21
Chương 2. Gii thiu hthng báo cáo tài chính Mc tiêu: Sau khi nghiên cu chương này, người hc có th: - Xác định mc đích ca báo cáo tài chính - Nm vng yêu cu ca cht lượng thông tin trên báo cáo tài chính - Nhn din các thành phn ca hthng báo cáo tài chính - Nguyên tc lp và phương pháp lp báo cáo tài chính 2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo tài chính 2.1.1 Mục tiêu của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là sn phm cui cùng ca hthng kế toán tài chính, cung cp các thông tin vtình trng tài chính, kết quhot động và dòng tin lưu chuyn sau mi kì hot động ca doanh nghip. Báo cáo tài chính cung cp thông tin hu ích cho rt nhiu đối tượng, bao gm cbên trong và bên ngoài doanh nghip, như các nhà qun lí cp cao trong doanh nghip, các cđông hin ti, các nhà đầu tư tim năng, các nhà cung cp tín dng... Mi đối tượng này sdng thông tin báo cáo tài chính để đánh giá vquá kh, dbáo vtương lai ca doanh nghip, tđó ra các quyết định kinh doanh liên quan ti li ích tài chính ca h. Các cđông hin ti và các nhà đầu tư tim năng sdng thông tin trên báo cáo tài chính chyếu để đánh giá khnăng sinh li và trin vng ca doanh nghip trong tương lai. Tvic phân tích thông tin trên báo cáo tài chính, các cđông hin ti có thra các quyết định tiếp tc đầu tư vào doanh nghip hay rút vn đầu tư khi doanh nghip (gihoc bán cphiếu đầu tư). Các nhà đầu tư tim năng có thcăn cvào thông tin trên báo cáo tài chính để quyết định la chn danh mc đầu tư hp lí. Các nhà cung cp tín dng (ngân hàng, người bán) sdng thông tin trên báo cáo tài chính chyếu để đánh giá vkhnăng thanh toán ca doanh nghip. Tvic phân tích khnăng thanh toán ca doanh nghip thông qua báo cáo tài chính, các ngân hàng squyết định cho vay vi các điu khon hp lí trên hp đồng tín dng theo đúng khnăng thanh toán đó. Các nhà cung cp vt tư, hàng hóa và dch vcũng sđánh giá khnăng thanh toán thông qua báo cáo tài chính để quyết định các điu khon trchm hp lí cho doanh nghip. Mc dù thường sdng thông tin do hthng kế toán qun trtrong ni bdoanh nghip cung cp để ra các quyết định kinh doanh, thc hin vic điu hành các hot động ca doanh nghip, các báo cáo tài chính vn là ngun thông tin hu ích đối vi các nhà qun lý. Các nhà qun lí cp cao trong doanh nghip sdng thông tin báo cáo tài chính để đánh giá vthc trng tài chính, phát hin các nguy cơ tim n, tđó hoch định chiến lược kinh doanh và thc thi các gii pháp nhm nâng cao năng lc tài chính cho doanh nghip. Ngoài các đối tượng cơ bn trên, báo cáo tài chính còn được nhiu các đối tượng khác quan tâm như người lao động, khách hàng, cơ quan thng kê, cơ quan thuế, báo chí,… Mi đối tượng này sdng báo cáo tài chính dưới mt góc độ khác nhau, như cơ quan thuế sdng báo cáo tài chính để xem xét vic tuân thlut thuế ca doanh nghip, khách hàng sdng báo cáo tài chính để đánh giá vtrin vng dài hn ca doanh nghip, tđó đánh giá vic thc hin các cam kết trong hp đồng bán hàng (các nghĩa vbo hành, sa cha sn phm).

2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo

Chương 2. Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính

Mục tiêu:

Sau khi nghiên cứu chương này, người học có thể:

- Xác định mục đích của báo cáo tài chính

- Nắm vững yêu cầu của chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính

- Nhận diện các thành phần của hệ thống báo cáo tài chính

- Nguyên tắc lập và phương pháp lập báo cáo tài chính

2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo tài chính

2.1.1 Mục tiêu của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của hệ thống kế toán tài chính, cung cấp các thông tin về tình trạng tài chính, kết quả hoạt động và dòng tiền lưu chuyển sau mỗi kì hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin hữu ích cho rất nhiều đối tượng, bao gồm cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, như các nhà quản lí cấp cao trong doanh nghiệp, các cổ đông hiện tại, các nhà đầu tư tiềm năng, các nhà cung cấp tín dụng... Mỗi đối tượng này sử dụng thông tin báo cáo tài chính để đánh giá về quá khứ, dự báo về tương lai của doanh nghiệp, từ đó ra các quyết định kinh doanh liên quan tới lợi ích tài chính của họ.

Các cổ đông hiện tại và các nhà đầu tư tiềm năng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính chủ yếu để đánh giá khả năng sinh lời và triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Từ việc phân tích thông tin trên báo cáo tài chính, các cổ đông hiện tại có thể ra các quyết định tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp hay rút vốn đầu tư khỏi doanh nghiệp (giữ hoặc bán cổ phiếu đầu tư). Các nhà đầu tư tiềm năng có thể căn cứ vào thông tin trên báo cáo tài chính để quyết định lựa chọn danh mục đầu tư hợp lí.

Các nhà cung cấp tín dụng (ngân hàng, người bán) sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính chủ yếu để đánh giá về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Từ việc phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính, các ngân hàng sẽ quyết định cho vay với các điều khoản hợp lí trên hợp đồng tín dụng theo đúng khả năng thanh toán đó. Các nhà cung cấp vật tư, hàng hóa và dịch vụ cũng sẽ đánh giá khả năng thanh toán thông qua báo cáo tài chính để quyết định các điều khoản trả chậm hợp lí cho doanh nghiệp.

Mặc dù thường sử dụng thông tin do hệ thống kế toán quản trị trong nội bộ doanh nghiệp cung cấp để ra các quyết định kinh doanh, thực hiện việc điều hành các hoạt động của doanh nghiệp, các báo cáo tài chính vẫn là nguồn thông tin hữu ích đối với các nhà quản lý. Các nhà quản lí cấp cao trong doanh nghiệp sử dụng thông tin báo cáo tài chính để đánh giá về thực trạng tài chính, phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn, từ đó hoạch định chiến lược kinh doanh và thực thi các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp.

Ngoài các đối tượng cơ bản trên, báo cáo tài chính còn được nhiều các đối tượng khác quan tâm như người lao động, khách hàng, cơ quan thống kê, cơ quan thuế, báo chí,… Mỗi đối tượng này sử dụng báo cáo tài chính dưới một góc độ khác nhau, như cơ quan thuế sử dụng báo cáo tài chính để xem xét việc tuân thủ luật thuế của doanh nghiệp, khách hàng sử dụng báo cáo tài chính để đánh giá về triển vọng dài hạn của doanh nghiệp, từ đó đánh giá việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng bán hàng (các nghĩa vụ bảo hành, sửa chữa sản phẩm).

Page 2: 2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo

2.1.2 Yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo tài chính

Để báo cáo tài chính hữu ích cho các đối tượng sử dụng, chất lượng của thông tin trên báo cáo tài chính cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản (Hình 2-1).

Hình 2-1. Yêu cầu chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính

Tin cậy. Thông tin trên báo cáo tài chính cần phải bảo đảm tính tin cậy. Để đáp ứng được yêu cầu này, thông tin trên báo cáo tài chính phải là những thông tin khách quan và có thể thẩm định được. Thông tin trên báo cáo tài chính mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của bất kì cá nhân nào do nó là kết quả của quá trình kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ từ các chứng từ kế toán và tuân thủ theo các chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành. Hơn nữa, thông tin trên báo cáo tài chính có thể được thẩm định lại để tìm kiếm các bằng chứng chứng minh cho tính đúng đắn của các số liệu trên báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, ý kiến của kiểm toán viên về tính trung thực, khách quan, tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán sẽ nâng cao độ tin cậy của thông tin trên báo cáo tài chính.

Kịp thời. Báo cáo tài chính cần được cung cấp kịp thời để bảo đảm cho tính hữu ích của thông tin đối với các đối tượng sử dụng để ra quyết định. Nếu thông tin báo cáo tài chính được cung cấp chậm trễ cho các đối tượng sử dụng thì những thông tin đó dù có tính tin cậy rất cao cũng là vô nghĩa do các quyết định kinh doanh thường mang tính thời điểm. Hơn nữa, nếu dựa vào các thông tin lạc hậu về tình hình tài chính của doanh nghiệp để ra quyết định có thể dẫn đến các quyết định sai lầm. Theo qui định hiện hành, báo cáo tài chính năm cần được công bố cho các đối tượng sử dụng chậm nhất là sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Ngoài ra, các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán cần công bố báo cáo tài chính quí chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc quí.

