14
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP. HCM KHOA: KẾ TOÁN KIỂM TOÁN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP VÀ VIẾT KHÓA LUẬN (Dành cho sinh viên ngành kế toán kiểm toán) I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHẠM VI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP. 1/ MỤC ĐÍCH: Bước đầu giúp sinh viên tiếp cận và làm quen với môi trường làm việc thực tế tại các doanh nghiệp, đơn vị. Có điều kiện tiếp cận với thực tế về những nội dung đã học thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán qua đó so sánh và rút ra những đánh giá giữa lý thuyết đã học với thực tế về chuyên ngành kế toán kiểm toán. Giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết một nội dung cụ thể liên quan đến công tác kế toán hoặc kiểm toán tại đơn vị thực tập. Kết quả của việc vận dụng này được thể hiện thông qua báo cáo thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp. Giúp sinh viên có điều kiện làm quen dần với chuyên môn đã được đào tạo với thực tế ở các công ty, đơn vị để khi sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm việc ngay do tránh được những bỡ ngỡ ban đầu. 2/ YÊU CẦU: a/ Đối với sinh viên thực tập: Phải có tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc, phải làm việc theo kế hoạch đã được quy định trong thời gian thực tập. Chủ động gặp và trao đổi với giáo viên hướng dẫn : keá hoaïch laøm vieäc cuï theå về đề cương, bản nháp, bản chính thức báo cáo thực tập và khóa luận. Chấp hành nghiêm túc nội quy và kỷ luật tại đơn vị thực tập, phải chuẩn bị và đưa cho người phụ trách của đơn vị thực tập biết về những vấn đề cần tìm hiểu trước khi gặp trực tiếp họ nhằm đảm bảo hiệu quả của cuộc trao đổi và tạo được mối quan hệ tốt trong quá trình thực tập tại đơn vị. Tìm hiểu thực tế về chuyên môn và kiến thức bổ trợ đã học, so sánh giữa lý thuyết và thực tế để có những phân

534 noi dung thu tap khoa luan

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 534 noi dung thu tap   khoa luan

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP. HCMKHOA: KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

HƯỚNG DẪN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP VÀ VIẾT KHÓA LUẬN

(Dành cho sinh viên ngành kế toán kiểm toán)I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHẠM VI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.1/ MỤC ĐÍCH:

Bước đầu giúp sinh viên tiếp cận và làm quen với môi trường làm việc thực tế tại các doanh nghiệp, đơn vị.

Có điều kiện tiếp cận với thực tế về những nội dung đã học thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán qua đó so sánh và rút ra những đánh giá giữa lý thuyết đã học với thực tế về chuyên ngành kế toán kiểm toán.

Giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết một nội dung cụ thể liên quan đến công tác kế toán hoặc kiểm toán tại đơn vị thực tập.

Kết quả của việc vận dụng này được thể hiện thông qua báo cáo thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp.

Giúp sinh viên có điều kiện làm quen dần với chuyên môn đã được đào tạo với thực tế ở các công ty, đơn vị để khi sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm việc ngay do tránh được những bỡ ngỡ ban đầu.

2/ YÊU CẦU: a/ Đối với sinh viên thực tập:

Phải có tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc, phải làm việc theo kế hoạch đã được quy định trong thời gian thực tập.

Chủ động gặp và trao đổi với giáo viên hướng dẫn : keá hoaïch laøm vieäc cuï theå về đề cương, bản nháp, bản chính thức báo cáo thực tập và khóa luận.

Chấp hành nghiêm túc nội quy và kỷ luật tại đơn vị thực tập, phải chuẩn bị và đưa cho người phụ trách của đơn vị thực tập biết về những vấn đề cần tìm hiểu trước khi gặp trực tiếp họ nhằm đảm bảo hiệu quả của cuộc trao đổi và tạo được mối quan hệ tốt trong quá trình thực tập tại đơn vị.

Tìm hiểu thực tế về chuyên môn và kiến thức bổ trợ đã học, so sánh giữa lý thuyết và thực tế để có những phân tích, đánh giá sát thực làm cơ sở cho báo cáo thực tập và viết khóa luận đạt kết quả tốt.

