63
8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 1/63  B. CƠ SỞ  LÍ THUYT CHƯƠNG I: KHẢO SÁT PHƯƠNG TR ÌNH SCHRODINGER 1.1 Phương tr  ình Schrodinger Chúng ta đã biết hàm sóng phng ca De Broglie mô t chuyển động c a ht t  do. Để mô t chuyển động ca hạt trong các trườ ng lc, c n phi tìm hàm sóng mô t chuyển động ca ht trong một trường đã cho. Hàm sóng phải xác định đượ c hoàn toàn tr ng thái c a h Vt lí. Điều đó có nghĩa là, vic cho hàm sóng ti mt thời điểm nào đó không những mô t đượ c nhng tính cht ca h, mà còn xác định được động thái ca h ở  nhng thời điể m sau. Yêu cu này bi u din nhng nguyên lí nhân qu trong cơ học lượ ng tử. Trong trườ ng hợp đặc bit khi không có trườ ng, nghim c ủa phương tr ình là hàm sóng phi mô t chuyển động c a ht t do. Do đó phương tr ình vi phân cn tìm phi tha mãn sóng phng De Broglie cũng như chồng cht tùy ý các sóng phẳng đó. Về mt toán hc nhng s kin nêu trên đòi hi giá tr  c ủa đạo hàm    c a hàm sóng theo thờ i gian ti thời điểm đã cho phải được xác định bng giá tr  ca chính hàm sóng   ti cùng thời điểm. Thêm vào đó theo nguyên lí chồng cht,  phương tr ình vi phân mà hàm sóng tha mãn phi là tuyến tính. Ta viết đượ c: , ˆ , ,  x  L xt xt    , (1.1) trong đó ˆ  L  là mt toán t  tuyến tính. Để tìm dng của L, ta xét trườ ng hợ  p c a ht chuyển động t do. Khi đó   chính là hàm sóng phng De Broglie.   ,,, exp ,  x y z i  x yzt N Et px py pz     trong đó 2 2 2 , 2  x y z  p p p  E m  N là mt hng s chun hóa. Phép tính tr c tiế  p cho ta: 2 . 2 i t m     

Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 1/63

 

B. CƠ SỞ  LÍ THUYẾT 

CHƯƠNG I: KHẢO SÁT PHƯƠNG TR ÌNH SCHRODINGER

1.1 Phương tr ình Schrodinger

Chúng ta đã biết hàm sóng phẳng của De Broglie mô tả chuyển động của hạt tự do. Để mô tả chuyển động của hạt trong các trườ ng lực, cần phải tìm hàm sóng môtả  chuyển động của hạt trong một trường đã cho. Hàm sóng phải xác định đượ choàn toàn tr ạng thái của hệ Vật lí. Điều đó có nghĩa là, việc cho hàm sóng tại mộtthời điểm nào đó không những mô tả  đượ c những tính chất của hệ, mà còn xácđịnh được động thái của hệ ở  những thời điểm sau. Yêu cầu này biểu diễn nhữngnguyên lí nhân quả trong cơ học lượ ng tử. Trong trườ ng hợp đặc biệt khi không cótrườ ng, nghiệm của phương tr ình là hàm sóng phải mô tả chuyển động của hạt tự do. Do đó phương tr ình vi phân cần tìm phải thỏa mãn sóng phẳng De Brogliecũng như chồng chất tùy ý các sóng phẳng đó. Về mặt toán học những sự kiện nêu

trên đòi hỏi giá tr ị của đạo hàmt 

 

 của hàm sóng theo thờ i gian tại thời điểm đã

cho phải được xác định bằng giá tr ị  của chính hàm sóng     tại cùng thời điểm.

Thêm vào đó theo nguyên lí chồng chất,  phương tr ình vi phân mà hàm sóng thỏamãn phải là tuyến tính. Ta viết đượ c:

, ˆ , , x t  L x t x t 

  

,  (1.1)

trong đó ˆ L  là một toán tử tuyến tính. Để tìm dạng của L, ta xét trườ ng hợ  p của hạtchuyển động tự do. Khi đó    chính là hàm sóng phẳng De Broglie.

  , , , exp , x y z

i x y z t N Et p x p y p z 

   

trong đó

2 2 2

,2 x y z p p p E 

m  N là một hằng số chuẩn hóa.

Phép tính tr ực tiế p cho ta:

2 .2

i

t m

  

 

Page 2: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 2/63

 

Phương tr ình này có thể đượ c viết lại dướ i dạng:

1 ˆ , H t i

  

   

trong đó ˆ H  là hamiltonien cho chuyển động tự do của hạt:

2 22ˆ ˆ .

2 2 H T 

m m

 

Từ đó suy ra rằng, đối vớ i chuyển động tự do của hạt:

1ˆ ˆ . L H i

 

Trong cơ học lượ ng tử, ngườ i ta tổng quát hóa k ết quả riêng biệt này sang các

trườ ng hợp khác, coi như một tiên đề, ngh ĩa là toán tử  ˆ L  luôn luôn bằng:

1ˆ ˆ , L H i

  (1.2)

trong đó  ˆ H  là hamiltonien, phương tr ình (1) cho ta hàm sóng    bây giờ  đượ c viết

dướ i dạng:

ˆ .i H t 

   

  (1.3)

Đó là phương tr ình Schrodinger dướ i dạng tổng quát nhất. Nó là một trongnhững tiên đề của cơ học lượ ng tử. Sự đúng đắn của nó đã được thưc nghiệm xácnhận.

Đặc điểm quan tr ọng nhất của phương tr ình Schrodinger thể hiện ở  chỗ, nó là

 phương tr ình cấ p 1 của thờ i gian và có chứa đơn vị ảo i  ở  trước đạo hàmt 

 

. Do

đó hàm sóng phải là phức và phương tr ình có nghiệm tuần hoàn.

Tất nhiên có thể chọn hàm sóng biểu diễn bở i hàm thực làm hàm sóng cho một

hạt tự  do, chẳng hạn dướ i dạng một sóng chạy 1

cos . A pr Et   

  Tuy nhiên

khi đó, ta không thể  xây dựng được phương tr ình bậc nhất theo thờ i gian, mà

Page 3: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 3/63

 

nghiệm của nó là một chồng chất tùy ý của các tr ạng thái như vậy. Sự kiện phương

trình Schrodinger chỉ chứa đạo hàm bậc nhất theo thờ i giant 

 

 

có liên quan mật

thiết đến nguyên lí nhân quả  trong cơ học lượ ng tử. Thực vây nếu phương tr ình

Schrodinger chứa2

2t 

 

, thì để xác định    tại thời điểm t nào đó, nếu chỉ biết hàm

   tại thời điểm ban đầu sẽ là chưa đủ, mà cần phải biết hàm    và cả t 

 

tại thờ i

điểm ban đầu nữa.

Biểu thức của ˆ H  khi xét chuyển động của một hạt chuyển động tự do có dạng:

2

2 2 21

ˆ ˆ ˆ ˆ .2 2 x y z H p p pm m

  (1.4)

Đối vớ i hệ hạt không tương tác, ˆ H  của hệ bằng tổng các hamiltonien của cáchạt thành phần.

2

ˆ2

a

a a

 H m

 

, (1.5)

ở  đây chỉ số a đánh số các hạt, a   là toán tử Laplace, trong đó việc lấy vi phân

đượ c thực hiện cho hạt thứ a.

Đối vớ i hệ hạt có tương tác vớ i nhau:

2

1 2ˆ , ,... ,

2a

a a

 H U r r m

  (1.6)

số hạng thứ nhất là toán tử động năng, còn số hạng thứ hai là toán tử thế năng. Đặc biệt đối vớ i hạt nằm tr ong trườ ng ngoài:

2 2

ˆˆ , , , , ,2 2

 p H U x y z U x y zm

  (1.7)

Thay các biểu thức vừa nêu của ˆ H  vào (3) ta thu được phương tr ình sóng chocác hệ tương ứng. Cụ  thể xét trườ ng hợ  p hạt nằm trong trường ngoài không đổi ,

 phương tr ình sóng của nó có dạng:

Page 4: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 4/63

 

2

, , .2

i U x y zt m

   

  (1.8)

1.2 Mật độ dòng xác suất – Sự  bảo toàn số hạt

Hàm sóng mô tả  sự chuyển đông của các hạt nói chung thay đổi trong khônggian và thờ i gian. Tuy nhiên sự biến đổi đó không phải là tùy ý. Dùng phương tr ìnhSchrodinger, ta có thể tìm thấy một số định luật bảo toàn. Muốn vậy, xét tích phân

2dV   . Đó là biểu thức cho ta xác suất để tìm thấy hạt trong thể tích V. Lấy đạo

hàm tích phân trên theo thờ i gian, ta có:

*

* * 2 * * 2 ,2

dV dV dV  t t t mi

   

  (1.9)

trong đót 

 

 và

*

 

 đượ c lấy từ  phương tr ình Schrodinger (1.3) và phương tr ình

liên hợ  p của nó. Cuối cùng ta viết đượ c:

* * * ,2

dV div dV  t mi

 

 

  (1.10)

Dùng định lí Oxtrogradxki – Gau, ta có:

2 * * ,

2V S 

dV dS  t mi

   

  (1.11)

trong đó mặt S bao thể tích V. Chúng ta đưa vào vectơ j xác định bở i hệ thức:

* * .2

 jmi

 

  (1.12)

Khi đó (1.11) đượ c viết thành:

2.

V S 

dV jdS  t 

      (1.13)

Vì V là bất kì, nên công thức (1.13) có thể đượ c viết lại dướ i dạng vi phân và tathu được phương tr ình liên tục:

Page 5: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 5/63

 

2

  0,div jt 

 

  (1.14)

trong đó2

   là mật độ xác suất, còn j đượ c hiểu là vectơ mật độ dòng xác suất. Nó

có ý ngh ĩa Vật lí là thông lượ ng trung bình của các hạt đi qua một đơn vị diện tíchsau mỗi giây. Tích phân ở  vế phải ở  (1.13) là độ giảm xác suất tìm thấy hạt trongthể tích V bao bở i S sau một đơn vị thờ i gian. Vậy (1.13) có thể được coi như biểuthức của định luật bảo toàn số   hạt.  Nếu mở   r ộng tích phân ra toàn không gian

V    và chú ý r ằng khi đó cả hàm sóng và mật độ dòng j đều tiến tớ i không

gian trên một mặt ở  xa vô cực, chúng ta thu đượ c:

* 0,d 

dV dt 

 

  (1.15)

và đi tớ i k ết luận: xác suất toàn phần để  tìm thấy một hạt tại nơi nào đó trongkhông gian không phụ  thuộc thờ i gian. Từ  đó suy ra rằng số  hạt là không đổi.Phương tr ình (1.15) cũng khẳng định r ằng sự chuẩn hóa các hàm sóng không thayđổi theo thời gian. Điều xác nhận này có thể thấy từ:

2 2C      

 Nhân j và2

  vớ i khối lượ ng m của hạt, ta có:

2 * *, ,

2m m

im j   

  (1.16)

m    đượ c hiểu là mật độ khối lượ ng trung bình, m

 j  là mật độ dòng khối lượ ng trung

 bình. Tương tự nhân j và2

  với điện tích e của hạt ta sẽ thu đượ c mật độ điện tích

trung bình2

e e     và mật độ dòng điện trung bình e j .

Các phương tr ình:

0

  0

mm

ee

div jt 

div jt 

  

  

  (1.17)

 biểu diễn định luật bảo toàn khối lượ ng và định luật bảo toàn điện tích  trong cơhọc lượ ng tử.

Page 6: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 6/63

 

1.3 Trạng thái dừ ng

Đối vớ i một hệ  kín hay khi không có những trườ ng ngoài biến thiên,

hamiltonien ˆ H   sẽ  không phụ  thuộc thờ i gian và trùng vớ i toán tử  năng lượ ng

ˆ H x . Khi đó phương tr ình Schrodinger (1.3) có dạng:

, ˆ , . x t 

i H x x t  t 

  

  (1.18)

 Nghiệm của phương tr ình trên có thể thu đượ c bằng cách phân ly biến x và biếnt:

, . x t x t      (1.19)

Thay (1.19) vào (1.18) ta thu đượ c:

 

ˆ ,t 

i x H x x t  t 

   

 

hay:

ˆconst.

t i  H x xt   E 

t x

  

 

  (1.20)

Từ (1.20) ta viết đượ c:

t i E t 

  

  (1.21)

ˆ H x x E x   .  (1.22)

 Nghiệm của (1.21)  có dạng:

const exp . E 

t i t   

  (1.23)

Từ  (1.22) ta nhận thấy phương tr ình này trùng với phương tr ình của các hàm

riêng của toán tử năng lượ ng ˆ H x .