So sánh được. Thông tin báo cáo tài chính cần bảo đảm tính so sánh được. Yêu cầu này đòi hỏi các khoản mục trên báo cáo tài chính phải được trình bày nhất quán giữa các kì và nhất quán giữa các doanh nghiệp cả về nội dung và hình thức. Để bảo đảm tính so sánh được của thông tin báo cáo tài chính giữa các doanh nghiệp, số liệu sử dụng để lập báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phải được hình thành từ việc tuân thủ và áp dụng cùng một hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ kế toán. Trong trường hợp có sự thay đổi giữa các kì về nội dung hoặc hình thức trình bày, những thay đổi này cần được giải trình chi tiết trong Thuyết minh báo cáo tài chính hoặc trình bày lại báo cáo tài chính của kì trước nhằm cung cấp thông tin so sánh được giữa các kì với nhau.

Coi trọng bản chất hơn hình thức. Thông tin báo cáo tài chính cần phản ảnh theo bản chất kinh tế, chứ không phản ánh theo hình thức pháp lí của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nhìn chung hầu hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường có bản chất kinh tế phù hợp với hình thức pháp lí của chúng. Tuy nhiên có một số trường hợp đặc biệt, khi bản chất kinh tế trái với hình thức pháp lí, thì báo cáo tài

THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

PHÙ HỢP

TIN CẬY

KỊP THỜI

SO SÁNH ĐƯỢC

COI TRỌNG BẢN CHẤT HƠN HÌNH

THỨC

TRỌNG YẾU

Page 3: 2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo

chính cần trình bày các thông tin đó theo bản chất kinh tế của nghiệp vụ (thí dụ các giao dịch thuê tài sản cố định tài chính, giao dịch bán và mua lại).

Trọng yếu. Báo cáo tài chính cần cung cấp những thông tin có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định của người sử dụng thông tin. Các thông tin trọng yếu này cần được trình bày riêng rẽ trên báo cáo tài chính, còn các thông tin không trọng yếu có thể được tập hợp lại và trình bày chung trong trong một khoản mục. Ví dụ, bảng cân đối kế toán cần cung cấp thông tin về giá trị của các lại tài sản của doanh nghiệp, trong đó cần báo cáo riêng rẽ từng loại tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn như “tiền”, “đầu tư ngắn hạn”, “phải thu khách hàng”, “hàng tồn kho”,… Đối với các tài sản ngắn hạn không quan trọng, chiếm tỉ trọng không đáng kể sẽ được báo cáo dưới tiêu đề “tài sản ngắn hạn khác”, ví dụ như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải nộp lên các cơ quan quản lí quĩ.

Phù hợp. Báo cáo tài chính cần cung cấp thông tin phù hợp với nhu cầu của các đối tượng sử dụng, tức là cung cấp đúng thông tin mà các đối tượng sử dụng cần. Mỗi đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính (ngân hàng, nhà đầu tư, người bán, …) đều có thể tìm thấy các thông tin hữu ích, liên quan tới các quyết định kinh doanh của họ. Tính phù hợp và tính tin cậy của thông tin trên báo cáo tài chính đôi khi mâu thuẫn với nhau, trong những trường hợp này, các thông tin bổ sung cần được cung cấp trên thuyết minh báo cáo tài chính để giúp các đối tượng sử dụng có thể đánh giá đúng đắn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

2.2 Hệ thống báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp hiện nay bao gồm bốn báo cáo: bảng cân đối kế toán, báo

cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Mỗi báo cáo này cung cấp thông tin về các khía cạnh khác nhau trong tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin có thể đánh giá toàn diện về tình hình tài chính doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định hợp lí.

2.2.1 Bảng cân đối kế toán

2.2.1.1 Nguyên tắc kế toán liên quan Tất cả các nguyên tắc kế toán đều ảnh hưởng đến thông tin trình bày trên các báo cáo tài chính nói

chung và bảng cân đối kế toán nói riêng, trong đó nguyên tắc giá phí, giả định hoạt động liên tục và khái niệm thực thể kế toán có ảnh hưởng trực tiếp tới thông tin trình bày trên bảng cân đối kế toán.

• Nguyên tắc giá phí

Nguyên tắc giá phí (giá gốc, giá trị lịch sử) yêu cầu kế toán phải ghi nhận giá trị của các tài sản và công nợ của doanh nghiệp theo giá trị hình thành ban đầu. Điều này dẫn tới việc hầu hết các khoản mục trên bảng cân đối kế toán được trình bày theo giá gốc mà không phải theo giá thị trường, mặc dù trong thực tiễn hoạt động kinh doanh giá trị thường có thể rất khác biệt so với giá gốc của tài sản, đặc biệt là giá của các tài sản cố định được sử dụng lâu dài trong doanh nghiệp.

Chính vì vậy, nhằm cung cấp thông tin đầy đủ và toàn diện cho các đối tượng sử dụng để giúp họ đánh giá đúng đắn về tình hình tài chính của đơn vị, kế toán cần cung cấp thông tin về giá trị hiện thời của các tài sản trọng yếu của doanh nghiệp trên thuyết minh báo cáo tài chính.

• Nguyên tắc hoạt động liên tục

Hoạt động kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở giả định doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động bình thường đủ dài (ít nhất là 12 tháng tới) để đáp ứng mục tiêu kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ của mình. Khi doanh nghiệp được giả định là sẽ tiếp tục hoạt động bình thường thì các tài sản của doanh nghiệp vẫn được sử dụng bình thường trong quá trình hoạt động kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu đã định mà không phải bán thanh lí để trang trải công nợ như khi

Page 4: 2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo

doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động (giải thể, phá sản). Chính vì doanh nghiệp không có ý định bán thanh lí các tài sản của mình nên doanh nghiệp sẽ phản ánh giá trị tài sản trên bảng cân đối kế toán theo giá gốc mà không cần thiết phải phản ánh theo giá trị thị trường (giá trị thanh lí). Như vậy, giả định hoạt động liên tục chính là cơ sở để thực hiện nguyên tắc giá phí. Bên cạnh đó, giả định hoạt động liên tục yêu cầu trước khi lập báo cáo tài chính, các nhà quản trị doanh nghiệp phải đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động bình thường của doanh nghiệp mình để quyết định lập bảng cân đối kế toán theo giá gốc hay giá trị thanh lí.

• Nguyên tắc thực thể kế toán

Khái niệm thực thể (đơn vị) kế toán yêu cầu phải phản ánh riêng rẽ hoạt động của đơn vị kế toán với hoạt động của chủ sở hữu đơn vị đó. Khái niệm này đã phân biệt giữa đơn vị pháp lí và đơn vị kế toán. Đối với công ty tư nhân, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ pháp lí của công ty, hay nói cách khác chủ sở hữu và công ty là một thực thể pháp lí không thể tách rời. Tuy nhiên, trên góc độ kế toán, công ty tư nhân là một thực thể kế toán cần được báo cáo một cách độc lập với hoạt động của các chủ sở hữu công ty tư nhân đó. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần một cấp, thực thể kế toán và thực thể pháp lí trùng nhau, do chủ sở hữu các công ty này chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các nghĩa vụ pháp lí của công ty theo tỉ lệ vốn của họ trong công ty đó. Đối với một tập đoàn kinh tế (công ty cổ phần đa cấp), có công ty mẹ và các công ty con, từng đơn vị thành viên là từng thực thể pháp lí (do chúng có tư cách pháp nhân độc lập), nhưng toàn bộ tập đoàn kinh tế là một thực thể kế toán không thể tách rời. Điều này đòi hỏi kế toán phải lập báo cáo tài chính hợp nhất cho toàn bộ tập đoàn kinh tế trên cơ sở các báo cáo tài chính riêng của từng đơn vị thành viên. Trên góc độ bảng cân đối kế toán, tài sản và nợ phải trả của công ty con sẽ được hợp nhất về bảng cân đối kế toán của tập đoàn căn cứ theo tỉ lệ % sở hữu vốn của công ty mẹ tại công ty con.

2.2.1.2 Thông tin trình bày trên bản cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin về tình trạng tài chính (giá trị tài sản, nợ phải trả và vốn

chủ sở hữu) của doanh nghiệp tại một thời điểm. Chúng ta luôn luôn có phương trình cân đối cơ bản của kế toán:

TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU (2-1)

• Tài sản

Tài sản là các nguồn lực sử dụng trong hoạt động kinh doanh để mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp2. Trên phương diện pháp lí, tài sản của doanh nghiệp phải thuộc tài sản của doanh nghiệp đó, tuy nhiên trên phương diện kế toán, tài sản được báo cáo trên bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp không nhất thiết phải thuộc quyền sở hữu, mà chỉ cần thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp đó nhằm đáp ứng yêu cầu “cọi trọng bản chất hơn hình thức” của kế toán.

Trong thực tiễn, doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa việc mua và thuê tài sản cố định để sử dụng cho quá trình hoạt động kinh doanh. Tài sản cố định thuê ngoài được chia làm hai loại: thuê tài chính và thuê hoạt động. The VAS 06, một tài sản thuê tài chính thường thỏa mãn một trong bốn điều kiện sau:

(1) Sau khi kết thúc hợp đồng thuê, quyền sở hữu tài sản thuộc về bên thuê

(2) Bên thuê được quyền mua lại tài sản với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lí vào cuối thời hạn thuê

(3) Thời gian thuê phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản

(4) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lí của tài sản thuê

2 Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS01

Page 5: 2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo

Nếu tài sản thuê ngoài không thỏa mãn bất kì điều kiện nào nêu trên thì được gọi là tài sản thuê hoạt động. Ngoài ra ở điều 3 và điều 4, Nghị định 65/2005/NĐ-CP cũng qui định cụ thể thời gian của hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê.

