5
THPT LAI VUNG 1 Gv. Nguyễn Thành Sơn Ví dụ 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO 4 . Sau một thời gian, khối lượng dung dịch giảm 0,8 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Khối lượng Fe đã phản ứng là A: 6,4 gam B: 8,4 gam. C: 11,2 gam. D: 5,6 gam. Ví dụ 2: Nhúng một lá kim loại M (chỉ có hoá trị hai trong hợp chất) có khối lượng 50 gam vào 200 ml dung dịch AgNO 3 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 18,8 gam muối khan. Kim loại M là A: Fe. B: Cu. C: Mg. D: Zn. Ví dụ 3: Tiến hành hai thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V 1 lít dung dịch Cu(NO 3 ) 2 1M; - Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V 2 lít dung dịch AgNO 3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V 1 so với V 2 A: V 1 = 10V 2 . B: V 1 = 5V 2 . C: V 1 = 2V 2 . D: V 1 = V 2 . Ví dụ 4: Lấy 2 thanh kim loại cùng khối lượng cùng một kim loại M hóa trị 2. Thanh 1 nhúng vào dung dịch CuCl 2 ; thanh 2 vào dung dịch CdCl 2 , hai dung dịch này có cùng thể tích và cùng nồng độ mol. Sau một thời gian, thanh 1 có khối lượng tăng 1,2%; thanh 2 tăng 8,4%. Số mol muối trong 2 dung dịch giảm như nhau. Kim loại M là A: Zn B: Fe C: Mg D: Ni Ví dụ 5: Nhúng 1 thanh kim loại hoá trị II vào dung dịch CuSO 4 , sau 1 thời gian lấy thanh kim loại ra thấy thanh kim loại giảm 0,05% khối lượng. Mặt khác cũng nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch Pb(NO 3 ) 2 , sau phản ứng 1 | KIM LOAI TAC DUNG HNO 3 VA H 2 SO 4 đặc KIM LOẠI TÁC DỤNG DUNG DỊCH MUỐI

6.1-KL + MUOI-P1,2,3

Embed Size (px)

DESCRIPTION

KIM LOẠI TÁC DỤNG MUỐI

Citation preview

Page 1: 6.1-KL + MUOI-P1,2,3

THPT LAI VUNG 1 Gv. Nguyễn Thành Sơn

Ví dụ 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, khối lượng dung dịch giảm 0,8 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Khối lượng Fe đã phản ứng là

A: 6,4 gam B: 8,4 gam. C: 11,2 gam. D: 5,6 gam.

Ví dụ 2: Nhúng một lá kim loại M (chỉ có hoá trị hai trong hợp chất) có khối lượng 50 gam vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 18,8 gam muối khan. Kim loại M là

A: Fe. B: Cu. C: Mg. D: Zn.

Ví dụ 3: Tiến hành hai thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M;

- Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là

A: V1 = 10V2. B: V1 = 5V2. C: V1 = 2V2. D: V1 = V2.

Ví dụ 4: Lấy 2 thanh kim loại cùng khối lượng cùng một kim loại M hóa trị 2. Thanh 1 nhúng vào dung dịch CuCl2; thanh 2 vào dung dịch CdCl2, hai dung dịch này có cùng thể tích và cùng nồng độ mol. Sau một thời gian, thanh 1 có khối lượng tăng 1,2%; thanh 2 tăng 8,4%. Số mol muối trong 2 dung dịch giảm như nhau. Kim loại M là

A: Zn B: Fe C: Mg D: Ni

Ví dụ 5: Nhúng 1 thanh kim loại hoá trị II vào dung dịch CuSO4, sau 1 thời gian lấy thanh kim loại ra thấy thanh kim loại giảm 0,05% khối lượng. Mặt khác cũng nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch Pb(NO3)2, sau phản ứng lấy ra cân lại thấy khối lượng tăng 7,1%. Biết số mol 2 muối tham gia phản ứng như nhau. Kim loại M là

A: Fe. B: Cd. C: Zn. D: Mg.

Ví dụ 6:Nhúng một thanh sắt (dư) vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,02 mol AgNO3 và 0,05 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh sắt tăng m gam (coi toàn bộ kim loại sinh ra bám vào thanh sắt). Giá trị của m là

A: 1,44. B: 3,60. C: 5,36. D: 2,00.

Ví dụ 7: Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là

A: 4,72. B: 4,08. C: 4,48. D: 3,20.

Ví dụ 8: Hòa tan hỗn hợp chứa 0,1 mol Mg và 0,1 mol Al vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mol Cu(NO3)2 và 0,35 mol AgNO3. Khối lượng chất rắn thu được khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là

A: 21,6 gam B: 37,8 gam C: 42,6 gam D: 44,2 gam.1 | K I M L O A I T A C D U N G H N O 3 V A H 2 S O 4 đ ặ c

KIM LOẠI TÁC DỤNG

DUNG DỊCH MUỐI

Page 2: 6.1-KL + MUOI-P1,2,3

THPT LAI VUNG 1 Gv. Nguyễn Thành Sơn

Ví dụ 9: Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là

A: 12,80. B: 12,00. C: 6,40. D: 16,53.

