18
PHIẾU MÔ TẢ SẢN PHẨM I. Tên sản phẩm: Dự án HÃY LÊN TIẾNG Chương trình hành động "HÃY LÊN TIẾNG" là dự án học tập vì cộng đồng - service learning của học sinh khối 7 trong năm học 2016 - 2017. Dự án này được triển khai dựa trên trên nền tảng kiến thức liên môn giữa môn Ngữ Văn (dạng bài Văn biểu cảm và Nghị luận; kiến thức về thơ ca dân gian, cao dao và thơ trung đại Việt Nam viết về đề tài người phụ nữ) và môn Kĩ năng (thuyết trình). Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, học sinh cũng được khuyến khích tìm hiểu, vận dụng linh hoạt các nội dung liên môn trong Lịch sử, Công nghệ, Giáo dục giới tính... đang được học trong chương trình lớp 7. Sử dụng kiến thức và kĩ năng trong chương trình học tập, các con học sinh được tạo cơ hội tự tiếp cận, giải quyết một vấn đề thực tiễn có giá trị. Việc kêu gọi và nhận được sự ủng hộ, đồng hành của các bậc phụ huynh trong quá trình thực hiện dự án cũng là một điểm nhấn thú vị của hoạt động dự án lần này, giúp gắn kết hơn cộng đồng học sinh, thầy cô và phụ huynh trong khối.

2.€¦  · Web viewKhái niệm dạy học dự án (project- based learning) đã dần trở nên khá quen thuộc trong giáo dục hiện đại tại Việt Nam. Có nhiều

Embed Size (px)

Citation preview

PHIẾU MÔ TẢ SẢN PHẨM

I. Tên sản phẩm: Dự án HÃY LÊN TIẾNG

Chương trình hành động "HÃY LÊN TIẾNG" là dự án học tập vì cộng đồng

- service learning của học sinh khối 7 trong năm học 2016 - 2017. Dự án này được

triển khai dựa trên trên nền tảng kiến thức liên môn giữa môn Ngữ Văn (dạng bài

Văn biểu cảm và Nghị luận; kiến thức về thơ ca dân gian, cao dao và thơ trung đại

Việt Nam viết về đề tài người phụ nữ) và môn Kĩ năng (thuyết trình). Ngoài ra,

trong quá trình thực hiện, học sinh cũng được khuyến khích tìm hiểu, vận dụng

linh hoạt các nội dung liên môn trong Lịch sử, Công nghệ, Giáo dục giới tính...

đang được học trong chương trình lớp 7.

Sử dụng kiến thức và kĩ năng trong chương trình học tập, các con học sinh

được tạo cơ hội tự tiếp cận, giải quyết một vấn đề thực tiễn có giá trị. Việc kêu gọi

và nhận được sự ủng hộ, đồng hành của các bậc phụ huynh trong quá trình thực

hiện dự án cũng là một điểm nhấn thú vị của hoạt động dự án lần này, giúp gắn kết

hơn cộng đồng học sinh, thầy cô và phụ huynh trong khối.

II. Mục tiêu dạy học/giáo dục:

- Tiếp cận các tác phẩm văn học dân gian và trung đại với góc nhìn nhân văn, mới

mẻ: Vấn đề bình đẳng giới- thông qua việc tìm hiểu vẻ đẹp và thân phận người

phụ nữ trong ca dao và thơ Trung đại Việt Nam.

- Vận dụng kĩ năng làm bài văn nghị luận, kĩ năng thuyết trình và các công cụ

CNTT để thể hiện một cách sáng tạo quan điểm cá nhân về một trong những vấn

đề trọng tâm trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc: Bình đẳng

giới , Quyền trẻ em.

- Cảm thông, trân trọng và có hành động thiết thực thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ

phụ nữ và trẻ em, lên tiếng chấm dứt nạn quấy rối và xâm hại trẻ em; góp phần xây

dựng tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh của các học sinh - công dân toàn cầu của thời

đại mới.

III. Đối tượng dạy học/giáo dục

Dự án này được triển khai trên đối tượng là học sinh lớp 7 tại trường của

chúng tôi, một trường liên cấp theo mô hình quốc tế. Hầu hết học sinh của khối

này đều là những bạn được sinh trưởng trong các gia đình có điều kiện và học

thức. Các con đã quen với các phương pháp học tập tích cực, hiện đại và hào hứng

tham gia các hoạt động thiện nguyện, các dự án cộng đồng. Sự tin tưởng và đồng

hành của ban phụ huynh khối cũng là điều kiện thuận lợi trong quá trình thầy trò

chúng tôi triển khai dự án.

