232
Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Kim Anh TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Kim Anh

TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Page 2: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa(tiền thân là Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam-VMFWG). Việc sao chép một phần hoặc tái bản đề tài nghiêncứu này chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý chính thức bằng văn bản của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vimô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa trước khi thực hiện sao chép hoặc tái bản.

Đề tài nghiên cứu này được hoàn thành bởi sự hợp tác của Nhóm tác giả nghiên cứu gồm PGS.TS. Nguyễn Kim Anh,TS. Lê Thanh Tâm, CN. Nguyễn Mạnh Cường, ThS, Nguyễn Văn Thuyết và ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai với nguồn hỗ trợ tàichính của Quỹ Citi – Ngân hàng Citi, tổ chức ADA, tổ chức Cordaid, và Quỹ Metlife – Tổ chức Give2Asia. Các ý kiếntrong Đề tài nghiên cứu mang tính chất độc lập, không phản ánh quan điểm của VMFWG.

Quỹ Citi

Quỹ Citi hỗ trợ trao quyền kinh tế và tài chính cho người nghèo, người có thu nhập thấp trongcộng đồng, nơi mà Citi đang hoạt động. Chúng tôi cộng tác với một số đối tác để thiết kế và thửnghiệm các sáng kiến dành cho người nghèo với đạt được quy mô, hỗ trợ hoạt động xây dựngkiến thức và năng lực lãnh đạo. Thông qua phương pháp tiếp cận “Hơn cả nhân đạo”, chúng

tôi đặt sức mạnh của các nguồn lực kinh doanh của Citi và mọi người cùng làm việc để tăng cường đầu tư nhânđạo và cải thiện cộng đồng.

Để biết thêm thông tin xin truy cập trang web: http://www.citigroup.com/citi/foundation/index.htm

Tổ chức quốc tế ADA

ADA là một tổ chức phi chính phủ đến từ Luxembourg hoạt động để thúc đẩy tài chính cho ngườinghèo trên toàn thế giới. ADA tin rằng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người nghèo có thểmang lại một sự cải thiện lâu dài cho điều kiện sống của dân cư nghèo. Vì vậy, ADA hỗ trợ cácchuyên gia về tài chính cho người nghèo nhằm giúp đỡ khoảng 2,5 triệu người trưởng thành

không nằm trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng cho cácnhu cầu cuộc sống của chính mình. Tổ chức đã và đang phát triển các dịch vụ và sản phẩm tài chính hiệu quả vớimục tiêu chống lại đói nghèo suốt 20 năm qua. Trong đó nghiên cứu và cải tiến là các thành tố chính. ADA ưu tiênhỗ trợ và đào tạo các đơn vị tham gia lĩnh vực tài chính cho người nghèo ở các nước đang phát triển hơn là giúpđỡ. Điều này có ý nghĩa tôn trọng quyền tự chủ của họ và mang đến những công cụ cần thiết mà họ cần để xâydựng tương lai của chính họ. ADA nỗ lực tạo ra một ngành tài chính cho người nghèo hiệu quả, bền vững và mangtính xã hội cao. Tất cả các sáng kiến của tổ chức đều nhằm thúc đẩy tính minh bạch và sự chặt chẽ trong lĩnh vựcnày. ADA hỗ trợ việc thực hiện các công cụ/phương thức đo lường hiệu quả xã hội và tính minh bạch cũng nhưngăn chặn việc quá nợ. ADA phấn đấu trở thành một đối tác đáng tin cậy để hỗ trợ sự phát triển mang tính tự chủcủa những người bị loại trừ khỏi các dịch vụ tài chính thông thường.

Tổ chức Cordaid

Tổ chức Cordaid (Tổ chức Cứu trợ và Phát triển Quốc tế Công giáo) là một trongnhững tổ chức phát triển lớn nhất ở Hà Lan và có một mạng lưới của 634 tổ chứcđối tác tại hơn 30 quốc gia ở châu Phi, châu Á, Trung Đông và Mỹ Latinh. Cordaidđã bảo vệ những người dễ bị tổn thương trong gần 100 năm qua, tại bất cứ nơi

nào sự nghèo đói, bất công, và bạo lực đã tấn công nặng nề, kể cả ngay trong gia đình hay những nơi xa xôi. Cordaidcó một Quỹ đầu tư vào các tổ chức Tài chính vi mô, cung cấp các khoản vay, bảo lãnh, và vốn cổ phần cho ngườidân và các doanh nghiệp bị giới hạn các sự lựa chọn. Cordaid cũng làm như vậy với những khu vực mà có rủi rocao. Cordaid hiện đang đầu tư vào kinh doanh hiệu quả hơn 16 năm qua với khối lượng vốn lên tới 70 triệu EUR vàđã được đầu tư trên 100 tổ chức Tài chính vi mô tại 12 nước. Thông tin chi tiết xin truy cập trang web www.cordaid.org

Tổ chức MetLife

MetLife được thành lập dựa trên một sự thấu hiểu đơn giản mà sâu sắc, mạnh mẽ:tất cả mọi người đều cần được tiếp cận với công cụ tài chính phù hợp để theo đuổi nhiều hơn trong cuộc sống.Niềm tin cốt lõi ấy đã định hướng cho cách làm việc của MetLife từ khi chúng tôi thành lập vào năm 1868. Và năm2013, vẫn niềm tin ấy đã truyền cảm hứng cho Tổ chức MetLife một chiến lược tập trung mới vào việc mở rộng tàichính - sự cống hiến tận tâm của chúng tôi để đảm bảo sẽ ngày càng nhiều hộ gia đình thu nhập thấp trên toàn thêgiới có dịch vụ tài chính họ cần để theo đuổi nhiều hơn trong cuộc sống. Để biết thêm thông tin xin truy cập trangweb:

https://www.metlife.com/about/corporate-responsibility/metlife-foundation/index.html

Tổ chức Give2Asia

Give2Asia là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ nhằm thúc đẩy và truyềncảm hứng cho hoạt động từ thiện châu Á. Quà tặng từ thiện mà Give2Asia thực

hiện có thể được gửi bởi các nhà tài trợ cho các mục đích cụ thể và các tổ chức từ thiện ở châu Á , theo đánh giákhả năng của mình và phê duyệt bởi Ban Giám đốc Give2Asia. Để biết thêm thông tin xin truy cập trang web:http://www.give2asia.org/

Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG)

Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG) được thành lập như một diễn đàn dành chocác nhà thực hành tài chính vi mô để chia sẻ kinh nghiệm và giải quyết các vấn đề khó khăncủa ngành, góp phần đưa tiếng nói của ngành đến với các nhà làm chính sách. Ra đời năm2004 với tư cách là một tổ chức phi chính thức trực thuộc Trung tâm Nguồn các Tổ chức Phi chính

phủ - VUFO. Đến tháng 09 năm 2011, VMFWG đã chính thức trở thành Trung tâm trực thuộc Hiệp hội Doanh nghiệpNhỏ và Vừa Việt Nam (VINASME). Để biết thêm thông tin xin truy cập trang web: www.microfinance.vn

Page 3: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM:

THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Chủ biên:

PGS.TS. Nguyễn Kim Anh

Thành viên nhóm biên tập:TS. Lê Thanh Tâm

CN. Nguyễn Mạnh CườngThS. Nguyễn Văn Thuyết

ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai

HÀ NỘI, 2014

Page 4: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

2 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tinh thần hợp tác, sự hỗ trợ chia sẻthông tin và thời gian quý báu của các tổ chức và cá nhân đã dànhcho chúng tôi trong quá trình thực hiện Đề tài nghiên cứu.

Chúng tôi kỳ vọng những thông tin, phân tích, đánh giá và nhữngkiến nghị đề xuất của Đề tài nghiên cứu có thể tạo ra một bức tranhtổng thể, phản ánh thực trạng môi trường hoạt động, hệ thống cơchế chính sách hiện nay đối với các tổ chức tài chính vi mô, từ đógợi mở những bước đi, những đề xuất phù hợp nhằm cải thiện cáccơ chế chính sách và dành được sự quan tâm thích đáng của Chínhquyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị – xã hội và cácbên liên quan để hỗ trợ hệ thống các tổ chức tài chính vi mô hoạtđộng hiệu quả, phát triển bền vững với mục tiêu hướng tới ngườinghèo/người thu nhập thấp – là những đối tượng hưởng lợi sau cùngtừ kết quả cải thiện môi trường hoạt động tài chính vi mô tại ViệtNam.

Chúng tôi trân trọng gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Thị Thanh Hương –Vụ Tài chính – Kế toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bà NguyễnThị Kim Thúy – Phó Chủ tịch, Trung ương Hội LHPN Việt Nam; BàNguyễn Hồng Hạnh – Cán bộ chương trình Thị trường tài chính, Côngty Tài chính Quốc tế (IFC) đã tham gia góp ý trong quá trình hoànthiện Đề tài nghiên cứu. Những gợi ý, nội dung phản biện hữu ích đãđược Nhóm nghiên cứu sử dụng để nâng cao chất lượng Đề tài vànhững kiến nghị trở nên thiết thực hơn.

Chúng tôi xin gửi lởi cảm ơn đặc biệt tới TS. Phí Trọng Hiển – Vụ Chínhsách an toàn hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Namđã hỗ trợ chúng tôi trong suốt quá trình hoàn thiện Đề tài nghiên cứu.Những thông tin góp ý và ý kiến phản biện của TS. Phí Trọng Hiển đãthực sự tạo ra cái nhìn tổng thể, khách quan và phù hợp với thực tiễncủa hoạt động TCVM, làm sáng tỏ hơn những thông tin hữu ích màĐề tài mong muốn gửi tới Cơ quan quản lý nhà nước và các nhàthực hành TCVM.

LỜI CẢM ƠN

Page 5: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 3

Cuối cùng, chúng tôi bày tỏ sự cảm ơn tới các đơn vị tài trợ, gồm:Quỹ Citi – Ngân hàng Citibank – Việt Nam; tổ chức ADA; tổ chức Cordaid – Hà Lan đã khuyến khích, hỗ trợ tài chính để Nhóm nghiêncứu khởi động ý tưởng và hoàn thiện Đề tài nghiên cứu.

Thay mặt Nhóm nghiên cứuChủ biên

PGS.TS. Nguyễn Kim Anh

Page 6: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

4 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

WB Ngân hàng Thế giới

ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á

IFC Công ty Tài chính Quốc tế

HLHPN Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

HPN Hội Phụ nữ

UBND Ủy ban nhân dân

NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

TCTD Tổ chức tín dụng

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

NGO Tổ chức Phi chính phủ

NHTM Ngân hàng thương mại

NHNN&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam

NHHTX Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

QTDNDTW Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương

QTDND Quỹ tín dụng nhân dân

TCTCVM Tổ chức tài chính vi mô (chính thức và bán chính thức)

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Page 7: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 5

TCVM Tài chính vi mô

TKTN Tiết kiệm tự nguyện

TKBB Tiết kiệm bắt buộc

FSS Mức độ bền vững tài chính

OSS Mức độ bền vững hoạt động

ISS Mức độ bền vững thể chế

ROA Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản bình quân

ROE Tỷ lệ thu nhập trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân

VMFWG Nhóm Công tác TCVM Việt Nam

Page 8: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

6 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

DANH MỤC BẢNGCác mốc son phát triển TCVM tại Việt Nam 15

Các tỉnh, huyện có tổ chức đang hoạt động TCVM 34

Bức tranh tín dụng vi mô Việt Nam (giai đoạn 2005 – 2013) 35

Xếp hạng 15 TCTCVM bán chính thức có OSS lớn nhất năm 2012 37

Các mô hình hoạt động của TCTCVM bán chính thức 39

Kết quả các dịch vụ phi tài chính của TYM 46

Bảng 01

Bảng 02

Bảng 03

Bảng 04

Bảng 05

Bảng 06

DANH MỤC HÌNHTỷ lệ khách hàng có tài khoản tại một định chế tài chính chính thức theo khu vực thành thị/nông thôn (%) 18

Mức độ bền vững thể chế của các TCTCVM Việt Nam 24

Mô hình tổ chức của TYM 28

Mô hình tổ chức của M7-MFI 30

Hình 01

Hình 02

Hình 03

Hình 04

Page 9: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

LỜI NÓI ĐẦU

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 7

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hoạt động tài chính vi mô (TCVM) tại Việt Nam đã hình thành từlâu, đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng mức độ tiếp cậndịch vụ tài chính (tín dụng, tiết kiệm, tư vấn, đào tạo…) của ngườinghèo/người thu nhập thấp, giúp họ có được nguồn vốn vay đểphát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống, qua đó thúc đẩycông cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội của đấtnước, hạn chế nạn cho vay nặng lãi đặc biệt tại khu vực nôngthôn. Phát triển TCVM bền vững là mục tiêu quan trọng của ngànhTCVM Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế. Vớikhung pháp lý ngày càng hoàn thiện, các quy định liên quan tớicác tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) chính thức là “tiêu chuẩn”để các tổ chức có hoạt động TCVM hướng tới mục tiêu bền vữngthể chế.

Mặc dù đã trải qua gần 3 thập kỷ hình thành và phát triển, hoạt độngTCVM tại Việt Nam còn chậm phát triển, chưa thu hút được nhiều sựquan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước, Chính quyền địaphương các cấp, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức đoànthể, các nhà đầu tư, nhà tài trợ và các bên liên quan. Điều này đãhạn chế đáng kể đến môi trường phát triển của ngành TCVM ViệtNam. Đáng chú ý là hành lang pháp lý cho hoạt động TCVM đãđược tạo dựng nhưng còn những “khoảng trống” hoặc chưa thựcsự có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn. Điều này dẫn đến sốlượng TCTCVM được cấp Giấy phép hoạt động theo khuôn khổ pháplý còn hạn chế (03 TCTCVM). Một số quy định về hoạt động TCVMchưa thực sự phù hợp (như về quản trị điều hành, lãi suất, tỷ lệ đảmbảo an toàn, bảo hiểm vi mô…) đã phần nào cản trở khả năng thuhút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực TCVM, kéo dài thời gian tiến tớibền vững hoạt động, bền vững tài chính và bền vững thể chế củacác TCTCVM, hạn chế khả năng mở rộng sản phẩm dịch vụ chokhách hàng – vốn là các đối tượng rất cần sự tiếp cận dịch vụ TCVM.Bên cạnh đó, các chính sách cụ thể để khuyến khích các chươngtrình, dự án TCVM chuyển đổi thành TCTCVM được cấp Giấy phép

Page 10: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

8 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

thiếu đồng bộ đã khiến cho người nghèo/người thu nhập thấp bị hạnchế cơ hội tiếp cận với dịch vụ TCVM chuyên nghiệp, từ đó phầnnào hạn chế khả năng mở rộng hoạt động của các TCTCVM và làmsuy giảm những đóng góp hữu hiệu của ngành TCVM vào quá trìnhphát triển kinh tế của Việt Nam.

Một vấn đề rất đáng lưu ý, ngày 06/12/2011 Thủ tướng Chính phủ đãký Quyết định số 2195/QĐ-TTg về việc Phê duyệt “Đề án xây dựng vàphát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020”, tuy nhiên việcthực hiện Đề án trên thực tế còn chậm, nhiều giải pháp cụ thể chưađược triển khai đã ảnh hưởng đến sự quan tâm của các cơ quanquản lý Nhà nước, sự am hiểu, đồng thuận của Chính quyền địaphương các cấp đến hoạt động TCVM, do đó chưa thực sự tạo cúhuých cho việc phát triển hoạt động TCVM thời gian qua. Ngoài ra,nhiều vấn đề có tính nội tại trong hệ thống các tổ chức có hoạt độngTCVM chưa được nhận diện, cải thiện trong suốt thời gian qua, đặcbiệt là tính liên kết nội bộ giữa các TCTCVM, giữa các TCTCVM vớicác TCTD khác còn lỏng lẻo, thiếu các cơ chế phối hợp hiệu quảtrong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ, trao đổi thông tin, đào tạo…dẫn đến việc phát triển hoạt động TCVM còn nhỏ lẻ, manh mún vàcó phần tự phát.

Từ những bất cập trên, Đề tài lựa chọn nội dung tập trung nghiêncứu vào hệ thống cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động củalĩnh vực TCVM, những bất cập có tính nội tại của hệ thống các tổchức có hoạt động TCVM, qua đó đề xuất một số giải pháp và kiếnnghị cụ thể, thiết thực với hy vọng tạo được “cú huých” cho ra sựphát triển an toàn, bền vững đối với các TCTCVM trong thời gian tới.

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu không đề cập nhiều vấn đề lý luận mà tập trungphân tích, đánh giá tổng thể thực trạng hoạt động TCVM của cáctổ chức hoạt động TCVM đã được cấp phép chính thức và cácchương trình/dự án đang cung cấp dịch vụ TCVM tại Việt Nam (gọichung là TCTCVM). Trên cơ sở đó, đưa ra những đề xuất, kiến nghị có

Page 11: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 9

tính hành động cụ thể, thiết thực nhằm tháo gỡ những nút thắt hiệnnay, với hy vọng tạo nên sự đổi mới căn bản, tác động hữu hiệu đếnmôi trường hoạt động TCVM trong thời gian tới. Cụ thể:

– Kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt độngTCVM của các TCTCVM cung cấp dịch vụ TCVM tại Việt Nam;

– Đề xuất chương trình hành động cụ thể cần triển khai để tăngcường khả năng thực hiện “Đề án xây dựng và phát triển hệthống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020” ban hành theo Quyếtđịnh số 2195/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

– Nâng cao nhận thức đối với các cơ quan hoạch định chính sách,Chính quyền địa phương các cấp, các nhà đầu tư, nhà tài trợ,khách hàng, các nhà cung cấp dịch vụ TCVM để hướng tới pháttriển hoạt động TCVM an toàn, bền vững, minh bạch;

– Tăng cường tính liên kết giữa các thành viên trong nội bộ từng tổchức, giữa các TCVM, giữa các TCTCVM với các TCTD, qua đó tạonên sức mạnh của từng tổ chức nói riêng và của hệ thống nói chung.

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào hoạt động TCVM củacác TCTCVM chính thức và bán chính thức (các TCTCVM, các Quỹxã hội/Quỹ từ thiện/ chương trình/dự án đang cung cấp dịch vụTCVM) tại Việt Nam, có xem xét liên hệ với các TCTD khác có hoạtđộng TCVM, như Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (NHCSXH),Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam(NHNN&PTNT), Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (NHHTX), Quỹ tíndụng nhân dân (QTDND),...

Đối tượng nghiên cứu

– Các Cơ quan quản lý nhà nước/các nhà hoạch định chính sách(bao gồm Chính phủ, các Bộ, ngành, Chính quyền địa phươngcác cấp, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ

Page 12: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

10 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

chức đoàn thể), các TCTCVM (các tổ chức chính thức đượcNHNN cấp Giấy phép và các tổ chức bán chính thức gồm Quỹxã hội/Quỹ từ thiện/chương trình/dự án đang cung cấp dịch vụTCVM) tại Việt Nam.

– Các cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luậtcó liên quan đến hoạt động TCVM (Luật; các Nghị định của Chínhphủ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư của các Bộ,ngành; các văn bản hành chính của các Chính quyền địaphương các cấp).

Tóm tắt Đề tài nghiên cứu

Với mục tiêu tạo nên những chuyển biến mới, tích cực cho cácTCTCVM chính thức và bán chính thức phát triển an toàn, ổn định vàbền vững trong giai đoạn tới, Đề tài nghiên cứu TCVM 2014 tập trungvào 04 nội dung sau: (1) Phân tích, đánh giá tổng quan về thực trạnghoạt động của các TCTCVM Việt Nam, qua đó làm sáng tỏ nhữngthành tựu đạt được và tồn tại, hạn chế trong hoạt động của cácTCTCVM thời gian qua; (2) Phân tích, đánh giá những bất cập về cơchế, chính sách, hành lang pháp lý, tiến độ triển khai “Đề án xâydựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020” banhành theo Quyết định số 2195/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; (3)Đánh giá mức độ liên kết của các TCTCVM Việt Nam hiện nay; từ đó(4) Đưa ra những đề xuất, kiến nghị quan trọng sau:

a) Đề xuất, kiến nghị đối với Chính phủ:

– Sớm ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền củaChính phủ; chỉ đạo các Bộ/Ngành hoàn thiện khung pháp lý đồngbộ, phù hợp với đặc thù của hoạt động TCVM, đặc biệt là cácvăn bản hướng dẫn: (i) Hoạt động đối với các chương trình, dựán TCVM theo quy định tại Khoản 6 Điều 161 Luật TCTD theo hướngkhuyến khích các chương trình, dự án TCVM đang hoạt động vàtạo điều kiện cho các chương trình/dự án mới được triển khai để

Page 13: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 11

cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo; (ii) hoạt động dịchvụ bảo hiểm vi mô theo hướng khuyến khích các Công ty bảohiểm tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ bảo hiểm chongười nghèo một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

– Chỉ đạo, đôn đốc các Bộ/Ngành, chính quyền địa phương cáccấp khẩn trương triển khai và hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể đãđược giao tại Quyết định số 2195/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

b) Đề xuất, kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước:

Chỉnh sửa, bổ sung các quy định hiện hành, có giải pháp hỗ trợ phùhợp với đặc thù hoạt động TCVM, bao gồm: (i) mô hình, cơ cấu tổchức và quản trị điều hành; (ii) góp vốn thành lập TCTCVM; (iii) điềukiện cấp Giấy phép để khuyến khích chuyển đổi và hoạt độngchuyên nghiệp; (iv) nội dung, phạm vi hoạt động tạo điều kiện hỗ trợtài chính hiệu quả cho người nghèo/người thu nhập thấp; (v) mạnglưới hoạt động; (vi) tỷ lệ khả năng chi trả; (vii) hệ thống kiểm soát nộibộ, kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập; (viii) cơ chế lãi suất đảmbảo cho các TCTCVM thu đủ bù chi và bền vững hoạt động, cungcấp dịch vụ tài chính cho người nghèo một cách bền vững và cóchất lượng; (ix) xây dựng, trình cấp có thẩm quyền hướng dẫn quyđịnh tại Khoản 6 Điều 161 Luật TCTD theo hướng kế thừa, tạo điềukiện cho các chương trình/dự án TCVM đang hoạt động và khuyếnkhích phát triển các hoạt động mới, tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ tàichính cho người nghèo, đặc biệt ở các vùng khó khăn; (x) hỗ trợthành lập Hiệp hội TCVM bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho TCTCVM vàkhách hàng.

c) Đề xuất, kiến nghị đối với Bộ Tài chính:

Khẩn trương nghiên cứu xây dựng, trình cấp có thẩm quyền banhành chính sách ưu đãi về thuế cho các TCTCVM; đồng thời, sớm cóvăn bản hướng dẫn về hoạt động dịch vụ bảo hiểm vi mô theohướng khuyến khích các Công ty bảo hiểm tham gia vào quá trìnhcung cấp dịch vụ bảo hiểm cho người nghèo một cách chuyên

Page 14: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

12 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

nghiệp và hiệu quả để các TCTCVM có cơ sở pháp lý triển khai trênthực tế.

d) Đề xuất, kiến nghị đối với Bộ Nội Vụ:

Có chính sách hỗ trợ phù hợp, tạo điều kiện kế thừa đối với cácchương trình/dự án TCVM đang hoạt động và khuyến khích pháttriển các hoạt động mới, qua đó tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ tàichính cho người nghèo, đặc biệt ở các vùng khó khăn; sớm xem xét,tạo điều kiện cho phép thành lập Hiệp hội TCVM theo quy đinh củapháp luật.

đ) Đề xuất, kiến nghị đối với Chính quyền địa phương các cấp:

Chủ động, tích cực hỗ trợ các TCTCVM trong công tác tuyên truyền,vận động về TCVM; tạo điều kiện về nguồn vốn cho các TCTCVMnhằm thúc đẩy công tác hỗ trợ người nghèo tiếp cận tài chính tạiđịa phương; phối hợp, trợ giúp các TCTCVM trong việc đảm bảo antoàn khi phát vay và thu hồi nợ tại địa phương.

e) Đề xuất, kiến nghị đối với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chứcđoàn thể, tổ chức nghề nghiệp:

Chủ động hợp tác, hỗ trợ các TCTCVM về nguồn vốn tài chính vànhân lực; cơ sở vật chất và trụ sở làm việc; tuyên truyền và vận độngchính sách cho hoạt động của ngành TCVM trên địa bàn.

g) Đề xuất, kiến nghị đối với các TCTCVM:

Chủ động, nâng cao tính tự chủ, phát huy nội lực trong công tácquản trị, điều hành; tăng cường hợp tác, liên kết trong và ngoài hệthống các TCTCVM; tham gia kết nối mạng lưới thống nhất, bền vữngthông qua thành lập Hiệp hội TCVM.

Page 15: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 13

Hạn chế của Đề tài nghiên cứu

Do thời gian và nguồn lực hạn chế, Đề tài nghiên cứu còn một sốhạn chế sau:

– Đề tài nghiên cứu chưa đi sâu vào nghiên cứu, trình bày về cơ sởlý luận (mục tiêu, vai trò, kinh nghiệm quốc tế), thực trạng hoạtđộng và kết quả tài chính của các TCTCVM mà chỉ tập trungnghiên cứu, phân tích đánh giá hệ thống cơ chế chính sách hiệnnay đối với các TCTCVM chính thức và bán chính thức tại ViệtNam.

– Đối tượng nghiên cứu của Đề tài nghiên cứu tập trung vào cácTCTCVM chính thức và bán chính thức, không bao gồm các tổchức có hoạt động TCVM khác như NHCSXH, NHHTX, hệ thốngQTDND.

– Hệ thống văn bản quy định hoạt động TCVM được nghiên cứutrong Đề tài bao gồm văn bản còn hiệu lực thi hành hoặc đangđược vận dụng để điều chỉnh hoạt động của các TCTCVM chínhthức và bán chính thức tại Việt Nam.

– Quy mô chọn mẫu nghiên cứu để thực hiện khảo sát, phỏng vấn,thu thập thông tin mới chỉ dừng lại ở 03 tỉnh có hoạt động TCVMdo nguồn lực tài chính.

Những hạn chế của Đề tài nghiên cứu có thể là những gợi mở đểNhóm nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân có quan tâm đến hoạtđộng TCVM tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới nhằm hỗ trợ pháttriển hoạt động TCVM tại Việt Nam.

Page 16: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

PHẦN I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNGCỦA CÁC TCTCVM TẠI VIỆT NAM

Phần

I. T

hực t

rạng

hoạ

t độn

g củ

a cá

cTC

TCVM

tại V

iệt N

am

14 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển hoạt động TCVM tạiViệt Nam

1.1. Lịch sử phát triển

Để giúp người nghèo có cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính, trênthế giới và tại Việt Nam đã phát triển các hoạt động TCVM. Ban đầuchỉ là việc cung cấp cho các hộ gia đình nghèo các khoản vay rấtnhỏ (gọi là tín dụng vi mô), nhằm mục đích giúp họ có cơ hội thamgia vào các hoạt động sản xuất hoặc khởi tạo các hoạt động kinhdoanh nhỏ. Nhưng chỉ tín dụng thôi chưa đủ, người nghèo còn cầnhàng loạt các dịch vụ khác như tiết kiệm, bảo hiểm, giáo dục, đàotạo, tư vấn kinh doanh, v.v… hay còn gọi là dịch vụ TCVM.

Vào cuối những năm 1980, cùng với quá trình đổi mới kinh tế ở ViệtNam, TCVM được du nhập vào Việt Nam thông qua hoạt động củacác tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các chươngtrình hỗ trợ phát triển chính thức song phương và đa phương. Tấtcả các chương trình đều có mục tiêu xóa đói giảm nghèo và bấtbình đẳng thu nhập. Một số chương trình, dự án chỉ cung cấp cácdịch vụ TCVM, nhưng tại một số chương trình, dự án thì TCVM là mộtbộ phận trong tổng thể của chương trình, dự án lớn hoặc là mộtcông cụ xã hội nhằm hỗ trợ cho một nhóm đối tượng đặc thù trongmột giai đoạn nhất định.

Chịu ảnh hưởng sâu sắc của trào lưu chung về phát triển TCVM thếgiới, Việt Nam cũng trải qua những giai đoạn thăng trầm. Có thể chiatiến trình phát triển TCVM ở Việt Nam theo 3 giai đoạn (Xem thêmBảng 01):

(i) Giai đoạn khởi đầu (trước năm 1990);

(ii) Giai đoạn mở rộng (từ năm 1991 đến năm 2005);

(iii) Giai đoạn phát triển chiều sâu (từ năm 2005 đến nay).

Page 17: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Bảng 01. Các mốc son phát triển TCVM tại Việt Nam1

Phần I. Thực trạng hoạt động của cácTCTCVM

tại Việt Nam

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 15

Năm Sự kiện

1989Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (HLHPN)phát động “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”.2

1991 Quỹ Trợ Vốn cho Người lao động nghèo Tự tạo việc làm (CEP) –TCTCVM đầu tiên được thành lập theo mô hình Grameen Bank.3

1992 Dự án Quỹ Tình thương (TYM) thuộc Ban Gia đình – Đời sống củaHLHPN Việt Nam được thành lập.

2004 Thành lập Nhóm công tác TCVM Việt Nam (VMFWG).

2005Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 8/3/2005 của Chính phủ về tổchức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Namđược ban hành – là mốc pháp lý quan trọng tạo ra khung chínhsách cho việc chính thức hóa hoạt động TCVM tại Việt Nam.

2007Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 của Chính phủ vềviệc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định28/2005/NĐ-CP.

2009 Ban Công tác tài chính quy mô nhỏ được thành lập theo Quyếtđịnh số 1450/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ.4

6/2010 Luật TCTD 2010 ra đời, chính thức công nhận các TCTCVM là mộtloại hình trong hệ thống TCTD chính thức.

8/2010TYM – Tổ chức TCVM đầu tiên tại Việt Nam được NHNN cấp phéphoạt động TCVM theo Nghị định số 28/2005/NĐ-CP/Nghị định số165/2007/NĐ-CP.

1 Chỉ tính tới các TCTCVM chính thức và bán chính thức theo quy định tại Luật TCTD Việt Nam2010. Các mốc lịch sử của các TCTD khác tham gia ngành TCVM như NHNN&PTNT, NHCSXH, hệthống QTDND.

2 Đây là nguồn gốc các chương trình tín dụng của HLHPN ngày nay.3 Ngày 2/11/1991, quyết định của Ủy Ban Nhân Dân Tp.HCM cho phép Liên đoàn Lao Động

Tp.HCM chính thức thành lập “Quỹ Trợ Vốn cho Người lao động nghèo Tự tạo việc làm” (gọi tắtlà Quỹ CEP). Mục đích của CEP là xây dựng những mối quan hệ mật thiết với nhân dân laođộng, để hỗ trợ những khoản vay nhỏ giúp họ phấn đấu làm ăn vươn lên, để dần dần cải thiệnđược những tình trạng nghèo túng thông qua các khoản vay tăng thu nhập và tạo việc làm.

4 Ban Công tác có nhiệm vụ hỗ trợ Thủ tướng Chính Phủ trong hình thành chính sách và chiếnlược phát triển ngành TCVM hoạt động định hướng thị trường.

Page 18: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Từ khi hình thành hoạt động TCVM tại Việt Nam đến nay, các nhà tàitrợ, các tổ chức phi chính phủ... luôn đóng vai trò quan trọng, là độnglực thúc đẩy, tạo ra các chuyển biến lớn cho hoạt động TCVM tạiViệt Nam. Các nhà tài trợ đóng góp rất lớn cho sự hình thành, địnhhướng phát triển gồm: SC, ACT, Action Aid, CARE...; hỗ trợ cho việchình thành khung pháp lý cho hoạt động TCVM, lựa chọn và hỗ trợkỹ thuật đối với các TCTCVM có khả năng chuyển đổi như: ADB, AFD;khuyến khích các TCTCVM phát triển theo chuẩn mực quốc tế gồm:ADB, IFC,...; phát triển mạng lưới và kết nối các TCTCVM có thể kểđến ADA, Cordaid, Quỹ Citi – Ngân hàng Citibank...

Trong khi đó, Hội LHPN Việt Nam là đối tác chính của các nhà tài trợtrong việc thực hiện các chương trình, dự án TCVM. Khi chuyển đổivà chính thức hóa, hầu hết các nhân sự chủ chốt trong các Quỹ đềuxuất thân từ hoặc liên quan trực tiếp đến Hội Phụ nữ các cấp.

Phần

I. T

hực t

rạng

hoạ

t độn

g củ

a cá

cTC

TCVM

tại V

iệt N

am

16 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Năm Sự kiện

2011Ngày 6/12/2011, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2195/QĐ-TTgphê duyệt “Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại ViệtNam đến năm 2020”.

12/2012 M7-MFI là TCTCVM thứ hai được NHNN chính thức cấp Giấy phéphoạt động theo Luật TCTD 2010.

2013 TYM chính thức đổi tên thành “Tổ chức tài chính vi mô TNHH mộtthành viên Tình Thương”, hoạt động theo Luật TCTD 2010.

2014

– Ban Công tác TCVM Việt Nam được tái thành lập theo quyếtđịnh số 381/QĐ-TTg ngày 18/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ.Ban công tác có tổ thường trực giúp việc gồm một số cán bộ,chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực TCVM.

– Quỹ hỗ trợ tín dụng thuộc HLHPN được thực hiện thí điểm chovay các quỹ xã hội để hỗ trợ vốn cho phụ nữ nghèo đến hếtnăm 2014 theo Công văn số 1700/VPCP-KTTH ngày 14/3/2014của Văn phòng Chính phủ.

– Ngày 22/8/2014: Tổ chức Tài chính vi mô TNHH Thanh Hóa đượcchính thức cấp Giấy phép.

Page 19: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Sau gần 30 năm hoạt động, TCVM đã được nhìn nhận như một côngcụ hữu hiệu thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam. Dođó, xây dựng và phát triển hệ thống TCVM an toàn, bền vững hướngđến phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanhnghiệp siêu nhỏ đã được Chính phủ đánh giá là một trong nhữngmục tiêu trọng tâm đến năm 2020.

1.2. Vai trò, mục tiêu của các tổ chức hoạt động TCVM

TCVM đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế –xã hội, đặc biệt là công cuộc giảm nghèo và phát triển xã hội tại cácquốc gia đang phát triển. Vai trò của TCVM đối với giảm nghèo cũngđược khẳng định thông qua các nghiên cứu lý thuyết (Legerwood,1999; ADB, 2000; Morduch và Haley, 2002; Khandker, 2003). Tầm quantrọng của TCVM đối với phát triển kinh tế – xã hội cũng đã đượckhẳng định trong thực tế thông qua việc Liên hiệp quốc chọn năm2005 là năm quốc tế về TCVM, giải thưởng Nobel hòa bình năm 2006đã được trao cho Mohamet Yunus – người sáng lập ra Grameen Bank– ngân hàng vi mô dành cho người nghèo nổi tiếng tại Bangladesh.

Tại Việt Nam, từ năm 2011 Chính phủ đã triển khai Chương trình mụctiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Theo Bộ Lao động, Thương binhvà Xã hội, đến hết năm 2013, bình quân số hộ nghèo giảm 2% mỗinăm; các huyện nghèo, xã nghèo giảm bình quân trên 5% một năm.Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa đồng đều và bền vững. Địa bàncác xã nghèo miền núi, vùng dân tộc thiểu số tỷ lệ hộ nghèo còncao, chiếm 50% trong tổng số hộ nghèo cả nước. Đặc biệt, tỷ lệ hộtái nghèo, phát sinh nghèo hàng năm còn cao. “Bình quân cứ 3 hộthoát nghèo thì có một hộ tái nghèo, phát sinh nghèo, bao gồm cảsố hộ tái nghèo và phát sinh nghèo do hậu quả thiên tai, lũ lụt, dịchbệnh, do tách hộ”5. Hơn nữa, mức độ sử dụng dịch vụ tài chính chính

Phần I. Thực trạng hoạt động của cácTCTCVM

tại Việt Nam

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 17

5 Đánh giá của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bà Phạm Thị Hải Chuyền trongbáo cáo trước Ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững chiều 20/2/2014.

http://vnexpress.net/tin–tuc/thoi–su/ty–le–ho–ngheo–giam–nhung–khong–vung–chac–2954207.html

Page 20: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Các số liệu cho thấy, tỷ lệ khách hàng có tài khoản tại một định chếtài chính chính thức kể cả ở khu vực nông thôn hay thành thị tại ViệtNam đều thấp hơn các quốc gia khác trong khu vực Đông Á – TháiBình Dương và các quốc gia thu nhập cận trung bình. Do vậy, đòihỏi thực tiễn về phát triển ngành TCVM để đáp ứng các nhu cầu đadạng của các khách hàng khác nhau, đặc biệt là các khách hàngthu nhập thấp, trình độ văn hóa thấp, ở khu vực nông thôn hoặc cácvùng sâu vùng xa khó tiếp cận trở nên hết sức cấp thiết. Tuy vậy, theocác tài liệu nghiên cứu và thực tiễn từ hoạt động tại nhiều quốc giatrên thế giới, TCVM không trực tiếp thay đổi cuộc sống của kháchhàng mà thông qua việc tiếp vốn cho sản xuất kinh doanh, TCVMgiúp tạo thu nhập cũng như giảm thiểu các ảnh hưởng của khu vựcphi chính thức đắt đỏ. Khách hàng khi tham gia TCVM có cơ hội

thức tại Việt Nam hiện còn rất thấp, đặc biệt đối với khu vực nôngthôn, người có trình độ thấp và đều thấp hơn các quốc gia thu nhậpcận thấp trên thế giới.

Hình 01. Tỷ lệ khách hàng có tài khoản tại một định chế tài chínhchính thức theo khu vực thành thị/nông thôn (%)

Phần

I. T

hực t

rạng

hoạ

t độn

g củ

a cá

cTC

TCVM

tại V

iệt N

am

18 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

80

70

60

50

40

30

20

10

0

16.54

Nông thôn Thành thị

50.1

26.0329.83

68.72

33.77

Việt Nam

Đông Á và

Thái bình Dương

(Chỉ các quốc gia

đang phát triển)

Các quốc gia

có thu nhập

trung bình thấp hơn

Page 21: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

được nâng cao nhận thức cũng như các kỹ năng xã hội thông quacác hoạt động phi tài chính do các TCTCVM cung cấp6.

Thực tế cho thấy, dịch vụ và sản phẩm TCVM được đánh giá là phùhợp với khả năng và nhu cầu của người nghèo/người có thu nhậpthấp. TCVM là hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính (như tíndụng, tiết kiệm, bảo hiểm,...) cho đối tượng nghèo và thu nhập thấp,đồng thời cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo để giúp cho ngườinghèo có đủ năng lực khởi sự hoạt động kinh doanh, vươn lên làmchủ hoàn cảnh, cải thiện cuộc sống, thoát khỏi cảnh đói nghèo mộtcách bền vững. Người nghèo cũng cần có những công cụ tài chínhđể tích lũy tài sản, bình ổn tiêu dùng và tự bảo vệ mình trước rủi ro.Theo nhiều nghiên cứu và thực tế đã chứng minh rằng, TCVM là côngcụ hiệu quả và đáng tin cậy để cung cấp ngày càng nhiều hơn cácsản phẩm, dịch vụ tài chính và phi tài chính cho người nghèo. TCVMgiúp người nghèo tăng thu nhập, tạo lập hoạt động kinh doanh bềnvững và giảm khả năng dễ bị tổn thương trước các cú sốc từ bênngoài. TCVM đồng thời là công cụ mạnh mẽ giúp người nghèo, đặcbiệt phụ nữ yếu thế trở thành trụ cột kinh tế trong gia đình.

Phần I. Thực trạng hoạt động của cácTCTCVM

tại Việt Nam

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 19

6 David Hulme (2000), Impact Assessment Methodologies for Microfinance: Theory, Experience andBetter Practice, CGAP & USAID’s AIM Project;

Ngân hàng Thế giới (2002), Báo cáo đánh giá tác động của dự án Tài chính nông thôn I.

Page 22: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Phần

I. T

hực t

rạng

hoạ

t độn

g củ

a cá

cTC

TCVM

tại V

iệt N

am

20 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Theo điều tra sơ cấp năm 2014, trong số 143 khách hàng TCVMđược phỏng vấn với câu hỏi “Vay vốn TCVM giúp họ thoátnghèo, ổn định ở mức nào?”, 22,6% chọn “rất tốt”, 39,6% chọn“tốt”, 25,8% chọn “vừa”, 1,3% chọn “thấp” và 10,7% “không cóý kiến”.

Với câu hỏi “Ông/Bà có muốn gắn bó với TCTCVM trong thờigian tới không?”, trong số 159 khách hàng TCVM tham gia khảosát, 86,8% khẳng định sẽ tiếp tục gắn bó, 3,8% lựa chọn “không”và 9,4% khách hàng không lựa chọn phương án nào.

Tần suấtTần suất theo tỷ lệphần trăm

Tỷ lệ phần trăm

hợp lệ

Tỷ lệ phầntrăm tích lũy

cộng dồn

Giá trị hợp lệ

Có 138 86.8 95.8 95.8

Không 6 3.8 4.2 100.0

Tổng 144 90.6 100.0

Giá trị khuyết Số giá trị 15 9.4

Tổng 159 100.0

Tần suấtTần suấttheo tỷ lệphần trăm

Tỷ lệ phần trăm

hợp lệ

Tỷ lệ phầntrăm tích lũy

cộng dồn

Giá trị hợp lệ

Rất tốt 36 22.6 25.4 25.4

Tốt 63 39.6 44.4 69.7

Vừa 41 25.8 28.9 98.6

Thấp 2 1.3 1.4 100.0

Tổng 142 89.3 100.0

Giá trị khuyết Số giá trị 17 10.7

Tổng 159 100.0

Page 23: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Các TCTCVM là thành tố và giữ vai trò quan trọng trong quá trình pháttriển kinh tế xã hội khu vực nông thôn. Về bản chất, các TCTCVM cóvai trò “kép” cả về kinh tế và xã hội. Các TCTCVM là thành tố, đóngvai trò quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội khuvực nông thôn. Các TCTCVM cũng thực hiện chức năng điều hòagiữa những người dư thừa tiền mặt – những người gửi tiết kiệm vànhững người cần tiền mặt – những người đi vay. Trên thực tế, nếukhông có việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính thì thu nhập, khảnăng mua bán và đầu tư của người dân sẽ trở nên thất thường. Tiếpcận với dịch vụ tài chính có thể giải quyết các giai đoạn thu nhậpvà tiêu dùng thất thường, đồng thời cung cấp nơi cất giữ an toànvà gia tăng thu nhập từ tiền nhàn rỗi. Các trung gian tài chính có thểgiảm chi phí giao dịch bằng cách kết hợp giữa người gửi tiết kiệmvà những người cho vay trong một cấu phần thị trường nhất định.Nếu không có trung gian tài chính, người gửi tiền phải tìm cách sửdụng tiền và người đi vay tiền sẽ phải tìm cách vay vốn một cáchriêng rẽ, điều đó góp phần làm tăng chi phí cho cả hai.

Về khía cạnh kinh tế, thông qua quá trình cung cấp các dịch vụ tàichính, các TCTCVM thực hiện các chức năng quan trọng là (i) huyđộng tiết kiệm; (ii) tái phân bổ tiết kiệm cho đầu tư; và (iii) tạo điềukiện thuận lợi cho trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ, trở thànhmột công cụ đắc lực để giảm nghèo đói và tăng thu nhập.

Về khía cạnh xã hội, các TCTCVM tạo ra cơ hội cho người dân ở nôngthôn – nhất là người nghèo/người thu nhập thấp – tiếp cận được vớidịch vụ tài chính, tăng cường năng lực xã hội và là động lực khuyếnkhích sự tham gia của họ vào cuộc sống cộng đồng.

TCVM được coi là một công cụ giảm nghèo quan trọng tại Việt Nam.Việt Nam có khoảng 72% dân số sống ở khu vực nông thôn, nơi đâycó khoảng 94% người nghèo của cả nước sinh sống, chiếm tới 54%lực lượng lao động quốc gia, trong đó nông nghiệp là nguồn kinh tếchủ yếu. Với kết quả giảm nghèo rất đáng kinh ngạc, tỷ lệ nghèo đói

Phần I. Thực trạng hoạt động của cácTCTCVM

tại Việt Nam

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 21

Page 24: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 10% năm 2013 và Việt Namđang sẵn sàng cho việc đạt được các mục tiêu Thiên niên kỷ vàonăm 2015 (ADB, 2014)7 đã phần nào chứng tỏ vai trò quan trọng củaviệc cung cấp các sản phẩm TCVM tới khu vực nông thôn.

1.3. Số lượng các TCTCVM

Cùng tham gia với các ngân hàng chính thức trong cuộc chiếnchống đói nghèo, kể từ năm 1990 đến 2004, 57 tổ chức phi chính phủ(NGO) và HLHPN đã thực hiện chương trình TCVM trên 2.900 xã,phường (29%) trên 36 tỉnh (57% số tỉnh trên toàn quốc). Từ quy mô khánhỏ lẻ đến nay, một số chương trình đã phát triển thành các loại hìnhTCTD, các Quỹ xã hội/Quỹ từ thiện cung cấp các dịch vụ TCVM kháchuyên nghiệp.

Phần

I. T

hực t

rạng

hoạ

t độn

g củ

a cá

cTC

TCVM

tại V

iệt N

am

22 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Trong điều tra sơ cấp 2014, trong số 23 cán bộ của các chươngtrình/dự án TCVM được hỏi “Ông/Bà cho biết hoạt động TCVMdo tổ chức Ông/Bà cung cấp giúp thành viên thoát nghèo,ổn định kinh tế, cuộc sống ở mức độ nào?”, 77,3% đánh giá ởmức độ “cao và rất cao”, 22,7% đánh giá là “vừa”.

7 ADB (2014), “Sector Assessment: Microfinance”, Tài liệu chuẩn bị cho khoản vay Tiểu Chươngtrình 2 (SP2) – Chương trình Phát triển ngành Việt Nam.

Tần suấtTần suất theo tỷ lệphần trăm

Tỷ lệ phần trăm

hợp lệ

Tỷ lệ phầntrăm tích lũy

cộng dồn

Giá trị hợp lệ

Rất cao 3 13.0 13.6 13.6

Cao 14 60.9 63.6 77.3

Vừa 5 21.7 22.7 100.0

Tổng 22 95.7 100.0

Giá trị khuyết Số giá trị 1 4.3

Tổng 23 100.0

Page 25: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, hiện nay tại Việt Nam có khoảng50 TCTCVM. Tính đến 30/8/2014, các TCTCVM tại Việt Nam gồm: 03 tổchức chính thức được cấp phép là TYM, M7-MFI và Tổ chức TCVMThanh Hóa (mới đây, Tổ chức TCVM Thanh Hóa đã được cấp Giấyphép chính thức); 01 tổ chức đang trong quá trình đệ đơn cấp phéplà MOM; CEP TP HCM đang chuẩn bị các điều kiện để phát triểnchính thức; 12 quỹ xã hội8, 10 chương trình/dự án TCVM do tổ chứcchính trị – xã hội quản lý9, 08 chương trình/dự án TCVM trực thuộc tổchức phi chính phủ10. Bên cạnh đó, các loại hình TCVM bán chínhthức hiện đang được triển khai tại các cấp của các tổ chức chínhtrị – xã hội như HPN, Hội nông dân trên phạm vi cả nước, gồm: hoạtđộng tín dụng vi mô thuộc một số chương trình/dự án phát triển domột số nhà tài trợ song phương hoặc đa phương thực hiện, hoạtđộng tín dụng vi mô triển khai cấp tỉnh/thành phố, các hoạt động tíndụng tiết kiệm cơ sở11.

1.4. Phân bố theo địa bàn

Ngoài các chương trình TCVM của NHCSXH, các chương trình tựphát hoặc thuộc các tiểu đề án của các tổ chức chính trị – xã hộicó phạm vi hoạt động trên toàn quốc (như của HPN, Hội Nông dân),các TCTCVM chính thức và bán chính thức tại Việt Nam hiện đanghoạt động trên phạm vi 136/703 quận/huyện/thị trấn tại 34/63 tỉnhthành trên cả nước (VMFWG, 2013; Tổng cục Thống kê, 2014).

Có thể đánh giá là các TCTCVM đã hoạt động trên địa bàn tươngđối rộng xét theo địa bàn tỉnh/thành phố. Tuy nhiên, tại mỗi tỉnh/thành

Phần I. Thực trạng hoạt động của cácTCTCVM

tại Việt Nam

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 23

8 Hầu hết các quỹ xã hội đều được thành lập và hoạt động theo Nghị định 30/2012/NĐ-CP ngày12/4/2012 về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện; Nghị định số 148/2007/NĐ-CPngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

9 Có một số chương trình TCVM do HPN cấp tỉnh/huyện đã chuyển đổi thành quỹ hỗ trợ phụ nữnghèo, nhưng không phải quỹ nào cũng hoạt động như một quỹ xã hội. Ví dụ, Quỹ HTPN ĐàNẵng không hoạt động theo Nghị định 30/2012/NĐ-CP mà hoạt động như một chương trìnhcho vay với chủ sở hữu vốn là Ủy ban Nhân dân thành phố.

10 Chỉ tính tới các tổ chức có tham gia VMFWG và nộp báo cáo cho VMFWG. 11 Như các chương trình huy động tiết kiệm và cho vay trong các cấp Hội LHPN Việt Nam hiện

đang thực hiện ở các cấp hội.

Page 26: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

phố, chỉ có một số huyện có hoạt động TCVM và hoạt động nàycũng không bao phủ toàn bộ các phường/xã trong quận/huyện/thịtrấn đó và không chỉ tập trung tại các huyện, xã vùng sâu, vùng xa.Sự phân bố như trên là tương đối manh mún, khó tạo nên sức mạnhquy mô tập trung cho các TCTCVM, trừ trường hợp như của CEP TP.HCM – có mặt trên hầu hết quận/huyện/thị trấn của TP. HCM. Tuy vậy,đặc trưng này hoàn toàn phù hợp với chiến lược tập trung vào cácphân đoạn thị trường ngách, do các khách hàng TCVM chủ yếu lànhững người thu nhập thấp, khó tiếp cận hoặc không tiếp cận đầyđủ tới các dịch vụ tài chính chính thức khác. Do vậy, một số TCTCVM(như TYM, CEP, M7-MFI) lựa chọn cách tiếp cận nhỏ ở nhiều địa bànkhác nhau (TYM có chi nhánh ở 10 tỉnh trên toàn quốc; CEP có 28 chinhánh ở TP. HCM và 6 tỉnh/thành phố khác, M7-MFI có 03 chi nhánhở 02 tỉnh) hoặc tập trung tại địa bàn một tỉnh (đối với hầu hết cácTCTCVM còn lại).

Khác với quan điểm TCTCVM chỉ hoạt động ở vùng sâu – vùng xa,cách tiếp cận đa chiều với địa bàn đa dạng như hiện nay tạo cơ hộitốt hơn cho các TCTCVM tăng cường khả năng bền vững do giảmthiểu các chi phí giao dịch tại các địa bàn khó khăn. Theo Nhómnghiên cứu, địa bàn ngoại ô và thành thị trong thời gian tới vẫn sẽ rấthấp dẫn đối với các TCTCVM, do nhu cầu dịch vụ TCVM của kháchhàng doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ gia đình thu nhập thấp trong khuvực này vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ (Xem thêm Bảng 02).

Bảng 02. Các tỉnh, huyện có tổ chức đang hoạt động TCVM

Phần

I. T

hực t

rạng

hoạ

t độn

g củ

a cá

cTC

TCVM

tại V

iệt N

am

24 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

STT Tỉnh Huyện Số huyện có hoạtđộng của TCTCVM

1 Điện Biên TP. Điện Biên Phủ, Huyện Điện Biên,Mường Ẳng 3

2 Hải Phòng Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân,Dương Kinh, Hải An 5

3 Hưng Yên Kim Động, Phù Cừ, Khoái Châu, TPHưng Yên 4

Page 27: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Phần I. Thực trạng hoạt động của cácTCTCVM

tại Việt Nam

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 25

STT Tỉnh HuyệnSố huyện có

hoạt động củaTCTCVM

4 Quảng Ninh Đông Triều, Uông Bí 2

5 Sơn La Phù Yên, Mai Sơn 2

6 Hà Nội Mỹ Đức, Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh 4

7 Bắc Ninh TP Bắc Ninh, Quế Võ, Yên Phong 3

8 Hải Dương TP Hải Dương, Gia Lộc, Cẩm Giàng,Ninh Giang 4

9 Hòa Bình Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Lương Sơn 3

10 Lào Cai Bình Minh, Thống Nhất 2

11 Nam Định Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Hải Hậu,Giao Thủy 5

12 Ninh Bình TP. Ninh Bình 1

13 Phú Thọ TP. Việt Trì, Thanh Sơn, Tam Nông 3

14 Vĩnh Phúc Phúc Yên, Yên Lạc, Bình Xuyên, TamDương, Lập Thạch 5

15 Thái Nguyên TP. Thái Nguyên, Sông Công, Phú Bình 3

16 Thái Bình Tiền Hải 1

17 Đà Nẵng Hòa Vang, Thanh Khê, Hải Châu 3

18 Thanh HóaNông Cống, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, TPThanh Hóa, Hậu Lộc, Đông Sơn,Quảng Xương, Cẩm Thủy, LangChánh, Sầm Sơn, Tĩnh Gia

11

19 Nghệ AnQuỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nghi Lộc,Đô Lương, Diễn Châu, Nam Đàn,Quỳnh Lưu

7

Page 28: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Phần

I. T

hực t

rạng

hoạ

t độn

g củ

a cá

cTC

TCVM

tại V

iệt N

am

26 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

STT Tỉnh HuyệnSố huyện có hoạt

động củaTCTCVM

20 Hà TĩnhCan Lộc, Nghi Xuân, Hương Sơn,Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ,Kỳ Anh, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh

9

21 Quảng Bình Đà Bắc, Bố Trạch, Lệ Thủy 3

22 Quảng Nam Hiệp Đức, Tiên Phước 2

23 Quảng Trị Triệu Phong, Vĩnh Linh, Hải Lăng 3

24 Ninh Thuận Ninh Phước, Thuận Bắc 2

25 TP. Hồ Chí Minh 23 quận huyện của TP. HCM 23

26 Bình Dương Giồng Trôm, Ba Trị 2

27 Đồng Nai Tân Phú 1

28 Cần Thơ TP. Cần Thơ 1

29 Sóc Trăng Châu Thành, Long Phú, Trần Đề 3

30 Tiền GiangCái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, TânPhước, TP. Mỹ Tho, Chợ Gạo, GòCông Tây, Gò Công Đông, TX Gò Công, Tân Phú Đông

10

31 Long An TP. Long An 1

32 Vĩnh Long Vũng Liêm, Trà Ôn 2

33 Bến Tre TX. Bến Tre 1

34 Bà rịa – Vũng Tàu TP. Vũng Tàu, TX. Bà Rịa 2

Tổng 136

Nguồn: Danh bạ các tổ chức TCVM 2012, VMFWG

Page 29: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

2. Thực trạng hoạt động của các TCTCVM

2.1. Thực trạng về mức độ tự bền vững

Trong giai đoạn 1993–2004, khá nhiều chương trình tín dụng vi mô củacác tổ chức phi chính phủ quốc tế, các tổ chức và cá nhân trongnước mở rộng hoạt động cả về quy mô lẫn độ bao phủ tại Việt Nam.Hàng loạt tên tuổi nổi tiếng của các tổ chức quốc tế về TCVM đãtham gia vào thị trường trong nước, như: Rabobank, Ngân hàng Táithiết Đức (KWF2), IFAD, UNFPA, UNICEF, Cứu trợ trẻ em (SC), GRET,OXFAM, MRDP Thụy Điển… Tuy nhiên, từ năm 2005 đến nay, hầu hếtcác chương trình TCVM lớn của các tổ chức quốc tế trên đã ngừnghoạt động hoặc rút khỏi Việt Nam. Các đối tác địa phương đã đượcchuyển giao kinh nghiệm và/hoặc vốn tiếp tục hoạt động theo hìnhthức chương trình, dự án hoặc đăng ký thành lập các Quỹ xãhội/Quỹ từ thiện. Số lượng các dự án phát triển có cấu phần TCVMngày càng ít đi. Lý do chính là: (i) cách tiếp cận về các dự án pháttriển đã thay đổi, nhiều dự án tập trung vào cách tiếp cận theo“chương trình” nhiều hơn là “dự án”; (ii) Việt Nam đang dần trở thànhmột quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình cận dưới, dovậy các dự án phát triển theo phương pháp “không hoàn lại” giảmđi đáng kể; (iii) đây là xu hướng phát triển TCVM ở các quốc gia đangphát triển trên thế giới trong giai đoạn những năm 1990 – đầu năm2005. Sau một thời gian mở rộng về quy mô, có tới 80% các dựán/chương trình nếu không theo đuổi mục tiêu tự bền vững vàchuyên nghiệp hóa sẽ dần tự đóng cửa.

Tuy vậy, về tổng thể thì quy mô hoạt động TCVM của Việt Nam từnăm 2005 đến nay vẫn có xu hướng gia tăng. Nếu xét riêng tín dụngvi mô, số lượng khách hàng và giá trị dư nợ (từ 30 triệu đồng trởxuống) vẫn duy trì đà tăng trưởng qua các năm (Xem thêm Bảng 03).

Phần I. Thực trạng hoạt động của cácTCTCVM

tại Việt Nam

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 27

Page 30: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Nguồn: (World Bank, 2007); (ADB, 2010, 2013); * là số liệu ước tính.

