39
DÁN "THIT LP HTHNG GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ PHC VCÔNG TÁC QUN LÝ NGÀNH NÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN" (MESMARD) BÁO CÁO ĐÀO TO ĐỔI MI LP KHOCH, GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ THC HINKHOCH Hà Ni, tháng 6 năm 2009 - 1 -

Ự ÁN THIẾT LẬP HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ PHỤC VỤ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/News/20096241412.pdf · dỰ Án "thiẾt lẬp hỆ thỐng giÁm sÁt

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

DỰ ÁN "THIẾT LẬP HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN"

(MESMARD)

BÁO CÁO ĐÀO TẠO ĐỔI MỚI LẬP KẾ HOẠCH, GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Hà Nội, tháng 6 năm 2009

- 1 -

MỤC LỤC

A. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN........................................................................................................... 3

B. GIỚI THIỆU CÁC KHOÁ ĐÀO TẠO VỀ LẬP KH, GS VÀ ĐG THỰC HIỆN KH............... 4

I. Đối tượng ................................................................................................................................. 5

II. Nội dung ................................................................................................................................. 5

III. Giảng viên ............................................................................................................................. 5

IV. Thời lượng khoá học: ............................................................................................................ 5

C. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC KHOÁ ĐÀO TẠO................................................................... 6

I. Đánh giá về đối tượng học viên: .............................................................................................. 6

II. Đánh giá về nội dung .............................................................................................................. 7

III.Phương pháp giảng dạy: ......................................................................................................... 8

IV. Tổ chức lớp học..................................................................................................................... 9

V. Đánh giá kết quả của khoá học so với các mục tiêu đã đề ra ............................................... 10

VI. Các đề xuất của học viên:.................................................................................................... 11

D. TÓM TẮT DIỄN BIẾN CỦA KHOÁ HỌC ............................................................................ 12

1. Phần khai mạc khoá học ........................................................................................................ 12

2. Ổn định tổ chức lớp ............................................................................................................... 12

3. Phần đánh giá trước khoá học: .............................................................................................. 13

4. Phần nội dung liên quan đến lập kế hoạch ............................................................................ 15

5. Những khái niệm cơ bản về Giám sát – đánh giá thực hiện kế hoạch: ................................. 16

6. Phương thức trao đổi thông tin giữa Bộ và các địa phương.................................................. 18

7. Các hoạt động thi đua và vui vẻ trong lớp:............................................................................ 18

8. Thực hiện các đánh giá trong khoá học và cuối khoá học..................................................... 19

F. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...................................................................................................... 32

1. Kết luận ................................................................................................................................. 32

2. Đề xuất................................................................................................................................... 32

G. PHỤ LỤC 1 - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO.......................................................................... 33

H. PHỤ LỤC 2 - DANH SÁCH HỌC VIÊN................................................................................ 37

- 2 -

A. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN Dự án: “Thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá phục vụ công tác quản lý ngành nông nghiệp và Phát triển Nông thôn” (MESMARD) với mục đích là Hỗ trợ việc thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN & PTNT), đặc biệt là tăng trưởng vì người nghèo và xóa nghèo trong các thách thức và cơ hội của hệ thống thị trường trong thời kỳ chuyển đổi.

Mục tiêu chung của dự án MESMARD là: Thiết lập một hệ thống giám sát, đánh

giá, báo cáo, chính sách và lập kế hoạch (MERPP) để chỉ đạo công tác lập kế hoạch trong nền kinh tế thị trường trong giai đoạn chuyển đổi tại Bộ NN & PTNT và tạo điều kiện tập trung vào tăng trưởng vì người nghèo và xóa nghèo.

Các kết quả (các mục tiêu cụ thể của các can thiệp mang tính chiến lược của dự án: năng lực, các hệ thống và các đề xuất.

Kết quả 1:Tăng cường năng lực trong hoạch định, giám sát và đánh giá các kế

hoạch và chính sách dựa trên kết quả trong một hệ thống lập kế hoạch và báo cáo đã điều chỉnh, và đáp ứng các chính sách tăng trưởng vì người nghèo, xóa nghèo trong nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi.

Kết quả 2: Hệ thống M&E được xem xét, khung M & E được thiết lập, hệ thống M&E

được thiết kế, thực hiện, thí điểm và tạo điều kiện tập trung vào các chính sách và chiến lược tăng trưởng vì người nghèo và xóa nghèo.

Kết quả 3: Các đề xuất được đưa ra nhằm nâng cấp và áp dụng hệ thống MERPP

trong ngành NN & PTNT, tổng hợp vào hệ thống M & E quốc gia trong khuôn khổ Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội/ Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, tăng cường hoạch định chính sách và chiến lược tăng trưởng vì người nghèo và xóa nghèo nhằm tăng cường các kết quả của dự án.

Nhóm công tác dự án hiện gồm 60 thành viên (gồm các trưởng/phó phòng kế

hoạch, chuyên viên lập kế hoạch của các cục chuyên ngành và các vụ chức năng thuộc cơ quan Bộ NN & PTNT) và chuyên viên của Tổng Cục Thống Kê được chia thành 7 phân nhóm (SG) và 3 nhóm chuyên đề (TT). Các nguồn lực của dự án là các tư vấn ngắn hạn, các nghiên cứu đặc biệt, các điều tra và kết nối với các Bộ và Dự án khác.

Chiến lược xây dựng năng lực của dự án là học thông qua làm, ngoài các đào tạo tập trung các thành viên được trao đổi học tập thông qua các cuộc họp kỹ thuật, họp nhóm và các buổi hướng dẫn tại Cục/Vụ.

Trong năm 2008 Dự án đã tiến hành 2 khoá đào tạo về Giám sát và Đánh giá dựa trên kết quả và Lập kế hoạch trong nền kinh tế thị trường cho các thành viên nhóm công tác.

Nhằm nâng cao kiến thức và kinh nghiệm trong công tác lập kế hoạch, giám sát và đánh giá thực hiện kế, đồng thời chuẩn bị cho việc mở rộng hệ thống GSĐG thực

- 3 -

hiện kế hoạch ở pha tiếp theo, Dự án sẽ tiến hành đào tạo về "Đổi mới lập kế hoạch và GSĐG" cho Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, trong đó năm 2008 Dự án đã tiến hành đào tạo được một khoá cho 13 tỉnh đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh lân cận gồm các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. Khoá học, nói chung, đã đạt được các mục tiêu đã đề ra, đáp ứng được các mong đợi của học viên và giải đáp được những vướng mắc, những băn khoăn và e ngại của học viên liên quan đến nhưng nội dung đổi mới kế hoạch, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch dựa trên kết quả. Kết thúc khoá học, các học viên, giảng viên và Ban tổ chức Khoá học đã có đề xuất như sau: 1. Các khoá tập huấn cho cán bộ kế hoạch các Sở Nông nghiệp và PTNT về đổi mới

lập kế hoạch là khởi động cần thiết và cần có thêm các khoá tương tự cho các tỉnh khác.

2. Các khoá tập huấn, hội nghị kế hoạch ngắn ngày cần được tổ chức thường niên để cho cán bộ kế hoạch các Sở có điều kiện chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau cũng như được bồi dưỡng thêm kiến thức mới.

Do đó, trong Kế hoạch năm 2009, Dự án sẽ tiến hành tổ chức đào tạo, tập huấn

cho 50 tỉnh còn lại. Đây được xem là một trong các hoạt động ưu tiên của Kế hoạch xây dựng năng lực năm 2009 .