Moãi sinh vieân phaûi lieân heä chaët cheõ vôùi nhoùm tröôûng trong suoát thôøi gian thöïc taäp ( do nhoùm töï ñeà nghò ) ñeå kòp thôøi bieát nhöõng thoâng tin coù lieân quan ñeán thöïc taâp: keá hoaïch gaëp giaùo vieân höôùng daãn, noäp BCTN, KLTN v.v.v…

b/ Đối với giáo viên hướng dẫn: Hướng dẫn cho sinh viên biết về ý nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu của đợt thực

tập tốt nghiệp. Hướng dẫn cho sinh viên biết cách tìm hiểu thực tế về những nội dung thuộc

chuyên ngành kế toán kiểm toán đã được học và những môn học bổ trợ. Có kế hoạch làm việc cụ thể với sinh viên về thời gian gặp gỡ, nội dung trao đổi

về đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết, bản nháp, bản chính thức, kiểm soát quá trình thực tập của sinh viên theo kế hoạch đã thống nhất.

Page 2: 534 noi dung thu tap   khoa luan

Giải đáp những thắc mắc và giúp sinh viên giải quyết hoặc khắc phục những khó khăn trong quá trình thực tập.

Hướng dẫn và chỉ bảo tận tình về phương pháp, nội dung nghiên cứu đề tài, cách trình bày báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp.

Đánh giá trung thực và chính xác kết quả thực tập và chịu trách nhiệm về kết quả thực tập của sinh viên.

3/ PHẠM VI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP. Sinh viên có thể thực tập tốt nghiệp về kế toán hoặc kiểm toán tại các loại hình đơn vị sau đây:

Doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại. Doanh nghiệp dịch vụ: bao gồm cả công ty kiểm toán, các công ty cung cấp phần

mềm. Các đơn vị hành chính sự nghiệp. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng

.II/ NỘI DUNG, QUY TRÌNH THỰC TẬP VIẾT BAÙO CAÙO TOÁT NGHIEÄP VAØ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP:1/ NỘI DUNG THỰC TẬP: Khi thực tập tại đơn vị thực tế sinh viên cần phải tìm hiểu tình hình chung của đơn vị và những công việc phục vụ cho viết khóa luận tốt nghiệp, cụ thể như sau: a/ Tìm hiểu tình hình của đơn vị thực tập:

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của công ty. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. Kết quả hoạt động của công ty những năm gần đây. Tổ chức công tác kế toán của đơn vị: bộ máy kế toán, các nguyên tắc, quy trình

hạch toán kế toán, nhân sự trong bộ máy kế toán của đơn vị…. Ñaùnh giaù vaø ruùt ra nhöõng thuaän lôïi, khoù khaên cuûa coâng ty

trong hoaït ñoäng noùi chung vaø coâng taùc keá toaùn noùi rieâng. b/ Thu thập và nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu lý thuyết: thông qua các văn bản pháp quy, sách giáo khoa, tạp chí

chuyên ngành kế toán kiểm toán, internet… làm cơ sở cho việc thu thập và xử lý vấn đề thực tế mà sinh viên đang tìm hiểu, nghiên cứu.

Thu thập tài liệu thực tế, tiến hành xử lý, phân tích thực trạng về phương pháp thực hiện công tác kế toán, hạch toán và giải quyết các vấn đề liên quan của đơn vị.

Qua việc nghiên cứu tài liệu sinh viên sẽ làm quen với quy trình kế toán, những công tác thực tế, các kỹ năng nghề nghiệp và làm sáng tỏ cũng như có khả năng giải thích những vấn đề đặt ra trong thực tế tại đơn vị.

Đây chính là cơ sở để sinh viên thực hiện viết khóa luận tốt nghiệp ( ñoái vôùi sinh vieân Heä Ñaïi Hoïc).

c/ Phương pháp tìm hiểu và thu thập tài liệu: Sinh viên thực tập tốt nghiệp cần chủ động tìm hiểu, thu thập thông tin tại đơn vị thực tập có liên quan đến công việc thực tập của mình. Đồng thời cần có sự liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với giáo viên hướng dẫn để có phương pháp thu thập

Page 3: 534 noi dung thu tap   khoa luan

thông tin thích hợp và hiệu quả. Sau đây là một số phương pháp gợi ý để sinh viên tham khảo:

Phỏng vấn trực tiếp người làm việc có liên quan đến nội dung thực tập của sinh viên ( nên chuẩn bị sẵn các câu hỏi và ghi ra giấy trước khi phỏng vấn để tiết kiệm thời gian và phỏng vấn được nhiều vấn đề).