Mặc dù quy mô của các TCTCVM so với các định chế cung cấp dịchvụ khác (NHCSXH, NHNN&PTNT, hệ thống QTDND) tương đối nhỏ,nhưng tỷ lệ tăng trưởng khách hàng và dư nợ khá đều đặn. Năm2012, số lượng khách hàng giảm đi từ 600.000khách hàng xuống còn480.000 khách hàng là do nhiều khách hàng TCVM đã “trưởngthành”, trở thành các “doanh nghiệp siêu nhỏ”, có khả năng tiếpcận tốt hơn tới các tổ chức chính thức khác. Các khách hàng nàycó thể vẫn tiếp tục là thành viên của các TCTCVM đã “đồng camcộng khổ” cùng với họ vượt qua khó khăn ban đầu, nhưng quy môvốn cho vay tối đa của các TCTCVM bị giới hạn là 30 triệu đồng –thấp hơn nhiều so với nhu cầu vốn của các khách hàng này. Đến2013, số lượng khách hàng tăng lên do một số TCTCVM chính thứcvà bán chính thức có định hướng chuyên nghiệp hóa đã mở rộnghoạt động huy động vốn, phát triển khách hàng ở các phân khúc

Bảng 03. Bức tranh tín dụng vi mô Việt Nam (giai đoạn 2005–2013)

Phần

I. T

hực t

rạng

hoạ

t độn

g củ

a cá

cTC

TCVM

tại V

iệt N

am

28 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Số lượng khách hàng(triệu người)

Dư nợ tín dụng vi mô(triệu USD)

2005* 2010 2012 2013 2005 2010 2012 2013

NHCSXH 3.8 7.8 5.76 6.98 1064 4398 4142 5350

NHNN&PTNT 2.88 3.2 1.63 1.49 3771 3500 1452 1390

NHHTX/QTDND* 0.85 0.95 1.07 1.12 700 1006 1051 1294

Các TCTCVM* 0.28 0.6 0.48 0.50 47.4 75 108 113

Tổng 7.81 12.55 8.94 10.09 5583 8979 6753 8147

Page 31: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

thị trường ngách như: khách hàng cận nghèo ở khu vực đô thị, khuvực nông thôn.

Tự bền vững hoạt động (OSS):

Hầu hết các TCTCVM bán chính thức Việt Nam rất sớm đạt được tựvững hoạt động vì có sự hỗ trợ từ các tổ chức chính trị – xã hội, cáckhoản tài trợ của các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế,cũng như nỗ lực tự khẳng định mình trong tiến trình hướng tới chuyênnghiệp hóa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu hết các TCTCVM ViệtNam hoạt động phụ thuộc vào các tổ chức chính trị – xã hội, dẫnđến hoạt động thiếu chuyên nghiệp, thiếu bền vững, chưa phản ánhđúng mức khả năng tự vững của hoạt động.

Trong số 33 TCTCVM cung cấp thông tin cho The MIX, 02 chương trìnhđã ngừng hoạt động, gồm: Plan International Việt Nam (2009); SCJ(2008). Có 03 trong số 31 TCTCVM có mức độ bền vững nhỏ hơn 100%,còn lại đều đạt OSS lớn hơn 100%. Điểm đặc biệt là không có tổ chứcnào trong số 31 tổ chức này bị giảm tổng tài sản, nguồn huy động,vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2005–2012.

Như vậy, chỉ các dự án/chương trình đã rút khỏi Việt Nam hoặckhông có kế hoạch, chiến lược phát triển lâu dài thì kết quả tài chínhsụt giảm hoặc dần tự đóng cửa. Các TCTCVM có kế hoạch, chiếnlược chuyên nghiệp hóa đều tăng trưởng tốt về cả tài sản, nguồnvốn, lợi nhuận, trong khi tỷ lệ nợ xấu vẫn được duy trì rất thấp(dưới 1%).

Tự bền vững tài chính (FSS):

Theo đánh giá của The MIX, chưa tổ chức nào của Việt Nam đạtđược FSS.

Phần I. Thực trạng hoạt động của cácTCTCVM

tại Việt Nam

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 29

Page 32: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Phần

I. T

hực t

rạng

hoạ

t độn

g củ

a cá

cTC

TCVM

tại V

iệt N

am

30 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Bảng

04.

Xếp

hạn

g 15

TCTC

VM b

án c

hính

thức

OSS

lớn

nhất

năm

201

2

Đơn

vị:

USD

, %

TTTê

n TC

TCVM

Tổng

TSTổ

ng TK

Vố

n C

SHDư

nợ

OSS

ROA

ROE

1C

hươn

g trì

nh B

àn ta

y và

ng

311,

757

19,5

8728

9,46

625

4,62

229

0.08

%11

.65%

12.3

5%

2C

hươn

g trì

nh tí

n dụ

ng –

Tiết

kiệ

m H

ộiLH

PN h

uyện

Phù

Yên

, tỉn

h Sơ

n La

42

7,687

353,

639

74,0

4841

3,28

724

7.13%

9.21

%46

.79%

3Q

uỹ h

ỗ trợ

phụ

nữ

phát

triể

n kin

h tế

TP

HC

M2,

164,

539

201,

506

1,74

6,96

21,

479,

004

194.

53%

6.88

%

4C

hild

fund

Hòa

Bìn

h 73

2,42

811

1,54

062

0,88

871

2,26

819

0.04

%

5Q

uỹ D

ariu

2,

853,

812

441,

874

2,36

3,67

12,

683,

618

189.

65%

11.9

2%14

.59%

6Bi

nhm

inh

Côn

g ty

TNHH

Tư v

ấn v

àph

át tr

iển

cộng

đồn

g Bì

nh M

inh

1,193

,867

164,

370

473,

539

944,

211

188.

80%

9.48

%21

.49%

7PN

N Q

uỹ p

hụ n

ữ ng

hèo

Sóc

Sơn

416,

644

149,

951

257,3

5033

7,882

183.

65%

27.11

%43

.89%

Page 33: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Phần I. Thực trạng hoạt động của cácTCTCVM

tại Việt Nam

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 31

TTTê

n TC

TCVM

Tổng

TSTổ

ng TK

Vố

n C

SHDư

nợ

OSS

ROA

ROE

8C

AFP

E BR

–VTQ

uỹ h

ỗ trợ

vốn

CN

VC &

NLĐ

ngh

èo tỉ

nh B

à Rị

a –

Vũng

Tàu

1,97

6,93

563

5,60

987

0,48

91,

880,

640

183.

27%

9.52

%21

.89%

9Q

uỹ p

hụ n

ữ ph

át tr

iển

huyệ

n Đ

iện

Biên

32

9,74

186

,804

191,

936

322,

337

168.1

4%9.

89%

17.0

4%

10C

EP–

Quỹ

trợ

vốn

cho

ngườ

i lao

động

nghè

o tự

tạo

việc

làm

59

,345

,980

25,0

00,7

2718

,051

,261

55,4

71,8

7616

6.27

%8.

76%

28.8

8%

11Q

uỹ h

ỗ trợ

phụ

nữ

phát

triể

n N

inh

Phướ

c 47

8,78

815

1,56

632

7,127

474,

242

166.

27%

8.94

%13

.18%

12N

MA

– P

hái đ

oàn

Liên

Min

h N

a uy

tại

Việt

Nam

3,

715,

417

1,140

,647

1,142

,531

3,31

3,87

016

6.10%

8.70

%25

.26%

13Q

uỹ h

ỗ trợ

phụ

nữ

nghè

o Th

anh

Hóa

2,66

0,55

01,

053,

663

894,

134

2,37

9,07

815

2.26

%7.0

8%18

.41%

14Q

uỹ h

ỗ trợ

phụ

nữ

nghè

o tỉn

h Só

c Tră

ng

305,

899

66,5

9011

6,42

822

1,37

415

0.20

%8.

55%

22.8

9%

15Q

uỹ p

hụ n

ữ ph

át tr

iển

tỉnh

Điệ

n Bi

ên P

hủ

663,

537

246,

920

190,

453

639,

079

150.

04%

8.84

%26

.65%

Ngu

ồn: T

hông

tin

web

iste

của

Tổ c

hức

The

MIX

http

://w

ww

.mixm

arke

t.org

/pro

files–

repo

rts/c

ross

mar

ket–

anal

y-sis

–rep

ort

Page 34: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Tuy một số TCTCVM có FSS cao trên 150% trong một số năm (như 15TCTCVM có OSS cao nhất trong năm 2012), The MIX vẫn không côngnhận các TCTCVM này đạt FSS mà chỉ đạt OSS. Lý do chính có thể là(i) có nhiều cách tính FSS, nhưng ở Việt Nam các TCTCVM khôngcung cấp đầy đủ các dữ liệu cho The MIX về các chi phí và thu nhậptừ việc được tài trợ/ưu đãi; (ii) lạm phát tại Việt Nam tương đối cao,do vậy chi phí mất vốn do lạm phát lớn; (iii) hầu hết các TCTCVM ởViệt Nam đều có quy mô nhỏ nên khả năng đảm bảo bền vững tàichính lâu dài là một thách thức lớn. Trong số 15 TCTCVM trên, duynhất chỉ có CEP đạt mức quy mô lớn và Dariu – NMA – FPW đạt mứcquy mô trung bình, còn lại các tổ chức khác đều ở quy mô nhỏ.

Trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay, hoạt động tài chính ngân hàngcó nhiều biến động, nhiều TCTD làm ăn thua lỗ, nợ quá hạn cao,thậm chí một số tổ chức bị sáp nhập, mua lại. Tuy vậy, cả 02 TCTCVMchính thức là TYM, M7-MFI đều đạt kết quả tài chính ấn tượng. Tỷ lệnợ xấu gần như bằng 0% (dao động từ khoảng 0,03% đến 0,05%),các tỷ lệ thể hiện kết quả tài chính (OSS, ROA, ROE) đều đạt mứccao. Cụ thể, cả 02 TCTCVM trước và sau khi chính thức hóa đều đạtmức OSS trung bình trên 140% – cao hơn chuẩn tối thiểu 120%/năm(trong đó OSS bình quân giai đoạn 2006–2013 của TYM là 155,4%, M7-MFI đạt 141,79%, FPW đạt 152,26%). ROA của cả 2 tổ chức đều ở mức5–6%/năm, cao hơn chuẩn tối thiểu 2%.12 Tương ứng, ROA bình quângiai đoạn 2006 – 2013 của TYM là 6,83%, M7-MFI là 5,47%, và FPW là7,08%.

Tuy nhiên, theo The MIX đánh giá chung, cả 02 TCTCVM chính thứcđều chưa đạt mức độ bền vững tài chính FSS, mặc dù hoạt độngtheo định hướng tự bền vững và trang trải mọi chi phí và có OSS đều

Phần

I. T

hực t

rạng

hoạ

t độn

g củ

a cá

cTC

TCVM

tại V

iệt N

am

32 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

12 Theo chuẩn quốc tế, TCTCVM nếu đạt mức OSS trên 120%/năm và ROA từ 2% trở lên thì đượcđánh giá là đạt bền vững và có khả năng tài chính tốt. Nguồn: IFAD (2000b), Scott Gaul,(2009).

Page 35: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

đạt trên 100%/năm trong giai đoạn 2010–201213. Lý do chính là (i) lạmphát tại Việt Nam tương đối cao, do vậy chi phí mất vốn do lạm phátlớn; (ii) có nhiều cách tính FSS, nhưng các TCTCVM nói chung, cácTCTCVM chính thức nói riêng, chưa tính hết các chi phí và thu nhậptừ việc được tài trợ/ưu đãi.

Về mức độ bền vững thể chế

Mức độ bền vững thể chế của các TCTCVM hiện còn tương đốikhiêm tốn. Trong báo cáo của Ông Nguyễn Kim Anh và các cộng sự(năm 2013), mức độ bền vững thể chế được đánh giá trên bốn tiêuchí: tính sở hữu rõ ràng, có chiến lược hoạt động đầy đủ, chất lượngvà số lượng nhân sự đáp ứng yêu cầu theo quy định và nội dungcông việc, hệ thống thông tin quản lý MIS chuyên nghiệp. Với cáctiêu chí này, hầu hết các TCTCVM chưa đạt mức bền vững thể chế.Hiện tại, chỉ 03 tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp phép chínhthức hoạt động dưới dạng TCTCVM đăng ký hoạt động theo luậtTCTD 2010 là TYM (2010), M7-MFI (2012) và Tổ chức TCVM Thanh Hóa(2014). Hồ sơ đề nghị cấp phép của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinhtế tỉnh Tiền Giang (MOM) đang được NHNN xử lý. Vậy là trong số 5TCTCVM thuộc dự án ADB hỗ trợ chính thức hóa hoạt động TCVMViệt Nam, hiện chỉ còn CEP là chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp phép. Tuyvậy, khả năng bền vững về mặt thể chế của CEP là khá tốt.

Phần I. Thực trạng hoạt động của cácTCTCVM

tại Việt Nam

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 33

13 http://www.mixmarket.org/profiles–reports/crossmarket–analysis–report?page=1&report_dis-play_type=show_data_tables&fields=balance_sheet.gross_loan_portfolio%2Cproducts_and_clients.total_borrowers%2Cbalance_sheet.deposits%2Cproducts_and_clients.number_of_deposi-tors&filter_country=VietNam&form_id=crossmarket_analysis_report_top_form&date_select=all&quarterly=ANN Tuy nhiên, theo Nhóm nghiên cứu, OSS của TYM trong MIX năm 2010 có thể bị saido dữ liệu chưa phù hợp (1.96%), trong khi các chỉ tiêu ROA, ROE đều ở mức cao.

Page 36: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Nguồn: Dựa trên dữ liệu báo cáo của TCTCVM gửi VMFWG,2013

Mức độ bền vững thể chế ISS của các tổ chức này năm 2013 dựatrên chuẩn mực của Việt Nam là tốt nhất trong số các TCTCVM hiệnnay. Mức độ bền vững thể chế tốt thứ hai thuộc về các quỹ xã hội –quỹ từ thiện đã đăng ký và có xu hướng chính thức hóa. Tuy nhiên,số lượng các quỹ này không nhiều và không phải quỹ nào cũng thựchiện áp dụng các nguyên tắc quản lý tài chính, quản trị theo hướngchuyên nghiệp hóa. Các chương trình TCVM chuyên trách, các dựán là một hợp phần của dự án phát triển, các chương trình ủy thác…còn có mức độ bền vững thể chế thấp hơn nữa.

Có thể đánh giá chung là khả năng tiến tới bền vững thể chế củacác TCTCVM bán chính thức Việt Nam rất hạn chế.

2.2. Thực trạng về mô hình hoạt động, quản trị, điều hành

2.2.1. Đối với TCTCVM chính thức

Các TCTCVM chính thức đều được tổ chức dưới loại hình công tyTNHH theo quy định hiện hành. Cả 03 TCTCVM chính thức đều liên

Hình 02. Mức độ bền vững thể chế của các TCTCVM Việt Nam

Phần

I. T

hực t

rạng

hoạ

t độn

g củ

a cá

cTC

TCVM

tại V

iệt N

am

34 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Ủy thác của NHCSXH,Các chương trình TD-TK tự nguyện

Dariu, TCVM Hải Phòng

Binh Minh, AnhchiemWU Hà Tĩnh

CEP, MOM

TYM, M7-MFI, FPWMFIs đã chính thức hóa

Quỹ xã hội, quỹ từ thiện - có xu hướng chính thức hóa

Chương trình TCVMchuyên trách

NGOs, một hợp phầncủa dự án

Ủy thác, chương trìnhtự nguyện

Page 37: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

quan trực tiếp và gián tiếp tới HLHPN ở các cấp khác nhau do lịchsử hoạt động phát triển từ các dự án phát triển với đối tác là HLHPNvà đối tượng khách hàng chủ yếu là phụ nữ. Tuy nhiên, 03 tổ chứcnày có sự khác biệt rõ ràng về tính sở hữu, số lượng thành viên và cơquan chủ quản.

TYM theo mô hình công ty TNHH một thành viên, do HLHPN là cơ quanchủ quản (chủ sở hữu). Do vậy, TYM sẽ là trường hợp đặc biệt và duynhất có cơ quan chủ quản là HLHPN cấp Trung ương. Sau khi đượccấp phép, TYM đã nghiên cứu, sắp xếp lại mạng lưới chi nhánh chophù hợp với quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-NHNN ngày 28/4/2009của Thống đốc NHNN hướng dẫn về mạng lưới hoạt động của cáctổ chức tài chính quy mô nhỏ. Trên cơ sở 44 chi nhánh trước đây, saukhi được sắp xếp lại TYM có 18 chi nhánh và 21 phòng giao dịch. Nhưvậy, sau khi cấp Giấy phép chính thức, TYM đã phải đánh giá lại cácchi nhánh để phân loại chi nhánh, phòng giao dịch.

Hình 03. Mô hình tổ chức của TYM

Phần I. Thực trạng hoạt động của cácTCTCVM

tại Việt Nam

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 35

HLHPN(Chủ sở hữu)

Hội đồng thành viên

Ban điều hành(TGĐ & các Phó TGĐ)

Tổ chức - H.chính Vận hành – Đào tạo Kế toán Các phòng, ban

Chi nhánhChi nhánhChi nhánh

P.Giao dịch P.Giao dịch P.Giao dịch

Ban Kiểm soát

Bộ phận kiểm toán nội bộ

Page 38: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Trong khi đó, M7-MFI được thành lập theo mô hình công ty TNHH từhai thành viên trở lên trên cơ sở góp vốn của 03 Quỹ xã hội (Quỹ Hỗtrợ phụ nữ miền núi phát triển Mai Sơn, Quỹ Khuyến khích phụ nữ pháttriển thị xã Uông Bí và Quỹ Hỗ trợ phụ nữ Đông Triều), hoạt động tạiđịa bàn 02 tỉnh là Sơn La và Quảng Ninh. Do vậy, thành viên tham giaHội đồng thành viên được cử từ HLHPN tại 3 huyện của 2 tỉnh này.Việc hợp nhất 03 Quỹ xã hội thành một TCTCVM chính thức ở M7-MFIlà do 03 Quỹ xã hội này đều thuộc mạng lưới M7 trước đây – xuấtphát điểm từ một dự án TCVM do Action Aid thực hiện tại Việt Nam.Do đó, trường hợp chuyển đổi và chính thức hóa của M7-MFI có thểđược ứng dụng cho các TCTCVM bán chính thức ở các địa bànkhác nhau muốn thực hiện hợp nhất và có các điều kiện hoạt độngban đầu tương tự nhau (như quy trình hoạt động, hệ thống quản lý,kiểm soát, nguyên tắc kế toán…). Tuy vậy, M7-MFI hiện đang đối mặtvới những vấn đề nội bộ như: vai trò của các chi nhánh và Trụ sởchính, mối quan hệ giữa các thành viên Hội đồng thành viên, Banđiều hành,… Mối quan hệ với Ủy ban nhân dân/HPN các cấp cũngnhư sự can thiệp quá sâu của HPN tại một số địa bàn vào công tácnhân sự… cũng là những rào cản lớn đến M7-MFI trong quá trìnhchuyển đổi và phát triển hoạt động thời gian qua (VMFWG, 2013).

Phần

I. T

hực t

rạng

hoạ

t độn

g củ

a cá

cTC

TCVM

tại V

iệt N

am

36 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 39: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Hình 04. Mô hình tổ chức của M7-MFI Phần I. Thực trạng hoạt động của cácTCTCVM

tại Việt Nam

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 37

03 Thành viêngóp vốn

Ban điều hành(TGĐ & các Phó TGĐ)

Hội đồng thành viên

Ban Kiểm soát

Bộ phận kiểm toán nội bộ

Tổ chức - H.chính Tài chính - tin học Kế toán

Chi nhánh

Bộ phận nghiệp vụ

Bộ phậnkế toán

Bộ phậnhành chính

P.Giao dịch

Điểm giao dịch Điểm giao dịch

Phòng nghiệp vụ

Trong khi đó, Tổ chức TCVM Thanh Hóa được tổ chức theo loại hìnhcông ty TNHH từ hai thành viên trở lên, liên kết giữa Quỹ hỗ trợ phụnữ nghèo Thanh Hóa (phát triển từ chương trình TCVM của Tổ chứcCứu trợ Trẻ em Mỹ SC/US) và một đối tác là Công ty TNHH Thương mạivà Dịch vụ Thanh Hà14. Do tính chất pháp lý và sở hữu (tại địa bànmột địa phương, từ một dự án, phát triển từ Quỹ xã hội), Tổ chứcTCVM Thanh Hóa là mô hình có khả năng làm mẫu phù hợp nhất đối

14 Trong 7 năm đầu tiên sau khi hoạt động, FPW hoạt động chủ yếu với đội ngũ nhân viên bán thờigian hoặc tự nguyện, chủ yếu là người của HPN. Năm 2005, chương trình được tách ra như một'thực thể” riêng biệt với đội ngũ nhân viên làm việc toàn thời gian. Ngày 21/7/2008, Quỹ hỗ trợPhụ nữ nghèo Thanh Hóa (FPW) chính thức hóa địa vị pháp lý của mình trở thành một Quỹ xãhội phi chính phủ (hoạt động theo Nghị định 148). Tháng 7/2010, Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nghèo ThanhHóa (FPW) nộp đơn đề nghị NHNN cấp Giấy phép và đến 22/8/2014, Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nghèoThanh Hóa (FPW) đã chính thức được cấp phép.

Page 40: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

với các Quỹ xã hội/Quỹ từ thiện và các chương trình TCVM muốnthực hiện chuyển đổi trong thời gian tới. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhấtcủa Tổ chức TCVM Thanh Hóa về mô hình tổ chức trong quá trìnhchuyển đổi là tìm được đối tác tư nhân quan tâm thực sự tới TCVMvà có vốn góp, chấp nhận góp vốn theo tỷ lệ được quy định tạiThông tư số 02/2008/TT-NHNN.

Sự phát triển hoạt động và chuyển đổi của các TCTCVM có sự đónggóp rất lớn của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam các cấp và các nhàtài trợ. Hội Liên Hiệp Phụ nữ trung ương là chủ sở hữu của TYM. CảM7-MFI và Tổ chức TCVM Thanh Hóa đều chuyển đổi từ các quỹ xãhội do Hội Phụ nữ các cấp hỗ trợ thành lập. Chủ tịch hội đồng thànhviên thường là cán bộ cấp cao của HPN. Nhân sự chủ chốt hiệncông tác tại các tổ chức chính thức cũng hầu hết xuất thân từ HPN.

Chương trình TCVM đầu tiên tại miền Bắc do Quỹ Ủy thác cộng đồngChâu Á (ACT) tài trợ cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam năm 1992, làtiền thân của quỹ TYM. Thời gian qua, TYM phát triển với sự trợ giúptrực tiếp/gián tiếp từ nhiều nhà tài trợ như ACT, ADA, ADB, BlueOr-chard, Cordaid, PlanetFinance, ILO, Rabobank, IFC…15 M7-MFI gồm 3quỹ xã hội tiền thân từ dự án TCVM của tổ chức ActionAid, và cácđối tác quốc tế hiện nay của M7-MFI vẫn thực hiện hỗ trợ cho hoạtđộng của tổ chức (ADB, ADA, Cordaid, IFC, Rabobank, CARD…). FPWThanh Hóa tiền thân từ chương trình TCVM của Tổ chức Cứu trợ Trẻem Mỹ SC/US, và hiện nay cũng nhận được sự trợ giúp từ nhiều tổchức quốc tế như ADB, IFC, Terre des hommes (Tdh), Ford, Unilever,Planet Finance...16

Sau khi chính thức hóa hoạt động, mô hình tổ chức và quản lý củacác TCTCVM đều có sự tiến bộ vượt bậc. Sự tách biệt giữa hội đồngthành viên và ban điều hành giúp cho hoạt động chuyên nghiệphơn. Ban kiểm soát đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo tính minhbạch trong nghiệp vụ, quản lý và hệ thống thông tin. Số lượng cánbộ chuyên trách và chuyên nghiệp hóa ở các vị trí khác nhau: tín

Phần

I. T

hực t

rạng

hoạ

t độn

g củ

a cá

cTC

TCVM

tại V

iệt N

am

38 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

15 http://tymfund.org.vn/news–39–50/nha–tai–tro–doi–tac/16 http://www.thmicrofinance.org/index.php?option=com_content&view=category&layout=

blog&id =40&Itemid=97&lang=vi

Page 41: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

dụng, kế toán, ngân quỹ,… tăng lên đáng kể. Các TCTCVM chínhthức đều áp dụng phần mềm quản lý tập trung hóa dữ liệu tại hộisở, tăng cường khả năng quản lý rủi ro và quản trị nghiệp vụ.

Tuy nhiên, sự chuyên nghiệp hóa của các TCTCVM chính thức cũnggây ra mặt trái về mối quan hệ giữa HPN với hoạt động của các tổchức này sau khi chuyển đổi chính thức. Trước kia, các cán bộ HPNđánh giá việc tham gia TYM và M7-MFI là “trách nhiệm và nghĩa vụ”do thuộc công việc chung của HPN. Khi họat động độc lập, nhiềucán bộ HPN không thấy sự liên kết giữa hoạt động của các tổ chứcnày với các hoạt động khác của HPN.

Như vậy, đối với các TCTCVM chính thức, HPN các cấp có vai trò vôcùng quan trọng trong việc đại diện chủ sở hữu, tham gia Hội đồngthành viên. Tuy vậy, khi chuyên nghiệp hóa, mối quan hệ giữa HLHPNcác cấp nói riêng – tổ chức chính trị – xã hội – TCTCVM phải đượcgiải quyết thỏa đáng và hợp lý để đảm bảo tính chuyên nghiệp củamột loại hình TCTD, nhưng vẫn phát huy tối đa tính cộng đồng vàsức mạnh tập thể, sức mạnh đoàn thể của các tổ chức chính trị –xã hội.

2.2.2. Đối với các TCTCVM bán chính thức

Mô hình hoạt động của các TCTCVM bán chính thức Việt Nam cóthể được khái quát thành 4 nhóm như sau (Xem thêm Bảng 05):

Bảng 05. Các mô hình hoạt động của TCTCVM bán chính thức

Phần I. Thực trạng hoạt động của cácTCTCVM

tại Việt Nam

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 39

Mô hình TCTCVM

Một hợp phầncủa chương trình,dự án phát triển.

Ban quản lý tài chính vi mô Hải Phòng.

Chương trìnhTCVM

Bình Minh CDC, Bàn Tay Vàng, Chương trình TCVM - HộiLHPN tỉnh Bến Tre, Quỹ trợ vốn CNVC & NLĐ nghèo tỉnh BàRịa - Vũng Tàu, Quỹ phát triển phụ nữ Sơn La, Chươngtrình Anh Chị Em, CSOD, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinhtế thành phố HCM, Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo Sóc Sơn,Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Lào Cai, Quỹ phát triểnphụ nữ tỉnh Hà Tĩnh, Ban TCVM – Tổ chức Tầm nhìn thế giới,Quỹ phụ nữ phát triển Quảng Bình.

Page 42: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Nguồn: VMFWG, 2013

Thông thường, các TCTCVM bán chính thức đều có xuất phát điểmlà các dự án/chương trình có yếu tố nước ngoài, liên kết với các tổchức chính trị – xã hội (chủ yếu qua HPN các cấp) hoặc các đoànthể (như Liên đoàn Lao động – CEP). Do đó, mô hình tổ chức củacác loại hình TCTCVM bán chính thức khá đơn giản.

Trong số các TCTCVM bán chính thức hiện nay, CEP có số lượng chinhánh và phòng giao dịch lớn nhất (28 chi nhánh tại 54 quận/huyệncủa 6 tỉnh/thành). CEP cũng là tổ chức có nhiều khách hàng nhấttrong số các TCTCVM (kể cả chính thức và bán chính thức của ViệtNam) – gần 250.000 thành viên. CEP cũng là một trong số ít cácTCTCVM tại Việt Nam mà thành viên Hội đồng quản trị không phải làcán bộ được cử từ HPN. Hiện tại, thành viên Hội đồng quản trị củaCEP rất đa dạng, là đại diện của nhiều đơn vị như: Liên đoàn Laođộng TP. HCM, Sở Lao động – Thương binh – Xã hội TP. HCM; một sốcông ty tại TP. HCM như: Công ty thép Miền Nam, Cảng Sài Gòn, Nhàmáy thuốc lá Việt Nam, Công ty Địa ốc Sài Gòn.17 Như vậy, CEP làmột điển hình của TCTCVM về sự đa dạng hóa sở hữu và quản trị,điều hành.

Phần

I. T

hực t

rạng

hoạ

t độn

g củ

a cá

cTC

TCVM

tại V

iệt N

am

40 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Mô hình TCTCVM

Quỹ xã hội

Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm(CEP), Trung tâm phát triển vì người nghèo (PPC), Quỹphụ nữ phát triển huyện Điện Biên, Quỹ phụ nữ phát triểnthành phố Điện Biên Phủ, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triểnNinh Phước, Đơn vị đào tạo tiêu chuẩn (STU), Phái đoànliên minh Na Uy tại Việt Nam, Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèotỉnh Sóc Trăng, Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo tỉnh Ninh Bình,Quỹ phát triển An Phú…

Các tổ chức phichính phủ (NGO,INGO) cung cấpdịch vụ TCVM

Quỹ TCVM vì sự phát triển cộng đồng (MFCDI), QuỹDariu.

17 Nguồn: CEP (2012) Báo cáo hoạt động năm 2012.

Page 43: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Hầu hết các tổ chức bán chính thức hiện nay đều được hình thànhhoặc phát triển với sự hỗ trợ trực tiếp/gián tiếp từ các nhà tài trợ. Vídụ, CEP hình thành năm 1991 theo mô hình ngân hàng GrameenBangladesh, và trong suốt quá trình hoạt động, CEP đã nhận đượcsự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của nhiều nhà tài trợ như: AusAid,ADB, World Bank, CIDSE, ENDA,...18 MOM Tiền Giang do Ford Founda-tion, Citi Foundation, ADA, Cordaid tài trợ... Do HPN các cấp (tỉnh,huyện, xã) thường được chọn là đối tác thực hiện TCVM, HPN có vaitrò chủ chốt, khởi xướng và thực hiện quá trình chuyển đổi, nâng cấpQuỹ/Chương trình thành các TCTCVM được cấp phép. Nếu HPNvùng/địa phương nào không quyết tâm thực hiện chuyển đổi vàchuyên nghiệp hóa hoạt động TCVM, công tác chuyển đổi sẽ khôngthực hiện được. Thành viên của các Quỹ/Chương trình/Dự án TCTVMchủ yếu là thành viên của HPN và đến từ cấp cơ sở xã/phường, nơivai trò của HPN, Đoàn thể còn có vị trí quan trong đời sống kinh tế-xãhội của người nghèo/thu nhập thấp. Do vậy, mô hình hoạt độngTCVM bán chính thức phụ thuộc rất nhiều vào sự quyết tâm cũngnhư năng lực của HPN và chính quyền địa phương.

Một trong những trở ngại lớn trong quá trình chuyển đổi là sự xungđột lợi ích của các bên tham gia. Trong thực tế phần lớn các TCTCVMchính thức/bán chính thức do Hội LHPN các cấp trực tiếp làm đạidiện chủ sở hữu, quản lý, vận hành. Tuy nhiên, các TCTCVM khôngthuộc Hội LHPN quản lý, hoạt động độc lập, nhưng khi triển khai hoạtđộng phần lớn lại dựa vào Hội PN cấp cơ sở. Do vậy, mối quan hệgiữa hai nội dung này luôn là “điểm nóng” trong phát triển chuyênnghiệp. Thứ nhất, chuyên nghiệp hóa hoạt động – nghĩa là chỉ tậptrung vào hoạt động TCVM. Thứ hai, để phát triển bền vững, TCTCVMrất cần tận dụng những lợi thế xã hội do HPN các cấp mang lại đểtiếp cận với khách hàng với chi phí thấp, quản lý khách hàng thôngqua tổ nhóm,...

Phần I. Thực trạng hoạt động của cácTCTCVM

tại Việt Nam

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 41

18 http://www.cep.org.vn/gioi–thieu/1_31/doi–tac.html

Page 44: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

2.3. Thực trạng về nội dung hoạt độngDo tính chất hoạt động của TCVM là khoản vay nhỏ, ban đầu từ chovay theo nhóm nên khách hàng của các TCTCVM chủ yếu là phụ nữ,mặc dù hầu hết các dịch vụ tài chính đang mang lại ích lợi cho toànhộ gia đình và nhiều khoản vay được sử dụng cho hoạt động kinhdoanh của gia đình, nơi người phụ nữ có thể hoặc không phải làngười điều hành chính.

Tại Việt Nam, các TCTCVM chủ yếu áp dụng theo cách tiếp cận tổnghợp, tức là cung cấp cả dịch vụ tài chính và phi tài chính. Tuy vậy,tùy vào điều kiện của mỗi tổ chức, mức độ cung cấp các dịch vụphi tài chính khác nhau, các dịch vụ xã hội thường được lồng ghépthông qua các chương trình của các tổ chức đoàn thể, xã hội. Mộtsố TCTCVM chỉ tập trung vào tín dụng vi mô. Do vậy, bức tranh vềhoạt động của các TCTCVM có sự khác biệt rất lớn.

2.3.1. Đối với TCTCVM chính thức

Các TCTCVM chính thức hoạt động theo Luật TCTD, theo đó các sảnphẩm, dịch vụ chủ yếu là huy động vốn, cho vay bằng VND và mộtsố hoạt động khác.

a) Cho vay vi mô

TYM, M7-MFI, Tổ chức TCVM Thanh Hóa hiện đang cung cấp các sảnphẩm cho vay vi mô dưới hai hình thức: cho vay theo nhóm hoặc cánhân độc lập, với thời hạn cho vay ngắn hoặc trung hạn. Trong đó,cho vay theo nhóm hiện đang chiếm ưu thế (do lịch sử hoạt động từtrước), cụm/nhóm trưởng là những người có uy tín tại các tổ chứcđoàn thể/tổ chức chính trị – xã hội. Việc tập hợp các thành viên đểcho vay theo nhóm giúp tiết kiệm chi phí cho mỗi thành viên, tăngkhả năng tiếp cận vốn vay, tăng cường khả năng quản lý vốn vay,sử dụng hiệu quả và đúng cách. Phương pháp này cũng giúp giảmchi phí giám sát cho các tổ chức, do trách nhiệm giám sát đượcchuyển sang cho các thành viên nhóm. Cho vay theo nhóm cũnggiúp các khách hàng không có tài sản thế chấp (nhà cửa, ruộngđất, tài sản có giá trị cao,...) vẫn tiếp cận được tín dụng do có “tàisản đảm bảo” là áp lực cộng đồng của các thành viên trong làng,

Phần

I. T

hực t

rạng

hoạ

t độn

g củ

a cá

cTC

TCVM

tại V

iệt N

am

42 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 45: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

xóm thông qua nhóm bảo lãnh. Tuy nhiên, với cải thiện kinh tế củacác thành viên nên khả năng đáp ứng được yêu cầu về tài sản bảođảm có xu hướng gia tăng nên hoạt động cho vay cá nhân độc lậphiện ngày càng lớn dần. Từ đây, mục đích cho vay của các sảnphẩm được cung cấp cũng đã đa dạng hơn, gồm cả cho vay sảnxuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng (như TYM có sản phẩm xâydựng và sửa chữa nhà cửa, tiêu dùng hàng lâu bền...).

Cách thức trả dần các khoản vay (định kỳ theo tuần, tháng) đượcchứng minh là rất phù hợp với điều kiện, khả năng của khách hàngTCVM, giúp khách hàng kế hoạch hóa và có nguồn trả nợ hợp lý hơnso với các tổ chức khác cùng cung cấp dịch vụ tín dụng vi mô, phổbiến là trả gốc và lãi theo tháng, đặc biệt là theo tuần, theo ngày.Đặc tính này của sản phẩm khiến các TCTCVM tốn nhiều chi phí vànguồn lực thu nợ hơn so với các TCTD khác, nhưng xét về phươngdiện khách hàng nghèo, người thu nhập thấp thì gánh nặng trả nợđược “dàn trải” thành những khoản nhỏ, không gây áp lực nhưphương thức trả nợ cuối kỳ,qua đó dẫn tới khả năng hoàn trả nợ tốt,tỷ lệ nợ xấu của các TCTCVM luôn được duy trì ở mức thấp.

b) Huy động vốn

Điểm lợi thế lớn nhất của 03 TCTCVM chính thức là khả năng huyđộng vốn, đặc biệt từ nguồn tiền gửi tiết kiệm tự nguyện của cá nhânvà tổ chức. Sau khi được cấp Giấy phép, tổng mức huy động tiếtkiệm của TYM tăng lên gấp đôi ngay trong năm đầu tiên. M7-MFIcũng có chuyển biến rõ rệt trong việc huy động nguồn tiết kiệm tựnguyện. Hiện tại, cả hai tổ chức TYM và M7-MFI đều hoạt động vớinguồn vốn chủ yếu từ tiết kiệm tự nguyện, nguồn huy động này gấp3 – 4 lần tiết kiệm bắt buộc.

Tuy vậy, khả năng huy động vốn từ thị trường thứ cấp (giữa các TCTDvới nhau) và từ NHNN của các TCTCVM này vẫn chưa được cải thiện,do cả TYM và M7-MFI, Tổ chức TCVM Thanh Hóa đều chưa đượctham gia thị trường liên ngân hàng.

Phần I. Thực trạng hoạt động của cácTCTCVM

tại Việt Nam

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 43

Page 46: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

c) Dịch vụ bảo hiểm

Trước tháng 3/2013, TYM và M7-MFI tự cung cấp dịch vụ bảo hiểmthử nghiệm. Hai TCTCVM này thành lập các quỹ tương trợ/quỹ tươnghỗ cung cấp các sản phẩm trên cơ sở cộng đồng, mang tính chiasẻ rủi ro trong một khu vực địa lý nhất định. Hai TCTCVM này cungcấp sản phẩm trực tiếp đến khách hàng – chủ yếu là các kháchthành viên – thông qua mạng lưới cán bộ tín dụng/cán bộ kỹ thuậttại cơ sở. Hai mô hình khá thành công là Quỹ tương trợ của TYM vàHội bảo vệ tương hỗ M7 MPA.

Tuy nhiên, vào tháng 3/2013, sau khi kiểm tra hoạt động tại TYM,TCTCVM được NHNN cấp phép, NHNN đã có ý kiến về hoạt độngcủa Quỹ tương trợ của TYM là hoạt động không chính thức và yêucầu TYM chấm dứt hoạt động của Quỹ tương trợ kể từ ngày01/4/2013. Một yêu cầu chấm dứt hoạt động tương hỗ tương tựcũng đã được gửi đến M7-MFI. Do không thể tiếp tục tự cung cấpdịch vụ bảo hiểm, ngày 28/6/2013 M7-MFI và Bảo Việt Hà Nội đã kýkết Hợp đồng hợp tác cung cấp sản phẩm bảo hiểm vốn vay. Hợptác với Bảo Việt Hà Nội – thành viên của Tổng công ty bảo hiểm BảoViệt, một tổ chức hàng đầu trong việc cung cấp các sản phẩm bảohiểm, tài chính cho các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam – M7 – MFI đãtrở thành đối tác chính thức bên cạnh các khách hàng lớn của BảoViệt như Ngân hàng Hồng Công Thượng Hải (HSBC), Ngân hàng Kỹthương Việt Nam và nhiều tổ chức lớn uy tín khác.

d) Dịch vụ phi tài chính

Bên cạnh các dịch vụ tài chính, các TCTCVM chính thức cũng cungcấp một số dịch vụ phi tài chính. Đây là điểm hấp dẫn riêng có củacác TCTCVM so với các loại hình TCTD khác. Các dịch vụ phi tài chínhnày giúp tăng cường mối liên kết gắn bó giữa khách hàng và tổ chứccung cấp dịch vụ, tăng tính phát triển cộng đồng trong TCTCVM. Sauđây là ví dụ điển hình về dịch vụ phi tài chính của TYM.

TYM là TCTCVM chính thức đầu tiên tại Việt Nam do HLHPN thành lậpvới sứ mệnh: “Cải thiện chất lượng cuộc sống của các cá nhân, hộgia đình có thu nhập thấp, đặc biệt ưu tiên phụ nữ nghèo, yếu thếthông qua các dịch vụ tài chính và phi tài chính, tạo cơ hội cho phụ

Phần

I. T

hực t

rạng

hoạ

t độn

g củ

a cá

cTC

TCVM

tại V

iệt N

am

44 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 47: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế và xã hội, góp phần nângcao vị thế của người phụ nữ”. Để thực hiện được sứ mệnh này, TYMnhận thức rằng không chỉ tập trung vào các sản phẩm dịch vụ tàichính mà các dịch vụ phi tài chính cũng cần phải được nghiên cứuvà thực hiện chuyên nghiệp, có hệ thống. Các hoạt động phi tàichính của TYM bao gồm:

- Đào tạo, nâng cao năng lực cho thành viên:

Ngay từ ngày thành lập, TYM đã rất chú trọng hoạt động nâng caonăng lực cho khách hàng, đặc biệt là những phụ nữ nghèo và cậnnghèo – những người ít có cơ hội được đào tạo bài bản và tiếp nhậncác thông tin. Khách hàng được đào tạo ngay khi bắt đầu tham giavà trong suốt quá trình gắn bó TYM. Với những khách hàng mới thamgia, TYM tập trung đào tạo về phương pháp nhận biết bản thân, kỹnăng quản lý kinh tế hộ gia đình cơ bản và cơ chế hoạt động củaTYM. Với những khách hàng lâu năm, TYM cung cấp các kiến thứcbổ ích khác như: Giới và kinh doanh, quản lý tài chính, chăm sóc sứckhoẻ, nước sạch, vệ sinh môi trường…Ngoài ra, TYM cũng luôn chútrọng đào tạo đội ngũ cán bộ cụm bằng việc hàng năm tổ chức đàotạo về kỹ năng quản lý cụm, kỷ luật tín dụng,… Những cán bộ cụmsau khi đào tạo sẽ có thêm kiến thức, kỹ năng trong việc sử dụng vốnvay và quản lý nhóm. Các lớp đào tạo của TYM cũng giúp nhữngkhách hàng vay vốn hiểu biết sâu hơn về quản lý hoạt động sản xuấtkinh doanh, kiến thức chăm sóc gia đình,… các kiến thức và kỹ năngnày đã giúp chị em tự tin, mạnh dạn hơn rất nhiều, nhờ đó đã gặthái ngày càng nhiều thành công trong cuộc sống.

- Tổ chức các hoạt động xã hội cho thành viên:

TYM luôn tạo điều kiện cho khách hàng, đặc biệt là phụ nữ tham giavào những phong trào, hoạt động xã hội thiết thực, huy động sứcmạnh của phụ nữ trong các hoạt động tập thể như các hoạt độnggiao lưu văn hóa, văn nghệ; thể dục thể thao; các hoạt động tươngtrợ, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, tổ chức các đợt khám sức khỏe vàcấp thuốc miễn phí đến các vùng, miền nghèo, khó khăn. Kết quảcác dịch vụ phi tài chính của TYM tới cuối năm 2012 được thể hiệnqua bảng tổng hợp sau (Bảng 06):

Phần I. Thực trạng hoạt động của cácTCTCVM

tại Việt Nam

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 45

Page 48: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Nguồn: Báo cáo tổng kết 20 năm hoạt động của TYM

2.3.2. Đối với các TCTCVM bán chính thức

Do các TCTCVM bán chính thức không hoạt động theo Luật TCTDnên không được thực hiện đầy đủ các hoạt động như các TCTCVMchính thức, đặc biệt là hoạt động huy động tiền gửi tự nguyện củacác tổ chức và cá nhân. Trên thực tế, các sản phẩm của TCTCVMbán chính thức thường chỉ tập trung vào cho vay vi mô. Các hoạt

Phần

I. T

hực t

rạng

hoạ

t độn

g củ

a cá

cTC

TCVM

tại V

iệt N

am

46 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Các hoạt động Định kỳ Số thành viênđược thụ hưởng

Các hoạt động xã hội

Ngày phụ nữ Việt Nam (20/10) Hàng năm (tháng 10) 100%

Ngày quốc tế phụ nữ (8/3) Hàng năm (tháng 3) 100%

Lễ đốt nến sinh nhật cụm 39.064

Thi thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ 2 năm/lần 121.700

Đào tạo kiến thức

Kỹ năng quản lý, điều hành cụm Hàng năm (tháng 1) 27.714

Giới và Kinh doanh 2010 – đến nay 15.372

Kiến thức vệ sinh môi trường, nước sạch 2010 – đến nay 1.422

Xóa mù chữ 2003 – 2004 62

Kiến thức chăm sóc sức khỏe. giáodục tiết kiệm 2010 – đến nay 8000

Hoạt động khác

Khám sức khỏe miễn phí 2007 – đến nay 1.912

Ủng hộ đồng bào lũ lụt, gia đình chính sách 2008 – đến nay 12

Cấp học bổng cho con thành viênnghèo học giỏi Hàng năm 50

Hỗ trợ thành viên xây nhà “Mái ấm tình thương” 2008 – đến nay 22

Bảng 06. Kết quả các dịch vụ phi tài chính của TYM

Page 49: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

động huy động tiết kiệm chủ yếu chỉ là tiết kiệm bắt buộc. Các hoạtđộng phi tài chính chỉ được triển khai nổi bật tại một vài tổ chức cónhiều nguồn tài trợ đa dạng như Quỹ CEP, Quỹ Dariu.

a) Cho vay vi mô

Số lượng sản phẩm tín dụng vi mô mà mỗi tổ chức cung ứng đượcxét theo danh mục các sản phẩm tín dụng vi mô của tổ chức đó. Tuyvậy, cách thức cung cấp cho vay vi mô trên thế giới đã được ápdụng khá linh hoạt và đầy đủ ở Việt Nam như: cho vay theo nhóm,trả lãi và gốc dần, thời hạn cho vay ngắn, chủ yếu tập trung vào mụcđích sản xuất, kinh doanh.

Có thể nói, tại Việt Nam hiện nay, số lượng các loại sản phẩm tíndụng đã bắt đầu phong phú và đáp ứng được nhu cầu đa dạngcủa các đối tượng khách hàng nghèo, cận nghèo khác nhau. CácTCTCVM bán chính thức đang triển khai nhiều loại sản phẩm tín dụng,như: tín dung cho lao đông ngheo phát triển kinh tế, tín dung chongười tàn tật, các đối tượng yếu thế trong xã hội tạo lập mô hình sinhkế, tín dung cho người nghèo sưa chưa nha cưa, tín dụng cho cáchộ gia đình sống trong vùng ô nhiễm, cai thiên môi trương sống,…Ngoài các sản phẩm tín dụng phát vay bằng tiền mặt thì cácTCTCVM có thêm nhiều sản phẩm tín dụng phát vay bằng hiện vậtnhư giống vật nuôi (bò, gà, lợn…), các nguyên vật liệu (xi măng,gạch, ngói, thức ăn gia súc,…). Bên cạnh đó, một số tổ chức bắt đầuthực hiện cho vay cá nhân như "cán bộ nhân viên dựa theo lương"thông qua đơn vị tuyển dụng lao động hoặc cho vay tới doanhnghiệp siêu nhỏ.

b) Tiết kiệm vi mô

So với sản phẩm tiết kiệm của các NHTM thì sản phẩm tiết kiệm vi môcủa các TCTCVM không đa dạng nhưng có nhiều đặc tính riêng đểphục vụ đối tượng người nghèo, người thu nhập thấp. Các TCTCVMbán chính thức cung cấp tiết kiệm bắt buộc tùy thuộc cánh tính củamỗi tổ chức, thông thường theo giá trị khoản vay (từ 1 – 1,5%) hoặc

Phần I. Thực trạng hoạt động của cácTCTCVM

tại Việt Nam

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 47

Page 50: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

theo giá trị tuyệt đối đóng góp hàng tháng (3.000 đồng đến 10.000đồng). Trong số các TCTCVM bán chính thức, CEP dẫn đầu về sốlượng khách hàng sử dụng dịch vụ tiết kiệm vi mô so với các TCTCVMbán chính thức khác. Về sản phẩm tiết kiệm bắt buộc của CEP, nếulà thành viên vay vốn của CEP, khách hàng sẽ được yêu cầu gửi tiếtkiệm bắt buộc. Theo đó, số tiền gửi tiết kiệm bắt buộc được tính bằng1% tổng số vốn vay trong suốt chu kỳ vay vốn của khách hàng, vớimức lãi suất tiết kiệm là 0,25%/tháng

Do các TCTCVM bán chính thức không được phép huy động tiếtkiệm tự nguyện từ công chúng nên chưa có cơ hội khai thác và pháthuy thế mạnh của mình đối với sản phẩm này. Đây là sự khác biệtkhá lớn khi so sánh quy mô nguồn vốn huy động của các TCTCVM tạiViệt Nam với các quốc gia ở Châu Á như tại Campuchia, Indonexia,Philippin, Sri Lanka.

Huy động tiết kiệm là cấu phần quan trọng trong hoạt động của cácTCTD nói chung, TCTCVM nói riêng để hình thành nguồn vốn cho vay.Tuy nhiên, do các TCTCVM bán chính tại Việt Nam không được huyđộng tiết kiệm tự nguyện đã dẫn đến một hệ quả tất yếu là cácTCTCVM bán chính thức phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn vốnkhác từ bên ngoài (như tài trợ, vốn cấp từ chủ sở hữu), không cóđược sự chủ động trong việc cân đối nguồn vốn để tự bền vững hoạtđộng, bền vững về tài chính.

c) Bảo hiểm vi mô

Tại Việt Nam, bảo hiểm vi mô được triển khai thông qua các doanhnghiệp bảo hiểm hoặc các tổ chức không phải là doanh nghiệp bảohiểm. Các nhà bảo hiểm chính thức vẫn cảm thấy e dè khi cung cấpsản phẩm này mà nguyên nhân chính là do chi phí cao; ít hoặckhông có lợi nhuận và cản trở lớn nhất là việc phải tìm được kênhphân phối thích hợp. Trong khi đó, để bảo vệ người tham gia bảohiểm, theo quy định của pháp luật thì các TCTCVM bán chính thứckhông được phép tự mình cung cấp bảo hiểm mà chỉ được phéplàm đại lý cho các tổ chức bảo hiểm chính thức.

Phần

I. T

hực t

rạng

hoạ

t độn

g củ

a cá

cTC

TCVM

tại V

iệt N

am

48 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 51: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Một mô hình đối tác điển hình giữa các doanh nghiệp bảo hiểm vàTCTCVM bán chính thức có thể kể đến như: Năm 2004, Bảo Việt đãthử nghiệm triển khai bảo hiểm vi mô thông qua quan hệ đối tác vớiM7 Ninh Phước để phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tín dụngcho thành viên vay vốn có thu nhập thấp, với chi phí bảo hiểm là0,9% số tiền vay/năm và mô hình này được đánh giá là tương đốithành công. HLHPN cũng như một số TCTCVM bán chính thức (nhưQuỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh Hóa) thực hiện bán bảo hiểm vi môvới tư cách là đại lý cho một số công ty bảo hiểm như Manulife, BảoViệt, Bảo hiểm Bưu điện.

Việc thực hiện dịch vụ bảo hiểm vi mô do Tổ chức phi chính phủ địaphương hoặc các chương trình/dự án đã phần nào tạo cơ hội chongười nghèo, người thu nhập thấp có thể tiếp cận tới các dịch vụkhác ngoài dịch vụ tín dụng vi mô, tăng cường khả năng đối phó vớirủi ro cho những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, câu hỏiđặt ra là liệu các tổ chức này có khả năng cung cấp dịch vụ bảohiểm vi mô một cách chuyên nghiệp và bền vững? Nếu các tổ chứcnày cung cấp dịch vụ bảo hiểm thiếu chuyên nghiệp và dẫn đến đổvỡ, trong khi các các điều kiện, thiết chế an toàn khi thực hiện dịchvụ bảo hiểm đối với các tổ chức này chưa được thiết lập thì tổchức/cá nhân nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho người dân,đặc biệt là đối tượng nghèo, dễ bị tổn thương, sống ở vùng khó khăn,vùng thường xuyên bão lũ và nhu cầu bồi thường bảo hiểm rất cao.Việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô thiếu chuyên nghiệp của cáctổ chức này đi kèm với việc quản lý, giám sát lỏng lẻo từ phía cáccơ quan quản lý nhà nước có thể khiến người nghèo gặp phải rủi rocao hơn khi mà niềm tin vào sự bù đắp của dịch vụ bảo hiểm bị mấtđi, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới ý nghĩa, mục đích của cácdịch vụ bảo hiểm khác đang cung cấp cho người dân. Thực tế chothấy, các công ty bảo hiểm chuyên nghiệp không mấy mặn mà vớithị trường bảo hiểm vi mô bởi vì đây không phải là thị trường tạo ralợi nhuận, thị trường đầy rủi ro với những người thu nhập thấp, sốngở những vùng miền nhiều nguy cơ rủi ro, chưa kể đến chi phí vậnhành cung cấp dịch vụ tới thị trường này là quá lớn. Vì vậy, để thực

Phần I. Thực trạng hoạt động của cácTCTCVM

tại Việt Nam

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 49

Page 52: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

sự tạo ra động lực thiết thực hỗ trợ người nghèo đối phó rủi ro, cầncó cơ chế khuyến khích kết nối dịch vụ bảo hiểm vi mô từ các côngty bảo hiểm chuyên nghiệp với các TCTCVM theo mô hình cácTCTCVM là Đại lý cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô. Bằng cách nàycó thể thúc đẩy sự tham gia của các công ty bảo hiểm chuyênnghiệp vào thị trường cấp thấp, đồng thời tạo điều kiện để cácTCTCVM tập trung hơn vào các dịch vụ kinh doanh chính của mình.Có như vậy, người nghèo mới là đối tượng được hưởng lợi từ việckhuyến khích các công ty bảo hiểm chuyên nghiệp đầu tư vào phânkhúc thị trường này.

d) Dịch vụ phi tài chính

Cũng như các TCTCVM chính thức, một trong những đặc thù rất riêngvà tạo nên sự thành công của TCVM bán chính thức là triển khai cácdịch vụ phi tài chính bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ tài chính.Các dịch vụ phi tài chính của các TCTCVM bán chính thức tập trungchủ yếu vào các dịch vụ: hỗ trợ sinh kế, đào tạo nâng cao năng lực,đào tạo về giới và môi trường... Mặc dù mạng lưới hoạt động khôngbằng các TCTCVM chính thức, nhưng chính các dịch vụ phi tài chínhnày đã giúp cho các TCTCVM bán chính thức ngày càng có uy tínvới khách hàng. Hầu hết khách hàng đều đánh giá cao về các lợiích xã hội mà các dịch vụ phi tài chính này mang lại như: sự hiểu biếttốt hơn, tự tin hơn, tham gia nhiều hơn vào các hoạt động cộngđồng, cũng như bình đẳng giới và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên,chỉ có một vài TCTCVM bán chính thức có nguồn tài trợ đa dạnghoặc vẫn đang thực hiện các dự án phát triển mới đủ khả năng tàichính và kỹ thuật để cung cấp dịch vụ này. Có thể kể đến dịch vụphi tài chính ở một số TCTCVM bán chính thức tiêu biểu như: Dịch vụphi tài chính của CEP, Dịch vụ phi tài chính của Dariu.

- Dịch vụ phi tài chính của CEP:

Hiện nay, CEP đang triển khai nhiều hoạt động nhằm phát triển nguồnnhân lực cho chính tổ chức của mình, huấn luyện nâng cao trình độcho nhân viên của CEP, đồng thời đáp ứng nhu cầu huấn luyện của

Phần

I. T

hực t

rạng

hoạ

t độn

g củ

a cá

cTC

TCVM

tại V

iệt N

am

50 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 53: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

các tổ chức TCVM khác. Chương trình huấn luyện cơ bản mà CEPtriển khai là thăm quan học tập chia sẻ kinh nghiệm, tổ chức hội thảo,thảo luận về các chính sách cho những nhà nghiên cứu, nhà khoahọc, các tổ chức thực hành và các nhà hoạch định chính sáchTCVM. Trong các chương trình này, thông qua các cuộc thăm viếng,nắm bắt tình hình hoạt động tại các chi nhánh của CEP, thăm kháchhàng có thể nắm bắt các hoạt động TCVM trên thực tế.

CEP cũng tổ chức huấn luyện nội bộ, trên cơ sở những kinh nghiệmchuyển giao từ bên ngoài, kết hợp với những bài học đúc rút đượcđể xây dựng những chương trình huấn luyện phù hợp với điều kiệncủa Việt Nam. Hoạt động này không chỉ đáp ứng cho chính nhu cầucủa CEP mà còn cho các tổ chức TCVM khác trong việc nâng caosự hiểu biết, nhận thức các vấn đề về TCVM. Ngoài ra, CEP còn cungcấp dịch vụ phát triển cộng đồng, dịch vụ này được thiết kế nhằmnâng cao sự tác động của các dịch vụ tài chính đến vấn đề an sinhcủa các khách hàng. Những dịch vụ đó có thể kể đến các hoạtđộng cung cấp kiến thức về giáo dục sức khoẻ, vệ sinh môi trường,kiến thức tự quản lý về tài chính, lập cân đối ngân sách, hỗ trợ lươngthực, thực phẩm.

- Dịch vụ phi tài chính của Dariu:

The Dariu Foundation – Quỹ Dariu – (TDF) là một tổ chức phi Chínhphủ nước ngoài (Thụy Sỹ) được thành lập từ năm 2002, chính thứchoạt động tại Việt Nam từ năm 2007. Sứ mệnh của Quỹ Dariu là manglại cho mọi hộ gia đình có thu nhập thấp cơ hội tiếp cận các dịch vụTCVM sẵn có với chi phí hợp lý, khiến cho họ có thể cải thiện việclàm, tăng thu nhập và các kỹ năng quản lý tài chính, đồng thời giúphọ hiểu được tầm quan trọng của giáo dục và từ đó đầu tư nhiềuhơn vào giáo dục cho con cái họ. Hiện nay, bên cạnh dịch vụ TCVM,Quỹ Dariu đang triển khai các dịch vụ phi tài chính thông qua cácchương trình, dự án tại các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Nai vàTrà Vinh như:

+ Trường học di động: sử dụng một số chiếc xe container chở cácthùng chứa máy tính, bàn ghế đến các vùng sâu vùng xa, nơi trẻ

Phần I. Thực trạng hoạt động của cácTCTCVM

tại Việt Nam

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 51

Page 54: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

em có hoàn cảnh khó khăn có thể tham gia 3 tháng khóa họcmáy tính và kỹ năng sử dụng internet.

