21
BỘ Y TẾ SỔ TAY X L Ổ DCH T (Ti liu tham khảo dnh cho cn b y t d phng)

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ Y TẾvncdc.gov.vn/files/article_attachment/2015/2/sotayhuong... · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Bệnh tả là bệnh lây truyền qua đường

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ Y TẾvncdc.gov.vn/files/article_attachment/2015/2/sotayhuong... · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Bệnh tả là bệnh lây truyền qua đường

BỘ Y TẾ

SỔ TAYXƯ LY Ổ DICH TA

(Tai liêu tham khảo danh cho can bô y tê dư phong)

Ha Nôi, 2010

Page 2: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ Y TẾvncdc.gov.vn/files/article_attachment/2015/2/sotayhuong... · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Bệnh tả là bệnh lây truyền qua đường

LỜI GIỚI THIỆU

      Bệnh tả là bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, có thể gây thành dịch lớn với tỷ lệ tử vong cao. Bệnh chủ yêu lây nhiễm do ăn uống các thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm vi khuẩn tả. Một số yếu tố khác cũng góp phần lây lan bệnh tả là thiếu nhà tiêu hợp vệ sinh, vệ sinh cá nhân chưa tốt như không rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn. Ở Việt Nam, trong những năm qua, nhờ thực hiện tốt công tác phòng chống dịch chủ động, bệnh tả ở nước ta đã được khống chế trên trên phạm vi toàn quốc, nhiều địa phương không ghi nhận bệnh nhân tả. Tuy nhiên, do sự biến đổi về môi trường, khí hậu, sự giao lưu đi lại giữa các quốc gia, khu vực ngày càng tăng làm cho bệnh tả có xu hướng quay trở lại và gia tăng. Dịch tả có thể lan rộng và bùng phát nếu không thực hiện các biện pháp phát hiện sớm và phòng, chống một cách quyết liệt và triệt để.  

      Trước đòi hỏi cấp bách về công tác phòng chống dịch bệnh, để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương triển khai các hoạt động đáp ứng, phòng, chống dịch tả theo đúng quy định nhằm phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch không để dịch lây lan, Bộ Y tế chỉ đạo biên soạn cuốn Sổ tay xử lý ổ dịch tả cho các cán bộ làm công tác y tế dự phòng các tuyến thực hiện tốt các hoạt động phòng, chống bệnh tả. Cuốn sổ tay đã đề cập đến các nội dung cơ bản xử lý ổ dịch tả và các nội dung liên quan như thông tin, báo cáo bệnh tả, các biện pháp kiểm soát với bệnh nhân, môi trường ở ổ dịch, … 

      Hy vọng rằng cuốn Sổ tay này sẽ là tài liệu hữu ích cho tất cả các cán bộ y tế  dự phòng trong công tác phòng, chống bệnh tả ở nước ta. 

      Bộ  Y tế kính mong các bạn đồng nghiệp và Quý vị độc giả đóng góp những ý kiến quý báu để cuốn tài liệu này ngày càng hoàn thiện góp phần tích cực cho công tác phòng chống dịch tại Việt Nam.  

Hà  nội, ngày 14 tháng 5 năm 2010

THỨ  TRƯỞNG

Trịnh Quân Huấn

Page 3: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ Y TẾvncdc.gov.vn/files/article_attachment/2015/2/sotayhuong... · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Bệnh tả là bệnh lây truyền qua đường

Phân IBỆNH TA

Tả là một bệnh truyền nhiễm có các triệu chứng chính là tiêu chảy, mất nước và rối loạn điện giải cấp tính, có thể gây thành dịch lớn với tỷ lệ tử vong cao. Tác nhân gây bệnh tả là vi khuẩn tả Vibrio cholerae, nhóm huyết thanh O1 và O139, gồm 2 týp sinh học: týp cổ điển (Classica) và týp El Tor. Mỗi týp sinh học lại gồm 3 týp huyết thanh là Inaba, Ogawa và Hikojima. Ở Việt Nam chủ yếu gặp 2 týp huyết thanh là Inaba, Ogawa.

Bệnh tả lây theo đường tiêu hóa, chủ yếu qua ăn, uống. Vi khuẩn tả xâm nhập vào đường tiêu hóa của người lành từ nước uống và thức ăn có nhiễm vi khuẩn tả, đặc biệt là thức ăn có nguồn gốc thủy hải sản. Khoảng 75% người nhiễm vi khuẩn tả là không có biểu hiện triệu chứng bệnh, tuy nhiên họ vẫn đào thải vi khuẩn ra môi trường trong vòng 7 – 14 ngày. Trong số những người có biểu hiện triệu chứng, 80% là ở thể nhẹ và vừa, 20% có biểu hiện mất nước nặng.

Vi khuẩn tả có thể tồn tại lâu ở vùng nước lợ nơi cửa sông hay ven biển. Trong nước vi khuẩn tả sống ký sinh chủ yếu ở các loài động, thực vật thủy sinh, phù du như rong, tảo, đặc biệt ở các động vật giáp xác như tôm, cua, sò, ốc, hến... (vì vi khuẩn tả có men kitinaza rất có ái tính với vỏ kitin của các động vật này)

Phân IIXAC ĐINH TINH TRANG DICH, GIAM SAT, BAO CAO VA TỔ CHỨC

CHI ĐAO CHÔNG DICH

1. Xac định ổ dịch tả- Một nơi được gọi là ổ dịch khi ghi nhận một trường hợp tả xác định trở lên

ở một địa điểm (thôn, xóm, đội/tổ, tổ dân phố, đơn vị, …). - Xác định bệnh nhân tả theo quy định tại Quyết định số 4178/QĐ-BYT,

ngày 31/10/2007 về việc ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tả”.2. Chê đô bao cao

- Các trường hợp tiêu chảy cấp nghi tả hoặc có kết quả xét nghiệm xác định mắc tả đều phải được báo cáo khẩn cấp lên cơ quan y tế cấp trên theo đúng quy định của Bộ Y tế.

- Sau khi ổ dịch tả đã được xác định (khẳng định bằng xét nghiệm một số bệnh nhân đầu tiên) thì mọi trường hợp tiêu chảy cấp có trong ổ dịch trong giai đoạn ổ dịch đang diễn ra đều được coi là ca bệnh nghi ngờ tả, phải được ghi nhận, báo cáo và xử lý như các trường hợp tả.

Page 4: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ Y TẾvncdc.gov.vn/files/article_attachment/2015/2/sotayhuong... · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Bệnh tả là bệnh lây truyền qua đường

- Thực hiện chế độ trực chống dịch 24/24 giờ và báo cáo tình hình ổ dịch hàng ngày cho đến khi ổ dịch tả chấm dứt hoạt động. Khi ổ dịch tả chấm dứt hoạt động phải có báo cáo tổng kết ổ dịch.

3. Thanh lập Ban chỉ đạo phong chống dịch tảBan chỉ đạo phòng chống dịch được thành lập theo Quy định của Luật

Phòng chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Phân IIIXƯ LY Ổ DICH

1. Đối với bênh nhân- Cách ly bệnh nhân, tổ chức điều trị tại chỗ, tránh vận chuyển xa để hạn chế

sự lây lan và tử vong dọc đường.- Khẩn trương điều trị bệnh nhân (bù nước, điện giải và dùng kháng sinh đặc

hiệu v.v.) theo đúng phác đồ quy định của Bộ Y tế. - Tất cả các bệnh nhân tiêu chảy cấp trong ổ dịch khi dịch đang diễn ra đều

phải được xử lý như đối với bệnh nhân tả.- Nơi điều trị bệnh nhân tả phải được cách ly, có nhà tiêu riêng hợp vệ sinh.

Tại điểm ra, vào khu vực cách ly và cửa ra vào mỗi buồng bệnh, phải có các dung dịch diệt trùng nhanh có nồng độ cồn 600- 700 hoặc có chậu đựng dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính để ngâm rửa tay (ngâm tay 1 phút, sau đó tráng bằng nước sạch) và có thảm tẩm đẫm dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính đặt trong khay nhựa hoặc khay kim loại giữ nước để khử khuẩn đế giầy, dép nhằm hạn chế tối đa lây lan mầm bệnh ra bên ngoài. Dung dịch hóa chất khử trùng có clo phải được thay thường xuyên, tốt nhất không sử dụng quá 4 tiếng kể từ khi pha.

- Phân và chất thải của bệnh nhân phải được xử lý triệt để bằng dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 1,25% - 2,5% hoạt tính với tỷ lệ 1:1 trong thời gian ít nhất 30 phút sau đó đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh hoặc hố thu gom và xử lý phân. Bô, chậu của bệnh nhân đã sử dụng phải ngâm vào dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính trong ít nhất 30 phút trước khi đem rửa sạch.

- Quần áo, chăn màn, đồ dùng đã sử dụng của bệnh nhân trong thời gian bị bệnh phải nhúng, dội nước sôi hoặc ngâm vào dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính để trong 1 - 2 giờ trước khi đem giặt, rửa. Tuyệt đối không mang quần áo của bệnh nhân đã mặc trong thời gian bị bệnh giặt, rửa ở nguồn nước công cộng (ao, hồ, giếng làng, sông, suối…) hoặc tại bể nước, giếng nước sinh hoạt của gia đình hoặc khu dân cư.

1

Page 5: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ Y TẾvncdc.gov.vn/files/article_attachment/2015/2/sotayhuong... · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Bệnh tả là bệnh lây truyền qua đường

- Phương tiện chuyên chở bệnh nhân phải được sát trùng tẩy uế bằng dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính.

- Lau nền buồng bệnh thường xuyên bằng dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính.

- Sau khi tất cả bệnh nhân ra viện, khoa phòng điều trị bệnh nhân phải được tổng vệ sinh khử trùng nền nhà, tường nhà bằng dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính. Với liều lượng phun 0,3 - 0,5 lít/m 2, sau đó mới được sử dụng trở lại cho tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân khác.

- Tử thi bệnh nhân tả phải được xử lý theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/05/2009 của Bộ Y tế về Hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.

2. Đối với người tiêp xúc- Theo dõi tất cả những người trong gia đình, những người đã ăn uống

chung, phục vụ, ở chung với bệnh nhân tả trong vòng 5 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối cùng. Cần phổ biến cho những người này nếu thấy xuất hiện các triệu chứng tiêu hóa như nôn mửa, chướng bụng, tiêu chảy, ... phải báo cáo ngay với cơ sở y tế để được theo dõi, điều trị và lấy bệnh phẩm xét nghiệm.

- Những người có nguy cơ bị lây nhiễm cao như người sống cùng nhà, người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân, người cùng ăn với bệnh nhân loại thực phẩm nghi ngờ nên được điều trị dự phòng bằng kháng sinh đặc hiệu càng sớm càng tốt theo quy định. Việc lựa chọn kháng sinh điều trị dự phòng tốt nhất nên dựa theo kết quả kháng sinh đồ tùy theo từng vùng, từng vụ dịch. Không sử dụng kháng sinh điều trị dự phòng rộng rãi trong cộng đồng để tránh nguy cơ kháng thuốc.Sử dụng khang sinh điều trị dư phong như sau:a. Đối với người lớn:

+ Cloramphenicol 30mg/kg cân nặng; uống một lần duy nhất.+ Nhóm fluoroquinolon: ciprofloxacine 500mg x 2 viên; hoặc norfloxacin

400mg x 2 viên; hoặc ofloxacin 400mg x 1 viên; uống một lần duy nhất.+ Hoặc azithromycin 20 mg/kg cân nặng; uống một lần duy nhất.

b. Đối với trẻ em <12 tuổi và phụ nữ có thai, đang cho con bú:+ Azithromycin 20 mg/kg cân nặng; uống một lần duy nhất.

c. Nếu không có sẵn các thuốc trên, có thể dùng:+ Erythromycin: người lớn 1g; trẻ em 40 mg/kg cân nặng, uống một lần duy

nhất.+ Doxycycline: người lớn 100mg x 3 viên uống 1 liều duy nhất (dùng trong

trường hợp vi khuẩn còn nhạy cảm).

2

Page 6: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ Y TẾvncdc.gov.vn/files/article_attachment/2015/2/sotayhuong... · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Bệnh tả là bệnh lây truyền qua đường

Lưu ý: - Kháng sinh sẽ mất tác dụng phòng bệnh ngay khi bị phân hủy và đào thải

xuống dưới ngưỡng tác dụng trong cơ thể, thời gian này dài hay ngắn tùy thuộc vào từng loại kháng sinh (thông thường chỉ trong vòng 24 giờ). Do thời gian bảo vệ của thuốc dự phòng rất ngắn nên biện pháp phòng bệnh quan trọng và lâu dài trong ổ dịch vẫn là tuyên truyền cho người dân thực hiện vệ sinh cá nhân; đảm bảo nguồn nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong cộng đồng (ăn chín, uống nước đã đun sôi) vv….

- Người lành mang trùng đã được xác định bằng xét nghiệm phải được uống kháng sinh với liều lượng và thời gian như liều điều trị. Phân của những người này cũng phải được quản lý và xử lý như phân của bệnh nhân tả.

3. Xử lý nguồn nước Thực hiện các biện pháp khẩn cấp để đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch.

Ở các vùng nông thôn cần kiểm soát các nguồn nước giếng ăn, nước sông, ngòi, ao, hồ dùng để ăn và rửa thực phẩm. Xử lý nguồn nước ăn và nước sinh hoạt trong khu vực có dịch bằng các hợp chất chứa clo theo đúng quy định để đạt nồng độ clo dư từ 0,3mg - 0,5 mg/l nước. Trong trường hợp xử lý nguồn nước bằng bột cloramin B hàm lượng 25% - 30%, cần dùng với nồng độ 10 mg/lít. Ví dụ để xử lý 1 mét khối nước cần 10 gam bột cloramin B loại 25% – 30% clo hoạt tính (10 gam bột cloramin B tương đương với 1 thìa ăn cơm). Ngoài ra có thể sử dụng cloramin B đóng gói dưới dạng viên hàm lượng 0,25g để khử trùng. Một viên cloramin B 0,25g dùng để khử trùng cho 25 lít nước. Nếu nước đục cần xử lý nước bằng biện pháp lọc hoặc đánh phèn trước khi khử trùng. Để nước đã xử lý bằng clo trong ít nhất 30 phút trước khi dùng để clo hoạt tính phát huy tác dụng diệt trùng. Nước đã khử trùng bằng clo vẫn phải đun sôi mới được uống.

- Nước ăn, rửa bát đĩa và các đồ đựng thực phẩm phải dùng nguồn nước đã khử trùng bằng clo và đảm bảo không bị nhiễm bẩn sau đó.

- Ở thành phố cần kiểm tra chặt chẽ hệ thống đường ống dẫn nước, đảm bảo nồng đô clo dư trong nước máy đúng tiêu chuẩn quy định, 0,3mg - 0,5mg/l.

4. Xử lý thủy vưc bị ô nhiễm vi khuẩn tảCần thông báo ngay cho chính quyền địa phương và nhân dân trong vùng

biết về sự ô nhiễm nguồn nước và các nguy cơ của nó. Đặt biển cấm sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm dưới mọi hình thức (đặt biển cấm, chăng dây cảnh báo), họp dân phổ biến trực tiếp, tuyên truyền …để nhân dân được biết.

Đối với các thủy vực nhỏ (ao, hồ nhỏ, giếng nước, kênh, mương nhỏ…) có nguy cơ cao lây lan dịch bệnh ra cộng đồng và các biện pháp ngăn cấm sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm khó thực hiện thì mới tiến hành xử lý nguồn nước bằng hóa chất. Trong trường hợp xử lý nguồn nước bằng bột cloramin B hàm lượng 25% - 30%, cần dùng với nồng độ từ 20 - 30 mg/lít tùy theo mức độ ô nhiễm

3

Page 7: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ Y TẾvncdc.gov.vn/files/article_attachment/2015/2/sotayhuong... · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Bệnh tả là bệnh lây truyền qua đường

của nước (độ đục, rác rưởi, các chất hữu cơ có trong nước v.v.). Cụ thể, để xử lý 1 mét khối nước thủy vực bị ô nhiễm cần 20 gam đến 30 gam (0,2 lạng – 0,3 lạng) bột cloramin B loại 25% – 30% clo hoạt tính.

Hàng tuần (7 ngày) lấy mẫu nước xét nghiệm, chỉ sử dụng nguồn nước này trở lại khi xét nghiệm mẫu nước âm tính với vi khuẩn tả trong 3 lần liên tiếp.

Chú ý: Nên pha hóa chất thành dung dịch mẹ với nồng độ đậm đặc trong một thể tích nhỏ, sau đó đổ xuống nhiều vị trí khác nhau dàn đều trên khắp bề mặt thủy vực. Chú ý xử lý kỹ ở những chỗ người dân hay sử dụng nước như khu vực ven bờ, cầu ao v.v.

5. Xử lý môi trường- Xử lý môi trường ô nhiễm khu vực nhà bệnh nhân và một số gia đình xung

quanh. Những nơi cần xử lý bao gồm: nền nhà, khu vực nhà tiêu, sân giếng, sân bể, khu vực bếp, cống rãnh, nhà tắm, cầu ao, ... bằng phun dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính với liều lượng phun 0,3 - 0,5 lít/m2, phun 2 lần/một tuần, trong 3 tuần liên tiếp.

- Phạm vi xử lý môi trường trong khu vực ổ dịch do cán bộ y tế cân nhắc, xem xét quyết định tại từng ổ dịch với nguyên tắc tất cả các khu vực ô nhiễm, nghi ngờ ô nhiễm và có nguy cơ lây lan dịch cho cộng đồng đều phải được xử lý.

- Tổng vệ sinh môi trường, thu gom rác, diệt ruồi bằng các phương pháp cơ học hoặc phun dung dịch hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn.

- Nghiêm cấm phóng uế bừa bãi và sử dụng phân tươi dưới mọi hình thức. - Xử lý phân va nha tiêu tại khu vưc ổ dịch: nhà tiêu của gia đình bệnh

nhân và một số hộ gia đình xung quanh phải được xử lý triệt để. Phạm vi xử lý nhà tiêu trong khu vực ổ dịch do cán bộ y tế cân nhắc, xem xét quyết định tại từng ổ dịch với nguyên tắc tất cả các nhà tiêu có nguy cơ lây lan dịch cho cộng đồng đều phải được xử lý.

+ Nếu là nhà tiêu 2 ngăn, hố xí thùng, hố xí mở phải xử lý triệt để phân bằng rắc vôi bột phủ kín bãi phân sau mỗi lần đi ngoài. Các hố xí thùng, nhà tiêu mở trong khu vực có dịch phải quây kín hố chứa phân không được để gia súc, gia cầm (chó, mèo, gà, lợn v.v.) vào được hố phân. Vì chân, lông, mõm của những loài vật này nếu bị ô nhiễm sẽ là phương tiện truyền bệnh cơ học nguy hiểm trong ổ dịch.

+ Trong trường hợp không có nhà tiêu hoặc sử dụng nhà tiêu có xả nước nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thì phải làm ngay nhà tiêu tạm thời (hố thu gom và xử lý phân) để sử dụng bằng cách đào hố tại khu đất khô, xa nguồn nước với kích thước 50 cm x 50 cm x 80 cm, lót phủ vôi bột ở đáy hố, đảm bảo quây kín xung quanh để tránh gia súc, gia cầm ra vào hố phân. Tại mỗi hố tiêu phải có vôi bột, rắc phủ vôi bột kín bãi phân sau mỗi lần đi ngoài. Khi hố phân gần đầy tiến hành rắc vôi bột phủ kín rồi lấp đất dầy lên trên, lèn chặt đất.

4

Page 8: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ Y TẾvncdc.gov.vn/files/article_attachment/2015/2/sotayhuong... · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Bệnh tả là bệnh lây truyền qua đường

+ Nếu bệnh nhân đi vào bô, chậu thì dùng dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 1,25 - 2,5% clo hoạt tính để xử lý phân theo tỷ lệ 1:1 để trong thời gian ít nhất 30 phút sau đó đổ vào nhà tiêu riêng hợp vệ sinh hoặc chôn sâu xuống đất như áp dụng đối với hố thu gom và xử lý phân.

+ Đối với nhà vệ sinh tự hoại đủ tiêu chuẩn cần lau rửa bệ xí, bồn cầu thường xuyên bằng dung dịch hóa chất khử trùng chứa clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính.

Lưu ý: Các hợp chất có chứa clo chỉ có tác dụng diệt trùng khi được hòa tan trong

nước dưới dạng dung dịch (lúc này các hóa chất chứa clo mới giải phóng ra clo hoạt tính có tác dụng diệt trùng), do vậy tuyêt đối không sử dụng cac hợp chất có chứa clo ở dạng bôt nguyên chất để xử lý diêt trùng.

Các dung dịch có chứa clo sẽ giảm tác dụng nhanh theo thời gian, cho nên chỉ pha đủ lượng cần sử dụng và phải sử dụng càng sớm càng tốt sau khi pha. Tốt nhất chỉ pha và sử dụng trong ngày, không nên pha sẵn để dự trữ. Dung dịch đã pha cần bảo quản ở nơi khô, mát, đậy kín, tránh ánh sáng.

Phân IVĐAM BAO AN TOAN VỆ SINH THƯC PHÂM

- Yêu cầu mọi người, mọi nhà thực hiện ăn chín, uống sôi.- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước

khi ăn, sau khi đi vệ sinh.- Hạn chế tập trung ăn uống đông người như ma chay, đám giỗ, cưới xin,

liên hoan mừng nhà mới v.v. trong vùng đang có dịch.- Tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ, cơ

sở sản xuất, chế biến, nhà hàng ăn uống, giải khát, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối, quán ăn. Lấy các mẫu thực phẩm nghi ngờ ô nhiễm vi khuẩn để xét nghiệm. Nếu phát hiện thực phẩm bị ô nhiễm cần kiên quyết huỷ bỏ. Nghiêm cấm việc sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm.

Phân VTRUYÊN THÔNG PHONG CHÔNG DICH

- Tuyên truyền cho nhân dân biết về bệnh tả và cách tự phòng bệnh như thực hiện ăn chín và nóng, uống nước đã đun sôi, không ăn các loại thức ăn dễ bị ô nhiễm như rau sống, tiết canh, nước đá không rõ nguồn gốc, mắm ruốc sống, mắm tôm sống, hải sản chưa chín kỹ, thức ăn sẵn để nguội không rõ nguồn gốc vv…

5

Page 9: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ Y TẾvncdc.gov.vn/files/article_attachment/2015/2/sotayhuong... · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Bệnh tả là bệnh lây truyền qua đường

- Tuyên truyền thực hiện vệ sinh cá nhân, đặc biệt là rửa tay bằng xà phòng ngay sau khi bàn tay tiếp xúc hoặc nghi ngờ bị nhiễm bẩn với các chất thải của người bệnh. Rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Tuyên truyền bảo vệ nguồn nước: Nguồn nước ăn uống, sinh hoạt phải được bảo vệ sạch sẽ. Nghiêm cấm giặt, đổ chất thải, nước giặt-rửa đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng, và các nguồn nước công cộng vv...

- Tuyên truyền cho cộng đồng tuyệt đối không phóng uế bừa bãi. Nghiêm cấm vận chuyển và sử dụng phân tươi dưới mọi hình thức đặc biệt trong tưới bón rau và nuôi trồng thủy sản.

- Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp, phải nhanh chóng báo cáo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Phân VITIÊU CHUÂN XAC ĐINH

Ổ DICH TA CHÂM DỨT HOAT ĐỘNG

Sau khi thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch, dựa vào các tiêu chuẩn sau để xác định và thông báo ổ dịch đã chấm dứt hoạt động:

1. Không có trường hợp mắc tả mới trong vòng 14 ngày.2. Đã xử lý triệt để ổ dịch: xử lý nước, xử lý phân, tiệt trùng ổ dịch, vệ sinh

môi trường, quản lý bệnh nhân và điều trị dự phòng với những người trong ổ dịch theo đúng quy định vv….

6

Page 10: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ Y TẾvncdc.gov.vn/files/article_attachment/2015/2/sotayhuong... · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Bệnh tả là bệnh lây truyền qua đường

PHỤ LỤC 1HƯỚNG DẪN SƯ DỤNG CAC HÓA CHÂT KHƯ TRÙNG CHỨA CLO

TRONG CÔNG TAC PHONG CHÔNG DICH

1. Giới thiêu

Clo (Cl) là một trong những halogen được sử dụng rộng rãi để khử trùng do có hoạt tính diệt trùng cao nhờ phản ứng ôxy hóa khử. Khi hòa tan trong nước, các hóa chất này sẽ giải phóng ra một lượng clo hoạt tính có tác dụng diệt trùng. Các hóa chất có chứa clo thường sử dụng bao gồm:

Cloramin B hàm lượng 25 – 30% clo hoạt tính

Cloramin T

Canxi hypocloride (Clorua vôi)

Bột Natri dichloroisocianurate

Nước Javen (Natri hypocloride hoặc Kali hyphocloride).

2. Sử dụng cac hóa chất chứa clo trong công tac phong chống dịch

Trong công tác phòng chống dịch, các dung dịch pha từ các hóa chất chứa clo với nồng đô 0,5% va 1,25% clo hoạt tính thường được sử dụng tùy theo mục đích và cách thức của việc khử trùng. Việc tính nồng độ dung dịch phải dựa vào clo hoạt tính.

Vì các hóa chất khác nhau có hàm lượng clo hoạt tính khác nhau, cho nên phải tính toán đủ khối lượng hóa chất cần thiết để đạt được dung dịch có nồng độ clo hoạt tính muốn sử dụng.

Lượng hóa chất chứa clo cần để pha số lít dung dịch với nồng độ clo hoạt tính theo yêu cầu được tính theo công thức sau:

Nồng đô clo hoạt tính của dung dịch cân pha (%) X số lítLượng hóa chất (gam) = ----------------------------------------------------------------------------- X 1000

Ham lượng clo hoạt tính của hóa chất sử dụng (%)*

* Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất sử dụng luôn được nhà sản xuất ghi trên nhãn, bao bì hoặc bảng hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

Ví dụ: Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột cloramin B 25% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10 / 25) x 1000 = 200 gam.

Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột canxi hypocloride 70% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10 / 70 ) x 1000 = 72 gam.

i

Page 11: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ Y TẾvncdc.gov.vn/files/article_attachment/2015/2/sotayhuong... · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Bệnh tả là bệnh lây truyền qua đường

Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột natri dichloroisocianurate 60% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10 / 60) x 1000 = 84 gam.

Bảng1. Lượng hóa chất chứa clo để pha 10 lít dung dịch với các nồng độ clo hoạt tính thường sử dụng trong công tác phòng chống dịch

Tên hóa chất (hàm lượng clo hoạt tính)

Lượng hóa chất cần để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính Ghi chú0,25% 0,5% 1,25% 2,5%

Cloramin B 25% 100g 200g 500g 1000g

Canxi HypoCloride (70%) 36g 72g 180g 360g

Bột Natri dichloroisocianurate (60%)

42g 84g 210g 420g

Cach pha: Hòa tan hoàn toàn lượng hóa chất cần thiết cho vừa đủ 10 lít nước sạch.

Các dung dịch khử trùng có clo sẽ giảm tác dụng nhanh theo thời gian, cho nên chỉ pha đủ lượng cần sử dụng và phải sử dụng càng sớm càng tốt sau khi pha. Tốt nhất chỉ pha và sử dụng trong ngày, không nên pha sẵn để dự trữ. Dung dịch khử trùng chứa clo đã pha cần bảo quản ở nơi khô, mát, đậy kín, tránh ánh sáng.

Khử trùng trong bênh viên va ổ dịch Đây là hướng dẫn việc sử dụng các hợp chất có chứa clo trong khử trùng

ổ dịch nói chung. Việc chọn hình thức khử trùng nào trong các hướng dẫn dưới đây phải tùy thuộc vào từng loại dịch bệnh và theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế về việc xử lý ổ dịch của từng loại dịch bệnh đó. Khử trùng tay ở khu vưc điều trị cach ly bênh nhân: Tại điểm ra, vào

khu vực cách ly và cửa ra vào mỗi buồng bệnh, nếu không có các dung dịch diệt trùng nhanh (cồn, lọ dung dịch khử trùng tay) hoặc nước và xà phòng để rửa tay thì phải có chậu đựng dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính để ngâm rửa tay (ngâm tay 1 phút, sau đó tráng bằng nước sạch).

Khử trùng bề mặt, vật dụng: Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính để lau nền nhà, bề mặt đồ vật, vật dụng v.v.

Thảm chùi chân va giây dép: Tẩm đẫm thảm chùi chân và giày dép bằng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính, đặt trong 1 khay kim loại giữ

ii

Page 12: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ Y TẾvncdc.gov.vn/files/article_attachment/2015/2/sotayhuong... · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Bệnh tả là bệnh lây truyền qua đường

nước và để trước điểm ra vào khu vực cách ly và hướng dẫn tất cả cán bộ y tế, người nhà bệnh nhân, bệnh nhân, khách đến thăm phải chùi chân, giầy dép bằng dẫm chân lên thảm tẩm dung dịch này mỗi lần ra vào khu vực cách ly nhằm hạn chế tối đa lây lan mầm bệnh ra bên ngoài.

Khử trùng bô, chậu ô nhiễm mắc bênh truyền nhiễm nguy hiểm: Ngâm bô, chậu ô nhiễm vào dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính trong ít nhất 30 phút trước khi đem rửa bằng nước sạch.

Khử trùng cac dụng cụ của bênh nhân mắc bênh truyền nhiễm nguy hiểm: Ngâm các dụng cụ, quần áo đã sử dụng của bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vào dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính trong 1 – 2 giờ trước khi đem giặt rửa bằng nước sạch.

Khử trùng buồng bênh điều trị bênh nhân mắc bênh truyền nhiễm nguy hiểm: Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính để lau nền buồng bệnh, bề mặt đồ vật, vật dụng trong phòng bệnh.

Khoa phong điều trị bênh nhân sau khi tất cả cac bênh nhân ra viên (khử trùng lân cuối): Phải tổng vệ sinh khử trùng nền nhà, tường nhà nơi bệnh nhân điều trị bằng cách phun dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính (liều lượng phun 0,3 - 0,5 lít/m2), sau đó mới được sử dụng trở lại cho tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân khác.

Xử lý môi trường ô nhiễm khu vưc nha bênh nhân, khu vưc nha tiêu, cống rãnh, chuồng trại, đường xa, lối đi… tại khu vưc ổ dịch: Phun dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính tại những nơi này với liều lượng 0,3 - 0,5 lít/m2.

Xử lý phân va chất thải của bênh nhân: Phân và chất thải của bệnh nhân có mang mầm bệnh được khử trùng bằng dung dịch nồng độ 1,25 - 2,5% clo hoạt tính với tỷ lệ 1:1 (ví dụ, 1 lít phân cần xử lý bằng 1 lít dung dịch nồng độ 1,25% clo hoạt tính) trong thời gian ít nhất 30 phút, sau đó đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh hoặc chôn sâu xuống đất cách xa nguồn nước và nhà ở.

Khử trùng phương tiên chuyên chở bênh nhân mắc bênh truyền nhiễm nguy hiểm: Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính phun khử trùng phương tiện với liều lượng 0,3 - 0,5 lít/m2, để trong 1 giờ sau đó rửa kỹ lại bằng nước sạch.

iii

Page 13: BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ Y TẾvncdc.gov.vn/files/article_attachment/2015/2/sotayhuong... · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Bệnh tả là bệnh lây truyền qua đường

PHỤ LỤC 2

4 KHUYẾN CAO CHO CỘNG ĐỒNG PHONG CHÔNG BỆNH TIÊU CHAY CÂP NGUY HIỂM

Bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm lây lan nhanh và dễ tử vong nhưng có thể đề phòng được. Để ngăn ngừa bệnh và phòng dịch lây lan, mọi người thực hiện những khuyến cáo sau:

1. Vê sinh ca nhân, vê sinh môi trường:o Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinho Mỗi gia đình có 1 nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi. Đối với gia đình có

bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột phủ kín bãi phân sau mỗi lần đi tiêu.o Phân và chất thải của người bệnh phải được quản lý và xử lý đúng quy định.o Tránh tập trung ăn uống đông người như ma chay, cưới xin, cúng giỗ.o Hạn chế người ra, vào vùng đang có dịch

2. An toan vê sinh thưc phẩm:o Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống sôi.o Không ăn rau sống, không uống nước lã.o Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là hải sản sống, gỏi cá, tiết canh,

nem chua.

3. Bảo vê nguồn nước va dùng nước sạch:o Nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ sạch sẽ.o Tất cả nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất Cloramine B o Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông,

giếng.

4. Khi có người bị tiêu chảy cấp:o Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp, phải nhanh chóng báo cáo ngay cho cơ sở

y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời.

iv