175
8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DNG HÓA 10, 11, 12. Sđt: 0976.822.954 - 1 - Cho khi lượng các nguyên tca các nguyên t: H=1; He=4; Be=9; C=12; N=14; O=16; F=19 ; Na=23; Mg=24; Al=27; P=31 ; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Mn=55 ; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; Ba=137; Sn=119; Pb=207. 1 Ph-¬ng ph¸p B¶O TOµN KHèI L¦îNG - V¤ C¥ Câu 1: Cho 20 gam hn hp kim loi M và Al vào dung dch hn hp H 2 SO 4 và HCl ( smol HCl gp 3 l n smol H 2 SO 4 ) thì thu được 11,2 lít H 2 (đktc) và 3,4 gam kim loi dư. Lc l y phn dung dch ri đem cô cn thu được m gam mui khan. Giá trca m là A. 75,1 gam B. 71,5 gam C. 57,1 gam D. 51,7 gam Câu 2: Dung dch A cha: 0,15 mol Ca 2+ ; 0,6 mol Cl - ; 0,1 mol Mg 2+ ; a mol HCO 3 - ; 0,4 mol Ba 2+ . Cô cn dung dch A được cht rn B. Nung B trong không khí đến khi lượng không đổi thu được m gam cht rn khan. Giá trca m là: A. 90,1. B. 105,5. C. 102,2. D. 127,2. Câu 3: Cho 31,9 gam hn hp Al 2 O 3 , ZnO, FeO, CaO tác dng hết vi CO dư, đun nóng thu được 28,7 gam hn hp X. Cho X tác dng vi dung dch HCl dư thu được V lít khí H 2 (đktc). V có giá trlà: A. 5,6 lít B. 11,2 lít C. 6,72 lít D. 4,48 lít Câu 4: Cho dung dch Ca(OH) 2 dư vào 100 ml dd Mg(HCO 3 ) 2 0,15M phn ng xong được m g kết ta. Giá trm là: A. 0,87. B. 2,37. C. 3,87. D. 2,76. Câu 5: Nung nóng hoàn toàn 27,3 gam hn hp NaNO 3 , Cu(NO 3 ) 2 . Hn hp khí thoát ra được dn vào nước dư thì thy có 1,12 lít khí (đktc) không bhp th(l ượng O 2 hòa tan không đáng k). Khi l ượng Cu(NO 3 ) 2 trong hn hp ban đầu là: A. 4,4 gam. B. 18,8 gam. C. 28,2 gam. D. 8,6 gam. Câu 6: Chia 38,1 gam FeCl 2 thành 2 phn, phn 2 có khi lượng gp 3 ln phn 1. Đem phn 1 phn ng hết vi dung dch KMnO 4 dư, trong môi trường H 2 SO 4 loãng, dư, thu l y khí thoát ra. Đem toàn bkhí này phn ng hết vi phn 2, cô cn dung dch sau phn ng thu được m gam cht rn. Giá trca m là? A. 29,640. B. 28,575. C. 24,375. D. 33,900. Câu 7: Cho 35,48 gam hn hp X gm Cu và FeCO 3 vào dung dch HNO 3 loãng, đun nóng và khuy đều. Sau khi các phn ng xy ra hoàn toàn thu được NO; 0,03 mol khí CO 2 ; dung dch Y và 21,44 gam kim loi. Cô cn dung dch Y thu được khi l ượng cht rn khan là: A. 38,82 g B. 36,24 g C. 36,42 g D. 38,28 g Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 80 gam hn hp X gm CuSO 4 , FeSO 4 và Fe 2 (SO 4 ) 3 trong đó S chi ếm 22,5% vkhi l ượng trong nước được dung dch X. Thêm NaOH dư vào X, l c kế t ta đem nung trong không khí đến khi l ượng không đổi thu được cht rn Y, th i CO dư qua Y thu được hn hp rn Z. Bi ết các phn ng xy ra hoàn toàn. Khi l ượng ca Z là: A. 30 gam B. 40 gam C. 26 gam D. 36 gam Câu 9: Cho m gam hn hp kim loi gm Al, Mg, Zn phn ng hết vi dung dch H 2 SO 4 loãng, dư thì thu được dung dch X cha 61,4 gam mui sunfat và 5m/67 gam khí H 2 . Giá trca m là: A. 20,10 B. 13,40 C. 10,72 D. 17,42 Câu 10: Để hòa tan hoàn toàn 10 gam bt hn hp Fe, Mg, Zn cn 100 ml dung dch hn hp 2 axit H 2 SO 4 và HCl có nng độ tương ng là 0,8M và 1,2M. Sau khi phn ng xong, l y 1/2 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 1 -

Cho khối lượng các nguyên tử của các nguyên tố:

H=1; He=4; Be=9; C=12; N=14; O=16; F=19 ; Na=23; Mg=24; Al=27; P=31 ; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Mn=55 ; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; Ba=137;

Sn=119; Pb=207.

1Ph­¬ng ph¸p B¶O TOµN KHèI L¦îNG - V¤ C¥

Câu 1: Cho 20 gam hỗn hợp kim loại M và Al vào dung dịch hỗn hợp H2SO4 và HCl ( số mol HCl gấp 3 lần số mol H2SO4) thì thu được 11,2 lít H2 (đktc) và 3,4 gam kim loại dư. Lọc lấy phần dung dịch rồi đem cô cạn thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 75,1 gam B. 71,5 gam C. 57,1 gam D. 51,7 gam Câu 2: Dung dịch A chứa: 0,15 mol Ca2+ ; 0,6 mol Cl- ; 0,1 mol Mg2+ ; a mol HCO3

- ; 0,4 mol Ba2+. Cô cạn dung dịch A được chất rắn B. Nung B trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 90,1. B. 105,5. C. 102,2. D. 127,2. Câu 3: Cho 31,9 gam hỗn hợp Al2O3, ZnO, FeO, CaO tác dụng hết với CO dư, đun nóng thu được 28,7 gam hỗn hợp X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí H2 (đktc). V có giá trị là:

A. 5,6 lít B. 11,2 lít C. 6,72 lít D. 4,48 lít Câu 4: Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào 100 ml dd Mg(HCO3)2 0,15M phản ứng xong được m g kết tủa. Giá trị m là:

A. 0,87. B. 2,37. C. 3,87. D. 2,76. Câu 5: Nung nóng hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp NaNO3, Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí thoát ra được dẫn vào nước dư thì thấy có 1,12 lít khí (đktc) không bị hấp thụ (lượng O2 hòa tan không đáng kể). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 4,4 gam. B. 18,8 gam. C. 28,2 gam. D. 8,6 gam. Câu 6: Chia 38,1 gam FeCl2 thành 2 phần, phần 2 có khối lượng gấp 3 lần phần 1. Đem phần 1 phản ứng hết với dung dịch KMnO4 dư, trong môi trường H2SO4 loãng, dư, thu lấy khí thoát ra. Đem toàn bộ khí này phản ứng hết với phần 2, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là?

A. 29,640. B. 28,575. C. 24,375. D. 33,900. Câu 7: Cho 35,48 gam hỗn hợp X gồm Cu và FeCO3 vào dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được NO; 0,03 mol khí CO2; dung dịch Y và 21,44 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng chất rắn khan là:

A. 38,82 g B. 36,24 g C. 36,42 g D. 38,28 g Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 80 gam hỗn hợp X gồm CuSO4, FeSO4 và Fe2(SO4)3 trong đó S chiếm 22,5% về khối lượng trong nước được dung dịch X. Thêm NaOH dư vào X, lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y, thổi CO dư qua Y thu được hỗn hợp rắn Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của Z là:

A. 30 gam B. 40 gam C. 26 gam D. 36 gam Câu 9: Cho m gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Mg, Zn phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được dung dịch X chứa 61,4 gam muối sunfat và 5m/67 gam khí H2. Giá trị của m là:

A. 20,10 B. 13,40 C. 10,72 D. 17,42 Câu 10: Để hòa tan hoàn toàn 10 gam bột hỗn hợp Fe, Mg, Zn cần 100 ml dung dịch hỗn hợp 2 axit H2SO4 và HCl có nồng độ tương ứng là 0,8M và 1,2M. Sau khi phản ứng xong, lấy 1/2

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 2: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 2 -

lượng khí sinh ra cho đi qua ống sứ đựng a gam CuO nung nóng (phản ứng hoàn toàn). Sau khi phản ứng kết thúc trong ống còn lại 14,08 gam chất rắn. Khối lượng a là

A. 25,20 gam. B. 15,20 gam. C. 14,20 gam. D. 15,36 gam. Câu 11: Hòa tan 64 gam hỗn hợp muối gồm CuSO4, Fe2(SO4)3, MgSO4 trong đó S chiếm 25% về khối lượng vào nước được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 vừa đủ thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 116,5 B. 233,0 C. 149,5 D. 50,0 Câu 12: X là hỗn hợp khí H2 v à N2 có tỉ khối đối với oxi bằng 0,225. Dẫn X vào bình kín có xúc tác bột sắt đun nóng thì thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối đối với oxi bằng 0,25. Hiệu suất của quá trình tổng hợp NH3 là

A. 15% B. 25% C. 20% D. 30% Câu 13: Hòa tan 17 gam hỗn hợp X gồm K và Na vào nước được dung dịch Y và 6,72 lít H2 (đktc). Để trung hòa một nửa dung dịch Y cần dùng dung dịch hỗn hợp H2SO4 và HCl (tỉ lệ mol 1:2). Tổng khối lượng muối được tạo ra là

A. 20,65 gam. B. 14,97 gam. C. 42,05 gam. D. 21,025 gam. Câu 14: Hỗn hợp A gồm CuSO4, FeSO4 và Fe2(SO4)3 có % khối lượng của S là 22%. Lấy 50 gam hỗn hợp A hòa tan vào nước và cho tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được kết tủa B. Lọc và nung B trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn D. Dẫn luồng khí CO dư đi qua D nung nóng đến phản ứng hoàn toàn ta được m gam chất rắn E. Giá trị của m là

A. 19. B. 18. C. 17. D. 20. Câu 15: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, NaOH, Na2CO3 trong dung dịch axit H2SO4 40% (vừa đủ) thu được 8,96 lít hỗn hợp khí có tỉ khối đối với H2 bằng 16,75 và dung dịch Y có nồng độ 51,449%. Cô cạn Y thu được 170,4 gam muối. Giá trị của m là

A. 50,4. B. 23,8. C. 50,6. D. 37,2. Câu 16: Cho 16 gam hỗn hợp Al, Mg, Zn, Cu tác dụng với oxi dư, thu được m gam hỗn hợp oxit. Để hòa tan m gam hỗn hợp oxit đó cần 160 ml dung dịch HCl 3,5M. Giá trị m là

A. 27,6. B. 20,48. C. 18,24. D. 24,96. Câu 17: Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

A. 2,58 gam. B. 2,22 gam. C. 2,31 gam. D. 2,44 gam. Câu 18: Một hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Lấy m1 gam hỗn hợp X cho vào ống sứ chịu nhiệt, nung nóng rồi thổi một luồng khí CO đi qua. Toàn bộ khí sau phản ứng được dẫn từ từ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 19,7 gam kết tủa trắng. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng là 19,20 gam gồm Fe , FeO và Fe3O4. Giá trị của m1 là

A. 23,2 gam. B. 20,8 gam C. 22,0 gam D. 23,6 gam Câu 19: Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít khí NO (đktc) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 4,78. B. 7,84. C. 6,82. D. 5,80. Câu 20: Hoà tan hoàn toàn x gam hỗn hợp gồm NaI và NaBr vào nước thu được dung dịch X. Cho Br2 dư vào X được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được y gam chất rắn khan. Tiếp tục hoà tan y gam chất rắn khan trên vào nước được dung dịch Z. Cho Cl2 dư vào Z được dung dịch T. Cô cạn T thu được z gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và 2y = x + z. Phần trăm khối lượng của NaBr trong hỗn hợp ban đầu là

A. 7,3%. B. 3,7%. C. 6,7%. D. 4,5%.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 3: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 3 -

1Ph­¬ng ph¸p B¶O TOµN KHèI L¦îNG - H÷U C¥

Câu 1: Thực hiện phản ứng crackinh m gam isobutan, thu được hỗn hợp X gồm các hiđrocacbon. Dẫn hỗn hợp X qua qua bình nước brom có hòa tan 6,4 gam brom. Nước brom mất màu hết, có 4,704 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc) gồm các hiđrocacbon thoát ra. Tỉ khối hơi của Y so với hiđro bằng 117 / 7. Trị số của m là

A. 8,7. B. 10,44. C. 5,8. D. 6,96. Câu 2: Hỗn hợp A gồm 0,1 mol anđehit metacrylic và 0,3 mol khí hiđro. Nung nóng hỗn hợp A một thời gian, có mặt chất xúc tác Ni, thu được hỗn hợp hơi B gồm hỗn hợp có ancol, anđehit và hiđro. Tỉ khối hơi của B so với He bằng 95/12. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa anđehit metacrylic là

A. 80% B. 65% C. 53,33% D. 75% Câu 3: Thuỷ phân hoàn toàn 150 g hỗn hợp các đipeptit được 159 g các aminoaxit. Biết rằng các đipeptit được tạo bởi các aminoaxit chỉ chứa một nguyên tử N trong phân tử. Nếu lấy 1/10 khối lượng aminoaxit thu được tác dụng với HCl dư thì lượng muối thu được là:

A. 19,55 gam B. 17,725 gam C. 23,2 gam D. 20,735 gam Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 2,01 gam hỗn hợp gồm: axit metacrylic, vinyl fomat, etyl acrylat. Toàn bộ sản phẩm cháy cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng thu được 9,0 gam kết tủa và dung dịch X. Vậy khối lượng dung dịch X đã thay đổi so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu là

A. tăng 5,13 gam. B. giảm 3,87 gam. C. giảm 3,42 gam. D. tăng 5,58 gam. Câu 5: Cho 100,0 ml hỗn hợp X gồm: phenyl axetat 0,2M và etyl axetat 0,4M vào 40,0 ml dung dịch NaOH 2,5M, đun nóng, sau khi các phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là

A. 8,04 gam. B. 7,24 gam. C. 4,92 gam. D. 6,52 gam. Câu 6: Cho 10,6 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau phản ứng hoàn toàn với 150ml dd NaOH 1M và KOH 1M, thu được dd Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 21,4 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của 2 axit trong X là:

A. C2H2COOH và C3H6COOH B. CH3COOH và C2H5COOH C. C3H5COOH và C4H4CCOH D. HCOOH và CH3COOH

Câu 7: Cho 8,9 gam alanin tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được dung dịch X. Đem dung dịch X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y(trong quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng hoá học) thu được khối lượng chất rắn khan là

A. 8,05 gam B. 12,55 gam C. 18,4 gam D. 19,8 gam Câu 8: Cho 32,25 gam một muối có công thức phân tử là CH7O4NS tác dụng hết với 750 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng thấy thoát ra chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và thu được dung dịch X chỉ chứa các chất vô cơ. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

A. 45,5 B. 35,5 C. 30,0 D. 50,0 Câu 9: Hợp chất X được tạo ra từ ancol đơn chức và amino axit chứa một chức axit và một chức amin. X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. để đốt cháy hoàn toàn 0,89 gam X cần vừa đủ 1,2 gam O2 và tạo ra 1,32 gam CO2, 0,63 gam H2O. Khi cho 0,89 gam X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thì khối lượng chất rắn khan thu được là

A. 1,37 gam B. 8,57 gam C. 8,75 gam D. 0,97 gam Câu 10: Một hợp chất X có khối lượng phân tử bằng 103. Cho 51,50 gam X phản ứng hết với 500 ml dung dịch NaOH 1,20M, thu được dung dịch Y trong đó có muối của aminaxit và

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 4: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 4 -

ancol (có khối lượng phân tử lớn hơn khối lượng phân tử O2). Cô cạn Y thu m gam chất rắn. Giá trị m là:

A. 52,50 B. 24,25 C. 26,25 D. 48,50 Câu 11: Hỗn hợp X gồm etyl axetat, vinyl axetat, tripanmitin, triolein, axit stearic, metyl fomat. Biết 20 gam X tác dụng đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1,5 M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 20 gam X thu được V lít CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. V có giá trị là

A. 22,4 B. 16,80 C. 17,92 D. 14,56 Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T gồm 3 ancol thu được x mol CO2 và y mol H2O. Mặt khác cho m/2 gam hỗn hợp T tác dụng với Na dư thu được z mol H2. Mối liên hệ giữa m, x, y, z là:

A. m = 12x + y + 64z. B. m = 24x + 2y + 64z C. m = 12x + 2y + 32z D. m = 12x + 2y + 64z.

Câu 13: Cho 2,16 gam axit cacboxylic đơn chức X tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,02 mol KOH và 0,03 mol NaOH. Cô cạn dung dịch thu được sau khi phản ứng kết thúc còn lại 3,94 gam chất rắn khan. Công thức của X là

A. CH3-CH2-COOH. B. CH2=CH-COOH. C. CH≡C-COOH. D. CH3-COOH.

Câu 14: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức Y, một ancol đơn chức Z, một este tạo ra từ Y và Z. Khi đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam X thì thu được 0,31 mol CO2 và 0,28 mol H2O. Còn khi cho 6,2 gam X phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng, thì thu được 0,04 mol Z. Thành phần % số mol của axit Y trong hỗn hợp X là:

A. 36,72% B. 42,86% C. 57,14% D. 32,15% Câu 15: Hỗn hợp A gồm tetrapeptit X mạch hở và tripeptit Y mạch hở (X, Y đều được tạo từ các α -aminoaxit mạch hở, chứa một nhóm -COOH và một nhóm -NH2 trong phân tử) có tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3. Đun nóng 68,10 gam hỗn hợp A với 780 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A. 94,98 gam. B. 97,14 gam. C. 64,98 gam. D. 65,13 gam Câu 16: Để trung hòa 25,6 gam hỗn hợp 2 axit cacboxylic đa chức cần dùng 1 lít dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. sau phản ứng cô cạn thu được khối lượng muối khan là:

A. 60,6 gam B. 43,5 gam C. 34,4 gam D. 41,6 gam Câu 17: Khi oxi hóa C2H5OH bằng CuO nung nóng, thu được hỗn hợp hơi X chỉ gồm CH3CHO, H2O, và C2H5OH dư. X có khối lượng phân tử trung bình bằng 36 đvC. Hiệu suất phản ứng oxi hóa C2H5OH là:

A. 26,0% B. 87,5% C. 25,0% D. 50,0% Câu 18: Hấp thụ hết 4,48 lít buta - 1,3 - đien (ở đktc) vào 250 ml dung dịch Br2 1M, ở điều kiện thích hợp đến khi dung dịch brom mất màu hoàn toàn thu được hỗn hợp sản phẩm X, trong đó khối lượng sản phẩm cộng 1,4 gấp 4 lần khối lượng sản phẩm cộng 1,2. Khối lượng của sản phẩm cộng 1,2 có trong hỗn hợp X là:

A. 12,84 gam B. 16,05 gam C. 1,605 gam D. 6,42 gam Câu 19: Xà phòng hóa hoàn toàn 70 gam hỗn hợp gồm triglixerit và axit béo cần dùng V lít dd NaOH 2M, đun nóng. Sau phản ứng thu được 7,36 gam glixerol và 72,46 gam xà phòng. Giá trị của V là:

A. 0,130. B. 0,135. C. 0,120. D. 0,125. Câu 20: Hỗn hợp X gồm axit axetic, metyl propionat, etyl fomat (trong đó số mol axit axetic bằng số mol etyl fomat). Cho 15,0 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,20 mol NaOH. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là

A. 17,6 gam. B. 19,4 gam. C. 16,4 gam. D. 16,6 gam.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 5: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 5 -

2Ph­¬ng ph¸p B¶O TOµN NGUY£N Tè - V¤ C¥

Câu 1: Hoà tan hỗn hợp X gồm 0,1 mol Fe và 0,15 mol Fe2O3 vào dd HCl dư được dd D. Cho dd D tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, rửa sạch đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn Y. Giá trị của m là:

A. 16,0g B. 30,4g C. 32,0g D. 48,0g Câu 2: Đun nóng hỗn hợp bột X gồm 0,06 mol Al, 0,01 mol Fe3O4; 0,015 mol Fe2O3 và 0,02 mol FeO một thời gian. Hỗn hợp Y thu được sau phản ứng được hoà tan hoàn toàn bằng dd HCl dư, thu được dd Z. Thêm NH3 vào Z cho đến dư, lọc kết tủa T, đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được mg chất rắn. Giá trị của m là:

A. 6,16g B. 6,40g C. 7,78g D. 9,46g. Câu 3: Lấy a mol NaOH hấp thụ hoàn toàn 2,64g khí CO2, thu được đúng 200ml dd X. Trong dd X không còn NaOH và nồng độ của ion CO3

2- là 0,1M. a có giá trị là: A. 0,06 mol B. 0,08 mol C. 0,10 mol D. 0,12 mol.

Câu 4: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm x mol FeS2 và y mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dd X (chỉ chứa 2 muối sunfat) và khí duy nhất NO. Tỉ số x/y là:

A. 6/5 B. 2/1 C. 1/2 D 5/6 Câu 5: Hỗn hợp chất rắn X gồm 0,15 mol Fe2O3 và 0,1 mol Fe3O4. Hoà tan hoàn toàn X bằng dd HCl dư, thu được dd Y. Cho NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Lọc lấy kết tủa, rửa sạch rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn có khối lượng là:

A. 32,0g B. 16,0g C. 64g D. 48,0g Câu 6: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,15 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dd X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là:

A. 0,06 B. 0,04 C. 0,12 D. 0,075. Câu 7: Hoà tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Ạl4C3 vào dd KOH (dư), thu được x mol hỗn hợp khí và dd X. Sục khí CO2 (dư) vào dd X, lượng kết tủa thu được là 46,8g. Giá trị của x là:

A. 0,55 B. 0,60 C. 0,40 D. 0,45. Câu 8: Hoà tan hoàn toàn mg oxit FexOy bằng dd H2SO4 đặc nóng vừa đủ, có chứa 0,075 mol H2SO4, thu được z gam muối và thoát ra 168 ml khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Oxit FexOy là:

A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. FeO và Fe3O4. Câu 9: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,54 gam bột nhôm và 2,04 gam bột Al2O3 trong dd NaOH dư thu được dd X. Cho CO2 dư tác dụng với dd X thu được kết tủa Y, nung Y ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Biết hiệu suất các phản ứng đều đạt 100%. Khối lượng của Z là:

A. 2,04g B. 2,31g C. 3,06g D. 2,55g. Câu 10: Dung dịch X gồm Na2CO3, K2CO3, NaHCO3. Chia X thành hai phần bằng nhau:

- Phần 1 tác dụng với nước vôi trong dư được 20g kết tủa. Phần 2 tác dụng với dd HCl dư được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là: A. 2,24 B. 4,48 C. 6,72 D. 3,36.

Câu 11: hỗn hợp X gồm Fe2O3 0,1 mol; Fe3O4 0,1 mol; FeO 0,2 mol; Fe 0,1 mol. Cho X tác dụng dd HNO3 loãng dư chỉ sinh ra NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Số mol HNO3 cần dùng là:

A. 2,6 B. 2 C. 2,3 D. 2,4.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 6: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 6 -

Câu 12: Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO. Cho H2 dư đi qua 6,32g hỗn hợp X nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được rắn Y và 1,62g H2O. Cho Y tác dụng hết với dd HNO3 2M thu được 2,24 lít NO và NO2 (đktc). Thể tích dd HNO3 2M tối thiểu cần dùng (ml) là:

A. 130 B. 145 C. 80 D. 95 Câu 13: Hòa tan hoàn toàn mg hỗn hợp Al và Ba với số mol bằng nhau vào nước được dd X. Cho từ từ dd HCl 0,5M vào dd X đến khi lượng kết tủa đạt giá trị lớn nhất thì dùng hết 200 ml. Giá trị của m là:

A. 8,2g B. 16,4g C. 13,7g D. 9,55g Câu 14: Sục 3,36 lít CO2(đktc) vào 400 ml dd chứa Na2CO3 0,4M và NaOH 0,25M thu được dd X. Cho dd BaCl2 dư vào dd X thu được kết tủa. Lọc kết tủa và đem nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m?

A. 21,67g B. 16,83g C. 71,91g D. 48,96g. Câu 15: Nung 44g hỗn hợp X gồm Cu và Cu(NO3)2 trong bình kín cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y màu đen. Để Y tan hết cần vừa đủ 600 ml dd H2SO4 0,5M(loãng). Thành phần % khối lượng Cu có trong hỗn hợp X là:

A. 14,55% B. 21,82% C. 29,09% D. 16,82% Câu 16: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 vào H2O thu được dd Y chỉ chứa 1 chât tan duy nhất. Cho dd chứa 0,12 mol HCl vào dd Y thu được 3,12 gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 4,92g B. 9,84g C. 7,38g D. 2,46g Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và Ag2S với số mol bằng nhau thu được 3,696 lít SO2 (đktc) và chất rắn B . Cho B tác dụng với H2SO4 loãng dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy còn lại m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:

A. 11,88 gam B. 13,64 gam C. 17,16 gam D. 8,91gam Câu 18: Hoà tan m gam hỗn hợp X gồm đạm Ure và NH4NO3 vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 đun nóng. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 9 gam kết tủa và thoát ra 4,256 lít khí. Phần trăm khối lượng của Ure trong X là

A. 12,91%. B. 87,09%. C. 91,53%. D. 83,67%. Câu 19: Cho dung dịch NaOH dư vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(HCO3)2 0,5M và BaCl2 0,4M thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :

A. 9,85 gam B. 17,73 gam C. 14,775 gam D. 19,7gam Câu 20: Hoà tan hết x gam CuO trong một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 25,2%, thu được dung dịch X. Cô cạn 50 gam X thu được y gam muối khan. Giá trị của y là

A. 16,207 B. 28,362. C. 24,311. D. 20,259

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 7: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 7 -

2Ph­¬ng ph¸p B¶O TOµN NGUY£N Tè - H÷U C¥

Câu 1: Cracking 0,1 mol C4H10 thu được hỗn hợp X gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6 và C4H10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, sau đó cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Khối lượng dung dịch giảm 40 gam B. Khối lượng dung dịch tăng 13,4 gam C. Khối lượng dung dịch giảm 13,4 gam D. Khối lượng dung dịch tăng 35,6 gam

Câu 2: Đốt cháy một hỗn hợp Hiđrocacbon X thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7g H2O. Thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là:

A. 2,80 lít B. 3,92 lít C. 4,48 lít D. 5,6 lít. Câu 3: Chia hỗn hợp hai anđehit no, đơn chức và mạch hở thành hai phần bằng nhau:

- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 0,54g H2O - Phần 2 cộng H2(Ni, t0 ) thu được hỗn hợp X. Nếu đốt cháy hoàn toàn X thì thể tích khí CO2 thu được (đktc) là A. 1,68 lít. B. 2,24 lít. C. 0,672 lít. D. 0,112 lít.

Câu 4: Cracking nhiệt butan thu được hỗn hợp X gồm CH4, C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X và cho sản phẩm lội qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 40,0 gam kết tủa. Mặt khác, X làm mất màu vừa hết dung dịch chứa 12,0 gam Br2. Hiệu suất phản ứng cracking là

A. 65%. B. 75%. C. 50%. D. 45%. Câu 5: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO, C2H2 và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp Y (gồm khí và hơi). Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 0,07 mol O2, sinh ra 0,055 mol CO2 và 0,81 gam H2O. Phần trăm thể tích của HCHO trong X là

A. 25,00%. B. 75,00%. C. 66,67%%. D. 33,33%. Câu 6: Lên men 45 gam glucozơ thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) bay ra và còn hỗn hợp chất hữu cơ X gồm C2H5OH và glucozơ dư. Đốt cháy hoàn toàn X thì số mol CO2 thu được là

A. 1,3 mol B. 1,2 mol C. 1,5 mol D. 1,15 mol Câu 7: Hỗn hợp X gồm phenol và anilin. Lấy m gam X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng hết với 500 ml dung dịch NaOH 1M, rồi cô cạn thấy còn lại 31,3 gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 18,7 B. 28 C. 65,6 D. 14 Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH3OH, CH3CHO và C2H5CHO cần dùng vừa đủ 0,6 mol O2, sinh ra 0,45 mol CO2. Nếu cho m gam X trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì khi kết thúc các phản ứng, khối lượng Ag thu được là

A. 43,2 gam. B. 32,4 gam. C. 16,2 gam. D. 27,0 gam. Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm C3H8, C4H6, C5H10 và C6H6 thu được 7,92g CO2 và 2,7g H2O. m có giá trị là:

A. 2,82g B. 2,67g C. 2,46g D. 2,31g. Câu 10: Tiến hành Crăcking ở nhiệt độ cao 5,8g butan. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6 và C4H10. Đốt cháy hoàn toàn X trong khí oxi dư, rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng H2SO4 đặc. Độ tăng khối lượng của bình H2SO4 đặc là:

A. 9,0g B. 4,5g C. 18,0g D. 13,5g Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol anđehit đơn chức X cần dùng vừa đủ 12,32 lít khí O2 (đktc), thu được 17,6g CO2. X là anđehit nào dưới đây?

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 8: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 8 -

A. CH ≡ C-CH2-CHO B. CH3-CH2-CH2-CHO C. CH2=CH-CH2-CHO D. CH2=C=CH-CHO.

Câu 12: X là một ancol no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi, thu được hơi nước và 6,6g CO2. Công thức của X là:

A. C2H4(OH)2 B. C3H7OH C. C3H6(OH)2 D. C3H5(OH)3.

Câu 13: Hỗn hợp A gồm etan, etilen, axetilen và buta-1,3-đien. Đốt cháy hết mg hỗn hợp A. Cho sản phẩm cháy hấp thụ vào dd nước vôi dư, thu được 100g kết tủa và khối lượng dd nước vôi sau phản ứng giảm 39,8g. Trị số của m là:

A. 13,8g B. 37,4g C. 58,75g D. 60,2g. Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9,9g nước. Thể tích không khí (đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là:

A. 70,0 lít B. 78,4 lít C. 84,0 lít D. 56,0 lít. Câu 15: Chia hỗn hợp X gồm: C3H6, C2H4, C2H2 thành 2 phần bằng nhau:

- Đốt cháy phần 1 thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). - Hiđro hoá phần 2 rồi đốt cháy hết sản phẩm thì thể tích CO2 (đktc) thu được là: A. 2,24 B. 1,12 C. 3,36 D. 4,48.

Câu 16: Đun nóng 7,6g hỗn hợp A gồm C2H2, C2H4 và H2 trong bình kín với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí B. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B, dẫn sản phẩm cháy thu được lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 14,4g. Khối lượng tăng lên ở bình 2 là:

A. 6,0g B. 9,6g C. 35,2g D. 22,0g Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng cần dùng vừa đủ V lít khí O2 (đktc), thu được 10,08 lít CO2 (đktc) và 12,6g H2O. Giá trị của V là:

A. 17,92 B. 4,48 C. 15,12 D. 25,76. Câu 18: Lên men m gam glucozơ thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) bay ra và còn hỗn hợp chất hữu cơ X gồm C2H5OH và glucozơ dư. Đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 0,4 mol CO2. Giá trị m là:

A. 18g B. 108g C. 10,8g D. 180g Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là

A. 8,96. B. 6,72. C. 4,48. D. 11,2. Câu 20: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là

A. 46,15%. B. 35,00%. C. 53,85%. D. 65,00%.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 9: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 9 -

3Ph­¬ng ph¸p B¶O TOµN §IÖN TÝCH

Câu 1: Chia hỗn hợp X gồm 2 kim loại có hoá trị không đổi thành hai phần bằng nhau. Phần 1: Hoà tan hoàn toàn bằng dd HCl dư thu được 1,792 lít H2 (đktc). Phần 2: Nung trong không khí dư, thu được 2,84g hỗn hợp rắn chỉ gồm các oxit. Khối

lượng hỗn hợp X là: A. 1,56g B. 1,8g C. 2,4g D. 3,12g.

Câu 2: Cho hỗn hợp X gồm x mol FeS2 và 0,045 mol Cu2S tác dụng vừa đủ với HNO3 loãng, đun nóng thu được dd chỉ chứa muối sunfat của các kim loại và giải phóng khí NO duy nhất. Giá trị của x là:

A. 0,045 B. 0,09 C. 0,135 D. 0,18. Câu 3: Dung dịch X có chứa 5 ion : Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO-

3. Thêm dần V lít dd K2CO3 1M vào X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất thì giá trị V tối thiểu cần dụng là:

A. 150 ml B. 300 ml C. 200 ml D. 250 ml. Câu 4: Để hoà tan hoàn toàn 20g hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần vừa đủ 700 ml dd HCl 1M thu được dd X và 3,36 lít H2 (đktc). Cho NaOH dư vào dd X rồi lấy toàn bộ kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì lượng chất rắn thu được là:

A. 8g B. 16g C. 24g D. 32g Câu 5: Dùng CO để khử hoàn toàn 2,88 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 thu được 2,24 gam chất rắn. Mặt khác cùng lượng hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl thu được 224 ml khí (đktc). Nồng độ mol/l của dung dịchHCl là

A. 0,8M B. 1M C. 1,6M D. 0,5M Câu 6: Hòa tan hết 26,5 gam hỗn hợp bột gồm Mg, Al, Al2O3 và MgO bằng 800 ml dd hỗn hợp gồm HCl 0,5M và H2SO4 0,75M (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dd X và 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là

A. 88,7 gam. B. 95,2 gam. C. 86,5 gam. D. 99,7 gam. Câu 7: Cho m gam hỗn hợp Cu, Zn, Mg tác dụng hoàn toàn với dd HNO3 loãng, dư. Cô cạn cẩn thận dd thu được sau phản ứng thu được m + 62 gam muối khan. Nung hỗn hợp muối khan trên đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là:

A. m + 4 gam B. m + 8 gam C. m + 16 gam D. m + 32 gam. Câu 8: Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch chứa y mol CuSO4 và z mol H2SO4 loãng, sau phản ứng hoàn toàn thu được khí H2, m gam Cu và dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Mối quan hệ giữa y và z là

A. y = 7z. B. y = 5z. C. y = z. D. y = 3z. Câu 9: Dung dịch X chứa 0,025 mol CO3

2-; 0,1 mol Na+; 0,25 mol NH4+ và 0,3 mol Cl-. Cho

270 ml dd Ba(OH)2 0,2 M vào và đun nóng nhẹ (giả sử H2O bay hơi không đáng kể). Tổng khối lượng dd X và dd Ba(OH)2 sau quá trình phản ứng giảm đi là:

A. 4,215g B. 5,296g C. 6,761g D. 7,015g Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 17,88 gam hh X gồm 2 kim loại kiềm và 2 kim loại kiềm thổ vào trong nước thu được dd C và 5,376 lit H2 đktc. Dung dịch D gồm a mol H2SO4 và 4a mol HCl. Trung hòa 1/4 dd C cần vừa đủ dd D thu được m gam muối. giá tri của m là:

A. 11,32 B. 9,23 C. 22,64 D. 6,85 Câu 11: Nhiệt phân hoàn toàn 100 gam hỗn hợp X ( Cu(NO3)2, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3 ) thu được bao nhiêu gam chất rắn biết hỗn hợp X có chứa 67,2 % khối lượng oxi.

A. 45,4 gam B. 13,2 gam C. 56,6 gam D. 24,4 gam

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 10: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 10 -

Câu 12: Hoà tan hoàn toàn 74 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 bằng dd H2SO4 loãng dư sinh ra 178 gam muối sunfat. Nếu cũng cho 74 gam hỗn hợp X trên phản ứng với lượng dư khí CO ở nhiệt độ cao và dẫn sản phẩm khí qua dd nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là (các phản ứng xảy ra hoàn toàn)

A. 130 g B. 150 g C. 180 g D. 240 g Câu 13: Khi cho 7,15 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Zn, Al vào dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 5,60 lít khí (ở đktc). Khối lượng muối clorua thu được khi cho 7,15 gam hỗn hợp trên tác dụng hoàn toàn với khí clo là

A. 26,80 gam. B. 24,90 gam. C. 16,03 gam. D. 25,12 gam. Câu 14: Có 400 ml dung dịch X chứa Ba2+ , HCO-

3 ?, Na+ và 0,48 mol Cl- . Cho 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaHSO4 thu được 11,65 gam kết tủa và 2,24 lít khí (đktc). Nếu cô cạn 300 ml dung dịch X còn lại thì thu được m gam chất rắn khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 43,71. B. 50,61. C. 16,87. D. 47,10. Câu 15: X là hỗn hợp các muối Cu(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)3, Mg(NO3)2. Trong đó O chiếm 9,6% về khối lượng. Nung 50 gam X trong bình kín không có oxi đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam oxit. Giá trị của m là

A. 44,6 B. 39,2 C. 17,6 D. 47,3 Câu 16: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm x mol Hg2S và 0,04 mol FeS2 bằng dung dịch HNO3 đậm đặc, đun nóng, chỉ thu các muối sunfat kim loại có hóa trị cao nhất và có khí V lít NO2 thoát ra (đktc). Trị số của V là:

A. 17,92 lít B. 8,96 lít C. 20,16 lít D. 2,24 lít Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là

A. 52,2. B. 48,4. C. 58,0. D. 54,0. Câu 18: : Một cốc nước chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+ và c mol HCO3

-. Dùng V lít dung dịch Ca(OH)2 x mol/l để kết tủa lượng cation trong cốc. Mối quan hệ giữa V, a, b, x để thu được kết tủa lớn nhất là:

A. V = (a + 2b)/x B. V = (2a + b)/x C. V = (a + b)/x D. V = (2a + 2b)/x Câu 19: Cho 31,9 gam hỗn hợp Al2O3, ZnO, FeO, CaO tác dụng hết với CO dư, đun nóng thu được 28,7 gam hỗn hợp X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí H2 (đktc). V có giá trị là:

A. 5,6 lít B. 11,2 lít C. 6,72 lít D. 4,48 lít Câu 20: Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4

+, CO32-và SO4

2-. Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí (đktc). Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy có 43 gam kết tủa. Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 4,48 lít khí NH3 (đktc). Tổng khối lượng muối có trong 500 ml dung dịch X là

A. 23,8 gam B. 119 gam. C. 43,1 gam D. 86,2 gam

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 11: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 11 -

4Ph­¬ng ph¸p B¶O TOµN ELECTRON

Câu 1: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và FeS tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được V lít khí (đktc). Mặt khác nếu cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y chỉ chứa một muối nitrat duy nhất và 2V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và SO2. Phần trăm về khối lượng của Fe trong X là

A. 45,9% B. 52,1% C. 54,1% D. 43,9% Câu 2: Cho 22,72 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dd HNO3 loãng dư thu được V lít khí NO (duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 77,44 gam muối khan. Giá trị của V là

A. 2,24. B. 2,688. C. 4,48. D. 5,6. Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 2,40 gam FeS2 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư). Toàn bộ khí thu được cho lội vào dung dịch brom dư. Khối lượng brom (theo gam) tham gia phản ứng là

A. 8,80 B. 12,00 C. 17,60 D. 24,00 Câu 4: Hoà tan 7,68 g hỗn hợp Fe2O3 và Cu trong dung dịch HCl khi axit hết người ta thấy còn lại 3,2 gam Cu dư. Khối lượng của Fe2O3 ban đầu là

A. 4,48 gam. B. 4,84 gam C. 3,2 gam D. 2,3 gam. Câu 5: Dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ mol. Thêm một lượng hỗn hợp gồm 0,03 molAl và 0,05 mol Fe vào 100 ml dung dịch X cho đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y gồm 3 kim loại.Cho Y vào HCl dư thấy thoát ra 0,07g khí. Nồng độ mol của 2 muối là

A. 0,45 M. B. 0,3 M. C. 0,4 M. D. 0,5 M. Câu 6: Trộn 8,1 gam bột Al với 10 gam Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm với hiệu suất 90%. Hỗn hợp sau phản ứng được hoà tan trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được hỗn hợp khí NO, N2 theo tỷ lệ mol là 2: 1. Thể tích của hỗn hợp khí (ở đktc) là

A. 3,78 lít. B. 2,016 lít. C. 5,04 lít. D. 1,792 lít. Câu 7: Cho 0,5 gam hỗn hợp X gồm Li, Na, K vào nước thu được 2 lít dung dịch có pH = 12. Trộn 8 gam hỗn hợp X và 5,4 gam bột Al rồi cho vào nước đến phản ứng hoàn toàn có V lít khí thoát ra(đktc).Giá trị của V là:

A. 11,648 B. 8,064 C. 10,304 D. 8,160 Câu 8: Cho hỗn hợp gồm 9,6 gam Cu và 5,6 gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng. Khấy đều và phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy có 3,136 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất thoát ra(ở đktc) và còn lại m gam chất không tan. Giá trị của m là

A. 2,24 B. 2,56 C. 1,92 D. 2,8 Câu 9: Chia 31,2 gam hỗn hợp X gồm Cr, Zn, Ni, Al thành hai phần bằng nhau. Hoà tan hết phần 1 trong một lượng dư dung dịch HCl loãng, nóng thu được 7,28 lít H2 (đktc). Cho phần 2 tác dụng với khí Cl2 (dư) đốt nóng thu được 42,225 gam muối clorua. Phần trăm khối lượng của Cr trong hỗn hợp X là

A. 26,04 % B. 66,67% C. 33,33% D. 39,07% Câu 10: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và CuO trong điều kiện không có không khí. Cho chất rắn sau phản ứng vào dung dịch NaOH (dư) thu được 672 ml khí H2 và chất rắn X. Hoà tan hết X trong dung dịch HNO3 loãng (dư) thấy có 448 ml khí NO (các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị m là:

A. 2,94 B. 3,48 C. 34,80 D. 29,40 Câu 11: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm z mol Fe2O3 và t mol Fe3O4 vào dung dịch HCl thu được dd X, sau đó cho thêm x mol Fe và y mol Cu vào dd X không thấy khí có khí bay ra khỏi khỏi bình, dung dịch thu được chỉ chứa 2 muối. Mối quan hệ giữa số mol các chất là

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 12: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 12 -

A. x + y = 2z + 2t B. x + y = 2z +3t C. x + 2y = 2z + 2t D. x + y = z + t

Câu 12: Hòa tan m gam Fe3O4 trong 425 ml dung dịch HCl 2,0 M, thu được một dung dịch X. X làm mất màu 100 ml dung dịch Br2 0,25 M. Giá trị của m :

A. 11,6 g B. 46,4 g C. 32,8 g D. 23,2 g Câu 13: Cho 11,2 lít hỗn hợp khí A gồm clo và oxi phản ứng vừa hết với 16,98g hỗn hợp B gồm magiê và nhôm tạo ra 42,34g hỗn hợp các muối clorua và oxit hai kim loại. % khối lượng của magiê và nhôm trong hỗn hợp B là

A. 77,74% và 22,26%. B. 48% và 52%. C. 43,15% v à 56,85%. D. 75% v à 25%.

Câu 14: Cho 39,2 gam hỗn hợp M gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CuO và Cu (trong đó oxi chiếm 18,367% về khối lượng) tác dụng vừa đủ với 850 ml dung dịch HNO3 nồng độ a mol/l, thu được 0,2 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của a là

A. 2,0. B. 1,5. C. 3,0. D. 1,0. Câu 15: Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, Al2O3 và ZnO đun nóng, sau một thời gian thu được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Cho Y lội chậm qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, kết thúc phản ứng thu được 49,25 gam kết tủa. Cho toàn bộ X phản ứng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, kết thúc các phản ứng thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là

A. 4,48 B. 3,36. C. 6,72. D. 5,60. Câu 16: Hòa tan hết 17,44 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3, CuO, Cu, Mg, MgO (trong đó oxi chiếm 18,35% về khối lượng) trong dung dịch HNO3 loãng dư, kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2 và N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 18,8. Cho dung dịch NaOH tới dư vào Y rồi đun nóng, không có khí thoát ra. Số mol HNO3 đã phản ứng với X là

A. 0,67 B. 0,47 C. 0,57 D. 0,37 Câu 17: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X chứa 3 chất tan. Thêm tiếp NaNO3 dư vào dung dịch X thấy thoát ra 0,896 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của NO3

-, đktc). Giá trị m là A. 13,92 gam. B. 13,12 gam. C. 10,56 gam. D. 11,84 gam.

Câu 18: Cho 16 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Zn tác dụng với oxi thu được 19,2 gam chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thấy thoát ra V lít khí SO2 (đktc). SO2 là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4. Cô cạn dung dịch thu được 49,6 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của V là:

A. 2,80 lít. B. 4,48 lít. C. 3,92 lít. D. 3,36 lít. Câu 19: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp FeS2 và Cu2S trong dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 11,2 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 (đktc) có tỉ khối so với H2 là 22,2; dung dịch sau phản ứng chỉ chứa các muối sunfat. Giá trị của m là

A. 6,86. B. 5,6. C. 6,0. D. 6,72. Câu 20: Cho hỗn hợp gồm m gam bột Cu và 27,84 gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư thấy tan hoàn toàn thu được dung dịch X. Để oxi hóa hết Fe2+ trong dung dịch X cần dùng 90 ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của m là:

A. 3,36 gam. B. 5,12 gam. C. 2,56 gam. D. 3,20gam.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 13: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 13 -

5Ph­¬ng ph¸p T¡NG GI¶M KHèI L¦îNG - V¤ C¥

Câu 1: Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 tan trong H2SO4 loãng vừa đủ được dung dịch Y trong suốt. Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1, cô cạn được 31,6 gam hỗn hợp muối khan. Phần 2, cho một luồng Cl2 dư đi qua cho đến phản ứng hoàn toàn rồi cô cạn được 33,375 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị m là

A. 36,4 gam B. 32,3 gam C. 26,4 gam D. 13,2 gam Câu 2: Cho m gam Fe tan hết trong 400 ml dung dịch FeCl31M thu được dung dịch Y; Cô cạn Y thu được 71,72 g chất rắn khan. Để hoà tan m gam Fe cần tối thiểu V lít dung dịch HNO3 1M và giải phóng khí NO. Giá trị của V là

A. 540 ml. B. 480 ml. C. 160 ml. D. 320 ml. Câu 3: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm Fe, Cu vào 600 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y gồm 3 muối (không chứa AgNO3) có khối lượng giảm 50 gam so với ban đầu. Giá trị của m là

A. 64,8. B. 17,6. C. 114,8. D. 14,8. Câu 4: Nung nóng một hỗn hợp gồm CaCO3 và MgO tới khối lượng không đổi, thì số gam chất rắn còn lại chỉ bằng 2/3 số gam hỗn hợp trước khi nung. Vậy % theo khối lượng của CaCO3 trong hỗn hợp ban đầu là

A. 75,76%. B. 24,24 %. C. 66,67 %. D. 33,33 %. Câu 5: Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là

A. 10,8 và 4,48. B. 17,8 và 4,48. C. 17,8 và 2,24. D. 10,8 và 2,24.

Câu 6: Hòa tan hết a gam hỗn hợp X gồm Fe và một oxit sắt trong b gam dung dịch H2SO4 9,8% ( lượng vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 51,76 gam hỗn hợp hai muối khan. Mặt khác nếu hòa tan hết a gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được duy nhất 58 gam muối Fe (III). Xác định b ?

A. 370 B. 500 C. 220 D. 420 Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 104,25 gam hỗn hợp X gồm NaCl và NaI vào nước được dung dịch Y. Sục khí Cl2 dư vào dung dịch Y. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch thu được 58,5 gam muối khan. Khối lượng NaCl có trong hỗn hợp X là

A. 17,55 gam. B. 58,50 gam C. 29,25 gam. D. 23,40 gam. Câu 8: Hßa tan hªt 30,3 gam hçn hîp CuO, ZnO, Al2O3, MgO trong 600ml dd HCl 2M (võa ®ñ). TÝnh khèi l­îng muèi sinh ra.

A. 57,9 gam B. 57,3 gam C. 53,7 gam D. 63,3 gam Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 18,5 gam hỗn hợp X gồm 3 oxit của sắt bằng dung dịch H2SO4 loãng dư sinh ra 44,5 gam muối sunfat. Nếu cũng cho 37 gam hỗn hợp X trên phản ứng với lượng dư khí CO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, dẫn sản phẩm khí qua dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa tạo thành là m(g). Giá trị của m là (các phản ứng xảy ra hoàn toàn)

A. 90g. B. 120g. C. 65g. D. 75g. Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp một muối cacbonat của các kim loại hoá trị I và muối cacbonat của kim loại hoá trị II trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đkc). Đem cô cạn dung dịch thu được thì khối lượng muối khan là

A. 13 gam B. 15 gam C. 26 gam D. 30 gam

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 14: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 14 -

Câu 11: Cho hỗn hợp A gồm Al, Zn, Mg . Đem oxi hoá hoàn toàn 28,6 gam A bằng oxi dư thu được 44,6 gam hỗn hợp oxit B. Hoà tan hết B trong dung dịch HCl thu được dung dịch D . Cô cạn dung dịch D được hỗn hợp muối khan có khối lượng là.

A. 99,6 gam B. 49,8 gam C. 74,7 gam D. 100,8 gam Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 2,21 gam hỗn hợp gồm Al và Fe bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch HCl, thu được dung dịch X chứa 7,18 gam muối. Cho X tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 20,09. B. 23,68. C. 22,79. D. 13,55. Câu 13: Đem hòa tan hoàn toàn m gam Mg trong dung dịch chứa đồng thời a mol H2SO4 và b mol HCl, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa 2 muối có tổng khối lượng là 4,1667m. Thiết lập biểu thức liên hệ giữa số mol của 2 axit:

A. b= 8a B. b= 4a C. b= 7a D. b= 6a Câu 14: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp A chứa H2SO4 1M, Fe(NO3)3 0,5M và CuSO4 0,25M. Khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thu được 0,75m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 43,2 gam B. 56 gam C. 33,6 gam D. 32 gam Câu 15: Chia 156,8 gam hỗn hợp L gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng hết với dung dịch HCl dư được 155,4 gam muối khan. Phần thứ hai tác dụng vừa đủ với dung dịch M là hỗn hợp HCl, H2SO4 loãng thu được 167,9 gam muối khan. Số mol của HCl trong dung dịch M là

A. 1,75 mol B. 1,80 mol C. 1,50 mol D. 1,00 mol Câu 16: Cho mg hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dd CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dd thu được mg bột rắn. Thành phần % theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 90,28% B. 85,30% C. 82,20% D. 12,67%. Câu 17: Tiến hành 2 thí nghiệm:

- TN1: Cho mg bột Fe dư vào V1 lít dd Cu(NO3)2 1M. - TN2: Cho mg bột Fe dư vào V2 lít dd AgNO3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở 2 thí nghiệm đều

bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là: A. V1=V2 B. V1=10V2 C. V1=5V2 D. V1=2V2.

Câu 18: Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO3 và b mol FeS2 trong bình kín chứa không khí dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu thu được chất rắn duy nhất Fe2O3 và hỗn hợp khí. Biết áp suất trong bình trước và sau phản ứng bằng nhau. Và sau các phản ứng lưu huỳnh ở mức oxh +4, thể tích các chất rắn là không đáng kể. Mối liên hệ giữa a và b là:

A. a = 0,5b B. a = b C. a = 4b D. a = 2b. Câu 19: Nung 47,40g KMnO4 một thời gian thấy còn lại 44,04g chất rắn. % khối lượng KMnO4 đã bị nhiệt phân là:

A. 50% B. 70% C. 80% D. 65%. Câu 20: Dẫn từ từ hỗn hợp khí CO và H2 qua ống sứ đựng 55,4g hỗn hợp bột CuO, MgO, ZnO, Fe3O4 đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí và hơi chỉ chứa CO2 và H2O. Khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là:

A. 48,2g B. 36,5g C. 27,9g D. 40,2g.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 15: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 15 -

5Ph­¬ng ph¸p T¡NG GI¶M KHèI L¦îNG - H÷U C¥

Câu 1: Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2-m1=7,5. Công thức phân tử của X là

A. C4H8O4N2 B. C4H10O2N2 C. C5H9O4N D. C5H11O2N Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) tạo ra 3,0 gam kết tủa và dung dịch Y có khối lượng giảm 1,32 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử của X là

A. C2H2. B. C3H4. C. C3H8. D. C4H4. Câu 3: Cho 1,24gam hỗn hợp hai axit cacboxylic tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 336 ml H2 (đktc) và m gam muối natri. Giá trị của m là

A. 2,93. B. 1,90. C. 1,93. D. 1,47. Câu 4: Cho 1,5 gam hiđrôcacbon X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 7,92 gam kết tủa vàng nhạt. Mặt khác 1,68 lít khí X(ở đktc) có thể làm mất màu được tối đa V lít dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là

A. 0,25 B. 0,3 C. 0,2 D. 0,15 Câu 5: Dẫn 7,1 gam hỗn hợp hơi của 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng qua CuO dư, đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 10,3 gam hỗn hợp hơi Y. Dẫn hỗn hợp hơi Y vào dung dịch AgNO3 dư trong NH3, đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được Ag có khối lượng là:

A. 75,6 gam. B. 86,4 gam. C. 43,2 gam D. 64,8 gam. Câu 6: Hỗn hợp X gồm HCOOH và CH3COOH trộn theo tỉ lệ mol 1 : 1. Cho 10,6 gam hỗn hợp X tác dụng với 11,5 gam C2H5OH (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được m gam este (hiệu suất phản ứng este hóa đạt 80%). Giá trị của m là:

A. 16,2. B. 14,08. C. 17,6. D. 12,96. Câu 7: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit benzoic, axit ađipic, axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được a gam muối. Cũng cho m gam hỗn hợp X nói trên tác dụng với Ca(OH)2 vừa đủ thu được b gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m, a và b là

A. 3m = 22b-19a. B. 9m = 20a-11b. C. 3m = 11b-10a. D. 8m = 19a-11b.

Câu 8: Khi oxi hoá hoàn toàn 2,2g một anđehit đơn chức thu được 3g axit tương ứng . Công thức anđehit là:

A. HCHO B. C2H3CHO C. C2H5CHO D. CH3CHO. Câu 9: Oxi hoá mg X gồm CH3CHO, C2H3CHO, C2H5CHO bằng oxi có xúc tác, sản phẩm thu được sau phản ứng gồm 3 axit có khối lượng (m + 3,2) gam. Cho mg X tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 thì thu được x gam kết tủa. Giá trị của X là:

A. 10,8g B. 21,6g C. 32,4g D. 43,2g. Câu 10: Cho 3,74g hỗn hợp 4 axit, đơn chức tác dụng với dd Na2CO3 thu được V lít khí CO2 (đktc) và dd muối. Cô cạn dd thì thu được 5,06g muối. Giá trị của V là:

A. 0,224 lít B. 0,448 lít C. 1,344 lít D. 0,672 lít. Câu 11: Cho 2,02g hỗn hợp hai ancol đơn chức, đồng đẳng kế tiếp tác dụng vừa đủ với Na được 3,12g muối khan. Công thức phân tử 2 ancol là:

A. CH3OH, C2H5OH B. C2H5OH, C3H7OH C. C3H7OH, C4H9OH D. C4H9OH, C5H11OH.

Câu 12: Trung hoà 5,48g hỗn hợp X gồm axit axetic, phenol và axit benzoic cần dùng 600 ml dd NaOH 0,10M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là:

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 16: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 16 -

A. 8,64g B. 6,84g C. 4,90g D. 6,80g. Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn mg hỗn hợp các este no, đơn chức, mạch hở. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dd Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 1,55g. Khối lượng kết tủa thu được là:

A. 2,5g B. 4,925g C. 6,94g D. 3,52g. Câu 14: Trong phân tử amino axit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0g X tác dụng với vừa đủ với dd NaOH, cô cạn dd sau phản ứng thu được 19,4g muối khan. Công thức phân tử của X là:

A. H2NC3H6COOH B. H2NCH2COOH C. H2NC2H4COOH D. H2NC4H8COOH.

Câu 15: Hỗn hợp X gồm HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,30g hỗn hợp X tác dụng với 5,75g C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc) thu được mg este (hiệu suất các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là:

A. 10,12g B. 6,48g C. 16,20g D. 8,10g. Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp các axit thuộc dãy đồng đẳng axit acrylic rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 350 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thấy có 10 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 25,4 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là

A. 9,80. B. 11,40. C. 15,0. D. 20,8. Câu 17: Cho 1,52g hỗn hợp hai ancol đơn chức đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với Na vừa đủ, sau phản ứng thu được 2,18g chất rắn. Công thức phân tử của hai ancol và thể tích khí thu được sau phản ứng ở đktc lần lượt là:

A. CH3OH; C2H5OH và 0,336 lít B. C2H5OH; C3H7OH và 0,336 lít. C. C3H5OH; C4H7OH và 0,168 lít D. C2H5OH; C3H7OH và 0,672 lít.

Câu 18: Cho 5,76g axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 được 7,28g muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

A. CH2=CH-COOH B. CH3COOH C. CH ≡ C-COOH D. CH3-CH2-COOH.

Câu 19: cho ancol X tác dụng Na dư thấy số mol khí bay ra bằng số mol X phản ứng. Mặt khác, X tác dụng với lượng dư CuO nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thấy lượng chất rắn giảm 1,2 gam và được 2,7g chất hữu cơ đa chức Y. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là:

A. OHC-CH2-CH2-CHO. B. OHC-CH2-CHO C. CH3-CO-CO-CH3 D. OHC-CO-CH3.

Câu 20: Cho a gam hỗn hợp gồm metanol và propan-2-ol qua bình đựng CuO dư, nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được hỗn hợp khí và hơi có khối lượng là ( a + 0,56 ) gam. Khối lương CuO tham gia phản ứng là:

A. 0,56g B. 2,80g C. 0,28g D. 5,60g.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 17: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 17 -

6Ph­¬ng ph¸p PH¦¥NG PH¸P §¦êNG CHÐO

Câu 1: Nguyên tử khối trung bình của Brom là 79,91. Brom có hai đồng vị bền là 7935 Br và

8135 Br . Thành phần % số nguyên tử của 81

35 Br là: A. 54,5% B. 55,4% C. 45,5% D. 44,6%.

Câu 2: Khối lượng nguyên tử trung bình của Bo là 10,812. Hỏi mỗi khi có 94 nguyên tử 105 B

thì có bao nhiêu nguyên tử 115 B ?

A. 188 B. 406 C. 812 D. 94. Câu 3: Trong tự nhiên đồng có hai đồng vị là 63Cu và 65Cu . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần % khối lượng của 63Cu trong CuSO4 là

A. 39,83% B. 11% C. 73% D. 28,83%. Câu 4: Một hỗn hợp O2 và O3 ở đktc có tỉ khối hơi với H2 là 18. Thành phần % về thể tích của O3 trong hỗn hợp là

A. 15% B. 25% C. 35% D. 45%. Câu 5: Thể tích dd HCl 10M và thể tích H2O cần dùng để pha thành 400ml dd 2M lần lượt là:

A. 20ml và 380ml B. 40ml và 360ml C. 80ml và 320ml D. 100ml và 300ml.

Câu 6: Trộn m1 gam dd NaOH 10% với m2 gam dd NaOH 40% thu được 60g dd 20%. Giá trị của m1và m2 tương ứng là:

A. 10g và 50g B. 45g và 15g C. 40g và 20g D. 35g và 25g. Câu 7: Cần bao nhiêu lít axit H2SO4 (D = 1,84 g/ml) và bao nhiêu lít nước cất (D = 1 g/ml) để pha thành 9 lít dd H2SO4 có (D = 1,28 g/ml).

A. 2 lít và 7 lít B. 3 lít và 6 lít C. 4 lít và 5 lít D. 6 lít và 3 lít. Câu 8: Hoà tan 3,164 gam hỗn hợp hai muối CaCO3 và BaCO3 bằng dd HCl dư, thu được 448 ml khí CO2 (đktc). Thành phần % số mol của BaCO3 trong hỗn hợp là:

A. 50% B. 55 % C. 60% D. 65%. Câu 9: Nguyên tử khối trung bình của Rubiđi là 85,559. trong tự nhiên Rb có hai đồng vị là 8537 Rb và 87

37 Rb . Thành phần % số nguyên tử của đồng vị 8737 Rb là:

A. 72,05% B. 44,10% C. 55,90% D. 27,95%. Câu 10: Trong tự nhiên Clo có hai đồng vị 35

17 Cl và 3717 Cl . Thành phần % khối lượng

3717 Cl trong KClO4 là:(cho O = 16; Cl = 35,5; K = 39)

A. 6,25% B. 6,32% C. 6,41% D. 6,68%. Câu 11: Một hỗn hợp gồm CO và CO2 ở đktc có tỉ khối đối với H2 là 18,2. Thành phần % về thể tích của CO2 trong hỗn hợp là:

A. 45,0% B. 47,5% C. 52,5% D. 55,0%. Câu 12: Hoà tam mg Al bằng dd HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối so với H2 bằng 16,75. Tỉ lệ thể tích khí NO : N2O trong hỗn hợp là:

A. 2 : 3 B. 1 : 2 C. 1 : 3 D. 3 : 1. Câu 13: Cho hỗn hợp FeS và FeCO3 tác dụng hết dd HCl thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối hơi so với H2 là 20,75. % khối lượng của FeS trong hỗn hợp đầu là:

A. 20,18% B. 79,81% C. 75% D. 25%. Câu 14: Hoà tan hoàn toàn 34,85g hỗn hợp hai muối BaCO3 và Na2CO3 bằng dd HCl, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Số mol BaCO3 trong hỗn hợp là:

A. 0,2mol B. 0,15mol C. 0,1mol D. 0,05mol.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 18: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 18 -

Câu 15: Nhiệt phân hoàn toàn 108g hỗn hợp X gồm Na2CO3 và NaHCO3 được chất rắn Y có khối lượng bằng 75,4% khối lượng của X. Khối lượng NaHCO3 trong X là:

A. 54,0g B. 27,0g C. 72,0g D. 36,0g. Câu 16: Thêm 250 ml dd NaOH 2M vào 200 ml dd H3PO4 1,5M. Muối tạo thành và khối lượng tương ứng là:

A. 14,2g Na2HPO4 và 32,8g Na3PO4 B. 28,4g Na2HPO4 và 16,4g Na3PO4. C. 12g NaH2PO4 và 28,4g Na2HPO4 D. 24g NaH2PO4 và 14,2g Na2HPO4.

Câu 17: Hoà tan 55g hỗn hợp Na2CO3 và Na2SO3 với lượng vừa đủ 500ml dd axit H2SO4 1M thu được một muối trung hoà duy nhất và hỗn hợp khí X. Thành phần % thể tích của khí CO2 là:

A. 80% B. 70% C. 60% D. 50%. Câu 18: Để thu được dd HCl 30% cần lấy a gam dd HCl 55% pha với b gam dd HCl 15%. Tỉ lệ a : b là:

A. 2 : 5 B. 3 : 5 C. 5 : 3 D. 5 : 2. Câu 19: Oxi hóa hoàn toàn V (lít) SO2 ở đktc trong oxi không khí tạo thành SO3 cho toàn bộ lượng SO3 trên vào dung dịch H2SO4 10% thu được 100g dung dịch H2SO4 20%. Giá trị của V là:

A. 3,36 (lit) B. 2,4888 (lit) C. 1,12(lit) D. 1,422(lit) Câu 20: Hoà tan 28,4g phốt pho (V) oxit trong 500 gam dung dịch axit photphoric có nồng độ 9,8%. Nồng độ phần trăm của dung dịch axit photphoric thu được là

A. 16,7 %. B. 17,6 %. C. 13,0 %. D. 14,7 %.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 19: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 19 -

7Ph­¬ng ph¸p PH¦¥NG PH¸P TRUNG B×NH-V¤ C¥

Câu 1: Hçn hîp X gåm hai kim lo¹i kiÒm A, B n»m kÕ tiÕp nhau trong cïng mét ph©n nhãm chÝnh. LÊy 6,2g X hoµ tan hoµn toµn vµo níc thu được 2,24lÝt hiđro (ë đktc). A, B lµ hai kim lo¹i:

A. Li, Na B. Na, K C. K, Rb D. Rb, Cs Câu 2: Hoµ tan 5,94g hån hîp hai muèi clorua cña hai kim lo¹i A vµ B lµ hai kim lo¹i thuéc ph©n nhãm chÝnh nhãm II vµo níc được 100ml dung dÞch X. §Ó lµm kÕt tña hÕt ion Cl- trong dung dÞch X ngêi ta cho dung dÞch X t¸c dông víi dung dÞch AgNO3 thu được 17,22g kÕt tña. C«ng thøc ho¸ häc cña hai muèi clorua lÇn lît lµ:

A. BeCl2, MgCl2 B. MgCl2, CaCl2 C. CaCl2, SrCl2 D. SrCl2, BaCl2 Câu 3: Hòa tan 4,68 gam hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại A,B kế tiếp nhau trong nhóm II A vào dung dịch HCl dư thu được 1,12 l CO2 (đktc). Xác định A,B.

A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba. Câu 4: Cho 1,67g hỗn hợp gồm 2 kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư thoat ra 0,672 lít H2(đktc). Hai kim loại đó là?

A. Be và Mg B. Mg và Ca C. Sr và Ba D. Ca và Sr Câu 5: Hoà tan hết 7,2 gam hỗn hợp A gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau phân nhóm IIA bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí B. Cho toàn bộ khí B hấp thụ hết bởi dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 15,76 gam kết tủa. Hai kim loại ban đầu là

A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba. Câu 6: Hoà tan 16,8g hỗn hợp gồm hai muối cacbonat và sunfit của cùng một kim loại kiềm vào dd HCl dư, thu được 3,36 lít hỗn hợp khí (đktc). Kim loại kiềm là:

A. Li B. Na C. K D. Pb Câu 7: Dung dịch X chứa 8,36g hỗn hợp hiđroxit của 2 kim loại kiềm. Để trung hoà X cần dùng tối thiểu 500ml dd HNO3 0,55M. Biết hiđroxit của kim loại có nguyên tử khối lớn hơn chiếm 20% số mol hỗn hợp. Kí hiệu hoá học của 2 kim loại kiềm lần lượt là:

A. Li và Na B. Na và K C. Li và K D. Na và Cs. Câu 8: Trong tự nhiên kali có hai đồng vị 39

19 K và 4119 K . Thành phần phần trăm khối lượng

của 3919 K trong KClO4 là (cho O = 16; Cl = 35,5; K = 39,13).

A. 26,39% B. 26,30% C. 28,23% D. 28,16%. Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 4,431g hỗn hợp Al, Mg bằng dd HNO3 loãng thu được dd X (không chứa muối amoni) và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp khí không màu có khối lượng 2,59g, trong đó có một khí hoá nâu trong không khí. Cô cạn cẩn thận dd X thì lượng muối khan thu được là:

A. 19,621g B. 8,771g C. 28,301g D. 32,641g. Câu 10: Cho 1,9g hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dd HCl dư, sinh ra 0,448 lít khí (đktc). Kim loại M là:

A. Li B. Na C. K D. Rb. Câu 11: Hoà tan hoàn toàn 12,0g hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) bằng axit HNO3 thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dd Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là:

A. 6,72 lít B. 4,48 lít C. 5,60 lít D. 3,36 lít. Câu 12: Cho 1,7g hỗn hợp Zn và kim loại X thuộc nhóm IIA tác dụng với dd HCl dư, sinh ra 0,672 lít khí H2(đktc). Mặt khác, khi cho 1,9g X tác dụng với dd H2SO4 loãng, dư thì thể tích H2 sinh ra chưa đến 1,12 lít (đktc). Kim loại X là:

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 20: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 20 -

A. Ba B. Ca C. Mg D. Fe. Câu 13: Cho mg hỗn hợp gồm Na2CO3 và Na2SO3 tác dụng hết với dd H2SO4 loãng dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí (đktc). Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với H2 là 27. Khối lượng của Na2CO3 trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 5,3g B. 5,8g C. 6,3g D. 11,6g. Câu 14: Cho dung dịch chứa 3,99 gam hỗn hợp gồm hai muối ACl và BCl (A, B là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IA, số hiệu nguyên tử ZA < ZB) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Hỏi ACl là chất nào sau đây?

A. LiCl. B. NaCl. C. KCl. D. RbCl. Câu 15: Trong tự nhiên đồng có hai đồng vị là 63Cu và 65Cu . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần % khối lượng của 63Cu trong CuCl2 là (cho Cl = 35,5).

A. 12,64% B. 26,77% C. 27,00% D. 34,19%. Câu 16: Cho 1,9g hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dd HCl dư, sinh ra 0,448 lít khí (đktc). Kim loại M là:

A. Li B. Na C. K D. Rb. Câu 17: Hoà tan hoàn toàn 12,0g hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) bằng axit HNO3 thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dd Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là:

A. 6,72 lít B. 4,48 lít C. 5,60 lít D. 3,36 lít. Câu 18: Hoà tan hoàn toàn 4,431g hỗn hợp Al, Mg bằng dd HNO3 loãng thu được dd X (không chứa muối amoni) và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp khí không màu có khối lượng 2,59g, trong đó có một khí hoá nâu trong không khí. Cô cạn cẩn thận dd X thì lượng muối khan thu được là:

A. 19,621g B. 8,771g C. 28,301g D. 32,641g. Câu 19: Hoà tan 16,8g hỗn hợp gồm hai muối cacbonat và sunfit của cùng một kim loại kiềm vào dd HCl dư, thu được 3,36 lít hỗn hợp khí (đktc). Kim loại kiềm là:

A. Li B. Na C. K D. Pb Câu 20: Dung dịch X chứa 8,36g hỗn hợp hiđroxit của 2 kim loại kiềm. Để trung hoà X cần dùng tối thiểu 500ml dd HNO3 0,55M. Biết hiđroxit của kim loại có nguyên tử khối lớn hơn chiếm 20% số mol hỗn hợp. Kí hiệu hoá học của 2 kim loại kiềm lần lượt là:

A. Li và Na B. Na và K C. Li và K D. Na và Cs.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 21: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 21 -

7Ph­¬ng ph¸p PH¦¥NG PH¸P TRUNG B×NH - H÷U C¥

Câu 1: Khử 1,6 gam hỗn hợp 2 anđehit no bằng khí H2 thu được hỗn hợp hai rượu .Đun nóng hai rượu này với H2SO4 đặc thu được hỗn hợp hai olefin là đồng đẳng kế tiếp .Đốt cháy hai olefin này được 3,52 gam CO2 .Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của hai anđehit đó là

A. HCHO, CH3CHO B. CH3CHO, CH2(CHO)2 C. CH3CHO, C2H5CHO D. C2H5CHO, C3H7CHO

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít hỗn hợp X gồm 1 ankan M và 1 ankin N thu được 10,08 lít CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Công thức của M và N lần lượt là

A. C2H6 và C2H2 B. C2H6 và C3H4 C. CH4 và C3H4 D. CH4 và C2H2 Câu 3: Hỗn hợp X gồm propan, etilenglicol và một số ancol no đơn chức mạch hở (trong đó propan và etilenglicol có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn 5,444 gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng lên 16,58 gam và xuất hiện m gam kết tủa trong bình. Giá trị của m là

A. 47,477 B. 45,704 C. 43,931 D. 42,158 Câu 4: Hỗn hợp X gồm: HCHO, CH3COOH, HCOOCH3 và CH3CH(OH)COOH. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc) sau phản ứng thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thu được 50 gam kết tủa. Vậy giá trị của V tương ứng là

A. 8,40 lít. B. 16,8 lít. C. 7,84 lít. D. 11,2 lít. Câu 5: Hỗn hợp X gồm etilen glicol, ancol etylic, ancol propylic và hexan trong đó số mol hexan bằng số mol etilen glicol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 0,4032 lít H2 (đktc). Mặt khác đốt m gam hỗn hợp X cần 4,1664 lít O2 (đktc). Giá trị của m là :

A. 2,682 B. 2,384 C. 2,235 D. 1,788 Câu 6: Hỗn hợp X gồm: HCHO, CH3COOH, HCOOCH3 và CH3CH(OH)COOH. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc) sau phản ứng thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thấy khối lương bình tăng 24,8 gam. Giá trị của V là

A. 8,96. B. 6,72. C. 5,60. D. 7,84. Câu 7: Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai Hiđrocacbon vào bình đựng dd Brom dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4g Brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Công thức phân tử của hai Hiđrocacbon là(các thể tích khí đều đo ở đktc).

A. C2H4 và CH4 B. CH4 và C3H4 C. CH4 và C3H6 D. C2H6 và C3H6.

Câu 8: Đem hoá hơi 6,7g hỗn hợp X gồm CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3COOCH3 và HCOOC2H5 thu được 2,24 lít hơi(đktc). Đốt cháy hoàn toàn 6,7g X thu được khối lượng nước là:

A. 4,5g B. 3,5g C. 5,0g D. 4,0g. Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm C2H2 và Hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí CO2 và 2 lít hơi H2O(các thể tích khí và hơi đo ở cùng đk nhiệt độ, áp suất).Công thức phân tử của X là:

A. C2H6 B. C2H4 C. CH4 D. C3H8. Câu 10: Hỗn hợp X gồm 2 ancol no. Đốt cháy hoàn toàn 8,3g X bằng 10,64 lít O2 thu được 7,84 lít CO2, các thể tích khí đều đo ở đktc. Công thức hai ancol trong hỗn hợp X lần lượt là:

A. CH3CH2CH2OH và CH3CH2CH2CH2OH B. CH3CH2CH2OH và HOCH2CH2CH2CH2OH C. HOCH2CH2CH2OH và CH3CH2CH2CH2OH

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 22: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 22 -

D. HO(CH2)3OH và HO(CH2)4OH

Câu 11: Cho 4,48 lit hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình đựng 1,4 lít dd Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7g. CTPT của 2 hiđrocacbon là:

A. C2H2 và C4H6 B. C2H2 và C4H8 C. C3H4 và C4H8 D. C2H2 và C3H8.

Câu 12: Thuỷ phân hoàn toàn 444g một lipit thu được 46g Glixerol và 2 loại axit béo. Hai loại axit béo đó là:

A. C15H31COOH và C17H35COOH B. C17H33COOH và C15H31COOH. C. C17H31COOH và C17H33COOH D. C17H33COOH và C17H35COOH.

Câu 13: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1 : 1). Hỗn hợp Y gồm ancol CH3OH và ancol C2H5OH (tỉ lệ mol 3 : 2). Lấy 11,13 gam hỗn hợp X tác dụng với 7,52g hỗn hợp Y (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được mg hỗn hợp este (hiệu suất các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là:

A. 11,616 B. 12,197 C. 14,52 D. 15,246. Câu 14: Nitro hoá benzen thu được 2 chất hữu cơ X và Y, trong đó Y nhiếu hơn X một nhóm -NO2. Đốt cháy hoàn toàn 12,75g hỗn hợp X, Y thu được CO2, H2O và 1,232 lít khí N2(đktc). CTPT và số mol X trong hỗn hợp là:

A. C6H5NO2 và 0,9 mol B. C6H5NO2 và 0,09 mol C. C6H4(NO2)2 và 0,1mol D. C6H4(NO2)2 và 0,01mol

Câu 15: Hỗn hợp X gồm 3 amin đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau. Đốt cháy hoàn toàn 11,8g X thu được 16,2g H2O, 13,44 lít CO2 và V lít khí N2(đktc). Ba amin trên lần lượt là:

A. CH3NH2, CH3CH2NH2, CH3CH2CH2NH2 B. CH ≡ C-NH2, CH≡ C-CH2NH2, CH ≡ C-CH2CH2NH2. C. CH2=CH-NH2, CH3-CH=CH-NH2, CH3CH=CHCH2NH2. D. CH3CH2NH2, CH3CH2CH2NH2, CH3(CH2)3NH2.

Câu 16: Tỉ khối hơi của hỗn hợp X (gồm 2 hiđrocacbon mạch hở) so với H2 là 11,25. Dẫn 1,792 lít X(đktc) đi thật chậm qua bình đựng dd brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình tăng 0,84g. X phải chứa Hiđrocacbon nào sau đây:

A. Propin. B. Propan C. Propen D. propađien. Câu 17: Nitro hoá Benzen thu được 2 chất X, Y hơn kém nhau 1 nhóm –NO2. Đốt cháy hoàn toàn 19,4 gam hỗn hợp X, Y thu được CO2, H2O và 2,24 lít N2(đktc). CTCT đúng của X, Y là:

A. C6H5NO2 và C6H4 (NO2)2 B. C6H5NO2 và C6H3 (NO2)3 C. C6H3 (NO2)3 và C6H2(NO2)4 D. C6H4 (NO2)2 và C6H3 (NO2)3

Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và hiđrocacbon Y thu được 30,8g CO2 và 10,8g H2O. CTPT của Y là:

A. C2H2 B. C3H2 C. C3H4 D. C4H2. Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm hai hiđrocacbon thuộc cùng dãy

đồng đẳng, có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 đvC, thu được 2

2

1013

CO

H O

nn

= . Công thức

phân tử của các hiđrocacbon lần lượt là: A. CH4 và C3H8 B. C2H6 và C4H10 C. C3H8 và C5H12 D. C4H10 và C5H12.

Câu 20: Cho hỗn hợp 2 anken đông đẳng kế tiếp nhau tác dụng với H2O (có H2SO4 làm xúc tác) thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,06g hỗn hợp Z sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lit dd NaOH 0,1M thu được dd T trong đó nồng độ của NaOH bằng 0,05M. (Coi thể tích dd thay đổi không đáng kể). Công thức của X và Y là:

A. C2H5OH và C3H7OH B. C3H7OH và C4H9OH C. CH3OH và C2H5OH D. C4H9OH và C5H11OH.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 23: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 23 -

Câu 1: Nung mg bột sắt trong ôxi, thu được 3,0g hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá Trị của m là

A. 2,52 B. 2,22 C. 2,62 D. 2,32 Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 30,4 gam rắn X gồm Cu, CuS, Cu2S và S bằng HNO3 dư, thoát ra 20,16 lit NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 81,55 B. 104,20 C. 110,95 D. 115,85 Câu 3: Nung mg bột Cu trong ôxi, thu được 24,8 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Cu, CuO, Cu2O. Hoà tan hoàn toàn X trong H2SO4 đặc nóng thoát ra 4,48 lít khí SO2 duy nhất (đktc). Giá trị m là:

A. 9,6 B. 14,72 C. 21,12 D. 22,4 Câu 4: Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi đun nóng (trong điều kiện không có không khí) thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thấy giải phóng hốn hợp khí X và còn lại một phần không tan Y. Để đốt cháy hoàn toàn X và Y cần vừa đủ V lít khí ôxi (đktc). Giá trị của V là

A. 2,8 B. 3,36 C. 4,48 D. 3,08 Câu 5: Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 0,08 B. 0,16 C. 0,18 D. 0,23 Câu 6: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc)và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được mg muối khan. Giá trị của m là:

A. 49,09 B. 38,72 C. 35,50 D. 34,36 Câu 7: Ôxi hoá chậm mg Fe ngoài không khí thu được 12g hỗn hợp X gồm FeO,Fe3O4, Fe2O3 và Fe dư. Hoà tan hoàn toàn X trong HNO3 thu được 2,24 lít NO(chất khử duy nhất đo đktc), giá trị của m là

A. 7,57 B. 7,75 C. 10,08 D. 10,80 Câu 8: đốt cháy 6,72 gam Fe ngoài không khí thu được m gam hỗn hợp X gồm FeO,Fe3O4, Fe2O3 và Fe dư. để hoà tan X cần dùng vừa hết 255ml dung dịch chứa HNO3 2M, thu được V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).Giá trị của m và V là

A. 8,4 và 3,360 B. 8,4 và 5,712 C. 10,08 và 3,360 D. 10,08 và 5,712

Câu 9: hỗn hợp X gồm Mg, MgS, và S. Hoà tan hoàn toàn m gam X trong HNO3 đặc, nóng thu được 2,912 lít khí N2 duy nhất (đktc) và dd Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào Y đựợc 46,55g kết tủa. Giá trị của m là:

A. 4,8g B. 7,2g C. 9,6g D. 12g Câu 10: cho 18,5g hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 vào 200ml dd HNO3 đun nóng. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dd Y và còn lại 1,46g kim loại chưa tan. nồng độ mol của dd HNO3 đã dùng là:

A. 2,7M B. 3,2M C. 3,5M D. 2,9M. Câu 11: Hoà tan hoàn toàn mg hỗn hợp X gồm Fe, FeCl2, FeCl3 trong H2SO4 đặc nóng dư thoát ra 4,48 lít khí SO2 (chất khử duy nhất đo đktc),và dung dịch Y. Thêm NH3 dư vào Y thu được 32,1 gam kết tủa . giá trị m là:

8Ph­¬ng ph¸p PH¦¥NG PH¸P QUY §æI - V¤ C¥

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 24: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 24 -

A. 16,8 B. 17,75 C. 25,675 D. 34,55 Câu 12: Hoà tan hoàn toàn 34,8 gam 1 ôxit FexOy bằng dd H2SO4 đặc nóng . Sau phản ứng thu được 1,68 lít khí SO2 (chất khử duy nhất đo đktc), và dung dịch X. Công thức tính oxit và khối lượng muối có trong dung dịch X lần lượt là

A. FeO và 180 gam B. Fe3O4 và 90 gam C. FeO và 90 gam D. Fe3O4 và 180 gam

Câu 13: Hoà tan hoàn toàn 25,6 gam chất rắn X gồm Fe, FeS, FeS2 và S bằng dung dịch HNO3 dư, thoát ra V lít khí NO( sản phẩm khử duy nhất, đo đktc). Thêm Ba(OH)2 dư vào Y thu được 126,25 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 17,92 B. 19,04 C. 24,64 D. 27,58. Câu 14: Cho hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 với số mol bằng nhau . Lấy a gam X cho phản ứng với CO nung nóng, sau phản ứng trong bình còn lại 16,8 gam hỗn hợp rắn Y. Hoà tan hoàn toàn Y trong H2SO4 đăc, nóng, dư thu được 3,36 lít khí SO2 duy nhất (đktc), Giá trị của a và số mol H2SO4 đã phản ứng lần lượt là

A. 19,20 và 0,87 B. 19,20 và 0,51 C. 18,56 và 0,87 D. 18,56 và 0,51

Câu 15: Hoà tan hoàn toàn 14,52 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3, KHCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng muối KCl tạo thành là

A. 8,94gam B. 16,17 gam C. 7,92 gam D. 11,79 gam Câu 16: Cho 13,92 gam hỗn hợp X gồm Cu và 1 ôxit sắt vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,688 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 42,72 gam muối khan . Công thức của ôxit sắt là

A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. Fe3O4 huặc FeO Câu 17: Cho 9,12 gam hõn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư . sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y . Cô cạn dung dịch Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là

A. 4,875 B. 9,60 C. 9,75 D. 4,80 Câu 18: Hoà tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm Fe

xO

y và Cu bằng dung dịch H

2SO

4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO

2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và

dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là A. 26,23%. B. 39,34%. C. 65,57%. D. 13,11%.

Câu 19: Cho 45,0 gam hỗn hợp bột Fe và Fe3O4 vào V lít dung dịch HCl 1M, khuấy đều để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 4,48 lít khí (đktc) và 5,0 gam kim loại không tan (cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hóa-khử trong dãy điện hóa như sau: Fe2+/Fe ; H+/H2 ; Fe3+/Fe2+ ). Giá trị của V là

A. 1,4 lít B. 0,4 lít C. 0,6 lít D. 1,2 lít Câu 20: Cho 2 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Fe, Zn tác dụng với dd hỗn hợp HCl và H2SO4 (loảng, dư) giải phóng 0,1 gam khí. Cũng 2 gam hỗn hợp cấc kim loại trên tác dụng với khí Cl2 (dư), thu được 5,763 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp đã cho là:

A. 22,4% B. 16,8% C. 8,4% D. 19,2%

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 25: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 25 -

Câu 1: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm prôpan, prôpen và prôpin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khố lượng của CO2 và H2O thu được là

A. 18,60 gam B. 18,96 gam C. 19,32 gam D. 20,40 gam Câu 2: khi đốt cháy hoàn toàn một pôlime X ( tạo thành từ phản ứng đồng trùng hợp giữa buta – 1,3 – đien và acrilo nitrin) với lượng vừa đủ, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí và hơi ở nhiệt độ, áp suất xác định chứa 59,091 % CO2 về thể tích . Tỉ lệ số mol buta – 1,3 – đien và acrilo nitrin là

A. 3/5 B. 3/3 C. 1/3 D. 3/2 Câu 2: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 27,8 gồm butan, metylxiclopropan, but – 2 – en, etylaxetylen và đivinil. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là

A. 34,50 gam B. 36,66 gam C. 37,20 gam D. 39,90 gam Câu 4: Hỗn hợp A gồm CH3COOH, HCOOH, HOOC – COOH, HOOC- (CH2)4– COOH phản ứng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và cần dùng vừa đủ 14,56 lít khí O2 (đktc). Khối lượng nước thu được là: A. 9g B. 12g C. 0,9g D. 1,2g Câu 5: Cho 18,4 gam hỗn hợp Y gồm ancol metylic, ancol anlylic và etylen glicol tác dụng với Na kim loại (dư) thu được V lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác, đốt 18,4 gam hỗn hợp Y, thu được 30,8 gam CO2 và 18,0 gam H2O. Giá trị của V là

A. 2,24 B. 3,36 C. 4,48 D. 5,60 Câu 6: Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) và 4,5 gam nước. Giá trị của V bằng

A. 11,2. B. 13,44. C. 8,96. D. 5,60. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X (glucozơ, fructozơ, metanal và etanoic) cần 3,36 lít O2 (điều kiện chuẩn). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 10,0 B. 12,0 C. 15,0 D. 20,5 Câu 8: Cho 1,54 g hỗn hợp gồm HCOOH ; C6H5OH ; HOOC-COOH tác dụng với 0,6 g Na, sinh ra 224 ml khí H2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối thu được sau phản ứng là:

A. 1,632g B. 2,12g C. 1,98g D. 1,83g Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CxHyCOOH và (COOH)2 thu được 0,4 mol H2O và m gam CO2. Cũng cho 14,8 gam X tác dụng với lượng dư NaHCO3 thu được 0,25 mol CO2. Giá trị của m là

A. 11 B. 5,5 C. 16,5 D. 22 Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp A (glucôzơ, anđehit fomic, axit axetic) cần 2,24 lít O2 (đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2, thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là

A. 3.1 B. 6.2 C. 12.4 D. 4.4 Câu 11: Hỗn hợp X gồm C3H4, C3H6, C3H8 có tỉ khối so với H2 là 21. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít hỗn hợp X (ddktc), rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư, khối lượng dd thu được so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là:

A. tăng 9,3g B. giảm 15g C. giảm 11,4g D. giảm 5,7g

8Ph­¬ng ph¸p PH¦¥NG PH¸P QUY §æI - H÷U C¥

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 26: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 26 -

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm CH2O, CH2O2, C2H2O2 đều có cấu tạo mạch hở và có số mol bằng nhau thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư, sau phản ứng thấy khối lượng dd giảm 17g so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Cho lượng hỗn hợp X như trên tác dụng với lượng dư dd AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa m gam Ag. Giá trị của m là:

A. 86,4g B. 54g C. 108g D. 64,8g Câu 13: Oxi hoá một lượng ancol etylic thu được 8,68g hỗn hợp X gồm CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH, H2O. Chia hỗn hợp X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tham gia phản ứng tráng bạc thu được tối đa 10,8g Ag. Phần 2 tác dụng vừa đủ với Na thu được m gam chất rắn và có 0,896 lít khí H2 thoát ra ở ddktc. Giá trị của m là:

A. 5,36g B. 3,9g C. 7,1g D. 3,41g Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm anđehit fomic, axit axetic, glucozơ, glixerol thu được 29,12 lít CO2 (đktc) và 27 gam nước. Thành phần phần trăm khối lượng của glixerol trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 23,4% B. 18,4% C. 43,8% D. 46,7% Câu15: Hỗn hợp gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác, đun nóng được hỗn hợp Y. Dẫn Y qua nước brom thấy bình nước brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lit hỗn hợp khí (đktc), có tỉ khối so với hidro là 8. Thể tích khí O2 (đktc) vừa đủ để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là

A. 33,6 lít B. 22,4 lit C. 26,88 lit D. 44,8 lit Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm RCOOH, C2H3COOH, và (COOH)2 thu được m gam H2O và 15,68 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 25,3 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 dư thu được 11,2 lít (đktc) khí CO2.Giá trị của m là

A. 7,2 gam B. 8,1gam C. 10,8 gam D. 9 gam Câu 17: Hoá hơi 6,7 gam hỗn hợp A gồm CH3COOH + CH3COOC2H5 + HCOOCH3 thu được 2,24 lít hơi (đktc). Đốt cháy hoàn toàn 6,7g hỗn hợp A thì số gam nước sinh ra là:

A. 5,0g B. 4,5g C. 4,0g D. 5,8g Câu 18: Hỗn hợp X gồm axit oxalic, axetilen, propanđial và vinyl fomat (trong đó số mol của axit oxalic và axetilen bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 1,125 mol O2, thu được H2O và 55 gam CO2. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thì thu được tối đa bao nhiêu lít CO2 (đktc)?

A. 2,8 lít B. 5,6 lít C. 8,6 lít D. 11,2 lít. Câu 19: Hỗn hợp X gồm axit axetic, metyl propionat, etyl fomat (trong đó số mol axit axetic bằng số mol etyl fomat). Cho 15,0 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,20 mol NaOH. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là

A. 17,6 gam. B. 19,4 gam. C. 16,4 gam. D. 16,6 gam. Câu 20: Hỗn hợp X gồm andehit fomic, andehit oxalic, axit axetic, etilenglycol, glyxerol. Lấy 4,52 gam X đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản phẩm đi qua bình 1 đựng H2SO4 (đặc, dư), bình 2 đựng 600 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thấy bình 1 tăng 2,88 gam, bình 2 xuất hiện m gam kết tủa. Xác định m?

A. 23,64 gam B. 17,73 gam C. 15,76 gam D. 19,70 gam

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 27: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 27 -

HÓA HỌC 10

1D¹NG CÊU T¹O NGUY£N Tö

Câu 1: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

A. 18. B. 23. C. 17. D. 15. Câu 2: Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hóa duy nhất. Công thức XY là

A. MgO B. AlN C. NaF D. LiF Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Các nguyên tố X và Y lần lượt là (biết số hiệu nguyên tử của nguyên tố: Na = 11; Al = 13; P = 15; Cl = 17; Fe = 26)

A. Fe và Cl. B. Na và Cl. C. Al và Cl. D. Al và P. Câu 4: Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là ` 63

29 Cu và ` 65

29 Cu . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị ` 65

29 Cu là A. 27% B. 50 C. 54% D. 73%.

Câu 5: Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là: A. Na+, Cl-, Ar. B. Li+, F-, Ne. C. Na+, F-, Ne. D. K+, Cl-, Ar.

Câu 6: Một kim loai M có số khối là 54, tổng số hạt (p,n,e) trong ion M2+ là 78. nguyên tố M là:

A. Fe B. Co C. Mn D. Cr Câu 7: Trong 20 nguyên tố đầu tiên của bảng tuần hoàn, Tổng số nguyên tố mà nguyên tử của chúng có 1 electron độc thân ở trạng thái cơ bản là

A. 10 B. 7 C. 8 D. 9 Câu 8: Cấu hình electron của 29Cu là:

A. [Ar]4s23d9 B. [Ar]4s13d10 C. [Ar]3d104s1 D. [Ar]3d94s2 Câu 9: Ion M2+ có tổng số hạt proton, electron, nơtron, là 80. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Trong bảng tuần hoàn M thuộc .

A. Chu kì 4, nhóm VIIIB B. Chu kì 4, nhóm VIIIA C. Chu kì 3 nhóm VIIIB D. D. Chu kì 4, nhóm IIA

Câu 10: Mệnh đề nào sau đây là không đúng? A. Trong nguyên tử electron chuyển động không theo một quỹ đạo xác định mà chuyển

động hỗn loạn. B. Lớp ngoài cùng là bền vững khi chứa tối đa số electron. C. Lớp electron gồm tập hợp các electron có mức năng lượng bằng nhau. D. Electron càng gần hạt nhân, năng lượng càng thấp

Câu 11: Nguyên tử nguyên tố X có 1 electron lớp ngoài cùng và có tổng số electron ở phân lớp d và p là 17. Số hiệu của X là:

A. 24. B. 25. C. 29. D. 19. Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 6 hạt. Hợp chất của X, Y có dạng:

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 28: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 28 -

A. X2Y. B. X3Y2. C. XY2. D. X2Y3. Câu 13: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố M, X lần lượt là 58 và 52. Hợp chất MXn có tổng số hạt proton trong một phân tử là 36. Liên kết trong phân tử MXn thuộc loại liên kết

A. cho nhận B. cộng hóa trị không phân cực C. cộng hóa trị phân cực D. ion

Câu 14: Có các nguyên tố hóa học: Cr(Z = 24), Fe(Z = 26), P(Z = 15), Al(Z = 13). Nguyên tố mà nguyên tử của nó có số electron độc thân lớn nhất ở trạng thái cơ bản là

A. Al B. Fe C. Cr D. P Câu 15: Có bao nhiêu nguyên tố hóa học mà nguyên tử của nó có electron cuối cùng(e có năng lượng cao nhất) điền vào phân lớp 4s ?

A. 9. B. 12. C. 11. D. 2. Câu 16: Hai nguyên tử X và Y có tổng số hạt cơ bản proton, nơtron, electron là 142. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Tỉ lệ số proton của ion X2+ và ion Y3+ là 10/13. Số e độc thân của nguyên tử X và ion Y3+ lần lượt là

A. 2 và 3 B. 0 và 5 C. 2 và 4 D. 0 và 4 Câu 17: Số proton, nơtron, electron có trong một ion Cr3+ (cho ` 52

24 Cr ) lần lượt là A. 24, 28, 21. B. 24, 30, 21. C. 24, 28, 24. D. 24, 28, 27.

Câu 18: Tổng số proton, nơtron, electron trong một nguyên tử nguyên tố X là 58. Khi X nhường e, cấu hình của ion thu được là

A. [He]2s22p6. B. 1s2. C. [Ne]3s23p6. D. [Ne]3s23p63d6. Câu 19: Ion A2+ có cấu hình e với phân lớp cuối cùng là 3d9. Cấu hình e của nguyên tử A là:

A. [Ar]3d94s2 B. [Ar]3d94p2 C. [Ar]3d104s1 D. [Ar]4s23d9 Câu 20: Nguyªn tö cña nguyªn tè X cã tæng sè electron trong c¸c ph©n líp p lµ 7. Nguyªn tö cña nguyªn tè Y cã tæng sè h¹t mang ®iÖn nhiÒu h¬n tæng sè h¹t mang ®iÖn cña X lµ 8. Tæng sè proton cña hîp chÊt t¹o bëi X vµ Y lµ:

A. 64 B. 30 C. 82 D. 28

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 29: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 29 -

`

1.1D¹NG CÊU T¹O NGUY£N Tö

Câu 1: Ion X3+ có số electron lớp ngoài cùng bằng một nửa số hiệu nguyên tử của X (biết số hiệu nguyên tử của: Al = 13, Cr = 24, Fe = 26, Pb = 82). Nguyên tố X là

A. Pb. B. Fe. C. Cr. D. Al. Câu 2: Nguyên tử nguyên tố có số hiệu nguyên tử bằng 24 có tổng số electron độc thân là

A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 3: Nguyên tử nguyên tố Xcó tổng hạt cơ bản là 76 hạt. Trong X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Ở trạng thái cơ bản X có số electron độc thân là:

A. 5 B. 3 C. 6 D. 4 Câu 4: Tổng các electron trong các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố X là 10. Hãy cho biết công thức oxit cao nhất của X?

A. X2O7 B. XO3 C. XO2 D. X2O5 Câu 5: Cho các nhận xét sau: trong nguyên tử: (1) Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử. (2) điện tích hạt nhân nguyên tử bằng số hạt proton (3) Số hạt proton trong hạt nhân luôn bằng số electron lớp vỏ của nguyên tử. (4)Số hạt proton bằng số hạt notron. Số nhận xét không đúng là:

A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 6: Ở 200C Fe có D = 7,87 g/cm3, nguyên tử khối trung bình là 55,85, giả thiết các khe rỗng

chiếm 26% thể tích tinh thể. Bán kính nguyên tử gần đúng của Fe là( 3..

.%.75,0

ANDmr

π= )

A. 1,38 `oA . B. 1,26 `

oA . C. 1,28 `

oA . D. 1,18 `

oA .

Câu 7: Ion Xn+ có cấu hình electron là 1s22s22p6, X là nguyên tố thuộc nhóm A. Số nguyên tố hóa học thỏa mãn với điều kiện của X là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 8: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số các hạt p, n, e là 58, trong hạt nhân số hạt p và n hơn nhau 1. Số hiệu nguyên tử của X là

A. 19. B. 20. C. 18. D. 21 Câu 9: Một nguyên tố X có 2 đồng vị có tỉ lệ số nguyên tử là 27/23. Hạt nhân của X có 35 proton. Đồng vị thứ nhất có 44 nơtron. Đồng vị thứ hai có nhiều hơn đồng vị thứ nhất là 2 nơtron. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X là :

A. 79,20 B. 78,90 C. 79,92 D. 80,5

Câu 10: Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính nguyên tử canxi tính theo lí thuyết là

A. 0,155 nm. B. 0,196 nm. C. 0,185 nm. D. 0,168 nm. Câu 11: Các ion nào sau đây đều có cấu hình 1s22s22p6 ?

A. Ca2+, Mg2+, Al3+ B. Na+, Ca2+, Al3+

C. Na+, Mg2+, Al3+ D. K+, Ca2+, Mg2+ Câu 12: Có bao nhiêu nguyên tố thỏa mãn điều kiện trong mỗi nguyên tử của nguyên tố đó (ở trạng thái cơ bản) có tổng số e trên các phân lớp s là 8?

A. 6 B. 7 C. 15 D. 17 Câu 13: Trong tự nhiên Clo có 2 đồng vị 35Cl ( 75% ) và 37Cl, biết MFe = 56 .%m của 37Cl trong FeCl3 là:

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 30: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 30 -

A. ≈48,46% B. ≈65,54 C. ≈51,23 % D. ≈17,08 % Câu 14: Có bao nhiêu nguyên tố ứng với cấu hình e ở lớp ngoài cùng là 4s1

A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 15: Trong tự nhiên nguyên tố Bo có 2 đồng vị ` B10

5 và ` B115 . NTKTB của Bo là 10,81.

Phần trăm khối lượng của ` B105 có trong một phân tử axit Boric H3BO3 ( MH = 1; MO = 16) là:

A. 14,42% B. 19% C. 81% D. 3,07% Câu 16: Tổng số hạt của một nguyên tử X là 28. X là

A. O B. N C. F D. Ne Câu 17: Tổng số hạt electron trong các ion : HXY 3

− và XY 24

− lần lượt là : 42 và 50. Hai nguyên tố X, Y lần lượt là :

A. P, O B. N, P C. S, O D. Si, O Câu 18: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y có electron ở phân lớp ngoài cùng là 3s. Tổng số electron trên hai phân lớp ngoài cùng của X và Y là 7. Biết rằng X và Y dễ dàng phản ứng với nhau. Số hiệu nguyên tử của X và Y tương ứng là

A. 13 và 15 B. 18 và 11 C. 17 và 12 D. 11 và 16 Câu 19: Trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị bền là 16O, 17O, 18O còn cacbon có 2 đồng vị bền là 12C, 13C . Số phân tử CO2 được tạo thành từ các đồng vị trên là

A. 11 B. 12 C. 10 D. 13 Câu 20: Ion X2+ có tổng số hạt p,e,n bằng 80. Kí hiệu hóa học của nguyên tố X là

A. ` 5927 Co B. ` 64

29Cu C. ` 5626 Fe D. ` 58

28 Ni

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 31: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 31 -

`

2D¹NG BT B¶NG TUÇN HOµN C¸C NGUY£N Tè HO¸ HäC

Câu 1: Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:

A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).

B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA (phân nhóm chính nhóm VI); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).

C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).

D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).

Câu 2: Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc

A. chu kì 4, nhóm VIIIA. B. chu kì 4, nhóm IIA. C. chu kì 3, nhóm VIB. D. chu kì 4, nhóm VIIIB.

Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là

A. kim loại và kim loại. B. phi kim và kim loại. C. kim loại và khí hiếm. D. khí hiếm và kim loại.

Câu 4: Trong một nhóm A (phân nhóm chính), trừ nhóm VIIIA (phân nhóm chính nhóm VIII), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì

A. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần. B. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần. C. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần. D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.

Câu 5: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự

A. Y < M < X < R. B. R < M < X < Y. C. M < X < Y < R. D. M < X < R < Y.

Câu 6: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là

A. F, Na, O, Li. B. F, Li, O, Na. C. F, O, Li, Na. D. Li, Na, O, F. Câu 7: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:

A. N, Si, Mg, K. B. K, Mg, Si, N. C. K, Mg, N, Si. D. Mg, K, Si, N. Câu 8: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là:

A. P, N, O, F. B. P, N, F, O. C. N, P, O, F. D. N, P, F, O. Câu 9: Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong oxit mà R có hoá trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là

A. As. B. N. C. S. D. P.

Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là

A. 50,00%. B. 27,27%. C. 60,00%. D. 40,00%.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 32: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 32 -

Câu 11: Tổng số hạt mang điện của 3 nguyên tử nguyên tố X, Y, Z lần lượt là: 26, 38, 40. Tính bazơ giảm dần của các hidroxit tương ứng của X, Y, Z là:

A. X>Y>Z B. Y>Z>X C. Z>Y>X D. Z>X>Y Câu 12: Cho 4 kim loại X, Y, Z, R có các tính chất sau:

(1)Chỉ có X và Z tác dụng được với dd HCl tạo khí H2 (2)Z có thể đẩy được các kim loại X, Y, R ra khỏi dd muối của chúng (3)Phản ứng R + Yn+ à Rn+ + Y có thể xảy ra Các kim loại trên được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại là: A. X<Y<Z<R B. Y<R<X<Z C. X<Z<Y<R D. R<Y<X<Z

Câu13: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng. B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p. C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim. D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được.

Câu 14: Khẳng định nào sau đây luôn đúng: A. Nguyên tử của nguyên tố A có 3 electron ở lớp ngoài cùng nên A thuộc nhóm IIIA B. Nguyên tử của nguyên tố T có phân mức năng lượng cao nhất là 3d7 nên T thuộc nhóm

VIIB C. Nguyên tử của nguyên tố M có 1 electron ở lớp ngoài cùng nên M là kim loại D. Nguyên tử của nguyên tố U có lớp electron ngoài cùng là 4s2 nên điện tích hạt nhân của

U là 20 Câu 15: A và B là hai nguyên tố thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn. Tổng số electron trong anion AB3

2- là 40. Nhận xét đúng về vị trí của các nguyên tố A và B trong bảng tuần hoàn là A. cả hai nguyên tố A và đều thuộc chu kì 2. B. nguyên tố A thuộc chu kì 3, nguyên tố B thuộc chu kì 2. C. nguyên tố A thuộc nhóm V A, nguyên tố B thuộc nhóm VI A. D. cả nguyên tố A và nguyên tố B đều thuộc nhóm VI A.

Câu 16: Nguyên tử X có electron cuối cùng điền vào lớp M, ở trạng thái cơ bản có 3 electron độc thân. Điều nhận định nào sau đây đúng:

A. X ở chu kì 4, nhóm VIIB B. X ở chu kì 3, nhóm IIIA C. X ở chu kì 3, nhóm VA D. X ở chu kì 4, nhóm IIIB

Câu 17: Nguyên tố R thuộc chu kì 2, nhóm VII A của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức oxit cao nhất của R là

A. R2O. B. R2O3. C. R2O5. D. R2O7. Câu 18: Ion X3+ có số electron lớp ngoài cùng bằng một nửa số hiệu nguyên tử của X (biết số hiệu nguyên tử của: Al = 13, Cr = 24, Fe = 26, Pb = 82). Nguyên tố X là

A. Pb. B. Fe. C. Cr. D. Al. Câu 19: Cho các hạt vi mô: O2-, Al3+, Al, Na, Mg2+, Mg. Dãy nào sau đây được xếp đúng thứ tự bán kính hạt?

A. Na < Mg < Mg2+< Al3+< Al < O2- B. Na < Mg < Al < Al3+<Mg2+ < O2- C. Al3+< Mg2+ < O2- < Al < Mg < Na D. Al3+< Mg2+< Al < Mg < Na < O2-

Câu 20: R là nguyên tố mà nguyên tử có phân lớp electron ngoài cùng là np2n+1 (n là số thứ tự của lớp electron). Có các nhận xét sau về R:

(I) Tổng số hạt mang điện của nguyên tử R là 18. (II) Số electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử R là 7. (III) Công thức của oxit cao nhất tạo ra từ R là R2O7. (IV) Dung dịch NaR tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa. Số nhận xét đúng là: A. 1 B. 4 C. 2 D. 3

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 33: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 33 -

`

2.1D¹NG BT B¶NG TUÇN HOµN C¸C NGUY£N Tè HO¸ HäC

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Những nguyên tử có cùng số khối thuộc cùng một nguyên tố hoá học. B. Trong tất cả các nguyên tử, số proton bằng số nơtron. C. Hạt nhân của tất cả các nguyên tử đều có proton và nơtron. D. Nguyên tố M có Z = 11 thuộc chu kì 3 nhóm IA.

Câu 2: Ion M2+ có cấu hình e: [Ar]3d8. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là A. Chu kỳ 4, nhóm VIIIA. B. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB. C. Chu kỳ 3, nhóm VIIIA. D. Chu kỳ 3, nhóm VIIIB.

Câu 3: X, Y là 2 nguyên tố kim loại thuộc cùng nhóm A. Biết ZX < ZY và ZX + ZY = 32. Kết luận nào đúng:

A. X, Y đều có 2 electron lớp ngoài cùng. B. Bán kính nguyên tử của X > Y. C. Tính kim loại của X > Y. D. Năng lượng ion hóa thứ nhất của X < Y.

Câu 4: Nguyên tử R có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là np2n +1 thì

1. Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là R2O7 2. Nguyên tử R có 1 e độc thân 3. Khi cho dung dịch HR tác dụng với dung dịch AgNO3 thì thu được kết tủa 4. Độ âm điện của R lớn hơn độ âm điện của oxi Cho O (Z=8); Cl (Z=17); Br (Z=35); N(Z=7); P(Z=15); S (Z=16); F(Z=9); C(Z=6) Các phát biểu đúng là A. 3, 4 B. 2, 4 C. 1, 2 D. 1, 4

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nguyên tử X có Z = 17 có khả năng tạo được liên kết ion với nguyên tử Y có Z =11 B. Trong phân tử NH4NO3 chỉ có hai kiểu liên kết hóa học. C. Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 24 thì thuộc chu kì 4, nhóm VIA D. Tất cả nguyên tử nguyên tố nhóm VIIA đều tạo liên kết cộng hóa trị khi tham gia hình

thành liên kết hóa học với nguyên tử nguyên tố khác. Câu 6: Cho các nguyên tố M(Z = 11); X(Z = 17); Y(Z = 9) và R(Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự:

A. M<X<Y<R B. R<M<X<Y C. Y<M<X<R D. M<X<R<Y Câu 7: Chọn câu sai liên quan đến nguyên tử kim loại.

A. Điện tích hạt nhân lớn hơn so với phi kim cùng chu kì B. Lớp vỏ electron ngoài cùng thường có ít điện tử. C. Bán kính nguyên tử lớn hơn so với phi kim cùng chu kì. D. Lực hút yếu giữa hạt nhân với electron hóa trị.

Câu 8: Trong nhóm IVA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, theo chiều từ C đến Pb, nhận định nào sau đây sai :

A. Độ âm điện giảm dần B. Tính phi kim giảm dần,tính kim loại tăng dần. C. Số oxi hoá cao nhất là +4 D. Bán kính nguyên tử giảm dần

Câu 9: Hóa trị của nguyên tố R trong oxit cao nhất bằng hóa trị của nguyên tố R có trong hợp chất khí với hydro. Biết phân tử khối của oxit cao nhất này bằng 1,875 lần phân tử khối của hợp chất khí với hydro. Nguyên tố R là nguyên tố nào sau đây?

A. C B. S C. Si D. N Câu 10: Kim loại hoạt động hóa học mạnh là những kim loại thường có :

A. bán kính nguyên tử lớn và năng lượng ion hóa nhỏ.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 34: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 34 -

B. bán kính nguyên tử lớn và độ âm điện lớn. C. bán kính nguyên tử nhỏ và độ âm điện nhỏ. D. bán kính nguyên tử nhỏ và năng lượng ion hóa nhỏ.

Câu 11: X là một nguyên tố mà nguyên tử có 12 proton và Y là một nguyên tố có 9 proton. Công thức của hợp chất hình thành giữa các nguyên tố và loại liên kết trong hợp chất là:

A. X2Y , liên kết cộng hóa trị B. X2Y , liên kết ion C. XY2 , liên kết cộng hóa trị D. XY2 , liên kết ion

Câu 12: Có các nhận định sau: Cho: N (Z = 7), F (Z=9), Ne (Z=10), Na (Z=11), Mg (Z=12), Al (Z=13), K (Z = 19), Si (Z = 14).

(1) Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB.

(2) Các ion và nguyên tử: Ne , Na+ , F− có bán kính tăng dần. (3) Phân tử CO2 có liên kết cộng hóa trị, phân tử phân cực. (4) Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử từ trái

sang phải là K, Mg, Si, N. (5) Tính bazơ của dãy các hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 giảm dần. Những nhận định đúng là: A. (1), (3), (4), (5). B. (1), (5). C. (1), (3), (5). D. (2), (3), (5).

Câu 13: Hợp chất ion G tạo nên từ các ion đơn nguyên tử M2+ và X2-. Tổng số hạt (nơtron, proton, electron) trong phân tử G là 84, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28 hạt. Số hạt mang điện của ion X2- ít hơn số hạt mang điện của ion M2+ là 20 hạt. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là

A. ô 8, chu kì 2, nhóm VIA. B. ô 20, chu kì 4, nhóm IIA. C. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB. D. ô 12, chu kì 3, nhóm IIA.

Câu 14: Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử X và Y là 25. Y thuộc nhóm VIIA. Ở điều kiện thích hợp đơn chất X tác dụng với Y. Kết luận nào sau đây đúng?

A. X là kim loại, Y là phi kim. B. Ở trạng thái cơ bản X có 2 electron độc thân C. Công thức oxit cao nhất của X là X2O D. Công thức oxit cao nhất của Y là Y2O7

Câu 15: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 16), Y (Z = 9) và R (Z = 8). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự:

A. R < X < Y < M. B. Y < M < X < R. C. M < R < X < Y. D. M < X < R < Y.

Câu 16: Cho các nguyên tố 6C; 14Si; 16S; 15P. Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là

A. C, Si, P, S . B. Si, P, S, C . C. S, P, Si, C . D. C, S, P, Si . Câu 17: Cation X2+ có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) bằng 80, trong đó tỉ số hạt electron so với

hạt nơtron là `54 . Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc

A. chu kì 4, nhóm IIA. B. chu kì 4, nhóm VIA. C. chu kì 4, nhóm VIIIB. D. chu kì 4, nhóm IIB.

Câu 18: Chọn phát biểu đúng: A. Tính oxi hóa của Ag+ > Cu2+ > Fe3+ > Ni2+ > Fe2+ B. Tính oxi hóa của Ag+ > Cu2+ > Fe3+ C. Tính khử của K > Fe > Cu > Fe2+ > Ag D. Tính khử của K > Mg > Zn > Ni > Fe > Hg

Câu 19: Ion X2+ có cấu hình phân lớp cuối là 3d5. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: A. chu kì 4, nhóm IIB. B. chu kì 4, nhóm VIB. C. chu kì 4, nhóm VIIIB. D. chu kì 4, nhóm VIIB.

Câu 20: Xét ba nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: X: 1s22s22p63s1 ; Y: 1s22s22p63s2 ; Z: 1s22s22p63s23p1.

Hiđroxit của X, Y, Z xếp theo thứ tự tăng dần tính bazơ là A. Z(OH)3 < Y(OH)2 < XOH B. Y(OH)2 < Z(OH)3 < XOH C. Z(OH)3 < XOH < Y(OH)2 D. XOH < Y(OH)2 < Z(OH)3

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 35: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 35 -

`

3D¹NG LI£N KÕT HãA HäC

Câu 1: Độ âm điện của Al là 1,61 và Cl là 3,16. Nhận xét nào sau đây về liên kết giữa nhôm và clo trong phân tử AlCl3 là đúng?

A. liên kết cộng hóa trị không phân cực. B. liên kết ion. C. liên kết cộng hóa trị phân cực. D. liên kết cho nhận.

Câu 2: Cặp chất nào sau đây mà trong phân tử mỗi chất đều chứa cả 3 loại liên kết ion, cộng hóa trị và cho nhận?

A. NH4NO3 và Al2O3. B. (NH4)2SO4 và KNO3. C. NH4Cl và NaOH. D. Na2SO4 và HNO3.

Câu 3: Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 4: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết A. ion. B. cộng hóa trị không cực. C. hiđro. D. cộng hóa trị có cực.

Câu 5: Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?

A. NaF. B. CO2. C. CH4. D. H2O. Câu 6: Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết

A. ion. B. hiđro. C. cộng hóa trị không cực. D. cộng hóa trị có cực.

Câu 7: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là A. NH4Cl. B. NH3. C. HCl. D. H2O.

Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết

A. kim loại. B. cộng hoá trị. C. ion. D. cho nhận. Câu 9: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là:

A. H2O, HF, H2S. B. HCl, O3, H2S. C. O2, H2O, NH3. D. HF, Cl2, H2O.

Câu 10: Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết A. ion. B. cộng hoá trị phân cực. C. hiđro. D. cộng hoá trị không phân cực.

Câu 11: Mức độ phân cực của liên kết hóa học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là:

A. HI, HCl, HBr. B. HCl, HBr, HI. C. HI, HBr, HCl. D. HBr, HI, HCl.

Câu 12: Dãy gồm các chất mà trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị? A. HBr, NH4Cl B. NH3, NaCl C. CCl4, HNO3 D. NH4Cl, NaClO

Câu 13: Dãy gồm các hợp chất mà trong phân tử mỗi chất có cả liên kết cộng hóa trị và liên kết ion?

A. HBr, NH4Cl B. NH3, NaCl C. CCl4, CO2 D. NH4NO3, NaClO

Câu 14: Hợp chất chứa đồng thời liên kết cộng hóa trị và liên kết ion là A. SO2Cl2. B. NH4NO3. C. BaCl2. D. CH3COOH.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 36: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 36 -

Câu 15: Phân tử nào sau đây có độ phân cực nhỏ nhất? A. SO2. B. H2S. C. H2O. D. CO2.

Câu 16: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là A. HF. B. NH3. C. H2O. D. NH4NO3.

Câu 17: Kết luận nào sau đây sai: A. Liên kết trong phân tử NH3 , H2O , H2S là liên kết cọng hóa trị có cực. B. Liên kết trong phân tử BaF2 và CsCl là liên kết ion. C. Liên kết trong phân tử CaS và AlCl3 là liên kết ion vì được hình thành giữa kim loại và

phi kim. D. Liên kết trong phân tử Cl2 , H2 , O2 , N2 là liên kết cọng hóa trị không cực.

Câu 18: Chọn câu sai trong các câu sau: A. Tinh thể iôt là tinh thể phân tử. B. Trong tinh thể phân tử, các phân tử liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu giữa các

phân tử. C. Lực liên kết giữa các phân tử trong tinh thể phân tử rất lớn. D. Nước đá thuộc loại tinh thể phân tử.

Câu 19: Cho các phân tử sau: LiCl, NaCl, KCl, RbCl, CsCl. Trong các phân tử trên, liên kết trong phân tử nào mang nhiều tính chất ion nhất.

A. CsCl B. LiCl và NaCl C. KCl D. RbCl Câu 20: Cho A(Z=11), B(Z=17). Công thức hợp chất và liên kết hóa học được hình thành trong hợp chất giữa A và B là:

A. A2B với liên kết ion. B. A2B với liên kết cộng hóa trị. C. AB với liên kết ion. D. AB với liên kết cộng hóa trị.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 37: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 37 -

`

4D¹NG BT PH¶N øNG OXI HO¸ - KHö

Câu 1: Thực hiên các thí nghiệm sau:

(I) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (IV) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng. (II) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. (V) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (III) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước. (VI) Cho SiO2 vào dung dịch HF. Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa- khử xảy ra là: A. 3 B. 5 C. 6 D. 4

Câu 2: Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là

A. 4/7 B. 3/14 C. 1/7 D. 3/7 Câu 3: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nhiệt phân NH4NO3; (b) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch H2SO4 (loãng); (c) Đun nóng C2H5Br với KOH trong etanol; (d) Sục khí NO2 vào dung dịch Ba(OH)2; (e) Sục khí Clo vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thường; (g) Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa - khử nội phân tử là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.

Câu 4: Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, Cu(NO3)2, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là

A. 4. B. 6. C. 5. D. 7. Câu5: Cho các chất: HBr, S, SiO2, P, Na3PO4, FeO, Cu và Fe2O3. Trong các chất trên, số chất có thể bị oxi hóa bởi dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng là

A. 4. B. 7. C. 5. D. 6. Câu 6: Cho các phản ứng sau:

1. Sục O3 vào dung dịch KI 2. Cho Fe(OH)3 tác dụng với HNO3 đặc nóng 3. Sục Cl2 vào dung dịch FeSO4 4. Sục H2S vào dung dịch Cu(NO3)2 5. Cho NaCl tinh thể vào H2SO4 đặc nóng 6. Sục Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2 7. Hiđro hoá anđehit fomic 8. Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng 9. Cho glixerol tác dụng với Cu(OH)2 10. Cho axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3 Số phản ứng oxi hoá khử là: A. 6. B. 4. C. 5. D. 7.

Câu 7: Nhiệt phân các chất sau trong bình kín không có oxi: (NH4)2CO3, Cu(NO3)2, NH4NO3, CuCO3, NH4Cl, NH4NO2, Ca(HCO3)2, (NH4)2Cr2O7, NH4HCO3, NaNO3. Có bao nhiêu trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa – khử?

A. 7 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 8: Cho các chất sau: Cu, FeS2, Na2SO3, S, NaCl, Cu2O, KBr,Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là:

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 38: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 38 -

A. 7 B. 6 C. 4 D. 5 Câu 9: Cho phương trình hóa học: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + N2O + N2 + H2O (biết tỉ lệ thể tích của NO : N2O : N2 = 27 : 2: 11). Sau khi cân bằng hóa học trên với các hệ số là nguyên tố tối giảng thì hệ số của H2O là

A. 520 B. 207 C. 53 D. 260 Câu 10: Cho phản ứng oxi hóa - khử sau:

FeSO3 + KMnO4 + H2SO4 (loãng) → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O Sau khi cân bằng, với hệ số các chất là các số nguyên tối giản nhau, tổng đại số của các hệ

số chất tham gia phản ứng là A. 32 B. 20 C. 28 D. 30

Câu 11: Cho Cacbon (C) lần lượt tác dụng với Al, H2O, CuO, HNO3 đặc, H2SO4 đặc, KClO3, CO2 ở điều kiện thích hợp. Số phản ứng mà trong đó C đóng vai trò là chất khử?

A. 4 B. 7 C. 5 D. 6 Câu 12: Cho các chất sau đây: FeS, FeS2, Cu2S, FeSO4, H2S, Ag, Fe, KMnO4, MgSO3, Fe(OH)2. Số chất có thể phản ứng với H2SO4 đặc, nóng tạo SO2 là:

A. 9 B. 10 C. 7 D. 8 Câu 13: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là

A. 8. B. 5. C. 7. D. 6. Câu 14: SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với

A. H2S, O2, nước Br2. B. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4. C. dung dịch KOH, CaO, nước Br2. D. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4.

Câu 15: Cho dãy các chất và ion: Cl2, F2, SO2, CO2, H2O2, Na+, Cr3+, Fe2+, S2-, Cl- . Số chất và ion trong dãy vừa có tính oxi hoá và tính khử là:

A. 6. B. 3 C. 4. D. 5. Câu 16: Trộn các cặp dung dịch: NaCl và AgNO3 (1), Fe(NO3)2 và HCl (2), Fe(NO3)2 và AgNO3 (3), NaHSO3 và HCl (4) thì số trường hợp có phản ứng oxi hóa khử xảy ra là:

A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 17: Cho các chất riêng biệt sau: FeSO4, AgNO3, Na2SO3, H2S, HI, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa khử là

A. 4 B. 3 C. 6 D. 5 Câu 18: Cho phản ứng hóa học: Cl2 + KOH ` → KCl + KClO3 + H2O

Tỉ lệ giữa số nguyên tử clo đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tủ clo đóng vai trò chất khử trong phương trình hóa học của phản ứng đã cho tương ứng là

A. 1: 5. B. 3: 1. C. 1: 3. D. 5: 1. Câu 19: Cho các phản ứng hoá học sau đây:

(1) Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4 (2) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

(3) CH3Cl + H2OOH→

-CH3OH + HCl (4) C2H2 + H2O `

2+Hg→ CH3CHO

(5) Na2O2 + H2O → NaOH + H2O2 (6) 2F2 + 2H2O → 4HF + O2

Số phản ứng hoá học trong đó H2O đóng vai trò chất oxi hoá hoặc chất khử là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 20: Dãy gồm các chất và ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là A. O3, Fe2+, FeCl2, CrO3. B. HCl, Na2S, NO2, Fe3+. C. NO2, Fe2+, Cl2, FeCl3, ` 2-

3SO . D. FeO, H2S, Cu, HNO3.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 39: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 39 -

`

4.1D¹NG BT PH¶N øNG OXI HO¸ - KHö

Câu 1: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(I) Sục khí CO2 vào dung dịch NaClO. (II) Sục khí H2S vào dung dịch chứa KMnO4 và H2SO4 loãng. (III) Sục khí SO2 vào dung dịch Br2 trong H2O. (IV) Cho Zn vào dung dịch CrCl3. (V) Cho FeS vào dung dịch HCl. (VI) Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]). Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.

Câu 2: Cho các phản ứng sau: a) FeO + HNO3 (đặc, nóng) ` → b) FeS + H2SO4 (đặc, nóng) ` → c) Al2O3 + HNO3 (đặc, nóng) ` → d) AgNO3 + dd Fe(NO3)2 ` →

e) HCHO + H2 `0 ,t Ni→ f) Cl2 + Ca(OH)2 `→

g) C2H4 + Br2 ` → h) glixerol + Cu(OH)2 ` → Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là A. a, b, d, e, f, g. B. a, b, d, e, g, h. C. a, b, c, d, e, g. D. a, b, c, d, e, h.

Câu 3: Cho các chất tham gia phản ứng: a, S+ F2 ` → b, SO2 + H2S ` → c, SO2 + O2 ` → d, S + H2SO4(đặc,nóng) →

e, H2S + Cl2 (dư ) + H2O ` → f, FeS2 + HNO3 `→ Khi các điều kiện (xt và nhiệt độ) có đủ số phản ứng tạo ra sản phẩm mà lưu huỳnh ở mức số oxi

hoá + 6 là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 4: Cho phản ứng Fe + CuSO4 `→ FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra

A. sự oxi hoá Fe và sự khử Cu2+ B. sự oxi hoá Fe và sự oxi hoá Cu

C. sự khử Fe2+ và sự oxi hoá Cu D. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+ Câu 5: Cho các chất: HBr, S, SiO2, P, Na3PO4, FeO, Cu và Fe2O3. Trong các chất trên, số chất có thể bị oxi hóa bởi dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng là

A. 4. B. 7. C. 5. D. 6. Câu 6: Cho phản ứng sau: C6H5-CH2-CH2-CH3+KMnO4+H2SO4 → C6H5COOH+CH3COOH+K2SO4+MnSO4+ H2O.

Xác định tổng hệ số các chất trong phương trình phản ứng. Biết rằng chúng là các số nguyên tối giản với nhau.

A. 14 B. 18 C. 20 D. 15 Câu 7: Cho các quá trình phản ứng xảy ra trong không khí

(1) Fe(NO3)3 → Fe2O3 (2) Fe(OH)3 → Fe2O3 (3) FeO → Fe2O3 (4) FeCO3 → Fe2O3 (5) Fe → Fe2O3 (6) Fe(NO3)2 → Fe2O3 Số phản ứng thuộc loại oxy hóa khử là A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.

Câu 8: Cho các thí nghiệm (1) Nung hỗn hợp Cu + Cu(NO3)2 (2) Cho Cu vào dung dịch AgNO3 (3) Cho Cu vào dung dịch Fe(NO3)3 (4) Cho Cu vào dung dịch Cu(NO3)2 + HCl (5) Cho Cu vào dung dịch AlCl3 (6) Cho Cu vào dung dịch FeCl3. Số trường hợp Cu bị oxy hóa là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng sau : X + H2SO4 (đặc, nóng) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Số chất X có thể thực hiện phản ứng trên là :

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 40: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 40 -

A. 8 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 10: Cho các phản ứng sau:

1. Sục O3 vào dung dịch KI 2. Cho Fe(OH)3 tác dụng với HNO3 đặc nóng 3. Sục Cl2 vào dung dịch FeSO4 4. Sục H2S vào dung dịch Cu(NO3)2 5. Cho NaCl tinh thể vào H2SO4 đặc nóng 6. Sục Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2 7. Hiđro hoá anđehit fomic 8. Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng 9. Cho glixerol tác dụng với Cu(OH)2 10. Cho axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3 Số phản ứng oxi hoá khử là: A. 4. B. 5. C. 7. D. 6.

Câu 11: Phản ứng nào sau đây không thuộc phản ứng tự oxi hoá, tự khử ? A. 3S + 6NaOH ` →

ot Na2SO3 + 2 Na2S + 3H2O B. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O C. 2KClO3 ` → xtt o , 2KCl + 3O2 D. Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O

Câu 12: Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3 ` →0t

Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử HNO3 là: A. 46x – 18y. B. 23x – 9y. C. 23x – 8y. D. 13x – 9y.

Câu 13: Cho sơ đồ chuyển hóa: Fe3O4 + dung dịch HI (dư) → X + Y + H2O. Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa. Các chất X và Y là

A. FeI3 và I2. B. FeI3 và FeI2. C. FeI2 và I2. D. Fe và I2. Câu 14: Cho phương trình hoá học:

FeSO4 + KMnO4 + KHSO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. Tổng hệ số ( số nguyên tố, tối giản) của các chất có trong phương trình phản ứng là:

A. 48 B. 52 C. 54 D. 40 Câu 15: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeS, FeS2, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng, dư. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là

A. 10 B. 7 C. 9 D. 8 Câu 16: Cho các chất và ion sau đây: NO2

-, Br2, SO2, N2, H2O2, HCl, S. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là

A. 6. B. 7. C. 4. D. 5. Câu 17: Nung nóng từng cặp chất trong bình kín: (1) Fe + S(r), (2) Fe2O3 + CO(k), (3) Au + O2(k), (4) Cu + Zn(NO3)2(r), (5) Cu + KNO3(r) , (6) Al + NaCl(r). Các trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá kim loại là

A. (1), (4), (5). B. (1), (4). C. (1), (3), (6). D. (1), (5). Câu 18: Cho các phản ứng hoá học sau đây:

(1) Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4 (2) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

(3) CH3Cl + H2OOH→

-CH3OH + HCl (4) C2H2 + H2O `

2+Hg→ CH3CHO

(5) Na2O2 + H2O → NaOH + H2O2 (6) 2F2 + 2H2O → 4HF + O2

Số phản ứng hoá học trong đó H2O đóng vai trò chất oxi hoá hoặc chất khử là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 19: Dãy gồm các chất và ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là A. O3, Fe2+, FeCl2, CrO3. B. HCl, Na2S, NO2, Fe3+. C. NO2, Fe2+, Cl2, FeCl3, ` 2-

3SO . D. FeO, H2S, Cu, HNO3. Câu 20: Cho biết các phản ứng xảy ra sau:

2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2. Phát biểu đúng là A. Tính khử của ` -Cl mạnh hơn ` -Br . B. Tính khử của ` -Br mạnh hơn Fe2+. C. Tính oxi hoá của Br2 mạnh hơn Cl2. D. Tính oxi hoá của Cl2 mạnh hơn của Fe3+.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 41: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 41 -

`

5D¹NG BT C¸C NGUY£N Tè NHãM HALOGEN

Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách

A. điện phân nóng chảy NaCl. B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng. C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.

Câu 2: Cho các phản ứng sau: 4HCl + MnO2 ̀

ot→ MnCl2 + Cl2 + 2H2O. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2. 14HCl + K2Cr2O7 ̀

ot→ 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O. 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2. 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O. Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Câu 3: Cho các phản ứng sau: (a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O. (b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O. (c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O. (d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2. Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

Câu 4: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là: A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3. B. FeS, BaSO4, KOH. C. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS. D. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO.

Câu 5: Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là

A. KMnO4. B. MnO2. C. CaOCl2. D. K2Cr2O7.

Câu 6: Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là

A. 0,24M. B. 0,2M. C. 0,4M. D. 0,48M. Câu 7: Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là

A. 58,2%. B. 41,8%. C. 52,8%. D. 47,2%. Câu 8: Clo tác dụng được với tất cả các chất ở dãy nào sau đây:

A. H2, H2O, NaBr, Na. B. H2, Na, O2, Cu. C. H2, Cu, H2O, O2. D. H2O, Fe, N2, Al.

Câu 9: Trong công nghiệp, người ta sản xuất I2 theo phản ứng có sơ đồ sau: NaI + NaNO2 + H2SO4 → I2 + NO + Na2SO4 + H2O. Lượng NaI cần dùng để sản xuất 12,7 kg iot (hiệu suất 50%) là A. 30 kg. B. 37,5 kg. C. 15 kg. D. 7,5 kg.

Câu 10: Trong các chất HF, HCl, HBr và HI thì A. HF là axit mạnh nhất. B. HF được bảo quản và vận chuyển trong các lọ thuỷ tinh. C. HCl tan vô hạn trong nước. D. HI là axit mạnh nhất.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 42: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 42 -

Câu 11: Một trong các tác dụng của muối iốt là có tác dụng phòng bệnh bướu cổ. Thành phần của muối iốt là:

A. NaCl có trộn thêm một lượng nhỏ KI hoặc KIO3 B. NaCl có trộn thêm một lượng nhỏ I2 C. NaCl có trộn thêm một lượng nhỏ HI D. NaCl có trộn thêm một lượng nhỏ HIO3

Câu 12: Lấy 2,32 gam Fe3O4 cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch HI dư thu được dung dịch X. Cô cạn X được chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dụng dịch AgNO3 dư được m gam kết tủa. Xác định m?

A. 18,80 gam B. 17,34 gam C. 14,10 gam D. 19,88 gam Câu 13: Một lượng FeCl2 tác dụng được tối đa với 9,48 gam KMnO4 trong H2SO4 loãng dư thì thu được dung dịch X. Cô cạn X được m gam muối khan. Xác định m?

A. 34,28 gam B. 45,48 gam C. 66,78 gam D. 20,00 gam Câu 14: Có các hóa chất : K2Cr2O7, HCl, KMnO4, MnO2, NaCl, HClO, H2SO4, KClO3. Những hóa chất được sử dụng để điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm là

A. K2Cr2O7, HCl, KMnO4, MnO2, HClO. B. K2Cr2O7, HCl, KMnO4, MnO2, KClO3. C. K2Cr2O7, HCl, MnO2, NaCl, HClO, H2SO4. D. K2Cr2O7, HCl, KMnO4, MnO2, NaCl, HClO.

Câu 15: Cho các phát biểu sau: (1) Trong nhóm halogen, tính phi kim và độ âm điện giảm dần từ flo đến iot. (2) Các halogen đều có các trạng thái oxi hóa – 1, 0, +1, +3, + 5, +7. (3) Trong dãy axit không chứa oxi của halogen từ HF đến HI tính axit và tính khử đều tăng

dần. (4) Các axit HX (X là halogen) thường được điều chế bằng cách cho muối NaX (rắn) tác dụng

với H2SO4 (đặc), đun nóng. (5) Cho các dung dịch dịch muối NaX (X là halogen) tác dụng với dung dịch AgNO3 đều thu

được kết tủa AgX. Số nhận xét đúng là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 16: Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl ` → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá

trị của k là A. 3/14. B. 4/7. C. 1/7. D. 3/7.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom. B. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa. C. Flo có tính oxi hoá yếu hơn clo. D. Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo. B. Tính axit của HF mạnh hơn tính axit của HCl. C. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot.

D. Tính khử của ion Br −lớn hơn tính khử của ion Cl−

Câu 19: Cho 3,16 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số mol HCl bị oxi hóa là

A. 0,10. B. 0,05. C. 0,02. D. 0,16. Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong các hợp chất, ngoài số oxi hoá -1, flo và clo còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7. B. Muối AgI không tan trong nước, muối AgF tan trong nước. C. Flo có tính oxi hóa mạnh hơn clo. D. Dung dịch HF hòa tan được SiO2

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 43: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 43 -

`

5.1D¹NG BT C¸C NGUY£N Tè NHãM HALOGEN

Câu 1: (CĐ-2010): Mức độ phân cực của liên kết hóa học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là:

A. HI, HCl, HBr. B. HCl, HBr, HI. C. HI, HBr, HCl. D. HBr, HI, HCl.

Câu 2: (CĐ-2010): Khí nào sau đây không bị oxi hoá bởi nước Gia-ven? A. SO2. B. CO2. C. HCHO. D. H2S.

Câu 3: Hỗn hợp X có khối lượng 82,3 gam gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl. Nhiệt phân hoàn toàn X thu được 13,44 lít O2 (đktc), chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl. Toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với 0,3 lít dung dịch K2CO3 1M thu được dung dịch Z. Lượng KCl trong Z nhiều gấp 5 lần lượng KCl trong X. Phần trăm khối lượng KCl trong X là

A. 25,62%. B. 12,67%. C. 18,10%. D. 29,77%. Câu 4: Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó là

A. 95,51%. B. 87,18%. C. 65,75%. D. 88,52%. Câu 5: Cho phương trình hóa học (với a, b, c, d là các hệ số):

aFeSO4 + bCl2 → cFe2(SO4)3 + dFeCl3 Tỉ lệ a : c là A. 4 : 1. B. 3 : 2. C. 2 : 1. D. 3 : 1.

Câu 6: Cho các phát biểu sau: (a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa . (b) Axit flohiđric là axit yếu. (c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng. (d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7. (e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F−, Cl−, Br−, I−. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.

Câu 7: Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là

A. 75,68%. B. 24,32%. C. 51,35%. D. 48,65%. Câu 8: (CĐ-2013): Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết

A. ion. B. hiđro. C. cộng hóa trị không cực . D. cộng hóa trị có cực .

Câu 9: (CĐ-2013): Hỗn hợp X gồm FeCl2 và NaCl có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam X vào nước, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 5,74. B. 2,87. C. 6,82. D. 10,80. Câu 10: Cho các axit HF, HCl, HBr, HI, HNO3. Số axit có thể điều chế theo sơ đồ:

NaX(rắn) + H2SO4 → t0

NaHSO4 + HX(X là gốc axit) A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 11: Dung dịch A chứa 4,82g hỗn hợp NaF, NaCl, NaBr. Sục khí Cl2 vừa đủ vào dd A rồi cô cạn phần dd sau phản ứng thu được 3,93g hỗn hợp muối Halogen khan B. Cho B vào nước rồi phản ứng với AgNO3 dư thu được 8,61 gam kết tủa. % khối lượng NaF trong A là:

A. 34,85 B. 8,71 C. 17,42 D. 13,08

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 44: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 44 -

Câu 12: Số mol HCl và K2Cr2O7 cần để điều chế được lượng Clo vừa đủ tác dụng với 1,12g Fe là:

A. 0,06 mol và 0,03 mol B. 0,14 mol và 0,01 mol C. 0,42 mol và 0,03 mol D. 0,16 mol và 0,01 mol

Câu13: Hòa tan m gam FeCl2 vào dd H2SO4 loãng dư rồi trộn với 40 ml dd KMnO4 0,5M thu được dd X vẫn còn màu tím và khí Y. Để mất màu tím của X cần vừa đủ 0,448 lít SO2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 2,54g B. 5,08g C. 3,81g D. 7,62g Câu14: Cho dd X chứa 0,1 mol FeCl2; 0,2 mol FeSO4; 0,1 mol CuSO4; 0,5 mol H2SO4. Tính thể tích dd KMnO4 0,8M cần dùng để oxi hóa hết các chất trong X là:

A. 0,075 lít B. 0,125 lít C. 0,3 lít D. 0,03 lít Câu 15: Chỉ ra phản ứng viết sai:

A. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2F2O B. NaClO + CO2 + H2O →NaHCO3 + HClO C. PBr3 + 3H2O →H3PO3 + 3HBr D. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

Câu 16: cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Zn, Mg(trong đó Fe chiếm 25,866% khối lượng ) tác dụng với dd HCl giải phóng 12,32 lít H2(đktc). Nếu cho m gam tác dụng với Cl2thu được m + 42,6 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là:

A. 32,60 B. 24,85 C. 26,45 D. 21,65. Câu 17: Cho các phản ứng sau:

1, 5Cl2 + Br2 + 6H2O →10HCl + 2HBrO3 2, 2HI + 2FeCl3 →2FeCl2 + I2 + 2HCl

3, 8HI + H2SO4đặc → t0

I2 + H2S + 4H2O

4, 2HBr + H2SO4đặc → t0

Br2 + SO2 + 2H2O

5, 2HCl + H2SO4đặc → t0

Cl2 + SO2 + 2H2O 6, 4HBr + O2 → 2H2O + 2Br2 7, 2CaOCl2 + CO2 + H2O→CaCl2 + CaCO3 + 2HClO Số phản ứng có thể xảy ra là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 18: Cho các phản ứng sau: Các phản ứng tạo ra đơn chất: 1, O3 + ddKI → 2, F2 + H2O→

3, MnO2 + HClđặc → 4, NH4Cl + NaNO2 → t0

5, Cl2 + khí H2S → 6, SO2 + dd Cl2 → A. 2; 3; 4; 6 B. 1; 2; 4; 5 C. 1; 2; 3; 4; 5 D. 1; 3; 5; 6.

Câu 19: X có thể tác dụng với Al, Fe, ddH2SO3, ddCa(OH)2, ddH2S, ddFeCl2, ddKBr. X là chất nào sau đây: A. H2SO4đặc, nguội B. NaOH C. FeCl3 D. Clo

Câu 20: thủy phân hoàn toàn 2,0625 gam photpho tri clorua(PCl3), thu được dd X gồm 2 axit. Để trung hòa X cần vừa đủ V ml dd NaOH 0,5M. Giá trị của V là(H3PO3 là axit 2 nấc):

A. 180 B. 150 C. 120 D. 10

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 45: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 45 -

6D¹NG BT OXI - L¦U HUúNH

ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2007

Câu 1: Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dd H2SO4 20% thu được ddmuối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là (Cho H = 1; O = 16; Mg = 24; S = 32; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65)

A. Cu. B. Zn. C. Fe. D. Mg. Câu 2: SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với

A. H2S, O2, nước Br2. B. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4. C. dung dịch KOH, CaO, nước Br2. D. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4.

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hh X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dd H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dd chứa m gam muối. Giá trị của m là:

A. 9,52. B. 10,27. C. 8,98. D. 7,25.

ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2008 Câu 4: Trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học là

A. 3O2 + 2H2S ot→ 2H2O + 2SO2.

B. FeCl2 + H2S → FeS + 2HCl. C. O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2. D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.

Câu 5: X là kim loại thuộc PNC nhóm II (hay nhóm IIA). Cho 1,7 gam hỗn hợp gồm kim loại X và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sinh ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác, khi cho 1,9 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thì thể tích khí hiđro sinh ra chưa đến 1,12 lít (ở đktc). Kim loại X là

A. Ba. B. Ca. C. Sr. D. Mg. Câu 6: Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của V là

A. 2,80. B. 3,36. C. 3,08. D. 4,48. Câu 7: Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là

A. 38,93 gam. B. 103,85 gam. C. 25,95 gam. D. 77,86 gam.

ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2009 Câu 8: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là

A. nước brom. B. CaO. C. dung dịch Ba(OH)2. D. dung dịch NaOH.

Câu 9: Chất khí X tan trong nước tạo ra một dd làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ và có thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí X là

A. NH3. B. CO2. C. SO2. D. O3.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 46: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 46 -

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2007, Khối A Câu 10: Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là

A. Fe. B. CuO. C. Al. D. Cu. Câu 11: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dd H2SO4 loãng (dư), thu được dd X. dd X phản ứng vừa đủ với V ml dd KMnO4 0,5M. Giá trị của V là (cho Fe = 56)

A. 80. B. 40. C. 20. D. 60. Câu 12: Cho m gam hh Mg, Al vào 250 ml dd X chứa hh axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dd Y (coi thể tích dd không đổi). dd Y có pH là

A. 1. B. 6. C. 7. D. 2. Câu 13: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hh gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hh muối sunfat khan thu được khi cô cạn dd có khối lượng là (cho H = 1, O = 16, Mg = 24, S = 32, Fe = 56, Zn = 65)

A. 6,81 gam. B. 4,81 gam. C. 3,81 gam. D. 5,81 gam.

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008, khối A Câu 14: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách

A. điện phân nước. B. nhiệt phân Cu(NO3)2. C. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2. D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

Câu 15: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)

A. Fe, Cu. B. Cu, Fe. C. Ag, Mg. D. Mg, Ag.

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2009, khối A Câu 16: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là

A. 101,68 gam. B. 88,20 gam. C. 101,48 gam. D. 97,80 gam. Câu 17: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?

A. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. B. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. C. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. D. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.

Câu 18: Nung nóng m gam PbS ngoài không khí sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn (có chứa một oxit) nặng 0,95m gam. Phần trăm khối lượng PbS đã bị đốt cháy là

A. 95,00%. B. 25,31%. C. 74,69%. D. 64,68%. ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2007, Khối B Câu 19: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ

A. nhận 13 electron. B. nhận 12 electron. C. nhường 13 electron. D. nhường 12 electron.

Câu 20: Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được (cho Fe = 56)

A. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4. B. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư. C. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4. D. 0,12 mol FeSO4

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 47: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 47 -

6.1D¹NG BT OXI - L¦U HUúNH

Câu 1: Hoà tan 8,45 gam oleum vào nước, thu được dung dịch X. Để trung hoà X cần 200 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của oleum đó là

A. H2SO4.9SO3. B. H2SO4.3SO3. C. H2SO4.5SO3. D. H2SO4.2SO3.

Câu 2: Để sản xuất được 16,9 tấn oleum H2SO4.3SO3 phải dùng m tấn quặng pirit chứa 16% tạp chất trơ, hiệu suất của quá trình sản xuất là 80%. Giá trị của m là:

A. 8,64 tấn B. 17,85 tấn C. 16,67 tấn D. 12 tấn Câu 3: (CĐ – AB 2013): Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?

A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch Pb(NO3)2. C. Dung dịch K2SO4. D. Dung dịch NaCl.

Câu 4: Có một loại quặng pirit chứa 92% FeS2 còn lại là các tạp chất trơ. Nếu mỗi ngày nhà máy sản xuất được 100 tấn dung dịch H2SO4 98% thì cần dùng bao nhiêu tấn quặng pirit trên? Biết hiệu suất quá trình điều chế H2SO4 là 85%.

A. 76,73 tấn. B. 38,36 tấn. C. 56,27 tấn. D. 46,92 tấn. Câu 5: Hỗn hợp X gồm SO2 và O2 có tỉ khối so với H2 bằng 28. Nung nóng hỗn hợp X một thời gian (có xúc tác V2O5) thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với X bằng 16/13. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp SO3 là

A. 62,5%. B. 75,0%. C. 50,0%. D. 60,0%. Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn các chất sau : FeS2, Cu2S, Ag2S, HgS, ZnS trong oxi (dư). Sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số phản ứng tạo ra oxit kim loại là

A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 7: Khối lượng oleum chứa 71% SO3 về khối lượng cần lấy để hòa tan vào 100 gam dung dịch H2SO4 60% thì thu được oleum chứa 30% SO3 về khối lượng là:

A. 506,78gam B. 312,56 gam C. 539,68gam D. 496,68gam

Câu 8: (A-2010). Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là A. N2O. B. CO2. C. SO2. D. NO2.

Câu 9: Phương pháp để loại bỏ tạp chất HCl có lẫn trong khí H2S là: Cho hỗn hợp khí lội từ từ qua một lượng dư dung dịch

A. Pb(NO3)2. B. NaHS. C. AgNO3. D. NaOH. Câu 10: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là

A. giấy quỳ tím. B. Zn. C. Al. D. BaCO3. Câu 11: Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thoát ra 0,112 lít (ở đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là

A. FeS. B. FeS2. C. FeO D. FeCO3. Câu 12: Thêm 0,02 mol FeS vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư tới phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí SO2. Hấp thu SO2 bằng lượng vừa đủ dung dịch KMnO4 theo phản ứng

SO2 + KMnO4 + H2O → H2SO4 + MnSO4 + K2SO4 Thể tích dung dịch KMnO4 0,1 M cần dùng là A. 0,27 lít. B. 0,33 lít. C. 0,45 lít. D. 0,36 lít.

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008, khối B Câu 13: Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO3 và b mol FeS2 trong bình kín chứa không khí (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thu được chất

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 48: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 48 -

rắn duy nhất là Fe2O3 và hỗn hợp khí. Biết áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng bằng nhau, mối liên hệ giữa a và b là (biết sau các phản ứng, lưu huỳnh ở mức oxi hoá +4, thể tích các chất rắn là không đáng kể)

A. a = 0,5b. B. a = b. C. a = 4b. D. a = 2b. Câu 14: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là

A. vôi sống. B. cát. C. muối ăn. D. lưu huỳnh.

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2009, khối B Câu 15: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z là

A. hỗn hợp gồm BaSO4 và FeO. B. hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe2O3. C. hỗn hợp gồm BaSO4 và Fe2O3. D. Fe2O3.

Câu 16: Trộn 100 ml dd hh gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dd hh gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dd X. dd X có pH là

A. 13,0. B. 1,2. C. 1,0. D. 12,8. Câu 17: Khi nhiệt phân hoàn toàn 100 gam mỗi chất sau: KClO3 (xúc tác MnO2), KMnO4, KNO3 và AgNO3. Chất tạo ra lượng O2 lớn nhất là

A. KClO3. B. KMnO4. C. KNO3. D. AgNO3. Câu 18: Có các thí nghiệm sau:

(I) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. (II) Sục khí SO2 vào nước brom. (II) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven. (IV) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dd H2SO4 đặc, nóng thu được dd X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dd X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là

A. 52,2. B. 54,0. C. 58,0. D. 48,4. Câu 20: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?

A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. B. Chữa sâu răng. C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. D. Sát trùng nước sinh hoạt.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 49: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 49 -

7D¹NG tèc ®é ph¶n øng, c©n b»ng ho¸ häc

TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

Câu 1: Cho phản ứng : N2 + 3H2 ↔2NH3 . khi tăng nồng độ H2 lên 4 lần nồng độ các chất khác giữ nguyên . thì tốc độ phản ứng thuận thay đổi thế nào?

A. tăng 32 lần B. Tăng 64 lần C. Tăng 12 lần D. Tăng 16 lần Câu 2: Khi tăng nhiệt độ lên thêm 50oC thì tốc độ phản ứng tăng lên 1024 lần. Vậy hệ số nhiệt độ của tốc độ phản ứng là

A. 5 B. 3 C. 4 D. 6 Câu 3: Để hòa tan hết một mẫu Zn trong dd HCl ở 200C cần 27 phút. Cũng mẫu Zn đó tan hết trong dd HCl nói trên ở 400C trong 3 phút. Thời gian để mẫu Zn đó tan trong dd HCl nói trên ở 500C là:

A. 30 giây B. 90 giây C. 60 giây D. 45 giây

CÂN BẰNG HOÁ HỌC Câu 4: Cho phản ứng hóa học sau ở trạng thái cân bằng: H2(k) + I2(k) ↔ 2HI (k) ( ∆ H < 0)

Sự biến đổi nào sau đây không làm dịch chuyển cân bằng hóa học? A. Thay đổi nồng độ khí H2. B. Thay đổi nhiệt độ. C. Thay đổi nồng độ khí HI. D. Thay đổi áp suất chung.

Câu 5: Cho phản ứng hóa học sau ở trạng thái cân bằng H2(k) + I2(k) D 2HI(k) ( 0<∆H ) Trong các yếu tố: (1) tăng áp suất chung của hệ, (2) tăng nhiệt độ, (3) thêm một lượng HI, (4) thêm một lượng H2 , (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là: A. (2), (3), (4). B. (2),(3), (4), (5). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (2), (4).

Câu 6: Cho phản ứng: 4H2 (khí) + Fe3O4 (rắn) →← 3Fe (rắn) + 4H2O (hơi)

Trong các biện pháp sau: (1) tăng áp suất, (2) thêm Fe3O4 vào hệ, (3) nghiền nhỏ Fe3O4, (4) thêm H2 vào hệ . Có bao nhiêu biện pháp làm cho cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận?

A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 7: Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2 (k) D N2O4

(k).

(màu nâu đỏ) (không màu) Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có: A. ΔH > 0, phản ứng tỏa nhiệt B. ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt C. ΔH < 0, phản ứng thu nhiệt D. ΔH < 0, phản ứng tỏa nhiệt

Câu 8: Cho cân bằng: 2SO3(k) →← 2SO2(k) + O2(k). Khi giảm nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với không khí tăng lên. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là

A. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi giảm nhiệt độ. B. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi giảm nhiệt độ. C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi giảm nhiệt độ. D. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi giảm nhiệt độ.

Câu 9: Khi thực hiện phản ứng este hoá 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH, lượng este lớn nhất thu được là 2/3 mol. Để đạt hiệu suất cực đại là 80% (tính theo axit) khi tiến hành este hoá 1 mol CH3COOH cần số mol C2H5OH là (biết các phản ứng este hoá thực hiện ở cùng nhiệt độ) A. 0,4 B. 0,8 C. 1,6 D. 3,2 Câu 10: Cho các cân bằng sau:

(I) 2HI (k) ⇄ H2 (k) + I2 (k); (II) CaCO3 (r) ⇄ CaO (r) + CO2 (k);

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 50: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 50 -

(III) FeO (r) + CO (k) ⇄ Fe (r) + CO2 (k); (IV) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k). Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch A. 1 B. 4 C. 2 D. 3

Câu 11: Điều chế este CH3COOC2H5 bằng cách đun C2H5OH với CH3COOH có mặt H2SO4 đặc, khi: (1) Tăng nồng độ ancol ; (2) tăng nồng độ axit ; (3) chưng cất lấy dần este ; (4) Thêm H2SO4 đặc ; (5) Tăng nồng độ của cả axit và ancol thì có mấy phương án góp phần làm cân bằng dịch chuyển về phía tạo thành este.

A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 12: Khi hòa tan SO2 vào nước lần lượt có các cân bằng sau:

SO2 + H2O →← H2SO3 (1) H2SO3 →← H+ + HSO3- (2) HSO3

- →← H+ + SO32- (3)

Nồng độ cân bằng của SO2 sẽ A. giảm khi đun nóng dd hoặc thêm HCl hoặc thêm NaOH . B. tăng khi đun nóng dd hoặc thêm NaOH và giảm khi thêm HCl. C. giảm khi đun nóng dd hay thêm NaOH và tăng khi thêm HCl. D. tăng khi đun nóng dd hay thêm HCl và giảm khi thêm NaOH.

Câu 13: Ở nhiệt độ không đổi, cân bằng của phản ứng thuận - nghịch bị chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất của hệ là:

A. 2SO3(k) →← 2SO2(k) + O2(k) B. CaCO3(r) →← CaO(r) + CO2(k)

C. N2(k) + 3H2(k) →← 2NH3(k) D. I2(k) + H2(k) →← 2HI(k) Câu 14: Xét cân bằng: N2O4 (k) ↔ 2NO2 (k) ở 250C. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 16 lần thì nồng độ của NO2

A. tăng 9 lần. B. giảm 3 lần. C. tăng 4 lần. D. tăng 3 lần.

Câu 15: Cho cân bằng sau : N2 + 3H2 0 , ,t P xt→← 2NH3, ΔH = -92,0 KJ.

Nếu nồng độ mol các khí N2, H2 giảm 3 lần thì tại cân bằng mới nồng độ mol của NH3 sẽ biến đổi bao nhiêu lần ?

A. Tăng 3 lần B. Giảm 9 lần C. Tăng 27 lần D. Giảm 3 lần Câu 16: Cho cân bằng : N2 (k) + 3H2 (k) D 2NH3 (k)

Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí thu được so với H2 giảm. Phát biểu đúng về cân bằng này là

A. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. B. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. D. Phản ứng nghịch tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.

Câu 17: Xét cân bằng hoá học của một số phản ứng 1) Fe2O3(r) + 3CO(k) D 2Fe(r) + 3CO2(k) 2) CaO(r) + CO2(k) D CaCO3(r) 3) N2O4(k) D 2NO2(k) 4)H2(k) + I2(k) D 2HI(k) 5) 2SO2(k) + O2(k) D 2SO3(k)

Khi tăng áp suất, cân bằng hoá học không bị dịch chuyển ở các hệ A. 1, 2, 4, 5. B. 2, 3, 5. C. 1, 4. D. 1, 2, 4.

Câu 18: Cho phản ứng sau: 2SO2(k) + O2(k) →← 2SO3(k) ; ∆ H < 0

Để cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận thì: (1): tăng nhiệt độ, (2): tăng áp suất, (3): hạ nhiệt độ, (4): dùng xúc tác là V2O5, (5): Giảm nồng độ SO3. Biện pháp đúng là:

A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 1, 2, 5. C. 2, 3, 5. D. 2, 3, 4, 5. Câu 19: Cho cân bằng hóa học: N2 (k) + 3H2(k) ⇔ 2NH3 (k), (∆H < 0). Để tăng hiệu suất tổng hợp NH3 ta cần phải:

A. Tăng áp suất, giảm nhiệt độ. B. Giảm áp suất, giảm nhiệt độ. C. Tăng áp suất, tăng nhiệt độ. D. Giảm áp suất, tăng nhiệt độ.

Câu 20: Cho cân bằng hóa học sau: C(r) + H2O(k) CO(K) + H2(K) ∆H > 0 Để tăng hiệu suất phản ứng, các biện pháp kĩ thuật áp dụng chính là A. Tăng hàm lượng của cacbon B. Tăng nhiệt độ, tăng nồng độ của hơi nước C. Giảm nhiệt độ, tăng áp suất chung của hệ D. Giảm nhiệt độ, hạ áp suất chung của hệ

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 51: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 51 -

7.1D¹NG tèc ®é ph¶n øng, c©n b»ng ho¸ häc

TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

Câu 1: Để hoà tan một mẩu kẽm trong dung dịch HCl ở 200C cần 27 phút. Cũng mẩu kẽm đó tan hết trong dung dịch axit nói trên ở 400C trong 3 phút. Để hoà tan hết mẫu kẽm đó trong axit nói trên ở 450C thì cần bao nhiêu thời gian?

A. 103,92 giây B. 60,00 giây C. 44,36 giây D. 34,64 giây Câu 2: Cho 6 gam kẽm hạt vào cốc đựng 100ml dung dịch H2SO4 2M ở nhiệt độ thường. Biến đổi nào sau đây không làm thay đổi tốc độ phản ứng?

A. Tăng nhiệt độ lên đến 50OC. B. Thay 100mldung dịch H2SO4 2M bằng 200 ml dung dịch H2SO4 1M. C. Thay 6 gam kẽm hạt bằng 6 gam kẽm bột. D. Thêm 100 ml dung dịch H2SO4 2M trên nữa.

Câu 3: Để hoà tan hết một mẫu Zn trong dung dịch axít HCl ở 20oC cần 27 phút. Cũng mẫu Zn đó tan hết trong dung dịch axít nói trên ở 40oC trong 3 phút. Vậy để hoà tan hết mẫu Zn đó trong dung dịch nói trên ở 55oC thì cần thời gian là:

A. 54,54s. B. 64,00s. C. 60,00s. D. 34,64s.

Câu 4: Tốc độ của một phản ứng có dạng: yB

xA .Ck.Cv = (A, B là 2 chất khác nhau). Nếu tăng

nồng độ A lên 2 lần (nồng độ B không đổi) thì tốc độ phản ứng tăng 8 lần. Giá trị của x là A. 3. B. 4. C. 6. D. 8.

Câu 5: Khi tăng thêm 10OC, tốc độ một phản ứng hoá học tăng lên 2 lần. Vậy khi tăng nhiệt độ của phản ứng đó từ 25OC lên 75OC thì tốc độ phản ứng tăng

A. 5 lần. B. 10 lần. C. 16 lần. D. 32 lần. Câu 6: Khi tăng thêm 10OC, tốc độ một phản ứng hoá học tăng lên 3 lần. Để tốc độ phản ứng đó (đang tiến hành ở 30OC) tăng 81 lần thì cần phải tăng nhiệt độ lên đến

A. 50OC. B. 60OC. C. 70OC. D. 80OC. Câu 7: Biết rằng khi nhiệt độ tăng lên 100 C thì tốc độ tăng lên 2 lần. Vậy tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần khi tăng nhiệt độ từ 200 C đến 1000C

A. 16 lần B. 256 lần C. 64 lần D. 14 lần

CÂN BẰNG HOÁ HỌC Câu 8: Cho 2 hệ cân bằng sau trong hai bình kín:

C (r) + H2O (k) →← CO (k) + H2 (k) ; H∆ = 131 kJ và CO (k) + H2O (k) →← CO2 (k) + H2 (k) ; H∆ = - 41 kJ. Có bao nhiêu điều kiện trong các điều kiện

sau đây làm các cân bằng trên dịch chuyển ngược chiều nhau? (1) Tăng nhiệt độ. (2) Thêm lượng hơi nước vào. (3) Thêm khí H2 vào. (4) Tăng áp suất. (5) Dùng chất xúc tác. (6) Thêm lượng CO vào. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

Câu 9: Cho cân bằng hóa học: a A + b B pC + q D. Ở1000C, số mol chất D là x mol; ở 200oC, số mol chất D là y mol.

Biết x > y, (a + b) > (p + q), các chất trong cân bằng trên đều ở thể khí. Kết luận nào sau đây đúng: A. Phản ứng thuận thu nhiệt và tăng áp suất B. Phản ứng thuận tỏa nhiệt và giảm áp suất C. Phản ứng thuận thu nhiệt và giảm áp suất. D. Phản ứng thuận tỏa nhiệt và tăng áp suất

Câu 10: Cho cân bằng sau: 2SO2(k) + O2(k) ⇔ 2SO3(k) ∆H = -96,23 kJ/mol. Hãy cho biết tác động nào sau đây đối với cân bằng làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?

A. Tăng áp suất chung của hệ. B. Tăng thể tích bình.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 52: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 52 -

C. Tăng nồng độ SO3. D. Tăng nhiệt độ.

Câu 11: Một phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2NO(k) + O2(k) oxt,t→← 2NO2(k). Giữ nguyên

nhiệt độ, nén hỗn hợp phản ứng xuống còn 1/3 thể tích. Kết luận nào sau đây không đúng: A. Tốc độ phản ứng nghịch tăng 9 lần. B. Cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận. C. Tốc độ phản ứng thuận tăng 27 lần. D. Hằng số cân bằng tăng lên.

Câu 12: Cho cân bằng trong bình kín sau : CO (k) + H2O (k) ⇄ CO2 (k) + H2 (k) ΔH < 0 Trong các yếu tố : (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2 ;

(4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố làm thay đổi cân bằng của hệ là :

A. (2), (3), (4) B. (1), (2), (3), (4) C. (1), (2), (3) D. (1), (4), (5) Câu 13: Cho cân bằng (trong bình kín) sau:

CH4(k) + H2O (k) ⇔ CO(k) + 3 H2(k) H 0∆ > . Trong các yếu tố: (1) giảm nhiệt độ; (2) thêm một lượng CO; (3) thêm một lượng H2O; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dung xúc chất xúc tác. Dãy gồm yếu tố làm cân bằng của hệ dich theo chiều nghịch là:

A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (5). C. (1), (4), (5). D. (1), (2), (4). Câu 14: Cho 2 mol axit axetic vµ 3 mol ancol etylic vµo b×nh cÇu ®Ó cho ph¶n øng sau x¶y ra:

CH3COOH + C2H5OH →← CH3COOC2H5 + H2O

Khi ph¶n øng ®¹t tíi tr¹ng th¸i c©n b»ng, trong hçn hîp cã 1,2 mol este. ë nhiÖt ®é ®ã, h»ng sè c©n b»ng cña ph¶n øng cã gi¸ trÞ lµ

A. 1,0. B. 3,2. C. 1,2. D. 2,8 Câu 15: Quá trình sản xuất NH3 trong công nghiệp dựa trên phản ứng: N2 + 3H2 ↔ 2NH3 ΔH = -92kJ. Để làm tăng hiệu suất tổng hợp, trong thực tế người ta tiến hành đồng thời các biện pháp:

A. Giảm nhiệt độ và áp suất B. Tăng nhiệt độ và áp suất C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất D. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất

Câu 16: Cho cân bằng hóa học: N2 + 3H2ó 2NH3 ∆H < 0 yếu tố tác động nào sau đây làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận A. Thêm HCl vào B. Giảm áp suất C. Tăng nhiệt độ D. Thêm NH3 vào

Câu 17: Cho cân bằng hoá học: 2CH4(k) + O2(k) 2CO(k) + 4H2(k). Khi hạ nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với hiđro tăng. Phản ứng thuận có: A. ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt. B. ΔH < 0, phản ứng thu nhiệt. C. ΔH > 0, phản ứng toả nhiệt. D. ΔH < 0, phản ứng toả nhiệt.

Câu 18: Cho 0,1 mol CaCO3 (r) vào bình chân không dung tích 2 lít, để thực hiện phản ứng: CaCO3 (r ) CaO (r ) + CO2 (k). (1) Ở nhiệt độ 820 0C, hằng số cân bằng của phản ứng là Kc = 2,14.10-3. Hiệu suất của phản ứng (1) ở 820 0C là A. 2,14%. B. 2,07%. C. 3,21%. D. 4,28%.

Câu 19: Phản ứng điều chế amoniac từ nitơ và hiđro là một phản ứng thuận nghịch và tỏa nhiệt

N2 + 3H2 ⇄ 2NH3 Để thu được nhiều NH3 thì: A. Thực hiện ở áp suất thấp để khỏi bể bình phản ứng, nhưng thực hiện ở nhiệt độ cao, làm

tăng nồng độ tác chất N2, H2. B. Thực hiện ở nhiệt độ thấp, áp suất thấp, nhưng cần dùng chất xúc tác để làm nâng cao hiệu

suất thu được nhiều NH3 từ N2 và H2. C. Thực hiện ở nhiệt độ cao, áp suất cao, tăng nồng độ N2, H2. D. Thực hiện ở áp suất cao, làm tăng nồng độ N2, H2.

Câu 20: Cho phương trình hoá học : N2 (k) + O2(k) tia löa ®iÖn 2NO (k); ∆H > 0 Hãy cho biết những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hoá học trên? A. Nhiệt độ và nồng độ. B. Áp suất và nồng độ. C. Nồng độ và chất xúc tác. D. Chất xúc tác và nhiệt độ.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 53: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 53 -

HÓA HỌC 11

Câu 1: Mỗi phân tử và ion trong dãy nào vừa có tính axit, vừa có tính bazơ A. NH4

+, HCO3−, CO3

2-, CH3COO−. B. HSO4−, Al2O3, HCO3

−, H2O, CaO C. HCO3

−, Al2O3, Al3+, BaO. D. Zn(OH)2, Al(OH)3, HCO3−, H2O.

Câu 2: Cho dãy các chất sau: Al, ZnO, Sn(OH)2, NaHCO3, Na2SO3, NaAlO2, Cr(OH)2, CrO3, Na2Cr2O7, NH4HCO3. Số chất có tính lưỡng tính là:

A. 7. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 3: Dãy các ion nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch ?

A. Fe3+, Ba2+, NO3-, Cl-, Al3+. B. NH4

+, CO32-, HCO3

-, Fe3+, H+ C. HCO3

-, K+, NO3-, OH-, NH4

+ D. Cu2+, Cl-, Na+, OH-, NO3-.

Câu 4: Dung dịch chứa muối X làm quỳ tím hóa xanh. Dung dịch chứa muối Y tạo kết tủa với dung dịch NH3. Trộn hai dung dịch trên với nhau thấy có kết tủa và khí thoát ra. Vậy hai muối X, Y lần lượt là

A. BaS và NaHSO4. B. Na2CO3 và MgCl2. C. Na2CO3 và FeCl3. D. Na3PO4 và AgNO3.

Câu 5: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) rồi thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là

A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 6: Cho dãy các chất: SiO2, Cr(OH)3, CrO3, Zn(OH)2, NaHCO3, Al2O3. Số chất trong dãy tác dụng được với dd NaOH (đặc, nóng) là

A. 4. B. 6. C. 3. D. 5. Câu 7: Dãy gồm các ion (không kể sự điện li của H2O) cùng tồn tại trong một dung dịch là

A. Fe2+, K+, OH − , Cl − . B. Ba2+, HSO 4− , K+, NO 3

− .

C. Al3+, Na+, S 2− , NO 3− . D. Cu2+, NO 3

− , H+, Cl − . Câu 8: Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn, K2CO3, K2SO4. Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?

A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 9: Phản ứng nào sau đây có PT ion rút gọn: HCO3

- + OH- → CO32- + H2O

A. 2NaHCO3 + 2KOH → Na2CO3 + K2CO3 + 2H2O B. 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O C. NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O D. Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2H2O

Câu 10: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là

A. 4. B. 7. C. 5. D. 6. Câu 11: Dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3

– và Cl–, trong đó số mol của ion Cl– là 0,1. Cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 9,21. B. 9,26. C. 8,79. D. 7,47.

8D¹NG BT Sù §IÖN LI

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 54: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 54 -

Câu 12: Hỗn hợp bột X gồm Cu, Zn. Đốt cháy hoàn toàn m gam X trong oxi (dư), thu được 40,3 gam hỗn hợp gồm CuO và ZnO. Mặt khác, nếu cho 0,25 mol X phản ứng với một lượng dư dung dịch KOH loãng nóng, thì thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là

A. 19,81%. B. 29,72%. C. 39,63%. D. 59,44%. Câu 13: Cho các phản ứng hóa học sau: (1) (NH4)2SO4 + BaCl2 → (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 → (3) Na2SO4 + BaCl2 → (4) H2SO4 + BaSO3 → (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 → Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:

A. (1), (2), (3), (6). B. (1), (3), (5), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (3), (4), (5), (6). Câu 14: Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:

A. HNO3, NaCl, Na2SO4. B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4. C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2. D. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.

Câu 15: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa

A. NaCl, NaOH, BaCl2. B. NaCl, NaOH. C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2. D. NaCl

Câu 16: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là A. giấy quỳ tím. B. Zn. C. Al. D. BaCO3.

Câu 17: Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:

A. HCl, CO2 và Na2SO4. B. HNO3, NaOH và KHSO4.

C. NaNO3, Ba(OH)2 và H2SO4. D. CaCl2, Na2CO3

và NaOH.

Câu 18: Cho các phản ứng sau: (a) FeS + 2HCl à FeCl2 + H2S (b) Na2S + 2HCl à 2NaCl + H2S (c) 2AlCl3 + 3Na2S + 6H2O à 2Al(OH)3 + 3H2S + 6NaCl (d) KHSO4 + KHS à K2SO4 + H2S (e) BaS + H2SO4 (loãng) à BaSO4 + H2S Số phản ứng có phương trình ion rút gọn S2- + 2H+ à H2S là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 19: Một dung dịch gồm: 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,02 mol HCO3- và a mol ion X

(bỏ qua sự điện li của nước). Ion X và giá trị của a là A. NO3

- và 0,03 B. Cl- và 0,01 C. CO3

2- và 0,03 D. OH- và 0,03 Câu 20: Dung dịch chất X không làm đổi màu quỳ tím; dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn hai dung dịch trên thu được kết tủa. Hai chất X và Y tương ứng là

A. KNO3 và Na2CO3. B. Ba(NO3)2 và Na2CO3. C. Na2SO4 và BaCl2. D. Ba(NO3)2 và K2SO4.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 55: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 55 -

8.1D¹NG BT LI£N QUAN pH

Câu 1: Cho a lít dung dịch KOH có pH = 12,0 vào 8,00 lít dung dịch HCl có pH = 3,0 thu được dd Y có pH =11,0. Giá trị của a là

A. 1,60. B. 0,80. C. 1,78. D. 0,12. Câu 2: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị Ph của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là:

A. (3), (2), (4), (1). B. (4), (1), (2), (3). C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (3), (4), (1). Câu 3: Trong số các dung dịch: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, C6H5ONa, những dung dịch có pH > 7 là

A. Na2CO3, C6H5ONa, CH3COONa. B. Na2CO3, NH4Cl, KCl. C. KCl, C6H5ONa, CH3COONa. D. NH4Cl, CH3COONa, NaHSO4.

Câu 4: Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO42-và x molOH- . Dung dịch Y có chứa ClO4

-

,NO3-và y mol H+; tổng số mol ClO4

-,NO3- là 0,04. Trộn X và Y được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z

có pH (bỏ qua sự điện li của H2O) là A. 1. B. 12. C. 13. D. 2.

Câu 5: Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03 M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 6: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là

A. 1. B. 6. C. 7. D. 2. Câu 7: Cho 1,82 gam hỗn hợp bột X gồm Cu và Ag (tỉ lệ số mol tương ứng 4 : 1) vào 30 ml dung dịch gồm H2SO4 0,5M và HNO3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Trộn a mol NO trên với 0,1 mol O2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với H2O, thu được 150 ml dung dịch có pH = z. Giá trị của z là

A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 8: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là

A. 13,0. B. 1,2. C. 1,0. D. 12,8. Câu 9: Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là (biết trong mọi dung dịch [H+][OH-] = 10-

14) A. 0,15. B. 0,30. C. 0,03. D. 0,12.

Câu 10: Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là

A. 7. B. 2. C. 1. D. 6. Câu 11: Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây cho môi trường có pH lớn hơn 7?

A. NaCl. B. Na2CO3. C. NaHSO4. D. NH4Cl. Câu 12: Chất nào sau đây khi cho vào nước không làm thay đổi pH?

A. Na2CO3. B. NH4Cl. C. HCl. D. KCl. Câu 13: Cho: NH4NO3 (1), CH3COONa (2), Na2SO4 (3), Na2CO3 (4). Hãy chọn đáp án đúng.

A. (4), (3) có pH =7 B. (4), (2) có pH>7 C. (1), (3) có pH=7 D. (1), (3) có pH<7

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 56: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 56 -

Câu 14: Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây cho môi trường axit (pH< 7)? Chọn đáp án đúng.

A. Na2S B. KCl C. NH4Cl D. K3PO4 Câu 15: Chọn câu đúng :

A. Giá trị pH tăng thì độ bazơ giảm. B. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng. C. Dung dịch có pH > 7 làm quỳ tím hoá xanh. D. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá đỏ.

Câu 16: Trong các dung dịch sau đây: K2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, Na2S , NaHCO3, có bao nhiêu dd có pH >7 ?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 17: Cho a mol NO2 hấp thụ hoàn toàn vào dd chứa a mol NaOH, pH của dd sau phản ứng là

A. 7 B. 0 C. >7 D. < 7 Câu 18: Trộn V1 lit dd axit mạnh có pH = 5 với V2 lit dd bazơ mạnh có pH = 9 thu được dung dịch có pH = 6. Tỉ số V1/V2 là

A. 1 :1 B. 9 :11 C. 2 :1 D. 11:9 Câu 19: Trộn 20 ml dd HCl 0,05M với 20ml dd H2SO4 0,075M . Nếu coi thể tích dd sau khi pha trộn bằng tổng thể tích của 2 dd đầu thì pH của dd thu được là :

A. 1 B. 2 C. 3 D. 1,5 Câu 20: Nếu pH của dd A là 11,5 và pH của dd B là 4,0 thì điều khẳng định nào sau đây đúng?

A. Dung dịch A có [H+] lớn hơn dd B . B. Dung dịch B có tính bazơ mạnh hơn A . C. Dung dịch A có tính bazơ mạnh hơn B . D. Dung dịch A có tính axit mạnh hơn B .

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 57: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 57 -

Câu 1: Tính V dd Ba(OH)2 0,01 M cần thêm vào 100 ml dd Al2(SO4)3 0,1 M để thu được 4,275 g kết tủa?

A. 1,75 lit B. 1,5 lit C. 2,5 lit D. 0,8 lit Câu 2: Cho 500 ml dung dịch A chứa Cu(NO3)2 và Al(NO3)3 tác dụng với dung dịch NH3 dư thấy xuất hiện 15,6 gam kết tủa. Mặt khác khi cho 500 ml dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư lại thấy tạo 9,8 gam kết tủa. Nồng độ của Cu(NO3)2 và Al(NO3)3 trong dung dịch A lần lượt là:

A. 0,2 M và 0,15 M. B. 0,59M v à 0,125 M C. 0,2M v à 0,4M. D. 0,4M v à 0,2M.

Câu 3: Cho từng dung dịch : NH4Cl , HNO3, Na2CO3, Ba(HCO3)2, MgSO4, Al(OH)3 lần lượt tác dụng với dung dịch Ba(OH)2. Số phản ứng thuộc loại axit – bazơ là :

A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 4: Cho 1,05 mol NaOH vào 0,1 mol Al2(SO4)3.Hỏi số mol NaOH có trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu?

A. 0,65 mol B. 0,45 mol C. 0,75 mol D. 0,25 mol Câu 5: Một dung dịch có chứa x mol K[Al(OH)4] tác dụng với dung dịch chứa y mol HCl. Điều kiện để sau phản ứng thu được lượng kết tủa lớn nhất là:

A. x ≥ y B. y > x C. x = y D. x <2y Câu 6: Cho 20,4 gam hỗn hợp Mg, Zn, Ag vào cốc đựng 600 ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ). Sau khi phản ứng kết thúc thêm dần NaOH vào để đạt được kết quả tối đa. Lọc kết tủa và nung nóng ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được a gam chất rắn. Giá trị của a là:

A. 23,2 gam B. 25,2 gam C. 27,4 gam D. 28,1 gam Câu 7: Cho 3,42 gam Al2(SO4)3 vào 50 ml dung dịch NaOH thu được 1,56 gam kết tủa và dung dịch X. Nồng độ M của dung dịch NaOH là:

A. 1,2M B. 2,4M C. 3,6M D. 1,2M và 3.6M Câu 8: Trộn 200ml dung dịch NaOH1M với 100ml dung dịch HCl xM thu được dung dịch A. Cho dung dịch A vào 200ml dung dịch AlCl3 0,5M thu được 1,56g kết tủa. Hãy lựa chọn giá trị đúng của x.

A. 0,6M B. 1M C. 1,4M D. 2,8M Câu 9: 200 ml gồm MgCl2 0,3M; AlCl3 0,45 M; HCl 0,55M tác dụng hoàn toàn với V(lít) gồm NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M. Tính giá trị của V(lít) để được kết tủa lớn nhất và lượng kết tủa nhỏ nhất:

A. 1,25 lít và 1,475 lít B. 1,25 lít và 14,75 lít C. 12,5 lít và 14,75 lít D. 12,5 lít và 1,475 lít

Câu 10: Để thu được Al(OH)3 ta thực hiện thí nghiệm nào là thích hợp nhất ? A. Cho từ từ muối AlCl3 vào cốc đựng dung dịch NaOH B. Cho từ từ muối NaAlO2 vào cốc đựng dung dịch HCl. C. Cho nhanh dung dịch NaOH vào cốc đựng dung dịch muối AlCl3. D. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3 .

Câu 11: Cho a mol NaAlO2 tác dung với dung dịch có chứa b mol HCl . Với điều kiện nào của a và b thì xuất hiện kết tủa ?

A. b < 4a. B. b = 4a. C. b > 4a. D. b ≤ 4a. Câu 12: 100ml dd A chứa NaOH 0,1M và NaAlO2 0,3M. Thêm từ từ dd HCl 0,1M vào dd A cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần. Đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi thì được 1,02g chất rắn. Thể tích dd HCl 0,1M dã dùng là:

8 .2D¹NG BT hidroxit l­ìng tÝnh

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 58: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 58 -

A. 0,7 lit B. 0,5 lit C. 0,6 lit D. 0,55 lit

Câu 13: Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dd chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ

A. a : b = 1 : 4. B. a : b < 1 : 4. C. a : b = 1 : 5. D. a : b > 1 : 4. Câu 14: Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước dư thu đuợc dung dịch X và 3,36 lít (đktc). Cho dung dịch X tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và AlCl3 0,6 M. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 3,12 B. 4,29 C. 3,9 D. 4,68 Câu 15: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dd NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là

A. 1,2. B. 1,8. C. 2,4. D. 2. Câu 16: Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là

A. 0,45. B. 0,35. C. 0,25. D. 0,05. Câu 17: Hoà tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dung dịch KOH (dư), thu được a mol hỗn hợp khí và dd X. Sục khí CO2 (dư) vào dd X, lượng kết tủa thu được là 46,8 gam. Giá trị của a là

A. 0,55. B. 0,60. C. 0,40. D. 0,45. Câu 18: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

A. 10,8. B. 5,4. C. 7,8. D. 43,2. Câu 19: Lấy m gam A (gồm Na, Al) chia làm 2 phần bằng nhau : Phần 1 cho vào nước cho đến khi hết phản ứng thấy thoát ra 0,448 lít khí H2(đktc); Phần 2 cho vào dung dịch Ba(OH)2 dư đến khi hết phản ứng thấy thoát ra 3,472 lít khí H2(đktc). Giá trị của m là

A. 5,86 gam B. 2,93 gam C. 2,815 gam D. 5,63 gam Câu 20: Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch X chứa hỗn hợp AlCl3, ZnCl2, NiCl2, FeCl3 thu được kết tủa Y. Nung kết tủa Y đến khối lượng không đổi được chất rắn Z, cho luồng CO dư đi qua Z nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn T. Trong T có chứa

A. Fe, Ni, Al2O3. B. Al2O3, ZnO và Fe. C. Al2O3, Zn. D. Al2O3 và Fe.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 59: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 59 -

ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2007

Câu 1: Cho phương trình hoá học của phản ứng tổng hợp amoniac: N2 (k) + 3H2 (k)

ot , xt→← 2NH3 (k) Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần, tốc độ phản ứng thuận A. tăng lên 8 lần. B. giảm đi 2 lần. C. tăng lên 6 lần. D. tăng lên 2 lần. ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2008

Câu 2: Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là

A. 8,60 gam. B. 20,50 gam. C. 11,28 gam. D. 9,40 gam. Câu 3: Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

A. 3. B. 5. C. 4 D. 6. Câu 4: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là

A. N2O. B. NO2. C. N2. D. NO.

ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2009 Câu 5:Hoà tan hoàn toàn 8,862 gam hh gồm Al và Mg vào dd HNO3

loãng, thu được dd X và 3,136 lít (ở đktc) hh Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Khối lượng của Y là 5,18 gam. Cho dd NaOH (dư) vào X và đun nóng, không có khí mùi khai thoát ra. Phần trăm khối lượng của Al trong hh ban đầu là

A. 19,53%. B. 12,80%. C. 10,52%. D. 15,25%.

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2007, Khối A Câu 6: Hoà tan hoàn toàn hh gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dd X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là

A. 0,04. B. 0,075. C. 0,12. D. 0,06. Câu 7: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là

A. NO. B. NO2. C. N2O. D. N2. Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hh Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hh khí X (gồm NO và NO2) và dd Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là (cho H = 1, N = 14, O = 16, Fe = 56, Cu = 64)

A. 2,24. B. 4,48. C. 5,60. D. 3,36. Câu 9: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là

A. 8. B. 5. C. 7. D. 6.

9.1D¹NG BT axÝt nitric - muèi nitrat

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 60: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 60 -

Câu 10: Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là

A. Fe. B. CuO. C. Al. D. Cu. Câu 11: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

A. 10. B. 11. C. 8. D. 9.

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008, Khối A Câu 12: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 38,72. B. 35,50. C. 49,09. D. 34,36. Câu 13: Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là

A. amophot. B. ure. C. natri nitrat. D. amoni nitrat. Câu 14: Cho các phản ứng sau:

(1) Cu(NO3)2 ot→ (2) NH4NO2

ot→ (3) NH3 + O2 o850 C, Pt→

(4) NH3 + Cl2 ot→ (5) NH4Cl

ot→ (6) NH3 + CuO ot→

Các phản ứng đều tạo khí N2 là: A. (2), (4), (6). B. (3), (5), (6). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (5).

Câu 15: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

A. 0,746. B. 0,448. C. 1,792. D. 0,672.

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2009, Khối A Câu 16: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là

A. NO và Mg. B. NO2 và Al. C. N2O và Al. D. N2O và Fe.

Câu 17: Cho phương trình hoá học: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O . Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là

A. 13x - 9y. B. 46x - 18y. C. 45x - 18y. D. 23x - 9y. Câu 18: Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hh khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dd Y. Dung dịch Y có pH bằng

A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 19: Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là

A. 1,92. B. 3,20. C. 0,64. D. 3,84. Câu 20: Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dd HNO3 loãng (dư), thu được dd X và 1,344 lít (ở đktc) hh khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hh khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dd X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 38,34. B. 34,08. C. 106,38. D. 97,98.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 61: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 61 -

Câu 1: Hoà tan hoàn toàn một lượng bột Zn vào một dung dịch axit X. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và khí Z. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH (dư) vào Y, đun nóng thu được khí không màu T. Axit X là

A. H2SO4 đặc. B. HNO3. C. H3PO4. D. H2SO4 loãng. Câu 2: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là

A. 13,32 gam. B. 6,52 gam. C. 8,88 gam. D. 13,92 gam. Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 38,34. B. 34,08. C. 106,38. D. 97,98. Câu 4: Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam muối khan. Khí X là

A. NO2. B. N2O. C. N2. D. NO. Câu 5: Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO có tỉ lệ mol tương ứng là 14:1 tác dụng hết với dung dịch HNO3 thì thu được 0,448 lít một khí duy nhất (đo ở đktc) và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 23 gam chất rắn khan T. Xác định số mol HNO3 đã phản ứng.

A. 0,28 B. 0,36 C. 0,32 D. 0,34 Câu 6: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,2mol Mg và 0,03mol MgO bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y và 0,896lít một chất khí Z nguyên chất duy nhất. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 34,84gam muối khan. Xác định CTPT của Z.

A. N2 B. NO2 C. N2O D. NO Câu 7: Cho 6,48 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,87 mol HNO3 tạo ra sản phẩm khử X duy nhất(không có khí). Làm bay hơi dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan, m có thể là

A. 46,935 B. 51,430 C. 56,592 D. 47,355 Câu 8: Cho 14,4g hỗn hợp Fe, Mg, Cu (số mol mỗi kim loại bằng nhau) tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được dung dịch X và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp gồm 4 khí N2, NO, N2O, NO2 trong đó 2 khí N2 và NO2 có số mol bằng nhau. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 58,8g muối khan. Tìm số mol HNO3 đã phản ứng.

A. 0,89 mol B. 0,893 mol C. 0,983 mol D. 0,389 mol Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) khí Z (gồm hai hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.

A. 1,9 mol B. 0,19 mol C. 1,8 mol D. 0,18 mol Câu 10: Cho 29g hỗn hợp khí X gồm Mg, Fe, Al, Cu tác dụng vừa đủ với 950ml dd HNO3 1,5M thu được dd chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của khí Y so với H2 là 16,4. Tìm m?

A. 97,76g B. 98,2g C. 89,2g D. 92,8g

D¹NG BT Cã T¹O MUèI AMONI (NH4+)9.1.2

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 62: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 62 -

Câu 11: Cho 3,9g hỗn hợp A gồm hai kim loại X, Y có hóa trị không đổi lần lượt là II, III vào dd H2SO4 loãng, dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dd A1 và 4,48 lít khí H2(đktc). Mặt khác, cho 3,9g hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với V lít dd HNO3 1M, sau phản ứng thu được 0,84 lít khí B duy nhất (đktc) và dd C. Cô cạn cẩn thận dd C thu được 29,7g muối khan. Tìm công thức phân tử của B và tính giá trị của V?

A. N2 và 0,5 lít B. N2O và 0,5 lít C. N2 và 0,25 lít D. N2O và 0,25 lít

Câu 12: Cho 3,9g hỗn hợp A gồm hai kim loại X, Y có hóa trị không đổi lần lượt là II, III tác dụng vừa đủ với V lít dd HNO3 1M, sau phản ứng thu được 0,84 lít khí N2O duy nhất (đktc) và dd C. Cô cạn cẩn thận dd C thu được 36,9g muối khan. Tìm giá trị của V?

A. 0,5 lít B. 0,525 lít C. 0,625 lít D. 0,425 lít Câu 13: Để hòa tan hoàn toàn 19,225g hỗn hợp X gồm Mg, Zn cần dùng vừa đủ 800ml dd HNO3 1,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dd Y và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm N2, N2O, NO, NO2 ( trong đó số mol của N2O và NO2 bằng nhau) có tỉ khối đối với H2 là 14,5. Phần trăm về khối lượng của Mg trong X là:

A. 62,55 B. 37,45 C. 9,42 D. 90,58 Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 30,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn trong dung dịch HNO3,sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol N2O và 0,1 mol NO. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 127 gam hỗn hợp muối. Vậy số mol HNO3 đã bị khử trong phản ứng trên là :

A. 0,45 mol B. 0,40 mol C. 0,30 mol D. 0,35 mol Câu 15: Cho 1,68g bột Mg tác dụng vừa đủ với 500ml dd HNO3 aM thu được dd Y và 0,448 lít khí NO duy nhất ở đktc. Tính a và khối lượng muối tạo thành trong dd Y?

A. 0,36M và 11,16g B. 0,16M và 10,36g C. 0,36M và 10,36g D. 0,16M và 11,16g

Câu 16: Hòa tan 3,36g kim loại Mg vào V lít dd HNO3 0,5M vừa đủ thu được dd X và 0,896 lít một chất khí Y duy nhất, nguyên chất. Cô cạn dd X thu được 22,32g muối khan(quá trình cô cạn không làm muối phân hủy). Tìm công thức phân tử của khí Y và tính V?

A. NO và 0,36 lít B. NO và 0,72 lít C. N2O và 0,36 lít D. N2O và 0,72 lít

Câu 17: Hòa tan hoàn toàn hh X gồm 0,1 mol CuO và 0,14 mol Al trong 500 ml dd HNO3 aM vừa đủ thu được dd Y và 0,672 lít khí N2O duy nhất. Tính a và khối lượng muối tạo thành trong dd Y?

A. 1,45M và 50,42g B. 2,9M và 50,42g C. 1,45M và 29,82g D. 2,9M và 29,82g

Câu 18: Hoà tan 7,8gam Zn vào m gam dung dịch HNO315% vừa đủ thu được dung dịchY chứa 24,28gam muối và 1,792 lít một chất khí X nguyên chất, duy nhất. Tìm CTPT củaX và tính m?

A. N2 và 151,2g B. NO2 và 115,2g C. N2 và 115,2g D. NO2 và 151,2

Câu 19: Hoà tan 2,97gam bột Al vào V lít dung dịch HNO3 2M vừa đủ thu được dung dịchY chứa 25,83gam muối và 0,672 lít một chất khí X duy nhất. Tìm CTPT của X và tính V?

A. NO và 0,42 lít B. N2O và 0,21 lít C. NO và 0,21 lít D. N2O và 0,42 lít

Câu 20: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,12 mol Zn và 0,04 mol Al2O3 trong m gam dung dịch HNO3 20% vừa đủ thu được dung dịch Y và 1,792 lít NO2 duy nhất. Tính m và khối lượng muối thu được trong Y?

A. 189g và 41,32g B. 168g và 32,41g C. 186g và 32,41g D. 168g và 41,32g

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 63: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 63 -

Câu 1: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2(đkc)vào dd nước vôi trong có chứa 0,25 mol Ca(OH)2.Sản phẩm muối thu được sau phản ứng gồm:

A. Chỉ có CaCO3 B. Chỉ có Ca(HCO3)2 C. Cả CaCO3 và Ca(HCO3)2 D. Không có cả 2 chất CaCO3 và Ca(HCO3)2

Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2(đkc) vào dd nước vôi trong có chứa 0,05 mol Ca(OH)2 thu được 2g kết tủa.Giá trị của V là:

A. 0,448 lít hoặc 1,68 lít B. 1,792 lít hoặc 1,12 lít C. 1,680 lít hoặc 1,12 lít D. 0,448 lít hoặc 1,792 lít

Câu 3: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2(đkc) vào 2,5 lít dd Ba(OH)2 nồng độ a mol/lít,thu được 15,76g kết tủa .Giá trị của a là

A. 0,032 B. 0.048 C. 0,06 D. 0,04 Câu 4: Để khử hoàn toàn hổn hợp FeO,CuO cần 4,48 lít H2(đkc).Nếu cũng khử hoàn toàn hổn hợp đó bằng CO thì lượng CO2 thu được khi cho qua dd nước vôi trong dư tạo ra bao nhiêu gam kết tủa?

A. 1,0g B. 2,0g C. 20g D. 10g Câu 5: Hấp thụ hoàn toàn a mol khí CO2 vào dd chứa b mol Ca(OH)2 thì thu được hổn hợp 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2.Quan hệ giữa a và b là

A. a>b B. a<b C. b<a<2b D. a = b Câu 6: Khử 32g Fe2O3 bằng khí CO dư,sản phẩm khí thu được cho vào bình đựng nước vôi trong dư thu được a gam kết tủa.Giá trị của a là

A. 60g B. 50g C. 40g D. 30g Câu 7: Cho 0,15mol hổn hợp NaHCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dd HCl.Khí thoát ra được dẫn vào dd Ca(OH)2 dư thu được b gam kết tủa.Giá trị của b là

A. 5g B. 15g C. 25g D. 35g Câu 8: Cho 2,24 lít khí CO2 (đkc) tác dụng vừa đủ với 200ml dd Ca(OH)2 sinh ra chất kết tủa trắng.Nồng độ mol/lít của dd Ca(OH)2 là

A. 0,55M B. 0,5M C. 0,45M D. 0,65M Câu 9: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2(đkc) vào dd chứa 16g NaOH thu được dd X.Khối lượng muối tan trong dd X là

A. 20,8g B. 18,9g C. 23g D. 25,2g Câu 10: Sục V(l) CO2(đkc) vào 150ml dd Ba(OH)2 1M,sau phản ứng thu được 19,7g kết tủa.Giá trị của V là

A. 2,24 lít ; 4,48 lít B. 2,24 lít ; 3,36 lít C. 3,36 lít ; 2,24 lít D. 22,4lít ; 3,36 lít

Câu 11: Hấp thụ hoàn toàn x lít CO2(đkc) vào 2 lít dd Ca(OH)2 0.01M thì thu được 1g kết tủa.Giá trị của x là

A. 0,224 lít và 0,672 lít B. 0.224 lít và 0,336 lít C. 0,24 lít và 0,67 lít D. 0,42 lít và 0,762 lít

Câu 12: Dẫn 10 lít hổn hợp khí gồm N2 và CO2(đkc) sục vào 2 lít dd Ca(OH)2 0,02M thu được 1g kết tủa. Tính % theo thể tích CO2 trong hỏn hợp khí

A. 2,24% và 15,68% B. 2,4% và 15,68% C. 2,24% và 15,86% D. 2,8% và 16,68%

D¹NG BT co2 t¸c dông víi dd kiÒm ( oh - )10.1

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 64: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 64 -

Câu 13: Cho 112ml khí CO2 (đkc) bị hấp thụ hoàn toàn bởi 200ml dd Ca(OH)2 ta thu được 0.1g kết tủa.Nồng độ mol/lít của dd nước vôi là

A. 0,05M B. 0,005M C. 0,015M D. 0,02M Câu 14: Sục V lít CO2(đkc) vào 100ml dd Ba(OH)2 có pH = 14 tạo thành 3,94g kết tủa.V có giá trị là

A. 0,448 lít hoặc 0,75 lít B. 1,792 lít hoặc 0,75 lít C. 0,75 lít hoặc 1,792 lít D. 0,448 lít hoặc 1,792 lít

Câu 15: Sục 1,12 lít CO2(đkc) vào 200ml dd Ba(OH)2 0,2M khối lượng kết tủa thu được là A. 78,8g B. 98,5g C. 5,91g D. 19,7g

Câu 16: Sục V lít CO2(đkc) vào 100ml dd Ca(OH)2 2M thu được 10g kết tủa.V có giá trị là A. 2,24 lít B. 6,72 lít C. 2,24 lít hoặc 6,72 lít D. 2,24 lít hoặc 4,48 lít

Câu 17: - Sục V lít CO2(đkc) vào dd Ba(OH)2 thu được 9,85g kết tủa.Lọc bỏ kết tủa rồi cho dd H2SO4 dư vào nước lọc thu thêm 1,65g kết tủa nữa.Giá trị của V là

A. 11,2 lít và 2,24lít B. 3,36 lít C. 3,36 lít và 1,12 lít D. 1,12 lít và 1,437 lít

Câu 18: Sục V lít CO2 (đkc) vào 200ml dd hổn hợp KOH 0,5M và Ba(OH)2 0,375M thu được 11,82g kết tủa. Giá trị của V là

A. 1,344l lít B. 4,256 lít hoặc 8,512 lít. C. 1,344l lít hoặc 4,256 lít D. 8,512 lít hoặc 1,344 lít

Câu 19: Cho 5,6 lít CO2(đkc) đi qua 164ml dd NaOH 20%(d = 1,22g/ml) thu được dd X.Cô cạn dd X thì thu được bao nhiêu gam chất rắn:

A. 26,5g B. 15,5g C. 46,5g D. 31g Câu 20: Sục 2,24 lít CO2 vào 400ml dd A chứa NaOH 1M và Ca(OH)2 0,01M thu được kết tủa có khối lượng

A. 10g B. 0,4g C. 4g D. 40g

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 65: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 65 -

10.2D¹NG H+ T¸C DôNG VíI ION CO2-3, HCO-

3

Câu 1: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:

A. V = 22,4(a - b). B. V = 11,2(a - b). C. V = 11,2(a + b). D. V = 22,4(a + b).

Câu 2: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là

A. 4,48. B. 3,36. C. 2,24. D. 1,12. Câu 3: Thêm từ từ từng giọt 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 1,2M và NaHCO3 0,6 M vào 200 ml dung dịch HCl 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 đến dư vào X thu được m gam kết tủa. Giá trị m bằng:

A. 9,85 B. 11,82 C. 23,64 D. 7,88 Câu 4: Cho từ từ dung dịch chứa 0,3 mol HCl vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp X gồm K2CO3, NaHCO3 thì thấy có 0,12 mol khí CO2 thoát ra. Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào m/2 gam hỗn hợp X như trên thấy có 17 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 19,14 B. 38,28. C. 35,08. D. 17,54. Câu 5: Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là

A. 0,08 và 4,8. B. 0,04 và 4,8. C. 0,07 và 3,2. D. 0,14 và 2,4. Câu 6: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là

A. 0,015. B. 0,020. C. 0,010. D. 0,030. Câu 7: Cho 9,125 gam muối hiđrocacbonat phản ứng hết với dung dịch H2SO4 (dư), thu được dung dịch chứa 7,5 gam muối sunfat trung hoà. Công thức của muối hiđrocacbonat là

A. Ca(HCO3)2. B. Mg(HCO3)2. C. NaHCO3. D. Ba(HCO3)2. Câu 8: Dung dịch X chứa hh gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dd HCl 1M vào 100 ml dd X, sinh ra V lít khí (đktc). Đun nóng để cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m (g) muối khan. Giá trị của m là:

A. 25,6g B. 30,1 g C. 18,2g D. 23,9 g Câu 9: Hoà tan a(g) hh Na2CO3 và KHCO3 vào nước được 400ml dd

A. Cho từ từ 100ml dd HCl1,5M vào dd A thu được dd B và 1,008lit khí đktc. Cho B tác dụng với lượng dư dd Ba(OH)2 Thì thu được 29,55g kết tủa. Giá trị của a là:

A. 20g B. 20,3g C. 20,13g D. 21g Câu 10: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch X chứa 0,1 mol Na2CO3 và 0,2 mol NaHCO3, thu được dung dịch Y và 4,48 lít khí CO2 (đktc). Tính khối lượng kết tủa thu được khi cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y?

A. 66,30 gam B. 54,65 gam C. 46,60 gam D. 19,70 gam Câu 11: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 100 ml dung dịch X gồm: HCl 0,1M và H2SO40,1M vào 100 ml dung dịch Y chứa: K2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là

A. 0,224. B. 0,336. C. 0,448. D. 0,672.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 66: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 66 -

Câu 12: Hoà tan a(g) hh Na2CO3 và KHCO3 vào nước được 400ml dd A. Cho từ từ 100ml dd HCl1,5M vào dd A thu được dd B và 0,896 lit khí đktc. Cho B tác dụng với lượng dư dd Ba(OH)2 Thì thu được 29,55g kết tủa. Giá trị của a là:

A. 20,67g B. 23,67g C. 20,13g D. 19,66g Câu 13: Nhỏ từ từ cho đến hết 400 ml dung dịch HCl 1M vào 200 ml dung dịch chứa đồng thời Na2CO3 1M và NaHCO3 1M, kết thúc phản ứng thu được V lít CO2(đktc). Giá trị của V là

A. 6,72 B. 2,24 C. 4,48 D. 8,96 Câu 14: Thêm từ từ từng giọt của 100 ml dd chứa Na2CO3 0,6 M và NaHCO3 0,3 M vào 100 ml dd HCl 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dd X. Cho dd nước vôi trong dư vào dd X thì thu được bao nhiêu gam kết tủa

A. 5 gam B. 4 gam C. 6 gam D. 3 gam Câu 15: Cho a gam hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaHSO3 có số mol bằng nhau tác dụng với dd H2SO4 loãng, dư. Khí sinh ra được dẫn vào dd Ba(OH)2 dư thu được 41,4 g kết tủa. Giá trị của a là:

A. 21 B. 20 C. 22 D. 23 Câu 16: Cho từ từ 150 ml dd HCl 1M vào 500 ml dung dịch A gồm Na2CO3 và NaHCO3 thì thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 29,55 gam kết tủa. Nồng độ mol của Na2CO3 và NaHCO3 trong dung dịch A lần lượt là:

A. 0,18M và 0,26M B. 0,21M và 0,32M C. 0,21M và 0,18M D. 0,2M và 0,4M

Câu 17: Dung dịch X chứa hh gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dd HCl 1,5M vào 100 ml dd X, sinh ra V lít khí (đktc). Đun nóng để cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m (g) muối khan. Giá trị của m là:

A. 25,6g B. 30,18 g C. 24,45g D. 28,9 g Câu 18: Cho 300 ml dung dịch NaHCO3 x (M) và Na2CO3 y (M). Thêm từ từ dung dịch HCl z (M) vào dung dịch trên đến khi bắt đầu có khí bay ra thì dừng lại thấy hết t (ml). Mối liên hệ giữa x, y, z, t là

A. z.t = 150y. B. z.t = 100xy. C. z.t = 300y. D. z.t = 300xy. Câu 19: Hoà tan 10,6 gam Na2CO3 và 6,9 gam K2CO3 vào nước thu được dung dịch X. Thêm từ từ m gam dung dịch HCl 5% vào X thấy thoát ra 0,12 mol khí. Giá trị của m là:

A. 197,1 g B. 39,4 g C. 175,2 g D. 87,6 g Câu 20: Nhỏ từ từ dung dịch chứa 0,1 mol Na2CO3 và 0,15 mol NaHCO3 vào V lít dung dịch HCl 1M, sau phản ứng hoàn toàn, khí CO2 thoát ra có thể tích là 2,8 lít (đktc). Giá trị của V là:

A. 0,10. B. 0,125. C. 0,175. D. 0,225.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 67: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 67 -

Câu 1: Phân tích 0,29 g một hợp chất hữu cơ chỉ chứa C, H, O ta tìm được: % C = 62,07, % H = 10,34%. Vậy khối lượng oxy trong hợp chất là:

A. 0,07 B. 0,08 C. 0,09 D. 0,16 Câu 2: Thành phần % của hợp chất hữu cơ chứa C, H, O theo thứ tự là 62,1%; 10,35%; 27,6%.. Công thức đơn giản nhất của hợp chất này là:

A. C2H4O, B. C2H4O2 C. C2H6O D. C3H6O Câu 3: Phân tích 1 hợp chất hữu cơ X thấy chứa % theo khối lượng 40%C; 6,67%H; còn lại là của oxi. Xác định CTPT của X biết hóa hơi 18g X thu được thể tích hơi bằng 4,48 lít (ở đktc).

A. CH2O B. C4H10O2 C. C3H6O3 D. C2H2O4 Câu 4: Phân tích 14,6g hợp chất hữu cơ A thấy chứa 7,2g C; 1,4g H; 2,8g N và còn lại của oxi. Xác định CTPT của X biết hóa hơi 14,6g A thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 2,24 lít khí N2(ở đktc).

A. C3H7NO B. C6H14N2O2 C. C4H6N2O4 D. C5H8NO4 Câu 5: Phân tích hợp chất hữu cơ A thấy chứa 60%C; 13,33%H; 26,67%O. Xác định CTPT A biết hóa hơi 3 gam A thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích hơi của 2,24 lít (ở 273,30C; 1 atm).

A. C2H6O B. C3H6O C. C2H4O2 D. C3H8O Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,46g một hợp chất hữu cơ A thu được 0,448 lit CO2 (đktc) và 0,54g H2O, tỷ khối hơi đối với không khí là 1,586. Xác định công thức phân tử của A

A. C2H6 B. C2H6O C. C2H6O2 D. CH2O2 Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 1,5g hợp chất hữu cơ A thu được 1,76g CO2, 0,9g H2O và 112 ml N2 (ở 00C và 2 atm). Nếu hóa hơi 1,5g A ở 1270C và 1,64 atm thi thu được 0,4 lít khí. Công thức phân tử của A là ?

A. C2H5NO2 B. C3H7NO2 C. C4H11O D. C2H7N2O Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 10,01 gam một hợp chất A thu 33,88g CO2 và 6,93g H2O; tỷ khối hơi đối với không khí là 2,69. Lập công thức phân tử của A

A. C5H2O B. C5H18 C. C6H6 D. C3H8O2 Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 1,68 g một hợp chất A thu 5,28g CO2 và 2,16g H2O; tỷ khối hơi đối với không khí là 1,931. Lập công thức phân tử của A

A. C4H8 B. C4H6 C. C3H4O D. C3H8 Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 g một hợp chất A thu 11,2 lit CO2 (đktc ) và 10,8g H2O; tỷ khối hơi đối với không khí là 2,483. Lập công thức phân tử của A

A. C5H10 B. C4H8O C. C3H4O2 D. C5H12 Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 3,6g một hợp chất A thu 2,688 lít CO2 (đktc ) và 2,16g H2O; tỷ khối hơi đối với hyđrô là 30. Lập công thức phân tử của A

A. CH2O B. C2H4O2 C. C3H8O D. C4H12. Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít một hyđrôcacbon A thu 16,8lít CO2 (đktc) và 13,5g H2O. Lập công thức phân tử của A

A. C3H6 B. C2H4 C. C3H8 D. C2H2 Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 2,2g một hợp chất A thu 6,6g CO2 và 3,6g H2O; tỷ khối hơi đối với không khí là 1,517. Lập công thức phân tử của A

A. C3H8 B. C2H4O C. C3H6 D. C3H8O

D¹NG BT lËp c«ng thøc hchc11

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 68: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 68 -

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 g một hợp chất A thu 6,6 g CO2 và 2,7g H2O ; tỷ khối hơi đối với không khí là 2,55 . Lập công thức phân tử của A

A. C4H10O B. C3H6O2 C. C2H2O3 D. C3H6O Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 9,03g một hợp chất hữu cơ A thu được 14,112 lit CO2 (đktc) và 13,23g H2O . Tỷ khối hơi đối với không khí là 2,9655

A. C6H14O B. C5H10O C. C6H14 D. C4H6O2 Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 5,6g một hợp chất A thu 8,96 lít CO2 (đktc ) và 7,2g H2O; tỷ khối hơi đối với hyđrô là 28. Lập công thức phân tử của A

A. C4H8 B. C3H4O C. C5H10 D. C2H6O Câu 17: A là một hợp chất hữu cơ chứa 4 nguyên tố C, H, O, N. Thành phần phần trăm khối lượng nguyên tố C, H, N lần lượt là: 34,29%; 6,67%; 13,33%. CTPT của A cũng là công thức đơn giản của nó. CTPT của A là:

A. C9H19N3O6 B. C6H5NO2 C. C8H5N2O4 D. C3H7NO3 Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 1,68 g một hiđrocacbon X có M = 84 đvc cho ta 5,28g CO2. Số nguyên tử C trong phân tử X là:

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol CxH4 rồi hấp thu hoàn toàn sản phẩm tạo ra vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 1M thì thu được 19,7 gam kết tủa.Công thức của hiđrôcacbon là:

A. C3H4 B. CH4 hoặc C3H4 C. CH4 hoặc C2H4 D. C2H4 Câu 20: Đốt cháy 5,8 gam một chất hữu cơ X bằng O2 dư thu được 2,65 gam Na2CO3, 2,25 gam H2O và 12,1 gam CO2, biết MX < 143 đvc. CTPT của X là:

A. C6H5ONa B. C7H7ONa C. C6H6ONa D. C8H7ONa

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 69: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 69 -

- Đại cương hóa học hữu cơ, hiđrocacbon:

Câu 1: Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

Câu 2: Cho các chất sau: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2, CH2=CH-CH=CH-CH2-CH3, CH3-C(CH3)=CH-CH3, CH2=CH-CH2-CH=CH2. Số chất có đồng phân hình học là

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 3: Cho các chất sau: CH2=CH-CH=CH2; CH3-CH2-CH=C(CH3)2; CH3-CH=CH-CH=CH2; CH3-CH=CH2; CH3-CH=CH-COOH. Số chất có đồng phân hình học là

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 4: Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng

A. ankađien. B. ankin. C. anken. D. ankan. Câu 5: Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là CnH2n+1. Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của

A. ankan. B. ankin. C. ankađien. D. anken. Câu 6: Cho các chất: xiclobutan, 2-metylpropen, but-1-en, cis-but-2-en, 2-metylbut-2-en. Dãy gồm các chất sau khi phản ứng với H2 (dư, xúc tác Ni, to), cho cùng một sản phẩm là:

A. xiclobutan, cis-but-2-en và but-1-en. B. but-1-en, 2-metylpropen và cis-but-2-en. C. xiclobutan, 2-metylbut-2-en và but-1-en. D. 2-metylpropen, cis-but-2-en và xiclobutan.

Câu 7: Hỗn hợp khí X gồm anken M và ankin N có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hỗn hợp X có khối lượng 12,4 gam và thể tích 6,72 lít (ở đktc). Số mol, công thức phân tử của M và N lần lượt là

A. 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C2H2. B. 0,2 mol C2H4 và 0,1 mol C2H2. C. 0,1 mol C3H6 và 0,2 mol C3H4. D. 0,2 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4.

Câu 8: Để khử hoàn toàn 200 ml dung dịch KMnO4 0,2M tạo thành chất rắn màu nâu đen cần V lít khí C2H4 (ở đktc). Giá trị tối thiểu của V là

A. 2,240. B. 2,688. C. 4,480. D. 1,344. Câu 9: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. 2-clopropen. B. 1,2-đicloetan. C. But-2-in. D. But-2-en. Câu 10: Chất sau đây có công thức tổng quát dạng nào sau đây:

A. CnH2n - 20 . B. CnH2n - 16. C. CnH2n - 22. D. CnH2n - 18.

- Phản ứng cháy Câu 11: Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được số gam kết tủa là

12D¹NG HIDRO CAC BON

C H 3

C H 3

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 70: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 70 -

A. 20. B. 40. C. 30. D. 10. Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo (theo tỉ lệ số mol 1:1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tên gọi của X là

A. 2-Metylbutan. B. etan. C. 2,2-Đimetylpropan. D. 2-Metylpropan.

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí (đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là

A. 56,0 lít. B. 78,4 lít. C. 70,0 lít. D. 84,0 lít. Câu 14: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là

A. 20,40 gam. B. 18,96 gam. C. 16,80 gam. D. 18,60 gam. Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm C2H2 và hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí CO2 và 2 lít hơi H2O (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là

A. C2H4. B. C3H8. C. C2H6. D. CH4. Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm một ankan X và một ankin Y, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Thành phần phần trăm về số mol của X và Y trong hỗn hợp M lần lượt là

A. 75% và 25%. B. 20% và 80%. C. 35% và 65%. D. 50% và 50%. Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 20,0 ml hỗn hợp X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích CH4), thu được 24,0 ml CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ khối của X so với khí hiđro là

A. 12,9. B. 25,8. C. 22,2. D. 11,1. Câu 18: Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là

A. 5,85. B. 3,39. C. 6,6. D. 7,3. Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon X và Y (MY > MX), thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Công thức của X là

A. CH4. B. C2H2. C. C2H6. D. C2H4. Câu 20: Hỗn hợp khí X gồm một ankan và một anken. Tỉ khối của X so với H

2 bằng 11,25.

Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít X, thu được 6,72 lít CO2

(các thể tích khí đo ở đktc). Công thức của ankan và anken lần lượt là

A. CH4 và C

2H

4. B. CH

4 và C

4H

8. C. C

2H

6 và C

2H

4. D. CH

4 và C

3H

6.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 71: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 71 -

- Phản ứng cộng và tách

Câu 1: Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là

A. 2-metylpropen và but-1-en (hoặc buten-1). B. propen và but-2-en (hoặc buten-2). C. eten và but-2-en (hoặc buten-2). D. eten và but-1-en (hoặc buten-1).

Câu 2: Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là

A. C3H6. B. C3H4. C. C2H4. D. C4H8. Câu 3: Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là

A. but-1-en. B. Hex-3-en C. but-2-en. D. propilen. Câu 4: Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là

A. 1,20 gam. B. 1,04 gam. C. 1,64 gam. D. 1,32 gam. Câu 5: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là

A. 20%. B. 25%. C. 50%. D. 40%. Câu 6: Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là

A. CH2=C(CH3)2. B. CH2=CH2. C. CH2=CH-CH2-CH3. D. CH3-CH=CH-CH3.

Câu 7: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là

A. 16,0. B. 3,2. C. 8,0. D. 32,0. Câu 8: Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (biết các thể tích khí đều đo ở đktc)

A. C2H6 và C3H6. B. CH4 và C3H6. C. CH4 và C3H4. D. CH4 và C2H4.

Câu 9: Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa, khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam và không có khí thoát ra . Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là

A. C2H2 và C4H6. B. C2H2 và C4H8. C. C3H4 và C4H8. D. C2H2 và C3H8.

12.1D¹NG HIDRO CAC BON

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 72: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 72 -

Câu 10: Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) và 4,5 gam nước. Giá trị của V bằng

A. 11,2. B. 13,44. C. 8,96. D. 5,60. Câu 11: Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 10,08. Giá trị của m là

A. 0,328. B. 0,205. C. 0,620. D. 0,585. Câu 12: Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là

A. C5H12. B. C3H8. C. C4H10. D. C6H14. Câu 13: Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 0,4mol X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là

A. 20%. B. 50%. C. 25%. D. 40%. Câu 14: Anken X hợp nước tạo thành 3-etylpentan-3-ol. Tên của X là

A. 2-etylpent-2-en. B. 3-etylpent-2-en. C. 3-etylpent-3-en. D. 3-etylpent-1-en.

Câu 15: Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3, to), thu được hỗn hợp Y chỉ có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là

A. C2H2. B. C4H6. C. C5H8. D. C3H4. Câu 16: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là

A. 33,6 lít. B. 22,4 lít. C. 44,8 lít. D. 26,88 lít. Câu 17: Cho buta-1,3-đien phản ứng cộng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1. Số dẫn xuất đibrom (đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học) thu được là

A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 18: Số đồng phân cấu tạo của C5H10 phản ứng được với dung dịch brom là

A. 8. B. 9. C. 5. D. 7. Câu 19: Cho butan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được hỗn hợp X gồm C4H10, C4H8, C4H6 và H2. Tỉ khối của X so với butan là 0,4. Nếu cho 0,6 mol X vào dung dịch brom (dư) thì số mol brom tối đa phản ứng là

A. 0,48 mol. B. 0,36 mol. C. 0,60 mol. D. 0,24 mol. Câu 20: Chất X tác dụng với benzen (xt, t°) tạo thành etylbenzen. Chất X là

A. C2H

4. B. C

2H

2. C. CH

4. D. C

2H

6.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 73: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 73 -

Câu 1: Cho dãy các chất: phenylamoni clorua, benzyl clorua, isopropyl clorua, m-crezol, ancol benzylic, natri phenolat, anlyl clorua. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là

A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng sau: (X) HBr−→ 3-metylbut-1-en. (X) là dẫn xuất nào sau đây ?

A. CH3-CH(CH3)-CH2-CH2Br B. CH3-C(CH3)Br-CH2-CH3 C. BrCH2-CH(CH3)-CH2-CH3 D. CH3-CH(CH3)-CHBr-CH3

Câu 3: Trong công nghiệp hiện nay, poli(vinyl clorua) được điều chế từ nguyên liệu chính là A. C2H2, HCl. B. C2H4, HCl. C. C2H2, Cl2. D. C2H4, Cl2.

Câu 4: Cho sơ đồ phản ứng: 0

2 ,500Cl C NaOHX Y ancol anlylic+ +→ → . Hỏi X là chất nào sau đây?

A. propan B. xiclopropan C. propin D. propen Câu 5: Chất nào sau đây khi thuỷ phân trong dung dịch NaOH đun nóng cho sản phẩm là anđehit?

A. CH3-CCl2-CH3 B. CH2=CH-CH2Cl C. CH3-CHCl-CH2Cl D. CH3CH2CHCl2

Câu 6: Sản phẩm chính của phản ứng giữa CH3CH = CH2 với HCl là: A. CH3CHClCH3. B. CH3CHClCH2Cl C. CH3 CH2CH2Cl. D. CH2ClCH = CH2

Câu 7: Cho sơ đồ sau:

(CH3)2CH-CH2CH2Cl / tanKOH e ol→ A HCl→ B / tanKOH e ol→ C HCl→ D ( )02,NaOH H O t

→E E có công thức cấu tạo là A. (CH3)2C(OH)-CH2CH3. B. (CH3)2CH-CH(OH)CH3. C. (CH3)2C=CHCH3. D. (CH3)2CH-CH2CH2OH.

Câu 8: Khả năng phản ứng thế nguyên tử clo bằng nhóm -OH của các chất được xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là:

A. anlyl clorua, propyl clorua, phenyl clorua. B. phenyl clorua, anlyl clorua, propyl clorua. C. phenyl clorua, propyl clorua, anlyl clorua. D. anlyl clorua, phenyl clorua, propyl clorua.

Câu 9: Chất 3-MCPD (3-monoclopropandiol) thường lẫn trong nước tương và có thể gây ra bệnh ung thư. Chât này có công thức cấu tạo là:

A. HOCH2CHClCH2OH B. HOCH2CHOHCH2Cl C. CH3CHClCH(OH)2 D. CH3C(OH)2CH2Cl

Câu 10: Đun sôi hỗn hợp gồm propyl bromua, kali hiđroxit và etanol thu được sản phẩm hữu cơ là

A. propan-2-ol. B. propin. C. propen. D. propan. Câu 11: Cho các ống nghiệm chứa các chất hữu cơ sau: anlylclorua; 1,3-điclobenzen; etyl clorua; phenylaxetat; cloeten. Cho dung dịch NaOH lần lượt vào từng ống nghiệm chứa các chất trên rồi đun nóng. Số ống nghiệm có NaCl tạo thành sau phản ứng là

A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

D¹NG BT DÉN XUÊT HALOGEN13

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 74: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 74 -

Câu 12: Chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C3H5Br3 được tác dụng với NaOH dư, sau đó cô cạn dung dịch rồi nung nóng mạnh với vôi tôi xút thấy có khí bay ra. Tên gọi của X là

A. 1,2,2-Tribom propan B. 1,2,3-Tribom propan C. 1,1,3-Tribom propan D. 1,1,1- Tribom propan

Câu 13: Hợp chất X có chứa vòng benzen và có CTPT là C7H6Cl2. Thủy phân X trong NaOH đặc, t0 cao, p cao thu được chất Y có CTPT là C7H7O2Na. Hãy cho biết X có bao nhiêu CTCT?

A. 5 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 14: Cho các chât sau: propyl clorua; anlyl clorua; phenyl clorua. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng khi đun nóng là

A. 1. B. 2. C. 0. D. 3. Câu 15: Từ etilen, người ta điều chế PVC theo sơ đồ sau: etilen →+ 2Cl 1,2-đicloetan → C0500 vinyl clorua → hoptrung poli (vinyl clorua).

Với hiệu suất các phản ứng tương ứng là 80%; 70% và 62,5%. Thể tích etilen(đktc) cần lấy để có thể điều chế được 1 tấn PVC là

A. 1064 m3. B. 1008 m3. C. 1024 m3. D. 1046 m3. Câu 16: Cho hợp chất thơm : BrC6H4CH2Br tác dụng với dung dịch KOH (đặc, dư, to, p) sau phản ứng thu được chất nào?

A. KOC6H4CH2OK. B. BrC6H4CH2OH. C. HOC6H4CH2OH. D. KOC6H4CH2OH.

Câu 17: A,B,C, lµ 3 hîp chÊt th¬m cã c«ng thøc ph©n tö lµ C7 H6 Cl2 . Khi ®un nãng víi dung dÞch NaOH(l) th× A ph¶n øng theo tû lÖ mol 1: 2 . B ph¶n ứng theo tû lÖ mol 1:1 ,Cßn C kh«ng ph¶n øng . Sè ®ång ph©n cÊu t¹o cña A,B,C,lµ

A. 1,3,5 B. 1,2,3 C. 1,3,6 D. 1,3,4. Câu 18: Đun nóng 10,71 gam hỗn hợp X gồm propyl clorua và phenyl clorua với dung dịch NaOH loãng, vừa đủ và đun nóng, sau đó thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào hỗn hợp sau phản ứng thu được 8,61 gam kết tủa, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng phenyl clorua có trong hỗn hợp X là

A. 4,0 gam. B. 2,71 gam. C. 4,71 gam D. 6,0 gam.

Câu 19: Cho chất X:

CH2 CH2Cl

Br vào dung dịch NaOH(đặc, dư) thu được dung dịch Y. Đun Y ở nhiệt độ cao, áp suất lớn thu được sản phẩm hữu cơ là

A. NaO-C6H4-CH2CH2Cl. B. Br-C6H4-CH=CH2. C. NaO-C6H4-CH2CH2OH D. NaO-C6H4-CH2CH2ONa.

Câu 20: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol anlyl clorua; 0,3 mol benzyl bromua; 0,1 mol hexyl clorua; 0,15 mol phenyl bromua. Đun sôi X với nước đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chiết lấy phần nước lọc, rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 57,4 B. 14,35 C. 70,75 D. 28,7

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 75: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 75 -

Câu 1: Cho các hợp chất sau: (a)HOCH2-CH2OH, (b)HOCH2CH2CH2OH, (c) HOCH2CH(OH)CH2OH.

(d)CH3CH(OH)CH2OH (e) CH3-CH2OH. (f) CH3-O-CH2CH3. Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là: A. (a), (b), (c). B. (c), (d), (f). C. (a), (c), (d). D. (c), (d), (e).

Câu 2: Khi phân tích thành phần một ancol đơn chức X thì thu được kết quả: tổng khối lượng của cacbon và hiđro gấp 3,625 lần khối lượng oxi. Số đồng phân rượu (ancol) ứng với công thức phân tử của X là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn một rượu (ancol) X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 4. Thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích khí CO2 thu được (ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của X là

A. C3H8O. B. C3H8O3. C. C3H4O. D. C3H8O2. Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là

A. 9,8 và propan-1,2-điol. B. 4,9 và propan-1,2-điol. C. 4,9 và propan-1,3-điol. D. 4,9 và glixerol.

Câu 5: X là một ancol (rượu) no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi, thu được hơi nước và 6,6 gam CO2. Công thức của X là

A. C3H7OH. B. C3H6(OH)2. C. C3H5(OH)3. D. C2H4(OH)2.

Câu 6: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là:

A. m = 2a – V/22,4 B. m = 2a + V/11,2 C. m = a + V/5,6 D. m = a – V/5,6

Câu 7: Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Hai ancol đó là

A. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3. B. C2H5OH và C4H9OH. C. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2. D. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.

Câu 8: Khi tách nước từ rượu (ancol) 3-metylbutanol-2 (hay 3-metylbutan-2-ol), sản phẩm chính thu được là

A. 2-metylbuten-3 (hay 2-metylbut-3-en). B. 2-metylbuten-2 (hay 2-metylbut-2-en). C. 3-metylbuten-2 (hay 3-metylbut-2-en). D. 3-metylbuten-1 (hay 3-metylbut-1-en).

Câu 9: Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành ba anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. (CH3)3COH. B. CH3OCH2CH2CH3. C. CH3CH(OH)CH2CH3. D. CH3CH(CH3)CH2OH.

D¹NG 14.1 Bµi tËp ancol

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 76: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 76 -

Câu 10: Xà phòng hóa hoàn toàn 66,6 gam hỗn hợp hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 140 oC, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước. Giá trị của m là

A. 4,05. B. 8,10. C. 18,00. D. 16,20. Câu 11: Đun nóng một rượu (ancol) đơn chức X với dung dịch H2SO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của Y là

A. C4H8O. B. C3H8O. C. CH4O. D. C2H6O. Câu 12: Oxi hoá ancol đơn chức X bằng CuO (đun nóng), sinh ra một sản phẩm hữu cơ duy nhất là xeton Y (tỉ khối hơi của Y so với khí hiđro bằng 29). Công thức cấu tạo của X là

A. CH3-CHOH-CH3. B. CH3-CH2-CHOH-CH3. C. CH3-CO-CH3. D. CH3-CH2-CH2-OH.

Câu 13: Bốn lọ mất nhãn chứa : Ancol etylic, ancol anlylic, đi etylete, etan1,2-điol. Trình tự các chất trong dãy nào sau đây sẽ nhận biết được các chất trên?

A. không xác định được. B. nước Br2, Na, dd AgNO3/NH3. C. Na, Cu(OH)2, nước Br2. D. Cu(OH)2, nước Br2, dd AgNO3/NH3.

Câu 14: Hiđro hoá chất hữu cơ X thu được (CH3)2CHCH(OH)CH3. Chất X có tên thay thế là

A. metyl isopropyl xeton. B. 2-metylbutan-3-on. C. 3-metylbutan-2-ol. D. 3-metylbutan-2-on.

Câu 15: Có bao nhiêu chất hữu cơ mạch hở dùng để điều chế 4-metylpentan-2-ol chỉ bằng phản ứng cộng H

2(xúc tác Ni, t

o)?

A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 16: Cho 13,6 gam hỗn hợp hai ancol no đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với 6,9 gam Na đến phản ứng hoan toan, thu được 20,3 gam chất rắn. Hai ancol đó la

A. C3H7OH và C4H9OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. CH3OH và C2H5OH. D. C3H5OH và C4H7OH.

Câu 17: Số ancol đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C5H

12O, tác dụng với

CuO đun nóng sinh ra xeton là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 18: Oxi hoá không hoàn toàn ancol isopropylic bằng CuO nung nóng, thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là

A. metyl phenyl xeton. B. propanal. C. đimetyl xeton. D. metyl vinyl xeton.

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 3 ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít khí CO

2 (đktc) và 9,90 gam H

2O. Nếu đun nóng cũng lượng hỗn hợp X như

trên với H2SO

4 đặc ở nhiệt độ thích hợp để chuyển hết thành ete thì tổng khối lượng ete thu

được là A. 6,45 gam. B. 5,46 gam. C. 4,20 gam. D. 7,40 gam.

Câu 20: Tách nước hỗn hợp gồm ancol etylic và ancol Y chỉ tạo ra 2 anken. Đốt cháy cùng số mol mỗi ancol thì lượng nước sinh ra từ ancol này bằng 5/3 lần lượng nước sinh ra từ ancol kia. Ancol Y là

A. CH3-CH2-CH2-OH. B. CH3-CH(OH)-CH3. C. CH3-CH2-CH2-CH2-OH. D. CH3-CH2-CH(OH)-CH3.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 77: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 77 -

Câu 1: (ĐH_ A_2012): Trong ancol X, oxi chiếm 26,667% về khối lượng. Đun nóng X với H2SO4 đặc thu được anken Y. Phân tử khối của Y là

A. 42. B. 70. C. 28. D. 56. Câu 2: (ĐH_ A_2012): Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol X tạo ra 0,4 mol CO2 và 0,5 mol H2O. X tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Oxi hóa X bằng CuO tạo hợp chất hữu cơ đa chức Y. Nhận xét nào sau đây đúng với X?

A. Trong X có 3 nhóm -CH3. B. Hiđrat hóa but-2-en thu được X. C. Trong X có 2 nhóm -OH liên kết với hai nguyên tử cacbon bậc hai. D. X làm mất màu nước brom.

Câu 3: (ĐH_ B_2012): Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Cũng m gam X trên cho tác dụng với Na dư thu được tối đa V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 3,36. B. 11,20. C. 5,60. D. 6,72. Câu 4: (ĐH_ B_2012): Hiđrat hóa 2-metylbut-2-en (điều kiện nhiệt độ, xúc tác thích hợp) thu được sản phẩm chính là

A. 2-metylbutan-2-ol. B. 3-metylbutan-2-ol. C. 3-metylbutan-1-ol. D. 2-metylbutan-3-ol.

Câu 5: (ĐH_ B_2012): Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 15,3 gam H2O. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với Na (dư), thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 12,9. B. 15,3. C. 12,3. D. 16,9. Câu 6: (CĐ_2012): Số ancol bậc I là đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C5H12O là

A. 8. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 7: (CĐ_2012): Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, cùng dãy đồng đẳng, thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc) và 17,1 gam nước. Mặt khác, thực hiện phản ứng este hóa m gam X với 15,6 gam axit axetic, thu được a gam este. Biết hiệu suất phản ứng este hóa của hai ancol đều bằng 60%. Giá trị của a là

A. 25,79. B. 15,48. C. 24,80. D. 14,88. Câu 8: (CĐ_2012): Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ancol no, hai chức, mạch hở cần vừa đủ V1 lít khí O2, thu được V2 lít khí CO2 và a mol H2O. Các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Biểu thức liên hệ giữa các giá trị V1,V2, a là

A. V1 = 2V2 + 11,2a. B. V1 = V2 – 22,4a. C. V1 = V2 + 22,4a. D. V1 = 2V2 – 11,2a.

Câu 9: Khi cho chất X (có công thức phân tử C4H7Cl3) tác dụng với NaOH (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3 thu được chất hữu cơ Y có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 6. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 10: Hỗn hợp X gồm ancol đơn chức Y và ancol hai chức Z có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Cho m gam hỗn hợp X phản ứng hết với Na thu được 5,712 lít H2 (đktc). Mặt

D¹NG 14.2 Bµi tËp ancol

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 78: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 78 -

khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 23,76 gam CO2. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp X là

A. 91,51%. B. 14,42%. C. 72,94%. D. 85,58%. Câu 11: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức, mạch hở X và ancol không no, đa chức, mạch hở Y (Y chứa 1 liên kết π trong phân tử và X, Y có cùng số mol). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng V lít O2 (đktc) sinh ra 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,16 gam H2O. Công thức của Y và giá trị của V lần lượt là

A. C3H4(OH)2 và 3,584. B. C4H6(OH)2 và 3,584. C. C4H6(OH)2 và 2,912. D. C5H8(OH)2 và 2,912.

Câu 12: Một hỗn hợp X gồm các ancol: metylic, alylic, etylic và glixerol. Cho 25,4 gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Mặt khác, đem đốt cháy hoàn toàn 25,4 gam hỗn hợp X thu được a mol CO2 và 27 gam H2O. Giá trị của a là

Α. 1,4 Β. 1 C. 1,2 D. 1,25 Câu 13: Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, propanal, ancol alylic. Đốt 1 mol hỗn hợp X thu được 40,32 lít CO2 (đktc). Đun X với bột Ni một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với X là 1,25. Nếu lấy 0,1 mol hỗn hợp Y thì tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,2M. Giá trị của V là

A. 0,2 lít B. 0,25 lit C. 0,1 lít D. 0,3 lit Câu 14: Cho hỗn hợp X gồm glixerol và một rượu đơn chức Y. Cho 16,98 gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu 4,704 lít khí H2 (đktc). Mặt khác 1,132 gam hỗn hợp X hoà tan vừa hết 0,294 gam Cu(OH)2. Công thức phân tử của Y là:

A. C2H6O B. C3H8O C. C4H8O D. C3H6O Câu 15: Cho hçn hîp X (gåm CH3OH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3) cã khèi lưîng m gam. §èt ch¸y hoµn toµn X thu ®ưîc 5,6 lÝt khÝ CO2 (ở ®kc). Còng m gam hçn hîp X trªn cho t¸c dông víi kali thu ®ưîc V lÝt khÝ (®ktc). GÝa trÞ cña V b»ng

A. 2,8 B. 11,2 C. 5,6 D. 3,36 Câu 16: Hỗn hợp X gồm propan, etilenglicol và một số ancol no đơn chức mạch hở (trong đó propan và etilenglicol có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn 5,444 gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng lên 16,58 gam và xuất hiện m gam kết tủa trong bình. Giá trị của m là

A. 47,477 B. 45,704 C. 43,931 D. 42,158 Câu 17: Khi điều chế C2H4 từ C2H5OH và H2SO4 đặc ở 170oC thì thu được khí C2H4 lẫn CO2 và SO2. Muốn thu được khí C2H4 tinh khiết có thể cho hỗn hợp khí trên lội từ từ qua một dung dịch sau: KMnO4, Ca(OH)2, Br2, NaOH. Số dung dịch có thể dùng để loại bỏ cả CO2 và SO2 là :

A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 18: Dẫn 10 gam hơi ancol etylic qua ống đựng CuO đun nóng, thu được m gam hỗn hợp X gồm anđehit, ancol dư và nước. Nếu chỉ có 92% ancol bị oxi hóa thì giá trị m là:

A. 10,8 B. 11,6 C. 12,4 D. 13,2 Câu 19: Khi đun một ancol X với H2SO4 đặc ở 1700C, thu được 3 anken đồng phân có công thức C7H14. Khi hiđro hoá các anken đó thì đều thu được 2,2-đimetylpentan. Tên gọi của X là

A. 2,2-đimetylpentan-3-ol. B. 2,2-đimetylpentan-4-ol. C. 4,4-đimetylpentan-2-ol. D. 3,3-đimetylpentan-2-ol.

Câu 20: X , Y là 2 chất đồng phân. X tác dụng Na, còn Y thì không tác dụng. Khi đốt 13,8 gam hỗn hợp X,Y ta được 26,4g CO2 và 16,2 gam nước. X, Y có tên lần lượt là:

A. ancol etylic và dimetyl ete B. ancol butylic và dietyl ete C. ancol propylic và etylmetyl ete D. ancol butylic và metylpropyl ete

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 79: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 79 -

Câu 1: Cho 10 ml cồn 960 tác dụng với Na lấy dư, D ancol là 0,8 g/ml, D của H2O là 1 g/ml. Tổng thể tích khí H2 thu được (đktc) là:

A. 3 lít. B. 2 lít. C. 2,5 lít. D. 2,12 lít. Câu 2: Để sản xuất 1 tấn cao su buna cần bao nhiêu lít cồn 960 ? Biết hiệu suất chuyển hoá etanol thành buta–1,3–đien là 80% và hiệu suất trùng hợp buta–1,3–đien là 90%, khối lượng riêng của etanol là 0,8 g/ml.

A. 3081. B. 2563. C. 2957. D. 4536. Câu 3: Cho Na dư vao V (ml) cồn etylic 460 (khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml ; của nước la 1 g/ml) thu được 42,56 lít H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 475 ml B. 200 ml C. 100 ml D. 237,5 ml Câu 4: Lên men 162 gam tinh bột với hiệu suất của quá trình lên men lần lượt là 80% và 90%. Tính thể tích dung dịch rượu 400 thu được? Biết khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất là 0,8 g/ml

A. 230ml B. 115 ml C. 207 ml D. 82,8 ml Câu 5: Thủy phân hoàn toàn một lượng mantozơ, sau đó cho toàn bộ lượng glucozơ thu được lên men thành ancol etylic thì thu được 100 ml ancol 460. Khơi lượng riêng của ancol là 0,8gam/ml. Hấp thụ toàn bộ khí CO2 vào dung dịch NaOH dư thu được muối có khối lượng là :

A. 106 gam B. 84,8 gam C. 212 gam D. 169,6 gam Câu 6: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5(l) ancol etylic 460 là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml) :

A. 3,24 kg B. 5 kg C. 6,25 kg D. 4,5 kg Câu 7: Một mẫu glucozo có chứa 3% tạp chất được lên men rượu với hiệu suất 45% thì thu được 2 lit etanol 460 . Biết khối lượng riêng của etanol nguyên chất là 0,8 g/ml. Khối lượng mẫu glucozo đã dùng là:

A. 3,299 kg B. 3,275 kg C. 3,270 kg D. 3,200 kg Câu 8: Cho 360 gam glucozơ lên men thành ancol etylic (giả sử chỉ có phản ứng tạo thành ancol etylic). Cho tất cả khí CO2 hấp thụ vào dd NaOH thì thu được 106 gam Na2CO3 và 126 gam NaHCO3. Hiệu suất phản ứng lên men là:

A. 50% B. 62,5% C. 75% D. 80% Câu 9: Thñy ph©n m gam tinh bét , s¶n phÈm thu ®ưîc ®em lªn men ®Ó s¶n xuÊt ancol etylic, toàn bé khÝ CO2 sinh ra cho qua dung dÞch Ca(OH)2 dư, thu ®ưîc 750 gam kÕt tña. NÕu hiÖu suÊt qu¸ tr×nh s¶n xuÊt ancol là 80% th× m cã gi¸ trÞ là:

A. 486,0. B. 949,2. C. 759,4. D. 607,5. Câu 10: Cho 20 ml dung dịch ancol etylic 460 phản ứng hết với kim loại Na (dư), thu được V lít khí H2 (đktc). Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8 g/ml. Giá trị của V là

A. 8,512. B. 3,360. C. 4,256. D. 2,128. Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 125 ml dung d ịch ancol etylic, lượng CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 300g kêt tủa, biết

2 50,8 /C H OHD g ml= . Độ rượu của ancol là:

A. 750 B. 790 C. 820 D. 690 Câu 12: Lên men m gam glucôzơ với hiệu suất 90%, lượng CO2 sinh ra hấp thụ hết vào nước vôi trong thu được 15 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 5.1 gam. Giá trị m là

D¹NG 14.3 Bµi tËp ®é r­îu - hiÖu suÊt

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 80: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 80 -

A. 20.25 B. 22.5 C. 30 D. 45 Câu 13: Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là

A. 405. B. 486. C. 324. D. 297. Câu 14: Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là

A. 54%. B. 40%. C. 80%. D. 60%. Câu 15: Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là

A. 60. B. 58. C. 30. D. 48. Câu 16: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol (rượu) etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 550. B. 810 C. 650. D. 750. Câu 17: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là

A. 20,0. B. 30,0. C. 13,5. D. 15,0 Câu 18: Trong một nhà máy rượu, người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa chứa 50% xenlulozơ để sản xuất ancol etylic, biết hiệu suất của toàn bộ quá trình là 70%. Để sản xuất 1 tấn ancol etylic thì khối lượng mùn cưa cần dùng là:

A. 500 kg. B. 6000 kg. C. 5051 kg. D. 5031 kg Câu 19: Tính khối lượng glucozơ chứa trong nước quả nho để sau khi lên men cho ta 100 lít rượu vang 100. Hiệu suất của phản ứng lên men đạt 95%. Khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml.

A. 15,652 kg. B. 18,256 kg. C. 16,476 kg. D. 20,595 kg. Câu 20: Khối lượng của glucozơ thu được khi thuỷ phân 5 kg bột gạo có chứa 78% tinh bột (còn lại tạp chất trơ) là: (Cho hiệu suất phản ứng thuỷ phân đạt 90%).

A. 4,81 kg B. 3,70 kg C. 3,90 kg D. 4,33 kg

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 81: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 81 -

Câu 1: Một hợp chất X chứa ba nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 21 : 2 : 4. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại hợp chất thơm ứng với công thức phân tử của X là

A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 2: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là

A. anilin. B. phenol. C. axit acrylic. D. metyl axetat. Câu 3: Trong thực tế, phenol được dùng để sản xuất

A. nhựa poli(vinyl clorua), nhựa novolac và chất diệt cỏ 2,4-D. B. nhựa rezol, nhựa rezit và thuốc trừ sâu 666. C. poli(phenol-fomanđehit), chất diệt cỏ 2,4-D và axit picric. D. nhựa rezit, chất diệt cỏ 2,4-D và thuốc nổ TNT.

Câu 4: Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là: A. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH. B. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na. C. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH. D. nước brom, anhiđrit axetic, dung dịch NaOH.

Câu 5: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với

A. dung dịch NaOH B. Na kim loại. C. . nước Br2. D. H2 (Ni, nung nóng).

Câu 6: Cho sơ đồ 2o o

+ Cl (1:1) + NaOH, du + HCl6 6 Fe, t t cao,P caoC H X Y Z→ → →

Hai chất hữu cơ Y, Z lần lượt là: A. C6H6(OH)6, C6H6Cl6. B. C6H4(OH)2, C6H4Cl2. C. C6H5OH, C6H5Cl. D. C6H5ONa, C6H5OH.

Câu 7: Cho sơ đồ chuyển hoá sau : 0 0

2Br (1:1mol),Fe,t NaOH(d ),t ,p HCl(d )Toluen X Y Z+ + +→ → →ö ö

Trong đó X, Y, Z đều là hỗn hợp của các chất hữu cơ, Z có thành phần chính gồm : A. m-metylphenol và o-metylphenol B. benzyl bromua và o-bromtoluen C. o-bromtoluen và p-bromtoluen D. o-metylphenol và p-metylphenol

Câu 8: Khi đốt 0,1 mol một chất X (dẫn xuất của benzen), khối lượng CO2 thu được nhỏ hơn 35,2 gam. Biết rằng, 1 mol X chỉ tác dụng được với 1 mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. HOCH2C6H4COOH. B. C6H4 (OH)2. C. HO C6H4CH2OH. D. C2H5C6H4OH..

Câu 9: Số chất ứng với công thức phân tử C7H8O (là dẫn xuất của benzen) đều tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 10: Các đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O (đều là dẫn xuất của benzen) có tính chất: tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime, không tác dụng được với NaOH. Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O, thoả mãn tính chất trên là

A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 11: Hợp chất hữu cơ X (phân tử có vòng benzen) có công thức phân tử là C7H8O2, tác dụng được với Na và với NaOH. Biết rằng khi cho X tác dụng với Na dư, số

D¹NG 15 Bµi tËp phenol

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 82: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 82 -

mol H2 thu được bằng số mol X tham gia phản ứng và X chỉ tác dụng được với NaOH theo tỉ lệ số mol 1:1. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. HOC6H4CH2OH. B. CH3C6H3(OH)2 C. CH3OC6H4OH. D. C6H5CH(OH)2.

Câu 12: Chất X có chứa vòng benzen và CTPT là C8H10O. X tác dụng với Na nhưng không tác dụng tác dụng với NaOH. Oxi hoá X bằng CuO thu được chất hữu cơ Y có CTPT là C8H8O. Hãy cho biết X có bao nhiêu CTCT:

A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 13: Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):

(1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl. (2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím. (3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc. (4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen. Các phát biểu đúng là: A. (1), (3), (4). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4).

Câu 14: Số hợp chất đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C8H

10O, trong phân tử

có vòng benzen, tác dụng được với Na, không tác dụng được với NaOH là A. 7. B. 6. C. 4. D. 5.

Câu 15: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Trong X, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố là mC : mH : mO = 21 : 2 : 8. Biết khi X phản ứng hoàn toàn với Na thì thu được số mol khí hiđro bằng số mol của X đã phản ứng. X có bao nhiêu đồng phân (chứa vòng benzen) thỏa mãn các tính chất trên?

A. 7. B. 10. C. 3. D. 9. Câu 16: Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol phản ứng hoàn toàn với natri (dư), thu được 2,24 lít khí H

2 (đktc). Mặt khác, để phản ứng hoàn toàn với m gam X cần 100 ml dung

dịch NaOH 1M. Giá trị của m là A. 7,0. B. 21,0. C. 14,0. D. 10,5.

Câu 17: Để nhận biết các chất riêng biệt gồm C2H5OH, CH2=CH-CH2OH, C6H5OH, C2H4(OH)2 ta dùng cặp hoá chất nao sau đây?

A. Nước Br2 và Cu(OH)2. B. Dung dịch NaOH và Cu(OH)2. C. Nước Br2 và dung dịch NaOH D. Dung dịch KMnO4 và Cu(OH)2.

Câu 18: Cho các chất sau: C2H5OH, dung dịch C6H5ONa, dung dịch NaOH, khí CO2, dung dịch HCl . Cho từng cặp chất tác dụng với nhau có xt , số cặp chất có phản ứng xẩy ra là

A. 6 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 19: Cho cumen tác dụng với CH3Cl trong AlCl3 thu được các sản phẩm monometyl hóa trong đó có X. Khi cho X tác dụng với KMnO4 đun nóng thu được chất Y có công thức C8H4O4K2 cấu tạo đối xứng. Công thức cấu tạo của X là:

A. p-CH3-C6H4-CH(CH3)2 B. o-CH3-C6H4-CH(CH3)2 C. m-CH3-C6H4-CH(CH3)2 D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 20: X là hợp chất thơm có CTPT C8H10O. Đồng phân nào của X thỏa mãn dãy biến hóa sau:

X 2H O−→ X’ ` trung hop→ polime. A. C6H5CH2CH2OH B. C6H5CH(OH)CH3 C. CH3C6H4CH2OH D. C6H5CH2CH2OH và C6H5CH(OH)CH3

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 83: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 83 -

Câu 1: Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra anđehit axetic là:

A. CH3COOH, C2H2, C2H4. B. C2H5OH, C2H4, C2H2. C. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5. D. HCOOC2H3, C2H2, CH3COOH.

Câu 2: Quá trình nào sau đây không tạo ra anđehit axetic? A. CH2=CH2 + H2O (to, xúc tác HgSO4). B. CH2=CH2 + O2 (to, xúc tác).

C. CH3−COOCH=CH2 + dung dịch NaOH (to). D. CH3−CH2OH + CuO (to). Câu 3: Số đồng phân xeton ứng với công thức phân tử C5H10O là

A. 3. B. 5. C. 6. D. 4. Câu 4: Oxi hoá 4,48 lít C2H4 (ở đktc) bằng O2 (xúc tác PdCl2, CuCl2), thu được chất X đơn chức. Toàn bộ lượng chất X trên cho tác dụng với HCN (dư) thì được 7,1 gam CH3CH(CN)OH (xianohiđrin). Hiệu suất quá trình tạo CH3CH(CN)OH từ C2H4 là

A. 50%. B. 60%. C. 70%. D. 80%. Câu 5: Đun nóng V lít hơi anđehit X với 3V lít khí H2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được một hỗn hợp khí Y có thể tích 2V lít (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Ngưng tụ Y thu được chất Z; cho Z tác dụng với Na sinh ra H2 có số mol bằng số mol Z đã phản ứng. Chất X là anđehit

A. không no (chứa một nối đôi C=C), hai chức. B. no, hai chức. C. không no (chứa một nối đôi C=C), đơn chức. D. no, đơn chức.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn a mol một anđehit X (mạch hở) tạo ra b mol CO2 và c mol H2O (biết b = a + c). Trong phản ứng tráng gương, một phân tử X chỉ cho 2 electron. X thuộc dãy đồng đẳng anđehit

A. không no có một nối đôi, đơn chức. B. no, đơn chức. C. không no có hai nối đôi, đơn chức. D. no, hai chức.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol CO2. Chất X tác dụng được với Na, tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1. Công thức cấu tạo của X là

A. HO-CH2-CH2-CH=CH-CHO. B. HOOC-CH=CH-COOH. C. HO-CH2-CH=CH-CHO. D. HO-CH2-CH2-CH2-CHO.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X, thu được 0,351 gam H2O và 0,4368 lít khí CO2 (ở đktc). Biết X có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng. Chất X là

A. O=CH-CH=O. B. CH2=CH-CH2-OH. C. CH3COCH3. D. C2H5CHO.

Câu 9: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là

A. 43,2 gam. B. 10,8 gam. C. 64,8 gam. D. 21,6 gam. Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn một anđehit X, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Nếu cho X tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, sinh ra số mol Ag gấp bốn lần số mol X đã phản ứng. Công thức của X là

A. HCHO. B. CH3CHO. C. (CHO)2. D. C2H5CHO.

D¹NG 16 Bµi tËp andehit

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 84: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 84 -

Câu 11: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. HCHO. B. CH3CHO. C. OHC-CHO. D. CH3CH(OH)CHO.

Câu 12: Cho 0,25 mol một anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Mặt khác, khi cho X phản ứng với H2 dư (xúc tác Ni, to) thì 0,125 mol X phản ứng hết với 0,25 mol H2. Chất X có công thức ứng với công thức chung là

A. CnH2n(CHO)2 (n ≥ 0). B. CnH2n+1CHO (n ≥0). C. CnH2n-1CHO (n ≥ 2). D. CnH2n-3CHO (n ≥ 2).

Câu 13: Hỗn hợp M gồm một anđehit và một ankin (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp M, thu được 3x mol CO2 và 1,8x mol H2O. Phần trăm số mol của anđehit trong hỗn hợp M là

A. 20%. B. 50%. C. 40%. D. 30%. Câu 14: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoan toan, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 10,8 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là

A. 35,00% B. 46,15%. C. 65,00%. D. 41,67%. Câu 15: Oxi hoá không hoàn toàn ancol isopropylic bằng CuO nung nóng, thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là

A. metyl phenyl xeton. B. propanal. C. đimetyl xeton. D. metyl vinyl xeton.

Câu 16: Ở điều kiện thích hợp: chất X phản ứng với chất Y tạo ra anđehit axetic; chất X phản ứng với chất Z tạo ra ancol etylic. Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. C2H2, H2O, H2. B. C2H2, O2, H2O. C. C2H4, O2, H2O. D. C2H4, H2O, CO.

Câu 17: Cho 4,6 gam một ancol no, đơn chức phản ứng với CuO nung nóng, thu được 6,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 10,8. B. 21,6. C. 43,2. D. 16,2. Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một anđehit đơn chức A thu được 6,72 lít (đktc)khí CO2. Mặt khác 0,1 mol A tác dung vừa đủ với 0,3 mol AgNO3 trong NH3. CTPT của A là:

A. C3H6O B. C3H4O C. C3H2O D. C4H6O Câu19: Cho sơ đồ chuyển hoá

sau: 3 32 2 /,400 ,O o AgNO NH duCl C H Oxt t C pA B D F G+ +→ → → → (amoni acrylat). Các chất A và D là

A. C2H6 và CH2=CH-CHO B. C3H6 và CH2=CH-CHO C. C3H8 và CH3-CH2-CH2-OH D. C3H6 và CH2=CH-CH2OH

Câu 20: Tìm nhận xét đúng: A. Khi cho anđêhit cộng Hiđrô, hoặc phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3. Anđêhit đóng

vai trò là chất khử. B. Cho 1 mol anđêhit oxalic đun nóng với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 2 mol Ag. C. Oxi hóa không hoàn toàn êtylen bằng Oxi có chất xúc tác thích hợp thu được anđêhit

axêtic. D. Khi oxi hóa ancol acrylic thu được đimêtyl xêtôn

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 85: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 85 -

Câu 1: (ĐH_ A_2012): Cho sơ đồ chuyển hóa sau: (a) C3H4O2 + NaOH → X + Y (b) X + H2SO4 (loãng) → Z + T (c) Z + dung dịch AgNO3/NH3 (dư) → E + Ag + NH4NO3 (d) Y + dung dịch AgNO3/NH3 (dư) → F + Ag + NH4NO3 Chất E và chất F theo thứ tự là A. HCOONH4 và CH3CHO. B. (NH4)2CO3 và CH3COONH4. C. HCOONH4 và CH3COONH4. D. (NH4)2CO3 và CH3COOH.

Câu 2: (ĐH_ B_2012): Cho 0,125 mol anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 27 gam Ag. Mặt khác, hiđro hoá hoàn toàn 0,25 mol X cần vừa đủ 0,5 mol H2. Dãy đồng đẳng của X có công thức chung là

A. CnH2n(CHO)2 (n ≥ 0). B. CnH2n-3CHO (n ≥ 2). C. CnH2n+1CHO (n ≥ 0). D. CnH2n-1CHO (n ≥ 2).

Câu 3: (CĐ_2012): Cho m gam hỗn hợp hơi X gồm hai ancol (đơn chức, bậc I, là đồng đẳng kế tiếp) phản ứng với CuO dư, thu được hỗn hợp hơi Y gồm nước và anđehit. Tỉ khối hơi của Y so với khí hiđro bằng 14,5. Cho toàn bộ Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 97,2 gam Ag. Giá trị của m là

A. 14,0. B. 10,1. C. 18,9. D. 14,7. Câu 4: Cho 0,3 mol hỗn hợp khí X gồm HCHO và C2H2 tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra 91,2 gam kết tủa. Nếu cho toàn bộ lượng X ở trên vào bình đựng dung dịch brom trong CCl4 thì khối lượng brom đã phản ứng tối đa là

A. 40 gam. B. 64 gam. C. 80 gam. D. 32 gam. Câu 5: Hỗn hợp X gồm có C2H5OH. C2H5COOH, CH3CHO trong đó C2H5OH chiếm 50% theo số mol. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu được 3,06 gam H2O và 3,136 lít CO2( đktc). Mặt khác 13,2 gam hỗn hợp X thực hiện phản ứng tráng bạc thấy có x gam Ag kết tủa. Giá trị của x là

A. 4,32 gam B. 2,16 gam C. 10,8 gam D. 8,64 gam Câu 6: Một hợp chất hữu cơ A gồm C, H, O có 50% oxi về khối lượng. Người ta cho A qua ống đựng 10,4 gam CuO nung nóng thu được 2 chất hữu cơ và 8,48 gam chất rắn. Mặt khác cho hỗn hợp 2 chất hữu cơ trên tác dụng với dung dịch AgNO3(dư) trong NH3 tạo ra hỗn hợp 2 muối và 38,88 gam Ag. Khối lượng của A cần dùng là

A. 3,2 gam. B. 4,8 gam. C. 2,56 gam. D. 1,28 gam. Câu 7: Hỗn hợp X gồm 1 anđehit và 1 hiđrocacbon mạch hở (2 chất hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp X thu được 1,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Nếu cho 31,8 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng kết tủa thu được tối đa là

A. 209,25 gam. B. 136,80 gam. C. 224,10 gam. D. 216,45 gam. Câu 8: Hóa chất nào sau đây dùng để sản xuất axeton trong công nghiệp?

A. Propan-2-ol. B. 2,2- Điclopropan. C. Cumen. D. Canxi axetat. Câu 9: Hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức. Cho 7,4 gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với AgNO3 dư trong dung dịch NH3 thu được 77,92 gam kết tủa. Mặt khác cho X tác dụng hết với H2 (Ni, to) thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với K dư thu được 2,016 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của 2 anđehit trong hỗn hợp X là

A. 60,81% và 39,19%. B. 43,24% và 56,76%. C. 40,54% và 59,66%. D. 48,65% và 51,35%.

D¹NG 16.1 Bµi tËp andehit

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 86: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 86 -

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit no, mạch hở sinh ra 1,792 lít CO2 (đktc). Mặt khác, toàn bộ lượng X trên phản ứng vừa đủ với 0,08 mol H2 (xúc tác Ni, t0). Công thức của hai anđehit trong X là

A. HCHO và CH3CHO. B. CH3CHO và HCO-CHO. C. HCHO và HCO-CHO. D. HCHO và HCO-CH2-CHO

Câu 11: Hỗn hợp M gồm anđehit X, xeton Y ( X, Y có cùng số nguyên tử cacbon) và anken Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam M cần dùng 8,848 lít O2 (đktc) sinh ra 6,496 lít CO2 (đktc) và 5,22 gam H2O. Công thức của anđehit X là

A. C2H5CHO. B. C3H7CHO. C. C4H9CHO. D. CH3CHO. Câu 12: Hỗn hợp X gồm 1 anđehit và một ankin có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X thu được 3a mol CO2 và 1,8a mol H2O. Biết 0,1 mol X tác dụng được tối đa 0,14 mol AgNO3 trong NH3. Số mol của anđehit trong 0,1 mol hỗn hợp X là

A. 0,02 B. 0,01 C. 0,04 D. 0,03 Câu 13: Hiđro hoá hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X chứa hai anđehit đơn chức, hở (trong mỗi phân tử chứa không quá 2 liên kết π) cần vừa đủ 0,4 mol H2 và thu được hai ancol no Y. Đốt cháy hoàn toàn Y và sục sản phẩm cháy vào 163,6 gam dung dịch NaOH 40%, sau phản ứng thu được dung dịch có chứa 25,44g NaOH. Tên gọi của hai anđehit là:

A. Anđehit fomic và anđehit metacrylic B. Anđehit axetic và anđehit acrylic C. Anđehit fomic và anđehit acrylic D. Anđehit axetic và anđehit metacrylic

Câu 14: Hợp chất hữu cơ X có CTPT C4H8O2 mạch thẳng thỏa mãn các tính chất sau: - X làm mất màu dung dịch Br2. - 4,4 gam X tác dụng với Na dư thu được 0,56 lít H2 (đktc). - Oxi hóa X bởi CuO, t0 tạo ra sản phẩm Y là hợp chất đa chức. CTCT của X là: A. CH2=CH-CH(OH)-CH2OH B. CH3-CH2-CO-CHO C. HO-(CH2)3-CH=O D. HO-CH2-CH(CH3)-CHO

Câu 15: Chia m gam hỗn hợp 2 anđehit đơn chức mạch hở thành hai phần bằng nhau Phần 1 tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được 86,4 gam Ag kết tủa. Phần 2 tác dụng vừa đủ với 1 gam hiđro có xúc tác Ni nung nóng thu được hỗn hợp ancol

Y. Ngưng tụ Y rồi cho toàn bộ vào bình chứa Na thấy khối lượng bình tăng (0,5m + 0,7) gam. Công thức hai anđehit là

A. HCHO và CH3CHO B. CH2=CHCHO và HCHO C. HCHO và C2H5CHO D. CH2=CHCHO và CH3CHO

Câu 16: Hỗn hợp X gồm hidro, propen, propanal, ancol alylic. Đốt 1 mol hỗn hợp X thu được 40,32 lít CO2 (đktc). Đun nóng X với bột Ni một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỷ khối so với X bằng 1,25. Nếu lấy 0,1 mol hỗn hợp Y thì tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,2M. Giá trị của V là

A. 0,3 B. 0,25 C. 0,1 D. 0,2 Câu 17: Hỗn hợp M gồm một anđehit và một ankin (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp M, thu được 3x mol CO2 và 1,8x mol H2O. Phần trăm số mol của anđehit trong hỗn hợp M là:

A. 20% B. 40% C. 30% D. 50% Câu 18: Cho 6,9 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức (Y và Z) tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít H2(đktc). Còn khi oxi hoá 6,9 gam hỗn hợp X bởi CuO dư, nung nóng thu được hỗn hợp T gồm 2 sản phẩm hữu cơ tương ứng với Y và Z. Cho T tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 43,2 gam Ag. Công thức hai ancol trong axit là:

A. CH3OH và CH3CH(OH)CH2CH3 B. CH3OH và CH3CH(OH)CH3 C. CH3CH2OH và CH3CH2CH3OH D. CH3OH và CH3CH(CH3)CH2OH

Câu 19: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là

A. 35,00% B. 46,15% C. 65,00% D. 53,85% Câu 20: Cho 8,0 gam hơi ancol đơn chức X qua CuO (lấy dư) nung nóng thu được 11,2 gam hỗn hợp chất lỏng gồm ancol, anđehit và nước. Vậy hiệu suất của phản ứng oxi hoá ancol là:

A. 70%. B. 75%. C. 60%. D. 80

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 87: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 87 -

Câu 1: Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra axit axetic là:

A. CH3CHO, C2H5OH, C2H5COOCH3. B. CH3CHO, C6H12O6 (glucozơ), CH3OH. C. CH3OH, C2H5OH, CH3CHO. D. C2H4(OH)2, CH3OH, CH3CHO.

Câu 2: Axit cacboxylic no, mạch hở X có công thức thực nghiệm (C3H4O3)n, vậy công thức phân tử của X là

A. C9H12O9. B. C12H16O12. C. C6H8O6. D. C3H4O3. Câu 3: Cho các hợp chất hữu cơ:

(1) ankan; (2) ancol no, đơn chức, mạch hở; (3) xicloankan; (4) ete no, đơn chức, mạch hở; (5) anken;(6) ancol không no (có một liên kết đôi C=C), mạch hở; (7) ankin; (8) anđehit no, đơn chức, mạch hở; (9) axit no, đơn chức, mạch hở; (10) axit không no (có một liên kết đôi C=C), đơn chức.

Dãy gồm các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O là: A. (1), (3), (5), (6), (8). B. (3), (4), (6), (7), (10). C. (3), (5), (6), (8), (9). D. (2), (3), (5), (7), (9).

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là

A. 8,96. B. 6,72. C. 4,48. D. 11,2. Câu 5: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là

A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 6: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là

A. 43,2 gam. B. 10,8 gam. C. 64,8 gam. D. 21,6 gam. Câu 7: Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là

A. 4,90 gam. B. 6,84 gam. C. 8,64 gam. D. 6,80 gam. Câu 8: Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là

A. CH3COOH. B. C3H7COOH. C. C2H5COOH. D. HCOOH. Câu 9: Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. CH2=CH-COOH. B. HC≡ C-COOH. C. CH3-CH2-COOH. D. CH3COOH. Câu 10: Từ glucozo bằng một phương trình phản ứng trực tiếp có thể điều chế được :

A. CH3-CH(OH)-COOH B. C

3H

7OH

C. HCOOH D. CH3COOH

Câu 11: Xét các axit có công thức cho sau: 1) CH3-CHCl-CHCl-COOH 2) CH2Cl -CH2-CHCl-COOH 3) CHCl2-CH2-CH2-COOH 4) CH3-CH2-CCl2-COOH

D¹NG 17 Bµi tËp axit cacboxylic

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 88: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 88 -

Thứ tự tăng dần tính axit là: A. (1), (2), (3), (4) B. (2), (3), (4), (1) C. (3), (2), (1), (4) D. (4), (2), (1), (3).

Câu 12: So sánh nhiệt độ sôi của các chất sau: ancol etylic (1); etyl clorua (2); đietyl ete (3); axit axetic (4).

A. 4 > 3 > 2 > 1. B. 4 > 1 > 2 > 3. C. 4 > 1 > 3 > 2 D. 1 > 2 > 3 > 4. Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp gồm hai axit cacboxylic hai chức, mạch hở và đều có một liên kết đôi C=C trong phân tử, thu được V lít khí CO2 (đktc) và y mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa các giá trị x, y và V là

A. ( )28 3055

V x y= + B. ( )28 3055

V x y= − C. ( )28 6295

V x y= − D. ( )28 6295

V x y= +

Câu 14: Trung hoà 12 gam hỗn hợp đồng số mol gồm axit fomic và một axit hữu cơ đơn chức X bằng NaOH thu được 16,4 gam hai muối. Công thức của axit là

A. C2H5COOH. B. CH3COOH. C. C2H3COOH. D. C3H7COOH. Câu 15: Để trung hoà 7,4 gam hỗn hợp 2 axit hữu cơ là đồng đẳng của axit fomic cần 200 ml dung dịch NaOH 0,5M. Khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch là

A. 9,6 gam. B. 9,7 gam. C. 11,4 gam. D. 5,2 gam. Câu 16: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: C2H4 2Br→ X1 NaOH→ X2 CuO→ X3 ( )2 2Cu OH NaOH+→ X4 2 4H SO+→ HOOC-COOH .

X3, X4 lần lượt là A. OHC-CH2OH, NaOOC-CH2OH. B. OHC-CHO, CuC2O4. C. OHC- CHO, NaOOC-COONa. D. HOCH2-CH2OH, OHC-CHO.

Câu 17: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch hở Y và Z (phân tử khối của Y nhỏ hơn của Z). Đốt cháy hoàn toàn a mol X, sau phản ứng thu được a mol H2O. Mặt khác, nếu cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thì thu được 1,6a mol CO2. Thành phần % theo khối lượng của Y trong X là

A. 46,67%. B. 40,00%. C. 25,41%. D. 74,59%. Câu 18: Cho sơ đồ phản ứng: 2 2

0 0+H

,iren O BrCuOH t t HSt X Y Z+ +

++→ → → .

Trong đó X, Y, Z đều là các sản phẩm chính. Công thức của X, Y, Z lần lượt là: A. C

6H

5CH

2CH

2OH, C

6H

5CH

2CHO, m-BrC

6H

4CH

2COOH.

B. C6H

5CH

2CH

2OH, C

6H

5CH

2CHO, C

6H

5CH

2COOH.

C. C6H

5CHOHCH

3, C

6H

5COCH

3, C

6H

5COCH

2Br.

D. C6H

5CHOHCH

3, C

6H

5COCH

3, m-BrC

6H

4COCH

3.

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH, CxHyCOOCH3, CH3OH thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2,76 gam X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,96 gam CH3OH. Công thức của CxHyCOOH là

A. CH3COOH. B. C2H5COOH. C. C2H3COOH. D. C3H5COOH. Câu 20: Dãy tất cả các chất đều phản ứng với HCOOH là:

A. AgNO3/NH3, CuO, C2H5OH, KOH, Na2CO3 B. NH3, K, Cu, NaOH, O2, H2 C. Na2O, NaCl, Fe, CH3OH, C2H5Cl D. CH3NH2, C2H5OH, KOH, NaCl

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 89: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 89 -

Câu 1: (ĐH_ A_2012) : Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 thu được 1,344 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 2,016 lít O2 (đktc), thu được 4,84 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là

A. 1,62. B. 1,44. C. 3,60. D. 1,80. Câu 2: Hỗn hợp A gồm CH3COOH, HCOOH, HOOC – COOH, HOOC- (CH2)4– COOH phản ứng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và cần dùng vừa đủ 14,56 lít khí O2 (đktc). Khối lượng nước thu được là:

A. 9g B. 12g C. 0,9g D. 1,2g Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm RCOOH, C2H3COOH, và (COOH)2 thu được m gam H2O và 15,68 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 25,3 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 dư thu được 11,2 lít (đktc) khí CO2.Giá trị của m là

A. 7,2 gam B. 8,1gam C. 10,8 gam D. 9 gam Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CxHyCOOH và (COOH)2 thu được 0,4 mol H2O và m gam CO2. Cũng cho 14,8 gam X tác dụng với lượng dư NaHCO3 thu được 0,25 mol CO2. Giá trị của m là

A. 11 B. 5,5 C. 16,5 D. 22 Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 11,84 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, HOOC-COOH, CxHyCOOH thu được 5,76 gam H2O và m gam CO2. Cũng 11,84 gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư NaHCO3 thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Giá trị m là

A. 8,8 B. 13,2 C. 4,4 D. 17,6 Câu 6: (ĐH_ A_2012): Hóa hơi 8,64 gam hỗn hợp gồm một axit no, đơn chức, mạch hở X và một axit no, đa chức Y (có mạch cacbon hở, không phân nhánh) thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 2,8 gam N2 (đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Đốt cháy hoàn toàn 8,64 gam hỗn hợp hai axit trên thu được 11,44 gam CO2. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là

A. 72,22%. B. 27,78%. C. 35,25%. D. 65,15%. Câu 7: (ĐH_ B_2012): Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần 0,24 mol O2, thu được CO2 và 0,2 mol H2O. Công thức hai axit là

A. HCOOH và C2H5COOH. B. CH2=CHCOOH và CH2=C(CH3)COOH. C. CH3COOH và C2H5COOH. D. CH3COOH và CH2=CHCOOH.

Câu 8: (CĐ_ 2012): Trong phân tử axit cacboxylic X có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Tên gọi của X là

A. axit axetic. B. axit malonic. C. axit oxalic. D. axit fomic. Câu 9: (CĐ 2012): Cho dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm phenol (C6H5OH) và axit axetic tác dụng vừa đủ với nước brom, thu được dung dịch X và 33,1 gam kết tủa 2,4,6-tribromphenol. Trung hòa hoàn toàn X cần vừa đủ 500 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là

A. 33,4. B. 21,4. C. 24,8. D. 39,4. Câu 10: Cho 27,4 gam hỗn hợp M gồm axit axetic và hai ancol đơn chức đồng đẳng kế tiếp tác dụng hết với 13,8 gam Na thu được 40,65 gam chất rắn. Nếu cho toàn bộ lượng M trên phản ứng với dung dịch NaHCO3 (dư), kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít CO2 (đktc). Công thức của hai ancol trong M là

D¹NG 17.1 Bµi tËp axit cacboxylic

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 90: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 90 -

A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C3H5OH và C4H7OH. D. C7H15OH và C8H17OH.

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp X gồm axit đơn chức Y, mạch hở và ancol no, mạch hở Z, có cùng số nguyên tử cacbon cần vừa đủ 30,24 lit O2 (đktc), sau phản ứng thu được 26,88 lit CO2 (đktc) và 19,8 gam H2O. (biết số mol Y lớn hơn số mol Z). % khối lượng của Z trong X là

A. 57,43%. B. 44,66 %. C. 42,57%. D. 38,78%. Câu 12: Các chất : CH3CH2COOH(1), CH3COOCH3(2), CH3CH2CH2OH(3), CH3CH(OH)CH3 (4); CH3CH2CH3 (5) được xếp theo thứ nhiệt độ sôi giảm dần là :

A. (3) > (5)> (1) > (4)> (2) B. (3) > (1) > (4) > (5) > (2) C. (1) > (3) > (4) > (2) > (5) D. (1) > (2) > (3) > (4) > (5)

Câu 13: Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm CH3CHO, CH2=CHCOOH và CH ≡C-COOH phản ứng hết với dung dịch AgNO3/ NH3 (dư) thu được 41 gam hỗn hợp kết tủa. Mặt khác, khi cho 0,3 mol X tác dụng với NaHCO3 dư, thì thu được 4,48 lít khí CO2 (ở đktc). Khối lượng của CH ≡C-COOH trong X là:

A. 14,0 gam B. 10,5 gam C. 3,5 gam D. 7,0 gam Câu 14: Để trung hòa 25,6 gam hỗn hợp 2 axit cacboxylic đa chức cần dùng 1 lít dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. sau phản ứng cô cạn thu được khối lượng muối khan là:

A. 60,6 gam B. 43,5 gam C. 34,4 gam D. 41,6 gam Câu 15: Một chất hữu cơ X mạch hở, không phân nhánh, chỉ chứa C, H, O. Trong phân tử X chỉ chứa các nhóm chức có nguyên tử H linh động, X có khả năng hòa tan Cu(OH)2. Khi cho X tác dụng với Na dư thì thu được số mol H2 bằng số mol của X phản ứng. Biết X có khối lượng phân tử bằng 90 đvC. X có số công thức cấu tạo phù hợp là:

A. 7 B. 6 C. 5 D. 4 Câu 16: Xét các axit có công thức cho sau:

1) CH3-CHCl-CHCl-COOH 2) CH2Cl -CH2-CHCl-COOH 3) CHCl2-CH2-CH2-COOH 4) CH3-CH2-CCl2-COOH Thứ tự tăng dần tính axit là: A. (1), (2), (3), (4) B. (3), (2), (1), (4) C. (4), (2), (1), (3). D. (2), (3), (4), (1)

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 1,71 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, axit metacrylic và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 9 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?

A. Giảm 7,38 gam B. Tăng 3,69 gam. C. Giảm 3,69 gam. D. Tăng 7,38 gam. Câu 18: Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hoà 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75 M. Khối lượng của CH2=CH-COOH trong X là A. 0,56 gam. B. 2,88 gam. C. 1,44 gam. D. 0,72 gam. Câu 19: Cho 2 mol axit axetic và 3 mol ancol etylic vào bình cầu để cho phản ứng sau xảy ra:

CH3COOH + C2H5OH →← CH3COOC2H5 + H2O Khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, trong hỗn hợp có 1,2 mol este. Ở nhiệt độ đó,

hằng số cân bằng của phản ứng có giá trị là: A. 2,8 B. 1,2. C. 3,2. D. 1,0.

Câu 20: Từ toluen có thể điều chế 2-brom-4-nitro benzoic (A) theo phương pháp nào sau đây: A. Toluen → 423 SOH/HNO → Fe)(Br2 →

+H/KMnO4 (A). B. Toluen → Fe)(Br2 → 423 SOH/HNO →

+H/KMnO4 (A). C. Toluen →

+H/KMnO4 → Fe)(Br2 → 423 SOH/HNO (A). D. Toluen →

+H/KMnO4 → 423 SOH/HNO → Fe)(Br2 (A).

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 91: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 91 -

HÓA HỌC 12

18D¹NG BT ESTE - lipÝt

Câu 1: Mệnh đề không đúng là:

A. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3. B. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối. C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2. D. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.

Câu 2: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là A. 6. B. 5. C. 2. D. 4.

Câu 3: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là

A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 4: Thuỷ phân chất hữu cơ X trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng, thu được sản phẩm gồm 2 muối và ancol etylic. Chất X là

A. ClCH2COOC2H5. B. CH3COOCH2CH3. C. CH3COOCH(Cl)CH3. D. CH3COOCH2CH2Cl

Câu 5: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng và với dung dịch AgNO3 trong NH3. Thể tích của 3,7 gam hơi chất X bằng thể tích của 1,6 gam khí O2 (cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam X thì thể tích khí CO2 thu được vượt quá 0,7 lít (ở đktc). Công thức cấu tạo của X là

A. O=CH-CH2-CH2OH. B. HOOC-CHO. C. CH3COOCH3. D. HCOOC2H5.

Câu 6: Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 3,976 lít khí O2 (ở đktc), thu được 6,38 gam CO2. Mặt khác, X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được một muối và hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Công thức phân tử của hai este trong X là

A. C2H4O2 và C5H10O2. B. C2H4O2 và C3H6O2. C. C3H4O2 và C4H6O2. D. C3H6O2 và C4H8O2.

Câu 7: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là

A. metyl fomiat. B. etyl axetat. C. metyl axetat. D. n-propyl axetat. Câu 8: Hỗn hợp Z gồm hai este X và Y tạo bởi cùng một ancol và hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần dùng 6,16 lít khí O2 (đktc), thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Công thức este X và giá trị của m tương ứng là

A. HCOOCH3 và 6,7. B. CH3COOCH3 và 6,7. C. HCOOC2H5 và 9,5. D. (HCOO)2C2H4 và 6,6.

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 1,11 gam hỗn hợp 2 este đồng phân của nhau, đều tạo bởi axit no đơn chúc và rượu no đơn chức. Sản phẩm cháy cho qua dung dịch Ca(OH)2, thấy sinh ra 4,5 gam kết tủa. Hai este đó là:

A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3 B. CH3COOC2H5 và C2H5COOCH3 C. HCOOC3H7 và CH3COOC2H5 D. HCOOC3H7 và C2H5COOCH3

Câu 10: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là

A. CH2=CH-COO-CH3. B. HCOO-C(CH3)=CH2. C. HCOO-CH=CH-CH3. D. CH3COO-CH=CH2.

Câu 11: Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 92: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 92 -

A. rượu metylic. B. etyl axetat. C. axit fomic. D. rượu etylic. Câu 12: Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức của ba muối đó là:

A. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa. B. HCOONa, CH≡C-COONa và CH3-CH2-COONa. C. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH≡C-COONa. D. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa.

Câu 13: Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hoá tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?

A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 14: Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là

A. HCOOCH3. B. HCOOCH=CH2. C. CH3COOCH=CH-CH3. D. CH3COOCH=CH2.

Câu 15: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H8O2. Cho 5 gam X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH, thu được một hợp chất hữu cơ không làm mất màu nước brom và 3,4 gam một muối. Công thức của X là

A. HCOOC(CH3)=CHCH3. B. CH3COOC(CH3)=CH2. C. HCOOCH2CH=CHCH3. D. HCOOCH=CHCH2CH3.

Câu 16: Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là:

A. CH3-COOH, CH3-COO-CH3. B. (CH3)2CH-OH, H-COO-CH3. C. H-COO-CH3, CH3-COOH. D. CH3-COOH, H-COO-CH3.

Câu 17: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H6O4 tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) theo phương trình phản ứng: C4H6O4 + 2NaOH → 2Z + Y. Để oxi hoá hết a mol Y thì cần vừa đủ 2a mol CuO (đun nóng), sau phản ứng tạo thành a mol

chất T (biết Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Khối lượng phân tử của T là A. 44 đvC. B. 58 đvC. C. 82 đvC. D. 118 đvC.

Câu 18: Cho m gam hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 11,2 gam KOH, thu được muối của một axit cacboxylic và một ancol X. Cho toàn bộ X tác dụng hết với Na thu được 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Hai chất hữu cơ đó là

A. một este và một axit. B. hai axit. C. hai este. D. một este và một ancol.

Câu 19: Một hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức. Cho X phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm hai muối của hai axit cacboxylic và một rượu (ancol). Cho toàn bộ lượng rượu thu được ở trên tác dụng với Na (dư), sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Hỗn hợp X gồm

A. một axit và một este. B. một este và một rượu. C. hai este. D. một axit và một rượu.

Câu 20: Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là

A. CH3COOH và CH3COOC2H5. B. C2H5COOH và C2H5COOCH3. C. HCOOH và HCOOC2H5. D. HCOOH và HCOOC3H7.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 93: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 93 -

18.1D¹NG BT ESTE - lipÝt

Câu 1: Phát biểu đúng là:

A. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. B. Phản ứng giữa axit và rượu khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều. C. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối

và (ancol). D. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai? A. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối. B. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn. C. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn. D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.

Câu 3: Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là

A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 4: Tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 là

A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 5: Cho sơ đồ chuyển hoá: Triolein

0 02 , , ,H Ni t NaOHdu t HClX Y Z+ + +→ → → .

Tên của Z là A. axit stearic. B. axit panmitic. C. axit oleic. D. axit linoleic.

Câu 6: Công thức của triolein là A. (CH

3[CH

2]

14COO)

3C

3H

5. B.(CH

3[CH

2]

7CH=CH[CH

2]

5COO)

3C

3H

5.

C. (CH3[CH

2]

16COO)

3C

3H

5. D. (CH

3[CH

2]

7CH=CH[CH

2]

7COO)

3C

3H

5.

Câu 7: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H

10O

2,

phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là A. 5. B. 9. C. 4. D. 8.

Câu 8: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây? A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng). B. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường). C. Dung dịch NaOH (đun nóng). D. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).

Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Để phân biệt benzen, toluen và stiren (ở điều kiện thường) bằng phương pháp hoá học,

chỉ cần dùng thuốc thử là nước brom. B. Tất cả các este đều tan tốt trong nước, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong

công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm. C. Phản ứng giữa axit axetic với ancol benzylic (ở điều kiện thích hợp), tạo thành benzyl

axetat có mùi thơm của chuối chín. D. Trong phản ứng este hoá giữa CH3COOH với CH3OH, H2O tạo nên từ -OH trong nhó

COOH của axit và H trong nhóm –OH của ancol. Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?

A. Giảm 7,74 gam. B. Tăng 7,92 gam. C. Tăng 2,70 gam. D. Giảm 7,38 gam

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 94: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 94 -

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 0,11 gam một este X (tạo nên từ một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức) thu được 0,22 gam CO2 và 0,09 gam H2O. Số este đồng phân của X là:

A. 4. B. 2. C. 6. D. 5. Câu 12: Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam X, thu được 2,16 gam H2O. Phần trăm số mol của vinyl axetat trong X là

A. 25%. B. 27,92%. C. 72,08%. D. 75%. Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn a gam este X cần 4,48 lít O2 ở đktc. Sản phẩm cháy cho đi qua dung dịch NaOH dư thấy khối lương dung dịch tăng 12,4 gam. Mặt khác phân tích a gam X thấy tổng khối lượng của C và H là 2,8 gam. X là

A. 2 4 2C H O . B. C4H6O2. C. C4H8O2. D. C3H6O2. Câu 14: Este X có các đặc điểm sau:

- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau; - Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và

chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X). Phát biểu không đúng là: A. Chất X thuộc loại este no, đơn chức. B. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O. C. Chất Y tan vô hạn trong nước. D. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken.

Câu 15: Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là

A. 400 ml. B. 300 ml. C. 150 ml. D. 200 ml. Câu 16: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là

A. 8,56 gam. B. 3,28 gam. C. 10,4 gam. D. 8,2 gam. Câu 17: X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam este X với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. HCOOCH2CH2CH3. B. HCOOCH(CH3)2. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOC2H5.

Câu 18: Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy chỉ gồm 4,48 lít CO2 (ở đktc) và 3,6 gam nước. Nếu cho 4,4 gam hợp chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 4,8 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là

A. etyl axetat. B. metyl propionat. C. isopropyl axetat. D. etyl propionat. Câu 19: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là

A. 18,24 gam. B. 16,68 gam. C. 18,38 gam. D. 17,80 gam. Câu 20: Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol (glixerin) và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là

A. C15H31COOH và C17H35COOH. B. C17H33COOH và C15H31COOH. C. C17H31COOH và C17H33COOH. D. C17H33COOH và C17H35COOH.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 95: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 95 -

Câu1: Tính khối lượng của glucozơ cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít ancol etylic 46º là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml).

A. 4,0 kg B. 3,0 kg C. 5,0 kg D. 4,5 kg Câu 2: Thủy phân 0,05 mol mantozơ trong môi trường axit, với hiệu suất đều là 80% theo mỗi chất, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

A. 19,44 B. 17,28 C. 8,64 D. 21,6 Câu 3: Có các cặp dung dịch sau: (1) Glucozơ và glixerol; (2) Glucozơ và anđehit axetic; (3) Saccarozơ và mantozơ; (4) Mantozơ và fructozơ. Chỉ dùng Cu(OH)2/OH- có thể phân biệt được tối đa bao nhiêu cặp chất trên

A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 4: Phát biểu sai là:

A. Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ đều thu được glucozơ. B. Monosaccarit không có phản ứng thủy phân. C. Glucozơ, saccarozơ và mantozơ đều có khả năng làm mất màu nước brom. D. Mantozơ có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím.

Câu 5: Fructozơ và saccarozơ đều có A. phản ứng tráng bạc. B. 5 nhóm hiđroxyl trong phân tử. C. phản ứng khử brom trong dung dịch nước. D. phản ứng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

Câu 6: Glucozơ không có phản ứng với chất nào sau đây? A. (CH3CO)2O. B. Dung dịch AgNO3 trong NH3. C. Cu(OH)2. D. H2O.

Câu 7: Hoà tan 6,12g hỗn hợp glucozơ và saccarozơ vào nước thu được 100ml dung dịch (G). Cho G tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 3,24g Ag. Khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 2,7 gam B. 2,16 gam C. 3,24 gam D. 3,42 gam Câu 8: Cho các phát biểu sau:

(1) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ. (2) Dung dịch glucozơ và dung dịch saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc. (3) Dung dịch saccarozơ hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam. (4) Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột thu được fructozơ. Số phát biểu đúng là: A. 4 B. 1 C. 3 D. 2

Câu 9: Lên men m g glucozơ với hiệu suất 72%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra 9,85 g kết tủa. Giá trị của lớn nhất của m là

A. 25,00. B. 12,96. C. 6,25. D. 13,00. Câu 10: Chọn nhận xét đúng về cacbohidrat:

A. Phân tử cacbohidrat đều có ít nhất 6 nguyên tử cacbon B. Glucozo dạng tinh thể có thể phản ứng với H2 C. Phân tử xenlulozo chỉ có liên kết β-1,4-glicozit D. Có thể dùng Cu(OH)2 để nhận biết các lọ mất nhãn là glierol, glucozo, fructozo, etanal

19D¹NG BT CÁCBON HIDRAT

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 96: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 96 -

Câu 11: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dd nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dd sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dd nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là:

A. 13,5 B. 15,0 C. 20,0 D. 30,0 Câu 12: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,04 mol mantozơ trong môi trường axit, với hiệu suất đều là 60% theo mỗi chất, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 19,008 B. 15,552 C. 16,404 D. 12,960 Câu 13: Thực hiện hai Thí nghiệm:

- Thí nghiệm 1: Cho m1 gam mantozơ phản ứng hết với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được a gamAg

- Thí nghiệm 2: Thuỷ phân hoàn toàn m2 gam saccarozơ (môi trường axit, đun nóng) sau đó cho sản phẩm hữu cơ sinh ra phản ứng hết với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 cũng thu được a gam Ag. Mối liên hệ giữa m1 và m2 là:

A. m1= 1,5m2. B. m1= 2m2. C. m1=0,5m2. D. m1= m2. Câu 14: Cho một số tính chất: Có cấu trúc polime dạng mạch nhánh (1); tan trong nước (2); tạo với dung dịch I2 màu xanh (3); tạo dung dịch keo khi đun nóng (4); phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (5); tham gia phản ứng tráng bạc (6). tinh bột có các tính chất

A. (1); (3); (4) và (6). B. (3); (4) ;(5) và (6). C. (1); (2); (3) và (4). D. (1); (3); (4) và (5). Câu 15: Từ 10 kg gạo nếp chứa 80% tinh bột, khi lên men sẽ thu được thể tích dung dịch ancol etylic 400 là (biết rằng hiệu suất của toàn bộ quá trình lên men đạt 80% và ancol etylic có khối lượng riêng 0,789 g/ml)

A. 15, 116 lít. B. 17,994 lít. C. 11,516 lít. D. 1,842 lít. Câu 16: Khối lượng glucozơ có trong nước quả nho bằng bao nhiêu để sau khi lên men thu được 100 lít rượu vang 10o (biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 95%, ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml, giả thiết trong nước quả nho chỉ có một loại đường là glucozơ) là

A. 32,952 kg. B. 15,652 kg. C. 16,476 kg. D. 31,304 kg. Câu 17: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit (c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu

xanh lam. (d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường

axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được

Ag . Số phát biểu đúng là: A. 2 B. 4 C. 3 D. 5

Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Dung dịch saccarozơ tạo được kết tủa đỏ gạch khi phản ứng với Cu(OH)2. B. Sobitol là hợp chất đa chức. C. Xenlulozơ thuộc loại polime tổng hợp. D. Tinh bột và xenlulozơ đều không có phản ứng của ancol đa chức.

Câu 19: Fructozơ không có tính chất nào sau đây? A. Làm mất màu dung dịch Br2. B. Bị oxi hoá bởi phức bạc amoniac và Cu(OH)2 đun nóng. C. Tính chất của poliol. D. Tác dụng với CH3OH/HCl.

Câu 20: Phát biểu không đúng là A. Sản phẩn thủy phân xenlulozơ (xt H+ ,t0) có thể tham gia phản ứng tráng gương. B. Dung dịch mantozơ tác dụng Cu(OH)2/NaOH đun nóng cho kết tủa Cu2O. C. Dung dịch fructozơ hòa tan được Cu(OH)2/NaOH khi đun nóng. D. Thủy phân saccarozơ cũng như mantozơ đều trong dd H+ đều cho cùng một

monosaccarit duy nhất.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 97: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 97 -

Câu 1: (ĐH-A-2012): Cho sơ đồ phản ứng a) X + H2O →xt Y b) Y + AgNO3 + NH3 + H2O → amoni gluconat + Ag + NH4NO3. c) Y →xt E + Z. d) Z + H2 O → dieplucas , X + G. X, Y, Z lần lượt là A. Xenlulozơ, fructozơ, cacbon đioxit. B. Xenlulozơ, saccarozơ, cacbon đioxit. C. Tinh bột, glucozơ, etanol. D. Tinh bột, glucozơ, cacbon đioxit.

Câu 2: (ĐH-A-2012): : Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân. (b) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ. (c) Glucozơ, fructozơ và mantozơ đều có phản ứng tráng bạc. (d) Glucozơ làm mất màu nước brom. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 3: (ĐH-B-2012): Để điều chế 53,46 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 94,5% (D = 1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là

A. 60. B. 24. C. 36. D. 40. Câu 4: (ĐH-B-2012): Thủy phân hỗn hợp gồm 0,01 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ trong môi trường axit, với hiệu suất đều là 60% theo mỗi chất, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 6,480. B. 9,504. C. 8,208. D. 7,776. Câu 5: (CĐ-2012): Cho các phát biểu sau:

(1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc; (2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác; (3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp; (4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit. Phát biểu đúng là A. (1) và (2). B. (3) và (4). C. (2) và (4). D. (1) và (3).

Câu 6: (CĐ-2012): Lên men 90 kg glucozơ thu được V lít ancol etylic (D = 0,8 g/ml) với hiệu suất của quá trình lên men là 80%. Giá trị của V là

A. 46,0. B. 57,5. C. 23,0. D. 71,9. Câu 7: Thủy phân 34,2 gam saccarozơ trong môi trường axit, hiệu suất phản ứng đạt 80%, thu được hỗn hợp X. Cho dung dịch NaOH dư vào hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y. Hỗn hợp Y hòa tan vừa hết m gam Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Giá trị của m là

A. 15,68 gam. B. 8,82 gam. C. 7,84 gam. D. 17,64 gam. Câu 8: Lên men m gam glucozơ (hiệu suất là 80%), toàn bộ lượng khí sinh ra được dẫn vào dung dịch nước vôi trong, thu được 15 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 2,6 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là

A. 36. B. 45. C. 90. D. 60. Câu 9: Cho các gluxit: mantozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. Có bao nhiêu chất làm nhạt màu dung dịch nước brom và có phản ứng tráng bạc ?

19.1D¹NG BT CÁCBON HIDRAT

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 98: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 98 -

A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 10: Khối lượng xenlulozơ và dung dịch HNO3 63% cần lấy để điều chế được 594 kg

xenlulozơ trinitrat là (Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%) A. 162 kg xenlulozơ và 750 kg dd HNO3 63% B. 202,5 kg xenlulozơ và 375 kg dd HNO3 63% C. 405 kg xenlulozơ và 750 kg dd HNO3 63% D. 202,5 kg xenlulozơ vá 750 kg dd HNO3 63%

Câu 11: Đun nóng xenlulozơ với hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc, thu được chất dễ cháy, nổ mạnh không có khói nên được dùng làm thuốc súng không khói. Sản phẩm đó là

A. trinitroxenlulozơ. B. trinitratxenlulozơ. C. đinitroxenlulozơ. D. mononitroxenlulozơ.

Câu 12: Hoà tan 7,02 gam hỗn hợp gồm mantozơ và glucozơ vào nước rồi cho tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 6,48 gam Ag. Phần trăm theo khối lượng của glucozơ trong hỗn hợp ban đầu là

A. 76,92%. B. 51,28%. C. 25,64%. D. 55,56%. Câu 13: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít ancol etylic 460 là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)

A. 4,5 kg. B. 6,0 kg. C. 5,0 kg. D. 5,4 kg. Câu 14: Các chất: mantozơ, glucozơ, fructozơ và saccarozơ có tính chất chung là:

A. pư với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam B. pư với Cu(OH)2, to có kết tủa đỏ gạch C. pư với AgNO3/NH3 cho Ag kết tủa D. thủy phân trong môi trường axit cho monosaccarit nhỏ hơn

Câu 15: Thuỷ phân hỗn hợp gồm 0,03 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 80%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là

A. 0,056mol. B. 0,095 mol. C. 0,16 mol. D. 0,168 mol. Câu 16: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, fructozơ, etilenglicol, anđehit axetic, axeton, anbumin, mantozơ, metanol, axit fomic . Số lượng dung dịch có thể phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là

A. 5 B. 4 C. 6 D. 7 Câu 17: Thuỷ phân 51,3 gam mantozơ trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng đạt 80% thu được hỗn hợp X. Trung hoà X bằng NaOH thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, sinh ra m gam Ag. Giá trị của m là

A. 58,32. B. 51,84. C. 32,40. D. 58,82. Câu 18: Cho các dung dịch chứa các chất tan : glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, axit fomic, glixerol, vinyl axetat, anđehit fomic . Số dung dịch vừa hoà tan Cu(OH)2 vừa làm mất màu nước brom là

A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 19: Thủy phân 109,44g mantozơ trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng đạt 60% thu được hỗn hợp X. Trung hòa hỗn hợp X bằng NaOH thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư đun nóng thu được m gam Ag kết tủa. Giá trị của m là:

A. 138,24 gam B. 110,592 gam C. 69,12 gam D. 82,944 gam Câu 20: Cho các dung dịch chứa các chất tan : glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, axit fomic, glixerol, vinyl axetat, anđehit fomic. Những dung dịch vừa hoà tan Cu(OH)2 vừa làm mất màu nước brom là

A. glucozơ, mantozơ, axit fomic, vinyl axetat. B. glucozơ, mantozơ, axit fomic. C. glucozơ, mantozơ, fructozơ, saccarozơ, axit fomic. D. fructozơ, vinyl axetat, anđehit fomic, glixerol, glucozơ, saccarozơ.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 99: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 99 -

20D¹NG BµI TËP amin, aminoaxit

Câu 1: Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là

A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.

Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng: 3o

+ CH I + HONO + CuO3 (1:1) tNH X Y Z→ → →

Biết Z có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Hai chất Y và Z lần lượt là: A. C2H5OH, CH3CHO. B. C2H5OH, HCHO. C. CH3OH, HCHO. D. CH3OH, HCOOH.

Câu 3: Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen). Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là

A. 5. B. 6. C. 8. D. 7. Câu 4: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:

A. anilin, metyl amin, amoniac. B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit. C. anilin, amoniac, natri hiđroxit. D. metyl amin, amoniac, natri axetat.

Câu 5: Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là

A. dung dịch phenolphtalein. B. dung dịch NaOH. C. nước brom. D. giấy quì tím.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. B. Etylamin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, sinh ra bọt khí. C. Benzen làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường. D. Anilin tác dụng với axit nitrơ khi đun nóng, thu được muối điazoni.

Câu 7: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí CO2, 1,4 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A. C3H7N. B. C2H7N. C. C3H9N. D. C4H9N. Câu 8: Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 4. B. 8. C. 5. D. 7. Câu 9: Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là

A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 10: Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là

A. C2H7N. B. C3H7N. C. C3H5N. D. CH5N. Câu 11: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là

A. 46. B. 85. C. 68. D. 45. Câu 12: Người ta điều chế anilin bằng sơ đồ sau:

3o

2 4

+ HNO Fe + HClH SO tBenzen Nitrobenzen Anilin→ →®Æc

®Æc

Biết hiệu suất giai đoạn tạo thành nitrobenzen đạt 60% và hiệu suất giai đoạn tạo thành anilin đạt 50%. Khối lượng anilin thu được khi điều chế từ 156 gam benzen là

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 100: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 100 -

A. 186,0 gam. B. 55,8 gam. C. 93,0 gam. D. 111,6 gam. Câu 13: Muối C6H5N2+Cl- (phenylđiazoni clorua) được sinh ra khi cho C6H5-NH2 (anilin) tác dụng với NaNO2 trong dung dịch HCl ở nhiệt độ thấp (0-5oC). Để điều chế được 14,05 gam C6H5N2+Cl- (với hiệu suất 100%), lượng C6H5-NH2 và NaNO2 cần dùng vừa đủ là

A. 0,1 mol và 0,4 mol. B. 0,1 mol và 0,3 mol. C. 0,1 mol và 0,1 mol. D. 0,1 mol và 0,2 mol

Câu 14: Phát biểu không đúng là: A. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng

với khí CO2 lại thu được axit axetic. B. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch

HCl lại thu được phenol. C. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch

NaOH lại thu được anilin. D. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với

dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat. Câu 15: Phát biểu đúng là:

A. Các chất etilen, toluen và stiren đều tham gia phản ứng trùng hợp. B. Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac. C. Cao su thiên nhiên là sản phẩm trùng hợp của isopren. D. Tính axit của phenol yếu hơn của rượu (ancol).

Câu 16: Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 17: Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 cho kết tủa là

A. CH3COOH. B. CH3OH. C. CH3NH2. D. CH3COOCH3.

Câu 18: Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol (rượu) etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol (rượu) benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 19: Trong số các chất: C3H8, C3H7Cl, C3H8O và C3H9N; chất có nhiều đồng phân cấu tạo nhất là

A. C3H8. B. C3H8O. C. C3H9N. D. C3H7Cl. Câu 20: Số amin thơm bậc một ứng với công thức phân tử C7H9N là

A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 101: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 101 -

20.1D¹NG BµI TËP amin, aminoaxit

Câu 1: Phát biểu không đúng là:

A. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO-. B. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm

cacboxyl. C. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (hay glixin). D. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.

Câu 2: Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua), NH2 – CH2 – CH2 – CH(NH2) – COOH, ClNH3 – CH2 – COOH, HOOC – CH2 – CH2 – CH(NH2) – COOH, NH2 – CH2 – COONa Số lượng các dung dịch có pH < 7 là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2, 0,56 lít khí N2 (các khí đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối H2N-CH2-COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. H2N-CH2-COO-C3H7. B. H2N-CH2-COO-CH3. C. H2N-CH2-CH2-COOH. D. H2N-CH2-COO-C2H5.

Câu 4: Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là

A. H2NC2H3(COOH)2. B. H2NC3H5(COOH)2. C. (H2N)2C3H5COOH. D. H2NC3H6COOH.

Câu 5: Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. CH2=CHCOONH4. B. H2NC2H4COOH. C. H2NCOO-CH2CH3. D. H2NCH2COO-CH3.

Câu 6: Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. CH2=CHCOONH4. B. H2NCH2CH2COOH. C. HCOOH3NCH=CH2. D. H2NCH2COOCH3.

Câu 7: Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 1,64 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. HCOONH3CH2CH3. B. CH3COONH3CH3. C. CH3CH2COONH4. D. HCOONH2(CH3)2.

Câu 8: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là

A. 16,5 gam. B. 14,3 gam. C. 8,9 gam. D. 15,7 gam

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 102: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 102 -

Câu 9: Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là

A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H6 và C4H8. D. C2H4 và C3H6. Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X bằng một lượng oxi vừa đủ tạo ra 8V lít hỗn hợp gồm khí cacbonic, khí nitơ và hơi nước (các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện). Amin X tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, giải phóng khí nitơ. Chất X là

A. CH3-CH2-CH2-NH2. B. CH3-CH2-NH-CH3. C. CH2=CH-NH-CH3. D. CH2=CH-CH2-NH2.

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ, thu được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HCl phản ứng là

A. 0,3. B. 0,1. C. 0,4. D. 0,2. Câu 112: Trung hoà hoàn toàn 8,88 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 17,64 gam muối. Amin có công thức là

A. H2NCH

2CH

2CH

2CH

2NH

2. B. CH

3CH

2CH

2NH

2.

C. H2NCH

2CH

2CH

2NH

2. D. H

2NCH

2CH

2NH

2.

Câu 13: Cho 2,1 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được 3,925 gam hỗn hợp muối. Công thức của 2 amin trong hỗn hợp X là

A. CH3NH2 và (CH3)3N. B. CH3NH2 và C2H5NH2. C. C2H5NH2 và C3H7NH2. D. C3H7NH2 và C4H9NH2.

Câu 14: Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 23,73%. Số đồng phân amin bậc một thỏa mãn các dữ kiện trên là

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 15: Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C3H7O2N là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 16: Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2. Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là:

A. (3), (1), (2). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (1). D. (2), (1), (3). Câu 17: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu?

A. glyxin. B. metylamin. C. axit axetic. D. alanin. Câu 18: Trong các dung dịch CH3-CH2-NH2, H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH(NH2)-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, số dung dịch làm xanh quỳ tím là

A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 19: Amino axit X có phân tử khối bằng 75. Tên của X là

A. alanin. B. glyxin. C. valin. D. lysin. Câu 20: Cho 0,76 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong 0,76 gam X là

A. 0,58 gam. B. 0,31 gam. C. 0,45 gam. D. 0,38 gam.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 103: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 103 -

20.1.1D¹NG BµI TËP THUû PH¢N PEPTIT

Câu 1: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit A mạch hở ( A tạo bởi các amino axit có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxylic) bằng một lượng dd NaOH gấp ba lần lượng cần dùng. Cô cạn dd sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng của A là 58,2 gam. Số liên kết peptit trong A là:

A. 5 B. 15 C. 4 D. 14 Câu 2: Thuỷ phân hoàn toàn 150 g hỗn hợp các đipeptit được 159 g các aminoaxit. Biết rằng các đipeptit được tạo bởi các aminoaxit chỉ chứa một nguyên tử N trong phân tử. Nếu lấy 1/10 khối lượng aminoaxit thu được tác dụng với HCl dư thì lượng muối thu được là:

A. 19,55 gam B. 17,725 gam C. 23,2 gam D. 20,735 gam Câu 3: Khi thủy phân một octapeptit X mạch hở, có công thức cấu tạo là:

Gly-Phe-Tyr-Lys-Gly-Phe-Tyr-Ala thì thu được bao nhiêu tripeptit có chứa Gly? A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 4: Khi thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol peptit X mạch hở (X tạo bởi các amino axit có một nhóm amino và một nhóm cacboxylic) bằng lượng dung dịch NaOH gấp đôi lượng cần phản ứng, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng X là 78,2gam. Số liên kết peptit trong X là:

A. 20 B. 9 C. 18 D. 10 Câu 5: X là một tripeptit được tạo thành từ 1 aminoaxit no, mạch hở có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2 .Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần 2,025 mol O2 thu đươc sản phẩm gồm CO2 ,H2O , N2. Vậy công thức của amino axit tạo nên X là

A. H2NCH2COOH B. H2NC3H6COOH C. H2N-COOH D. H2NC2H4COOH Câu 6: X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit no mạch hở, có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 47,8 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần bao nhiêu mol O2 ?

A. 2,8 mol. B. 2,025 mol. C. 3,375 mol. D. 1,875 mol. Câu 7: Số tripeptit chứa đồng thời các α -aminoaxit: glyxin, alanin và valin là:

A. 5 B. 4 C. 7 D. 6 Câu 8: Thuỷ phân hoàn toàn peptit

2 2 3 2 2H N-CH -CO-HN-CH(CH )-CO-NH-CH(COOH)-(CH ) -COOH thu được sản phẩm là A. không xác định được. B. alanin, glixin. C. axit glutamic, alanin, glixin. D. axit glutamic, alanin.

Câu 9: Peptit X mạch hở có công thức phân tử là C14H26O5N4. Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol X trong dung dịch NaOH đun nóng thu được m gam hỗn hợp muối của các α-aminoaxit (các α-aminoaxit đều chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2). Giá trị của m là

A. 47,2 gam B. 49,4 gam C. 51,2 gam D. 49,0 gam Câu 10: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit X mạch hở thu được 2 mol alanin; 1 mol glyxin; 1 mol valin. Mặt khác, khi thủy phân không hoàn toàn peptit X thì thu được 3 đipeptit là Ala-Gly và Val-Ala và Ala-Ala . Vậy công thức cấu tạo của X là:

A. Gly-Ala-Ala-Val B. Ala-Ala-Gly-Val C. Ala-Gly-Val-Ala D. Val-Ala-Ala-Gly

Câu 11: Peptit H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH2COOH có tên viết tắt là A. Gly-ala-gly B. Gly-gly-ala C. Ala-gly-gly D. Ala-gly-ala

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 104: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 104 -

Câu 12: Thủy phân hoàn toàn a gam đipeptit Glu-Gly trong dung dịch KOH dư, đun nóng thu được 40,32 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là:

A. 24,48 gam. B. 34,5 gam. C. 33,3 gam. D. 35,4 gam. Câu 13: Đipeptit X, hexapeptit Y đều mạch hở và cùng được tạo ra từ 1 amino axit no, mạch hở trong phân tử có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 13,2 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, làm khô cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được 22,3 gam chất rắn. Vậy khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thì cần ít nhất bao nhiêu mol O2 nếu sản phẩm cháy thu được gồm CO2, H2O, N2 ?

A. 2,25 mol. B. 1,35 mol. C. 0,975 mol. D. 1,25 mol. Câu 14: X và Y lần lượt là các tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một amoni axit no mạch hở, có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?

A. 87,3 gam B. 9,99 gam C. 107,1 gam D. 94,5 gam Câu 15: Thủy phân hoàn toàn a gam đipeptit Glu-Ala trong dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 45,3 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là:

A. 34,5 gam. B. 33,3 gam. C. 35,4 gam. D. 32,7 gam. Câu 16: Lấy 8,76 g một đipeptit tạo ra từ glyxin và alanin cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M. Thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng là:

A. 0,12 lít B. 0,24 lít C. 0,06 lít D. 0,1 lít Câu 17: Đipeptit X, pentapeptit Y đều mạch hở và cùng được tạo ra từ 1 amino axit no, mạch hở trong phân tử có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Thuỷ phân hoàn toàn 16 gam X trong dung dịch HCl dư, làm khô cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được 25,1 gam chất rắn. Vậy khi đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y thì cần ít nhất bao nhiêu mol O2 nếu sản phẩm cháy thu được gồm CO2, H2O, N2 ?

A. 3,75 mol. B. 3,25 mol. C. 4,00 mol. D. 3,65 mol. Câu 18: Cho 0,02 mol một tripeptit X (Ala-Gly-Glu) phản ứng vừa hết với lượng cực đại là V ml dung dịch NaOH 0,5M.Giá trị của V là

A. 120ml B. 160ml C. 140ml D. 180ml Câu 19: Thủy phân 445,05 gam peptit Val-Gly-Gly-Val-Gly thu được hỗn hợp X gồm 127,5 gam Gly; 163,8 gam Val; 39,6 gam Gly-Gly; 87 gam Val-Gly; 23,1 gam Gly-Val-Gly và m gam một pentapeptit X1. Giá trị của m là

A. 77,400. B. 4,050. C. 58,050. D. 22,059. Câu 20: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 30. B. 90. C. 45. D. 120.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 105: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 105 -

20.1.2D¹NG BµI TËP THUû PH¢N PEPTIT

Câu 1: Thủy phân hết hỗn hợp gồm m gam tetrapeptit Ala-Gly-Ala-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 21,7 gam Ala-Gly-Ala, 7,5 gam Gly và 14,6 gam Ala – Gly. Giá trị của m là :

A. 41,1 gam. B. 43,8 gam. C. 42,16 gam. D. 34,8 gam. Câu 2: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là

A. 66,44. B. 111,74. C. 81,54. D. 90,6. Câu 3: Thủy phân hoàn toàn 60 gam hỗn hợp hai đipeptit thu được 63,6 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong

phân tử). Nếu cho 110

hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung

dịch, thì lượng muối khan thu được là A. 7,82 gam. B. 16,30 gam. C. 7,09 gam. D. 8,15 gam.

Câu 4: Chất hữu cơ X mạch hở có dạng H2N-R-COOR' (R, R' là các gốc hiđrocacbon), phần trăm khối lượng nitơ trong X là 15,73%. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, toàn bộ lượng ancol sinh ra cho tác dụng hết với CuO (đun nóng) được anđehit Y (ancol chỉ bị oxi hoá thành anđehit). Cho toàn bộ Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 12,96 gam Ag kết tủa. Giá trị của m là

A. 2,67. B. 4,45. C. 5,34. D. 3,56. Câu 5: X là một Tetrapeptit cấu tạo từ Aminoacid A,trong phân tử A có 1(-NH2) + 1(-COOH), no,mạch hở.Trong A Oxi chiếm 42,67% khối lượng . Thủy phân m gam X trong môi trường acid thì thu được 28,35(g) trpeptit; 79,2(g) đipeptit và 101,25(g) A. Giá trị của m là?

A. 184,5. B. 258,3. C. 405,9. D. 202,95. Câu 6: Thủy phân hoàn toàn 143,45 gam hỗn hợp A gồm hai tetrapeptit thu được 159,74 gam hỗn hợp X gồm các Aminoacid (Các Aminoacid chỉ chứa 1nhóm COOH và 1 nhóm NH2 ). Cho tòan bộ X tác dụng với dung dịch HCl dư,sau đó cô cạn dung dịch thì nhận được m(gam) muối khan. Tính khối lượng nước phản ứng và giá trị của m lần lượt bằng?

A. 8,145(g) và 203,78(g). B. 32,58(g) và 10,15(g). C. 16,2(g) và 203,78(g) D. 16,29(g) và 203,78(g).

Câu 7: Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo ra từ một Aminoacid X mạch hở ( phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 ) .Phần trăm khối lượng Nito trong X bằng 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m(g) hỗn hợp M,Q(có tỉ lệ số mol 1:1) trong môi trường Acid thu được 0,945(g) M; 4,62(g) đipeptit và 3,75 (g) X.Giá trị của m?

A. 4,1945(g). B. 8,389(g). C. 12,58(g). D. 25,167(g). Câu 8: X là một Hexapeptit cấu tạo từ một Aminoacid H2N-CnH2n-COOH(Y) . Y có tổng % khối lượng Oxi và Nito là 61,33%. Thủy phân hết m(g) X trong môi trường acid thu được 30,3(g) petapeptit, 19,8(g) đieptit và 37,5(g) Y. Giá trị của m là?

A. 69 gam. B. 84 gam. C. 100 gam. D. 78 gam. Câu 9: Thủy phân hoàn toàn 1 mol Pentapeptit(X) thu được 3 mol Gli; 1 mol Ala; 1 mol Phe. Khi thủy phân không hoàn toàn (X) thu được hỗn hợp gồm Ala-Gli ; Gli-Ala và không thấy tạo ra Phe-Gli.Xác định CTCT của Petapeptit?

A. Gli-Gli-Ala-Gli-Phe B. Gli- Ala- Gli -Phe-Gli C. Gli-Phe-Gli-Ala-Gli D. Gli- Gli-Gli-Ala- Phe

Câu 10: X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit (A) no, mạch hở có 1 nhóm –COOH ; 1 nhóm –NH2. Trong A %N = 15,73% (về khối lượng). Thủy phân m gam X trong môi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 106: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 106 -

trường axit thu được 41,58 gam tripeptit ; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị của m là :

A. 149 gam. B. 161 gam. C. 143,45 gam. D. 159 gam. Câu 11: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3 với 780 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. m có giá trị là :

A. 68,1 gam. B. 64,86 gam. C. 77,04 gam. D. 65,13 gam. Câu 12: Khi thủy phân hoàn toàn 55,95 gam một peptit X thu được 66,75 gam alanin (amino axit duy nhất). X là :

A. tripeptit. B. tetrapeptit. C. pentapeptit. D. đipeptit. Câu 13: Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một peptit X thu được 22,25 gam alanin và 56,25 gam glyxin. X là :

A. tripeptit. B. tetrapeptit. C. pentapeptit. D. đipeptit. Câu 14: Thuỷ phân hoàn toàn 500 gam một oligopeptit X (chứa từ 2 đến 10 gốc α-amino axit) thu được 178 gam amino axit Y và 412 gam amino axit Z. Biết phân tử khối của Y là 89. Phân tử khối của Z là :

A. 103. B. 75. C. 117. D. 147. Câu 15: Tripeptit X có công thức sau :

H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH3)–COOH Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn

thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là : A. 28,6 gam. B. 22,2 gam. C. 35,9 gam. D. 31,9 gam.

Câu 16: Protein A có khối lượng phân tử là 50000 đvC. Thuỷ phân 100 gam A thu được 33,998 gam alanin. Số mắt xích alanin trong phân tử A là :

A. 191. B. 38,2. C. 231 D. 561,8. Câu 17: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit A thì thu được 3 mol glyxin ; 1 mol alanin và 1mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly ; Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit A lần lượt là :

A. Gly, Val. B. Ala, Val. C. Gly, Gly. D. Ala, Gly. Câu 18: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. hất X có công thức là

A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val. B. Gly-Ala-Val-Val-Phe. C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly. D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.

Câu 19: Công thức nào sau đây của pentapeptit (A) thỏa điều kiện sau ? Thủy phân hoàn toàn 1 mol A thì thu được các α - amino axit là : 3 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin. Thủy phân không hoàn toàn A, ngoài thu được các amino axit thì còn thu được 2 đipeptit : Ala-Gly ; Gly-Ala và 1 tripeptit Gly-Gly-Val.

A. Ala-Gly-Gly-Gly-Val. B. Gly- Gly-Ala-Gly-Val. C. Gly-Ala-Gly-Gly-Val. D. Gly-Ala-Gly-Val-Gly.

Câu 20: X là hexapeptit Ala–Gli–Ala–Val–Gli–Val. Y là tetrapeptit Gli–Ala–Gli–Glu

Thủy phân m gam hỗn hợp gốm X và Y trong môi trường axit thu được 4 loại aminoaxit trong đó có 30 gam glixin và 28,48 gam alanin. m có giá trị là :

A. 87,4 gam B. 73,4 gam C. 77,6 gam D. 83,2 gam

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 107: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 107 -

21D¹NG BµI TËP POLIME

Câu 1: Trong bốn polime cho dưới đây, theo nguồn gốc, polime cùng loại polime với tơ capron là

A. tơ nilon- 6,6 B. xenlulozơ trinitrat C. cao su thiên nhiên. D. tơ tằm Câu 2: Đồng trùng hợp 2,3-đimetyl buta-1,3-đien với acrilonitrin(vinyl xianua) theo tỉ lệ tương ứng x:y thu được một loại polime. Đốt cháy hoàn toàn một lượng polime này trong ôxi vừa đủ thu được hỗn hợp khí và hơi (CO2, H2O, N2) trong đó có 57,69% CO2 về thể tích. Tỉ lệ x:y khi tham gia trùng hợp là bao nhiêu

A. x:y ≈ 2:3 B. x:y ≈ 1:3 C. x:y ≈ 3:5 D. x:y ≈ 3:2 Câu 3: Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Tơ lapsan. B. Tơ vinilon. C. Tơ olon. D. Tơ clorin. Câu 4: Polime nào có cấu trúc mạch phân nhánh ?

A. poli isopren B. PVC C. Amilopectin D. PE Câu 5: Trong các loại tơ sau : Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat, tơ olon , tơ enang , nilon-6,6. Số tơ được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là

A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 6: Sơ đồ phản ứng đơn giản nhất điều chế nhựa novolac (dùng để sản xuất bột ép, sơn) như sau:

+ nCH2=On

nn CH2OH

OH OHCH2

OHH

+, 75

0C

- nH2O

nhựa novolac Để thu được 10,6 kg nhựa novolac thì cần dùng x kg phenol và y kg dung dịch fomalin

40% (hiệu suất quá trình điều chế là 80%). Giá trị của x và y lần lượt là A. 10,2 và 9,375. B. 11,75 và 3,75. C. 11,75 và 9,375. D. 9,4 và 3,75.

Câu 7: Cho các polime sau: polieilen; poliacrilonitrin; tơ visco, nhựa novolac, xenlulozơ, caosu lưu hoá, cao su buna-N, tơ nilon-6,6. Số polime tổng hợp là:

A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 8: Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl clorua); thủy tinh plexiglas; teflon; nhựa novolac; tơ visco, tơ nitron, cao su buna. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:

A. 6 B. 5 C. 4 D. 7 Câu 9: Khi cho một loại cao su Buna-S tác dụng với brom(trong CCl4) người ta nhận thấy cứ 1,05 gam cao su đó có thể tác dụng hết với 0,8g brom. Tỉ lệ giữa số mắt xích butadien và stiren trong loại cao su nói trên là

A. 3:2 B. 3:4 C. 4:4 D. 2:3 Câu 10: Dãy các gồm các polime tổng hợp là:

A. Nilon-6; polietilen; protêin; polistiren. B. Polipropilen; poli(vinylclorua); visco; nilon-6. C. Poli(vinyl clorua); polietilen; tơ axetat; polistiren. D. Polietilen; polistiren; nilon-6; poli(vinylclorua).

Câu 11: Nhóm polime nào dưới đây gồm các polime thuộc loại poliamit? A. Tơ tằm, tơ capron, nilon-6,6, lông cừu B. Tơ visco, tơ tằm, cao su buna, cao su lưu hóa C. Tơ lapsan, nhựa PVC, tơ tằm, tơ axetat D. Tơ nitron, tơ tằm, tơ nilon-7, tơ nilon-6,6

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 108: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 108 -

Câu 12: Khi tiến hành đồng trùng hợp acrilonitrin và buta-1,3-đien thu được một loại cao su Buna-N chứa 8,69% Nitơ về khối lượng. Tỉ lệ số mol acrilonitrin và buta-1,3- đien trong cao su thu được là

A. 1:1 B. 2:1 C. 3:1 D. 1:2 Câu 13: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en. B. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen. C. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en. D. 1,2-đicloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.

Câu 14: Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp? A. Tơ nitron. B. Tơ xenlulozơ axetat. C. Tơ nilon-6,6. D. Tơ visco.

Câu 15: Cho sơ đồ chuyển hóa (mỗi mũi tên là một phản ứng): CH4 → X → Y → Z → Poli(vinyl axetat). Các chất X, Y lần lượt là

A. CH3OH và CH3COOH. B. C2H2 và CH3CHO. C. HCHO và CH3OH. D. C2H2 và CH3COOH.

Câu 16: Dãy các chất đều bị thuỷ phân trong dung dịch NaOH loãng, nóng là A. nilon-6, protein, nilon-7, anlyl clorua, vinyl axetat, tơ lapsan. B. vinyl clorua, glyxylalanin, poli(etylen-terephtalat), poli(vinyl axetat), nilon-6,6. C. mantozơ, protein, poli(etylen-terephtalat), poli(vinyl axetat), etylclorua. D. nilon-6, tinh bột, poli(vinylclorua), tơ visco, anlyl clorua, poli acrilonitrin.

Câu 17: Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl clorua); thủy tinh plexiglas; teflon; nhựa novolac; tơ visco, tơ nitron, cao su buna, tơ capron Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:

A. 7 B. 5 C. 6 D. 4 Câu 18: Có thể điều chế cao su buna (X) từ các nguồn thiên nhiên theo các sơ đồ sau. Hãy chỉ ra sơ đồ sai

A. Xenlulozơ → glucozơ → C2H4 → C2H5OH → Buta-1,3-đien → X. B. CH4 → C2H2 →C4H4 → Buta-1,3-đien → X. C. Tinh bột → glucozơ → C2H5OH → Buta-1,3-đien→ X. D. CaCO3 → CaO → CaC2 → C2H2 →C4H4 → Buta-1,3-đien → X.

Câu 19: Dãy gồm các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng: A. Tơ lapsan, poli(metyl metacrylat), tơ xenlulozơ axetat. B. Tơ lapsan, nhựa novolac, tơ nilon-6,6. C. Polistiren, tơ lapsan, nhựa novolac, tơ nilon-6,6. D. Tơ lapsan, tơ nitron, cao su buna, nhựa novolac.

Câu 20: Tơ nào sau đây được điều chế từ polime trùng hợp? A. Tơ capron. B. Tơ Axetat. C. Tơ lapsan. D. Tơ nilon-6,6.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 109: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 109 -

21.1D¹NG BµI TËP POLIME

Câu 1: (ĐH_ A_2012): Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp? A. Tơ nitron. B. Tơ visco. C. Tơ xenlulozơ axetat. D. Tơ nilon-6,6.

Câu 2: (ĐH_ A_2012): Có các chất sau: keo dán ure-fomanđehit; tơ lapsan; tơ nilon-6,6; protein; sợi bông; amoni axetat; nhựa novolac. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm -NH-CO-?

A. 6. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 3: (ĐH_ B_2012): Các polime thuộc loại tơ nhân tạo là

A. tơ visco và tơ nilon-6,6. B. tơ tằm và tơ vinilon. C. tơ nilon-6,6 và tơ capron. D. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat.

Câu 4: (ĐH_ B_2012): Cho các chất: caprolactam (1), isopropylbenzen (2), acrilonitrin (3), glyxin (4), vinyl axetat (5). Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là

A. (1), (2) và (3). B. (1), (2) và (5). C. (1), (3) và (5). D. (3), (4) và (5). Câu 5: (CĐ_2012): Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên. B. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp. C. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng. D. Tơ nilon–6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.

Câu 6: Lấy 21,36 gam cao su isopren đã được lưu hóa đem đốt cháy hoàn toàn bằng oxi vừa đủ, sau phản ứng ngưng tụ hết hơi nước thì còn lại 34,272 lít khí (đktc). Trung bình cứ bao nhiêu mắt xích isopren thì có 1 cầu nối đisufua (–S-S–)?

A. 20 B. 46 C. 18 D. 23 Câu 7: Cho 2,721 gam cao su buna-S tác dụng vừa hết với dung dịch chứa 3,53 gam brom. Tỉ lệ số mắt xích giữa butađien và stiren trong loại cao su đó là

A. 2 : 1. B. 1 : 2. C. 1 : 1. D. 3 : 2. Câu 8: Thuỷ phân 500 gam anbumin (trong huyết thanh của máu, có phân tử khối là 66500) thu được 125 gam axit glutamic. Số mắt xích của axit glutamic có trong anbumin là

A. 113. B. 133. C. 103. D. 121. Câu 9: Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl clorua); thủy tinh plexiglas; teflon; nhựa novolac; tơ visco, tơ nitron, cao su buna, tơ capron Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:

A. 7 B. 5 C. 6 D. 4 Câu 10: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

A. etilen, axetilen, propen, clobenzen. B. axit acrylic, stiren, toluen, vinyl clorua. C. etylenglicol, stiren, but-2-en, anlyl clorua. D. ancol anlylic, stiren, caprolactam, isopren.

Câu 11: Clo hoá PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là

A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 12: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC . Để tổng hợp 150 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của từng giai đoạn là 80%)

A. 262,50. B. 131,25. C. 134,40. D. 168,00. Câu 13: Phương pháp điều chế polime nào sau đây là đúng:

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 110: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 110 -

A. Đồng trùng ngưng buta-1,3-đien và vinylxianua để điều chế cao su buna-N B. Trùng hợp caprolactam tạo tơ nilon-6 C. Trùng hợp ancol vinylic để điều chế poli(vinyl ancol) D. Đồng trùng hợp axit terephtalic và etylen glicol để điều chế được poli(etylen-terephtalat)

Câu 14: Dãy gồm các polime đều có cấu trúc mạch phân nhánh là A. amilozơ, xenlulozơ. B. nhựa rezol, poli(vinyl clorua). C. amilopectin, glicogen. D. amilopectin, cao su buna-S.

Câu 15: Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon – 6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 16: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon – 6,6. Số tơ tổng hợp là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 17: Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon – 7 ; (4) poli(etylen – terephtalat); (5) nilon – 6,6 ; (6) poli(vinyl axetat); (7) poli(phenol – fomanđehit), (8) tơ olon. Các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng gồm

A. (3), (4), (5), (6)(8). B. (2), (3), (5), (7). C. (3), (4), (5), (7). D. (1), (3), (4), (5). Câu 18: Dãy nào sau đây chỉ gồm các polime có cấu trúc không phân nhánh?

A. polibutadien, caosu lưu hoá, amilozơ, xenlulozơ. B. PVC, poli isopren, amilozơ, xenlulozơ, poli stiren. C. PVC,polibutadien,xenlulozơ, nhựa bakelit. D. polibutadien, poliisopren, amilopectin, xelulozơ

Câu 19: Loại tơ nào dưới đây thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét?

A. Tơ capron. B. Tơ nilon-6,6. C. Tơ nitron. D. Tơ lapsan. Câu 20: Nhóm các vật liệu được điều chế từ polime tạo ra do phản ứng trùng hợp là

A. Tơ lapsan, tơ axetat, thuỷ tinh plexiglas, poli(vinyl) clorua, polietilen B. Tơ nilon-6,6, poli(metyl metacrylat) , thuỷ tinh plexiglas, tơ nitron C. Cao su, tơ lapsan, thuỷ tinh plexiglas, poli(vinyl) clorua, tơ nitron D. Cao su, tơ capron , thuỷ tinh plexiglas, poli(vinyl) clorua, tơ nitron

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 111: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 111 -

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn m(g) Fe vào dung dịch HNO3 loãng thu được 0,448(l) khí NO duy nhất đkc.Gía trị của m ?

A. 0,56g B. 5,6g C. 1,12g D. 11,2g Câu 2: Hòa tan hoàn toàn m(g) Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thu được hỗn hợp gồm 0,015mol khí N2O và 0,01 mol khí NO. Gía trị của m là ?

A. 8,1g B. 10,8g C. 13,5g D. 1,35g Câu 3: Cho 14,4g Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được khí A không màu hóa nâu trong không khí. Tính thể tích của khí A thu được ?

A. 13,44(l) B. 6,72(l) C. 1,12(l) D. 3,36(l) Câu 4: Cho 3,12g hỗn hỗn hợp A gồm Mg và Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,896(l) khí N2O duy nhất đkc. Khối lượng Al có trong hỗn hợp ?

A. 0,96g B. 9,6g C. 2,16g D. 21,6g Câu 5: Hòa tan hết 6g kim loại X vào dung dịch HNO3 dư thu được 1,12(l) khí N2 duy nhất ở đkc. X là ?

A. Cu B. Mg C. Zn D. Al Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 0,9g kim loại X vào dung dịch HNO3 ta thu được 0,28(l) khí N2O đkc. Vậy X là ?

A. Cu B. Mg C. Zn D. Al Câu 7: Cho 11g hỗn hợp 2 kim loại Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư ta thu được 6,72(l) khí NO đkc duy nhất. Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp ban đầu là ?

A. 4,4g và 6,6g B. 4,6g và 6,4g C. 5,4g và 5,6g D. 5,6g và 5,4g Câu 8: Cho 24g hỗn hợp 2 kim loại Al và Mg vào dung dịch HNO3 đặc nguội dư ta thu được 17,92(l) khí NO2 đkc duy nhất. Thành phần % về khối lượng của Al và Mg trong hỗn hợp ban đầu là ?

A. 40% và 60% B. 80% và 20% C. 20% và 80% D. 60% và 20% Câu 9: Hòa tan 13,5g Al vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí NO, N2O. Tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 bằng 19,2. Thể tích mỗi khí đkc là ?

A. 3,36 và 1,12(l) B. 4,48 và 3,36(l) C. 2,24 và 3,36(l) D. Đáp án khác Câu 10: Hòa tan m(g) Cu vào dung dịch HNO3 dư thu được 1,12(l) hỗn hợp khí NO, NO2. Tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 bằng 16,6. Gía trị của m là ?

A. 4,16g B. 2,08g C. 3,9g D. 2,38g Câu 11: Cho hỗn hợp Zn và ZnO tác dụng hết trong dung dịch HNO3 loãng tạo ra dung dịch có chứa 4g NH4NO3 và 56,7g Zn(NO3)2. Khối lượng Zn trong hỗn hợp ?

A. 65g B. 6,5g C. 1,3g D. 13g Câu 12: Hòa tan 27g Al vào 1(l) dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí NO và NO2. Tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 bằng 19. Dung dịch HNO3 có nồng độ ban đầu là ?

A. 0,45M B. 0,045M C. 4,5M D. 5,4M Câu 13: Dung dịch X gồm H2SO4 0,5M loãng và HNO3 1M. Cho 6,4g Cu vào 120ml dung dịch X thu được một khí Y không màu hóa nâu trong không khí. Thể tích khí Y thu được đkc là ?

A. 0,67(l) B. 1,344(l) C. 0,896(l) D. 0,672(l)

22.1D¹NG BT kim lo¹i vµ hîp kim

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 112: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 112 -

Câu 14: Hoà tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp gồm Mg và Al vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng lên 7g. Số mol axit HCl đã tham gia phản ứng trên là ?

A. 0,8 mol B. 0,08 mol C. 0,04 mol D. 0,4 mol Câu 15: Hoà tan hoàn toàn 20g hỗn hợp Mg, Ca và Fe vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch được 27,1g muối khan. Thể tích khí thu được ở đkc là ?

A. 2,24(l) B. 3,36(l) C. 6,72(l) D. 8,96(l)

Câu 16: Cho 1,35g hỗn hợp gồm Cu, Mg Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04mol NO2 . Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch phản ứng là ?

A. 5,69g B. 3,79g C. 8,53g D. 9,48g Câu 17: Cho m(g) Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thì thấy thoát ra 11,2(l) ở đkc hỗn hợp khí A gồm 3 khí N2, NO, N2O có tỷ lệ số mol tương ứng là 2:1:2. Gía trị của m là ?

A. 2,7g B. 16,8g C. 3,51g D. 35,1g Câu 18: Cho 27,4g Ba vào 500g dung dịch hỗn hợp (NH4)2SO4 1,32% và CuSO4 2% rồi đun nóng để đuổi hết NH3. Sau khi kết thúc tất cả các phản ứng ta thu được hỗn hợp khí A, kết tủa B và dung dịch C. Thể tích khí A ở đkc là

A. 6,72(l) B. 2,24(l) C. 4,48(l) D. 3,36(l) Câu 19: Hoà tan hoàn toàn 9,28g hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn với số mol bằng nhau trong một lượng vừa đủ H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch Y và 0,07mol một sản phẩm A duy nhất chứa lưu huỳnh. A là ?

A. H2S B. S C. SO3 D. SO2 Câu 20: Hoà tan hết 7,3g hỗn hợp Na và Al cho vào nước chỉ thu được dung dịch nước lọc và 0,25mol H2. Số mol Na trong hỗn hợp là ?

A. 0,125 mol B. 0,2 mol C. 0,25 mol D. 0,1 mol

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 113: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 113 -

21.2D¹NG BµI TËP DaY §IÖN HãA, QUY T¾C ANPHA

Câu 1: Cho 13,5 gam Al vào 450 ml hỗn hợp dung dịch chứa HCl 1M và CuSO4 1M, đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn có khối lượng là:

A. 30,15 B. 28,8 C. 9,45 D. 34,2 Câu 2: Sắp xếp các kim loại sau theo thứ tự giảm dần tính dẫn điện:

A. Au, Ag, Cu, Al, Fe B. Ag, Cu, Au, Al, Fe C. Au, Fe, Cu, Ag, Al. D. Al, Ag, Au, Cu, Fe

Câu 3: Cho 5,4 gam Al phản ứng với 300 ml dung dịch hỗn hợp FeCl3 1M và HCl 1,5M, đến khi phản ứng kết thúc thấy thoát ra V lít khí ở đktc. Giá trị của V là:

A. 6,72 B. 10,08 C. 3,36 D. 4,48 Câu 4: Cho 16,2 gam Al phản ứng với 200 ml hỗn hợp dung dịch gồm HCl 2,25M và FeCl3 1,5M, đến khi phản ứng kết thúc thu được số gam chất rắn là:

A. 16,8 B. 20,85 C. 9,45 D. 24,325 Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm x mol Mg; 0,15 mol Al tác dụng với 150 ml dd FeCl3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 11,1g chất rắn. Tìm x?

A. 0,1 mol B. 0,15 mol C. 0,2 mol D. 0,05 mol Câu 6: Cho 10,8 gam Al phản ứng với 150 ml hỗn hợp dung dịch gồm HCl 3M và FeCl3 2M, đến khi kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 12,6 B. 16,8 C. 14 D. 4,05 Câu 7: Cho 42,25 gam Zn vào 400 ml dung dịch dung dịch chứa AgNO3 0,5M và Fe(NO3)3 0,75M, đến khi ngừng phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 21,6 B. 38,4 C. 47,6 D. 44,9 Câu 8: Cho 32,5 gam Zn phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch AgNO3 1M và Fe(NO3)3 1,5M thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 35,6 B. 38,4 C. 47,6 D. 28,125 Câu 9: Cho 0,8 mol bột Mg vào dung dịch chứa 0,6 mol FeCl3 và 0,2 mol CuCl2. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

A. 114,1 gam B. 123,6 gam C. 143,7 gam D. 101,2 gam Câu 10: Cho thanh sắt nặng m gam tác dụng 200 ml hh AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,1M .Sau một thời gian thấy khối lượng thanh sắt nặng (m+1,72) gam. Tìm khối lượng Fe đã tham gia phản ứng

A. 5,6 B. 1,4 C. 1,12 D. 1,68 Câu 11: Cho 8,4 gam Fe phản ứng với 200 ml dung dịch AgNO3 1M, đến khi phản ứng kết thúc. Cho tiếp dung dịch HCl dư vào hỗn hợp thu được sau phản ứng trên, đến khi không còn thấy chất khí thoát ra thu được V lít khí NO ở đktc.

A. 1,12 B. 1,493 C. 2,613 D. 3,36 Câu 12: Cho 5,6 gam Fe phản ứng với 250 ml dung dịch AgNO3 1M đến khi phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 21,6 B. 27 C. 31,67 D. 18,25 Câu 13: Ngâm một lá Zn sạch trong 500 ml dd AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy lá Zn ra khỏi dd rữa nhẹ, sấy khô thấy khối lượng lá Zn tăng thêm 22,65g . Nồng độ mol/ l của dd AgNO3 là bao nhiêu?

A. 1,5M B. 0,5M C. 0,8M D. 0,6M

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 114: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 114 -

Câu 14: Cho 8,4 gam Fe vào 200 ml dung dịch AgNO3 1,875M đến khi phản ứng kết thúc thu được hỗn hợp A. Cho thêm 3,3 gam Mg vào hỗn hợp A thu được ở trên đến khi phản ứng dừng lại thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?

A. 42,9 B. 40,5 C. 46,1 D. 40,1 Câu 15: Cho 3,6 gam Mg vào 200 ml hỗn hợp dung dịch gồm AgNO3 1M và Cu(NO3)2 1M đến khi phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 24,8 B. 34,4 C. 9,6 D. 22,8 Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Mg và Fe (trong đó Mg chiếm 30% về khối lượng) vào dung dịch HNO3 loãng tạo ra sản phẩm khử của nitơ là khí NO duy nhất. Tìm số mol HNO3 tối thiểu để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp trên.

A. 0,8 mol B. 1 mol C. 0,7 mol D. 0,65 mol Câu 17: Bột Cu có lẫn tạp chất là bột Zn, Mg và bột Pb. Dùng hóa chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất

A. dd Cu(NO3)2 dư B. dd Pb(NO3)2 dư C. dd ZnCl2 D. dd AgNO3 Câu 18: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là

A. Fe(NO3)2 và AgNO3. B. AgNO3 và Zn(NO3)2. C. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2.

Câu 19: Cho 1,152 gam hỗn hợp Fe, Mg tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Sau khi phản ứng xong thu được 8,208 gam kim loại. Vậy % khối lượng của Mg là:

A. 63,542% B. 41,667% C. 72,92% D. 62,50% Câu 20: Cho 5,5 gam hỗn hợp bột Fe, Mg, Al vào dung dịch AgNO3 dư thu được x gam chất rắn. Cho NH3 dư vào dung dịch thu được sau phản ứng, lọc kết tủa nhiệt phân không có không khí được 9,1 gam chất rắn Y. x có giá trị là :

A. 48,6 B. 10,8 C. 32,4 D. 28,0

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 115: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 115 -

21.2.1D¹NG BµI TËP DaY §IÖN HãA, QUY T¾C ANPHA

Câu 1: Hoà tan 5.4 gam bột Al vào 150 ml dung dịch A chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được m gam rắn. Giá trị của m là

A. 10.95 B. 13.20 C. 13.80 D. 15.20 Câu 2: Nung một thanh Mg vào dung dịch chứa 0,6 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra và cân lại thì thấy khối lượng thanh tăng 11,6 gam. Khối lượng Mg đã phản ứng là:

A. 6,96gam B. 21 gam C. 20,88gam D. 2,4gam Câu 3: Cho hỗn hợp bột gồm 5,4 gam Al và 11,2 gam Fe vào 900ml dung dịch AgNO3 1M . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. m có giá trị là

A. 97,2. B. 98,1. C. 102,8. D. 100,0. Câu 4: Cho 300 ml dung dịch AgNO3 vào 200 ml dd Fe(NO3)2 sau khi phản ứng kết thúc thu được 19,44 gam chất rắn và dd X trong đó số mol của Fe(NO3)3 gấp đôi số mol của Fe(NO3)2 còn dư. Dung dịch X có thể tác dụng tối đa hoàn toàn bao nhiêu gam hỗn hợp bột kim loại gồm Al và Mg có tỉ lệ số mol tương ứng là 1: 3 ?

A. 11,88 gam. B. 7,92 gam. C. 8,91 gam. D. 5,94 gam. Câu 5: Cho 0,96 gam bột Mg vào 100 ml dd gồm Cu(NO3)2 1M và AgNO3 0,2 M. Khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn A và dd B. Sục khí NH3 dư vào B, lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn có khối lượng là

A. 1,2 gam B. 1,6 gam C. 1,52 gam D. 2,4 gam Câu 6: Cho 29,8 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào 600 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 30,4 gam hỗn hợp kim loại. Phần trăm về khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là

A. 56,37%. B. 64,42%. C. 43,62%. D. 37,58%. Câu 7: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là

A. 2,80. B. 2,16. C. 4,08. D. 0,64. Câu 8: Cho 4,8 gam Mg vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X, cô cạn dung dịch X được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 34,9. B. 25,4. C. 31,7. D. 44,4. Câu 9: Cho 0,01 mol Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,025 mol AgNO3, sau phản ứng thu được chất rắn X và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là (Cho Fe = 56, Ag=108, N=14, O=16)

A. 2,11 gam. B. 1,80 gam. C. 1,21 gam. D. 2,65 gam. Câu 10: Cho m(gam) kim loại Fe vào 1 lít dung dịch chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,1M. Sau phản ứng người ta thu được 15,28g rắn và dung dịch X. Giá trị của m là

A. 6,72. B. 2,80. C. 8,40. D. 17,20. Câu 11: Cho m (g) bột Fe vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 1M và AgNO3 4M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch 3 muối ( trong đó có một muối của Fe) và 32,4 g chất rắn. Giá trị của m là

A. 11,2. B. 16,8. C. 8,4. D. 5,6. Câu 12: Cho 0,2 mol Fe vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,2 mol Fe(NO3)3 và 0,2 mol AgNO3. Khi phản ứng hoàn toàn, số mol Fe(NO3)3 trong dung dịch sau phản ứng bằng :

A. 0,3. B. 0,2. C. 0,4. D. 0,0.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 116: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 116 -

Câu 13: Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là

A. 6,40. B. 16,53. C. 12,00. D. 12,80. Câu 14: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7gam Al và 5,6gam Fe vào 550ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Gía trị của m là :

A. 59,4. B. 64,8. C. 32,4. D. 54. Câu 15: Cho 11,20 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,25M và FeCl3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 12,00 B. 8,00 C. 6,00 D. 5,60 Câu 16: Cho hỗn hợp rắn A gồm 5,6 gam Fe và 6,4 gam Cu tác dụng với 300 ml dung dịch AgNO3 2M khi phản ứng hoàn toàn khối lượng chất rắn thu được là

A. 21,6 gam. B. 43,2 gam. C. 54,0 gam. D. 64,8 gam. Câu 17: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên?

A. 1,8. B. 1,5. C. 1,2. D. 2,0. Câu 18: Dung dịch X có chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ. Thêm một lượng hỗn hợp gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe vào 100 ml dung dịch X cho tới khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y gồm 3 kim loại. Cho Y vào HCl dư giải phóng 0,07 gam khí. Nồng độ mol/lít của hai muối là

A. 0,30. B. 0,40 . C. 0,63. D. 0,42. Câu 19: Cho m (g) bột Fe vào 100ml dd gồm Cu(NO3)2 1M và AgNO3 3M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch 3 muối . Giá trị của m là

A. 5,6 B. 16,8 C. 22,4 D. 6,72 Câu 20: Cho m(g) Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0.25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 19,44g kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 8,4g bột sắt vào dd X, sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được 9,36g kết tủa. Giá trị của m là:

A. 4,8g B. 4,32g C. 4,64g D. 5,28g

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 117: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 117 -

22.3D¹NG PIN §IÖN HãA, ¡N MßN KIM LO¹I

Câu 1: Cho suất điện động chuẩn của các pin điện hoá: Zn-Cu là 1,1V; Cu-Ag là 0,46 V. Biết thế điện cực chuẩn 2+

oZn /Zn

E và 2+oCu /Cu

E có giá trị lần lượt là: A. -0,76V và +0,34V. B. -1,46V và -0,34V. C. +1,56V và +0,64V. D. -1,56V và +0,64V.

Câu 2: Pin điện hóa Zn-Cu trong quá trình phóng điện xảy ra phản ứng: Zn(r) + Cu2+(dd) → Zn2+(dd) + Cu(r) Eo(Zn2+.Zn) = - 0,76(V); Eo(Cu2+.Cu) = +0,34(V). Suất điện động chuẩn của pin điện hóa

là: A. 0,40V B. -0,42V C. 1,25V D. 1,10V

Câu 3: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là

A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 4: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:

A. I, II và IV. B. I, II và III. C. I, III và IV. D. II, III và IV. Câu 5: Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì

A. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hoá. B. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá. C. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hoá. D. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hoá.

Câu 6: Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2 , c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

A. 1. B. 2. C. 0. D. 3. Câu 7: Tiến hành bốn thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 ; - Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Số

trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

Câu 8: Trong pin điện hóa Zn-Cu, quá trình khử trong pin là A. Cu→ Cu2+ + 2e. B. Zn → Zn2+ + 2e. C. Zn2 + 2e → Zn. D. Cu2+ + 2e → Cu.

Câu 9: Cho biết 2 2 2 20 0 0 0

/ / / /2,37 ; 0,76 ; 0,13 ; 0.34Mg Mg Zn Zn Pb Pb Cu CuE V E V E V E V+ + + += − = − = − = +

Pin điện hoá có suất điện động chuẩn bằng 1,61V được cấu tạo bởi hai cặp oxi hoá - khử A. Zn2+/Zn và Pb2+/Pb. B. Pb2+/Pb và Cu2+/Cu. C. Mg2+/Mg và Zn2+/Zn. D. Zn2+/Zn và Cu2+/Cu.

Câu 10: Có 5 dung dịch riêng biệt là: CuCl2, FeCl3, AgNO3, HCl, và HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là:

A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 11: Cho các thí nghiệm sau:

(1). Đốt thanh thép – cacbon trong bình khí clo

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 118: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 118 -

(2) Nhúng thanh kẽm nguyên chất vào dung dịch FeSO4 (3) Hợp kim đồng thau(Cu – Zn) để trong không khí ẩm (4) Đĩa sắt tây ( sắt tráng thiếc) bị xây xước sâu đến lớp bên trong để ngoài không khí. Thí nghiệm nào xảy ra ăn mòn điện hóa học? A. 3, 4 B. 2, 3, 4 C. 4 D. 1, 3, 4

Câu 12: Tiến hành các thí nghiệm sau: - Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3; - Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4; - Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3; - Thép cácbon để ngoài không khí ẩm .

- Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. - Cho thanh Fe vào dung dịch HCl thêm vài giọt Hg(NO3)2. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 13: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl

2, FeCl

3, AgNO

3. Nhúng vào mỗi dung dịch

một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Câu 14: . Cho 3 kim loại X,Y,Z biết Eo của 2 cặp oxi hoá – khử X2+/X = -0,76V và Y2+/Y = +0,34V. Khi cho Z vào dung dịch muối của Y thì có phản ứng xẩy ra còn khi cho Z vào dung dịch muối X thì không xảy ra phản ứng. Biết Eo của pin X-Z = +0,63V thì Eo của pin Z-Y bằng

A. +1,73V B. +0,47V C. +2,49V D. +0,21V Câu 15: Cho biết phản ứng oxi hoá - khử xảy ra trong pin điện hoá Fe – Cu là:

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu ; E0 (Fe2+/Fe) = – 0,44 V, E0 (Cu2+/Cu) = + 0,34 V. Suất điện động chuẩn của pin điện hoá Fe - Cu là A. 1,66 V. B. 0,10 V. C. 0,78 V. D. 0,92 V.

Câu 16: Cho các thế điện cực chuẩn: 3+oAl /Al

E = -1,66V; 2+oZn /Zn

E = -0,76V; 2+oPb /Pb

E = -0,13V;

2+oCu /Cu

E = +0,34V. Trong các pin sau đây, pin nào có suất điện động lớn nhất: A. Pin Zn – Cu. B. Pin Zn – Pb. C. Pin Al – Zn. D. Pin Pb – Cu.

Câu 17: Cho biết thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá khử: 2H+/H2; Zn2+/Zn; Cu2+/Cu; Ag+/Ag lần lượt là 0,00V; -0,76V; +0,34V; +0,80V. Suất điện động của pin điện hoá nào sau đây lớn nhất?

A. 2Ag + 2H+ → 2Ag+ + H2 B. Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag C. Zn + 2H+ →Zn2+ + H2 D. Zn + Cu2+ →Zn2+ + Cu

Câu 18: Cho suất điện động chuẩn Eo của các pin điện hoá: Eo(Cu-X) = 0,46V; Eo(Y-Cu) = 1,1V; Eo(Z-Cu) = 0,47V (X, Y, Z là ba kim loại). Dãy các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là

A. Y, Z, Cu, X. B. Z, Y, Cu, X. C. X, Cu, Z, Y. D. X, Cu, Y, Z. Câu 19: Trong quá trình hoạt động của pin điện hoá Zn – Cu thì

A. khối lượng của điện cực Zn tăng. B. nồng độ của ion Cu2+ trong dung dịch tăng. C. nồng độ của ion Zn2+ trong dung dịch tăng. D. khối lượng của điện cực Cu giảm.

Câu 20: Cho giá trị thế điện cực chuẩn của một số cặp oxi hóa – khử: Cặp oxi hóa/khử M2+/M X2+/X Y2+/Y Z2+/Z

E° (V) -2,37 -0,76 -0,13 +0,34 Phản ứng nào sau đây xảy ra? A. X + M

2+ → X

2+ + M. B. X + Z

2+ → X

2+ + Z.

C. Z + Y2+ → Z

2+ + Y. D. Z + M

2+ → Z

2+ + M.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 119: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 119 -

22.4D¹NG bt nhiÖt luyÖn §IÒU CHÕ KIM LO¹I

Câu 1: Thổi luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hh gồm CuO, Fe2O3, FeO, Al2O3 nung nóng. Sau 1 thời gian thu được 215g chất rắn và khí X. Dẫn khí X vào dd nuớc vôi trong dư thấy có 15g kết tủa.Giá trị của m là

A. 217,4. B. 249. C. 219,8. D. 230. Câu 2: Khử hoàn toàn 4,06g 1oxít kim loại bằng khí CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dd Ca(OH)2 (dư) tạo thành 7,00g kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hòa tan hết vào dd HCl(dư) thì thu được 1,176lít khí H2(đktc). Công thức của oxít kim loại là

A. FeO. B. CrO. C. Fe2O3. D. Fe3O4. Câu 3: Hòa tan hết mg một oxít FexOy cần dùng 52,14 ml dd HCl 10%(D=1,05g/ml). Để khử hóa hoàn toàn mg oxít sắt này cần ít nhất thể tích khí CO(đktc) là

A. 1,68 lít. B. 1,545 lít. C. 1,24 lít. D. 0,056 lít. Câu 4: cho hh khí CO và H2 đi qua hh bột gồm các oxít: Al2O3, ZnO, CuO, Fe2O3, Ag2O đốt nóng, sau 1thời gian thu được chấ rắn khan có khối lượng giảm 4,8g so với ban đầu. Hòa tan toàn bộ lượng chất rắn này bằng dd HNO3 loãng(dư) sinh ra V lít khí NO(sp khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là

A. 4,48. B. 6,72. C. 5,60. D. 2,24. Câu 5: Cho từ từ V lít hh khí CO, H2 đi qua ống sứ đựng 16,8g hh 3oxít: CuO, Fe2O3, Al2O3. Sau pư thu được hh khí và hơi nặng hơn hh CO, H2 ban đầu 0,32g. Giá trị của V và khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ sau khi nung nóng lần lượt là

A. 4,48 lít và 16,48g. B. 0,448 lít và 16,48g. C. 0,448 lít và 16,56g. D. 4,48 lít và 16,56g.

Câu 6: Khử m gam Fe3O4 bằng khí H2 thu được hh X gồm Fe và FeO. Hỗn hợp X tác dụng vừa hết với 3 lít dd H2SO4 0,2M(loãng).Giá trị của m là

A. 46,4. B. 23,2. C. 11,6. D. 34,8. Câu 7: Cho 18,0g hh X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 pư vừa đủ với 300ml dd H2SO4 1M thu được 1,12 lít khí (đktc). Nếu khử hoàn toàn 18,0g hh trên bằng CO(dư) rồi cho chất rắn tạo thành pư hết với dd HNO3(dư) thì thể tích khí NO(sp khử duy nhất, đktc) thu được là

A. 6,72 lít. B. 5,60 lít. C. 4,48 lít. D. 7,84 lít. Câu 8: Dẫn khí CO(dư) đi qua hh gồm 0,1mol Fe3O4; 0,1mol CuO và 0,15mol MgO đến khi các pư xảy ra hoàn toàn.Cho toàn bộ chất rắn thu được vào dd H2SO4 loãng(dư) thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

A. 13,44. B. 10,08. C. 6,72. D. 5,60. Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 7,40g hh X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 bằng dd H2SO4 loãng(dư) sinh ra 17,8 gam muối sunfat khan. Nếu cũng cho hh X trên pư với lượng dư khí CO ở nhiệt độ cao đến pư hoàn toàn rồi dẫn toàn bộ khí thu được vào dd nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa tạo thành là

A. 15,0g. B. 24,0g. C. 13,0g. D. 18,0g. Câu 10: Thổi một luồng khí CO đi qua hh Fe và Fe2O3 nung nóng được khí B và chất rắn D. Cho B qua nước vôi trong dư thấy tạo ra 6,00g kết tủa. Hòa tan D bằng H2SO4 đặc, nóng(dư) thấy tạo ra 0,18 mol khí SO2(sp khử duy nhất) và dd chứa 24,0g muối. Phần trăm số mol của Fe trong hh ban đầu là

A. 45,00%. B. 80,00%. C. 75,00%. D. 66,67%.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 120: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 120 -

Câu 11: Cho luồng khí CO đi từ từ qua ống sứ đựng m gam hh gồm CuO, Fe2O3, MgO và FeO nung nóng. Sau một thời gian còn lại 14,4g chất rắn. Khí thoát ra khỏi ống sứ được hấp thụ vào dd Ca(OH)2(dư) được 16,0g kết tủa. Giá trị của m là

A. 16,96. B. 19,26. C. 19,60. D. 16,70. Câu 12: Cho các kim loại sau: Na, Cu, K, Al, Fe,Mg, Zn,Ca, Ba, Ag. Có bao nhiêu kim loại điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện?

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 13: Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn X và khí Y. Cho Y hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Chất rắn X phản ứng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

A. 2,24. B. 4,48. C. 6,72. D. 3,36. Câu 14: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho khí CO qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư, đến phản ứng hoàn toàn, thu được 4 gam kết tủa . Mặt khác, hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 1,008 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 18 gam muối. Giá trị của m là

A. 6,80. B. 7,12. C. 13,52. D. 5,68. Câu 15: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:

A. FeO, CuO, Cr2O3. B. PbO, K2O, SnO. C. FeO, MgO, CuO. D. Fe3O4, SnO, BaO.

Câu 16: Khử hoàn toàn m gam oxit MxOy cần vừa đủ 17,92 lít khí CO (đktc), thu được a gam kim loại M. Hòa tan hết a gam M bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 20,16 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Oxit MxOy là

A. Cr2O3. B. FeO. C. Fe3O4. D. CrO. Câu 17: Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (ở đktc), sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 0,02 mol khí CO2. Công thức của X và giá trị V lần lượt là

A. FeO và 0,224 B. Fe2O3 và 0,448 C. Fe3O4 và 0,448 D. Fe3O4 và 0,224

Câu 18: Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là

A. FeO; 75%. B. Fe2O3; 75%. C. Fe2O3; 65%. D. Fe3O4; 75%.

Câu 19: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm

A. MgO, Fe, Cu. B. Mg, Fe, Cu. C. MgO, Fe3O4, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu.

Câu 20: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:

A. Cu, Fe, Zn, MgO. B. Cu, Fe, ZnO, MgO. C. Cu, Fe, Zn, Mg. D. Cu, FeO, ZnO, MgO.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 121: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 121 -

Câu 1: Điện phân 200 ml dung dịch X có FeCl3 0,6M và CuCl2 0,2M (điện cực trơ) với cường độ dòng điện là 1,34A cho đến khi Cu giải phóng hết thì thời gian đã điện phân là t giờ. Giá trị của t là.

A. 4 B. 3 C. 5 D. 2 Câu 2: Điện phân 100ml dung dịch Fe2(SO4)3 1M (điện cực trơ), với cường độ dòng điện I = 2,68A trong thời gian t giờ thì bắt đầu có khí thoát ra ở catot (hiệu suất của quá trình điện phân là 100%). Giá trị của t là

A. 1. B. 6. C. 4. D. 2. Câu 3: Điện phân 200ml dung dịch NaCl 2M, điện cực trơ,vách ngăn (d=1,1g/ml) cho đến khi ở catot thoát ra 20,9 lit khí (đktc) thì dừng lại. Nồng độ phần trăm của dung dịch sau khi điện phân là:

A. 34,84% B. 9,32% C. 30,85% D. 8,32% Câu 4: Điện phân 2 lít dung dịch hỗn hợp gồm NaCl và CuSO4 đến khi H2O bị điện phân ở hai cực thì dừng lại, tại catốt thu 1,28 gam kim loại và anôt thu 0,336 lít khí (ở đktc). Xem thể tích dung dịch không đổi thì pH của dung dịch thu được bằng?

A. 2,3 B. 2 C. 12 D. 3 Câu 5: Tiến hành điện phân 100 ml dung dịch Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M trong bình điện phân với điện cực trơ, I=19,3A, sau một thời gian lấy catot ra cân lại thấy nó nặng thêm 3,584 gam (giả thiết rằng toàn bộ kim loại sinh ra đều bám vào catot). Tính thời gian điện phân?

A. 1060 giây B. 960 giây C. 560 giây D. 500 giây Câu 6: Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất 100%) dung dịch chứa đồng thời 0,3 mol CuSO4 và 0,1 mol NaCl, kim loại thoát ra khi điện phân bám hoàn toàn vào catot. Khi ở catot có khối lượng tăng thêm 12,8 gam thì ở anot có V lít khí thoát ra (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24 B. 5,6 C. 2,8 D. 4,48 Câu 7: Điện phân 200ml dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 0,25M và CrCl2 0,6M với điện cực graphit trong thời gian 1 giờ 36 phút 30 giây, cường độ dòng điện I = 5A. Khối lượng kim loại bám vào catot và thể tích khí (điều kiện tiêu chuẩn) thoát ra ở anot lần lượt là

A. 8,4 gam và 3,024 lít. B. 8,4 gam và 2,688 lít. C. 3,2 gam và 3,024 lít. D. 3,2 gam và 2,688 lít.

Câu 8: Khi điện phân với điện cực trơ (có màng ngăn) một dung dịch có chứa các cation Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+ cho tới khi khí bắt đầu thoát ra tại cả hai điện cực, thì thứ tự các ion bị khử ở catot lần lượt là

A. Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+. B. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+. C. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+. D. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.

Câu 9: Điện phân dung dịch gồm 29,8 gam KCl và 56,4 gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khí khối lượng dung dịch giảm đi 30,2 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể). Khối lượng kim loại thoát ra ở cactot là

A. 15,36. B. 12,8. C. 19,2. D. 30,2 Câu 10: Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mol FeCl3, 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Khi ở catot bắt đầu sủi bọt khí thì dừng điện phân. Tại thời điểm này khối lượng catot đã tăng :

A. 0,08 gam B. 5,6 gam C. 12,8 gam D. 18,4 gam

22.5D¹NG BT §IÖN PH¢N

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 122: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 122 -

Câu 11: Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 a M sau 1 thời gian thấy khối lượng dung dịch giảm 6,4 gam so với ban đầu, dung dịch sau phản ứng có khả năng hòa tan tối đa 6,72 gam Fe. Giá trị của a là?

A. 0,6 M B. 0,8 M C. 0,4 M D. 0,06 M Câu 12: Điện phân dd 500 ml dd hỗn hợp CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện 10A đến khi nước điện phân ở cả 2 điện cực thì dừng lại mất thời gian 5790 giây. Dung dịch thu được sau điện phân hòa tan vừa đủ 4 gam MgO. CM của NaCl là:

A. 3,2M B. 1,6M C. 0,8M D. 0,4M. Câu 13: Điện phân 100ml dd CuSO4 0,2 M với I = 9,65A. Khối lượng đồng bám trên catot khi điện phân dung dịch trong thời gian t1 =200s , t2 =500 s lần lượt là:

A. 0,64 và 1,6 B. 1,28 và 3,2 C. 1,28 và 1,6 D. 0,64 và 1,28

Câu 14: Điện phân các dung dịch loãng (màng ngăn, cực trơ): NaCl, NaOH (có pH <14), HCl, CuSO4, H2SO4, Na2SO4. Số trường hợp khi điện phân thì pH của dung dịch thu được tăng dần (theo thời gian điện phân) là

A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 15: Khi điện phân một dung dịch với điện cực trơ, không màng ngăn thì dung dịch sau điện phân có pH tăng so với dung dịch trước khi điện phân. Vậy dung dịch đem điện phân là

A. dung dịch NaCl B. dung dịch CuSO4 C. dung dịch H2SO4. D. dung dịch HNO3 Câu 16: Điện phân với điện cực trơ 500ml dung dịch CuSO4 đến khi thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anot thì dừng lại. Ngâm một lá sắt vào dung dịch sau điện phân đến khi phản ứng hoàn toàn thì thấy lá sắt tăng 0,8 gam. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu là

A. 3,6M B. 1,5M C. 0,4M D. 1,8M Câu 17: Điện phân 2 lít dung dịch hổn hợp gồm NaCl và CuSO4 đến khi H2O bị điện phân ở hai cực thì dừng lại, tại catốt thu 1,28 gam kim loại và anôt thu 0,336 lít khí (ở đktc). Coi thể tích dung dịch không đổi thì pH của dung dịch thu được bằng

A. 12 B. 3 C. 2 D. 13 Câu 18: Điện phân 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2 M với điện cực trơ, cường độ dòng điện I = 5 A, trong thời gian 19 phút 18 giây. Khối lượng dung dịch sau điện phân giảm m gam. Tính m, biết hiệu suất điện phân 80 % , bỏ qua sự bay hơi của nước.

A. 3,92g B. 3,136 g C. 6,76g D. 3,44g Câu 19: Điện phân với điện cực trơ, màng ngăn xốp hỗn hợp dung dịch gồm 2a mol NaCl và a mol CuSO4, đến khi ở catot xuất hiện bọt khí thì ngừng điện phân. Trong quá trình điện phân trên, khí sinh ra ở anot là

A. Cl2 và O2. B. Cl2. C. H2. D. O2. Câu 20: Điện phân dd có chứa 0,1 mol CuSO4 và 0,2 mol FeSO4 trong thùng điện phân không có màng ngăn. Sau một thời gian thu được 2,24 lít khí ở anot thì dừng lại. Tính khối lượng kim loại thu được ở catot.

A. 12g B. 6,4g C. 17,6g D. 7,86 g

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 123: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 123 -

22.6D¹NG §IÒU CHÕ KIM LO¹I

Câu 1: Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là

A. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử. B. oxi hoá ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại. C. khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại. D. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hoá.

Câu 2: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng, là:

A. Na, Ca, Al. B. Na, Ca, Zn. C. Na, Cu, Al. D. Fe, Ca, Al. Câu 3 : Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là

A. Al và Mg. B. Na và Fe. C. Cu và Ag. D. Mg và Zn. Câu 4: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:

A. Fe, Cu, Ag. B. Mg, Zn, Cu. C. Al, Fe, Cr. D. Ba, Ag, Au. Câu 5: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra

A. sự oxi hoá ion Cl- B. sự oxi hoá ion Na+. C. sự khử ion Cl-. D. sự khử ion Na+.

Câu 6: Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được

m kg Al ở catot và 67,2 m3 (ở đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 108,0. B. 75,6. C. 54,0. D. 67,5. Câu 7: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là

A. b < 2a. B. b = 2a. C. b > 2a. D. 2b = a. Câu 8: Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catôt và một lượng khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là (cho Cu = 64)

A. 0,15M. B. 0,2M. C. 0,1M. D. 0,05M. Câu 9: Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hoà tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là

A. 4,05. B. 2,70. C. 1,35. D. 5,40. Câu 10: Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí H2 ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M khử được ion H+ trong dung dịch axit loãng thành H2. Kim loại M là

A. Fe. B. Mg. C. Cu. D. Al. Câu 11: Điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng đồng (anot tan) và điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng graphit (điện cực trơ) đều có đặc điểm chung là

A. ở catot xảy ra sự oxi hoá: 2H2O + 2e → 2OH- + H2. B. ở anot xảy ra sự khử: 2H2O → O2 + 4H+ + 4e. C. ở anot xảy ra sự oxi hoá: Cu → Cu2+ + 2e. D. ở catot xảy ra sự khử: Cu2+ + 2e → Cu.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 124: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 124 -

Câu 12: Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO4

nồng độ x mol/l, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 16,8 gam bột sắt vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4 gam kim loại. Giá trị của x là

A. 1,50. B. 3,25. C. 1,25. D. 2,25. Câu 13: Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hoá xảy ra khi nhúng hợp kim Zn-Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm là:

A. Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hoá Cl–. B. Phản ứng ở cực âm có sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại. C. Đều sinh ra Cu ở cực âm. D. Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện.

Câu 14: Điện phân (với điện cực trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO4 có cùng số mol, đến khi ở catot xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân. Trong cả quá trình điện phân trên, sản phẩm thu được ở anot là

A. khí Cl2 và O2. B. chỉ có khí Cl2. C. khí Cl2 và H2. D. khí H2 và O2.

Câu 15: Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân là

A. 1,344 lít. B. 1,792 lít. C. 2,912 lít. D. 2,240 lít. Câu 16: Hoà tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,035 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 0,1245 mol. Giá trị của y là

A. 3,920. B. 4,788. C. 4,480 D. 1,680. Câu 17: Điện phân dung dịch gồm 7,45 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm đi 10,75 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể). Tất cả các chất tan trong dung dịch sau điện phân là

A. KNO3 và KOH B. KNO3, HNO3 và Cu(NO3)2. C. KNO3, KCl và KOH. D. KNO3 và Cu(NO3)2.

Câu 18: Khi điện phân dung dịch NaCl (cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, có màng ngăn xốp) thì

A. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hoá H2O và ở cực dương xảy ra quá trình khử ion Cl− . B. ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl− . C. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Na+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl− . D. ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl− .

Câu 19: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nhiệt phân AgNO3. (b) Nung FeS2 trong không khí. (c) Nhiệt phân KNO3. (d) Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NH3 (dư). (e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4. (g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư). (h) Nung Ag2S trong không khí. (i) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư). Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.

Câu 20: Điện phân 500 ml dung dịch CuSO4 0,2M (điện cực trơ) cho đến khi ở catot thu được

3,2 gam kim loại thì thể tích khí (đktc) thu được ở anot là A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 0,56 lít. D. 1,12 lít.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 125: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 125 -

23.1D¹NG KIM LO¹I KIÒM, KIÒM THæ.

Câu 1: Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là: A. Na, K, Ba. B. Mg, Ca, Ba. C. Na, K, Ca. D. Li, Na, Mg.

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là

A. 4,48 lít. B. 8,96 lít. C. 17,92 lít. D. 11,20 lít. Câu 3: Dãy gồm các kim loại đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là:

A. Na, K, Ca, Ba. B. Na, K, Ca, Be. C. Li, Na, K, Mg. D. Li, Na, K, Rb. Câu 4: Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là:

A. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3. B. NaOH, Na3PO4, Na2CO3. C. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3. D. HCl, NaOH, Na2CO3.

Câu 5: Một cốc nước có chứa các ion: Na+

(0,02 mol), Mg2+

(0,02 mol), Ca2+

(0,04 mol), Cl−

(0,02 mol), HCO3

− (0,10 mol) và SO

4

2− (0,01 mol). Đun sôi cốc nước trên cho đến khi các

phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc A. là nước mềm. B. có tính cứng vĩnh cửu. C. có tính cứng toàn phần. D. có tính cứng tạm thời.

Câu 6: Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại X, Y là

A. liti và beri. B. natri và magie C. kali và canxi. D. kali và bari. Câu 7: Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là

A. 14,62 gam. B. 18,46 gam. C. 13,70 gam. D. 12,78 gam. Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 2,45 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ vào 200 ml dung dịch HCl 1,25M, thu được dung dịch Y chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Hai kim loại trong X là

A. Mg và Ca. B. Be và Ca. C. Be và Mg. D. Mg và Sr. Câu 9: Để hoà tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp gồm kim loại R (chỉ có hóa trị II) và oxit của nó cần vừa đủ 400 ml dung dịch HCl 1M. Kim loại R là

A. Ba. B. Be. C. Mg. D. Ca. Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 6,645 gam hỗn hợp muối clorua của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO

3 (dư), thu được 18,655 gam kết tủa. Hai kim loại kiềm trên là

A. Rb và Cs. B. Na và K. C. Li và Na. D. K và Rb. Câu 11: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dung dịch không thay đổi, nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X là

A. 0,4M. B. 0,6M. C. 0,1M. D. 0,2M. Câu 12: Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là

A. 1,25. B. 0,75. C. 1,00. D. 2,00. Câu 13: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 126: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 126 -

A. 1,0. B. 1,4. C. 1,2. D. 1,6. Câu 14: Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là

A. 0,08 và 4,8. B. 0,04 và 4,8. C. 0,07 và 3,2. D. 0,14 và 2,4. Câu 15: Cho 9,125 gam muối hiđrocacbonat phản ứng hết với dung dịch H2SO4 (dư), thu được dung dịch chứa 7,5 gam muối sunfat trung hoà. Công thức của muối hiđrocacbonat là

A. Ca(HCO3)2. B. Mg(HCO3)2. C. NaHCO3. D. Ba(HCO3)2. Câu 16: Cho 21 gam hỗn hợp X gồm kim loại kiềm R và Al vào H2O dư được 11,2 lít khí (đktc) và 4,5 gam chất rắn không tan. Tìm R?

A. Li B. Na C. K D. Rb Câu 17: Có các thí nghiệm:

(1) Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch hỗn hợp KHCO3 và CaCl2. (2) Đun nóng nước cứng toàn phần. (3) Đun nóng nước cứng vĩnh cửu. (4) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 đếndư vào dung dịch KAl(SO4)2.12H2O. (5) Cho dung dịch Na3PO4 vào nước cứng vĩnh cửu. Có tối đa mấy thí nghiệm thu được kết tủa? A. 3 B. 4 C. 5 D. 2

Câu 18: Hòa tan hết 10,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được 3 lít dung dịch có pH = 13. Hai kim loại kiềm đó là

A. Li, Na. B. K, Rb. C. Na, K. D. Rb, Cs. Câu 19: Cho các mệnh đề sau:

(1) Nước cứng là nguồn nước chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ (2) Có thể làm mềm nước cứng toàn phần bằng dung dịch Na2CO3 (3) Có thể phân biệt nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu bằng cách đun nóng (4) Có thể làm mềm nước cứng tạm thời bằng dung dịch HCl (5) Có thể dùng NaOH vừa đủ để làm mềm nước cứng tạm thời

Số mệnh đề đúng là: A. 3 B. 2 C. 4 D. 1

Câu 20: Trong các phát biểu sau : (1) Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ Be đến Ba) có nhiệt

độ nóng chảy giảm dần. (2) Kim loại Cs được dùng để chế tạo tế bào quang điện. (3) Kim loại Mg có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện. (4) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. (5) Kim loại Mg tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao. Các phát biểu đúng là A. (2), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3), (4), (5). D. (2), (5)

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 127: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 127 -

23.2D¹NG NH¤M vµ hîp chÊt cña nh«m

Câu 1: Phản ứng hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?

A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng. B. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng. C. Al tác dụng với CuO nung nóng. D. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng.

Câu 2: Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt: A. dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng. B. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư). C. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư). D. dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl (dư), rồi nung nóng.

Câu 3: Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là

A. 5. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 4: C Chia m gam Al thành hai phần bằng nhau:

- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sinh ra x mol khí H2; - Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng, sinh ra y mol khí N2O (sản

phẩm khử duy nhất). Quan hệ giữa x và y là A. x = 2y. B. y = 2x. C. x = 4y. D. x = y.

Câu 5: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

A. 5,4 B. 7,8. C. 10,8. D. 43,2. Câu 6: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện)

A. 77,31%. B. 39,87%. C. 49,87%. D. 29,87%. Câu 7: Hoà tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dung dịch KOH (dư), thu được a mol hỗn hợp khí và dung dịch X. Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch X, lượng kết tủa thu được là 46,8 gam. Giá trị của a là

A. 0,55. B. 0,60. C. 0,45. D. 0,40. Câu 8: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. B. chỉ có kết tủa keo trắng. C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. D. không có kết tủa, có khí bay lên.

Câu 9: Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 2,568. B. 1,560. C. 4,128. D. 5,064. Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 47,4 gam phèn chua KAl(SO4)2.12H2O vào nước, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ X tác dụng với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 7,8. B. 46,6. C. 54,4. D. 62,2. Câu 11: Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ

A. a : b = 1 : 4. B. a : b < 1 : 4. C. a : b = 1 : 5. D. a : b > 1 : 4.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 128: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 128 -

Câu 12: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là

A. 1,2. B. 1,8. C. 2,4. D. 2. Câu 13: Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là

A. 0,35. B. 0,45. C. 0,25. D. 0,05. Câu 14: Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là

A. 1,59. B. 1,17. C. 1,95. D. 1,71. Câu 15: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 vào H2O thu được 200 ml dung dịch Y chỉ chứa chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO2 (dư) vào Y thu được a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là

A. 8,3 và 7,2. B. 11,3 và 7,8. C. 13,3 và 3,9. D. 8,2 và 7,8. Câu 16: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là

A. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. C. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 17: Cho 150 ml dung dịch KOH 1,2M tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3

nồng độ x mol/l, thu được dung dịch Y và 4,68 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa, thêm tiếp 175 ml dung dịch KOH 1,2M vào Y, thu được 2,34 gam kết tủa. Giá trị của x là

A. 0,9. B. 0,8. C. 1,0. D. 1,2. Câu 18: Cho 400 ml dung dịch E gồm AlCl3 x mol/lít và Al2(SO4)3 y mol/lít tác dụng với 612 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 8,424 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho 400 ml E tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thì thu được 33,552 gam kết tủa. Tỉ lệ x : y là

A. 4 : 3. B. 3 : 4. C. 7 : 4. D. 3 : 2. Câu 19: Nung m gam hỗn hợp X gồm bột Al và Al(NO3)3 trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất duy nhất là Al2O3. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 18,144 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất), dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

A. 198,09 gam B. 255,60 gam C. 204,48 gam D. 187,44 gam Câu 20: Cho hỗn hợp Na, Al vào nước dư thu được 4,48 lít H2(đktc) và dd X chỉ chứa 1 chất tan. Sục khí CO2 dư vào dd X thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A. 10,4g B. 7,8g C. 3,9g D. 15,6g.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 129: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 129 -

23.2.2D¹NG BµI TËP NHIÖT NH¤M

Câu 1: Để điều chế được 78 gam Cr từ Cr2O3 (dư) bằng phương pháp nhiệt nhôm với hiệu suất của phản ứng là 90% thì khối lượng bột nhôm cần dùng tối thiểu là

A. 81,0 gam. B. 54,0 gam. C. 40,5 gam. D. 45,0 gam. Câu 2: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 4,48. B. 3,36. C. 7,84. D. 10,08. Câu 3: Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư), sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 16 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm, phải dùng 10,8 gam Al. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X là

A. 20,33%. B. 50,67%. C. 36,71%. D. 66,67%. Câu 4: Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:

- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (đktc); - Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là A. 22,75 B. 29,43. C. 29,40. D. 21,40.

Câu 5: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 45,6. B. 48,3. C. 36,7. D. 36,7. Câu 6: Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 150. B. 100. C. 200. D. 300. Câu 7: Nung hỗn hợp gồm 10,8 gam Al và 16,0 gam Fe

2O

3 (trong điều kiện không có không

khí), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Khối lượng kim loại trong Y là A. 16,6 gam. B. 11,2 gam. C. 5,6 gam. D. 22,4 gam.

Câu 8: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là: A. FeO, MgO, CuO. B. PbO, K

2O, SnO.

C. Fe3O

4, SnO, BaO. D. FeO, CuO, Cr

2O

3.

Câu 9: Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột Fe3O

4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm

trong điều kiện không có không khí. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H

2SO

4 loãng (dư), thu được 10,752 lít khí H

2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm

là A. 80%. B. 70%. C. 60%. D. 90%.

Câu 10: Thực hiện pư nhiệt nhôm hoàn toàn hh X gồm Al và Fe3O4(trong đk không có kk) rồi chia chất rắn sau pư thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: T/d với dd NaOH(dư) thu được 6,72l khí(đktc).

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 130: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 130 -

- Phần 2: T/d với dd HCl(dư) thu được 26,88 lít khí(đktc). Khối lượng của hh X là A. 96,6g. B. 193,2g. C. 96,9g. D. 185,4g.

Câu 11: Trộn 0,81g bột Al với 3,2g Fe2O3 và 8g CuO rồi tiến hành pư nhiệt nhôm thu được hh A. Hòa tan hoàn toàn A trong dd HNO3 thu được V lít(đktc) hh khí X gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:3. Giá trị của V là

A. 1,120. B. 0,896. C. 1,344. D. 0,672. Câu 12: Cho 0,3 mol FexOy tham gia pư nhiệt nhôm hoàn toàn thấy tạo ra 0,4 mol Al2O3. Công thức của oxít sắt có thể là

A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe3O4. D. Fe2O3 hoặc Fe3O4. Câu 13: Trộn 5,4g bột Al với 14g Fe2O3 rồi tiến hành pư nhiệt nhôm(không có kk, Fe2O3 bị khử về Fe). Sau 1thời gian làm nguội hh và hòa tan bằng dd NaOH(dư), cho đến khi các pư hoàn toàn thu được 1,68lít khí(đktc). Hiệu suất của pư nhiệt nhôm là

A. 66,67%. B. 92,68%. C. 75%. D. 85,71%. Câu 14: Để 5,6g bột Fe trong kk 1thời gian thu được 7,2g hh X gồm các oxít sắt và sắt dư. Thêm 10,8g bột Al vào X rồi thực hiện pư nhiệt nhôm hoàn toàn được hh Y. Thể tích khí thoát ra(đktc) khi hòa tan Y bằng dd HCl(dư) là

A. 13.44lít. B. 11,20lít. C. 6,72lít. D. 8,96lít. Câu 15: Trộn 8,1 gam bột Al với 10 gam Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm với hiệu suất 90%. Hỗn hợp sau phản ứng được hoà tan trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được hỗn hợp khí NO, N2 theo tỷ lệ mol là 2: 1. Thể tích của hỗn hợp khí (ở đktc) là

A. 3,78 lít. B. 2,016 lít. C. 5,04 lít. D. 1,792 lít. Câu 16: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm giữa 6,48 gam Al với 17,6 gam Fe2O3. Chỉ có phản ứng nhôm khử oxit kim loại tạo kim loại. Đem hòa tan chất rắn sau phản ứng nhiệt nhôm bằng dung dịch xút dư cho đến kết thúc phản ứng, thu được 1,344 lít H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là:

A. 90,9%. B. 70%. C. 100%. D. 83,3%. Câu 17: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 26,8 gam hỗn hợp bột nhôm và sắt (III) oxit được hỗn hợp G. Hoà tan G trong dung dịch NaOH dư, thoát ra 6,72 lít khí H2 (các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích khí đo ở đktc). Khối lượng nhôm có trong hỗn hợp ban đầu bằng

A. 5,4 gam. B. 10,8 gam. C. 8,1 gam. D. 11,2 gam Câu 18: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có không khí) hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,5M. Phần 2 tác dụng hết với dd HNO3 đặc, nóng, dư thu được 3.696 lít khí NO2(ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:

A. 4,83 B. 8,46 C. 9,66 D. 19,32. Câu 19: Hỗn hợp X gồm 3,92 gam Fe, 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 4a mol khí H2. Phần hai phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được a mol khí H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 5,40 B. 3,51 C. 7,02 D. 4,05 Câu 20: Cho 26,8g hỗn hợp bột X gồm Al và Fe2O3, tiến hành phản ứng nhiệt nhôm cho đến khi hoàn toàn. Hỗn hợp sản phẩm sau phản ứng cho tác dụng với lượng dư dd HCl được 11,2 lít H2 (đktc). Khối lượng của Al trong X là:

A. 5,4g B. 7,02g C. 9,72g D. 10,8g

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 131: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 131 -

24D¹NG S¾T, §åNG vµ hîp chÊt cña chóng

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) được dung dịch X1. Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X1 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X2 chứa chất tan là

A. Fe2(SO4)3 và H2SO4. B. FeSO4. C. Fe2(SO4)3. D. FeSO4 và H2SO4.

Câu 2: Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

A. 3. B. 5. C. 4 D. 6. Câu 3: Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y có tỉ lệ số mol Fe2+ và Fe3+ là 1 : 2. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Cô cạn phần một thu được m1 gam muối khan. Sục khí clo (dư) vào phần hai, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m2 gam muối khan. Biết m2 – m1 = 0,71. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là

A. 240 ml. B. 80 ml. C. 320 ml. D. 160 ml. Câu 4: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 35,50. B. 34,36. C. 49,09. D. 38,72. Câu 5: Hoà tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 57,4. B. 28,7. C. 10,8. D. 68,2. Câu 6: Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO3 và b mol FeS2 trong bình kín chứa không khí (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và hỗn hợp khí. Biết áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng bằng nhau, mối liên hệ giữa a và b là (biết sau các phản ứng, lưu huỳnh ở mức oxi hoá +4)

A. a = 4b. B. a = 2b. C. a = b. D. a = 0,5b. Câu 7: Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của V là

A. 2,80. B. 3,36. C. 3,08. D. 4,48. Câu 8: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là

A. MgSO4 và Fe2(SO4)3. B. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4. C. MgSO4 và FeSO4. D. MgSO4.

Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là

A. 2,24. B. 4,48. C. 5,60. D. 3,36. Câu 10: Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là

A. Fe3O4; 75%. B. Fe2O3; 75%. C. Fe2O3; 65%. D. FeO; 75%.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 132: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 132 -

Câu 11: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 2,16. B. 5,04. C. 4,32. D. 2,88. Câu 12: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,2 mol Fe và 0,2 mol Fe

2O

3 vào dung dịch axit

H2SO

4 loãng (dư), thu được 2,24 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho lượng dư dung dịch

NaOH vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị nhỏ nhất của m là

A. 57,4. B. 59,1. C. 60,8. D. 54,0. Câu 13: Quặng sắt manhetit có thành phần chính là

A. Fe2O3. B. FeCO3. C. Fe3O4. D. FeS2. Câu 14: Cho sơ đồ chuyển hoá:

Fe3O

4 + dung dịch HI (dư) → X + Y + H2O

Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hoá. Các chất X và Y là A. FeI

3 và FeI

2. B. FeI

3 và I

2. C. FeI

2 và I

2. D. Fe và I

2.

Câu 15: Dung dịch loãng (dư) nào sau đây tác dụng được với kim loại sắt tạo thành muối sắt(III)?

A. HNO3. B. H2SO4. C. FeCl3. D. HCl. Câu 16: Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo thành khí Y; cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc tạo thành khí Z. Các khí X, Y và Z lần lượt là

A. Cl2, O2 và H2S B. H2, O2 và Cl2. C. SO2, O2 và Cl2. D. H2, NO2 và Cl2. Câu 17: Cho dãy các kim loại : Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3 là

A. 3 B. 5 C. 6 D. 4 Câu 18: Quặng nào sau đây giàu sắt nhất?

A. Xiđerit. B. Manhetit. C. Hematit đỏ. D. Pirit sắt. Câu 19: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1)Đốt dây sắt trong khí clo. (2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi). (3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư). (4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3. (5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư). Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt(II)? A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

Câu 20: Cho các chất sau: FeCO3, Fe3O4, FeS, Fe(OH)2. Nếu hoà tan cùng số mol mỗi chất vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thì chất tạo ra số mol khí lớn nhất là

A. Fe3O4. B. Fe(OH)2. C. FeS. D. FeCO3.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 133: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 133 -

24.1D¹NG S¾T, §åNG vµ hîp chÊt cña chóng

Câu 1: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3(dư), thoát ra 0,56 lít (đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

A. 2,52. B. 2,22. C. 2,32. D. 2,62. Câu 2: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là

A. Fe(NO3)3 B. Fe(NO3)2 C. HNO3. D. Cu(NO3)2. Câu 3: Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được

A. 0,12 mol FeSO4. B. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4. C. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư. D. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4.

Câu 4: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)

A. 0,8 lít. B. 1,0 lít. C. 0,6 lít. D. 1,2 lít. Câu 5: Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là

A. 1,92. B. 3,20. C. 0,64. D. 3,84. Câu 6: Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 151,5. B. 137,1. C. 97,5. D. 108,9. Câu 7: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là

A. hematit đỏ. B. xiđerit. C. hematit nâu. D. manhetit. Câu 8: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là

A. Fe3O4. B. FeO. C. Fe. D. Fe2O3. Câu 9: Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là

A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 10: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3 , FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là

A. 8. B. 5. C. 7. D. 6. Câu 11: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là

A. 80. B. 40. C. 20. D. 60. Câu 12: Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 0,16. B. 0,18. C. 0,23. D. 0,08. Câu 13: Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 134: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 134 -

A. 8,75. B. 9,75. C. 6,50. D. 7,80. Câu 14: Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (ở đktc), sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 0,02 mol khí CO2. Công thức của X và giá trị V lần lượt là

A. Fe3O4 và 0,224. B. Fe3O4 và 0,448. C. FeO và 0,224. D. Fe2O3 và 0,448. Câu 15: Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 34,44. B. 47,4. C. 30,18. D. 12,96. Câu 16: Cho a gam Fe vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và Cu(NO3)2 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92a gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5 ). Giá trị của a là

A. 11,0. B. 11,2. C. 8,4. D. 5,6. Câu 17: Cho phương trình phản ứng:

4 2 2 7 2 4 2 4 3 2 4 2 4 3 2aFeSO bK Cr O cH SO dFe (SO ) eK SO fCr (SO ) gH O+ + → + + + Tỷ lệ a:b là A. 3:2 B. 2:3 C. 1:6 D. 6:1

Câu 18: Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra muối sắt(II)? A. CuSO4. B. HNO3 đặc, nóng, dư. C. MgSO4. D. H2SO4 đặc, nóng, dư.

Câu 19: Cho phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Trong phương trình của phản ứng trên, khi hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO3 là A. 6. B. 8. C. 4. D. 10.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt(II). B. Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe. C. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội. D. Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 135: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 135 -

24.2D¹NG CROM Vµ MéT Sè KIM LO¹I KH¸C

Câu 1: Hoà tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 20,125. B. 22,540. C. 12,375. D. 17,710. Câu 2: Phát biểu không đúng là:

A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hoá mạnh. B. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính. C. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được

với dung dịch NaOH. D. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat.

Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hoá giữa các hợp chất của crom:

2 2 4 4 2 4+ (Cl + KOH) + H SO + FeSO + H SO+ KOH3Cr(OH) X Y Z T→ → → →

Các chất X, Y, Z, T theo thứ tự lần lượt là: A. K2CrO4; KCrO2; K2Cr2O7; Cr2(SO4)3. B. KCrO2; K2Cr2O7; K2CrO4; Cr2(SO4)3. C. KCrO2; K2Cr2O7; K2CrO4; CrSO4. D. KCrO2; K2CrO4; K2Cr2O7; Cr2(SO4)3.

Câu 4: Để điều chế được 78 gam Cr từ Cr2O3 (dư) bằng phương pháp nhiệt nhôm với hiệu suất của phản ứng là 90% thì khối lượng bột nhôm cần dùng tối thiểu là

A. 81,0 gam. B. 54,0 gam. C. 40,5 gam. D. 45,0 gam. Câu 5: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 4,48. B. 3,36. C. 7,84. D. 10,08. Câu 6: Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư), sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 16 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm, phải dùng 10,8 gam Al. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X là

A. 20,33%. B. 50,67%. C. 36,71%. D. 66,67%. Câu 7: Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là

A. 0,03 mol và 0,08 mol. B. 0,015 mol và 0,08 mol. C. 0,015 mol và 0,04 mol. D. 0,03 mol và 0,04 mol.

Câu 8: Hoà tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Thể tích khí O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X là

A. 2,80 lít. B. 1,68 lít. C. 4,48 lít. D. 3,92 lít. Câu 9: Khi hoà tan hoàn toàn 0,02 mol Au bằng nước cường toan thì số mol HCl phản ứng và số mol NO (sản phẩm khử duy nhất) tạo thành lần lượt là

A. 0,03 và 0,02. B. 0,06 và 0,01. C. 0,03 và 0,01. D. 0,06 và 0,02. Câu 10: Nung nóng m gam PbS ngoài không khí sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn (có chứa một oxit) nặng 0,95m gam. Phần trăm khối lượng PbS đã bị đốt cháy là

A. 95,00%. B. 25,31%. C. 74,69%. D. 64,68%.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 136: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 136 -

Câu 11: Hoà tan hoàn toàn m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 32,20. B. 17,71. C. 24,15. D. 16,10.

Câu 12: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm ba kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 8,98 gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 (dư) để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 (đktc) phản ứng là

A. 0,672 lít. B. 2,016 lít. C. 1,344 lít. D. 1,008 lít. Câu 13: Nhiệt phân một lượng AgNO3 được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ Y vào một lượng dư H2O, thu được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z, X chỉ tan một phần và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X đã phản ứng là

A. 25%. B. 60%. C. 70%. D. 75%. Câu 14: Sục khí H2S vào các dung dịch sau: FeCl2, FeCl3, CuCl2, Pb(NO3)2, ZnCl2. Có bao nhiêu trường hợp có kết tủa tạo ra ?

A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn các chất sau : FeS2, Cu2S, Ag2S, HgS, ZnS trong oxi (dư). Sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số phản ứng tạo ra oxit kim loại là

A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 24,9 gam hỗn hợp X gồm Zn và Sn bằng dung dịch HCl (dư) thu được 6,72 lít khí H2 ở (đktc). Thể tích O2 ( đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với hỗn hợp X trên là

A. 4,48 lít B. 3,92 lít C. 2,08 lít. D. 3,36 lít Câu 17: Hòa tan hết 14,65 gam hỗn hợp X gồm Cu và Au trong nước cường toan, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,1 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm khối lượng Au trong X là

A. 67,23%. B. 67,65%. C. 40,34%. D. 33,61%. Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Bạc có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất trong các kim loại. B. Các muối bạc halogenua (AgX) đều bị ánh sáng phân hủy thành Ag và X2. C. Nhôm tan được trong dung dịch NH3. D. Thiếc (II) hiđroxit không tan trong dung dịch NaOH đặc.

Câu 19: Hỗn hợp X gồm Cu và Ag. Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường: (1) Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl (có mặt O2). (2) Cho X vào dung dịch FeCl3. (3) Cho X vào bình chứa một lượng dư khí O3. (4) Cho X vào dung dịch AgNO3. (5) Cho X vào một lượng dư dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4 loãng. Số thí nghiệm mà Cu và Ag đều bị oxi hóa là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

Câu 20: Cho sơ đồ phản ứng + +→ →0Cl,dö dung dòch NaOH,döt

Cr X Y

Chất Y trong sơ đồ trên là A. Na2Cr2O7 B. Cr(OH)2 C. Cr(OH)3 D. Na[Cr(OH)4]

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 137: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 137 -

25D¹NG BT NHËN BIÕT, T¸CH, TINH CHÕ

Câu 1: Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là

A. dung dịch phenolphtalein. B. dung dịch NaOH. C. nước brom. D. giấy quì tím.

Câu 2: Chỉ dùng Cu(OH)2/OH- có thể phân biệt được tất cả các dung dịch riêng biệt sau: A. saccarozơ, glixerin (glixerol), anđehit axetic, rượu (ancol) etylic. B. glucozơ, lòng trắng trứng, glixerin (glixerol), rượu (ancol) etylic. C. lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerin (glixerol). D. glucozơ, mantozơ, glixerin (glixerol), anđehit axetic.

Câu 3: Có ba dung dịch: amoni hiđrocacbonat, natri aluminat, natri phenolat và ba chất lỏng: ancol etylic, benzen, anilin đựng trong sáu ống nghiệm riêng biệt. Nếu chỉ dùng một thuốc thử duy nhất là dung dịch HCl thì nhận biết được tối đa bao nhiêu ống nghiệm?

A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 4: Thuốc thử dùng để phân biệt dung dịch NH4NO3 với dung dịch (NH4)2SO4 là

A. đồng(II) oxit và dung dịch HCl. B. kim loại Cu và dung dịch HCl. C. dung dịch NaOH và dung dịch HCl. D. đồng(II) oxit và dung dịch NaOH.

Câu 5: Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: NaCl, NaHSO4, HCl là A. BaCO3. B. BaCl2. C. NH4Cl. D. (NH4)2CO3.

Câu 6: Để nhận ra ion NO3

− trong dung dịch Ba(NO

3)

2, người ta đun nóng nhẹ dung dịch đó

với A. kim loại Cu. B. dung dịch H

2SO

4 loãng.

C. kim loại Cu và dung dịch Na2SO

4. D. kim loại Cu và dung dịch H

2SO

4 loãng.

Câu 7: Có 3 dung dịch hỗn hợp: (1) NaHCO3 + Na2CO3 (2) NaHCO3 + Na2SO4 (3) Na2CO3 + Na2SO4 Chỉ dùng thêm một cặp chất nào trong số các cặp chất dưới đây để nhận biết được các hỗn

hợp trên? A. Dung dịch NaOH và dung dịch NaCl B. Dung dịch NH3 và dung dịch NH4Cl C. Dung dịch HCl và dung dịch NaCl D. Dung dịch HNO3 và dung dịch Ba(NO3)2

Câu 8: Để nhận biết dung dịch glixin , hồ tinh bột , lòng trắng trứng , ta có thể tiến hành theo thứ tự nào sau đây .

A. Dùng quì tím, dùng dung dịch iot B. Dùng dung dịch iot , dùng dung dịch HNO3 C. Dùng quì tím , dùng dùng dung dịch HNO3 D. Dùng phenolphtalein, dùng dung dịch HNO3

Câu 9: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu? A. glyxin. B. metylamin. C. axit axetic. D. alanin.

Câu 10: Thuốc thử nào dưới đây phân biệt được khí O2 với khí O3 bằng phương pháp hóa học?

A. Dung dịch KI + hồ tinh bột. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch H2SO4. D. Dung dịch CuSO4.

Câu 11: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng? A. Axit aminoaxetic. B. Axit α-aminopropionic. C. Axit α-aminoglutaric. D. Axit α,ε-điaminocaproic.

Câu 12: Một mẫu khí thải được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?

A. H2S. B. NO2. C. SO2. D. CO2.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 138: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 138 -

Câu 13: Dung dịch chất X không làm đổi màu quỳ tím; dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn hai dung dịch trên thu được kết tủa. Hai chất X và Y tương ứng là

A. KNO3 và Na2CO3. B. Ba(NO3)2 và Na2CO3. C. Na2SO4 và BaCl2. D. Ba(NO3)2 và K2SO4.

Câu 14: Để loại bỏ Al, Fe, CuO ra khỏi hỗn hợp gồm Ag, Al, Fe và CuO, có thể dùng lượng dư dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch Fe(NO3)3. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch HNO3. D. Dung dịch NaOH.

Câu 15: Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 là: A. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang không màu. B. Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng. C. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam. D. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu da cam.

Câu 16: Để phân biệt các chất rắn riêng biệt: Na, Al, Fe, Al2O3, Na2O thì cần dùng thêm tối thiểu bao nhiêu thuốc thử bên ngoài?

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 17: Thuốc thử cần dùng để phân biệt glucozơ và fructozơ là

A. Kim loại Na. B. nước brom. C. dung dịch AgNO3 trong NH3. D. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

Câu 18: Hợp chất hữu cơ làm đổi màu dung dịch quì tím (dung môi H2O) là A. axit benzoic. B. phenol. C. anilin. D. glyxin.

Câu 19: Có 6 dung dịch riêng rẽ sau: BaCl2, MgCl2, FeCl2, FeCl3, NH4Cl, (NH4)2SO4. Có thể nhận biết 6 dung dịch trên bằng kim loại:

A. Al. B. Na. C. Mg. D. Cu. Câu 20: Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NaOH, H2NCH2COOH và C2H5OH. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là

A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 139: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 139 -

26D¹NG BT suy luËn

Câu 1: Hợp chất hữu cơ no, mạch hở X chỉ chứa C, H, O. X có khối lượng mol phân tử là 90 gam/mol. Cho X tác dụng với NaHCO3 thì có khí bay ra. Cho X tác dụng hết với Na thu được số mol H2 bằng số mol X. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn điều kiện bài toán là:

A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 2: Cho hợp chất X tác dụng với NaOH tạo ra khí Y làm xanh quỳ tím ẩm. Mặt khác, chất X tác dụng với axit HCl tạo ra khí Z vừa làm vẩn đục nước vôi trong, vừa làm mất màu dung dịch Brom. Chất X không tác dụng với dung dịch BaCl2. Vậy chất X có thể là:

A. NH4HSO3 B. (NH4)2SO3 C. (NH4)2CO3 D. NH4HCO3 Câu 3: Số đồng phân este có công thức phân tử C6H12O2 khi thủy phân tạo ra ancol không bị oxi hóa bởi CuO là

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4: Chất A có công thức phân tử C4H6O2. Cho m gam A phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 2 gam NaOH, tạo ra 4,1 gam muối. Kết luận nào sau đây là đúng cho chất A

A. A có khả năng làm đổi màu quỳ tím thành đỏ B. A có phản ứng tráng bạc và có làm mất màu nước brom C. A có phản ứng tráng bạc nhưng không làm mất màu nước brom D. A không tham gia phản ứng tráng bạc nhưng có làm mất màu nước brom

Câu 5: .Hai chất hữu cơ X, Y có thành phần phân tử gồm C,H,O (MX <MY<82 ).Cả X và Y đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và đều phản ứng được với dung dịch NaHCO3 sinh ra khí CO2.Tỉ khối của hơi của Y so với X có giá trị là

A. 1,47 B. 1,61 C. 1,57 D. 1,91 Câu 6: Khi cho isopentan tác dụng với clo theo tỉ lệ mol1:1, số dẫn xuất monoclo tối đa tạo ra là

A. 2 B. 3 C .4 D .5 Câu 7: Số hợp chất đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C8H10O,trong phân tử có vòng benzen, tác dụng được với Na, không tác dụng được với NaOH là

A. 4 B. 6 C. 7 D. 5 Câu 8: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H8O3.X có khả năng phản ứng với Na, với NaOH. Sản phẩm thủy phân X trong môi trường kiềm thu được hai hợp chất hữu cơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.Công thức cấu tạo đúng nhất của X là

A. CH3CH(OH)CH(OH)CHO B. CH3COOCHOHCH3 C. HCOOCH(OH)CH2CH3 D. CH2(OH)CH2CH2OOCH

Câu 9: .Khi cho a mol một chất béo trung tính làm mất màu vừa hết 3a mol brom trong CCl4. Công thức tổng quát của chất béo là A . CnH2n-10O6 B . CnH2n-12O6 C . CnH2n-8O6 D. CnH2n-6O6 Câu 10: Hai hợp chất X, Y có cùng công thức phân tử C4H7ClO2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được các sản phẩm sau:

X + NaOH → muối hữu cơ X1 + C2H5OH + NaCl Y + NaOH → muối hữu cơ X2 + C2H4(OH)2 + NaCl Công thức cấu tạo có thể của X, Y lần lượt là: A. CH3-CHCl-COOC2H5 và CH3COOCHCl-CH3 B. ClCH2-COOC2H5 và CH3COOCH2CH2Cl C. ClCH2-COOC2H5 và CH3COOCHCl-CH3 D. CH3COOCHCl-CH2Cl và CH3COOCH2CH2Cl

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 140: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 140 -

Câu 11: X có công thức phân tử là C8H10O. X tác dụng được với NaOH. X tác dụng với Dung dịch brom cho Y có công thức phân tử là C8H8OBr2. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn ?

A. 6 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 12: Chất X có công thức phân tử C3H5Br3, đun X với dung dịch NaOH thu được chất hữu cơ Y có khả năng tác dụng với Cu(OH)2 trong điều kiện thích hợp. Số cấu tạo X thỏa mãn là:

A. 4 B. 2 C. 3 D. 5 Câu 13: Từ toluen muốn điều chế o-nitrobenzoic người ta thực hiện theo sơ đồ sau

C6H5CH3 _____ + X(xt, t0) → ( A ) _____+Y(xt, t0) → o-O2N-C6H4-COOH X, Y lần lượt là: A. KMnO4 và HNO3 B. HNO3 và H2SO4 C. HNO3 và KMnO4 D. KMnO4 và NaNO2

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit cacboxylic X no, mạch hở thu được a mol H2O. Mặt khác, cho a mol X tác dụng với NaHCO3 dư thu được 2a mol CO2. Tổng số nguyên tử có trong phân tử X là:

A. 6 B. 8 C. 7 D. 5 Câu 15: Cho sơ đồ: X →+ 22 H Y →+CuO Z →+ 2O Axit 2-metylpropanoic. X có thể là chất nào?

A. OHC − C(CH3) – CHO B. CH2 = C(CH3) – CHO C. CH3 – CH(CH3) – CHO D. CH3−CH(CH3)−CH2OH .

Câu 16: Có 4 chất X, Y, Z, T có công thức phân tử dạng C2H2On (n ≥ 0) -X, Y, Z đều tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3

-Z, T tác dụng được với NaOH -X tác dụng được với nước Giá trị n của X, Y, Z, T lần lượt là A. 0,2,3,4 B. 2,0,3,4 C. 4,0,3,2 D. 3,4,0,2

Câu 17: Cho isopren tác dụng với Br2/CCl4 (tỷ lệ mol 1:1) thu được hỗn hợp X. Trong hỗn hợp X có tối đa số đồng phân đibromua là:

A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 18: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo, mạch hở có công thức phân tử C5H8 tác dụng với H2 dư (xúc tác thích hợp) thu được sản phẩm isopentan ?

A. 4. B. 2. C. 6. D. 3. Câu 19: Đề hiđrat hóa 2-metylbutan-2-ol thu được sản phẩm chính là anken nào sau đây?

A. 3-metyl but-1-en B. Pent-1-en C. 2-metyl but-1-en D. 2-metyl but-2-en Câu 20: Cho sơ đồ chuyển hoá :

C6H5-CH2-C≡CH →+ HCl X →+ HCl Y →+ NaOH2 Z Trong đó X, Y, Z đều là sản phẩm chính. Công thức của Z là A. C6H5CH2CH2 CH2OH. B. C6H5CH(OH)CH2CH2OH. C. C6H5CH2COCH3. D. C6H5 CH2CH(OH)CH3.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 141: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 141 -

27D¹NG BT ph¶n øng t¹o ®¬n chÊt

Câu 1: Trong các thí nghiệm sau:

(1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF. (2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S. (3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng. (4) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc. (5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH. (6) Cho khí O3 tác dụng với Ag. (7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng. Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là A. 6 B. 5 C. 4 D. 7

Câu 2: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư; (b) Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng; (c) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư; (d) Cho Na vào dung dịch MgSO4; (e) Nhiệt phân Hg(NO3)2; (g) Đốt Ag2S trong không khí; (h). Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với cực dương làm bằng đồng, cực âm làm bằng thép. Số thí

nghiệm không tạo thành kim loại là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.

Câu 3: Có các hóa chất : K2Cr2O7, HCl, KMnO4, MnO2, NaCl, HClO, H2SO4, KClO3. Những hóa chất được sử dụng để điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm là

A. K2Cr2O7, HCl, KMnO4, MnO2, NaCl, HClO. B. K2Cr2O7, HCl, KMnO4, MnO2, NaCl, HClO, H2SO4. C. K2Cr2O7, HCl, KMnO4, MnO2, HClO. D. K2Cr2O7, HCl, KMnO4, MnO2, KClO3.

Câu 4: Cho sơ đồ phản ứng sau:

O3 + dung dịch KI → Ba(NO3)2 →ot

NaNO2 bão hòa + NH4Clbão hòa →ot

KMnO4 →ot

F2 + H2O → SO2 + dung dịch Cl2 →

MnO2 + HClđ →ot

Cl2 + dung dịch NaOH → Ag + O3 → H2S + Cl2 → Số phản ứng tạo ra đơn chất là

A. 8 B. 6 C. 5 D. 7 Câu 5: Tiến hành các thí nghiệm sau

1. Cho Zn vào dung dịch AgNO3 2. Cho Fe Vào dung dịch Fe2(SO4)3 3. Cho Na vào dung dịch CuSO4 4. Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng Các thí nghiệm có tạo thành kim loại là A. (3) và (4). B. (1) và (4). C. (1) và (2). D. (2) và (3).

Câu 6: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Đốt Mg trong khí CO2. (2) Đốt Ag2S bằng O2. (3) Cho O3 vào dung dịch KI. (4) Cho dung dịch Fe2O3 vào dung dịch HI (5) Cho F2 vào H2O

Số thí nghiệm tạo ra sản phẩm có đơn chất là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.

Câu 7: Cho các phương trình phản ứng: (1) dd FeCl2 + dd AgNO3 dư à (2) H2S + dd Cl2 à (3) F2 + H2O à (4) NH4Cl + NaNO2

to→ (5) K,Al + H2O à (6) H2S + O2 dư to→ (7) SO2 + dd Br2 à (8) Ag2S + O2 (không khí) to→ (9) Ag + O3 à (10) KMnO4 to→ (11) MnO2 + HCl đặc à (12) FeCl3 + dd HI à

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 142: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 142 -

Số phản ứng tạo đơn chất là: A. 9 B. 6 C. 7 D. 8

Câu 8: Trong các thí nghiệm sau, (1) Cho khí O3 tác dụng với dd KI. (2) Nhiệt phân amoni nitrit. (3) Cho NaClO3 tác dụng với dd HCl đặc. (4) Cho khí H2S tác dụng với dd FeCl3. (5) Cho khí NH3 dư tác dụng với khí Cl2. (6) Cho axit fomic tác dụng với H2SO4 đặc. (7) Cho H2SO4 đặc vào dd NaBr. (8) Cho Al tác dụng với dd NaOH. (9) Cho CO2 tác dụng với Mg ở nhiệt độ cao. (10) Cho dd Na2S2O3 tác dụng với dd H2SO4 (loãng). Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là: A. 7 B. 9 C. 8 D. 6

Câu 9: Trường hợp nào sau đây tạo ra kim loại? A. Nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc trong lò điện B. Đốt Ag2S trong oxi dư C. Đốt FeS2 trong oxi dư D. Nung hỗn hợp quặng apatit, đá xà vân và than cốc trong lò đứng

Câu 10: Thực hiện phản ứng nhiệt phân hoàn toàn các chất sau: KClO3 (xúc tác MnO2), NH4NO3, NaHCO3, NH4NO2, KMnO4, KNO3, BaCO3, AgNO3. Số phản ứng tạo ra O2 là

A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. Câu 11: Thực hiện các thí nghiệm:

(a) Nung AgNO3 rắn. (b) Nung Cu(NO3)2 rắn. (c) Điện phân NaOH nóng chảy. (d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.

(e) Nung kim loại Al với bột MgO (g) Cho kim loại Cu vào dung dịch AgNO3. Số thí nghiệm sinh ra kim loại là: A. 3 B. 4 C. 6 D. 5

Câu 12: Trong các thí nghiệm sau: (1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF. (2) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng. (3) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI. (4) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch KOH. (5) Nung Mg với SiO2. (6) Cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc. (7) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S. Số thí nghiệm tạo sản phẩm đơn chất là A. 5. B. 4. C. 6. D. 7.

Câu 13: Cho các phản ứng:

(1). O3 + dung dịch KI → (6). F2 + H2O ot→

(2). MnO2 + HCl đặc ot→ (7). H2S + dung dịch Cl2 dư →

(3). KClO3 + HCl đặc ot→ (8). HF + SiO2 →

(4). NH4HCO3ot→ (9). NH4Cl + NaNO2

ot→

(5). NH3(khí) + CuO ot→ (10). Cu2S + Cu2O →

Số trường hợp tạo ra đơn chất là: A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.

Câu 14: Cho các phản ứng: (1) O3 + dung dịch KI (2) F2+ H2O (3) KClO3(rắn) + HCl(đặc) (4) SO2 + dung dịch H2S (5) Cl2 + dung dịch H2S (6) NH3(dư) + Cl2 (7) NaNO2(bão hoà) + NH4Cl(bão hoà)

0t→ (8) NO2 + NaOH(dd) Số phản ứng tạo ra đơn chất là: A. 6. B. 3. C. 2. D. 5.

Câu 15: Cho các thí nghiệm sau đây: (1) Nung hỗn hợp NaNO2 và NH4Cl (2) Điện phân dung dịch CuSO4 (3) Dẫn khí NH3 qua CuO nung nóng (4) Nhiệt phân Ba(NO3)2 (5) Cho khí F2 tác dụng với H2O (6) H2O2 tác dụng với KNO2 (7) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI (8) Điện phân NaOH nóng chảy (9) Dẫn hơi nước qua than nóng đỏ (10) Nhiệt phân KMnO4

Số thí nghiệm thu được khí oxi là A. 5 B. 7 C. 4 D. 6

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 143: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 143 -

28D¹NG BT PH¶N øNG t¹o kÕt tña b¹c

Lưu ý: 1. Các Hidrocacbon có liên kết 3 đầu mạch(VD: CH ≡ CH, R – C ≡ CH) tạo được kết

tủa màu vàng với dd AgNO3/NH3(VD: AgC≡CAg, R - C≡CAg)(gọi là phản ứng thế nhưng không gọi là phản ứng tráng gương).

2. Các chất có chức Andehit(VD: R – CHO, HCOOR, glucozo, fructozo, mantozo) tạo được kết tủa Ag với dd AgNO3/NH3 (gọi là phản ứng tráng gương).

3. Các chất vừa có liên kết 3 đầu mạch vừa có chức Andehit(VD: CH≡C-CHO) vừa có phản ứng thế tạo kết tủa màu vàng vừa có phản ứng tráng gương tạo kết tủa Ag.

Câu 1: Cho các chất sau: axetilen, axit oxalic, axit acrylic, fomanđehit, phenyl fomat, vinyl axetilen, glucôzơ, anđehit axetic, metyl axetat, saccarozơ, natri fomat, axeton. Số chất có thể tham gia phản ứng tráng gương là

A. 6 B. 8 C. 7 D. 5 Câu 2: Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, là:

A. anđehit axetic, butin-1, etilen. B. anđehit axetic, axetilen, butin-2. C. axit fomic, vinylaxetilen, propin. D. anđehit fomic, axetilen, etilen.

Câu 3: Cho dãy các chất: C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO, C12H22O11 (mantozơ). Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là

A. 3. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 4: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, mantozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là

A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 5: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là

A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 6: Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2; C2H4; CH2O; CH2O2 (mạch hở); C3H4O2 (mạch hở, đơn chức). Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa là

A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu7: Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là:

A. Glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic. B. Fructozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic. C. Glucozơ, glixerol, mantozơ, axit fomic. D. Glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ.

Câu 8: Cho dãy các chất: anđehit axetic, axetilen, glucozơ, axit axetic, metyl axetat. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là

A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 9: Các chất trong dãy nào sau đây đều tạo kết tủa khi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng?

A. vinylaxetilen, glucozơ, anđehit axetic. B. glucozơ, đimetylaxetilen, anđehit axetic. C. vinylaxetilen, glucozơ, đimetylaxetilen. D. vinylaxetilen, glucozơ, axit propionic.

Câu 10: Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng bạc?

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 144: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 144 -

A. Mantozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Glucozơ. Câu 11: Cho các chất sau: axetilen, andehit oxalic, axit acrylic, fomanđehit, phenyl fomat, vinyl axetilen, glucôzơ, anđehit axetic, metyl axetat, mantozơ, natri fomat, axeton. Số chất có thể tham gia phản ứng tráng gương là

A. 6 B. 8 C. 7 D. 5 Câu 12: X là C3H6O2 tham gia phản ứng tráng bạc . Số công thức cấu tạo mạch hở phù hợp với là

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 13: Cho các chất sau: axetilen, axitfomic, saccarozơ, glucozơ, vinylaxetilen, phenylaxetilen, axit axetic, metyl axetat, mantôzơ, amoni fomat, axeton, phenyl fomat. Số chất có thế tham gia phản ứng tráng gương là

A. 5 B. 7 C. 6 D. 8 Câu 14: Cho hợp chất X có công thức C2HxOy có khối lượng phân tử nhỏ hơn 62. Có tối đa mấy chất X mà khi phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 thu được kết tủa?

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 15: Cho dãy các chất: andehit fomic, axit axetic, etyl axetat, axit fomic, ancol etylic, metyl fomiat, axetilen, vinyl axetilen, etylen, glucozo, saccarozo. Số chất trong dãy tham gia phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3 là

A. 3 B. 6 C. 7 D. 5. Câu 16: Cho các chất sau: C2H2, HCOOH, HCOONa, C6H12O6 (fructozơ), CH3CHO, C2H4O2 (mạch hở, không đổi màu quỳ tím) và CH3COCH3. Số chất có phản ứng tráng bạc là

A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 17: Có bao nhiêu đồng phân có cùng CTPT C5H12O khi oxi hoá bằng CuO (đun nóng) tạo ra sản phẩm có phản ứng tráng bạc ?

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 18: Cho các chất sau: axetilen, axit fomic, fomanđehit, phenyl fomat, glucôzơ, anđehit axetic, metyl axetat, mantôzơ, natri fomat, axeton. Số chất có thể tham gia phản ứng tráng gương là

A. 6 B. 8 C. 5 D. 7 Câu 19: Cho các chất sau: tinh bột; glucozơ; saccarozơ; mantozơ; xenlulozơ. Số chất không tham gia phản ứng tráng gương là

A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 20: Cho 0,3 mol hỗn hợp khí X gồm HCHO và C2H2 tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra 91,2 gam kết tủa. Nếu cho toàn bộ lượng X ở trên vào bình đựng dung dịch brom trong CCl4 thì khối lượng brom đã phản ứng tối đa là

A. 64 gam. B. 40 gam. C. 32 gam. D. 80 gam.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 145: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 145 -

28.1D¹NG BT PH¶N øNG T¹O KÕT TñA

Câu 1: Cho bột Al dư vào dung dịch Ba(OH)2 thu được dung dịch B. Cho B lần lượt tác dụng với: CO2 dư, Na2CO3, NaHSO4 dư, NH3, NaOH, HCl dư. Số phản ứng sau khi kết thúc có kết tủa là:

A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu2: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4; (2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4; (3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3; (4) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2; (5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3; (6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là: A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.

Câu 3: Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là

A. 1. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 4: Có 4 dung dịch loãng của các muối: BaCl2, ZnCl2, FeCl2, FeCl3. Khi sục khí H2S dư vào các dung dịch muối trên thì số trường hợp có phản ứng tạo kết tủa là

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 5: Cho Bari kim loại lần lượt vào các dung dịch sau: NaHCO3, CuSO4, (NH4)2CO3, NaNO3, MgCl2. Số trường hợp tạo kết tủa là

A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 6: Trường hợp nào sau đây không thu được kết tủa?

A. Cho nước brom vào phenol. B. Cho glucozơ phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3, t0. C. Cho nước brom vào anilin. D. Cho NaOH dư vào dung dịch AlCl3.

Câu 7: Có các thí nghiệm: (1) Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch hỗn hợp KHCO3 và CaCl2. (2) Đun nóng nước cứng toàn phần. (3) Đun nóng nước cứng vĩnh cửu. (4) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 đếndư vào dung dịch KAl(SO4)2.12H2O. (5) Cho dung dịch Na3PO4 vào nước cứng vĩnh cửu. Có tối đa mấy thí nghiệm thu được kết tủa? A. 3 B. 4 C. 5 D. 2

Câu 8: Cho các thí nghiệm: 1, Sục khí sunfurơ vào dung dịch axit sunfuhiđric 2, Sục khí Clo vào dung dịch kaliiotua 3, Sục khí cacbonic vào dung dịch muối cloruavôi 4, Sục khí amoniac vào dung dịch sắt(III) sunfat 5, Thổi khí CO2 vào dung dịch Natrisilicat 6, Thả mẫu photpho vào dung dịch axitnitric đặc (dư), đun nóng 7, Sục khí ozon vào dung dịch KI Số thí nghiệm tạo ra kết tủa là: A. 4 B. 7 C. 5 D. 6

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 146: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 146 -

Câu 9: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là

A. 5 B. 7 C. 6. D. 4 Câu 10: Cho các hóa chất sau: NaOH, Ca(OH)2, Na2CO3, Na3PO4 , NaCl, HCl. Số chất sử dụng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời là

A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 11: Có 4 dung dịch loãng của các muối: AgNO3, ZnCl2, FeCl2, FeCl3. Khi sục khí H2S dư lần lượt vào các dung dịch trên thì số trường hợp có kết tủa là

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 12: Cho các phản ứng sau:

(1) Dung dịch NaOH dư + AlCl3 → (4) Dung dịch NH3 dư + AlCl3 → (2) CO2 dư + dung dịch NaAlO2 → (5). HCl dư + dung dịch NaAlO2 → (3) Dung dịch Na2CO3 + dd AlCl3 dư → Số phản ứng thu được sản phẩm cuối cùng có Al(OH)3 là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

Câu 13: Có 5 dung dịch riêng biệt : CuCl2 , ZnCl2 , FeCl3 , AlCl3 , NiCl2 . Nếu thêm dung dịch KOH dư vào, sau đó thêm tiếp NH3 dư vào. Số dung dịch cho kết tủa thu được sau thí nghiệm là :

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4 Câu 14: Cho khí H2S lội chậm cho đến dư vào một dung dịch gồm FeCl3, AlCl3, NH4Cl, CuSO4, thu được kết tủa X gồm:

A. CuS, S. B. CuS, FeS, S .C. CuS, Fe2S3. D. CuS, Fe2S3, Al2S3. Câu 15: Cation M3+ có cấu hình electron ngoài cùng là 2p6. Khi cho dung dịch MCl3 vào các ống nghiệm đựng lượng dư các dung dịch: Na2CO3, NaOH, NH3, Na2SO4. Số ống nghiệm sau phản ứng có kết tủa hiđrôxit là

A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 16: Cho Ba (dư) lần lượt vào các dung dịch sau: NaHCO3, CuSO4, (NH4)2SO4, Al2(SO4)3, MgCl2. Tổng số các chất kết tủa thu được là

A. 7 B. 6 C. 5 D. 4 Câu 17: Có 5 dung dịch sau : Ba(OH)2, FeCl2 , Pb(NO3)2, CuSO4, FeCl3. Khi sục khí H2S qua 5 dung dịch trên, có bao nhiêu trường hợp có phản ứng sinh kết tủa ?

A. 3. B. 2 C. 4 D. 1. Câu 18: Số thí nghiệm sau phản ứng chắc chắn tạo 2 kết tủa là

(1) Đổ Ba(OH)2 vào ZnSO4 (2) Đổ KHSO4 vào Ba(HCO3)2 (3) Đổ Na2S vào dung dịch Fe2(SO4)3 (4) Đổ dung dịch KI vào dung dịch SO2

(5) Al2(SO4)3 vào dung dịch Ba(HCO3)2 (6) Sục H2S vào dung dịch FeCl3 A. 4 B. 5 C. 3 D. 6

Câu 19: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2; (2) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4; (3) Sục khí CO2

(dư) vào dung dịch NaOH; (4) Sục khí CO2

(dư) vào dung dịch Ca(OH)2;

(5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3;

(6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thí nghiệm thu được kết tủa là A. (1), (4), (5), (6). B. (1), (5), (6). C. (1), (2), (5), (6). D. (1), (2), (4), (5), (6).

Câu 20: Nước thải của một phòng thí nghiệm hóa học có chứa các ion: Fe2+, Fe3+, Cu2+, Hg2+, Pb2+, Na+, H+, NO 3

− , CH3COO-,…Nên dùng dung dịch nào để xử lí sơ bộ nước thải trên? A. HNO3 B. etanol C. xút D. nước vôi.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 147: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 147 -

29D¹NG BT C¸C CHÊT PH¶N øNG VíI BROM

Lưu ý: - Đối với dd Brôm(dung môi CCl4): Chức Andehit không phản ứng(không làm mất

màu), còn các liên kết bội(đôi, ba) hoặc vòng 3 cạnh có làm mất màu. - Đối với dd Brom(dung môi H2O): Các chất phản ứng và làm mất màu ở nhiệt độ

thường gồm: Chức andehit(R-CHO, HCOOR, glucozo, mantozo); liên kết bội(đôi, ba); vòng xicloankan ba cạnh; Phenol và anilin vừa làm mất màu vừa tạo kết tủa trắng.

- Benzen và đồng đẳng không làm mất màu dd nước brom. - Benzen và đồng đẳng có tác dụng với Br2(khan) xúc tác bột sắt nhưng không làm mất

màu.

Câu 1: Có bao nhiêu chất hoặc dung dịch sau đây cho phản ứng với nước brôm: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, ancol etylic, anđehit axetic, axit fomic, axit benzoic, phenol và anilin?

A. 6 B. 7 C. 5 D. 8 Câu 2: Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là

A. dung dịch phenolphtalein. B. nước brom. C. dung dịch NaOH. D. giấy quì tím.

Câu 3: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với

A. dung dịch NaOH. B. Na kim loại. C. nước Br2. D. H2 (Ni, nung nóng). Câu 4: Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen). Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là

A. 6. B. 8. C. 7. D. 5. Câu 5: Trong các chất: xiclopropan, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, đimetyl ete, số chất có khả năng làm mất màu nước brom là

A. 3. B. 5. C. 6. D. 4 Câu 6: Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm -OH, có vị ngọt, hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là

A. Saccarozo . B. mantozơ. C. xenlulozơ. D. glucozơ. Câu 7: Cho buta-1,3-đien phản ứng cộng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1. Số dẫn xuất đibrom (đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học) thu được là

A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 8: Số đồng phân cấu tạo của C5H10 phản ứng được với dung dịch brom là

A. 8. B. 9. C. 5. D. 7. Câu 9: Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỉ lệ số mol 1:1 (có mặt bột sắt) là

A. p-bromtoluen và m-bromtoluen. B. benzyl bromua. C. o-bromtoluen và p-bromtoluen. D. o-bromtoluen và m-bromtoluen.

Câu 10: Cho các chất: axetilen, vinylaxetilen, cumen, stiren, xiclohexan, xiclopropan và xiclopentan. Trong các chất trên, số chất phản ứng được với dung dịch brom là

A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 148: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 148 -

Câu 11: Cho dãy các chất: stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol (C6H5OH). Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là

A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 12: Cho dãy các chất: cumen, stiren, isopren, xiclohexan, axetilen, benzen. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brom là

A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 13: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với nước Br2?

A. CH3CH2COOH. B. CH3CH2CH2OH. C. CH2=CHCOOH D. CH3COOCH3. Câu 14: Hiđrocacbon nào sau đây khi phản ứng với dung dịch brom thu được 1,2-đibrombutan?

A. But-1-en. B. Butan. C. Buta-1,3-đien. D. But-1-in. Câu 15: Cho dãy chất sau: isopren, anilin, anđehit axetic, toluen, pentan, axit metacrylic và stiren. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là

A. 6. B. 4. C. 7. D. 5. Câu 16: Dung dịch phenol (C6H5OH) không phản ứng được với chất nào sau đây?

A. NaOH. B. NaCl. C. Br2. D. Na . Câu 17: Cho dãy các chất: C3H6,CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen). Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brom là

A. 8. B. 7. C. 5. D. 6. Câu 18: Có bao nhiêu chất hoặc dung dịch sau đây cho phản ứng với nước brôm: eten, but – 1 – in, glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, ancol etylic, anđehit axetic, axit fomic, axit benzoic, phenol và anilin?

A. 6 B. 5 C. 7 D. 8 Câu 19: Cho các chất: anđehit axetic, etilen, etan, axetilen, vinyl axetilen, xiclobutan, ancol anlylic. Các chất làm mất màu dung dịch Br2( dung môi CCl4) là

A. Etilen, axetilen, vinyl axetilen, ancol anlylic B. Etilen, axetilen, vinyl axetilen, xiclobutan, ancol anlylic C. Etilen, axetilen, vinyl axetilen D. Andehit axetic, etilen, axetilen, vinyl axetilen, xiclobutan, ancol anlylic

Câu 20: Có bao nhiêu chất hoặc dung dịch sau đây cho phản ứng với nước brôm: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, ancol etylic, anđehit axetic, axit fomic, axit benzoic, phenol, alanin, stiren, xiclopropan?

A. 6 B. 7 C. 5 D. 8

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 149: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 149 -

30D¹NG BT C¸C CHÊT l­ìng tÝnh

Lưu ý: 1. Chất lưỡng tính thì tác dụng được với HCl, NaOH. 2. Chất tác dụng được với HCl và NaOH thì có thể lưỡng tính hoặc không(VD: Al,

Zn, este, tác dụng được với HCl và NaOH nhưng không phải lưỡng tính). 3. Các chất và ion vô cơ lưỡng tính: H2O, AlF3, Al2O3, ZnO, Cr2O3, Al(OH)3, Zn(OH)2,

Cr(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2, (NH4)2CO3, (NH4)2SO3, HCO −3 , HSO −

3 , HS-, HPO −24 ,

H2PO −4 .

4. Các chất và ion hữu cơ lưỡng tính: các aminoaxit(VD: H2N-R-COOH, …); muối amoni của axit cacboxylic(VD: CH3 – COONH4); Các peptit, protein.

5. Ion kim loại ứng với bazo yếu có tính axit(VD: Al3+, Cu2+, Fe3+, Zn2+, NH+4, Cr3+,

HSO-4).

6. Ion gốc axit yếu có tính bazo (VD: CO32-, SO3

2-, PO4

3-, RCOO-, C6H5O-, S2-, F-, NO2-,

HPO32- ).

7. Ion gốc axit mạnh và cation kim loại mạnh có tính trung tính (VD: Na+, K+, Ca2+, Ba2+, Mg2+, Cl-, Br-, I-, SO4

2-, NO3-+, ClO4

-).

Câu 1: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. B. chỉ có kết tủa keo trắng. C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. D. không có kết tủa, có khí bay lên.

Câu 2: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 3: Cho các loại hợp chất: aminoaxit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của aminoaxit (T). Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và đều tác dụng được với dung dịch HCl là

A. X, Y, Z, T. B. X, Y, T. C. X, Y, Z. D. Y, Z, T. Câu 4: Các hợp chất trong dãy chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính?

A. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2. B. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2. C. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2. D. Cr(OH)3, Pb(OH)2, Mg(OH)2.

Câu 5: Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là

A. 6. B. 4. C. 5. D. 7. Câu 6: Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 7: Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là:

A. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2. B. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2. C. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3. D. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2.

Câu 8: Ứng với công thức phân tử C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?

A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 9: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 150: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 150 -

Câu 10: Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn, K2CO3, K2SO4. Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 11: Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 12: Cho dãy các chất : Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaAlO2 , Cr(OH)3 Cr2O3. , Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:

A. 6 B. 4 C. 7 D. 5 Câu 13: Cho dãy các chất sau: Al, ZnO, Sn(OH)2, NaHCO3, Na2SO3, NaAlO2, Cr(OH)2, CrO3, Na2Cr2O7, NH4HCO3. Số chất có tính lưỡng tính là:

A. 7. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 14: Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, NaH2PO4, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 15: Cho các chất: BaCl2; Na2HPO3; NaHCO3; Na2HPO4; NH4Cl; AlCl3; HCOONH4; Al2O3; Al; Al(OH)3; AlF3. Số chất lưỡng tính là:

A. 7 B. 6 C. 8 D. 9 Câu 16: Cho các chất :CH3-COOH3N-CH3; Al(NO3)3; NaHS; K2SO3; (NH4)2CO3; H2N-CH2-COOH; Zn(OH)2 ;Al2O3. Số chất đều tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là:

A. 6 B. 7 C. 4 D. 5 Câu 17: Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Fe(OH)3, Cr2O3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 18: Cho dãy các chất sau: Al, ZnO, Sn(OH)2, NaHCO3, Na2HPO4, NaH2PO4, Na2SO3, NaAlO2, Cr(OH)2, CrO3, Na2Cr2O7, NH4HCO3. Số chất có tính lưỡng tính là:

A. 7. B. 4. C. 6. D. 5. Câu19: Dãy gồm các chất nào sau đây đều có tính lưỡng tính ?

A. ZnCl2, AlCl3, NaAlO2, NaHCO3, H2NCH2COOH B. AlCl3, H2O, NaHCO3, Zn(OH)2, ZnO C. H2O, Zn(OH)2, CH3COONH4, H2NCH2COOH, NaHCO3 D. Al, NaHCO3, NaAlO2, ZnO, Be(OH)2

Câu 20: Cho các tiểu phân sau: Al3+, HS- , SO32-, HPO3

2-; HSO4-, Cl -, CH3COO-, PO4

3-; NO3-,

NH4+; S2- , C6H5O- . Số tiểu phân thể hiện tính axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính lần lượt là

A. 3, 5, 2, 2 B. 2, 5, 3, 2 C. 3, 6, 1, 2. D. 1, 5, 3, 3

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 151: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 151 -

31D¹NG BT hßa tan hoÆc PH¶N øNG víi cu(oh)2

Lưu ý: 1. Các chất vô cơ hòa tan hoặc phản ứng được Cu(OH)2 gồm: các dd axit(VD: HCl,

HNO3, H2SO4, …); dd NH3; dd kiềm đặc(NaOHđặc). 2. Các chất hữu cơ hòa tan hoặc phản ứng được với Cu(OH)2 gồm: các dd Axit(VD:

HCOOH, CH3COOH, …); Ancol có ít nhất 2 nhóm OH kề nhau(VD: etilenglicol, glixerol, …); peptit có ít nhất 2 liên kết peptit trở lên; protein(VD: Anbumin).

Câu 1: Cho các chất: 1,1-đicloetan; 2,2-điclopropan; 3-clopropen; 1,2-đibrompropan;

2,2-điclobutan; 1,2- đibrombutan. Số chất khi tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư, đun nóng tạo ra sản phẩm có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 là

A. 3 B. 2. C. 4. D. 5. Câu 2: Chỉ dùng Cu(OH)2/OH- có thể phân biệt được tất cả các dung dịch riêng biệt sau:

A. glucozơ, mantozơ, glixerin (glixerol), anđehit axetic. B. lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerin (glixerol). C. saccarozơ, glixerin (glixerol), anđehit axetic, rượu (ancol) etylic. D. glucozơ, lòng trắng trứng, glixerin (glixerol), rượu (ancol) etylic.

Câu 3: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH2-CH2OH (Y); HOCH2-CHOH-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CHOH-CH2OH (T). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là A. X, Y, R, T. B. X, Z, T. C. Z, R, T. D. X, Y, Z, T.

Câu 4: Cho các chất: rượu (ancol) etylic, glixerin (glixerol), glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là

A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 5: Cho các dung dịch: HCl, NaOH đặc, NH3, KCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 là

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 6: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là

A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. B. dung dịch NaCl. C. dung dịch HCl. D. dung dịch NaOH.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là

A. 4,9 và propan-1,2-điol. B. 9,8 và propan-1,2-điol. C. 4,9 và glixerol. D. 4,9 và propan-1,3-điol.

Câu 8: Cho các hợp chất sau: (a) HOCH2-CH2OH. (b) HOCH2-CH2-CH2OH. (c) HOCH2-CH(OH)-CH2OH. (d) CH3-CH(OH)-CH2OH. (e) CH3-CH2OH. (f) CH3-O-CH2CH3. Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là: A. (a), (b), (c). B. (c), (d), (f). C. (a), (c), (d). D. (c), (d), (e).

Câu 9: Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là: A. lòng trắng trứng, fructozơ, axeton. B. glixerol, axit axetic, glucozơ. C. anđehit axetic, saccarozơ, axit axetic. D. fructozơ, axit acrylic, ancol etylic.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 152: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 152 -

Câu 10: Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là

A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 11: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc) và 18 gam H2O. Mặt khác, 80 gam X hòa tan được tối đa 29,4 gam Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng của ancol etylic trong X là

A. 46% B. 16% C. 23% D. 8% Câu 12: Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?

A. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic . B. Glucozơ, glixerol và saccarozơ. C. Glucozơ, glixerol và metyl axetat. D. Glixerol, glucozơ và etyl axetat.

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol X cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Biết X có khả năng phản ứng với Cu(OH)2. Tên của X là

A. propan-1,3-điol. B. propan-1,2-điol. C. glixerol. D. etylen glicol. Câu 14: Khi cho chất X (có công thức phân tử C4H7Cl3) tác dụng với NaOH (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3 thu được chất hữu cơ Y có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 6. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 15: Các chất: mantozơ, glucozơ, fructozơ và saccarozơ có tính chất chung là:

A. pư với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam B. pư với Cu(OH)2, to có kết tủa đỏ gạch C. pư với AgNO3/NH3 cho Ag kết tủa D. thủy phân trong môi trường axit cho monosaccarit nhỏ hơn

Câu 16: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, fructozơ, etilenglicol, anđehit axetic, axeton, anbumin, mantozơ, metanol, axit fomic . Số lượng dung dịch có thể phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là

A. 5 B. 4 C. 6 D. 7 Câu 17: Cho các dung dịch chứa các chất tan : Axit acrylic, axit oxalic, glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, axit fomic, glixerol, vinyl axetat, anđehit fomic . Số dung dịch vừa hoà tan Cu(OH)2 vừa làm mất màu nước brom là

A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 18: Cho các dung dịch chứa các chất tan : glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, axit fomic, glixerol, vinyl axetat, anđehit fomic. Những dung dịch vừa hoà tan Cu(OH)2 vừa làm mất màu nước brom là

A. glucozơ, mantozơ, axit fomic, vinyl axetat. B. glucozơ, mantozơ, axit fomic. C. fructozơ, vinyl axetat, anđehit fomic, glixerol, glucozơ, saccarozơ. D. glucozơ, mantozơ, fructozơ, saccarozơ, axit fomic.

Câu 19: Chỉ dùng Cu(OH)2/OH- có thể nhận biết được các dung dịch đựng riêng biệt từng chất trong nhóm nào sau đây?

A. Anbumin, axit acrylic, axit axetic, etanal, glucozơ. B. Sobitol, glucozơ, tripeptit, ancol etylic, glixerol. C. Glucozơ, fructozơ, glixerol, axit axetic, metanol. D. Glucozơ, sobitol, axit axetic, etanal, anbumin.

Câu 20: Cho hỗn hợp X gồm glixerol và một rượu đơn chức Y. Cho 16,98 gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu 4,704 lít khí H2 (đktc). Mặt khác 1,132 gam hỗn hợp X hoà tan vừa hết 0,294 gam Cu(OH)2. Công thức phân tử của Y là:

A. C2H6O B. C3H8O C. C4H8O D. C3H6O

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 153: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 153 -

Câu 1: Cho các chất: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol (rượu) etylic (Z) và đimetyl ete (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là

A. T, Z, Y, X. B. Z, T, Y, X. C. T, X, Y, Z. D. Y, T, X, Z. Câu 2: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là:

A. CH3CHO, C2H5OH, C2H6, CH3COOH. B. CH3COOH, C2H6, CH3CHO, C2H5OH. C. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH. D. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.

Câu 3: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là: A. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, CH3CHO. B. CH3CHO, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH. C. CH3COOH, HCOOH, C2H5OH, CH3CHO. D. HCOOH, CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.

Câu 4: Cho dãy các chất: etan, etanol, etanal, axit etanoic. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất trong dãy là

A. axit etanoic. B. etanol. C. etan. D. etanal. Câu 5: Nhiệt độ sôi của các chất CH3CHO, CH3COOH, CH3CH2COOH, CH4 được sắp xếp theo chiều tăng dần là :

A. CH3CHO, CH3COOH, CH3CH2COOH, CH4 . B. CH3COOH, CH3CHO, CH3CH2COOH, CH4 . C. CH4, CH3CHO, CH3COOH, CH3CH2COOH . D. CH3CHO, CH3CH2COOH, CH3COOH, CH4 .

Câu 6: Nhiệt độ sôi của các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần : A. C2H5Cl < CH3COOH < C2H5OH . B. C2H5OH < C2H5Cl < CH3COOH C. C2H5Cl < C2H5OH < CH3COOH . D. CH3COOH < C2H5OH < C2H5Ci

Câu 7: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là : A. CH3COOH B. CH3CHO C. C2H5OH D. CH3COCH3

Câu 8: Nhiệt độ sôi của các chất : (1) axit fomic ; (2) anđehit fomic ; (3) rượu metylic . Được xếp theo thứ tự tăng dần là :

A. 1, 2, 3 B. 2, 1, 3 C. 2, 3, 1 D. 3, 2, 1 Câu 9: Trong các cách sắp xếp tăng dần nhiệt độ sôi của các chất sau, thứ tự đúng là:

A. HCOOCH3 < CH3COOCH3 < n- C3H7OH < CH3COOH < C2H5COOH B. HCOOCH3 < CH3COOH < n- C3H7OH < CH3COOCH3< C2H5COOH C. HCOOCH3 < CH3COOCH3 < CH3COOH < n- C3H7OH < C2H5COOH D. n- C3H7OH <HCOOCH3 < CH3COOH < C2H5COOH < CH3COOCH3

Câu 10: Các chất sau được sắp xếp theo chiều tăng nhiệt độ sôi là : A. Rượu etylic, anđehit axetic, axit axetic, rượu metylic . B. Anđehit axetic, rượu metylic,rượu etylic, axit axetic. C. Rượu metylic,rượu etylic, axit axetic, anđehit axetic. D. Axit axetic,rượu metylic,rượu etylic, anđehit axetic.

Câu 11: Trong dãy đồng đẳng của rượu no đơn chức khi mạch cacbon tăng nói chung: A. Độ sôi tăng , khả năng tan trong nước tăng . B. Độ sôi giảm , khả năng tan trong nước giảm .

D¹NG 32 Bµi tËp so s¸nh nhiÖt ®é s«i

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 154: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 154 -

C. Độ sôi tăng , khả năng tan trong nước giảm . D. Độ sôi giảm , khả năng tan trong nước tăng .

Câu 12: Chất ít tan trong nước nhất là : A. CH3COOCH3 B. CH3COOH C. C2H5OH D. CH2OH - CH2OH

Câu 13: Sắp xếp thứ tự nhiệt độ sôi của các chất : ancol etylic , axit axetic , etyl axetat ? A. Ancol etylic < axit axetic < etyl axetat B. Etyl axetat < Ancol etylic < axit axetic C. Ancol etylic > axit axetic > etyl axetat D. Ancol etylic > etyl axetat > axit axetic

Câu 14: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất ? A. CH3 - CH2 - OH B. CH3 - CH2 - CH2 - OH C. CH3 - CH2 - Cl D. CH3 - COOH

Câu 15: So với các axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon thì este có nhiệt độ sôi A. Cao hơn B. Thấp hơn C. Ngang bằng D. không so sánh được

Câu 16: Nhiệt độ sôi của rượu etylic (1), rượu metylic (2), axeton (3) dimetyl ete (4) xếp theo trật tự giảm dần là:

A. (1) > (2) > (3) > (4) B. (1) > (2) > (4) > (3) C. (1) > (3) > (4) > (2) D. (4) > (3) > (2) > (1)

Câu 17: Rượu etylic (1), etyl bromua (2) và etan (3), trật tự về độ tan trong nước giảm dần là: A. (1), (3), (2) B. (1), (2), (3) C. (3), (2), (1) D. (2), (1), (3)

Câu 18: So sánh nhiệt độ sôi của các chất sau Rượu etylic (1) , etyl clorua (2), đietyl ete (3) và axit axetic (4) ta có:

A. (1 ) > (2) > (3) > (4) B. (4) > (3) > (2) > (1 ) C. (4) > (1) > (3) > (2) D. (1) > (2) > (3) > (4)

Câu 19: Cho 4 chất : X (C2H5OH) ; Y (CH3CHO) ; Z (HCOOH) ; G (CH3COOH). Nhiệt độ sôi sắp theo thứ tự tăng dần như sau: A. Y < Z < X < G B. Z < X < G < Y C. X < Y < Z < G D. Y < X < Z < G

Câu 20: . Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi của các chất tăng dần? A. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH, CH4, CH3CHO B. CH4, CH3CHO, CH3COOH, CH3CH2CH2OH CH3COOC2H5, C. CH4, CH3CH2CH2OH, CH3CHO, CH3COOH, CH3COOC2H5 D. CH4, CH3CHO, CH3COOC2H5 ,CH3CH2CH2OH , CH3COOH

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 155: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 155 -

Câu 1: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit của các chất sau : CH2Cl - COOH (1), CHCl2COOH (2), CCl3COOH (3) A. (3) < (2) < (1) B. (1) < (2) < (3) C. (2) < (1) < (3) D. (3) < (1) < (2)

Câu 2: (CĐ – 2009): Cho các chất HCl (X); C2H5OH (Y); CH3COOH (Z); C6H5OH (phenol) (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo tính axit tăng dần (từ trái sang phải) là :

A. (X), (Z), (T), (Y) B. (Y), (T), (Z), (X) C. (Y), (T), (X), (Z) D. (T), (Y), (X), (Z)

Câu 3: (KB – 2011): Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3)CH3CH2NH2. Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là:

A. (3), (1), (2). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (1). D. (2), (1), (3). Câu 4: (CĐ – 2011): Dãy gồm các chất xếp theo chiều lực axit tăng dần từ trái sang phải là:

A. HCOOH, CH3COOH, CH3CH2COOH. B. CH3COOH, CH2ClCOOH, CHCl2COOH. C. CH3COOH, HCOOH, (CH3)2CHCOOH. D. C6H5OH, CH3COOH, CH3CH2OH.

Câu 5: (KA – 2012): Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là:

A. (3), (1), (5), (2), (4). B. (4), (1), (5), (2), (3). C. (4), (2), (3), (1), (5). D. (4), (2), (5), (1), (3).

Câu 6: CĐ – 2013): Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là:

A. Phenylamin, amoniac, etylamin. B. Etylamin, amoniac, phenylamin. C. Etylamin, phenylamin, amoniac . D. Phenylamin, etylamin, amoniac .

Câu 7: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), CH3NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (CH3)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là

A. (4), (1), (5), (2), (3). B. (4), (2), (3), (1), (5). C. (4), (2), (5), (1), (3). D. (3), (1), (5), (2), (4).

Câu 8: Theo thứ tự độ phân cực tăng dần của liên kết O – H trong phân tử các chất sau: (1) C2H5OH, (2) CH3COOH, (3) CH2= CHCOOH, (4) C6H5OH, (5) p-CH3C6H4OH, (6)

C6H5CH2OH. A. (6) < (1) < (5) < (4) < (2) < (3) B. (1) < (6) < (5) < (4) < (2) < (3). C. (1) < (2) < (3) < (4) < (5) < (6). D. (1) < (3) < (2) < (4) < (5) < (6).

Câu 9: Cho các chất sau: (1) CH3COOH, (2) CH3CH2OH, (3) C6H5OH, (4)HOCH2CH2OH, (5) H2O. Sự linh động của nguyên tử H trong nhóm OH tăng dần theo thứ tự sau: A. (2) < (5) < (4) < (3) < (1). B. (5) < (2) < (4) < (3) < (1). C. (2) < (4) < (5) < (3) < (1). D. (3) < (5) < (4) < (2) < (1).

Câu 10: Cho các chất sau : C2H5OH , CH3COOH, HCOOH , C6H5OH Chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử H trong các nhóm chức của 4 chất là : A. C2H5OH , C6H5OH, HCOOH , CH3COOH. B. C2H5OH , C6H5OH, CH3COOH, HCOOH . C. C6H5OH,C2H5OH , HCOOH, CH3COOH. D. C6H5OH,C2H5OH, CH3COOH , HCOOH.

Câu 11: So sánh tính axit của các chất sau đây:

D¹NG 33 Bµi tËp so s¸nh TÝNH AXIT - BAZO

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 156: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 156 -

Cl-CH2COOH (1) , CH3COOH (2) , HCOOH (3) , CHCl2-COOH (4) A. (4) > (2) > (1) > (3) B. (3) > (4) > (1) > (2) C. (4) > (1) > (3) > (2) D. (4) > (3) > (1) > (2)

Câu 12: Hợp chất nào sau đây có tính axit mạnh nhất ? A. CCl3-COOH B. CH3COOH C. CBr3COOH D. CF3COOH

Câu 13: Cho 4 axit: CH3COOH, H2CO3, C6H5OH, H2SO4. Độ mạnh của các axit được sắp theo thứ tự tăng dần

A. CH3COOH < H2CO3 < C6H5OH < H2SO4 B. H2CO3 < C6H5OH < CH3COOH < H2SO4 C. H2CO3 < CH3COOH < C6H5OH < H2SO4 D. C6H5OH < H2CO3 < CH3COOH < H2SO4

Câu 14: Độ mạnh bazơ xếp theo thứ tự tăng dần đúng trong dãy nào: A. CH3-NH2 , NH3 , C2H5NH2 , C6H5NH2 B. NH3 ,CH3-NH2 , C2H5NH2 , C6H5NH2 C. NH3 ,C6H5NH2 , CH3-NH2 , C2H5NH2 , D. C6H5NH2 , NH3 , CH3-NH2 , C2H5NH2 ,

Câu 15: Cho các chất: (C6H5)2NH , NH3 , (CH3)2NH ;C6H5NH2 . Trật tự tăng dần tính bazơ (theo chiều từ trái qua phải) của 5 chất trên là

A. (C6H5)2NH , C6H5NH2 ; NH3 , (CH3)2NH ; B. (CH3)2NH ; (C6H5)2NH , NH3 , ;C6H5NH2 C. C6H5NH2 ; (C6H5)2NH , NH3 , (CH3)2NH D. NH3 ; (C6H5)2NH , C6H5NH2 , (CH3)2NH

Câu 16: Cho các chất sau: C6H5NH2 (1) , C2H5NH2 (2); (C2H5)2NH (3) ; NaOH (4) ; NH3 (5). Trật tự tăng dần tính bazơ (từ trái qua phải) của 5 chất trên là :

A. (1), (5), (2), (3), (4) B. (1), (2), (5), (3), (4) C. (1), (5), (3), (2), (4) D. (2), (1), (3), (5), (4)

Câu 17: Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trình tự tính bazơ tăng dần từ trái sang phải: amoniac, anilin, p - nitroanilin, metylamin, đimetylamin.

A. O2NC6H4NH2 < C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH B. C6H5NH2 < O2NC6H4NH2 < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH C. O2NC6H4NH2 < C6H5NH2 < CH3NH2 < NH3 < (CH3)2NH D. O2NC6H4NH2 < NH3 < C6H5NH2 < CH3NH2 < (CH3)2NH

Câu 18: Dãy nào sắp xếp các chất theo chiều tính bazơ giảm dần ? A. NH3, CH3NH2, C6H5NH2, (CH3)2NH B. CH3NH2, (CH3)2NH, NH3, C6H5NH2 C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2, (CH3)2NH D. (CH3)2NH, CH3NH2, NH3, C6H5NH2

Câu 19: Dãy nào sắp xếp các chất theo chiều tính bazơ giảm dần ? A. H2O, NH3, CH3NH2, C6H5NH2 B. CH3NH2, NH3, C6H5NH2, H2O C. CH3NH2, C6H5NH2, NH3, H2O D. NH3, H2O, CH3NH2, C6H5NH2

Câu 20: Dãy sắp xếp đúng theo tính axit của các chất giảm dần : A. CH3COOH, HCOOH, CH3OH, C6H5OH. B. HCOOH, CH3COOH, CH3OH, C6H5OH. C. HCOOH, CH3COOH,C6H5OH., CH3OH. D. CH3COOH, C6H5OH, CH3COOH, CH3OH.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 157: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 157 -

34D¹NG BT biÖn luËn kho¶ng max, min

Câu 1: Để hòa tan vừa đủ 9,6 gam hỗn hợp gồm một kim loại R thuộc PNC nhóm II (nhóm IIA) và oxit tương ứng của nó cần vừa đủ 400 ml dung dịch HCl 1M. R là:

A. Ca B. Be. C. Mg. D. Sr. Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 7,84 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH xM. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch được 37,5 gam chất rắn. Xác định x?

A. 1,5 B. 0,75 C. 0,5 D. 2,5 Câu 3: Cho 1,74 gam hỗn hợp X gồm kim loại M (nhóm IIA) và Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thu được 0,1 mol NO2. Mặt khác, cho 2,1 gam M phản ứng hết với lượng dư dung dịch HCl thì thể tích khí H2 thu được vượt quá 1,12 lít (đktc). Kim loại M là

A. Mg. B. Ba. C. Ca. D. Be. Câu 4: Cho 24,8 gam hỗn hợp gồm 1 kim loại kiềm thổ và oxit của nó tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 55,5g muối khan. Tìm kim loại M?

A. Ca B. Sr C. Ba D. Mg

Câu 5: Để hoà tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp gồm kim loại R (chỉ có hóa trị II) và oxit của nó cần vừa đủ 400 ml dung dịch HCl 1M. Kim loại R là

A. Ba. B. Be. C. Mg. D. Ca. Câu 6: Cho 38g hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dd HCl dư, sinh ra 8,96 lít khí (đktc). Kim loại M là:

A. Li B. Na C. K D. Rb. Câu 7: Cho mg kim loại kiềm M vào 36g dd HCl 36,5% thu được chất rắn X có khối lượng 80,37g. Kim loại M là :

A. K B. Cs C. Na D. Rb Câu 8: Cho a mol Mg và b mol Al vào dung dịch có chứa c mol Cu(NO3)2 và d mol AgNO3. Thiết lập muối liên hệ giữa a, b, c, d để cho sau phản ứng thu được 2 kim loại

A. d/2-3b/2 < a ≤ c + d/2 – 3b/2 B. a > c + d/2 -3b/2 C. d < 3b < 2c + d D. d < 2a + 3b < 2c + d

Câu 9: Cho a mol Al vào dung dịch chứa b mol Fe2+ và c mol Cu2+. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa 2 loại ion kim loại. Kết luận nào sau đây là đúng ?

A. 3

)cb(2a3c2 +

<≤ . B. 3

)cb(2a3b2 +

≤≤ .

C. 3

)cb(2a3b2 +

<≤ . D. 3

)cb(2a3c2 +

≤≤ .

Câu 10: cho x mol Fe tan hết trong dd chứa y mol HNO3 (tỷ lệ x : y = 16 : 61) ta thu được một sản phẩm khử duy nhất Y của N+5 và dd Z chỉ chứa muối sắt. Số mol electron mà x mol Fe đã nhường khi tham gia phản ứng là :

A. 3x mol B. 0,75y mol C. 2x mol D. y mol Câu 11: cho x mol Fe tan hết trong dd chứa y mol H2SO4 (tỷ lệ x : y = 2 : 5) ta thu được một sản phẩm khử duy nhất Y và dd Z chỉ chứa muối sunfat. Số mol electron mà x mol Fe đã nhường khi tham gia phản ứng là :

A. 2y mol B. y mol C. 2x mol D. 3x mol Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H4 và C4H4 thì thể tích khí CO2(đktc) và khối lượng hơi H2O thu được lầ lượt là :

A. 5,6 lít và 2,7g B. 8,96 lít và 3,6g C. 3,36 lít và 3,6g D. 6,72 lít và 3,6g.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 158: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 158 -

Câu 13: Oxi hóa 2m gam ancol no, đơn chức, bậc 1 bằng oxi không khí trong điều kiện thích hợp thì thu được 3m gam hỗn hợp X gồm anđehit, axit và nước. Xác đinh công thức của ancol trên.

A. CH3OH hoặc C2H5OH B. C2H5OH C. CH3OH D. C2H5OH hoặc C3H7OH

Câu 14: Cho 4,6 gam một ancol no, đơn chức phản ứng với CuO nung nóng, thu được 6,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 10,8. B. 21,6. C. 43,2. D. 16,2. Câu 15: Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H2 (ở đktc).Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X lần lượt là

A. HOOC-CH2-COOH và 70,87%. B. HOOC-CH2-COOH và 54,88%. C. HOOC-COOH và 60,00%. D. HOOC-COOH và 42,86%.

Câu 16: Cho 8,0 gam hơi ancol đơn chức X qua CuO (lấy dư) nung nóng thu được 11,2 gam hỗn hợp chất lỏng gồm ancol, anđehit và nước. Vậy hiệu suất của phản ứng oxi hoá ancol là:

A. 70%. B. 75%. C. 60%. D. 80%. Câu 17: Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3, to), thu được hỗn hợp Y chỉ có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là

A. C2H2. B. C4H6. C. C5H8. D. C3H4. Câu 18: (ĐH_B_12): Đốt cháy hoàn toàn 50 ml hỗn hợp khí X gồm trimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 375 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn toàn bộ Y đi qua dung dịch H2SO4 đặc (dư), thể tích khí còn lại là 175 ml. Các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện. Hai hiđrocacbon đó là

A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8. C. C2H6 và C3H8. D. C3H8 và C4H10.

Câu 19: Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là

A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H6 và C4H8. D. C2H4 và C3H6.

Câu 20: Cho 1,7g hỗn hợp Zn và kim loại X thuộc nhóm IIA tác dụng với dd HCl dư, sinh ra 0,672 lít khí H2(đktc). Mặt khác, khi cho 1,9g X tác dụng với dd H2SO4 loãng, dư thì thể tích H2 sinh ra chưa đến 1,12 lít (đktc). Kim loại X là:

A. Ba B. Ca C. Mg D. Fe.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 159: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 159 -

35D¹NG BT liªn quan ®Õn nång ®é c%

Câu 1: Sau một thời gian điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 ( d = 1,25 g/ml) với điện cực

graphit (than chì) thấy khối lượng dung dịch giảm 8 gam. Để làm kết tủa hết ion Cu2+ còn lại trong dung dịch sau điện phân cần dùng 100 ml dung dịch H2S 0,5 M. Nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 ban đầu là:

A. 12,8 % B. 9,6 % C. 10,6 % D. 11,8 % Câu 2: Hòa tan hết a gam hỗn hợp X gồm Fe và một oxit sắt trong b gam dung dịch H2SO4 9,8% ( lượng vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 51,76 gam hỗn hợp hai muối khan. Mặt khác nếu hòa tan hết a gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được duy nhất 58 gam muối Fe (III). Xác định b?

A. 370 B. 500 C. 220 D. 420 Câu 3: Cho 0,3 mol este X mạch hở vào 300 gam dung dịch NaOH 8%, đun nóng để phản ứng thuỷ phân este xảy ra hoàn toàn thu được 330 gam dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 44,4 gam chất rắn khan. Hãy cho biết X có bao nhiêu CTCT thoả mãn?

A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 4: Hòa tan hết 1 lượng Na vào dung dịch HCl 10% thu được 46,88 gam dung dịch gồm NaCl và NaOH và 1,568 lít H2(đktc). Nồng độ % NaCl trong dung dịch thu được là :

A. 14,97 B. 12,68 C. 12,48 D. 15,38 Câu 5: X là hổn hợp hai este của cùng một ancol, no đơn chức và hai axit no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần 6,16 lít khí O2 (đktc). Đun nóng 0,1 mol X với 50 gam dung dịch NaOH 20% đế phản ứng hoàn toàn, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 15 gam. B. 7,5 gam C. 37,5 gam D. 13,5 gam Câu 6: Cho 0,01 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,10M. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 10 gam dung dịch NaOH 8% thu được 2,80 gam muối khan.Công thức của X là

A. H2NC3H6COOH B. (H2N)2C3H5COOH C. H2NC3H5(COOH)2 D. (H2N)2C2H3COOH

Câu 7: Cần trộn V1 lít axit HNO3 đặc 63% (d = 1,38g.ml-1) và V2 lít axit HCl đặc 36,5% (d = 1,18g.ml-1) với tỉ lệ V1 : V2 bằng bao nhiêu để thu được nước cường toan có khả năng hòa tan vàng:

A. 53 : 208 B. 59 : 207 C. 57 : 208 D. 55 : 207 Câu 8: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, NaOH, Na2CO3 trong dung dịch axit H2SO4 40% (vừa đủ) thu được 8,96 lít hỗn hợp khí có tỉ khối đối với H2 bằng 16,75 và dung dịch Y có nồng độ 51,449%. Cô cạn Y thu được 170,4 gam muối. Giá trị của m là

A. 50,4. B. 23,8. C. 50,6. D. 37,2. Câu 9: Hòa tan kim loại M trong dung dịch H2SO4 loãng, lấy dư 25% so với lượng cần hòa tan M, được dung dịch T. Cho T tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 1M thu được 11,6 gam kết tủa. Kim loại M là

A. Cd. B. Fe. C. Mg. D. Al. Câu 10: Có một loại quặng pirit chứa 92% FeS2 còn lại là các tạp chất trơ. Nếu mỗi ngày nhà máy sản xuất được 100 tấn dung dịch H2SO4 98% thì cần dùng bao nhiêu tấn quặng pirit trên? Biết hiệu suất quá trình điều chế H2SO4 là 85%.

A. 76,73 tấn. B. 38,36 tấn. C. 56,27 tấn. D. 46,92 tấn.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 160: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 160 -

Câu 11: Khối lượng oleum chứa 71% SO3 về khối lượng cần lấy để hòa tan vào 100 gam dung dịch H2SO4 60% thì thu được oleum chứa 30% SO3 về khối lượng là:

A. 506,78gam B. 312,56 gam C. 539,68gam D. 496,68gam Câu 12: Hỗn hợp A gồm axit ađipic và một axit đơn chức X (X không có phản ứng tráng gương). Lấy 3,26 gam A tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch NaOH 1M. % về khối lượng của X trong A là?

A. 29,375% B. 55,215% C. 64,946% D. 34,867% Câu 13: Cho hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon là đồng đẳng kế tiếp, tỷ khối X so và H2 là 15,8. Cho 6,32 g hỗn hợp X qua 100 g dung dịch Y đun nóng, có xúc tác thích hợp, sau phản ứng thu được dung dịch M và 2,688 (l) khí N (đktc) thoát ra. Tỷ khối của N so với H2 là 16,5. Cho biết dung dịch M chứa 1 andehit với C% là :

A. 3,4 % B. 2,64 % C. 2,58 % D. 3,52 % Câu 14: Hòa tan hết 52 gam kim loại M trong 739 gam dung dịch HNO3, kết thúc phản ứng thu được 0,2 mol NO ; 0,1 mol N2O và 0,02 mol N2. Biết không có phản ứng tạo muối NH4NO3 và HNO3 đã lấy dư 15% so với lượng cần thiết. Kim loại M và nồng độ phần trăm của HNO3 ban đầu lần lượt là

A. Zn và 17,39 B. Cr và 20 C. Cr và 21,96 D. Zn và 20 Câu 15: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ được hỗn hợp khí A gồm CO2, CO, H2. Toàn bộ lượng khí A vừa đủ khử hết 72 gam CuO thành Cu và thu được m gam H2O. Lượng nước này hấp thụ vào 8,8 gam dd H2SO4 98% thì dd axit H2SO4 giảm xuống còn 44%. Phần trăm thể tích CO2 trong hỗn hợp khí A là

A. 13,24. B. 14,29. C. 28,57. D. 16,14. Câu 16: Cho Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, có nồng độ 78,4% thu được dung dịch A trong đó nồng độp phần trăm của muối sắt (III) và H2SO4 dư bằng nhau và giải phóng khí SO2 . Nồng độ phần trăm của muối sắt (III) là:(coi nước bay hơi không đáng kể).

A. 33,89% B. 66,45% C. 40,79% D. 56,65% Câu 17: Cho m gam kim loại Na vào 200 gam dung dịch Al2(SO4)3 1,71%, sau khi phản ứng xong thu được 0,78 gam kết tủa. m có giá trị là:

A. 1,20 g B. 0,82 g hoặc 1,20 g C. 0,69 g hoặc 1,61 g D. 0,69 g Câu 18: Đun m gam hỗn hợp chứa etyl isobutirat, axit 2-metyl propannoic, metyl butanoat cần dùng 120 gam dd NaOH 6,0% và KOH 11,2%. Cô cạn cẩn thận dd sau phản ứng thu được a gam hỗn hợp hơi các chất. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp hơi thu được 114,84 gam nước. Giá trị của m là:

A. 43,12 gam B. 44,24 gam C. 42,56 gam D. 41,72 gam Câu 19: Cho 100 gam dd chứa aminoaxit A 16,48% phản ứng vừa đủ với dd HCl thu được 22,32 gam muối. Mặt khác 100ml dd aminoaxit A 0,1M phản ứng vừa đủ 100 ml KOH 0,1M thu được 1,41 gam muối khan. Số CTCT của A là:

A. 7 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 20: Cho một oxit của kim loại hóa trị II tác dụng hết với dung dịch H2SO4 10% ( loãng) thu được dung dịch muối có nồng độ 14,45%. Đó là oxit của kim loại:

A. Mg B. Fe C. Zn D. Cu

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 161: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 161 -

36D¹NG mét sè bµi tËp hãa phøc t¹p vËn dông gi¶i nhanh.

Câu 1: Trộn V(ml) dung dịch H3PO4 0,08M với 250 ml dung dịch NaOH 0,32M dư thu được dung dịch X chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Giá trị của V là

A. 400. B. 250. C. 2000 .3

D. 2000.

Câu 2: Hỗn hợp X gồm etilen, axetilen và hiđro. Đốt cháy hoàn toàn X được số mol CO2 bằng số mol H2O. Mặt khác dẫn V lít X qua Ni, t0 được 0,8V lít hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y vào dd brom dư thì có 32 gam brom đã pứ (các khí ở đktc). Giá trị của V là

A. 5,6 B. 8,96. C. 6,72. D. 11,2 Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 4,41 gam hỗn hợp Na2O và NaNO3 tỉ lệ mol 1:1 vào nước dư thu được dung dịch X. Cho 2,43 gam Al vào dung dịch X. Thể tích khí ở đktc tối thiểu có thể thu được là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn):

A. 1,344 lít. B. 1,008 lít. C. 2,016 lít. D. 0,672 lít. Câu 4: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit benzoic, axit ađipic, axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được a gam muối. Cũng cho m gam hỗn hợp X nói trên tác dụng với Ca(OH)2 vừa đủ thu được b gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m, a và b là

A. 3m = 22b-19a. B. 9m = 20a-11b. C. 3m = 11b-10a. D. 8m = 19a-11b. Câu 5: Nung nóng a mol hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 trong bình kín có xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y qua lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 24 gam kết tủa và hỗn hợp khí Z. Hỗn hợp Z làm mất màu tối đa 40 gam brom trong dung dịch và còn lại hỗn hợp khí T. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T thu được 11,7 gam nước. Giá trị của a là

A. 1,00. B. 0,80. C. 1,50. D. 1,25. Câu 6: Đốt m gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Mg, Zn trong oxi thu được 29,7 gam hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan hết Y bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 17,92 lit khí NO2 (đktc). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được dung dịch Z chứa 84,1 gam muối và khí SO2. Biết rằng NO2 và SO2 là các sản phẩm khử duy nhất của HNO3 và H2SO4. Giá trị của m là

A. 20,9. B. 20,1. C. 26,5. D. 23,3. Câu 7: Cho hơi nước tác dụng với than nóng đỏ ở nhiệt độ cao được hỗn hợp X gồm CO, CO2 và H2. Cho V lít hỗn hợp X (đktc) tác dụng hoàn toàn với CuO dư, đun nóng thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí, hơi. Hòa tan hết hỗn hợp Y bằng dung dịch HNO3 đặc thu được 11,2 lít khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Biết rằng các phản ứng tạo hỗn hợp X có hiệu suất 80% và than gồm cacbon có lẫn 4% tạp chất trơ. Khối lượng than đã dùng để tạo được V lít hỗn hợp X (đktc) là

A. 1,152 gam. B. 1,250 gam. C. 1,800 gam. D. 1,953 gam. Câu 8: Cho 6g Brom có lẫn Clo vào dung dịch chứa 1,6g KBr thì Clo oxi hóa vừa hết Br-. Lấy hỗn hợp sau phản ứng cô cạn thu được 1,36g chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của Clo trong mẫu Brom là:

A. 3,915% B. 3,195% C. 1,395% D. 9,315%. Câu 9: Cho không khí qua than nóng đỏ (dư) thu được khí than khô X chứa 25% thể tích khí CO. Nếu lượng than đã phản ứng là 7,2 kg thì thu được V m3 khí X(đktc). Biết không khí chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị V là:

A. 22,4 B. 33,6 C. 50,04 D. 44,8. Câu 10: Cho a gam P2O5 vào dung dịch chứa 16g NaOH, thu được dd trong đó có chứa 38,2g hỗn hợp muối photphat. Giá trị a là:

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 162: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 162 -

A. 16,5 B. 10,65 C. 21,3 D. 23,1 Câu 11: Cho 14,2g P2O5 tác dụng với 200 ml dd NaOH xM thu được dung dịch chứa 31,92 gam chất tan. Xác định x?

A. 1,4M B. 2,8M C. 0,28M D. 0,14M Câu 12: Cho 0,4 lít hỗn hợp khí M gồm CO2 và một hiđrocacbon X vào bình kín có chứa sẵn 1,5 lít O2. Bật tia lửa điện để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6 lít CO2 và 0,6 lít H2O (hơi). Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Công thức của X là

A. C2H4. B. C2H6. C. C3H8. D. CH4. Câu 13: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và H2 với xúc tác Ni đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp Y (có tỉ khối so với hiđrô bằng 8). Đốt cháy hoàn toàn cùng lượng hỗn hợp X trên, rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là

A. 20 gam B. 40 gam C. 30 gam D. 50 gam Câu 14: Cho 8(g) bột Cu vào 200ml dung dịch AgNO3, sau 1 thời gian phản ứng lọc được dung dịch A và 9,52(g) chất rắn. Cho tiếp 8 (g) bột Pb vào dung dịch A, phản ứng xong lọc tách được dung dịch B chỉ chứa 1 muối duy nhất và 6,705(g) chất rắn. Nồng độ mol/l của AgNO3 ban đầu là:

A. 0,25M. B. 0,1M C. 0,35M. D. 0,20M. Câu 15: Lấy x gam P2O5 cho tác dụng với 338 ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 3x gam chất rắn. Xác định x?

A. 11,36 gam B. 17,04 gam C. 12,78 gam D. 14,20 gam Câu 16: Cho 23,2 gam Fe3O4 vào 1 lít HCl 1M, thu được dung dịch A. Thể tích dung dịch KMnO4 0,5M (trong dung dịch H2SO4 loãng, dư) cần dùng để oxi hóa hết các chất trong dung dịch A là

A. 425 ml B. 520 ml C. 400ml D. 440 ml Câu 17: Nhiệt phân hoàn toàn 16,2g muối cacbonat của một kim loại hoá trị II. Toàn bộ khí thu được hấp thụ hoàn toàn vào 350g dung dịch NaOH 4% được dung dịch chứa 20,1 gam chất tan. Kim loại đó là:

A. Mg B. Ca C. Cu D. Ba Câu 18: Cho m gam bột Fe vào lọ đựng dung dịch HNO3 , sau khí phản ứng kết thúc thì thu được 1,568 lít NO(đkc).Thêm dung dịch chứa 0,15 mol H2SO4 (loãng) vào lọ thì thấy khí NO tiếp tục thoát ra và cuối cùng thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần vừa hết 300 ml dung dịch KOH 1,5M.( Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m là?

A. 8,40 gam. B. 7,84 gam. C. 6,72 gam. D. 7,28 gam. Câu 19: Hòa tan 7,8 gam hh Al; Mg trong dd 1,0 lít dd HNO3 1M thu được dd B và 1,792 lít hỗn hợp hai khí N2; N2O (đktc) có tỉ khối so với H2 =18. Cho vào dung dịch B một lượng dd NaOH 1M đến khi lượng kết tủa không thay đổi nữa thì cần 1,03 lít. Khối lượng muối thu được trong dung dịch B là

A. 57,4g B. 52,44g C. 58,2g D. 50,24g Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam Cu vào dung dịch 0,48 mol HNO3, khuấy đều thu được V lít hỗn hợp khí NO2; NO (đktc) và dung dịch X chứa hai chất tan. Cho tiếp 200ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X, lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 25,28 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị V là

A. 3,584 lít. B. 1,792 lít. C. 5,376 lít. D. 2,688 lít.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 163: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 163 -

ĐAP AN 8 PHUONG PHAP GIAI BAI TAP HOA 10, 11, 12.

PP1 BTKL - VÔ CO PP1 BTKL - HUU CO PP2 BTNT-VÔ CO 1 C 1 A 1 C 2 A 2 A 2 D 3 D 3 A 3 B 4 C 4 B 4 B 5 B 5 A 5 D 6 D 6 D 6 D 7 C 7 C 7 B 8 C 8 A 8 C 9 B 9 B 9 C

10 B 10 A 10 B 11 C 11 B 11 A 12 B 12 D 12 A 13 D 13 B 13 A 14 C 14 B 14 B 15 C 15 A 15 A 16 B 16 B 16 A 17 C 17 D 17 A 18 B 18 D 18 B 19 C 19 D 19 B 20 B 20 D 20 A

PP2 BTNT-HUU CO PP3 BTĐT PP4 BT ELECTRON 1 C 1 D 1 A 2 B 2 B 2 B 3 C 3 A 3 D 4 B 4 C 4 C 5 D 5 B 5 C 6 A 6 A 6 A 7 B 7 B 7 C 8 B 8 A 8 B 9 C 9 C 9 C

10 A 10 B 10 B 11 B 11 D 11 D 12 D 12 A 12 A 13 A 13 B 13 A 14 A 14 B 14 A 15 A 15 A 15 D 16 D 16 A 16 A 17 C 17 C 17 D 18 A 18 C 18 D 19 B 19 D 19 C 20 A 20 B 20 A

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 164: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 164 -

PP5 TGKL-VÔ CO PP5 TGKL-HUU CO PP6 PP Đ.CHEO

1 C 1 C 1 C 2 D 2 B 2 B 3 D 3 B 3 D 4 A 4 B 4 B 5 C 5 A 5 C 6 A 6 D 6 C 7 C 7 A 7 B 8 D 8 D 8 C 9 C 9 D 9 D

10 C 10 D 10 D 11 A 11 A 11 C 12 C 12 D 12 D 13 A 13 B 13 A 14 A 14 B 14 B 15 B 15 B 15 C 16 A 16 B 16 C 17 A 17 B 17 A 18 B 18 A 18 B 19 B 19 B 19 B 20 A 20 B 20 A

PP7 PPTB-VÔ CO PP7 PPTB-HUU

CO PP8 QUY ĐỔI-VC PP8 QUY ĐỔI -

HC 1 B 1 C 1 A 1 B 2 B 2 C 2 C 2 C 3 B 3 B 3 D 3 B 4 D 4 D 4 A 4 A 5 B 5 B 5 A 5 D 6 B 6 A 6 B 6 A 7 C 7 C 7 C 7 C 8 B 8 A 8 A 8 C 9 C 9 A 9 C 9 D 10 B 10 D 10 B 10 B 11 C 11 B 11 D 11 D 12 B 12 D 12 B 12 C 13 A 13 A 13 C 13 B 14 B 14 B 14 D 14 D 15 D 15 D 15 A 15 A 16 B 16 C 16 A 16 B 17 C 17 A 17 C 17 B 18 C 18 A 18 A 18 B 19 B 19 B 19 D 19 D 20 C 20 A 20 B 20 B

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 165: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 165 -

ĐAP AN 7 DẠNG HOA 10

DẠNG 1 CTNT DẠNG 1.1 CTNT DẠNG 2 BTH DẠNG 2.1 BTH 1 C 1 B 1 C 1 D 2 C 2 B 2 D 2 B 3 C 3 C 3 B 3 A 4 A 4 B 4 B 4 B 5 C 5 B 5 B 5 A 6 A 6 C 6 C 6 B 7 C 7 B 7 B 7 A 8 C 8 A 8 A 8 D 9 A 9 C 9 B 9 C 10 C 10 B 10 D 10 A 11 A 11 C 11 B 11 D 12 D 12 C 12 B 12 B 13 D 13 D 13 C 13 B 14 C 14 D 14 A 14 B 15 D 15 D 15 B 15 D 16 B 16 C 16 C 16 B 17 A 17 C 17 A 17 C 18 C 18 C 18 B 18 C 19 C 19 B 19 C 19 D 20 A 20 C 20 C 20 A

DẠNG 3 LKHH DẠNG 4 OHK DẠNG 4.1 OHK 1 C 1 D 1 D 2 B 2 D 2 A 3 D 3 C 3 C 4 D 4 C 4 A 5 A 5 C 5 C 6 C 6 C 6 D 7 A 7 B 7 B 8 C 8 B 8 C 9 A 9 D 9 A 10 B 10 D 10 B 11 B 11 D 11 C 12 C 12 A 12 A 13 D 13 C 13 C 14 B 14 D 14 B 15 D 15 D 15 C 16 D 16 D 16 B 17 C 17 A 17 A 18 C 18 D 18 C 19 A 19 C 19 C 20 C 20 C 20 D

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 166: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 166 -

DẠNG 5 HALOGEN DẠNG 5.1 HALOGEN DẠNG 6 OXI - S

1 B 1 B 1 A 2 C 2 B 2 D 3 A 3 C 3 C 4 D 4 B 4 B 5 D 5 D 5 B 6 A 6 D 6 A 7 B 7 B 7 A 8 A 8 C 8 A 9 A 9 C 9 C

10 D 10 B 10 D 11 A 11 B 11 B 12 B 12 B 12 A 13 A 13 A 13 A 14 B 14 B 14 C 15 D 15 A 15 A 16 D 16 D 16 C 17 A 17 B 17 C 18 B 18 C 18 C 19 A 19 D 19 C 20 A 20 B 20 A

DẠNG 6.1 OXI - S DẠNG 7 TĐPU - CBHH DẠNG 7.1 TĐPU-CBHH 1 B 1 B 1 A 2 B 2 C 2 D 3 B 3 C 3 D 4 A 4 D 4 A 5 B 5 A 5 D 6 D 6 C 6 C 7 A 7 D 7 B 8 C 8 D 8 D 9 B 9 C 9 B

10 D 10 A 10 A 11 C 11 C 11 D 12 D 12 D 12 C 13 B 13 C 13 D 14 D 14 C 14 A 15 C 15 B 15 D 16 A 16 A 16 A 17 A 17 C 17 A 18 C 18 C 18 D 19 C 19 A 19 D 20 C 20 B 20 A

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 167: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 167 -

ĐÁP ÁN 10 DẠNG HÓA LỚP 11 (TỪ DẠNG 8 – 17)

Dạng 8 Sự điện li Dạng 8.1 BT pH Dạng 8.2 Hidrxit

lưỡng tính Dạng 9.1 N2, NH3,

HNO3

1 D 1 C 1 B 1 A 2 B 2 D 2 C 2 D 3 A 3 A 3 C 3 C 4 C 4 A 4 D 4 D 5 B 5 C 5 C 5 B 6 B 6 A 6 B 6 D 7 C 7 D 7 A 7 D 8 B 8 A 8 C 8 C 9 B 9 D 9 C 9 C 10 D 10 B 10 D 10 D 11 C 11 B 11 A 11 A 12 C 12 D 12 A 12 A 13 A 13 B 13 D 13 D 14 B 14 C 14 A 14 A 15 D 15 C 15 D 15 D 16 D 16 D 16 A 16 C 17 A 17 C 17 B 17 B 18 D 18 D 18 B 18 C 19 A 19 A 19 A 19 A 20 B 20 C 20 D 20 C

Dạng 9.1.2 Muối NH4+ Dạng 10.1

Co2 tác dụng OH- Dạng 10.2

H+ tác dụng HCO3

-, CO32-

1 B 1 A 1 A 2 D 2 D 2 D 3 C 3 D 3 D 4 C 4 C 4 B 5 B 5 C 5 A 6 C 6 A 6 C 7 C 7 B 7 B 8 B 8 B 8 D 9 A 9 D 9 C 10 B 10 A 10 B 11 B 11 A 11 A 12 C 12 A 12 D 13 B 13 C 13 C 14 D 14 D 14 D 15 A 15 C 15 A 16 B 16 C 16 C 17 A 17 D 17 C 18 D 18 C 18 C 19 C 19 C 19 A 20 A 20 B 20 C

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 168: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 168 -

Dạng 11 Lập CTPT Dạng 12 Hidro Cacbon Dạng 12.1 Hidro Cacbon

1 B 1 A 1 C 2 D 2 C 2 A 3 C 3 C 3 A 4 B 4 C 4 D 5 D 5 A 5 C 6 B 6 A 6 D 7 A 7 D 7 A 8 C 8 D 8 B 9 A 9 D 9 B 10 D 10 D 10 A 11 B 11 C 11 A 12 A 12 C 12 A 13 A 13 C 13 B 14 B 14 B 14 B 15 C 15 C 15 A 16 A 16 D 16 A 17 D 17 A 17 D 18 C 18 D 18 A 19 B 19 A 19 B 20 A 20 D 20 A

Dạng 13 Dẫn xuất Halogen Dạng 14.1 Ancol Dạng 14.2 Ancol

1 B 1 C 1 A 2 A 2 C 2 C 3 D 3 A 3 A 4 D 4 B 4 A 5 D 5 C 5 B 6 A 6 D 6 C 7 A 7 C 7 D 8 C 8 B 8 D 9 B 9 C 9 C 10 C 10 B 10 A 11 D 11 D 11 C 12 D 12 A 12 C 13 D 13 C 13 B 14 B 14 D 14 D 15 C 15 A 15 A 16 D 16 A 16 B 17 C 17 B 17 B 18 D 18 C 18 D 19 C 19 A 19 C 20 C 20 C 20 A

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 169: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 169 -

Dạng 14.3 Độ rượu – Hiệu suất Dạng 15 Phenol Dạng 16 Andehit

1 D 1 D 1 B 2 A 2 B 2 A 3 C 3 C 3 A 4 C 4 D 4 A 5 B 5 C 5 B 6 D 6 D 6 A 7 A 7 D 7 C 8 B 8 C 8 D 9 C 9 A 9 C 10 A 10 A 10 A 11 D 11 A 11 C 12 B 12 C 12 C 13 A 13 C 13 A 14 D 14 D 14 D 15 D 15 D 15 C 16 D 16 C 16 C 17 D 17 A 17 C 18 D 18 D 18 C 19 C 19 A 19 D 20 C 20 D 20 C

Dạng 16.1 Andehit Dạng 17 Axit cacboxylic Dạng 17.1 Axit cacboxylic 1 B 1 C 1 B 2 D 2 C 2 A 3 D 3 C 3 B 4 B 4 B 4 D 5 D 5 A 5 D 6 A 6 C 6 B 7 C 7 D 7 D 8 C 8 A 8 D 9 B 9 A 9 B 10 C 10 A 10 A 11 A 11 C 11 D 12 A 12 C 12 C 13 C 13 A 13 D 14 C 14 A 14 B 15 B 15 A 15 C 16 B 16 C 16 B 17 A 17 C 17 C 18 A 18 C 18 C 19 B 19 C 19 D 20 D 20 A 20 A

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 170: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 170 -

ĐÁP ÁN 19 DẠNG HÓA LỚP 12(DẠNG 18 – 36)

Dạng 18 Este - Lipit Dạng 18.1 Este - Lipit Dạng 19 Cacbohidrat 1 A 1 A 1 C 2 D 2 D 2 A 3 C 3 B 3 C 4 A 4 D 4 C 5 D 5 A 5 D 6 D 6 D 6 D 7 A 7 B 7 D 8 A 8 B 8 D 9 A 9 D 9 A 10 D 10 D 10 C 11 D 11 A 11 B 12 A 12 A 12 A 13 B 13 A 13 B 14 D 14 D 14 D 15 A 15 B 15 C 16 D 16 B 16 C 17 B 17 D 17 B 18 D 18 B 18 B 19 A 19 D 19 A 20 A 20 D 20 D

Dạng 19.1 Cacbohidrat Dạng 20 Amin, Amino

axit Dạng 20.1 Amin, Amino

axit 1 D 1 A 1 C 2 C 2 C 2 D 3 D 3 A 3 B 4 B 4 D 4 B 5 D 5 C 5 D 6 A 6 B 6 D 7 B 7 C 7 B 8 B 8 B 8 B 9 B 9 B 9 D 10 C 10 D 10 A 11 B 11 D 11 D 12 B 12 B 12 C 13 A 13 C 13 B 14 A 14 A 14 C 15 D 15 C 15 A 16 C 16 B 16 D 17 A 17 C 17 B 18 B 18 C 18 C 19 B 19 C 19 B 20 B 20 D 20 B

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 171: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 171 -

Dạng 20.1.1 Peptit Dạng 20.1.2 Peptit Dạng 21 Polime 1 C 1 A 1 A 2 A 2 C 2 B 3 B 3 A 3 A 4 B 4 A 4 C 5 A 5 A 5 D 6 B 6 D 6 C 7 D 7 B 7 D 8 C 8 D 8 B 9 A 9 A 9 D 10 D 10 C 10 D 11 A 11 A 11 A 12 A 12 C 12 D 13 B 13 B 13 D 14 D 14 A 14 A 15 D 15 C 15 A 16 A 16 A 16 A 17 A 17 A 17 C 18 B 18 C 18 A 19 C 19 C 19 B 20 B 20 D 20 A

Dạng 21.1 Polime Dạng 22.1 Kim loại và

hợp kim Dạng 22.2 Dãy điện hóa 1 A 1 C 1 A 2 C 2 D 2 B 3 D 3 D 3 C 4 C 4 C 4 B 5 A 5 B 5 B 6 A 6 D 6 A 7 D 7 C 7 D 8 A 8 A 8 A 9 C 9 C 9 A 10 D 10 A 10 B 11 A 11 D 11 D 12 A 12 C 12 B 13 B 13 B 13 D 14 C 14 A 14 C 15 C 15 A 15 A 16 B 16 A 16 A 17 C 17 D 17 A 18 B 18 C 18 C 19 C 19 A 19 B 20 D 20 B 20 A

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 172: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 172 -

Dạng 22.2.1 Dãy điện hóa Dạng 22.3 Pin điện hóa Dạng 22.4 BT nhiệt luyện 1 C 1 A 1 A 2 B 2 D 2 D 3 D 3 D 3 A 4 B 4 C 4 A 5 B 5 B 5 B 6 A 6 B 6 A 7 C 7 D 7 B 8 C 8 D 8 C 9 A 9 C 9 C 10 A 10 A 10 B 11 D 11 B 11 A 12 D 12 C 12 A 13 A 13 C 13 A 14 A 14 B 14 B 15 C 15 C 15 A 16 C 16 A 16 C 17 C 17 D 17 C 18 B 18 C 18 B 19 D 19 C 19 A 20 C 20 B 20 A

Dạng 22.5 BT điện phân Dạng 22.6 Điều chế kim

loại Dạng 23.1 Kim loại kiềm,

kiềm thổ 1 A 1 C 1 A 2 B 2 A 2 B 3 D 3 C 3 D 4 B 4 A 4 B 5 A 5 D 5 B 6 C 6 B 6 B 7 A 7 C 7 B 8 D 8 C 8 B 9 A 9 B 9 C 10 C 10 A 10 C 11 A 11 D 11 D 12 C 12 C 12 A 13 D 13 B 13 B 14 A 14 A 14 A 15 A 15 B 15 B 16 D 16 C 16 C 17 C 17 B 17 B 18 B 18 D 18 C 19 B 19 A 19 C 20 B 20 C 20 D

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 173: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 173 -

Dạng 23.2 Nhôm và hợp chất Dạng 23.2.2

BT nhiệt nhôm Dạng 24

Fe, Cu và hợp chất

1 B 1 D 1 B 2 A 2 C 2 C 3 D 3 C 3 D 4 C 4 A 4 D 5 A 5 B 5 D 6 D 6 D 6 C 7 B 7 A 7 A 8 A 8 D 8 C 9 C 9 A 9 C 10 B 10 B 10 B 11 D 11 C 11 D 12 D 12 C 12 A 13 B 13 D 13 C 14 B 14 A 14 C 15 D 15 A 15 A 16 B 16 A 16 B 17 D 17 B 17 B 18 C 18 C 18 B 19 A 19 C 19 A 20 B 20 D 20 C

Dạng 24.1 Fe, Cu và hợp chất Dạng 24.2

Crom và số kim loại khác Dạng 25 BT nhận biết

1 A 1 A 1 C 2 B 2 B 2 B 3 D 3 D 3 B 4 A 4 D 4 B 5 A 5 C 5 A 6 A 6 C 6 D 7 D 7 B 7 D 8 D 8 D 8 B 9 C 9 D 9 B 10 C 10 C 10 A 11 B 11 D 11 C 12 D 12 D 12 A 13 B 13 D 13 B 14 B 14 D 14 B 15 B 15 D 15 C 16 A 16 A 16 B 17 D 17 A 17 B 18 A 18 A 18 A 19 D 19 A 19 B 20 D 20 D 20 B

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 174: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 174 -

Dạng 26 BT suy luận Dạng 27 PƯ tạo đơn

chất Dạng 28 PƯ tạo kết tủa

Ag 1 D 1 A 1 D 2 A 2 A 2 C 3 B 3 D 3 D 4 D 4 A 4 C 5 B 5 B 5 D 6 C 6 B 6 B 7 D 7 A 7 A 8 C 8 B 8 D 9 A 9 B 9 A 10 B 10 A 10 C 11 B 11 B 11 C 12 A 12 C 12 D 13 C 13 C 13 A 14 B 14 A 14 B 15 B 15 D 15 B 16 A 16 16 A 17 C 17 17 B 18 D 18 18 D 19 D 19 19 D 20 C 20 20 A

Dạng 28.1 PƯ tạo kết

tủa Dạng 29 Chất pư với

Brom Dạng 30 Các chất

lưỡng tính 1 D 1 A 1 A 2 B 2 B 2 D 3 B 3 C 3 B 4 D 4 D 4 B 5 B 5 D 5 C 6 D 6 B 6 A 7 B 7 D 7 C 8 D 8 A 8 A 9 C 9 C 9 C 10 B 10 B 10 D 11 B 11 C 11 B 12 A 12 D 12 A 13 B 13 C 13 B 14 A 14 A 14 B 15 B 15 D 15 B 16 D 16 B 16 A 17 A 17 D 17 B 18 C 18 A 18 C 19 B 19 A 19 C 20 D 20 B 20 C

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Page 175: 8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12

8 PHƯƠNG PHÁP VÀ 36 DẠNG HÓA 10, 11, 12.

Sđt: 0976.822.954 - 175 -

Dạng 31 BT các chất pư

với Cu(OH)2 Dạng 32 SS nhiệt độ sôi Dạng 33 SS tính axit, bazo 1 A 1 A 1 B 2 D 2 D 2 B 3 B 3 B 3 D 4 B 4 A 4 B 5 B 5 C 5 D 6 A 6 C 6 A 7 A 7 A 7 C 8 C 8 C 8 B 9 B 9 A 9 C 10 A 10 B 10 B 11 C 11 C 11 C 12 B 12 A 12 D 13 B 13 B 13 D 14 C 14 D 14 D 15 A 15 B 15 A 16 C 16 A 16 A 17 A 17 B 17 A 18 B 18 C 18 D 19 D 19 D 19 B 20 D 20 D 20 C

Dạng 34 Biện luận max,

min Dạng 35 BT C% Dạng 36 BT vận dụng giải

nhanh 1 A 1 B 1 B 2 A 2 A 2 A 3 C 3 D 3 B 4 A 4 A 4 A 5 C 5 D 5 D 6 B 6 B 6 C 7 C 7 B 7 D 8 A 8 C 8 B 9 A 9 C 9 D 10 B 10 A 10 C 11 B 11 A 11 B 12 D 12 B 12 B 13 D 13 C 13 B 14 C 14 D 14 A 15 D 15 B 15 A 16 D 16 A 16 D 17 A 17 C 17 B 18 B 18 A 18 D 19 D 19 B 19 C 20 B 20 B 20 A

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com