+ Phát học bổng/xe đạp và xây dựng trường học, như trường mẫugiáo, nhà trẻ, trường cấp 1, 2.

+ Giáo dục tài chính: mở các lớp giáo dục tài chính miễn phí chongười dân, đặc biệt là thanh thiếu niên ở các vùng khác nhau, từthành thị tới nông thôn.

2.4. Những kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động củacác TCTCVM

2.4.1. Những kết quả đạt được

2.4.1.1. Về mô hình hoạt động, quản trị, điều hành

Mô hình hoạt động của các TCTCVM dần được định hình rõ rệt theothông lệ tốt của quốc tế và đảm bảo cho quá trình quản trị, điềuhành được an toàn, hiệu quả, chuyên nghiệp hơn. Đáng chú ý là đãcó 03 TCTCVM chính thức tuân thủ các quy định về mô hình hoạtđộng, quản trị, điều hành theo Luật TCTD năm 2010.

Mặc dù số lượng TCTCVM mới tham gia thị trường từ năm 2005 đếnnay không tăng nhiều, thậm chí suy giảm tại nhiều khu vực, tuy nhiêncác TCTCVM hiện tại đều có xu hướng phát triển và tự chuyên nghiệphóa. Một số tổ chức thành lập và hoạt động theo quy định của Quỹxã hội, Quỹ từ thiện đã tham khảo các quy trình quản trị rủi ro, quảnlý sản phẩm, kế toán và kiểm soát của các TCTD để áp dụng. Đây làđiều kiện tiền đề để thực hiện chuyên nghiệp hóa trong hoạt động,cũng như trong quản trị, điều hành.

2.4.1.2. Về kết quả tài chính

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng hầu hết các TCTCVM chính thứcvà bán chính thức gửi thông tin cho The MIX đều có sự tăng trưởngấn tượng về tài sản – nguồn vốn – dư nợ. Bên cạnh đó, “điểm sáng”của các TCTCVM được phản ánh rõ nét nhất qua tỷ lệ nợ xấu của

Phần

I. T

hực t

rạng

hoạ

t độn

g củ

a cá

cTC

TCVM

tại V

iệt N

am

52 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 55: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

tất cả các TCTCVM đều ở mức rất thấp, trong khi nhiều TCTD chínhthức đang đối mặt với rủi ro tín dụng cao. Hầu hết các TCTCVM cóPAR>30 ngày nhỏ hơn 1% (chuẩn quốc tế là 3%).

Ngoài ra, khả năng bền vững hoạt động của nhiều TCTCVM khá ấntượng, với mức OSS trên 120%. Số lượng tổ chức đạt OSS theo chuẩnquốc tế có xu hướng tăng lên trong 3 năm gần đây, thể hiện quyếttâm phát triển và hướng tới chuyên nghiệp hóa của các tổ chức.Trong số các TCTCVM hàng đầu Việt Nam, có một số tổ chức đã đạtđược cả 3 mức bền vững về hoạt động, tài chính và thể chế theotiêu chuẩn Việt Nam ở mức độ nhất định.

2.4.1.3. Về nội dung hoạt động

Các TCTCVM chính thức đã bắt đầu tận dụng được vị thế pháp lýcủa mình trong việc huy động tiết kiệm. Quy mô tiết kiệm từ các cánhân, tổ chức của các TCTCVM chính thức tăng lên ấn tượng ngaysau khi được cấp giấy phép. Uy tín của tổ chức từ đó cũng tăng lênđáng kể.

Hoạt động tín dụng đã bắt đầu có sự đa dạng hóa về đối tượngkhách hàng (khách hàng nghèo, cận nghèo, cán bộ công nhânviên, hộ gia đình kinh doanh – doanh nghiệp siêu nhỏ); đa dạng hóavề hình thức cho vay (theo nhóm, cá nhân); đa dạng hóa mục đíchcho vay (sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng lâu bền, tiêu dùng khẩncấp, đầu tư dài hạn như giáo dục…); đa dạng hóa cách thức trảnợ (theo tuần, theo tháng); các hoạt động đại lý bảo hiểm dầnđược hình thành và từng bước phát triển, đi cùng đó là các hoạtđộng phi tài chính nhằm hỗ trợ phát triển cộng đồng, nâng cao kiếnthức, kỹ năng sống tại đa số TCTCVM được triển khai khá tốt, có hiệuquả thiết thực.

Phần I. Thực trạng hoạt động của cácTCTCVM

tại Việt Nam

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 53

Page 56: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

2.4.2. Những hạn chế, tồn tại

2.4.2.1. Về mô hình hoạt động, quản trị, điều hành

– Vai trò và trách nhiệm giữa Chủ sở hữu, Hội đồng thành viên vàBan điều hành tại một số tổ chức còn chưa rõ ràng. Đặc biệt, vaitrò của các hội, tổ chức đoàn thể các cấp chưa được quy địnhrõ trong Điều lệ hoạt động của nhiều tổ chức. Do vậy, mối liên hệgiữa hội, tổ chức đoàn thể với TCTCVM có xu hướng bị lỏng lẻodần, việc sở hữu vốn của nhiều TCTCVM chưa rõ ràng. Điều nàycó thể gây khó khăn cho hoạt động của TCTCVM – với sức mạnhchính là dựa vào cộng đồng và tổ chức đoàn thể.

Phần

I. T

hực t

rạng

hoạ

t độn

g củ

a cá

cTC

TCVM

tại V

iệt N

am

54 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Theo điều tra sơ cấp năm 2014, trong số 159 khách hàngTCVM được phỏng vấn về “cách hoàn trả” có 143 kháchhàng phản hồi với đa dạng phương thức hoàn trả, trong đóchủ yếu là phương thức trả theo tháng và tuần (52,8% trảtheo tháng, 21,4% trả theo tuần)

Tầnsuất

Tần suấttheo tỷ lệphần trăm

Tỷ lệ phần trăm

hợp lệ

Giá trịhợp lệ

Theo tuần 34 21.4 23.8Tháng 84 52.8 58.03 tháng/lần 3 1.9 2.16 tháng/lần 1 .6 .7Lãi trả theo tuần, gốc cuối kỳ 14 8.8 9.8

Lãi trả theo tháng, gốc 3tháng/lần 1 .6 .7

Trả gốc và lãi cuối kỳ 3 1.9 2.1Lãi trả 6 tháng/lần, gốc cuối kỳ 3 1.9 2.1Tổng 143 89.9 100.0

Giá trịkhuyết Số giá trị 16 10.1

Tổng 159 100.0

Page 57: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

– Năng lực quản trị và điều hành nhìn chung còn thấp. Các TCTCVMhiện có mô hình tổ chức khác nhau, nhiều mô hình chưa hướngtheo chuẩn của TCTCVM chính thức. Cơ cấu quản trị chưa có tínhtự chủ, độc lập cao, một số chuẩn mực của TCTD (quản trị rủi ro,đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động) chưa được áp dụnghoặc áp dụng không đầy đủ. Nhiều tổ chức chưa thiết lập các cơchế quan trọng trong quản trị, điều hành hoặc có nhưng chưa thựcsự tốt (như: quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ...)đã dấn đến việc vận hành tổ chức chưa đạt hiệu quả tốt nhất.

– Tính liên kết giữa bản thân nội bộ các tổ chức và các tổ chức liênquan khác trong ngành TCVM còn thấp, chưa thực sự tạo ra tiếngnói chung. Mặc dù từng TCTCVM có quy mô nhỏ, nhưng rất ítTCTCVM có nhu cầu sáp nhập, liên kết để tăng cường năng lựctài chính và quản trị với tổ chức khác. Mặc dù VMFWG là diễn đànđể ngành có tiếng nói chung, nhưng sự tham gia của một sốTCTCVM còn kém nhiệt tình, thậm chí một số tổ chức còn từ chốichia sẻ thông tin với VMFWG.

– Chưa minh bạch hóa thông tin. Trong các TCTCVM Việt Nam, cókhá nhiều tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập, minh bạch hóathông tin bằng cách công bố các thông tin, Báo cáo tài chínhthường xuyên và cập nhật trên trang mạng riêng. Tuy nhiên, cònmột số tổ chức chưa thực hiện được việc này hoặc thực hiệnchưa đồng bộ.

2.4.2.2. Về kết quả tài chính

– Vẫn còn một số tổ chức chưa đạt được mức độ bền vững hoạtđộng (OSS). Trong số các TCTCVM cung cấp thông tin cho VMFWGvà The Mix có khá nhiều các tổ chức thành viên của VMFWG chưađạt OSS 100%, phần lớn đều là những tổ chức mới thành lập hoặcmới chuyển đổi từ các chương trình/dự án TCVM. Điều này xuấtphát từ các nguyên nhân như (i) quy mô hoạt động nhỏ – chủ yếuở một số xã/phường tại 1–2 quận/huyện, trong khi các chi phí hoạtđộng lớn, đặc biệt do cách tiếp cận gần khách hàng nên tổng

Phần I. Thực trạng hoạt động của cácTCTCVM

tại Việt Nam

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 55

Page 58: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

chi phí cao hơn; (ii) nguồn thu từ tín dụng là chủ yếu, đi cùng đócác nguồn tài trợ cho không của nhà tài trợ rất ít và có xu hướnggiảm dần; và (iii) tính chuyên nghiệp thấp ngay từ khi thành lậpcủa các tổ chức này khiến cho việc quản lý chi phí – thu nhập trởnên kém hiệu quả

– Chưa thực sự đạt mức độ bền vững tài chính (FSS). Theo tiêuchuẩn quốc tế, chưa có TCTCVM Việt Nam đạt được FSS. Rấtnhiều TCTCVM chưa tính đầy đủ các chi phí trong hoạt động củamình như: chi phí vốn chủ sở hữu (chủ yếu từ nhà tài trợ hoặc vốntích lũy với các TCTCVM đã hoạt động lâu năm), chi phí lạm phát(tức là giá trị vốn chủ sở hữu giảm đi do lạm phát hàng năm), chiphí cơ hội do việc nhận được các khoản vay hoặc các khoảnhuy động vốn với lãi suất ưu đãi, chi phí không phải trả hoặc trảchi phí thấp đối với trụ sở làm việc, chi phí nhân sự do được hỗ trợtừ các tổ chức đoàn thể. Bên cạnh đó, một số khoản thu có tínhkhông bền vững như các khoản tài trợ, trợ cấp. Do vậy, nếu tínhmức độ bền vững tài chính, rất ít TCTCVM đạt được chuẩnFSS>100%.

2.4.2.3. Về nội dung hoạt động

– Sản phẩm dịch vụ kém đa dạng, chất lượng dịch vụ chưa thựcsự cao. Các sản phẩm dịch vụ hầu như tập trung vào cho vay vimô, với một vài sản phẩm ngắn hoặc trung hạn, mục đích sử dụngchủ yếu cho sản xuất, kinh doanh nhỏ, lẻ. Nhiều sản phẩm khôngđược thiết kế dựa trên nhu cầu và quan điểm kinh doanh, mà chủyếu kế thừa các dự án tài trợ. Một vài tổ chức có đa dạng hoásản phẩm cho vay tiêu dùng nhưng ở mức độ thử nghiệm. HaiTCTCVM được cấp phép là TYM và M7-MFI đã thực hiện huy độngtiền gửi tiết kiệm từ công chúng, nhưng cách thức và lãi suất huyđộng tiền gửi chưa linh hoạt và chưa hấp dẫn như các TCTD kháctrên cùng địa bàn (ví dụ, QTDND, một số NHTM).

Các TCTCVM bán chính thức chủ yếu thực hiện cho vay và huy độngtiền gửi tiết kiệm bắt buộc, hầu như không cung cấp các sản phẩm

Phần

I. T

hực t

rạng

hoạ

t độn

g củ

a cá

cTC

TCVM

tại V

iệt N

am

56 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 59: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

dịch vụ khác. Dịch vụ bảo hiểm mới chỉ được thử nghiệm bởi CFRCthực hiện. Việc phát triển các dịch vụ phi tài chính còn ở quy mô nhỏ,phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn vốn/dự án tài trợ. Do vậy, các nhucầu sử dụng dịch vụ tài chính của khách hàng TCVM thường khôngđược đáp ứng đầy đủ. Một số khách hàng đã rời bỏ TCTCVM để đượcđáp ứng nhu cầu vay vốn lớn hơn (trên 30 triệu đồng/khoản vay),chuyển tiền – thanh toán là dịch vụ TCTCVM không được cung cấp,trong khi phần lớn người dân thuộc khu vực nông thôn thường đi làmthuê ở các khu vực khác trong thời kỳ nông nhàn, họ có nhu cầu lớnđối với dịch vụ chuyển tiền từ nơi làm thuê về gia đình để cung cấpkịp thời tài chính cho con cái ăn học, hoặc ốm đau bệnh tật.

– Nguồn vốn hoạt động hạn chế. Đối với các TCTCVM chính thức,ngoài nguồn huy động tiết kiệm tăng lên, các tổ chức này chưacó khả năng vay vốn từ các TCTD khác và cũng chưa tiếp cậnđược cửa sổ tái cấp vốn từ NHNN. Với đặc thù của TCTCVM là bắtnguồn từ các chương trình/dự án hỗ trợ của các tổ chức phichính phủ nên thông thường nguồn vốn này không lớn để có thểđáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn hoạtđộng của mình. Việc thường xuyên thiếu vốn, không có tài sảnbảo đảm hoặc tài sản thế chấp đã hạn chế uy tín, khả năng tiếpcận vốn từ các định chế tài chính khác để cho vay lại tới ngườinghèo/người thu nhập thấp. Bên cạnh đó, nguồn vốn tài trợ từbên ngoài cũng hạn chế do Việt Nam dần chuyển sang nền kinhtế có thu nhập trung bình.

Đối với các TCTCVM bán chính thức, nguồn vốn của các TCTCVMphụ thuộc chủ yếu vào vốn chủ sở hữu hoặc vốn tài trợ, tuy nhiên,cơ hội phát triển các nguồn vốn này trong tương lai rất ít. Cách tiếpcận của các nhà tài trợ cũng dần chuyển đổi theo hướng tập trungvào các vấn đề biến đổi môi trường.

– Chất lượng nhân lực thấp. Đây là một trong những điểm yếu nhấtcủa các TCTCVM. Hiện tại, ngay cả các tổ chức lớn nhất với bềdày hoạt động lâu năm và nhận được nhiều trợ giúp từ bên ngoàiđể nâng cao năng lực vẫn gặp vấn đề về số lượng và chất lượng

Phần I. Thực trạng hoạt động của cácTCTCVM

tại Việt Nam

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 57

Page 60: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

nguồn nhân lực. Đội ngũ quản lý và cán bộ tại các chi nhánh ởvùng sâu, vùng xa thường chất lượng không đồng đều, số lượnghạn chế. Nhân sự của TCTCVM thường có kỹ năng xã hội và lòngnhiệt thành với công việc, với khách hàng. Tuy vậy, các kiến thứcchuyên biệt về TCVM, quản lý khách hàng, quản trị rủi ro khá yếu.Có rất ít TCTCVM có đội ngũ cán bộ được đào tạo, thậm chí rất ítcán bộ có trình độ chuyên môn sâu, nếu có thường chỉ tập trungtrong đội ngũ cán bộ cấp cao của các TCTCVM. Đây thực sự làmột thách thức cho các TCTCVM tiến tới phát triển bền vững.

3. Bài học thất bại của các TCTCVM trong quá trình tiến tới bềnvững trên thế giới

a) Kinh nghiệm thất bại thứ nhất gắn liền với việc thương mại hóaquá mức của TCTCVM bán chính thức

Năm 2007, Compartamos, một ngân hàng ở Mexico, trở thành ngânhàng tín dụng vi mô đầu tiên tại Mỹ Latinh thực hiện việc lên sànchứng khoán. Để đảm bảo rằng những khoản vay nhỏ có thể giatăng lợi tức cho những nhà đầu tư, ngân hàng Compartamos cầnphải nâng lãi suất, tăng cường quảng bá hình ảnh và thu nợ triệt để.Sự chia sẻ, đồng cảm dành cho những người đi vay, từng là tinh thầnchính khi những tổ chức này còn là các tổ chức phi lợi nhuận, nayđã bị phai nhạt. Sự thương mại hóa như một bước ngoặt sai lầm củaTCVM, nó thể hiện một “sự thay đổi về sứ mệnh” trong động cơ cungcấp dịch vụ tài chính cho người nghèo/người thu nhập thấp.

b) Kinh nghiệm thất bại thứ hai gắn liền với việc khi các nguồn lựctài chính bị sử dụng không hiệu quả sẽ khiến việc tiếp cận kháchhàng bị chệch hướng.

Tại một số nước (như Sri Lanka, Malaysia), ngoài việc cung cấp cácdịch vụ kinh doanh truyền thống của NHTM, ngân hàng còn thực hiệncác chương trình cung ứng dịch vụ cho người nghèo, thậm chí cònthử nghiệm làm trung gian marketing với tư cách là các đại lý cungcấp các khoản cho vay nhỏ, lẻ từ các TCTD của Chính phủ. Tuy

Phần

I. T

hực t

rạng

hoạ

t độn

g củ

a cá

cTC

TCVM

tại V

iệt N

am

58 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 61: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

nhiên, mô hình này thường không thành công vì các TCTD có thể “đốiphó” bằng cách mở các chi nhánh ở nông thôn và hoạt động rấthình thức, chỉ mở cửa vài tiếng một tuần hoặc đưa ra số lượng dịchvụ rất hạn chế. Theo tổng kết của UNDP & Citi Corp Foundation(1997), các nguyên nhân chính khiến các TCTD chính thức gặp thấtbại khi tham gia thị trường là:

– Có nhiều trở ngại cho khách hàng trong việc áp dụng quy trìnhtín dụng truyền thống của các NHTM vào tín dụng vi mô, như: yêucầu về giấy đăng ký kinh doanh; các hình thức bảo đảm như tàisản thế chấp, cầm cố và yêu cầu về giao dịch bảo đảm; các loạigiấy tờ cá nhân khác… Do vậy, các khách hàng tiềm năngthường cảm thấy áp lực về quy trình thủ tục phức tạp và có thểkhông sử dụng dịch vụ tài chính của tổ chức đó.

– Cách tiếp cận chưa tạo sự thân thiện với người nghèo và ngườicó thu nhập thấp. Đồng thời, do các TCTD yêu cầu nhiều tài liệu,khách hàng phải đi lại nhiều lần và chờ đợi mà không chắc chắnsẽ được vay vốn, tổng chi phí giao dịch và cơ hội đối với kháchhàng cao. Do đó, tỷ lệ chi phí vay vốn trên một đồng vốn vay đượcđối với khách hàng sẽ tương đối cao.

– Các sản phẩm tín dụng chưa thực sự phù hợp cho khách hàngnghèo, khách hàng thu nhập thấp. Khách hàng thường muốnđược cung cấp tín dụng quy mô nhỏ, trả gốc và lãi nhiều lầntrong kỳ, thậm chí trả hàng ngày, hàng tuần. Trong khi đó, cácsản phẩm tài chính thông thường thường có cách trả dài hơn,như theo tháng, thậm chí theo quý hoặc cuối kỳ. Việc gia hạncác khoản vay cũng thường khó khăn hơn do thời gian và thủtục thực hiện.

c) Kinh nghiệm thất bại thứ ba gắn liền với việc thiếu chuyên nghiệphóa, phụ thuộc quá nhiều vào nhà tài trợ

Mặc dù số lượng các tổ chức thành công trong chuyên môn hóa vàphát triển hoạt động TCVM tăng lên, không thể phủ nhận một thực

Phần I. Thực trạng hoạt động của cácTCTCVM

tại Việt Nam

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 59

Page 62: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

tế là còn nhiều tổ chức bị thất bại, đặc biệt là các tổ chức xã hộithực hiện TCVM thiếu chuyên nghiệp và phụ thuộc quá nhiều vàonhà tài trợ. Các lý do chính của sự thất bại này là:

– Nhân viên của các tổ chức này có kỹ năng giao tiếp tốt với cộngđồng, với khách hàng nhưng lại có ít kinh nghiệm kinh doanh vàthường thiếu năng lực trong việc đưa ra những lời khuyên thíchhợp về TCVM;

– Mục tiêu kinh tế và phúc lợi xã hội luôn lẫn lộn, vì thế chính họkhông biết họ là nhân viên xã hội hay nhân viên kinh doanh;

– Một số chương trình, dự án do các tổ chức xã hội thực hiện khátốn kém, được bao cấp ở mức cao và khả năng phục vụ kháchhàng hạn chế.

– Mục đích kinh doanh và tiêu chuẩn đánh giá hoạt động khôngđược xác định rõ ràng.

– Mục tiêu chiến lược của các tổ chức phi chính phủ/tổ chức tàitrợ không được thiết lập ngay khi thực hiện dự án.

Từ những nguyên nhân trên có thể đúc kết lại (i) các TCTCVM khôngnên quá “tham vọng” chạy theo mục tiêu lợi nhuận, rời bỏ mục tiêucộng đồng, gây ra áp lực nợ nần cho khách hàng thành viên lànhững người nghèo/người thu nhập thấp, đặc biệt là không nên coikhách hàng TCVM là đối tượng để tìm kiếm lợi nhuận; (ii) thực hànhTCVM có những đặc điểm riêng, không nên áp dụng khiên cưỡngcác quy trình và cách thức cung cấp các dòng sản phẩm như cácNHTM vào hoạt động TCVM; (iii) các TCTCVM phải luôn xác định mụctiêu, định hướng sống còn trong việc chuyên nghiệp hóa, tự chủ, độclập, tự bền vững trong quá trình hoạt động và phát triển. Việc tìmkiếm các nguồn vốn ưu đãi, sự hỗ trợ từ bên ngoài là cần thiết nhưngluôn phải xác định không được trông chờ “bằng mọi giá” từ nhữngnguồn vốn hỗ trợ này.

Phần

I. T

hực t

rạng

hoạ

t độn

g củ

a cá

cTC

TCVM

tại V

iệt N

am

60 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 63: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

PHẦN II. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCHĐỐI VỚI CÁC TCTCVM VIỆT NAM HIỆN NAY

Tại Luật TCTD năm 2010, lần đầu tiên TCTCVM được khẳng định là loạihình TCTD trong hệ thống các TCTD của Việt Nam. Việc các TCTCVMđược điều chỉnh tại Luật TCTD là một bước tiến dài đối với lĩnh vựcTCVM Việt Nam; là nền tảng pháp lý vững chắc để các TCTCVMcùng với các loại hình TCTD khác phát triển ổn định, với mục tiêu thựchiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, qua đó đẩy mạnh công cuộcxóa đói giảm nghèo tại Việt Nam.

Nhằm tạo điều kiện, xây dựng môi trường thuận lợi thúc đẩy pháttriển hoạt động TCVM, ngày 06/12/2011 Thủ tướng Chính phủ đã kýban hành Quyết định số 2195/QĐ-TTg với mục tiêu: “Xây dựng và pháttriển hệ thống TCTCVM an toàn, bền vững, hướng tới phục vụ ngườinghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanhnghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nướcvề đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững”. Tại Quyết địnhsố 2195/QĐ-TTg, các giải pháp quan trọng cũng đã được đưa ra,trong đó xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, phù hợp với đặc thùcủa hoạt động TCVM được đặt lên hàng đầu, cụ thể: (i) Hoàn thiệncác văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật TCTD; (ii)Ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp để khuyến khích phát triểnhoạt động TCVM; (iii) Có chính sách thuế, phí phù hợp để hỗ trợ pháttriển hoạt động TCVM; (iv) Nghiên cứu, ban hành các quy định đểphát triển hoạt động bảo hiểm vi mô theo hướng chuyên nghiệp; (v)Hoàn thiện cơ chế về tín dụng ưu đãi đảm bảo phục vụ đúng đốitượng người nghèo và các đối tượng chính sách khác; (vi) Nghiêncứu, ban hành chính sách nhằm đa dạng hóa loại hình TCTCVM.

Ngược thời gian, trước khi Luật TCTD năm 2010 hoạt động TCVM đãđược điều chỉnh bằng các Nghị định 28/2005/NĐ-CP, Nghị định165/2007/NĐ-CP và các Thông tư của NHNN. Đây được xem lànhững nền tảng ban đầu, quan trọng để các tổ chức có hoạt độngTCVM hướng tới một môi trường hoạt động chuyên nghiệp hơn; lànền tảng để các TCTCVM Việt Nam phát triển, dần hoàn thiện bềnvững về thể chế theo thông lệ tốt của quốc tế.

Hành lang pháp lý khởi đầu trên đã giúp cho các TCTCVM dần hoạt

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 61

Page 64: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

động theo khuôn khổ mới, giảm bớt được tính “tự phát”, đồng thờinhận diện được tốt hơn những rủi ro trong hoạt động của mình, quađó xác định được những bước đi cần thiết, tất yếu để dần tiến tớibền vững về thể chế. Thông qua hệ thống pháp lý đó, ngành TCVMcũng dần nhận được sự quan tâm, am hiểu và nhận thức của xã hội,có được sự đồng thuận cần thiết để tạo dựng môi trường, điều kiệntốt hơn trong hoạt động.

Tuy nhiên, có thể thấy một thực tế rằng, trải qua gần 10 năm kể từngày Nghị định 28/2005/NĐ-CP và hơn 3 năm kể từ khi Luật TCTD cóhiệu lực thi hành, đến nay mới chỉ có 03 TCTCVM được cấp phépchính thức. Điều này đang đặt ra câu hỏi:

(i) Các TCTCVM chính thức và bán chính thức có thực sự amhiểu quy định pháp luật trong quá trình hoạt động?

(ii) Hệ thống pháp lý hiện nay có “thúc đẩy” nhu cầu và cácTCTCVM đã thực sự sẵn sàng để chuyển đổi thành TCTCVMchính thức?

(iii) Và sau khi chuyển đổi, môi trường hoạt động ra sao khi phảituân thủ các quy định áp dụng cho các TCTCVM chính thức?

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

62 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Theo điều tra sơ cấp năm 2014, khi được hỏi “Tổ chức củaông bà có mong muốn chuyển đổi thành TCTCVM chính thứckhông?”, trong số 23 cán bộ của các chương trình, dự ánTCVM tham gia phỏng vấn đã có 82,6% trả lời “có”.

Tầnsuất

Tần suất theo tỷ lệphần trăm

Tỷ lệ phần trăm

hợp lệ

Tỷ lệ phầntrăm tích lũy

cộng dồn

Giá trị hợp lệCó 19 82.6 95.0 95.0Không 1 4.3 5.0 100.0Tổng 20 87.0 100.0

Giá trị khuyết Số giá trị 3 13.0Tổng 23 100.0

Page 65: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Thứ nhất, thực tế cho thấy, các TCTCVM chính thức và bán chínhthức có hạn chế nhất định trong việc am hiểu pháp luật liên quanđến hoạt động mà các tổ chức đang thực hiện, nhất là đối với cácchương trình, dự án có hoạt động TCVM. Ngay cả các tổ chức đãđược chuyển đổi thành TCTCVM chính thức vẫn thường chỉ nhìn thấynhững tác động “tức thời” đến kết quả kinh doanh “trong ngắn hạn”mà ít quan tâm đến những lợi ích lâu dài của các quy định đó –những lợi ích nhằm đảm bảo hoạt động của họ an toàn, bền vữnghơn trong dài hạn (như: quy định về cơ cấu tổ chức, mạng lưới; quảntrị điều hành; đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ bảođảm an toàn; hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ; kiểm toán độclập; nội dung hoạt động, phạm vi hoạt động). Điều này cho thấy,những quy định pháp luật thường được các TCVM nhìn nhận theochiều hướng lợi ích ngắn hạn, chưa thực sự thấy được lợi ích lâu dàicủa môi trường hoạt động TCVM chính quy.

Thứ hai, việc chuyển đổi thành TCTCVM chính thức đang là mongmuốn của một số tổ chức, chương trình, dự án thực hiện TCVM – chủyếu là những tổ chức có nhu cầu trở thành một tổ chức có tư cáchpháp nhân để tiếp cận được các nguồn vốn bên ngoài – vấn đềthen chốt khi muốn mở rộng quy mô hoạt động. Do đó, có thể nói,nhu cầu chuyển đổi thành TCTCVM chính thức chủ yếu tập trung ởcác tổ chức có “cơ hội” tiếp cận được các nguồn vốn bên ngoài.

Điều này cũng lý giải về việc một số tổ chức chưa thực sự mặn màtrong việc đề nghị chuyển đổi thành những TCTCVM chính thức khimà họ chưa có “cơ hội” tiếp cận nguồn vốn bên ngoài. Ngoài ra,đối với một số tổ chức có định hướng phát triển ở mức vừa phải, thìviệc chưa có nhu cầu lớn mạnh, gia tăng quy mô hoạt động củamình (phụ thuộc nhiều khả năng quản trị, khả năng tiếp cận kháchhàng) – là lý do để họ không có nhu cầu chuyển đổi. Tuy nhiên, cũngcó một vài trường hợp, các tổ chức đã hội tụ đầy đủ các yếu tố đểchuyển đổi nhưng họ không “mặn mà” chuyển đổi, đây là vấn đề rấtđáng suy nghĩ cho cơ quan quản lý Nhà nước và ngành TCVM.

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 63

Page 66: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Như vậy, với bất cứ nguyên nhân nào thì cũng có thể thấy đối vớicác tổ chức có hay chưa có nhu cầu thì “mức độ sẵn sàng” trongviệc chuyển đổi chưa thực sự cao. Điều này được giải thích bởi thựctế cho thấy – hầu hết các tổ chức khi chuyển đổi khá lúng túng trongviệc lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép (trong khi điều kiện để chuyểnđổi hiện nay không quá khó khăn, nhưng việc chứng minh đáp ứngcác điều kiện này đang là trở ngại đối với họ – khi mà sự am hiểu vềquy định pháp luật liên quan còn có những giới hạn nhất định).

Thứ ba, câu hỏi lớn nhất đặt ra hiện nay là môi trường pháp lý đã thựcsự phù hợp với “đặc thù” của các tổ chức có hoạt động TCVM haychưa? Thực tế cho thấy, kể từ khi Luật TCTD có hiệu lực từ ngày01/01/2011, đến nay các văn bản hướng dẫn Luật TCTD đối với cácTCTCVM vẫn còn ở mức khiêm tốn. Một số văn bản ban hành trướcđây (trước khi có Luật TCTD) áp dụng cho các TCTCVM thường đượcquy định “dưới góc độ” của NHTM. Điều này đã dẫn đến một số khókhăn cho các TCTCVM trong việc thực hiện. Vậy, một câu hỏi tiếp tụcđược đặt ra là hoạt động của các TCTCVM có đặc điểm riêng gì?

Theo quan điểm các nhà chính sách, để giám sát một cách hiệu quảhoạt động đối với các tổ chức tài chính, cần hiểu đúng về tính chấtvà các đặc điểm hoạt động của mỗi loại hình tổ chức tài chính đó.Ủy ban Basel đưa ra một số đặc điểm cơ bản của TCVM như sau19:

(i) Đối tượng khách hàng là những người có thu nhập thấp:Các TCTCVM thường cung cấp tín dụng cho những kháchhàng có thu nhập thấp (như lao động bán thất nghiệp vàcác hộ kinh doanh không chính thức như người bán hàngrong, các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ vàvừa,…). Các đối tượng khách hàng này có đặc điểm chunglà sống tập trung trong một khu vực địa lý và cùng nhóm xãhội (HPN, nông dân,...).

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

64 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

19 Theo báo cáo 2009 của Nhóm tư vấn trợ giúp người nghèo (CGAP – Consultative Group to Assistthe Poor).

Page 67: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Vì đối tượng khách hàng là người có thu nhập thấp nên các khoảncho vay thường có giá trị rất nhỏ, thời hạn ngắn và không có tài sảnbảo đảm. Tuy nhiên, chu kỳ trả nợ của khoản vay lại thường xuyênhơn với mức lãi suất áp dụng thường cao hơn so với các khoản vaythông thường. Nhằm mục đích bù đắp chi phí hoạt động liên quanđến phương thức cho vay vi mô, phương thức đòi hỏi tập trung nhiềunhân lực, chi phí cho hoạt động tiếp cận khách hàng (thường cánbộ tín dụng/cán bộ kỹ thuật phải xuống tận các xã, thôn, làng đểthu thập thông tin thành viên), nên các khoản vay TCVM thường ápdụng mức lãi suất cao hơn so với cho vay thương mại.

(ii) Phân tích rủi ro tín dụng: Cán bộ tín dụng/cán bộ kỹ thuậtphải thu thập rất nhiều thông tin về khách hàng thông quanhững lần thăm gia đình hoặc địa điểm kinh doanh của họ,do vậy cán bộ tín dụng/cán bộ kỹ thuật phải giúp đỡ kháchhàng chuẩn bị tài liệu để đánh giá các dòng tiền tương laivà giá trị ròng của các khoản tiền, qua đó xác định thời hạnvà khối lượng của khoản vay. Các đặc điểm của người đivay và sự sẵn sàng trả nợ của họ cần được cán bộ tíndụng/cán bộ kỹ thuật đánh giá trong suốt quá trình tiếp cậnkhách hàng, xét duyệt và theo dõi trả nợ cho khoản vay.

(iii) Sử dụng tài sản ký quỹ: Khách hàng của TCVM thường khôngcó tài sản ký quỹ – tài sản được các NHTM sử dụng làm tàisản thế chấp cho các khoản vay. Cũng có trường hợpkhách hàng TCVM có tài sản ký quỹ, tuy nhiên giá trị của tàisản đó thường rất thấp (như tivi, đồ nội thất,…). Trong trườnghợp này, tài sản thế chấp có thể được sử dụng như mộtphương pháp ràng buộc người đi vay phải trả nợ hơn là sửdụng để bù đắp các khoản lỗ.

(iv) Phê duyệt và kiểm soát tín dụng: Cho vay vi mô là một quátrình có độ phân tán cao, nên phê duyệt tín dụng phải dựavào kỹ năng và “độ thâm nhập” của cán bộ tín dụng/cánbộ kỹ thuật và các nhà quản lý để tìm ra các thông tin chínhxác và kịp thời.

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 65

Page 68: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

(v) Kiểm soát các khoản nợ chậm trả: Kiểm soát chặt chẽ cáckhoản nợ chậm trả là cần thiết, vì các khoản cho vay TCVMcó đặc điểm là không có tài sản đảm bảo, chu kỳ thanh toánnhanh (thường là hàng tuần hoặc hai tuần một lần) và cótác động lây lan. Thông thường, kiểm soát tín dụng TCVMhoàn toàn phụ thuộc cán bộ tín dụng/cán bộ kỹ thuật, dohọ là người nắm rõ nhất những thông tin về hoàn cảnh cánhân của khách hàng – yếu tố quan trọng nhất quyết địnhđến hiệu quả công tác thu hồi nợ.

(vi) Cho vay theo nhóm: Phần lớn các tổ chức có hoạt độngTCVM sử dụng phương thức cho vay theo nhóm, theo đócác khoản cho vay sẽ được giải ngân cho những nhómkhách hàng nhỏ – các cá nhân trong nhóm có cam kếtcùng bảo đảm thanh toán cho nhau. Phương thức cho vaynày được xây dựng dựa trên giả thiết áp lực nhóm sẽ nângcao mức bảo đảm trả nợ, bởi vì sự chậm trả của một cánhân trong nhóm sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nhận tíndụng của các thành viên khác trong nhóm.

Từ những đặc điểm nêu trên, theo quan điểm của Nhóm nghiên cứuđể các TCTCVM chính thức và bán chính chức thực sự phát triểntrong môi trường hoạt động TCVM chuyên nghiệp và tạo được sự“hấp dẫn”, “khích lệ” các TCTCVM tham gia – rất cần một hệ thốngcác văn bản điều chỉnh phù hợp với hoạt động TCVM, thực sự có tínhđến đặc điểm, tính riêng biệt của hoạt động TCVM. Theo đó, các quyđịnh cần đảm bảo cho các TCTCVM hoạt động theo: (i) một hệ thốngcác quy chuẩn, qua đó tăng cường tính chuyên nghiệp; (ii) nhữngnguyên tắc nhất định đối với một loại hình TCTD đặc thù. Đồng thời,các quy định này cũng cần đảm bảo thật đơn giản, dễ hiểu, dễ thamchiếu, dễ thực thi và giảm thiểu tối đa việc áp dụng các quy chuẩncủa các loại hình TCTD khác vào các TCTCVM – vốn là loại hình cóquy mô nhỏ, hoạt động đơn giản (kể cả nội dung, cũng như phạm vihoạt động) và chi phí hoạt động cũng có những đặc thù riêng – vớimục tiêu tạo ra “xung lực” chính sách, nguồn “dưỡng khí” mới giúp

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

66 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 69: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

cho các TCTCVM phát triển ổn định, bền vững. Đây cũng là mục tiêusau cùng của hàng loạt các giải pháp được đặt ra tại Quyết định số2195/QĐ-TTg.

Tại phần này, Nhóm nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu các hạnchế của quy định pháp lý hiện hành đối với TCTCVM, phân tích cáccơ chế, chính sách tại các văn bản quy phạm pháp luật bao gồmmột số văn bản không còn tương thích với các văn bản có tính pháplý cao hơn nhưng vẫn còn hiệu lực thi hành, quan trọng hơn vẫnđang được vận dụng để điều chỉnh hoạt động của các TCTCVM(chính thức và bán chính thức). Đây cũng được xem như là “cơ hội”để đề xuất những nội dung, quy định cần sửa đổi bổ sung hoặc thậmchí bãi bỏ khi các cơ quan quản lý Nhà nước đang gấp rút ban hànhcác văn bản tạo điều kiện cho hoạt động TCVM, với hy vọng tạođược sự đột phá cho lĩnh vực TCVM trong thời gian tới.

1. Các cơ chế, chính sách đối với hoạt động TCVM hiện nay

1.1. Quy định về mô hình và cơ cấu quản trị, điều hành

Ngày 16/6/2010, Luật TCTD được Quốc hội thông qua, theo đó loạihình TCTCVM đã được khẳng định là một loại hình TCTD trong hệthống các TCTD. Luật TCTD được xây dựng trên cơ sở khắc phục,chỉnh sửa những quy định bất cập tại Luật TCTD 1997, các yêu cầuđặt ra đối với nhu cầu quản lý, phát triển của các TCTD trên thực tế.

Thực hiện các định hướng nêu trên, Luật TCTD 2010 tập trung vào sửađổi, bổ sung các nội dung cơ bản sau: Phạm vi điều chỉnh; Hình thứcpháp lý của các TCTD; Tổ chức, quản trị, điều hành; Phạm vi hoạtđộng kinh doanh; Bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, ngoài những tiến bộ,điểm sáng, điểm mới, thực tế vừa qua cho thấy vẫn còn một sốnhững tồn tại, khiếm khuyết tại Luật TCTD đối với hoạt động của lĩnhvực TCVM như sau:

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 67

Page 70: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

68 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Những tồn tại, hạn chế cơ bản của Luật Các TCTD 1997 vàyêu cầu đặt ra đối với Luật TCTD 2010

1. Những tồn tại hạn chế của Luật TCTD 1997

• Nhiều quy định chưa rõ, chung chung, nhiều “khoảngtrống” pháp lý;

• Chưa đồng bộ, phát sinh nhiều xung đột với các Luật khác:Bộ Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh Chứngkhoán, Luật Phá sản, Luật Cạnh tranh;

• Thiếu các quy định về quản trị, điều hành cho từng loại hìnhTCTD;

• Không phân định rõ phạm vi hoạt động của từng loại hìnhTCTD;

• Thiếu giải thích một số từ ngữ quan trọng, một số từ ngữ giảithích chưa chính xác, gây ảnh hưởng quá trình triển khai thihành Luật;

• Các quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn không theo kịp thayđổi của thực tế và thông lệ quốc tế;

• Chưa có quy định về giám sát, hợp nhất.

2. Những yêu cầu đặt ra

• Thể chế hoá được quan điểm, chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước;

• Kế thừa những nội dung tốt, đã được trải nghiệm qua thựctiễn;

• Phù hợp với cam kết hội nhập quốc tế và thông lệ quốc tế;

• Bảo đảm sự tự chủ trong kinh doanh của các TCTD, đồngthời tạo sự chặt chẽ, thận trọng, an toàn trong hoạt độngngân hàng;

Page 71: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Việc tạo dựng một hành lang pháp lý đối với hình thức pháp lý, loạihình TCVM là hết sức quan trọng. Nó định hình tới cấu trúc hệ thống,qua đó cho phép cơ quan quản lý Nhà nước có cách thức quản lý,điều hành phù hợp để đảm bảo các tổ chức có hình thức pháp lýkhác nhau đưa được sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng tại các thịtrường tiềm năng. Nói cách khác, mỗi hình thức pháp lý khác nhaucủa các TCTCVM sẽ dẫn họ đến chiến lược hoạt động khác nhau.

– Theo Khoản 6 Điều 6 Luật TCTD quy định:

“Điều 6. Hình thức tổ chức của TCTD

6. TCTCVM được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty tráchnhiệm hữu hạn.”

– Theo Khoản 1 Điều 87 Luật TCTD quy định:

“Điều 87. Loại hình TCTCVM

1. TCTCVM được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữuhạn.”

– Theo Khoản 1 Điều 70 Luật TCTD quy định:

“1. Thành viên góp vốn của TCTD là công ty trách nhiệm hữu hạn haithành viên trở lên phải là pháp nhân, trừ trường hợp quy định tại Điều88 của Luật này. Tổng số thành viên không được vượt quá 05 thànhviên. Tỷ lệ sở hữu tối đa của một thành viên và người có liên quankhông được vượt quá 50% vốn điều lệ của TCTD.”

Như vậy, Luật TCTD và các văn bản hiện hành chỉ cho phép cácTCTCVM được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 69

• Khắc phục những bất cập trong quá trình thực hiện Luậtcác TCTD 1997, Luật các TCTD sửa đổi, bổ sung năm 2004;

• Khắc phục xung đột với các Luật khác.

Page 72: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

(gồm TNHH một thành viên và TNHH từ hai thành viên trở lên). Điềunày đã hạn chế các chủ thể tham gia hoạt động TCVM không có sựlựa chọn những hình thức pháp lý mong muốn, phần nào làm chochiến lược kinh doanh ban đầu của họ bị khiên cưỡng, đồng thờikhó có khả năng mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động khi mà khảnăng tăng vốn bị hạn chế do không thể kêu gọi vốn từ các kênh vốntrên thị trường tài chính. Để xử lý vấn đề này, các TCTCVM chỉ có thểtăng vốn bằng tăng lợi nhuận giữ lại hoặc kêu gọi thành viên gópvốn bổ sung thêm vốn góp – vốn đã rất hạn chế. Bằng một hình thứckhác, các TCTCVM có thể chấp nhận sự tham gia của thành viêngóp vốn mới, điều này hoặc không thể thực hiện được do bị hạn chếsố lượng thành viên góp vốn theo Khoản 1 Điều 87 Luật TCTD hoặcnằm ngoài ý muốn của các thành viên góp vốn hiện tại bởi một lậpluận rất giản đơn – Lý do gì phải chia sẻ quyền lợi khi họ đang kinhdoanh hiệu quả, ổn định? Ngoài ra, việc tham gia của các thànhviên góp vốn mới có thể làm xáo trộn mô hình tổ chức, quản trị vốndĩ có thể đang vận hành tốt, trong khi vấn đề của họ là chỉ đang cầnthêm vốn, nguồn lực tài chính để khai thác được hết tiềm năng, hiệuquả của phân khúc thị trường họ đang có. Mặt khác trong hoàncảnh này, các TCTCVM sẽ bị rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan –hoặc chấp nhận sự chia sẻ quyền lợi, thậm chí là xáo trộn trong cơcấu tổ chức, điều hành hoặc “đứng nhìn” cơ hội đi qua trong sự bấtlực nào đó.

1.1.2. Quy định về cơ cấu quản trị, điều hành

Theo Khoản 6 Điều 43 Luật TCTD quy định:

“Điều 43. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và cơ cấu Hội đồngquản trị, Hội đồng thành viên

6. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên phải thành lập các Ủy banđể giúp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của mình, trong đó phải có Ủy ban quản lý rủi ro và Ủyban nhân sự. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quy định nhiệmvụ, quyền hạn của hai Ủy ban này theo hướng dẫn của NHNN.”.

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

70 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 73: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Trước hết, phải khẳng định rằng quy định về việc bắt buộc các TCTDlà công ty cổ phần, công ty TNHH phải thành lập Ủy ban quản lý rủiro và Ủy ban nhân sự là rất cần thiết, đặc biệt đối với TCTD có quymô hoạt động lớn, nghiệp vụ hoạt động đa dạng như các ngânhàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính để quản lý rủi ro(vốn là đặc tính nội tại sẵn có của hoạt động ngân hàng) và xem xét,lựa chọn nhân sự cấp cao có đủ năng lực, trình độ chuyên môn đểđiều hành hoạt động. Tuy nhiên, Khoản 6 Điều 43 Luật TCTD quy địnháp dụng bắt buộc đối với tất cả các TCTD được thành lập dưới hìnhthức là công ty TNHH, trong đó có các TCTCVM (do TCTCVM chỉ đượcthành lập dưới hình thức công ty TNHH) là điều cần cân nhắc.

Thực tế cho thấy, hoạt động của các TCTCVM thường có quy mônhỏ, nội dung hoạt động đơn giản không quá phức tạp (chủ yếu thuvà phát vay trong ngày) như các loại hình TCTD khác; nhân sự cấpcao, người điều hành (Trụ sở chính, chi nhánh) thường được lựachọn, bổ nhiệm từ những cán bộ có nhân thân tốt, có uy tín trongcộng đồng dân cư trên địa bàn. Vì vậy, việc quy định các TCTCVMphải thành lập 02 Ủy ban nêu trên thực sự không cần thiết và trongtrường hợp bắt buộc phải có, nó sẽ khiến các TCTCVM sẽ gặp khókhăn về nhân sự và gia tăng chi phí cho bộ máy hoạt động.

1.2. Quy định về quyền góp vốn thành lập

– Theo Khoản Điều 1 Nghị định số 28/2005/NĐ-CP quy định:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

2. Đối tượng thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ:

Các tổ chức được phép thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ tạiViệt Nam theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a) Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghềnghiệp của Việt Nam, Qũy từ thiện và Qũy xã hội;

b) Tổ chức phi chính phủ Việt Nam;

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 71

Page 74: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

3. Các cá nhân và tổ chức khác trong nước và nước ngoài có thểtham gia góp vốn với các tổ chức thuộc đối tượng quy định tạikhoản 2 Điều này.”.

– Theo Khoản 6 Mục I Thông tư số 02/2008/TT-NHNN quy định:

“6. Tỷ lệ và phương thức góp vốn điều lệ

Tỷ lệ và phương thức góp vốn điều lệ của các thành viên góp vốntại tổ chức tài chính quy mô nhỏ dưới hình thức công ty trách nhiệmhữu hạn hai thành viên trở lên do các bên thoả thuận và phải đượcghi rõ trong Điều lệ. Tỷ lệ góp vốn phải đảm bảo tuân thủ các quyđịnh sau:

6.1. Tổng số vốn góp của các tổ chức, cá nhân nước ngoài phải dưới50% vốn điều lệ của tổ chức tài chính quy mô nhỏ, trừ trường hợpđặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

6.2. Tổng số vốn góp của các tổ chức thuộc đối tượng quy định tạiKhoản 2 Điều 1 Nghị định số 28/2005/NĐ-CP phải đạt tỷ lệ tối thiểu là25% vốn điều lệ và phải có tỷ lệ góp vốn cao nhất so với mỗi thànhviên góp vốn còn lại.”.

Theo Nghị định số 28/2005/NĐ-CP và Nghị định số 165/2007/NĐ-CP thìchỉ các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội –nghề nghiệp của Việt Nam, Quỹ từ thiện và Quỹ xã hội, tổ chức phiChính phủ Việt Nam (NGO) có thể thành lập TCTCVM. Vấn đề quyềnsở hữu được giải thích chi tiết hơn tại Điểm 3.1 và Điểm 3.2 Khoản 3Thông tư số 02/2008/TT-NHNN, theo đó: (i) Đối với loại hình công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên phải do một tổ chức chính trị –xã hội Việt Nam làm chủ sở hữu; (ii) Đối với loại hình công ty tráchnhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên được thành lập bằng vốngóp của hai hoặc nhiều tổ chức thuộc đối tượng quy định tại Khoản2 Điều 1 Nghị định số 28/2005/NĐ-CP hoặc bằng vốn góp của mộthoặc nhiều tổ chức này với một hoặc nhiều cá nhân và tổ chức kháctrong nước và nước ngoài nhưng không vượt quá 05 thành viên gópvốn. Hơn nữa, Điểm 6.2 Khoản 6 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN cũng

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

72 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 75: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

hạn chế phần vốn góp của các thành viên: Tổng số vốn góp củacác tổ chức, cá nhân khác được giới hạn ở mức tối đa 75% bằngcách quy định gián tiếp rằng ít nhất 25% vốn điều lệ phải do cácthành viên là các đối tượng thuộc tổ chức chính trị – xã hội, tổ chứcxã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam, Quỹ từ thiện vàQuỹ xã hội, NGO Việt Nam.

Do rất ít tổ chức đáp ứng được điều kiện để thành lập TCTCVM nêntính tới thời điểm này cũng chỉ có 03 tổ chức được cấp Giấy phépchuyển đổi chính thức. Sau đây là một số nguyên nhân lý giải chonhững bất cập này:

– Tổ chức chính trị – xã hội thường không có vốn hoặc có nhưng rấtít. Một số ít các tổ chức chính trị – xã hội được lựa chọn để thựchiện các chương trình xóa đói giảm nghèo thông qua hoạt độngTCVM. Do vậy, họ được giao quản lý vốn và phát triển thànhchương trình TCVM chuyên nghiệp (trường hợp của TYM và CEP)nên họ có nguồn vốn, còn các tổ chức chính trị – xã hội kháckhông có nguồn vốn và không được hoạt động kinh doanh.

– Theo quy định trong Thông tư số 02/2008/TT-NHNN, các NGO ViệtNam là các tổ chức thực hiện công tác từ thiện hoặc hoạt độngtheo mục tiêu của nhà tài trợ (trừ làm chương trình TCVM hoặcquyên góp được từ các nhà hảo tâm). Do vậy, các NGO thườngkhông có vốn, trừ một số chương trình/dự án TCVM chuyển đổi cótư cách pháp nhân khi họ lựa chọn hình thức pháp lý là Quỹ xãhội/Quỹ từ thiện.

– Các tổ chức chính trị – xã hội theo quy định tại các Nghị định28/2005/NĐ-CP/Nghị định 165/2007/NĐ-CP có nhu cầu đề nghịcấp Giấy phép chuyển đổi chính thức thường gặp phải rất nhiềukhó khăn khi gọi vốn. Đây là lý do tại sao rất ít tổ chức chính trị –xã hội đáp ứng đủ điều kiện thành lập TCTCVM. Đó là chưa kể đếncác tổ chức này thường rất khó tìm kiếm được đối tác là các tổchức, cá nhân có cùng chung tiếng nói, định hướng để cùngnhau hợp tác thành lập TCTCVM chính thức.

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 73

Page 76: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

– Khoảng 80% chương trình TCVM tiền thân từ các chương trìnhphát triển được giao cho HPN các cấp, thậm chí là HPN cấp xãquản lý hoạt động. Tuy nhiên, HPN cấp tỉnh, huyện và xã khôngthể coi là một tổ chức chính trị – xã hội độc lập (trừ cấp Trungương) để thành lập TCTCVM. Ngoài ra, nguồn vốn của cácchương trình/dự án để lại là thuộc quyền sở hữu của UBND tỉnh,huyện chứ không phải của HPN. HPN các cấp chỉ là cơ quanđược giao quản lý, sử dụng nguồn tài chính này để tiếp tục thựchiện hoạt động TCVM. Do vậy, một số chương trình/dự án TCVMphải tình cách thành lập NGO theo quy định tại Thông tư số02/2008/TT-NHNN để đáp ứng được các điều kiện thành lậpTCTCVM. Câu hỏi được đặt ra là sau khi các NGO này thành lập,được cấp Giấy phép là TCTCVM chính thức thì NGO này còn tồntại hay không tồn tại? Nếu NGO này tồn tại thì hoạt động theo cơsở pháp lý nào và còn được tiếp tục hoạt động trong lĩnh vựcTCVM hay không?

1.3. Quy định về điều kiện cấp Giấy phép

Theo Điểm 9.2 Khoản 9 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN20, một trongnhững điều kiện để được cấp Giấy phép phải có sự chấp thuận củaUBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến đặt trụ sởchính của TCTCVM. Về nội dung này, một số tổ chức cho rằng đây làyêu cầu không có nhiều ý nghĩa cho việc cấp Giấy phép mà chỉ làmphức tạp hoá quá trình đề nghị cấp Giấy phép vì theo Khoản 1 Điều20 Luật TCTD không quy định điều kiện này đối với các NHTM khi đềnghị cấp Giấy phép. Tuy nhiên, theo quan điểm của Nhóm nghiêncứu thì việc lấy ý kiến của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

74 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

20 Theo Điểm 9.2 và 9.3 Khoản 9 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN quy định:

“9. Điều kiện để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động

9.2. Ý kiến của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến đặt trụsở chính của tổ chức tài chính quy mô nhỏ về sự cần thiết thành lập tổ chức này trên địa bàn;

9.3. Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số165/2007/NĐ-CP.”

Page 77: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

ương nơi dự kiến đặt trụ sở chính của TCTCVM là cần thiết. Điều nàyđược lý giải bởi hoạt động ngân hàng mà các TCTCVM thực hiện làhoạt động kinh doanh có điều kiện, liên quan đến việc huy động tiềncủa công chúng của các TCTCVM. Do đó, bất cứ sự bất ổn nàotrong hoạt động của các TCTCVM đều ảnh hưởng tiêu cực đến ổnđịnh chính trị – xã hội trên địa bàn. Vì vậy, ý kiến của UBND cấp tỉnh,thành phố là rất cần thiết. Với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nướccao nhất trên địa bàn, các cơ quan này cần nắm bắt, quản lý cáctổ chức có hoạt động ngân hàng trên địa bàn của mình để cùnggiám sát, phối hợp khi có những hiện tượng bất ổn xảy ra.

Theo Điểm 9.3 Khoản 9 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN, một TCTCVMmuốn được cấp Giấy phép phải có mức vốn điều lệ tối thiểu bằngmức vốn pháp định theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số165/2007/NĐ-CP. Tuy nhiên, Nghị định số 165/2007/NĐ-CP được banhành trước khi Luật TCTD ra đời và áp dụng với loại hình tài chính quymô nhỏ. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thu nhập bìnhquân GDP/đầu người trong 07 năm qua thì mức vốn pháp định 05 tỷkhông còn phù hợp với giai đoạn hiện nay (Nghị định số 165/2007/NĐ-CP được ban hành năm 2007). Ngoài ra, mức vốn pháp định 05 tỷđồng khó có thể đảm bảo cho các TCTCVM có đủ năng lực tài chínhtrong hoạt động để vừa đảm bảo thực hiện mục tiêu xã hội vừa bềnvững tài chính. Do vậy, Nhóm nghiên cứu đề xuất nâng mức vốnpháp định đối với các TCTCVM chính thức lên mức hợp lý hơn.

1.4. Quy định về trụ sở và cơ sở vật chất khi đề nghị cấp Giấyphép

– Theo Điểm 9.4 Khoản 9 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN quy định:

“9. Điều kiện để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động (Giấyphép)

9.4. Có trụ sở làm việc và cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ, thôngtin đảm bảo cho hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.”.

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 75

Page 78: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Điểm 9.4 Khoản 9 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN yêu cầu về trụ sở, cơsở vật chất và hệ thống thông tin đảm bảo cho TCTCVM hoạt độngcòn chung chung, khiến các TCTCVM lúng túng khi xác định thế nàolà đủ và đạt yêu cầu. Do vậy, khá nhiều tổ chức đề nghị cần xemxét, quy định rõ ràng hơn và phù hợp với tình hình thực tế của các tổchức có hoạt động TCVM để khả năng thực thi quy định sát với thựctiễn, đồng thời tăng cường sự minh bạch trong văn bản pháp lý. Vấnđề này cũng tạo ra những khó khăn tương tự cho các TCTCVM khimở chi nhánh, phòng giao dịch. Nhóm nghiên cứu sẽ đề cập thêmvề vấn đề này tại phần sau của Đề tài nghiên cứu.

1.5. Quy định về hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép và tổchức lại

Theo quy định tại Điểm 9.7 và Điểm 9.8 Khoản 9 Thông tư số02/2008/TT-NHNN21, TCTCVM chỉ được cấp Giấy phép khi có chủ sởhữu/thành viên góp vốn là tổ chức quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghịđịnh 28/2005/NĐ-CP và đáp ứng được các điều kiện theo quy địnhtại Thông tư số 02/2008/TT-NHNN. Hiểu một cách đơn giản thì các tổchức chủ sở hữu/góp vốn này phải là các tổ chức đã từng tham giahoạt động TCVM tại Việt Nam và hoạt động TCVM có hiệu quả (thờigian hoạt động TCVM tối thiểu cũng được quy định rõ và thời gianđiều hành có hiệu quả các chương trình TCVM cũng được xác địnhcụ thể); đồng thời, phải đạt tỷ lệ sở hữu vốn tối thiểu theo quy định.