Thuê tài chính và thuê hoạt động giống nhau ở khía cạnh đều không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các giao dịch thuê hoạt động có bản chất kinh tế trùng với hình thức pháp lí của chúng trong khi giao dịch thuê tài chính có bản chất kinh tế là một giao dịch mua tài sản được “ẩn” dưới hình thức pháp lí của một hợp đồng thuê tài sản. Có thể thấy các điều kiện để một tài sản thuê tài chính rất đặc biệt, chúng thể hiện bản chất của vấn đề là doanh nghiệp cần tài sản để sử dụng cho hoạt động kinh doanh nhưng chưa đủa nguồn lực tài chính để tự đầu tư, vì vậy phải kí hợp đồng với công ty thuê mua tài chính, công ty thuê mua tài chính mua tài sản và doanh nghiệp sẽ thuê lại tài sản đó, định kì doanh nghiệp sẽ trả cả gốc và lãi cho công ty thuê mua tài chính. Như vậy bản chất của hợp đồng thuê tài sản tài chính là một hợp đồng vay dài hạn để mua tài sản và thế chấp ngay bằng quyền sở hữu tài sản đó. Với nguyên tắc “trọng bản chất hơn hình thức”, tài sản thuê tài chính được phản ánh trên hệ thống số sách kế toán và bên báo cáo tài chính giống như các tài sản khác thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, trong khi các tài sản thuê hoạt động chỉ được theo dõi trên tài khoản ngoài bảng.

Tài sản được trình bày trên bảng cân đối kế toán theo tính thanh khoản giảm dần và được chia thành hai hạng mục cơ bản: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tài sản của doanh nghiệp bao gồm hai loại cơ bản là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thời gian chuyển đổi về hình thái tiền tệ trong vòng một năm (hoặc một chu kì kinh doanh), còn tài sản dài hạn là những tài sản có thời gian chuyển đổi về hình thái tiền tệ trên một năm (hoặc một chu kì kinh doanh).

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư ngắn hạn, nợ phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác.

- Tiền và các khoản tương đương tiền: bao gồm tiền mặt tại quĩ, tiền gửi ngân hàng không kì hạn và các khoản tiền gửi, các chứng khoán đầu tư có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá ba tháng. Có nhiều doanh nghiệp có khoản tương đương tiền chiếm đa số trong tổng tiền và các khoản tương đương tiền. Ví dụ, công ty mẹ FPT báo cáo số dư tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tại ngày 31 tháng 12 năm 2011 chỉ là 181 tỉ đồng trong khi các khoản tương đương tiền (tiền gửi ngân hàng có kì hạn và các khoản cho công ty con vay có thời hạn không quá 3 tháng) lên tới 1.719 tỉ đồng.

- Nợ phải thu khách hàng phát sinh khi doanh nghiệp kí kết các hợp đồng bán trả chậm cho khác hàng. Thời hạn trả chậm thường được kí kết từ 10 tới 60 ngày sau khi lấy hàng, tuy nhiên trong thực tế thời gian nợ của khách hàng có thể lâu hơn rất nhiều, cá biệt có thể lên tới hàng năm.

- Hàng tồn kho là một hạn mục tài sản ngắn hạn quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất và thương mại. Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong kho; hàng đang đi đường; sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất; thành phẩm, hàng hóa trong kho và hàng gửi bán. Công ty Trường Hải Auto có giá trị hàng tồn kho tại ngày 31 tháng 12 năm 2011 là 3.993 tỉ đồng, chiếm 76% tổng tài sản ngắn hạn (5.266 tỉ đồng), trong đó hai khoản mục trọng yếu là nguyên vật liệu (1.419 tỉ đồng) và thành phẩm (1.278 tỉ đồng).

- Chi phí trả trước là các khoản tiền thanh toán trước cho các chi phí hoạt động của doanh nghiệp, như bảo hiểm trả trước, tiền thuê nhà trả trước hoặc giá trị công cụ, dụng cụ đã xuất dùng nhưng chưa phân bổ vào chi phí. Các khoản này có thể có giá trị nhỏ nhưng giúp cho doanh nghiệp nhận được các lợi ích kinh tế trong tương lai mà không phải chi tiền trong kì tương lai.

Trong tài sản ngắn hạn, để đảm bảo nguyên tắc thận trọng của kì kế toán, đầu tư ngắn hạn, nợ phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho được báo cáo trên bảng cân đối kế toán theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Điều này cần kế toán tìm ra các dấu hiệu giảm giá tài sản tại ngày lập bảng cân đối kế toán để tiến hành trích lập các khoản dự phòng giảm giá tài sản.

Page 6: 2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo

Tài sản dài hạn của doanh nghiệp thường bao gồm đầu tư dài hạn, tài sản cố định hữu hình, tài sản vô hình, tài sản cố định thuê tài chính và các khoản trả trước dài hạn. Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể, có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài (trên 1 năm hoặc 1 chu kì kinh doanh). Một doanh nghiệp thường có các tài sản cố định như: nhà văn phòng, nhà xưởng sản xuất, thiết bị sản xuất, thiết bị quản lí, phương tiện vận tải,… Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng xác định được giá trị một cách đáng tin cậy do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các loại tài sản cố định vô hình thường bao gồm: quyền sử dụng đất, nhãn hiệu thương mại, sáng chế, phần mềm máy tính…

Trong tài sản dài hạn, các tài sản cố định (hữu hình, vô hình và thê tài chính) được phản ánh theo giá trị còn lại (nguyên giá trừ giá trị hao mòn, lũy kế), còn đầu tư dài hạn được báo cáo trên bảng cân đối kế toán theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Doanh nghiệp đầu tư dài hạn với hai mục tiêu cơ bản: tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện các ảnh hưởng tới đơn vị được đầu tư. Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú cho thấy công ty có giá trị các khoản đầu tư dài hạn ngày 31 tháng 12 năm 2011 là 516 tỉ đồng (chiếm 48% giá trị tài sản dài hạn của Công ty), bao gồm các hạng mục đầu tư vào các công ty con (113 tỉ đồng), đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết (260 tỉ đồng); và các khoản đầu tư khác (165 tỉ đồng). Trong số các khoản đầu tư này, có các cổ phiếu đầu tư vào công ty cổ phần chế biến gỗ Thuận An và Quĩ đầu tư tăng trưởng Việt Long có giá trị gốc lần lượt là 7 tỉ đòng và 30 tỉ đồng, nhưng giá trị thị trường tại này 31 tháng 12 năm 2011 chỉ là 3 tỉ đồng và 13 tỉ đồng, công ty trích lập dự phòng giảm giá cho hai khoản mục đầu tư này lần lượt là 4 tỉ đồng và 17 tỉ đồng.

• Nợ phải trả

Nợ phải trả là phần nguồn vốn do các chủ nợ tài trợ cho các tài sản của doanh nghiệp, thể hiện trách nhiệm hiện tại của doanh nghiệp sẽ phải sử dụng các nguồn lực (tài sản) của mình để thanh toán3.

Nợ phải trả của doanh nghiệp bao gồm hai loại cơ bản là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn trả trong vòng một năm (hoặc một chu kì kinh doanh), còn nợ dài hạn là các khoản nợ có thời hạn trả trên một năm (hoặc một chu kì kinh doanh). Nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, như nợ phải trả người bán, nợ phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, ứng trước của khách hàng, chi phí phải trả… Ngoài ra, vay ngắn hạn cũng được trình bày là một thành phần của nợ ngắn hạn. Nợ dài hạn của doanh nghiệp thường bao gồm vay dài hạn ngân hàng, trái phiếu phát hành và nợ thuê tài sản tài chính. Nếu nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn sẽ làm cho tính thanh khoản của doanh nghiệp không cao, tuy nhiên cơ cấu hợp lí cần xem xét trong mối quan hệ với cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.

Ví dụ:

Bảng 2-1 cho thấy nợ ngắn hạn của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG ngày 31/12/2011 chiếm 80,6% tổng nguồn vốn, trong đó chủ yếu là nợ vay (65,4%), điều này thể hiện nhu cấp cấp bách trong việc trả nợ của Công ty là rất cao.

