CA CHĂM

Người Chăm An Giang xóa bỏ tục cấm cung để thiếu nữ được đến với âm

nhạc và bước lên sân khấu trong các chương trình nghệ thuật khoảng 30 năm

nay. Từ đó, các đội văn nghệ Chăm được thành lập và phát triển, tạo thêm món

ăn tinh thần trong cộng đồng dân tộc và không khí vui tươi, sinh động trong các

dịp lễ tết hoặc ngày hội văn hóa. Qua tiếng đàn, tiếng trống và giọng ca đầm ấm,

trữ tình, truyền cảm của nam nữ ca sĩ, diễn viên múa hát, người Chăm An Giang

nối được nhịp cầu văn hóa với các dân tộc anh em trong vùng cũng như được

giao lưu với các miền văn hóa khác.

Hiện nay, dân ca Chăm được phổ biến rộng rải chẳng những trong cộng

đồng người Chăm mà còn lan rộng ra các đội văn nghệ nơi khác. Một số bài hát

mới viết theo phong cách dân ca Chăm, nói lên được tình cảm, cuộc sống của

người Chăm rất được người nghe ưa thích, trở thành những bài ca chủ lực của

các chương trình văn nghệ Chăm như Tổ khúc Karim và Nusira với các bài

Vầng trăng, Trái táo, Chia xa của nhạc sĩ Lâm Thanh Bình. Hoặc những ca

khúc Roya yêu thương, Vui hội Búng Bình Thiên, Về thăm cô gái làng Chăm…

cũng được nhạc sĩ Lâm Thanh Bình viết trên nền nhạc dân ca Chăm, đã dàn

dựng thành những tiết mục đơn ca, song ca, tốp ca biểu diễn rất thành công tại

các hội thi, liên hoan văn nghệ trong, ngoài tỉnh. Với nhạc cụ trống dân tộc kết

hợp với nhạc cụ hiện đại và trang phục cổ truyền như xà-rông, nón càpé, khăn

matơra nhiều màu sắc lấp lánh tạo nên một sân khấu rực rỡ, đặc trưng, đã thu

hút đông đảo khán thính giả, kể cả người Kinh.

Chương trình dân ca Chăm thực sự gây ấn tượng khó quên đối với các du

khách có dịp thưởng ngoạn.

DÂN CA HOA

Ca múa nhạc dân tộc của người Hoa phong phú và đa sắc. Trang phục

cũng như điệu hát gợi lên những vùng rừng núi xa thẳm đầy ắp tình yêu thương

của các dân tộc. Thiên nhiên bao la và tình cảm nồng nàn hòa quyện thành

những khúc ca, điệu múa làm rung động lòng người. Trong các chương trình văn

nghệ, người Hoa An Giang thường trình diễn những bài dân ca quen thuộc như:

Tình ca A Li Sơn (Tình trên non cao), Tình ca Na Lu Wa, Những chú dê con về

nhà… hoặc các vở múa Xa phu, Tình khúc Khang Định, Miền núi quê em…

Page 70: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Trong những dịp lễ hội hoặc liên hoan ca múa nhạc các dân tộc, những

tiết mục ca múa nhạc dân tộc Hoa được dàn dựng công phu, hoành tráng với dàn

nhạc sôi động, trang phục đậm màu sắc, hát múa nhuần nhuyễn, rất thu hút

người xem.

Page 71: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

L Ễ H Ộ I

___________________________________________________________________________

Tỉnh An Giang có 110 lễ hội lớn nhỏ, trong đó có 1 lễ hội cấp quốc gia và

5 lễ hội cấp tỉnh. Xin giới thiệu một số lễ hội được tổ chức thường xuyên và có

tính đại chúng:

LỄ HỘI VÍA BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM

Lễ chính thức diễn ra từ 22 đến 27 tháng tư âm lịch hàng năm tại miếu bà

Chúa xứ núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, cụ thể như sau:

Ngày 22 tháng 4, lúc 15 giờ: Lễ phục hiện rước tượng Bà từ đỉnh núi Sam

về miếu Bà.

Ngày 23 tháng 4, lúc 24 giờ: Lễ tắm Bà tại miếu Bà.

Ngày 25 tháng 4, lúc15 giờ: Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu và 2 phu nhân.

Lúc 24 giờ: Lễ túc yết và lễ xây chầu tại miếu Bà, tiếp theo có hát bội tại võ ca

miếu Bà.

Ngày 27 tháng 4, lúc 4 giờ: Lễ chánh tế tại miếu Bà. Lúc 15 giờ: Lễ hồi

sắc Thoại Ngọc Hầu và 2 phu nhân.

