80
GVHD: Hunh Nht Phương, Bùi Văn Trnh Lun văn tt nghip SVTH: Nguyn ThChín 1 Chương 1 GII THIU 1.1 ĐẶT VN ĐỀ NGHIÊN CU 1.1.1 Scn thiết nghiên cu Đất nước đang chuyn mình vi nhng bước đi đúng hướng, đạt được nhng thành tu mi trong mi lĩnh vc ca đời sng kinh tế - xã hi. Xu hướng toàn cu hóa trên thế gii cùng vi vic Vit Nam trthành thành viên th150 ca Tchc thương mi thế gii WTO đã mra nhiu cơ hi mi cho mi lĩnh vc. Trong đó không thkhông nói đến lĩnh vc tài chính - ngân hàng, mt lĩnh vc đang rt nhy cm nước ta. Cánh ca hi nhp, toàn cu hóa khiến không ít nhng doanh nghip phi đối mt vi nhng khó khăn, thách thc; đứng trước nguy cơ cnh tranh gay gt và hết sc khc lit ca thtrường. Tuy nhiên, hi nhp cũng mang li nhiu cơ hi phát trin cho các doanh nghip biết vn động đúng hướng, bt kp vi tiến trình chung ca thtrường thi mca. Trong điu kin nn kinh tế ngày càng phát trin, các doanh nghip có nhu cu mrng sn xut kinh doanh cvchiu rng ln chiu sâu nhưng mun làm được điu này thì chính bn thân doanh nghip không đủ tim lc để thc hin. Hay nhng dán mang li li nhun nhưng vi svn ít i thì không ththành công. Do đó, hphi vay ngân hàng cho hot động sn xut được liên tc. Nhng hot động ca doanh nghip nh hưởng rt nhiu đến hot động ca ngân hàng bi doanh nghip chính là nhng khách hàng thường xuyên và tim năng ca ngân hàng. Trong nhng hot động ca NHTM, hot động tín dng là mt nghip vtruyn thng, nn tng và chiếm ttrng cao trong cơ cu tài sn và cơ cu thu nhp ca ngân hàng. Tuy nhiên đây cũng là mt nghip vphc tp và tim n nhiu ri ro cho hot động ca ngân hàng. Vì vai trò quan trng ca hot động tín dng mà vn đề cn đặt ra cho các ngân hàng thương mi hin nay là làm thế nào để nâng cao hiu quhot động tín dng. Vì vy, trong quá trình thc tp ti ngân hàng thương mi cphn Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang em chn đề tài "Phân tích hot động tín dng ngn hn ti Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang".

4043203

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 1

Chương 1

GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Đất nước đang chuyển mình với những bước đi đúng hướng, đạt được

những thành tựu mới trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Xu hướng

toàn cầu hóa trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150

của Tổ chức thương mại thế giới WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi lĩnh

vực. Trong đó không thể không nói đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng, một lĩnh

vực đang rất nhạy cảm ở nước ta. Cánh cửa hội nhập, toàn cầu hóa khiến không ít

những doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn, thách thức; đứng trước

nguy cơ cạnh tranh gay gắt và hết sức khốc liệt của thị trường. Tuy nhiên, hội

nhập cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp biết vận động

đúng hướng, bắt kịp với tiến trình chung của thị trường thời mở cửa. Trong điều

kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản

xuất kinh doanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nhưng muốn làm được điều này

thì chính bản thân doanh nghiệp không đủ tiềm lực để thực hiện. Hay những dự

án mang lại lợi nhuận nhưng với số vốn ít ỏi thì không thể thành công. Do đó, họ

phải vay ngân hàng cho hoạt động sản xuất được liên tục. Những hoạt động của

doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của ngân hàng bởi doanh

nghiệp chính là những khách hàng thường xuyên và tiềm năng của ngân hàng.

Trong những hoạt động của NHTM, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ

truyền thống, nền tảng và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu

nhập của ngân hàng. Tuy nhiên đây cũng là một nghiệp vụ phức tạp và tiềm ẩn

nhiều rủi ro cho hoạt động của ngân hàng. Vì vai trò quan trọng của hoạt động tín

dụng mà vấn đề cần đặt ra cho các ngân hàng thương mại hiện nay là làm thế nào

để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Vì vậy, trong quá trình thực tập tại

ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang em

chọn đề tài "Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Sài

Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang".

Page 2: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 2

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

Căn cứ khoa học: đề tài được thực hiện với sự vận dụng kiến thức từ các

môn học như nghiệp vụ ngân hàng, phân tích hoạt động kinh tế, tài chính tiền tệ.

Các tài liệu chủ yếu phục vụ cho bài luận văn như: Giáo trình nghiệp vụ ngân

hàng của thầy Thái Văn Đại, Tiền tệ và ngân hàng của PTS Nguyễn Đăng Dờn

và các tài liệu từ phòng tín dụng như quy chế cho vay, chính sách tín dụng; các

tạp chí của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín như Best Bank, Bản tin nhà đầu tư,

Tin Sacombank.

Về thực tiễn: trong những năm gần đây, tỉnh Kiên Giang có sự tăng trưởng

kinh tế khá. Trong năm 2007, tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) đạt 13.488,6 tỷ

đồng, tăng 13,2% trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 12,4%;

công nghiệp, xây dựng tăng 15,6%; dịch vụ tăng 11,8%; sản lượng lương thực

đạt hơn 2,9 triệu tấn; khai thác và nuôi trồng thuỷ sản 410.801 tấn; tốc độ tăng

giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 9.648 tỷ đồng; tổng vốn đầu

tư toàn xã hội 7.472 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu trên 266 triệu USD; thu ngân

sách Nhà nước 1.991 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho 28.580 người; giảm hộ

nghèo xuống còn 8,98%. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế, một số ngành, sản

phẩm và doanh nghiệp trong tỉnh phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Hơn nữa, trình độ quản lý, cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp chưa được vững

mạnh, còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy ngoài định hướng phát triển chung của

toàn tỉnh thì cần có sự hỗ trợ về vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn

nhằm giúp các doanh nghiệp hoạt động ổn định và bền vững.

Tóm lại, hoạt động tín dụng đã và đang góp phần ổn định và phát triển các

ngành nghề; hỗ trợ rất lớn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, giúp cho

nền kinh tế của tỉnh Kiên Giang nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung tăng

trưởng ngày càng mạnh mẽ hơn.

1.2 MỤC TIÊU NGHÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn

Thương Tín chi nhánh Kiên Giang.

Page 3: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Tìm hiểu chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3

năm 2005- 2007 và đề tài đi vào phân tích các chỉ tiêu để đánh giá hoạt động tín

dụng ngắn hạn với các chỉ tiêu sau:

- Doanh số cho vay phân theo khu vực kinh tế, theo ngành kinh tế.

- Doanh số thu nợ phân theo khu vực kinh tế, phân theo ngành kinh tế.

- Dư nợ phân theo khu vực kinh tế, phân theo ngành kinh tế.

- Xem xét các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại chi nhánh bao gồm: Hệ số

thu nợ, Vòng quay vốn tín dụng, Dư nợ ngắn hạn/Nguồn vốn huy động, Dư nợ

ngắn hạn/Tổng tài sản, tỷ lệ nợ quá hạn.

Mục tiêu 2: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tín dụng

tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Kiên Giang.

Mục tiêu 3: Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại

ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Kiên Giang.

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

* Tình hình hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng của ngân hàng trong

3 năm ( 2005 – 2007 ) như thế nào ?

* Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như hoạt

động tín dụng của ngân hàng ?

* Biện pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng ?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Phạm vi về không gian

Đề tài phân tích được thực hiện tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi

nhánh Kiên Giang, số 281 Trần Phú, Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Nguồn thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài là nguồn thông tin được

thu thập chủ yếu từ phòng kế toán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh

Kiên Giang.

Page 4: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 4

1.4.2 Phạm vi về thời gian

Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh

của Ngân hàng qua 3 năm 2005, 2006, 2007.

Đề tài được thực hiện từ ngày 11.02.2008 đến ngày 25.04.2008

1.4.3 Phạm vi về nội dung

Hoạt động tín dụng ngắn hạn là hoạt động có quy mô chiếm tỷ trọng rất lớn

trong hoạt động tín dụng nói chung và có phạm vi rất rộng tại Ngân hàng Sài

Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang nhưng vì thời gian thực tập có hạn, hơn

nữa kiến thức thực tiễn của bản thân chưa nhiều nên trong khuôn khổ bài luận

văn này em chỉ tập trung phân tích một số vấn đề chính như sau:

- Đưa ra phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu để làm cơ sở phân

tích tình hình tín dụng ngắn hạn của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh

Kiên Giang.

- Phân tích một số tình hình cơ bản của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi

nhánh Kiên Giang.

- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số nguyên nhân

ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngắn hạn.

- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn tại

Ngân hàng.

- Và kết luận, kiến nghị về hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sài

Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang.

Page 5: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 5

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Những vấn đề chung về tín dụng

2.1.1.1 Khái niệm tín dụng

Tín dụng ra đời rất sớm so với sự xuất hiện của môn kinh tế học và được

lưu truyền từ đời này qua đời khác. Thuật ngữ tín dụng xuất phát từ chữ Latinh "

Creditium " - có nghĩa là lòng tin, sự tin tưởng tín nhiệm. Trong tiếng Anh gọi là

" credit " . Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ Việt Nam là sự vay mượn.

Tín dụng xuất hiện từ khi xã hội có sự phân công lao động, sản xuất và

trao đổi hàng hóa. Trong quá trình trao đổi hàng hóa đã hình thành những sự kiện

nợ nần lẫn nhau, phát sinh những quan hệ vay mượn để thanh toán. Như vậy hiểu

theo nghĩa hẹp, tín dụng là quan hệ kinh tế hình thành trong quá trình chuyển hóa

giá trị giữa hình thái hiện vật và hình thái tiền tệ từ tổ chức này sang tổ chức khác

hay từ tay người này sang tay người khác, theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lãi

trong một thời gian nhất định.

Trong thực tế hoạt động tín dụng rất phong phú và đa dạng nhưng ở bất cứ

dạng nào thì tín dụng cũng thể hiện trên hai mặt cơ bản:

(1) Người sở hữu một số tiền hoặc hàng hóa chuyển giao cho người khác sử

dụng trong một thời gian nhất định.

(2) Đến thời hạn do hai bên thỏa thuận, người sử dụng hoàn lại cho người

sở hữu một giá trị lớn hơn. Phần trăm tăng thêm được gọi là phần lời hay nói

theo ngôn ngữ kinh tế là lãi suất.

2.1.1.2 Chức năng của tín dụng

a. Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ

Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này của tín dụng

mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hòa từ nơi "thừa" sang nơi

"thiếu" để sử dụng để phát triển kinh tế. Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là

hai mặt hợp thành chức năng cốt lõi của tín dụng:

Page 6: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 6

Ở mặt tập trung vốn tiền tệ: nhờ sự hoạt động của hệ thống tín dụng mà

nguồn tiền nhàn rỗi được tập trung lại, bao gồm tiền nhàn rỗi của dân chúng; vốn

bằng tiền của các doanh nghiệp, các đoàn thể xã hội,…

Ở mặt phân phối lại vốn tiền tệ: đó là sự chuyển hóa để sử dụng các nguồn

vốn đã tập trung được để đáp ứng nhu cầu của sản xuất lưu thông hàng hóa cũng

như nhu cầu tiêu dùng trong xã hội.

Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ đều thực hiện theo nguyên

tắc hoàn trả. Vì vậy tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó kích thích mặt tập trung vốn

đồng thời thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả.

b. Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội

Hoạt động tín dụng, trước hết tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ

lưu thông tín dụng như thương phiếu, kỳ phiếu ngân hàng; séc, các phương tiện

thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán,…cho phép thay thế một số

lượng lớn tiền mặt lưu hành, nhờ đó làm giảm các chi phí có liên quan như in

tiền, đúc tiền, vận chuyển, bảo quản tiền,…

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng thì hệ thống thanh toán qua

ngân hàng ngày càng được mở rộng, vừa cho phép giải quyết nhanh chóng các

mối quan hệ kinh tế, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Nhờ hoạt động của tín dụng mà các nguồn vốn nhàn rỗi được huy động để

sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa sẽ có tác dụng tăng

tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội.

c. Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế

Sự vận động của vốn tín dụng phần lớn là sự vận động gắn liền với sự vận

động của vật tư, hàng hóa, chi phí trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế; vì

vậy, tín dụng không những là tấm gương phản ánh hoạt động kinh tế của doanh

nghiệp mà thông qua đó thực hiện việc kiểm soát các hoạt động ấy nhằm ngăn

chặn các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, vi phạm pháp luật,…trong hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.1.3 Vai trò của tín dụng

Nói đến vai trò của tín dụng, nghĩa là nói đến sự tác động của tín dụng đối

với nền kinh tế - xã hội. Tín dụng cũng tồn tại hai mặt, đó là mặt tích cực và mặt

tiêu cực. Chẳng hạn nếu để tín dụng phát triển tràn lan không kiểm soát, thì

Page 7: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 7

không những không làm cho nền kinh tế phát triển mà còn làm cho lạm phát có

thể gia tăng gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tín dụng

cũng có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục,

đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế.

Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền

kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Tín dụng là cầu nối

giữa tiết kiệm và đầu tư. Nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương

tiện đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển.

Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn

vốn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp, vì vậy tín dụng

đã góp phần động viên vật tư hàng hóa đi vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học

kỹ thuật, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội.

Thứ hai: Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất

Hoạt động của Ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng,

trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế. Mặt khác quá trình đầu tư tín dụng được

thực hiện một cách tập trung, chủ yếu là cho các xí nghiệp lớn làm ăn có hiệu

quả.

Thứ ba: Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và

ngành kinh tế mũi nhọn.

Trong thời gian tập trung phát triển nông nghiệp và ưu tiên cho xuất

khẩu…Nhà nước đã tập trung vốn tín dụng để tài trợ phát triển các ngành đó, từ

đó tạo điều kiện phát triển các ngành khác.

Thứ tư: Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả.

Trong khi thực hiện chức năng thứ nhất là tập trung và phân phối lại vốn

tiền tệ, tín dụng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh

tế, đặc biệt là tiền mặt trong tay tầng lớp dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ

vậy góp phần ổn định tiền tệ. Mặt khác do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh

tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh

doanh,..làm cho sản xuất ngày càng phát triển, hàng hóa, dịch vụ ngày càng đáp

ứng được nhu cầu của xã hội. Vì vậy, tín dụng góp phần làm ổn định thị trường

giá cả trong cả nước.

Page 8: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 8

Thứ năm: Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn

định trật tự xã hội. Tín dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra nhiều công ăn

việc làm cho người lao động. Một xã hội phát triển lành mạnh, đời sống nhân dân

được nâng cao, … đó là tiền đề quan trọng để ổn định trật tự xã hội.

Thứ sáu: Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.

Trong điều kiện kinh tế mở, tín dụng đã trở thành một trong những phương tiện

nối liền các nền kinh tế với nhau.

2.1.1.4 Phân loại tín dụng

a. Căn cứ vào thời hạn tín dụng

Căn cứ vào thời hạn tín dụng, tín dụng được chia ra ba loại:

Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm và thường được

sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu

cầu sinh hoạt của cá nhân.

Tín dụng trung hạn: Là tín dụng có thời hạn từ 1-5 năm, được cung cấp để

mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các

công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.

Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, lọai tín dụng này

được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất

có quy mô lớn.

Tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một

phần tối thiểu cho hoạt động sản xuất.

b. Căn cứ vào đối tượng tín dụng.

Tín dụng vốn lưu động: là loại vốn tín dụng được sử dụng để hình thành

vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua

nguyên vật liệu cho sản xuất. Tín dụng vốn lưu động thường được sử dụng để

cho vay bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời. Loại tín dụng này thường

được chia ra các loại: cho vay dự trữ hàng hóa, cho vay chi phí sản xuất và cho

vay để thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu kỳ phiếu.

Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài sản

cố định. Loại này được đầu tư để mua sắm tài sản cố định và đổi mới kỹ thuật mở

rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. Thời hạn cho vay là

trung và dài hạn.

Page 9: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 9

c. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn

Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại cấp phát tín dụng cho các

doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tién hành sản xuất hàng hóa và lưu

thông hàng hóa.

Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức cấp phát tín dụng cho các cá nhân để đáp

ứng nhu cầu tiêu dùng như: mua sắm nhà cửa, xe cộ, các hàng hóa bền chắc và cả

những nhu cầu hàng ngày. Tín dụng tiêu dùng có thể được cấp phát dưới hình

thức bằng tiền hoặc dưới hình thức bán chịu hàng hóa.

d. Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng

Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được biểu

hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.

Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín

dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân. Với tư cách là người đi vay,

ngân hàng nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ

tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Với tư cách là người cho vay,

ngân hàng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân.

Tín dụng nhà nước: Là quan hệ tín dụng trong đó nhà nước là người đi vay.

Chủ thể trong quan hệ tín dụng nhà nước bao gồm: Người đi vay là nhà nước

Trung ương và nhà nước địa phương; người cho vay là dân chúng, các tổ chức

kinh tế, ngân hàng và nước ngoài. Mục đích đi vay là bù đắp khoản bội chi ngân

sách.

2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

a. Hệ số thu nợ ( % ).

Doanh số thu nợ

Hệ số thu nợ = x 100 %

Tổng doanh số cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ

vay của khách hàng; cho biết số tiền mà ngân hàng thu được trong một thời kỳ

kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ càng lớn thì

càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của ngân hàng càng hiệu

quả và ngược lại.

Page 10: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 10

b.Vòng quay vốn tín dụng ( vòng )

Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ

vay nhanh hay chậm. Nó phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua

tính luân chuyển của nó. Đồng vốn được quay vòng càng nhanh thì càng hiệu quả

và đem lại nhiều lợi nhuận nhiều cho ngân hàng.

c. Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100 % Tổng dư nợ Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những

ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân

hàng này cao.

d. Dư nợ ngắn hạn trên nguồn vốn huy động ( %, lần )

Phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn huy động của ngân hàng. Nó giúp cho

nhà phân tích so sánh khả năng cho vay ngắn hạn với nguồn vốn huy động. Chỉ

tiêu này lớn hay nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn thì cho thấy

khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ

thì cho thấy Ngân hàng đã sử dụng vốn huy động không có hiệu quả.

e. Dư nợ ngắn hạn trên tổng tài sản ( %, lần )

Đây là chỉ tiêu tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản. Ngoài ra

chỉ tiêu này còn giúp nhà phân tích xác định quy mô hoạt động kinh doanh của

ngân hàng.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

Số liệu trong phân tích chủ yếu là số liệu thứ cấp: Số liệu được thu thập trực

tiếp từ phòng kế toán và phòng tín dụng của Ngân hàng Sacombank Kiên Giang.

Ngoài ra đề tài còn thu thập số liệu từ báo chí, Internet và các tài liệu có liên

Page 11: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 11

quan như Bản tin nhà đầu tư, Tin Sacombank, quy chế cho vay, chính sách tín

dụng,…

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Đối với mục tiêu 1: Để tìm hiểu về hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt

động tín dụng nói riêng thì đề tài sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số

tương đối. So sánh thông qua các chỉ tiêu phân tích tín dụng và phương pháp so

sánh liên hoàn. Đây là phương pháp nhằm xác định xu hướng mức độ biến động

của chỉ tiêu. Các khái niệm của phương pháp so sánh này là:

Kỳ gốc: là kỳ được chọn làm gốc.

Kỳ phân tích: là kỳ được chọn để phân tích.

Trị số kỳ gốc: là trị số của chỉ tiêu của kỳ chọn làm kỳ gốc.

Trị số kỳ phân tích: là trị số của chỉ tiêu của kỳ phân tích.