Page 7: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 7/63

 

Gọi ,n n

 E     là các hàm riêng và tr ị  riêng (ta xét phổ  gián đoạn), ta viết đượ c

nghiệm cuối cùng có dạng:

, exp .nn n

 E  x t x i t   

 

  (1.24)

Từ  đó suy ra rằng, các tr ạng thái đặc trưng bở i một năng lượng xác định n E   

thay đổi theo thờ i gian theo quy luật điều hòa vớ i tần số bằng:

.nn

 E   

  (1.25)

K ết quả  trên đã mở   r ộng hệ  thức De Broglie n E       , thoạt đầu áp dụng cho

một chuyển động tự do, sang các hệ thức tùy ý. Các tr ạng thái như trên đượ c gọi làcác tr ạng thái dừng và phương tr ình (1.22) đượ c gọi là phương tr ình Schrodingercho các tr ạng thái dừng. Do phương tr ình (1.18) là tuyến tính, nghiệm tổng quát

,n

 x t    có thể đượ c biểu diễn dướ i dạng chồng chất các tr ạng thái dừng có biên

độ tùy ý nhưng không đổi:

, .exp .nn n n

iE  x t C x t   

 

  (1.26)

Vì hệ là hàm tr ực giao, nên dễ dàng tính đượ c:

*,0 .n n

C x x dx     (1.27)

Thay nghiệm , expiE 

 x t x t    

  vào (1.18) và chú ý đến (1.8) và

(1.22), ta thu đượ c:

  2

2

0.

m

 x E U x x    

(1.28)

Đó là phương tr ình Schrodinger xác định tr ạng thái dừng đượ c mở   r ộng sangcho trườ ng hợ  p hạt chuyển động trong một trườ ng thế ngoài không phụ thuộc vàot. Phương trình (1.22) xác định tr ị  riêng năng lượ ng của hệ  ở   tr ạng thái dừng.

Page 8: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 8/63

 

Tr ạng thái dừng với năng lượ ng nhỏ  nhất trong tất cả  những giá tr ị  năng lượ ngđượ c gọi là tr ạng thái cơ bản.

Bây giờ  chúng ta tính xác suất tìm thấy hạt ,n  x t     và mật độ dòng xác suất

,n j x t   cho tr ạng thái dừng thứ n ta có:

2 *, , , . ,

n n n n x t x t x t x t      

* *, , , , ,2n n n n n

i j x t x t x t x t x t 

m  

.

Thay vào hai đẳng thức trên biểu thức (1.24) của ,n  x t   , ta đượ c:

, ,0n n x t x     (1.29)

, ,0n n j x t j x   (1.30)

Điều đó chứng tỏ, trong các tr ạng thái dừng, xác suất tìm thấy hạt cũng như mậtđộ dòng xác suất không phụ  thuộc vào thờ i gian. Cũng từ những nhận định trên,trong các tr ạng thái dừng mật độ điện tích trung bình c   , mật độ dòng điện trung

 bình không phuộc vào thờ i gian. Ta cũng có thể chứng minh dễ dàng r ằng trong

các tr ạng thái dừng xác suất F     để tìm thấy giá tr ị F nào đó của mọi đại lượ ng

cơ học (không phụ thuộc rõ vào t) đều độc lậ p vớ i thờ i gian. Thêm vào đó cả giá tr ị trung bình F  cũng không đổi. Thật vậy, ta có:

2

F C F       

trong đó C F    là biên độ khai triển của , x t     theo các hàm riêng của F   x   

của toán tử  F̂  biểu diễn đại lượ ng F. Đối vớ i tr ạng thái dừng ,n  x t     ta có thể 

viết đượ c:

* *. , exp ,nF n n

iE t C F x x t dx x x dx   

 

do đó: 

Page 9: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 9/63

 

22 * const.nF C F x x dx       (1.31)

Để k ết thúc, ta xem mối quan hệ giữa phổ  tr ị riêng của năng lượ ng trong tr ạngthái dừng với đặc tính chuyển động của hệ. Phổ  tr ị  riêng của năng lượ ng có thể gián đoạn hoặc liên tục. Tr ạng thái dừng của phổ  gián đoạn bao giờ   cũng tươngứng vớ i chuyển động hữu hạn của hệ, ngh ĩa là chuyển động trong đó hệ hay một

 phần nào đó của hệ không đi ra xa vô cực. Thực vậy, đối vớ i các hàm riêng của

 phổ gián đoạn, tích phân2dV    lấy trong toàn không gian là hữu hạn. Trong mọi

trườ ng hợ  p, điều đó có nghĩa bình phương2

   giảm đủ nhanh và bằng không tại

vô cực. Nói một cách khác, xác suất của các giá tr ị tọa độ vô cùng đều bằng không,ngh ĩa là hệ  thực hiện một chuyển động hữu hạn, hay như thườ ng nói, hệ ở   trong

tr ạng thái liên k ết.

Đối vớ i hàm sóng có phổ  liên tục, tích phân2dV     phân kì. Bình phương

modun hàm sóng2

   ở  đây không xác định tr ực tiế p xác suất của các giá tr ị tọa độ 

khác nhau và chỉ  được coi như một đại lượ ng tỉ  lệ  vớ i xác suất đó. Tích phân2dV    bao giờ   cũng phân k ì, đó là do

2    tại vô cực không bằng không (hay

 bằng không không đủ  nhanh). Do đó có thể khẳng định r ằng, tích phân2dV  

 

lấy theo miền không gian ở  bên ngoài vớ i một mặt kín hữu hạn, nhưng lớ n tùy ý,sẽ vẫn phân kì. Điều đó có nghĩa là, trong tr ạng thái đang xét (hay một phần nào đócủa hệ) nằm tại vô cực.

1.4 Một số tính chất tổng quát của phương tr ình Schrodinger

Các điều kiện mà các nghiệm của phương tr ình Schrodinger phải thỏa mãn, cómột đặc tính hết sức tổng quát. Trướ c hết hàm sóng     phải đơn trị  và liên tục

trong toàn không gian. Ngay cả khi bản thân trườ ng , ,U x y z  có mặt gián đoạn,hàm    vẫn phải liên tục. Trên mặt gián đoạn, không những hàm   , mà cả các đạo

hàm của    cũng phải liên tục. Tuy nhiên , nếu sau mặt nào đó thế năng U bằng vô

cùng, thì tính liên tục của các đại lượ ng này không xảy ra. Hạt không thể  thâmnhậ p vào một miền không gian, tại đó U   , ngh ĩa là trong miền này hàm sóng ở  

Page 10: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 10/63

 

khắp nơi phải bằng không. Để  cho hàm     liên tục, thì trên biên của miền này

0   , trong trườ ng hợp này các đạo hàm của    nói chung có bướ c nhảy.

 Nếu trườ ng , ,U x y z   không bằng vô cùng, thì hàm sóng cũng phải hữu hạn

trong toàn miền không gian.

Giả  sử  minU    là giá tr ị cực tiểu của hàm , ,U x y z . Vì hamiltonien của hạt là

tổng của toán tử động năng T̂  và thế năng U, nên giá trị trung bình của năng lượ ng

trong một tr ạng thái tùy ý bằng  E T U  . Nhưng tất cả các tr ị riêng của toán tử 

năng lượ ng T̂   (trùng vớ i hamiltonien của hạt tự  do) đều dương; do đó tất cả  tr ị 

trung bình 0T   . Hiển nhiên ta có minU U   do đó cả  min E U  . Vì bất đẳng thức

này đúng vớ i mọi tr ạng thái bất k ỳ, nên rõ ràng nó đúng vớ i mọi tr ị riêng của năng

lượ ng.

minn E U    (1.32)

Bây giờ  chúng ta xét một hạt chuyển động trong một trườ ng có , ,U x y z  bằng

không tại vô cực. Dễ dàng nhận thấy, phổ các tr ị riêng âm của các năng lượ ng khiđó sẽ gián đoạn, ngh ĩa là tất cả tr ạng thái vớ i 0 E    đều là các tr ạng thái liên k ết ở  trong một trườ ng bằng không tại vô cực. Thực vậy trong các tr ạng thái dừng có

 phổ  liên tục, tương ứng vớ i chuyển động vô hạn, hạt nằm tại vô cực. Nhưng tạinhững khoảng cách đủ  lớn để  có thể  bỏ  qua đượ c sự  cố  có mặt của trườ ng, thìchuyển động của hạt có thể coi như tự do, mà trong chuyển động tự do thì nănglượ ng của hạt chỉ có thể dương. Ngượ c lại các tr ị riêng dương lậ p thành một phổ liên tục và tương ứng vớ i chuyển động vô hạn, vớ i 0 E      phương tr ìnhSchrodinger (trong trườ ng lực đang xét) nói chung không có nghiệm để cho tích

 phân2dV    hội tụ.

Cần chú ý r ằng, trong cơ học lượ ng tử, khi chuyển động là hữu hạn, hạt có thể ở  

cả trong những miền không gian, tại đó  E U  , xác suất2

   tìm thấy hạt mặc dù

tiến nhanh đến không khi đi sâu vào một miền như thế, nhưng tại tất cả  nhữngkhoảng cách hữu hạn xác suất đó vẫn cứ khác không. Về mặt này có một sự khác

 biệt căn bản so với cơ học cổ điển, tại đây hạt không thể nào thâm nhậ p vào mộtmiền  E U  . Lí do là vì,  E U   động năng của hạt sẽ âm, vận tốc của hạt sẽ là ảo.

Page 11: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 11/63

 

Trong cơ học lượ ng tử các tr ị riêng của động năng cũng dương, tuy nhiên ở  đâychúng ta không gặ p mâu thuẫn, vì nếu quá trình đo hạt định xứ  tại một điểm xácđịnh nào đó của không gian, thì do k ết quả của quá trình đo này trạng thái của hạtsẽ bị phá hủy sao cho hạt không còn đông năng xác định nào nữa.

 Nếu trong toàn không gian , , 0U x y z    (và tại vô cực 0U   ), thì do bất đẳng

thức (1.32), ta có 0n E   . Mặt khác vì 0n E     phổ năng lượ ng phải liên tục, nên có

thể k ết luận r ằng trong trườ ng hợp đang xét hoàn toàn không có phổ  gián đoạn,ngh ĩa là hạt chỉ có thể chuyển đông vô hạn.

Tiế p thêm chúng ta có nhận xét sau. Nếu hệ  không nằm trong từ  trườ ng, thì phương tr ình Schrodinger cho các hàm sóng    của các tr ạng thái dừng, cũng như

các điều kiện đặt cho các nghiệm của nó, đều là thực. Do đó bao giờ  cũng có thể cho các nghiệm đó là thực. Đối vớ i các hàm riêng của các giá tr ị năng lượ ng khôngsuy biến, thì chúng tự động là thực với độ chính xác đến một nhân số pha không

quan tr ọng. Thực vậy *    thỏa mãn cùng phương tr ình như   , do đó nó cũng là

hàm riêng vớ i cùng giá tr ị năng lượ ng, vì thế giá tr ị này là không suy biến, thì    

và *   về  thực chất phải như nhau, nghĩa là có thể chỉ khác nhau ở   thừa số nhân

không đổi (có modun bằng dơn vị). Các hàm sóng tương ứng vớ i cùng một mứcnăng lượ ng không suy biến không nhất thiết phải là thực, nhưng bằng các chọn

thích hợ  p các tổ hợ  p tuyến tính của chúng, bao giờ  cũng có thể  thu đượ c một bộ các hàm thực.

Còn hàm sóng toàn phần , x t    được xác định bởi phương tr ình, có đơn vị ảo

i  trong hệ số. Tuy nhiên phương tr ình này vẫn giữ nguyên dạng của nó, nếu trong

đó đồng thờ i vớ i việc đổi t thành t    ta thay hàm , x t     bằng liên hợ  p của nó

* , x t     , chỉ khác dấu đứng trướ c t.

