Âm nhạc trong trị liệu

Embed Size (px)

Citation preview

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    1/48

    1

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾ N

    KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 

    NGÀNH TÂM LÝ HỌCMôn: Tâm lý học lâm sàng

    ******

    BÀI KẾT THÚC HỌC PHẦNĐỀ TÀI: ÂM NHẠC SỬ  DỤNG TRONG TR Ị LIỆU

    Giảng viên hướ ng dẫn: BS. Lâm Hiếu Minh

     Nhóm thực hiện: nhóm 3 

    Thành phố  H ồ Chí Minh tháng 4 năm 2016  

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    2/48

    2

    Danh sách thành viên 

    STT Họ và tên  MSSV Điểm

    1 Tr ần Ngọc Băng Tâm  131A100088 

    2 Võ Quang Công  131A100010

    3 Đào Xuân Sơn  131A100029

    4 Nguyễn Thái Nguyên  131A100074

    5 Đặng Thị Diễm Hằng 131A100078

    6 Võ Ngọc Hoàng Doanh 131A100082

    7 Tr ần Văn Tài  131A100086

    8 Tạ Thị Mỹ Hồng 131A100089

    9 Thái Thị Kiều Loan 131A100105

    10 Nguyễn Thiện Hân  131A100110

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    3/48

     

    3

    Mục lục

    A. Mở   bài ........................................................................................................................ 1 

    B.Nội dung ...................................................................................................................... 3 

    I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LIỆU PHÁP ÂM NHẠC .............................................. 3 

    KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ......................................................................................... 3 

    Liệu pháp âm nhạc trong các nền văn hóa tiền văn tự  ........................................... 3 

    Âm nhạc và chữa bệnh trong nền văn minh sớ m ................................................... 4 

    Sử dụng âm nhạc thờ i cổ đại: các nghi thức chữa bệnh ......................................... 5 

    Âm nhạc và chữa bệnh trong thờ i trung cổ và thờ i k ỳ phục hưng ......................... 6 

    Âm nhạc và chữa bệnh thờ i cận đại ....................................................................... 7 

    Sự  phát triển liệu pháp âm nhạc chuyên nghiệ p ..................................................... 8 

    II. CÁC LÝ THUYẾT VỀ ÂM NHẠC VÀ Y HỌC .............................................. 9 

    Lý thuyết về sự rung động trong thế giới vi mô và vĩ mô .................................... 10 

    Y học khí chất ....................................................................................................... 11 

    Học thuyết bản chất tinh thần ............................................................................... 12 

    Âm nhạc và tinh thần ............................................................................................ 12 Sự phục hồi nhửng ý tưở ng cổ điển qua vật lý lượ ng tử ...................................... 13 

    III. NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ LIỆU PHÁP ÂM NHẠC .................................... 14 

    Liệu pháp âm nhạc là gì? ...................................................................................... 14 

    IV. CÁC CÁCH TIẾP CẬN TÂM LÝ ĐƯỢC DÙNG TRONG LIỆU PHÁP ÂM

     NHẠC ................................................................................................................... 16 

    V. Ý NGHĨA CỦA ÂM NHẠC LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU TR Ị ......................... 21 

    Âm nhạc là một tác nhân điều tr ị .......................................................................... 22 

    Âm nhạc và những hiệu lực siêu tự nhiên ............................................................ 23 

    Âm nhạc là một sự diễn tả cảm xúc...................................................................... 24 

    Âm nhạc trong các thể chế xã hội ........................................................................ 25 

    Lợi ích của liệu pháp âm nhạc .................................................................................. 26 

    Liệu pháp âm nhạc có thể vận dụng đối vớ i những người kém phát triển về tâm

    thần, mất khả năng học hỏi. .................................................................................. 28 

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    4/48

     

    4

    Âm nhạc làm sống lại ký ức ................................................................................. 29 

    Bạn sẽ chọn cho mình loại nhạc nào? .................................................................. 31 

    Ứ  NG DỤ NG LIỆU PHÁP ÂM NHẠC TRONG ĐIỀU TR Ị BỆNH NHÂN TÂM

    THẦ N Ở VIỆT NAM ............................................................................................... 33 

    Một số k ỹ thuật tr ị liệu âm nhạc ở  việt nam ......................................................... 36 

    K ỹ thuật hòa tấu nhạc cụ Tây Nguyên ................................................................. 36 

    Hướ ng dẫn nhạc cụ cá nhân.................................................................................. 38 

    BIỂU DIỄN HÁT TẬP THỂ ................................................................................ 38 

    Một số hình thức hát tậ p thể ................................................................................. 39 

    Hướ ng dẫn hát cá nhân ......................................................................................... 39 

    Phương pháp ứng tác hò nam bộ .......................................................................... 40 

    K ết luận ......................................................................................................................... 42 

    Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 44 

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    5/48

     

    1

    A. Mở bài Âm nhạc là biểu hiện sự vui vẻ của con người, khi người ta vui, người ta ca hát.

    Vì âm nhạc là phương tiện biểu lộ  cảm xúc của con người mà con người thì không

     phải lúc nào cũng vui, vì thế ngườ i ta lại chế ra loại nhạc để hát trong lúc buồn. Vậy là

    âm không những xuất hiện khi người ta vui mà còn có mặt khi ngườ i ta buồn. Âm

    nhạc lại tr ở  thành một phương tiện nữa để con ngườ i bộc lộ sự đau khổ, tuyệt vọng, cô

    đơn, hờ n giận, than phận, trách thân…. Âm nhạc giúp con ngườ i bộc lộ những cảm

    xúc của mình.

    Trong cuộc sống, không phải tất cả mọi điều chúng ta gặ p phải đều tốt đẹ p.Chúng ta vui mừng, hân hoan khi gặ p những điều tốt. Còn gặ p những điều xấu, điều

    không như ý, chúng ta có những cảm xúc tiêu cực, và những vấn đề trong tâm lý con

    ngườ i nảy sinh khi chúng ta có nhiều thứ cảm xúc và suy nghĩ xáo trộn trong tâm lý

    và gây ảnh hưở ng tớ i sức khỏe cũng như cuộc sống .

    Khi các vấn đề về  tâm lý xuất hiện, phần lớn chúng ta bước đầu tiên sẽ chọn

    chính là tìm đến những nhà tư vấn không chính thức hoạt động trong một hoàn cảnh

    không bình thườ ng. Nhiều người trong chúng ta thì quay sang nhờ  sự tr ợ  giúp từ các

    thành viên trong gia đình, hay từ những ngườ i bạn thân thiết, một bác sĩ riêng, các luật

    sư hoặc một giáo viên nào đó để có đượ c sự tr ợ  giúp, hướ ng dẫn và tư vấn.

     Những ai theo tôn giáo thì tìm đến sự chỉ dẫn từ các giáo sĩ. Một số người khác

    có đượ c lời khuyên và cơ hội nói chuyện khi tâm sự với người nào đó sẵn lòng nghe

    họ  bày tỏ mặc dù giữa họ có mối quan hệ quen biết hay không.

    Trong xã hội của chúng ta, những liệu pháp không chính thức này giảm bớ t phần lớn gánh nặng hằng ngày, giảm bớ t sự bối r ối và xung đột. Khi các vấn đề xảy ra

    được bó hẹ p trong một phạm vi, các nhà trị liệu không chính thức thường có thể giúp

    đỡ .

     Ngày nay, có nhiều người tìm đến các liệu pháp hơn trước kia, đặc biệt ngườ i

    ta thường quay sang và tìm đến những chuyên gia sức khỏe tâm thần được đào tạo khi

    các vấn đề về tâm thần của họ tr ở  nên nghiêm trọng hay kéo dài. 

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    6/48

     

    2

    Các cách trị  liệu khác nhau đượ c tiến hành trong nhiều bối cảnh : các bệnh viện,

     phòng khám, trườ ng học, phòng tham vấn …. 

    Hiện nay có rất nhiều các liệu pháp điều tr ị  các rối loạn tâm lý và cũng có

    nhiều lý do khiến một số người tìm đến sự giúp đỡ . K ết quả  của mục đích trị  liệu,

    những bối cảnh điều tr ị và các dạng tr ị  liệu cũng thay đổi. Tuy nhiên, cho dù có sự 

    khác biệt giữa các liệu pháp, nhưng tất cả đều nhằm một mục đích là can thiệp đến

    cuộc sống của một người. Đượ c tạo ra để  thay đổi hoạt động cá nhân theo một cách

    nhất định. Nhưng điều quan tr ọng nhất khi bạn bước vào một tiến trình điều tr ị, bạn

    nên tin rằng mình có thể  mình có thể  thiết lậ p sự  hợp tác điều tr ị  vững vàng vớ i

    chuyên gia liệu pháp.

    Các liệu pháp tâm lý học đượ c gọi chung là trị liệu tâm lý, tập trung vào việc thay đổi

    những hành vi không phù hợp mà con người đã học được: ngôn ngữ, suy nghĩ, hiểu

     biết và sự hồi đáp chỉ đạo các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống. Các liệu pháp

    này được các nhà tâm lý học lâm sàng cũng như các bác sĩ tâm thần thực hiện. Có bốn

    cách điều tr ị chính bằng tâm lý: tâm lý động học, hành vi, nhận thức và sinh tồn nhân

    văn.

    Và tại đây chúng ta cùng tìm hiểu một liệu pháp mới được các nhà trị liệu sử 

    dụng: “Liệu pháp âm nhạc”. 

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    7/48

     

    3

    B.Nội dung 

    I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LIỆU PHÁP ÂM NHẠC KHÁI QUÁT LỊCH SỬ  

    Từ thờ i cổ xưa, âm nhạc đã được dùng làm một phương tiện chữa bệnh. Những

    nghi thức chữa bệnh bao gồm âm thanh và âm nhạc đã tồn tại ở  nhiều nền văn hóa.

    Trong hầu hết các nên văn hóa đã ghi lại những huyền thoại về hiệu lực chữa bệnh của

    âm nhạc. Ví dụ, truyện về Saul và David là truyện nổi tiếng nhất ở   phương Tây. David

    đã dùng đàn hạc (harp) để  chữa bệnh cho vua Saul như một loại thuốc an dịu thần

    kinh. Một nhân vật khác, Orpheus cũng là một huyền thoại đầy hấ p dẫn cho các nhà

    liệu pháp âm nhạc. Orpheus là một trong những đại thi hào, nhạc sĩ thuở  sơ khai, thờ i

    Hy Lạ p cổ đại. Ông là người sáng tạo và cải tiến đàn lia (Lyre). Tương truyền r ắng

    những bài hát của Orpheus có thể  làm siêu lòng vạn vật và khiến cho đất tr ờ i, thần

    linh phải rơi lệ. Ngay ở  Việt Nam, tiếng đàn của Thạch Sanh khiến cho công chúa

    mắc chứng câm đã nói đượ c tr ở  lại cũng là một huyền thoại. Sau đây là tóm lượ c về 

    lịch sử của việc sử dụng âm nhạc trong chữa bệnh trên thế giớ i.