IV - Ứng dụng CNTT trong dự án:

Trong suốt quá trình thực hiện dự án, các công cụ công nghệ thông tin được

sử dụng linh hoạt hỗ trợ thầy và trò trong việc phân công nhiệm vụ; tìm kiếm quản

lý dữ liệu, xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm. các sản phẩm sáng tạo

Các con học sinh cũng được khuyến khích tranh thủ thời gian ở nhà để tiêp

tục thảo luận, làm việc với nhau thông qua các kênh tương tác đặc biệt hữu dụng

như One Drive, Skype

Có thể kể tới một số công cụ được sử dụng hiệu quả trong dự án: Word,

Excel, power point, One note, One Drive, Sway…

V. Nội dung sản phẩm dự thi

1. Phương pháp tiến hành:

- Học tập dự án

- Học trải nghiệm sáng tạo

- Học liên môn (văn, sử, kĩ năng)

- Ứng dụng các phương pháp, kĩ thuật tổ chức dạy học sáng tạo trong quá trình

thực hiện dự án

2. Cơ sở lí luận:

a. Dạy học dự án

Khái niệm dạy học dự án (project- based learning) đã dần trở nên khá quen

thuộc trong giáo dục hiện đại tại Việt Nam. Có nhiều cách phát biểu khác nhau

song về cơ bản, dạy học dự án hay phương pháp dạy học dự án được hiểu là một

phương pháp hay hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ

phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được

người học thực hiện với tính tự lực cao trong quá trình học tập, từ việc xác định

mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá

quá trình và kết quả thực hiện.

Như vậy, dạy học dự án đặc biệt chú trọng đến việc xác định người học như

là trung tâm của hoạt động học tập. Tính thực tiễn của nội dung được lựa chọn

trong dự án cũng là yếu tố then chốt, làm nên đặc trưng riêng của hình thức học tập

dự án. Trong đó, sản phẩm cuối cùng của dạy học dự án thường có tính ứng dụng

mạnh mẽ và có thể lan tỏa ra cộng đồng. Đề tài được lựa chọn trong sáng kiến kinh

nghiệm này đáp ứng đầy đủ những tiêu chí kể trên, hoàn toàn phù hợp để triển khai

tổ chức dạy học với hình thức dự án.

b. Dạy học liên môn

Với đặc trưng hướng tới giải quyết một vấn đề thực tiễn, hình thức dạy học

dự án, một cách tự nhiên, đòi hỏi người học phải vận dụng những kiến thức liên

môn trong quá trình thực hiện. Cách dạy học này vừa giúp học sinh nhìn thấy sự

liên kết quan trọng trong nội dung các môn học, vừa góp phần giảm tải nội dung

học tập.

Dự án “Tổ chức dạy học dự án với chủ đề bình đẳng giới trong chương trình

Ngữ văn 7” đòi hỏi học sinh phối hợp một cách linh hoạt đa dạng kiến thức các

môn học khác nhau: Ngữ văn, Lịch sử, Kĩ năng, ICT (Công nghệ và truyền thông)

c. Các mục tiêu phát triển bền vững

Tháng 9 năm 2015, Liên hiệp quốc đã chính thức thông qua 17 mục tiêu

toàn cầu về phát triển bền vững đến năm 2030.

Định hướng phát triển bền vững đã được lựa chọn trở thành chủ đề xuyên

suốt tại trường chúng tôi trong năm học 2016 – 2017. Đúng như lời thầy Tổng

Hiệu trưởng đã chia sẻ trong Thư gửi đầu năm học: “Khi thế giới này đang phải

đối diện với nhiều thử thách mới, học sinh của chúng ta ở mọi cấp đều đang được

rèn luyện để trở thành những người phát hiện vấn đề và quan trọng hơn, những

người giải quyết chúng. Sẽ là một năm đầy hứng khởi khi chúng ta xác định là một

phần của cộng đồng chung toàn cầu này”.

Với định hướng như trên, việc lựa chọn góc nhìn Bình đẳng giới, mục tiêu

số 5 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững, khi tiếp cận một nhóm tác phẩm quan

trọng trong chương trình Ngữ văn 7 sẽ tạo cơ hội cho các con hiểu một cách sâu

sắc hơn mục tiêu năm học, ý thức hơn về trách nhiệm một công dân toàn cầu.

3. Thực trạng vấn đề:

Học sinh hiện nay thường cảm thấy khó khăn khi học phần ca dao, đặc biệt

là phần thơ trung đại Việt Nam. Khoảng cách lịch sử, sự khác biệt trong bối cảnh

văn hóa, hoàn cảnh sống; rào cản do khó giải mã và hiểu, cảm được thi pháp thơ

trung đại khiến hầu hết học sinh cảm thấy nội dung học tập thiếu sự gần gũi, thiết

thực. Rõ ràng, việc “đọc” thấy những vấn đề thời sự cập nhật (cụ thể ở đây là vấn

đề bình đẳng giới) trong ca dao, thơ trung đại sẽ mang lại sự mới mẻ, tạo tâm thế

hứng khởi trong quá trình học tập của các con học sinh. Điều này cũng giúp môn

Văn gần gũi hơn với thực tế, giúp các con thấy được tầm quan trọng và những ứng

dụng thiết thực của bộ môn trong giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Cụ

thể, trong dự án này, các con được khuyến khích sử dụng kiến thức, kĩ năng trong

chương trình học để Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về vấn đề

Bình đẳng giới.

4. Kế hoạch:

4.1. Giai đoạn 1:

Tuần từ 19 -22/12:

- Lên ý tưởng dự án

- Thảo luận ý tưởng, xây dựng kịch bản chi tiết vở kịch Đau đớn thay phận

đàn bà để tham gia cuộc thi The Stage ( Đây là cuộc thi truyền thống hàng năm

dành cho học sinh các khối lớp trong trường chúng tôi. Cuộc thi năm nay được tổ

chức với chủ đề Book Gender, các chủ đề sách. Các khối lớp sẽ dựa trên chủ đề

sách được chọn để xây dựng một tiết mục kịch – chuyển thể, biểu diễn trong đêm

trung kết.

Khối 7 bốc thăm được chủ đề: Poetry – thơ ca. Chủ đề này rất phù hợp với

phần ca dao, thơ trung đại mà các con lớp 7 được học trong chương trình Ngữ văn,

hoàn toàn có thể tích hợp

Tuần 4/1 đến 14/1: ( 6 tiết học: Lý thuyết và 4 giờ phụ đạo, 4 giờ câu lạc bộ

(Giờ câu lạc bộ: khoảng thời gian hoạt động tự chọn cuối ngày)

Thời

gian

Nội dung Phụ trách Sản phẩm

Tiết 1 Xây dựng, thống nhất kế hoạch

dự án

Phân công nhiệm vụ

Đàm Thảo,

Minh Tâm

Bản kế hoạch

tổng thể

Bản phân

công nhiệm

vụ

Tiết 2 Các vấn đề chung về thao

tác chứng minh

Đàm Thảo,

Minh Tâm

Đặc điểm

chung, các

phương pháp

làm văn giải

thích, chứng

minh.

Tiết 3 Các vấn đề chung về thao tác giải

thích

Đàm Thảo,

Minh Tâm

Tiết 4 Tìm hiểu về hình ảnh người phụ nữ

và vấn đề bình đẳng giới.

Đàm Thảo,

Minh Tâm

Tư liệu về

hình ảnh

người phụ nữ

và vấn đề

bình đẳng

giới

Tiết 5 Chọn đề tài hùng biện (nằm trong

chủ đề chung về người phụ nữ -

bình đẳng giới)

Xây dựng dàn ý cho đề tài hùng

biện

Đàm Thảo,

Minh Tâm

Đề tài hùng

biện

Dàn ý cho đề

tài hùng biện

TTiết

6

Luyện viết đoạn văn chứng minh,

giải thích

Đàm Thảo,

Minh Tâm

Đoạn văn giải

thích, chứng

minh

4 giờ

phụ đạo

và 2 giờ

Câu lạc

bộ

Casting các diễn viên

Tập kịch

Chuẩn bị, thiết kế đạo cụ

Thiết kế, hoàn thành poster, tờ rơi

Cô Mai

Phương (giáo

viên cố vấn

nghệ thuật của

khối), Đàm

Thảo, Minh

Tâm, các giáo

viên phụ trách

khối 7: Thùy

Giang, Thái

Hòa, Hoàng

Yến, Minh

Trang, Minh

Sơn, Trường

Sơn

Vở kịch

hoàn chỉnh

4.2 Giai đoạn 2:

Thời

gian

Nội dung Phụ trách Sản

phẩm

3/1 -8/3 Dạy song song các nội dung khác

trong chương trình Ngữ văn 7

Hoàn thiện bài viết giải

thích,chứng minh về bình đẳng

giới; kết hợp với giáo viên kĩ

năng để hướng dẫn học sinh

chuyển từ bài viết thành bài hùng

biện.

Tổ chức vòng 1: Thi hùng biện

về chủ đề Bình đẳng giới theo

lớp.

Giáo viên môn Ngữ

văn: Đàm Thảo, Minh

Tâm

Giáo viên Môn kĩ

năng: Kiều Oanh

Bài nghị

luận hoàn

chỉnh

Bài hùng

biện trước

lớp

8/3 đến

¼

Chuẩn bị cho buổi tọa đàm của

phụ huynh và học sinh khối 7 với

chủ đề Bình đẳng giới.

Giáo viên môn Ngữ

văn: Đàm Thảo, Minh

Tâm

Toàn bộ 9 giáo viên

phụ trách khối 7

(Trưởng khối: Đàm

Thảo)

Tọa đàm

về vấn đề

Bình đẳng

giới

4.3 Giai đoạn 3:

Thời Nội dung Phụ trách Sản

gian phẩm

Tháng 4 Tổ chức dự án học tập Service

Learning – Học tập vì cộng đồng:

Lên tiếng chấm dứt tình trạng

quấy rối và xâm hại tình dục với

trẻ em (trong đó đặc biệt quan

tâm đến đối tượng trẻ em gái

Giáo viên môn Ngữ

văn: Đàm Thảo, Minh

Tâm

Toàn bộ 9 giáo viên

phụ trách khối 7

(Trưởng khối: Đàm

Thảo)

Clip ca

nhạc “Hãy

lên tiếng”

Buổi tập

huấn tự vệ

dành cho

các em

tiểu học.

* Sản phẩm học tập

- Vở kịch: Đau đớn thay phận đàn bà

- Tờ rơi, poster tuyên truyền về bình đẳng giới

- Bài viết, bài hùng biện về chủ đề bình đẳng giới

- Tọa đàm về đề tài Phụ nữ và vấn đề bình đẳng giới ( tổ chức trong hội thảo

phụ huynh, học sinh khối 7)

- Buổi trải nghiệm Service Learning – Học tập vì cộng đồng: Clip ca nhạc

“Hãy lên tiếng”

- Buổi tập huấn tự vệ dành cho các em tiểu học.

6. Kết quả đạt được:

a. Giai đoạn 1:

- Xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch dự án hoàn chỉnh

- Các con học sinh trình bày, bảo vệ dự án một cách thành công trước toàn

thể phụ huynh khối 7, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của bố mẹ

- Tập và, công diễn vở kịch Đau đớn thay, phận đàn bà trong đêm chung kết

chương trình (The Stage)

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG BUỔI CÔNG DIỄN VỞ KỊCH

Màn hát múa, trình diễn áo dài Em trong mắt tôi

Một nhóm diễn viên

Múa Bánh trôi nước

b. Giai đoạn 2:

- Đã hoàn thành bài văn nghị luận về chủ đề bình đẳng giới

- Tổ chức thành công buổi báo cáo sản phẩm: Hội thảo về chủ đề Bình đẳng

giới với sự tham gia của toàn bộ các học sinh và phụ huynh khối 7.

c. Giai đoạn 3:

- Dàn dựng và truyền thông rộng rãi về clip ca nhạc với chủ đề: Hãy lên

tiếng

Một số hình ảnh trong MV ca nhạc Hãy lên tiếng:

.

Đây là dự án được trải dài trong năm học 2016 - 2017 với sự tham gia của

của cộng đồng học sinh, giáo viên và phụ huynh khối 7 trường PTLC Olympia.

Hơn cả một hoạt động học tập dự án liên môn, chương trình đã thực sự trở thành

một dự án service learning - Học tập vì cộng đồng mang đến nhiều trải nghiệm ý

nghĩa

Qua mỗi hoạt động trong dự án, học sinh được nghiêm túc tìm hiểu, được

đến gần hơn với nỗi đau của những của những nạn nhân bị quấy rối xâm hại, bị

phân biệt đối xử vvif bình đẳng giới. Điều đó đã thôi thúc các bạn học sinh cần

phải hành động, dù là những việc làm nhỏ bé nhất, để tạo ra sự khác biệt cho chính

những em nhỏ trong đại gia đình Olympia và rộng hơn, góp thêm một tiếng nói

mạnh mẽ, kêu gọi chấm dứt tội ác khủng khiếp ấy với những đứa trẻ vô tội, đáng

thương.

Có trách nhiệm với cộng đồng, gắn việc học tập với những hành động thiết

thực vì cộng đồng, dự án Hãy lên tiếng đã lan tỏa trong cộng đồng học sinh, giáo

viên và phụ huynh Olympia những thông điệp nhân văn đẹp đẽ.