22
BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRI N NÔNG THÔN CC CHBIN, THƯƠNG MI NÔNG LÂM THY SN VÀ NGHMUI S: 801 /CB-VP-KH CNG HOÀ XÃ HI CHNGHĨA VIT NAM Độc l p - Tdo - Hnh phúc Hà Ni, ngày 09 tháng 7 năm 2009 KHOCH PHÁT TRIN LĨNH VC CHBIN, THƯƠNG MI NÔNG LÂM THUSN VÀ NGHMUI NĂM 2010 Kính gi: VKế hoch. Căn chướng dn xây dng kế hoch năm 2010 t i công văn s1591/BNN-KH ngày 08/6/2009 ca BNông nghi p và PTNT, Cc Chế bi ến, Thương mi nông lâm thusn và nghmui xây dng kế hoch năm 2010 và dtoán năm 2010 như sau: PHN I ĐÁNH GIÁ BI CNH VÀ KT QUTHC HIN KHOCH NĂM 2009 I. BI CNH CHUNG TRONG NĂM 2009: Cuc khng hong tài chính và suy thoái kinh t ế toàn cu xy ra năm 2008 vn đang ti ếp di n, đã và đang làm cho kinh t ế thế gi i suy gi m mnh trong năm 2009 trong đó có Vi t Nam; bi ến đổi khí hu, dch bnh xy ra khó ki m soát cũng gây nhng khó khăn khó l ường trong sn xut nông nghi p nước ta đang trong quá trình Hi nhp sâu vào thtrường Quc t ế. Tình hình trên đã tác động mnh đến ngành chế bi ến, thương mi nông lâm thusn: Sc tiêu thhàng nông lâm thusn các nước nhp khu chính ca Vi t Nam suy gi m, sc mua ca người dân ni đị a cũng co gi m thn trng, kéo theo giá chàng hoá nông lâm thusn gi m mnh t quý IV năm 2008 kéo dài đến hết tháng 6 năm 2009, giá bán t t ccác mt hàng nông lâm thusn bình quân 6 tháng đầu năm 2009 đều gi m so vi cùng knăm 2008; mt ssn phm nông sn xut khu còn gi m cvsl ượng như thusn, đồ g, sn phm làng ngh, cao su… Tuy vy, cũng có nhng thun l i rt cơ bn: Đảng và nhà nước đã có nhng chtrương đường l i đúng đắn kp thi để phát tri n nông nghi p, nông thôn và gi i quyết các vn đề vđời sng nông dân; Nghquyết s26 ca Ban chp hành Trung ương Đảng cng sn Vi t nam khóa X, Nghquyết 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 vChương trình hành động ca Chính phtri n khai Nghquyết trên ca Ban chp hành trung ương Đảng, và nhi u chính sách htrgi i quyết chng suy gi m kinh t ế.. II. ĐÁNH GIÁ KT QUTHC HIN KHOCH NĂM 2009: Năm 2009, mc dù chu tác động ca suy thoái kinh t ế toàn cu, giá csn phm nông lâm thusn gi m mnh, nht là hàng nông lâm thusn xut khu nhưng sn xut chế bi ến mt smt hàng nông sn vn đạt mc t ăng tr ưởng dương (+). Kim ngch xut khu nông lâm thusn ước 6 tháng đầu năm đạt 7,626 t USD, bng 97,5% (gi m 2,44%) so

BỘ NÔNG NGHIỆP C NG HOÀ XÃ H I CH NGH A VI T …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1113Thuyet minh KH...chỉ đạo tổ chức các cuộc họp ở cả ba miền với

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ NÔNG NGHIỆP C NG HOÀ XÃ H I CH NGH A VI T …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1113Thuyet minh KH...chỉ đạo tổ chức các cuộc họp ở cả ba miền với

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC CHẾ BIẾN, THƯƠNG MẠI NÔNG LÂM THỦY SẢN VÀ NGHỀ MUỐI

Số: 801 /CB-VP-KH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 09 tháng 7 năm 2009

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC CHẾ BIẾN, THƯƠNG MẠI

NÔNG LÂM THUỶ SẢN VÀ NGHỀ MUỐI NĂM 2010

Kính gửi: Vụ Kế hoạch.

Căn cứ hướng dẫn xây dựng kế hoạch năm 2010 tại công văn số 1591/BNN-KH ngày 08/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối xây dựng kế hoạch năm 2010 và dự toán năm 2010 như sau:

PHẦN I

ĐÁNH GIÁ BỐI CẢNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2009

I. BỐI CẢNH CHUNG TRONG NĂM 2009: Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu xẩy ra năm 2008 vẫn đang

tiếp diễn, đã và đang làm cho kinh tế thế giới suy giảm mạnh trong năm 2009 trong đó có Việt Nam; biến đổi khí hậu, dịch bệnh xẩy ra khó kiểm soát cũng gây những khó khăn khó lường trong sản xuất nông nghiệp nước ta đang trong quá trình Hội nhập sâu vào thị trường Quốc tế.

Tình hình trên đã tác động mạnh đến ngành chế biến, thương mại nông lâm thuỷ sản: Sức tiêu thụ hàng nông lâm thuỷ sản ở các nước nhập khẩu chính của Việt Nam suy giảm, sức mua của người dân nội địa cũng co giảm thận trọng, kéo theo giá cả hàng hoá nông lâm thuỷ sản giảm mạnh từ quý IV năm 2008 kéo dài đến hết tháng 6 năm 2009, giá bán tất cả các mặt hàng nông lâm thuỷ sản bình quân 6 tháng đầu năm 2009 đều giảm so với cùng kỳ năm 2008; một số sản phẩm nông sản xuất khẩu còn giảm cả về số lượng như thuỷ sản, đồ gỗ, sản phẩm làng nghề, cao su…

Tuy vậy, cũng có những thuận lợi rất cơ bản: Đảng và nhà nước đã có những chủ trương đường lối đúng đắn kịp thời để phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết các vấn đề về đời sống nông dân; Nghị quyết số 26 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt nam khóa X, Nghị quyết 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết trên của Ban chấp hành trung ương Đảng, và nhiều chính sách hỗ trợ giải quyết chống suy giảm kinh tế..

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2009: Năm 2009, mặc dù chịu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, giá cả sản phẩm nông

lâm thuỷ sản giảm mạnh, nhất là hàng nông lâm thuỷ sản xuất khẩu nhưng sản xuất chế biến một số mặt hàng nông sản vẫn đạt mức tăng trưởng dương (+). Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản ước 6 tháng đầu năm đạt 7,626 tỷ USD, bằng 97,5% (giảm 2,44%) so

Page 2: BỘ NÔNG NGHIỆP C NG HOÀ XÃ H I CH NGH A VI T …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1113Thuyet minh KH...chỉ đạo tổ chức các cuộc họp ở cả ba miền với

với 6 tháng đầu năm 2008, mức giảm thấp hơn nhiều so với dự báo kế hoạch năm 2009, trong đó: các mặt hàng nông sản đạt gần 4,33 tỷ USD, bằng cùng kỳ năm 2008; thuỷ sản đạt 1,69 tỷ USD, giảm gần 17% và lâm sản đạt 1,209 tỷ USD, giảm 18,9% so với cùng kỳ 2008.

1. Đánh giá kết quả góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng ngành: Kết quả thực hiện chương trình:

Mã chỉ số

Chương trình/Chỉ số đánh giá

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2008

Chỉ tiêu kế hoạch

năm 2009

Ước thực hiện năm

2009

I Chương trình cơ giới hoá nông nghiệp phục vụ CNH-HĐH NNNT

15301 Tỷ lệ cơ giới hoá các khâu làm đất trong sản xuất cây ngắn ngày

% 72 72 72

15302 Tỷ lệ cơ giới hoá các khâu gieo cấy

% 5 15 15

15303 Tỷ lệ cơ giới hoá khâu thu hoạch lúa

% 10 10 10

II Chương trình khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn

15201 Tổng số làng nghề làng 2790 2790 15202 Số làng nghề được khôi phục làng 2 5 15203 Số lao động được giải quyết việc

làm trong các làng nghề Chưa có SL Chưa có SL

III Chương trình đầu tư phát triển diêm nghiệp

15401 Sản lượng muối sản xuất Tr. tấn 850 900 900

15402 Biến động diện tích sản xuất muối

% + 2,4 4

1.1.Kết quả thực hiện Chương trình chế biến nông lâm thuỷ sản

Nhìn chung tổng thể năng lực chế biến nông lâm thủy sản cả nước đã vượt quá khả năng cung cấp nguyên liệu, vì vậy mà hầu hết các nhà máy thuộc các ngành hàng đều thiếu nguyên liệu sản xuất. Tuy nhiên, phần lớn nông sản chế biến xuất khẩu mới dừng ở chế biến thô nên giá trị gia tăng còn thấp, như cao su mới sản xuất ra mủ khô, cà phê mới sản xuất ra cà phê nhân…

- Lĩnh vực Chế biến Bảo quản nông sản: đến năm 2009 cả nước đã có hơn 120.000 cơ sở xay xát gạo, có hơn 150 cơ sở chế biến cà phê tập trung và hàng ngàn cơ sở chế biến nhỏ lẻ, có 132 cơ sở chế biến mủ cao su tập trung, có 40 cơ sở sản xuất mía đường.

Sản lượng sản phẩm nông sản chế biến năm 2009 dự báo chỉ có xay xát gạo tăng, còn các sản phẩm khác, như cà phê, cao su, điều, tiêu và chè đều giảm so với năm 2008.

- Lĩnh vực Chế biến Bảo quản lâm sản: đến năm 2009 có 2526 doanh nghiệp chế biến gỗ (miền Bắc có 497 doanh nghiệp, chiếm 19,7%; miền Nam có 2029 doanh nghiệp, chiếm

2

Page 3: BỘ NÔNG NGHIỆP C NG HOÀ XÃ H I CH NGH A VI T …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1113Thuyet minh KH...chỉ đạo tổ chức các cuộc họp ở cả ba miền với

80,3%; chỉ riêng 3 địa phương: tỉnh đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương có 1440 doanh nghiệp, chiếm khoảng 57% tổng số doanh nghiệp cả nước.

Trong đó tổng số doanh nghiệp FDI là 421, chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vốn lớn vào Việt Nam như Đài Loan, Hàn Quốc, Anh, Nhật bản, Trung Quốc… Số doanh nghiệp FDI đầu tư và 03 địa phương nói trên chiếm khoảng 80% so với tổng số doanh nghiệp FDI vào Việt Nam.

Năng lực chế biến sản xuất đồ gỗ lớn nhưng thị trường tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ từ quý IV/2008 đến hết quý II/2009 giảm mạnh, 6 tháng đầu năm 2009 giảm khoảng 18-19% so với cùng kỳ năm 2008.

- Lĩnh vực Chế biến Bảo quản Thủy sản: Năm 2009, Số doanh nghiệp chế biến thuỷ sản trong cả nước có quy mô công nghiệp là 568 cơ sở và đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm là 432 cơ sở (Trong đó: Số doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào EU là 301; Hàn Quốc: 438; Trung quốc: 440; Nga: 39; Nhật bản 437; Brazin 60).

- Dự kiến kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất chế biến thuỷ sản năm 2009, tổng sản lượng thuỷ sản năm 2009: 4.300.000 tấn, trong đó: Sản lượng thủy hải sản khai thác: 2.100.000 tấn; Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng: 2.200.000 tấn; Sản lượng chế biến các sản phẩm thuỷ sản: khoảng 1.500.000 tấn, trong đó sản lượng thuỷ sản xuất khẩu 1.100.000 tấn;

- Tuy vậy, tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất vẫn diễn ra ở nhiều nơi, kể cả các khu vực trọng điểm nghề cá như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân diện tích nuôi trồng thuỷ sản giảm khoảng 20 -30% do khó khăn từ năm 2008 để lại. Các nhà máy chế biến chỉ hoạt động với 40 – 50% công suất, thậm chí có nhà máy chỉ hoạt động với 20% công suất.

Ước tính năm 2009, tốc độ tăng trưởng trung bình lĩnh vực công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản giảm so với cùng kỳ năm 2008.

1.2. Kết quả thực hiện chương trình cơ giới hoá nông nghiệp phục vụ CNH-HĐH, NN,NT

Cơ giới hoá nông nghiệp có bước tăng trưởng nhanh về số lượng, chủng loại máy móc, thiết bị, cụ thể: cơ giới hoá làm đất trồng lúa đạt 72 %, cây trồng cạn (mía, dứa, ngô, đậu, lạc) đạt 65%, tưới lúa chủ động đạt 85%; vận chuyển trong nông nghiệp, nông thôn 66%; sấy lúa vụ hè thu ĐBSCL 39%; gieo sạ khoảng 15%, thu hoạch lúa 10%, đặc biệt vùng ĐBSCL tăng nhanh về số lượng máy gặt đập liên hợp (đến nay toàn vùng có trên 6000 chiếc máy gặt các loại trong đó máy gặt đập liên hợp gần 2000 chiếc tăng gấp đôi so với năm 2008 mức độ cơ giới hoá thu hoạch vùng ĐBSCL đạt 25%); tuốt lúa 90%; xay xát lúa, gạo 95%, góp phần bảo đảm tính thời vụ khẩn trương, tăng năng suất, chất lượng và giảm tổn thất sau thu hoạch.

1.3. Kết quả thực hiện mục tiêu phát triển ngành nghề nông thôn Ngay từ đầu năm 2009, do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới hàng loạt các làng

nghề lâm vào cảnh khó khăn phải ngừng sản xuất, nhiều làng nghề bị phá sản. Bộ trưởng đã chỉ đạo tổ chức các cuộc họp ở cả ba miền với đại diện các Bộ ngành TW, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh và đại diện các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất làng nghề để nắm bắt tình hình khó khăn của làng nghề, có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành TW có liên quan đề xuất các giải pháp về chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn và các biện pháp thúc đẩy sản xuất làng nghề phát triển.

3

Page 4: BỘ NÔNG NGHIỆP C NG HOÀ XÃ H I CH NGH A VI T …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1113Thuyet minh KH...chỉ đạo tổ chức các cuộc họp ở cả ba miền với

Về chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề: Cục đã tổ chức lấy ý kiến các Bộ ngành TW, báo cáo cơ quan thẩm định do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, hoàn chỉnh Chương trình, Tờ trình và Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề để Văn Phòng Chính phủ tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.

Bộ đã tổ chức Hội thi sản phẩm thủ công truyền thống lần thứ VI và Hội chợ triển lãm làng nghề Việt Nam năm 2009 kết hợp với lễ hội Festival tại TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế để quảng bá sản phẩm làng nghề tới du khách trong và ngoài nước. Hội chợ là nơi giao dịch bán sản phẩm làng nghề, theo số liệu ban đầu doanh số bán sản phẩm tại Hội chợ đạt khoảng 10-15 tỷ đồng.

1.4. Kết quả thực hiện mục tiêu phát triển nghề muối Cục đã chỉ đạo đối với các tỉnh có sản xuất muối khẩn trương rà soát lại và có biện

pháp ổn định diện tích sản xuất muối đã quy hoạch nhằm tránh tình trạng phá vỡ quy hoạch đã xây dựng. Trên cơ sở rà soát quy hoạch của các tỉnh, Cục tham mưu cho Bộ trình Chính phủ điều chỉnh lại quy hoạch ngành cho phù hợp, đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai các chính sách theo đúng quy hoạch về sản xuất muối mà Chính phủ đã phê duyệt tại quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 05/02/2007.

Diện tích sản xuất muối toàn quốc đạt 14.417 ha (tăng 16% so với cùng kỳ năm trước); Sản lượng muối tính đến ngày 15/6/2009 đạt khoảng 460.000 tấn bằng 87% so cùng kỳ năm trước; Giá muối giữ được ổn định ở mức cao từ đầu vụ đến nay và đứng ở mức: tỉnh miền Bắc: 1.300đ/kg – 1.500đ/kg; Các tỉnh Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung: 900đ/kg – 1.700đ/kg (trong đó giá muối công nghiệp: 1.200đ/kg-1.500đ/kg); Các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long: 1.000đ/kg- 1.600đ/kg. Ước năm 2006, sản lượng muối đạt 900.000n tấn, tăng 5,88% so với năm 2008.

Tình hình xuất nhập khẩu muối Tính đến hết 5 tháng đầu năm 2009, lượng muối đã nhập khẩu hơn 240.000 tấn với

trị giá khoảng 11 triệu USD (nhập khẩu chủ yếu là từ Ấn Độ, Pakixtan); lượng muối xuất khẩu ước đạt 437 tấn, trị giá hơn 224.000 USD.

Lượng tồn: Ước đến nay lượng muối tồn trong cả nước vào khoảng trên 137.000 tấn, lượng tồn này chủ yếu nằm trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất muối.

Dự kiến 6 tháng cuối năm nếu thời tiết thuận lợi, sản xuất muối toàn quốc ước đạt 900.000 tấn – 1.000.000 tấn.

Dự trữ muối quốc gia: Cục đã khẩn trương chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai kế hoạch mua muối theo

đúng các quy định hiện hành, nhằm hoàn thành kế hoạch và góp phần tạo ổn định thị trường muối trong nước, từng bước nâng cao đời sống diêm dân. Dự kiến đến 30/9/2009 sẽ hoàn thành việc mua 35.000 tấn muối dự trữ quốc gia.

2- Kết quả góp phần thực hiện mục tiêu cải thiện mức sống và điều kiện sống của dân cư nông thôn, nhất là người nghèo, vùng nghèo:

- Cục đã phối hợp với Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư Quốc gia triển khai tại 19 địa phương xây dựng 25 mô hình và lớp tập huấn về ngành nghề nông thôn, với tổng kinh phí 1,9 tỷ đồng.

- Năm 2009, triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Cục bố trí:

4

Page 5: BỘ NÔNG NGHIỆP C NG HOÀ XÃ H I CH NGH A VI T …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1113Thuyet minh KH...chỉ đạo tổ chức các cuộc họp ở cả ba miền với

+ 06 dự án ngành muối tại các tỉnh Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An, Bà Rịa-Vũng Tầu, Trà Vinh, Bạc Liêu với tổng kinh phí 920 triệu đồng; hiện dự án đang được triển khai ký Hợp đồng trong tháng 7/2009; ngoài ra còn tổ chức 3 lớp tập huấn về mô hình cải tiến sản xuất muối cho bà con diêm dân tại các tỉnh phía bắc và miền Trung

+ Dự án khuyến nông lâm ngư, hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề cho 23 địa phương và 16 lớp tập huấn với kinh phí khoảng 4 tỷ đồng và phối hợp với Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư Quốc gia.

- Cục đã tham mưu cho Bộ có văn bản số 40/BC-BNN-CB ngày 07/01/2009 về tình hình và đề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề và công văn số 392/BNN-CB ngày 23/2/2009 về đề xuất xây dựng cơ sở hạ tầng và mặt bằng sản xuất để ưu tiên xây dựng các điểm, khu công nghiệp làng nghề tập trung đối với ngành nghề gây ô nhiễm (đúc, cán thép, sản xuất giấy, cơ khí sản xuất dao, kéo, dụng cụ cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, thuộc da, dệt nhuộm, sơn mài, mây tre đan, sản xuất giấy bằng nguyên liệu tái sinh, cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm…).

Chương trình bảo hộ lao động - Các dự án của chương trình quốc gia về bảo hộ lao động năm 2008 hoàn thành trên

70% (hoàn thành 5 dự án, hai dự án chuyển tiếp sang năm 2009).

- Thực hiện nhiệm vụ thường trực Hội đồng bảo hộ: đã tổ chức họp HĐBHLĐ của Bộ đánh giá công tác BHLĐ 2008, xây dựng chương trình công tác năm 2009; trong đó phối hợp với Công đoàn Ngành Nông nghiệp và PTNT Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ-PCCN lần thứ 11 năm 2009 của Bộ tại Công ty CPXKTP Đồng Giao ngày 24/3/2009; với trên 200 đại biểu đại diện các cơ quan, đơn vị trong ngành và ngoài ngành tham dự theo đúng mục tiêu và nội dung của Ban tổ chức tuần lễ quốc gia. Tổ chức đoàn công tác của Bộ, kiểm tra về ATVSLĐ- PCCN năm 2009 ở một số đơn vị trong ngành nhằm nâng cao chất lượng công tác ATVSLĐ –PCCN trong cơ quan đơn vị.

- Triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ năm 2009 (QĐ số 421-QĐ/BNN-CB ngày 23/2/2009 của Bộ phê duyệt kế hoạch và kinh phí chương trình quốc gia BHLĐ năm 2009 và các quyết định phê duyệt đề cương, dự toán chi tiết các dự án về BHLĐ năm 2009). Tính đến nay, tiến độ giải ngân các dự án của chương trình quốc gia BHLĐ giai đoạn (2006-2010) đạt khoảng 30%.

3. Kết quả góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế:

Kết quả thực hiện chương trình:

5

Page 6: BỘ NÔNG NGHIỆP C NG HOÀ XÃ H I CH NGH A VI T …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1113Thuyet minh KH...chỉ đạo tổ chức các cuộc họp ở cả ba miền với

Mã chỉ số

Chương trình/Chỉ số đánh giá Đơn vị tính

Thực hiện năm 2008

Chỉ tiêu kế hoạch năm

2009

Ước thực hiện năm 2009

I Chương trình công nghệ sau thu hoạch, nghiên cứu chuyển giao công nghệ bảo quản mới nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch

15101 Tỷ lệ nông lâm sản được chế biến tập trung, %

% Chưa có SL

15102 Tỷ lệ sản lượng thóc được chế biến tập trung % 19 19 20,5

15103 Tỷ lệ cà phê được chế biến công nghiệp hợp chuẩn ISO

% - 10 10

15104 Tỷ lệ chè được chế biến công nghiệp hợp chuẩn ISO

% - 30 30

15105 Tỷ lệ rau được bảo quản theo tiêu chuẩn (%) % - 40 40

15106 Tỷ lệ sản phẩm thuỷ sản chế biến đạt tiêu chuẩn EU

% - 69,76 70

II Chương trình XTTM

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chủ lực

Triệu USD

16.475 14.000

Gạo 2.894 2.500

Cà phê 2.111 1.600

Cao su 1.604 900

Chè 147 140

Điều 911 710

Tiêu 311 300

Rau quả 407 400

Lâm sản 2.829 2.500

Thuỷ sản 4.510 4.300

III Chương trình hội nhập kinh tế quốc tế

40511 Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch nông lâm thuỷ sản (%)

- - Chưa có số liệu

Đánh giá kết quả thực hiện các chương trình

3.1. Kết quả thực hiện lĩnh vực chế biến nông lâm thuỷ sản

- Bằng các hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở chế biến; xây dựng các quy chuẩn quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ cở chế biến chè, điều, rau quả, cà phê, sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ và thuỷ sản; Cục đã hướng dẫn xây dựng mô hình áp dụng TCVN ISO 22000:2005 tại Công ty Cổ phần mía đường Cần Thơ đã góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm nông sản, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của nông sản trong thời kỳ hội nhập. Kết quả thực hiện kế hoạch đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể:

6

Page 7: BỘ NÔNG NGHIỆP C NG HOÀ XÃ H I CH NGH A VI T …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1113Thuyet minh KH...chỉ đạo tổ chức các cuộc họp ở cả ba miền với

+ Tổ chức 04 lớp (khoảng hơn 300 học viên) tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho ngành chế biến rau quả, thịt, chè, điều, cà phê, rau quả cho các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Kết quả đã nâng cao nhận thức cho người sản xuất về vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao chất lượng và tính an toàn cho các sản phẩm nông sản – thực phẩm trong sản xuất.

+ Tổ chức kiểm tra điều kiện và thực hành đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại khoảng 60 cơ sở chế biến các ngành hàng thịt, rau quả, chè, đường, điều, cà phê, sắn. Thông qua kết quả kiểm tra, đã đánh giá được thực trạng tại các cơ sở chế biến nông sản, qua đó đề xuất phương hướng trong trong thời gian tới để tăng cường công tác đảm bảo VSATTP.

+ Xây dựng mô hình áp dụng TCVN ISO 22000:2005 tại Công ty Cổ phần mía đường Cần Thơ. Kết quả của mô hình đã có tác dụng rõ rệt trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, VSATTP đối với Công ty Cổ phần mía đường Cần Thơ cũng như có tác dụng khuyến khích đối với các công ty khác trong ngành đường.

- Chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa cũng có nhiều đổi mới. Các cơ sở chế biến thủy sản đã quan tâm nâng cao chất lượng, bảo đảm yêu cầu vệ sinh, có nhiều mặt hàng thủy sản, phong phú về mẫu mã, mỹ thuật bao bì, được người tiêu dùng ưa chuộng như: các sản phẩm từ cá Tra, Ba sa, cá bò, tôm, cá biển, các sản phẩm phối chế và tận dụng phế liệu. Sản phẩm truyền thống như nước mắm, thuỷ sản khô … có uy tín ngày một cao trên thị trường.

3.2. Kết quả thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế

Ước tháng 6 năm 2009, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 1,3 tỉ USD, trong đó nông sản ước đạt 708 triệu USD, thuỷ sản đạt 320 triệu USD và lâm sản đạt khoảng 195 triệu USD đưa tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tính hết tháng 6/2009 ước đạt 7,626 tỉ USD, trong đó nông sản đạt gần 4,334 tỉ USD bằng giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, thủy sản đạt 1,69 tỉ giảm gần 12% và lâm sản đạt 1,209 tỉ giảm 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

- Kết quả xây dựng cơ chế, chính sách: + Chủ trì soạn thảo sửa đổi Thông tư 32/2006/TT-BNN ngày 08/5/2006 của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.

+ Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng cơ chế chính sách thu mua 7 sản phẩm hàng hóa nông sản chủ yếu và các biện pháp can thiệp của Nhà nước khi người sản xuất bị thua thiệt, người kinh doanh gặp khó khăn.

4. Kết quả góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên hiệu quả và bền vững:

4.1. Kết quả thực hiện chương trình:

7

Page 8: BỘ NÔNG NGHIỆP C NG HOÀ XÃ H I CH NGH A VI T …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1113Thuyet minh KH...chỉ đạo tổ chức các cuộc họp ở cả ba miền với

Mã chỉ số

Chương trình/Chỉ số đánh giá Đơn vị tính

Thực hiện năm 2008

Chỉ tiêu kế hoạch năm

2009

Ước thực hiện năm 2009

Chương trình hỗ trợ xử lý nước thải tại các làng nghề và quản lý chất thải sinh hoạt và chăn nuôi, tập trung vào ĐBSH và ĐBSCL

50401 Số lượng làng nghề có xử lý nước thải

làng - 1 1

4.2. Đánh giá kết quả thực hiện

- Cục là Chủ đầu tư thực hiện 2 Dự án xây dựng thí điểm mô hình xử lý chất thải tại làng nghề sản xuất giầy xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương và Dự án xây dựng thí điểm mô hình xử lý, thu gom chất thải tại làng nghề mây tre đan xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh từ nguồn vốn của chương trình nước sạch và VSMTNT là cơ sở để xử lý chất thải, nước thải, khí thải gây ô nhiễm môi trường tại tất cả các làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam đảm bảo sức khoẻ của người dân sống gần làng nghề. Đến nay, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Dự án xây dựng thí điểm mô hình xử lý chất thải tại làng nghề sản xuất giầy xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương và đang tiến hành các thủ tục để tổ chức thực hiện. Còn lại Dự án xây dựng thí điểm mô hình xử lý, thu gom chất thải tại làng nghề mây tre đan xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh tiếp tục làm việc với địa phương để bố trí vốn đối ứng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trong quí I/2009 đã tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán đối với Dự án Điều tra làng nghề gây ô nhiễm môi trường ở một số tỉnh trọng điểm.

- Thực hiện nhiệm vụ Giám sát và đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 về tỷ lệ cơ sở sản xuất mới xây dựng của ngành nông nghiệp sử dụng công nghệ sạch, tỷ lệ doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14001. Kết quả: (1) thu thập thông tin tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 về việc sử dụng công nghệ sạch và áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 của các doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản; (2) Xây dựng chương trình giám sát theo hệ thống quản lý môi trường ISO 14001: 2005. Các kết quả có được sẽ là tiền đề để thiết lập hệ thống kiểm soát việc thực hiện bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp chế biến nông lâm sản; nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về bảo vệ môi trường; tuyên truyền và khuyến khích đầu tư, áp dụng công nghệ sản xuất sạch và sạch hơn, áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO.

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM CỦA CỤC:

1. Kết quả thực hiện kế hoạch xây dựng văn bản pháp quy: - Đã xây dựng được kế hoạch xây dựng, phổ biến và kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp quy của Cục. Hiện đang triển khai các công tác đề ra trong kế hoạch này. + Cục thực hiện việc hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các đơn vị; Đã cử 01 lượt công chức tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế. + Đang thực hiện việc cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục đã đưa lên website của Cục giúp cho các thành phần kinh tế, các cá nhân đơn vị có nhu cầu nghiên cứu, áp dụng được thuận lợi. - Đã thực hiện rà soát các văn bản thuộc phạm vi quản lý của Cục phục vụ Đề án rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan đến nông nghiệp, nông dân và

8

Page 9: BỘ NÔNG NGHIỆP C NG HOÀ XÃ H I CH NGH A VI T …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1113Thuyet minh KH...chỉ đạo tổ chức các cuộc họp ở cả ba miền với

nông thôn; rà soát văn bản phục vụ việc đơn giản hoá thủ tục hành chính; tiếp tục thực hiện việc xây dựng Nghị định của Chính phủ về tích tụ ruộng đất; thực hiện việc xây dựng danh mục sản phẩm, hàng hoá nhóm 2… Kết quả rà soát cho thấy Cục cần xây dựng văn bản để bãi bỏ hiệu lực của Quyết định số 3699/QĐ-BNN-CB ngày 29/12/2005 và Quyết định số 1895/QĐ-BNN-CB ngày 24/6/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, sửa đổi quy chế đăng ký, chứng nhận hàng nông lâm sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại. - Đã thực hiện góp ý đúng yêu cầu về thời gian, có chất lượng đối với các dự thảo văn bản QPPL do Bộ giao; Tổ chức báo cáo đánh giá việc thực hiện Quyết định số 90/200/QĐ-BNN ngày 9/11/2007 Ban hành Quy chế soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn . - Hiện đang xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án "Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2009 đến năm 2012" theo Quyết định số 554/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Về kế hoạch xây dựng văn bản QPPL

- Đang thực hiện kế hoạch xây dựng Nghị định quản lý sản xuất và kinh doanh muối; sửa đổi, bổ sung Thông tư số 32/2006/TT – BNN ngày 08/02/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP. Cục và các đơn vị liên quan đang tiến hành sửa đổi, bổ sung dự kiến trình Bộ trưởng vào tháng 12/2009. Việc thực hiện này là đúng theo kế hoạch đã được điều chỉnh.

2. Kết quả thực hiện kế hoạch chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển ngành, đổi mới công tác lập kế hoạch thuộc lĩnh vực Cục phụ trách:

- Đã hoàn thành xây dựng 03 đề án (nhiệm vụ đột xuất): Đề án Xây dựng hệ thống kho chứa 4 triệu tấn thóc gạo tại Đồng bằng Sông Cửu Long; Đề án Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2020 (Thuộc chương trình hành động của Bộ và Chính phủ); Đề án phát triển thương mại NLTS đến 2015 và định hướng đến 2020

- Đang triển khai xây dựng 03 đề án: Tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp để đầu tư xây dựng kho trữ đồng để dự trữ lưu thông thuỷ sản (thực hiện Nghị quyết 30 của CP về kiềm chế lạm phát, kích cầu phát triển sản xuất); Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản đến năm 2020 đang hoàn thiện cùng phòng CBBQNS và LS; Cục đã xây dựng và hoàn thành đề cương dự toán Đề án phát triển ngành muối đến năm 2020, hiện đang tiếp tục triển khai các bước tiếp theo để hoàn thành vào quý IV/2009.

- Triển khai thực hiện 03 dự án quy hoạch:

+ Dự án quy hoạch phát triển chế biến thuỷ sản toàn quốc đến năm 2020 (Thực hiện 2 năm 2009-2010): Tổng dự toán được duyệt: 1.424.220.000 đồng; Kế hoạch năm 2009: 448.000.000 đồng. Tiến độ triển khai, hiện đang tổ chức mời thầu và lựa chọn nhà thầu, dự kiến hết năm 2009 bên tư vấn hoàn thiệu khảo sát đánh giá thực tế và xử lý dữ liệu trước khi lập quy hoạch.

+ Dự án quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam, thực hiện trong 2 năm 2009-2010; Tiến độ triển khai: hiện đang tổ chức xét chọn nhà thầu và sẽ ký hợp đồng với đơn vị tư vấn vào cuối tháng 7/2009 để triển khai thực hiện.

+ Xây dựng quy hoạch hệ thống phân phối lương thực (Nhiệm vụ bổ sung)

9

Page 10: BỘ NÔNG NGHIỆP C NG HOÀ XÃ H I CH NGH A VI T …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1113Thuyet minh KH...chỉ đạo tổ chức các cuộc họp ở cả ba miền với

- Đã thoả thuận với địa phương về quy hoạch ngành nghề nông thôn (Thanh Hoá), có văn bản để định hướng quy hoạch ngành nghề nông thôn (Bắc Ninh và Đồng Nai); Đang nghiên cứu và có văn bản để thoả thuận về quy hoạch ngành nghề nông thôn (Long An), Công tác lập kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trung hạn và ngắn hạn đã bám sát nhiệm vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực ngành nghề nông thôn, tập trung vào việc ổn định sản xuất, đào tạo thợ làng nghề, tổ chức hội thi, hội chợ triển lãm các sản phẩm thủ công truyền thống và lĩnh vực bảo vệ môi trường làng nghề.

- Đã hoàn thành xây dựng dự thảo chính sách trình Chính phủ (nhiệm vụ đột xuất): Chính sách khuyến khích sản xuất, chế biến, tiêu thụ cà phê chất lượng cao; Chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản giai đoạn 2010 -2020.

3. Kết quả thực hiện kế hoạch khoa học công nghệ và chuyển giao:

3.1. Lĩnh vực chế biến bảo quản nông lâm thuỷ sản - Đã tiến hành thẩm tra, xin ý kiến trên trang web ngành, hoàn thiện hồ sơ dự thảo

trình Bộ Khoa học Công nghệ thẩm định, trình Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành 05 quy chuẩn kỹ thuật:

+ Hạt tiêu- Yêu cầu kỹ thuật về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm + Cơ sở chế biến cà phê – Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm + Cơ sở chế biến chè – Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm + Cơ sở chế biến điều – Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm + Cơ sở chế biến rau quả – Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm - Đang tổ chức triển khai xây dựng 28 TCVN thuộc lĩnh vực chế biến thuỷ sản, dự

kiến đến tháng 11/2009 nghiệm thu, trình Bộ KHCN thẩm định công bố.

- Triển khai xây dựng kế hoạch xây dựng TCVN và QCVN về thuỷ sản năm 2010 và trung hạn 2011-2015.

3.2. Lĩnh vực cơ điện nông nghiệp Về khoa học công nghệ, đang triển khai xây dựng một số tiêu chuẩn kỹ thuật về cơ

điện nông nghiệp (máy cấy…) . 3.3. Lĩnh vực ngành nghề nông thôn Phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường tham gia báo cáo Thủ tướng

Chính phủ về khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường tại 2 TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; Chuẩn bị tài liệu cho Hội thảo môi trường nông nghiệp Việt Nam và Hội thảo Môi trường Việt Nam do Cục Cảnh sát môi trường Bộ Công An tổ chức. Đang hoàn chỉnh các thủ tục để trình Bộ phê duyệt và lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện nhiệm vụ “Thử nghiệm mô hình quản lý môi trường làng nghề chế biến lương thực thực phẩm xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” trong 2 năm 2009 và 2010.

4- Kết quả thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế:

Năm 2009, sau khi được Bộ phê duyệt Dự án “Nâng cao năng lực xúc tiến ngành nghề nông thôn phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thời gian thựuc hiện 2009-2011. Kết quả:

10

Page 11: BỘ NÔNG NGHIỆP C NG HOÀ XÃ H I CH NGH A VI T …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1113Thuyet minh KH...chỉ đạo tổ chức các cuộc họp ở cả ba miền với

- Thành lập Ban quản lý Dự án ODA tại Trung ương, đang soạn thảo văn bản đề nghị các địa phương thành lập Ban quản lý Dự án ODA tại địa phương; Đang hoàn chỉnh quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý Dự án ODA;

- Tổ chức đào tạo cán bộ quản lý ở Trung ương và địa phương về chính sách phát triển ngành nghề nông thôn;

- Tổng hợp và chuẩn bị các bước phê duyệt các dự án mô hình do các địa phương lựa chọn xây dựng.

5. Kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra - Năm 2009, Cục được giao thực hiện 06 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, chưa

tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất nào. Kết quả thanh tra, kiểm tra chủ động cho thấy chưa phát hiện được sai phạm nào cần phải xử lý hành chính hoặc chuyển qua cơ quan điều tra. - Các đơn vị được thanh tra, kiểm tra đều thực hiện nghiêm túc những vấn đề cần khắc phục sau thanh tra, kiểm tra.

Trong quý I đã tổ chức kiểm tra tình hình sản xuất làng nghề tại các tỉnh, TP 3 miền Bắc, Trung và Nam và tổ chức thanh tra mô hình sấy thảo quả tại xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai từ nguồn vốn thuộc Chương trình quốc gia giảm nghèo.

6- Kết quả thực hiện kế hoạch xây dựng hệ thống tổ chức và cải cách hành chính:

- Kiện toàn thể chế quản lý của Cục: ban hành Quyết định phân công nhiệm vụ giữa ban lãnh đạo Cục trong năm 2009, uỷ quyền giải quyết công việc cho các Phó Cục trưởng (Số 85-91/QĐ-CB-VP);

- Công tác nhân sự: tiến hành xét tuyển và tiếp nhận 03 công chức được điều động về Cục và triển khai công tác tuyển dụng công chức dự bị theo hướng dẫn của Bộ, kết quả 03 ứng viên đạt đủ tiêu chuẩn;

- Giải quyết chế độ nâng lương đợt I năm 2009 cho các cán bộ, công chức đủ điều kiện; giải quyết cho 01 công chức đến tuổi nghỉ hưu và 01 công chức có đơn xin nghỉ công tác;

- Xét và đề bạt 01 phó trưởng phòng; - Kiện toàn thể chế và nhiệm vụ của Trung tâm trực thuộc Cục, rà soát lại danh sách

cán bộ của Trung tâm để đề nghị xét phê duyệt vào ngạch viên chức. - Đào tạo: đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn trong nước cho 16 lượt cán bộ,

nước ngoài cho hơn 10 lượt cán bộ; đào tạo kiến thức quản lý nhà nước cho 02 cán bộ. - Vận hành tiêu chuẩn ISO vào các công việc của Cục, đổi mới công tác quản lý văn

thư theo hướng áp dụng tin học - phần mềm quản lý văn bản; - Đầu tư, nâng cấp mua sắm, sửa chữa các thiết bị văn phòng, sửa chữa nhà làm việc

để đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức. 7. Kết quả triển khai công tác xây dựng cơ bản

1. Lĩnh vực muối

11

Page 12: BỘ NÔNG NGHIỆP C NG HOÀ XÃ H I CH NGH A VI T …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1113Thuyet minh KH...chỉ đạo tổ chức các cuộc họp ở cả ba miền với

- Năm 2009, Bộ giao giá trị vốn kế hoạch xây dựng cơ bản cho ngành muối hơn 25 tỷ đồng, giá trị thực hiện ước tính đến tháng 6/2006 đạt 30%.

Trong đó giao Tổng công ty Muối làm chủ đầu tư 7 dự án (4 dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi, đê cống, đường vận chuyển muối và 3 dự án xây dựng kho dự trữ quốc gia với tổng số vốn khoảng 24 tỷ đồng) và các địa phương làm chủ đầu tư thực hiện 02 dự án.

Riêng dự án Khu kinh tế muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ, năm 2009 về cơ bản đã bố trí gần đủ vốn từ năm 2008, tuy nhiên do công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn vướng mắc chưa thực hiện được nhiều vì vậy đến hết quý I năm 2009 vẫn còn 50,6 tỷ đồng chưa giải ngân xong. Hiện Bộ đang đôn đốc tỉnh Ninh Thuận, Công ty Cổ phần đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long gấp rút hoàn thành công việc để đưa đồng muối Quán Thẻ sớm đi vào sản xuất

- Về công tác quản lý của Cục: + Đôn đốc các chủ đầu tư khẩn trương triển khai công việc theo đúng tiến độ đã định. + Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị và kết quả kiểm tra, rà soát, Cục đã báo cáo kết

quả công tác đầu tư xây dựng cơ bản ngành muối trong những năm qua, đồng thời nêu bật được kết quả của công tác đầu tư và những hạn chế còn tồn tại cần kiến nghị với lãnh đạo Bộ;

+ Về đồng muối công nghiệp, Cục tiếp tục chỉ đạo đầu tư theo hướng tập trung đầu tư vào lĩnh vực sản xuất muối công nghiệp, trong đó tập trung đẩy nhanh việc hoàn thiện xây dựng đồng muối Quán Thẻ, sớm đưa đồng muối đi vào sản xuất. Đối với những vùng có lợi thế cho sản xuất muối ở các tỉnh miền Trung, một mặt kiến nghị địa phương đưa diện tích còn hoang hóa vào quy hoạch sản xuất muối, một mặt báo cáo xin ý kiến Chính phủ chủ trương điều chỉnh mở rộng quy hoạch tại những vùng trên, nhằm đảm bảo mục tiêu cho ngành.

+ Về đồng muối phơi cát và phơi nước phân tán, Cục chỉ đạo theo hướng đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng những đồng muối trong quy hoạch với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, cụ thể:

Đối với dự án Nâng cấp cải tạo cơ sở hạ tầng đồng muối Thuận Hòa Hải- Nghệ An, Kỳ Hà- Kỳ Anh-Hà Tĩnh, Hải Hòa- Hậu Lộc- Thanh Hóa Cục tiếp tục kiểm tra đôn đốc chủ đầu tư gấp rút triển khai hoàn thành theo đúng kế hoạch, đối với dự án Bến Tre Cục tiếp tục đôn đốc hướng dẫn địa phương sớm hoàn chỉnh thủ tục về đầu tư xây dựng cho dự án đầu tư cải tạo hệ thống cở hạ tầng đồng muối Ba Tri- Bến Tre.

2. Lĩnh vực ngành nghề nông thôn Thực hiện chức năng chủ đầu tư cho Dự án xây dựng thí điểm mô hình xử lý chất

thải tại làng nghề sản xuất giầy xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, sẽ tiến hành theo đúng các quy định của Nhà nước.

8. Kết quả thực hiện kế hoạch tài chính của Cục:

Năm 2009, kinh phí cấp cho hoạt động thường xuyên của Cục là: 3.630.472.000đ, trong đó kinh phí ngoài thường xuyên: 700.000.000đ. Ngoài ra kinh phí thực hiện các chương trình dự án được cấp: 28.061.150.000đ bao gồm kinh phí nghiên cứu khoa học; Các dự án điều tra, quy hoạch; Chương trình xúc tiến thương mại; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo; Bảo hộ lao động; Đào tạo; Sự nghiệp môi trường....

12

Page 13: BỘ NÔNG NGHIỆP C NG HOÀ XÃ H I CH NGH A VI T …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1113Thuyet minh KH...chỉ đạo tổ chức các cuộc họp ở cả ba miền với

Căn cứ vào phân bổ kế hoạch tài chính được duyệt, nhu cầu tài chính phục vụ cho các hoạt động quản lý nhà nước được giao. Cục đã lập kế hoạch chi tiêu theo từng quý; Chủ động lập kế hoạch cân đối chi lương, công tác phí, chi hoạt động chung của Cục đảm bảo đầy đủ, kịp thời cho cán bộ, công chức Cục. Giám sát quá trình thực hiện chi tiêu theo Quy chế chi tiêu nội bộ đã ban hành; Thường xuyên đối chiếu kinh phí đã sử dụng với Kho bạc. Đã và đang triển khai làm các thủ tục ký kết hợp đồng và ứng vốn cho các dự án Quy hoạch, điều tra thuộc lĩnh vực Cục quản lý.

Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Cục đã ban hành kế hoạch thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2009 ngày 25/06/2009, ngoài ra Cục đã tuyên truyền, phổ biến giáo dục các quy định của pháp luật về về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan.

PHẦN II

KẾ HOẠCH NĂM 2010

I. MỘT SỐ DỰ BÁO CHỦ YẾU: Dự báo năm 2010, tình hình kinh tế thế giới và trong nước sẽ có nhiều biến động khó

lường, suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tác động, ảnh hưởng đến ngành chế biến, thương mại nông lâm thuỷ sản, ngành nghề nông thôn và muối. Mặt khác, trong nền kinh tế hội nhập, hàng hoá nông lâm thuỷ sản của Việt Nam tiếp tục chịu sức ép cạnh tranh của hàng hoá cùng loại trên thế giới; các nước, các thị trường chính tiêu thụ hàng nông lâm thuỷ sản của Việt Nam tiếp tục dựng lên các hàng rào kỹ thuật làm cho việc xuất khẩu hàng nông lâm thuỷ sản của Việt Nam càng khó khăn hơn. Đây là những khó khăn lớn đặt ra cho ngành chế biến, thương mại nông lâm thuỷ sản năm 2010. Tuy nhiên cũng có những thuận lợi hết sức cơ bản đó là Việc triển khai các nghị quyết của Đảng và Nhà nước đang được cụ thể hóa và có sự chỉ đạo tập trung cao độ, quyết liệt của Chính phủ của các Bộ, ngành, địa phương và có sự đồng thuận lớn của nhân dân, đặc biệt trên mặt trận phát triển nông nghiệp, nông thôn.

II. KẾ HOẠCH TIỂU NGÀNH/LĨNH VỰC:

1. Kế hoạch thực hiện chỉ tiêu của mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tạo việc làm để tăng thu nhập từ phi nông nghiệp, thông qua chuyển dich lao động từ hoạt động nông lâm thuỷ sản sang khu vực chế biến nông lâm thuỷ sản, các ngành nghề truyền thống ở nông thôn và hoạt động dịch vụ ở nông thôn. Các chương trình ưu tiên thực hiện bao gồm:

- Chương trình công nghệ sau thu hoạch - Chương trình khôi phục phát triển ngành nghề nông thôn - Chương trình cơ giới hoá nông nghiệp phục vụ CNH, HĐH nông thôn. - Chương trình đầu tư phát triển diêm nghiệp

Các chỉ số đánh giá mục tiêu tăng trưởng kinh tế Mã chỉ

số Chương trình/Chỉ số đánh giá Đơn vị

tính Ước thực hiện

năm 2009 Chỉ tiêu kế hoạch năm

2010

13

Page 14: BỘ NÔNG NGHIỆP C NG HOÀ XÃ H I CH NGH A VI T …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1113Thuyet minh KH...chỉ đạo tổ chức các cuộc họp ở cả ba miền với

I Chương trình công nghệ sau thu hoạch, nghiên cứu chuyển giao công nghệ bảo quản mới nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch

Tốc độ tăng giá trị sản xuất chế biến NLTS bình quân năm. %

% 5 10

Chương trình cơ giới hoá nông nghiệp phục vụ CNH-HĐH NNNT

15301 Tỷ lệ cơ giới hoá các khâu làm đất trong sản xuất cây ngắn ngày

% 72 72

15302 Tỷ lệ cơ giới hoá các khâu gieo cấy % 5 15

15303 Tỷ lệ cơ giới hoá khâu thu hoạch lúa % 10 10

III Chương trình khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn

15201 Tổng số làng nghề làng 2790 2790

15202 Số làng nghề được khôi phục làng 5 6

15203 Số lao động được giải quyết việc làm trong các làng nghề

Chưa có SL

IV Chương trình đầu tư phát triển diêm nghiệp

15401 Sản lượng muối sản xuất Tr. tấn 0,95 1,15

15402 Biến động diện tích sản xuất muối % 16 4

1.1. Về phát triển chế biến bảo quản nông sản. Mục tiêu đặt ra là nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm phấn đấu đạt

mức tăng trưởng bình quân từ 5-7%. Hàng hóa nông sản chế biến phải trên cơ sở tiêu chuẩn Việt Nam và phù hợp với quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) để cung ứng cho từng thị trường. Đầu tư chiều sâu đổi mới trang thiết bị để giảm tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, cải tiến quy trình công nghệ để sản xuất sản phẩm đáp ứng đòi hỏi của thị trường, giảm giá thành để cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài

1.2.Về phát triển chế biến bảo quản lâm sản

Mục tiêu đặt ra là đa dạng hoá sản phẩm đồ gỗ, tập trung thiết kế các kiểu dáng mới phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng duy trì được thị trường hiện có và tăng cường khai thác nhu cầu tại một số thị trường mới bên cạnh đó quan tâm phát triển thị trường nội địa, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất để tăng sức cạnh tranh và phấn đấu tăng trưởng giá trị xuất khẩu đạt 15% so với năm 2009.

Để kiện toàn công tác quản lý lĩnh vực chế biến lâm sản, Cục tiếp tục làm việc với địa phương và các doanh nghiệp chế biến lâm sản, triển khai nhiệm vụ thiết lập mạng lưới thông tin từ Cục đến cơ sở.

1.3. Về phát triển chế biến bảo quản thuỷ sản - Dự kiến kế hoạch tổng sản lượng thuỷ sản năm 2010: 4.600.000 tấn, trong đó:

+ Sản lượng thủy hải sản khai thác: 2.100.000 tấn . + Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng: 2.500.000 tấn. + Sản lượng chế biến các sản phẩm thuỷ sản: khoảng 1.600.000 tấn, trong đó

sản lượng thuỷ sản xuất khẩu 1.300.000 tấn.

14

Page 15: BỘ NÔNG NGHIỆP C NG HOÀ XÃ H I CH NGH A VI T …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1113Thuyet minh KH...chỉ đạo tổ chức các cuộc họp ở cả ba miền với

- Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 4.800 triệu USD. - Để đạt được kế hoạch đề ra, cần tập trung chỉ đạo: + Hoàn thành và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch hệ thống chế biến thủy sản

trong toàn Ngành nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, ổn định, lâu dài và bảo vệ được môi trường góp phần vào sự tăng trưởng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

+ Cải tiến công nghệ chế biến tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị gia tăng cao, mẫu mã bao bì đẹp.

+ Hoàn thành chuyển đổi tiêu chuẩn ngành về tiêu chuẩn quốc gia theo Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Xây dựng và ban hành Quy định về điều kiện xây dựng mới cơ sở chế biến thuỷ sản. v.v….

+ Khảo sát, nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển công nghệ chế biến, bảo quản thuỷ sản đến năm 2020 để tăng sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam

+ Tăng cường nghiên cứu có kết quả các chất thay thế các hoá chất, kháng sinh bị cấm phục vụ khai thác, nuôi trồng, bảo quản, chế biến thủy sản để bảo đảm quản lý tốt chất lượng, an toàn vệ sinh sản phẩm. Nghiên cứu các sản phẩm mới, công nghệ chế biến bảo quản mới nhằm tạo ra sản phẩm GTGT, tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có, giảm thất thoát sau thu hoạch nhất là công nghệ bảo quản thủy sản trên tàu đánh bắt hải sản xa bờ.

1.4. Về cơ điện nông nghiệp Nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra trong Chương trình CNH, HĐH nông nghiệp nông

thôn, năm 2010 chỉ số cơ giới hoá nông nghiệp cơ bản phải đạt: làm đất 80%, gieo cấy 10%, thu hoạch 20%; Trong đó tập trung ở các vùng sản xuất hàng hoá lớn, một số cây chủ lực như lúa, mía, cà phê, chè, điều...

Để nâng cao năng suất, chất lượng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, hạ giá thành nguyên liệu; nhiệm vụ đặt ra đối với lĩnh vực cơ điện nông nghiệp cần phải xây dựng Chiến lược cơ giới hoá nông nghiệp đến năm 2015, định hướng 2020 và triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ nông dân mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch và giảm dần lao động thủ công, nặng nhọc.

1.5. Về phát triển ngành nghề nông thôn Để đạt mục tiêu tăng trưởng 15%/năm và kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trong năm

2010 góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng của ngành cần đề ra nhiều giải pháp như rà soát quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn; Lồng ghép các nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, khuyến nông, lâm ngư để xây dựng mô hình hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn; Đào tạo thợ làng nghề có trình độ tay nghề cao, sử dụng thành thạo thiết bị máy móc và khả năng thiết kế mẫu mã sản phẩm để cho ra thị trường sản phẩm hợp thị hiếu người tiêu dùng và thân thiện với môi trường; Phát triển các làng nghề gắn với du lịch và đồng bào dân tộc để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, mở rộng thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm kết hợp với việc xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề; Tổ chức các Hội thi, Hội chợ sản phẩm thủ công truyền thống tại Hà Nội và các địa phương gắn với lễ hội truyền thống để quảng bá sản phẩm, tôn vinh các sản phẩm thủ công truyền thống

1.6. Về nghề muối

15

Page 16: BỘ NÔNG NGHIỆP C NG HOÀ XÃ H I CH NGH A VI T …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1113Thuyet minh KH...chỉ đạo tổ chức các cuộc họp ở cả ba miền với

Tập trung đầu tư phát triển ngành muối nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước, sản xuất ngành công nghiệp và các lĩnh vực khác; Tiếp tục triển khai Quyết định 161/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2010 và năm 2020; ổn định diện tích, đảm bảo sản lượng và tăng chất lượng, giá muối ổn định đảm bảo thu nhập cho diêm dân. Đầu tư tập trung, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, giảm thiểu sự ảnh hưởng của thời tiết và đảm bảo tốt việc bảo vệ môi trường.

a. Về sản xuất muối thô Để sản lượng muối thô năm 2010 đạt 1,05 triệu tấn-1,25 tấn trong điều kiện thời tiết

bình thường, Bộ NN và PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố và các Sở NN và PTNT có chính sách ổn định diện tích sản xuất hiện có (riêng tỉnh Ninh Thuận phải cố gắng nhanh chóng hoàn thiện đưa một phần đồng muối công nghiệp Quán Thẻ đi vào hoạt động) để đảm bảo toàn quốc có 14.500 ha-15.000ha diện tích sản xuất muối đồng thời tích cực đôn đốc, chỉ đạo sản xuất theo hướng sau đây:

- Các tỉnh phía Bắc: Khi vào vụ các Sở Nông nghiệp và PTNT có kế hoạch kiểm tra các nội đồng đồng muối, quản lý tốt công tác thuỷ lợi, theo dõi thời tiết thông báo kịp thòi cho diêm dân; Chỉ đạo, động viên diêm dân nâng cấp cải tạo, đồng muối của mình, trong trường hợp những hộ quá nghèo không có vốn mua vật tư phục vụ nâng cấp cải tạo thì tìm biện pháp để giúp diêm dân vay vốn từ ngân hàng hoặc huy động Công ty Muối địa phương cho vay khi vào vụ sẽ trả bằng muối

- Các tỉnh Duyên hải miền Trung: Đôn đốc các Sở NN và PTNT các tỉnh Duyên hải miền Trung thu thập thông tin từ các trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn gần nhất kết hợp với diễn biến thời tiết cụ thể ở địa phương thông báo cho diêm dân và hướng dẫn diêm dân sản xuất phù hợp với diễn biến thời tiết. Bên cạnh đó các Sở cần cử cán bộ đi kiểm tra các đồng muối, đôn đốc bà con diêm dân tu sửa đồng muối để ổn định sản xuất.

- Đối với các tỉnh Nam Bộ: Ngay khi vào vụ năm 2010 các tỉnh Nam Bộ phải tiến hành tu sửa đồng muối để chuẩn bị vào vụ sản xuất. Để nâng cao sản lượng và chất lượng muối đôn đốc các Sở NN và PTNT các tỉnh Nam Bộ cử cán bộ chuyên trách phối hợp với phòng nông nghiệp huyện bám sát sản xuất, chỉ đạo diêm dân bám nắng, đồng thời hướng dẫn làm đúng quy trình sản xuất.

b. Về chế biến muối tinh và muối iốt Để tiến tới toàn dân trong cả nước được ăn muối đã qua chế biến, đồng thời thông qua

chế biến để tiêu thụ muối thô tạo điều kiện ổn định và nâng cao đời sống diêm dân..., năm 2010 ngành cần đẩy mạnh chế biến muối tinh, muối tinh trộn iốt và muối thô trộn iốt, dự kiến sản lượng muối qua chế biến đạt trên 400.000 Tấn.

2. Kế hoạch hoạt động thực hiện mục tiêu cải thiện đời sống và điều kiện sống của dân cư nông thôn:

Tiếp tục hướng dẫn các địa phương đăng ký dự án khuyến nông, khuyến diêm, khuyến thuỷ (các mô hình, lớp tập huấn) để thực hiện trong năm 2010. Các dự án khuyến nông lâm ngư, hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo năm 2010 với kinh phí nâng lên khoảng 8 tỷ đồng để sớm thực hiện mục tiêu giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn.

Phối hợp với các Bộ ngành TW khác như Công Thương, Lao động, Thương binh và Xã hội, Giao Thông vận tải, Khoa học Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường… tập trung đầu tư cho khu vực nông thôn để cải thiện đời sống của dân cư nông thôn.

16

Page 17: BỘ NÔNG NGHIỆP C NG HOÀ XÃ H I CH NGH A VI T …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1113Thuyet minh KH...chỉ đạo tổ chức các cuộc họp ở cả ba miền với

3. Kế hoạch thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của ngành: Mã chỉ

số Chương trình/Chỉ số đánh giá Đơn vị

tính Ước thực hiện năm

2009

Chỉ tiêu KH năm 2010

I Chương trình công nghệ sau thu hoạch, nghiên cứu chuyển giao công nghệ bảo quản mới nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch

15101 Tỷ lệ nông lâm sản được chế biến tập trung, %

% Chưa có SL

15102 Tỷ lệ sản lượng thóc được chế biến tập trung % 20,5

15103 Tỷ lệ cà phê được chế biến công nghiệp hợp chuẩn ISO

% 10 12

15104 Tỷ lệ chè được chế biến công nghiệp hợp chuẩn ISO

% 30 35

15105 Tỷ lệ rau được bảo quản theo tiêu chuẩn (%) % 40 45

15106 Tỷ lệ sản phẩm thuỷ sản chế biến đạt tiêu chuẩn EU

% 69,76 72

II Chương trình XTTM

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chủ lực

Triệu USD

14.000 15.000

Gạo 2.500 2.200

Cà phê 1.600 1.680

Cao su 900 1.200

Chè 140 150

Điều 710 900

Tiêu 300 350

Rau quả 400 420

Lâm sản 2.500 3000

Thuỷ sản 4.300 4.500

III Chương trình hội nhập kinh tế quốc tế

40511 Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch nông lâm thuỷ sản

% Chưa có số liệu

Chưa có số liệu

Chương trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng mối quan hệ hợp tác vùng và thế giới, các hoạt động tập trung vào việc cung cấp phổ biến các quy định, luật lệ và thông lệ quốc tế phù hợp với WTO, đổi mới quá trình kêu gọi thu hút đầu tư ) ODA và FDI và khu vực nông nghiệp nông thôn.

Mục tiêu chung phát triển thị trường nông lâm thuỷ sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng và uy tín thương mại nông lâm thuỷ sản trên thị trường trong nước và quốc tế. Để đạt được mục tiêu đề ra cần tập trung chỉ đạo:

- Hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản; phối hợp với các địa phương tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại; xây dựng và

17

Page 18: BỘ NÔNG NGHIỆP C NG HOÀ XÃ H I CH NGH A VI T …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1113Thuyet minh KH...chỉ đạo tổ chức các cuộc họp ở cả ba miền với

quản lý chất lượng nông sản hàng hóa, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng hóa.

- Tiếp tục nỗ lực phát triển và khai thác có hiệu quả thị trường trong nước. - Thực hiện quảng bá các sản phẩm nông lâm thuỷ sản vào các thị trường quan trọng

như Mỹ, EU, Nhật bản, Trung Quốc và Nga nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ sản chủ lực ra thị trường quốc tế. Phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 15 tỷ USD; trong đó thuỷ sản đạt 4,5 tỷ USD, lâm sản: 3,0 tỷ USD; gạo: 2,2 tỷ USD; cà phê: 1,68 tỷ USD; cao su: 1,2 tỷ USD; nhân điều: 900 triệu USD; hạt tiêu: 350 triệu USD; rau quả: 420triệu USD.

- Củng cố và hoàn thiện hạ tầng thương mại như: xây dựng sàn giao dịch và các chợ đầu mối nông lâm thuỷ sản. Phấn đấu dến năm 2010 có khoảng 20% doanh nghiệp NLTS tham gia sàn giao dịch.

- Hoàn thiện hệ thống theo dõi diễn biến thị trường nông lâm thuỷ sản trong nước và quốc tế, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như gạo, đưòng, muối, phân bón và thực phẩm; Trên cơ sở đó tham mưu đề xuất các cơ chế chính sách nhằm bình ổn thị trường trong nước.

- Tiếp tục triển khai các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao năng lực xúc tiến ngành nghề nông thôn phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA):

4. Kế hoạch thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường và sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên hiệu quả và bền vững:

Chỉ số của mục tiêu Đơn vị tính Thực hiện năm 2009

Chỉ tiêu kế hoạch năm 2010

Chương trình hỗ trợ xử lý nước thải tại các làng nghề và quản lý chất thải sinh hoạt và chăn nuôi, tập trung vào ĐBSH và ĐBSCL

Số lượng làng nghề có xử lý nước thải Làng nghề 1 1

Năm 2009, Cục thực hiện xây dựng thí điểm xử lý chất thải 01 làng nghề. Hiện Cục đang tiến hành các bước hoàn chỉnh thủ tục đầu tư Dự án xây dựng thí điểm mô hình xử lý chất thải tại làng nghề sản xuất giầy xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương và kế hoạch năm 2010 là 01 làng nghề sơn mài xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP Hà Nội.

Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề, Chương trình mỗi làng một nghề, xây dựng nông thôn mới cần đề ra tiêu chí xử lý môi trường chất thải, nước thải, khí thải, tiếng ồn… là yếu tố hàng đầu để được áp dụng thực hiện.

III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC:

1. Kế hoạch xây dựng các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực Cục quản lý: - Triển khai thực hiện Nghị định về quản lý sản xuất và kinh doanh muối; - Sau khi nghiên cứu các tiêu chí của Chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ hoàn

chỉnh Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện;

2. Kế hoạch chỉ đạo thực hiện quy hoạch phát triển chuyên ngành và xây dựng quy hoạch mới; Kế hoạch đổi mới công tác lập và giám sát thực hiện kế hoạch:

Năm 2010, Cục đề xuất, xây dựng kế hoạch thực hiện:

18

Page 19: BỘ NÔNG NGHIỆP C NG HOÀ XÃ H I CH NGH A VI T …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1113Thuyet minh KH...chỉ đạo tổ chức các cuộc họp ở cả ba miền với

- Các dự án Điều tra cơ bản: 02 dự án hoàn thành, 02 dự án tiếp tục, 08 dự án mở mới, với tổng kinh phí 6.459 triệu đồng.

- Các dự án thiết kế quy hoạch: 02 dự án hoàn thành, 02 dự án tiếp tục, 02 dự án mở mới, với tổng kinh phí 2.475,4 triệu đồng

(Chi tiết tại biểu bảng kèm theo) 3. Kế hoạch phát triển công tác khoa học công nghệ và chuyển giao:

- Phối hợp cùng với Vụ KHCN và các đơn vị liên quan xây dựng 26 tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quản lý các sản phẩm thuộc lĩnh vực chuyên ngành.

- Tiếp tục đăng ký các mô hình quản lý môi trường cấp xã đối với các mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre đan, dệt thổ cẩm, gốm sứ, vật liệu xây dựng, cơ khí nhỏ, chế biến lương thực thực phẩm…

- Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, đơn vị chế tạo, địa phương chuyển giao các loại máy móc, thiết bị phục vụ cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp (máy thu hoạch lúa liên hợp, máy cấy lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long, máy thu hoạch mía nhiều giai đoạn ...); chú trọng các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn để chuyển giao có hiệu quả.

- Xây dựng các mô hình trình diễn về sản xuất muối với công nghệ kết tinh trên bạt, chuyển vị trí chạt lọc .....

- Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng muối tại Phía Bắc, Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông cửu long với tổng kinh phí 1.000 triệu đồng trong chương trình giảm nghèo.

Tổng kinh phí nghiên cứu khoa học công nghệ năm 2010 là 10.110 triệu đồng. (Chi tiết tại biểu bảng kèm theo)

4. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra:

- Kế hoạch năm 2010, tiến hành 05 cuộc thanh tra, kiểm tra các dự án/mô hình thuộc chương trình khuyến công, khuyến diêm.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra những nơi được thụ hưởng dự án khuyến nông, lâm ngư, hỗ trợ sản xuất, phát triển làng nghề thuộc Chương trình quốc gia giảm nghèo 2006-2010.

5. Kế hoạch xây dựng năng lực tổ chức và cải cách hành chính: Tiếp tục kiện toàn bộ máy và tổ chức Cục theo hướng tinh giản biên chế; triển khai

thực hiện Nghị định số 132 của Chính phủ, thực hiện Đề án đã được Bộ phê duyệt. Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Bộ giao, lực lượng cán bộ cần được tăng cường để đảm nhiệm các vị trí còn thiếu do cán bộ nghỉ hưu và do Bộ bổ sung thêm nhiệm vụ và đơn vị mới; Dự kiến, yêu cầu về nhân sự cần bổ sung thêm trong năm 2010, cụ thể tại có phụ lục kèm theo.

Về công tác CCHC, tiếp tục thực hiện hệ thống quản lý theo TCVN ISO 9001:2000 tại Cục. Tiếp tục thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính, áp dụng các công cụ điều hành tin học vào lĩnh vực quản lý theo chương trình cải cách của Bộ.

Về công tác đào tạo, ngoài kế hoạch đào tạo cho cán bộ công chức của Cục; năm 2010 để đảm bảo cân đối lực lượng cán bộ được đào tạo ở các địa phương trong kế hoạch

19

Page 20: BỘ NÔNG NGHIỆP C NG HOÀ XÃ H I CH NGH A VI T …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1113Thuyet minh KH...chỉ đạo tổ chức các cuộc họp ở cả ba miền với

đào tạo cán bộ đầu mối của Cục tại các Sở Nông nghiệp và PTNT, Cục đề nghị Bộ giao cho Cục chủ trì phối hợp với các Trường trong Bộ tổ chức đào tạo.

Tổ chức hướng dẫn cho cán bộ các Chi cục PTNT trong cả nước về kiến thức QLNN trong lĩnh vực Chế biến, Thương mại NLTS&NM để hoàn thiện hệ thống Quản lý ngành từ Trung ương (Bộ) tới cơ sở.

6. Kế hoạch xây dựng cơ bản:

- Kế hoạch đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng đồng muối, triển khai theo hướng: + Đối với đồng muối công nghiệp: tiếp tục chỉ đạo đầu tư theo hướng tập trung vào

đầu tư sản xuất muối công nghiệp, trong đó có việc phối hợp với các đơn vị chuyên ngành để tháo gỡ, xử lý những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện dự án Quán Thẻ và các đồng muối công nghiệp khác ở các tỉnh thuộc vùng Duyên hải Miền Trung;

+ Đối với đồng muối phơi cát và phơi nước phân tán, tiếp tục chỉ đạo theo hướng đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng những đồng muối trong quy hoạch với mục tiêu tăng năng suất, chất lượng;

+ Trên cơ sở quy hoạch, rà soát lại và cân đối việc đầu tư cho cả 3 vùng Bắc, Trung, Nam. Cố gắng hoàn thành dứt điểm việc triển khai đầu tư những dự án đã phê duyệt còn tồn đọng;

+ Tập trung đầu tư một số đồng muối lớn, diện tích tương đối tập trung; + Đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng đồng muối, thuỷ lợi, đường giao thông, nội đồng

(ô nề, thống, chạt...). Trong đó cần phối hợp cả nguồn vốn ngân sách Trung ương, vốn địa phương, vốn vay tín dụng và huy động đóng góp của diêm dân;

- Chỉ tập trung đầu tư các đồng muối tại những địa phương đã có quy hoạch, tránh hiện tượng đầu tư không đúng quy hoạch, sai quy định hiện hành, gây lãng phí tiền của nhà nước, ảnh hưởng đến lòng tin của người dân.

(Chi tiết tại biểu bảng kèm theo) 7. Kế hoạch tài chính của Cục:

Căn cứ vào kinh phí được cấp và nhu cầu phục vụ các hoạt động, Kế hoạch tài chính năm 2010 của Cục tiếp tục thực chi tiêu hiện tiết kiệm và dành kinh phí ưu tiên cho các nhiệm vụ trọng tâm phục vụ công tác của Cục.

PHẦN III

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Hiện nay, cơ cấu tổ chức Cục gồm có 08 phòng chuyên ngành và Văn phòng Cục cụ thể: P.CBBQ nông sản, P.CBBQ lâm sản, P.CBBQ thuỷ sản, P. Thương mại, P. Cơ điện nông nghiệp, P.Ngành nghề nông thôn, P. Thanh tra-Pháp chế; Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được phân công các đơn vị trực thuộc Cục có trách nhiệm triển khai thực hiện các nội dung liên quan.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện theo từng quý: Trên cơ sở kế hoạch năm 2010 được phê duyệt, Cục sẽ tổ chức giao kế hoạch chi tiết từng quý cho các đơn vị trực thuộc.

- Xây dựng khung theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch gồm:

20

Page 21: BỘ NÔNG NGHIỆP C NG HOÀ XÃ H I CH NGH A VI T …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1113Thuyet minh KH...chỉ đạo tổ chức các cuộc họp ở cả ba miền với

+ Xác định bộ chỉ số giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch; + Xác định nguồn dữ liệu đầu vào; + Xây dựng các hoạt động thực hiện; + Xác định kết quả đầu ra; + Xác định tần suất báo cáo; + Phân công thu thập số liệu và báo cáo; Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối báo cáo xây dựng kế

hoạch năm 2010 trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt và các Cục, Vụ có liên quan phối hợp thực hiện./. Nơi nhận: - Như trên; - Lãnh đạo Bộ (để b/c); - Các Vụ TC, TCCB, KHCN, PC, VP Bộ; - Các Lãnh đạo Cục; - Các đơn vị thuộc Cục (để t/hiện); - Lưu TH, VT.

CỤC TRƯỞNG

Lê Xuân

21

Page 22: BỘ NÔNG NGHIỆP C NG HOÀ XÃ H I CH NGH A VI T …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/khsxkd/1113Thuyet minh KH...chỉ đạo tổ chức các cuộc họp ở cả ba miền với

22