• Về kỹ thuật so sánh

So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so

với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

∆F = F1 – F0

So sánh bằng số tương đối: là kết quả phép chia giữa trị số của kỳ phân tích với

trị số kỳ gốc

∆F = 1

0

F

Fx 100

Đối với mục tiêu 2: Từ cơ sở của quá trình phân tích kết quả hoạt động kinh

doanh và hoạt động tín dụng trên để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả

hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Kiên Giang

bằng phương pháp thay thế liên hoàn. Đây là phương pháp xác định mức độ ảnh

hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích. Phương pháp

này gồm 4 bước như sau:

Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân

tích so với kỳ gốc

Gọi Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc

Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích

Đối tượng phân tích là ∆Q = Q1 – Q0

Page 12: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 12

Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp

xếp các nhân tố theo trình tự nhất định. Từ nhân tố lượng đến nhân tố chất.

Giả sử: có 4 nhân tố a, b, c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Nhân tố a phản

ánh về lượng và tuần tự đến nhân tố c phản ánh về chất.

Q1 = a1 b1 c1

Q0 = a0 b0 c0

Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự

đã sắp xếp

Lần 1: a1 x b0 x c0

Lần 2: a1 x b1 x c0

Lần 3: a1 x b1 x c1

Thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở kỳ phân tích được thay thế toàn bộ nhân

tố kỳ gốc.

Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân

tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước. Tổng

đại số của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích là ∆Q.

Xác định mức độ ảnh hưởng

Ảnh hưởng bởi nhân tố a

∆a = a1 b0 c0 – a0 b0 c0

Ảnh hưởng bởi nhân tố b

∆b = a1 b1 c0 – a1b0c0

Ảnh hưởng bởi nhân tố c

∆c = a1 b1 c1 – a1 b1 c0

Tổng cộng cấc nhân tố

∆a + ∆b + ∆c = a1 b1 c1 - a0 b0 c0

∆Q = Q1 – Q0

Đối với mục tiêu 3: Từ việc đánh giá các chỉ tiêu hoạt động tín dụng và xác

định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng để đưa ra những giải pháp cơ

bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

Page 13: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 13

Chương 3

PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÌNH CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN

THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH KIÊN GIANG

3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín có tên giao dịch là Sacombank - Sai

Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock. Trụ sở chính của ngân hàng đặt tại 266

– 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Chính thức được thành

lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991, trên cơ sở hợp nhất của 4 tổ chức

tín dụng là: Ngân hàng Phát Triển Kinh Tế Gò Vấp với các hợp tác xã Tín dụng:

Thành Công - Tân Bình - Lữ Gia. Và đi vào hoạt động theo:

* Giấy phép hoạt động số 006/Ngân hàng-GP ngày 05/12/1991 của Ngân

hàng Nhà Nước Việt Nam cấp.

* Giấy phép thành lập số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 do UBND Thành phố

Hồ Chí Minh cấp.

Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn

khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ

yếu tại vùng ven TP.HCM.

Sau gần 16 năm hoạt động, đến nay Sacombank đã trở thành ngân hàng

TMCP hàng đầu Việt Nam với 4.449 tỷ đồng vốn điều lệ.

* Kết thúc năm tài chính 2007, Sacombank đã gặt hái được những thành

quả to lớn, đạt tốc độ tăng trưởng hàng đầu khối Ngân hàng TMCP Việt Nam.

Năm 2007, Sacombank được trao tặng các bằng khen và giải thưởng uy tín,

gồm:

“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn.

“Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007” do Asian Banking and

Finance bình chọn.

”Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007” do

Cộng Đồng Các Doanh Nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn.

“Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007” do Global

Finance bình chọn.

Page 14: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 14

Được đánh giá và xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại của Ngân

hàng Nhà nước cho năm 2006 và xếp thứ 4 trong ngành tài chính ngân hàng tại

Việt Nam do chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP đánh giá cho năm

2007.

Bằng khen của Thủ tướng chính phủ dành cho các hoạt động từ thiện trong

suốt các năm qua.

Sacombank có hệ thống các công ty trực thuộc và liên doanh đa dạng và có

03 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần 30% vốn cổ phần

Sacombank hợp tác hiệu quả với các tổ chức kinh tế trong và ngoài

nước như Hoàng Anh Gia Lai, Hữu Liên Á Châu, Trường Hải Auto, COMECO,

Trường Phú, ISUZU Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, EVN, SJC, Bảo

Minh, Habubank, Military Bank, Baruch Education Group Ltd BVI (BEG) – đại

diện của City University of New York (CUNY)...

3.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI

NHÁNH KIÊN GIANG

Sacombank Kiên Giang được thành lập vào ngày 05/07/2002, theo quyết

định thành lập số: 167/2002/QĐ – HĐQT do Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng

TMCP Sài Gòn Thương Tín ban hành ngày 14/05/2002. trụ sở đặt tại 281 Trần

Phú, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Chi nhánh Kiên Giang nằm ngay trung

tâm thành phố Rạch Giá, một trung tâm thương mại lớn nhất của tỉnh Kiên Giang

là nơi tập trung các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh, các tiểu thương lớn,

các cá nhân sản xuất kinh doanh với sự đa dạng về ngành nghề nên rất thuận tiện

cho việc giao dịch và phát triển các dịch vụ hiện có của Ngân hàng.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng nên Phòng Giao Dịch

Rạch Sỏi trực thuộc chi nhánh Kiên Giang đã ra đời nằm tại 1C Cách Mạng

Tháng Tám, Vĩnh Lợi, Rạch Sỏi, Kiên Giang. Tại đây là một khu thương mại

đông đúc của thành phố Rạch Giá và cũng là điểm hội tụ mua bán của 7 huyện:

Châu Thành, Tân Hiệp, Gò Quao, Giồng Riềng, An Biên, An Minh và Vĩnh

Thuận. Rất tiện lợi cho việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và

cũng là nơi thuận tiện cho việc phát triển những sản phẩm dịch vụ của

Sacombank.

Page 15: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 15

Sau một thời gian hoạt động, thương hiệu của Ngân hàng ngày càng được

khẳng định trên địa bàn. Người dân và các doanh nghiệp ngày càng biết đến và

gần gũi hơn đối với Sacombank. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách

hàng.

Trong quý II năm 2008 chi nhánh sẽ mở thêm phòng giao dịch Minh Lương

và phòng giao dịch Kiên Lương để phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân.

Qua hơn 5 năm hoạt động, Sacombank ngày càng khẳng định được thương

hiệu trên địa bàn, được người dân tại tỉnh Kiên Giang tin cậy và giao dịch ngày

một đông. Hoạt động chính của Sacombank Kiên Giang bao gồm: Huy động vốn

ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức và dân cư dưới các hình thức tiền

gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, vốn đầu tư và phát triển, vay

vốn của các tổ chức tín dụng khác; Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với

các tổ chức các nhân; Làm dịch vụ thanh tóan giữa các khách hàng; Kinh doanh

ngoại tệ, vàng bạc; Thanh toán quốc tế; Và các dịch vụ ngân hàng khác trong mối

quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

Ngoài hoạt động chính là kinh doanh, Sacombank Kiên Giang còn chú

trọng vào việc tham gia các hoạt động mang tính chất cộng đồng tại địa phương

như: Tài trợ hàng trăm ghế đá cho các ban ngành trong tỉnh, tài trợ 40 suất học

bổng và hàng trăm quyển tập cho học sinh nghèo học giỏi ở các trường PTTH

trong tỉnh nhân ngày khai giảng năm học mới. Sacombank Kiên Giang còn tổ

chức giải việt dã "cùng Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng" vào ngày 05/07

hàng năm,…

Hiện nay với một trụ sở chi nhánh cấp 1 tại 281 Trần Phú, TP Rạch Giá và

4 phòng giao dịch tại các huyện thị và vùng kinh tế trọng điểm trong tỉnh như

phòng giao dịch Tân Hiệp, phòng giao dịch Hòn Đất, phòng giao dịch Rạch Sỏi,

phòng giao dịch Hà Tiên. Sacombank Kiên Giang tự tin sẽ đáp ứng được các nhu

cầu về thanh toán, giao dịch của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn.

Đối tượng khách hàng truyền thống của Sacombank Kiên Giang là các

doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực

thương nghiệp, chế biến thủy hải sản, nông nghiệp,…Hoạt động thanh toán là

một trong những điểm nổi bật của Sacombank Kiên Giang. Sacombank Kiên

Giang không ngừng phấn đấu, rèn luyện, đào tạo nhân viên các kỹ năng chăm

Page 16: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 16

sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ

nhằm tiếp tục đưa các tiện ích ngân hàng đến tận tay các doanh nghiệp, khách

hàng góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế, nâng cao hơn nữa cuộc sống của

người dân tại địa bàn Kiên Giang.

3.2.1 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh.

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên

Giang

Phòng doanh nghiệp

Giám đốc chi nhánh

P.Giám đốc chi nhánh

Phòng cá nhân Phòng hỗ trợ

Phòng kế toán và quỹ

Bộ phận tiếp thị doanh nghiệp

Bộ phận thẩm định doanh nghiệp

Bộ phận tiếp thị cá nhân

Bộ phận thẩm định cá nhân

BP. Quản lý tín dụng

BP. Thanh toán quốc tế

Bộ phận xử lý giao dịch

Bộ phận quỹ

Bộ phận kế toán

Phòng hành chánh

Phòng giao dịch

Trưởng phòng giao dịch

Phó phòng giao dịch

BP. Dịch vụ khách hàng BP. Hỗ trợ

Page 17: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 17

3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

3.2.2.1 Phòng doanh nghiệp

a. Tiếp thị doanh nghiệp.

(1) Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể.

Đánh giá tình hình thị trường và địa bàn định kỳ để phản hồi về cho Phòng

tiếp thị và phát triển sản phẩm doanh nghiệp. Thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo

các sản phẩm cụ thể.

(2) Tiếp thị và quản lý khách hàng.

Xây dựng, thực hiện kế họach tiếp thị bán hàng. Hướng dẫn, giới thiệu, tư

vấn khách hàng về sản phẩm dịch vụ.

(3) Chăm sóc khách hàng doanh nghiệp, thu thập, tổng hợp và quản lý

thông tin về các ý kiến đóng góp, khiếu nại, thắc mắc của khách hàng .

(4) Chức năng khác

b. Thẩm định doanh nghiệp

(1) Thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng (trừ hồ sơ cấp tín dụng mang tính chất

dự án theo quy định của Ngân hàng )

Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình tài chính của khách hàng. Phân tích

thẩm định, đề xuất cấp tín dụng và cơ cấu lại các hồ sơ cấp tín dụng. Báo cáo,

đánh giá chất lượng thẩm định tại Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc chi nhánh.

(2) Chức năng khác

3.2.2.2 Phòng cá nhân

a. Tiếp thị cá nhân.

(1) Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể.

Đánh giá tình hình thị trường và địa bàn định kỳ để phản hồi về cho Phòng

tiếp thị và phát triển sản phẩm cá nhân. Thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản

phẩm cụ thể.

(2) Tiếp thị và quản lý khách hàng.

Xây dựng, thực hiện kế hoạch tiếp thị bán hàng. Hướng dẫn, giới thiệu, tư

vấn khách hàng về sản phẩm dịch vụ.

(3) Chăm sóc khách hàng cá nhân.

Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng; thu thập, tổng hợp và quản lý

thông tin về các ý kiến đóng góp, khiếu nại, thắc mắc của khách hàng.

Page 18: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 18

(4) Chức năng khác.

b. Thẩm định cá nhân

(1) Thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng ( trừ hồ sơ cấp tín dụng mang tính

chất dự án theo quy định của Ngân hàng ).

Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình tài chính của khách hàng. Phân tích

thẩm định, đề xuất cấp tín dụng và cơ cấu lại các hồ sơ cấp tín dụng. Báo cáo,

đánh giá chất lượng thẩm định tại Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc chi nhánh.

(2) Chức năng khác.

3.2.2.3 Phòng hỗ trợ

a. Quản lý tín dụng.

(1) Hỗ trợ công tác tín dụng.

Thực hiện thủ tục bảo đảm tiền vay và tiếp nhận tài sản đảm bảo.

(2) Kiểm soát tín dụng.

Kiểm soát hồ sơ tín dụng và phản hồi lại cho Ban lãnh đạo chi nhánh.

Hoàn chỉnh hồ sơ và lập thủ tục giải ngân.

Lập thủ tục giải chấp tài sản.

Tham gia kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất đối sau khi cho vay đối

với khách hàng có nợ xấu.

(3) Quản lý nợ.

Quản lý danh mục cho vay, kiểm soát chặt chẽ và đưa ra các biện pháp thu

nợ đối với nợ trễ, nợ quá hạn, nợ xấu. Lập kế họach dự phòng rủi ro và theo dõi

thực hiện.

(4) Chức năng khác.

b. Thanh toán quốc tế.

(1) Thanh toán quốc tế.

Kiểm tra về mặt kỹ thuật đối với việc phát hành, tu chỉnh, thanh toán LC

và trong việc thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế khác. Mua bán ngoại

tệ.

(2) Chuyển tiền quốc tế: Thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài.

(4) Chức năng khác.

c. Quản lý giao dịch.

(1) Xử lý giao dịch tiền gửi, tiền vay.

Page 19: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 19

(2) Xử lý giao dịch vàng, ngoại tệ.

3.2.2.4 Phòng kế toán và quỹ

a. Quản lý công tác kế toán tại chi nhánh.

b. Quản lý công tác an toàn kho quỹ.

Thu chi và xuất nhập tài sản.

Kiểm đếm, phân loại, đóng bó tiền theo quy định.

Bốc xếp, vận chuyển tài sản.

Bảo quản tài sản.

3.2.2.5 Phòng hành chánh

(1) Quản lý công tác hành chánh.

Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư. Đảm nhận các công tác

lễ tân, hậu cần của Chi nhánh. Thực hiện bảo dưỡng, quản lý cơ sở hạ tầng toàn

chi nhánh,…

(2) Quản lý công tác nhân sự.

Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự. Quản lý các vấn đề nhân sự liên

quan đến luật lao động,…

(3) Công tác IT

Giám sát hệ thống công nghệ thông tin tại chi nhánh và các đơn vị trực

thuộc. Bảo dưỡng trang thiết bị công nghệ thông tin,…

3.2.2.6 Bộ phận dịch vụ khách hàng

a. Tiếp thị.

Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể.

Tiếp thị và quản lý khách hàng.

Chăm sóc khách hàng.

Chức năng khác.

b. Thẩm định

Thẩm định các hồ sơ tín dụng và thực hiện các chức năng khác.

3.2.2.7 Bộ phận hỗ trợ

a. Xử lý giao dịch.

b. Quản lý tín dụng.

Hỗ trợ công tác tín dụng, kiểm soát tín dụng,và quản lý nợ.

c. Quản lý công tác kế toán và quỹ.

Page 20: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 20

3.2.3 Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

chi nhánh Kiên Giang

Thực hiện các nghiệp vụ huy động tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch

vụ của ngân hàng phù hợp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và theo quyết

định về phạm vi hoạt động được phép của Chi nhánh, các quy định, quy chế của

Ngân hàng liên quan đến từng nghiệp vụ.

Tổ chức công tác hạch toán kế toán và an toàn kho quỹ theo quy định của

Ngân hàng Nhà nước và quy trình nghiệp vụ liên quan, quy định, quy chế của

ngân hàng.

Phối hợp các phòng nghiệp vụ ngân hàng trong công tác kiểm tra kiểm soát

và thường xuyên thực hiện công tác tự kiểm tra mọi hoạt động tại chi nhánh và

các đơn vị trực thuộc phù hợp theo quy định, quy chế của ngân hàng.

Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần; xây dựng và bảo vệ thương

hiệu; nghiên cứu và đề xuất Phó Tổng giám đốc phụ trách khu vực, các nghiệp vụ

phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động.

Xây dựng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh theo định hướng kế hoạch

phát triển chung tại khu vực và của toàn hệ thống ngân hàng trong từng thời kỳ. Tổ chức công tác hành chánh quản trị, nhân sự nhằm phục vụ cho hoạt

động của đơn vị. Thực hiện công tác hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tạo môi

trường làm việc nhằm phát huy tối đa năng lực, hiệu quả phục vụ của cán bộ

nhân viên toàn chi nhánh một cách tốt nhất.

3.2.4 Một số quy định trong chính sách tín dụng tại chi nhánh

3.2.4.1 Điều kiện cấp tín dụng

a. Nguyên tắc chung

Khách hàng muốn được ngân hàng xem xét cấp tín dụng phải hội đủ các

điều kiện theo quy định của Ngân hàng, có thể cung cấp cho ngân hàng một số

thông tin tối thiểu và không thuộc diện không được cấp tín dụng theo quy định

của ngân hàng .

b. Điều kiện vay vốn

Ngân hàng xem xét cho vay đối với khách hàng có đầy đủ các điều kiện sau:

Page 21: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 21

b1. Khách hàng là tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự. Tổ chức nước

ngoài thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự

được xác định theo pháp luật Việt Nam

b2. Khách hàng là cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và có đầy đủ

năng lực hành vi dân sự. Cá nhân nước ngoài khi thực hiện các giao dịch dân sự

thì năng lực hành vi dân sự được xác định theo pháp luật Việt Nam.

b3. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

b4. Có khả năng tài chính đảm bảo hoàn trả nợ vay trong thời hạn cam kết.

b5. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có

hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật.

b6. Có trụ sở ( đối với tổ chức) hoặc có hộ khẩu thường trú, tạm trú có thời

hạn KT3 (đối với cá nhân) tại địa bàn cho vay được phân công của Sở giao dịch/

chi nhánh trực thuộc ngân hàng hoặc cá nhân có địa điểm kinh doanh (trên giấy

ĐKKD) và hoạt động kinh doanh thực tế cùng địa bàn với phạm vi hoạt động của

chi nhánh, Sở giao dịch mặc dù cá nhân đó có hộ khẩu, KT3 khác địa bàn. Các

trường hợp cho vay ngoài địa bàn cho vay này phải được Tổng Giám đốc chấp

thuận.

b7. Có tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của Ngân hàng trừ trường

hợp tại khoản 2 điều 7 tại quy chế cho vay.

b8. Trong một số trường hợp cụ thể, khách hàng phải có các điều kiện sau:

i) Đối với tổ chức khi vay vốn và/ hoặc bảo đảm tiền vay bằng tài sản của tổ chức

hoặc được bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3 thì phải được Hội đồng quản trị,

Hội đồng thành viên, Ban quản trị hoặc chủ sở hữu hoặc cấp chủ quản của của tổ

chức vay vốn và của bên bảo lãnh chấp thuận theo điều lệ hoạt động (đối với tổ

chức có điều lệ).

ii) Đối với các tài sản phải mua bảo hiểm theo pháp luật quy định hoặc theo thỏa

thuận giữa khách hàng với ngân hàng thì khách hàng phải lập văn bản đồng ý để

Ngân hàng là bên thụ hưởng số tiền bồi thường bảo hiểm khi xảy sự kiện bảo

hiểm để thanh toán nợ vay cho ngân hàng.

3.2.4.2 Mục đích sử dụng vốn

a. Ngân hàng xem xét cho khách hàng vay vốn để sử dụng vào mục đích

hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với quy định của pháp luật.

Page 22: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 22

b. Ngân hàng từ chối cho vay nếu khách hàng không cung cấp đủ thông tin

liên quan đến mục đích của khoản vay.

3.2.4.3 Tài sản bảo đảm

Khi giải quyết cho vay, các đơn vị trực thuộc áp dụng các qyu định về tài

sản bảo đảm tại chính sách tín dụng của Ngân hàng. Các trường hợp cho vay

không có tài sản bảo đảm phải được Hội đồng quản trị của ngân hàng chấp thuận.

3.2.4.4 Thời hạn cho vay

Ngân hàng và khách hàng căn cứ chu kỳ sản xuất kinh doanh, dự phòng

luân chuyển luồng tiền, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ

của khách hàng, nguồn vốn cho vay của Ngân hàng để thỏa thuận thời hạn cho

vay và kỳ trả nợ phù hợp. Tuy nhiên thời hạn cho vay không được vượt quá quy

định dưới đây:

a. Đối với tổ chức, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn hoạt động còn

lại theo giấy phép đầu tư hoặc điều lệ hoặc giấy phép hoạt động (nếu có) của tổ

chức.

b. Đối với các cá nhân nướcngoài: thời hạn cho vay không vượt quá thời

hạn được phép cư trú tại Việt Nam.