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

76 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

21 Theo Điểm 9.7 và 9.8 Khoản 9 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN quy định:

“9.7. Đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữuhạn hai thành viên trở lên: Phải có ít nhất một trong số các thành viên góp vốn là tổ chức thuộccác đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ đáp ứngđủ các điều kiện sau:

a) Trực tiếp tham gia quản trị và/hoặc điều hành một hoặc nhiều tổ chức, chương trình, dự án cócung cấp dịch vụ nhận tiết kiệm bắt buộc và cấp tín dụng quy mô nhỏ tại Việt Nam trong ba nămliền trước thời điểm nộp đơn xin cấp Giấy phép;

b) Chứng minh được việc quản trị, kiểm soát và điều hành an toàn, bền vững đối với các hoạtđộng tài chính quy mô nhỏ trong thời gian ít nhất là một năm liền trước thời điểm nộp đơn đề nghịcấp Giấy phép, cụ thể:

– Tỷ lệ tổng dư nợ vay của những khách hàng có nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay của tổ chứctài chính quy mô nhỏ (PAR) dưới năm phần trăm 5%;

Page 79: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Như vậy, việc vận dụng các quy định trên đồng nghĩa với việc khôngcho phép một TCTCVM được thành lập khi không có thành viên gópvốn chưa từng tham gia hoạt động TCVM và có thời gian hoạt độngTCVM không đáp ứng được thời gian tối thiểu theo quy định tại Điểm9.7 Khoản 9 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN. Hiểu một cách khác, quyđịnh này vô hình chung đã làm cho Thông tư số 02/2008/TT-NHNN từmột văn bản hướng dẫn Nghị định số 28/2005/NĐ-CP, Nghị định số165/2007/NĐ-CP thành văn bản quy định về điều kiệu, thủ tục, hồ sơđể tổ chức lại, thành lập lại và hợp pháp hóa các chương trình, dựán TCVM đang hoạt động có hiệu quả ở Việt Nam. Văn bản này thựcchất chỉ còn ý nghĩa là xây dựng hành lang pháp lý cho quá trìnhchuyển đổi các chương trình, dự án TCVM hiện hành. Như vậy, cácđiều kiện quy định tại Thông tư số 02/2008/TT-NHNN chỉ áp dụng đốivới việc chuyển đổi các chương trình, dự án hoạt động TCVM tại ViệtNam và không áp dụng đối với các trường hợp đề nghị thành lậpmột TCTCVM hoàn toàn mới.

Mặc dù Thông tư số 02/2008/TT-NHNN đưa ra khá nhiều các thủ tục,hồ sơ cần phải có khi đề nghị cấp Giấy phép nhưng chưa có nộidung nào quy định trong trường hợp tổ chức đề nghị cấp Giấy phépđã đáp ứng tất cả các điều kiện mà pháp luật yêu cầu, nhưng vìmột lý do nào đó không được cấp Giấy phép. Trong trường hợp này,tổ chức đề nghị cấp phép đã phải chịu sự bấp bênh và bất kỳ khinào cũng có thể thiệt thòi về chi phí tiền bạc, công sức, thời gian.Do đó, quy định đối với trường hợp này cần rõ ràng hơn để góp phần

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 77

– Tổng thu nhập từ hoạt động tài chính quy mô nhỏ đủ để bù đắp các chi phí, bao gồm chi phíhuy động vốn, chi phí hành chính và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

c) Không phải là đối tượng đang bị xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, tiềntệ hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ nhưng đã khắc phục đượchành vi vi phạm trước khi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép ít nhất là một năm;

d) Phần vốn góp tại tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải đạt tỷ lệ như quy định tại Khoản 6 điểm 6.2Thông tư này.

9.8. Đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữuhạn một thành viên: chủ sở hữu phải là một tổ chức chính trị – xã hội được thành lập và hoạt độnghợp pháp tại Việt Nam đáp ứng các điều kiện quy định tại Điểm 9.7 Tiết a, b, c Khoản này, trừtrường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép”.

Page 80: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

thể hiện sự chuẩn mực và chặt chẽ của pháp luật và qua đó hạnchế cơ chế “cho phép” trong quá trình đề nghị cấp Giấy phép.

– Theo Điểm 10.8 Khoản 10 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN quy định:

“10.8. NHNN được yêu cầu bổ sung thông tin khi xét thấy cần thiếtnhằm làm rõ các vấn đề liên quan đến điều kiện để được cấp Giấyphép”.

Về bản chất, TCTCVM là một loại hình TCTD và vì vậy, việc quy địnhquá trình thành lập một TCTCVM phải trải qua hai giai đoạn như hiệnnay (Đề nghị cấp Giấy phép và Đăng ký kinh doanh) là hoàn toànphù hợp với các quy định hiện hành. Tuy nhiên, trong quy trình đềnghị cấp Giấy phép, các quy định hiện hành về thủ tục, hồ sơ cómột điểm bất hợp lý: Tại Điểm 10.8, Khoản 10 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN quy định cho phép được yêu cầu tổ chức đề nghị cấp phépbổ sung thông tin khi xét thấy cần thiết để làm rõ các vấn đề liênquan đến điều kiện cấp Giấy phép là chưa thực sự rõ ràng, chưaphù hợp với tỉến trình cải cách thủ tục hành chính hiện nay.

– Theo Điểm 15.1 Khoản 15 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN quy định:

“15.1. Trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép,tổ chức tài chính quy mô nhỏ được cấp Giấy phép phải làm các thủtục cần thiết để có đủ các điều kiện khai trương hoạt động dưới đây:

a) Có điều lệ được NHNN chuẩn y;

b) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Có đủ vốn điều lệ theo quy định tại Điểm 9.3 Khoản 9 của Thôngtư này và có trụ sở phù hợp với yêu cầu hoạt động;

d) Nộp đủ lệ phí cấp Giấy phép theo quy định của Bộ Tài chính”.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 Luật TCTD thì các TCTD, trong đócó TCTCVM phải tiến hành khai trương hoạt động trong thời hạn 12tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép; quá thời hạn này màTCTCVM không khai trương hoạt động thì NHNN thu hồi Giấy phép.

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

78 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 81: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Đây là những quy định hoàn toàn hợp lý và cần thiết, góp phần hạnchế việc một TCTCVM được thành lập nhưng không đi vào hoạtđộng trên thực tế (hoặc chậm chạp trong việc triển khai hoạt động)gây những ảnh hưởng không tốt đến dư luận, xã hội đối với hệ thốngTCTD, vốn là một loại hình hoạt động kinh doanh có điều kiện khánghiêm ngặt. Tuy nhiên, những nội dung tại Thông tư số 02/2008/TT-NHNN đã không còn phù hợp với Luật TCTD (ví dụ như: tại Tiết a Điểm15.1 Khoản 15 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN thì theo Luật TCTD cácTCTCVM không phải tiến hàng đề nghị chuẩn y Điều lệ như trước đâyvà tại Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Luật TCTD đã có quy định chi tiết vềđiều kiện khai trương đối với các TCTCVM sau khi được NHNN cấpGiấy phép). Chính vì vậy, Nhóm nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đềnghị hủy bỏ quy định tại các văn bản hướng dẫn dưới Luật đối vớinội dung này.

1.6. Quy định về phạm vi hoạt động

– Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2005/NĐ-CP quy định:

“Điều 5. Địa bàn hoạt động

1. Địa bàn hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ được giớihạn trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đượcquy định tại Giấy phép.

2. Trường hợp tổ chức tài chính quy mô nhỏ muốn mở rộng địa bànhoạt động ra ngoài địa bàn đã được quy định tại Giấy phép, tổ chứctài chính quy mô nhỏ phải thành lập chi nhánh tại khu vực đó. Việcmở chi nhánh phải đáp ứng yêu cầu về mức tăng vốn điều lệ tươngứng với phạm vi mở rộng và phải được NHNN chấp thuận.”.

Như vậy, theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2005/NĐ-CP nêu trênthì địa bàn hoạt động của TCTCVM được giới hạn trong phạm vi tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương và được quy định trong Giấy phép.Tuy nhiên, các TCTCVM cho rằng hoạt động TCVM mà họ đang thựchiện được biết đến là đóng góp vào xoá đói giảm nghèo, khách

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 79

Page 82: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

hàng hướng tới của họ là những đối tượng rất cần sự hỗ trợ và quantâm của xã hội. Hơn nữa, trong các TCTCVM hiện nay thì vai trò củacác tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức nghề nghiệp rất quan trọng vàcó mặt trên phạm vi cả nước. Vì vậy, nếu giới hạn về phạm vi hoạtđộng và/hoặc thủ tục phức tạp khi mở rộng hoạt động sẽ khiến chonhiều hộ nghèo, hộ thu nhập thấp mất cơ hội được tiếp cận nguồnvốn để thoát nghèo, đồng thời quy định này cũng dễ làm nản lòngcác nhà đầu tư.

Mặt khác, Điều 5 Nghị định số 28/2005/NĐ-CP chưa nhất quán trongviệc quản lý địa bàn hoạt động của các TCTCVM. Khoản 1 Điều 5Nghị định số 28/2005/NĐ-CP quy định theo hướng giới hạn trongphạm vi tỉnh, thành phố Trung ương, trong khi tại Khoản 2 Điều 5Nghị định số 28/2005/NĐ-CP lại cho phép các TCTCVM được mởrộng mạng lưới hoạt động khi đáp ứng một số điều kiện và đượcNHNN chấp thuận. Do vậy quy định đối với vấn đề này cần xâydựng phù hợp với thực tế, đặc biệt đối với các tổ chức đượcchuyển đổi từ các chương trình/dự án TCVM đang có hoạt độngtrên địa bàn toàn quốc.

1.7. Quy định về nội dung hoạt động

– Theo Khoản 2 Điều 120 Luật TCTD quy định:

“Điều 120. Cấp tín dụng của TCTCVM

2. TCTCVM phải duy trì tỷ lệ tổng dư nợ các khoản cấp tín dụng chocá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ trongtổng dư nợ cấp tín dụng không thấp hơn tỷ lệ do NHNN quy định.”.

– Theo Điểm 2.1 Khoản 2 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN quy định:

“... Khoản cho vay đối với một khách hàng được gọi là tín dụng quymô nhỏ khi tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính quy mô nhỏđối với khách hàng đó không vượt quá ba mươi triệu đồng. Mức chovay này có thể được Thống đốc NHNN điều chỉnh theo từng thời kỳ.”

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

80 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 83: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

– Theo Điểm 53.2 Khoản 53 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN quy định:

“53. Quy định chung về hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ

53.2. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải duy trì tổng dư nợ các khoảntín dụng quy mô nhỏ chiếm tối thiểu 65% tổng dư nợ tín dụng của tổchức tài chính quy mô nhỏ.”.

Theo các TCTCVM, Khoản 2 Điều 120 Luật TCTD đã giao NHNN hướngdẫn quy định về khoản cấp tín dụng vi mô đối với các TCTCVM. Nhưvậy, căn cứ vào Điểm 2.1 Khoản 2 và Điểm 53.2 Khoản 53 Thông tưsố 02/2008/TT-NHNN thì tổng các khoản cho vay dưới 30 triệu đồngđối với khách hàng được coi là các khoản cấp tín dụng vi mô vàtổng các khoản cho vay này tối thiểu phải đạt 65% tổng dư nợ tíndụng của TCTCVM. Liên quan đến nội dung này, các TCTCVM đề nghịnâng mức tổng các khoản cho vay đối với khách hàng do mức 30triệu đồng được quy định tại Thông tư số 02/2008/TT-NHNN không cònphù hợp để hỗ trợ được các hộ nghèo, thu nhập thấp có đủ mứcvốn cần thiết phục vụ cho công việc sản xuất, kinh doanh để thoátnghèo. Theo Nhóm nghiên cứu, kiến nghị trên của các tổ chức làhợp lý bởi một số lý do sau: (i) mức cho vay 30 triệu đồng đã đượcban hành từ khá lâu (năm 2008); (ii) mức GDP/đầu người năm 2013đã tăng 71% so với năm 2008 (tương ứng 1.145 USD năm 2008 và 1.960USD năm 2013); (iii) tỷ lệ lạm pháp qua các năm là: 6,25% năm 2009,18,13% năm 2011, 6,81% năm 2012,6,04% năm 2013; (iv) quy định vềchuẩn nghèo đã thay đổi theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg củaThủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cậnnghèo áp dụng cho giai đoạn 2011–2015 (Đề tài nghiên cứu sẽ đềcập thêm tại Điểm 1.9 dưới đây). Đồng thời, các TCTCVM cũng kiếnnghị nên giữ nguyên quy định duy trì tổng dư nợ các khoản tín dụngvi mô chiếm tối thiểu 65% tổng dư nợ tín dụng để đảm bảo đạt đượchai mục tiêu: (i) tập trung vào phục vụ các khách hành vi mô; và (ii)tìm kiếm được lợi nhuận để cân bằng thu – chi, có cơ sở để đảmbảo bền vững về tài chính.

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 81

Page 84: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

1.8. Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động

Trên thực tế, hiện nay các TCTCVM đang được vận dụng quy địnhThông tư số 07/2009/TT-NHNN ngày 17/4/2009 của Thống đốc NHNNquy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàngcủa tổ chức tài chính quy mô nhỏ vì đây là văn bản pháp luật đượcban hành, áp dụng đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ – loạihình được hoạt động trước khi Luật TCTD có hiệu lực thi hành. Quakhảo sát của Nhóm nghiên cứu, các TCTCVM đã được cấp Giấyphép và các tổ chức đang có định hướng chuyển đổi đều cho rằngKhoản 1 và Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 07/2009/TT-NHNN22 quy địnhphải duy trì thường xuyên tỷ lệ về khả năng chi trả tối thiểu bằng 20%là cao và chưa phù hợp với đặc thù trong hoạt động của cácTCTCVM.

Thực tế, các TCTCVM đang rất khó khăn tiếp cận được các nguồnvốn bên ngoài để phục vụ khách hàng thành viên, trong khi đó việcyêu cầu phải duy trì tỷ lệ này (20%) sẽ khiến một phần nguồn vốn quýbáu của họ bị tắc nghẽn, không được khơi thông. Qua trao đổi vớimột số TCTCVM chính thức và bán chính thức, các tổ chức đều ýthức được rằng việc quy định về tỷ lệ khả năng chi trả tối thiểu là rấtcần thiết, là “van khóa” quan trọng để các tổ chức “gia cố” mức độan toàn trong hoạt động và cũng là nguồn vốn “ứng phó” hữu hiệutrong trường hợp xảy ra sự cố bất ổn. Tuy nhiên, các TCTCVM cho

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

82 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

22 Điều 8. Tỷ lệ về khả năng chi trả

1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải duy trì thường xuyên tỷ lệ về khả năng chi trả tối thiểu bằng20%.

2. Tỷ lệ này được tính như sau:

2.1. Tử số: Gồm các tài sản là tiền mặt và các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền, cụ thể gồm:

a) Tiền mặt;

b) Tiền gửi tại NHNN (trừ tiền gửi dự trữ bắt buộc);

c) Tiền gửi tại các TCTD;

d) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.

2.2. Mẫu số: Tổng tiền gửi bao gồm tiết kiệm bắt buộc và tiền gửi tự nguyện.

Page 85: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

rằng khoản tiền gửi tiết kiệm bắt buộc (TKBB) của khách hàng tại mộtTCTCVM được coi là một khoản đảm bảo cho khoản vay của kháchhàng và khoản TKBB này chỉ được rút ra khi khách hàng đã trả hếtkhoản vay. Thậm chí ở một vài tổ chức, dù khách hàng đã trả hếtkhoản vay mà vẫn muốn duy trì là thành viên thì phải duy trì TKBB,khách hàng chỉ được rút TKBB khi không muốn tiếp tục tham gia vớitư cách thành viên của TCTCVM đó nữa. Vì vậy, TKBB không có ýnghĩa khi đặt vào mẫu số để tính khả năng chi trả tối thiểu vì TKBBkhông có biến động đột ngột, các TCTCVM hoàn toàn có sự chủđộng đối phó với khoản tiền gửi này, do vậy khi phải duy trì một khoảntiền dự trữ để đối phó với sự thay đổi của khoản TKBB là chưa thựcsự phù hợp. Các tổ chức cho rằng, TCTCVM thường rất cần vốn đểcung cấp dịch vụ cho vay đối với khách hàng và rất nhiều ngườinghèo và thu nhập thấp đang rất cần các khoản vay này để pháttriển kinh tế. Vì vậy, nếu quy định tỷ lệ khả năng chi trả tối thiểu ở mứccao, tất yếu sẽ làm giảm nguồn vốn để phát vay, từ đó làm hạn chếcơ hội được vay vốn từ TCTCVM cho nhiều khách hàng vi mô. Vì lýdo này, các TCTCVM kiến nghị bỏ TKBB ra khỏi mẫu số khi tính tỷ lệkhả năng chi trả tối thiểu hoặc giảm tỷ lệ này xuống một mức phùhợp hơn.

1.9. Quy định về mạng lưới hoạt động

– Theo Khoản 3 và 4 Điều 2 Thông tư số 08/2009/TT-NHNN ngày28/4/2009 của Thống đốc NHNN hướng dẫn về mạng lưới hoạt độngcủa các tổ chức tài chính quy mô nhỏ quy định:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ:

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3. Phòng giao dịch là bộ phận phụ thuộc chi nhánh của tổ chức tàichính quy mô nhỏ, hạch toán báo sổ và có con dấu, thực hiện một sốgiao dịch với khách hàng.

Dư nợ tín dụng của một (01) khách hàng tại phòng giao dịch khôngđược vượt quá 30 triệu đồng.

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 83

Page 86: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

4. Điểm giao dịch là bộ phận phụ thuộc chi nhánh hoặc phòng giaodịch của tổ chức tài chính quy mô nhỏ, không có con dấu.

Điểm giao dịch được thực hiện các nghiệp vụ sau:

c) Nhận tiết kiệm bắt buộc, tiết kiệm tự nguyện của khách hàng tàichính quy mô nhỏ không quá 300.000 đồng một lần gửi trên mộtkhách hàng.”.

Theo kết quả khảo sát tại một số TCTCVM, quy định nêu trên tại Thôngtư số 08/2009/TT-NHNN không còn phù hợp với đặc thù hoạt độngcủa các TCTCVM, đặc biệt là giai đoạn hiện nay. Các quy định nàyphần nào không còn ý nghĩa và đang khiến cho các TCTCVM gặpkhó khăn trong hoạt động thường ngày.

Như đã đề cập tại Điểm 1.7 trên đây, quy định tại Khoản 3 Điều 2Thông tư số 08/2009/TT-NHNN về “Dư nợ tín dụng của một (01) kháchhàng tại phòng giao dịch không được vượt quá 30 triệu đồng” khôngcòn thực phù hợp với giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, theo lý giải từ cácTCTCVM thì đặc thù hoạt động của các TCTCVM chủ yếu tại các vùngnông thôn, miền núi nên khoảng cách giữa phòng giao dịch, điểmgiao dịch với chi nhánh khá xa nhau. Hơn nữa, cơ sở vật chất củacác TCTCVM còn nghèo nàn (chủ yếu là được các tổ chức chính trị– xã hội địa phương hỗ trợ về địa điểm), chưa có đủ điều kiện đểthành lập chi nhánh nên mạng lưới hoạt động chủ yếu vẫn là cácphòng giao dịch và các điểm giao dịch. Vì vậy, việc giới hạn mức dưnợ cho vay đối với một khách hàng ở phòng giao dịch ở mức 30 triệuđồng sẽ gây khó khăn lớn cho TCTCVM trong quá trình vận hành hoạtđộng. Tuy nhiên, việc hạn chế mức cho vay đối với một khách hàngtại phòng giao dịch lại bắt nguồn từ quy định về khái niệm “tín dụngquy mô nhỏ” tại Điểm 2.1 Khoản 2 Mục I Thông tư số 02/2008/TT-NHNN.Như vậy, để tháo gỡ những bất cập này cần phải có cái nhìn xuyênsuốt, tổng thể hệ thống văn bản pháp lý hiện nay.

Tiếp theo, các TCTCVM cho rằng tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư số08/2009/TT-NHNN quy định giới hạn đối với điểm giao dịch của

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

84 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 87: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

TCTCVM “Nhận tiết kiệm bắt buộc, tiết kiệm tự nguyện của kháchhàng tài chính quy mô nhỏ không quá 300.000 đồng một lần gửi trênmột khách hàng” là chưa phù hợp với thực tế. Đặc thù hoạt độngcủa các TCTCVM là phục vụ cộng đồng tại địa phương (thôn, làng,xã), tức là chủ yếu giao dịch với khách hàng tại các điểm giao dịchđể tạo ra giá trị dịch vụ tốt hơn so với các TCTD khác. Thêm nữa,nguồn thu nhập của khách hàng TCVM mang yếu tố mùa vụ rấtnhiều, như khi thu hoạch mùa màng, bán lợn, bán gà,… và khi đó,nếu số tiền lớn hơn 300.000 đồng hoặc lên tới vài triệu đồng buộc cácđiểm giao dịch phải từ chối nhận tiết kiệm ở điểm giao dịch và yêucầu khách hàng đi rất xa đến phòng giao dịch hoặc chi nhánh mớicó thể gửi được tiền tiết kiệm. Điều này vô tình đã đẩy các TCTCVM“chối bỏ” khách hàng thành viên của mình, nó khiến khách hàngcảm thấy dịch vụ tiết kiệm của TCTCVM không đáp ứng nhu cầu gửitiết kiệm tối thiểu của mình, từ đó làm giảm giá trị sản phẩm dịch vụ,uy tín của các TCTCVM, đồng thời còn dẫn tới một hệ luỵ khác đốivới TCTCVM là khách hàng của họ đi tìm một TCTD khác để gửi tiếtkiệm. Giới hạn này của quy định đã làm ảnh hưởng không chỉ tới việcgiảm cơ hội cho khách hàng nghèo có thể tiếp cận dịch vụ tiện lợingay tại cộng đồng địa phương mà còn ảnh hưởng cả tới khả nănghuy động nguồn vốn giá rẻ của các TCTCVM.

Việc quy định giới hạn nhận tiền gửi của điểm giao dịch tại Khoản 4Điều 2 Thông tư số 08/2009/TT-NHNN là nhằm đảm bảo cho quá trìnhbảo quản, lưu giữ và vận chuyển tiền mặt trong ngày tại các điểmgiao dịch của TCTCVM được an toàn, tránh những rủi ro. Tuy nhiên,mấu chốt vấn đề đặt ra ở đây là giới hạn, quản lý tổng lượng tiềnđược phép lưu giữ, bảo quản trong ngày tại điểm giao dịch thay vìgiới hạn nhận tiền gửi của một khách hàng trong ngày. Đây có đượcthể xem là hướng mở cho việc đề xuất sửa đỏi, bổ sung quy định tạiKhoản 4 Điều 2 Thông tư số 08/2009/TT-NHNN nêu trên.

– Theo Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 08/2009/TT-NHNN quy định:

“Điều 7. Điều kiện mở chi nhánh

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 85

Page 88: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

1. Đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ có nhu cầu được mở chinhánh trên cơ sở chuyển đổi chi nhánh hiện có, căn cứ hồ sơ đề nghịcấp giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức tài chính quy mô nhỏ,NHNN sẽ xem xét chấp thuận đề nghị mở chi nhánh khi đáp ứng đủcác điều kiện sau:

a) Chi nhánh có đủ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động (trụsở, két quỹ an toàn,…);

…………

2. Trong vòng một năm kể từ ngày khai trương hoạt động, tổ chứctài chính quy mô nhỏ có dưới 2 chi nhánh được mở thêm chi nhánhnhưng tổng số chi nhánh tối đa không quá 2 chi nhánh và khi đápứng đủ các điều kiện sau:

a) Có kế hoạch kinh doanh khả thi trong 2 năm đầu hoạt động;

b) Tổ chức tài chính quy mô nhỏ có quy định nội bộ rõ ràng và hệthống thông tin quản lý để đảm bảo khả năng kiểm soát hiệu quảcủa trụ sở chính đối với chi nhánh.

3. Sau một năm kể từ ngày khai trương hoạt động, tổ chức tài chínhquy mô nhỏ được mở chi nhánh khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Có kế hoạch kinh doanh khả thi trong 2 năm đầu hoạt động;

b) Hoạt động kinh doanh có lãi trong năm liền kề và có thu nhập lớnhơn chi phí cho tới tháng liền kề thời điểm đề nghị mở chi nhánh;

c) Không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động tài chínhquy mô nhỏ và các quy định khác của pháp luật trong thời gian 01năm tính đến thời điểm đề nghị mở chi nhánh; có tỷ lệ an toàn vốntối thiểu đạt 15% trở lên tại thời điểm đề nghị mở chi nhánh;

d) Có bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểmtra, kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả;

e) Có quy định nội bộ rõ ràng và hệ thống thông tin quản lý để đảmbảo khả năng kiểm soát hiệu quả của trụ sở chính đối với chi nhánh”.

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

86 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 89: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 08/2009/TT-NHNN quy định trong vòng01 năm kể từ ngày khai trương hoạt động, TCTCVM có dưới 02 chinhánh được mở thêm chi nhánh nhưng tổng số chi nhánh tối đakhông quá 02 chi nhánh. Điều này theo Nhóm nghiên cứu là khá phùhợp với đối với các TCTD khác và các TCTCVM được thành lập mớihoàn toàn. Đối với các TCTCVM mới thành lập trên cơ sở chuyển đổithì có phần mâu thuẫn giữa thực tế và quy định hiện hành bởi mộtsố lý do sau:

Theo quy định tại Thông tư số 02/2008/TT-NHNN thì một trong nhữngđiều kiện để được thành lập đòi hỏi phải có tối thiểu một thành viên(đối với loại hình công ty TNHH từ hai thành viên trở lên) hoặc chủ sởhữu phải là một tổ chức chính trị – xã hội được thành lập và hoạtđộng hợp pháp tại Việt Nam (đối với loại hình Công ty TNHH mộtthành viên) đáp ứng các điều kiện đã “trực tiếp tham gia quản trịvà/hoặc điều hành một hoặc nhiều tổ chức, chương trình, dự án cócung cấp dịch vụ nhận tiết kiệm bắt buộc và cấp tín dụng quy mônhỏ tại Việt Nam trong ba năm liền trước thời điểm nộp đơn xin cấpGiấy phép”. Căn cứ vào thực tế hiện nay, các chương trình, dự ánđược cấp Giấy phép chuyển đổi đều đang có số lượng các chinhánh hiện hữu vượt quá quy định cho phép thì có đương nhiênđược chuyển đổi các chi nhánh hiện đó không? Và số lượng có bịgiới hạn bởi các quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7 Thông tư số08/2009/TT-NHNN không? Nếu câu trả lời là không, vậy các chi nhánhhiện có của các chương trình, dự án đã được NHNN cấp Giấy phépchuyển đổi hoạt động dưới hình thức pháp lý nào? Nếu là có, vậycó vi phạm quy định hiện hành không?

Một vấn đề cũng rất cần lưu ý đến là việc vận dụng điều khoản nàytại Thông tư số 08/2009/TT-NHNN để xem xét và chỉ cho phép mở chinhánh mà không vượt con số 2 chi nhánh đã dẫn đến chậm trễ trongviệc chuyển đổi các chi nhánh và làm xáo trộn quản lý do hệ thốngMIS hiện có không tích hợp được nếu các chi nhánh không nhanhchóng thay đổi đồng loạt cùng một lúc. Mặt khác, quy định tại Điều7 Thông tư số 08/2009/TT-NHNN chưa làm rõ vấn đề; (i) trong vòng một

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 87

Page 90: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

năm kể từ ngày khai trương hoạt động (quy định tại Khoản 1 Điều 7)các TCTCVM có nhu cầu mở thêm chi nhánh mới có phải tuân thủKhoản 1 Điều 7 Thông tư số 08/2009/TT-NHNN không?; (ii) sau một nămkể từ ngày khai trương hoạt động (quy định tại Khoản 3 Điều 7) cácTCTCVM có nhu cầu mở thêm chi nhánh mới trên cơ sở chuyển đổichi nhánh hiện có (như quy định tại Khoản 1 Điều 7) có phải tuân thủcác điều kiện tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 08/2009/TT-NHNN không?

Từ những lý do trên, Nhóm nghiên cứu khuyến nghị cần làm rõ hoặcxem xét, sửa đổi các quy định trên theo hướng có quy định chuyểntiếp cụ thế đối với từng trường hợp khác nhau và có tính đến nhữngđặc thù của các TCTCVM bán chính thức đang hoạt động hiện nay.Ngoài ra, cũng cần xem xét, sửa đổi tổng thể các quy định có liênquan để tạo nên một hệ thống pháp lý đồng bộ đối với các TCTCVM.

Bên cạnh đó, hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch của cácTCTCVM là một trong các vấn đề cần được nghiên cứu đầy đủ vàquy định rõ ràng. Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tưsố 08/2009/TT-NHNN (có đề cập đến điều kiện mở chi nhánh, yêu cầucó đủ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động về trụ sở, két quỹan toàn…) và Điểm b Khoản 3 Điều 13 Thông tư số 08/2009/TT-NHNN(có đủ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động của phòng giaodịch) không quy định cụ thể các cơ sở vật chất như thế nào là đápứng yêu cầu về mở chi nhánh và phòng giao dịch. Do các quy địnhnày tại Thông tư số 08/2009/TT-NHNN chưa cụ thể nên công tác thanhtra, giám sát của NHNN chi nhánh cấp tỉnh không có cơ sở căn cứđể tiến hành kiểm tra các chi nhánh của TCTCVM. Và vì thế, tiêuchuẩn về cơ sở vật chất áp dụng đối với chi nhánh, phòng giao dịchcủa các NHTM thường được vận dụng, áp đặt lên các TCTCVM đãgây khó khăn cho các TCTCVM. Điển hình cho sự bất cập này là điềukiện về tiêu chuẩn két sắt tại chi nhánh, phòng giao dịch của cácNHTM được áp dụng cho các chi nhánh, phòng giao dịch của cácTCTCVM. Trong quá trình kiểm tra, NHNN chi nhánh cấp tỉnh yêu cầucác chi nhánh của TCTCVM phải có két sắt theo tiêu chuẩn như cácNHTM, trong khi trên thực tế thì TCTCVM thường không phải giữ tiền

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

88 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 91: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

mặt nhiều như các NHTM vì các TCTCVM thường giao dịch thu, phátngay trong ngày (thu tiền xong lại giải ngân ngay hoặc nếu dư ramột lượng tiền mặt chưa kịp giải ngân sẽ gửi ngay vào tài khoản củaTCTCVM tại NHTM nơi họ đặt trụ sở chi nhánh hay phòng giao dịch).Do vậy, để giảm chi phí đầu tư vào cơ sở vật chất, TCTCVM thườngmua két sắt có sẵn tại thị trường, không đầy đủ tiêu chuẩn như kétsắt của NHTM nhưng lại phù hợp với nhu cầu chỉ giữ một lượng tiềnnhỏ trong ngày. Hơn nữa két sắt đã được các TCTCVM mua từ trướckhi chuyển đổi, nếu sau khi chuyển đổi mà phải bỏ ra một lượng chiphí đầu tư lớn để thay két mới không hữu dụng với nhu cầu sử dụngthì sẽ làm lãng phí nguồn lực và không thực sự cần thiết. Do đặc thùnày, nên hầu hết các chi nhánh, phòng giao dịch của TCTCVM chínhthức không đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất này sau khi chuyểnđổi hoặc mở chi nhánh mới.

– Theo Điểm a Khoản 3 Điều 13 Thông tư số 08/2009/TT-NHNN quyđịnh:

“Điều 13. Mở, thay đổi tên và/hoặc địa điểm, chấm dứt hoạt độngphòng giao dịch

3. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ xem xét, quyết định việc mở phònggiao dịch (bao gồm cả mở trên cơ sở chuyển đổi từ địa điểm giaodịch đã có) khi có đủ các điều kiện sau:

a) Có đủ cán bộ có đủ năng lực, kinh nghiệm chuyên môn đáp ứngyêu cầu hoạt động của phòng giao dịch”.

Theo Điểm a Khoản 3 Điều 13 Thông tư số 08/2009/TT-NHNN quy địnhmột trong những điều kiện TCTCVM được mở phòng giao dịch phải“Có đủ cán bộ có đủ năng lực, kinh nghiệm chuyên môn đáp ứngyêu cầu hoạt động của phòng giao dịch”. Tuy nhiên, quy định nàycòn quá chung chung, không cụ thể đã gây khó khăn cho TCTCVMtrong việc tuân thủ các quy định hiện hành, đồng thời cũng khiếncác bộ phận chức năng của NHNN chi nhánh cấp tỉnh gặp lúngtúng khi xem xét về khả năng đáp ứng yêu cầu năng lực cán bộ củaTCTCVM. Ngoài ra, việc quy định thiếu rõ ràng cũng khiến cho các

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 89

Page 92: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

quy định pháp luật thiếu minh bạch, được hiểu theo nhiều hướngkhác nhau, đôi khi là không phù hợp với yêu cầu vận hành hoạt độngđơn giản của TCTCVM.

1.10. Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòngrủi ro

Theo kết quả khảo sát, trao đổi với các TCTCVM thì việc thực hiệnThông tư số 15/2010/TT-NHNN ngày 16/06/2010 của Thống đốc NHNNquy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủiro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ đối vớicác TCTCVM không gặp quá nhiều khó khăn do bản chất nghiệp vụcho vay của TCVM đương đối đơn giản. Tuy nhiên, các TCTCVM cũngcho rằng họ đang gặp khó khăn trong cách hiểu và tính toán khi thựchiện Điều 4 Thông tư số 15/2010/TT-NHNN23.

Theo các các TCTCVM, các thuật ngữ sử dụng trong các trường hợpPhần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

90 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

23 Điều 4. Phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể:

1. Căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng và/hoặc thời hạn thanh toán nợ gốc và lãivay, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

– Các khoản nợ trong hạn,

– Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đãđược cơ cấu lại lần đầu;

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theothời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấulại lần thứ hai;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quáhạn.

Page 93: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

khác nhau khiến họ khó hiểu nên khá lúng túng và không thể xácđịnh được đúng yêu cầu trong quy định để tuân thủ. Theo Nhómnghiên cứu, các quy định có tính chất phức tạp cần diễn đạt cụ thểhơn, đơn giản hơn để các TCTCVM có thể hiểu, thực hiện đúng theoý định của cơ quan quản lý, tránh những vi phạm không đáng cóxảy ra.

1.11. Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ

– Theo Khoản 1 và Khoản 4 Điều 7 Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày29/12/2011 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nộibộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định:

“Điều 7. Đánh giá độc lập về hệ thống kiểm soát nội bộ

1. Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của TCTD, chi nhánhngân hàng nước ngoài phải được đánh giá độc lập theo quy địnhtại khoản 3 Điều 40 Luật TCTD.

4. Việc đánh giá độc lập của kiểm toán độc lập đối với hệ thốngkiểm soát nội bộ được thực hiện theo quy định của NHNN về kiểmtoán độc lập đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”.

– Theo Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 44/2011/TT-NHNN quy định:

“Điều 9. Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ

3. Tính chuyên nghiệp: Kiểm toán viên nội bộ phải là người có kiếnthức, trình độ và kỹ năng kiểm toán nội bộ cần thiết, không kiêmnhiệm các cương vị, các công việc chuyên môn khác của TCTD, chinhánh ngân hàng nước ngoài; có đủ kiến thức để xác định được cácdấu hiệu gian lận, có kiến thức về rủi ro trong hoạt động ngân hàngvà các biện pháp kiểm soát công nghệ thông tin để thực hiện côngviệc được giao. Bộ phận kiểm toán nội bộ phải có ít nhất một kiểmtoán viên đủ kiến thức, trình độ, kỹ năng thực hiện kiểm soát côngnghệ thông tin then chốt và kỹ thuật kiểm toán công nghệ cao”.

– Theo Điểm e Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 44/2011/

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 91

Page 94: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

TT-NHNN quy định:

“Điều 13. Tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên nội bộ, Trưởng kiểm toánnội bộ và Phó trưởng kiểm toán nội bộ

1. Kiểm toán viên nội bộ phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

e) Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặclàm công tác kiểm toán tối thiểu là 03 năm. Kiểm toán viên nội bộQTDND phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngânhàng hoặc làm công tác kiểm toán tối thiểu là 01 năm.

2. Đối với kiểm toán viên công nghệ thông tin, ngoài các tiêu chuẩnnêu tại Khoản 1 Điều này phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vựccông nghệ thông tin tối thiểu là 03 năm.

3. Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại điểm a, b, d, đ, g và điểm hkhoản 1 Điều này, Trưởng kiểm toán nội bộ và Phó trưởng kiểm toánnội bộ tối thiểu phải có bằng đại học thuộc các chuyên ngành ngânhàng, tài chính, kế toán, kiểm toán và có kinh nghiệm làm việc tronglĩnh vực tài chính, ngân hàng tối thiểu là 05 năm. Đối với Trưởng kiểmtoán nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân tối thiểu phải có bằng trungcấp thuộc các chuyên ngành ngân hàng, tài chính, kế toán, kiểmtoán và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàngtối thiểu là 02 năm”.

Hướng dẫn Khoản 1 Điều 40 Luật TCTD, Thông tư số 44/2011/TT-NHNNquy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của TCTD,chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó có các TCTCVM. Quatrao đổi, khảo sát của Nhóm nghiên cứu thì một số quy định tại LuậtTCTD và Thông tư số 44/2011/TT-NHNN chưa thực sự phù hợp với đặcthù cơ cấu tổ chức, phạm vi hoạt động của các TCTCVM. Cụ thể:

(i) Về phạm vi đánh giá độc lập đối với hệ thống kiểm soát nội bộ:Về vấn đề này, Nhóm nghiên cứu sẽ đề cập cụ thể tại phần dướicủa Đề tài nghiên cứu.

(ii) Về tiêu chuẩn, điều kiện đối với Trưởng và Phó trưởng kiểm toán

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

92 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 95: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

nội bộ, kiểm toán viên công nghệ thông tin: Bản chất hoạt độngvà tình hình thực tiễn cho thấy, hoạt động của các TCTCVM vàcác QTDND có nhiều nét tương đồng, nghiệp vụ chủ yếu là chovay, khách hành là dân cư, hộ gia đình có thu nhập thấp trên địabàn. Trong khi quy trình nghiệp vụ cho vay của các QTDND mangđậm nét như các NHTM thì đối với các TCTCVM có nhiều điểmriêng biệt. Quy trình cho vay của các TCTCVM thường được thựchiện thông qua tổ, nhóm (giám sát cộng đồng), hoạt động thu hồinợ – phát vay thường được thực hiện ngay trong ngày. Chính vìcơ cấu tổ chức bộ máy gọn nhẹ, phạm vi hoạt động đơn giản,quy trình thực hiện nhanh chóng nên những quy định, yêu cầu vềTrưởng và Phó trưởng kiểm toán nội bộ hiện nay là chưa thực sựphù hợp với quy mô, đặc thù hoạt động của các TCTCVM, đặcbiệt là quy định đối với kiểm toán viên công nghệ thông tin. Điềunày đang đặt ra khó khăn cho các TCTCVM trong việc tìm kiếm,đào tạo và giữ chân cán bộ đảm nhiệm các chức danh trên, khimà khả năng tài chính của các tổ chức là có giới hạn. Do vậy,Nhóm nghiên cứu đề nghị cần sớm xem xét, sửa đổi bổ sung cácquy định trên cho thực sự phù hợp với các TCTCVM.

1.12. Quy định về kiểm toán độc lập

– Theo Điều 2 Thông tư số 39/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 củaNHNN quy định về kiểm toán độc lập đối với TCTD, chi nhánh ngânhàng nước ngoài quy định:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. TCTD bao gồm:

a) NHTM, ngân hàng hợp tác xã;

b) TCTD phi ngân hàng;

c) TCTCVM;

d) QTDND có tổng tài sản từ 50 tỷ đồng trở lên tại thời điểm ngày 30

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 93

Page 96: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

tháng 9 năm liền kề trước năm kiểm toán.

Các QTDND khác thực hiện kiểm toán độc lập theo quy định riêngcủa NHNN.”.

– Theo Điều 4 Thông tư số 39/2011/TT-NHNN quy định:

“Điều 4. Phạm vi kiểm toán

1. Định kỳ hằng năm, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phảilựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập theo quy định của Thông tư nàyđể kiểm toán độc lập:

a) Báo cáo tài chính;

b) Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ.”

Theo quy định tại Điều 41 và Điều 42 Luật TCTD, TCTCVM thuộc đốitượng phải tuân thủ việc kiểm toán độc lập. Quy định tại Thông tư số39/2011/TT-NHNN đã có tính đến tính đặc thù về quy mô nhỏ, hoạtđộng đơn giản của các TCTCVM nên có phần tương đối “lỏng” vềđiều kiện đối với tổ chức kiểm toán độc lập được tiến hành kiểm toánTCTCVM nhằm tạo điều kiện để các TCTCVM dễ dàng tiếp cận cáctổ chức kiểm toán với chi phí chấp nhận được. Tuy nhiên, có hai vấnđề đặt ra khiến các TCTCVM gặp khó khăn khi thực hiện, cụ thể: (i)Việc phải tuân thủ yêu cầu của Thông tư số 39/2011/TT-NHNN, bởi đểthực hiện kiểm toán độc lập, TCTCVM sẽ phải bỏ ra một chi phí khálớn so với năng lực tài chính của mình; (ii) Việc tuân thủ quy định tạiKhoản 3 Điều 40 Luật TCTD “Hoạt động của hệ thống kiểm soát nộibộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được kiểm toánnội bộ, tổ chức kiểm toán độc lập đánh giá định kỳ.” Điều này đangkhiến các tổ chức có quy mô nhỏ, cấu trúc tổ chức và quy trình vậnhành, tác nghiệp đơn giản như các TCTCVM rất khó thực hiện hoặcviệc thực hiện không có nhiều ý nghĩa trên thực tế.

Mặt khác, tại Điều 4 và Điều 8 Thông tư số 44/2011/TT-NHNN các tiêuchí về tính hiệu quả, hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ chưađược quy định rõ ràng để Bộ phận kiểm toán nội bộ của TCTCVM, tổ

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

94 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 97: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

chức kiểm toán độc lập làm cơ sở để đánh giá, ghi nhận. Ngoài ra,pháp luật Việt Nam chưa có quy định về chuẩn mực kiểm toán cụthể cho kiểm toán hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Trongkhi đó, Khoản 3 Điều 42 Luật TCTD quy định “3. TCTD phải thực hiệnkiểm toán độc lập lại trong trường hợp báo cáo kiểm toán có ý kiếnngoại trừ của tổ chức kiểm toán độc lập”. Đây thực sự là nhữngvướng mắc không chỉ đối với các TCTCVM mà ngay cả các NHTMcũng khó có thể thực hiện.

1.13. Quy định về lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồngViệt Nam và phương pháp tính, hạch toán thu, trả lãi

– Theo Điều 1 Quyết định số 499/QĐ-NHNN ngày 17/3/2014 của Thốngđốc NHNN mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Namcủa TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vayđể đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theoquy định tại Thông tư số 08/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 quy định:

“Điều 1. Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Namtheo quy định tại Thông tư số 08/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm2014 như sau:

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ QTDND vàTCTCVM) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồngViệt Nam là 8%/năm.

2. QTDND và TCTCVM áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đabằng đồng Việt Nam là 9%/năm.”

– Theo Điều 1 Thông tư số 08/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 củaThống đốc NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng ViệtNam của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phụcvụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế quy định:

“Điều 1. Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam của TCTD

1. TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là TCTD) áp

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 95

Page 98: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

dụng lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam không vượtquá mức lãi suất tối đa do Thống đốc NHNN quyết định trong từngthời kỳ đối với từng loại hình TCTD.

2. Các khoản cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam được áp dụnglãi suất cho vay tối đa theo quy định tại Khoản 1 Điều này là cáckhoản cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn:

a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy địnhtại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chínhphủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nôngthôn;

b) Thực hiện phương án, dự án sản xuất – kinh doanh hàng xuất khẩutheo quy định tại Luật Thương mại;

c) Phục vụ sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theoquy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định tại Quyết địnhsố 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 2 năm 2011 của Thủ tướng Chínhphủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ;

đ) Phục vụ sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng côngnghệ cao theo quy định tại Luật Công nghệ cao và các quy địnhcủa pháp luật có liên quan”.

Như vậy, Quyết định số 499/QĐ-NHNN quy định TCTCVM chỉ được ấnđịnh lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tối đa là9%/năm; đồng thời theo Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày17/05/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy định phươngpháp tính và hạch toán thu, trả lãi của NHNN đối với các TCTD, thìTCTCVM sẽ phải áp dụng phương pháp tính lãi trên số dư giảm dần.Trên thực tế các khoản cho vay của TCTCVM là các món vay nhỏcùng với hình thức giao dịch tại cộng đồng địa phương, chủ yếu làvùng sâu, vùng xa nên chi phí hoạt động của các TCTCVM cao hơn

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

96 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 99: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

nhiều so với NHTM.

Mặt khác, quy định tại Điều 1 Thông tư số 08/2014/TT-NHNN cũng đặtra một câu hỏi là các khoản cho vay trung, dài hạn của các TCTCVMcó bị điều chỉnh và giới hạn trần lãi suất hay không? Thực tế hiện naycho thấy, đây có thể sẽ là kẽ hở để TCTCVM cho vay với lãi suất thỏathuận. Và nếu quy định mức lãi suất trần như trên đối với cả cáckhoản vay trung, dài hạn sẽ khiến các TCTCVM không đủ bù đắp chiphí cho hoạt động, dẫn đến các TCTCVM không đảm bảo bền vữngvề tài chính. Ngoài ra, một vấn đề cần phải giải quyết là các chươngtrình/dự án TCVM có phải tuân thủ mức lãi suất trần này không? Nếucó, về mặt pháp lý có đủ chắc chắn không? Nếu không, cácTCTCVM chính thức đang bị rơi vào thế yếu. Điều này sẽ khiến cácTCTCVM chính thức đặt câu hỏi: Việc chuyển đổi thành các TCTCVMchính thức có lợi ích gì?

Đề tài nghiên cứu sẽ đi sâu vào phân tích kỹ hơn về chính sáchlãi suất tại Việt Nam ở phần sau.

2. Chính sách lãi suất cho các TCTCVM Việt Nam

Hiện nay, các TCTCVM ở Châu Á đang phục vụ hàng chục triệungười không thể tiếp cận được với dịch vụ ngân hàng. TCTCVMkhông phải là tổ chức hoạt động từ thiện nên họ phải tính lãi suất thịtrường để hoạt động và phát triển kinh doanh. Yếu tố chính của lãisuất tín dụng vi mô là chi phí hoạt động (chi phí nhân viên, phí đilại,...). Lãi suất tín dụng vi mô cao hơn lãi suất các ngân hàng doTCTCVM chủ yếu cho vay các khoản vay nhỏ. Vì vậy, chi phí hoạtđộng bị đội lên khi tính trên cùng một doanh số so với các NHTM vìcác NHTM cho vay những khoản vay lớn. Ngoài ra, các TCTCVMthường cung cấp dịch vụ đến tận nơi nên đương nhiên chi phí sẽcao hơn nhưng khách hàng là người được hưởng lợi do chi phí củahọ giảm và cơ hội tiếp cận dịch vụ tăng. Cuối cùng, đối tượng kháchhàng của các TCTCVM là những người có tài sản đảm bảo hạn chếvà sống ở vùng sâu, vùng xa.

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 97

Page 100: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Hiện tại, NHNN áp dụng trần lãi suất đối với các TCTCVM và QTDNDcao hơn 1% so với các TCTD khác. Điều này chứng tỏ sự quan tâmcủa các nhà hoạch định chính sách tới đặc trưng hoạt động của hailoại hình tổ chức này. Tuy nhiên, trên thực tế và theo kinh nghiệmquốc tế, mức điều chỉnh này chưa thực sự đủ để các TCTCVM hoạtđộng bền vững vì ba lý do chính như sau:

Thứ nhất: Khách hàng TCVM thường tiết kiệm được chi phí giao dịchvà chi phí cơ hội khi vay của TCTCVM so với đi vay từ NHTM. Kháchhàng của các TCTCVM chủ yếu ở các vùng sâu vùng xa, khó tiếpcận với các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Do vậy, khi vay vốn củaNHTM, khách hàng thường phải tự đến ngân hàng để giao dịch, từđó các chi phí giao dịch như đi lại, ăn uống, tài liệu, hồ sơ, giấy tờ…tăng lên. Bên cạnh đó, thay vì phải dành thời gian đi lại tới ngânhàng, khách hàng có thể đi làm thuê hoặc làm việc trên đồng ruộngcủa mình nên chi phí cơ hội phát sinh từ việc đi để vay vốn ngânhàng lại gia tăng. Do vậy, kể cả lãi suất của TCTCVM cao hơn lãi suấtcho vay thông thường của NHTM, khách hàng vẫn tiết kiệm được chiphí khi đi vay TCTCVM do tổng chi phí thấp hơn.

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

98 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Theo điều tra sơ cấp năm 2014, trong số 149 khách hàngTCVM trả lời câu hỏi “Đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụcủa TCTCVM so với tổ chức khác (NHTM, NHCSXH, QTDND)”,62,3% chọn “Tốt hơn”, 25,2% chọn “Như nhau” và 6,3% chọn“Kém hơn”.

Tầnsuất

Tần suấttheo tỷ lệphần trăm

Tỷ lệ phần trăm

hợp lệ

Tỷ lệ phầntrăm tích lũy

cộng dồn

Giá trị hợp lệ

Tốt hơn 99 62.3 66.4 66.4Như nhau 40 25.2 26.8 93.3Kém hơn 10 6.3 6.7 100.0Tổng 149 93.7 100.0

Giá trị khuyết Số giá trị 10 6.3Tổng 159 100.0

Page 101: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Thứ hai, chi phí giao dịch và chi phí cơ hội của khách hàng đã đượcchuyển sang chi phí hoạt động cho TCTCVM. Cách tiếp cận của cácTCTCVM là giao dịch gần nhà, tổ chức mang dịch vụ đến kháchhàng. Việc giao dịch tại địa phương giúp khách hàng giảm đượccác chi phí và thời gian, nhưng khối lượng công việc của cán bộTCVM, đặc biệt là các cán bộ tín dụng/cán bộ kỹ thuật tăng lênđáng kể. Do vậy, chi phí lương và các chi phí nhân sự của cácTCTCVM chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động của tổ chứcso với các TCTD hoạt động trên địa bàn tương tự.

Đối với các TCTCVM, chi phí lương và các chi phí liên quan đến lươngthường chiếm khoảng 60% tổng chi phí hoạt động của tổ chức, trongkhi của QTDNDTW là 26,25% và của NHNN&PTNT là 12,48%. Tuy vậy,lương của cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng/cán bộ kỹ thuật củacác TCTCVM thường thấp hơn so với các NHTM. Lý do chính của tỷtrọng chi phí lương và nhân sự cao xuất phát từ đặc trưng củaTCTCVM sử dụng nhiều lao động, chấp nhận chuyển chi phí giao dịchtừ khách hàng sang cho tổ chức. Khách hàng có thể hoàn thànhgiao dịch trong ngày, đi lại gần, giá trị khoản vay nhỏ nhưng số lượnggiao dịch lớn. Do vậy, số lượng khách hàng và dư nợ mỗi cán bộ tíndụng của TCTCVM quản lý thấp hơn nhiều so với các TCTD khác.

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 99

Theo điều tra sơ cấp năm 2014, trong số 143 khách hàngTCVM phản hồi câu hỏi “Công việc của cán bộ tín dụng thếnào?”, 71,7% chọn câu trả lời “vất vả”, 18,2% chọn câu trả lời“bình thường”.

Tầnsuất

Tần suất theo tỷ lệphần trăm

Tỷ lệ phần trăm

hợp lệ

Tỷ lệ phầntrăm tích lũy

cộng dồn

Giá trị hợp lệVất vả 114 71.7 79.7 79.7Bình thường 29 18.2 20.3 100.0Tổng 143 89.9 100.0

Giá trị khuyết Số giá trị 16 10.1Tổng 159 100.0

Page 102: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Năng suất lao động của các TCTCVM rõ ràng là thấp hơn nhiều sovới NHTM vì phân đoạn thị trường và cách tiếp cận trong cho vay vimô. Tại Việt Nam, mỗi cán bộ tín dụng của TCTCM quản lý trung bình206 khách hàng và 580 triệu VND dư nợ. Mức này ở các TCTCVMtrưởng thành và qui mô lớn cao hơn một chút (270 và 861,5 triệu VNDvới TCTCVM trưởng thành; 286 và 945,9 triệu VND với TCTCVM lớn).Các TCTCVM nhỏ và mới thành lập có năng suất lao động thấp hơnnhiều. Tuy nhiên, không thể kết luận là các TCTCVM hoạt động kémhiệu quả, vì nếu các TCTCVM không sử dụng cách tiếp cận gần gũikhách hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng thu nhập thấp,những người khó tiếp cận tới các dịch vụ tài chính chính thức, họ sẽkhông còn lựa chọn nào khác là đi vay tư nhân.

Điều này cũng cho thấy: Việc tăng lãi suất trần lên 1% đối với TCTVMso với các TCTD khác của NHNN mặc dù đã có tính tới đặc trưng củacác tổ chức này, nhưng mức tăng này chưa đủ để TCTCVM bù đắpcác chi phí giao dịch đã “gánh đỡ” cho khách hàng. Mức chênhlệch lãi suất đầu vào đầu ra 3,5% chắc chắn sẽ khó giúp cho bất kỳTCTCVM nào hoạt động bền vững được.

Thứ ba, trần lãi suất cho vay chưa thực sự tạo điều kiện cho sựphát triển bền vững của các TCTCVM, từ đó tác động đến kháchhàng TCVM bởi các lý do sau:

(i) Các lợi ích vật chất và tinh thần của khách hàng TCVM sẽ bị giảmsút, thậm chí biến mất trong dài hạn. Các TCTCVM về bản chất làcác doanh nghiệp xã hội, với mục tiêu hoạt động cân bằng giữabền vững tài chính và xã hội. Do vậy, khách hàng TCVM được tiếpcận tới dịch vụ tài chính với chi phí phù hợp, mang tính xã hội hóacao. Các đặc trưng về thị phần, quản lý rủi ro, sản phẩm, nhân sựcủa TCTCVM cũng khác biệt so với các TCTD khác.

Những lợi ích khách hàng nhận được từ các dịch vụ của TCTCVM làrất lớn, cả vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt là lợi ích về nâng cao nănglực xã hội và bình đẳng giới. Do vậy, việc áp dụng trần lãi suất chovay góp phần làm tăng thêm giá trị vật chất trong ngắn hạn cho

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

100 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 103: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

khách hàng (do lãi phải trả thấp hơn), nhưng sẽ khiến cho cácTCTCVM không thể cung cấp dịch vụ bền vững, liên tục và dài hạn,dẫn đến các lợi ích vật chất và tinh thần trong tương lai của kháchhàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

(ii) Khách hàng sẽ phải đi vay từ các nguồn phi chính thức nếu khôngđược tiếp cận với các TCTCVM. Việc vay các khoản dưới 30 triệuđồng từ các TCTD chính thức là rất khó khăn, do tổng chi phí giaodịch cao và thủ tục phức tạp. Trong khi đó, dư nợ trung bình của cácTCTCVM là 5,7 triệu đồng (VMFWG, 2013). Do vậy, nếu TCTCVM khônghoạt động nữa, khách hàng chủ yếu sẽ phải vay từ khu vực phi chínhthức (người cho vay là tư nhân, hụi họ, hiệu cầm đồ, bạn bè, họhàng…) để đáp ứng nhu cầu tài chính của mình. Khi so sánh chi phícho vay giữa TCTCVM và hụi họ, các chi phí giao dịch và cơ hội làtương tự như nhau, nhưng chi phí lãi vay có sự khác biệt rất lớn. NếuTCTCVM cho vay lãi suất 23%–30%/năm, khách hàng vẫn tiết kiệmđược 30–77%/năm chi phí so với vay từ hụi họ. Giá trị khoản vay càngnhỏ, chênh lệch chi phí lãi vay càng lớn, tạo ra gánh nặng nợ nầncho khách hàng thu nhập thấp nếu vay từ khu vực phi chính thức.

Thứ tư, kinh nghiệm về vấn đề lãi suất của TCTCVM trên thế giới:Trên thế giới, lãi suất cho vay của các TCTCVM ở mức trung bình từ20–35%/năm, tùy thuộc vào từng quốc gia và từng khu vực.

Do đặc trưng của khách hàng và TCTCVM, lãi suất cho vay đối vớikhách hàng TCVM trên thế giới trong những năm qua đều ở mứccao, trung bình 30%/năm (năm 2004) và giảm xuống 27%/năm (năm2011). Các quốc gia Nam Á có lãi suất thấp hơn, tương ứng là28%/năm và 21%/năm; trong khi lãi suất ở Châu Phi là cao nhất,tương ứng là 39%/năm và 25%/năm. Dữ liệu từ hơn 34 quốc gia đượcCGAP thu thập cho thấy, lãi suất cho vay của TCVM thường thấp hơnlãi suất cho vay khu vực phi chính thức từ 10–25%/năm (Duflos, 2013).

Thông thường, các TCTCVM không có nhiều lựa chọn để vượt quamức trần lãi suất theo quy định của nhà nước. Có 03 lựa chọn, nhưng

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 101

Page 104: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

mỗi lựa chọn hoặc không hoàn toàn phù hợp với quy định hiện hànhhoặc không phù hợp với tính chất của TCVM:

(i) Các TCTCVM có thể chuyển sang các khoản vay trung và dài hạnnếu họ muốn áp dụng lãi suất thỏa thuận. Tuy nhiên, các khoảnvay của TCVM lại thường là ngắn hạn và các TCTCVM cũng khôngcó sẵn nguồn cho các khoản vay trung và dài hạn;

(ii) Khách hàng TCVM có thể cho vay ngoài 5 lĩnh vực ưu tiên. Nhưnghầu hết khách hàng đích của TCTCVM lại hoạt động trong 5 lĩnhvực đó và bị giới hạn đối tượng khách hàng vay, tỷ lệ cho vay đốivới các khoản tín dụng vi mô (65% tổng mức dư nợ tín dụng);

(iii) Các TCTCVM có thể bị dính bẫy tính phụ phí. Song, về mặt pháplý thì các tổ chức chỉ có thế áp dụng hai loại phí: phí thanh toántrả trước và phí cho các khoản vay hợp vốn24;

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

102 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

24 Thông tư số 05/2011/TT-NHNN ngày10/03/ 2011của NHNN quy định về việc tính phí các khoảnvay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

Đánh giá về “chi phí lãi hiện nay”, 44% trong 159 khách hàngTCVM được khảo sát phản hồi là “phù hợp”, 6,9% là “rất phùhợp” và 42,1% lựa chọn câu trả lời là “không phù hợp”.