Tham gia trực tiếp vào công việc của đơn vị thực tập. Phương pháp chuyên gia: chuẩn bị sẵn bảng câu hỏi có liên quan đến công

việc thực tập và chuyển bảng câu hỏi này đến các cán bộ và nhân viên am hiểu vấn đề mà sinh viên quan tâm, sau đó sinh viên tập hợp các ý kiến trả lời làm cơ sở viết khóa luận.

Thu thập các biểu mẫu, tài liệu có liên quan của đơn vị, các tài liệu phải có chữ ký và dấu xác nhận của đơn vị để đảm bảo tính pháp lý của số liệu trong khóa luận tốt nghiệp.

Toaøn boä sinh vieân cuûa heä CÑ, ÑH ñeàu phaûi vieát BAÙO CAÙO TOÁT NGHIEÄP theo nhöõng yeâu caàu ôû muïc a/ Tìm hiểu tình hình của đơn vị thực tập, thôøi gian thöïc taâp töø 20 thaùng 2 naêm 2012 ñeán 20 thaùng 4 naêm 2012.

BAÙO CAÙO TOÁT NGHIEÄP sau khi hoàn thành cần có xác nhận và nhận xét của đơn vị thực tập về quá trình làm việc, tính xác thực cũng như những đánh giá của đơn vị thực tập đối với các nhận xét, đánh giá và đề xuất được sinh viên viết trong BAÙO CAÙO TOÁT NGHIEÄP

d/ Lựa chọn đề tài khóa luận: aùp duïng ñoái vôùi sinh vieân heä Ñaïi Hoïc

Kết thúc quá trình thực tập, sinh viên heä ÑAÏI HOÏC phải hoàn thành: BAÙO CAÙO TOÁT NGHIEÄP, KHOÙA LUAÄN TOÁT NGHIEÄP, đây là sản phẩm khoa học của sinh viên sau quá trình thực tập dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên được khoa phân công hướng dẫn.

Khóa luận tốt nghiệp là cơ sở để đánh giá kiến thức và kỹ năng của sinh viên trong thời gian thực tập tại đơn vị thực tế.

Đề tài do sinh viên tự lựa chọn trên cơ sở đã hiếu biết và nắm được những vấn đề thực tế tại đơn vị thực tập và phải được sự đồng ý của giáo viên.

Trong khóa luận sinh viên sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về đề tài lựa chọn, thực trạng đề tài lựa chọn. Trên cơ sở lý thuyết đã được học vận dụng vào thực tế để phân tích, nhận xét, đánh giá và đề xuất của mình nhằm giải quyết những hạn chế của vấn đề thực tế mà sinh viên nghiên cứu.

Khóa luận sau khi hoàn thành cần có xác nhận và nhận xét của đơn vị thực tập về quá trình làm việc, tính xác thực cũng như những đánh giá của đơn vị thực tập đối với các nhận xét, đánh giá và đề xuất được sinh viên viết trong khóa luận.

2/ QUY TRÌNH VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP:

Bước 1: Lựa chọn đề tài khóa luận Trong thời gian thực tập để viết BÁO CÁO TỐT NGHIỆP sinh viên tự chọn đề tài viết khóa luận trên cơ sở lĩnh vực mà mình am hiểu nhiều nhất hoặc muốn thử sức

Page 4: 534 noi dung thu tap   khoa luan

mình khám phá, giải quyết vấn đề thực tế mà sinh viên cho là có giá trị , nhưng phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn.

Bước 2: Viết đề cương sơ bộ Sau khi được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn về tên đề tài, sinh viên tiến hành viết đề cương sơ bộ và gặp trực tiếp giáo viên để giáo viên góp ý kiến . Yêu cầu của bước này sinh viên cần xác định những nội dung cơ bản cần phải thực hiện cho đề tài như: cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, các đề xuất với những suy nghĩ của mình thật cụ thể và rõ ràng.

Bước 3: Viết đề cương chi tiết Với những góp ý của giáo viên ở bước 2 sinh viên sẽ viết đề cương chi tiết gửi cho giáo viên hướng dẫn góp ý kiến, chỉnh sửa. Yêu cầu của bước này sinh viên cần xác định chi tiết nội dung từng chương, bám sát mục tiêu đề tài để viết cụ thể.