Ngoài ra, còn có tuần lễ văn hóa thể thao với các chương trình văn nghệ,

thể thao như: Sân khấu hóa, ca múa nhạc các dân tộc, thi leo núi, thi múa lân,

hội chợ, triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật, thi thả diều, thi cắm hoa, nấu ăn…

Tuy lễ hội chính thức diễn ra khoảng một tuần, nhưng khách hành hương

đến chiêm bái và cúng viếng từ đầu tháng giêng cho đến cuối tháng tư âm lịch

với hơn 3 triệu lượt người mỗi năm.

Năm 2001, Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam được công nhận là lễ hội cấp

quốc gia. Từ năm 2002 đến nay lễ Phục hiện được tổ chức hàng năm theo truyền

thuyết dân gian rước tượng Bà từ trên đỉnh núi Sam về miếu với sự tham gia của

hàng ngàn người.

Page 72: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

LỄ VÍA QUẢN CƠ TRẦN VĂN THÀNH

Lễ vía Quản cơ Trần Văn Thành cũng là Lễ hội Văn hóa truyền thống

hằng năm của huyện Châu Phú.

Lễ hội diễn ra từ ngày 20 đến 22 tháng 2 âm lịch tại đền thờ Quản cơ Trần

Văn Thành, xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú.

Ngày 21 tháng 2, lúc 7 giờ 30: Khai mạc Lễ hội Văn hóa huyện tại sân

đền thờ.

Ngày 22 tháng 2, từ 7 giờ 30 đến 9 giờ 30: Lễ cổ truyền Vía Đức Quản cơ

Trần Văn Thành trong đền thờ.

Ngoài ra, còn có chương trình văn nghệ, sân khấu hóa phục vụ cho hơn

100 ngàn lượt người đến dự lễ hội.

LỄ HỘI ĐUA BÒ BẢY NÚI

Do hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn luân phiên tổ chức hàng năm vào dịp

tết Dolta của người Khmer, thường diễn ra vào tháng 10 dương lịch.

Vòng chung kết cuộc đua diễn ra trong một ngày với trên 30 cặp bò của

hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên; gần đây mở rộng ra tỉnh Kiên Giang và Tà Keo

(Campuchia) vơi hơn 60 đôi bo tham dự. Vào lúc 7 giờ, sau nghi thức khai mạc

cuộc đua bắt đầu một cách sôi nổi với sự cổ vũ của hàng chục ngàn khán giả.

Cuộc đua kết thúc vào buổi chiều sau lễ phát giải.

Huyện Tịnh Biên tổ chức tại sân chùa Thơ Mít, xã Vĩnh Trung.

Huyện Tri Tôn tổ chức tại sân chùa Tà Miệt, xã Lương Phi.

MỘT SỐ LỄ HỘI TIÊU BIỂU KHÁC

LỄ HỘI VĂN HOÁ, LỊCH SỬ:

- Lễ hội truyền thống huyện Thoại Sơn: Diễn ra từ ngày mùng 10 đến

12 tháng 3 âm lịch hàng năm tại thị trấn Núi Sập, nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương

và lễ Kỳ yên đình thần Thoại Ngọc Hầu. Phần lễ cổ truyền tổ chức tại đình với

Page 73: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

các nghi thức dâng hương, túc yết, xây chầu, chánh tế, hồi sắc. Phần hội gồm có

lễ dâng hương các vua Hùng và những hoạt động văn hoá, thể thao, triển lãm,

vui chơi giải trí.

- Lễ hội văn hóa thể thao thị xã Tân Châu: Diễn ra hàng năm tại

phường Long Thạnh vào ngày kỉ niệm giải phóng miền Nam 30 tháng tư hàng

năm, nhưng năm chẳn tổ chức lớn hơn. Lễ hội có nhiều hoạt động văn hóa thể

thao và thuyền hoa, xe hoa.

- Lễ hội văn hóa thể thao huyện Phú Tân: Tổ chức vào ngày giải phóng

miền Nam 30 tháng 4 hàng năm tại thị trấn Phú Mỹ với các hoạt động văn hóa

văn nghệ và thể thao.

- Lễ kỉ niệm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng: Tổ chức long trọng

vào ngày 20 tháng 8 hàng năm tại khu lưu niệm Bác Tôn, xã Mỹ Hoà Hưng,

thành phố Long Xuyên. Lễ gồm có phần hành chính và dâng hương tưởng niệm;

phần hội là xem tế, rước, múa lân, trưng bày, văn nghệ thể thao, trò chơi dân

gian.

- Lê hôi Mua nươc nôi: Do huyên An Phu tô chưc vao cuôi thang 8 hăng

năm tai bung Binh Thiên gôm nhiêu chương trinh văn hóa nghê thuât sinh đông

đu mau săc trên song nươc cua dân tôc Kinh va Chăm ơ đia phương.