3.2.4.5 Lãi suất và phí cho vay

Lãi suất và phí liên quan khoản vay được áp dụng theo biểu lãi suất và biểu

phí tín dụng của Ngân hàng trong từng thời kỳ.

Mức lãi suất đối với các khoản nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay đã

được ký kết hoặc được quy định trong hợp đồng tín dụng.

Ngân hàng có thể xem xét cho khách hàng miễn, giảm lãi tiền vay theo quy

chế miến giảm lãi do Hội đồng quản trị ngân hàng ban hành.

* Xác định mức lãi suất cho vay.

Mức lãi suất cho vay được xác định tùy theo:

+ Chi phí của khoản vay: theo nguyên tắc càng nhỏ thi lãi suất càng cao.

+ Mức độ sử dụng dịch vụ sản phẩm của ngân hàng: theo nguyên tắc khách hàng

sử dụng càng nhiều sản phẩm dịch vụ thì lãi suất thấp hơn.

+ Thời gian giao dịch với ngân hàng: theo nguyên tắc các khách hàng được xếp

cùng hạng và có tài sản bảo đảm giống nhau thì khách hàng nào có thời gân giao

dịch với ngân hàng càng dài thì được hưởng lãi suất thấp hơn.

Page 23: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 23

+ Mức độ rủi ro của khoản vay: theo nguyên tắc mức thiệt hại dự kiến (chi phí

rủi ro ) càng lớn thì lãi suất cho vay càng cao. Chi phí rủi ro của khoản vay tùy

thuộc chất lượng khách hàng (xếp hạng tín dụng ) và tài sản đảm bảo của khoản

vay.

3.2.4.6 Phương thức cho vay

Ngân hàng thỏa thuận với khách hàng các phương thức cho vay sau:

Cho vay từng lần (có thể trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần).

Cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng.

Cho vay theo dự án đầu tư.

Cho vay hợp vốn.

Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình vay vốn trả góp không quá 1 tỷ

đồng và có nguồn trả nợ đều đặn, ổn định, ngân hàng có thể thỏa thuận với khách

hàng về phương thức cho vay trả góp với cách tính lãi theo dư nợ giảm dần hoặc

theo vốn cộng lãi chia đều.

3.2.4.7 Quy trình cho vay

Sơ đồ 2: Quy trình cho vay tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên

Giang

Xác minh, thẩm định

Xét duyệt

Hoàn tất hồ sơ và giải ngân

Giám sát vốn vay và tất toán nợ vay

Tiếp nhận nhu cầu

Lưu hồ sơ

Page 24: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 24

Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu vay vốn

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, họ sẽ đến ngân hàng và trình bày với

cán bộ tín dụng. Trưởng phòng tín dụng sẽ xem xét việc tiếp nhận hay từ chối

nhu cầu vay của khách hàng. Trường hợp khách hàng do cán bộ quan hệ khách

hàng tiếp thị về thì cán bộ quan hệ khách hàng sẽ lưu vào sổ theo dõi khách hàng

rồi phân công cho nhân viên thẩm định thực hiện xác minh, thẩm định

Sau khi được phân công, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn cho khách hàng các

điều kiện, thủ tục, hồ sơ,... và giải thích mọi thắc mắc liên quan đến việc cho vay

của Sacombank, tư vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình vay thích hợp với hoạt

động của mình. Đồng thời hướng dẫn cụ thể với khách hàng về nhu cầu và hướng

dẫn chi tiết thủ tục, các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ vay để khách hàng chuẩn bị.

Khi các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ vay được chuẩn bị đầy đủ, khách hàng sẽ lập

giấy đề nghị vay vốn theo mẫu và các hồ sơ khác theo quy định gửi cho cán bộ

tín dụng.

Bước 2: Xác minh, thẩm định

Cán bộ tín dụng sẽ hẹn trực tiếp hoặc qua điện thoại với khách hàng về

ngày giờ đi xác minh tình hình sản xuất kinh doanh và tài sản bảo đảm của khách

hàng. Kiểm tra các điều kiện đối với khách hàng trên hồ sơ như: có năng lực

hành pháp luật và năng lực hành vi dân sự không, có đúng đối tượng được xem

xét cho vay, mục đích vay và các điều kiện liên quan khác.

Đến tại chỗ để xác minh trụ sở, nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng và

nơi tài sản đảm bảo tọa lạc về quy mô, khả năng quản lý điều hành, tình trạng

máy móc thiết bị...

Nhân viên thẩm định tham khảo các thông tin về khách hàng thông qua

trung tâm thông tin khách hàng của Ngân hàng Nhà nước và trong nội bộ nhằm

xác định tình hình công nợ của khách hàng tại Sacombank và các tổ chức tín

dụng khác cũng như lịch sử và uy tín của khách hàng trong giao dịch, tham khảo

thông tin ngành nghề, sản phẩm và thị trường.

Sau khi tìm hiểu xác minh, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ

vay về tính hiệu quả và khả thi của phương án kinh doanh, khả năng tài chính,

khả năng hoàn trả vốn vay, tính toán hạng tín dụng và tỷ lệ lỗ dự kiến, nhu cầu

vốn, nguồn trả nợ, kỳ trả nợ...

Page 25: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 25

Thẩm định xong, cán bộ tín dụng sẽ tổng hợp tình hình phân tích tín dụng,

xác minh, chính sách và quy chế, quy định về tín dụng của Sacombank để lập tờ

trình thẩm định và đề xuất cho vay, rồi trình Trưởng phòng tín dụng.

Bước 3: Xét duyệt

Trưởng phòng tín dụng kiểm soát lại tờ trình thẩm định và đề xuất cho vay

của cán bộ tín dụng và có ý kiến riêng trước khi trình Giám đốc phê duyệt.

Căn cứ vào tờ trình về kết quả thẩm định và ý kiến đề xuất cụ thể của Ban

tín dụng chi nhánh và hồ sơ vay vốn của khách hàng, Giám đốc Ngân hàng sẽ

quyết định cho vay hay từ chối cho vay trong phạm vi quyền hạn

Căn cứ vào tờ trình về kết quả thẩm định và ý kiến đề xuất cụ thể của Ban

tín dụng chi nhánh và hồ sơ vay vốn của khách hàng, Giám đốc Ngân hàng sẽ

quyết định cho vay hay từ chối cho vay trong phạm vi quyền hạn

Bước 4: Hoàn tất hồ sơ và giải ngân

Phòng tín dụng và phòng quản lý tín dụng làm các thủ tục giải ngân cho

món vay như giấy nhận nợ, phiếu chuyển khoản,…

Sau khi duyệt ký, Giám đốc chuyển chứng từ giải ngân cho giao dịch viên

tín dụng, nhân viên kiểm soát tín dụng và quỹ chính để chuẩn bị giải ngân. Giao

hồ sơ vay gồm bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, hợp đồng thế

chấp/ cầm cố, hợp đồng tín dụng, tờ trình đề xuất cho vay cho bộ phận giữ tài sản

ở kho quỹ lưu trữ. Các hồ sơ còn lại và bản sao tài liệu cho phòng quản lý tín

dụng lưu trữ.

Giao dịch viên tín dụng, phụ quỹ và thủ quỹ tiến hành giải ngân cho khách

hàng.

Bước 5: Giám sát vốn vay và tất toán nợ vay

Nhân viên quản lý nợ căn cứ vào danh mục cho vay lập báo cáo dư nợ, đối

chiếu cơ cấu cho vay theo kế hoạch được giao gửi cho Giám đốc chi nhánh.

Đồng thời nhân viên quản lý nợ phối hợp với cán bộ quan hệ khách hàng đôn đốc

thu nợ đối với những khoản nợ sắp đến hạn và báo cáo lại cho trưởng phòng tín

dụng

Nhân viên thẩm định phối hợp với cán bộ quan hệ khách hàng và nhân viên

quản lý nợ tiến hành kiểm tra giám sát sau cho vay để nắm bắt những biến động

Page 26: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 26

về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn, biến động về tài sản

đảm bảo,…

Giao dịch viên tiếp nhận nhu cầu trả vốn và lãi của khách hàng.

* Đối với nợ quá hạn

Phòng quản lý tín dụng chịu trách nhiệm lập danh sách các khoản nợ đã quá

hạn để báo cáo với lãnh đạo và Phòng tín dụng.

Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm cắt cử cán bộ tín dụng đến gặp

khách hàng để đôn đốc thu hồi nợ và báo cáo lại với trưởng phòng.

Đối với những khoản nợ quá hạn, phòng tín dụng phải lập tờ trình và nêu lý

do chủ quan, khách quan và đánh giá khả năng thu hồi nợ của từng hồ sơ vay cho

lãnh đạo. Sau đó chuyển hồ sơ cho phòng quản lý tín dụng để thực hiện việc thu

hồi nợ với sự phối hợp của cán bộ tín dụng.

Đối với hồ sơ sau khi làm việc nhiều lần nhưng vẫn không thu hồi được nợ

thì phòng quản lý tín dụng, được ủy quyền của Giám đốc, sẽ tiến hành khởi kiện

và phát mãi tài sản để thu hồi nợ.

Bước 6: Lưu hồ sơ

Sau khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi hoặc dư nợ cho vay đã được xử lý

xoá nợ, cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán đối chiếu, tất toán tài khoản cho vay

của món nợ đó, chuyển toàn bộ hồ sơ cho vay liên quan đến khoản vay vào kho

lưu trữ tài liệu.

3.2.5 Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

chi nhánh Kiên Giang

3.2.5.1 Thuận lợi

Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động, có chuyên môn nghiệp vụ và

được đào tạo hàng năm.

Có năng lực tài chính dồi dào.

Ngân hàng đã đạt được những thành tựu to lớn và giành được những giải

thưởng uy tín do các tổ chức trong và ngoài nước trao tặng.

Page 27: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 27

Ngân hàng đã tạo được uy tín đối với nhân dân trong tỉnh. Thêm vào đó là

sự chăm sóc khách hàng chu đáo của cán bộ nhân viên Ngân hàng đã tạo được

niềm tin yêu của khách hàng đối với Ngân hàng.

Các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng và phong phú nhằm đáp ứng tốt

hơn nhu cầu thanh toán và giao dịch của nhân dân địa phương.

3.2.5.2 Khó khăn

Ngoài những thuận lợi trên thì Ngân hàng cũng gặp không ít những khó

khăn thách thức.

Trên địa bàn hiện tại có rất nhiều NHTM cũng như các TCTD hoạt động

làm cho sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng trở nên gay

gắt.

Lãi suất luôn biến động làm cho Ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy

động vốn và cho vay.

Sacombank Kiên Giang đi vào hoạt động năm 2002. Do vậy, thời gian đó

chưa đủ để Sacombank Kiên Giang xây dựng một mạng lưới các Phòng giao dịch

rộng khắp trong toàn tỉnh. Hiện nay Sacombank Kiên Giang mới chỉ có 4 phòng

giao dịch và trong quý 2 năm 2008 sẽ khai trương thêm 2 phòng giao dịch để

phục vụ nhân dân được tốt hơn.

3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG SÀI

GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH KIÊN GIANG QUA 3 NĂM ( 2005-

2007 )

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng đã và

đang góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Mạng lưới ngân hàng không ngừng được mở rộng; quy mô vốn và năng lực tài

chính được nâng cao rõ rệt; công nghệ ngân hàng cùng công nghệ quản trị điều

hành, chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện đáng kể. Đặc biệt là khối

NHTMCP. Trong những năm qua, các ngân hàng TMCP đã đạt được mức lợi

nhuận vượt trội, vượt xa mức dự kiến. Sacombank cũng không nằm ngoài danh

sách các ngân hàng đạt mức lợi nhuận vượt trội đó. Đối với Sacombank Kiên

Giang, tuy được thành lập năm 2002 nhưng đến nay Sacombank Kiên Giang

Page 28: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 28

cũng đã khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn, tạo được lòng tin đối với

nhân dân. Sau đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Kiên

Giang qua 3 năm ( 2005–2007)

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN

THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH KIÊN GIANG QUA 3 NĂM ( 2005-2007 )

đvt: triệu đồng Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Năm Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%)

Tổng doanh thu + Thu từ lãi + Thu ngoài lãi + Thu nhập nội bộ

13.062

11.799 1.263

0

24.097

21.246 1.483 1.368

59.659

36.788 1.621

21.250

11.035

84,48

35.562

147,58

Tổng chi phí + Chi trả lãi + Chi ngoài lãi

7.750 3.806 3.943

18.536 11.302 7.234

51.719 40.315 11.403

10.786

139,17

33.183

179,02

Tổng lợi nhuận 5.312 5.561 7.940 249 4,69 2.379 42,78

(Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang)

13,062

24,097

59,659

7,750

18,536

51,719

5,312 5,561 7,940

0

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000

70,000

2005 2006 2007 Năm

Triệu đồng

Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Đồ thị 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi

nhánh Kiên Giang qua 3 năm ( 2005-2007 )

Qua bảng 1 và đồ thị 1 về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ

năm 2005 đến năm 2007 ta nhận thấy rằng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Page 29: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 29

đều có lãi qua các năm và có sự phụ thuộc vào doanh thu và chi phí. Cụ thể như

sau:

Doanh thu năm 2005 là 13.062 triệu đồng. Đến năm 2006, doanh thu đạt

gần gấp đôi với tổng doanh thu là 24.097 triệu đồng, tăng 84,48 % hay tăng

11.035 triệu đồng so với năm 2005. Tuy nhiên, tốc độ tăng chi phí năm 2006 so

với năm 2005 lại cao hơn tốc độ tăng doanh thu. Cụ thể là chi phí năm 2005 là

7.750 triệu đồng, sang năm 2006 là 18.536 triệu đồng, tăng 139,17 % hay tăng

10.786 triệu đồng. Nguyên nhân là năm 2006 ngân hàng phát triển nhiều sản

phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiện ích với nhiều loại hình tiền gửi đa dạng,

thu hút được một lượng lớn nguồn tiền nhàn rỗi trong nhân dân. Nguồn vốn huy

động tăng đồng thời chi phí trả lãi tiền gửi tăng theo. Thêm vào đó, phần chi phí

ngoài lãi như chi phí cho nhân viên, chi hoạt động quản lý công cụ, chi về tài sản,

chi khác; có tốc độ tăng lớn hơn phần thu nhập ngoài lãi. Nhưng tổng lợi nhuận

của ngân hàng năm 2006 vẫn tăng 249 triệu đồng hay tăng 4,69 % so với năm

2005.

Đến năm 2007, tổng doanh thu đạt là 59.659 triệu đồng tăng 147,58 % hay

tăng 35.562 triệu đồng so với năm 2006 và tổng chi phí là 51.719 triệu đồng tăng

33.183 triệu đồng hay tăng 179.02 % so với năm 2006. Tốc độ tăng doanh thu ở

mức cao nên làm cho lợi nhuận năm 2007 cũng đạt ở mức cao. Tổng lợi nhuận

năm 2007 là 7.940 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 2.379 triệu đồng hay

42,78 %. Tốc độ tăng trưởng này phần nào chứng tỏ hoạt động kinh doanh của

Ngân hàng qua 3 năm ( 2005- 2007 ) là rất tốt.

Trong phần thu nhập từ lãi thì thu lãi cho vay đều tăng qua các năm nhưng

phần thu lãi tiền gửi thì sang năm 2007 có giảm: năm 2006 là 159 triệu đồng thì

đến năm 2007 chỉ còn 24 triệu đồng. Như vậy có thể thấy rằng hoạt động tín

dụng của ngân hàng ngày càng hiệu quả, là một phần quan trọng nhất trong tổng

thu nhập của ngân hàng.

Lợi nhuận của ngân hàng phụ thuộc vào doanh thu và chi phí. Riêng phần

thuế thu nhập doanh nghiệp được chuyển về cho Hội sở nên phần thuế này không

ảnh hưởng đến lợi nhuận hàng năm của ngân hàng.

Page 30: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 30

Tóm lại, hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm ( 2005-2007 )

nhìn chung tăng trưởng tốt và dự báo trong tương lai, lợi nhuận của ngân hàng sẽ

ngày càng tăng do trong tương lai ngân hàng sẽ mở rộng mạng lưới và quy mô

hoạt động; tín dụng ngày càng được chú trọng nên làm tăng thu nhập cho ngân

hàng.

Page 31: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 31

Chương 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN

VÀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI

NHÁNH KIÊN GIANG

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG SÀI

GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH KIÊN GIANG QUA 3 NĂM (2005-

2007)

4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn

Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập

và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng nhu cầu khác trong hoạt động

kinh doanh của ngân hàng. Sau đây là bảng cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Sài

Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang qua 3 năm ( 2005-2007 )

Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN -

CHI NHÁNH KIÊN GIANG QUA 3 NĂM ( 2005-2007 )

đvt: triệu đồng Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Năm Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 89.511 60 250.873 96 593.031 97 161.362 180,27 342.158 136,39 Vốn khác 58.616 40 10.230 4 20.897 3 -48.386 -82,55 10.667 104,27 Tổng nguồn vốn 148.127 100 261.103 100 613.928 100 112.976 76,27 352.825 135,13

(Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang)

Page 32: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 32

89,511

250,873

593,031

58,61610,230 20,897

0

100,000

200,000

300,000

400,000

500,000

600,000

700,000

2005 2006 2007 Năm

Triệu đồng

Vốn huy động Vốn khác

Đồ thị 2: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên

Giang qua 3 năm ( 2005-2007 )

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn có vai

trò rất quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nhìn vào

bảng kết quả hoạt động kinh doanh trên ta thấy rằng cơ cấu nguồn vốn của ngân

hàng chỉ bao gồm hai loại là vốn huy động và vốn khác. Do từ năm 2005 thì

Sacombank Kiên Giang đã chủ động được nguồn vốn từ huy động vốn trong các

tổ chức, dân cư, phát hành giấy tờ có giá nên không cần đến vốn điều chuyển từ

Hội sở.

Sau hơn 3 năm hoạt động ( năm 2005 ) thì vốn huy động của ngân hàng

chiếm 60 % tổng nguồn vốn. Đến năm 2006 thì cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng

đã có sự chênh lệch lớn về tỷ trọng giữa vốn huy động và vốn khác. Năm 2006,

vốn huy động đạt 250.873 triệu đồng, chiếm 96% tổng nguồn vốn và vốn khác

chỉ chiếm 4% tổng nguồn vốn. Vốn huy động năm 2006 tăng 161.362 triệu đồng

hay tăng 180,27% so với năm 2005; ngược lại thì vốn khác lại giảm 48.386 triệu

đồng hay giảm 82,55% so với năm 2005.

Năm 2007 nguồn vốn huy động và vốn khác đều tăng: Vốn huy động đạt

593.031 triệu đồng, chiếm 97% tổng nguồn vốn; tăng 342.158 triệu đồng hay

136,39 % so với năm 2006. Vốn khác đạt 20.897 triệu đồng, tăng 140,27 % hay

tăng 10.667 triệu đồng so với năm 2006. Vốn huy động ngày càng tăng chứng tỏ

công tác huy động vốn luôn được chú trọng và phát huy. Nguồn vốn này được

ngân hàng tận dụng tối đa để kinh doanh vừa giảm được chi phí vừa tăng thêm

lợi nhuận cho ngân hàng.

Page 33: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 33

Nhìn chung, tổng nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm ( 2005-2007 ) tăng

mạnh: năm 2006 tăng 76,27 % hay tăng 112.976 triệu đồng so với năm 2005;

năm 2007 tăng 135,13 % hay tăng 352.825 triệu đồng so với năm 2006. Vốn huy

động tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn giúp cho ngân hàng

chủ động hơn trong công tác cho vay. Tuy nhiên thì ngân hàng cũng cần cân nhắc

giữa việc tăng nhanh nguồn vốn huy động và việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn

này bởi vì tăng nguồn vốn huy động sẽ đồng nghĩa với việc chi phí trả lãi tiền gửi

tăng theo. Trong 3 năm ( 2005-2007 ) Sacombank Kiên Giang không cần đến

vốn điều chuyển từ hội sở nên không phải trả chi phí sử dụng vốn cho ngân hàng

cấp trên, từ đó giảm được chi phí một cách đáng kể.