Bước 4: Viết bản nháp khóa luận Viết bản nháp với đầy đủ các nội dung yêu cầu đối với một khóa luận tốt nghiệp, ít nhất 50 trang đánh máy A4. Bản nháp phải nộp cho giáo viên hướng dẫn ít nhất là trước một tháng so với thời điểm kết thúc thực tập để giáo viên đọc và góp ý kiến. Sau khi được sự chấp thuận của giáo viên sinh viên sẽ hoàn tất bản chính khóa luận tốt nghiệp và nộp về khoa để chuẩn bị bảo vệ trước hội đồng chấm khóa luận.

Bước 5: Hoàn tất bản chính khóa luận Sau khi được sự chấp thuận của giáo viên sinh viên sẽ hoàn tất bản chính khóa luận tốt nghiệp và nộp cho giáo viên hướng dẫn.

Bước 6: Nộp khóa luận về văn phòng khoa Gíao viên hướng dẫn nộp khóa luận của sinh viên đã được khoa phân công về văn phòng khoa . ( Thời gian nộp khóa luận sẽ được ấn định trước khi triển khai đợt thực tập tốt nghiệp).

Bước 7: Chuẩn bị bảo vệ khóa luận Gíao vụ khoa tập hợp khóa luận của tất cả các nhóm để chuẩn bị phân công giáo viên phản biên và thành lập hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.III/ MỘT SỐ ĐỀ TÀI CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP. Các đề tài được chia thành 6 nhóm sau đây:

1/ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH: Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty A, Kế toán ngoại tệ và tình hình công nợ tại công ty A, Kế toán các giao dịch ngoại tệ tại công ty A. Kế toán tài sản cố định tại doanh nghiệp A, Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp A, Kế toán quá trình lưu chuyển hàng hóa tại doanh nghiệp thương mại A, Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp A, Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp A. Kế toán hoạt động đầu tư tài chính tại công ty A. Kế toán các khoản phải thu phải trả tại doanh nghiệp A. Kế toán quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại DN A. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

2/ KẾ TOÁN CHI PHÍ:

Page 5: 534 noi dung thu tap   khoa luan

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm theo chi phí thực tế tại doanh nghiệp A, B, C.

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm theo chi phí định mức tại doanh nghiệp A, B, C.

Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp chi phí ước tính tại doanh nghiệp A, B, C.

………..3/ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ :

Lập dự toán ngân sách tại doanh nghiệp A, B, C… Phân tích mối quan hệ CVP tại doanh nghiệp A, B, C… Đánh giá trách nhiệm quản lý tại các đơn vị trực thuộc để nâng cao hiệu quả kinh

doanh tại doanh nghiệp A. Phân loại chi phí theo cách ứng xử với mức độ hoạt động tại doanh nghiệp A, B. ( ứng dụng phân tích điểm hòa vốn và hoạch định lợi nhuận; ứng dụng phân tích kết cấu chi phí đến sự ổn định lợi nhuận… ………

4/ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất tại doanh nghiệp A, B, C. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản xuất sản phẩm tại doanh

nghiệp sản xuất A, B, C. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ và lợi nhuận tại doanh nghiệp A. Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp A, B, C. ……….

5/ KIỂM TOÁN: Hệ thống kiểm soát nội bộ (của một chu trình hoặc nghiệp vụ) tại công ty bảo

hiểm A, B, C. Hệ thống kiểm soát nội bộ (của một chu trình hoặc nghiệp vụ) tại ngân hàng A, B. Hệ thống kiểm soát nội bộ (của một chu trình hoặc nghiệp vụ) tại doanh nghiệp

A, B, C. Tổ chức công tác kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp sản xuất A, B, C Quy trình kiểm toán hoạt động tại phòng kiểm toán nội bộ ngân hàng A, B, C. Quy trình kiểm toán hoạt động tại phòng kiểm toán nội bộ doanh nghiệp A, B, C. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại phòng kiểm toán nội bộ của tổng công

ty A, B,C. ( hay công ty kiểm toán độc lập A,B,C.) Quy trình kiểm toán thuế tại tại cục thuế tỉnh A, B, C. Quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng. Phương pháp tìm hiểu và đánh giá kiểm soát nội bộ của công ty kiểm toán A, B. Thủ tục phân tích được áp dụng tại công ty kiểm toán A, B,C. Phương pháp xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán của công ty

kiểm toán A, B, C. Phương pháp thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán của công ty kiểm toán

A, B, C. Kiểm soát chất lượng kiểm toán tại công ty kiểm toán A, B,C. Chính sách đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kiểm toán tại công ty kiểm toán

A, B,C.