Ví dụ 10: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A: 32,4. B: 64,8. C: 59,4. D: 54,0.

Ví dụ 11: Cho hỗn hợp gồm Al và Zn vào dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chỉ chứa một muối và phần không tan Y gồm hai kim loại. Hai kim loại trong Y và muối trong X là

A: Al, Ag và Zn(NO3)2 B: Al, Ag và Al(NO3)3

C: Zn, Ag và Al(NO3)3 D: Zn, Ag và Zn(NO3)2

Ví dụ 12: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dd AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là

A: Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2. B: Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2.

C: Ag NO3và Zn(NO3)2. D: Fe(NO3)2 và AgNO3.

Ví dụ 13: Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là

A: Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag. B: Cu(NO3)2; Fe(NO3)2và Cu; Fe.

C: Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag. D: Cu(NO3)2; Fe(NO3)2và Ag; Cu.

Ví dụ 14: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là

A: Fe, Cu, Ag. B: Al, Cu, Ag. C: Al, Fe, Cu. D: Al, Fe, Ag.

Ví dụ 15: Cho hỗn hợp chứa x mol Mg, y mol Fe vào dung dịch có chứa z mol CuSO 4. Sau khi kết thúc các phản ứng người ta thấy trong dung dịch có mặt cả 3 ion kim loại. Muốn thỏa mãn điều kiện đó thì

A: x < y < z. B: z = x + y. C: z > x + y. D: y = x + z.

Ví dụ 16: Cho c mol Mg vào dung dịch chứa đồng thời a mol Zn(NO3)2 và b mol AgNO3. Điều kiện cần và đủ để dung dịch sau phản ứng chỉ chứa một muối là

A: 2c > b + 2a. B: 2c ≥ a + 2b. C: c ≥ b/2 + a. D: c ≥ b + a.

Ví dụ 17: Cho hỗn hợp chứa x mol Mg, y mol Fe vào dung dịch chứa z mol CuSO 4. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được chất rắn gồm 2 kim loại. Muốn thỏa mãn điều kiện đó thì

A: z ≥ x. B: x ≤ z < x + y. C: x < z < y. D: z = x + y.

Ví dụ 18: Cho hỗn hợp bột kim loại: a mol Mg, b mol Al, phản ứng với dung dịch hỗn hợp chứa c mol Cu(NO3)2 , d mol AgNO3 Sau phản ứng thu được chất rắn chứa 2 kim loại. Biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d là

A: 2a + 3b = 2c + d B: 2a + 3b ≤ 2c – d

C: 2a + 3b ≥ 2c – d D: 2a + 3b ≤ 2c + d

2 | K I M L O A I T A C D U N G H N O 3 V A H 2 S O 4 đ ặ c

Page 3: 6.1-KL + MUOI-P1,2,3

THPT LAI VUNG 1 Gv. Nguyễn Thành Sơn

Ví dụ 19: Cho x mol Mg vào dung dịch chứa y mol Cu(NO3)2 và z mol AgNO3, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch 2 muối. Mối quan hệ giữa x, y, z là

A: 0,5z ≤ x < 0,5z + y. B: z ≤ x < y + z.

C: 0,5z ≤ x ≤ 0,5z + y. D: x < 0,5z + y.

Ví dụ 20: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên ?

A: 1,8. B: 1,5. C: 1,2. D: 2,0.

Ví dụ 21: Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là

A: 90,27%. B: 12,67%. C: 85,30%. D: 82,20%.

Ví dụ 21: Cho 1,93 gam hỗn hợp gồm Fe và Al tác dụng với dung dịch chứa Cu2+ và 0,03 mol Ag+. Sau phản ứng thu được 6,44 gam hỗn hợp có 2 kim loại. Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp đầu bằng

A: 58,03% B: 44,04% C: 72,02% D: 29,01%.

Ví dụ 22: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3

0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là

A: 1,40 gam. B: 2,16 gam. C: 0,84 gam. D: 1,72 gam.

Ví dụ 23: Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là

A: 32,50 B: 20,80 C: 29,25 D: 48,75

Ví dụ 24: Cho 0,42 gam hỗn hợp bột Fe và Al vào 250 ml dung dịch AgNO3 0,12M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 3,333 gam chất rắn. Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là

A: 0,168 gam B: 0,123 gam C: 0,177 gam D: 0,150 gam

Ví dụ 25: Cho hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng với 1 lít dung dịch gồm AgNO3 a mol/l và Cu(NO3)2 2a mol/l, thu được 45,2 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 7,84 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

A: 0,25. B: 0,30. C: 0,15. D: 0,20.

3 | K I M L O A I T A C D U N G H N O 3 V A H 2 S O 4 đ ặ c