B. GIỚI THIỆU CÁC KHOÁ ĐÀO TẠO VỀ LẬP KH, GS VÀ ĐG THỰC HIỆN KH

Mục đích của khoá học là cung cấp những kiến thức cơ bản về lập kế hoạch, giám sát và đánh giá (GSĐG) thực hiện kế hoạch trong nền kinh tế thị trường, đồng thời giới thiệu những đổi mới trong phương pháp lập kế hoạch, giám sát và đánh giá tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Kết quả mong đợi của tập huấn là học viên nắm được:

1. Vai trò của Kế hoạch trong nền kinh tế thị trường; yêu cầu đổi mới nội dung,

phương pháp lập kế hoạch phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập; Định hướng, đổi mới, kinh nghiệm từ đổi mới công tác lập kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2. Sự cần thiết cũng như yêu cầu đổi mới hệ thống GSĐG thực hiện kế hoạch. Kinh nghiệm thiết lập và vận hành hệ thống GSĐG thực hiện kế hoạch tại Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- 4 -

I. Đối tượng Trưởng/phó phòng kế hoạch và cán bộ trực tiếp làm công tác kế hoạch, thống kê, giám sát và đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT của các tỉnh (mỗi tỉnh 2 người). II. Nội dung

Nội dung chính của khoá học tập trung vào: 1. Lập Kế hoạch: - Vai trò của Kế hoạch trong nền kinh tế thị trường - Sự cần thiết phải đổi mới nội dung, phương pháp lập kế hoạch nhằm đáp ứng yêu

cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập - Hướng đổi mới về nội dung kế hoạch - Một số phương pháp và công cụ - Kinh nghiệm của các nước và của Bộ Nông nghiệp và PTNT 2. Về công tác GSĐG thực hiện Kế hoạch: - Vai trò của GSĐG thực hiện Kế hoạch - Sự cần thiết phải đối mới công tác GSĐG thực hiện kế hoạch - Các bước cơ bản để thiết lập vận hành một hệ thống GSĐG - Giới thiệu Hệ thống GSĐG thực hiện Kế hoạch tại Bộ Nông nghiệp và PTNT III. Giảng viên

Nhóm giảng viên gồm: 1. Một giảng viên về Giám sát và Đánh giá 2. Một giảng viên/chuyên gia về kế hoạch . 3. Trợ giảng: 1 người

Các giảng viên tham gia khoá học đều có chuyên môn và kinh nghiệm về lập Kế hoạch, Giám sát và Đánh giá dựa trên kết quả

1. Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm về tập huấn lập kế hoạch hoặc giám sát và đánh giá

2. Có kinh nghiệm thực tế trong việc áp dụng cách tiếp cận mới về lập kế hoạch và quản lý chu trình dự án hiện đại

3. Có kinh nghiệm trong việc áp dụng phương pháp giảng dạy có sự tham gia cho các cán bộ công chức của nhà nước.

IV. Thời lượng khoá học:

Thời lượng của mỗi khoá học là 4 ngày

- 5 -

C. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC KHOÁ ĐÀO TẠO Khoá học đã được tổ chức theo đúng kế hoạch, gồm 4 khoá với tổng số học viên là 93 người, gồm:

1. Khoá 1 từ 13 đến 16/5/2009 tại Thành phố Việt trì, tỉnh Phú Thọ: đã đào tạo cho 20 học viên từ 12 tỉnh miền núi phía Bắc.

2. Khoá 2 từ 25 đến 29/5/2009 tại Thành phố Đà Nẵng: đã đào tạo cho 25 học viên từ 12 tỉnh miền Bắc và Nam Trung Bộ.

3. Khoá 3 từ 3 đến 6/6/2009 tại Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng: đã đào tạo cho 21 học viên với sự tham gia của 12 tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.

4. Khoá 4 từ ngày 9 đến 12/6/2009 tại Thành phố Cần Thơ với sự tham gia của 27 học viên từ 14 tỉnh Miền Tây Nam Bộ.

I. Đánh giá về đối tượng học viên: 1. 100% học viên tham gia các khoá học bảo đảm đúng yêu cầu (trưởng/phó phòng kế

hoạch, cán bộ trực tiếp tham gia làm công tác kế hoạch/thống kê, theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch của các Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh).

2. Qua đánh giá sơ bộ trước khoá học (qua phần tự giới thiệu của học viên và phần tìm hiểu những mong đợi và e ngại của học viên trước khoá học từ các bìa màu), đối tượng học viên không có sự chênh lệch quá nhiều về kiến thức và sự hiểu biết: đa số học viên chưa được tiếp cận với phương pháp lập kế hoạch, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch theo phương pháp mới, chỉ có 4/93 người (4,4%) đã tham gia khoá học tương tự do MSCP tổ chức. Các học viên khác chủ yếu mới được tham gia các khoá tập huấn về kỹ thuật.

3. Có sự chênh lệch về kinh nghiệm trong lập kế hoạch, tuy nhiên đây lại là cơ hội để các học viên có thể trao đổi và truyền đạt kinh nghiệm lẫn nhau:

− 25% học viên có trên 15 năm kinh nghiệm trong công tác lập kế hoạch trong đó có 1 người có 32 năm kinh nghiệm trong lập kế hoạch.

− 47% học viên có trên 10 năm kinh nghiệm trong công tác lập kế hoạch

− 28% học viên có dưới 10 năm kinh nghiệm trong công tác lập kế hoạch. 4. Đánh giá về sự tiếp thu và thực hành của học viên từng khoá, Ban tổ chức và giảng

viên có chung đánh giá như sau: - 35% học viên nắm vững kiến thức và thực hành thành thạo các bài tập cá

nhân và nhóm ngay tại lớp ở mức "rất tốt" - 55% học viên nắm được kiến thức và hoàn thành các bài tập cá nhân và

nhóm ở mức trên trung bình ngay tại lớp ở mức "tốt" - 10% học viên nắm được kiến thức và hoàn thành các bài tập cá nhân và

nhóm ở mức "trung bình".

- 6 -

Đánh giá về mặt tổng thể học viên từng lớp như sau:

Việt trì Đà nẵng Đà Lạt Cần Thơ II. Đánh giá về nội dung

Nội dung được kết cấu chặt chẽ, logic, kết hợp giữa diễn giải lý thuyết và liên hệ minh họa với những ví dụ thực tế KH của Bộ, Khung theo dõi giám sát thực hiện KH của Bộ và các ví dụ trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản giúp học viên dễ tiếp nhận những thông tin mới cập nhật trong đợt tập huấn.

Bảng 1: Đánh giá của học viên về hiệu quả của khoá học đối với công việc thực tế của học viên:

Đánh giá hiệu quả của khoá học đối với công việc thực tế của học viên

0.010.020.030.040.050.060.070.0

1. Thờigian đàotạo thích

hợp

2. Cungcấp kiếnthức bổ

ích

3. Trau dồikỹ năng

trong côngviệc

4. Giảiquyết

được cácvấn đề gặp

phải

5. Phùhợp với

công việcthực tế

Nội dung đánh giá

Tỷ lệ

đán

h gi

á

Rất tốtTốtTBKém

Trên 90% học viên đánh giá Nội dung và phương pháp thực hiện khoá học ở

mức độ rất tốt và tốt.

- 7 -

Bảng 2: Đánh giá của học viên về Nội dung và phương pháp thực hiện khoá học

Đánh giá về Nội dung và Phương pháp thực hiện khoá học

0.010.020.030.040.050.060.070.0

1. Sựphù hợpcủa chủđề đào

tạo

2. Nộidung

thảo luận

3.Phươngpháp đào

tạo

4. Sựmới mẻvà cuốnhút của

khóa học

5. Thứ tựhợp lýtrong

trình bàybài giảng

6. Phânbố thời

gian chobài tập vàthảo luận

Nội dung đánh giá

Tỷ lệ

đán

h gi

á

Rất tốtTốtTBKém

III.Phương pháp giảng dạy: Phương pháp giảng dạy có sự tham gia của học viên được sử dụng trong tập

huấn. Bài giảng lý thuyết được lồng ghép chặt chẽ với các bài tập thực hành, vận dụng linh hoạt chu trình học qua trải nghiệm. Giảng viên không thuyết trình mà cùng chia sẻ và trao đổi với học viên về từng nội dung.

Nhóm giảng viên đã sử dụng nhiều công cụ tập huấn như phương pháp thảo luận nhóm nhỏ, thảo luận tập thể, đóng vai, ... Các học viên đã tiếp thu những kiến thức mới thông qua các bài trình bày của giảng viên được minh họa bằng các ví dụ cụ thể.

Trong quá trình học tập, các học viên được khuyến khích phát biểu ý kiến, trả lời các câu hỏi. Qua đó các học viên có cơ hội được trình bày những ý kiến của mình và chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức với giảng viên và các học viên trong lớp. Những hoạt động giao lưu ngoài giờ cũng làm cho không khí lớp học thêm cởi mở, thân mật và hiểu biết lẫn nhau.

Giảng viên đã tập trung giải quyết được những vấn đề vướng mắc đáp ứng đúng yêu cầu của học viên ngay tại lớp học.

Trên 95% học viên đánh giá ở mức độ rất tốt và tốt về kinh nghiệm và phương pháp đào tạo của giảng viên.

- 8 -

Bảng 3: Đánh giá của học viên về giảng viên của khoá học

Đánh giá về giảng viên

0.010.020.030.040.050.060.070.080.0

1. Truyềnđạt rõ ràng

2. Giảngdạy nhiệt

tình

3. Phươngpháp giảng

dạy tốt

4. Chuẩn bịvà tổ chức

bài giảng tốt

5. Có nhiềukinh

nghiệmthực tế

6. Khuyếnkhích họcviên trìnhbày ý kiến

7. Khuyếnkhích sự

say mê củahọc viên

8. Làm rõđược vấnđề trong

khoảng thờigian yêu

Nội dung đánh giá

Tỷ lệ

đán

h gi

á

Rất tốtTốtTBKém

IV. Tổ chức lớp học

Lớp học được tổ chức rất chu đáo, Ban quản lý dự án có trách nhiệm cao trong triển khai các hoạt động của lớp, phối hợp tốt với giảng viên trong chuẩn bị cũng như trong suốt tiến trình thực hiện lớp học.

Hầu hết các học viên (trên 90%) học viên cho rằng công tác tổ chức chu đáo với các phương tiện học tập và giảng dạy cũng như điều kiện ăn, ở tốt đã góp phần vào thành công của tập huấn. Với sự chỉ đạo của Lãnh đạo Vụ KH, các cán bộ dự án đã có sự phối hợp chặt chẽ với giảng viên để chuẩn bị nội dung, tài liệu và các phương tiện cần thiết cho tập huấn. Đồng thời, Ban tổ chức đã cố gắng tổ chức xen kẽ vào chương trình học các hoạt động vui chơi giải trí tập thể ví dụ như các trò chơi để học viên thoải mái về tinh thần, tiếp thu bài giảng hiệu quả hơn.

Về tài liệu: Được nhóm giảng viên chuẩn bị công phu, sắp xếp khoa học và logic nên dễ sử dụng và có nhiều tác dụng tham khảo về sau, ngay cả khi đã kết thúc khóa học. Các tài liệu không được phát trước mà chỉ phát sau mỗi buổi học để học viên tập trung vào bài giảng và động não. Các tài liệu tham khảo được đưa lên trang thông tin điện tử của Vụ Kế hoạch tại địa chỉ: http://vukehoach.mard.gov.vn để thuận tiện cho học viên trong việc nghiên cứu, tham khảo trong công việc sau này.

Đánh giá về nơi tổ chức khoá học, BTC và giảng viên có đánh giá (theo tiêu chí như thoáng mát, thuận tiện, sạch sẽ, đầy đủ trang thiết bị và thái độ phục vụ tốt) như sau:

Việt trì Đà nẵng Đà Lạt Cần Thơ

- 9 -

Bảng 4: Đánh giá của học viên về công tác tổ chức và quản lý các khoá học:

Đánh giá về tổ chức và thực hiện khoá học

0.010.020.030.040.050.060.0

1. Phươngtiện học tập

2. Điều kiệnăn ở

3. Quản lý vàtổ chức lớp

tập huấn

4. Tài liệu tậphuấn

Nội dung đánh giá

Tỷ lệ

đán

h gi

á Rất tốtTốtTBKém

V. Đánh giá kết quả của khoá học so với các mục tiêu đã đề ra Theo đánh giá của nhóm giảng viên và Ban tổ chức của khóa học thì khoá học đã đạt được các mục tiêu đã đề ra là: Học tập - Vui vẻ và Chia sẻ. Các học viên đều nắm được bài ngay tại lớp và hoàn thành tốt các bài tập cá nhân và bài tập nhóm.

Sau mỗi ngày học giảng viên và học viên đều có phần đánh giá kết quả của ngày học thông qua các câu hỏi như:

- Điều gì mà anh chị thấy bổ ích nhất trong buổi học ngày hôm nay? (yêu cầu ghi trên bìa màu xanh)

- Điều gì mà anh chị thấy còn băn khoăn hoặc chưa hiểu rõ? (yêu cầu ghi trên bìa màu vàng)

Thông qua các tờ bìa màu học viên và giảng viên đã cùng nhau giải quyết các vấn đề và các thắc mắc của học viên ngay tại lớp. Khoá học đã đáp ứng được 87.5% các mong đợi của học viên.

- 10 -

Bảng 5: Mức độ đáp ứng của khoá học đối với mong đợi của học viên

84

85

86

87

88

89

90

1. Khoá 1 2. Khoá 2 3. Khoá 3 4. Khoá 4

VI. Các đề xuất của học viên:

Hầu hết các học viên của các khoá học đều đều bày tỏ quan điểm đồng tình về

sự cần thiết phải đổi mới nội dung phương pháp lập kế hoạch phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và nền kinh tế thị trường cũng như đánh giá cao nổ lực của Vụ Kế hoạch Bộ Nông nghiệp và PTNT trong việc đổi mới lập kế hoạch tại Bộ và cung cấp, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm cho các Sở Nông nghiệp và PTNT.

Một số học viên chia sẻ ngay tại lớp học, một số thông qua phiếu đánh giá chia

sẻ nguyện vọng muốn được tham gia các khoá học tương tự hoặc những khoá học nâng cao về lập kế hoạch, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch và đồng thời mong muốn Vụ Kế hoạch tổ chức hội thảo/hội nghị luân phiên mỗi năm một lần để những người làm công tác kế hoạch tại các tỉnh được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với nhau và cập nhật những kiến thức và kinh nghiệm mới trong lập kế hoạch, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch. Tuy vậy, nhiều học viên cũng băn khoăn cho rằng việc áp dụng ngay những đổi mới này vào kế hoạch 2010 là khó khăn nếu không có sự hậu thuẫn từ lãnh đạo Tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT.

- 11 -

D. TÓM TẮT DIỄN BIẾN CỦA KHOÁ HỌC 1. Phần khai mạc khoá học

TS. Trang Hiếu Dũng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch kiêm Giám đốc dự án chủ trì các khoá đào tạo. Trong phần khai mạc đã nêu bật sự cần thiết phải đổi mới lập kế hoạch, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch, tiến trình và những kết quả trong công tác đổi mới lập kế hoạch tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cho rằng phương pháp lập kế hoạch dựa trên kết quả, sử dụng khung logic để thể hiện nội dung kế hoạch, xây dựng hệ thống giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch là xu hướng tất yếu.

TS. Trang Hiếu Dũng trình bày mục đích và nội dung khoá học

TS. Trang Hiếu Dũng khẳng định: hiện nay, Chính phủ đang đẩy mạnh quá trình

cải cách hành chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhiều năm triển khai công tác đổi mới lập kế hoạch; Bộ Tài chính đang triển khai thí điểm việc xây dựng kế hoạch chi tiêu trung hạn; Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tiến hành đổi mới lập kế hoạch ở các Cục/Vụ thuộc Bộ và cam kết sẽ hỗ trợ các Sở trong tiến trình đổi mới lập kế hoạch. Chính vì vậy, các khoá tập huấn cho cán bộ kế hoạch các Sở Nông nghiệp và PTNT về đổi mới lập kế hoạch là khởi động cần thiết và công tác đổi mới lập kế hoạch tại các Sở Nông nghiệp và PTNT là cần thiết và không còn là quá sớm.

2. Ổn định tổ chức lớp

- Trước khi bắt đầu chương trình học, các học viên được làm quen với nhau và tự

giới thiệu về mình với các thông tin ngắn gọn như họ tên, nơi công tác và số năm kinh nghiệm trong công tác lập kế hoạch.

- Chia nhóm: Ban đầu học viên tự chọn nhóm (theo 4 nhóm) với tiêu chí chung là cân bằng giới. Mục đích: để học viên tự tin hơn trong buổi đầu gặp gỡ. Sau đó, mỗi ngày học viên sẽ được đổi nhóm bằng nhiều hình thức khác nhau như bốc thăm,....

- Các trưởng nhóm và người phụ trách học tập và người phụ trách về không khí lớp học (hoạt náo viên) được lựa chọn một cách ngẫu nhiên (theo cách bốc thăm). Mục đích: trách nhiệm và cơ hội là đồng đều.

- 12 -

3. Phần đánh giá trước khoá học:

- Mục đích của phần này là giúp cho giảng viên, ban tổ chức khoá học cũng như học viên chia sẻ những mong đợi và những e ngại (lăn tăn) trước khoá học.

- Phương pháp: Học viên mỗi người được phát 2 tờ bìa màu xanh (ghi những mong đợi) và màu vàng (ghi những điều mà họ còn lăn tăn). Sau 5 phút những tờ bìa màu này được thu lại và đánh tráo lẫn nhau và phát lại một cách ngẫu nhiên cho các nhóm, sau đó mỗi người sẽ đọc tờ bìa màu mà ngẫu nhiên họ nhận được.

Kết quả: Nhiều ý kiến trùng nhau hoặc tương tự như nhau, đều tập trung vào những điểm chính sau: Nội dung Số ý

kiến Hy vọng 1 Sẽ nắm được những nội dung phương pháp đổi mới trong lập kế

hoạch, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch mà lớp học đã chia sẻ

5

2 Có được những ý kiến hay, vui vẻ và chia sẻ trong công tác làm kế hoạch

10

3 Tiếp thu được những kiến thức mới về công tác đổi mới lập kế hoạch, giám sát và đánh giá phụ hợp với thực tế đang diễn ra ở địa phương trong cơ chế thị trường hiện nay

5

4 Tiếp thu thêm về phương pháp và công cụ lập kế hoạch, mô hình lập kế hoạch mới

3

5 Hy vọng nắm được phương pháp và chỉ tiêu đánh giá kế hoạch 1 6 Qua khoá học sẽ thêm được nhiều kinh nghiệm thực tế trong lập kế

hoạch 36

7 Phân biệt được rõ kế hoạch trước đây vẫn làm và sau khi học đổi 2

- 13 -

Nội dung Số ý kiến

mới công tác kế hoạch 8 Đổi mới tư duy lập kế hoạch 4 9 Phối hợp chặt chẽ với Bộ và các tỉnh xây dựng kế hoạch đáp ứng

yêu cầu và tình hình mới 1

10 Nâng cao nghiệp vụ quản lý 1 11 Được chia sẻ với các đồng nghiệp 11 12 Công tác lập kế hoạch còn sự đồng bộ giữa các ngành, các cấp 2 13 Tiếp tục các lớp tập huấn cho cán bộ kế hoạch cấp Sở 6 14 Được đi tham quan 5 E ngại 1 Kinh nghiệm còn nhiều hạn chế 2 2 Chương trình sẽ rất khó để có thể thay đổi được tư duy, cách suy

nghĩ của việc đổi mới KH 1

3 Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch chưa phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương

1

4 Thời gian 3 ngày với kiến thức như vậy có tiếp thu được hết không 3 5 Sau khi đổi mới KH thì chức năng, nhiệm vụ của phòng KH cấp cơ

sở có những nhiệm vụ gì 1

6 Không tham gia đầy đủ thời gian tập huấn vì phải làm việc cơ quan 1 7 Làm thế nào để lãnh đạo và các đơn vị trong ngành cùng hiểu và

tham gia phương pháp lập kế hoạch và đánh giá thực hiện kế hoạch

8 Khó thực hiện ở địa phương vì chỉ đổi mới trong ngành nông nghiệp 11 9 Thời gian tập huấn ngắn sợ không nắm bắt hết được kiến thức 2

- 14 -

4. Phần nội dung liên quan đến lập kế hoạch 4.1 Vai trò của lập kế hoạch trong nền kinh tế thị trường Mục đích của phần này là giúp cho học viên thấy được vai trò của kế hoạch và liệu trong nền kinh tế thị trường có cần đến kế hoạch không, các loại kế hoạch và sự cần thiết phải đổi mới nội dung và phương pháp lập kế hoạch trong nền kinh tế thị trường. Trong phần này, giảng viên dùng phương pháp động não, khơi gợi cho học viên đưa ra các ý kiến, từ đó giảng viên đưa ra ý kiến của giảng viên để học viên thảo luận. Đánh giá: Phần này chủ yếu liên quan đến kinh nghiệm của học viên trong công tác lập kế hoạch của đơn vị, nên một số học viên ít thâm niên trong công tác lập kế hoạch ít đưa ra ý kiến hơn. 4.2. Giới thiệu kinh nghiệm trong lập kế hoạch của một số quốc gia trên thế giới:

Giảng viên đã giới thiệu mô hình lập kế hoạch ở một số nước

• Các nước áp dụng kế hoạch phi chính thức

• Các nước áp dụng kế hoạch chính thức: mô hình KH định hướng, KH thúc đẩy

• Mô hình kế hoạch tập trung mệnh lệnh

• Bài học thành công về sử dụng công cụ kế hoạch ở Hàn Quốc

Sau đó, giảng viên và học viên cùng thảo luận đưa ra kết luận. Đánh giá: Phần này chủ yếu mang tính giới thiệu và minh hoạ cho phần "Vai trò

của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường" với các thông tin rất hữu ích nên phần này học viên lắng nghe chăm chú hơn.

4.3 Các công cụ lập kế hoạch

- Giảng viên đã nêu bật những khác biệt chính giữa cách lập kế hoạch truyền thống

(lập KH dựa trên đầu vào) với cách lập KH theo phương pháp mới (lập KH dựa trên kết quả).

- 15 -

- Giới thiệu phương pháp lập kế hoạch có sử dụng khung logic.

- Sau phần trình bày của giảng viên, các học viên đã làm bài tập thực hành theo nhóm: xây dựng cây vấn đề, từ cây vấn đề xây dựng cây mục tiêu, từ cây mục tiêu đưa vào khung lô gíc: xác định mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và các đầu ra.

- Từ bài tập thực hành giảng viên đã giúp cho học viên xây dựng tư duy lô gíc, phân biệt được mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể, đầu ra.

Đánh giá: Qua bài tập này các học viên đã hiểu được phương pháp lập kế hoạch sử dụng khung logic, phân biệt được các cấp độ trong khung logic và thấy được sự cần thiết và lợi ích của việc sử dụng khung logic trong công tác lập kế hoạch. 4.4 Những đổi mới trong công tác lập kế hoạch tại Bộ Nông nghiệp và PTNT

Phần này giới thiệu những đổi mới trong nội dung và phương pháp lập kế hoạch hiện đang thực hiện tại Bộ Nông nghiệp và PTNT: Xây dựng khung kế hoạch 5 năm ngành, kế hoạch 5 năm ngành sử dụng bộ chỉ số và khung lô gíc, kế hoạch hàng năm theo bộ khuôn mẫu kế hoạch chung, ...

Giảng viên đã sử dụng phương pháp thuyết trình, thảo luận tập thể và thảo luận nhóm.

Đánh giá: Phần này đưa đến một không khí mới cho lớp học, học viên tỏ ra rất

quan tâm theo dõi và mong muốn được áp dụng những đổi mới này tại địa phương.

Sản phẩm thảo luận nhóm

5. Những khái niệm cơ bản về Giám sát – đánh giá thực hiện kế hoạch:

- Giảng viên đã giới thiệu các khái niệm cơ bản trong Giám sát và Đánh giá

- Giảng viên chú trọng nêu bật Giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch là một phần của công tác quản lý và có mối quan hệ mật thiết với lập kế hoạch. Hệ thống giám sát với những công cụ hữu hiệu

- 16 -

giúp cho công tác quản lý đạt hiệu quả cao và đảm bảo đạt được những mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch đã được giới thiệu cho các học viên, qua đó các học viên hiểu rõ hơn tầm quan trọng và những mối quan hệ giữa lập kế hoạch, công tác giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch trong công tác quản lý.

- Giảng viên cũng giúp học viên phân biệt giữa giám sát và đánh giá, cách sử dụng các công cụ để đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

- Sau khi xác định mục tiêu và chỉ số thì phân tích giả định trong khung logic cũng là một phần quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch. Việc phân tích kỹ càng các rủi ro liên quan đến thực hiện kế hoạch và các biện pháp ứng phó với rủi ro đó sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra. Các học viên đã làm quen với việc xác định những rủi ro trong việc lập kế hoạch thông qua các bài tập tổng hợp khung logic.

- Với ví dụ cụ thể về chỉ số của ngành nước : “tỷ lệ dân nông thôn sử dụng nước

sạch”, các học viên đã thảo luận trong nhóm để phân tích chỉ số đó trên cơ sở tiêu chí “SMART”. Qua phân tích các nhóm đều cho rằng chỉ số đó đạt được các tiêu chí này.

- Cũng với bài tập trên, các nhóm đã xác định những nguồn lực và thông tin cho việc giám sát và đánh giá. Kết quả là các nhóm đã liệt kê được những loại thông tin cần thiết phục vụ cho việc giám sát chỉ số đó và những nguồn lực cần thiết như nhân lực, vật lực ở các cấp để thu thập thông tin cho chỉ số đó.

- Để hoàn thiện phương pháp xây dựng khung

logic, các học viên đã làm một bài tập tổng hợp với ví dụ về khung logic của dự án nâng cấp đô thị Cần Thơ. Trong bài tập này, giảng viên đã phát cho mỗi nhóm nội dung của khung logic đã được cắt nhỏ ra từ khung logic trên và yêu cầu các nhóm dán những nội dung thích hợp vào khung logic trống. Sau khi thảo luận các nhóm trình bày kết qủa của nhóm cho cả lớp và cùng nhau phân tích kết quả đó. Các nhóm cũng có thể so sánh kết quả của nhóm mình với đáp án đã có sẵn do giảng viên cung cấp. Bài tập này đã giúp học viên hiểu được cách xây dựng khung logic một cách đầy đủ với các chỉ số, những giả định quan trọng.

- Các bài tập về xác định nguồn lực và thông tin cho việc giám sát và đánh giá cũng

được các học viên phân tích kỹ càng với sự tham gia của các nhóm dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

- 17 -

- Với sáng kiến của Ban tổ chức lớp học, các nhóm đã thi đua nhau để đạt được kết quả cao nhất và nhận phần thưởng của Ban tổ chức lớp.

Đánh giá: Học viên được trải nghiệm qua các bài tập thực tế và đã có thể xây dựng được 1 khung lô gíc hoàn chỉnh 6. Phương thức trao đổi thông tin giữa Bộ và các địa phương - Giảng viên đã giới thiệu về các phương thức trao đổi thông tin, trong đó Internet

được xem là một công cụ hữu hiệu nhất trong việc trao đổi thông tin đảm bảo nhanh chóng - kịp thời - chính xác.

- Vụ KH đã giới thiệu trang Thông tin điện tử của Vụ và cách thức truy cập và tìm thông tin trên trang web. Các học viên qua đó có thể cập nhật những thông tin liên quan thường xuyên hơn đồng thời cung cấp những thông tin của tỉnh cho Vụ KH để đưa lên trang web.

7. Các hoạt động thi đua và vui vẻ trong lớp:

Ngay từ khi bắt đầu khoá học, bằng hình thức bốc thăm 1 cán sự phụ trách về tinh thần của lớp học đã được tìm ra. Đây là người có nhiệm vụ đảm bảo không khí lớp học luôn vui vẻ, tránh nhàm chán và căng thẳng, và cũng là người tổ chức các hoạt động "ngoại khoá" cho lớp học.

Trong quá trình học tập tại lớp, một số hoạt động đã được thực hiện như: 1. Xây dựng 1 quỹ lớp: thu từ những học viên

đến muộn, quỹ này sẽ dùng làm phần thưởng cho các nhóm có kết quả học tập tốt. Các phần thưởng thay đổi theo ngày

(không mang giá trị về vật chất mà chủ yếu mang giá trị cổ vũ về tinh thần) và không công bố giải thưởng trước, các giải thưởng này đều được cho vào phong bì dán kín. Các phong bì giải thưởng gồm:

- 1 tràng pháo tay của lớp - Được chỉ định 1 nhóm khác hoặc 1

người khác làm theo yêu cầu của mình (hát một bài,..)

- Được tặng một hộp bút - Được mời đi uống cà phê,....

2. Thi đua giữa các nhóm: các nhóm sau khi làm các bài tập và trình bày kết quả thảo luận sẽ được các nhóm khác đánh giá cho điểm để tìm ra nhóm nào được nhận

Lớp học giao lưu với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ

- 18 -

phần thưởng. Tuy nhiên khi phát phần thưởng nhóm đứng đầu được chọn phong bì trước. Mục đích: Động viên tinh thần học tập của học viên, tạo không khí vui vẻ cho lớp học.

8. Thực hiện các đánh giá trong khoá học và cuối khoá học 8.1 Đánh giá trong khoá học:

Sau mỗi buổi học, cán sự học tập có trách nhiệm đánh giá kết quả của buổi học bằng nhiều hình thức khác nhau.

Học viên được phát tờ bìa màu và được yêu cầu trả lời 2 câu hỏi: - Điều gì mà anh chị thấy bổ ích nhất trong buổi học ngày hôm nay? (yêu cầu ghi trên

bìa màu xanh) - Điều gì mà anh chị thấy còn băn khoăn hoặc chưa hiểu rõ? (yêu cầu ghi trên bìa

màu vàng) Mục đích: giúp cho giảng viên giải đáp hết các thắc mắc của học viên và điều chỉnh bài giảng và phương pháp cho ngày học tiếp theo. hoặc: Tất cả các học viên được yêu cầu trả lời câu hỏi: Những nội dung đã học trong ngày ? Phương pháp: Trả lời theo vòng, mỗi người trả lời một ý (nội dung), người sau trả lời không được lặp lại ý của người trước. Mục đích: giúp cho học viên hồi tưởng lại (refreshing) những nội dung đã học, thông qua sự đóng góp của nhiều người, tất cả bức tranh tổng thể về những nội dung đã được học trong ngày được hình dung lại trong mỗi học viên. 8.2 Đánh giá cuối khoá học:

Học viên thực hiện qua 2 đánh giá: (i) một đánh giá mang tính chia sẻ và (ii) một đánh giá thông qua phiếu đánh giá

(i) Đánh giá chia sẻ: Học viên được phát tờ bìa màu và được yêu cầu trả lời câu hỏi, mỗi khoá có các câu hỏi khác nhau ví dụ:

− Điều mà anh chị ấn tượng nhất về khoá học này là gì?

− Sau khi trở về cơ quan, lãnh đạo của anh (chị) hỏi là : Khoá học thế nào? Anh chị trả lời ra sao?

− Khi về nhà, người thân của anh (chị) như vợ hoặc chồng hỏi về chuyến đi của anh chị ra sao, thì anh chị trả lời thế nào?

− Điều cuối cùng các anh chị muốn chia sẻ tại khoá học này là gì?

− Phương pháp: Học viên viết trên tờ bìa màu sau đó Ban tổ chức thu lại, đánh tráo tập bìa màu và phát lại một cách ngẫu nhiên cho từng người và mỗi người sẽ đọc tờ mà mình nhận được.

- 19 -

(ii) Đánh giá qua phiếu đánh giá:

Cuối cùng, mỗi học viên được phát một phiếu đánh giá gồm 5 câu hỏi. Dưới đây là Bảng tổng hợp các đánh giá của học viên từng khoá:

- 20 -

Bảng 6 - Bảng tổng hợp đánh giá của học viên khoá học tại TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

- 21 -

- 23 -

Bảng 7 - Bảng tổng hợp đánh giá của học viên khoá học tại TP Đà Nẵng

- 25 -

Bảng 8 - Bảng tổng hợp đánh giá của học viên khoá học tại TP Đà Lạt

Bảng 9 - Bảng tổng hợp đánh giá của học viên khoá học tại TP Cần Thơ

- 27 -

- 28 - Học viên Khoá học ở TP Việt Trì

- 29 -

Học viên khoá học ở TP Đà Nẵng

Học viên khoá học ở TP Đà Nẵng

- 30 -

Học viên khoá học ở TP Đà Lạt

- 31 - Học viên khoá học ở TP Cần Thơ

F. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận

Nói chung, các khoá tập huấn đã đạt được các mục tiêu đã đề ra, đáp ứng được các mong đợi của học viên (87.5%) và giải đáp được những vướng mắc, những băn khoăn và e ngại của học viên liên quan đến nhưng nội dung đổi mới kế hoạch, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch dựa trên kết quả. Khoá học đã thành công tốt đẹp.

2. Đề xuất

Các khoá tập huấn, hội nghị kế hoạch ngắn ngày cần được tổ chức thường niên và luân phiên để cho cán bộ kế hoạch các Sở có điều kiện chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau cũng như được bồi dưỡng thêm kiến thức mới.

- 32 -

G. PHỤ LỤC 1 - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

I. Mục tiêu của khoá học:

Kết quả mong đợi của tập huấn là học viên nắm được: 1. Vai trò của Kế hoạch trong nền kinh tế thị trường; yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp lập kế hoạch phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập; Định hướng, đổi mới, kinh nghiệm từ đổi mới công tác lập kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2. Sự cần thiết cũng như yêu cầu đổi mới hệ thống GSĐG thực hiện kế hoạch. Kinh nghiệm thiết lập và vận hành hệ thống GSĐG thực hiện kế hoạch tại Bộ Nông nghiệp và PTNT.

II. Chương trình đào tạo

Thời gian Chương trình, nội dung

Các hoạt động chính Tài liệu đầu vào

Nguồn Người thực hiện

Ngày thứ 1

0830 - 9.00 Khai mạc khoá họcGiới thiệu mục đích,nội dung khoá học

Giới thiệu mục đích, nộIdung, chương trình khoá học

Bản chiếu Tài liệu dự án Ông Trang Hiếu Dũng -Vụ trưởng Vụ Kế hoạch kiêm Giám đốc dự án

Giới thiệu học viên Giảng viên và học viênlàm quen

Tất cả học viên

Đánh giá trước khoáhọc

Đánh giá trước khoá học:học viên được phát hailoạI bìa màu để ghinhững mong đợI vànhững e ngạI (lăn tăn) vềkhoá học

Bìa màu đểhọc viên ghinhững mong đợi và e ngại của họ về khoá học.

Bìa màu vàbút dạ màu

Bà Nguyễn Thuý Nga

09.00 -10.00 Vai trò của Kế hoạchtrong Phát triển kinh tế xã hội

Bản chiếu Chuyên gia kế hoạchÔng Nguyễn Văn Hà

10.00- 10.15 Nghỉ giải lao

10.15 - 11.30 Kết quả đổi mới Kế hoạch ngành tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Lập KH trong nền kinh tế thị trường và sự khác biệt giữa lập KH hiện nay với trong cơ chế KHH tập trung. Phân tích kinh nghiệm KH của các nước (Mỹ, Trung quốc,…)

Bản chiếu vàtài liệu tham khảo

Chuyên gia kế hoạchÔng Nguyễn Văn Hà

11.30 - 13.30 Nghỉ trưa

13.30 - 15.00 Phương pháp vàcông cụ lập kế hoạch

Bản chiếu vàtài liệu tham khảo

Chuyên gia kế hoạchÔng Nguyễn Văn Hà

15.00 - 15.15 Nghỉ giải lao

16.30 - 16.45 Tóm tắt và tổng hợpvề nội dung đã họctrong ngày

Nhóm đánh giá khoá họcsẽ thực hiện việc đánh giá và tổng hợp sau đó học viên đổI nhóm

Nhóm đánh giá khoá học

- 33 -

Thời gian Chương trình, nội dung

Các hoạt động chính Tài liệu đầu vào

Nguồn Người thực hiện

Ngày thứ 2

8.00 - 8.15 Tổng hợp các nội dung đã học trong ngày thứ nhất

Tất cả học viên cùng nhớ lạI những nộI dung đã học

Tất cả học viên

8.15 - 10.00 Mô hình lập kế hoạch và kinh nghiệm một số nước

10.00 - 10.15 Giải lao

10.15 - 11.30 Khái niệm cơ bản về Theo dõi (Giám sát) và Đánh giá, vai trò của Theo dõi và Đánh giá

Bà Phùng Thị Ngân Hà, Chuyên gia Giám sát và Đánh giá

11.30 - 13.30 Nghỉ trưa

13.30 - 15.00 Các bước cơ bản để thiết lập, vận hành Hệ thống Theo dõi và Đánh giá dựa trên kết quả

Bà Phùng Thị Ngân Hà

15.00 - 15.15 Nghỉ giải lao

15.15 - 16.30 Các bước cơ bản đểthiết lập, vận hành một hệ thống Giám sát và Đánh giá dựa trên kết quả (tiếp)

Bà Phùng Thị Ngân Hà

16.30 - 16.45 Tóm tắt và tổng hợpvề nội dung đã họctrong ngày

Nhóm đánh giá khoá họcsẽ thực hiện việc đánh giá và tổng hợp sau đó học viên đổI nhóm

Nhóm đánh giá khoá học

Ngày thứ 3

0800 -10.00 Công cụ Theo dõi vàĐánh giá Thu thập dữ liệu, phân tích và báo cáo

Bà Phùng Thị Ngân Hà

10.00 - 10.15 Nghỉ giải lao

10.15 - 11.30 Công cụ Theo dõi vàĐánh giá Thu thập dữ liệu, phân tích và báo cáo (tiếp)

Bà Phùng Thị Ngân Hà

11.30 - 13.30 Nghỉ trưa

13.30 - 15.00 Giới thiệu Hệ thốngGSĐG và Hệ thống CSDL Giám sát và Đánh giá Kế hoạch 5 năm ngành Nông nghiệp và PTNT

Chuyên gia kế hoạchÔng Nguyễn Văn Hà

- 34 -

Thời gian Chương trình, nội dung

Các hoạt động chính Tài liệu đầu vào

Nguồn Người thực hiện

15.00 - 15.15 Nghỉ giải lao

15.15 - 16.30 Giới thiệu Hệ thống GSĐG và Hệ thống CSDL Giám sát và Đánh giá Kế hoạch 5 năm ngành Nông nghiệp và PTNT (tiếp)

16.30 - 16.45 Tóm tắt và tổng hợpvề nội dung đã họctrong ngày

Nhóm đánh giá khoá học sẽ thực hiện việc đánh giá và tổng hợp sau đó học viên đổI nhóm

Nhóm đánh giá khoá học

Ngày thứ 4

0800 -10.00 Thảo luận, chia sẻkinh nghiệm và giảiđáp các vấn đề liênquan đến lập kếhoạch

Chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong việc theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch tạI các Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Giải đáp các vướng mắc trong việc xây dựng báo cáo thực hiện kế hoạch Trao đổI về những đổI mớI trong giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch

Chuyên gia kế hoạch Ông Nguyễn Văn Hà

10.00 - 10.15 Nghỉ giải lao

10.15 - 11.30 Thảo luận, chia sẻkinh nghiệm và giải đáp các vấn đề liên quan đến Giám sát và Đánh giá

Chuyên gia kế hoạch Ông Nguyễn Văn Hà Bà Phùng Thị Ngân Hà

11.30 - 13.30 Nghỉ trưa

13.30 - 15.00 Phương thức Traođổi thông tin giữa các bên liên quan

Trang thông tin điện tử của Vụ Kế hoạch

Ông Trang Hiếu Dũng - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch kiêm Giám đốc dự án

15.00 - 15.15 Nghỉ giải lao

15.20 -15.30 Tổng kết và Kết thúckhoá học

Xem xét lại các đánh giá trước khoá học; đánh giá cuối khoá học

Ông Trang Hiếu Dũng - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch kiêm Giám đốc dự án

- 35 -

H. PHỤ LỤC 2 - DANH SÁCH HỌC VIÊN

2.1 KHOÁ HỌC TẠI THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ TỪ 13 - 16 THÁNG 5 NĂM 2009

#

Tên tỉnh Họ và tên Chức danh Số điện thoạI Email 1 Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Nam

Lê Hữu Phước Chuyên viên 0983289018 [email protected] Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cao Bằng

Bế Đình Hưng Phó phòng kế hoạch 0983289266 [email protected]

Triệu Đình Sảnh Phó phòng kế hoạch 0912308129 [email protected]

Sở Nông nghiệp và PTNTtỉnh Lai Châu

Tạ Trung Kiên Chuyên viên 0977467445 [email protected]

Nguyễn Duy Thành Trưởng phòng 6

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn

Dương Văn Hà Cán bộ kế hoạch 09125330237

Lê HảI Hùng Phó phòng kế hoạch 0913019417 8

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang

Nguyễn Văn Hoà Chuyên viên 0989757659 9 Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái

Đoàn Nguyên Bình Chuyên viên 0917908590 10

Nguyễn Duy Hùng Phó phòng kế hoạch 0913026089 11

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai

Ngô Quyền Chuyên viên 0982925477 [email protected]

Lò Văn Hoà Phó phòng kế hoạch 0915568238 13

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Điện Biên

Nguyễn Thanh Bình Chuyên viên 0915131447

- 37 -

#

Tên tỉnh Họ và tên Chức danh Số điện thoạI Email 14

Nguyễn Sỹ Sữu Phó trưởng phòng 0904111469 15

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sơn La

Công Xuân Ngọc Chuyên viên 0936600469 16

Lê Việt Hà Chuyên viên 17

Ngô Quảng Bá Chuyên viên 18

Nguyễn Thanh Hiệp Phó phòng kế hoạch 0912310515 19

Nguyễn Thị Mai Chuyên viên 20

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ

Nguyễn Như Hổ Phó phòng kế hoạch 0913389258

- 38 -

2.2 KHOÁ HỌC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ 26 - 29 THÁNG 5 NĂM 2009

# Tên tỉnh Danh sách đăng ký Nam/Nữ Chức vụ ĐT liên hệ Email

1 Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hoá Hoàng Thị Yến Nữ Phó phòng KH

2 Phạm Quang Tuấn Nam Chuyên viên phòng KH 0934367888

3 Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An Nguyễn Thành Nhâm Nam Phó trưởng phòng KH ĐT 094657347

4 Phan Duy Thiều Nam Chuyên viên phòng KHĐT0903443959

5 Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh Ông Lương Xuân Nam Nam Phó phòng KH 0912 627758

6 Ông Lê Trọng Kim Nam Chuyên viên phòng KH 0912 918236 [email protected]

7 Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình Trần Chí Phương Nam Phó phòng KH

8 Nguyễn Văn Chung Nam Chuyên viên phòng KH

9 Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị Trần Thị Kim Hồng Nữ P.Trưởng phòng KH

10 Nguyễn T.Hồng PhươngNữ Chuyên viên phòng KH 0945986777

11 Sở Nông nghiệp và PTNT Thừa Thiên Huế Phan Thị Thu Hồng Nữ Phó phòng KHTC 0905888767

12 Nguyễn Hữu Lân Nam Chuyên viên phòng KHTC0914488489

13

Sở Nông nghiệp và PTNT Đà Nẵng

Trần Phước Tài Nam Trưởng phòng KHTC 0914039037

- 39 -

# Tên tỉnh Danh sách đăng ký Nam/Nữ Chức vụ ĐT liên hệ Email

14 Lê Quốc Khánh Nam Chuyên viên phòng KHTC0905277356

15 Hồ Thị Trâm Anh Nữ Chuyên viên phòng KHTC05113822425

16 Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam Lê Muộn Nam Trưởng phòng KHTC

17 Trần Ngọc Tài Nam Chuyên viên phòng KHTC0914414660

18 Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi Ông Nguyễn Có Nam Phó phòng KH 0907 410865

19 Ông Phan Văn Chu Nam Chuyên viên phòng KH 0914 027281 [email protected]

20 Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định Ông Hồ Đức Phái Nam Trưởng phòng KH 0913 451510

21 Ông Hoàng Hữu Hùng Nam Chuyên viên phòng KH 0905 790625 [email protected]

22 Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Yên Nguyễn Hữu Trường Nam Phó trưởng phòng KH TC 0903599392 nguyen qyang Chau

23 Trương Thị Thuý Vân Nữ Phó trưởng phòng KH TC 0907969448

24 Sở Nông nghiệp và PTNT Khánh Hoà Phan Văn Giác Nam Trưởng phòng KHTC

25 Trần Quốc KhảI Nam Chuyên viên phòng KHTC0905305079

- 40 -

2.3 KHOÁ HỌC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT TỪ 03 - 06 THÁNG 6 NĂM 2009

# Tên tỉnh Danh sách đăng ký Nam/Nữ Chức vụ ĐT liên hệ Email 1 Lê Quốc Tuấn (TP) Nam Trưởng phòng

KH 0914 170398 [email protected]

2

Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai Phạm Thị Thuận (CV) Nữ Chuyên viên [email protected]

3 Trần Việt Cường (PP) Nam Phó phòng KH 0905 075075 [email protected]

4 Sở Nông nghiệp và PTNT Kon Tum Nguyễn Quang Hoà (CV) Nam Chuyên viên 0989 824050 [email protected]

5 Đinh Nhật Như Diệu Nữ Chuyên viên 0905191985 [email protected]

6 Nguyễn Phước Hiếu (PP) Nam Phó phòng 0905 191209 [email protected]

7

Sở Nông nghiệp và PTNT Đắc Lắc Nguyễn Minh Chí (CV) Nam Chuyên viên 0905 191980 [email protected]

8 Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng Nguyễn Văn Châu (CV) Nam Chuyên viên 0918593216 [email protected]

9 Trần Ngọc Hiếu Nam Phó trưởng phòng 0984636576

10

Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận Nguyễn Trường Ngọc (CV) Nam Chuyên viên 01234

985479

11 Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Phước Nguyễn Mạnh Hà (CV) Nam Chuyên viên 0912 238065

12 Nguyễn Ngọc Ánh (TP) Nam Trưởng phòng 0918 172991

13 Sở Nông nghiệp và PTNT Tây Ninh Vương Minh Tâm (CV) Nam Chuyên viên 0938148220 [email protected]

14 Phạm Thị Ngọc Diệu (TP) Nữ Trưởng phòng 0918 237040

15 Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Dương Phạm Đỗ Bích Quyên (PP) Nữ Chuyên viên 0955 088817 [email protected]

16 Lê Kỳ Lam (CVC) Nam Chuyên viên 0918524810 [email protected]

17 Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai Trần Văn Phụ (CV) Nam Chuyên viên 0975544722

18 Trần Thị Huệ (PP) Nữ Phó phòng 0989 020916 [email protected]

19 Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận Thái Thị Ngọc Trân (CV) Nữ Chuyên viên 0987 744543 [email protected]

20 Trần Ngọc Ninh (TP) Nam Trưởng phòng 0913 781587

21 Sở Nông nghiệp và PTNT Vũng Tàu Trần Thanh Hoà (CV) Nam Chuyên viên 0919 723438 [email protected]

- 41 -

2.4 KHOÁ HỌC TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ TỪ 09 - 12 THÁNG 6 NĂM 2009

# Tên tỉnh Danh sách đăng ký Nam/Nữ Chức Vụ ĐT liên hệ Email

1 Nguyễn Anh Hoàng (PP) Nam Phó phòng KH 0913 917347

2

Sở Nông nghiệp và PTNT Hồ Chí Minh

Từ Minh Đức (CV) Nam Chuyên viên phòng KH 0933 [email protected]

3 Nguyễn Trí Thiện (TP) Nam Trưởng phòng 0909 [email protected]

4

Sở Nông nghiệp và PTNT Long An

Huỳnh Thị Quyền (CV) Nữ Chuyên viên [email protected]

5 Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp Đỗ Minh Trí (CV) Nam Chuyên viên 0919 [email protected]

6 Ngô Đình Sỹ (TP) Nam Trưởng phòng 0918 [email protected]

7

Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang

Trần Huyện Tỉnh (CV) Nam Chuyên viên 0123 [email protected]

8 Trần Hoà Huy (PP) Nam Phó Phòng 0918 384509

9

Sở Nông nghiệp và PTNT Tiền Giang

Ngô Đình Thành Thanh (CV) Nam Chuyên viên 0902 [email protected]

10 Đỗ Thị Minh Châu (PP) Nữ Phó Phòng 0939 [email protected]

11

Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long

Lê Thị Phương Oanh (CV) Nữ Chuyên viên 0902 [email protected]

12 Nguyễn Văn Nghiệp Nam Chuyên viên 0945 [email protected]

13

Sở Nông nghiệp và PTNT Bến Tre

Trần Vũ Bình Nam Chuyên viên 0918 518977

14 Vũ Quang Nhận Nam Chuyên viên 0918 747754vqnhan.snn@kien giang.gov.vn

15

Sở Nông nghiệp và PTNT Kiên Giang

Thái Thanh Tâm Nam Chuyên viên 01695 [email protected]

16 Lâm Văn Khanh (TP) Nam Trưởng phòng 0955 [email protected]

17

Sở Nông nghiệp và PTNT Cần Thơ

Lê Thị Mỹ (CV)

Nữ Chuyên viên0917 432452

- 42 -

# Tên tỉnh Danh sách đăng ký Nam/Nữ Chức Vụ ĐT liên hệ Email

18 Nguyễn Thị Giang (PP) Nữ Chuyên viên 0936 [email protected]

19

Sở Nông nSở Nông nghiệp và PTNT Hậu Giang

Lư Anh Khoa (CV) Nam Chuyên viên 0918 [email protected]

20 Đoàn Văn Minh (CV) Nam Chuyên viên 0908 [email protected]

21

Sở Nông nghiệp và PTNT Trà Vinh

Trần Duy Phúc (CV) Nam Chuyên viên 0989 [email protected]

22 Lưu Việt Sơn (TP) Nam Trưởng phòng 0908 [email protected]

23

Sở Nông nghiệp và PTNT Sóc Trăng

Triệu Thy Thanh Thảo (CV)

Chuyên viên 0123 [email protected]

24 Lê Quý Thuỷ (TP) Nam Trưởng phòng 0917 [email protected]

25

Sở Nông nghiệp và PTNT Bạc Liêu

Phạm Văn Mười (CV) Nam Chuyên viên 0919 [email protected]

26 Phạm Trung Thành (PP) Nam Phó Phòng 0913 [email protected]

27

Sở Nông nghiệp và PTNT Cà Mau

Võ Thanh Nhanh (CV) Nam Chuyên viên 0919 [email protected]

- 43 -