    Liệu pháp âm nhạc trong các nền văn hóa tiền văn tự  

    Các xã hội tiền văn tự  là các xã hội chưa có hệ  thống giao tiế p, truyền thông

     bằng chữ viết. Những ngườ i du mục đã tậ p hợ  p lại thành những nhóm nhỏ để duy trì

    sự sinh tồn và bổ khuyết cho đờ i sống của họ như săn bắt, tìm kiếm thức ăn. Họ chưa

    có nền nông nghiệp, chưa có cấu trúc đờ i sống chính trị, và chưa có nhà ở   lâu dài.

     Những nhóm nỏ này dần dần hình thành, phát triển các phong tục tập quán, nghi lễ khác nhau và điều đó đã tạo ra sự khác nhau giữa các nhóm này với các nhóm khác.

    Họ đã nhận thức đượ c r ằng ma thuật là một phần không thể thiếu đượ c của sức khỏe

    và cuộc sống bình yên của họ.

     Những ngườ i thuộc nền văn hoá tiền văn tự cũng tin vào hiệu lực của âm nhạc

    đối cảm xúc, tinh thần và sức khỏe thể chất. Họ cho r ằng âm nhạc là sự k ết nối với các 

    thế lực siêu nhiên. Ví dụ, ở  một số xã hội nhất định đã dùng một bài hát trong những

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    8/48

     

    4

    nghi lễ  quan tr ọng. Họ  cho r ằng những bài hát này có nguồn gốc siêu nhiên, siêu

     phàm và nó có quyền lực không thể giải thích nổi. Những bài hát này nhằm để cầu tr ờ i

    hoặc cầu xin sự giúp đỡ  thể hiện trong nghi thức chữa bệnh.

    Trong một số xã hội tiền văn tự, một ngườ i bệnh được xem là nạn nhân của

    những câu thần chú và bỏ  bùa của k ẻ  thù địch. Họ  là người vô tội và do đó đượ c

    hưở ng sự điều tr ị chuyên biệt từ  cộng đồng (nhóm  bộ  lạc). Tuy nhiên ở  các xã hội

    khác, ngườ i ta lại tin r ằng một ngườ i mắc bệnh là để chuộc lại tội lỗi, đã chống lại

    Chúa bộ lạc của họ. Trong các nền văn hoá như vậy, nguyên nhân và điều tr ị bệnh sẽ 

    do “ngườ i thầy thuốc” xác định và quyết định. “Ngườ i thầy thuốc” này chính là những

    người luôn áp dụng các yếu tố ma thuật và tôn giáo để ểm bùa, trừ  ta ma, xua đuổi

    linh thần ác tâm hoặc yêu ma từ cơ thể ngườ i bệnh. Loại âm nhạc được dùng chữa

     bệnh được xác định tùy thuộc vào bản chất của tinh thần đang xâm lấn cơ thể. Do có

    sự khác nhau chút ít về khái niệm bệnh trong xã hội tiền văn tự, vai trò của nhạc sĩ,

    ngườ i chữa bệnh và kiểu âm nhạc đượ c lựa chọn chữa bệnh có khác nhau. Đôi khi âm

    nhạc có chức năng mở  đầu cho nghi thức chữa bệnh thực tế. Điều quan tr ọng là ngườ i

    nhạc sĩ chữa bệnh không bao giờ  hành động đơn lẻ. Các xã hội tiền văn tự nhận thức

    đượ c hiệu lực của nhóm bao gồm các thành viên trong gia đình và xã hội trong nghilễ. Hát đồng thanh chữa bệnh sẽ tạo ra sự tr ợ  giúp cho tinh thần và cảm xúc để bệnh

    nhân phục hồi nhanh chóng. 

    Âm nhạc và chữa bệnh trong nền văn minh sớm 

     Những người săn bắt và tìm kiếm thức ăn của nền văn hóa tiền văn tự chiếm

    ưu thế khoãng 500.000 năm. Đến khoảng 8.000 đến 10.000 năm trước Công Nguyên,

    vớ i sự xuất hiện của nông nghiệp đã dẫn đến cuộc sống ổn định hơn, dân số  phát triểnlớn hơn và xuất hiện nên văn minh. Nền văn minh được đặc trưng bở i sự  tiến hóa

    trong giao tiế p chữ viết, sự  phát triển thành phố và những thành tựu k ỹ thuật ở  các lĩnh

    vực bao gồm khoa học và y học. Những đặc trưng đó là phương thức sống cho nhóm

    người đông đúc hơn, họ sống trong mối liên minh liên kết lâu dài hơn vớ i hệ  thống

    đặc biệt về tập quán và cách nhìn vể thiên nhiên. Những nền văn minh đầu tiên xuất

    hiện vào giữa năm 5.000 và 6.000 trước Công Nguyên là vùng mà ngày nay là Iraq, đã

    đượ c thiết lậ p vững chắc vào năm 3.500 trước Công Nguyên. Âm nhạc đã trở  thành bộ 

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    9/48

     

    5

     phận quan tr ọng trong y học lý trí, hợp lý (rational medicine) đồng thời cũng còn

    những nghi lễ chữa bệnh ma thuật, tôn giáo 

    Sử dụng âm nhạc thời cổ đại: các nghi thức chữa bệnh 

    Vớ i sự xuất hiện của nền văn minh, các bộ phận cấu thành của nền y học trướ c

    đó là ma thuật, tôn giáo và lý trí bắt đầu phát triển theo khuynh hướng chia tách. Ở  Ai

    Cậ p cổ đạin người làm nghề chữa bệnh bằng âm nhạc thường được hưởng đặc ân vì

    họ có mối quan hệ chặt chẽ vớ i tu sĩ  và những quan chức nhà nướ c quan tr ọng khác.

    Thầy thuốc tu sĩ , thầy tu Ai Cậ p cho r ằng âm nhạc là thuốc chữa bệnh cho linh hồn và

    luôn sử dụng hát tụng niệm như một bộ phận thực hành y học.

    Trong thời đỉnh cao của văn hóa Babylon (1850 trước Công Nguyên), bệnh tậtđược nhìn nhận trong khuôn khổ tôn giáo. Nếu ngườ i bệnh có được phép cho điều tr ị 

    thì phương pháp điều tr ị bao gồm các nghi lễ  tôn giáo để xoa dịu nỗi khó chịu của

    thần thánh. Và các nghi lễ chữa bệnh như vậy luôn bao gồm âm nhạc

    Âm nhạc được cho là hiệu lực đặc biệt trên suy nghĩ, cảm xúc và sức khỏe thân

    thể ở  thờ i Hy Lạ p cổ đại. Năm 600 trước Công Nguyên, Thales có uy tính trong việc

    chữa dịch bệnh bằng hiệu lực âm nhạc ở  Sparta. Điện, đền thờ  và những bài ca tụng

    đặc biệt cùng âm nhạc được dùng để chữa bệnh cho những ngườ i r ối loạn cảm xúc.

    Qua việc dùng âm nhạc để chữa các rối loạn tâm thần đã phản ánh niềm tin thời đó

    r ằng âm nhạc có thể ảnh hưở ng tr ực tiếp đến cảm xúc và phát triển tính cách. Trong số 

    những ngườ i Hy Lạ p nổi tiếng tán thành hiệu lực điều tr ị  của âm nhạc có Aristotle,

    ông đánh giá nó như một sự phấn khích cảm xúc; Plato, người mô tả âm nhạc là thuốc

    cho linh hồn; Caelius Aurelianus, ngườ i cảnh báo đề  phòng sử dụng bừa bãi âm nhạc

    trong chữa bệnh tâm thần.Vào thế k ỷ thứ 6 trước Công Nguyên, y học hợp lý (lý trí) hầu như đã thay thế 

    hoàn toàn các nghi thức tôn giáo, ma thuật ở  Hy Lap. Mặc dù vẫn còn một thiểu số qui

    cho bệnh tất là do lực lượng siêu nhiên, nhưng đa số đả ủng hộ những nghiên cứu hợ  p

    lý vào nguyên nhân bệnh. Lần đầu tiên trong lịch sử, những nghiên cứu về sức khỏe

    và bệnh tật đã dựa trên những bằng chứng kinh nghiệm.

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    10/48

     

    6

    Một sự  giải thích về  sức khỏe và bệnh tật chiếm ưu thế  thời gian này là lý

    thuyết về  bốn khí chất chủ  yếu. Lý thuyết này đượ c Polybus, con r ể  của

    Hippocrates,mô tả  trong luận thuyết của ông về  “bản chất con người”, vào khoảng

    năm 380 trước Công Nguyên. Bốn khí chất hay dịch thể  là máu, đờ m, mật vàng vàmật đen, và mỗi nguyên tố chứa chất lượng riêng. Sức khỏe tốt là kết quả của sự duy

    trì cân bằng giữa bồn dịch thể, trong khi một sự mất cân bằng của hai hay nhiều hơn

    các nguyên tố này sẽ dẫn đến bệnh. Cá nhân mắc bệnh được xem là ngườ i cấ p thấ p

    hơn. Cho đến thờ i k ỳ  này, chỉ  vớ i một sự  thay đổi nhỏ  quan điểm về  bệnh tật, lý

    thuyết này đã ảnh hưởng đến y học 2000 năm tiếp theo sau đó, trở   thành lý thuyết

    quan tr ọng nhất trong thờ i cổ đại

    Âm nhạc và chữa bệnh trong thời trung cổ và thời kỳ phục hƣng 

    Mặc dù những sự huy hoàng và tráng lệ của Hy Lạ p cổ đại đã bị mất đi trong

    thờ i trung cổ, ở  thờ i k ỳ trung cổ này (khảng năm 476-1450 dau Công Nguyên) là đại

    diện cho sự k ết nối quan tr ọng giữa cổ xưa và ngày nay. Sau sự sụp đổ của đế quốc La

    Mả, đạo cơ Đốc tr ở  thành lực lương chủ yếu của văn minh phương Tây. Ảnh hưở ng

    của đạo cơ đốc đã thúc đẩy sự thay đổi về bệnh tật. Trái với suy nghĩ trước đó, ngườ i

     bệnh không còn bị coi là ngườ i thấp kém và cũng không phải bị “chúa” trừng phạt.

    Khi đạo Cơ Đốc phát triển khắp châu Âu, các xã hội bắt đầu chăm sóc vào điều tr ị cho

    các thành viên ốm đau của họ. Các bệnh viện đượ c thiết lập để cung cấ p sự chăm sóc

    nhân đạo cho những người đau ốm về cơ thể.

    Một số lớn các chính khách và triết gia tin vào hiệu lực chữa bệnh của âm nhạc

    trong đó gồm có Boethius, người tuyên bố r ằng âm nhạc hoặc làm cải thiện hoặc làm

    suy giảm đạo đức con ngườ i; Cassiodorus, giống như Aristole, xem âm nhạc như sự  phấn chấn tiềm tàng; trong khi St.Basil biện hộ cho âm nhạc như một phương tiện

    truyền bá dương tính cho cảm xúc thiêng liêng thần thánh. Nhiều bài thánh ca đượ c tin

    là có tác dụng chống bệnh hô hấp không chuyên biệt nhất định.

    Trong thờ i k ỳ Phục hưng, những tiến bộ trong giải phẩu học, sinh lý học và y

    học lâm sàng đánh dấu bắt đầu sự tiế p cận khoa học vớ i y học. Tuy nhiên, mặc dù đã

    có sự  phát triển labo thực nghiệm, việc điều tr ị bệnh nhân vẫn còn dựa trên bài giảng

    của Hippocrates và Galen và những giải thích phức tạ p của bốn loại khí chất. Trong

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    11/48

     

    7

    thờ i k ỳ này đã có một số lống ghép âm nhạc, y học và nghệ thuật. Ví dụ, những bài

    viết của Zarlino, một nhạc sĩ, và Vesahus, một thấy thuốc đề  cập đến mối quan hệ 

    giữa âm nhạc và y học

    Trong thờ i k ỳ Baroque (1580-1750), âm nhạc tiế p tục được liên kết vớ i thực

    hành y học hàng ngày, như trước đó dựa vào lý thuyết về bốn khí chất. Thêm vào đó,

    lý thuyết về  khí chất và cảm xúc của Lircher (1602-1680) đã cung cấp quan điểm

    trong lành về sử dụng âm nhạc trong điều tr ị bệnh. Kircher cho r ằng đặc tính của con

    ngườ i gắn k ết vớ i kiểu âm nhạc nhất định. Ví dụ, cá nhân trầm cảm đáp ứng với âm

    nhạc buồn; ngườ i vui vẻ hầu như bị tác động bở i nhạc múa vì nó kích thích máu. Do

    đó điều cần thiết là phải lựa chọn những kiểu âm nhạc chính xác điều tr ị  cho từng

    ngườ i bệnh. Ủng hộ cho việc sử dụng âm nhạc điều tr ị tr ầm cảm, Burton đã tuyên bố:

    “bên cạnh hiệu lực xuất sắc, nó phải tr ục xuất nhiều bệnh khác, nó là phương thuốc

    thần hiệu chống lại sự  tuyệt vọng và trầm uất, và sẽ xua đuổi ma quỉ  trong người”.

    Shakespeare và Armstrong cũng đã viết nhiều về âm nhạc là liệu pháp, thể hiện trong

    các tác phẩm k ịch và thơ của họ.

    Âm nhạc và chữa bệnh thời cận đại 

    Cuối thế k ỷ 18, âm nhạc vẫn còn được các thầy thuốc châu Âu ủng hộ  trong

    điều tr ị  bệnh, nhưng đang hình thành sự  thay đổi định nghĩa về  liệu pháp âm nhạc

    trong triết lý, lý luận. Vớ i sự nhấn mạnh nhiều về y học khoa học, âm nhạc đã không

    đượ c sử dụng ở  những ca bệnh chuyên biệt và chỉ có một số ít thầy thuốc áp dụng điều

    tr ị  theo khuôn khổ da liệu pháp. Tuy vậy, những báo cáo về  liệu pháp âm nhạc vẫn

    xuất hiện ở  Mỹ trong suốt cuối thế k ỷ 18 khi các thầy thuốc, các nhạc sĩ, các nhà tâm

    thần học sử dụng điều tr ị cho các rối loạn cơ thể và tâm thần.Trong suốt thế k ỷ 19 và đầu thế k ỷ 20, liệu pháp âm nhạc đượ c sử dụng đều

    đặn ở  bệnh viện và một số nơi khác nhưng hầu như luôn kết hợ  p với các liệu pháp

    khác.

    Trong đại chiến thế  giớ i 2, liệu pháp âm nhạc được tăng cườ ng sử  dụng để 

    nâng nhuệ khí cho những cựu chiến binh. Âm nhạc cũng được dùng trong phục hồi

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    12/48

     

    8

    chức năng cảm xúc, tâm thần và xã hội. Từ giữa thế k ỷ 20, liêu pháp âm nhạc đượ c

     phát triển mang tính chuyên nghiệ p cao ở  châu Âu và đặc biệt là ở  nướ c Mỹ.

    Sự phát triển liệu pháp âm nhạc chuyên nghiệp 

     Những năm 1940 , ở  nướ c Mỹ, việc sử dụng âm nhạc trong điều tr ị r ối loạn tâm

    thần đã trở  nên rộng rãi hơn, một phần vì sự thay đổi dần về triết lý điều tr ị. Nhiều nhà

    tr ị liệu, bao gồm Karl Menninger, nhà tâm thần học lỗi lạc, bắt đầu bảo vệ cách tiế p

    cận điều tr ị đa liệu pháp (sáp nhậ p nhiều phương thức điều tr ị). Vớ i sự  thay đổi về 

    triết lý điều tr ị như vậy và vớ i kiến thức tăng lên trong việc áp dụng điều tr ị bệnh nhân

    có hiệu quả, liệu pháp âm nhạc cuối cùng đã trở  thành một phương thức điều tr ị đượ c

    chấ p nhận ở  nhiều bệnh viện. Ngườ i ta thừa nhận r ằng những nổ lực này là do FrancesPaperte, người sáng lậ p quỹ tài trợ  nghiên cứu liệu pháp âm nhạc năm 1944, và sau đó

    chỉ đạo áp dụng âm nhạc tại Bệnh viện Đa khoa Waiter Reed ở  Washinton. DC.

    Trong thế chiến thứ hai, nhiều tổ chức, bao gồm quỹ khẩn cấ p cho nhạc sĩ, dịch

    vụ âm nhạc bệnh viện cựu chiến binh và nhiều tổ chức khác đã cung cấp các nhạc sĩ

    cho các bệnh viện. Những người tình nguyện này đã trợ  giúp cho nhân viên bệnh viện

    tổ chức các chương trình âm nhạc điều tr ị cho bệnh nhân. 

     Nhiều người đã nhận ra r ằng tương lai phát triển của nghề phải dựa vào sự lãnh

    đạo có hiệu quả của những nhà liệu pháp âm nhạc được đào tạo. Trong năm 1940, các

    cơ sở  như Trường Đại học Tổng hợ  p quốc gia Michigan, Đại học Tổng hợ  p Kannas,

    Trường Cao đẳng Âm nhạc Chicago, Cao đẳng Pacific, Cao đẳng Alverno đã bắt đầu

    chương trình đào tạo các nhà liệu pháp âm nhạc ở  trình độ đại học và sau đại học.

    Trong khi những chương trình đào tạo đang được phát triển ở   những trườ ng

    cao đẳng và đại học, phong trào hướ ng về  thành lập các tổ  chức quốc tế cũng xuấthiện. Hội đồng về âm nhạc trong tr ị liệu của Hội Giáo viên âm nhạc Quốc gia Mỹ đã

    trình bày một chương trình trong những năm 1940 để đào tạo các nhạc sĩ, bác sĩ, các

    nhà tâm thần học và những thành viên khác về  phương pháp áp dụng liệu pháp âm

    nhạc trong nhà trường và trong bệnh viện. Ray Green đã chủ trì một hội nghị để thành

    lậ p Hội liệu pháp âm nhạc quốc gia Mỹ. Hội nghị đầu tiên của tổ chức mớ i ở  Mỹ đã

    tiến hành vào tháng 6 năm 1950. Sau đó, Hội quốc gia về Liệu pháp âm nhạc đã liên

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    13/48

     

    9

    k ết vớ i Hội Giáo viên âm nhạc Quốc gia và hoạt động tập trung vào cải thiện đào tạo

    về giáo dục và  lâm sàng, cũng như thiết lập tiêu chuẩn và qui trình cho việc chứng

    nhận nhà liệu pháp âm nhạc cũng tăng lên.

    Vào những năm 1960, các nhà trị liệu âm nhạc đã điều tr ị âm nhạc cho những

    ngườ i chậm phát triển tâm thần cả ngườ i lớn và trẻ em, những ngườ i khuyết tật cơ thể,

    và những bệnh nhân giảm cảm giác. Vào năm 1990, đã có hình thức điều tr ị  điều

    dưỡ ng tại nhà cho ngườ i cao tuổi, điều tr ị cho những bệnh nhân bị bệnh nội khoa, và

    còn điều tr ị cho cả những tù nhân. Những năm cuối thế k ỷ 20, các nhà liệu pháp âm

    nhạc tiế p tục làm việc với các đối tượng lâm sàng khác nhau ngày càng tăng lên. Một

    số  lượng đáng kể các nhà liệu pháp âm nhạc đã giúp cải thiện cuộc sống của những

    ngườ i mắc hội chứng Retts, AIDS, lạm dụng chất và giai đoạn cuối cùng của ngườ i

     bệnh.

    Một tổ chức thứ hai, Hội Nướ c Mỹ về Liệu pháp âm nhạc (AAMT) được thành

    lập năm 1971. Rất nhiều mục đích giống như của Hội Quốc gia về Liệu pháp âm nhạc,

    nhưng khác nhau về cách thức mà các nhà liệu pháp âm nhạc được đào tạo về lý luận

    và lâm sàng. Tháng giêng năm 1998, hai tổ chức Hội Quốc gia về Liệu pháp âm nhạc

    và Hội nướ c Mỹ về Liệu pháp âm nhạc thấy cần phải hợ  p nhất vào một tổ chức, vàHội Liệu pháp âm nhạc Mỹ đã ra đờ i (AMTA)

    Từ  sự  khởi đầu của Hội Quốc gia về  Liệu pháp âm nhạc năm 1950, và Hội

     Nướ c Mỹ về liệu pháp âm nhạc năm 1971, sự chuyên nghiệ p của liệu pháp âm nhạc

    ngày càng phát triển, nhấn mạnh vào tiêu chuẩn cao về giáo dục, đào tạo lâm sàng và

    thực hành lâm sàng. Các ấn phẩm giá trị cũng ra đời và có uy tín ở  Mỹ như Liệu pháp

    âm nhạc, Tạ p chí Liệu pháp âm nhạc và Những Viễn cảnh của Liệu pháp âm nhạc,…

     Nghề chuyên nghiệ p về liệu pháp âm nhạc sẽ tiế p tục phát triển mạnh mẽ trong thế k ỷ 

    21.

    II. CÁC LÝ THUYẾT VỀ ÂM NHẠC VÀ Y HỌC 

    Đề cập đến lịch sử liệu pháp âm nhạc một cách khoa học, hiệu lực chữa bệnh của âm

    nhạc là một chủ đề phổ biến trong các tài liệu về triết lý và lý thuyết âm nhạc từ thờ i

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    14/48

     

    10

    Plato, tuy nhiên các chuyên luận về điều tr ị bằng âm nhạc một cách nghiêm túc còn có

    ít và thất thườ ng trong lịch sử y học. Mãi đến thờ i trung cổ, Boethius mới trình bày

    một chuyên đề nổi tiếng là De Institutione Musica và chuyên để này đã lưu hành khắ p

    châu Âu. Chuyên đề  là một tài liệu yêu cầu sinh viên phải đọc ở   Trường Đại họcQuadrivium và nó được đưa vào danh mục khóa trình của sinh viên y khoa. Đây đượ c

    coi là lý thuyết về sự tiế p nối giữa âm nhạc và y học.

    Lý thuyết về sự rung động trong thế giới vi mô và vĩ mô 

    Âm nhạc và sức khỏe có một mối liên hệ chặt chẽ, điều này Pythagoras (triết

    gia Hy Lạ p nổi tiếng khoảng 500 năm trước công nguyên) đã nhận thấy từ 2500 năm

    trướ c, mặc dù những khám phá cơ bản của ông là đơn giản và triết lý của ông cũngkhá khó hiểu. Pythagoras là nhà khoa học nghiêm túc vừa là nhà khoa học thần bí và

    cũng làm việc một cách kinh nghiệm chủ  nghĩa. Ông đã nghiên cứu thế  giớ i bao

    quanh và có khám phá thú vị đóng góp cho con người và cho nền văn hóa nhân loại.

    Ông cũng tìm ra mối quan hệ của các nốt nhạc với ý thức của con ngườ i.

    Âm nhạc tồn tại dướ i dạng vật chất. Một sợi dây đàn sinh ra một âm thanh gọi

    là tông (tone) do sự rung động của sợi dây vớ i một tốc độ nhất định. Chúng ta nghe

    được âm thanh nốt đó do sợi dây rung động với cùng tốc độ đó. Khi tốc độ rung này

    đến tai nghườ i nghe, sẽ diễn ra quá trình tri giác và ý thức phức tạp trong não và ngườ i

    nghe k ết luận tone đó  là nốt gì. Nốt nhạc thật ra la một “quãng hòa thanh” và nó là

    một sự thỏa thuận lịch sử.

     Những tâm hồn con ngườ i khi tr ải nghiệm (nghe) âm nhạc thì về  phương diện

    tâm lý học thì sẽ ra sao? Chúng ta cảm nhận đượ c những rung động đã tạo ra nốt nhạc,

    nhưng sự tác động qua lại của các nốt nhạc đã tạo thành âm nhạc. Những nốt nhạc vàâm nhạc là “chất lượng”. Khi nghiên cứu sự  rung động theo quan điểm chất lượ ng,

    người ta đã khám phá ra rằng sợi dây được chia đôi sẽ  sinh ra cùng một nốt nhạc

    (đồng âm) nhưng cao hơn một quãng tám (gọi là octave) so với để nguyên sợi dây. Ví

    dụ, nốt Đô và nốt Đố là đồng âm nhưng cách nhau một quãng tám. Quãng tám là mộ t

    nguyên lý cơ bản của âm học và tâm lý học mà mọi ngườ i cảm nhận và trãi nghiệm

    đượ c về  nó. Giọng hát của nữ và tr ẻ em cao hơn nam giớ i một quãng tám. Điều quan

    tr ọng là nếu không có qui luật bản tám thì nam nữ và trẻ em không thể hát chung một

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    15/48

     

    11

    dàn hợp xướng. Quãng tám là một hiện tượ ng của vũ trụ. Âm nhạc, là âm thanh do

    con người sinh ra và sắ p xế p theo tr ật tự thời gian, cũng không thể thiếu quãng tám.

     Nhưng con người phân khối quãng tám và xếp đặt tr ật tự các quãng bậc, thang âm

    khác nhau, tạo nên các điệu khúc khác nhau. Đây là sự chuyên biệt một cách văn hóacủa các dân tôc. 

    Vớ i hệ  thống âm nhạc phức tạ p, con người đã sáng chế ra “các hệ thống giai

    điệu”, đã điều chỉnh tỷ lệ quãng tự nhiên theo yêu cầu của thực hành âm nhạc, thông

    qua công nghệ dụng cụ đàn. Những ý tưở ng của ngườ i nghệ nhân làm đàn và sự ưa

    thích trong âm nhạc đã “bẻ cong” những qui luật tự nhiên và chuyển dạng chúng vào

    trong thực hành âm nhạc.

    Pythagoras đã khám phá rằng âm nhạc dựa trên các quy luật của tự nhiên. Ông

    tiến thêm một bướ c nữa, r ằng tâm trí của con người có khả năng cảm nhận những rung

    động và tỉ  lệ  âm thanh theo các nốt nhạc và quãng cách âm nhạc. Một triết lý, theo

    ông, nốt nhạc và quãng cách âm nhạc là phản ánh một mức độ vũ trụ và tinh thần. Tr ật

    tự đượ c tổ chức của các nốt trong âm nhạc là một sự phản ánh thế giới vi mô của thế 

    giới vĩ mô, bao gồm mọi thứ trong vũ trụ, cả cơ thể, trí tuệ và tinh thần. Triết lý này

    đã được Plato phát triển thêm. 

    Y học khí chất 

    Y học khí chất là một học thuyết có ảnh hưở ng lớ n qua nhiều thế  k ỷ. Học

    thuyết này cho rằng sức khỏe bị ảnh hưở ng của bốn chất dịch cơ thể hoặc “khí chất” là

    máu, đờ m, mật vàng và mật đen. Sức khỏe tốt là kết quả của sự cân bằng, hài hòa giữa

    khí chất, trong khi bệnh tật là phản ánh một số kiểu mất thăng bằng giữa các khí chất.

    Học thuyết này có từ khoảng 400 năm trước công nguyên và một trong những ngườ i

    nổi tiếng phát  biểu nhiều về nó là Galen, nhà lý thuyết y học có tầm ảnh hưở ng lớ n

    thờ i k ỳ đế chế La Mã. Đây là cơ sở  lý thuyết y học cho tớ i thế k ỷ 18.

    Âm nhạc được xem là phương tiện điều tr ị có tác động và thậm chí có khả năng

     phục hồi cân bằng giữa các khí chất trong cơ thể 

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    16/48

     

    12

    Trên cơ sở  liên quan đến lý thuyết về khí chất, Các tác giả ở  thế k ỷ 16, 17 như

    Robert Fludd (1617), Agrippa Von Nettesheirn (1510) đã nêu ra mối liên quan giữa

    âm nhạc và con ngườ i theo 3 mức độ. Con người đượ c hiểu bao gồm cơ thể, trí tuệ và

    tinh thần (body, mind and spirit). Mối liên quan theo 3 mức độ là: 

    * Thế giớ i vật chất tương ứng với cơ thể con người và tương ứng với rung động

    của âm nhạc

    * Thế giới ngôn ngữ tương ứng với trí tuệ con người và tương ứng vớ i nốt và

    quảng của âm nhạc

    * Vũ tr ụ tương ứng vớ i tinh thần con người và tương ứng vớ i tỷ lệ siêu phàm

    của âm nhạc.

    Học thuyết bản chất tinh thần 

    Theo các tài liệu triết học trong lịch sử, các triết gia phương tây như Plato,

    Aristole, Augustine, Schopenhauer, Nietzsche… đã xem xét kỹ  lưỡ ng về  vai trò có

    tính chất lý thuyết và thực hành của âm nhạc ở  các mức độ như sau: 

    - Âm nhạc có vai trò với cá nhân: đó là vấn đề  sức khỏe cá nhân. 

    - Âm nhạc có vai trò với nhà nước, đó là vấn đề điều chỉnh sức khỏe theo dịchvụ y tế, giáo dục và giải quyết xung đột… 

    - Âm nhạc có vai trò với xã hội: đó là vấn đề giá trị xã hội, những nguyên tắc

    đạo đức và tín ngưở ng.

    Âm nhạc và tinh thần 

    Plato đã đề cập đến ảnh hưở ng của âm nhạc lên tinh thần của con ngườ i, thể 

    hiện trong bài viết state của ông. Socrates đã nêu ra và ca ngợ i những điệu thức nhấtđịnh của âm nhạc để khuyến khích con người vươn tớ i cuộc sống hài hòa và dũng

    cảm, đồng thời ông cũng nêu ra sự hạn chế của những điệu thức khiến người ta lườ i

     biếng và buồn r ầu.

     Nhiều lý thuyết âm nhạc và lý thuyết y học qua nhiều thế  k ỷ đã có ý tưở ng

    tương tự các nhà triết học nổi tiếng nêu trên về ảnh hưở ng tr ực tiế p của âm nhạc trên

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    17/48

     

    13

    tinh thần con người. Âm nhạc thực sự  tác động lên tinh thần con người và như vậy,

    ảnh hưởng đến tr ạng thái cảm xúc, tính cách và sức khỏe con ngườ i.

    Sự phục hồi nhửng ý tƣởng cổ điển qua vật lý lƣợng tử  

    Do sự  phát triển của khoa học tự nhiên, của giải phẩu học và y học theo tính

    chất thông tin và kinh nghiệm sau thờ i k ỳ phục hưng, âm nhạc và lý luận cổ điển đã

    dần dần lui vào lịch sử. Chỉ có một số ít bác sĩ còn thực nghiệm âm nhạc và viết báo

    cáo hoặc chuyên đề  về âm nhạc. Nói chung trong khoa học y học, ngườ i ta viết về 

    những vấn đề khác. 

    Mãi cho đến “làn sóng mới” những năm 1960 và 1970, đặc biệt là những triết

    lý, những mô hình “thời đại mới” về vật lý học, tâm lý học và âm nhạc… thì nhữngchủ đề và học thuyết cổ điển lại đượ c phục hồi và đượ c k ết hợ  p vớ i những khám phá

    khoa học đương thờ i. Thế k ỷ 20 đã chứng kiến sự quay tr ở  lại của nhiều ý tưở ng cổ 

    điển. Người ta đã xem xét lại vấn đề cơ thể và tinh thần của con người và sự phản ánh

    của thế giới vĩ mô vào thế giới vi mô của âm nhạc.

    Sự  phục hồi này trở   nên nghiêm túc hơn, liên quan chặt chẽ  tớ i vật lý học

    lượ ng tử hiện đại vớ i sự chứng minh đầy ấn tượ ng về mối quan hệ nghịch thườ ng giữa

    tr ạng thái vật chất như sự đồng thờ i của sống và hạt. Những phát minh của Bohr và

    Emstem đã có ảnh hưở ng to lớ n tới tư duy koa học và cũng đượ c phản ánh trong liệu

     pháp âm nhạc.

     Người ta không còn nghi ngờ  r ằng cuộc sống là một cuộc hành trình vĩnh cửu

    giữa các mức độ khác nhau của sự tồn tại của con người, đi từ vật chất tớ i tinh thần.

    Âm nhạc là một tr ật tự đặc biệt, ảnh hưởng đến cơ thể, trí tuệ và tinh thần con ngườ i

    và nó phản ánh nguyên tắc vũ trụ của cuộc sống. Đây chính là những lý thuyết kinhđiển về âm nhạc và y học, nó là một lý tưởng cũ đã được đặt trong khuôn khổ mớ i.

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    18/48

     

    14

    III. NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ LIỆU PHÁP ÂM NHẠC 

    Liệu pháp âm nhạc là gì? 

    Trong liệu pháp âm nhạc, từ âm nhạc đùng để mô tả  phương tiện đặc biệt đượ c

    sử dụng. Ở đây âm nhạc đượ c sử dụng làm phương tiện điều tr ị, nhưng lợi ích tối ưu

    của nó trong việc điều tr ị phụ thuộc vào việc nhà trị  liệu sử dụng nó môt cách thích

    hợp. Âm nhạc khoog phải là thuốc chữa bệnh. Ví dụ, điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta

    đưa vé xem hòa nhạc hay băng đĩa nhạc cho những ngườ i bị não hoặc bị tr ầm cảm ?

     Những người này có thể thích âm nhạc thậm chí có thể thay đổi tạm thờ i về khí sắc do

    họ yêu thích âm nhạc. Nhưng chắc chắn họ không thể cải thiện được lâu dài về chức

    năng cơ thể hoặc cảm xúc theo những tr ải nghiệm ngắn hạn này. Mặt khác, âm nhạcmà chúng ta thưở ng thức hằng ngày chưa phải là công cụ điều tr ị. Tác dụng của âm

    nhạc như một công cụ điều tr ị khi nó được áp dụng một cách chuyên biệt và còn tùy

    thuộc vào kỹ năng và kiến thức của nhà trị liệu. Tuy nhiên, bởi vì âm nhạc là một hiện

    tượng vũ trụ cho nên loài ngườ i bao gồm tất cả các thế hệ và tất cả các nền văn hóa

    đều nghe, chơi, sáng tạo và thích nó. Một số loại âm nhạc có tính phức tạp cao, thách

    thức sự hiểu biết của con ngườ i. Loại âm nhạc k hác lại r ất đơn giản và dễ theo. Một số 

    người thích sáng tác và chơi âm nhạc. Những người khác thấy dễ chịu đáng kể đơngiản khi nghe âm nhạc. R ất nhiều kiểu âm nhạc và cách thức đa dạng của âm nhạc có

    thể lôi cuốn con người nên nó có thể là phương tiện điều tr ị r ất linh hoạt.

    Từ liệu pháp đượ c hiểu là phép chữa bệnh, thường đượ c sử dụng đẻ chỉ một sự 

    giúp đỡ  hoặc tr ợ  giúp cho con người, đây là những con người có vấn đề có các vấn đề 

    về cơ thể  hoặc tâm thần. Trong cuộc sống hằng ngày, liệu pháp có thể  xảy r a dướ i

    nhiều hình thức. Thí dụ, những nhà tâm lý học nghe và nói chuyện với thân chủ của

    họ ; chuyên gia dinh dưỡng giáo dục mọi ngườ i về  thức ăn nào có dinh dưỡ ng cao,

     phù hợ  p vớ i nhu cầu cá nhân của họ ; nhà điều tr ị cơ thể chỉ định các bài tập cơ thể 

    khác nhau; nhà phẫu thuật sử dụng dụng cụ chuyên biệt như dao mổ và kệp để sửa

    chữa các bộ phận cơ thể bị hủy hoại… Và nhà liệu pháp âm nhạc dùng âm nhạc và

    hoạt động âm nhạc để tạo thuận lợ i cho tiến trình trị liệu.

    Liệu pháp âm nhạc là một lĩnh vực nổi lên hơn 50 năm qua ở  nhiều nướ c. Tuy

    nhiên, định nghĩa về liệu pháp âm nhạc phụ thuộc vào định hướng và hoàn cảnh của

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    19/48

     

    15

    các nhà thực hành liệu pháp hoặc những nền văn hóa khác nhau. Hàng năm có số liệu

    lớn định nghĩa về âm nhạc. Trong thập niên đầu phát triển nghề  nghiệ p, cuốn sách

    mang tên “Liệu pháp âm nhạc là một nghề nghiệp” (Hội Quốc gia về Liệu pháp âm

    nhạc, Mỹ, 1960) đã định nghĩa. 

    “Liệu pháp âm nhạc là sự áp dụng khoa học nghệ thuật âm nhạc để đạt các mục

    đích điều tr ị. Đó là sự sở  hữu âm nhạc và bản thân nhà trị liệu để tác động tớ i những

    thay đổi hành vi” 

    Hai thập niên sau, khi nghề  nghiệp đã phát triển đáng để, trong cuốn sách:

    “Nghề nghiệ p trong Liệu pháp âm nhạc” (Hội Quốc gia về liệu pháp âm nhạc, 1980)

    đã miêu tả liệu pháp âm nhạc như sau: 

    “Liệu pháp âm nhạc là sử dụng âm nhạc trong việc thực hiện mục tiêu điều tr ị:

     phục hồi, duy trì và phát triển sức khỏe tâm thân và cơ thể. Đó là sự áp dụng có hệ 

    thống về âm nhạc, do những nhà trị  liệu âm nhạc tr ực tiế p thực hiện trong một môi

    trường âm nhạc, dẫn đến những thay đổi mong muốn về hành vi. Những thay đổi như

    vậy làm cho cá nhân có khả năng hiểu biết sâu sắc hơn về bản thân và thế giớ i xung

    quanh, để  thành công trong điều chỉnh xã hội thích hợp hơn. Nhà trị  liệu âm nhạc

    chuyên nghiệ p tham gia việc phân tích các vấn đề cá nhân và hình thành trong đầu

    những mục tiêu điều tr ị chung trước khi đặt k ết hoạch và tiến hành các hoạt động âm

    nhạc chuyên biệt. Định k ỳ đánh giá để xác định hiệu quả của qui trình công việc đã

    làm.” 

    Định nghĩa Liệu pháp âm nhạc có thể khác nhau phục thuộc vào thân chủ và

    nhà thực hành liệu pháp. Vớ i một số thân chủ hoặc “bệnh nhân”, tiến trình liệu pháp

    chủ yếu là để phục hồi các kỹ năng hoặc các chức năng tâm lý. Vớ i một số ngườ i bệnh

    mãn tính, họ mất một số năng lực tìm năng nên mục tiêu là giải quyết về cơ thể, cảm

    xúc và các khó khăn về mất nặng lực, về tâm lý do bệnh mãn tính. 

    Liệu pháp âm nhạc cũng được dùng cho những người không bệnh khi đó ngườ i

    ta muốn qua liệu pháp để khám phá những nguồn lực của họ, muốn phát hiện bản thân

    để đạt k ết quả tốt hơn về sức khỏe và cuộc sống.

     Như vậy, mục dích của liệu pháp âm nhạc giúp thay đồi đối với các đối tượ ng,

    tuy nhiên, sự tiế p cận của các nhà liệu pháp là không thay đổi.

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    20/48

     

    16

    IV. CÁC CÁCH TIẾP CẬN TÂM LÝ ĐƢỢC DÙNG TRONG LIỆU PHÁP ÂM

    NHẠC

    Sự  phát triển của liệu pháp âm nhạc ở  nhiều nước trên thế giớ i chịu ảnh hưở ng của

    các lý thuyết và phương pháp tâm lý. Nhưng nhìn chung, cách tiế p cận nhân vănhiện sinh là cách đượ c sử dụng r ộng rãi trong liệu pháp âm nhạc.

    Theo qua điểm nhân văn hiện sinh, các rối loạn bệnh lý là kết quả của sự thất bại trong

    việc tìm ra ý nghĩa và chiệu trách nhiệm về  cuộc sống của bản thân mình và ngườ i

    khác. Thế nên, lý thuyết nhân văn hiện sinh quan tâm đến việc xác định các nhu cầu

    trung tâm cho chức năng con ngườ i.

    Abraham Maslow, một trong các nhà tự  tưởng nhân văn sớ m nhất và có tầm ảnh

    hưở ng nhất, đã đứng đối lậ p vớ i thuyết hành vi về bản chất con người. Ông mô tả nhu

    cầu con người đượ c sắ p xế p theo hệ thống thứ bậc hình chóp, từ sự cần thiết về sinh

    học đến tự hiện thực hóa, đó chính là khuynh hướ ng tớ i sự tròn vẹn và đầy đủ. Sự hiện

    thực hóa của cá nhân là làm sao tạo ra khả năng làm việc có mục đích, hành động theo

    k ế hoạch, chiến lược và theo những lựa chọn cá nhân. Khi sự tự hiện thực hóa bị cản

    tr ở  sẽ  phát sinh một số r ối loạn và khi đó cá nhân không thể đương đầu vớ i những vấn

    đề cơ bản nhất trong cuộc sống. Thí dụ, bệnh nhân bị vướ ng mắc trong các câu hỏi cáigì là ý nghĩa của cuộc sống? Làm sao tôi có thể sống vớ i tiềm năng thiếu khuyết, kém

    cỏi của tôi? Làm sao tôi có thể đối mặt với cái chết?

    Mô hình tiế p cận nhân văn hiện sinh không đưa ra quy trình kỹ thuật chuyên biệt cho

    r ối loạn tâm thần mà nó gợ i về cách cư xử hiện tại, thái độ hướng đến sự  thay đổi,

     phương pháp để hướ ng dẫn bệnh nhân giải quyết các vấn đề cơ bản, hiện sinh của con

    ngườ i.

    3.1 Liệu pháp tâm lý con người là trung tâm 

    Liệu pháp tâm lý con người là trung tâm- person centered psychotherapy do Carl

    Rogers phát triển đầu tiên vào những năm 1940. Liệu pháp trở  nên phổ biến và là nền

    tảng cho mối tương tác và mối quan hệ  bình đẳng giữa nhà điều tr ị và bệnh nhân trên

    cơ sở  niềm tin.

    Quan điểm của Rogers nhấn mạnh vào niềm tin và chấ p nhận bản ngã của bệnh nhân

    như một cá thể  bình thường nhưng độc đáo. Đồng nghĩa vớ i việc cho bệnh nhân chủ 

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    21/48

     

    17

    động một số vấn đề trong quá trình trị liệu: thời gian, điều học muốn nói… như một

    nhà kiến trúc tự  thiết k ế  cuộc sống riêng của học. Đồng thờ i nhấn mạnh vào trải

    nghiệm của bệnh nhân ở  hiện tại hơn những kinh nghiệm trong quá khứ.

    3.2 Liệu pháp Gestalt 

     Năm 1940, Frederick Saloman và vợ   Laura Perls là người sáng lậ p ra liệu pháp

    Gestalt. Gestalt cho r ằng những thành phần cấu thành các trải nghiệm của con ngườ i

    không thể khảo sát một cách riêng lẻ mà phải xem xét dướ i dạng tổng thể.

    Trường phái trị liệu Gestalt chống lại phân tâm của Freud. Do phân tâm chi phối quá

    hiều đối vớ i bệnh nhân và điều này không giúp bệnh nhân tăng trưở ng nhận thức. Do

    đó, họ chủ trương thiết lậ p hệ thống tr ị liệu nhằm tăng trưở ng khả năng nhận thức thayvì chú ý đến giảm thiểu tr ạng thái tâm lý bệnh lý. 

    Với khuynh hướ ng hiện sinh, liệu pháp Gestalt nhấn mạnh đến sự hiện hữu đúng như

    những gì con người có thể  tr ải nghiệm mà không đặt nặng những cách thức lý giải

    tr ừu tượng. Nhà trị  liệu Gestalt đặt niềm tin vào con người , vào khả năng , sự  tăng

    trưởng và tự điều chỉnh của họ thông qua sự tiếp xúc giữa ngườ i với người và sự thấu

    hiểu từ  bên trong. 

    Mục tiêu chính của liệu pháp Gestalt là sự nhận biết- một sự nhận biết sâu sắc về các

    khu vực đặc biệt, nhận biết về người khác, nhận biết về tình trạng mà bệnh nhân đang

     phải đối phó, nhận biết về các điều vướ ng mắt hay bệnh lý và làm sao để giải quyết

    chúng. Cụ thể hơn, mục tiêu của liệu pháp này là giúp bệnh nhân nhận biết đượ c họ 

    đang làm gì, làm ra sao, và sẽ làm như thế nào để họ thay đổi tốt hơn, đồng thờ i phải

    để họ chấ p nhận và tự đánh giá về mình.

    3.3 Liệu pháp nhóm Joshep Pratt( 1974) là một thầy thuốc ở  Boston đượ c thừa nhận là người đề xuất liệu

     pháp tâm lý nhóm. Vào đầu thế k ỉ XX, ông nhóm những bệnh nhân lâu khỏi lại để chỉ 

    dẫn cho họ các khía cạnh về y khoa của căn bệnh họ đang gặ p phải.

     Nhiều năm sau đó, một số nhà tâm thần học Mỹ đã kết hợp các ý tưở ng của Pratt để 

    ứng dụng điều tr ị bệnh nhân tâm thần. Lazell ( 1921) và Marsk ( 1974) cũng đã áp

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    22/48

     

    18

    dụng mô hình tương tự, tổ  chức các  nhóm bệnh nhân mà bệnh nhân được xem là

    những sinh viên, đượ c dạy về sức khỏe tâm thần.

    Các kĩ thuật tr ị liệu bằng âm nhạc sử dụng trong mô hình này khuyến khích bệnh nhân

    nhìn vào sự chữa bệnh riêng của mình. Mục tiêu là giúp bệnh nhân tự  nhận biết, làmsáng tỏ giá trị cá nhân, giải phóng nguồn năng lượ ng tr ực giác bị nghẽn, mang về sự 

    thư giãn sâu. 

    3.4 K ẾT LUẬ N

       Những người đi đâu trong liệu pháp âm nhạc ở  Mỹ  là E. Thayer Gaston,

    William Sears nêu ra nhiều định nghĩa về liệu pháp âm nhạc nằm trong liệu

     pháp hành vi.   Juliet Alvin , nhà liệu pháp âm nhạc, nghệ sĩ cello, phát triển tiến trình dựa

    trên liệu pháp âm nhạc và y học.

      Mary Priestley người đi đầu và sáng lậ p liệu pháp âm nhạc theo tâm lý học

     phân tích dùng cả dùng cả lý thuyết của Freud và Jung . 

      Helen Bonny, người sáng lập phương pháp hình tượng âm nhạc có hướ ng

    dẫn.

    Do đó, có nhiều định nghĩa về Liệu pháp âm nhạc phục thuộc vào triết lý hoặc

    tiế p cận của nhà thực hành hoặc nhóm thực hành. Ví dụ:

    Liệu pháp âm nhạc hành vi 

    Dùng âm nhạc nhằm tăng cườ ng hoặc biến đổi hành vi cho thích hợp, làm giảm

    hoặc loại bỏ  những hành vi xấu, không thích hợ  p. trong liệu pháp hành vi này, âm

    nhạc có thể được dùng làm gia tăng (hay cũng cố) hành vi (theo cách thức dương tính

    hoặc âm tính) theo nguyên lý phản xạ có điều kiện kinh điển hoặc điều kiện thực thi.

    Liệu pháp âm nhạc trong liệu pháp tâm lý 

    Ở đây, âm nhạc đượ c sự dụng để giúp thân chủ thấu hiểu thế giớ i nội tâm của

    họ, nhu cầu của họ và cuộc sống của họ. Liệu pháp âm nhạc liên quan khá chặt chẽ 

    vớ i liệu pháp tâm lý động lực tâm thần (Psychodynamic)

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    23/48

     

    19

    Liệu pháp âm nhạc giáo dục

    Liệu pháp âm nhạc đặt trong nhà trườ ng, học sinh có thể tiế p cận Liệu pháp âm

    nhạc. Nhà liệu pháp tìm thấy ở  tr ẻ em sự liên quan của âm nhạc đến tiến trình học tậ p,

    nhận ra tìm năng phát triển và đáp ứng các nhu cầu của tr ẻ.

     Nhằm làm sáng tỏ  các loại định nghĩa về  Liệu pháp âm nhạc, GS. Kenneth

    Bruscia đã viết cuồn sách “Defining Music Therapy” (định nghĩa liệu pháp âm nhạc,

    1998). Ông định nghĩa liệu pháp âm nhạc như sau: “Liệu pháp â m nhạc là một tiến

    trình can thiệp có hệ thống, ở  đó nhà liệu pháp giúp thân chủ có sức khỏe. Tiến trình

    can thiệp này sử dụng những trãi nghiệm âm nhạc và những mối quan hệ  phát triển

    thông qua trãi nghiệm âm nhạc làm sức mạnh động lực cho sự thay đổi thân chủ.

    Trong cuốn sách trên, Bruscia đã định nghĩa các lĩnh vực khác nhau và các

    mức độ khác nhau của Liệu pháp âm nhạc. Các lĩnh vực Liệu pháp âm nhạc khác nhau

    ví dụ như: để dạy học, y học, chữa bệnh, liệu pháp tâm lý, tái sáng tạo và sinh thái

    học. Ở các mức độ thức hành, Bruscia mô tả bốn mức độ can thiệp chuyên biệt:

    - Mức độ phụ  tr ợ : sử dụng chức năng âm nhạc hoặc bất k ỳ cấu trúc âm nhạc

    nào khác không nhằm mục tiêu điều tr ị, nhưng có liên quan đến mục đích của liệu

     pháp. 

    - Mức độ tăng cườ ng: bất k ỳ thực hành nào, trong đó âm nhạc và liệu pháp âm

    nhạc đượ c sử dụng nhằm tăng cườ ng hiệu quả của các phương thức điều tr ị khác và để 

    đóng góp cho toàn bộ k ế hoạch điều tr ị cho thân chủ.

    - Mức độ  tập trung sâu: bất k ỳ  thực hành nào, trong đó liệu pháp âm nhạc

    chiếm vai trò trung tâm và độc lậ p. nhằm vào mục tiêu hàng đầu trong k ế hoạch điều

    tr ị cho thân chủ, đưa đến k ết quả thay đổi lớn, đáng kể tình trạng hiện tại của thân chủ.- Mức độ chủ yếu: bất k ỳ thực hành nào, trong đó liệu pháp âm nhạc chiếm vai

    trò không thể thiếu hoặc độc nhất nhằm đáp ứng nhu cầu điều tr ị chính và đưa đến k ết

    quả tạo ra những thay đổi toàn bộ cuộc sống chủ thể.

    Tác giả  Dileo (1993) đã bổ  sung và phát triển cho phan loại nêu trên của

    Bruscia, người đã đưa ra ba mức độ lâm sàng 

    1 Tr ợ  giúp 

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    24/48

     

    20

    2 Chuyên biệt

    3 Toàn diện

    Ví dụ minh họa cho mô hình này để chữa các triệu chứng đau ở  thân chủ như

    sau:

    Các mức độ của liệu pháp âm nhạc Thực hành giải quyết chứng đau 

    1. Mức độ tr ợ  giúp 

     Những nhu cầu chủ thể: Giảm đau tạm thờ i

    Trình độ nhà liệu pháp:  Mới vào nghê hoặc trung bình 

    Khả năng giải quyết: Làm sao lãng đau, cung cấ p k ỹ  năng

    chống đỡ  

    Chức năng liệu pháp âm nhạc: Tr ợ  giúp cho can thiệ p y học

    Liệu pháp âm nhạc can thiệ p chung: Thư giãn dựa trên cơ sở  âm nhạc, liệu

     pháp rung động âm thanh 

    2. Mức độ chuyên biệt

     Những nhu cầu của chủ thể: Hiểu biết về đau 

    Trình độ nhà liệu pháp:  Trình độ cao học

    Khả năng giải quyết: Đương đầu với đau 

    Chức năng liệu pháp âm nhạc: Bình đẳng vớ i can thiệ p y học

    Liệu pháp âm nhạc can thiệ p chung: Ứng tác, các kỹ  thuật hình tượng âm

    nhạc

    3. Mức độ toàn diện

     Nhưng nhu cầu của chủ thể: Hợp tác với nhà trị liệu giải quyết đau 

    Trình độ nhà liệu pháp:  Bậc nhất

    Khả năng giải quyết: Giải quyết đau 

    Chức năng liệu pháp âm nhạc: Độc lậ p giải quyết đau 

    Liệu pháp âm nhạc can thiệ p chung: Mức độ cao cấ p/luyện tập chuyên biệt

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    25/48

     

    21

     Những nhà liệu pháp âm nhạc làm việc trong hệ  thống chăm sóc sức khỏe

    thườ ng thiệt lậ p mối quan hệ chuyên nghiệ p cộng tác với các bác sĩ, y tá, các nhà điều

    tr ị vật lý, lao động nghề nghiệ p, các nhà chỉnh sửa âm thanh và ngôn ngữ và các nhà

    tâm lý học là một sự k ết hợp toàn diện để điều tr ị bệnh nhân. 

    Đối tƣợng điều trị của liệu pháp âm nhạc

    Trong quá khứ  các nhà liệu pháp âm nhạc thường làm việc nhiều nhất vớ i

    những ngườ i bệnh tâm thần và chậm phát triển tâm thần. Ngày nay do nhấn mạnh

    nhiều vào công việc cung cấp chăm sóc dự  phòng, lồng ghép trẻ em giảm năng lực

    vào nhà trường công cộng, tăng cườ ng dịch vụ cho ngườ i cao tuổi, các nhà liệu pháp

    âm nhạc đang mở  r ộng các lĩnh vực âm nhạc mớ i. Liệu pháp âm nhạc ngày nay đượ c

    sử dụng trong quản lý đau, quản lý stress, kích thích trẻ sơ sinh, chăm sóc ngườ i lớ n

     ban ngày, điều dưỡ ng tại nhà, các chương trình chăm sóc bà mẹ mang thai và trẻ sơ

    sinh, chăm sóc y khoa và cả ở  nhà tù. Dưới đây là thống kê năm 1998 của liệu pháp

    âm nhạc Mỹ về đối tượng đã đượ c tiến hành điều tr ị bằng âm nhạc:

    - Ngườ i cao tuổi

    - Ngườ i khuyết tật trong phát triển

    - Người có vấn đề sức khỏe tâm thần

    - Ngườ i khuyết tật cơ thể 

    - Tuổi nhà trườ ng

    - Tuổi thơ âu 

    - Lạm dụng chất

    - Giảm cảm giác 

    - Suy giảm, hư hại các chức năng thần kinh

    - Bệnh vô phương cứu chữa

    V. Ý NGHĨA CỦA ÂM NHẠC LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU TRỊ 

    Đối vớ i nhiều nhà liệu pháp âm nhạc, âm nhạc luôn được xem như một ngôn

    ngữ tượng trưng, cho phép nhà trị liệu khám phá ý nghĩa của nó đối với thân chủ trong

    k ỹ thuật ứng tác âm nhạc tiế p theo sự hội thoại bằng miệng.

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    26/48

     

    22

    Trong lý thuyết âm nhạc và lý thuyết tâm lý học, các nhà liệu pháp âm nhạc thườ ng

     pháp trả lời ba câu hỏi kinh điển:

    1  –  Âm nhạc có phải là ngôn ngữ không? Nếu nó cũng là một ngôn ngữ  thì

    ngôn ngữ âm nhạc khác ngôn ngữ nói như thế nào? 

    2 –  Âm nhạc có ý nghĩa vượ t qua những nguyên tắc hay qui luật bên trong âm

    nhạc không? Nếu có, thì sự diễn tả âm nhạc có liên quan đến thế giới bên ngoài như

    thế nào? 

    3 –  Âm nhạc có phải là có ý nghĩa không thể diễn tả bằng ngôn từ không? Nếu

    có, thì ý nghĩa “không thể diễn tả được” hoặc “không tả được” này có phải là một thể 

    riêng biệt của kiến thức hoặc nhận biết của co người không?  Người ta đã trả lời cho 3 câu hỏi nêu trên: 

    1 –  Đúng, âm nhạc là một loại ngôn ngữ diễn tả theo cách nghệ thuật. Âm nhạc

    có hệ  thống ký hiệu riêng biệt (ký pháp âm nhạc) và nó có ý nghĩa cho hầ u hết mọi

    người. Tuy nhiên, ngôn ngữ âm nhạc không phải là ngôn ngữ thuyết trình. Âm nhạc

    đặc trưng cho một ngôn ngữ tượng trưng, không cụ thể, rõ ràng như ngôn ngữ nói. 

    2 –  Đúng, âm nhạc chứa đựng và diễn tả ý nghĩa vượt quá nguyê tắc âm nhạc

    hay thẩm mỹ thuần túy. Ý nghĩa này được xây dựng thông qua tác động qua lại phức

    tạ p giữa những người tham gia âm nhạc, như người sáng tác –   ngườ i biễu diễn  –  

    ngườ i nghe hoặc bệnh nhân –  nhà trị liệu. Âm nhạc có thể là sự diễn tả tr ực tiế p cảm

    xúc của bệnh nhân. Nó cũng có thể là một sự  tượng trưng hoặc ẩn dụ của tr ạng thái

    tâm lý phức tạ p của bệnh nhân. 

    3 –  Đúng, âm nhạc có nghĩa không thể diễn tả đượ c bằng ngôn từ. “Kiến thức

    ngẫm” hoặc “ý nghĩa không thể diễn tả” này thể hiện ở  các mức độ khác nhau, ở  mứcđộ truyền đạt giữa các cá nhân, khái niệm hai mặt giữa chủ quan và khách quan (như

    giữa “người nghe” và “đối tượng âm nhạc”) đã bị hòa tan và trải nghiệm này vượt quá

    ngôn ngữ miệng, thậm chí nó có ý thức và rất rõ ràng.  

    Âm nhạc là một tác nhân điều trị 

    Có một thực tế  là âm nhạc không hề  có giá trụ  đối vớ i sự  sinh tồn của con

    ngườ i một cách rõ ràng, nhưng tại sao hằng năm nó vẫn được duy trì trong vốn tiết

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    27/48

     

    23

    mục âm nhạc mỗi người chúng ta. Mỗi con người chúng ta, chắc chắn ai cũng có một

    số vồn về âm nhạc hoặc đơn giãn hơn là bài hát nhất định. Thực chất âm nhạc đã phát

    triển bên ngoài một số tiến trình thần kinh nền tảng. Do vậy, nếu chỉ đứng trên góc độ 

    sinh lý thần kinh đơn nhất sẽ không thể giải thích được đầy đủ  cho sự có mặt khắ pmọi nơi của âm nhạc trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta hoàn toàn không đáp

    ứng một cách bị động với âm nhạc qua cơ quan cảm giác. Quá trình tri giác và nhận

    thức của chúng ta với âm nhạc chịu ảnh hưở ng mạnh mẽ  bở i niềm tin, hy vọng vả 

    mang nặng tính văn hóa. 

    Âm nhạc và những hiệu lực siêu tự nhiên 

    Các nên văn hóa tiền văn tự tin vào hiệu lực của âm nhạc tác động tới hành vicon ngườ i. Niềm tin này cho rằng âm nhạc có mối quan hệ tới siêu tự nhiên. Những

     bài hát mà các bộ lạc sử dụng trong những nghi thức quan tr ọng được tin là đến từ các

    nguồn siêu nhiên hoặc không phải ở  từ trái đất. Những bài hát này chứa đựng những

    năng lực siêu nhân nào đó đang kiểm soát trong tất cả các hoạt động cầu xin tr ợ  giúp

    khác thường như nghi thức tôn giáo hoặc chữa bệnh. Âm nhạc là thứ đồng hành thiết

    yếu cho thực hành tín ngưỡng trên toàn thế  giới. Nó rất quan tr ọng đến mức độ mà

    trong các nghi thức quan liêu thời đó âm nhạc phải đượ c cử hành một cách chính xác.

    Bất cứ sai sót nào về biểu diễn âm nhạc trong khi tiến hành nghi thức có thể bị cho là

     phá hoại hiệu lực của âm nhạc và mất sự chấ p thuận của thần thánh. 

    Trong nhiều nền văn hóa tiền văn tự, sự k ết nối giữa quyền lực ma thuật và âm

    nhạc đượ c sử dụng phổ biến trong các hình thức bùa, ngải chống lại bệnh tật. Ngườ i

    thầy thuốc hoặc pháp sư sử dụng cái lúc lắc, tr ống và bài hát như một bộ phận không

    thể thiếu của nghi thức chữa bệnh và xua đuổi các thế lực ma quỷ. Nhìn thoáng qua, việc sử  dụng âm nhạc “ma thuật  –   tín ngưỡng” này có vẻ 

    không liên quan đến thực hành y khoa đương thời. Tuy nhiên, chúng ta có thể  thấy

    ảnh hưở ng của các truyền thống văn hóa này trong liệu pháp âm nhạc. Ngay trong xã

    hội hiện đai của chúng ta, âm nhạc vẫn còn có mỗi liên quan không thể thiếu tới giá trị 

    và thực hành tinh thần. Âm nhạc có vai trò ưu thế  trong phục vụ tôn giáo của nhiều

    giáo phái, hơn nữa, nó còn diễn tả các giá trị đạo dức và hành vi đượ c chấ p nhận.

    Trong khi âm nhạc còn đượ c sử dụng trong thực hành tôn giáo ngày nay giống như đã

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    28/48

     

    24

    từng có trong quá khứ, cơ sở  hợp lý cho việc sử  dụng âm nhạc trong liệu pháp âm

    nhạc hiện đại khác xa vớ i nghi thức chữa bệnh thờ i tiền văn tự. Các văn hóa nguyên

    thủy cho r ằng hiệu lực chữa bệnh của âm nhạc là những hiệu lực siêu nhiên, còn các

    nhà liệu pháp âm nhạc hiện nay cho r ằng những thay đổi trên bệnh nhân là kết quả tr ực tiế p của âm nhạc với giá trị biểu tượ ng của nó trong niềm tin, thái độ và hành vi

    đã đượ c học tậ p theo nguyên tắc phản xạ có điều kiện từ quá khứ của bệnh nhân, tạo

    nên đáp ứng sinh lý với âm nhạc trên bệnh nhân. Nói cách khác, những tr ải nghiệm

    cảm xúc thẩm mĩ âm nhạc đã hoạt hóa khuynh hướng tâm sinh lý tới đáp ứ ng với âm

    nhạc, tạo nên niềm tin vào hiệu quả chữa bệnh của âm nhạc. Cũng như trong các liệu

     pháp tâm lý, niềm tin của bệnh nhân là yếu tố quan tr ọng đối với thành công của liệu

     pháp. Ví dụ, trong sử dụng âm nhạc để kiểm soát đau trên bệnh nhân. Melzack (1973)

    đã phát hiện ra r ằng, niềm tin của bệnh nhân về hiệu quả  của âm nhạc đã tác động

    quan tr ọng tớ i sức chịu đựng đau. 

    Tóm lại, truyền thống văn hóa của con ngườ i về âm nhạc có hiệu lực chữa bệnh

    đã góp phần cho âm nhạc có tác dụng như một tác nhân điều tr ị.

    Âm nhạc là một sự diễn tả cảm xúc 

     Nghiên cứu về các nền văn hóa nguyên thủy và tiền văn tự, chúng ta đã phát

    hiện ra r ằng âm nhạc là một lối thoát cảm xúc quan trọng. Nền văn hóa hiện đại cũng

    vậy, âm nhạc đượ c sử dụng để diễn tả  cảm xúc. Một đặc điểm phổ biến cho cả nền

    văn minh nguyên thủy và văn minh công nghiệp hóa là sử  dụng nghệ  thuật trong

    “chức năng về giá trị an toàn”. Trong ngữ cảnh thẩm mỹ, âm nhạc đượ c sử dụng để 

    diễn tả công khai những chủ đề bị cấm k ỵ mà không bị  phê bình, chỉ trích. Ví dụ, ở  

    văn hóa phương Tây, nhiều chủ đề biểu hiện giới tính bị cấm đoán hoặc chủ đề nhạycảm chính trị đã đượ c diễn tả cở i mở  trong khuôn khỗ âm nhạc quần chúng. 

    Với tính chất như vậy, trong liệu pháp âm nhạc áp dụng cho điều tr ị cá nhân và

    nhóm, ý nghĩa quan trong là âm nhạc đã tạo cơ hội cho bệnh nhân bộc lộ sự chân thực,

    sự giao tiế p cảm xúc nhạy cảm. Nghệ  thuật là một sự chuyền tải cho diễn tả và đáp

    ứng cảm xúc. Các liệu pháp nghê thuật sáng tạo thông qua phương tiện không ngôn

    ngữ miệng đã tác động đến các tiến trình cảm xúc trực tiếp và ngay lậ p tức hơn là các

    liệu pháp tâm lý miệng truyền thống. Do vậy, trong ngữ cãnh âm nhạc đã cho phép

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    29/48

     

    25

    một cá nhân “rụt rè”, hoặc bị k ềm chế có thể thăm dò và diễn tả cảm xúc về bản thân

    cá nhân. Âm nhạc có thể khơi gợ i cảm xúc tình cảm cũng như mở  ra khả năng diễn tả 

    sự thay đổi cho bệnh nhân, nhất là những người có khó khăn trong việc diễn tả bằng

    ngôn ngữ miệng. 

    Âm nhạc trong các thể chế xã hội 

    Sự gắn k ết xã hội của âm nhạc là yếu tố quan tr ọng cho việc áp dụng điều tr ị 

    của liệu pháp âm nhạc. Ví dụ, những ngườ i cao tuổi có xu hướ ng sống biệt lập, đó là

    do họ suy giảm khả năng hòa nhậ p. Sự không hài lòng hoặc các mối quan hệ không

    thích hợp là điều nổi bật trong hầu hết các rối loạn cảm xúc. Những ngườ i chậm phát

    triển tâm thần có khó khăn trong học tập xã hội và ứng xử thích hợp… Do vậy, giúpcho bệnh nhân cải thiện mối tương tác xã hội là mục tiêu hàng đầu của nhiều chương

    trình điều tr ị cho những đối tượ ng k ể trên. 

    Âm nhạc có những đặc điểm thích hợp cho cơ hội hòa nhậ p của cá nhân. Đặc

    điểm thứ nhất và quan tr ọng nhất là, âm nhạc đượ c nhận thức một cách dễ dàng rằng

    đó là một nghê thuật xã hội. Cá nhân trải nghiệm âm nhạc không chỉ ở  chất liệu âm

    thanh thô mà còn vớ i niềm tin về giá trị của âm nhạc. Đó là niềm tin r ằng âm nhạc tạo

    sự hứng thú và sự độc đáo. Điều này khuyến khích sự chú ý và khơi gợ i những đáp

    ứng hành vi với kích thích âm nhạc. Đặc điểm thứ hai, âm nhạc là hình thức duy nhất

    có thể  thay thế  cho giao tiếp nói. Do đó, âm nhạc giúp cho cá nhân bệnh nhân khó

    khăn trong giao tiếp nói có một phương tiện thay thế cho tương tác cá nhân với nhóm.

    Đặc điểm thứ  ba, âm nhạc không phải là một k ỹ năng quá to tát, mà thật ra là sự thu

    gom các kỹ  thuật nhỏ. Cá nhân có thể tham gia vớ i nhiều mức độ năng lực, từ nghe

    nhạc đến biểu diễn âm nhạc một cách thành thạo.Vớ i những cá nhân không có kỹ năng âm nhạc, bệnh nhân vẫn được lôi cuốn

    thông qua hoạt động nghe và nhà trị  liệu khuyến khích bệnh nhân đáp ứng với âm

    nhạc. Các kiểu và hình thức âm nhạc r ất đa dạng, cho nên nó có thể đáp ứng vớ i sở  

    thích âm nhạc của mỗi cá thể khác nhau. Trong vận dụng âm nhạc liệu pháp, nhà trị 

    liệu có thể  thay đổi chất liệu âm nhạc một cách linh hoạt, phù hợ  p vớ i mức độ  trãi

    nghiệm và phát triển nhận thức cá nhân. Vớ i sự  linh hoạt như vậy, âm nhạc có tiềm

    năng lớ n cho việc hòa nhậ p nhóm đa dạng của các cá nhân vào cộng đồng.

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    30/48

     

    26

     Như vậy, âm nhạc là nguồn linh hoạt tạo cho con người hòa nhập vào kết cấu

    của tồn tại xã hội. Âm nhạc có khả năng cuốn hút bệnh nhân vào các hoạt động dựa

    trên thực tại, đòi hỏi sự tương tác và thực hiện các chức năng tâm thần một cách tối

    ưu. Trong việc chăm sóc sức khỏe thờ i hiện đại, những mối quan hệ con người đượ chài lòng và thỏa mãn là điều được quan tâm hàng đầu. Và âm nhạc với đặc tính là đa

    dạng, bất định và linh hoạt, vớ i truyền thống văn hóa và lịch sử, nó là nguồn điều tr ị 

    hiệu lực cho diễn tả cảm xúc và xã hội hóa mối quan hệ, tương tác của ngườ i bệnh.

    Âm nhạc giúp thƣ giãn tâm hồn

     Như vậy, bộ máy vận động của con người có những vùng tiế p nhận âm nhạc.Khi nghe những âm thanh có tiết tấu, ta không chỉ bị cuốn theo chúng bằng trí óc, mà

    còn bị cuốn theo bằng các hoạt động cơ bắ p, bằng tay, chân, đầu, tim và hệ hô hấ p.

    Điều đó chứng tỏ r ằng trong bất cứ trườ ng hợp nào, bộ máy vận động của cơ thể vẫn

     bị kích hoạt và đưa vào trạng thái vận động bở i các âm thanh. Có một mối liên hệ tâm

    - sinh lý trực tiế p giữa việc nghe các âm thanh có tiết tấu với khuynh hướ ng muốn

    thực hiện những cử động.

    Lợi ích của liệu pháp âm nhạc 

     Ngoài việc hưở ng thụ về mặt cảm xúc, âm nhạc còn có công dụng trong việc điều tr ị 

    một số bệnh lý ở  con người, đặc biệt là những bệnh thiên về  phương diện tinh thần.

    Một trong những mục đích của tr ị  liệu âm nhạc là để ngườ i ta gần gũi và cảm đượ c

    những xúc cảm của mình qua âm nhạc, để hiểu và đồng cảm vớ i vết thương lòng, để 

    được thêm sức r ồi vực dậy chính bản thân mình. Vì thế, nếu bạn cảm đượ c nỗi đau thì

    nỗi đau ấy đã tự đượ c chữa lành phần nào, “if you can feel it, you can heal it”. Đó là

    tác dụng của nghệ thuật âm nhạc, sân khấu, hội họa, v.v...

    Tuy vậy, trong tâm lý, nhiều ngườ i cho r ằng, cảm không chưa đủ, con ngườ i phải làm

    gì để đem lại ý nghĩa cho xúc cảm mình một cách lành lặn. Giáo sư âm nhạc Arthur

    Harvey - Đại Học Hawaii cho biết não bộ có 4 cách để tiế p nhận và đáp ứng vớ i nhạc

    điệu:

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    31/48

     

    27

       Não bộ trái tiế p nhận, phân tích, thưở ng thức nhạc điệu.

       Não bộ phải đáp ứng vớ i nhạc điệu bằng các xúc cảm khác nhau. 

      Cơ thể đáp ứng âm nhạc bằng sự thay đổi các chức năng sinh học như nhị p tim,

    hơi thở , huyết áp, sức căng bắ p thịt, cảm giác đau, sản xuất kích thích tố.

      Trong đáp ứng với cơ thể, âm nhạc được dùng để thiền suy, thư giãn, học hỏi… 

    Việc sử dụng nhạc lý trong trị bệnh luôn mang lại k ết quả khả quan cho ngườ i lớ n,

    vị thành niên và cả tr ẻ em:

      Liệu pháp âm nhạc giúp con người có thể bộc lộ cảm xúc, khống chế và giảm

    căng thẳng:

      Âm nhạc có thể  gây ảnh hưở ng mạnh tới tâm trạng của chúng ta, giúp bồi

    dưỡ ng những tr ạng thái tích cực như sự hăng hái, phấn khởi và lạc quan yêu

    đời. Đồng thời âm nhạc cũng giúp con ngườ i giảm những tr ạng thái tiêu cực

    như lo âu, buồn r ầu, chán nản, căng thẳng, tức giận.

      Sự căng thẳng là nguyên nhân phá hoại hệ thống miễn dịch của chúng ta. Âm

    nhạc có thể  hạn chế  hoặc ngăn ngừa những âm thanh và cảm xúc gây căng

    thẳng. Nhạc nhẹ là thể loại êm dịu giúp chúng ta có cảm giác an toàn, tin tưở ng

    và tạo sự hưng phấn cao.

      Qua hoạt động biểu diễn âm nhạc, bệnh nhân đượ c phục hồi các chức năng tâm

    thần như sau: 

    o  Phục hồi chức năng cảm xúc: bệnh nhân hăng say vớ i hoạt động luyện

    tập và biểu diễn các tiết mục, qua đó có khả năng diễn tả và biểu hiện

    cảm xúc của mình 

    Phục hồi chức năng trí nhớ : bệnh nhân phải học để  nhớ  giai điệu bảnnhạc, nốt nhạc trong bản nhạc.

    o  Phục hồi chức năng chú ý: đây là điều r ất đặc biệt của hình thức hòa tấu

    nhạc này: mỗi bệnh nhân trong dàn nhạc chỉ  phụ  trách một nốt nhạc

    thông qua nhạc cụ của mình.  Nghĩa là nhạc cụ mà mỗi bệnh nhân đang

    sử dụng chỉ mang tên một nốt nhạc. Khi bản nhạc đượ c diễn tấu, bệnh

    nhân phải đợi chính xác đến khi xuất hiện nốt nhạc của bản nhạc mang

  • 8/18/2019 Âm nhạc trong trị liệu

    32/48

     

    28

    tên trùng với tên nốt nhạc của mình, khi đó bệnh nhân mới được gõ vào

    nhạc cụ. Điều này đòi hỏi bệnh nhân phải nỗ lực tập trung chú ý cao độ.

    Điều chỉnh hành vi: hòa tấu nhạc giúp bệnh nhân hòa đồng vớ i tậ p thể 

    nhóm để hoàn thành tác phẩm biểu diễn, tăng cườ ng khả năng tự chủ vàtự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. 

    Điều chỉnh khả năng nhận thức: bệnh nhân tăng khả năng nhận thức về 

    trách nhiệm bản thân trước nhóm, biết đặt nhu cầu cá nhân phục tùng

    mục đích âm nhạc của nhóm, thỏa mãn với thành công trong trải nghiệm

    thẩm mỹ âm nhạc.

     Năm 2007, một cuộc nghiên cứu ở  Ðức chỉ ra r ằng tr ị liệu bằng âm nhạc giúp

    cải thiện những chức năng vận động cho các bệnh nhân đang hồi phục từ những cơn

    đột quỵ. Những cuộc nghiên cứu khác nhận thấy r ằng tr ị  liệu bằng âm nhạc có thể 

    tăng cườ ng hệ thống miễn nhiễm, cải thiện sự tập trung tâm trí, giúp chế ngự những

    cơn đau nhức, tạo cảm giác khỏe mạnh, và giảm bớ t sự lo lắng cho những bệnh nhân

    đang chờ  đợi để giải phẫu.

    Âm nhạc còn giúp thư giãn tâm hồn và các cơ bắ p ở  người đang có căng thẳng,

    lo âu. Âm nhạc giúp tâm hồn ta cở i mở  và giải thoát những cảm xúc tiêu cực. Khi bị 

     bệnh, bệnh nhân thường rơi vào tình trạng lo âu, sợ  hãi, cảm thấy đau đớ n, buồn r ầu,

    đôi khi kém tự tin. Âm nhạc