- Lễ hội văn hóa thể thao huyện An Phú: Tổ chức hàng năm vào ngày

Quốc khánh 2 tháng 9 tại thị trấn An Phú. Chương trình gồm có lễ hành chính,

mít-tinh kỉ niệm, phần hội có giao lưu văn nghệ các dân tộc, trò chơi dân gian và

thi đấu thể thao.

- Lễ hội truyền thống huyện Tịnh Biên: Diễn ra ngày 29 tháng 11 hàng

năm tại thị trấn Tịnh Biên, là ngày kỉ niệm huyện được Chủ tịch nước phong

tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Có chương trình sân

khấu hóa và các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao.

- Lễ hội truyền thống huyện Tri Tôn: Diễn ra tại thị trấn Tri Tôn vào

ngày 19 tháng 12 hàng năm, kỉ niệm ngày huyện được Chủ tịch nước phong

tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Gồm có lễ hành chính và

chương trình văn hóa nghệ thuật.

LỄ HỘI TÔN GIÁO, DÂN TỘC:

- Giô hôi nha mô Ba Chuc: Ngay giô tâp thê cua hơn 3.100 dân lang Ba

Chuc, huyên Tri Tôn bi quân Pôn-pôt tham sat trong chiên tranh biên giơi Tây

nam đươc tô chưc vao ngay 16 thang 3 âm lich hăng năm. Lê giô co khoang

Page 74: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

3.000 ngươi tham dư vơi cac nghi thưc câu siêu, tương niêm, đôt đuôc hôn

thiêng; dâng hương, tra, rươu va đoc văn tê.

- Lễ hội dân tộc huyện Tri Tôn: Được tổ chức tại thị trấn Tri Tôn nhân

dịp tết Chol Thnăm Thmây của người Khmer, vào tháng 4 dương lịch hàng năm.

Nội dung lễ gồm có nghi thức cổ truyền dân tộc và các hoạt động thể thao, trò

chơi dân gian, hội diễn nghệ thuật quần chúng Khmer, ẩm thực, trình diễn trang

phục truyền thống.

- Lễ hội An Hoà Tự: Tổ chức tại thị trấn Phú Mỹ, huyên Phu Tân vào

ngày 18 tháng 5 âm lịch hàng năm. Đây là ngày Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ khai

sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo tại làng Hòa Hảo. Nghi lễ tôn giáo gồm có rước

ảnh Đức Huỳnh Giáo chủ, mít-tinh, viếng mộ thân sinh Đức Huỳnh Giáo chủ, và

các hoạt động văn hóa thể thao.

- Lễ hội chùa Tam Bửu: Là lễ vía Bổn sư Ngô Lợi, người sáng lập đạo

Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Tổ chức tại thị trấn Ba Chúc, huyên Tri Tôn vào ngày 12, 13

tháng 10 âm lịch hàng năm. Nội dung tưởng nhớ ngày Đức Bổn sư viên tịch với

các nghi thức tôn giáo.

- Lễ hội dân tộc huyện An Phú: Đây là lễ hội văn hóa truyền thống tổ

chức vào dịp lễ Roya, sau tháng ăn chay Ramadal của người Chăm, vào tháng

11 hoặc 12 dương lịch hàng năm. Nội dung gồm có nghi thức cổ truyền dân tộc

và các hoạt động thể thao, triển lãm, ẩm thực. Địa điểm luân phiên ở các xã có

người Chăm sinh sống.

- Lễ hội chùa Thới Sơn: Tổ chức ngày 11 tháng 12 âm lịch hàng năm tại

xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên. Nội dung tưởng niệm Phật thầy Tây An Đoàn

Minh Huyên, ngươi khai sang giao phai Bưu Sơn Ky Hương. Có triển lãm, hội

chợ và các hoạt động thể thao.

Page 75: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

T U Y Ế N D U L Ị C H

___________________________________________________________________________

TUYẾN DU LỊCH NỘI ĐỊA

STT TUYẾN

THỜI

GIAN

(NGÀY)