Tầnsuất

Tần suấttheo tỷ lệphần trăm

Tỷ lệ phần trăm

hợp lệ

Tỷ lệ phầntrăm tích lũy

cộng dồn

Giá trị hợp lệ

Rất phù hợp 11 6.9 7.4 7.4

Phù hợp 70 44.0 47.3 54.7

Không phù hợp 67 42.1 45.3 100.0

Tổng 148 93.1 100.0Giá trịkhuyết Số giá trị 11 6.9

Tổng 159 100.0

Page 105: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Theo Nhóm nghiên cứu, không thể lấy mức lãi suất cho vay TCVMtrên thế giới để so sánh với mức lãi suất đang áp dụng hiện nay đốivới các TCTCVM tại Việt Nam, bởi có sự khác nhau về mô hình tổchức khác nhau giữa các TCTCVM Việt Nam và thế giới, mức độphát triển thị trường, điều kiện kinh tế vĩ mô, phương thức quản lý,môi trường hoạt động,...vv... Tuy nhiên, với mức trần lãi suất là 9% chocác khoản vay ngắn hạn, các TCTCVM Việt Nam khó có thể pháttriển tốt và đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.Ngoài ra, trần lãi suất này cũng chênh lệch khá lớn so với lãi suất khuvực phi chính thức như đã phân tích ở trên. Mặt khác, cũng cần phảicông bằng nhìn nhận rằng, nếu “thả lỏng” vấn đề lãi suất đối với cácTCTCVM sẽ là động cơ để các tổ chức chạy theo lợi nhuận, dồngánh nặng tài chính lên khách hàng – hiểu theo cách khác, nó sẽkhiến các khánh hàng vô hình chung bị đẩy vào tình trạng “bần cùnghóa” – vốn dĩ là các khách hành thuộc tầng lớp có thu nhập thấp.Do đó, rất cần một nghiên cứu đầy đủ, sát thực tiễn và có một cơchế đặc thù về lãi suất đối với các khoản cho vay TCVM hoặc tạo rađược một kênh vốn giá rẻ đối với lĩnh vực TCVM, cụ thể là dành riêngcho các TCTCVM.

3. Cơ chế tài chính và chính sách bảo hiểm vi mô đối với cácTCTCVM

Trước đây, mặc dù Khoản 2 Điều 29 Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày9/3/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tàichính quy mô nhỏ tại Việt Nam có quy định "Thu, chi tài chính của tổchức tài chính quy mô nhỏ được thực hiện theo quy định của phápluật và hướng dẫn của Bộ Tài chính", song thực tế ở giai đoạn nàychưa có tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thành lập và hoạt độngchính thức theo quy định tại Nghị định số 28/2005/NĐ-CP mà chủ yếulà hoạt động thông qua các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội,tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ từ thiện và quỹ xã hội, tổ chức phichính phủ tại Việt Nam. Do vậy, Bộ Tài chính đã không có văn bảnnào hướng dẫn riêng về chế độ tài chính đối với hoạt động của cáctổ chức tài chính quy mô nhỏ. Cơ chế tài chính đối với các tổ chức

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 103

Page 106: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

hoạt động TCVM được vận dụng theo chế độ tài chính đối với cáctổ chức xã hội hoặc quỹ từ thiện, quỹ xã hội như quy định về nguyêntắc hoạt động và quản lý tài chính tại Điều 16 Nghị định số28/2005/NĐ-CP:

"Tổ chức tài chính quy mô nhỏ là một pháp nhân, có vốn điều lệ, tàisản, con dấu riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tài chính, tựtạo vốn, tự trang trải các chi phí cho hoạt động của mình và tự chịutrách nhiệm bằng vốn và tài sản của mình".

3.1. Về chế độ tài chính

Thực hiện Luật TCTD và Nghị định số 57/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012của Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 06/2013/TT-BTCngày 09/01/2013 hướng dẫn chế độ tài chính đối với TCTCVM. Nộidung cơ bản của Thông tư số 06/2013/TT-BTC được kế thừa trênnhững nội dung, nguyên tắc của Thông tư hướng dẫn chế độ tàichính đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhưng cótính đến đặc thù hoạt động của TCTCVM, đảm bảo phù hợp với cácquy định hiện hành của pháp luật, tạo điều kiện cho các TCTCVMthực hiện, cụ thể:

– Thông tư quy định rõ các khoản mục vốn chủ sở hữu của TCTCVM(vốn điều lệ, chênh lệch tỷ giá hối đoái, các khoản chênh lệch dođánh giá lại tài sản, các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầutư phát triển nghiệp vụ, quỹ dự phòng tài chính, lợi nhuận đượcđể lại chưa phân phối...) để giúp các TCTCVM thực hiện dễ dàng;

– Cụ thể hoá vốn huy động dưới các hình thức của TCTCVM như:Nhận tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, tự nguyện; vay vốn của TCTD, tổchức khác, của cá nhân...; vốn nhận uỷ thác đầu tư theo cácchương trình, dự án của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhântrong nước và nước ngoài.

– Các khoản doanh thu, chi phí được kết cấu theo hướng thuận lợivà phù hợp với thực tế hoạt động của các TCTCVM: (i) Bổ sung

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

104 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 107: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

khoản thu theo đặc thù của TCTCVM: Thu từ dịch vụ nhận uỷ tháccho vay vốn, thu từ cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyểntiền cho khách hàng TCVM, thu từ dịch vụ tư vấn tài chính liênquan đến lĩnh vực hoạt động TCVM, thu từ đại lý cung ứng dịchvụ bảo hiểm, thu từ tài trợ không hoàn lại cho các chương trìnhphát triển của tổ chức, thu tài trợ cho các hoạt động; (ii) Bổ sungkhoản chi theo đặc thù của TCTCVM: Chi phí huấn luyện, đào tạotăng cường năng lực cho cộng tác viên và khách hàng do đặcthù khách hàng và cộng tác viên của TCTCVM rất yếu về trình độvà năng lực quản lý, do đó phải có hỗ trợ đào tạo để việc sử dụngvốn vay có hiệu quả; chi cho các hoạt động có mục đích đãđược định trước trong các dự án phát triển được tài trợ; chi tiềnthù lao, chế độ cộng tác viên cho lãnh đạo Chính quyền địaphương, HPN và các chức danh cụm (cụm trưởng, thư ký cụm).

3.2. Về chính sách thuế

Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ sửađổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó quy địnhthuế suất ưu đãi 20% áp dụng trong suốt thời gian hoạt động đối vớiTCTCVM. Theo đó, từ ngày 01/01/2014, Luật Thuế thu nhập doanhnghiệp số 32/2013/QH13 đã quy định chính sách ưu đãi đối vớiTCTCVM: Áp dụng thuế suất 20%, kể từ ngày 01/01/2016 áp dụng thuếsuất là 17%. Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định các TCTCVM đượchưởng thuế suất 10% trong 15 năm (có dự án đầu tư mới tại địa bànưu đãi hoặc có dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực ưu đãi quy định tạiKhoản 7 Điều 1 Luật số 32/2013/QH13; Khoản 1 Điều 15 Nghị định số218/2013/NĐ-CP), sau khi hết thời hạn áp dụng mức thuế suất 10% thìchuyển sang áp dụng mức thuế suất 20% (kể từ ngày 01/01/2016 là17%).

Việc ban hành Nghị định số 122/2011/NĐ-CP đã góp phần hoàn thiệnhệ thống chính sách thuế nói chung và chính sách thuế TNDN nói

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 105

Page 108: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

riêng, đảm bảo tính đồng bộ và từng bước tạo thuận lợi cho hoạtđộng của các TCTCVM. Đồng thời, Bộ Tài chính đã ban hành Thôngtư số 116/2012/TT-BTC ngày 18/7/2012 về Hướng dẫn áp dụng thí điểmchính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với TYM và Thông tư số135/2013/TT-BTC ngày 27/9/2013 hướng dẫn áp dụng thí điểm chínhsách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với TCTCVM. Hai Thông tư nêutrên đã góp phần hỗ trợ chính sách thuế đối với TCTCVM được NHNNcấp phép hoạt động trước ngày 01/01/2014.

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

106 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Theo điều tra sơ cấp năm 2014, khi được hỏi “Ông/Bà đã tìmhiểu về cơ chế tài chính đối với các TCTCVM chưa?”, trongsố 23 cán bộ chương trình, dự án TCVM tham gia phỏng vấnđã có 65,2% trả lời “có”.

Tầnsuất

Tần suấttheo tỷ lệphần trăm

Tỷ lệ phần trăm

hợp lệ

Tỷ lệ phầntrăm tích lũy

cộng dồn

Giá trị hợp lệCó 15 65.2 71.4 71.4Không 6 26.1 28.6 100.0Tổng 21 91.3 100.0

Giá trị khuyết Số giá trị 2 8.7Tổng 23 100.0

Trong số 23 cán bộ được hỏi “Theo Ông/Bà có cần điều chỉnhcơ chế tài chính đối với hoạt động của các TCTCVM: như chiphí, chính sách tiền lương… không?”, 69,6% trả lời “có”, 8,7%trả lời “không” và 21,7% không phản hồi.

Tầnsuất

Tần suấttheo tỷ lệphần trăm

Tỷ lệ phần trăm

hợp lệ

Tỷ lệ phầntrăm tích lũy

cộng dồn

Giá trị hợp lệCó 16 69.6 88.9 88.9Không 2 8.7 11.1 100.0Tổng 18 78.3 100.0

Giá trị khuyết Số giá trị 5 21.7Tổng 23 100.0

Page 109: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

3.3. Về chính sách bảo hiểm vi mô

Hiện tại, mặc dù Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướngdẫn thi hành Luật chưa có quy định cụ thể đối với loại hình bảo hiểmvi mô. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều chủtrương, chính sách khuyến khích loại hình bảo hiểm cho người nghèophát triển, cụ thể là: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết địnhsố 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 về việc thực hiện thí điểm bảo hiểmnông nghiệp giai đoạn 2011–2013 và Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày27/2/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định315/QĐ-TTg. Theo Quyết định 315/QĐ-TTg, Nhà nước hỗ trợ 100% phíbảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân nghèo sản xuất nông nghiệp;hỗ trợ 80% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân cận nghèo sảnxuất nông nghiệp; hỗ trợ 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cánhân không thuộc diện nghèo, cận nghèo sản xuất nông nghiệp; hỗtrợ 20% phí bảo hiểm cho tổ chức sản xuất nông nghiệp.

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 107

Theo điều tra sơ cấp 2014, 55,3% trên tổng số 159 khách hàngTCVM được hỏi trả lời “có” “tham gia chương trình bảohiểm”, 34,6% trả lời “không” tham gia và 10% “không phảnhồi”.

Tầnsuất

Tần suấttheo tỷ lệphần trăm

Tỷ lệ phần trăm

hợp lệ

Tỷ lệ phầntrăm tích lũy

cộng dồn

Giá trị hợp lệ

Có 88 55.3 61.5 61.5

Không 55 34.6 38.5 100.0

Tổng 143 89.9 100.0

Giá trị khuyết Số giá trị 16 10.1

Tổng 159 100.0

Page 110: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Căn cứ vào thực trạng phát triển bảo hiểm vi mô tại Việt Nam trongthời gian qua, Bộ Tài chính đã chủ động thiết kế mẫu phiếu khảo sát,tiến hành thu thập ý kiến của các doanh nghiệp nhân thọ và phinhân thọ đang hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam về tínhkhả thi và các nội dung liên quan đến việc triển khai bảo hiểm vi môtại Việt Nam. Thời gian thực hiện khảo sát diễn ra trong tháng 3–4/2013. Đây là những thông tin tham khảo hết sức bổ ích cho việcđề xuất giải pháp phát triển bảo hiểm vi mô tại Việt Nam trong thờigian tới. Phiếu khảo sát tới 43 doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạtđộng trên thị trường (14 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và 29doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ). Kết quả có 25/43 doanhnghiệp bảo hiểm gửi phiếu trả lời (đạt tỷ lệ 65%), trong đó có 11/14doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (đạt tỷ lệ 78,6%) và 14/29 doanhnghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (đạt tỷ lệ 48%). Phần lớn doanh nghiệpbảo hiểm tham gia khảo sát nhất trí về sự cần thiết triển khai bảohiểm vi mô tại Việt Nam trong giai đoạn 2012–2020 (24/25 doanhnghiệp bảo hiểm đạt 96%). Trong đó, có 17 doanh nghiệp bảo hiểm(chiếm tỷ trọng 68%) đề nghị có sự hỗ trợ của nhà nước trong quátrình triển khai. Kết quả này cho thấy sự quan tâm của các doanhnghiệp bảo hiểm đối với loại hình bảo hiểm dành cho người thu nhậpthấp nhưng cũng cho thấy mong muốn được Nhà nước hỗ trợ trongquá trình triển khai bảo hiểm vi mô.

Việc phát triển bảo hiểm vi mô sẽ gặp thách thức đáng kể do chínhcác doanh nghiệp bảo hiểm không muốn cung cấp các sản phẩmbảo hiểm vi mô vì họ phải thay đổi lại chiến lược kinh doanh, thayđổi sản phẩm theo hướng đơn giản và cắt giảm chi phí cho phù hợpvới đối tượng khách hàng là người có thu nhập thấp. Do vậy, IAIS(Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế) đã khuyến nghị cần cónhững quy định pháp lý riêng để thúc đẩy sự phát triển của bảo hiểmvi mô tạo thuận lợi cho cả doanh nghiệp hoạt động bảo hiểm vi mô

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

108 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 111: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

và đối tượng liên quan là các TCTCVM. Điều này chứng tỏ rằng,khung pháp lý cho hoạt động bảo hiểm vi mô tại Việt Nam chưa theokịp được sự phát triển và đòi hỏi của thị trường. Các quy định liênquan đến hoạt động bảo hiểm vi mô do chậm ban hành trong thờigian qua rất dễ “vô tình” đẩy các TCTCVM vướng vào những saiphạm không đáng có.

4. Quy định về tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiệnvà thành lập, tổ chức và hoạt động của các Hội, Hiệp hội

4.1. Quy định về tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện

Bắt đầu từ những năm 2000, trào lưu phát triển TCVM trên thế giớikhông còn rầm rộ như trước, điều này cũng xảy ra tương tự tại ViệtNam. Nhiều dự án, các chương trình có cấu phần TCVM lần lượtđóng cửa. Mặc dù đây là giai đoạn khó khăn với các tổ chức cóhoạt động TCVM, nhưng chính trong bối cảnh đó, một số tổ chức vẫnnỗ lực tìm mọi cách để tồn tại, giữ vững hoạt động TCVM, như thànhlập các Quỹ xã hội dựa trên khung pháp lý của Nghị định số177/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chứcvà hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện.

Ngày 25/9/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện (thay thếNghị định số 177/1999/NĐ-CP). Và để triển khai các quy định mới tạiNghị định số 148/2007/NĐ-CP, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện một số điềucủa Nghị định số 148/2007/NĐ-CP. Theo đó, Quỹ xã hội, Quỹ từ thiệnlà tổ chức phi chính phủ có tư cách pháp nhân, hoạt động vì lợi íchcộng đồng không vì mục đích lợi nhuận, có phạm vi hoạt động từxã/phường/huyện/tỉnh/liên tỉnh đến toàn quốc. Tài sản ban đầu khithành lập Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện được quy định như sau:

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 109

Page 112: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

– Đối với Quỹ do công dân, tổ chức Việt Nam thành lập:

+ Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 50 triệu đồng;

+ Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 100 triệu đồng;

+ Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 500 triệu đồng;

+ Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc: 02 tỷ đồng.

– Đối với Quỹ có sự tham gia của công dân, tổ chức nước ngoài:

+ Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 01 tỷ đồng;

+ Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 02 tỷ đồng;

+ Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 05 tỷ đồng;

+ Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc: 10 tỷ đồng.

Về cơ chế, chế độ tài chính của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện được thựchiện theo Quyết định số 10/2008/QĐ–BTC ngày 12/02/2008 của Bộ Tàichính về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính Quỹ xã hội, Quỹ từthiện.

Có thể đánh giá chung là các văn bản của Bộ Nội vụ về tổ chức,hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện mang tính chất tổng thể, ápdụng cho mọi ngành, mọi lĩnh vực. Do vậy, các TCTCVM bán chínhthức muốn có thời gian và kinh nghiệm “chuyển tiếp” trước khi thựchiện hoàn tất đủ các điều kiện để “chuyển đổi” thành các TCTCVMchính thức theo quy định tại Nghị định số 28/2005/NĐ-CP có thể ápdụng một cách linh hoạt các quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP và Thông tư số 09/2008/TT-BNV.

Nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục,y tế, thể dục, thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các mụcđích phát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận. Ngày

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

110 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 113: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

12/4/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2012/NĐ-CP về tổchức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện (thay thế Nghị định148/2007/NĐ-CP). Tiếp theo đó, để hướng dẫn việc thực hiện Nghịđịnh số 30/2012/NĐ-CP, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 02/2013/TT-BNV ngày 10/4/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP. Theo đó, Thông tư 02/2013/TT-BNV đã quy định cụ thể các mẫu đơn, điều lệ và các văn bản liênquan đến thành lập và hoạt động của các Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện.

Một số nội dung mới, đáng chú ý của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP sovới Nghị định 148/2007/NĐ-CP là:

– Công dân, tổ chức nước ngoài được góp tài sản với công dân,tổ chức Việt Nam để thành lập Quỹ ở Việt Nam.

– Ban sáng lập Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện phải có ít nhất 03 sáng lậpviên (tăng 01 sáng lập viên so với trước đây), bao gồm: Trưởngban, Phó Trưởng ban và sáng lập viên.

– Tài sản ban đầu khi thành lập Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện cũng đượcphân ra hai hình thức và có sự thay đổi cụ thể như sau:

+ Đối với Quỹ do công dân, tổ chức Việt Nam thành lập:

Ban sáng lập Quỹ phải đảm bảo số tài sản đóng góp thành lập Quỹquy đổi ra tiền đồng Việt Nam (trong đó số tiền dự kiến chuyển vàotài khoản của Quỹ tối thiểu bằng 50% tổng giá trị tài sản quy đổi), cụ thể:

• Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 20 triệu đồng;

• Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 100 triệu đồng;

• Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 01 tỷ đồng;

• Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc: 05 tỷ đồng.

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 111

Page 114: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

+ Đối với Quỹ có sự tham gia của công dân, tổ chức nướcngoài:

Ban sáng lập Quỹ phải đảm bảo số tài sản đóng góp thành lập Quỹquy đổi ra tiền đồng Việt Nam (trong đó số tiền dự kiến chuyển vàotài khoản của Quỹ tối thiểu bằng 50% tổng giá trị tài sản quy đổi),cụ thể:

• Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 500 triệu đồng;

• Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 01 tỷ đồng;

• Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 03 tỷ đồng;

• Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc: 07 tỷ đồng.

– Tài sản của Quỹ được sử dụng chi thực hiện các dịch vụ công,đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu, đề án doNhà nước đặt hàng; chi tài trợ cho các chương trình, đề án nhằmmục đích nhân đạo, từ thiện, khuyến khích phát triển văn hóa,giáo dục, y tế và các mục đích xã hội khác vì sự phát triển cộngđồng theo điều lệ quỹ…

– Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập Quỹ; tổ chức và hoạt độngcủa Quỹ; tài sản, tài chính của Quỹ; hợp nhất, sáp nhập, chia,tách, đổi tên; tạm đình chỉ và giải thể Quỹ; trách nhiệm của cơquan nhà nước đối với Quỹ cũng được quy định cụ thể, chặt chẽvà tạo điều kiện cho các Quỹ hoạt động đúng mục tiêu, an toànvà hiệu quả đối với xã hội.

Có thể thấy, các quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động củaQuỹ xã hội, Quỹ từ thiện đã được quy định chặt chẽ hơn, với các yêucầu cụ thể hơn về đóng góp tài chính cũng như sáng lập viên. Dovậy, hoạt động của các Quỹ này chuyên nghiệp hơn, giảm số lượngQuỹ “ảo” hoặc hoạt động không hiệu quả, thiếu thiết thực trên thực

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

112 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 115: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

tế. Các cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng được góp vốn, mở rộngkhả năng tham gia của các đối tác nước ngoài vào quá trình hìnhthành và phát triển các Quỹ xã hội – bước chuyển tiếp để thành lậpTCTCVM chính thức.

Các văn bản này được đánh giá là tạo cơ hội thuận lợi hơn cho việcthành lập các Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện có hoạt động TCVM. Việcthành lập các Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện được thực hiện theo quy trìnhkhá đơn giản, với các hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 02/2013/TT-BNV(gồm 16 mẫu áp dụng). Yêu cầu về vốn tối thiểu của các Quỹ cũngkhác biệt, thay đổi so với các quy định trước đây. Việc nâng cao mứcvốn ban đầu đối với các Quỹ do cá nhân, tổ chức trong nước thànhlập và giảm mức vốn ban đầu này đối với các Quỹ có sự tham giacủa cá nhân, tổ chức nước ngoài sẽ có ảnh hưởng đến các chươngtrình TCVM có quy mô nhỏ không đủ điều kiện thành lập Quỹ xã hộiđể tiếp tục cung cấp sản phẩm TCVM. Nhóm nghiên cứu cho rằngviệc nâng cao mức vốn ban đầu đối với các Quỹ do cá nhân, tổchức trong nước thành lập như hiện nay là phù hợp, tránh hiện tượngcác chương trình, dự án hoạt động manh mún, nhỏ lẻ; đồng thờikhuyến khích được sự hỗ trợ vốn của các nhà hảo tâm nước ngoài.Đây cũng được xem là áp lực để các chương trình, dự án TCVM phảinâng cao năng lực tài chính hoặc tiến hành sáp nhập, hợp nhất vớinhau để hoạt động có quy mô lớn hơn, chuyên nghiệp hơn.

Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực nêu trên còn một số vấn đề tồntại, hạn chế trong việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cácchương trình, dự án TCVM phát triển. Cụ thể:

– Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 30/2012/NĐ-CP, các Quỹ xãhội được thực hiện cung cấp dịch vụ TCVM với mục đích “hỗ trợvà khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thểthao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các mục đích phát triểncộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận”. Tuy nhiên, tại Khoản 2

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 113

Page 116: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Điều 30 Nghị định số 30/2012/NĐ-CP quy định: “Quỹ hoạt độngthuộc lĩnh vực nào phải chịu sự quản lý nhà nước của cơ quanquản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đó”. Như vậy, đối với cácQuỹ xã hội/Quỹ từ thiện có hoạt động chủ yếu là cung cấp sảnphẩm TCVM liệu mục tiêu hoạt động có phù hợp với Nghị định số30/2012/NĐ-CP không? Điều này có thể gây khó khăn cho cácQuỹ xã hội/Quỹ từ thiện có hoạt động chủ yếu là cung cấp sảnphẩm TCVM nếu như Ủy ban nhân dân các cấp chính quyền địaphương không ủng hộ và hỗ trợ hoạt động TCVM.

– Yêu cầu về mức tài sản ban đầu quy định tại Điều 12 Nghị định số30/2012/NĐ-CP được cho là chưa thực sự phù hợp và khó đápứng khi thành lập Quỹ. Trên thực tế, có nhiều trường hợp một tổchức hoặc một nhóm cá nhân có mong muốn thiện nguyện, thựchiện gây quỹ để giúp đỡ một hoàn cảnh khó khăn cụ thể cho mộtcá nhân hoặc nhóm nhỏ những người yếu thế trong xã hội thì việcđáp ứng điều kiện về mức tài sản (nguồn tiền lớn) đến hàng tỷđồng là khó khả thi, không mang tính chất khuyến khích các hoạtđộng từ thiện nhỏ, lẻ.

4.2. Quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của các Hội,Hiệp hội

a) Trong giai đoạn 2005 – 2010:

Các Hội, Hiệp hội được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quyđịnh tại Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủquy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội và Thông tư số01/2004/TT-BNV ngày 15/1/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiệnmột số điều của Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 củaChính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội.

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

114 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 117: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Mục II và Khoản 5 Mục III Thông tưsố 01/2004/TT-BNV quy định:

“II. Số lượng thành viên ban vận động thành lập hội, hồ sơ thành lậpban vận động, công nhận ban vận động thành lập hội và nhiệm vụcủa ban vận động thành lập hội

1. Muốn thành lập hội những người sáng lập phải thành lập ban vậnđộng thành lập hội. Số thành viên trong ban vận động thành lập hộiđược quy định như sau:

d) Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động trong cảnước có ít nhất 5 thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế; đốivới hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất 3 thành viênđại diện cho các tổ chức kinh tế trong tỉnh.

……

III. Số lượng người đăng ký tham gia thành lập Hội

5. Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện của các tổchức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạtđộng trong cả nước có ít nhất 11 đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh;hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất 5 đại diện phápnhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động cóđủ điều kiện, tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hiệp hội”.

Căn cứ vào các quy định nêu trên, có thể thấy rằng việc thành lậpHiệp hội TCVM Việt Nam trong giai đoạn này là khá khó khăn, khôngcó tính khả thi do phần lớn các tổ chức hoạt động TCVM là các Quỹxã hội, Quỹ từ thiện. Hoạt động của các tổ chức cung cấp sản phẩmTCVM trong giai đoạn này chưa đạt mức pháp lý cao, chưa có tổchức nào được cấp Giấy phép chuyển đổi chính thức. Do đó, vấnđề thành lập Hiệp hội TCVM mặc dù đã được VMFWG đưa ra bàn

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 115

Page 118: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

thảo từ năm 2007, nhưng mới chỉ mang tính chiến lược, định hướng,chưa có kế hoạch thực hiện cụ thể, rõ ràng.

b) Trong giai đoạn 2010 đến nay:

Để thực hiện quản lý đối với các tổ chức Hội, Hiệp hội đạt hiệu quảcao hơn và phù hợp, bám sát với thực tiễn, Chính phủ đã ban hànhNghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 quy định về tổ chức,hoạt động và quản lý Hội (thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP) vàNghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi,bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, Nghị định số33/2012/NĐ-CP, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 11/2010/TT-BNVngày 26/11/2010 quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 quy định chi tiết thihành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP/Nghị định số 33/2012/NĐ-CP.

Theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Nghị định số33/2012/NĐ-CP, Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đạidiện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, cóphạm vi hoạt động cả nước có ít nhất 11 đại diện pháp nhân ở nhiềutỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất 05 đại diệnpháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạtđộng có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thànhlập hiệp hội. Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thànhlập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội đượccơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiếnhoạt động công nhận. Người đứng đầu ban vận động thành lập hộilà công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lựchành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và có uy tín trong lĩnh vực hội dựkiến hoạt động. Số thành viên trong ban vận động thành lập hộiđược quy định như sau:

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

116 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 119: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

• Hội có phạm vi hoạt động cả nước, liên tỉnh có ít nhất 10 thànhviên;

• Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, có ít nhất 05 thành viên;

• Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, có ít nhất 03 thànhviên;

• Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động cả nướccó ít nhất năm thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế; đốivới hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất ba thànhviên đại diện cho các tổ chức kinh tế trong tỉnh.

Các văn bản pháp lý liên quan tới thành lập, tổ chức, hoạt động vàquản lý nhà nước đối với Hội trong giai đoạn từ năm 2010 – đến naytập trung vào chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung chính như sau:

– Đơn giản hóa thủ tục gửi hồ sơ thành lập hội (chỉ 1 bộ hồ sơ gửiđến Bộ Nội vụ thay vì 2 bộ hồ sơ), thời gian xử lý trả lời của cơ quanchức năng sau khi nhận hồ sơ cũng nhanh chóng hơn (30 ngàythay vì 60 ngày);

– Phê duyệt điều lệ hội và hiệu lực của điều lệ hội chặt chẽ hơn,đảm bảo tính pháp lý và nội dung của điều lệ hội theo các quyđịnh hiện hành, không trái pháp luật.

– Bổ sung chi tiết hướng dẫn thủ tục, hồ sơ chia, tách; sáp nhập;hợp nhất hội (thêm một điều khoản riêng cho nội dung này).

– Làm rõ hơn trách nhiệm của ban lãnh đạo hội khi hội tự giải thể.

– Bãi bỏ một số nội dung khó đánh giá trong hồ sơ thành lập Hội như“Dự kiến phương hướng hoạt động”;

Các văn bản này đã tạo điều kiện cho việc thành lập và hoạt độngcủa các tổ chức hiệp hội nói chung, Hiệp hội TCVM nói riêng.

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 117

Page 120: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Đến nay, NHNN Việt Nam cũng đã cấp Giấy phép chuyển đổi cho03 TCTCVM chính thức, 01 tổ chức đang trong quá trình đệ đơn cấpphép (MOM); CEP TP HCM đang chuẩn bị các điều kiện để phát triểnchính thức; 12 quỹ xã hội25 đều có tư cách pháp nhân độc lập. Dovậy, nếu các tổ chức này cùng tự nguyện tham gia Hiệp hội TCVMthì số lượng hội viên sẽ đáp ứng được các yêu cầu về số lượng hộiviên tham gia theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.Tuy nhiên, nếu áp dụng chặt chẽ bắt buộc phải có tất cả 11 hội viênlà TCTCVM chính thức mới thành lập được Hiệp hội TCVM thì sẽ cònmất khá nhiều thời gian mới có thể ra đời Hiệp hội TCVM. Hơn nữa,khi đã thành lập được Hiệp hội, vấn đề đảm bảo Hiệp hội hoạt độngbền vững là vấn đề hết sức quan trọng.

5. Quyết định số 2195/QĐ-TTg về việc Phê duyệt “Đề án xâydựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020”

Đánh giá đúng vai trò quan trọng của TCVM đối với sự nghiệp xoáđói, giảm nghèo. Trên cơ sở kinh nghiệm của quốc tế và thực tiễnViệt Nam, ngày 06/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết địnhsố 2195/QĐ-TTg với mục tiêu xây dựng và phát triển hệ thống TCTCVMan toàn, bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thunhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, gópphần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo ansinh xã hội và giảm nghèo bền vững.

Mặc dù khuôn khổ pháp lý cho hoạt động TCVM đã có từ năm 2005bằng việc Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 28/2005/NĐ-CP,

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

118 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

25 Hầu hết các Quỹ xã hội đều được thành lập và hoạt động theo Nghị định 30/2012/NĐ-CP ngày12/4/2012 về tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện; hoặc Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện.

Page 121: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Luật TCTD cũng đã có quy định cụ thể về loại hình TCTCVM, nhưngQuyết định số 2195/QĐ-TTg đánh dấu một mốc quan trọng thể hiệnquyết tâm của Chính phủ Việt Nam mong muốn phát triển ngànhTCVM phù hợp với thông lệ quốc tế để góp phần cho công cuộcxoá đói, giảm nghèo trong giai đoạn mới. Đề án xây dựng và pháttriển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020 đã xác định các giảipháp cụ thể sau:

– Xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, phù hợp với đặc thù củahoạt động TCVM, cụ thể là:

+ Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thihành Luật TCTD, bao gồm các Nghị định của Chính phủ,Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các Thông tư docác Bộ trưởng, Thống đốc NHNN ban hành liên quan đếnhoạt động của NHCSXH, NHHTX, hệ thống QTDND, cácTCTCVM và các hoạt động của các chương trình, dự án liênquan đến TCVM.

+ Ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp để khuyến khíchphát triển hoạt động TCVM, như các chính sách để tạonguồn vốn ổn định, chính sách đặc thù về lãi suất của nhữngmón vay nhỏ cho người nghèo, không có tài sản đảm bảo;quy định phù hợp về thành lập, tổ chức, hoạt động, đảmbảo an toàn, thuế, phí, bảo hiểm vi mô,… ; đa dạng hóa loạihình TCTCVM.

– Nâng cao năng lực hoạch định chính sách và quản lý của cơquan quản lý Nhà nước trong việc xây dựng cơ chế, chính sách,quản lý, thanh tra, giám sát, đào tạo đội ngũ cán bộ, chuyên giavề TCVM.

– Nâng cao năng lực của các TCTCVM thông qua việc hướng dẫntrong việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành và xây

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 119

Page 122: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

dựng cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ hiệu quả, đảm bảo hoạtđộng an toàn, bền vững; hỗ trợ đào tạo cán bộ, tìm nguồn vốnưu đãi, đặc biệt là trong giai đoạn mới thành lập. Triển khai cácchương trình đào tạo để hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị, điềuhành, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả cácchương trình, dự án TCVM; hỗ trợ chuyển đổi hoạt động theo môhình TCTCVM chính thức.

– Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của TCVM, tuyêntruyền, tham mưu cho các cấp chính quyền, hội, đoàn thể về hiệuquả của đối với xoá đói, giảm nghèo, phổ biến kinh nghiệm vàcác mô hình hoạt động hiệu quả cho các cấp chính quyền, hội,đoàn thể, các chương trình, dự án và TCTCVM.

– Các giải pháp hỗ trợ khác như: Tạo điều kiện về nguồn vốn, cóchính sách khuyến khích tham gia đóng góp nguồn vốn cho cácTCTCVM; tạo điều kiện cho các chương trình, dự án, TCTCVM tiếpcận các khoản vay; hỗ trợ hình thành cơ sở đào tạo về TCVM; xâydựng các trung tâm và chương trình đào tạo chuyên ngànhTCVM, các khoá dào tạo dài hạn tập trung cho học sinh, sinh viên,các kháo đào tạo ngắn hạn nâng cao năng lực cho cán bộ củacác TCTCVM; xây dựng cơ sở dữ liệu chung về TCVM, trung tâmthông tin tín dụng về TCVM; tạo điều kiện thành lập Hiệp hội TCVMđể hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động của các TCTCVM, thống nhấttiếng nói và các quy tắc ứng xử chung của ngành TCVM.

Như vậy, Quyết định số 2195/QĐ-TTg đã có đầy đủ các nội dungquan trọng cần thiết làm định hướng – làm cơ sở cho các cơ quanquản lý Nhà nước, cụ thể là NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ trong việcban hành các chính sách và thực hiện những hành động cụ thể đểthúc đẩy phát triển hệ thống TCVM, hoạt động TCVM tại Việt Nam.Trong đó, hai nội dung quan trọng làm định hướng để khẳng định vị

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

120 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 123: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

trí của TCVM trong hệ thống tài chính Việt Nam đó là xây dựng trungtâm thông tin tín dụng về TCVM và thành lập Hiệp hội TCVM.

Mặc dù Đề án đã đưa ra được mục tiêu và những giải pháp quantrọng để thúc đẩy phát triển ngành TCVM nhưng một số nội dung cònchưa cụ thể. Các Bộ, ngành liên quan triển khai còn chậm khiến chohoạt động TCVM tiếp tục gặp khó khăn; chưa có định hướng pháttriển đối với hoạt động của các chương trình, dự án TCVM.

Để giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc tuyên truyền, thúc đẩy pháttriển hoạt động, ngày 16/9/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký banhành Quyết định số 1450/QĐ-TTg về việc thành lập Ban công tác vềtài chính quy mô nhỏ. Tại Quyết định số 1450/QĐ-TTg này cụm từ “tàichính quy mô nhỏ” được sử dụng do quy định của pháp luật hiệnhành khi đó (Nghị định số 28/2005/NĐ-CP) sử dụng khái niệm “tàichính qui mô nhỏ”.

Theo Quyết định số 1450/QĐ-TTg, Ban công tác có chức năng giúpThủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo công tác phát triển hoạtđộng tài chính quy mô nhỏ. NHNN là cơ quan thường trực giúp việccho Ban công tác.

Ban công tác có các chức năng, nhiệm vụ cụ thể là: Nghiên cứu,đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để pháttriển hoạt động tài chính quy mô nhỏ, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉđạo, điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ trong việc phát triển hoạt động tài chính quy mônhỏ, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủtrong việc phát triển hoạt động tài chính quy mô nhỏ, đề nghị cácBộ, Ủy ban nhân dân các cấp thông tin về tình hình hoạt động tàichính quy mô nhỏ trong phạm vi ngành và địa phương; trao đổi vớicác cơ quan quản lý nhà nước, các hội, đoàn thể, tổ chức, cá nhânvề hoạt động tài chính quy mô nhỏ.

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 121

Page 124: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Ban công tác bao gồm thành viên là lãnh đạo một số TCTCVM lớnvà một số cơ quan liên quan đến hoạt động TCVM, gồm: Văn phòngChính phủ; NHNN; Bộ Tài chính; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn; Bộ Tư pháp; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Nội vụ; BộKế hoạch và Đầu tư; HLHPN; Hội Nông dân Việt Nam; QTDNDTW(NHHTX); NHCSXH; NHNN&PTNT.

Tuy nhiên, kể từ khi thành lập đến đầu năm 2014, Ban công tác chưatriển khai hoạt động cụ thể nào, đồng nghĩa với việc Ban công tácchưa có các tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ về các chính sách,giải pháp để thúc đẩy hoặc tháo gỡ khó khăn cho ngành cũng nhưviệc đôn đốc thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vềTCVM.

Để củng cố hoạt động của Ban công tác và đảm bảo phù hợp vớicác quy định mới của pháp luật và thông lệ quốc tế về TCVM, ngày18/3/2014 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sô 381/QĐ-TTgvề việc thành lập Ban công tác TCVM thay thế Quyết định số1450/QĐ-TTg. Cụm từ “TCVM” đã được thay cho cụm từ “tài chínhquy mô nhỏ”.

Theo đó, cơ cấu thành viên Ban công tác được giữ nguyên, cụ thể:Thống đốc NHNN làm Trưởng ban Ban công tác, Phó Trưởng ban Bancông tác là Phó Thống đốc NHNN, các thành viên là lãnh đạo cáccơ quan: Văn phòng Chính phủ; Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn; Bộ Tư pháp, Bộ Lao động; Thương binh và Xã hội; Bộ Nội vụ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; HLHPN; Hội Nông dân Việt Nam; NHHTX; NHCSXH; NHNN&PTNT.

Chức năng, nhiệm vụ của Ban công tác không thay đổi so với Quyếtđịnh số 1450/QĐ-TTg trước đây. Tuy nhiên, một nội dung mới quantrọng tại Quyết định sô 381/QĐ-TTg là bổ sung nội dung quy định Bancông tác có Tổ thường trực giúp việc gồm một số cán bộ, chuyên

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

122 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 125: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

gia hoạt động trong lĩnh vực TCVM và một số cán bộ thuộc các cơquan, tổ chức có lãnh đạo là thành viên Ban công tác. Tổ thườngtrực giúp việc sẽ làm công tác nghiên cứu, tham mưu, thảo luận,thống nhất các vấn đề trước khi trình Ban công tác xem xét, quyếtđịnh tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ. Với thành phần mở rộnggồm một số chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành TCVM, giúp Bancông tác có đủ thông tin khách quan để có tham mưu, đề xuất đúngđắn, kịp thời cho Thủ tướng Chính phủ.

6. Quyết định số 572/QĐ-NHNN phê duyệt Kế hoạch triển khaithực hiện “Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại ViệtNam đến năm 2020”.

Để triển khai cụ thể “Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVMtại Việt Nam đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ, ngày30/3/2012, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 572/QĐ-NHNN phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án xây dựng vàphát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020”.

Mục tiêu của Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án xây dựng và pháttriển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020”:

NHNN xác định yêu cầu của Kế hoạch là quán triệt, triển khai đầy đủtinh thần của Quyết định số 2195/QĐ-TTg đến các ngành, các cấp,các Vụ, Cục thuộc NHNN, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, cácTCTCVM và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Mục tiêu của Kế hoạch này là quán triệt đầy đủ nhận thức của việcxây dựng phát triển TCTCVM, là một trong những giải pháp góp phầnhỗ trợ vốn cho người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanhnghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ để phục vụ phát triển kinh tếnhằm thực hiện chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo bềnvững và bảo đảm an sinh xã hội; đồng thời, có những giải pháp giám

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 123

Page 126: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

sát chặt chẽ hoạt động của TCTCVM theo quy định của pháp luật;điều chỉnh, chuyển đổi, định hướng cho các TCTCVM phát triển antoàn, bền vững trên cơ sở một khung pháp lý đầy đủ.

Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án xây dựng và phát triển hệ thốngTCVM tại Việt Nam đến năm 2020” chia làm 02 giai đoạn, cụ thể :

– Giai đoạn 1 (từ năm 2011 đến 2015):

Tiến hành xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật TCTD liênquan đến hoạt động TCVM; tham mưu cho Chính phủ về giải phápquản lý đối với hoạt động TCVM của tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị – xã hội, tổ chức phi chính phủ; hỗ trợ các TCTCVM trong việc đàotạo đội ngũ cán bộ, chuyên gia, hình thành cơ sở đào tạo về TCVM,xây dựng cơ sở dữ liệu chung về TCVM và thành lập Hiệp hội TCVM.

– Giai đoạn 2 (từ năm 2016 đến 2020):

Triển khai thực hiện nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung khuôn khổpháp lý cho phép đa dạng hóa loại hình TCTCVM và mở rộng sảnphẩm dịch vụ TCVM; nghiên cứu, ban hành các quy định để tạo điềukiện liên kết hoạt động của các TCTCVM với hoạt động của các loạihình TCTD khác.

Đánh giá quá trình triển khai, chỉ đạo triển khai “Đề án xây dựng vàphát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020”:

Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm2020 đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành hơn 3 năm, NHNNcũng đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện nhưng đến naykết quả vẫn còn một số hạn chế sau:

+ Việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành LuậtTCTD liên quan đến hoạt động TCVM triển khai còn chậm.

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

124 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 127: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

+ Việc hướng dẫn tổ chức, quản lý thống nhất đối với hoạt độngTCVM của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức phi chính phủchưa đầy đủ, cụ thể nên rất nhiều chương trình, dự án đang ởtrạng thái bị động, lúng túng, không định hướng được phươnghướng hoạt động và loại hình pháp lý của tổ chức mình.

Để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu của Đề án, Thủ tướng Chínhphủ đã có chỉ đạo, đôn đốc NHNN thực hiện sơ kết đánh giá sớm hainăm triển khai thực hiện Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVMtại Việt Nam đến năm 2020, để xác định những khó khăn, vướng mắc;từ đó, đề xuất giải pháp tháo gỡ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

7. Văn bản hành chính của các chính quyền địa phương

7.1. Trong giai đoạn 2005 – 2010:

Chính quyền địa phương các cấp có một số động thái, hướng xử lýkhác nhau đối với các dự án/chương trình TCVM. Một vài địa phươngkhông khuyến khích phát triển hoặc nguồn vốn để lại quá ít, do đónguồn vốn này được bổ sung vào công quỹ (thường của huyện, tỉnh)và sử dụng cho mục tiêu phát triển cộng đồng. Tuy vậy, hầu hết cácđịa phương có nguồn vốn từ các chương trình, dự án TCVM để lạitương đối dồi dào hoặc có nguồn tiền để phát triển đều có xu hướngkhuyến khích hoạt động TCVM phát triển. Do vậy, Chính quyền địaphương thường giao quyền tiếp tục quản lý các nguồn vốn từ cácchương trình, dự án TCVM cho HPN/các hội đoàn thể, cơ quan đãvà đang thực hiện chương trình, dự án. Các chương trình, dự án nàycó thể được xem là chương trình hoạt động song song với cácchương trình hỗ trợ của Chính phủ (thông qua NHCSXH) hoặc dầnđược chuyên môn hóa thông qua việc thành lập các Quỹ xã hội,Quỹ từ thiện.

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 125

Page 128: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

7.2. Trong giai đoạn 2010 – nay:

Từ 2010 đến nay, với các động thái tích cực trong khuôn khổ pháp lýđối với ngành TCVM của Quốc Hội (thông qua Luật TCTD 2010), Chínhphủ (Đề án Xây dựng và Phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đếnnăm 2020) và các hành động chính sách của NHNN, các cấp Chínhquyền địa phương đã dần nhận ra những đặc trưng của ngànhTCVM và vai trò của TCVM trong công cuộc giảm nghèo, phát triểnbền vững. Một số Chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuậnlợi hơn cho các TCTCVM trên địa bàn hoạt động. Tuy vậy, có một sốchính quyền địa phương hoặc “bỏ quên” hoặc “không quan tâm”hoạt động TCVM trên địa bàn, thâm chí có các động thái chưa thựcsự tích cực, ủng hộ tới hoạt động TCVM do không hiểu rõ những đặcthù trong hoạt động TCVM (về vấn đề lãi suất, hoặc các ràng buộccủa TCVM,...).

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

126 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Theo điều tra sơ cấp năm 2014, trong số 23 cán bộ chươngtrình, dự án TCVM tham gia phỏng vấn câu hỏi “Chính quyềnđịa phương có các văn bản chỉ đạo/hướng dẫn gì đối vớiviệc thực hiện TCVM của chương trình/tổ chức của Ông/Bàhay không?”, 52,2% phản hồi “không” và 8,7% trả lời “có”.

Tầnsuất

Tần suấttheo tỷ lệphần trăm

Tỷ lệ phần trăm

hợp lệ

Tỷ lệ phầntrăm tích lũy

cộng dồn

Giá trị hợp lệ

Có 2 8.7 14.3 14.3

Không 12 52.2 85.7 100.0

Tổng 14 60.9 100.0

Giá trị khuyết Số giá trị 9 39.1

Tổng 23 100.0

Page 129: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Thực tế cho thấy, các văn bản của chính quyền địa phương liênquan tới TCVM từ năm 2005 – đến nay hầu như không có. Điều nàyđược lý giải là do hiện nay chưa có một cơ quan Nhà nước nàoquản lý tổng thể hoạt động TCVM của các TCTCVM bán chính thức.Các chương trình hành động đối với ngành TCVM chưa được quantâm đúng mực, chưa được triển khai có hệ thống từ Trung ương đếnđịa phương. Do đó, hầu hết những Chính quyền địa phương có quantâm, nhiệt tình ủng hộ với các Quỹ xã hội, các chương trình, dự ánTCVM là nhờ có sự vận động của các cán bộ trực tiếp tham giaquản lý chương trình, chứ không phải xuất phát từ sự am hiểu, tráchnhiệm, nhiệm vụ phải triển khai của Chính quyền. Điều này khác hẳnvới các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM khác, những tổ chức đượchỗ trợ, hướng dẫn rõ ràng hơn nhiều bằng văn của Chính quyền địaphương các cấp. Ví dụ, với NHCSXH, các quy định thống nhất vềhợp tác cũng như trách nhiệm của các bên có liên quan từ Trungương tới địa phương được thống nhất trên toàn quốc. Với QTDNDcơ sở, do hoạt động trên phạm vi xã hoặc liên xã, các cán bộ lãnhđạo của QTDND thường là cán bộ của xã đương nhiệm hoặc đãnghỉ hưu, do đó mối liên hệ giữa QTDND cơ sở và chính quyền địaphương rất mật thiết. Việc thành lập QTDND cũng do NHNN chinhánh cấp tỉnh thực hiện. Do vậy, các văn bản của Chính quyền địaphương đối với NHCSXH, QTDND có tính chất hỗ trợ khá rõ nét. Trongkhi đó, các TCTCVM chủ yếu phát triển từ các chương trình/dự ánkết hợp thực hiện với các cấp hội – đoàn thể, chủ yếu là các cấpHPN – tính chất pháp lý, mức độ tác động của các chương trình/dựán này cũng thường ở quy mô nhỏ. Do vậy, tính liên kết với Chínhquyền địa phương các cấp phụ thuộc rất nhiều vào sự tự nguyệncũng như lòng nhiệt tình của các thành viên cấp Hội.

Có thể đánh giá, khung phát triển hoạt động TCVM Việt Nam tươngđối tốt, với các chiến lược, định hướng, chính sách hỗ trợ hoạt độngtương đối rõ ràng. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ của các địa phương(các văn bản của các cấp Chính quyền địa phương, các hỗ trợ vềcơ sở hạ tầng như thông tin tín dụng, kiểm toán, hỗ trợ kỹ thuậtkhác…) chưa thực sự rõ ràng và chưa có tác động tích cực, hữu

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 127

Page 130: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

hiệu đến phát triển ngành TCVM. Đây là một trong những điểm“tắc nghẽn” khiến cho chiến lược phát triển ngành TCVM Việt Namđến năm 2020 của Chính phủ chưa được thực hiện tốt trong thờigian qua.

8. Những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế

8.1. Những kết quả đạt được

Nhìn tổng thể, hành lang pháp lý, hệ thống cơ chế, chính sách hiệnnay đã tạo nền tảng cơ bản và là tiền đề cho các TCTCVM phát triển,hoạt động có tính chuyên nghiệp cao hơn. Những mặt được của cơchế, chính sách hiện nay thể hiện ở 04 phương diện cơ bản sau:

Một là, hệ thống cơ chế, chính sách đã đặt được những nền móngcơ bản, khá bao quát về thành lập, tổ chức, hoạt động, các thiếtchế an toàn trong hoạt động đối với các TCTCVM, bảo đảm cho cácTCTCVM có đủ cơ sở pháp lý để kinh doanh tự chủ, phục vụ các mụctiêu phát triển kinh tế – xã hội;

Hai là, hệ thống cơ chế, chính sách đã có định hướng phát triển hệthống TCVM là một cấu phần quan trọng trong hệ thống các TCTD,có “hành lang” pháp lý, quy chuẩn cho các TCTCVM hướng tới hoạtđộng chuyên nghiệp, bền vững về thể chế;

Ba là, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đối với các TCTCVMđã góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi chomọi thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội;

Bốn là, hệ thống cơ chế, chính sách đã có xem xét, tính đến các yếutố đặc thù, đặc điểm riêng có của loại hình TCTCVM, là cơ sở đảmbảo cho các TCTCVM có khả năng ổn định, an toàn và phát triển.Việc quy định có tính ưu đãi đối với các TCTCVM đã tạo điều kiệnthuận lợi và hỗ trợ phần nào đối với TCTCVM nâng cao năng lực tàichính, bổ sung vốn nhằm thực hiện một số hoạt động ngân hàng,đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấpvà doanh nghiệp siêu nhỏ.

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

128 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 131: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

8.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, các TCTCVM Việt Nam vẫnphải đối mặt với nhiều thách thức để phát triển ngành TCVM chuyênnghiệp và bền vững. Thực trạng hoạt động thời gian qua của các tổchức có hoạt động TCVM đang đặt ra những vấn đề cần được tiếptục hoàn thiện, đặc biệt là về cơ chế, chính sách để đáp ứng yêucầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong tình hìnhmới và nhất là đối với hoạt động của các TCTCVM. Cụ thể:

Một là, hạn chế chung là môi trường pháp lý cho thực thi chính sáchhỗ trợ các TCTCVM thời gian qua còn thiếu, chậm được hoàn thiện.Hệ thống cơ chế, chính sách chưa bao quát hết các đối tượng, loạihình có hoạt động TCVM. Một số kế hoạch, chương trình hành độngđã được thông qua nhưng chậm triển khai trên thực tế đã ảnhhưởng đến sự am hiểu, đồng thuận của Chính quyền địa phươngcác cấp, của xã hội đến ngành TCVM.

Hai là, hệ thống cơ chế chính sách thiếu tập trung, chưa đồng bộ,nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau. Nhiều văn bản quy phạmpháp luật dưới Luật (đặc biệt là hướng dẫn Luật TCTD) chậm banhành khiến cho hệ thống văn bản bị khập khiễng, phải vận dụngnhiều văn bản trước đây đã gây nên sự lúng túng, khó tham chiếu,khó triển khai trên thực tế đối với các tổ chức thực hành TCVM;

Ba là, một số quy định đối với TCTCVM được ban hành dưới góc nhìnđiều chỉnh đối với các ngân hàng thương mại, chưa hoàn toàn phùhợp với đặc thù hoạt động của TCTCVM (như cơ cấu quản trị, lãisuất, hệ thống soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập,...);

Bốn là, hệ thống pháp lý hiện nay chưa thực sự đảm bảo cho việcquản lý, giám sát hoạt động có hiệu quả cao đối với các loại hình,tổ chức có hoạt động TCVM do đến nay chưa có cơ quan nhà nướcnào quản lý thống nhất các tổ chức này. Phần lớn các chương trình,dự án không chịu sự quản lý của NHNN – Cơ quan quản lý Nhà nước

Phần II. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các TCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 129

Page 132: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

về hoạt động ngân hàng, điều này dẫn đến thiếu cái nhìn tổng thểvề ngành TCVM tại Việt Nam;

Năm là, một số quy định về ưu đãi thuế cần được rà soát, sửa đổi,bổ sung cho phù hợp với mục tiêu khuyến khích, phát triển TCVMtrong thời gian tới, nhất là các quy định về các khoản chi phí đượctrừ và không được trừ chưa thật sự phù hợp với đặc thù của hoạtđộng TCVM, một số thu nhập cần được miễn thuế để phù hợp vớithực tiễn và thông lệ quốc tế, nhất là đối với hoạt động của các nhàtài trợ.

Phần

II. T

hực t

rạng

cơ ch

ế, ch

ính

sách

đố

i với

các T

CTCV

M V

iệt N

am h

iện

nay

130 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 133: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

PHẦN III. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT CỦA CÁC TCTCVM VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Thực trạng liên kết nội bộ giữa các khách hàng thành viên

Hoạt động hiệu quả và bền vững của ngành TCVM sẽ đảm bảo khảnăng tiếp cận dịch vụ tài chính cho người nghèo/người thu nhậpthấp, tạo ra đóng góp tích cực trong công cuộc giảm nghèo tại ViệtNam. Các khách hàng mục tiêu của TCVM là phân khúc khách hàngnghèo và có thu nhập thấp trong xã hội, những người được hưởnglợi từ dịch vụ tiết kiệm, cung cấp các khoản vay nhỏ, bảo hiểm vimô, chuyển tiền kiều hối để phát triển kinh doanh, tích lũy tài sản,tăng thu nhập và từ đó tự mình thoát nghèo.

Mặc dù, thực tế là chi phí cung cấp dịch vụ TCVM cao hơn so vớingân hàng do hoạt động đặc thù tập trung vào khách hàng nghèo,cung cấp dịch vụ đến tận nơi khách hàng sinh sống và khi đó giá cảdịch vụ (được hiểu là lãi suất cho vay) không phải là yếu tố chính ảnhhưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng. Sự thành công củaTCVM khi cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo trong khu vựcphi chính thức là không cần đến tài sản thế chấp (tài sản thế chấpchính là rào cản khiến cho người nghèo không thể tiếp cận được vớicác dịch vụ tài chính chính thức).

Thực tế cho thấy, ngoài tác động hỗ trợ người nghèo/người thu nhậpthấp cải thiện cuộc sống, hoạt động của các TCTCVM đã đóng gópphần giá trị phi vật chất vô cùng to lớn, ý nghĩa trong việc phát triểncộng đồng thông qua hình thức cho vay theo tổ, nhóm. Bằngphương thức này, liên kết trong nội bộ khách hàng thành viên củacác TCTCVM rất bền chặt, giúp rất nhiều các khách hàng thành viên,đặc biệt là những phụ nữ yếu thế tại các vùng nông nghiệp nôngthôn đã có được sự tự tin hơn trong cuộc sống gia đình và trướccộng đồng.

Phần III. Thực trạng liên kết của cácTCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 131

Page 134: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Phần

III.

Thực

trạn

g liê

n kế

t của

các

TCTC

VM V

iệt N

am h

iện

nay

132 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Trả lời câu hỏi về “tần suất sinh hoạt nhóm/cụm vay”, trongsố 159 khách hàng TCVM được khảo sát, 70,4% khách hàngtham gia sinh hoạt nhóm/cụm vay thường xuyên, 20,8%không tham gia thường xuyên và 8,8% không phản hồi theohai phương án trên.

Tầnsuất

Tần suấttheo tỷ lệ phần trăm

Tỷ lệ phần trăm

hợp lệ

Tỷ lệ phầntrăm tích lũy

cộng dồn

Giá trị hợp lệTốt 8 34.8 38.1 38.1Vừa 13 56.5 61.9 100.0Tổng 21 91.3 100.0

Giá trị khuyết Số giá trị 2 8.7Tổng 23 100.0

Tầnsuất

Tần suấttheo tỷ lệphần trăm

Tỷ lệ phần trăm

hợp lệ

Tỷ lệ phầntrăm tích lũy

cộng dồn

Giá trị hợp lệ

Thường xuyên 112 70.4 77.2 77.2

Không thườngxuyên 33 20.8 22.8 100.0

Tổng 145 91.2 100.0Giá trị khuyết Số giá trị 14 8.8Tổng 159 100.0

Trả lời câu hỏi “Mức độ liên kết (sinh hoạt tổ, nhóm, cụm) giữacác thành viên khách hàng như thế nào?”, trong số 23 cánbộ của các chương trình/dự án TCVM được hỏi, 38,4% đánhgiá ở mức độ “tốt”, và 56,5% đánh giá “vừa”.