4.1.2 Tình hình huy động vốn

Vốn huy động của NHTM là giá trị tiền tệ mà các NHTM huy động được

trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn vốn khác.

Huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng của NHTM để thực hiện mục tiêu

tăng trưởng. Đối với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang tình

hình huy động vốn qua 3 năm ( 2005-2007 ) thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG

TÍN - CHI NHÁNH KIÊN GIANG QUA 3 NĂM ( 2005-2007 ).

Đvt: triệu đồng

Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Năm Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) TG của TCTD khác 0 0,00 2.142 0.85 6.571 1,11 2.142 - 4.429 67,40 TG của TCKT và dân cư 86.075 96,16 220.060 87,72 540.907 91,21 133.985 155,66 320.847 59,32 + TG tiết kiệm 53.113 59,34 149.016 59,40 332.624 56,09 95.903 180,56 183.608 55,20 + TG thanh toán 32.962 36,82 71.044 28,32 208.283 35,12 38.082 115,53 137.239 65,89 Phát hành giấy tờ có giá 3.437 3,84 28.671 11,43 45.553 7,68 25.234 734,19 16.882 37,06 Tổng NVHĐ 89.512 100 250.873 100 593.031 100 161.361 180,27 342.158 57,70

(Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang)

Page 34: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 34

0 2,142 6,571

86,075

220,060

540,907

3,437 28,671 45,553

0

100,000

200,000

300,000

400,000

500,000

600,000

2005 2006 2007 Năm

TG của TCTD khácTG của TCKT và dân cưPhát hành giấy tờ có giá

Đồ thị 3: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh

Kiên Giang qua 3 năm ( 2005-2007 )

Nhìn vào bảng 3 và đồ thị 3 về tình hình huy động vốn ta thấy rằng: nguồn

vốn huy động của ngân hàng là nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư,

tiền gửi của tổ chức tín dụng khác và phát hành giấy tờ có giá. Trong đó thì tiền

gửi của tổ chức kinh tế và dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất.

+ Tiền gửi tiết kiệm: Là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiết

kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của ngân

hàng. Xét về tính chất kỳ hạn thì tiền gửi tiết kiệm được chia thành hai loại là

tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Năm 2005 tiền gửi tiết kiệm đạt

53.113 triệu đồng, chiếm 59,34% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2006 đạt

149.016 triệu đồng, tăng 180,56 % hay tăng 95.903 triệu đồng so với năm 2005.

Năm 2007 tiền gửi tiết kiệm đạt 332.624 triệu đồng, tăng 183.608 triệu đồng hay

tăng 132,21 % so với năm 2006.

Tiền gửi tiết kiệm của tổ chức và cá nhân tăng cao qua 3 năm ( 2005-2007 )

là do thu nhập của người dân trên địa bàn ngày càng được cải thiện. Nhiều gia

đình, nhiều người có điều kiện tích lũy thu nhập nên họ tiết kiệm được một số

tiền nhất định. Nhằm mục đích sinh lời từ nguồn tiền nhàn rỗi này, họ gửi vào

ngân hàng. Thực tế ngày nay một lượng tiền không nhỏ được người dân đầu tư

vào các lĩnh vực khác như chứng khoán, mua bảo hiểm, bất động sản,…Nhưng

kênh ngân hàng vẫn là nơi thu hút vốn trong dân lớn nhất. Một nguyên nhân khác

Page 35: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 35

nữa là sau hơn 20 năm đổi mới đất nước ( 1986 ), lĩnh vực ngân hàng đã dần đi

vào cuộc sống của người dân, người dân thực sự có lòng tin khi gửi tiền vào ngân

hàng, họ không để dành tiền trong nhà nhiều như trước đây.

Sacombank Kiên Giang đã phát triển nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ hiện

đại và tiện ích. Các loại hình tiền gửi đa dạng làm tăng tính hấp dẫn cho công tác

huy động vốn. Hiện nay Sacombank Kiên Giang có các loại hình tiền gửi tiết

kiệm như tiền gửi bậc thang, tiền gửi ngắn hạn với lãi suất hấp dẫn, tiết kiệm tích

lũy, tiết kiệm tuần năng động,…Từ năm 2005 đến năm 2007, thị trường diễn

biến phức tạp; giá cả, lạm phát có phần tăng cao; do đó lãi suất tiền gửi được

điều chỉnh linh hoạt theo thị trường cũng đã thu hút nhiều khách hàng đến gửi

tiền tại Sacombank Kiên Giang. Khách hàng có thể lựa chọn loại kỳ hạn phù hợp

với mục đích gửi tiền của mình. Đặc biệt, tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn như 1

tháng, 2 tháng, 3 tháng với lãi suất cao hơn so với những kỳ hạn dài nên khuyến

khích được người dân gửi tiền nhiều hơn. Trong 2 năm 2005, 2006 lãi suất trên

thị trường ngân hàng liên tục tăng mạnh làm cho cuộc chạy đua về lãi suất giữa

các ngân hàng càng trở nên quyết liệt hơn để giữ chân khách hàng cũ và tìm kiếm

khách hàng mới. Đặc biệt là ở các ngân hàng TMCP.

Qua phân tích trên ta cũng nhận thấy rằng số đông người dân, các doanh

nghiệp, hộ kinh doanh ngày càng làm quen với dịch vụ ngân hàng tiện ích, tin

tưởng vào ngân hàng, tăng khả năng tiết kiệm và sử dụng tiền nhàn rỗi vào ngân

hàng vừa an toàn, vừa có lãi, vừa được hưởng các tiện ích khác từ dịch vụ ngân

hàng hiện đại.

+ Tiền gửi thanh toán: Đây là loại tiền gửi chủ yếu dùng để chi trả, thanh

toán trong kinh doanh của các tổ chức kinh tế. Tiền gửi thanh toán tại

Sacombank Kiên Giang qua 3 năm ( 2005-2007 ) như sau:

Năm 2005 tiền gửi thanh toán đạt 32.962 triệu đồng , chiếm 36,82 % tổng

nguồn vốn huy động. Năm 2006 đạt 71.044 triệu đồng chiếm tỷ trọng 28,32 %

tổng nguồn vốn huy động, tăng 115,53% hay tăng 38.082 triệu đồng so với năm

2005. Năm 2007 đạt 208.283 triệu đồng, tăng 193,17% hay tăng 137.239 triệu

đồng so với năm 2006. Nguyên nhân tiền gửi thanh toán tăng là do Ngân hàng

mở rộng dịch vụ thanh toán, kịp thời đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng

Page 36: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 36

tiền mặt nên thu hút được nhiều doanh nghiệp mở tài khoản tại ngân hàng. Loại

hình tiền gửi này tuy không ổn định do nhu cầu rút tiền thanh toán của khách

hàng thường xuyên nhưng nếu thu hút được với số lượng nhiều thì ngân hàng có

lợi vì tiền gửi thanh toán ngân hàng trả với lãi suất thấp mà góp phần tăng thu

nhập nhờ thu phí dịch vụ hoặc dùng để cho vay trong ngắn hạn. Trong thời gian

qua, Sacombank đã luôn nổ lực không ngừng trong việc phát triển các sản phẩm

– dịch vụ liên quan đến thẻ, nhằm gia tăng lợi ích của khách hàng khi sử dụng

dịch vụ như truy cập số dư, chuyển khoản, thanh toán thẻ điện thoại,…Với dịch

vụ mở thẻ dễ dàng, nhanh chóng, các dịch liên quan có nhiều giá trị tiện ích và

biểu phí ưu đãi, thẻ thanh toán của Sacombank đang dần trở thành nguời bạn tin

cậy của khách hàng trong cuộc sống hiện đại. Do vậy, các doanh nghiệp và cá

nhân trên địa bàn đã không ngần ngại khi mở tài khoản tại Sacombank để thanh

toán trong kinh doanh cũng như việc sử dụng những tiện ích khác.

+ Phát hành giấy tờ có giá: Nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá

tương đối ổn định để sử dụng cho một mục đích nào đó, thỏa mãn mục tiêu tăng

trưởng tín dụng. Lãi suất của loại này phụ thuộc vào sự cấp thiết của việc huy

động vốn nên thường cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thông thường. Điều này

thu hút được người dân mua các giấy tờ có giá ngày càng nhiều, làm cho loại

hình huy động vốn này tăng. Đối với Sacombank Kiên Giang, năm 2005 huy

động vốn từ phát hành giấy tờ có giá đạt 3.437 triệu đồng nhưng đến năm 2006

thì con số này tăng cao và đạt 28.671 triệu đồng, tăng 734,19 % hay tăng 25.234

triệu đồng. Năm 2007, ngân hàng huy động được 45.553 triệu đồng từ phát hành

kỳ phiếu và cổ phiếu, tăng 58,88 % hay tăng 16.882 triệu đồng so với năm 2006.

Năm 2007 Sacombank phát hành trên toàn hệ thống loại kỳ phiếu ghi danh USD

để bù đắp nhu cầu về ngoại tệ ngày càng cao của một nền kinh tế đang phát triển.

+ Kênh huy động vốn chiếm một phần rất nhỏ là tiền gửi của tổ chức tín

dụng khác: Năm 2005, do mới đi vào hoạt động nên ngân hàng chưa thiết lập

được mối quan hệ với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Do đó kênh huy

động nầy chưa có. Sang năm 2006, tình hình hoạt động kinh doanh của ngân

hàng phát triển tốt và ngân hàng đã phần nào khẳng định được vị thế của mình

trên địa bàn. Lúc này, các tổ chức tín dụng khác như Ngân hàng Sài Gòn - Hà

Nội (SHB), ngân hàng Kiên Long, ngân hàng Phương Đông…đã gửi phần tiền

Page 37: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 37

nhàn rỗi của mình vào Sacombank để sinh lời. Cụ thể: Năm 2006, vốn huy động

từ tiền gửi các tổ chức tín dụng khác là 2.142 triệu đồng. Năm 2007 là 6.571 triệu

đồng, tăng 4.429 triệu đồng đồng hay tăng 67,4 % so với năm 2006. Dù chiếm

một tỷ lệ nhỏ nhưng đây cũng là một công cụ huy động vốn khá hiệu quả.

Ngoài VNĐ, ngân hàng còn huy động vốn bằng vàng và ngoại tệ, chủ yếu

là USD.

Qua phân tích trên ta thấy rằng Ngân hàng đã huy động vốn bằng nhiều

kênh khác nhau và có sự tăng cao qua 3 năm ( 2005-2007 ). Các loại hình tiền

gửi đa dạng đã tạo sự thuận tiện cho khách hàng nhất là những khách hàng chưa

dự tính được việc sử dụng tiền trong tương lai gần. Nguồn vốn huy động chủ yếu

tăng từ tiền gửi của tổ chức và dân cư, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là tiền

gửi tiết kiệm. Vốn huy động tăng nhanh là hướng đi tích cực và đáng mừng vì lúc

này vốn nhàn rỗi trong dân được huy động tối đa vào ngân hàng từ đó đầu tư cho

các nhu cầu phát triển kinh tế.

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG

SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH KIÊN GIANG

Đi đôi với công tác huy động vốn là công tác cho vay. Trong cơ cấu cho vay

theo thời hạn thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỉ lệ lớn trong tổng doanh số cho

vay. Nghiệp vụ cho vay phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Tín dụng

là nghiệp vụ sinh lời lớn nhất của ngân hàng thương mại thông qua thu lãi cho

vay. Tuy nhiên đây cũng là một nghiệp vụ phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do

vậy thực hiện tốt công tác cho vay sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công của

mỗi ngân hàng.

Tín dụng là nghiệp vụ phức tạp vì ngân hàng áp dụng nhiều hình thức cấp

tín dụng khác nhau như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức,…với nhiều kỳ

hạn và hình thức đảm bảo khác nhau. Mỗi hình thức cấp tín dụng lại có kỹ thuật

cho vay, thu nợ, thu lãi riêng. Vì vậy trong giới hạn của bài này em chỉ đi sâu vào

phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi

nhánh Kiên Giang.

Page 38: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 38

4.2.1 Phân tích tình hình cho vay

4.2.1.1 Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế

Nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về vốn của các tổ chức, cá nhân ngày một

tăng. Và ngân hàng chính là nơi cung ứng vốn tốt nhất để các tổ chức, cá nhân

đến giao dịch. Sau đây là bảng số liệu phản ánh tình hình vay vốn của các tổ

chức, cá nhân tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang qua 3

năm (2005-2007 )

Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NGÂN

HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH KIÊN GIANG QUA 3 NĂM

(2005-2007)

đvt: triệu đồng Chênh lệch

Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Tổ chức 303.636 65 560.593 67,5 1.112.882 70 256.957 84,63 552.289 98,52

Cá nhân 163.496 35 269.915 32,5 476.949 30 106.419 65,09 207.034 76,70

Tổng cộng 467.132 100 830.508 100 1.589.831 100 363.376 77,79 759.323 91,43

(Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang)

303,636

560,593

1,112,882

163,496269,915

476,949

0

200,000

400,000

600,000

800,000

1,000,000

1,200,000

2005 2006 2007Năm

Triệu đồng

Tổ chức Cá nhân

Đồ thị 4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng Sài Gòn

Thương Tín chi nhánh Kiên Giang qua 3 năm ( 2005-2007 )

Page 39: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 39

Dựa vào bảng 4 và đồ thị 4 về doanh số cho vay theo thành phần kinh tế ta

thấy rằng doanh số cho vay ngắn hạn đều tăng qua 3 năm ( 2005-2007 ). Với

khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn nên doanh số

cho vay của tổ chức luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn doanh số cho vay cá nhân. Theo

thống kê của cục thống kê tỉnh Kiên Giang thì toàn tỉnh có hơn 5 ngàn doanh

nghiệp thì có đến 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây cũng là điều kiện thuận

lợi để Sacombank Kiên Giang thực hiện được định hướng phát triển của mình là

trở thành ngân hàng tốt nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cụ thể về doanh số cho vay theo thành phần kinh tế qua 3 năm ( 2005-2007

) như sau: Năm 2005 doanh số cho vay tổ chức là 303.636 triệu đồng, chiếm

65% tổng doanh số cho vay ngắn hạn; doanh số cho vay cá nhân là 163.496 triệu

đồng. Năm 2006 doanh số cho vay tổ chức là 560.593 triệu đồng, tăng 84,63%

hay tăng 256.957 triệu đồng so với năm 2005. Doanh số cho vay cá nhân là

269.915 triệu đồng, tăng 65,09 % hay tăng 106.419 triệu đồng so với năm 2005.

Tính đến 31/12/2007, doanh số cho vay tổ chức tăng cao và đạt 1.112.882 triệu

đồng, chiếm 70% tổng doanh số cho vay và tăng 552.289 triệu đồng hay tăng

98,52 5 so với năm 2006. Doanh số cho vay cá nhân luôn thấp hơn doanh số cho

vay tổ chức nhưng qua các năm vẫn có sự gia tăng về số tiền lẫn tỷ trọng: Năm

2006 tăng 106.419 triệu đồng đồng hay tăng 65,09 % so với năm 2005; năm

2007 tăng 207.034 triệu đồng hay tăng 76,7 % so với năm 2006.

Nguyên nhân của sự gia tăng doanh số cho vay tổ chức là do trong điều

kiện mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới thì nhu cầu vốn đối với các

doanh nghiệp là rất lớn. Hơn nữa, các doanh nghiệp phải đẩy nhanh hoạt động

kinh doanh để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy

ngân hàng là nơi hỗ trợ vốn tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp. Thêm vào đó, công tác tiếp thị của ngân hàng ngày càng hiệu quả,

danh sách các khách hàng “VIP” doanh nghiệp ngày một tăng. Việc thẩm định

nhanh hồ sơ vay vốn, sau đó giải quyết nhanh gọn các thủ tục cộng với lãi suất

thỏa thuận, tiến độ giải ngân kịp thời nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu kinh doanh

của khách hàng cũng là một yếu tố thu hút khách hàng là các doanh nghiệp. Bởi

vì hầu hết các doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng để bổ sung vốn lưu

động, nguồn vốn thiếu hụt tạm thời. Do vậy, các doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn

Page 40: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 40

tại ngân hàng nhằm quay nhanh vòng vốn, đảm bảo kịp thời cho quá trình hoạt

động sản xuất kinh doanh. Còn đối với khách hàng cá nhân, Ngân hàng đã tổ

chức một bộ phận riêng chuyên giao dịch với khách hàng. Cho vay cá nhân đơn

giản hơn nhiều so với cho vay doanh nghiệp vì số tiền cho vay tương đối nhỏ, hồ

sơ vay không phức tạp, không cần phân tích đánh giá báo cáo tài chính vậy nên

doanh số cho vay sẽ thấp hơn cho vay doanh nghiệp.

4.2.1.2 Tình hình cho vay theo ngành kinh tế

Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG

SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH KIÊN GIANG QUA 3 NĂM ( 2005-2007 )

đvt: triệu đồng Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Năm Ngành Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Thương mại dịch vụ 186.853 40 307.288 37 635.932 40,0 120.435 64,45 328.644 106,95

Nông nghiệp 163.496 35 290.678 35 580.288 36,5 127.182 77,79 289.611 99,63

Tiêu dùng 70.070 15 107.966 13 222.576 14,0 37.896 54,08 114.610 106,15

Khác 46.713 10 124.576 15 151.034 9,5 77.863 166,68 26.458 21,24

TỔNG CỘNG 467.132 100 830.508 100 1.589.831 100 363.376 77,79 759.323 91,43

( Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang )

0

100,000

200,000

300,000

400,000

500,000

600,000

700,000

2005 2006 2007 Năm

Triệu đồng

Thương mại dịch vụ Nông nghiệp Tiêu dùng Khác

Đồ thị 5: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại Ngân hàng Sài Gòn Thương

Tín chi nhánh Kiên Giang qua 3 năm ( 2005-2007 )

Page 41: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 41

Từ bảng 5 và đồ thị 5 ta nhận thấy kết quả phân phối nguồn vốn cho vay

theo ngành kinh tế như sau:

+ Ngành thương mại dịch vụ: Năm 2005 doanh số cho vay là 186.853 triệu

đồng. Đến năm 2006 doanh số cho vay đạt 307.288 triệu đồng, tăng 120.435 triệu

đồng hay tăng 64,45 % so với năm 2005. Năm 2007, doanh số cho vay ngành

thương mại dịch vụ tiếp tục tăng và đạt 635.932 triệu đồng, tăng 328.644 triệu

đồng hay tăng 106,95 % so với năm 2006. Nguyên nhân tăng là do cơ cấu kinh tế

của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thương mại -dịch vụ - du lịch

nên trong những năm gần đây ngành thương mại - dịch vụ phát triển nhanh. Từ

năm 2005 đến năm 2007 theo thống kê của cục thống kê tỉnh Kiên Giang, tổng

sản phẩm trên địa bàn ( GDP ) của ngành thương mại - dịch vụ chỉ đứng sau

ngành nông, lâm, thủy sản. Trong đó thì các hoạt động dịch vụ có mức đóng góp

GDP nhiều nhất trong tổng GDP của ngành thương mại - dịch vụ. Đặc biệt Kiên

Giang có hai trung tâm thương mại - dịch vụ- du lịch đầy tiềm năng phát triển là

Phú Quốc và Hà Tiên. Mặc dù tại Phú Quốc, Sacombank cũng thành lập chi

nhánh riêng. Riêng tại Rạch Giá có khu vực lấn biển với nhiều dự án phát triển

kinh tế ra đời cũng được xem là trung tâm thương mại - dịch vụ hấp dẫn. Hơn

nữa, các dự án kinh tế ra đời đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhu cầu vốn để xây dựng

nhà tại khu vực này tăng cao. Trong những năm gần đây, tỉnh Kiên Giang đã đầu

tư xây dựng nhiều trung tâm thương mại, chợ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt trao

đổi hàng hóa của người dân trong tỉnh. Nắm bắt được tình hình đó nên

Sacombank Kiên Giang luôn chú trọng tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

hiện đại đối với nhóm ngành thương mại dịch vụ. Vì vậy, doanh số cho vay đối

với ngành thương mại dịch vụ ngày càng tăng.