Bảng 2-1. Cơ cấu nợ phải trả

Chỉ tiêu Triệu đồng %

Nợ ngắn hạn 489.418 80,6%

Vay và nợ ngắn hạn 397.063 65,4%

Phải trả người bán 62.305 10,3%

Người mua trả tiền trước 818 0,1%

3 Chuẩn mực kế toán VAS 01

Page 7: 2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 4.586 0,8%

Phải trả người lao động 16.066 2,6%

Chi phí phải trả 1.883 0,3%

Phải trả phải nộp khác 5.036 0,8%

Quĩ khen thưởng, phúc lợi 1.661 0.3%

Nợ dài hạn 117.483 19,4%

Vay nợ dài hạn 116.180 19,1%

Dự phòng trợ cấp mất việc làm 1.303 0,2%

Tổng nợ phải trả 606.901 100%

• Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là phần còn lại của tài sản sau khi bù đắp các khoản nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu thường bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ sở hữu và phần lợi nhuận tích lũy để tái đầu tư, bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh. Như vậy vế bên phải của phương trình (2-1) cho biết nguồn huy động vốn và vế bên trái cho biết tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Khi xem xét bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp, chúng ta cần xem xét tính cân đối giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Vốn đầu tư của chủ sở hữu là phần vốn góp của các chủ sở hữu (Nhà nước, cổ đông, các bên liên doanh, các thành viên hợp danh, các thành viên công ty TNHH,…) vào doanh nghiệp. Đối với các công ty cổ phần, vốn đầu tư của chủ sở hữu được tính theo mệnh giá của cổ phiếu phát hành. Thặng dư vốn cổ phần là phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá của cổ phiếu. Có trường hợp giá phát hành của cổ phiếu cao hơn rất nhiều so với mệnh giá làm cho thành phần thặng dư vốn cổ phần chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng vốn chủ sở hữu của công ty.

Vốn đầu tư của chủ sở hữu trong công ty cổ phần bao bồm hai loại: vốn cổ phần phổ thông (common stock) và vốn cổ phần ưu đãi (preferred stock). Người nắm giữ cổ phần ưu đãi có quyền lợi nhiều hơn so với người nắm giữ cổ phần bổ thông, như quyền được nhận cổ tức trước và quyền được ưu tiên thanh toán trước khi thanh lí hoặc giải thể công ty. Cổ phiếu ưu đãi có thể hoàn lại (redeemable) hoặc không thể hoàn lại (noncumulative). Các cổ phiếu ưu đãi được tích lũy cổ tức và có thể hoàn lại có bản chất khá giống với các khoản nợ vay của doanh nghiệp. Chính vì vậy, mặc dù trên bảng cân đối kế toán các cổ phiếu này được báo cáo là một thành phần của vốn chủ sở hữu, nhưng khi phân tích, đánh giá tình hình tài chính, nhà phân tích nên có bước điều chỉnh chúng về nợ phải trả để tính toán đúng cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.

Có một số trường hợp trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp có thành phần cổ phiếu quĩ (treasury stock). Cổ phiếu quĩ sẽ được báo cáo trong phần vốn chủ sở hữu (với số tiền ghi âm) khi công ty mua lại cổ phiếu do chính mình phát hành. Cổ phiếu quĩ không bị hủy bỏ mà sẽ được tái phát hành trong tương lai.

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, quĩ dự phòng tài chính và quĩ đầu tư phát triển là hai thành phần quan trọng trong vốn chủ sở hữu. Quĩ dự phòng tài chính dùng để bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh, còn quĩ đầu tư phát triển được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp. Quĩ dự phòng tài chính được trích lập theo tỉ lệ 10% lợi nhuận sau thuế hàng năm cho đến khi số dư quĩ tối đa là 25% vốn điều lệ. Quĩ đầu tư phát triển được trích lập với tỉ lệ tối thiểu 30% lợi nhuận sau thuế hàng năm.

Page 8: 2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo

Một doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản cao chỉ thể hiện khía cạnh qui mô hoạt động của doanh nghiệp đó lớn, còn tiềm lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở phần nguồn vốn: nếu hầu hết các tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ nợ phải trả sẽ thể hiện tình hình tài chính không tốt của doanh nghiệp với mức độ rủi ro tài chính cao và ngược lại.

Ví dụ:

Minh họa Bảng cân đối kế toán tóm tắt của công ty cổ phần Sữa Hà Nội ở Bảng 2-24 tại ngày 31/12/2011 công ty cổ phần Sữa Hà Nội có tổng số vốn đầu tư trong hoạt động kinh doanh (tổng giá trị tài sản) là 213.998 triệu đồng, trong đó được tài trợ từ các chủ nợ là 81.759 triệu đồng, và phần còn lại (132.239 triệu đồng) được tài trợ từ các chủ sở hữu.

Bảng 2-2. Bảng cân đối kế toán Công ty cổ phần Sữa Hà nội ngày 31/12/2011

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Số cuối kì Số đầu năm

TÀI SẢN

A.Tài sản ngắn hạn 121.574 114.395

I.Tiền & các khoản tương đương tiền 3.935 18.218

II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 31 31

III.Các khoản phải thu ngắn hạn 59.183 36.234

IV.Hàng tồn kho 52.534 56.762

V.Tài sản ngắn hạn khác 5.891 3.150

B.Tài sản dài hạn 92.424 104.316

I.Tài sản cố định 86.854 95.891

II.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - -

III.Tài sản dài hạn khác 5.571 8.425

TỔNG TÀI SẢN 213.998 218.711

NGUỒN VỐN

A.Nợ phải trả 81.759 86.874

I.Nợ ngắn hạn 81.759 84.894

II.Nợ dài hạn - 1.979

B.Vốn chủ sở hữu 132.239 131.837

TỔNG NGUỒN VỐN 213.998 218.711

4 Hãy truy cập địa chỉ http://www.hanoimilk.com/vi/thong-bao-co-dong/221-baocaotaichinh2011.html hoặc http://hnx.vn/Thongtin_Congbo.asp?TabID=3&menuid=114120&menuup=402000&IssuerID=158&StockType =2 để download bộ báo cáo tài chính đầy đủ của Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội

Page 9: 2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo

2.2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh

2.2.2.1 Nguyên tắc kế toán liên quan Trong số các nguyên tắc, nguyên tắc ghi nhận doanh thu, nguyên tắc phù hợp và giả định kì kế toán

có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định tới mức doanh thu, chi phí và do đó lợi nhuận báo cáo trên báo cáo kết quả kinh doanh.

• Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu yêu cầu doanh nghiệp ghi nhận một khoản doanh thu trên báo cáo kết quả kinh doanh khi quyền sở hữu hàng hóa chuyển giao từ bên bán sang bên mua (đối với đơn vị kinh doanh hàng hóa) hoặc khi thực hiện dịch vụ (đối với đơn vị cung cấp dịch vụ). Nguyên tắc này quyết định tới thời điểm ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp và là cơ sở để phân biệt giữa doanh thu với tiền thu trong kì. Việc xác định khoản nào là doanh thu không khó, mà vấn đề khó khăn là xác định thời điểm ghi nhận doanh thu trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh không phụ thuộc vào thời điểm thu tiền từ khách hàng. Doanh thu có thể ghi nhận cùng lúc với thời điểm thu tiền từ khách hàng (trường hợp 1), nhưng cũng có thể ghi nhận trước (trường hợp 2) hoặc sau thời điểm thu tiền đó (trường hợp 3).

Trường hợp 1: Kì 1 2 3 4

Doanh thu & thu tiền

Trường hợp 2: Kì 1 2 3 4

� �

Doanh thu Thu tiền

Trường hợp 3: Kì 1 2 3 4

� �

Thu tiền Doanh thu Trường hợp 1 là trường hợp đơn giản nhất, doanh thu được ghi nhận đồng thời với thời điểm thu

tiền. Trường hợp này khá phổ biến đối với các đơn vị kinh doanh bán lẻ như các siêu thị hoặc nhà hàng.

Trường hợp 2, doanh thu được ghi nhận trước thời điểm thu tiền khá phổ biến trong thưc tiễn kinh doanh. Các doanh nghiệp thường kí kết hợp đồng bán trả chậm với khách hàng với thời điểm thu tiền thường chậm hơn so với thời điểm giao hàng khoảng 15 ngày – 30 ngày.

Trường hợp 3, doanh thu thường được ghi nhận sau thời điểm thu tiền thường xảy ra đối với một số đơn vị kinh doanh đặc thù như các hãng hàng không, hoặc cơ quan báo chí. Các hãng hàng không có thể bán vé trước một vài tháng cho các chuyến bay của mình, hoặc độc giả có thể đặt trước các ấn phẩm báo chí cho cả năm phát hành.

Một số doanh nghiệp có thể tồn tại đồng thời các phương thức kinh doanh liên quan tới cả ba trường hợp ghi nhận doanh thu này.

• Nguyên tắc phù hợp

Nguyên tắc phù hợp yêu cầu doanh nghiệp ghi nhận một khoản chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh phải phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra trong kì đó. Nguyên tắc này cũng dẫn tới việc thời điểm ghi nhận chi phí có thể trước, đúng lúc hoặc sau thời điểm chi tiền, và do đó giúp phân biệt giữa khái niệm chi phí và chi tiêu của doanh nghiệp.

Page 10: 2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo

Ví dụ, trong năm 2011 Tập đoàn Mai linh đã đầu tư 2.200 xe mới cho lĩnh vực kinh doanh taxi, tuy nhiên toàn bộ số tiền này đã đầu tư không thể được ghi nhận vào chi phí kinh doanh của năm 2011, do số ô tô này được sử dụng để mang lại doanh thu cho Tập đoàn trong nhiều năm. Số tiền đầu tư được tính dần vào chi phí kinh doanh của Tập đoàn thông qua việc trích khấu hao tài sản cố định cùng kì với ghi nhận doanh thu tạo ra từ những chiếc ô tô này. Một số trường hợp ghi nhận chi phí được tổng kết trong Bảng 2-3.