Page 135: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Qua thực tế của các cuộc khảo sát, Nhóm nghiên cứu đã ghi nhậnđược nhiều phụ nữ nghèo, yếu thế trước khi tham gia làm thành viêncủa các TCTCVM rất thiếu tự tin trong cuộc sống, mặc cảm với thânphận và hoàn cảnh gia đình của mình. Tuy nhiên, sau những độngviên, khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ tín dụng/cánbộ kỹ thuật và đặc biệt là của các thành viên cũ, nhiều phụ nữ dầncó được sự tự tin nhất định, dần hăng hái và tích cực trong các hoạtđộng cộng đồng, năng nổ và hoạt bát trong công việc kinh doanh.Nhờ có các chương trình, dự án phát vay, các đợt sinh hoạt cộngđồng, sinh hoạt nhóm, các thành viên đi trước đã truyền đạt nhữngkinh nghiệm, những thành công của mình, qua đó hỗ trợ, động viêncác thành viên mới cùng hoàn cảnh cùng tham gia. Sự thành côngcủa các thành viên cũ đã tạo ra sự lan tỏa đến các thành viên mới,tạo nên một cộng đồng nơi cư trú hướng tới sự năng động, dám vượtqua khó khăn. Nhiều thành viên thành đạt, phát triển từ TCVM đã mởcác cơ sở kinh doanh nhỏ tại địa phương, tạo thành kênh phân phốicông việc, thu hút lao động cho các thành viên mới, các đối tượngchưa là thành viên. Sự hòa nhập này tạo nên một cộng đồng sốngthân thiện, không chỉ giúp đỡ nhau trong công việc, giúp đỡ nhau vềkinh tế, vượt nghèo mà còn có sự quan tâm, chia sẻ về mặt tinh thần(chăm lo, quan tâm cho nhau khi ốm đau, bệnh tật, chăm sóc concái, …). Tất cả những điều này cho thấy tính liên kết trong nội bộthành viên của các TCTCVM rất khăng khít, bền chặt và là sự khácbiệt riêng có của ngành TCVM.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận khách quan rằng, đâu đó vẫn có sựliên kết rất “lỏng lẻo” trong nội bộ các thành viên của các TCTCVM,thậm chí sự liên kết, bảo lãnh vay theo tổ, nhóm chỉ là hình thức (vayké). Đây cũng là hạn chế, bất cập còn tồn tại rất cần sự quản lý,giám sát của các nhà quản lý các TCTCVM và tăng cường vai trògiám sát cộng đồng của đại diện các tổ chức đòan thể tại địaphương trong thời gian tới.

Phần III. Thực trạng liên kết của cácTCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 133

Page 136: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

2. Thực trạng về liên kết giữa các TCTCVM

Để tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển phương pháp cungcấp dịch vụ đầy tiềm năng này, các nhà thực hành TCVM thành lậpNhóm công tác TCVM Việt Nam (VMFWG) vào năm 2004 thuộc tổchức phi chính phủ Trung tâm thông tin của Liên hiệp các Tổ chứcHữu nghị Việt Nam. Năm 2011, VMFWG đã chính thức chuyển đổithành Trung tâm trực thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa ViệtNam (VINASME). VMFWG đã tập hợp được 87 chương trình, dự ánTCVM, bao gồm 35 TCTCVM (chính thức và bán chính thức), 14 tổchức hỗ trợ và 38 cá nhân, hiện tại VMFWG được công nhận là đầumối tốt cho các nhà thực hành TCVM tại Việt Nam.

VMFWG là nhân tố trung tâm và hoạt động có uy tín trong các hoạtđộng hỗ trợ TCVM và hoạt động như một đại diện của ngành, đầumối thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin về TCVM tại Việt Nam,hỗ trợ tích cực đối với cơ quan hoạch địch chính sách (NHNN, BTC,..)trong quá trình xây dựng các quy định chính sách cho hoạt độngTCVM; đồng thời là cầu nối trao đổi thông tin giữa các nhà thực hànhTCVM và các nhà hoạch định chính sách thông qua các hội thảo,tọa đàm đối thoại chính sách và các chuyến thăm hoạt động thựctế TCVM do VMFWG tổ chức thực hiện. Vai trò hiện tại của VMFWGlà một mạng lưới và trong tương lai sẽ tiến tới trở thành một Hiệp hộiđộc lập của ngành TCVM. VMFWG đã phát triển mối quan hệ tốt vớicác nhà tài trợ (chủ yếu là ADA, ngoài ra còn có Cordaid, IFC,MetLife, Give2Asia và Qũy Citi – Ngân hàng Citibank Việt Nam) vàcác đối tác quốc tế, bao gồm: The MIX về báo cáo số liệu và minhbạch, SPTF, Mạng SEEP và mạng BWTP.

Phần

III.

Thực

trạn

g liê

n kế

t của

các

TCTC

VM V

iệt N

am h

iện

nay

134 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 137: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

3. Thực trạng về liên kết giữa các TCTCVM với TCTD khác

Việt Nam có một số hiệp hội quốc gia và mạng lưới hỗ trợ khu vựcngân hàng, gồm VMFWG, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hộiCông ty cho thuê tài chính, Hiệp hội QTDND Việt Nam, tuy nhiên sựphối hợp giữa các hiệp hội còn rất hạn chế. Các kênh phối hợp đãđược thiết lập nhưng nói chung còn rất ít sự tiếp xúc và phối hợp trựctiếp giữa các TCTCVM với TCTD khác trên thị trường.

Đối với hầu hết các TCTCVM, việc thiếu vốn luôn là căn bệnh nan y.Việc thiếu vốn luôn đẩy các TCTCVM vào tình cảnh bí bách, bức bốitrước nhu cầu vay ngày càng gia tăng của khách hàng. Việc thiếuvốn cũng sẽ khiến các TCTCVM khó bền vững về tài chính. Nếu nhưtrước đây, vốn tài trợ được cung cấp bởi các Tổ chức phi chính phủquốc tế – được xem như là “cứu cánh” – thì nay phần lớn đã cạn kiệt.Việc các TCTCVM tự đi vay tại các NHTM gần như không có, do uy tínvà năng lực tài chính của các TCTCVM không đủ hấp dẫn các NHTM.

Phần III. Thực trạng liên kết của cácTCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 135

Theo điều tra sơ cấp năm 2014, trong số 23 cán bộ của cácchương trình, dự án TCVM tham gia phỏng vấn câu hỏi“Ông/Bà có nắm được tình hình hoạt động của các Chươngtrình, dự án có hoạt động TCVM trên địa bàn hoặc ngoài địabàn không?”, 60,9% trả lời “có”, 21,7% chọn “rất ít”, và 4,3%trả lời “không”.

Tầnsuất

Tần suấttheo tỷ lệphần trăm

Tỷ lệ phần trăm

hợp lệ

Tỷ lệ phầntrăm tích lũy

cộng dồn

Giá trị hợp lệ

Có 14 60.9 70.0 70.0Không 1 4.3 5.0 75.0Rất ít 5 21.7 25.0 100.0Tổng 20 87.0 100.0

Giá trị khuyết Số giá trị 3 13.0Tổng 23 100.0

Page 138: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Thực tế các cuộc khảo sát của Nhóm nghiên cứu cho thấy, sự hợptác giữa các chủ thể tham gia trong lĩnh vực TCVM tại Việt Nam hiệnnay rất hạn chế, cả về mặt chính sách lẫn thực tế hoạt động. Sự liênkết giữa các TCTCVM và các TCTD khác trên cùng một cấu phần thịtrường có thể nói rất lỏng lẻo, gần như không có sự liên kết hay hợptác nào. Có nhiều yếu tố đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ TCVMphải liên kết với nhau. Các nhu cầu này có thể từ mức độ cần traođổi thông tin không chính thức cho đến mức độ có ký kết các hợpđồng hợp tác chính thức hoặc thậm chí là có quan hệ sở hữu lẫnnhau.

Mối quan hệ liên kết đầu tiên cần xem xét đến là các thỏa thuận vềcung ứng dịch vụ, chẳng hạn một TCTCVM hoạt động như một đạilý bán lẻ cho một NHTM. NHTM đến lượt mình có vai trò như một nhàbán buôn vốn cho các TCTCVM. Khi đó TCTCVM và NHTM thực chấtđã có một thỏa thuận hợp tác chiến lược. Mối hợp tác chiến lượcđó chỉ có thể bền vững nếu cả hai đều duy trì được lợi ích. Trongtrường hợp này, mối quan hệ hợp tác chiến lược có thể giúp cho cảhai bên tập trung vào những hoạt động cốt lõi và hạn chế đượcnhững điểm yếu. Ví dụ: với NHTM, điểm mạnh là khả năng huy độngvốn toàn quốc nhưng có điểm yếu là khó có thể tiếp cận sâu vàođối tượng thu nhập thấp do văn hóa và phương pháp kinh doanhkhông phù hợp; với TCTCVM, điểm mạnh là có khả năng và phươngpháp thích hợp tiếp cận sâu với khách hàng nhưng lại không đủ khảnăng để huy động vốn. Các TCTCVM và các ngân hàng có rất nhiềulợi ích và động cơ để tiến đến hợp tác như là:

(i) Hợp tác để đa dạng hoá, mở rộng và /hoặc để giảm chi phícho vay/chi phí vốn của các bên.

(ii) Các TCTCVM có tốc độ phát triển nhanh sẽ gặp phải giớihạn do quy định về tỷ lệ an toàn vốn, do đó làm đại lý tíndụng cho một ngân hàng là cách tốt nhất để vừa đáp ứngnhu cầu vay vốn của khách hàng, không phải tăng nhanhvốn chủ sở hữu để tránh bị áp lực bởi quy định về tỷ lệ antoàn vốn.

Phần

III.

Thực

trạn

g liê

n kế

t của

các

TCTC

VM V

iệt N

am h

iện

nay

136 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 139: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

(iii) Để ngân hàng có thể đi sâu xuống một phân đoạn thị trườngmới mà không phải thiết lập kênh riêng với phương phápmới, văn hoá kinh doanh mới.

(iv) Để ngân hàng có thể tiếp cận và đánh giá TCTCVM trước khiquyết định tiến tới có quan hệ sở hữu đối với TCTCVM.

(v) Để TCTCVM có thể tận dụng quy mô của ngân hàng, hệthống hỗ trợ hiện đại và chuyên nghiệp cũng như các nguồntài lực, nhân lực khác của ngân hàng với chi phí thấp.

(vi) Các TCTCVM cũng có thể tận dụng các ưu đãi của Chínhphủ đối với các TCTCVM thông qua hệ thống ngân hàng khiChính phủ không thể tiếp cận với từng TCTCVM. Nhà nướccần hoàn thiện khung pháp lý cho phép các ngân hàng cóthể liên kết với các TCTCVM theo hướng đáp ứng các nhucầu trên.

Việc phối hợp, trao đổi thông tin khách hàng TCVM với TCTD khác,đặc biệt là đối với các nhà cung cấp trên cùng một phân khúc thịtrường khách hàng như NHCSXH, NHNN&PTNT, QTDND gần như chưađược thiết lập. Đây là một điều đáng lo ngại. Trên thực tế, dịch vụtham khảo thông tin tín dụng có sẵn cho các nhà cung cấp TCVMchưa có Giấy phép là hạn chế. Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC)quản lý thông tin tín dụng của các TCTD, nhưng chủ yếu là các khoảncho vay doanh nghiệp và doanh nghiệp nhà nước lớn. Như cácTCTD, 03 TCTCVM được cấp Giấy phép về nguyên tắc phải báo cáocho CIC, nhưng mức độ đan xen của khách hàng với NHTM là rất ít,do đó báo cáo không đem lại nhiều hữu ích.

Phần III. Thực trạng liên kết của cácTCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 137

Page 140: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Phần

III.

Thực

trạn

g liê

n kế

t của

các

TCTC

VM V

iệt N

am h

iện

nay

138 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

4. Thực trạng hoạt động của Nhóm công tác TCVM Việt Nam(VMFWG)

Nhóm VMFWG đóng vai trò đại diện cho các tổ chức và cá nhânthực hành TCVM có cam kết thực hiện TCVM theo thông lệ tốt nhất– bền vững về mặt tài chính, hướng tới người nghèo và người thunhập thấp, đảm bảo rằng họ có cơ hội tiếp cận liên tục tới các dịchvụ tài chính cần thiết nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình,khởi sự và phát triển doanh nghiệp nhỏ.

Trên cơ sở đó, trong những năm qua VMFWG đã không ngừng pháttriển để đáp ứng nhu cầu phát triển của các tổ chức thực hànhTCVM nói riêng và ngành TCVM Việt Nam nói chung.

Theo điều tra sơ cấp năm 2014, trong số 23 cán bộ của cácchương trình, dự án TCVM được hỏi về “Mức độ liên kết giữacác chương trình, dự án có hoạt động TCVM với NHCSXH,QTDND”, chỉ có 8,7% chọn “vừa”, có tới 87% chọn “yếu”.

Tầnsuất

Tần suất theo tỷ lệphần trăm

Tỷ lệ phần trăm

hợp lệ

Tỷ lệ phầntrăm tích lũy

cộng dồn

Giá trị hợp lệVừa 2 8.7 9.1 9.1Yếu 20 87.0 90.9 100.0Tổng 22 95.7 100.0

Giá trị khuyết Số giá trị 1 4.3Tổng 23 100.0

Page 141: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Phần III. Thực trạng liên kết của cácTCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 139

Danh sách thành viên VMFWG tham gia với tư cách tổ chức

Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Phát triển tỉnh Lào Cai

Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ miền núi phát triển huyện Mai Sơn, Sơn La

Chương trình Chị em (EMD)

Quỹ Phụ nữ phát triển huyện Điện Biên

Quỹ Phụ nữ phát triển Thành phố Điện Biên Phủ

Quỹ Phát triển An Phú

Quỹ Phụ nữ nghèo Sóc Sơn

Trung tâm Hỗ trợ ứng phó với Biến đổi khí hậu

Trung tâm chương trình Kinh tế – Xã hội, Liên minh hợp tác xã Việt Nam

Trung tâm TCVM và Phát triển (M&D)

Viện TCVM và phát triển cộng đồng (MACDI)

Tổ chức quốc tế CARE tại Việt Nam

Mạng lưới TCVM M7/ Trung tâm hỗ trợ phát triển nguồn lực tài chính cộng đồng (CFRC)

Tổ chức Cứu trợ trẻ em

Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ (SEDA)

Dự án nâng cấp Quỹ Tương trợ Trung ương hội LHPN Việt Nam

QTDNDTW

Trung tâm Phát triển doanh nghiệp nông thôn Việt (VIETED)

Tổ chức Tầm nhìn Thế giới/Việt Nam

Tổ chức Tài chính Quy mô nhỏ TNHH MTV Tình Thương (TYM)

Trung tâm vì Phụ nữ và Phát triển cộng đồng (CWCD)

Trung tâm Dịch vụ Phát triển nông thôn (RDSC)

BQL Quỹ TCVM – Hội LHPN Hải Phòng

Quỹ TCVM vì sự phát triển cộng đồng (MFCDI)

Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Đông Triều

Page 142: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Phần

III.

Thực

trạn

g liê

n kế

t của

các

TCTC

VM V

iệt N

am h

iện

nay

140 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Danh sách thành viên VMFWG tham gia với tư cách tổ chức

Quỹ Khuyến khích Phụ nữ phát triển Uông Bí

Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nghèo Thanh Hóa (FPW)

Trung tâm Phát triển vì người nghèo Can Lộc (PPC)

Quỹ Phát triển Phụ nữ Hà Tĩnh

Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển Ninh Phước

Quỹ Dariu (TDF)

Dự án PACODE – CARE Việt Nam

Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang

Quỹ trợ vốn công nhân viên chức và người lao động nghèo tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu (CAFPE)

Tổ chức TCVM TNHH M7 (M7-MFI)

Tổ chức PLAN Việt Nam

Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư FINCO

Ủy ban Y tế Hà Lan tại Việt Nam

Công ty TNHH xây dựng năng lực và phát triển cộng đồng Thanh Hà

Quỹ bảo vệ tương hỗ M7 MPA

Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Ninh Bình

Hội LHPN huyện Phù Yên – Sơn La

Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình

Chương trình Bàn Tay Vàng (BTV)

Tổ chức Tài chính TEA (TEA)

Công ty cổ phần NGV

Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông thôn (GECERD)

Oxfam Quebec/Việt Nam

Page 143: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

4.1. Xây dựng và phát triển môi trường thuận lợi cho sự phát triển củangành TCVM Việt Nam

Nhằm tạo ra tác động tích cực đến xóa đói giảm nghèo bằng cáchthúc đẩy chất lượng và tính bền vững của các TCTCVM, phấn đấuxây dựng môi trường thuận lợi cho TCVM Việt Nam, VMFWG đãthường xuyên tham gia đối thoại với NHNN, Bộ Tài chính và cơ quanquản lý Nhà nước khác để vận động cho một môi trường pháp lýthuận lợi cho TCVM, đồng thời tìm kiếm và chia sẻ tài liệu kiến thứccủa Ngành, nghiên cứu, tạo điều kiện để các TCTCVM liên quan tiếpcận với các cơ hội đào tạo. Tầm quan trọng của một tổ chức đạidiện tạo ra tiếng nói chung của Ngành đã được công nhận trong Đềán xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020được Thủ tướng Chính phủ thông qua vào tháng 12/2011, trong đóbao gồm việc thành lập một Hiệp hội TCVM là một trong nhữngnhiệm vụ của NHNN trong giai đoạn đầu tiên (giai đoạn 2011-2015).

Với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành TCVM bềnvững và có khả năng cạnh tranh, VMFWG đã tạo được tác động tớiviệc hoàn thiện khung pháp lý, quy định và chính sách về TCVM tạiViệt Nam, VMFWG không ngừng duy trì tiếng nói chung tới Chính phủ,Bộ Tài chính và đặc biệt là NHNN, cụ thể: phối hợp các tổ chức trongvà ngoài nước, các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tổ chứccác cuộc Tọa đàm nhằm (i) Nhận định vai trò quan trọng của TCVM;(ii) Hỗ trợ cung cấp thông tin tới nhà hoạch định chính sách, đồngthời tạo cơ hội cho các tổ chức TCVM có thể trao đổi ý kiến, quanđiểm trực tiếp tới các nhà hoạch định chính sách, tăng cường khảnăng quản trị rủi ro và thực hành TCVM có trách nhiệm; (iii) Cập nhậtdiễn biến và xu hướng mới nhất trong ngành TCVM Việt Nam, đúckết bài học kinh nghiệm và thành công của các tổ chức TCVM đãchuyển đổi.

Phần III. Thực trạng liên kết của cácTCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 141

Page 144: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

4.2. Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ phát triểnkinh doanh dựa trên nhu cầu thành viên

Nhằm tăng cường khả năng phát triển dịch vụ kinh doanh của cácthành viên, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, VMFWG tổchức các khóa đào tạo/hội thảo dựa trên kết quả khảo sát nhu cầuđào tạo của thành viên VMFWG; nguồn lực hỗ trợ nâng cao nănglực TCVM được sử dụng hiệu quả hơn thông qua hoạt động khảo sátnhu cầu đào tạo của TCTCVM do VMFWG thực hiện hàng năm vàchia sẻ rộng rãi trên trang web của VMFWG, cụ thể:

(i) Hỗ trợ các tổ chức thành viên tiếp cận dịch vụ phát triển kinhdoanh bền vững như bao gồm hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ pháttriển kinh doanh (BDS), nghiên cứu, kiểm toán, ICT/IT, MIS,...

(iii) Phổ biến, tuyên truyền về sự cần thiết thiết lập cơ chế trao đổithông tin, công khai minh bạch kết quả hoạt động TCVM

(iv) Hỗ trợ các tổ chức thành viên nâng cao nhận thức và cậpnhật quy định pháp luật đối với hoạt động TCVM tại ViệtNam, đặc biệt đối với các tổ chức đã và đang chuẩn bịchuyển đổi thành TCTCVM chính thức.

VMFWG hoạt động với sự tham gia của 87 thành viên liên kết (tínhđến cuối năm 2013), mặc dù nguồn lực hạn chế, VMFWG đã cungcấp các dịch vụ có liên quan và đạt được kết quả tốt kể từ năm 2011đến nay trở thành công cụ hữu hiệu trong việc vận động chính sách,phổ biến các quy định mới cho các thành viên thông qua websitecủa VMFWG, tổ chức các hội thảo/đào tạo, tạo điều kiện kết nốinguồn vốn cho các TCTCVM.

4.3. Điều phối và đầu mối thông tin cho ngành TCVM Việt Nam

VMFWG đóng vai trò là một tổ chức đầu mối cung cấp thông tin vềhoạt động của ngành TCVM thông qua việc chia sẻ kết quả nghiêncứu, tài liệu và các thông tin, số liệu đáng tin cậy và với nhu cầu cácbên liên quan.

Phần

III.

Thực

trạn

g liê

n kế

t của

các

TCTC

VM V

iệt N

am h

iện

nay

142 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 145: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Phát hành các ấn phẩm và tài liệu liên quan đến TCVM

VMFWG là đại diện và đầu mối của Việt Nam trong việc cung cấpthông tin hoạt động về TCVM tại Việt Nam đến bạn bè quốc tế thôngqua Website, Bản tin TCVM Việt Nam được phát hành hàng năm từsố 01 đến số 20, Bản tin tuyển dụng hàng tháng, Bản tin TCVM hằngquý, từ năm 2012 phát hành “Danh bạ các TCTCVM" hàng năm từnăm 2012, tổ chức Hội thảo/Tọa đàm hàng năm và tham gia 03mạng lưới TCVM quốc tế với tư cách là Thành viên chính thức.

Thu thập số liệu và chia sẻ thông tin về TCVM

Nhằm mục đích hỗ trợ các TCTCVM nâng cao nhận thức và hiểu biếtvề minh bạch thông tin và quản lý hiệu quả xã hội, VMFWG đã hỗ trợhơn 30 TCTCVM cung cấp và cập nhật số liệu của tổ chức lên trêntrang thông tin điện tử của mạng lưới The MIX. Bên cạnh đó, VMFWGđã thực hiện so sánh và phân tích kết quả hoạt động của cácTCTCVM trong nước và các nước khác trong khu vực. Từ đó, cácTCTCVM tại Việt Nam có thể tự đánh giá và so sánh kết quả hoạtđộng của mình với các tổ chức khác và có định hướng cải thiện vànâng tác công tác quản lý của tổ chức hướng tới mục tiêu bền vữngvà hiệu quả xã hội.

Từ năm 2007 đến năm 2014, với hỗ trợ tài chính của Quỹ Citi – Ngânhàng Citibank Việt Nam, VMFWG đã phối hợp với Citi Bank Việt Namvà NHNN tổ chức thành công “Chương trình Doanh nhân vi mô Citi– Việt Nam” gọi tắt là Chương trình CMA – đây là một hoạt độngthường niên toàn cầu do Quỹ Citi/ Ngân hàng Citi tại Việt Nam tàitrợ nhằm ghi nhận các khách hàng TCVM đã có những sáng kiếntrong việc sử dụng vốn vay hiệu quả, các cán bộ tín dụng xuất sắcvà các TCTCVM tiêu biểu có những đóng góp đáng kể trong quátrình thực hiện Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM bềnvững tại Việt Nam đến năm 2020, góp phần tích cực vào công cuộcxoá đói giảm nghèo của đất nước. Chương trình CMA không chỉ gópphần khích lệ hiệu quả sử dụng vốn của các cá nhân và tổ chứcTCVM, đồng thời tạo ra cơ hội nâng cao nhận thức của xã hội về vai

Phần III. Thực trạng liên kết của cácTCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 143

Page 146: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

trò quan trọng của TCVM trong xóa đói giảm nghèo và góp phần tíchcực trong công cuộc phát triển kinh tế địa phương.

4.4. VMFWG trở thành mạng lưới chuyên nghiệp và đại diệnngành TCVM Việt Nam

– Thành lập Hiệp hội TCVM

Nhằm mục tiêu nâng cao vị thế hoạt động mạng lưới hướng tới hoạtđộng chuyên nghiệp và hiệu quả tại Việt Nam, VMFWG đang tiếnhành hoạt động chuẩn bị thành lập Hiệp hội TCVM, với dự thảo Điềulệ và đề xuất thành lập được trao đổi với đại diện cơ quan quản lýnhà nước và thành viên tích cực của VMFWG. Đến nay, VMFWG đãnhận sự đồng thuận và hỗ trợ của VINASME, một số Bộ, ngành, cácthành viên tích cực và các bên liên quan.

– Thiết lập sự kết nối nguồn lực hiệu quả giữa tổ chức trong và ngoàinước

Thông tin và hoạt động TCVM Việt Nam đã được chia sẻ và quảngbá tới tổ chức quốc tế thông qua việc xây dựng và duy trì quan hệvới các tổ chức đối tác khác bao gồm tổ chức Blue Orchard, Ngânhàng phát triển Châu Á (ADB), Công ty tài chính Quốc tế (IFC), Ngânhàng thế giới World Bank,…

Trong thời gian qua VMFWG được xem như là đơn vị đầu mối liên kếthệ thống của các TCTCVM, giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nướccó thông tin chung về hoạt động của các tổ chức có họat động trêncả nước. Tuy nhiên, do VMFWG chưa phải là một pháp nhân độc lậpđược thành lập dưới hình thức Hội, Hiệp hội nên khả năng liên kết,kêu gọi các thành viên khác tham gia còn hạn chế, chưa thể trởthành một tổ chức đại diện, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ đầy đủ chocác thành viên. Mặt khác, sự hạn chế còn làm giảm đáng kể vai tròkết nối trung gian giữa cơ quan quản lý Nhà nước với hệ thống cáctổ chức thực hành TCVM hiện nay bởi lẽ các tổ chức có hoạt độngTCVM hiện nay trên cả nước khá tản mạn, do nhiều cơ quan nhà

Phần

III.

Thực

trạn

g liê

n kế

t của

các

TCTC

VM V

iệt N

am h

iện

nay

144 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 147: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

nước cấp phép, quản lý hoạt động (NHNN; UBND cấp xã, cấp tỉnh,thành phố; Bộ Nội vụ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư,…). Việc quản lý tảnmản này đã dẫn đến hiện tượng không có một cơ quan nhà nướcnào thống nhất quản lý tất cả các tổ chức có hoạt động TCVM. Dovậy, việc thành lập Hiệp hội TCVM là thực sự cần thiết để vừa đạidiện, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ đầy đủ cho các thành viên, vừagiúp các cơ quan quản lý Nhà nước có đầu mối thông tin để phụcvụ mục tiêu quản lý, từ đó có cơ sở đề xuất, giải pháp quản lý tổngthể và thống nhất cho Ngành TCVM tại Việt Nam.

5. Sự cần thiết thành lập Hiệp hội TCVM Việt Nam

Trong thời gian qua, VMFWG đã có nhiều đóng góp thiết thực vào sựphát triển của ngành TCVM. Những đóng góp đó đã và đang đượccác cấp, các ngành ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, để có thểtham gia và đóng góp tích cực, hiệu quả hơn trong việc hỗ trợ cácthành viên, rất cần một thể chế độc lập, đứng ra làm đầu mối, đạidiện quyền lợi của các TCTCVM chính thức và bán chính thức. Việcthành lập Hiệp hội TCVM Việt Nam hiện nay đã có cơ sở pháp lý vữngchắc và là đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn bởi các lý do sau:

– Triển khai Quyết định số 2195/QĐ-TTg

Thành lập Hiệp hội TCVM Việt Nam đáp ứng mục tiêu xây dựng vàphát triển hệ thống TCVM an toàn và bền vững tại Việt Nam, đồngthời góp phần tích cực vào quá trình thực hiện “Đề án xây dựng vàphát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020” trong giai đoạn1 (2011–2015) được ban hành kèm theo Quyết định số 2195/QĐ-TTg.

– Tạo dựng một tổ chức độc lập có đóng góp thiết thực vào quátrình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, hỗ trợ hoạt độngđào tạo, tham gia xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu TCVM, đưa ranhững kiến nghị về các giải pháp quản lý hoạt động TCVM phù hợpvới thực tiễn và theo Thông lệ tốt trên thế giới.

Phần III. Thực trạng liên kết của cácTCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 145

Page 148: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Hiệp hội TCVM Việt Nam, đóng vai trò là đơn vị hỗ trợ các nhà hoạchđịnh chính sách trong quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫnquy định pháp lý cho hoạt động TCVM thông qua thu thập, xây dựngcơ sở dữ liệu, phân tích thông tin về hoạt động của hệ thống cácTCTCVM tại Việt Nam; thực hiện các nghiên cứu cần thiết liên quanđến hoạt động TCVM Việt Nam; tham gia đóng góp, kiến nghị cácgiải pháp quản lý đối với hoạt động TCVM của các tổ chức đoànthể, NGOs dựa trên những căn cứ thực tiễn, các dữ liệu thu thập vàphân tích, các nghiên cứu về TCVM. Từ đó, ngành TCVM có thể cóđiều kiện hoạt động và phát triển bền vững với sự giám sát, quản lýcủa Hiệp hội TCVM Việt Nam .

– Đáp ứng tốt nhất nhu cầu và nguyện vọng của các tổ chức thànhviên, các đối tác và nhà tài trợ, theo kịp xu thế phát triển TCVM trênThế giới.

Thành lập Hiệp hội TCVM sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển tổchức, nhu cầu và nguyện vọng của các tổ chức thành viên, các nhàtài trợ đối với ngành TCVM Việt Nam, đồng thời xây dựng phát triểnngành TCVM Việt Nam có khả năng bắt nhịp xu thế phát triển TCVMtrên thế giới và trong khu vực, qua đó tạo cơ hội và điều kiện tiếpcận nguồn lực và sự hỗ trợ cho phát triển TCVM nói riêng và ngànhTCVM Việt Nam nói chung.

Phần

III.

Thực

trạn

g liê

n kế

t của

các

TCTC

VM V

iệt N

am h

iện

nay

146 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Theo điều tra sơ cấp năm 2014, trong số 23 cán bộ của cácchương trình, dự án TCVM được phỏng vấn “Theo Ông/Bà cónên thành lập Hiệp hội TCVM không?”, đã có tới 95,7% trả lờinên thành lập.

Tầnsuất

Tần suấttheo tỷ lệphần trăm

Tỷ lệ phần trăm

hợp lệ

Tỷ lệ phầntrăm tích lũy

cộng dồn

Giá trị hợp lệCó 22 95.7 95.7 95.7Không 1 4.3 4.3 100.0Tổng 23 100.0 100.0

Page 149: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

– Đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức có hoạtđộng TCVM tại Việt Nam.

Hiệp hội TCVM Việt Nam là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợppháp của các tổ chức có hoạt động TCVM tại Việt Nam. Việc Hiệphội TCVM Việt Nam ra đời sẽ tạo điều kiện hướng dẫn, phổ biến,tuyên truyền, đào tạo cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vựcTCVM hoạt động theo hướng chuyên nghiệp hơn, tuân thủ các quyđịnh của pháp luật, tăng cường cơ hội hợp tác và khả năng học hỏikinh nghiệm từ các TCTD, tổ chức tài chính khác; là đại diện choquyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức có hoạt động TCVM tạiViệt Nam, qua đó có thể thúc đẩy sự phát triển và hỗ trợ tích cựcvào quá trình chuyển đổi các TCTCVM bán chính thức nhằm nângcao khả năng bền vững về thể chế cho hệ thống các TCTCVM; đồngthời góp phần xây dựng môi trường thuận lợi để phát triển TCVM ViệtNam chuyên nghiệp và bền vững, đóng góp tích cực vào công cuộcxoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.

– Tăng cường khả năng thu hút nguồn lực và tăng khả năng sử dụnghiệu quả các nguồn lực cho hoạt động TCVM.

Thành lập Hiệp hội TCVM Việt Nam sẽ nâng cao khả năng chia sẻthông tin, thu hút đầu tư và tài trợ, phát triển hoạt động kết nối nguồnlực hỗ trợ phát triển TCVM, tăng cường và thu hút sự quan tâm củaChính phủ, cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn thể chính trị – xãhội, các tổ chức quan tâm đến hoạt động TCVM, tạo ra sức mạnhtổng hợp tạo điều kiện sử dụng nguồn lực hiệu quả và bền vững,góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

Phần III. Thực trạng liên kết của cácTCTCVM

Việt Nam

hiện nay

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 147

Page 150: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

PHẦN IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CHO HOẠT ĐỘNGCỦA CÁC TCTCVM PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Quyết định số 2195/QĐ-TTg đã xác định mục tiêu của Chính phủ làxây dựng và phát triển hệ thống TCTCVM an toàn, bền vững, hướngtới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệpsiêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương củaĐảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.

Để thực hiện mục tiêu nêu trên, các giải pháp cụ thể đã được xácđịnh là: Xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, phù hợp, nâng caonăng lực hoạch định chính sách và quản lý của cơ quan quản lý nhànước, nâng cao năng lực của các TCTCVM, tuyên truyền, nâng caonhận thức về TCVM, tạo điều kiện về nguồn vốn cho hoạt độngTCVM, hỗ trợ hình thành cơ sở đào tạo về TCVM, xây dựng cơ sở dữliệu chung về TCVM, thành lập Hiệp hội TCVM.

Các nội dung cơ bản về khung pháp lý cần sớm được xem xét, điềuchỉnh trên cơ sở kết quả của quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tiễnhoạt động của các chương trình, dự án hoạt động TCVM cũng nhưcác TCTCVM chính thức tại Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm hoạtđộng TCVM ở một số quốc gia trên thế giới. Những đề xuất dưới đâyđược đưa ra thuần túy dựa trên các cơ sở khoa học và nhu cầu thựctiễn đối với hoạt động TCVM tại Việt Nam hiện nay với kỳ vọng hệthống pháp lý về TCVM dần được hoàn thiện để tạo “xung lực” mớicho lĩnh vực này có thể tồn tại và phát triển một cách ổn định, bềnvững, góp phần thúc đẩy sự phát triển TCVM ở Việt Nam nói riêng vàở khu vực nông nghiệp, nông thôn nói chung trong giai đoạn tới đây.

Qua kết quả khảo sát và nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạtđộng, thực trạng cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động TCVMvà tính liên kết hệ thống của các TCTCVM nêu trên, Nhóm nghiên cứuđưa ra một số giải pháp, kiến nghị cụ thể với mục tiêu tạo nên nhữngchuyển biến mới, tích cực cho các TCTCVM chính thức và bán chínhthức phát triển an toàn, ổn định và bền vững trong giai đoạn tới. Cụ thể:

Phần

IV. Đ

ề xu

ất, k

iến

nghị

cho

hoạt

độn

gcủ

a cá

c TCT

CVM

phá

t triể

n to

àn d

iện

148 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 151: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

1. Đề xuất, kiến nghị đối với Chính phủ

Nhằm mục đích phát triển TCVM ở khu vực nông nghiệp nông thônViệt Nam trong gian đoạn hiện nay, Nhóm nghiên cứu kiến nghị vớiChính phủ, cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất có thẩm quyềnchung, thống nhất quản lý mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế – xã hộitrên phạm vi toàn quốc, những vấn đề sau đây:

a) Chính phủ, các Bộ, ngành cần sớm ban hành đầy đủ hành langpháp lý tạo điều kiện cho hoạt động TCVM phát triển bền vững theođúng Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đếnnăm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định2195/QĐ-TTg. Theo đó, các Bộ, ngành liên quan cần xác định rõ tráchnhiệm của mình trong việc tạo điều kiện thuận lợi để hoạt độngTCVM phát triển. Các quy định mới ban hành phải theo hướng tíchcực, tạo điều kiện thuận lợi, tránh gây trở ngại, khó khăn đối với hoạtđộng TCVM, làm gián đoạn nguồn vốn dành cho người nghèo;

b) Để thực hiện đúng định hướng khuyến khích, tạo điều kiện pháttriển TCVM, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan, NHNN, BộTài chính, Bộ Nội vụ... cần chủ động sớm triển khai thực hiện và hoànthành đúng tiến độ các nhiệm vụ cụ thể đã được Thủ tướng Chínhphủ giao tại Đề án (Quyết định 2195/QĐ-TTg), có các giải pháp,chương trình hành động cụ thể tạo điều kiện cho ngành TCVM phát triển;

c) Chỉ đạo NHNN ban hành các quy định riêng đối với hoạt độngTCVM do hoạt động TCVM có đặc thù khác so với hoạt động củangân hàng thương mại. Các quy định được xây dựng theo hướngtạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TCVM phát triển bền vững, cụ thể:

– Sớm ban hành các Nghị định/Thông tư hướng dẫn theo Luật cáctổ chức tín dụng để làm cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng TCVM thay thế cho các quy định cũ đã không còn phù hợp

Phần IV. Đề xuất, kiến nghị cho hoạt động

của các TCTCVM phát triển toàn diện

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 149

Page 152: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

(như Nghị định 28/2005/NĐ-CP, Thông tư 02/2008/TT-NHNN, Thôngtư 08/2009/TT-NHNN nêu trên).

– Quy định về cấp phép, chuyển đổi, giám sát hoạt động TCVMđảm bảo khuyến khích phát triển các chương trình/dự án TCVM;không gây khó khăn, cản trở hoạt động TCVM, phù hợp với khảnăng hạn chế về nhân lực, cơ sở vật chất hiện nay của các Quỹxã hội/Quỹ từ thiện, chương trình, dự án TCVM.

– Quy định về lãi suất cần được xây dựng trên cơ sở tính toán hợplý các chi phí đặc thù của TCVM là không có tài sản bảo đảm, rủiro cao, tổ chức TCVM đã phải chịu các chi phí đi lại cho ngườinghèo do cho vay và thu nợ tận thôn, bản, làng xã.

– Tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ xem xét sớm ban hành cácquy định về hoạt động tín dụng của các chương trình, dự án, Quỹxã hội/Quỹ từ thiện về TCVM để làm cơ sở tiếp tục hoạt động.

d) Chỉ đạo Chính quyền địa phương, các Bộ, ban ngành, các tổchức chính trị – xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức xã hội có nhữngcơ chế, hướng dẫn thiết thực để tạo điều kiện cho các TCTCVM(chính thức và bán chính thức) phát triển ổn định, bền vững;

đ) Chỉ đạo NHNN và Chính quyền địa phương thực hiện sơ kết, đánhgiá 3 năm thực hiện Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tạiViệt Nam đến năm 2020 theo Quyết định số 2195/QĐ-TTg làm cơ sởđưa ra định hướng cho các chương trình, dự án đang có hoạt độngTCVM trên toàn quốc để có những giải pháp phù hợp thúc đẩy hoạtđộng TCVM phát triển bền vững;

e) Chỉ đạo Chính quyền địa phương các cấp ưu tiên bố trí nguồnvốn uỷ thác cho các chương trình, dự án, Quỹ xã hội, TCTCVM thựchiện cho vay người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địabàn; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện nghĩa vụ xã hội theo hìnhthức tạo nguồn vốn cho các TCTCVM hoặc thành lập các chươngtrình tín dụng vi mô thay cho tài trợ trực tiếp;

Phần

IV. Đ

ề xu

ất, k

iến

nghị

cho

hoạt

độn

gcủ

a cá

c TCT

CVM

phá

t triể

n to

àn d

iện

150 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 153: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

f) Chỉ đạo các Bộ, ban ngành xác định đúng vai trò của việc thànhHiệp hội TCVM và đảm bảo công tác quản lý nhà nước; nghiên cứu,đánh giá đúng mực đề xuất thành lập Hiệp hội TCVM của các nhàthực hành TCVM và cho phép tổ chức này được thành lập; đồngthời, ban hành những văn bản pháp luật cần thiết, tạo hành langpháp lý cho sự vận hành của tổ chức này. Theo đó, để phát triển bềnvững thì các hoạt động TCVM cần được tổ chức một cách hệ thống.Các TCTCVM, các chương trình, dự án, Quỹ xã hội/Quỹ từ thiện cóhoạt động TCVM… cần liên kết thống nhất để có tiếng nói chungcho sự phát triển của ngành, đặc biệt và thống nhất quan điểm cáckiến nghị để vận động chính sách;

g) Kiện toàn hoạt động của Ban công tác TCVM để tham mưu hiệuquả hơn cho Chính phủ trong việc ban hành các cơ chế, chính sáchthúc đẩy phát triển TCVM. Chỉ đạo Ban công tác TCVM sớm triểnkhai các hoạt động để tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ trongviệc thúc đẩy phát triển hoạt động TCVM, hệ thống TCVM, chủ độngtham gia vào quá trình sơ kết, đánh giá 3 năm thực hiện Đề án xâydựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020 đểnghiên cứu, đánh giá những kết quả đạt được, những bất cập tồntại, trên cơ sở đó tham mưu, đề xuất cho Thủ tướng Chính phủ cácgiải pháp tháo gỡ khó khăn;

h) Nghiên cứu, đánh giá, so sánh hiệu quả sử dụng vốn (hiệu quảkinh tế và hiệu quả xã hội) tại các TCTD Nhà nước (gồm NHCSXH,NHHTX, NHNN&PTNT) có hoạt động TCVM với các TCTCVM hiện nayđể cơ chế sử dụng nguồn vốn Nhà nước hiệu quả, an toàn và tácđộng trực tiếp đến người nghèo, người thu nhập thấp. Trên cơ sởđánh giá hiệu quả sử dụng vốn, xem xét phân bổ lại nguồn vốn ưuđãi theo hướng “tiếp sức” cho các TCTCVM chính thức, các chươngtrình dự án TCVM để bổ sung nguồn lực cho các TCTCVM mở rộnghoạt động, cung cấp được nhiều sản phẩm thiết thực cho ngườinghèo/người thu nhập thấp.

Phần IV. Đề xuất, kiến nghị cho hoạt động

của các TCTCVM phát triển toàn diện

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 151

Page 154: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

k) Chỉ đạo NHNN:

+ Khẩn trương triển khai và hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể đãđược Thủ tướng Chính phủ giao tại theo Quyết định số 2195/QĐ-TTg ban hành kèm theo Đề án xây dựng và phát triển hệ thốngTCVM tại Việt Nam đến năm 2020;

+ Tổ chức hội thảo, tham luận rộng rãi để đánh giá đúng những kếtquả, các khó khăn vướng mắc và tổng hợp các kiến nghị, đề xuấtgiải pháp tiếp theo để thực hiện Đề án ban hành theo Quyết định2195/QĐ-TTg; báo cáo Ban công tác TCVM tham mưu cho Thủtướng Chính phủ theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

+ Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật TCTDliên quan đến hoạt động TCVM theo hướng cho phép đa dạnghóa loại hình tổ chức hoạt động và mở rộng sản phẩm, dịch vụTCVM, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi của cácchương trình, dự án TCVM sang thành TCTCVM chính thức; thammưu cho Chính phủ về giải pháp quản lý đối với hoạt động TCVMcủa tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức phi chính phủ theo hướngtạo điều kiện cho các chương trình, dự án TCVM cũ tiếp tục hoạtđộng, đảm bảo hành lang pháp lý cho các chương trình, dự ánmới không có nhu cầu thành lập TCTCVM, hỗ trợ kinh phí, triển khaicác chương trình đào tạo, tuyên truyền, hỗ trợ xây dựng cơ sởđào tạo về TCVM; xây dựng cơ sở dữ liệu chung về TCVM và thànhlập Hiệp hội TCVM.

+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựngChiến lược phát triển TCVM theo hướng hỗ trợ cho sự phát triểnchuyên nghiệp, bền vững của TCVM, từng bước hội nhập TCVMvào hệ thống tài chính – ngân hàng quốc gia;

+ Có giải pháp phù hợp đảm bảo NHCSXH hoạt động bền vững tàichính, giảm gánh nặng hỗ trợ tài chính của Chính phủ và tiếp tụcđạt mục tiêu xã hội, trong đó tập trung phục vụ đúng đối tượngthực sự cần ưu đãi, hỗ trợ, đảm bảo việc sử dụng ngân sách

Phần

IV. Đ

ề xu

ất, k

iến

nghị

cho

hoạt

độn

gcủ

a cá

c TCT

CVM

phá

t triể

n to

àn d

iện

152 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 155: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Nhà nước cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo hiệu quả hơn, đồngthời có giải pháp hỗ trợ lãi suất và chi phí hoạt động của cácTCTCVM.

l) Chỉ đạo Bộ Tài chính:

+ Tổng kết thực hiện thí điểm đối với hoạt động bảo hiểm vi mô củaHLHPN và Trung tâm Đào tạo nguồn lực tài chính cộng đồng(CFRC) để ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quyđịnh phù hợp đối với hoạt động bảo hiểm vi mô theo hướng đadạng hoá các loại hình bảo hiểm vi mô, đảm bảo quyền lợi chokhách hàng TCVM và sự bền vững của tổ chức cung cấp dịch vụbảo hiểm vi mô và ngành TCVM.

Trên cơ sở đó sớm ban hành các quy định đặc thù về hoạt động Bảohiểm vi mô, tạo điều kiện cho các chương trình, dự án, Quỹ xã hộiđược cung cấp các dịch vụ ủy thác bảo hiểm vi mô cho khách hàngTCVM.

+ Nghiên cứu, ban hành hoặc đề xuất ban hành chính sách ưu đãivề thuế, phí, chế độ hạch toán, kế toán phù hợp đối với cácTCTCVM được cấp phép; tham mưu cho Chính phủ các giải phápvề nguồn vốn ưu đãi dành cho các TCTCVM; tạo điều kiện chocác tổ chức chính trị – xã hội tham gia sử dụng các nguồn vốn tíndụng ưu đãi để thực hiện hoạt động TCVM.

2. Đề xuất, kiến nghị đối với NHNN

Với tư cách vừa là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạtđộng ngân hàng, NHNN giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối vớisự phát triển của ngành TCVM – lĩnh vực vẫn cón khá mới mẻ với ViệtNam hiện nay. Do đó, Nhóm nghiên cứu xin đề xuất những kiến nghịchỉnh sửa, bổ sung các quy định hiện hành và một số giải pháp hỗtrợ cần được NHNN sớm triển khai, cụ thể như sau:

Phần IV. Đề xuất, kiến nghị cho hoạt động

của các TCTCVM phát triển toàn diện

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 153

Page 156: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

2.1. Quy định về mô hình và cơ cấu, quản trị điều hành

Từ những hạn chế phân tích tại điểm 1.1 mục 1 Phần II của Đề tài,Nhóm nghiên cứu đề xuất giải pháp xem xét, nghiên cứu sửa đổiquy định hiện hành theo hướng các TCTCVM chính thức được phépđa dạng hóa hình thức pháp lý, cụ thể:

Xem xét, nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền sửa đổi quy định“cứng” về hình thức pháp lý của TCTCVM chính thức tại Khoản 6Điều 6 và Khoản 1 Điều 87 Luật TCTD và các điều, khoản tương ứngtrong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo hướng cho phépTCTCVM chính thức được lựa chọn mô hình để hoạt động (công tytrách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần). Việc sửa đổi theohướng này Nhóm nghiên cứ cho rằng là hợp lý vì các lý do cơ bảnsau đây:

(i) Các chủ thể có nhu cầu hoạt động TCVM có điều kiện để lựachọn một phương thức tổ chức kinh doanh phù hợp với nhu cầucủa mình. Trong trường hợp muốn hạn chế sự tham gia rộng rãicủa các nhà đầu tư, họ có thể lựa chọn loại hình công ty tráchnhiệm hữu hạn, ngược lại trong trường hợp muốn có sự tham giacủa nhiều nhà đầu tư để tạo điều kiện trở thành những TCTCVMchính thức có tiềm lực tài chính mạnh, họ có thể lựa chọn loạihình công ty cổ phần.

(ii) Bên cạnh việc đề nghị sửa đổi quy định về hình thức pháp lý củaTCTCVM chính thức, Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất việc nghiêncứu, sửa đổi quy định hạn chế số lượng thành viên của TCTCVMchính thức quy định tại Khoản 1 Điều 70 Luật TCTD theo hướngkhông hạn chế số lượng thành viên của TCTCVM chính thức lànăm (05) thành viên như quy định hiện hành. Có thể, với quanđiểm cho rằng hạn chế số lượng thành viên như quy định hiệnhành sẽ dễ tìm được sự thống nhất trong các quyết định quản lý,điều hành nội bộ TCTCVM chính thức. Tuy nhiên, cách giải thíchnày chưa thực sự thuyết phục bởi thông thường, quyền phánquyết tại công ty trách nhiệm hữu hạn nói chung và TCTCVM chính

Phần

IV. Đ

ề xu

ất, k

iến

nghị

cho

hoạt

độn

gcủ

a cá

c TCT

CVM

phá

t triể

n to

àn d

iện

154 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 157: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

thức nói riêng được đưa ra dựa trên số vốn nhất trí chứ không phảisố thành viên nhất trí. Chính vì cơ chế quản trị này nên số lượng05 thành viên góp vốn hay lớn hơn cũng sẽ không ảnh hưởngnhiều đến sự thống nhất trong việc ra quyết định quản lý TCTCVMchính thức. Vì vậy, Nhóm nghiên cứu cho rằng, việc sửa đổi nàylà cần thiết và hợp lý vì nó tạo ra sự thống nhất cần phải có củacùng một loại hình pháp lý (công ty trách nhiệm hữu hạn) nhưnghoạt động trong các lĩnh vực khác nhau bởi theo Luật doanhnghiệp 2005 cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn có thể có tớinăm mươi (50) thành viên thì việc quy định công ty trách nhiệmhữu hạn hoạt động trong lĩnh vực TCVM lại chỉ có thể có năm (05)thành viên là chưa phù hợp. Ngoài ra, việc sửa đổi theo hướngbãi bỏ hạn chế này sẽ tạo điều kiện cho nhiều chủ thể hơn trongxã hội có thể tham gia vào hoạt động TCVM khi họ thực sự có nhucầu – công cuộc xóa đói giảm nghèo một cách bền vững sẽcàng bền vững hơn khi có sự tham gia của đông đảo các bộphận dân cư trong xã hội.

Tuy nhiên, cũng cần có sự đánh giá thận trọng về việc cho phép cácTCTCVM chính thức được hoạt động dưới hình thức pháp lý là côngty cổ phần bởi bản chất, mục tiêu của các TCTCVM chính thức làhoạt động vì mục tiêu cộng đồng và lợi ích kinh tế. Ngoài ra, đốitượng phục vụ của các TCTCVM chính thức là cá nhân, hộ nghèotại các vùng sâu, vùng xa, khu vực nông nghiệp nông thôn. Việcđược tổ chức dưới hình thức là công ty cổ phần sẽ có thế là “độngcơ” để các TCTCVM chính thức bỏ rơi mục tiêu cộng đồng để chạytheo lợi nhuận. Bởi một lẽ, các công ty cổ phần hoạt động với mụctiêu duy nhất là mang lại cổ tức cao cho các cổ đông, để gia tăngsức hấp dẫn, danh tiếng của công ty mình. Điều này là hết sức dễhiểu, chỉ có cách này thì khi cần huy động vốn cho những kế họach,chiến lược kinh doanh mới họ mới có thể gọi được vốn của các cổđông. Như vậy, với mong muốn mang lại cổ tức cao cho cổ đông,bắt buộc các TCTCVM chính thức dưới hình thức công ty cổ phầnphải ưu tiên vào mục tiêu lợi nhuận, nói cách khác thì các mục tiêuxã hội mà trước đây các TCTCVM chính thức đã mang lại cho khách

Phần IV. Đề xuất, kiến nghị cho hoạt động

của các TCTCVM phát triển toàn diện

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 155

Page 158: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

hàng TCVM sẽ dần bị “lãng quên”. Và thực tế chứng minh rằng, khibước sang giai đoạn hoạt động chỉ tập trung vào lợi ích kinh tế, cácTCTCVM chính thức thường đẩy cao lãi suất cho vay, giảm bớt cácchi phí chăm sóc khách hàng. Tác hại của chuỗi hành động này làkhách hàng tài TCVM vốn dĩ là tầng lớp nghèo sẽ bị đẩy vào cảnh“bần cùng hóa” với chi phí vốn vay cao và với sự lơ là trong việcchăm sóc khách hành vốn là đặc thù riêng có của hoạt động TCVMsẽ đẩy các TCTCVM chính thức dần đến “bờ vực” rủi ro do nợ xấugia tăng – điều mà các TCTCVM vốn rất tự hào khi so sánh với cácloại hình khác trong hệ thống các TCTD.

Do vậy, Nhóm nghiên cứu đề xuất nên cho phép các TCTCVM chínhthức được hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần với một số điềukiện, rào cản, những yêu cầu bắt buộc có tính đặc thù của hoạtđộng TCVM (ví dụ như quy định về đối tượng, điều kiện được phépnắm giữ cổ phần, thể lệ tín dụng có tính riêng biệt trong việc cungcấp dịch vụ TCVM, các hoạt động xã hội tối thiểu) để một mặt – cácTCTCVM chính thức có cơ hội gia tăng quy mô hoạt động, linh hoạthơn trong việc mở rộng nội dung, phạm vi kinh doanh, mặt khác –không thể “xa rời” mục tiêu cộng đồng vốn rất riêng có của hoạtđộng TCVM.

2.2. Quy định về quyền góp vốn thành lập

Nhóm nghiên cứu hiểu rằng đối tượng được quy định tại Khoản 2Điều 1 Nghị định số 28/2005/NĐ-CP tham gia góp vốn phải chiếm mộttỷ lệ tối thiểu cần thiết để trở thành thành viên lớn nhất trong TCTCVMchính thức để giữ vai trò định hướng trong quản trị – điều hành, cótác dụng quảng bá rất lớn về vai trò xã hội của TCTCVM chính thức.Sự hiện diện của các tổ chức này sẽ làm cho các khách hàng dễdàng chấp nhận sự tiếp cận của tổ chức này đối với bản thân họ vàcộng đồng trên địa bàn. Đơn giản bởi họ sẽ hiểu rằng, TCTCVM chínhthức đó là do một tổ chức chính trị – tổ chức xã hội lập ra nên chắcchắn sẽ hoạt động với mục tiêu tương trợ, giúp đỡ họ là chủ yếu.

Tuy nhiên, từ tình hình thực tế và bài học kinh nghiệm của một sốPhần

IV. Đ

ề xu

ất, k

iến

nghị

cho

hoạt

độn

gcủ

a cá

c TCT

CVM

phá

t triể

n to

àn d

iện

156 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 159: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

quốc gia, Nhóm nghiên cứu đề xuất một số nội dung sau:

– Cần nghiên cứu, bổ sung đối tượng được giữ vai trò chủ đạo thamgia thành lập TCTCVM chính thức theo hướng điều chỉnh đốitượng là tổ chức phi chính phủ (NGO) cho phù hợp với thực tế đadạng của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) đang có hoạt độngTCVM để có thể chuyển đổi các chương trình TCVM đang hoạtđộng bán chính thức thành các TCTCVM chính thức. Theo đó,NHNN cần có đánh giá, khảo sát tổng thể để xây dựng quy địnhphù hợp, bám sát thực tế hơn.

– Cần nghiên cứu, đề xuất chỉnh sửa bổ sung Luật TCTD để làm cơsở pháp lý xây dựng Thông tư theo hướng gỡ bỏ giới hạn số thànhviên đối với TCTCVM chính thức thành lập dưới hình thức công tyTNHH hai thành viên, nên định hướng theo Luật doanh nghiệp (cóthể có tối đa 50 thành viên góp vốn). Điều này có thể cho phépcác TCTCVM chính thức có cơ hội tăng cường vốn điều lệ dễdàng hơn, qua đó có thêm nguồn vốn cung cấp đến với nhiềukhách hàng nghèo hơn, mở rộng được mục tiêu xã hội, mục tiêucộng đồng.

– Cân nhắc việc điều chỉnh quy định đối với các tổ chức chính trị –xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam,Quỹ từ thiện và Quỹ xã hội, các Tổ chức phi chính phủ Việt Namphải có tỷ lệ góp vốn tối thiểu là 25% vốn điều lệ và có tỷ lệ gópvốn cao nhất so với mỗi thành viên góp vốn còn lại. Theo Nhómnghiên cứu, nên giảm các tỷ lệ yêu cầu mức vốn góp chiếm tỷ lệtối thiểu 25% vốn điều lệ hoặc không quy định lỷ lệ góp vốn nàyđối với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xãhội – nghề nghiệp của Việt Nam, Quỹ từ thiện và Quỹ xã hội, cácTổ chức phi chính phủ (NGO) Việt Nam, cho phép các tổ chứcnày được tham gia theo khả năng tài chính của mình. Việc mởrộng đối tượng là thành viên góp vốn chủ chốt, đi kèm với việcgiảm tỷ lệ sở hữu của các đối tượng này trong cơ cấu sở hữu vốntại TCTCVM chính thức “sẽ cho phép” nhà đầu tư có tiềm năngthành lập TCTCVM chính thức, tăng tính cạnh trạnh và mang lại

Phần IV. Đề xuất, kiến nghị cho hoạt động

của các TCTCVM phát triển toàn diện

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 157

Page 160: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

sự đổi mới trong việc cung cấp dịch vụ và sản phẩm cho kháchhàng nghèo và thu nhập thấp. Sự cho phép tham gia của cácnhà đầu tư có tiềm năng sẽ giúp TCTCVM chính thức đượcthành lập không chỉ tăng khả năng tiếp cận cộng đồng mà còncho phép đổi mới sản phẩm, kênh phân phối sản phẩm, qua đónâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển tổ chức bền vững.Một số ví dụ là Ấn Độ, Kenya và Uganda đã cho phép sự thamgia rộng rãi của các nhà đầu tư vào chủ sở hữu TCTCVM chínhthức. Tuy nhiên để tránh các nhà đầu tư sử dụng TCTCVM chínhthức như là một kênh đầu tư chạy theo lợi nhuận làm bần cùnghoá người nghèo có thể cân nhắc đến quy định giới hạn mứclợi nhuận hoặc cam kết về trách nhiệm xã hội và sự đóng gópcho cộng đồng.

2.3. Quy định về điều kiện cấp Giấy phép

Xét trên góc độ giảm bớt thủ tục hành chính và khách quan, Nhómthực hiện Đề tài nghiên cứu đề xuất lược bỏ cụm từ “về sự cần thiếtthành lập tổ chức này” tại Điểm 9.2 Khoản 9 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN, thành “Ý kiến của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương nơi dự kiến đặt trụ sở chính của TCTCVM trên địabàn”. Việc lược bỏ cụm từ trên sẽ khiến cho NHNN chủ động hơn đốivới các ý kiến có thể trái chiều của UBND cấp tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương nơi dự kiến đặt trụ sở chính của TCTCVM chính thứctrên địa bàn, vì thực chất của vấn đề thì NHNN mới là cơ quan quảnlý Nhà nước xem xét sự cần thiết và việc đáp ứng các điều kiện hoạtđộng nghề đối với các TCTCVM chứ không phải là UBND cấp tỉnh,thành phố.