Page 6: 534 noi dung thu tap   khoa luan

……

6/ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN: Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa tại doanh nghiệp sản xuất A,

B, C. Phân tích chu trình kế toán doanh thu, chi phí tại doanh nghiệp sản xuất, A, B, C. trong điều kiện tin học hóa công tác kế toán. Quy trình và thủ tục đánh giá kiểm soát nội bộ trong môi trường tin học hóa công

tác kế toán tại doanh nghiệp sản xuất A, B, C. Quy trình và thủ tục triển khai phần mềm kế toán tại doanh nghiệp phần mềm A,

B, C. Vận dụng phần mềm Excel trong việc tự động hóa quá trình xử lý số liệu và lập

báo cáo tài chính tại doanh nghiệp A, B, C. Kiểm soát hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp A, B, C.

Ngoài những đề tài gắn liền với từng doanh nghiệp, công ty cụ thể nêu trên, sinh viên có thể lựa chọn những đề tài khác có nội dung liên quan đến giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn của nhiều doanh nghiệp , của một loại hình doanh nghiệp.. theo sự gợi ý của giáo viên hướng dẫn, hoặc tự sinh viên đề xuất và được sự chấp thuận của giáo viên hướng dẫn.IV/ HƯỚNG DẪN KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.Trang bìa: bìa ngoài, bìa trong ( theo mẫu).Trang: NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.Trang: LỜI CẢM ƠN.Trang: CÁC TỪ VIẾT TẮT.Trang: DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂUTrang: DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ.Trang: MỤC LỤC.Trang: LỜI MỞ ĐẦU. Nội dung ở trang này gồm:

Tính cấp thiết của đề tài: ( lý do chọn đề tài). Mục tiêu đề tài. Đối tượng nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu. Kết cấu : 3 chương chỉ nêu tên từng chương.

CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN…………………………….Nội dung chương này trình bày:

Sinh viên dựa vào giáo trình, các văn bản pháp quy, tài liệu học lý thuyết, tạp chí, bài báo đăng trên các tạp chí kinh tế, tạp chí chuyên ngành kế toán, tài liệu chuyên ngành dịch từ sách của nước ngoài hoặc nguyên bản của nước ngoài, để viết một cách có hệ thống nhưng ngắn gọn, xúc tích nền tảng lý luận có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu.

Sinh viên tham khảo ý tứ của từng vấn đề trong tài liệu tham khảo để xử lý chuyển thành ý tứ của mình để viết bài. Không sao chép nguyên văn tài liệu mà phải tuân thủ các quy định về trích dẫn tài liệu tham khảo.

Page 7: 534 noi dung thu tap   khoa luan

Chương này không quá 15 trang.CHƯƠNG HAI:

THỰC TRẠNG ……………………Nội dung gồm:

Giới thiệu chung về công ty: phần này đã được viết trong BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP nên ở đây chỉ viết ngắn gọn khoảng 5 trang.

Lịch sử hình thành và phát triển. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty. Cơ cấu tổ chức quản lý. Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị. Mô tả phân tích thực trạng đề tài : 15 đến 20 trang Bám sát cơ sở lý thuyết để phân tích thật cụ thể thực trạng, có số liệu chứng minh

cho kết quả phân tích, không viết lý thuyết sáo rỗng, đánh giá cảm tính, mơ hồ. Rút ra những nhận xét, kết luận về thực trạng làm cơ sở viết chương ba.Chương này khoảng 20 đến 25 trang

CHƯƠNG BA: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ……………………………

Nội dung gồm: Định hướng phát triển của công ty. Các giải pháp: được viết cụ thể và chi tiết từ nhận xét hạn chế, yếu kém ở

chương hai. Kiến nghị.

Chương này khoảng 20 trang.KẾT LUẬN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.PHỤ LỤC.

V/ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY: Độ dài của khóa luận : không quá 60 trang kể từ trang lời mở đầu đến trang kết

luận ( không kể các trang có bảng biểu, sơ đồ được trình bày hết trang giấy. Định dạng trang: Trang giấy loại A4. Canh lề: lề trái 3.5 cm, lề trên, lề dưới 2.5 cm, lề phải 1.5 cm. Font chữ: Vni –Times hoặc Times New Roman. Cỡ chữ 12 Cách dòng: 1 cm. Đánh số trang:

Từ trang LỜI MỞ ĐẦU đến trang KẾT LUẬN được đánh theo số 1,2,3…. Vị trí đánh số trang ở giữa lề dưới của mỗi trang.

Đánh số các đề mục: Đánh theo số thứ tự của chương

CHƯƠNG 1.1.1. 1.1.1 1.1.2.1.2. 1.2.1

Page 8: 534 noi dung thu tap   khoa luan

1.2.2CHƯƠNG 2

2.1 2.1.1 2.1.22.2 2.2.1 2.2.2.

CHƯƠNG 3.3.1.3.1.13.1.23.23.2.13.2.2………

Đánh số các bảng biểu, sơ đồ và đồ thị: Mỗi loại công cụ trên yêu cầu phải có các thông tin: chương số, thứ tự và tên Ví dụ: Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2008- 2010 Có nghĩa là bảng số 3 trong chương 2 có tên gọi là “ Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2008- 2010”. Các đồ thị, sơ đồ cũng được đánh số tương tự như bảng biểu.VI/ HƯỚNG DẪN TRICH VÀ SẮP XẾP TÀI LIỆU THAM KHẢO.1/ TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO: Ví dụ: Theo luật kế toán VIỆT NAM thì: “ kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”. Hoặc: “ Kế toán trưởng là chức danh của người đứng đầu bộ máy kế toán, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán và giám sát tài chính tại đơn vị”( GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN, 2008 Nhà xuất bản LAO ĐỘNG trang 230)2/ SẮP XẾP TÀI LIỆU THAM KHẢO. Danh mục tài liệu tham khảo được liệt kê ở trang TÀI LIỆU THAM KHẢO và được sắp xếp theo thông lệ sau đây:

Tài liệu được sắp theo từng loại ngôn ngữ: ANH ĐỨC, PHÁP … Tài liệu nước ngoài viết nguyên văn, không phiên âm, không dịch. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự A, B, C… họ tên tác giả

Tác giả là người nước ngoài xếp theo thứ tự A, B, C… theo họ Tác giả là người VIỆT NAM xếp theo thứ tự A, B, C… theo tên nhưng

vẫn giữ nguyên theo thứ tự là họ và tên , không đảo tên lên trước họ. Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự A, B, C… là từ đầu của

tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm. ví dụ: Bộ giáo dục và đào tạo vào vần B, Chi cục thông kê xếp vào vần C….

Tài liệu tham khảo phải ghi đầy đủ các thông tin sau: Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành. Năm xuất bản.

Page 9: 534 noi dung thu tap   khoa luan

Tên sách hoặc luận văn viết chữ nghiêng . Nhà xuất bản. Nơi sản xuất.

Ví dụ: TRẦN THANH AN ( 2009), Kế toán tài chính, NXB Thống kê, Hà nội.

Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí phải ghi đầy đủ các thông tin sau: Tên tác giả. Năm phát hành. Tên bài báo. Tên tạp chí. Số. Trang .

Ví dụ: HOÀNG THỊ ÁNH (2009) “ Chuẩn mực kế toán,” Tạp chí phát triển kinh tế, (số 6), trang 20.

LƯU Ý: Những hành vi được xem là đạo văn bao gồm:

Sao chép khóa luận, bài báo hoặc tiểu luận của người khác.Sao chép nguyên văn từ sách, tài liệu tham khảo, hoặc các trang web v.v.. nhưng không đánh dấu đoạn trích dẫn và không ghi nguồn trích dẫn.

Tất cả những khóa luận có dấu hiệu đạo văn đều không được chấp nhận và tùy theo mức độ vi phạm sẽ có hình thức xử lý phù hợp.

VII/ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TÂP TỐT NGHIỆP.Sinh viên phải hoàn thành các sản phẩm sau đây:

1/ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP. Yêu cầu của BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP sẽ có hướng dẫn cụ thể trước khi sinh viên đi thực tập.2/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP : áp dụng cho sinh viên hệ đại học. Khóa luận tốt nghiệp sẽ được chấm theo trình tư:** Khoa phân công cho các giáo viên phản biện bài khóa luận ( không phải là người hướng dẫn).** Thành lập hội đồng chấm khóa luận: gồm có:

Chủ tịch hội đồng.Thư ký hội đồng

Ủy viên hội đồng.

** Điểm của khóa luận sẽ là điểm được thống nhất trong hội đồng chấm khóa luận.

KHOA: KẾ TOÁN KIỂM TOÁNTrưởng khoa.

TS PHẠM THỊ HÀ

Page 10: 534 noi dung thu tap   khoa luan