+ Ngành nông nghiệp: Ngân hàng cho vay nông nghiệp với các mục đích

như: cho vay để bổ sung vốn kinh doanh vật tư nông nghiệp ( phân bón, thuốc trừ

sâu,..); vay bổ sung vốn để sản xuất nông nghiệp (trồng trọt chăn nuôi); vay bổ

sung vốn mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp; vay vốn để

chuyển nhượng bất động sản ( đất ở, đất sản xuất nông nghiệp ).

Kiên Giang là tỉnh trọng điểm về sản xuất nông – lâm nghiệp. Tiềm năng

nông nghiệp của tỉnh rất phong phú và đa dạng bao gồm lúa, các cây công nghiệp

Page 42: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 42

ngắn, dài ngày; cây đặc sản ( hồ tiêu); các loại gia súc, gia cầm; thủy sản; rừng và

các đặc sản rừng;…Nông nghiệp là thế mạnh kinh tế của tỉnh, được ưu tiên đầu

tư phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhận thấy nhu cầu vay vốn của

người dân và tổ chức để sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là rất lớn nên ngân

hàng đã cử nhân viên quan hệ khách hàng đến các xã nông nghiệp trên địa bàn để

tiếp thị và hướng dẫn cho bà con về các sản phẩm cho vay nông nghiệp. Do đó,

người dân đến giao dịch với ngân hàng ngày càng nhiều. Từ đặc điểm kinh tế

nông nghiệp như vậy ta có thể thấy rằng doanh số cho vay ngành nông nghiệp có

sự gia tăng qua các năm là điều dễ nhận thấy. Năm 2005 doanh số cho vay là

163.496 triệu đồng chiếm 35% tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Năm 2006

doanh số cho vay đạt 290.678 triệu đồng, tăng 127.182 triệu đồng hay tăng 77,79

% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay đạt 580.288 triệu đồng, tăng

289.611 triệu đồng hay tăng 99,63 % so với năm 2006.

+ Tiêu dùng: Cho vay tiêu dùng là việc tài trợ vốn cho khách hàng nhằm

đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng như đóng học phí, du học, mua sắm vật

dụng gia đình, du lịch,…và các nhu cầu khác nhằm phục vụ đời sống. Cũng như

các ngành khác, doanh số cho vay tiêu dùng cũng có xu hướng tăng qua các năm.

Cụ thể là: Năm 2005 doanh số cho vay đạt 70.070 triệu đồng. Năm 2006 đạt

107.966 triệu đồng, tăng 54,08 % hay tăng 37.896 triệu đồng so với năm 2005.

Năm 2007 đạt 222.576 triệu đồng, tăng 106,15 % hay tăng 114.610 triệu đồng so

với năm 2006. Nguyên nhân tăng là do mức sống được cải thiện, thu nhập tăng

lên, người dân ngày càng có nhu cầu sửa sang nhà cửa, mua sắm hay đi du lịch.

Nhu cầu về xe máy, ô tô và mua sắm trang thiết bị gia đình cũng sẽ tăng lên. Hơn

nữa, điều kiện và thủ tục để có được khoản vay tiêu dùng cũng không quá phức

tạp đối với khách hàng nên khách hàng vay tiêu dùng ngày một tăng. Đối với cho

vay du học thì Sacombank đã nghiên cứu triển khai bộ sản phẩm “Hỗ trợ du học”

từ năm 2003 nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh, sinh viên Việt Nam

có cơ hội được tiếp cận với các nền giáo dục tiến tiến trên thế giới. Và với xu

hướng hội nhập quốc tế thì trong tương lai Sacombank sẽ nghiên cứu nhiều sản

phẩm để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có nguyện vọng được đi du học nhưng

chưa đủ tài chính. Sản phẩm này đã thu hút được nhiều du học sinh đến với ngân

hàng, làm doanh số cho vay tiêu dùng tăng qua các năm.

Page 43: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 43

+ Ngành khác: Doanh số cho vay ngành khác qua 3 năm ( 2005-2007 ) như

sau: Năm 2005 doanh số cho vay là 46.713 triệu đồng. Năm 2006 đạt 124.576

triệu đồng, tăng 77.863 triệu đồng hay tăng 166,68 % so với năm 2005. Năm

2007 đạt 151.034 triệu đồng, tăng 26.458 triệu đồng hay tăng 21,24 % so với

năm 2006.

Dù chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn nhưng nó

cũng góp phần làm đa dạng hóa hình thức cho vay, giúp cho ngân hàng có thêm

nhiều khách hàng và tăng doanh số cho vay.

Qua phân tích số liệu trên cho thấy rằng doanh số cho vay của ngân hàng

Sacombank Kiên Giang tăng qua các năm và ngành thương mại - dịch vụ chiếm

tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Điều này chứng tỏ ngân

hàng sử dụng vốn rất hiệu quả và cần duy trì xu hướng tăng trưởng này để đảm

bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên doanh số

cho vay cao thì cũng đồng nghĩa với việc tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động tín

dụng. Vậy công tác thu hồi nợ của ngân hàng như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu

qua phần phân tích doanh số thu nợ của ngân hàng qua 3 năm ( 2005-2007 ).

4.2.2 Phân tích tình hình thu nợ

Thu nợ là một vấn đề rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi

ngân hàng. Việc thu hồi nợ có đúng, đủ và nhanh chóng hay không là do chiến

lược thu nợ của từng ngân hàng và ý thức trả nợ của khách hàng. Việc thu nợ của

ngân hàng thể hiện qua doanh số thu nợ. Do vậy, doanh số thu nợ phần nào phản

ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng như khả năng đánh giá khách hàng

của cán bộ tín dụng.

4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Như đã phân tích ở phần 4.2.1.1 về doanh số cho vay theo thành phần kinh

tế thì tổ chức và cá nhân đều có doanh số cho vay tăng qua các năm. Vậy việc thu

nợ của Ngân hàng đối với những khoản vay đó được thể hiện qua doanh số thu

nợ như thế nào? Doanh số thu nợ của ngân hàng Sacombank Kiên Giang thể

hiện qua bảng số liệu sau:

Page 44: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 44

Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NGÂN

HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH KIÊN GIANG QUA 3 NĂM

(2005-2007)

đvt: triệu đồng

Chênh lệch Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Tổ chức 292.499 65 518.966 68,7 936.492 72 226.467 77,42 417.526 80,45

Cá nhân 157.500 35 236.443 31,3 364.191 28 78.943 50,12 127.748 54,03

Tổng cộng 449.999 100 755.409 100 1.300.683 100 305.410 67,87 545.274 72,18

( Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang )

292,499

518,966

936,492

157,500236,443

364,191

0

200,000

400,000

600,000

800,000

1,000,000

2005 2006 2007 Năm

Triệu đồng

Tổ chức Cá nhân

Đồ thị 6: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng Sài Gòn

Thương Tín chi nhánh Kiên Giang qua 3 năm ( 2005-2007 )

Nhìn vào bảng 6 và đồ thị 6 có thể thấy rằng: doanh số thu nợ đối với tổ

chức và cá nhân đều tăng qua các năm.

+ Doanh số thu nợ tổ chức: Năm 2005 doanh số thu nợ đạt 292.499 triệu

đồng. Năm 2006 doanh số thu nợ là 518.966 triệu đồng, tăng 226.467 triệu đồng

hay tăng về tỷ trọng là 77,42 % so với năm 2005. Năm 2007 doanh số thu nợ là

936.492 triệu đồng, tăng 417.526 triệu đồng hay tăng 80,45 % so với năm 2006.

+ Doanh số thu nợ cá nhân: Năm 2005 doanh số thu nợ đạt 157.500 triệu

đồng. Năm 2006 doanh số thu nợ là 236.443 triệu đồng, tăng 78.943 triệu đồng

hay tăng về tỷ trọng là 50,12 % so với năm 2005. Năm 2007 doanh số thu nợ là

364.191 triệu đồng, tăng 127.748 triệu đồng hay tăng 54,03 % so với năm 2006.

Page 45: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 45

Doanh số thu nợ đối với cả hai thành phần kinh tế này đều đạt kết quả cao

qua 3 năm ( 2005-2007 ). Có được kết quả như vậy là do cán bộ tín dụng luôn

theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Nếu khách hàng sử dụng vốn

vay không đúng mục đích như trong hợp đồng tín dụng thì bộ phận tín dụng sẽ có

biện pháp can thiệp kịp thời. Qua công tác thẩm định hồ sơ vay và theo dõi quá

trình sử dụng vốn của khách hàng thì hầu như các khách hàng đều có phương án

sản xuất kinh doanh khả thi và sử dụng vốn vay đúng mục đích. Do đó, các tổ

chức, cá nhân đều có đủ nguồn trả nợ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của

mình. Hơn nữa, đây là món vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động nên cơ sở sản

xuất cũng dễ dàng thu hồi được vốn một cách nhanh chóng. Đồng thời cán bộ tín

dụng luôn nhắc nhở khách hàng trả nợ vay khi gần đến hạn trả để khách hàng có

sự chuẩn bị. Thêm vào đó là hầu hết khách hàng đều có ý thức trả nợ rất tốt nên

công tác thu hồi nợ của ngân hàng cũng không gặp nhiều trở ngại. Một nguyên

nhân làm doanh số thu nợ tăng là do doanh số cho vay tăng qua các năm.

4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi

nhánh Kiên Giang qua 3 năm ( 2005-2007) được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG SÀI

GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH KIÊN GIANG QUA 3 NĂM ( 2005-2007 )

đvt: triệu đồng Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Năm Ngành Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Thương mại dịch vụ 180.000 40,0 279.501 37,00 508.266 39,08 99.501 55,28 228.765 81,85

Nông nghiệp 156.149 34,7 276.480 36,60 474.749 36,50 120.331 77,06 198.270 71,71

Tiêu dùng 68.850 15,3 97.709 12,93 188.599 14,50 28.859 41,92 90.890 93,02

Khác 45.000 10,0 101.719 13,47 129.068 9,92 56.719 126,04 27.350 26,89

TỔNG CỘNG 449.999 100 755.409 100 1.300.683 100 305.410 67,87 545.274 72,18

( Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang )

Page 46: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 46

0

100,000

200,000

300,000

400,000

500,000

600,000

2005 2006 2007 Năm

Triệu đồng

Thương mại dịch vụ Nông nghiệp Tiêu dùng Khác

Đồ thị 7: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

chi nhánh Kiên Giang qua 3 năm ( 2005-2007 )

Qua bảng 7 và đồ thị 7 về doanh số thu nợ phân theo ngành kinh tế ta thấy

rằng doanh số thu nợ cũng tăng lên theo xu hướng tăng của doanh số cho vay.

+ Ngành thương mại - dịch vụ: Doanh số thu nợ năm 2005 là 180.000

triệu đồng. Doanh số thu nợ năm 2006 là 279.501 triệu đồng, tăng 99.501 triệu

đồng hay tăng 55,28 % so với năm 2005. Doanh số thu nợ năm 2007 là 508.266

triệu đồng, tăng 228.765 triệu đồng hay tăng 81,85 % so với năm 2006.

Sacombank Kiên Giang có nhiều khách hàng VIP là các công ty xuất nhập khẩu

nông - thủy sản hoạt động có hiệu quả nên việc thu nợ đối với các công ty này rất

thuận lợi. Các doanh nghiệp này được coi là nòng cốt trong hoạt động kinh doanh

xuất nhập khẩu của tỉnh như công ty Nông Lâm Sản Kiên Giang, công ty xuất

nhập khẩu Kiên Giang, công ty Kisimex,…Hay các công ty buôn bán xe gắn máy

(chẳng hạn như công ty Kim Điệp - Kim Tiên ), linh kiện điện tử, tạp hóa. Riêng

khu vực lấn biển thuộc TP Rạch Giá phát triển nhiều loại hình dịch vụ như ăn

uống, nhà nghỉ,…và nhiều công ty TNHH buôn bán về nguyên vật liệu xây dựng,

các thiết bị điện, điện tử,…đang phát triển tốt. Do vậy, doanh số cho vay tăng

liên tục qua các năm và tình hình thu nợ đối với các công ty trong ngành thương

mại - dịch vụ không gặp nhiều khó khăn.

+ Ngành nông nghiệp: Cũng như ngành thương mại - dịch vụ, doanh số

thu nợ đối với ngành nông nghiệp là khá tốt mặc dù tỷ trọng doanh số thu nợ đối

Page 47: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 47

với ngành nông nghiệp thấp hơn. Doanh số thu nợ năm 2005 là 156.149 triệu

đồng. Doanh số thu nợ năm 2006 là 276.480 triệu đồng, tăng 120.331 triệu đồng

hay tăng 77,06 % so với năm 2005. Doanh số thu nợ năm 2007 là 474.749 triệu

đồng, tăng 198.270 triệu đồng hay tăng 71,71 % so với năm 2006. Nguyên nhân

của sự gia tăng này là do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, công việc chăn nuôi,

trồng trọt của người dân đạt được những thành công nhất định nên người nông

dân có đủ vốn để trả nợ cho ngân hàng. Mặc dù những năm qua dịch cúm gia

cầm, dịch lở mồm long móng ở gia súc có xảy ra nhưng người dân đã chủ động

được trong công tác phòng dịch. Bên cạnh đó thì các hộ gia đình, các nhân, trang

trại, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi gia cầm được chính phủ hỗ trợ trực tiếp kinh phí

để khắc phục khó khăn do dịch cúm gia cầm. Và nhiều người đã chuyển hướng

chăn nuôi gia cầm sang hình thức chăn nuôi khác như nuôi tôm, cá các loại,…

nên nạn dịch cũng không ảnh hưởng nhiều đến kết quả chăn nuôi. Đồng bằng

sông Cửu Long nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng là nơi trồng rất nhiều cây

ăn trái, hoa màu,…Khi bán sản phẩm nông nghiệp được giá thì người dân thu

được nhiều lợi nhuận, từ đó tập trung mở rộng trồng trọt và vay vốn ngân hàng

để đầu tư nhiều hơn. Hơn nữa, trung bình hàng năm tỉnh đầu tư 20-30% ngân

sách cho phát triển nông nghiệp, nông thôn với trọng tâm là đầu tư phát triển cơ

sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, ứng dụng

chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi nên sản lượng

nông nghiệp không ngừng gia tăng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác

thu nợ của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói chung và Sacombank

Kiên Giang nói riêng.

+ Tiêu dùng: Doanh số thu nợ đối với tiêu dùng năm 2005 là 68.850 triệu

đồng. Doanh số thu nợ năm 2006 là 97.709 triệu đồng, tăng 28.859 triệu đồng

hay tăng 41,92 % so với năm 2005. Doanh số thu nợ năm 2007 là 188.599 triệu

đồng, tăng 90.890 triệu đồng hay tăng 93,02 % so với năm 2006. Doanh số thu

nợ tiêu dùng tăng là do doanh số cho vay tiêu dùng tăng qua 3 năm (2005-2007 ).

+ Ngành khác: Doanh số thu nợ năm 2005 là 45.000 triệu đồng. Doanh số

thu nợ năm 2006 là 101.719 triệu đồng, tăng 56.719 triệu đồng hay tăng 126,04

% so với năm 2005. Doanh số thu nợ năm 2007 là 129.068 triệu đồng, tăng

27.350 triệu đồng hay tăng 26,89 % so với năm 2006. Ngân hàng luôn đặt ra mục

Page 48: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 48

tiêu thu đúng, thu đủ đối với tất cả các khoản nợ để giảm tối đa nợ quá hạn nên

dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng doanh số thu nợ đối với ngành khác tăng qua 3

năm.

Qua việc phân tích doanh số thu nợ tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi

nhánh Kiên Giang ta thấy rằng công tác thu nợ đạt hiệu quả cao và khách hàng có

ý thức trả nợ rất tốt.

4.2.3 Phân tích tình hình dư nợ

Dư nợ là số tiền ngân hàng đã cho vay đến một thời điểm nào đó. Dư nợ có

ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của ngân hàng.

Nó cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo

cáo. Đồng thời nó cho biết số nợ mà ngân hàng còn phải thu từ khách hàng.

4.2.3.1 Dư nợ theo thành phần kinh tế

Dư nợ theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín qua 3

năm ( 2005-2007 ) được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 8: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN

THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH KIÊN GIANG QUA 3 NĂM (2005-2007).

đvt: triệu đồng Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Năm Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổ chức 50.712 65 100.551 67,5 291.345 66,5 49.839 98,28 190.794 189,75

Cá nhân 27.307 35 48.414 32,5 146.768 33,5 21.107 77,30 98.354 203,15

Tổng cộng 78.019 100 148.965 100 438.113 100 70.946 90,93 289.148 194,10

( Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang )

Page 49: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 49

50,712

100551.375

291,345

27,30748413.625

146,768

050,000

100,000150,000200,000250,000300,000350,000

2005 2006 2007 Năm

Triệu đồng

Tổ chức Cá nhân

Đồ thị 8 : Dư nợ theo thành phần kinh tế tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi

nhánh Kiên Giang qua 3 năm ( 2005-2007 )

Nhìn vào bảng 8 và đồ thị 8 về dư nợ ta thấy rằng dư nợ có sự biến động

tăng qua 3 năm ( 2005-2007 ). Dư nợ phân theo thành phần kinh tế biểu hiện như

sau:

+ Dư nợ tổ chức: Năm 2005 dư nợ là 50.712 triệu đồng. Năm 2006 dư nợ là

100.551 triệu đồng, tăng 49.839 triệu đồng hay tăng về tỷ trọng là 98,28 % so với

năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 219.345 triệu đồng, tăng 190.794 triệu đồng hay

tăng 189,75 % so với năm 2006.

+ Dư nợ cá nhân: Năm 2005 dư nợ là 27.307 triệu đồng. Năm 2006 dư nợ là

48.414 triệu đồng, tăng 21.107 triệu đồng hay tăng về tỷ trọng là 77,3 % so với

năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 146.768 triệu đồng, tăng 98.354 triệu đồng hay

tăng 203,15 % so với năm 2006.

Dư nợ tăng là do có nhiều khoản tiền chưa đến hạn trả nợ của những kỳ

trước chuyển sang và một số khoản nợ được gia hạn. Bên cạnh đó, ngân hàng

luôn tích cực tìm kiếm những khách hàng mới, những khách hàng tiềm năng; đáp

ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng làm cho doanh số cho

vay và doanh số thu nợ đều tăng cao. Dư nợ của tổ chức và cá nhân đều tăng do

doanh số cho vay và doanh số thu nợ của hai thành phần kinh tế này tăng mạnh

qua 3 năm (2005-2007)

Page 50: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 50

4.2.3.2 Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế

Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi

nhánh Kiên Giang qua 3 năm ( 2005-2007 ) được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 9: DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN

THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH KIÊN GIANG QUA 3 NĂM (2005-2007)

đvt:triệu đồng Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Năm Ngành Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Thương mại dịch vụ 27.307 35 48.712 32,70 148.082 33,80 21.405 78,39 99.371 204,00

Nông nghiệp 31.208 40 61.672 41,40 180.283 41,15 30.464 97,62 118.612 192,33

Tiêu dùng 11.703 15 23.685 15,90 65.717 15,00 11.983 102,39 42.032 177,46

Khác 7.802 10 14.896 10 44.030 10,05 7.095 90,93 29.134 195,58

TỔNG CỘNG 78.019 100 148.965 100 438.113 100 70.946 90,93 289.148 194,10

( Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang )

0

20,000

40,000

60,000

80,000

100,000

120,000

140,000

160,000

180,000

200,000

2005 2006 2007 Năm

Triệu đồng

Thương mại dịch vụ Nông nghiệpTiêu dùng Khác

Đồ thị 9: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

chi nhánh Kiên Giang qua 3 năm ( 2005-2007 )

+ Ngành thương mại - dịch vụ: Năm 2005 dư nợ là 23.307 triệu đồng. Năm

2006 dư nợ là 48.712 triệu đồng, tăng 21.405 triệu đồng hay tăng về tỷ trọng là

78,39 % so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 148.082 triệu đồng, tăng 99.371

triệu đồng hay tăng 204 % so với năm 2006.

Page 51: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 51

Trong những năm qua, hoạt động thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh có

sự phát triển đáng kể, giữ được xu thế tăng trưởng về năng lực sản xuất, sản

lượng và giá trị. Hàng hóa phong phú, đa dạng và lưu thông thông suốt. Nhiều

loại hình dịch vụ sản xuất và đời sống hình thành và phát triển ở các vùng trong

tỉnh, góp phần tiêu thụ lượng hàng hóa cũng như giải quyết việc làm cho lao

động trong tỉnh, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Điều

đó cho thấy sự phát triển nhanh chóng của ngành thương mại - dịch vụ. Từ đó

thúc đẩy các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ

phải đảm bảo một năng lực tài chính để có thể phát triển ngày càng tốt hơn.

Sacombank Kiên Giang là một trong những ngân hàng TMCP cho vay doanh

nghiệp vừa và nhỏ tốt nhất cộng với sự nổ lực trong công tác tiếp thị sản phẩm

của nhân viên tín dụng thì ngân hàng đã thu hút được rất nhiều khách hàng là các

doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ làm cho dư nợ ngành này ngày

một tăng.

+ Ngành nông nghiệp: Việc cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn cũng là

một trong những mục tiêu trọng tâm trong hoạt động của ngân hàng Sacombank

Kiên Giang nhằm góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương. Vì vậy dư

nợ đối với ngành nông nghiệp có sự gia tăng qua 3 năm ( 2005-2007 ). Cụ thể:

Năm 2005 dư nợ là 31.208 triệu đồng. Năm 2006 dư nợ là 61.672 triệu đồng,

tăng 30.464 triệu đồng hay tăng về tỷ trọng là 97,62 % so với năm 2005. Năm

2007 dư nợ là 180.283 triệu đồng, tăng 118,612 triệu đồng hay tăng 192,33 % so

với năm 2006.

+ Ngành tiêu dùng: Năm 2005 dư nợ là 11.703 triệu đồng. Năm 2006 dư nợ

là 23.685 triệu đồng, tăng 11.983 triệu đồng hay tăng về tỷ trọng là 102,39 % so

với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 65.717 triệu đồng, tăng 42.032 triệu đồng hay

tăng 177,46 % so với năm 2006. Nguyên nhân tăng là do cho vay tiêu dùng là

một mảng tín dụng đầy tiềm năng và có xu hướng tăng trong tương lai. Sự năng

động trong việc tìm kiếm khách hàng, linh hoạt trong cho vay và đa dạng hóa

hoạt động tín dụng tiêu dùng làm cho doanh số cho vay tăng, dẫn đến dư nợ tiêu

dùng tăng theo qua các năm.

Page 52: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 52

+ Ngành khác: Năm 2005 dư nợ là 7.802 triệu đồng. Năm 2006 dư nợ là

14.896 triệu đồng, tăng 7.095 triệu đồng hay tăng về tỷ trọng là 90,93 % so với

năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 44.030 triệu đồng, tăng 29.134 triệu đồng hay

tăng 195,58 % so với năm 2006.

4.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH

KIÊN GIANG QUA 3 NĂM ( 2005-2007 )

Phân tích tín dụng là một việc làm khá phức tạp và đồi hỏi nhiều nguồn

thông tin chính xác. Ngoài những thông tin từ các bản báo cáo tài chính, chúng ta

cần phân tích thêm một số chỉ tiêu để đánh giá khách quan về hoạt động tín dụng

như sau:

Bảng 10: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN

TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH KIÊN GIANG QUA 3

NĂM ( 2005-2007 )

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 2007 Doanh số cho vay Triệu đồng 467,132 830,508 1,589,831 Doanh số thu nợ Triệu đồng 449,999 755,409 1,300,683 Dư nợ bình quân Triệu đồng 66,316 113,492 293,539 Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 78,019 148,965 438,113 Nguồn vốn huy động Triệu đồng 89,512 250,873 593,031 Tổng tài sản Triệu đồng 148,127 261,103 613,928 Nợ quá hạn Triệu đồng 983 981 975 Hệ số thu nợ % 96 91 82 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 6.79 6.66 4.43 Tỷ lệ nợ quá hạn % 1.26 0.66 0.22

Dư nợ ngắn hạn/NVHĐ (%, lần) 0.87 0.59 0.74 Dư nợ ngắn hạn/Tổng tài sản (%, lần) 0.53 0.57 0.71

(Nguồn: tính toán từ số liệu do Phòng kế toán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên

Giang cung cấp )

* Chỉ tiêu hệ số thu nợ:

Chỉ số này đánh giá hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ vay

của khách hàng. Hệ số thu nợ càng cao thì công tác thu nợ càng hiệu quả. Hệ số

này gần bằng 1 thì càng tốt. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng hệ số này qua

Page 53: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 53

3 năm có giảm nhưng đây là một tỷ lệ có thể nói là khá cao. Chứng tỏ ban lãnh

đạo cũng như cán bộ tín dụng đã rất nổ lực trong công tác thu hồi nợ để đảm bảo

mức tăng trưởng tín dụng. Cụ thể: năm 2005 cứ 1 đồng cho vay thì thu hồi được

0,96 đồng. Năm 2006 cứ 1 đồng cho vay thì thu hồi được 0,91 đồng. Đến năm

2007 cứ 1 đồng cho vay thì chỉ thu hồi được 0,82 đồng, giảm so với năm 2006.

Năm 2007, ngân hàng tăng cường công tác cho vay và tốc độ tăng của doanh số

cho vay năm 2007 so với năm 2006 cao hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ nên

hệ số thu nợ giảm. Tuy nhiên không thể kết luận rằng công tác thu nợ của ngân

hàng là không hiệu quả nếu dựa vào sự giảm sút của hệ số này vì tùy theo từng

thời điểm mà ngân hàng có những mục tiêu tăng trưởng cho phù hợp.

* Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng:

Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng qua 3 năm cụ thể như sau: Năm

2005 vòng quay vốn tín dụng là 6,79 vòng; năm 2006 là 6,66 vòng nhưng đến

năm 2007 chỉ còn 4,43 vòng. Điều này được giải thích là do dư nợ bình quân

năm 2007 so với năm 2006 cao hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ. Mặc dù

vòng quay vốn tín dụng có giảm nhưng đây cũng là những con số chứng tỏ vòng

vốn được luân chuyển khá nhanh. Đây là vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn

nhưng nó cũng phản ánh được vòng quay vốn tín dụng chung của ngân hàng vì

doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng lớn

nhất trong tổng doanh số cho vay, tổng doanh số thu nợ và tổng dư nợ của ngân

hàng.

* Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn:

Nợ quá hạn được hiểu một cách tổng quát là một khoản nợ mà người đi vay

đến hạn phải trả cho ngân hàng cả vốn và lãi theo cam kết trong hợp đồng tín

dụng nhưng người đi vay không trả được cho ngân hàng. Nợ quá hạn có tác động

xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp vay vốn. Nhìn vào bảng số liệu về nợ quá hạn qua 3

năm (2005-2007) của ngân hàng Sacombank Kiên Giang ta thấy rằng: tỷ lệ nợ

quá hạn giảm qua 3 năm. Đó là một kết quả được đánh giá là khá tốt, cho thấy

rằng công tác thu hồi nợ có hiệu quả. Có được kết quả đó là do cán bộ tín dụng

luôn chủ động đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, thỏa thuận với khách hàng

Page 54: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 54

định kỳ thu lãi phù hợp với chu kỳ sản phẩm và kỳ thu nhập của khách hàng. Nếu

khách hàng trễ hạn trả nợ mà không có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì mới

chuyển sang nợ quá hạn. Năm 2005, tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất trong 3 năm với tỷ

lệ là 1,26%. Nguyên nhân là do ngân hàng đi vào hoạt động năm 2002 nên vào

năm 2005 ngân hàng chỉ mới hoạt động được hơn 2 năm. Lúc này, khách hàng

truyền thống cũng như khách hàng tiềm năng chưa có nhiều và một bộ phận

khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích nhưng ngân hàng không kiểm

soát được dẫn đến việc không có nguồn thu để trả nợ ngân hàng đúng hạn. Bên

cạnh đó cũng có không ít khách hàng sử dụng vốn vay không hiệu quả nên thu

nhập từ phương án sản xuất kinh doanh không đủ để trả nợ vay ngân hàng. Do đó

làm tăng nợ quá hạn.

Năm 2005, tình hình thị trường chịu nhiều biến động lớn như giá dầu thô và

gia vàng tăng cao, dịch cúm gia cầm hoành hành nhiều nước trên thế giới trong

đó có Việt Nam. Người chăn nuôi chịu nhiều thiệt hại từ đại dịch này. Điều này

ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân hàng đối với khách hàng vay vốn là

người chăn nuôi gia cầm. Đến năm 2006, 2007 thì tỷ lệ nợ quá hạn giảm. Lý do

là trong 2 năm này việc kiểm tra, quản lý nợ chặt chẽ hơn cộng với việc khách

hàng vay vốn có ý thức trả nợ tốt nên tỷ lệ nợ quá hạn năm 2007 chỉ còn 0,22%.

Nợ quá hạn đối với cho vay tiêu dùng là cao nhất. Lý do là khách hàng khi vay

tiêu dùng thường lạc quan về thu nhập của mình trong khi cuộc sống không loại

trừ những rủi ro ảnh hưởng đến thu nhập, họ không có phương án sản xuất kinh

doanh cho khoản vay nên khi rủi ro xảy ra thì họ thường bị động về nguồn trả nợ.

Cho vay tiêu dùng là một mảng cho vay đầy tiềm năng nhưng cũng không ít rủi

ro cho cả người đi vay và ngân hàng. Dư nợ tăng dần qua 3 năm nhưng tỷ lệ nợ

quá hạn giảm mạnh và ở mức thấp. Điều này cũng chứng minh rằng ngân hàng

đã có những biện pháp hữu hiệu và triệt để nhằm hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn.

* Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên nguồn vốn huy động

Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của 1 đồng vốn huy động. Nhận xét

thấy qua 3 năm (2005-2007) tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên nguồn vốn huy động tăng

giảm không theo một chiều mà có sự giảm sau đó lại tăng. Tỷ lệ tham gia của

vốn huy động vào dư nợ ngắn hạn được thể hiện như sau: Năm 2005 bình quân

Page 55: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 55

0,87 đồng dư nợ ngắn hạn thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2006 bình

quân 0,59 đồng dư nợ ngắn hạn thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2007

tỷ lệ này tăng 0,15 lần so với năm 2006 tức là 0,74 lần.

* Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên tổng tài sản

Chỉ tiêu này tăng liên tục qua 3 năm, cụ thể như sau: năm 2005 cứ 1 đồng

tài sản thì tạo ra dư nợ ngắn hạn là 0,53 đồng; năm 2006 cứ 1 đồng tài sản thì tạo

ra dư nợ ngắn hạn là 0,57 đồng; năm 2007 cứ 1 đồng tài sản thì tạo ra dư nợ ngắn

hạn là 0,71 đồng. Vậy ta thấy rằng trên 50 % tài sản được ngân hàng dùng để

cho vay ngắn hạn, để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Và con số này ngày càng

tăng chứng tỏ qui mô hoạt động của ngân hàng ngày càng được mở rộng.

Kết luận: Qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

ngắn hạn trên đây ta nhận xét thấy rằng công tác cho vay, thu nợ khá tốt, đồng

vốn được quay vòng nhanh, vốn huy động đáp ứng được nhu cầu vay vốn của

khách hàng.

4.4 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH

KIÊN GIANG

4.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh số cho vay

Bảng 11: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH SỐ CHO VAY THEO

NGÀNH KINH TẾ

Số lần cho vay/ngành (lần )

Số tiền cho vay/lần vay (triệu đồng ) Ngành

2005 2006 2007 2005 2006 2007 Thương mại dịch vụ 3,4 3,5 4,9 54.957 87.797 129.782 Nông nghiệp 3,5 4,4 5,1 46.713 66.063 113.782 Tiêu dùng 2,6 2,9 3,1 26.950 37.230 71.799 Ngành khác 2,4 3,7 3,8 19.464 33.669 39.746

(Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang )

Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta xác định các nhân tố ảnh hưởng

tới doanh số cho vay như sau:

4.4.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay năm 2006 so với

năm 2005

Page 56: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 56

● Xác định đối tượng phân tích

Gọi Q06 là doanh số cho vay năm 2006

Q05 là doanh số cho vay năm 2005

a05, a06 lần lượt là số lần cho vay/ngành năm 2005, năm 2006.

b05, b06 lần lượt là số tiền cho vay/lần vay năm 2005, năm 2006.

Ta có:

Q05 = ∑ a05b05 = 3,4 x 54.957 + 3,6 x 46.713 + 2,6 x 26.950 + 2,4 x 19.464 = +

467.132 triệu đồng

Q06 = ∑ a06b06 = (3,5 x 87.797) + (4,4 x 66.063) + (2,9 x 37.230) + (3,7 x 33.669)

= + 830.508 triệu đồng

→ ∆Q = Q06 – Q05 = 830.508 - 467.132 = + 363.376 triệu đồng

Như vậy doanh số cho vay năm 2006 tăng so với năm 2005 là 363.376 triệu

đồng. Doanh số cho vay tăng là do các nhân tố sau đây:

- Ảnh hưởng bởi số lần cho vay/ngành

+ Đối với ngành thương mại - dịch vụ:

∆a = a06b05 – a05 b05 = 3,5 x 54.957 – 3,4 x 54.957 = + 5.495,7 triệu đồng

+ Đối với ngành nông nghiệp:

∆a = a06b05 – a05 b05 = 4,4 x 46.713 – 3,5 x 46.713 = + 42.041,7 triệu đồng

+ Đối với ngành tiêu dùng

∆a = a06b05 – a05 b05 = 2,9 x 26.950 – 2,6 x 26.950 = + 8.085 triệu đồng

+ Đối với ngành khác

∆a = a06b05 – a05 b05 = 3,7 x 19.464 – 2,4 x 19.464 = + 25.303,2 triệu đồng

→ ∆a = + 80.925,6 triệu đồng

- Ảnh hưởng bởi số tiền cho vay/lần vay

+ Đối với ngành thương mại - dịch vụ

∆b = a06b06 – a06b05 = 3,5 x 87.797 - 3,5 x 54.957 = +114.940 triệu đồng

Page 57: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 57

+ Đối với ngành nông nghiệp

∆b = a06b06 – a06b05 = 4,4 x 66.063 – 4,4 x 46.713 = + 85.140 triệu đồng

+ Đối với ngành tiêu dùng

∆b = a06b06 – a06b05 = 2,9 x 37.230 – 2,9 x 26.950 = +29.812 triệu đồng

+ Đối với ngành khác

∆b = a06b06 – a06b05 = 3,7 x 33.669 - 3,7 x 19.464 = +52.558,5 triệu đồng

→ ∆∆∆∆b = + 282.450,5 triệu đồng

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

Bảng 12: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH SỐ

CHO VAY NĂM 2006 SO VỚI NĂM 2005 THEO NGÀNH KINH TẾ

Đvt: triệu đồng

Nhân tố

Ngành

Số lần cho

vay/ngành (lần)

Số tiền cho vay/lần

vay ( triệu đồng)

Tổng hợp các

nhân tố

Thương mại dịch vụ + 5.495,7 +114.940 + 120.435,7

Nông nghiệp + 42.041,7 + 85.140 + 127.181,7

Tiêu dùng + 8.085 +29.812 + 37.897

Ngành khác + 25.303,2 +52.558,5 + 77.861,7

Tổng + 80.925,6 + 282.450,5 + 363.376

(Nguồn: Tính toán từ bảng 11)

∆a + ∆b = a06b06 – a05b05 = + 363.376 triệu đồng → Đúng bằng đối tượng phân

tích ∆Q = Q06 – Q05

● Nhận xét:

+ Đối với ngành thương mại - dịch vụ: Doanh số cho vay năm 2006 tăng so

với năm 2005 là 120.435 triệu đồng, do số lần cho vay tăng 0,1 lần đã làm cho

doanh số cho vay tăng 5.495 triệu đồng và số tiền cho vay/lần vay tăng 32.840

Page 58: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 58

triệu đồng làm cho doanh số cho vay tăng 114.940 triệu đồng. Chứng tỏ ngành

thương mại dịch vụ được chú trọng đầu tư và là một trong những ngành kinh tế

mũi nhọn của tỉnh.

+ Đối với ngành nông nghiệp: Doanh số cho vay năm 2006 tăng so với năm

2005 là 127.181 triệu đồng, do số lần cho vay tăng 0,9 lần đã làm cho doanh số

cho vay tăng 42.041 triệu đồng và số tiền cho vay/lần vay tăng 19.350 triệu đồng

làm cho doanh số cho vay tăng 85.140 triệu đồng. Có sự gia tăng này là do Kiên

giang là một tỉnh trọng điểm về sản xuất nông nghiệp, tiềm năng nông nghiệp rất

phong phú và đa dạng. Hơn nữa ngành nông nghiệp được tỉnh ưu tiên đầu tư phát

triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu nên Ngân hàng đã rất chú trọng đến cho vay

ngành này.

+ Đối với ngành tiêu dùng: Doanh số cho vay năm 2006 tăng so với năm

2005 là 37.897 triệu đồng, do số lần cho vay tăng 0,3 lần đã làm cho doanh số cho

vay tăng 8.085 triệu đồng và số tiền cho vay/lần vay tăng 10.280 triệu đồng làm

cho doanh số cho vay tăng 29.812 triệu đồng. Có sự gia tăng này là do thu nhập

của người dân được cải thiện, nhu cầu cho sinh hoạt hằng ngày của người dân

được nâng cao nên người dân đến vay vốn ngân hàng phục vụ cho tiêu dùng ngày

một tăng.

+ Đối với ngành khác : Doanh số cho vay năm 2006 tăng so với năm 2005

là 77.861 triệu đồng, do số lần cho vay tăng 1,3 lần đã làm cho doanh số cho vay

tăng 25.303 triệu đồng và số tiền cho vay/lần vay tăng 14.205 triệu đồng làm cho

doanh số cho vay tăng 52.558 triệu đồng

4.4.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay năm 2007 so với

năm 2006

● Xác định đối tượng phân tích

Gọi Q07 là doanh số cho vay năm 2007

Q06 là doanh số cho vay năm 2006

a06, a07 lần lượt là số lần cho vay/ngành năm 2006, năm 2007.

b06, b07 lần lượt là số tiền cho vay/lần vay năm 2006, năm 2007.

Ta có:

Page 59: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 59

Q07 = ∑ a07b07 = 4,9 x 129.782 + 5,1 x 113.782 + 3,1 x 71.799 + 3,8 x 39.746 = +

1.460.049,7 triệu đồng

→ ∆Q = Q07 – Q06 = 1589.831 - 830.508 = + 759.323 triệu đồng

Như vậy doanh số cho vay năm 2007 tăng so với năm 2006 là 759.323 triệu

đồng. Doanh số cho vay tăng là do các nhân tố sau đây:

- Ảnh hưởng bởi số lần cho vay/ngành

+ Đối với ngành thương mại dịch vụ:

∆a = a07b06 – a06 b06 = 4,9 x 87.797 – 3,5 x 87.797 = + 122.915,8 triệu đồng

+ Đối với ngành nông nghiệp:

∆a = a07b06 – a06 b06 = 5,1 x 66.063 – 4,4 x 66.063 = + 46.244,1 triệu đồng

+ Đối với ngành tiêu dùng

∆a = a07b06 – a06 b06 = 3,1 x 37.230 – 2,9 x 37.230 = + 7.446 triệu đồng

+ Đối với ngành khác

∆a = a07b06 – a06 b06 = 3,8 x 33.669 – 3,7 x 33.669 = + 3.366,9 triệu đồng

→ ∆a = + 179.972,8 triệu đồng

- Ảnh hưởng bởi số tiền cho vay/lần vay

+ Đối với ngành thương mại dịch vụ

∆b = a07b07 – a07b06 = 4,9 x 129.782 – 4,9 x 87.797 = + 205.726,5 triệu đồng

+ Đối với ngành nông nghiệp

∆b = a07b07 – a07b06 = 5,1 x 113.782 – 5,1 x 66.063 = + 243.366,9 triệu đồng

+ Đối với ngành tiêu dùng

∆b = a07b07 – a07b06 = 3,1 x 71.799 – 3,1 x 37.230 = + 107.163,9 triệu đồng

+ Đối với ngành khác

∆b = a07b07 – a07b06 = 3,8 x 39.746 – 3,8 x 33.669 = + 23.092,6 triệu đồng

→ ∆∆∆∆b = + 579.349,9 triệu đồng

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

Page 60: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 60

Bảng 13: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH SỐ

CHO VAY NĂM 2007 SO VỚI NĂM 2006 THEO NGÀNH KINH TẾ

Đvt: triệu đồng

Nhân tố

Ngành

Số lần cho

vay/ngành (lần)

Số tiền cho vay/lần

vay ( triệu đồng)

Tổng hợp các

nhân tố

Thương mại dịch vụ + 122.915,8 + 205.726,5 +328.642,3

Nông nghiệp + 46.244,1 + 243.366,9 + 289.611

Tiêu dùng + 7.446 + 107.163,9 + 114.609,9

Ngành khác + 3.366,9 + 23.092,6 + 26.459,5

Tổng + 179.972,8 + 579.349,9 + 759.323

(Nguồn: Tính toán từ bảng 11)

∆a + ∆b = a07b07 – a06b06 = +759.323 triệu đồng → Đúng bằng đối tượng phân

tích ∆Q = Q07 – Q06

● Nhận xét:

+ Đối với ngành thương mại dịch vụ: Doanh số cho vay năm 2007 tăng so

với năm 2006 là 328.642 triệu đồng, do số lần cho vay tăng 1,4 lần đã làm cho

doanh số cho vay tăng 122.915 triệu đồng và số tiền cho vay/lần vay tăng 41.985

triệu đồng làm cho doanh số cho vay tăng 205.726 triệu đồng.

+ Đối với ngành nông nghiệp: Doanh số cho vay năm 2007 tăng so với năm

2006 là 289.611 triệu đồng, do số lần cho vay tăng 0,7 lần đã làm cho doanh số

cho vay tăng 46.244 triệu đồng và số tiền cho vay/lần vay tăng 47.719 triệu đồng

làm cho doanh số cho vay tăng 243.367 triệu đồng.

+ Đối với ngành tiêu dùng: Doanh số cho vay năm 2007 tăng so với năm

2006 là 114.610 triệu đồng, do số lần cho vay tăng 0,2 lần đã làm cho doanh số

cho vay tăng 7.446 triệu đồng và số tiền cho vay/lần vay tăng 34.569 triệu đồng

làm cho doanh số cho vay tăng 107.164 triệu đồng.

Page 61: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 61

+ Đối với ngành khác : Doanh số cho vay năm 2007 tăng so với năm 2006

là 26.459 triệu đồng, do số lần cho vay tăng 0,1 lần đã làm cho doanh số cho vay

tăng 3.367 triệu đồng và số tiền cho vay/lần vay tăng 6.077 triệu đồng làm cho

doanh số cho vay tăng 23.092 triệu đồng.

4.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh số thu nợ

Bảng 14: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH SỐ THU NỢ

THEO NGÀNH KINH TẾ

Ngành Số lần thu nợ/ngành

(lần ) Số tiền thu nợ/lần thu

( triệu đồng ) 2005 2006 2007 2005 2006 2007 Thương mại dịch vụ 3,4 3,4 4,7 52.941 82.206 108.142 Nông nghiệp 3,5 4,3 5,0 44.614 64.298 94.950 Tiêu dùng 2,5 3,1 3,1 27.540 31.519 60.838 Ngành khác 2,4 3,7 3,7 18.750 27.492 34.883

(Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang )

4.4.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ năm 2006 so với

năm 2005

● Xác định đối tượng phân tích

Gọi Q06 là doanh số thu nợ năm 2006

Q05 là doanh số thu nợ năm 2005

a05, a06 lần lượt là số lần thu nợ/ngành năm 2005, năm 2006.

b05, b06 lần lượt là số tiền thu nợ/lần thu năm 2005, năm 2006.

Ta có:

Q05 = ∑ a05b05 = ( 3,4 x 52.941 ) + ( 3,5 x 44.641 ) + ( 2,5 x 27.540 ) + ( 2,4 x

18750) = + 449.999 triệu đồng

Q06 = ∑ a06b06 = ( 3,4 x 82.206 ) + ( 4,3 x 64.298 ) + ( 3,1 x 31.519 ) + ( 3,7 x

27.492 ) = + 755.409 triệu đồng

→ ∆Q = Q06 – Q05 = 755.409 – 449.999 = + 305.410 triệu đồng

Như vậy doanh số thu nợ năm 2006 tăng so với năm 2005 là 305.410 triệu

đồng. Doanh số cho vay tăng là do các nhân tố sau đây:

Page 62: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 62

- Ảnh hưởng bởi số lần thu nợ/ngành

+ Đối với ngành thương mại dịch vụ:

∆a = a06b05 – a05 b05 = 3,4 x 52.941 – 3,4 x 52.941 = 0 triệu đồng

+ Đối với ngành nông nghiệp:

∆a = a06b05 – a05 b05 = 4,3 x 44.614 - 3,5 x 44.614 = + 35.691 triệu đồng

+ Đối với ngành tiêu dùng

∆a = a06b05 – a05 b05 = 3,1 x 27.540 – 2,5 x 27.540 = + 16.524 triệu đồng

+ Đối với ngành khác

∆a = a06b05 – a05 b05 = 3,7 x 18.750 – 2,4 x 18.750 = + 24.375 triệu đồng

→ ∆a = + 76.590 triệu đồng

- Ảnh hưởng bởi số tiền thu nợ/lần thu

+ Đối với ngành thương mại dịch vụ

∆b = a06b06 – a06b05 = 3,4 x 82.206 – 3,4 x 52.941 = + 99.501 triệu đồng

+ Đối với ngành nông nghiệp

∆b = a06b06 – a06b05 = 4,3 x 64.298 – 4,3 x 44.614= + 84.640 triệu đồng

+ Đối với ngành tiêu dùng

∆b = a06b06 – a06b05 = 3,1 x 31.519 – 3,1 x 27.540= + 12.335 triệu đồng

+ Đối với ngành khác

∆b = a06b06 – a06b05 = 3,7 x 27.492 - 3,7 x 18.750 = +32.344 triệu đồng

→ ∆∆∆∆b = + 228.820 triệu đồng

Page 63: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 63

● Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

Bảng 15: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH SỐ

THU NỢ NĂM 2006 SO VỚI NĂM 2005 THEO NGÀNH KINH TẾ

Nhân tố

Ngành

Số lần thu nợ/ngành

(lần)

Số tiền thu nợ/lần

thu ( triệu đồng)

Tổng hợp các

nhân tố

Thương mại dịch vụ 0 + 99.501 + 99.501

Nông nghiệp + 35.691 + 84.640 + 120.331

Tiêu dùng + 16.524 + 12.335 + 28.859

Ngành khác + 24.375 + 32.344 + 56.719

Tổng + 76.590 + 228.820 + 305.410

(Nguồn: Tính toán từ bảng 14)

● Nhận xét:

+ Đối với ngành thương mại dịch vụ: Doanh số thu nợ năm 2006 tăng so

với năm 2005 là 99.501 triệu đồng, do số tiền thu nợ/lần thu tăng 29.265 triệu

đồng làm cho doanh số thu nợ tăng 99.501 triệu đồng, trong khi số lần thu nợ

không tăng.

+ Đối với ngành nông nghiệp: Doanh số thu nợ năm 2006 tăng so với năm

2005 là 120.331 triệu đồng, do số lần thu nợ tăng 0,8 lần đã làm cho doanh số thu

nợ tăng 35.691 triệu đồng và số tiền thu nợ/lần thu tăng 19.684 triệu đồng làm

cho doanh số thu nợ tăng 84.640 triệu đồng.

+ Đối với ngành tiêu dùng: Doanh số thu nợ năm 2006 tăng so với năm

2005 là 28.859 triệu đồng, do số lần thu nợ tăng 0,6 lần đã làm cho doanh số thu

nợ tăng 16.524 triệu đồng và số tiền thu nợ/lần thu tăng 3.979 triệu đồng làm cho

doanh số thu nợ tăng 12.335 triệu đồng.

+ Đối với ngành khác : Doanh số thu nợ năm 2006 tăng so với năm 2005 là

56.719 triệu đồng, do số lần thu nợ tăng 1,3 lần đã làm cho doanh số thu nợ tăng

Page 64: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 64

24.375 triệu đồng và số tiền thu nợ/lần thu tăng 8.742 triệu đồng làm cho doanh

số thu nợ tăng 32.344 triệu đồng

4.4.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ năm 2007 so với

năm 2006

● Xác định đối tượng phân tích

Gọi Q06 là doanh số thu nợ năm 2006

Q07 là doanh số thu nợ năm 2007

a06, a07 lần lượt là số lần thu nợ/ngành năm 2006, năm 2007.

b06, b07 lần lượt là số tiền thu nợ/lần thu năm 2006, năm 2007.

Ta có: ∆Q = Q07 – Q06 với

Q07 = ∑ a07b07 = (4,7 x 108.142) + ( 5 x 94.950 ) + ( 3,1 x 60.838 ) + ( 3,7 x

34.883) = 1.300.638 triệu đồng

→ ∆Q = Q07 - Q06 = 1.300.638 - 755.409 = + 545.274 triệu đồng

Như vậy doanh số cho vay năm 2007 tăng so với năm 2006 là 545.274 triệu

đồng. Doanh số cho vay tăng là do các nhân tố sau đây:

- Ảnh hưởng bởi số lần thu nợ/ngành

+ Đối với ngành thương mại dịch vụ:

∆a = a07b06 – a06 b06 = 4,7 x 82.206 – 3,4 x 82.206 = + 106.868 triệu đồng

+ Đối với ngành nông nghiệp:

∆a = a07b06 – a06 b06 = 5 x 64.298– 4,3 x 64.298= + 45.008 triệu đồng

+ Đối với ngành tiêu dùng

∆a = a07b06 – a06 b06 = 3,1 x 31.519– 3,1 x 31.519 = 0 triệu đồng

+ Đối với ngành khác

∆a = a07b06 – a06 b06 = 3,7 x 27.492 – 3,7 x 27.492 = 0 triệu đồng

→ ∆a = + 151.876 triệu đồng

- Ảnh hưởng bởi số tiền thu nợ/lần thu

+ Đối với ngành thương mại dịch vụ

Page 65: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 65

∆b = a07b07 – a07b06 = 4,7 x 108.142 – 4,7 x 82.206 = + 121.897triệu đồng

+ Đối với ngành nông nghiệp

∆b = a07b07 – a07b06 = 5 x 94.950– 5 x 64.298 = + 153.261 triệu đồng

+ Đối với ngành tiêu dùng

∆b = a07b07 – a07b06 = 3,1 x 60.838 – 3,1 x 31.519= + 90.890 triệu đồng

+ Đối với ngành khác

∆b = a07b07 – a07b06 = 3,7 x 34.883– 3,7 x 27.492 = + 27.350 triệu đồng

→ ∆∆∆∆b = + 393.398 triệu đồng

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

Bảng 16: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH SỐ

THU NỢ NĂM 2007 SO VỚI NĂM 2006 THEO NGÀNH KINH TẾ

Nhân tố

Ngành

Số lần thu nợ/ngành

(lần)

Số tiền thu nợ/lần

thu ( triệu đồng)

Tổng hợp các

nhân tố

Thương mại dịch vụ +106.868 + 121.897 + 228.765

Nông nghiệp + 45.008 + 153.261 + 198.269

Tiêu dùng 0 + 90.890 + 90.890

Ngành khác 0 + 27.350 + 27.350

Tổng + 151.876 + 393.398 + 545.274

(Nguồn: Tính toán từ bảng 14)

● Nhận xét:

+ Đối với ngành thương mại dịch vụ: Doanh số thu nợ năm 2007 tăng so với

năm 2006 là 228.765 triệu đồng, do số lần thu nợ tăng 1,3 lần đã làm cho doanh

số thu nợ tăng 106.868 triệu đồng và số tiền thu nợ/lần thu tăng 25.936 triệu

đồng làm cho doanh số thu nợ tăng 121.897 triệu đồng.

+ Đối với ngành nông nghiệp: Doanh số thu nợ năm 2007 tăng so với năm

2006 là 198.269 triệu đồng, do số lần thu nợ tăng 0,7 lần đã làm cho doanh số thu

Page 66: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 66

nợ tăng 45.008 triệu đồng và số tiền thu nợ/lần thu tăng 30.652 triệu đồng làm

cho doanh số thu nợ tăng 153.261 triệu đồng.

+ Đối với ngành tiêu dùng: Doanh số thu nợ năm 2007 tăng so với năm

2006 là 90.890 triệu đồng, do số tiền thu nợ/lần thu tăng 29.319 triệu đồng làm

cho doanh số thu nợ tăng 90.890 triệu đồng và số lần thu nợ không tăng so với

năm 2006.

+ Đối với ngành khác : Doanh số thu nợ năm 2007 tăng so với năm 2006 là

27.350 triệu đồng, do số tiền thu nợ/lần thu tăng 7.391 triệu đồng làm cho doanh

số thu nợ tăng 27.350 triệu đồng, số lần thu nợ không tăng so với năm 2006.

4.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới dư nợ

Bảng 17: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI DƯ NỢ THEO NGÀNH

KINH TẾ

Ngành Số khách hàng dư nợ (khách

hàng) Số dư nợ bình quân/khách

hàng (triệu đồng) 2005 2006 2007 2005 2006 2007

Thương mại dịch vụ 312 358 450 88 136 329 Nông nghiệp 327 541 481 95 114 375 Tiêu dùng 193 201 289 61 118 227 Ngành khác 98 114 225 80 131 196

( Nguồn: phòng kế toán ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang )

4.4.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ năm 2006 so với năm 2005

theo ngành kinh tế

● Xác định đối tượng phân tích

Gọi Q06 là dư nợ theo ngành kinh tế năm 2006

Q05 là dư nợ theo ngành kinh tế năm 2005

a05, a06 lần lượt là số khách hàng dư nợ năm 2005, năm 2006.

b05, b06 lần lượt là số dư nợ bình quân/khách hàng năm 2005, năm 2006.

Ta có: ∆Q = Q06 - Q05 với

Q05 = ∑ a05b05 = ( 312 x 88 ) + ( 327 x 95 ) + ( 193 x 61) + ( 98 x 80 ) = + 78.019

triệu đồng

Page 67: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 67

Q06 = ∑ a06b06 = ( 358 x 136 ) + ( 541 x 114 ) + ( 201 x 118 ) + ( 114 x 131 ) = +

148.965 triệu đồng

→ ∆Q = Q06 – Q05 = + 70.946 triệu đồng

Như vậy dư nợ năm 2006 tăng so với năm 2005 là 70.946 triệu đồng. Dư nợ

tăng là do các nhân tố sau đây:

- Ảnh hưởng bởi số khách hàng dư nợ

+ Đối với ngành thương mại dịch vụ:

∆a = a06b05 – a05 b05 = 358 x 88 – 312 x 88 = + 4.026 triệu đồng

+ Đối với ngành nông nghiệp:

∆a = a06b05 – a05 b05 = 541 x 95 – 327 x 95 = + 20.423 triệu đồng

+ Đối với ngành tiêu dùng

∆a = a06b05 – a05 b05 = 201 x 61 – 193 x 61 = + 485 triệu đồng

+ Đối với ngành khác

∆a = a06b05 – a05 b05 = 114 x 80 – 98 x 80 = + 1.274 triệu đồng

→ ∆a = + 26.208 triệu đồng

- Ảnh hưởng bởi số dư nợ bình quân/khách hàng

+ Đối với ngành thương mại dịch vụ

∆b = a06b06 – a06b05 = 358 x 136 – 358 x 88 = + 17.379 triệu đồng

+ Đối với ngành nông nghiệp

∆b = a06b06 – a06b05 = 541 x 114 – 541 x 95 = + 10.041 triệu đồng

+ Đối với ngành tiêu dùng

∆b = a06b06 – a06b05 = 201 x 118 – 201 x 61 = + 11.497 triệu đồng

+ Đối với ngành khác

∆b = a06b06 – a06b05 = 114 x 131 – 114 x 80 = + 5.821 triệu đồng

→ ∆∆∆∆b = + 44.738 triệu đồng

Page 68: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 68

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

Bảng 18: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI DƯ NỢ NĂM

2006 SO VỚI NĂM 2005 THEO NGÀNH KINH TẾ

Nhân tố

Ngành

Số khách hàng dư

nợ (khách hàng)

Số dư nợ bình

quân/khách hàng

(triệu đồng)

Tổng hợp các

nhân tố

Thương mại dịch vụ + 4.026 + 17.379 + 21.405

Nông nghiệp + 20.423 +10.041 + 30.464

Tiêu dùng + 485 + 11.497 + 11.982

Ngành khác + 1.274 +5.821 + 7.095

Tổng + 26.208 + 44.738 + 70.946

( Nguồn: Tính toán từ bảng 17)

● Nhận xét:

+ Đối với ngành thương mại dịch vụ: Dư nợ năm 2006 tăng so với năm

2005 là 21.405 triệu đồng, do số khách hàng dư nợ tăng 46 khách hàng làm cho

dư nợ tăng 4.026 triệu đồng và dư nợ bình quân/khách hàng tăng 48 triệu đồng

làm tăng dư nợ là 17.379 triệu đồng .

+ Đối với ngành nông nghiệp: Dư nợ năm 2006 tăng so với năm 2005 là

30.464 triệu đồng, do số khách hàng dư nợ tăng 214 khách hàng làm tăng dư nợ

là 20.423 triệu đồng và dư nợ bình quân/khách hàng tăng 19 triệu đồng làm cho

dư nợ tăng 10.041 triệu đồng.

+ Đối với ngành tiêu dùng: Dư nợ năm 2006 tăng so với năm 2005 là

11.982 triệu đồng, do số khách hàng dư nợ tăng 8 khách hàng làm cho dư nợ tăng

485 triệu đồng và số dư nợ bình quân/khách hàng tăng so với năm trước là 57

triệu đồng làm dư nợ tăng 11.497 triệu đồng.

+ Đối với ngành khác : Dư nợ 2006 tăng so với năm 2005 là 7.095 triệu đồng,

do số khách hàng dư nợ tăng 16 khách hàng làm dư nợ tăng 1.274 triệu đồng và

Page 69: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 69

số dư nợ bình quân/khách hàng tăng 51 triệu đồng nên làm cho dư nợ tăng 5.821

triệu đồng.

4.4.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ năm 2007 so với năm 2006 theo

ngành kinh tế

● Xác định đối tượng phân tích

Gọi Q07 là dư nợ theo ngành kinh tế năm 2007

a07 là số khách hàng dư nợ năm 2007.

b07 lần lượt là số dư nợ bình quân/khách hàng năm 2007.

Ta có: ∆Q = Q07 - Q06 với

Q07 = ∑ a07b07 = 450 x 329 + 481 x 375 + 289 x 227 + 225 x 196 = + 438.113

triệu đồng

→ ∆Q = Q07 – Q06 = 438.113 - 148.965 = + 289.148 triệu đồng

Như vậy dư nợ năm 2007 tăng so với năm 2006 là 289.148 triệu đồng. Dư

nợ tăng là do các nhân tố sau đây:

- Ảnh hưởng bởi số khách hàng dư nợ

+ Đối với ngành thương mại dịch vụ:

∆a = a07b06 – a06 b06 = 450 x 136 – 358 x 136 = + 12.518 triệu đồng

+ Đối với ngành nông nghiệp:

∆a = a07b06 – a06 b06 = 481 x 114 – 541 x 114 = - 6.840 triệu đồng

+ Đối với ngành tiêu dùng

∆a = a07b06 – a06 b06 = 289 x 118 – 201 x118 = + 10.370 triệu đồng

+ Đối với ngành khác

∆a = a07b06 – a06 b06 = 225 x 131 -114 x 131= +14.504 triệu đồng

→ ∆a = + 30.552 triệu đồng

- Ảnh hưởng bởi số dư nợ bình quân/khách hàng

+ Đối với ngành thương mại dịch vụ

∆b = a07b07 – a07b06 = 450 x 329 – 450 x 136 = + 86.853 triệu đồng

Page 70: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 70

+ Đối với ngành nông nghiệp

∆b = a07b07 – a07b06 = 481 x 375 – 481 x 114 = + 125.452 triệu đồng

+ Đối với ngành tiêu dùng

∆b = a07b07 – a07b06 = 289 x 227 – 289 x 118 = + 31.662 triệu đồng

+ Đối với ngành khác

∆b = a07b07 – a07b06 = 225 x 196 - 225 x 131 = + 14.630 triệu đồng

→ ∆∆∆∆b = + 258.596 triệu đồng

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

Bảng 19: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI DƯ NỢ NĂM

2007 SO VỚI NĂM 2006 THEO NGÀNH KINH TẾ

Nhân tố

Ngành

Số khách hàng dư

nợ (khách hàng)

Số dư nợ bình

quân/khách hàng

(triệu đồng)

Tổng hợp các

nhân tố

Thương mại dịch vụ + 12.518 + 86.853 + 99.371

Nông nghiệp - 6.840 + 125.452 + 118.612

Tiêu dùng + 10.370 + 31.662 + 42.032

Ngành khác + 14.504 + 14.630 + 29.134

Tổng + 30.552 + 258.596 + 289.148

( Nguồn: Tính toán từ bảng 17)

● Nhận xét:

+ Đối với ngành thương mại dịch vụ: Dư nợ năm 2007 tăng so với năm

2006 là 99.371 triệu đồng, do số khách hàng dư nợ tăng 92 khách hàng làm cho

dư nợ tăng 12.518 triệu đồng và dư nợ bình quân/khách hàng tăng193 triệu đồng

làm tăng dư nợ là 86.853 triệu đồng .

+ Đối với ngành nông nghiệp: Dư nợ năm 2007 tăng so với năm 2006 là

118.612 triệu đồng, do số khách hàng dư nợ giảm 60 khách hàng làm dư nợ giảm

Page 71: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 71

6.840 triệu đồng nhưng dư nợ bình quân/khách hàng tăng 261 triệu đồng làm cho

dư nợ tăng 125.452 triệu đồng.

+ Đối với ngành tiêu dùng: Dư nợ năm 2007 tăng so với năm 2006 là

42.032 triệu đồng, do số khách hàng dư nợ tăng 88 khách hàng làm cho dư nợ

tăng 10.370 triệu đồng và số dư nợ bình quân/khách hàng tăng so với năm trước

là 109 triệu đồng làm dư nợ tăng 31.662 triệu đồng.

+ Đối với ngành khác : Dư nợ 2007 tăng so với năm 2006 là 29.134 triệu

đồng, do số khách hàng dư nợ tăng 111 khách hàng làm dư nợ tăng 14.504 triệu

đồng và số dư nợ bình quân/khách hàng tăng 65 triệu đồng nên làm cho dư nợ

tăng 14.630 triệu đồng.

Page 72: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 72

Chương 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH KIÊN

GIANG

Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập thì buộc các ngân hàng phải nổ lực

hết mình để đối mặt với những thách thức và đón nhận những cơ hội đến với

mình. Các ngân hàng phải có những hướng đi đúng đắn để đưa ngân hàng mình

phát triển bền vững và ổn định. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động

kinh doanh cũng như hoạt động tín dụng tại ngân hàng? Trong giới hạn của bài

luận văn này em xin đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động

kinh doanh cũng như hoạt động tín dụng tại ngân hàng Sacombank Kiên Giang

như sau:

5.1 GIẢI PHÁP VỀ GIẢM CHI PHÍ

Từ phân tích chương 3 về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua

3 năm (2005-2007) ta nhận thấy rằng tốc độ tăng chi phí năm sau so với năm

trước luôn cao hơn tốc độ tăng doanh thu. Cụ thể là:

+ Năm 2006 so với năm 2005: tốc độ tăng chi phí là 139,17 %, tốc độ tăng doanh

thu là 84,48 %.

+ Năm 2007 so với năm 2006: tốc độ tăng chi phí là 179,02 %, tốc độ tăng doanh

thu là 147,58 %.

Do vậy Ngân hàng cần có những chính sách để giảm tốc độ tăng của chi phí

so với doanh thu.

Hơn nữa phần thu nhập ngoài lãi còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng

doanh thu. Do đó, Ngân hàng cần tăng các khoản doanh thu ngoài lãi như thu phí

dịch vụ, tư vấn, kinh doanh ngoại hối,…

5.2 GIẢI PHÁP VỀ HUY ĐỘNG VỐN

Qua phân tích ở mục 4.1 về tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3

năm ta thấy rằng vốn huy động tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng

nguồn vốn. Điều này giúp Ngân hàng chủ động hơn trong công tác cho vay và

Page 73: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 73

đầu tư kinh doanh. Do đó Ngân hàng cần tiếp tục phát huy những chính sách về

huy động vốn để hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển tốt. Trong đó, huy

động vốn bằng tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư chiếm một tỷ trọng lớn

trong tổng nguồn vốn huy động. Do đó, trước hết ngân hàng cần có những chính

sách để thu hút luồng tiền nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn.

Tâm lý của người gửi tiền là luôn quan tâm tới lãi suất huy động nên ngân hàng

cần xem lãi suất là một công cụ tài chính quan trọng trong việc huy động vốn.

Mỗi ngân hàng đều có chiến lược hay lý do riêng khi quyết định tăng lãi suất huy

động nhưng mục đích chính vẫn là thu hút lượng tiền hiện đang luân chuyển

trong thị trường để phục vụ cho mục đích tài chính nào đó. Tuy nhiên việc tăng

giảm lãi suất nằm trong sự giám sát và cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Vì

vậy ngân hàng cần áp dụng lãi suất tiền gửi hấp dẫn và được điều chỉnh linh hoạt

theo diễn biến của thị trường.

Đời sống người dân càng được nâng cao thì đòi hỏi các dịch vụ ngân hàng

phải luôn luôn được cải tiến, đảm bảo sự tiện ích, hiện đại và đa năng. Do đó, để

cạnh tranh với các TCTD khác trên địa bàn cùng các đối thủ như bảo hiểm, bưu

điện trong việc thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cũng như dịch vụ thanh

toán thì Ngân hàng cần phát triển và cho ra đời nhiều loại hình dịch vụ thẻ đa

dạng và tiện ích. Đặc biệt là các dịch vụ thanh toán hộ như thanh toán tiền điện

nước, điện thoại,… Ngân hàng cần chú trọng đến việc tăng nguồn vốn huy động

bằng tiền gửi thanh toán vì huy động bằng loại hình tiền gửi này có thể thu phí

dịch vụ mà chi phí trả lãi thấp. Ngân hàng có thể dùng nguồn vốn này để cho vay

trong ngắn hạn.

Bên cạnh đó cần đa dạng hóa hình thức tiền gửi, cung cấp các dịch vụ trọn

gói cho khách hàng. Trong công tác công tác huy động vốn cần phân loại khách

hàng để có những chính sách ưu đãi đối với khách hàng có nguồn tiền gửi lớn.

Tiếp cận với những khách hàng có người thân ở nước ngoài để mở dịch vụ

chuyển tiền kiều hối.

5.3 GIẢI PHÁP VỀ CHO VAY

Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng

nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy ngân hàng cần có chính sách tín dụng

Page 74: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 74

phù hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, bảo đảm tăng trưởng tín

dụng an toàn và hiệu quả.

Qua phân tích chương 4 về hoạt động tín dụng ngắn hạn ta nhận thấy rằng

cho vay đối với ngành thương mại dịch vụ và nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn về

doanh số cho vay và dư nợ. Hơn nữa đây là những ngành kinh tế mũi nhọn của

tỉnh, luôn được tỉnh đầu tư phát triển và công tác thu nợ đối với hai ngành rất

hiệu quả, hầu hết khách hàng có ý thức trả nợ tốt. Vì vậy, Ngân hàng cần tiếp tục

phát huy cho vay đối với ngành nông nghiệp và ngành thương mại dịch vụ.

Trong tương lai Ngân hàng nên mở rộng cho vay tiêu dùng cá nhân vì thu

nhập của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu cho sinh hoạt hằng ngày

ngày một tăng nên đây là một mảng tín dụng đầy tiềm năng. Hơn nữa thủ tục cho

vay đơn giản nên dễ dàng cho khách hàng đến vay vốn. Tuy nhiên loại hình này

cũng chứa nhiều rủi ro nếu người dân không chủ động được nguồn trả nợ khi đáo

hạn. Đây cũng là loại hình cho vay có tỷ lệ nợ quá hạn cao trong những năm qua

tại Ngân hàng. Do đó, bên cạnh việc mở rộng cho vay tiêu dùng thì Ngân hàng

cần phải xem xét kỹ khả năng trả nợ của khách hàng để giảm tỷ lệ rủi ro của loại

hình cho vay này.

Thêm vào đó ngân hàng cần có những biện pháp sau đây để nâng cao chất

lượng của hoạt động tín dụng:

+ Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng: cán bộ tín dụng là hạt nhân trong

hoạt động tín dụng vì cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng

vay vốn; theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng; đôn đốc khách

hàng trả nợ khi đáo hạn. Vì vậy, để nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng ngân

hàng cần có kế hoạch tổ chức những buổi tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức về

chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng khác dành cho cán bộ tín dụng. Đặc biệt là

các kiến thức về pháp luật để họ không mắc phải những sai lầm mang tính chất vi

phạm pháp luật khi tác nghiệp. Đối với Sacombank Kiên Giang với đội ngũ cán

bộ tín dụng còn rất trẻ thì việc đào tạo, tập huấn này là rất cần thiết để nâng cao

hơn nữa trình độ của cán bộ tín dụng. Đồng thời ngân hàng cũng nên xem xét để

thuyên chuyển sang bộ phận khác những nhân viên tín dụng thiếu kiến thức

chuyên môn nghiệp vụ và kiên quyết loại bỏ những cán bộ yếu kém về tư cách

Page 75: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 75

đạo đức, thiếu trung thực. Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần có những chính sách

khen thưởng đúng lúc và kịp thời nhằm khuyến khích, động viên cán bộ nhân

viên làm việc tốt hơn.

+ Quản lý rủi ro: Như đã nói ở trên, tín dụng là nghiệp vụ đem lại nhiều lợi

nhuận cho ngân hàng nhưng cũng chứa đựng không ít rủi ro. Rủi ro tín dụng là

những tổn thất do khách hàng không trả được nợ hoặc sự giảm sút chất lượng của

những khoản vay. Việc quản lý rủi ro cần phải được ngân hàng hết sức quan tâm.

Ngân hàng cần đầu tư về công nghệ thông tin, các trang thiết bị hiện đại phục vụ

cho công tác thu thập và xử lý thông tin. Xem công tác quản lý rủi ro là điều kiện

cần và đủ để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

5.4 NHỮNG GIẢI PHÁP KHÁC ĐỂ THU HÚT KHÁCH HÀNG

+ Chú trọng công tác quảng cáo, tiếp thị:

Cách làm truyền thống mà các doanh nghiệp hay ngân hàng thường sử dụng

trong quảng cáo, tiếp thị là sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như báo

chí, phát thanh, truyền hình, internet,…Nhưng điều quan trọng là phải phát huy

được lợi thế của từng phương tiện quảng cáo và phải cân nhắc giữa lợi ích do

quảng cáo mang lại và chi phí dành cho quảng cáo; làm sao để quảng cáo dạt

hiệu quả cao mà chi phí là thấp nhất. Từ khi thành lập, Sacombank Kiên Giang

đã quan tâm đến công tác tiếp thị hình ảnh của mình đến với người dân như trao

tặng học bổng cho học sinh, tặng ghế đá cho các đơn vị trong tỉnh, quảng cáo trên

sóng phát thanh truyền hình,…Với bộ sản phẩm “Hỗ trợ du học” ngân hàng nên

quan tâm đến những đối tượng có con em chuẩn bị hoặc có ý định đi du học để tư

vấn hướng dẫn họ đến ngân hàng tiếp cận với bộ sản phẩm cho vay này.

+ Tạo dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng

Trong môi trường đầy tính cạnh tranh thì việc tạo dựng mối quan hệ thân

thiết với khách hàng không phải là chuyện dễ dàng đối với tất cả cá ngân hàng.

Ngân hàng cần có những chính sách để giữ chân khách hàng cũ và tìm kiếm

nhiều khách hàng mới, khách hàng tiềm năng. Đó là sự chăm sóc, phục vụ ân cần

chu đáo đối với khách hàng trong tất cả các khâu của công việc. Đối với khách

hàng truyền thống, có nhiều giao dịch với ngân hàng thì nên tặng quà cho họ vào

những dịp lễ, sinh nhật,..để thể hiện sự quan tâm đối với khách hàng. Hằng năm

Page 76: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 76

ngân hàng nên tổ chức hội nghị khách hàng để lắng nghe, tiếp thu những ý kiến

đóng góp cũng như những phản hồi từ khách hàng để công tác phục vụ khách

hàng ngày càng hoàn thiện hơn

Page 77: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 77

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Qua việc phân tích chung về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như đi

sâu vào phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sacombank Kiên

Giang qua 3 năm ( 2005-2007 ) ta nhận thấy rằng ngân hàng Sài Gòn Thương

Tín chi nhánh Kiên Giang đã không ngừng phấn đấu vươn lên và đạt được những

thành tựu đáng kể.

+ Về kết quả hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận của Ngân hàng tăng mạnh

qua 3 năm. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu chậm hơn so với tốc độ tăng chi phí.

Do đó, trong tương lai Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa về việc giảm chi phí để

tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.

+ Về công tác huy động vốn: Trong những năm qua ngân hàng đã áp dụng

lãi suất tiền gửi hấp dẫn và được điều chỉnh linh hoạt theo thị trường. Điều này

đã thu hút được một lượng lớn khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng. Do vậy

vốn huy động ngày một tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Vốn

huy động đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nhân dân trên địa bàn. Ngân

hàng đã không cần sử dụng đến vốn điều chuyển từ hội sở. Ngân hàng huy động

vốn chủ yếu từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư. Bên cạnh đó thì việc

phát hành kỳ phiếu, cổ phiếu cũng giúp cho ngân hàng tăng nguồn vốn huy động

và đa dạng hóa hình thức huy động.

+ Về công tác cho vay: Hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng có

hiệu quả và được đầu tư mở rộng, tạo ra nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Doanh

số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ đều tăng qua các năm, đặc biệt là trong ngắn

hạn. Trong đó thì ngành thương mại - dịch vụ và ngành nông nghiệp là những

ngành chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay, tổng doanh số thu nợ,

tổng dư nợ. Còn cho vay tiêu dùng là một thị trường được đánh giá là có nhiều

tiềm năng trong tương lai. Điều đáng mừng là tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng

giảm qua các năm và luôn ở mức thấp nên hoạt động tín dụng được coi là an toàn

và hiệu quả. Vòng quay vốn tín dụng được coi là khá cao nhưng lại có xu hướng

Page 78: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 78

giảm qua các năm nên ngân hàng cũng cần lưu ý đến điều này để vòng vốn luôn

được luân chuyển nhanh và an toàn.

Ngoài việc kinh doanh thì hàng năm Sacombank Kiên Giang còn thực hiện

nhiều hoạt động hướng đến cộng đồng như tổ chức giải việt dã “cùng Sacombank

chạy vì sức khỏe cộng đồng”, trao tặng học bổng cho học sinh nghèo học giỏi

của các trường phổ thông trong tỉnh, trao tặng hàng trăm ghế đá cho các ban

ngành trong tỉnh,…

Bên cạnh những mặt đạt được thì ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh

Kiên Giang cũng gặp không ít những khó khăn do những nguyên nhân khách

quan và chủ quan. Đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD trên cùng địa bàn,

những biến động bất thường của nền kinh tế thế giới; hoạt động kinh doanh bị

ảnh hưởng bởi một số cơ chế chính sách từ Ngân hàng Nhà nước,…

Nhìn chung hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm là an toàn và

hiệu quả, cho thấy sự nổ lực phấn đấu của tập thể Ban lãnh đạo cùng nhân viên

ngân hàng trong suốt những năm qua.

6.2 KIẾN NGHỊ

Qua thời gian thực tập tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên

Giang, em hiểu hơn về hoạt động tín dụng cũng như những kiến thức thực tế về

hoạt động của ngân hàng. Nhưng do còn hạn chế về kiến thức thực tiễn và thời

gian thực tập có hạn nên em xin đưa ra một số kiến nghị đối với ngân hàng cũng

như các ban ngành trong tỉnh để hoạt động của ngân hàng ngày càng tốt hơn.

Đối với chính quyền địa phương, các Ban ngành có liên quan ٭

Các đơn vị có liên quan cần đơn giản hóa thủ tục, các loại giấy tờ công

chứng và giải quyết nhanh các hồ sơ để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng

khi đến giao dịch.

Chính quyền địa phương cần hỗ trợ ngân hàng trong việc cung cấp thông

tin khách hàng, các giấy tờ có liên quan.

Đối với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín ٭

Xây dựng chính sách tín dụng chặt chẽ và phù hợp.

Page 79: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 79

Tăng cường công tác tuyển dụng nhân sự cho những chi nhánh còn thiếu

cán bộ, nhân viên.

Tạo ra khung lãi suất huy động và lãi suất cho vay linh hoạt và có tính cạnh

tranh cao.

Coi trọng công tác đào tạo cán bộ đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu phát triển

của một ngân hàng hiện đại.

Ngân hàng cần cập nhật thêm thông tin về hoạt động của các ngân hàng chi

nhánh trên trang Web của Ngân hàng để khách hàng thuận tiện hơn trong việc tra

cứu thông tin.

Đối với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang ٭

Hiện tại số lượng máy ATM của chi nhánh còn ít nên ngân hàng cần đầu tư

để trang bị thêm nhiều máy ATM tại các khu dân cư đông đúc, trường học, bệnh

viện, siêu thị,…để tạo thuận lợi cho chủ tài khoản khi giao dịch với ngân hàng.

Ngày nay với sự ra đời của nhiều TCTD thì sự cạnh tranh là điều tất yếu và

sự cạnh tranh này càng ngày càng sôi động và gay gắt. Theo thống kê trên trang

web: http://kehoach.kiengiang.gov.vn đưa tin vào ngày 7/12/2007 thì tính đến

cuối năm 2006 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 36 TCTD hoạt động, gồm: 6

TCTD Nhà nước, 6 TCTD cổ phần, 24 TCTD hợp tác, với mạng lưới phục vụ

120 điểm ( 58 trụ sở chính, chi nhánh các cấp và 62 phòng, điểm giao dịch, quỹ

tiết kiệm, đáp ứng tốt nhu cầu vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của các

thành phần kinh tế và nhân dân trên địa bàn. Do đó Ngân hàng nên tăng cường

công tác tiếp thị quảng bá hình ảnh của ngân hàng và mở thêm các phòng giao

dịch ở các khu vực có tiềm năng, các huyện nông nghiệp trong tỉnh để thu hút

khách hàng gửi tiền và vay vốn.

Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác đào tạo, mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho

cán bộ, nhân viên ngân hàng đồng thời nên có các phong trào thi đua, khen

thưởng và các hoạt động xã hội nhằm xây dựng một tập thể đoàn kết và vững

mạnh.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng, phương tiện làm việc giúp cho cán bộ nhân viên

của ngân hàng làm việc nhanh và hiệu quả hơn.

Page 80: 4043203

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương, Bùi Văn Trịnh Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Chín 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PTS. Nguyễn Đăng Dờn ( 2000 ). Tiền tệ và ngân hàng, NXB TPHCM.

2. Th.s Thái Văn Đại (2005). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng, Trường Đại học

Cần Thơ.

3. TS. Nguyễn Minh Kiều ( 2007 ). Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng,

NXB tài chính.

4. Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín. Bản tin nhà đầu tư, tháng 12/2007.

5. Tạp chí Best Bank – Vietnam 2007.

6. Tạp chí thương mại.

7. Tin Sacombank, tháng 12/2007.

8. Tin Sacombank, ngày 15/03/2008.

9. Web: www.kiengiang.gov.vn