24
NĂM THỨ 27 - BỘ MỚI - SỐ 216 (T11/2013) Website: t4ghcm.org.vn “Đó không phải là quá Muộn” ngày Bệnh phổi tắc nghẽn Mạn tính thế giới (20/11/2013)

“Đó không phải là quá Muộn”14.161.4.102/btsk/2013/2013-11.pdfđường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: “Đó không phải là quá Muộn”14.161.4.102/btsk/2013/2013-11.pdfđường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh

NĂM THỨ 27 - BỘ MỚI - SỐ 216 (T11/2013) Website: t4ghcm.org.vn

“Đó không phải là quá Muộn”

ngày Bệnh phổi tắc nghẽn Mạn tính thế giới (20/11/2013)

Page 2: “Đó không phải là quá Muộn”14.161.4.102/btsk/2013/2013-11.pdfđường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh

TổNg BIêN Tập:

BS. CKI. Trần Lâm Lan Hương.

BaN BIêN Tập:

BS. Lê Thị Kim Phượng;

CN. Thái Phượng Linh;

BS. CKI. Nguyễn Lê Thục Đoan;

CN. Mai Lê Trân Châu.

TrìNH Bày:

Trần Huy Cường.

IN ấN, pHáT HàNH:

BS. CKI. Nguyễn Lê Thục Đoan.

gIấy pHép xuấT BảN:

số 288/QĐ-STTTT;

ngày 14/7/2010.

• Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Cảnh báo và phòng tránh ............................................................... (04)

• Chọn thuốc hít, xịt trong điều trị Hen

và COPD ............................................................................. (05)

• Tránh tiếp xúc với mèo để không nhiễm

Toxoplasma Gondii ....................................................... (06)

• Những lưu ý trong điều trị Đái tháo đường ...... (07)

• Trẻ dễ bị viêm loét miệng ........................................ (08)

• Tuổi nào thường bị động kinh ............................... (09)

• Các phương pháp điều trị ung thư

đại-trực tràng .................................................................. (10)

• Nhiều kỹ thuật xét nghiệm mới phát triển tại

• Bệnh viện Quận 5 ........................................................ (12)

• Chế độ dinh dưỡng cho người đột quỵ .............. (13)

• Ăn, uống gì để tăng nguồn sữa mẹ nuôi con? . (14)

• Tiêm insulin đúng cách và an toàn ....................... (15)

• Ngộ độc thuốc Cloroquin ........................................ (16)

• “Mệt mỏi” thường gặp ở nữ giới ............................ (18)

• Cẩn thận với vẻ đẹp của một số loài hoa ........... (19)

Page 3: “Đó không phải là quá Muộn”14.161.4.102/btsk/2013/2013-11.pdfđường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh

Sức khỏe TP.HCM • Số 216 Tháng 11/2013 3

Sức khỏe cộng đồng

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh thuộc hệ thống đường hô hấp, thường xảy ra ở lứa tuổi thanh niên và trung niên, đặc biệt là ở những người có tiền sử hút thuốc lá. COPD gặp ở nam nhiều hơn nữ nhưng hiện nay tỷ lệ nữ giới mắc bệnh có xu hướng gia tăng do tỷ lệ nữ giới hút thuốc lá tăng lên đáng kể. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 4 trên thế giới và dự đoán sẽ đứng hàng thứ 3 vào năm 2020. Mỗi năm, căn bệnh này đã cướp đi mạng sống của hơn 3 triệu người trên toàn thế giới. Cũng theo báo cáo WHO, COPD tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển do thói quen hút thuốc lá ở các nước này rất phổ biến. Riêng tại Việt Nam, đây là bệnh có tần suất ngày càng tăng, nguyên

Ngày Tiểu đường thế giới được Liên Đoàn Tiểu đường quốc tế và Tổ chức Y tế thế giới tổ chức hàng năm vào ngày 14/11 nhằm nâng cao nhận thức của người dân về các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường.Bệnh tiểu đường là một trong những thách thức lớn đối với ngành y học trong thế kỷ 21. Hiện tại trên thế giới có

nhân là do tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề và tập quán hút thuốc lá lâu đời.Sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (GOLD) phối hợp với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và các nhóm bệnh nhân COPD trên toàn thế giới tổ chức ngày Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thế giới nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và cải thiện việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân

khoảng 371 triệu người sống chung với bệnh tiểu đường, 280 triệu người khác có nguy cơ bị bệnh này và dự đoán đến năm 2030 số người sống

chung với bệnh tiểu đường sẽ tăng lên

1/2 tỷ người. Bệnh tiểu

đường và các biến chứng của nó hầu hết

có thể phòng ngừa

được bằng việc ăn uống lành mạnh

và rèn luyện thể chất.

Chủ đề của Ngày Tiểu đường thế giới năm 2013 là “Bệnh tiểu đường:

COPD trên toàn thế giới.Ngày Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thế giới năm 2013 sẽ diễn ra vào ngày 20/11 xung quanh chủ đề “Đó không phải là quá muộn” (It’s not

too late). Thông điệp tích cực này được chọn để nhấn mạnh những hành động mà mọi người có thể làm để cải thiện sức khỏe

đường hô hấp của họ, bất kỳ lúc nào trước hoặc sau khi chẩn đoán COPD. Nam Sâm (lược dịch)(Nguồn: www.goldcopd.org)

Hãy bảo vệ tương lai của chúng ta!” (Diabetes: protect our future). Năm nay đánh dấu năm cuối cùng của chiến dịch 2009 - 2013 về “Giáo dục và phòng ngừa tiểu đường”. Chiến dịch năm 2013 sẽ tập trung huy động sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc phổ biến kiến thức, các thông điệp sức khỏe đơn giản và thúc đẩy thực hành các biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường. Ngoài ra, cần tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng rằng bệnh tiểu đường là một mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng và ảnh hưởng tới tất cả chúng ta.

Nam Sâm (lược dịch)

(Nguồn: www.idf.org/worlddiabetesday/about)

HưởNG ứNG NGàY BệNH PHổI TắC NGHẽN MạN TíNH THế GIớI (20/11/2013)

“Đó không phải là quá muộn”

NGàY TIểu ĐườNG THế GIớI (14/11/2013)

“Bệnh tiểu đường: Hãy bảo vệ tương lai của chúng ta!”

(Ảnh: khoemoingay.vn)

Page 4: “Đó không phải là quá Muộn”14.161.4.102/btsk/2013/2013-11.pdfđường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh

4

Sức khỏe cộng đồng

Các dấu hiệu cảnh báo đợt cấp- Khó thở nhiều hơn bình thường: Bệnh nhân bị khó thở hoặc khò khè nhiều hơn bình thường và ngày càng nặng hơn ngay cả khi dùng các loại thuốc cắt cơn thường dùng cũng không hiệu quả. Bệnh nhân có cảm giác nặng ngực thường xuyên, phải dùng nhiều gối hơn bình thường khi nằm.

- Đàm nhiều hơn bình thường: Nếu trước đây hầu như bệnh nhân không có đàm hoặc rất ít đàm thì đợt cấp làm cho lượng đàm khạc ra nhiều hơn bình thường hoặc có đàm nhưng có cảm giác khó khạc ra như mọi khi.

- Thay đổi màu sắc, tính chất đàm: Đợt cấp cũng làm cho tính chất đàm thay đổi, đàm trước đây thường trắng hoặc trắng trong thì hiện tại đàm ngả màu vàng nhạt, vàng đục, vàng sậm hoặc xanh…thậm chí có

lẫn máu trong đàm.Ngoài các dấu hiệu trên thì bệnh nhân còn có thể có những biểu hiện khác như: sốt, sưng mắt cá chân, sụt cân hoặc tăng cân nhanh, không ăn uống gì được trong nhiều ngày. Cần lưu ý những dấu hiệu nguy hiểm như: cảm giác mệt lả, mất hết sức lực, tím môi hoặc tím các đầu ngón tay (quan sát ở móng tay), lú lẫn, lẫn lộn, nói nhảm, thay đổi

hành vi, ngủ gà, lơ mơ hoặc hôn mê…Khi thấy những biểu hiện trên thì cần đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được chăm sóc kịp thời.

Các biện pháp phòng tránh đợt cấp BPTNMT- Bỏ thuốc lá: Cai thuốc là biện pháp điều trị rất cần thiết giúp làm chậm sự sụt giảm chức năng hô hấp. Cai thuốc lá sẽ làm cho bệnh chậm tiến triển và ít xuất hiện đợt cấp. Muốn cai thuốc lá hiệu quả bệnh nhân nên đến các điểm tham vấn hỗ trợ cai thuốc lá tại các đơn vị y tế.

- Dùng thuốc đúng cách: Thuốc giãn phế quản giúp các phế quản giãn nở làm cho khí lưu thông vào phổi dễ dàng hơn. Dùng thuốc giãn phế quản hợp lý sẽ giúp người bệnh bớt khó thở hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn và ít xuất hiện đợt cấp hơn.

- Thể dục đều đặn: tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường tình trạng sức khỏe chung, giúp cơ thể dẻo dai hơn, lâu mệt hơn, tăng cường sức đề kháng…Đặc biệt với bệnh nhân BPTNMT tập thể dục điều độ còn tăng cường hoạt động các cơ hô hấp mang lại nhiều lợi ích như làm giảm bớt cảm giác khó

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Cảnh báo và phòng tránhĐợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là đợt kịch phát, đợt bùng phát; là những đợt diễn tiến xấu của bệnh. Thường biểu hiện bởi khó thở nhiều hơn, khò khè, ho và khạc đàm nhiều. Khoảng 70% trường hợp do viêm nhiễm đường hô hấp trên: nhiễm vi trùng đường hô hấp, nhiễm virus đường hô hấp và ô nhiễm từ môi trường. Khoảng 30% trường hợp còn lại không rõ nguyên nhân, nhưng thường có những yếu tố thúc đẩy khác như stress tâm lý, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh dạ dày, suy dinh dưỡng nặng, tràn khí màng phổi…

TS. BS. Đỗ Thị Tường Oanh BV Phạm Ngọc Thạch

(Ảnh: wxxi.org)

Page 5: “Đó không phải là quá Muộn”14.161.4.102/btsk/2013/2013-11.pdfđường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh

Sức khỏe TP.HCM • Số 216 Tháng 11/2013 5

Sức khỏe cộng đồng

Chọn thuốc hít, xịt trong điều trị

Hen và COpD

Hen và Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là hai bệnh hô hấp mạn tính cần sử dụng thuốc trong thời gian dài. Trước kia hen và BPTNMT được điều trị chủ yếu bằng các loại corticoid uống và chích như Asmacort, Dexamethasone, Prednisone, Kenacort và các thuốc dãn phế quản dạng uống như Asmin, Theophylline, Salbutamol. Những thuốc này cũng có tác dụng làm giảm cơn khó thở cho bệnh nhân nhưng tác dụng phụ rất nhiều như run tay, hồi hộp, nhịp tim nhanh, loãng xương, giữ nước làm mặt tròn như mặt trăng, dễ bầm và xuất huyết ở da, rối loạn đường huyết, …Với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các nhà khoa học đã tìm ra những phương pháp điều trị tiên

tiến hơn để làm tăng hiệu quả điều trị và làm giảm tác dụng phụ của thuốc. Các loại thuốc này được chế tạo dưới dạng bình hít, xịt cầm tay, gọn nhẹ, tiện nghi và dễ sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Đó là các loại bình hít xịt định liều MDI, turbuhaler, handihaler, accuhaler.Tuy nhiên, việc chọn thuốc hít, xịt trong điều trị hen và BPTNMT phải được bác sĩ quyết định loại thuốc (ngừa cơn - cắt cơn), liều lượng thuốc khởi đầu, thời gian kéo dài điều trị, thời điểm giảm liều, ngưng thuốc … phù hợp với chẩn đoán và phác đồ điều trị của Bộ Y tế hoặc phù hợp với khả năng sử dụng của người bệnh.Do đó, thầy thuốc và người bệnh cần phối hợp với nhau để chọn loại thuốc hít, xịt nào an toàn và hiệu quả nhất cho người bệnh.

(Ảnh: wish.vn)

ThS. BS. Lương Thị ThuậnHội Hô hấp TP. HCM

thở, giúp máu lưu thông tốt, cơ thể dùng oxy tốt hơn nên làm giảm số lần xuất hiện đợt cấp, giảm số lần nằm viện và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

- Dinh dưỡng hợp lý: bệnh nhân COPD thường có đặc điểm khó thở và chán ăn kéo dài do đó có thể để bệnh nhân thở Oxy trong khi ăn. Để chăm sóc tốt phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng : cần chọn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa giàu dinh dưỡng hình thức hấp dẫn để kích thích sự thèm ăn của người bệnh. Nên uống sữa năng lượng cao để bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân, chia nhỏ bữa ăn 5-6 bữa ăn thay vì 3 bữa để tránh căng dạ dày dẫn đến khó thở dễ mệt. Lưu ý không dùng các đồ dùng có gaz hoặc thức ăn sinh hơi, tránh ăn vội vã để gây mệt và nuốt khí vào bụng.

- Chích ngừa cúm, viêm phổi+ Chích ngừa cúm mỗi năm một lần.

+ Chích ngừa viêm phổi do phế cầu, nhắc lại sau 3 - 5 năm .

Việc chích ngừa giúp phòng tránh phần nào các đợt nhiễm trùng hô hấp vốn là nguyên nhân thường gặp nhất của đợt cấp.

- phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo đợt cấp: Nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sắp xảy ra một đợt cấp và có biện pháp đối phó tích cực sẽ giúp cho đợt cấp diễn tiến không quá nặng, đôi khi không cần phải nhập viện hoặc nếu có nhập viện, mức độ bệnh cũng không quá trầm trọng hoặc đe dọa tính mạng.

Nguyên tắc chung là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Luôn luôn phải phòng tránh đừng để cho đợt cấp xảy ra, nếu có xảy ra thì phòng tránh đừng để cho đợt cấp diễn tiến nặng để giảm bớt ảnh hưởng của đợt cấp lên diễn tiến của bệnh.

Page 6: “Đó không phải là quá Muộn”14.161.4.102/btsk/2013/2013-11.pdfđường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh

6

Sức khỏe cộng đồng

Tránh tiếp xúc với mèo để không nhiễm Toxoplasma gondii

Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondiiToxoplasma gondii là ký sinh trùng trong nội bào (sống ký sinh trong tế bào). ở loài mèo, ký sinh trùng sinh sản hữu tính. ở người và các ký chủ trung gian máu nóng khác, ký sinh trùng sinh sản vô tính. Mèo thải trứng nang của Toxoplasma gondii qua phân, sau đó trứng nang nhiễm vào đất, nước và thực phẩm….Người và các động vật có máu nóng khác nuốt phải trứng nang khi sử dụng thực phẩm bị nhiễm trứng nang như các loại thịt động vật sống hoặc nấu không chín hoặc uống nước bị nhiễm phân mèo có chứa trứng nang…trứng nang vào cơ thể người và các động vật máu nóng khác, đi chu du trong hệ tuần hoàn và tạo thành kén ở hệ cơ, nội tạng (tim, gan), vào mắt và hệ thần kinh trung ương (não, tủy sống).Nhiễm Toxoplasma gondii sẽ gây tổn thương hệ thần kinh trung ương của ngườiToxoplasma gondii xâm nhập vào hệ thần kinh của ký chủ trung gian nên gây

ra các hiện tượng thay đổi hành vi. Nếu nặng sẽ gây dấu hiệu tổn thương

thần kinh trung ương như hôn mê, co giật, liệt, tử vong.

Toxoplasma gondii gây

tổn thương não

chuột và làm cho

chuột hết sợ mèo. ở người, năm 2007, một nghiên cứu của Jaroslav Flegr trên các trẻ em bị nhiễm Toxoplasma gondii từ lứa tuổi sơ sinh, cho thấy có sự liên quan giữa nhiễm Toxoplasma gondii và sự thay đổi tình trạng tâm thần vận động ở người và tình trạng nhiễm ký sinh trùng có ảnh hưởng lên chỉ số thông minh, tình trạng mắc phải tai nạn giao thông. Nhìn chung, Toxoplasma gondii gây tổn thương hệ thần kinh trung ương của người nên ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động trí óc. Người khỏe mạnh có hệ miễn dịch bình thường, khi bị nhiễm sẽ không có triệu chứng. Đối với phụ nữ mang

thai, khi bị nhiễm Toxoplasma gondii sẽ truyền cho con qua

nhau thai. Đối với bệnh nhân suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV/AIDS), Toxoplasma gondii theo máu xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, mắt,

cơ tim…phổ biến nhất là viêm não do Toxoplasma gondii, gây

tử vong cao.Các bà mẹ đang mang thai cần tầm

Toxoplasma gondii là một loại đơn bào kích thước rất nhỏ, thể hoạt động có đường kính khoảng 4 × 8 micromet. Ký sinh trùng này ký sinh trên mèo, đây chính là ký chủ vĩnh viễn của Toxoplasma gondii. Người và các động vật máu nóng chỉ là ký chủ trung gian. Theo ước tính, có khoảng 30% dân số thế giới bị nhiễm ký sinh trùng này. Tại châu âu và châu Mỹ, tỷ lệ nhiễm khá cao do thói quen nuôi mèo. Ở Việt Nam, bệnh ngày càng phổ biến trên bệnh nhân HIV/AIDS gây bệnh viêm não.

TS. BS. Trần Phủ Mạnh SiêuBV Nguyễn Trãi

(Ảnh: trilobiteglassworks.deviantart.com)

Page 7: “Đó không phải là quá Muộn”14.161.4.102/btsk/2013/2013-11.pdfđường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh

Sức khỏe TP.HCM • Số 216 Tháng 11/2013 7

Sức khỏe cộng đồng

soát bệnh nhiễm Toxoplasma gondiiViệc tầm soát bằng huyết thanh chẩn đoán thật sự cần thiết đối với các bà mẹ đang mang thai hoặc trước khi có thai, hoặc các bệnh nhân suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV/AIDS). Xét nghiệm ELISA tìm kháng thể IgM trong máu để định bệnh giai đoạn cấp hoặc IgG để xác định bệnh nhân đã từng nhiễm bệnh hoặc đã từng tiếp xúc với mầm bệnh trước đây.

Đối với phụ nữ mang thai tháng thứ 6 trở lên mới phát hiện dương tính với Toxoplasma gondii thì cần theo dõi sát thai nhi, khi bé sinh ra có nhiều khả năng bị não úng thủy, nên cho bé đi khám bệnh kỹ để tầm soát và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu bé bị não úng thủy là tam chứng kinh điển: viêm màng mạch-võng mạc, tràn dịch não và vôi hóa trong sọ. Khoảng 67% bệnh nhân không có triệu chứng, 15% bị viêm màng mạch-võng mạc, 10% bị vôi hóa trong sọ, tăng tế bào lympho và protein trong dịch não tủy, khi sinh ra bị thiếu máu, giảm tiểu cầu, vàng da, đầu nhỏ (microcephaly). Nếu sống sót, có thể bị chậm phát triển tâm thần, động kinh, tổn thương thị giác, người co cứng và các di chứng thần kinh khác.

Phòng ngừa- Cần tránh tiếp xúc với mèo, hạn chế nuôi mèo và cho mèo vào phòng ngủ, sinh hoạt chung với trẻ em, phụ nữ có thai;

- Không ăn thịt chưa nấu chín, sữa chưa được tiệt trùng, trứng sống;

- Rửa tay sau khi có tiếp xúc với thịt tươi, làm vườn, tiếp xúc với đất;

- Rửa kỹ trái cây và rau sống;

- Tránh tiếp xúc với phân mèo;

- Để phòng ngừa bệnh Toxoplasma bẩm sinh, phải kiểm tra tầm soát huyết thanh cho phụ nữ có thai;

- Tránh truyền máu từ người cho có huyết thanh dương tính sang người có huyết thanh âm tính và bị suy giảm miễn dịch;

- Người có huyết thanh âm tính khi được ghép cơ quan chỉ nhận từ người cho có huyết thanh âm tính;

- Đối với người nhiễm HIV/AIDS: tầm soát và điều trị bệnh nhiễm trùng cơ hội viêm não do Toxoplasma.

Tại đợt tập huấn “Kỹ năng tư vấn dinh dưỡng và luyện tập cho bệnh nhân Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương thông tin: “Tháng 1/2013 Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association, viết tắt ADA) đã đưa ra hướng dẫn cập nhập 2013 về điều trị đái tháo đường (ĐTĐ), tập trung vào ba vấn đề chính là kiểm soát đường huyết, kiểm soát huyết áp và kiểm soát rối loạn lipid máu”.Kiểm soát đường huyết trong ĐTD typ 2Trong hướng dẫn 2013, các chuyên gia của ADA nhắc lại sự cần thiết của việc cá thể hóa mục tiêu điều trị.Trong hướng dẫn này, mục tiêu kiểm soát đường huyết phải phù hợp với từng cá thể bệnh nhân dựa trên nhiều yếu tố: thái độ và sự cố gắng của bệnh nhân, thời gian mắc bệnh, triển vọng sống, nguy cơ hạ đường huyết, biến chứng mạch máu, bệnh kèm theo và phụ thuộc ý thích của người bệnh. Tùy theo các yếu tố này mà việc kiểm soát đường huyết của từng bệnh nhân sẽ thay đổi từ mức tích cực thấp nhất (mục tiêu HbA1C 7,5-8,0%) đến mức tích cực cao nhất (mục tiêu HbA1C 6,0-6,5%).Trong hướng dẫn 2013 của ADA, thuốc được lựa chọn hàng đầu (nếu không có chống chỉ định và được dung nạp) cũng là metformin, bên cạnh chế độ ăn kiêng, cố gắng giảm

cân và tăng cường vận động thể lực. Metformin có hiệu quả giảm HbA1C cao và nguy cơ hạ đường huyết nặng thấp. Thuốc không ảnh hưởng đến cân nặng và rẻ tiền.Kiểm soát huyết áp trong ĐTĐ typ 2Về mặt kiểm soát huyết áp, mục tiêu huyết áp tâm thu là < 140 mm Hg thay vì < 130 mm Hg như trong các hướng dẫn trước đây. Mục tiêu huyết áp tâm thu < 140 mm Hg phù hợp hơn với chứng cứ được rút ra từ các nghiên cứu về thử nghiệm lâm sàng ADVANCE và ACCORD.Kiểm soát rối loạn lipid máu trong ĐTĐ typ 2Về mặt kiểm soát rối loạn lipid máu, việc giảm LDL-C đến mục tiêu trong điều trị được xem là ưu tiên hàng đầu và statin là nhóm thuốc chủ lực. Vì không có chứng cứ là phối hợp thuốc giảm hơn nữa các biến cố tim mạch nặng so với statin đơn trị, việc phối hợp thêm một thuốc hạ lipid máu khác (như fibrate, niacin) trên nền statin nói chung không được khuyến cáo.Tuy nhiên các thuốc điều trị mỡ máu thường chuyển hóa qua gan và làm tăng men gan do đó cần lưu ý kiểm tra chức năng gan và dùng các thuốc hỗ trợ gan.Minh Thư(Tổng hợp thông tin tập huấn “Kỹ năng tư vấn dinh dưỡng và luyện tập cho bệnh nhân Đái tháo đường”)

Những lưu ý trong điều trị Đái tháo đường

(Ảnh: ykhoa.asia)

Page 8: “Đó không phải là quá Muộn”14.161.4.102/btsk/2013/2013-11.pdfđường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh

8

Sức khỏe cho mọi người

ở trẻ em, viêm loét miệng thường biểu hiện là những vết loét nhỏ có kích thước vài milimet. Vết loét này có thể đơn độc hay xuất hiện thành từng đám thường tập trung ở mặt trong niêm mạc má, vòm họng, lưỡi, môi. Về hình dạng, vết loét có hình tròn hay hình bầu dục, ở trung tâm vết loét có màu trắng xám hay vàng nhạt. Viền xung quanh vết loét khá rõ nét có màu đỏ tấy do viêm.Vết loét tạo cảm giác đau rát, đặc biệt khi tiếp xúc với thức ăn nên khiến trẻ khó ăn uống, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, chảy nước miếng. Ban đêm trẻ cũng khó ngủ, thường hay ngồi dậy khóc do đau miệng.Điều gì dễ khiến trẻ bị viêm loét miệngCó nhiều nguyên nhân gây viêm loét miệng. Nguyên nhân thường gặp nhất là các tổn thương niêm mạc miệng là do các tác động cơ học như trẻ vô tình tự cắn vào lưỡi hay mặt trong gò má; trẻ ăn những thức ăn cứng, nhiều mảnh xơ gây trầy xước niêm mạc miệng như ăn bánh mì nướng, mía, cóc… hay trẻ vệ sinh răng miệng không đúng cách do dùng bàn chải lông cứng chải răng và nướu quá mạnh.Nguyên nhân thứ hai là tổn thương do nhiệt như trẻ ăn uống phải thức ăn quá nóng, bị bỏng niêm mạc miệng gây lở loét.Thứ ba là do trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc chế độ ăn không cân đối thiếu các vitamin và chất khoáng cần thiết như vitamin B12, vitamin C, chất sắt và acid folic.Loét miệng cũng có thể gặp

trong một số bệnh lý liên quan đến tình trạng rối loạn của hệ thống miễn dịch hay những bệnh lý truyền nhiễm như thủy đậu, herpes,…Lo âu, căng thẳng tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh loét miệng.Ngoài ra, một số thuốc có thể làm giảm tiết nước bọt gây khô miệng cũng dễ làm xuất hiện những vết

loét bên trong miệng.Đặc biệt đối với trẻ em,

nếu bị loét miệng cần lưu ý đến bệnh tay chân

miệng. Đây là một bệnh lây

lan qua đường phân-miệng thường biểu hiện

bằng những vết loét trong

niêm mạc miệng và có thể gây tử

vong cho trẻ.

Nếu chỉ dựa vào vết loét miệng thì rất khó để phân biệt loét miệng do tay chân miệng hay do các nguyên nhân khác. Một số điểm sau đây có thể gợi ý bé đang bị loét miệng do tay chân miệng:

- Bệnh xảy ra thành dịch, nhiều trẻ xung quanh (ở chung nhà, học chung lớp hay tiếp xúc, chơi chung) đều bị viêm loét miệng.

- Loét miệng trong tay chân miệng có thể đơn độc nhưng thường là xuất hiện nhiều vết loét trong miệng.

- Ngoài sang thương ở miệng, trong nhiều trường hợp tay chân miệng còn có những vết hồng ban, bóng nước nằm trên thân người tập trung nhiều ở lòng bàn tay, chân, mông, gối.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên tự ý chẩn đoán bệnh mà nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa nhi để được thăm khám và được hướng dẫn những dấu hiệu quan trọng để theo dõi trẻ.

Chăm sóc và điều trị khi trẻ bị loét miệngViệc điều trị sẽ thay đổi tùy thuộc

Trẻ dễ bị viêm loét miệngViêm loét miệng là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Bệnh gây ra các triệu chứng đau miệng, quấy khóc, khó ngủ, bỏ ăn uống ở trẻ nên rất được nhiều bậc phụ huynh quan tâm.

BS. Dư Minh TríBV Nhi Đồng 1 TP.HCM

(Ảnh: 24h.com.vn)

Page 9: “Đó không phải là quá Muộn”14.161.4.102/btsk/2013/2013-11.pdfđường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh

Sức khỏe TP.HCM • Số 216 Tháng 11/2013 9

Sức khỏe cho mọi người

Tuổi nào thường bị động kinh

vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên về cơ bản hầu hết các nguyên nhân gây viêm loét miệng đều lành tính và sang thương thường tự khỏi sau 1-2 tuần. Do đó, phương pháp điều trị chính hiện nay chủ yếu là làm giảm đau và giúp vết loét mau lành. Trẻ sẽ được kê một số loại thuốc giúp giảm đau, giảm viêm, có thể kèm theo một loại dung dịch để rơ lên bề mặt vết loét để ngăn vết loét tiếp xúc với những tác nhân xung quanh qua đó giúp vết loét giảm đau và mau lành hơn.Trong thời gian bệnh, quý phụ huynh lưu ý tránh cho trẻ ăn đồ nóng hay lợn cợn; nên cho trẻ ăn đồ nguội, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng như cháo đường, cháo trứng, sữa chua, bánh flan, sữa nguội,… có thể cho trẻ uống bổ sung một số thuốc bổ chứa nhiều vitamin để bổ sung cho trẻ.Trong khi vết loét chưa lành, trẻ thường đau miệng và chảy máu khi đánh răng. Nếu vết loét ít nên lựa cho trẻ những bàn chải lông mềm; nếu vết loét nhiều có thể hướng dẫn trẻ súc miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn răng miệng hay nước muối loãng.Lưu ý nếu vết loét miệng phát triển lớn hơn một cách bất thường hay vết loét kéo dài trên 3 tuần thì phải cho trẻ tái khám ngay để xác định nguyên nhân vì có thể chúng là dấu hiệu của những bệnh lý khác nặng hơn.phòng ngừa viêm loét miệngĐể phòng bệnh viêm loét miệng, các bậc phụ huynh cần quan tâm:- Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất đặc biệt là có nhiều khoáng chất và các vitamin A, C, E.- Hướng dẫn cho trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, vệ sinh nhẹ nhàng bằng các bàn chải lông mềm.- Hướng dẫn trẻ vệ sinh ăn uống. Không cho trẻ ngậm tay chân hay đồ chơi vật dụng không sạch.- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và rửa tay thường xuyên trước khi chăm sóc trẻ.- Cho trẻ chích ngừa thủy đậu và các loại vắc xin khác.- Nếu trẻ bị các bệnh lý truyền nhiễm như thủy đậu, tay chân miệng thì phải cho trẻ cách ly không tiếp xúc với các trẻ khác.

BS. Lê Văn TuấnĐại học Y Dược TP.HCM

Động kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhiều người bị động kinh ở tuổi nhỏ và đến tuổi trưởng thành có khuynh hướng giảm về cường độ và số lần xuất hiện cơn động kinh. Tỉ lệ động kinh cũng tăng ở người lớn tuổi. Vài nghiên cứu cho thấy người sau 60 tuổi mới bị động kinh chiếm tỉ lệ khoảng 25%. − Mỗi người có nguy cơ khoảng 10% bị một cơn động kinh trong cuộc đời.− Các cơn động kinh do sốt ảnh hưởng khoảng 5% trẻ dưới 5 tuổi.− Các cơn động kinh không do sốt ảnh hưởng 4-8% dân số ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời. − Tỉ lệ động kinh khoảng 0,4-0,8% dân số. Khoảng 60-75% các trường hợp không biết được nguyên nhân của động kinh. Các trường hợp còn lại có thể do các nguyên nhân sau: − Tổn thương não trong bào thai, chấn thương lúc sinh (do thiếu oxygen).− Ngộ độc, nhiễm trùng hệ thần kinh

trung ương.

− Chấn thương đầu, u não, tai biến mạch máu não…

− Đa số động kinh không có tính di truyền; tuy nhiên chỉ có số ít trường hợp có khuynh hướng di truyền.

Động kinh (epilepsy): được đặc trưng bởi các cơn động kinh tái phát. Thông thường một bệnh nhân được chẩn đoán là động kinh khi có ít nhất hai cơn động kinh, nếu họ chỉ có một cơn duy nhất thì chưa gọi là động kinh.

“Động kinh không phải là một bệnh tâm thần”

Một số tình trạng nội khoa khác có thể gây ra các cơn động kinh như: co giật do sốt, do ngưng thuốc, do ngộ độc, do phản ứng dị ứng, do nhiễm trùng, do rối loạn điện giải, đường huyết… những tình trạng này không được xem là động kinh. Thỉnh thoảng cơn động kinh không được chú ý hay có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như đột quỵ hay đau đầu migraine (đau nửa đầu).

Page 10: “Đó không phải là quá Muộn”14.161.4.102/btsk/2013/2013-11.pdfđường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh

10

Sức khỏe cho mọi người

Trong thực hành lâm sàng, các thầy thuốc đa khoa cũng như chuyên khoa ung bướu thường xuyên tư vấn cho người bệnh rằng “ung thư chữa sớm dễ lành”. Như vậy, đối mặt với căn bệnh đã rồi, mọi người hãy hết sức bình tâm để được tư vấn một cách tỉ mỉ về bệnh lý của người nhà mình, hay của chính bản thân mình.Đa số bệnh ung thư điều trị có kết quả cao thường do phối hợp bởi nhiều phương pháp lại với nhau, gọi là “điều trị đa mô thức”; nó bao gồm việc mổ (phẫu trị), điều trị bằng thuốc (hóa trị), điều trị bằng tia xạ (xạ trị), các điều trị sinh học (liệu pháp trúng đích – hay điều trị đích) dựa trên những tiến bộ mới đây trong lĩnh vực sinh học phân tử. Các phương pháp trên sẽ được phối hợp xen kẽ theo trình tự trước - sau của từng phác đồ điều trị đã được hội chẩn thống nhất giữa các thầy thuốc chuyên khoa.Một khi đã được các bác sĩ chẩn đoán mình bị bệnh ung thư đại-trực tràng, không ít người bệnh và thân nhân rất quan tâm và lo lắng đến tương lai, rồi đây căn bệnh của mình sẽ được các bác sĩ quyết định điều trị như thế nào? Khi đã được chẩn đoán xác định, các bác sĩ sẽ đánh giá và xếp giai đoạn lâm sàng để quyết định đưa ra chọn lựa điều trị thích hợp. Hiện nay, người ta chia ung thư đại-trực tràng ra làm 4 giai đoạn dựa trên kích thước bướu và tình trạng của bướu xâm lấn các cơ quan tại chỗ; thứ hai là các tế bào ung thư có chạy đến hệ hạch bạch huyết hay chưa (di căn hạch) và cuối cùng là có

chạy tới các cơ quan khác như gan, phổi…, (di căn xa). Bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn I, được gọi là giai đoạn sớm và khả năng trị khỏi bệnh rất cao; ở giai đoạn IV là giai đoạn trễ, tuy nhiên nếu được điều trị đúng thì cũng chưa phải là tuyệt vọng.Trong ung thư đại-trực tràng, phẫu trị (mổ) là vũ khí được chọn lựa đầu tiên để cắt bỏ “đoạn ruột mang bướu” ra khỏi cơ thể với một khoảng an toàn cách xa bướu, đồng thời phải lấy hết các hạch bạch huyết đi kèm theo nhằm phòng tránh nguy cơ tái phát tại chỗ. Hai đầu ruột sau khi cắt sẽ được nối lại, tạo sự thông thương như đường ruột bình thường. Với những tiến bộ hiện nay, việc tái lập lại đường ruột có thể thực hiện một cách nhanh chóng.Hơn nữa, phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư đại-trực tràng đã chứng minh là có kết quả tương

đương như mổ qua đường mở bụng dài trên

thành bụng. Bệnh nhân

ít đau sau mổ, sức khỏe hồi phục nhanh

hơn, và nhu động

của ruột cũng sớm có lại hơn. Tuy

nhiên, chi phí cho cuộc mổ cao hơn.Hóa trị hỗ trợ sau mổ có chỉ định cho những bệnh nhân ung thư đại-trực tràng ở giai đoạn II và giai đoạn III, nhằm kiểm soát nguy cơ bệnh tái phát. Các hóa chất sẽ tác động đến những tế bào phát triển và

Các phương pháp điều trị ung thư đại-trực tràng

Ung thư không phải là dấu chấm hết. Cho đến nay đã có rất nhiều tiến bộ trong điều trị bệnh ung thư, có những bệnh trước đây tưởng chừng như vô vọng, nhưng nay đã có những phương thức điều trị mang lại những kết quả cao và cải thiện chất lượng sống của người bệnh một cách rõ rệt.

TS. BS. Bùi Chí ViếtBệnh viện ung Bướu TP.HCM

(Ảnh: ipsvn.com.vn)

Cắt đại tràng bên Phải

Cắt đại tràng bên Trái

Cắt đại tràng chậu hông

Page 11: “Đó không phải là quá Muộn”14.161.4.102/btsk/2013/2013-11.pdfđường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh

Sức khỏe TP.HCM • Số 216 Tháng 11/2013 11

Sức khỏe cho mọi người

Được thành lập từ tháng 8/2004, Khoa Nội thận lọc máu là khoa kỹ thuật cao đầu tiên được triển khai của tuyến quận lúc bấy giờ. Ban đầu chỉ với 05 máy chạy thận cũ do hiệp hội ADM của Pháp tài trợ, nhân lực thiếu thốn, danh mục thuốc điều trị rất hạn chế vì chưa xin được bảo hiểm chi trả, chỉ có khoảng trên dưới 10 -15 bệnh được tiến hành điều trị lọc máu.Sau một thời gian củng cố và phát

triển đến nay, khoa đã có những bước đổi thay mạnh mẽ. Khoa được dời về trong khuôn viên bệnh viện, trang bị 15 máy chạy thận hoàn toàn mới với nhân sự 02 bác sĩ, 08 điều dưỡng, 02 hộ lý đã tiến hành điều trị cho khoảng 8.400 lượt chạy thận mỗi năm. Những bệnh nhân được điều trị chủ yếu là trong địa bàn Quận và những quận lân cận.BS.CK1 Nguyễn Ngọc HuânBệnh viện Quận Phú Nhuận

phân chia nhanh chóng như tế bào ung thư. Nhưng tế bào khỏe mạnh bình thường phát triển và phân chia nhanh cũng bị ảnh hưởng như các tế bào niêm mạc miệng, niêm mạc đường tiêu hóa và nang lông. Hóa trị có thể gây ra tác dụng phụ về mặt huyết học cũng như trên đường tiêu hóa như: ăn mất ngon, viêm và loét trong miệng, thay đổi mùi vị, cảm giác đầy bụng khi chỉ dùng một lượng nhỏ thức ăn, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, táo bón…

Xạ trị có thể được phối hợp trước hoặc sau khi mổ, được chỉ định trong điều trị ung thư ở trực tràng (ruột kết). Tác dụng của xạ trị có thể giết chết tế bào ung thư nhằm kiểm soát tái phát tại chỗ, tuy nhiên nó cũng làm tổn thương tế bào bình thường xung quanh. Với các thế hệ máy xạ trị hiện nay cho phép tia xạ tập trung vào bướu mà không ảnh hưởng đến mô lành xung quanh. Tác dụng phụ của xạ trị gặp phải như tiêu chảy, buồn nôn, nôn, viêm ruột hay viêm trực tràng. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào các phần của cơ thể được xạ trị, liều xạ và các trường chiếu xạ.

Liệu pháp trúng đích – hay điều trị đích là những ứng dụng từ những phát hiện mới trong lĩnh vực sinh học phân tử đã đem lại những kết quả đầy hứa hẹn, nhưng phương tiện điều trị này khá tốn kém và cũng còn nằm ngoài tầm với của nhiều bệnh nhân.

Cho đến nay, việc điều trị ung thư đại-trực tràng cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phương thức điều trị một cách khoa học, nhằm mang lại kết quả tối ưu và góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh tốt nhất.

Khoa Nội thận lọc máu – điểm mạnh

của BV Q. phú NhuậnLà khoa kỹ thuật cao đầu tiên của bệnh viện Quận đến nay đã phát triển mạnh mẽ trở thành một trong những khoa hàng đầu của bệnh viện Q. Phú Nhuận.

(Khoa Nội thận lọc máu)

Page 12: “Đó không phải là quá Muộn”14.161.4.102/btsk/2013/2013-11.pdfđường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh

12

Tiến bộ y học

Các xét nghiệm chuyên biệt đã thực hiện tại Bệnh viện Quận 5

Nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh là tiêu chí hàng đầu của các đơn vị điều trị, Bệnh viện Quận 5 đã từng bước cải thiện nhằm đem lại lợi ích cho người bệnh, nổi bật nhất là đầu tư các trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu này.

KTV. Lý Duy TâmBệnh viện Quận 5

Các khâu từ nhận bệnh, đến các khoa cận lâm sàng, thăm khám và cuối cùng là lĩnh thuốc điều trị được tự động hóa bằng chương trình mạng lưới kép kín và vô cùng hiệu quả, thuận lợi cho công tác khám chữa bệnh.

Trong sự tiến bộ vượt bậc ấy phải kể đến việc như đưa vào sử dụng máy chụp X-Quang kỹ thuật số. Nhưng đánh dấu rõ rệt nhất cho sự phát triển và cập nhật tốt kỹ thuật trong chẩn đoán bệnh là sự hiện đại của Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Q.5. Với sự đầu tư của Bệnh viện, Khoa Xét nghiệm giờ đây sở hữu hàng loạt các máy móc chất lượng cao, cho kết quả chính xác và nhanh chóng. Có thể nói, tuy là cơ sở khám chữa bệnh tuyến cơ sở nhưng Khoa Xét nghiệm có thể thực hiện hầu hết tất cả các xét nghiệm từ cơ bản đến cao cấp

bệnh nhân, nhưng HbA1c thì có tính ổn định hơn, giúp phát hiện và điều trị tốt hơn trong việc chuẩn đoán tiểu đường. Do nguyên tắc tách vỏ hồng cầu nên tính ổn định của HbA1c rất cao, góp phần tích cực trong việc phát hiện và điều trị bệnh đái tháo đường.

Khoa Xét Nghiệm có thể thực hiện toàn bộ các xét nghiệm miễn dịch – ELISA giúp phát hiện sớm ung thư, viêm gan siêu vi để điều trị kịp thời như: Viêm gan siêu vi (HbsAg, Anti Hbs, HbeAg, Anti Hbe, Anti HBc, Anti Hbc-IgM, Anti HCV); tuyến giáp (T3, T4, TSH, FT3, FT4, Anti – Thyroglobulin); dấu ứng ung thư cao cấp như

Cysticercose (heo-bò), Schistosoma (sán máng), Fasciola (sán lá gan), Strongyloides (giun lươn), Gnathosma (đầu gai).

Ngoài ra, Khoa còn thực hiện các loại: xét nghiệm sinh hóa bằng máy tự động hiện đại, cùng 1 lúc có thể cho ra nhiều thông số trên nhiều bệnh nhân khác nhau, rút ngắn thời gian chờ đợi cho bệnh nhân. Máy sinh hóa thực hiện được tất cả các loại xét nghiệm (Glucoe, urea, Creatinin, Acid uric, Lipid – TP, Cholesterol, HDL-Chol, LDL-Chol, Triglyceride, AST, ALT, GGT, Bilirubin (T-D-I), Amylase, Albumin, Protide, Ion đồ v.v…) rất chính xác, góp phần tích

mà các bệnh viện quận huyện khác còn hạn chế.

Theo đó, Bệnh viện đã đưa vào sử dụng máy HbA1c tự động. Đường huyết có thể thay đổi theo chế độ ăn uống và việc sử dụng thuốc của

AFP(gan), CEA (đại tràng), CA 19-9 (tụy, mật), CA125 (buồng trứng), CA 15-3 (vú), PSA – Free, PSA (tiền liệt tuyến), CA 72-4 (dạ dày), Cyfra21-1 (phổi), beta – Microglobulin (thận) và các loại giun sán: Toxocara (chó),

cực trong việc điều trị và kiểm tra sức khỏe tổng quát cho bệnh nhân. Thực hiện xét nghiệm đông máu với máy tự động Thrombolyzer, cho kết quả nhanh chóng, với nhiều thông số hữu ích cho việc phẩu thuật, phát hiện các dạng rối loạn chức năng đông cầm máu, v.v… như TQ, Fibrinogen, INR, TCK, co cục máu. Thực hiện tổng phân tích tế bào máu bằng máy Cell- Dyn 3200 tự động với kết quả gồm 20 thông số. Giúp phát hiện các bệnh lý về máu, đồng thời đóng vai trò hỗ trợ tương tác với các bệnh lý khác; trong đó phân tích 3 dòng tế bào máu cùng các thành phần riêng của mỗi dòng: bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Thực hiện xét nghiệm nước tiểu bằng máy tự động chuyên biệt cho kết quả nhanh chóng với 10 thông số quan trọng (Ph, S.G, Nitrite, Leukocytes, Protein, Glucose, Ceton, urobilinogen, Bilirubin, Blood) hỗ trợ quan trọng trong các bệnh lý liên quan.

Trang thiết bị xét nghiệm hiện đại tại Bệnh viện Quận 5

Page 13: “Đó không phải là quá Muộn”14.161.4.102/btsk/2013/2013-11.pdfđường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh

Sức khỏe TP.HCM • Số 216 Tháng 11/2013 13

Phòng ngừa bệnh mạn tính không lây

Chế độ dinh dưỡng cho người đột quỵ

Sau khi đột quỵ, người bệnh thường gặp nhiều di chứng, nặng thì hôn mê, nhẹ thì yếu hay liệt nửa người, không tự ăn uống được mà phải nuôi dưỡng qua ống thông, hoặc nhẹ hơn thì cũng có rối loạn khả năng nhai nuốt, cần phải có chế độ dinh dưỡng đặc biệt.

BS. Lê Thị Ngọc VânBệnh viện Nhân Dân 115

Dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh đột quỵ* Nhu cầu năng lượng:Đối với người bệnh nằm tại giường, không đi lại được thì chỉ cần cung cấp khoảng 25 - 30 kcal/kg cân nặng cơ thể/ngày. Chất tinh bột và chất béo là 2 nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.Trung bình mỗi ngày cần cung cấp khoảng 1300Kcal - 1500 kcal cho người có cân nặng trung bình 50kg. * Nhu cầu chất đạm: cần đảm bảo chất đạm 1g/kg cân nặng cơ thể/ngày. Tổng lượng chất đạm cần khoảng 50g - 60g /ngày.Những lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh đột quỵ* Đối với người bệnh tự ăn được:Trường hợp nhẹ, người bệnh vẫn còn ăn đường miệng được nhưng có rối loạn nuốt thì cần chú ý các điểm sau: dịch đặc dễ nuốt hơn; thức ăn ấm hay lạnh dễ nuốt hơn; nên ăn và nuốt thật chậm, từng ít một; nếu ăn thịt nên ăn thịt hầm nhừ hay các loại thức ăn có nước sốt và ăn nhiều bữa nhỏ đầy đủ dinh dưỡng.* Đối với người bệnh phải nuôi ăn qua ống thông: là một nhu cầu cần thiết cho những bệnh nhân bị đột quỵ không thể ăn qua đường miệng, người bệnh cần phải được hỗ trợ dinh dưỡng nhờ vào một ống thông để đưa thức ăn xuống tận dạ dày. Thức ăn được chế biến để nuôi qua ống thông cần phải lỏng để chảy được qua ống và không gây tắc nghẹt ống nhưng vẫn đảm bảo đủ năng lượng, đủ chất đạm, chất béo, đủ vitamin, chất khoáng… Do nhu cầu nước của người bệnh giới hạn ở mức 2-3 lít, cho nên lượng thức ăn cho qua ống thông cũng không vượt

quá thể tích này. Vì vậy, nếu người bệnh có nhu cầu năng lượng cao thì cần được chế biến đặc biệt để đảm bảo đủ nhu cầu nhưng vẫn không bị dư nước.Cách chế biến “Súp xay” cho người đột quỵMón “súp xay” là thức ăn phù hợp cho người bệnh đột quỵ, vừa dễ ăn vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh.Nguyên liệu dùng để nấu 1 lít súp xay gồm: 120g gạo, 120g thịt heo nạc, 50g bí đỏ, 50g khoai lang, 20g dầu đậu nành (tương đương 4 muỗng cà phê), 15g đường cát

(tương đương 3 muỗng cà phê), 2g muối

(tương đương 2 muỗng

yaourt).Cách

chế biến:- Cho các

nguyên liệu trên

vào 1.5 lít nước (để sau khi

nấu xong còn 1 lít, tương đương 4 chén) và nấu mềm. 

Súp sau khi nấu phải đặc mới đạt yêu cầu. - Sau đó đem súp xay nhuyễn rồi cho thêm 5 muỗng gạt men tiêu hóa

Maltaz vào khi súp còn ấm nóng, khoảng 10 phút sau súp sẽ lỏng

dần. - Cuối cùng, lọc súp

qua rây. Súp sau khi lọc sẽ lỏng

và chảy tốt qua ống thông.1 lít súp xay cung cấp 850kcal, 30g đạm, 30g chất béo và 120g

chất bột đường (khi lọc qua rây

chất đạm sẽ bị giảm do bị giữ lại trên rây).

1 lít súp xay có thể chia làm 3 đến 4 lần ăn. Nếu ăn 2 cữ súp/ngày thì chỉ nấu phân nửa lượng trên. Nếu ăn 4 cữ súp/ngày thì cũng nấu 1 lần súp, chia phân nửa, xay nhuyễn rồi cho thêm nửa men như trên vào. Phân nửa súp còn lại sẽ cất vào ngăn mát tủ lạnh, chừng nào ăn lấy ra hâm lại, xay nhuyễn và cũng thêm bột và men, rồi lọc lại như cách trên. Có thể thay gạo bằng bột gạo, khi đó nấu thịt và rau củ trước, xay nhuyễn rồi cho bột gạo vào rồi khuấy đều cho đến khi bột chín, sau đó cũng cho men vào để làm lỏng bột.                 Nên dùng thay đổi các loại thịt, cá, trứng và các loại rau củ. 50g thịt heo, thịt bò tương đương với 50g cá hoặc 1 trứng gà hoặc 2 lòng trắng trứng.Lưu ý: - Không cần hầm xương vì vừa mất thời gian và cũng không tăng thêm dinh dưỡng.- Không chứa súp đã xay trong bình thủy giữ nóng quá 4 giờ vì vi khuẩn sẽ sinh sôi nhanh ở nhiệt độ ấm.

(Ảnh: huggies.com.vn)

Page 14: “Đó không phải là quá Muộn”14.161.4.102/btsk/2013/2013-11.pdfđường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh

14

Liệu pháp đông y

Ăn, uống gì để tăng nguồn sữa mẹ

nuôi con?

Sữa mẹ, một loại thức ăn không thể thiếu được cho trẻ từ ngay sau khi có tiếng khóc chào đời nhưng không phải mọi bà mẹ đều luôn có đủ sữa cho con và đó cũng là nỗi lo lắng của không ít các bà mẹ trẻ mà ngay cả các bậc ông bà cảm thấy lo lắng khi nhìn cháu yêu của mình vẫn quấy khóc sau khi bú mẹ và chậm lên cân.

BS. Trần Văn NămViện Y Dược học Dân tộc

Vì sao mẹ lại thiếu sữa?Có vài nguyên nhân gây thiếu sữa:- Mẹ ăn uống kém không đủ chất dinh dưỡng, do mệt mỏi sau sanh;- Stress tâm – thể sau sinh;- Nguyên nhân tại các ống dẫn sữa, viêm núm vú…Hai tình huống thiếu sữa mẹ cho con bú thường gặp:- Bầu vú không căng sữa:• Thường do sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, giảm đau sau khi sinh. Cần chú ý có bệnh lý dạ dày kèm theo gây chán ăn hoặc kém hấp thu, nên người mẹ thường trong trạng thái suy nhược. Trong điều trị cần tăng cường chất dinh dưỡng đủ các thành phần đạm, dầu, bột – đường và các loại rau củ để có chất khoáng và vitamin.• Lo lắng, stress sau sinh ảnh hưởng đến tâm – sinh lý của người mẹ. Nên ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần phải có sự ân cần, quan tâm chăm sóc động viên của người thân đặc biệt là ông xã.- Bầu sữa căng kèm cảm giác tức, đau:• Lượng sữa đủ, nhưng có thể các ống dẫn sữa không thông do bị hẹp hoặc tắc do viêm.• Biện pháp điều trị: - Cơ học: hút, xoa, vắt với lực vừa phải, nhẹ nhàng trên vú để giúp tiết được sữa. - Thuốc kháng viêm đặc biệt từ các

loại rau, quả, đậu… có tác dụng làm thuốc như: bồ ngót, rau đay, đu đủ (vừa chín), mướp hương, nghệ, gừng, các rau có lá màu xanh đậm…Các món ăn từ dược liệu giúp tăng tiết sữaTrong đông y, từ một số dược liệu, rau, ngũ cốc cũng có thể chế biến thành những món ăn rất đơn giản có thể giúp mẹ lợi sữa để nuôi con.- Cây đinh lăng lá nhỏ: lá đinh lăng tươi nấu với với cá đồng hoặc thịt nạc giúp tăng dinh dưỡng và tăng lượng sữa; rễ đinh lăng lâu năm (40 g) nấu với 6 – 8 g gừng tươi trị tắc tia sữa.- Đậu đỏ nấu với mè đen: giúp nhuận

trường và tăng lượng sữa.

- Rong biển nấu nước uống: cung cấp acid amin, khoáng chất, vitamin… giúp tăng lượng sữa.

- Quả đu đủ (vừa chín) hầm với giò heo: nhờ chất enzyme papain cải thiện tình trạng tắc tia sữa và tăng

chất đạm, béo cho mẹ.

- Quả mướp hương nấu với thịt

hoặc cá giúp

tăng lượng sữa và cải thiện

tình trạng dinh

dưỡng cho mẹ.

Một số dược liệu khi nấu uống cũng giúp tăng lượng sữa hoặc dễ tiết sữa: quả trâu cổ, cây cỏ sữa, cây thông thảo, ngó sen, tảo Spirulina…

(Ảnh: phunuonline.com.vn)

(Ảnh: baotangphunu.org.vn)

Page 15: “Đó không phải là quá Muộn”14.161.4.102/btsk/2013/2013-11.pdfđường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh

Sức khỏe TP.HCM • Số 216 Tháng 11/2013 15

Sơ cứu tại nhà

Tiêm insulin đúng cách và an toànInsulin từ lâu đã được sử dụng trong điều trị bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ). Bệnh đòi hỏi phải điều trị lâu dài và phải tiêm insulin nên bệnh nhân có thể tự tiêm tại nhà hoặc đến bệnh viện.

Các loại insulin được sử dụng trong điều trị đái tháo đườngNồng độ insulin theo số đơn vị trong 1ml:

+ Loại dùng cho bơm tiêm: 1ml có 40 đơn vị đóng trong lọ nhỏ 10ml (400 đơn vị/lọ).

+ Loại dùng cho bơm tiêm: 1ml có 100 đơn vị đóng trong lọ nhỏ 10ml (1000 đơn vị/lọ).

+ Loại dùng cho bút chích: 1ml có 100 đơn vị đóng trong ống 3ml (300 đơn vị/ống).

Do đó khi mua insulin bệnh nhân cần xem kỹ nồng độ insulin và tổng lượng insulin có trong lọ.

Thời điểm tiêm insulinTốt nhất là tiêm insulin trước bữa ăn. Tùy từng loại insulin mà thời gian từ khi tiêm đến khi ăn là khác nhau. Thông thường thời điểm phải ăn là khi insulin bắt đầu có tác dụng. Ví dụ với insulin thường (regular) là 20-30 phút, insulin mixtard cũng là 30 phút, insulin bán chậm (lente, NPH, insulatard…) là 60 phút… Nếu ăn muộn hơn thì người bệnh có nguy cơ rất cao bị hạ đường huyết.

Cách tiêm Insulin* Nếu tiêm một loại insulin1. Rửa sạch tay

2. Để trộn đều insulin, lăn tròn lọ insulin giữa hai bàn tay. Không được lắc.

3. Dùng bông cồn 70oC sát trùng

nắp lọ insulin.4. Bỏ nắp nhựa trên kim tiêm và ống tiêm. Kéo pittong xuống để lấy một lượng không khí vào ống tiêm đúng bằng liều insulin định lấy.5. Đẩy lượng không khí từ ống tiêm vào lọ insulin - để lấy insulin dễ dàng hơn.6. Vẫn giữ kim trong lọ insulin, nâng lọ lên (hoặc dốc ngược xuống), kéo pittong để rút insulin từ trong lọ ra ống tiêm. Dừng pittong dưới một chút so với liều insulin định lấy.7. Đẩy ngược pittong lại đến mức insulin cần lấy. Nếu có bóng khí trong ống tiêm, gõ nhẹ vào ống tiêm để đuổi khí ra đến khi không còn khí trong ống tiêm.8. Dùng bông cồn sát trùng da nơi định tiêm, đưa bông xoay tròn nhẹ nhàng trên da.9. Chỉ dùng 2 ngón cái và ngón trỏ /ngón giữa chứ không dùng 4 ngón hoặc cả bàn tay nhấc da xung quanh vùng tiêm để đảm bảo không tiêm insulin vào phần cơ.10. Tiêm insulin theo góc 90o so với da; giữ phần da gấp trong suốt thời gian tiêm.11. Giữ kim tại chỗ khoảng 6 giây để tránh chảy máu và rò rỉ insulin.12. Dùng bông cồn sát trùng lại nơi tiêm.* Nếu tiêm nhiều loại insulin (khi có chỉ định trộn insulin)Nếu trộn insulin bán chậm (dịch đục, insulin NPH hoặc lente) với insulin nhanh (dịch trong, insulin

thường), luôn luôn phải trộn trong vào đục (lấy insulin nhanh trước và trộn insulin bán chậm vào sau). Để tránh hiện tượng tại chỗ tiêm gây đau hoặc nổi đỏ:− Tiêm insulin ở nhiệt độ phòng, tránh để quá lạnh.− Đuổi hết không khí trong ống tiêm trước khi tiêm.− Chờ cồn khô hoàn toàn trước khi tiêm.− Đâm kim nhanh qua da, mặt vát của kim nên hướng lên trên mặt da.− Không kéo căng da tại chỗ tiêm.− Không rút kim ra rồi đâm lại, kim chỉ dùng 1 lần rồi bỏCác yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ insulin* Vị trí tiêm và đường vào- Tiêm hay truyền đường tĩnh mạch hấp thu nhanh và thường dùng trong cấp cứu. Đối với bệnh nhân điều trị tại nhà thường áp dụng biện pháp tiêm dưới da thông dụng và dễ tiêm hơn.- Các vị trí tiêm Insulin dưới da khác nhau sẽ làm cho Insulin vào máu với

tốc độ nhanh chậm khác nhau:

+ Vùng bụng: Insulin vào

máu nhanh nhất.

+ Vùng cánh tay: Insulin vào máu chậm hơn so

với vùng bụng.

+ Vùng mông, đùi:

Insulin vào máu chậm nhất.

* Các yếu tố khác Nhiệt độ môi trường xung quanh: nhiệt độ cao làm tăng hấp thu.+ Hoạt động thể lực sau khi tiêm làm tăng tốc độ hấp thu insulin.+ Massage nơi tiêm làm tăng tốc độ hấp thu.Sau một thời gian điều trị, nếu phát hiện thấy vùng tiêm insulin bị lồi

(... xem tiếp trang 17)

Page 16: “Đó không phải là quá Muộn”14.161.4.102/btsk/2013/2013-11.pdfđường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh

16

Sử dụng thuốc đúng

Cloroquin được dùng trong trị và ngừa sốt rét. Vì có tác dụng tốt trên ký sinh trùng gây bệnh sốt rét là Plasmodium vivax, P. malariae và hầu hết các chủng P. falciparum (trừ thể giao tử). Cơ chế tác dụng chống sốt rét còn chưa rõ nhưng có thể do thuốc tác động đến quá trình tiêu hóa

hemoglobin bằng cách tăng pH trong nang của tế bào ký sinh trùng sốt rét, thuốc cũng cản trở sự tổng hợp nucleoprotein của ký sinh trùng này. Ngoài trị bệnh sốt rét, cloquin còn được dùng để diệt amíp ngoài ruột, hoặc trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp, bệnh lupus ban đỏ.

Cloroquin, sử dụng không đúng liều sẽ nguy hiểm tính mạngVì đây là thuốc có chỉ số trị liệu (therapeutic index) tức khoảng cách an toàn rất hẹp. Nghĩa là từ liều dùng điều trị bệnh đến liều làm chết người là khoảng cách rất nhỏ, liều dùng thông thường của cloroquine ở người lớn và kể cả trẻ

con là 10 mg/kg thể trọng nhưng nếu dùng liều 50 mg/kg là có thể tử vong. Do vậy việc dùng thuốc cloroquine phải rất thận trọng.

Ngoài ra, khi sử dụng liều cao và kéo dài, cloroquin có ảnh

hưởng lên thị lực của người

bệnh, nhưng ảnh hưởng này

thường hết khi

ngừng dùng thuốc. Thuốc này

còn có một số phản ứng có hại (gọi tắt là ADR) khác như: nhức đầu, giảm thính lực, co giật, dị ứng da như phát ban, ngứa, nôn ói, tiêu chảy, suy tủy, mất bạch cầu hạt có phục hồi, giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu trung tính, độc tính với hệ tim mạch…

Cần thận trọng khi dùng cloroquin

- Cần khám mắt trước khi dùng thuốc dài ngày và theo dõi trong suốt quá trình điều trị.

- Chú ý những người có bệnh về gan, thận, hoặc có những vấn đề về chuyển hóa porphyrin, bệnh vẩy nến, tiền sử động kinh.

- Chú ý khi tiêm cloroquin tĩnh

mạch cần truyền chậm vì có thể gây độc cho tim.- Cần chú ý khi sử dụng thuốc cho những người nghiện rượu, vì thuốc có khả năng tích lũy ở gan.- Nếu thấy có rối loạn máu nặng trong khi đang điều trị thì ngừng thuốc ngay.- Nếu người bệnh dùng thuốc trong một thời gian dài, cần có các xét nghiệm đều đặn về công thức máu.- Có một vài trường hợp nghi liên quan trong việc sử dụng cloroquin gây quái thai ở phụ nữ mang thai, kể cả việc ảnh hưởng tới sức nghe và thị lực. Vì vậy, cloroquin chỉ được sử dụng để phòng sốt rét cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết.- Tuy cloroquin và sản phẩm chuyển hóa monodesethyl được đào thải qua sữa nhưng lượng mà trẻ bú thì còn xa so với liều điều trị, vì vậy, cloroquin dùng an toàn đối với phụ nữ cho con bú ở cả liều điều trị lẫn dự phòng.Sử dụng thuốc đúng liềuLiều dùng cloroquin thông thường được tính bằng cloroquin base 300mg cloroquin base tương đương với 500mg cloroquin phosphat hoặc 400mg cloroquin sulfat. Khi tính liều, nhân viên y tế phải xem kỹ cloroquin ở dạng muối nào và phải tính theo cloroquin base.

Ngộ độc thuốc Cloroquin

Có một số thuốc nổi tiếng cả hai mặt lợi và hại của chúng và cloroquin (Chloroquine) là thuốc thuộc lại này. Cloroquin là thuốc cần thiết trong điều trị và phòng ngừa bệnh sốt rét nhưng bên cạnh đó lại là thuốc dễ gây ngộ độc và thường được dùng để tự tử.

PGS. TS. Nguyễn Hữu ĐứcĐại học Y Dược TP.HCM

(Ảnh: alobacsi.vn)

Page 17: “Đó không phải là quá Muộn”14.161.4.102/btsk/2013/2013-11.pdfđường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh

Sức khỏe TP.HCM • Số 216 Tháng 11/2013 17

Sử dụng thuốc đúng

* Ðiều trị cơn sốt rét cấp tính:Liều uống thường dùng cho người lớn và trẻ em: Tổng liều uống trong 3 ngày thông thường tương đương với liều cloroquin base 25 mg/kg thể trọng. Cách dùng như sau: lần đầu 10 mg/kg; sau 6 - 8 giờ: 5 mg/kg; 2 ngày sau uống 5 mg/kg/ngày. Hoặc 2 ngày đầu: 10 mg/kg/ngày; ngày thứ ba: 5 mg/kg. Như vậy, liều tối đa trong ngày đầu có thể là 15 mg/kgÐôi khi đối với người lớn, liều dùng không cần tính theo thể trọng, mà dùng như sau: Ngày đầu, lần thứ nhất 600 mg; sau 6 - 8 giờ 300 mg; hai ngày tiếp theo 300 mg/ngày.* Thuốc tiêm: có thể dùng trong trường hợp rất nặng hoặc người bệnh không thể uống được. Phác đồ tiêm cho người lớn và trẻ em được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo như sau:Cho một liều nạp tương đương với 10 mg cloroquin base/kg, tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch cùng với dung dịch natri clorid đẳng trương kéo dài ít nhất trong 8 giờ và sau đó tiêm truyền thêm 3 lần nữa trong 24 giờ sau với liều 5 mg/kg, mỗi lần truyền kéo dài 8 giờ. Một cách khác, toàn bộ quá trình điều trị có thể cho trong 30 giờ, mỗi lần truyền trong 6 giờ với liều 5 mg/kg. Phải theo dõi chặt chẽ hạ huyết áp và các dấu hiệu khác về độc tính đối với tim mạch.* Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da được dùng khi không thể tiêm tĩnh mạch Liều tiêm bắp hoặc dưới da đối với người lớn và trẻ em: 3,5 mg/kg cách 6 giờ/1 lần hoặc 2,5 mg/kg cách

4 giờ/lần cho tới tổng liều tương đương với 25 mg cloroquin base/kg.

Khi tình trạng người bệnh cho phép, phải chuyển sang dùng thuốc uống ngay.

* Quá liều cloroquin có thể đưa đến ngộ độc cloroquin

- Triệu chứng ngộ độc: các triệu chứng quá liều có thể xuất hiện trong phút chốc như đau đầu, choáng váng, rối loạn thị lực, nôn mửa, buồn nôn, trụy tim mạch, co giật, sau đó là ngừng tim, ngừng thở đột ngột. Ðiện tâm đồ có thể cho thấy ngừng tâm nhĩ, nhịp nút nhĩ - thất, thời gian truyền dẫn nội thất kéo dài, nhịp tim chậm dẫn tới rung tâm thất hoặc ngừng tim.

- Ðiều trị ngộ độc: Khi có triệu chứng quá liều, cần gấp rút gây nôn hoặc rửa dạ dày trước khi đưa người bệnh đến bệnh viện. Có thể dùng than hoạt với liều gấp khoảng 5 lần lượng cloroquin người bệnh đã dùng. Nếu xuất hiện co giật, có thể dùng barbiturat tác dụng nhanh.

Trong trường hợp thiếu oxy, cần cung cấp oxy hoặc hô hấp nhân tạo, đôi khi phải áp dụng biện pháp mở thông khí quản, đặt ống khí quản, sau đó tiếp tục áp dụng biện pháp rửa dạ dày nếu cần.

Trong trường hợp tụt huyết áp, có thể dùng các thuốc nâng huyết áp. Những người bệnh đặc biệt có thể áp dụng phương pháp thẩm tách màng bụng hoặc truyền thay máu để giảm nồng độ thuốc trong máu. Người bệnh qua được cơn cấp tính và không còn triệu chứng vẫn cần theo dõi chặt chẽ ít nhất 6 giờ.

(Ảnh: wordpress.com)

lõm hoặc dày lên hoặc nổi cục, đó có thể là các biến chứng tại chỗ tiêm như teo đét hoặc phì đại tổ chức mô dưới da, thường là hậu quả của tiêm không đúng kỹ thuật. Để tránh hoặc hạn chế hiện tượng này, cần tuân thủ hướng dẫn quay vòng vị trí tiêm theo chiều kim đồng hồ hoặc đổi chỗ tiêm giữa bụng - đùi - cánh tay…Tiêm Insulin dưới da nên thay đổi các vị trí tiêm cụ thể (xoay vòng) ngày này qua ngày khác, có thể đổi vị trí tiêm (tay phải sang tay trái) hoặc bằng cách chọn điểm tiêm ngày sau cách 2,5cm so với điểm tiêm ngày trước đó để tránh áp-xe tại nơi tiêm.Sử dụng và bảo quản InsulinBệnh nhân nên dự trữ thêm 1 lọ insulin để có sẵn trong trường hợp khẩn cấp và những ngày ốm mệt (cho dù không tiêm insulin hàng ngày). Kiểm tra hạn dùng trên lọ insulin để không tiêm insulin đã hết hạn sử dụng. Insulin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2o C – 8oC, ở nhiệt độ này thì dù Insulin đã bị mở cũng sử dụng được trong vòng 90 ngày, trong khi ở nhiệt độ thường (15-20oC) chỉ dùng được trong vòng 1 tháng. Nếu để ở nhiệt độ trên 30oC Insulin bị giảm hiệu quả điều trị. Trong quá trình bảo quản không để lọ insulin ở nhiệt độ đóng băng. Phải vứt bỏ lọ insulin nếu thấy trong đó có các hạt không trộn được.Minh Thư(Tổng hợp thông tin tập huấn “Kỹ năng tư vấn dinh dưỡng và luyện tập cho bệnh nhân Đái tháo đường”)

(... tiếp theo trang 15)

Page 18: “Đó không phải là quá Muộn”14.161.4.102/btsk/2013/2013-11.pdfđường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh

18

Mệt mỏi, thiếu năng lượng và uể oải là những triệu chứng phổ biến làm cho bệnh nhân phải đi khám bác sĩ. Mệt mỏi liên tục được xếp trong nhóm 10 triệu chứng phổ biến hàng đầu trong thực hành chăm sóc ban đầu. Mệt mỏi phải đi khám bác sĩ thường gặp ở nữ giới gấp 1,5 – 3,9 lần so với nam giới ở lứa tuổi 30-49.

Đánh giá triệu chứng mệt mỏiCó hai loại mệt mỏi:

* Mệt mỏi cấp tính: biểu hiện phổ biến nhất là một triệu chứng ngẫu nhiên của các bệnh thông thường. Vấn đề này có thể xảy ra sau khi bị stress, mất ngủ, hay là triệu chứng của nhiễm bệnh do virus thông thường, có thai hay do tác dụng phụ của thuốc.

Để đánh giá tình trạng mệt mỏi cấp tính, tốt nhất là xem xét trong bối cảnh về các triệu chứng khác của bệnh nhân. ở phòng khám bác sĩ gia đình, khi hỏi bệnh sử nên tập trung vào stress tâm lý và gia đình, thói quen ngủ, thói quen ăn uống của bệnh nhân, tổng kết các thuốc bệnh nhân dùng và cẩn thận ghi nhận các triệu chứng khác đi kèm. Trong hầu hết các tình huống, nguyên nhân của mệt mỏi cấp tính nhanh chóng trở nên rõ ràng cho cả bệnh nhân và thầy thuốc qua hỏi bệnh sử và thăm khám thực thể cơ bản.

* Mệt mỏi mạn tính: là tình trạng mệt mỏi kéo dài trên 6 tháng kèm theo ít nhất một trong các điều sau:

- Giảm trí nhớ chủ quan;

- Sờ thấy hạch;

- Đau cơ;

Y học gia đình

Mệt mỏi là triệu chứng kiệt sức sau các hoạt động thường ngày hay là cảm giác không đủ năng lượng khi bắt đầu các hoạt động thường ngày.

- Đau khớp;

- Nhức đầu;

- Khó ngủ;

- Mệt lả 24 giờ sau gắng sức.

Những bệnh nhân bị mệt mỏi mạn tính trước đây thường đi khám các bác sĩ khác và có thể bị thất vọng bởi thiếu các thông tin cụ thể liên quan đến nguyên nhân về các triệu chứng của họ. Hơn 50% bệnh nhân mệt mỏi mạn tính sẽ tiếp tục bị mệt mỏi 1 năm sau lần đi khám bác sĩ đầu tiên của họ.

Lưu ý khi chẩn đoánChẩn đoán phân biệt có thể dễ dàng nhớ theo từng nhóm lớn, chẳng hạn như nhóm bệnh nhiễm (bao gồm các hội chứng nhiễm virus, nhiễm đơn nhân, viêm gan, viêm nội tâm mạc); độc tố và tác

dụng phụ của thuốc, uống rượu và lạm dụng thuốc gây nghiện; các vấn đề nội tiết và chuyển hóa như rối loạn điện giải, nhược giáp, tiểu đường và suy dinh dưỡng; các bệnh về u tân sinh như ung thư

máu, u lymphô và bệnh ác tính nội tạng, rối loạn mạch máu (suy tim sung huyết, bệnh van tim và các bệnh cơ tim), bệnh lý phổi (COPD, hay bệnh phổi hạn chế) và các bệnh lý linh tinh khác.

Trong khi những bệnh nhân mệt mỏi cấp xuất hiện phổ biến với tình trạng tự giới hạn-nghĩa là có thể được giải quyết bởi chính nó thì mệt mỏi mạn tính có nhiều khả năng trơ với điều trị. Trong một nghiên cứu, 57% số bệnh nhân mệt mỏi mạn trong thực hành y học gia đình tiếp tục bị mệt mỏi sau lần khám đầu tiên. Đặc biệt ở những bệnh nhân có tiền sử mệt mỏi kéo dài, cách xử trí làm giảm triệu chứng thích hợp hơn là hướng chữa lành. Theo cách này, hầu hết các bệnh nhân đều có thể đi làm hay đến trường trở lại và sống một cuộc sống phong phú.(Trích theo Tài liệu Y học gia đình)

“Mệt mỏi” thường gặp ở nữ giới

(Ảnh: privet.ru)

(Ảnh: wordpress.com.gif)

Page 19: “Đó không phải là quá Muộn”14.161.4.102/btsk/2013/2013-11.pdfđường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh

Sức khỏe TP.HCM • Số 216 Tháng 11/2013 19

Thực phẩm và sức khỏe

Cẩn thận với vẻ đẹp của một số loài hoa

Hoa tú cầu: Hoa mọc thành những chùm hình tròn như quả cầu là cây hoa được trồng phổ biến trong sân vườn. Nhưng nếu ăn những bông

hoa này, bạn sẽ bị đau bụng trong nhiều giờ. Trường hợp nặng có thể dẫn đến hôn mê và co giật.

Hoa chuông: Hoa chuông có hình dáng rất đáng yêu, nhưng tiếc thay đây cũng là một loài hoa độc. Nếu

ăn chúng bạn sẽ bị đau bụng, tiêu chảy và đau cơ bắp. Rối loạn nhịp tim cũng có thể là một triệu chứng đi kèm.

Hồng môn: Tất cả lá và cành của cây hoa hồng môn, một loài hoa có hình dáng kỳ lạ, đều có nhiều độc tố. Ăn phải cây hoa này, miệng bạn đau rát và sưng tấy, giọng nói có thể bị khàn.

Hoa cúc: Thường được gắn với mùa thu và là một loài hoa phổ biến nhất, nhưng hoa cúc không hoàn toàn vô hại. Nhụy của loài hoa này có thể gây

mẩn ngứa cho một số người.

Trúc đào: là một loài cây cảnh được trồng phổ biến trên đường phố. Tuy vậy, cây này rất độc, có khả năng gây chết người nếu hấp thụ quá nhiều vào cơ thể qua đường tiêu hóa hay niêm mạc. Thậm chí, việc hít phải khói từ cây trúc đào cháy cũng có thể rối loạn nhịp tim.

Đỗ Quyên: Hoa đỗ quyên thường mọc thành chùm lớn rực rỡ vào mùa xuân và thu hút được nhiều loài ong đến hút mật. Nhưng nếu ăn loại mật ong làm từ loài hoa này hoặc ăn lá

của chúng, bạn có thể bị phồng rộp miệng, nôn mửa, tiêu chảy và ngứa ngáy trong da cho đến nhức đầu, đau cơ, mờ mắt. Ăn với lượng lớn có thể dẫn đến chậm nhịp tim, co giật, hôn mê và tử vong.Thủy tiên: Với vẻ đẹp nõn nà và hương thơm quyến rũ, hoa thủy tiên

là một trong những biểu tượng của mùa xuân. Nhưng nếu ăn củ của chúng, bạn có thể nôn mửa và tiêu chảy.anh túc: là loài hoa có nhiều màu sắc đẹp, được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng nó còn một tên khác: hoa thuốc phiện. Chúng chính là nguyên liệu để bào chế thuốc phiện và nhiều loại ma túy khác.

Hoa là món quà vô giá mà thế giới thực vật tô điểm thiên nhiên và ban tặng cho nhân loại, từ xa xưa, người ta biết dùng hoa để làm thức ăn, làm thuốc chữa bệnh và tặng nhau. Hoa đã trở nên gần gũi với cuộc sống con người. Tuy nhiên cũng có không ít loại hoa đẹp như tú cầu, hoa chuông, đỗ quyên… có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.

BS. Huỳnh Liên Đoàn Hội Y học TP.HCM

Page 20: “Đó không phải là quá Muộn”14.161.4.102/btsk/2013/2013-11.pdfđường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh

20

Thông tin mới

Chắc bạn sẽ kêu lên: Xơ vữa động mạch có phải là bệnh do vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng gây ra đâu mà phòng bệnh bằng vắc xin. Vào ngày 12.9.2012, báo Sciences et avenir đăng tin: Các nhà nghiên cứu đang cố gắng phát triển loại vắc-xin ngăn chặn cơ chế viêm trong xơ vữa động mạch.

Sự tích tụ các phân tử LDL trong thành động mạch và quá trình oxy hóa gây ra phản ứng viêm tại chỗ. Phân tử protein kết hợp với LDL (LDL là cholesterol xấu gây nên các mảng xơ vữa động mạch) bị oxy hóa không được xem như thành phần của “chính cơ thể”, mà là vật lạ đối với cơ thể, còn gọi là kháng nguyên, vì kháng nguyên này không phải từ ngoài xâm nhập mà từ trong cơ thể nên gọi là “tự kháng nguyên”. Các bạch cầu tạo ra kháng thể chống lại các “tự kháng nguyên” này gây nên phản ứng viêm trong lòng mạch máu. Tế bào lympho T điều hòa (Treg- T régulateurs) ức chế phản ứng miễn dịch “kháng thể-tự kháng nguyên” này, nhưng số lượng Treg có quá ít trong mảng xơ

Cho đến nay, các nhà sinh học đã biết cách tạo ra các tế bào gốc, nhưng chỉ trong ống nghiệm, hoặc đĩa Petri. Lần này, nhóm nghiên cứu của Manuel Serrano - Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu ung thư Madrid, Tây Ban Nha - đã có thể tạo ra các tế bào gốc trong cơ thể của một con chuột sống. Đây là một nghiên cứu đột phá trong việc sử dụng các tế bào gốc. Những tế bào này thực sự có khả năng nhân lên để tạo ra tất cả các cơ quan và mô của cơ thể và thậm chí một cá nhân hoàn chỉnh. Hy vọng của các nhà nghiên cứu và các bác sĩ là sử dụng tiềm năng này để sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận bị hư hỏng hoặc điều trị một số bệnh. Điều này mang lại hy vọng. Tuy nhiên, còn nhiều bước khác phải được thực hiện trước khi sử dụng kỹ thuật này trên người.BS Cẩm Viên (lược dịch)Theo Sciences et Avenir 12-09-2013

vữa động mạch, không đủ để ức chế phản ứng viêm. Do đó các nhà khoa học có ý tưởng kích hoạt những tế bào lympho Treg.Một vắc-xin dựa trên protein apoB100 Một số loại vắc-xin đã được thử

nghiệm thành công ở chuột. Đây là văc xin được phát triển vào năm 2010 bởi các nhà

nghiên cứu tại bệnh viện Stockholm, phối hợp với

Giáo sư Jan Nilsson (Đại học Malmö). Vắc xin

được điều chế dựa trên một chuỗi các protein apoB100 (là protein duy nhất luôn

luôn kết hợp với LDL), có khả năng kích hoạt tế bào lympho Treg chuyên biệt với LDL. Thử nghiệm lâm sàng trong tương laiMột cách bào chế khác là tạo ra miễn dịch dung nạp đối với các apoB100 bằng cách cung cấp liều lượng thấp của một số mảnh nhỏ (các peptide) của protein này. Phương pháp này được thử nghiệm năm ngoái bởi đội ngũ của giáo sư Alain Tedgui, Trung tâm Nghiên cứu -tim mạch Paris (PARCC), cho kết quả: đã làm giảm tổn thương xơ vữa động mạch ở chuột và cũng ngăn chặn sự tiến triển các tổn thương trong những con chuột già đã có mảng xơ vữa từ trước. Tác dụng bảo vệ này là do sự hoạt hóa tế bào lympho Treg chuyên

biệt của protein apoB100. Theo Giáo sư Nilsson: “kiến thức của

chúng ta về vai trò của hệ miễn dịch trong xơ vữa động

mạch đã tiến triển tốt trong năm năm qua, chúng tôi sẽ bắt đầu

thử nghiệm lâm sàng để xác định các phương

pháp điều trị và phòng ngừa bằng cách điều chỉnh hệ thống

miễn dịch.” BS Quỳnh Viên (lược dịch)

phòng chống xơ vữa động mạch bằng vắc-xin

Lần đầu tiên tạo ra tế bào gốc trong một sinh vật

(Ảnh: www.khoahoc.com.vn)

Page 21: “Đó không phải là quá Muộn”14.161.4.102/btsk/2013/2013-11.pdfđường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh

Sức khỏe TP.HCM • Số 216 Tháng 11/2013 21

Tin hoạt động

Trung tâm y tế Dự phòng Q.9 truyền thông về bệnh tiêu chảy cấpTrung tâm Y tế Dự phòng Quận 9 đã phối hợp với Hội Y tế Công cộng TP. HCM tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề về các biện pháp phòng chống bệnh Tiêu chảy cấp do ROTAVIRUT cho 160 phu huynh học sinh Trường Mầm non Phước Long A. Tại buổi sinh hoạt chuyên đề, các báo cáo viên của Hội y tế công cộng, Trung tâm Y tế dự phòng đã trình bày các vấn đề liên quan đến bệnh tiêu chảy cấp cũng như các cách phòng chống của bệnh như: vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm.Tại buổi sinh hoạt, các phụ huynh học sinh đặc biệt quan tâm về cách chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ. Nội dung thắc mắc, trao đổi với các báo cáo viên chủ yếu là những vấn đề phòng, chống bệnh tiêu chảy cấp cho trẻ như cách rửa tay, uống vắc xin phòng bệnh cho trẻ. Qua đó, các phụ huynh đã nắm bắt được các biện pháp phòng, chống hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ. T3G – TTYTDP QUÂN 9

Trung tâm y tế Dự phòng Q.11 tổ chức truyền thông về dinh dưỡng trong bệnh đái tháo đường Nhằm tăng cường công tác truyền thông giáo duc dinh dưỡng trong phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường trong cộng đồng, Phòng Truyền thông – Giáo duc sức khỏe của Trung tâm Y tế dự phòng quận 11 đã phối hợp với UBND phường 5 quận 11 tổ chức buổi truyền thông kiến thức về “Dinh dưỡng hợp lý phòng ngừa bệnh đái tháo đường”. (ảnh)Với nội dung truyền thông ngắn gọn, dễ hiểu kèm theo những hình ảnh minh họa sống động đã tạo được sự giao lưu giữa báo cáo viên và người nghe, góp phần giúp người nghe điều chỉnh lại những kiến thức không đúng về dinh dưỡng. Sau buổi trò chuyện ban tổ chức cũng đã lượng

giá chương trình thông qua tiết mục “Trả lời câu hỏi có thưởng”. Buổi nói chuyện đã được đông đảo người dân đến tham dự.

(T3G-Trung tâm Y tế Dự phòng Q.11)

Kỷ niệm 25 năm tách rời song sinh Việt-ĐứcVừa qua, Bệnh viện Từ Dũ và Làng Hòa Bình tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm ngày mổ tách đôi cặp song sinh Việt-Đức (4/10/1988 – 4/10/2013).

Ngày này năm ấy, cách đây 25 năm, cặp song sinh Việt-Đức đã được tách đôi trong một ca mổ kỳ tích. Là ca mổ kéo dài hơn hai tháng, đã mở ra trang sử mới của nền y học Việt Nam và đi vào lịch sử y học thế giới. Thành tựu của ca mổ tách rời Việt - Đức không đơn thuần là thành tựu về mặt y học, mà đó còn là ca mổ quy tụ trí tuệ, tình người... với ê-kíp gồm các bác sĩ chuyên gia hàng đầu tại TP.HCM

lúc bấy giờ như: Viện sĩ - TS Dương Quang Trung, GS-BS Trần Đông A, GS-BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, GS Trần Thành Trai, GS Văn Tần, TS Nguyễn Tịnh Hiền, TS Vũ Lê Chuyên, GS Trần Văn Bình, TS Nguyễn Thị Tố Như... cùng sự hỗ trợ phương tiện, tình cảm của các người bạn Nhật trong suốt quá trình chăm sóc Việt-Đức.

Tại buổi lễ, Nguyễn Đức tri ân những bậc cha mẹ đã tái sinh ra em lần thứ hai, là những y bác sĩ trong ê-kíp mổ, các bác sĩ Nhật Bản, các bà, các mẹ, các cô ở Làng Hòa Bình với tấm lòng bao dung, đôi tay ân cần rộng mở chăm sóc Đức đến ngày hôm nay.

25 trôi qua kể từ khi cuộc mổ thành công với những phần cơ thể trọn vẹn nhất mà anh Việt để dành cho em Đức; cuộc mổ đã đem lại cho bé Đức ngày nào một cuộc sống độc lập, hạnh phúc cùng vợ và 2 bé Phú Sĩ – Anh Đào.

Tin-ảnh: TL

Gia đình Nguyễn Đức tri ân tại buổi lễ kỷ niệm.

Trao giải trả lời câu hỏi đúng.

Page 22: “Đó không phải là quá Muộn”14.161.4.102/btsk/2013/2013-11.pdfđường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh

22

Thử tài của bạn

1. Tên một loại tảo có chứa hàm lượng iod cao nhất.

2. Tình trạng tuyến giáp giảm bài tiết nội tiết tố giáp gọi là gì?

3. Iod rất cần thiết cho cơ

thể, đối với người lớn mỗi ngày cần bao nhiêu μg Iod?

4. Một trong các tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, có hình dạng giống con bướm. Đó là tuyến nào?

5. Điền vào chỗ trống: ………. Là tình trạng tuyến giáp bài tiết quá

nhiều nội tiết tố giáp.

6. Vi chất nào vô cùng cần thiết cho cơ thể, nếu thiếu sẽ làm giảm phát triển trí tuệ ở trẻ, tăng nguy cơ tai biến sản khoa, sảy thai, sinh non

Chiêu sinh lớp tập huấn nhân viên nhà thuốc Trong tháng 11/2013, Trung tâm Truyền thông – Giáo duc sức khỏe TP.HCM phối hợp với Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức 03 (ba) lớp “Tập huấn nhân viên nhà thuốc” với các chuyên đề về kỹ năng tư vấn sức khỏe sinh sản phu nữ; các biện pháp ngừa thai; thuốc viên ngừa thai thế hệ mới và những vấn đề triển khai GPP tại Nhà thuốc.Ba đợt tập huấn sẽ diễn ra vào các ngày 09/11, 23/11 và 30/11/2013, từ 8 giờ 00 đến 16 giờ 00. Mọi chi tiết xin liên hệ Trung tâm đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - ĐT: (08) 3911 5772, hoặc Trung tâm Truyền thông – Giáo duc sức khỏe (T4G) - ĐT: (08) 3.9309.086 (nội bộ: 102, 103). Website: daotaonlyt.edu.vn hoặc www.ump.edu.vn.

tRÒ chƠi ô chỮ

Đáp án kỳ trước:

số 215, tháng 10/2013

1. Rửa tay sạch.

2. Sáu

3. 15 tháng 10

4. Tiêu chảy

5. Xuân Bắc

6. Bàn tay sạch

Dấu hiệu của bệnh điếc

- Thưa bác sĩ, xin ông cứu chồng tôi ngay. Anh ấy bị điếc.

- Lâu chưa?

- Mới hôm nay thôi ạ.

- Sao bà biết đích xác thế?

- Hôm nay, anh ấy đi cùng tôi vào cửa hàng bán quần áo. Khi cô bán hàng nói giá tiền, đáng lẽ mặt chồng tôi phải tái đi khiếp hãi, thế mà anh ấy vẫn tủm tỉm cười ngớ ngẩn trông tội tội là.

Chưa chi đã đau

Y tá chuẩn bị tiêm thuốc, chợt bệnh nhân kêu toáng lên:

- Á… Á! Đau quá!

- Ông này hay nhỉ? Tôi đã tiêm đâu mà ông kêu ầm lên thế!

- Chân! Chân! Gót giày của cô đâm thủng chân tôi rồi!

Vui Cười …

Page 23: “Đó không phải là quá Muộn”14.161.4.102/btsk/2013/2013-11.pdfđường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh

Sức khỏe TP.HCM • Số 216 Tháng 11/2013 23

Tư vấn sức khỏegó

c phá

p luậ

t

Thai phụ bị Viêm gan B thì phải làm gì để phòng cho trẻ bị viêm gan B?

Một độc giảNếu thai phụ có HBsAg dương tính và HBeAg âm tính, nguy cơ lây truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con là 10-15%. Nếu thai phụ có cả HBsAg dương tính và HBeAg dương tính thì nguy cơ lây truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con lên đến 90%.

Giai đoạn lây truyền cao nhất là vào lúc chuyển dạ sinh, dù sinh thường

Những điều cần biết về Bảo hiểm xã hội tự nguyện 1. Đối tượng:- Công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.- Trường hợp nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, đã có 15 năm đóng BHXH trở lên nếu có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện, thì được đóng tiếp cho đến khi đóng đủ 20 năm BHXH để hưởng chế độ hưu trí hằng tháng.2. Mức đóng:Mức đóng BHXH hàng tháng bằng tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện nhân với mức thu nhập tháng của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Mức thu nhập tháng đóng BHxH tự nguyện: thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 lần lương tối thiểu chung.3. Tỷ lệ đóng BHxH: Từ tháng 01/2012 - 12/2013 = 20%; Từ tháng 01/2014 trở đi = 22%.4. phương thức đóng:- Phương thức đóng: hàng tháng, hàng quý hoặc 6 tháng một lần.- Thời điểm phải đóng:+ 15 ngày đầu tháng (đối với phương thức đóng hàng tháng).+ 45 ngày đầu quý (đối với phương thức đóng hàng quý).

hay sinh mổ. Nếu sinh giúp bằng giác hút hay kềm thì nguy cơ lây truyền cao hơn. Để giảm thiểu tình trạng con bị truyền bệnh từ mẹ, trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, càng sớm càng tốt, bé được tiêm phòng ngay. Nếu tiêm ngừa đủ và đúng, bé sẽ được bảo vệ trước bệnh viêm gan B.

BS Hồ Vĩnh ThắngViện Pasteur

Tôi tiền sử có bị tiểu đường, dạo gần đây có hay đi tiểu nhiều có phải bị thận hư.

hoatieu…@....Cần đi xét nghiệm xem đường huyết có cao không, vì có thể do tiểu đường làm cho bệnh nhân bị khát

+ 03 tháng đầu (đối với phương thức đóng 6 tháng một lần).- Người tham gia đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH quận huyện nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).5. Tạm dừng đóng:- Người tham gia được coi là tạm dừng đóng khi không đóng BHXH theo quy định tại điềm 4 nêu trên.- Trường hợp đã tạm dừng đóng, nay có yêu cầu tham gia BHXH tự nguyện trở lại thì thực hiện như đăng ký tham gia lần đầu vào tháng đầu quý.

nên uống nước nhiều dẫn đến tiểu nhiều. Khi đi tiểu không tự chủ thì nên đi khám xem tiểu đường có gây biến chứng thần kinh chưa, vì biến chứng thần kinh gây tiểu són, biến chứng mạch máu của tiểu đường gây suy thận. Vì vậy tiểu nhiều chưa chắc là suy thận, có thể do tiểu đường.

PGS.TS.BS Trần Lê Linh PhươngĐại học Y Dược TPHCM

6. Quyền lợi:Được hưởng quyền lợi như tham gia BHXH bắt buộc: + Được hưởng chế độ hưu trí khi đóng được ít nhất 20 năm và hết tuổi lao động.+ Được hưởng chế độ BHXH 1 lần nếu không đủ điều kiện hưu trí hoặc muốn nhận sớm.+ Thân nhân được hưởng Tử Tuất nếu người đóng chẳng may qua đời.(Trích theo website Bảo hiểm xã hội TP.HCM)

(Ảnh: banthiduakhenthuongtw.gov.vn.png)

Page 24: “Đó không phải là quá Muộn”14.161.4.102/btsk/2013/2013-11.pdfđường, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bệnh

TruNg TÂM TruyỀN THÔNg - gIáO DỤC SỨC KHỎE Tp.HCM59B Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP.HCM Điện thoại: (84.08) 39 309 086Fax: (84.08) 39 309 086Email: [email protected]: t4ghcm.org.vn