8
Ngày 20/6, Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức gặp mặt kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2017), tới dự có đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh và đông đảo hội viên nhà báo đến từ các cơ quan đại diện thông tấn, báo chí, đài phát thanh truyền hình Trung ương đóng chân trên địa bàn và các cơ quan báo chí địa phương trong tỉnh. 92 năm qua, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã trở thành tiếng nói tập hợp lòng dân làm nên sức mạnh đưa dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nền báo chí cách mạng nước nhà đã trở thành vũ khí sắc bén trên các mặt trận giành độc lập tự do, đấu tranh thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Văn Yên - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã khẳng định: Báo chí không chỉ là cơ quan ngôn luận của Đảng, chính quyền,... ĐƯA HÀNG VIỆT VỀ NÔNG THÔN: Thêm một góc nhìn TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Để rừng cửa ngõ mãi thêm xanh TRANG 7 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4815 - THỨ TƯ NGÀY 21/6/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Nhà báo biết ơn đời TRANG 4 TRANG 5 TRANG 2 TRANG 7 TRANG 6 “... Tất cả những người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành, v.v…) phải lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được...”. LỜI CĂN DẶN CỦA BÁC TẠI ĐẠI HỘI LẦN THỨ II, HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM, NGÀY 16/4/1959 Phóng viên tác nghiệp tại Trường Sa. Ảnh: Văn Báu Kế hoạch hành động về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh Truyền lửa cho thế hệ trẻ TRANG 4 KINH TẾ Giải pháp cà phê “2 trong 1” TRANG 3 XEM TIẾP TRANG 8 Cùng hành động vì sức khỏe bà mẹ và trẻ em Học tập và làm theo phong cách báo chí Hồ Chí Minh Gặp mặt kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam Ban tổ chức trao Bằng khen của Hội Nhà báo Việt Nam cho 2 cá nhân. Ảnh: Văn Báu Hạnh phúc khi được đi, học và viết và trẻ em giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xác định mục tiêu cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh và tử vong trẻ em thông qua các giải pháp can thiệp và dự phòng có hiệu quả. Phong cách báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được ghi đậm dấu ấn trong nền báo chí cách mạng Việt Nam; trở thành biểu tượng sáng ngời về tính trung thực, khách quan, tính chiến đấu, cách thể hiện ngắn gọn, súc tích và mang đầy tính nhân văn cao cả; mãi mãi là tấm gương sáng ngời để những người làm báo học tập và noi theo.

B Ảnh: Văn Báu Hạnh phúc khi được đi, học và viếtbaolamdong.vn/upload/others/201706/24692_BLD_ngay_21.6.2017.pdf · nhà báo đến từ các cơ quan đại diện

  • Upload
    buinhan

  • View
    216

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: B Ảnh: Văn Báu Hạnh phúc khi được đi, học và viếtbaolamdong.vn/upload/others/201706/24692_BLD_ngay_21.6.2017.pdf · nhà báo đến từ các cơ quan đại diện

Ngày 20/6, Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức gặp mặt kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2017), tới dự có đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh và đông đảo hội viên nhà báo đến từ các cơ quan đại diện thông tấn, báo chí, đài phát thanh truyền hình Trung ương đóng chân trên địa bàn và các cơ quan báo chí địa phương trong tỉnh.

92 năm qua, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã trở thành tiếng nói tập hợp lòng dân

làm nên sức mạnh đưa dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nền báo chí cách mạng nước nhà đã trở thành vũ khí sắc bén trên các mặt trận giành độc lập tự do, đấu tranh thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Văn Yên - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã khẳng định: Báo chí không chỉ là cơ quan ngôn luận của Đảng, chính quyền,...

ĐƯA HÀNG VIỆT VỀ NÔNG THÔN:Thêm một góc nhìn

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCĐể rừng cửa ngõ mãi thêm xanh

TRANG 7

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4815 - THỨ TƯ NGÀY 21/6/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘINhà báo biết ơn đời

TRANG 4

TRANG 5

TRANG 2

TRANG 7

TRANG 6

“... Tất cả những người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành, v.v…) phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được...”.

LỜI CĂN DẶN CỦA BÁC TẠI ĐẠI HỘI LẦN THỨ II, HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM, NGÀY 16/4/1959

Phóng viên tác nghiệp tại Trường Sa. Ảnh: Văn Báu

Kế hoạch hành động về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh

Truyền lửa cho thế hệ trẻ

TRANG 4

KINH TẾGiải pháp cà phê

“2 trong 1” TRANG 3

XEM TIẾP TRANG 8

Cùng hành động vì sức khỏe bà mẹ và trẻ em

Học tập và làm theo phong cách báo chí Hồ Chí Minh

Gặp mặt kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Ban tổ chức trao Bằng khen của Hội Nhà báo Việt Nam cho 2 cá nhân. Ảnh: Văn Báu

Hạnh phúc khi được đi, học và viết

và trẻ em giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xác định mục tiêu cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh và tử vong trẻ em thông qua các giải pháp can thiệp và dự phòng có hiệu quả.

Phong cách báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được ghi đậm dấu ấn trong nền báo chí cách mạng Việt Nam; trở thành biểu tượng sáng ngời về tính trung thực, khách quan, tính chiến đấu, cách thể hiện ngắn gọn, súc tích và mang đầy tính nhân văn cao cả; mãi mãi là tấm gương sáng ngời để những người làm báo học tập và noi theo.

Page 2: B Ảnh: Văn Báu Hạnh phúc khi được đi, học và viếtbaolamdong.vn/upload/others/201706/24692_BLD_ngay_21.6.2017.pdf · nhà báo đến từ các cơ quan đại diện

2 THỨ TƯ 21 - 6 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Phong cách báo chí Hồ Chí Minh thể hiện trên nhiều phương diện, nhưng biểu hiện tập trung nhất là tính

trung thực và tính chiến đấu. Tính trung thực, khách quan là cái đức và cũng là cái gốc của người làm báo. Tính trung thực, khách quan trong phong cách làm báo Hồ Chí Minh được thể hiện ở nhiều khía cạnh, nhưng trước hết theo Bác “Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt phải có chừng mực, chớ phóng đại (...). Bộ đội và nhân dân ta cũng có nhiều cái hay để nói lên, không cần phải bịa đặt ra”; “nói có sách, mách có chứng”, chỉ rõ “cái việc ấy ở đâu, thế nào, ngày nào, nó sinh ra thế nào, phát triển thế nào, kết quả thế nào”, v.v. Viết cái tốt, cái thành công để tiếp tục phát huy; viết cái xấu, cái thất bại để tìm biện pháp khắc phục. Từ nhận thức đó, nên dù ở thể loại nào, các bài viết của Bác cũng đều toát lên tính trung thực, khách quan, đúng bản chất sự việc, phân biệt rõ đúng sai, không “tô hồng”, “bôi đen”, phiến diện, một chiều. Đây chính là phẩm chất đạo đức cao đẹp của người làm báo chân chính.

Tính chiến đấu - một trong những chức năng, thuộc tính quan trọng của báo chí cách mạng cũng được thể hiện rõ nét trong phong cách báo chí Hồ Chí Minh. Bởi vì, báo chí cách mạng là công cụ của Đảng, tiếng nói của nhân dân, phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, phục vụ lợi ích của đất nước, của nhân dân;

cho nên báo chí, mà trực tiếp là nhà báo phải có bản lĩnh chính trị, tinh thần chiến đấu cao, đấu tranh không khoan nhượng để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, khi các thế lực thù địch đẩy mạnh âm mưu “Diễn biến hòa bình”, “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” hết sức thâm độc, nguy hiểm nhằm chống phá ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là về chính trị - tư tưởng; do đó lại càng đòi hỏi cao ở tính chiến đấu của nhà báo, tác phẩm báo chí.

Phong cách báo chí Hồ Chí Minh còn được thể hiện rõ nét ở nghệ thuật làm báo cách mạng, ở cách viết báo đặc trưng, riêng có. Đó là viết đúng, viết hay, viết vì sự nghiệp cách mạng, vì Tổ quốc và nhân dân. Những bài Người viết luôn ngắn gọn, súc tích, cô đọng; văn phong giản dị, khoáng đạt, có sức thuyết phục cao đối với mọi đối tượng.

Học tập phong cách làm báo Hồ Chí Minh, thời gian qua, báo chí nước ta đã bảo đảm thông tin nhanh nhạy, chân thực, khách quan, phản ánh mọi mặt đời sống xã hội theo đúng định hướng và tôn chỉ, mục đích; đa số đã thể hiện lòng trung

thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; coi trọng phát hiện, biểu dương những nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, những cái xấu, tiêu cực trong đời sống xã hội; có ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc; nhiều nhà báo yêu nghề, sâu sát cơ sở, gắn bó với nhân dân, có những tác phẩm chất lượng cao… Báo chí đã góp phần tạo động lực mới cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, việc quán triệt, học tập phong cách làm báo Hồ Chí Minh ở một số cơ quan báo chí, nhà báo chưa thực sự sâu sắc, hiệu quả; không ít cơ quan báo chí, nhà báo đã xa rời tôn chỉ, mục đích, xa rời thực tiễn; nội dung thông tin thiếu trung thực, chính xác, phản ánh một chiều; chưa coi trọng phát hiện, biểu dương nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến; một số bài báo còn dài, tính mục đích, tính định hướng không rõ, thậm chí sa vào khuynh hướng “thương mại hóa”, chạy theo thị hiếu tầm thường; thông tin còn sơ hở, thiếu sót để kẻ thù lợi dụng, xuyên tạc chống phá Đảng và Nhà nước ta…

Để phát huy mặt tích cực, khắc phục hạn chế, khuyết điểm, nâng cao vai trò, vị thế của báo chí trong xã hội, thực sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và là diễn đàn của nhân dân, các cơ quan báo chí và đội ngũ nhà báo cần thấm nhuần hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh về

báo chí cách mạng; tự giác, tích cực học tập, trau dồi và rèn luyện theo phong cách làm báo Hồ Chí Minh.

Thứ nhất, cần học tập Bác ở tính trung thực, tôn trọng sự thật, khách quan; coi trọng phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; có thái độ đúng - sai rõ ràng, không tô hồng hoặc bôi đen cuộc sống; tuyệt đối không vì lợi ích kinh tế tầm thường mà làm sai lệch thông tin… Mọi thông tin báo chí đưa ra phải đúng bản chất sự thật khách quan, cung cấp cho công chúng hình ảnh chân thực về sự kiện và tình huống, thông qua đó hướng dẫn, định hướng dư luận; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc…

Thứ hai, học tập ở Bác về đề cao tính chiến đấu, tính định hướng của tác phẩm báo chí. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, báo chí phải đóng vai trò quan trọng trong đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, quan điểm, đường lối của Đảng, làm cho hệ tư tưởng của Đảng, giai cấp công nhân, lý tưởng XHCN, giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa thế giới chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Đồng thời, dũng cảm đấu tranh không khoan nhượng trước mọi đối tượng, hiện tượng làm tổn hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc; ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng

Học tập và làm theo phong cách báo chí Hồ Chí MinhPhong cách báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được ghi đậm dấu ấn trong nền báo chí cách mạng Việt Nam; trở thành biểu tượng sáng ngời về tính trung thực, khách quan, tính chiến đấu, cách thể hiện ngắn gọn, súc tích và mang đầy tính nhân văn cao cả; mãi mãi là tấm gương sáng ngời để những người làm báo học tập và noi theo.

phí, quan liêu, tiêu cực, tệ nạn xã hội; chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; phản bác có hiệu quả những thông tin, quan điểm sai trái, phản động, thù địch, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng.

Thứ ba, học tập ở Bác lối hành văn ngắn gọn, rõ ràng, cô đọng, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ và có sức thuyết phục cao. Điều này đòi hỏi mỗi nhà báo ngoài việc được đào tạo cơ bản, hệ thống, còn cần phải tích cực, tự giác học tập, rèn luyện một cách kiên trì, nhẫn nại, phải “lao tâm, khổ tứ”, thực sự yêu nghề, tận tâm với nghề.

Thứ tư, học tập phong cách làm báo của Bác đòi hỏi nhà báo phải thường xuyên rèn luyện, nâng cao bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp. Nhà báo phải tuân thủ nghiêm minh tôn chỉ, mục đích, xác định đúng đối đối tượng độc giả “viết cho ai xem, viết để làm gì”… từ đó lựa chọn nội dung, hình thức thể hiện, cách thức diễn đạt phù hợp, hấp dẫn. Hơn nữa, báo chí của ta là báo chí cách mạng, báo chí của Đảng, của nhân dân, cho nên báo chí không thể tách rời chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, không xa rời quần chúng.

Hồ Chí Minh là một nhà báo cách mạng vĩ đại, một nhân cách lớn và tấm gương sáng để chúng ta mãi mãi học tập, noi theo. Vì thế, giới báo chí học tập và làm theo Bác không gì thiết thực hơn là học và làm theo tư tưởng, phong cách làm báo của Người. Làm tốt điều đó không chỉ góp phần xây dựng đội ngũ nhà báo vững mạnh, đưa sự nghiệp báo chí nước nhà tiến bước cùng thời đại, mà còn thể hiện lòng tôn kính đối với Bác Hồ kính yêu.

VĂN NHÂN

Đồng chí Liêng Hót Ha Mal - Phó Bí thư Đảng ủy xã Đưng K’Nớ cho

biết: “Đưng K’Nớ là xã khó khăn nhất của huyện Lạc Dương được thành lập năm 1999. Toàn xã có 98% dân số là đồng bào DTTS, hơn 91% dân số theo đạo Công giáo, Tin lành. Khi thành lập, Đưng K’Nớ chỉ có 1 chi bộ Đảng với 12 đảng viên. 4/4 thôn của xã đều “trắng” đảng viên. Nhờ làm tốt công tác tạo nguồn, bồi dưỡng, kết nạp đảng viên nên đến năm 2008, xã thành lập được Đảng bộ với 38 đảng viên. Đến nay, 4/4 thôn đã có chi bộ Đảng. 100% đảng viên tại các chi bộ thôn là người DTTS và tham gia sinh hoạt tôn giáo”.

Phát triển đảng viên trong vùng đồng bào DTTS là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng ủy xã Đưng K’Nớ chú tâm thực hiện từ nhiều năm trước. Đặc biệt, sau Nghị quyết số 04 của Huyện ủy Lạc Dương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công

ĐƯNG K’NỚ: Tập trung phát triển đảng viên có đạoVới hơn 91% dân số là bà con có đạo, việc đạo và việc đời luôn song hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội ở xã Đưng K’Nớ. Bởi vậy, Đảng ủy xã luôn chú trọng quan tâm tới việc phát triển đảng viên trong bà con có đạo.

tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào DTTS, Đảng ủy xã Đưng K’Nớ đã tiếp tục có nhiều phương pháp để thực hiện có hiệu quả hơn nữa nội dung này.

Nhiều năm liền, Đảng ủy xã Đưng K’Nớ đã xây dựng kế hoạch phát

triển đảng viên và xác định chỉ tiêu cụ thể đối với từng chi bộ. Trên cơ sở đó, cấp ủy cơ sở bám sát thực tiễn, chủ động có kế hoạch tạo nguồn, giáo dục, bồi dưỡng và kết nạp đối với quần chúng, nhất là quần chúng ưu tú có đạo trong vùng đồng bào DTTS.

Năm 2016, Đảng ủy xã Đưng K’Nớ kết nạp được 14 đảng viên mới, đạt 175% kế hoạch, trong đó đảng viên là người DTTS có đạo chiếm 50%. Đồng chí Liêng Hót Ha Mal khẳng định: “Sau nhiều năm, công tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào DTTS, trong bà con có đạo ở Đưng K’Nớ không còn là một nhiệm vụ quá khó khăn. Bởi nhận thấy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà Nước và chính quyền địa phương nên bản thân bà con tự nguyện có mong muốn được đứng vào hàng ngũ của Đảng”. Phó Bí thư Đảng ủy xã minh chứng cho khẳng định của mình bằng câu chuyện của đảng viên trẻ Bon Niêng Ha Đông, sinh hoạt tại Chi bộ thôn 2. Ha Đông là một thanh niên năng động, nhiệt huyết, thường tham gia đầy đủ các hoạt động của đoàn thanh niên nói riêng và của thôn, của xã nói chung. Sau nhiều lần tham gia, nhận thấy rõ nỗ lực lớn nhất của địa phương là hướng tới việc giúp bà con thoát nghèo mà nòng cốt là lực lượng

đảng viên; họ có mặt trong tất cả các hoạt động, kể cả “cầm tay chỉ việc” cho bà con trong sản xuất, Ha Đông tự lên xã, tìm Phó Bí thư để hỏi “Muốn trở thành đảng viên em phải làm thế nào?”. Là quần chúng ưu tú được bồi dưỡng đứng vào hàng ngũ của Đảng, Ha Đông đã tự chuyển đổi kinh tế của gia đình. Đồng thời, anh còn hỗ trợ giúp đỡ bà con trong thôn. Hiện Ha Đông là đảng viên trẻ tiêu biểu không chỉ ở thôn 2 mà còn của xã Đưng K’Nớ.

Từ thực tiễn công việc của mình, anh Rơ Ông Ha Tin - đảng viên có đạo, đồng thời là Trưởng ban Lâm nghiệp xã nhận thấy: “Vì mình là đảng viên có đạo nên thông qua các hoạt động sinh hoạt tôn giáo có thể chia sẻ nhiều hơn với bà con về tầm quan trọng của việc giữ rừng. Khi có việc gì đó lớn hơn mình có thể nhờ các chức sắc tôn giáo để thông qua họ tuyên truyền tới bà con. Nhờ vậy mà chuyển biến của bà con trong nhiều nhiệm vụ nói chung và trong việc giữ rừng nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực”.

Thực tiễn ở xã Đưng K’Nớ cho thấy, các chi bộ đảng lựa chọn cán bộ, đảng viên...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến trong lần thăm và làm việc tại Đưng K’Nớ đã đánh giá cao nỗ lực của nhân dân, cán bộ và đảng viên - lực lượng nòng cốt

trong sự phát triển KT-XH của xã. Ảnh: N.Ngà

XEM TIẾP TRANG 8

Page 3: B Ảnh: Văn Báu Hạnh phúc khi được đi, học và viếtbaolamdong.vn/upload/others/201706/24692_BLD_ngay_21.6.2017.pdf · nhà báo đến từ các cơ quan đại diện

3 THỨ TƯ 21 - 6 - 2017KINH TẾ

Tốt nghiệp đại học năm 2014, K’Brooke tham gia làm việc tại Công ty Cổ phần Giải pháp công nghệ ở Hà Nội gần 2

năm. Tuy mức thu nhập đủ trang trải cuộc sống, nhưng anh chưa thật hài lòng với công việc hiện tại. Bởi anh đã “âm thầm” ấp ủ cho mình một vài cách làm ăn riêng và đầu năm 2016, K’Brooke trở về quê để khởi nghiệp theo ý định của mình.

Mọi người không khỏi ngạc nhiên, bởi anh chọn một góc rừng tại thôn Bờ Nơm, xã Sơn Điền (cách xã Gung Ré khoảng 50 cây số) để mở một trang trại nuôi heo thương phẩm. Và quả thật, khi tận mắt trông thấy trang trại của anh, chúng tôi mới cảm nhận K’Brooke có cách làm rất “độc” và hết sức sáng tạo.

Một góc rừng mà anh chọn làm trang trại cách thôn Bờ Nơm chừng 3 cây số. Nơi đây có khe nước chảy quanh năm; có chuối rừng, măng tre, lá bép và cây cỏ tự nhiên có thể làm thức ăn cho heo. Gọi là trang trại, nhưng thực chất, anh K’Brooke gần như hoàn toàn dựa vào thiên nhiên để nuôi heo. Anh chỉ làm một chuồng heo nhỏ (chuồng sàn) bằng vật liệu không kiên cố, xung quanh có rào lưới đơn sơ và chỉ đầu tư khoảng 100 triệu đồng

K’Brooke khởi nghiệp sáng tạo K’Brooke (thôn Lăng Cú, xã Gung Ré), một trong số 10 thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác được Huyện Đoàn Di Linh tuyên dương năm 2017 với mô hình khởi nghiệp từ trang trại nuôi heo sáng tạo rất “riêng” bởi chi phí đầu tư ít, đem lại hiệu quả cao.

để mua heo giống ban đầu. Ngoài ra, anh còn sử dụng khe nước làm thủy điện nhỏ (2 kW) để vừa tạo nguồn điện thắp sáng vừa sưởi ấm cho heo con vào ban đêm.

Trang trại nuôi heo của anh K’Brooke là heo đen bản địa (nhiều người gọi là heo dân tộc)

và heo rừng lai. Ban đầu, anh nuôi gần 30 con; trong đó, có 4 heo đực, còn lại là heo cái. Cách nuôi của anh là heo con đẻ ra tiếp tục nuôi lớn để làm hậu bị, phát triển đàn hoặc nuôi heo thịt hoặc bán con giống. Anh K’Brooke không nuôi nhốt, đàn heo được nuôi thả trong môi trường tự nhiên. Anh “tập” cho heo thói quen nghe tiếng kẻng để tối đến hoặc khi nào cần tụ tập đàn heo cho chúng ăn hoặc kiểm tra đàn, thì chỉ cần đánh kẻng là cả bầy từ lớn tới bé đều thi nhau chạy về chuồng.

Với cách nuôi của anh K’Brooke, một phần đàn heo tự tìm kiếm thức ăn trong môi trường thiên nhiên; một phần thuê người cắt chuối rừng, hái lá bép và tìm kiếm các loại rau cỏ khác cho heo. Ngoài ra, anh còn cho heo ăn bổ sung cám gạo, cám bắp (không mua cám tổng hợp)… Nhờ vậy, sản phẩm heo thịt của anh xuất chuồng là heo “sạch”, chất lượng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng. Anh K’Brooke cho chúng tôi biết, bước đầu trang trại heo thương phẩm của anh tương đối thành công, đem lại hiệu quả khá cao. Chỉ hơn 1 năm, anh đã xuất bán 70 heo thịt. Tính bình quân mỗi tháng, sau khi trừ chi phí, anh thu nhập được 12 triệu đồng.

Anh K’Brooke dự định trong tương lai,

khi tích lũy được vốn, sẽ mở rộng dần quy mô trang trại. Trước mắt, trong năm nay, anh sẽ tăng đàn heo nái lên 30 - 40 con. Trao đổi với chúng tôi, anh K’Brooke cho biết, tuy còn mới mẻ, nhưng anh đã chọn được cách làm đúng, có hiệu quả và chất lượng sản phẩm đã đạt được như mong muốn. Vấn đề hiện nay là anh còn gặp khó khăn về vốn để mở rộng quy mô. Bởi theo anh, quy mô lớn hơn thì mới có điều kiện để quảng bá, tạo dựng được thương hiệu và có được thị trường ổn định, lâu dài. Do vậy, anh rất mong muốn có sự liên kết, hợp tác với một số người cùng chung tâm huyết để mở rộng trang trại.

Ngoài trang trại nuôi heo thương phẩm, anh K’Brooke còn triển khai lập trang website Koho.vn để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Thông qua website, anh tìm kiếm thị trường và “đầu ra” cho sản phẩm. Từ đó, anh sẽ tổ chức liên kết với những người có tay nghề và những nghệ nhân để sản xuất và chế tác những sản phẩm truyền thống, từ những vật dụng thông thường (đan lát, thổ cẩm, gốm sứ, đồ rèn…) đến đồ trang sức (nhẫn bạc) và các loại nhạc cụ truyền thống. Từ đó, anh mong muốn sẽ góp phần tạo công ăn, việc làm cho bà con dân tộc thiểu số và góp phần bảo tồn, phát huy ngành nghề truyền thống ở địa phương. XUÂN LONG

K’Brooke chăm sóc đàn heo con. Ảnh: X.Long

Giảm 60% chi phí đầu tưTheo Công ty cổ phần Công nghệ tưới

Khang Thịnh (Cty Khang Thịnh), phương pháp tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel trên cây cà phê Lâm Đồng được công ty này bắt đầu triển khai diện rộng từ năm 2010 trên lần lượt diện tích khoảng 8 ha. Đến nay, qua 7 năm hoàn chỉnh thiết kế kỹ thuật phù hợp từng địa hình canh tác cà phê trên địa bàn Lâm Đồng, “Khang Thịnh” đã lắp đặt và chuyển giao cho nông dân sử dụng dây chuyền tưới nước tiết kiệm kết hợp với bón phân nhỏ giọt với tổng diện tích tăng lên khoảng 40 ha.

Kết quả qua mỗi vụ mùa cà phê, so với phương pháp hòa tan phân bón tưới tràn lên bồn cây, hoặc rải phân đều xung quanh gốc trước lúc trời mưa xuống, nhiều hộ gia đình áp dụng phương pháp tưới “2 trong 1” nêu trên đã giảm đến 60% chi phí đầu tư phân bón, nhân công, nhiên liệu, đồng thời tăng thêm 20% năng suất thu hoạch. “Sau một thời điểm hấp thu nước tưới phân nhỏ giọt, hình thái rễ tơ, rễ cám… của cây cà phê ở Lâm Đồng phát triển tích cực, tỷ lệ bung hoa đậu quả khá cao…”, báo cáo của Cty Khang Thịnh cho biết.

Tiêu biểu như hộ gia đình ông Lê Thân ở xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh, sau 2 năm sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt kết hợp với bón phân trên cây cà phê, hiệu quả kinh tế mang lại đáng kể. Cụ thể, trên diện tích 1 ha cà phê, ông Thân đầu tư trọn gói 55 triệu đồng để Cty Khang Thịnh lắp đặt và vận hành hệ thống tưới nhỏ giọt hòa tan với lượng phân bón phù hợp theo mỗi thời điểm khác nhau, cung cấp đủ dưỡng chất đến từng bộ rễ cây cà phê.

Hạch toán trong niên vụ 2016 - 2017 với 1 ha cà phê của hộ gia đình ông Lê Thân cho thấy: Tổng chi phí tưới phân nhỏ giọt hơn 15 triệu đồng, trong khi tổng chi phí tưới truyền thống hơn 37 triệu đồng, giảm 22 triệu đồng - gần bằng 60% chi phí.

Giải pháp cà phê “2 trong 1” Kết hợp tưới nhỏ giọt với bón phân hòa tan, hàng chục hecta cà phê Lâm Đồng đã và đang tiết kiệm chi phí đầu tư, tăng năng suất đáng kể qua từng niên vụ. Ngành nông nghiệp Lâm Đồng đang khuyến khích mở rộng giải pháp “2 trong 1” này.

Như vậy chỉ cần cộng khoản chi phí tiết kiệm từ tưới nhỏ giọt kết hợp với bón phân hơn 2 mùa cà phê, hộ Lê Thân đã thu hồi đủ nguồn vốn đầu tư vận hành thiết bị “2 trong 1” ban đầu. Đáng nói, tuổi thọ của hệ thống này sử dụng theo đúng kỹ thuật có thể kéo dài 15 - 20 năm, tương đương vòng đời cho năng suất ổn định của cây cà phê.

Nhân rộng giải pháp “2 trong 1”Qua khảo sát, tổng hợp hiệu quả sử dụng

công nghệ Israel tiết kiệm nước từ trong thực tế sản xuất, ngày 7/12/2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quy trình tạm thời hướng dẫn tưới nhỏ giọt cho cây cà phê vối trong thời kỳ kinh doanh trên địa bàn Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Lâm Đồng.

Theo đó, hàng năm có 5 thời điểm tưới “2 trong 1” cho cây cà phê, thời gian giữa các lần tưới nuôi quả là 10 ngày; tưới bung hoa lần 2 cách lần đầu 15 - 20 ngày. Đó là thứ tự các thời điểm tưới nhỏ giọt gồm: Thứ nhất, tưới bung hoa lần đầu trong tháng 2. Thứ hai, tưới bung hoa lần 2 trong nửa đầu tháng 3.

Thứ ba, tưới nuôi quả xanh mùa khô từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 4. Thứ tư, tưới nuôi quả xanh mùa mưa từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 10. Thứ năm, tưới nuôi quả chín từ cuối tháng 10 đến cuối tháng 11. Riêng giai đoạn phân hóa mầm hoa từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 2 năm sau, không được tưới. Cộng chung mỗi vụ cà phê, tưới nhỏ giọt kết hợp với bón phân từ 15 - 18 lần, tổng lượng nước tưới từ 900 - 1.200 m³/ha.

Trên địa bàn Lâm Đồng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đánh giá: “Mô hình tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân hợp lý trên cây cà phê Lâm Đồng đã từng bước thay đổi tập quán tưới nước của nông dân, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất và nước…”.

Về phía Cty Khang Thịnh đề xuất cần quy hoạch những khu vực sản xuất cà phê ở Lâm Đồng có điều kiện cơ sở hạ tầng đảm bảo để lắp đặt hệ thống, nhân rộng ngày càng nhiều mô hình tưới nhỏ giọt, góp phần nâng cao hơn nữa thu nhập từ khu vực kinh tế hộ gia đình.

VĂN VIỆT

Áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân cho cây cà phê, chi phí đầu tư mỗi vụ mùa giảm gần 60%. Ảnh: V.Việt

Công khai danh sách 16 doanh nghiệp nợ thuế

Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng thông báo công khai danh sách 16 doanh nghiệp

(DN) kinh doanh còn chây ỳ, dây dưa nợ thuế tại địa chỉ website http://

lamdong.gdt.gov.vn/wps/portal. Theo đó, mặc dù Cục Thuế tỉnh

Lâm Đồng đã áp dụng các biện pháp thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo quy

định của Luật Quản lý thuế, nhưng đến ngày 31/5/2017, vẫn còn 16 DN nợ đọng tiền thuế, tiền chậm nộp và

không cung cấp thông tin theo yêu cầu của Cục Thuế.

Đây là các doanh nghiệp có địa chỉ đăng ký kinh doanh tại các địa phương,

gồm Đà Lạt có 2 DN, Bảo Lộc 5, Di Linh 3, Đức Trọng 4, Bảo Lâm 1 và

Lạc Dương có 1 DN bị Cục Thuế thông báo công khai danh sách còn nợ thuế và tiền chậm nộp để các cơ quan,

tổ chức, cá nhân được biết.PHẠM LÊ

Dự án Bauxite - Nhôm Lâm Đồng đã có lãi 50 tỷ đồng

Ông Vũ Minh Thành, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm

Đồng, cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2017, Công ty Nhôm Lâm Đồng bắt

đầu có lãi khoảng 50 tỷ đồng sau 3 năm lỗ liên tiếp theo kế hoạch.

Theo ông Thành, theo kế hoạch thì Dự án Bauxite sẽ bị lỗ 5 năm đầu và mỗi năm dự kiến lỗ khoảng 1.000 tỷ đồng. Nhưng, với việc có lãi ngay từ

năm thứ 4 là thành công của dự án. Việc có lãi là nhờ 6 tháng qua sản xuất alumin quy đổi của công ty là 579.069 tấn, đạt 51,9% kế hoạch năm và bằng

200% so với cùng kỳ năm 2016. Được biết, từ khi đi vào hoạt động đến hết

tháng 9/2016 Dự án Bauxite Tân Rai đã thua lỗ 3.696 tỷ đồng.

KHÁNH PHÚC

Page 4: B Ảnh: Văn Báu Hạnh phúc khi được đi, học và viếtbaolamdong.vn/upload/others/201706/24692_BLD_ngay_21.6.2017.pdf · nhà báo đến từ các cơ quan đại diện

4 THỨ TƯ 21 - 6 - 2017 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Trở về địa phương, hầu hết những chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày đều phải đối diện với rất

nhiều khó khăn, thử thách như việc bị tra tấn dã man và bị gông cùm, giam giữ lâu ngày trong các nhà tù, trại giam quá khắc nghiệt đã làm mất đi ít nhiều sức lực. Đặc biệt là thần kinh bị tổn thương, tâm lý bị khủng hoảng, cùng với tuổi đã cao, năng lực, trình độ hạn chế nên việc khắc phục khó khăn để tạo lập cuộc sống và chăm lo gia đình không mấy dễ dàng.

Từ thực tế đó, Hội Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (CSCMBĐBTĐ) Lâm Đồng chính thức được thành lập, tổ chức Đại hội lần thứ I vào ngày 12/6/2012. Qua 5 năm đi vào hoạt động, Hội đã thực sự phát huy được vai trò, mục đích, ý nghĩa và thể hiện rõ là nơi tiếp lửa truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay thông qua nhiều hoạt động bổ ích.

Tổng số hội viên (HV) trong Hội hiện có 860 HV, bao gồm: 85 HV là tù binh Phú Quốc, 75 HV tù binh Côn Đảo, số còn lại là tù binh ở khắp các địa phương trong cả nước. Toàn Hội có 8 Mẹ Việt Nam Anh hùng, được coi là niềm tự hào to lớn nhất của Hội, là điểm tựa, nguồn động viên tinh thần vững chắc của hầu hết các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày năm xưa. Hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng hàng năm được Hội CSCMBĐBTĐ thường xuyên tổ chức gặp mặt các chiến sĩ và ôn lại lịch sử hào hùng, qua đó tạo sự gắn bó đoàn kết giữa các thế hệ chiến sĩ cách mạng. Ngoài ra, Hội còn tổ chức cho anh chị em đi thăm lại chiến trường xưa và tham quan các di tích lịch sử theo từng nhóm các bạn tù Côn Đảo, Phú Quốc, Phú Tài, Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt và nhiều nhà tù

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG BỊ ĐỊCH BẮT, TÙ ĐÀY TỈNH LÂM ĐỒNG, NHIỆM KỲ II (2017 - 2022):

Truyền lửa cho thế hệ trẻTrong hai cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc, có biết bao chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, bị tra tấn dã man, nhưng họ vẫn một lòng sắt son, kiên trung đi theo tiếng gọi của Đảng, Bác Hồ kính yêu, quyết bảo vệ và giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc. Đất nước hòa bình, họ trở về với cuộc sống đời thường, tiếp thêm ngọn lửa truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau.

khác. Kịp thời phân công HV tham gia các sự kiện trọng đại như dịp Trại giam Phú Quốc, nhà tù Côn Đảo vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Lễ kỷ niệm lần thứ 113 ngày giỗ các anh hùng liệt sỹ bị sát hại tại Côn Đảo; Kỷ niệm 60 năm ngày phá ngục nhà tù Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai… và các ngày lễ lớn của đất nước, của Hội cũng như lễ truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho các HV đã từng bị địch bắt giam giữ tại Phú Quốc và nhà tù Côn Đảo.

Đặc biệt, một hoạt động nổi lên và để lại dấu ấn sâu sắc đó là nhiều năm qua, Hội CSCMBĐBTĐ Lâm Đồng đã phối hợp chặt chẽ với Tỉnh Đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục các huyện tổ chức giao lưu tại Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt để kể chuyện về những tấm gương đấu tranh kiên trung, bất khuất, dũng cảm hy sinh của các anh hùng liệt sỹ cách mạng năm xưa trong các nhà tù, trại giam của Mỹ, Ngụy cho cán

bộ, giáo viên, đoàn viên ưu tú và hơn 6.500 học sinh cấp II, cấp III bằng những câu chuyện người thật, việc thật; hành động cụ thể trong đấu tranh anh dũng được chuyển tải sinh động qua lời kể của các ông bà, cô chú là chiến sĩ cách mạng năm xưa như một cách truyền lửa nhiệt huyết lòng yêu nước một cách mạnh mẽ nhất cho thế hệ trẻ . Những kỷ niệm xúc động trong những ngày tháng bị giam cầm trong ngục tối lao tù của các chiến sĩ cách mạng đã cho thấy phác thảo sinh động về hình ảnh người chiến sĩ gan dạ, dám xả thân cho sự nghiệp cách mạng cao cả của dân tộc.

Hòa bình lập lại, trở về đời thường có cuộc sống ấm no, nhưng hình ảnh người lính Cụ Hồ bị tra tấn dã man trong nhà tù Phú Quốc, Côn Đảo vẫn cứ đau đáu, đeo bám trong tâm hồn những người chiến sĩ trong suốt cuộc đời sau này. Vì thế, những hoạt động thăm hỏi, động viên giúp đỡ nhau về tinh thần cũng như vật

năm đóng thuế cho nhà nước hàng tỷ đồng, đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương và vinh dự được UBND tỉnh, các địa phương kịp thời tuyên dương.

Trao đổi về những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2017 - 2022, Anh hùng lực lượng vũ trang, Chủ tịch Hội CSCMBĐBTĐ Lâm Đồng Mai Thanh Minh cho biết: Với mục tiêu “Tiếp tục phát triển tổ chức Hội các địa phương còn lại trong tỉnh, xây dựng tổ chức Hội các cấp ngày càng vững mạnh để tập hợp HV, tăng cường công tác chính trị tư tưởng và sinh hoạt truyền thống để giữ vững phẩm chất cách mạng và phát huy truyền thống cách mạng, thiết thực bảo vệ quyền lợi chính đáng cho HV bằng việc rà soát để đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ chính sách và kịp thời quan tâm thăm hỏi, động viên các HV…”, Hội CSCMBĐBTĐ Lâm Đồng sẽ tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chú trọng đi sâu giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng trong chốn lao tù, khơi dậy lòng yêu nước, hun đúc ngọn lửa cách mạng cho các thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Điều mà Ban lãnh đạo Hội cũng như nhiều HV trăn trở nhất hiện nay, đó là trong 5 năm qua, mặc dù Hội và Ban liên lạc đã tích cực tham gia giải quyết chính sách, chế độ cho 50 chiến sĩ bị địch bắt tù đày nhưng so với hồ sơ tồn đọng hiện nay gần 100 hồ sơ thì còn quá ít. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tồn đọng hồ sơ chủ yếu do không có hồ sơ gốc hoặc hồ sơ bị thất lạc nên mặc dù các cơ quan chức năng trung ương và địa phương đã tích cực hỗ trợ trong việc xác minh, thẩm định hồ sơ nhưng kết quả vẫn không như mong đợi. Đây cũng là tâm tư, niềm mong mỏi của những cựu tù gửi tới các cơ quan chức năng quan tâm đối với sự hy sinh lớn lao, sự dũng cảm, xả thân quên mình vì nước của các chiến sĩ bị địch bắt tù đày năm xưa. HÀ NGUYỆT

Các hội viên Hội CSCMBĐBTĐ Lâm Đồng trở lại thăm nhà tù Côn Đảo, nơi các chiến sĩ từng bị địch bắt giam giữ, tra tấn.

chất đã được anh em HV trong Hội thường xuyên quan tâm chú trọng. Trong 5 năm qua, nhiều hoạt động “nghĩa tình thủy chung” thể hiện sự tương trợ gắn bó, yêu thương, giúp đỡ nhau giữa các HV cựu tù như thăm hỏi, phúng viếng, động viên thân nhân gia đình của 100 HV, Mẹ Việt Nam anh hùng đã không may qua đời. Kịp thời thăm nom HV lúc ốm đau, bệnh tật với khoảng 353 lượt, kinh phí trên 106 triệu đồng, hỗ trợ tặng quà tết cho HV nghèo, có hoàn cảnh khó khăn với kinh phí trên 45 triệu đồng. Món quà vật chất tuy không nhiều nhưng hoạt động “nghĩa tình thủy chung” ấy đã động viên tinh thần và nghị lực giúp các HV vượt qua nỗi đau bệnh tật, khó khăn trong cuộc sống.

Ngoài việc tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương, các HV trong Hội còn là những tấm gương mẫu mực tại khu dân cư, tích cực tham gia các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào vì người nghèo, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, phong trào “Xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh”… Đặc biệt, vào năm 2014, khi Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan 981 trái phép trên vùng biển Việt Nam, bên cạnh việc tỏ rõ thái độ lên án với hành động phi pháp trên, các HV đã thể hiện bằng cách dành một một phần nhỏ kinh phí của mình ủng hộ, động viên tinh thần các chiến sĩ nơi đảo xa 50 triệu đồng vào “Quỹ vì Trường Sa thân yêu”. HV ở khắp các địa phương trong tỉnh, nhất là HV ở thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh đã tích cực tham gia phát triển kinh tế làm giàu trên quê hương, trở thành những điển hình làm kinh tế giỏi, gương mẫu nộp thuế đúng quy định, có hộ mỗi

Dẫu biết vậy, nhưng đời lại ít khi sòng phẳng và khó “phủ sóng” công bằng

nên có những nghề được vinh danh bằng những ngày cụ thể, và ngàn vạn nghề kia lặng thầm - thầm lặng nhưng vẫn dâng trọn nghiệp vận phục vụ cuộc sống. Hoa ùa về với các tòa soạn, hoa hân hoan trên tay

Nhà báo biết ơn đời Ngàn vạn nghề chân chính trong cuộc đời này đều cao cả, bởi cuộc sống không thể thiếu đi một nghề nào dẫu cho có giản dị đến mấy, và rằng từng khoảnh khắc trí não, từng giọt mồ hôi đổ ra đều là phục vụ cho hạnh phúc con người.

mừng tặng, những lời chúc mừng nhà báo và chuyện nghề, chuyện nghiệp được phát trên sóng truyền hình, đăng trên mặt báo in... nhân kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6. Trong niềm vui ấy, “vì nghề báo” cũng cần tự vấn và rằng: Nhà báo nên biết ơn người đời trong những ngày này!?

Không có người đời, nghề khác, cơ quan này, ban ngành kia, đơn vị nọ, như ngư dân trên biển khơi, nông dân trên luống cày, công nhân trong xưởng máy... thì nhà báo lấy đâu tương tác, suối nguồn chất liệu để mưu sinh và để thực hiện trách nhiệm xã hội của mình.

Những đóng góp lớn của báo chí những năm qua ra sao đã rõ, được phản ánh trên sóng, trên mặt báo

hàng ngày, ai cũng biết. Nhưng khi một nghề nào được

“biệt đãi” tôn vinh quá vì vai trò và ảnh hưởng đặc thù của nghề đó có, thì hay xao nhãng, hoặc lạm dụng những lợi thế đó thường dễ xảy ra.

Viết báo được trả nhuận bút, lãnh lương tháng của tòa soạn, công chúng tin yêu, xã hội trọng vọng, Nhà báo còn đòi giá trị gì thêm nữa so với nghề khác. Thực tế, không phải nhà báo nào cũng nhận phong bì khi đi dự hội họp, khởi công, lễ khánh thành, lễ ra mắt sản phẩm mới... dù công khai và được xem là điều bình thường. Nhưng đôi khi cái phong bì nếu không làm vơi đi sự thật thì cũng làm méo mó sự thật, hoặc gây mất công bằng giữa các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp,

cá nhân, tập thể khác... trên cùng một lĩnh vực.

Cũng không loại trừ đây đó ở báo giới, có một số nhà báo dùng ảnh hưởng của nghề để kiếm gỗ, kiếm gạch cất nhà, ruộng rẫy, đặc sản để khoái khẩu, được “tặng” quảng cáo, xin việc làm cho người thân, trường tốt cho bè bạn, làm giấy tờ xe cộ, đất đai thuận tiện, nhanh hơn... Ai bảo đó không phải là những dạng tham nhũng? Ngoài những khó khăn từ thời cuộc, chính cái quyền được tiếp cận sự thật, được dùng tạo ảnh hưởng lên đời sống để khai triển những lợi ích cá nhân cũng góp phần làm niềm tin vào báo chí nơi công cúng dễ bị sụt giảm.

Việt Nam đang hội nhập thì nền báo chí cũng cần hội nhập, đi

thẳng vào văn minh, và hành động đầu tiên có thể ví dụ như chuyện nhà báo “đi lấy tin mà không cần phong bì”, khi đi công tác không làm phiền cơ sở, không cần ai lo bố trí ăn, ở, thư giãn... Hình như ở những ngày thế này, trong hoan hỉ và tự hào về nghề của mình, nhà báo cũng nên lắng lại để nghĩ về ơn nghĩa, về cái “suối nguồn chất liệu” cho nghề của mình, cho thành tựu cá nhân và chức phận của mình. Đất nước còn nghèo, nhân dân còn khổ cực... Nhà báo còn không dám “sống khổ” được thì ai đấu tranh để tất cả cùng thoát khổ, công bằng giăng khắp mọi ngóc ngách xã hội, và hạnh phúc được chia đều cho từng mái nhà…

NGUYỄN HÀNG TÌNH

Tản mạn

Page 5: B Ảnh: Văn Báu Hạnh phúc khi được đi, học và viếtbaolamdong.vn/upload/others/201706/24692_BLD_ngay_21.6.2017.pdf · nhà báo đến từ các cơ quan đại diện

5 THỨ TƯ 21 - 6 - 2017VĂN HÓA - XÃ HỘI

NB Nguyễn Văn Quang - Phòng Chuyên mục, Đài PTTH Lâm Đồng: “… Hãy dành tình yêu cho nghề mình đã chọn, dẫu ít - dẫu nhiều…”

Nhà báo Nguyễn Văn Quang (thứ ba từ phải sang) trong lễ trao giải của Liên hoan phát thanh toàn quốc. Ảnh: Võ Trang

NB Nguyễn Văn Quang - gắn cả đời làm báo của mình với thể loại Phát thanh như một định mệnh (dù đã không ít lần anh rẽ ngang sang Truyền hình và cũng đạt không ít những thành công). Có lẽ cũng vì thế nghề đã cho anh quả ngọt sau rất nhiều bươn chải, trăn trở và cả những nỗi đau với từng con chữ mỗi khi anh viết ra. Nếu chỉ xét riêng về các giải thưởng trong hệ thống giải báo chí quốc gia, toàn quốc… tôi dám khẳng định anh là người giàu thành tích nhất trong làng báo Lâm Đồng. Ba năm trở lại đây, anh có từ khuyến khích đến giải B của giải báo chí uy tín hàng đầu Việt Nam - Giải Báo chí Quốc gia; riêng trong lĩnh vực phát thanh, anh đã có đầy đủ bộ sưu tập Vàng - Bạc - Đồng sau mỗi kỳ liên hoan và chưa kể đến hàng chục giải thưởng lớn nhỏ khác thuộc hệ thống giải báo chí toàn quốc mà anh đã từng tham dự trong hơn 25 làm nghề của mình.

PV: Thưa anh, là một nhà báo được rất nhiều giải thưởng trong hệ thống giải báo chí quốc gia, theo anh đâu là yếu tố quyết định mang đến sự thành công của một tác phẩm báo chí?

NB Nguyễn Văn Quang: Theo tôi, một tác phẩm báo chí thành công có rất nhiều yếu tố hợp thành. Nhưng điều cần có đầu tiên và không bao giờ thiếu chính là sự chính kiến để thật thà kể lại câu chuyện vui và chưa vui về cuộc sống. Cuộc sống ấy, có thể chạm vào được cuộc đời, một phần nào đó thân phận của họ dù công chúng chỉ được xem qua truyền hình, nghe đài hay đọc trên mặt báo. Nhưng để cuộc sống ấy vào trong một tác phẩm báo chí có hơi thở, có sắc màu, có cảm xúc và hơn hết là sự đồng cảm thì chẳng dễ dàng chút nào. Đôi khi người viết cứ sa đà vào những con số, những sự kiện, kết quả, thành tích… mà quên mất giọt mồ hôi mặn chát của người nông dân giữa cái nắng chang chang hay đang ngụp lặn trong mưa lũ… thì sẽ chẳng bao giờ có một tác

phẩm tử tế, chưa dám nói đến một tác phẩm được giải thưởng. Và giải thưởng đó sẽ ý nghĩa, trân trọng hơn khi được chính công chúng trao tặng.

PV: Với một người làm báo địa phương như anh, có rất nhiều áp lực và trở ngại liên quan đến yếu tố ngoài chuyên môn, bí quyết nào để anh có thể vượt qua những “vùng cấm” đó?

NB Nguyễn Văn Quang: Tôi không có khái niệm làm báo trung ương hay địa phương. Và tôi luôn tâm niệm rằng nghề này không có nhà báo lớn, càng không có nhà báo nào nhỏ. Điều quan trọng, là mỗi người làm nghề phải có tình yêu và sự tận tâm với công việc. Phải biết vui, buồn với mỗi tác phẩm của chính mình. Và để vượt qua những trở ngại, áp lực (nếu có) thì việc học luôn là hành trang mỗi ngày làm nghề cho dù công việc này đã gắn bó với tôi gần 25 năm qua. Ngày mới vào nghề, học là để biết những điều mình chưa biết và hiểu hơn những gì mình đã biết. Rồi mấy năm nay, khi được mời đứng trên bục giảng, trao đổi với sinh viên hay những người làm báo trẻ thì việc học là để được nghe những câu hỏi của các bạn dành cho mình mà mình… chưa biết.

PV: 25 năm trong nghề, đã vượt qua và chứng kiến nhiều thăng trầm, buồn vui của nghề, liệu anh có còn đam mê như lúc ban đầu và nhiều những trăn trở để chia sẻ không?

NB Nguyễn Văn Quang: Từng ấy thời gian gắn bó với công việc, từ chỗ nghĩ đơn giản chỉ là nơi đi - về hàng ngày để có một việc làm ổn định, kiếm tiền trang trải cho cuộc sống, đối với tôi bây giờ nghề báo còn là động lực để tôi yêu hơn cuộc sống này. Nhưng để có tình yêu đó, thì phải luôn cố gắng bằng tất cả sự tử tế có thể. Điều tôi muốn chia sẻ với các đồng nghiệp trẻ rằng: Hãy cố gắng với công việc mình đang làm và hãy dành tình yêu cho cái nghề mà mình đã chọn, dẫu ít - dẫu nhiều …

PV: Xin cảm ơn anh, chúc anh hạnh phúc và thành công trong công việc!

LINH ĐAN (thực hiện)

Là một phóng viên thường trú của Thông tấn xã Việt Nam tại Lâm Đồng được 7 năm, một thời gian không còn ngắn để nói mới vào nghề, cũng chưa đủ dài để lên “lão làng” như các anh chị đồng nghiệp. Tuy nhiên, thời gian ấy cũng đủ để tôi thấm thía cái gọi là phóng viên thường trú. Không giống như báo địa phương có hàng chục phóng viên, cả cơ quan thường trú Lâm Đồng chỉ vỏn vẹn 3 người, hầu như các sự kiện và vấn đề xảy ra trên địa bàn, anh em trong cơ quan đều phải phân công nhau tham dự.

Thậm chí có nhiều sự kiện quan trọng, tuyến tin bài nóng, cả cơ quan cùng vào cuộc. Chẳng hạn như vụ sập hầm thủy điện Đa Dâng (huyện Lạc Dương) hay vụ việc khai thác thiếc lậu trong Thung lũng Tình Yêu, vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên đèo Prenn vào tháng 6/2016, các kỳ Festival hoa Đà Lạt… Ở các sự kiện này, chúng tôi phân công người phụ trách báo viết, người chụp ảnh, người làm truyền hình để kịp thời cung cấp thông tin chuẩn

Hạnh phúc khi được đi, học và viếtCũng như rất nhiều đồng nghiệp khác, họ đều là những người làm báo tử tế. Giữa thời buổi thị trường đồng tiền lên ngôi, lợi ích cá nhân được coi trọng… thì những bài viết thấm đẫm hơi thở cuộc sống của họ, cái tâm cùng sự đam mê cùng tận với nghề nhà báo (NB) thực sự như những viên ngọc quý, để chúng ta, những người làm báo đôi lúc phải tự vấn, nhìn lại mình trong mỗi chặng đường đã đi qua.

NB Nguyễn Hữu Sang - Văn phòng Thường trú Báo Lâm Đồng tại Bảo Lộc:“Đi, yêu và viết bằng tất cả niềm say mê …”

21/6 - ngày của những người làm báo, lại thường gắn liền với những kỷ niệm tác nghiệp, của riêng tôi. Cách đây khoảng 3 năm, một đứa em đồng nghiệp là lính mới toe, chân ướt chân ráo lần đầu tiên lên Đà Lạt làm việc, alô bảo em được phân công làm cùng anh vụ xe quá tải né trạm cân. Hơn một tuần ăn dầm nằm dề ở trạm cân dưới đèo Bảo Lộc, anh em có bao nhiêu là kỷ niệm cũng như kinh nghiệm tác nghiệp. Từ chỗ chưa biết thế nào là xe 5 giò, chưa hiểu cách thức chung chi né trạm ra sao, chưa biết đường đi né trạm như thế nào, mà cuối cùng anh em chúng tôi dường như trở thành những lơ xe thực thụ. Có những đêm thức đến gần sáng để lân la với cánh tài xế và lơ xe để hiểu từng đường đi nước bước, có những ngày đội mưa canh chụp cho được một tấm ảnh xe né trạm, có khi bị lộ vì bị cò qua trạm dẫn dụ. Thế rồi, cuối cùng bài viết cũng hoàn thành. Ngày hai anh em hí hửng chạy xe về Đà Lạt cũng đúng ngày 21/6. Vừa đến đầu đèo, tòa soạn alô bảo ảnh chưa đạt, phải làm lại gấp. Bao nhiêu dự định vui chơi đành gác lại. Nhá nhem tối, chúng tôi lại đổ đèo, lại dẫn dụ xe né trạm, lại canh chụp ảnh nhưng đành thất bại. Trời mưa, anh em đành trở về tay không. Buồn vì không chụp được ảnh theo yêu cầu nhưng đau nhất theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng là khi vừa lên đầu đèo Bảo Lộc, trời tối, tôi chạy xe máy đâm thẳng vào ổ gà trên

đường. Cả hai anh em lộn nhào, một chiếc ô tô đậu ngay đó thay vì chủ xe xuống cứu giúp thì lại phóng xe đi ngay mà chắc có lẽ là sợ liên lụy. Thằng em ngồi sau xe có lẽ vì đói, vì lạnh và cả vì sợ nên nằm bất tỉnh. Tôi phải chạy chiếc xe khi đó bị cong vành, niểng đầu chở nó vào nhà người quen gần đó. Cuối cùng thì bài cũng được lên trang, ngoài nhuận bút còn được thưởng nhưng không đủ tiền sửa xe.

Sau đó một năm, cũng ngày 21/6, tôi và vài anh em đồng nghiệp được nhận tiền thưởng nóng cho loạt bài điều tra về chè ở Bảo Lộc. Hơn một tháng đeo bám, bài lên trang, được đa phần anh em đồng nghiệp ghi nhận, nhưng hiếm ai biết được nhóm chúng tôi đã tác nghiệp như thế nào. Kinh nghiệm làm điều tra còn ít, phương tiện máy móc còn hạn chế nên để ghi âm, có hình ảnh là điều khó cực kỳ. Đứa em đồng nghiệp trẻ của tôi khi đó xin được vào làm công nhân ở một nhà máy chè đã liều mình giấu chiếc máy ảnh du lịch trong bụng, khi lôi ra quay hình xong sợ bị phát hiện thì buộc phải nhét đại xuống quần, rồi giả vờ đau bụng để vào toilet lấy máy ảnh ra. Ngày cuối cùng của phi vụ đó, chúng tôi căng như dây đàn khi một người cầm máy ảnh lớn có ngụy trang vào nhà máy chụp hình, những người còn lại vòng đảo bên ngoài chờ tiếp ứng. Điện thoại không dám gọi, vài tiếng trôi qua đầy căng thẳng, để rồi khi nhận

NB Nguyễn Dũng - Văn phòng Thường trú TTX Việt Nam tại Lâm Đồng: “Phóng viên thường trú như làm dâu trăm họ”

xác và nhanh nhất - đảm bảo chức năng “thông tin nguồn” của Thông tấn xã.

Làm phóng viên thường trú, thoải mái và không bị gò bò, nhất là không bị tòa soạn soi nhất cử nhất động, nhưng không vì thế mà chểnh mảng công việc. Các tin tức thời sự, vụ việc nóng trên địa bàn luôn được anh em thường trú đưa tin và cập nhật rất kịp thời. Công việc là thế nhưng đôi khi, đời phóng viên thường trú cũng rất vui. Ngay tại Đà Lạt, chúng tôi cùng các anh em đồng nghiệp phóng viên thường trú như báo Thanh Niên, Nhân Dân, Tuổi Trẻ, Sài Gòn Giải Phóng, Lao Động, Tiền Phong, Dân Trí… cũng hay cùng nhau gặp gỡ, giao lưu. Nhất là các dịp như Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, Tất niên, gặp mặt đầu năm. Những lúc này “Tổ viết báo xa mẹ” - như cách gọi vui của anh chị em đồng nghiệp, là thời gian mọi người gặp gỡ, trao đổi nghiệp vụ và vui vẻ hết cỡ.

Dù vậy, vẫn còn nhiều trăn trở đối với nghề, đặc biệt đối với

Ảnh

do n

hân

vật c

ung

cấp.

Ảnh

do n

hân

vật c

ung

cấp.

được cuộc gọi đón nó, tôi như được cởi bỏ một khối đá nặng đè lên lồng ngực mấy tiếng liên tục.

Một vài kỷ niệm viết cho ngày 21/6 nhưng tất cả như mới xảy ra, tất cả là những kỷ niệm và kinh nghiệm quý báu trong quãng thời gian làm báo hơn 10 năm của mình. Đó là những ngày làm báo mà tôi cứ như bụi đời khi cả ngày cứ quần đùi áo cộc. Đó là những ngày làm báo mà tôi quên đi mình là phóng viên mà mình như đang là một công nhân vệ sinh, một nông dân thực thụ hay một chủ doanh nghiệp bảnh bao. Làm báo dấn thân, có lẽ tôi chưa thuần thục, nhưng tôi luôn nghĩ đó là cách làm nghề của mình. Có những lúc công việc không thuận lợi, tôi cũng từng nghĩ hay bỏ cuộc không làm báo nữa, có những thời điểm tôi đã tạm gác việc viết báo lại. Thế nhưng, chỉ cần một cuộc gọi, một thông tin nóng từ bạn đọc thì máu nóng trong người tôi lại sôi sục. Tôi lại đi, yêu và viết bằng tất cả những say mê, nhiệt huyết và yêu thương dành cho nghề.

những phóng viên thường trú như chúng tôi. Đó là mỗi lần đi tác nghiệp cũng còn nhiều hạn chế về con người và phương tiện; đôi khi có sự kiện quan trọng, anh em thường trú phải tự lo phương tiện, lên kế hoạch đến dự và đưa tin cho kịp tính thời sự. Chúng tôi cũng mong địa phương sẽ quan tâm hơn nữa đến “Tổ bán báo xa mẹ” để phóng viên thường trú hoàn thành tốt nhiệm vụ, đưa tin, bài phản ánh, cả tích cực và tiêu cực, nhằm góp phần xây dựng một thành phố Đà Lạt nói riêng, Lâm Đồng nói chung thành một địa phương giàu mạnh cả về kinh tế lẫn văn hóa, tinh thần.

TUẤN LINH (ghi)

KỶ NIỆM 92 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 21/6

Page 6: B Ảnh: Văn Báu Hạnh phúc khi được đi, học và viếtbaolamdong.vn/upload/others/201706/24692_BLD_ngay_21.6.2017.pdf · nhà báo đến từ các cơ quan đại diện

6 THỨ TƯ 21 - 6 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn số 2 tỉnh Lâm Đồng (trụ sở đóng tại TP Bảo Lộc) vừa phối hợp với UBND xã Đam B’ri (TP Bảo Lộc) tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại Ngã năm Đam B’ri (xã Đam B’ri, TP Bảo Lộc).

Trước đó, ngày 14/6, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn số 2 tỉnh Lâm Đồng (trụ sở đóng tại TP Bảo Lộc) cũng đã tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại thôn 1, xã Đại Lào, TP Bảo Lộc.

Theo Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn số 2, cả 2 đợt diễn tập trên nhằm kiểm tra, đánh giá, nâng cao năng lực phối hợp, tác chiến giữa lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và các lực lượng liên quan; qua đó, nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy của người dân.

TRỊNH CHU

BẢO LỘC: Diễn tập phòng cháy chữa cháy

Ưu tiên các vùng nghèo, khó khăn, vùng DTTSTheo Sở Y tế, trong 5 tháng đầu

năm 2017, dự án tiêm chủng mở rộng đã tiêm chủng đầy đủ cho 9.411 trẻ; tiêm viêm gan B trước 24 giờ cho 7.783 trẻ sơ sinh; cho 9.072 trẻ dưới 1 tuổi uống đủ 3 liều vắc xin ngừa bại liệt. Tiêm sởi mũi 2 cho 9.622 trẻ em 18 tháng tuổi, tiêm bạch hầu - ho gà - uốn ván mũi 4 cho 9.353 trẻ 18 tháng, tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 1, 2, 3 cho 27.645 trẻ. Tiêm phòng uốn ván 2 mũi trở lên cho 8.953 phụ nữ có thai và 5.090 phụ nữ tuổi sinh đẻ.

Hoạt động tiêm chủng mở rộng đã giảm sự khác biệt giữa các vùng miền trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, chăm sóc sơ sinh, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ.

Trong kế hoạch triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào DTTS gắn với mục tiêu phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020 và đến 2025 có chỉ tiêu cụ thể là giảm tử vong trẻ em. Phấn đấu đến năm 2020 tỉ lệ trẻ em DTTS dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt trên 95%; tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi là dưới 8%o, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi là 15%o, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 15%. Đến 2020 tỷ suất người mẹ DTTS tử vong dưới 50/100.000 trẻ đẻ sống; có 98% số ca sinh được cán bộ y tế có chuyên môn đỡ đẻ; tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai và phụ nữ sinh đẻ đạt trên 90%; tỉ lệ tăng dân số đạt 1,25%.

Giảm tử vong mẹ Cũng theo Sở Y tế, toàn tỉnh

có 9.635 phụ nữ sinh con trong 5 tháng đầu năm 2017, trong đó có 9.381 phụ nữ được quản lý thai, có 99,29% bà mẹ sinh con được cán bộ y tế đỡ đẻ. Số bà mẹ được khám thai từ 3 lần trở lên trong 3 giai đoạn thai kỳ đạt 95,9%. Số bà mẹ được thăm khám trong vòng 42 ngày tại nhà sau đẻ chiếm tỉ lệ 83,71%. Có 7 trường hợp mắc tai biến sản khoa (băng huyết 6, sản giật 1), so với cùng kỳ năm 2016 có 8 ca. Tổ chức khám phụ khoa cho 57.266 lượt, trong đó điều trị cho 24.967 trường hợp.

Chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau sinh, ưu tiên những vùng khó khăn nhằm thu hẹp sự chênh lệch về tình trạng sức khỏe và tử vong mẹ giữa các vùng miền. Có 8 chỉ

Cùng hành động vì sức khỏe bà mẹ và trẻ emKế hoạch hành động về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xác định mục tiêu cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh và tử vong trẻ em thông qua các giải pháp can thiệp và dự phòng có hiệu quả.

số liên quan đến mục tiêu này cần đạt được vào năm 2020, bao gồm: Tỉ số tử vong mẹ < 52/100.000 trẻ đẻ sống (năm 2016 có 43 bà mẹ tử vong/100.000 trẻ đẻ sống); 95% phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 3 lần/3 thai kỳ (năm 2016 đạt 93,7%), trong đó có 50% phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 4 lần/3 thai kỳ (năm 2016 đã đạt 44,4%); 99% phụ nữ có thai được tiêm phòng đủ mũi vắc xin uốn ván (năm 2016 đã thực hiện 97,9%); từ 99,5% trở lên phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ đẻ (năm 2016 đã đạt 99,6%), trong đó 99% do người đỡ đẻ có kỹ năng hỗ trợ (năm 2016 đã đạt 98,5%); 85% bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh (năm 2016 đạt 81,7%), trong đó 60% được chăm sóc trong tuần đầu (đã đạt 53,3%); 75% phụ nữ trong nhóm tuổi 15 - 49 đang áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại (đã đạt 73,5%); giảm còn 30% tỉ lệ thiếu máu của phụ nữ mang thai (hiện còn 40%); có 80% phụ nữ đẻ được xét nghiệm HIV (hiện đạt 69,9%).

Nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ sơ sinh, nuôi dưỡng trẻ nhỏDự án cải thiện tình trạng dinh

dưỡng trẻ em ghi nhận trong 5 tháng đầu năm 2017 có 9.647 trẻ sinh ra thì số trẻ đẻ sống là 9.643 trẻ, 100% số trẻ sơ sinh sống được cân, trong đó trẻ suy dinh dưỡng có cân nặng dưới 2.500 gr là 442 trẻ (chiếm 4,6%). Mục tiêu của tỉnh là ưu tiên những vùng khó khăn nhằm thu hẹp sự khác biệt về tình trạng sức khỏe và tử vong trẻ sơ sinh, trẻ em giữa các vùng miền. Trong đó 9 chỉ số cần đạt được đến năm 2020 bao gồm: Tỷ suất tử vong sơ sinh < 7/1.000 trẻ đẻ sống (năm 2016 đạt < 8%o);

tỉ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi < 11/1.000 trẻ đẻ sống (thực hiện năm 2016 < 12%o); dưới 40% trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (đã đạt < 30%); 90% trẻ được bú mẹ trong giờ đầu sau sinh (hiện đạt 85,1%); có 90% trẻ dưới 24 tháng tuổi được bú mẹ và ăn bổ sung hợp lý (đã đạt 85%); giảm còn 20% trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi (hiện còn 22,8%); giảm còn 10% trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (hiện là 11,8%); có 90% trẻ dưới 59 tháng tuổi nghi ngờ viêm phổi được điều trị bằng kháng sinh (hiện đạt 80%).

Các nhóm can thiệp để cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ emDự kiến tổng kinh phí thực hiện

kế hoạch hành động vì sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017 -2020 hơn 5,7 tỷ đồng; trong đó ngân sách trung ương từ Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số hơn 4,4 tỷ đồng và và ngân sách địa phương từ nguồn sự nghiệp y tế là hơn 1,3 tỷ đồng.

Đối tượng can thiệp là phụ nữ độ tuổi sinh đẻ; bà mẹ trong thời gian mang thai, trong khi sinh, sau sinh; bà mẹ cho con bú; trẻ sơ sinh; trẻ em 5 tuổi trở xuống; người chăm sóc trẻ từ 0-24 tháng tuổi và cộng đồng; ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng DTTS; cán bộ y tế đang làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở các tuyến, tập trung tại tuyến y tế cơ sở; cán bộ quản lý liên quan đến chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở các tuyến.

Các can thiệp thiết yếu gồm: chăm sóc trước khi mang thai (KHHGĐ, quản lý thai, dinh

dưỡng, tiêm chủng…); chăm sóc trong khi mang thai; chăm sóc trong và ngay sau sinh (chăm sóc thiết yếu sớm bà mẹ và trẻ sơ sinh, chăm sóc và điều trị sơ sinh đến 28 ngày, chăm sóc bà mẹ sau sinh đến 42 ngày); sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh; dự phòng các bệnh lây truyền từ cha mẹ sang con; cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ từ 0 - 24 tháng tuổi (nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, nuôi dưỡng trẻ nhỏ, bổ sung vitamin, vi chất dinh dưỡng).

Các giải pháp chủ yếu là: nhóm giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc thiết yếu. Đào tạo cán bộ cho các bệnh viện tuyến huyện có đủ khả năng cung cấp gói dịch vụ cấp cứu sản khoa toàn diện. Duy trì hoạt động Đơn nguyên sơ sinh tại Trung tâm Y tế các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Đạ Huoai và tiếp tục đầu tư triển khai Đơn nguyên sơ sinh tại các Trung tâm Y tế huyện còn lại. Đầu tư nâng cấp, phát triển các cơ sở khám, chữa bệnh chuyên ngành sản phụ khoa tuyến tỉnh - huyện - xã. Bên cạnh đó là các nhóm giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực chuyên ngành và nâng cao năng lực chuyên môn phụ sản, nhi, sơ sinh cho y tế các tuyến; tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý, thực hiện chế độ chính sách liên quan đến sức khỏe bà mẹ, trẻ em; tăng cường truyền thông, tuyên truyền, vận động; ứng dụng công nghệ thông tin và cải thiện chất lượng thống kê báo cáo; nâng cao tính sẵn có và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, chú trọng phát triển các dịch vụ chăm sóc sản khoa, chăm sóc sơ sinh, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ. AN NHIÊN

Tiêm chủng cho trẻ tại Bệnh viện Nhi Lâm Đồng.Ảnh: Diệu Hiền

BÌNH THẠNH: Tái canh 50 ha cây cà phê

Ông Đỗ Văn Hiền - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh cho biết: Tính đến cuối tháng 6/2017, xã Bình Thạnh đã triển khai chương trình tái canh cây cà phê được 50 ha, nâng tổng diện tích đã thực hiện tái canh từ năm 2013 đến nay lên 420 ha. Trong đó, tái canh bằng hình thức ghép cải tạo là 370 ha và trồng mới tái canh là 50 ha. Cũng tới thời điểm 6/2017 đã giải ngân cho vay 105 hộ/50 ha với tổng kinh phí 7,3 tỷ đồng.

Ngoài ra, xã Bình Thạnh cũng đã chuyển đổi 15/20 ha diện tích lúa 1 vụ sang trồng các loại cây khác, đạt 75% kế hoạch năm. Điều đó góp phần vào việc nâng cao hiệu quả thu nhập của người dân, đồng thời giảm hộ nghèo của xã xuống còn 23 hộ, chiếm 1,3%.

N. NGÀ

Trợ giá 7 giống cây trồng ở xã khó khăn

Với tổng kinh phí gần 9 tỷ đồng, Lâm Đồng trợ giá 7 giống cây trồng cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ dân tộc thiểu số ở các xã khó khăn trên địa bàn sản xuất trong năm 2017.

Theo đó, trợ giá 5.000 đồng - 15.000 đồng/kg đối với 2 giống cây lúa (760 tấn) và cây bắp lai (75 tấn), định mức không quá 2 ha/hộ.

Tiếp theo, 3 giống cây dâu tằm, cà phê, cây ăn quả trợ giá lần lượt 30 ha, 390 ha và 580 ha, kinh phí tương ứng hơn 300 triệu đồng, 1 tỷ đồng và 2 tỷ đồng, định mức 0,5 - 0,7 ha/hộ.

2 giống cây còn lại gồm mắc ca ghép (70 ha, không quá 0,5 ha/hộ) và điều ghép cao sản (200 ha, không quá 1 ha/hộ), được trợ giá từ 1,8 triệu đồng đến 2,5 triệu đồng/ha.

Bên cạnh đó, Lâm Đồng còn phân bổ hơn 5,7 tỷ đồng hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt hoặc giá trị nông cụ, vật tư sản xuất ở xã khó khăn cho hộ nghèo, định mức từ 80.000 - 100.000 đồng/người/năm.

VŨ VĂN

Page 7: B Ảnh: Văn Báu Hạnh phúc khi được đi, học và viếtbaolamdong.vn/upload/others/201706/24692_BLD_ngay_21.6.2017.pdf · nhà báo đến từ các cơ quan đại diện

7 THỨ TƯ 21 - 6 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Phường 3 hiện có khoảng 1.527 ha rừng tự nhiên, trong đó, có 229 ha rừng trồng giáp ranh với địa bàn các xã Hiệp An

(Đức Trọng), Phường 10, Phường 11, xã Xuân Trường, xã Xuân Thọ (TP Đà Lạt). Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng cảnh quan, song trong năm 2016, trên địa bàn Phường 3 vẫn để xảy ra 21 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp. Các trường hợp vi phạm chủ yếu rơi vào các hành vi dựng nhà, công trình trái phép, san gạt đất trái phép, lấn chiếm đất… Trước tình hình vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp vẫn còn diễn biến một cách phức tạp, UBND Phường 3 đã chỉ đạo cho Ban Lâm nghiệp Phường chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chủ rừng, lực lượng kiểm lâm và các đơn vị được giao thuê đất lâm nghiệp để triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và kịp thời ngăn chặn các trường hợp phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp để làm nương rẫy. Mặt khác, công tác tuyên truyền được chú trọng thường xuyên và liên tục bằng nhiều hình thức như phát tờ rơi, lồng ghép vào các buổi họp tổ dân phố, tuyên truyền cho người dân sống ven rừng và tổ chức ký cam kết với nội dung bảo vệ rừng.

Ông Nguyễn Văn Hòa - Phó Chủ tịch UBND Phường 3, kiêm Trưởng Ban Lâm nghiệp

Để rừng cửa ngõ mãi thêm xanhLà cửa ngõ của TP Đà Lạt, Phường 3 có tổng diện tích đất tự nhiên trên 2.700 ha, trong đó diện tích đất có rừng chiếm 3/4 ha. Để phường cửa ngõ mãi thêm xanh với những triền thông thơ mộng, trong những năm qua, chính quyền và người dân đã đồng sức, đồng lòng quyết tâm bảo vệ rừng.

Mục tiêu mà Đảng ủy, UBND Phường 3 xác định trong công tác quản lý, bảo vệ rừng giai đoạn 2016-2020, đó là: Quản lý tốt diện tích rừng và đất lâm nghiệp, nâng cao vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương, toàn hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, sử dụng tài nguyên và quỹ đất được quy hoạch cho lâm nghiệp có hiệu quả và bền vững. Đồng thời, nâng độ che phủ rừng qua các năm, tăng năng suất, chất lượng và giá trị của rừng...

Người dân Tổ dân phố 19 luôn tâm niệm bảo vệ rừng chính là giữ màu xanh của cửa ngõ thành phố. Ảnh: Đức Tú

Phường cho biết: “Xác định công tác quản lý và bảo vệ rừng là nhiệm vụ không thể lơ là, thời gian tới chính quyền sẽ tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa lâm nghiệp theo phương châm bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Đồng thời, củng cố, kiện toàn và xây dựng lực lượng bảo vệ rừng đối với Ban Lâm nghiệp, tổ nhận khoán và các tổ dân phố có rừng. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm. Một

nhiệm vụ khác vô cùng quan trọng đó chính là chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về phòng cháy chữa cháy rừng, đặc biệt là trong mùa hanh khô”.

Ngoài ra, việc giao khoán quản lý, bảo vệ rừng cũng được thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả. Cụ thể, nằm dưới chân đèo Prenn, 14 hộ dân thuộc Tổ 3 - Tổ nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng, hiện đang sinh sống tại Tổ dân phố 19 được giao nhận khoán với diện tích 502,9 ha rừng. Ông Nguyễn Dũng, Tổ

trưởng Tổ 3 - Tổ nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng cho biết, nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, sau khi được nhận khoán một diện tích rừng thì có một nguồn thu nhập tương đối, cuộc sống dần ổn định hơn. Ví dụ như trường hợp của anh Huỳnh Tấn Được là thành viên của tổ nhận khoán rừng, trước đây có hoàn cảnh hết sức khó khăn, thuộc diện hộ nghèo, nhưng kể từ khi nhận khoán thì anh đã dùng chính số tiền được chi trả để đầu tư làm ăn, phát triển kinh tế gia đình nhờ vậy đã thoát nghèo, con cái được ăn học đến nơi đến chốn. Có thể nói, điểm khác biệt của rừng tại Phường 3 chủ yếu nhằm phục vụ cho cảnh quan, du lịch, là màu xanh chốn cửa ngõ của thành phố, nên việc làm tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng sẽ có tác động tích cực đến ngành “công nghiệp không khói” của TP Đà Lạt.

ĐỨC TÚ

Thành công bước đầuTrong Phiên chợ Đưa hàng Việt về nông

thôn được Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng tổ chức tại huyện Cát Tiên từ ngày 11 đến ngày 13/5, bà Cao Thị Thanh, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng chia sẻ: “Nếu như trước đây, nói đến áo pull, nhiều người sẽ cho rằng áo pull phải của Thái Lan sản xuất thì mới đẹp, mới tốt. Nhưng giờ đây, suy nghĩ đó đã dần thay đổi, áo pull sản xuất trong nước chất lượng và mẫu mã không thua kém những chiếc áo pull được sản xuất tại Thái Lan. Tương tự, mặt hàng trái cây của Việt Nam đã ngày càng phong phú về mẫu mã, giá cả”.

Theo bà Thanh, đó là những thay đổi dễ nhận thấy nhất và là tín hiệu tích cực đối với hàng Việt ở thị trường nông thôn. Còn ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Cát Tiên cho rằng: Từ những phiên chợ này, người dân khu vực nông thôn đã có thêm cơ hội để tham quan, mua sắm những mặt hàng chất lượng cao do chính các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Từ đó, người dân có thêm thông tin để so sánh, đánh giá về chất lượng, giá cả của hàng sản xuất trong nước với những hàng ngoại được bày bán trôi nổi, không có nguồn gốc xuất xứ trên thị trường. “Các doanh nghiệp Việt cần quan tâm hơn nữa về vấn đề chất lượng, mẫu mã, giá cả để thu hút nhiều người dân tới tham quan, mua sắm. Giải quyết được vấn đề chất lượng sẽ nâng cao uy tín của hàng Việt đối với người dân khu vực nông thôn, bằng không lần sau có tổ chức phiên chợ thì người dân sẽ không

ĐƯA HÀNG VIỆT VỀ NÔNG THÔN:

Thêm một góc nhìn

đến phiên chợ nữa”, ông Phúc cho biết. Ông Đỗ Hữu Dự, Chủ tịch UBND thị trấn

Cát Tiên (huyện Cát Tiên) trao đổi: “Ở Phiên chợ Đưa hàng Việt về nông thôn được Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng tổ chức lần đầu tiên tại thị trấn Cát Tiên vào năm 2014, các mặt hàng đưa về đây đã bị “cháy” hàng. Nguyên nhân là vì các mặt hàng được bày bán tại phiên chợ đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, với nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá kèm theo nên các chủ tiệm tạp hóa trên địa bàn thị trấn Cát Tiên đến mua sỉ đem về tiệm bán lại kiếm lời”.

Thực tế cho thấy, việc mở phiên chợ không chỉ người dân khu vực nông thôn được hưởng lợi, mà bản thân các doanh nghiệp Việt cũng nhận được nhiều lợi ích từ chương trình này.

Thứ nhất, việc tham gia phiên chợ giúp doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu và tiếp cận được thị trường nông thôn rộng lớn. Thứ nữa, phiên chợ là cơ hội để doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu, thị hiếu và sức mua của người dân

khu vực nông thôn; từ đó, đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp hơn với thực tế...

Sau phiên chợ này, Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng tiếp tục mở Phiên chợ Đưa hàng Việt về nông thôn tại thị trấn Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh) từ ngày 15 đến ngày 17/5.

Một vài tồn tạiMặc dù Phiên chợ Đưa hàng Việt về nông

thôn tại 2 địa phương trên (Cát Tiên và Đạ Tẻh) đã đem lại không ít những hiệu ứng tích cực, như làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân khu vực nông thôn, tạo điều kiện cho hàng Việt chiếm lĩnh thị trường trong nước, song, trên thực tế, việc tổ chức phiên chợ vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Số lượng các doanh nghiệp có các điểm bán hàng tại phiên chợ chưa nhiều. Ở huyện Cát Tiên, chỉ có 35 doanh nghiệp tham gia phiên chợ, bày bán gần 40 gian hàng. Tại huyện Đạ Tẻh, con số các doanh nghiệp tham gia phiên chợ cũng chỉ 35 doanh nghiệp, bày bán 42 gian hàng.

Mặt khác, các mặt hàng được bày bán tại đây chưa thật sự phong phú, vẫn chỉ loanh quanh ở quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ gia dụng... Thêm nữa, địa điểm tổ chức phiên chợ lại nằm ngay ở thị trấn. “Nói là đưa hàng Việt về nông thôn nhưng trên thực tế thì hàng Việt mới đưa về đến... thị trấn”, ông Nguyễn Văn Tuấn (ngụ xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh) hóm hỉnh.

Theo ông Tuấn, đấy là một bất cập trong khâu tổ chức. Bởi, chỗ cần đến thì chưa đến, chỗ vốn đã sẵn hàng hóa như thị trấn thì lại tổ chức mở Phiên chợ Đưa hàng Việt về nông thôn. “Chương trình Đưa hàng Việt về nông thôn là để người dân sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số... - những người ít có cơ hội tiếp cận và sử dụng hàng Việt, chứ không phải là người dân thị trấn”, ông Tuấn kết luận. TRỊNH CHU

Qua 8 năm, Chương trình Đưa hàng Việt về nông thôn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động ít nhiều đã làm thay đổi nhận thức của người Việt đối với hàng Việt. Cùng đó, các doanh nghiệp Việt cũng đã chú trọng hơn đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày một cao của người dân. Tuy nhiên, để hàng Việt tạo được chỗ đứng vững chắc ở thị trường nông thôn, các nhà tổ chức chương trình này cần có những giải pháp căn cơ hơn.

Phiên chợ Đưa hàng Việt về nông thôn được mở tại thị trấn Đạ Tẻh. Ảnh: Trịnh Chu

Page 8: B Ảnh: Văn Báu Hạnh phúc khi được đi, học và viếtbaolamdong.vn/upload/others/201706/24692_BLD_ngay_21.6.2017.pdf · nhà báo đến từ các cơ quan đại diện

8 THỨ TƯ 21 - 6 - 2017

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Tập trung phát triển... TIẾP TRANG 2

... là người có đạo để tuyên truyền, vận động và giúp đỡ, bồi dưỡng quần chúng ưu tú vào Đảng đã tác động tích cực đến nhận thức, tư tưởng của nhân dân, nhất là người có đạo.

Việc quan tâm bố trí đảng viên là người có đạo tham gia cấp ủy, chính quyền, đoàn thể góp phần quan trọng trong việc chuyển biến nhận thức của quần chúng nhân dân về Đảng.

Trong 45 đảng viên là người DTTS có đạo ở Đưng K’Nớ thì có tới 35 đảng viên sinh hoạt tại 4 chi bộ thôn: thôn 1, thôn 2, thôn Lán Tranh, thôn Đưng Trang. Cũng nhờ vậy mà các phong trào như: hiến đất làm đường, đóng góp

ngày công lao động, cải tạo cảnh quan môi trường, chuyển đổi cơ cấu kinh tế… trong xây dựng nông thôn mới cũng như nhiều hoạt động khác của Đưng K’Nớ được bà con hưởng ứng cao và mang lại nhiều thành tựu.

Năm 2016, tổng thu ngân sách địa phương gần 6 tỷ đồng, đạt 127,9% so với dự toán được giao. Thu nhập bình quân đầu người 20 triệu đồng/người/năm (đạt 100% nghị quyết). Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới từ muôn vàn khó khăn, nhưng đến cuối năm 2016, Đưng K’Nớ đã đạt 10 tiêu chí. Kết quả đó có sự đóng góp rất lớn của nhân dân, trong đó có lực lượng đảng viên là người có đạo.

Theo đánh giá của đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy xã: “Đảng viên là người dân tộc thiểu số, có đạo đã góp phần tích cực vào lãnh đạo, quản lý và vận động bà con lao động sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Các đảng viên là chức sắc, chức việc cũng như các đảng viên là tín đồ tôn giáo, đều phát huy vai trò trong vận động quần chúng nhân dân và đồng bào có đạo thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần ổn định, nâng cao đời sống, phát triển kinh tế - xã hội, sống tốt đời, đẹp đạo”. NGỌC NGÀ

THƯ KÊU GỌI Đóng góp ủng hộ Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” tỉnh Lâm Đồng năm 2017

Kính gửi: Đồng bào, đồng chí; quân và dân các dân tộc tỉnh Lâm ĐồngĐể tỏ lòng biết ơn, tri ân với hơn 1,2 triệu liệt sĩ đã ngã xuống, hơn 20 triệu thương bệnh binh, thân nhân liệt

sĩ, 127 ngàn Bà Mẹ Việt Nam anh hùng và hàng vạn người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; 9 triệu người có công với cách mạng, đã cống hiến, hy sinh để giành độc lập, thống nhất đất nước và bảo vệ chủ quyền quốc gia, vì độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân, vì tương lai của các thế hệ mai sau…

Những năm qua, Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Việt Nam đã triển khai nhiều chủ trương, chính sách, nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực, nhằm tri ân, chăm sóc, phụng dưỡng, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng… Ở tỉnh ta, phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” qua 10 năm phát động nhân dân đã đóng góp Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” trên 34 tỷ đồng; xây dựng và sửa chữa 1.060 căn nhà tình nghĩa; mỗi năm thăm hỏi, tặng quà, tặng sổ tiết kiệm trị giá 3,5 tỷ đồng cho các gia đình chính sách, góp phần chăm lo tốt hơn cho gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng.

Tuy nhiên, hiện nay trong tổng số 40.000 gia đình thuộc đối tượng chính sách, nhiều gia đình nhà ở bị hư hỏng, xuống cấp; đặc biệt có 911 gia đình chính sách cần được giúp đỡ xây dựng và sửa chữa nhà ở…

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017), tiếp tục thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân và gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”… Hưởng ứng Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về vận động toàn dân tham gia “Đền ơn, đáp nghĩa”, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng kêu gọi: Mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức hãy có những hành động, việc làm cụ thể để tham gia phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”. Mỗi cán bộ, chiến sỹ, công chức, viên chức tham gia đóng góp tối thiểu 1 ngày lương. Các doanh nghiệp, các tổ chức tôn giáo, các hộ gia đình và các nhà hảo tâm… bằng tình cảm và trách nhiệm của mình tự nguyện tham gia đóng góp Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” với tinh thần cao nhất, để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn và sự tri ân sâu sắc với những người đã hy sinh xương máu bảo vệ nền độc lập, tự do của Tố quốc. Thời gian vận động: Tập trung vào Tháng cao điểm từ 20/6/2017 đến 27/7/2017.

Mọi khoản đóng góp xin chuyển về Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” tỉnh Lâm Đồng; Tài khoản: 3713.0.1077.801.00000 tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lâm Đồng; hoặc nộp trực tiếp tại Văn phòng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Số 36 - Trần Phú, Đà Lạt).

Thay mặt Ủy ban MTTQ VN tỉnh, Ban quản lý Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” các cấp và các gia đình chính sách trong tỉnh xin ghi nhận và cảm ơn những tình cảm quý báu của các tập thể và cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho các gia đình chính sách tỉnh Lâm Đồng.

Trân trọng cảm ơn. CHỦ TỊCH UBMTTQ VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG

Nguyễn Trọng Ánh Đông

Bùng phát nhiều loại dịch bệnh gây hại cây trồng6 tháng đầu năm 2017, do thời

tiết diễn biến bất lợi, dẫn đến nhiều loại dịch bệnh bùng phát gây hại cây trồng ở Lâm Đồng.

Trong đó, bệnh bọ xít muỗi và thán thư gây hại 26.250 ha điều ở 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên, tăng 22.980 ha so cùng kỳ. Trên cây lúa, cà phê, chè ở các vùng sản xuất trọng điểm của Lâm Đồng bị nhiễm các bệnh rầy nâu, bọ xít muỗi, sâu đục thân, bọ cánh tơ với phạm vi diện tích lần lượt hơn 1.500 ha, 4.700 ha, 800 ha và gần 2.000 ha. Riêng cây sầu riêng huyện Đạ Huoai bị nhiễm bệnh bọ xít muỗi hơn 2.300 ha.

Cùng thời gian trên, diện tích cây rau các loại ở Lâm Đồng đã lây nhiễm nhiều loại bệnh hại như: xoăn lá cà chua (gần 640 ha); sưng rễ họ thập tự (gần 500 ha); đốm héo xà lách (520 ha); héo vàng hoa cúc (945 ha)…

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã tổ chức 2 lần phun thuốc chống dịch bọ xít muỗi gây hại điều; cấp phát các loại thuốc phòng trừ rầy nâu trên cây lúa, bọ xít muỗi trên cây cà phê chè, lấy mẫu xác định virus gây bệnh đốm héo trên rau xà lách và cây họ cà…

VŨ VĂN

ĐỨC TRỌNG: 10/14 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mớiThông tin từ UBND huyện Đức

Trọng cho biết, gắn với việc xây dựng nông thôn mới, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” luôn được huyện rất mực quan tâm, chú trọng. Theo đó, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được chuyển tải kịp thời đến người dân. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao diễn ra sôi nổi; đời sống văn hóa tinh thần ở cơ sở và trong nhân dân ngày càng phong phú, nhiều giá trị văn hóa truyền thống được phát huy.

Đến nay, toàn huyện đã tổ chức

phát động xây dựng 14/14 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, thị trấn Liên Nghĩa phát động xây dựng đạt chuẩn văn minh đô thị, trong đó có 10/14 xã đã được công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”. 179/179 thôn, tổ dân phố đã phát động xây dựng thôn, tổ dân phố văn hóa, trong đó 172/179 thôn, tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa (tỷ lệ 96%). Có 4/14 xã có trên 70% số thôn được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa” 5 năm liền. HOÀNG YÊN

ĐÀ LẠT: Xử lý trên 800 trường hợp vi phạm trật tự, xây dựng đô thị

Ngày 19/6, tin từ cơ quan chức năng TP Đà Lạt cho biết, từ đầu năm đến nay, thành phố đã xử lý 802/829 trường hợp vi phạm về trật tự, xây dựng đô thị…

Theo đó, các vi phạm bị xử lý chủ yếu liên quan đến xây dựng lều quán tạm, che dù bạt, sử dụng mái che di động, hàng rào, nhà bán kiên cố, trong đó có tới 360 trường hợp vi phạm về biển quảng cáo, lấn chiếm vỉa hè… Đối với lĩnh vực xây dựng, mặc dù thời gian qua các cơ quan, ban, ngành của Đà Lạt thường xuyên

kiểm tra, nhắc nhở, phối hợp xử lý nhưng tình trạng vi phạm về trật tự xây dựng vẫn diễn ra phức tạp, nhất là các khu vực giáp ranh đất ở, đất nông nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm đã có gần 37 trường hợp vi phạm về xây dựng công trình nhà ở (23 trường hợp xây dựng không phép, 14 trường hợp sai phép).

Song song với đó, ngành chức năng TP Đà Lạt cũng đã ban hành quyết định đình chỉ thi công 33 trường hợp, cưỡng chế tháo dỡ 3 trường hợp.

THỤY TRANG

HĐND huyện Di Linh khóa 11 họp kỳ thứ 5* Thu ngân sách 6 tháng đạt 51% kế hoạch cả năm

Trong 2 ngày (20 và 21/6/2017), HĐND huyện Di Linh khóa 11 tổ chức họp kỳ thứ 5. Đây là kỳ họp thường kỳ để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm; bàn nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm 2017; phê chuẩn tổng quyết toán thu, chi ngân sách năm 2016; thông qua Quy hoạch xây dựng vùng huyện Di Linh đến năm 2035 và tầm nhìn đến 2050; dự kiến Chương trình giám sát năm 2018 của HĐND huyện; tổng hợp và giải trình các ý kiến kiến nghị của cử tri trước kỳ họp...

Trong 6 tháng đầu năm 2017, tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục có bước phát triển tốt; đời sống, an sinh xã hội và an ninh trật tự luôn ổn định.

Sản xuất nông lâm nghiệp đạt được yêu cầu đề ra; trong đó, chăn nuôi bò có bước chuyển biến tích cực. Trong vụ đông xuân năm nay, nông dân toàn huyện đã gieo trồng 1.311 ha lúa và hoa màu, vượt kế hoạch 30%. Huyện đang tiếp tục chỉ đạo gieo trồng vụ hè thu. Huyện đang tích cực đẩy mạnh Chương trình tái canh cà phê. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt giá trị 291 tỷ đồng, tăng gần 10% so cùng kỳ năm ngoái. Tổng thu ngân sách do huyện quản lý được 61,25 tỷ đồng, đạt 51% kế hoạch cả năm. Việc triển khai nhiệm vụ xây dựng cơ bản, thương mại - dịch vụ, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế… đảm bảo theo yêu cầu đề ra.

XUÂN LONG

... đoàn thể, mà còn là tiếng nói của nhân dân, là diễn đàn phản ánh tâm tư, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân, là cầu nối giữa ý Đảng - lòng dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm qua, Lâm Đồng đạt nhiều thành quả về phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; những thành tựu đó có sự đóng góp không nhỏ của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương cùng các thế hệ nhà báo.Qua đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: Các cơ quan báo chí và đội

ngũ những người làm báo cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của địa phương; đồng hành với các hoạt động chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, xã hội của tỉnh; tiếp tục làm tốt vai trò giám sát, phản biện và đề xuất các giải pháp hữu hiệu đối với các vấn đề nổi bật của địa phương; đồng thời, phát huy vai trò định hướng dư luận, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, huy động sức mạnh toàn dân xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc...

Nhân dịp này, Hội Nhà báo Việt Nam đã trao tặng Bằng khen cho Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng cùng 2 nhà báo: Nguyễn Thanh Đạm và Hồ Thị Lan vì những đóng góp xuất sắc; trao giải báo chí toàn quốc cho 2 nhà báo đoạt giải: Minh Đạo (Báo Lâm Đồng), Văn Quang (Đài PTTH Lâm Đồng); trao Kỷ niệm chương vì sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam cho 2 nhà báo. Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng cũng tặng giấy khen cho các nhà báo có thành tích xuất sắc trong các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của ngành.

QUỲNH UYỂN

Gặp mặt kỷ niệm... TIẾP TRANG 1