Nhóm nghiên cứu đề xuất cần sớm sửa đổi, bổ sung mức vốn phápđịnh đối với TCTCVM tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 165/2007/NĐ-CPcho đồng bộ, phù hợp với Điều 19 Luật TCTD và tăng mức vốn phápđịnh lên 10 tỷ đồng.

2.4. Quy định về trụ sở và cơ sở vật chất khi đề nghị cấp

Phần

IV. Đ

ề xu

ất, k

iến

nghị

cho

hoạt

độn

gcủ

a cá

c TCT

CVM

phá

t triể

n to

àn d

iện

158 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 161: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Giấy phép

Đối với quy định tại Điểm 9.4 Khoản 9 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN,Nhóm nghiên cứu kiến nghị cần xem xét, quy định rõ ràng và phù hợphơn với điều kiện thực tế từ hoạt động TCVM để có tính khả thi caohơn đối với các TCTCVM chính thức, đồng thời tăng cường sự minhbạch trong văn bản pháp lý. Vấn đề này tương tự gây khó khăn chocác TCTCVM chính thức khi mở chi nhánh, phòng giao dịch. Nhómnghiên cứu sẽ đề cập tại mục 2.8 Phần IV dưới đây của Đề tài nghiêncứu.

2.5. Quy định về hồ sơ, thủ tục đề nghị thành lập và tổ chức lại

Nhóm nghiên cứu đề xuất không nên giới hạn địa bàn hoạt độngcủa TCTCVM chính thức như quy định tại Điểm 9.7 và 9.8 Khoản 9Thông tư số 02/2008/TT-NHNN, cần khuyến khích và cho phép TCTCVMchính thức hoạt động trên phạm vi cả nước nếu họ có đủ năng lực,đáp ứng yêu cầu về điều kiện mở chi nhánh và phòng giao dịch. Mộtquy định có tính rõ ràng, nhất quán sẽ vừa tăng tính minh bạch củahệ thống văn bản pháp lý, vừa tạo môi trường thuận lợi cho cácTCTCVM chính thức có “lộ trình” để thực hiện.

Đối với nội dung quy định tại Điểm 10.8 Khoản 10 Thông tư số02/2008/TT-NHNN, Nhóm nghiên cứu đề nghị bãi bỏ quy định này vàcần nghiên cứu kỹ lưỡng, có quy định cụ thể các hồ sơ, giấy tờ cầnthiết để các đối tượng tham gia thành lập, đề nghị cấp Giấy phépphải chứng minh, không quy định chung chung, thiếu tính minh bạch.Hướng sửa đổi này cho phép người đề nghị cấp Giấy phép hoàntoàn có thể yên tâm về việc mình sẽ được nhận Giấy phép khi họ đãđáp ứng được các điều kiện và có đầy đủ hồ sơ chứng minh đượccác điều kiện khi đề nghị.

Phần IV. Đề xuất, kiến nghị cho hoạt động

của các TCTCVM phát triển toàn diện

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 159

Page 162: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

2.6. Quy định về nội dung hoạt động

Theo kết quả nghiên cứu kết hợp khảo sát, đối với nội dung hoạtđộng của TCTCVM chính thức quy định tại Điểm 2.1 Khoản 2 và Điểm53.2 Khoản 53 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN, Nhóm nghiên cứu đềnghị nâng mức tổng các khoản cho vay như sau:

(i) Đối với một khách hàng là cá nhân, hộ gia đình thu nhậpthấp có lịch sử quan hệ tín dụng tốt với TCTCVM chính thức:lên 50 triệu đồng;

(ii) Đối với khách hàng là doanh nghiệp siêu nhỏ có lịch sử quanhệ tín dụng tốt với TCTCVM chính thức dưới 3 năm: lên 70 –100 triệu;

(iii) Đối với khách hàng là doanh nghiệp siêu nhỏ có lịch sử quanhệ tín dụng tốt với TCTCVM chính thức trên 3 năm: lên 150 –200 triệu.

Tổng các khoản cho vay đối với đối tượng (i), (ii) và (iii) tối thiểu phảiđạt 70% dư nợ tín dụng của TCTCVM chính thức.

Phần

IV. Đ

ề xu

ất, k

iến

nghị

cho

hoạt

độn

gcủ

a cá

c TCT

CVM

phá

t triể

n to

àn d

iện

160 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Trong số 159 khách hàng TCVM được hỏi, 145 khách hàngđã phản hồi câu hỏi “Ông/Bà có nhu cầu vay cao hơnkhông?” với 59,1% chọn “có”, 32.1% chọn “không”.

Tầnsuất

Tần suấttheo tỷ lệphần trăm

Tỷ lệ phần trăm

hợp lệ

Tỷ lệ phầntrăm tích lũy

cộng dồn

Giá trị hợp lệ

Có 94 59.1 64.8 64.8

Không 51 32.1 35.2 100.0

Tổng 145 91.2 100.0

Giá trị khuyết Số giá trị 14 8.8

Tổng 159 100.0

Page 163: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

2.7. Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động

Theo số liệu thống kê của Nhóm nghiên cứu, tỷ lệ trung bình giữacác khoản tiền gửi TKBB so với tổng tiền gửi thường chiếm tỷ lệ 50 –60% và mức độ biến động do khách hàng rút tiền TKBB dao độngkhoảng từ 5 – 10% tổng tiền gửi TKBB hàng năm của các TCTCVMchính thức. Như vậy, có thể hiểu rằng tỷ lệ tiền gửi TKBB và tiền gửiTKTN tương đối cân bằng nhau. Điều này cũng có nghĩa là việckhông quy định tiền gửi TKBB hoặc giảm tỷ lệ này như theo quy địnhhiện hành xuống 10% có tác động như nhau đối với hoạt động củacác TCTCVM chính thức.

Tuy nhiên, chúng ta cùng nhìn nhận rằng TKBB là một trong nhữngđặc thù hoạt động của các TCTCVM chính thức tại Việt Nam. Thôngthường khách hàng phải có TKBB mới có thể trở khách hàng vay củaTCTCVM chính thức. Nhưng trên thực tế, có TCTCVM chính thức cungcấp dòng sản phẩm mà yêu cầu khách hàng phải gửi tiền tại tổchức đó trong một thời gian nhất định nếu muốn sử dụng sản phẩmmà không phân biệt đó là TKBB hay tiết kiệm tự nguyện. Hiểu theocách khác, tiền gửi tự nguyện có thể sẽ trở thành TKBB trong rất nhiềutrường hợp, khi đó ranh giới giữa TKBB và tiết kiệm tự nguyện là rấtkhó xác định và tách biệt. Với giả thiết loại bỏ TKBB ra khỏi mẫu số khitính tỷ lệ khả năng chi trả sẽ khiến cho tổ chức tài chính và cơ quanquản lý Nhà nước rất khó phân tách được rõ ràng giữa TKBB và TKTN,đây có thể sẽ là kẽ hở có nguy cơ bị lợi dụng để “vô hiệu” các quyđịnh cần thiết của cơ quan quản lý Nhà nước.

Với những lý do trên, một đề xuất không nên bỏ TKBB ra khỏi mẫu sốsẽ là hợp lý. Ngoài ra, một lập luận nữa để bảo vệ quan điểm trên làTKBB chỉ trở thành khoản đảm bảo tiền vay khi khách hàng có dư nợvay tại TCTCVM chính thức. Trong trường hợp khách hàng đã tất toánkhoản vay thì đương nhiên khoản TKBB đó sẽ không còn ý nghĩa làkhoản đảm bảo tiền vay và đến lúc này, quyết định rút TKBB hay duytrì ở TCTCVM chính thức phụ thuộc vào khách hàng. Vì vậy, các tổchức vẫn phải đảm bảo thanh khoản trong trường hợp khách hàngquyết định rút khoản TKBB này. Do vậy, NHNN có thể cân nhắc giảm

Phần IV. Đề xuất, kiến nghị cho hoạt động

của các TCTCVM phát triển toàn diện

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 161

Page 164: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

tỷ lệ này xuống mức 10% để phù hợp hơn với các TCTCVM chính thức.

2.8. Quy định về mạng lưới hoạt động

Từ những phân tích bất cập đối với quy định về mạng lưới hoạtđộng của TCTCVM chính thức tại điểm 1.9 mục 1 Phần II nêu trên,Nhóm nghiên cứu đề xuất NHNN cần sớm xem xét, nghiên cứu đểchỉnh sửa, bổ sung các quy định hiện hành cho phù hợp hơn đốivới môi trường hoạt động TCVM hiện nay. Theo đó:

– Xem xét, quy định giới hạn dư nợ cho vay (thay vì dư nợ tín dụngvì theo Luật TCTD thì các TCTCVM chính thức chỉ được cho vaybằng đồng Việt Nam, như vậy sẽ dễ tham chiếu, dễ hiểu vàkhông thể hiểu sai) của một khách hàng theo hướng nâng caogiới hạn theo các mức khác nhau và giới hạn các mức khácnhau, theo các cấp và thẩm quyền khác nhau trong cơ cấu tổchức của TCTCVM chính thức (cấp chi nhánh, phòng giao dịch,điểm giao dịch);

– Nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung quy định về giới hạn mức tiền gửiở điểm giao dịch đối với một khách hàng, thay vào đó nên quyđịnh giới hạn tổng mức tiền tối đa một ngày các điểm giao dịchđược nhận từ khách hàng thành viên hoặc có biện pháp an toàntrong việc bảo quản, lưu giữ, vận chuyển. Hầu hết khách hàng sẽgiao dịch với TCTCVM chính thức tại điểm giao dịch nên chỉnh sửaquy định này để giúp khách hàng có được dịch vụ gửi tiền thânthiện ngay tại cộng đồng, đồng thời giúp TCTCVM chính thức cóthể tạo ra lợi thế cạnh tranh trong việc cung cấp sản phẩm tiếtkiệm thuận lợi để huy động nguồn vốn tiết kiệm mở rộng quy môvốn. Tuy nhiên, khi chỉnh sửa quy định về hạn mức này thì phải xemxét tới việc đảm bảo an toàn tiền gửi của khách hàng, vì vậy đểđảm bảo an toàn tiền gửi thì trong NHNN có thể cân nhắc bổ sungcác quy định như: (i) Yêu cầu mua bảo hiểm bắt buộc đối vớikhoản tiền gửi có giá trị 5 – 10 triệu đồng trở lên; (ii) Yêu cầu muabảo hiểm vận chuyển tiền mặt cho nhân viên khi vận chuyển tiềnPh

ần IV

. Đề

xuất

, kiế

n ng

hị ch

o ho

ạt đ

ộng

của

các T

CTCV

M p

hát t

riển

toàn

diệ

n

162 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 165: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

với mức từ 50 triệu trở lên; (iii) Yêu cầu TCTCVM chính thức phải cóquy định khi thu tiết kiệm có tổng số dư tiết kiệm (cả tiết kiệm tựnguyện và tiết kiệm bắt buộc) từ 01 triệu đồng trở lên phải nộpvào tài khoản của TCTCVM chính thức tại NHTM gần nhất nơi màTCTCVM chính thức lựa chọn trong vòng chậm nhất 2 ngày làmviệc; (iv) Yêu cầu có quy định về việc thu tiết kiệm tự nguyện như:khi thu tiết kiệm có số dư từ 20 triệu trở lên phải thực hiện tại giaodịch chi nhánh hoặc phòng giao dịch hoặc tổng dư nợ tiết kiệmtừ mức 100 triệu trở lên thì phải có ít nhất 2 cán bộ cùng mang đigửi vào ngân hàng. Đồng thời, có quy định yêu cầu TCTCVM chínhthức xây dựng quy chế phòng ngừa rủi ro đạo đức từ nhân viên.

– Xem xét, bổ sung quy định đối với các TCTCVM được chuyển đổiđương nhiên cùng lúc chuyển đối toàn bộ các chi nhánh đangtồn tại thành chi nhánh hoặc thành phòng giao dịch cho phù hợphơn với thực tế để giúp TCTCVM có thể nhanh chóng nâng cấpvà tích hợp vào phần mềm thông tin quản lý MIS giúp cho quátrình hoạt động sau khi được cấp phép sẽ không bị xáo trộn hayngừng trệ.

– Nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung quy định cụ thể về các điều kiệncơ sở vật chất cũng như năng lực nhân viên ở cấp chi nhánh vàcấp phòng giao dịch để nâng cao tính minh bạch trong văn bảnquy phạm pháp luật, đồng thời giúp cho cả NHNN chi nhánh cấptỉnh và TCTCVM có căn cứ pháp lý rõ ràng, cụ thể để hướng dẫncác TCTCVM chính thức trên địa bàn tuân thủ, thực thi. Đồng thời,xem xét đưa ra các điều kiện này dưới góc của một TCTCVM chínhthức để các quy định có tính khả thi cao, hỗ trợ cho các TCTCVMchính thức thực hiện.

2.9. Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ

Từ những phân tích, đánh giá những khó khăn, vướng mắc của cácTCTCVM chính thức trong việc thực hiện Thông tư số 44/2011/TT-NHNNtại điểm 1.11 mục 1 Phần II của Đề tài, Nhóm nghiên cứu đề xuất:

Phần IV. Đề xuất, kiến nghị cho hoạt động

của các TCTCVM phát triển toàn diện

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 163

Page 166: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

(i) Về phạm vi đánh giá độc lập đối với hệ thống kiểm soát nội bộ:Nhóm nghiên cứu gợi ý một số đề xuất liên quan đến nội dungnày tại mục 2.10 Phần IV dưới đây của Đề tài.

(ii) Về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên nội bộ, Trưởng vàPhó trưởng kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên công nghệ thông tin:Nhóm nghiên cứu đề nghị NHNN cần sớm xem xét, sửa đổi bổ sungcác quy định trên cho thực sự phù hợp với các TCTCVM chínhthức theo hướng:

+ Đối với kiểm toán viên nội bộ: Giảm bớt yêu cầu tối thiểu vềsố năm kinh nghiệm từ 03 năm xuống 01 năm cho phù hợpvới các TCTCVM chính thức và tương đồng với các QTDND;

+ Đối với kiểm toán viên công nghệ thông tin: Giảm bớt yêucầu tối thiểu về số năm kinh nghiệm từ 03 năm xuống 01 năm;

+ Đối với Trưởng và Phó trưởng kiểm toán nội bộ: Thực tếchứng minh, có rất nhiều QTDND có quy mô tổng tài sản, địabàn, số lượng thành viên lớn hơn TCTCVM chính thức lớn nhấthiện nay. Tuy nhiên, việc Khoản 3 Điều 13 Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định các tiêu chuẩn điều kiện đối với Trưởng vàPhó trưởng kiểm toán nội bộ của TCTCVM chính thức caohơn các QTDND là chưa thực sự phù hợp với thực tế. Do vậy,Nhóm nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định này đốivới các TCTCVM chính thức như đang áp dụng với cácQTDND. Cụ thể, giảm yêu cầu về bằng đại học thành bằngtrung cấp thuộc các chuyên ngành ngân hàng, tài chính, kếtoán, kiểm toán; đồng thời giảm yêu cầu về năm kinh nghiệmlàm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng từ tối thiểu 05năm xuống còn tối thiểu là 02 năm.

2.10. Quy định về kiểm toán độc lập

NHNN cần xem xét, trình lên cấp có thầm quyền yêu cầu sửa đổi, bổsung hoặc cho phép xây dựng các quy định về kiểm toán độc lập

Phần

IV. Đ

ề xu

ất, k

iến

nghị

cho

hoạt

độn

gcủ

a cá

c TCT

CVM

phá

t triể

n to

àn d

iện

164 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 167: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

sao cho phù hợp với các TCTCVM chính thức. Theo đó, NHNN nênquy định các TCTCVM chính thức cần phải được kiểm toán độc lậpkhi có mức tổng tài sản từ 50 tỷ trở lên hoặc thực hiện định kỳ 2 năm/lần để tiết giảm chi phí. Đồng thời, NHNN cũng cần nghiên cứu đềxuất chỉnh sửa Luật TCTD theo hướng loại bỏ yêu cầu kiểm toán độclập về hệ thống kiểm soát nội bộ hoặc trình cấp có thầm quyền hoãnáp dụng quy định này cho tới khi chuẩn mực kiểm toán Việt Nam vềhoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ được hoàn thiện; song cầnnghiên cứu, bổ sung các tiêu chí cụ thể về tính hiệu quả, hiệu lựccủa hệ thống kiểm soát nội bộ làm cơ sở cho bộ phận kiểm toán nộibộ hoặc kiểm toán độc lập đánh giá, ghi nhận. Đây là những quyđịnh cần thiết, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, khoa họcvà phù hợp với đặc thù của TCTCVM chính thức.

2.11. Quy định về cơ chế lãi suất và việc thực hiện Quyết địnhsố 652/2001/QĐ-NHNN

NHNN cần tính đến đặc thù của TCVM để xây dựng các quy định vềlãi suất và cách tính lãi suất cho phù hợp với các TCTCVM chính thức,cụ thể:

– Cho phép các TCTCVM chính thức được áp dụng cơ chế lãi suấtphù hợp giữa TCTCVM chính thức và khách hàng nhằm giúp cácTCTCVM chính thức đặt sự bền vững về tài chính để phát triển lànhmạnh;

– Cho phép các TCTCVM chính thức có thể áp dụng cả 02 phươngpháp tính lãi suất theo số dư giảm dần hoặc theo phương pháptính lãi phẳng tuỳ thuộc vào sự đồng thuận của các TCTCVMchính thức và khách hàng; đồng thời có quy định mức lãi suất tốiđa đối với từng phương pháp tính lãi suất;

Tuy nhiên để tránh tình trạng các TCTCVM chính thức chạy theo lợinhuận, đẩy lãi suất lên cao, đồng thời tránh đi theo vết xe đổ củamột số nước khi các TCTCVM chính thức chạy theo lợi nhuận đãkhông xem xét kỹ lưỡng đến khả năng trả nợ của khách hàng thì

Phần IV. Đề xuất, kiến nghị cho hoạt động

của các TCTCVM phát triển toàn diện

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 165

Page 168: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHNN có thể đưa ra các quy định đơn giản về lãi suất như lãi suấtcho vay TCTCVM chính thức có thể là lãi suất thoả thuận nhưngkhông được vượt quá 150% lãi suất trần quy định đối với các TCTD.Trên thực tế, nếu một TCTCVM chính thức hoạt động thực sự hướngtới mục tiêu trách nhiệm xã hội và để tạo ra lợi thế cạnh tranh thì họcũng không thể đưa ra lãi suất theo hướng cho vay nặng lãi để bầncùng hoá đối tượng khách hàng của họ mà họ luôn cố gắng manglại giá trị gia tăng cho khách hàng của mình.

– Đặc tính của hoạt động TCVM là có nhiều giao dịch nhỏ lẻ nêncho phép TCTCVM chính thức được thu một số phí phù hợp thựctế, đi kèm đó là các giới hạn về mức thu các loại phí để khônglàm tăng gánh nặng chi phí vốn vay của khách hàng TCVM. NHNNcần nghiên cứu các loại phí hiện nay TCTCVM chính thức đangáp dụng và đưa ra các quy định về mức thu phí cho phù hợp màkhông làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của TCTCVMchính thức.

2.12. Hướng dẫn quy định theo Khoản 6 Điều 161 Luật TCTD

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 161 Luật TCTD quy định: “Chươngtrình, dự án TCVM của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổchức phi chính phủ, TCTD đang thực hiện trước ngày Luật này cóhiệu lực thi hành không phải điều chỉnh tổ chức và hoạt động theoquy định của Luật này. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể hoạtđộng của các chương trình, dự án TCVM quy định tại khoản này”.

Phần

IV. Đ

ề xu

ất, k

iến

nghị

cho

hoạt

độn

gcủ

a cá

c TCT

CVM

phá

t triể

n to

àn d

iện

166 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 169: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Tuy nhiên, đến nay văn bản hướng dẫn quy định trên vẫn chưa đượcban hành đã gây khó khăn, trăn trở và lúng túng cho các tổ chứccó hoạt động TCVM. Nhóm nghiên cứu đề xuất cần có hướng dẫncụ thể đối với các chương trình, dự án TCVM theo hướng: (i) chophép các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức phichính phủ, TCTD tiếp tục thực hiện tiếp nhận các Chương trình, dựán TCVM; (ii) quy định các chương trình, dự án TCVM phải chịu sựquản lý, giám sát của NHNN do đây cũng là các tổ chức có hoạtđộng ngân hàng và khi đủ lớn mạnh, đạt đến một mức nhất địnhphải tiến hành thực hiện chuyển đổi, đề nghị cấp Giấy phép để hoạtđộng chính thức theo quy định của Luật TCTD và các văn bản phápluật có liên quan.

2.13. Các kiến nghị khác

– Sớm xem xét, cấp Giấy phép cho các TCTCVM chính thức khi thấycác tổ chức đề nghị đã đáp ứng đủ các điều kiện để có thể đi

Phần IV. Đề xuất, kiến nghị cho hoạt động

của các TCTCVM phát triển toàn diện

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 167

Theo điều tra sơ cấp 2014, trong số 23 cán bộ của cácchương trình, dự án TCVM được phỏng vấn với câu hỏi“Ông/Bà có hiểu về Điều 161 Luật TCTD qui định về hoạt độngTCVM của các chương trình, dự án không?”, 56,6% trả lời“có”, 21,7% trả lời “không” và số còn lại không có phản hồi.

Tầnsuất

Tần suấttheo tỷ lệphần trăm

Tỷ lệ phần trăm

hợp lệ

Tỷ lệ phầntrăm tích lũy

cộng dồn

Giá trị hợp lệ

Có 13 56.5 72.2 72.2

Không 5 21.7 27.8 100.0

Tổng 18 78.3 100.0

Giá trị khuyết Số giá trị 5 21.7

Tổng 23 100.0

Page 170: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

vào hoạt động trong thời gian nhanh nhất. Đối với các hồ sơ đềnghị cấp Giấy phép chưa đáp ứng đủ các điều kiện, hồ sơ cầntạo điều kiện, hướng dẫn, có văn bản trả lời cụ thể, chi tiết để BanTrù bị thành lập TCTCVM chính thức có cơ sở chắc chắn, yên tâmtiến hành hoàn thiện, bổ sung hồ sơ chứng minh đủ các điều kiệntheo yêu cầu;

– Nâng cao năng lực cho cán bộ NHNN thông qua đào tạo cáckiến thức về TCVM, kỹ năng phân tích tài chính, thanh tra, giámsát đối với hoạt động TCVM. Mục đích của việc này nhằm nângcao cho cán bộ của NHNN có được những am hiểu cần thiết vềlĩnh vực riêng có mà mình đang quản lý để phục vụ công việchiệu quả hơn. Điều này sẽ góp phần thúc đầy sự phát triển củangành TCVM Việt Nam nói chung và ở khu vực nông nghiệp, nôngthôn nói riêng;

– Xem xét, hỗ trợ việc thành lập Hiệp hội TCVM để một mặt, tạo ramột tổ chức kết nối thống nhất giữa các TCTCVM chính thức vớicác TCTCVM bán chính thức (bao gồm cả các chương trình, dựán TCVM), mặt khác giúp NHNN quản lý, giám sát nắm bắt cácthông tin cần thiết của các TCTCVM, đặc biệt là của các chươngtrình, dự án TCVM, các Quỹ xã hội để phục vụ cho công tác quảnlý và thúc đẩy việc áp dụng các thông lệ thực hành tốt nhất cholĩnh vực TCVM;

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ cập kiến thức về TCVM,các chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nướccó liên quan đến TCVM cho các đối tượng trong ngành cũng nhưtoàn xã hội để đảm bảo các chủ trương, chính sách và các quyđịnh của pháp luật được các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là chínhquyền địa phương các cấp, cán bộ NHNN chi nhánh các tỉnh,thành phố nhận thức và triển khai đúng đắn, phù hợp với đặc thùhoạt động của các TCTCVM.

Phần

IV. Đ

ề xu

ất, k

iến

nghị

cho

hoạt

độn

gcủ

a cá

c TCT

CVM

phá

t triể

n to

àn d

iện

168 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 171: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

3. Đề xuất, kiến nghị đối với Bộ Tài chính

Tại Quyết định số 2195/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tàichính: đề xuất ban hành chính sách thuế, phí hỗ trợ phát triển hoạtđộng TCVM, ban hành cơ chế tài chính, chế độ hạch toán, kế toánphù hợp, ban hành quy định phù hợp đối với hoạt động bảo hiểm vi mô.

Mặc dù NHNN là cơ quan quản lý Nhà nước về nội dung, phạm vihoạt động của các TCTCVM chính thức, nhưng hoạt động của cácTCTCVM vẫn chịu sự tác động khá nhiều của Bộ Tài chính. Chính vìnhững lí do này nên Nhóm nghiên cứu cho rằng, Bộ Tài chính cũnggiữ một vai trò nhất định trong quá trình phát triển ngành TCVM ở ViệtNam trong giai đoạn hiện nay. Với mục tiêu phát triển TCVM ở khuvực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nhóm nghiên cứu xin kiếnnghị với Bộ Tài chính những nội dung cơ bản sau đây:

Về chính sách thuế:

Nghiên cứu, đề xuất có chính sách thuế ưu đãi đối với các TCTCVMchính thức. Hiện nay các TCTCVM chính thức gồm TYM và M7-MFIđang được thí điểm hưởng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệpgiống như hệ thống QTDND, cụ thể là áp dụng mức thuế suất thuếthu nhập doanh nghiệp là 20% trong suốt thời gian hoạt động đối vớiphần thu nhập có được từ việc thực hiện hoạt động TCVM. Từ năm2016, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 17%. Được miễnthuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộptrong 4 năm tiếp theo đối với phần thu nhập có được từ việc thựchiện hoạt động.

Tuy nhiên, hầu hết các chương trình, dự án, Quỹ xã hội có hoạt độngTCVM hiện đang không phải chịu thuế thu nhập nên để thực sựkhuyến khích họ chuyển đổi, Bộ Tài chính cần sớm nghiên cứu, trìnhcấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi theo hướng cần có chính sáchthuế ưu đãi đặc biệt hơn, với mức thuế cần thấp hơn mức quy địnhđối với QTDND.

Phần IV. Đề xuất, kiến nghị cho hoạt động

của các TCTCVM phát triển toàn diện

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 169

Page 172: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Về dịch vụ bảo hiểm:

Sớm nghiên cứu, đề xuất và tiến tới xây dựng quy chế pháp lý phùhợp cho hoạt động bảo hiểm vi mô – một trong những nội dung màhiện nay các chương trình dự án có hoạt động TCVM đang thực hiện– tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển theo hướng chuyênnghiệp. Điều này sẽ giúp cho hoạt động bảo hiểm vi mô có điều kiệnphát triển, đóng góp vào sự phát triển của ngành TCVM nói chungvà TCVM ở khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Cho đến nay vẫn chưa có hành lang pháp lý cho hoạt động bảohiểm vi mô. Bên cạnh hoạt động cấp tín dụng vi mô, hoạt động bảohiểm vi mô là rất cần thiết, giúp hỗ trợ người nghèo vượt qua cácbiến cố trong cuộc sống như tai nạn, ốm đau... Bảo hiểm vi mô cũnggóp phần bù đắp rủi ro đối với hoạt động tín dụng vi mô, với đặc thùkhông yêu cầu tài sản bảo đảm.

Thực tế do hoạt động bảo hiểm vi mô có chi phí cao, đem lại ít lợinhuận nên các công ty bảo hiểm hiện nay không muốn trực tiếp bánbảo hiểm cho người nghèo, nhất là người nghèo ở những vùng sâu,vùng xa đi lại khó khăn. Trong khi đó nhiều người nghèo lại đang làkhách hàng chính của TCVM. Nên việc tạo điều kiện cho các TCTCVMtham gia dịch vụ này là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Đề nghị Bộ Tài chính sớm thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướngChính phủ, trước năm 2016 ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyềnban hành quy định về hoạt động bảo hiểm vi mô theo hướng tạođiều kiện để người nghèo có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ bảo hiểmvi mô, các TCTCVM chính thức có thể tham gia thực hiện hoạt độngbảo hiểm vi mô phục vụ khách hàng của mình.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cần phối kết hợp chặt chẽ với NHNN trong việctạo dựng hành lang pháp lý cũng như hoạt động quản lý cácTCTCVM chính thức và hoạt động của họ. Hạn chế đến mức tối đasự xuất hiện của những văn bản pháp luật chồng chéo, thậm chímâu thuẫn nhau giữa hai cơ quan – điều gây khó khăn trong việcthực hiện của các đối tượng bị quản lý – các TCTCVM chính thức.Ph

ần IV

. Đề

xuất

, kiế

n ng

hị ch

o ho

ạt đ

ộng

của

các T

CTCV

M p

hát t

riển

toàn

diệ

n

170 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 173: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

4. Đề xuất, kiến nghị đối với Bộ Nội vụ

Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 2195/QĐ-TTg và điều kiện hiện nay của hệ thống tổ chức có hoạt động TCVM(gồm các chương trình, dự án, Quỹ xã hội, TCTCVM chính thức), Đềtài nghiên cứu đề nghị Bộ Nội vụ xem xét, sớm cấp phép thành lậpHiệp hội TCVM trước năm 2016.

Hiện nay các chương trình, dự án, Quỹ xã hội hoạt động TCVM gặpkhó khăn về nguồn vốn do quy định hiện hành chưa cho phép cácloại hình này được phép đi vay để cho vay lại. Nguồn vốn chủ yếuphụ thuộc vào nhà tài trợ với mục đích từ thiện, nhân đạo nên thukhông đủ bù chi, không đảm bảo tự vững để hoạt động. Để đảmbảo cho các Quỹ xã hội hoạt động ổn định, bền vững, đề nghị BộNội vụ xem xét, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy địnhđối với hoạt động của các Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện theo hướng mởrộng khả năng tiếp cận các nguồn vốn nước ngoài.

Đề nghị Bộ Nội vụ hỗ trợ các tổ chức có hoạt động TCVM do Bộ Nộivụ quản lý. Tiến hành rà soát, kiến nghị biện pháp phù hợp để duy trìhoạt động của các chương trình, dự án TCVM đã có trước thời điểmhiệu lực của Luật TCTD; ban hành hoặc kiến nghị cơ quan có thẩmquyền ban hành các quy định của pháp luật đầy đủ đối với cácchương trình, dự án có hoạt động TCVM theo hướng tạo điều kiệnđể các chương trình, dự án TCVM có thể tiếp cận với các nguồn vốnnước ngoài.

5. Đề xuất, kiến nghị đối với Chính quyền địa phương các cấp

Đóng một vai trò quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện chỉđạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 2195/QĐ-TTg, Nhómnghiên cứu đề xuất một số kiến nghị đối với Chính quyền địa phươngcác cấp như sau:

– Nhận thức đúng vai trò của TCVM đối với xoá đói, giảm nghèo,tích cực ủng hộ và tuyên truyền về hoạt động TCVM tại địaphương; tạo điều kiện cho các chương trình, dự án, Quỹ xã hội,

Phần IV. Đề xuất, kiến nghị cho hoạt động

của các TCTCVM phát triển toàn diện

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 171

Page 174: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

các TCTCVM mở rộng địa bàn hoàn động; hỗ trợ, đảm bảo antoàn trong việc cho vay và thu hồi nợ.

– Tạo nguồn vốn cho TCVM là một kênh cung cấp vốn cho ngườinghèo tại địa phương để sản xuất, kinh doanh, có cơ hội thoátnghèo bền vững. Chính quyền địa phương nên có chính sách bốtrí nguồn vốn uỷ thác để các TCTCVM chính thức thực hiện chovay tới đối tượng người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trênđịa bàn; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện nghĩa vụ xã hộitheo hình thức tạo nguồn vốn cho các TCTCVM chính thức hoặcthành lập các chương trình tín dụng vi mô thay cho việc tài trợtrực tiếp, cho vay không hoàn lại cho các TCTCVM chính thức.

6. Đề xuất, kiến nghị đối với các tổ chức chính trị – xã hội, tổchức đoàn thể, tổ chức nghề nghiệp

6.1. Hỗ trợ các TCTCVM về nhân sự, cán bộ

Hầu hết các chương trình, dự án TCVM được thực hiện thông quacác tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức đoàn thể, do đó nhân lực quảnlý và cán bộ tín dụng/cán bộ kỹ thuật thường không có nghiệp vụvề tài chính ngân hàng. Việc bố trí nhân sự trong các TCTCVM chínhthức nhiều khi chưa hợp lý do người đứng đầu phải là người của Hội(mặc dù thiếu kinh nghiệm, chuyên môn và hầu hết là kiêm nhiệm)nên hạn chế trong công tác quản lý, điều hành hoạt động củaTCTCVM chính thức. Do vậy, các TCTCVM chính thức đề nghị các tổchức chính trị – xã hội, tổ chức đoàn thể tạo điều kiện bố trí, hỗ trợcác TCTCVM chính thức các cán bộ có khả năng quản lý tài chính,am hiểu về tính bền vững tài chính, nhận thức về hoạt động kinhdoanh, hoạt động của TCVM. Nếu cán bộ đứng đầu TCTCVM chínhthức được làm việc theo chế độ chuyên trách, có trình độ chuyênmôn và kinh nghiệm TCVM thì sẽ giúp cho tổ chức hoạt động tốt hơn,hiệu quả hơn và bền vững hơn (không phải thay đổi nhân sự theonhiệm kỳ), sẽ tạo ra một hệ thống làm việc chuyên nghiệp từ dướicấp cơ sở. Cán bộ tín dụng/cán bộ kỹ thuật sẽ chuyên nghiệp hơn

Phần

IV. Đ

ề xu

ất, k

iến

nghị

cho

hoạt

độn

gcủ

a cá

c TCT

CVM

phá

t triể

n to

àn d

iện

172 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 175: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

trong quá trình đánh giá các khoản tín dụng cho vay, đặc biệt là cáckhoản vay với số tiền lớn.

6.2. Hỗ trợ các TCTCVM về vốn, nguồn tài chính

Nguồn vốn hoạt động của các TCTCVM bán chính thức chủ yếu lànguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ tài trợ và TKBB của thànhviên, ngoài ra không được tiếp cận các nguồn vốn của Chính phủ,không có khả năng và không được phép huy động vốn từ côngchúng, không được vay vốn trong và ngoài nước. Do đó, cácTCTCVM bán chính thức phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn của cácnhà tài trợ, trong khi đó nhu cầu vay vốn TCVM của người dân rấtcao, hầu hết các TCTCVM bán chính thức không đủ nguồn vốn đểcho khách hàng vay. Kết quả khảo sát cho thấy, hiện tại nhu cầu vayvốn của thành viên vượt quá mức vốn hiện có của nhiều TCTCVMbán chính thức, nhiều tổ chức cần có những nguồn vốn mới với lãisuất ưu đãi để đáp ứng nhu cầu vay vốn của thành viên. Do đó, cácTCTCVM bán chính thức kiến nghị các cơ quan liên quan, Chínhquyền địa phương các cấp và các tổ chức chính trị – xã hội, các tổchức đoàn thể có chính sách hỗ trợ vốn các tổ chức để mở rộngquy mô hoạt động, số lượng khách hàng tham gia, tăng dư nợ chovay, đa dạng các sản phẩm tín dụng, đẩy mạnh các sản phẩm tíndụng vi mô đến các thành viên để các thành viên nhận được nhữngkhoản vốn vay với lãi suất ưu đãi đúng với sứ mệnh của một TCTCVM.Từ đó, tổ chức cũng gia tăng thu nhập, tăng lợi nhuận tăng bền vữngvề hoạt động và tài chính.

6.3. Hỗ trợ các TCTCVM về cơ sở vật chất, trụ sở làm việc,phương tiện làm việc

Hầu hết các TCTCVM có quy mô nhỏ, thu nhập tài chính từ lãi chovay chưa đủ bù đắp được chi phí vận hành nên chưa có trụ sở riêngmà chủ yếu được mượn, đi thuê địa điểm, do đó thiếu sự ổn định vàchuyên nghiệp. Nhiều TCTCVM bán chính thức vẫn đang quản lýtheo cách thủ công, chưa ứng dụng được công nghệ thông tin vào

Phần IV. Đề xuất, kiến nghị cho hoạt động

của các TCTCVM phát triển toàn diện

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 173

Page 176: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

quản lý, chưa có hệ thống phần mềm quản lý nên còn nhiều sai sót.Do đó, các TCTCVM kiến nghị các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chứcđoàn thể, tổ chức nghề nghiệp – với tư cách là đơn vị chủ quản –có chính sách hỗ trợ các TCTCVM về cơ sở vật chất, trụ sở làm việc,phương tiện làm việc để qua đó, nâng cao năng suất, tăng tính bềnvững hoạt động, vị thế, khả năng quản lý, giảm chi phí nhân sự, trởthành địa chỉ tin cậy cho người dân trên địa bàn; đồng thời, nângcao uy tín của tổ chức với các cơ quan ban ngành, tạo niềm tin vớikhách hàng, tiết kiệm thời gian cho nhân viên và phương thức quảnlý cũng chuyên nghiệp, chính xác và chặt chẽ hơn.

6.4. Hỗ trợ các TCTCVM trong công tác tuyên truyền, vận động

Theo kết quả khảo sát của Nhóm nghiên cứu cho thấy, nhiều tổ chức,cá nhân chưa biết về TCVM và vẫn nghĩ đây là hoạt động hỗ trợngười nghèo theo hình thức cho vay chính sách, vì thế vẫn còn nhiềubăn khoăn về lãi suất, thủ tục vay trả,… Điều này cho thấy, nhận thứcvề hỗ trợ giảm nghèo còn chưa được phân biệt rõ ràng đối với cáchoạt động hỗ trợ nhân đạo, từ thiện. Do đó, nếu các tổ chức, cánhân am hiểu hơn về TCVM thì sẽ có sự hỗ trợ, tạo điều kiện cho cácTCTCVM hoạt động hiệu quả hơn.

Để khách hàng rõ hơn những lợi ích do TCVM mang lại cho họ, đểkhách hàng tự do lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ, Nhóm nghiêncứu kiến nghị Chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là các tổchức chính trị – xã hội, tổ chức đoàn thể, tổ chức nghề nghiệp cầncó những chương trình vận động, tuyên truyền định kỳ, thường xuyênvà liên tục tại các cụm, tổ để phổ biến, giới thiệu cho dân cư trênđịa bàn hiểu biết hơn về lợi ích, hiệu quả về TCVM; đồng thời phốihợp cùng các TCTCVM (chính thức và bán chính thức) quản lý, giámsát quá trình hoạt động cho vay của các TCTCVM để khách hàngyên tâm đồng hành, sử dụng khoản vay hiệu quả.

Phần

IV. Đ

ề xu

ất, k

iến

nghị

cho

hoạt

độn

gcủ

a cá

c TCT

CVM

phá

t triể

n to

àn d

iện

174 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 177: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

7. Đề xuất giải pháp đối với các tổ chức TCTCVM

7.1. Tăng cường công tác quản trị và điều hành

Các TCTCVM chính thức cần (i) hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản trị,điều hành, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phậntrong cơ cấu tổ chức; (ii) xây dựng cơ chế kiểm soát, kiểm toán nộibộ, vận hành tổ chức hiệu quả nhằm đảm bảo hoạt động an toàn,lành mạnh; (iii) tăng cường áp dụng các chuẩn mực tiêu chuẩn củaTCTD (quản trị rủi ro, quản lý tài sản nợ – có, đảm bảo các tỷ lệ antoàn trong hoạt động…); (iv) hợp tác trong hoạt động với cácTCTCVM khác, các TCTD khác có cung cấp dịch vụ TCVM như NHC-SXH, Quỹ TDND, NHNN&PTNT dưới hình thức quan hệ đối tác hoặcquan hệ đại lý để tăng quy mô, tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn,đồng thời qua đó gia tăng uy tín trong hệ thống các TCTD; (v) tậndụng sức mạnh của chính quyền địa phương, đoàn thể chính trị/xãhội để tối ưu hóa hoạt động. Điều này giúp tăng uy tín của tổ chứcđối với các nhà quản lý, cũng như uy tín chung đối với khách hàng –là cơ hội để phát triển thị trường trong tương lai.

Các TCTCVM chưa cấp phép có định hướng chuyển đổi cần phải (i)xây dựng chiến lược và kế hoạch hoạt động rõ ràng; (ii) xác định cụthể mô hình hoạt động; (iii) sát nhập/hợp nhất với các chươngtrình/dự án trên cùng địa bàn hoặc các địa bàn liền kề để tăng quymô và uy tín, vì quy mô quá nhỏ sẽ không phát huy được hiệu quảvà uy tín tài chính thấp. Nếu muốn phát triển hoạt động, việc chuyênnghiệp hóa và chuyển đổi tổ chức là giải pháp duy nhất. Tuy nhiên,trong quá trình chuyển đổi chính thức, không được phát triển lệchhướng sứ mệnh xã hội của TCVM. Tranh thủ cơ hội về nguồn tài trợđể đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên, từng bướcnâng cấp và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý, lựa chọn và ápdụng công nghệ thông tin vào quá trình vận hành, quản lý.

Phần IV. Đề xuất, kiến nghị cho hoạt động

của các TCTCVM phát triển toàn diện

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 175

Page 178: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

7.2. Tăng tính bền vững thông qua giảm chi phí, tăng cácnguồn thu.

Các TCTCVM có thể giảm chi phí hoạt động thông qua (i) áp dụng hệthống quản lý vận hành tốt, đặc biệt là hệ thống MIS, (ii) sử dụng côngnghệ để giảm chi phí; (iii) giảm các chi phí hoạt động không cần thiếtở mức tối đa, tiết kiệm chi phí hoạt động; (iv) quản lý nợ tốt hơn nữađể giảm chi phí dự phòng rủi ro, áp dụng hệ thống MIS mạnh và tăngcường chia sẻ thông tin tín dụng với các TCTD trong địa bàn để tránhtình trạng chồng nợ; (v) mở rộng hoạt động theo chiều rộng và chiềusâu để giảm chi phí trên 1 đồng vốn cho vay, đa dạng hóa loại hìnhkhách hàng; (vi) giảm chi phí huy động vốn của TCTCVM thông quathu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế trên thị trường26;

Bên cạnh đó, việc tăng nguồn thu cũng cần được song song tiếnhành thông qua (i) đa dạng hóa nguồn thu, tăng cường bán chéosản phẩm để khuyến khích khách hàng hiện tại sử dụng nhiều dịchvụ hơn; (ii) phát triển đa dạng hơn các loại sản phẩm TCVM, như cácdịch vụ đại lý (chuyển tiền qua điện thoại, bảo hiểm, thu hộ); (iii) ápdụng các hình thức thu nợ đa dạng để có dòng tiền vào liên tục; (iv)liên tục đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động.

7.3. Tăng cường minh bạch hóa thông tin để tăng uy tín và bảovệ quyền lợi khách hàng.

Để bảo vệ quyền lợi khách hàng và tăng uy tín của tổ chức, cầnminh bạch các thông tin cơ bản trong hoạt động với khách hàng,như: lãi suất, các điều khoản hợp đồng, Báo cáo tài chính. Cácquyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng trong gửi tiền và vay vốn đượcthể hiện rõ ràng trong các quy định nội bộ, cam kết với khách hàngvà được niêm yết công khai. Với trường hợp tính lãi theo phươngpháp lãi phẳng, nên giải thích thỏa đáng cho khách hàng hiểu. Cóthể nên áp dụng nhiều cách tính lãi khác nhau (lãi phẳng, lãi theodư nợ giảm dần) để khách hàng có nhiều lựa chọn.

Phần

IV. Đ

ề xu

ất, k

iến

nghị

cho

hoạt

độn

gcủ

a cá

c TCT

CVM

phá

t triể

n to

àn d

iện

176 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

26 Campuchia đã thực hiện điều này rất thành công. Nguồn Duflos (2013).

Page 179: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Thực hiện kiểm toán độc lập thường xuyên đối với Báo cáo tàichính để tăng tính minh bạch của tổ chức, từ đó uy tín củaTCTCVM được xây dựng và củng cố.

7.4. Đa dạng hóa dịch vụ, tăng cường chất lượng dịch vụTCVM cung cấp cho khách hàng, cân bằng giữa các mục tiêutài chính và xã hội.

Đối với các TCTCVM chính thức, cần tăng cường huy động tiết kiệmdân cư với các cách thức huy động khác nhau, đa dạng hóa cáchình thức huy động vốn với các mức lãi suất khác nhau. Với cácTCTCVM bán chính thức, việc huy động vốn tiền gửi tự nguyện khókhăn hơn và cũng rủi ro hơn, nên sản phẩm này chưa cần phát triển.Các TCTCVM nói chung cần tìm kiếm các nguồn huy động rẻ mộtcách tương đối như: vốn từ các nhà tài trợ, các nhà đầu tư cho pháttriển, vốn ủy thác của các NHTM. Đây là cơ sở quan trọng nhất để cácTCTCVM giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng hoạt động bền vững.

Các TCTCVM cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, cảitiến và áp dụng sản phẩm dịch vụ mới như: đa dạng hóa cách thứctrả gốc và lãi cho vay, phương thức huy động tiết kiệm để có thểđáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau; áp dụng thí điểm một số dịch vụđại lý như dịch vụ bảo hiểm vi mô, đại lý thu chi hộ… nhằm đáp ứngnhu cầu tài chính đa dạng của hộ nghèo và hộ có thu nhập thấp.Ngoài số lượng dịch vụ, cần chú trọng nhiều hơn tới chất lượng dịchvụ, sự đa dạng của dịch vụ cung cấp, mức độ sẵn có và dễ dàngtiếp cận của dịch vụ.

Nếu có điều kiện, tăng cường đầu tư cho các dịch vụ phi tài chínhnhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực xã hội của khách hàng, vìđây chính là điểm khác biệt lớn nhất của TCTCVM với các TCTD khác.

7.5. Nâng cao năng lực tài chính

Tăng cường các nguồn huy động vốn rẻ trên thị trường và từ cácnhà tài trợ. Có chính sách vận động đầu tư cho phát triển xã hội từ

Phần IV. Đề xuất, kiến nghị cho hoạt động

của các TCTCVM phát triển toàn diện

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 177

Page 180: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các hội đồng hương hoặc từnhững người đi xa hướng về xây dựng quê hương.

Thực hiện tự chủ động sáp nhập để hình thành những tổ chức lớnhơn về quy mô và thị trường. Nhưng do các TCTCVM hiện nay đangthực hành các phương pháp nghiệp vụ khác nhau như nhóm tươnghỗ, nhóm liên đới, ngân hàng làng,… vì vậy khi sáp nhập, hợp nhấtđòi hỏi phải có sự điều chỉnh về nghiệp vụ từ phía các tổ chức thamgia tái cấu trúc.

7.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đây là một trong những giải pháp chủ chốt và lâu dài để phát triểnhoạt động bền vững các TCTCVM Việt Nam. Vì vậy, việc phát triểnnguồn nhân lực chủ yếu thông qua phát triển cơ sở hạ tầng cho đàotạo nghiệp vụ và quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng. Thực tếcho thấy, phần lớn cán bộ của các TCTCVM được các tổ chức đoànthể cử sang, do vậy trình độ chuyên môn, am hiểu về nghiệp vụ hoạtđộng ngân hàng còn nhiều hạn chế. Do đó, các TCTCVM cần tăngcường công tác đào tạo nội bộ, tham gia các khóa đào tạo củaVMFWG, của các cơ sở đào đạo khác, đồng thời có chính sách thuhút, khuyến khích nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp.

7.7. Nâng cao năng lực, am hiểu pháp luật

Thực tế cho thấy, phần lớn các nhà cung cấp sản phẩm TCVM vàkhách hàng tập trung tại vùng sâu, vùng xa, nông nghiệp, nông thônnên năng lực, sự am hiểu pháp luật còn rất hạn chế.

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các tổ chức cung cấp TCVM vàkhách hàng chưa có sự am hiểu đầy đủ, đúng các quy định hiệnhành, đáng quan ngại là nhiều quy định quan trọng của các vănbản có giá trị pháp lý cao như Luật TCTD, Nghị định 28/2005/NĐ-CP/Nghị định 165/2007/NĐ-CP chưa được nhiều tổ chức cung cấpdịch vụ biết đến. Phần lớn các nhà cung cấp sản phẩm TCVM hoạtđộng theo hướng dẫn đã cam kết với các nhà tài trợ nên có phần

Phần

IV. Đ

ề xu

ất, k

iến

nghị

cho

hoạt

độn

gcủ

a cá

c TCT

CVM

phá

t triể

n to

àn d

iện

178 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 181: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

“máy móc” thực hiện dịch vụ. Điều này rất nguy hiểm, là nguy cơđưa các tổ chức, cá nhân “vô tình” hoạt động vi phạm pháp luật.Do vậy, để có thể tiến tới bền vững về thể chế, các tổ chức cungcấp sản phẩm cần có sự quan tâm đúng mức, thỏa đáng nghiêncứu các quy định hiện hành liên quan đến hoạt động TCVM để hoạtđộng đúng theo khuôn khổ pháp luật.

Phần IV. Đề xuất, kiến nghị cho hoạt động

của các TCTCVM phát triển toàn diện

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 179

Theo điều tra sơ cấp năm 2014, trong số 26 cán bộ của cácchương trình, dự án TCVM được hỏi: “Ông/Bà nắm bắtđược tốt nhất văn bản về TCVM của Bộ, ngành nào?”, haiphương án “Ngân hàng Nhà nước” và “Chính phủ và Ngânhàng Nhà nước” cùng có 19,2% lựa chọn, 11,5% chọn“Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nội vụ”,7,7% chọn “Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính”và 3,8% chọn “Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước”. Tuy nhiên, có tới 38,5% không lựa chọn phương án nào.

Tầnsuất

Tần suấttheo tỷ lệphần trăm

Tỷ lệ phần trăm

hợp lệ

Tỷ lệ phầntrăm tích lũy

cộng dồn

Giá trị hợp lệ

Ngân hàng Nhà nước 5 19.2 31.3 31.3

Chính phủ, NHNN 5 19.2 31.3 62.5

Bộ Tài chính vàNHNN 1 3.8 6.3 68.8

Chính phủ, NHNN, Bộ Tài chính 2 7.7 12.5 81.3

Chính phủ, Bộ Tàichính, NHNN, Bộ Nội vụ

3 11.5 18.8 100.0

Tổng 16 61.5 100.0

Giá trịkhuyết Số giá trị 10 38.5

Tổng 26 100.0

Page 182: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

8. Tăng tính liên kết của các TCTCVM

8.1. Tăng cường sự liên kết giữa các tổ chức có hoạt động TCVM

Để thực hiện các mục tiêu hình thành và tăng cường mối liên kếtgiữa các TCTCVM và các TCTD khác, Nhóm nghiên cứu đề xuất cácNHTM, đặc biệt cần có chính sách hỗ trợ nguồn vốn (bán buôn) chocác TCTCVM, như là một kênh phân phối vốn tới đối tượng kháchhàng là người nghèo/người thu nhập thấp. Nhiều định chế tài chínhtrong khu vực Đông Nam Á và Châu Á hoạt động trong lĩnh vực nôngnghiệp, nông thôn (có điều kiện tương tự như NHNN&PTNT) đã trởthành những tổ chức lớn mạnh nhờ kết hợp tốt dịch vụ bán lẻ và bánbuôn. Ở Nhật 60% – 70% dư nợ của Hiệp hội nông – lâm – ngư nghiệp(AFC) là cho vay trực tiếp đến HTX để cung ứng vốn cho các xã viên.Ở Malaysia phần vốn tín dụng phát triển nông thôn của Chính phủchỉ định cho ngân hàng BPM cho vay chủ yếu được ngân hàng nàycho vay theo hình thức bán buôn đối với các ngân hàng nông thônvà HTX tín dụng để các tổ chức này cho vay trực tiếp đến các hộnông dân. Tương tự, ở Thái Lan 30% dư nợ của hộ nông dân tại ngânhàng BAAC là cho vay bán buôn qua các HTX nông nghiệp và dịchvụ, ở Hàn Quốc hơn 1/3 dư nợ cho vay hộ nông dân là được HiệpHội Nông nghiệp cho vay bán buôn qua HTX nông nghiệp và các tổchức cung ứng dịch vụ nông nghiệp; Ngân hàng phát triển Tiểu nôngNepal đang hướng hoạt động thành tổ chức bán buôn hàng đầutrong khu vực nông nghiệp, nông thôn; Khách hàng của Ngân hàngThe Landbank Philippin là ngân hàng nông thôn, Ngân hàng tiết kiệmvà Ngân hàng hợp tác,vv…

Phần lớn các định chế tài chính hoạt động ở khu vực nông nghiệp,nông thôn Việt Nam chưa có chính sách bán buôn trong hoạt độngtín dụng. NHNN&PTNT Việt Nam hiện có trên 10 triệu khách hàng làhộ sản xuất, hơn 24.000 khách hàng là doanh nghiệp nhưng toànbộ dư nợ hiện nay là dư nợ “bán lẻ”. Trong tương lai, lượng kháchhàng của NHNN&PTNT sẽ tiếp tục gia tăng, bởi vậy chính sách tín

Phần

IV. Đ

ề xu

ất, k

iến

nghị

cho

hoạt

độn

gcủ

a cá

c TCT

CVM

phá

t triể

n to

àn d

iện

180 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 183: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

dụng “bán buôn” cần phải sớm được nghiên cứu và triển khai thựchiện, đối với NHCSXH cũng trong tình trạng tương tự. Vì vậy, tùy theođặc điểm của mỗi định chế tài chính mà lựa chọn khách hàng đểbán buôn. Chẳng hạn NHNN&PTNT có thể bán buôn vốn choQTDND, HTX Nông Nghiệp, HTX làm dịch vụ nông nghiệp, các Nông,Lâm trường, các Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ choNông nghiệp, các TCTCVM,…NHCSXH có thể bán buôn cho TCTCVMvì hiện nay ở Việt Nam nhiều chương trình, dự án TCVM hoạt độngkhá hiệu quả nhưng nguồn vốn của họ luôn không đáp ứng đủ chongười nghèo vay.

8.2. Khuyến khích các TCTD tham gia sâu hơn vào hoạt độngTCVM

TCVM là loại dịch vụ tài chính cung cấp cho người có thu nhập thấpvới quy mô giao dịch nhỏ, thông thường là thấp hơn mức GDP bìnhquân đầu người. Sự thành công của ngân hàng Grameen đã chứngminh rằng người nghèo có khả năng tín dụng. Từ năm 1998, trên thếgiới đã có xu hướng các NHTM bắt đầu thâm nhập vào thị trườngTCVM. Đến năm 2005, các TCTD trên thế giới đã đóng vai trò ngàycàng quan trọng hơn trong đối với TCVM. So sánh với các TCTCVMhiện nay thì các TCTD chính thức có lợi thế rõ rệt trong một số mặt.Các TCTD chính thức có thương hiệu đã hình thành và được nhậnbiết, có sẵn hệ thống cơ sở vật chất và kỹ thuật, có khả năng huyđộng vốn từ nhiều thị trường bộ phận khác nhau của nền kinh tế.

Ở nhiều nước, có một số TCTD đã được Chính phủ giao nhiệm vụcung cấp dịch vụ tài chính, chủ yếu là tín dụng cho doanh nghiệp vimô, cho người có thu nhập thấp. Dần dần các TCTD đã nhận thấyTCVM có thể đem lại lợi nhuận và cơ hội mở rộng thị trường. Tuynhiên, việc thâm nhập thị trường TCVM là không dễ đối với các TCTDchính thức. Bởi thị trường và khách hàng của TCVM đòi hỏi một cáchtiếp cận khác với cách tiếp cận truyền thống như các NHTM.

Phần IV. Đề xuất, kiến nghị cho hoạt động

của các TCTCVM phát triển toàn diện

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 181

Page 184: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Thực tiễn cho thấy các TCTD khác nhau có mục tiêu hoạt động khácnhau và môi trường kinh tế và pháp lý với mỗi loại hình TCTD cũngkhác nhau. Vì vậy, các TCTD cũng có một số cách tiếp cận khácnhau khi thâm nhập vào thị trường TCVM. Các phương pháp tiếpcận này có thể chia làm hai loại dựa trên hình thức các TCTD tiếpxúc với khách hàng: Trực tiếp và gián tiếp.

– Phương thức trực tiếp:

Một số TCTD có thể tiếp cận thị trường trực tiếp qua việc mở rộngmạng lưới chi nhánh, thành lập thêm các đơn vị phụ thuộc hoặcthành lập các công ty thành viên độc lập. Với hình thức thành lậpmới đơn vị phụ thuộc, các TCTD sẽ cung cấp dịch vụ TCVM qua việcmở rộng mạng lưới hiện tại. Nhóm nghiên cứu cho rằng, nếu cácTCTD tiếp cận theo phương thức này thì cần phải thành lập các đơnvị phụ thuộc chuyên biệt trong hệ thống để chuyên vận hành cáchoạt động cung cấp dịch vụ TCVM. Các đơn vị này nên có quy chếđiều hành riêng biệt và biện pháp nghiệp vụ đặc thù phù hợp vớiTCVM.

Với hình thức thành lập đơn vị thành viên độc lập để cung cấp dịchvụ TCVM, các đơn vị này sẽ được cấp Giấy phép hoạt động và chịusự giám sát quản lý của NHNN địa phương như các công ty tàichính hay các TCTD phi ngân hàng. Các đơn vị này có thể được sởhữu riêng bởi TCTD thành lập hoặc dưới dạng liên doanh, cổ phầnvới các đối tác chiến lược hoặc các nhà đầu tư chiến lược.

– Phương thức gián tiếp:

Một số TCTD khác có thể tiếp cận thị trường gián tiếp qua việc hợptác với các TCTCVM đã có sẵn. Các hoạt động hợp tác có thể thựchiện thông qua các nghiệp vụ: Hợp đồng ủy thác tín dụng bán lẻ,cung cấp tín dụng cho các TCTCVM, cung cấp dịch vụ sử dụng hạtầng kỹ thuật và hệ thống.