Bảng 2-3. Ghi nhận chi phí

Khoản mục Thời điểm ghi nhận chi phí

Nguyên giá của chiếc xe tải Trích khấu hao trên cơ sở thời gian hữu ích của chiếc xe

Tiền lãi của khoản vay ngân hàng thời thạn 3 tháng (1/11/2012 đến 31/1/2013) với điều khoản trả lãi cùng với gốc khi kết thúc hợp đồng)

Tính vào chi phí đúng kì sử dụng vốn vay (cho cả tháng 11, 12/2012 và tháng 1/2013)

Tiền thuê nhà trả trước cho 1 năm sử dụng (từ 1/4/2012 đến 31/3/2013)

Tính vào chi phí đúng kì sử dụng nhà (9 tháng của năm 2012 và 3 tháng của năm 2013)

Hoa hồng trả cho nhân viên bán hàng Tính vào chi phí của kì bán hàng

Lưu ý rằng, bên cạnh nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc trọng yếu và nguyên tắc thận trọng cũng ảnh hưởng tới việc quyết định ghi nhận chi phí trong kì. Trong trường hợp khoản chi tiêu quá nhỏ, mặc dù có tham gia vào việc tạo ra doanh thu trong nhiều kì kinh doanh nhưng doanh nghiệp không cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp để phân bổ khoản chi tiêu đó vào chi phí của nhiều kì kinh doanh, mà sẽ áp dụng nguyên tắc trọng yếu, tính ngay vào chi phí của kì phát sinh khoản chi tiêu đó. Trường hợp có những khoản chi tiêu lớn, như tiền quảng cáo, có thể tác động tới doanh thu của nhiều kì tiếp theo, nhưng sự tác động đó là không chắc chắn và khó xác định cũng sẽ áp dụng nguyên tắc thận trọng, toàn bộ tiền chi tiêu cho quảng cáo được tính ngay vào chi phí kinh doanh trong kì.

• Nguyên tắc kì kế toán

Phục vụ cho mục đích báo cáo, đời hoạt động của doanh nghiệp được chia thành những khoản thời gian bằng nhau gọi là kì kế toán. Về bản chất, các doanh nghiệp hoạt động liên tục, không ngừng nghỉ. Nếu chờ đến khi chấm dứt hoạt động mới tiến hành lập báo cáo để đánh giá về quá trình hoạt động của doanh nghiệp thì sẽ đánh giá toàn diện và đúng đắn nhất, nhưng báo cáo đó sẽ hầu như không có ý nghĩa thực tiễn. Chính vì vậy, định kì cần tiến hành báo cáo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp để các đối tượng sử dụng có những thông tin kịp thời, từ đó ra các quyết định hợp lí đối với hoạt động của doanh nghiệp. Chnsh giả định kì kế toán đã dẫn tới việc hình thành nguyên tắc ghi nhận doanh thu và nguyên tắc phù hợp để ghi nhận doanh thu và chi phí đúng kì, bảo đảm cung cấp thông tin hợp lí, tin cậy về kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kì đã qua.

Niên độ kế toán thường trùng với năm dương lịch (từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 hàng năm) và có thể được chia nhỏ thành các quí, tháng. Tuy nhiên các doanh nghiệp có thể chọn niên độ kế toán phù hợp với chu kì hoạt động kinh doanh của mình, không nhất thiết phải trùng với năm dương lịch. Trên thực tế, có rất ít các doanh nghiệp Việt Nam chọn niên độ kế toán khác với năm dương lịch.

2.2.2.2 Thông tin trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả (lãi/lỗ) trong một kì

hoạt động của doanh nghiệp.

LÃI (LỖ) = DOANH THU – CHI PHÍ (2-2)

Page 11: 2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh và các khoản thu nhập khác đạt được trong một kì hoạt động góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu (mà không phải do các chủ sở hữu góp vốn). Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm (1) doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và (2) doanh thu hoạt động tài chính.

Chi phí của hoạt động kinh doanh và các khoản chi phí khác phát sinh trong kì hoạt động của doanh nghiệp có tác động làm giảm vốn chủ sở hữu (mà không phải do các chủ sở hữu rút vốn). Các khoản chi phí này tương ứng phát sinh theo các khoản doanh thu mà doanh nghiệp đạt được. Tương ứng với nguồn doanh thu từ các sản phẩm sữa nước, các khoản chi phí phát sinh chủ yếu tại Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội bao gồm các chi phí liên quan tới giá vốn của các sản phẩm sữa nước (nguyên liệu và nhân công chế biến sữa, khấu hao dây chuyền sản xuất và nhà xưởng chế biến sữa,…); các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm sữa (quảng cáo, hoa hồng bán hàng,..) và các chi phí hành chính chung của cả công ty.

Doanh thu và chi phí ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở kế toán dồn tích (accrual basis). Theo cơ sở này, doanh thu được ghi nhận tại thời điểm bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, không phụ thuộc vào thời điểm thu tiền và chi phí được ghi nhận phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra, không phụ thuộc vào thời điểm chi tiền.

2.2.2.2.1 Phần hoạt động kinh doanh

• Doanh thu từ hoạt động kinh doanh

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và (2) doanh thu hoạt động tài chính.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là các khoản doanh thu hình thành từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, như doanh thu từ hoạt động xây dựng và chuyển nhượng bất động sản của Vinaconex, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm sữa của Vinamilk hay doanh thu từ hoạt động cung cấp các dịch vụ bảo hiểm của Bảo Việt. Ngoài doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp có thể có các khoản thu doanh thu của hoạt động tài chính, như thu nhập từ việc kinh doanh chứng khoán, lãi tiền gửi, cổ tức được chia… Thông thường, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm phần lớn trong tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh, tuy nhiên tỉ trọng doanh thu từ hoạt động tài chính nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ đa dạng hóa sang lĩnh vực đầu tư tài chính của doanh nghiệp. Năm 2011 doanh thu hoạt động tài chính của Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE là 346 tỉ đồng, đạt 19% so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (1.811 tỉ đồng) tuy nhiên doanh thu tài chính của Công ty cổ phần dược Hậu Giang là 49 tỉ đồng, chỉ đạt 2% so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (2.511 tỉ đồng). Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có thể rất đa dạng, tùy theo các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.

Các khoản doanh thu và thu nhập này rất đa dạng, phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và qui mô hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ, Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội có nguồn doanh thu chủ yếu là từ hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm sữa nước (sữa tươi tiệt trùng và sữa chua uống).

• Chi phí hoạt động kinh doanh

Chi phí của hoạt động kinh doanh thường bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp và chi phí tài chính.

Giá vốn hàng bán. Đối với doanh nghiệp sản xuất và cung ứng dịch vụ, giá vốn hàng bán bao gồm các chi phí sản xuất (nguyên liệu, nhân công, sản xuất chung) liên quan tới sản phẩm được tiêu thụ hoặc

Page 12: 2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo

dịch vụ được thực hiện. Đối với doanh nghiệp thương mại, giá vốn hàng bán là giá mua vào của các sản phẩm được tiêu thụ. Chi phí giá vốn hàng bán tương đối khác nhau giữa các linh vực kinh doanh.

Chí phí bán hàng. Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, như quảng cáo, vận chuyển hàng bán, hoa hồng… Các doanh nghiệp luôn phải tìm cách thu hút và tìm kiếm khách hàng nên phát sinh chi phí bán hàng dưới nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên chi phí này rất khác biệt giữa các công ty và các ngành nghề. Nhiều khoản chi phí bán hàng biến đổi theo doanh thu nên việc xem xét tỉ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu sẽ giúp các đối tượng quan tâm đánh giá về mức độ phát sinh chi phí bán hàng và đầu tư cho việc định vụ sản phẩm trên thị trường của doanh nghiệp.

Chi phí quản lí doanh nghiệp. Chi phí quản lí doanh nghiệp bao gồm các chi phí phục vụ cho việc điều hành hoạt động chung của cả tổ chức, như tiền lương ban giám đốc, lương nhân viên hành chính, khấu hao nhà văn phòng, điện – nước – điện thoại văn phòng công ty… Các chi phí quản lí doanh nghiệp thường không thay đổi theo doanh thu nên việc so sánh tốc độ tăng chi phí quản lí doanh nghiệp với tốc độ tăng doanh thu sẽ giúp đánh giá về hiệu quả quản lí.

Chi phí tài chính. Chi phí tài chính là các chi phí liên quan tới việc kinh doanh chứng khoán, góp vốn kinh doanh và chi phí lãi vay của doanh nghiệp. Trong chi phí tài chính, chi phí lãi vay thường được báo cáo thành một khoản mục riêng biệt trên báo cáo kết quả kinh doanh. Hầu hết doanh nghiệp đều phải sử dụng vốn vay nên chi phí lãi vay là một phần quan trọng để đánh giá về khả năng sinh lời của đơn vị.

• Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh là chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh và chi phí của hoạt động kinh doanh. Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và chi phí của hoạt động kinh doanh thường có hai chỉ tiêu: (1) lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ và (2) lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ là chênh lệch giữa doanh thu thuần (về bán hàng và cung cấp dịch vụ) với giá vốn hàng bán, nói cách khác lợi nhuận gộp là khoảng cách chênh lệch giữa giá bán và giá vốn của sản phẩm, dịch vụ. Lợi nhuận gộp là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh trong hiện tại cũng như tương lai của doanh nghiệp. Sự khác biệt về tỉ lệ lợi nhuận gộp/doanh thu thuần (khoản cách giữa giá bán và giá vốn) của các công ty trong cùng ngành là do sự khác biệt về hiệu quả hoạt động hoặc danh tiếng của các sản phẩm và dịch vụ cung ứng.

Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và được xác định theo công thức (2-3). Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh luôn được mong chờ là thành phần chính trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp và là động lực để các chủ sở hữu tiếp tục đầu tư vốn vào doanh nghiệp. Chính vì vậy, lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh là một thông tin quan trọng để đánh giá triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai.

Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh

doanh =

Lợi nhuận gộp

+ Doanh thu tài chính

- Chi phí tài chính

- Chi phí

bán hàng -

Chi phí quản lí

(2-3)

Theo yêu cầu của VAS28 – Báo cáo bộ phận, các doanh nghiệp kinh doanh đa lĩnh vực hoặc ở nhiều khu vực địa lí thường công bố thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh của từng lĩnh vực hoặc của từng khu vực địa lí trong thuyết minh báo cáo tài chính. Đây cũng chính là những thông tin quan trọng giúp các đối tượng sử dụng đánh giá toàn diện và sâu sắc về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ví dụ:

Page 13: 2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo

Vinamilk đã trình bày báo cáo bộ phận theo khu vực địa lí (trong nước và xuất khẩu) với kết quả hoạt động kinh doanh và lợi nhuận gộp (Bảng 2-4).

Bảng 2-4. Kết quả kinh doanh bộ phận theo khu vực địa lí

Chỉ tiêu Trong nước Xuất khẩu

2011 2010 2011 2010

Doanh thu bán hàng 18.854 14.096 2.773 1.657

Giá vốn hàng bán 12.815 9.250 2.224 1.330

Lợi nhuận gộp 6.039 4.846 549 327

Nguồn: Thuyết minh BCTC hợp nhất năm 2011 của Vinamilk

Công ty Rượu vang Thăng Long đã trình bày báo cáo bộ phận theo lĩnh vực kinh daonh với kết quả hoạt động kinh doanh là lợi nhuận thuần của hoạt động kinh daonh (Bảng 2-5). Các lĩnh vực kinh doanh của công ty Rượu vang Thăng Long gồm:

- Lĩnh vực sản xuất các loại nước uống có cồn và không cồn; các loại bao bì.

- Lĩnh vực thương mại: kinh doanh các sản phẩm hàng hóa, ăn uống, lương thực, thực phẩm chế biến.

- Lĩnh vực dịch vụ: Dịch vụ thuê xe ô tô

- Lĩnh vực kinh doanh bất động sản: Cho thuê văn phòng, kho bãi, nhà xưởng.

Có thể nhận thấy kết quả kinh doanh của công Rượu Vang Thăng Long có được chủ yếu là từ cho thuê mặt bằng không dùng đến, trong khi lĩnh vực hoạt đông kinh doanh chính và truyền thống của Công ty là sản xuất các loại nước uống có cồn và không cồn đã không có hiệu quả (lỗ hoạt động kinh daonh 1.046 triệu đồng).

Bảng 2-5. Kết quả kinh doanh bộ phận theo lĩnh vực

Chỉ tiêu Lĩnh vực

sản xuất Lĩnh vực

thương mại Lĩnh vực

dịch vụ Lĩnh vực kinh doanh

bất động sản

Doanh thu thuần từ bán hàng ra bên ngoài

43.342 34.723 670 2.700

Doanh thu thuần từ bán hàng cho các bộ phận khác

- - - -

Chi phí phân bổ 44.388 35.525 204 1.026

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

(1.046) (802) 496 1.674

Nguồn: Thuyết minh BCTC năm 2011 của Công ty cổ phần Rượu vang Thăng Long

2.2.2.2.2 Phần hoạt động khác

Ngoài doanh thu thường xuyên của hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp còn có thể có các khoản thu nhập không thường xuyên (thu nhập khác) cũng góp phần làm gia tăng lợi ích cho các chủ sở hữu. Thu nhập khác của doanh nghiệp thường bao gồm các khoản thu nhập từ thanh lí, nhượng bán tài sản cố định (giá bán tài sản cố định), các khoản quà tặng, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng, thu tiền bảo hiểm được bồi thường, thu các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kì trước, các khoản nợ phải trả này mất chủ hoặc ghi tăng thu nhập…

Cùng với các khoản thu nhập khác, doanh nghiệp có thể phát sinh các khoản chi phí khác (không thường xuyên) tác động làm giảm lợi ích của các chủ sở hữu. Chi phí khác của doanh nghiệp thường bao gồm các khoản chi phí phát sinh trong quá trình thanh lí, nhượng bán tài sản cố định (giá trị còn lại

Page 14: 2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo

của tài sản cố định tới thời điểm thanh lí, nhượng bán; chi phí mô giới…), tiền nộp phạt vi phạm hợp đồng, các thiệt hại bất thường trong quá trình hoạt động kinh doanh (thiên tai, hỏa hoạn…)

Chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác tạo ra lợi nhuận khác của doanh nghiệp. Mặc dù là một thành phần tạo ra kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp, nhưng do tính chất không thường xuyên nên lợi nhuận khác không có vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động trong kì hiện tại cũng như triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, các nhà phân tích cần thận trọng trong việc xem xét các thành phần tạo nên kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.

2.2.2.2.3 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng tiền thuế doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước trên cơ sở lợi nhuận chịu thuế của mình, với thuế suất thuế doanh nghiệp thông thường là 22%. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm hai thành phần: (1) chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và (2) chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

Chi phí thuế thu nhập doanh hiện hành là phần thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên cơ sở lợi nhuận chịu thuế của kì báo cáo. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là phần thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên phần chênh lệch tạm thời giữa lợi nhuận chịu thuế và lợi nhuận kế toán của kì báo cáo. Lợi nhuận chịu thuế (xác định theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp) và lợi nhuận kế toán trước thuế (xác định theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán) có thể khác nhau là do những chênh lệch của các khoản doanh thu hoặc chi phí tính theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các phương pháp của kế toán tài chính. Ví dụ, Chi phí khấu hao tài sản cố định theo qui định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp khi tính lợi nhuận chịu thuế có thể khác với chi phí khấu hao tài sản cố định khi tính lợi nhuận kế toán, nếu khấu hao cho mục đích tính thuế nhanh hơn so với khấu hao cho mục đích kế toán sẽ phát sinh chênh lệch tạm thời chịu thuế và tạo ra một khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả (chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp dương) và ngược lại, nếu khấu hao cho mục đích tính thuế chậm hơn so với khấu hao cho mục đích kế toán sẽ phát sinh khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ và tạo ra một tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại âm). Năm 2011 Vinamilk ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là +778.588 triệu đồng và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là -17.778 triệu đồng với giải thích trong thuyết minh báo cáo tài chính là năm 2011 Công ty đã ghi tăng tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 17.778 triệu đồng phát sinh từ các khoản chênh lệch do đánh giá tỉ giá, các khoản dự phòng và các khoản chi phí trích trước.

2.2.2.2.4 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và lãi trên cổ phiếu

Lợi nhuận sau thuế thu nhập daonh nghiệp và lãi trên cổ phiếu là các chỉ tiêu cuối cùng được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh doanh nghiệp được xác định bằng cách lấy lợi nhuận kế toán trước thuế (tổng của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác) trừ đi chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện kết quả cuối cùng của doanh nghiệp sau mỗi kì hoạt động. Đối với công ty cổ phần, ngoài lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, báo cáo kết quả kinh doanh còn công bố chỉ tiêu lãi trên cổ phiếu (Earnings per share – EPS). Lãi trên cổ phiếu được xác định theo công thức (2-4).

EPS = Lợi nhuận sau thuế TNDN – Cổ tức ưu đãi

(2-4)

Số lượng cổ phiếu phổ thông lưu hành bình quân

Lãi trên cổ phiếu là một trong những chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm nhất để quyết định trả giá cho các cổ phiếu của công ty. Nếu chỉ xem xét một mình chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, sẽ không thấy được ảnh hưởng của số lượng các chủ sở hữu (cổ đông) sẽ chia sẻ với nhau lợi

Page 15: 2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo

nhuận đó như thế nào. Vì vậy, xem xét đồng thời lãi trên cổ phiếu cùng với lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giúp đánh giá sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tốt hơn.

Theo truyền thống, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và lãi trên cổ phiếu là hai chỉ tiêu được các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính rất quan tâm, hai chỉ tiêu này luôn được mong chờ biến động tăng qua các thời kì. Chính vì vậy, trong thực tế các nhà quản trị doanh nghiệp thường được giao kế hoạch trên cơ sở sự tăng trưởng của hai chỉ tiêu này. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận trên cổ phiếu tăng không đồng nghĩa với hiệu quả hoạt đông kinh doanh tăng.

