11
7 bí mật nuôi dạy con hạnh phúc (Webtretho) Ai làm blàm mcũng đu mun nhng điu ging nhau cho con cái mình: mun con gii giang, biết cách theo đui ước mơ, tìm kiếm thành công, biết cách yêu thương và được yêu thương… Nói chung nht, ta mun con hnh phúc. Nhưng điu gì có thlàm cho con hnh phúc? Và điu đó có nm trong khnăng ca chúng ta? Tính khí con người ít nhiu do gen quy đnh, nhưng thế không có nghĩa mc đhnh phúc ca chúng ta đã được đnh trước. Gen hoàn toàn có thđược điu chnh hoc “bt, tt” tùy thuc vào môi trường. Nghiên cu cho thy rng trem hnh phúc, lc quan là sn phm ca mt gia đình hnh phúc, lc quan, bt kbn cht di truyn như thế nào. Vy bn có thlàm gì đto ra mt mái m nơi hnh phúc ca con trđược nuôi dưỡng và phát huy tt nht? Sau đây là by chiến lược tăng cường khnăng tri nghim nim vui cho con bn: 1. Nuôi dưỡng mi dây gn kết

7 bí mật nuôi dạy con hạnh phúc

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: 7 bí mật nuôi dạy con hạnh phúc

7 bí mật nuôi dạy con hạnh phúc

(Webtretho) Ai làm bố làm mẹ cũng đều muốn những điều giống nhau cho con cái mình: muốn con giỏi giang, biết cách theo đuổi ước mơ, tìm kiếm thành công, biết cách yêu thương và được yêu thương… Nói chung nhất, ta muốn con hạnh phúc. Nhưng điều gì có thể làm cho con hạnh phúc? Và điều đó có nằm trong khả năng của chúng ta?

Tính khí con người ít nhiều do gen quy định, nhưng thế không có nghĩa mức độ hạnh phúc của chúng ta đã được định trước. Gen hoàn toàn có thể được điều chỉnh hoặc “bật, tắt” tùy thuộc vào môi trường. Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em hạnh phúc, lạc quan là sản phẩm của một gia đình hạnh phúc, lạc quan, bất kể bản chất di truyền như thế nào. Vậy bạn có thể làm gì để tạo ra một mái ấm nơi hạnh phúc của con trẻ được nuôi dưỡng và phát huy tốt nhất?

Sau đây là bảy chiến lược tăng cường khả năng trải nghiệm niềm vui cho con bạn: 1. Nuôi dưỡng mối dây gắn kết

Page 2: 7 bí mật nuôi dạy con hạnh phúc

webtretho_giúp con nuôi dưỡng sự gắn kết

Hãy giúp con trẻ cảm nhận được tình yêu thương (Ảnh: Inmagine)

Cách chắc chắn nhất để thúc đẩy hạnh phúc của con suốt đời là giúp bé cảm thấy gắn kết – với bố mẹ, các thành viên khác trong gia đình, bạn bè, hàng xóm, và với cả vật nuôi. “Một thời thơ ấu gắn kết chính là chìa khóa cho hạnh phúc,” bác sỹ tâm lý trẻ em Edward Hallowell cho biết. Bác sỹ Hallowell đưa ra bằng chứng từ kết quả cuộc nghiên cứu quốc gia về sức khỏe vị thành niên, với sự tham gia của khoảng 90.000 thanh thiếu niên, cho thấy “sự gắn kết” – cảm giác được yêu thương, thấu hiểu, công nhận và cần đến – là nhân tố bảo vệ lớn nhất chống lại sự buồn khổ, tư tưởng tự tử và những hành vi nguy cơ như hút thuốc, uống rượu, ma túy.

Page 3: 7 bí mật nuôi dạy con hạnh phúc

May mắn thay, chúng ta có thể củng cố sự kết nối chính yếu và quan trọng nhất của con trẻ – kết nối với chính chúng ta, các bậc phụ huynh – đơn giản chỉ bằng thể hiện thứ gọi là “tình yêu sâu sắc vô bờ”. Nghe thì có vẻ sến và thường bị nhiều người gạt bỏ, nhưng thực tế tình yêu thương vô điều kiện gần như một liều thuốc chủng ngừa giúp trẻ chống lại sự đau khổ. Tuy nhiên, bạn có tình yêu sâu sắc không thôi cũng có thể không có tác dụng gì nếu không để con cảm nhận được. Hãy ôm con vào lòng càng nhiều càng tốt, đọc sách cho con nghe, cùng ăn uống cười đùa, tỏ ra cảm thông với những khó khăn của chúng…

Cùng lúc đó, hãy tạo điều kiện cho con hình thành kết nối yêu thương với những người khác nữa. Nhà xã hội học Christine Carter, Tiến sĩ, Giám đốc điều hành Trung tâm Khoa học của Đại học California tại Berkeley, cho biết: “Chúng ta biết dựa trên 50 năm nghiên cứu rằng các kết nối xã hội là nhân tố vô cùng quan trọng góp phần tạo nên hạnh phúc; không chỉ chất lượng, mà còn ở số lượng: con bạn càng có nhiều kết nối thì càng tốt hơn cho bé.” 2. Đừng cố khiến con hạnh phúc

Nghe có vẻ phản trực giác, nhưng vì hạnh phúc lâu dài của con, bạn hãy ngừng cố gắng giúp bé hạnh phúc trong thời gian ngắn. Nếu trẻ con cứ được đặt vào trong một quả bóng có sẵn mọi điều mà chúng

Page 4: 7 bí mật nuôi dạy con hạnh phúc

mong muốn, chúng sẽ tiếp tục trông chờ điều đó diễn ra – mà thế giới thực của chúng ta lại không vận hành theo cách đó.

Để đừng nuông chiều quá mức, hãy nhớ rằng bạn không phải chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của con. Các bậc phụ huynh cảm thấy có trách nhiệm với cảm xúc của con thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc để cho chúng trải nghiệm sự giận dữ, buồn bã, hay thất vọng. Chúng ta có xu hướng ngay lập tức nhào tới cung cấp cho con bất cứ điều gì mà ta nghĩ sẽ mang lại nụ cười hoặc giải quyết bất cứ vấn đề gì làm bé đau khổ. Thật không may, các chuyên gia cảnh báo, những đứa trẻ không được học cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực sẽ có nguy cơ bị suy sụp khi đối mặt với những thách thức này ở tuổi trưởng thành.

webtretho_chăm lo cho hạnh phúc của bản thân

Page 5: 7 bí mật nuôi dạy con hạnh phúc

Và cũng hãy quan tâmđến hạnh phúc của chính mình (Ảnh: Inmagine)

Một khi chấp nhận được rằng cảm xúc của con – kể cả hạnh phúc – chỉ có thể do chính con quyết định, bạn sẽ ít có khuynh hướng cố gắng tìm cách “sửa chữa” cảm xúc của bé. Khi đó, bạn sẽ có thể lùi lại cho phép con tự phát triển các kỹ năng đối phó và hồi phục giúp bé đứng dậy sau những thất bại không thể tránh khỏi của cuộc sống. 3. Hãy nuôi dưỡng hạnh phúc của chính bạn

Chúng ta không thể kiểm soát hạnh phúc của con, nhưng phải chịu trách nhiệm về hạnh phúc của chính bản thân mình. Và bởi vì trẻ em hấp thụ tất cả mọi thứ từ cha mẹ, nên tâm trạng của chúng ta rất quan trọng. Cha mẹ hạnh phúc nhiều khả năng có con hạnh phúc, còn trẻ em có cha mẹ bị trầm cảm dễ bị bệnh trầm cảm gấp đôi bình thường. Do đó, một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để giúp con là nuôi dưỡng hạnh phúc: hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, và có lẽ quan trọng nhất, là sự lãng mạn. Hãy nuôi dưỡng mối quan hệ của bạn với người bạn đời. Nếu cha mẹ có một mối quan hệ thực sự tốt, tự nhiên con trẻ cũng sẽ hạnh phúc theo.

4. Khen ngợi con đúng lúc

Không có gì ngạc nhiên khi các nghiên cứu liên tục chỉ ra mối liên hệ giữa sự tự tin và hạnh phúc. Trẻ em

Page 6: 7 bí mật nuôi dạy con hạnh phúc

không thể có thứ này nếu không có thứ kia – đó là điều chúng ta biết nhờ vào trực giác, và thế là nhiều người cổ vũ con em mình hăng hái quá mức. Con nguệch ngoạc vài nét đã được gọi là Picasso, ghi một bàn thắng là trở thành Beckham, làm được phép cộng 1 với 2 là đủ tiêu chuẩn gia nhập Tổ chức trí tuệ cao… Dạng “khen ngợi thành tích” này có thể phản tác dụng. Một đứa trẻ chỉ nghe những lời khen kiểu này sẽ nghĩ mình cần phải đạt thành tích thì bố mẹ mới hài lòng, từ đó sợ rằng nếu mình không thành công thì sẽ không được bố mẹ yêu thương nữa.

Ca ngợi cụ thể hơn – thông minh, xinh đẹp, giỏi thể thao – cũng có thể làm suy yếu sự tự tin của trẻ em sau đó, nếu chúng lớn lên với niềm tin rằng giá trị của mình nằm ở thứ gì đó ngoài tầm kiểm soát và có khả năng chỉ thoáng qua phút chốc. Chẳng hạn, nếu bạn khen ngợi con chủ yếu ở khoản xinh đẹp, điều gì sẽ xảy ra khi bé lớn lên không xinh nữa? Trẻ phải chăm sóc da mặt bao nhiêu lần mới cảm thấy được mình đáng giá? Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em được đánh giá cao chủ yếu do thông minh sẽ trở nên nhút nhát về mặt trí tuệ, do sợ rằng mình sẽ bị xem là kém thông minh và sẽ bị giảm giá trị nếu thất bại.

Page 7: 7 bí mật nuôi dạy con hạnh phúc

webtretho_khen con đúng cách

Hãy khen ngợi những nỗ lực của con thay vì kết quả hay thành tích (Ảnh: Inmagine)

Thuốc giải cho việc này không phải là bạn ngừng khen ngợi, mà chuyển hướng lời khen. Bạn hãy khen ngợi nỗ lực chứ không phải kết quả; hãy khen sự sáng tạo, làm việc chăm chỉ, sự kiên trì dẫn đến thành công nhiều hơn chính bản thân thành tích.

Mục tiêu ở đây là hình thành cho trẻ “tâm thế phát triển”, hay niềm tin rằng mọi người đạt được thành công nhờ vào chăm chỉ làm việc và rèn luyện nhiều hơn do tài năng bẩm sinh. Các chuyên gia quan sát và nhận xét trẻ em được dán mác có tài năng bẩm sinh thường cảm thấy chúng cần phải chứng tỏ bản thân hết lần này đến lần khác; trong khi đó, nghiên cứu cho thấy trẻ em có “tâm thế phát triển” thích thú với việc mình làm hơn và làm tốt hơn bởi không phải lo lắng mọi người nghĩ gì về mình nếu thất bại. May mắn thay, nghiên cứu cũng cho thấy “tâm thế phát triển” có thể được hình thành thông qua một lời khen

Page 8: 7 bí mật nuôi dạy con hạnh phúc

ngợi đơn giản: “Con đã làm việc đó thật tốt, chắc chắn con đã rất cố gắng.”

Vậy cho nên, không phải chúng tôi khuyên bạn đừng khen ngợi con trẻ, chỉ là hãy tập trung khen điều gì đó nằm trong tầm kiểm soát của con. 5. Để con thành công và thất bại

Nếu bạn thực sự muốn thúc đẩy lòng tự tôn của con, hãy chú ý nhiều hơn đến việc cung cấp cho trẻ cơ hội học các kỹ năng mới. Việc chinh phục khó khăn, chứ không phải lời khen ngợi, mới là nhân tố xây dựng sự tự tin thực sự. May mắn thay, khi nói đến trẻ em dưới 4 tuổi, gần như tất cả những gì chúng làm đều là cơ hội để chinh phục khó khăn, bởi đó toàn là những thứ mới mẻ với chúng: học bò, học đi, học cách tự ăn mặc, ngồi bô, đi xe ba bánh…

Khi này, thử thách của chúng ta là đứng lùi ra, để cho con cái tự làm những gì chúng có khả năng. Ngồi nhìn con vất vả vật lộn với khó khăn thật chẳng dễ chịu gì; nhưng chúng sẽ không bao giờ biết được cảm giác hân hoan khi chinh phục được thử thách trừ khi “được” đối mặt với nguy cơ thất bại. Ít có kỹ năng nào có thể được hoàn thiện ngay lần thử đầu tiên. Trẻ chỉ đạt được sự thành thạo bằng cách luyện tập. Và thông qua những lần chinh phục khó khăn, trẻ sẽ phát triển tinh thần mình-làm-được, cho phép chúng tiếp cận những thách thức trong tương lai với niềm say mê và

Page 9: 7 bí mật nuôi dạy con hạnh phúc

lạc quan, điểm mấu chốt của một cuộc sống hạnh phúc. 6. Cho trẻ trách nhiệm thực sự

webtretho_công nhận vai trò của con

Công nhận những đóng góp của con, dù là nhỏ bé (Ảnh: Inmagine)

Hạnh phúc phụ thuộc phần lớn vào cảm giác những gì chúng ta làm là quan trọng và được người khác đánh giá cao. Nếu không có cảm giác đó, ta sợ rằng mình sẽ bị loại khỏi nhóm. Và các nghiên cứu cho thấy điều con người chúng ta sợ nhất chính là bị loại trừ.

Nói cách khác, mọi người sinh ra đều có nhu cầu được cần đến. Bạn càng cho con thấy rằng bé là một phần đặc biệt của gia đình ngay từ khi còn nhỏ, bé càng nhận thức rõ hơn về giá trị bản thân và càng hạnh phúc hơn về sau. Trẻ từ lúc mới 3 tuổi đã có thể

Page 10: 7 bí mật nuôi dạy con hạnh phúc

đảm nhận những nhiệm vụ có ý nghĩa nhất định trong gia đình, cho dù việc đó chỉ là đổ đầy thức ăn cho mèo hay bày khăn ăn vào bữa tối. Nếu có thể, bạn hãy phân công công việc theo sở trường của con. Ví dụ, con bạn thích bố trí xếp đặt mọi thứ, hãy giao cho bé phân loại dĩa và thìa. Nếu bé đặc biệt thích chăm sóc người khác, bé có thể đảm nhiệm việc chơi đùa với em trong khi bạn dọn bữa tối. Miễn bạn thừa nhận rằng con có đóng góp cho gia đình, ý thức gắn kết và sự tự tin của bé sẽ được nâng cao, và đây là hai điều kiện tiên quyết cho hạnh phúc lâu dài. 7. Luyện tập thói quen biết ơn

Cuối cùng, các nghiên cứu về hạnh phúc luôn liên hệ lòng biết ơn với các cảm xúc tốt đẹp. Nghiên cứu tại Đại học California, Davis, và các nơi khác đã cho thấy rằng những người viết bút ký tri ân hàng ngày hoặc hàng tuần cảm thấy lạc quan hơn, tiến bộ nhiều hơn trong việc thực hiện mục tiêu, và nhìn chung cảm thấy tốt hơn về cuộc sống.

Đối với trẻ em, viết nhật ký có thể là điều không thực tế. Tuy nhiên, một cách để nuôi dưỡng lòng biết ơn ở trẻ em là yêu cầu mỗi thành viên trong gia đình dành thời gian hàng ngày – trước hoặc trong bữa ăn – nói lên điều gì đó khiến họ thấy biết ơn và biến nó thành một nghi lễ thường xuyên. Đây là một thói quen giúp thúc đẩy tất cả các loại cảm xúc tích cực, và nó thực sự có thể dẫn đến hạnh phúc lâu dài.

Page 11: 7 bí mật nuôi dạy con hạnh phúc