 Như đã biết các phương tr ình của cơ học cổ điển không thay đổi khi đảo chiềuthờ i gian, ngh ĩa là chỉ đổi dấu của t. Trong cơ học lượ ng tử, sự đối xứng đối vớ ihai chiều thờ i gian thể hiện ở  chỗ  phương tr ình sóng không thay đổi khi t t  ,

đồng thờ i thay hàm sóng , x t    bằng liên hợ  p của nó.

Tuy nhiên cần nhớ   r ằng, tính đối xứng ở   đây chỉ  được xét cho phương tr ìnhthôi, mà không đượ c xét cho bản thân khái niệm phép đo. 

Page 12: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 12/63

 

Sau cùng, xuất phát từ  phương tr ình Schrodinger, chúng ta có thể suy ra đượ ctính tr ực giao của các hàm sóng tr ạng thái với năng lượ ng khác nhau. Thực vậy,giả sử  m   và n   là hai hàm như thế. Chúng thỏa mãn các phương tr ình:

2

2* *

2

.2

m m m m

n n n n

U E m

U E m

 

 

 

 Nhân phương tr ình thứ nhất vớ i *n  , phương tr ình thứ hai vớ i m   r ồi tr ừ vế vớ i

vế, ta đượ c:

 

2 2* * * * *

.2 2m n m n m n n m m n n m E E divm m  

 

 Nếu lấy tích phân hai vế của phương tr ình này theo toàn không gian r ồi dùngđịnh lí Gauss, vế phải sẽ bằng không. Cuối cùng ta thu đượ c:

* 0.m n m n E E dV     

Theo giả  thiết m n E E  , ta tìm lại đượ c hệ  thức tr ực giao cho các hàm m   và

n  :

* 0m ndV      .

Page 13: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 13/63

 

CHƯƠNG II: ÁP DỤNG PHƯƠNG TR ÌNH SCHRODINGER ĐỂ GIẢI

MỘT SỐ BÀI TOÁN

2.1 Chuyển động một chiều

2.1.1 Các tính chất của chuyển động một chiều

Phương tr ình Schrodinger trong tr ườ ng hợ  p chuyển động một chiều theo tr ục xcó dạng:

ˆ , H x E x    vớ i 2

2ˆ .

2

d  H U x

m dx

  (2.1)

Viết dướ i dạng phương tr ình vi phân, ta đượ c:

2

2 2

20

d x m E U x x

dx

  

, (2.2)

trong đó U x   là thế  năng không phụ  thuộc vào thờ i gian. Tr ạng thái và năng

lượ ng của hạt tìm đượ c bằng các giải phương tr ình (2.2) có dạng phụ  thuộc vào

dạng thế năng U x .

Ta khảo sát trườ ng hợ  p khi thế năng có dạng tổng quát như ở   Hình 1.

(1) Tr ạng thái liên k ết: Khi hạt bị giam giữ trong một miền nào đó thì chuyểnđộng của hạt giớ i hạn về cả hai phía, ví dụ như hình trên chuyển động của hạt cónăng lượ ng 1 E U   bị giớ i hạn trong miền 1 2 x x x . Sử dụng điều kiện liên tục

của hàm sóng (và đạo hàm theo tọa độ  của nó) tại các điểm biên trong lúc giải phương tr ình Schrodinger, ta nhận đượ c phổ tr ị riêng của năng lượng là gián đoạn.

(2) Tr ạng thái không liên k ết: Khi chuyển động của các hạt bị giớ i hạn, ta nóitr ạng thái của hạt không liên k ết (chuyển động tự do). Trên sơ đồ thế năng Hình 1 

có hai miền ứng vớ i chuyển động tự do của hạt.

a) Trườ ng hợ  p hạt có năng lượ ng ở   trong khoảng 1 2U E U  . Chuyển động

của hạt là vô hạn về phía  x  . Điều đó có nghĩa là hạt có thể chuyển động giữa

3 x x  và  x  . Phổ năng lượ ng trong chuyển động này là liên tục và không suy

 biến ứng vớ i hàm sóng mô tả chuyển động tự do theo chiều âm của tr ục  x .

Page 14: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 14/63

 

 Hình 1: Dạng thế  năng U x  trong trườ ng hợ  p t ổ ng quát

 b) Trườ ng hợ  p 2 E U  : Hạt chuyển động ra xa vô hạn về cả hai phía  x  .

Phổ năng lượ ng của hạt là liên tục và suy biến bậc 2. Điều này ứng vớ i một giá tr ị năng lượ ng của phương tr ình (2.2) có hai hàm riêng, một ứng vớ i chuyển động tự do của hạt theo chiều dương, một theo chiều âm.

(3) Trườ ng hợ  p thế năng đối xứng: Trong trườ ng hợ  p thế năng là một hàm chẵn

vớ i tọa độ  thì Hamiltonian cũng là hàm chẵn, lúc đó hạt ở   tr ạng thái liên k ết vànghiệm của phương tr ình Schrodinger (2.2) đượ c phân thành hai lớ  p: lớ  p nghiệm

chẵn  x x    và lớ  p nghiệm lẻ   x x   .

2.1.2 Chuyển động của hạt tự  do

Ta xét một hạt chuyển động tự  do theo tr ục x. Vì thế  năng  0U x     nên

 phương trình Schrodinger cho tr ạng thái dừng của hạt có dạng:

2

2

2

0.

d x mE 

 xdx

 

    (2.3)

 Nếu đặt 2 22 /k mE     thì nghiệm của phương tr ình (2.3) là:

.ikx ikxk   x Ae Be 

    (2.4)

Số hạng thứ nhất trong (2.4) mô tả chuyển động theo tr ục x (sóng tớ i), số hạngthứ hai mô tả chuyển động theo chiều âm (sóng phản xạ). Biểu thức (2.4) có thể 

Page 15: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 15/63

 

viết gọn lại như sau: 

ikx

k  x Ae      (2.5)

trong đó  0 x    ứng vớ i chuyển động theo chiều dương, 0 x    ứng vớ i chuyểnđộng theo chiều âm.

Do hạt chuyển động tự do nên nghiệm (2.5) thỏa mãn các điều kiện liên tục vàhữu hạn trong toàn bộ không gian với năng lượ ng E có giá tr ị bất kì. Biểu thức củanăng lượ ng là:

2 2

.2k 

k  E 

m

   (2.6)

 Nếu để ý r ằng k  p k   thì biểu thức của năng lượ ng có thể viết lại dướ i dạng:2

2

 p

 p E 

m

  (2.7)

Phổ tr ị riêng là năng lượ ng liên tục, có giá tr ị nhất định tronh khoảng từ 0 đến , trong đó  x p p k     là xung lượ ng của hạt tự do,  xk k   là thành phần vectơ

sóng trên tr ục x.Hàm sóng phụ  thuộc thờ i gian ứng vớ i hạt tự  do ở   tr ạng thái dừng có dạng:

 

2

2, ,

k i kx t  

m

k   x t Ae 

  (2.8)

trong đó ta đã thay giá tr ị của E theo (2.6).

Hàm sóng ứng vớ i hạt tự do là nghiệm của phương tr ình Schrodinger tổng quátvà có dạng:

  , , ,i kx t  

k k k  x t c x t dk A c e dk  

 

  (2.9)

vớ i 1/ 2 A       do điều kiện tr ực chuẩn của hàm riêng thuộc phổ  liên tục dạng

(2.5) diễn tả dạng bó sóng, đó là tổ hợ  p tuyến tính của sóng phẳng dạng (2.8) vớ icác giá tr ị k khác nhau. Hệ số  k c  chính là biên độ của bó sóng và được xác định từ 

điều kiện ban đầu.

,0 ,ikxk  x A c e dk  

  (2.10)

từ đó: 

Page 16: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 16/63

 

1

,0 ,2

ikx

k c x e dx  

  (2.11)

2.1.3 Giếng thế vuông góc sâu vô hạn

Xét trườ ng hợ  p của hạt chuyển động tự do trong giếng thế một chiều có bề r ộngL lúc đó hạt hoàn toàn bị  nhốt trong giếng. Về  mặt hình thức có thểcoi tương đương vớ i một viên bi trượ t không ma sát dọc theo một sợi dây, được căng giữahai bức tườ ng r ắn sao cho va chạm của viên bi vớ i chúng là tuyệt đối đàn hồi. Thế năng đang xét có dạng như  Hình 2.

Dạng giải tích của thế năng là: 

0, khi 0 ,

 , khi 0 v .

 x LU x

 x à x L

 

  (2.12)

Ta thấy r ằng ngoài giếng thế   U x   hàm sóng

0 x     hạt không tồn tại ở  ngoài giếng thế. Như thế, ta

chỉ xét hạt ở  trong giếng thế  0  x L .

Phương tr ình Schrodinger có dạng:

2

2 2

20.

d x mE  x

dx

  

  (2.13)

Đặt: 22

2mE k  

, phương tr ình (2.13) tr ở  thành:

22

2 0.d x

k xdx

     (2.14)

Ta chọn nghiện của phương tr ình dướ i dạng:

sin cos . x A kx B kx      (2.15)

 Hình 2: S ơ đồ  thế  năngcủa giế ng thế  một chiề uvuông sâu vô hạn.

Page 17: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 17/63

 

Do điều kiện liên tục của hàm sóng tại các điểm biên nên ta có: 0 x      và

0 L    . Ta suy ra 0 B   và sin 0kL  . Vì vậy kL n  . Vì 22

2mE k  

 nên ta thu

đượ c biểu thức năng lượ ng của hạt trong giếng thế.

2 22 2

2,

2n o E n n E mL

 

  (2.16)

trong đó2 2

22o E mL

 

   là năng lượ ng của hạt ứng vớ i 1n   và đượ c gọi là năng lượ ng

ở  tr ạng thái cơ bản.

 Như vậy hạt ở   trong giếng thế  có thể đượ c tìm thấy vớ i một trong các giá tr ị 

năng lượ ng o E  , 4 o E  , 9 o E  , 16 o E  , … Vì năng lượ ng của hạt chỉ là động năng nênvận tốc của hạt chỉ có những giá tr ị nhất định. Đây là điều khác hẳn trong trườ nghợ  p cổ điển: khi viên bi trượ t không ma sát trên thanh vớ i một vận tốc đầu nào đóthì vận tốc của nó luôn luôn không đổi và bằng chính vận tốc ban đầu.

Hàm riêng (2.15) bây giờ  đượ c viết lại dướ i dạng:

sin sin .n

 x A kx A x L

       (2.17)

Hệ số A được xác định từ điều kiện chuẩn hóa n n x x   , hay:

2 2

0

sin 1, L

n A xdx

 L

   

Tính tích phân này ta xác định đượ c 2 / A L .

Vậy hàm sóng ở  tr ạng thái dừng ứng vớ i hạt có năng lượ ng n E   là:

2

sin , 1, 2, 3, ...n

n x x n

 L L

       (2.18)

Ta có thể đưa ra một số k ết luận về bài toán giếng thế một chiều vuông góc sâuvô hạn như sau: 

Page 18: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 18/63

 

 Hình 4: S ơ đồ thế  năng của

giếng đố i xứ ng một chiề u.

(a) Năng lượ ng n E   của hạt trong giếng bị lượ ng tử hóa. Điều này xảy ra là do

chuyển động của hạt mặc đầu tự do nhưng bị giớ i hạn

(b) Hàm sóng n   có 1n  nút (điểm mà tại đó hàm sóng bằng không).

(c) Mật độ xác suất tìm hạt n  x    có n cực đại ở  đó mật độ xác suất tìm hạt có giá

tr ị lớ n nhất. Hình 3 chỉ đồ thị các hàm sóng   , mật độ xác suất tìm hạt và các mức

năng lượng tương ứng vớ i các tr ạng thái khác nhau.

2.1.4 Ghi chú về trườ ng hợ p giếng thế đối xứ ng

Trong trườ ng hợ  p này thế năng có dạng:

0 khi / 2 / 2

  . 2.19  khi / 2

 L x LU x

 x L

 

 

Sơ đồ thế năng có dạng như  Hình 4. Vì thế nănglà hàm chẵn của tọa độ nên nghiệm của phương tr ình(2.14) đượ c phân thành hai lớ  p nghiệm lẻ và nghiệmchẵn:

 Hình 3: Đồ thị hàm sóng n  x   , mật độ xác suấ t 2

n n x x     và năng

lượ ng n E   trong giế ng thế  vuông góc sâu vô hạn

Page 19: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 19/63

 

 Hình 5: S ơ đồ  thế   năng của

giế ng thế   một chiề u vuông góc

sâu hữ u hạn

+ Đối vớ i lớ  p nghiệm chẵn: , x x     thay vào (2.15), ta đượ c

cos .n

 x B kx     

Áp dụng điều kiện biên / 2 0n  L    , ta đượ c cos 02

kL

, suy ra

n

k   L

 

, trongđó 1n  , 3, 5, …

Tương tự đối vớ i nghiệm lẻ: , x x   thay vào hàm sóng (2.15), ta đượ c:

sin ,n

 x A kx     

vớ in

k  L

  , trong đó 2n  , 4, 6, …

Dùng điều kiện chuẩn hóa ta tính đượ c các hệ số A và B có giá tr ị  là 2 / L .

 Như vậy trong cả hai lớ  p nghiệm ta đều có:n

k  L

   và do đó năng lượ ng của hạt

đượ c tính theo hệ thức:

2 22

2.

2 E n

mL

 

    (2.20)

2.1.5 Giếng thế hình chữ  nhật có chiều sâu hữ u hạn 

Bây giờ  ta xét trườ ng hợ  p giếng thế hình chữ nhật có chiều sâu hữu hạn vớ i thế năng có dạng: 

0 khi / 2 / 2

  . 2.21  khi / 2o

 L x LU x

U x L

 

 

Sơ đồ  thế  năng đượ c cho ở   Hình 5. Có thể 

thấy r ằng khi năng lượ ng o E U    thì hạt tự  dokhông bị  liên k ết, năng  lượ ng E là liên tục.

 Ngượ c lạio

 E U   hạt bị nhốt trong giếng, năng

lượ ng của hạt bị lượ ng tử hóa ứng vớ i các tr ạngthái liên k ết. Ta sẽ  giải phương trình

Page 20: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 20/63

 

Schrodinger cho tùng miền thế năng để  tìm năng lượ ng và hàm sóng ứng vớ i cáctr ạng thái khác nhau của hạt trong trườ ng hợ  p o

 E U  .

Đặt:

2,

2 2,o o

mE k 

m E U m U E  k i 

  (2.22)

trong đó 2

om U E 

 

 là các đại lượ ng thực.

Sử  dụng kí hiệu 2

2

d x

dx

     ta được phương tr ình Schrodinger và nghiệm

tương ứng của từng miền như sau: Miền I   2

1 1: 0,o

U x U x x    

Miền II   22 20 : 0,U x x k x    

Miền III   23 3: 0.

oU x U x x    

 Nghiệm của các phương tr ình trên có dạng:

1 , x x Ae 

     

 Hình 6: S ơ đồ ba mức năng lượ ng và hàm sóng trong giế ng thế  một chiều. Đườ ng

liề n nét ứ ng vớ i thế  hữ u hạn, đường đứ t nét ứ ng vớ i thế  vô hạn.

Page 21: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 21/63

 

2 cos sin , x B kx C kx     

3 . x x De   

    

Vì giếng thế là đối xứng nên nghiệm ở  miền II thuộc về hai lớ  p nghiệm chẵn:

2 cos ,c  B kx    hoặc nghiệm lẻ:

2 sin ,l

C kx    

Sử dụng điều kiện liên tục của hàm sóng và đạo hàm của nó tại các điểm biên

/ 2 x L , ta thu đượ c:

tan2

kL

   đối vớ i lớ  p nghiệm chẵn, (2.23)

cot2

kL

    đối vớ i lớ  p nghiệm lẻ. (2.24)

Thay k và    vào hai phương tr ình trên và đặt2

222

nmL E 

   

,2

222

oo

mL U    

, ta

đượ c:2 2tano

   đối vớ i lớ  p nghiệm chẵn, (2.25)

2 2coto

    đối vớ i lớ  p nghiệm lẽ. (2.26)

Hai phương tr ình siêu việt trên đây xác định các giá tr ị  năng lượ ng cho phép

của hạt trong giếng thế  hữu hạn. Giá tr ị  năng lượ ng chứa trong số  hạng2/ 2 / 2ka mE L     . Các phương tr ình này không thể giải bằng phương pháp

giải tích mà giải bằng phương pháp tích số  hoặc đồ  thị. Ở  đây ta sẽ  giải bằng phương pháp đồ thị.

Hình 7a. biểu diễn đồ  thị của tan  và 2 /o

   theo  . Hình 7b. biểu diễn

đồ thị của cot   và 2 /o

   theo   vớ i các giá tr ị o

   khác nhau. Giao điểm

các đường cong này xác định các giá tr ị cho phép ứng vớ i các giá tr ị nhất định của

o  . Đối với các trườ ng hợ  p tr ạng thái chẵn, khi o    bé chỉ cho một giao điểm, ngh ĩalà một giá tr ị năng lượ ng cho phép. Khi

o   tăng số giá tr ị năng lượng cho phép tăng

lên. Trong trườ ng hợ  p tr ạng thái lẻ, vì cot 0   nên khi / 2o

    sẽ không có

giao điểm nào xuất hiện, ngh ĩa là không có giá tr ị năng lượ ng cho phép.

Page 22: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 22/63

 

Một các tổng quát giá tr ị của bề r ộng giếng mà tại đó có n trạng thái liên k ết,ngh ĩa là có n giá tr ị năng lượ ng cho bở i:

2o

n     hoặc

2 22

2

2.

2oU n

mL

 

  (2.27)

 Như vậy, phổ năng lượ ng bao gồm các tr ạng thái chẵn và lẻ xen k ẻ nhau, trongđó trạng thái cơ bản là tr ạng thái chẵn.

Trườ ng hợ  p giớ i hạn khi oU    thì o

    thì hàm 2 /o

   sẽ cắt tan  

và cot   tại các điểm tiệm cận2

n    , vì khi

oU   cả  tan  và cot  tiến tớ i

vô cùng.

2 1tan

2

n  

, 0, 1, 2, 3, ...n   

cot n   , 1, 2, 3, ...n   

K ết hợ  p cả hai điều kiện này ta đượ c:

 Hình 7: Nghiệm đồ thị cho giế ng thế  sâu hữ u hạn. Các giá tr ị năng lượng đượ c cho bở i

 giao điể m của2 /o    , vớ i tan     và cot   , trong đó 2 2 22 / 2nmL E         và

2 2 2/ 2o omL V       . Hình a ứ ng vớ i các tr ạng thái chẵ n, hình b ứ ng vớ i các tr ạng thái lẽ .

Page 23: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 23/63

 

2

n    , 1, 2, 3, ...n    (2.28)

Vì 2 2 22 / 2n

mL E        nên ta nhận đượ c biểu thức của năng lượng cho trườ ng

hợ  p thế vô hạn.

2 22

2.

2 2n

n E n

mL

   

    (2.29)

 Hình 8  biểu diễn ba mức năng lượng đầu tiên và các hàm sóng tương ứng.Tr ạng thái cơ bản (n=1) và tr ạng thái kích thích thứ hai (n=3) là tr ạng thái chẵn,tr ạng thái kích thích thứ nhất (n=2) là tr ạng thái lẻ. Đồ thị cho thấy r ằng, các hàm

sóng lan tỏa qua miềno

 E U  . Điều này có ngh ĩa là xác suất tìm hạt 2 x   ở  

miền I và miền II khác không, ngh ĩa là hạt có thể  ở   mặt ngoài giếng. Mức độ “thấm qua” của hạt phụ thuộc vào độ lớ n của  , ngh ĩa là độ sâu o

U   của giếng, hạt

thấm qua đượ c một đoạn 1 / / 2 om U E     k ể từ biên của giếng.

Chú ý r ằng khio

U     thì 1/ 0   , ngh ĩa là hạt không thể  ra khỏi giếng.

Đây là trườ ng hợ  p giếng thế vô hạn như đã khảo sát ở  trên.

 Hình 8: Sơ đồ ba mức năng lượ ng và hàm sóng trong giế ng thế  một chiều. Đườ ng

liề n nét ứ ng vớ i thế  hữ u hạn, đường đứ t nét ứ ng vớ i thế  vô hạn.

Page 24: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 24/63

 

 Hình 9: S ơ đồ  thế  năng biể u diễ n thế  bậc thang.

2.1.6 Chuyển động qua thế bậc thang

Bây giờ  ta xét chuyển động của hạt trong trườ ng thế có dạng ( Hình 9):

0 khi 0,

  khi 0.o

 x

U x U x

   

Theo cơ học cổ điển hạt có năng lượ ngE từ miền I đi qua miền II sẽ có động năng

oT E U  . Trong trườ ng hợ  p khi o

 E U   

thì hạt có thể  đi qua đượ c miền II màkhông bị cản tr ở . Trong lúc đó

o E U   thì

ở   miền II động năng của hạt sẽ có giá tr ị 

âm. Đây là điều không thể  chấ p nhậntrong cơ học cổ điển, miền II đượ c gọi làmiề n cấ m cổ  điể n và hạt không thể đi vàomiền này.

Bây giờ   ta sẽ  khảo sát chuyển độngcủa hạt theo quan điểm của cơ học lượ ngtử  và tìm ra một số  tính chất đặc thù của hạt vi mô. Ta viết phương tr ìnhSchrodinger cho từng miền:

Miền I:2 1

12 22 0,d mE 

dx

   

  (2.30)

Miền II: 2

222 2

20.

o

d mE  E U 

dx

  

  (2.31)

 Nếu đặt:

22

2o

mE k  

 và

22

2,o

m E U k 

  (2.32)

thì hai phương tr ình trên đượ c viết lại như sau: 

Miền I:2

2112

0,o

d k 

dx

     (2.33)

Miền II:2

2222

0.d 

k dx

     (2.34)

Page 25: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 25/63

 

 Nghiệm của hai phương tr ình này là:

1 1 1 ,o oik x ik x

i r  Ae Be  

  (2.35)

2 2 2 .ikx ikx

t r Ce De     (2.36)

Chú ý r ằng ở  miền II không có sóng phản xạ nên hệ số  0 D 

. Lúc đó hàm sóng1   và 2   tr ở  thành:

1o oik x ik x

 Ae Be   , (2.37)

2 .ikxCe      (2.38)

Ta định ngh ĩa hệ số phản R và hệ số truyền qua T như sau: 

1

1

,r 

i  x

 j R

 j   (2.39)

2

2.t 

i  x

 jT  j

  (2.40)

Ta đã biết x

 j  là thành phần trên tr ục x của vecto mật độ dòng xác suất. Từ biểu

thức của x

 j  ta có:

 

  *

* .2 x

d x d xi j x x

m dx dx

   

 

Từ đó, ta tính đượ c:

21

2

1

2

2

. ,

. ,

. .

oi

o

o

k  j Am

k  j B

m

k  j C 

m

 

Tùy theo các giá tr ị năng lượng E đối vớ i thế năngo

U   mà ta xét hai trườ ng hợ  p:

a) Trườ ng hợ  po

 E U  :

Khi đó các hệ số  ok   và k có giá tr ị thực, dương. Dùng điều kiện biên tại 0 x :

1 20 0   ; 1 20 0   , ta tính đượ c các hệ số B và C:

,o

o

k k  B A

k k 

 

2.o

o

k C A

k k 

  (2.41)

Page 26: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 26/63

 

Ta thấy hàm 1oik x

 Be    và 2

ikx

t Ce     đều khác không. Điều đó chứng tỏ khi

hạt tớ i gặ p hàng rào thế năng thì một phần bị phản xạ ở  miền I và một phần truyềnqua miền II.

Từ đó biểu thức của R và T tr ở  thành:2 22

2 ,o o

o o

 B k k k k   R

k k k k   A

  (2.42)

22

2 2 2

2 4.o o

o o o o

C k k k kk  T 

k k  A k k k k  

  (2.43)

Dễ dàng nghiệm lại r ằng 1 R T  . Điều này chứng tỏ số hạt đượ c bảo toàn. Sự truyền qua của sóng từ miền I sang miền II khi o

 E U   đượ c mô tả ở   Hình 10.

 b) Trườ ng hợ  po

 E U  :

Khi đó hệ số  1

2o

k mE E U  

 là một số phức. Để sử dụng các k ết quả của

trườ ng hợ  po

 E U  , ta đặt:

k i   vớ i 1

2o

mE U E    

.

Hệ số phản xạ lúc này tr ở  thành:

 Hình 10: Hàm sóng của hạt qua thế  bậc thang trong trườ ng hợp năng lượ ng o E U   

Page 27: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 27/63

 

2

1.o

o

k i R

k i

 

 

  (2.44)

Trườ ng hợ  p này ta có sự phản xạ toàn phần. Sóng phản xạ có dạng:

1 .oo o i k xik x ik xo

o

k i Be e ek i

    

  (2.45)

 Như vậy sự phản xạ làm dịch chuyển pha của sóng tớ i. Sóng truyền qua miền IIkhác không và có dạng:

2

2.ikx x xo

o

k Ce Ce e

k i

   

  (2.46)

Mật độ xác suất tìm hạt trong miền II là:

22 2

2 2 2 2

4. xo

o o

k  x e

     

  (2.47)

 Như vậy ta thấy ngay cả khi hạt có năng lượ ng o E U   vẫn có một xác suất nhất

định để tìm thấy hạt ở  miền II. Đây là một hiệu ứng đặc thù của cơ học lượ ng tử đượ c gọi là “ hiệu ứng đườ ng ngầm”. Xác suất tìm hạt tỉ  lệ nghịch vớ i x và giảmnhanh theo hàm số mũ x tăng ( Hình 11).

2.1.7 Chuyển động qua hàng rào thế 

Bây giờ  ta xét chuyển động của hạt từ trái qua phải và gặ p hàng rào thế có dạngđơn giản như Hình 12. Biểu thức giải tích của thế năng là: 

 Hình 11: Hàm sóng của hạt qua thế  bậc thang trong trườ ng hợ  po

 E U   

Page 28: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 28/63

 

 Hình 12: Sơ đồ  thế   năng của

hàng rào thế   một chiề u chữ  

0 khi 0,

 khi 0 ,

0 khi .o

 x

U x U x a

 x a

 

Theo cơ học cổ  điển nếu hạt có năng lượ ngnhỏ hơn độ cao oU   của rào thế thì hạt bị chặn lại

ở  miền II nên không thể qua miền III đượ c. Tronglúc đó theo phần 2.1.6 ở  trên đã xét thì ngay khinăng lượ ng của hạt nhoe hơn độ cao hàng rào thế 

oU  , hạt vẫn có khả năng xuyên qua miền II để có

mặt ở  miền III bằng hiệu ứng đườ ng ngầm.Ta sẽ  tìm hệ  số  truyền qua bằng cách giải

 phương tr ình Schrodinger cho từng miền khác nhau chủa thế năng:  1 12

20,

mE  x x    

  (2.48)

 

2 22

20,o

m E U  x x  

 

  (2.49)

3 32

20.

mE  x x    

  (2.50)

Đặt:

22omE k  

; 22 ,om E U  

 

lúc đó ba phương tr ình trên đượ c viết lại như sau: 

1 1 1 ,o oik x ik x

i r  x e Ae  

  (2.51)

2 , x x x Be B e       (2.52)

3 3 .oik x

i x Ce     (2.53)

Trong (2.51) ta đã chọn biên độ sóng tớ i ở  miền I bằng đơn vị và trong (2.53)

không có sóng phản xạ ở  miền III. Ta định ngh ĩa hệ số truyền qua như sau: 23

1

.i

i  x

 jT C 

 j   (2.54)

Hệ số C được xác định từ điều kiện biên:

1 20 0 1 , A B B      

Page 29: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 29/63

 

 

2 3

1 2

2 3

,

0 0 1 ,

.

o

o

ik aa a

o

k a a a

o

a a Be B e Ce

ik A B B

a a ik Ce Be B e

 

 

 

 

 

 

 

 

Ta đượ c một hệ 4 phương tr ình tuyến tính bậc nhất:1 0, A B B   (2.55a) 

0,o o

ik B B ik         (2.55b) 

0,oik a ae B e B e C  

      (2.55c)

0.oik a a

oe B e B ik e C  

         (2.55d)

Giải hệ  phương tr ình này ta tìm đượ c hệ  số C. Có nhiều cách giải hệ  phươngtrình này, ở  đây chúng ta sẽ giải cách đơn giản nhất, đó là cách giải bằng phương

 pháp khử thông thườ ng.Trướ c hết ta phải tìm đượ c các hệ số B và  B  r ồi thay vào tìm C ta có:+ Khử hệ số A: Nhân phương tr ình (2.55a) cho

oik   r ồi cộng với phương tr ình

(2.55b), ta đượ c:

2 0.o o o

ik B ik B ik         (2.56)

+ Khử hệ số C: Nhân (2.55c) choo

ik   r ồi tr ừ (2.55d), ta đượ c:

0.a a

o oik e B ik e B

   

    (2.57)

+ Nhân (2.56) cho

a

oik e

   

 

 

 và (2.57) cho oik    :

22 0.a a a

o o o o oik e B ik ik e B ik ik e       (2.58)

2

0.a a

o o oik e B ik ik e B         (2.59)

Lấy (2.58) tr ừ cho (2.59), ta tìm đượ c hệ số B:

2 2

2.

a

o o

a a

o o

ik ik e B

ik e ik e

 

 

 

 

  (2.60)

Để tìm  B , ta lại nhân (2.56) cho a

oik e

     và (2.56) cho o

ik    :

2 2

2.

a

o o

a a

o o

ik ik e B

ik e ik e

 

 

 

   

 

  (2.61)

Từ (2.55c) , ta tìm đượ c C:

2 2

4.

oik a

o

a a

o o

ik eC 

ik e ik e  

 

 

  (2.62)

Page 30: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 30/63

 

Thực hiện một số phép biến đổi mẫu số trong biểu thức của C:

2 2

2 2 2 2

2 2

2 2

  ,

  2 2 ,

  2 ,

  2sh 2 2ch .

a a

o o

a a

o o o o

a a a ao o

o o

 MS ik e ik e

k ik e k ik e

k e e ik e e

k a ik a

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ đó, ta thu đượ c:

  2 2

2.

sh 2 ch

oik a

o

o o

ik eC 

k a ik a

 

 

  (2.63)

     

2

2 2 2 24  .sh 2 ch sh 2 cho

o o o o

C C C 

k k a ik a k a ik a

   

 

Cuối cùng ta có đượ c hệ số truyền qua:

 

2

22 2 2 2 2

4.

sh 4

o

o o

k  D C C C 

k a k 

 

 

  (2.64)

Đây là biểu thức tổng quát của hệ số truyền qua hàng rào thế hình chữ nhật bề r ộng a.

 Nếu xét trườ ng hợ  p 1a     thì:

  1

sh ,2 2

aa a e

a e e 

  

   

nên:

2

2 2 2

16.

/

a

o o

eT 

k k 

 

 

  (2.65)

Đặto

T   là hệ số đứng trướ c hàm 2 ae

     thì biểu thức (2.65) đượ c viết lại như sau: 2 .a

oT T e       (2.66)

Thay biểu thức của   vào biểu thức (2.66) ta đượ c:

2

exp 2 . ,o o

T T m U E a

  (2.67)

trong đó

2

22

16,

1o

nT 

n

 vớ i .o

o

k U E n

k E 

 

Page 31: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 31/63

 

 Hình 13: Hàm sóng của hạt có năng lượ ng

o E U   khi đi qua hàng rào thế .

 Như vậy khi o E U    hạt cũng có thể  xuyên qua hàng rào thế  bằng hiệu ứng

đườ ng ngầm. Dễ dàng nhận thấy r ằng hiệu ứng đườ ng ngầm chỉ xảy ra đối vớ i cáchiện tượ ng vi mô. Dạng của hàm sóng trướ c và sau khi qua hàng rào thế đượ c choở   Hình 13.

Thật vậy, giả sử chọn:311,28.10

oU E J  , 319,8.10m

  kg (khối lượ ng của electron), ta có sự  phụ 

thuộc của T vào giá tr ị của a như sau: a (m) 1010   1,5.  1010   2,0.  1010   5,0.  1010  

T 0,1 0,03 0,008 5,0.  710  

 Như vậy hiệu ứng đườ ngngầm là một hiện tượ ng biểu

hiện rõ tính chất sóng của hạt vimô, điều này không thể  có đốivớ i hạt v ĩ mô. 

Công thức (2.67) chỉ  ápdụng cho hàng rào thế hình chữ nhật. Đây là một trườ ng hợ  p lítưởng. Trong trườ ng hợ  p hàngrào thế  có dạng như ở   Hình 14,

ta cũng có thể áp dụng công thứctrên bằng cách chia hàng rào thế này thành vô số hàng rào thế vuông góc r ộng dx,

cao U x . Hạt có năng lượng E đi vào hàng rào thế tại điểm 1 x x  và ra khỏi hàng

rào thế  2 x x . Khi đó công thức tính hệ số truyền qua áp dụng cho hàng rào thế bất

kì có dạng:

2

1

2exp 2 .

 x

o

 x

T T m U x E dx

 

Hiệu ứng đườ ng ngầm mớ i thoạt nhìn có vẻ như mâu thuẫn với định luật bảotoàn năng lượ ng. Khi hạt có năng lượng E đi vào miền thế năng U x E   thì động

năng k  E E U x  có giá tr ị âm và xung lượ ng của hạt là đại lượ ng ảo.

Đây là điều không thể xảy ra theo cơ học cổ điển. Thực ra vấn đề xảy ra ở  đâykhông có gì mâu thuẫn cả.

Page 32: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 32/63

 

 Hình 14: Hàng rào thế  có d ạng bấ t kì

 Hình 15: S ơ đồ thế  năng của dao động

t ử  điề u hòa. T ại các điể m lùic

 x x  

hạt có năng lượ ng toàn phần E.

Cơ học lượ ng tử cho r ằng năng lượ ng của hạt không thể  là tổng động năng vàthế  năng của hạt vì theo nguyên lí bấtđịnh Heisenberg thì xung lượng (độngnăng) và tọa độ  (thế năng) của hạt không

đồng thời xác định. Năng lượ ng của hạtchính là tr ị riêng của toán tử Hamilton khithế năng không phụ thuộc vào tườ ng minhvào thờ i gian.

Hiệu ứng đườ ng ngầm đượ c ứng dụngr ộng rãi để giải thích các hiện tượ ng vật línhư: sự  phát electron lạnh, sự  phân raalpha, hoạt động của diode tunnel, …

2.1.8 Dao động tử  điều hòa lượ ng tử  

Dao động điều hòa là một dạng daođộng r ất quan tr ọng trong vật lí nói chungvà vật lí chất r ắn nói riêng. Đó là daođộng của các ion hoặc nguyên tử quanh vị trí cân bằng trong mạng tinh thể, daođộng của các nguyên tử trong phân tử, …

Bài toán về dao động về  điều hào lượ ngtử  đượ c ứng dụng nhiều trong vật lý lýthuyết như lý thuyết bức xạ, lý thuyết

 phổ, lý thuyết nhiệt dung vật r ắn, …Trướ c hết ta xét trườ ng hợp dao động

tử  điều hòa một chiều vớ i thế  năng códạng parabol đối xứng ( Hình 15):

2 21.

2

U x m x   

Theo quan điểm cổ điển hạt sẽ  chuyển động dao động với biên độ phụ  thuộcvào cơ năng ban đầu E. Cơ năng này có thể cung cấ p cho hạt dướ i dạng thế năng(độ  lệch ban đầu), dướ i dạng động năng (vận tốc ban đầu), hoặc cả  thế  năng vàđộng năng ban đầu. Nếu bỏ qua mọi sự hao hụt về năng lượ ng thì trong quá trìnhchuyển động, động năng và thế năng có sự thay đổi nhưng tổng của chúng là một

Page 33: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 33/63

 

đại lượng không thay đổi và bằng năng lượng ban đầu. Đối vớ i giá tr ị bất kì của Esẽ có hai giớ i hạn của biên độ dao động, được xác định bở i c

 x x  (điểm lùi cổ 

điển). Sau đây ta sẽ giải bài toán dao động tử điều hòa lượ ng tử bằng phương phápgiải tích.

Phương tr ình Schrodinger không phụ thuộc thờ i gian có dạng:

2 2 2

2

20.

2

d x mE m x E x

dx

      

  (2.68)

Để giải phương trình này ta dùng phương pháp đổi biến số:1/2

. ,m

 x 

  

 

2.

 E  

 

 

Lúc đó phương tr ình (2.68) tr ở  thành:

  2

22

0.d d     

    (2.69)

Phương tr ình trên cho nghiệm thỏa mãn các điều kiện tiêu chuẩn của hàm sóngchỉ ứng vớ i một giá tr ị xác định của   tức là của năng lượ ng E.

Để tìm nghiệm của (2.69) trướ c hết ta phải xét các nghiệm tiệm cận:Khi     thì (2.69) tr ở  thành:

22

20.

   

    (2.70)

 Nghiệm của phương tr ình này là:

2 2/2 /2.e e  

     

Do điều kiện giớ i nội của hàm sóng nên ta chỉ chọn số hạng2 /2 .e      

Khi   có giá tr ị bất kì nghiệm của (2.69) có dạng:

2 /2 , Ae f  

   

trong đó  f       là hàm cần tìm. Lấy đạo hàm bậc hai của     theo   r ồi thay vào

(2.69) ta thu được phương tr ình:

2 1 0. f f f      (2.71)

Ta tìm nghiệm của (2.71) dướ i dạng chuỗi:

0

.k 

 f a  

  (2.72)

Lấy đạo hàm bậc nhất r ồi bậc hai của  f      , ta đượ c:

Page 34: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 34/63

 

1

0

2

0

,

1 .

 f ka

 f k k a

 

 

 

 

 

Thay  f     ,  f      ,  f       vào (2.71) và đưa các số hạng về cùng tổng0...

,

ta đượ c:

20

2 1 2 1 0.k k k 

k k a ka a 

 

Từ đó, ta suy ra công thức truy toán dùng để  xác định các hệ số k 

a :

2

2 1.

2 1k k 

k a a

k k 

 

  (2.73)

Theo hệ thức (2.73), nếu ta biết k a  thì ta sẽ tìm đượ c 2k 

a , r ồi 4k a  …

Ví dụ:

2 4 2

5 11 5, , ...

2 12 24o oa a a a a

       

 Nếu bắt đầu từ  1a  ta sẽ tìm đượ c các hệ số vớ i k lẻ:

3 1 5 3 1

7 33 7, , ...

2 20 120a a a a a

       

Khi     để đảm bảo điều kiện giớ i nội hàm sóng thì chuỗi (2.72) phải bị chặn ở  một số hạng nào đó, nghĩa là tr ở  thành một đa thức. Giả bậc của đa thức làn, lúc đó 0

na   , 2 0

na   , công thức truy toán bây giờ   tr ở   thành: 2 1 0n    

2 1.n    Như vậy, ta thu đượ c biểu thức của năng lượ ng:

1,

2n E n    

 vớ i 0n  , 1, 2 … (2.74)

Công thức (2.74) chứng tỏ năng lượ ng của dao động tử điều hòa có giá tr ị giánđoạn. Năng lượ ng thấ p nhất của dao động tử ứng vớ i 0n   là:

1 ,2o

 E          (2.75)

đượ c gọi là “năng lượ ng không”. Năng lượ ng này có liên quan đến dao động của các hạt (nguyên tử, ion, …) ở  

nút mạng tinh thể. Theo cơ học lượ ng tử thì ngay cả khi nhiệt độ tiến đến không độ tuyệt đối các hạt vẫn dao động, do đó có năng lượ ng.

Page 35: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 35/63

 

Sự  tồn tại của “năng lượng không” đã đượ c thực nghiệm xác nhận nhờ   thínghiệm tán xạ tia X lên tinh thể ở  nhiệt độ thấp. “Năng lượ ng không” cũng là k ếtquả tr ực tiế p của hệ thức bất định. Thực vậy, nếu 0T K   hạt không dao động thìtọa độ và xung lượng được đồng thời xác định, điều này trái vớ i hệ thức bất định.

Bây giờ  ta tìm hàm sóng ứng với năng lượ ng n E  . Hàm sóng này có dạng:

2 /2 .

n n A e f       (2.76)

So sánh phương tr ình (2.71) với phương tr ình cho đa thức Hermite ta thấy

 f      chính là đa thức Hermite.

2

2

1 .n

nn

n n

d e f H e

de

  

   

  (2.77)

Hệ số n

 A  được xác định từ điều kiện chuẩn hóa:

2 2

2 1 1.n n

 x dx d m

  

   

Dùng điều kiện tr ực giao của đa thức Hermite:

2 2 2 !.n

ne H d n   

 

Ta tìm đượ c:1/4

1

2 !n n

m

 A n

 

 

  . Như vậy, hàm sóng ứng với năng lượ ng

n E   có dạng:

    2

1/41/2

2 ! .n

n

mn e H   

  

  (2.78)

Bây giờ  chuyển qua biến x:

  21/4

2 ! .m

 xn

n

m m x n e H x

 

    

 

   

 

  (2.79)

 Nếu ta đặto

 xm 

 

 thì hàm sóng ứng vớ i một số năng lượ ng khác nhau sẽ là:

2

2

1exp ,

2o

oo

 x x

 x x 

 

  (2.80a) 

Page 36: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 36/63

 

 Hình 16: Hàm sóng (đồ  thị a) và xác suấ t tìm hạt (đồ  thị b) của hạt dao động điề uhòa ứ ng vớ i bố n mức năng lượ ng khác nhau.

2

2

1 2exp ,

22o

o oo

 x x x

 x x x 

 

  (2.80b)

2 2

2 22

1 4exp .

22o

o oo

 x x x

 x x x

  

  (2.80c)

Ta định ngh ĩa điểm mà tại đó hàm sóng 0n

 x     là nút, thì hàm o x   có 0

nút, hàm 1  x   có 1 nút, … Nói chung số nút là số  lượ ng tử n. Đồ  thị các hàm

sóng và xác suất tìm hạt tương ứng vớ i bốn mức năng lượ ng thấy hạt nhất địnhdiễn tả ở   Hình 16. 

2.2 Phương tr ình Schrodinger trong chuyển động 2 – 3 chiều

Bây giờ  ta xét trườ ng hợ  p hạt chuyển động trên một mặt phẳng hai chiều hoặctrong không gian ba chiều. Để giải phương tr ình Schrodinger cho các chuyển độngnày ta dùng phương pháp tách biến bằng cách giả  sử  các chuyển động trên cácchiều là độc lậ p nhau. Hệ quả của điều này là năng lượ ng trong chuyển động nhiềuchiều bằng tổng năng lượ ng của các chuyển động một chiều và hàm sóng bằng tích

 phân các hàm sóng của các chuyển động một chiều. Vì vậy, ta sẽ sử dụng các k ếtquả của bài toán của chuyển động một chiều như đã khảo sát ở  trên. Điều cần chú ý

Page 37: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 37/63

 

ở   đây là khác với trườ ng hợ  p chuyển động một chiều, trong chuyển động nhiềuchiều sẽ xuất hiện sự suy biến của năng lượ ng.

Trướ c hết ta đưa ra cách giải tổng quát phương tr ình Schrodinger trong tr ườ ng

hợ  p 3 chiều trong hệ tọa độ Descartes, sau đó ta sẽ xét bài toán giếng thế 2 chiều, 3chiều và dao động tử điều hòa 3 chiều.

2.2.1 Giải phương tr ình Schrodinger trong trườ ng hợ p 3 chiều

Trong không gian Descartes ba chiều phương tr ình Schrondinger dừng có dạng:

2 2 2

2 2 2, , , , , , .

2  xyzV x y z x y z E x y zm x y z

 

  (2.81)

Vì chuyển động trên ba tr ục là độc lậ p nhau nên sử dụng phương pháp phân li biến số để giải phương tr ình trên, lúc đó thế năng, năng lượ ng của hàm sóng viếtlại dướ i dạng:

, , ,V x y z V x V y V z   (2.82a)

, xyz x y z

 E E E E    (2.82b)

, , . x y z x y z     (2.82c)

Thay các biểu thức trên vào phương tr ình (2.81) r ồi chia 2 vế cho , , x y z  , ta

thu được ba phương tr ình cho ba chuyển động một chiều theo ba tr ục:

2

2,

2  xV x x E x

m x  

  (2.83a)

2

2,

2  yV y y E y

m y  

  (2.83b)

2

2.

2  zV z z E z

m z  

  (2.83c)

Page 38: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 38/63

 

Giải ba phương tr ình trên ta được năng lượ ng và hàm sóng của chuyển độngtheo từng chiều riêng r ẽ sau đó thay vào (2.82), ta thu được năng lượ ng và hàmsóng cho hạt chuyển động ba chiều.

2.2.2 Hạt trong giếng thế 2 chiềuTrong trườ ng hợ  p hạt bị nhốt trong giếng thế vớ i thế năng có dạng:

0 khi 0 , 0 ,

  khi 0, ; 0, . x y

 x y

 x L y LU x

 x x L y y L

 

 

Theo (2.83), ta được hai phương tr ình cho tr ườ ng hợ  p một chiều:

2 2

2 2; .2 2 x y

d d 

 x E x y E ym dx m dy  

 

Đây chính là phương tr ình Schrodinger dừng cho hạt ở  giếng thế một chiều theohai tr ục x và y với năng lượ ng hàm sóng lần lượ t có dạng:

2 2 2

2;

2 x

 xn

 x

n E 

mL

 

  

2 2 2

2.

2 y

 y

n

 y

n E 

mL

 

  

2

sin ; x x

n

 x x

n x x

 L L

      

2sin . y

 y

n

 y y

n y y

 L L

       (2.84)

Từ đó, năng lượ ng và hàm sóng trong giếng thế hai chiều có dạng như sau: 

22 2 2

2 2.

2 x y x y

 y xn n n n

 x y

nn E E E 

m L L

  

  (2.85)

4

, sin sin . x y

 y x

n n x y x y

n yn x

 x y  L L L L

  

     

(2.86)

Khi giếng thế là hình vuông cạnh L thì:

2 2

2 2

2,

2 x yn n x y E n n

mL

 

  (2.87a) 

Page 39: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 39/63

 

2

, sin sin . x y

 y xn n

n yn x x y

 L L L

        (2.87b)

Giá tr ị năng lượ ng ứng vớ i bốn mức đầu tiên:

2 2

11 2;

2 E 

mL

 

   

2 2

12 21 2

5,

2 E E 

mL

 

   

2 2

22 2

4;

2 E 

mL

 

   

2 2

13 31 2

5. E E 

mL

 

   

 Như vậy, ta thấy mức năng lượ ng 11 E   không suy biến, hàm sóng tương ứng là:

11

2

, sin sin .

nx ny

 x y  L L L     

Trong lúc đó mức năng lượ ng 12 E   và 21 E    suy biến bội hai vớ i các hàm sóng

tương ứng là:

12

2 2, sin sin

nx ny x y

 L L L     và 21

2 2, sin sin .

nx ny x y

 L L L     

2.2.3 Hạt trong giếng thế 3 chiều

Trong trườ ng hợ  p này thế năng giam giữ hạt có dạng:

0 khi 0 , 0 , 0 ,

  khi 0, ; 0, , 0, . x y z

 x y z

 x L y L z LU x

 x x L y y L z z L

 

 

Theo (2.83) ta được ba phương tr ình Schrodinger cho bài toán giếng thế  mộtchiều sâu vô hạn, từ đó biểu thức của năng lượ ng và hàm sóng trong giếng thế bachiều viết lại như sau: 

22 2 2 2

2 2 2.

2 x y z x y y

 y x zn n n n n n

 x y z

nn n E E E E 

m L L L

   

  (2.88)

4

, , sin sin sin . x y z

 y x zn n n

 x y z x y z

n yn x n y x y z

 L L L L L L

         (2.89)

Page 40: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 40/63

 

Trong trườ ng hợ  p  x y z L L L L  thì năng lượ ng ở  (2.88) tr ở  thành:

2 2

2 2 22

.2 x y zn n n x y z

 E n n nmL

 

  (2.90)

Hàm sóng trong (2.89) có dạng:

3

8, , sin sin sin .

 x y z

 y x zn n n

 x y z

n yn x n y x y z

 L L L L

         (2.91)

Bảng 1: Sự suy biến các mức năng lượ ng trong giếng thế ba chiều:

1/ x y zn n n

 E E     x y zn n n  n

g  

369111214

(111)(211), (121), (112)(221), (212), (122)(311), (131), (113)(222)(321), (312), (231), (213), (132), (123)

133316

Ở tr ạng thái cơ bản 1 x y z

n n n  năng lượ ng có dạng:

2 2 2 2

12 231 1 1 3 ,

2 2 x y zn n n E E 

mL mL

    (2.92)

trong đó2 2

1 22 E 

mL

 

   là năng lượ ng ở  tr ạng thái cơ bản của giếng thế một chiều. Sự 

suy biến của các mức năng lượ ng trong giếng thế  ba chiều đượ c cho ở   Bảng 1.Trong đó

ng  là bậc suy biến.

2.2.4 Dao động tử  điều hòa ba chiều

Ta xét hạt dao động điều hòa lượ ng tử vớ i thế năng có dạng:

  2 2 21, , .

2  x y zV x y z m x y z     (2.93)

Page 41: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 41/63

 

 Nếu các tần số theo ba chiều khác nhau ta có trườ ng hợp dao động tử điều hòadị hướng, trườ ng hợp ngượ c lại ta có dao động tử điều hòa đẳng hướ ng. Sử dụng

 phương pháp tách biến như trên, ta được năng lượ ng của dao động tử 3 chiều dị hướ ng là:

1 1 1,

2 2 2 x y zn n n x x y y z z E n n n  

  (2.94)

trong đó , , 0, 1, 2, 3,... x y z

n n n    

Hàm sóng mô tả tr ạng thái dừng tương ứng là:

, , , x y z x y zn n n n n n x y z x y z     (2.95)

trong đó các hàm sóng một chiều đượ c cho ở  công thức (2.78).

Trong trườ ng hợ  p thế  năng đẳng hướ ng  x y z     thì năng lượ ng ở  

(2.94) tr ở  thành:

3 3,

2 2 x y zn n n x y z E n n n n  

  (2.96)

vớ i  x y zn n n n .

Từ (2.96) ta thấy trườ ng hợp dao động điều hòa đẳng hướng năng lượ ng bị suy biến.

Bảng 2: Sự  suy biến các mức năng lượng trong dao động tử  ba chiều đẳnghướ ng.

n 2 /n

 E         x y zn n n   ng  

0

123

3

579

(000)

(100), (010), (001)(200), (020), (002), (100), (101), (011)(300), (030), (003), (210), (201), (021)(120), (102), (012), (111)

1

3610

Page 42: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 42/63

 

Để tìm bậc suy biến ta tìm hàm sóng khả d ĩ ứng vớ i một giá tr ị của năng lượ ng.Dễ dàng nhận thấy r ằng bậc suy biến ứng vớ i mức năng lượ ng n

 E   là:

1

0

1 .n

n

n

g n n

  (2.97)

Đây là một cấ p số cộng mà số hạng đầu là (n+1), số hạng cuối là 1, vì vậy ápdụng công thức tính tổng của cấ p số cộng ta đượ c bậc suy biến là:

1 2.

2n

n ng

  (2.98)

Bảng 2 minh họa các giá tr ị  ứng vớ i mức năng lượ ng và bậc suy biến củachúng.

Page 43: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 43/63

Page 44: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 44/63

 

2

2, .k 

ikx i t  m x t C k e dk  

 

Bài 2: Một hạt tự do có khối lượ ng m chuyển động một chiều. Tại thời điểm

0t    hàm sóng chuẩn hóa của hạt là:

2

1/42 22

,0, 2 exp ,4 x x

 x

 x x  

 

   

 

ở  đây 2 2 . x

 x     

a) Tính độ  bất định của xung lượ ng 2 2 p

 p p      đi đôi vớ i hàm sóng

trên. b) Chứng tỏ r ằng tại thời điểm 0t    mật độ xác suất của hạt có dạng:

22 2

2 22

, ,0, . p

 x

t  x t x

m

   

 

Lờ i giải:

a) Do:

d  p i dx

dx  

     

2

221/2 22

10,

22 x

 x

 x x

 xi e dx 

  

 

22

2

 p dxdx  

   

2

22 2

221/2 2 2 22

1 1,

2 4 42 x

 x

 x x x x

 xe dx 

  

   

Page 45: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 45/63

 

2 .2 p

 x

 p  

 

 

 b) Dùng phép biến đổi Fourier:

1

,0 ,02

ipx

 p e x dx   

 

 

2

1/4 22

1 1exp

42 2

ipx

 x x

 xe dx

      

 

 

1/42 2 2

2

2exp .

2

 x  x p     

 

 

Do đó: , ,0 ,iEt 

 p t p e  

   ở  đây: 

2

2

 p E 

m ,

Đối vớ i một hạt tự do. Dùng phép biến đổi Fourier ngượ c:

, ,ipx

 x t e p t dp      

1/42 2 2 2

2

2exp exp

22

ipx x  x

 p pe i t dp

m

     

 

 

 

1/42 2

1/222

1exp

24 22

 x

 x x

 x

t t ii mm

 

   

   

 

Page 46: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 46/63

 

 Hình 3.1

2

2

2 22 222

22

1 1, exp

22

 p p

 x x

 x x t 

t t 

mm

       

 

 

22 2

22

,0, . p

 x

t  x

m

   

 (điều phải chứng minh)

Dạng 2: Hạt chuyển động ở  giếng thế sâu vô hạn

Bài 3: Một hố  thế  năng có chiều sâu vô hạn giam giữ  một hạt trong vùng 0  x L . Hãy vẽ hàm sóng và mô tả tr ạng thái riêng năng lượ ng cực tiểu của hạt.

 Nếu một hố  thế  năng đẩy dạng hàm delta, / 2 0 H x L     đượ c thêmvào tại tâm hố, hãy vẽ dạng hàm sóng mớ i và cho biết năng lượ ng của hệ sẽ tănglên hay giảm đi. Nếu năng lượng ban đầu là

o E  , thì nó sẽ  bằng bao nhiêu khi

   ?

Lờ i giải:

Đối vớ i hố  thế vuông góc, hàm riêng tương ứng vớ i tr ạng thái có năng lượ ngcực tiểu và giá tr ị năng lượ ng của nó tương ứng là:

2

sin ,o

nx x

 L L 

   

 

2 2

22o E 

mL

 

  .

Đồ thị biểu diễn hàm sóng đó đượ c vẽ ở   Hình 3.1.

Khi thêm hàm thế  delta, phương tr ìnhSchrodinger sẽ tr ở  thành:

2 / 2 0,k x L      

Page 47: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 47/63

 

 Hình 3.2

ở  đây 22 2

2 2,

mE mk 

    

. Các điều kiện biên là:

0 0 L   ,

,2 2 2

 L L L  

2 2

 L L  

 

Sự  xuất hiện phương tr ình trên do lấy2

0

2

lim

 L

 L

dx

 

 

 

  hai vế  phương tr ình

Schrodinger và tính liên tục của  x   tại / 2 x L .

Các nghiệm vớ i / 2 x L  thỏa mãn:

1

2

sin k , 0 L/2,

cos k L , 0 L/2.

 A x x

 A x x 

 

   

Đặt k k o

 ứng vớ i tr ạng thái cơ bản. Điều kiện: 1 2 A A A , và hàm sóng của

tr ạng thái cơ bản tr ở  thành:  

1 oo

2 o

sin k , 0 L/2,

cos k L , 0 L/2.

 A x x

 A x x 

   

   

k o  là nghiệm nhỏ nhất của phương tr ình siêu việt:

2

kL mcot

2 k 

   

.

Page 48: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 48/63

 

 Hình 3.3 

DokL

cot2

 âm nên, /2 k L/2o

  , hay / k 2 /o

 L L   . Hàm sóng tr ạng

thái cơ bản mới đượ c mô tả trên Hình 3.2.

 Năng lượng tương ứng là:2 2 2

22 2o

ok  E E m mL

  , do /ok L   và năng lượ ng

tr ạng thái cơ bản mớ i 4o

 E E  .

Dạng 3: Hạt chuyển động ở  giếng thế sâu hữ u hạn

Bài 4: Hạt có khối lượ ng m chuyển động trong trườ ng thế:

 khi 0

0 khi 0 d

 khi d

o

o

U x

U x x

U x

.

Tìm phương tr ình xác định phổ  nănglượ ng E trong miền

o E U  .

Lậ p luận về tính gián đoạn của phổ nănglượ ng ( Hình 3.3).

Lờ i giải:

Phương trình Schrodinger không phụ thuộc vào thờ i gian có dạng:

2

20

d x mE  E U x x

dx

  

.

- Trong miền 0 x   (miền I):

  2

20 I 

o I 

d x mE  E U x

dx

  

.

Vì 0o

U E   nên ta đặt 21 2

2o

mk U E 

.

Khi đó ta có:

212

0 I 

 I 

d xk x

dx

   .

Page 49: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 49/63

 

 Nghiệm của  I  x   có dạng:

1 11 1

k x k x

 I  x A e B e 

  .

Để   I   x   hữu hạn khi  x   ta đặt 1 0 B    vậy:

11

k x

 I  x Ae     

- Trong miền 0 d x  (miền II):

2 2

2 2

20, II 

 II 

d x mE k x k 

dx

  

.

 Nghiệm  II  x   có dạng:

sin . II 

 x A kx    

Trong đó A và   là những hằng số.

- Trong miền d x   (miền III):

2

20. III 

 III 

d xk x

dx

    

 Nghiệm của phương tr ình này có dạng:

1 12 2

k x k x

 III  x A e B e 

  .

Để hàm  III  x   hữu hạn khi  x  , ta đặt 2 0 A   .

Vậy hàm  III  x   tr ở  thành:

12

k x

 III  x B e 

  .

Từ các điều kiện liên tục hàm sóng và đạo hàm của hàm sóng tại điểm 0 x   và x d   ta có:

10 0 sin , I II 

 A A    

Page 50: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 50/63

 

10 0 cos , I II 

kA kA    

12sin k d 

 I III d d A kd B e  

  ,

1

1 2cos .k d 

 II III d d kA kd k B e   

 

Dễ dàng thấy r ằng:

1 1cot 0, cotk k 

kd k k 

   

cot cot kd    .

 Nếu lấy   nằm giữa 0 và / 2   thì sin 0    và:

2 2

1

1 1 1sin

21 cot1

o o

U mU k  E k 

  

 

.

Từ đây suy ra: arcsin2

o

mU  

 

.

Với điều kiện: cot cot kd     vớ i 0 / 2    cho ta:

kd q    vớ i 0,q   1, 2, 3, … hay

2 ,kd n     1 1,n q  2, 3, 4, …

Phương trình:

2arcsin , n 1, 2, 3, ...

2 o

k kd n

mU 

 

 

Page 51: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 51/63

 

 Hình 3.4 

 Hình 3.5 

xác định năng lượ ng2 2

2

k  E 

m

    của hạt. Vì k phụ  thuộc vào số  lượ ng tử  n nên E

 phụ  thuộc vào n. Vì 0 sin 1    nên ta có

0 12 o

mU 

,

hay ax0m

k k   vớ i ax

2o

m

mU k   

.

Giao điểm của đườ ng  y dk    và đườ ng

2arcsin2

n

o

k  y n

mU  

 

  xác định những

nghiệm 1 2 3, ,k k k   . ( Hình 3.4).

 Những phổ  này cho nghiệm gián đoạnn

 E  ;2 2

2n

n

k  E 

m

  .

Dạng 4: Hạt chuyển động chuyển động qua hàng rào thế 

Bài 5: Hạt có khối lượ ng m chuyển động qua hàng rào thế chữ nhật có dạng:

 khi 0 d

0 khi 0 và do

U xU x

 x x

 

 

Xác định hệ số phản xạ R và hệ số truyền quaD khi năng lượ ng E của hạt lớn hơn

oU   và bé hơn

oU   ( Hình 3.5)

Lờ i giải:

Phương tr ình Schrodinger trong các vùng I, II,và III có dạng:

2

120 I 

 I 

d xk x

dx

    khi 0 x  ,

Page 52: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 52/63

 

2

220 II 

 II 

d xk x

dx

    khi 0  x d  ,

2

12

0 III 

 III 

d xk x

dx

    khi  x d  .

Trong đó: 21 2

2mE k  

, 2

2 2

2o

mk E U 

.

- Xét các trườ ng hợ  po

 E U  :

1 11 ,ik x ik x

 I  x e B e 

   

2 2

2 2

,ik x ik x

 II 

 x A e B e    

1 13 3 .ik x ik x

 III  x A e B e 

   

Trong vùng III không có sóng phản xạ nên ta đặt 3 0 B   .

Sóng tớ i 1ik x

t  x e    , sóng phản xạ  1

1 ,ik x

 px x B e      và sóng truyền qua

1

3ik x

q x A e    . Từ điều kiện liên tục của  x   tại điểm 0 và x x d   ta xác định

đượ c 1 2 2 3, A , B , và A B .

 

2 2

2 2

2 22 1

1 22 22 1 2 1

ik d ik d  

ik d ik d  

k k e e B

k k e k k e

,

2

2 2

1 2 12 2 2

2 1 2 1

2 ik d 

ik d ik d  

k k k e A

k k e k k e

,

2

2 2

1 2 12 2 2

2 1 2 1

2 ik d 

ik d ik d  

k k k e

 B k k e k k e

,

1

2 2

1 23 2 2

2 1 2 1

4 ik d 

ik d ik d  

k k e A

k k e k k e

.

Hệ số phản xạ R và hệ số truyền qua D được xác định bằng các công thức sau:

Page 53: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 53/63

 

 

 

22 2 22 2 1 2

1 22 2 2 2 21 2 1 2 2

sin

4 sin

 px

k k k d   j R B

 j k k k k k d  

,

 

2 22 1 2

3 22 2 2 2 21 2 1 2 2

4 D4 sin

q

 j k k  A j k k k k k d  

.

Dễ thấy r ằng 1 R D .

- Xét trườ ng hợ  po

 E U  :

Trong trườ ng hợp này ta đặt 2k ik   trong đó 2

2o

mk U E 

.

Thay 2k ik   vào biểu thức của 1 B  và 3 A  ta đượ c:

2 21

1 2 2

1 1

kd kd  

kd kd  

k k e e B

k ik e k ik e

,

11

3 2 2

1 1

4 ik d 

kd kd  

ik e A

k ik e k ik e

,

2 22 22 1

1 22

1 1

kd kd  

kd kd  

k k e e R B

k ik e k ik e

,

2 22 1

3 22

1 1

16kd kd  

k k  D A

k ik e k ik e

.

Chú ý r ằng:

  2

2 2 212

2 4

kd kd  kd kd  e e

sh kd e e

,

hay 2 2 22 4kd kd  e e sh kd    ta tìm đượ c:

Page 54: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 54/63

 

 

 

22 2 21

22 2 2 2 21 14

k k sh kd   R

k k sh kd k k  

,

 

2 2

122 2 2 2 2

1 1

44

k k  Dk k sh kd k k  

.

Khi 1kd    thì 0kd e

, 2

kd esh kd     và ta có:

2 2

2 21 1

1 1

4 1

1 14 1

4 16kd kd  

 Dk k k k  

e ek k k k  

.

Vì 2 1kd e    khi 1kd    nên gần đúng ta có: 

2kd 

o D D e , trong đó 2

2o

mk U E 

 và:

2 21

2 22 211

1

16 16.

o

k k  D

k k k k 

k k 

 

 

Bài 6: Chứng tỏ  trong trườ ng hợ  p tổng quát hàng rào thế có dạng bất kì luônluôn thỏa mãn hệ thức 1 R D . ( R là hệ số phản xạ và D là hệ số truyền qua ).

Lờ i giải:

Giả  sử hạt có năng lượ ng o E U    tớ i hàng rào thế  từ  bên trái. Khi đó ở  miền

 x   vớ i oU U   ( Hình 3.6) chỉ có sóng truyền qua q

   và ở  miền  x   

0U    có cả sóng tớ i t    và sóng phản xạ   px  . Phương tr ình Schrodinger ở  miền I (miền bên trái có sóng tớ i và sóng phản xạ) và ở  miền II (miền bên phải cósóng truyền qua q

  ) có dạng:

2

120 I 

 I 

d xk x

dx

   ,

2

220 II 

 II 

d xk x

dx

   .

Page 55: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 55/63

 

 Hình 3.5 

Trong đó: 21 2

2mE k  

, 2

2 2

2o

mk E U 

.

 Nghiệm của  I  x   và  II 

 x   sẽ là:

1 11 1 ,ik x ik x

 I  x A e B e 

   

21

ik x

 II  x Ae    .

Các sóng tớ i t  x  , sóng phản xạ 

 px x    và sóng truyền qua q

 x    có

dạng:

1ik x

t  x e

  

, 1ik x

 px x Be   

, 2ik x

q x Ae   

.

Khi đó 1t 

k  j

m

 ,

21 px

k  j B

m

 và

22q

k  j A

m

 . Các hệ số phản xạ R và hệ số 

truyền qua D được xác định như sau: 

2 22

1

, D . px q

t t 

 j j k  R B A

 j j k   

Muốn chứng minh hệ thức 1 R D  ta sử dụng định luật bảo toàn số hạt ngh ĩa

là dùng phương tr ình liên tục:

div j 0t 

 

.

Bài toán đang xét là dừng nên2

    không phụ  thuộc rõ vào thời gian do đó2

0

 

 và div j 0

. Trong trườ ng hợ  p một chiều 0 x j

 x

 hay cons x

 j t  , ta có:

21 1 x t px

hk hk   j j j B

m m   

2

 x q

hk  j j A

m  .

Page 56: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 56/63

 

Từ điều kiện cons x

 j t   hay: x x

 j j  suy ra2 21 1hk hk hk  

 B Am m m

 hay:

1 R D  (đpcm). 

Dạng 5: Chuyển động qua thế bậc thang

Bài 7: Một hạt có khối lượng m và xung lượng p đi tớ i từ phía trái của một thế năng nhảy bậc như trên .

Hãy tính xác suất để hạt bị tán xạ ngượ c tr ở  lại bở i thế năng đó nếu:

a)2

2 o

 pV 

m ,

 b)2

.2 o

 pV 

m  

Lờ i giải:

Các phương tr ình Schrodinger là:

2

2 2

20

d mE  x

dx 

, vớ i

o x x ,

2

2 2

20o

d m E V x

dx 

, vớ i

o x x .

a) Nếuo

 E V  , ta có:

, ,

, .

o o

o

ik x x ik x x

o

k x x

o

e re x x x

te x x 

 

   

 

ở  đây:

2

2mE k  

,

 Hình 3.6  

Page 57: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 57/63

 

2

2,o

m V E k 

 

Và điều kiện để   x    là hữu hạn khi  x   đã đượ c sử dụng. Các điều kiện

liên tục dẫn tớ i 1 r t  , ,ik ikr k t    khi đó /r k ik ik k   . Xác suất của

 phản xạ khi đó là2

/ 1.r i

 R j j r   

a) Nếu o E V  , ta có:

, ,

, .

o o

o

ik x x ik x x

o

k x x

o

e re x x x

te x x 

 

   

 

ở  đây:

2

2mE k  

,

2

2.o

m E V k 

 

Chú ý r ằng chỉ  có sóng đi ra đối vớ io

 x x . Các điều kiện liên tục dẫn đến

1 r t  , ,ik ikr k t    khi đó /r k k k k   . Xác suất của phản xạ khi đó

là 22

/ R r k k k k  .

Dạng 6: Dao động tử  điều hòa lượ ng tử  một chiều

Bài 8: Tìm hàm sóng đã chuẩn hóa và năng lượ ng của dao động tử điều hòa

một chiều. Tính các tr ị trung bình 2, x x .

Lờ i giải:Phương trình Schrodinger của dao động tử một chiều có dạng:

2 2

2 22

1ˆ2 2

d  H x x m x x E x

m dx  

,

Page 58: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 58/63

Page 59: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 59/63

 

2

2 1 0

1 2 2 0.k k k 

k k k 

k k k 

a k k a k n a  

 

Trong tổng đầu thay chỉ số tổng 2k k  , trong tổng thứ hai cho k chạy từ số 

0 ( số hạng ứng vớ i 0k   không đóng góp trong tổng thứ hai ), ta có:

22

1 2 2 0.k 

k k 

k k a k n a    

 

Từ  phương tr ình này ta suy ra:

2

2.

1 2k k 

k na a

k k 

 

Biết đượ ck 

a  ta xác định đượ c 2k a  hay ngượ c lại. Để hàm sóng     là hữu

hạn thì k phải dừng ở   một giá tr ị  maxk    nào đó. Khimax

0k 

a     cònmax 2k 

a  

max 4 .... 0.k 

a    

Hệ số max 2k 

a   0 khi maxk n . Vì số k là số nguyên không âm nên n là số nguyên

không âm. Khi đó ta có: 

1

2n E n 

 vớ i 0,n  1, 2, 3.

Hàm  H      tr ở  thành một đa thức bậc n.

22

1

 ... on n

n n

a H a a

a  

 

 

 

Vì thừa số chuẩn hóa của hàm sóng    chưa xác định nên hệ số n

a  còn chọn

tùy ý. Đặt 2n

na    thì từ hệ thức

2 2 .

1 2k k k na a

k k 

 Nếu thay 2k n  ta tìm

đượ c 2na  và thay 2 2k n  ta tìm đượ c 4n

a  … Khi đó ta có: 

22

12

1!n

n

n na  

,

Page 60: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 60/63

 

44

1 2 32 , ...

2!n

n

n n n na  

 

Đa thức  H      bây giờ  đượ c viết lại như sau: 

 

 

2 41 1 2 3

2 2 2 ...1! 2!

n n n

n

n n n n n n H     

 

hay viết dướ i dạng vi phân:

  2 2

2

1n

n n

d  H e e

  

 

,

2

1 21, 2 , 4 2, ...

o

 H H H     

Hàm sóng n    của dao động tử điều hòa có dạng:

2

2 , ,n n n

m A e H x

  

 

 

Xác địnhn

 A  từ điều kiện chuẩn hóa hàm sóng:

22

2 2 1.n n n x dx A e H d m

    

 

1/41

n

m A

 I 

 

.

trong đó tích phân I được tính như sau: 

 

2 2

21

1

1

  1 .

nn

n n n n

nn

n n

d  I e H H d H e d 

d d 

 H d ed 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tính phân từng phần tích phân này n lần ta có:

Page 61: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 61/63

 

2

1 1 .n

n n

nn

d  I e H d 

  

 

 

Chú ý r ằng: 2 !,

nn

nn

 H nd    

2

e d 

 

 

 ta tìm đượ c 2 ! .

n

 I n      Vậy:

1/41

2 !n

n

m A

n

 

 

.

Để tính 2, x x  ta dùng hệ thức của đa thức Hecmit n H      .

Đa thức n H       thỏa mãn phương tr ình:

2

22 2 0n n

n

d H dH  nH 

d d 

   

  .

Chú ý r ằng:

 

1 21 22 2 2 ...

1!

n nndH n n

nd 

   

 

,

2

122

2 2 .2 1 .n n

nd H dH  n n n H  

d d   

 

 

Ta có:

2 12 .2 1 2 .2 2 0,n n n

n n H n H nH     

hay 1 2

11

2n n n H n H H   .

Thay 1n n  và 2n n  ta đượ c:

1 1

1,

2n n n H nH H    

Page 62: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 62/63

 

1 2

11 .

2n n n H n H H    

Dễ dàng thấy r ằng:

21 1

12n n n

 H n H H     

2 2

1 11 .

2 4n n nn H n n H H  

 

2

*

*

21 1

*1

1

*1

1

 

2

  .2

0.

2

n n

n n

n n n n

nn n

n

nn n

n

 x x x x dx

d m

 A e H nH H d m

 An d 

m A

 Ad 

m A

 

 

  

  

  

 

 

 

 

 

( do tính chất tr ực giao của các hàm riêngn

  , 1n   và 1n

  )

2

2

2 * 2

3/2* 2

3/22 2

3/22

 

n n

n n

n n n

n n

 x x x x dx

d m

 A e H H d m

 A e H m

 

 

 

  

  

  

 

Page 63: Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

8/11/2019 Áp dụng phương trình Schrodinger để giải một số bài toán

http://slidepdf.com/reader/full/ap-dung-phuong-trinh-schrodinger-de-giai-mot-so-bai-toan 63/63

 

2 2

1 1 1

2 2 4n n nn H n n H H d    

 

Chú ý r ằng:

2

1/22 1,n n n

 A e H H d m

    

 

 

*2 0,

n nd   

  *2 0.

n nd   

 

Ta tìm đượ c:

2 2 21 1 1 1, U2 2 2 2 2

n E  x n x m x nm

  

.