TUYẾN NỘI TỈNH AN GIANG

1 Núi Sam - Núi Cấm - Trà Sư 2

2 Tức Dụp - Ba Chúc - Núi Cấm - Núi Sam 2

3 Núi Cấm - Trà Sư - Cù Lao Ông Hổ 2

4 Văn hóa Phù Nam - Vườn Cò Bằng Lăng 2

5 Homestay Cù Lao Ông Hổ 2

6 Homestay Núi Cấm 2

7 Văn hóa Người Chăm An Giang 2

8 Mùa nước nổi An Giang 2

TUYẾN NGOẠI TỈNH

1 LX-PHAN THIẾT - MŨI NÉ - TÀ CÚ 2

2 LX-V.TÀU - B.CHÂU 2

3 LX- VŨNG TÀU - ĐẠI NAM 2

4 LX-TÂY NINH - CỦ CHI 2

5 LX-HÀ TIÊN - HÒN CHÔNG 2

6 VŨNG TÀU - TÂY NINH- SUỐI TIÊN 2

7 LX-TÂY NINH - ĐẠI NAM - VŨNG TÀU 3

8 LX-NHA TRANG- DỐC LẾT- SUỐI HOA LAN 3

9 LX-ĐÀ LẠT 3

10 LX- VŨNG TÀU - ĐÀ LẠT 3

11 LX-RẠCH GIÁ - PHÚ QUỐC 3

12 LX- HÀ TIÊN - PHÚ QUỐC 3

13 LX-NHA TRANG - DỐC LẾT - SUỐI HOA LAN 4

14 LX- ĐÀ LẠT 4

15 LX-VŨNG TÀU - ĐÀ LẠT 4

16 LX-P.THIẾT - ĐÀ LẠT 4

17 LX-BMT - PLEIKU - KONTUM 4

18 LX-NHA TRANG - ĐÀ LẠT 5

19 LX- HUẾ - QUÃNG BÌNH 8

20 LX- CÔN ĐẢO 3

21 LX- CÔN ĐẢO 4

Page 76: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

22 LX-PHAN RANG - VĨNH HY 3

23 LX-NHA TRANG-YANGBAY- ĐÀ LẠT 4

24 LX-SG-ĐÀ NẴNG-HỘI AN - HUẾ - PHONG NHA 4

25 HN - HẠ LONG - SAPA 6

26 ĐB SÔNG CỬU LONG - 1 ĐIỂM ĐẾN 4 ĐỊA PHƯƠNG

+ 7

CÁC TUYẾN DU LỊCH QUỐC TẾ ĐƯỜNG BỘ :

1. AG – Bokor ( Núi Tà Lơn ) – Kép – AG ( Trong ngày ).

2. AG – PhnomPenh – AG ( Trong ngày ).

3. AG – Bokor ( Núi Tà Lơn ) – Kép – AG ( 2 ngày - 1 đêm ).

4. AG – PhnomPenh – AG ( 2 ngày 1 đêm ).

5. AG – Shihanouk Ville – Bokor ( Núi Tà Lơn ) – Kép – AG ( 2 ngày 1

đêm ).

6. AG – PhnomPenh – Bokor – Kép – Ag ( 2 ngày 1 đêm ).

7. AG – Phnompenh – Shihanouk Ville – Bokor – Kép – Ag ( 3 ngày 2 đêm

).

8. AG – SiemRiep – PhnomPenh – AG ( 3 ngày 2 đêm ).

9. AG – Shihanouk Ville – Bokor – Kép ( 3 ngày 2 đêm ).

10. AG – PhnomPenh – Bokor – Kép – AG ( 3 ngày 2 đêm ).

11. AG – SiemRiep – PhnomPenh – Shihanouk Ville - Bokor – Kép – AG ( 4

ngày 3 đêm )

12. AG – SiemRiep – PhnomPenh – AG ( 4 ngày 3 đêm ).

13. AG – SiemRiep – PhnomPenh – Shihanouk Ville - Bokor – Kép – AG ( 5

ngày 4 đêm )

14. AG – CamPuChia – Thái Lan ( 01 hành trình 02 vương Quốc ) ( 9 ngày 8

đêm ).

Page 77: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

TUYẾN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ:

- Châu Đốc – Phnômpênh: 02 ngày 01 đêm.

- Châu Đốc – Long Xuyên (homestay) – Cần Thơ: 02 ngày 02 đêm.

- Châu Đốc- Cần Thơ – Vĩnh Long (homestay): 02 ngày 02 đêm.

- Châu Đốc – Tịnh Biên: 02 ngày 1 đêm.

Page 78: Biên soạn: TRỊNH BỬU HOÀI

Đ Ầ U T Ư

___________________________________________________________________________

CÁC DANH MỤC KÊU GỌI ĐẦU TƯ DU LỊCH

( theo Quyết định số 308/QĐ-UBND, ngày 28 tháng 02 năm 2012)

1. Khu du lịch sinh thái Búng Bình Thiên:

- Địa điểm: Huyện An Phú

- Quy mô dự án: 139,2 hecta

- Tổng mức đầu tư: 600 tỷ đồng

2. Khu nghỉ dưỡng sinh thái xã Bình Thạnh:

- Địa điểm: Huyện Châu Thành

- Quy mô dự án: 20 hecta

- Tổng mức đầu tư: 30 tỷ đồng