Ví dụ tổng quát:

Kết quả hoạt động của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của hoạt động kinh doanh) và lợi nhuận khác (chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác). Minh họa Báo cáo kết quả kinh doanh tóm tắt của Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội ở Bảng 2-6. Mặc dù hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Sữa Hà Nội còn rất kém (năm 2011 hoạt động kinh doanh lỗ 898 triệu đồng) nhưng đã có dấu hiệu “bớt u ám” hơn từ sau sự kiện sữa nhiễm độc Melamine năm 2008. Doanh thu năm 2011 của công ty giảm 37.791 triệu đồng hay 12% so với năm 2010 nhưng lỗ hoạt động kinh doanh giảm đáng kể (giảm 18.652 triệu đồng hay 95% so với năm 2010).

Bảng 2-6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần Sữa Hà nội cho năm tài chính

kết thúc ngày 31/12/2011

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm nay Năm trước

1. Doanh thu thuần về bán hàng 272.080 309.871

2. Giá vốn hàng bán (219.520) (257.916)

3. Lợi nhuận gộp về bán hàng 52.560 51.956

4. Chi phí bán hàng (37.730) (54.730)

5. Chi phí quản lí doanh nghiệp (10.539) (12.749)

6. Lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh (898) (19.550)

7. Lợi nhuận (lỗ) khác 2.508 (1.822)

8. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.610 (21.372)

9. Chi phí thuế TNDN hiện hành (34) (441)

10. Lợi nhuận (lỗ) sau thuế 1.577 (21.813)

2.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

2.2.3.1 Thông tin trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin về các khoản tiền thu, tiền chi trong một kì hoạt động

của doanh nghiệp.

LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TRONG KÌ = THU – CHI (2-5)

Các khoản tiền thu, tiền chi trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ được sắp xếp theo ba loại hoạt động: lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh bao gồm các khoản tiền thu, tiền chi liên quan tới các hoạt động hàng ngày và tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư liên quan tới các khoản tiền thu, tiền chi cho việc mua sắm và nhượng bán tài sản cố định

Page 16: 2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo

và các khoản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính liên quan tới các khoản tiền thu, tiền chi là thay đổi qui mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cầu nối thông tin giữa các báo cáo tài chính (Hình 2-2). Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ lí giải nguyên nhân khác biệt giữa lợi nhuận và biến động tiền (lưu chuyển tiền thuần) trong một kì hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng sẽ lí giải nguồn tiền đầu tư (hoặc tiền thu về) cho các tài sản dài hạn của doanh nghiệp.

Các khoản tiền thu, tiền chi liên quan tới biến động của phần Tài sản ngắn hạn và Nợ ngắn hạn (không bao gồm nợ vay) của Bảng cân đối kế toán cùng với doanh thu, chi phí và kết quả của hoạt động kinh doanh trên Báo cáo kết quả kinh doanh được tổng hợp trong phần Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh. Các khoản tiền thu, tiền chi liên quan tới các biến động trong phần Tài sản dài hạn của Bảng cân đối kế toán được tổng hợp trong phần Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư. Các khoản tiền thu, tiền chi liên quan tới các biến động trong phần Vốn chủ sở hữu và nợ vay của Bảng cân đối kế toán được tổng hợp trong phần Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính. Minh họa Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tóm tắt của Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội ở Bảng 2-7.

Bảng 2-7. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty cổ phần Sữa Hà nội cho năm tài chính kết thúc

ngày 31/12/2011

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm nay Năm trước 1. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (18.330) (33.030) 2. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 446 (364) 3. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 3.601 35.709

Tiền vay nhận được 104.568 108.702 Tiền chi trả nợ gốc vay (100.967) (70.122) Tiền chi trả nợ thuê tài chính - (2.821)

4. Tổng tiền tăng (giảm) trong năm (14.283) 2.365 5. Tiền và tương đương tiền đầu năm 18.218 15.852 6. Tiền và tương đương tiền cuối năm 3.835 18.218

Hình 2-2. Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty cổ phần Sữa Hà Nội cho thấy tiền tài trợ cho hoạt động của công ty là từ nguồn vay nợ bên ngoài, đặc biệt là năm 2010 (tổng tiền vay thêm là 35.709 triệu đồng). Bản thân hoạt động kinh doanh của công ty đã làm thâm hụt tiền, tuy nhiên cùng với việc giảm lỗ trong

Page 17: 2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo

năm 2011, thâm hụt tiền từ hoạt động kinh doanh cũng giảm đáng kể (từ 33.030 triệu đồng xuống 18.330 triệu đồng, tức là giảm 45%).

2.2.3.2 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và chu kì sống của doanh nghiệp Chu kì sống của daonh nghiệp trải qua bốn giai đoạn: giới thiệu, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái.

Trong mỗi giai đoạn này, đặc điểm của dòng tiền từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính có những nét đặc trưng khác nhau (Hình 2-3).

Hình 2-3. Đặc điểm dòng tiền trong các giai đoạn của chu kì sống

Giai đoạn giới thiệu là khi mới được thành lập, doanh nghiệp bắt đầu huy động vốn (phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay ngân hàng) để đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh, vì vậy dòng tiền từ hoạt động tài chính sẽ là dòng tiền dương, còn dòng tiền từ hoạt động đầu tư là dòng tiền âm. Trong giai đoạn này, hoạt động kinh doanh mới chỉ bắt đầu, doanh nghiệp mới thâm nhập thị trường nên tiền thu từ bán hàng khó có thể nhiều, và thường là thu ít hơn chi nên lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm.

Trong giai đoạn tăng trưởng, doanh nghiệp bắt đầu mở rộng mức độ sản xuất và tiêu thụ. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng dần. Doanh nghiệp vẫn tiếp tục phải đầu tư cho các tài sản cố định mới (lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư tiếp tục âm). Tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh không đủ để đầu tư tài sản mới nên doanh nghiệp tiếp tục phải huy động vốn bổ sung từ việc phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu, vay ngân hàng (lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính tiếp tục dương).

Trong giai đoạn bão hòa, mức sản xuất và tiêu thụ của công ty chững lại, tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh vượt quá nhu cầu vốn cho đầu tư tài sản cố định mới nên doanh nghiệp bắt đầu hoàn trả vốn cho các nhà đầu tư (mua cổ phiếu quĩ), trả vốn vay cho ngân hàng, chi trả cổ tức cao.

Trong giai đoạn suy thoái, do mức cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp suy giảm, doanh nghiệp thực hiện cắt giảm mức độ sản xuất và tiêu thu. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm dần, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư có thể chuyển từ âm (-) thành dương (+) do hoạt động tài chính cũng có thể âm (-) do doanh nghiệp tiếp tục mua lại cổ phiếu, hoàn trả trái phiếu và vốn vay ngân hàng.

Page 18: 2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo

2.2.3.3 Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

2.2.3.3.1 Phương pháp trực tiếp

Theo phương pháp trực tiếp, các dòng tiền lưu chuyển trong kì được liệt kê trực tiếp theo từng mục đích chi và từng nguồn thu, cho cả ba loại hoạt đông kinh doanh, đầu tư và tài chính. Rất ít các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty cổ phần Dược phẩm TRAPHACO được thành lập theo phương pháp trực tiếp.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập theo phương pháp trực tiếp có ưu điểm là nhất quán với mục tiêu của báo cáo: cung cấp thông tin về dòng tiền thu, chi trong một kì hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp này chỉ rõ các nguồn tiền thu và mục đích của các khoản tiền chi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, báo cáo lư chuyển tiền tệ theo phương pháp này có nhược điểm là khó kết nối được thông tin giữa các báo cáo tài chính. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp không thể li giải được nguyên nhân của sự khác biệt giữa lợi nhuận báo cáo trên báo cáo kết quả kinh doanh và tiền tăng (giảm) trong kì của doanh nghiệp.

2.2.3.3.2 Phương pháp gián tiếp

Theo phương pháp gián tiếp, lưu chuyển tiền thuần (tiền tăng, tiền giảm) trong khi sẽ được điều chỉnh từ lợi nhuận, mà không phải liệt kê trực tiếp từng khoản thu, chi trong kì. Triết lí của phương pháp này xuất phát từ việc lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh được xác định trên cơ sở dồn tích, trong đó doanh thu có thể thu tiền hoặc không thu tiền và chi phí có thể chi tiền hoặc không chi tiền dẫn đến sự chênh lệch giữa lợi nhuận báo cáo và tiền tăng (giảm) trong kì. Khi loại bỏ các khoản doanh thu không thu tiền và chi phí không chi tiền thì lợi nhuận sẽ được điều chính về lưu chuyển tiền thuần (Hình 2-4).

Hình 2-4. Mối quan hệ giữa lợi nhuận và lưu chuyển tiền thuần

Theo phương pháp gián tiếp, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh được điều chỉnh từ lợi nhuận kế toán trước thuế, còn phần lưu chuyển từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển từ hoạt động tài chính sẽ được lập theo phương pháp trực tiếp. Nguyên tắc xác định lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh được thể hiện ở Hình 2-5.

Page 19: 2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo

Hình 2-5. Xác định lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh theo phương thức gián tiếp

Như vậy, để xác định lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, chúng ta cần căn cứ từ báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán và một số sổ chi tiết. Việc xác định lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh sẽ xuất phát từ lợi nhuận kế toán trước thuế và tiến hành qua 6 bước:

Bước 1: Cộng chi phí không chi tiền

Bước 2: Cộng (trừ) với lỗ (lãi) của các hoạt động khác (ngoài HĐKD)

Bước 3: Cộng với Chi phí lãi vay

Bước 4: Cộng (trừ) với biến động giảm (tăng) TS ngắn hạn (Khoản phải thu, hàng tồn kho)

Bước 5: Cộng (trừ) với biến động tăng (giảm) Nợ ngắn hạn

Bước 6: Trừ tiền chi trả lãi vay và tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong kì.

Bước 1: Các khoản chi phí như khấu hao tài sản cố định, chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi, chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho… đã được trừ vào doanh thu để tính lợi nhuận kế toán trước thuế trong khi các khoản chi phí này không làm giảm tiền của doanh nghiệp trong kì, do đó để xác định lưu chuyển tiền thuần trong kì, cần thiết phải cộng lại với các khoản chi phí khác.

Bước 2: Đóng góp vào lợi nhuận kế toán trước thuế, ngoài các hoạt động kinh doanh thường xuyên còn có các khoản thu nhập và chi phí liên quan đến việc thanh lí, nhượng bán tài sản cố định hoặc những khoản thu nhập và chi phí liên quan tới việc cho vay, góp vốn đầu tư của doanh nghiệp. Xuất phát điểm của việc xác định lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận kế toán trước thuế nên để xác định lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh cần thiết loại trừ các khoản này ra khỏi lợi nhuận kế toán trước thuế, để điều chỉnh từ lợi nhuận kế toán trước thuế về lợi nhuận của hoạt đông kinh doanh. Nếu các hoạt động khác có lãi thì phải điều chỉnh giảm (-) và ngược lại nếu bị lỗ thì sẽ điều chỉnh tăng (+). Dòng tiền liên quan tới các khoản này sẽ được báo cáo ở phần thứ hai của báo cáo lưu chuyển tiền tệ (lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư).

Bước 3: Trên phương diện nguyên tắt của phương pháp gián tiếp. Khoản chi trả lãi vay hoàn toàn có thể điều chỉnh gián tiếp ở Bước 5. Tuy nhiên, do tính chất quan trọng của khoản tiền chi trả lãi vay nên chế độ kế toán Việt Nam qui định cần báo cáo một cách trực tiếp số tiền doanh nghiệp đã chi trả lãi vay trong kì. Chính vì vậy, do chi phí lãi vay đã bị trừ vào doanh thu khi tính lợi nhuận kế toán trước thuế nên phải được cộng lại vào lợi nhuận kế toán trước thuế, sau đó sẽ báo cáo trực tiếp phần tiền chi trả lãi vay trong kì ở bước 6.

Bước 4: Nếu trong kì các tài sản ngắn hạn biến động tăng thể hiện doanh nghiệp đã phải chi tiền để đầu tư tăng thêm cho các tài sản này, nói cách khác biến động tăng của tài sản ngắn hạn làm giảm tiền của doanh nghiệp, vì vậy cần trừ vào lợi nhuận kế toán trước thuế để xác định lưu chuyển tiền thuần từ

Page 20: 2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo

hoạt động kinh doanh. Ngược lại biến động giảm của tài sản ngắn hạn làm tăng tiền của doanh nghiệp nên cần cộng vào lợi nhuận kế toán thuế để tính lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Lưu ý rằng, các biến động của tài sản dài hạn mặc dù có ảnh hưởng tới dòng tiền nhưng không liên quan tới hoạt động kinh doanh, mà liên quan tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Bước 5: Nếu trong kì các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp biến động tăng thể hiện doanh nghiệp chiếm dụng thêm vốn của các đối tượng khác, tức là làm tăng tiền cho doanh nghiệp, vì vậy cần điều chỉnh cộng vào lợi nhuận kế toán trước thuế để xác định lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Ngược lại, nợ ngắn hạn biến động giảm thể hiện doanh nghiệp đã thanh toán nợ cho các đối tượng khác, nói cách khác biến động giảm nợ ngắn hạn làm giảm tiền của doanh nghiệp, vì vậy cần điều chỉnh trừ vào lợi nhuận kế toán trước thuế để xác định lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Lưu ý rằng biến động vay ngắn hạn mặc dù có ảnh hưởng tới dòng tiền nhưng không liên quan tới hoạt động kinh doanh, mà liên quan tới hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Bước 6: Tương tự như đã giải thích với khoản tiền chi trả lãi vay trong kì ở bước 3, khoản chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn toàn có thể điều chỉnh gián tiếp ở bước 5. Tuy nhiên, để phản ánh rõ việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, chế độ kế toán Việt Nam qui định cần báo cáo trực tiếp số tiền doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong kì. Như vậy, khi thực hiện bước 5, sẽ không tiến hành điều chỉnh các biến động tăng (giảm) của hai khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và lãi vay phải trả.

2.2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính là bản giải trình giúp các đối tượng sử dụng hiểu rõ hơn về các con số trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Thuyết minh báo cáo tài chính thường bao gồm bốn nội dung cơ bản:các chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp, các thông tin bổ sung cho các khoản mục trên báo cáo tài chính, biến động vốn chủ sở hữu và các thông tin khác.

Phần các chính sách kế toán áp dụng sẽ cung cấp thông tin về niên độ kế toán của doanh nghiệp, chế độ kế toán áp dụng, đồng tiền ghi sổ kế toán, các nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản trong việc ghi nhận các khoản mục trên các báo cáo tài chính như nguyên tắc ghi nhận doanh thu, nguyên tắc ghi nhận chi phí, phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, phương pháp tính giá hàng tồn kho,…

Phần chủ yếu của thuyết minh báo cáo tài chính là các thông tin bổ sung cho các khoản mục trên báo cáo tài chính. Trong phần này, từng khoản mục quan trọng của báo cáo tài chính sẽ được cung cấp các thông tin chi tiết, giúp người sử dụng hình dung đầy đủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ví dụ, khoản mục tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp sẽ được cung cấp các thông tin bổ sung về từng loại tài sản cố định, theo nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại với số dư đầu kì, biến động tăng, biến động giảm và dư cuối kì.

Một phần rất quan trọng của thuyết minh báo cáo tài chính là tình hình biến động vốn chủ sở hữu. Phần này cung cấp thông tin chi tiết về từng thành phần chi tiết trong vốn chủ sở hữu với số dư đầu kì, biến động tăng, biến động giảm và số dư cuối kì.

Phần các thông tin khác bao gồm các sự kiện quan trọng xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính, các khoản nợ tiềm tàng, các thông tin về các bộ phận kinh doanh,… Ví dụ, kết thúc tháng ba các đối tượng sử dụng nhận được báo cáo tài chính năm trước của doanh nghiệp thì tình hình tài chính thực tế có thể đã thay đổi nhiều so với những gì thể hiện trên báo cáo tài chính này do có các sự kiện quan trọng xảy ra sau ngày lập (và trước ngày công bố) báo cáo tài chính. Khi đó các sự kiện này cần được giải trình trong thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Page 21: 2.1 Mục tiêu và yêu cầu chất lượng thông tin của báo cáo

2.2.5 Báo cáo kiểm toán

Trên phương diện của các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính, bộ báo cáo tài chính sẽ chỉ có ý nghĩa khi được sử dụng cùng với báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán độc lập thể hiện ý kiến của kiểm toán viên về tính trung thực, khách quan của các số liệu trên các báo cáo tài chính.

Có bốn loại ý kiến kiểm toán, đó là chấp nhận toàn phần, chấp nhận từng phần (ý kiến ngoại trừ), từ chối đưa ra ý kiến (không thể đưa ra ý kiến) và không chấp nhận (ý kiến trái ngược). Các đối tượng sử dụng thường mong muốn báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được quan tâm có ý kiến chấp nhận toàn phần của kiểm toán viên. Điểm mấu chốt của ý kiến chấp nhận toàn phần là kiểm toán viên công nhận báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã phản ánh trung thực và hợp lí tình hình tài chính của doanh nghiệp xét trên các khía cạnh trọng yếu. Bên cạnh ý kiến chấp nhận toàn phần, trong thực tế kiểm toán viên đã đưa ra khá nhiều ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi không đồng tình với số liệu báo cáo của một vài khoản mục trên báo cáo tài chính hoặc không có đủ cơ sở để đưa ra ý kiến. Các ý kiến ngoại trừ của kiểm toán viên thường xoay quanh các vấn đề như trích lập dự phòng, giá trị của một số các khoản mục tài sản như hàng tồn kho, tài sản cố định vô hình hoặc các khoản nợ phải trả. Khi có ý kiến ngoại trừ, các đối tượng sử dụng cần điều chỉnh số liệu trên báo cáo tài chính theo ý kiến của kiểm toán viên trước khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính.