38
[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 311 Lớp chuyên đề này đề ra mục tiêu đào tạo học viên làm quen với phương pháp có tên gọi là mô hình hóa địa-sử học. Dựa trên các tài liệu, nhân chứng, bản đồ và giả thuyết lịch sử, phương pháp tiếp cận này cho phép thiết kế mô hình tin học thực tế mô tả các sự kiện trong quá khứ, nhằm giúp thế hệ đương đại hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ đó đề xuất các chiến lược hiện tại nhằm đánh giá và quản lý rủi ro liên quan đến các sự kiện tương tự như trong quá khứ. Toàn bộ thời gian khóa học dành nghiên cứu trận lụt xảy ra từ tháng 7 đến tháng 8 năm 1926 tại Hà Nội và Bắc Ninh. Lý do chọn sự kiện này là bởi có nguồn tư liệu phong phú cho phép tái hiện một cách cụ thể tiến trình xảy ra sự kiện về thời gian và không gian. 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt hơn: nhập môn mô hình hóa địa-sử học nghiên cứu rủi ro (trận lũ sông Hồng năm 1926) Alexis Drogoul – IRD (Viện nghiên cứu phát triển Pháp), Benoit Gaudou – Đại học Toulouse, Nasser Gasmi – Đại học Rouen, Arnaud Grignard – Đại học Paris 6, Patrick Taillandier – Đại học Rouen, Olivier Tessier – ÉFEO (Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp), Võ Đức Ân – Nhóm nghiên cứu MSI-IFI (Viện tin học Pháp ngữ)

2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 311

Lớp chuyên đề này đề ra mục tiêu đào tạo học viên làm quen với phương pháp có tên gọi là mô hình hóa địa-sử học. Dựa trên các tài liệu, nhân chứng, bản đồ và giả thuyết lịch sử, phương pháp tiếp cận này cho phép thiết kế mô hình tin học thực tế mô tả các sự kiện trong quá khứ, nhằm giúp thế hệ đương đại hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ đó đề xuất các chiến

lược hiện tại nhằm đánh giá và quản lý rủi ro liên quan đến các sự kiện tương tự như trong quá khứ. Toàn bộ thời gian khóa học dành nghiên cứu trận lụt xảy ra từ tháng 7 đến tháng 8 năm 1926 tại Hà Nội và Bắc Ninh. Lý do chọn sự kiện này là bởi có nguồn tư liệu phong phú cho phép tái hiện một cách cụ thể tiến trình xảy ra sự kiện về thời gian và không gian.

2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt hơn: nhập môn mô hình hóa địa-sử học nghiên cứu

rủi ro (trận lũ sông Hồng năm 1926)

Alexis Drogoul – IRD (Viện nghiên cứu phát triển Pháp), Benoit Gaudou – Đại học Toulouse, Nasser Gasmi – Đại học Rouen,

Arnaud Grignard – Đại học Paris 6, Patrick Taillandier – Đại học Rouen, Olivier Tessier – ÉFEO (Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp), Võ Đức Ân –

Nhóm nghiên cứu MSI-IFI (Viện tin học Pháp ngữ)

Page 2: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD312

Chương trình của lớp học chuyên đề diễn ra theo thứ tự các nội dung chính dưới đây:

- giới thiệu bối cảnh lịch sử, địa lý và chính trị của sự kiện được lựa chọn;

- giới thiệu phương pháp tập hợp phông tư liệu và thu thập dữ liệu đặc trưng của loại sự kiện này;

- phương pháp chỉ số hóa dữ liệu thu thập được thông qua cách xây dựng từng bước một hệ thống thông tin địa lý (GIS) được chọn;

- quản lý số liệu thiếu hoặc rời rạc, nhập giả thuyết và tư liệu để xây dựng GIS;

- mô hình hóa rủi ro có tính đại diện (lũ, lụt) : lựa chọn mô hình nào? Có mối liên hệ nào với số liệu thu thập được?;

- mô hình hóa quản lý rủi ro và các phương tiện chống lũ: tác nhân nào điển hình? Dùng mô hình nào để biểu diễn? Làm thế nào để lựa chọn những hành vi và quyết định để biểu diễn?

- giới thiệu mô hình khả thi của trận lụt năm 1926 tại Hà Nội.

Trong hai ngày cuối của khóa học, học viên sẽ chia nhóm làm việc, mỗi nhóm có một giảng viên hướng dẫn và có nhiệm vụ sử dụng mô hình đã giới thiệu để tìm hiểu các vấn đề xoay quanh quản lý rủi ro: biểu diễn và đánh giá các quyết định thay thế, phát triển mô hình để đưa vào các dữ liệu và tác nhân mới, v.v.

Chủ nhật ngày 21 tháng 7, các giảng viên của lớp chuyên đề 4 giới thiệu những công cụ tin học khác nhau sẽ được sử dụng trong cả khóa học. Buổi học này dành cài đặt các công cụ và phần mềm vào máy tính của học viên, rà soát lại tất cả các vấn đề kỹ thuật có thể xảy ra để đảm bảo thông suốt về mặt kỹ thuật và hướng dẫn học viên thao tác các phần mềm.

(Nội dung gỡ băng)

ngày 1, thứ hai ngày 22 tháng 7

Giới thiệu giảng viên và học viên (xem phần giới thiệu giảng viên, danh sách học viên ở cuối chương)

2.4.1. giới thiệu và mục tiêu phương pháp luận

[Alexis Drogoul]

Xuất phát điểm của lớp chuyên đề là căn cứ vào hiểu biết và những kỷ niệm của cộng đồng để xây dựng ký ức sống động cho phép ta quản lý tốt hơn những rủi ro trong tương lai. Để hiểu rõ các sự kiện quá khứ, phải tập trung giải quyết ba vấn đề sau:

- có dữ liệu lịch sử (nguồn tư liệu viết, khảo cổ, v...v);

- xây dựng thông tin từ những tư liệu này và nắm được ý nghĩa của chúng;

- có khả năng đưa ra các kịch bản hợp lý cho cộng đồng đương đại.

Ý tưởng ở đây không phải là thay thế phần việc của các nhà sử học mà thiết lập một tổng thể các công cụ có thể hỗ trợ công tác sử học. Những công cụ này thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ thông tin. Chúng cho phép dự đoán, phân tích và giảm thiểu rủi ro để có thể đưa ra cảnh báo sớm, thông tin tới người dân và tổ chức các đợt sơ tán, v.v...

Tin học có khả năng xử lý đồng thời và nhanh chóng một khối lượng lớn thông tin, điều này cần phải có thông tin quá khứ và hiện tại từ những hệ thống khác nhau. Ưu điểm của tin học số là có thể ghi và lưu giữ.

Page 3: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 313

Từ khoảng mười năm trở lại đây, chúng ta chứng kiến sự bùng nổ của thông tin số liên quan đến các thảm họa. Đó có thể là nguồn tin chính thống - các công trình nghiên cứu, báo cáo, luận án tiến sỹ được đăng tải trên mạng - hoặc nguồn tin không chính thức, ví dụ như thông tin do các cá nhân đưa lên các

trang mạng xã hội (Facebook, Twitter, v.v.). Các biện pháp có nguồn gốc khoa học – vệ tinh, trạm mặt đất - được chia sẻ thông qua các mạng xã hội (trường hợp sự cố Fukushima), tạo ra mối tương liên chặt chẽ giữa sự kiện thực tế và các ý kiến xoay quanh sự kiện.

Ưu điểm của thông tin số

The availability of digital information about past risk events is strongly dependent on when they have happened

today1900 20001800170016001000500 1500

Past Future

Digital information

Nguồn: tác giả.

51biểu đồ

Page 4: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD314

Toàn bộ những thông tin này là một vật liệu tuyệt vời cho các nhà sử học tương lai.

Song các mạng xã hội cũng chỉ mới ra đời và thông tin số còn rất ít ỏi trong thời gian cách đây chừng hơn mười năm. Để lấp lỗ hổng thông tin này, có thể sử dụng hai biện pháp: số hóa và phân tích tài liệu giấy – cốt lõi của thông tin số mà ta có thể có được liên quan đến những thảm họa trong quá khứ - ; phân tích và khai thác tự động thông qua công cụ tìm kiếm dữ liệu được số hóa. Phương pháp này giúp tạo thông tin mới bằng cách khai thác mối quan hệ giữa những tư liệu viết.

Làm thế nào có thể tái dựng sự kiện từ những dữ liệu này? Phương pháp mô hình hóa địa-sử học là một giải pháp dựa vào phép ngoại suy trên cơ sở dữ liệu số sẵn có và có thể đã được xử lý. Đây là cách giải quyết theo đó ta sẽ tìm cách tái hiện về mặt tin học thông qua mô phỏng động các tình huống thảm họa trong quá khứ. Mô phỏng dạng này là một dạng thông tin số và dữ liệu được tạo ra thông qua mô phỏng không tương ứng với dữ liệu trên thực địa : đó là các dữ liệu nhân tạo và được tái lập. Mô hình hóa địa-sử học không phải là việc tái dựng chính xác quá khứ mà là đưa ra một loạt kịch bản có thể dùng để trả lời cho các câu hỏi tại sao thảm họa lại xảy ra và thảm họa được quản lý và xử lý như thế nào.

Một sản phẩm của thông tin số mới

Nguồn: tác giả.

52biểu đồ

Modeling and simulation can produce new digital information, albeit of a different kind, by interpretation and extrapolation

Past Future

today1900 20001800170016001000500 1500

Digital simulationDigitisationDigital information

12

3

123

Page 5: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 315

Trong lớp chuyên đề này, nhiệm vụ của chúng ta là thiết kế mô hình về sự kiện khủng hoảng cụ thể và sử dụng mô hình này để kiểm nghiệm các giả thuyết khác nhau liên quan đến quá trình xảy ra sự kiện.

2.4.2. phòng chống lũ lụt ở bắc Kỳ

[Olivier tESSiER]

Phần đầu bài trình bày của Olivier Tessier liên quan đến tham luận tại phiên toàn thể Khóa học mùa hè năm 2012 (Tessier, 2013). Trong đó tác giả trình bày cụ thể các vấn đề liên quan đến công tác thủy lợi tại đồng bằng sông Hồng bằng cách nhắc lại theo dòng lịch sử vai trò của Nhà nước từ thế kỷ XII đến nửa đầu thế kỷ XX. Chúng tôi điểm lại cho độc giả những khía cạnh chính được phân tích : đặc điểm địa mạo và thủy văn của đồng bằng sông Hồng; công tác trị thủy thông qua việc xây dựng dần dần một hệ thống đê điều hiệu quả (thế kỷ XII - XVIII); tầm nhìn tổng quát và tân tiến của triều Nguyễn và việc tối ưu hóa quy hoạch thủy lợi giai đoạn thuộc địa. Sau cùng, phần tài liệu tham khảo bằng tiếng Pháp và tiếng Việt sẽ cung cấp những mốc lịch sử chính liên quan đến chính sách thủy lợi áp dụng tại đồng bằng sông Hồng vào giai đoạn này.

Giảng viên giới thiệu hồ sơ lưu trữ tập trung của Đông Dương về trận lụt năm 1926 – các nguồn tư liệu không được phát cho các thành viên lớp học; các tài liệu tham khảo được sử dụng nêu ở cuối chương. Giảng viên giới thiệu hai sơ đồ mô tả các tác nhân và quan hệ giữa các tác nhân trong công tác quản lý khủng hoảng mùa hè năm 1926 tại huyện Gia Lâm: - sơ đồ đầu tiên cung cấp thông tin tổng thể về cơ cấu tổ chức hành chính-chính trị áp dụng trong trận lụt mùa hè năm 1926 tại huyện Gia Lâm, tiếp đó là chống lũ lụt và vá ba điểm đê vỡ ở tả ngạn sông Hồng. Sơ đồ này được xây dựng trên cơ sở phân tích chỉ duy các hồ sơ lưu trữ được phép tra cứu. Không thể khẳng định rằng sơ đồ này đã đưa vào đầy đủ các tác nhân chính thức có nhiệm vụ giải quyết khủng khoảng ở các cấp hành chính, chính trị khác nhau cũng như không thể mô tả một cách đầy đủ vai trò và các hoạt động cụ thể của từng tác nhân;- sơ đồ thứ hai mô tả quan hệ tương tác giữa các tác nhân Việt Nam (người bản xứ) từ cấp tỉnh đến huyện. Sơ đồ chỉ bao gồm tác nhân được xác định vị trí và nhiệm vụ được nêu trong các tài liệu được tra cứu. Cần biết rằng một phần những thông tin này dựa vào lời công bố của các cá nhân trong các buổi phỏng vấn riêng.

Page 6: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD316

Bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhau điểm lại các mốc sự kiện từ cuối tháng 7 năm 1926.

- Vào tháng 5, các cơ quan cấp tỉnh ra chỉ thị tăng cường các biện pháp nhằm gia cố đê điều trong trường hợp có lũ : mỗi huyện chỉ định một người phụ trách, xác định số phu cần huy động, v.v...

- Từ ngày 25 tháng 7, có thông báo về nguy cơ lũ sông Hồng. Các biện pháp đưa ra là phát quang đê, gia cố vết nứt thân đê.

- Ngày 27 tháng 7, mức nước sông Hồng đo tại Hà Nội là 10,60 mét. Nhân viên các xã thuộc huyện Gia Lâm và Văn Giang nhận

lệnh đắp con lươn với chiều cao từ 0,7 đến 0,8 mét. Thời điểm này đã biết rằng trận lũ lần này sẽ là trận lũ lịch sử, vượt qua giới hạn bảo vệ của đê.

- Tại Hà Nội, những đợt sơ tán dân đầu tiên được thực hiện (bản đồ 16). Đợt sơ tán đầu tiên bắt đầu vào ngày 27 tháng 7. Người dân yêu cầu trợ giúp, một số lánh nạn trên nóc những ngôi nhà bị nước ngập xung quanh. Dân trong khu nhà lá được sơ tán để tránh nguy cơ nước cuốn, khoảng 400 người được sắp xếp ở trong Nhà máy sợi cũ để tránh lũ.

Các đợt sơ tán từ 27 tới 29 tháng 7 năm 1926

S tán ngày 27

S tán êm 28

S tán Gia Lâm

êm 29

Nguồn ảnh: Quỹ lưu trữ ảnh Viện Viễn Đông Bác Cổ (Paris).Nguồn: tác giả.

16bản đồ

Page 7: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 317

- Ngày 28 tháng 7, sông Đuống bị tràn bờ. Tri huyện Gia Lâm và Văn Giang cũng như

tổng lý phải liên tục túc trực đê và theo dõi việc đắp con lươn.

Định vị các con sông, đê và điểm vỡ đê

Digue de Luc Dien

Sept Pagodes

Contre digue de H i B i Châu C u

H i D ng

B c Ninh

Phúc Yên

HANOI

Canal des Rapides

H ng Yên

Sông B i Giang

Canal des

BambousMy Dong

Digue de Lâm Giu

Digue de Phi Li t

V n Giang

H i Phòng

Vinh Yên

Hà ông

áp C u

K S t

Nguồn: tác giả.

17bản đồ

- Trước khi nước làm vỡ đê và gây lụt, hệ thống đường sắt đã bị ngập; lưu lượng nước quá lớn khoảng 30 000-40 000 m3/giây (xem ảnh 29).

- Đêm 28 tới ngày 29 tháng 7, đoạn đê cũ Gia Lâm bị vỡ đầu tiên.

- 9h sáng, đê mới Gia Quất bị vỡ, nước sông Hồng nhanh chóng tràn vào qua đoạn đê vỡ (xem ảnh 30).

Đê phụ

Đê Lâm Giu

Đê Phi Liệt

Đê Luc Dien

Page 8: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD318

tuyến đường sắt hà nội-hải phòng đợt lụt năm 1926

Đoạn vỡ đê gia Quất

Nguồn ảnh: Quỹ lưu trữ ảnh Viện Viễn Đông Bác Cổ (Paris).

Nguồn ảnh: Quỹ lưu trữ ảnh Viện Viễn Đông Bác Cổ (Paris).

29

30

ảnh

ảnh

T i ngày 28/07, v ê c

Ngày 29/07, vào lúc 9h, v ê m i

Khi m i h gn

Ch h ng sau tr n l t

Page 9: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 319

- 16h, một đoạn đê bị vỡ thuộc địa phận làng Ái Mộ. Đoạn đê thứ ba bị vỡ vào lúc 16h-17h đoạn làng Lâm Du – về sau phải

mất tới ba tháng mới vá xong đoạn vỡ này, trong khi đó hai điểm đê vỡ đầu tiên được vá xong trong tháng 8.

- Ở bờ phía bên Hà Nội, mực nước sông Hồng cao hơn chiều cao đê là 60 cm nhưng nhờ hệ thống con lươn đắp trước đó, thành phố không bị lụt (xem ảnh 31).

- Ngày 29 tháng 7, vào lúc 22h, Thống sứ Pháp, nhân vật quan trọng nhất của Bắc Kỳ, quyết định cử quân đội cứu dân đang bị đe dọa ở Gia Lâm.

- 7h sáng ngày 30 tháng 7, chính quyền tỉnh Bắc Ninh thông báo với Thống sứ Bắc Kỳ việc đoạn vỡ đê ở Lâm Du tiếp tục loang thêm và mối liên hệ trực tiếp của điểm đê vỡ này với sông Hồng: điểm đê vỡ đã tạo ra một lạch nước sâu. Lối dẫn vào cầu bị ngập nước. Gần 1.000 người tránh lũ tại nhà kho và khoang tầu ở ga Gia Lâm (xem ảnh 32).

Đoạn vỡ đê ở Ái Mộ và Lâm Du

Th i i m u : t i ngày 28, v ê c

Th i i m sau : 9 h ngày 29, v ê m i

L tNg p

16h ngày 29 : v ê Ái M

Ng pL t

Ng p

Ng p

Ng pT 16h n 17h ngày 29, v

ê Lâm Du

L t

Nguồn: tác giả.

29Sơ đồ

Page 10: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD320

Một con lươn do quân lính bắc Kỳ đắp phía bờ bên hà nội

trận lụt năm 1926, đoạn dốc cầu ở gia Lâm

ê b ng p

i m v ê Ái M

ng i gi a sông H ng và i m v ê

i m v ê Lâm Du

Nguồn ảnh: Quỹ lưu trữ ảnh Viện Viễn Đông Bác Cổ (Paris).

Nguồn: Gourou (1936).

31

32

ảnh

ảnh

Page 11: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 321

Lượng mưa và đỉnh lũ được ghi chép rất cụ thể, diễn biến lũ được quan sát từng giờ (biểu đồ 53). Các tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên chìm trong biển nước do nước sông Hồng

đổ vào qua đoạn đê vỡ ở Lâm Du. Trong đêm 30  tháng 7, 40.000 hécta lúa bị chìm trong nước.

Các sự kiện đã diễn ra trong ba ngày. Phần lớn nước tràn vào qua điểm đê vỡ ở Lâm

Du, đó là sự kiện mà chúng ta sẽ nghiên cứu trong tuần này.

tỉnh bắc ninh và hưng Yên chìm trong nước

Nguồn ảnh: Quỹ lưu trữ ảnh Viện Viễn Đông Bác Cổ (Paris).

33ảnh

trận lũ từ 28 đến 31 tháng 7 năm 1926

10.4

10.6

10.8

11

11.2

11.4

11.6

11.8

12

23h5

0

0h45 6h 7h 9h 12

h

15h

17h

?

18h

21h

24h 3h 6h 8h 10h

18h

21h

24h 3h 6h 3h

15h

21h

24h

28 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 30 30 30 30 30 30 30 31 31 31 31 31 31

mét

Nguồn: tác giả.

53biểu đồ

Page 12: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD322

Stéphane Lagrée

Nguyên nhân lũ là do lượng mưa lớn bất thường. Vào thời đó, liệu có thể dự đoán được thời gian lũ sẽ tràn vào thủ đô hay không?

[Olivier tessier]

Hệ thống theo dõi được thiết lập từ năm 1917 và sau đó không ngừng được củng cố: các trạm quan sát dọc đê lập ở cấp xã; các trạm thượng nguồn sông Hồng (Lào Cai). Cần nhớ rõ hai yếu tố cơ bản sau: thời đó chỉ có thông tin và hiểu biết rất rời rạc về lượng mưa ở hai phần ba lưu vực sông Hồng nằm trên lãnh thổ Trung Quốc; phương thức thông tin thời bấy giờ cũng không cho phép tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng. Vì vậy, chỉ từ thành phố Lào Cai người ta mới có thể phỏng đoán những gì đang diễn ra ở Trung Quốc và kể từ mốc thời gian này chỉ còn khoảng 48h đồng hồ là lũ về đến Hà Nội. Như vậy, không thể làm được gì nhiều ngoài việc cho xây con lươn trên mặt đê.

[Alexis Drogoul]

Chúng ta sẽ sử dụng thông tin do Olivier Tessier cung cấp để thiết kế mô hình thực nghiệm mô tả lại diễn biến sự kiện.

Cần biểu diễn về không gian, thời gian và tính động của sự kiện, các tác nhân tham gia. Làm thế nào để biểu diễn không gian diễn ra sự kiện? Tác nhân tham gia là ai? Họ có vai trò gì? Làm thế nào biểu diễn vai trò của họ thông qua công cụ tin học?

2.4.3. biểu diễn không gian và thời gian

[nasser gasmi]

Chúng ta sẽ thiết lập mối liên hệ giữa khoa học xã hội – lịch sử – và mô hình hóa thuộc khoa học tự nhiên. Mục tiêu của chúng ta là biểu diễn nguồn dữ liệu dưới dạng số.

Chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề biểu diễn không gian, lãnh thổ – sự kiện này diễn ra ở đâu? Có nguồn dữ liệu địa lý nào ? Chúng ta sẽ xác định hệ thống GIS cho phép thiết lập mối liên hệ giữa thông tin số và phi số. Sau đó, chúng ta sẽ xử lý việc biểu diễn các mốc thời gian: làm thế nào có thể khai thác thông tin thời gian?

Biểu diễn không gian

Trận lũ năm 1926 diễn ra ở đâu? Có dữ liệu nào liên quan đến trận lũ này? Chúng ta sẽ nghiên cứu không gian nào? Chúng ta sẽ tập trung vào Hà Nội và huyện Gia Lâm (tỉnh Bắc Ninh) nằm ở tả ngạn sông Hông theo hướng Đông-Đông Bắc so với trung tâm lịch sử của thủ đô Đông dương (xem bản đồ 18 và 19).

Page 13: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 323

Các bản đồ lịch sử và tư liệu

bản đồ thành phố hà nội (1925)

Goal: delimit the study area and collect information to construct the form of the study Hanoi and surroundings: Gia Lâm Maps from 1925 and 1926 Sources:

• National Archives Center #1, Hanoi • Institut géographique national (IGN) • EFEO

Các hình thái địa lý

Các khu dân cư Sông Hồng

Các hồ

Nguồn: tác giả.

Nguồn: Khoa bản đồ, Thư viện quốc gia Pháp-Paris.

18

19

bản đồ

bản đồ

Page 14: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD324

Từ bản đồ thành phố thời đó, chúng ta có thể nhận ra: sông Hồng, các hồ, các khu dân cư, các hình thái địa lý, v.v... Tuy nhiên, các đoạn

đê vỡ không được biểu diễn, vì vậy, chúng ta cần dùng đến bản đồ địa lý khác.

Có thể sử dụng những thông tin mới: các đảo, điểm đê nứt, vỡ (phía trái; xem sơ đồ 30).

Chúng ta cũng cần phải tổng hợp thông tin về sông Hồng: số liệu đo mức nước hàng ngày, dữ liệu về tình trạng ngập lụt và mức nước, thống kê các trận lụt từ 1913 đến 1926, v.v...

Đương nhiên, việc tích hợp số liệu cũ sẽ gặp một số khó khăn: vào thời điểm đó, không có mô hình số độ cao (Digital Elevation Model - DEM); thống kê dân số không cụ thể ; làm thế nào để ước lượng chiều cao của các công trình xây dựng? Tài liệu lưu trữ không phải lúc nào cũng được lưu giữ trong điều kiện tốt, một số tài liệu không có ngày tháng.

Các điểm đê nứt, vỡ

Đê

Điểm nứt,vỡ

Nguồn: tác giả.

20bản đồ

Page 15: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 325

Giới thiệu sơ bộ về GIS:- tạo lập, tổ chức, giới thiệu thông tin địa lý ;- hệ thống thông tin là một tập hợp có tổ chức các nguồn dữ liệu (công cụ, phần mềm, thông tin cá nhân, dữ liệu và quy trình) cho phép tập hợp, phân loại, xếp loại, xử lý và công bố thông tin về một môi trường xác định;- năm cấu phần cơ bản: tập hợp dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, quản lý dữ liệu, phân tích dữ liệu và biểu diễn dữ liệu dưới dạng bản đồ, công cụ thông tin địa lý định dạng giấy hoặc số;

- hai loại định dạng: dạng lưới « raster » – một hình ảnh mà không gian được chia đều; mỗi  hình chữ nhật nhỏ (pixel) gắn với một hoặc nhiều giá trị mô tả đặc điểm không gian –; dạng véc-tơ, không gian được biểu diễn dưới dạng điểm, dòng và hình đa giác;- phóng chiếu : một thuật toán cho phép chuyển từ hệ tọa độ kinh độ và vĩ độ sang hai giá trị x, y.Chúng tôi mời độc giả xem thêm những nội dung này trong các cuốn sách nêu ở phần Tài liệu tham khảo (Bertin, 1998; Combe, 2007).

Các nguồn thông tin khác

15

Goal: get the information to recreate the dynamics of the event. Create new data tables from graphs from the archives. Source: Archives, newspapers.

Nguồn: tác giả.

30Sơ đồ

Page 16: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD326

ngày 2, thứ ba ngày 23 tháng 7

[Alexis Drogoul]

Hôm qua, chúng ta đã tìm hiểu về bối cảnh lịch sử của sự kiện và các phương pháp luận nhằm giới hạn không gian và biểu diễn không gian thông qua công cụ tin học. Hôm nay, chúng ta sẽ đề cập hai chiều khác của sự kiện : các mốc thời gian và các tác nhân xã hội tham gia vào quản lý sự kiện.

[nasser gasmi]

Biểu diễn các mốc thời gian

Cần áp dụng phương pháp nào để biểu diễn các mốc thời gian của sự kiện?

Các hồ sơ lưu trữ gồm khoảng trên 10.000 tài liệu, vì vậy nhất thiết phải có cách tiếp cận phương pháp luận rõ ràng và có tổ chức.

Tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia số 1, tư liệu được xếp theo phông và chia theo thang nghiên cứu. Vì vậy, trước tiên cần liệt kê các nguồn ở thang nghiên cứu về Đông Dương,

Bắc Kỳ, tiếp đó là thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh, với các tài liệu ngày càng cụ thể hơn.

Liệt kê các nguồn tư liệu lưu trữ theo thang nghiên cứu

Goal: Identify existing documents on three scales – Indochina, Tonkin and Hanoi Hanoi

TonkinIndochina

Nguồn: tác giả.

31Sơ đồ

Page 17: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 327

thiết lập một lịch trình diễn ra các sự kiện và tác động của nó

phân loại tư liệu theo đề tài

Goal: Build a calendar with the succession of impacts and measures

July 26th 1926

July 27th 1926

July 28th 1926

July 29th 1926

July 26th 1926

July 27th 1926

July 28th 1926

July 29th 1926

Goal: Set a theme for each document identified

Dykes Behaviours

Red River Cut

Themes

Nguồn: tác giả.

Nguồn: tác giả.

32

33

Sơ đồ

Sơ đồ

Page 18: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD328

Mục tiêu là thiết lập lịch trình diễn ra các sự kiện và tác động của nó dựa vào những tư liệu lưu trữ được sắp xếp và đề ngày tháng. Mỗi tư liệu đều được phân loại theo đề tài: đê, sông Hồng, nứt và vỡ đê, quan hệ qua lại giữa các tác nhân, v.v...

Vấn đề biểu diễn thời gian trong hệ thống biểu diễn địa-sử học được đặt ra: làm thế nào để gắn một thông tin thời gian với một thông tin không gian? Làm thế nào biểu diễn tính thời gian trong một hệ thống thông tin địa lý GIS?

Có nhiều tư liệu có sẵn cho phép xác định vị trí địa lý hệ thống đê. Ví dụ như bức điện của một công chức hành chính Pháp tại Bắc Ninh có nêu rõ mực nước : 10,6 mét ngày 27 tháng 7 năm 1926 – mực nước được theo dõi và ghi chép hàng ngày. Tài liệu thứ hai bằng tiếng

Việt có tham chiếu đến chiều cao của đê và vị trí đê (xem sơ đồ 35).

Các đặc điểm đặc trưng của GIS cho phép có thể đưa nhiều trường khác nhau: tài liệu được xếp loại theo ngày tháng (xem sơ đồ 36).

thông tin lưu trữ địa lý: Xác định vị trí hệ thống đê

Goal: Georeference records in different places. Transform information into a GIS component.

Documents relating to the Red

River dykes, cuts, decisions.

Nguồn: tác giả.

34Sơ đồ

Page 19: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 329

tài liệu thông tin địa lý: bổ sung các thuộc tính của chúng để có một giá trị thời gian (1)

tài liệu thông tin địa lý: bổ sung các thuộc tính của chúng để có một giá trị thời gian (2)

Goal: Give an attribute "date" to georeferenced documents in order to represent documents by a specific date.

6

All this spatial and temporal data will make it interactive GIS: example with interactive mapping. Goal: Incorporate dates to GIS. GIS will become dynamic and interactive. It will be “Geohistorical” Information System.

July 26th 1926

July 27th 1926

July 28th 1926

July 29th 1926

…Contour lines

Dykes

Buildings

Lakes

Red River

Nguồn: tác giả.

Nguồn: tác giả.

35

36

Sơ đồ

Sơ đồ

Page 20: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD330

Việc đưa vào thời gian cho phép ta có thể dùng một ứng dụng tương tác Internet: có thể dùng Internet để chạy bản đồ và quan sát tham chiếu của các tài liệu sử dụng theo từng thời gian và theo hệ thống tìm kiếm.

Giảng viên đã trình diễn thao tác Web Mapping qua ví dụng ứng dụng tương tác với sự kiện lũ năm 1926.

[Alexis Drogoul]

Kỹ thuật này cho phép biểu diễn không gian và thêm thông tin về các mốc thời gian – tạo ra một đề mục có thể truy cập từ Web. Cách làm này nhanh và đơn giản hơn rất nhiều so

với việc dựa theo các đề mục tra cứu ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia. Đó là đề mục động vì có thể bổ sung cơ sở dữ liệu một cách đơn giản : thêm thông tin mới vào bản đồ. Đó là một công cụ có tính năng vô cùng mạnh cho phép xây dựng đề mục động cho toàn bộ tài liệu lưu trữ.

2.4.4. biểu diễn quản lý sự kiện

[Olivier tessier]

Dưới chế độ bảo hộ của Pháp áp dụng từ năm 1885, tại Bắc Kỳ tồn tại song song hai hệ thống hành chính của Pháp và Việt Nam.

Chế độ bảo hộ được chia thành tỉnh, huyện, tổng, xã và thôn. Dưới giác độ chính trị-hành chính, cơ quan hành chính của Pháp chỉ thiết

giới thiệu trực giác biểu đồ các cấp: hệ thống tổ chức theo thứ bậc

1

2

1 1 1

2

2 2

2

2

Nguồn: tác giả.

37Sơ đồ

Page 21: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 331

lập đến cấp tỉnh. Ở dưới cấp tỉnh, cơ quan hành chính đơn thuần là tổ chức của Việt Nam. Về mặt lý thuyết, chế độ bảo hộ chính là một hình thức bảo trợ. Đại diện của hệ thống thực dân Pháp là Công sứ (ở cấp tỉnh), như công sứ Bắc Ninh chẳng hạn. Người đồng cấp trong hệ thống hành chính của Việt Nam là quan Tổng đốc. Nhưng trên thực tế, cơ quan hành chính Pháp nắm thực quyền cả ở cấp thấp hơn là huyện, cho dù chỉ có một vài cơ quan kỹ thuật của Pháp được thiết lập ở cấp huyện như cảnh sát hay các bộ phận kỹ thuật tại cơ sở như bộ phận quản lý nhà ga hay công chính.

Sơ đồ 37 chỉ giới thiệu những tác nhân liên quan đến nghiên cứu của chúng ta. Đương nhiên sẽ còn có các tác nhân khác thuộc lĩnh vực khác.

tống thị huyền Ái

Trong nghiên cứu của chúng ta, nền hành chính nào có quyền ra quyết định?

[Olivier tessier]

Những gì đáng lẽ thuộc về thẩm quyền của cơ quan hành chính Việt Nam lại thường bị chuyển sang phía cơ quan Pháp : phía Việt Nam có vai trò tiếp nhận và cho thực thi lệnh.

trần Xuân Duy

Tính phức tạp của hệ thống cản trợ hoạt động trong trường hợp khẩn cấp. Liệu chăng trong một chừng mực nào đó cách tổ chức hành chính như vậy làm tăng mức độ thảm họa của sự kiện lũ năm 1926?

[Alexis Drogoul]

Chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề này trong ba ngày tới. Một trong những vai trò quan trọng của mô hình hóa và mô phỏng là chỉ cho ta thấy cách thức một hệ thống phản ứng với một mối đe dọa và sẽ cho thấy liệu cơ cấu tổ chức lý thuyết như vậy có đủ khả năng đối phó với thảm họa hay không.

[nasser gasmi]

Làm thế nào để biểu diễn mối quan hệ phức tạp giữa rất nhiều tác nhân này? (xem sơ đồ 38).

Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn bốn loại quan hệ (xem sơ đồ 39).

Page 22: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD332

Đâu là bản chất mối quan hệ giữa hai dân tộc?

Mối quan hệ thứ bậc (1)

RST

Ghi chú: Thống sứ Bắc Kỳ (Résidence Supérieure du Tonkin - RST), Công sứ người Pháp ở Bắc Ninh (Résident de France à Bắc Ninh - RFBN)Nguồn: tác giả.

Nguồn: tác giả, Trung tâm lưu trữ quốc gia số 1, Hà Nội.

38

39

Sơ đồ

Sơ đồ

Page 23: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 333

Trước tiên, ta nhận thấy có một quan hệ thứ bậc từ trên xuống dưới, một sự cảnh cáo nhắc lại trật tự, từ Thống sứ Bắc kỳ đối với Công sứ Bắc Ninh: « Lẽ ra ông phải nhận thấy rằng vị trí Công sứ của ông không cho phép ông có quyền

gửi cho tôi một cảnh báo dạng này. Không có quyền cảnh báo về nội dung này cũng như những nội dung khác. Tôi lấy làm tiếc phải nhắc lại điều này đối với ông ».

Về phần mình, Công sứ người Pháp ở Bắc Ninh có quyền ra mệnh lệnh hoặc chỉ thị cho Tổng đốc là người đứng đầu cơ quan hành chính Việt Nam ở cấp tỉnh. Về lý thuyết, công sứ và tổng đốc là hai vị trí đồng cấp những

tư liệu lưu trữ cho thấy bản chất thực tế của mối quan hệ giữa hai đại diện đồng cấp của hai cơ quan hành chính vốn không có quan hệ bình đẳng.

Mối quan hệ thứ bậc (2)

Ghi chú: Tổng đốc: gouverneur de la province de l’administration vietnamienne.Nguồn: tác giả, Trung tâm lưu trữ quốc gia số 1, Hà Nội.

40Sơ đồ

Page 24: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD334

Tương tự như vậy, sẽ là bình thường khi tổng đốc ra mệnh lệnh cho tri huyện, vốn là cấp hành chính dưới. Công sứ Bắc Ninh đáng lẽ không có quyền can thiệp trực tiếp đối với cấp huyện nhưng thực tế là có can thiệp. Cụ thể là công sứ Pháp trực tiếp yêu cầu tri huyện cử phu xây con lươn trên mặt đê (xem sơ đồ 42).

Trong trường hợp này, tri huyện yêu cầu lý dịch Gia Quất có mặt tại các điểm quan sát đê đi qua làng.

Dựa trên các tư liệu này, sơ đồ do Olivier Tessier dựng nên có thể được tái lập lại một phần (xem sơ đồ 43).

Mối quan hệ thứ bậc (3)

Ghi chú: Tri huyện Gia lâm : chef de district Gia lâm.Nguồn: tác giả, Trung tâm lưu trữ quốc gia số 1, Hà Nội.

41Sơ đồ

Page 25: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 335

Mối quan hệ thứ bậc (4)

tái lập các mối quan hệ thứ bậc giữa các tác nhân khác nhau

Ghi chú: Trợ Tá : mandarin.Nguồn: tác giả, Trung tâm lưu trữ quốc gia số 1, Hà Nội.

Nguồn: tác giả.

42

43

Sơ đồ

Sơ đồ

Page 26: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD336

[Olivier Tessier]

Trong các tài liệu này, thông tin về những cấp cơ sở hiếm thấy trong lưu trữ: đó chính là cấp tổng và xã. Nhưng trong trường hợp đặc biệt này, chúng ta có cuộc điều tra của cảnh sát đã

tiến hành tại các cấp hành chính này để xác định trách nhiệm các bên.

Chúng ta cùng nhau xem lại những mối quan hệ giữa các tác nhân.

Thoạt đầu, quan hệ thứ bậc giữa thực dân và nước sở tại không thể tồn tại vì đây là chế độ bảo hộ. Tuy nhiên, thực tế không như vậy. Hệ thống được thiết lập theo kiểu từ trên xuống dưới (top-down), có nghĩa là trật tự thứ bậc giữa cấp ra quyết định, cấp chuyển mệnh lệnh và cấp thực thi. Quyền ra quyết định hoàn toàn trong tay bộ máy thực dân. Cơ quan hành chính Việt Nam không ra được quyết định lớn mà chỉ dừng lại ở việc chuyển và thực hiện mệnh lệnh. Đây là thực tế trái ngược với sơ đồ lý thuyết bảo hộ. Một cuộc điều tra nhanh chóng được thực hiện. Kết quả chỉ ghi nhận trách nhiệm và sai sót mắc phải hoặc giả định ở cấp chuyển và thực thi mệnh lệnh. Cuộc điều tra không hề đề cập đến cấu trúc hệ thống và chất lượng quyết định được đưa ra (tính chính xác, tính khẩn

trương). Bộ máy thực dân « đương nhiên có lý » : trong sơ đồ này, vấn đề không bắt nguồn từ các quyết định được đưa ra mà vấn đề là do quyết định đã được chuyển tải và/hoặc thực hiện không tốt. Sơ đồ này mang tính chuyên quyền và cần phải được xem xét lại.

[benoit gaudou]

Olivier Tessier đã thiết lập thứ bậc giữa các tác nhân tham gia vào thảm họa : sơ đồ này rất rõ ràng và có cấu trúc chặt chẽ nhưng lại sử dụng ngôn ngữ biểu diễn khó có thể nhân rộng. Trong tin học, chúng ta có ngôn ngữ tương tự để mô hình hóa, đó là ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất « Unified Modeling Language » (UML), cho phép biểu diễn các biểu đồ dưới dạng mô hình. Trong UML, chúng ta sẽ lưu ý đến ba loại biểu đồ sau:

tác động qua lại giữa các tác nhân29Khung

Cấp ra quyết định: chỉ có cơ quan hành chính thực dân ở cấp trung ương (Thống sứ Bắc kỳ và các sở kỹ thuật) và tỉnh (Công sứ Bắc Ninh), tổng đốc (chính quyền Việt Nam) trên thực tế nằm ngoài việc ra quyết định. Cấp « ra quyết định » này là nguồn của khoảng 86 % quyết định và văn bản viết hiện lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia số 1 (điện, thư, công văn).Chuyển lệnh (cấp trung gian đóng vai trò giao diện) theo sơ đồ thứ bậc từ trên xuống dưới bao hàm riêng hệ thống hành chính Việt Nam : chuyển từ cấp tỉnh (tổng đốc chỉ can dự vào thời gian đầu khủng khoảng từ ngày 24 đến 29 tháng 7) xuống huyện, tổng, xã. Thực thi : công nhân tự nguyện và/hoặc bắt buộc trực tiếp thực thi các quyết định và mệnh lệnh được chuyển xuống.

Page 27: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 337

Chúng ta cùng lấy một ví dụ.

Lưu ý ba loại biểu đồ

tổ chức theo thứ bậc: tập trung vào cấu trúc tổng lý và xã

Among these 11 actors: - How many kinds of actors can we identify? - What are the common characteristics of each element of a kind?

Among these 11 actors: - 2 kinds: LA and Head of Township - Common characteristic: * For each Tong Ly: name of the township * For each LA: name of the commune

Nguồn: tác giả.

Ghi chú: Tổng Lý : chef de canton ; LA : Chính quyền địa phương ; Đông Dư : tên làng.Nguồn: Olivier Tessier và Benoit Gaudou.

44

45

Sơ đồ

Sơ đồ

Page 28: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD338

Chúng ta trích một phần sơ đồ gồm 11 tác nhân do Olivier Tessier lập từ những tài liệu

lưu trữ. Mục tiêu là thiết lập cấu trúc giữa các tác nhân này – cơ quan địa phương, tổng lý.

Ta tập hợp một nhóm dưới tên gọi chung « chính quyền địa phương ». Bên cạnh tên nhóm, loại tác nhân và các thuộc tính chung của tất cả các tác nhân « chính quyền địa phương », chúng ta còn có thể thêm vào đó một hành vi.

Có thể cụ thể hóa một vài tham số : các tác nhân có thể ra lệnh cho đắp thêm con lươn, tác nhân có thể di chuyển đến một vị trí khác, v.v...

biểu đồ các cấp mô tả cấu trúc tĩnh của một hình mẫu

LA ông D

LA Xuân Quan

LA Kim Quan

LA Thu n T n

What is a class? A class gathers under one generic word and one representation, a set of objects (or instances) with similar properties (attributes) and behaviours (operations).

An instance (or an object) is a particular element of a class. It belongs to one and only one class. It is defined by a state (values for all attributes), a behaviour, an identifier.

Nguồn: tác giả.

46Sơ đồ

Page 29: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 339

Chi tiết các thao tác

Mô tả các mối quan hệ chung giữa các cấp: liên đới

30

31

Khung

Khung

Operations:- They express behaviours of elements- They are performed by instances (e.g.: build_small_dyke()) and can have an influence on other objects (e.g.: build_small_dyke() will increase the height of a dyke)- Syntax: name [(parameters list)][:type of the returned value]- Examples: build_small_dyke() ; move_toward(target: location)

12

schéma est clair et structuré, mais utilise un langage de représentation difficile à généraliser. Nous

avons en informatique des langages similaires de modélisation graphique comme le « Unified

Modeling Language » (UML), qui offrent la possibilité de traduire ensuite les diagrammes en

modèles. Dans UML, nous allons nous intéresser à trois types de diagrammes :

Fichier J2 Nasser Olivier Benoit / slide 14 / Focus on Three Kinds of Diagram

Prenons un exemple.

Fichier J2 Nasser Olivier Benoit / slide 15 / The Hierarchical Organization: Zoom on Township and

Commune

Nous avons extrait une partie du schéma construit par Olivier Tessier incluant onze acteurs à partir

des documents d’archive. L’objectif est d’établir la structure entre ces acteurs – les autorités locales,

les chefs des cantons.

Fichier J2 Nasser Olivier Benoit / slide 16 / Class Diagram to Represent the Static Structure of a

Model

On opère un regroupement sous le thème générique « autorités locales ». En plus du nom de la

classe, du type de l’acteur et des attributs que tous les acteurs « autorité locale » partagent, nous

pouvons ajoutons un comportement.

Certains paramètres peuvent êre précisés : les acteurs peuvent ordonner de construire des diguettes,

l’agent peut se diriger vers une destination, etc.

Encadrer / Details on Operations

Operations:

- They express behaviors of elements.

- They are performed by instances (ex: build_small_dyke()) and can have an influence of other

objects (ex: build_small_dyke() will increase the height of a dyke)

- Syntax: name [(parameters list)][:type of the returned value]

- Examples: build_small_dyke() ; move_toward(target: location)

Sur ce shéma (The Hierarchical Organization: Zoom on Township and Commune), on note

également que les T ng L (les chefs de canton) ont des relations d’ordres avec les autorités locales.

Encadré / Describe General Relationships between Classes: the Association

An association describes a relationship between classes.

Notation:

- Line linking classes in relation. An association describes a relationship between classes.Notation:- Line linking classes in relation.- The meaning of the association is expressed by a name on the link.- The direction is denoted by or .- Ends carry information about multiplicity and roles.

Encadré / Describe General Relationships between Classes: the Association

Example:

Encadré / Describe General Relationships between Classes: the Association

Trên sơ đồ 45, ta có thể nhận thấy tổng lý có quan hệ đưa ra mệnh lệnh đối với các chính quyền địa phương.

Page 30: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD340

Có thể bổ sung thêm những thực thể khác thuộc hệ thống như đê, sông vào các nhóm tác nhân trong sơ đồ của Olivier Tessier.

Chúng ta thấy có quan hệ thứ bậc, từ trên xuống dưới giữa chính quyền địa phương và người lao động. Ngoài ra, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về hệ thống đê, còn nhân công làm việc trên đê. Bên cạnh đó, cũng còn mối quan hệ giữa công sứ Pháp và tổng đốc Việt Nam và có các điểm quan sát về mực nước sông Hồng (xem sơ đồ 48).

Để cụ thể hóa và phát triển mối liên hệ giữa không gian xã hội của các tác nhân và không gian thực, đối với các tác nhân mà ta muốn định vị, cần bổ sung một thuộc tính biểu diễn vị trí tác nhân trong không gian. Như vậy, ta sẽ quan tâm đến biểu đồ biểu diễn mối quan hệ qua lại giữa các tác nhân và biểu đồ hoạt động biểu diễn hành vi của từng tác nhân riêng biệt (xem sơ đồ 49).

Mô tả các mối quan hệ chung giữa các cấp : liên đới

Nguồn: tác giả.

47Sơ đồ

Page 31: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 341

Các tác nhân và yếu tố không gian có quan hệ với nhau

Đặt các tác nhân trong mối quan hệ với không gian: bổ sung các thuộc tính không gian và biểu diễn vị trí của các tác nhân

Each actor is/can be spatially located: - New attribute: locationDistrict-related actors will move in their district: - New operation: move Toward (target: Point)

Sequence diagram: to represent interactions between entities.

Activity diagram: to represent the behaviour of an entity.

Nguồn: tác giả.

Nguồn: tác giả.

48

49

Sơ đồ

Sơ đồ

Page 32: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD342

Chúng ta cùng xem xét một trường hợp cụ thể và sử dụng thông tin do Olivier Tessier cung cấp.

Chúng ta có thể nhận thấy tổng đốc ra lệnh cho tổng lý thực hiện mệnh lệnh bảo vệ đê sau khi nước sông dâng lên : tổng lý lệnh cho người trợ tá của mình đến Gia Thượng chỉ đạo việc đắp thêm con lươn trên mặt đê. Mệnh lệnh đã được chuyển. Hành động tương tác giữa hai tác nhân được biểu diễn dưới dạng sau (xem sơ đồ 51).

Có một điều không thấy nêu trong các tài liệu lưu trữ là khi người phụ trách nhận được lệnh cho đắp thêm đê thì chuyển lại lệnh cho công nhân thực hiện công việc này (xem sơ đồ 52).

biểu diễn các hoạt động như thế nào trong một mô hình?

Examples of interactions between actors

RST 73081 TDBN > TP & TH Height of the Red River at Hanoi: 10.60 m. The TDBN request to conform to the dyke protection decree, in particular the rallying of T ng L and inhabitants.

RST 73081 THGL>TTaG Order to go to Gia Thuong dyke: small dykes in all low-level locations are not high enough.

RST 73081 TTaGL>LyGT The LyGT received the order to immediately build a small 0.8 m dyke, thenthe TTaGL went to another village

Summary: - Given the water level in the Red River, the province Governor (TDBN) orders TP&TH to respect the dyke protection decree. - THGL orders the TTAGL to go to the Gia Thuong and ordersTy Long to build higher small dykes. - TTaGL orders LyGT to build higher small dykes.

Nguồn: tác giả.

50Sơ đồ

Page 33: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 343

biểu diễn với một sơ đồ phối hợp

giới thiệu trực giác sơ đồ phối hợp

Actors/Entities

Time

Messages sent / interaction Entities lifeline

Nguồn: tác giả.

Nguồn: tác giả.

51

52

Sơ đồ

Sơ đồ

Page 34: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD344

Bây giờ, chúng ta cùng nhau quay lại sơ đồ biểu diễn hành vi của một tác nhân.

Sơ đồ phải được đọc từ tình trạng ban đầu đến tình trạng cuối cùng. Khi chúng ta quan sát những tương tác giữa tổng đốc và tất cả các tri phủ và tri huyện, ta nhận thấy rằng mực nước sông Hồng đang ở mức cao: lệnh đắp con lươn được đưa ra. Trong sơ đồ, hình thoi biểu thị một lựa chọn. Nếu điều kiện này được kiểm tra và nước sông cao hơn một mức nào đó, tác nhân sẽ đưa ra một lệnh.

Nguyên tắc này giống như trong sơ đồ nhóm mà chúng tôi đã giới thiệu ở Khóa học mùa hè năm 2011 (Drogoul và Gaudou, 2012).

Ba dạng sơ đồ này rất phù hợp với nghiên cứu liên ngành và xây dựng mô hình.

biểu diễn hành vi của tri huyện bằng cách sử dụng sơ đồ phạm vi hoạt động

Activities can be described at various levels.

Nguồn: tác giả.

53Sơ đồ

Page 35: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 345

Lớp chuyên đề tiếp tục được tiến hành với phần giới thiệu ba nội dung chính sau: từ biểu diễn đến mô hình; Mô hình thủy văn trong Gama; Tái hiện quá trình ra quyết định. Với hai nội dung đầu, chúng tôi mời độc giả tìm hiểu thêm trong những ấn phẩm mà chúng tôi đã xuất bản trong khuôn khổ Khóa học mùa hè 2012, cụ thể có một bài trình bày trong phiên toàn thể và một lớp chuyên đề riêng về nội dung này (Drogoul và Gaudou, 2012; Drogoul et al., 2012). Phần thứ ba đặc biệt chuyên về kỹ thuật, nhất là phần biểu diễn động khó có thể mô tả đầy đủ và trọn vẹn trong khuôn khổ ấn phẩm này. Vì vậy, muốn hiểu cụ thể hơn về nội dung, chúng tôi xin mời độc giả liên hệ trực tiếp với các giảng viên của nhóm nghiên cứu do Alexis Drogoul làm trưởng nhóm, và tìm hiểu các chương trình nghiên cứu được nêu trong phần tài liệu tham khảo ở cuối chương.

Thời gian cuối của lớp chuyên đề, học viên thực hành những nội dung được giới thiệu trong hai ngày rưỡi vừa qua. Lớp chia thành năm nhóm, mỗi nhóm có một giảng viên hướng dẫn. Mục tiêu chung cho các nhóm là thao tác lại các bước đã được giới thiệu trước đó : nghiên cứu bối cảnh lịch sử, lọc thông tin và áp dụng phương pháp biểu diễn, thiết lập các kịch bản mới. Vào ngày học thứ 3 và 4, các nhóm đều có phần trình bày về tiến độ xây dựng mô hình. Phải nhắc lại rằng bài tập mô hình hóa không đơn giản là biểu diễn sự kiện: bằng cách thêm các giả thiết và kiểm định các giả thiết, chúng tôi muốn tạo ra thông tin bằng cách mô phỏng chứ không đơn thuần chỉ tái sử dụng thông tin có sẵn trong tài liệu lưu trữ.

Bài tập 1: Tiếp đón người dân sơ tán tránh lũ năm 1926 và các quy trình sơ tán. Xác định, định vị và mô hình hóa dân cư chịu ảnh hưởng lũ lụt. Xác định và biểu diễn các tác nhân và quá trình sơ tán.Bài tập 2: Mô hình hóa các tác nhân địa phương và cơ cấu tổ chức của họ. Xác định và định vị các làng và nhân công. Xác định và mô hình hóa hành vi xứng xử của các tác nhân mới và quan hệ tương tác trong hệ thống.Bài tập 3: Định vị và trực quan hóa hoạt động quản lý lũ lụt. Bài tập 4: Xác định và định vị rủi ro lũ lụt trong hệ thống đê. Xác định và mô hình hóa hành vi mới của các tác nhân.Bài tập 5: Giác độ kinh tế của khủng hoảng. Xác định và định vị các nguồn lực cần thiết để đắp con lươn. Xác định và mô hình hóa các tác nhân tham gia vào quá trình đóng góp nguồn lực. Mô hình hóa các hành vi trong những trường hợp giới hạn khác nhau.

Bài đọc (www.tamdaoconf.com)

Drogoul, A., B. Gaudou, A. Grignard, P.  Taillandier, Võ Đức Ân (2012) Approche pratique de la modélisation à base d’agents, in Lagrée S. (éditeur scientifique), collection Conférences & Séminaires, n° 8, AFD-ÉFEO-Tri Thức, Hà Nội ,/7.

nguồn tư liệu lưu trữ

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, phông lưu trữ Đông Dương. Sứ Bắc kỳ (RST) 37057, Crues et inondations dans les provinces de Bac Giang, Bac Ninh, Ha Dong, Hai Duong – 1926, Hà Nội.

Page 36: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD346

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, phông lưu trữ Đông Dương. Sứ Bắc kỳ (RST) 37057 (1)Crues et inondations dans la ville de Hà Nội -1926-1927, Hà Nội.

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, phông lưu trữ Đông Dương. Sứ Bắc kỳ (RST) 73081, Rupture de digues de Bac Ninh – 1926, Hà Nội.

tài liệu tham khảo

BERTIN, J. (1998), Sémiologie graphique, les diagrammes, les réseaux, les cartes, Edition de l’École des hautes études en sciences sociales, 430 p.

COMBE, C. (2007), « La ville endormie ? Le risque d’inondation à Lyon. Approche géohistorique et systémique du risque de crue en milieu urbain et péri-urbain », Thèse de Doctorat de géographie, aménagement et urbanisme, Université Lumière Lyon 2, 456 p.

DROGOUL, A et B. GAUDOU (2012) « Méthodes informatiques de modélisation à base d’agents », in LAGREE, S. (ed.  scientifique), Collection Conférences et Séminaires, n° 8, AFD-ÉFEO.

DROGOUL, A, B. GAUDOU, A. GRIGNARD, P.  TAILLANDIER et D.-A VO (2012), «  Approche pratique de la modélisation à base d’agents  », in LAGREE, S. (ed. scientifique), Collection Conférences et Séminaires, n° 8, AFD-ÉFEO.

GAUTHIER, J. (1930), « Digues du Tonkin », Imprimerie d’Extrême-Orient, Hanoi,118 p.

GOUROU, P. (1936), Les paysans du delta tonkinois, Publication de l’École française d’Extrême-Orient, Les Éditions d’art et d’histoire, Paris.

TAILLANDIER, P, D.-A VO, E. AMOUROUX et A. DROGOUL (2012), “GAMA: A Simulation Platform that Integrates Geographical Information Data, Agent-Based Modeling and Multi-Scale Control“, in “Principles and Practical of Multi-Agent Systems“, Springer, pp. 242-258, Lecture Notes in Artificial Intelligence.

TESSIER, O. (2012), «  L’aménagement hydraulique du delta du fleuve Rouge : mise en perspective historique du rôle de l’État impérial puis colonial (du 12e  siècle à la première partie du 20e siècle)  », in LAGREE, S (éditeur scientifique), collection Conférences & Séminaires, n° 8, AFD-ÉFEO-Tri  Thức, Hà Nội, juillet. (également disponible en anglais et vietnamien sur le site www.tamdaoconf.com).

TREUIL, J-P., A. DROGOUL et J-D. ZUCKER (2008), Modélisation et simulation à base d’agents : exemples commentés, outils informatiques et questions théoriques, Dunod, Paris.

Page 37: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 347

Họ và tên Cơ quan Chuyên ngành Chủ đề nghiên cứu Email

Dương Hồng Huệ

Đại học Tài nguyên và Môi trường

Quản lý môi trường, Biến đổi khí hậu.

Mô hình hóa các yếu tố môi trường, kinh tế, nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương với biến đổi

khí hậu.

[email protected]

Lê Văn HàViện khoa học

xã hội vùng Trung Bộ

Địa lý, môi trường Đánh giá tác động của

biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro

[email protected]

Mai Minh Nhật Đại học Đà Lạt Nhân học văn hóa

Sự chuyển biến kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc bản địa ở tỉnh

Lâm Đồng

[email protected]

Nguyễn Hữu Kiệt Đại học Cần Thơ Quy hoạch sử dụng

đất đai

Tối ưu hóa đa mục tiêu trong quy hoạch sử dụng

đất đ[email protected]

Nguyễn Thị Bảo Hà

Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ Văn hóa, xã hội Phát triển bền vững tybao510@yahoo.

comNguyễn Thị Hoàng Anh

Trung tâm vệ tinh quốc gia Địa lý Biến động lòng sông Hồng [email protected]

Nguyễn Thị Thu Thủy

Đại học Thủ Dầu Một Nhân học

Biến đổi kinh tế – văn hóa trong cộng đồng

người Chăm

[email protected]

Phạm Thị Diễm Phương

Đại học tài nguyên và môi trường Quản lý môi trường Mô hình hóa môi trường

và xã hộiphuongpham1910@

yahoo.com

Phạm Thị Thanh Nga

Trung tâm vệ tinh quốc gia

Ứng dụng viễn thám trong đánh giá và quản lý thiên tai

Ứng dụng viễn thám trong đánh giá thiệt hại

do bão lũ gây [email protected]

Phan Văn TrọngTrung tâm quốc tế

nghiên cứu biến đổi toàn cầu

Mô hình hóa và GIS Mô hình hóa [email protected]

Quách Đồng Thắng

Trung tâm ứng dụng GIS – Sở khoa học và công nghệ

SIG GIS và quản lý thảm họa [email protected]

Tống Thị Huyền Ái

Trung tâm quốc tế nghiên cứu biến đổi

toàn cầuBản đồ, GIS, địa lý Sử dụng đất, kinh tế

nông thôn và môi trườngai.tonghuyen@gmail.

com

Trần Duy MinhĐại học khoa học

xã hội và nhân văn TPHCM

Môi trường Đánh giá và quản lý rủi ro [email protected]

Trần Nguyễn Minh Thư Đại học Cần Thơ Khai thác dữ liệu Hệ thống đảm bảo và

mô phỏng [email protected]

Trần Xuân Duy Đại học Sư phạm Hà Nội GIS, đô thị hóa Phân tích không gian [email protected]

Trương Hoàng Trương

Đại học Thủ Dầu Một Xã hội học Lịch sử, đô thị hóa và

phát triể[email protected]

Danh sách học viên

Page 38: 2.4. Hiểu rõ khủng hoảng quá khứ để quản lý hiện tại tốt ... · hiểu các sự kiện này một cách chủ động, tích cực và sống động và từ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD348

Họ và tên Cơ quan Chuyên ngành Chủ đề nghiên cứu Email

Trương Quang Đạt

Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ Kinh tế xã hội

Rủi ro và kinh tế nông nghiệp (trường hợp

của tỉnh Long An)

[email protected]

Võ Dao Chi Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ

Môi trường, phát triển bền vững

Đánh giá và quản lý rủi ro của các cộng đồng dễ bị

tổn thương

[email protected]

Võ Thị Phương Linh Đại học Cần Thơ Quản lý tài nguyên và

môi trườngMô hình toán trong quản

lý tài nguyên nước [email protected]

Vũ Ngọc ThànhTrung tâm

nghiên cứu đô thị và phát triển

Lịch sử đô thị, đô thị hóa

Quá trình phát triển không gian đô thị Sài Gòn

(1859-1945)

[email protected]