Phần

IV. Đ

ề xu

ất, k

iến

nghị

cho

hoạt

độn

gcủ

a cá

c TCT

CVM

phá

t triể

n to

àn d

iện

182 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 185: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

Với hình thức hợp đồng ủy thác bán lẻ, TCTD ký hợp đồng vớiTCTCVM có đủ tín nhiệm để nhận vốn ủy thác giải ngân cho kháchhàng TCVM. Các khoản vay được hạch toán vào sổ sách của TCTD.Giữa hai bên sẽ có sự thảo thuận chia sẻ phí và lợi nhuận thu được.Các dịch vụ TCVM khác cũng có thể được ủy thác như vậy và cóthể sử dụng thương hiệu của TCTD hoặc của TCTCVM hoặc đồngthương hiệu để tiếp cận với khách hàng. TCTD có thể ủy thác hoàntoàn hoặc một phần việc cung cấp dịch vụ cho các TCTCVM. Tuynhiên, hình thức này đòi hỏi phía TCTD và TCTCVM phải có những hìnhthức để chia sẻ rủi ro. Chẳng hạn, TCTD có thể yêu cầu TCTCVM phảicùng cung cấp một tỷ lệ vốn nhất định hoặc phải có một tỷ lệ bảođảm cho rủi ro mất vốn.

Với hình thức cung cấp tín dụng cho các TCTCVM, TCTD có thể cungcấp các khoản vay có kỳ hạn hoặc cung cấp một hạn mức tín dụngcho TCTCVM. Các khoản tín dụng trên có thể có đảm bảo hoặckhông có đảm bảo tùy vào quá trình thẩm định của NHTM.

Với hình thức cung cấp dịch vụ sử dụng hạ tầng kỹ thuật và hệthống, các TCTD ký hợp đồng cho phép các TCTCVM hoặc kháchhàng của họ sử dụng các dịch vụ của chi nhánh, mạng lưới ATM, hạtầng công nghệ thông tin… đổi lại các TCTD nhận phí dịch vụ hoặctiền thuê.

8.3. Sớm triển khai thành lập Hiệp hội TCVM Việt Nam

Sự ra đời của Hiệp hội TCVM trong thời điểm này là nhu cầu cần thiếtvà cấp bách, không những đáp ứng nguyện vọng chính đáng củahơn 40 tổ chức thành viên tham gia mạng lưới TCVM Việt Nam màcòn đáp ứng nhu cầu của nhà tài trợ/đối tác đã và đang cam kếthỗ trợ Việt Nam trong các hoạt động TCVM và phát triển bền vữngtrong quá trình hội nhập và phát triển đất nước. Đặc biệt, việc thànhlập Hiệp hội TCVM là đóng góp thiết thực vào việc thực hiện “Đề ánxây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020”

Phần IV. Đề xuất, kiến nghị cho hoạt động

của các TCTCVM phát triển toàn diện

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 183

Page 186: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, Hiệp hội TCVMcó thể phát huy nội lực, thu hút sự ủng hộ và giúp đỡ của các tổchức ở trong nước, tranh thủ sự quan tâm và hỗ trợ của tổ chứcnước ngoài đối với việc phát triển ngành TCVM, đóng góp tích cựcvà hiệu quả vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, cácTCTCVM, VMFWG cần sớm đồng thuận, chung sức chuẩn bị các điềukiện cần thiết, thiết lập hồ sơ đề nghị NHNN, Bộ Nội vụ cho phépthành lập Hiệp hội TCVM. Sự ra đời của Hiệp hội TCVM sẽ tạo điềukiện hỗ trợ nâng cao vị thế và uy tín cho tổ chức đại diện mạng lướiTCVM tại Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ.

Phần

IV. Đ

ề xu

ất, k

iến

nghị

cho

hoạt

độn

gcủ

a cá

c TCT

CVM

phá

t triể

n to

àn d

iện

184 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 187: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

KẾT LUẬN

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 185

TCVM đóng vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội,đặc biệt là với công cuộc giảm nghèo và phát triển xã hội tại các quốcgia đang phát triển.

Quá trình phát triển hoạt động TCVM tại Việt Nam còn chậm, chưathu hút được nhiều sự quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước,Chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị – xã hội, cáctổ chức đoàn thể, các nhà đầu tư, nhà tài trợ và các bên liên quan.Điều này đã hạn chế đáng kể đến môi trường phát triển của ngànhTCVM Việt Nam.

Nhóm nghiên cứu lựa chọn nội dung Đề tài tập trung vào nghiên cứuhệ thống cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của lĩnh vựcTCVM, những bất cập có tính nội tại của hệ thống các tổ chức cóhoạt động TCVM, qua đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cụthể, thiết thực với hy vọng tạo được “cú huých” cho ra sự phát triểnan toàn, bền vững đối với các TCTCVM trong thời gian tới.

Với mục tiêu đặt ra, Đề tài nghiên cứu đã:

– Tiến hành đánh giá tổng quan quá trình hình thành và pháttriển hoạt động TCVM trong 3 thập kỷ quá, Đề tài nghiên cứuđã phân tích khái quát về (i) mô hình cơ cấu tổ chức, quảntrị, điều hành của các TCTCVM chính thức và bán chính thức;(ii) kết quả hoạt động tài chính, mức độ bền vững của cácTCTCVM Việt Nam trong thời gian qua trên các tiêu chí OSS,FSS, ISS; (iii) nội dung hoạt động của TCTCVM thời gian qua.Từ đó, rút ra được những thành tựu đạt được và những tồntại, hạn chế cần khắc phục;

– Tập trung vào phân tích, đánh giá hệ thống hành lang pháplý liên quan đến hoạt động của các TCTCVM. Trên cơ sởphân tích những bất cập, những nội dung không phù hợpvà những nội dung vẫn có tính định hướng tốt.

– Tổng kết, đánh giá những Đề án, Kế hoạch hành động đãđược các cấp thông qua nhưng chậm triển khai trên thực

Page 188: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

186 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

tế đã ảnh hưởng đến sự am hiểu, đồng thuận của xã hội đếnnghành TCVM Việt Nam.

– Đánh giá mức độ liên kết của các TCTCVM, từ tính liên kếttrong nội bộ thành viên, tính liên kết giữa các TCTCVM đếntính liên kết, hợp tác giữa các TCTCVM với các loại hìnhTCTTD khác. Từ đó chỉ ra những khiếm khuyết, những nguycơ mà các TCTCVM phải đối mặt trong thời gian tới nếukhông có những bước đi, chuyển biến thích hợp, đúng đắnvà kịp thời.

Trên cơ sở đó, Nhóm nghiên cứu đã có những đề xuất cụ thể, thiếtthực cho sự phát triển bền vững của các TCTCVM Việt Nam trongthời gian tới. Các khuyến nghị được dựa trên cơ sở nghiên cứu lýluận, văn bản quy phạm pháp luật, khảo sát thực tế và kinh nghiệmcủa các nước trên thế giới, kết hợp với định hướng phát triển hoạtđộng của ngành TCVM Việt Nam đến năm 2020.

Page 189: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 187

I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Luật, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ,văn bản của Chính phủ:

1. Luật Các tổ chức tín dụng số 46/2010/QH12;

2. Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09/03/2005 của Chính phủvề tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏtại Việt Nam;

3. Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 của Chínhphủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều Nghị định số28/2005/NĐ-CP ngày 09/03/2005 của Chính phủ về tổ chứcvà hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam;

4. Nghị định số 177/1999/NĐ-CP ngày 22/12/1999 của Chínhphủ về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động củacác Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện;

5. Nghị định số 148/2007/NĐ-CP này 25/9/2007 của Chính phủvề tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện;

6. Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủvề tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện;

7. Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủquy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

8. Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 quy định về tổchức, hoạt động và quản lý hội;

9. Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủsửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quảnlý hội;

10. Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chínhphủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều củaLuật Thuế thu nhập doanh nghiệp;

Page 190: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

188 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

11. Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chínhphủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thunhập doanh nghiệp;

12. Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 06/12/2011 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt “Đề án xây dựng và phát triển hệ thốngTCVM tại Việt Nam đến năm 2020”;

13. Quyết định số 1450/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướngChính phủ thành lập Ban công tác về tài chính quy mô nhỏ;

14. Quyết định sô 381/QĐ-TTg ngày 18/3/2014 của Thủ tướngChính phủ về việc thành lập Ban công tác TCVM;

15. Công văn số 1700/VPCP-KTTH ngày 14/03/2014 của Vănphòng Chính phủ về thực hiện thí điểm cho vay các quỹ xãhội của Quỹ hỗ trợ tín dụng thuộc HLHPN đến hết 2014.

Thông tư, văn bản của NHNN, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính:

16. Thông tư số 02/2008/TT-NHNN ngày 02/4/2008 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định số28/2005/NĐ-CP ngày 09/03/2005 của Chính phủ về tổ chứcvà hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Namvà Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 của Chínhphủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều Nghị định số28/2005/NĐ-CP ngày 09/03/2005 của Chính phủ về tổ chứcvà hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam;

17. Thông tư số 07/2009/TT-NHNN ngày 17/4/2009 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm antoàn trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tài chính quymô nhỏ;

Page 191: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 189

18. Thông tư số 08/2009/TT-NHNN ngày 28/4/2009 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước hướng dẫn về mạng lưới hoạt độngcủa các tổ chức tài chính quy mô nhỏ;

19. Thông tư số 15/2010/TT-NHNN ngày 16/06/2010 của Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại nợ, tríchlập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạtđộng của tổ chức tài chính quy mô nhỏ;

20. Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 Quy định vềhệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

21. Thông tư số 39/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Ngânhàng Nhà nước quy định về kiểm toán độc lập đối với tổchức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

22. Thông tư số 08/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 của Thống đốcNHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng ViệtNam của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầuvốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế;

23. Quyết định số 499/QĐ-NHNN ngày 17/3/2014 của Thống đốcNHNN mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng ViệtNam của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối vớikhách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một sốlĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số08/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014;

24. Thông tư số 116/2012/TT-BTC ngày 18/7/2012 về Hướng dẫnáp dụng thí điểm chính sách thuế thu nhập doanh nghiệpđối với Tổ chức tài chính quy mô nhỏ trách nhiệm hữu hạnmột thành viên Tình Thương (TYM);

25. Thông tư số 06/2013/TT-BTC ngày 9/01/2013 hướng dẫn chếđộ tài chính đối với các tổ chức TCVM;

Page 192: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

190 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

26. Thông tư số 135/2013/TT-BTC ngày 27/9/2013 hướng dẫn ápdụng thí điểm chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đốivới tổ chức TCVM;

27. Thông tư 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 của Bộ Nội Vụhướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số148/2007/NĐ-CP này 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức,hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện;

28. Thông tư số 01/2004/TT-BNV ngày 15/1/2004 của Bộ Nội vụhướng dẫn thi hành Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động vàquản lý hội;

29. Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụquy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày21/4/2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vàNghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủsửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạtđộng và quản lý hội;

30. Quyết định số 572/QĐ-NHNN ngày 30/3/2012 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước phê duyệt Kế hoạch triển khai thựchiện “Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại ViệtNam đến năm 2020”.

II. CÁC TÀI LIỆU KHÁC

1. ADB (2010). “VietNam Microfinance Sector Assessment: Developing the Microfinance Sector Project ADB TA–7499–VIE”, Prepared by PPTA Consultants for ADB, July 2010;

2. ADB (2014). “Sector Assessment: Microfinance”, Tài liệu chuẩnbị cho khoản vay Tiểu Chương trình 2 (SP2) – Chương trìnhPhát triển ngành TCVM Việt Nam;

Page 193: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 191

3. Commercial Banks to Downscale in the Microenterprise Segment in VietNam”, Report for IFC;

4. David Hulme (2000), Impact Assessment Methodologies forMicrofinance: Theory, Experience and Better Practice, CGAP& USAID’s AIM Project;

5. Demirguc–Kunt and Klapper (2012). FINDEX Database, Washington D.C, World Bank,

http://datatopics.worldbank.org/financialinclusion/country/vietNam;

6. David Hulme (2000), Impact Assessment Methodologies forMicrofinance: Theory, Experience and Better Practice, CGAP& USAID’s AIM Project;

7. Hạ Thị Thiều Dao (2013). “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàngViệt Nam 2011 – 2013 và những vấn đề đặt ra”, Bài viết trongTuyển tập bài viết về tiền tệ – ngân hàng Việt Nam năm 2013,Tạp chí Ngân hàng – Viện Chiến lược Ngân hàng, Nhà xuấtbản Văn hóa Thông tin;

8. IFAD (2000). IFAD Rural Finance Policy, Executive Board – SixtyNinth Session, Rome 3–4 May;

9. IMF (2012). Financial Soundness Indicators, http://fsi.imf.org/fsitables.aspx

10. Lê Thanh Tâm (2008). “Phát triển các tổ chức tài chính nôngthôn Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dânHà Nội;

11. Ledgerwood, J (1999). Rural Finance Handbook, An Institutional and Financial Perspective, The World Bank, Washington, D.C. 1999;

Page 194: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

192 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

12. Ledgerwood, Joanna, with Julie Earne and Candace Nelson,eds (2013). The New Microfinance Handbook: A FinancialMarket System Perspective, Washington, DC: World Bank. doi:10.1596/978–0–8213–8927–0. License: Creative Commons Attribution CC BY 3.0;

13. Morduch, Jonathan. 2000. "The Microfinance Schism", WorldDevelopment, 28 (4): 617–629;

14. Nguyễn Kim Anh (2010). Phát triển TCVM ở khu vực nôngnghiệp nông thôn Việt nam, Nhà xuất bản Thống kê;

15. Nguyễn Kim Anh và Lê Thanh Tâm (2013). Mức độ bền vữngcủa các tổ chức TCVM Việt Nam: Thực trạng và một sốkhuyến nghị – Sách chuyên khảo, Hà nội, Nhà xuất bản Giaothông Vận tải, GPXB số 222–2013/CXB/179–05/GTVT cấp ngày9/12/2013;

16. Nguyễn Kim Anh, Ngô Văn Thứ, Lê Thanh Tâm và Nguyễn ThịTuyết Mai (2012). TCVM với giảm nghèo tại Việt Nam: Kiểmđịnh và so sánh, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội;

17. Phí Trọng Hiển và Nguyễn Thị Tuyết Mai. “Bài toán chính sáchcho hoạt động TCVM tại Việt Nam”. Bản tin TCVM Việt Namsố 20, Nhóm Công tác TCVM (2014);

18. The MIX (2014). http://www.mixmarket.org/profiles–reports/crossmarket–analysis–report (Truy cập ngày 25/6/2014); http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=386&idmid=3&ItemID=8589;

19. Theo báo cáo 2009 của Nhóm tư vấn trợ giúp người nghèo(CGAP – Consultative Group to Assist the Poor);

http://vnexpress.net/tin–tuc/thoi–su/ty–le–ho–ngheo–giam–nhung–khong–vung–chac–2954207.html

Page 195: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 193

20. Tổng cục Thống kê (2014). Trang web chính thức thông tin vềđơn vị hành chính tại Việt Nam.

21. Trịnh Thị Thúy (2011). “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụngtại Tổ chức tài chính quy mô nhỏ Trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên Tình thương”, Luận án Thạc sỹ, Đại học Kinh tếQuốc dân;

22. TYM (2014). http://www.tymfund.org.vn/ (Truy cập ngày25/6/2014);

23. Scott Gaul (2009), “Breaking it down: SDI vs FSS”, MIX Microbanking Bulletin, Issue 18, Spring 2009;

24. VMFWG (2013). “Hướng tới bền vững và tăng trưởng: Kinhnghiệm chuyển đổi từ tổ chức TCVM THHH M7”, Bài trình bàytại Hội thảo TCVM tháng 12/2013;

25. VMFWG (2013). “Danh bạ các tổ chức TCVM”;

26. World Bank (2007). “VietNam: Developing a ComprehensiveStrategy to Expand Access [for the Poor] to Microfinance Services. Promoting Outreach, Efficiency and Sustainability”,World Bank Policy Report, VietNam;

27. World Bank (2012). Financial Inclusion Database;

28. World Bank (2002). Báo cáo đánh giá tác động của dự ánTài chính nông thôn I (tài liệu nội bộ), Việt Nam;

Page 196: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

PHỤ LỤC 1. DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜIPHỎNG VẤN

194 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

A. CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG, HỘI NÔNG DÂN VÀ HỘI PHỤNỮ ĐỊA PHƯƠNG

Tỉnh Quảng Bình

1. Nguyễn Minh Thuận – Phó chủ tịch UBND huyện Bố Trạch

2. Trần Đức Tài – Chủ tịch UBND xã An Thủy, huyện Lệ Thủy

3. Võ thị Soa – Đảng ủy viên chủ tịch hội phụ nữ xã An Thủy,huyện Lệ Thủy

4. Phạm Văn Liệu – Phó chủ tịch UBND xã Hải Ninh, huyện Lệ Thủy

5. Lê Công Hoài – Phó chủ tịch UBND, Trưởng ban quản lý dựán xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy

6. Đỗ Thị Bé – Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy

Tỉnh Thanh Hóa

1. Nguyễn Việt Hùng – Chủ tịch UBND Phường Đông Vệ

2. Nguyễn Trung Kiên – Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Nhân

3. Nguyễn Kim Hồng – Chủ tịch UBND xã Thiệu Nguyên

4. Vũ Huy Đằng – Chủ tịch UBND xã Minh Lộc

5. Kim Ngọc Hiệp – Trưởng phòng kinh tế đối ngoại, Sở ngoại vụThanh Hóa

6. Trịnh Thế Nam – Trưởng phòng lao động Thương Binh Xã Hội,UBND xã Bỉm Sơn

7. Trần Thị Vân – Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ thị xã Bỉm Sơn

8. Vũ Thị Sáu – Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã

Page 197: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 195

9. Phan Thị Chuyên – Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã ThăngLềnh, huyện Nhiếp Công

10. Nguyễn Thị Thêu – Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ phường Đông Vệ

11. Trần Thị Phòng – Chủ tịch Hội phụ nữ xã Quảng Nhân

12. Đinh Thị Xuyên – Chủ tịch Hội phụ nữ xã Minh Lộc

13. Phạm Ngọc Chiến – Hội nông dân xã Thăng Bình, Nông Cống

14. Nguyễn Đình Tuấn – Phó Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Thanh Hóa

15. Thiều Thị Giá – Chủ tịch Hội nông dân xã Thiệu Vân

16. Nguyễn Hữu Toàn – Chủ tịch Hội nông dân xã Quảng Nhân

17. Lê Đức Lập – Chủ tịch Hội nông dân phường Phú Sơn

Tỉnh Quảng Nam

1. Nguyễn Thanh Tùng – Chủ tịch UBND xã Thăng Bình

TP Hồ Chí Minh

1. Lê Đình Đức – Trưởng phòng Phòng Kinh Tế huyện Củ Chi

2. Phan Thanh Huệ – Phó chủ tịch UBND xã Tân Thông Hội

3. Lê Thị Kiều – Chủ tịch hội phụ nữ xã Tân Thông Hội

4. Nguyễn Thị thảo – Chủ tịch hội Liên Hiệp Phụ nữ phường BìnhHưng Hòa A

5. Trần Thị Lệ – Phó chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ nữ huyện Củ Chi

Page 198: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

196 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

6. Nguyễn Khắc Lan Chi – Cán bộ văn phòng phường BìnhPhước, Hưng Hòa

7. Phạm Văn Trình – Chủ tịch UBND phường 11 quận 11

8. Tống Thị Ngọc Diệu – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường11 quận 11

B. TỔ CHỨC TCVM

Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình

1. Ngô Thị Thanh Vân – Phó giám đốc quỹ

2. Đặng Thị Thu Hằng – Trưởng chi nhánh

3. Hoàng Thị Hương Huế – Cán bộ tín dụng

4. Lê Nguyễn Minh Hiếu – Kế toán

5. Hoàng Thị Tố Như – Cán bộ tín dụng

6. Nguyễn Thị Huyền – Kế toán chi nhánh Đồng Hới

M7-MFI

1. Nguyễn Đức Bình – Tổng Giám Đốc

2. Nguyễn Thị Soát – Giám Đốc chi nhánh M7 Đông Triều

3. Phùng Thị Thu Hường – Giám đốc quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triểnĐông Triều

Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh Hóa (FPW)

1. Mai Thị Xường – Giám Đốc

2. Nguyễn Hải Đường – Phó giám đốc

Page 199: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 197

3. Lê Quang Lý – Kế toán trưởng

4. Nguyễn Thị Danh – Cán bộ chi nhánh huyện Đông Sơn

Viện TCVM và Phát Triển Cộng Đồng

1. Nguyễn Thị Hoa – Trưởng Phòng Tín dụng

Trung tâm vì phụ nữ và phát triển cộng đồng (CWCD)

1. Nguyễn Đào Thu Hằng – Kế toán

2. Đỗ Thị Hòa – Kế toán

Chương trình tín dụng tiết kiệm Hội Liên hiệp phụ nữ huyện PhùYên, Sơn La

1. Đinh Thị Dưỡng – Chủ tịch Hội LHPN huyện Phù Yên

Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Lào Cai

1. Sa Thị Thể – Giám Đốc

Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Tiền Giang (MOM)

1. Trần Thị Thanh Thủy – Giám Đốc

Tổ chức doanh nhân thế giới

1. Lương Quốc Tuấn – Quản lý chương trình

CFRC

1. Lê Thị Lân – Giám Đốc

Công TY CP NGV

1. Trương Việt Thu – Chủ tịch HĐQT

Page 200: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

198 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Hội LHPN Hải Phòng

1. Đỗ Thanh Lê – Chủ tịch Hội LHPN Tp Hải Phòng

2. Nguyễn Kim Anh

Quỹ trợ vốn CNVC & người lao động nghèo BR–VT

1. Nguyễn Thị Lê Hải – Giám Đốc

C. KHÁCH HÀNG TCVM

Khách hàng Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo tỉnh Thanh Hóa

1. Trần Thị Khanh

2. Phạm Thị Hằng

3. Nguyễn Thị Cẩn

4. Lê Thị Yến

5. Hoàng Thị Hương

6. Bùi Thị Tuyết

7. Nguyễn Thị Sen

8. Nguyễn Thị Sáu

9. Lê Thị May

10. Ngô Thị Hiền

11. Đỗ Thị Thủy

12. Phạm Thị Xuân

13. Nguyễn Thị Cử

14. Nguyễn Thi Hoan

15. Nguyễn Thị Hường

16. Lê Thị Thúy

17. Lê Thị Hoa

18. Nguyễn Thị Lan

19. Bùi Thị Châu

20. Hoang Thị Mến

21. Đồng Thị Mão

22. Hoàng Thị Thúy

23. Nguyễn Thị Hoàn

24. Phạm Thị Hiền

25. Hoang Thị Phương

26. Nguyễn Thị Nhung

27. Nguyễn Thị Đính

28. Ngô Thị Oanh

Page 201: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 199

29. Lê Thị Hạnh

30. Phan Thị Liên

31. Phan Thị Mẫn

32. Lê Thị Thông

33. Nguyễn Thị Thơ

34. Nguyễn Thị Tân

35. Đỗ Thị Hinh

36. Nguyễn Thị Tân

37. Nguyễn Thị Phượng

38. Nguyễn Thị Sơn

39. Hoàng Thị Năm

40. Trần Thị Lịch

41. Nguyễn Thị Bán

42. Trần Thị Hường

43. Đặng Thị Hương

44. Lê Thị Thòa

45. Nguyễn Thị Hợp

46. Nguyễn Thị Hơn

47. Nguyễn Thị Lan

48. Bùi Thị Xuân

49. Lê Thị Căng

50. Lê Thị Hương

51. Nguyễn Thị Huệ

Khách hàng Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Tp Hồ Chí Minh

1. Nguyến Thị Nỡ

2. Trương Thị Huệ

3. Nguyễn Thị Thu Hà

4. Nguyễn Thị Thu Thảo

5. Nguyễn Thị Nga

6. Trần Thị Nhung

7. Nguyễn Thị Nga

8. Trần Thị Thanh Tâm

9. Nguyễn Thị Hoa

10. Nguyễn Thị Đẹp

11. Nguyễn Hải Vân

12. Liêu Thị Kim Thủy

13. Nguyễn Thị Thảo

14. Trần Kim Hồng

15. Võ Thị Thanh

16. Lê Thị Gái

Page 202: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

200 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang (MOM)

17. Dư Ngọc Hòa

18. Đoàn Ngọc Dung

19. Đặng thị Hồng Ngọc

20. Trần Thị Huyền

21. Hồ Ngọc Hạnh

22. Lê Thị ngọc Nương

23. Võ Thị Thanh

24. Nguyễn Giang Hồng

25. Võ Thị Vẽ

26. Nguyễn Thị Mỹ An

27. Nguyễn Thị Huệ

28. Lê Thị Thu Thủy

29. Nguyễn Ngọc Thành

30. Mai Thị Minh

31. Nguyễn Thị Kim Liên

32. Nguyễn Thị Thanh Nga

33. Nguyễn Thị Xoán

34. Quách Thị Cẩm Linh

35. Vũ Thị Hương Giang

36. Thang Mỹ Hoa

37. Vũ Thị Quỳnh

38. Lâm Thị Hoa

39. Trần Thị Tho

40. Huỳnh Thị Kim Phượng

1. Trần Thanh Tuyền2. Huỳnh Ngọc Linh3. Đặng Thị Minh Hiếu4. Lưu Thị Diễm Chinh5. Lê Thúy Hoa

6. Trương Ngọc7. Võ Thị Hồng Thái8. Nguyễn Thị Kim Hồng9. Nguyễn Thị Anh Hồng10. Vũ Thị Thu Thủy

Page 203: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

PHỤ LỤC 2. PHIẾU KHẢO SÁT

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 201

PHẦN DÀNH CHO CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

1. Theo Ông/Bà khi cần vốn làm ăn, người dân trên địa bàn thườngvay ở những đâu? (tích vào ô trống) Giải thích

□ Ngân hàng thương mại □ Quỹ tín dụng nhân dân

□ Ngân hàng Nông nghiệp □ Cho vay nặng lãi/vay nóng

□ Ngân hàng Chính sách xã hội □ Khác

2. Theo Ông/Bà lãi suất vay từ tổ chức tài chính vi mô tươngđương với lãi suất từ nguồn vay nào? (Tích vào ô trống)

Giải thích

□ Ngân hàng thương mại □ Quỹ tín dụng nhân dân

□ Ngân hàng Nông nghiệp □ Cho vay nặng lãi/vay nóng

□ Ngân hàng Chính sách xã hội □ Khác

3. Theo Ông/Bà, nguồn vốn vay dành cho mục đích xóa đóigiảm nghèo/người thu nhập thấp tại địa phương được vay từđâu? (tích vào ô trống)

□ Ngân hàng thương mại □ Quỹ tín dụng nhân dân

□ Ngân hàng Nông nghiệp □ Cho vay nặng lãi/vay nóng

□ Ngân hàng Chính sách xã hội □ Khác

4. Xin Ông/Bà hãy cho biết Uỷ ban đã có hành động/chínhsách gì để tạo điều kiện và khuyến khích hoạt động tài chínhvi mô tại địa phương?

Page 204: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

5. Cơ quan/đơn vị của Ông/Bà có các văn bản chỉ đạo/hướngdẫn gì đối với việc thực hiện tài chính vi mô tại địa phương haykhông?

□ Có □ Không

6. Xin Ông/Bà hãy cho biết các cơ quan, đơn vị nào tại địaphương có hoạt động tài chính vi mô (như việc thành lập cácquỹ cho vay)?

7. Xin Ông/Bà hãy cho biết người dân và chính quyền địaphương đánh giá về hoạt động tài chính vi mô tại địa phươngnhư thế nào?

□ Rất tốt □ Tốt □ Vừa □ Kém

8. Theo Ông/Bà, yếu tố nào được người dân và chính quyềnđịa phương đánh giá cao nhất? (tích vào ô trống) Ghi rõ cácnội dung khác

□ Thủ tục □ Mức vay □ Thời hạn vay

□ Lãi suất □ Cách hoàn trả □ Khác

202 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Nội dung hỗ trợ Có Không

Vốn

Trụ sở làm việc

Trang thiết bị

Xe cộ/phương tiện đi lại

Nguồn nhân lực

Tuyên truyền, phổ biến chủ trương

Khác

Page 205: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 203

9. Xin Ông/Bà hãy cho biết những điểm mạnh – điểm yếu củatài chính vi mô tại địa phương so với ngân hàng chính sáchxã hội, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và ngân hàng thươngmại trên địa bàn? (tích vào từng ô)

Nội dung Tốt Như nhau Kém hơn

TCVM so với Ngân hàng chính sách

TCVM so với Qũy tín dụng nhân dân

TCVM so với Ngân hàng thương mại

10. Xin Ông/Bà hãy cho biết hiện trên địa bàn có những Quỹnào hoạt động? Có những tổ chức Tổ chức tài chính vi mô nào?

11. Lãnh đạo chính quyền địa phương có tham gia Quỹ,chương trình dự án nào không?

□ Có □ Không

12. Xin Ông/Bà hãy cho biết hoạt động tuyên truyền về TCVMđược chính quyền địa phương thực hiện như thế nào?

□ Tốt □ Vừa □ Kém □ Chưa có

13. Xin Ông/Bà hãy cho biết Chính quyền địa phương có đượccơ quan/đơn vị nào cung cấp thông tin tuyên truyền về tàichính vi mô không? Cơ quan nào cung cấp thông tin?

□ Có □ Không

14. Xin Ông/Bà hãy cho biết những khuyến nghị cho sự pháttriển tài chính vi mô trong thời gian tới?

Page 206: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

PHẦN DÀNH CHO TỔ CHỨC HỘI TRÊN ĐỊA BÀN

1. Xin Ông/Bà hãy cho biết vai trò của hoạt động tài chính vi mô đốivới hoạt động của Hội trong thời gian qua?

□ Phát triển hoạt động hội □ Nâng cao năng lực hội viên

□ Kết nạp/mở rộng hội viên □ Khác

2. Xin Ông/Bà hãy cho biết các chương trình, dự án Tài chínhvi mô mà Hội đang thực hiện:

□ Thông qua quỹ □ Khác

□ Thông qua chương trình dự án

3. Ông/Bà hãy cho biết Hội có các hình thức hỗ trợ nào đối vớicác hội viên về vốn, con giống, cây trồng, … :

4. Ông/Bà hãy cho biết tổng số hội viên trên địa bàn……………

5. Xin Ông/Bà hãy cho biết Hội đã có hành động/chính sách gìđể tạo điều kiện và khuyến khích hoạt động TCVM tại địaphương?

204 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Nội dung hỗ trợ Có Không

Vốn

Trụ sở làm việc

Trang thiết bị

Xe cộ/phương tiện đi lại

Nguồn nhân lực

Tuyên truyền, phổ biến chủ trương

Khác

Page 207: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 205

6. Sinh hoạt của Hội có lồng ghép với hoạt động TCVM hay không?

□ Có □ Không

7. Công tác phối hợp, hỗ trợ giữa Hội với các tổ chức tài chínhvi mô, chương trình, dự án như thế nào?

□ Rất chặt chẽ □ Chặt chẽ □ Bình thường □ Chưa có

8. Hội đã và đang tham gia thực hiện những hoạt động TCVMnào?

□ Nhận ủy thác cho vay từ Ngân hàng chính sách

□ Uỷ thác cho Ngân hàng chính sách để cho vay

□ Trực tiếp quản lý quỹ/chương trình dự án tài chính vi mô

□Cử cán bộ tham gia quỹ/chương trình dự án tài chính vi mô

□ Thực hiện các chương trình từ Trung ương Hội

□ Hoạt động khác

9. Xin Ông/Bà hãy so sánh điểm mạnh và điểm yếu của Hội sovới các tổ chức đoàn thể khác trong việc tham gia vào hoạtđộng TCVM?

10. Xin Ông/Bà hãy cho biết những điểm mạnh – điểm yếu củatài chính vi mô tại địa phương so với ngân hàng chính sách xãhội, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và ngân hàng thương mạitrên địa bàn?

11. Xin Ông/Bà hãy đánh giá vai trò của các cơ quan, đơn vịtại địa phương liên quan tới hoạt động TCVM?

□ Rất tốt □ Tốt □ Trung bình □ Chưa tốt

Page 208: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

206 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

12. Xin Ông/Bà hãy cho biết nhận thức của người dân và cáccơ quan quản lý về TCVM tại địa phương như thế nào?

□ Rất tốt □ Tốt □ Trung bình □ Chưa tốt

13. Ông/Bà có khuyến nghị gì cho sự phát triển tài chính vi môtrong thời gian tới?

Page 209: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 207

PHẦN DÀNH CHO CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN

1. Ông/Bà nắm bắt được tốt nhất văn bản về tài chính vi mô của Bộ,Ngành nào?

□ Chính phủ □ Các Bộ, ngành khác

□ Ngân hàng Nhà nước □ Chính quyền địa phương

□ Bộ Tài chính □ Rất ít thông tin

□ Bộ Nội vụ

2. Ông/Bà đã hiểu các quy định về hoạt động tài chính vi môtại Luật các Tổ chức tín dụng (2010) như thế nào?

□ Tốt □ Vừa

□ Yếu □ Chưa đọc

3. Ông/Bà đã hiểu quy định về hoạt động của các chươngtrình/dự án TCVM tại Nghị định 28/2005/NĐ-CP và Nghị định165/2007/NĐ-CP như thế nào?

□ Tốt □ Vừa □ Yếu □ Chưa đọc

4. Ông/Bà đã đọc, nắm bắt được những văn bản nào sau đâycủa Ngân hàng Nhà nước ban hành liên quan tới hoạt độngTCVM?

□ Về cấp phép, tổ chức và hoạt động

□ Về mạng lưới, chi nhánh

□ Về chính sách lãi suất

□ Về phương pháp tính lãi

Page 210: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

208 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

□ Văn bản khác

□ Hoàn toàn không biết

5. Ông/Bà cho biết hoạt động tài chính vi mô do tổ chứcÔng/Bà cung cấp giúp thành viên thóat nghèo, ổn định kinhtế, cuộc sống ở mức độ nào?

□ Rất cao □ Cao □ Vừa □ Thấp

6. Chiến lược phát triển của tổ chức của Ông/Bà đang hướngtới đối tượng khách hàng nào?

□ Doanh nghiệp siêu nhỏ □ Hộ gia đình

Tỷ lệ :......................… Tỷ lệ :......................…

□ Cá nhân □ Đối tượng khác

Tỷ lệ :......................… Tỷ lệ :......................…

7. Theo Ông/Bà, cần chỉnh sửa những quy định gì để tạo điềukiện cho hoạt động của các chương trình, dự án? (tích vào ôtrống)

□ Về quy định đối với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức đoàn thể:

□ Về quy trình phê duyệt chương trình/dự án:

□ Về nội dung hoạt động:

□ Về quản trị, điều hành:

□ Về tiếp nhận và sử dụng vốn tài trợ

□ Về mức cho vay đối với khách hàng tài chính vi mô:

□ Về những chính sách, quy định khác

Page 211: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 209

8. Ông/Bà có nắm được tình hình hoạt động của các Chươngtrình, dự án có hoạt động TCVM trên địa bàn hoặc ngoài địabàn không?

□ Có □ Không □ Rất ít

9. Mức độ liên kết (sinh hoạt tổ, nhóm, cụm) giữa các thànhviên khách hàng như thế nào?

□ Tốt □ Vừa □ Yếu

Phương thức, hình thức liên kết (sinh hoạt); Khó khăn, vướng mắc;Đề xuất?

10. Theo Ông/Bà, khi chuyển đổi chương trình dự án TCVMsang tổ chức TCVM chính thức được NHNN cấp phép thì sẽ cónhững thuận lợi và khó khăn lợi gì?

– Thuận lợi

– Khó khăn, đề xuất: Về Vốn, Về việc tuân thủ các quy định đối vớiTCTCVM chính thức, Về chính sách lãi suất, Về chính sách thuế, Vềbảo hiểm tiền gửi, Các khó khăn khác:...................................................

11. Ông/Bà có hiểu về Điều 161 Luật các tổ chức tín dụng quiđịnh về hoạt động tài chính vi mô của các chương trình, dự ánkhông?

□ Có □ Không

12. Theo Ông/Bà cần chỉnh sửa, bổ sung những quy định gì đểtạo điều kiện chuyển đổi đối với các Chương trình, dự án thànhcác TCTCVM chính thức?

□ Về cấp phép (trình tự, hồ sơ, điều kiện)

□ Về mạng lưới, chi nhánh

□ Về điều kiện người quản lý, điều hành

Page 212: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

210 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

□ Về các nội dung khác

□ Về điều kiện góp vốn

13. Tổ chức của Ông/Bà có mong muốn chuyển đổi thànhTCTCVM chính thức không?

□ Có □ Không

Nếu có, theo Ông/Bà có cần hỗ trợ chính sách đào tạo nguồn nhânlực và những hỗ trợ khác không?

14. Chính quyền địa phương có các văn bản chỉ đạo/hướngdẫn gì đối với việc thực hiện tài chính vi mô của chươngtrình/tổ chức của Ông/Bà hay không?

□ Có □ Không

15. Ông/Bà đã tìm hiểu về cơ chế tài chính đối với các TCTCVMchưa?

□ Có □ Không

16. Theo Ông/Bà có cần điều chỉnh cơ chế tài chính đối vớihoạt động của các TCTCVM: như chi phí, chính sách tiềnlương,… không?

□ Có □ Không

17. Mức độ liên kết giữa các TCTCVM với các chương trình, dựán như thế nào?

□ Tốt □ Vừa □ Yếu

Phương thức, hình thức liên kết (tích vào ô trống):

□ Về vốn □ Về hoạt động xã hội

□ Chia sẻ khách hàng □ Về chia sẻ, kết nối thông tin

Page 213: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 211

□ Về đào tạo □ Về vận động chính sách

Khó khăn, vướng mắc?

18. Mức độ liên kết giữa các chương trình, dự án có hoạt độngTCVM với NHCSXH, QTDND.

□ Tốt □ Vừa □ Yếu

Phương thức, hình thức liên kết (tích vào ô trống):

□ Về vốn □ Về hoạt động xã hội

□ Chia sẻ khách hàng □ Về chia sẻ, kết nối thông tin

□ Về đào tạo □ Về vận động chính sách

19. Theo Ông/Bà có nên thành lập Hiệp hội TCVM không?

□ Có □ Không

Page 214: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

1. Ông/Bà đã đọc, hiểu và nắm bắt được nội dung về TCVM trongLuật các Tổ chức tín dụng không?

□ Tốt □ Vừa

□ Yếu □ Chưa đọc

2. Ông/Bà nắm bắt các văn bản hướng dẫn hoạt động tàichính vi mô như thế nào?

□ Đầy đủ □ Một phần □ Không

3. Theo Ông/Bà, qui định về lãi suất đối với TCVM hiện nay thế nào?

□ Phù hợp □ Chưa phù hợp

4. Theo Ông/Bà, qui định về phương pháp tính lãi đối với TCVMhiện nay thế nào?

□ Phù hợp □ Chưa phù hợp

5. Theo Ông/Bà, qui định về thuế đối với TCVM hiện nay thếnào?

□ Phù hợp □ Chưa phù hợp

212 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦN DÀNH CHO TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CHÍNH THỨC

Xin Ông/Bà điền đầy đủ thông tin về tổ chức:

TT Chủ sởhữu

Các thànhviên góp

vốn (nêu tên)

Tổngnguồn

vốn

Tổngdưnợ

Tổngsố cán

bộ

Tổng sốkháchhàng

Địa bànhoạtđộng

1

2

3

Page 215: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 213

6. Theo Ông/Bà, qui định về chế độ tài chính đối với TCVM hiệnnay thế nào?

□ Phù hợp □ Chưa phù hợp

7. Theo Ông/Bà các qui định về bảo hiểm vi mô hiện nay thếnào?

□ Phù hợp □ Chưa phù hợp

8. Tổ chức của Ông/Bà đang cung cấp dịch vụ bảo hiểm chokhách hàng thế nào?

Hình thức thu................................................................................................

Hình thức chi trả...........................................................................................

9. Ông/Bà đánh giá và nhận định thế nào về hoạt động bảohiểm vi mô hiện nay:

□ Chưa hài lòng □ Bình thường

□ Hài lòng □ Rất hài lòng

10. Tổ chức của Ông/Bà đang cung cấp dịch vụ tiết kiệm chokhách hàng thế nào?

Hình thức thu................................................................................................

Hình thức chi trả...........................................................................................

11. Theo Ông/Bà, Luật các Tổ chức tín dụng 2010 cần phảihướng dẫn hoặc làm rõ nội dung nào? Xin hãy nêu cụ thể?

12. Ông/Bà nắm bắt được các quy định về TCVM của Bộ,Ngành nào?

□ Chính phủ □ Ngân hàng Nhà nước

Page 216: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

214 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

□ Bộ Tài chính □ Bộ Nội vụ

□ Các Bộ, ngành khác. Cụ thể:

13. Ông/Bà đã đọc, nắm bắt được những văn bản nào sau đâycủa Ngân hàng Nhà nước ban hành?

□ Về cấp phép, tổ chức và hoạt động

□ Về mạng lưới, chi nhánh

□ Về kiểm toán độc lập

□ Về kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ

□ Về phân loại nợ, trích lập DPRR

□ Về các tỷ lệ đảm bảo an toàn

□ Về chính lãi lãi suất

□ Về phương pháp tính lãi

□ Hoàn toàn không biết

14. Theo Ông/Bà cần chỉnh sửa những gì liên quan đến quyđịnh của NHNN để tạo điều kiện cho hoạt động của cácTCTCVM chính thức?

□ Về cấp phép, tổ chức và hoạt động

– Về thủ tục

– Về bộ máy quản trị, điều hành

– Về tiêu chuẩn, điều kiện người quản lý, người điều hành:

– Về điều kiện thành viên góp vốn, chủ sở hữu:

– Về tỷ lệ sở hữu góp vốn

– Về nội dung, phạm vi hoạt động

Page 217: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 215

– Về tỷ lệ cho vay tài chính vi mô/tổng mức cho vay:

– Về mức cho vay đối với khách hàng tài chính vi mô (30 triệu VND):

– Về mạng lưới, chi nhánh

□ Về kiểm toán độc lập:

– Khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện:

– Kiến nghị:

□ Về kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ

– Khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện:

– Kiến nghị:

□ Về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro:

– Khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện:

– Kiến nghị:

□ Về các tỷ lệ đảm bảo an toàn:

– Khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện:

– Kiến nghị:

□ Về chính sách lãi suất:

– Khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện:

– Kiến nghị:

□ Về phương pháp tính lãi:

– Khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện:

– Kiến nghị:

Page 218: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

216 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

□ Về những chính sách, quy định khác:

– Khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện:

– Kiến nghị:

15. Từ khi thành lập đến nay, Chính quyền địa phương có cácvăn bản chỉ đạo/hướng dẫn gì đối với việc thực hiện tài chínhvi mô của tổ chức của Ông/Bà hay không?

□ Có □ Không

16. Ông/Bà cho biết hoạt động tài chính vi mô do tổ chứcÔng/Bà cung cấp giúp thành viên thoát nghèo, ổn định kinhtế, cuộc sống ở mức độ nào?

□ Rất cao □ Cao □ Vừa □ Thấp

17. Theo Ông/Bà, khi chuyển đổi chương trình dự án TCVMsang tổ chức TCVM chính thức được NHNN cấp phép thì sẽ cónhững thuận lợi và khó khăn lợi gì?:

– Thuận lợi:

– Khó khăn: Về Vốn; Về việc tuân thủ các quy định đối với TCTCVMchính thức; Về chính sách lãi suất; Về chính sách thuế; Về bảo hiểmtiền gửi; Các khó khăn khác:

18. Chiến lược phát triển của tổ chức của Ông/Bà đang hướngtới đối tượng khách hàng nào?

□ Doanh nghiệp siêu nhỏ □ Hộ gia đình

Tỷ lệ:…………………… Tỷ lệ:……………………

□ Cá nhân □ Đối tượng khác

Tỷ lệ:…………………… Tỷ lệ:……………………

Page 219: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 217

19. Mức độ liên kết giữa các thành viên, khách hàng như thếnào?

□ Tốt □ Vừa □ Yếu

– Phương thức, hình thức liên kết:

– Khó khăn, vướng mắc? Định hướng, đề xuất?

20. Ông/Bà có biết được hoạt động của các chương trình, dựán khác có hoạt động TCVM trên địa bàn hoặc ngoài địa bànkhông?

□ Có □ Không □ Một phần

21. Mức độ liên kết của tổ chức Ông/Bà với những tổchức/chương trình dự án TCVM khác thế nào?

□ Tốt □ Vừa □ Yếu

Phương thức, hình thức liên kết (tích vào ô trống):

□ Về vốn □ Về hoạt động xã hội

□ Chia sẻ khách hàng □ Về chia sẻ, kết nối thông tin

□ Về đào tạo □ Về vận động chính sách

Khó khăn, vướng mắc?

22. Mức độ liên kết giữa các tổ chức của Ông/Bà với NHCSXH,QTDND như thế nào?

□ Tốt □ Vừa □ Yếu

□ Tốt □ Vừa □ Yếu

Phương thức, hình thức liên kết (tích vào ô trống):

□ Về vốn □ Về hoạt động xã hội

Page 220: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

218 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

□ Chia sẻ khách hàng □ Về chia sẻ, kết nối thông tin

□ Về đào tạo

Khó khăn, vướng mắc? Đề xuất, kiến nghị?

23. Theo Ông/Bà có nên thành lập Hiệp hội TCTCVM?

□ Có □ Không

24. Ông/Bà đánh giá thế nào về thực trạng nguồn nhân lực củaDN mình hiện nay?

Page 221: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 219

PHẦN DÀNH CHO KHÁCH HÀNG TÀI CHÍNH VI MÔ

A. PHẦN TÌM HIỂU ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN ĐANG THAM GIA TỔ CHỨC TCVM

1. Xin Ông/Bà hãy cho biết Ông/Bà đã và đang vay tại các tổ chức nào?

TTTổ

chứcchovay

Mứcvay

Dưnợ

đếnnay

Bắtđầu

vay từkhi

nào?

Thờihạnvay

Lãisuấtvay

Mụcđíchvayvốn

Cáchhoàn

trả

1

2

2. Ông/Bà cho biết các khoản vay đã giúp Ông/Bà thoát nghèo, ổnđịnh kinh tế, cuộc sống ở mức nào?

□ Rất tốt □ Tốt □ Vừa □ Thấp

3. Theo Ông/Bà, thủ tục vay tại tổ chức nào dễ dàng hơn (đánhsố thứ tự từ 1 đến 5)?

□ Ngân hàng thương mại □ Tổ chức, chương trình TCVM

□ NHCSXH □ Tổ chức khác □ QTDND

4 . Ông/Bà nêu rõ yêu cầu về hồ sơ vay vốn tại Tổ chức tàichính vi mô:

5. Ông/Bà có thể vay ở đâu khi cần tiền (ngoài việc vay tại cácNgân hàng thương mại và Tổ chức tài chính vi mô)? ( Ví dụ: họhàng, hàng xóm, vay nặng lãi….) vay để làm gì? Khi ốm đau,ma chay cưới xin thường hay vay ở đâu? Mức vay và lãi suấtnhư thế nào?

Page 222: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

220 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

6. Ông/Bà có nhu cầu vay cao hơn không?

□ Có □ Không

Cụ thể là bao nhiêu? …………….

7. Theo Ông/Bà thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng thế nào?

□ Nhiệt tình □ Bình thường □ Kém

8. Theo Ông/Bà công việc của cán bộ tín dụng thế nào?

□ Vất vả □ Bình thường □ Nhàn hạ

9. Ông/Bà đánh giá thế nào về chất lượng cung cấp dịch vụcủa các tổ chức tài chính vi mô so với Ngân hàng thương mại,ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ Tín dụng nhân dân?

□ Tốt hơn □ Như nhau □ Kém hơn

10. Ông/Bà có hiểu rõ các cam kết trong hợp đồng trước khivay vốn không?

□ Có □ Chưa rõ

□ Không hiểu □ Không quan tâm

Hình thức Mức vay Lãi suất

Vay bạn bè/họ hàng

Vay nóng

Hụi/họ

Khác

Page 223: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 221

11. Ông/Bà có được cán bộ của tổ chức tài chính vi mô giảithích đầy đủ, rõ ràng để hiểu rõ các nội dung, cam kết tronghợp đồng trước khi vay vốn không?

□ Chi tiết □ Sơ lược □ Không giải thích

12. Chi phí tiền lãi (mức lãi suất) hiện nay thế nào?

□ Rất phù hợp □ Phù hợp □ Không phù hợp

13. Cách trả nợ, trả lãi hiện nay như thế nào?

□ Rất phù hợp □ Phù hợp □ Không phù hợp

14. Ông/Bà có gửi tiết kiệm không?

Nội dung hỗ trợ Có Không

Gửi tại Tổ chức tài chính vi mô đang vay

Gửi tại tổ chức khác

Để tại nhà

15. Hoạt động sinh hoạt nhóm/cụm vay như thế nào?

□ Thường xuyên (1 tuần/lần; 1 tháng/lần…)……………..

□ Không thường xuyên

16. Ông/Bà có tham gia chương trình bảo hiểm nào không?

□ Có □ Không

17. Ông/Bà có muốn gắn bó với tổ chức Tài chính vi mô trongthời gian tới không?

□ Có □ Không

Page 224: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

222 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

18. Ngoài hoạt động cho vay vốn của Tổ chức tài chính vi môthì Ông/Bà có đề xuất cần sự hỗ trợ nào khác nữa từ Tổ chứctài chính vi mô?

□ Có □ Không

19. Ông/Bà có kiến nghị, đề xuất gì với các tổ chức tài chínhvi mô và chính quyền địa phương?

B. PHẦN TÌM HIỂU ĐỐI VỚI THÀNH VIỀN ĐÃ RA KHỎI TỔ CHỨCTCVM

1. Ông/Bà cho biết vì sao Ông/Bà không tham gia làm thành viên củaTổ chức tài chính vi mô nữa?

□ Mức vay thấp

□ Thời hạn vay không phù hợp

□ Thủ tục phức tạp

□ Lãi suất cao

□ Khác…………….

2. Ông/Bà đang vay tại tổ chức khác không?

□ Có □ Không

3. Ông/Bà đang gửi tiền tại tổ chức khác không?

□ Có □ Không

4. Tổ chức tài chính vi mô cần thay đổi gì để Ông/Bà tham giatrở lại là thành viên của Tổ chức tài chính vi mô?

Page 225: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 223

KẾT QUẢ THU THẬP PHIẾU KHẢO SÁT

ĐỐI TƯỢNG SỐ PHIẾU KHẢO SÁT

Chính quyền địa phương 15 phiếu

Hội nông dân, hội phụ nữ trên địa bàn 23 phiếu

Chương trình dự án tổ chức tài chính vi mô 23 phiếu

Tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) 3 phiếu

Khách hàng tài chính vi mô 152 phiếu

Page 226: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

MỤC LỤC

224 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

LỜI CẢM ƠN 2DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4DANH MỤC BẢNG 6DANH MỤC HÌNH 6LỜI NÓI ĐẦU 7Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 7Mục tiêu nghiên cứu 8Phạm vi nghiên cứu 9Đối tượng nghiên cứu 9Hạn chế của Đề tài nghiên cứu 13

PHẦN I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TCTCVM TẠI VIỆT NAM 141. Khái quát quá trình hình thành, phát triển hoạt động TCVM

tại Việt Nam 141.1. Lịch sử phát triển 141.2. Vai trò, mục tiêu của các tổ chức hoạt động TCVM 171.3. Số lượng các TCTCVM 221.4. Phân bố theo địa bàn 23

2. Thực trạng hoạt động của các TCTCVM 272.1. Thực trạng về mức độ tự bền vững 272.2. Thực trạng về mô hình hoạt động, quản trị, điều hành 342.3. Thực trạng về nội dung hoạt động 422.4. Những kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động

của các TCTCVM 523. Bài học thất bại của các TCTCVM trong quá trình tiến tới

bền vững trên thế giới 58

PHẦN II. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC TCTCVM VIỆT NAM HIỆN NAY 61

Page 227: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 225

1. Các cơ chế, chính sách đối với hoạt động TCVM hiện nay 671.1. Quy định về mô hình và cơ cấu quản trị, điều hành 671.2. Quy định về quyền góp vốn thành lập 711.3. Quy định về điều kiện cấp Giấy phép 741.4. Quy định về trụ sở và cơ sở vật chất khi đề nghị

cấp Giấy phép 751.5. Quy định về hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép

và tổ chức lại 761.6. Quy định về phạm vi hoạt động 791.7. Quy định về nội dung hoạt động 801.8. Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động 821.9. Quy định về mạng lưới hoạt động 831.10. Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng

dự phòng rủi ro 901.11. Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán

nội bộ 911.12. Quy định về kiểm toán độc lập 931.13. Quy định về lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa

bằng đồng Việt Nam và phương pháp tính, hạch toán thu, trả lãi 96

Đề tài nghiên cứu sẽ đi sâu vào phân tích kỹ hơn về chính sách lãi suất tại Việt Nam ở phần sau 972. Chính sách lãi suất cho các TCTCVM Việt Nam 973. Cơ chế tài chính và chính sách bảo hiểm vi mô đối với

các TCTCVM 1033.1. Về chế độ tài chính 1043.2. Về chính sách thuế 1053.3. Về chính sách bảo hiểm vi mô 107

4. Quy định về tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện và thành lập, tổ chức và hoạt động của các Hội, Hiệp hội 109

Page 228: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

226 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

4.1. Quy định về tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện 109

4.2. Quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của các Hội, Hiệp hội 114

5. Quyết định số 2195/QĐ-TTg về việc Phê duyệt “Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020” 118

6. Quyết định số 572/QĐ-NHNN phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020” 123

7. Văn bản hành chính của các chính quyền địa phương 1257.1. Trong giai đoạn 2005 – 2010 1257.2. Trong giai đoạn 2010 – nay 126

8. Những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế 1288.1. Những kết quả đạt được 1288.2. Những tồn tại, hạn chế 129

PHẦN III. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT CỦA CÁC TCTCVM VIỆT NAM HIỆN NAY 1311. Thực trạng liên kết nội bộ giữa các khách hàng thành viên 1312. Thực trạng về liên kết giữa các TCTCVM 1343. Thực trạng về liên kết giữa các TCTCVM với TCTD khác 1354. Thực trạng hoạt động của Nhóm công tác TCVM Việt Nam

(VMFWG) 1384.1. Xây dựng và phát triển môi trường thuận lợi cho

sự phát triển của ngành TCVM Việt Nam 141

4.2. Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh dựa trên nhu cầu thành viên 142

4.3. Điều phối và đầu mối thông tin cho ngành TCVM Việt Nam 142

Page 229: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 227

4.4. VMFWG trở thành mạng lưới chuyên nghiệp và đại diện ngành TCVM Việt Nam 144

5. Sự cần thiết thành lập Hiệp hội TCVM Việt Nam 145

PHẦN IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CHO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TCTCVM PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN 1481. Đề xuất, kiến nghị đối với Chính phủ 1492. Đề xuất, kiến nghị đối với NHNN 153

2.1. Quy định về mô hình và cơ cấu, quản trị điều hành 1542.2. Quy định về quyền góp vốn thành lập 1562.3. Quy định về điều kiện cấp Giấy phép 1582.4. Quy định về trụ sở và cơ sở vật chất khi đề nghị

cấp Giấy phép 1592.5. Quy định về hồ sơ, thủ tục đề nghị thành lập và

tổ chức lại 1592.6. Quy định về nội dung hoạt động 1602.7. Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn

trong hoạt động 1612.8. Quy định về mạng lưới hoạt động 1622.9. Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán

nội bộ 1632.10. Quy định về kiểm toán độc lập 1642.11. Quy định về cơ chế lãi suất và việc thực hiện

Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN 1662.12. Hướng dẫn quy định theo Khoản 6 Điều 161 Luật TCTD 1662.13. Các kiến nghị khác 167

3. Đề xuất, kiến nghị đối với Bộ Tài chính 1694. Đề xuất, kiến nghị đối với Bộ Nội vụ 1715. Đề xuất, kiến nghị đối với Chính quyền địa phương

các cấp 171

Page 230: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

228 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

6. Đề xuất, kiến nghị đối với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức đoàn thể, tổ chức nghề nghiệp 1726.1. Hỗ trợ các TCTCVM về nhân sự, cán bộ 1726.2. Hỗ trợ các TCTCVM về vốn, nguồn tài chính 1736.3. Hỗ trợ các TCTCVM về cơ sở vật chất, trụ sở làm việc,

phương tiện làm việc 1736.4. Hỗ trợ các TCTCVM trong công tác tuyên truyền,

vận động 1747. Đề xuất giải pháp đối với các tổ chức TCTCVM 175

7.1. Tăng cường công tác quản trị và điều hành 1757.2. Tăng tính bền vững thông qua giảm chi phí,

tăng các nguồn thu 1767.3. Tăng cường minh bạch hóa thông tin để tăng uy tín

và bảo vệ quyền lợi khách hàng 1767.4. Đa dạng hóa dịch vụ, tăng cường chất lượng

dịch vụ TCVM cung cấp cho khách hàng, cân bằng giữa các mục tiêu tài chính và xã hội 177

7.5. Nâng cao năng lực tài chính 1777.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 1787.7. Nâng cao năng lực, am hiểu pháp luật 178

8. Tăng tính liên kết của các TCTCVM 1808.1. Tăng cường sự liên kết giữa các tổ chức có

hoạt động TCVM 1808.2. Khuyến khích các TCTD tham gia sâu hơn vào

hoạt động TCVM 1818.3. Sớm triển khai thành lập Hiệp hội TCVM Việt Nam 183

KẾT LUẬN 185DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 187PHỤ LỤC 194

Page 231: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền
Page 232: microfinance.vn · 2019. 6. 8. · Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền

T: +84 4 3935 2060F: +84 4 3935 2059

Tầng 2 số 23 Hàng Vôi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam