4
Cuốn sách NIÊM YẾT SÀN MỸ là một đóng góp nhỏ của cá nhân tôi để bù đấp vào khe hở kiến thức này. Một bức xúc lớn lao khác của các doanh nhân Việt Nam là tại sao các quỹ đầu tư nước ngoài không năng động hơn nữa trong việc đầu tư trực tiếp vào các công ty chúng ta? Các bạn phải hiểu rằng một quỹ đầu tư mạo hiểm hay một công ty đa quốc gia sẽ phải cân nhắc và vượt bao nhiêu là rào cản từ pháp lý, nhân sự đến ROI (return on investment) và rủi ro trước khi họ quyết định đầu tư. Vì sự tốn phí to lớn này, họ thường không thấy lợi ích trong việc đầu tư vào một công ty vừa-nhỏ (SME), nhất là ở một quốc gia nhỏ bé. Khi niêm yết sàn Mỹ và bán ra một sản phẩm (cổ phiếu) rất quen thuộc với các quỹ đầu tư thế giới về giá cả (valuation), về sự thoái vốn (exit) vì tính thanh khoản và không vướng mắc vào một rủi ro pháp lý nào, các bạn đã đơn giản hóa tiến trình đầu tư cho các cổ đông nước ngoài. Đây là giải pháp tốt nhất cho các SME của Việt Nam nếu bạn cần tài trợ liên tục để phát triển công ty. Một điểm quan trọng nữa các bạn cần lưu ý khi duyệt xét giải pháp Niêm Yết Sàn Mỹ. Để lên sàn Mỹ, các bạn chỉ cần theo đúng những đòi hỏi về pháp lý, về kỷ cương công ty, về cấu trúc tài chánh. Các nhà tư vấn độc lập có thể giúp quý bạn khá dễ dàng. Tuy nhiên, việc bán ra các cổ phiếu cho các nhà đầu tư đại chúng là điều hết sức khó khăn. Sàn Mỹ có hơn 15.000 công ty niêm yết với đủ thể loại và tầm cỡ. Làm thế nào để nhà đầu tư biết và chịu mua cổ phiếu của công ty bạn là một bài toán nan giải của 90% công ty niêm yết. Tôi nói rất nhiều về cách khắc phục yếu điểm này trong cuốn sách. Sau cùng, điều quan trọng nhất là tôi bày tỏ rất giản dị những kinh nghiệm của cá nhân tôi trong việc lên sàn Mỹ. Tôi viết như tâm sự của một người bạn, của một người đi trước trao tặng cho một người đi sau. Tôi không khách sáo, không dùng những mỹ từ cao sang hay lý thuyết cứng ngắt để làm phức tạp những suy nghĩ và tính toán của các bạn. Đây thực sự là cuốn sách của một người bạn cho một người đồng hành. Mong các bạn thật nhiều may mắn và thắng lợi trong hành trình làm ăn. Alan Phan, Chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA Kính thưa Quý Bạn, Tháng 6 năm 2008, tôi có về Việt Nam để nói chuyện trong một bữa dạ yến thân mật với sự tham dự của hơn 200 CEO và Quản trị viên của các công ty hiện niêm yết trên các sàn HoSE, HaSTC và OTC. Băn khoăn lớn nhất của các nhà quản lý này là sự thiếu hụt một chiến lược tài chánh hữu hiệu để đối phó với tình trạng kinh tế suy thoái toàn cầu. Tuy vậy, ít ai nghĩ đến một giải pháp quan trọng và hiệu quả là việc niêm yết công ty mình trên sàn Mỹ, thay vì sàn Việt Nam hay các sàn Á Châu. Tại sao? Tất cả đều cùng chia sẻ là do không có nhiều kiến thức thực dụng về sàn Mỹ. Với họ, sàn Mỹ là sân chơi của những công ty đa quốc gia nổi danh và những thị giá khổng lồ như: Microsoft, Intel, GE, Walmart, Goldman Sachs… Họ đã lầm to. Thực sự, niêm yết sàn Mỹ dễ hơn sàn Việt từ phí tổn đến thời giờ.

4pagesAds

  • Upload
    vy-tran

  • View
    183

  • Download
    5

Embed Size (px)

Citation preview

Cuốn sách NIÊM YẾT SÀN MỸ là một đóng góp nhỏ của cá nhân tôi để bù đấp vào khe hở kiến thức này.

Một bức xúc lớn lao khác của các doanh nhân Việt Nam là tại sao các quỹ đầu tư nước ngoài không năng động hơn nữa trong việc đầu tư trực tiếp vào các công ty chúng ta? Các bạn phải hiểu rằng một quỹ đầu tư mạo hiểm hay một công ty đa quốc gia sẽ phải cân nhắc và vượt bao nhiêu là rào cản từ pháp lý, nhân sự đến ROI (return on investment) và rủi ro trước khi họ quyết định đầu tư. Vì sự tốn phí to lớn này, họ thường không thấy lợi ích trong việc đầu tư vào một công ty vừa-nhỏ (SME), nhất là ở một quốc gia nhỏ bé. Khi niêm yết sàn Mỹ và bán ra một sản phẩm (cổ phiếu) rất quen thuộc với các quỹ đầu tư thế giới về giá cả (valuation), về sự thoái vốn (exit) vì tính thanh khoản và không vướng mắc vào một rủi ro pháp lý nào, các bạn đã đơn giản hóa tiến trình đầu tư cho các cổ đông nước ngoài. Đây là giải pháp tốt nhất cho các SME của Việt Nam nếu bạn cần tài trợ liên tục để phát triển công ty.

Một điểm quan trọng nữa các bạn cần lưu ý khi duyệt xét giải pháp Niêm Yết Sàn Mỹ. Để lên sàn Mỹ, các bạn chỉ cần theo đúng những đòi hỏi về pháp lý, về kỷ cương công ty, về cấu trúc tài chánh. Các nhà tư vấn độc lập có thể giúp quý bạn khá dễ dàng. Tuy nhiên, việc bán ra các cổ phiếu cho các nhà đầu tư đại chúng là điều hết sức khó khăn. Sàn Mỹ có hơn 15.000 công ty niêm yết với đủ thể loại và tầm cỡ. Làm thế nào để nhà đầu tư biết và chịu mua cổ phiếu của công ty bạn là một bài toán nan giải của 90% công ty niêm yết. Tôi nói rất nhiều về cách khắc phục yếu điểm này trong cuốn sách.

Sau cùng, điều quan trọng nhất là tôi bày tỏ rất giản dị những kinh nghiệm của cá nhân tôi trong việc lên sàn Mỹ. Tôi viết như tâm sự của một người bạn, của một người đi trước trao tặng cho một người đi sau. Tôi không khách sáo, không dùng những mỹ từ cao sang hay lý thuyết cứng ngắt để làm phức tạp những suy nghĩ và tính toán của các bạn. Đây thực sự là cuốn sách của một người bạn cho một người đồng hành.

Mong các bạn thật nhiều may mắn và thắng lợi trong hành trình làm ăn.Alan Phan, Chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA

Kính thưa Quý Bạn,

Tháng 6 năm 2008, tôi có về Việt Nam để nói chuyện trong một bữa dạ yến thân mật với sự tham dự của hơn 200 CEO và Quản trị viên của các công ty hiện niêm yết trên các sàn HoSE, HaSTC và OTC. Băn khoăn lớn nhất của các nhà quản lý này là sự thiếu hụt một chiến lược tài chánh hữu hiệu để đối phó với tình trạng kinh tế suy thoái toàn cầu. Tuy vậy, ít ai nghĩ đến một giải pháp quan trọng và hiệu quả là việc niêm yết công ty mình trên sàn Mỹ, thay vì sàn Việt Nam hay các sàn Á Châu.

Tại sao? Tất cả đều cùng chia sẻ là do không có nhiều kiến thức thực dụng về sàn Mỹ. Với họ, sàn Mỹ là sân chơi của những công ty đa quốc gia nổi danh và có những thị giá khổng lồ như: Microsoft, Intel, GE, Walmart, Goldman Sachs… Họ đã lầm to. Thực sự, niêm yết sàn Mỹ dễ hơn sàn Việt từ phí tổn đến thời giờ.

1. Sàn Mỹ sẽ cho công ty bạn một thương hiệu và uy tín cao hơn sàn Việt Nam hay Á Châu

2. Sàn Mỹ có tính thanh khoản cao nên dễ thu hút các nhà đầu tư khắp thế giới

3. Sàn Mỹ thường tăng thị giá của công ty nhờ tính thanh khoản, sự minh bạch, kỷ cương của ban quản lý, giá trị các báo cáo tài chính…

4. Công ty trên sàn Mỹ thường dễ lấy tài trợ (funding) từ các quỹ đầu tư khắp thế giới

5. Các đối tác chiến lược sẽ dễ dàng làm việc với một công ty lên sàn Mỹ hơn là các nơi khác

Cuốn sách NYSM sẽ giúp bạn một nhận thức thực tế để quyết định:

1. Công ty bạn có đủ điều kiện để lên sàn Mỹ?

2. Công ty phải tải cấu trúc thế nào để phù hợp với những đòi hỏi về kỹ cương, quản trị và pháp lý?

3. Chiến lược và chiến thuật nào trong việc bán cổ phần để tạo thị giá cao?

4. Sử dụng lợi thế nào để lấy tài trợ (funding) thật rẻ và nhanh chóng cho công ty?

5. Những kinh nghiệm gì của người đi trước để công ty bạn học hỏi?

lý do để bạn phải cân nhắc về việc đem công ty mình lên

Tác giả: Tiến Sĩ Alan Phan

Tiến Sĩ Alan Phan, Chủ Tịch

Tiến sĩ Alan Phan là doanh nhân Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 1987. Năm 1999, Tập đoàn Harcourt của ông đạt mức thị giá lên đến 670 triệu USD, hiện nay đã tách thành 5 công ty (HRCT, SRRY, ETLK, ENVI và SPXP) và tiếp tục niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Ông cũng là người đầu tiên giới thiệu hệ thống bán cổ phiếu qua mạng và giáo dục online tại Trung Quốc vào năm 1997. Trước đó, ông đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty đa quốc gia cũng như các ngân hàng lớn ở Wall Street. Hiện nay, Tiến sĩ Alan Phan đang là Chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA (quỹ riêng của gia đình), và là chuyên gia tư vấn về Emerging Markets cho một số công ty đa quốc gia tại Mỹ, Âu Châu và Trung Quốc. Ông cũng là cổ đông lớn tại 6 công ty đại chúng ở Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Phan du học Mỹ từ năm 1963. Ông tốt nghiệp bằng cử nhân tại Penn State (USA), MBA tại American Intercontinental (USA), Ph.D tại Sussex (UK) và DBA tại Southern Cross (Australia). Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại các Đại học Mỹ (Colorado, Columbia, Cal State) và Trung Quốc (Fudan, TongJi).

5“ “

1. Sàn Mỹ sẽ cho công ty bạn một thương hiệu và uy tín cao hơn sàn Việt Nam hay Á Châu

2. Sàn Mỹ có tính thanh khoản cao nên dễ thu hút các nhà đầu tư khắp thế giới

3. Sàn Mỹ thường tăng thị giá của công ty nhờ tính thanh khoản, sự minh bạch, kỷ cương của ban quản lý, giá trị các báo cáo tài chính…

4. Công ty trên sàn Mỹ thường dễ lấy tài trợ (funding) từ các quỹ đầu tư khắp thế giới

5. Các đối tác chiến lược sẽ dễ dàng làm việc với một công ty lên sàn Mỹ hơn là các nơi khác

Cuốn sách NYSM sẽ giúp bạn một nhận thức thực tế để quyết định:

1. Công ty bạn có đủ điều kiện để lên sàn Mỹ?

2. Công ty phải tải cấu trúc thế nào để phù hợp với những đòi hỏi về kỹ cương, quản trị và pháp lý?

3. Chiến lược và chiến thuật nào trong việc bán cổ phần để tạo thị giá cao?

4. Sử dụng lợi thế nào để lấy tài trợ (funding) thật rẻ và nhanh chóng cho công ty?

5. Những kinh nghiệm gì của người đi trước để công ty bạn học hỏi?

lý do để bạn phải cân nhắc về việc đem công ty mình lên

Tác giả: Tiến Sĩ Alan Phan

Tiến Sĩ Alan Phan, Chủ Tịch

Tiến sĩ Alan Phan là doanh nhân Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 1987. Năm 1999, Tập đoàn Harcourt của ông đạt mức thị giá lên đến 670 triệu USD, hiện nay đã tách thành 5 công ty (HRCT, SRRY, ETLK, ENVI và SPXP) và tiếp tục niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Ông cũng là người đầu tiên giới thiệu hệ thống bán cổ phiếu qua mạng và giáo dục online tại Trung Quốc vào năm 1997. Trước đó, ông đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty đa quốc gia cũng như các ngân hàng lớn ở Wall Street. Hiện nay, Tiến sĩ Alan Phan đang là Chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA (quỹ riêng của gia đình), và là chuyên gia tư vấn về Emerging Markets cho một số công ty đa quốc gia tại Mỹ, Âu Châu và Trung Quốc. Ông cũng là cổ đông lớn tại 6 công ty đại chúng ở Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Phan du học Mỹ từ năm 1963. Ông tốt nghiệp bằng cử nhân tại Penn State (USA), MBA tại American Intercontinental (USA), Ph.D tại Sussex (UK) và DBA tại Southern Cross (Australia). Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại các Đại học Mỹ (Colorado, Columbia, Cal State) và Trung Quốc (Fudan, TongJi).

5“ “

=

QUỸ ĐẦU TƯ VIASA

Công ty Quỹ đầu tư Viasa trụ sở tại Hong Kong, thành lập từ năm 2001 đến nay đã có những bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực đầu tư doanh nghiệp. Tổng giá trị danh mục vào khoảng 62 triệu USD, đầu tư mua bán cổ phiếu của các công ty trên thị trường chứng khoán Hong Kong và Mỹ. Ban điều hành công ty là những giám đốc dày dặn kinh nghiệm trên thị trường tài chính thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực sáp nhập, mua bán doanh nghiệp.

Viasa Fund đã thực hiện thành công nhiều dự án hợp tác nhằm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ giàu tiềm năng tăng trưởng. Tính đến nay, Viasa Gem Fund đã tiếp nhận thành công 11 doanh nghiệp với tổng trị giá hơn 35 triệu USD với các loại hình kinh doanh đa dạng. Ngoài ra, nhờ vào thị trường giá lên ở Trung Quốc, Quỹ đầu tư Viasa Gem đã tạo được tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) hàng năm là 18,4% trong 5 năm gần đây, mặc cho suy thoái trên thị trường toàn cầu.

BAN QUẢN LÝ

Tiến Sĩ Alan Phan, Chủ TịchTiến sĩ Alan Phan là doanh nhân Việt Kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 1987. Năm 1999, Tập đoàn Harcourt của ông đạt mức thị giá 670 triệu USD, hiện tách thành 5 công ty (HRCT, SRRY, ETLK, ENVI và SPXP) và tiếp tục niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ.Ông cũng là người đầu tiên giới thiệu hệ thống bán cổ phiếu qua mạng và giáo dục online tại Trung Quốc vào năm 1997. Trước đó, ông đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty đa quốc gia cũng như các ngân hàng lớn ở Wall Street. Hiện nay, Tiến sĩ Alan Phan đang là Chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA (quỹ riêng của gia đình), và là chuyên gia tư vấn về Emerging Markets cho nhiều công ty đa quốc gia tại Mỹ, Âu Châu và Trung Quốc. Ông cũng là cổ đông lớn tại 6 công ty công cộng ở Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Phan du học Mỹ từ năm 1963. Ông tốt nghiệp bằng cử nhân tại Penn State (USA), MBA tại American Intercontinental (USA), Ph.D tại Sussex (UK) và DBA tại Southern Cross (Australia). Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại các Đại học Mỹ (Colorado, Columbia, Cal State) và Trung Quốc (Fudan, TongJi).

Thạc Sĩ Peter P. Patton, Giám Đốc Đầu Tư

Ông Patton là một chuyên gia kỳ cựu trong việc mua bán giao dịch tại Wall Street cho các ngân hàng đầu tư nổi danh của Mỹ như Kidder Peabody, Paine Webber và Bear Sterns trong suốt 26 năm. Sau đó, ông thiết lập công ty giao dịch của riêng ông tại Panama gọi là Patton Capital Management. PCM chuyên mua bán commodities và futures. Sau 8 năm ở Panama, ông Patton về Australia và trở thành một nhà đầu tư và phát triển các khu nhà ở sang trọng ở Sydney. Ông gia nhập Viasa vào 2007.

Thạc sĩ Patton đậu bằng Cử Nhân Tài Chánh từ University of Pennsylvania và bằng Thạc Sĩ MBA từ California State University at Los Angeles.

Thạc Sĩ Stephen Tang, Giám Đốc Điều Hành

Ông Tang đã từng làm việc ở các vị trí quản lý cấp cao tại các ngân hàng thương mại vùng ở Hong Kong trước khi thành lập Công ty TNHH Viễn Thông Tài chính (Financial Telecom Ltd.). Ông đã là Chủ tịch của Công ty Sancon Resources Recovery cũng như là Giám đốc của các công ty Harcourt, Elephant Talk Communications và MKA Capital, tất cả các công ty này đều được niêm yết tại Thị trường Chứng khoán Mỹ. Hiện nay, Ông Tang là chủ tịch của Mega-Paci c Capital và Unity One Capital, cả hai công ty này chuyên huy động vốn từ quỹ đầu tư cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp tại Trung Quốc và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trở thành công ty đại chúng tại HongKong và Mỹ. Chuyên môn của Ông Tang bao gồm tư vấn thực hiện sát nhập và mua bán doanh nghiệp, tài chính hợp nhất, tài chính dự án và IPO Ông quản lý các khách hàng trong ngành hàng hải, khai thác gỗ, khai khoáng, sản xuất, thép và thiết bị nặng.

Ông Tang tốt nghiệp MBA tại Viện Quản lý châu Á (Asian Institute of Management) ở Manila, Phillipines.

Thạc Sĩ Betty Lee, CPA, Giám Đốc Hành Chính

Bà Lee gia nhập Viasa vào năm 2007 sau 22 năm kinh nghiệm ở vị trí Kiểm Toán Viên Cao Cấp (Senior Auditor) và các vị trí khác tại KPMG và Arthur Anderson tại Mỹ Quốc. Trước khi nhập cư Mỹ vào năm 1975, bà Lee là Kế Toán Viên tại Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam. Bà tốt nghiệp Thạc Sĩ về Tài Chính tại Đại Học Virginia (USA) và bằng Cử Nhân Kinh Tế tại Đại Học Vạn Hạnh (Saigon).

Hiện nay, Viasa Fund đã có mặt tại Việt Nam cùng với phương châm: “Trở thành đối tác với các doanh nghiệp tiềm năng trên các thị trường công chúng nhằm chia sẻ lợi nhuận” .

Ngoài nguồn vốn đầu tư, trong quá trình hợp tác, các đối tác của Viasa Fund có thể tiếp nhận được các ưu thế từ đội ngũ quản lý, điều hành linh hoạt, năng động, hiểu biết chặt chẽ hệ thống luật pháp quốc tế và nước sở tại, đặc biệt có nhiều kinh nghiệm trên thị trường tài chính quốc tế.